SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 44
Descargar para leer sin conexión
HỢP TÁC
& PHÁT TRIỂN

Tạp chí

COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Số

18+19+20

Tháng 3/20213-8/2013

ISSN 1859-3518

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Ban chấp hành
Trung ương
Hội họp
thường niên 2013
Trang 1

Thiết lập
quan hệ

đối tác
toàn cầu
vì phát triển

Trang 3-7

Giới thiệu
Hiệp định về
Hợp tác
lao động
Việt Nam - Lào
ký ngày 1/7/2013
Trang 15

Chuyện

“chuyển
giá”
từ góc nhìn
Trang 8+9
HỢP TÁC
& PHÁT TRIỂN

Tạp chí

Cơ quan trung ương của hội phát triển
hợp tác kinh tế việt nam-lào-campuchia

Năm thứ tư
Số 18+19+20 (Tháng 3-8/2013)

HỢP TÁC
& PHÁT
TRIỂN
Tạp chí

CƠ QUAN

COOPER
ATION AN
D

TRUNG

ƯƠNG CỦ

A HỘI PH

DEVELOPM

ÁT TRIỂN

ENT REVI

HỢP TÁC

EW

KINH TẾ

HAÏNH
Số

ILACA

PHUÙC

LAØ SE

ED

Û CHIA

18+19+

20

Tháng 3/20

213-8/2

013

ISSN 1859

VIỆT NA

M-LÀO- CA

-3518

MPUCHI

A

Ban chấp
hà
Trung ương nh
Hội họp
thường niên
2013
Trang 1

Thiết lậ
p
quan hệ

đối tác
toàn cầ
u
vì

Địa chỉ tòa soạn

Phòng 708,
Giới thiệ
Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư,
Hiệp định u
về
Số 65 Phố Văn Miếu,
Hợp tác
Chuyện
lao động “
chuyển
Việt Nam
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
ký ngày - Lào
1/7/2013
giá
Điện thoại: 080.43470
từ góc n ”
hìn
Fax: 080.43470
Email: tchtpt@gmail.com
Webtise: http://www.vilacaed.org.vn

phát triể

n

Trang 3-

7

Trang 15

Tổng biên tập
PGS. TS. Vũ Đình Tích
Trình bày: Thu Hằng

Trang 8+

9

Giá bán: 22.000

Mục lục
Hoạt động của Hội
 +++: BCH TW Hội họp Hội nghị thường niên 2013...............................................1
 +++: Biên bản ghi nhớ giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn (Lào) với Hội
Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia.......................................2
Nghiên cứu - Diễn đàn
 Lương Minh Việt: Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển......................3
 +++: Chuyện “chuyển giá” từ góc nhìn FDI...........................................................8
 +++: Làm thế nào để tránh bẫy thu nhập trung bình? . ....................................10
Giới thiệu văn bản
 +++: Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối............12
 +++: Giới thiệu Hiệp định về Hợp tác lao động Việt Nam – Lào
ký ngày 01/7/2013..............................................................................................15
Hợp tác kinh tế Việt Nam và khu vực

đồng

in this issue
 Central Excutive Board of VILACAED hold 2013 annual Meeting................1
 Luong Minh Viet: Establish global partnership relation for
development . ..........................................................................................3
 Price transfer from FDI perspective............................................................8
 How to avoid average income trap?........................................................10
 Ordinance on amending and supplementing on some articles of
Foreign Exchange Control Ordinance.......................................................12
 Introduction to Labour Cooperation Agreement between
Vietnam-Laos signed on 1st July 2013....................................................15
 Interim assessment of Laos on implementing 7th 5-year
Socio-Economy Development Plan (2011-2015).....................................17
 Cooperation between Vietnam and Myanmar on rice:
Three manners , from competion to alliance..........................................26
 Vietnam-Laos-Cambodia-Myanmar economic news recapitulation........29

 +++: Kinh tế Lào 6 tháng đầu năm tài khóa 2012-2013....................................16
 +++: Lào sơ kết giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội






5 năm lần thứ VII (2011-2015).............................................................................17
+++: Kinh tế-xã hội Tỉnh Hủa Phăn (Lào) và quan hệ hợp tác với Việt Nam........19
+++: Kinh tế-xã hội Tỉnh Luang Prabang và quan hệ hợp tác với Việt Nam........23
+++: Hợp tác lúa gạo Việt Nam - Myanmar:
Ba mô thức, từ cạnh tranh đến liên minh.............................................................26
+++: Thị trường Myanmar.................................................................................27
+++: Tổng hợp tin hợp tác kinh tế VN-L-CPC-Myanmar.....................................29

Doanh nghiệp – Doanh nhân
 +++: Tập đoàn công nghiệp cao su VN:
Đầu tư có trách nhiệm tại Lào và Campuchia.......................................................33
 +++: Đầu tư viễn thông sang Lào: Kinh nghiệm từ thành công của Viettel........34
Giao lưu văn hóa
 +++: Mê hoặc những bờ biển nguyên sơ ở Myanmar........................................37
 +++: Du lịch ẩm thực vòng quanh thủ đô Myanmar..........................................38
 +++: Món ngon khó cưỡng trên đường phố Myanmar......................................40

Tạp chí

HAÏNH

D
ILACAE IA
SEÛ CH
LAØ

PHUÙC

16+17 013
012-2/2
2/2

Tháng 9-1

Tạp chí

-3518

ISSN 1859

HAÏNH

Chúc

LAØ SEÛ

ISSN 1859

-3518

+23

Trang 22

2

và

+42

Trang 41

Trang 4

8

Lào Trang 13-1

Trang 27

+28

Trang 12

+13
Trang 32

+33

D

CHIA

/2012

Trang 1+

V

ILACAE

PHUÙC

14+15

Tháng 3-8
hoạt động của hội

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Ban chấp hành Trung ương
Hội họp thường niên 2013
Ngày 9/4/2013, BCH TW Hội họp phiên thường niên
nhằm đánh giá kết quả công tác Hội năm 2012 và bàn
công tác năm 2013, Hội nghị đã tập trung thảo luận
về các vấn đề sau đây:
1. Đánh giá hoạt động Hội
năm 2012

- Thống nhất Báo cáo tổng kết tình
hình hoạt động của Hội trong năm 2012
do thường trực Hội báo cáo.
- Đánh giá cao sự cố gắng và các
kết quá hoạt động của Hội năm 2012
mặc dù tình hình kinh tế quốc tế, khu
vực và trong nước đặc biệt khó khăn
nhưng vẫn thực hiện tốt các mục tiêu kế
hoạch đề ra.
- Hội với sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và sự Hợp tác của các tổ chức
ở TW địa phương đã tổ chức thành công
nhiều sự kiện quan trọng. Đặc biệt là
hoạt động hưởng ứng Năm Đoàn kết Việt
Nam – Lào và Kỷ niệm 50 năm Quan hệ
Việt Nam – Lào và 45 năm Quan hệ Việt
Nam – Campuchia được đánh giá cao,
nâng cao vị thế, ảnh hưởng của Hội cần
được tiếp tục phát huy.
- Có bước tiến mới trong công tác
đối ngoại, tăng cường sự hiểu biết, gắn
bó giữa Hội với các cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan; giữa Hội với Đại
sứ quán các nước Lào – Campuchia –
Myanmar tạo thuận lợi cho hoạt động
Hội và Hội viên.
- Công tác thông tin tuyên truyền,
báo chí, ấn phẩm, truyền hình phổ biến
pháp luật, tư vấn hỗ trợ Hội viên trong
hoạt động đầu tư Kinh doanh ở Lào,
Campuchia được thường trực Hội quan
tâm, đã bước đầu có tác dụng cho hội
viên; cần tiếp tục phát huy và cải tiến để
đạt hiệu quả cao hơn.
- Việc duy trì, củng cố Báo Thời báo
Mekong là cơ quan phát ngôn của Hội
trong điều kiện hiện nay được ghi nhận
là sự cố gắng rất lớn của TW Hội.

- Hoạt động của các Hội địa phương
và các văn phòng đại diện, các hội thành
viên tại Campuchia, Lào đã đóng góp
nhiều cho sự phát triển chung của Hội.
Đặc biệt, Ban chấp hành ghi nhận sự
hoạt động rất năng động tích cực của
Hội phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam
– Lào – Campuchia tỉnh Nghệ An và Văn
phòng đại diện của Hội tại Campuchia.
- Hoạt động của các viện, trung tâm
trực thuộc năm qua đã đạt được nhiều
kết quả tốt. Tuy nhiên, nhiều đơn vị
còn khó khăn và có những đơn vị từ khi
thành lập chưa hoạt động được. Cần có
biện pháp củng cố, thúc đẩy các đơn vị
hoạt động có hiệu quả cao. Những đơn
vị khó khăn và những đơn vị chưa hoạt
động cần xem xét, củng cố, tổ chức lại
nếu không được thì giải thể không kéo
dài tình trạng trên.
- Công tác Hội viên và công tác tổ
chức năm qua tuy có làm nhưng kết quả
rất thấp, một phần do ảnh hưởng tình
hình kinh tế chung, một phần do phương
pháp còn lúng túng vì thiếu kinh phí hoạt
động. Đây là một trong những trọng tâm
của Hội cần tập trung khắc phục để có
thể duy trì hoạt động Hội ngày càng tốt
hơn.
- Tài chính Hội ngày càng khó khăn,
cần động viên mọi tiềm năng của Hội,
tham gia các chương trình của Nhà
nước, động viên sự ủng hộ đóng góp của
hội viên và đẩy mạnh công tác phục vụ
hội viên để tạo nguồn thu.

2. Về kế hoạch hoạt động
năm 2013

Hội nghị thống nhất với Dự thảo Kế
hoạch năm 2013 do Thường trực TW
Hội trình trong đó đặc biệt tập trung
thực hiện một số nội dung chính sau:

a, Tiến hành các bước chuẩn bị
để tiến tới tổ chức Đại hội lần thứ 2
của Hội vào thời điểm thích hợp, bao
gồm:
- Tiến hành đánh giá tổng kết hoạt
động Hội nhiệm kỳ 1(2008-2013) bao
gồm: thành tích, bài học thành công, các
hạn chế, các bài học cần rút kinh nghiệp
làm cơ sở xây dựng chương trình hoạt
động Hội khóa 2(2014-2018).
- Căn cứ thực tiễn để xem xét lại
điều lệ của Hội, các nghị quyết đại hội
khóa 1, các nghị quyết, quy định của
Ban chấp hành TW từ đó chuẩn bị các
kiến nghị để Đại hội khóa 2 xem xét.
- Giao Ban Thường trực lập Kế
hoạch Đại hội trình Chủ tịch phê duyệt
để tổ chức bao gồm vấn đề hình thức
Đại hội, văn kiện, nhân sự, tài chính,
vấn đề hội viên
b, Về công tác tổ chức
- Tiến hành soát xét, cập nhật, phân
loại lại số hội viên đã có đề xuất giải
pháp củng cố, tăng cường phát triển hội
viên.
- Đẩy mạnh việc phát triển các hội
địa phương đặc biệt là ở các tỉnh biên
giới Việt Nam – Lào và Việt Nam –
Campuchia và xây dựng các chi hội
ngành Kinh tế Kĩ thuật.
- Đánh giá lại các đơn vị trực thuộc
từ đó có kế hoạch củng cố, tăng cường
để hoạt động có hiệu quả. Những đơn
vị không tự vươn lên được hoặc không
hoạt động thì có kế hoạch điều chỉnh
hoặc đình chỉ hoạt động hoặc giải thể.
- Tập trung giải quyết những vướng
mặc của công tác thông tin, đặc biệt là
tập trung chỉ đạo, củng cố Báo Thời báo
Mekong, tạp chí Hợp tác và Phát triển,
đổi mới công nghệ và nội dung trang
thông tin của Hội.
- Tổ chức chương trình tuyên truyền
nhằm hưởng ứng Đại hội nhiệm lỳ 2 của
Hội.
- Tập trung tổ chức tốt Diễn đàn
Mekong 2013 đã được Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hỗ trợ. Thực hiện tốt nhất các kế
hoạch đã được Nhà nước mà trực tiếp là
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
- Thống nhất chuẩn bị triển khai các
đề án đã được nêu trong Báo cáo, Kế
hoạch năm 2013.q

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

1
hoạt động của hội

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Biên bản ghi nhớ giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn (Lào)
với Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hủa Phăn, Đại diện Hội Phát triển Hợp tác
Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã ký Biên bản ghi nhớ với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, các Ban ngành có liên quan của tỉnh Hủa Phăn về kêu gọi vốn đầu tư của Việt
Nam vào các dự án của tỉnh Hủa Phăn. Nội dung như sau:

TỈNH HỦA PHĂN
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

			
				

Số: 5255/KH.HT
Xầm Nưa, ngày 28/6/2013

BIÊN BẢN GHI NHỚ

Giữa
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Ban ngành có liên quan của tỉnh Hủa Phăn (Lào) với
Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia và các nhà Doanh nghiệp của
Việt Nam về kêu gọi vốn đầu tư của Việt Nam vào các dự án của tỉnh Hủa Phăn
Cuộc họp diễn ra vào lúc 9h00 sáng ngày 28/6/2013, thành phần tham gia gồm có : Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám
đốc Sở Nông Lâm nghiệp, Phó Giám đốc Sở Năng lượng và Khoáng sản, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các
cán bộ chuyên môn của hai đoàn Lào và Việt Nam.
Phía Lào trao đổi và giới thiệu các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài với Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào –
Campuchia và các doanh nghiệp Việt Nam. Ông Phon-xay Ing-Tha-Vông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn, thay
mặt tỉnh Hủa Phăn trình bày Kế hoạch Hợp tác và phát triển kinh tế của tỉnh với ông Phó Chủ tịch Hội Phát triển hợp tác kinh tế
Việt Nam – Lào – Campuchia và các doanh nghiệp Việt Nam của Việt Nam.
Hai bên đã trao đổi và thống nhất một số nội dung sau:
1. Phía tỉnh Hủa Phăn cung cấp danh mục thống kê các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Hủa Phăn, để các nhà
doanh nghiệp phía Việt Nam nghiên cứu.
2. Đồng ý để Trung tâm phát triển Nông nghiệp, Nông thôn và Viện Phát triển nông thôn của Việt Nam sang Lào điều tra
khảo sát tại Bản Ông huyện Xặm Nửa và Trung tâm Xốp Hao huyện Sốp Bàu, tỉnh Hủa Phăn. Mục đích cùng với phía Lào nghiên
cứu sản xuất giống cây trồng các loại, phục vụ cho ngành Nông – Lâm nghiệp của tỉnh.
3. Đồng ý để đoàn Việt Nam tiến hành điều tra khảo sát thực địa, thu thập nắm tình hình khó khăn của nhân dân vùng Biên
giới giữa hai nước. Lập dự án để giải quyết xóa đói giảm nghèo cho nhân dân ở khu vực Biên giới, đồng thời làm căn cứ để kêu
gọi vốn đầu tư của nước thứ 3.
Trên đây là nội dung của Biên bản, làm căn cứ để tổ chức và tiến hành triển khai các bước tiếp theo.
Đại diện phía Lào
		
Đại diện phía Việt Nam
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
		
P CT. Hội Phát triển Hợp tác kinh tế
(Đã ký)
		
Việt Nam – Lào - Campuchia
Phon- Xay Ing –Than – Vông						
(Đã ký)
						
				
Nguyễn Minh Tú

2

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013
Nghiên cứu - diễn đàn
1. Việt Nam đổi mới
và hội nhập

Liên kết kinh tế toàn cầu cùng phát
triển là xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người, mang tính toàn
cầu, liên quốc gia, liên vùng với sự liên
kết, phối hợp chặt chẽ mới có điều kiện
thực hiện một cách có chất lượng các mục
tiêu vì sự phát triển toàn cầu.
Thời đại ngày nay, không có sự phát
triển nhanh, hiệu quả và chất lượng của
riêng biệt một quốc gia hoặc một lãnh thổ
nào đó mà không có sự liên kết cùng phát
triển. Quy luật tất yếu đó bắt buộc một nền
kinh tế ở một nước hay một vùng lãnh thổ
nào đó, muốn hòa đồng có hiệu quả trong
xu thế toàn cầu, nhất thiết phải cơ cấu
lại nền kinh tế theo hướng hiện đại trong
phạm vi hội nhập để phát huy triệt để lợi
thế của đất nước, nhằm tăng khả năng cạnh
tranh của quốc gia so với các nước trong
khu vực và toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam trải qua nhiều giai
đoạn phát triển khác nhau trong từng thời
kỳ lịch sử của đất nước, vượt qua muôn
vàn khó khăn từ thời chiến đến thời bình,
từ đất nước còn chia cắt làm hai miền đến
thống nhất một dãi sơn hà, trở thành một
nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đầy tiềm năng và sức sáng tạo phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong từng bối cảnh đó, Việt Nam bị
bao vây, cấm vận trong nhiều năm ở từng
giai đoạn, khiến cho mối giao lưu kinh tế
gặp nhiều khó khăn hạn chế; khiến cho nền
kinh tế Việt Nam vốn đã rất nghèo nàn,
lạc hậu trở nên kiệt quệ. Sau khi đất nước
thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã bắt
tay khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã
hội và không ngừng đổi mới cơ chế chính
sách quản lý và phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Từ năm 1986, Việt Nam đã có những
bước đổi mới thích hợp, mà điểm nổi bật
là xóa bỏ cơ cấu kinh tế khép kín, mang
nặng tính tự cấp tự túc, tách biệt với kinh
tế khu vực, kinh tế quốc tế chuyển sang
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, theo cơ chế thị trường, với hệ thống
kinh tế mở cả trong nước và ngoài nước;
thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì
phát triển; nhanh chóng hội nhập với kinh
tế khu vực và thế giới, đa phương hoá và
đa dạng hoá các mối quan hệ với các nước,
các tổ chức tài chính quốc tế; gắn việc đổi
mới của đất nước với những nguyên tắc và
những quy luật phát triển kinh tế toàn cầu;
thiết lập những cơ chế chính sách phù hợp

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Thiết lập quan hệ

đối tác
toàn cầu
vì phát triển
l TS Lương Minh Việt
Học viện Hành chính Quốc gia

với thông lệ quốc tế. Mở rộng liên kết kinh
tế quốc tế và thiết lập quan hệ đối tác toàn
cầu vì phát triển:
Một là, trong lĩnh vực hợp tác đa
phương, với việc chính thức là thành viên
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Việt Nam tiếp tục tham gia ngày càng sâu
vào quá trình hội nhập với kinh tế thế giới
và khu vực. Tại các diễn đàn kinh tế quốc
tế có uy tín, Việt Nam tham gia và đóng
vai trò tích cực, nổi bật là tại Diễn đàn
Kinh tế Thế giới (WEF), Diễn đàn Tương
lai châu Á, Hội Doanh nghiệp châu Á, Đối
thoại châu Á (ACD), ... Ở cấp độ khu vực,
Việt Nam là thành viên tích cực của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
và đang hợp tác chặt chẽ với các nước
thành viên xây dựng Cộng đồng Kinh tế
ASEAN.
Năm 2006, Việt Nam đăng cai thành
công “Năm APEC Việt Nam 2006” với
những kết quả đáng khích lệ, nổi bật là
việc các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế đã
cam kết trong “Tuyên bố Hà Nội” tiếp tục
thúc đẩy tự do hóa thương mại, trong đó
đã thông qua Chương trình Hành động Hà
Nội nhằm thực hiện lộ trình Busan hướng
tới mục tiêu Bogor về thực hiện tự do hoá
thương mại, đầu tư và mở cửa thị trường.
Trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng
Mê Công với các nước đối tác chủ yếu là
Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia,

Myanmar và Thái Lan, Việt Nam đã đẩy
mạnh việc tham gia các chương trình
hợp tác theo hướng thực chất và toàn
diện hơn. Các cơ chế hợp tác chủ yếu
bao gồm Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở
rộng (GMS), Tam giác phát triển Việt
Nam-Lào-Campuchia, Uỷ hội Mê Công
(MRC), Hợp tác Mê Công-Nhật Bản, Hợp
tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam
(CLMV).
Hai là, trong lĩnh vực hợp tác song
phương; Việt Nam đã có quan hệ thương
mại với hơn 170 quốc gia, vùng và lãnh
thổ, đã ký hơn 60 hiệp định kinh tế về
thương mại song phương và đã thiết lập
quan hệ đầu tư với khoảng trên 70 quốc
gia, vùng và lãnh thổ. Phù hợp với xu
hướng gia tăng các Hiệp định tự do thương
mại song phương (FTA). Việt Nam xúc
tiến đàm phán, ký kết FTA với các nước,
trước hết là những đối tác lớn, chiến lược,
như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga,
các nước EU.
Cuối năm 2006, Hoa Kỳ đã thông qua
dự luật Quan hệ thương mại bình thường
vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, đồng
thời đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các
nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo.
Từ tháng 1/2007, hạn ngạch, thị thực và
visa điện tử liên quan đến hàng dệt may
của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ được chính thức bãi bỏ. Với Nga,

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

3
Nghiên cứu - diễn đàn

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

hợp tác hai nước đang ưu tiên vào lĩnh vực
năng lượng – nhiên liệu, trong đó có việc
phối hợp thăm dò và khai thác dầu khí tại
Việt Nam, Liên bang Nga và các nước thứ
ba. Việt Nam đã và đang mở rộng và nâng
cao chất lượng hơn nữa hợp tác kinh tế với
EU. Ký kết Hiệp định thương mại tự do
với EU.
Ba là, Việt Nam tham gia tích cực các
hoạt động mang tính toàn cầu của thời
đại; nổi bật là đã triển khai thực hiện các
chương trình mục tiêu toàn cầu vì sự bền
vững của trái đất và cuộc sống tươi đẹp
của loài người; chủ yếu là một số chương
trình mục tiêu sau đây:
(1) Triển khai thực hiện các Mục tiêu
Thiên niên kỷ(1). Gắn kết các Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ với các mục tiêu
chiến lược và các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm và
hàng năm; tạo ra khả năng thực hiện có
chất lượng các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước;
(2) Triển khai thực hiện Định hướng
Chiến lược phát triển bền vững (Chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam)(2) theo
Quyết định số 153/2004 QĐ-TTg ngày 17
tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ với 3 nhóm mục tiêu: Mục tiêu phát
triển bền vững về kinh tế; Mục tiêu phát
triển bền vững về xã hội; Mục tiêu Phát
triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên
- môi trường
(3) Triển khai thực hiện Chương trình
Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu(3). Một số các Dự án trong
Chương trình đã được triển khai thực hiện.
Tổng kinh phí bố trí cho CTMTQG ứng
phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015 dự
kiến lên đến khoảng 1.965 tỷ đồng.

2. Việt Nam tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu vì
phát triển

Cùng với việc tham gia sâu vào tiến
trình toàn cầu hóa và hòa nhập kinh tế
quốc tế; những thuận lợi cũng như những
hạn chế của bối cảnh tình hình kinh tế thế
giới đã tạo ra nhiều cơ hội tác động đến
khả năng phát triển của đất nước, làm cho
thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều. Đất
nước đã ra khỏi thời kỳ khó khăn, khủng
hoảng và đang bước vào giai đoạn đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Nhìn lại chặng đường đổi mới hơn 30
năm qua, tình hình kinh tế xã hội của đất
nước đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng và đáng khích lệ. Cơ sở vật chất – kỹ
thuật của kinh tế - xã hội đã được tạo dựng
đáng kể trong tất cả các vùng, các ngành.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích
cực. GDP bình quân đầu người đã xấp xỉ
bằng 1.200 USD; các quan hệ quốc tế và
mối giao lưu hàng hóa trên thị trường thế
giới đã được mở rộng. Việt Nam đã vượt
qua nước nghèo và kém phát triển đang
định dạng vị trí ở nước đang phát triển
có thu nhập thấp và đang vươn lên nước
đang phát phát triển có mức thu nhập trung
bình.
Với những lợi thế về địa chính trị và
địa kinh tế, trải qua những chặng đường
gian khổ đi lên và phát triển; tuy rằng quy
mô nền kinh tế không lớn, nhưng trong xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập toàn diện với
kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những
đóng góp không nhỏ trong thiết lập quan
hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển. Vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế đã được
nâng lên.
Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều tiến
bộ trong hoạt động kinh tế đối ngoại; giao
lưu trao đổi hàng hoá và dịch vụ, thu hút
đầu tư nước ngoài (FDI) và tham gia đầu
tư ra nước ngoài; du nhập công nghệ; xuất
khẩu lao động… Tuy rằng quy mô nền
kinh tế không lớn, nhưng Việt Nam cũng

Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc họp ở New York vào tháng 9 năm 2000, cùng
với 189 nguyên thủ quốc gia trên khắp hành tinh, Chủ tịch Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ký vào bản Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết với cộng đồng quốc tế thực hiện đầy
đủ 8 mục tiêu mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), 18 chỉ tiêu và 48 chỉ số với các các mức
phấn đấu cụ thể đến năm 2015.
(2)
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các Nguyên thủ Quốc gia
đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia,
của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát
triển bền vững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát triển bền vững
của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21.
(3)
Tháng 12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu (QĐ 15/2008/QĐ-TTG) với 8 mục tiêu cụ thể và xây dựng hệ thống
các dự án trong Chương trình để triển khai thực hiện. Coi sự nóng lên của trái đất và nước biển
dâng là thách thức lớn đến khả năng phát triển bền vững.
(1)

4

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,
đóng góp phần nhỏ bé trên một số lĩnh vực
hoạt động kinh tế toàn cầu :
Một là, tham gia vào chuỗi trao đổi día
trị ngoài thương toàn cầu.
Một trong những cơ chế chính sách
mang tính đột phá trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu là nhà nước xóa bỏ độc quyền ngọai
thương, khuyến khích mọi thành phần
kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập
khẩu, hỗ trợ đầu tư xây dựng các doanh
nghiệp tham gia sản xuất hàng xuất khẩu
trong tất cả các thành phần kinh tế. Điều
đó đã thúc đẩy và phát huy tiềm năng sản
xuất, khai thác các mặt hàng xuất khẩu của
đất nước; đẩy nhanh giá trịntrao đổi ngoại
thương toàn câu. Tổng kim ngạch xuất
khẩu tăng nhanh, tốc độ tăng kim ngạch
xuất khẩu đã gấp hơn 3 lần tôc độ tăng
trưởng kinh tế. Cơ cấu các mặt hàng xuất
khẩu đã có nhiều cải thiện, tăng nhanh tỷ
trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng
các mặt hàng thô. Có một số mặt hàng đã
có vị trí trao đỏi chuỗi giá trị trao đổi hàn
hóa cao trên thị trường như dầu thô, gạo,
hàng thuỷ hải sản chế biến, cà phê, cao su,
quần áo may sẵn...
Thị trường xuất khẩu được củng cố và
mở rộng. Đến nay hàng hoá và dịch vụ của
Việt Nam đã có mặt trên thị trường của
trên 220 nước và vùng lãnh thổ ở khắp các
châu lục, đặc biệt là thị trường Nhật bản,
Trung quốc, các nước ASEAN, Ân độ, các
nước EU, Hoa Kỳ và Canađa, khu vực
Châu Phi và các nước Trung Đông. Trong
5 năm 2006 -2010. Xuất khẩu qua các
nước trong khối ASEAN chiếm khoảng
15-16% tổng kim ngạch, xuất khẩu sang
các nước APEC chiếm khoảng 65-70%,
xuất sang các nước EU chiếm khoảng 1717% và xuất sang các nước OPEC vào
khoảng trên dưới 3% (Xem bảng 1).
- Cơ cấu nhập khẩu đã có nhiều dịch
chuyển theo hướng tăng tỷ trọng nhập
khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng, giảm
tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu.
Nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu chiếm
tỷ trọng bình quân khoảng 61,4% tổng
kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng máy
múc, thiết bị, phụ tùng chiếm tỷ trọng bình
quân 31,5%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm
tỷ trọng bình quân 7% (Xem bảng 2).
Độ mở nền kinh tế của Việt Nam (được
đo bằng tỷ số giữa tổng kim ngạch xuất
khẩu và nhập khẩu so với tổng GDP) đã
khá lớn (tỷ số này lớn hơn 1), nền kinh tế
của Việt Nam đã là nền kinh tế mở, hướng
ra bên ngoài. Kim ngạch hàng hóa xuất
Nghiên cứu - diễn đàn

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Bảng 1: Xuất khẩu thời kỳ 2005 - 2010
Thành phần kinh tế

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Giá trị (Tỷ USD)
Khu vực kinh tế trong nước

13,9

16,8

20,8

28,2

26,7

31,5

Khu vực có vốn nước ngoài

18,6

23,1

27,8

34,5

30,4

36,5

Trong đó: dầu thô

7,4

8,3

8,5

10,3

6,2

5,3

Tổng kim ngạch xuất khẩu

32,4

39,8

48,6

62,7

57,1

68,0

Tốc độ tăng trưởng (%)
Khu vực kinh tế trong nước

15,8

20,7

24,0

35,5

-5,1

18,0

Khu vực có vốn nước ngoài

28,1

24,3

20,4

24,3

-12,0

20,0

Trong đó: dầu thô

30,4

12,5

2,1

21,4

-39,9

-15,1

Tổng kim ngạch xuất khẩu

22,5

22,7

21,9

29,1

-8,9

19,1

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%)
Khu vực kinh tế trong nước

42,8

42,1

42,8

44,9

46,8

46,4

Khu vực có vốn nước ngoài

57,2

57,9

57,2

55,1

53,2

53,6

Trong đó: dầu thô

22,8

20,9

17,5

16,4

10,8

7,7

Tổng kim ngạch xuất khẩu

100

100

100

100

100

100

Bảng 2: Nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2005-2010
Thành phần kinh tế

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Giá trị (Tỷ USD)
Khu vực kinh tế trong nước

23,1

28,4

41,1

52,8

43,9

47,3

Khu vực có vốn nước ngoài

13,6

16,5

21,7

27,9

26,1

34,2

Tổng kim ngạch nhập khẩu

36,8

44,9

62,8

80,7

69,9

81,5

Tốc độ tăng trưởng (%)
Khu vực kinh tế trong nước

15,8

22,8

44,5

28,7

-16,9

7,8

Khu vực có vốn nước ngoài

28,1

20,9

31,7

28,4

-6,5

31,2

Tổng kim ngạch nhập khẩu

22,5

22,1

39,8

28,6

-13,3

16,5

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu (%)
Khu vực kinh tế trong nước

62,9

63,3

65,4

65,5

62,7

58,0

Khu vực có vốn nước ngoài

37,1

36,7

34,6

34,5

37,3

42,0

Tổng kim ngạch nhập khẩu

100

100

100

100

100

100

Theo Niên giám thống kê
GNP là tổng sản phẩm quốc gia bao gồm phần giá trị gia tăng các sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ở nước ngoài chuyển về, cộng thêm với giá trị
gia tăng của tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghệp của Việt Nam sản xuật
tại Việt Nam. GDP là tổng sản phẩm rong nước bao gồm giá trị gia tẳng tổng sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ của tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài sản xuất tại Việt
Nam.
(4)
(5)

khẩu và nhập khẩu tăng nhanh và thâm
nhập rộng trên thương trường quốc tế.
Hai là, tham gia trao đổi trên thị trường
thu hút vốn đầu tư toàn cầu.
Việt Nam tiếp tục tăng khả năng thu
hút và sử dụng khá thành công nguồn vốn
ODA và FDI từ bên ngoài. Đồng thời bước
đầu đã đầu tư ra nước ngoài trong một số
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần
tham gia trao đổi trong chuỗi giá trị thu hút
đầu tư toàn cầu
Với tác động của hội nhập và toàn cầu
hóa, bằng các cơ chế chính sách đổi mới,
năm 2005, Việt Nam xây dựng và thông
qua Luật Đầu tư nhằm góp phần tạo môi
trường đầu tư hấp dẫn và công bằng cho
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn
vốn đầu tư FDI tăng nhanh. Đi liền với thu
hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là việc
du nhập công nghệ và thiết bị máy móc
tiên tiến, hiện đại, tạo ra mặt bằng mới về
công nghệ trong các ngành kinh tế - xã hội
(Xem bảng 3).
Các đối tác đầu tư nước ngoài được
mở rộng ở hầu hết các vùng và lãnh thổ.
Điều đó nói lên rằng, tác động của hòa
nhập và toàn cầu hóa đã có những kết quả
trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư. Số dự
án được cấp phép tính lũy kế còn hiệu lực
đến 31 tháng 12 năm 2010 như sau: (Xem
bảng 4).
Đồng thời, với sự vươn ra quốc tế
trong lĩnh vực đầu tư phát triển,
Việt
nam từ năm 1989 đã khởi đầu dự án đầu
tư ra nước ngoài. Chính phủ đã có nhiều
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
của các thành phần kinh tế đầu tư ra nước
ngoài như chính sách về tài chính, về
xuất nhập khẩu, về hải quan... Do vậy,
trong những năm gần đây, làn sóng đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam tăng lên mạnh mẽ; cả về
số lượng, quy mô dự án Biểu sau đây đã
chứng minh điều đó(4). (Xem bảng 5)
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài đã trực tiếp tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu, đồng thời đã cải thiện
đáng kể giá trị gia tăng nguồn thu nhập
quốc gia (GNP) của Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê, GNP (tổng
sản phẩm quốc gia) so với GDP (tổng sản
phẩm quốc nội) của Việt Nam chiếm tỷ
trọng 98%. Đó là bước tiến lớn của các
doanh nghiệp Việt nam trên bước đường
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong
bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa(5).
Ba là, tham gia trao đổi chuỗi giá trị
toàn cầu thông qua sự liên kết liên doanh

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

5
Nghiên cứu - diễn đàn

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Bảng 3

Nguồn vốn

2006 2007 2008 2009
(Giá thực tế, nghìn tỷ VNĐ)
Vốn nhà nước 185,1 198,0 209,0 287,5
Vốn ngoài nhà
154 204,7 217,0 240,1
nước
Vốn đầu tư
65,6 129,4 190,7 181,2
FDI
Tổng số
404,7 532,1 616,7 708,8
% GDP
41,5
46,5
41,5
42,7
Cơ cấu (%)
Vốn nhà nước 45,7
37,2
33,9
40,6
Vốn ngoài nhà
38,1
38,5
35,2
33,9
nước
Vốn đầu tư
16,2
24,3
30,9
25,6
FDI
Tổng số
100
100
100
100

2010
340,4
249,5
210,1
800
41,0
42,6
31,2
26,3
100

Bảng 4

Số dự án được
cấp phép
Tổng số
Đài Loan
Hàn quốc
Singapore
Nhật bản
Malajxia
Thái lan
Hoa kỳ
Canada
Pháp
Trung quốc
Vương quốc Anh
Đức
Úc
Ấn độ

12.463
Trong đó:
2171
2699
895
1425
376
240
568
102
321
770
137
162
240
50

Tổng số vốn
đăng ký
(trUSD)
194572,2
22981,2
22389,1
21890,2
20959,9
18417,4
5842,6
13103,9
4617,6
2954,2
3680,2
2222,0
811,1
1174,0
214,0

phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước:
Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế
xuất, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài…; cùng với
năng lực sản xuất kinh doanh và mặt bằng công nghệ của các
doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế trong nước đã được nâng
cao, nguồn lực đất nước đã phát huy tối đa … là những nhân tố
tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp hòa nhập và tham gia ttrao

6

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

đổi trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu (Xem bảng 6).
Một số các doanh nghiệp trong nước đã tiến hành liên kết,
liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất, kinh
doanh, nhất là lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Dòng chảy
trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp trong mọi thành phần
kinh tế, đã thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và tham gia vào
dòng chảy của chuỗi giá trị toàn cầu, tuy rằng còn rất khiêm tốn.
Chỉ tính riêng dòng chảy trong chuỗi giá trị của các doanh
nghiệp FDI, cho thấy, tuy rằng, tỷ lệ doanh nghiệp FDI trên tổng
số các doanh nghiệp trong cả nước chỉ chiếm bình quân khoảng
trên 3%; nhưng giá trị tài sản cố định bình quân chiếm đến 20%
trong tổng tài sản cố định các doanh nghiệp cả nước. Tác động
của doanh nghiệp FDI, ngoài việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp của khu vực công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong GDP, các doanh nghiệp FDI
còn trực tiếp đóng góp 18-20% GDP và trên 53% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam.

3. Tiếp tục thực hiện mục tiêu thiết lập quan
hệ đối tác toàn cầu vì phát triển

Chiến lược phát riển kinh tế xã hội 10 năm tới (2011-2020) với
mục tiêu tổng quát đã được Đại hội XI thông qua là: “Phấn đấu
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng
thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên
rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được
giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được
nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai
đoạn sau”. Đại hội đã đưa ra 3 bước đột phá: (1) Hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là
tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực
với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (3) Xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập
trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Trong 10 năm tới, để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực, điều trước tiên là phải xác định hướng đi, yêu
cầu và những nhiệm vụ cần phải được thực hiện trong các mối
quan hệ so sánh với các nền kinh tế khu vực và toàn cầu trong
cùng giai đoạn tương thích.
Knh tế - xã hội Việt Nam trong 10 năm tới, để có bước bứt phá
cần phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Một là, tăng tốc, hiệu quả, hiện đại và bền vững trong hội
nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá
Nước ta phải phát triển nhanh để rút ngắn khoảng cách về kinh
tế và công nghệ so với các nước trên thế giới, trước hết là các nước
trong khu vực; đó là yêu cầu đòi hỏi để thu hẹp thước đo khoảng
cách và rình độ phát triển chênh lệch giữa nước ta với các nước
trên toàn cầu. Phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững;
tăng trưởng không chỉ nhấn mạnh mặt tốc độ mà còn cần phải có
chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh, giữ được các cân đối lớn
trong nền kinh tế trong một cơ cấu kinh tế hiện đại. Đặt cơ cấu
kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác và hội nhập toàn diện
với các nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Và sẽ trở thành mắc xích
trong chuỗi giá trị của khu vực để phát huy lợi thế so sánh. Đứt
mắc xích là nền kinh tế dễ rơi vào thua thiệt, hạn chế và tụt hậu.
Nghiên cứu - diễn đàn

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Bảng 5

Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng số

Số vốn đăng ký
(Tr. USD)
221,0
816,5
3.047,5
2097,6
3.281,3
1.260,5
1.217,6
12.442

Số dự án
47
91
113
91
97
73
66
578

Hai là, xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp hiện
đại là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ chiến lược.
Trọng tâm của việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm
hội nhập có hiệu quả trong kinh tế toàn cầu là xây dựng nền tảng
để nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nội dung xây dựng nền tảng nói ở đây bao gồm: (1) Xây dựng
tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng được yêu
cầu của sự phát triển. (2) Phát triển nguồn nhân lực và yếu tố
con người (3) xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại,
phù hợp và thích ứng mọi khả năng trong bối cảnh hội nhập; (4)
Định hình về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả thể chế
kinh tế thị trường và cả hệ thống quản lý kinh tế - xã hội.
Ba là, xây dựng nền kinh tế tri thức thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức trên nền tảng
phát triển khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng cao … sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách phát
triển của đất nước. Khoa học và công nghệ là chủ thể và là lực
lượng sản xuất trực tiếp; tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng
bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng
hiện đại hoá. Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam
với yêu cầu ngày càng cao, xem đây là một điều kiện có ý nghiã
quyết định, đặc biệt là để tiếp cận dần tới nền kinh tế tri thức.

Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng cao phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Đi nhanh vào
công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt, nhất
là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động
hoá, công nghệ vật liệu mới... tạo bước nhảy vọt về kinh tế và
công nghệ, đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản
phẩm chủ lực.
Bốn là, thực hiện chiến lược vì con người và cho con người
với một cuộc sống đầy đủ, hiện đại, trí tuệ và văn minh
Phát huy nhân tố con người, mở rộng cơ hội cho mọi người
đều có điều kiện phát huy tài năng, tham gia vào quá trình phát
triển và thụ hưởng những thành qủa phát triển; đồng thời có
trách nhiệm góp sức thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, giữ gìn và phát triển nền văn
hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân về ăn, ở, đi lại, phòng và trị bệnh, học tập,
làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hóa.
Năm là, phát triển kinh tế, xã hội phải gắn chặt với bảo vệ
và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường
nhân tạo với môi trường thiên nhiên và xã hội. Các vấn đề môi
trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và thực hiện mục
tiêu thiên niên kỷ (MDG) sẽ được đặc biệt chú ý do tính chất
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong giai đoạn phát triển
mới.
Tính tất yếu của thời đại trong tiến trình phát triển của cộng
đồng kinh tế quốc tế với sự phân cực của nhiều nhóm phát triển,
nhiều vùng phát triển và nhiều thị trường phát triển sẽ diễn ra
theo xu thế toàn cầu hóa. Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội để
chúng ta vượt qua những khó khăn do nền kinh tế sản xuất nhỏ
đeo bám; hòa đồng với chiến lược phát triển kinh tế toàn cầu,
nhất là các nền kinh tế trong khu vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến quốc gia, giới kinh
doanh và tới từng người dân. Đây là công việc của toàn dân tộc,
trong đó có vai trò rất to lớn của Nhà nước, song cơ bản và quyết
định nhất là những thành tựu nhờ nỗ lực phấn đấu của toàn dân
tộc trong đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội để phát triển đất nước
nhanh chóng, toàn diện và vững chắc.q

Bảng 6

Doanh nghiệp

2005
2007
2008
2009
Các loại hình sở hữu doanh nghiệp (DN)
DN nhà nước
4086
3494
3328
3364
DN ngoài NN
105167
147316
196778
238932
DN FDI
3679
4961
5626
6546
Tổng số
112950
155771
205732
248842

DN FDI/ tổng số(%)
DN nhà nước
DN ngoài NN
DN FDI
Tổng số
TS DN FDI/ tông TSCĐ

3,27

3,19

2,73

Gí trị tài sản cố định (Tỷ đồng)
486560
871391 1340487
196200
591187
958042
269676
390186
515497
952436 1852764 2814026
28,32%

21,06%

18,32%

2010
3283
280762
7254
291299

2,63

2,49

1604797
1289190
690339
3584326

1601843
2151312
770305
4523460

19,26%

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Niên giám Thống kế 2011
- Báo cáo Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ 2012 của Bọ Kế
hoạch và Đầu tư
- Báo cáo đánh giá kết quả thực
hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2006
-2010.
- Chiến lươc Phát triển kinh tế _
xã hội 10 năm 2011 -2020, Văn
kiện Đại hội lần thứ XI Đảng
Cộng sản Việt Nam./.

17,03

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

7
Nghiên cứu - diễn đàn

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Chuyện

“chuyển
giá”
từ góc nhìn

FDI

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành (năm 1987
đến 2012), hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam (FDI) đã thu hút được hơn 14.100 dự án FDI, với
tổng số vốn đăng ký hơn 206,5 tỉ USD, trong đó hơn
96,6 tỉ USD đã được giải ngân.
Khu vực FDI đã đóng góp GDP lên gần 19% (năm 2011)
cho nền kinh tế. Riêng năm 2012, khu vực FDI nộp 3,76
tỉ USD tiền thuế - chiếm 18,7% tổng thu ngân sách nội
địa, sử dụng hơn 2,3 triệu lao động - tương đương 4%
tổng số lao động cả nước... Tuy nhiên, doanh nghiệp
FDI đang là tâm điểm của dư luận xung quanh vấn đề
thuế và chuyển giá.
Có chuyệnchuyểngiá?
Cho đến nay, những thông tin về
việc doanh nghiệp FDI “lách luật” và
“trốn thuế” đã tạo ra tâm lý thiếu thiện
cảm với khối các doanh nghiệp (DN)
này, gây lo ngại trong cộng đồng DN
FDI đang hoạt động tại VN, hoặc đang
nghiên cứu tham gia thị trường VN.
Chia sẻ những khó khăn DN
FDI gặp phải trước những thông tin
liên quan vấn đề chuyển giá, theo
BowerGroupAsia Inc. (BGA) - một
công ty đa quốc gia của Mỹ trong lĩnh
vực tư vấn chính sách đầu tư - cho
biết: “Trong bối cảnh kinh tế VN có
nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là
tình trạng lạm phát, các nhà đầu tư rất
khó lường trước những thay đổi đáng
kể đối với chi phí đầu tư và sản xuất

8

tại thị trường này. Mức lương tối thiểu
tăng 16,8%/năm trong 5 năm qua,
cùng với lãi suất ngân hàng có lúc
tăng đến 21%/năm, đã làm tăng đáng
kể chi phí sản xuất của DN. Những
yếu tố này đã làm cho DN trong và
ngoài nước gặp nhiều khó khăn trong
việc đạt mục tiêu kinh doanh có lãi”.
Đồng quan điểm trên, ông Nitin
Jain - một chuyên gia về vấn đề chuyển
giá với hơn 17 năm kinh nghiệm làm
việc về vấn đề này tại Trung Quốc,
Ấn Độ và Việt Nam - nhận định: Việc
kinh doanh thua lỗ không có nghĩa là
DN đang thực hiện hành vi chuyển
giá. Để xác định được những dấu hiệu
chuyển giá đòi hỏi có sự phân tích và
đánh giá đầy đủ về thực tế khách quan,
tình hình hoạt động của công ty và

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

các giao dịch công ty thực hiện. Các
yếu tố khách quan ảnh hưởng tới tình
trạng thua lỗ của DN FDI có thể kể tới
như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế hiện nay dẫn tới suy giảm về
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm - dịch vụ,
năng lực và thị phần của DN bị thu
nhỏ v.v... Để có thể xác định đầy đủ
những yếu tố trên, cần có sự rà soát và
đánh giá toàn diện dựa trên báo cáo tài
chính và thuế của DN.
Nhận định về tương quan giữa
thực trạng hoạt động của Cty và nghi
vấn chuyển giá hiện nay, ông Nguyễn
Khoa Mỹ - Giám đốc Đối ngoại Cty
Coca-Cola Việt Nam- nói: “Chúng tôi
là một nhà đầu tư nước ngoài thuộc
nhóm có quy mô lớn ở VN. Gần đây,
đã có thông tin Coca-Cola VN chuyển
giá và trốn thuế. Chúng tôi chưa có lợi
nhuận để đóng thuế thu nhập, nhưng
chúng tôi vẫn hoàn thành các nghĩa
vụ thuế khác như thuế nhập khẩu,
thuế môi trường, thuế tài nguyên...
tạo việc làm cho hàng ngàn lao động,
phát triển nhân lực và đầu tư xã hội.
Tôi cho rằng, uy tín và vai trò của DN
FDI nên được nhìn một cách toàn diện
hơn”.
Có phương pháp chống
chuyển giá
Theo Phòng Thương mại Châu Âu
tại VN, một trong những công cụ để
VN có thể áp dụng quản lý tốt vấn đề
chuyển giá và đảm bảo quyền lợi của
Nghiên cứu - diễn đàn
các DN chính là việc các cơ quan thuế
cần áp dụng cơ chế thoả thuận trước
về phương pháp xác định giá (APA)
trong quy định hướng dẫn việc xác
định và quản lý chuyển giá tại VN.
APA hiện đang được áp dụng rộng rãi
tại Châu Âu và nhiều nước trong khu
vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái
Lan, Malaysia...
Theo cơ chế này, DN đa quốc gia
phải chủ động đề xuất biện pháp tính
giá hoặc mức giá mua - bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các thành viên trong tập
đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế.
Cơ quan thuế có thể phối hợp với cơ
quan thuế nước ngoài đã ký kết hiệp
định tránh đánh thuế hai lần với VN
tổ chức giám sát, kiểm soát để chống
gian lận thuế. Cụ thể, trước khi tiến
hành giao dịch, cơ quan thuế và DN
thoả thuận trước về giá hàng hoá, dịch
vụ để tính thuế; hoặc cơ quan thuế ở
VN và tại nước ngoài nơi DN đặt trụ
sở chính xác định lợi nhuận của toàn
tập đoàn, trong đó có lợi nhuận do
công ty con tại VN đem lại và đánh
thuế theo mức lợi nhuận mà DN thu
được tại Việt Nam.
“Để quản lý tốt vấn đề chuyển giá
đồng thời đảm bảo môi trường kinh
doanh minh bạch và thuận lợi cho nhà
đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt
Nam cần đưa ra các quy định cụ thể
hơn nữa nhằm thực thi APA trong các
văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
Quản lý thuế sửa đổi. Ngoài ra, cơ
quan quản lý cũng như người dân
cũng cần có cách nhìn nhận đúng đắn
và khách quan về vấn đề này để tránh
gây ra những tổn hại đáng tiếc, ảnh
hưởng tới niềm tin của DN hoạt động
tại VN”- ông Alexandre Legendre
- Phó Chủ tịch Phòng Thương mại
Canada tại VN - cho biết.
Tại nước ta, vấn đề chuyển giá chỉ
nổi lên trong thời gian qua khi công
tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp
luật được các cơ quan chức năng triển
khai mạnh mẽ, tích cực. Để công tác
đấu tranh chống chuyển giá ngày càng
có hiệu quả, cần phải nghiêm túc xem
xét, đánh giá đúng tính chất của vấn
đề để từ đó đề ra các giải pháp thích
hợp, với quan điểm tiếp cận và lộ trình
phù hợp, nhưng hạn chế đến mức thấp
nhất khả năng gây ảnh hưởng tiêu
cực đến thu hút đầu tư cũng như môi

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

trường đầu tư nói chung (Thông báo
48/TB-VPCP,16-2-2013).
Sắp có công cụ chặn
chuyển giá
Thỏa thuận trước về phương pháp
xác định giá tính thuế (APA) được kỳ
vọng là một trong những công cụ ngăn
chặn thủ đoạn khai gian giá tính thuế
để tránh thuế. Theo một số cán bộ
ngành thuế , khó khăn lớn nhất trong
chống chuyển giá là xác định được giá
thị trường, giá giao dịch độc lập. Do
đó, APA sẽ là công cụ hỗ trợ rất đắc
lực cho công tác chống chuyển giá ở
Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang thực hiện
thí điểm APA đối với Samsung và một
số doanh nghiệp FDI khác. Samsung
thực hiện kê khai số liệu chi phí, giá

Tại nước ta, vấn đề chuyển
giá chỉ nổi lên trong thời gian
qua khi công tác kiểm tra, giám sát thực
thi pháp luật được các cơ quan chức
năng triển khai mạnh mẽ, tích cực. Để
công tác đấu tranh chống chuyển giá
ngày càng có hiệu quả, cần phải nghiêm
túc xem xét, đánh giá đúng tính chất
của vấn đề để từ đó đề ra các giải pháp
thích hợp, với quan điểm tiếp cận và lộ
trình phù hợp, nhưng hạn chế đến mức
thấp nhất khả năng gây ảnh hưởng tiêu
cực đến thu hút đầu tư cũng như môi
trường đầu tư nói chung (Thông báo 48/
TB-VPCP,16-2-2013).
thành, giá bán tạo nên lợi nhuận tại
Việt Nam được 3 năm. Tuy nhiên, việc
thực hiện phương pháp này mới ở giai
đoạn thí điểm, chưa có thỏa thuận ký
kết nên chưa ảnh hưởng đến kết quả
nộp thuế.
Việc bổ sung cơ chế APA tạo sự
chủ động cho doanh nghiệp trong lập
kế hoạch kinh doanh và thực hiện
nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi
cho công tác hành thu, khai thác hiệu
quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở doanh
nghiệp đa quốc gia được hưởng ưu đãi
đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị
trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì
phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính
với xã hội.

Cách thức áp dụng này đã được đề
cập tại Nghị định 83/2013 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật
Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung
một só điều của Luật Quản lý thuế. Để
thúc đẩy việc áp dụng phương pháp
này, Bộ Tài chính vừa công bố Dự
thảo Thông tư hướng dẫn việc áp dụng
APA trong quản lý thuế.
APA được áp dụng trên nguyên tắc
cơ quan thuế và người nộp thuế (là đối
tượng áp dụng của APA) hoặc cơ quan
thuế Việt Nam và cơ quan thuế là đối
tác ký kết Hiệp định thuế và người
nộp thuế cùng hợp tác trao đổi, đàm
phán về việc áp dụng các quy định
pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các
giao dịch liên kết trên cơ sở áp dụng
nguyên tắc giao dịch độc lập theo giá
thị trường khách quan.
APA có hai hình thức là APA đơn
phương và APA song phương hoặc
APA đa phương. Theo đó, APA đơn
phương được đàm phán và ký kết giữa
cơ quan thuế Việt Nam và người nộp
thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA.
APA song phương, đa phương được
đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế
Việt Nam và một hoặc nhiều cơ quan
thuế đối tác có liên quan đến việc xác
định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
đứng đơn đề nghị áp dụng APA trên cơ
sở Hiệp định thuế.
Người nộp thuế tự xác định và đề
nghị hình thức APA là đơn phương,
song phương hay đa phương tại thời
điểm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA
chính thức.
Thông qua quá trình tham vấn,
người nộp thuế phải cung cấp, giải
trình đầy đủ các thông tin, dữ liệu và
các bằng chứng hỗ trợ để Tổng cục
Thuế có cơ sở đưa ra các phản hồi,
đánh giá, nhận xét về phương pháp
xác định giá thị trường được đề xuất;
quyết định về việc chấp thuận hoặc
từ chối việc người nộp hồ sơ đề nghị
APA chính thức...
Kết quả của từng đợt tham vấn sẽ
được ghi tại biên bản tham vấn. Trong
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày
kết thúc tham vấn, trên cơ sở kết luận
tại Biên bản tham vấn APA và điều
kiện thực tế của ngành thuế, Tổng
cục Thuế có văn bản trả lời người nộp
thuế về việc chấp thuận hoặc (lý do)

Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

9
Nghiên cứu - diễn đàn

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

không chấp thuận cho phép người
nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng
APA chính thức.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng
APA chính thức của người nộp thuế,
Tổng cục Thuế và người nộp thuế sẽ
tổ chức họp để trao đổi, thống nhất
kế hoạch, trình tự thực hiện các bước
tiếp theo để giải quyết hồ sơ đề nghị
áp dụng APA. APA đã ký kết sẽ có
hiệu lực thi hành bắt buộc với cơ
quan thuế và người nộp thuế khi các
quy định và ràng buộc nêu tại APA
được người nộp thuế chấp hành đầy
đủ. APA có hiệu lực trong thời gian
tối đa 5 năm. Vi phạm sau 10 năm
vẫn bị truy thu thuế. Thời điểm bắt
đầu hiệu lực không trước ngày người
nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng
APA. Việc sửa đổi APA được thực
hiện trên cơ sở đề nghị của người
nộp thuế hoặc cơ quan thuế.
APA được sửa đổi trong trường
hợp có các giả định quan trọng có
ảnh hưởng trọng yếu có thay đổi do
nguyên nhân khách quan, thay đổi
của pháp luật có tác động tới APA
hoặc nhà chức trách có thẩm quyền
của cơ quan thuế đối tác đề nghị sửa
đổi và được Tổng cục Thuế chấp
thuận.
Để tránh tình trạng cán bộ thuế và
doanh nghiệp thỏa thuận giá trước để
trục lợi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật
Quản lý thuế quy định đối với hành
vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự,
hành vi khai thiếu số thuế phải nộp
hoặc tăng số thuế được hoàn, thời
hiệu xử phạt là 5 năm, kể từ ngày
thực hiện hành vi vi phạm.
Quá
thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật
về thuế thì người nộp thuế không bị
xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số
tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số
tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào
ngân sách nhà nước trong thời hạn
10 năm trở về trước. Theo đó, sau
khi thanh tra, cơ quan thuế phát hiện
ra giá thoả thuận không theo giá thị
trường sẽ tiến hành truy thu thuế 10
năm trở về trước (tính từ thời điểm
tiến hành thanh tra) và tiến hành xử
lý cán bộ thuế cố tình vi phạm.

Nguồn : Internet

Vấn đề đáng quan tâm nhất của nhiều nước
ASEAN hiện nay là làm sao tránh được bẫy thu
nhập trung bình để tiến lên hàng các nước có
thu nhập cao? Nhưng, đi tìm lời giải cho câu hỏi
này là không hề dễ dàng!

Làm thế nào để tránh


bẫy thu nhập
trung bình?
Khi điểm chuyển hoán
Lewis trùng/ở gần điểm C

GS. Trần Văn Thọ phân tích ba
giai đoạn phát triển của một nền kinh
tế, đưa ra khái niệm “điểm C”.
Điểm C chỉ giai đoạn đạt mức thu
nhập trung bình. Một nước có thu
nhập đầu người 500 USD nếu phát
triển trung bình năm là 7% (không
phải tốc độ GDP mà là tốc độ thu
nhập đầu người) nghĩa là tăng gấp đôi
thu nhập đầu người trong 10 năm, thì
nước nầy cần bội tăng thu nhập 3 lần
(cần 30 năm) để đạt mức 4.000 USD
hoặc cần 40 năm để đạt 8.000 USD
là những mức thuộc thu nhập trung
bình cao. Nếu thu nhập trung bình
tăng mỗi năm 5% thì nước nầy cần
từ 45 - 60 năm mới đạt được mức thu
nhập trung bình cao nói trên.
Để đạt đến điểm C là một quá trình
dài chuyển một nước từ nông sang
công nghiệp, trong đó công nghiệp và
dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn
trong GDP và cơ cấu lao động có việc
làm. Đó cũng là quá trình chuyển dịch
cơ cấu lợi thế so sánh và nhiều mặt
khác của nền kinh tế như thị trường
lao động, thị trường vốn và trình độ
công nghệ, kỹ thuật. Khi nền kinh tế
đạt điểm C, điểm ghi mức thu nhập

10 Hợp tác  Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

trung bình, chắc chắn sẽ gặp những
vấn đề mới, những thách thức mới, vì
nếu không thì sẽ không có vấn đề bẫy
thu nhập trung bình.
GS. Trần Văn Thọ đã nêu giả
thuyết rằng, trong thị trường lao động,
nếu sự phát triển của công nghiệp và
dịch vụ dần dần thu hút hết lao động
dư thừa ở nông thôn và trong nông
nghiệp (điểm chuyển hoán lao động
trong mô hình Lewis, 1954), tiền
lương thực chất tăng theo và trên đại
thể, điểm chuyển hoán Lewis trùng
với (hoặc ở gần) điểm C.
Như vậy, từ điểm C, năng suất lao
động phải cao hơn trươc để tương
ứng với tiền lương thực chất bắt đầu
tăng. Cũng từ điểm này, chất lượng
lao động cũng phải cao hơn để kinh tế
chuyển dịch từ cơ cấu có hàm lượng
lao động giản đơn lên cơ cấu mà công
nghiệp có hàm lượng lao động lành
nghề, trình độ giáo dục cao. Nỗ lực
về giáo dục, đào tạo phải lưu ý điểm
nầy để cung cấp nguồn nhân lực thích
đáng cho quá trình chuyển dịch lên
nước có thu nhập cao.

Và, đề xuất

GS. Thọ đã kết luận rằng, đối với
4 nước ASEAN (Malaysia, Thailand,
Philippines và Indonesia), tăng năng
Nghiên cứu - diễn đàn

lực nghiên cứu và triển khai (RD),
nhấn mạnh chất lượng và sự tương
thích của nguồn nhân lực, và tạo cơ
chế để hình thành một khu vực tư nhân

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

năng động là điều kiện cần thiết để
tránh bẫy thu nhập trung bình.
Và những điểm chuyển hoán xung
quanh “bẫy” có thể xảy ra của một

nước có thu nhập trung bình được tổng
hợp thành 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, nỗ lực của nước thu nhập
trung bình trong việc tăng chất lượng
nguồn nhân lực và năng lực nghiên
cứu và triển khai (RD). Yếu tố nầy
quan trọng vì tạo điều kiện để chuyển
nền kinh tế từ giai đoạn dư thừa lao
động sang giai đoạn thiếu lao động,
đồng thời chuyển từ nền kinh tế tăng
trưởng dựa trên đầu vào sang nền kinh
tế tăng trưởng dựa trên TFP, đồng thời
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và cơ
cấu xuất khẩu theo hướng dùng nhiều
kỹ năng và công nghệ cao.
Thứ hai, nỗ lực của nước thu nhập
trung bình trong việc xây dựng thể
chế chất lượng cao. Yếu tố nầy quan
trọng trong việc tạo ra môi trường
kinh doanh mới, kích thích khu vực
tư nhân ngày càng hướng vào cách tân
công nghệ.
Thứ ba, với hai yếu tố vừa kể, cơ
cấu lợi thế so sánh sẽ thay đổi không
ngừng và nhờ đó duy trì khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế.

Theo Lê Vân

Trung Quốc đã chạm đến điểm chuyển hoán Lewis
Trong 1 bài báo có tựa đề “Hitting China’s Wall” nhận định
về kinh tế Trung Quốc đăng trên tờ New York Times của nhà
kinh tế học đã từng đạt giải Nobel Paul Krugman, thì Trung
Quốc đã chạm đến điểm chuyển hoán Lewis.
Một trong những tiền đề quan trọng trong mô hình Lewis
là sự hoàn hảo hoặc gần như hoàn hảo của thị trường lao
động. Nếu thị trường lao động kém phát triển hoặc bị méo
mó (distortion), sẽ có hiện tượng thiếu lao động ở đô thị hoặc
trong khu vực công nghiệp trong khi vẫn còn lao động dư thừa
ở nông thôn.
Câu chuyện mà Krugman đề cập có chủ đề cơ bản: trong
mấy thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã có được khả năng chi tiêu
tiêu dùng không giới hạn nhờ vào nguồn cung lao động đến từ
nông thôn dồi dào. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc mất
cân bằng nghiêm trọng, gồm chủ yếu là đầu tư và tiêu dùng
chỉ chiếm một phần nhỏ.
Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi. Các khoản đầu tư hiệu quả
không còn nhiều, và nguồn cung lao động dồi dào thì đang
dần biến mất.
Trên thực tế, nguyên nhân thực sự khiến tiêu dùng Trung

Quốc ở mức thấp là do các hộ gia đình gần như không thấy
phần lớn thu nhập của họ đang được tạo ra từ sự tăng trưởng
của nền kinh tế. Một phần chảy vào tầng lớp có lợi thế về mặt
chính trị và phần lớn vẫn mắc kẹt ở các doanh nghiệp (chủ yếu
là doanh nghiệp nhà nước).
Đây là điều bất thường nhưng đã tồn tại trong suốt mấy
thập kỷ. Tuy nhiên, giờ đây, Trung Quốc đã chạm đến điểm
chuyển hoán Lewis. Tại điểm này, trong thị trường lao động,
sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ dần dần thu hút hết
lao động dư thừa ở nông thôn và trong nông nghiệp. Tiền
lương sẽ tăng lên.
Đây có lẽ là một điều tốt. Tiền lương tăng lên và cuối
cùng, người dân Trung Quốc cũng được hưởng thành quả tăng
trưởng. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là, nền kinh tế
Trung Quốc đột ngột phải đối mặt với quá trình tái cân bằng
mạnh mẽ. Trong bối cảnh đầu tư đang bước vào thời kỳ hiệu
suất suy giảm và sụt giảm nghiêm trọng, chi tiêu tiêu dùng
phải tăng lên mạnh mẽ để thay thế đầu tư. Câu hỏi ở đây là
liệu quá trình này có xảy ra đủ nhanh để tránh kịch bản lao
dốc./.

Hợp tác  Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 11
giới thiệu văn bản

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

PHÁP LỆNH
Số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18-3-2013
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội về Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011;
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PLUBTVQH11,
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối:
1. Sửa đổi, bổ sung các Khoản 2, 4, 6, 7, 11, 12 và 13 Điều 4;
bổ sung Khoản 20 vào Điều 4 như sau:
“2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau
đây:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ
chức tín dụng;
b) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành
lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức
kinh tế);
c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
d) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định
tại các điểm a, b và c khoản này;
đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ
quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam
cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam
làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này
và cá nhân đi theo họ;
g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm
viếng ở nước ngoài;
h) Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời
hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa
bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh
sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng
đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời
hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;
i) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các
hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt
động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều
hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.”
“4. Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú
với người không cư trú trong các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư trực tiếp;
b) Đầu tư gián tiếp;
c) Vay và trả nợ nước ngoài;
d) Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;
đ) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt
Nam.”

12 Hợp tác  Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

“6. Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai
bao gồm:
a) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;
b) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến tín dụng
thương mại và vay ngân hàng ngắn hạn;
c) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến thu nhập
từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp;
d) Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực
tiếp;
đ) Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản
vay nước ngoài;
e) Các khoản chuyển tiền một chiều;
g) Các thanh toán và chuyển tiền khác theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.”
“7. Chuyển tiền một chiều là các giao dịch chuyển tiền từ nước
ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân
hàng, qua mạng bưu chính công cộng của doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ bưu chính công ích mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc
giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có
liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hóa
và dịch vụ.”
“11. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức
tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp
lệnh này.”
“12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu
tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư
tại Việt Nam.”
“13. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua, bán
chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần và
thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính
trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.”
“20. Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại hối của tổ chức
tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro
và bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức
tín dụng đó.”
2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 8 như sau:
“5. Người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại
hối trong bưu gửi.”
3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh,
nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ
1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh
mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên
mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo
hải quan cửa khẩu.
2. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi xuất cảnh
mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên
mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo
hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân
giới thiệu văn bản
hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép thực hiện xuất
khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt sau khi được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được
phép.”
4. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu
tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài
khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép.
Việc góp vốn đầu tư, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận và các
khoản thu hợp pháp khác phải thực hiện thông qua tài khoản này.
2. Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài từ hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được sử dụng để tái
đầu tư, chuyển ra nước ngoài. Trường hợp nguồn thu nói trên là
đồng Việt Nam muốn chuyển ra nước ngoài thì được mua ngoại tệ
tại tổ chức tín dụng được phép.
3. Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt
động đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên
quan và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
5. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài
khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư
gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải
được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua
tài khoản này.
2. Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài là người
không cư trú từ hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam được sử
dụng để tái đầu tư hoặc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được
phép để chuyển ra nước ngoài.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mở và sử
dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp và các
giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu
tư gián tiếp tại Việt Nam.”
6. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú
được sử dụng các nguồn vốn ngoại hối sau đây để đầu tư:
1. Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép;
2. Ngoại tệ mua tại tổ chức tín dụng được phép;
3. Ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.”
7. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Chuyển vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú
phải mở tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép và
đăng ký việc thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đầu tư
thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.”
8. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Chuyển vốn, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài về Việt Nam
Vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp từ việc đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư
và các quy định khác của pháp luật có liên quan chuyển về Việt
Nam phải thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng
được phép.”
9. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

“Điều 15a. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra
nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Khi được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, người cư trú
không phải là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này thực
hiện việc mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn đầu tư ra nước
ngoài, chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp
khác từ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài về Việt Nam theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
10. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ
Việc Chính phủ vay, ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện vay,
trả nợ nước ngoài; bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài thực
hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.”
11. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 17. Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú
1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện
vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm
trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài
theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định
của Chính phủ.
3. Người cư trú khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân
thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản
vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo
cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận
đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thương mại nước ngoài do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.
4. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được
phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc,
lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài.
5. Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt
động vay, trả nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật có liên quan.”
12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là
tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện cho vay, thu hồi nợ
nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nước ngoài, trừ việc
xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm; bảo lãnh cho người không
cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện mở
và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nước ngoài,
đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch chuyển
vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước
ngoài của các tổ chức kinh tế.”
13. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết,
quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận
và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư
trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được
phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
14. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Mở và sử dụng tài khoản

Hợp tác  Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 13
giới thiệu văn bản

ILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

1. Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại
tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy
định tại khoản này.
2. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử
dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động
ngoại hối ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
3. Người cư trú là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài
trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước
ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp
nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài;
b) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài
khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước
ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cho phép.”
15. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Sử dụng đồng Việt Nam của người không cư trú
Người không cư trú là tổ chức, cá nhân có đồng Việt Nam từ các
nguồn thu hợp pháp được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được
phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài
khoản đồng Việt Nam của các đối tượng quy định tại Điều này.”
16. Bổ sung Điều 25a vào sau Điều 25 như sau:
“Điều 25a. Sử dụng đồng Việt Nam của người cư trú là cá nhân
nước ngoài
Người cư trú là cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài
khoản đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
17. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với
Việt Nam
Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt
Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.”
18. Sửa đổi tên Chương V như sau:
“Chương V - Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái, quản
lý vàng là ngoại hối”
19. Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín
dụng được phép với khách hàng bao gồm tổ chức tín dụng được
phép và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt
Nam.”
20. Khoản 2 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá hối đoái,
quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.”
21. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 31. Quản lý vàng là ngoại hối
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý vàng thuộc
Dự trữ ngoại hối nhà nước; quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; quản
lý vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú theo quy định
của pháp luật.”
22. Khoản 4 và khoản 5 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“4. Vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý”

14 Hợp tác  Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013

“5. Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.”
23. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 34. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Dự trữ ngoại hối
nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn
Dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà
nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định
của Chính phủ.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Thủ
tướng Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về quản lý Dự trữ ngoại
hối nhà nước.
4. Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình
biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.”
24. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 35. Ngoại tệ thuộc ngân sách nhà nước
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho
bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính
được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ
thường xuyên của ngân sách nhà nước, số ngoại tệ còn lại Bộ Tài
chính bán cho Dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.”
25. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
“Điều 35a. Sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng Dự trữ ngoại
hối nhà nước cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước; trường
hợp sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước dẫn đến thay đổi dự toán
ngân sách thì thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà
nước.”
26. Sửa đổi tên Chương VII như sau:
“Chương VII - Hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại
hối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
các tổ chức khác”.
27. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 36. Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại
hối
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ
chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong
nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chấp thuận bằng văn bản.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh
doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài,
điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch
vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
và các tổ chức khác.”
Điều 2.
Bãi bỏ Điều 38 của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PLUBTVQH11.
Điều 3.
1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2014.
2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Pháp
lệnh này./.
			
TM. U B T V QUỐC HỘI
				
CHỦ TỊCH
				
(Đã ký)
			

Nguyễn Sinh Hùng
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

So sánh điều lệ mới và cũ
So sánh điều lệ mới và cũSo sánh điều lệ mới và cũ
So sánh điều lệ mới và cũ
Hán Nhung
 

La actualidad más candente (20)

LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
So sánh điều lệ mới và cũ
So sánh điều lệ mới và cũSo sánh điều lệ mới và cũ
So sánh điều lệ mới và cũ
 
Đề tài: Nâng cao Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Nâng cao Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
 
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn HàĐề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
 
Vaa 2016
Vaa 2016Vaa 2016
Vaa 2016
 
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAYCông tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
 
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCMLuận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
 
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đĐề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Quản lý ngân sách công đoàn tại tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý ngân sách công đoàn tại tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Quản lý ngân sách công đoàn tại tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý ngân sách công đoàn tại tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
 

Destacado

Mekong 10 2013
Mekong 10 2013Mekong 10 2013
Mekong 10 2013
Hán Nhung
 
Di in bia_so_18
Di in bia_so_18Di in bia_so_18
Di in bia_so_18
Hán Nhung
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
Hán Nhung
 
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Hán Nhung
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Hán Nhung
 
Tham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khangTham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khang
Hán Nhung
 
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Hán Nhung
 
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Hán Nhung
 
đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)
Hán Nhung
 
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưPhát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hán Nhung
 
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài ChínhBài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Hán Nhung
 

Destacado (18)

Mekong 10 2013
Mekong 10 2013Mekong 10 2013
Mekong 10 2013
 
Di in bia_so_18
Di in bia_so_18Di in bia_so_18
Di in bia_so_18
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
Htpt so 23+24
Htpt so 23+24Htpt so 23+24
Htpt so 23+24
 
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
 
Mekong 3 2015
Mekong 3 2015Mekong 3 2015
Mekong 3 2015
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
Tham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khangTham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khang
 
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
 
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
 
đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen in
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
Mk120 chuyen in
Mk120 chuyen inMk120 chuyen in
Mk120 chuyen in
 
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưPhát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài ChínhBài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
 

Similar a Htpt so 18+19 online

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IBáo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Hán Nhung
 
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
duyenbc
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
duyenbc
 
Thời báo Mekong
Thời báo MekongThời báo Mekong
Thời báo Mekong
duyenbc
 

Similar a Htpt so 18+19 online (20)

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IBáo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
 
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông ĐôĐánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
 
Báo Cáo Kiến Tập Cử Nhân Bảo Hiểm Ngân Hàng Tài Chính.doc
Báo Cáo Kiến Tập Cử Nhân Bảo Hiểm Ngân Hàng Tài Chính.docBáo Cáo Kiến Tập Cử Nhân Bảo Hiểm Ngân Hàng Tài Chính.doc
Báo Cáo Kiến Tập Cử Nhân Bảo Hiểm Ngân Hàng Tài Chính.doc
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Tân Thuận 2 giai đoạ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Tân Thuận 2 giai đoạ...Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Tân Thuận 2 giai đoạ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Tân Thuận 2 giai đoạ...
 
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANHBÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - FREE TẢ...
 
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng NamPhát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
 
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty Lâm Quang Đại.docx
Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty Lâm Quang Đại.docxPhân tích hoạt động nhập khẩu của công ty Lâm Quang Đại.docx
Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty Lâm Quang Đại.docx
 
Thời báo Mekong
Thời báo MekongThời báo Mekong
Thời báo Mekong
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtHoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
Mẫu báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Quốc tế VIB, 9đ
Mẫu báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Quốc tế VIB, 9đMẫu báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Quốc tế VIB, 9đ
Mẫu báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Quốc tế VIB, 9đ
 
Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty Lâm Quang Đại.docx
Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty Lâm Quang Đại.docxPhân tích hoạt động nhập khẩu của công ty Lâm Quang Đại.docx
Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty Lâm Quang Đại.docx
 

Más de Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

Htpt so 18+19 online

  • 1. HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Số 18+19+20 Tháng 3/20213-8/2013 ISSN 1859-3518 CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Ban chấp hành Trung ương Hội họp thường niên 2013 Trang 1 Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển Trang 3-7 Giới thiệu Hiệp định về Hợp tác lao động Việt Nam - Lào ký ngày 1/7/2013 Trang 15 Chuyện “chuyển giá” từ góc nhìn Trang 8+9
  • 2. HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí Cơ quan trung ương của hội phát triển hợp tác kinh tế việt nam-lào-campuchia Năm thứ tư Số 18+19+20 (Tháng 3-8/2013) HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí CƠ QUAN COOPER ATION AN D TRUNG ƯƠNG CỦ A HỘI PH DEVELOPM ÁT TRIỂN ENT REVI HỢP TÁC EW KINH TẾ HAÏNH Số ILACA PHUÙC LAØ SE ED Û CHIA 18+19+ 20 Tháng 3/20 213-8/2 013 ISSN 1859 VIỆT NA M-LÀO- CA -3518 MPUCHI A Ban chấp hà Trung ương nh Hội họp thường niên 2013 Trang 1 Thiết lậ p quan hệ đối tác toàn cầ u vì Địa chỉ tòa soạn Phòng 708, Giới thiệ Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Hiệp định u về Số 65 Phố Văn Miếu, Hợp tác Chuyện lao động “ chuyển Việt Nam Quận Đống Đa, TP. Hà Nội ký ngày - Lào 1/7/2013 giá Điện thoại: 080.43470 từ góc n ” hìn Fax: 080.43470 Email: tchtpt@gmail.com Webtise: http://www.vilacaed.org.vn phát triể n Trang 3- 7 Trang 15 Tổng biên tập PGS. TS. Vũ Đình Tích Trình bày: Thu Hằng Trang 8+ 9 Giá bán: 22.000 Mục lục Hoạt động của Hội  +++: BCH TW Hội họp Hội nghị thường niên 2013...............................................1  +++: Biên bản ghi nhớ giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn (Lào) với Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia.......................................2 Nghiên cứu - Diễn đàn  Lương Minh Việt: Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển......................3  +++: Chuyện “chuyển giá” từ góc nhìn FDI...........................................................8  +++: Làm thế nào để tránh bẫy thu nhập trung bình? . ....................................10 Giới thiệu văn bản  +++: Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối............12  +++: Giới thiệu Hiệp định về Hợp tác lao động Việt Nam – Lào ký ngày 01/7/2013..............................................................................................15 Hợp tác kinh tế Việt Nam và khu vực đồng in this issue  Central Excutive Board of VILACAED hold 2013 annual Meeting................1  Luong Minh Viet: Establish global partnership relation for development . ..........................................................................................3  Price transfer from FDI perspective............................................................8  How to avoid average income trap?........................................................10  Ordinance on amending and supplementing on some articles of Foreign Exchange Control Ordinance.......................................................12  Introduction to Labour Cooperation Agreement between Vietnam-Laos signed on 1st July 2013....................................................15  Interim assessment of Laos on implementing 7th 5-year Socio-Economy Development Plan (2011-2015).....................................17  Cooperation between Vietnam and Myanmar on rice: Three manners , from competion to alliance..........................................26  Vietnam-Laos-Cambodia-Myanmar economic news recapitulation........29  +++: Kinh tế Lào 6 tháng đầu năm tài khóa 2012-2013....................................16  +++: Lào sơ kết giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội      5 năm lần thứ VII (2011-2015).............................................................................17 +++: Kinh tế-xã hội Tỉnh Hủa Phăn (Lào) và quan hệ hợp tác với Việt Nam........19 +++: Kinh tế-xã hội Tỉnh Luang Prabang và quan hệ hợp tác với Việt Nam........23 +++: Hợp tác lúa gạo Việt Nam - Myanmar: Ba mô thức, từ cạnh tranh đến liên minh.............................................................26 +++: Thị trường Myanmar.................................................................................27 +++: Tổng hợp tin hợp tác kinh tế VN-L-CPC-Myanmar.....................................29 Doanh nghiệp – Doanh nhân  +++: Tập đoàn công nghiệp cao su VN: Đầu tư có trách nhiệm tại Lào và Campuchia.......................................................33  +++: Đầu tư viễn thông sang Lào: Kinh nghiệm từ thành công của Viettel........34 Giao lưu văn hóa  +++: Mê hoặc những bờ biển nguyên sơ ở Myanmar........................................37  +++: Du lịch ẩm thực vòng quanh thủ đô Myanmar..........................................38  +++: Món ngon khó cưỡng trên đường phố Myanmar......................................40 Tạp chí HAÏNH D ILACAE IA SEÛ CH LAØ PHUÙC 16+17 013 012-2/2 2/2 Tháng 9-1 Tạp chí -3518 ISSN 1859 HAÏNH Chúc LAØ SEÛ ISSN 1859 -3518 +23 Trang 22 2 và +42 Trang 41 Trang 4 8 Lào Trang 13-1 Trang 27 +28 Trang 12 +13 Trang 32 +33 D CHIA /2012 Trang 1+ V ILACAE PHUÙC 14+15 Tháng 3-8
  • 3. hoạt động của hội ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Ban chấp hành Trung ương Hội họp thường niên 2013 Ngày 9/4/2013, BCH TW Hội họp phiên thường niên nhằm đánh giá kết quả công tác Hội năm 2012 và bàn công tác năm 2013, Hội nghị đã tập trung thảo luận về các vấn đề sau đây: 1. Đánh giá hoạt động Hội năm 2012 - Thống nhất Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của Hội trong năm 2012 do thường trực Hội báo cáo. - Đánh giá cao sự cố gắng và các kết quá hoạt động của Hội năm 2012 mặc dù tình hình kinh tế quốc tế, khu vực và trong nước đặc biệt khó khăn nhưng vẫn thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra. - Hội với sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sự Hợp tác của các tổ chức ở TW địa phương đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng. Đặc biệt là hoạt động hưởng ứng Năm Đoàn kết Việt Nam – Lào và Kỷ niệm 50 năm Quan hệ Việt Nam – Lào và 45 năm Quan hệ Việt Nam – Campuchia được đánh giá cao, nâng cao vị thế, ảnh hưởng của Hội cần được tiếp tục phát huy. - Có bước tiến mới trong công tác đối ngoại, tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa Hội với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; giữa Hội với Đại sứ quán các nước Lào – Campuchia – Myanmar tạo thuận lợi cho hoạt động Hội và Hội viên. - Công tác thông tin tuyên truyền, báo chí, ấn phẩm, truyền hình phổ biến pháp luật, tư vấn hỗ trợ Hội viên trong hoạt động đầu tư Kinh doanh ở Lào, Campuchia được thường trực Hội quan tâm, đã bước đầu có tác dụng cho hội viên; cần tiếp tục phát huy và cải tiến để đạt hiệu quả cao hơn. - Việc duy trì, củng cố Báo Thời báo Mekong là cơ quan phát ngôn của Hội trong điều kiện hiện nay được ghi nhận là sự cố gắng rất lớn của TW Hội. - Hoạt động của các Hội địa phương và các văn phòng đại diện, các hội thành viên tại Campuchia, Lào đã đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của Hội. Đặc biệt, Ban chấp hành ghi nhận sự hoạt động rất năng động tích cực của Hội phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia tỉnh Nghệ An và Văn phòng đại diện của Hội tại Campuchia. - Hoạt động của các viện, trung tâm trực thuộc năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, nhiều đơn vị còn khó khăn và có những đơn vị từ khi thành lập chưa hoạt động được. Cần có biện pháp củng cố, thúc đẩy các đơn vị hoạt động có hiệu quả cao. Những đơn vị khó khăn và những đơn vị chưa hoạt động cần xem xét, củng cố, tổ chức lại nếu không được thì giải thể không kéo dài tình trạng trên. - Công tác Hội viên và công tác tổ chức năm qua tuy có làm nhưng kết quả rất thấp, một phần do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung, một phần do phương pháp còn lúng túng vì thiếu kinh phí hoạt động. Đây là một trong những trọng tâm của Hội cần tập trung khắc phục để có thể duy trì hoạt động Hội ngày càng tốt hơn. - Tài chính Hội ngày càng khó khăn, cần động viên mọi tiềm năng của Hội, tham gia các chương trình của Nhà nước, động viên sự ủng hộ đóng góp của hội viên và đẩy mạnh công tác phục vụ hội viên để tạo nguồn thu. 2. Về kế hoạch hoạt động năm 2013 Hội nghị thống nhất với Dự thảo Kế hoạch năm 2013 do Thường trực TW Hội trình trong đó đặc biệt tập trung thực hiện một số nội dung chính sau: a, Tiến hành các bước chuẩn bị để tiến tới tổ chức Đại hội lần thứ 2 của Hội vào thời điểm thích hợp, bao gồm: - Tiến hành đánh giá tổng kết hoạt động Hội nhiệm kỳ 1(2008-2013) bao gồm: thành tích, bài học thành công, các hạn chế, các bài học cần rút kinh nghiệp làm cơ sở xây dựng chương trình hoạt động Hội khóa 2(2014-2018). - Căn cứ thực tiễn để xem xét lại điều lệ của Hội, các nghị quyết đại hội khóa 1, các nghị quyết, quy định của Ban chấp hành TW từ đó chuẩn bị các kiến nghị để Đại hội khóa 2 xem xét. - Giao Ban Thường trực lập Kế hoạch Đại hội trình Chủ tịch phê duyệt để tổ chức bao gồm vấn đề hình thức Đại hội, văn kiện, nhân sự, tài chính, vấn đề hội viên b, Về công tác tổ chức - Tiến hành soát xét, cập nhật, phân loại lại số hội viên đã có đề xuất giải pháp củng cố, tăng cường phát triển hội viên. - Đẩy mạnh việc phát triển các hội địa phương đặc biệt là ở các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia và xây dựng các chi hội ngành Kinh tế Kĩ thuật. - Đánh giá lại các đơn vị trực thuộc từ đó có kế hoạch củng cố, tăng cường để hoạt động có hiệu quả. Những đơn vị không tự vươn lên được hoặc không hoạt động thì có kế hoạch điều chỉnh hoặc đình chỉ hoạt động hoặc giải thể. - Tập trung giải quyết những vướng mặc của công tác thông tin, đặc biệt là tập trung chỉ đạo, củng cố Báo Thời báo Mekong, tạp chí Hợp tác và Phát triển, đổi mới công nghệ và nội dung trang thông tin của Hội. - Tổ chức chương trình tuyên truyền nhằm hưởng ứng Đại hội nhiệm lỳ 2 của Hội. - Tập trung tổ chức tốt Diễn đàn Mekong 2013 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ. Thực hiện tốt nhất các kế hoạch đã được Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. - Thống nhất chuẩn bị triển khai các đề án đã được nêu trong Báo cáo, Kế hoạch năm 2013.q Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 1
  • 4. hoạt động của hội ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Biên bản ghi nhớ giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn (Lào) với Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hủa Phăn, Đại diện Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã ký Biên bản ghi nhớ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Ban ngành có liên quan của tỉnh Hủa Phăn về kêu gọi vốn đầu tư của Việt Nam vào các dự án của tỉnh Hủa Phăn. Nội dung như sau: TỈNH HỦA PHĂN SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số: 5255/KH.HT Xầm Nưa, ngày 28/6/2013 BIÊN BẢN GHI NHỚ Giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Ban ngành có liên quan của tỉnh Hủa Phăn (Lào) với Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia và các nhà Doanh nghiệp của Việt Nam về kêu gọi vốn đầu tư của Việt Nam vào các dự án của tỉnh Hủa Phăn Cuộc họp diễn ra vào lúc 9h00 sáng ngày 28/6/2013, thành phần tham gia gồm có : Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp, Phó Giám đốc Sở Năng lượng và Khoáng sản, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cán bộ chuyên môn của hai đoàn Lào và Việt Nam. Phía Lào trao đổi và giới thiệu các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài với Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia và các doanh nghiệp Việt Nam. Ông Phon-xay Ing-Tha-Vông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn, thay mặt tỉnh Hủa Phăn trình bày Kế hoạch Hợp tác và phát triển kinh tế của tỉnh với ông Phó Chủ tịch Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia và các doanh nghiệp Việt Nam của Việt Nam. Hai bên đã trao đổi và thống nhất một số nội dung sau: 1. Phía tỉnh Hủa Phăn cung cấp danh mục thống kê các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Hủa Phăn, để các nhà doanh nghiệp phía Việt Nam nghiên cứu. 2. Đồng ý để Trung tâm phát triển Nông nghiệp, Nông thôn và Viện Phát triển nông thôn của Việt Nam sang Lào điều tra khảo sát tại Bản Ông huyện Xặm Nửa và Trung tâm Xốp Hao huyện Sốp Bàu, tỉnh Hủa Phăn. Mục đích cùng với phía Lào nghiên cứu sản xuất giống cây trồng các loại, phục vụ cho ngành Nông – Lâm nghiệp của tỉnh. 3. Đồng ý để đoàn Việt Nam tiến hành điều tra khảo sát thực địa, thu thập nắm tình hình khó khăn của nhân dân vùng Biên giới giữa hai nước. Lập dự án để giải quyết xóa đói giảm nghèo cho nhân dân ở khu vực Biên giới, đồng thời làm căn cứ để kêu gọi vốn đầu tư của nước thứ 3. Trên đây là nội dung của Biên bản, làm căn cứ để tổ chức và tiến hành triển khai các bước tiếp theo. Đại diện phía Lào Đại diện phía Việt Nam Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư P CT. Hội Phát triển Hợp tác kinh tế (Đã ký) Việt Nam – Lào - Campuchia Phon- Xay Ing –Than – Vông (Đã ký) Nguyễn Minh Tú 2 Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013
  • 5. Nghiên cứu - diễn đàn 1. Việt Nam đổi mới và hội nhập Liên kết kinh tế toàn cầu cùng phát triển là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, mang tính toàn cầu, liên quốc gia, liên vùng với sự liên kết, phối hợp chặt chẽ mới có điều kiện thực hiện một cách có chất lượng các mục tiêu vì sự phát triển toàn cầu. Thời đại ngày nay, không có sự phát triển nhanh, hiệu quả và chất lượng của riêng biệt một quốc gia hoặc một lãnh thổ nào đó mà không có sự liên kết cùng phát triển. Quy luật tất yếu đó bắt buộc một nền kinh tế ở một nước hay một vùng lãnh thổ nào đó, muốn hòa đồng có hiệu quả trong xu thế toàn cầu, nhất thiết phải cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại trong phạm vi hội nhập để phát huy triệt để lợi thế của đất nước, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia so với các nước trong khu vực và toàn cầu. Kinh tế Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử của đất nước, vượt qua muôn vàn khó khăn từ thời chiến đến thời bình, từ đất nước còn chia cắt làm hai miền đến thống nhất một dãi sơn hà, trở thành một nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đầy tiềm năng và sức sáng tạo phát triển kinh tế - xã hội. Trong từng bối cảnh đó, Việt Nam bị bao vây, cấm vận trong nhiều năm ở từng giai đoạn, khiến cho mối giao lưu kinh tế gặp nhiều khó khăn hạn chế; khiến cho nền kinh tế Việt Nam vốn đã rất nghèo nàn, lạc hậu trở nên kiệt quệ. Sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội và không ngừng đổi mới cơ chế chính sách quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ năm 1986, Việt Nam đã có những bước đổi mới thích hợp, mà điểm nổi bật là xóa bỏ cơ cấu kinh tế khép kín, mang nặng tính tự cấp tự túc, tách biệt với kinh tế khu vực, kinh tế quốc tế chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, với hệ thống kinh tế mở cả trong nước và ngoài nước; thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển; nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đa phương hoá và đa dạng hoá các mối quan hệ với các nước, các tổ chức tài chính quốc tế; gắn việc đổi mới của đất nước với những nguyên tắc và những quy luật phát triển kinh tế toàn cầu; thiết lập những cơ chế chính sách phù hợp ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển l TS Lương Minh Việt Học viện Hành chính Quốc gia với thông lệ quốc tế. Mở rộng liên kết kinh tế quốc tế và thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển: Một là, trong lĩnh vực hợp tác đa phương, với việc chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam tiếp tục tham gia ngày càng sâu vào quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Tại các diễn đàn kinh tế quốc tế có uy tín, Việt Nam tham gia và đóng vai trò tích cực, nổi bật là tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Diễn đàn Tương lai châu Á, Hội Doanh nghiệp châu Á, Đối thoại châu Á (ACD), ... Ở cấp độ khu vực, Việt Nam là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đang hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Năm 2006, Việt Nam đăng cai thành công “Năm APEC Việt Nam 2006” với những kết quả đáng khích lệ, nổi bật là việc các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế đã cam kết trong “Tuyên bố Hà Nội” tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, trong đó đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện lộ trình Busan hướng tới mục tiêu Bogor về thực hiện tự do hoá thương mại, đầu tư và mở cửa thị trường. Trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Công với các nước đối tác chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, Việt Nam đã đẩy mạnh việc tham gia các chương trình hợp tác theo hướng thực chất và toàn diện hơn. Các cơ chế hợp tác chủ yếu bao gồm Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, Uỷ hội Mê Công (MRC), Hợp tác Mê Công-Nhật Bản, Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV). Hai là, trong lĩnh vực hợp tác song phương; Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 170 quốc gia, vùng và lãnh thổ, đã ký hơn 60 hiệp định kinh tế về thương mại song phương và đã thiết lập quan hệ đầu tư với khoảng trên 70 quốc gia, vùng và lãnh thổ. Phù hợp với xu hướng gia tăng các Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA). Việt Nam xúc tiến đàm phán, ký kết FTA với các nước, trước hết là những đối tác lớn, chiến lược, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, các nước EU. Cuối năm 2006, Hoa Kỳ đã thông qua dự luật Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, đồng thời đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo. Từ tháng 1/2007, hạn ngạch, thị thực và visa điện tử liên quan đến hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được chính thức bãi bỏ. Với Nga, Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 3
  • 6. Nghiên cứu - diễn đàn ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA hợp tác hai nước đang ưu tiên vào lĩnh vực năng lượng – nhiên liệu, trong đó có việc phối hợp thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam, Liên bang Nga và các nước thứ ba. Việt Nam đã và đang mở rộng và nâng cao chất lượng hơn nữa hợp tác kinh tế với EU. Ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU. Ba là, Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động mang tính toàn cầu của thời đại; nổi bật là đã triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu toàn cầu vì sự bền vững của trái đất và cuộc sống tươi đẹp của loài người; chủ yếu là một số chương trình mục tiêu sau đây: (1) Triển khai thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ(1). Gắn kết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ với các mục tiêu chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm và hàng năm; tạo ra khả năng thực hiện có chất lượng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (2) Triển khai thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)(2) theo Quyết định số 153/2004 QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ với 3 nhóm mục tiêu: Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế; Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội; Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường (3) Triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu(3). Một số các Dự án trong Chương trình đã được triển khai thực hiện. Tổng kinh phí bố trí cho CTMTQG ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015 dự kiến lên đến khoảng 1.965 tỷ đồng. 2. Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu vì phát triển Cùng với việc tham gia sâu vào tiến trình toàn cầu hóa và hòa nhập kinh tế quốc tế; những thuận lợi cũng như những hạn chế của bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội tác động đến khả năng phát triển của đất nước, làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều. Đất nước đã ra khỏi thời kỳ khó khăn, khủng hoảng và đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhìn lại chặng đường đổi mới hơn 30 năm qua, tình hình kinh tế xã hội của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đáng khích lệ. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của kinh tế - xã hội đã được tạo dựng đáng kể trong tất cả các vùng, các ngành. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực. GDP bình quân đầu người đã xấp xỉ bằng 1.200 USD; các quan hệ quốc tế và mối giao lưu hàng hóa trên thị trường thế giới đã được mở rộng. Việt Nam đã vượt qua nước nghèo và kém phát triển đang định dạng vị trí ở nước đang phát triển có thu nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát phát triển có mức thu nhập trung bình. Với những lợi thế về địa chính trị và địa kinh tế, trải qua những chặng đường gian khổ đi lên và phát triển; tuy rằng quy mô nền kinh tế không lớn, nhưng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập toàn diện với kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng lên. Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ trong hoạt động kinh tế đối ngoại; giao lưu trao đổi hàng hoá và dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và tham gia đầu tư ra nước ngoài; du nhập công nghệ; xuất khẩu lao động… Tuy rằng quy mô nền kinh tế không lớn, nhưng Việt Nam cũng Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc họp ở New York vào tháng 9 năm 2000, cùng với 189 nguyên thủ quốc gia trên khắp hành tinh, Chủ tịch Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký vào bản Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết với cộng đồng quốc tế thực hiện đầy đủ 8 mục tiêu mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), 18 chỉ tiêu và 48 chỉ số với các các mức phấn đấu cụ thể đến năm 2015. (2) Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các Nguyên thủ Quốc gia đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21. (3) Tháng 12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (QĐ 15/2008/QĐ-TTG) với 8 mục tiêu cụ thể và xây dựng hệ thống các dự án trong Chương trình để triển khai thực hiện. Coi sự nóng lên của trái đất và nước biển dâng là thách thức lớn đến khả năng phát triển bền vững. (1) 4 Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp phần nhỏ bé trên một số lĩnh vực hoạt động kinh tế toàn cầu : Một là, tham gia vào chuỗi trao đổi día trị ngoài thương toàn cầu. Một trong những cơ chế chính sách mang tính đột phá trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là nhà nước xóa bỏ độc quyền ngọai thương, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, hỗ trợ đầu tư xây dựng các doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng xuất khẩu trong tất cả các thành phần kinh tế. Điều đó đã thúc đẩy và phát huy tiềm năng sản xuất, khai thác các mặt hàng xuất khẩu của đất nước; đẩy nhanh giá trịntrao đổi ngoại thương toàn câu. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đã gấp hơn 3 lần tôc độ tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu đã có nhiều cải thiện, tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các mặt hàng thô. Có một số mặt hàng đã có vị trí trao đỏi chuỗi giá trị trao đổi hàn hóa cao trên thị trường như dầu thô, gạo, hàng thuỷ hải sản chế biến, cà phê, cao su, quần áo may sẵn... Thị trường xuất khẩu được củng cố và mở rộng. Đến nay hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của trên 220 nước và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục, đặc biệt là thị trường Nhật bản, Trung quốc, các nước ASEAN, Ân độ, các nước EU, Hoa Kỳ và Canađa, khu vực Châu Phi và các nước Trung Đông. Trong 5 năm 2006 -2010. Xuất khẩu qua các nước trong khối ASEAN chiếm khoảng 15-16% tổng kim ngạch, xuất khẩu sang các nước APEC chiếm khoảng 65-70%, xuất sang các nước EU chiếm khoảng 1717% và xuất sang các nước OPEC vào khoảng trên dưới 3% (Xem bảng 1). - Cơ cấu nhập khẩu đã có nhiều dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu. Nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 61,4% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng máy múc, thiết bị, phụ tùng chiếm tỷ trọng bình quân 31,5%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng bình quân 7% (Xem bảng 2). Độ mở nền kinh tế của Việt Nam (được đo bằng tỷ số giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với tổng GDP) đã khá lớn (tỷ số này lớn hơn 1), nền kinh tế của Việt Nam đã là nền kinh tế mở, hướng ra bên ngoài. Kim ngạch hàng hóa xuất
  • 7. Nghiên cứu - diễn đàn ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Bảng 1: Xuất khẩu thời kỳ 2005 - 2010 Thành phần kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị (Tỷ USD) Khu vực kinh tế trong nước 13,9 16,8 20,8 28,2 26,7 31,5 Khu vực có vốn nước ngoài 18,6 23,1 27,8 34,5 30,4 36,5 Trong đó: dầu thô 7,4 8,3 8,5 10,3 6,2 5,3 Tổng kim ngạch xuất khẩu 32,4 39,8 48,6 62,7 57,1 68,0 Tốc độ tăng trưởng (%) Khu vực kinh tế trong nước 15,8 20,7 24,0 35,5 -5,1 18,0 Khu vực có vốn nước ngoài 28,1 24,3 20,4 24,3 -12,0 20,0 Trong đó: dầu thô 30,4 12,5 2,1 21,4 -39,9 -15,1 Tổng kim ngạch xuất khẩu 22,5 22,7 21,9 29,1 -8,9 19,1 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%) Khu vực kinh tế trong nước 42,8 42,1 42,8 44,9 46,8 46,4 Khu vực có vốn nước ngoài 57,2 57,9 57,2 55,1 53,2 53,6 Trong đó: dầu thô 22,8 20,9 17,5 16,4 10,8 7,7 Tổng kim ngạch xuất khẩu 100 100 100 100 100 100 Bảng 2: Nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2005-2010 Thành phần kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị (Tỷ USD) Khu vực kinh tế trong nước 23,1 28,4 41,1 52,8 43,9 47,3 Khu vực có vốn nước ngoài 13,6 16,5 21,7 27,9 26,1 34,2 Tổng kim ngạch nhập khẩu 36,8 44,9 62,8 80,7 69,9 81,5 Tốc độ tăng trưởng (%) Khu vực kinh tế trong nước 15,8 22,8 44,5 28,7 -16,9 7,8 Khu vực có vốn nước ngoài 28,1 20,9 31,7 28,4 -6,5 31,2 Tổng kim ngạch nhập khẩu 22,5 22,1 39,8 28,6 -13,3 16,5 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu (%) Khu vực kinh tế trong nước 62,9 63,3 65,4 65,5 62,7 58,0 Khu vực có vốn nước ngoài 37,1 36,7 34,6 34,5 37,3 42,0 Tổng kim ngạch nhập khẩu 100 100 100 100 100 100 Theo Niên giám thống kê GNP là tổng sản phẩm quốc gia bao gồm phần giá trị gia tăng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ở nước ngoài chuyển về, cộng thêm với giá trị gia tăng của tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghệp của Việt Nam sản xuật tại Việt Nam. GDP là tổng sản phẩm rong nước bao gồm giá trị gia tẳng tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài sản xuất tại Việt Nam. (4) (5) khẩu và nhập khẩu tăng nhanh và thâm nhập rộng trên thương trường quốc tế. Hai là, tham gia trao đổi trên thị trường thu hút vốn đầu tư toàn cầu. Việt Nam tiếp tục tăng khả năng thu hút và sử dụng khá thành công nguồn vốn ODA và FDI từ bên ngoài. Đồng thời bước đầu đã đầu tư ra nước ngoài trong một số lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần tham gia trao đổi trong chuỗi giá trị thu hút đầu tư toàn cầu Với tác động của hội nhập và toàn cầu hóa, bằng các cơ chế chính sách đổi mới, năm 2005, Việt Nam xây dựng và thông qua Luật Đầu tư nhằm góp phần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và công bằng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn vốn đầu tư FDI tăng nhanh. Đi liền với thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là việc du nhập công nghệ và thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, tạo ra mặt bằng mới về công nghệ trong các ngành kinh tế - xã hội (Xem bảng 3). Các đối tác đầu tư nước ngoài được mở rộng ở hầu hết các vùng và lãnh thổ. Điều đó nói lên rằng, tác động của hòa nhập và toàn cầu hóa đã có những kết quả trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư. Số dự án được cấp phép tính lũy kế còn hiệu lực đến 31 tháng 12 năm 2010 như sau: (Xem bảng 4). Đồng thời, với sự vươn ra quốc tế trong lĩnh vực đầu tư phát triển, Việt nam từ năm 1989 đã khởi đầu dự án đầu tư ra nước ngoài. Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế đầu tư ra nước ngoài như chính sách về tài chính, về xuất nhập khẩu, về hải quan... Do vậy, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên mạnh mẽ; cả về số lượng, quy mô dự án Biểu sau đây đã chứng minh điều đó(4). (Xem bảng 5) Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời đã cải thiện đáng kể giá trị gia tăng nguồn thu nhập quốc gia (GNP) của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, GNP (tổng sản phẩm quốc gia) so với GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Việt Nam chiếm tỷ trọng 98%. Đó là bước tiến lớn của các doanh nghiệp Việt nam trên bước đường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa(5). Ba là, tham gia trao đổi chuỗi giá trị toàn cầu thông qua sự liên kết liên doanh Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 5
  • 8. Nghiên cứu - diễn đàn ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Bảng 3 Nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 (Giá thực tế, nghìn tỷ VNĐ) Vốn nhà nước 185,1 198,0 209,0 287,5 Vốn ngoài nhà 154 204,7 217,0 240,1 nước Vốn đầu tư 65,6 129,4 190,7 181,2 FDI Tổng số 404,7 532,1 616,7 708,8 % GDP 41,5 46,5 41,5 42,7 Cơ cấu (%) Vốn nhà nước 45,7 37,2 33,9 40,6 Vốn ngoài nhà 38,1 38,5 35,2 33,9 nước Vốn đầu tư 16,2 24,3 30,9 25,6 FDI Tổng số 100 100 100 100 2010 340,4 249,5 210,1 800 41,0 42,6 31,2 26,3 100 Bảng 4 Số dự án được cấp phép Tổng số Đài Loan Hàn quốc Singapore Nhật bản Malajxia Thái lan Hoa kỳ Canada Pháp Trung quốc Vương quốc Anh Đức Úc Ấn độ 12.463 Trong đó: 2171 2699 895 1425 376 240 568 102 321 770 137 162 240 50 Tổng số vốn đăng ký (trUSD) 194572,2 22981,2 22389,1 21890,2 20959,9 18417,4 5842,6 13103,9 4617,6 2954,2 3680,2 2222,0 811,1 1174,0 214,0 phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài…; cùng với năng lực sản xuất kinh doanh và mặt bằng công nghệ của các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế trong nước đã được nâng cao, nguồn lực đất nước đã phát huy tối đa … là những nhân tố tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp hòa nhập và tham gia ttrao 6 Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 đổi trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu (Xem bảng 6). Một số các doanh nghiệp trong nước đã tiến hành liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Dòng chảy trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, đã thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và tham gia vào dòng chảy của chuỗi giá trị toàn cầu, tuy rằng còn rất khiêm tốn. Chỉ tính riêng dòng chảy trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI, cho thấy, tuy rằng, tỷ lệ doanh nghiệp FDI trên tổng số các doanh nghiệp trong cả nước chỉ chiếm bình quân khoảng trên 3%; nhưng giá trị tài sản cố định bình quân chiếm đến 20% trong tổng tài sản cố định các doanh nghiệp cả nước. Tác động của doanh nghiệp FDI, ngoài việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong GDP, các doanh nghiệp FDI còn trực tiếp đóng góp 18-20% GDP và trên 53% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 3. Tiếp tục thực hiện mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển Chiến lược phát riển kinh tế xã hội 10 năm tới (2011-2020) với mục tiêu tổng quát đã được Đại hội XI thông qua là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Đại hội đã đưa ra 3 bước đột phá: (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Trong 10 năm tới, để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, điều trước tiên là phải xác định hướng đi, yêu cầu và những nhiệm vụ cần phải được thực hiện trong các mối quan hệ so sánh với các nền kinh tế khu vực và toàn cầu trong cùng giai đoạn tương thích. Knh tế - xã hội Việt Nam trong 10 năm tới, để có bước bứt phá cần phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như sau: Một là, tăng tốc, hiệu quả, hiện đại và bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá Nước ta phải phát triển nhanh để rút ngắn khoảng cách về kinh tế và công nghệ so với các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực; đó là yêu cầu đòi hỏi để thu hẹp thước đo khoảng cách và rình độ phát triển chênh lệch giữa nước ta với các nước trên toàn cầu. Phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững; tăng trưởng không chỉ nhấn mạnh mặt tốc độ mà còn cần phải có chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh, giữ được các cân đối lớn trong nền kinh tế trong một cơ cấu kinh tế hiện đại. Đặt cơ cấu kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác và hội nhập toàn diện với các nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Và sẽ trở thành mắc xích trong chuỗi giá trị của khu vực để phát huy lợi thế so sánh. Đứt mắc xích là nền kinh tế dễ rơi vào thua thiệt, hạn chế và tụt hậu.
  • 9. Nghiên cứu - diễn đàn ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Bảng 5 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số Số vốn đăng ký (Tr. USD) 221,0 816,5 3.047,5 2097,6 3.281,3 1.260,5 1.217,6 12.442 Số dự án 47 91 113 91 97 73 66 578 Hai là, xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp hiện đại là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ chiến lược. Trọng tâm của việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm hội nhập có hiệu quả trong kinh tế toàn cầu là xây dựng nền tảng để nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nội dung xây dựng nền tảng nói ở đây bao gồm: (1) Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. (2) Phát triển nguồn nhân lực và yếu tố con người (3) xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, phù hợp và thích ứng mọi khả năng trong bối cảnh hội nhập; (4) Định hình về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường và cả hệ thống quản lý kinh tế - xã hội. Ba là, xây dựng nền kinh tế tri thức thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao … sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách phát triển của đất nước. Khoa học và công nghệ là chủ thể và là lực lượng sản xuất trực tiếp; tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiện đại hoá. Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao, xem đây là một điều kiện có ý nghiã quyết định, đặc biệt là để tiếp cận dần tới nền kinh tế tri thức. Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới... tạo bước nhảy vọt về kinh tế và công nghệ, đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm chủ lực. Bốn là, thực hiện chiến lược vì con người và cho con người với một cuộc sống đầy đủ, hiện đại, trí tuệ và văn minh Phát huy nhân tố con người, mở rộng cơ hội cho mọi người đều có điều kiện phát huy tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng những thành qủa phát triển; đồng thời có trách nhiệm góp sức thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, ở, đi lại, phòng và trị bệnh, học tập, làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hóa. Năm là, phát triển kinh tế, xã hội phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên và xã hội. Các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) sẽ được đặc biệt chú ý do tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong giai đoạn phát triển mới. Tính tất yếu của thời đại trong tiến trình phát triển của cộng đồng kinh tế quốc tế với sự phân cực của nhiều nhóm phát triển, nhiều vùng phát triển và nhiều thị trường phát triển sẽ diễn ra theo xu thế toàn cầu hóa. Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội để chúng ta vượt qua những khó khăn do nền kinh tế sản xuất nhỏ đeo bám; hòa đồng với chiến lược phát triển kinh tế toàn cầu, nhất là các nền kinh tế trong khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến quốc gia, giới kinh doanh và tới từng người dân. Đây là công việc của toàn dân tộc, trong đó có vai trò rất to lớn của Nhà nước, song cơ bản và quyết định nhất là những thành tựu nhờ nỗ lực phấn đấu của toàn dân tộc trong đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội để phát triển đất nước nhanh chóng, toàn diện và vững chắc.q Bảng 6 Doanh nghiệp 2005 2007 2008 2009 Các loại hình sở hữu doanh nghiệp (DN) DN nhà nước 4086 3494 3328 3364 DN ngoài NN 105167 147316 196778 238932 DN FDI 3679 4961 5626 6546 Tổng số 112950 155771 205732 248842 DN FDI/ tổng số(%) DN nhà nước DN ngoài NN DN FDI Tổng số TS DN FDI/ tông TSCĐ 3,27 3,19 2,73 Gí trị tài sản cố định (Tỷ đồng) 486560 871391 1340487 196200 591187 958042 269676 390186 515497 952436 1852764 2814026 28,32% 21,06% 18,32% 2010 3283 280762 7254 291299 2,63 2,49 1604797 1289190 690339 3584326 1601843 2151312 770305 4523460 19,26% TÀI LIỆU THAM KHẢO - Niên giám Thống kế 2011 - Báo cáo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2012 của Bọ Kế hoạch và Đầu tư - Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010. - Chiến lươc Phát triển kinh tế _ xã hội 10 năm 2011 -2020, Văn kiện Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam./. 17,03 Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 7
  • 10. Nghiên cứu - diễn đàn ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Chuyện “chuyển giá” từ góc nhìn FDI Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành (năm 1987 đến 2012), hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đã thu hút được hơn 14.100 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký hơn 206,5 tỉ USD, trong đó hơn 96,6 tỉ USD đã được giải ngân. Khu vực FDI đã đóng góp GDP lên gần 19% (năm 2011) cho nền kinh tế. Riêng năm 2012, khu vực FDI nộp 3,76 tỉ USD tiền thuế - chiếm 18,7% tổng thu ngân sách nội địa, sử dụng hơn 2,3 triệu lao động - tương đương 4% tổng số lao động cả nước... Tuy nhiên, doanh nghiệp FDI đang là tâm điểm của dư luận xung quanh vấn đề thuế và chuyển giá. Có chuyệnchuyểngiá? Cho đến nay, những thông tin về việc doanh nghiệp FDI “lách luật” và “trốn thuế” đã tạo ra tâm lý thiếu thiện cảm với khối các doanh nghiệp (DN) này, gây lo ngại trong cộng đồng DN FDI đang hoạt động tại VN, hoặc đang nghiên cứu tham gia thị trường VN. Chia sẻ những khó khăn DN FDI gặp phải trước những thông tin liên quan vấn đề chuyển giá, theo BowerGroupAsia Inc. (BGA) - một công ty đa quốc gia của Mỹ trong lĩnh vực tư vấn chính sách đầu tư - cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế VN có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là tình trạng lạm phát, các nhà đầu tư rất khó lường trước những thay đổi đáng kể đối với chi phí đầu tư và sản xuất 8 tại thị trường này. Mức lương tối thiểu tăng 16,8%/năm trong 5 năm qua, cùng với lãi suất ngân hàng có lúc tăng đến 21%/năm, đã làm tăng đáng kể chi phí sản xuất của DN. Những yếu tố này đã làm cho DN trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn trong việc đạt mục tiêu kinh doanh có lãi”. Đồng quan điểm trên, ông Nitin Jain - một chuyên gia về vấn đề chuyển giá với hơn 17 năm kinh nghiệm làm việc về vấn đề này tại Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam - nhận định: Việc kinh doanh thua lỗ không có nghĩa là DN đang thực hiện hành vi chuyển giá. Để xác định được những dấu hiệu chuyển giá đòi hỏi có sự phân tích và đánh giá đầy đủ về thực tế khách quan, tình hình hoạt động của công ty và Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 các giao dịch công ty thực hiện. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới tình trạng thua lỗ của DN FDI có thể kể tới như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay dẫn tới suy giảm về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm - dịch vụ, năng lực và thị phần của DN bị thu nhỏ v.v... Để có thể xác định đầy đủ những yếu tố trên, cần có sự rà soát và đánh giá toàn diện dựa trên báo cáo tài chính và thuế của DN. Nhận định về tương quan giữa thực trạng hoạt động của Cty và nghi vấn chuyển giá hiện nay, ông Nguyễn Khoa Mỹ - Giám đốc Đối ngoại Cty Coca-Cola Việt Nam- nói: “Chúng tôi là một nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhóm có quy mô lớn ở VN. Gần đây, đã có thông tin Coca-Cola VN chuyển giá và trốn thuế. Chúng tôi chưa có lợi nhuận để đóng thuế thu nhập, nhưng chúng tôi vẫn hoàn thành các nghĩa vụ thuế khác như thuế nhập khẩu, thuế môi trường, thuế tài nguyên... tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, phát triển nhân lực và đầu tư xã hội. Tôi cho rằng, uy tín và vai trò của DN FDI nên được nhìn một cách toàn diện hơn”. Có phương pháp chống chuyển giá Theo Phòng Thương mại Châu Âu tại VN, một trong những công cụ để VN có thể áp dụng quản lý tốt vấn đề chuyển giá và đảm bảo quyền lợi của
  • 11. Nghiên cứu - diễn đàn các DN chính là việc các cơ quan thuế cần áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá (APA) trong quy định hướng dẫn việc xác định và quản lý chuyển giá tại VN. APA hiện đang được áp dụng rộng rãi tại Châu Âu và nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia... Theo cơ chế này, DN đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua - bán hàng hoá, dịch vụ giữa các thành viên trong tập đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế có thể phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với VN tổ chức giám sát, kiểm soát để chống gian lận thuế. Cụ thể, trước khi tiến hành giao dịch, cơ quan thuế và DN thoả thuận trước về giá hàng hoá, dịch vụ để tính thuế; hoặc cơ quan thuế ở VN và tại nước ngoài nơi DN đặt trụ sở chính xác định lợi nhuận của toàn tập đoàn, trong đó có lợi nhuận do công ty con tại VN đem lại và đánh thuế theo mức lợi nhuận mà DN thu được tại Việt Nam. “Để quản lý tốt vấn đề chuyển giá đồng thời đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra các quy định cụ thể hơn nữa nhằm thực thi APA trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế sửa đổi. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng như người dân cũng cần có cách nhìn nhận đúng đắn và khách quan về vấn đề này để tránh gây ra những tổn hại đáng tiếc, ảnh hưởng tới niềm tin của DN hoạt động tại VN”- ông Alexandre Legendre - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Canada tại VN - cho biết. Tại nước ta, vấn đề chuyển giá chỉ nổi lên trong thời gian qua khi công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật được các cơ quan chức năng triển khai mạnh mẽ, tích cực. Để công tác đấu tranh chống chuyển giá ngày càng có hiệu quả, cần phải nghiêm túc xem xét, đánh giá đúng tính chất của vấn đề để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp, với quan điểm tiếp cận và lộ trình phù hợp, nhưng hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư cũng như môi ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA trường đầu tư nói chung (Thông báo 48/TB-VPCP,16-2-2013). Sắp có công cụ chặn chuyển giá Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được kỳ vọng là một trong những công cụ ngăn chặn thủ đoạn khai gian giá tính thuế để tránh thuế. Theo một số cán bộ ngành thuế , khó khăn lớn nhất trong chống chuyển giá là xác định được giá thị trường, giá giao dịch độc lập. Do đó, APA sẽ là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác chống chuyển giá ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện thí điểm APA đối với Samsung và một số doanh nghiệp FDI khác. Samsung thực hiện kê khai số liệu chi phí, giá Tại nước ta, vấn đề chuyển giá chỉ nổi lên trong thời gian qua khi công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật được các cơ quan chức năng triển khai mạnh mẽ, tích cực. Để công tác đấu tranh chống chuyển giá ngày càng có hiệu quả, cần phải nghiêm túc xem xét, đánh giá đúng tính chất của vấn đề để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp, với quan điểm tiếp cận và lộ trình phù hợp, nhưng hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư cũng như môi trường đầu tư nói chung (Thông báo 48/ TB-VPCP,16-2-2013). thành, giá bán tạo nên lợi nhuận tại Việt Nam được 3 năm. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này mới ở giai đoạn thí điểm, chưa có thỏa thuận ký kết nên chưa ảnh hưởng đến kết quả nộp thuế. Việc bổ sung cơ chế APA tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hành thu, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội. Cách thức áp dụng này đã được đề cập tại Nghị định 83/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một só điều của Luật Quản lý thuế. Để thúc đẩy việc áp dụng phương pháp này, Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc áp dụng APA trong quản lý thuế. APA được áp dụng trên nguyên tắc cơ quan thuế và người nộp thuế (là đối tượng áp dụng của APA) hoặc cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế là đối tác ký kết Hiệp định thuế và người nộp thuế cùng hợp tác trao đổi, đàm phán về việc áp dụng các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết trên cơ sở áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập theo giá thị trường khách quan. APA có hai hình thức là APA đơn phương và APA song phương hoặc APA đa phương. Theo đó, APA đơn phương được đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA. APA song phương, đa phương được đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và một hoặc nhiều cơ quan thuế đối tác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA trên cơ sở Hiệp định thuế. Người nộp thuế tự xác định và đề nghị hình thức APA là đơn phương, song phương hay đa phương tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức. Thông qua quá trình tham vấn, người nộp thuế phải cung cấp, giải trình đầy đủ các thông tin, dữ liệu và các bằng chứng hỗ trợ để Tổng cục Thuế có cơ sở đưa ra các phản hồi, đánh giá, nhận xét về phương pháp xác định giá thị trường được đề xuất; quyết định về việc chấp thuận hoặc từ chối việc người nộp hồ sơ đề nghị APA chính thức... Kết quả của từng đợt tham vấn sẽ được ghi tại biên bản tham vấn. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn, trên cơ sở kết luận tại Biên bản tham vấn APA và điều kiện thực tế của ngành thuế, Tổng cục Thuế có văn bản trả lời người nộp thuế về việc chấp thuận hoặc (lý do) Hợp tác & Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 9
  • 12. Nghiên cứu - diễn đàn ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA không chấp thuận cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức của người nộp thuế, Tổng cục Thuế và người nộp thuế sẽ tổ chức họp để trao đổi, thống nhất kế hoạch, trình tự thực hiện các bước tiếp theo để giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA. APA đã ký kết sẽ có hiệu lực thi hành bắt buộc với cơ quan thuế và người nộp thuế khi các quy định và ràng buộc nêu tại APA được người nộp thuế chấp hành đầy đủ. APA có hiệu lực trong thời gian tối đa 5 năm. Vi phạm sau 10 năm vẫn bị truy thu thuế. Thời điểm bắt đầu hiệu lực không trước ngày người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA. Việc sửa đổi APA được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế. APA được sửa đổi trong trường hợp có các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu có thay đổi do nguyên nhân khách quan, thay đổi của pháp luật có tác động tới APA hoặc nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác đề nghị sửa đổi và được Tổng cục Thuế chấp thuận. Để tránh tình trạng cán bộ thuế và doanh nghiệp thỏa thuận giá trước để trục lợi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế quy định đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là 5 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước. Theo đó, sau khi thanh tra, cơ quan thuế phát hiện ra giá thoả thuận không theo giá thị trường sẽ tiến hành truy thu thuế 10 năm trở về trước (tính từ thời điểm tiến hành thanh tra) và tiến hành xử lý cán bộ thuế cố tình vi phạm. Nguồn : Internet Vấn đề đáng quan tâm nhất của nhiều nước ASEAN hiện nay là làm sao tránh được bẫy thu nhập trung bình để tiến lên hàng các nước có thu nhập cao? Nhưng, đi tìm lời giải cho câu hỏi này là không hề dễ dàng! Làm thế nào để tránh bẫy thu nhập trung bình? Khi điểm chuyển hoán Lewis trùng/ở gần điểm C GS. Trần Văn Thọ phân tích ba giai đoạn phát triển của một nền kinh tế, đưa ra khái niệm “điểm C”. Điểm C chỉ giai đoạn đạt mức thu nhập trung bình. Một nước có thu nhập đầu người 500 USD nếu phát triển trung bình năm là 7% (không phải tốc độ GDP mà là tốc độ thu nhập đầu người) nghĩa là tăng gấp đôi thu nhập đầu người trong 10 năm, thì nước nầy cần bội tăng thu nhập 3 lần (cần 30 năm) để đạt mức 4.000 USD hoặc cần 40 năm để đạt 8.000 USD là những mức thuộc thu nhập trung bình cao. Nếu thu nhập trung bình tăng mỗi năm 5% thì nước nầy cần từ 45 - 60 năm mới đạt được mức thu nhập trung bình cao nói trên. Để đạt đến điểm C là một quá trình dài chuyển một nước từ nông sang công nghiệp, trong đó công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong GDP và cơ cấu lao động có việc làm. Đó cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh và nhiều mặt khác của nền kinh tế như thị trường lao động, thị trường vốn và trình độ công nghệ, kỹ thuật. Khi nền kinh tế đạt điểm C, điểm ghi mức thu nhập 10 Hợp tác Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 trung bình, chắc chắn sẽ gặp những vấn đề mới, những thách thức mới, vì nếu không thì sẽ không có vấn đề bẫy thu nhập trung bình. GS. Trần Văn Thọ đã nêu giả thuyết rằng, trong thị trường lao động, nếu sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ dần dần thu hút hết lao động dư thừa ở nông thôn và trong nông nghiệp (điểm chuyển hoán lao động trong mô hình Lewis, 1954), tiền lương thực chất tăng theo và trên đại thể, điểm chuyển hoán Lewis trùng với (hoặc ở gần) điểm C. Như vậy, từ điểm C, năng suất lao động phải cao hơn trươc để tương ứng với tiền lương thực chất bắt đầu tăng. Cũng từ điểm này, chất lượng lao động cũng phải cao hơn để kinh tế chuyển dịch từ cơ cấu có hàm lượng lao động giản đơn lên cơ cấu mà công nghiệp có hàm lượng lao động lành nghề, trình độ giáo dục cao. Nỗ lực về giáo dục, đào tạo phải lưu ý điểm nầy để cung cấp nguồn nhân lực thích đáng cho quá trình chuyển dịch lên nước có thu nhập cao. Và, đề xuất GS. Thọ đã kết luận rằng, đối với 4 nước ASEAN (Malaysia, Thailand, Philippines và Indonesia), tăng năng
  • 13. Nghiên cứu - diễn đàn lực nghiên cứu và triển khai (RD), nhấn mạnh chất lượng và sự tương thích của nguồn nhân lực, và tạo cơ chế để hình thành một khu vực tư nhân ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA năng động là điều kiện cần thiết để tránh bẫy thu nhập trung bình. Và những điểm chuyển hoán xung quanh “bẫy” có thể xảy ra của một nước có thu nhập trung bình được tổng hợp thành 3 yếu tố sau: Thứ nhất, nỗ lực của nước thu nhập trung bình trong việc tăng chất lượng nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu và triển khai (RD). Yếu tố nầy quan trọng vì tạo điều kiện để chuyển nền kinh tế từ giai đoạn dư thừa lao động sang giai đoạn thiếu lao động, đồng thời chuyển từ nền kinh tế tăng trưởng dựa trên đầu vào sang nền kinh tế tăng trưởng dựa trên TFP, đồng thời chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và cơ cấu xuất khẩu theo hướng dùng nhiều kỹ năng và công nghệ cao. Thứ hai, nỗ lực của nước thu nhập trung bình trong việc xây dựng thể chế chất lượng cao. Yếu tố nầy quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh mới, kích thích khu vực tư nhân ngày càng hướng vào cách tân công nghệ. Thứ ba, với hai yếu tố vừa kể, cơ cấu lợi thế so sánh sẽ thay đổi không ngừng và nhờ đó duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Theo Lê Vân Trung Quốc đã chạm đến điểm chuyển hoán Lewis Trong 1 bài báo có tựa đề “Hitting China’s Wall” nhận định về kinh tế Trung Quốc đăng trên tờ New York Times của nhà kinh tế học đã từng đạt giải Nobel Paul Krugman, thì Trung Quốc đã chạm đến điểm chuyển hoán Lewis. Một trong những tiền đề quan trọng trong mô hình Lewis là sự hoàn hảo hoặc gần như hoàn hảo của thị trường lao động. Nếu thị trường lao động kém phát triển hoặc bị méo mó (distortion), sẽ có hiện tượng thiếu lao động ở đô thị hoặc trong khu vực công nghiệp trong khi vẫn còn lao động dư thừa ở nông thôn. Câu chuyện mà Krugman đề cập có chủ đề cơ bản: trong mấy thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã có được khả năng chi tiêu tiêu dùng không giới hạn nhờ vào nguồn cung lao động đến từ nông thôn dồi dào. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc mất cân bằng nghiêm trọng, gồm chủ yếu là đầu tư và tiêu dùng chỉ chiếm một phần nhỏ. Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi. Các khoản đầu tư hiệu quả không còn nhiều, và nguồn cung lao động dồi dào thì đang dần biến mất. Trên thực tế, nguyên nhân thực sự khiến tiêu dùng Trung Quốc ở mức thấp là do các hộ gia đình gần như không thấy phần lớn thu nhập của họ đang được tạo ra từ sự tăng trưởng của nền kinh tế. Một phần chảy vào tầng lớp có lợi thế về mặt chính trị và phần lớn vẫn mắc kẹt ở các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước). Đây là điều bất thường nhưng đã tồn tại trong suốt mấy thập kỷ. Tuy nhiên, giờ đây, Trung Quốc đã chạm đến điểm chuyển hoán Lewis. Tại điểm này, trong thị trường lao động, sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ dần dần thu hút hết lao động dư thừa ở nông thôn và trong nông nghiệp. Tiền lương sẽ tăng lên. Đây có lẽ là một điều tốt. Tiền lương tăng lên và cuối cùng, người dân Trung Quốc cũng được hưởng thành quả tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là, nền kinh tế Trung Quốc đột ngột phải đối mặt với quá trình tái cân bằng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đầu tư đang bước vào thời kỳ hiệu suất suy giảm và sụt giảm nghiêm trọng, chi tiêu tiêu dùng phải tăng lên mạnh mẽ để thay thế đầu tư. Câu hỏi ở đây là liệu quá trình này có xảy ra đủ nhanh để tránh kịch bản lao dốc./. Hợp tác Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 11
  • 14. giới thiệu văn bản ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA PHÁP LỆNH Số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18-3-2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Căn cứ Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PLUBTVQH11, Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối: 1. Sửa đổi, bổ sung các Khoản 2, 4, 6, 7, 11, 12 và 13 Điều 4; bổ sung Khoản 20 vào Điều 4 như sau: “2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây: a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng; b) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế); c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; d) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này; đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài; e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ; g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài; h) Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú; i) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.” “4. Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các hoạt động sau đây: a) Đầu tư trực tiếp; b) Đầu tư gián tiếp; c) Vay và trả nợ nước ngoài; d) Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài; đ) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.” 12 Hợp tác Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 “6. Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai bao gồm: a) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; b) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến tín dụng thương mại và vay ngân hàng ngắn hạn; c) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp; d) Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp; đ) Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài; e) Các khoản chuyển tiền một chiều; g) Các thanh toán và chuyển tiền khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” “7. Chuyển tiền một chiều là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua mạng bưu chính công cộng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.” “11. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.” “12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.” “13. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.” “20. Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó.” 2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 8 như sau: “5. Người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại hối trong bưu gửi.” 3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 9. Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ 1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu. 2. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân
  • 15. giới thiệu văn bản hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép.” 4. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 11. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép. Việc góp vốn đầu tư, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác phải thực hiện thông qua tài khoản này. 2. Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư, chuyển ra nước ngoài. Trường hợp nguồn thu nói trên là đồng Việt Nam muốn chuyển ra nước ngoài thì được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. 3. Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” 5. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 12. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam 1. Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này. 2. Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú từ hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư hoặc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài. 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp và các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.” 6. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 13. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú được sử dụng các nguồn vốn ngoại hối sau đây để đầu tư: 1. Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép; 2. Ngoại tệ mua tại tổ chức tín dụng được phép; 3. Ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.” 7. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 14. Chuyển vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú phải mở tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký việc thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đầu tư thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” 8. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 15. Chuyển vốn, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về Việt Nam Vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp từ việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan chuyển về Việt Nam phải thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép.” 9. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau: ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA “Điều 15a. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài 1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Khi được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, người cư trú không phải là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác từ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài về Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” 10. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 16. Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ Việc Chính phủ vay, ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện vay, trả nợ nước ngoài; bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” 11. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 17. Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú 1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ. 3. Người cư trú khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thương mại nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm. 4. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài. 5. Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật có liên quan.” 12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế 1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nước ngoài, trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm; bảo lãnh cho người không cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nước ngoài, đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch chuyển vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức kinh tế.” 13. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” 14. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 23. Mở và sử dụng tài khoản Hợp tác Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 13
  • 16. giới thiệu văn bản ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA 1. Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này. 2. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Người cư trú là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây: a) Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài; b) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.” 15. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 25. Sử dụng đồng Việt Nam của người không cư trú Người không cư trú là tổ chức, cá nhân có đồng Việt Nam từ các nguồn thu hợp pháp được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài khoản đồng Việt Nam của các đối tượng quy định tại Điều này.” 16. Bổ sung Điều 25a vào sau Điều 25 như sau: “Điều 25a. Sử dụng đồng Việt Nam của người cư trú là cá nhân nước ngoài Người cư trú là cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” 17. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” 18. Sửa đổi tên Chương V như sau: “Chương V - Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái, quản lý vàng là ngoại hối” 19. Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép với khách hàng bao gồm tổ chức tín dụng được phép và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.” 20. Khoản 2 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.” 21. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 31. Quản lý vàng là ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước; quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; quản lý vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú theo quy định của pháp luật.” 22. Khoản 4 và khoản 5 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý” 14 Hợp tác Phát triển - Số 18+19+20 - Tháng 3-8/2013 “5. Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.” 23. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 34. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước. 2. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ. 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước. 4. Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.” 24. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 35. Ngoại tệ thuộc ngân sách nhà nước 1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước, số ngoại tệ còn lại Bộ Tài chính bán cho Dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” 25. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau: “Điều 35a. Sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước; trường hợp sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách thì thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.” 26. Sửa đổi tên Chương VII như sau: “Chương VII - Hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác”. 27. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 36. Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.” Điều 2. Bãi bỏ Điều 38 của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PLUBTVQH11. Điều 3. 1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. 2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh này./. TM. U B T V QUỐC HỘI CHỦ TỊCH (Đã ký) Nguyễn Sinh Hùng