SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 24
LỜI MỞ ĐẦU
Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống đô thị chật chội cùng với sự ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, căng thẳng trong công việc làm cho con người tìm
đến những nơi không gian thoáng đãng, không khí trong lành ngày càng nhiều.
Có nhiều người tìm về những vùng núi non có những rừng cây xanh mát hay
những làng quê thanh bình. Ở Việt Nam với nhiều làng quê và những làng nghề
truyền thống đã thu hút được nhiều khách du lịch. Du lịch sinh thái làng quê
ngày càng trở nên phổ biến, không xa lạ gì với mọi người. Hội An là một trong
những điểm du lịch hấp dẫn của khu vực miền Trung và cả nước. trở thành đô thị
loại III năm 2006, đô thị văn hóa đầu tiên và điển hình toàn quốc. Ở dải đất miền
trung với nhiều di sản thế giới, trong đó phố cổ Hội An được UNESCO công
nhận là di sản thế giới, hàng năm đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến
thăm. Nhưng du khách đến đây hầu hết không chỉ ghé thăm những gì nằm trong
lòng phố cổ mà còn tìm đến những làng nghề truyền thống ven phố cổ. Thành
phố Hội An tập trung hướng đến xây dựng Hội An - thành phố “sinh thái – văn
hóa - du lịch” và phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Vì vậy việc phát
triển du lịch sinh thái làng quê ở đây cũng đang được chú trọng nhiều.
Bài viết này tôi muốn tìm hiểu về làng nghề du lịch sinh thái Hội An, những cơ
hội và thách thức. Tuy đã cố gắng nhưng bài viết sẽ không tránh được những
thiếu sót, mong được sự góp ý thêm.


1.    Lí do chọn đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam và
đang được chính phủ định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việt Nam
là một quốc gia có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Du lịch sinh thái
ngày càng được du khách lựa chọn. Hội An - vùng đất yên lành, một địa danh du
lịch nổi tiếng với những hoạt động văn hóa du lịch ẩn chứa chiều sâu văn hóa đất


                                        1
Quảng. Năm 2006, Quảng Nam đã được chọn làm Năm Du lịch quốc gia. Những
năm gần đây du lịch Hội An cũng có sự phát triển nhanh chóng với uy tín là
điểm đến an toàn, thân thiện. Tỷ trọng du lịch - dịch vụ lên tới trên 60% tổng giá
trị sản xuất năm 2006. Hội An là một vùng du lịch sinh thái tuyệt vời với biển
đảo, sông nước, làng quê, các làng nghề truyền thống,..Ngày 16.8, Tổ chức Phát
triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) và UBND TP.Hội An khởi động
dự án thí điểm phát triển đô thị sinh thái Hội An. Với những điều kiện đặc biệt
của một thành phố di sản, việc xây dựng Hội An theo hướng đô thị sinh thái vừa
đặt ra những thách thức mới và lớn, vừa kỳ vọng làm nên một hình mẫu đô thị
phát triển bền vững để tiếp tục nhân rộng ở Việt Nam.

Với mong muốn nhìn thấy những thành tựu mà du lịch sinh thái Hội An đã đạt
được, những trở ngại đang gặp phải và cơ hội mà Hội An đang có để phát triển
bền vững. Vì lí do đó nên tôi chọn đề tài này để làn bài niên luận.

2.    Mục đích nghiên cứu

Nhìn lại những thành tựu mà du lịch Hội An đạt được. Tìm hiểu, phân tích những
tiềm năng du lịch sinh thái sẵn có, những khó khăn, trở ngại mà du lịch sinh thái
gặp phải làm cản trở sự phát triển. Tìm ra những cơ hội và thách thức phát triển
du lịch sinh thái Hội An.

3.    Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thành phố Hội An. Đối tượng
nghiên cứu là những làng nghề Hội An với sự phát triển du lịch sinh thái.

Thời gian nghiên cứu dự tính trong 1 tháng từ 28/11/2012 đến 28/12/2012

4.    Phương pháp nghiên cứu




                                         2
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, thu thập những thông tin từ Internet,
sách báo.

Phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích những thông tin thu thập được và
rút ra những kết quả, và giải pháp.

Ngoài ra bài viết còn sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh, liệt
kê, miêu tả, …




                                       3
NỘI DUNG
                                   Chương 1
                      HỘI AN VÀ CÁC LÀNG NGHỀ
1.    Sơ lược về Hội An
1.1 Địa lý tự nhiên
Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa
độ từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108 o17’08” đến 108o23’10” kinh
độ Đông, cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về
phía Đông Bắc.
Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân
Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia ... đã biết đến từ thế kỷ XVI- XVII.
Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của
vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng
Viễn Ðông. Hội An từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi
khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố, Hội An…
Phần đất liền của Hội An phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung
là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông là bờ
biển dài 7 km. Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm, bao gồm nhiều
hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn
Khô, Hòn Nồm với diện tích chiếm một phần tư thành phố Hội An. Các hòn đảo
này quần tụ thành hình cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, được hình tượng hoá
như người hoa tiêu khổng lồ, như bức bình phong che chắn cho đất liền. Tổng
diện tích tự nhiên toàn thành phố là 6.171,25 ha, phần diện tích đất liền 4.850 ha,
diện tích hải đảo 1.654 ha.
Hội An là vùng cửa sông, ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ
Quảng: sông Thu Bồn đoạn sông Thu Bồn chảy qua Hội An được gọi là sông Cái


                                         4
hoặc sông Hội An, với chiều dài qua địa phận thành phố là 8,5 km, sông Trường
Giang, sông Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh Giang), đoạn sông Cổ Cò chảy qua Hội
An gọi là sông Đế Võng, chiều dài 7km. Các nguồn sông Thu Bồn, Trường
Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại.

Đặc điểm về vị trí địa lý, cấu trúc địa chất và lịch sử làm cho khí tượng, thủy
văn, địa hình, địa mạo của Hội An khá phong phú và đa dạng. Hội An vừa có đô
thị cổ, đô thị mới; vừa có đồng bằng, vừa có biển, có hải đảo tạo nên nguồn tài
nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản...Phần lớn diện tích tự nhiên của
Hội An được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị
chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát, những bàu, đầm, hói, vũng,
ao…và những rừng dừa nước.

Địa hình Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc
thoải. Địa hình các vùng đồng bằng của Hội An chia thành ba vùng:
Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ dốc Lai Nghi địa bàn phường
Thanh Hà, sang xã Cẩm Hà, qua phường Cẩm An, chạy dọc biển xuống phường
Cửa Đại, kết nối với vùng cát phía Đông huyện Điện Bàn.
Vùng thấp trũng gồm các phường Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam,
Cẩm Châu và xã Cẩm Kim bờ Nam sông Thu Bồn.
Vùng mặt nước sông ngòi gồm phần lớn diện tích xã Cẩm Thanh.
Do phía Bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc
tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh,
thành phố lân cận, ở Hội An không có mùa đông lạnh. Mùa khô từ khoảng tháng
2 đến tháng 8, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau.
1.2 Địa lý hành chính - dân cư

Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, gồm 9 phường: Minh An, Sơn
Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam
và 4 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp (cụm đảo Cù Lao Chàm). Có


                                        5
nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trụ sở tại
Hội An.

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân số toàn
thành phố có 88.933 người. Địa bàn thành thị có 68.639 người. Địa bàn nông
thôn có 20.294 người. Dân số thường trú các xã phường quản lý gồm 85.805
người. Dân số là sinh viên các trường học, trường dạy nghề thuê ở trọ tại các địa
phương (chủ yếu ở các phường Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu và
Cẩm Phô) gồm 1.042 người. Dân số là nhân khẩu đặc thù (bao gồm sinh viên ở
các ký túc xá của các trường, nhân khẩu ở khu điều dưỡng thương binh nặng, trại
xã hội, các cơ sở tôn giáo...) gồm 2.086 người. Bên cạnh người Kinh chiếm đa số
còn có cộng đồng người Hoa định cư làm ăn sinh sống từ bao đời nay, gắn với
lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An.

Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân số cơ
học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến tham quan
du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đến buôn bán
làm ăn và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sĩ... đến
nghiên cứu, công tác.

1.3 Những giá trị truyền thống

Diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị- thương cảng Hội An đã có
ý nghĩa quyết định đến diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa dạng, phong phú
và đậm bản sắc đặc trưng.

Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại,
gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội
quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn
1.100 di tích. Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và
đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An.


                                        6
Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như
một “bảo tàng sống”, bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ,
sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay
trong lòng phố cổ, từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối
sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An.
Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân
tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong- Việt Nam.
Là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chămpa- Việt – Trung Hoa - Nhật
Bản - Ấn Độ và các nước Phương Tây. Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải
qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của
kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An.

Ở Hội An có rất nhiều lễ hội, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như lễ hội
cầu ngư- tế Cá Ông- đua thuyền của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài
Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; của cư dân
nông nghiệp như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, Lễ cầu
bông, long chu, xô cộ...Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc- nghề
May- nghề Gốm - nghề khai thác Yến sào...Và những năm gần đây các lễ hội
hiện đại, các sự kiện văn hóa- du lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn được tổ chức
khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng
dân cư và du khách.

Hội An còn có những làng nghề nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng gốm
Thanh Hà, làng khai thác Yến Thanh Châu, làng trồng rau Trà Quế, làng hến-
bắp Cẩm Nam, các làng chài Thanh Nam, Đế Võng, Phước Trạch, Bãi Làng, Bãi
Hương, các làng buôn Hội An, Minh Hương, Cẩm Phô...cùng với nguồn văn hóa
ẩm thực đặc sắc, phong phú và vang tiếng khắp nơi. Hội An còn có kho tàng văn
nghệ dân gian muôn hình muôn vẻ như những truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích,




                                        7
ngụ ngôn; những lời hát ru dào dạt, những điệu hò khoan trữ tình, những câu dân
ca- bài chòi nồng thắm...

Cùng với những nét đặc sắc về lịch sử - văn hóa, mảnh đất và con người Hội An
còn đậm đà truyền thống yêu nước và cách mạng. Hội An là quê hương sinh ra
chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu- lãnh tụ của Nghĩa Hội Quảng Nam với cuộc khởi nghĩa
oanh liệt chống Pháp từ 1885-1888; ngay trên mảnh đất Hội An cũng có nhiều
văn thân, chí sĩ đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa như: Trần Trung Tri,
Lương Như Bích ở làng Cẩm Phô; Nguyễn Bính ở Sơn Phô; ông Tuy, ông Nhạc
ở Phước Trạch; Châu Thượng Văn ở Minh Hương.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền
tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những
phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá
đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các
làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản … làm cho Hội An ngày càng trở
thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.
2.    Các làng nghề tại Hội An

Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần
dần phát triển những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ,
trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn.... để phục vụ nhu cầu đời sống của mình,
đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ VII
- cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Đến nay, các làng nghề này là những điểm du
lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim
Bồng đã nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ.




                                        8
Nghề Mộc của Làng có nguồn gốc từ miền Bắc. Qua quá trình giao lưu, các nghệ
nhân mộc Kim Bồng đã tiếp thu một số nét tinh hoa của các truyền thống điêu
khắc chạm trổ Chiêm Thành, Trung Hoa, Nhật Bản… kết hợp với tài hoa điệu
nghệ của mình đã làm nên những sản phẩm mang đầy tính mỹ thuật và triết học.
Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mình vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của
Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son
của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An.

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã
quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết
của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi.

Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi
làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán
buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất
xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã
hình thành một làng gốm như ngày nay.

Làng rau Trà Quế

Nằm cách trung tâm Hội An khoảng 3 km về hướng Tây Bắc, làng rau Trà Quế
hiện có 220 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng
rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 hecta. Từ xưa đến nay, làng rau Trà
Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều
loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các
loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát.

Làng du lịch Trà Nhiêu




                                         9
Cách phố cổ Hội An chừng 3km, nằm ép mình ở hạ lưu của 2 dòng sông lớn
Trường Giang và Thu Bồn. Là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển
rất sớm.

Với 460 hộ dân hơn 1700 nhân khẩu sống hiền hòa trong một không gian 150 ha
yên ả, thanh bình. Chuyên nghề đánh bắt thủy hải sản truyền thống, dệt chiếu cói
thủ công. Đông Bình – Trà Nhiêu là một trong 61 làng nghề nổi tiếng ở Quảng
Nam về nghề dệt chiếu cói. Sản phẩm nơi đây nghiểm nhiên được trưng bày
trong các lễ hội lớn như : Lễ hội Bà Thu Bồn, Ấn tượng Mỹ Sơn, Festival Huế,
…

Rừng ngập mặn nơi đây rất đa dạng sinh học với bạt ngàn dừa nước, những đàn
chim di trú đang rình rập để tranh giành các loại thủy sản cùng con người.

Cù lao Chàm

Cù Lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp,
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã
được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao
gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá,
Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển
của đô thị thương cảng Hội An. Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như
Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các
nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của
người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật
phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san
hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa
vào danh sách bảo vệ. Hiện Cù lao Chàm còn bảo tồn gần như nguyên vẹn hệ


                                       10
sinh thái biển gồm 950 loài thủy sinh vật, trong đó có nhiều loài cá, san hô quý
hiếm…

Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để
giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam
vào thời điểm 2007.

Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng
trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương
trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).

Để đón chào tin vui này, UBND TP Hội An đã triển khai cuộc vận động đến 600
hộ gia đình, hộ kinh doanh và các đơn vị tại Cù lao Chàm ký vào bản cam kết
giữ gìn vệ sinh môi trường, không sử dụng túi ni-lông trong sinh hoạt hằng ngày
và vận động các du khách không mang theo túi ni-lông khi ra đảo.




                                       11
Chương II

     THỰC TRẠNG, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH
                          SINH THÁI HỘI AN
1.    Thực trạng du lịch Hội An

TP. Hội An đã có những bước phát triển khá toàn diện và ổn định, là một trong
những điểm du lịch hấp dẫn của khu vực miền Trung và cả nước. Hội An được
công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ tháng 12/1999 và chính thức trở thành
thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam từ đầu năm 2008. “Khu dự trữ sinh quyển thế
giới” bao gồm cả khu phố cổ, vùng ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn và trọng tâm
là vùng biển đảo Cù Lao Chàm cũng đã được tổ chức UNESCO công nhận tháng
5/2009.

Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế giai đoạn 2005- 2010 đạt 12,66%

Khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm nhưng lượng tăng ít.

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt 1,72 ngày, khách quốc
tế đạt 2,32 ngày .

Mức chi tiêu trung bình một du khách quốc tế là 70 USD/ngày

trong đó 38 USD cho lưu trú, 32 USD cho ăn uống và mua sắm...,khách

nội địa chi tiêu 25 USD/ngày trong đó 17 USD cho lưu trú và 8 USD cho

ăn uống và chi khác.

Tổng kết tình hình kinh tế - xã hội thành phố trong năm 2012, có 1.375.000 lượt
du khách đến Hội An, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 1.018.000




                                       12
lượt khách tham quan, giảm 9,5%. Tuy nhiên, lượt khách lưu trú và ngày khách
lưu trú đều tăng.

Tính riêng 7 tháng đầu năm 2011, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đón trên
750.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, tăng 22% so với cùng kì năm ngoái,
đạt hơn 75% so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm, trong đó tổng lượt khách lưu trú
tăng hơn 20%. Không để bị động trong việc đón khách quốc tế theo mùa, nhiều
công ty lữu hành, cơ sở lưu trú trên địa bàn đã linh hoạt trong việc đón khách nội
địa bằng những tour, tuyến và các loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn đặc thù.
Hiện tại gần 3500 phòng của gần 100 khách sạn trên địa bàn TP Hội An đều đạt
công suất cao.

Trong các ngày đầu năm từ 26 – 29/1/2012, lượng du khách đến Hội An tăng đột
biến. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày đô thị cổ nổi tiếng hút khách du
lịch này đón trên dưới 4.000 lượt du khách. Đáng kể, trong đó có ngày Hội An
đón hơn 5.000 lượt khách. Chủ các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành
cho biết, ngoài lượng khách quốc tế ổn định, từ sau ngày mồng ba, khách du
lịch nội địa bắt đầu đi chơi xa. Đặc biệt, Hội An ngoài kiến trúc cổ có nhiều Hội
quán, chùa chiền hấp dẫn du khách du lịch tâm linh hành hương đầu năm.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho hay Hiệp hội Du
lịch Mỹ (USTOA) đã công bố kết quả khảo sát những quốc gia và điểm đến được
thực hiện cuối năm 2011. Theo kết quả khảo sát, Việt Nam là quốc gia đứng đầu
trong danh sách được du khách quốc tế lựa chọn khám phá trong năm 2012. Đặc
biệt hơn, Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An (cùng với thành phố vì hòa bình
Hà Nội) được lọt vào tóp 10 điểm đến hấp dẫn của châu Á trong năm 2011.
Như vậy, so với mọi năm, Phố cổ Hội An đã bỏ qua các khu du lịch nổi tiếng của
Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Biển Nha Trang, Đà Lạt, Sa Pa,… để vươn lên tốp
dẫn đầu các điểm đến hấp dẫn năm 2012 của Việt Nam. Điều này vừa là niềm




                                       13
vui, niềm vinh dự và đồng thời cũng là cơ hội để du lịch Hội An nói riêng và
Quảng Nam nói chung vươn dậy khẳng định vị thế của mình.

Bên cạnh đó, số lượt khách tham quan đảo Cù Lao Chàm năm nay tăng đột biến
với 97.000 lượt, tăng hơn 41% so cùng kỳ năm trước đã cho thấy chủ trương
chuyển dịch, phát triển các loại hình tham quan du lịch ngoài Phố cổ, nhất là du
lịch sông nước, biểu đảo là đúng hướng và ngày càng có sức thu hút đối với du
khách. Năm 2012, Hội An được một số tổ chức, tạp chí chuyên ngành du lịch lớn
trên thế giới bình chọn và trao các thương hiệu du lịch hết sức ý nghĩa, hứa hẹn
cho mùa du lịch 2013 đạt nhiều kết quả.

2.    Cơ hội và thách thức của du lịch sinh thái Hội An

2.1    Cơ hội

Như đã nêu ở trên, Hội An hội tụ nhiều yếu tố là cơ hội để phát triển du lịch sinh
thái. Hội An gần với các điểm du lịch hấp dẫn như Mỹ Sơn, Đà Nẵng, Huế. Hội
An cũng đã trở thành di sản văn hóa thế giới, có khu dự trữ sinh quyển thế giới
Cù Lao Chàm. Ngày 16/8/2011 Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp
Quốc (UNIDO) và Uỷ Ban Nhan dân thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) khởi
động dự án thí điểm phát triển đô thị sinh thái Hội An. Đây là những cơ hội lớn
mở ra cho thành phố di sản này phát triển kinh tế du lịch.

Trong những năm qua, thành phố đã động viên mọi nguồn lực cho đầu tư phát
triển, một số dự án trọng điểm đã và đang triển khai như: Nâng cấp hạ tầng phố
cổ, các tuyến đường giao thông chính, kè chống xói lở, xử lý nước thải, chất thải
rắn và bảo vệ môi trường, cải tạo hệ thống điện sinh hoạt (dự án OPEC, JBIC),
Nhà máy cấp nước sinh hoạt, khu đô thị mới, Dự án Bảo tồn biển Cù Lao Chàm,
phát triển hạ tầng xã đảo Tân Hiệp và rất nhiều dự án cơ hội khác đã làm thay đổi
mạnh mẽ bộ mặt của thành phố.




                                        14
Những làn sóng từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã góp phần hình thành
nên những sản phẩm, dự án du lịch cao cấp và tạo ra những điểm nhấn du lịch
mới với cảnh quan không gian kiến trúc hài hòa, đa dạng và phong phú. Ngoài
ra, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng lưới các ngân hàng, dịch vụ viễn
thông, y tế, giáo dục, ngày càng đáp ứng yêu cầu của một thành phố phát triển
song song phát triển du lịch.

Việc đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch ở Hội An bắt đầu từ năm 1992 và
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất từ năm 1993 theo tinh thần Nghị quyết số 45CP
của chính phủ. Số lượt khách tăng đáng kể từ vài ngàn tới vài chục ngàn từ sau
năm 1995. Khu phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới tháng
12/1999 giúp du lịch phát triển.

Ở Hội An có những làng nghề có tên tuổi, được nhiều người biết đến là làng gốm
Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng tranh tre dừa nước Cẩm Thanh và làng rau
Trà Quế... Nếu như các làng nghề trên địa bàn một số địa phương khác hoạt động
được dựa trên lợi nhuận đơn thuần từ giá trị sản phẩm mang lại, thì ở Hội An, lợi
nhuận mang lại không chỉ là giá trị sản phẩm mà còn từ hoạt động du lịch. Chính
vì thế, hoạt động của làng nghề Hội An không thể tách rời định hướng và quy
hoạch phát triển du lịch của thành phố.

Theo cuộc khảo sát mới đây của tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) trên 30
làng nghề ở Quảng Nam cho thấy, tiềm năng du lịch làng nghề của Quảng Nam
khá lớn. Bởi các làng nghề truyền thống đã có thương hiệu nổi tiếng lâu đời,
cảnh quan làng nghề đẹp, cơ sở hạ tầng thuận lợi, khả năng liên kết với các
chương trình và điểm du lịch khác khá cao.

Bằng các nguồn vốn, Hội An đã tích cực đầu tư xây dựng và chỉnh trang cơ sở hạ
tầng làng nghề. Làng gốm Thanh Hà đã đưa vào sử dụng tuyến đường chính dẫn
vào làng nghề và mương thoát nước vỉa hè, hoàn chỉnh hệ thống bê tông giao
thông nội bộ làng…với tổng kinh phí đầu tư hơn 3 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã đầu

                                          15
tư 2,9 tỷ đồng (trong tổng số 7,5 tỷ đồng được phê duyệt) xây dựng bờ kè chống
xói lở, bảo vệ khu dân cư và làng gốm. Đối với làng mộc Kim Bồng, 5,2 tỷ đồng
đã được thành phố Hội An đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục công trình chủ yếu
như giao thông nội bộ, nhà trưng bày sản phẩm, các hộ sản xuất cùng với thành
phố đầu tư bờ kè, nhà xưởng sản xuất, tôn tạo di tích, chỉnh trang cây xanh, sân
vườn tạo cảnh quan sạch đẹp. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức các lớp đào tạo
nghề cho lao động trẻ, hỗ trợ nhóm hộ sản xuất tham gia các hội chợ, hội thi,
triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm, tổ chức tham quan học tập, đăng ký nhãn
hiệu hàng hóa…

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng với lòng yêu nghề và tinh thần lao
động hăng say của các hộ sản xuất, hoạt động của các làng nghề trên địa bàn
thành phố luôn giữ được tính ổn định. Doanh thu từ hoạt động sản xuất năm
2011 của làng mộc Kim Bồng đạt 9,3 tỷ đồng; làng gốm Thanh Hà đạt 1,2 tỷ
đồng; làng tranh tre dừa nước Cẩm Thanh đạt hơn 6,7 tỷ đồng. Trong đó, doanh
thu từ hoạt động bán vé tham quan của làng gốm Thanh Hà đạt 237 triệu đồng
với gần 13 ngàn lượt khách tham quan; hoạt động thương mại dịch vụ của làng
mộc Kim Bồng đạt hơn 6,9 tỷ đồng, thu hút hơn 29 ngàn lượt khách tham quan.
Cùng với sự phát triển du lịch của thành phố, các làng nghề đã mang lại những
sản phẩm du lịch độc đáo, làm cho bức tranh du lịch của Hội An thêm phong
phú, hấp dẫn, thu hút được du khách tham quan.

Mới đây, Trung tâm lữ hành Hội An đã xây dựng tour du lịch“Một ngày làm cư
dân phố cổ” đưa hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến với các làng nghề
truyền thống ở Hội An và tự tay làm những sản phẩm truyền thống như làm gốm
ở Thanh Hà, làm lồng đèn, trồng rau ở Trà Quế…, tất cả đều mang một bản sắc
rất riêng.

Với việc mở rộng các tour du lịch làng nghề đã làm cho du lịch Hội An ngày
càng khởi sắc. Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề đã xuất khẩu


                                       16
sang thị trường châu Âu, châu Mỹ..Đặc biệt làng rau Trà Quế đã đăng ký độc
quyền nhãn hiệu hàng hóa, tạo cơ hội cho rau Trà Quế bước chân vào siêu thị.
Không chỉ Hội An, mà còn nhiều làng nghề khác ở Quang Nam cũng đang dần
hồi sinh khi được gắn kết với phát triển du lịch.

2.2    Thách thức

Để các làng nghề truyền thống ở Hội An “trụ” vững và phát triển ổn định bên
cạnh các mô hình kinh tế khác là vấn đề hết sức khó khăn. Bởi một nghề tồn tại
và phát triển được thì phải mang lại hiệu quả kinh tế, nhất là trong nền kinh tế thị
trường hiện nay. Đây chính là đặc điểm lớn nhất chi phối toàn bộ quá trình nhận
thức và hành động của xã hội cũng như của bản thân người lao động làng nghề.

So với các địa phương khác, lao động làng nghề ở Hội An chịu sức hút mạnh mẽ
từ các ngành kinh tế khác. Bởi Hội An là mảnh đất thương mại —dịch vụ phát
triển, nhiều ngành nghề mang lại thu nhập cao. Do đó, khó khăn lớn nhất để các
làng nghề Hội An tiếp tục tồn tại và phát triển là yếu tố lao động, yếu tố truyền
nghề. Theo thống kê, số lao động tham gia hoạt động nghề truyền thống/ tổng số
lao động của làng đạt thấp (mộc Kim Bồng có 134/652 lao động, gốm Thanh Hà
có 67/900 lao động, tranh tre dừa nước Cẩm Thanh có 222/673 lao động). Lao
động trực tiếp tại các làng chiếm đa số là những người cao tuổi, tỷ lệ lao động trẻ
rất thấp nên công tác nhân cấy nghề rất khó khăn.

Kết quả khảo sát cho thấy: trong khi có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch
làng nghề, thì hầu như các làng nghề, mà nói một cách đầy tiếc nuối là “một thời
vang bóng” ở Quảng Nam đang ngày càng mai một.

Đánh giá chung về các làng nghề của đơn vị khảo sát là chất lượng sản phẩm của
các làng nghề còn ở mức trung bình, chưa mang dấu ấn đặc trưng để người ta
nhìn vào là biết ngay sản phẩm này của làng nghề truyền nào, ở đâu. Về chất,
còn ít sản phẩm thủ công của các làng nghề tuyền thống ở đây đạt mức tinh xảo,


                                         17
chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường. Về lượng, cách àm ăn của
các làng nghề còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ…

Một nguyên nhân nữa, là do trước mắt chưa thấy được nguồn lợi kinh tế, một lớp
thế hệ trẻ ở các làng nghề thủ công truyền thống không mặn mà kế nghiệp, đi xa
làm ăn hay kiếm học nghề khác có thu nhập cao hơn.

Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại làng nghề, tiếp cận thị
trường chưa nhiều, hiệu quả thấp. Mẫu mã sản phẩm làng nghề còn đơn điệu,
chưa phù hợp với thị hiếu, khó khăn trong việc tiêu thụ. Quy mô sản xuất còn
nhỏ lẻ, phân tán, thiếu hợp tác, liên kết. Sự quan tâm, đầu tư của các ngành, các
cấp chưa thường xuyên, đồng bộ. Việc đầu tư công nghệ, trang thiết bị không
phù hợp sẽ gặp khó khăn, phá vỡ đặc tính, đặc trưng của nghề và sản phẩm.
Quảng Nam hiện chưa có cơ chế ưu đãi cho phát triển các làng nghề phù hợp với
thực tế và quy định của Trung ương. Mặt khác, nói như ông Lê Văn Giảng, Chủ
tịch UBND thành phố Hội An, việc Nhà nước tác động vào các làng nghề là tác
động vào một mô hình kinh tế khá nhạy cảm. Bởi nó tác động vào các nghệ nhân
làng nghề, như là tác động vào các “nghệ sĩ”. Do đó, cơ chế, chính sách phải hết
sức hợp lý, toàn diện và lâu dài… .

Theo đánh giá của ngành du lịch Quảng Nam, cho dù có được tín hiệu vui từ việc
phát triển du lịch làng nghề nhưng ngành du lịch vẫn chỉ gói gọn trong hoạt động
kinh doanh lưu trú. Còn con số thu được từ lữ hành còn quá nhỏ. Những làng
nghề dù tiềm năng vẫn còn rất lớn nhưng đang có dấu hiệu suy thoái, mai một
dần vì không bắt kịp với thị trường, không chú trọng vào thay đổi mẫu mã sản
phẩm làm cho khách du lịch thấy nhàm chán.

Thêm vào đó, với mật độ dân số cao gấp 6 lần so với cả nước, thêm vào đó lượng
khách du lịch ngày càng tăng, vấn đề quản lý môi trường và xử lý chất thải rắn,
nước thải và năng lượng đã và đang là bài toán nan giải với chính quyền Hội An


                                       18
Chương III

  MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
                                   HỘI AN
Đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, các khu du vườn, các
đảo, làng nghề truyền thống gắn liền với bản sắc văn hoá và thế mạnh của từng
làng nghề, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt và môi trường du lịch an toàn, thân
thiện và bền vững.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ở các điểm đến, tour, tuyến, cơ sở lưu
trú, nhà hàng, nơi mua sắm... tạo hình ảnh tốt cho du khách.
Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, khoa học trong từng vùng với lộ trình
hợp lý, hài hoà, ấn tượng. Chú trọng các tuyến đi tham quan đảo Cù Lao
Chàm.

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa
phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái Hội An
- vùng đất đang sở hữu những tiềm năng du lịch lớn.

Tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá, phân tích, tổng hợp…
tiềm năng du lịch của Hội An về văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống, danh
thắng, các điểm đến, tour, tuyến, sản phẩm du lịch đặc thù và nổi trội.v.v…trong
đó chú trọng phát triển du lịch vùng làng nghề và đảo Cù Lao Chàm. Đẩy mạnh
đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng phố cổ Hội An và các làng nghề cả về
cán bộ quản lý và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp,
đáp ứng yêu cầu về các nghiệp vụ trong ngành du lịch, không ngừng nâng cao
tay nghề và tính chuyên nghiệp cao.




                                       19
Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức thu hút cao, ấn tượng, đa dạng,
phong phú ở từng địa phương và liên kết cả vùng, không trùng lắp. Không ngừng
nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm du lịch.

Xây dựng và phát triển các công ty du lịch ngang tầm với quy mô và tiềm năng
du lịch vùng, có thương hiệu mạnh và uy tín lớn, có mạng lưới phục vụ du lịch
rộng khắp vùng và hiệu quả cao.
Chủ động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cho toàn
vùng và từng địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: TV,
báo, đài, website, sách, tờ gấp, bản đồ, CD, lễ hội, hội thảo, hội chợ, triễn lãm...
cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách.
Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong khu vự Hội An, giữa các
công ty du lịch, các trung tâm du lịch cả nước nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế
mạnh du lịch của toàn vùng.
Nhà nước cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khuyến khích
phát triển du lịch sinh thái làng nghề.
Phát triển du lịch Thành phố Hội an phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế của Thành phố, của Tỉnh
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư du lịch, dịch vụ, thương mại trên địa bàn,
như việc tháo gỡ các vướng mắc cho các nhà đầu tư, vấn đề giải tỏa đền bù, cấp
đất, đẩy nhanh tiến độ đầu tư; khuyến khích phát triển dịch vụ, thương mại ra các
vùng ven… Tạo điều kiện để các DN có cơ hội được hưởng thụ các chính sách
kích cầu của Chính phủ như ưu đãi lãi suất tín dụng; hoãn, miễn, giảm, giản
thuế…

Triển khai các biện pháp để nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nói chung,
đặc biệt là các sản phẩm văn hóa đặc trưng của thành phố như: Đêm phố cổ, phố
đi bộ, các lễ hội… Tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, xúc tiến


                                          20
du lịch, phát động rộng rãi các chương trình khuyến mãi trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt chú trọng thị trường khách nội địa.

Tiếp tục chỉnh trang đô thị, đầu tư, nâng cấp, cải thiện môi trường, cảnh quan
thành phố. Đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội để Hội An luôn là điểm
đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện.

Du lịch sinh thái Hội An với tiềm năng lớn, định hướng tốt và nhiều giải pháp
đồng bộ hy vọng sẽ phát triển nhanh, bền vững, góp phấn xứng đáng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.




                                        21
TỔNG KẾT
Hội An với tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và với định hướng trở thành
thành phố “sinh thái – văn hóa - du lịch” và phấn đấu trở thành đô thị loại II vào
năm 2020. Làng nghề đang trở thành một động lực quan trọng để thành phố phát
triển công nghiệp nông thôn. Sự hình thành và phát triển của làng nghề có vai trò
rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng như bao làng nghề khác ở Việt Nam, phát triển
các làng nghề ở Hội An còn “thiếu bền vững”, thể hiện qua quy mô sản xuất nhỏ,
lẻ, hiệu quả kinh tế còn kém, chưa tương xứng với tiềm năng của làng nghề, môi
trường làng nghề bị ô nhiễm. Để các làng nghề Hội An có thể phát triển bền
vững, cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh
nghiệp và sự quyết tâm, nỗ lực của bản thân người dân làng nghề. Hơn nữa, việc
thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế - xã hội - môi trường cũng là một yếu
tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của làng nghề.
Thành phố sinh thái còn nhiều thách thức, nhưng với sự chủ động và quyết tâm
của các nhà quản lí thành phố, truyền thống gắn kết, cùng sự đồng lòng của nhân
dân Hội An, hy vọng nơi đây sẽ sớm trở thành thành phố sinh thái đầu tiên của
Việt Nam.




                                       22
Một số hình ảnh




hình 1: một góc nhỏ Hội An             hình 2: Làng rau Trà Quế




                  Hình 3: Làng mộc Kim Bồng




                  Hình 4: Làng nghề Trà Nhiêu


                              23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. một số trang Wed:
http://hoian.gov.vn/
http://www.vanhoaviet.biz.vn
http://www.hoianworldheritage.org.vn/
MỤC LỤC




                               24

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Nguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcNguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước
alicesandash
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
DuDu122
 
thuyết x, thuyết y
thuyết x, thuyết ythuyết x, thuyết y
thuyết x, thuyết y
Long Nguyễn
 

La actualidad más candente (20)

Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
CỐ ĐÔ HUẾ.pptx
CỐ ĐÔ HUẾ.pptxCỐ ĐÔ HUẾ.pptx
CỐ ĐÔ HUẾ.pptx
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh khu nghỉ dưỡng, ĐIỂM 8, HAY!
Xây dựng kế hoạch kinh doanh khu nghỉ dưỡng, ĐIỂM 8, HAY!Xây dựng kế hoạch kinh doanh khu nghỉ dưỡng, ĐIỂM 8, HAY!
Xây dựng kế hoạch kinh doanh khu nghỉ dưỡng, ĐIỂM 8, HAY!
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
 
Nguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcNguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Dự án nhà hàng ẩm thực cua
Dự án nhà hàng ẩm thực   cuaDự án nhà hàng ẩm thực   cua
Dự án nhà hàng ẩm thực cua
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
 
thuyết x, thuyết y
thuyết x, thuyết ythuyết x, thuyết y
thuyết x, thuyết y
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
 
DU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANHDU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANH
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
 

Destacado

đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội anđề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
Le Thi My
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
ti2li119
 

Destacado (6)

đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội anđề Cương chi tiết   phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
đề Cương chi tiết phát triển du lịch văn hóa minh họa tại hội an
 
Myle Eco Park By Vcg
Myle Eco Park By VcgMyle Eco Park By Vcg
Myle Eco Park By Vcg
 
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt NamBài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
 
Mô hình kinh tế sinh thái
Mô hình kinh tế sinh tháiMô hình kinh tế sinh thái
Mô hình kinh tế sinh thái
 
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
 

Similar a Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an

bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdf
Luanvan84
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
renownboy
 
bctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdfbctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdf
Luanvan84
 
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.docTiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

Similar a Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an (20)

ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docxĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdf
 
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận ĐạiLịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
 
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn LaTổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
 
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
 
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
 
Luận văn: Trung tâm văn hóa nghệ thuật – Hải Phòng, HOT
Luận văn: Trung tâm văn hóa nghệ thuật – Hải Phòng, HOTLuận văn: Trung tâm văn hóa nghệ thuật – Hải Phòng, HOT
Luận văn: Trung tâm văn hóa nghệ thuật – Hải Phòng, HOT
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
 
PP-nhom-1 (1).ppt
PP-nhom-1 (1).pptPP-nhom-1 (1).ppt
PP-nhom-1 (1).ppt
 
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
bctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdfbctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdf
 
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
 
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần GiờĐánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Tài Nguyên Du Lịch Ở Huyện Tiên Lãng Phục Vụ Phát Triển Du...
Khóa Luận Tìm Hiểu Tài Nguyên Du Lịch Ở Huyện Tiên Lãng Phục Vụ Phát Triển Du...Khóa Luận Tìm Hiểu Tài Nguyên Du Lịch Ở Huyện Tiên Lãng Phục Vụ Phát Triển Du...
Khóa Luận Tìm Hiểu Tài Nguyên Du Lịch Ở Huyện Tiên Lãng Phục Vụ Phát Triển Du...
 
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.docTiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
 

Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống đô thị chật chội cùng với sự ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, căng thẳng trong công việc làm cho con người tìm đến những nơi không gian thoáng đãng, không khí trong lành ngày càng nhiều. Có nhiều người tìm về những vùng núi non có những rừng cây xanh mát hay những làng quê thanh bình. Ở Việt Nam với nhiều làng quê và những làng nghề truyền thống đã thu hút được nhiều khách du lịch. Du lịch sinh thái làng quê ngày càng trở nên phổ biến, không xa lạ gì với mọi người. Hội An là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của khu vực miền Trung và cả nước. trở thành đô thị loại III năm 2006, đô thị văn hóa đầu tiên và điển hình toàn quốc. Ở dải đất miền trung với nhiều di sản thế giới, trong đó phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản thế giới, hàng năm đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm. Nhưng du khách đến đây hầu hết không chỉ ghé thăm những gì nằm trong lòng phố cổ mà còn tìm đến những làng nghề truyền thống ven phố cổ. Thành phố Hội An tập trung hướng đến xây dựng Hội An - thành phố “sinh thái – văn hóa - du lịch” và phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Vì vậy việc phát triển du lịch sinh thái làng quê ở đây cũng đang được chú trọng nhiều. Bài viết này tôi muốn tìm hiểu về làng nghề du lịch sinh thái Hội An, những cơ hội và thách thức. Tuy đã cố gắng nhưng bài viết sẽ không tránh được những thiếu sót, mong được sự góp ý thêm. 1. Lí do chọn đề tài Du lịch là một ngành kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam và đang được chính phủ định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Du lịch sinh thái ngày càng được du khách lựa chọn. Hội An - vùng đất yên lành, một địa danh du lịch nổi tiếng với những hoạt động văn hóa du lịch ẩn chứa chiều sâu văn hóa đất 1
  • 2. Quảng. Năm 2006, Quảng Nam đã được chọn làm Năm Du lịch quốc gia. Những năm gần đây du lịch Hội An cũng có sự phát triển nhanh chóng với uy tín là điểm đến an toàn, thân thiện. Tỷ trọng du lịch - dịch vụ lên tới trên 60% tổng giá trị sản xuất năm 2006. Hội An là một vùng du lịch sinh thái tuyệt vời với biển đảo, sông nước, làng quê, các làng nghề truyền thống,..Ngày 16.8, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) và UBND TP.Hội An khởi động dự án thí điểm phát triển đô thị sinh thái Hội An. Với những điều kiện đặc biệt của một thành phố di sản, việc xây dựng Hội An theo hướng đô thị sinh thái vừa đặt ra những thách thức mới và lớn, vừa kỳ vọng làm nên một hình mẫu đô thị phát triển bền vững để tiếp tục nhân rộng ở Việt Nam. Với mong muốn nhìn thấy những thành tựu mà du lịch sinh thái Hội An đã đạt được, những trở ngại đang gặp phải và cơ hội mà Hội An đang có để phát triển bền vững. Vì lí do đó nên tôi chọn đề tài này để làn bài niên luận. 2. Mục đích nghiên cứu Nhìn lại những thành tựu mà du lịch Hội An đạt được. Tìm hiểu, phân tích những tiềm năng du lịch sinh thái sẵn có, những khó khăn, trở ngại mà du lịch sinh thái gặp phải làm cản trở sự phát triển. Tìm ra những cơ hội và thách thức phát triển du lịch sinh thái Hội An. 3. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thành phố Hội An. Đối tượng nghiên cứu là những làng nghề Hội An với sự phát triển du lịch sinh thái. Thời gian nghiên cứu dự tính trong 1 tháng từ 28/11/2012 đến 28/12/2012 4. Phương pháp nghiên cứu 2
  • 3. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, thu thập những thông tin từ Internet, sách báo. Phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích những thông tin thu thập được và rút ra những kết quả, và giải pháp. Ngoài ra bài viết còn sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh, liệt kê, miêu tả, … 3
  • 4. NỘI DUNG Chương 1 HỘI AN VÀ CÁC LÀNG NGHỀ 1. Sơ lược về Hội An 1.1 Địa lý tự nhiên Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108 o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông, cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia ... đã biết đến từ thế kỷ XVI- XVII. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông. Hội An từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố, Hội An… Phần đất liền của Hội An phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông là bờ biển dài 7 km. Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm, bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô, Hòn Nồm với diện tích chiếm một phần tư thành phố Hội An. Các hòn đảo này quần tụ thành hình cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, được hình tượng hoá như người hoa tiêu khổng lồ, như bức bình phong che chắn cho đất liền. Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 6.171,25 ha, phần diện tích đất liền 4.850 ha, diện tích hải đảo 1.654 ha. Hội An là vùng cửa sông, ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: sông Thu Bồn đoạn sông Thu Bồn chảy qua Hội An được gọi là sông Cái 4
  • 5. hoặc sông Hội An, với chiều dài qua địa phận thành phố là 8,5 km, sông Trường Giang, sông Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh Giang), đoạn sông Cổ Cò chảy qua Hội An gọi là sông Đế Võng, chiều dài 7km. Các nguồn sông Thu Bồn, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại. Đặc điểm về vị trí địa lý, cấu trúc địa chất và lịch sử làm cho khí tượng, thủy văn, địa hình, địa mạo của Hội An khá phong phú và đa dạng. Hội An vừa có đô thị cổ, đô thị mới; vừa có đồng bằng, vừa có biển, có hải đảo tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản...Phần lớn diện tích tự nhiên của Hội An được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát, những bàu, đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước. Địa hình Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc thoải. Địa hình các vùng đồng bằng của Hội An chia thành ba vùng: Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ dốc Lai Nghi địa bàn phường Thanh Hà, sang xã Cẩm Hà, qua phường Cẩm An, chạy dọc biển xuống phường Cửa Đại, kết nối với vùng cát phía Đông huyện Điện Bàn. Vùng thấp trũng gồm các phường Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Châu và xã Cẩm Kim bờ Nam sông Thu Bồn. Vùng mặt nước sông ngòi gồm phần lớn diện tích xã Cẩm Thanh. Do phía Bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân cận, ở Hội An không có mùa đông lạnh. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. 1.2 Địa lý hành chính - dân cư Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam và 4 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp (cụm đảo Cù Lao Chàm). Có 5
  • 6. nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trụ sở tại Hội An. Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân số toàn thành phố có 88.933 người. Địa bàn thành thị có 68.639 người. Địa bàn nông thôn có 20.294 người. Dân số thường trú các xã phường quản lý gồm 85.805 người. Dân số là sinh viên các trường học, trường dạy nghề thuê ở trọ tại các địa phương (chủ yếu ở các phường Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu và Cẩm Phô) gồm 1.042 người. Dân số là nhân khẩu đặc thù (bao gồm sinh viên ở các ký túc xá của các trường, nhân khẩu ở khu điều dưỡng thương binh nặng, trại xã hội, các cơ sở tôn giáo...) gồm 2.086 người. Bên cạnh người Kinh chiếm đa số còn có cộng đồng người Hoa định cư làm ăn sinh sống từ bao đời nay, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An. Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân số cơ học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến tham quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đến buôn bán làm ăn và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sĩ... đến nghiên cứu, công tác. 1.3 Những giá trị truyền thống Diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị- thương cảng Hội An đã có ý nghĩa quyết định đến diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa dạng, phong phú và đậm bản sắc đặc trưng. Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại, gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích. Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An. 6
  • 7. Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống”, bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ, từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An. Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong- Việt Nam. Là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chămpa- Việt – Trung Hoa - Nhật Bản - Ấn Độ và các nước Phương Tây. Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An. Ở Hội An có rất nhiều lễ hội, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như lễ hội cầu ngư- tế Cá Ông- đua thuyền của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; của cư dân nông nghiệp như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, Lễ cầu bông, long chu, xô cộ...Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc- nghề May- nghề Gốm - nghề khai thác Yến sào...Và những năm gần đây các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa- du lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn được tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du khách. Hội An còn có những làng nghề nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng khai thác Yến Thanh Châu, làng trồng rau Trà Quế, làng hến- bắp Cẩm Nam, các làng chài Thanh Nam, Đế Võng, Phước Trạch, Bãi Làng, Bãi Hương, các làng buôn Hội An, Minh Hương, Cẩm Phô...cùng với nguồn văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú và vang tiếng khắp nơi. Hội An còn có kho tàng văn nghệ dân gian muôn hình muôn vẻ như những truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, 7
  • 8. ngụ ngôn; những lời hát ru dào dạt, những điệu hò khoan trữ tình, những câu dân ca- bài chòi nồng thắm... Cùng với những nét đặc sắc về lịch sử - văn hóa, mảnh đất và con người Hội An còn đậm đà truyền thống yêu nước và cách mạng. Hội An là quê hương sinh ra chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu- lãnh tụ của Nghĩa Hội Quảng Nam với cuộc khởi nghĩa oanh liệt chống Pháp từ 1885-1888; ngay trên mảnh đất Hội An cũng có nhiều văn thân, chí sĩ đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa như: Trần Trung Tri, Lương Như Bích ở làng Cẩm Phô; Nguyễn Bính ở Sơn Phô; ông Tuy, ông Nhạc ở Phước Trạch; Châu Thượng Văn ở Minh Hương. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản … làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. 2. Các làng nghề tại Hội An Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần dần phát triển những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ, trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn.... để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ VII - cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Đến nay, các làng nghề này là những điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Làng mộc Kim Bồng Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim Bồng đã nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ. 8
  • 9. Nghề Mộc của Làng có nguồn gốc từ miền Bắc. Qua quá trình giao lưu, các nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tiếp thu một số nét tinh hoa của các truyền thống điêu khắc chạm trổ Chiêm Thành, Trung Hoa, Nhật Bản… kết hợp với tài hoa điệu nghệ của mình đã làm nên những sản phẩm mang đầy tính mỹ thuật và triết học. Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mình vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An. Làng gốm Thanh Hà Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi. Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay. Làng rau Trà Quế Nằm cách trung tâm Hội An khoảng 3 km về hướng Tây Bắc, làng rau Trà Quế hiện có 220 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 hecta. Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát. Làng du lịch Trà Nhiêu 9
  • 10. Cách phố cổ Hội An chừng 3km, nằm ép mình ở hạ lưu của 2 dòng sông lớn Trường Giang và Thu Bồn. Là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển rất sớm. Với 460 hộ dân hơn 1700 nhân khẩu sống hiền hòa trong một không gian 150 ha yên ả, thanh bình. Chuyên nghề đánh bắt thủy hải sản truyền thống, dệt chiếu cói thủ công. Đông Bình – Trà Nhiêu là một trong 61 làng nghề nổi tiếng ở Quảng Nam về nghề dệt chiếu cói. Sản phẩm nơi đây nghiểm nhiên được trưng bày trong các lễ hội lớn như : Lễ hội Bà Thu Bồn, Ấn tượng Mỹ Sơn, Festival Huế, … Rừng ngập mặn nơi đây rất đa dạng sinh học với bạt ngàn dừa nước, những đàn chim di trú đang rình rập để tranh giành các loại thủy sản cùng con người. Cù lao Chàm Cù Lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người. Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm. Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ. Hiện Cù lao Chàm còn bảo tồn gần như nguyên vẹn hệ 10
  • 11. sinh thái biển gồm 950 loài thủy sinh vật, trong đó có nhiều loài cá, san hô quý hiếm… Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Để đón chào tin vui này, UBND TP Hội An đã triển khai cuộc vận động đến 600 hộ gia đình, hộ kinh doanh và các đơn vị tại Cù lao Chàm ký vào bản cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, không sử dụng túi ni-lông trong sinh hoạt hằng ngày và vận động các du khách không mang theo túi ni-lông khi ra đảo. 11
  • 12. Chương II THỰC TRẠNG, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH SINH THÁI HỘI AN 1. Thực trạng du lịch Hội An TP. Hội An đã có những bước phát triển khá toàn diện và ổn định, là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của khu vực miền Trung và cả nước. Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ tháng 12/1999 và chính thức trở thành thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam từ đầu năm 2008. “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” bao gồm cả khu phố cổ, vùng ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn và trọng tâm là vùng biển đảo Cù Lao Chàm cũng đã được tổ chức UNESCO công nhận tháng 5/2009. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế giai đoạn 2005- 2010 đạt 12,66% Khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm nhưng lượng tăng ít. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt 1,72 ngày, khách quốc tế đạt 2,32 ngày . Mức chi tiêu trung bình một du khách quốc tế là 70 USD/ngày trong đó 38 USD cho lưu trú, 32 USD cho ăn uống và mua sắm...,khách nội địa chi tiêu 25 USD/ngày trong đó 17 USD cho lưu trú và 8 USD cho ăn uống và chi khác. Tổng kết tình hình kinh tế - xã hội thành phố trong năm 2012, có 1.375.000 lượt du khách đến Hội An, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 1.018.000 12
  • 13. lượt khách tham quan, giảm 9,5%. Tuy nhiên, lượt khách lưu trú và ngày khách lưu trú đều tăng. Tính riêng 7 tháng đầu năm 2011, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đón trên 750.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, tăng 22% so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 75% so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm, trong đó tổng lượt khách lưu trú tăng hơn 20%. Không để bị động trong việc đón khách quốc tế theo mùa, nhiều công ty lữu hành, cơ sở lưu trú trên địa bàn đã linh hoạt trong việc đón khách nội địa bằng những tour, tuyến và các loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn đặc thù. Hiện tại gần 3500 phòng của gần 100 khách sạn trên địa bàn TP Hội An đều đạt công suất cao. Trong các ngày đầu năm từ 26 – 29/1/2012, lượng du khách đến Hội An tăng đột biến. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày đô thị cổ nổi tiếng hút khách du lịch này đón trên dưới 4.000 lượt du khách. Đáng kể, trong đó có ngày Hội An đón hơn 5.000 lượt khách. Chủ các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành cho biết, ngoài lượng khách quốc tế ổn định, từ sau ngày mồng ba, khách du lịch nội địa bắt đầu đi chơi xa. Đặc biệt, Hội An ngoài kiến trúc cổ có nhiều Hội quán, chùa chiền hấp dẫn du khách du lịch tâm linh hành hương đầu năm. Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho hay Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA) đã công bố kết quả khảo sát những quốc gia và điểm đến được thực hiện cuối năm 2011. Theo kết quả khảo sát, Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong danh sách được du khách quốc tế lựa chọn khám phá trong năm 2012. Đặc biệt hơn, Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An (cùng với thành phố vì hòa bình Hà Nội) được lọt vào tóp 10 điểm đến hấp dẫn của châu Á trong năm 2011. Như vậy, so với mọi năm, Phố cổ Hội An đã bỏ qua các khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Biển Nha Trang, Đà Lạt, Sa Pa,… để vươn lên tốp dẫn đầu các điểm đến hấp dẫn năm 2012 của Việt Nam. Điều này vừa là niềm 13
  • 14. vui, niềm vinh dự và đồng thời cũng là cơ hội để du lịch Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung vươn dậy khẳng định vị thế của mình. Bên cạnh đó, số lượt khách tham quan đảo Cù Lao Chàm năm nay tăng đột biến với 97.000 lượt, tăng hơn 41% so cùng kỳ năm trước đã cho thấy chủ trương chuyển dịch, phát triển các loại hình tham quan du lịch ngoài Phố cổ, nhất là du lịch sông nước, biểu đảo là đúng hướng và ngày càng có sức thu hút đối với du khách. Năm 2012, Hội An được một số tổ chức, tạp chí chuyên ngành du lịch lớn trên thế giới bình chọn và trao các thương hiệu du lịch hết sức ý nghĩa, hứa hẹn cho mùa du lịch 2013 đạt nhiều kết quả. 2. Cơ hội và thách thức của du lịch sinh thái Hội An 2.1 Cơ hội Như đã nêu ở trên, Hội An hội tụ nhiều yếu tố là cơ hội để phát triển du lịch sinh thái. Hội An gần với các điểm du lịch hấp dẫn như Mỹ Sơn, Đà Nẵng, Huế. Hội An cũng đã trở thành di sản văn hóa thế giới, có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Ngày 16/8/2011 Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Uỷ Ban Nhan dân thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) khởi động dự án thí điểm phát triển đô thị sinh thái Hội An. Đây là những cơ hội lớn mở ra cho thành phố di sản này phát triển kinh tế du lịch. Trong những năm qua, thành phố đã động viên mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, một số dự án trọng điểm đã và đang triển khai như: Nâng cấp hạ tầng phố cổ, các tuyến đường giao thông chính, kè chống xói lở, xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường, cải tạo hệ thống điện sinh hoạt (dự án OPEC, JBIC), Nhà máy cấp nước sinh hoạt, khu đô thị mới, Dự án Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, phát triển hạ tầng xã đảo Tân Hiệp và rất nhiều dự án cơ hội khác đã làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của thành phố. 14
  • 15. Những làn sóng từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã góp phần hình thành nên những sản phẩm, dự án du lịch cao cấp và tạo ra những điểm nhấn du lịch mới với cảnh quan không gian kiến trúc hài hòa, đa dạng và phong phú. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng lưới các ngân hàng, dịch vụ viễn thông, y tế, giáo dục, ngày càng đáp ứng yêu cầu của một thành phố phát triển song song phát triển du lịch. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch ở Hội An bắt đầu từ năm 1992 và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất từ năm 1993 theo tinh thần Nghị quyết số 45CP của chính phủ. Số lượt khách tăng đáng kể từ vài ngàn tới vài chục ngàn từ sau năm 1995. Khu phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới tháng 12/1999 giúp du lịch phát triển. Ở Hội An có những làng nghề có tên tuổi, được nhiều người biết đến là làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng tranh tre dừa nước Cẩm Thanh và làng rau Trà Quế... Nếu như các làng nghề trên địa bàn một số địa phương khác hoạt động được dựa trên lợi nhuận đơn thuần từ giá trị sản phẩm mang lại, thì ở Hội An, lợi nhuận mang lại không chỉ là giá trị sản phẩm mà còn từ hoạt động du lịch. Chính vì thế, hoạt động của làng nghề Hội An không thể tách rời định hướng và quy hoạch phát triển du lịch của thành phố. Theo cuộc khảo sát mới đây của tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) trên 30 làng nghề ở Quảng Nam cho thấy, tiềm năng du lịch làng nghề của Quảng Nam khá lớn. Bởi các làng nghề truyền thống đã có thương hiệu nổi tiếng lâu đời, cảnh quan làng nghề đẹp, cơ sở hạ tầng thuận lợi, khả năng liên kết với các chương trình và điểm du lịch khác khá cao. Bằng các nguồn vốn, Hội An đã tích cực đầu tư xây dựng và chỉnh trang cơ sở hạ tầng làng nghề. Làng gốm Thanh Hà đã đưa vào sử dụng tuyến đường chính dẫn vào làng nghề và mương thoát nước vỉa hè, hoàn chỉnh hệ thống bê tông giao thông nội bộ làng…với tổng kinh phí đầu tư hơn 3 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã đầu 15
  • 16. tư 2,9 tỷ đồng (trong tổng số 7,5 tỷ đồng được phê duyệt) xây dựng bờ kè chống xói lở, bảo vệ khu dân cư và làng gốm. Đối với làng mộc Kim Bồng, 5,2 tỷ đồng đã được thành phố Hội An đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục công trình chủ yếu như giao thông nội bộ, nhà trưng bày sản phẩm, các hộ sản xuất cùng với thành phố đầu tư bờ kè, nhà xưởng sản xuất, tôn tạo di tích, chỉnh trang cây xanh, sân vườn tạo cảnh quan sạch đẹp. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động trẻ, hỗ trợ nhóm hộ sản xuất tham gia các hội chợ, hội thi, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm, tổ chức tham quan học tập, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa… Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng với lòng yêu nghề và tinh thần lao động hăng say của các hộ sản xuất, hoạt động của các làng nghề trên địa bàn thành phố luôn giữ được tính ổn định. Doanh thu từ hoạt động sản xuất năm 2011 của làng mộc Kim Bồng đạt 9,3 tỷ đồng; làng gốm Thanh Hà đạt 1,2 tỷ đồng; làng tranh tre dừa nước Cẩm Thanh đạt hơn 6,7 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động bán vé tham quan của làng gốm Thanh Hà đạt 237 triệu đồng với gần 13 ngàn lượt khách tham quan; hoạt động thương mại dịch vụ của làng mộc Kim Bồng đạt hơn 6,9 tỷ đồng, thu hút hơn 29 ngàn lượt khách tham quan. Cùng với sự phát triển du lịch của thành phố, các làng nghề đã mang lại những sản phẩm du lịch độc đáo, làm cho bức tranh du lịch của Hội An thêm phong phú, hấp dẫn, thu hút được du khách tham quan. Mới đây, Trung tâm lữ hành Hội An đã xây dựng tour du lịch“Một ngày làm cư dân phố cổ” đưa hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến với các làng nghề truyền thống ở Hội An và tự tay làm những sản phẩm truyền thống như làm gốm ở Thanh Hà, làm lồng đèn, trồng rau ở Trà Quế…, tất cả đều mang một bản sắc rất riêng. Với việc mở rộng các tour du lịch làng nghề đã làm cho du lịch Hội An ngày càng khởi sắc. Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề đã xuất khẩu 16
  • 17. sang thị trường châu Âu, châu Mỹ..Đặc biệt làng rau Trà Quế đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, tạo cơ hội cho rau Trà Quế bước chân vào siêu thị. Không chỉ Hội An, mà còn nhiều làng nghề khác ở Quang Nam cũng đang dần hồi sinh khi được gắn kết với phát triển du lịch. 2.2 Thách thức Để các làng nghề truyền thống ở Hội An “trụ” vững và phát triển ổn định bên cạnh các mô hình kinh tế khác là vấn đề hết sức khó khăn. Bởi một nghề tồn tại và phát triển được thì phải mang lại hiệu quả kinh tế, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đây chính là đặc điểm lớn nhất chi phối toàn bộ quá trình nhận thức và hành động của xã hội cũng như của bản thân người lao động làng nghề. So với các địa phương khác, lao động làng nghề ở Hội An chịu sức hút mạnh mẽ từ các ngành kinh tế khác. Bởi Hội An là mảnh đất thương mại —dịch vụ phát triển, nhiều ngành nghề mang lại thu nhập cao. Do đó, khó khăn lớn nhất để các làng nghề Hội An tiếp tục tồn tại và phát triển là yếu tố lao động, yếu tố truyền nghề. Theo thống kê, số lao động tham gia hoạt động nghề truyền thống/ tổng số lao động của làng đạt thấp (mộc Kim Bồng có 134/652 lao động, gốm Thanh Hà có 67/900 lao động, tranh tre dừa nước Cẩm Thanh có 222/673 lao động). Lao động trực tiếp tại các làng chiếm đa số là những người cao tuổi, tỷ lệ lao động trẻ rất thấp nên công tác nhân cấy nghề rất khó khăn. Kết quả khảo sát cho thấy: trong khi có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch làng nghề, thì hầu như các làng nghề, mà nói một cách đầy tiếc nuối là “một thời vang bóng” ở Quảng Nam đang ngày càng mai một. Đánh giá chung về các làng nghề của đơn vị khảo sát là chất lượng sản phẩm của các làng nghề còn ở mức trung bình, chưa mang dấu ấn đặc trưng để người ta nhìn vào là biết ngay sản phẩm này của làng nghề truyền nào, ở đâu. Về chất, còn ít sản phẩm thủ công của các làng nghề tuyền thống ở đây đạt mức tinh xảo, 17
  • 18. chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường. Về lượng, cách àm ăn của các làng nghề còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ… Một nguyên nhân nữa, là do trước mắt chưa thấy được nguồn lợi kinh tế, một lớp thế hệ trẻ ở các làng nghề thủ công truyền thống không mặn mà kế nghiệp, đi xa làm ăn hay kiếm học nghề khác có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại làng nghề, tiếp cận thị trường chưa nhiều, hiệu quả thấp. Mẫu mã sản phẩm làng nghề còn đơn điệu, chưa phù hợp với thị hiếu, khó khăn trong việc tiêu thụ. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu hợp tác, liên kết. Sự quan tâm, đầu tư của các ngành, các cấp chưa thường xuyên, đồng bộ. Việc đầu tư công nghệ, trang thiết bị không phù hợp sẽ gặp khó khăn, phá vỡ đặc tính, đặc trưng của nghề và sản phẩm. Quảng Nam hiện chưa có cơ chế ưu đãi cho phát triển các làng nghề phù hợp với thực tế và quy định của Trung ương. Mặt khác, nói như ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND thành phố Hội An, việc Nhà nước tác động vào các làng nghề là tác động vào một mô hình kinh tế khá nhạy cảm. Bởi nó tác động vào các nghệ nhân làng nghề, như là tác động vào các “nghệ sĩ”. Do đó, cơ chế, chính sách phải hết sức hợp lý, toàn diện và lâu dài… . Theo đánh giá của ngành du lịch Quảng Nam, cho dù có được tín hiệu vui từ việc phát triển du lịch làng nghề nhưng ngành du lịch vẫn chỉ gói gọn trong hoạt động kinh doanh lưu trú. Còn con số thu được từ lữ hành còn quá nhỏ. Những làng nghề dù tiềm năng vẫn còn rất lớn nhưng đang có dấu hiệu suy thoái, mai một dần vì không bắt kịp với thị trường, không chú trọng vào thay đổi mẫu mã sản phẩm làm cho khách du lịch thấy nhàm chán. Thêm vào đó, với mật độ dân số cao gấp 6 lần so với cả nước, thêm vào đó lượng khách du lịch ngày càng tăng, vấn đề quản lý môi trường và xử lý chất thải rắn, nước thải và năng lượng đã và đang là bài toán nan giải với chính quyền Hội An 18
  • 19. Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HỘI AN Đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, các khu du vườn, các đảo, làng nghề truyền thống gắn liền với bản sắc văn hoá và thế mạnh của từng làng nghề, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt và môi trường du lịch an toàn, thân thiện và bền vững. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ở các điểm đến, tour, tuyến, cơ sở lưu trú, nhà hàng, nơi mua sắm... tạo hình ảnh tốt cho du khách. Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, khoa học trong từng vùng với lộ trình hợp lý, hài hoà, ấn tượng. Chú trọng các tuyến đi tham quan đảo Cù Lao Chàm. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái Hội An - vùng đất đang sở hữu những tiềm năng du lịch lớn. Tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá, phân tích, tổng hợp… tiềm năng du lịch của Hội An về văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống, danh thắng, các điểm đến, tour, tuyến, sản phẩm du lịch đặc thù và nổi trội.v.v…trong đó chú trọng phát triển du lịch vùng làng nghề và đảo Cù Lao Chàm. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng phố cổ Hội An và các làng nghề cả về cán bộ quản lý và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu về các nghiệp vụ trong ngành du lịch, không ngừng nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp cao. 19
  • 20. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức thu hút cao, ấn tượng, đa dạng, phong phú ở từng địa phương và liên kết cả vùng, không trùng lắp. Không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm du lịch. Xây dựng và phát triển các công ty du lịch ngang tầm với quy mô và tiềm năng du lịch vùng, có thương hiệu mạnh và uy tín lớn, có mạng lưới phục vụ du lịch rộng khắp vùng và hiệu quả cao. Chủ động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cho toàn vùng và từng địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: TV, báo, đài, website, sách, tờ gấp, bản đồ, CD, lễ hội, hội thảo, hội chợ, triễn lãm... cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong khu vự Hội An, giữa các công ty du lịch, các trung tâm du lịch cả nước nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh du lịch của toàn vùng. Nhà nước cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khuyến khích phát triển du lịch sinh thái làng nghề. Phát triển du lịch Thành phố Hội an phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của Thành phố, của Tỉnh Tập trung cải thiện môi trường đầu tư du lịch, dịch vụ, thương mại trên địa bàn, như việc tháo gỡ các vướng mắc cho các nhà đầu tư, vấn đề giải tỏa đền bù, cấp đất, đẩy nhanh tiến độ đầu tư; khuyến khích phát triển dịch vụ, thương mại ra các vùng ven… Tạo điều kiện để các DN có cơ hội được hưởng thụ các chính sách kích cầu của Chính phủ như ưu đãi lãi suất tín dụng; hoãn, miễn, giảm, giản thuế… Triển khai các biện pháp để nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nói chung, đặc biệt là các sản phẩm văn hóa đặc trưng của thành phố như: Đêm phố cổ, phố đi bộ, các lễ hội… Tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, xúc tiến 20
  • 21. du lịch, phát động rộng rãi các chương trình khuyến mãi trên địa bàn thành phố. Đặc biệt chú trọng thị trường khách nội địa. Tiếp tục chỉnh trang đô thị, đầu tư, nâng cấp, cải thiện môi trường, cảnh quan thành phố. Đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội để Hội An luôn là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện. Du lịch sinh thái Hội An với tiềm năng lớn, định hướng tốt và nhiều giải pháp đồng bộ hy vọng sẽ phát triển nhanh, bền vững, góp phấn xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 21
  • 22. TỔNG KẾT Hội An với tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và với định hướng trở thành thành phố “sinh thái – văn hóa - du lịch” và phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Làng nghề đang trở thành một động lực quan trọng để thành phố phát triển công nghiệp nông thôn. Sự hình thành và phát triển của làng nghề có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng như bao làng nghề khác ở Việt Nam, phát triển các làng nghề ở Hội An còn “thiếu bền vững”, thể hiện qua quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, hiệu quả kinh tế còn kém, chưa tương xứng với tiềm năng của làng nghề, môi trường làng nghề bị ô nhiễm. Để các làng nghề Hội An có thể phát triển bền vững, cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và sự quyết tâm, nỗ lực của bản thân người dân làng nghề. Hơn nữa, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế - xã hội - môi trường cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của làng nghề. Thành phố sinh thái còn nhiều thách thức, nhưng với sự chủ động và quyết tâm của các nhà quản lí thành phố, truyền thống gắn kết, cùng sự đồng lòng của nhân dân Hội An, hy vọng nơi đây sẽ sớm trở thành thành phố sinh thái đầu tiên của Việt Nam. 22
  • 23. Một số hình ảnh hình 1: một góc nhỏ Hội An hình 2: Làng rau Trà Quế Hình 3: Làng mộc Kim Bồng Hình 4: Làng nghề Trà Nhiêu 23
  • 24. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. một số trang Wed: http://hoian.gov.vn/ http://www.vanhoaviet.biz.vn http://www.hoianworldheritage.org.vn/ MỤC LỤC 24