SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 81
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

                     PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
   I.      Khái quát chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
   1. Tiền lương:
   1.1 Khái niệm
       Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà
người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Tiền lương (hay tiền công) gắn liền với thời gian và kết
quả lao động mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
   1.2 Đặc điểm của khoản mục trình tiền lương và các khoản trích theo
       lương
   - Khoản mục tiền lương là một chu trình quan trọng trong nhiều đơn vị, vì
       vừa phản ánh đầu vào (chi phí tiền lương) vừa là cơ sở để xác định chi phí
       đầu ra (giá thành sản phẩm/dịch vụ).
   - Chi phí tiền lương có liên quan mật thiết với các nghĩa vụ phải thực hiện,
       như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế TNCN…nên nếu xảy ra sai
       phạm có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiệm trọng.
   - Chu trình tiền lương trả qua nhiều khâu (thu thập thông tin, tính toán), liên
       quan đến người lao đông, đến những tài sản nhạy cảm như tiền, séc nên
       dễ bị tính toán sai và là đối tượng dễ bị tham ô, chiếm dụng.
   - Việc xác định kết quả lao động để trả lương và tăng lương đòi hỏi sự xét
       đoán của nhà quản lý các cấp. Do vậy, nếu đánh giá không đúng những
       cống hiến của người lao động, dẫn đến việc trả lương không phù hợp (như
       thiếu công bằng, chưa thỏa đáng…) có thể khiến đơn vị mất đi nguồn
       nhân lực có chất lượng cao.
   - Hiệu quả hoạt động của đơn vị bị ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu và hiệu quả
       của chính chu trình này, chẳng hạn như giá bán sản phẩm có mang tính
       cạnh trạnh hay không, năng suất lao động cao hay không, đơn vị có tuyển
       dụng và giữ được những nhân lực chủ chốt hay không.
    Trong BCTC, khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương liên
       quan đến nững khoản mục sau:
           • Đối với BCĐKT: hàng tồn kho, phải trả người lao động, chi phí
               phải trả, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, quỹ khen
               thưởng, phúc lợi.
           • Đối với BCKQHĐKD: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
               (nếu đơn vị có trả lương, thưởng chi nhân viên bằng sản phẩm, dịch

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                         Trang 1
Khóa luận tốt nghiệp                             GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

                 vụ của công ty), giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
                 doanh nghiệp.
     1.3 Các hành vi gian lận với khoản mục
 -     Khai khống nhân viên: là hành vi tính toán, thanh toán cho người lao động
       không làm việc ở đơn vị hoặc đã chấm dứt hợp đồng, không còn làm việc ở
       đơn vị nữa. Thường thì người tiến hành hành vi gian lận này là nhân viên
       phụ trách tiền lương, chấm công. Ví dụ, trong một cơ cấu kiểm soát nội bộ
       mà người chấm công đó có thể ghi giờ hàng ngày cho nhân viên và chứng
       nhận vào thẻ thời gian vào lúc cuối kỳ. Nếu người này cũng làm công tác
       thanh toán lương cho nhân viên thì có nhiều cơ hội đê gian lận xảy ra.
 -     Khai khống số giờ làm việc: là hành vi ghi sổ số giờ làm việc nhiều hơn thực
       tế. Thường thì khách hàng dễ ngăn ngừa hình thức gian lận này bằng các quá
       trình kiểm soát thích hợp như: sử dụng máy ghi giờ, đưa bảng chấm công về
       cho các bộ phận để bộ phận đó tiến hành chấm công và công bố công khai
       cho các nhân viên trong phòng… hơn là để kiểm toán viên phát hiện ra nó.
 -     Hành vi gian lận dưới hình thức tính toán bảng lương không chính xác
       thường xảy ra trong trường hợp người lập bảng lương cũng phụ trách việc
       phát lương cho nhân viên
 -     Bên cạnh đó, trong thực tế tại rất nhiều đơn vị thường có sự vi phạm các quy
       định về lao động và tiền lương như: quy trình tuyể dụng không đúng, hợp
       đồng lao động ký sai, xác định mức lương, hệ số lương, đơn giá lương, thời
       điểm tăng lương không đúng quy định…
     1.4 Phân loại tiền lương:
     1.4.1 Phân theo tính chất lương
     Theo cách phân loại này, tiền lương trả cho người lao động gồm:
          - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
             trực tiếp làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các
             khoản phụ cấp có tính chất lương.
          - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
             thực tế không làm việc nhưng chế độ được hưởng lương quy định như:
             nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất.
          - Phụ cấp lương: trả cho công nhân viên trong thời gian làm đêm, làm
             thêm giờ, hoặc làm trong môi trường độc hại…
     1.4.2 Phân theo chức năng tiền lương
     Theo cách phân loại này, tiền lương được phân thành: Tiền lương trực tiếp và
     tiền lương gián tiếp.
          - Tiền lương trực tiếp: là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản
             xuất hay cung ứng dịch vụ.


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                            Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp                         GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

      -    Tiền lương gián tiếp: là tiền lương trả cho người lao động tham gia
           gián tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
    1.4.3 Phân theo đối tượng trả lương.
    Theo cách phân này, tiền lương được phân thành: Tiền lương sản xuất, tiền
    lương bán hàng, tiền lương quản lý.
        - Tiền lương trực tiếp: là tiền lương trả cho công nhân viên đối tượng
           thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất.
        - Tiền lương bán hàng: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện
           chức năng bán hàng.
        - Tiền lương quản lý: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức
           năng quản lý.
     1.4.4 Phân theo hình thức trả lương.
Theo cách phân loại này, tiền lương được phân thành: Tiền lương theo thời gian
và tiền lương theo sản phẩm.
    - Tiền lương theo thời gian: là hình thức tiền lương trả cho người lao động
        căn cứ vào thời gian lao động thực tế, cùng với trình độ thành thạo công
        việc của người lao động.
    - Tiền lương theo sản phẩm: là hình thức tiền lương trả cho người lao động
        dựa trên số lượng, chất lượng sản phẩm, khối lượng công việc hoặc dịch
        vụ đã hoàn thành được nghiệm thu.
    1.5 Các phương pháp tính tiền lương
        Tuỳ theo đặc điểm các hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc
 và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà áp dụng phương thức tính lương cho
 người lao động sao cho phù hợp. Trên thực tế thường áp dụng hai hình thức tính
 lương: tính lương theo thời gian và tính lương theo sản phẩm.
    1.5.1 Tính lương theo thời gian.
        Hình thức tiền lương theo thời gian bao gồm các hình thức sau:
     Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp
        đồng lao động hoặc có thể là tiền lương được quy định sẵn với từng bậc
        lương trong các tháng lương theo chế độ tiền lương của nhà nước.
     Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc và được xác định
        như sau:
        Tiền lương tuần thường được áp dụng để trả lương cho lao động bán thời
        gian, lao động thời vụ.
     Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày lao động.
     Tiền lương giờ: là tiền lương được trả cho một giờ làm việc
     Tiền lương thời gian có thưởng: Là tiền lương được tính trên cơ sở tiền
        lương thời gian kết hợp với việc tính thưởng theo năng suất lao động để
        khuyến khích nguời lao động hăng hái làm việc.
SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

    1.5.2 Tính tiền lương theo sản phẩm:
         Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được mức lao
động đơn giá hợp lý cho từng loại sản phẩm, công việc và phải kiểm tra nghiệm
thu chặt chẽ. Hình thức tiền lương theo sản phẩm bao gồm các hình thức cụ thể
sau:
     Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lương trả cho người
        lao động được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy
        cách, phẩm chất.
     Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: là hình thức tiền lương trả cho lao
        động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên
        vật liệu, thành phẩm, bão dưỡng máy móc thiết bị …Tiền lương của bộ
        phận lao động này được xác định theo tỷ lệ tiền lương lao động trực tiếp
        sản xuất sản phẩm.
     Tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt: là hình thức tiền lương trả
        theo sản phẩm trực tiếp kết hợp thưởng nếu có thành tích tiết kiệm vật tư,
        tăng năng suất lao động hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngược lại
        nếu người lao động làm lãng phí vật tư hoặc sản xuất ra sản phẩm kém
        chất lượng sẽ bị phạt lương.
     Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: là hình thức tiền lương trả theo sản
        phẩm với đơn giá lương được phân theo mức khối lượng sản phẩm hoàn
        thành.
        Hình thức này thường áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần
thiết phải đẩy mạnh, cần động viên công nhân phát huy sáng kiến, phá vỡ định
mức lao động cũ.
     Tiền lương khoán theo khối lượng công việc: Là hình thức tiền lương trả
        theo khối lượng hoàn thành. Mức lương được xác định theo từng khối
        lượng công việc cụ thể. Hình thức này thường được áp dụng cho các công
        việc lao động đơn giản, có tính chất đột xuất như: vận chuyển, khuôn
        vác…
   1.5.3 Tính tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt
   Các khoản theo giờ làm việc thông thường (giờ hành chính hoặc ca 1 ca 2 đối
   với doanh nghiệp sản xuất theo ca) được tính như trên. Còn đối với lương làm
   việc vào thời gian khác như ngày nghỉ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ
   thì được tính theo hệ số khác. Điều 61 luật lao động năm 1994 quy định như
   sau:
   “1- Người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau:
   a) Vào ngày thường, được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ
   của ngày làm việc bình thường;

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                         Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp                        GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

   b) Vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, được trả lương ít nhất bằng 200%
   của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
   Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm theo quy định tại khoản
   2 Điều này.
   Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao
   động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm
   việc bình thường.
   2- Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật
   này, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban
   ngày.”
   Tại điều 70 của luật lao động quy định: “ Thời giờ làm việc ban đêm tính từ
   22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ, tuỳ theo vùng khí hậu do Chính
   phủ quy định.”
        Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định như trên được
 lấy trong quỹ tiền lương năm ứng với năm kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Trong
 trường hợp phát sinh số lượng, khối lượng công việc mới chưa xác định trong
 quỹ tiền lương kế hoạch năm, doanh nghiệp cần làm thêm giờ, làm việc vào ban
 đêm thì tiền lương làm thêm giờ, làm viêc vào ban đêm này được bổ sung vào
 quỹ tiền lương của doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí
 lưu thông.
2     Các khoản trích theo lương
2.1 Bảo hiểm xã hội
        BHXH được hình thành do việc trích lập theo quy định trên tiền lương
phải trả cho người lao động trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh
nghiệp tiến hành trích lập BHXH theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương cơ bản
đóng BHXH.
     Trong đó:
               + 16% tính vào chi phí sản xuất
               + 6% trừ vào lương của người lao động
        Theo dõi chế độ hiện hành, toàn bộ sổ trích BHXH được nộp lên cơ quan
quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua các trường hợp: nghỉ hưu, nghỉ
mất sức lao động. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả
BHXH cho người lao động bị ốm đau, thai sản… trên cơ sở chứng từ hợp lý,
hợp lệ như: phiếu nghỉ hưu BHXH và các chứng từ liên quan khác.
2.2 Bảo hiểm y tế
        BHYT là quỹ dùng để khám chữa bệnh cho người lao động có tham gia
đóng góp quỹ.


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                      Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp                         GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

    Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp trích BHXH theo tỷ lệ 4,5% trên
    tổng số tiền lương cơ bản phải trả trong tháng cho người lao động. Trong đó:
    + Trích 3% tính vào chi phí sản xuất.
    + 1,5% trừ vào lương của người lao động.
    Theo chế độ toàn bộ quỹ được nộp lên cơ quan chuyên trách để quản lý và trợ
    cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
2.3 Kinh phí công đoàn
        Kinh phí công đoàn dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn ở đơn vị
 cấp trên và toàn bộ doanh nghiệp.
        Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ trên số
tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng và được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.
        Toàn bộ số KPCĐ trích được, một phần phải nộp lên cơ quan công đoàn
cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại
doanh nghiệp.
2.4 Bảo hiểm thất nghiệp
 * Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau:
 - Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất
 nghiệp.
 - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng
 bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
 - Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm
 thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
      Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1%
 và DN chịu 1% tính vào chi phí.
2.5 Thuế thu nhập cá nhân
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, các khoản thu nhập phải khấu trừ
tính thuế thu nhập cá nhân:
  - Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
  - Thu nhập từ đầu tư vốn;
  - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán;
  - Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng;
  - Thu nhập từ bản quyền;
  - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Mỗi cá nhân được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 4.000.000 đồng và cứ một
người phụ thuộc được giảm trừ là 1.600.000 đồng.
    II.    Kiểm soát nội bộ tiền lương và các khoản trích theo lương


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

   1. Mục đích kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương và các khoản
      trích theo lương
        Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi quan trọng,
chiếm tỷ trọng tương đối lớn ở đa số các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh
nghiệp sản xuất, gia công. Ví du: doanh nghiệp dệt, may, chi phí tiền lương
thường chiếm khoảng 50% tổng chi phí. Do các chi phí này đều quan trọng nên
nếu sai sót xảy ra có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên BCTC, vì vây; kiểm soát
nội bộ chu trình này nhằm ngăn chặn các gian lận thường xảy ra như sau:
 - Ngăn chặn và phát hiện các sai phạm như thanh toán lương cho các nhân
     viên không có thực, trả lố tiền lương, tiếp tục thanh toán lương cho nhân
     viên sau chi họ đã nghỉ việc…
 - Phải đảm bảo hoàn thành một khối lượng công viêc ghi chép và tính toán rất
     lớn trong một thời gian ngắn để có thể thanh toán kịp thời và chính xác tiền
     lương cho nhân viên.
 - Phải tuân thủ các văn bản pháp lý về lao động và tiền lương.
    2. Các thủ tục, công cụ kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương và
        các khoản trích theo lương
    II.1Các thủ tục kiểm soát áp dụng
        Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí lớn và
 mang tính chất thường xuyên của doanh nghiệp, nên vấn đề kiểm soát nội bộ là
 điều cần thiết, để kiểm soát hữu hiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ tục
 sau:
 a. Kiểm soát bằng chi phí tiền lương
        Một cách hữu hiệu để kiểm soát chi phí tiền lương hay để không lãng phí
 là hạch định và theo dõi việc thực hiện các bảng dự toán lương. Mỗi bộ phận
 (phòng ban, phân xưởng, cửa hàng…) đều cần lập dự toán chi phí tiền lương của
 mình vào đầu niên độ. Hàng tháng, kế toán sẽ tổng hợp, so sánh chi phí tiền
 lương thực với dự toán và báo cáo cho các nhà quản lý. Mọi biến động trọng yếu
 đều cần được phát hiện kịp thời để xử lý.
 b. Báo cáo cho cơ quan chức năng của Nhà nước
        Phải tổ chức nghiêm túc công tác ghi chép và lập báo cáo cho cơ quan
 chức năng của Nhà nước theo các quy định về lao động, tiền lương, và các
 khoản trích theo lương. Việc này không những giúp doanh nghiệp hoàn thành
 nghĩa vụ báo cáo với Nhà nước mà còn giúp phát hiện những sai phạm trong
 công tác lao động và tiền lương.
 c. Phân công, phân nhiệm trong công tác lao động và tiền lương
 Một vấn đề rất quan trọng là phải có sự phân nhiệm giữa các chức năng để giảm
 bớt khả năng sai phạm. Thường thì cần có sự tách biệt giữa các chức năng:

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 7
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

 -   Chức năng theo dõi nhân sự: tuyển dụng, ký hợp đồng lao động và quản lý
     hồ sơ.
 - Chức năng theo dõi lao động: quản lý lao động và chấm công.
 - Chức năng tính lương và ghi chép lương: tính lương và các khoản khấu trừ
     lương.
 - Chức năng phát lương: phát lương cho người lao động và kiểm soát chặt chẽ
     các khoản tiền lương người lao động chưa nhận.
 d. Kiểm soát quá trình lập bảng chấm công và các tài liệu liên quan để tính
     lương
 - Lập các chứng từ ban đầu: thẻ bấm giờ, bảng theo dõi lao động, bảng chấm
     công, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng kê thời gian vượt giờ
 - Kiểm tra sự đầy đủ của các chứng từ ban đâu vê tiền lương;
 - Kiểm tra các nội dung trên chứng từ ban đầu về tiền lương.
 e. Kiểm soát quá trình tính lương và các khoản khấu trừ
 - Ban hành chính sách lương rõ ràng;
 - Bộ phận nhân sự phải thông báo kịp thời mọi biến động về nhân sự và tiền
     lương, và bộ phận tính lương phải thường xuyên cập nhật các biến động này;
 - Phân công người có thẩm quyền phê duyệt các thay đổi trong chương trình
     tính lương;
 - Phân công người có thẩm quyền duyệt bảng lương;
 - Bảng lương và các chứng từ chi lương phải chuyển đầy đủ và kịp thời để kế
     toán ghi chép;
 - Định kỳ, nhà quản lý đối chiếu chi phí lương thực tế với quỹ lương kế
     hoạch.
 f. Kiểm tra độc lập việc thực hiện
        Định kỳ, người đứng đầu đơn vị nên tiến hành kiểm tra các công việc mà
 các bộ phận đã thực hiện, như kiểm tra quy trình tuyển dụng , việc ký hợp đồng
 lao động , chấm công, tính lương và trả lương…Có thể đối chiếu số liệu của
 phòng nhân sự với phòng kế toán, hay phòng kế toán với các bộ phận trực tiếp
 sử dụng lao động, nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm và tăng cường ý thức
 chấp hành kỷ luật của các bộ phận này.
    II.2Các công cụ khác
Căn cứ chính kiểm toán chu trình này chủ yếu gồm:
 - Bộ luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật bảo hiểm y tế, luật thuế thu nhập
     cá nhân và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan.
 - Các quy định, quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ ở đơn vị liên quan đến
     tuyển dụng, phân công lao động, quy định về quản lý và sử dụng lao động,
     quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy định về tính lương, ghi chép lương và
     các khoản trích theo lương, thanh toán lương cho người lao động, nguyên tắc
SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 8
Khóa luận tốt nghiệp                           GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

     phân công phân nhiệm trong việc thực hiện các chức năng của chu trình, quy
     định về quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân viên…
  - Các tài liệu về định mức lao động, tiền lương, dự toán chi phí lương.
  - Các chứng từ kế toán có liên quan như:
     Bảng cân đối kế toán
     Bẳng cân đối số phát sinh
     Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: tài
        khoản 334, 338 (3382, 3383, 3384, 3389…), 241, 622, 627, 641, 333, 111,
        112, 512, 138, 141, 353, 335…
     Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng và các khoản
        khác cho công nhân, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo
        lương.
     Bảng quyêt toán BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN hoặc chứng từ nộp
        BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN.
     Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành,
        phiếu báo làm đêm, làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán, biên bản điều tra
        tai nạn lao động…
    3. Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán
        báo cáo tài chính
3.1 Mục tiêu kiểm toán
        Việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình phải nhằm mục tiêu
đảm bảo rằng số liệu của các khoản mục có liên quan trong chu trình đã được
trình bày trên BCTC là trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, là phù
hợp với chuẩn mực và chế đọ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp
lý có liên quan.
        Mục tiêu kiểm toán đối với chu trình như sau:
 Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù
 Sự hiện hữu, nghĩa vụ           Các khoản phải trả trong chu trình có thực vào
                                 thời điểm báo cáo và thuộc về đơn vị
 Sự phát sinh                    - Các khoản chi phí lương và phân bổ lương và
                                 các khoản trích theo lương thật sự phát sinh trong
                                 kỳ
                                 - Nghiệp vụ chi lương, thanh toán BHXH,
                                 BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế TNCN thật sự phát
                                 sinh
 Sự đầy đủ                       Các khoản chi phí lương và các khoản trích theo
                                 lương được ghi chép đầy đủ vào hệ thống sổ sách
                                 kế toán và phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính.
 Tính đánh giá                   Việc hạch toán và thanh toán cho người lao động
                                 được thực hiện theo đúng đơn giá, cấp bậc, hợp
SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                          Trang 9
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

                                đồng và mức khoản đã xác định trước
 Tính chính xác                 - Các nghiệp vụ trong chu trình đều được tính
                                toán, ghi chép chính xác, thống nhất giữa các loại
                                sổ, các loại báo cáo
                                - Chi phí lương được phân loại đúng
 Trình bày và công bố           Các chỉ tiêu trong chu trình được trình bày, phân
                                loại và công bố trên báo cáo tài chính đúng theo
                                chuẩn mực và quy định hiện hành.
        Ngoài những mục tiêu kiểm toán chung đã nêu trên, kiểm toán viên còn
cần chú ý xác định xem đơn vị có tuân thủ các văn bản pháp lý về lao động tiền
lương hay không, chẳng hạn như xem xét việc chấp hành các quy định về thuế
thu nhập cá nhân, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
3.2 Giai đoạn lập kế hoạch
3.2.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng (A100)
    Mục tiêu: Theo yêu cầu của Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế
    toán - kiểm toán “ quốc tế (ISQC1) và Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng
    hoạt động kiểm toán BCTC” (VSA 220) thì các công ty kiểm toán phải xem
    xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng dựa trên
    đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng như tính chính trực, tuân
    thủ luật pháp của Ban Giám đốc.
    a. Khách hàng mới
        Các thủ tục thực hiện:
 - Thảo luận với kiểm toán viên tiền nhiệm
 - Tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (chuyên môn, nhân lực)
 - Đánh giá các yếu tố tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm
     toán viên, bao gồm:
         • Các nguy cơ:
             + Tư lợi;
             + Tự soát xét;
             + Biện hộ;
             + Thân thuộc.
         • Ý kiến kiểm toán năm trước và ảnh hưởng đến bóa cáo năm nay
 - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của cuộc kiểm toán, bao
     gồm:
         • Tính chính trực và tuấn thủ luật pháp của BGĐ;
         • Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng;
         • Khó khăn trong kinh doanh các nhân tố tranh chấp, kiện tụng có thể
             có;
         • Mức độ ảnh hưởng của các giao dịch với các bên liên quan;

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                         Trang 10
Khóa luận tốt nghiệp                         GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

        • Các nghiệp vụ bất thường;
        • Tính chất phức tạp của hệ thống kế toán và các BCTC;
        • Độ tin cậy của HTKSNB.
    b. Khách hàng cũ
       Được áp dụng cho khách hàng kiểm toán năm thứ 2
       Nội dung đánh giá tương tự như khách hàng mới trong mẫu A110, nhưng
       có thêm một số sửa đổi sau:
           • Đánh giá lại chất lượng khách hàng sau một năm làm việc trực tiếp
              (khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán, tính
              chính trực của BGĐ, ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán, khả năng
              hoạt động liên tục);
           • Tiếp tục đánh giá tính độc lập dựa trên dựa trên nhóm kiểm toán sẽ
              tham gia và các dịch vụ khác mà công ty kiểm toán cung cấp;
           • Lượt bớt thủ tục đánh giá rủi ro tiềm tàng (vì đã thực hiện ở năm
              đầu tiên).
3.2.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200)
       Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán với khách hàng về
 việc thực hiện kiểm toán vá cá dịch vụ khác liên quan.
       Theo chuẩn mực VSA số 210 – Hợp đông kiểm toán – Hợp đồng kiểm
 toán phải được lập và ký chính thức trước chi tiến hành công việc kiểm toán
 nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và công ty kiểm toán.
       Thông qua việc xem xét chấp nhận khách hàng va nhận diện rủi ro hợp
 đồng ở bước trên, công ty kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc
 kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp. Việc lựa chọn
 này hông chỉ hướng tới hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các chuẩn
 mực kiểm toán chung được thừa nhận (GAAS) chuẩn mực kiểm toán chung nêu
 rõ: “Quá trình kiểm toán phảu được thực hiện bởi mọt hoặc nhiều người đã được
 đào tạo đầy đủ, thành thạo như một KTV”.
3.2.3 Trao đổi với BGĐ đơn vị về kế hoạch kiểm toán (A290 – phụ lục I/1)

Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) –
đoạn A3 hướng dẫn KTV có thể thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm
toán với Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc
thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán.

    Cách thực hiện



SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                       Trang 11
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

    Ghi lại các trao đổi trong cuộc họp lập kế hoạch/ họp triển khai kiểm toán
    với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, bao gồm nhưng không giới hạn
    các vấn đề sau:
        • Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán BCTC năm nào, tại các đơn vị trực
          thuộc nào, ...
        • Kế hoạch kiểm toán sơ bộ/kết thúc năm: thời gian, nhân sự, yêu cầu
          sự phối hợp của đơn vị,...
        • Xác định các bộ phận/ phòng, ban liên quan đến cuộc kiểm toán;
        • Các thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý
          trong năm có ảnh hưởng đến đơn vị;
        • Các vấn đề BGĐ quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm
          toán;
        • ......
3.2.4 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A300)
      Mục tiêu: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận
      hoặc nhầm lẫn thông qua việc thu thập hiểu biết về khách hàng và môi
      trường hoạt động, qua đó đưa ra có cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục
      kiểm toán phù hợp với rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá.
      Các thủ tục thực hiện:
          • Hiếu biết môi trường chung, ngành nghề và các yếu tố bên ngoài;
          • Hiểu biết về doanh nghiệp;
          • Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng;
          • Hiểu biết về kết quả kinh doanh và cách thức đánh giá kết quả kinh
             doanh của BGĐ;
          • Xác định các rủi ro sai sót trọng yếu và đưa ra rhur rục kiểm toán
             phù hợp.
3.2.5 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình tiền lương và các khoản
      trích theo lương (A400)
   Mục tiêu:
         Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình
          KD quan trọng;
         Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát
          chính của chu trình KD này;
         Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB;
         Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.
   Các thủ thục thực hiện


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                          Trang 12
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

      •   Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới lương và
          phải trả người lao động
      • Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng
      •   Mô tả chu trình “ tiền lương và phải trả người lao động”
      • Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính
        • Phát hiện các rủi ro sai sót trọng yếu, kết luận về kiểm soát nội bộ,
            quyết định xem có thực hiện kiểm tra hoạt động hữu hiệu của kiểm
            soát nội bộ hay không
3.2.6 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (A500)
        Mục tiêu: Phát hiện ra sự tồn tại của các giao dịch, sự kiên, hệ số tài
        chính và xu hướng bất thường, giúp xác định vùng có sai sót trọng yếu.
        Các thủ tục thực hiện
            • Phân tích biến động cho bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
                kinh doanh trước kiểm toán
            • Liệt kê ra các biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, giải thích
                các biến động đó dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về doanh
                nghiệp và môi trường hoạt động hoặc đưa ra các câu hỏi cần trả lời
                khi thực hiện kiểm toán vứi các vùng có rủi ro cao
            • Phân tích hệ số và đánh giá vùng có khả năng xảy ra sai sot trọng
                yếu
3.2.7 Đánh giá chung về HTKSNB và trao đổi với BGĐ về gian lận (A600)
    Mục tiêu:
         Đánh giá chung về HTKSNB có kiểm soát hiệu quả và xử lý thông tin
            tin cậy
         Xác định các rủi ro sai sót trọng yếu do gian lận
    Các thủ tục thực hiện (đối với đánh giá chung về HTKSNB) (A610)
  Môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài
     doanh nghiệp, tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các
     loại hình kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên cần tìm hiểu các thông tin
          Xem xét quan điểm của Ban giám đốc về việc quản lý lao động
          Xem xét về cơ cấu nhân sự có phù hợp với yêu cầu hoạt động thực tế,
             chức năng của các bộ phận, các cá nhân có liên quan đến chu tình
          Xem xét đến tính trung thực, trình độ của nhân viên trong quá trình
             quản lý lao động, ghi chép, tính lương và thanh toán lương.
  Thông tin và truyền thông
          Các thay đổi về nhân sự có được bộ phận nhân sự thông báo kịp thời
             tới các phòng ban liên quan.

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                          Trang 13
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

         Các quy định về lao động và tiền lương phải được phổ biến rộng rãi
            cho các nhân viên và các cá nhân phụ trách chu trình.
  Các thủ tục kiểm soát
          Kiểm toán viên phải kiểm tra việc phân chia trách nhiệm trong việc
             thực hiện chức năng của chu trình.
          Tiền lương và các khoản trích theo lương phải được người có thẩm
             quyền phê duyệt.
          Định kỳ, nhà quản lý đối chiếu chi phí lương thực tế với quỹ lương
             kế hoạch.
  Giám sát: phải có bộ phận độc lập kiểm tra việc thực hiện các công việc từ
     khâu tuyển dụng, theo dõi lao động, ghi chép, tính lương và thanh toán lương
     để kịp thời phát hiện những sai phạm.
  Kết luận chung về HTKSNB
    Các thủ tục thực hiện (đối với trao đổi về gian lận) (A620 – phụ lục I/2)
       • Các rủi ro gian lận từ việc lập báo cáo tài chính
       • Các rủi ro gian lận từ việc biển thủ tài sản, các thủ tục đánh giá rủi ro
       • Trao đổi và ghi chép lại nội dung trao đổi
3.2.8 Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) (A710)
Mục tiêu: Xác định ra mức trọng yếu áp dụng cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc
lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán
       Chuẩn mực kiểm toán “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện
kiểm toán” (VSA 320) yêu cầu KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai
đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
Cách thực hiện
    Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng
Các tiêu chí phù hợp thông thường được lựa chọn có thể là:
      -    Lợi nhuận trước thuế;
      -    Tổng doanh thu;
      -    Lợi nhuận gộp;
      -    Tổng chi phí;
      -    Tổng vốn chủ sở hữu;
      -    Giá trị tài sản ròng.
Bước 2: Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng
thể.
          -   5% đến 10% lợi nhuận trước thuế,


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                         Trang 14
Khóa luận tốt nghiệp                           GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

          -   1% đến 2% tổng tài sản,
          -   1% đến 5% vốn chủ sở hữu,
          -   0.5% đến 3% tổng doanh thu.
Bước 3: Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ %
Bước 4: Xác định mức trọng yếu thực hiện.
      Mức trọng yếu thực hiện (mức trọng yếu chi tiết) là một mức giá trị hoặc
các mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ
thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và
không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC.
      Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so
với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên.
Bước 6: Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua:
      Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây là mức quy định theo
thông lệ kiểm toán tốt nhất ở Việt Nam
Bước 7: Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán, thông
 thường lấy số làm tròn. Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm
 trước (thấp hơn đáng kể), KTV cần cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có
 hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp.
        Để giảm rủi ro có sai sót trọng yếu có thể có trong số dư đầu năm, KTV
phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về các số dư
tài sản và công nợ đầu năm.
Bước 8: Đánh giá lại mức trọng yếu. Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu
tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV
phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực
hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không.
Có 3 cách sửa đổi mức trọng yếu:
-   Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu (benchmark);
-   Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu;
-   Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu.
3.2.9   Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch - thực hiện) (A810 – phụ
        lục I/3)
    Chuẩn mực kiểm toán “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”
(VSA 530) yêu cầu khi thiết kế thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                         Trang 15
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

   phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng
   chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán.
   Thông qua lựa chọn một trong 3 phương pháp:
• Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%);
• Lựa chọn các phần tử đặc biệt;
• Lấy mẫu kiểm toán.
  3.2.10 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A800)
        Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA
  300) yêu cầu KTV phải lập và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán tài liệu về chiến lược
  kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán

   Cách thực hiện
         Tổng hợp các nội dung chính từ các Mẫu A210, A310, A510, A400,
   A600, A710 và A810 của các phần trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
   Đồng thời, tóm tắt các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang (từ Mẫu
   B410 của hồ sơ kiểm toán năm trước) và đưa ra hướng giải quyết trong cuộc
   kiểm toán năm nay.
  3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
  3.2.1 Đánh giá hoạt động hữu hiệu của HTKSNB (C410)
         Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
   thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA
   315) yêu cầu KTV khi quyết định lựa chọn kiểm tra hệ thống KSNB nhằm thu
   thập bằng chứng về việc hoạt động có hiệu quả của các thủ tục kiểm soát chính
   trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các gian lận sai sót đối với từng chu
   trình
   Cách thực hiện
         KTV sử dụng các thủ tục sau để kiểm tra xem các thủ tục kiểm soát chính
  có thực sự hoạt động hiệu quả trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các
  gian lận sai sót đối với từng chu trình kinh doanh chính:
     • Phỏng vấn các cá nhân liên quan;
     • Kiểm tra các tài liệu liên quan;
     • Quan sát hoạt động của các chu trình chính và các nghiệp vụ chính;
     • Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát xem chúng có hoạt động, hoặc hoạt
       động có hiệu quả không.

  SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                         Trang 16
Khóa luận tốt nghiệp                            GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

    Thủ tục tiến hành lấy mẫu trong thử nghiệm kiểm soát bao gồm:
    • Xác định các thủ tục kiểm soát phù hợp để kiểm tra
    • Xác định các thủ tục kiểm tra phù hợp (phỏng vấn, quan sát, kiểm tra,
      thực hiện lại, …);
    • Tiến hành kiểm tra;
    • Đánh giá kết quả thử nghiệm kiểm soát;
    • Đánh giá rủi ro kiểm soát;
    • Lập giấy tờ làm việc phản ánh công việc đã thực hiện và kết luận.
    Cỡ mẫu tối thiểu có thể lựa chọn như sau:
                   Tần suất kiểm soát và tổng       Số đơn vị mẫu chọn
                   thể
                   Quý (4)                          2
                   Tháng (12)                       2 -4
                   1/2 tháng (24)                   3–8
                   Tuần (52)                        5 –9
3.2.2 Bảng tổng hợp – Leadsheet
       Việc phân tích biến động của từng khỏan mục trước khi kiểm toán là bắt
buộc để đảm bảo KTV có hiểu biết tổng quan về khoản mục kiểm toán trong kỳ,
đánh giá tính hợp lý của sự biến động để có thể xác định những rủi ro có thể xảy
ra và áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp.
KTV trình bày theo mẫu E410A
3.2.3 Kiểm tra cơ bản khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
(E430)
Các yếu tố cơ bản của chương trình kiểm toán
    a. Mục tiêu kiểm toán chung
       Đảm bảo các khoản phải trả người lao động, các khoản trích theo lương và
dự phòng trợ cấp mất việc làm là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của doanh
nghiệp; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp
với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
    b. Thủ tục chung
-   Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù
    hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.



SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 17
Khóa luận tốt nghiệp                               GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

    -    Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu
         các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc của
         kiểm toán năm trước (nếu có).
        c. Kiểm tra phân tích
    -   So sánh số dư lương phải trả, các khoản trích theo lương phải trả, dự phòng
        trợ cấp mất việc làm, qui mô của các khoản phải trả này trong tổng nợ phải
        trả năm nay với năm trước, đánh giá những biến động lớn, bất thường.
    -   So sánh, phân tích biến động chi phí lương năm nay với năm trước, hàng
        tháng trong năm trên cơ sở kết hợp với những biến động về nhân sự và chính
        sách thay đổi lương, đánh giá tính hợp lý.
        d. Kiểm tra chi tiết
-       Kiểm tra chi tiết bảng lương (chọn bảng lương một số tháng)
-       Đối với những DN hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được
        duyệt, cần so sánh tiền lương thực tế với tiền lương đã được phê duyệt, yêu
        cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần).
-       Kiểm tra chính sách nhân sự của DN, thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các
        khoản phải trả cho người LĐ đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ như tiền
        thưởng, tiền hoa hồng, v.v…
-       Đối chiếu các khoản khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN) với các biên
        bản quyết toán số phải nộp trong năm, kiểm tra các chứng từ nộp tiền và xác
        định tính hợp lý của số dư còn phải trả cuối năm.
-       Đối với những DN hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được
        duyệt, cần so sánh tiền lương thực tế với tiền lương đã được phê duyệt, yêu
        cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần).
-       Kiểm tra chính sách nhân sự của DN, thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các
        khoản phải trả cho người LĐ đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ như tiền
        thưởng, tiền hoa hồng, v.v…
-       Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ
        khỏi chi phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã trích nhưng chưa thanh
        toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
-       Thu thập biến động của quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kiểm tra tính
        đúng đắn của mức trích lập quỹ tại thời điểm cuối năm theo chế độ hiện hành.
-       Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả lương có gốc ngoại tệ tại
        ngày khóa sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá.


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                              Trang 18
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

-   Kiểm tra tính trình bày lương phải trả, các khoản trích theo lương và dự
    phòng trợ cấp mất việc làm trên các BCTC.
    e. Các thủ tục bổ sung: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu nhận thấy
       có những rủi ro và gian lận đối với chu trình thì KTV có thể bổ sung các
       thử nghiệm chi tiết cần thiết.
    f. Kết luận:Phản ánh kết luận tổng thể của KTV về tính đầy đủ và phù hợp
       của các bằng chứng kiểm toán thu thập đối với mục tiêu kiểm toán đề ra.
3.2.4 Kiểm tra các nội dung khác
Mục đích:
     Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán riêng biệt liên quan, đảm bảo thu thập
      đầy đủ bằng chứng thích hợp mà các phần hành Thử nghiệm Cơ bản chưa
      thể cung cấp đầy đủ, thích hợp.
     Cung cấp bổ sung bằng chứng về tính trung thực và hợp lý của các BCTC
      trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành để KTV có thể đưa
      ra ý kiến kiểm toán phù hợp.
    a. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan (H110)
       Chuẩn mực kiểm toán “Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định
trong kiểm toán BCTC” (VSA 250) yêu cầu “Khi lập kế hoạch và thực hiện các
thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán, KTV phải chú
ý đến vấn đề đơn vị được kiểm toán không tuân thủ pháp luật và các quy định có
liên quan có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.”
Cách thực hiện
Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên
quan.
       Nếu xác định được những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy
định liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC được kiểm toán, KTV phải ghi
chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán, phải trao đổi với thành viên BGĐ
phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp.
    b. Soát xét các bút toán tổng hợp (H120)
        Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận
trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải soát
xét, kiểm tra các bút toán ghi sổ tổng hợp, các bút toán điều chỉnh khi lập BCTC
để phát hiện các tình huống thể hiện sự thiếu khách quan hoặc sự can thiệp của


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                         Trang 19
Khóa luận tốt nghiệp                         GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

Ban Giám đốc (nếu có) và đánh giá xem các tình huống đó có thể hiện rủi ro có
sai sót trọng yếu do gian lận hay không.
Cách thực hiện
        KTV nên tập trung xem xét các bút toán trên Sổ Cái vào các ngày gần
cuối niên độ, đồng thời, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán
để nắm bắt được các bút toán bất thường mà các thành viên đã phát hiện ở các
phần hành được giao. Thủ tục phỏng vấn nhân viên kế toán cũng rất hữu ích
trong việc giúp phát hiện sự can thiệp của Ban Giám đốc đối với các bút toán
điều chỉnh cuối kỳ.
      KTV có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy theo đặc
điểm của từng khách hàng và tình huống cụ thể, cũng như đánh giá rủi ro của
KTV.
   c. Kiểm toán năm đầu tiên-Số dư đầu năm tài chính (H130)
     Chuẩn mực kiểm toán “Kiểm toán năm đầu tiên-Số dư đầu năm tài chính”
(VSA 510) yêu cầu KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
nhằm bảo đảm:
a) Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC năm nay;
b) Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác, hoặc
được phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết;
c) Chuẩn mực và chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi
về chế độ kế toán đã được điều chỉnh trong BCTC và trình bày đầy đủ trong
phần thuyết minh BCTC.
Cách thực hiện
        Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài
liệu liên quan.
      Nhóm kiểm toán có thể lồng ghép thủ tục kiểm tra chi tiết số dư đầu năm
vào chương trình kiểm toán của từng phần hành để thuận tiện việc triển khai
công việc và đánh tham chiếu.
   d. Soát xét giao dịch với các bên liên quan (H140)
       Kiểm toán “Các bên liên quan” (VSA 550) - yêu cầu thực hiện những thủ
tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc xác
định và thuyết minh của BGĐ đơn vị được kiểm toán về các bên liên quan và về
những giao dịch với các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đối với BCTC.

Cách thực hiện
SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 20
Khóa luận tốt nghiệp                         GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

        Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài
liệu liên quan.
       KTV cần lưu ý là phải bao gồm trong nội dung thư giải trình của BGĐ về
tính đầy đủ của thông tin được cung cấp liên quan đến việc xác định các bên liên
quan và thông tin về các bên liên quan được trình bày đầy đủ trong BCTC.
   e. Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước
      ngày phát hành báo cáo kiểm toán) (H150)
       Chuẩn mực “Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán” (VSA 560) -
yêu cầu xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế
toán lập BCTC nhưng trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán, đối với BCTC và
báo cáo kiểm toán.
Cần đặc biệt chú ý đến 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC:
a) Những sự kiện phát sinh cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đă tồn tại
vào ngày khoá sổ kế toán lập BCTC;
b) Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày
hoặc trước ngày khoá sổ kế toán lập BCTC.
Cách thực hiện
        Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài
liệu liên quan.
       Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC có
ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV phải xác định xem các sự kiện này có
được tính toán đúng đắn, điều chỉnh và trình bày thích hợp trong BCTC đã được
kiểm toán hay không.
   f. Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm
      toán (H160)
      Chuẩn mực kiểm toán “Những thông tin khác trong tài liệu có BTCT đã
được kiểm toán” (VSA 720) - yêu cầu KTV xem xét những thông tin khác được
công bố cùng với BCTC đă được kiểm toán để xác định những điểm không nhất
quán (mâu thuẫn) trọng yếu so với BCTC đă được kiểm toán.

Cách thực hiện
       Khi xem xét lại những thông tin khác cùng được trình bày, nếu KTV phát
hiện ra điểm không nhất quán trọng yếu thì KTV phải xác định xem liệu có cần
phải sửa đổi BCTC được kiểm toán hay sửa đổi những thông tin khác cùng được


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 21
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

trình bày trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán và có biện pháp xử lý phù
hợp.
   g. Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết (H170)
       Do tính trọng yếu của việc trình bày và công bố các khoản mục tài sản, nợ
tiềm tàng và các cam kết đến tổng thể BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 18-“Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”, KTV cần thực hiện các thủ
tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo tính hợp lý của việc trình bày BCTC.

Cách thực hiện
        Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài
liệu liên quan.
       KTV cần lưu ý là phải bao gồm trong nội dung Thư giải trình của BGĐ về
tính đầy đủ của thông tin được cung cấp liên quan đến các khoản mục tài sản, nợ
tiềm tàng và các cam kết trên BCTC đã được kiểm toán.
   h. Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót
      (H180)
      Tính phù hợp, độ tin cậy của các BCTC của doanh nghiệp và khả năng so
sánh BCTC của doanh nghiệp giữa các năm và so sánh với BCTC của các doanh
nghiệp khác có thể bị ảnh hưởng trọng yếu trong trường hợp đơn vị được kiểm
toán có sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa
chữa các sai sót khi không áp dụng đúng trong việc lập và trình bày BCTC theo
Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót”
(VAS 29).

Cách thực hiện
        Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, tính toán lại, kiểm tra
tài liệu liên quan.
       Khi nhận thấy những thay đổi trong các chính sách kế toán và/hoặc các
ước tính kế toán và/hoặc sửa chữa các sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
năm nay và/hoặc các năm trước thì KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế
hoạch kiểm toán và trao đổi với trưởng nhóm kiểm toán hoặc thành viên BGĐ
phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp.
   i. Đánh giá lại mức trọng yếu (A710)
Mục đích:



SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 22
Khóa luận tốt nghiệp                             GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

     Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện tới quá trình kiểm
      toán và ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với
      BCTC.
     Đánh giá lại nội dung, phạm vi lịch trình cua các thủ tục kiểm toán đã
      thực hiện.
Thời điểm thực hiện
     Mức trọng yếu xét trên tổng thể báo cáo tài chính có thể cần phải được sửa
      đổi do kết quả của sự thay đổi trong các tình huống phát sinh trong quá
      trình kiểm toán, thông tin mới hay là thay đổi về hiểu biết của KTV về
      đơn vị được kiểm toán và hoạt động của đơn vị đó do thực hiện thêm các
      thủ tục kiểm toán.
     Thực hiện trong giai đoạn đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình
      kiểm toán.
     Áp dụng với trường hợp phát sinh các điều chỉnh kiểm toán ảnh hưởng
       trọng yếu đến chỉ tiêu làm cơ sở xác định mức trọng yếu ban đầu.
Cách thực hiện
Tính toán lại mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện sau khi cân nhắc lại
tiêu chí tính và/hoặc cập nhật lại số liệu của tiêu chí đã chọn để tính ra mức trọng
yếu ban đầu sau khi điều chỉnh theo các bút toán điều chỉnh kiểm toán.(A710)
3.2.5 Tổng hợp kết luận và lập báo cáo
       Sau khi kết thúc kiểm toán KTV cần xem xét lại tổng hợp các vấn đề phát
sinh tại từng tài khoản trọng yếu, các bút toán đề nghị điều chỉnh, trao đổi và
thống nhất với khách hàng về các nội dung này. Đặc biệt phải trả lời về việc các
rủi ro phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán đã được xử
lý chưa. Soát xét lại giấy tờ làm việc, đánh giá kiểm soát chất lượng của cuộc
kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.
    Giai đoạn này thực hiện các công việc sau:
-   Tổng hợp kết quả kiểm toán (B300, B410)
-   BCTC và Báo cáo kiểm toán
-   Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo (B100)




SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                           Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp               GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải




                                  PHẦN II
 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG
 VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY AAC
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ
   TOÁN AAC
I.    Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán - Kế toán AAC
1. Giới thiệu chung
      Tên công ty: Công ty Kiểm toán và kế toán AAC
      Tên giao dịch đối ngoại: Auditing and Accounting Company
      Tên viết tắt: AAC
          Trụ sở chính : 217 Nguyễn Văn Linh. TP Đà Nẵng

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                        Trang 24
Khóa luận tốt nghiệp                         GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

           Điện thoại : (84) 0511 3 655 886
           Fax : (84) 0511 3 655 887
           E-mail: aac@dng.vnn.vn
       Website: http://www.aac.com.vn
       Công ty Kiểm toán và kế toán AAC là một Công ty kiểm toán độc lập
hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Với quá trình
hoạt động trên 15 năm, hiện nay Công ty đang có một đội ngũ kiểm toán viên và
nhân viên chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư
vấn tài chính - kế toán.
2. Lich sử hình thành và phát triển
       Công ty Kiểm toán và kế toán AAC là công ty kiểm toán độc lập trực
thuộc Bộ Tài Chính, tiền thân là công ty kiểm toán DAC, được thành lập trên cơ
sở sát nhập hai chi nhánh công ty kiểm toán đóng tại Đà Nẵng, là một trong
những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập trên cơ sở quyết
định số 194/TC/TCCB ngày 01 tháng 04 năm 1993 và Quyết định số 106/TC-
BTC ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Và hiện nay công
ty AAC đã được kết nạp trở thành thành viên của tổ chức Polaris, là tổ chức kiểm
toán quốc tế.
       Công ty AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất
cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có
quy chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện.
Hiện tại, công ty AAC có đội ngũ gồm 100 nhân viên, trong đó có khoảng 27
người đã có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập. Đội ngũ kiểm toán viên của AAC
được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc và có nhiều
năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở
Việt Nam và quốc tế.
       Nhờ có đội ngũ chuyên nghiệp chất lượng cao, ý thức trách nhiệm, có đạo
đức nghề nghiệp trong sáng nên trong quá trình hoạt động, AAC chưa hề để xảy
ra bất kỳ sai sót, rủi ro nào cho khách hàng. AAC luôn được các nhà đầu tư, các
cơ quan chức năng tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng phục vụ.
       Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “
Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services” - Bộ Công Thương bình chọn là một
trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải/cup
“Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services”.
3. Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động
3.1 Mục tiêu hoạt động
       Mục tiêu hoạt động của công ty AAC là giúp khách hàng và những người
 quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ, cung cấp cho họ những thông tin đích


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 25
Khóa luận tốt nghiệp                        GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

      thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời
      đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn.
             Công ty AAC không ngừng hoạt động nhằm góp phần phát hiện và ngăn
      ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của
      doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
             Công ty AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực
      Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định
      hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam.
     3.2 Nguyên tắc hoạt động
            Công ty AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung
      thực và bí mật số liệu của khách hàng, đó cũng chính là lời cam kết của AAC
      với khách hàng.
     4. Cơ cấu tổ chức của công ty Kiểm toán và kế toán AAC
     4.1 Cơ cấu tổ chứ




                                Tổng Giám Đốc




  Phó Tổng Giám Đốc                                          Phó Tổng Giám Đốc
   Xây Dựng Cơ Bản                                           Báo Cáo Tài Chính



     Khối           Phòng          Chi Nhánh         Phòng              Khối
  Kiểm Toán       Tư Vấn và         TP Hồ           Kế Toán          Kiểm Toán
    XDCB           Đào Tạo         Chí Minh         Tài Chính          BCTC



 Ban    Phòng       Phòng       Ban            Phòng      Phòng        Phòng         Phòng
Kiểm SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5
         Kiểm       Kiểm       Kiểm            Kiểm       Kiểm         Kiểm 26
                                                                         Trang       Kiểm
 Soát    Toán        Toán       Soát           Toán       Toán         Toán          Toán
 Chất   XDCB        XDCB        Chất           BCTC       BCTC         BCTC          BCTC
Lượng      1          2        Lượng             1          2            3             4
Khóa luận tốt nghiệp                         GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải




4.2 Đội ngũ nhân viên
       Với hơn100 nhân viên, AAC có đội ngũ Kiểm toán viên được đào tạo có
 hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc và có nhiều năm kinh nghiệm
 thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc
 tế. 100% đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý Kiểm toán viên cao cấp của AAC
 được đào tạo trực tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộng đồng
 Châu Âu thông qua chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án
 EURO – TAPVIET do Cộng đồng Châu Âu tài trợ.
 Trong quá trình phục vụ khách hàng, bản lĩnh nghề nghiệp, hiệu quả công việc
 và thiện chí của nhân viên AAC được khách hàng đánh giá cao, góp phần tạo ra
 mối quan hệ tốt đẹp của AAC và khách hàng.
  Chức năng – nhiệm vụ từng vị trí
       Tổng Giám đốc:
       - Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ
           trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công
           ty.
       - Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động
           của công ty.
       - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty.
       - Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm
           quan trọng.
       - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện.
       - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
       - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc
           cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại.
       Phó Tổng Giám đốc:
       - Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến
           nhân sự, hành chính, khách hàng, và các vấn đề về nghiệp vụ.
       - Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về
           những vấn đề được phân công và ủy quyền.
       - Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình.


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                       Trang 27
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

       Kế toán trưởng: là người giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện công tác
kế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ.
       Trưởng, phó phòng: Đứng đầu các phòng nghiệp vụ chuyên môn, phối
hợp hoạt động và là cầu nối giữa Ban Tổng Giám đốc với các nhóm nhân viên.
       Kiểm toán viên chính
       - Giám sát công việc của các trợ lý
       - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán
       - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân
           sự cho các cuộc kiểm toán.
       - Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng
           phòng.
       Trợ lý kiểm toán viên: là những người tham gia thực hiện công tác kiểm
toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên
cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia
làm ba cấp:
       - Trợ lý kiểm toán viên cấp 1
       - Trợ lý kiểm toán viên cấp 2
       - Trợ lý kiểm toán viên cấp 3
       Thông qua công việc kết hợp đào tạo tại chỗ với đào tạo chính khoá và các
chương trình tư học, tất cả những người làm công tác chuyên môn phải thường
xuyên nâng cao nghiệp vụ của mình. Nhân viên có thể được cất nhắc lên các
chức vụ cao hơn căn cứ vào năng lực làm việc hiện tại của người đó và trách
nhiệm tăng thêm của người khi đảm đương vị trí mới trong công ty.
5. Các dịch vụ công ty cung cấp
       Công ty Kiểm toán và kế toán AAC cung cấp các dịch vụ sau: Kiểm toán,
kế toán, tư vấn Thuế, tư vấn tài chính và quản lý, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng,
dịch vụ Tin học. Trong đó:
5.1 Dịch vụ Kiểm toán
       - Kiểm toán báo cáo tài chính.
       - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
       - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án.
       - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế.
       - Kiểm toán hoạt động.
       - Kiểm toán tuân thủ.
       - Kiểm toán nội bộ.
       - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
       - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước.
5.2 Dịch vụ Kế toán
       - Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán.
SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 28
Khóa luận tốt nghiệp                         GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

       - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán.
       - Lập các Báo cáo tài chính định kỳ.
       - Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS.
       - Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
5.3 Dịch vụ tư vấn Thuế
       - Tư vấn việc áp dụng chính sách Thuế.
       - Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế.
       - Tư vấn về các thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế.
       - Hỗ trợ việc cập nhật thông tin về thuế và thuế quan.
5.4 Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý
       - Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp.
       - Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ.
       - Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán – tài chính phù hợp với yêu
           cầu quản lý.
       - Soát xét báo cáo tài chính.
       - Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá sản doanh nghiệp.
       - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp, kiện tụng.
5.5 Dịch vụ Đào tạo và Tuyển dụng
       - Đào tạo, bồi dưỡng kế toán và kiểm toán viên nội bộ.
       - Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán.
       - Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán và kiểm toán viên nội bộ.
5.6 Dịch vụ Tin học
       - Tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế
           toán quản trị.
       - Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống
thông tin quản lý.
    B. THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
       LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
       THNN KIỂM TOAN – KẾ TOÁN AAC
I. Quy trình kiểm toán khoản tại công ty TNHH Kiểm toán – Kế toán AAC
    thực hiện
       Vào năm 2011, khi kiểm toán cho niên độ kế toán 2010, Công ty AAC đã
 tiến hành kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu của Hiệp hội Kiểm toán
 hành nghề VACPA áp dụng cho niên độ kiểm toán 2010 và 2011.
 Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán – Kế toán AAC




SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                        Trang 29
Khóa luận tốt nghiệp                        GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải




II.    Thực tế quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích
       theo lương tại công ty ABC do công ty TNHH Kiểm toán – Kế toán
       AAC thực hiện
 1. Lập kế hoạch kiểm toán
 1.1 Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100)
       Công việc đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán
và kế toán AAC (gọi tắt là công ty kiểm toán AAC) luôn là tìm hiểu thông tin
chung về khách hàng để có những cái nhìn chung nhất về hoạt động kinh doanh
của khách hàng, các chính sách, các quy định mà công ty khách hàng đang áp
dụng qua đó đánh giá được rủi ro tiềm tàng. Người đại diện cho công ty tìm hiểu
các thông tin chung về khách hàng thường là các trưởng đoàn và công việc này
được áp dụng cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới.
       Công ty cổ phần ABC là khách hàng của công ty, đểtìm hiểu việc có chấp
nhận khách hàng và duy trì khách hàng cũ, công ty AAC tìm hiể các thông tin
trong mẫu A120
CÔNG TY KẾ TOÁN & KIỂM TOÁN AAC
                                                                          A120
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
Nội dung: CHẤP NHẬN, DUY TRÌ KHÁCH HÀNG CŨ,
SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                      Trang 30
Khóa luận tốt nghiệp                               GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

 ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG
I. THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Tên KH: Công ty cổ phần ABC
2. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Bạch Thị Lan Phương – Phụ trách
    kế toán
3. Địa chỉ: 112 Phan Đình Phùng, phường Nguyễn Nghiêm, TP Quãng Ngãi,
    Tỉnh Quảng Ngãi
   Điện thoại: 055.3773830                         Fax: 055.3826789
   Email: tvxđtqng@dng.vnn.vn                      Website:
4. Loại hình DN
  Cty CP niêm       $ Cty cổ           DNNN              Cty                Loại hình DN
yết                 phần                                TNHH         khác
   DN có vốn          DN tư          Cty hợp         HTX
ĐTNN                nhân          danh
5. Năm tài chính: từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010
6.Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ (tham chiếu A310):
          Họ và tên                           Vị trí                     Ghi chú
Hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Đức Minh            Chủ tịch                         Cổ đông sáng lập
Ông Lê Quang Khiêm             Phó chủ tịch                     Cổ đông sáng lập
Ông Tạ Thanh Hải               Thành viên                       Cổ đông sáng lập
Giám đốc và kế toán trưởng
Ông Nguyễn Đức Minh            Giám đốc
Bà Bạch Thị Lan Phương         Phụ trách kế toán




SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                          Trang 31
Khóa luận tốt nghiệp                          GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải



 7. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập như thế nào: Công ty tự liên
     lạc với khách hàng để ký hợp đồng kiểm toán
 8. Họ và tên người đại diện cho DN: Ông Nguyễn Đức Minh
    Địa chỉ: 119A Chu Văn An, TP Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
 9. Tên ngân hàng DN có quan hệ:
 - Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại Quảng Ngãi
 - Chi nhánh ngân hàng NN Quân đội tại Quảng Ngãi
 10. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao
     gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết.

- Tư vấn về xây dựng và đầu tư trên các lĩnh vực: xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, thủy điện và điện;
- Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập dự toán và tổng dự toán; Thẩm định dự án, thiết
kế, dự toán các công trình không do công ty lập;
- Quản lý xây dựng; laaph hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ thầu;
- Giám sát thi công xây lắp, dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật xây dựng và môi trường;
- Thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định công trình, trang trí nội thất và cải tạo trùng
tu các công trình kiến trúc;
- Lập quy hoạch đô thị nông thôn, khảo sát, thiết kế, giám sát các công trình điện đến
35kw;
- Thiết kế xây dựng công trình giao thông (cảng, đường thủy); giám sát thi công xây dựng
công trình giao thông (cảng, đường thủy).
11. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)
Không có thông tin nào nổi bật liên quan đến doanh nghiệp cũng như những người lãnh
đạo trong doanh nghiệp
12. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành.
Kiểm toán báo cáo tài chính, hoàn thành trước ngày 25/02/2011

 13.Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử
 dụng BCTC đó.
 Là công ty cổ phần nên các cổ đông yêu cầu BCTC hàng năm phải được kiểm
 toán
    III. THỦ TỤC KIỂM TOÁN

                                                                    Có     Không      Không

 SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                           Trang 32
Khóa luận tốt nghiệp                             GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

                                                                                 áp dụng
Các sự kiện của năm hiện tại
Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các        
nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.
Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan     
đến tính chính trực của BGĐ.
Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên        
BCKT năm nay.
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như       
vậy trong tương lai không.
BCKT năm trước có bị ngoại trừ.                                         
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.                      
Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Cty.      
Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ          
phụ trách hợp đồng kiểm toán.
Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.              
Quan hệ với KH
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn        
có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH.
Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm         
toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp.
Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có            
quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với
KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH.
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm        
giữ cổ phiếu của KH.


Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám        
đốc của KH:
-   Thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
-   Thành viên BGĐ của Cty
-   Cựu thành viên BGĐ của Cty
-   Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với
    những người nêu trên
Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở       
thành nhân viên của KH.
Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động         
kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc thành viên của nhóm

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                       Trang 33
Khóa luận tốt nghiệp                               GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải

kiểm toán.
Mẫu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại                   
khác.
Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến                 
tính độc lập.
Khác
Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ                  
nhiệm làm kiểm toán.

III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG
  Cao                 Trung bình                                     Thấp

IV. GHI CHÚ BỔ SUNG
V. KẾT LUẬN
 Chấp nhận duy trì khách hàng:            Có        Không
1.2 Hợp đồng kiểm toán (A200)
Khi đã chấp nhận khách hàng, công ty AAC tiến hành lập Hợp đồng kiểm toán,
quy định các điều khoản giữa hai bên (phụ lục II/1).
1.3 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A310)
CÔNG TY: KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC                                                  A310
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC                                              Tên   Ngày
Ngày khóa sổ: 31/12/2010                                    Người thực hiện      Thúy 15/2/10
                                                            Người soát xét 1     Đinh
Nội dung: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI
                                                                                 Y
TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
                                                            Người soát xét 2
A. MỤC TIÊU:
Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao
dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác
định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN
1.1MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHUNG

 Các thông tin về môi trường kinh doanh chung của DN trong năm hiện hành bao gồm,
 nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái, tăng
 trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát...); Biến động về lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ, và
 lạm phát; Biến động thị trường mà DN đang kinh doanh; Các nội dung khác …
 Nhìn chung, trong năm 2010 nền kinh tế Việt Nam tăng với tốc độ cao hơn 2009, lạm phát cao

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                                Trang 34
Khóa luận tốt nghiệp                            GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải


và thâm hụt ngân sách nhà nước tương đối lớn. Do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái toàn cầu, năm
2010 là 1 năm khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó nhà nước cũng có
những biện pháp để ngăn chặn suy thoái kinh tế như sản xuất và xuất khẩ, kích cầu đầu tư và
tiêu dùng.
1.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGÀNH NGHÊ MÀ DN KINH DOANH VÀ XU HƯỚNG
    CỦA NGÀNH NGHỀ.
Các thông tin chung về ngành nghề mà DN đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề
bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thị trường và cạnh tranh, bao gồm nhu
cầu, năng lực cung ứng, cạnh tranh về giá; Đặc điểm kinh doanh ngành (liên tục hay thời vụ);
Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chính; Sự thu hẹp hay mở
rộng quy mô kinh doanh của ngành; Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả (nguyên
vật liệu chính, dịch vụ, lao động)….
Trong năm 2010, công ty vẫn tiếp các dự án, công trình còn dang dở, đối với công ty tư vấn
chi phí chủ yếu là chi phí tiền lương, hàng tồn kho chủ yếu là công cụ dụng cụ phục vụ cho
công tác tư vấn, thiết kế như: giấy photo, mực in,….
2. Hiểu biết về doanh nghiệp.
2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU
 Các thông tin chung về hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của DN bao
 gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Bản chất của các nguồn doanh thu:
 sản xuất, dịch vụ, tài chính/ bán buôn, bán lẻ; Mô tả các loại sản phẩm hoặc dịch vụ
 chính mà DN cung cấp;Thực hiện hoạt động: mô tả các giai đoạn của sản phẩm hoặc
 dịch vụ, phương thức sản xuất, cách thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ); Mô tả
 các liên doanh, liên kết hoặc các hoạt động thuê ngoài quan trọng;Địa điểm sản xuất,
 kinh doanh, số lượng văn phòng; Các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ quan trọng ;
 Các hoạt động nghiên cứu phát triển; Các giao dịch với bên có liên quan…
 - Tư vấn về xây dựng và đầu tư trên các lĩnh vực: xây dựng dân dụng và công nghiệp,
giao thông, thủy lợi, thủy điện và điện;
 - Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập dự toán và tổng dự toán; Thẩm định dự án,
thiết kế, dự toán các công trình không do công ty lập;
 - Quản lý xây dựng; laaph hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ thầu;
 - Giám sát thi công xây lắp, dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật xây dựng và môi trường;
  - Thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định công trình, trang trí nội thất và cải tạo
trùng       tu các công trình kiến trúc;
 - Lập quy hoạch đô thị nông thôn, khảo sát, thiết kế, giám sát các công trình điện đến
35kw;
- Thiết kế xây dựng công trình giao thông (cảng, đường thủy); giám sát thi công xây
dựng công trình giao thông (cảng, đường thủy).

SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                            Trang 35
Khóa luận tốt nghiệp                           GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải



2.2HIỂU BIẾT VỀ HỆ       THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG
Bao gồm: Hệ thống kế toán DN đang áp dụng. Có lập BCTC cho tập đoàn không; Các chính
sách kế toán quan trọng DN áp dụng; Các thay đổi chính sách kế toán năm nay; Yêu cầu đối
với BCTC; Cấu trúc lập BCTC…
    1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
       Niên độ kế toán từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
       Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng VN
    2. Chuẩn mực hàng tồn kho áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toánVN ban hành theo
       quyết định số 15/2006/ QD-BTC ngày 20/03/2006 và hệ thống Chuẩn mực kế toán VN
       do Bộ Tài Chính ban hành.
    3. Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu:
            a. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương
               đương tiền:
           Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế
    a. toán: VNĐ                                                                      N
       guyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
           - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá trị thực tế
           - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước, xuất trước
           - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
           - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
    b. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:
           - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Theo Nguyên
               giá
           - Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Khấu hao
               đường thẳng .
    c. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Việc ghi nhận doanh thu của DN tuân thủ đầy đủ 04 điều kiện
ghi nhận
           - doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tạI CMKT số 14 "Doanh thu và thu nhập
               khác"
    d. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Là tổng chi phí tài chính phát
       sinh trong kỳ

3.3 KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ THUẾ
Bao gồm: Mô tả nhận xét về kết quả kinh doanh và cách thức các nhà lãnh đạo DN quản lý kết
quả kinh doanh; Thảo luận một vài tỷ suất tài chính cần lưu ý: Cấu trúc nợ, khả năng thanh
toán……để có nhận định sơ bộ về tình hình tài chính; Các hoạt động liên quan thuê tài chính
(nếu có); Các loại thuế quan trọng áp dụng…
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ                      17.553.036.976


SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5                                           Trang 36
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty TNHH Nhân thành
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty TNHH Nhân thành
 

La actualidad más candente (20)

Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
 
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCOĐề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhấtKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SơnKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
 
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bánKiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh CườngHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
 

Similar a HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC

Bctt ke toan tien luong tai cong ty hong hung ha
Bctt ke toan tien luong tai cong ty hong hung haBctt ke toan tien luong tai cong ty hong hung ha
Bctt ke toan tien luong tai cong ty hong hung ha
Thii Lác
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
dung_cot
 

Similar a HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC (20)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ t...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ t...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ t...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ t...
 
Kế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lươngKế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lương
 
Đề tài: Kế toán lao động tiền lương của công ty xây dựng số 4, 9đ
Đề tài: Kế toán lao động tiền lương của công ty xây dựng số 4, 9đĐề tài: Kế toán lao động tiền lương của công ty xây dựng số 4, 9đ
Đề tài: Kế toán lao động tiền lương của công ty xây dựng số 4, 9đ
 
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNGLÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
 
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đKế toán và khoản trích theo lương tại Công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
 
Bctt ke toan tien luong tai cong ty hong hung ha
Bctt ke toan tien luong tai cong ty hong hung haBctt ke toan tien luong tai cong ty hong hung ha
Bctt ke toan tien luong tai cong ty hong hung ha
 
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
 
luận văn quản trị kinh doanh
luận văn quản trị kinh doanhluận văn quản trị kinh doanh
luận văn quản trị kinh doanh
 
Tienluong
TienluongTienluong
Tienluong
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại doanh nghiệp - Gửi miễn ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại doanh nghiệp - Gửi miễn ...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tạ...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tạ...
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương.
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương.Báo cáo thực tập kế toán tiền lương.
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương.
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Long An.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Long An.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Long An.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Long An.
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty may mặc
Luận văn: Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty may mặcLuận văn: Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty may mặc
Luận văn: Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty may mặc
 
“Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty...
  “Hoàn thiện các hình thức trả lương  trả thưởng tại công ty...  “Hoàn thiện các hình thức trả lương  trả thưởng tại công ty...
“Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty...
 
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...
 
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Cô...
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại  Cô...Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại  Cô...
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Cô...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, HAY
 

Más de Nguyễn Công Huy

Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Más de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Último

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG I. Khái quát chung về tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Tiền lương: 1.1 Khái niệm Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương (hay tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 Đặc điểm của khoản mục trình tiền lương và các khoản trích theo lương - Khoản mục tiền lương là một chu trình quan trọng trong nhiều đơn vị, vì vừa phản ánh đầu vào (chi phí tiền lương) vừa là cơ sở để xác định chi phí đầu ra (giá thành sản phẩm/dịch vụ). - Chi phí tiền lương có liên quan mật thiết với các nghĩa vụ phải thực hiện, như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế TNCN…nên nếu xảy ra sai phạm có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiệm trọng. - Chu trình tiền lương trả qua nhiều khâu (thu thập thông tin, tính toán), liên quan đến người lao đông, đến những tài sản nhạy cảm như tiền, séc nên dễ bị tính toán sai và là đối tượng dễ bị tham ô, chiếm dụng. - Việc xác định kết quả lao động để trả lương và tăng lương đòi hỏi sự xét đoán của nhà quản lý các cấp. Do vậy, nếu đánh giá không đúng những cống hiến của người lao động, dẫn đến việc trả lương không phù hợp (như thiếu công bằng, chưa thỏa đáng…) có thể khiến đơn vị mất đi nguồn nhân lực có chất lượng cao. - Hiệu quả hoạt động của đơn vị bị ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu và hiệu quả của chính chu trình này, chẳng hạn như giá bán sản phẩm có mang tính cạnh trạnh hay không, năng suất lao động cao hay không, đơn vị có tuyển dụng và giữ được những nhân lực chủ chốt hay không.  Trong BCTC, khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến nững khoản mục sau: • Đối với BCĐKT: hàng tồn kho, phải trả người lao động, chi phí phải trả, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, quỹ khen thưởng, phúc lợi. • Đối với BCKQHĐKD: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (nếu đơn vị có trả lương, thưởng chi nhân viên bằng sản phẩm, dịch SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 1
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải vụ của công ty), giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.3 Các hành vi gian lận với khoản mục - Khai khống nhân viên: là hành vi tính toán, thanh toán cho người lao động không làm việc ở đơn vị hoặc đã chấm dứt hợp đồng, không còn làm việc ở đơn vị nữa. Thường thì người tiến hành hành vi gian lận này là nhân viên phụ trách tiền lương, chấm công. Ví dụ, trong một cơ cấu kiểm soát nội bộ mà người chấm công đó có thể ghi giờ hàng ngày cho nhân viên và chứng nhận vào thẻ thời gian vào lúc cuối kỳ. Nếu người này cũng làm công tác thanh toán lương cho nhân viên thì có nhiều cơ hội đê gian lận xảy ra. - Khai khống số giờ làm việc: là hành vi ghi sổ số giờ làm việc nhiều hơn thực tế. Thường thì khách hàng dễ ngăn ngừa hình thức gian lận này bằng các quá trình kiểm soát thích hợp như: sử dụng máy ghi giờ, đưa bảng chấm công về cho các bộ phận để bộ phận đó tiến hành chấm công và công bố công khai cho các nhân viên trong phòng… hơn là để kiểm toán viên phát hiện ra nó. - Hành vi gian lận dưới hình thức tính toán bảng lương không chính xác thường xảy ra trong trường hợp người lập bảng lương cũng phụ trách việc phát lương cho nhân viên - Bên cạnh đó, trong thực tế tại rất nhiều đơn vị thường có sự vi phạm các quy định về lao động và tiền lương như: quy trình tuyể dụng không đúng, hợp đồng lao động ký sai, xác định mức lương, hệ số lương, đơn giá lương, thời điểm tăng lương không đúng quy định… 1.4 Phân loại tiền lương: 1.4.1 Phân theo tính chất lương Theo cách phân loại này, tiền lương trả cho người lao động gồm: - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian trực tiếp làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương. - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng chế độ được hưởng lương quy định như: nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất. - Phụ cấp lương: trả cho công nhân viên trong thời gian làm đêm, làm thêm giờ, hoặc làm trong môi trường độc hại… 1.4.2 Phân theo chức năng tiền lương Theo cách phân loại này, tiền lương được phân thành: Tiền lương trực tiếp và tiền lương gián tiếp. - Tiền lương trực tiếp: là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản xuất hay cung ứng dịch vụ. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 2
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải - Tiền lương gián tiếp: là tiền lương trả cho người lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.3 Phân theo đối tượng trả lương. Theo cách phân này, tiền lương được phân thành: Tiền lương sản xuất, tiền lương bán hàng, tiền lương quản lý. - Tiền lương trực tiếp: là tiền lương trả cho công nhân viên đối tượng thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất. - Tiền lương bán hàng: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng bán hàng. - Tiền lương quản lý: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng quản lý. 1.4.4 Phân theo hình thức trả lương. Theo cách phân loại này, tiền lương được phân thành: Tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm. - Tiền lương theo thời gian: là hình thức tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian lao động thực tế, cùng với trình độ thành thạo công việc của người lao động. - Tiền lương theo sản phẩm: là hình thức tiền lương trả cho người lao động dựa trên số lượng, chất lượng sản phẩm, khối lượng công việc hoặc dịch vụ đã hoàn thành được nghiệm thu. 1.5 Các phương pháp tính tiền lương Tuỳ theo đặc điểm các hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà áp dụng phương thức tính lương cho người lao động sao cho phù hợp. Trên thực tế thường áp dụng hai hình thức tính lương: tính lương theo thời gian và tính lương theo sản phẩm. 1.5.1 Tính lương theo thời gian. Hình thức tiền lương theo thời gian bao gồm các hình thức sau:  Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động hoặc có thể là tiền lương được quy định sẵn với từng bậc lương trong các tháng lương theo chế độ tiền lương của nhà nước.  Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc và được xác định như sau: Tiền lương tuần thường được áp dụng để trả lương cho lao động bán thời gian, lao động thời vụ.  Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày lao động.  Tiền lương giờ: là tiền lương được trả cho một giờ làm việc  Tiền lương thời gian có thưởng: Là tiền lương được tính trên cơ sở tiền lương thời gian kết hợp với việc tính thưởng theo năng suất lao động để khuyến khích nguời lao động hăng hái làm việc. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 3
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải 1.5.2 Tính tiền lương theo sản phẩm: Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được mức lao động đơn giá hợp lý cho từng loại sản phẩm, công việc và phải kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ. Hình thức tiền lương theo sản phẩm bao gồm các hình thức cụ thể sau:  Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất.  Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: là hình thức tiền lương trả cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bão dưỡng máy móc thiết bị …Tiền lương của bộ phận lao động này được xác định theo tỷ lệ tiền lương lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm.  Tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt: là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp kết hợp thưởng nếu có thành tích tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngược lại nếu người lao động làm lãng phí vật tư hoặc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng sẽ bị phạt lương.  Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá lương được phân theo mức khối lượng sản phẩm hoàn thành. Hình thức này thường áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy mạnh, cần động viên công nhân phát huy sáng kiến, phá vỡ định mức lao động cũ.  Tiền lương khoán theo khối lượng công việc: Là hình thức tiền lương trả theo khối lượng hoàn thành. Mức lương được xác định theo từng khối lượng công việc cụ thể. Hình thức này thường được áp dụng cho các công việc lao động đơn giản, có tính chất đột xuất như: vận chuyển, khuôn vác… 1.5.3 Tính tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt Các khoản theo giờ làm việc thông thường (giờ hành chính hoặc ca 1 ca 2 đối với doanh nghiệp sản xuất theo ca) được tính như trên. Còn đối với lương làm việc vào thời gian khác như ngày nghỉ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ thì được tính theo hệ số khác. Điều 61 luật lao động năm 1994 quy định như sau: “1- Người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau: a) Vào ngày thường, được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 4
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải b) Vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, được trả lương ít nhất bằng 200% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường. 2- Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật này, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban ngày.” Tại điều 70 của luật lao động quy định: “ Thời giờ làm việc ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ, tuỳ theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.” Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định như trên được lấy trong quỹ tiền lương năm ứng với năm kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp phát sinh số lượng, khối lượng công việc mới chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch năm, doanh nghiệp cần làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ, làm viêc vào ban đêm này được bổ sung vào quỹ tiền lương của doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông. 2 Các khoản trích theo lương 2.1 Bảo hiểm xã hội BHXH được hình thành do việc trích lập theo quy định trên tiền lương phải trả cho người lao động trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập BHXH theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương cơ bản đóng BHXH. Trong đó: + 16% tính vào chi phí sản xuất + 6% trừ vào lương của người lao động Theo dõi chế độ hiện hành, toàn bộ sổ trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua các trường hợp: nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho người lao động bị ốm đau, thai sản… trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp lệ như: phiếu nghỉ hưu BHXH và các chứng từ liên quan khác. 2.2 Bảo hiểm y tế BHYT là quỹ dùng để khám chữa bệnh cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 5
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp trích BHXH theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả trong tháng cho người lao động. Trong đó: + Trích 3% tính vào chi phí sản xuất. + 1,5% trừ vào lương của người lao động. Theo chế độ toàn bộ quỹ được nộp lên cơ quan chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. 2.3 Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn ở đơn vị cấp trên và toàn bộ doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ trên số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số KPCĐ trích được, một phần phải nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. 2.4 Bảo hiểm thất nghiệp * Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau: - Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. - Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần. Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN chịu 1% tính vào chi phí. 2.5 Thuế thu nhập cá nhân Theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, các khoản thu nhập phải khấu trừ tính thuế thu nhập cá nhân: - Thu nhập từ tiền lương, tiền công; - Thu nhập từ đầu tư vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; - Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng; - Thu nhập từ bản quyền; - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Mỗi cá nhân được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 4.000.000 đồng và cứ một người phụ thuộc được giảm trừ là 1.600.000 đồng. II. Kiểm soát nội bộ tiền lương và các khoản trích theo lương SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 6
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải 1. Mục đích kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn ở đa số các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công. Ví du: doanh nghiệp dệt, may, chi phí tiền lương thường chiếm khoảng 50% tổng chi phí. Do các chi phí này đều quan trọng nên nếu sai sót xảy ra có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên BCTC, vì vây; kiểm soát nội bộ chu trình này nhằm ngăn chặn các gian lận thường xảy ra như sau: - Ngăn chặn và phát hiện các sai phạm như thanh toán lương cho các nhân viên không có thực, trả lố tiền lương, tiếp tục thanh toán lương cho nhân viên sau chi họ đã nghỉ việc… - Phải đảm bảo hoàn thành một khối lượng công viêc ghi chép và tính toán rất lớn trong một thời gian ngắn để có thể thanh toán kịp thời và chính xác tiền lương cho nhân viên. - Phải tuân thủ các văn bản pháp lý về lao động và tiền lương. 2. Các thủ tục, công cụ kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương II.1Các thủ tục kiểm soát áp dụng Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí lớn và mang tính chất thường xuyên của doanh nghiệp, nên vấn đề kiểm soát nội bộ là điều cần thiết, để kiểm soát hữu hiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ tục sau: a. Kiểm soát bằng chi phí tiền lương Một cách hữu hiệu để kiểm soát chi phí tiền lương hay để không lãng phí là hạch định và theo dõi việc thực hiện các bảng dự toán lương. Mỗi bộ phận (phòng ban, phân xưởng, cửa hàng…) đều cần lập dự toán chi phí tiền lương của mình vào đầu niên độ. Hàng tháng, kế toán sẽ tổng hợp, so sánh chi phí tiền lương thực với dự toán và báo cáo cho các nhà quản lý. Mọi biến động trọng yếu đều cần được phát hiện kịp thời để xử lý. b. Báo cáo cho cơ quan chức năng của Nhà nước Phải tổ chức nghiêm túc công tác ghi chép và lập báo cáo cho cơ quan chức năng của Nhà nước theo các quy định về lao động, tiền lương, và các khoản trích theo lương. Việc này không những giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ báo cáo với Nhà nước mà còn giúp phát hiện những sai phạm trong công tác lao động và tiền lương. c. Phân công, phân nhiệm trong công tác lao động và tiền lương Một vấn đề rất quan trọng là phải có sự phân nhiệm giữa các chức năng để giảm bớt khả năng sai phạm. Thường thì cần có sự tách biệt giữa các chức năng: SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 7
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải - Chức năng theo dõi nhân sự: tuyển dụng, ký hợp đồng lao động và quản lý hồ sơ. - Chức năng theo dõi lao động: quản lý lao động và chấm công. - Chức năng tính lương và ghi chép lương: tính lương và các khoản khấu trừ lương. - Chức năng phát lương: phát lương cho người lao động và kiểm soát chặt chẽ các khoản tiền lương người lao động chưa nhận. d. Kiểm soát quá trình lập bảng chấm công và các tài liệu liên quan để tính lương - Lập các chứng từ ban đầu: thẻ bấm giờ, bảng theo dõi lao động, bảng chấm công, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng kê thời gian vượt giờ - Kiểm tra sự đầy đủ của các chứng từ ban đâu vê tiền lương; - Kiểm tra các nội dung trên chứng từ ban đầu về tiền lương. e. Kiểm soát quá trình tính lương và các khoản khấu trừ - Ban hành chính sách lương rõ ràng; - Bộ phận nhân sự phải thông báo kịp thời mọi biến động về nhân sự và tiền lương, và bộ phận tính lương phải thường xuyên cập nhật các biến động này; - Phân công người có thẩm quyền phê duyệt các thay đổi trong chương trình tính lương; - Phân công người có thẩm quyền duyệt bảng lương; - Bảng lương và các chứng từ chi lương phải chuyển đầy đủ và kịp thời để kế toán ghi chép; - Định kỳ, nhà quản lý đối chiếu chi phí lương thực tế với quỹ lương kế hoạch. f. Kiểm tra độc lập việc thực hiện Định kỳ, người đứng đầu đơn vị nên tiến hành kiểm tra các công việc mà các bộ phận đã thực hiện, như kiểm tra quy trình tuyển dụng , việc ký hợp đồng lao động , chấm công, tính lương và trả lương…Có thể đối chiếu số liệu của phòng nhân sự với phòng kế toán, hay phòng kế toán với các bộ phận trực tiếp sử dụng lao động, nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm và tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật của các bộ phận này. II.2Các công cụ khác Căn cứ chính kiểm toán chu trình này chủ yếu gồm: - Bộ luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật bảo hiểm y tế, luật thuế thu nhập cá nhân và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan. - Các quy định, quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ ở đơn vị liên quan đến tuyển dụng, phân công lao động, quy định về quản lý và sử dụng lao động, quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy định về tính lương, ghi chép lương và các khoản trích theo lương, thanh toán lương cho người lao động, nguyên tắc SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 8
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải phân công phân nhiệm trong việc thực hiện các chức năng của chu trình, quy định về quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân viên… - Các tài liệu về định mức lao động, tiền lương, dự toán chi phí lương. - Các chứng từ kế toán có liên quan như:  Bảng cân đối kế toán  Bẳng cân đối số phát sinh  Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: tài khoản 334, 338 (3382, 3383, 3384, 3389…), 241, 622, 627, 641, 333, 111, 112, 512, 138, 141, 353, 335…  Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng và các khoản khác cho công nhân, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.  Bảng quyêt toán BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN hoặc chứng từ nộp BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN.  Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm đêm, làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán, biên bản điều tra tai nạn lao động… 3. Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính 3.1 Mục tiêu kiểm toán Việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình phải nhằm mục tiêu đảm bảo rằng số liệu của các khoản mục có liên quan trong chu trình đã được trình bày trên BCTC là trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, là phù hợp với chuẩn mực và chế đọ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. Mục tiêu kiểm toán đối với chu trình như sau: Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù Sự hiện hữu, nghĩa vụ Các khoản phải trả trong chu trình có thực vào thời điểm báo cáo và thuộc về đơn vị Sự phát sinh - Các khoản chi phí lương và phân bổ lương và các khoản trích theo lương thật sự phát sinh trong kỳ - Nghiệp vụ chi lương, thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế TNCN thật sự phát sinh Sự đầy đủ Các khoản chi phí lương và các khoản trích theo lương được ghi chép đầy đủ vào hệ thống sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính. Tính đánh giá Việc hạch toán và thanh toán cho người lao động được thực hiện theo đúng đơn giá, cấp bậc, hợp SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 9
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải đồng và mức khoản đã xác định trước Tính chính xác - Các nghiệp vụ trong chu trình đều được tính toán, ghi chép chính xác, thống nhất giữa các loại sổ, các loại báo cáo - Chi phí lương được phân loại đúng Trình bày và công bố Các chỉ tiêu trong chu trình được trình bày, phân loại và công bố trên báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực và quy định hiện hành. Ngoài những mục tiêu kiểm toán chung đã nêu trên, kiểm toán viên còn cần chú ý xác định xem đơn vị có tuân thủ các văn bản pháp lý về lao động tiền lương hay không, chẳng hạn như xem xét việc chấp hành các quy định về thuế thu nhập cá nhân, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… 3.2 Giai đoạn lập kế hoạch 3.2.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng (A100) Mục tiêu: Theo yêu cầu của Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán “ quốc tế (ISQC1) và Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC” (VSA 220) thì các công ty kiểm toán phải xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng như tính chính trực, tuân thủ luật pháp của Ban Giám đốc. a. Khách hàng mới Các thủ tục thực hiện: - Thảo luận với kiểm toán viên tiền nhiệm - Tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (chuyên môn, nhân lực) - Đánh giá các yếu tố tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên, bao gồm: • Các nguy cơ: + Tư lợi; + Tự soát xét; + Biện hộ; + Thân thuộc. • Ý kiến kiểm toán năm trước và ảnh hưởng đến bóa cáo năm nay - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của cuộc kiểm toán, bao gồm: • Tính chính trực và tuấn thủ luật pháp của BGĐ; • Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng; • Khó khăn trong kinh doanh các nhân tố tranh chấp, kiện tụng có thể có; • Mức độ ảnh hưởng của các giao dịch với các bên liên quan; SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 10
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải • Các nghiệp vụ bất thường; • Tính chất phức tạp của hệ thống kế toán và các BCTC; • Độ tin cậy của HTKSNB. b. Khách hàng cũ Được áp dụng cho khách hàng kiểm toán năm thứ 2 Nội dung đánh giá tương tự như khách hàng mới trong mẫu A110, nhưng có thêm một số sửa đổi sau: • Đánh giá lại chất lượng khách hàng sau một năm làm việc trực tiếp (khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán, tính chính trực của BGĐ, ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán, khả năng hoạt động liên tục); • Tiếp tục đánh giá tính độc lập dựa trên dựa trên nhóm kiểm toán sẽ tham gia và các dịch vụ khác mà công ty kiểm toán cung cấp; • Lượt bớt thủ tục đánh giá rủi ro tiềm tàng (vì đã thực hiện ở năm đầu tiên). 3.2.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200) Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán với khách hàng về việc thực hiện kiểm toán vá cá dịch vụ khác liên quan. Theo chuẩn mực VSA số 210 – Hợp đông kiểm toán – Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước chi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và công ty kiểm toán. Thông qua việc xem xét chấp nhận khách hàng va nhận diện rủi ro hợp đồng ở bước trên, công ty kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp. Việc lựa chọn này hông chỉ hướng tới hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận (GAAS) chuẩn mực kiểm toán chung nêu rõ: “Quá trình kiểm toán phảu được thực hiện bởi mọt hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ, thành thạo như một KTV”. 3.2.3 Trao đổi với BGĐ đơn vị về kế hoạch kiểm toán (A290 – phụ lục I/1) Chuẩn mực và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) – đoạn A3 hướng dẫn KTV có thể thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán. Cách thực hiện SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 11
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải Ghi lại các trao đổi trong cuộc họp lập kế hoạch/ họp triển khai kiểm toán với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau: • Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán BCTC năm nào, tại các đơn vị trực thuộc nào, ... • Kế hoạch kiểm toán sơ bộ/kết thúc năm: thời gian, nhân sự, yêu cầu sự phối hợp của đơn vị,... • Xác định các bộ phận/ phòng, ban liên quan đến cuộc kiểm toán; • Các thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý trong năm có ảnh hưởng đến đơn vị; • Các vấn đề BGĐ quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán; • ...... 3.2.4 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A300) Mục tiêu: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn thông qua việc thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động, qua đó đưa ra có cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá. Các thủ tục thực hiện: • Hiếu biết môi trường chung, ngành nghề và các yếu tố bên ngoài; • Hiểu biết về doanh nghiệp; • Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng; • Hiểu biết về kết quả kinh doanh và cách thức đánh giá kết quả kinh doanh của BGĐ; • Xác định các rủi ro sai sót trọng yếu và đưa ra rhur rục kiểm toán phù hợp. 3.2.5 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương (A400) Mục tiêu:  Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng;  Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này;  Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB;  Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. Các thủ thục thực hiện SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 12
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải • Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới lương và phải trả người lao động • Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng • Mô tả chu trình “ tiền lương và phải trả người lao động” • Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính • Phát hiện các rủi ro sai sót trọng yếu, kết luận về kiểm soát nội bộ, quyết định xem có thực hiện kiểm tra hoạt động hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hay không 3.2.6 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (A500) Mục tiêu: Phát hiện ra sự tồn tại của các giao dịch, sự kiên, hệ số tài chính và xu hướng bất thường, giúp xác định vùng có sai sót trọng yếu. Các thủ tục thực hiện • Phân tích biến động cho bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trước kiểm toán • Liệt kê ra các biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, giải thích các biến động đó dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về doanh nghiệp và môi trường hoạt động hoặc đưa ra các câu hỏi cần trả lời khi thực hiện kiểm toán vứi các vùng có rủi ro cao • Phân tích hệ số và đánh giá vùng có khả năng xảy ra sai sot trọng yếu 3.2.7 Đánh giá chung về HTKSNB và trao đổi với BGĐ về gian lận (A600) Mục tiêu:  Đánh giá chung về HTKSNB có kiểm soát hiệu quả và xử lý thông tin tin cậy  Xác định các rủi ro sai sót trọng yếu do gian lận Các thủ tục thực hiện (đối với đánh giá chung về HTKSNB) (A610)  Môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên cần tìm hiểu các thông tin  Xem xét quan điểm của Ban giám đốc về việc quản lý lao động  Xem xét về cơ cấu nhân sự có phù hợp với yêu cầu hoạt động thực tế, chức năng của các bộ phận, các cá nhân có liên quan đến chu tình  Xem xét đến tính trung thực, trình độ của nhân viên trong quá trình quản lý lao động, ghi chép, tính lương và thanh toán lương.  Thông tin và truyền thông  Các thay đổi về nhân sự có được bộ phận nhân sự thông báo kịp thời tới các phòng ban liên quan. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 13
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải  Các quy định về lao động và tiền lương phải được phổ biến rộng rãi cho các nhân viên và các cá nhân phụ trách chu trình.  Các thủ tục kiểm soát  Kiểm toán viên phải kiểm tra việc phân chia trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng của chu trình.  Tiền lương và các khoản trích theo lương phải được người có thẩm quyền phê duyệt.  Định kỳ, nhà quản lý đối chiếu chi phí lương thực tế với quỹ lương kế hoạch.  Giám sát: phải có bộ phận độc lập kiểm tra việc thực hiện các công việc từ khâu tuyển dụng, theo dõi lao động, ghi chép, tính lương và thanh toán lương để kịp thời phát hiện những sai phạm.  Kết luận chung về HTKSNB Các thủ tục thực hiện (đối với trao đổi về gian lận) (A620 – phụ lục I/2) • Các rủi ro gian lận từ việc lập báo cáo tài chính • Các rủi ro gian lận từ việc biển thủ tài sản, các thủ tục đánh giá rủi ro • Trao đổi và ghi chép lại nội dung trao đổi 3.2.8 Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) (A710) Mục tiêu: Xác định ra mức trọng yếu áp dụng cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” (VSA 320) yêu cầu KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Cách thực hiện Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng Các tiêu chí phù hợp thông thường được lựa chọn có thể là: - Lợi nhuận trước thuế; - Tổng doanh thu; - Lợi nhuận gộp; - Tổng chi phí; - Tổng vốn chủ sở hữu; - Giá trị tài sản ròng. Bước 2: Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể. - 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế, SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 14
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải - 1% đến 2% tổng tài sản, - 1% đến 5% vốn chủ sở hữu, - 0.5% đến 3% tổng doanh thu. Bước 3: Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ % Bước 4: Xác định mức trọng yếu thực hiện. Mức trọng yếu thực hiện (mức trọng yếu chi tiết) là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Bước 6: Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua: Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây là mức quy định theo thông lệ kiểm toán tốt nhất ở Việt Nam Bước 7: Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán, thông thường lấy số làm tròn. Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trước (thấp hơn đáng kể), KTV cần cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp. Để giảm rủi ro có sai sót trọng yếu có thể có trong số dư đầu năm, KTV phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về các số dư tài sản và công nợ đầu năm. Bước 8: Đánh giá lại mức trọng yếu. Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không. Có 3 cách sửa đổi mức trọng yếu: - Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu (benchmark); - Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu; - Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu. 3.2.9 Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch - thực hiện) (A810 – phụ lục I/3) Chuẩn mực kiểm toán “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” (VSA 530) yêu cầu khi thiết kế thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 15
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán. Thông qua lựa chọn một trong 3 phương pháp: • Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%); • Lựa chọn các phần tử đặc biệt; • Lấy mẫu kiểm toán. 3.2.10 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A800) Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) yêu cầu KTV phải lập và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán tài liệu về chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán Cách thực hiện Tổng hợp các nội dung chính từ các Mẫu A210, A310, A510, A400, A600, A710 và A810 của các phần trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời, tóm tắt các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang (từ Mẫu B410 của hồ sơ kiểm toán năm trước) và đưa ra hướng giải quyết trong cuộc kiểm toán năm nay. 3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 3.2.1 Đánh giá hoạt động hữu hiệu của HTKSNB (C410) Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV khi quyết định lựa chọn kiểm tra hệ thống KSNB nhằm thu thập bằng chứng về việc hoạt động có hiệu quả của các thủ tục kiểm soát chính trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các gian lận sai sót đối với từng chu trình Cách thực hiện KTV sử dụng các thủ tục sau để kiểm tra xem các thủ tục kiểm soát chính có thực sự hoạt động hiệu quả trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các gian lận sai sót đối với từng chu trình kinh doanh chính: • Phỏng vấn các cá nhân liên quan; • Kiểm tra các tài liệu liên quan; • Quan sát hoạt động của các chu trình chính và các nghiệp vụ chính; • Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát xem chúng có hoạt động, hoặc hoạt động có hiệu quả không. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 16
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải Thủ tục tiến hành lấy mẫu trong thử nghiệm kiểm soát bao gồm: • Xác định các thủ tục kiểm soát phù hợp để kiểm tra • Xác định các thủ tục kiểm tra phù hợp (phỏng vấn, quan sát, kiểm tra, thực hiện lại, …); • Tiến hành kiểm tra; • Đánh giá kết quả thử nghiệm kiểm soát; • Đánh giá rủi ro kiểm soát; • Lập giấy tờ làm việc phản ánh công việc đã thực hiện và kết luận. Cỡ mẫu tối thiểu có thể lựa chọn như sau: Tần suất kiểm soát và tổng Số đơn vị mẫu chọn thể Quý (4) 2 Tháng (12) 2 -4 1/2 tháng (24) 3–8 Tuần (52) 5 –9 3.2.2 Bảng tổng hợp – Leadsheet Việc phân tích biến động của từng khỏan mục trước khi kiểm toán là bắt buộc để đảm bảo KTV có hiểu biết tổng quan về khoản mục kiểm toán trong kỳ, đánh giá tính hợp lý của sự biến động để có thể xác định những rủi ro có thể xảy ra và áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp. KTV trình bày theo mẫu E410A 3.2.3 Kiểm tra cơ bản khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương (E430) Các yếu tố cơ bản của chương trình kiểm toán a. Mục tiêu kiểm toán chung Đảm bảo các khoản phải trả người lao động, các khoản trích theo lương và dự phòng trợ cấp mất việc làm là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. b. Thủ tục chung - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 17
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). c. Kiểm tra phân tích - So sánh số dư lương phải trả, các khoản trích theo lương phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm, qui mô của các khoản phải trả này trong tổng nợ phải trả năm nay với năm trước, đánh giá những biến động lớn, bất thường. - So sánh, phân tích biến động chi phí lương năm nay với năm trước, hàng tháng trong năm trên cơ sở kết hợp với những biến động về nhân sự và chính sách thay đổi lương, đánh giá tính hợp lý. d. Kiểm tra chi tiết - Kiểm tra chi tiết bảng lương (chọn bảng lương một số tháng) - Đối với những DN hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được duyệt, cần so sánh tiền lương thực tế với tiền lương đã được phê duyệt, yêu cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần). - Kiểm tra chính sách nhân sự của DN, thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các khoản phải trả cho người LĐ đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ như tiền thưởng, tiền hoa hồng, v.v… - Đối chiếu các khoản khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN) với các biên bản quyết toán số phải nộp trong năm, kiểm tra các chứng từ nộp tiền và xác định tính hợp lý của số dư còn phải trả cuối năm. - Đối với những DN hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được duyệt, cần so sánh tiền lương thực tế với tiền lương đã được phê duyệt, yêu cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần). - Kiểm tra chính sách nhân sự của DN, thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các khoản phải trả cho người LĐ đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ như tiền thưởng, tiền hoa hồng, v.v… - Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ khỏi chi phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm. - Thu thập biến động của quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kiểm tra tính đúng đắn của mức trích lập quỹ tại thời điểm cuối năm theo chế độ hiện hành. - Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả lương có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 18
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải - Kiểm tra tính trình bày lương phải trả, các khoản trích theo lương và dự phòng trợ cấp mất việc làm trên các BCTC. e. Các thủ tục bổ sung: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu nhận thấy có những rủi ro và gian lận đối với chu trình thì KTV có thể bổ sung các thử nghiệm chi tiết cần thiết. f. Kết luận:Phản ánh kết luận tổng thể của KTV về tính đầy đủ và phù hợp của các bằng chứng kiểm toán thu thập đối với mục tiêu kiểm toán đề ra. 3.2.4 Kiểm tra các nội dung khác Mục đích:  Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán riêng biệt liên quan, đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp mà các phần hành Thử nghiệm Cơ bản chưa thể cung cấp đầy đủ, thích hợp.  Cung cấp bổ sung bằng chứng về tính trung thực và hợp lý của các BCTC trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành để KTV có thể đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp. a. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan (H110) Chuẩn mực kiểm toán “Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC” (VSA 250) yêu cầu “Khi lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán, KTV phải chú ý đến vấn đề đơn vị được kiểm toán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.” Cách thực hiện Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. Nếu xác định được những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC được kiểm toán, KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán, phải trao đổi với thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp. b. Soát xét các bút toán tổng hợp (H120) Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải soát xét, kiểm tra các bút toán ghi sổ tổng hợp, các bút toán điều chỉnh khi lập BCTC để phát hiện các tình huống thể hiện sự thiếu khách quan hoặc sự can thiệp của SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 19
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải Ban Giám đốc (nếu có) và đánh giá xem các tình huống đó có thể hiện rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không. Cách thực hiện KTV nên tập trung xem xét các bút toán trên Sổ Cái vào các ngày gần cuối niên độ, đồng thời, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán để nắm bắt được các bút toán bất thường mà các thành viên đã phát hiện ở các phần hành được giao. Thủ tục phỏng vấn nhân viên kế toán cũng rất hữu ích trong việc giúp phát hiện sự can thiệp của Ban Giám đốc đối với các bút toán điều chỉnh cuối kỳ. KTV có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy theo đặc điểm của từng khách hàng và tình huống cụ thể, cũng như đánh giá rủi ro của KTV. c. Kiểm toán năm đầu tiên-Số dư đầu năm tài chính (H130) Chuẩn mực kiểm toán “Kiểm toán năm đầu tiên-Số dư đầu năm tài chính” (VSA 510) yêu cầu KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm: a) Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC năm nay; b) Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác, hoặc được phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết; c) Chuẩn mực và chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kế toán đã được điều chỉnh trong BCTC và trình bày đầy đủ trong phần thuyết minh BCTC. Cách thực hiện Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. Nhóm kiểm toán có thể lồng ghép thủ tục kiểm tra chi tiết số dư đầu năm vào chương trình kiểm toán của từng phần hành để thuận tiện việc triển khai công việc và đánh tham chiếu. d. Soát xét giao dịch với các bên liên quan (H140) Kiểm toán “Các bên liên quan” (VSA 550) - yêu cầu thực hiện những thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc xác định và thuyết minh của BGĐ đơn vị được kiểm toán về các bên liên quan và về những giao dịch với các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đối với BCTC. Cách thực hiện SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 20
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. KTV cần lưu ý là phải bao gồm trong nội dung thư giải trình của BGĐ về tính đầy đủ của thông tin được cung cấp liên quan đến việc xác định các bên liên quan và thông tin về các bên liên quan được trình bày đầy đủ trong BCTC. e. Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán) (H150) Chuẩn mực “Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán” (VSA 560) - yêu cầu xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC nhưng trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán, đối với BCTC và báo cáo kiểm toán. Cần đặc biệt chú ý đến 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC: a) Những sự kiện phát sinh cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đă tồn tại vào ngày khoá sổ kế toán lập BCTC; b) Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày hoặc trước ngày khoá sổ kế toán lập BCTC. Cách thực hiện Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV phải xác định xem các sự kiện này có được tính toán đúng đắn, điều chỉnh và trình bày thích hợp trong BCTC đã được kiểm toán hay không. f. Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán (H160) Chuẩn mực kiểm toán “Những thông tin khác trong tài liệu có BTCT đã được kiểm toán” (VSA 720) - yêu cầu KTV xem xét những thông tin khác được công bố cùng với BCTC đă được kiểm toán để xác định những điểm không nhất quán (mâu thuẫn) trọng yếu so với BCTC đă được kiểm toán. Cách thực hiện Khi xem xét lại những thông tin khác cùng được trình bày, nếu KTV phát hiện ra điểm không nhất quán trọng yếu thì KTV phải xác định xem liệu có cần phải sửa đổi BCTC được kiểm toán hay sửa đổi những thông tin khác cùng được SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 21
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải trình bày trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán và có biện pháp xử lý phù hợp. g. Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết (H170) Do tính trọng yếu của việc trình bày và công bố các khoản mục tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết đến tổng thể BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18-“Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo tính hợp lý của việc trình bày BCTC. Cách thực hiện Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. KTV cần lưu ý là phải bao gồm trong nội dung Thư giải trình của BGĐ về tính đầy đủ của thông tin được cung cấp liên quan đến các khoản mục tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết trên BCTC đã được kiểm toán. h. Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót (H180) Tính phù hợp, độ tin cậy của các BCTC của doanh nghiệp và khả năng so sánh BCTC của doanh nghiệp giữa các năm và so sánh với BCTC của các doanh nghiệp khác có thể bị ảnh hưởng trọng yếu trong trường hợp đơn vị được kiểm toán có sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót khi không áp dụng đúng trong việc lập và trình bày BCTC theo Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót” (VAS 29). Cách thực hiện Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, tính toán lại, kiểm tra tài liệu liên quan. Khi nhận thấy những thay đổi trong các chính sách kế toán và/hoặc các ước tính kế toán và/hoặc sửa chữa các sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm nay và/hoặc các năm trước thì KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán và trao đổi với trưởng nhóm kiểm toán hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp. i. Đánh giá lại mức trọng yếu (A710) Mục đích: SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 22
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải  Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện tới quá trình kiểm toán và ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với BCTC.  Đánh giá lại nội dung, phạm vi lịch trình cua các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Thời điểm thực hiện  Mức trọng yếu xét trên tổng thể báo cáo tài chính có thể cần phải được sửa đổi do kết quả của sự thay đổi trong các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm toán, thông tin mới hay là thay đổi về hiểu biết của KTV về đơn vị được kiểm toán và hoạt động của đơn vị đó do thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán.  Thực hiện trong giai đoạn đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán.  Áp dụng với trường hợp phát sinh các điều chỉnh kiểm toán ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu làm cơ sở xác định mức trọng yếu ban đầu. Cách thực hiện Tính toán lại mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện sau khi cân nhắc lại tiêu chí tính và/hoặc cập nhật lại số liệu của tiêu chí đã chọn để tính ra mức trọng yếu ban đầu sau khi điều chỉnh theo các bút toán điều chỉnh kiểm toán.(A710) 3.2.5 Tổng hợp kết luận và lập báo cáo Sau khi kết thúc kiểm toán KTV cần xem xét lại tổng hợp các vấn đề phát sinh tại từng tài khoản trọng yếu, các bút toán đề nghị điều chỉnh, trao đổi và thống nhất với khách hàng về các nội dung này. Đặc biệt phải trả lời về việc các rủi ro phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán đã được xử lý chưa. Soát xét lại giấy tờ làm việc, đánh giá kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Giai đoạn này thực hiện các công việc sau: - Tổng hợp kết quả kiểm toán (B300, B410) - BCTC và Báo cáo kiểm toán - Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo (B100) SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 23
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải PHẦN II THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY AAC A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC I. Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán - Kế toán AAC 1. Giới thiệu chung Tên công ty: Công ty Kiểm toán và kế toán AAC Tên giao dịch đối ngoại: Auditing and Accounting Company Tên viết tắt: AAC Trụ sở chính : 217 Nguyễn Văn Linh. TP Đà Nẵng SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 24
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải Điện thoại : (84) 0511 3 655 886 Fax : (84) 0511 3 655 887 E-mail: aac@dng.vnn.vn Website: http://www.aac.com.vn Công ty Kiểm toán và kế toán AAC là một Công ty kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Với quá trình hoạt động trên 15 năm, hiện nay Công ty đang có một đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán. 2. Lich sử hình thành và phát triển Công ty Kiểm toán và kế toán AAC là công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài Chính, tiền thân là công ty kiểm toán DAC, được thành lập trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh công ty kiểm toán đóng tại Đà Nẵng, là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập trên cơ sở quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01 tháng 04 năm 1993 và Quyết định số 106/TC- BTC ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Và hiện nay công ty AAC đã được kết nạp trở thành thành viên của tổ chức Polaris, là tổ chức kiểm toán quốc tế. Công ty AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện. Hiện tại, công ty AAC có đội ngũ gồm 100 nhân viên, trong đó có khoảng 27 người đã có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập. Đội ngũ kiểm toán viên của AAC được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc tế. Nhờ có đội ngũ chuyên nghiệp chất lượng cao, ý thức trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng nên trong quá trình hoạt động, AAC chưa hề để xảy ra bất kỳ sai sót, rủi ro nào cho khách hàng. AAC luôn được các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng phục vụ. Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “ Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services” - Bộ Công Thương bình chọn là một trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải/cup “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services”. 3. Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động 3.1 Mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động của công ty AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ, cung cấp cho họ những thông tin đích SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 25
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Công ty AAC không ngừng hoạt động nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. 3.2 Nguyên tắc hoạt động Công ty AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng, đó cũng chính là lời cam kết của AAC với khách hàng. 4. Cơ cấu tổ chức của công ty Kiểm toán và kế toán AAC 4.1 Cơ cấu tổ chứ Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Xây Dựng Cơ Bản Báo Cáo Tài Chính Khối Phòng Chi Nhánh Phòng Khối Kiểm Toán Tư Vấn và TP Hồ Kế Toán Kiểm Toán XDCB Đào Tạo Chí Minh Tài Chính BCTC Ban Phòng Phòng Ban Phòng Phòng Phòng Phòng Kiểm SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm 26 Trang Kiểm Soát Toán Toán Soát Toán Toán Toán Toán Chất XDCB XDCB Chất BCTC BCTC BCTC BCTC Lượng 1 2 Lượng 1 2 3 4
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải 4.2 Đội ngũ nhân viên Với hơn100 nhân viên, AAC có đội ngũ Kiểm toán viên được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc tế. 100% đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý Kiểm toán viên cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu thông qua chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án EURO – TAPVIET do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Trong quá trình phục vụ khách hàng, bản lĩnh nghề nghiệp, hiệu quả công việc và thiện chí của nhân viên AAC được khách hàng đánh giá cao, góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp của AAC và khách hàng.  Chức năng – nhiệm vụ từng vị trí Tổng Giám đốc: - Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. - Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty. - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty. - Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng. - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại. Phó Tổng Giám đốc: - Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng, và các vấn đề về nghiệp vụ. - Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và ủy quyền. - Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 27
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải Kế toán trưởng: là người giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ. Trưởng, phó phòng: Đứng đầu các phòng nghiệp vụ chuyên môn, phối hợp hoạt động và là cầu nối giữa Ban Tổng Giám đốc với các nhóm nhân viên. Kiểm toán viên chính - Giám sát công việc của các trợ lý - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. - Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. Trợ lý kiểm toán viên: là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp: - Trợ lý kiểm toán viên cấp 1 - Trợ lý kiểm toán viên cấp 2 - Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 Thông qua công việc kết hợp đào tạo tại chỗ với đào tạo chính khoá và các chương trình tư học, tất cả những người làm công tác chuyên môn phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ của mình. Nhân viên có thể được cất nhắc lên các chức vụ cao hơn căn cứ vào năng lực làm việc hiện tại của người đó và trách nhiệm tăng thêm của người khi đảm đương vị trí mới trong công ty. 5. Các dịch vụ công ty cung cấp Công ty Kiểm toán và kế toán AAC cung cấp các dịch vụ sau: Kiểm toán, kế toán, tư vấn Thuế, tư vấn tài chính và quản lý, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng, dịch vụ Tin học. Trong đó: 5.1 Dịch vụ Kiểm toán - Kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án. - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán nội bộ. - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước. 5.2 Dịch vụ Kế toán - Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán. SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 28
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán. - Lập các Báo cáo tài chính định kỳ. - Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS. - Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán. 5.3 Dịch vụ tư vấn Thuế - Tư vấn việc áp dụng chính sách Thuế. - Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế. - Tư vấn về các thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế. - Hỗ trợ việc cập nhật thông tin về thuế và thuế quan. 5.4 Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý - Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp. - Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ. - Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán – tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý. - Soát xét báo cáo tài chính. - Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá sản doanh nghiệp. - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp, kiện tụng. 5.5 Dịch vụ Đào tạo và Tuyển dụng - Đào tạo, bồi dưỡng kế toán và kiểm toán viên nội bộ. - Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán. - Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán và kiểm toán viên nội bộ. 5.6 Dịch vụ Tin học - Tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế toán quản trị. - Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông tin quản lý. B. THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY THNN KIỂM TOAN – KẾ TOÁN AAC I. Quy trình kiểm toán khoản tại công ty TNHH Kiểm toán – Kế toán AAC thực hiện Vào năm 2011, khi kiểm toán cho niên độ kế toán 2010, Công ty AAC đã tiến hành kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu của Hiệp hội Kiểm toán hành nghề VACPA áp dụng cho niên độ kiểm toán 2010 và 2011. Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán – Kế toán AAC SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 29
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải II. Thực tế quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty ABC do công ty TNHH Kiểm toán – Kế toán AAC thực hiện 1. Lập kế hoạch kiểm toán 1.1 Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100) Công việc đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (gọi tắt là công ty kiểm toán AAC) luôn là tìm hiểu thông tin chung về khách hàng để có những cái nhìn chung nhất về hoạt động kinh doanh của khách hàng, các chính sách, các quy định mà công ty khách hàng đang áp dụng qua đó đánh giá được rủi ro tiềm tàng. Người đại diện cho công ty tìm hiểu các thông tin chung về khách hàng thường là các trưởng đoàn và công việc này được áp dụng cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Công ty cổ phần ABC là khách hàng của công ty, đểtìm hiểu việc có chấp nhận khách hàng và duy trì khách hàng cũ, công ty AAC tìm hiể các thông tin trong mẫu A120 CÔNG TY KẾ TOÁN & KIỂM TOÁN AAC A120 Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN ABC Nội dung: CHẤP NHẬN, DUY TRÌ KHÁCH HÀNG CŨ, SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 30
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Tên KH: Công ty cổ phần ABC 2. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Bạch Thị Lan Phương – Phụ trách kế toán 3. Địa chỉ: 112 Phan Đình Phùng, phường Nguyễn Nghiêm, TP Quãng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: 055.3773830 Fax: 055.3826789 Email: tvxđtqng@dng.vnn.vn Website: 4. Loại hình DN Cty CP niêm $ Cty cổ DNNN Cty Loại hình DN yết phần TNHH khác DN có vốn DN tư Cty hợp HTX ĐTNN nhân danh 5. Năm tài chính: từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 6.Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ (tham chiếu A310): Họ và tên Vị trí Ghi chú Hội đồng quản trị Ông Nguyễn Đức Minh Chủ tịch Cổ đông sáng lập Ông Lê Quang Khiêm Phó chủ tịch Cổ đông sáng lập Ông Tạ Thanh Hải Thành viên Cổ đông sáng lập Giám đốc và kế toán trưởng Ông Nguyễn Đức Minh Giám đốc Bà Bạch Thị Lan Phương Phụ trách kế toán SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 31
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải 7. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập như thế nào: Công ty tự liên lạc với khách hàng để ký hợp đồng kiểm toán 8. Họ và tên người đại diện cho DN: Ông Nguyễn Đức Minh Địa chỉ: 119A Chu Văn An, TP Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi 9. Tên ngân hàng DN có quan hệ: - Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại Quảng Ngãi - Chi nhánh ngân hàng NN Quân đội tại Quảng Ngãi 10. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết. - Tư vấn về xây dựng và đầu tư trên các lĩnh vực: xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện và điện; - Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập dự toán và tổng dự toán; Thẩm định dự án, thiết kế, dự toán các công trình không do công ty lập; - Quản lý xây dựng; laaph hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ thầu; - Giám sát thi công xây lắp, dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật xây dựng và môi trường; - Thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định công trình, trang trí nội thất và cải tạo trùng tu các công trình kiến trúc; - Lập quy hoạch đô thị nông thôn, khảo sát, thiết kế, giám sát các công trình điện đến 35kw; - Thiết kế xây dựng công trình giao thông (cảng, đường thủy); giám sát thi công xây dựng công trình giao thông (cảng, đường thủy). 11. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...) Không có thông tin nào nổi bật liên quan đến doanh nghiệp cũng như những người lãnh đạo trong doanh nghiệp 12. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành. Kiểm toán báo cáo tài chính, hoàn thành trước ngày 25/02/2011 13.Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó. Là công ty cổ phần nên các cổ đông yêu cầu BCTC hàng năm phải được kiểm toán III. THỦ TỤC KIỂM TOÁN Có Không Không SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 32
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải áp dụng Các sự kiện của năm hiện tại Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các  nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH. Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan  đến tính chính trực của BGĐ. Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên  BCKT năm nay. Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như  vậy trong tương lai không. BCKT năm trước có bị ngoại trừ.  Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.  Mức phí Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Cty.  Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ  phụ trách hợp đồng kiểm toán. Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.  Quan hệ với KH Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn  có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH. Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm  toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp. Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có  quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH. Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm  giữ cổ phiếu của KH. Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám  đốc của KH: - Thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ) - Thành viên BGĐ của Cty - Cựu thành viên BGĐ của Cty - Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở  thành nhân viên của KH. Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động  kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc thành viên của nhóm SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 33
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải kiểm toán. Mẫu thuẫn lợi ích Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại  khác. Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến  tính độc lập. Khác Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ  nhiệm làm kiểm toán. III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG Cao Trung bình  Thấp IV. GHI CHÚ BỔ SUNG V. KẾT LUẬN Chấp nhận duy trì khách hàng:  Có Không 1.2 Hợp đồng kiểm toán (A200) Khi đã chấp nhận khách hàng, công ty AAC tiến hành lập Hợp đồng kiểm toán, quy định các điều khoản giữa hai bên (phụ lục II/1). 1.3 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A310) CÔNG TY: KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN AAC A310 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Tên Ngày Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Người thực hiện Thúy 15/2/10 Người soát xét 1 Đinh Nội dung: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI Y TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. B. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN 1.1MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHUNG Các thông tin về môi trường kinh doanh chung của DN trong năm hiện hành bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát...); Biến động về lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ, và lạm phát; Biến động thị trường mà DN đang kinh doanh; Các nội dung khác … Nhìn chung, trong năm 2010 nền kinh tế Việt Nam tăng với tốc độ cao hơn 2009, lạm phát cao SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 34
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải và thâm hụt ngân sách nhà nước tương đối lớn. Do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái toàn cầu, năm 2010 là 1 năm khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó nhà nước cũng có những biện pháp để ngăn chặn suy thoái kinh tế như sản xuất và xuất khẩ, kích cầu đầu tư và tiêu dùng. 1.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGÀNH NGHÊ MÀ DN KINH DOANH VÀ XU HƯỚNG CỦA NGÀNH NGHỀ. Các thông tin chung về ngành nghề mà DN đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thị trường và cạnh tranh, bao gồm nhu cầu, năng lực cung ứng, cạnh tranh về giá; Đặc điểm kinh doanh ngành (liên tục hay thời vụ); Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chính; Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh của ngành; Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả (nguyên vật liệu chính, dịch vụ, lao động)…. Trong năm 2010, công ty vẫn tiếp các dự án, công trình còn dang dở, đối với công ty tư vấn chi phí chủ yếu là chi phí tiền lương, hàng tồn kho chủ yếu là công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác tư vấn, thiết kế như: giấy photo, mực in,…. 2. Hiểu biết về doanh nghiệp. 2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU Các thông tin chung về hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của DN bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Bản chất của các nguồn doanh thu: sản xuất, dịch vụ, tài chính/ bán buôn, bán lẻ; Mô tả các loại sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà DN cung cấp;Thực hiện hoạt động: mô tả các giai đoạn của sản phẩm hoặc dịch vụ, phương thức sản xuất, cách thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ); Mô tả các liên doanh, liên kết hoặc các hoạt động thuê ngoài quan trọng;Địa điểm sản xuất, kinh doanh, số lượng văn phòng; Các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ quan trọng ; Các hoạt động nghiên cứu phát triển; Các giao dịch với bên có liên quan… - Tư vấn về xây dựng và đầu tư trên các lĩnh vực: xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện và điện; - Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập dự toán và tổng dự toán; Thẩm định dự án, thiết kế, dự toán các công trình không do công ty lập; - Quản lý xây dựng; laaph hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ thầu; - Giám sát thi công xây lắp, dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật xây dựng và môi trường; - Thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định công trình, trang trí nội thất và cải tạo trùng tu các công trình kiến trúc; - Lập quy hoạch đô thị nông thôn, khảo sát, thiết kế, giám sát các công trình điện đến 35kw; - Thiết kế xây dựng công trình giao thông (cảng, đường thủy); giám sát thi công xây dựng công trình giao thông (cảng, đường thủy). SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 35
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: NCS.ThS Phan Thanh Hải 2.2HIỂU BIẾT VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG Bao gồm: Hệ thống kế toán DN đang áp dụng. Có lập BCTC cho tập đoàn không; Các chính sách kế toán quan trọng DN áp dụng; Các thay đổi chính sách kế toán năm nay; Yêu cầu đối với BCTC; Cấu trúc lập BCTC… 1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Niên độ kế toán từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng VN 2. Chuẩn mực hàng tồn kho áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toánVN ban hành theo quyết định số 15/2006/ QD-BTC ngày 20/03/2006 và hệ thống Chuẩn mực kế toán VN do Bộ Tài Chính ban hành. 3. Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu: a. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế a. toán: VNĐ N guyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá trị thực tế - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước, xuất trước - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho b. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Theo Nguyên giá - Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Khấu hao đường thẳng . c. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu cung cấp dịch vụ: Việc ghi nhận doanh thu của DN tuân thủ đầy đủ 04 điều kiện ghi nhận - doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tạI CMKT số 14 "Doanh thu và thu nhập khác" d. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ 3.3 KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ THUẾ Bao gồm: Mô tả nhận xét về kết quả kinh doanh và cách thức các nhà lãnh đạo DN quản lý kết quả kinh doanh; Thảo luận một vài tỷ suất tài chính cần lưu ý: Cấu trúc nợ, khả năng thanh toán……để có nhận định sơ bộ về tình hình tài chính; Các hoạt động liên quan thuê tài chính (nếu có); Các loại thuế quan trọng áp dụng… 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.553.036.976 SVTH: Đỗ Thị Phương Thúy_13KKT5 Trang 36