SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 74
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –BỘ CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
-----o0o-----
TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA
VĂN GỐM BÁT TRÀNG
Chuyên ngành : Mỹ Thuật Công Nghiệp
Mã số : 302
Luận văn cử nhân Thời trang
Giảng viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Mỹ thuật LÊ SĨ HOÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2011
BM03/QT04/ĐT
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
2
Khoa: MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
PHIẾU ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hệ: Đại Học – Chính Quy
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên đăng ký đề tài:
………………………………………….. MSSV: ………………… Lớp: ....................
Ngành : ..............................................................................................................
Chuyên ngành : ..............................................................................................................
2. Tên đề tài đăng ký : .........................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
3. Giảng viên hướng dẫn: .....................................................................................................
Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ
và hoàn thành đúng thời hạn.
Ý kiến giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Sinh viên đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trưởng khoa ký duyệt
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
3
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn nghiên cứu khoa học với đề tài “TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT
TRIỂN DỰA TRÊN HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG” được hướng dẫn bởi:
THẠC SĨ MỸ THUẬT- HỌA SĨ LÊ SĨ HOÀNG
Trong quá trình thực hiện đề tài ,tôi đã sưu tầm, tham khảo tài liệu từ các nguồn
thông tin trên internet, sách báo và thực tế…Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí
Minh, Bảo tàng lịch sử Hà Nội, làng nghề gốm sứ Bát Tràng…Nhận được ý kiến
đóng góp quý báo từ giảng viên chuyên nghành thời trang trường Đại học Kỹ Thuật
Công Nghệ Tp.HCM
Tôi cam đoan trước Hội đồng Bảo vệ tốt nghiệp cử nhân ngành Thiết kế thời trang –
Mọi thông tin về số liệu, tài liệu hoàn toàn mang tính chính xác cao tại thời điểm
thu thập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn
HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
4
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo nhà trường đã tạo
điều kiện học tập tốt nhất trên giảng đường đại học suốt bốn năm qua. Tôi cũng xin
cảm ơn đến chủ nhiệm khoa, cùng quý thầy cô đã dành tâm huyết xây dựng nên
khoa mỹ thuật công nghiệp.
Tiếp đến tôi xin cảm ơn đến thầy THẠC SĨ MỸ THUẬT- HỌA SĨ LÊ SĨ HOÀNG
là người đã chỉ dẫn cho tôi thực hiện và hoàn thành tốt bài luận án này. Tôi vô cùng
cảm ơn thầy đã có những góp ý và phê bình cho bài cuả tôi, nhờ những lời góp ý
cuả thầy mà tôi đã biết và hiểu thêm vấn đề.
Trong quá trình thực hiện nếu tôi có sự sai xót rất mong nhà trường cũng như
GVHD bỏ qua và đóng góp ý kiến chỉnh sữa.
Và bên cạnh đó thì tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, cô chú làm
việc tại 5B VÕ VĂN TẦN trong thời gian tôi làm đồ án tốt nghiệp đã hết lòng giúp
đỡ và chỉ dẫn cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm
HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
5
Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết quả đạt được của đề tài
7. Kết cấu của đề tài
B. PHẦN NỘI DUNG
Chöông 1 : Tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng
Chöông 2 : Lòch sử nguồn gốc ra đờiđ cuûa gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất
gốm Bát Tràng. Bát Tràng “cội nguồn” văn hóa dân tộc
2.1.Lịch sử nguồn gốc ra đời cuûa gốm Bát Tràng
2.2. Söï phaùt trieån cuûa gốm Bát Tràng qua các mốc thời gian
2.3. Ñaëc ñieåm nhận dạng gốm Bát Tràng
2.4. Các dòng men làm nên tên tuổi gốm Bát Tràng
2.5. Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng
2.6. Bát Tràng “cội nguồn” văn hóa dân tộc
Chöông 3 :” Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh – hao văn gốm
Bát Tràng . Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục
3.1. Lý do chọn gốm Bát Tràng
3.2. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng
3.3. Nghiên cứu xu hướng thời trang năm 2011 - 2012
3.4. BST các nhà thiết kế trong nước và nước ngoài khi khai thác gốm sứ vào
trang phục
Chương 4: Kết quả nghiên cứu danh mục công trình sáng tác của tác giả
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
6
4.1 Ý tưởng
4.2 Giải pháp triển khai BST
4.3. Phom dáng
4.4. Chất liệu, bảng màu
4.5. Mẫu phẳng
4.6. Mẫu thiết kế
PHAÀN KEÁT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN MỸ THUẬT
“TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HOA VĂN GỐM
BÁT TRÀNG”
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề:
Ngày nay, làng nghề Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được
biết đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật Bản… Danh tiếng ấy có
được bởi gốm sứ Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng
hơn, nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc. Chính nét đẹp dung dị của quê
hương, đất nước vương trên từng dáng, từng hình của những sản phẩm gốm đã làm
mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp
của dân tộc.
1.2. Tầm quan trọng của đề tài:
Nhu cầu ăn mặc của con người được hình thành từ rất lâu .Theo thời gian con
người hình thành nên trang phục hiện đại ngày nay. Như mọi đề tài khác về thời
trang tầm quan trọng đầu tiên là làm cho con người đẹp hơn, khắc phục những yếu
điểm và thiếu sót mà đối tượng hướng đến. Và tầm quan trong thứ hai của đề tài
chính là ý thức về những nét đẹp truyền thống cổ xưa của dân tộc, mang đến cái đẹp
gần gũi với đời sống như gốm Bát Tràng từ những chén, đĩa, chậu cho đến bình hoa,
…
1.3 Ý nghĩa của đề tài:
Đưa vào trang phục dạ hội một nét đẹp mới trong sáng mà mộc mạc như chất gốm
Bát Tràng, một nét đẹp quý phái mà vẫn gần gũi và sinh động.
1.4. Lý do chọn đề tài:
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
8
Nền văn hóa Việt là một nền văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng. Nó có nhiều
ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của con người, bên cạnh đó nhiều làng nghề
truyền thống nổi tiếng góp phần điểm tô cho sự đa dạng phong phú của nền văn hóa
Việt, trong đó có làng nghề gốm sứ Bát Tràng mà ai ai cũng biết đến nó.
Chữ “Bát Tràng” có ý nghĩa theo hán việt là cội nguồn. Nơi chứa đựng những
nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời cho đến nay vẩn được duy trì và phát triển.
Nhưng hiện nay gốm Bát Tràng truyền thống đang dần dần mất đi cái vẻ đẹp mộc
mạc, nguyên sơ của nó bởi nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Được mệnh danh là một làng nghề truyền thống lâu năm, gốm Bát Tràng được sản
xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ qua tài năng sáng tạo của người thợ được lưu
truyền qua nhiều thế hệ.
Bát Tràng không chỉ đơn thuần là một làng nghề mà còn là một làng văn hóa. Gốm
Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm quan trọng hơn nó mang trong
mình cái hồn quê của dân tộc, chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vươn
lên từng dáng, từng hình của những sản phẩm. Gốm làm mê say biết bao tâm hồn
người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc.
Đóng góp của đề tài là khơi lên nét đẹp văn hóa truyền thống đang bị dần lãng quên
trong cuộc sống hiện đại.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tập trung nghiên cứu những phom dáng hình ảnh hoa văn gốm sứ Bát Tràng để
đưa vào trang phục dạ hội dành cho lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi.
Hiện nay gốm sứ cũng được các nhà thiết kế nổi tiếng đưa vào thời trang một cách
rộng rãi ví dụ như trong lễ hội gốm sứ Bình Dương, bốn nhà thiết kế Việt Nam hàng
đầu với các ý tưởng được thổi hồn từ gốm sứ : “ Hỏa Biến”- Thăng hoa trong lửa
của Sỹ Hoàng , “ Huyền thoại rồng” –NTK Ngô Nhật Huy; “Yếm hoa” cách điệu
giữa truyền thống và hiện đại – NTK Thuận Việt và “ Nắng và lửa” của NTK Sơn
Collection.
Li Xaofieng nổi danh là họa sĩ chuyên khai thác những đề tài mới lạ tại Trung Quốc
đại lục. Gần đây nhất ông vừa giới thiệu những tác phẩm thời trang bằng gốm sứ
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
9
đẹp mắt và độc đáo. Đặc biệt hơn nữa, thời trang gốm sứ của ông không chỉ để
trưng bày, mà còn có thể diện được, tuy hơi khó cử động.
Hiện nay, tại làng nghệ Hoa ngữ, xuất hiện một dòng thời trang mới được gọi bằng
cái tên thời trang “gốm sứ”. Nguồn cảm hứng của những thiết kế này được lấy từ
họa tiết, hoa văn, màu sắc trong các loại gốm sứ nhà Minh. Với màu sắc đặc trưng
trắng và đen, cùng các họa tiết cổ như các loại hoa mẫu đơn, hoa trà, hoa phù dung,
các viền tròn hay các họa tiết của thời xưa…
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhầm mục đích mang đến cái nhìn gần gũi hơn về gốm Bát
Tràng thông qua ngôn ngữ thời trang. Các thiết kế đem lại một cảm giác đầy mới
mẽ nhưng vẫn hết sức quý phái, thanh thoát hơn cho người mặc.
Qua đó đưa ra thiết kế mới cho xu hướng thời trang với xu hướng gốm sứ ngày một
gần gũi hơn nữa trong cuộc sống hiện đại.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về gốm Bát Tràng
Tìm hiểu về xu hướng đưa gốm sứ vào thời trang trong nước cũng như ngoài nước.
Đưa ra những mẫu thiết kế mới cho phong cách thời trang được dựa trên ý tưởng
thiết kế lấy cảm hứng từ gốm Bát Tràng – một làng nghề truyền thống.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin từ các Bảo tàng lịch sử trong nước,các nguồn
sách, tạp chí thời trang, thông tin trên mạng như các trang mạng về thời trang trong
và ngoài nước, các trang tin tức, Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau
để xác nhận độ chính xác của số lượng thông tin thu thập được.
6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
Có cách nhìn mới gần gũi hơn, hiểu hơn về một làng nghề truyền thống trong xã hội
ngày nay.
Qua đó đưa ra được những những phom dáng trang phục dạ hội dựa trên hình ảnh,
hoa văn gốm Bát Tràng – bằng cách khai thác nét đẹp mộc mạc, bình dị của gốm
thông qua ngôn ngữ thời trang.
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
10
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Tổng quan về hiện trạng gốm Bát Tràng
Chương 2: Lịch sử nguồn gốc của gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất gốm.
Chương 3: Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát
Tràng. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, danh mục công trình sáng tác của tác giả.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chöông 1 : Tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng
• Tổng quan về hiện trạng gốm Bát Tràng
* Từ khi lập làng tới trước năm 1948 làng Bát Tràng là một đơn vị hành chính
độc lập: xã Bát Tràng, tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (Thuận
Thành), tỉnh Bắc Ninh.
* Năm 1948, xã Bát Tràng, xã Giang Cao và xã Kim Quan (nay là xã Kim Lan)
sát nhập thành 1 xã với tên gọi xã Quang Minh.
* Tháng 02 năm 1949, huyện Gia Lâm được chia về tỉnh Hưng Yên: Thôn Bát
Tràng, xã Quang Minh, huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên.
* Tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm lại được chia về tỉnh Bắc Ninh: Thôn Bát
Tràng, xã Quang Minh, huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh.
*. Tháng 10 năm 1958, khơi ngòi con sông đào Bắc Hưng Hải lấy đi của thôn Bát
Tràng ngôi chùa Kim Trúc có kiến trúc cổ, nguy nga, bề thế (xây dựng năm 1734), 1
ngôi miếu, 1 ngôi đền và hơn 1/2 diện tích làng cổ Bát Tràng.
* Ngày 20.02.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến về thăm và nói chuyện với
nhân dân thôn Bát Tràng.
* Năm 1964, Quốc hội khoá III quyết định cho một số xã trở về với tên gọi cũ. Xã
Quang Minh được tách thành 2 xã: Bát Tràng (gồm 2 thôn Bát Tràng & thôn Giang
Cao như ngày nay) và xã Kim Lan.
* Năm 1976, sau khi chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai địch hoạ,
toà đại bái đình Bát Tràng (xây dựng năm 1720) xiêu vẹo và bị rỡ lấy gỗ làm bàn
ghế trường học.
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
11
* Năm 1986 thực hiện đường lối Đổi Mới của Đảng, tại Bát Tràng đã có các hình
thức kinh tế tư nhân hình thành và phát triển. Sau đó 3 năm, sản phẩm sứ Bát Tràng
đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường Angieria mở đầu cho thời kì xuất khẩu
gốm sứ Bát Tràng ra thị trường quốc tế.
* Năm 1996, với phương châm tự đóng góp, thôn Bát Tràng đã hoàn thành bê
tông hoá đường làng ngõ xóm.
* Năm 2001 – 2002, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và thi công dự án nâng
cấp đường liên thôn Bát Tràng – Giang Cao. Tới nay, 100% đường làng ngõ xóm đã
được phủ bê tông.
*. Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát Tràng khai trương Chợ Gốm làng cổ Bát
Tràng (Battrang ancient village ceramics market)
* Ngày 10.08.2004 gốm sứ Bát Tràng được công nhận “Thương hiệu nổi tiếng với
người tiêu dùng”
*. Tháng 10.2004 đình làng Bát Tràng đón nhận bằng Di tích Lịch sử Kiến trúc
Nghệ thuật cấp Tỉnh, Thành phố.
* Năm 2005, nhân dịp Hội làng Bát Tràng (15.02 âm lịch), ban văn hoá làng Bát
Tràng phát động đại trùng tu toà Đại bái Đình Bát Tràng.
* Tháng 11 năm 2005, công ty Vận tải khách Hà Nội mở tuyến xe bus số 47 Long
Biên – Bát Tràng, nối liền làng cổ Bát Tràng với khu vực nội thành thành phố Hà
Nội mở ra hướng đi mới, thúc đẩy phát triển tham quan, du lịch làng gốm cổ truyền
Bát Tràng.
*. Ngày 31.12.2006 làng Bát Tràng tổ chức lễ khánh thành toà Đại bái đình Bát
Tràng.
Làng gốm cổ Bát Tràng xưa và nay
Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát
thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở
dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng-một
nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa,
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
12
vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao
thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa.
Từ khi những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng ra đời đã được các bậc vương giả
quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê
đều ưa chuộng. Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn
vượt ra biên giới đất Việt. Từ thế kỷ XV, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật
triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa-nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng
ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay
thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm
vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách.
Từ vài thập kỷ nay, sức sống của làng nghề truyền thống vẫn được thổi lên bởi ngàn
lò gốm cháy rực suốt ngày đêm. Hiện nay, ở Bát Tràng nhiều lò gốm đã không dùng
than, củi hay rơm rạ để đốt lò mà đã dùng lò công nghiệp đốt bằng ga nên hạn chế
được sự ô nhiễm môi trường đồng thời cũng giảm được lượng phế phẩm.
Theo các nghệ nhân của làng, đề tài phổ biến của các sản phẩm gốm Bát Tràng là
hình rồng, phượng, câu thơ đối, hoa văn, cảnh người, cảnh hoa, cảnh thiên
nhiên...đều phản ánh đời sống tâm linh và triết lý của con người Việt Nam.
Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có
nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm
Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao
gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên
bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã
đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được
xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ
và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ
tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo
tàng Guimet-Pháp.
Ông John S. Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
13
cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý-Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói
lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là
niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt
mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông.
Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không
chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ.
Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị
trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán
thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát
Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền
thống".
Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song
với một Bát Tràng -đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản
xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát
Tràng.
Hàng năm, lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch) và
thường kéo dài 7 ngày.
Ảnh hưởng của gốm Bát Tràng trong văn hóa con người Việt Nam
Hiện nay đang có hiện tượng gốm Bát Tràng được
sản xuất hàng loạt theo khuôn mẫu và in đề - can lên
gốm theo nhu cầu khách hàng; nhiều địa phương làng
xã cạnh làng cổ Bát Tràng cũng mới chuyển sang làm
gốm và lấy tên thương hiệu gốm Bát Tràng khiến cho
khó có thể đảm bảo được uy tín và chất lượng.
Gốm Bát Tràng là một dòng gốm Việt Nam có lịch
sử gắn liền với việc hình thành làng gốm cổ Bát
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
14
Tràng từ thế kỷ XIV – XV. Thời gian trôi qua đã chứng kiến nhiều giai đoạn
phát triển của dòng gốm này. Trong quá trình giao lưu thông thương, gốm
Bát Tràng mặc dù có chịu ảnh hưởng của một số đặc điểm gốm sứ Trung
Quốc nhưng với chất đất và sự tài hoa của người Việt, gốm Bát Tràng vẫn
tạo ra phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.Ngày nay, gốm Bát
Tràng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Gốm có các
đặc điểm đặc thù như: cốt gốm dày, chắc, nặng; kĩ thuật nung đạt nhiệt độ
1300 độC; có 5 loại men đặc trưng gồm men lam, men nâu, men trắng ngà,
men xanh rêu, men rạn và nghệ thuật vẽ hoạ tiết mang dấu ấn của sự thăng
hoa. Với các đặc điểm này, gốm Bát Tràng tiếp tục chinh phục thị trường
trong và ngoài nước bằng chất lượng cũng như giá trị nghệ thuật. Người tiêu
dùng có thể tìm thấy sản phẩm gốm thuộc các nhóm hàng: đồ thờ cúng, đồ
gia dụng và đồ trang trí. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường tạo ra xu
hướng mở cửa hội nhập, gốm Bát Tràng cũng là một trong những mặt hàng
tham gia vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với gốm sứ đến từ các nước khác,
đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc. Ngay trong nội địa, gốm Bát Tràng tuy đã có
mặt ở rất nhiều tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc nhưng nó vẫn chưa thực sự
chiếm lĩnh thị trường.Trên nhiều sạp hàng tại các chợ, chúng ta dễ thấy có sự
bày bán phổ biến các sản phẩm gốm Trung Quốc với mẫu mã đẹp mà giá cả
lại phải chăng. Một bát ăn cơm nhãn hiệu Bát Tràng có giá từ 8.000-12.000đ
trong khi cũng là loại sản phẩm này của Trung Quốc ta chỉ mất từ 3.000-
5.000đ để có một chiếc bát tương đối bắt mắt và nhẹ tay. Sự cạnh tranh về
giá cả, mẫu mã cũng xảy ra tương tự với loạt sản phẩm gia dụng còn lại như
lọ hoa, bát đĩa, ấm chén…Ngoài ra, gốm sứ nghệ thuật của Trung Quốc cũng
đang có nhiều hơn các cửa hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm tại
Việt Nam. Tất nhiên, các loại hàng Trung Quốc phổ biến trên thị trường này
không thể có độ bền cao về men hay chất gốm bằng hàng chính gốc Bát
Tràng.
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
15
Để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, người làm gốm Bát
Tràng ngày càng cố gắng để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau có
mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm truyền
thống, tại chợ gốm cổ Bát Tràng đã có bày bán rất nhiều đồ gốm gia dụng và
gốm trang trí nhiều màu sắc bắt mắt với các sản phẩm sơn mài trên gốm,
tranh gốm, chuông gió, các hình con vật, đồ chơi bằng gốm…Đặc điểm của
men gốm đã có những thay đổi, theo chú Ngãi - một nghệ nhân làng gốm cổ
Bát Tràng cho biết: Men gốm hiện nay có độ dày và trong tạo độ sâu, bóng
hơn men gốm của khoảng 20 năm trước rất nhiều.
Gía trị của gốm Bát Tràng trong thực tiển
Hình ảnh dân tộc qua họa tiết gốm Bát Tràng
Trong ca dao có câu:
“Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ Bán Nguyệt cho nàng rửa chân”.
Cùng với chiếu Nga Sơn, vải tơ Nam Định, lụa Hà Đông, gạch Bát Tràng đi vào thơ
ca xưa như một trong những sản vật quý của đất nước.
Ngày nay, làng nghề Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết
đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật Bản… Danh tiếng ấy có được
bởi gốm sứ Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng hơn, nó
mang trong mình cái hồn quê của dân tộc. Chính nét đẹp dung dị của quê hương,
đất nước vương trên từng dáng, từng hình của những sản phẩm gốm đã làm mê say
biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân
tộc.
Khi mới ra đời, Bát Tràng là một làng nghề chuyên sản xuất gạch xây nhà và một số
mặt hàng phục vụ đời sống, sinh hoạt như: bát, chén, tích uống nước, bình cắm
hoa,… Vì vậy, những sản phẩm gốm sứ không mang tính nghệ thuật. Tuy nhiên, khi
chất lượng cuộc sống được nâng cao, sản phẩm gốm sứ do người dân nơi đây làm ra
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
16
không chỉ ‘tự cung tự cấp” mà còn để “thông thương”, buôn bán với bên ngoài.
Chính vì thế, gốm sứ Bát Tràng ngày càng đa dạng về mẫu mã, đảm bảo về chất
lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Gốm sứ Bát Tràng rất phong phú về họa tiết trên mẫu mã của sản phẩm. Từ xa xưa,
văn hóa Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Vì vậy, họa
tiết trên gốm sứ Bát Tràng có không ít những tích bên Trung Quốc: cảnh Xuân
Thủy, Bát tiên quá hải (tám vị tiên vượt biển) hay Trúc lâm thất hiền (bảy vị tiên
đàm đạo, uống trà trong rừng trúc)… Tuy nhiên, nó được thể hiện rất riêng theo
phong cách của người Việt Nam và gửi gắm vào đó là việc đề cao sự tài tình, nhạy
bén của con người trong đời sống lao động.
Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng còn mang những nét hiện đại để đáp ứng thị hiếu
tiêu dùng ngày càng đa dạng của con người. Trong những sản phẩm gốm xuất hiện
những bức tranh tĩnh vật nhiều màu sắc, được cách điệu. Ngoài ra, trên những mặt
hàng như: cốc nước, ấm chén hay những chiếc vòng tay, vòng cổ, những chiếc thắt
lưng,…lại được trang trí theo phong cách hiện đại. Người nghệ nhân sử dụng các
loại hoa văn kiểu chấm tròn, vòng xoáy, hoa lá cách điệu hay những nhân vật hoạt
hình trong truyện tranh,… để làm cho chúng trở nên trẻ trung, sinh động và hợp thời
đại hơn. Và đó là những sản phẩm chiếm được nhiều
cảm tình của giới trẻ.
Mặc dù có rất nhiều sự phá cách trong họa tiết trang
trí, nhưng gốm sứ Bát Tràng vẫn thấm đẫm trong mình
cái đẹp của quê hương, đất nước: đó là một thời lịch sử
đầy gian khổ nhưng huy hoàng và oai hùng của dân
tộc, là cuộc sống lao động cũng như đời sống tinh thần
phong phú của cư dân lạc Việt. Nhìn vào những họa
tiết trên gốm sứ Bát Tràng ta như nhìn thấy lịch sử dân
tộc từ xa xưa vọng lại. Rồng là hình ảnh xuất hiện
nhiều trên những chiếc bình gốm cỡ lớn, thường đặt ở
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
17
phòng lớn hoặc trên ban thờ. Sở dĩ người nghệ nhân vẽ Rồng bởi Rồng là một trong
bốn tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng. Nó là loài động vật cao quý, mình có vảy
tượng trưng cho may mắn. Hơn nữa, Rồng cũng tượng trưng cho trí tuệ, tín ngưỡng,
niềm tin, lí tưởng, nguyện vọng của con người. Riêng với người dân Việt Nam,
Rồng là “cha” của họ và truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” với hình ảnh Rồng đã
trở nên linh thiêng, ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt. Có lẽ cũng vì lí do này
mà Việt Nam có kinh thành Thăng Long (Rồng bay) - thủ đô đầu tiên của đất nước,
có thắng cảnh nổi tiếng Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc và có cả một mảnh
đất màu mỡ, quanh năm tốt tươi mang tên Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía
Nam của tổ quốc. Hình ảnh Rồng bay lượn, uốn khúc đã làm “mê say” người nghệ
nhân và những người thưởng thức nghệ thuật phải chăng vì trong nó hàm chứa sức
mạnh và sức sống vĩnh hằng của cả dân tộc Việt.
Hạc cũng là một trong bốn tứ linh được con người tôn thờ, hình ảnh Hạc không chỉ
xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn mà còn được các nghệ nhân khéo léo trang trí
lên những chiếc bình gốm. Hạc vốn là một con vật của đạo giáo, nó gợi nhắc chúng
ta nhớ tới một cái gì đó thanh cao, tinh túy của đất trời. Dường như sự xuất hiện của
nó trên gốm sứ Bát Tràng còn tượng trưng cho nét đẹp trong tâm hồn người người
Việt Nam và mong ước của họ sao cho “thiên địa nhân hòa”, để cuộc sống luôn yên
bình, êm ấm, hạnh phúc.
Trên những mảnh gốm tưởng chừng như vô tri vô giác,
bằng bàn tay khéo léo cùng sự am hiểu sâu sắc về lịch
sử dân tộc, những người nghệ nhân đã tái hiện một
cách sinh động hình ảnh cha ông ta thuở xưa. Hình ảnh
người dân lạc Việt cổ, đầu đội mũ lông chim, thân
đóng khố, chèo thuyền, vượt thác mãi in sâu trong tâm
trí ta về một thời kì lịch sử đầy sơ khai, thiếu thốn của
cả dân tộc. Nhưng nhìn hình ảnh oai hùng của Hai Bà
Trưng cưỡi voi đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất
nước ta lại cảm thấy tự hào. Không chỉ có vậy, lịch sử tiếp tục hiện lên qua hình ảnh
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
18
vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa vàng để tỏ lòng biết ơn khi đất nước được thái bình,
thịnh trị… Việc khắc họa lịch sử dân tộc trên gốm đã thể hiện tấm lòng của người
nghệ nhân luôn hướng về cội nguồn dân tộc, luôn sống, ghi nhớ công lao của ông
cha. Phải chăng đó cũng là lời nhắn gửi thân tình của họ đến mỗi người dân Việt
Nam?
Không chỉ phản ánh lịch sử của dân tộc, gốm sứ Bát Tràng còn thể hiện cuộc sống
lao động của con người. Hình ảnh người Việt cổ đập lúa, chèo thuyền, vượt biển,
rồi hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó chăn trâu, cắt cỏ, tát
nước,…trên cánh đồng làng trải dài mênh mông, bất tận đã trở nên quen thuộc đối
với mỗi chúng ta. Cũng vậy, gốm Bát Tràng còn mượn những hình ảnh dân gian,
những sự tích của tranh Đông Hồ để vẽ lên cuộc sống lao động muôn màu, muôn
sắc của cư dân đất Việt. Đó là câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa… những con người
hiền lành, đôn hậu, quanh năm cần cù lao động, chi chút làm ăn. Tuy vậy, họ gặp rất
nhiều khó khăn trong lao động, sản xuất như thiên tai, bão lũ (Sơn Tinh -Thủy
Tinh), khi phải đối mặt với những thế lực đen tối: ma, quỷ… Tranh “Thạch Sanh
chém chằn tinh” thường được dùng để treo trang trí trong các gia đình, nó giúp mỗi
chúng ta như hiểu thêm về quá trình đấu tranh gian khổ trong lao động của ông cha
ta, đồng thời thấy được sức mạnh của con người lao động và ước mơ của họ về một
cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Hơn thế nữa, đó là một đạo lí sống: “Ở hiền gặp
lành, ở ác gặp ác”. Trên những bức tranh gốm còn khắc họa các hình ảnh sinh hoạt
khác như: cảnh đánh ghen, hái dừa hay đám cưới chuột,…Người nghệ nhân thật
tinh tế và sâu sắc khi mượn tranh dân gian để phản ánh cuộc sống của con người
trên từng sản phẩm gốm, điều đó tạo ra sự gần gũi giữa con người xưa và nay, giữa
quá khứ xa xôi và cuộc sống thực tại.
Mặc dù đời sống lao động của người dân Việt Nam còn
gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng đời sống tinh thần
của họ thì vô cùng phong phú. Hàng năm, trên cả nước
xuất hiện nhiều lễ hội lớn: chọi trâu, chọi gà, đấu vật, đua
thuyền,…những hoạt động ấy thường diễn ra vào đầu năm
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
19
mới, khoảng thời gian mà nhân dân ta vẫn gọi là “tháng ăn chơi”. Những lễ hội diễn
ra để kết thúc một năm lao động vất vả, khó khăn, đồng thời thể hiện ước nguyện
muôn đời của người dân lao động có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc trong năm
mới. Tất cả những hoạt động tinh thần ấy đều được những nghệ nhân của mảnh đất
Bát Tràng vẽ lên sinh động và đẹp mắt trên những bức tranh gốm. “đấu vật” là một
trong số những bức tranh đẹp thể hiện rõ điều đó. Nhìn vào đó ta không chỉ thấy
được hoạt động tinh thần của con người mà còn thấy được sức mạnh, sự dẻo dai của
người dân lao động.
Nếu dạo qua thị trường gốm sứ vào dịp tết Nguyên Đán, chúng ta dễ dàng nhận thấy
những bức tranh thờ làm bằng gốm được tiêu thụ khá nhanh. Một số bức tranh được
nhiều khách hàng ưa chuộng như: tranh “đàn lợn âm dương”, hay “đàn gà mẹ
con”,…đó là những bức tranh mang ý nghĩa về một cuộc sống sung túc, ấm no, gia
đình yêu thương, gắn bó, bảo vệ nhau. Ngoài ra, tranh chúc tụng như: “Vinh hoa,
Phú quý”, hay “Như ý, Cát tường” cũng là một trong số những loại tranh gốm dành
được nhiều tình cảm của khách hàng. Hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ, bụ bẫm, mặc yếm,
một đứa bé ôm con gà tượng trưng cho người con trai sau này khỏe mạnh, có năm
đức tính đẹp của con gà trống: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi trưởng thành sẽ là người
con trai tung hoành ngang dọc. Còn hình ảnh bé gái ôm con vịt, tượng trưng cho
người con gái mai này ngoan ngoãn, hiền lành, xinh xắn, có một cuộc sống hạnh
phúc với “con đàn cháu đống”.
Ngoài phản ánh những hoạt động văn hóa, lễ hội, lịch
sử dân tộc, những họa tiết trên gốm Bát Tràng còn thể
hiện tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. Hình
ảnh thầy đồ dạy chữ cho các trò nhỏ từ khi đầu còn trái
đào trên những bức tranh gốm gợi nhắc chúng ta nhớ
đến những vị học sĩ, những người tài của đất Việt như:
Trạng Hiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần đây là Hồ Chí
Minh - vị cha già của dân tộc đã giải thoát cho đất nước
Việt Nam nhỏ bé thoát khỏi gông cùm của bọn thực
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
20
dân, phát xít,…Những bức tranh với nội dung giản dị đã nhắc nhở chúng ta phải cố
gắng học hành theo gương cha anh xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
Họa tiết trang trí được các nghệ nhân khắc, vẽ lên gốm sứ Bát Tràng thật phong
phú. Trên những bức tranh gốm, lọ gốm,…ta nhìn thấy lịch sử dựng nước, giữ nước
của cả dân tộc, thấy cuộc sống lao động và những nét văn hóa của đất nước, con
người Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy, gốm sứ Bát Tràng còn đem đến cho
chúng ta những cái nhìn đa chiều về thiên nhiên, cảnh đẹp của đất nước. Dạo qua
những gian hàng đồ gốm có đôi phút ta “chạnh lòng” nhớ tới quê hương mình. Trên
những bức tranh gốm xuất hiện các hình ảnh quen thuộc như: cây đa, giêng nước,
sân đình, mái nhà tranh được phủ rơm nếp vàng còn thơm mùi lúa mới thấp thoáng
sau những lũy tre,…Cảnh quê hương yên ả, thanh bình, đậm chất thôn quê như vậy
làm sao mà không thương, không nhớ cho được. Đâu chỉ có vậy thôi, nếu là người
Hà Nội khi bắt gặp hình ảnh về một khu phố cổ với “con đường vắng rì rào cơn
mưa nhỏ”, một gánh hàng hoa hay một tiếng gao trong đêm vắng sẽ không thể
không thấy xao xuyến trong lòng. Bức tranh ấy sẽ khiến trái tim họ quặn thắt, nhói
đau khi nhớ đến một Hà Nội cổ kính, trang nghiêm, gợi cho họ nhớ về quá khứ, cội
nguồn, nhớ về quê hương! Việt nam là một đất nước nhỏ bé nhưng nó không chỉ có
những vùng quê yên ả, thanh bình, không chỉ có một Hà Nội đáng nhớ mà còn có
rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp: Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Hồ Gươm,…tất
cả đều được thể hiện tài tình trên những bức tranh gốm. Họa tiết trên gốm sứ Bát
Tràng đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về đất nước Việt, con
người Việt. Nhìn vào đó, ta tự hào về mảnh đất giàu truyền thống, giàu văn hóa, từ
đó thêm yêu quý mảnh đất và con người nơi đây.
Người xưa thường nói: “nhất dáng, nhì men, thứ ba chạm khắc”, ý muốn đề cao tính
nghệ thuật của dáng và men. Tấm lòng, tâm hồn cùng bàn tay khéo léo để tạo nên
những hoa văn trên gốm đã là cả một nghệ thuật tạo hình của người nghệ nhân. Hi
vọng rằng, trong tương lai, gốm sứ Bát Tràng sẽ được biết đến nhiều hơn trên
trường quốc tế. Nó sẽ không chỉ phát triển theo xu hướng của xã hội hiện đại mà
vẫn giữ được cái hồn quê trên từng sản phẩm.
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
21
Chöông 2 : Lòch sử nguồn gốc ra đờiđ cuûa gốm Bát Tràng và công nghệ sản
xuất gốm Bát Tràng.
2.1 Lịch sử nguồn gốc ra đời cuûa gốm Bát Tràng
Xã Bát Tràng (鉢場社) gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia
Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát
Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ
Thuận An, tỉnh Bắc Ninh), xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay)
thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Thời nhà Hậu
Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời
nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm
tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ
Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ
Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên.
Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã
Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ
năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như
hiện nay.
Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát
Tràng.
* Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352) mùa
thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái
Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã
Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay.
* Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn
chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị
(sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.
* Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có
đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng
ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"...
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
22
Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể
ra đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn
gốc của nghề gốm như sau:
* Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí
Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi
hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay
tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò
gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho
dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng.
Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc
màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh)
nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà
và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã
có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.
* Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, dòng họ
Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng
trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh
Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có
tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm,
Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và
Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát
thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại.
Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp,
tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo
truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát
chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những
lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm
chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
23
nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra
đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các
làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét
trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di
cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường
(phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm
bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung
cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.
Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên
cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ
học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng
gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào
giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát
triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và
có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.
2.2. Söï phaùt trieån cuûa gốm Bát Tràng qua các mốc thời gian
Thế kỷ 15–16:
Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở,
không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát
triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm
Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người
đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao
gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng,
phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mỹ quốc công phu nhân...
Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng
đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.
Thế kỷ 16–17
Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn
sang phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... thành lập công ty,
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
24
xây dựng căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu
vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước
trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình
thành.
Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với
nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã
tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi
nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm
xuất khẩu một số nguyên liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho
quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ
gốm Bát Tràng được nhập cảng vào Nhật Bản.
Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán
với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó,
một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng không bị
hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh.
Thế kỷ 15–17
là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong
đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ
Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ,
Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất
và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát
Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng
giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ
thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các
nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật
Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á.
Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức
buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam
bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
25
Cuối thế kỷ 17& đầu thế kỷ 18:
Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh
chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách
cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung
Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh
tranh. Nhật Bản, sau một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc,
đồng, đã đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa,
đường, gốm sứ... mà trước đây phải mua sản phẩm của nước ngoài
Thế kỷ 18–19:
Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá
mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn
chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ 18 và của nhà
Nguyễn trong thế kỷ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút
và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề
gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có
bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ
rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần
thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm
Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản
xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.
Thế kỷ 19 đến nay:
* Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ
và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường.
* Sau Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), tại Bát Tràng thành lập Xí nghiệp
gốm Bát Tràng (1958), Xí nghiệp X51, X54 (1988) cùng một số hợp tác xã như
Hợp Thành (1962), Hưng Hà (1977), Hợp Lực (1978), Thống Nhất (1982), Ánh
Hồng (1984) và Liên hiệp ngành gốm sứ (1984)... Các cơ sở sản xuất trên cung cấp
hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Những
nghệ nhân nổi tiếng như của Bát Tràng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
26
Văn Vấn... đào tạo được nhiều thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở ở các
tỉnh.
* Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế
thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần,
những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ
biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm
nhanh chóng lan sang thôn Giang Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn
Bát Tràng, Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được
xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ
và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ
tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo
tàng Guimet-Pháp.
Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không
chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ.
Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị
trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán
thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đến thăm làng gốm Bát Tràng, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng thấy làng
quê này luôn luôn sôi động. Không khí lao động hối hả, tấp nập, xe ô tô chuyên chở
vào làng và chở sản phẩm đi tiêu thụ.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài
các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới
đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa...
kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu
theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả
nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút
nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất.
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
27
Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ
truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...
2.3 Ñaëc ñieåm nhận dạng gốm Bát Tràng
Gốm Bát Tràng kết cấu chắc, trọng lượng nhẹ.Gốm Phù Lãng kết cấu xốp, trọng
lượng nặng.
Các dòng gốm sứ Việt Nam
Xét theo góc độ dân gian, truyền thống và công nghiệp hiện đại có thể tạm thời
phân chia như sau: Dân gian truyền thống (Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông
Triều), Công nghiệp hiện đại (Thanh Trì, Hải Dương, Đồng Nai)
Nếu xét theo chức năng của sản phẩm gốm sứ thì chia ra như sau: Gốm sứ dân dụng
(Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Hải Dương, Đông Triều, Đồng Nai), gốm sứ xây
dựng (Thanh Trì)
Đặc điểm của mỗi dòng gốm sứ
Trong phần gốm sứ dân dụng này, có thể dễ dàng nhận biết các đặc điểm sau:
Sứ Bát Tràng (Mặt hàng chủ đạo: bình lọ hoa, ấm chén, bát đĩa, tranh sứ, đồ chơi
con giống...) hoạ tiết, hoa văn được vẽ thủ công, nét vẽ mềm mại, mỏng mảnh,
trọng lượng nhẹ, tiếng kêu thanh. Mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, phong phú. Sử
dụng công nghệ nung đốt bằng gas.
Những đặc điểm của gốm Bát Tràng
Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu men, đề tài trang trí và đặc
biệt nhờ các dòng minh văn, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của gốm cổ Bát
Tràng.
Loại hình
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng
sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn
nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với
việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát
Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà,
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
28
đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng
với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa vào ý
nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:
Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà,
ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.
Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương,
đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những
sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có
minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn
ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ
gốm Bát tràng.
Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê,
tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba
đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng.
Trang trí
Thế kỉ 14–15: Hình thức trang trí trên gốm Bát
Tràng bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men
nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết
hợp với chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian
này đánh dấu sự ra đời của dòng gốm hoa lam đồng
thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo
gốm hoa lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong
các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần.
Rồng vẽ trên gốm lam thế kỉ 16 (ảnh chụp tại
Bảo tàng lịch sử Việt Nam). Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỉ 18 (ảnh chụp
tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam).
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
29
Thế kỉ 16, cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn,
kĩ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài
trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt
cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang trí vẽ men
lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần
gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu, (Hải Dương).
Thế kỉ 17, kĩ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gốm Bát Tràng càng tinh tế, cầu kì, gần
gũi với chạm đá và gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỉ 16, đồng thời xuất hiện các đề
tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc... Những đề tài chạm nổi, để mộc điển
hình khác như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình
lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán)... Việc sử dụng men lam kém
dần, tuy đề tài trang trí vẽ tương đồng với chạm nổi. Thế kỉ 17 xuất hiện dòng gốm
men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, cúc-trúc-
mai. Trong khoảng thời gian này còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là
màu xanh rêu với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình người...
Thế kỉ 18, trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men
lam trên gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích
ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí
ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa.
Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá
lật... Hoa văn đường diềm phát triển manh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn,
hồi văn, sóng nước...
Thế kỉ 19, gốm hoa lam Bát Tràng phục hồi và phát triển phong cách kết hợp sử
dụng nhiều loại men vào trang trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất
hiện thêm các đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển tích Trung Quốc như Ngư
ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới...
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
30
Thế kỉ 16, rồng được đắp nổi hoặc để mộc như trên đồ gốm thời
Nguyên (Trung Quốc) hay vẽ men lam, rồng có đôi cánh mọc ra từ
chân trước, cong như cánh bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu
trúc trang trí rồng bay phượng múa.
Minh văn trên gốm: Bát Tràng xã, Đỗ Xuân Vi tạo 缽塲杜春闈造
Đầu thế kỉ 17, rồng vẫn giữ nhiều nét tương đồng rồng thế kỉ 16,
nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc không đều nhau, mở ra
một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng bố cục theo chiều ngang, dáng
rồng ngắn, thân uốn hình cánh cung, tay trước nắm râu. Rồng chạm nổi trong hình
khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có những dải mấy lửa kiểu đao mác. Nửa
sau thế kỉ 17 lại xuất hiện dáng rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng
từ bên trái trườn qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt rồng tả chính diện, tay trước
nắm râu. Xung quanh rồng có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa
được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là rồng nổi, đuôi vút lên trên, hai
chân trước chống, đầu uốn lên, bố cục trong hình chữ nhật.
Thế kỉ 18, rồng thân dài, đắp nổi theo dạng phù điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng
và râu cong, bờm gáy dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những dải
mây nổi hình 3 ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao gồm một rồng mẹ và 6 rồng
con, xen kẽ các dải mây hình khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư
hương hoặc trên bao kiếm thờ...Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện đầu rồng chính diện,
hai chân trước dang rộng, lộ mũi hẹp, mắt lồi, miệng ngậm vòng tròn hay chữ Thọ
kiểu triện còn được thể hiện trên những chiếc đỉnh.
Thế kỉ 19, rồng lại được thể hiện theo phong cách tượng tròn với thân ngắn, mình
tròn, đầu rồng có miệng rộng, mũi cao, vây cá, vảy tròn và được trang trí theo kiểu
đắp nổi hoặc vẽ men lam trên đỉnh gốm hoặc trên bình men rạn vẽ nhiều màu.
Ngoài ra, còn có đầu rồng với mặt nhìn chính diện, hai chân xoè ngang năm hai dải
mây, miệng ngậm vòng..
2.4 Các dòng men làm nên tên tuổi gốm Bát Tràng
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
31
Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể
hiện qua mỗi thời kỳ khác nhau để tạo nên những sản
phẩm đặc trưng khác nhau: men lam xuất hiện khởi đầu
ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen
sẫm; men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và
được vẽ theo kỹ thuật men lam; men trắng ngà sử dụng
trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19,
men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các
trang trí nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra
một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỷ 16–17 và men rạn là dòng men
chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỷ
17–19.
Men lam
Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Men lam là men
gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam
đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không
để để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ
thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Bên
cạnh điểm tương đồng với các loại bình gốm hoa lam sản xuất ở lò Chu Đậu (Hải
Dương), gốm hoa lam Bát Tràng ngay ở thời kỳ đầu đã có những nét riêng về dáng
và về hoạ tiết trang trí. Những bát, âu, lọ, chân đèn gốm hoa lam của Bát Tràng thế
kỷ 14–15 có nét chung dễ nhận là lối vẽ phóng bút, dù là vẽ phong cảnh, hoa dây lá
hay vẽ rồng.
Men nâu
Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của
men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu
nâu xám). Trên các đồ gốm có niên đại thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, men nâu được dùng
tô lên các đồ án trang trí kết hợp với men nền mầu trắng ngà bao gồm chân đèn,
thạp, chậu, âu, đĩa...Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu (chocolate),
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
32
men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần. Men nâu còn được dùng
phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo thành đồ án hoa văn mộc. Thế kỷ 14, thợ gốm
Bát Tràng đã biết hạn chế sự ảnh hưởng màu men nâu do mộc bằng cách vẽ men
nâu trên lớp men trắng ngà để chuyển men nâu đỏ sang vàng nâu.
Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mẫu thế kỷ 16–17, men nâu được
dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ
vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương
chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế...
Các đồ gốm thế kỷ 18 tiếp tục sử dụng men nâu nhiều theo cách thức cổ truyền, một
số nghệ nhân tìm tòi phát huy thêm để làm phong phú màu men này, đặc biệt trên
cặp tượng hổ chế tạo khoảng năm 1740, men nâu dưới lớp men rạn tạo nên bộ da hổ
có màu sắc đa dạng hơn.
Thế kỷ 19, men nâu dùng làm nền cho các trang trí men trắng và xanh. Những bình,
lọ men rạn ngà, thể hiện đề tài trang trí: Ngư ông đắc lợi, tùng hạc, Tô Vũ chăn dê,
Bát tiên quá hải... men nâu dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu hoặc điểm
thêm vào các dải mây, tà áo của Bát tiên. Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu
đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng
rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay.
Men trắng (ngà)
Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung
đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng
với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ
gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men
nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.
Gốm Bát Tràng thế kỷ 17 đạt đỉnh cao trong kỹ thuật trang trí nổi với hầu hết các
thủ pháp kỹ thuật chạm trổ, dán ghép. Men trắng ngà được sử dụng trên các lư
hương để phủ trên các rìa, ước và đường viền ngoài phần trang trí nổi, rất ít khi phủ
lên hình trang trí. Vì men trắng mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung
cao nên có chất lượng tốt, một số sản phẩm men trắng ngà phủ lên trang trí nổi dầy
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
33
vẫn có vết rạn men.
Thế kỷ 18, men trắng ngà còn thấy sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng
trang trí nổi để mộc. Những lư hương tròn được đắp nổi hình rồng và mặt nguyệt,
phần còn lại phủ men trắng ngà.
Vào thế kỷ 19, gốm Bát Tràng chưa mất hẳn kiểu trang trí nổi để mộc, men ngà còn
thấy sử dụng trên các loại bình, lọ, lư hương,
tượng tròn. Bình gốm có nắp có các hình
rồng mây và lục bảo trang trí nổi để mộc,
phần còn lại phủ men trắng ngà
Thợ làng gốm Thanh Hà đang tạo dáng cho
Gốm bằng bàn xoay
Men xanh rêu
Thế kỷ 14–19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà
và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm
Bát Tràng thế kỷ 16–17. Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những bông sen
nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen các bông
hoa tròn hình bánh xe, các hình rồng, các
bông hoa nổi đường diềm quanh vai.
Men xanh rêu, dù ở các sắc độ khác nhau
nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất
lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm Bát Tràng thế kỷ
16–17 và có thể xem đây là một dữ kiện
đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ
gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác
nhau.
Men rạn
Bình gốm Bát Tràng, men rạn, thế kỷ 19, vẽ nhiều màu
Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
34
gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận
mang men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ
16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20.
Minh văn trên gốm: Thuận an phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã, sinh đồ
Vũ Xuân tạo
Minh văn
Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có
minh văn, thể hiện bằng khắc chìm
hay viết bằng men lam dưới men
trắng. Một số minh văn cho biết rõ
năm sản xuất, họ tên quê quán tác giả
chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước của người đặt hàng.
Và còn rất nhiều sản phẩm có ghi minh văn, những sản phẩm này một số
đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số tại các bảo tàng
nước ngoài, một số hiện được sở hữu bởi các nhà sưu tầm đồ cổ, một số lưu
lạc trong dân gian và một số còn chìm sâu trong lòng đất.
2.5 Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất,
tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm
truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc
lò".Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một
vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành (五行) là kim (金), mộc
(木), thuỷ (水), hoả (火) và thổ (土). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như
là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá
trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.
Quá trình tạo cốt gốm
Chọn đất
Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm.
Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
35
nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu
vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã
phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây.
Xử lí, pha chế đất
Đất sét đã xử lý
Trong đất nguyên liệu thường có
lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu
cầu của từng loại gốm khác nhau
mà có thể có những cách pha chế
đất khác nhau để tạo ra sản phẩm
phù hợp. Ở Bát Tràng, phương
pháp xử lí đất truyền thống là xử lí
thông qua ngâm nước trong hệ
thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao
khác nhau.
Tạo dáng cho sản phẩm
Khuôn làm gốm
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của
người làng Bát Tràng là làm bằng tay
trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng,
người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ
biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn
xoay, trước đây công việc này thường
vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Người thợ
"đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao. Có khi họ đắp nặn
một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ
của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
36
gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu
để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.
Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in
(khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành
như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại,
láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm
giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên
lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần
thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm
Bát Tràng sử dụng phổ biến kĩ thuật "đúc" hiện
vật. Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc
trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao.
Phơi sấy và sửa hàng mộc
Sản phẩm đem phơi
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho
khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi
hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối
ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn
thường sử dụng là hong khô hiện vật trên
giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần
nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy
hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ
để cho nước bốc hơi dần dần.
Quá trình trang trí hoa văn và phủ men
Kỹ thuật vẽ
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết.
Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các
trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
37
phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu
quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...
Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc
kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài.
Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại
này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như
gốm Việt Nam nói chung.
Chế tạo men
Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu, thành
phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít sắt và ôxít
mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ thế kỉ 15 thợ gốm Bát Tràng đã từng chế tạo
ra loại men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (có chứa ôxít côban) đá
thối (chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo.
Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt
bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong
nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy
mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ
vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận thấy để cho men dễ
chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu
"nhỏ tro to đàn".
Tráng men
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở
nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn
chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng
thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh.
Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông.
Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men
lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi
loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
38
của xương gốm... Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men
nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất
là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức
"quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài
sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là
những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật,
được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở
đây.
Quá trình nung
Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công
hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại
với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và thành kính cầu
mong trời đất và thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng
dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ
chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.
Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại lò như lò ếch (hay lò
cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò nung
khác, càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác hơn.
Nhiên liệu
Đối với loại lò ếch có thể dùng các loại rơm, rạ, tre, nứa để đốt lò, sau đó Bát Tràng
dùng kết hợp rơm rạ với các loại "củi phác" và "củi bửa" và sau nữa thì củi phác và
củi bửa dần trở thành nguồn nhiên liệu chính cho các loại lò gốm ở Bát Tràng. Củi
bửa và củi phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho
ải ra rồi mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, tại bầu, người ta đốt củi phác còn củi
bửa được dùng để đưa qua các lỗ giòi, lỗ đậu vào trong lò.
Khi chuyển sang sử dụng lò đứng, nguồn nhiên liệu chính là than cám còn củi chỉ
để gầy lò. Than cám đem nhào trộn kĩ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng
thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
39
đập lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể
dùng được ngay.
Chồng lò
Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc xếp
sản phẩm trong lò nung như thế nào là tuỳ theo sản phẩm và hình dáng kích, cỡ của
bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để không gian trong lò vừa tiết kiệm
được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên
việc chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng. Đối với loại lò ếch,
người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò, còn đối với loại lò đàn thì người ta
xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thứ 10 vì lửa kém nên sản
phẩm thường để trần không cần có bao nung ở ngoài). Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên)
nơi dành để đốt nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các loại sản
phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được xếp trong lò bầu giống như lò đàn.
Riêng đối với lò hộp, tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình trụ
không đậy nắp và xếp chồng cao dần từ đáy lên nóc, xung quanh tường
Đốt lò
Nhìn chung đối với các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu thì quy trình đốt lò đều tương tự
nhau và với kinh nghiệm của mình, người "thợ cả" có thể làm chủ được ngọn lửa
trong toàn bộ quá trình đốt lò. Ở lò đàn khoảng một nửa ngày kể từ khi nhóm lửa
người ta đốt nhỏ lửa tại bầu cũi lợn để sấy lò và sản phẩm trong lò. Sau đó người ta
tăng dần lửa ở bầu cũi lợn cho đến khi lửa đỏ lan tới bích thứ tư thì việc tiếp củi ở
các bầu cũi lợn được dừng lại. Tiếp tục ném củi bửa qua các lỗ giòi. Người xuất cả
bằng kinh nghiệm của mình kiểm tra kỹ các bích và ra lệnh ngừng ném củi bửa vào
bích nào khi biết sản phẩm ở bích đó đã chín
Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ
từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để
tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò.
2.6 Bát Tràng “nét đẹp” văn hóa dân tộc
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
40
Nhiều người đã biết đến Bát Tràng với những sản phẩm gốm, sứ mang phong
cách hiện đại với đặc trưng gốm nhiều màu, đa chủng loại. Thế nhưng, bên cạnh
một Bát Tràng hiện đại, năng động còn có một Bát Tràng cổ kính, với hàng trăm
sản phẩm cổ, trong một không gian cổ kính và rất thanh nhã. Đó là khu bảo tàng đồ
cổ Vạn Vân, nơi đang lưu giữ hồn cốt của làng nghề cổ Bát Tràng.
Thống kê của Sở Công thương Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà
Nội (HN) có 1.264 làng nghề, trong đó HN cũ có 84 làng và Hà Tây cũ có 1.180
làng. Và có lẽ, nếu nói về nghề truyền thống còn lưu giữ được và phát triển mạnh
mẽ nhất phải nhắc đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng.
Hiện Bát Tràng có hai thôn Giang Cao và Bát Tràng với 1.700 hộ, gần 6.700 nhân
khẩu. Và điều đặc biệt mà ít có làng nghề truyền thống nào trong cả nước làm được:
đó là cả xã không còn hộ sản xuất nông nghiệp. Ở Bát Tràng, cả xã có tới 83,7% hộ
trực tiếp sản xuất gốm sứ và 10,6% hộ dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Không chỉ sản xuất theo hộ gia đình, Bát Tràng còn có nhiều mô hình như
công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã hay liên doanh vừa sản xuất, vừa hoạt
động thương mại, dịch vụ. Đến nay, gốm Bát Tràng không chỉ dừng lại chiếm lĩnh ở
một số thị trường truyền thống như Nhật, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức mà đang
tìm đường đi Mỹ và lan rộng trong khu vực EU.
Ở Bát Tràng có hàng vạn sản phẩm gốm sứ. Một không gian cổ kính mở ra giữa
những sản phẩm gốm nhiều màu, hiện đại, đó là khu trưng bày những cổ vật của
làng Bát Tràng với cái tên Vạn Vân. Khu trưng bày rộng 400m2 gồm hai phần:
phần trưng bày gần 400 cổ vật có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX; phần khác
trưng bày khoảng trên 300 sản phẩm tiêu biểu nhất của gốm Bát Tràng hiện nay
kèm theo đó là một lò nung gốm cổ và một mô hình lò nung gốm hiện đại.
Nhà sưu tầm Trần Ngọc Lâm, chủ của khu trưng bày cổ vật Vạn Vân giải thích:
"Như thế để khách tham quan tiện so sánh sự khác biệt của gốm xưa và gốm nay".
Cũng theo ông Lâm, gốm Bát Tràng xưa vẫn được coi là 1 trong 4 nghề tinh hoa
bậc cao của Thăng Long xưa. Chả thế mà các bậc cao niên ở Bát Tràng có câu:
"Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã".
H
U
TEC
H
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT
TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
41
Và cũng chính bởi trân trọng tinh hoa bậc cao của trăm nghề đất Thăng Long xưa,
cùng với những đam mê gốm cổ, ông Lâm đã quyết gìn giữ tất cả những gì thuộc về
hồn cốt làng nghề Bát Tràng. Hiện khu trưng bày Vạn Vân được coi là nơi đầu tiên
lưu giữ những cổ vật về nghề gốm vốn đã xuất hiện tại Việt Nam cả ngàn năm một
cách tương đối đầy đủ như lò nung gốm cổ, các bản dập nổi cổ cùng các sản phẩm
với đầy đủ các niên đại. Các bản dập hoa văn nổi với các mẫu mà ông hiện có, hiếm
có người thứ 2 lưu giữ được. Đặc biệt hơn, vừa rồi, các hiện vật của Vạn Vân đã
được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch dán tem chứng nhận cổ vật. Điều đó cũng
có nghĩa, mỗi sản phẩm đã mang trong đó một sự tích, một câu chuyện của làng
nghề cũng như của nhà sưu tầm Trần Ngọc Lâm.
Chöông 3 : Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn
gốm Bát Tràng. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục
3.1 Lý do chọn gốm Bát Tràng
Xuất hiện ở Việt Nam đã hàng ngàn năm nay, gốm được người ta đã tìm thấy
trong nhiều di chỉ văn hóa như Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long cho đến hậu kỳ đồ đá
mới Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun... Nhiều năm qua, Việt Nam được thế giới
biết đến như một đất nước có một nền văn hóa độc đáo, đa dạng và không thể không
nhắc tới gốm với những đóng góp về phương diện loại hình nghệ thuật dân gian đặc
sắc. Trước kia trên thế giới nói đến gốm là người ta nghĩ ngay đến gốm Trung
Quốc. Nhưng bằng những phát hiện về gốm trên mảnh đất Việt Nam từ trước tới
nay, người Việt Nam có thể tự hào rằng gốm Việt Nam cũng không thua gì gốm
Trung Quốc về giá trị niên đại và giá trị nghệ thuật. Gốm men ngọc Việt Nam được
so sánh với gốm Long Tuyền thời Tống ở Trung Quốc. Gốm hoa nâu với dáng to,
dầy và thô, có lớp men trắng ngà hoặc vàng nhạt. Đặc biệt là gốm Bát Tràng được
ví như “cội nguồn, tinh hoa” văn hóa dân tộc…
Gốm rất gần gũi với con người, từ xa xưa người ta đã coi đó là thứ đồ dùng hàng
ngày lại đồng thời là thứ đồ có giá trị hay dùng để trang trí... Chúng ta có thể bắt
gặp gốm ở bất kỳ đâu từ chốn cung đình lộng lẫy đến mỗi ngôi nhà dân dã. Có lẽ rất
ít thứ vật dụng nào lại chiếm được vị trí quan trọng như gốm, người ta dùng gốm
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may tìm hiểu về quy trình ủi ép tại xí nghiệp may thuộc công ty t...
đồ áN ngành may tìm hiểu về quy trình ủi ép tại xí nghiệp may thuộc công ty t...đồ áN ngành may tìm hiểu về quy trình ủi ép tại xí nghiệp may thuộc công ty t...
đồ áN ngành may tìm hiểu về quy trình ủi ép tại xí nghiệp may thuộc công ty t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyềnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may ngành may kiểm soát và cải tiến chất lượng cho mặt hàng quầ...
đồ áN ngành may ngành may   kiểm soát và cải tiến chất lượng cho mặt hàng quầ...đồ áN ngành may ngành may   kiểm soát và cải tiến chất lượng cho mặt hàng quầ...
đồ áN ngành may ngành may kiểm soát và cải tiến chất lượng cho mặt hàng quầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trangTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàngBáo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế dây chuyền may 1
Thiết kế dây chuyền may 1Thiết kế dây chuyền may 1
Thiết kế dây chuyền may 1Thuong Tran
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế dây chuyền may bài 7 bố trí mặt bằng phân xưởng
Thiết kế dây chuyền may   bài  7 bố trí mặt bằng phân xưởngThiết kế dây chuyền may   bài  7 bố trí mặt bằng phân xưởng
Thiết kế dây chuyền may bài 7 bố trí mặt bằng phân xưởngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

La actualidad más candente (20)

Giao trinh tk chuyen ql chuyen
Giao trinh tk chuyen ql chuyen Giao trinh tk chuyen ql chuyen
Giao trinh tk chuyen ql chuyen
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
đồ áN ngành may tìm hiểu về quy trình ủi ép tại xí nghiệp may thuộc công ty t...
đồ áN ngành may tìm hiểu về quy trình ủi ép tại xí nghiệp may thuộc công ty t...đồ áN ngành may tìm hiểu về quy trình ủi ép tại xí nghiệp may thuộc công ty t...
đồ áN ngành may tìm hiểu về quy trình ủi ép tại xí nghiệp may thuộc công ty t...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
Sơ đồ nhánh cây
Sơ đồ nhánh câySơ đồ nhánh cây
Sơ đồ nhánh cây
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
 
đồ áN ngành may ngành may kiểm soát và cải tiến chất lượng cho mặt hàng quầ...
đồ áN ngành may ngành may   kiểm soát và cải tiến chất lượng cho mặt hàng quầ...đồ áN ngành may ngành may   kiểm soát và cải tiến chất lượng cho mặt hàng quầ...
đồ áN ngành may ngành may kiểm soát và cải tiến chất lượng cho mặt hàng quầ...
 
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
 
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàngBáo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
 
đồ áN jacket
đồ áN jacketđồ áN jacket
đồ áN jacket
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
 
Thiết kế dây chuyền may 1
Thiết kế dây chuyền may 1Thiết kế dây chuyền may 1
Thiết kế dây chuyền may 1
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
Thiết kế dây chuyền may bài 7 bố trí mặt bằng phân xưởng
Thiết kế dây chuyền may   bài  7 bố trí mặt bằng phân xưởngThiết kế dây chuyền may   bài  7 bố trí mặt bằng phân xưởng
Thiết kế dây chuyền may bài 7 bố trí mặt bằng phân xưởng
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
 

Destacado (17)

19
1919
19
 
FRP Putty Pads from Project Sales Corp, India
FRP Putty Pads from Project Sales Corp, IndiaFRP Putty Pads from Project Sales Corp, India
FRP Putty Pads from Project Sales Corp, India
 
Examenes
ExamenesExamenes
Examenes
 
EXPORT FROZEN DRIED DRAGON TO CANADA - MARKETING STRATEGY
EXPORT FROZEN DRIED DRAGON TO CANADA - MARKETING STRATEGYEXPORT FROZEN DRIED DRAGON TO CANADA - MARKETING STRATEGY
EXPORT FROZEN DRIED DRAGON TO CANADA - MARKETING STRATEGY
 
Hospital Service
Hospital ServiceHospital Service
Hospital Service
 
Problema de Filferro
Problema de FilferroProblema de Filferro
Problema de Filferro
 
7 kỹ năng cần thiết để các Marketer thành công
7 kỹ năng cần thiết để các Marketer thành công7 kỹ năng cần thiết để các Marketer thành công
7 kỹ năng cần thiết để các Marketer thành công
 
TRAIN THE TRAINER
TRAIN THE TRAINERTRAIN THE TRAINER
TRAIN THE TRAINER
 
[Kho tài liệu ngành may] 13 đề cương bài giảng cắt may căn bản - gv. đặng du...
[Kho tài liệu ngành may] 13  đề cương bài giảng cắt may căn bản - gv. đặng du...[Kho tài liệu ngành may] 13  đề cương bài giảng cắt may căn bản - gv. đặng du...
[Kho tài liệu ngành may] 13 đề cương bài giảng cắt may căn bản - gv. đặng du...
 
Guerras
GuerrasGuerras
Guerras
 
Instrução Normativa 59, de 02 de dezembro de 2009
 Instrução Normativa 59, de 02 de dezembro de 2009 Instrução Normativa 59, de 02 de dezembro de 2009
Instrução Normativa 59, de 02 de dezembro de 2009
 
Epidata buoi 2
Epidata   buoi 2Epidata   buoi 2
Epidata buoi 2
 
12 xu hướng Content Marketing năm 2016
12 xu hướng Content Marketing năm 201612 xu hướng Content Marketing năm 2016
12 xu hướng Content Marketing năm 2016
 
MZ Group Profile
MZ Group ProfileMZ Group Profile
MZ Group Profile
 
Talkshow FTU - Lập kế hoạch truyền thông
Talkshow FTU - Lập kế hoạch truyền thôngTalkshow FTU - Lập kế hoạch truyền thông
Talkshow FTU - Lập kế hoạch truyền thông
 
Chương 5 qtkpp
Chương 5   qtkppChương 5   qtkpp
Chương 5 qtkpp
 
Chương 6 qtkpp
Chương 6   qtkppChương 6   qtkpp
Chương 6 qtkpp
 

Similar a [Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng

[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc   đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc   đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmChau Duong
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.docBAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.docNhnTrn71
 
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênXây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Pham Long
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar a [Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng (20)

[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
 
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc   đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc   đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc vớ...
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc vớ...Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc vớ...
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc vớ...
 
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đĐề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà ...
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.docBAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
 
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênXây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 

Más de TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Más de TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Último

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm bát tràng

  • 1. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –BỘ CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM -----o0o----- TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG Chuyên ngành : Mỹ Thuật Công Nghiệp Mã số : 302 Luận văn cử nhân Thời trang Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Mỹ thuật LÊ SĨ HOÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 BM03/QT04/ĐT
  • 2. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 2 Khoa: MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ: Đại Học – Chính Quy 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên đăng ký đề tài: ………………………………………….. MSSV: ………………… Lớp: .................... Ngành : .............................................................................................................. Chuyên ngành : .............................................................................................................. 2. Tên đề tài đăng ký : ......................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 3. Giảng viên hướng dẫn: ..................................................................................................... Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ và hoàn thành đúng thời hạn. Ý kiến giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Sinh viên đăng ký (Ký và ghi rõ họ tên) Trưởng khoa ký duyệt
  • 3. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 3 LỜI CAM ĐOAN Luận văn nghiên cứu khoa học với đề tài “TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG” được hướng dẫn bởi: THẠC SĨ MỸ THUẬT- HỌA SĨ LÊ SĨ HOÀNG Trong quá trình thực hiện đề tài ,tôi đã sưu tầm, tham khảo tài liệu từ các nguồn thông tin trên internet, sách báo và thực tế…Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Hà Nội, làng nghề gốm sứ Bát Tràng…Nhận được ý kiến đóng góp quý báo từ giảng viên chuyên nghành thời trang trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM Tôi cam đoan trước Hội đồng Bảo vệ tốt nghiệp cử nhân ngành Thiết kế thời trang – Mọi thông tin về số liệu, tài liệu hoàn toàn mang tính chính xác cao tại thời điểm thu thập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
  • 4. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 4 Lời cảm ơn Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện học tập tốt nhất trên giảng đường đại học suốt bốn năm qua. Tôi cũng xin cảm ơn đến chủ nhiệm khoa, cùng quý thầy cô đã dành tâm huyết xây dựng nên khoa mỹ thuật công nghiệp. Tiếp đến tôi xin cảm ơn đến thầy THẠC SĨ MỸ THUẬT- HỌA SĨ LÊ SĨ HOÀNG là người đã chỉ dẫn cho tôi thực hiện và hoàn thành tốt bài luận án này. Tôi vô cùng cảm ơn thầy đã có những góp ý và phê bình cho bài cuả tôi, nhờ những lời góp ý cuả thầy mà tôi đã biết và hiểu thêm vấn đề. Trong quá trình thực hiện nếu tôi có sự sai xót rất mong nhà trường cũng như GVHD bỏ qua và đóng góp ý kiến chỉnh sữa. Và bên cạnh đó thì tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, cô chú làm việc tại 5B VÕ VĂN TẦN trong thời gian tôi làm đồ án tốt nghiệp đã hết lòng giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm HUỲNH THỊ TUYẾT MINH
  • 5. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 5 Mục lục A. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Kết quả đạt được của đề tài 7. Kết cấu của đề tài B. PHẦN NỘI DUNG Chöông 1 : Tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng Chöông 2 : Lòch sử nguồn gốc ra đờiđ cuûa gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất gốm Bát Tràng. Bát Tràng “cội nguồn” văn hóa dân tộc 2.1.Lịch sử nguồn gốc ra đời cuûa gốm Bát Tràng 2.2. Söï phaùt trieån cuûa gốm Bát Tràng qua các mốc thời gian 2.3. Ñaëc ñieåm nhận dạng gốm Bát Tràng 2.4. Các dòng men làm nên tên tuổi gốm Bát Tràng 2.5. Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng 2.6. Bát Tràng “cội nguồn” văn hóa dân tộc Chöông 3 :” Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh – hao văn gốm Bát Tràng . Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục 3.1. Lý do chọn gốm Bát Tràng 3.2. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng 3.3. Nghiên cứu xu hướng thời trang năm 2011 - 2012 3.4. BST các nhà thiết kế trong nước và nước ngoài khi khai thác gốm sứ vào trang phục Chương 4: Kết quả nghiên cứu danh mục công trình sáng tác của tác giả
  • 6. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 6 4.1 Ý tưởng 4.2 Giải pháp triển khai BST 4.3. Phom dáng 4.4. Chất liệu, bảng màu 4.5. Mẫu phẳng 4.6. Mẫu thiết kế PHAÀN KEÁT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo
  • 7. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN MỸ THUẬT “TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG” A. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề: Ngày nay, làng nghề Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật Bản… Danh tiếng ấy có được bởi gốm sứ Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng hơn, nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc. Chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vương trên từng dáng, từng hình của những sản phẩm gốm đã làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. 1.2. Tầm quan trọng của đề tài: Nhu cầu ăn mặc của con người được hình thành từ rất lâu .Theo thời gian con người hình thành nên trang phục hiện đại ngày nay. Như mọi đề tài khác về thời trang tầm quan trọng đầu tiên là làm cho con người đẹp hơn, khắc phục những yếu điểm và thiếu sót mà đối tượng hướng đến. Và tầm quan trong thứ hai của đề tài chính là ý thức về những nét đẹp truyền thống cổ xưa của dân tộc, mang đến cái đẹp gần gũi với đời sống như gốm Bát Tràng từ những chén, đĩa, chậu cho đến bình hoa, … 1.3 Ý nghĩa của đề tài: Đưa vào trang phục dạ hội một nét đẹp mới trong sáng mà mộc mạc như chất gốm Bát Tràng, một nét đẹp quý phái mà vẫn gần gũi và sinh động. 1.4. Lý do chọn đề tài:
  • 8. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 8 Nền văn hóa Việt là một nền văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng. Nó có nhiều ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của con người, bên cạnh đó nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng góp phần điểm tô cho sự đa dạng phong phú của nền văn hóa Việt, trong đó có làng nghề gốm sứ Bát Tràng mà ai ai cũng biết đến nó. Chữ “Bát Tràng” có ý nghĩa theo hán việt là cội nguồn. Nơi chứa đựng những nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời cho đến nay vẩn được duy trì và phát triển. Nhưng hiện nay gốm Bát Tràng truyền thống đang dần dần mất đi cái vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ của nó bởi nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Được mệnh danh là một làng nghề truyền thống lâu năm, gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ qua tài năng sáng tạo của người thợ được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bát Tràng không chỉ đơn thuần là một làng nghề mà còn là một làng văn hóa. Gốm Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm quan trọng hơn nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc, chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vươn lên từng dáng, từng hình của những sản phẩm. Gốm làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Đóng góp của đề tài là khơi lên nét đẹp văn hóa truyền thống đang bị dần lãng quên trong cuộc sống hiện đại. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tập trung nghiên cứu những phom dáng hình ảnh hoa văn gốm sứ Bát Tràng để đưa vào trang phục dạ hội dành cho lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Hiện nay gốm sứ cũng được các nhà thiết kế nổi tiếng đưa vào thời trang một cách rộng rãi ví dụ như trong lễ hội gốm sứ Bình Dương, bốn nhà thiết kế Việt Nam hàng đầu với các ý tưởng được thổi hồn từ gốm sứ : “ Hỏa Biến”- Thăng hoa trong lửa của Sỹ Hoàng , “ Huyền thoại rồng” –NTK Ngô Nhật Huy; “Yếm hoa” cách điệu giữa truyền thống và hiện đại – NTK Thuận Việt và “ Nắng và lửa” của NTK Sơn Collection. Li Xaofieng nổi danh là họa sĩ chuyên khai thác những đề tài mới lạ tại Trung Quốc đại lục. Gần đây nhất ông vừa giới thiệu những tác phẩm thời trang bằng gốm sứ
  • 9. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 9 đẹp mắt và độc đáo. Đặc biệt hơn nữa, thời trang gốm sứ của ông không chỉ để trưng bày, mà còn có thể diện được, tuy hơi khó cử động. Hiện nay, tại làng nghệ Hoa ngữ, xuất hiện một dòng thời trang mới được gọi bằng cái tên thời trang “gốm sứ”. Nguồn cảm hứng của những thiết kế này được lấy từ họa tiết, hoa văn, màu sắc trong các loại gốm sứ nhà Minh. Với màu sắc đặc trưng trắng và đen, cùng các họa tiết cổ như các loại hoa mẫu đơn, hoa trà, hoa phù dung, các viền tròn hay các họa tiết của thời xưa… 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện nhầm mục đích mang đến cái nhìn gần gũi hơn về gốm Bát Tràng thông qua ngôn ngữ thời trang. Các thiết kế đem lại một cảm giác đầy mới mẽ nhưng vẫn hết sức quý phái, thanh thoát hơn cho người mặc. Qua đó đưa ra thiết kế mới cho xu hướng thời trang với xu hướng gốm sứ ngày một gần gũi hơn nữa trong cuộc sống hiện đại. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Tìm hiểu về gốm Bát Tràng Tìm hiểu về xu hướng đưa gốm sứ vào thời trang trong nước cũng như ngoài nước. Đưa ra những mẫu thiết kế mới cho phong cách thời trang được dựa trên ý tưởng thiết kế lấy cảm hứng từ gốm Bát Tràng – một làng nghề truyền thống. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập thông tin từ các Bảo tàng lịch sử trong nước,các nguồn sách, tạp chí thời trang, thông tin trên mạng như các trang mạng về thời trang trong và ngoài nước, các trang tin tức, Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau để xác nhận độ chính xác của số lượng thông tin thu thập được. 6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI Có cách nhìn mới gần gũi hơn, hiểu hơn về một làng nghề truyền thống trong xã hội ngày nay. Qua đó đưa ra được những những phom dáng trang phục dạ hội dựa trên hình ảnh, hoa văn gốm Bát Tràng – bằng cách khai thác nét đẹp mộc mạc, bình dị của gốm thông qua ngôn ngữ thời trang.
  • 10. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 10 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Tổng quan về hiện trạng gốm Bát Tràng Chương 2: Lịch sử nguồn gốc của gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất gốm. Chương 3: Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, danh mục công trình sáng tác của tác giả. B. PHẦN NỘI DUNG Chöông 1 : Tổng quan về hiện trạng của gốm Bát Tràng • Tổng quan về hiện trạng gốm Bát Tràng * Từ khi lập làng tới trước năm 1948 làng Bát Tràng là một đơn vị hành chính độc lập: xã Bát Tràng, tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (Thuận Thành), tỉnh Bắc Ninh. * Năm 1948, xã Bát Tràng, xã Giang Cao và xã Kim Quan (nay là xã Kim Lan) sát nhập thành 1 xã với tên gọi xã Quang Minh. * Tháng 02 năm 1949, huyện Gia Lâm được chia về tỉnh Hưng Yên: Thôn Bát Tràng, xã Quang Minh, huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên. * Tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm lại được chia về tỉnh Bắc Ninh: Thôn Bát Tràng, xã Quang Minh, huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh. *. Tháng 10 năm 1958, khơi ngòi con sông đào Bắc Hưng Hải lấy đi của thôn Bát Tràng ngôi chùa Kim Trúc có kiến trúc cổ, nguy nga, bề thế (xây dựng năm 1734), 1 ngôi miếu, 1 ngôi đền và hơn 1/2 diện tích làng cổ Bát Tràng. * Ngày 20.02.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến về thăm và nói chuyện với nhân dân thôn Bát Tràng. * Năm 1964, Quốc hội khoá III quyết định cho một số xã trở về với tên gọi cũ. Xã Quang Minh được tách thành 2 xã: Bát Tràng (gồm 2 thôn Bát Tràng & thôn Giang Cao như ngày nay) và xã Kim Lan. * Năm 1976, sau khi chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai địch hoạ, toà đại bái đình Bát Tràng (xây dựng năm 1720) xiêu vẹo và bị rỡ lấy gỗ làm bàn ghế trường học.
  • 11. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 11 * Năm 1986 thực hiện đường lối Đổi Mới của Đảng, tại Bát Tràng đã có các hình thức kinh tế tư nhân hình thành và phát triển. Sau đó 3 năm, sản phẩm sứ Bát Tràng đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường Angieria mở đầu cho thời kì xuất khẩu gốm sứ Bát Tràng ra thị trường quốc tế. * Năm 1996, với phương châm tự đóng góp, thôn Bát Tràng đã hoàn thành bê tông hoá đường làng ngõ xóm. * Năm 2001 – 2002, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và thi công dự án nâng cấp đường liên thôn Bát Tràng – Giang Cao. Tới nay, 100% đường làng ngõ xóm đã được phủ bê tông. *. Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát Tràng khai trương Chợ Gốm làng cổ Bát Tràng (Battrang ancient village ceramics market) * Ngày 10.08.2004 gốm sứ Bát Tràng được công nhận “Thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng” *. Tháng 10.2004 đình làng Bát Tràng đón nhận bằng Di tích Lịch sử Kiến trúc Nghệ thuật cấp Tỉnh, Thành phố. * Năm 2005, nhân dịp Hội làng Bát Tràng (15.02 âm lịch), ban văn hoá làng Bát Tràng phát động đại trùng tu toà Đại bái Đình Bát Tràng. * Tháng 11 năm 2005, công ty Vận tải khách Hà Nội mở tuyến xe bus số 47 Long Biên – Bát Tràng, nối liền làng cổ Bát Tràng với khu vực nội thành thành phố Hà Nội mở ra hướng đi mới, thúc đẩy phát triển tham quan, du lịch làng gốm cổ truyền Bát Tràng. *. Ngày 31.12.2006 làng Bát Tràng tổ chức lễ khánh thành toà Đại bái đình Bát Tràng. Làng gốm cổ Bát Tràng xưa và nay Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng-một nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa,
  • 12. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 12 vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa. Từ khi những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng ra đời đã được các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng. Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt ra biên giới đất Việt. Từ thế kỷ XV, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa-nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách. Từ vài thập kỷ nay, sức sống của làng nghề truyền thống vẫn được thổi lên bởi ngàn lò gốm cháy rực suốt ngày đêm. Hiện nay, ở Bát Tràng nhiều lò gốm đã không dùng than, củi hay rơm rạ để đốt lò mà đã dùng lò công nghiệp đốt bằng ga nên hạn chế được sự ô nhiễm môi trường đồng thời cũng giảm được lượng phế phẩm. Theo các nghệ nhân của làng, đề tài phổ biến của các sản phẩm gốm Bát Tràng là hình rồng, phượng, câu thơ đối, hoa văn, cảnh người, cảnh hoa, cảnh thiên nhiên...đều phản ánh đời sống tâm linh và triết lý của con người Việt Nam. Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp. Ông John S. Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá
  • 13. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 13 cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý-Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông. Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền thống". Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng -đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng. Hàng năm, lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch) và thường kéo dài 7 ngày. Ảnh hưởng của gốm Bát Tràng trong văn hóa con người Việt Nam Hiện nay đang có hiện tượng gốm Bát Tràng được sản xuất hàng loạt theo khuôn mẫu và in đề - can lên gốm theo nhu cầu khách hàng; nhiều địa phương làng xã cạnh làng cổ Bát Tràng cũng mới chuyển sang làm gốm và lấy tên thương hiệu gốm Bát Tràng khiến cho khó có thể đảm bảo được uy tín và chất lượng. Gốm Bát Tràng là một dòng gốm Việt Nam có lịch sử gắn liền với việc hình thành làng gốm cổ Bát
  • 14. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 14 Tràng từ thế kỷ XIV – XV. Thời gian trôi qua đã chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển của dòng gốm này. Trong quá trình giao lưu thông thương, gốm Bát Tràng mặc dù có chịu ảnh hưởng của một số đặc điểm gốm sứ Trung Quốc nhưng với chất đất và sự tài hoa của người Việt, gốm Bát Tràng vẫn tạo ra phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.Ngày nay, gốm Bát Tràng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Gốm có các đặc điểm đặc thù như: cốt gốm dày, chắc, nặng; kĩ thuật nung đạt nhiệt độ 1300 độC; có 5 loại men đặc trưng gồm men lam, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn và nghệ thuật vẽ hoạ tiết mang dấu ấn của sự thăng hoa. Với các đặc điểm này, gốm Bát Tràng tiếp tục chinh phục thị trường trong và ngoài nước bằng chất lượng cũng như giá trị nghệ thuật. Người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm gốm thuộc các nhóm hàng: đồ thờ cúng, đồ gia dụng và đồ trang trí. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường tạo ra xu hướng mở cửa hội nhập, gốm Bát Tràng cũng là một trong những mặt hàng tham gia vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với gốm sứ đến từ các nước khác, đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc. Ngay trong nội địa, gốm Bát Tràng tuy đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc nhưng nó vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường.Trên nhiều sạp hàng tại các chợ, chúng ta dễ thấy có sự bày bán phổ biến các sản phẩm gốm Trung Quốc với mẫu mã đẹp mà giá cả lại phải chăng. Một bát ăn cơm nhãn hiệu Bát Tràng có giá từ 8.000-12.000đ trong khi cũng là loại sản phẩm này của Trung Quốc ta chỉ mất từ 3.000- 5.000đ để có một chiếc bát tương đối bắt mắt và nhẹ tay. Sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã cũng xảy ra tương tự với loạt sản phẩm gia dụng còn lại như lọ hoa, bát đĩa, ấm chén…Ngoài ra, gốm sứ nghệ thuật của Trung Quốc cũng đang có nhiều hơn các cửa hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm tại Việt Nam. Tất nhiên, các loại hàng Trung Quốc phổ biến trên thị trường này không thể có độ bền cao về men hay chất gốm bằng hàng chính gốc Bát Tràng.
  • 15. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 15 Để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, người làm gốm Bát Tràng ngày càng cố gắng để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau có mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, tại chợ gốm cổ Bát Tràng đã có bày bán rất nhiều đồ gốm gia dụng và gốm trang trí nhiều màu sắc bắt mắt với các sản phẩm sơn mài trên gốm, tranh gốm, chuông gió, các hình con vật, đồ chơi bằng gốm…Đặc điểm của men gốm đã có những thay đổi, theo chú Ngãi - một nghệ nhân làng gốm cổ Bát Tràng cho biết: Men gốm hiện nay có độ dày và trong tạo độ sâu, bóng hơn men gốm của khoảng 20 năm trước rất nhiều. Gía trị của gốm Bát Tràng trong thực tiển Hình ảnh dân tộc qua họa tiết gốm Bát Tràng Trong ca dao có câu: “Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ Bán Nguyệt cho nàng rửa chân”. Cùng với chiếu Nga Sơn, vải tơ Nam Định, lụa Hà Đông, gạch Bát Tràng đi vào thơ ca xưa như một trong những sản vật quý của đất nước. Ngày nay, làng nghề Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật Bản… Danh tiếng ấy có được bởi gốm sứ Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng hơn, nó mang trong mình cái hồn quê của dân tộc. Chính nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vương trên từng dáng, từng hình của những sản phẩm gốm đã làm mê say biết bao tâm hồn người Việt và vươn ra quốc tế như một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Khi mới ra đời, Bát Tràng là một làng nghề chuyên sản xuất gạch xây nhà và một số mặt hàng phục vụ đời sống, sinh hoạt như: bát, chén, tích uống nước, bình cắm hoa,… Vì vậy, những sản phẩm gốm sứ không mang tính nghệ thuật. Tuy nhiên, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, sản phẩm gốm sứ do người dân nơi đây làm ra
  • 16. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 16 không chỉ ‘tự cung tự cấp” mà còn để “thông thương”, buôn bán với bên ngoài. Chính vì thế, gốm sứ Bát Tràng ngày càng đa dạng về mẫu mã, đảm bảo về chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Gốm sứ Bát Tràng rất phong phú về họa tiết trên mẫu mã của sản phẩm. Từ xa xưa, văn hóa Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Vì vậy, họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng có không ít những tích bên Trung Quốc: cảnh Xuân Thủy, Bát tiên quá hải (tám vị tiên vượt biển) hay Trúc lâm thất hiền (bảy vị tiên đàm đạo, uống trà trong rừng trúc)… Tuy nhiên, nó được thể hiện rất riêng theo phong cách của người Việt Nam và gửi gắm vào đó là việc đề cao sự tài tình, nhạy bén của con người trong đời sống lao động. Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng còn mang những nét hiện đại để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày càng đa dạng của con người. Trong những sản phẩm gốm xuất hiện những bức tranh tĩnh vật nhiều màu sắc, được cách điệu. Ngoài ra, trên những mặt hàng như: cốc nước, ấm chén hay những chiếc vòng tay, vòng cổ, những chiếc thắt lưng,…lại được trang trí theo phong cách hiện đại. Người nghệ nhân sử dụng các loại hoa văn kiểu chấm tròn, vòng xoáy, hoa lá cách điệu hay những nhân vật hoạt hình trong truyện tranh,… để làm cho chúng trở nên trẻ trung, sinh động và hợp thời đại hơn. Và đó là những sản phẩm chiếm được nhiều cảm tình của giới trẻ. Mặc dù có rất nhiều sự phá cách trong họa tiết trang trí, nhưng gốm sứ Bát Tràng vẫn thấm đẫm trong mình cái đẹp của quê hương, đất nước: đó là một thời lịch sử đầy gian khổ nhưng huy hoàng và oai hùng của dân tộc, là cuộc sống lao động cũng như đời sống tinh thần phong phú của cư dân lạc Việt. Nhìn vào những họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng ta như nhìn thấy lịch sử dân tộc từ xa xưa vọng lại. Rồng là hình ảnh xuất hiện nhiều trên những chiếc bình gốm cỡ lớn, thường đặt ở
  • 17. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 17 phòng lớn hoặc trên ban thờ. Sở dĩ người nghệ nhân vẽ Rồng bởi Rồng là một trong bốn tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng. Nó là loài động vật cao quý, mình có vảy tượng trưng cho may mắn. Hơn nữa, Rồng cũng tượng trưng cho trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lí tưởng, nguyện vọng của con người. Riêng với người dân Việt Nam, Rồng là “cha” của họ và truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” với hình ảnh Rồng đã trở nên linh thiêng, ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt. Có lẽ cũng vì lí do này mà Việt Nam có kinh thành Thăng Long (Rồng bay) - thủ đô đầu tiên của đất nước, có thắng cảnh nổi tiếng Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc và có cả một mảnh đất màu mỡ, quanh năm tốt tươi mang tên Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Nam của tổ quốc. Hình ảnh Rồng bay lượn, uốn khúc đã làm “mê say” người nghệ nhân và những người thưởng thức nghệ thuật phải chăng vì trong nó hàm chứa sức mạnh và sức sống vĩnh hằng của cả dân tộc Việt. Hạc cũng là một trong bốn tứ linh được con người tôn thờ, hình ảnh Hạc không chỉ xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn mà còn được các nghệ nhân khéo léo trang trí lên những chiếc bình gốm. Hạc vốn là một con vật của đạo giáo, nó gợi nhắc chúng ta nhớ tới một cái gì đó thanh cao, tinh túy của đất trời. Dường như sự xuất hiện của nó trên gốm sứ Bát Tràng còn tượng trưng cho nét đẹp trong tâm hồn người người Việt Nam và mong ước của họ sao cho “thiên địa nhân hòa”, để cuộc sống luôn yên bình, êm ấm, hạnh phúc. Trên những mảnh gốm tưởng chừng như vô tri vô giác, bằng bàn tay khéo léo cùng sự am hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc, những người nghệ nhân đã tái hiện một cách sinh động hình ảnh cha ông ta thuở xưa. Hình ảnh người dân lạc Việt cổ, đầu đội mũ lông chim, thân đóng khố, chèo thuyền, vượt thác mãi in sâu trong tâm trí ta về một thời kì lịch sử đầy sơ khai, thiếu thốn của cả dân tộc. Nhưng nhìn hình ảnh oai hùng của Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước ta lại cảm thấy tự hào. Không chỉ có vậy, lịch sử tiếp tục hiện lên qua hình ảnh
  • 18. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 18 vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa vàng để tỏ lòng biết ơn khi đất nước được thái bình, thịnh trị… Việc khắc họa lịch sử dân tộc trên gốm đã thể hiện tấm lòng của người nghệ nhân luôn hướng về cội nguồn dân tộc, luôn sống, ghi nhớ công lao của ông cha. Phải chăng đó cũng là lời nhắn gửi thân tình của họ đến mỗi người dân Việt Nam? Không chỉ phản ánh lịch sử của dân tộc, gốm sứ Bát Tràng còn thể hiện cuộc sống lao động của con người. Hình ảnh người Việt cổ đập lúa, chèo thuyền, vượt biển, rồi hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó chăn trâu, cắt cỏ, tát nước,…trên cánh đồng làng trải dài mênh mông, bất tận đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Cũng vậy, gốm Bát Tràng còn mượn những hình ảnh dân gian, những sự tích của tranh Đông Hồ để vẽ lên cuộc sống lao động muôn màu, muôn sắc của cư dân đất Việt. Đó là câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa… những con người hiền lành, đôn hậu, quanh năm cần cù lao động, chi chút làm ăn. Tuy vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn trong lao động, sản xuất như thiên tai, bão lũ (Sơn Tinh -Thủy Tinh), khi phải đối mặt với những thế lực đen tối: ma, quỷ… Tranh “Thạch Sanh chém chằn tinh” thường được dùng để treo trang trí trong các gia đình, nó giúp mỗi chúng ta như hiểu thêm về quá trình đấu tranh gian khổ trong lao động của ông cha ta, đồng thời thấy được sức mạnh của con người lao động và ước mơ của họ về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Hơn thế nữa, đó là một đạo lí sống: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Trên những bức tranh gốm còn khắc họa các hình ảnh sinh hoạt khác như: cảnh đánh ghen, hái dừa hay đám cưới chuột,…Người nghệ nhân thật tinh tế và sâu sắc khi mượn tranh dân gian để phản ánh cuộc sống của con người trên từng sản phẩm gốm, điều đó tạo ra sự gần gũi giữa con người xưa và nay, giữa quá khứ xa xôi và cuộc sống thực tại. Mặc dù đời sống lao động của người dân Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng đời sống tinh thần của họ thì vô cùng phong phú. Hàng năm, trên cả nước xuất hiện nhiều lễ hội lớn: chọi trâu, chọi gà, đấu vật, đua thuyền,…những hoạt động ấy thường diễn ra vào đầu năm
  • 19. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 19 mới, khoảng thời gian mà nhân dân ta vẫn gọi là “tháng ăn chơi”. Những lễ hội diễn ra để kết thúc một năm lao động vất vả, khó khăn, đồng thời thể hiện ước nguyện muôn đời của người dân lao động có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc trong năm mới. Tất cả những hoạt động tinh thần ấy đều được những nghệ nhân của mảnh đất Bát Tràng vẽ lên sinh động và đẹp mắt trên những bức tranh gốm. “đấu vật” là một trong số những bức tranh đẹp thể hiện rõ điều đó. Nhìn vào đó ta không chỉ thấy được hoạt động tinh thần của con người mà còn thấy được sức mạnh, sự dẻo dai của người dân lao động. Nếu dạo qua thị trường gốm sứ vào dịp tết Nguyên Đán, chúng ta dễ dàng nhận thấy những bức tranh thờ làm bằng gốm được tiêu thụ khá nhanh. Một số bức tranh được nhiều khách hàng ưa chuộng như: tranh “đàn lợn âm dương”, hay “đàn gà mẹ con”,…đó là những bức tranh mang ý nghĩa về một cuộc sống sung túc, ấm no, gia đình yêu thương, gắn bó, bảo vệ nhau. Ngoài ra, tranh chúc tụng như: “Vinh hoa, Phú quý”, hay “Như ý, Cát tường” cũng là một trong số những loại tranh gốm dành được nhiều tình cảm của khách hàng. Hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ, bụ bẫm, mặc yếm, một đứa bé ôm con gà tượng trưng cho người con trai sau này khỏe mạnh, có năm đức tính đẹp của con gà trống: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi trưởng thành sẽ là người con trai tung hoành ngang dọc. Còn hình ảnh bé gái ôm con vịt, tượng trưng cho người con gái mai này ngoan ngoãn, hiền lành, xinh xắn, có một cuộc sống hạnh phúc với “con đàn cháu đống”. Ngoài phản ánh những hoạt động văn hóa, lễ hội, lịch sử dân tộc, những họa tiết trên gốm Bát Tràng còn thể hiện tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. Hình ảnh thầy đồ dạy chữ cho các trò nhỏ từ khi đầu còn trái đào trên những bức tranh gốm gợi nhắc chúng ta nhớ đến những vị học sĩ, những người tài của đất Việt như: Trạng Hiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần đây là Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc đã giải thoát cho đất nước Việt Nam nhỏ bé thoát khỏi gông cùm của bọn thực
  • 20. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 20 dân, phát xít,…Những bức tranh với nội dung giản dị đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng học hành theo gương cha anh xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Họa tiết trang trí được các nghệ nhân khắc, vẽ lên gốm sứ Bát Tràng thật phong phú. Trên những bức tranh gốm, lọ gốm,…ta nhìn thấy lịch sử dựng nước, giữ nước của cả dân tộc, thấy cuộc sống lao động và những nét văn hóa của đất nước, con người Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy, gốm sứ Bát Tràng còn đem đến cho chúng ta những cái nhìn đa chiều về thiên nhiên, cảnh đẹp của đất nước. Dạo qua những gian hàng đồ gốm có đôi phút ta “chạnh lòng” nhớ tới quê hương mình. Trên những bức tranh gốm xuất hiện các hình ảnh quen thuộc như: cây đa, giêng nước, sân đình, mái nhà tranh được phủ rơm nếp vàng còn thơm mùi lúa mới thấp thoáng sau những lũy tre,…Cảnh quê hương yên ả, thanh bình, đậm chất thôn quê như vậy làm sao mà không thương, không nhớ cho được. Đâu chỉ có vậy thôi, nếu là người Hà Nội khi bắt gặp hình ảnh về một khu phố cổ với “con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ”, một gánh hàng hoa hay một tiếng gao trong đêm vắng sẽ không thể không thấy xao xuyến trong lòng. Bức tranh ấy sẽ khiến trái tim họ quặn thắt, nhói đau khi nhớ đến một Hà Nội cổ kính, trang nghiêm, gợi cho họ nhớ về quá khứ, cội nguồn, nhớ về quê hương! Việt nam là một đất nước nhỏ bé nhưng nó không chỉ có những vùng quê yên ả, thanh bình, không chỉ có một Hà Nội đáng nhớ mà còn có rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp: Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Hồ Gươm,…tất cả đều được thể hiện tài tình trên những bức tranh gốm. Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về đất nước Việt, con người Việt. Nhìn vào đó, ta tự hào về mảnh đất giàu truyền thống, giàu văn hóa, từ đó thêm yêu quý mảnh đất và con người nơi đây. Người xưa thường nói: “nhất dáng, nhì men, thứ ba chạm khắc”, ý muốn đề cao tính nghệ thuật của dáng và men. Tấm lòng, tâm hồn cùng bàn tay khéo léo để tạo nên những hoa văn trên gốm đã là cả một nghệ thuật tạo hình của người nghệ nhân. Hi vọng rằng, trong tương lai, gốm sứ Bát Tràng sẽ được biết đến nhiều hơn trên trường quốc tế. Nó sẽ không chỉ phát triển theo xu hướng của xã hội hiện đại mà vẫn giữ được cái hồn quê trên từng sản phẩm.
  • 21. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 21 Chöông 2 : Lòch sử nguồn gốc ra đờiđ cuûa gốm Bát Tràng và công nghệ sản xuất gốm Bát Tràng. 2.1 Lịch sử nguồn gốc ra đời cuûa gốm Bát Tràng Xã Bát Tràng (鉢場社) gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh), xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. * Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352) mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay. * Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng. * Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"...
  • 22. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 22 Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau: * Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127. * Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương
  • 23. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 23 nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh. Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc. 2.2. Söï phaùt trieån cuûa gốm Bát Tràng qua các mốc thời gian Thế kỷ 15–16: Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở, không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mỹ quốc công phu nhân... Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Thế kỷ 16–17 Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... thành lập công ty,
  • 24. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 24 xây dựng căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành. Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát Tràng được nhập cảng vào Nhật Bản. Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh. Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á. Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.
  • 25. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 25 Cuối thế kỷ 17& đầu thế kỷ 18: Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản, sau một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường, gốm sứ... mà trước đây phải mua sản phẩm của nước ngoài Thế kỷ 18–19: Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ 18 và của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước. Thế kỷ 19 đến nay: * Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường. * Sau Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), tại Bát Tràng thành lập Xí nghiệp gốm Bát Tràng (1958), Xí nghiệp X51, X54 (1988) cùng một số hợp tác xã như Hợp Thành (1962), Hưng Hà (1977), Hợp Lực (1978), Thống Nhất (1982), Ánh Hồng (1984) và Liên hiệp ngành gốm sứ (1984)... Các cơ sở sản xuất trên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Những nghệ nhân nổi tiếng như của Bát Tràng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê
  • 26. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 26 Văn Vấn... đào tạo được nhiều thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở ở các tỉnh. * Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm nhanh chóng lan sang thôn Giang Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng, Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp. Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Đến thăm làng gốm Bát Tràng, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng thấy làng quê này luôn luôn sôi động. Không khí lao động hối hả, tấp nập, xe ô tô chuyên chở vào làng và chở sản phẩm đi tiêu thụ. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất.
  • 27. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 27 Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc... 2.3 Ñaëc ñieåm nhận dạng gốm Bát Tràng Gốm Bát Tràng kết cấu chắc, trọng lượng nhẹ.Gốm Phù Lãng kết cấu xốp, trọng lượng nặng. Các dòng gốm sứ Việt Nam Xét theo góc độ dân gian, truyền thống và công nghiệp hiện đại có thể tạm thời phân chia như sau: Dân gian truyền thống (Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông Triều), Công nghiệp hiện đại (Thanh Trì, Hải Dương, Đồng Nai) Nếu xét theo chức năng của sản phẩm gốm sứ thì chia ra như sau: Gốm sứ dân dụng (Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Hải Dương, Đông Triều, Đồng Nai), gốm sứ xây dựng (Thanh Trì) Đặc điểm của mỗi dòng gốm sứ Trong phần gốm sứ dân dụng này, có thể dễ dàng nhận biết các đặc điểm sau: Sứ Bát Tràng (Mặt hàng chủ đạo: bình lọ hoa, ấm chén, bát đĩa, tranh sứ, đồ chơi con giống...) hoạ tiết, hoa văn được vẽ thủ công, nét vẽ mềm mại, mỏng mảnh, trọng lượng nhẹ, tiếng kêu thanh. Mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, phong phú. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas. Những đặc điểm của gốm Bát Tràng Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu men, đề tài trang trí và đặc biệt nhờ các dòng minh văn, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của gốm cổ Bát Tràng. Loại hình Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà,
  • 28. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 28 đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau: Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ. Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng. Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng. Trang trí Thế kỉ 14–15: Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết hợp với chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra đời của dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo gốm hoa lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần. Rồng vẽ trên gốm lam thế kỉ 16 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam). Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỉ 18 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam).
  • 29. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 29 Thế kỉ 16, cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kĩ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu, (Hải Dương). Thế kỉ 17, kĩ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gốm Bát Tràng càng tinh tế, cầu kì, gần gũi với chạm đá và gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỉ 16, đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc... Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình khác như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán)... Việc sử dụng men lam kém dần, tuy đề tài trang trí vẽ tương đồng với chạm nổi. Thế kỉ 17 xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, cúc-trúc- mai. Trong khoảng thời gian này còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu xanh rêu với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình người... Thế kỉ 18, trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật... Hoa văn đường diềm phát triển manh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước... Thế kỉ 19, gốm hoa lam Bát Tràng phục hồi và phát triển phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào trang trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất hiện thêm các đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển tích Trung Quốc như Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới...
  • 30. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 30 Thế kỉ 16, rồng được đắp nổi hoặc để mộc như trên đồ gốm thời Nguyên (Trung Quốc) hay vẽ men lam, rồng có đôi cánh mọc ra từ chân trước, cong như cánh bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu trúc trang trí rồng bay phượng múa. Minh văn trên gốm: Bát Tràng xã, Đỗ Xuân Vi tạo 缽塲杜春闈造 Đầu thế kỉ 17, rồng vẫn giữ nhiều nét tương đồng rồng thế kỉ 16, nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc không đều nhau, mở ra một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng bố cục theo chiều ngang, dáng rồng ngắn, thân uốn hình cánh cung, tay trước nắm râu. Rồng chạm nổi trong hình khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có những dải mấy lửa kiểu đao mác. Nửa sau thế kỉ 17 lại xuất hiện dáng rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng từ bên trái trườn qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt rồng tả chính diện, tay trước nắm râu. Xung quanh rồng có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là rồng nổi, đuôi vút lên trên, hai chân trước chống, đầu uốn lên, bố cục trong hình chữ nhật. Thế kỉ 18, rồng thân dài, đắp nổi theo dạng phù điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng và râu cong, bờm gáy dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những dải mây nổi hình 3 ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao gồm một rồng mẹ và 6 rồng con, xen kẽ các dải mây hình khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư hương hoặc trên bao kiếm thờ...Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện đầu rồng chính diện, hai chân trước dang rộng, lộ mũi hẹp, mắt lồi, miệng ngậm vòng tròn hay chữ Thọ kiểu triện còn được thể hiện trên những chiếc đỉnh. Thế kỉ 19, rồng lại được thể hiện theo phong cách tượng tròn với thân ngắn, mình tròn, đầu rồng có miệng rộng, mũi cao, vây cá, vảy tròn và được trang trí theo kiểu đắp nổi hoặc vẽ men lam trên đỉnh gốm hoặc trên bình men rạn vẽ nhiều màu. Ngoài ra, còn có đầu rồng với mặt nhìn chính diện, hai chân xoè ngang năm hai dải mây, miệng ngậm vòng.. 2.4 Các dòng men làm nên tên tuổi gốm Bát Tràng
  • 31. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 31 Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kỳ khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau: men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm; men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kỹ thuật men lam; men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỷ 16–17 và men rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỷ 17–19. Men lam Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Bên cạnh điểm tương đồng với các loại bình gốm hoa lam sản xuất ở lò Chu Đậu (Hải Dương), gốm hoa lam Bát Tràng ngay ở thời kỳ đầu đã có những nét riêng về dáng và về hoạ tiết trang trí. Những bát, âu, lọ, chân đèn gốm hoa lam của Bát Tràng thế kỷ 14–15 có nét chung dễ nhận là lối vẽ phóng bút, dù là vẽ phong cảnh, hoa dây lá hay vẽ rồng. Men nâu Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu nâu xám). Trên các đồ gốm có niên đại thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, men nâu được dùng tô lên các đồ án trang trí kết hợp với men nền mầu trắng ngà bao gồm chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa...Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu (chocolate),
  • 32. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 32 men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần. Men nâu còn được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo thành đồ án hoa văn mộc. Thế kỷ 14, thợ gốm Bát Tràng đã biết hạn chế sự ảnh hưởng màu men nâu do mộc bằng cách vẽ men nâu trên lớp men trắng ngà để chuyển men nâu đỏ sang vàng nâu. Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mẫu thế kỷ 16–17, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế... Các đồ gốm thế kỷ 18 tiếp tục sử dụng men nâu nhiều theo cách thức cổ truyền, một số nghệ nhân tìm tòi phát huy thêm để làm phong phú màu men này, đặc biệt trên cặp tượng hổ chế tạo khoảng năm 1740, men nâu dưới lớp men rạn tạo nên bộ da hổ có màu sắc đa dạng hơn. Thế kỷ 19, men nâu dùng làm nền cho các trang trí men trắng và xanh. Những bình, lọ men rạn ngà, thể hiện đề tài trang trí: Ngư ông đắc lợi, tùng hạc, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá hải... men nâu dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu hoặc điểm thêm vào các dải mây, tà áo của Bát tiên. Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay. Men trắng (ngà) Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà. Gốm Bát Tràng thế kỷ 17 đạt đỉnh cao trong kỹ thuật trang trí nổi với hầu hết các thủ pháp kỹ thuật chạm trổ, dán ghép. Men trắng ngà được sử dụng trên các lư hương để phủ trên các rìa, ước và đường viền ngoài phần trang trí nổi, rất ít khi phủ lên hình trang trí. Vì men trắng mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, một số sản phẩm men trắng ngà phủ lên trang trí nổi dầy
  • 33. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 33 vẫn có vết rạn men. Thế kỷ 18, men trắng ngà còn thấy sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc. Những lư hương tròn được đắp nổi hình rồng và mặt nguyệt, phần còn lại phủ men trắng ngà. Vào thế kỷ 19, gốm Bát Tràng chưa mất hẳn kiểu trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trên các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn. Bình gốm có nắp có các hình rồng mây và lục bảo trang trí nổi để mộc, phần còn lại phủ men trắng ngà Thợ làng gốm Thanh Hà đang tạo dáng cho Gốm bằng bàn xoay Men xanh rêu Thế kỷ 14–19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17. Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những bông sen nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen các bông hoa tròn hình bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường diềm quanh vai. Men xanh rêu, dù ở các sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17 và có thể xem đây là một dữ kiện đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau. Men rạn Bình gốm Bát Tràng, men rạn, thế kỷ 19, vẽ nhiều màu Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương
  • 34. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 34 gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận mang men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20. Minh văn trên gốm: Thuận an phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã, sinh đồ Vũ Xuân tạo Minh văn Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng. Một số minh văn cho biết rõ năm sản xuất, họ tên quê quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước của người đặt hàng. Và còn rất nhiều sản phẩm có ghi minh văn, những sản phẩm này một số đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số tại các bảo tàng nước ngoài, một số hiện được sở hữu bởi các nhà sưu tầm đồ cổ, một số lưu lạc trong dân gian và một số còn chìm sâu trong lòng đất. 2.5 Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành (五行) là kim (金), mộc (木), thuỷ (水), hoả (火) và thổ (土). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Quá trình tạo cốt gốm Chọn đất Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác
  • 35. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 35 nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Xử lí, pha chế đất Đất sét đã xử lý Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau. Tạo dáng cho sản phẩm Khuôn làm gốm Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất
  • 36. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 36 gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt. Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kĩ thuật "đúc" hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Phơi sấy và sửa hàng mộc Sản phẩm đem phơi Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Quá trình trang trí hoa văn và phủ men Kỹ thuật vẽ Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác
  • 37. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 37 phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu... Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung. Chế tạo men Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu, thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít sắt và ôxít mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ thế kỉ 15 thợ gốm Bát Tràng đã từng chế tạo ra loại men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (có chứa ôxít côban) đá thối (chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận thấy để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu "nhỏ tro to đàn". Tráng men Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó
  • 38. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 38 của xương gốm... Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây. Quá trình nung Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò. Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại lò như lò ếch (hay lò cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò nung khác, càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác hơn. Nhiên liệu Đối với loại lò ếch có thể dùng các loại rơm, rạ, tre, nứa để đốt lò, sau đó Bát Tràng dùng kết hợp rơm rạ với các loại "củi phác" và "củi bửa" và sau nữa thì củi phác và củi bửa dần trở thành nguồn nhiên liệu chính cho các loại lò gốm ở Bát Tràng. Củi bửa và củi phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, tại bầu, người ta đốt củi phác còn củi bửa được dùng để đưa qua các lỗ giòi, lỗ đậu vào trong lò. Khi chuyển sang sử dụng lò đứng, nguồn nhiên liệu chính là than cám còn củi chỉ để gầy lò. Than cám đem nhào trộn kĩ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi
  • 39. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 39 đập lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể dùng được ngay. Chồng lò Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tuỳ theo sản phẩm và hình dáng kích, cỡ của bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để không gian trong lò vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên việc chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng. Đối với loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò, còn đối với loại lò đàn thì người ta xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thứ 10 vì lửa kém nên sản phẩm thường để trần không cần có bao nung ở ngoài). Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên) nơi dành để đốt nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các loại sản phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được xếp trong lò bầu giống như lò đàn. Riêng đối với lò hộp, tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình trụ không đậy nắp và xếp chồng cao dần từ đáy lên nóc, xung quanh tường Đốt lò Nhìn chung đối với các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu thì quy trình đốt lò đều tương tự nhau và với kinh nghiệm của mình, người "thợ cả" có thể làm chủ được ngọn lửa trong toàn bộ quá trình đốt lò. Ở lò đàn khoảng một nửa ngày kể từ khi nhóm lửa người ta đốt nhỏ lửa tại bầu cũi lợn để sấy lò và sản phẩm trong lò. Sau đó người ta tăng dần lửa ở bầu cũi lợn cho đến khi lửa đỏ lan tới bích thứ tư thì việc tiếp củi ở các bầu cũi lợn được dừng lại. Tiếp tục ném củi bửa qua các lỗ giòi. Người xuất cả bằng kinh nghiệm của mình kiểm tra kỹ các bích và ra lệnh ngừng ném củi bửa vào bích nào khi biết sản phẩm ở bích đó đã chín Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò. 2.6 Bát Tràng “nét đẹp” văn hóa dân tộc
  • 40. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 40 Nhiều người đã biết đến Bát Tràng với những sản phẩm gốm, sứ mang phong cách hiện đại với đặc trưng gốm nhiều màu, đa chủng loại. Thế nhưng, bên cạnh một Bát Tràng hiện đại, năng động còn có một Bát Tràng cổ kính, với hàng trăm sản phẩm cổ, trong một không gian cổ kính và rất thanh nhã. Đó là khu bảo tàng đồ cổ Vạn Vân, nơi đang lưu giữ hồn cốt của làng nghề cổ Bát Tràng. Thống kê của Sở Công thương Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội (HN) có 1.264 làng nghề, trong đó HN cũ có 84 làng và Hà Tây cũ có 1.180 làng. Và có lẽ, nếu nói về nghề truyền thống còn lưu giữ được và phát triển mạnh mẽ nhất phải nhắc đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Hiện Bát Tràng có hai thôn Giang Cao và Bát Tràng với 1.700 hộ, gần 6.700 nhân khẩu. Và điều đặc biệt mà ít có làng nghề truyền thống nào trong cả nước làm được: đó là cả xã không còn hộ sản xuất nông nghiệp. Ở Bát Tràng, cả xã có tới 83,7% hộ trực tiếp sản xuất gốm sứ và 10,6% hộ dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ sản xuất theo hộ gia đình, Bát Tràng còn có nhiều mô hình như công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã hay liên doanh vừa sản xuất, vừa hoạt động thương mại, dịch vụ. Đến nay, gốm Bát Tràng không chỉ dừng lại chiếm lĩnh ở một số thị trường truyền thống như Nhật, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức mà đang tìm đường đi Mỹ và lan rộng trong khu vực EU. Ở Bát Tràng có hàng vạn sản phẩm gốm sứ. Một không gian cổ kính mở ra giữa những sản phẩm gốm nhiều màu, hiện đại, đó là khu trưng bày những cổ vật của làng Bát Tràng với cái tên Vạn Vân. Khu trưng bày rộng 400m2 gồm hai phần: phần trưng bày gần 400 cổ vật có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX; phần khác trưng bày khoảng trên 300 sản phẩm tiêu biểu nhất của gốm Bát Tràng hiện nay kèm theo đó là một lò nung gốm cổ và một mô hình lò nung gốm hiện đại. Nhà sưu tầm Trần Ngọc Lâm, chủ của khu trưng bày cổ vật Vạn Vân giải thích: "Như thế để khách tham quan tiện so sánh sự khác biệt của gốm xưa và gốm nay". Cũng theo ông Lâm, gốm Bát Tràng xưa vẫn được coi là 1 trong 4 nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa. Chả thế mà các bậc cao niên ở Bát Tràng có câu: "Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã".
  • 41. H U TEC H LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỜI TRANG ĐỀ TÀI TRANG PHỤC DẠ HỘI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN HÌNH ẢNH HOA VĂN GỐM BÁT TRÀNG – HUỲNH THỊ TUYẾT MINH 41 Và cũng chính bởi trân trọng tinh hoa bậc cao của trăm nghề đất Thăng Long xưa, cùng với những đam mê gốm cổ, ông Lâm đã quyết gìn giữ tất cả những gì thuộc về hồn cốt làng nghề Bát Tràng. Hiện khu trưng bày Vạn Vân được coi là nơi đầu tiên lưu giữ những cổ vật về nghề gốm vốn đã xuất hiện tại Việt Nam cả ngàn năm một cách tương đối đầy đủ như lò nung gốm cổ, các bản dập nổi cổ cùng các sản phẩm với đầy đủ các niên đại. Các bản dập hoa văn nổi với các mẫu mà ông hiện có, hiếm có người thứ 2 lưu giữ được. Đặc biệt hơn, vừa rồi, các hiện vật của Vạn Vân đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch dán tem chứng nhận cổ vật. Điều đó cũng có nghĩa, mỗi sản phẩm đã mang trong đó một sự tích, một câu chuyện của làng nghề cũng như của nhà sưu tầm Trần Ngọc Lâm. Chöông 3 : Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng. Đối tượng nghiên cứu ý tưởng và xu hướng trang phục 3.1 Lý do chọn gốm Bát Tràng Xuất hiện ở Việt Nam đã hàng ngàn năm nay, gốm được người ta đã tìm thấy trong nhiều di chỉ văn hóa như Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long cho đến hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun... Nhiều năm qua, Việt Nam được thế giới biết đến như một đất nước có một nền văn hóa độc đáo, đa dạng và không thể không nhắc tới gốm với những đóng góp về phương diện loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc. Trước kia trên thế giới nói đến gốm là người ta nghĩ ngay đến gốm Trung Quốc. Nhưng bằng những phát hiện về gốm trên mảnh đất Việt Nam từ trước tới nay, người Việt Nam có thể tự hào rằng gốm Việt Nam cũng không thua gì gốm Trung Quốc về giá trị niên đại và giá trị nghệ thuật. Gốm men ngọc Việt Nam được so sánh với gốm Long Tuyền thời Tống ở Trung Quốc. Gốm hoa nâu với dáng to, dầy và thô, có lớp men trắng ngà hoặc vàng nhạt. Đặc biệt là gốm Bát Tràng được ví như “cội nguồn, tinh hoa” văn hóa dân tộc… Gốm rất gần gũi với con người, từ xa xưa người ta đã coi đó là thứ đồ dùng hàng ngày lại đồng thời là thứ đồ có giá trị hay dùng để trang trí... Chúng ta có thể bắt gặp gốm ở bất kỳ đâu từ chốn cung đình lộng lẫy đến mỗi ngôi nhà dân dã. Có lẽ rất ít thứ vật dụng nào lại chiếm được vị trí quan trọng như gốm, người ta dùng gốm