SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 11
Descargar para leer sin conexión
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                   Page 1 of 11



             TÌNH HÌNH TRẺ LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
1. Những yếu tố ảnh hưởng, liên quan và tác động đến lao động trẻ em*

Từ bao đời nay ở Việt Nam, trẻ em lao động và lao động trẻ em không phải là hiện tượng mới lạ. Ở
nông thôn, trẻ em là nguồn lao động quan trọng trong gia đình. Trông em, lo cơm nước, chăn trâu, cắt
cỏ, chăn nuôi gà vịt, phụ việc cho người lớn và tham gia các công việc đồng áng là những công việc
thường ngày của trẻ em ở nông thôn. Trẻ em còn là lao động chính trong những gia đình có nghề phụ.

Các em lao động cùng cha mẹ trong bối cảnh gia đình và lao động được coi là quá trình xã hội hóa giúp
các em trưởng thành, vững vàng, có thêm kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp, chuẩn bị cho cuộc sống
ngày mai bên cạnh việc tăng thu nhập cho gia đình và cho bản thân.

Nghèo đói hiện nay vẫn là lý do cơ bản nhất tiếp tục dẫn tới lao động trẻ em. Mặc dù mức tăng trưởng
kinh tế đã tăng nhanh trong vài năm qua song Việt Nam vẫn là một nước nghèo đang phát triển, với mức
thu nhập tính theo đầu người khoảng 200 đô-la Mỹ trong một năm, xếp hàng thứ 150 trong số 173 quốc
gia trên thế giới. Theo khảo sát năm 1993 của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và
Ngân hàng Thế giới, 51% số dân sống nghèo đói và sản xuất lương thực đã khá giả trong những năm
qua, song chỉ đủ cung ứng theo kịp mức gia tăng dân số.

Thất nghiệp và thiếu việc làm phổ biến hiện nay ở cả nông thôn (30% đến 40%) và thành thị (12%) do
hằng năm dân số tăng nhanh (2,1%), do lực lượng lao động cũng tăng nhanh (3,3%), giảm việc làm ở
các doanh nghiệp quốc doanh và giảm biên chế ở các cơ quan nhà nước, 20 vạn người Việt Nam ở nước
ngoài (chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây) hết hợp đồng lao động trở về, 7 vạn người di
tản hồi hương từ các trại tị nạn và hàng chục vạn quân nhân giải ngũ …

Gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và khoảng 71% số dân làm nghề nông. Phương thức sản
xuất chủ yếu vẫn là lao động thủ công, chân tay. Nghèo đói và thiếu việc làm là nguyên nhân dẫn tới
việc di cư của người dân nông thôn ra thành phố, làm dân số đô thị tăng nhanh với tỷ lệ 4,3% hằng năm
và gây thêm ra nhiều vấn đề khó khăn cho các vùng đô thị.

                                                  [1]
2. Lao động trẻ em trong nền kinh tế thị trường

Dân số trẻ em (0 – 16 tuổi) ở Việt Nam khá đông, chiếm 43,6% tổng số dân 72,5 triệu người (1994).
Hiện có hơn 50% số trẻ em suy dinh dưỡng và hằng năm có hàng triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học (6 –
11) và trung học cơ sở (12 – 15) không đến trường, lưu ban và bỏ học vì nhiều lý do : nghèo đói, khó
khăn về kinh tế, cha mẹ và gia đình chưa nhận thức được giá trị và nhu cầu học tập của con em họ trong
thời buổi kinh tế thị trường; các em phải lao động để giúp gia đình tăng thu nhập hay vì sự tồn tại của
gia đình; sự thiếu phù hợp và chất lượng sút kém trong giáo dục phổ thôn… Chính các em là nguồn bổ
sung thường xuyên cho đội quân lao động, đặc biệt là các em gái vốn phải chịu thiệt thòi nhiều hơn so
với các em trai. Tỷ lệ đi học ở các em gái thấp hơn nhiều, chỉ có 50,7% ở tiểu học và 47,3% ở trung học
cơ sở. Các tỷ lệ này còn thấp hơn nữa ở các vùng núi và dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh nông thôn. Theo
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học trong năm 2001 đã có chiều hướng giảm
với năm học trước. Tuy nhiên, ở bậc trung học học cơ sở, bậc học đang tiến hành phổ cập trên quy mô
toàn quốc, nhưng mỗi năm cả nước có khoảng 500.000 học sinh bỏ học, bao gồm cả những học sinh đã
tốt nghiệp tiểu học nhưng không có điều kiện học lên lớp 6. Trong khi đó, hệ thống giáo dục không
chính quy hằng năm mới chỉ huy động được khoảng trên 27.000 người (tính cả những học viên trên 18
tuổi) học bổ túc trung học cơ sở.




file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                 12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                    Page 2 of 11



Chính sách giao đất, giao rừng cho người nông dân đã đưa hàng triệu trẻ em ở nông thôn vào đội quân
lao động tự nguyện vì kinh tế gia đình mình.

Hiện tại và trong tương lai, khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là khu vực sử dụng nhiều lao động trẻ em
nhất chiếm khoảng 91%, rồi mới đến khu vực không chính thức đang gia tăng. Theo Tổng điều tra dân
số năm 1989, tỷ lệ trẻ em hoạt động kinh tế trong độ tuổi 13-15 là rất cao, là 30% với hơn 1,3 triệu trẻ
em.

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hóa thì trẻ em trở thành
mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi bằng sức lao động được trả giá rẻ mạt của các em. Ngày càng có
nhiều trẻ em ở nông thôn ra các vùng đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chủ yếu là ở Hà
Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và xu hướng này đang gia tăng trong mỗi năm qua làm con số trẻ em lang
thang đường phố đã lên tới hàng vạn. Phần lớn các em đến từ những gia đình khó khăn đông anh em hay
trong những hoàn cảnh éo le, túng kế sinh nhai. Hầu hết các em lang thang kiếm sống với nhiều cách : đi
làm thuê như phụ nề, làm gạch, khuân vác, bán vé số, hàng rong, bán báo, bán nước chè, đánh giầy,
lượm nhặt đồ phế thải… có những em chuyên đi ăn xin và coi đây là nguồn thu nhập chính nuôi gia
đình. Tập tục “ăn xin” truyền thống ở một vài làng xã cũng đã làm tăng thêm số trẻ em đi lang thang, đi
ăn xin ở các vùng đô thị. Có nhiều em bị đẩy vào vòng trộm cắp, mại dâm, nghiện hút hoặc bị lừa gạt và
bóc lột về thể xác, tinh thần và tình dục. Trong đói nghèo lại thiếu thốn vốn sống, có những em đã sa
ngã, phạm tội hay bị kẻ xấu lôi kéo, rủ rê.

Càng ngày có nhiều trung tâm dạy nghề, công xưởng… thu hút trẻ em lao động dưới danh nghĩa học
nghề, tập việc không có tiền công hay thù lao ít ỏi trong khi các em phải lao động quần quật hằng ngày.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế và hội nhập quốc tế khuyến khích thành lập và xác định lại vị thể của
nhiều xí nghiệp sản xuất thuộc nhà nước cũng như tư nhân sẽ cần nhiều lao động rẻ để cạnh tranh trên
thương trường quốc tế. Chắc chắn lao động trẻ em sẽ bị sử dụng nhiều hơn.

                                        [2]
3. Pháp luật về lao động chưa thành niên

Vấn đề lao động trẻ em cũng được quan tâm, chú ý và đề cập trong nhiều văn bản luật và dưới luật được
ban hành từ trước tới nay ở Việt Nam.

Sắc lệnh số 29 – SL (12.3.1947) quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được mượn (sử dụng) trẻ
em dưới 12 tuổi vào làm việc. Sở lao động có quyền yêu cầu người chủ phải thay đổi hoặc thôi không
cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi vào làm những công việc quá sức mình sau khi có sự xem xét của thầy
thuốc, Nhà nước nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm những công
việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại nguy hiểm mà Nhà nước đã quy định; không được sử dụng trẻ
em làm ca đêm, thời gian nghỉ đêm của lao động dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp …Đó là những
quy định đầu tiên quan trọng của pháp luật Việt Nam, vừa góp phần bảo vệ người lao động chưa thành
niên trong các xí nghiệp thời bấy giờ, vừa là cơ sở để nhà nước tiếp tục hoàn thiện chế độ này.

Những văn bản pháp luật lao động đã ban hành trong những năm gần đây như Pháp lệnh hợp đồng lao
động (30.8.1990), Pháp lệnh bảo hộ lao động (10.9.1991), Nghị định số 233-HĐBT (22.6.1990) có quy
định độ tuổi tham gia quan hệ lao động của người lao động chưa thành niên, giới hạn cho phép làm được
một số công việc nhất định phù hợp với khả năng, sức khỏe của họ, đồng thời quy định trách nhiệm của
người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên, nhất là trong lĩnh vực an toàn
lao động, vệ sinh lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991) quy định là các




file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                  12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                    Page 3 of 11



quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại
đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị (Điều 4).

Luật phổ cập giáo dục tiểu học (ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991) quy định các quyền cơ bản
của trẻ em được học tập và những biện pháp cụ thể làm cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội và mọi công dân thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc đối với mọi trẻ em
Việt Nam ở độ tuổi 6-14. Đây cũng là một biện pháp cơ bản và quan trọng trong việc xóa bỏ lao động
trẻ em.

Bộ luật lao động (thông qua ngày 23.6.1994 và có hiệu lực từ ngày 1.1.1995) có những quy định về lao
động chưa thành niên (trong các Điều 22, 119, 120 và 122), đặc biệt là liên quan đến nhiều vấn đề xung
quanh mối quan hệ xuyên suốt Bộ luật giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó có
người lao động chưa thành niên.

Người sử dụng lao động chỉ được phép nhận trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên vào làm việc. Đối với trẻ em
dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động chỉ được nhận vào làm việc, học nghề, tập nghề, với điều kiện là
phải được sự đồng ý và theo dõi của bố mẹ hoặc người đỡ đầu và chỉ giới hạn trong phạm vi một số
ngành nghề và công việc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định (Điều 120).

Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại và chỉ được sử dụng các em làm những công việc phù hợp
với sức khỏe nhằm vừa bảo đảm sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực, vừa tạo điều kiện để các
em học tập, nâng cao hiểu biết nghề nghiệp, nhân cách và ý thức kỷ luật lao động.

Thời gian làm việc của người lao động thành niên là không quá 8 giờ một ngày, hay 48 giờ một tuần và
đối với người lao động chưa thành niên thời giờ làm việc tối đa không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ
một tuần.

Trong những trường hợp cần thiết, người sử dụng lao động được phép huy động người lao động chưa
thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm, nhưng chỉ với thời gian hạn chế và với một số nghề và công
việc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ấn định (Điều 122).

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Bộ Y tế đã có Thông tư liên bộ số 09/TT-LB (ngày
13.4.1995) quy định điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên
( xem trong phụ lục) để đảm bảo sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách và đảm bảo an toàn lao động
cho người chưa thành niên.

                                                                                     [3]
   4. Biện pháp do ILO đề xuất và chiến lược giải quyết lao động trẻ em của Việt Nam.

Những chương trình xóa bỏ lao động trẻ em phải được tiến hành đồng thời ở cả 4 cấp độ trong xã hội :
trẻ em, gia đình, cộng đồng và chính phủ như thể hiện trong bảng sau do ILO đề xuất :


    Biện           Trẻ em                Gia đình              Cộng đồng              Nhà nước
   pháp
 Giáo dục -      Đi học         -      Cấp học bổng     -       Cung ứng học -        Mở rộng giáo
 và    đào -        Giáo    dục -       Điều chỉnh giờ         vấn, tổ chức          dục, nhất là phổ
 tạo             không    chính        học ở trường phù        dạy nghề tại          cập giáo dục tiểu
                 quy                   hợp với nhu cầu         trung tâm cộng        học.
             -   Dạy nghề              gia đình.               đồng.          -       Tiến hành các



file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                  12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                    Page 4 of 11



                                     -    Thuyết phục cha                        cuộc cải cách để
                                         mẹ học sinh bằng                           khuyến khích trẻ
                                         giá trị của giáo                           em đi học, nhất
                                         dục.                                       là đối với các em
                                                                                    gái và trẻ em ở
                                                                                    nông thôn
 Các dịch -      Thường xuyên        -     Giáo dục sức -        Có các trung    - Mở rộng sự cung
 vụ phúc        theo dõi sức             khỏe.                  tâm y tế tại        ứng y tế và phúc
 lợi xã hội     khỏe.                -    Bảo hiểm xã hội.      cộng đồng.          lợi xã hội dựa
            -    Bổ sung dinh        -     Hỗ trợ về phúc -       Có các nhà        vào sự cung cấp
                dưỡng.                   lợi và chăm sóc.       mới cho trẻ em      của cộng đồng.
            -    Chăm sóc y tế.      -    Tăng thu nhập.        đường phố.       -   Phân quyền cho
            -     Đưa ra khỏi                                                       các cấp cơ sở.
                những       công
                việc độc hại.
 Công tác -      Cung cấp công       -    Thông tin về các -     Các kế hoạch -        Trợ giúp của
 bảo vệ         ăn việc làm ổn           điều kiện làm việc     bảo vệ.              chính phủ cho
                định theo nhu            được cải thiện.    -     Giúp đỡ tự         những sáng kiến
                cầu phát triển.      -    Có áp lực đối với     nguyện.              dựa vào cộng
            -    Các kế hoạch            người sử dụng lao                           đồng.
                cung cấp việc            động.                                   -    Thực hiện pháp
                làm.                 -    Thông tin pháp                             luật.
            -      Các      công         lý.                                     -    Tiếp xúc với các
                xưởng có mái                                                         tổ     chức    của
                che.                                                                 người sử dụng
                                                                                     lao động.
 Tuyên     -     Hình thành tiếp     -    Thông tin y tế, -        Các nhóm -          Nâng cao hiểu
 truyền         xúc sử dụng              giáo dục.              công dân, nhà        biết trong các bộ,
 nâng cao       đồng đẳng.           -     Thông tin về         hát cộng đồng.       ngành.
 nhận thức -     Phát triển nhận         pháp luật.       -      Thông tin đại -       Các chiến lược
 của công       thức về tình                                    chúng như đài        truyền      thông,
 chúng          hình và quyền                                   phát thanh.          nâng cao hiểu
                lợi.                                        -   Huy động giáo        biết trong dân
            -     Xây dựng ý                                    viên, các tôn        chúng.
                thức tự khẳng                                   giáo, các tổ
                định.                                           chức         tự
            -    Sử dụng thông                                  nguyện, các tổ
                tin đại chúng                                   chức của giới
                như báo chí, đài                                chủ và công
                phát thanh, vô                                  đoàn
                tuyến      truyền
                hình,        tranh
                biếm họa, múa
                rối, sách minh
                họa giải trí.
 Quy định -      Nâng cao hiểu       -   Giáo dục gia đình -     Huy động các -        Ban hành luật
 và thực        biết về luật lao         về luật và trách       công đoàn thay       pháp về lao động
 hiện           động.                    nhiệm gia đình.        mặt công nhân        trẻ em.
          -      Báo cáo các vi      -     Đăng ký khai         không thuộc tổ -      Điều chỉnh luật
                phạm.                    sinh.                  chức nào và          phù hợp với tình
                                                                ngoài lề xã hội.     hình địa phương.



file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                  12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                  Page 5 of 11



                                                          -       Giáo   dục -       Mở rộng việc
                                                              những người          thanh tra và nâng
                                                              thuê lao động        cao chất lượng
                                                              về pháp luật và      công tác này.
                                                              tác hại của lao -     Các chiến dịch
                                                              động đối với         đăng ký lao
                                                              trẻ em.              động.
                                                          -     Các tổ chức
                                                              của công dân
                                                              và các nhóm
                                                              đấu tranh đòi
                                                              thực hiện.

5. Việt Nam tiến tới giải quyết vấn đề lao động trẻ em.

Trong vài năm qua, vấn đề lao động trẻ em ngày càng được chú ý quan tâm, nhất là khi Việt Nam ban
hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Bộ luật lao động và một
số văn bản dưới luật khác. Bảo vệ và chăm sóc những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em
lao động là một trong những mục tiêu về trẻ em đề ra trong Chương trình hành động quốc gia về trẻ em
Việt Nam 1991-2000. Hệ thống Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em được thiết lập trong phạm vi cả
nước. Những vấn đề có liên quan đến lao động trẻ em đã bắt đầu được các ngành, các cấp có liên quan
bàn bạc, thảo luận để có những hành động giải quyết tích cực.

Giải quyết vấn đề lao động trẻ em là công việc khó khăn lâu dài. Áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong
thực tế Việt Nam, ta thấy những biện pháp cần tiến hành trước mắt gồm :

1. Thu thập và phân tích những thông tin về lao động trẻ em, xác định những khu vực có sử dụng lao
   động trẻ em.

2. Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức cho các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, tổ chức công
   đoàn có liên quan; người sử dụng lao động, trường học, các cơ quan thông tin đại chúng và cho
   chính trẻ em cùng gia đình các em.

3. Ban hành những chính sách và quy định về lao động trẻ em kể cả trong khu vực nông nghiệp, khu
   vực không chính thức và có cơ chế phối hợp liên ngành chỉ đạo thực hiện.

4. Thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến lao động trẻ em (Bộ luật lao động, Luật bảo
   vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học…)

5. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và đổi mới các chương trình giáo dục cho trẻ em (chính quy và
   không chính quy) cho phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với hoàn
   cảnh và đặc điểm của trẻ em trong đó có những trẻ em lao động và phục vụ thiết thực, có hiệu quả
   việc phát triển dân trí và nhân lực trong một nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

6. Tiến hành đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực cho những người trực tiếp tham gia cuộc đấu
   tranh chống lại sự bóc lột lao động trẻ em (đội ngũ cán bộ Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thanh
   tra lao động, cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên).

7. Nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng qua các chương trình xóa đói, giảm nghèo và các
   chương trình khác.




file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                    Page 6 of 11



Thực hiện phổ cập giáo dục, đặc biệt là tiểu học cho trẻ em trong độ tuổi là một biện pháp tốt và cơ bản
để tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em. Tuy nhiên, mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học không thể thực hiện
được chừng nào mà lao động trẻ em chưa bị xóa bỏ. Mục tiêu này cũng chỉ thực hiện được khi nào giáo
dục có chất lượng, phù hợp và không tốn kém, các bậc cha mẹ nhận thức được rằng việc giáo dục của
con em mình là sự đầu tư tốt nhất và nhà nước đầu tư thỏa đáng cho giáo dục. Trẻ em chỉ muốn đến
trường khi nội dung giáo dục thiết thực, hữu ích, hấp dẫn và sát với thực tế đời sống thường ngày. Thời
gian học tập phải phù hợp với đời sống lao động của trẻ em để các em có thể thu xếp thời gian học tập.
Nơi học tập phải thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với hoàn cảnh học sinh. Việc học hành không tốn kém
cũng làm cho cả cha mẹ yên tâm và học sinh hào hứng đến trường.

6. CÁC TRƯỜNG HỢP PHỎNG VẤN SÂU
TRƯỜNG HỢP 1 : Nguyễn Thị Thu Bay (Lớp học chữ) :

Nguyễn Thị Thu Bay, sinh năm: 1985, địa chỉ thường trú: xã Tương Bình Hiệp, Bến Cát, Bình Dương.
Trình đôï học vấn trước khi vào nhà máy 1/12 (nghỉ học lúc 8 tuổi). Gia đình có 6 anh chị em, Bay là
con thứ tư trong gia đình, còn hai em trai, một em trai đang bán vé số và mộït đang đi học. Chị gái thứ
ba đã có gia đình riêng. Hiện đang sống cùng cha mẹ. Cha 43 tuổi, hiện là công nhân bốc vác tại xí
nghiệp Bà Lụa, Bến Cát, Binh Dương. Mẹ 43 tuổi lo việc nội trợ trong gia đình.

Trước năm 1993, gia đình sinh sống ở Châu Đốc, vì không có công ăn việc làm ổn định, đời sống khó
khăn, nên các anh chị em đều phải nghỉ học. Năm 1993 cả gia đình về xã Tương Hiệp Bình (quê nội).
Khi mới về Bến Cát, gia đình rất khó khăn, em phải đi bán bánh cam (lúc 9 tuổi), bán vé số rồi đi bóc
lụa hạt điều. Đi bán bánh cam mỗi ngày lời khoảng bảy, tám ngàn; còn bán vé số thu nhập thất thường
lúc đắt, lúc ế, ngày nào lời nhiều nhất khoảng mười mấy ngàn; bóc lụa hạt điều mỗi tháng thu nhập cao
nhất cũng chỉ khoảng 300.000đ.

Tháng 10 năm 1997 em xin vào làm việc tại nhà máy do có người hàng xóm làm việc trong nhà máy cho
biết có đợt tuyển dụng công nhân. Em ký hợp đồng làm việc một năm với nhà máy. Không có sự phân
biệt đối xử giữa người lớn và người nhỏ tuổi trong việc ký hợp đồng. Em được sắp xếp làm ở khâu quét
thuốc vào đế giày, quét thuốc rất hôi và khó chịu nên nhà máy trang bị khẩu trang và bao tay khi làm
việc. Lúc đầu em rất khó chịu khi phải mang khẩu trang làm việc vì nó ngột ngạt, nhưng đeo riết rồi
cũng quen. Lương bình quân của em hiện nay là 700.000đ/tháng. Tiền lương được bao nhiêu em đưa hết
cho mẹ, chỉ giữ lại khoảng hơn một trăm để tiêu xài lặt vặt. Năm ngoái em tiết kiệm bằng cách chơi hụi
với công nhân trong nhà máy. Cuối năm hốt hụi, Bay và cậu em trai (đi bán vé số) cùng góp lại mua
được chiếc xe gắn máy (chiếc xe Bay hiện đang sử dụng để đi làm hàng ngày). Tháng 10/2000, từ khi có
dự án giáo dục tại nhà máy, em được xếp theo học lớp 5/12, và đã tốt nghiệp tiểu học (hệ bổ túc văn
hóa, điểm tốt nghiệp đạt 18/20). Hiện nay em đang tiếp tục theo học lớp 6/12. Buổi sáng học văn hóa,
buổi chiều ôn tập, luơng hàng tháng vẫn lãnh đủ như khi em chưa tham gia lớp học văn hóa. Bạn bè
cùng làm trong tổ đôi khi cũng có phân bì cho rằng em thật là sung sướng, được đi học, không phải làm
việc mà vẫn được hưởng lương như họ. Em rất thích khi được theo học lớp văn hóa, việc học đã giúp em
nâng cao kiến thức, chương trình học phù hợp với nhận thức và em tiếp thu bài rất tốt. Các giáo viên
giảng dạy rất nhiệt tình và dễ hiểu, em được học các môn Địa, Sinh, Toán, Văn. Trong các môn học, em
thích học môn Toán nhất vì nó giúp em tính toán nhanh.

Từ khi được làm việc tại nhà máy, cuộc sống gia đình em khá hơn trước, bản thân em có nhiều hiểu biết
hơn khi còn ở nhà, biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Môi trường làm việc rất thoải mái, bạn
bè cùng tuổi rất vui vẻ thân mật, các chị lớn tuổi trong nhà máy luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo em
trong công việc chuyên môn. Gia đình rất vui mừng khi biết lãnh đạo nhà máy đã quan tâm cho em theo
học lớp văn hóa. Em mong ước lớp văn hóa sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa để các em có điều kiện
hoàn tất chương trình văn hóa cấp hai. So với bạn bè cùng trang lứa thì em rất may mắn vì được làm



file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                  12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                  Page 7 of 11



việc tại nhà máy, một số bạn cùng xóm vẫn phải đi bán vé số lột hạt điều, họ muốn xin vào làm việc tại
các nhà máy nhưng chưa nơi nào tuyển công nhân.

Nếu không còn được làm việc tại nhà máy, em sẽ đi học uốn tóc để có nghề chuyên môn. Mong ước của
em thật bình thường là có việc làm ổn định để có thể tự nuôi sống bản thân.




TRƯỜNG HỢP 2 : Nguyễn Thị Kiều Loan (lớp chuyên đề) :

Nguyễn Thị Kiều Loan, sinh năm 1983, sống với ông ngoại và dì ruột từ lúc 9 tuổi đến nay tại xã Tương
Bình Hiệp, Bến Cát, Bình Dương. Trình độ văn hóa lớp 4/12. Gia đình có ba chị em, Loan là con đầu
lòng. Cha 37 tuổi, mẹ 35 tuổi, cả hai đều là công nhân Công ty Cao su Dầu Tiếng.

Lúc còn nhỏ tuy ở cùng cha mẹ nhưng thường xuyên lên nhà ông ngoại chơi nên tình cảm ông cháu rất
thắm thiết. Sau khi học hết lớp bốn, thấy các bạn trong xóm đi làm có tiền xài thoải mái, Loan không
muốn đi học, xin cha mẹ nghỉ học. Mặc dù cha mẹ không đồng ý nhưng em vẫn cương quyết nghỉ học.

Thời gian đầu nghỉ học Loan ở nhà phụ cha mẹ cơm nước và trông em, được ít lâu em thấy ở nhà buồn
quá nên xin lên ở luôn với ông ngoại và dì hai. Hằng ngày Loan theo phụ dì bán thịt heo ngoài chợ, bán
được một thời gian chợ bị đuổi, hai dì cháu nghỉ bán thịt heo. Sau đó em theo các bạn cùng xóm đi làm
ván ép cho chủ tư nhân, công việc tất bật, làm ngày làm đêm mà thu nhập quá thấp; em nghỉ việc và
sang làm xưởng nút áo, công việc ở xưởng cũng không ổn định. Tháng 3/2000 nghe các bạn cùng xóm
cho biết nhà máy có tuyển công nhân em và các bạn cùng xin vào nhà máy làm việc.

Vào nhà máy, em được bố trí làm ở khâu dán, vẽ mặt giầy. Thu nhập bình quân mỗi tháng của em trên
600.000 đồng. Lương mỗi tháng em phụ dì tiền cơm nước, cho ngoại chút ít còn bao nhiêu em giữ lại để
tiêu xài riêng cá nhân. Công việc ở nhà máy cũng nhẹ nhàng vừa với sức của em. Theo em, làm việc cho
tư nhân thoải mái hơn vì không ép buộc phải tăng ca, còn làm việc trong nhà máy kỷ luật nghiêm hơn.
Khi tăng ca, công nhân phải chấp hành, nếu không có thể bị đuổi việc. Mỗi khi công nhân làm hàng
hỏng, làm sai thì bị cán bộ la rầy nhưng không bị trừ lương. Tuy nhiên em vẫn thích làm việc tại nhà
máy vì thấy các bạn làm được thì mình cũng làm được.

Em rất thích học lớp chuyên đề vì có nhiều môn học rất cần thiết cho cuộc sống, em thích học môn nấu
ăn, ca hát, và chăm sóc sức khoẻ; vì học nấu ăn giúp em biết nấu nướng món ăn ngon, học ca hát giúp
em thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc, học chăm sóc sức khỏe giúp em biết chăm sóc sức khoẻ
cho chính bản thân mình. Nội dung học rất bổ ích, phương pháp giảng dạy rất vui, dễ hiểu. Em mong
muốn lớp chuyên đề được kéo dài thêm một thời gian nữa để có thể học thêm một số chuyên đề.

Em dự định sẽ làm việc lâu dài tại nhà máy. Nếu không còn làm việc tại nhà máy, em sẽ về giúp cha mẹ
nuôi heo, gia đình em không gặp khó khăn vì không phải phụ thuộc vào đồng lương của em. Em muốn
học nghề uốn tóc để có thể xoay sở khi thất nghiệp. Em cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiệân nay và
mong muốn mình được làm việc lâu dài tại nhà máy.



TRƯỜNG HỢP 3 : Lê Hồng Vân (lớp chuyên đề)

Lê Hồng Vân sinh năm 1983, hiêïn sinh sống cùng với cha mẹ ở ấp 5, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát,




file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                   Page 8 of 11



Bình Dương. Gia đình có 4 anh chị em, Vân là con út. Cha 48 tuổi, mẹ 46 tuổi, cả hai đều làm ruộng, gia
đình em có khoảng vài chục sào ruộng nên cuộc sống hiện nay cũng tương đối ổn định. Vân học đến lớp
10/12 thì nghỉ học vì trường học quá xa nhà.

Cha bị bịnh phổi và tim mạch, thỉnh thoảng phải nằm điều trị tại bịnh viện, mỗi khi cha đau ốm gia đình
phải thuê người đến làm ruộng thay cha.

Nhà ở gần nhà máy nên sau khi nghỉ học biết nhà máy có đợt tuyển công nhân, em làm đơn xin vào làm
việc. Tháng 8/1998 em bắt đầu vào làm việïc tại nhà máy, công việc chuyên môn của em là vẽ mẫu, dán
tăng cường da, công việc nhẹ nhàng vừa với sức của em. Thu nhập bình quân hàng tháng của em khoảng
700.000 đồng. Lương hàng tháng em đưa hết cho mẹ, chỉ giữ lại khỏang 100.000 đồng để đổ xăng đi
làm.

Lúc mới đi làm việc, ba mẹ rất lo lắng dặn dò đủ điều, khuyên em ráng làm việc để có tiền phụ giúp gia
đình. Đi làm về mỗi khi có chuyện vui buồn em thường hay tâm sự với mẹ, vì mẹ là người thương em
nhiều nhất.

Từ hồi đi làm việc em cảm thấy mình già và chững chạc hơn trước rất nhiều. Em rất thích học lớp
chuyên đề vì học rất vui, lớp học đã giúp cho em hiểu biết rất nhiều điều mà em chưa biết, thầy cô giáo
rất cởi mở tận tâm, nội dung giảng dạy rất cần thiết trong cuộc sống. Em thích học các môn nấu ăn, Luật
Hôn Nhân và Gia Đình, Chăm Sóc Sức Khoẻ.

Hàng ngày đi làm về em phụ mẹ cơm nước, tối rãnh rang xem ti vi. Đến mùa lúa những ngày nghỉ việc
em phụ cha mẹ làm cỏ, cấy hoặc cắt lúa.

Em mong muốn được làm việc lâu dài trong nhà máy. Nếu không còn làm việc trong nhà máy thì em rất
buồn. Phụ nữ rất ít nghề để lựa chọn cho nên em muốn học thêm nghề uốn tóc để sau nầy lỡ thất nghiệp
em có nghề để nuôi thân.

Hiện nay em không có ý định học thêm văn hóa, vì theo em học như vậy cũng tạm đủ, ngoài ra còn có lý
do là đi làm về rất mệt mà lớp bổ túc văn hóa lại quá xa nhà và cha mẹ thì cho rằng đi đêm rất nguy
hiểm.

TRƯỜNG HỢP 4 : Đồng Thị Hường (lớp học chữ)

Em Đồng Thị Hường, 18 tuổi, đang học lớp 6 tại nhà máy Nam Cương. Gia đình em ở ấp 2, xã An Lộc,
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Ba em 52 tuổi, làm ruộng; mẹ em 50 tuổi, bệnh tim nên ở nhà không đi làm. Em có 2 chị đang làm công
nhân và đã có gia đình. Hai anh làm tại xí nghiệp may quần áo trên Bến Cát với thu nhập mỗi tháng
khoảng 800.000đ – 900.000đ/người và 1 em đang theo học lớp 9.

Hồi nhỏ, khoảng 10 tuổi em phải một buổi đi học ở trường cấp II xã An Lập – Bình Dương, một buổi
theo chị đi phụ cạo mủ cao su và nấu cơm phụ giúp trong gia đình. Đến năm em thi chuyển cấp hết lớp
5, em đạt loại giỏi và lên lớp 6, học được chừng vài tháng em nghỉ vì thấy gia đình khó khăn do mẹ
bệnh, em phải đi làm kiếm tiền phụ gia đình. Gia đình em chỉ có 2 chị đi làm, 1 anh theo cha phụ và một
anh học nghề nên không đủ (mẹ bệnh tim phải tốn nhiều tiền).

Lúc trước khi em đòi nghỉ học để đi làm gia đình em có nói : “bây giờ cho đi học mà không học, mai
mốt đừng có nói gì” nhưng vì muốn kiếm tiền giúp gia đình nên em đi làm. Em ở nhà theo chị phụ một
thời gian (cạo mủ cao su). Sau đó nghe ở đây có việc làm nên em xin và được anh bảo vệ xin cho làm



file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                 12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                   Page 9 of 11



vào ngày 30.9.1997. Lúc đó em mới 15 tuổi. Vào nhà máy em được làm ở khâu phun keo, cho đến
9/1999 trên văn phòng biết em còn nhỏ chưa đến tuổi lao động nên cho đi học văn hóa. Khi đi học em
vẫn ký hợp đồng 1 năm làm việc giống như những người đang làm khác.

Thu nhập của em lúc ban đầu là 480.000đ sau đó tăng lên 520.000đ và qua 3 năm là 600.000đ với thời
gian là 48 giờ. Em rất hài lòng với mức lương này vì công việc vừa sức với em và em được về sớm, chỉ
khi nào đồ quá nhiều phải làm tăng ca (như lúc này). Khi đi làm người ta cho em về thì về, bắt làm phải
làm. Khi nào em có công chuyện gì xin phép thì được về. Em không gặp khó khăn gì trong công việc.
Em thấy giờ giấc và sắp xếp công việc vẫn bình thường. Em thấy khi làm việc trong nhà máy nếu làm cả
tháng không nghỉ ngày nào sẽ được thưởng thêm 50.000đ và khi đi làm thì có thu nhập, khi đi làm mang
tiền về phụ giúp gia đình (450.000đ) ba mẹ nói “ráng đi làm phụ giúp gia đình một thời gian, sau đó để
dành tiền đi học nghề”.

Khi đi làm ở nhà máy em thấy thích vì quen được nhiều bạn công việc không có gì nặng và có thu nhập.

Nhà em ở xa nhà máy nên em phải ở trọ tại ấp 2 xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với cô
em. Khi đi làm về em chỉ ở nhà đọc sách, đọc truyện, không đi chơi.

Em học văn hóa ở nhà máy tốt, thầy cô giảng dạy tận tình. Trong các môn học em thích nhất môn Toán
vì nó giúp em tính toán được. Chương trình học rất tốt vì nó cho em nhiều kiến thức, hiểu biết được
nhiều. Ngoài ra em còn được tham gia lớp chuyên đề vào buổi chiều. Em theo học khóa nấu ăn, thể dục
nhịp điệu và nhảy. Em chỉ thích nấu ăn còn những môn học khác em thích coi chứ không thích học.
Giáo viên dạy lớp này là thầy cô ở Sài Gòn lên dạy. Em thích học môn nấu ăn vì dạy cho mình biết cách
nấu ăn và học được cách trang trí bằng rau củ như làm bông hồng, con chim v.v… Em không là học sinh
chính trong các lớp đó nên không có góp ý gì chỉ thấy qua lớp học cho em kiến thức, được thoải mái vui
thích.

Hiện nay em không lo gì khi làm việc ở nhà máy, em chỉ lo ở nhà sợ mẹ bệnh vì khi có chuyện gì mẹ
hay xỉu nên em sợ. Các chị lập gia đình thỉnh thoảng ghé về săn sóc cho mẹ và giúp được gì cho gia
đình thì giúp. Gia đình các chị ở cách nhà em vài cây số. Em làm ở nhà máy 1 tuần mới về nhà một lần.
Ngoài ra em còn lo sợ sau này khi học văn hóa xong (ở nhà máy) vào làm lại không biết có cho em làm
khâu phun keo như cũ hay chuyển em sang khâu khác. Nhưng nếu em bị chuyển sang khâu khác em vẫn
làm chứ biết sao. Các cán bộ nhà máy hướng dẫn dễ hiểu nhưng khi mình làm sai thì họ la một cách nhẹ
nhàng chứ không nạt nộ gì mình. Họ chỉ nói “chỉ hoài mà không làm được, làm một lần mà làm không
được biết tui”. Những người lớn làm chung lúc nào cũng thương em như đứa em gái. Hiện nay cuộc
sống gia đình em khá hơn nhiều do có 2 anh em mới đi làm xí nghiệp may quần áo cách đây mấy tháng
phụ giúp thêm gia đình.

Lúc em đi làm các anh không nói gì, chỉ có bạn của anh nói : “sao nó còn nhỏ mà đã đi làm sớm thế?”,
anh em nói : “Ba tao cho nó đi học nó không muốn, nó thích đi làm, nó đi làm trước tao”.

Nếu hiện nay em được cho đi học mà không có thu nhập em sẽ tiếp tục học vì cuộc sống gia đình khá và
ổn định hơn, không còn khó khăn nữa do có 2 anh phụ giúp. Em sẽ cố gắng học đến cấp III.

Mong muốn của em là được đi học uốn tóc và mở tiệm bán tạp hóa. Khi học uốn tóc em cần sự giúp đỡ
của thầy cô dạy và lúc em mở tiệm bán tạp hóa em cần tiền và sự ủng hộ của nhiều người.

Em thích làm có tiền để dành đi học nghề, để tương lai sau này vững chắc hơn.

TRƯỜNG HỢP 5 : Bùi Quang Hải (lớp chuyên đề)



file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                 12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                                   Page 10 of 11



18 tuổi – thường trú tại ấp 1 xa cát, xã Thanh Bình, huyện Bình Long, tỉnh
Bình Phước
tạm trú ấp 2 Tân Định – Bình Dương.

Em là con út trong gia đình có 3 người con, cha làm chủ xe khách, mẹ ở nhà nội trợ. Chị hai của em làm
cán bộ chuyền may trong nhà máy. Em đang học lớp 7 thì bỏ học đi bụi, em chán ở nhà vì không hợp
với ba. Ba em làm ăn thất bại thường uống rượu xỉn về la mắng vợ con. Em không chấp nhận được tính
của ba, nên bỏ nhà ra đi lúc em 12 tuổi. Em đi bụi và tự kiếm sống bằng cách xin làm phụ hồ, ở khu vực
trung tâm công nghiệp Hoàng Gia, sau đó đi làm đũa ở khu vực Bến Cát ở trung tâm nuôi người già. Đi
làm gần 2 năm trở về gia đình sống, rồi xuống nhà cậu học nghề làm đồng ở gần bến xe Tây Ninh,
nhưng học được thời gian xích mích với mợ rồi về nhà ở với gia đình. Em về nhà sống thì biết chị hai
làm cán bộ trong khâu chuyền may và em đã nhờ chị hai xin cho em làm việc trong nhà máy Nan Kang
lúc gần tết.

Khi mẹ em biết em đi làm việc sớm, mẹ cũng xót xa lắm, mẹ nói em đừng đi làm nữa, nhưng em muốn
sống tự lập không muốn nhờ vả ai kể cả gia đình. Em làm ở đây với công đoạn “gò eo giày”, lương hiện
tại của em 535.000đ/tháng. Với số tiền này em chi tiêu vào các khoản như mướn nhà trọ, ăn cơm chiều,
mua sắm, hút thuốc, đi chơi với bạn, tất nhiên là mẹ em cũng thường xuyên gửi tiền cho em. Em nói
công việc của em vừa với sức em, nhưng hay bị đàn áp về tâm lý như theo công việc thì “gò eo giày” là
công đoạn giữa, nhiều lúc công đoạn trên giao xuống quá nhiều, làm không kịp cũng bị la, làm chậm
cũng bị chửi, bên chuyền may may không khéo cũng bị la, nhiều lúc hư da không biết ở chuyền nào, vì
phải qua nhiều công đoạn mới tới mình, nhưng chẳng may cán bộ phát hiện rách da hay bị hư thì cũng bị
cảnh cáo, trừ điểm để không được thưởng. Nếu ai làm đủ một tháng không nghỉ ngày nào sẽ được
thưởng 50.000đ, nhưng ít ai được thưởng lắm, vì đau ốm, bận việc nhà… Hôm rồi em có giấy gọi về
khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, em xin phép nghỉ không được, nghỉ ngang bị trừ 50.000đ tiền chuyên
cần. Em rất thích các bạn làm việc chung với em vì cùng tuổi dễ trao đổi thông cảm, nhưng với cán bộ
thì em nói em thường xuyên bị đì và bị chửi mắng, trong xưởng hay có cảnh “trâu bò húc nhau, ruồi
muỗi chết”. Nếu có xí nghiệp khác tuyển dụng mà mức lương khá hơn, em sẽ bỏ nhà máy này.

Em rất thích các lớp chuyên đề, vì khi được học các lớp này các em được hiểu biết thêm rất nhiều điều
mới lạ trong cuộc sống, nhất là chuyên đề về luật Hôn nhân gia đình và luật lao động, khi biết được luật
lao động em mới biết được tầm quan trọng của hợp đồng lao động và nhà nước quan tâm đến giới công
nhân, biết cách tiết kiệm và rất nhiều điều khác mà em chưa có dịp biết, em rất mong các lớp chuyên đề
được duy trì mãi để em và các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận được kiến thức mà không bỡ ngỡ khi có dịp
giao tiếp với khách hoặc các bạn thành phố.

Ước muốn hiện tại của em là học nghề sửa xe để về quê làm ăn và có lẽ sau tết em sẽ đi học nghề với
những đồng tiền em tiết kiệm được do em chơi hụi, em hốt hụi lấy tiền học nghề và từ giã nhà máy vì
không chấp nhận mãi được cảnh cán bộ “đè”ø công nhân, đến độ mỗi lần xin khẩu trang để vệ sinh
trong lao động cũng rất khó. Gia đình em sẵn sàng hỗ trợ em học nghề trở về sống với gia đình.




[1] [1]
          Vu Ngoc Bình, Van de lao dong tre em, NXB Chính tri QG, Ha-noi, 1995

[2]
      Vu Ngoc Bình, Van de lao dong tre em, NXB Chính tri QG, Ha-noi, 1995




file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                                  12/20/2007
TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM                                     Page 11 of 11



[3]
      Vũ Ngọc Bình, Vấn đề Lao động trẻ em, NXB Chính trị QG, Hànội, 1995




file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm                    12/20/2007

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOđể RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
yingjun1805
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
lenho
 

La actualidad más candente (20)

Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 
Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thai
 
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 
Day con lam giau t1,2,3,4,5
Day con lam giau t1,2,3,4,5Day con lam giau t1,2,3,4,5
Day con lam giau t1,2,3,4,5
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOđể RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
 
Sach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa HoiSach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa Hoi
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
 
Hoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troHoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho tro
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
 
A
AA
A
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
 
HDJHJ
HDJHJHDJHJ
HDJHJ
 

Destacado

Flexicard nhom dream link tatm13-b
Flexicard nhom dream link tatm13-bFlexicard nhom dream link tatm13-b
Flexicard nhom dream link tatm13-b
Edmond Nhan
 
Hanh vi nguoi tieu dung bia
Hanh vi nguoi tieu dung biaHanh vi nguoi tieu dung bia
Hanh vi nguoi tieu dung bia
danghoahiepm
 
Consumer insights-thau-hieu-nguoi-tieu-dung
Consumer insights-thau-hieu-nguoi-tieu-dungConsumer insights-thau-hieu-nguoi-tieu-dung
Consumer insights-thau-hieu-nguoi-tieu-dung
NBN
 
Chiêu thức lập trình
Chiêu thức lập trìnhChiêu thức lập trình
Chiêu thức lập trình
longkenj
 
Tỷ giá và can thiệp chính sách
Tỷ giá và can thiệp chính sáchTỷ giá và can thiệp chính sách
Tỷ giá và can thiệp chính sách
Goodbye Mybaby
 
Stu nhom2-bt 04- promotion strategy
Stu nhom2-bt 04- promotion strategyStu nhom2-bt 04- promotion strategy
Stu nhom2-bt 04- promotion strategy
Quảng Cáo Vietnam
 
Eblook quan ly_va_lanh_dao
Eblook quan ly_va_lanh_daoEblook quan ly_va_lanh_dao
Eblook quan ly_va_lanh_dao
CMT SOLUTION
 
Chapter 04 __phan_tich_thi_truong_va_nguoi_tieu_dung
Chapter 04 __phan_tich_thi_truong_va_nguoi_tieu_dungChapter 04 __phan_tich_thi_truong_va_nguoi_tieu_dung
Chapter 04 __phan_tich_thi_truong_va_nguoi_tieu_dung
Lê Nguyễn Organization
 
18. ky nang lanh dao theo tinh huong
18. ky nang lanh dao theo tinh huong18. ky nang lanh dao theo tinh huong
18. ky nang lanh dao theo tinh huong
Tang Tan Dung
 
Ky Nang Lanh Dao
Ky Nang Lanh DaoKy Nang Lanh Dao
Ky Nang Lanh Dao
Thuong HL
 

Destacado (17)

Bo luat lao dong 2012
Bo luat lao dong 2012Bo luat lao dong 2012
Bo luat lao dong 2012
 
Flexicard nhom dream link tatm13-b
Flexicard nhom dream link tatm13-bFlexicard nhom dream link tatm13-b
Flexicard nhom dream link tatm13-b
 
Hanh vi nguoi tieu dung bia
Hanh vi nguoi tieu dung biaHanh vi nguoi tieu dung bia
Hanh vi nguoi tieu dung bia
 
Consumer insights-thau-hieu-nguoi-tieu-dung
Consumer insights-thau-hieu-nguoi-tieu-dungConsumer insights-thau-hieu-nguoi-tieu-dung
Consumer insights-thau-hieu-nguoi-tieu-dung
 
Chiêu thức lập trình
Chiêu thức lập trìnhChiêu thức lập trình
Chiêu thức lập trình
 
Kynanglanhdao
Kynanglanhdao Kynanglanhdao
Kynanglanhdao
 
Nghiepvuketoan
NghiepvuketoanNghiepvuketoan
Nghiepvuketoan
 
Tỷ giá và can thiệp chính sách
Tỷ giá và can thiệp chính sáchTỷ giá và can thiệp chính sách
Tỷ giá và can thiệp chính sách
 
Stu nhom2-bt 04- promotion strategy
Stu nhom2-bt 04- promotion strategyStu nhom2-bt 04- promotion strategy
Stu nhom2-bt 04- promotion strategy
 
Lanh dao(fixed)
Lanh dao(fixed)Lanh dao(fixed)
Lanh dao(fixed)
 
Eblook quan ly_va_lanh_dao
Eblook quan ly_va_lanh_daoEblook quan ly_va_lanh_dao
Eblook quan ly_va_lanh_dao
 
Nội dung các quyền tình dục của thanh niên
Nội dung các quyền tình dục của thanh niênNội dung các quyền tình dục của thanh niên
Nội dung các quyền tình dục của thanh niên
 
Bản Chất Của Dối Trá
Bản Chất Của Dối TráBản Chất Của Dối Trá
Bản Chất Của Dối Trá
 
Chapter 04 __phan_tich_thi_truong_va_nguoi_tieu_dung
Chapter 04 __phan_tich_thi_truong_va_nguoi_tieu_dungChapter 04 __phan_tich_thi_truong_va_nguoi_tieu_dung
Chapter 04 __phan_tich_thi_truong_va_nguoi_tieu_dung
 
18. ky nang lanh dao theo tinh huong
18. ky nang lanh dao theo tinh huong18. ky nang lanh dao theo tinh huong
18. ky nang lanh dao theo tinh huong
 
iop.vn - hanh vi nguoi tieu dung google 2014
iop.vn - hanh vi nguoi tieu dung google 2014iop.vn - hanh vi nguoi tieu dung google 2014
iop.vn - hanh vi nguoi tieu dung google 2014
 
Ky Nang Lanh Dao
Ky Nang Lanh DaoKy Nang Lanh Dao
Ky Nang Lanh Dao
 

Similar a Trelaodong

Tao Lap Tinh Cach Con Nguoi 1195611143716035 2
Tao Lap Tinh Cach Con Nguoi 1195611143716035 2Tao Lap Tinh Cach Con Nguoi 1195611143716035 2
Tao Lap Tinh Cach Con Nguoi 1195611143716035 2
ngoctrung_lect
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
guesta60ae
 
Chicken soup for the soul p3
Chicken soup for the soul p3Chicken soup for the soul p3
Chicken soup for the soul p3
dinhnam0009
 
Chicken soup for the soul p3
Chicken soup for the soul p3Chicken soup for the soul p3
Chicken soup for the soul p3
dinhnam0006
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
englishonecfl
 

Similar a Trelaodong (17)

CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hoc
 
Co Vang
Co VangCo Vang
Co Vang
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe
 
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa KyCTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky
CTXH cua Truoing DH Fordham, Hoa Ky
 
Tao Lap Tinh Cach Con Nguoi 1195611143716035 2
Tao Lap Tinh Cach Con Nguoi 1195611143716035 2Tao Lap Tinh Cach Con Nguoi 1195611143716035 2
Tao Lap Tinh Cach Con Nguoi 1195611143716035 2
 
Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
Trí Thông Minh Tính Dục
Trí Thông Minh Tính Dục Trí Thông Minh Tính Dục
Trí Thông Minh Tính Dục
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
 
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong ThủyÝ Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
 
Chicken soup for the soul p3
Chicken soup for the soul p3Chicken soup for the soul p3
Chicken soup for the soul p3
 
Chicken soup for the soul p3
Chicken soup for the soul p3Chicken soup for the soul p3
Chicken soup for the soul p3
 
Erd
ErdErd
Erd
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
 

Más de foreman

Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
foreman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
foreman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
foreman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
foreman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
foreman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
foreman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
foreman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
foreman
 

Más de foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 

Último

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Trelaodong

  • 1. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 1 of 11 TÌNH HÌNH TRẺ LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 1. Những yếu tố ảnh hưởng, liên quan và tác động đến lao động trẻ em* Từ bao đời nay ở Việt Nam, trẻ em lao động và lao động trẻ em không phải là hiện tượng mới lạ. Ở nông thôn, trẻ em là nguồn lao động quan trọng trong gia đình. Trông em, lo cơm nước, chăn trâu, cắt cỏ, chăn nuôi gà vịt, phụ việc cho người lớn và tham gia các công việc đồng áng là những công việc thường ngày của trẻ em ở nông thôn. Trẻ em còn là lao động chính trong những gia đình có nghề phụ. Các em lao động cùng cha mẹ trong bối cảnh gia đình và lao động được coi là quá trình xã hội hóa giúp các em trưởng thành, vững vàng, có thêm kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp, chuẩn bị cho cuộc sống ngày mai bên cạnh việc tăng thu nhập cho gia đình và cho bản thân. Nghèo đói hiện nay vẫn là lý do cơ bản nhất tiếp tục dẫn tới lao động trẻ em. Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế đã tăng nhanh trong vài năm qua song Việt Nam vẫn là một nước nghèo đang phát triển, với mức thu nhập tính theo đầu người khoảng 200 đô-la Mỹ trong một năm, xếp hàng thứ 150 trong số 173 quốc gia trên thế giới. Theo khảo sát năm 1993 của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới, 51% số dân sống nghèo đói và sản xuất lương thực đã khá giả trong những năm qua, song chỉ đủ cung ứng theo kịp mức gia tăng dân số. Thất nghiệp và thiếu việc làm phổ biến hiện nay ở cả nông thôn (30% đến 40%) và thành thị (12%) do hằng năm dân số tăng nhanh (2,1%), do lực lượng lao động cũng tăng nhanh (3,3%), giảm việc làm ở các doanh nghiệp quốc doanh và giảm biên chế ở các cơ quan nhà nước, 20 vạn người Việt Nam ở nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây) hết hợp đồng lao động trở về, 7 vạn người di tản hồi hương từ các trại tị nạn và hàng chục vạn quân nhân giải ngũ … Gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và khoảng 71% số dân làm nghề nông. Phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là lao động thủ công, chân tay. Nghèo đói và thiếu việc làm là nguyên nhân dẫn tới việc di cư của người dân nông thôn ra thành phố, làm dân số đô thị tăng nhanh với tỷ lệ 4,3% hằng năm và gây thêm ra nhiều vấn đề khó khăn cho các vùng đô thị. [1] 2. Lao động trẻ em trong nền kinh tế thị trường Dân số trẻ em (0 – 16 tuổi) ở Việt Nam khá đông, chiếm 43,6% tổng số dân 72,5 triệu người (1994). Hiện có hơn 50% số trẻ em suy dinh dưỡng và hằng năm có hàng triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học (6 – 11) và trung học cơ sở (12 – 15) không đến trường, lưu ban và bỏ học vì nhiều lý do : nghèo đói, khó khăn về kinh tế, cha mẹ và gia đình chưa nhận thức được giá trị và nhu cầu học tập của con em họ trong thời buổi kinh tế thị trường; các em phải lao động để giúp gia đình tăng thu nhập hay vì sự tồn tại của gia đình; sự thiếu phù hợp và chất lượng sút kém trong giáo dục phổ thôn… Chính các em là nguồn bổ sung thường xuyên cho đội quân lao động, đặc biệt là các em gái vốn phải chịu thiệt thòi nhiều hơn so với các em trai. Tỷ lệ đi học ở các em gái thấp hơn nhiều, chỉ có 50,7% ở tiểu học và 47,3% ở trung học cơ sở. Các tỷ lệ này còn thấp hơn nữa ở các vùng núi và dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh nông thôn. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học trong năm 2001 đã có chiều hướng giảm với năm học trước. Tuy nhiên, ở bậc trung học học cơ sở, bậc học đang tiến hành phổ cập trên quy mô toàn quốc, nhưng mỗi năm cả nước có khoảng 500.000 học sinh bỏ học, bao gồm cả những học sinh đã tốt nghiệp tiểu học nhưng không có điều kiện học lên lớp 6. Trong khi đó, hệ thống giáo dục không chính quy hằng năm mới chỉ huy động được khoảng trên 27.000 người (tính cả những học viên trên 18 tuổi) học bổ túc trung học cơ sở. file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 2. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 2 of 11 Chính sách giao đất, giao rừng cho người nông dân đã đưa hàng triệu trẻ em ở nông thôn vào đội quân lao động tự nguyện vì kinh tế gia đình mình. Hiện tại và trong tương lai, khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là khu vực sử dụng nhiều lao động trẻ em nhất chiếm khoảng 91%, rồi mới đến khu vực không chính thức đang gia tăng. Theo Tổng điều tra dân số năm 1989, tỷ lệ trẻ em hoạt động kinh tế trong độ tuổi 13-15 là rất cao, là 30% với hơn 1,3 triệu trẻ em. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hóa thì trẻ em trở thành mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi bằng sức lao động được trả giá rẻ mạt của các em. Ngày càng có nhiều trẻ em ở nông thôn ra các vùng đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chủ yếu là ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và xu hướng này đang gia tăng trong mỗi năm qua làm con số trẻ em lang thang đường phố đã lên tới hàng vạn. Phần lớn các em đến từ những gia đình khó khăn đông anh em hay trong những hoàn cảnh éo le, túng kế sinh nhai. Hầu hết các em lang thang kiếm sống với nhiều cách : đi làm thuê như phụ nề, làm gạch, khuân vác, bán vé số, hàng rong, bán báo, bán nước chè, đánh giầy, lượm nhặt đồ phế thải… có những em chuyên đi ăn xin và coi đây là nguồn thu nhập chính nuôi gia đình. Tập tục “ăn xin” truyền thống ở một vài làng xã cũng đã làm tăng thêm số trẻ em đi lang thang, đi ăn xin ở các vùng đô thị. Có nhiều em bị đẩy vào vòng trộm cắp, mại dâm, nghiện hút hoặc bị lừa gạt và bóc lột về thể xác, tinh thần và tình dục. Trong đói nghèo lại thiếu thốn vốn sống, có những em đã sa ngã, phạm tội hay bị kẻ xấu lôi kéo, rủ rê. Càng ngày có nhiều trung tâm dạy nghề, công xưởng… thu hút trẻ em lao động dưới danh nghĩa học nghề, tập việc không có tiền công hay thù lao ít ỏi trong khi các em phải lao động quần quật hằng ngày. Sự tăng trưởng của nền kinh tế và hội nhập quốc tế khuyến khích thành lập và xác định lại vị thể của nhiều xí nghiệp sản xuất thuộc nhà nước cũng như tư nhân sẽ cần nhiều lao động rẻ để cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Chắc chắn lao động trẻ em sẽ bị sử dụng nhiều hơn. [2] 3. Pháp luật về lao động chưa thành niên Vấn đề lao động trẻ em cũng được quan tâm, chú ý và đề cập trong nhiều văn bản luật và dưới luật được ban hành từ trước tới nay ở Việt Nam. Sắc lệnh số 29 – SL (12.3.1947) quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được mượn (sử dụng) trẻ em dưới 12 tuổi vào làm việc. Sở lao động có quyền yêu cầu người chủ phải thay đổi hoặc thôi không cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi vào làm những công việc quá sức mình sau khi có sự xem xét của thầy thuốc, Nhà nước nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm những công việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại nguy hiểm mà Nhà nước đã quy định; không được sử dụng trẻ em làm ca đêm, thời gian nghỉ đêm của lao động dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp …Đó là những quy định đầu tiên quan trọng của pháp luật Việt Nam, vừa góp phần bảo vệ người lao động chưa thành niên trong các xí nghiệp thời bấy giờ, vừa là cơ sở để nhà nước tiếp tục hoàn thiện chế độ này. Những văn bản pháp luật lao động đã ban hành trong những năm gần đây như Pháp lệnh hợp đồng lao động (30.8.1990), Pháp lệnh bảo hộ lao động (10.9.1991), Nghị định số 233-HĐBT (22.6.1990) có quy định độ tuổi tham gia quan hệ lao động của người lao động chưa thành niên, giới hạn cho phép làm được một số công việc nhất định phù hợp với khả năng, sức khỏe của họ, đồng thời quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên, nhất là trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991) quy định là các file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 3. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 3 of 11 quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị (Điều 4). Luật phổ cập giáo dục tiểu học (ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991) quy định các quyền cơ bản của trẻ em được học tập và những biện pháp cụ thể làm cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc đối với mọi trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 6-14. Đây cũng là một biện pháp cơ bản và quan trọng trong việc xóa bỏ lao động trẻ em. Bộ luật lao động (thông qua ngày 23.6.1994 và có hiệu lực từ ngày 1.1.1995) có những quy định về lao động chưa thành niên (trong các Điều 22, 119, 120 và 122), đặc biệt là liên quan đến nhiều vấn đề xung quanh mối quan hệ xuyên suốt Bộ luật giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó có người lao động chưa thành niên. Người sử dụng lao động chỉ được phép nhận trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên vào làm việc. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động chỉ được nhận vào làm việc, học nghề, tập nghề, với điều kiện là phải được sự đồng ý và theo dõi của bố mẹ hoặc người đỡ đầu và chỉ giới hạn trong phạm vi một số ngành nghề và công việc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định (Điều 120). Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại và chỉ được sử dụng các em làm những công việc phù hợp với sức khỏe nhằm vừa bảo đảm sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực, vừa tạo điều kiện để các em học tập, nâng cao hiểu biết nghề nghiệp, nhân cách và ý thức kỷ luật lao động. Thời gian làm việc của người lao động thành niên là không quá 8 giờ một ngày, hay 48 giờ một tuần và đối với người lao động chưa thành niên thời giờ làm việc tối đa không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Trong những trường hợp cần thiết, người sử dụng lao động được phép huy động người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm, nhưng chỉ với thời gian hạn chế và với một số nghề và công việc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ấn định (Điều 122). Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Bộ Y tế đã có Thông tư liên bộ số 09/TT-LB (ngày 13.4.1995) quy định điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên ( xem trong phụ lục) để đảm bảo sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách và đảm bảo an toàn lao động cho người chưa thành niên. [3] 4. Biện pháp do ILO đề xuất và chiến lược giải quyết lao động trẻ em của Việt Nam. Những chương trình xóa bỏ lao động trẻ em phải được tiến hành đồng thời ở cả 4 cấp độ trong xã hội : trẻ em, gia đình, cộng đồng và chính phủ như thể hiện trong bảng sau do ILO đề xuất : Biện Trẻ em Gia đình Cộng đồng Nhà nước pháp Giáo dục - Đi học - Cấp học bổng - Cung ứng học - Mở rộng giáo và đào - Giáo dục - Điều chỉnh giờ vấn, tổ chức dục, nhất là phổ tạo không chính học ở trường phù dạy nghề tại cập giáo dục tiểu quy hợp với nhu cầu trung tâm cộng học. - Dạy nghề gia đình. đồng. - Tiến hành các file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 4. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 4 of 11 - Thuyết phục cha cuộc cải cách để mẹ học sinh bằng khuyến khích trẻ giá trị của giáo em đi học, nhất dục. là đối với các em gái và trẻ em ở nông thôn Các dịch - Thường xuyên - Giáo dục sức - Có các trung - Mở rộng sự cung vụ phúc theo dõi sức khỏe. tâm y tế tại ứng y tế và phúc lợi xã hội khỏe. - Bảo hiểm xã hội. cộng đồng. lợi xã hội dựa - Bổ sung dinh - Hỗ trợ về phúc - Có các nhà vào sự cung cấp dưỡng. lợi và chăm sóc. mới cho trẻ em của cộng đồng. - Chăm sóc y tế. - Tăng thu nhập. đường phố. - Phân quyền cho - Đưa ra khỏi các cấp cơ sở. những công việc độc hại. Công tác - Cung cấp công - Thông tin về các - Các kế hoạch - Trợ giúp của bảo vệ ăn việc làm ổn điều kiện làm việc bảo vệ. chính phủ cho định theo nhu được cải thiện. - Giúp đỡ tự những sáng kiến cầu phát triển. - Có áp lực đối với nguyện. dựa vào cộng - Các kế hoạch người sử dụng lao đồng. cung cấp việc động. - Thực hiện pháp làm. - Thông tin pháp luật. - Các công lý. - Tiếp xúc với các xưởng có mái tổ chức của che. người sử dụng lao động. Tuyên - Hình thành tiếp - Thông tin y tế, - Các nhóm - Nâng cao hiểu truyền xúc sử dụng giáo dục. công dân, nhà biết trong các bộ, nâng cao đồng đẳng. - Thông tin về hát cộng đồng. ngành. nhận thức - Phát triển nhận pháp luật. - Thông tin đại - Các chiến lược của công thức về tình chúng như đài truyền thông, chúng hình và quyền phát thanh. nâng cao hiểu lợi. - Huy động giáo biết trong dân - Xây dựng ý viên, các tôn chúng. thức tự khẳng giáo, các tổ định. chức tự - Sử dụng thông nguyện, các tổ tin đại chúng chức của giới như báo chí, đài chủ và công phát thanh, vô đoàn tuyến truyền hình, tranh biếm họa, múa rối, sách minh họa giải trí. Quy định - Nâng cao hiểu - Giáo dục gia đình - Huy động các - Ban hành luật và thực biết về luật lao về luật và trách công đoàn thay pháp về lao động hiện động. nhiệm gia đình. mặt công nhân trẻ em. - Báo cáo các vi - Đăng ký khai không thuộc tổ - Điều chỉnh luật phạm. sinh. chức nào và phù hợp với tình ngoài lề xã hội. hình địa phương. file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 5. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 5 of 11 - Giáo dục - Mở rộng việc những người thanh tra và nâng thuê lao động cao chất lượng về pháp luật và công tác này. tác hại của lao - Các chiến dịch động đối với đăng ký lao trẻ em. động. - Các tổ chức của công dân và các nhóm đấu tranh đòi thực hiện. 5. Việt Nam tiến tới giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Trong vài năm qua, vấn đề lao động trẻ em ngày càng được chú ý quan tâm, nhất là khi Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Bộ luật lao động và một số văn bản dưới luật khác. Bảo vệ và chăm sóc những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em lao động là một trong những mục tiêu về trẻ em đề ra trong Chương trình hành động quốc gia về trẻ em Việt Nam 1991-2000. Hệ thống Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em được thiết lập trong phạm vi cả nước. Những vấn đề có liên quan đến lao động trẻ em đã bắt đầu được các ngành, các cấp có liên quan bàn bạc, thảo luận để có những hành động giải quyết tích cực. Giải quyết vấn đề lao động trẻ em là công việc khó khăn lâu dài. Áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong thực tế Việt Nam, ta thấy những biện pháp cần tiến hành trước mắt gồm : 1. Thu thập và phân tích những thông tin về lao động trẻ em, xác định những khu vực có sử dụng lao động trẻ em. 2. Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức cho các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, tổ chức công đoàn có liên quan; người sử dụng lao động, trường học, các cơ quan thông tin đại chúng và cho chính trẻ em cùng gia đình các em. 3. Ban hành những chính sách và quy định về lao động trẻ em kể cả trong khu vực nông nghiệp, khu vực không chính thức và có cơ chế phối hợp liên ngành chỉ đạo thực hiện. 4. Thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến lao động trẻ em (Bộ luật lao động, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học…) 5. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và đổi mới các chương trình giáo dục cho trẻ em (chính quy và không chính quy) cho phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của trẻ em trong đó có những trẻ em lao động và phục vụ thiết thực, có hiệu quả việc phát triển dân trí và nhân lực trong một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. 6. Tiến hành đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực cho những người trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột lao động trẻ em (đội ngũ cán bộ Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thanh tra lao động, cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên). 7. Nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng qua các chương trình xóa đói, giảm nghèo và các chương trình khác. file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 6. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 6 of 11 Thực hiện phổ cập giáo dục, đặc biệt là tiểu học cho trẻ em trong độ tuổi là một biện pháp tốt và cơ bản để tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em. Tuy nhiên, mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học không thể thực hiện được chừng nào mà lao động trẻ em chưa bị xóa bỏ. Mục tiêu này cũng chỉ thực hiện được khi nào giáo dục có chất lượng, phù hợp và không tốn kém, các bậc cha mẹ nhận thức được rằng việc giáo dục của con em mình là sự đầu tư tốt nhất và nhà nước đầu tư thỏa đáng cho giáo dục. Trẻ em chỉ muốn đến trường khi nội dung giáo dục thiết thực, hữu ích, hấp dẫn và sát với thực tế đời sống thường ngày. Thời gian học tập phải phù hợp với đời sống lao động của trẻ em để các em có thể thu xếp thời gian học tập. Nơi học tập phải thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với hoàn cảnh học sinh. Việc học hành không tốn kém cũng làm cho cả cha mẹ yên tâm và học sinh hào hứng đến trường. 6. CÁC TRƯỜNG HỢP PHỎNG VẤN SÂU TRƯỜNG HỢP 1 : Nguyễn Thị Thu Bay (Lớp học chữ) : Nguyễn Thị Thu Bay, sinh năm: 1985, địa chỉ thường trú: xã Tương Bình Hiệp, Bến Cát, Bình Dương. Trình đôï học vấn trước khi vào nhà máy 1/12 (nghỉ học lúc 8 tuổi). Gia đình có 6 anh chị em, Bay là con thứ tư trong gia đình, còn hai em trai, một em trai đang bán vé số và mộït đang đi học. Chị gái thứ ba đã có gia đình riêng. Hiện đang sống cùng cha mẹ. Cha 43 tuổi, hiện là công nhân bốc vác tại xí nghiệp Bà Lụa, Bến Cát, Binh Dương. Mẹ 43 tuổi lo việc nội trợ trong gia đình. Trước năm 1993, gia đình sinh sống ở Châu Đốc, vì không có công ăn việc làm ổn định, đời sống khó khăn, nên các anh chị em đều phải nghỉ học. Năm 1993 cả gia đình về xã Tương Hiệp Bình (quê nội). Khi mới về Bến Cát, gia đình rất khó khăn, em phải đi bán bánh cam (lúc 9 tuổi), bán vé số rồi đi bóc lụa hạt điều. Đi bán bánh cam mỗi ngày lời khoảng bảy, tám ngàn; còn bán vé số thu nhập thất thường lúc đắt, lúc ế, ngày nào lời nhiều nhất khoảng mười mấy ngàn; bóc lụa hạt điều mỗi tháng thu nhập cao nhất cũng chỉ khoảng 300.000đ. Tháng 10 năm 1997 em xin vào làm việc tại nhà máy do có người hàng xóm làm việc trong nhà máy cho biết có đợt tuyển dụng công nhân. Em ký hợp đồng làm việc một năm với nhà máy. Không có sự phân biệt đối xử giữa người lớn và người nhỏ tuổi trong việc ký hợp đồng. Em được sắp xếp làm ở khâu quét thuốc vào đế giày, quét thuốc rất hôi và khó chịu nên nhà máy trang bị khẩu trang và bao tay khi làm việc. Lúc đầu em rất khó chịu khi phải mang khẩu trang làm việc vì nó ngột ngạt, nhưng đeo riết rồi cũng quen. Lương bình quân của em hiện nay là 700.000đ/tháng. Tiền lương được bao nhiêu em đưa hết cho mẹ, chỉ giữ lại khoảng hơn một trăm để tiêu xài lặt vặt. Năm ngoái em tiết kiệm bằng cách chơi hụi với công nhân trong nhà máy. Cuối năm hốt hụi, Bay và cậu em trai (đi bán vé số) cùng góp lại mua được chiếc xe gắn máy (chiếc xe Bay hiện đang sử dụng để đi làm hàng ngày). Tháng 10/2000, từ khi có dự án giáo dục tại nhà máy, em được xếp theo học lớp 5/12, và đã tốt nghiệp tiểu học (hệ bổ túc văn hóa, điểm tốt nghiệp đạt 18/20). Hiện nay em đang tiếp tục theo học lớp 6/12. Buổi sáng học văn hóa, buổi chiều ôn tập, luơng hàng tháng vẫn lãnh đủ như khi em chưa tham gia lớp học văn hóa. Bạn bè cùng làm trong tổ đôi khi cũng có phân bì cho rằng em thật là sung sướng, được đi học, không phải làm việc mà vẫn được hưởng lương như họ. Em rất thích khi được theo học lớp văn hóa, việc học đã giúp em nâng cao kiến thức, chương trình học phù hợp với nhận thức và em tiếp thu bài rất tốt. Các giáo viên giảng dạy rất nhiệt tình và dễ hiểu, em được học các môn Địa, Sinh, Toán, Văn. Trong các môn học, em thích học môn Toán nhất vì nó giúp em tính toán nhanh. Từ khi được làm việc tại nhà máy, cuộc sống gia đình em khá hơn trước, bản thân em có nhiều hiểu biết hơn khi còn ở nhà, biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Môi trường làm việc rất thoải mái, bạn bè cùng tuổi rất vui vẻ thân mật, các chị lớn tuổi trong nhà máy luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong công việc chuyên môn. Gia đình rất vui mừng khi biết lãnh đạo nhà máy đã quan tâm cho em theo học lớp văn hóa. Em mong ước lớp văn hóa sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa để các em có điều kiện hoàn tất chương trình văn hóa cấp hai. So với bạn bè cùng trang lứa thì em rất may mắn vì được làm file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 7. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 7 of 11 việc tại nhà máy, một số bạn cùng xóm vẫn phải đi bán vé số lột hạt điều, họ muốn xin vào làm việc tại các nhà máy nhưng chưa nơi nào tuyển công nhân. Nếu không còn được làm việc tại nhà máy, em sẽ đi học uốn tóc để có nghề chuyên môn. Mong ước của em thật bình thường là có việc làm ổn định để có thể tự nuôi sống bản thân. TRƯỜNG HỢP 2 : Nguyễn Thị Kiều Loan (lớp chuyên đề) : Nguyễn Thị Kiều Loan, sinh năm 1983, sống với ông ngoại và dì ruột từ lúc 9 tuổi đến nay tại xã Tương Bình Hiệp, Bến Cát, Bình Dương. Trình độ văn hóa lớp 4/12. Gia đình có ba chị em, Loan là con đầu lòng. Cha 37 tuổi, mẹ 35 tuổi, cả hai đều là công nhân Công ty Cao su Dầu Tiếng. Lúc còn nhỏ tuy ở cùng cha mẹ nhưng thường xuyên lên nhà ông ngoại chơi nên tình cảm ông cháu rất thắm thiết. Sau khi học hết lớp bốn, thấy các bạn trong xóm đi làm có tiền xài thoải mái, Loan không muốn đi học, xin cha mẹ nghỉ học. Mặc dù cha mẹ không đồng ý nhưng em vẫn cương quyết nghỉ học. Thời gian đầu nghỉ học Loan ở nhà phụ cha mẹ cơm nước và trông em, được ít lâu em thấy ở nhà buồn quá nên xin lên ở luôn với ông ngoại và dì hai. Hằng ngày Loan theo phụ dì bán thịt heo ngoài chợ, bán được một thời gian chợ bị đuổi, hai dì cháu nghỉ bán thịt heo. Sau đó em theo các bạn cùng xóm đi làm ván ép cho chủ tư nhân, công việc tất bật, làm ngày làm đêm mà thu nhập quá thấp; em nghỉ việc và sang làm xưởng nút áo, công việc ở xưởng cũng không ổn định. Tháng 3/2000 nghe các bạn cùng xóm cho biết nhà máy có tuyển công nhân em và các bạn cùng xin vào nhà máy làm việc. Vào nhà máy, em được bố trí làm ở khâu dán, vẽ mặt giầy. Thu nhập bình quân mỗi tháng của em trên 600.000 đồng. Lương mỗi tháng em phụ dì tiền cơm nước, cho ngoại chút ít còn bao nhiêu em giữ lại để tiêu xài riêng cá nhân. Công việc ở nhà máy cũng nhẹ nhàng vừa với sức của em. Theo em, làm việc cho tư nhân thoải mái hơn vì không ép buộc phải tăng ca, còn làm việc trong nhà máy kỷ luật nghiêm hơn. Khi tăng ca, công nhân phải chấp hành, nếu không có thể bị đuổi việc. Mỗi khi công nhân làm hàng hỏng, làm sai thì bị cán bộ la rầy nhưng không bị trừ lương. Tuy nhiên em vẫn thích làm việc tại nhà máy vì thấy các bạn làm được thì mình cũng làm được. Em rất thích học lớp chuyên đề vì có nhiều môn học rất cần thiết cho cuộc sống, em thích học môn nấu ăn, ca hát, và chăm sóc sức khoẻ; vì học nấu ăn giúp em biết nấu nướng món ăn ngon, học ca hát giúp em thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc, học chăm sóc sức khỏe giúp em biết chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân mình. Nội dung học rất bổ ích, phương pháp giảng dạy rất vui, dễ hiểu. Em mong muốn lớp chuyên đề được kéo dài thêm một thời gian nữa để có thể học thêm một số chuyên đề. Em dự định sẽ làm việc lâu dài tại nhà máy. Nếu không còn làm việc tại nhà máy, em sẽ về giúp cha mẹ nuôi heo, gia đình em không gặp khó khăn vì không phải phụ thuộc vào đồng lương của em. Em muốn học nghề uốn tóc để có thể xoay sở khi thất nghiệp. Em cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiệân nay và mong muốn mình được làm việc lâu dài tại nhà máy. TRƯỜNG HỢP 3 : Lê Hồng Vân (lớp chuyên đề) Lê Hồng Vân sinh năm 1983, hiêïn sinh sống cùng với cha mẹ ở ấp 5, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 8. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 8 of 11 Bình Dương. Gia đình có 4 anh chị em, Vân là con út. Cha 48 tuổi, mẹ 46 tuổi, cả hai đều làm ruộng, gia đình em có khoảng vài chục sào ruộng nên cuộc sống hiện nay cũng tương đối ổn định. Vân học đến lớp 10/12 thì nghỉ học vì trường học quá xa nhà. Cha bị bịnh phổi và tim mạch, thỉnh thoảng phải nằm điều trị tại bịnh viện, mỗi khi cha đau ốm gia đình phải thuê người đến làm ruộng thay cha. Nhà ở gần nhà máy nên sau khi nghỉ học biết nhà máy có đợt tuyển công nhân, em làm đơn xin vào làm việc. Tháng 8/1998 em bắt đầu vào làm việïc tại nhà máy, công việc chuyên môn của em là vẽ mẫu, dán tăng cường da, công việc nhẹ nhàng vừa với sức của em. Thu nhập bình quân hàng tháng của em khoảng 700.000 đồng. Lương hàng tháng em đưa hết cho mẹ, chỉ giữ lại khỏang 100.000 đồng để đổ xăng đi làm. Lúc mới đi làm việc, ba mẹ rất lo lắng dặn dò đủ điều, khuyên em ráng làm việc để có tiền phụ giúp gia đình. Đi làm về mỗi khi có chuyện vui buồn em thường hay tâm sự với mẹ, vì mẹ là người thương em nhiều nhất. Từ hồi đi làm việc em cảm thấy mình già và chững chạc hơn trước rất nhiều. Em rất thích học lớp chuyên đề vì học rất vui, lớp học đã giúp cho em hiểu biết rất nhiều điều mà em chưa biết, thầy cô giáo rất cởi mở tận tâm, nội dung giảng dạy rất cần thiết trong cuộc sống. Em thích học các môn nấu ăn, Luật Hôn Nhân và Gia Đình, Chăm Sóc Sức Khoẻ. Hàng ngày đi làm về em phụ mẹ cơm nước, tối rãnh rang xem ti vi. Đến mùa lúa những ngày nghỉ việc em phụ cha mẹ làm cỏ, cấy hoặc cắt lúa. Em mong muốn được làm việc lâu dài trong nhà máy. Nếu không còn làm việc trong nhà máy thì em rất buồn. Phụ nữ rất ít nghề để lựa chọn cho nên em muốn học thêm nghề uốn tóc để sau nầy lỡ thất nghiệp em có nghề để nuôi thân. Hiện nay em không có ý định học thêm văn hóa, vì theo em học như vậy cũng tạm đủ, ngoài ra còn có lý do là đi làm về rất mệt mà lớp bổ túc văn hóa lại quá xa nhà và cha mẹ thì cho rằng đi đêm rất nguy hiểm. TRƯỜNG HỢP 4 : Đồng Thị Hường (lớp học chữ) Em Đồng Thị Hường, 18 tuổi, đang học lớp 6 tại nhà máy Nam Cương. Gia đình em ở ấp 2, xã An Lộc, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ba em 52 tuổi, làm ruộng; mẹ em 50 tuổi, bệnh tim nên ở nhà không đi làm. Em có 2 chị đang làm công nhân và đã có gia đình. Hai anh làm tại xí nghiệp may quần áo trên Bến Cát với thu nhập mỗi tháng khoảng 800.000đ – 900.000đ/người và 1 em đang theo học lớp 9. Hồi nhỏ, khoảng 10 tuổi em phải một buổi đi học ở trường cấp II xã An Lập – Bình Dương, một buổi theo chị đi phụ cạo mủ cao su và nấu cơm phụ giúp trong gia đình. Đến năm em thi chuyển cấp hết lớp 5, em đạt loại giỏi và lên lớp 6, học được chừng vài tháng em nghỉ vì thấy gia đình khó khăn do mẹ bệnh, em phải đi làm kiếm tiền phụ gia đình. Gia đình em chỉ có 2 chị đi làm, 1 anh theo cha phụ và một anh học nghề nên không đủ (mẹ bệnh tim phải tốn nhiều tiền). Lúc trước khi em đòi nghỉ học để đi làm gia đình em có nói : “bây giờ cho đi học mà không học, mai mốt đừng có nói gì” nhưng vì muốn kiếm tiền giúp gia đình nên em đi làm. Em ở nhà theo chị phụ một thời gian (cạo mủ cao su). Sau đó nghe ở đây có việc làm nên em xin và được anh bảo vệ xin cho làm file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 9. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 9 of 11 vào ngày 30.9.1997. Lúc đó em mới 15 tuổi. Vào nhà máy em được làm ở khâu phun keo, cho đến 9/1999 trên văn phòng biết em còn nhỏ chưa đến tuổi lao động nên cho đi học văn hóa. Khi đi học em vẫn ký hợp đồng 1 năm làm việc giống như những người đang làm khác. Thu nhập của em lúc ban đầu là 480.000đ sau đó tăng lên 520.000đ và qua 3 năm là 600.000đ với thời gian là 48 giờ. Em rất hài lòng với mức lương này vì công việc vừa sức với em và em được về sớm, chỉ khi nào đồ quá nhiều phải làm tăng ca (như lúc này). Khi đi làm người ta cho em về thì về, bắt làm phải làm. Khi nào em có công chuyện gì xin phép thì được về. Em không gặp khó khăn gì trong công việc. Em thấy giờ giấc và sắp xếp công việc vẫn bình thường. Em thấy khi làm việc trong nhà máy nếu làm cả tháng không nghỉ ngày nào sẽ được thưởng thêm 50.000đ và khi đi làm thì có thu nhập, khi đi làm mang tiền về phụ giúp gia đình (450.000đ) ba mẹ nói “ráng đi làm phụ giúp gia đình một thời gian, sau đó để dành tiền đi học nghề”. Khi đi làm ở nhà máy em thấy thích vì quen được nhiều bạn công việc không có gì nặng và có thu nhập. Nhà em ở xa nhà máy nên em phải ở trọ tại ấp 2 xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với cô em. Khi đi làm về em chỉ ở nhà đọc sách, đọc truyện, không đi chơi. Em học văn hóa ở nhà máy tốt, thầy cô giảng dạy tận tình. Trong các môn học em thích nhất môn Toán vì nó giúp em tính toán được. Chương trình học rất tốt vì nó cho em nhiều kiến thức, hiểu biết được nhiều. Ngoài ra em còn được tham gia lớp chuyên đề vào buổi chiều. Em theo học khóa nấu ăn, thể dục nhịp điệu và nhảy. Em chỉ thích nấu ăn còn những môn học khác em thích coi chứ không thích học. Giáo viên dạy lớp này là thầy cô ở Sài Gòn lên dạy. Em thích học môn nấu ăn vì dạy cho mình biết cách nấu ăn và học được cách trang trí bằng rau củ như làm bông hồng, con chim v.v… Em không là học sinh chính trong các lớp đó nên không có góp ý gì chỉ thấy qua lớp học cho em kiến thức, được thoải mái vui thích. Hiện nay em không lo gì khi làm việc ở nhà máy, em chỉ lo ở nhà sợ mẹ bệnh vì khi có chuyện gì mẹ hay xỉu nên em sợ. Các chị lập gia đình thỉnh thoảng ghé về săn sóc cho mẹ và giúp được gì cho gia đình thì giúp. Gia đình các chị ở cách nhà em vài cây số. Em làm ở nhà máy 1 tuần mới về nhà một lần. Ngoài ra em còn lo sợ sau này khi học văn hóa xong (ở nhà máy) vào làm lại không biết có cho em làm khâu phun keo như cũ hay chuyển em sang khâu khác. Nhưng nếu em bị chuyển sang khâu khác em vẫn làm chứ biết sao. Các cán bộ nhà máy hướng dẫn dễ hiểu nhưng khi mình làm sai thì họ la một cách nhẹ nhàng chứ không nạt nộ gì mình. Họ chỉ nói “chỉ hoài mà không làm được, làm một lần mà làm không được biết tui”. Những người lớn làm chung lúc nào cũng thương em như đứa em gái. Hiện nay cuộc sống gia đình em khá hơn nhiều do có 2 anh em mới đi làm xí nghiệp may quần áo cách đây mấy tháng phụ giúp thêm gia đình. Lúc em đi làm các anh không nói gì, chỉ có bạn của anh nói : “sao nó còn nhỏ mà đã đi làm sớm thế?”, anh em nói : “Ba tao cho nó đi học nó không muốn, nó thích đi làm, nó đi làm trước tao”. Nếu hiện nay em được cho đi học mà không có thu nhập em sẽ tiếp tục học vì cuộc sống gia đình khá và ổn định hơn, không còn khó khăn nữa do có 2 anh phụ giúp. Em sẽ cố gắng học đến cấp III. Mong muốn của em là được đi học uốn tóc và mở tiệm bán tạp hóa. Khi học uốn tóc em cần sự giúp đỡ của thầy cô dạy và lúc em mở tiệm bán tạp hóa em cần tiền và sự ủng hộ của nhiều người. Em thích làm có tiền để dành đi học nghề, để tương lai sau này vững chắc hơn. TRƯỜNG HỢP 5 : Bùi Quang Hải (lớp chuyên đề) file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 10. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 10 of 11 18 tuổi – thường trú tại ấp 1 xa cát, xã Thanh Bình, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước tạm trú ấp 2 Tân Định – Bình Dương. Em là con út trong gia đình có 3 người con, cha làm chủ xe khách, mẹ ở nhà nội trợ. Chị hai của em làm cán bộ chuyền may trong nhà máy. Em đang học lớp 7 thì bỏ học đi bụi, em chán ở nhà vì không hợp với ba. Ba em làm ăn thất bại thường uống rượu xỉn về la mắng vợ con. Em không chấp nhận được tính của ba, nên bỏ nhà ra đi lúc em 12 tuổi. Em đi bụi và tự kiếm sống bằng cách xin làm phụ hồ, ở khu vực trung tâm công nghiệp Hoàng Gia, sau đó đi làm đũa ở khu vực Bến Cát ở trung tâm nuôi người già. Đi làm gần 2 năm trở về gia đình sống, rồi xuống nhà cậu học nghề làm đồng ở gần bến xe Tây Ninh, nhưng học được thời gian xích mích với mợ rồi về nhà ở với gia đình. Em về nhà sống thì biết chị hai làm cán bộ trong khâu chuyền may và em đã nhờ chị hai xin cho em làm việc trong nhà máy Nan Kang lúc gần tết. Khi mẹ em biết em đi làm việc sớm, mẹ cũng xót xa lắm, mẹ nói em đừng đi làm nữa, nhưng em muốn sống tự lập không muốn nhờ vả ai kể cả gia đình. Em làm ở đây với công đoạn “gò eo giày”, lương hiện tại của em 535.000đ/tháng. Với số tiền này em chi tiêu vào các khoản như mướn nhà trọ, ăn cơm chiều, mua sắm, hút thuốc, đi chơi với bạn, tất nhiên là mẹ em cũng thường xuyên gửi tiền cho em. Em nói công việc của em vừa với sức em, nhưng hay bị đàn áp về tâm lý như theo công việc thì “gò eo giày” là công đoạn giữa, nhiều lúc công đoạn trên giao xuống quá nhiều, làm không kịp cũng bị la, làm chậm cũng bị chửi, bên chuyền may may không khéo cũng bị la, nhiều lúc hư da không biết ở chuyền nào, vì phải qua nhiều công đoạn mới tới mình, nhưng chẳng may cán bộ phát hiện rách da hay bị hư thì cũng bị cảnh cáo, trừ điểm để không được thưởng. Nếu ai làm đủ một tháng không nghỉ ngày nào sẽ được thưởng 50.000đ, nhưng ít ai được thưởng lắm, vì đau ốm, bận việc nhà… Hôm rồi em có giấy gọi về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, em xin phép nghỉ không được, nghỉ ngang bị trừ 50.000đ tiền chuyên cần. Em rất thích các bạn làm việc chung với em vì cùng tuổi dễ trao đổi thông cảm, nhưng với cán bộ thì em nói em thường xuyên bị đì và bị chửi mắng, trong xưởng hay có cảnh “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Nếu có xí nghiệp khác tuyển dụng mà mức lương khá hơn, em sẽ bỏ nhà máy này. Em rất thích các lớp chuyên đề, vì khi được học các lớp này các em được hiểu biết thêm rất nhiều điều mới lạ trong cuộc sống, nhất là chuyên đề về luật Hôn nhân gia đình và luật lao động, khi biết được luật lao động em mới biết được tầm quan trọng của hợp đồng lao động và nhà nước quan tâm đến giới công nhân, biết cách tiết kiệm và rất nhiều điều khác mà em chưa có dịp biết, em rất mong các lớp chuyên đề được duy trì mãi để em và các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận được kiến thức mà không bỡ ngỡ khi có dịp giao tiếp với khách hoặc các bạn thành phố. Ước muốn hiện tại của em là học nghề sửa xe để về quê làm ăn và có lẽ sau tết em sẽ đi học nghề với những đồng tiền em tiết kiệm được do em chơi hụi, em hốt hụi lấy tiền học nghề và từ giã nhà máy vì không chấp nhận mãi được cảnh cán bộ “đè”ø công nhân, đến độ mỗi lần xin khẩu trang để vệ sinh trong lao động cũng rất khó. Gia đình em sẵn sàng hỗ trợ em học nghề trở về sống với gia đình. [1] [1] Vu Ngoc Bình, Van de lao dong tre em, NXB Chính tri QG, Ha-noi, 1995 [2] Vu Ngoc Bình, Van de lao dong tre em, NXB Chính tri QG, Ha-noi, 1995 file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007
  • 11. TÌNH HÌNH TREÛ LAO ÑOÄNG TAÏI VIEÄT NAM Page 11 of 11 [3] Vũ Ngọc Bình, Vấn đề Lao động trẻ em, NXB Chính trị QG, Hànội, 1995 file://D:SoftwareNgocLamLamtamlytreemtrelaodongvn.htm 12/20/2007