SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 105
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
MAI TRÍ MÂN
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ
CHỈ SỐ ĐA DẠNG LOÀI THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG, TỈNH BÌNH THUẬN
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH
Đồng Nai, 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Mai Trí Mân
LỜI CẢM TẠ
  
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành
Lâm nghiệp, hệ chính quy, tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp.
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Phòng đào tạo Sau đại học, Ban
giám hiệu Trường Đại Học Lâm Nghiệp và các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy trong
suốt chương trình đào tạo Thạc sỹ.
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Trọng Bình
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân
viên Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tác giả cũng xin cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, cảm ơn
sự động viên chia sẻ của các bạn bè thân hữu gần xa.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Mẹ Cha, người đã
có công sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ để cho tác giả trưởng thành đến ngày hôm
nay.
Bình Thuận, tháng 7 năm 2012
Tác giả: Mai Trí Mân
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................... i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3
1.1. Ở nước ngoài........................................................................................................3
1.1.1. Phân loại rừng........................................................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng................................................................................4
1.1.3. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững................................................................6
1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng.................................................................................7
1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................8
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng.............................................................8
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng..............................................................................10
1.2.3. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững..............................................................12
1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh tự nhiên .........................................................................13
1.3. Tổng quan về đa dạng sinh học..........................................................................13
1.3.1. Khái niệm về đa dạng sinh học..........................................................................13
1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học.....14
Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................16
2.1. Lịch sử hình thành..............................................................................................16
2.2. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................16
2.2.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................16
2.2.2. Diện tích rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu.............................................16
2.2.3. Địa hình, địa thế ..................................................................................................17
2.2.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn ...............................................................................18
2.2.5. Địa chất thổ nhưỡng............................................................................................18
2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học................................................19
ii
2.4. Về tình hình dân sinh kinh tế: ............................................................................19
2.5. Mục tiêu nhiệm vụ Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.......................................20
Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG....................21
3.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................21
3.1.1. Mục tiêu chung....................................................................................................21
3.1.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................21
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................21
3.3.1. Phân loại trạng thái rừng.....................................................................................21
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao.........................................21
3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng....................................................................22
3.3.4. Xác định chỉ số đa dạng loài ..............................................................................22
3.3.5.Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đề xuất các biện pháp kỹ thuật quản lý bền
vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, tỉnh Bình Thuận............22
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................22
3.4.1. Phương pháp luận................................................................................................22
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................22
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................26
3.4.4. Đánh giá tái sinh của rừng..................................................................................29
3.4.5. Chỉ số đa dạng sinh học và cách tính ................................................................29
3.4.6. Phân loại trạng thái rừng hiện tại.......................................................................32
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................34
4.1. Phân loại trạng thái rừng hiện tại.......................................................................34
4.1.1. Trạng thái rừng IIB .............................................................................................34
4.1.2. Trạng thái rừng IIIA2 ..........................................................................................35
4.1.3. Trạng thái rừng IIIA3 ..........................................................................................35
4.2. Một số đặc điểm cấu trúc rừng...........................................................................36
4.2.1. Cấu trúc tổ thành loài cây...................................................................................36
4.2.2. Hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất...........................................................40
iii
4.2.3. Quy luật cấu trúc đường kính.............................................................................42
4.2.4. Quy luật cấu trúc chiều cao................................................................................56
4.3. Một số đặc điểm tái sinh rừng............................................................................73
4.3.1. Tổ thành loài cây tái sinh....................................................................................74
4.3.2. Phân bố cây tái sinh theo chiều cao...................................................................76
4.3.3. Hình thái phân bố cây tái sinh............................................................................78
4.4. Chỉ số đa dạng sinh học của hệ thực vật............................................................79
4.4.1. Đa dạng loài thực vật..........................................................................................79
4.4.2. Đa dạng quần xã thực vật trên các trạng thái rừng IIB, IIIA2 và IIIA3.........80
4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận...............................................................................82
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................86
5.1. Kết luận..............................................................................................................86
5.1.1. Về phân loại rừng................................................................................................86
5.1.2. Về tổ thành tầng cây cao của các trạng thái rừng tự nhiên..............................86
5.1.3 Về hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất của các trạng thái rừng tự nhiên 86
5.1.4. Về đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng tự nhiên....................................87
5.1.5. Về đặc điểm tầng cây tái sinh ............................................................................87
5.1.6. Về chỉ số đa dạng sinh học của hệ thực vật......................................................88
5.2. Tồn tại ................................................................................................................88
5.3. Kiến nghị............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................90
iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
C1.3 Chu vi đo ở vị trí 1,3 m, (đvt: cm)
CV% Coefficient of variation = Hệ số biến động
D1.3 Đường kính ở vị trí 1,3 m, (đvt: cm)
df Degree of freedom = độ tự do
DT/D1.3 Tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực
f Tần số
G Tiết diện ngang lâm phần, (đvt: m2
/ha)
HVN Chiều cao hay chiều cao vút ngọn của cây, (đvt: m)
Hdc Chiều cao dưới cành của cây, (đvt: m)
HVN/D1.3 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực
Ln Logarit cơ số e (e = 2,7128)
LT Lý thuyết
M Trữ lượng (đvt: m3
/ha)
N/D1.3 Phân bố số cây theo chiều cao
N/HVN Phân bố số cây theo đường kính
NL/D1.3 Phân bố số loài cây theo chiều cao
NL/HVN Phân bố số loài cây theo đường kính
N% Tỷ lệ phần trăm tổng số cây, (đvt: %)
ODB Ô dạng bảng
P Mức ý nghĩa thống kê
r Hệ số tương quan
R Range = Biên độ biến động
S Standard deviation = Độ lệch tiêu chuẩn
SS Sum of Square = Tổng các bình phương
Sy/x Standard Error = Sai số chuẩn
TN Thực nghiệm
UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
= Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
V Thể tích thân cây (đvt: m3
)
[6] Số hiệu của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo
5.1. Số hiệu của bảng, hình theo chương
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Công thức tổ thành của các trạng thái theo N% ..............................37
Bảng 4.2: Công thức tổ thành của các trạng thái theo IV% .............................38
Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất của các
trạng thái rừng tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông ..............................41
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIB .....................................................................................................43
Bảng 4.5: Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIIA2..................................................................................................44
Bảng 4.6: Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIIA3..................................................................................................45
Bảng 4.7: Phân bố số cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm
trạng thái rừng IIB............................................................................................47
Bảng 4.8: Phân bố số cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm
trạng thái rừng IIIA2 ........................................................................................48
Bảng 4.9: Phân bố số cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm
trạng thái rừng IIIA3 ........................................................................................49
Bảng 4.10: Phân bố số loài theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm
trạng thái rừng IIB............................................................................................50
Bảng 4.11: Phân bố số loài theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm
trạng thái rừng IIIA2 ........................................................................................51
Bảng 4.12: Phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm
trạng thái rừng IIIA3 ........................................................................................52
Bảng 4.13: Phân bố số loài theo đường kính của lớp cây có 1 cm <D1.3 < 8 cm
trạng thái rừng IIB............................................................................................53
Bảng 4.14: Phân bố số loài cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm <D1.3 < 8
cm trạng thái rừng IIIA2...................................................................................54
Bảng 4.15: Phân bố số loài cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm <D1.3 < 8
cm trạng thái rừng IIIA3...................................................................................55
vi
Bảng 4.16: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIB .....................................................................................................57
Bảng 4.17: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIIA2..................................................................................................58
Bảng 4.18: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIIA3..................................................................................................59
Bảng 4.19: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8
cm trạng thái rừng IIB ......................................................................................61
Bảng 4.20: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1cm < D1.3 < 8 cm
trạng thái rừng IIIA2 ........................................................................................62
Bảng 4.21: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1cm < D1.3 < 8 cm
trạng thái rừng IIIA3 ........................................................................................63
Bảng 4.22: Phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIB .....................................................................................................66
Bảng 4.23: Phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIIA2..................................................................................................67
Bảng 4.24: Phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng
thái rừng IIIA3..................................................................................................68
Bảng 4.25: Phân bố số loài cây theo chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8
cm trạng thái rừng IIB ......................................................................................70
Bảng 4.26: Phân bố số loài theo chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm
trạng thái rừng IIIA2 ........................................................................................71
Bảng 4.27: Phân bố số loài theo chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm
trạng thái rừng IIIA3 ........................................................................................72
Bảng 4.28: Tổ thành loài cây tái sinh ở các trạng thái rừng theo N% .............75
Bảng 4.29: Tỷ lệ cây tái sinh theo chiều cao....................................................76
Bảng 4.30: Hình thái phân bố cây tái sinh của các trạng thái rừng..................78
Bảng 4.31: Một số loài thực vật có chỉ số IVI cao tại khu vực nghiên cứu.....79
Bảng 4.32. Chỉ số đa dạng trên các quần xã thực vật trên các trạng thái rừng 80
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Đường biểu diễn hệ số tổ thành theo N% và IV%...........................40
Hình 4.2: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính lớp cây có D1.3
 8 cm trạng thái rừng IIB................................................................................43
Hình 4.3: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có
D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA2 .....................................................................44
Hình 4.4: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có
D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA3 .....................................................................45
Hình 4.5: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có
1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIA.............................................................47
Hình 4.6: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có
1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 .........................................................48
Hình 4.7: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có
1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 .........................................................49
Hình 4.8: Đường biểu diễn phân bố số loài theo đường kính của lớp cây có
D1.3  8 cm trạng thái rừng IIB.........................................................................51
Hình 4.9: Đường biểu diễn phân bố số loài theo đường kính của lớp cây có
D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA2 .....................................................................52
Hình 4.10: Đường biểu diễn phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp
cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA3 ..........................................................52
Hình 4.11: Đường biểu diễn phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp
cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB .................................................54
Hình 4.12: Đường biểu diễn phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp
cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2..............................................54
Hình 4.13: Đường biểu diễn phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp
cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3..............................................55
Hình 4.14: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có
D1,3  8 cm trạng thái rừng IIB.........................................................................57
viii
Hình 4.15: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có
D1,3  8 cm của trạng thái rừng IIIA2...............................................................58
Hình 4.16: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có
D1,3  8 cm của trạng thái rừng IIIA3...............................................................59
Hình 4.17: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có
1cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB..............................................................62
Hình 4.18: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1
cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 ............................................................63
Hình 4.19: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1
cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 ............................................................64
Hình 4.20: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có
D1,3  8 cm trạng thái rừng IIB.........................................................................66
Hình 4.21: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có
D1,3  8 cm trạng thái rừng IIIA2 .....................................................................67
Hình 4.22: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có
D1,3  8 cm trạng thái rừng IIIA3 .....................................................................68
Hình 4.23: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có
1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB.............................................................70
Hình 4.24: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có
1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 .........................................................71
Hình 4.25: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có
1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 .........................................................72
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp. Sự cân bằng và ổn định
của rừng được duy trì bởi nhiều yếu tố mà sự hiểu biết của con người còn rất hạn
chế. Ở nước ta, rừng và đất rừng chiếm 3/4 tổng diện tích lãnh thổ, song thực tế
rừng tự nhiên còn rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh ở những mức độ thoái hoá khác
nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức và sự tác động bất hợp lý của con người
như đốt nương làm rẫy, khai thác lạm dụng vượt quá mức cho phép hay nói đúng
hơn là sự đói nghèo và sự thiếu hiểu biết của không ít người.
Trãi qua một thời gian dài, diện tích rừng ở Việt Nam đã bị suy giảm liên tục
(năm 1943 là 14,3 triệu ha và năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Cũng theo số liệu
thống kê thì độ che phủ năm 1943 là 43% và do bị tàn phá nặng nề vào những năm
1980, đến năm 1990 độ che phủ giảm xuống chỉ còn 28,4% [18], làm tăng các ảnh
hưởng bất lợi của môi trường sống đối với con người như bão, lũ lụt, hạn hán, ô
nhiễm không khí và gần đây nhất là vấn đề môi trường và sự nóng lên của bầu khí
quyển đang có nguy cơ đe dọa tính mạng của nhân loại. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, diện tích rừng đang có xu hướng gia tăng và ngày càng được mở rộng khắp
các địa phương trên phạm vi toàn quốc. Theo kết quả của chương trình "Tổng kiểm
kê toàn quốc, tháng 1/2001", tính đến năm 2000, nước ta có khoảng 10,9 triệu ha
rừng, trong đó bao gồm 9,4 triệu ha rừng tự nhiên kể cả những rừng nghèo đã được
phục hồi và 1,5 triệu ha rừng trồng, với độ che phủ chung của cả nước là 33,2% đất
tự nhiên. Trong số đó, rừng giàu chiếm khoảng 30%, rừng trung bình khoảng 35%,
còn lại là rừng phục hồi. Rừng giàu còn lại chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, núi cao có
độ dốc lớn. Vì vậy việc tìm hiểu các quy luật cấu trúc cơ bản, cũng như đặc điểm
của lớp cây tái sinh có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành những khu rừng mới có
chất lượng tốt hơn cũng như đối với việc quản lý bền vững tài nguyên rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông được xác thành lập theo Quyết định số:
50/TTg ngày 10/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích 25.468 ha, thuộc
địa giới hành chính 02 huyện: Tánh Linh và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
2
Với nhiều kiểu rừng độc đáo như: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
với các kiểu phụ ưu hợp dầu rái và kiểu phụ thứ sinh; Kiểu rừng kín nữa rụng lá
ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; Kiểu quần hệ lạnh núi cao với ưu hợp cây lùm;
Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao hơi khô nhiệt đới ưu hợp cây họ dầu. Với một
quần thể sinh vật phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay các công trình
nghiên cứu về rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông còn ít và phân tán, chưa
đầy đủ, dẫn tới những hiểu biết về rừng tự nhiên ở đây còn nhiều hạn chế. Để
duy trì và phát triển rừng theo hướng bền vững cần có những hiểu biết sâu về cấu
trúc rừng, làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong quản lý rừng hợp lý,
đồng bộ. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi xin được thực hiện đề tài:
“Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận”. Đề tài thực nhiện nhằm
bổ sung cơ sở lý luận về cấu trúc rừng tự nhiên và đề xuất các giải pháp kỹ thuật
quản lý rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận theo hướng sử
dụng bền vững.
3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu về cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả trên thế giới và
Việt Nam đề cập từ những năm đầu thế kỷ 20. Những nghiên cứu này đều có xu
hướng xây dựng các cơ sở lý luận có tính khoa học phục vụ công tác quản lý kinh
doanh rừng. Bước đầu đi từ định tính, sau đó đến định lượng với quy luật phát triển
tự nhiên của hệ sinh tái rừng, góp phần làm sáng tỏ và giải quyết được nhiều vấn đề
trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn kinh doanh rừng.
Có nhiều hướng, nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc
rừng. Ở châu Âu, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu quy luật phân
bố số cây ổn định theo tần số và tần suất ở các cỡ tự nhiên về đường kính, chiều
cao, thể tích,... đã được nhiều tác giả công bố. Nhiều nghiên cứu cấu trúc rừng trước
đây còn nặng về nghiên cứu định tính, mô tả thì nay đã chuyển sang nghiên cứu
định lượng. Định hướng nghiên cứu cấu trúc rừng đã được các nhà khoa học khái
quát lại dưới dạng các mô hình toán học từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng
các quy luật của tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh
rừng cũng như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng cho
từng đối tượng cụ thể.
Cho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về cấu trúc rừng của các nhà
khoa học trên thế giới và Việt Nam là rất đồ sộ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ tổng
quan vấn đề nghiên cứu của một luận văn cao học, chúng tôi chỉ có thể khái quát
một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của luận văn, làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên
cứu.
1.1. Ở nước ngoài
1.1.1. Phân loại rừng
Phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên trên thế giới rất đa dạng với các trường
phái khác nhau như:
4
- Trường phái Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu
G.F.Môrôdốp (1912) với tác phẩm: “ Học thuyết về kiểu lâm phần ” đã đặt
cơ sở khoa học cho việc phân loại kiểu rừng và gắn liền nó với mục đích kinh
doanh. Ông đi sâu vào bản chất của rừng và tiến hành phân loại rừng dựa vào 5
nhân tố hình thành: Đặc tính sinh thái học của loài cây cao; Hoàn cảnh địa lý (khí
hậu, thổ nhưỡng, ...); Quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ qua lại
giữa chúng với khu hệ động vật rừng; Nhân tố lịch sử, địa chất; Tác động của con
người.
Xuất phát từ quan điểm của G.F.Môrôdốp coi rừng là thể thống nhất giữa
sinh vật rừng và hoàn cảnh, P.S. Pôgrepnhiac phân loại rừng tự nhiên ra 3 cấp:
1. Kiểu lập địa: là cấp phân loại lớn nhất, bao gồm mọi khu đất có điều kiện
thổ nhưỡng giống nhau, kể cả khu đất có rừng hay không có rừng.
2. Kiểu rừng: là tổng hợp những khu đất có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu
giống nhau.
3. Kiểu lâm phần: bao gồm những khoảnh rừng giống nhau cả về điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu và quần lạc thực vật rừng.
- Trường phái Bắc Âu: có hai trường phái
+ Trường phái sinh thái học:
Phân loại kiểu rừng căn cứ vào hai nhân tố: độ ẩm và độ phì. Độ ẩm chia làm
5 cấp: rất khô, khô, hơi ẩm, ẩm, ướt; độ phì chia làm 4 cấp: xấu, tốt, giàu, rất giàu.
Sự kết hợp các chỉ tiêu độ ẩm, độ phì, cùng với các loài cây gỗ và thực vật thảm
tươi chỉ thị là cơ sở để phân loại kiểu rừng.
+ Trường phái Quần xã thực vật:
Phân loại kiểu rừng dựa vào đặc trưng chủ yếu là tổ thành thực vật và coi
quần hợp thực vật là đơn vị phân loại cơ bản.
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.2.1. Cấu trúc tổ thành
Richard P.W (1952) [30], cho rằng trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi hecta
luôn có hơn 40 loài cây gỗ, có trường hợp còn trên 100 loài. Nhiều loài cây gỗ lớn
5
sinh trưởng hỗn giao với nhau theo tỷ lệ khá đồng đều, nhưng cũng có khi có một
hoặc hai loài chiếm ưu thế. Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và
các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều
thực vật phụ sinh trên thân cây, cành cây. “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn
chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây”.
Trong rừng ẩm nhiệt đới châu Phi, Catinot. R (1974) [5] thống kê tới vài
trăm loài thực vật, còn trong tổ thành thực vật của rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam
Á thường có một nhóm loài ưu thế chiếm đến 50% quần thụ (nhóm loài cây họ
Dầu).
1.1.2.2. Về cấu trúc tầng thứ
Trong quần xã thực vật rừng sự phân tầng là một trong những đặc trưng nổi
bật của rừng nhiệt đới, là kết quả của chọn lọc tự nhiên mà ở đó có sự chung sống
giữa loài cây ưa sáng (tầng trên) và loài cây chịu bóng (tầng dưới), giữa chúng là
những loài thực vật trung tính. Do sự đa dạng, phức tạp trong cách thể hiện sự phân
tầng thứ của rừng nên có nhiều ý kiến không đồng nhất trong việc phân chia, có tác
giả cho rằng ở loại rừng này chỉ có một tầng cây gỗ. Ngược lại, có nhiều tác giả lại
cho rằng rừng lá rộng thường xanh có từ 3 đến 5 tầng. Richards (1939) phân chia
rừng ở Nigieria thành 5 - 6 tầng. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu tầng
thứ rừng tự nhiên đều nhắc đến sự phân tầng nhưng mới dừng lại ở mức nhận xét
hoặc đưa ra những kết luận mang tính định tính; việc phân chia các tầng theo chiều
cao cũng mang tính chất cơ giới, chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của
rừng tự nhiên nhiệt đới.
1.1.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật kết cấu cơ bản của lâm phần
và được các nhà Lâm học, điều tra rừng quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến
công trình nghiên cứu của Meyer (1934), ông đã mô phỏng phân bố số cây theo
đường kính bằng phương trình toán học (hàm Meyer), mà dạng của nó là đường
cong giảm liên tục. J.L.F Batista và H.T.Z. Docuto (1992), khi nghiên cứu 19 ô tiêu
6
chuẩn với 60 loài cây của rừng nhiệt đới ở Maranhoo - Brazin đã dùng hàm Weibull
để mô phỏng phân bố N/D.
1.1.2.4. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của cấu trúc rừng nhiệt đới là hiện
tượng phân chia thành tầng. Để nghiên cứu sự phân tầng trong rừng mưa ở Guana,
Davis và Richard P.W (1933 - 1934) đã dùng phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng
của rừng, phương pháp này được đánh giá có giá trị nhất về mặt nghiên cứu lý luận
cũng như thực tiễn sản xuất. Kết quả đã phân rừng hỗn giao nguyên sinh ở sông
Moraballi tại Guana thành năm tầng với ba tầng cây gỗ (A, B, C), tầng cây bụi (D)
và tầng mặt đất (E).
Catinot. R (1974) [5] cũng cho rằng rừng ẩm nhiệt đới có sự phân hóa mạnh,
những tầng trong quần thụ rõ nét, cụ thể là có một tầng vượt tán với những cây có
chiều cao trên 40 m và những tầng bên dưới.
Tóm lại, mặc dù có các ý kiến trái ngược về sự phân tầng và phương pháp
thể hiện tầng tán trong rừng mưa nhiệt đới, nhưng quan điểm có sự phân tầng trong
rừng mưa nhiệt đới được nhiều nhà khoa học xác nhận.
1.1.3. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững
Ở Mỹ, Richard (1991) [30] đã nêu lên: “Rừng phải bền vững như thế nào”.
Vấn đề này ông đưa ra 8 câu trả lời:
- Chủ yếu là bền vững về sản phẩm
- Bền vững về xã hội
- Bền vững về lợi ích nhân loại
- Bền vững về thôn địa cầu
- Bền vững về khả năng tự duy trì hệ sinh thái
- Bền vững về loại hình sinh thái
- Bền vững về đảm bảo an toàn hệ sinh thái
- Bền vững hệ sinh thái hạt nhân và ông chỉ rõ phải có phương thức kinh
doanh tổng hợp
7
Ở Ca Na Đa, tháng 8 năm 1990 Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp Canada, Maini
[2] đưa ra khái niệm “Phát triển lâm nghiệp bền vững”. Ông định nghĩa: Phát triển
bền vững đất rừng và giá trị môi trường, bao gồm cả đảm bảo năng lực sản xuất của
đất rừng, khả năng tái sinh, tính đa dạng loài và hệ sinh thái không tổn thất.
Với định nghĩa “Quản lý rừng bền vững” là quá trình quản lý đất rừng cố
định để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản
lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm sản và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi
đáng kể những giá trị vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường và xã hội”. Tổ chức gỗ nhiệt
đới (ITTO) đã xây dựng bảng tiêu chuẩn và chỉ thị (Criteria and Indicators - C&I)
cho việc quản lý rừng tự nhiên, theo đó bên cạnh những vấn đề kỹ thuật như sản
lượng, chất lượng bền vững, các vấn đề kinh tế xã hội, chính sách, thể chế được
nhấn mạnh như là những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công tác quản
lý rừng.
Tháng 9/1998, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị lần thứ
18 tại Hà Nội để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số
vùng ASEAN về quản lý rừng bền vững (viết tắt là C&I ASEAN). C&I của
ASEAN bao gồm 7 tiêu chí và chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị
quản lý.
1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con những loài cây gỗ ở
những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau
khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Sứ mạng lịch sử của lớp cây con này là thay thế
thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng có thể được hiểu là quá trình phục hồi thành
phần cơ bản của rừng, chủ yếu là cây gỗ.
Kết quả và quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh được xác
định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân
bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã
8
được nhiều nhà khoa học quan tâm (Richard, 1933; Aubreville, 1938; Baur, 1964;
Rollet, 1969,...). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số
loài có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa
nhất định.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được
nghiên cứu, phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường
chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị
biến đổi. Vanstenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng
mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán, liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt
của các loài cây ưa bóng.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả của các
cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu
rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt
tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959), Wyatt Smith (1961, 1963) với
phương thức rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Donis và
Maudoux (1951, 1954) với công thức đồng nhất hóa tầng trên ở Zaia; phương thức
chặt dần tái sinh dưới tán ở Nigieria và Ghana. Nội dung chi tiết các bước và hiệu
quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được Baur (1964) [2] tổng kết trong
tác phẩm: “Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa”.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng
Mục đích chủ yếu của phân loại rừng là nhằm xác định các đối tượng rừng
với những đặc trưng cấu trúc cụ thể, từ đó lựa chọn, đề xuất các biện pháp lâm sinh
thích hợp để điều khiển, dẫn dắt rừng đạt trạng thái chuẩn.
Loeschau (1966) đã phân loại rừng theo trạng thái hiện tại trong công trình:
Phân chia kiểu trạng thái và phương hướng kinh doanh rừng hỗn giao lá rộng
thường xanh nhiệt đới. Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã dựa trên hệ thống phân
loại của Loeschau đã sửa đổi, bổ sung và cải tiến cho phù hợp với đặc điểm rừng tự
9
nhiên của Việt Nam và cho đến nay vẫn áp dụng hệ thống phân loại này (QPN 6 -
84) [47].
Thái Văn Trừng (1998) [37] trên quan điểm sinh thái đã chia rừng Việt Nam
thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là công trình tổng quát, đáp ứng được yêu cầu về
quy luật sinh thái. Xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của rừng nhiệt đới, tác giả
kết luận: Không thể dùng quần hợp thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản như các
tác giả kinh điển đã sử dụng ở vùng ôn đới. Ông đề xuất dùng kiểu thảm thực vật
làm đơn vị phân loại cơ bản và lấy hình thái, cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn phân
loại.
Bảo Huy (1993) [12] đã xác định trạng thái hiện tại của các lâm phần Bằng
Lăng ở Tây Nguyên theo hệ thống phân loại của Loeschau, đồng thời tác giả cũng
xác định các loại hình xã hợp thực vật với các ưu hợp khác nhau thông qua trị số
IV%.
Lê Sáu (1996) [31], Trần Cẩm Tú (1999) [41], Nguyễn Thành Mến (2005)
[23] khi phân loại trạng thái rừng tự nhiên tại Kon Hà Nừng - Tây Nguyên, Hương
Sơn - Hà Tĩnh, Phú Yên đã dựa trên hệ thống phân loại rừng của Loeschau (1960)
đã được Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam bổ sung (QPN6 - 84) [47].
Gần đây, một số tác giả đã sử dụng mô hình toán học để phân loại trạng thái
rừng, như: Ngô Út (2003), bước đầu định lượng hoá việc phân loại các trạng thái
rừng thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá vùng Đông Nam Bộ; Nguyễn
Văn Thêm (2003), ứng dụng hàm lập nhóm trong phân loại trạng thái rừng và đưa
ra kết luận: Các trạng thái rừng theo hệ thống phân loại của Loeschau có thể được
nhận biết chính xác thông qua các hàm phân loại tuyến tính được xây dựng dựa trên
nhiều biến số định lượng. Ngô Út, Nguyễn Phú Hùng (2003) đưa ra một số ý kiến
về cải thiện hệ thống phân chia trạng thái rừng lá rộng thường xanh Việt Nam…
Các tác giả này đã nghiên cứu và đề xuất các ý kiến nhằm bổ sung cho hệ thống
phân loại trạng thái rừng của Việt Nam, khả năng ứng dụng hàm toán học trong
phân chia trạng thái rừng.
10
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.2.2.1. Cấu trúc tổ thành
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái
của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ đa dạng
sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành đã
được nhiều nhà khoa học Việt Nam đề cập trong công trình nghiên cứu của mình.
Bảo Huy (1993) [12], Đào Công Khanh (1995) [14] khi nghiên cứu tổ thành
loài cây đối với rừng tự nhiên ở Đăk Lăk và Hương Sơn - Hà Tĩnh đều xác định: Tỷ
lệ tổ thành của các nhóm loài cây mục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và nhóm loài cây
phi mục đích cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp khai thác thích hợp cho từng đối tượng
theo hướng điều chỉnh tổ thành hợp lý.
Lê Sáu (1996) [31], Trần Cẩm Tú (1999) [41] khi nghiên cứu cấu trúc rừng
tự nhiên ở Kon Hà Nừng - Tây Nguyên và Hương Sơn - Hà Tĩnh đã xác định danh
mục các loài cây cụ thể theo cấp tổ thành và các tác giả đều kết luận sự phân bố của
số loài cây theo cấp tổ thành tuân theo luật phân bố giảm.
1.2.2.2. Về cấu trúc tầng thứ
Tầng thứ là nhân tố cấu trúc phản ánh sự phân bố cây rừng theo chiều thẳng
đứng. Ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1998) [37] đã phân chia rừng nhiệt đới nước ta
thành 5 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi thấp và
trảng cỏ và đã chỉ ra độ cao giới hạn cho các tầng nhưng cũng chỉ mang tính định
tính.
Trần Ngũ Phương (1970,1998)[27] cho rằng số tầng nhiều nhất trong đai rừng
nhiệt đới mưa mùa ở Việt Nam là 05 tầng, kể cả tầng cây bụi và thảm tươi nhưng
không tán thành việc phân tầng theo các cấp chiều cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
nếu việc phân tầng mà không chỉ rõ giới hạn về cấp chiều cao thì việc phân tầng thứ
chỉ mang tính chất định tính.
Nguyễn Văn Trương (1973, 1983, 1984) [40] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn
loài cũng xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng nhưng việc phân tầng theo
cấp chiều cao lại được thực hiện một cách cơ giới.
11
Vũ Đình Phương (1988) [26] xuất phát từ kết quả nghiên cứu của các tác giả
trước đã nhận định rằng: việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là
hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng bằng phương pháp định lượng để xác định giới
hạn của các tầng thứ này chỉ có thể làm được khi có sự phân tầng rõ rệt, có nghĩa là
khi rừng đã phát triển ổn định và theo tác giả thì rừng lá rộng thường xanh ở miền
Bắc nước ta ở giai đoạn ổn định thường có 3 tầng.
Lê Minh Trung (1991) [35] đã phân các ưu hợp giổi xanh, ưu hợp bằng lăng
thành 3 tầng và ưu hợp dầu đỏ thành 02 tầng với các giá trị đường giới hạn tầng
khác nhau cho rừng ở Gia Nghĩa - Đắc Nông trên cơ sở phân cấp chiều cao với cự
ly mỗi cấp là 2m.
Sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới đã được các tác giả trên đề cập và giải
quyết bằng các phương pháp khác nhau, nhưng đều chung một quan điểm là có sự
phân tầng trong rừng tự nhiên nhiệt đới và sự phân tầng này cần phải được định
lượng hóa thông qua các trắc đồ và công cụ toán học.
1.2.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Thống kê các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho thấy:
Phân bố N/D1.3 của tầng cây cao (D ≥ 6 cm) có 2 dạng chính:
- Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa
- Dạng một đỉnh hình chữ J
Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả đã chọn những mô hình toán học thích hợp
để mô phỏng. Đồng Sỹ Hiền (1974) [7], khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự
nhiên miền Bắc Việt Nam đã đưa ra kết luận: Dạng tổng quát của phân bố N/D là
phân bố giảm, nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo quy tắc nên đường
thực nghiệm có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bố thực nghiệm như vậy, tác giả
đã dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô tả. Nguyễn Hải Tuất (1986)
[42] đã sử dụng hàm Khoảng cách để mô tả phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở
ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo. Kết quả mô tả phân bố N/D theo hàm Khoảng
cách đã được Trần Cẩm Tú (1999) [41] kiểm nghiệm khi nghiên cứu đặc điểm rừng
sau khai thác ở Hương Sơn – Hà Tĩnh và cho kết quả tốt. Trần Văn Con (1991) [6]
12
đã thử nghiệm một số phân bố xác suất mô tả phân bố N/D và đưa ra nhận xét là
phân bố Weibull thích hợp nhất cho rừng tự nhiên ở Đắc Lăk.
Lê Sáu (1996) [31] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tại Kon Hà Nừng - Tây
Nguyên đã kết luận: Hàm Weibull là thích hợp nhất khi mô tả phân bố N/D cho tất
cả các trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm liên tục
hay một đỉnh.
Gần đây, Nguyễn Thành Mến (2005) [23] đã khẳng định: Hàm Weibull mô
phỏng phân bố N/D trên các lâm phần sau khai thác tại tỉnh Phú Yên là tốt nhất.
1.2.2.4. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
Những nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) [7] cho thấy: Phân bố số cây
theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có
nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Gần đây, một số tác giả
khác như: Bảo Huy (1993), Lê Sáu (1996), Trần Cẩm Tú (1999), Nguyễn Thành
Mến (2005),… đã nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây. Các tác giả
đều đi đến nhận xét chung là: Phân bố N/H có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng
cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.
1.2.3. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững
1.2.3.1. Cơ sở lâm học để quản lý rừng tự nhiên bền vững
Theo Trần Văn Con [6], cơ sở lâm học để quản lý rừng tự nhiên bền vững là:
chúng ta phải xem xét hai nhóm đối tượng:
- Các nhân tố bên trong của hệ sinh thái
- Các nhân tố bên ngoài phụ thuộc vào cơ cấu thể chế xã hội.
Do vậy, cơ sở để quản lý rừng bền vững chính là kiến thức về các nhân tố
bên trong của hệ sinh thái rừng (kiến thức lâm học).
Chúng ta có thể thấy rằng: Không thể sử dụng một khu rừng nhiệt đới mà
vẫn giữ được nguyên trạng tính đa dạng sinh học, sự hỗn giao và kích thước ban
đầu của nó. Tuy nhiên, các kỹ thuật lâm sinh và các biện pháp quản lý dựa trên cơ
sở khoa học đúng đắn có thể được phát triển để bảo đảm tương đối giá trị của tài
nguyên rừng nhiệt đới.
13
1.2.3.2. Những mục tiêu cơ bản của quản lý rừng bền vững
- Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn
sản phẩm của rừng, đáp ứng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa sự phát triển tài nguyên rừng
và tiêu chuẩn xã hội, không diễn ra ngoài sự chấp nhận của cộng đồng.
- Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được
truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh tự nhiên
Bên cạnh các nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh tự nhiên rừng ở Việt Nam là vấn
đề được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả.
Thái Văn Trừng (1963, 1978) [37] đã nêu 2 phương thức tái sinh của các xã
hợp thực vật rừng nhiệt đới nguyên sinh hay thứ sinh là tái sinh tự nhiên liên tục
dưới tán rậm của những loài chịu bóng và tái sinh theo vệt để hàn gắn các lỗ trống
đầu tiên với các loài cây tiên phong. Qua đó, tác giả cũng khẳng định ánh sáng là
nhân tố sinh thái đã khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên.
Gần đây, phương pháp định lượng cũng đã được nhiều tác giả áp dụng trong
khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên, điển hình là các tác giả: Đinh Quang Diệp (1993)
đã sử dụng phân bố khoảng cách để mô phỏng phân bố N/H của cây tái sinh rừng
Khộp - Đắc Lăk. Ngô Kim Khôi (1999) dùng tiêu chuẩn U của Clark và Evans để
nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng, chọn hàm Meyer để
mô hình hóa quy luật cấu trúc tần số phân bố số cây, số loài tái sinh theo cấp chiều
cao cho rừng vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát - Nghệ An.
1.3. Tổng quan về đa dạng sinh học
1.3.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Thuật ngữ đa dạng sinh học xuất hiện từ giữa những năm 1980 nhằm nhấn
mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu về tính đa dạng và sự phong phú
của sự sống trên trái đất. Nguồn gốc của thuật ngữ đa dạng sinh học xuất phát từ 2
bài báo được xuất bản năm 1980 (Lovejoy, 1980; Norse và Mc Manus, 1980).
Lovejoy (1980) cho rằng đa dạng sinh học hay đa dạng của sự sống được xác định
14
bằng tổng số các loài sinh vật. Norse và McManus (1980) định nghĩa đa dạng sinh
học bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là đa dạng di truyền (tính đa dạng
về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong quần
xã sinh vật) (trích dẫn bởi Trương Quang Học và ctv, 2005).
Có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Định nghĩa do Quỹ Bảo tồn
động vật hoang dã – WWF, 1989 đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn
thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là
những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng
tồn tại trong môi trường” (trích dẫn bởi Võ Quý và ctv, 1999).
1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học
Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các sinh cảnh nhạy cảm là vô cùng
quan trọng, mang tính cấp bách và cần thiết. Chính vì vậy, trên thế giới và Việt
Nam có rất nhiều công trình, chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh học theo thời
gian. Ở đây chỉ có thể khái quát một số nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung,
đa dạng sinh học thực vật nói riêng, làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn
phương pháp nghiên cứu.
Trên thế giới, đặc biệt là các nước ở Bắc Mỹ, châu Âu và các vùng khác trên
thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của sinh học bảo tồn từ hàng thập kỷ,
thậm chí hàng thế kỷ nay. Ở nước Mỹ, các nhà triết học như Emerson và Thoreau
cho rằng thiên nhiên là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành phẩm giá và
tinh thần đạo đức của con người (Callicott, 1990; trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam,
2005). Khoa học sinh học bảo tồn hiện đại dựa trên những giả thuyết, sự đa dạng
của sinh vật sống là có lợi, tác hại của sự tuyệt chủng đối với một loài nào đó, lợi
ích của tính phức tạp về đa dạng sinh học, tính lợi ích của quá trình tiến hoá, giá trị
riêng của sự đa dạng sinh học.
Perman và Adelson (1997) đã nhấn mạnh rằng đa dạng sinh học dần trở nên
hết sức phổ biến trong các hoạt động về khoa học và môi trường và ngày càng phổ
biến trong các chương trình giáo dục đại học.
Maurer (1994) cho rằng việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành một vấn đề
15
quan trọng bậc nhất hiện nay, ông nói lên các tư tưởng về quản lý tài nguyên truyền
thống và các số lượng loài thực vật hiện nay để làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
và để lý giải cho các vấn đề suy giảm đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn chúng.
Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học do các tác giả Richard,
Diamond, Huston, Pianka, Groombridge, Mares, Grass, Currie, Myer, Witmore,...
thực hiện. Đa phần các tác giả trên thường đi vào điều tra, thống kê thành phần của
các quần xã, khảo sát mối quan hệ giữa quần xã và môi trường hay điều tra khảo sát
thành phần và đặc điểm thảm thực vật.
.Ở Việt Nam, đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học cũng đã được
một số nhà khoa học nghiên cứu từ những thập kỷ trước và đã công bố nhiều công
trình. Tiêu biểu là một số tác giả như Võ Quý, Đặng Huy Huỳnh, Phạm Bình
Quyền, Trương Quang Học, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn
Thanh Nhàn, Phạm Nhật, Lê Quốc Huy, Viên Ngọc Nam,...
Richard (1999) (Võ Quý và ctv biên dịch) trong cuốn “Cơ sở sinh học bảo
tồn” đã nêu chi tiết về sinh học bảo tồn và đa dạng sinh học, những mối đe dọa đối
với đa dạng sinh học và đề ra chiến lược bảo tồn quần thể, loài, quần xã. Cuốn sách
trang bị những lý thuyết cơ sở về sinh học bảo tồn – là căn cứ áp dụng để đề ra
chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với từng khu vực nghiên cứu.
Phùng Ngọc Lan và ctv (2006) đã đề câ ̣p về hệ sinh thái rừng tự nhiên ở Việt
Nam. Cuốn sách này đã bàn về tính đa dạng của hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt
Nam, nhưng chỉ mang tính chất định tính.
Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) đã tổng quan về hiện trạng đất ngập
nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar. Năm 1989, Việt Nam là
quốc gia thứ 50 trên thế giới tham gia công ước Ramsar. Cuốn sách này đã nhấn
mạnh về sự đa dạng về kiểu loài của đất ngập nước Việt Nam. Góp phần vào việc
bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), quản lý, phát triển bền vững đất ngập nước Việt
Nam.
Nhìn chung, cũng giống như một số nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu
trong nước thường đi vào thống kê thành phần họ, chi, loài và mô tả định tính các
quần xã, quần thể, thảm thực vật.
16
Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử hình thành
Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông được thành lập theo Quyết định
số: 14/TTg ngày 19/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Lám
trường Sông cát và Rừng cấm Biển Lạc. Đến ngày 10/4/2001, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số: 50/2001/QĐ- TTg về việc phê duyệt điều chỉnh phạm vi
ranh giới và đổi tên thành Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông thuộc địa giới hành chính 6 xã, 1 thị trấn là:
Gia Huynh, Suối Kiết, La Ngâu, Đức Bình, Đức Thuận và thị trấn Lạc Tánh (huyện
Tánh Linh), Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam).
- Toạ độ địa lý:
+ Từ 100
59' đến 110
10' Vĩ độ Bắc.
+ Từ 1070
32' đến 1070
52' Kinh độ Đông.
- Địa giới hành chính:
Phía Bắc, Đông Bắc giáp sông La Ngà.
Phía Nam, Đông Nam giáp Lâm trường Sông Dinh, Lâm trường Tánh
Linh.
Phía Đông giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – KaBét.
Phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh lộ 336 từ Tánh Linh đi Hàm Thuận – Đa Mi.
2.2.2. Diện tích rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có tổng diện tích: 25.468 ha.
Căn cứ vào các trạng thái, kiểu rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông được
chia 03 phân khu chức năng, cụ thể:
2.2.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 20.666 ha
- Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, các lọai rừng và thảm thực vật rừng,
tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động, thực vật sinh sống và phát triển.
17
- Phòng hộ đầu nguồn sông, suối, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường
sống và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên trong vùng.
2.2.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái: 4.802,5 ha
- Phục hồi thảm thực vật rừng nhằm tái tạo hệ sinh thái rừng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động, thực vật đặc biệt là những nguồn
gien quý hiếm tồn tại và phát triển.
- Phòng hộ xung yếu đầu nguồn sông Cát và các hệ suối của nó.
- Làm chức năng vùng đệm cho khu bảo vệ nghiêm ngặt.
2.2.2.3. Phân khu dịch vụ hành chính: 0,66 ha
- Là nơi đóng trụ sở Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
- Là trung tâm chỉ huy các họat động quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên
Núi Ông.
- Thực hiện các họat động hành chính, tổ chức, giao dịch và hợp tác trên các
họat động của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông
- Xây dựng nơi làm việc, ăn ở của cán bộ công nhân viên và khách công tác,
xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
- Xây dựng nhà bảo tàng, khu nuôi động vật hoang dã.
2.2.3. Địa hình, địa thế
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông thuộc dạng địa hình núi cao gồm toàn
bộ phận Núi Ông. Hệ thống Núi Ông có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m, cao nhất là
Núi Ông: 1.302 m kế tiếp là các đỉnh: 1234 m, 1222 m, 1114 m, 1054 m, độ dốc
lớn, địa hình hiểm trở. Hệ thống Núi Ông có xu thế thấp dần từ Đông – Bắc
xuống Tây – Nam và đặc biệt sườn phía tây Núi Ông rất dốc và đột ngột chuyển
thành đồng bằng. Cấu trúc địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông từ phía
Đông sang phía Tây theo kiểu địa hình biến đổi như sau: vùng đồi núi trung bình
– vùng núi thấp – vùng đồi cao – vùng đồi thấp – vùng bằng gợn sóng. Cấu tạo
địa hình vừa đa dạng vừa uyển chuyển đã tạo nên các hệ sinh thái rừng và động
vật rừng phong phú, đa dạng.
18
2.2.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu, thời tiết:
 Khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,80
C (trung bình
tháng cao nhất là 290
C, trung bình tháng thấp nhất là 180
C). Lượng mưa trung bình
năm là 2.29,3mm (trung bình tháng cao nhất là 237,8 mm, trung bình tháng thấp
nhất là 109mm). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 80,7%, lượng bốc hơi trung
bình hàng năm là 1.100mm, nhìn chung lượng bốc hơi thấp hơn lượng mưa nên
mùa khô ít bị hạn. Mùa mưa thường có gió Tây Nam và gió Đông Bắc vào mùa
khô, Tốc độ gió: 3,9 - 4,1 m/s, thời gian có gió bão, gió hại từ tháng 8 – 10.
* Thuỷ văn:
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông là khu vực có nguồn nước phong phú, trữ
lượng khá dồi dào với nhiều sông suối lớn chảy qua, sông La Ngà bắt nguồn từ cao
nguyên Di Linh là sông lớn nhất chảy qua Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, sông
bao quanh phía Bắc Núi Ông; ngoài ra còn có Sông Các chảy từ khu vực Thác Bà ra
cầu Quận (Thị trấn Lạc Tánh) đây là điểm du lịch sinh thái của Khu bảo tồn thiên
nhiên Núi Ông hiện nay và trong tương lai. Suối Dâu Dạ bắt nguồn từ Thác Nhỏ
Đức Bình chảy xuống tỉnh lộ 710 là nguồn cung cấp nước quan trọng cho khu vực
thôn III dân tộc thiểu số xã Đức Bình; sông Phan; sông Móng; sông Ka bét (Bà
Bích) cũng bắt nguồn từ đỉnh Núi Ông chảy qua địa phận huyện Hàm Thuận Nam
về hướng quốc lộ IA. Ngoài ra còn nhiều suối lớn nhỏ khác cung cấp nước cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực các xã Gia Huynh, Đức Thuận, Đức Bình,
La Ngâu và thị trấn Lạc Tánh.
2.2.5. Địa chất thổ nhưỡng
Các loại đá kết tinh chua là đá mẹ tạo ra các loại đất ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Núi Ông, điển hình là đá Granit. Trong đó có các loại đất chính như sau:
19
 - Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá axít kết tinh chua nghèo dinh
dưỡng, hạt thô, độ kết dính kém. Do quá trình xói mòn và rửa trôi nên đã tạo thành
dạng đất xương xẩu ở sườn và đỉnh núi và trung bình trong hệ thống Núi Ông.
 - Đất Feralit vàng xám phát triển trên nền phù cổ, tầng rất mỏng,
thành phần cơ giới nhẹ, tầng dưới bị đá ong hoá, tầng trên bị rửa trôi theo chiều
thẳng đứng làm cho đất bị bạc màu.
- Đất Feralit vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất dày trung
bình, thành phần cơ giới nặng, độ màu mỡ khá, nhưng diện tích loại đất này phân
tán, thường phân bố ở dưới chân đồi, núi.
2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
- Thực vật:
Theo kết quả điều tra sơ bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên núi ông có tới 1070 loài
thực vật thuộc 560 chi của 149 họ. Trong đó có hàng chục loài thực vật đặc hữu,
quý hiếm như: Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Trắc (Dalbergia
cochinchinensis), Cẩm lai (Dalbergia oliveri D. bariensis, D. mammosa), Cà te
(Afzelia xylocarpa),.....Trong đó Lim (Erythorophleum fordii) là loài cây gỗ lớn
thuộc họ vang mới phát hiện có phân bố tự nhiên ở khu vực Núi Ông mà các tỉnh
phía Nam không có.
- Động vật:
Theo kết quả điều tra sơ bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có 198 loài động
vật rừng, thuộc 77 họ của 28 bộ. Trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm được xếp
trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, như: Công (Pavo muticus), Gà
lôi hồng tía (Lophura diardi), Voi (Elephas maximus) (đã di dời năm 2001), Bò tót
(Bos gaurus), Bò rừng (Bos Banteng), Hươu vàng (Cervus porcinus), Vượn (Giống
Hylobates), Voọc chà vá (Pygathrix nemaneus Linngeus), Rắn hổ mang chúa
(Ophiophagushannah)....
2.4. Về tình hình dân sinh kinh tế:
- Tổng số xã: 06 xã và 01 thị trấn.
20
- Tổng dân số: 43.787 nhân khẩu
- Tổng số hộ: 9.957 hộ
- Các nhóm dân tộc: Cơ-ho, Kinh, Chơ-ro, Tày, Hoa, Thái, Mường, Nùng,
Raglai, Chăm, Khơ Me, Dao.
- Đặc điểm về các họat động kinh tế của cộng đồng: Với đă ̣c điểm dân cư
trên địa bàn phân bố xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông trình độ dân trí
thấp, bà con đồng bào dân tộc thiểu số từ bao đời nay sinh sống nhờ vào rừng trước
khi thành lập Khu bảo tồn, đời sống kinh tế các hộ gia đình còn nhiều khó khăn
phần lớn làm nông, chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức kỹ thuật
chăn nuôi trồng trọt, đất canh tác nông nghiệp ít; một bộ phận dân cư còn sống phụ
thuộc vào các lâm sản phụ trong khu rừng. Vấn đề này ta ̣o áp lực rất lớn cho công
tác QLBVR của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
2.5. Mục tiêu nhiệm vụ Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông
Bảo tồn và duy trì các hệ sinh thái rừng, các kiểu rừng, các sinh cảnh, các
loài động vật, thực vật và đặc biệt là các nguồn gien quý hiếm, tạo điều kiện cho
chúng phát triển theo quy luật tự nhiên phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập
và tham quan du lịch sinh thái.
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, khôi phục hệ sinh thái rừng trong diện tích
Khu bảo tồn và bảo vệ rừng đầu nguồn của hồ thuỷ điện Trị An, bảo vệ phòng hộ
môi trường vùng đầu nguồn xung yếu các sông, suối nhằm duy trì nguồn nước phục
vụ cho sinh họat và sản xuất, phòng chống lũ lụt cho dân cư trong vùng.
21
Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải
pháp kỹ thuật quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông -
huyện Tánh Linh - tỉnh Bình Thuận.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm cấu trúc tầng cây cao;
- Xác định đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh;
- Xác định được chỉ số đa dạng loài khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho công tác quản lý bền vững rừng tự nhiên
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các trạng thái rừng tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Núi ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu: Một số quy luật cấu trúc cơ bản của tầng cây cao, tầng
cây tái sinh, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong quản lý bền vững
rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung
chính sau đây:
3.3.1. Phân loại trạng thái rừng
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
3.3.2.1. Cấu trúc tổ thành
3.3.2.2. Hình thái phân bố tầng cây cao
22
3.3.2.3. Quy luật phân bố
- Quy luật phân bố số loài theo đường kính ở vị trí 1,3m (NL/D1.3), chiều cao
vút ngọn (NL/Hvn);
- Quy luật phân bố số cây theo đường kính ở vị trí 1,3m (N/D1.3), chiều cao vút
ngọn (N/Hvn).
3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng
- Tổ thành cây tái sinh;
- Mật độ và hình thái phân bố cây tái sinh;
- Chất lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao.
3.3.4. Xác định chỉ số đa dạng loài
3.3.5.Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đề xuất các biện pháp kỹ thuật quản lý
bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, tỉnh Bình Thuận
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Rừng và ngoại cảnh là một thể thống nhất luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
và phát triển theo quy luật tự nhiên, được phản ánh trong đặc điểm cấu trúc quần thể
tương ứng.
Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương
pháp truyền thống trong nghiên cứu điều tra rừng để thu thập số liệu, các phương
pháp trong thống kê toán học để xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu và tính toán đảm
bảo độ chính xác cần thiết trong nghiên cứu khoa học. Từ đó đề xuất một số giải
pháp kỹ thuật trong quản lý rừng bền vững.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu cơ bản
- Phương pháp kế thừa các số liệu đã có sẵn: dựa trên quan điểm ứng dụng
vào sản xuất kinh doanh rừng nên khi nghiên cứu phải có sự kế thừa thành quả
nghiên cứu của các tác giả đi trước làm cơ sở lựa chọn hướng nghiên cứu đơn giản,
phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
23
- Trên cơ sở kế thừa các số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế
xã hội của khu vực nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài của các tác giả
trong và ngoài nước. Dựa trên hồ sơ quản lý rừng của Khu bảo tồn, bản đồ hiện
trạng và các tài liệu thu thập được, tiến hành điều tra khảo sát sơ bộ khu vực nghiên
cứu. Qua bản đồ hiện trạng kết hợp với một số cán bộ Khu bảo tồn tiến hành tìm
hiểu sơ bộ trạng thái, tình hình sinh trưởng, phát triển, tái sinh, tổ thành loài, điều
kiện lập địa.
- Chọn địa điểm, đối tượng cần nghiên cứu:
Tiếp xúc với Ban lãnh đạo Khu bảo tồn, thông qua đó tìm ra những vấn đề
nổi bật, đáng quan tâm để đi sâu vào công tác nghiên cứu. Thu thập toàn bộ số liệu,
hồ sơ có liên quan đến đề tài, từ đó xác định được khu vực cần nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra điển hình ở các trạng thái rừng khác
nhau, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Việc thu thập số liệu
ngoài thực địa được thực hiện vào tháng 3/2011. Việc xác định vị trí ô đo đếm, tiến
hành công việc đo đếm, định danh tên cây được thực hiện bởi tác giả và một số cán
bộ kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông cùng với sự hỗ trợ của Thạc sỹ Hồ
Thanh Tuyền, cán bộ Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bình Thuận và Thạc sỹ Nguyễn Văn
Việt, cán bộ Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ.
* Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực tế
+ Lập ô tiêu chuẩn 2.500 m2
- Áp dụng các quy trình điều tra trong công tác ngoại nghiệp. Cụ thể, áp dụng
phương pháp điển hình để điều tra, thu thập số liệu. Ô điều tra (ô tiêu chuẩn) dùng
để thu thập số liệu là ô tổng hợp của BRUNN.
- Tiến hành lập 3 ô trên mỗi trạng thái, những ô này được thiết lập sao cho
mang tính đại diện cho mỗi trạng thái rừng, vị trí của ô được xác định ở các dạng
địa hình là chân, sườn và đỉnh; sau đó tính toán sơ bộ mức độ biến động của các chỉ
tiêu nghiên cứu để xác định được số ô tiêu chuẩn cần phải điều tra dựa trên công
thức tính toán dung lượng mẫu với sai số cho trước 5%.
24
- Sử dụng địa bàn cầm tay để lập ô tiêu chuẩn, đường quanh ô được phát đủ
rộng để cắm tiêu và dễ dàng nhận ra vị trí 4 góc của ô. Tại 4 góc, đóng 4 cọc có độ
cao 1 m, cọc mốc có đường kính 10 cm, đỉnh cọc mốc được vát 4 mặt và có ghi ký
hiệu ô.
- Sau khi thiết lập ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2
(50 m x 50 m), phát
tuyến theo hai đường chéo của ô để xác định điểm cắt, đây là tâm của ô tiêu chuẩn.
Tại tâm của ô tiêu chuẩn, thiết lập một ô hình tròn có diện tích 707 m2
(bán kính r =
15 m). Trong ô hình tròn diện tích 707 m2
, tiến hành lập 12 ô dạng bản được thiết
kế năm trên hai đường chéo của ô tiêu chuẩn 2.500 m2
, diện tích mỗi ô dạng bản là
4 m2
(2 m x 2 m). Các nội dung cần tiến hành điều tra bao gồm:
* Điều tra lớp cây gỗ lớn
Tại mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ dốc, hướng
phơi, độ cao.
- Trong ô tiêu chuẩn 2.500 m2
, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của
những cây có đường kính D1.3 ≥ 8 cm.
- Tên cây được xác định đến loài, cây không biết thì lấy tiêu bản để về xác
định hoặc ghi ký hiệu sp1, sp2,…
- Đo C1.3 bằng thước mét dây và ghi số hiệu cây ở vị trí 1,3 m.
- Đo chiều cao vút ngọn (HVN, m): Đo chiều cao của một số cây có đường
kính bình quân cộng của ô bằng thước đo cao HaGa, còn lại mục trắc chiều cao (có
kết hợp sào đo cao và một số dụng cụ đo cao đơn giản để điều chỉnh sai số). HVN
của cây được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây.
- Đo chiều cao dưới cành (Hdc, m): Hdc được tính từ gốc cây đến điểm phân
cành đầu tiên tạo nên tán cây rừng.
- Đường kính tán là (DT, m) được đo bằng thước mét dây. Đo hình chiếu tán
lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số
trung bình.
25
- Xác định phẩm chất cây: Phẩm chất cây được phân theo 3 loại: a, b, c và
ghi chú tình hình dây leo ảnh hưởng trực tiếp đến cây đứng:
o Loại a: Cây thân thẳng, phát triển tốt, tán cân đối, không có hiện tượng
sam bọng, sâu bệnh, cụt ngọn, 2 thân.
o Loại b: Thân cong, phát triển trung bình, tán mất cân đối, không có
hiện tượng sam bọng, sâu bệnh.
o Loại c: Thân cong queo, phát triển kém, cụt ngọn, có  2 thân, có hiện
tượng sam bọng, sâu bệnh.
Kết quả đo được thống kê đầy đủ và chi tiết vào phiếu điều tra cây gỗ lớn.
- Xác định độ tàn che
Dùng phương pháp vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của David và Richards
(1933), biểu diễn trên giấy kẻ ô ly với dải rừng có diện tích 500 m2
(10 m x 50 m), tỉ
lệ 1/200, sau đó tính diện tích độ tàn che trên giấy ôly, tính tỉ lệ phần trăm (%).
* Điều tra lớp cây có đường kính 1 cm < D1.3 < 8 cm
Trong ô tiêu chuẩn 707 m2
, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của những
cây có đường kính 1 cm < D1.3 < 8 cm. Các bước tiếp theo được tiến hành tương tự
như trong phần điều tra lớp cây gỗ lớn.
* Điều tra lớp cây tái sinh
Trên 12 ô dạng bản 4 m2
, tiến hành đo đếm và thống kê toàn bộ các cây thân
gỗ có đường kính D1.3 1 cm.
+ Xác định tên loài, loài nào chưa rõ thì thu thập mẫu để xác minh hoặc ghi
sp1, sp2,...
+ Đo chiều cao cây tái sinh bằng sào đo cao. Chiều cao được phân thành 4
cấp: Cấp 1: H < 0,5m, cấp 2: H từ 0,5 - 1 m, cấp 3: H từ 1 - 2 m, cấp 4: H > 2m .
26
+ Chất lượng cây tái sinh: Được phân làm 2 cấp chất lượng: cây có triển
vọng và không có triển vọng (có khả năng tham gia vào tầng tán chính trong tương
lai).
o Cây có triển vọng: là cây luôn xanh tốt, sinh trưởng và phát triển tốt,
không bị sâu hại, không có biểu hiện bị ức chế.
o Cây không có triển vọng: được phản ánh bằng sức sinh trưởng kém và
không ổn định, cây bị sâu hại nặng, cây đang chết từng phần hoặc bị
gãy đổ.
+ Điều tra số lượng cây tái sinh.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp sàng lọc, loại bỏ số liệu thô và số liệu được xử lý trên máy tính
với sự trợ giúp của phầm mềm Excel và phần mềm SPSS 13.0 [21, 22, 23].
a. Cấu trúc tổ thành
- Xác định công thức tổ thành:
+ Xác định tổng số cá thể của từng loài (ni)
+ Tổng số loài (m)
+ Xác định tổng số cá thể chung cho các loài 


m
i
i
n
N
1
+ Tính số cá thể trung bình của 1 loài:
m
N
x  (3.5)
+ So sánh các ni với x :
Nếu ni x
 và N% %
5
 thì loài cây đó có mặt trong công thức tổ thành
Nếu ni < x và N% < 5% thì loài cây đó có thể bỏ qua
+ Công thức tổ thành có dạng: N1A1 + N2A2 + … + NnAn
Trong đó: Ai là tên loài
Ni là hệ số được tính theo công thức:
100
.
%
N
N
N i
 (3.6)
27
- Xác định chỉ số IV%:
Chỉ số IV% được xác định theo phương pháp của Daniel Marmillod (Vũ
Đình Huề, (1984) và Đào Công Khanh, (1996)
2
%
%
%
G
N
IV

 (3.7)
Trong đó:
IVi%: là chỉ số quan trọng của loài i (Important Value)
N% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài nào đó so với tổng số cây
trên ÔTC
G% là phần trăm tiết diện ngang của loài cây nào đó so với tổng tiết diện
ngang của ÔTC
Theo Daniel Marmillod, những loài cây nào có IV% > 5% mới thực sự có ý
nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Mặt khác, theo Thái Văn Trừng (1978) trong
một lâm phần, nhóm loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây
cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đó là những chỉ dẫn làm cơ sở
quan trọng xác định loài và nhóm loài ưu thế. Tính tổng IV% của những loài có trị
số này > 5% từ cao đến thấp và dừng lại khi  %
IV đạt 50%.
b. Quy luật phân bố đường kính và chiều cao
Bao gồm quy luật phân bố số cây và số loài theo cỡ đường kính và chiều cao.
Phương pháp mô phỏng theo các bước: Thiết lập dãy phân bố thực nghiệm, từ đó
xem xét kiểu dạng phân bố cụ thể để lựa chọn hàm phân bố lý thuyết hợp lý để mô
phỏng phân bố. Các hàm phân bố lý thuyết được đề tài thử nghiệm:
* Phân bố Weibull
Là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục với miền giá trị (0, +).
Hàm mật độ có dạng:




 x
x e
x
x
f .
1
.
.
.
)
( 

 (3.8)
Hàm phân bố có dạng: F(x) = 1 -

 X
e .

(3.9)
Trong đó:
- : Đặc trưng cho độ nhọn của phân bố
28
- : Đặc trưng cho độ lệch của phân bố ( < 3 phân bố có dạng lệch trái,  >
3 phân bố có dạng lệch phải,  = 3 phân bố có dạng đối xứng)
Giá trị  và  được ước lượng nhờ sự trợ giúp của phần mềm SPSS 13.0
* Phân bố khoảng cách
Phân bố khoảng cách là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên đứt quãng,
hàm toán học có dạng:







 
1
x
víi
0
x
víi
).
1
)(
1
(
)
( 1
x
x
F




(3.10)
Khi 
 

1 thì phân bố khoảng cách trở về dạng phân bố hình học:
0
x
)
1
(
)
( 

 víi
x
x
F 
 (3.11)
Bằng phương pháp tối đa hợp lý có thể xác định được tham số của phân bố
khoảng cách như sau:
n
fo

 (3.12)




i
i
o
x
f
f
n
.
)
(
1
 (3.13)
* Kiểm tra giả thuyết về luật phân bố:
Sự phù hợp giữa phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm được đánh giá
thông qua tiêu chuẩn 2
của Pearson, với giả thuyết:
- H0: Phân bố lý thuyết được chọn (Khoảng cách, Weibull) phù hợp với phân
bố thực nghiệm.
- H1: Phân bố lý thuyết được chọn (Khoảng cách, Weibull) không phù hợp
với phân bố thực nghiệm.
 



m
l
l
t
n
f
f
f
1
2
2
 (3.14)
Trong đó:
- ft: Tần số thực nghiệm ở từng cỡ kính
- fl: Tần số lý thuyết; m là số tổ sau khi gộp
Tổ nào có fl < 5 thì ghép với fl tổ trên hoặc tổ dưới, sao cho fl sau khi gộp 
5.
29
- Nếu 2
n > 2
0.05(k = m - 3) thì giả thuyết bị bác bỏ, nghĩa là phân bố lý thuyết
không phù hợp với phân bố thực nghiệm.
- Nếu 2
n ≤ 2
0.05(k = m - 3) thì chấp nhận giả thuyết, nghĩa là phân bố lý thuyết
phù hợp với phân bố thực nghiệm.
c. Xác định kiểu phân bố cây rừng trên mặt đất
Nghiên cứu hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất thông qua khoảng cách
từ một cây chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất, với dung lượng quan sát đủ lớn, dùng
tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn để kiểm tra (theo Clark và Evans):
 
26136
.
0
.
5
.
0
. n
r
U



(3.15)
Trong đó: r là giá trị trung bình khoảng cách của cây ngẫu nhiên đến gần nhất
của n lần quan sát; n là số lần quan sát;  là mật độ cây/đơn vị diện tích (cây/m2
)
- Nếu /U/  1.96 thì tổng thể cây có phân bố ngẫu nhiên
- Nếu U > 1.96 thì tổng thể cây có phân bố cách đều
- Nếu U < -1.96 thì tổng thể cây có phân bố cụm
3.4.4. Đánh giá tái sinh của rừng
- Xác định mật độ (cây/ha), nguồn gốc cây tái sinh
- Đánh giá chất lượng cây tái sinh theo 4 cấp: Cấp 1: H < 0,5m, cấp 2: H từ 0,5
- 1 m, cấp 3: H từ 1 - 2 m, cấp 4: H > 2m.
- Xác định tổ thành cây tái sinh theo tỷ lệ số cây như công thức (3.6):
3.4.5. Chỉ số đa dạng sinh học và cách tính
- Đa dạng hệ sinh thái thường đươc đánh giá qua tính đa dạng các loài thành
viên - tức là tính đa dạng của quần xã sinh vật. Yếu tố để đánh giá ở đây là: số lượng
loài và kiểu dạng của loài.
Đánh giá theo số lượng loài: số lượng loài của quần xã càng nhiều thì độ phong
phú hay tính đa dạng càng cao.
Đánh giá theo kiểu dạng của loài: tức là đánh giá về số lượng loài trong các
nhóm phân loại khác nhau.
Mật độ =
Tổng số cá thể của loài xuất hiện ở tất cả các ô tiêu chuẩn nghiên cứu
Tổng số các ô tiêu chuẩn nghiên cứu
30
Mật độ tương đối RD (%) = × 100
+ Tần suất xuất hiện của loài cho biết số lượng các ô tiêu chuẩn nghiên cứu mà
trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm.
Tần suất (%) = × 100
Tần suất tương đối (RF) (%) = ×100
+ Độ phong phú được tính theo công thức:
Độ phong phú (A) =
Độ phong phú tương đối A (%) = ×100
+ Chỉ số giá trị quan trọng IVI được áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương
quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong quần xã thực vật. Chỉ số IVI biểu thị tốt
hơn, toàn diện hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn
tuyệt đối của mật độ, tần suất, độ ưu thế,v.v…
Chỉ số IVI của mỗi loài được tính bằng công thức:
IVI (%) = (RD + RF + A)/3
Trong đó: RD là mật độ tương đối (%), RF là tần suất xuất hiện tương đối
(%), A là độ phong phú tương đối (%). Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là
300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất loài cây đó.
- Sử dụng phần mềm thống kê PRIMER-V (Clarke và Warwick, 1994) và
Biodiversity Pro 2.0 (Neil MacAleece, 1997) để xác định các chỉ số đa dạng sinh
học, phân tích kiểu phân bố loài, phân tích sự phân nhóm của loài, họ, quần xã trong
từng quần xã. Các chỉ số đa dạng sinh học được tính toán theo công thức sau:
+ Chỉ số Shannon-Weiner được sử dụng phổ biến để tính sự đa dạng loài trong
Mật độ của loài nghiên cứu
Tổng số mật độ của tất cả các loài
Số lượng các ô tiêu chuẩn có loài xuất hiện
Tổng số các ô tiêu chuẩn nghiên cứu
Tổng số cá thể xuất hiện trên tất cả các ô tiêu chuẩn
nghiên cứu
Số lượng các ô tiêu chuẩn có loài nghiên cứu xuất hiện
Độ phong phú của một loài nghiên cứu
Tổng độ phong phú của tất cả các loài
Tần suất xuất hiện của một loài nghiên cứu
Tổng số tần suất xuất hiện của tất cả các loài
31
một quần xã theo dạng:
H’ = -
N
n
N
n i
n
i
i
ln
1


Trong đó: s = Số lượng loài; pi
= ni
/N (Tỷ lệ cá thể của loài i so với số lượng
cá thể toàn bộ mẫu); N = Tổng cá thể trong toàn bộ mẫu; ni
= Số lượng cá thể loài i.
+ Trên cơ sở lý thuyết xác suất, Simpson (1949) đã đề xướng chỉ số để tính độ
tập trung (concentration) hay tính ưu thế (dominance) của quần xã.




s
i
i
P
D
1
2
1 1
Trong đó: pi
= Tỷ lệ loài i trên tổng số các cá thể (pi
= ni
/N). Chỉ số Simpson
được dùng để đánh giá sự đa dạng về số lượng loài của một quần cư. Theo phương
pháp xác định chỉ số đa dạng của Simpson, D1 lấy các giá trị từ 0 đến 1, nếu D1 = 0,
quần cư chỉ có một loài duy nhất, sự đa dạng về loài là thấp nhất. Ngược lại, nếu D1
càng gần bằng 1, quần cư càng có sự tham gia của nhiều loài khác nhau, mức độ đồng
đều về vai trò của các loài trong quần cư càng rõ.
+ Chỉ số phong phú loài Margalef được sử dụng để xác định tính đa dạng hay
độ phong phú về loài. Công thức như sau:
d =
N
s
lg
1

Trong đó: d : chỉ số phong phú loài Margalef; S : tổng số loài trong mẫu; N:
tổng số lượng cá thể trong mẫu.
+ Chỉ số tương đồng (J’) của quần xã được tính bằng công thức Pielou:
J’ =
S
H
2
log
'
Trong đó: H` là chỉ số Shannon – Weiner; S là tổng số loài; J’ biến thiên từ 0 đến 1
(J’ = 1 khi tất cả các loài có số lượng cá thể bằng nhau).
Giá trị log trong các công thức tính chỉ số đa dạng được thống nhất sử dụng
cơ số e để tính toán. Để đánh giá tính đa dạng cần căn cứ tổng hợp vào các chỉ số
32
trên. Trong đó, chỉ số đa dạng Shannon (H’) có ý nghĩa quyết định, những chỉ số
còn lại góp phần bổ sung và lý giải để kết quả mang tính thuyết phục và có độ tin
cậy cao. Thể hiện tất cả các chỉ số lên cùng đồ thị sẽ giúp dễ quan sát, đánh giá tính
đa dạng của khu vực hơn.
3.4.6. Phân loại trạng thái rừng hiện tại
Đề tài sử dụng phương pháp phân loại của Loetschau (1960) được Viện Điều
tra Quy hoạch rừng nghiên cứu, bổ sung và kết hợp với một số đặc trưng tổng quát
các trạng thái rừng. Căn cứ vào tổng tiết diện ngang (G = m2
/ha), trữ lượng (M =
m3
/ha) và một số thông tin điều tra ngoài thực địa, tiến hành phân chia trạng thái
cho từng ô đo đếm. Cụ thể tiêu chuẩn phân chia các trạng thái rừng như sau:
+ Kiểu trạng thái II: Rừng non phục hồi sau nương rẫy hoặc khai thác trắng,
kiểu rừng này là rừng cây gỗ có đường kính nhỏ, chủ yếu là những cây tiên phong
hoặc có tính chất tiên phong ưa sáng mọc nhanh, nó có thể chia thành 2 kiểu phụ:
- Kiểu phụ IIA: Rừng phục hồi còn non và đặc trưng bởi lớp cây tiên phong
ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và kết cấu một tầng, đường kính D < 10 cm,
G < 10m2
/ha, rừng có trữ lượng nhỏ, thuộc đối tượng nuôi dưỡng.
- Kiểu phụ IIB: Rừng cây tiên phong phục hồi phát triển đã lớn, đặc trưng tổ
thành gồm những cây tiên phong hoặc có tính chất tiên phong ưa sáng, mọc nhanh,
thành phần loài đã phức tạp, đã có sự phân hóa về tầng thứ và tuổi. Đường kính cây
cao phổ biến bình quân D > 10 cm, G > 10m2
/ha. Thuộc đối tượng nuôi dưỡng.
+ Kiểu trạng thái III: Trạng thái rừng đã qua khai thác chọn, là kiểu trạng thái
đã bị tác động của con người ở nhiều mức độ khác nhau, làm cho kết cấu của rừng
bị thay đổi. Tùy theo mức độ tác động, khả năng tái sinh và cung cấp lâm sản mà có
thể phân loại trạng thái rừng khác nhau:
- Dạng trạng thái rừng IIIA1: Rừng bị khai thác kiệt, cấu trúc bị phá vỡ hoàn
toàn, tán rừng bị phá vỡ thành những mảng lớn. Độ tàn che S < 0,3; G < 10m2
/ha,
GD > 40 < 2 m2
/ha, M < 80m3
/ha.
- Dạng trạng thái rừng IIIA2: Rừng bị khai thác kiệt, nhưng đã có thời gian
phục hồi và có triển vọng. Đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế với lớp
33
cây đại bộ phận có đường kính từ 20 - 30cm, rừng có 2 tầng trở lên. Độ tàn che S =
0,3 - 0,5; G = 10 - 15m2
/ha, GD > 40 < 2 m2
/ha M = 80 -120m3
/ha.
- Dạng trạng thái rừng IIIA3: Rừng đã bị tàn phá nhẹ, cấu trúc đã bị tác động
nhưng chưa bị phá vỡ. Độ tàn che S = 0,7; G = 16 - 21 m2
/ha, GD > 40 < 2 m2
/ha, M
> 120 m3
/ha.
- Kiểu phụ IIIB: Rừng chỉ bị tác động nhẹ, kết cấu rừng chưa bị phá vỡ, có 2
tầng trở lên, quần tụ khép tán, rừng giàu có S > 0,7; G = 21 - 26m2
/ha, M >
230m3
/ha.
+ Kiểu trạng thái rừng IV: Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh phục hồi, đã phát
triển đến giai đoạn ổn định, trữ lượng và sản lượng cao, nhiều tầng, rừng giàu trữ
lượng, có đủ các cấp kính, có độ tàn che S > 0,7; G > 25m2
/ha, GD > 40 > 5 m2
/ha,
M > 230 m3
/ha.
- Kiểu phụ IVA: Rừng nguyên sinh
- Kiểu phụ IVB: Rừng thứ sinh phục hồi đã phát triển đến giai đoạn ổn định.
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGhuucong
 
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C hieu anh
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcnataliej4
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...nataliej4
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

La actualidad más candente (19)

báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
 
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Thái độ của sinh viên về hoạt động thực tập tại doanh nghiệp, hot
Thái độ của sinh viên về hoạt động thực tập tại doanh nghiệp, hotThái độ của sinh viên về hoạt động thực tập tại doanh nghiệp, hot
Thái độ của sinh viên về hoạt động thực tập tại doanh nghiệp, hot
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
 
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy học
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
 
Đề tài: Giao tiếp ứng xử của hướng dẫn viên tại cty du lịch Hạ Long
Đề tài: Giao tiếp ứng xử của hướng dẫn viên tại cty du lịch Hạ LongĐề tài: Giao tiếp ứng xử của hướng dẫn viên tại cty du lịch Hạ Long
Đề tài: Giao tiếp ứng xử của hướng dẫn viên tại cty du lịch Hạ Long
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
 
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
 

Similar a Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận

đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...nataliej4
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 

Similar a Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận (20)

đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 

Más de TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Más de TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Último

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên núi ông, tỉnh bình thuận

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP MAI TRÍ MÂN XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ CHỈ SỐ ĐA DẠNG LOÀI THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG, TỈNH BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH Đồng Nai, 2012
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Mai Trí Mân
  • 3. LỜI CẢM TẠ    Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp, hệ chính quy, tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp. Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Phòng đào tạo Sau đại học, Ban giám hiệu Trường Đại Học Lâm Nghiệp và các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy trong suốt chương trình đào tạo Thạc sỹ. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Trọng Bình đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tác giả cũng xin cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, cảm ơn sự động viên chia sẻ của các bạn bè thân hữu gần xa. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Mẹ Cha, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ để cho tác giả trưởng thành đến ngày hôm nay. Bình Thuận, tháng 7 năm 2012 Tác giả: Mai Trí Mân
  • 4. i MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................... i CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3 1.1. Ở nước ngoài........................................................................................................3 1.1.1. Phân loại rừng........................................................................................................3 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng................................................................................4 1.1.3. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững................................................................6 1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng.................................................................................7 1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................8 1.2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng.............................................................8 1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng..............................................................................10 1.2.3. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững..............................................................12 1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh tự nhiên .........................................................................13 1.3. Tổng quan về đa dạng sinh học..........................................................................13 1.3.1. Khái niệm về đa dạng sinh học..........................................................................13 1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học.....14 Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................16 2.1. Lịch sử hình thành..............................................................................................16 2.2. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................16 2.2.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................16 2.2.2. Diện tích rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu.............................................16 2.2.3. Địa hình, địa thế ..................................................................................................17 2.2.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn ...............................................................................18 2.2.5. Địa chất thổ nhưỡng............................................................................................18 2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học................................................19
  • 5. ii 2.4. Về tình hình dân sinh kinh tế: ............................................................................19 2.5. Mục tiêu nhiệm vụ Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.......................................20 Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG....................21 3.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................21 3.1.1. Mục tiêu chung....................................................................................................21 3.1.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................21 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................21 3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................21 3.3.1. Phân loại trạng thái rừng.....................................................................................21 3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao.........................................21 3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng....................................................................22 3.3.4. Xác định chỉ số đa dạng loài ..............................................................................22 3.3.5.Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đề xuất các biện pháp kỹ thuật quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, tỉnh Bình Thuận............22 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................22 3.4.1. Phương pháp luận................................................................................................22 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................22 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................26 3.4.4. Đánh giá tái sinh của rừng..................................................................................29 3.4.5. Chỉ số đa dạng sinh học và cách tính ................................................................29 3.4.6. Phân loại trạng thái rừng hiện tại.......................................................................32 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................34 4.1. Phân loại trạng thái rừng hiện tại.......................................................................34 4.1.1. Trạng thái rừng IIB .............................................................................................34 4.1.2. Trạng thái rừng IIIA2 ..........................................................................................35 4.1.3. Trạng thái rừng IIIA3 ..........................................................................................35 4.2. Một số đặc điểm cấu trúc rừng...........................................................................36 4.2.1. Cấu trúc tổ thành loài cây...................................................................................36 4.2.2. Hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất...........................................................40
  • 6. iii 4.2.3. Quy luật cấu trúc đường kính.............................................................................42 4.2.4. Quy luật cấu trúc chiều cao................................................................................56 4.3. Một số đặc điểm tái sinh rừng............................................................................73 4.3.1. Tổ thành loài cây tái sinh....................................................................................74 4.3.2. Phân bố cây tái sinh theo chiều cao...................................................................76 4.3.3. Hình thái phân bố cây tái sinh............................................................................78 4.4. Chỉ số đa dạng sinh học của hệ thực vật............................................................79 4.4.1. Đa dạng loài thực vật..........................................................................................79 4.4.2. Đa dạng quần xã thực vật trên các trạng thái rừng IIB, IIIA2 và IIIA3.........80 4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận...............................................................................82 Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................86 5.1. Kết luận..............................................................................................................86 5.1.1. Về phân loại rừng................................................................................................86 5.1.2. Về tổ thành tầng cây cao của các trạng thái rừng tự nhiên..............................86 5.1.3 Về hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất của các trạng thái rừng tự nhiên 86 5.1.4. Về đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng tự nhiên....................................87 5.1.5. Về đặc điểm tầng cây tái sinh ............................................................................87 5.1.6. Về chỉ số đa dạng sinh học của hệ thực vật......................................................88 5.2. Tồn tại ................................................................................................................88 5.3. Kiến nghị............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................90
  • 7. iv CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU C1.3 Chu vi đo ở vị trí 1,3 m, (đvt: cm) CV% Coefficient of variation = Hệ số biến động D1.3 Đường kính ở vị trí 1,3 m, (đvt: cm) df Degree of freedom = độ tự do DT/D1.3 Tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực f Tần số G Tiết diện ngang lâm phần, (đvt: m2 /ha) HVN Chiều cao hay chiều cao vút ngọn của cây, (đvt: m) Hdc Chiều cao dưới cành của cây, (đvt: m) HVN/D1.3 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực Ln Logarit cơ số e (e = 2,7128) LT Lý thuyết M Trữ lượng (đvt: m3 /ha) N/D1.3 Phân bố số cây theo chiều cao N/HVN Phân bố số cây theo đường kính NL/D1.3 Phân bố số loài cây theo chiều cao NL/HVN Phân bố số loài cây theo đường kính N% Tỷ lệ phần trăm tổng số cây, (đvt: %) ODB Ô dạng bảng P Mức ý nghĩa thống kê r Hệ số tương quan R Range = Biên độ biến động S Standard deviation = Độ lệch tiêu chuẩn SS Sum of Square = Tổng các bình phương Sy/x Standard Error = Sai số chuẩn TN Thực nghiệm UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization = Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc V Thể tích thân cây (đvt: m3 ) [6] Số hiệu của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo 5.1. Số hiệu của bảng, hình theo chương
  • 8. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Công thức tổ thành của các trạng thái theo N% ..............................37 Bảng 4.2: Công thức tổ thành của các trạng thái theo IV% .............................38 Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất của các trạng thái rừng tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông ..............................41 Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIB .....................................................................................................43 Bảng 4.5: Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA2..................................................................................................44 Bảng 4.6: Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA3..................................................................................................45 Bảng 4.7: Phân bố số cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB............................................................................................47 Bảng 4.8: Phân bố số cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 ........................................................................................48 Bảng 4.9: Phân bố số cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 ........................................................................................49 Bảng 4.10: Phân bố số loài theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIB............................................................................................50 Bảng 4.11: Phân bố số loài theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA2 ........................................................................................51 Bảng 4.12: Phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA3 ........................................................................................52 Bảng 4.13: Phân bố số loài theo đường kính của lớp cây có 1 cm <D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB............................................................................................53 Bảng 4.14: Phân bố số loài cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm <D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2...................................................................................54 Bảng 4.15: Phân bố số loài cây theo đường kính của lớp cây có 1 cm <D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3...................................................................................55
  • 9. vi Bảng 4.16: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIB .....................................................................................................57 Bảng 4.17: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA2..................................................................................................58 Bảng 4.18: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA3..................................................................................................59 Bảng 4.19: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB ......................................................................................61 Bảng 4.20: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 ........................................................................................62 Bảng 4.21: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 ........................................................................................63 Bảng 4.22: Phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIB .....................................................................................................66 Bảng 4.23: Phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA2..................................................................................................67 Bảng 4.24: Phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA3..................................................................................................68 Bảng 4.25: Phân bố số loài cây theo chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB ......................................................................................70 Bảng 4.26: Phân bố số loài theo chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 ........................................................................................71 Bảng 4.27: Phân bố số loài theo chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 ........................................................................................72 Bảng 4.28: Tổ thành loài cây tái sinh ở các trạng thái rừng theo N% .............75 Bảng 4.29: Tỷ lệ cây tái sinh theo chiều cao....................................................76 Bảng 4.30: Hình thái phân bố cây tái sinh của các trạng thái rừng..................78 Bảng 4.31: Một số loài thực vật có chỉ số IVI cao tại khu vực nghiên cứu.....79 Bảng 4.32. Chỉ số đa dạng trên các quần xã thực vật trên các trạng thái rừng 80
  • 10. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Đường biểu diễn hệ số tổ thành theo N% và IV%...........................40 Hình 4.2: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIB................................................................................43 Hình 4.3: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA2 .....................................................................44 Hình 4.4: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA3 .....................................................................45 Hình 4.5: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIA.............................................................47 Hình 4.6: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 .........................................................48 Hình 4.7: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 .........................................................49 Hình 4.8: Đường biểu diễn phân bố số loài theo đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIB.........................................................................51 Hình 4.9: Đường biểu diễn phân bố số loài theo đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA2 .....................................................................52 Hình 4.10: Đường biểu diễn phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp cây có D1.3  8 cm trạng thái rừng IIIA3 ..........................................................52 Hình 4.11: Đường biểu diễn phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB .................................................54 Hình 4.12: Đường biểu diễn phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2..............................................54 Hình 4.13: Đường biểu diễn phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3..............................................55 Hình 4.14: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1,3  8 cm trạng thái rừng IIB.........................................................................57
  • 11. viii Hình 4.15: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1,3  8 cm của trạng thái rừng IIIA2...............................................................58 Hình 4.16: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1,3  8 cm của trạng thái rừng IIIA3...............................................................59 Hình 4.17: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB..............................................................62 Hình 4.18: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 ............................................................63 Hình 4.19: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 ............................................................64 Hình 4.20: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1,3  8 cm trạng thái rừng IIB.........................................................................66 Hình 4.21: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1,3  8 cm trạng thái rừng IIIA2 .....................................................................67 Hình 4.22: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có D1,3  8 cm trạng thái rừng IIIA3 .....................................................................68 Hình 4.23: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIB.............................................................70 Hình 4.24: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA2 .........................................................71 Hình 4.25: Đường biểu diễn phân bố số loài theo cỡ chiều cao của lớp cây có 1 cm < D1.3 < 8 cm trạng thái rừng IIIA3 .........................................................72
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp. Sự cân bằng và ổn định của rừng được duy trì bởi nhiều yếu tố mà sự hiểu biết của con người còn rất hạn chế. Ở nước ta, rừng và đất rừng chiếm 3/4 tổng diện tích lãnh thổ, song thực tế rừng tự nhiên còn rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh ở những mức độ thoái hoá khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức và sự tác động bất hợp lý của con người như đốt nương làm rẫy, khai thác lạm dụng vượt quá mức cho phép hay nói đúng hơn là sự đói nghèo và sự thiếu hiểu biết của không ít người. Trãi qua một thời gian dài, diện tích rừng ở Việt Nam đã bị suy giảm liên tục (năm 1943 là 14,3 triệu ha và năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Cũng theo số liệu thống kê thì độ che phủ năm 1943 là 43% và do bị tàn phá nặng nề vào những năm 1980, đến năm 1990 độ che phủ giảm xuống chỉ còn 28,4% [18], làm tăng các ảnh hưởng bất lợi của môi trường sống đối với con người như bão, lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm không khí và gần đây nhất là vấn đề môi trường và sự nóng lên của bầu khí quyển đang có nguy cơ đe dọa tính mạng của nhân loại. Tuy nhiên trong những năm gần đây, diện tích rừng đang có xu hướng gia tăng và ngày càng được mở rộng khắp các địa phương trên phạm vi toàn quốc. Theo kết quả của chương trình "Tổng kiểm kê toàn quốc, tháng 1/2001", tính đến năm 2000, nước ta có khoảng 10,9 triệu ha rừng, trong đó bao gồm 9,4 triệu ha rừng tự nhiên kể cả những rừng nghèo đã được phục hồi và 1,5 triệu ha rừng trồng, với độ che phủ chung của cả nước là 33,2% đất tự nhiên. Trong số đó, rừng giàu chiếm khoảng 30%, rừng trung bình khoảng 35%, còn lại là rừng phục hồi. Rừng giàu còn lại chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, núi cao có độ dốc lớn. Vì vậy việc tìm hiểu các quy luật cấu trúc cơ bản, cũng như đặc điểm của lớp cây tái sinh có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành những khu rừng mới có chất lượng tốt hơn cũng như đối với việc quản lý bền vững tài nguyên rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông được xác thành lập theo Quyết định số: 50/TTg ngày 10/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích 25.468 ha, thuộc địa giới hành chính 02 huyện: Tánh Linh và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
  • 13. 2 Với nhiều kiểu rừng độc đáo như: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với các kiểu phụ ưu hợp dầu rái và kiểu phụ thứ sinh; Kiểu rừng kín nữa rụng lá ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; Kiểu quần hệ lạnh núi cao với ưu hợp cây lùm; Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao hơi khô nhiệt đới ưu hợp cây họ dầu. Với một quần thể sinh vật phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông còn ít và phân tán, chưa đầy đủ, dẫn tới những hiểu biết về rừng tự nhiên ở đây còn nhiều hạn chế. Để duy trì và phát triển rừng theo hướng bền vững cần có những hiểu biết sâu về cấu trúc rừng, làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong quản lý rừng hợp lý, đồng bộ. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi xin được thực hiện đề tài: “Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận”. Đề tài thực nhiện nhằm bổ sung cơ sở lý luận về cấu trúc rừng tự nhiên và đề xuất các giải pháp kỹ thuật quản lý rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận theo hướng sử dụng bền vững.
  • 14. 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề nghiên cứu về cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam đề cập từ những năm đầu thế kỷ 20. Những nghiên cứu này đều có xu hướng xây dựng các cơ sở lý luận có tính khoa học phục vụ công tác quản lý kinh doanh rừng. Bước đầu đi từ định tính, sau đó đến định lượng với quy luật phát triển tự nhiên của hệ sinh tái rừng, góp phần làm sáng tỏ và giải quyết được nhiều vấn đề trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn kinh doanh rừng. Có nhiều hướng, nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc rừng. Ở châu Âu, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu quy luật phân bố số cây ổn định theo tần số và tần suất ở các cỡ tự nhiên về đường kính, chiều cao, thể tích,... đã được nhiều tác giả công bố. Nhiều nghiên cứu cấu trúc rừng trước đây còn nặng về nghiên cứu định tính, mô tả thì nay đã chuyển sang nghiên cứu định lượng. Định hướng nghiên cứu cấu trúc rừng đã được các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô hình toán học từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các quy luật của tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng cũng như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng cụ thể. Cho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về cấu trúc rừng của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam là rất đồ sộ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ tổng quan vấn đề nghiên cứu của một luận văn cao học, chúng tôi chỉ có thể khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. 1.1. Ở nước ngoài 1.1.1. Phân loại rừng Phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên trên thế giới rất đa dạng với các trường phái khác nhau như:
  • 15. 4 - Trường phái Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu G.F.Môrôdốp (1912) với tác phẩm: “ Học thuyết về kiểu lâm phần ” đã đặt cơ sở khoa học cho việc phân loại kiểu rừng và gắn liền nó với mục đích kinh doanh. Ông đi sâu vào bản chất của rừng và tiến hành phân loại rừng dựa vào 5 nhân tố hình thành: Đặc tính sinh thái học của loài cây cao; Hoàn cảnh địa lý (khí hậu, thổ nhưỡng, ...); Quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ qua lại giữa chúng với khu hệ động vật rừng; Nhân tố lịch sử, địa chất; Tác động của con người. Xuất phát từ quan điểm của G.F.Môrôdốp coi rừng là thể thống nhất giữa sinh vật rừng và hoàn cảnh, P.S. Pôgrepnhiac phân loại rừng tự nhiên ra 3 cấp: 1. Kiểu lập địa: là cấp phân loại lớn nhất, bao gồm mọi khu đất có điều kiện thổ nhưỡng giống nhau, kể cả khu đất có rừng hay không có rừng. 2. Kiểu rừng: là tổng hợp những khu đất có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu giống nhau. 3. Kiểu lâm phần: bao gồm những khoảnh rừng giống nhau cả về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và quần lạc thực vật rừng. - Trường phái Bắc Âu: có hai trường phái + Trường phái sinh thái học: Phân loại kiểu rừng căn cứ vào hai nhân tố: độ ẩm và độ phì. Độ ẩm chia làm 5 cấp: rất khô, khô, hơi ẩm, ẩm, ướt; độ phì chia làm 4 cấp: xấu, tốt, giàu, rất giàu. Sự kết hợp các chỉ tiêu độ ẩm, độ phì, cùng với các loài cây gỗ và thực vật thảm tươi chỉ thị là cơ sở để phân loại kiểu rừng. + Trường phái Quần xã thực vật: Phân loại kiểu rừng dựa vào đặc trưng chủ yếu là tổ thành thực vật và coi quần hợp thực vật là đơn vị phân loại cơ bản. 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng 1.1.2.1. Cấu trúc tổ thành Richard P.W (1952) [30], cho rằng trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi hecta luôn có hơn 40 loài cây gỗ, có trường hợp còn trên 100 loài. Nhiều loài cây gỗ lớn
  • 16. 5 sinh trưởng hỗn giao với nhau theo tỷ lệ khá đồng đều, nhưng cũng có khi có một hoặc hai loài chiếm ưu thế. Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân cây, cành cây. “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây”. Trong rừng ẩm nhiệt đới châu Phi, Catinot. R (1974) [5] thống kê tới vài trăm loài thực vật, còn trong tổ thành thực vật của rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á thường có một nhóm loài ưu thế chiếm đến 50% quần thụ (nhóm loài cây họ Dầu). 1.1.2.2. Về cấu trúc tầng thứ Trong quần xã thực vật rừng sự phân tầng là một trong những đặc trưng nổi bật của rừng nhiệt đới, là kết quả của chọn lọc tự nhiên mà ở đó có sự chung sống giữa loài cây ưa sáng (tầng trên) và loài cây chịu bóng (tầng dưới), giữa chúng là những loài thực vật trung tính. Do sự đa dạng, phức tạp trong cách thể hiện sự phân tầng thứ của rừng nên có nhiều ý kiến không đồng nhất trong việc phân chia, có tác giả cho rằng ở loại rừng này chỉ có một tầng cây gỗ. Ngược lại, có nhiều tác giả lại cho rằng rừng lá rộng thường xanh có từ 3 đến 5 tầng. Richards (1939) phân chia rừng ở Nigieria thành 5 - 6 tầng. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu tầng thứ rừng tự nhiên đều nhắc đến sự phân tầng nhưng mới dừng lại ở mức nhận xét hoặc đưa ra những kết luận mang tính định tính; việc phân chia các tầng theo chiều cao cũng mang tính chất cơ giới, chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. 1.1.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3) Phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật kết cấu cơ bản của lâm phần và được các nhà Lâm học, điều tra rừng quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Meyer (1934), ông đã mô phỏng phân bố số cây theo đường kính bằng phương trình toán học (hàm Meyer), mà dạng của nó là đường cong giảm liên tục. J.L.F Batista và H.T.Z. Docuto (1992), khi nghiên cứu 19 ô tiêu
  • 17. 6 chuẩn với 60 loài cây của rừng nhiệt đới ở Maranhoo - Brazin đã dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/D. 1.1.2.4. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của cấu trúc rừng nhiệt đới là hiện tượng phân chia thành tầng. Để nghiên cứu sự phân tầng trong rừng mưa ở Guana, Davis và Richard P.W (1933 - 1934) đã dùng phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng, phương pháp này được đánh giá có giá trị nhất về mặt nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn sản xuất. Kết quả đã phân rừng hỗn giao nguyên sinh ở sông Moraballi tại Guana thành năm tầng với ba tầng cây gỗ (A, B, C), tầng cây bụi (D) và tầng mặt đất (E). Catinot. R (1974) [5] cũng cho rằng rừng ẩm nhiệt đới có sự phân hóa mạnh, những tầng trong quần thụ rõ nét, cụ thể là có một tầng vượt tán với những cây có chiều cao trên 40 m và những tầng bên dưới. Tóm lại, mặc dù có các ý kiến trái ngược về sự phân tầng và phương pháp thể hiện tầng tán trong rừng mưa nhiệt đới, nhưng quan điểm có sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới được nhiều nhà khoa học xác nhận. 1.1.3. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững Ở Mỹ, Richard (1991) [30] đã nêu lên: “Rừng phải bền vững như thế nào”. Vấn đề này ông đưa ra 8 câu trả lời: - Chủ yếu là bền vững về sản phẩm - Bền vững về xã hội - Bền vững về lợi ích nhân loại - Bền vững về thôn địa cầu - Bền vững về khả năng tự duy trì hệ sinh thái - Bền vững về loại hình sinh thái - Bền vững về đảm bảo an toàn hệ sinh thái - Bền vững hệ sinh thái hạt nhân và ông chỉ rõ phải có phương thức kinh doanh tổng hợp
  • 18. 7 Ở Ca Na Đa, tháng 8 năm 1990 Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp Canada, Maini [2] đưa ra khái niệm “Phát triển lâm nghiệp bền vững”. Ông định nghĩa: Phát triển bền vững đất rừng và giá trị môi trường, bao gồm cả đảm bảo năng lực sản xuất của đất rừng, khả năng tái sinh, tính đa dạng loài và hệ sinh thái không tổn thất. Với định nghĩa “Quản lý rừng bền vững” là quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm sản và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá trị vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường và xã hội”. Tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) đã xây dựng bảng tiêu chuẩn và chỉ thị (Criteria and Indicators - C&I) cho việc quản lý rừng tự nhiên, theo đó bên cạnh những vấn đề kỹ thuật như sản lượng, chất lượng bền vững, các vấn đề kinh tế xã hội, chính sách, thể chế được nhấn mạnh như là những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công tác quản lý rừng. Tháng 9/1998, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị lần thứ 18 tại Hà Nội để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số vùng ASEAN về quản lý rừng bền vững (viết tắt là C&I ASEAN). C&I của ASEAN bao gồm 7 tiêu chí và chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý. 1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Sứ mạng lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng có thể được hiểu là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là cây gỗ. Kết quả và quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã
  • 19. 8 được nhiều nhà khoa học quan tâm (Richard, 1933; Aubreville, 1938; Baur, 1964; Rollet, 1969,...). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định. Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên cứu, phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi. Vanstenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán, liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa bóng. Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả của các cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959), Wyatt Smith (1961, 1963) với phương thức rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Donis và Maudoux (1951, 1954) với công thức đồng nhất hóa tầng trên ở Zaia; phương thức chặt dần tái sinh dưới tán ở Nigieria và Ghana. Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được Baur (1964) [2] tổng kết trong tác phẩm: “Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa”. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng Mục đích chủ yếu của phân loại rừng là nhằm xác định các đối tượng rừng với những đặc trưng cấu trúc cụ thể, từ đó lựa chọn, đề xuất các biện pháp lâm sinh thích hợp để điều khiển, dẫn dắt rừng đạt trạng thái chuẩn. Loeschau (1966) đã phân loại rừng theo trạng thái hiện tại trong công trình: Phân chia kiểu trạng thái và phương hướng kinh doanh rừng hỗn giao lá rộng thường xanh nhiệt đới. Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã dựa trên hệ thống phân loại của Loeschau đã sửa đổi, bổ sung và cải tiến cho phù hợp với đặc điểm rừng tự
  • 20. 9 nhiên của Việt Nam và cho đến nay vẫn áp dụng hệ thống phân loại này (QPN 6 - 84) [47]. Thái Văn Trừng (1998) [37] trên quan điểm sinh thái đã chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là công trình tổng quát, đáp ứng được yêu cầu về quy luật sinh thái. Xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của rừng nhiệt đới, tác giả kết luận: Không thể dùng quần hợp thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản như các tác giả kinh điển đã sử dụng ở vùng ôn đới. Ông đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản và lấy hình thái, cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn phân loại. Bảo Huy (1993) [12] đã xác định trạng thái hiện tại của các lâm phần Bằng Lăng ở Tây Nguyên theo hệ thống phân loại của Loeschau, đồng thời tác giả cũng xác định các loại hình xã hợp thực vật với các ưu hợp khác nhau thông qua trị số IV%. Lê Sáu (1996) [31], Trần Cẩm Tú (1999) [41], Nguyễn Thành Mến (2005) [23] khi phân loại trạng thái rừng tự nhiên tại Kon Hà Nừng - Tây Nguyên, Hương Sơn - Hà Tĩnh, Phú Yên đã dựa trên hệ thống phân loại rừng của Loeschau (1960) đã được Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam bổ sung (QPN6 - 84) [47]. Gần đây, một số tác giả đã sử dụng mô hình toán học để phân loại trạng thái rừng, như: Ngô Út (2003), bước đầu định lượng hoá việc phân loại các trạng thái rừng thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá vùng Đông Nam Bộ; Nguyễn Văn Thêm (2003), ứng dụng hàm lập nhóm trong phân loại trạng thái rừng và đưa ra kết luận: Các trạng thái rừng theo hệ thống phân loại của Loeschau có thể được nhận biết chính xác thông qua các hàm phân loại tuyến tính được xây dựng dựa trên nhiều biến số định lượng. Ngô Út, Nguyễn Phú Hùng (2003) đưa ra một số ý kiến về cải thiện hệ thống phân chia trạng thái rừng lá rộng thường xanh Việt Nam… Các tác giả này đã nghiên cứu và đề xuất các ý kiến nhằm bổ sung cho hệ thống phân loại trạng thái rừng của Việt Nam, khả năng ứng dụng hàm toán học trong phân chia trạng thái rừng.
  • 21. 10 1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng 1.2.2.1. Cấu trúc tổ thành Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam đề cập trong công trình nghiên cứu của mình. Bảo Huy (1993) [12], Đào Công Khanh (1995) [14] khi nghiên cứu tổ thành loài cây đối với rừng tự nhiên ở Đăk Lăk và Hương Sơn - Hà Tĩnh đều xác định: Tỷ lệ tổ thành của các nhóm loài cây mục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và nhóm loài cây phi mục đích cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp khai thác thích hợp cho từng đối tượng theo hướng điều chỉnh tổ thành hợp lý. Lê Sáu (1996) [31], Trần Cẩm Tú (1999) [41] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng - Tây Nguyên và Hương Sơn - Hà Tĩnh đã xác định danh mục các loài cây cụ thể theo cấp tổ thành và các tác giả đều kết luận sự phân bố của số loài cây theo cấp tổ thành tuân theo luật phân bố giảm. 1.2.2.2. Về cấu trúc tầng thứ Tầng thứ là nhân tố cấu trúc phản ánh sự phân bố cây rừng theo chiều thẳng đứng. Ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1998) [37] đã phân chia rừng nhiệt đới nước ta thành 5 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi thấp và trảng cỏ và đã chỉ ra độ cao giới hạn cho các tầng nhưng cũng chỉ mang tính định tính. Trần Ngũ Phương (1970,1998)[27] cho rằng số tầng nhiều nhất trong đai rừng nhiệt đới mưa mùa ở Việt Nam là 05 tầng, kể cả tầng cây bụi và thảm tươi nhưng không tán thành việc phân tầng theo các cấp chiều cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu việc phân tầng mà không chỉ rõ giới hạn về cấp chiều cao thì việc phân tầng thứ chỉ mang tính chất định tính. Nguyễn Văn Trương (1973, 1983, 1984) [40] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài cũng xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng nhưng việc phân tầng theo cấp chiều cao lại được thực hiện một cách cơ giới.
  • 22. 11 Vũ Đình Phương (1988) [26] xuất phát từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đã nhận định rằng: việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng bằng phương pháp định lượng để xác định giới hạn của các tầng thứ này chỉ có thể làm được khi có sự phân tầng rõ rệt, có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định và theo tác giả thì rừng lá rộng thường xanh ở miền Bắc nước ta ở giai đoạn ổn định thường có 3 tầng. Lê Minh Trung (1991) [35] đã phân các ưu hợp giổi xanh, ưu hợp bằng lăng thành 3 tầng và ưu hợp dầu đỏ thành 02 tầng với các giá trị đường giới hạn tầng khác nhau cho rừng ở Gia Nghĩa - Đắc Nông trên cơ sở phân cấp chiều cao với cự ly mỗi cấp là 2m. Sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới đã được các tác giả trên đề cập và giải quyết bằng các phương pháp khác nhau, nhưng đều chung một quan điểm là có sự phân tầng trong rừng tự nhiên nhiệt đới và sự phân tầng này cần phải được định lượng hóa thông qua các trắc đồ và công cụ toán học. 1.2.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3) Thống kê các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho thấy: Phân bố N/D1.3 của tầng cây cao (D ≥ 6 cm) có 2 dạng chính: - Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa - Dạng một đỉnh hình chữ J Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả đã chọn những mô hình toán học thích hợp để mô phỏng. Đồng Sỹ Hiền (1974) [7], khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã đưa ra kết luận: Dạng tổng quát của phân bố N/D là phân bố giảm, nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo quy tắc nên đường thực nghiệm có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bố thực nghiệm như vậy, tác giả đã dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô tả. Nguyễn Hải Tuất (1986) [42] đã sử dụng hàm Khoảng cách để mô tả phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo. Kết quả mô tả phân bố N/D theo hàm Khoảng cách đã được Trần Cẩm Tú (1999) [41] kiểm nghiệm khi nghiên cứu đặc điểm rừng sau khai thác ở Hương Sơn – Hà Tĩnh và cho kết quả tốt. Trần Văn Con (1991) [6]
  • 23. 12 đã thử nghiệm một số phân bố xác suất mô tả phân bố N/D và đưa ra nhận xét là phân bố Weibull thích hợp nhất cho rừng tự nhiên ở Đắc Lăk. Lê Sáu (1996) [31] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tại Kon Hà Nừng - Tây Nguyên đã kết luận: Hàm Weibull là thích hợp nhất khi mô tả phân bố N/D cho tất cả các trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm liên tục hay một đỉnh. Gần đây, Nguyễn Thành Mến (2005) [23] đã khẳng định: Hàm Weibull mô phỏng phân bố N/D trên các lâm phần sau khai thác tại tỉnh Phú Yên là tốt nhất. 1.2.2.4. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) Những nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) [7] cho thấy: Phân bố số cây theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Gần đây, một số tác giả khác như: Bảo Huy (1993), Lê Sáu (1996), Trần Cẩm Tú (1999), Nguyễn Thành Mến (2005),… đã nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây. Các tác giả đều đi đến nhận xét chung là: Phân bố N/H có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull. 1.2.3. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững 1.2.3.1. Cơ sở lâm học để quản lý rừng tự nhiên bền vững Theo Trần Văn Con [6], cơ sở lâm học để quản lý rừng tự nhiên bền vững là: chúng ta phải xem xét hai nhóm đối tượng: - Các nhân tố bên trong của hệ sinh thái - Các nhân tố bên ngoài phụ thuộc vào cơ cấu thể chế xã hội. Do vậy, cơ sở để quản lý rừng bền vững chính là kiến thức về các nhân tố bên trong của hệ sinh thái rừng (kiến thức lâm học). Chúng ta có thể thấy rằng: Không thể sử dụng một khu rừng nhiệt đới mà vẫn giữ được nguyên trạng tính đa dạng sinh học, sự hỗn giao và kích thước ban đầu của nó. Tuy nhiên, các kỹ thuật lâm sinh và các biện pháp quản lý dựa trên cơ sở khoa học đúng đắn có thể được phát triển để bảo đảm tương đối giá trị của tài nguyên rừng nhiệt đới.
  • 24. 13 1.2.3.2. Những mục tiêu cơ bản của quản lý rừng bền vững - Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn sản phẩm của rừng, đáp ứng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên. - Bền vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa sự phát triển tài nguyên rừng và tiêu chuẩn xã hội, không diễn ra ngoài sự chấp nhận của cộng đồng. - Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh tự nhiên Bên cạnh các nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh tự nhiên rừng ở Việt Nam là vấn đề được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả. Thái Văn Trừng (1963, 1978) [37] đã nêu 2 phương thức tái sinh của các xã hợp thực vật rừng nhiệt đới nguyên sinh hay thứ sinh là tái sinh tự nhiên liên tục dưới tán rậm của những loài chịu bóng và tái sinh theo vệt để hàn gắn các lỗ trống đầu tiên với các loài cây tiên phong. Qua đó, tác giả cũng khẳng định ánh sáng là nhân tố sinh thái đã khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên. Gần đây, phương pháp định lượng cũng đã được nhiều tác giả áp dụng trong khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên, điển hình là các tác giả: Đinh Quang Diệp (1993) đã sử dụng phân bố khoảng cách để mô phỏng phân bố N/H của cây tái sinh rừng Khộp - Đắc Lăk. Ngô Kim Khôi (1999) dùng tiêu chuẩn U của Clark và Evans để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng, chọn hàm Meyer để mô hình hóa quy luật cấu trúc tần số phân bố số cây, số loài tái sinh theo cấp chiều cao cho rừng vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát - Nghệ An. 1.3. Tổng quan về đa dạng sinh học 1.3.1. Khái niệm về đa dạng sinh học Thuật ngữ đa dạng sinh học xuất hiện từ giữa những năm 1980 nhằm nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu về tính đa dạng và sự phong phú của sự sống trên trái đất. Nguồn gốc của thuật ngữ đa dạng sinh học xuất phát từ 2 bài báo được xuất bản năm 1980 (Lovejoy, 1980; Norse và Mc Manus, 1980). Lovejoy (1980) cho rằng đa dạng sinh học hay đa dạng của sự sống được xác định
  • 25. 14 bằng tổng số các loài sinh vật. Norse và McManus (1980) định nghĩa đa dạng sinh học bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong quần xã sinh vật) (trích dẫn bởi Trương Quang Học và ctv, 2005). Có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Định nghĩa do Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã – WWF, 1989 đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” (trích dẫn bởi Võ Quý và ctv, 1999). 1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các sinh cảnh nhạy cảm là vô cùng quan trọng, mang tính cấp bách và cần thiết. Chính vì vậy, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình, chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh học theo thời gian. Ở đây chỉ có thể khái quát một số nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung, đa dạng sinh học thực vật nói riêng, làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Trên thế giới, đặc biệt là các nước ở Bắc Mỹ, châu Âu và các vùng khác trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của sinh học bảo tồn từ hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ nay. Ở nước Mỹ, các nhà triết học như Emerson và Thoreau cho rằng thiên nhiên là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành phẩm giá và tinh thần đạo đức của con người (Callicott, 1990; trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam, 2005). Khoa học sinh học bảo tồn hiện đại dựa trên những giả thuyết, sự đa dạng của sinh vật sống là có lợi, tác hại của sự tuyệt chủng đối với một loài nào đó, lợi ích của tính phức tạp về đa dạng sinh học, tính lợi ích của quá trình tiến hoá, giá trị riêng của sự đa dạng sinh học. Perman và Adelson (1997) đã nhấn mạnh rằng đa dạng sinh học dần trở nên hết sức phổ biến trong các hoạt động về khoa học và môi trường và ngày càng phổ biến trong các chương trình giáo dục đại học. Maurer (1994) cho rằng việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành một vấn đề
  • 26. 15 quan trọng bậc nhất hiện nay, ông nói lên các tư tưởng về quản lý tài nguyên truyền thống và các số lượng loài thực vật hiện nay để làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và để lý giải cho các vấn đề suy giảm đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn chúng. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học do các tác giả Richard, Diamond, Huston, Pianka, Groombridge, Mares, Grass, Currie, Myer, Witmore,... thực hiện. Đa phần các tác giả trên thường đi vào điều tra, thống kê thành phần của các quần xã, khảo sát mối quan hệ giữa quần xã và môi trường hay điều tra khảo sát thành phần và đặc điểm thảm thực vật. .Ở Việt Nam, đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học cũng đã được một số nhà khoa học nghiên cứu từ những thập kỷ trước và đã công bố nhiều công trình. Tiêu biểu là một số tác giả như Võ Quý, Đặng Huy Huỳnh, Phạm Bình Quyền, Trương Quang Học, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Nhật, Lê Quốc Huy, Viên Ngọc Nam,... Richard (1999) (Võ Quý và ctv biên dịch) trong cuốn “Cơ sở sinh học bảo tồn” đã nêu chi tiết về sinh học bảo tồn và đa dạng sinh học, những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và đề ra chiến lược bảo tồn quần thể, loài, quần xã. Cuốn sách trang bị những lý thuyết cơ sở về sinh học bảo tồn – là căn cứ áp dụng để đề ra chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với từng khu vực nghiên cứu. Phùng Ngọc Lan và ctv (2006) đã đề câ ̣p về hệ sinh thái rừng tự nhiên ở Việt Nam. Cuốn sách này đã bàn về tính đa dạng của hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam, nhưng chỉ mang tính chất định tính. Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) đã tổng quan về hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar. Năm 1989, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới tham gia công ước Ramsar. Cuốn sách này đã nhấn mạnh về sự đa dạng về kiểu loài của đất ngập nước Việt Nam. Góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), quản lý, phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam. Nhìn chung, cũng giống như một số nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu trong nước thường đi vào thống kê thành phần họ, chi, loài và mô tả định tính các quần xã, quần thể, thảm thực vật.
  • 27. 16 Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Lịch sử hình thành Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông được thành lập theo Quyết định số: 14/TTg ngày 19/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Lám trường Sông cát và Rừng cấm Biển Lạc. Đến ngày 10/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 50/2001/QĐ- TTg về việc phê duyệt điều chỉnh phạm vi ranh giới và đổi tên thành Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. 2.2. Điều kiện tự nhiên 2.2.1. Vị trí địa lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông thuộc địa giới hành chính 6 xã, 1 thị trấn là: Gia Huynh, Suối Kiết, La Ngâu, Đức Bình, Đức Thuận và thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh), Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam). - Toạ độ địa lý: + Từ 100 59' đến 110 10' Vĩ độ Bắc. + Từ 1070 32' đến 1070 52' Kinh độ Đông. - Địa giới hành chính: Phía Bắc, Đông Bắc giáp sông La Ngà. Phía Nam, Đông Nam giáp Lâm trường Sông Dinh, Lâm trường Tánh Linh. Phía Đông giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – KaBét. Phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh lộ 336 từ Tánh Linh đi Hàm Thuận – Đa Mi. 2.2.2. Diện tích rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có tổng diện tích: 25.468 ha. Căn cứ vào các trạng thái, kiểu rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông được chia 03 phân khu chức năng, cụ thể: 2.2.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 20.666 ha - Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, các lọai rừng và thảm thực vật rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động, thực vật sinh sống và phát triển.
  • 28. 17 - Phòng hộ đầu nguồn sông, suối, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường sống và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên trong vùng. 2.2.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái: 4.802,5 ha - Phục hồi thảm thực vật rừng nhằm tái tạo hệ sinh thái rừng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động, thực vật đặc biệt là những nguồn gien quý hiếm tồn tại và phát triển. - Phòng hộ xung yếu đầu nguồn sông Cát và các hệ suối của nó. - Làm chức năng vùng đệm cho khu bảo vệ nghiêm ngặt. 2.2.2.3. Phân khu dịch vụ hành chính: 0,66 ha - Là nơi đóng trụ sở Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. - Là trung tâm chỉ huy các họat động quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. - Thực hiện các họat động hành chính, tổ chức, giao dịch và hợp tác trên các họat động của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông - Xây dựng nơi làm việc, ăn ở của cán bộ công nhân viên và khách công tác, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. - Xây dựng nhà bảo tàng, khu nuôi động vật hoang dã. 2.2.3. Địa hình, địa thế Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông thuộc dạng địa hình núi cao gồm toàn bộ phận Núi Ông. Hệ thống Núi Ông có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m, cao nhất là Núi Ông: 1.302 m kế tiếp là các đỉnh: 1234 m, 1222 m, 1114 m, 1054 m, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở. Hệ thống Núi Ông có xu thế thấp dần từ Đông – Bắc xuống Tây – Nam và đặc biệt sườn phía tây Núi Ông rất dốc và đột ngột chuyển thành đồng bằng. Cấu trúc địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông từ phía Đông sang phía Tây theo kiểu địa hình biến đổi như sau: vùng đồi núi trung bình – vùng núi thấp – vùng đồi cao – vùng đồi thấp – vùng bằng gợn sóng. Cấu tạo địa hình vừa đa dạng vừa uyển chuyển đã tạo nên các hệ sinh thái rừng và động vật rừng phong phú, đa dạng.
  • 29. 18 2.2.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn * Khí hậu, thời tiết:  Khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,80 C (trung bình tháng cao nhất là 290 C, trung bình tháng thấp nhất là 180 C). Lượng mưa trung bình năm là 2.29,3mm (trung bình tháng cao nhất là 237,8 mm, trung bình tháng thấp nhất là 109mm). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 80,7%, lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.100mm, nhìn chung lượng bốc hơi thấp hơn lượng mưa nên mùa khô ít bị hạn. Mùa mưa thường có gió Tây Nam và gió Đông Bắc vào mùa khô, Tốc độ gió: 3,9 - 4,1 m/s, thời gian có gió bão, gió hại từ tháng 8 – 10. * Thuỷ văn: Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông là khu vực có nguồn nước phong phú, trữ lượng khá dồi dào với nhiều sông suối lớn chảy qua, sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh là sông lớn nhất chảy qua Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, sông bao quanh phía Bắc Núi Ông; ngoài ra còn có Sông Các chảy từ khu vực Thác Bà ra cầu Quận (Thị trấn Lạc Tánh) đây là điểm du lịch sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông hiện nay và trong tương lai. Suối Dâu Dạ bắt nguồn từ Thác Nhỏ Đức Bình chảy xuống tỉnh lộ 710 là nguồn cung cấp nước quan trọng cho khu vực thôn III dân tộc thiểu số xã Đức Bình; sông Phan; sông Móng; sông Ka bét (Bà Bích) cũng bắt nguồn từ đỉnh Núi Ông chảy qua địa phận huyện Hàm Thuận Nam về hướng quốc lộ IA. Ngoài ra còn nhiều suối lớn nhỏ khác cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực các xã Gia Huynh, Đức Thuận, Đức Bình, La Ngâu và thị trấn Lạc Tánh. 2.2.5. Địa chất thổ nhưỡng Các loại đá kết tinh chua là đá mẹ tạo ra các loại đất ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, điển hình là đá Granit. Trong đó có các loại đất chính như sau:
  • 30. 19  - Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá axít kết tinh chua nghèo dinh dưỡng, hạt thô, độ kết dính kém. Do quá trình xói mòn và rửa trôi nên đã tạo thành dạng đất xương xẩu ở sườn và đỉnh núi và trung bình trong hệ thống Núi Ông.  - Đất Feralit vàng xám phát triển trên nền phù cổ, tầng rất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng dưới bị đá ong hoá, tầng trên bị rửa trôi theo chiều thẳng đứng làm cho đất bị bạc màu. - Đất Feralit vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất dày trung bình, thành phần cơ giới nặng, độ màu mỡ khá, nhưng diện tích loại đất này phân tán, thường phân bố ở dưới chân đồi, núi. 2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học - Thực vật: Theo kết quả điều tra sơ bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên núi ông có tới 1070 loài thực vật thuộc 560 chi của 149 họ. Trong đó có hàng chục loài thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Cẩm lai (Dalbergia oliveri D. bariensis, D. mammosa), Cà te (Afzelia xylocarpa),.....Trong đó Lim (Erythorophleum fordii) là loài cây gỗ lớn thuộc họ vang mới phát hiện có phân bố tự nhiên ở khu vực Núi Ông mà các tỉnh phía Nam không có. - Động vật: Theo kết quả điều tra sơ bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có 198 loài động vật rừng, thuộc 77 họ của 28 bộ. Trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, như: Công (Pavo muticus), Gà lôi hồng tía (Lophura diardi), Voi (Elephas maximus) (đã di dời năm 2001), Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos Banteng), Hươu vàng (Cervus porcinus), Vượn (Giống Hylobates), Voọc chà vá (Pygathrix nemaneus Linngeus), Rắn hổ mang chúa (Ophiophagushannah).... 2.4. Về tình hình dân sinh kinh tế: - Tổng số xã: 06 xã và 01 thị trấn.
  • 31. 20 - Tổng dân số: 43.787 nhân khẩu - Tổng số hộ: 9.957 hộ - Các nhóm dân tộc: Cơ-ho, Kinh, Chơ-ro, Tày, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Raglai, Chăm, Khơ Me, Dao. - Đặc điểm về các họat động kinh tế của cộng đồng: Với đă ̣c điểm dân cư trên địa bàn phân bố xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông trình độ dân trí thấp, bà con đồng bào dân tộc thiểu số từ bao đời nay sinh sống nhờ vào rừng trước khi thành lập Khu bảo tồn, đời sống kinh tế các hộ gia đình còn nhiều khó khăn phần lớn làm nông, chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, đất canh tác nông nghiệp ít; một bộ phận dân cư còn sống phụ thuộc vào các lâm sản phụ trong khu rừng. Vấn đề này ta ̣o áp lực rất lớn cho công tác QLBVR của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. 2.5. Mục tiêu nhiệm vụ Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông Bảo tồn và duy trì các hệ sinh thái rừng, các kiểu rừng, các sinh cảnh, các loài động vật, thực vật và đặc biệt là các nguồn gien quý hiếm, tạo điều kiện cho chúng phát triển theo quy luật tự nhiên phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập và tham quan du lịch sinh thái. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, khôi phục hệ sinh thái rừng trong diện tích Khu bảo tồn và bảo vệ rừng đầu nguồn của hồ thuỷ điện Trị An, bảo vệ phòng hộ môi trường vùng đầu nguồn xung yếu các sông, suối nhằm duy trì nguồn nước phục vụ cho sinh họat và sản xuất, phòng chống lũ lụt cho dân cư trong vùng.
  • 32. 21 Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông - huyện Tánh Linh - tỉnh Bình Thuận. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm cấu trúc tầng cây cao; - Xác định đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh; - Xác định được chỉ số đa dạng loài khu vực nghiên cứu; - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho công tác quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các trạng thái rừng tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. - Phạm vi nghiên cứu: Một số quy luật cấu trúc cơ bản của tầng cây cao, tầng cây tái sinh, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong quản lý bền vững rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. 3.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau đây: 3.3.1. Phân loại trạng thái rừng 3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao 3.3.2.1. Cấu trúc tổ thành 3.3.2.2. Hình thái phân bố tầng cây cao
  • 33. 22 3.3.2.3. Quy luật phân bố - Quy luật phân bố số loài theo đường kính ở vị trí 1,3m (NL/D1.3), chiều cao vút ngọn (NL/Hvn); - Quy luật phân bố số cây theo đường kính ở vị trí 1,3m (N/D1.3), chiều cao vút ngọn (N/Hvn). 3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng - Tổ thành cây tái sinh; - Mật độ và hình thái phân bố cây tái sinh; - Chất lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao. 3.3.4. Xác định chỉ số đa dạng loài 3.3.5.Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đề xuất các biện pháp kỹ thuật quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, tỉnh Bình Thuận 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Rừng và ngoại cảnh là một thể thống nhất luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và phát triển theo quy luật tự nhiên, được phản ánh trong đặc điểm cấu trúc quần thể tương ứng. Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu điều tra rừng để thu thập số liệu, các phương pháp trong thống kê toán học để xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu và tính toán đảm bảo độ chính xác cần thiết trong nghiên cứu khoa học. Từ đó đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trong quản lý rừng bền vững. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu * Phương pháp thu thập số liệu cơ bản - Phương pháp kế thừa các số liệu đã có sẵn: dựa trên quan điểm ứng dụng vào sản xuất kinh doanh rừng nên khi nghiên cứu phải có sự kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước làm cơ sở lựa chọn hướng nghiên cứu đơn giản, phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
  • 34. 23 - Trên cơ sở kế thừa các số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. Dựa trên hồ sơ quản lý rừng của Khu bảo tồn, bản đồ hiện trạng và các tài liệu thu thập được, tiến hành điều tra khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu. Qua bản đồ hiện trạng kết hợp với một số cán bộ Khu bảo tồn tiến hành tìm hiểu sơ bộ trạng thái, tình hình sinh trưởng, phát triển, tái sinh, tổ thành loài, điều kiện lập địa. - Chọn địa điểm, đối tượng cần nghiên cứu: Tiếp xúc với Ban lãnh đạo Khu bảo tồn, thông qua đó tìm ra những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm để đi sâu vào công tác nghiên cứu. Thu thập toàn bộ số liệu, hồ sơ có liên quan đến đề tài, từ đó xác định được khu vực cần nghiên cứu. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra điển hình ở các trạng thái rừng khác nhau, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Việc thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện vào tháng 3/2011. Việc xác định vị trí ô đo đếm, tiến hành công việc đo đếm, định danh tên cây được thực hiện bởi tác giả và một số cán bộ kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông cùng với sự hỗ trợ của Thạc sỹ Hồ Thanh Tuyền, cán bộ Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bình Thuận và Thạc sỹ Nguyễn Văn Việt, cán bộ Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ. * Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực tế + Lập ô tiêu chuẩn 2.500 m2 - Áp dụng các quy trình điều tra trong công tác ngoại nghiệp. Cụ thể, áp dụng phương pháp điển hình để điều tra, thu thập số liệu. Ô điều tra (ô tiêu chuẩn) dùng để thu thập số liệu là ô tổng hợp của BRUNN. - Tiến hành lập 3 ô trên mỗi trạng thái, những ô này được thiết lập sao cho mang tính đại diện cho mỗi trạng thái rừng, vị trí của ô được xác định ở các dạng địa hình là chân, sườn và đỉnh; sau đó tính toán sơ bộ mức độ biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu để xác định được số ô tiêu chuẩn cần phải điều tra dựa trên công thức tính toán dung lượng mẫu với sai số cho trước 5%.
  • 35. 24 - Sử dụng địa bàn cầm tay để lập ô tiêu chuẩn, đường quanh ô được phát đủ rộng để cắm tiêu và dễ dàng nhận ra vị trí 4 góc của ô. Tại 4 góc, đóng 4 cọc có độ cao 1 m, cọc mốc có đường kính 10 cm, đỉnh cọc mốc được vát 4 mặt và có ghi ký hiệu ô. - Sau khi thiết lập ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2 (50 m x 50 m), phát tuyến theo hai đường chéo của ô để xác định điểm cắt, đây là tâm của ô tiêu chuẩn. Tại tâm của ô tiêu chuẩn, thiết lập một ô hình tròn có diện tích 707 m2 (bán kính r = 15 m). Trong ô hình tròn diện tích 707 m2 , tiến hành lập 12 ô dạng bản được thiết kế năm trên hai đường chéo của ô tiêu chuẩn 2.500 m2 , diện tích mỗi ô dạng bản là 4 m2 (2 m x 2 m). Các nội dung cần tiến hành điều tra bao gồm: * Điều tra lớp cây gỗ lớn Tại mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ dốc, hướng phơi, độ cao. - Trong ô tiêu chuẩn 2.500 m2 , tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của những cây có đường kính D1.3 ≥ 8 cm. - Tên cây được xác định đến loài, cây không biết thì lấy tiêu bản để về xác định hoặc ghi ký hiệu sp1, sp2,… - Đo C1.3 bằng thước mét dây và ghi số hiệu cây ở vị trí 1,3 m. - Đo chiều cao vút ngọn (HVN, m): Đo chiều cao của một số cây có đường kính bình quân cộng của ô bằng thước đo cao HaGa, còn lại mục trắc chiều cao (có kết hợp sào đo cao và một số dụng cụ đo cao đơn giản để điều chỉnh sai số). HVN của cây được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây. - Đo chiều cao dưới cành (Hdc, m): Hdc được tính từ gốc cây đến điểm phân cành đầu tiên tạo nên tán cây rừng. - Đường kính tán là (DT, m) được đo bằng thước mét dây. Đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số trung bình.
  • 36. 25 - Xác định phẩm chất cây: Phẩm chất cây được phân theo 3 loại: a, b, c và ghi chú tình hình dây leo ảnh hưởng trực tiếp đến cây đứng: o Loại a: Cây thân thẳng, phát triển tốt, tán cân đối, không có hiện tượng sam bọng, sâu bệnh, cụt ngọn, 2 thân. o Loại b: Thân cong, phát triển trung bình, tán mất cân đối, không có hiện tượng sam bọng, sâu bệnh. o Loại c: Thân cong queo, phát triển kém, cụt ngọn, có  2 thân, có hiện tượng sam bọng, sâu bệnh. Kết quả đo được thống kê đầy đủ và chi tiết vào phiếu điều tra cây gỗ lớn. - Xác định độ tàn che Dùng phương pháp vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của David và Richards (1933), biểu diễn trên giấy kẻ ô ly với dải rừng có diện tích 500 m2 (10 m x 50 m), tỉ lệ 1/200, sau đó tính diện tích độ tàn che trên giấy ôly, tính tỉ lệ phần trăm (%). * Điều tra lớp cây có đường kính 1 cm < D1.3 < 8 cm Trong ô tiêu chuẩn 707 m2 , tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của những cây có đường kính 1 cm < D1.3 < 8 cm. Các bước tiếp theo được tiến hành tương tự như trong phần điều tra lớp cây gỗ lớn. * Điều tra lớp cây tái sinh Trên 12 ô dạng bản 4 m2 , tiến hành đo đếm và thống kê toàn bộ các cây thân gỗ có đường kính D1.3 1 cm. + Xác định tên loài, loài nào chưa rõ thì thu thập mẫu để xác minh hoặc ghi sp1, sp2,... + Đo chiều cao cây tái sinh bằng sào đo cao. Chiều cao được phân thành 4 cấp: Cấp 1: H < 0,5m, cấp 2: H từ 0,5 - 1 m, cấp 3: H từ 1 - 2 m, cấp 4: H > 2m .
  • 37. 26 + Chất lượng cây tái sinh: Được phân làm 2 cấp chất lượng: cây có triển vọng và không có triển vọng (có khả năng tham gia vào tầng tán chính trong tương lai). o Cây có triển vọng: là cây luôn xanh tốt, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu hại, không có biểu hiện bị ức chế. o Cây không có triển vọng: được phản ánh bằng sức sinh trưởng kém và không ổn định, cây bị sâu hại nặng, cây đang chết từng phần hoặc bị gãy đổ. + Điều tra số lượng cây tái sinh. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp sàng lọc, loại bỏ số liệu thô và số liệu được xử lý trên máy tính với sự trợ giúp của phầm mềm Excel và phần mềm SPSS 13.0 [21, 22, 23]. a. Cấu trúc tổ thành - Xác định công thức tổ thành: + Xác định tổng số cá thể của từng loài (ni) + Tổng số loài (m) + Xác định tổng số cá thể chung cho các loài    m i i n N 1 + Tính số cá thể trung bình của 1 loài: m N x  (3.5) + So sánh các ni với x : Nếu ni x  và N% % 5  thì loài cây đó có mặt trong công thức tổ thành Nếu ni < x và N% < 5% thì loài cây đó có thể bỏ qua + Công thức tổ thành có dạng: N1A1 + N2A2 + … + NnAn Trong đó: Ai là tên loài Ni là hệ số được tính theo công thức: 100 . % N N N i  (3.6)
  • 38. 27 - Xác định chỉ số IV%: Chỉ số IV% được xác định theo phương pháp của Daniel Marmillod (Vũ Đình Huề, (1984) và Đào Công Khanh, (1996) 2 % % % G N IV   (3.7) Trong đó: IVi%: là chỉ số quan trọng của loài i (Important Value) N% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài nào đó so với tổng số cây trên ÔTC G% là phần trăm tiết diện ngang của loài cây nào đó so với tổng tiết diện ngang của ÔTC Theo Daniel Marmillod, những loài cây nào có IV% > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Mặt khác, theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần, nhóm loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đó là những chỉ dẫn làm cơ sở quan trọng xác định loài và nhóm loài ưu thế. Tính tổng IV% của những loài có trị số này > 5% từ cao đến thấp và dừng lại khi  % IV đạt 50%. b. Quy luật phân bố đường kính và chiều cao Bao gồm quy luật phân bố số cây và số loài theo cỡ đường kính và chiều cao. Phương pháp mô phỏng theo các bước: Thiết lập dãy phân bố thực nghiệm, từ đó xem xét kiểu dạng phân bố cụ thể để lựa chọn hàm phân bố lý thuyết hợp lý để mô phỏng phân bố. Các hàm phân bố lý thuyết được đề tài thử nghiệm: * Phân bố Weibull Là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục với miền giá trị (0, +). Hàm mật độ có dạng:      x x e x x f . 1 . . . ) (    (3.8) Hàm phân bố có dạng: F(x) = 1 -   X e .  (3.9) Trong đó: - : Đặc trưng cho độ nhọn của phân bố
  • 39. 28 - : Đặc trưng cho độ lệch của phân bố ( < 3 phân bố có dạng lệch trái,  > 3 phân bố có dạng lệch phải,  = 3 phân bố có dạng đối xứng) Giá trị  và  được ước lượng nhờ sự trợ giúp của phần mềm SPSS 13.0 * Phân bố khoảng cách Phân bố khoảng cách là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên đứt quãng, hàm toán học có dạng:          1 x víi 0 x víi ). 1 )( 1 ( ) ( 1 x x F     (3.10) Khi     1 thì phân bố khoảng cách trở về dạng phân bố hình học: 0 x ) 1 ( ) (    víi x x F   (3.11) Bằng phương pháp tối đa hợp lý có thể xác định được tham số của phân bố khoảng cách như sau: n fo   (3.12)     i i o x f f n . ) ( 1  (3.13) * Kiểm tra giả thuyết về luật phân bố: Sự phù hợp giữa phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm được đánh giá thông qua tiêu chuẩn 2 của Pearson, với giả thuyết: - H0: Phân bố lý thuyết được chọn (Khoảng cách, Weibull) phù hợp với phân bố thực nghiệm. - H1: Phân bố lý thuyết được chọn (Khoảng cách, Weibull) không phù hợp với phân bố thực nghiệm.      m l l t n f f f 1 2 2  (3.14) Trong đó: - ft: Tần số thực nghiệm ở từng cỡ kính - fl: Tần số lý thuyết; m là số tổ sau khi gộp Tổ nào có fl < 5 thì ghép với fl tổ trên hoặc tổ dưới, sao cho fl sau khi gộp  5.
  • 40. 29 - Nếu 2 n > 2 0.05(k = m - 3) thì giả thuyết bị bác bỏ, nghĩa là phân bố lý thuyết không phù hợp với phân bố thực nghiệm. - Nếu 2 n ≤ 2 0.05(k = m - 3) thì chấp nhận giả thuyết, nghĩa là phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm. c. Xác định kiểu phân bố cây rừng trên mặt đất Nghiên cứu hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất thông qua khoảng cách từ một cây chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất, với dung lượng quan sát đủ lớn, dùng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn để kiểm tra (theo Clark và Evans):   26136 . 0 . 5 . 0 . n r U    (3.15) Trong đó: r là giá trị trung bình khoảng cách của cây ngẫu nhiên đến gần nhất của n lần quan sát; n là số lần quan sát;  là mật độ cây/đơn vị diện tích (cây/m2 ) - Nếu /U/  1.96 thì tổng thể cây có phân bố ngẫu nhiên - Nếu U > 1.96 thì tổng thể cây có phân bố cách đều - Nếu U < -1.96 thì tổng thể cây có phân bố cụm 3.4.4. Đánh giá tái sinh của rừng - Xác định mật độ (cây/ha), nguồn gốc cây tái sinh - Đánh giá chất lượng cây tái sinh theo 4 cấp: Cấp 1: H < 0,5m, cấp 2: H từ 0,5 - 1 m, cấp 3: H từ 1 - 2 m, cấp 4: H > 2m. - Xác định tổ thành cây tái sinh theo tỷ lệ số cây như công thức (3.6): 3.4.5. Chỉ số đa dạng sinh học và cách tính - Đa dạng hệ sinh thái thường đươc đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên - tức là tính đa dạng của quần xã sinh vật. Yếu tố để đánh giá ở đây là: số lượng loài và kiểu dạng của loài. Đánh giá theo số lượng loài: số lượng loài của quần xã càng nhiều thì độ phong phú hay tính đa dạng càng cao. Đánh giá theo kiểu dạng của loài: tức là đánh giá về số lượng loài trong các nhóm phân loại khác nhau. Mật độ = Tổng số cá thể của loài xuất hiện ở tất cả các ô tiêu chuẩn nghiên cứu Tổng số các ô tiêu chuẩn nghiên cứu
  • 41. 30 Mật độ tương đối RD (%) = × 100 + Tần suất xuất hiện của loài cho biết số lượng các ô tiêu chuẩn nghiên cứu mà trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm. Tần suất (%) = × 100 Tần suất tương đối (RF) (%) = ×100 + Độ phong phú được tính theo công thức: Độ phong phú (A) = Độ phong phú tương đối A (%) = ×100 + Chỉ số giá trị quan trọng IVI được áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong quần xã thực vật. Chỉ số IVI biểu thị tốt hơn, toàn diện hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần suất, độ ưu thế,v.v… Chỉ số IVI của mỗi loài được tính bằng công thức: IVI (%) = (RD + RF + A)/3 Trong đó: RD là mật độ tương đối (%), RF là tần suất xuất hiện tương đối (%), A là độ phong phú tương đối (%). Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là 300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất loài cây đó. - Sử dụng phần mềm thống kê PRIMER-V (Clarke và Warwick, 1994) và Biodiversity Pro 2.0 (Neil MacAleece, 1997) để xác định các chỉ số đa dạng sinh học, phân tích kiểu phân bố loài, phân tích sự phân nhóm của loài, họ, quần xã trong từng quần xã. Các chỉ số đa dạng sinh học được tính toán theo công thức sau: + Chỉ số Shannon-Weiner được sử dụng phổ biến để tính sự đa dạng loài trong Mật độ của loài nghiên cứu Tổng số mật độ của tất cả các loài Số lượng các ô tiêu chuẩn có loài xuất hiện Tổng số các ô tiêu chuẩn nghiên cứu Tổng số cá thể xuất hiện trên tất cả các ô tiêu chuẩn nghiên cứu Số lượng các ô tiêu chuẩn có loài nghiên cứu xuất hiện Độ phong phú của một loài nghiên cứu Tổng độ phong phú của tất cả các loài Tần suất xuất hiện của một loài nghiên cứu Tổng số tần suất xuất hiện của tất cả các loài
  • 42. 31 một quần xã theo dạng: H’ = - N n N n i n i i ln 1   Trong đó: s = Số lượng loài; pi = ni /N (Tỷ lệ cá thể của loài i so với số lượng cá thể toàn bộ mẫu); N = Tổng cá thể trong toàn bộ mẫu; ni = Số lượng cá thể loài i. + Trên cơ sở lý thuyết xác suất, Simpson (1949) đã đề xướng chỉ số để tính độ tập trung (concentration) hay tính ưu thế (dominance) của quần xã.     s i i P D 1 2 1 1 Trong đó: pi = Tỷ lệ loài i trên tổng số các cá thể (pi = ni /N). Chỉ số Simpson được dùng để đánh giá sự đa dạng về số lượng loài của một quần cư. Theo phương pháp xác định chỉ số đa dạng của Simpson, D1 lấy các giá trị từ 0 đến 1, nếu D1 = 0, quần cư chỉ có một loài duy nhất, sự đa dạng về loài là thấp nhất. Ngược lại, nếu D1 càng gần bằng 1, quần cư càng có sự tham gia của nhiều loài khác nhau, mức độ đồng đều về vai trò của các loài trong quần cư càng rõ. + Chỉ số phong phú loài Margalef được sử dụng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài. Công thức như sau: d = N s lg 1  Trong đó: d : chỉ số phong phú loài Margalef; S : tổng số loài trong mẫu; N: tổng số lượng cá thể trong mẫu. + Chỉ số tương đồng (J’) của quần xã được tính bằng công thức Pielou: J’ = S H 2 log ' Trong đó: H` là chỉ số Shannon – Weiner; S là tổng số loài; J’ biến thiên từ 0 đến 1 (J’ = 1 khi tất cả các loài có số lượng cá thể bằng nhau). Giá trị log trong các công thức tính chỉ số đa dạng được thống nhất sử dụng cơ số e để tính toán. Để đánh giá tính đa dạng cần căn cứ tổng hợp vào các chỉ số
  • 43. 32 trên. Trong đó, chỉ số đa dạng Shannon (H’) có ý nghĩa quyết định, những chỉ số còn lại góp phần bổ sung và lý giải để kết quả mang tính thuyết phục và có độ tin cậy cao. Thể hiện tất cả các chỉ số lên cùng đồ thị sẽ giúp dễ quan sát, đánh giá tính đa dạng của khu vực hơn. 3.4.6. Phân loại trạng thái rừng hiện tại Đề tài sử dụng phương pháp phân loại của Loetschau (1960) được Viện Điều tra Quy hoạch rừng nghiên cứu, bổ sung và kết hợp với một số đặc trưng tổng quát các trạng thái rừng. Căn cứ vào tổng tiết diện ngang (G = m2 /ha), trữ lượng (M = m3 /ha) và một số thông tin điều tra ngoài thực địa, tiến hành phân chia trạng thái cho từng ô đo đếm. Cụ thể tiêu chuẩn phân chia các trạng thái rừng như sau: + Kiểu trạng thái II: Rừng non phục hồi sau nương rẫy hoặc khai thác trắng, kiểu rừng này là rừng cây gỗ có đường kính nhỏ, chủ yếu là những cây tiên phong hoặc có tính chất tiên phong ưa sáng mọc nhanh, nó có thể chia thành 2 kiểu phụ: - Kiểu phụ IIA: Rừng phục hồi còn non và đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và kết cấu một tầng, đường kính D < 10 cm, G < 10m2 /ha, rừng có trữ lượng nhỏ, thuộc đối tượng nuôi dưỡng. - Kiểu phụ IIB: Rừng cây tiên phong phục hồi phát triển đã lớn, đặc trưng tổ thành gồm những cây tiên phong hoặc có tính chất tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, thành phần loài đã phức tạp, đã có sự phân hóa về tầng thứ và tuổi. Đường kính cây cao phổ biến bình quân D > 10 cm, G > 10m2 /ha. Thuộc đối tượng nuôi dưỡng. + Kiểu trạng thái III: Trạng thái rừng đã qua khai thác chọn, là kiểu trạng thái đã bị tác động của con người ở nhiều mức độ khác nhau, làm cho kết cấu của rừng bị thay đổi. Tùy theo mức độ tác động, khả năng tái sinh và cung cấp lâm sản mà có thể phân loại trạng thái rừng khác nhau: - Dạng trạng thái rừng IIIA1: Rừng bị khai thác kiệt, cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn, tán rừng bị phá vỡ thành những mảng lớn. Độ tàn che S < 0,3; G < 10m2 /ha, GD > 40 < 2 m2 /ha, M < 80m3 /ha. - Dạng trạng thái rừng IIIA2: Rừng bị khai thác kiệt, nhưng đã có thời gian phục hồi và có triển vọng. Đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế với lớp
  • 44. 33 cây đại bộ phận có đường kính từ 20 - 30cm, rừng có 2 tầng trở lên. Độ tàn che S = 0,3 - 0,5; G = 10 - 15m2 /ha, GD > 40 < 2 m2 /ha M = 80 -120m3 /ha. - Dạng trạng thái rừng IIIA3: Rừng đã bị tàn phá nhẹ, cấu trúc đã bị tác động nhưng chưa bị phá vỡ. Độ tàn che S = 0,7; G = 16 - 21 m2 /ha, GD > 40 < 2 m2 /ha, M > 120 m3 /ha. - Kiểu phụ IIIB: Rừng chỉ bị tác động nhẹ, kết cấu rừng chưa bị phá vỡ, có 2 tầng trở lên, quần tụ khép tán, rừng giàu có S > 0,7; G = 21 - 26m2 /ha, M > 230m3 /ha. + Kiểu trạng thái rừng IV: Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh phục hồi, đã phát triển đến giai đoạn ổn định, trữ lượng và sản lượng cao, nhiều tầng, rừng giàu trữ lượng, có đủ các cấp kính, có độ tàn che S > 0,7; G > 25m2 /ha, GD > 40 > 5 m2 /ha, M > 230 m3 /ha. - Kiểu phụ IVA: Rừng nguyên sinh - Kiểu phụ IVB: Rừng thứ sinh phục hồi đã phát triển đến giai đoạn ổn định.