SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 24
Descargar para leer sin conexión
Số 134 tháng9/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
090 6529455
Gặp“kỳnhân”của
làngvẽtruyềnthầnSàiGòn
(tr.12)
Đồng Tháp:
LễThượnghương
HoàngđếQuangTrung
tạiNamPhươngLinhtừ
(tr.13)
Tiền Giang: Mộtcựuchiếnbinh
vươnlêntừhaibàntaytrắng(tr.5)
Đồng bằng sông Cửu Long:
Đẩymạnhứngdụng
côngnghệthôngtinvào
nôngnghiệp(tr.6)
Mưusinhtrướccửatửthần! 								 (tr.8)
Bí thư Tỉnh ủy đồng nai:
Kiênquyết“diệt”
cơsởgiếtmổlậu(tr.4)
02 Số 134 - Tháng 9/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn
công tác Chính phủ làm việc
với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh
Thuận về tình hình phát triển
kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh.
T
ại buổi làm việc, báo cáo
với Thủ tướng, ông Lưu
Xuân Vĩnh, Chủ tịch
UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết,
dù phải đối mặt với nhiều khó khăn,
nhất là hạn hán kéo dài, ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt của người
dân, nhưng tình hình KT-XH của
tỉnh vẫn được duy trì ổn định.
Tính đến thời điểm hiện tại,
tổng sản phẩm nội tỉnh đạt 6.245
tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ năm
trước. Thu nộp ngân sách đạt 934,7
tỷ đồng, thu nội địa 930 tỷ đồng,
tăng 4% so cùng kỳ. Kim ngạch
xuất khẩu đạt 39,9 triệu USD, tăng
84,4% so cùng kỳ. Tỉnh đã tạo việc
làm mới cho 8.734 lao động, đạt
56,3% kế hoạch năm...
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông
Lưu Xuân Vĩnh kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ sớm xem xét, phê
duyệt đề án về “Cơ chế, chính sách
đặc thù hỗ trợ xây dựng hạ tầng KT-
XH của tỉnh”; cho tỉnh được áp dụng
các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao hơn so
với các quy định hiện hành đối với
các dự án có quy mô lớn, quyết định
đến sự phát triển KT-XH của tỉnh;
tiếp tục quan tâm, hỗ trợ 3.000 tấn
gạo cứu đói trong thời gian khôi
phục sản xuất cuối năm 2016 cho
31.433 hộ/129.159 nhân khẩu trên
địa bàn tỉnh, hỗ trợ 160 tỷ đồng để
xây dựng, mở rộng các công trình
cấp nước sinh hoạt cho 2 huyện Bác
Ái, Thuận Bắc, hỗ trợ 2.622 tấn
giống cây trồng để bà con tái sản
xuất. Đối với các dự án trọng điểm
trên địa bàn như hệ thống thủy lợi
Tân Mỹ, thủy điện tích năng Bác Ái,
cải tạo nâng cấp Quốc lộ 27 (đoạn
qua địa bàn tỉnh), đường 21 tháng
8, việc liên thông các hồ chứa như:
Tân Giang, Sông Biêu, Suối Lớn…,
tỉnh mong Thủ tướng chỉ đạo các bộ,
ngành liên quan phối hợp sớm hoàn
chỉnh các giai đoạn còn lại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
biểu dương sự nỗ lực của tỉnh Ninh
Thuận trong nhiệm vụ phát triển
KT-XH, vượt khó đạt nhiều thành
tựu trên các lĩnh vực, nhất là đầu tư
hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, chăm
lo y tế, giáo dục… Thủ tướng mong
muốn Ninh Thuận phát huy tinh
thần tự lực tự cường, không trông
chờ, ỷ lại, nỗ lực vươn lên trên cơ sở
nhiều lợi thế so sánh. Chính phủ sẽ
tạo mọi điều kiện để Ninh Thuận
“cất cánh”.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân tỉnh Ninh Thuận, ông
Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh
ủy cảm ơn những ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ cùng các
thành viên trong đoàn công tác đã
chia sẻ, gợi ý giúp địa phương thực
hiện tốt, đồng bộ hơn các giải pháp
trong thời gian tới.
Quang cảnh buổi làm việc giữa Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác
Chính phủ với lãnh đạo chủ chốt
tỉnh Ninh Thuận
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh ThuậnHoàng Hà
Nhân dịp tham dự Hội nghị gặp gỡ
giữa các nhà lãnh đạo AIPA- ASEAN, trong
khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
lần thứ 28 và các hội nghị liên quan diễn ra
từ ngày 6 - 8/9, chiều 5/9, Đại tướng Đỗ Bá
Tỵ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đoàn
Đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã đến
chào xã giao đồng chí Pany Yathotou, Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Lào.
Tại cuộc gặp, đồng chí Đỗ Bá Tỵ chúc mừng
thành công Đại hội 10 Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào và Bầu cử Quốc hội khóa 8, đồng thời
đánh giá cao Quốc hội Lào đã chuẩn bị tốt cho
cuộc gặp lãnh đạo AIPA -ASEAN lần này.
Đồng chí Đỗ Bá Tỵ đề nghị Quốc hội hai
nước tiếp tục tăng cường hợp tác trao đổi thông
tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của
Quốc hội để hai bên làm tốt nhiệm vụ trong
xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các
vấn đề quan trọng giữa hai nước, tạo thuận lợi
phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế;
đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Lào
và tin tưởng Lào sẽ tổ chức thành công Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28, 29 và các hội
nghị liên quan.
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany
Yathotou cảm ơn Việt Nam đã luôn kề vai sát
cánh giúp đỡ Lào trong việc tổ chức các Hội nghị
Thượng đỉnh 28, 29; tin tưởng hợp tác giữa Quốc
hội hai nước sẽ ngày càng chặt chẽ và đi vào
chiều sâu, đặc biệt là trên lĩnh vực hỗ trợ luật,
tạo hành thang pháp lý cho hợp tác trên tất cả
lĩnh vực giữa hai nước…
VOV
Nhân dịp khai giảng năm
học 2016-2017, Chủ tịch nước
Trần Đại Quang đã gửi thư
chúc mừng tới các thế hệ cán
bộ, công chức, viên chức ngành
Giáo dục, các bậc phụ huynh
và các em học sinh, sinh viên
trong cả nước. Xin trân trọng
giới thiệu toàn văn bức thư.
"THƯ CHÚC MỪNG
Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ,
công chức, viên chức ngành Giáo
dục, các bậc phụ huynh và các em
học sinh, sinh viên thân mến!
Nhân dịp khai giảng năm học
mới 2016 - 2017, tôi thân ái gửi tới
các thế hệ cán bộ, công chức, viên
chức ngành Giáo dục, các bậc phụ
huynh và các em học sinh, sinh viên
trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp
nhất.
Tôi vui mừng được biết, năm
học 2015 - 2016, ngành Giáo dục đã
có nhiều cố gắng, triển khai đồng
bộ các giải pháp để tiếp tục đổi mới
công tác quản lý, đổi mới mô hình,
phương pháp dạy học và đạt được
những kết quả tích cực. Các thầy
giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục
đã nêu cao tinh thần trách nhiệm,
tận tụy, hết lòng vì học sinh thân
yêu; các em học sinh, sinh viên hăng
say học tập, không ngừng tu dưỡng,
rèn luyện để hình thành phẩm chất,
năng lực của người lao động trong
thời kỳ mới; nhiều em học sinh dự
thi Olympic khu vực và quốc tế đạt
kết quả cao, tiếp tục khẳng định trí
tuệ Việt Nam trên trường quốc tế.
Những thành tích của ngành Giáo
dục đã được Đảng, Nhà nước và
nhân dân ghi nhận, đánh giá cao,
tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu
cao quý.
Năm học 2016-2017, ngành
Giáo dục cần tiếp tục quán triệt và
triển khai thực hiện có hiệu quả chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục, đào tạo. Tập trung
phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng
cường kỷ cương, kỷ luật, quan tâm
giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ý
thức, trách nhiệm công dân; chú
trọng đầu tư phát triển giáo dục,
đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo và đối với các đối tượng
chính sách; nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, gắn với nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ
có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp
hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế của đất nước.
Tôi mong các em học sinh, sinh
viên tiếp tục phát huy truyền thống
hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng
khát vọng xây dựng cuộc sống ngày
càng tốt đep hơn cho bản thân, gia
đình và xã hội, nỗ lực phấn đấu, rèn
luyện, đạt nhiều kết quả trong học
tập, nghiên cứu khoa học, để sau
này tiếp bước cha anh xây dựng đất
nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn
vinh.
Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán
bộ, công chức, viên chức ngành Giáo
dục và toàn thể các em học sinh,
sinh viên đạt được nhiều thành tích
hơn nữa trong năm học mới. Chúc
sự nghiệp giáo dục của chúng ta
ngày càng phát triển!
Thân ái!
Trần Đại Quang
Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam".
Chinhphu.vn
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
dự lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên
Hà Nội - Amsterdam sáng 5/9
Chủtịchnướcgửithưchúcmừngkhaigiảngnămhọcmới
Chủ tịch Quốc hội Lào tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ
C.Thanh
3Số 134 - Tháng 9/2016
Sau hai ngày làm việc,
chiều 5/9, Hội nghị Thượng
đỉnh lần thứ 11 Nhóm 20 nền
kinh tế phát triển và mới nổi
hàng đầu thế giới (G20) với
chủ đề “Xây dựng nền kinh tế
thế giới sáng tạo, năng động,
kết nối và rộng mở” đã bế mạc
tại thành phố Hàng Châu, tỉnh
Chiết Giang, Trung Quốc.
V
ới mong muốn chấn
hưng nền kinh tế thế
giới, lãnh đạo các nước
cùng các đại biểu đã thảo luận
nhiều nội dung liên quan để tìm
ra những giải pháp, động lực mới
nhằm sớm đưa kinh tế thế giới
sớm thoát ra khỏi khủng hoảng,
chuyển sang giai đoạn phát triển
mạnh mẽ, bền vững và cân bằng.
Một số kết quả đáng chú ý đã được
đưa ra tại Hội nghị G20 năm nay.
Vớinỗlựccủacácbên,Hộinghị
đã nhất trí thúc đẩy xây dựng “Lộ
trình sáng tạo tăng trưởng G20”,
ban hành “Nguyên tắc chỉ đạo đầu
tư toàn cầu G20” và “Chiến lược
tăng trưởng thương mại toàn cầu
G20”.
Đáng chú ý, Hội nghị đã đưa
ra được kế hoạch hành động nghị
trình phát triển bền vững đến năm
2030 nhằm giải quyết căn bản vấn
đề thiếu hụt động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thế giới, đưa
ra phương án mới góp phần thúc
đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng
mạnh mẽ, bền vững và cân bằng.
Cũng trong dịp này, Trung
Quốc và Mỹ đã cùng nộp văn kiện
phê chuẩn “Hiệp định Paris” về
chống biến đổi khí hậu, tham gia
kế hoạch cắt giảm lượng khí thải
CO2 đến trước năm 2030.
Dư luận cho rằng, những nỗ
lực của các nhà lãnh đạo G20
nhằm tìm ra những giải pháp,
động lực mới đưa kinh tế thế giới
vượt qua khó khăn sẽ trở nên vô
nghĩa nếu như các nước không xử
lý tốt những mâu thuẫn, bất đồng
còn tồn tại.
VOV
Sáng ngày 27/8, Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Ninh Thuận tổ
chức Lễ khởi công Nhà máy
Điện gió Trung Nam. Đến dự
lễ có Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh
đạo các bộ, ngành Trung ương.
D
ự án Nhà máy Điện
gió Trung Nam do
Công ty cổ phần Điện
gió Trung Nam làm chủ đầu tư,
được UBND tỉnh Ninh Thuận
cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày
21/1/2015. Dự án thuộc xã Lợi
Hải và xã Bắc Phong, Thuận Bắc.
Tổng công suất lắp máy 90 MW
(gồm 45 tuabin), trên tổng diện
tích đất khoảng 851 ha, mức đầu
tư 3.780 tỷ đồng, cho sản lượng
điện phát là 259,7 triệu kWh/
năm. Dự tính đến năm 2018, dự
án Nhà máy Điện gió Trung Nam
hoàn thành, sẽ được đấu nối với
đường dây 110kV mạch kép từ
TBA 110kV Nhà máy Điện gió
Trung Nam đến thanh cái 110kV
của TBA 220/110kV Tháp Chàm,
nhằm bổ sung nguồn và liên kết
hòa vào hệ thống lưới điện quốc
gia để cung cấp điện cho phụ tải
điện tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh
thuộc khu vực Nam Trung bộ.
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ
cung cấp nguồn điện ổn định phục
vụ phát triển KT-XH của tỉnh,
góp phần khai thác hiệu quả tiềm
năng và lợi thế trong tỉnh; từng
bước xây dựng tỉnh Ninh Thuận
trở thành trung tâm năng lượng
sạch của quốc gia.
Được biết, ngoài 2 dự án là
Nhà máy Điện gió Trung Nam
và Nhà máy Điện gió Công Hải
của Công ty Phát điện 2 đã khởi
công, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận còn 7 dự án điện gió khác
được UBND tỉnh cấp Giấy chứng
nhận đầu tư, với tổng công suất
647MW, tổng vốn đầu tư khoảng
23.612 tỷ đồng; 5 dự án được chấp
thuận chủ trương đầu tư, với tổng
công suất khoảng 331MW, tổng
vốn đầu tư khoảng 11.418 tỷ đồng.
Tại lễ khởi công, ông Lưu
Xuân Vĩnh - Chủ tịch UBND
tỉnh nhấn mạnh, Ninh Thuận sẽ
tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện
dự án theo đúng tiến độ, đạt hiệu
quả cao, đồng thời đề nghị chủ
đầu tư, các đơn vị thi công, thiết
kế, tư vấn giám sát tuân thủ các
quy định về trình tự thủ tục đầu
tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy
trình, quy phạm kỹ thuật để thi
công công trình theo đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng; thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời
giải quyết những vướng mắc phát
sinh trong quá trình thi công,
đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh
môi trường.
Ông Vĩnh cũng mong lãnh
đạo Chính phủ, các bộ, ngành
TW tiếp tục quan tâm hỗ trợ, chỉ
đạo cho tỉnh Ninh Thuận và các
dự án đầu tư năng lượng trên địa
bàn tỉnh, để tạo động lực thúc đẩy
phát triển các dự án năng lượng
điện gió trong tương lai.
0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
P
hát biểu tại lễ phát động, ông
Nguyễn Hoàng Năng - Chủ
tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam
TP.HCM, Trưởng Ban Cứu trợ TP cho
biết trong những ngày qua, nhân dân
các tỉnh miền Bắc liên tiếp bị ảnh hưởng
bởi bão số 2, số 3 và hoàn lưu của các cơn
bão đã gây mưa to, lũ quét, lũ lụt ở các
tỉnh, gây thiệt hại nghiêm trọng về người
và tài sản của nhân dân, trong đó thiệt
hại nặng nhất tại các tỉnh ở Lào Cai,
Yên Bái, Sơn La, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Hà Giang, Thái Nguyên, Thanh Hoá,
Quảng Ninh, Bắc Kạn. Ông Năng kêu
gọi các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công
nhân viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ
trang, các tổ chức tôn giáo, xã hội, các
đơn vị kinh tế, đồng bào trong và ngoài
nước... tích cực hưởng ứng đợt vận động
hỗ trợ đồng bào bị thiên tai.
Ban Cứu trợ TP sẽ tiếp nhận nguồn
tiền đóng góp đến hết ngày 30/9/2016.
Địa chỉ tiếp nhận: Ủy ban MTTQ Việt
Nam TP.HCM - Ban Cứu trợ TP.HCM
- số 55 Mạc Đĩnh Chi, P.ĐaKao, quận
1 hoặc chuyển khoản đến Ủy ban
MTTQ Việt Nam TP.HCM. Số tài
khoản 000870406001484 tại Ngân
hàng TM Cổ phần Công thương chi
nhánh Kỳ Hoà - TP.HCM.
C
ông ty TNHH Chế biến Nông sản và XNK Bảo An
(TP Bắc Giang) vừa được Chủ tịch UBND tỉnh chấp
thuận chủ trương cho đầu tư xây dựng nhà máy chế
biến dưa bao tử, vải thiều, ớt, cà chua xuất khẩu quy mô hơn 800
tấn/năm tại Cụm Công nghiệp Đại Lâm (Lạng Giang). Dự án có
tổng mức đầu tư hơn 8,7 tỷ đồng, thời gian thực hiện 49 năm, dự
kiến đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2018, góp phần thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
T
heo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh
báo cáo về tình hình doanh nghiệp (DN) trong Hội
nghị Gặp gỡ tiếp xúc DN do UBND tỉnh tổ chức
ngày 22/8/2016, 8 tháng qua, cả tỉnh có thêm 820 DN đăng
ký thành lập với số vốn đăng ký là 5.610 tỷ đồng, tăng 18%
về số DN và giảm 24% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2015. Vốn đăng ký bình quân trên một DN trong 8 tháng
đầu năm 2016 đạt 7,46 tỷ đồng. Số lao động đăng ký của các
DN thành lập mới trong 8 tháng đầu năm trên 13.200 lao
động. Tính đến ngày 30/6, có 7.776 DN, đơn vị phụ thuộc DN
và hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có trên 98% DNNVV;
số DN gặp khó khăn, tạm ngừng đã hoạt động trở lại là 284
DN, tăng 21,8% so cùng kỳ. Đóng góp vào ngân sách nhà
nước của DN 6 tháng đầu năm là 10.817 tỷ đồng.
Các nhà lãnh đạo G20 chụp ảnh lưu niệm.
Ảnh: Tân Hoa xã
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM
Nguyễn Hoàng Năng (bên phải) tiếp nhận bảng
tượng trưng các đơn vị đăng ký ủng hộ cứu trợ
các tỉnh miền Bắc bị thiên tai
Hội nghị G20 tại Trung Quốc: TạođàphụchồinềnkinhtếtoàncầuHà Thắng - Lê Bảo
Ninh Thuận: KhởicôngdựánNhàmáyĐiệngióTrungNam Anh Đức
ỦybanMặttrậnTổquốcViệtNamTP.HCM
kêugọihỗtrợcáctỉnhmiềnBắcbịthiêntai
Quốc Định
Chiều 30/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP.HCM -
Ban Cứu trợ TP.HCM phát động đợt vận động và tiếp nhận các nguồn
đóng góp tự nguyện hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiên tai năm
2016. Đã có 29 đơn vị, cá nhân đăng ký hưởng ứng ủng hộ với số tiền
hơn 3,6 tỷ đồng. Trước đó, lãnh đạo TP.HCM đã đi cứu trợ cho đồng bào
các tỉnh bị thiên tai hơn 35 tỷ đồng, trong đó, 20 tỷ đồng cho vùng bị
hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL và các tỉnh Tây Nguyên.
Lạng Giang - Bắc Giang:
Xâydựngnhàmáychếbiếnnôngsản
Bùi Cường
Quảng Ninh:
8tháng,thêm820doanhnghiệp
đăngkýthànhlập Bùi Cường
Số 134 - Tháng 9/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM04
Trong 10 năm qua, Tỉnh
ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã
tích cực chỉ đạo các đơn vị, địa
phương quán triệt Luật Quốc
phòng và các văn bản của
Trung ương nhằm triển khai có
hiệu quả các nhiệm vụ quân sự,
quốc phòng.
Đ
ể Luật Quốc phòng đi
vào cuộc sống, Hội đồng
tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật các cấp đã chủ
động tăng cường công tác tuyên
truyền với nhiều hình thức phù
hợp với mọi đối tượng, vùng miền.
Qua tuyên truyền, nhận thức của
cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ
trang được nâng cao, thế trận lòng
dân được củng cố, tiềm lực chính
trị ngày càng vững chắc, đáp ứng
yêu cầu của đất nước, góp phần làm
thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa
bình của các thế lực thù địch, bảo
đảm ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội.
Qua 10 năm triển khai thực
hiện, Luật Quốc phòng đã có tác
động tích cực đến mọi mặt của các
hoạt động kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh (QPAN) của tỉnh,
góp phần làm phong phú thêm
quan điểm “kết hợp kinh tế - xã hội
với tăng cường QPAN” trên địa bàn
tỉnh. Từ đó, nhiệm vụ xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận
an ninh nhân dân ngày càng vững
mạnh, góp phần thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia. Công tác phòng thủ
dân sự được quan tâm thực hiện từ
tỉnh đến cơ sở, sẵn sàng tham gia
phòng, chống thiên tai, tìm kiếm
cứu nạn, sơ tán, phòng tránh cấp
cứu, hộ đê… Cơ sở vật chất, hạ tầng
quân sự - quốc phòng được đầu tư
đồng bộ đáp ứng yêu cầu trong tình
hình mới, sẵn sàng chiến đấu, bảo
vệ Tổ quốc.
Trong 10 năm thực hiện bộ
luật, toàn tỉnh đã tổ chức được 2.484
lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN cho
trên 251.000 đối tượng cán bộ, công
chức, đảng viên, chức sắc, chức
việc, nhà tu hành, già làng, trưởng
bản theo phân cấp; cập nhật kiến
thức QPAN cho 1.129 đối tượng
2 và 3; giáo dục QPAN cho trên 1
triệu học sinh, sinh viên... Trong
quá trình triển khai thực hiện Luật
Quốc phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh
đã thực hiện tốt công tác quản lý
Nhà nước về quốc phòng, chỉ đạo
các sở, ngành chú trọng xây dựng
hệ thống văn bản tham mưu, chỉ
đạo nhiệm vụ QPAN; tổ chức quán
triệt, nghiên cứu, học tập các văn
bản quy phạm pháp luật về tổ chức
hoạt động của lực lượng vũ trang,
như: Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật
Sĩ quan QĐND Việt Nam, Luật
Biên giới quốc gia, Luật Dân quân
tự vệ, Luật Giáo dục QPAN…, cũng
như một số văn bản của Chính phủ
quy định về xây dựng lực lượng và
chính sách, chế độ đối với quân đội
nhân dân, công an nhân dân, dân
quân tự vệ...
Theo Đại tá Đinh Xuân Thủy,
Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh: Thông qua thực hiện Luật
Quốc phòng, lực lượng vũ trang tỉnh
có điều kiện tốt hơn trong việc thực
hiện tổ chức biên chế cho các đơn vị
thường trực của tỉnh làm nhiệm vụ
sẵn sàng chiến đấu. Công tác xây
dựng lực lượng dân quân tự vệ ngày
càng phát triển ổn định, đạt tỷ lệ
1,35% so với dân số; hơn 91% chi
bộ quân sự trong dân quân tự vệ có
chi ủy. Toàn tỉnh đã xây dựng được
10 trung đội dân quân thường trực
khu công nghiệp, 37 đơn vị tự vệ
trong các doanh nghiệp có tổ chức
Đảng, 6 đơn vị tự vệ trong doanh
nghiệp không có tổ chức Đảng; biên
chế trong các đơn vị dự bị động viên
đạt hơn 99% và có độ tin cậy cao về
chính trị, đủ khả năng hoàn thành
nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Công tác tuyển quân hàng năm
luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu ở
cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Sức mạnh
chiến đấu của lực lượng vũ trang
tỉnh ngày càng được nâng cao.
Từ việc triển khai thực hiện
Luật Quốc phòng đã giúp cho tỉnh
thể chế hóa và nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực, tạo
cơ chế chặt chẽ, đúng hướng, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân. Kinh tế của tỉnh tăng
trưởng bình quân 8,5%/năm, thu
nhập bình quân đầu người đạt 66,7
triệu đồng/năm. Phát triển kinh tế
- xã hội gắn với QPAN được thực
hiện theo kế hoạch cơ bản lâu dài,
vững chắc, tạo môi trường ổn định
và phát triển, góp phần xây dựng
Đồng Nai trở thành khu vực phòng
thủ vững chắc trong hệ thống phòng
thủ chung của Quân khu 7.
Lãnh đạo Quân khu 7 và tỉnh Đồng Nai
động viên thanh niên Nhơn Trạch
nhập ngũ năm 2016
Luật Quốc phòng đã đi vào cuộc sốngThuỳ Duyên - Ngọc Danh
Vừa qua, thường trực HĐND
tỉnh Đồng Nai đã họp đánh giá
kết quả thực hiện những nhiệm
vụ quan trọng của HĐND tỉnh,
đề ra các nhiệm vụ trong thời
gian tới. Ông Nguyễn Phú
Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Đẩy mạnh quy hoạch cụm công
nghiệp
Theo ông Nguyễn Trung
Thành, Chánh Văn phòng HĐND
tỉnh, Sở Công Thương đã rà soát,
tham mưu trình UBND tỉnh quy
hoạch 27 cụm công nghiệp (CCN)
trên địa bàn tỉnh. Hiện có, 17 cụm
đã có đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở.
Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để
doanh nghiệp (DN) đầu tư, ổn định
sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Một số DN hoạt động đã
tạo công ăn việc làm cho người lao
động nông thôn, góp phần tăng thu
nhập, ổn định cuộc sống của người
dân. Tuy nhiên, kết quả triển khai
các CCN chưa đạt so với kế hoạch
được duyệt, công tác cải cách thủ tục
hành chính thực hiện chưa đồng bộ
giữa các ngành nên còn gây nhiều
khó khăn cho DN trong việc lập thủ
tục để vào CCN, thời gian thực hiện
kéo dài. Có nơi, quy hoạch các CCN
chưa gắn với nhu cầu phát triển KT-
XH của địa phương. Hệ thống cơ
sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đảm
bảo...
ÔngNguyễnPhúCường,Bíthư
Tỉnh ủy kỳ vọng vào việc quy hoạch
CCN vừa và nhỏ để tập trung các
DN theo hệ thống. Việc gọi nhà đầu
tư vào CCN còn khó khăn, vì kinh
phí đầu tư lớn. Thực tế, các huyện
rất muốn có CCN để tăng trưởng
kinh tế. UBND tỉnh sẽ có những
chỉ đạo sát hợp cho từng huyện, thị
thành lập trung tâm quản lý CCN,
yêu cầu DN đóng góp xây dựng cơ
sở hạ tầng, theo 3 hạng mục cơ bản:
đường, hệ thống thoát nước, xử lý
nước thải. Đặc biệt quan tâm đến
việc bảo vệ môi trường sống, từ môi
trường nước, không khí… Tỉnh ủy
đề nghị Ban Pháp chế HĐND tỉnh
giám sát việc cải cách thủ tục hành
chính cấp phép xây dựng, các thủ
tục về đất đai, phải rút ngắn thời
gian theo đúng quy định, để tránh
phiền cho DN cũng như người dân.
Cần lập phương án đưa DN giết mổ
gia súc, gia cầm vào, vì các cơ sở này
cũng có hình thức xử lý môi trường
cục bộ, có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Tỉnh ủy đề nghị Sở
NN&PTNT, Ban Kinh tế ngân sách,
các ngành Xây dựng, Tài nguyên
và TP. Biên Hòa cùng tính toán, có
phương án để báo cáo UBND tỉnh.
Kiên quyết “diệt” giết mổ lậu
Ông Lại Thế Thông, Trưởng
ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh
trình bày kết quả giám sát thực
hiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm. Các cơ sở giết mổ có
phép đúng theo quy hoạch thì việc
cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y
mới đạt 20,58%, chứng nhận về vệ
sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)
chỉ đạt 7%. Theo thống kê, trên địa
bàn tỉnh hiện có 102 cơ sở giết mổ
được cấp phép còn 149 cơ sở chưa
cấp phép. Kế hoạch đến cuối 2016
phải hoàn thành quy hoạch các cơ sở
giết mổ trên địa bàn tỉnh. Hiện tại,
một số cơ sở giết mổ được quy hoạch
thì công suất giết mổ tập trung chỉ
mới kiểm soát được 43% lượng thịt
cung ứng ra thị trường, còn lại 57%
chưa kiểm soát được. Vì vậy, cần
có chuyên đề về đảm bảo VSATTP,
đoàn liên ngành tỉnh phải kiểm soát
theo chuỗi từ trang trại đến bàn ăn.
Từng địa phương phải quán triệt
đến năm 2017 đảm bảo VSATTP
tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Ông Phan Minh Báu, Phó
Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết,
đoàn liên ngành của Sở phối hợp
huyện đi kiểm tra đột xuất 4 cơ sở
giết mổ lậu, phát hiện các cơ sở trên
đều vi phạm quy định về giết mổ gia
súc, gia cầm. Có nơi thực hiện việc
giết mổ lậu một cách công khai, có
cơ sở nằm sát khu giết mổ tập trung
nhưng không chấp hành việc giết
mổ theo đúng quy hoạch.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú
Cường đề nghị Sở Tài chính cùng
các sở, ngành phối hợp để tham
mưu ban hành chính sách hỗ trợ
kiểm dịch, chi phí giết mổ, kiểm
tra VSATTP. UBND tỉnh cần chỉ
đạo các huyện cương quyết tiêu
diệt những cơ sở giết mổ không đạt
tiêu chuẩn. Tạo điều kiện cho các
cơ sở giết mổ tập trung theo quy
hoạch đảm bảo VSATTP, cũng như
việc cạnh tranh lành mạnh trên
thương trường. Cục, chi cục quản
lý thị trường phối hợp ngành thú y,
ban quản lý chợ, kiểm tra xử phạt
tiểu thương không tuân thủ quy
định, thu hồi giấy phép kinh doanh
không cho buôn bán ở chợ. Từng địa
phương phải tập trung làm ráo riết
về việc giết mổ lậu. Thịt bán trong
chợ phải có đóng dấu kiểm dịch.
Nếu phát hiện vi phạm VSATTP thì
phải xử lý ở mức cao nhất theo quy
định. Ông Cường cũng đề nghị Sở
NN&PTNT kết hợp chặt chẽ với các
huyện, thị để kiểm tra dẹp sạch các
cơ sở giết mổ lậu. Đồng thời, đề nghị
các báo, đài tuyên truyền sâu rộng
về VSATTP cho người dân hiểu rõ
về thực phẩm sạch...
Bí thư Tỉnh ủy: Kiênquyết“diệt”cơsởgiếtmổlậu
Bùi Châu
đồng nai
Số 134 - Tháng 9/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 05
Vượt lên trong lao động sản
xuất, nhiệt huyết trong công
tác xã hội, đó là tấm gương điển
hình của ông Nguyễn Văn Sáu,
một cựu chiến binh ở ấp 1, xã
Tam Hiệp, huyện Châu Thành,
tỉnh Tiền Giang.
T
ừ hoàn cảnh khốn khó,
đến nay, ông Nguyễn
Văn Sáu đã là chủ của
mảnh ruộng rộng 1,2 ha với nguồn
thu nhập hàng trăm triệu đồng/
năm. Trên mảnh đất này, ông
trồng 5 công rau má, 2,5 công bông
sen, bông súng và còn lại là cây
riềng. Đây là những loại cây rau
màu thực phẩm tuy vốn ít nhưng
cho hiệu quả kinh tế khá cao, giúp
người cựu chiến binh này vươn lên
khá giả.
Ông Sáu cho biết, năm 1985
ông xuất ngũ về địa phương sinh
sống trong một gia đình nghèo
thuộc vùng bưng biền của xã Tam
Hiệp. Đây là vùng đất thường
xuyên bị ngập nước và nhiễm
phèn, rất khó cho sản xuất nhất
là trồng lúa và hoa màu. Được cha
mẹ cho riêng 4 công đất hoang, vợ
chồng ông tích cực khai phá, xử
lý đất và trồng các loại khoai mì,
trồng lúa và hoa màu… Giai đoạn
đầu đất mới khai phá độ phèn còn
cao nên năng suất cây trồng không
đạt yêu cầu. Từ đó, ông Sáu tích
cực học tập kỹ thuật sản xuất từ
nông dân khác, báo đài và rút kinh
nghiệm qua thực tiễn sản xuất.
Đất không phụ lòng người, dần dần
việc trồng trọt của gia đình ông đạt
hiệu quả cao và còn tích lũy vốn
để sang nhượng thêm được 8 công
đất. Những năm gần đây, ông Sáu
chuyển sang trồng các loại cây màu
mà thị trường hút hàng, giá cao
như: rau má, bông sen, bông súng.
Trung bình, mỗi năm ông cung cấp
cho thương lái hơn 30 tấn rau má,
7 tấn củ riềng và vài tấn ngó sen,
dây bông súng. Ngoài ra, ông còn
đầu tư nuôi vài con bò thịt để tận
dụng phân bò bón cho ruộng hoa
màu và có thêm nguồn thu nhập
cho gia đình.
Dù công việc đồng áng rất cực
nhọc, nhất là những tháng mùa
mưa nhưng ông và các thành viên
trong gia đình rất chăm chỉ, say mê
lao động, luôn có mặt trên đồng, đổ
giọt mồ hôi để hoa màu tốt tươi.
Ông Sáu cho biết, là cựu chiến binh,
là “lính Cụ Hồ” thì phải học tập và
làm theo lời Bác dạy. Học và làm
theo Bác từ những việc làm đơn
giản trong gia đình, nhất là phải
thực hiện được 2 chữ: “cần, kiệm”,
tích cực lao động để chống lại đói
nghèo, lạc hậu. Ông Sáu chia sẻ:
“Hàng ngày, khoảng 5 giờ sáng là
tôi đi vô rẫy rồi. Vợ đem cơm nước
ăn rồi đến tối mới về. Công việc lúc
gấp thì nằm ngay lưng chút xíu
chứ không có nghỉ trưa như người
ta. Quyết tâm làm xong mới về. Tôi
động viên các con tôi cũng làm việc
chăm chỉ để cuộc sống khá lên”.
Ngoài việc chăm lo lao động
sản xuất, ông Sáu còn tích cực
với hoạt động xã hội. Với nhiệm
vụ là Phó trưởng ấp, ông đã tích
cực trong công tác tuyên truyền,
vận động người dân tham gia
các phong trào, hoạt động của
địa phương. Ông luôn có mặt
trong các công việc như: vận động
người dân nộp thuế, các loại quỹ,
xây dựng nông thôn mới… Ông
Vương Tấn Thanh, Phó Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh xã Tam Hiệp,
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang nói: "Tôi thấy anh Nguyễn
Văn Sáu trước đây gia đình rất
khó khăn. Qua thời gian, anh
mua thêm được đất, làm ăn hiện
này rất khá. Trong công tác xã hội
anh làm rất tích cực. Đối với Hội
Cựu chiến binh thì anh là một
điển hình tốt cần nhân rộng”.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn
Sáu rất đúng với hình ảnh bộ đội
Cụ Hồ, không sợ hy sinh trong
chiến đấu, hăng say, cần cù trong
lao động sản xuất để làm giàu cho
gia đình và góp phần xây dựng
quê hương, đất nước ngày một
giàu đẹp hơn.
BẠC LIÊU: NỖINIỀMLAOĐỘNGTHAPHƯƠNG Huy Diệu
Do hoàn cảnh quá khó
khăn, nhiều hộ dân trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu đã phải rời
bỏ quê hương để đi đến các
thành phố lớn tìm kiếm việc
làm. Chọn giải pháp đi làm
ăn xa cũng đã giúp nhiều gia
đình nâng cao thu nhập, cải
thiện cuộc sống. Tuy nhiên,
việc người dân ồ ạt đổ xô đến
các thành phố, các khu công
nghiệp kiếm sống không
những làm cho địa phương
thiếu đi lực lượng lao động trẻ
mà còn gây ra nhiều hệ lụy
khác về mặt xã hội.
*Đôi ngả chia ly
Chúng tôi đến nhà em Danh
Thị Hạnh ở ấp Kinh Xáng, xã Lộc
Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc
Liêu vào một ngày mưa. Trong
căn nhà nhỏ, đơn sơ và đang bị dột
nước vì không có người lợp lại mái
nhà vốn đã xuống cấp từ bấy lâu
nay, ba chị em Hạnh đang ngồi
quây quần bên mâm cơm chỉ có vài
con tép rang do em tự tay nấu. Do
không có ba, mẹ ở nhà nên chị nấu
được món gì các em ăn món đó. Ở
cái tuổi 15 còn thơ ngây, non nớt
nhưng đã hơn 5 năm qua, Hạnh
với vai trò là chị lớn, đã phải tự tay
chăm lo cho em trai của mình và
đứa em bà con cũng có cùng hoàn
cảnh ba mẹ đi làm ăn xa xứ. Hạnh
cho biết, ba mẹ em đi làm hồ ở tận
Phú Quốc, một năm chỉ về thăm
nhà 2 - 3 lần vào các ngày lễ Tết.
Ban ngày các em tự học, tự
sinh hoạt, đêm đến thì về bên nhà
chú để ngủ vì không dám ngủ một
mình. Chúng tôi gặp các em vào
thời điểm năm học đã gần kề - lúc
mà nhiều đứa trẻ khác đã được ba
mẹ đưa đi mua sắm đủ đầy các
dụng cụ học tập, quần áo để bước
vào năm học mới thì các em đang
phải chờ vài hôm nữa mẹ mới về
dẫn đi mua. Nhắc đến ba, mẹ,
Hạnh đã không kìm được nước mắt
vì tủi thân. Hạnh xúc động chia sẻ:
“Nhiều lúc em nhớ ba mẹ lắm mà
không biết sao, mấy đứa em nhỏ
đêm khóc hoài. Em đành phải dỗ
dành cho nó ngủ”.
Cũng đã nhiều năm nay, bà
Phan Thị Oanh, cùng ngụ ấp Kinh
Xáng, cũng phải trông nom 2 đứa
cháu ngoại cho vợ chồng người con
gái đi làm ăn ở TP.HCM. Tuổi già
nuôi cháu nhỏ, nhiều lúc ốm đau,
bệnh tật vất vả vô cùng nhưng đời
sống của các con khó khăn nên bà
cũng không đành bỏ mặc con cháu
mà phải cưu mang đùm bọc. Bà
Oanh cho biết, con đi làm ăn xa, vài
tháng cũng chỉ gửi về cho bà được
khoảng một triệu đồng để lo cho các
cháu, có tháng cũng không có tiền
gửi vì không có việc làm. Vợ chồng
bà phải nuôi nấng, lo lắng cho các
cháu ăn uống, học hành nhờ vào
thu nhập ít ỏi từ mấy công vuông
sau nhà. Bà Oanh chia sẻ: “Nhà
toàn người già và con nít, nhiều
lúc đụng chuyện gì cũng không
biết kêu ai, nhờ hàng xóm hoài thì
thấy cũng kỳ nên tui và ổng đành
cố chứ biết làm sao”. Nhiều đêm
nghĩ đến con bôn ba, vất vả nơi xứ
người để tìm kế sinh sống, thấy các
cháu học hành không có người kèm
cặp, bà thấy chạnh lòng. Bà chỉ
mong địa phương tạo được nhiều
việc làm cho lao động để các con bà
trở về quê làm ăn sinh sống, có thời
gian gần gũi, tự chăm lo cho các
con của mình vì ông bà càng ngày
tuổi càng cao.
*Nảy sinh nhiều hệ luỵ
Đã không ít trường hợp do cha,
mẹ làm ăn xa gửi con lại quê nhà
cho cô, chú, ông, bà lớn tuổi chăm
lo, do thiếu vắng tình thương, sự
quản lý trong sinh hoạt, nhiều đứa
trẻ đã tự ý bỏ học, dính vào tệ nạn
xã hội. Thậm chí đã xảy ra một số
trường hợp trẻ bị chết đuối, bị tai
nạn thương tích do thiếu sự quản
lý của gia đình, đặc biệt là ba, mẹ
bận đi làm ăn xa xứ. Có người khi
đi vợ chồng đủ đầy nhưng khi về
con mất cha hay phải xa vắng mẹ.
Thậm chí có người mang về tệ nạn,
bệnh tật hay tai nạn lao động, trở
thành gánh nặng cho ba, mẹ ở quê.
Những trường hợp đi làm ăn xa để
rồi vẫn trắng tay trở về không ít.
Hồng Dân là một trong những
địa phương có tỷ lệ người dân
làm ăn xa xứ nhiều nhất trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu với hơn 7 ngàn
người. Chỉ tính riêng đầu năm
đến nay đã có gần 2 ngàn người
rời bỏ quê đi làm tại các khu công
nghiệp, các thành phố lớn. Ông
Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch
UBND huyện Hồng Dân cho biết,
thời gian qua huyện cũng đã tích
cực phối hợp với các ngành có liên
quan đào tạo nghề, tạo việc làm
cho lao động trên địa bàn huyện
nhưng do nhu cầu việc làm tại địa
phương còn hạn chế, công tác đào
tạo nghề còn nhiều bất cập nên vẫn
còn nhiều lao động không tìm được
việc làm tại chỗ, phải bỏ đi làm ăn
xa xứ. Ông Chiến cho biết thêm:
“Tới đây, huyện sẽ tổ chức nhiều
lớp học nghề phối hợp với sự phát
triển vốn có của địa phương, đồng
thời thành lập các câu lạc bộ nhằm
tập hợp những lao động nhàn rỗi,
giúp họ tăng thêm thu nhập”.
Có thể thấy rằng, lao động
đi làm ăn xa là nguồn thu nhập
chính cho các gia đình, nhưng
cũng kéo theo nhiều vấn đề phức
tạp và để lại gánh nặng cho người
ở lại. Nhiều lao động cho biết họ đã
chán ngán cảnh tha phương cầu
thực và mong muốn có việc làm,
tạo cuộc sống ổn định trên chính
quê hương của mình. Tuy nhiên,
làm thế nào để người dân bám trụ
với quê hương đang là bài toán
khó cho nhiều địa phương, không
chỉ riêng Bạc Liêu. Để giải quyết
vấn đề này không phải là chuyện
một sớm một chiều mà cần phải
có sự quyết tâm và giải pháp đột
phá, hiệu quả của các ngành, các
cấp trong tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Sáu không chỉ hăng hái
trong lao động mà còn trong công tác xã hội
Nhiều người phải rời bỏ quê hương lên
thành phố kiếm việc làm. Ảnh minh họa
Tiền Giang: Mộtcựuchiếnbinhvươnlêntừhaibàntaytrắng Nhật Tân
Số 134 - Tháng 9/2016
Tại một số quốc gia trên thế giới, việc
cho vay không đơn thuần chỉ dành cho tiêu
dùng, mà còn cả các nhu cầu khác như vay
đi học, vay để tổ chức đám cưới, đi du lịch,
thậm chí là mua huyệt để mai táng khi qua
đời… Theo đó, các công ty tài chính, đặc biệt
là những công ty có vốn nước ngoài luôn có
chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn hẳn
doanh nghiệp (DN) nội địa trong việc phục
vụ khách hàng.
Hiểu được thị trường, tâm lý tiêu dùng của
giới học sinh - sinh viên, Cty Tài chính Home
Credit đã chọn sinh viên (SV) là đối tượng mới để
phục vụ các khoản vay tín dụng. Các bạn SV tuổi
từ 18 đến 20 đã có thể vay trả góp các sản phẩm
điện máy, điện thoại từ Home Credit. Rõ ràng,
với việc thay đổi này, Home Credit đang khiến
thị trường khá bất ngờ vì trước nay, SV luôn là
đối tượng không có nguồn thu nhập ổn định, khả
năng cho vay sẽ rất rủi ro. Vì vậy, không phải tổ
chức tài chính nào cũng mạnh dạn lựa chọn SV là
đối tượng vay chủ đạo.
Điểm đáng nói nhất là Home Credit áp dụng
cào bằng tất cả các đối tượng với nhau. Cụ thể, SV
cũng được mua trả góp các sản phẩm điện thoại,
điện tử với mức lãi suất 0%. Như vậy, không
giống như một số DN chọn lãi suất để bù rủi ro,
Home Credit đang có những chiến lược khá mới.
Đó là, kể từ bây giờ, khách hàng trong độ tuổi từ
18-60 đã có thể tham gia vay trả góp từ Home
Credit thay vì từ 20-60 tuổi như trước đây và chỉ
cần trả trước 20% giá trị sản phẩm.
Quy định cho đối tượng SV vay tại công ty
này cũng khá đơn giản. Để tham gia sản phẩm,
SV dưới 20 tuổi chỉ cần cung cấp các thủ tục cơ
KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
 Xem tiếp trang 7
Việc ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT)
vào ngành nông nghiệp, hay còn
gọi là "nông nghiệp thông minh"
hoặc "nông nghiệp điện tử" đang
trở thành xu thế mới ở nhiều nơi
trên thế giới.
Con trâu, cái cày dần lùi xa
Tại Việt Nam, một số địa
phương ứng dụng ICT trong sản
xuất nông nghiệp đã đạt được kết
quả khả quan. Lợi thế là vùng
sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả
nước, ứng dụng ICT mở ra cơ hội
nâng cao giá trị nông sản, hướng
đến ngành nông nghiệp hiện đại
cho vùng ĐBSCL.
Chỉ cần một máy tính bảng
hoặc một chiếc smart phone có kết
nối Internet, người nông dân sẽ
biết vườn cây nào cần bón phân,
bón bao nhiêu, bón loại phân gì,
diện tích nào cần tưới nước, tưới
bao nhiêu là vừa... Sử dụng CNTT
giúp người nông dân sản xuất
vươn lên và tương lai họ sẽ được
thụ hưởng nhiều hơn nhờ CNTT.
Thế nhưng, hình ảnh “con trâu
đi trước, cái cày theo sau” vẫn
còn hiện hữu ở phần lớn các vùng
nông thôn. CNTT mặc dù đã được
áp dụng nhưng vẫn còn rất đơn
lẻ - trâu cày chưa được thay bằng
máy tính. Nghĩa là tư duy, nhận
thức và phương pháp sản xuất
nông nghiệp của nước ta vẫn chưa
thực sự có bước đột phá.
Theo GS.TS Nguyễn Tuấn
Anh, Chủ nhiệm chương trình KH
- CN phục vụ xây dựng nông thôn
mới, tỷ trọng đầu tư cho CNTT
trong nông nghiệp thấp hơn nhiều
so với những công nghệ khác, nông
dân tiếp cận với công nghệ còn
quá khiêm tốn, nguyên nhân cũng
bởi nhận thức của doanh nghiệp
và người dân còn chưa nhất quán,
chưa thấy được lợi ích mà CNTT
mang lại.
Hiện nay, trên thế giới có
nhiều quốc gia ứng dụng CNTT
trong nông nghiệp và tạo bước đột
phá đáng kể. Nhờ ứng dụng CNTT
trong nông nghiệp mà Israel từ
nước có điều kiện đất đai khô hạn,
khí hậu khắc nghiệt trở thành
một quốc gia có nền nông nghiệp
tiên tiến trên thế giới. Một ha đất
ở Israel có thể cho năng suất hơn 3
triệu bông hồng, hay hơn 500 tấn
cà chua mỗi vụ; mỗi năm, một con
bò của Israel cho tới 11 tấn sữa.
Chỉ với khoảng 2,5% dân số làm
nông nghiệp, Israel không những
bảo đảm đủ nhu cầu lương thực
mà còn xuất khẩu nông sản mỗi
năm.
Còn ở Việt Nam, việc ứng
dụng CNTT vào nông nghiệp đang
ở những bước đầu. Trong đó, ICT
được ứng dụng nhiều nhất hiện
nay là trong lĩnh vực sản xuất
cây trồng trong hệ thống nhà
mạng, bao gồm hệ thống tự động
hóa trong điều khiển nhà mạng,
điều khiển hệ thống tưới kết hợp
với bón phân, hệ thống điều chỉnh
ẩm độ và nhiệt độ, quang năng,
hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
đầu vào và hệ thống phân phối
của một vài tập đoàn, công ty lớn,
trong các trại chăn nuôi gia súc và
đại gia súc, các trại nuôi thủy sản
theo phương thức thâm canh hoặc
trong hệ thống thiết lập chuỗi
thực phẩm an toàn…
Thực tế cho thấy, nước ta đã
có thể tiếp cận và đưa ra những
dự báo về giá cả, nông sản của
thị trường thế giới nhưng nông
dân vẫn rơi vào cảnh được mùa,
mất giá và vì không đủ thông
tin nên đổ xô vào trồng một loại
mặt hàng nông sản, dẫn tới dư
thừa. Các doanh nghiệp Việt Nam
hiện có nhiều lợi thế để ứng dụng
CNTT vào nông nghiệp như sự
sẵn sàng về hạ tầng công nghệ,
điện thoại thông minh trở nên
đại trà nhưng hầu hết vẫn chưa
chạm tay vào lĩnh vực này, chưa
đầu tư cho những giải pháp phát
triển nông nghiệp. Một số dự án
ứng dụng ICT trong nông nghiệp
điển hình như: dự án hợp tác giữa
Công ty Fujitsu Nhật Bản với Tập
đoàn FPT tại Hà Nam tự động
hóa sản xuất nông nghiệp trong
nhà màng; dự án ứng dụng ICT
quản lý và vận hành sản xuất lúa
tại Đồng Tháp; dự án của Công ty
NEC ứng dụng ICT sản xuất, kinh
doanh nông sản; dự án ứng dụng
ICT trong vận hành và quản lý
sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao giữa Ban quản lý Khu nông
nghiệp công nghệ cao TP.HCM
với Công viên phần mềm Quang
Trung và Global Cyber Soft…
Còn theo ông Từ Minh
Thiện, Phó Trưởng ban Quản lý
Khu nông nghiệp công nghệ cao
TP.HCM, ứng dụng ICT trong sản
xuất nông nghiệp rất đa dạng,
phong phú và hiệu quả. Tùy thuộc
vào trình độ phát triển sản xuất
và trình độ của lực lượng lao động
mà những ứng dụng này sẽ được
thiết kế cho phù hợp. Ban quản
lý thử nghiệm việc trồng dưa lưới
thông qua ứng dụng SmartAgri
tại Khu nông nghiệp công nghệ
cao từ tháng 12/2015.
Nền tảng và giải pháp nào cho vùng
ĐBSCL?
Để ứng dụng CNTT trở thành
hướng đi bền vững cho sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, cần
nhiều giải pháp đồng bộ từ các
cấp, cũng như việc mạnh dạn thay
đổi tư duy sản xuất của người
nông dân, thu hút doanh nghiệp
đầu tư trong lĩnh vực này. Cần có
hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn
nhân lực sẵn sàng ứng dụng
CNTT trong nông nghiệp cho vùng
ĐBSCL. Có như vậy, ĐBSCL mới
thu hút doanh nghiệp tham gia
đầu tư và thay đổi phương thức
sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, vùng ĐBSCL có
nhiều ưu thế và thuận lợi trong
đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Theo ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng
Viện Tin học Doanh nghiệp -
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, ĐBSCL cần xác
định thế mạnh của vùng để ứng
dụng CNTT và đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng để thu hút nguồn
nhân lực. Vùng ĐBSCL có thể
ứng dụng CNTT để kiểm soát và
phát triển chất lượng lúa, thủy
sản, an toàn vệ sinh thực phẩm,
truy xuất nguồn gốc sản phẩm
nhằm nâng cao uy tín và thương
hiệu của vùng. Đã có nhiều nhà
mạng như Viettel, FPT, VNPT… có
thể thực hiện việc này chỉ với chi
phí vài trăm nghìn đồng/tháng.
Doanh nghiệp có một tên miền +
website quảng bá dễ dàng theo
dõi, cập nhật thông tin và tích hợp
các dịch vụ khác như dịch từ tiếng
Việt sang nhiều thứ tiếng khác.
Ưu tiên đầu tư smartphone, máy
tính bảng, máy tính xách tay. Mỗi
doanh nghiệp có ít nhất 80% nhân
viên sử dụng email trong công
việc và có tài khoản trên facebook
và biết sử dụng để quảng bá sản
phẩm và chăm sóc khách hàng…
Phát biểu chỉ đạo mới đây,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
nhấn mạnh: ĐBSCL không chỉ là
vựa lúa lớn nhất của Việt Nam
mà phải là nền nông nghiệp thông
minh, bền vững, có giá trị gia tăng
cao của Đông Nam Á và rộng hơn
là của châu Á trong tương lai.
“Nếu thực hiện được tầm nhìn này,
chúng ta coi như đã hoàn thành
được một trong những sứ mệnh
khó khăn nhất của sự nghiệp công
nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
nói chung và công nghiệp hóa-
hiện đại hóa nền nông nghiệp VN
nói riêng", Thủ tướng nói.
Nông nghiệp Việt Nam đang
đối mặt với những thách thức của
biến đổi khí hậu với những kịch
bản đáng lo ngại. Đó là tình trạng
nước biển dâng cao gây ngập mặn
hầu hết vùng ĐBSCL, dịch bệnh
mới phát sinh… Dự kiến nếu thiên
tai xảy ra, sẽ có khoảng 22 triệu
người phải di cư. Trước tình hình
này, tìm ra giải pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu là một yêu cầu
cấp thiết, trong đó có giải pháp
ứng dụng công nghệ sáng tạo để
phát triển nông nghiệp Việt Nam
theo hướng bền vững.
Đồng bằng sông Cửu Long:
Đẩymạnhứngdụngcôngnghệthôngtinvàonôngnghiệp
Minh Sơn - Phước Lập
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất
nông nghiệp góp phần đưa ngành Nông
nghiệp phát triển theo hướng bền vững
06
SINH VIÊN - ĐỐI TƯỢNG MỚI CỦA VAY TIÊU DÙNG Việt An
bản chứng minh nhân thân bao
gồm chứng minh nhân dân, sổ hộ
khẩu/bằng lái xe và thẻ SV.
Cũng có những chiến lược
tương đồng, cách đây không lâu,
HD Saison tung ra thị trường
sản phẩm dành cho đối tượng SV.
Điểm khác biệt giữa HD Saison và
Home Credit là cùng một đối tượng
nhưng sản phẩm của hai DN này
theo mục đích khác nhau. Theo đó,
HD Saison cho SV vay tiền đóng
học phí tại một số trường nghề mà
HD Saison có liên kết là Trường
Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện
Arena Multimedia, Hệ thống đào
tạo lập trình viên quốc tế Aptech
và Trường dạy ẩm thực Netspace.
Chỉ cần bản sao chứng minh nhân
dân, hộ khẩu cùng với cam kết bảo
lãnh của phụ huynh, HD Saison
đang cho người muốn đi học vay
đến 80% học phí trọn khóa học
trong 2,5 năm (tương đương với số
tiền khoảng 50 triệu đồng)…
Như vậy, với người trẻ, đặc biệt
là SV chưa có thu nhập ổn định
vẫn có thể trở thành một người
tiêu dùng sành điệu mà không còn
phải e ngại chuyện thiếu tiền. SV
có quyền thực hiện ước mơ cùng với
sự hiểu biết về quản lý tài chính
với một lộ trình trả nợ khả thi.
Lãnh đạo của Home Credit
nói rằng, mục tiêu Home Credit
hướng đến là việc cùng đồng hành
với khách hàng trong suốt một
chặng đường dài. Có những sản
phẩm không đặt nặng mục tiêu lợi
nhuận mà hướng đến việc tạo được
mối liên hệ với khách hàng, phục
vụ để họ hài lòng khi thấy được
chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
“Sau vài năm, khi họ không còn là
SV, họ vẫn là những khách hàng
tiềm năng và thân thiết của công
ty”, vị này chia sẻ.
Quả vậy, trong một lần trao
đổi với lãnh đạo của một công ty
tài chính, vị này chia sẻ, SV là
một đối tượng rủi ro, song không
phải đối tượng không thể kiểm
soát được. Điều mà các công ty
hay làm là dù không phải thế
chấp tài sản vay nhưng người vay
bắt buộc phải có lộ trình trả nợ
thật chi tiết. Suy cho cùng, công
ty chỉ cần cho SV vay ở mức hợp
lý nhất, nằm trong hoạch định thì
mọi rủi ro trở nên vô nghĩa, cho cả
công ty lẫn người vay.
07KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
 Tiếp theo trang 6
Số 134 - Tháng 9/2016
Giá bưởi da xanh ruột hồng
luôn giữ ổn định ở mức cao nên
nhiều hộ nông dân tại xã Bảo
Quang, thị xã Long Khánh, tỉnh
Đồng Nai đang háo hức trồng
loại cây này. Những vườn cây
ăn trái già cỗi hoặc vườn cây
không đem lại hiệu quả kinh tế
cao đều được phá bỏ để trồng
loại cây đem lại hiệu quả kinh
tế cao này.
Đổ xô trồng bưởi da xanh ruột hồng
Mới đây, chúng tôi được bà
Trần Thị Lệ Như (Chủ tịch Hội
Nông dân xã Bảo Quang) dẫn
đến thăm vườn của gia đình ông
Nguyễn Đền, ngụ tại tổ 4, ấp 18
Hộ Gia Đình, xã Bảo Quang. Lúc
này, ông đang cùng người con
trai cưa chặt bỏ những cây chôm
chôm nhãn trong khu vườn rộng
9.000m2. Ông Đền cho biết, tổng
diện tích của vườn nhà ông rộng
khoảng 1,4 mẫu. Trước đây, ông
trồng cà phê nhưng không đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Sau đó, ông
chuyển sang trồng chôm chôm
cho đến nay đã hơn 20 năm. “Mấy
năm nay, thu nhập từ vườn chôm
chôm của tôi rất thấp vì đầu ra cho
chôm chôm thường hay bấp bênh,
giá cả thấp, nhiều khi 1 ký chôm
chôm giảm xuống còn 2.000 đồng/
kg. Chẳng hạn, mùa chôm chôm
vừa rồi tôi bán chỉ được 160 triệu
đồng, trừ chi phí còn dư khoảng
120 triệu đồng. Trong khi đó, cũng
cùng diện tích đó, cùng bỏ chi phí,
công sức nhưng người trồng bưởi
có thể thu nhập hơn 1 tỷ đồng/
năm. Do vậy, khi được bạn bè có
nhiều kinh nghiệm trong trồng
bưởi da xanh ruột hồng tận tình
hướng dẫn thì tôi quyết định chặt
bỏ 9.000m2 chôm chôm nhãn để
chuyển đổi sang trồng bưởi.
Trước đây, gia đình bà Phạm
Thị Thơm (tổ 14, ấp 18 Hộ Gia
Đình) cũng sử dụng khu vườn
rộng 2,7 ha để trồng mít và chôm
chôm. Thế nhưng, vườn cây ăn trái
nhà bà thường xảy ra tình trạng
“được mùa mất giá, được giá mất
mùa” dẫn đến thu nhập mỗi năm
rất thấp. Qua tìm hiểu thấy đất
đai ở đây rất thích hợp cho trồng
bưởi da xanh ruột hồng. Hơn nữa,
giá loại bưởi này trong những
năm gần đây luôn ở mức cao trên
thị trường (hiện giá bưởi mua tại
vườn từ 55.000 đến 60.000 đồng/
kg). Cho nên, tháng 10/2015, bà
Thơm quyết định chuyển đổi cây
trồng, chặt bỏ cây mít và chôm
chôm để chuyển qua trồng bưởi.
Hiện vườn bưởi của bà phát triển
rất tươi tốt. Mới đây, bà Thơm đã
bỏ tiền mua thêm 1ha vườn mít để
chuyển đổi sang trồng bưởi. Ông
Đỗ Văn Luyến (người nhận chăm
sóc vườn bưởi cho bà Thơm) cho
biết: “Kĩ thuật chăm sóc cây bưởi
cũng không khó khăn. Chẳng hạn,
mùa mưa thì phải thường xuyên
theo dõi để xử lý kịp thời sâu và
nấm bệnh cho cây hoặc tỉa cành,
tạo tán cho cây phát triển tốt”.
Bà Trần Thị Lệ Như, Chủ
tịch Hội Nông dân xã Bảo Quang
cho biết, cho đến nay trên toàn xã
đã có khoảng 50 hộ trồng bưởi da
xanh ruột hồng với diện tích 80
ha, so với năm ngoái thì năm nay
đã tăng 35 ha. Hiện nhiều hộ dân
khác vẫn đang tiếp tục chuyển
đổi dần qua trồng bưởi. Trước
tình trạng nông dân đổ xô trồng
bưởi thì ban đầu chính quyền địa
phương cũng rất băn khoăn, lo
lắng về đầu ra cho sản phẩm. Tuy
nhiên, khi xã đi tham khảo một
số tỉnh cũng như qua thông tin
đại chúng thì thấy nông dân chặt
một số cây trồng để trồng bưởi
da xanh là một quyết định đúng.
Bởi giá bưởi da xanh ruột hồng
hiện rất ổn định trên thị trường
(giá thấp nhất cũng được 50.000
kg, còn giá cao có khi lên đến
60.000-70.000đồng/kg). Hơn nữa,
số lượng bưởi đầu ra vẫn thiếu rất
nhiều trên thị trường. Vì vậy, địa
phương cũng khuyến khích nông
dân chọn những khu vườn cằn cỗi
chặt bỏ để chuyển sang trồng bưởi.
Cũng theo bà Như, cán bộ Hội
Nông dân xã thường xuyên xuống
địa bàn để nắm bắt những tâm tư
nguyện vọng của bà con. Qua đó,
Hội cũng đã tổ chức mở lớp đào
tạo nghề trồng và chăm sóc cây
bưởi cho nông dân. Ngoài ra, để
bà con an tâm về đầu ra của bưởi,
vừa qua Hội Nông dân xã đã tham
mưu cho Hội Nông dân thị xã Long
Khánh tổ chức cho bà con đi tham
quan mô hình tiêu thụ sản phẩm
của cơ sở Hương Miền Tây tại xã
Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày
Bắc, tỉnh Bến Tre. Qua chuyến đi,
bà con vui mừng vì sức tiêu thụ
bưởi da xanh của cơ sở này rất lớn,
mỗi ngày cơ sở có thể tiêu thụ 30-
40 tấn bưởi. Đặc biệt, hiện đầu ra
của bưởi da xanh vẫn chưa cung
ứng đủ cho thị trường. Chủ cơ sở
cho biết họ sẽ đến Đồng Nai tìm
hiểu mô hình trồng bưởi của bà
con, đồng thời sẽ ký hợp đồng thu
mua sản phẩm cho người dân.
Hy vọng đổi đời
Hiện có nhiều hộ nông dân xã
Bảo Quang đã trồng thành công
ban đầu cây bưởi da xanh ruột
hồng. Một trong những hộ trồng
bưởi thành công nhất phải kể đến
gia đình anh Huỳnh Văn Hoàng
(36 tuổi, tổ 8, ấp Ruộng Trẻ, xã
Bảo Quang). Trước đây, gia đình
sử dụng khu vườn rộng 5.000m2
để trồng tiêu, mít. Tuy nhiên, tiêu
thường xuyên xảy ra tình trạng bị
vàng lá rồi chết, còn mít bán với
giá rất thấp nên thu nhập chẳng
được bao nhiêu. Vì vậy, anh chặt
phá vườn cây để chuyển sang
trồng bưởi nhưng lúc bây giờ giá
bưởi còn bấp bênh, có một thời
gian vườn bưởi nhà anh không
bán được trái nào vì tin đồn “ăn
bưởi bị ung thư”. Quá chán nản
nên anh đã bỏ lơ không chăm sóc
vườn cây trong một thời gian dài.
Đến năm 2012, thông qua báo
đài anh biết được bưởi da xanh
ruột hồng được giá. Cho nên, gia
đình anh quyết định cải tạo lại
vườn để trồng giống bưởi này.
Anh vừa làm vừa tìm tòi học hỏi
kinh nghiệm trồng bưởi từ những
người đi trước và trên mạng. Nhờ
vậy, vườn bưởi nhà anh trở nên
xanh tốt và nhanh lớn. Qua 4
năm trồng trọt, chăm sóc, vườn
bưởi của anh cũng cho thu hoạch
vụ đầu tiên từ tháng 11/2015 đến
nay (bưởi cho thu hoạch quanh
năm). “Mỗi trái bưởi đến thời kì
thu hoạch phải nặng từ 2 kg trở
lên. Mỗi ký bưởi hiện nay bán với
giá từ 55.000-60.000 đồng. Trong
mùa này tôi thu hoạch khoảng
6-7 tấn bưởi, sau khi trừ mọi chi
phí còn lời được khoảng 400 triệu
đồng. Vì đây là vụ thu hoạch đầu
tiên nên trái còn ít, còn những vụ
tiếp theo sẽ cho ra sản lượng bưởi
nhiều hơn nữa”.
Anh Hoàng cho hay, hiện anh
đã mua thêm 1 ha đất để tiếp tục
mở rộng trồng bưởi da xanh ruột
hồng. Từ mô hình thành công
của mình, anh Hoàng đã không
ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm
cho các hộ dân xung quanh cùng
làm để vươn lên trong cuộc sống.
Để định hướng lâu dài cho cây
bưởi, anh Hoàng đã mạnh dạn
xin phép chính quyền địa phương
cho thành lập “Tổ hợp bưởi da
xanh Bảo Quang” do anh làm
tổ trưởng. Tổ hợp này đã đi vào
hoạt động được nửa năm nay gồm
27 thành viên với 23 mẫu vườn
bưởi. “Cũng nhờ chính quyền địa
phương quan tâm và cho vay vốn
hỗ trợ, đồng thời mở lớp tập huấn
kỹ thuật trồng bưởi nên chúng
tôi yên tâm chuyển đổi cây trồng
hoặc mở rộng diện tích canh tác
bưởi. Chúng tôi tin rằng, việc
chuyển đổi sang mô hình trồng
bưởi sẽ đạt tỷ lệ thành công rất
cao”, anh Hoàng bộc bạch.
Đồng Nai: Mạnhdạntrồngbưởivớihyvọngđổiđời Tâm An
Người con trai của ông Đền đang cưa
những cây chôm chôm nhãn trong vườn để
trồng bưởi
Anh Hoàng đang chăm sóc vườn bưởi da
xanh ruột hồng
Một số công ty tài chính bắt đầu khai
phá thị trường sản phẩm cho vay dành
cho sinh viên
Số 134 - Tháng 9/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Nghề chẻ đá không chỉ vất
vả, đổ nhiều mồ hôi, mà còn lấy
đi sức khỏe, thậm chí là tính
mạng của nhiều người. Nhưng,
vì cuộc sống mưu sinh, hàng
chục năm nay, nhiều người dân
ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
vẫn đặt cược sinh mạng của
mình với nghề này.
Mồ hôi đổ trên từng viên đá
Tại một bãi đá tư nhân với quy
mô lớn nằm sâu trong rẫy (thuộc ấp
3, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai), trước mặt chúng tôi
là 7 người thợ đang cần mẫn chẻ đá.
Từ một viên đá to nặng hàng trăm
ký, người thợ dùng máy khoan để
khoan một lỗ ở giữa, dùng vật nêm
bằng sắt đặt vào lỗ rồi cầm búa tạ
nện mạnh từng nhát cho đến khi
hòn đá vỡ ra từng mảng nhỏ. Từ đó,
người thợ bắt đầu đục, đẽo để tạo
ra sản phẩm với những kích thước
khác nhau theo yêu cầu của khách
hàng. Từng chồng đá vuông vức
được làm nên từ bàn tay rắn chắc,
khéo léo của những người thợ khiến
người xem phải thán phục.
Chín giờ sáng, mặt trời mỗi lúc
một lên cao, không khí trở nên oi
bức, mồ hôi đổ mỗi lúc một nhiều
khiến nhóm thợ bắt đầu thấm mệt.
Họ tạm ngừng tay và ngồi quây
quần bên nhau cùng uống ly trà đá
và chuyền tay nhau điếu thuốc để
nghỉ lấy sức, mắt đăm chiêu nhìn về
đống đá do mình chẻ ra.
Ông Ngàn Văn Thế (55 tuổi,
ngụ tại thị trấn Vĩnh An) cho biết,
trước đây gia đình ông đầu tư chăn
nuôi nhưng rồi làm ăn thất bát. Hơn
1 ha rẫy của gia đình ông dùng để
trồng cà phê, nhưng vào mùa mưa
thì cây cà phê không phải tưới nước,
chăm sóc nhiều. Cho nên, nhiều
năm nay, ông chọn nghề chẻ đá
để làm kiếm thêm thu nhập trang
trải cuộc sống. “Tôi giờ lớn tuổi rồi,
nhiều khi muốn xin vào công ty
làm cho nhẹ nhàng nhưng không
nơi đâu chịu nhận cả. Cho nên, tôi
buộc phải làm nghề này để có thu
nhập chung tay chăm lo gia đình.
Tiện lợi của nghề này là được tự do,
lúc nào khỏe thì làm, còn mệt hoặc
có chuyện gia đình thì nghỉ, không
bị ai la mắng. Bởi khi chủ tính tiền
công là dựa vào sản phẩm của mình
làm ra, nghĩa là làm nhiều ăn nhiều
làm ít ăn ít. Người nào mới vào nghề
làm chưa quen cũng kiếm khoảng
100 ngàn đồng/ngày, còn những thợ
làm thành thạo lâu năm thì trung
bình mỗi ngày từ 200 đến 300 ngàn
đồng”, ông Thế cho hay.
Đây là một công việc khá nặng
nhọc, nên người nào không quen
làm việc sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Sau
một ngày làm việc trở về nhà với tay
chân rã rời, tâm trạng mệt mỏi, đến
mức ăn cơm không nổi mặc dù bụng
đói cồn cào. Ông Phạm Văn Thiện
(50 tuổi, ngụ khu phố 6, thị trấn
Vĩnh An) vẫn còn giật mình khi nhớ
lại những ngày đầu đi chẻ đá. “Còn
nghề nào nặng nhọc, nguy hiểm
hơn nghề chẻ đá hả chú (!?). Nỗi cực
nhọc của chúng tôi không thể cân
đo đong đếm được, bởi không chỉ đổ
mồ hôi mà còn đổ máu, thậm chí cả
tính mạng. Cho nên, anh em trong
nghề thường khuyên bảo nhau cần
phải kiên trì và cẩn thận trong từng
thao tác để hạn chế mức thấp nhất
rủi ro xảy ra”, ông Phạm Văn Thiện
chia sẻ.
“Ngày xưa khi chưa có máy
khoan, máy đục hỗ trợ thì người thợ
toàn dùng sức để làm là chính. Cho
nên, ai mà sức khỏe không đảm bảo
thì khó gắn bó lâu dài được với nghề.
Ngoàira,đểlàmrasảnphẩmnhiều,
ngoài sức khỏe tốt thì còn phụ thuộc
vào chất lượng đá. Đá tốt thì chẻ đâu
được đó và tạo ra số lượng sản phẩm
được nhiều, còn đá xấu thì chẻ ra bị
nát, tạo ra sản phẩm ít hơn. Để biết
hòn đá nào tốt chỉ còn cách phải chẻ
ra mới biết nên thu nhập nghề này
cũng bấp bênh lắm”, một thợ đá lâu
năm khác chia sẻ thêm.
Theo chủ bãi đá Trần Văn
Hoàng, đa số những người thợ chẻ
đá ở đây là người dân địa phương.
Người có thâm niên ít nhất với nghề
này cũng mười mấy năm, còn người
làm nhiều năm cũng đã hai mươi
mấy năm. Hiện nay, trên địa bàn
huyện vĩnh Cửu có khoảng trăm
bãi đá gia đình và hàng trăm người
dân gắn bó với nghề chẻ đá. Riêng
bãi đá của ông hiện đang tạo công
ăn việc làm cho 25 thợ. “Đá ở đây
được dùng phổ biến trong xây dựng
móng nhà, hàng rào, các công trình
lăng mộ, đường mương thoát nước,
bờ kè chống lũ... Chất lượng đá tốt
nên được nhiều người biết đến, sản
phẩm làm ra tiêu thụ rất nhanh.
Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, chúng tôi
còn xuất đi các tỉnh miền Tây, Bà
Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh…”,
ông Hoàng cho biết thêm.
Nghề mưu sinh nguy hiểm
Tại huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng
Nai), nghề chẻ đá đã được hình
hành và tồn tại từ hàng chục năm
qua. Đây là một nghề nặng nhọc,
nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn
kiên trì gắn bó bởi đây chính là cứu
cánh mưu sinh của bao phận người.
Những người thợ làm nghề chẻ đá
ở đây thường là người già, vì thanh
niên đi làm ăn xa hết rồi. Lẽ ra, ở
tuổi này, họ phải được nghỉ ngơi
hoặc chí ít cũng chỉ làm những công
việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức
khỏe, tuổi tác. Nhưng vì mưu sinh,
họ phải đánh đổi sức khỏe, đặt cược
sinh mạng mình nơi bãi đá để kiếm
tiền trang trải cuộc sống.
Từ hòn đá to nặng hàng trăm
ký, để chẻ, tiện ra thành những
viên đá nhỏ, người thợ phải tốn rất
nhiều sức lực, không chỉ đổ mồ hôi
mà thậm chí cả máu và nước mắt.
Những ai đã gắn bó với nghề này thì
chuyện bị dập móng tay, ngón chân,
trầy xước là chuyện bình thường. Đó
là chưa nói đến những sự cố nghiêm
trọng hơn như bị đá đè gãy tay,
chân, thậm chí chết người.
Người làm lâu năm nhất ở bãi
đá là ông Đặng Văn Khôi (ngụ ấp
2, xã Vĩnh Tân) với thâm niên là 26
năm. Ông Khôi ngồi trầm tư kể cho
chúng tôi nghe những câu chuyện
gắn với các thương tích trên cơ thể
của ông. Cũng vì chẻ đá mà một
ngón tay trên bàn tay phải của ông
bị đứt lìa, mảnh đá văng cắt đứt
khắp tay chân, hàng chục mảnh sắt
nhỏ bằng hạt đậu xanh bay găm vào
cơ thể và đã được phẫu thuật lấy ra.
“Cách đây vài tháng, trong
lúc tôi đang dùng máy khoan để
khoan hòn đá nặng khoảng 500
ký thì chẳng may máy khoan giật
ngược trở lại trúng vào ngực gây nứt
xương. Tôi phải đi bệnh viện điều trị
trong thời gian dài mới khỏi và vừa
đi làm trở lại”, ông Khôi tâm sự. Tuy
nhiên, cũng nhờ làm nghề này mà
ông có tiền lo cho 3 người con gái ăn
học đàng hoàng. Hiện hai người lớn
đã học xong ngành sư phạm và ra đi
dạy, còn người con út đang học Đại
học Đồng Nai.
Những người thợ chẻ đá ở đây
vẫn truyền tai nhau nghe những
câu chuyện thương tâm về những
vụ tai nạn lao động xảy ra đối với
những đồng nghiệp của mình. Có
trường hợp, người thợ đang cặm cụi
tiện đá thì một hòn đá to từ trên cao
lăn xuống đụng cây xà beng khiến
cây xà beng quật đập vào người này
gây chấn thương nặng và đã tử vong
sauđótạibệnhviện.Mộttrườnghợp
thương tâm khác, vì gia đình túng
thiếu, một anh thợ trẻ đã cố sức làm
lụng để có tiền trang trải cuộc sống;
kết quả anh bị bệnh lao lực, đến
lúc bệnh quá nặng khiến anh hộc
ra máu, gia đình đưa đi bệnh viện
nhưng anh không qua khỏi. Nghề
chẻ đá còn bao hiểm nguy chực chờ
đe dọa mạng sống của người thợ
nhưng vì miếng cơm, manh áo, họ
phải nhắm mắt đưa chân. Có lần
trời đổ cơn mưa nhưng một anh thợ
vẫn làm ráng rồi chẳng may bị điện
chạm và giật chết…
“Nghề này nguy hiểm nhưng vì
cuộc sống mưu sinh nên chúng tôi
không thể bỏ nghề được. Để hạn chế
những rủi ro, chúng tôi thường nhắc
nhở, động viên nhau là phải cẩn
thận. Với những ai mới vào nghề
thì chúng tôi hướng dẫn tỉ mỉ từng
thao tác. Ví dụ: tư thế cầm máy
phải đứng như thế nào, cách cầm
búa tạ nện xuống đá ra làm sao…
để không bị đá, đồ dùng văng trúng
vào người”, anh Hoàng, một thợ đá
bày tỏ.
Trời càng về trưa, cái nắng
càng trở nên ngột ngạt hơn, mồ
hôi đổ nhiều làm ướt hết lưng áo,
nhưng những người thợ già vẫn
cặm cụi chẻ đá. Chúng tôi chào
tạm biệt những người thợ chẻ đá
để ra về. Tiếng máy khoan, tiếng
búa, tiếng đục… vẫn văng vẳng
bên tai xen lẫn lời tâm sự của ông
Khôi: “Ngày nào tôi còn khỏe thì
ngày ấy vẫn còn chẻ đá. Nghề đã
chọn mình thì phải cố gắng làm
cũng vì miếng cơm, manh áo chứ
không còn cách nào khác nữa”.
Nghề chẻ đá -Mưusinhtrướccửatửthần! Tâm An- Đức Thọ
Từ một viên đá to nặng hàng trăm ký,
người thợ khoan, chẻ để tạo ra những viên
đá nhỏ vuông vức.
Nghề chẻ đá thường xuyên đối diện với
những nguy hiểm.
Những người thợ chẻ đá đang ngồi nghỉ
ở một bãi đá tại ấp 3, xã Vĩnh Tân, huyện
Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
Ông Đặng Văn Khôi với thâm niên 26 năm
gắn bó với nghề chẻ đá.
Số 134 - Tháng 9/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 09
Trong những năm qua,
cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp của xã Vân Hà đã có
bước phát triển quan trọng,
chuyển dần sang sản xuất cây
ăn quả đặc sản. Vân Hà đã
chuyển đổi thành công cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, từng bước
khẳng định vị trí quan trọng
trong chiến lược phát triển
hàng hóa nông nghiệp, phù
hợp với xu thế chuyển đổi cơ
cấu kinh tế địa phương.
X
ã Vân Hà vốn là một bãi
đất phù sa sông Hồng,
sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
nên thu nhập từ nông nghiệp khá
bếp bênh. Thế nhưng những năm
gần đây, xã Vân Hà lại có bước
chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế
phát triển, đường làng ngõ xóm
được bê tông hóa, những ngôi nhà
cao tầng được xây dựng ngày một
nhiều, tạo cho diện mạo xã thêm
khang trang, sạch đẹp.
Dẫn chúng tôi đi thăm những
bãi bưởi, bãi chuối xanh bạt ngàn
của người dân trong xã, ông
Hoàng Thế Tài - Chủ tịch UBND
xã cho biết: Trước kia, cuộc sống
của người dân vùng đất bãi gặp
rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo tương đối cao. Dân nghèo
khiến cán bộ, đảng viên trong xã
luôn trăn trở suy nghĩ làm sao để
nâng cao cuộc sống của người dân.
Câu trả lời đã được xã cụ thể hóa
trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
xã về phát triển kinh tế - xã hội,
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
Với tiềm năng thế mạnh của vùng
đất bãi, Nghị quyết tập trung vào
các giải pháp phát triển kinh tế,
chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi đem lại thu nhập
cao cho người dân địa phương.
Một trong những bước đột phá
trong sản xuất nông nghiệp là
thay đổi cơ cấu cây trồng. Với diện
tích đất tự nhiên toàn xã là 530
ha nhưng chủ yếu là diện tích đất
bãi cát ven sông, toàn xã chỉ có 60
ha đất nông nghiệp. Nhận thức rõ
những khó khăn trên, Vân Hà đã
quyết tâm chuyển đổi cây trồng
phù hợp với thổ nhưỡng của địa
phương. Xã đã chuyển đổi được 30
ha trồng bưởi cùng nhiều ha trồng
chuối và các loại rau màu, đậu,
đỗ, dưa chuột… Nhờ những thay
đổi đó mà tổng thu nhập trên một
ha đất canh tác của xã tăng lên rõ
rệt, năm 2015 thu nhập trên 1 ha
đất canh tác bình quân đạt từ 800
triệu đến 1 tỷ đồng/năm.
Cùng với trồng trọt, chăn
nuôi cũng có nhiều chuyển biến
tích cực. Tận dụng lợi thế vùng
bãi rộng lớn cùng với những phế
phẩm của trồng trọt nên người
dân trong xã phát triển về chăn
nuôi. Toàn xã hiện có trên 700 con
bò thịt, khoảng 6.000 con lợn và
hơn 10.000 con gia cầm. Những
thành tựu trong lĩnh vực nông
nghiệp góp phần quan trọng vào
tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng
năm của xã. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của xã luôn đạt trên 10%.
Kinh tế phát triển, đời sống
của người dân trong xã được nâng
lên. Năm 2016, Vân Hà phấn đấu
thu nhập bình quân đầu người đạt
trên 33 triệu đồng/người/năm.
Cuộc sống của người dân đầy đủ,
sung túc hơn. Tỷ lệ hộ nghèo hiện
tại của toàn xã có 21 hộ, chiếm
dưới 4%. Nhiều ngôi nhà lụp xụp
trước kia được thay thế bằng ngôi
nhà cao tầng. Những con đường
đất lầy lội được khoác trên mình
tấm áo bê tông đẹp đẽ. Đường
làng, ngõ xóm được cứng hóa. Sự
nghiệp giáo dục được người dân
trong xã quan tâm, hàng năm
100% số trẻ em trong độ tuổi
mầm non được đến lớp, tỷ lệ học
sinh chuyển cấp và thi đỗ đại học
năm sau cao hơn năm trước.
Sự “thay da, đổi thịt” ở vùng
đất bãi đã khẳng định Nghị quyết
của Đảng bộ xã Vân Hà đề ra sát
hợp với thực tế địa phương và được
nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Từ
chọn hướng đi đúng, hợp với lòng
dân, Vân Hà đang có những bước
đi vững chắc trên con đường phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
Nhân dân của xã nhà đang phấn
khởi đẩy mạnh sản xuất, phát
triển kinh tế, hướng tới một nền
sản xuất nông nghiệp đa dạng,
cho thu nhập cao nhưng vẫn giữ
gìn được cảnh quan, bản sắc văn
hóa của địa phương.
Sau 5 năm tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới (XD NTM) giai
đoạn 2012 - 2016, Phú Thịnh đã gặt hái
được những kết quả thiết thực. Trong
thời gian tới, xã xác định sẽ tiếp tục phát
huy nội lực, tinh thần đoàn kết, sáng tạo
của cán bộ và nhân dân để hoàn thành
các mục tiêu đề ra.
P
hú Thịnh nằm ở phía Tây Nam
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc, có diện tích tự nhiên 238 ha,
trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp
là 121,44 ha, với dân số toàn xã 3.862 người.
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân trong xã đã không ngừng nỗ lực
vượt khó, vươn lên. Bộ mặt nông thôn đổi
thay từng ngày. Hạ tầng kinh tế - xã hội được
đầu tư mới, cải tạo nâng cấp khang trang,
sạch đẹp. Đến nay, xã Phú Thịnh đạt 16/19
tiêu chí XD NTM, thu nhập bình quân đầu
người đạt 17,6 triệu đồng/người/6 tháng; tỷ
lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2% và đến cuối
năm 2015 chỉ còn 3,5%... Đó là những kết
quả quan trọng để xã đẩy nhanh tiến độ hoàn
thành các tiêu chí còn lại và cán đích NTM
vào cuối năm 2016.
Xác định sản xuất nông nghiệp là nền
tảng trong phát triển kinh tế, những năm
qua xã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tiếp thu cây, con giống mới vào sản
xuất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện
tích. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt
22,27 tỷ đồng (trồng trọt đạt 9,98 tỷ đồng,
chăn nuôi đạt 12,29 tỷ đồng). Xã đẩy mạnh
đầu tư hệ thống giao thông nội đồng, thủy
lợi thuận tiện giúp người nông dân nâng cao
hiệu quả sản xuất... Từ đó duy trì sản xuất
nông nghiệp ổn định, góp phần phát triển
sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bên cạnh việc chú trọng sản xuất nông
nghiệp, Phú Thịnh khuyến khích các hộ đầu
tư, phát triển ngành nghề TTCN và dịch vụ,
thương mại. Các hội đoàn thể của xã phối
hợp với các ngân hàng tạo nguồn vốn cho
người dân phát triển kinh tế. Đến nay, số dư
nợ tại ngân hàng chính sách xã hội huyện
Vĩnh Tường là 11,7 tỷ đồng, nhân dân còn
vay vốn tại các ngân hàng khác để phát triển
sản xuất. Hiện nghề mộc đang phát triển
khá mạnh ở địa phương, nhiều hộ đầu tư
máy móc, trang thiết bị hiện đại, mở xưởng
sản xuất quy mô lớn, tạo việc làm cho nhiều
lao động. Việc phát triển nghề mộc kết hợp
xuất khẩu lao động, đi làm doanh nghiệp, thợ
xây, thợ bê tông… đã mang lại nguồn thu lớn
cho xã. 6 tháng đầu năm, thu nhập từ ngành
nghề dịch vụ đạt 45,7 tỷ đồng, chiếm 67,09%
tổng thu nhập toàn xã.
Với phương châm “Nhà nước và nhân
dân cùng làm”, Phú Thịnh đầu tư xây dựng,
nâng cấp nhiều công trình và hàng chục km
đường trục xã, liên thôn khang trang, sạch
đẹp. Những con đường mới như nối dài thêm
niềm vui, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo,
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế, nâng cao đời sống nhân dân… Toàn xã đã
thành lập được 4 tổ xung kích vệ sinh môi
trường ở 4 thôn hoạt động có hiệu quả; 4/4
thôn đã được công nhận và giữ vững danh
hiệu làng văn hoá; trên 90% số hộ đạt gia
đình văn hoá; phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được
người dân nhiệt tình ủng hộ.
Theo ông Nguyễn Đức Kha - Chủ tịch
UBND xã Phú Thịnh: Xã còn 03 tiêu chí
chưa đạt theo quy định là giao thông, môi
trường và cơ sở vật chất văn hoá. Để cán đích
NTM vào cuối năm 2016, Phú Thịnh đang
đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp các hạng
mục còn dang dở nhằm hoàn thiện các tiêu
chí theo đúng kế hoạch đề ra. Đạt được thành
quả ngày hôm nay, xã luôn xác định đúng vị
trí, vai trò, tầm quan trọng của chương trình
XD NTM và đầu tư thỏa đáng nhằm thay đổi
toàn diện bộ mặt nông thôn. Đi đôi với sự hỗ
trợ, quan tâm của các cấp, ngành chức năng,
Phú Thịnh luôn lấy dân làm gốc, khơi dậy
trong dân ý chí vươn lên làm giàu trên chính
mảnh đất quê hương. Khi đời sống nhân dân
được cải thiện, tiềm lực kinh tế được tăng
cường sẽ có thêm điều kiện nâng cao các tiêu
chí nông thôn mới, xây dựng xã nhà ngày một
văn minh, giàu đẹp.
Xã Vân Hà - Huyện Phúc Thọ - TP Hà Nội:
Chuyểnđổithànhcôngcơcấucâytrồng,vậtnuôi Ly Sơn
Ông Hoàng Thế Tài
- Chủ tịch UBND xã Vân Hà.
Ông Nguyễn Đức Kha - Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh.
Xã Phú Thịnh - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc:
Xâydựngnôngthônmớigắnvớipháttriểnkinhtế
Ly Sơn
10 Số 134 - Tháng 9/2016
Lãnh đạo quận Gò Vấp chỉ
đạo thành lập bộ phận Tiếp
nhận và trả kết quả hiện đại
theo cơ chế một cửa, nhằm
phục vụ người dân tốt hơn.
Sau hơn 5 tháng triển khai
hoạt động, bộ phận này phát
huy hiệu quả rõ rệt trong công
tác phục vụ người dân, cũng
như tạo sự gắn kết chặt chẽ
giữa các bộ phận tiếp nhận.
“UBND quận Gò Vấp kính
chào quý khách, rất hân hạnh
được phục vụ quý khách” - là câu
chào để bắt đầu làm việc tại văn
phòng UBND quận mỗi ngày.
Câu nói tưởng chừng vô tri, vô
giác này lại làm không khí tại
buổi làm việc trở nên vui vẻ, thoải
mái hơn giữa cán bộ, công nhân
viên và người dân. Tại đây, có 11
quầy làm thủ tục. Trong đó có 7
quầy trực thuộc văn phòng - hoạt
động theo cơ chế một cửa, cơ chế
một cửa liên thông và 4 quầy trực
thuộc Chi nhánh văn phòng đăng
ký đất đai quận (trực thuộc Văn
phòng đăng ký đất đai, Sở Tài
nguyên Môi trường TP).
Để công việc được triển khai
khoa học, hiệu quả, người dân đến
làm thủ tục sẽ được hướng dẫn
bốc phiếu thứ tự theo từng lĩnh
vực cần giải quyết. Trong khi chờ
đợi tới lượt, tại đây được UBND
quận trang bị nước uống và wifi
miễn phí để người dân tiện tra
cứu thông tin. Ngoài ra, trước mỗi
quầy thủ tục còn có thông tin cần
thiết để người dân tham khảo,
bổ sung vào hồ sơ đầy đủ, giúp
quá trình làm việc được thúc đẩy
nhanh hơn.
“Trước kia, để sao y xong hồ sơ
mất chừng nửa tiếng trở lên, giờ
chỉ mất 15 phút, quá tiện lợi và
nhanh chóng. Không chỉ vậy mà
thái độ của cán bộ công chức nhân
viên ở đây niềm nở, nhiệt tình
cũng tạo tâm lý thoải mái hơn cho
chúng tôi”, ông Trần Duy Khánh
(ngụ phường 12) vui vẻ nói.
Theo tìm hiểu của PV, hầu
hết người dân đều rất ủng hộ
cách làm việc mới này tại UBND
quận Gò Vấp. Họ không chỉ được
hưởng cảm giác tôn trọng của một
người khách thực sự mà còn nắm
rõ tình trạng hồ sơ của mình được
giải quyết đến đâu, vướng mắc nơi
đâu.
“Trước kia, tại bộ phận này
có 6 đơn vị cùng quản nên còn khó
khăn trong vấn đề quản lý, nhất
là trong vấn đề giải quyết hồ sơ,
rất dễ bị tắc nghẽn vì mỗi người
trực thuộc mỗi đơn vị khác nhau,
không có sự gắn kết. Bây giờ,
con người của 6 đơn vị này được
chuyển về dưới sự quản lý của
văn phòng UBND. Sau mỗi tuần
làm việc, mình tổ chức họp, rút
ra những thiếu sót, kinh nghiệm,
cùng đôn đốc, giám sát lẫn nhau,
từ đó việc phục vụ người dân cũng
tốt hơn rất nhiều. Bây giờ không
còn tình trạng hồ sơ bị tắc nghẽn
như lúc trước nữa”, ông Nguyễn
Minh Trí - Trưởng Bộ phận Tiếp
nhận và trả kết quả hiện đại
quận cho biết. Theo ông Trí, hiện
tại khu vực tiếp nhận và trả kết
quả vẫn còn 4 quầy tương ứng
với 4 cán bộ công chức thuộc chi
nhánh văn phòng đăng ký đất
đai, có lượng hồ sơ tiếp nhận khá
lớn. Trong thời gian tới văn phòng
UBND quận sẽ chủ động phối hợp
với Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai nhằm phục vụ nhân dân
tốt hơn.
Trao đổi với PV, ông Lê Hoàng
Hà - Chủ tịch UBND quận Gò Vấp
cho biết: “Thời gian tới, quận tiến
hành cải tạo khu vực tiếp nhận và
trả kết quả để tạo không gian làm
việc khoa học, hiệu quả, dự kiến
đầu tháng 7 tới sẽ triển khai khởi
công xây dựng. Bên cạnh đó, quận
đang lên kế hoạch tập huấn kỹ
năng, nghiệp vụ cho cán bộ tiếp
nhận và trả kết quả để phục vụ
người dân ngày càng tốt hơn”.
ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trongnhữngnămqua,Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân
các dân tộc xã Ngọc Thanh luôn
đoàn kết, thống nhất phát huy
hiệu quả tiềm năng, thế mạnh
của địa phương, đạt được nhiều
kết quả quan trọng. Các chỉ
tiêu, nhiệm vụ đều đạt và vượt
kế hoạch đề ra về phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng. Đặc biệt, tốc độ phát
triển kinh tế địa phương luôn
được giữ ổn định, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng.
Phát triển kinh tế nông nghiệp
Ngọc Thanh là xã miền núi,
có diện tích đất tự nhiên lớn với
7.732,68 ha. Thổ nhưỡng phù hợp
với việc trồng và phát triển rừng,
các loại cây ăn quả, cây công nghiệp,
phát triển chăn nuôi gia súc gia
cầm… Ngọc Thanh có nhiều suối bắt
nguồn từ núi đổ về hồ Đại Lại. Đây
là hồ nhân tạo lớn nhất của tỉnh
Vĩnh Phúc, với diện tích rộng 525
ha, phục vụ tưới tiêu cho khoảng
3.000 ha đất canh tác trên địa bàn
thị xã và các vùng lân cận.
Trong cơ cấu kinh tế của Ngọc
Thanh, sản xuất nông nghiệp vẫn
là lĩnh vực mũi nhọn thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội. Xác định được
tầm quan trọng của việc phát triển
và nâng cao giá trị của sản xuất
nông nghiệp, xã đã triển khai thực
hiện nhiều chương trình, đề án
nhằm đẩy mạnh phát triển lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp như chương
trình sản xuất nông sản hàng hóa
bằng việc thực hiện các mô hình, hỗ
trợ về giống, kỹ thuật trực tiếp cho
người dân. Trong đó, việc chuyển
đổi mô hình trồng giống mới như:
hoa ly, cây ăn quả… nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm
được xã đẩy mạnh tuyên truyền vận
động. Bên cạnh đó, xã tập trung
phát triển chăn nuôi theo hướng an
toàn sinh học.
Nhờ đó, giá trị sản xuất trên
cùng một đơn vị diện tích trong sản
xuất nông nghiệp đã được nâng lên.
6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp toàn xã
ước đạt 70,1 tỷ đồng. Trong đó tổng
sản lượng lương thực đạt 2.979,4
tấn, tổng thu nhập về chăn nuôi ước
đạt 28,8 tỷ đồng. Đặc biệt, các hộ
chủ rừng đã chủ động đầu tư trồng
mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, đưa
các loại giống cây lâm nghiệp cao
sản vào sản xuất thâm canh, mang
lại thu nhập cao.
Khai thác tiềm năng du lịch
Ngọc Thanh là vùng đất giàu
truyền thống yêu nước. Năm 1941,
Trung ương Đảng đã chọn Ngọc
Thanh là địa bàn xây dựng an toàn
khu dự bị; Năm 1945, Ban cán sự
Đảng tỉnh Vĩnh Phúc đã chọn Ngọc
Thanh làm nơi xây dựng căn cứ địa
cách mạng của tỉnh; Năm 1995, xã
được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông
tin cấp Bằng công nhận di tích
lịch sử chiến khu Ngọc Thanh (Tại
Quyết định số 3777-QĐ/BT ngày
23/12/1995).
Đặc biệt, hồ Đại Lải nằm trên
địa bàn xã Ngọc Thanh không chỉ
cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất
nông nghiệp mà hồ còn là một địa
điểm du lịch lý tưởng bởi bao bọc
nó là cả một hệ thống, quần thể du
lịch, vui chơi giải trí gồm nhiều nhà
hàng, khách sạn lớn nhỏ, khu nghỉ
dưỡng cao cấp Flamingo, sân golf…
Bên cạnh đó, Ngọc Thanh là địa bàn
cư trú của hầu hết đồng bào dân
tộc Sán Dìu trong toàn thị xã Phúc
Yên. Toàn xã có khoảng 46% dân số
là người dân tộc Sán Dìu, tạo nên
một nét văn hóa có nhiều đặc trưng
riêng của người dân tộc như: tập tục
thờ cúng riêng, hát sọongcô… Đây
là những tiềm năng để Ngọc Thanh
phát triển du lịch.
Với điều kiện tự nhiên khá
thuận lợi, đất đai màu mỡ, người
dân cần cù chịu khó, lại được kết
hợp với những giải pháp phù hợp,
đúng đắn của Đảng bộ và chính
quyền nơi đây, tin rằng, bức tranh
kinh tế của Ngọc Thanh sẽ tiếp tục
khởi sắc trong thời gian tới, nhiệm
vụ xây dựng Nông thôn mới trên địa
bàn cũng sẽ được hoàn thành theo
đúng kế hoạch đề ra vào cuối năm
2016.
Xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc:
Khaitháctiềmnăng-Pháttriểnkinhtế Ly Sơn
Hồ Đại Lải - Điểm du lịch nổi tiếng ở xã
Ngọc Thanh.
Phòng tiếp nhận hồ sơ -UBND Q. Gò Vấp
Quận Gò Vấp - TP.HCM:
Cơchếmộtcửanângcaochấtlượngphụcvụngườidân Việt An
ỨNGDỤNGCÔNGNGHỆ
THÔNGTINĐỂPHỤCVỤDÂN
Hiện tại, người dân làm
thủ tục tại ba lĩnh vực
kinh tế, y tế và lao động,
sau khi nhận giấy hẹn
trả kết quả có thể dùng
mã số hẹn để theo dõi
tình trạng xử lý hồ sơ của
mình đến đâu trên trang
web (http://www.govap.
hochiminhcity.gov.vn)
của quận Gò Vấp. Đồng
thời, khi hồ sơ có kết quả,
tổng đài sẽ nhắn tin cho
người dân, doanh nghiệp
đến văn phòng UBND
nhận theo đầu số 8183.
Thời gian tới, quận tiếp
tục đưa thông tin hồ sơ
khách hàng của lĩnh vực
tư pháp và đô thị để người
dân chủ động theo dõi,
tra cứu hồ sơ.
134
134
134
134
134
134
134
134
134
134
134
134
134
134

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La actualidad más candente (20)

Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoi
 
129
129129
129
 
Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen in
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
Mekong 115
Mekong 115Mekong 115
Mekong 115
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
130
130130
130
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
135p
135p135p
135p
 
131
131131
131
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
143
143143
143
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 

Destacado

Урок английского языка по теме "Сезоны и месяцы"
Урок английского языка по теме  "Сезоны и месяцы" Урок английского языка по теме  "Сезоны и месяцы"
Урок английского языка по теме "Сезоны и месяцы" Анастасия Ковкина
 
Lattice Energy LLC- LENRs vs Nuclear Fission and Natural Gas for Power Genera...
Lattice Energy LLC- LENRs vs Nuclear Fission and Natural Gas for Power Genera...Lattice Energy LLC- LENRs vs Nuclear Fission and Natural Gas for Power Genera...
Lattice Energy LLC- LENRs vs Nuclear Fission and Natural Gas for Power Genera...Lewis Larsen
 
Silk-screening and Design
Silk-screening and DesignSilk-screening and Design
Silk-screening and DesignJhoward10
 

Destacado (6)

Prsentacion fq
Prsentacion fqPrsentacion fq
Prsentacion fq
 
Урок английского языка по теме "Сезоны и месяцы"
Урок английского языка по теме  "Сезоны и месяцы" Урок английского языка по теме  "Сезоны и месяцы"
Урок английского языка по теме "Сезоны и месяцы"
 
DOLORES DE JESUS EN SU PASION
DOLORES DE JESUS EN SU PASION DOLORES DE JESUS EN SU PASION
DOLORES DE JESUS EN SU PASION
 
Lattice Energy LLC- LENRs vs Nuclear Fission and Natural Gas for Power Genera...
Lattice Energy LLC- LENRs vs Nuclear Fission and Natural Gas for Power Genera...Lattice Energy LLC- LENRs vs Nuclear Fission and Natural Gas for Power Genera...
Lattice Energy LLC- LENRs vs Nuclear Fission and Natural Gas for Power Genera...
 
Silk-screening and Design
Silk-screening and DesignSilk-screening and Design
Silk-screening and Design
 
Medicina I Unidad V
Medicina I Unidad VMedicina I Unidad V
Medicina I Unidad V
 

Similar a 134

Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...luanvantrust
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3duyenbc
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen inHán Nhung
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Hán Nhung
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Ấn phẩm TTC số 2.2018
Ấn phẩm TTC số 2.2018Ấn phẩm TTC số 2.2018
Ấn phẩm TTC số 2.2018Brand Team TTC
 
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1Venerable Thich Nguyen Tang
 

Similar a 134 (20)

178
178178
178
 
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
 
181a
181a181a
181a
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
167
167167
167
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
180
180180
180
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
177
177177
177
 
Ấn phẩm TTC số 2.2018
Ấn phẩm TTC số 2.2018Ấn phẩm TTC số 2.2018
Ấn phẩm TTC số 2.2018
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
 

Más de Hán Nhung

Más de Hán Nhung (10)

184
184184
184
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 

134

  • 1. Số 134 tháng9/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 090 6529455 Gặp“kỳnhân”của làngvẽtruyềnthầnSàiGòn (tr.12) Đồng Tháp: LễThượnghương HoàngđếQuangTrung tạiNamPhươngLinhtừ (tr.13) Tiền Giang: Mộtcựuchiếnbinh vươnlêntừhaibàntaytrắng(tr.5) Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩymạnhứngdụng côngnghệthôngtinvào nôngnghiệp(tr.6) Mưusinhtrướccửatửthần! (tr.8) Bí thư Tỉnh ủy đồng nai: Kiênquyết“diệt” cơsởgiếtmổlậu(tr.4)
  • 2. 02 Số 134 - Tháng 9/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn công tác Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh. T ại buổi làm việc, báo cáo với Thủ tướng, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, nhưng tình hình KT-XH của tỉnh vẫn được duy trì ổn định. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng sản phẩm nội tỉnh đạt 6.245 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Thu nộp ngân sách đạt 934,7 tỷ đồng, thu nội địa 930 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 39,9 triệu USD, tăng 84,4% so cùng kỳ. Tỉnh đã tạo việc làm mới cho 8.734 lao động, đạt 56,3% kế hoạch năm... Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Lưu Xuân Vĩnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, phê duyệt đề án về “Cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng hạ tầng KT- XH của tỉnh”; cho tỉnh được áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao hơn so với các quy định hiện hành đối với các dự án có quy mô lớn, quyết định đến sự phát triển KT-XH của tỉnh; tiếp tục quan tâm, hỗ trợ 3.000 tấn gạo cứu đói trong thời gian khôi phục sản xuất cuối năm 2016 cho 31.433 hộ/129.159 nhân khẩu trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ 160 tỷ đồng để xây dựng, mở rộng các công trình cấp nước sinh hoạt cho 2 huyện Bác Ái, Thuận Bắc, hỗ trợ 2.622 tấn giống cây trồng để bà con tái sản xuất. Đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn như hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thủy điện tích năng Bác Ái, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 27 (đoạn qua địa bàn tỉnh), đường 21 tháng 8, việc liên thông các hồ chứa như: Tân Giang, Sông Biêu, Suối Lớn…, tỉnh mong Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp sớm hoàn chỉnh các giai đoạn còn lại. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự nỗ lực của tỉnh Ninh Thuận trong nhiệm vụ phát triển KT-XH, vượt khó đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, chăm lo y tế, giáo dục… Thủ tướng mong muốn Ninh Thuận phát huy tinh thần tự lực tự cường, không trông chờ, ỷ lại, nỗ lực vươn lên trên cơ sở nhiều lợi thế so sánh. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để Ninh Thuận “cất cánh”. Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận, ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy cảm ơn những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cùng các thành viên trong đoàn công tác đã chia sẻ, gợi ý giúp địa phương thực hiện tốt, đồng bộ hơn các giải pháp trong thời gian tới. Quang cảnh buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác Chính phủ với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh ThuậnHoàng Hà Nhân dịp tham dự Hội nghị gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo AIPA- ASEAN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 6 - 8/9, chiều 5/9, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã đến chào xã giao đồng chí Pany Yathotou, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Lào. Tại cuộc gặp, đồng chí Đỗ Bá Tỵ chúc mừng thành công Đại hội 10 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Bầu cử Quốc hội khóa 8, đồng thời đánh giá cao Quốc hội Lào đã chuẩn bị tốt cho cuộc gặp lãnh đạo AIPA -ASEAN lần này. Đồng chí Đỗ Bá Tỵ đề nghị Quốc hội hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của Quốc hội để hai bên làm tốt nhiệm vụ trong xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng giữa hai nước, tạo thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Lào và tin tưởng Lào sẽ tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28, 29 và các hội nghị liên quan. Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou cảm ơn Việt Nam đã luôn kề vai sát cánh giúp đỡ Lào trong việc tổ chức các Hội nghị Thượng đỉnh 28, 29; tin tưởng hợp tác giữa Quốc hội hai nước sẽ ngày càng chặt chẽ và đi vào chiều sâu, đặc biệt là trên lĩnh vực hỗ trợ luật, tạo hành thang pháp lý cho hợp tác trên tất cả lĩnh vực giữa hai nước… VOV Nhân dịp khai giảng năm học 2016-2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư. "THƯ CHÚC MỪNG Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến! Nhân dịp khai giảng năm học mới 2016 - 2017, tôi thân ái gửi tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tôi vui mừng được biết, năm học 2015 - 2016, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng, triển khai đồng bộ các giải pháp để tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đổi mới mô hình, phương pháp dạy học và đạt được những kết quả tích cực. Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu; các em học sinh, sinh viên hăng say học tập, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để hình thành phẩm chất, năng lực của người lao động trong thời kỳ mới; nhiều em học sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế đạt kết quả cao, tiếp tục khẳng định trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế. Những thành tích của ngành Giáo dục đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Năm học 2016-2017, ngành Giáo dục cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân; chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đối với các đối tượng chính sách; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Tôi mong các em học sinh, sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng khát vọng xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đep hơn cho bản thân, gia đình và xã hội, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, đạt nhiều kết quả trong học tập, nghiên cứu khoa học, để sau này tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh. Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới. Chúc sự nghiệp giáo dục của chúng ta ngày càng phát triển! Thân ái! Trần Đại Quang Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Chinhphu.vn Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sáng 5/9 Chủtịchnướcgửithưchúcmừngkhaigiảngnămhọcmới Chủ tịch Quốc hội Lào tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ C.Thanh
  • 3. 3Số 134 - Tháng 9/2016 Sau hai ngày làm việc, chiều 5/9, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 11 Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế thế giới sáng tạo, năng động, kết nối và rộng mở” đã bế mạc tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. V ới mong muốn chấn hưng nền kinh tế thế giới, lãnh đạo các nước cùng các đại biểu đã thảo luận nhiều nội dung liên quan để tìm ra những giải pháp, động lực mới nhằm sớm đưa kinh tế thế giới sớm thoát ra khỏi khủng hoảng, chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Một số kết quả đáng chú ý đã được đưa ra tại Hội nghị G20 năm nay. Vớinỗlựccủacácbên,Hộinghị đã nhất trí thúc đẩy xây dựng “Lộ trình sáng tạo tăng trưởng G20”, ban hành “Nguyên tắc chỉ đạo đầu tư toàn cầu G20” và “Chiến lược tăng trưởng thương mại toàn cầu G20”. Đáng chú ý, Hội nghị đã đưa ra được kế hoạch hành động nghị trình phát triển bền vững đến năm 2030 nhằm giải quyết căn bản vấn đề thiếu hụt động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, đưa ra phương án mới góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Cũng trong dịp này, Trung Quốc và Mỹ đã cùng nộp văn kiện phê chuẩn “Hiệp định Paris” về chống biến đổi khí hậu, tham gia kế hoạch cắt giảm lượng khí thải CO2 đến trước năm 2030. Dư luận cho rằng, những nỗ lực của các nhà lãnh đạo G20 nhằm tìm ra những giải pháp, động lực mới đưa kinh tế thế giới vượt qua khó khăn sẽ trở nên vô nghĩa nếu như các nước không xử lý tốt những mâu thuẫn, bất đồng còn tồn tại. VOV Sáng ngày 27/8, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khởi công Nhà máy Điện gió Trung Nam. Đến dự lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. D ự án Nhà máy Điện gió Trung Nam do Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 21/1/2015. Dự án thuộc xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, Thuận Bắc. Tổng công suất lắp máy 90 MW (gồm 45 tuabin), trên tổng diện tích đất khoảng 851 ha, mức đầu tư 3.780 tỷ đồng, cho sản lượng điện phát là 259,7 triệu kWh/ năm. Dự tính đến năm 2018, dự án Nhà máy Điện gió Trung Nam hoàn thành, sẽ được đấu nối với đường dây 110kV mạch kép từ TBA 110kV Nhà máy Điện gió Trung Nam đến thanh cái 110kV của TBA 220/110kV Tháp Chàm, nhằm bổ sung nguồn và liên kết hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia để cung cấp điện cho phụ tải điện tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ cung cấp nguồn điện ổn định phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế trong tỉnh; từng bước xây dựng tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng sạch của quốc gia. Được biết, ngoài 2 dự án là Nhà máy Điện gió Trung Nam và Nhà máy Điện gió Công Hải của Công ty Phát điện 2 đã khởi công, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn 7 dự án điện gió khác được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng công suất 647MW, tổng vốn đầu tư khoảng 23.612 tỷ đồng; 5 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng công suất khoảng 331MW, tổng vốn đầu tư khoảng 11.418 tỷ đồng. Tại lễ khởi công, ông Lưu Xuân Vĩnh - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Ninh Thuận sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao, đồng thời đề nghị chủ đầu tư, các đơn vị thi công, thiết kế, tư vấn giám sát tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật để thi công công trình theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Ông Vĩnh cũng mong lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành TW tiếp tục quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo cho tỉnh Ninh Thuận và các dự án đầu tư năng lượng trên địa bàn tỉnh, để tạo động lực thúc đẩy phát triển các dự án năng lượng điện gió trong tương lai. 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM P hát biểu tại lễ phát động, ông Nguyễn Hoàng Năng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Trưởng Ban Cứu trợ TP cho biết trong những ngày qua, nhân dân các tỉnh miền Bắc liên tiếp bị ảnh hưởng bởi bão số 2, số 3 và hoàn lưu của các cơn bão đã gây mưa to, lũ quét, lũ lụt ở các tỉnh, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân, trong đó thiệt hại nặng nhất tại các tỉnh ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Bắc Kạn. Ông Năng kêu gọi các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các tổ chức tôn giáo, xã hội, các đơn vị kinh tế, đồng bào trong và ngoài nước... tích cực hưởng ứng đợt vận động hỗ trợ đồng bào bị thiên tai. Ban Cứu trợ TP sẽ tiếp nhận nguồn tiền đóng góp đến hết ngày 30/9/2016. Địa chỉ tiếp nhận: Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - Ban Cứu trợ TP.HCM - số 55 Mạc Đĩnh Chi, P.ĐaKao, quận 1 hoặc chuyển khoản đến Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM. Số tài khoản 000870406001484 tại Ngân hàng TM Cổ phần Công thương chi nhánh Kỳ Hoà - TP.HCM. C ông ty TNHH Chế biến Nông sản và XNK Bảo An (TP Bắc Giang) vừa được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dưa bao tử, vải thiều, ớt, cà chua xuất khẩu quy mô hơn 800 tấn/năm tại Cụm Công nghiệp Đại Lâm (Lạng Giang). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8,7 tỷ đồng, thời gian thực hiện 49 năm, dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2018, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh. T heo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh báo cáo về tình hình doanh nghiệp (DN) trong Hội nghị Gặp gỡ tiếp xúc DN do UBND tỉnh tổ chức ngày 22/8/2016, 8 tháng qua, cả tỉnh có thêm 820 DN đăng ký thành lập với số vốn đăng ký là 5.610 tỷ đồng, tăng 18% về số DN và giảm 24% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Vốn đăng ký bình quân trên một DN trong 8 tháng đầu năm 2016 đạt 7,46 tỷ đồng. Số lao động đăng ký của các DN thành lập mới trong 8 tháng đầu năm trên 13.200 lao động. Tính đến ngày 30/6, có 7.776 DN, đơn vị phụ thuộc DN và hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có trên 98% DNNVV; số DN gặp khó khăn, tạm ngừng đã hoạt động trở lại là 284 DN, tăng 21,8% so cùng kỳ. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của DN 6 tháng đầu năm là 10.817 tỷ đồng. Các nhà lãnh đạo G20 chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tân Hoa xã Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Hoàng Năng (bên phải) tiếp nhận bảng tượng trưng các đơn vị đăng ký ủng hộ cứu trợ các tỉnh miền Bắc bị thiên tai Hội nghị G20 tại Trung Quốc: TạođàphụchồinềnkinhtếtoàncầuHà Thắng - Lê Bảo Ninh Thuận: KhởicôngdựánNhàmáyĐiệngióTrungNam Anh Đức ỦybanMặttrậnTổquốcViệtNamTP.HCM kêugọihỗtrợcáctỉnhmiềnBắcbịthiêntai Quốc Định Chiều 30/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP.HCM - Ban Cứu trợ TP.HCM phát động đợt vận động và tiếp nhận các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiên tai năm 2016. Đã có 29 đơn vị, cá nhân đăng ký hưởng ứng ủng hộ với số tiền hơn 3,6 tỷ đồng. Trước đó, lãnh đạo TP.HCM đã đi cứu trợ cho đồng bào các tỉnh bị thiên tai hơn 35 tỷ đồng, trong đó, 20 tỷ đồng cho vùng bị hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL và các tỉnh Tây Nguyên. Lạng Giang - Bắc Giang: Xâydựngnhàmáychếbiếnnôngsản Bùi Cường Quảng Ninh: 8tháng,thêm820doanhnghiệp đăngkýthànhlập Bùi Cường
  • 4. Số 134 - Tháng 9/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM04 Trong 10 năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã tích cực chỉ đạo các đơn vị, địa phương quán triệt Luật Quốc phòng và các văn bản của Trung ương nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Đ ể Luật Quốc phòng đi vào cuộc sống, Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật các cấp đã chủ động tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp với mọi đối tượng, vùng miền. Qua tuyên truyền, nhận thức của cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang được nâng cao, thế trận lòng dân được củng cố, tiềm lực chính trị ngày càng vững chắc, đáp ứng yêu cầu của đất nước, góp phần làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Qua 10 năm triển khai thực hiện, Luật Quốc phòng đã có tác động tích cực đến mọi mặt của các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh (QPAN) của tỉnh, góp phần làm phong phú thêm quan điểm “kết hợp kinh tế - xã hội với tăng cường QPAN” trên địa bàn tỉnh. Từ đó, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Công tác phòng thủ dân sự được quan tâm thực hiện từ tỉnh đến cơ sở, sẵn sàng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, sơ tán, phòng tránh cấp cứu, hộ đê… Cơ sở vật chất, hạ tầng quân sự - quốc phòng được đầu tư đồng bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Trong 10 năm thực hiện bộ luật, toàn tỉnh đã tổ chức được 2.484 lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN cho trên 251.000 đối tượng cán bộ, công chức, đảng viên, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, già làng, trưởng bản theo phân cấp; cập nhật kiến thức QPAN cho 1.129 đối tượng 2 và 3; giáo dục QPAN cho trên 1 triệu học sinh, sinh viên... Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Quốc phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng, chỉ đạo các sở, ngành chú trọng xây dựng hệ thống văn bản tham mưu, chỉ đạo nhiệm vụ QPAN; tổ chức quán triệt, nghiên cứu, học tập các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức hoạt động của lực lượng vũ trang, như: Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia, Luật Dân quân tự vệ, Luật Giáo dục QPAN…, cũng như một số văn bản của Chính phủ quy định về xây dựng lực lượng và chính sách, chế độ đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân, dân quân tự vệ... Theo Đại tá Đinh Xuân Thủy, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Thông qua thực hiện Luật Quốc phòng, lực lượng vũ trang tỉnh có điều kiện tốt hơn trong việc thực hiện tổ chức biên chế cho các đơn vị thường trực của tỉnh làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ngày càng phát triển ổn định, đạt tỷ lệ 1,35% so với dân số; hơn 91% chi bộ quân sự trong dân quân tự vệ có chi ủy. Toàn tỉnh đã xây dựng được 10 trung đội dân quân thường trực khu công nghiệp, 37 đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có tổ chức Đảng, 6 đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp không có tổ chức Đảng; biên chế trong các đơn vị dự bị động viên đạt hơn 99% và có độ tin cậy cao về chính trị, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. Công tác tuyển quân hàng năm luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh ngày càng được nâng cao. Từ việc triển khai thực hiện Luật Quốc phòng đã giúp cho tỉnh thể chế hóa và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực, tạo cơ chế chặt chẽ, đúng hướng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng bình quân 8,5%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 66,7 triệu đồng/năm. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với QPAN được thực hiện theo kế hoạch cơ bản lâu dài, vững chắc, tạo môi trường ổn định và phát triển, góp phần xây dựng Đồng Nai trở thành khu vực phòng thủ vững chắc trong hệ thống phòng thủ chung của Quân khu 7. Lãnh đạo Quân khu 7 và tỉnh Đồng Nai động viên thanh niên Nhơn Trạch nhập ngũ năm 2016 Luật Quốc phòng đã đi vào cuộc sốngThuỳ Duyên - Ngọc Danh Vừa qua, thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đã họp đánh giá kết quả thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của HĐND tỉnh, đề ra các nhiệm vụ trong thời gian tới. Ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Đẩy mạnh quy hoạch cụm công nghiệp Theo ông Nguyễn Trung Thành, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh, Sở Công Thương đã rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh quy hoạch 27 cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Hiện có, 17 cụm đã có đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp (DN) đầu tư, ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số DN hoạt động đã tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, kết quả triển khai các CCN chưa đạt so với kế hoạch được duyệt, công tác cải cách thủ tục hành chính thực hiện chưa đồng bộ giữa các ngành nên còn gây nhiều khó khăn cho DN trong việc lập thủ tục để vào CCN, thời gian thực hiện kéo dài. Có nơi, quy hoạch các CCN chưa gắn với nhu cầu phát triển KT- XH của địa phương. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đảm bảo... ÔngNguyễnPhúCường,Bíthư Tỉnh ủy kỳ vọng vào việc quy hoạch CCN vừa và nhỏ để tập trung các DN theo hệ thống. Việc gọi nhà đầu tư vào CCN còn khó khăn, vì kinh phí đầu tư lớn. Thực tế, các huyện rất muốn có CCN để tăng trưởng kinh tế. UBND tỉnh sẽ có những chỉ đạo sát hợp cho từng huyện, thị thành lập trung tâm quản lý CCN, yêu cầu DN đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, theo 3 hạng mục cơ bản: đường, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải. Đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống, từ môi trường nước, không khí… Tỉnh ủy đề nghị Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc cải cách thủ tục hành chính cấp phép xây dựng, các thủ tục về đất đai, phải rút ngắn thời gian theo đúng quy định, để tránh phiền cho DN cũng như người dân. Cần lập phương án đưa DN giết mổ gia súc, gia cầm vào, vì các cơ sở này cũng có hình thức xử lý môi trường cục bộ, có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tỉnh ủy đề nghị Sở NN&PTNT, Ban Kinh tế ngân sách, các ngành Xây dựng, Tài nguyên và TP. Biên Hòa cùng tính toán, có phương án để báo cáo UBND tỉnh. Kiên quyết “diệt” giết mổ lậu Ông Lại Thế Thông, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh trình bày kết quả giám sát thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Các cơ sở giết mổ có phép đúng theo quy hoạch thì việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y mới đạt 20,58%, chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) chỉ đạt 7%. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 102 cơ sở giết mổ được cấp phép còn 149 cơ sở chưa cấp phép. Kế hoạch đến cuối 2016 phải hoàn thành quy hoạch các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, một số cơ sở giết mổ được quy hoạch thì công suất giết mổ tập trung chỉ mới kiểm soát được 43% lượng thịt cung ứng ra thị trường, còn lại 57% chưa kiểm soát được. Vì vậy, cần có chuyên đề về đảm bảo VSATTP, đoàn liên ngành tỉnh phải kiểm soát theo chuỗi từ trang trại đến bàn ăn. Từng địa phương phải quán triệt đến năm 2017 đảm bảo VSATTP tuyệt đối cho người tiêu dùng. Ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, đoàn liên ngành của Sở phối hợp huyện đi kiểm tra đột xuất 4 cơ sở giết mổ lậu, phát hiện các cơ sở trên đều vi phạm quy định về giết mổ gia súc, gia cầm. Có nơi thực hiện việc giết mổ lậu một cách công khai, có cơ sở nằm sát khu giết mổ tập trung nhưng không chấp hành việc giết mổ theo đúng quy hoạch. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường đề nghị Sở Tài chính cùng các sở, ngành phối hợp để tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ kiểm dịch, chi phí giết mổ, kiểm tra VSATTP. UBND tỉnh cần chỉ đạo các huyện cương quyết tiêu diệt những cơ sở giết mổ không đạt tiêu chuẩn. Tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch đảm bảo VSATTP, cũng như việc cạnh tranh lành mạnh trên thương trường. Cục, chi cục quản lý thị trường phối hợp ngành thú y, ban quản lý chợ, kiểm tra xử phạt tiểu thương không tuân thủ quy định, thu hồi giấy phép kinh doanh không cho buôn bán ở chợ. Từng địa phương phải tập trung làm ráo riết về việc giết mổ lậu. Thịt bán trong chợ phải có đóng dấu kiểm dịch. Nếu phát hiện vi phạm VSATTP thì phải xử lý ở mức cao nhất theo quy định. Ông Cường cũng đề nghị Sở NN&PTNT kết hợp chặt chẽ với các huyện, thị để kiểm tra dẹp sạch các cơ sở giết mổ lậu. Đồng thời, đề nghị các báo, đài tuyên truyền sâu rộng về VSATTP cho người dân hiểu rõ về thực phẩm sạch... Bí thư Tỉnh ủy: Kiênquyết“diệt”cơsởgiếtmổlậu Bùi Châu đồng nai
  • 5. Số 134 - Tháng 9/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 05 Vượt lên trong lao động sản xuất, nhiệt huyết trong công tác xã hội, đó là tấm gương điển hình của ông Nguyễn Văn Sáu, một cựu chiến binh ở ấp 1, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. T ừ hoàn cảnh khốn khó, đến nay, ông Nguyễn Văn Sáu đã là chủ của mảnh ruộng rộng 1,2 ha với nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm. Trên mảnh đất này, ông trồng 5 công rau má, 2,5 công bông sen, bông súng và còn lại là cây riềng. Đây là những loại cây rau màu thực phẩm tuy vốn ít nhưng cho hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người cựu chiến binh này vươn lên khá giả. Ông Sáu cho biết, năm 1985 ông xuất ngũ về địa phương sinh sống trong một gia đình nghèo thuộc vùng bưng biền của xã Tam Hiệp. Đây là vùng đất thường xuyên bị ngập nước và nhiễm phèn, rất khó cho sản xuất nhất là trồng lúa và hoa màu. Được cha mẹ cho riêng 4 công đất hoang, vợ chồng ông tích cực khai phá, xử lý đất và trồng các loại khoai mì, trồng lúa và hoa màu… Giai đoạn đầu đất mới khai phá độ phèn còn cao nên năng suất cây trồng không đạt yêu cầu. Từ đó, ông Sáu tích cực học tập kỹ thuật sản xuất từ nông dân khác, báo đài và rút kinh nghiệm qua thực tiễn sản xuất. Đất không phụ lòng người, dần dần việc trồng trọt của gia đình ông đạt hiệu quả cao và còn tích lũy vốn để sang nhượng thêm được 8 công đất. Những năm gần đây, ông Sáu chuyển sang trồng các loại cây màu mà thị trường hút hàng, giá cao như: rau má, bông sen, bông súng. Trung bình, mỗi năm ông cung cấp cho thương lái hơn 30 tấn rau má, 7 tấn củ riềng và vài tấn ngó sen, dây bông súng. Ngoài ra, ông còn đầu tư nuôi vài con bò thịt để tận dụng phân bò bón cho ruộng hoa màu và có thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Dù công việc đồng áng rất cực nhọc, nhất là những tháng mùa mưa nhưng ông và các thành viên trong gia đình rất chăm chỉ, say mê lao động, luôn có mặt trên đồng, đổ giọt mồ hôi để hoa màu tốt tươi. Ông Sáu cho biết, là cựu chiến binh, là “lính Cụ Hồ” thì phải học tập và làm theo lời Bác dạy. Học và làm theo Bác từ những việc làm đơn giản trong gia đình, nhất là phải thực hiện được 2 chữ: “cần, kiệm”, tích cực lao động để chống lại đói nghèo, lạc hậu. Ông Sáu chia sẻ: “Hàng ngày, khoảng 5 giờ sáng là tôi đi vô rẫy rồi. Vợ đem cơm nước ăn rồi đến tối mới về. Công việc lúc gấp thì nằm ngay lưng chút xíu chứ không có nghỉ trưa như người ta. Quyết tâm làm xong mới về. Tôi động viên các con tôi cũng làm việc chăm chỉ để cuộc sống khá lên”. Ngoài việc chăm lo lao động sản xuất, ông Sáu còn tích cực với hoạt động xã hội. Với nhiệm vụ là Phó trưởng ấp, ông đã tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương. Ông luôn có mặt trong các công việc như: vận động người dân nộp thuế, các loại quỹ, xây dựng nông thôn mới… Ông Vương Tấn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nói: "Tôi thấy anh Nguyễn Văn Sáu trước đây gia đình rất khó khăn. Qua thời gian, anh mua thêm được đất, làm ăn hiện này rất khá. Trong công tác xã hội anh làm rất tích cực. Đối với Hội Cựu chiến binh thì anh là một điển hình tốt cần nhân rộng”. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Sáu rất đúng với hình ảnh bộ đội Cụ Hồ, không sợ hy sinh trong chiến đấu, hăng say, cần cù trong lao động sản xuất để làm giàu cho gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp hơn. BẠC LIÊU: NỖINIỀMLAOĐỘNGTHAPHƯƠNG Huy Diệu Do hoàn cảnh quá khó khăn, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã phải rời bỏ quê hương để đi đến các thành phố lớn tìm kiếm việc làm. Chọn giải pháp đi làm ăn xa cũng đã giúp nhiều gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, việc người dân ồ ạt đổ xô đến các thành phố, các khu công nghiệp kiếm sống không những làm cho địa phương thiếu đi lực lượng lao động trẻ mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác về mặt xã hội. *Đôi ngả chia ly Chúng tôi đến nhà em Danh Thị Hạnh ở ấp Kinh Xáng, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu vào một ngày mưa. Trong căn nhà nhỏ, đơn sơ và đang bị dột nước vì không có người lợp lại mái nhà vốn đã xuống cấp từ bấy lâu nay, ba chị em Hạnh đang ngồi quây quần bên mâm cơm chỉ có vài con tép rang do em tự tay nấu. Do không có ba, mẹ ở nhà nên chị nấu được món gì các em ăn món đó. Ở cái tuổi 15 còn thơ ngây, non nớt nhưng đã hơn 5 năm qua, Hạnh với vai trò là chị lớn, đã phải tự tay chăm lo cho em trai của mình và đứa em bà con cũng có cùng hoàn cảnh ba mẹ đi làm ăn xa xứ. Hạnh cho biết, ba mẹ em đi làm hồ ở tận Phú Quốc, một năm chỉ về thăm nhà 2 - 3 lần vào các ngày lễ Tết. Ban ngày các em tự học, tự sinh hoạt, đêm đến thì về bên nhà chú để ngủ vì không dám ngủ một mình. Chúng tôi gặp các em vào thời điểm năm học đã gần kề - lúc mà nhiều đứa trẻ khác đã được ba mẹ đưa đi mua sắm đủ đầy các dụng cụ học tập, quần áo để bước vào năm học mới thì các em đang phải chờ vài hôm nữa mẹ mới về dẫn đi mua. Nhắc đến ba, mẹ, Hạnh đã không kìm được nước mắt vì tủi thân. Hạnh xúc động chia sẻ: “Nhiều lúc em nhớ ba mẹ lắm mà không biết sao, mấy đứa em nhỏ đêm khóc hoài. Em đành phải dỗ dành cho nó ngủ”. Cũng đã nhiều năm nay, bà Phan Thị Oanh, cùng ngụ ấp Kinh Xáng, cũng phải trông nom 2 đứa cháu ngoại cho vợ chồng người con gái đi làm ăn ở TP.HCM. Tuổi già nuôi cháu nhỏ, nhiều lúc ốm đau, bệnh tật vất vả vô cùng nhưng đời sống của các con khó khăn nên bà cũng không đành bỏ mặc con cháu mà phải cưu mang đùm bọc. Bà Oanh cho biết, con đi làm ăn xa, vài tháng cũng chỉ gửi về cho bà được khoảng một triệu đồng để lo cho các cháu, có tháng cũng không có tiền gửi vì không có việc làm. Vợ chồng bà phải nuôi nấng, lo lắng cho các cháu ăn uống, học hành nhờ vào thu nhập ít ỏi từ mấy công vuông sau nhà. Bà Oanh chia sẻ: “Nhà toàn người già và con nít, nhiều lúc đụng chuyện gì cũng không biết kêu ai, nhờ hàng xóm hoài thì thấy cũng kỳ nên tui và ổng đành cố chứ biết làm sao”. Nhiều đêm nghĩ đến con bôn ba, vất vả nơi xứ người để tìm kế sinh sống, thấy các cháu học hành không có người kèm cặp, bà thấy chạnh lòng. Bà chỉ mong địa phương tạo được nhiều việc làm cho lao động để các con bà trở về quê làm ăn sinh sống, có thời gian gần gũi, tự chăm lo cho các con của mình vì ông bà càng ngày tuổi càng cao. *Nảy sinh nhiều hệ luỵ Đã không ít trường hợp do cha, mẹ làm ăn xa gửi con lại quê nhà cho cô, chú, ông, bà lớn tuổi chăm lo, do thiếu vắng tình thương, sự quản lý trong sinh hoạt, nhiều đứa trẻ đã tự ý bỏ học, dính vào tệ nạn xã hội. Thậm chí đã xảy ra một số trường hợp trẻ bị chết đuối, bị tai nạn thương tích do thiếu sự quản lý của gia đình, đặc biệt là ba, mẹ bận đi làm ăn xa xứ. Có người khi đi vợ chồng đủ đầy nhưng khi về con mất cha hay phải xa vắng mẹ. Thậm chí có người mang về tệ nạn, bệnh tật hay tai nạn lao động, trở thành gánh nặng cho ba, mẹ ở quê. Những trường hợp đi làm ăn xa để rồi vẫn trắng tay trở về không ít. Hồng Dân là một trong những địa phương có tỷ lệ người dân làm ăn xa xứ nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với hơn 7 ngàn người. Chỉ tính riêng đầu năm đến nay đã có gần 2 ngàn người rời bỏ quê đi làm tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn. Ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân cho biết, thời gian qua huyện cũng đã tích cực phối hợp với các ngành có liên quan đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện nhưng do nhu cầu việc làm tại địa phương còn hạn chế, công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập nên vẫn còn nhiều lao động không tìm được việc làm tại chỗ, phải bỏ đi làm ăn xa xứ. Ông Chiến cho biết thêm: “Tới đây, huyện sẽ tổ chức nhiều lớp học nghề phối hợp với sự phát triển vốn có của địa phương, đồng thời thành lập các câu lạc bộ nhằm tập hợp những lao động nhàn rỗi, giúp họ tăng thêm thu nhập”. Có thể thấy rằng, lao động đi làm ăn xa là nguồn thu nhập chính cho các gia đình, nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề phức tạp và để lại gánh nặng cho người ở lại. Nhiều lao động cho biết họ đã chán ngán cảnh tha phương cầu thực và mong muốn có việc làm, tạo cuộc sống ổn định trên chính quê hương của mình. Tuy nhiên, làm thế nào để người dân bám trụ với quê hương đang là bài toán khó cho nhiều địa phương, không chỉ riêng Bạc Liêu. Để giải quyết vấn đề này không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần phải có sự quyết tâm và giải pháp đột phá, hiệu quả của các ngành, các cấp trong tỉnh. Ông Nguyễn Văn Sáu không chỉ hăng hái trong lao động mà còn trong công tác xã hội Nhiều người phải rời bỏ quê hương lên thành phố kiếm việc làm. Ảnh minh họa Tiền Giang: Mộtcựuchiếnbinhvươnlêntừhaibàntaytrắng Nhật Tân
  • 6. Số 134 - Tháng 9/2016 Tại một số quốc gia trên thế giới, việc cho vay không đơn thuần chỉ dành cho tiêu dùng, mà còn cả các nhu cầu khác như vay đi học, vay để tổ chức đám cưới, đi du lịch, thậm chí là mua huyệt để mai táng khi qua đời… Theo đó, các công ty tài chính, đặc biệt là những công ty có vốn nước ngoài luôn có chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn hẳn doanh nghiệp (DN) nội địa trong việc phục vụ khách hàng. Hiểu được thị trường, tâm lý tiêu dùng của giới học sinh - sinh viên, Cty Tài chính Home Credit đã chọn sinh viên (SV) là đối tượng mới để phục vụ các khoản vay tín dụng. Các bạn SV tuổi từ 18 đến 20 đã có thể vay trả góp các sản phẩm điện máy, điện thoại từ Home Credit. Rõ ràng, với việc thay đổi này, Home Credit đang khiến thị trường khá bất ngờ vì trước nay, SV luôn là đối tượng không có nguồn thu nhập ổn định, khả năng cho vay sẽ rất rủi ro. Vì vậy, không phải tổ chức tài chính nào cũng mạnh dạn lựa chọn SV là đối tượng vay chủ đạo. Điểm đáng nói nhất là Home Credit áp dụng cào bằng tất cả các đối tượng với nhau. Cụ thể, SV cũng được mua trả góp các sản phẩm điện thoại, điện tử với mức lãi suất 0%. Như vậy, không giống như một số DN chọn lãi suất để bù rủi ro, Home Credit đang có những chiến lược khá mới. Đó là, kể từ bây giờ, khách hàng trong độ tuổi từ 18-60 đã có thể tham gia vay trả góp từ Home Credit thay vì từ 20-60 tuổi như trước đây và chỉ cần trả trước 20% giá trị sản phẩm. Quy định cho đối tượng SV vay tại công ty này cũng khá đơn giản. Để tham gia sản phẩm, SV dưới 20 tuổi chỉ cần cung cấp các thủ tục cơ KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP  Xem tiếp trang 7 Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào ngành nông nghiệp, hay còn gọi là "nông nghiệp thông minh" hoặc "nông nghiệp điện tử" đang trở thành xu thế mới ở nhiều nơi trên thế giới. Con trâu, cái cày dần lùi xa Tại Việt Nam, một số địa phương ứng dụng ICT trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được kết quả khả quan. Lợi thế là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, ứng dụng ICT mở ra cơ hội nâng cao giá trị nông sản, hướng đến ngành nông nghiệp hiện đại cho vùng ĐBSCL. Chỉ cần một máy tính bảng hoặc một chiếc smart phone có kết nối Internet, người nông dân sẽ biết vườn cây nào cần bón phân, bón bao nhiêu, bón loại phân gì, diện tích nào cần tưới nước, tưới bao nhiêu là vừa... Sử dụng CNTT giúp người nông dân sản xuất vươn lên và tương lai họ sẽ được thụ hưởng nhiều hơn nhờ CNTT. Thế nhưng, hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” vẫn còn hiện hữu ở phần lớn các vùng nông thôn. CNTT mặc dù đã được áp dụng nhưng vẫn còn rất đơn lẻ - trâu cày chưa được thay bằng máy tính. Nghĩa là tư duy, nhận thức và phương pháp sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn chưa thực sự có bước đột phá. Theo GS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm chương trình KH - CN phục vụ xây dựng nông thôn mới, tỷ trọng đầu tư cho CNTT trong nông nghiệp thấp hơn nhiều so với những công nghệ khác, nông dân tiếp cận với công nghệ còn quá khiêm tốn, nguyên nhân cũng bởi nhận thức của doanh nghiệp và người dân còn chưa nhất quán, chưa thấy được lợi ích mà CNTT mang lại. Hiện nay, trên thế giới có nhiều quốc gia ứng dụng CNTT trong nông nghiệp và tạo bước đột phá đáng kể. Nhờ ứng dụng CNTT trong nông nghiệp mà Israel từ nước có điều kiện đất đai khô hạn, khí hậu khắc nghiệt trở thành một quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. Một ha đất ở Israel có thể cho năng suất hơn 3 triệu bông hồng, hay hơn 500 tấn cà chua mỗi vụ; mỗi năm, một con bò của Israel cho tới 11 tấn sữa. Chỉ với khoảng 2,5% dân số làm nông nghiệp, Israel không những bảo đảm đủ nhu cầu lương thực mà còn xuất khẩu nông sản mỗi năm. Còn ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp đang ở những bước đầu. Trong đó, ICT được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là trong lĩnh vực sản xuất cây trồng trong hệ thống nhà mạng, bao gồm hệ thống tự động hóa trong điều khiển nhà mạng, điều khiển hệ thống tưới kết hợp với bón phân, hệ thống điều chỉnh ẩm độ và nhiệt độ, quang năng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng đầu vào và hệ thống phân phối của một vài tập đoàn, công ty lớn, trong các trại chăn nuôi gia súc và đại gia súc, các trại nuôi thủy sản theo phương thức thâm canh hoặc trong hệ thống thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn… Thực tế cho thấy, nước ta đã có thể tiếp cận và đưa ra những dự báo về giá cả, nông sản của thị trường thế giới nhưng nông dân vẫn rơi vào cảnh được mùa, mất giá và vì không đủ thông tin nên đổ xô vào trồng một loại mặt hàng nông sản, dẫn tới dư thừa. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện có nhiều lợi thế để ứng dụng CNTT vào nông nghiệp như sự sẵn sàng về hạ tầng công nghệ, điện thoại thông minh trở nên đại trà nhưng hầu hết vẫn chưa chạm tay vào lĩnh vực này, chưa đầu tư cho những giải pháp phát triển nông nghiệp. Một số dự án ứng dụng ICT trong nông nghiệp điển hình như: dự án hợp tác giữa Công ty Fujitsu Nhật Bản với Tập đoàn FPT tại Hà Nam tự động hóa sản xuất nông nghiệp trong nhà màng; dự án ứng dụng ICT quản lý và vận hành sản xuất lúa tại Đồng Tháp; dự án của Công ty NEC ứng dụng ICT sản xuất, kinh doanh nông sản; dự án ứng dụng ICT trong vận hành và quản lý sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giữa Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM với Công viên phần mềm Quang Trung và Global Cyber Soft… Còn theo ông Từ Minh Thiện, Phó Trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, ứng dụng ICT trong sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và hiệu quả. Tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất và trình độ của lực lượng lao động mà những ứng dụng này sẽ được thiết kế cho phù hợp. Ban quản lý thử nghiệm việc trồng dưa lưới thông qua ứng dụng SmartAgri tại Khu nông nghiệp công nghệ cao từ tháng 12/2015. Nền tảng và giải pháp nào cho vùng ĐBSCL? Để ứng dụng CNTT trở thành hướng đi bền vững cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cần nhiều giải pháp đồng bộ từ các cấp, cũng như việc mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này. Cần có hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực sẵn sàng ứng dụng CNTT trong nông nghiệp cho vùng ĐBSCL. Có như vậy, ĐBSCL mới thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư và thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, vùng ĐBSCL có nhiều ưu thế và thuận lợi trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Theo ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ĐBSCL cần xác định thế mạnh của vùng để ứng dụng CNTT và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút nguồn nhân lực. Vùng ĐBSCL có thể ứng dụng CNTT để kiểm soát và phát triển chất lượng lúa, thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của vùng. Đã có nhiều nhà mạng như Viettel, FPT, VNPT… có thể thực hiện việc này chỉ với chi phí vài trăm nghìn đồng/tháng. Doanh nghiệp có một tên miền + website quảng bá dễ dàng theo dõi, cập nhật thông tin và tích hợp các dịch vụ khác như dịch từ tiếng Việt sang nhiều thứ tiếng khác. Ưu tiên đầu tư smartphone, máy tính bảng, máy tính xách tay. Mỗi doanh nghiệp có ít nhất 80% nhân viên sử dụng email trong công việc và có tài khoản trên facebook và biết sử dụng để quảng bá sản phẩm và chăm sóc khách hàng… Phát biểu chỉ đạo mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam mà phải là nền nông nghiệp thông minh, bền vững, có giá trị gia tăng cao của Đông Nam Á và rộng hơn là của châu Á trong tương lai. “Nếu thực hiện được tầm nhìn này, chúng ta coi như đã hoàn thành được một trong những sứ mệnh khó khăn nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền nông nghiệp VN nói riêng", Thủ tướng nói. Nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu với những kịch bản đáng lo ngại. Đó là tình trạng nước biển dâng cao gây ngập mặn hầu hết vùng ĐBSCL, dịch bệnh mới phát sinh… Dự kiến nếu thiên tai xảy ra, sẽ có khoảng 22 triệu người phải di cư. Trước tình hình này, tìm ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là một yêu cầu cấp thiết, trong đó có giải pháp ứng dụng công nghệ sáng tạo để phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững. Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩymạnhứngdụngcôngnghệthôngtinvàonôngnghiệp Minh Sơn - Phước Lập Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp góp phần đưa ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững 06 SINH VIÊN - ĐỐI TƯỢNG MỚI CỦA VAY TIÊU DÙNG Việt An
  • 7. bản chứng minh nhân thân bao gồm chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/bằng lái xe và thẻ SV. Cũng có những chiến lược tương đồng, cách đây không lâu, HD Saison tung ra thị trường sản phẩm dành cho đối tượng SV. Điểm khác biệt giữa HD Saison và Home Credit là cùng một đối tượng nhưng sản phẩm của hai DN này theo mục đích khác nhau. Theo đó, HD Saison cho SV vay tiền đóng học phí tại một số trường nghề mà HD Saison có liên kết là Trường Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia, Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech và Trường dạy ẩm thực Netspace. Chỉ cần bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu cùng với cam kết bảo lãnh của phụ huynh, HD Saison đang cho người muốn đi học vay đến 80% học phí trọn khóa học trong 2,5 năm (tương đương với số tiền khoảng 50 triệu đồng)… Như vậy, với người trẻ, đặc biệt là SV chưa có thu nhập ổn định vẫn có thể trở thành một người tiêu dùng sành điệu mà không còn phải e ngại chuyện thiếu tiền. SV có quyền thực hiện ước mơ cùng với sự hiểu biết về quản lý tài chính với một lộ trình trả nợ khả thi. Lãnh đạo của Home Credit nói rằng, mục tiêu Home Credit hướng đến là việc cùng đồng hành với khách hàng trong suốt một chặng đường dài. Có những sản phẩm không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến việc tạo được mối liên hệ với khách hàng, phục vụ để họ hài lòng khi thấy được chất lượng sản phẩm, dịch vụ. “Sau vài năm, khi họ không còn là SV, họ vẫn là những khách hàng tiềm năng và thân thiết của công ty”, vị này chia sẻ. Quả vậy, trong một lần trao đổi với lãnh đạo của một công ty tài chính, vị này chia sẻ, SV là một đối tượng rủi ro, song không phải đối tượng không thể kiểm soát được. Điều mà các công ty hay làm là dù không phải thế chấp tài sản vay nhưng người vay bắt buộc phải có lộ trình trả nợ thật chi tiết. Suy cho cùng, công ty chỉ cần cho SV vay ở mức hợp lý nhất, nằm trong hoạch định thì mọi rủi ro trở nên vô nghĩa, cho cả công ty lẫn người vay. 07KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP  Tiếp theo trang 6 Số 134 - Tháng 9/2016 Giá bưởi da xanh ruột hồng luôn giữ ổn định ở mức cao nên nhiều hộ nông dân tại xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đang háo hức trồng loại cây này. Những vườn cây ăn trái già cỗi hoặc vườn cây không đem lại hiệu quả kinh tế cao đều được phá bỏ để trồng loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao này. Đổ xô trồng bưởi da xanh ruột hồng Mới đây, chúng tôi được bà Trần Thị Lệ Như (Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Quang) dẫn đến thăm vườn của gia đình ông Nguyễn Đền, ngụ tại tổ 4, ấp 18 Hộ Gia Đình, xã Bảo Quang. Lúc này, ông đang cùng người con trai cưa chặt bỏ những cây chôm chôm nhãn trong khu vườn rộng 9.000m2. Ông Đền cho biết, tổng diện tích của vườn nhà ông rộng khoảng 1,4 mẫu. Trước đây, ông trồng cà phê nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đó, ông chuyển sang trồng chôm chôm cho đến nay đã hơn 20 năm. “Mấy năm nay, thu nhập từ vườn chôm chôm của tôi rất thấp vì đầu ra cho chôm chôm thường hay bấp bênh, giá cả thấp, nhiều khi 1 ký chôm chôm giảm xuống còn 2.000 đồng/ kg. Chẳng hạn, mùa chôm chôm vừa rồi tôi bán chỉ được 160 triệu đồng, trừ chi phí còn dư khoảng 120 triệu đồng. Trong khi đó, cũng cùng diện tích đó, cùng bỏ chi phí, công sức nhưng người trồng bưởi có thể thu nhập hơn 1 tỷ đồng/ năm. Do vậy, khi được bạn bè có nhiều kinh nghiệm trong trồng bưởi da xanh ruột hồng tận tình hướng dẫn thì tôi quyết định chặt bỏ 9.000m2 chôm chôm nhãn để chuyển đổi sang trồng bưởi. Trước đây, gia đình bà Phạm Thị Thơm (tổ 14, ấp 18 Hộ Gia Đình) cũng sử dụng khu vườn rộng 2,7 ha để trồng mít và chôm chôm. Thế nhưng, vườn cây ăn trái nhà bà thường xảy ra tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” dẫn đến thu nhập mỗi năm rất thấp. Qua tìm hiểu thấy đất đai ở đây rất thích hợp cho trồng bưởi da xanh ruột hồng. Hơn nữa, giá loại bưởi này trong những năm gần đây luôn ở mức cao trên thị trường (hiện giá bưởi mua tại vườn từ 55.000 đến 60.000 đồng/ kg). Cho nên, tháng 10/2015, bà Thơm quyết định chuyển đổi cây trồng, chặt bỏ cây mít và chôm chôm để chuyển qua trồng bưởi. Hiện vườn bưởi của bà phát triển rất tươi tốt. Mới đây, bà Thơm đã bỏ tiền mua thêm 1ha vườn mít để chuyển đổi sang trồng bưởi. Ông Đỗ Văn Luyến (người nhận chăm sóc vườn bưởi cho bà Thơm) cho biết: “Kĩ thuật chăm sóc cây bưởi cũng không khó khăn. Chẳng hạn, mùa mưa thì phải thường xuyên theo dõi để xử lý kịp thời sâu và nấm bệnh cho cây hoặc tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển tốt”. Bà Trần Thị Lệ Như, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Quang cho biết, cho đến nay trên toàn xã đã có khoảng 50 hộ trồng bưởi da xanh ruột hồng với diện tích 80 ha, so với năm ngoái thì năm nay đã tăng 35 ha. Hiện nhiều hộ dân khác vẫn đang tiếp tục chuyển đổi dần qua trồng bưởi. Trước tình trạng nông dân đổ xô trồng bưởi thì ban đầu chính quyền địa phương cũng rất băn khoăn, lo lắng về đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, khi xã đi tham khảo một số tỉnh cũng như qua thông tin đại chúng thì thấy nông dân chặt một số cây trồng để trồng bưởi da xanh là một quyết định đúng. Bởi giá bưởi da xanh ruột hồng hiện rất ổn định trên thị trường (giá thấp nhất cũng được 50.000 kg, còn giá cao có khi lên đến 60.000-70.000đồng/kg). Hơn nữa, số lượng bưởi đầu ra vẫn thiếu rất nhiều trên thị trường. Vì vậy, địa phương cũng khuyến khích nông dân chọn những khu vườn cằn cỗi chặt bỏ để chuyển sang trồng bưởi. Cũng theo bà Như, cán bộ Hội Nông dân xã thường xuyên xuống địa bàn để nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của bà con. Qua đó, Hội cũng đã tổ chức mở lớp đào tạo nghề trồng và chăm sóc cây bưởi cho nông dân. Ngoài ra, để bà con an tâm về đầu ra của bưởi, vừa qua Hội Nông dân xã đã tham mưu cho Hội Nông dân thị xã Long Khánh tổ chức cho bà con đi tham quan mô hình tiêu thụ sản phẩm của cơ sở Hương Miền Tây tại xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Qua chuyến đi, bà con vui mừng vì sức tiêu thụ bưởi da xanh của cơ sở này rất lớn, mỗi ngày cơ sở có thể tiêu thụ 30- 40 tấn bưởi. Đặc biệt, hiện đầu ra của bưởi da xanh vẫn chưa cung ứng đủ cho thị trường. Chủ cơ sở cho biết họ sẽ đến Đồng Nai tìm hiểu mô hình trồng bưởi của bà con, đồng thời sẽ ký hợp đồng thu mua sản phẩm cho người dân. Hy vọng đổi đời Hiện có nhiều hộ nông dân xã Bảo Quang đã trồng thành công ban đầu cây bưởi da xanh ruột hồng. Một trong những hộ trồng bưởi thành công nhất phải kể đến gia đình anh Huỳnh Văn Hoàng (36 tuổi, tổ 8, ấp Ruộng Trẻ, xã Bảo Quang). Trước đây, gia đình sử dụng khu vườn rộng 5.000m2 để trồng tiêu, mít. Tuy nhiên, tiêu thường xuyên xảy ra tình trạng bị vàng lá rồi chết, còn mít bán với giá rất thấp nên thu nhập chẳng được bao nhiêu. Vì vậy, anh chặt phá vườn cây để chuyển sang trồng bưởi nhưng lúc bây giờ giá bưởi còn bấp bênh, có một thời gian vườn bưởi nhà anh không bán được trái nào vì tin đồn “ăn bưởi bị ung thư”. Quá chán nản nên anh đã bỏ lơ không chăm sóc vườn cây trong một thời gian dài. Đến năm 2012, thông qua báo đài anh biết được bưởi da xanh ruột hồng được giá. Cho nên, gia đình anh quyết định cải tạo lại vườn để trồng giống bưởi này. Anh vừa làm vừa tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trồng bưởi từ những người đi trước và trên mạng. Nhờ vậy, vườn bưởi nhà anh trở nên xanh tốt và nhanh lớn. Qua 4 năm trồng trọt, chăm sóc, vườn bưởi của anh cũng cho thu hoạch vụ đầu tiên từ tháng 11/2015 đến nay (bưởi cho thu hoạch quanh năm). “Mỗi trái bưởi đến thời kì thu hoạch phải nặng từ 2 kg trở lên. Mỗi ký bưởi hiện nay bán với giá từ 55.000-60.000 đồng. Trong mùa này tôi thu hoạch khoảng 6-7 tấn bưởi, sau khi trừ mọi chi phí còn lời được khoảng 400 triệu đồng. Vì đây là vụ thu hoạch đầu tiên nên trái còn ít, còn những vụ tiếp theo sẽ cho ra sản lượng bưởi nhiều hơn nữa”. Anh Hoàng cho hay, hiện anh đã mua thêm 1 ha đất để tiếp tục mở rộng trồng bưởi da xanh ruột hồng. Từ mô hình thành công của mình, anh Hoàng đã không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ dân xung quanh cùng làm để vươn lên trong cuộc sống. Để định hướng lâu dài cho cây bưởi, anh Hoàng đã mạnh dạn xin phép chính quyền địa phương cho thành lập “Tổ hợp bưởi da xanh Bảo Quang” do anh làm tổ trưởng. Tổ hợp này đã đi vào hoạt động được nửa năm nay gồm 27 thành viên với 23 mẫu vườn bưởi. “Cũng nhờ chính quyền địa phương quan tâm và cho vay vốn hỗ trợ, đồng thời mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng bưởi nên chúng tôi yên tâm chuyển đổi cây trồng hoặc mở rộng diện tích canh tác bưởi. Chúng tôi tin rằng, việc chuyển đổi sang mô hình trồng bưởi sẽ đạt tỷ lệ thành công rất cao”, anh Hoàng bộc bạch. Đồng Nai: Mạnhdạntrồngbưởivớihyvọngđổiđời Tâm An Người con trai của ông Đền đang cưa những cây chôm chôm nhãn trong vườn để trồng bưởi Anh Hoàng đang chăm sóc vườn bưởi da xanh ruột hồng Một số công ty tài chính bắt đầu khai phá thị trường sản phẩm cho vay dành cho sinh viên
  • 8. Số 134 - Tháng 9/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghề chẻ đá không chỉ vất vả, đổ nhiều mồ hôi, mà còn lấy đi sức khỏe, thậm chí là tính mạng của nhiều người. Nhưng, vì cuộc sống mưu sinh, hàng chục năm nay, nhiều người dân ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai vẫn đặt cược sinh mạng của mình với nghề này. Mồ hôi đổ trên từng viên đá Tại một bãi đá tư nhân với quy mô lớn nằm sâu trong rẫy (thuộc ấp 3, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), trước mặt chúng tôi là 7 người thợ đang cần mẫn chẻ đá. Từ một viên đá to nặng hàng trăm ký, người thợ dùng máy khoan để khoan một lỗ ở giữa, dùng vật nêm bằng sắt đặt vào lỗ rồi cầm búa tạ nện mạnh từng nhát cho đến khi hòn đá vỡ ra từng mảng nhỏ. Từ đó, người thợ bắt đầu đục, đẽo để tạo ra sản phẩm với những kích thước khác nhau theo yêu cầu của khách hàng. Từng chồng đá vuông vức được làm nên từ bàn tay rắn chắc, khéo léo của những người thợ khiến người xem phải thán phục. Chín giờ sáng, mặt trời mỗi lúc một lên cao, không khí trở nên oi bức, mồ hôi đổ mỗi lúc một nhiều khiến nhóm thợ bắt đầu thấm mệt. Họ tạm ngừng tay và ngồi quây quần bên nhau cùng uống ly trà đá và chuyền tay nhau điếu thuốc để nghỉ lấy sức, mắt đăm chiêu nhìn về đống đá do mình chẻ ra. Ông Ngàn Văn Thế (55 tuổi, ngụ tại thị trấn Vĩnh An) cho biết, trước đây gia đình ông đầu tư chăn nuôi nhưng rồi làm ăn thất bát. Hơn 1 ha rẫy của gia đình ông dùng để trồng cà phê, nhưng vào mùa mưa thì cây cà phê không phải tưới nước, chăm sóc nhiều. Cho nên, nhiều năm nay, ông chọn nghề chẻ đá để làm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. “Tôi giờ lớn tuổi rồi, nhiều khi muốn xin vào công ty làm cho nhẹ nhàng nhưng không nơi đâu chịu nhận cả. Cho nên, tôi buộc phải làm nghề này để có thu nhập chung tay chăm lo gia đình. Tiện lợi của nghề này là được tự do, lúc nào khỏe thì làm, còn mệt hoặc có chuyện gia đình thì nghỉ, không bị ai la mắng. Bởi khi chủ tính tiền công là dựa vào sản phẩm của mình làm ra, nghĩa là làm nhiều ăn nhiều làm ít ăn ít. Người nào mới vào nghề làm chưa quen cũng kiếm khoảng 100 ngàn đồng/ngày, còn những thợ làm thành thạo lâu năm thì trung bình mỗi ngày từ 200 đến 300 ngàn đồng”, ông Thế cho hay. Đây là một công việc khá nặng nhọc, nên người nào không quen làm việc sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Sau một ngày làm việc trở về nhà với tay chân rã rời, tâm trạng mệt mỏi, đến mức ăn cơm không nổi mặc dù bụng đói cồn cào. Ông Phạm Văn Thiện (50 tuổi, ngụ khu phố 6, thị trấn Vĩnh An) vẫn còn giật mình khi nhớ lại những ngày đầu đi chẻ đá. “Còn nghề nào nặng nhọc, nguy hiểm hơn nghề chẻ đá hả chú (!?). Nỗi cực nhọc của chúng tôi không thể cân đo đong đếm được, bởi không chỉ đổ mồ hôi mà còn đổ máu, thậm chí cả tính mạng. Cho nên, anh em trong nghề thường khuyên bảo nhau cần phải kiên trì và cẩn thận trong từng thao tác để hạn chế mức thấp nhất rủi ro xảy ra”, ông Phạm Văn Thiện chia sẻ. “Ngày xưa khi chưa có máy khoan, máy đục hỗ trợ thì người thợ toàn dùng sức để làm là chính. Cho nên, ai mà sức khỏe không đảm bảo thì khó gắn bó lâu dài được với nghề. Ngoàira,đểlàmrasảnphẩmnhiều, ngoài sức khỏe tốt thì còn phụ thuộc vào chất lượng đá. Đá tốt thì chẻ đâu được đó và tạo ra số lượng sản phẩm được nhiều, còn đá xấu thì chẻ ra bị nát, tạo ra sản phẩm ít hơn. Để biết hòn đá nào tốt chỉ còn cách phải chẻ ra mới biết nên thu nhập nghề này cũng bấp bênh lắm”, một thợ đá lâu năm khác chia sẻ thêm. Theo chủ bãi đá Trần Văn Hoàng, đa số những người thợ chẻ đá ở đây là người dân địa phương. Người có thâm niên ít nhất với nghề này cũng mười mấy năm, còn người làm nhiều năm cũng đã hai mươi mấy năm. Hiện nay, trên địa bàn huyện vĩnh Cửu có khoảng trăm bãi đá gia đình và hàng trăm người dân gắn bó với nghề chẻ đá. Riêng bãi đá của ông hiện đang tạo công ăn việc làm cho 25 thợ. “Đá ở đây được dùng phổ biến trong xây dựng móng nhà, hàng rào, các công trình lăng mộ, đường mương thoát nước, bờ kè chống lũ... Chất lượng đá tốt nên được nhiều người biết đến, sản phẩm làm ra tiêu thụ rất nhanh. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, chúng tôi còn xuất đi các tỉnh miền Tây, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh…”, ông Hoàng cho biết thêm. Nghề mưu sinh nguy hiểm Tại huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), nghề chẻ đá đã được hình hành và tồn tại từ hàng chục năm qua. Đây là một nghề nặng nhọc, nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn kiên trì gắn bó bởi đây chính là cứu cánh mưu sinh của bao phận người. Những người thợ làm nghề chẻ đá ở đây thường là người già, vì thanh niên đi làm ăn xa hết rồi. Lẽ ra, ở tuổi này, họ phải được nghỉ ngơi hoặc chí ít cũng chỉ làm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, tuổi tác. Nhưng vì mưu sinh, họ phải đánh đổi sức khỏe, đặt cược sinh mạng mình nơi bãi đá để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Từ hòn đá to nặng hàng trăm ký, để chẻ, tiện ra thành những viên đá nhỏ, người thợ phải tốn rất nhiều sức lực, không chỉ đổ mồ hôi mà thậm chí cả máu và nước mắt. Những ai đã gắn bó với nghề này thì chuyện bị dập móng tay, ngón chân, trầy xước là chuyện bình thường. Đó là chưa nói đến những sự cố nghiêm trọng hơn như bị đá đè gãy tay, chân, thậm chí chết người. Người làm lâu năm nhất ở bãi đá là ông Đặng Văn Khôi (ngụ ấp 2, xã Vĩnh Tân) với thâm niên là 26 năm. Ông Khôi ngồi trầm tư kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện gắn với các thương tích trên cơ thể của ông. Cũng vì chẻ đá mà một ngón tay trên bàn tay phải của ông bị đứt lìa, mảnh đá văng cắt đứt khắp tay chân, hàng chục mảnh sắt nhỏ bằng hạt đậu xanh bay găm vào cơ thể và đã được phẫu thuật lấy ra. “Cách đây vài tháng, trong lúc tôi đang dùng máy khoan để khoan hòn đá nặng khoảng 500 ký thì chẳng may máy khoan giật ngược trở lại trúng vào ngực gây nứt xương. Tôi phải đi bệnh viện điều trị trong thời gian dài mới khỏi và vừa đi làm trở lại”, ông Khôi tâm sự. Tuy nhiên, cũng nhờ làm nghề này mà ông có tiền lo cho 3 người con gái ăn học đàng hoàng. Hiện hai người lớn đã học xong ngành sư phạm và ra đi dạy, còn người con út đang học Đại học Đồng Nai. Những người thợ chẻ đá ở đây vẫn truyền tai nhau nghe những câu chuyện thương tâm về những vụ tai nạn lao động xảy ra đối với những đồng nghiệp của mình. Có trường hợp, người thợ đang cặm cụi tiện đá thì một hòn đá to từ trên cao lăn xuống đụng cây xà beng khiến cây xà beng quật đập vào người này gây chấn thương nặng và đã tử vong sauđótạibệnhviện.Mộttrườnghợp thương tâm khác, vì gia đình túng thiếu, một anh thợ trẻ đã cố sức làm lụng để có tiền trang trải cuộc sống; kết quả anh bị bệnh lao lực, đến lúc bệnh quá nặng khiến anh hộc ra máu, gia đình đưa đi bệnh viện nhưng anh không qua khỏi. Nghề chẻ đá còn bao hiểm nguy chực chờ đe dọa mạng sống của người thợ nhưng vì miếng cơm, manh áo, họ phải nhắm mắt đưa chân. Có lần trời đổ cơn mưa nhưng một anh thợ vẫn làm ráng rồi chẳng may bị điện chạm và giật chết… “Nghề này nguy hiểm nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên chúng tôi không thể bỏ nghề được. Để hạn chế những rủi ro, chúng tôi thường nhắc nhở, động viên nhau là phải cẩn thận. Với những ai mới vào nghề thì chúng tôi hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác. Ví dụ: tư thế cầm máy phải đứng như thế nào, cách cầm búa tạ nện xuống đá ra làm sao… để không bị đá, đồ dùng văng trúng vào người”, anh Hoàng, một thợ đá bày tỏ. Trời càng về trưa, cái nắng càng trở nên ngột ngạt hơn, mồ hôi đổ nhiều làm ướt hết lưng áo, nhưng những người thợ già vẫn cặm cụi chẻ đá. Chúng tôi chào tạm biệt những người thợ chẻ đá để ra về. Tiếng máy khoan, tiếng búa, tiếng đục… vẫn văng vẳng bên tai xen lẫn lời tâm sự của ông Khôi: “Ngày nào tôi còn khỏe thì ngày ấy vẫn còn chẻ đá. Nghề đã chọn mình thì phải cố gắng làm cũng vì miếng cơm, manh áo chứ không còn cách nào khác nữa”. Nghề chẻ đá -Mưusinhtrướccửatửthần! Tâm An- Đức Thọ Từ một viên đá to nặng hàng trăm ký, người thợ khoan, chẻ để tạo ra những viên đá nhỏ vuông vức. Nghề chẻ đá thường xuyên đối diện với những nguy hiểm. Những người thợ chẻ đá đang ngồi nghỉ ở một bãi đá tại ấp 3, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Ông Đặng Văn Khôi với thâm niên 26 năm gắn bó với nghề chẻ đá.
  • 9. Số 134 - Tháng 9/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 09 Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của xã Vân Hà đã có bước phát triển quan trọng, chuyển dần sang sản xuất cây ăn quả đặc sản. Vân Hà đã chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển hàng hóa nông nghiệp, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương. X ã Vân Hà vốn là một bãi đất phù sa sông Hồng, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên thu nhập từ nông nghiệp khá bếp bênh. Thế nhưng những năm gần đây, xã Vân Hà lại có bước chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế phát triển, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, những ngôi nhà cao tầng được xây dựng ngày một nhiều, tạo cho diện mạo xã thêm khang trang, sạch đẹp. Dẫn chúng tôi đi thăm những bãi bưởi, bãi chuối xanh bạt ngàn của người dân trong xã, ông Hoàng Thế Tài - Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước kia, cuộc sống của người dân vùng đất bãi gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Dân nghèo khiến cán bộ, đảng viên trong xã luôn trăn trở suy nghĩ làm sao để nâng cao cuộc sống của người dân. Câu trả lời đã được xã cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã về phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Với tiềm năng thế mạnh của vùng đất bãi, Nghị quyết tập trung vào các giải pháp phát triển kinh tế, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Một trong những bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp là thay đổi cơ cấu cây trồng. Với diện tích đất tự nhiên toàn xã là 530 ha nhưng chủ yếu là diện tích đất bãi cát ven sông, toàn xã chỉ có 60 ha đất nông nghiệp. Nhận thức rõ những khó khăn trên, Vân Hà đã quyết tâm chuyển đổi cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Xã đã chuyển đổi được 30 ha trồng bưởi cùng nhiều ha trồng chuối và các loại rau màu, đậu, đỗ, dưa chuột… Nhờ những thay đổi đó mà tổng thu nhập trên một ha đất canh tác của xã tăng lên rõ rệt, năm 2015 thu nhập trên 1 ha đất canh tác bình quân đạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tận dụng lợi thế vùng bãi rộng lớn cùng với những phế phẩm của trồng trọt nên người dân trong xã phát triển về chăn nuôi. Toàn xã hiện có trên 700 con bò thịt, khoảng 6.000 con lợn và hơn 10.000 con gia cầm. Những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã luôn đạt trên 10%. Kinh tế phát triển, đời sống của người dân trong xã được nâng lên. Năm 2016, Vân Hà phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/người/năm. Cuộc sống của người dân đầy đủ, sung túc hơn. Tỷ lệ hộ nghèo hiện tại của toàn xã có 21 hộ, chiếm dưới 4%. Nhiều ngôi nhà lụp xụp trước kia được thay thế bằng ngôi nhà cao tầng. Những con đường đất lầy lội được khoác trên mình tấm áo bê tông đẹp đẽ. Đường làng, ngõ xóm được cứng hóa. Sự nghiệp giáo dục được người dân trong xã quan tâm, hàng năm 100% số trẻ em trong độ tuổi mầm non được đến lớp, tỷ lệ học sinh chuyển cấp và thi đỗ đại học năm sau cao hơn năm trước. Sự “thay da, đổi thịt” ở vùng đất bãi đã khẳng định Nghị quyết của Đảng bộ xã Vân Hà đề ra sát hợp với thực tế địa phương và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Từ chọn hướng đi đúng, hợp với lòng dân, Vân Hà đang có những bước đi vững chắc trên con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhân dân của xã nhà đang phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, cho thu nhập cao nhưng vẫn giữ gìn được cảnh quan, bản sắc văn hóa của địa phương. Sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XD NTM) giai đoạn 2012 - 2016, Phú Thịnh đã gặt hái được những kết quả thiết thực. Trong thời gian tới, xã xác định sẽ tiếp tục phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết, sáng tạo của cán bộ và nhân dân để hoàn thành các mục tiêu đề ra. P hú Thịnh nằm ở phía Tây Nam huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên 238 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 121,44 ha, với dân số toàn xã 3.862 người. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã không ngừng nỗ lực vượt khó, vươn lên. Bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư mới, cải tạo nâng cấp khang trang, sạch đẹp. Đến nay, xã Phú Thịnh đạt 16/19 tiêu chí XD NTM, thu nhập bình quân đầu người đạt 17,6 triệu đồng/người/6 tháng; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2% và đến cuối năm 2015 chỉ còn 3,5%... Đó là những kết quả quan trọng để xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí còn lại và cán đích NTM vào cuối năm 2016. Xác định sản xuất nông nghiệp là nền tảng trong phát triển kinh tế, những năm qua xã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu cây, con giống mới vào sản xuất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 22,27 tỷ đồng (trồng trọt đạt 9,98 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 12,29 tỷ đồng). Xã đẩy mạnh đầu tư hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi thuận tiện giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất... Từ đó duy trì sản xuất nông nghiệp ổn định, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Bên cạnh việc chú trọng sản xuất nông nghiệp, Phú Thịnh khuyến khích các hộ đầu tư, phát triển ngành nghề TTCN và dịch vụ, thương mại. Các hội đoàn thể của xã phối hợp với các ngân hàng tạo nguồn vốn cho người dân phát triển kinh tế. Đến nay, số dư nợ tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh Tường là 11,7 tỷ đồng, nhân dân còn vay vốn tại các ngân hàng khác để phát triển sản xuất. Hiện nghề mộc đang phát triển khá mạnh ở địa phương, nhiều hộ đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, mở xưởng sản xuất quy mô lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Việc phát triển nghề mộc kết hợp xuất khẩu lao động, đi làm doanh nghiệp, thợ xây, thợ bê tông… đã mang lại nguồn thu lớn cho xã. 6 tháng đầu năm, thu nhập từ ngành nghề dịch vụ đạt 45,7 tỷ đồng, chiếm 67,09% tổng thu nhập toàn xã. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Phú Thịnh đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều công trình và hàng chục km đường trục xã, liên thôn khang trang, sạch đẹp. Những con đường mới như nối dài thêm niềm vui, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân… Toàn xã đã thành lập được 4 tổ xung kích vệ sinh môi trường ở 4 thôn hoạt động có hiệu quả; 4/4 thôn đã được công nhận và giữ vững danh hiệu làng văn hoá; trên 90% số hộ đạt gia đình văn hoá; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được người dân nhiệt tình ủng hộ. Theo ông Nguyễn Đức Kha - Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh: Xã còn 03 tiêu chí chưa đạt theo quy định là giao thông, môi trường và cơ sở vật chất văn hoá. Để cán đích NTM vào cuối năm 2016, Phú Thịnh đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp các hạng mục còn dang dở nhằm hoàn thiện các tiêu chí theo đúng kế hoạch đề ra. Đạt được thành quả ngày hôm nay, xã luôn xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chương trình XD NTM và đầu tư thỏa đáng nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn. Đi đôi với sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp, ngành chức năng, Phú Thịnh luôn lấy dân làm gốc, khơi dậy trong dân ý chí vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Khi đời sống nhân dân được cải thiện, tiềm lực kinh tế được tăng cường sẽ có thêm điều kiện nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng xã nhà ngày một văn minh, giàu đẹp. Xã Vân Hà - Huyện Phúc Thọ - TP Hà Nội: Chuyểnđổithànhcôngcơcấucâytrồng,vậtnuôi Ly Sơn Ông Hoàng Thế Tài - Chủ tịch UBND xã Vân Hà. Ông Nguyễn Đức Kha - Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh. Xã Phú Thịnh - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc: Xâydựngnôngthônmớigắnvớipháttriểnkinhtế Ly Sơn
  • 10. 10 Số 134 - Tháng 9/2016 Lãnh đạo quận Gò Vấp chỉ đạo thành lập bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại theo cơ chế một cửa, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Sau hơn 5 tháng triển khai hoạt động, bộ phận này phát huy hiệu quả rõ rệt trong công tác phục vụ người dân, cũng như tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận tiếp nhận. “UBND quận Gò Vấp kính chào quý khách, rất hân hạnh được phục vụ quý khách” - là câu chào để bắt đầu làm việc tại văn phòng UBND quận mỗi ngày. Câu nói tưởng chừng vô tri, vô giác này lại làm không khí tại buổi làm việc trở nên vui vẻ, thoải mái hơn giữa cán bộ, công nhân viên và người dân. Tại đây, có 11 quầy làm thủ tục. Trong đó có 7 quầy trực thuộc văn phòng - hoạt động theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và 4 quầy trực thuộc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận (trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên Môi trường TP). Để công việc được triển khai khoa học, hiệu quả, người dân đến làm thủ tục sẽ được hướng dẫn bốc phiếu thứ tự theo từng lĩnh vực cần giải quyết. Trong khi chờ đợi tới lượt, tại đây được UBND quận trang bị nước uống và wifi miễn phí để người dân tiện tra cứu thông tin. Ngoài ra, trước mỗi quầy thủ tục còn có thông tin cần thiết để người dân tham khảo, bổ sung vào hồ sơ đầy đủ, giúp quá trình làm việc được thúc đẩy nhanh hơn. “Trước kia, để sao y xong hồ sơ mất chừng nửa tiếng trở lên, giờ chỉ mất 15 phút, quá tiện lợi và nhanh chóng. Không chỉ vậy mà thái độ của cán bộ công chức nhân viên ở đây niềm nở, nhiệt tình cũng tạo tâm lý thoải mái hơn cho chúng tôi”, ông Trần Duy Khánh (ngụ phường 12) vui vẻ nói. Theo tìm hiểu của PV, hầu hết người dân đều rất ủng hộ cách làm việc mới này tại UBND quận Gò Vấp. Họ không chỉ được hưởng cảm giác tôn trọng của một người khách thực sự mà còn nắm rõ tình trạng hồ sơ của mình được giải quyết đến đâu, vướng mắc nơi đâu. “Trước kia, tại bộ phận này có 6 đơn vị cùng quản nên còn khó khăn trong vấn đề quản lý, nhất là trong vấn đề giải quyết hồ sơ, rất dễ bị tắc nghẽn vì mỗi người trực thuộc mỗi đơn vị khác nhau, không có sự gắn kết. Bây giờ, con người của 6 đơn vị này được chuyển về dưới sự quản lý của văn phòng UBND. Sau mỗi tuần làm việc, mình tổ chức họp, rút ra những thiếu sót, kinh nghiệm, cùng đôn đốc, giám sát lẫn nhau, từ đó việc phục vụ người dân cũng tốt hơn rất nhiều. Bây giờ không còn tình trạng hồ sơ bị tắc nghẽn như lúc trước nữa”, ông Nguyễn Minh Trí - Trưởng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại quận cho biết. Theo ông Trí, hiện tại khu vực tiếp nhận và trả kết quả vẫn còn 4 quầy tương ứng với 4 cán bộ công chức thuộc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, có lượng hồ sơ tiếp nhận khá lớn. Trong thời gian tới văn phòng UBND quận sẽ chủ động phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn. Trao đổi với PV, ông Lê Hoàng Hà - Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết: “Thời gian tới, quận tiến hành cải tạo khu vực tiếp nhận và trả kết quả để tạo không gian làm việc khoa học, hiệu quả, dự kiến đầu tháng 7 tới sẽ triển khai khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, quận đang lên kế hoạch tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ tiếp nhận và trả kết quả để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn”. ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Trongnhữngnămqua,Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Ngọc Thanh luôn đoàn kết, thống nhất phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều đạt và vượt kế hoạch đề ra về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đặc biệt, tốc độ phát triển kinh tế địa phương luôn được giữ ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Phát triển kinh tế nông nghiệp Ngọc Thanh là xã miền núi, có diện tích đất tự nhiên lớn với 7.732,68 ha. Thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng và phát triển rừng, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm… Ngọc Thanh có nhiều suối bắt nguồn từ núi đổ về hồ Đại Lại. Đây là hồ nhân tạo lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, với diện tích rộng 525 ha, phục vụ tưới tiêu cho khoảng 3.000 ha đất canh tác trên địa bàn thị xã và các vùng lân cận. Trong cơ cấu kinh tế của Ngọc Thanh, sản xuất nông nghiệp vẫn là lĩnh vực mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp, xã đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm đẩy mạnh phát triển lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như chương trình sản xuất nông sản hàng hóa bằng việc thực hiện các mô hình, hỗ trợ về giống, kỹ thuật trực tiếp cho người dân. Trong đó, việc chuyển đổi mô hình trồng giống mới như: hoa ly, cây ăn quả… nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm được xã đẩy mạnh tuyên truyền vận động. Bên cạnh đó, xã tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Nhờ đó, giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích trong sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên. 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn xã ước đạt 70,1 tỷ đồng. Trong đó tổng sản lượng lương thực đạt 2.979,4 tấn, tổng thu nhập về chăn nuôi ước đạt 28,8 tỷ đồng. Đặc biệt, các hộ chủ rừng đã chủ động đầu tư trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, đưa các loại giống cây lâm nghiệp cao sản vào sản xuất thâm canh, mang lại thu nhập cao. Khai thác tiềm năng du lịch Ngọc Thanh là vùng đất giàu truyền thống yêu nước. Năm 1941, Trung ương Đảng đã chọn Ngọc Thanh là địa bàn xây dựng an toàn khu dự bị; Năm 1945, Ban cán sự Đảng tỉnh Vĩnh Phúc đã chọn Ngọc Thanh làm nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng của tỉnh; Năm 1995, xã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận di tích lịch sử chiến khu Ngọc Thanh (Tại Quyết định số 3777-QĐ/BT ngày 23/12/1995). Đặc biệt, hồ Đại Lải nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh không chỉ cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp mà hồ còn là một địa điểm du lịch lý tưởng bởi bao bọc nó là cả một hệ thống, quần thể du lịch, vui chơi giải trí gồm nhiều nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ, khu nghỉ dưỡng cao cấp Flamingo, sân golf… Bên cạnh đó, Ngọc Thanh là địa bàn cư trú của hầu hết đồng bào dân tộc Sán Dìu trong toàn thị xã Phúc Yên. Toàn xã có khoảng 46% dân số là người dân tộc Sán Dìu, tạo nên một nét văn hóa có nhiều đặc trưng riêng của người dân tộc như: tập tục thờ cúng riêng, hát sọongcô… Đây là những tiềm năng để Ngọc Thanh phát triển du lịch. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai màu mỡ, người dân cần cù chịu khó, lại được kết hợp với những giải pháp phù hợp, đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền nơi đây, tin rằng, bức tranh kinh tế của Ngọc Thanh sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn cũng sẽ được hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra vào cuối năm 2016. Xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc: Khaitháctiềmnăng-Pháttriểnkinhtế Ly Sơn Hồ Đại Lải - Điểm du lịch nổi tiếng ở xã Ngọc Thanh. Phòng tiếp nhận hồ sơ -UBND Q. Gò Vấp Quận Gò Vấp - TP.HCM: Cơchếmộtcửanângcaochấtlượngphụcvụngườidân Việt An ỨNGDỤNGCÔNGNGHỆ THÔNGTINĐỂPHỤCVỤDÂN Hiện tại, người dân làm thủ tục tại ba lĩnh vực kinh tế, y tế và lao động, sau khi nhận giấy hẹn trả kết quả có thể dùng mã số hẹn để theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ của mình đến đâu trên trang web (http://www.govap. hochiminhcity.gov.vn) của quận Gò Vấp. Đồng thời, khi hồ sơ có kết quả, tổng đài sẽ nhắn tin cho người dân, doanh nghiệp đến văn phòng UBND nhận theo đầu số 8183. Thời gian tới, quận tiếp tục đưa thông tin hồ sơ khách hàng của lĩnh vực tư pháp và đô thị để người dân chủ động theo dõi, tra cứu hồ sơ.