SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 77
NỘI DUNG:
Cấu trúc nguyên tử, các lực hoạt động bên
trong nguyên tử.
Các dạng bức xạ điện từ (bao gồm tia X).
Tính chất của tia X.
Thành phần của máy X quang và bóng đèn tia X.
Tia X được tạo thành như thế nào và cách làm
giảm chùm tia X.
TẠO RA TIA X
(X-RAY PRODUCTION)
Nguyên tử (atom) gồm electrons (điện tích âm),
protons (điện tích dương) và neutrons (không
mang điện). Protons và neutrons nằm trong nhân
của nguyên tử và electrons chuyển động quay
(quỹ đạo/orbit) quanh nhân. Số lượng electrons
bằng số lượng protons trong cùng một nguyên tử
để nguyên tử trung hòa về điện. Các chất khác
nhau (như vàng và chì) có số lượng
protons/electrons khác nhau trong nguyên tử của
chúng. Tuy nhiên, tất cả các nguyên tử của cùng
một chất sẽ có số lượng electrons và protons như
nhau.
Cấu trúc nguyên tử
Nguyên tử
Nguyên tử này có 7 protons và 7 neutrons trong nhân. Có
7 electrons chuyển động theo quỹ đạo quanh nhân.
protons
neutrons
electrons
Các electrons được giữ trong quỹ đạo (orbits)
của chúng xung quanh nhân là do 2 lực đối lập
nhau. Một là lực tĩnh điện (electrostatic force),
là lực hút giữa electrons âm và protons dương.
Lực hút này làm cho electrons bị kéo về phía
protons ở nhân. Để giữ cho electrons không bị
hút vào trong nhân, một lực khác là lực ly tâm
(centrifugal force), kéo electrons trở lại. Sự cân
bằng giữa 2 lực này giữ electrons nằm trong
quỹ đạo.
Lực tĩnh điện là lực hút giữa protons và electrons.
Electrons ở quỹ đạo gần nhân nhất (quỹ đạo K) sẽ có
lực hút tĩnh điện lớn hơn electrons ở các quỹ đạo xa
nhân hơn. Một thuật ngữ khác thường được dùng là
năng lượng liên kết (binding energy); là năng lượng
cần để thắng lực hút tĩnh điện để đánh bật electron
ra khỏi quỹ đạo của nó. Theo mục đích của chúng ta,
thì lực tĩnh điện và năng lượng liên kết là giống
nhau. Số hiệu nguyên tử (Z) của một nguyên tử càng
lớn (nhiều protons), lực tĩnh điện đối với electrons
trong nguyên tử càng lớn. Electron ở lớp K có NL
liên kết cao nhất.
Lực ly tâm kéo electrons ra khỏi nhân.
Cân bằng giữa lực tĩnh điện EF và lực ly tâm
CF giữ cho electrons nằm trong quỹ đạo của
chúng quanh nhân.
EF CF
Bức xạ điện từ
(Electromagnetic Radiation)
Tia X là một dạng bức xạ điện từ có bức sóng
ngắn, có thể gây ion hóa và xuyên qua chất
rắn. Bức xạ (sóng) điện từ là chuyển động của
năng lượng xuyên qua không gian như một
sự kết hợp giữa điện trường (electric field) và
từ trường (magnetic fields). Tất cả các dạng
bức xạ điện từ gồm sóng radio, sóng tv, vi
sóng (microwaves), ánh sáng nhìn thấy, và tia
gamma,… lan truyền trong không khí dưới
dạng sóng với vận tốc của ánh sáng (186,000
dặm/s).
D
W
W
Sóng bức xạ điện từ có 2 đặc tính cơ bản: bước sóng
W (wavelength) và tần số F (frequency). Bước sóng là
khoảng cách giữa 2 đỉnh của 2 sóng liên tiếp. Tần số
là số lượng sóng trong một khoảng cách nào đó (D).
Nếu khoảng cách giữa các sóng nhỏ (W nhỏ), tần số
sẽ cao.
Hình trên: sóng phía trên có bước sóng ngắn hơn và
có tần số cao hơn sóng dưới.
F = 3
F = 2
Sóng
radio
Sóng
tv
AS nhìn
thấy
Tia X Tia
gamma
Tia vũ trụ
Bức xạ điện từ nào có bước sóng nhỏ nhất?
Bức xạ nào có tần số nhỏ nhất?
Tia vũ trụ (Cosmic rays)
Sóng Radio
Năng lượng của sóng điện từ tượng trưng
cho khả năng xuyên qua vật thể. Năng lượng
càng cao, sóng xuyên qua vật thể càng dễ.
Bước sóng càng ngắn, năng lượng càng cao,
và tần số càng cao, năng lượng càng lớn.
Năng lượng tia X

ch
fhE
.
. 
h = 6,625.10-34 Js : hằng số Planck.
f, λ : là tần số và bước sóng của photon.
c= 3.108 m/s : vận tốc ánh sáng trong chân không.
A
B
C
Tia X nào có năng lượng cao nhất?
A: bước sóng ngắn nhất, tần số cao nhất.
Tính chất của tia X
• Tia X là sóng có năng lượng cao, với bước
sóng rất ngắn, lan truyền với vận tốc ánh sáng.
• Tia X không có trọng lượng, không mang điện
tích, không nhìn thấy được.
• Tia X truyền theo đường thẳng.
• Chùm tia X không thể hội tụ tại một điểm; chùm
tia X phân kỳ khi nó truyền tới và đi qua BN.
Giống như chùm ánh sáng đèn flashlight.
• Tia X được hấp thu khác nhau bởi các chất mà
chúng đi qua. Chất có mật độ càng dày đặc (như
amalgam) sẽ hấp thu tia X nhiều hơn chất có mật độ
ít dày đặc hơn (mô da). Tính chất này cho phép ta
nhìn thấy hình ảnh trên phim X quang.
• Tia X sẽ làm phát quang (fluoresce) một số chất.
Ứng dụng tính chất này trong bảng tăng sáng
(intensifying screens) dùng trong chụp phim ngoài
mặt.
• Tia X gây hại cho tổ chức sống. Do đó, phải hạn
chế số lượng phim chụp đến mức tối thiểu khi chẩn
đoán.
Tính chất của tia X
Máy X quang
Máy X quang 3 phần chính:
(1) Đầu đèn (tubehead) tia
X, tạo ra tia X.
(2) Giá đỡ (support arms),
cho phép di chuyển đầu
đèn quanh đầu BN.
(3) Hộp điều khiển (control
panel), cho phép thay
đổi thời gian chụp
(exposure time) và
cường độ (năng lượng)
của chùm tia X (ở một
số máy X quang).
1
3
2
PID
(cone)
X-ray
Tubehead
degrees
Đầu đèn dính với cần máy để nó có thể quay lên,
xuống (chiều đứng; tính theo độ) và di chuyển sang
bên (chiều ngang). Ống côn (PID-Position Indicating
Device) dính với đầu đèn là nơi tia X đi ra và nó xác
định vị trí của chùm tia X.
Hộp điều khiển như hộp ở bên trái, cho phép thay đổi
thời gian chụp (exposure time) mà không thay đổi
được bất cứ gì khác.
Một số máy, như hình bên phải, còn cho phép cài đặt
mA và kVp ngoài thời gian chụp ra.
exposure time kVp control
mA control
X-ray Tube
Tia X được tạo ra bởi bóng đèn tia X (x-ray tube),
nằm trong đầu đèn tia X (x-ray tubehead). Tia X
được sinh ra khi electrons đi ra từ dây tóc
(filament) của bóng đèn và di chuyển với tốc độ
cao đập vào và tương tác với bia ngắm (target).
2 thành phần chính của bóng đèn tia X là âm cực
(cathode) và dương cực (anode).
(tungsten)
Âm cực
Ly tập trung
Dây tóc
Âm cực gồm dây tóc tungsten nằm chính giữa ly
tập trung (focusing cup). Electrons được sinh ra
bởi dây tóc và được tập trung vào bia ngắm của
dương cực nơi tia X được tạo ra. Ly tập trung có
điện tích âm, giống như electrons, điều này giúp
hướng dẫn các electrons hướng về bia ngắm (“tập
trung” chúng; electrons có thể được tập trung,
nhưng tia X thì không).
Nhìn bên
(cross-section)
Nhìn trước
(facing target)
Sự phát nhiệt (Thermionic Emission)
x-section
of
filament
hot
filament
Khi bấm nút chụp, dòng điện đi qua dây tóc ở cathode,
làm nó nóng lên. Dây tóc bị đốt nóng phóng thích ra
electrons, chúng nằm xung quanh dây tóc (thermionic
emission). Dây tóc càng nóng, càng nhiều electrons
được thoát ra.
electrons
Nút chụp
Dương cực
Lõi đồng
(Copper stem)
Bia ngắm
(Target)
Dương cực gồm bia ngắm làm bằng tungsten gắn
dính trong lõi đồng (copper stem). Khi electrons
từ dây tóc bắn vào bia ngắm và tạo ra tia X, rất
nhiều nhiệt được sinh ra. Lõi đồng giúp giải nhiệt
cho bia ngắm.
Nhìn bên Nhìn trước
bia ngắm
Các thành phần của bóng đèn tia X
1
2
4
3
5
8
6
7
9
1. Ly tập trung 6. Lõi đồng
2. Dây tóc 7. Bóng thủy tinh có chì
3. Dòng electron 8. Tia X
4. Chân không 9. Cửa sổ Tia X (bằng Beryllium)
5. Bia ngắm
1. Ly tập trung: tập trung electrons hướng về bia ngắm.
2. Dây tóc: giải phóng electron khi bị đốt nóng.
3. Dòng electron: electrons đi từ dây tóc đến bia ngắm
trong thời gian chụp.
4. Chân không: không có không khí hay gas bên trong
bóng đèn tia X.
5. Bia ngắm: tia X được tạo ra khi electrons đập vào bia
ngắm.
6. Lõi đồng: giúp giải nhiệt cho bia ngắm.
7. Bóng thủy tinh có chì: giữ tia X không đi ra khỏi bóng
đèn theo các hướng không mong muốn.
8. Tia X tạo ra ở bia ngắm phát ra theo mọi hướng.
9. Cửa sổ Beryllium: phần này không chứa chì, cho phép
tia X đi qua. Ống côn sẽ nằm ngay trên đường thẳng
chứa cửa sổ này.
Các thành phần của bóng đèn tia X
Target
Beryllium Window
Focusing cup
(filament located inside)
Bóng đèn tia X
Leaded glass
Thành phần của máy X quang
Hộp điều khiển
(Control Panel)
Đầu đèn
(X-ray
Tubehead)
110, 220 line Timer
Exposure switch
mA selector
kVp selector
Máy tự biến thế
Máy tăng thế
Máy hạ thế
Bóng đèn (X-ray Tube)
Dây điện
Dầu
Máy X quang được cắm vào nguồn điện 110-volt
(hầu hết các máy) hay 220-volt (một số máy chụp
ngoài mặt). Dòng điện chạy ra từ nguồn điện là
dòng điện xoay chiều 60Hz. Mỗi chu kỳ gồm một
pha dương và một pha âm.
Tia X chỉ được tạo ra trong pha dương; bia ngắm
cần điện dương để hút các electrons từ dây tóc.
Trong pha dương của chu kỳ, hiệu điện thế bắt đầu
ở 0 và tăng lên cao nhất trước khi hạ xuống trở lại 0
và đi vào pha âm. Mỗi chu kỳ hoàn thành mất 1/60
giây; có 60 chu kỳ/s.
Hiệu điện thế của máy X quang
+ 110, 220
- 110, 220
positive
negative
Bia ngắm có điện;
Có dòng electrons
0
voltage starts at zero and reaches
a maximum of 110 or 220 before
going back to zero
Bia ngắm có điện;
Có dòng electrons
Bia ngắm ko có điện;
Ko có dòng electrons
DĐ một chiều (điện thế không đổi)
DĐ xoay chiều 60Hz
Nhiều máy X quang hiện nay chuyển đổi dòng điện
xoay chiều thành dòng điện một chiều (điện thế
không đổi). Thay vì các chu kỳ đi từ 0 đến hiệu điện
thế cao nhất (cả dương và âm), thì hiệu điện thế
được giữ ở giá trị dương cao nhất, tạo ra nhiều tia
hiệu quả (effective x-ray) hơn. Điều này cho phép
thời gian chụp ngắn hơn.
Timer
Timer điều khiển thời gian chụp. Số màu đen ở trên
tượng trưng cho xung động (impulses). Số màu đỏ
là giây.
Số lượng xung
60
= giây
1/60 sec.Với DĐ xoay chiều, có 60 chu kỳ mỗi
giây; mỗi chu kỳ là một xung động và
kéo dài 1/60 giây. Để chuyển đổi xung
động thành giây, ta chia số lượng xung
cho 60. Để chuyển đổi giây thành xung
động thì nhân với 60.
Số giây X 60 = xung
60 impulses/60 = 1 second
30 impulses/60 = 0.5 (1/2) second
15 impulses/60 = 0.25 (1/4) second
0.75 (3/4) second X 60 = 45 impulses
0.1 (1/10) second X 60 = 6 impulses
Có 2 mạch điện (electrical circuits) hoạt động trong
lúc chụp tia X. Thứ nhất là mạch có dòng điện với
hiệu điện thế thấp điều khiển sự nóng lên của dây
tóc. Khi nhấn nút chụp, dòng điện này hoạt động
trong ½ giây hay ít hơn để đốt nóng dây tóc. Không
có tia X được tạo ra lúc này.
Khi tiếp tục ấn giữ nút chụp, mạch có dòng điện với
hiệu điện thế cao được kích hoạt. Dòng điện này
kiểm soát dòng electrons đi trong bóng đèn; trong
pha dương của chu kỳ của DĐ xoay chiều, các
electrons bị hút về bia ngắm. Tia X được tạo ra đến
hết thời gian chụp. Thời gian dòng điện có hiệu điện
thế cao này hoạt động tương đương với thời gian
chụp.
Chụp tia X
2. Kích hoạt mạch có hiệu điện thế thấp đốt nóng dây tóc.
3. Kích hoạt mạch có hiệu điện thế cao để kéo e- về bia ngắm.
4. Electrons di chuyển, đập vào bia ngắm và tạo ra tia X.
1. Nhấn nút chụp.
5. Tia X ngừng tạo ra khi hết thời gian chụp. Buông nút chụp ra.
Exposure Button
Timer quyết định thời gian chụp, không phải thời
gian ấn giữ nút chụp; không thể chụp tia cứng
(overexpose) bằng cách giữ nút chụp trong thời
gian dài. Tuy nhiên, có thể chụp tia mềm
(underexpose) bằng cách buông nút chụp ra ngay;
việc chụp sẽ kết thúc ngay khi buông nút chụp.
mA setting
milliAmpere (mA) selector
Phần cài đặt mA (milliAmpere) quyết định cường
độ dòng điện sẽ chạy qua dây tóc ở cathode. Dây
tóc này rất mỏng; không mất nhiều điện (hiệu
điện thế) để làm nó nóng. Cài đặt mA càng lớn,
nhiệt độ của dây tóc càng lớn và số lượng
electrons được tạo ra càng nhiều.
Máy hạ thế (Step-Down Transformer)
Nếu hiệu điện thế chạy qua dây tóc quá cao, dây
tóc sẽ cháy. Để hạ hiệu điện thế xuống, dòng
điện chạy qua một máy hạ thế trước khi đến dây
tóc. Hiệu điện thế đạt được ở máy hạ thế được
quyết bởi việc cài đặt mA. Máy hạ thế làm giảm
hiệu điện thế đến khoảng 10 volts, tạo ra một
dòng điện 4-5A chạy qua dây tóc.
Máy hạ thế
Primary
Secondary
110 volts
or less
currentflow
10 volts
currentflow
Dòng điện đi vào máy hạ thế ở bên vào (primary /input) và
ra ở bên ra (secondary /output). Cuộn dây bên ra càng ít
vòng xoắn, hiệu điện thế ra càng thấp.
Cuộn dây bên vào dưới đây có 110 vòng, cuộn bên ra sẽ có
10 vòng.
kiloVolt peak (kVp) control
kVp readout
kVp control knob
kVp control điều chỉnh hiệu điện thế đi qua bóng đèn
tia X. (một kilovolt = 1000 V; 70 kV = 70,000 V). Cài đặt
70 kVp có nghĩa là hiệu điện thế đỉnh (peak/maximum
voltage) là 70,000 V. Hiệu điện thế càng cao, electrons
di chuyển từ dây tóc sang bia ngắm càng nhanh. Nút
kVp control knob là tự biến thế.
Máy tự biến thế (Autotransformer)
Máy tự biến thế quyết định hiệu điện thế tăng lên
bao nhiêu khi đến máy tăng thế. Về cơ bản, máy
biến thế là nhiều cuộn dây. Trong máy tự biến
thế, số vòng xoắn của cuộn dây được lựa chọn
(dùng nút kVp control knob) càng nhiều, thì hiệu
điện thế đi qua bóng đèn càng cao. Nó có chức
năng giống như một cái biến trở (rheostat).
Hiệu điện thế đến là 110 volts. Hiệu điện thế ra sẽ
là 65 volts nếu kVp control được thiết lập ở 65.
Hiệu điện thế ra sẽ là 80 volts nếu kVp được thiết
lập là 80.
110 V
65 volts
Dòngđiện
Máy tự biến thế: thiết lập ban đầu là 65; hiệu điện thế
ra là 65 volts.
80 volts
to step-up transformer
kVp
selector
Máy tự biến thế: nếu thiết lập đổi thành 80; hiệu điện
thế ra là 80volts.
Hiệu điện thế đi ra từ máy tự biến thế tiếp theo sẽ đến
máy tăng thế, nơi nó sẽ tăng lên một cách đáng kể.
Hiệu điện thế cuối cùng đến từ máy tăng thế lớn gấp
1000 lần so với hiệu điện thế vào.
VD, cài đặt kVp control knob là 65, hiệu điện thế 65
volts sẽ đi ra khỏi máy tự biến thế. HĐT 65 volts này
tăng lên 65,000 volts (65kV) bởi máy tăng thế.
Ở bên vào của máy tăng thế (primary side) số vòng
xoắn của cuộn dây ít hơn bên ra (secondary side).
Máy tăng thế (Step-Up Transformer)
Máy tăng thế
Primary
Secondary
65-90 volts
currentflow
65,000 to
90,000 volts
currentflow
Dòng điện đi vào máy tăng thế ở bên vào (primary /input
side) và ra ở bên ra (secondary /output side). Cuộn dây bên
ra càng nhiều vòng xoắn, HĐT ra càng lớn. Cuộn dây bên
ra trong máy tăng thế có số vòng xoắn gấp 1000 lần bên
vào.
65,000 to
90,000 volts
kVp
Dây tóc
110 volts
10 volts
Mối liên hệ của các thành phần khác nhau trong máy X
quang được trình bày trong sơ đồ dưới đây. Chúng tạo
thành mạch điện có HĐT cao và mạch điện có HĐT thấp.
Nút chụp
Dầu
Màng lọc
Máy X quang được cắm vào nguồn điện (thường là 110V).
Thời gian chụp được thiết lập với timer.
Khi nhấn nút chụp, DĐ chạy vào đầu đèn, kích hoạt mạch có HĐT thấp đốt
nóng dây tóc; khoảng ½ giây.
Trong lúc giữ nút chụp, mạch có HĐT cao được kích hoạt để kéo e từ dây
tóc qua bia ngắm, tạo ra tia X.
Dây tóc
Tia X đi qua mành lọc (filter) và ống chuẩn trực (collimator) trước khi ra
khỏi ống côn (PID).
Máy tăng thế
Máy hạ thế
Ống côn
Ống chuẩn
trực
Đầu đèn chứa đầy dầu (oil), chúng bao quanh các máy
biến thế, bóng đèn tia X và dây điện. Chức năng chủ yếu
của dầu là để cách ly các thành phần điện với nhau. Nó
cũng giúp giải nhiệt cho anode và, nó giúp lọc chùm tia
X. Có màng ngăn (barrier material) không cho dầu rò ra
ngoài đầu đèn nhưng vẫn cho hầu hết tia X đi qua.
oil
barrier
material
Step-up
Trans
Step-down
Trans
TẠO RA TIA X
Có 2 dạng tia X được tạo ra ở bia ngắm của
bóng đèn tia X.
Phần lớn là bức xạ hãm (Bremsstrahlung),
còn lại là bức xạ đặc trưng.
Bremsstrahlung (tiếng Đức): từ chữ bremsen nghĩa là "hãm,
phanh" và Strahlung nghĩa là "bức xạ".
Tia X (bức xạ hãm) được tạo ra khi electrons tốc
độ cao từ dây tốc đột ngột bị hãm lại khi chúng
đến gần, hay đập vào hạt nhân của nguyên tử bia
ngắm. Electrons càng gần hạt nhân, chúng sẽ bị
hãm lại nhiều hơn. Tốc độ của electrons càng cao,
năng lượng trung bình của tia X được sinh ra
càng lớn. Electrons có thể tương tác với một số
nguyên tử khác của bia ngắm trước khi mất hết
năng lượng.
Bức xạ hãm
(braking radiation / deceleration radiation)
Tạo ra tia X (bức xạ hãm)
+Electron tốc độ
cao từ dây tốc đi
vào nguyên tử
tungsten.
Electron bị hãm
đột ngột bởi điện
tích dương của
hạt nhân; năng
lượng giải phóng
dưới dạng tia X.
Electron tiếp tục di chuyển theo
hướng khác để tương tác với các
nguyên tử khác cho đến khi toàn
bộ năng lượng của nó mất hết.
Tạo ra tia X
Năng lượng cực đại (Maximum energy)
Electron tốc độ cao từ
dây tốc đập vào bia
ngắm, mất hết năng
lượng và biến mất.
Tia X được tạo ra có năng lượng
bằng với năng lượng của electron
tốc độ cao; đây là năng lượng lớn
nhất có thể có được.
+
Bức xạ đặc trưng (Characteristic Radiation)
Tia X đặc trưng được sinh ra khi một electron tốc
độ cao từ dây tóc va chạm với một electron trong
một quỹ đạo của nguyên tử bia ngắm; electron bị
đánh bật ra khỏi quỹ đạo của nó, tạo ra một
khoảng trống (open space). Khoảng này ngay lập
tức được lấp đầy bởi một electron từ một quỹ
đạo phía ngoài. Khi electron rơi vào trong
khoảng trống này, năng lượng được giải phóng
dưới dạng bức xạ tia X đặc trưng. Năng lượng
của electron tốc độ cao phải lớn hơn năng lượng
liên kết của electron bia ngắm, để khi tương tác
nó có thể đánh bật electron bia ngắm. Cả 2
electrons đều bị văng ra ngoài nguyên tử.
Tia X đặc trưng có năng lượng “đặc trưng” của vật
chất làm bia ngắm. NL sẽ bằng với hiệu số giữa NL liên
kết của các electrons bia ngắm có liên quan.
VD, nếu một electron lớp K bị đánh bật và một electron
lớp L rơi xuống khoảng trống, NL của tia X sẽ bằng với
hiệu số giữa NL liên kết của lớp K và lớp L. NL liên kết
khác nhau đối với mỗi loại vật chất; nó phụ thuộc vào
số lượng protons trong hạt nhân (số hiệu nguyên tử).
Bức xạ đặc trưng
K-shell
M-shell
L-shell
Tạo ra bức xạ tia X đặc trưng
L
K
M
Electron tốc độ cao với
NL ít nhất là 70 keV
(phải lớn hơn NL liên
kết của lớp K nguyên
tử Tungsten) đập vào
một electron ở lớp K,
đánh bật nó ra khỏi
quỹ đạo.
Electron bị đánh bật
ra khỏi nguyên tử
Electron dội lại
(với NL rất nhỏ) đi
ra khỏi nguyên tử.
Chổ trống
Tia X có NL 59
keV được tạo
ra. 70 (NL liên
kết của e lớp
K) trừ đi 11
(NL liên kết
của e lớp L) =
59.
Electron ở lớp L
rơi xuống lấp đầy
chổ trống ở lớp K
Quang phổ của tia X (X-ray Spectrum)
Chùm tia X sẽ có một khoảng NL rộng; đây gọi là quang
phổ (spectrum) của tia X. NL trung bình của chùm tia
khoảng 1/3 NL cực đại. NL cực đại được quyết định bởi
việc thiết lập kVp. Nếu kVp là 90, NL tối đa là 90 keV
(90,000 electron volts); NL trung bình sẽ là 30 keV.
Như thấy ở dưới, tia X đặc trưng có số lượng tia rất nhỏ
trong quang phổ.
X-ray energy (keV)
characteristic
x-rays
(59 & 67 keV)
#ofx-rays
Bremmstrahlung
x-rays
Quang phổ của tia X
Quang phổ của tia X là do 3 yếu tố :
(1) Khoảng cách giữa e tốc độ cao và
hạt nhân nguyên tử bia ngắm khác
nhau.
(2) Sự tương tác của nhiều electron.
Electrons tốc độ cao tiếp tục di
chuyển đến khi tất cả NL của nó
mất hết.
(3) HĐT khác nhau. Với DĐ xoay
chiều, vận tốc của electrons sẽ thay
đổi khi HĐT thay đổi. HĐT càng cao,
electrons di chuyển càng nhanh.
Đây không phải là một yếu tố khi
dùng dòng điện không đổi.
Sự tạo ra tia X là một quá trình không có hiệu quả.
Chỉ 1% sự tương tác giữa electrons tốc độ cao và
nguyên tử bia ngắm tạo ra tia X. 99% sự tương tác
sinh ra nhiệt.
Nhiệt độ nóng quá mức được kiểm soát bằng bia
ngắm tungsten có điểm nóng chảy cao, tính chất
dẫn nhiệt của lõi đồng bên ngoài và sự giải nhiệt
của dầu xung quanh bóng đèn tia X.
heat
Phương tiện làm thay đổi tính
chất của chùm tia X
(X-ray Beam Modifiers)
Các thông số khi chụp phim
(Exposure factors)
kVP, mA và exposure time.
NL của chùm tia X và số lượng tia X được
điều chỉnh chủ yếu bởi kVp control, mA
setting và thời gian chụp (exposure time). Một,
hai hoặc tất cả 3 yếu tố này có thể cần được
điều chỉnh, tùy thuộc kích thước đầu BN, cử
động của BN do run hay không thể giữ yên
được, ... Nếu các yếu tố này không được thiết
lập phù hợp thì phim chụp ra có thể quá mờ
hay quá sáng.
Chỉnh thông số quá lớn
(hình quá sáng)
Thông số phù hợp
Chỉnh thông số quá thấp
(hình quá mờ)
kVp (kilovolt peak)
kVp chủ yếu kiểm soát năng lượng hay khả năng
xuyên thấu của chùm tia X. kVp càng cao, NL cực
đại và NL trung bình của chùm tia càng lớn. kVp
cao cho phép chùm tia X xuyên qua các tổ chức
đặc ở người có tầm vóc to, tạo ra hình ảnh có thể
chấp nhận được. Ngoài làm tăng khả năng xuyên
thấu, kVp lớn cũng sẽ giúp tạo ra nhiều tia X hơn.
Do đó, tăng kVp sẽ cho phép giảm thời gian chụp,
điều này có ích cho trẻ em hay người lớn không
kiểm soát được cử động của đầu.
kVp (kiloVolt peak)
X-ray Energy (keV)
NumberofX-rays
70 90
90 kVp
70 kVp
Chuyển từ 70 kVp lên 90 kVp, NL trung bình tăng
(đường đứt đoạn bên dưới), NL cực đại tăng (từ 70
keV lên 90 keV) và số lượng tia X cũng tăng.
NL trung bình
NL cực đại
mA (milliampere)
mA setting quyết định sự đốt nóng dây tóc. Dây tóc càng
nóng, càng nhiều electrons bị đẩy ra; càng nhiều
electrons di chuyển trong bóng đèn, số lượng tia X tạo ra
càng lớn. Không có sự thay đổi trong NL trung bình hay
NL cực đại của chùm tia X. Tăng mA gấp đôi làm số
lượng tia X tăng 2 lần.
Thay đổi từ 5 mA thành 10 mA:
NumberofX-rays
X-ray Energy
10 mA (twice as many x-rays)
5 mA
maximum energy
average energy
(no change)
(no change)
NumberofX-rays
X-ray Energy
10 impulses
(twice as many x-rays)
5 impulses
maximum energy
average energy
Thời gian chụp
Tăng thời gian chụp sẽ làm tăng số lượng tia X.
Thời gian tăng gấp đôi thì số lượng tia X tạo ra
tăng gấp đôi. Thời gian chụp không ảnh hưởng
đến NL trung bình hay NL cực đại của chùm tia X.
Thay đổi thời gian chụp từ 5 impulses thành 10
impulses:
(no change)
(no change)
mAs or mAi
mAs = milliamperes (mA) x seconds (s)
mAi = milliamperes (mA) x impulses (i)
Tất cả máy X quang đều có mA setting (có thể là cố định hoặc
thay đổi được) và exposure time setting (luôn luôn điều chỉnh
được). Kết quả của phép nhân “mA setting” với “exposure
time” sẽ bằng mAs hay mAi, phụ thuộc vào exposure time
tính bằng giây hoặc bằng impulses.
VD, nếu mA setting là 5 và exposure time là 30 impulses, thì
mAi sẽ là 150 (5 x 30). Nếu thay đổi mA setting thành 10 và
giảm exposure time thành 15, mAi vẫn là 150 (10 x 15). Sẽ
không có sự thay đổi số lượng tia X. Nếu máy X quang có mA
settings điều chỉnh được, việc tăng mA sẽ cho phép giảm
exposure time; điều này có ích cho đa số các trường hợp.
1. kVp, mA, exposure time (e.t.) theo khuyến cáo.
2. Tăng mA; không đổi kVp, e.t.
3. Giảm e.t.; không đổi kVp, mA
4. Tăng kVp; không đổi mA, e.t.
5. Tăng mA 2 lần, giảm e.t. 2 lần; không đổi kVp.
A CB
B
A
C
A
B
overexposed correct exposure underexposed
Trong những tình huống sau đây, bạn nghĩ phim X
quang sẽ là: (A) tia cứng, (B) tia phù hợp hay (C) tia
mềm? (cùng một BN).
Sự lọc tia X (Filtration)
Tia X NL thấp không góp phần vào việc tạo ảnh trên
phim; và chúng làm cho cơ thể phơi nhiễm với bức
xạ. Do đó chúng cần được loại bỏ. Quá trình loại bỏ
những tia X có NL thấp ra khỏi chùm tia X được gọi
là lọc (filtration). Quá trình lọc làm tăng NL trung bình
(chất lượng) của chùm tia X.
Có 2 thành phần để lọc tia X. Thứ nhất là thành phần
lọc vốn có (inherent filtration), do các vật liệu có bên
trong máy X quang mà tia X phải đi qua. Chúng gồm
cửa sổ bằng beryli (beryllium window) của bóng đèn
tia X, dầu trong đầu đèn và màng ngăn không cho
dầu rò khỏi đầu đèn. Chúng loại bỏ những tia X rất
yếu.
Lọc tia X
Thành phần lọc thứ 2 là đĩa nhôm được thêm vào ở trên
đường đi của chùm tia X (thành phần lọc thêm vào-
added filtration) => màng lọc. Các đĩa này loại bỏ những
tia X có đủ năng lượng để đi qua khỏi những thành
phần lọc vốn có nhưng vẫn không đủ năng lượng để tạo
ảnh.
Đĩa có độ dày thay đổi, khi kết hợp với thành phần lọc
vốn có, sẽ tạo thành thành phần lọc toàn phần (total
filtration) của máy X quang.
Máy X quang hoạt động ở 70 kVp hoặc cao hơn đòi hỏi
phải có total filtration tương đương 2.5 mm nhôm.
(inherent filtration “tương đương” với một bề dày nào
đó của nhôm). Máy X quang hoạt động dưới 70 kVp cần
có một total filtration tương đương 1.5 mm nhôm.
Bộ phận lọc tia X
Inherent
Cửa sổ beryllium
của bóng đèn tia X
Added
Màng lọc
Total
Dầu/ Màng
ngăn kim loại
Màng lọc
Ống côn
Ống chuẩn trực
Màng
ngăn dầu
Cửa sổ
beryllium
Dầu
Bóng đèn tia X
filter
PID
Màng lọc (filter)
thường đặt ở đầu ống
côn (PID), gắn dính với
đầu đèn.
Tia X sơ cấp
(primary x-ray)
Tia X tán xạ
(scattered x-ray)
Sự chuẩn trực (Collimation)
Collimation được dùng với mục đích thu hẹp vùng bị chiếu
tia X (giảm nhiễm tia cho BN) và giảm các tia tán xạ. Chúng
ta muốn chùm tia X đi tới toàn bộ phim, nhưng không
muốn phơi nhiễm quá mức cho BN. Khi tia X từ đầu đèn
tương tác với mô vùng mặt, tia tán xạ (scatter radiation)
được tạo ra. Tia tán xạ làm tăng phơi nhiễm cho BN và
cũng làm giảm chất lượng hình ảnh trên phim.
Collimation
Ống chuẩn trực (collimator), đặt ở đầu ống côn nơi
nó gắn dính với đầu đèn, nó là một đĩa chì (lead
disk) có 1 lổ ở giữa. Kích thước của lổ quyết định
kích thước cuối cùng của chùm tia X. Hình dạng
của lổ sẽ quyết định hình dạng của chùm tia X.
Nhìn qua ống côn thấy được ống
chuẩn trực (mũi tên) có một lổ
tròn ở giữa. Nó sẽ tạo ra chùm tia
X có hình tròn. Vùng màu xám
nhạt ở giữa là màng lọc nhôm.
Hình dạng lổ trong ống chuẩn trực
quyết định hình dạng chùm tia X.
Kích thước của lổ quyết định kích
thước chùm tia ở đầu ống côn. Ống
côn có độ dài khác nhau; ống côn
càng dài thì lổ trong ống chuẩn trực
càng nhỏ.
Tròn
Tứ giác
Collimation
Chùm tia chuẩn trực
(collimated beam)
collimator
target
(x-ray source)
Collimation
2.75 inches (7 cm) là đường kính lớn nhất của chùm tia hình tròn
hay độ dài lớn nhất của cạnh dài chùm tia tứ giác ở đầu ống côn.
Nếu đổi ống côn tròn đk
7 cm thành 6 cm, BN sẽ
nhận bức xạ ít hơn 25%
do vùng bị chiếu tia giảm
25%.
Lổ ống chuẩn trực hình
tứ giác làm BN nhận tia
ít hơn 55% so với lổ tròn
đk 7 cm.
6 cm round
film
(4.5 cm long)
entrance
entrance
exit
exit
6 cm
7 cm
area covered at skin surface (6 cm round PID)
area covered as beam exits (6 cm round PID)
area covered at skin surface (7 cm round PID)
area covered as beam exits (7 cm round PID)
Collimation
Chất lượng Số lượng
(chủ yếu)kVp
mA
Thời gian chụp
Sự lọc tia X
Không đổi
Không đổi
Collimation không làm thay đổi năng lượng hay số
lượng tia X trong chùm tia X đi đến phim; nó chỉ hạn
chế kích thước và hình dạng của chùm tia.
Chất lượng hay năng lượng trung bình của chùm tia
X tăng khi tăng kVp hay tăng khả năng xuyên thấu.
Số lượng tia X tăng khi tăng kVp, mA setting và kVp
setting.
This concludes the section on X-ray
Production.
Additional self-study modules are available
at: http://dent.osu.edu/radiology/resources.php
If you have any questions, you may e-mail
me at: jaynes.1@osu.edu
Robert M. Jaynes, DDS, MS
Director, Radiology Group
College of Dentistry
Ohio State University

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓATÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
SoM
 
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒNĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
SoM
 
Giai phau sinh ly mat
Giai phau sinh ly matGiai phau sinh ly mat
Giai phau sinh ly mat
Thanh Liem Vo
 
TỔNG QUAN Y HỌC HẠT NHÂN VÀ PET
TỔNG QUAN Y HỌC HẠT NHÂN VÀ PETTỔNG QUAN Y HỌC HẠT NHÂN VÀ PET
TỔNG QUAN Y HỌC HẠT NHÂN VÀ PET
SoM
 
XẠ TRỊ LIỆU PHÁP
XẠ TRỊ LIỆU PHÁPXẠ TRỊ LIỆU PHÁP
XẠ TRỊ LIỆU PHÁP
SoM
 
2016 đhqg ks hòa kỹ thuật ghi đo
2016 đhqg ks hòa  kỹ thuật ghi đo2016 đhqg ks hòa  kỹ thuật ghi đo
2016 đhqg ks hòa kỹ thuật ghi đo
SoM
 
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
SoM
 

La actualidad más candente (20)

Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con ngườiẢnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
 
Nguyên lư ho t --ng c-a máy ctscan
Nguyên lư ho t --ng c-a máy ctscanNguyên lư ho t --ng c-a máy ctscan
Nguyên lư ho t --ng c-a máy ctscan
 
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓATÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA
 
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒNĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
 
Giai phau sinh ly mat
Giai phau sinh ly matGiai phau sinh ly mat
Giai phau sinh ly mat
 
ĐẠI CƯƠNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
ĐẠI CƯƠNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNHĐẠI CƯƠNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
ĐẠI CƯƠNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
 
GIẢI PHẨU VÙNG HẦU
GIẢI PHẨU VÙNG HẦUGIẢI PHẨU VÙNG HẦU
GIẢI PHẨU VÙNG HẦU
 
TỔNG QUAN Y HỌC HẠT NHÂN VÀ PET
TỔNG QUAN Y HỌC HẠT NHÂN VÀ PETTỔNG QUAN Y HỌC HẠT NHÂN VÀ PET
TỔNG QUAN Y HỌC HẠT NHÂN VÀ PET
 
ĐẠI CƯƠNG X -QUANG.pptx
ĐẠI CƯƠNG X -QUANG.pptxĐẠI CƯƠNG X -QUANG.pptx
ĐẠI CƯƠNG X -QUANG.pptx
 
XẠ TRỊ LIỆU PHÁP
XẠ TRỊ LIỆU PHÁPXẠ TRỊ LIỆU PHÁP
XẠ TRỊ LIỆU PHÁP
 
Tổn thương vùng tuyến tùng
Tổn thương vùng tuyến tùngTổn thương vùng tuyến tùng
Tổn thương vùng tuyến tùng
 
CT XOANG
CT XOANGCT XOANG
CT XOANG
 
Hiệu ứng sinh học của bức xạ
Hiệu ứng sinh học của bức xạHiệu ứng sinh học của bức xạ
Hiệu ứng sinh học của bức xạ
 
đạI cương x quang
đạI cương x  quangđạI cương x  quang
đạI cương x quang
 
2016 đhqg ks hòa kỹ thuật ghi đo
2016 đhqg ks hòa  kỹ thuật ghi đo2016 đhqg ks hòa  kỹ thuật ghi đo
2016 đhqg ks hòa kỹ thuật ghi đo
 
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
 
Ky thuat sieu am vu 3D tu dong tren may sieu am Invenia Abus tai BV Vinmec, G...
Ky thuat sieu am vu 3D tu dong tren may sieu am Invenia Abus tai BV Vinmec, G...Ky thuat sieu am vu 3D tu dong tren may sieu am Invenia Abus tai BV Vinmec, G...
Ky thuat sieu am vu 3D tu dong tren may sieu am Invenia Abus tai BV Vinmec, G...
 
x quang sọ-xoang
x quang sọ-xoangx quang sọ-xoang
x quang sọ-xoang
 
XẠ HÌNH NÃO
XẠ HÌNH NÃOXẠ HÌNH NÃO
XẠ HÌNH NÃO
 
Ky thuat chup MRI khop thai duong ham trong chan doan roi loan noi khop, Nguy...
Ky thuat chup MRI khop thai duong ham trong chan doan roi loan noi khop, Nguy...Ky thuat chup MRI khop thai duong ham trong chan doan roi loan noi khop, Nguy...
Ky thuat chup MRI khop thai duong ham trong chan doan roi loan noi khop, Nguy...
 

Similar a Tao ra tia x x-ray production

BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptxBỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
CBNgcNghch
 
Tieng anh chuyen nganh 1
Tieng anh chuyen nganh 1Tieng anh chuyen nganh 1
Tieng anh chuyen nganh 1
Bảo Bối
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
LeeEin
 
Thithulan2tt2485.thuvienvatly.com.6330f.33832
Thithulan2tt2485.thuvienvatly.com.6330f.33832Thithulan2tt2485.thuvienvatly.com.6330f.33832
Thithulan2tt2485.thuvienvatly.com.6330f.33832
Bác Sĩ Meomeo
 

Similar a Tao ra tia x x-ray production (20)

Phan tich cong_cu_th_vung_
Phan tich cong_cu_th_vung_Phan tich cong_cu_th_vung_
Phan tich cong_cu_th_vung_
 
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptxBỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG.pptx
 
Tai lieuykhoa.net bài giảng chẩn đoán hình ảnh
Tai lieuykhoa.net   bài giảng chẩn đoán hình ảnhTai lieuykhoa.net   bài giảng chẩn đoán hình ảnh
Tai lieuykhoa.net bài giảng chẩn đoán hình ảnh
 
bài giảng chẩn đoán hình ảnh - ĐH Y Hà Nội
bài giảng chẩn đoán hình ảnh - ĐH Y Hà Nộibài giảng chẩn đoán hình ảnh - ĐH Y Hà Nội
bài giảng chẩn đoán hình ảnh - ĐH Y Hà Nội
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 12 MỚI NHẤT 2018
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 12 MỚI NHẤT 2018ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 12 MỚI NHẤT 2018
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 12 MỚI NHẤT 2018
 
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụng
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụngLượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụng
Lượng tử ánh sáng lý thuyết và bài tập áp dụng
 
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángTóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
 
Nguyen lý laser review 3
Nguyen lý laser review 3Nguyen lý laser review 3
Nguyen lý laser review 3
 
Tieng anh chuyen nganh 1
Tieng anh chuyen nganh 1Tieng anh chuyen nganh 1
Tieng anh chuyen nganh 1
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
 
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sáng
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sángLý thuyết và bài tập lượng tử ánh sáng
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sáng
 
Hientuongquangdienngoai
HientuongquangdienngoaiHientuongquangdienngoai
Hientuongquangdienngoai
 
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
 
Đề thi môn Vật lý THPT quốc gia năm 2016 mã đề 318
Đề thi môn Vật lý THPT quốc gia năm 2016 mã đề 318Đề thi môn Vật lý THPT quốc gia năm 2016 mã đề 318
Đề thi môn Vật lý THPT quốc gia năm 2016 mã đề 318
 
So sanh ly thuyet Ly 12
So sanh ly thuyet Ly 12So sanh ly thuyet Ly 12
So sanh ly thuyet Ly 12
 
Đề thi đại học 2007 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2007 môn Vật LýĐề thi đại học 2007 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2007 môn Vật Lý
 
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laser
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laserNguyên lý hoạt động của nguồn sáng laser
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laser
 
Tai lieu luyen thi mon ly de thi dh mon ly khoi a - nam 2008
Tai lieu luyen thi mon ly   de thi dh mon ly khoi a - nam 2008Tai lieu luyen thi mon ly   de thi dh mon ly khoi a - nam 2008
Tai lieu luyen thi mon ly de thi dh mon ly khoi a - nam 2008
 
Thithulan2tt2485.thuvienvatly.com.6330f.33832
Thithulan2tt2485.thuvienvatly.com.6330f.33832Thithulan2tt2485.thuvienvatly.com.6330f.33832
Thithulan2tt2485.thuvienvatly.com.6330f.33832
 

Más de LE HAI TRIEU

Nhiễm khuẩn và viêm trong bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khác
Nhiễm khuẩn và viêm trong bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khácNhiễm khuẩn và viêm trong bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khác
Nhiễm khuẩn và viêm trong bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khác
LE HAI TRIEU
 
chương 10: Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT)
chương 10: Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT)chương 10: Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT)
chương 10: Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT)
LE HAI TRIEU
 

Más de LE HAI TRIEU (20)

Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLiệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
 
Các kỹ thuật gây tê trong phẫu thuật miệng hàm mặt (bản dịch có hiệu đính)
Các kỹ thuật gây tê trong phẫu thuật miệng hàm mặt (bản dịch có hiệu đính)Các kỹ thuật gây tê trong phẫu thuật miệng hàm mặt (bản dịch có hiệu đính)
Các kỹ thuật gây tê trong phẫu thuật miệng hàm mặt (bản dịch có hiệu đính)
 
Giải phẫu X quang trong miệng (Normal Intraoral Radiographic anatomy)
Giải phẫu X quang trong miệng (Normal Intraoral Radiographic anatomy)Giải phẫu X quang trong miệng (Normal Intraoral Radiographic anatomy)
Giải phẫu X quang trong miệng (Normal Intraoral Radiographic anatomy)
 
Thuật ngữ cấy ghép implant nha khoa 2021
Thuật ngữ cấy ghép implant nha khoa 2021Thuật ngữ cấy ghép implant nha khoa 2021
Thuật ngữ cấy ghép implant nha khoa 2021
 
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xương
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xươngGiới thiệu triết lý implant không tiêu xương
Giới thiệu triết lý implant không tiêu xương
 
CÁC NGUYÊN TẮC KHỚP CẮN CHO PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT
CÁC NGUYÊN TẮC KHỚP CẮN CHO PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANTCÁC NGUYÊN TẮC KHỚP CẮN CHO PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT
CÁC NGUYÊN TẮC KHỚP CẮN CHO PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT
 
Nhiễm khuẩn và viêm trong bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khác
Nhiễm khuẩn và viêm trong bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khácNhiễm khuẩn và viêm trong bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khác
Nhiễm khuẩn và viêm trong bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khác
 
Bản chất của sự ảnh hưởng qua lại giữa viêm nha chu và covid-19
Bản chất của sự ảnh hưởng qua lại giữa viêm nha chu và covid-19Bản chất của sự ảnh hưởng qua lại giữa viêm nha chu và covid-19
Bản chất của sự ảnh hưởng qua lại giữa viêm nha chu và covid-19
 
Glass ionomer cement
Glass ionomer cementGlass ionomer cement
Glass ionomer cement
 
Sứ sinh học trong nội nha
Sứ sinh học trong nội nhaSứ sinh học trong nội nha
Sứ sinh học trong nội nha
 
Nội nha tái tạo
Nội nha tái tạoNội nha tái tạo
Nội nha tái tạo
 
chương 10: Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT)
chương 10: Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT)chương 10: Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT)
chương 10: Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT)
 
Sự sửa chữa vết thương
Sự sửa chữa vết thươngSự sửa chữa vết thương
Sự sửa chữa vết thương
 
Hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa
Hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóaHiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa
Hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa
 
Miễn dịch học trong bệnh nha chu
Miễn dịch học trong bệnh nha chuMiễn dịch học trong bệnh nha chu
Miễn dịch học trong bệnh nha chu
 
BẢO VỆ VÀ AN TOÀN BỨC XẠ TRONG NHA KHOA
BẢO VỆ VÀ AN TOÀN BỨC XẠ TRONG NHA KHOABẢO VỆ VÀ AN TOÀN BỨC XẠ TRONG NHA KHOA
BẢO VỆ VÀ AN TOÀN BỨC XẠ TRONG NHA KHOA
 
Điều trị nha chu không phẫu thuật
Điều trị nha chu không phẫu thuậtĐiều trị nha chu không phẫu thuật
Điều trị nha chu không phẫu thuật
 
C5 Tích hợp xương
C5 Tích hợp xương C5 Tích hợp xương
C5 Tích hợp xương
 
VAT LIEU DAN TRONG NHA KHOA
VAT LIEU DAN TRONG NHA KHOAVAT LIEU DAN TRONG NHA KHOA
VAT LIEU DAN TRONG NHA KHOA
 
Ghép xương khối
Ghép xương khối Ghép xương khối
Ghép xương khối
 

Último

SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
Phương Phạm
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
HongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
HongBiThi1
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
19BiPhng
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
HongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 

Último (20)

SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 

Tao ra tia x x-ray production

  • 1. NỘI DUNG: Cấu trúc nguyên tử, các lực hoạt động bên trong nguyên tử. Các dạng bức xạ điện từ (bao gồm tia X). Tính chất của tia X. Thành phần của máy X quang và bóng đèn tia X. Tia X được tạo thành như thế nào và cách làm giảm chùm tia X. TẠO RA TIA X (X-RAY PRODUCTION)
  • 2. Nguyên tử (atom) gồm electrons (điện tích âm), protons (điện tích dương) và neutrons (không mang điện). Protons và neutrons nằm trong nhân của nguyên tử và electrons chuyển động quay (quỹ đạo/orbit) quanh nhân. Số lượng electrons bằng số lượng protons trong cùng một nguyên tử để nguyên tử trung hòa về điện. Các chất khác nhau (như vàng và chì) có số lượng protons/electrons khác nhau trong nguyên tử của chúng. Tuy nhiên, tất cả các nguyên tử của cùng một chất sẽ có số lượng electrons và protons như nhau. Cấu trúc nguyên tử
  • 3. Nguyên tử Nguyên tử này có 7 protons và 7 neutrons trong nhân. Có 7 electrons chuyển động theo quỹ đạo quanh nhân. protons neutrons electrons
  • 4. Các electrons được giữ trong quỹ đạo (orbits) của chúng xung quanh nhân là do 2 lực đối lập nhau. Một là lực tĩnh điện (electrostatic force), là lực hút giữa electrons âm và protons dương. Lực hút này làm cho electrons bị kéo về phía protons ở nhân. Để giữ cho electrons không bị hút vào trong nhân, một lực khác là lực ly tâm (centrifugal force), kéo electrons trở lại. Sự cân bằng giữa 2 lực này giữ electrons nằm trong quỹ đạo.
  • 5. Lực tĩnh điện là lực hút giữa protons và electrons. Electrons ở quỹ đạo gần nhân nhất (quỹ đạo K) sẽ có lực hút tĩnh điện lớn hơn electrons ở các quỹ đạo xa nhân hơn. Một thuật ngữ khác thường được dùng là năng lượng liên kết (binding energy); là năng lượng cần để thắng lực hút tĩnh điện để đánh bật electron ra khỏi quỹ đạo của nó. Theo mục đích của chúng ta, thì lực tĩnh điện và năng lượng liên kết là giống nhau. Số hiệu nguyên tử (Z) của một nguyên tử càng lớn (nhiều protons), lực tĩnh điện đối với electrons trong nguyên tử càng lớn. Electron ở lớp K có NL liên kết cao nhất.
  • 6. Lực ly tâm kéo electrons ra khỏi nhân.
  • 7. Cân bằng giữa lực tĩnh điện EF và lực ly tâm CF giữ cho electrons nằm trong quỹ đạo của chúng quanh nhân. EF CF
  • 8. Bức xạ điện từ (Electromagnetic Radiation) Tia X là một dạng bức xạ điện từ có bức sóng ngắn, có thể gây ion hóa và xuyên qua chất rắn. Bức xạ (sóng) điện từ là chuyển động của năng lượng xuyên qua không gian như một sự kết hợp giữa điện trường (electric field) và từ trường (magnetic fields). Tất cả các dạng bức xạ điện từ gồm sóng radio, sóng tv, vi sóng (microwaves), ánh sáng nhìn thấy, và tia gamma,… lan truyền trong không khí dưới dạng sóng với vận tốc của ánh sáng (186,000 dặm/s).
  • 9. D W W Sóng bức xạ điện từ có 2 đặc tính cơ bản: bước sóng W (wavelength) và tần số F (frequency). Bước sóng là khoảng cách giữa 2 đỉnh của 2 sóng liên tiếp. Tần số là số lượng sóng trong một khoảng cách nào đó (D). Nếu khoảng cách giữa các sóng nhỏ (W nhỏ), tần số sẽ cao. Hình trên: sóng phía trên có bước sóng ngắn hơn và có tần số cao hơn sóng dưới. F = 3 F = 2
  • 10.
  • 11. Sóng radio Sóng tv AS nhìn thấy Tia X Tia gamma Tia vũ trụ Bức xạ điện từ nào có bước sóng nhỏ nhất? Bức xạ nào có tần số nhỏ nhất? Tia vũ trụ (Cosmic rays) Sóng Radio
  • 12. Năng lượng của sóng điện từ tượng trưng cho khả năng xuyên qua vật thể. Năng lượng càng cao, sóng xuyên qua vật thể càng dễ. Bước sóng càng ngắn, năng lượng càng cao, và tần số càng cao, năng lượng càng lớn. Năng lượng tia X  ch fhE . .  h = 6,625.10-34 Js : hằng số Planck. f, λ : là tần số và bước sóng của photon. c= 3.108 m/s : vận tốc ánh sáng trong chân không.
  • 13. A B C Tia X nào có năng lượng cao nhất? A: bước sóng ngắn nhất, tần số cao nhất.
  • 14. Tính chất của tia X • Tia X là sóng có năng lượng cao, với bước sóng rất ngắn, lan truyền với vận tốc ánh sáng. • Tia X không có trọng lượng, không mang điện tích, không nhìn thấy được. • Tia X truyền theo đường thẳng. • Chùm tia X không thể hội tụ tại một điểm; chùm tia X phân kỳ khi nó truyền tới và đi qua BN. Giống như chùm ánh sáng đèn flashlight.
  • 15. • Tia X được hấp thu khác nhau bởi các chất mà chúng đi qua. Chất có mật độ càng dày đặc (như amalgam) sẽ hấp thu tia X nhiều hơn chất có mật độ ít dày đặc hơn (mô da). Tính chất này cho phép ta nhìn thấy hình ảnh trên phim X quang. • Tia X sẽ làm phát quang (fluoresce) một số chất. Ứng dụng tính chất này trong bảng tăng sáng (intensifying screens) dùng trong chụp phim ngoài mặt. • Tia X gây hại cho tổ chức sống. Do đó, phải hạn chế số lượng phim chụp đến mức tối thiểu khi chẩn đoán. Tính chất của tia X
  • 17. Máy X quang 3 phần chính: (1) Đầu đèn (tubehead) tia X, tạo ra tia X. (2) Giá đỡ (support arms), cho phép di chuyển đầu đèn quanh đầu BN. (3) Hộp điều khiển (control panel), cho phép thay đổi thời gian chụp (exposure time) và cường độ (năng lượng) của chùm tia X (ở một số máy X quang). 1 3 2
  • 18. PID (cone) X-ray Tubehead degrees Đầu đèn dính với cần máy để nó có thể quay lên, xuống (chiều đứng; tính theo độ) và di chuyển sang bên (chiều ngang). Ống côn (PID-Position Indicating Device) dính với đầu đèn là nơi tia X đi ra và nó xác định vị trí của chùm tia X.
  • 19. Hộp điều khiển như hộp ở bên trái, cho phép thay đổi thời gian chụp (exposure time) mà không thay đổi được bất cứ gì khác. Một số máy, như hình bên phải, còn cho phép cài đặt mA và kVp ngoài thời gian chụp ra. exposure time kVp control mA control
  • 20. X-ray Tube Tia X được tạo ra bởi bóng đèn tia X (x-ray tube), nằm trong đầu đèn tia X (x-ray tubehead). Tia X được sinh ra khi electrons đi ra từ dây tóc (filament) của bóng đèn và di chuyển với tốc độ cao đập vào và tương tác với bia ngắm (target). 2 thành phần chính của bóng đèn tia X là âm cực (cathode) và dương cực (anode).
  • 21. (tungsten) Âm cực Ly tập trung Dây tóc Âm cực gồm dây tóc tungsten nằm chính giữa ly tập trung (focusing cup). Electrons được sinh ra bởi dây tóc và được tập trung vào bia ngắm của dương cực nơi tia X được tạo ra. Ly tập trung có điện tích âm, giống như electrons, điều này giúp hướng dẫn các electrons hướng về bia ngắm (“tập trung” chúng; electrons có thể được tập trung, nhưng tia X thì không). Nhìn bên (cross-section) Nhìn trước (facing target)
  • 22. Sự phát nhiệt (Thermionic Emission) x-section of filament hot filament Khi bấm nút chụp, dòng điện đi qua dây tóc ở cathode, làm nó nóng lên. Dây tóc bị đốt nóng phóng thích ra electrons, chúng nằm xung quanh dây tóc (thermionic emission). Dây tóc càng nóng, càng nhiều electrons được thoát ra. electrons Nút chụp
  • 23. Dương cực Lõi đồng (Copper stem) Bia ngắm (Target) Dương cực gồm bia ngắm làm bằng tungsten gắn dính trong lõi đồng (copper stem). Khi electrons từ dây tóc bắn vào bia ngắm và tạo ra tia X, rất nhiều nhiệt được sinh ra. Lõi đồng giúp giải nhiệt cho bia ngắm. Nhìn bên Nhìn trước bia ngắm
  • 24. Các thành phần của bóng đèn tia X 1 2 4 3 5 8 6 7 9 1. Ly tập trung 6. Lõi đồng 2. Dây tóc 7. Bóng thủy tinh có chì 3. Dòng electron 8. Tia X 4. Chân không 9. Cửa sổ Tia X (bằng Beryllium) 5. Bia ngắm
  • 25. 1. Ly tập trung: tập trung electrons hướng về bia ngắm. 2. Dây tóc: giải phóng electron khi bị đốt nóng. 3. Dòng electron: electrons đi từ dây tóc đến bia ngắm trong thời gian chụp. 4. Chân không: không có không khí hay gas bên trong bóng đèn tia X. 5. Bia ngắm: tia X được tạo ra khi electrons đập vào bia ngắm. 6. Lõi đồng: giúp giải nhiệt cho bia ngắm. 7. Bóng thủy tinh có chì: giữ tia X không đi ra khỏi bóng đèn theo các hướng không mong muốn. 8. Tia X tạo ra ở bia ngắm phát ra theo mọi hướng. 9. Cửa sổ Beryllium: phần này không chứa chì, cho phép tia X đi qua. Ống côn sẽ nằm ngay trên đường thẳng chứa cửa sổ này. Các thành phần của bóng đèn tia X
  • 26. Target Beryllium Window Focusing cup (filament located inside) Bóng đèn tia X Leaded glass
  • 27. Thành phần của máy X quang Hộp điều khiển (Control Panel) Đầu đèn (X-ray Tubehead) 110, 220 line Timer Exposure switch mA selector kVp selector Máy tự biến thế Máy tăng thế Máy hạ thế Bóng đèn (X-ray Tube) Dây điện Dầu
  • 28. Máy X quang được cắm vào nguồn điện 110-volt (hầu hết các máy) hay 220-volt (một số máy chụp ngoài mặt). Dòng điện chạy ra từ nguồn điện là dòng điện xoay chiều 60Hz. Mỗi chu kỳ gồm một pha dương và một pha âm. Tia X chỉ được tạo ra trong pha dương; bia ngắm cần điện dương để hút các electrons từ dây tóc. Trong pha dương của chu kỳ, hiệu điện thế bắt đầu ở 0 và tăng lên cao nhất trước khi hạ xuống trở lại 0 và đi vào pha âm. Mỗi chu kỳ hoàn thành mất 1/60 giây; có 60 chu kỳ/s. Hiệu điện thế của máy X quang
  • 29. + 110, 220 - 110, 220 positive negative Bia ngắm có điện; Có dòng electrons 0 voltage starts at zero and reaches a maximum of 110 or 220 before going back to zero Bia ngắm có điện; Có dòng electrons Bia ngắm ko có điện; Ko có dòng electrons
  • 30. DĐ một chiều (điện thế không đổi) DĐ xoay chiều 60Hz Nhiều máy X quang hiện nay chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều (điện thế không đổi). Thay vì các chu kỳ đi từ 0 đến hiệu điện thế cao nhất (cả dương và âm), thì hiệu điện thế được giữ ở giá trị dương cao nhất, tạo ra nhiều tia hiệu quả (effective x-ray) hơn. Điều này cho phép thời gian chụp ngắn hơn.
  • 31. Timer Timer điều khiển thời gian chụp. Số màu đen ở trên tượng trưng cho xung động (impulses). Số màu đỏ là giây.
  • 32. Số lượng xung 60 = giây 1/60 sec.Với DĐ xoay chiều, có 60 chu kỳ mỗi giây; mỗi chu kỳ là một xung động và kéo dài 1/60 giây. Để chuyển đổi xung động thành giây, ta chia số lượng xung cho 60. Để chuyển đổi giây thành xung động thì nhân với 60. Số giây X 60 = xung 60 impulses/60 = 1 second 30 impulses/60 = 0.5 (1/2) second 15 impulses/60 = 0.25 (1/4) second 0.75 (3/4) second X 60 = 45 impulses 0.1 (1/10) second X 60 = 6 impulses
  • 33. Có 2 mạch điện (electrical circuits) hoạt động trong lúc chụp tia X. Thứ nhất là mạch có dòng điện với hiệu điện thế thấp điều khiển sự nóng lên của dây tóc. Khi nhấn nút chụp, dòng điện này hoạt động trong ½ giây hay ít hơn để đốt nóng dây tóc. Không có tia X được tạo ra lúc này. Khi tiếp tục ấn giữ nút chụp, mạch có dòng điện với hiệu điện thế cao được kích hoạt. Dòng điện này kiểm soát dòng electrons đi trong bóng đèn; trong pha dương của chu kỳ của DĐ xoay chiều, các electrons bị hút về bia ngắm. Tia X được tạo ra đến hết thời gian chụp. Thời gian dòng điện có hiệu điện thế cao này hoạt động tương đương với thời gian chụp.
  • 34. Chụp tia X 2. Kích hoạt mạch có hiệu điện thế thấp đốt nóng dây tóc. 3. Kích hoạt mạch có hiệu điện thế cao để kéo e- về bia ngắm. 4. Electrons di chuyển, đập vào bia ngắm và tạo ra tia X. 1. Nhấn nút chụp. 5. Tia X ngừng tạo ra khi hết thời gian chụp. Buông nút chụp ra.
  • 35. Exposure Button Timer quyết định thời gian chụp, không phải thời gian ấn giữ nút chụp; không thể chụp tia cứng (overexpose) bằng cách giữ nút chụp trong thời gian dài. Tuy nhiên, có thể chụp tia mềm (underexpose) bằng cách buông nút chụp ra ngay; việc chụp sẽ kết thúc ngay khi buông nút chụp.
  • 36. mA setting milliAmpere (mA) selector Phần cài đặt mA (milliAmpere) quyết định cường độ dòng điện sẽ chạy qua dây tóc ở cathode. Dây tóc này rất mỏng; không mất nhiều điện (hiệu điện thế) để làm nó nóng. Cài đặt mA càng lớn, nhiệt độ của dây tóc càng lớn và số lượng electrons được tạo ra càng nhiều.
  • 37. Máy hạ thế (Step-Down Transformer) Nếu hiệu điện thế chạy qua dây tóc quá cao, dây tóc sẽ cháy. Để hạ hiệu điện thế xuống, dòng điện chạy qua một máy hạ thế trước khi đến dây tóc. Hiệu điện thế đạt được ở máy hạ thế được quyết bởi việc cài đặt mA. Máy hạ thế làm giảm hiệu điện thế đến khoảng 10 volts, tạo ra một dòng điện 4-5A chạy qua dây tóc.
  • 38. Máy hạ thế Primary Secondary 110 volts or less currentflow 10 volts currentflow Dòng điện đi vào máy hạ thế ở bên vào (primary /input) và ra ở bên ra (secondary /output). Cuộn dây bên ra càng ít vòng xoắn, hiệu điện thế ra càng thấp. Cuộn dây bên vào dưới đây có 110 vòng, cuộn bên ra sẽ có 10 vòng.
  • 39. kiloVolt peak (kVp) control kVp readout kVp control knob kVp control điều chỉnh hiệu điện thế đi qua bóng đèn tia X. (một kilovolt = 1000 V; 70 kV = 70,000 V). Cài đặt 70 kVp có nghĩa là hiệu điện thế đỉnh (peak/maximum voltage) là 70,000 V. Hiệu điện thế càng cao, electrons di chuyển từ dây tóc sang bia ngắm càng nhanh. Nút kVp control knob là tự biến thế.
  • 40. Máy tự biến thế (Autotransformer) Máy tự biến thế quyết định hiệu điện thế tăng lên bao nhiêu khi đến máy tăng thế. Về cơ bản, máy biến thế là nhiều cuộn dây. Trong máy tự biến thế, số vòng xoắn của cuộn dây được lựa chọn (dùng nút kVp control knob) càng nhiều, thì hiệu điện thế đi qua bóng đèn càng cao. Nó có chức năng giống như một cái biến trở (rheostat). Hiệu điện thế đến là 110 volts. Hiệu điện thế ra sẽ là 65 volts nếu kVp control được thiết lập ở 65. Hiệu điện thế ra sẽ là 80 volts nếu kVp được thiết lập là 80.
  • 41. 110 V 65 volts Dòngđiện Máy tự biến thế: thiết lập ban đầu là 65; hiệu điện thế ra là 65 volts. 80 volts to step-up transformer kVp selector Máy tự biến thế: nếu thiết lập đổi thành 80; hiệu điện thế ra là 80volts.
  • 42. Hiệu điện thế đi ra từ máy tự biến thế tiếp theo sẽ đến máy tăng thế, nơi nó sẽ tăng lên một cách đáng kể. Hiệu điện thế cuối cùng đến từ máy tăng thế lớn gấp 1000 lần so với hiệu điện thế vào. VD, cài đặt kVp control knob là 65, hiệu điện thế 65 volts sẽ đi ra khỏi máy tự biến thế. HĐT 65 volts này tăng lên 65,000 volts (65kV) bởi máy tăng thế. Ở bên vào của máy tăng thế (primary side) số vòng xoắn của cuộn dây ít hơn bên ra (secondary side). Máy tăng thế (Step-Up Transformer)
  • 43. Máy tăng thế Primary Secondary 65-90 volts currentflow 65,000 to 90,000 volts currentflow Dòng điện đi vào máy tăng thế ở bên vào (primary /input side) và ra ở bên ra (secondary /output side). Cuộn dây bên ra càng nhiều vòng xoắn, HĐT ra càng lớn. Cuộn dây bên ra trong máy tăng thế có số vòng xoắn gấp 1000 lần bên vào.
  • 44. 65,000 to 90,000 volts kVp Dây tóc 110 volts 10 volts Mối liên hệ của các thành phần khác nhau trong máy X quang được trình bày trong sơ đồ dưới đây. Chúng tạo thành mạch điện có HĐT cao và mạch điện có HĐT thấp.
  • 45. Nút chụp Dầu Màng lọc Máy X quang được cắm vào nguồn điện (thường là 110V). Thời gian chụp được thiết lập với timer. Khi nhấn nút chụp, DĐ chạy vào đầu đèn, kích hoạt mạch có HĐT thấp đốt nóng dây tóc; khoảng ½ giây. Trong lúc giữ nút chụp, mạch có HĐT cao được kích hoạt để kéo e từ dây tóc qua bia ngắm, tạo ra tia X. Dây tóc Tia X đi qua mành lọc (filter) và ống chuẩn trực (collimator) trước khi ra khỏi ống côn (PID). Máy tăng thế Máy hạ thế Ống côn Ống chuẩn trực
  • 46. Đầu đèn chứa đầy dầu (oil), chúng bao quanh các máy biến thế, bóng đèn tia X và dây điện. Chức năng chủ yếu của dầu là để cách ly các thành phần điện với nhau. Nó cũng giúp giải nhiệt cho anode và, nó giúp lọc chùm tia X. Có màng ngăn (barrier material) không cho dầu rò ra ngoài đầu đèn nhưng vẫn cho hầu hết tia X đi qua. oil barrier material Step-up Trans Step-down Trans
  • 47. TẠO RA TIA X Có 2 dạng tia X được tạo ra ở bia ngắm của bóng đèn tia X. Phần lớn là bức xạ hãm (Bremsstrahlung), còn lại là bức xạ đặc trưng. Bremsstrahlung (tiếng Đức): từ chữ bremsen nghĩa là "hãm, phanh" và Strahlung nghĩa là "bức xạ".
  • 48. Tia X (bức xạ hãm) được tạo ra khi electrons tốc độ cao từ dây tốc đột ngột bị hãm lại khi chúng đến gần, hay đập vào hạt nhân của nguyên tử bia ngắm. Electrons càng gần hạt nhân, chúng sẽ bị hãm lại nhiều hơn. Tốc độ của electrons càng cao, năng lượng trung bình của tia X được sinh ra càng lớn. Electrons có thể tương tác với một số nguyên tử khác của bia ngắm trước khi mất hết năng lượng. Bức xạ hãm (braking radiation / deceleration radiation)
  • 49. Tạo ra tia X (bức xạ hãm) +Electron tốc độ cao từ dây tốc đi vào nguyên tử tungsten. Electron bị hãm đột ngột bởi điện tích dương của hạt nhân; năng lượng giải phóng dưới dạng tia X. Electron tiếp tục di chuyển theo hướng khác để tương tác với các nguyên tử khác cho đến khi toàn bộ năng lượng của nó mất hết.
  • 50. Tạo ra tia X Năng lượng cực đại (Maximum energy) Electron tốc độ cao từ dây tốc đập vào bia ngắm, mất hết năng lượng và biến mất. Tia X được tạo ra có năng lượng bằng với năng lượng của electron tốc độ cao; đây là năng lượng lớn nhất có thể có được. +
  • 51. Bức xạ đặc trưng (Characteristic Radiation) Tia X đặc trưng được sinh ra khi một electron tốc độ cao từ dây tóc va chạm với một electron trong một quỹ đạo của nguyên tử bia ngắm; electron bị đánh bật ra khỏi quỹ đạo của nó, tạo ra một khoảng trống (open space). Khoảng này ngay lập tức được lấp đầy bởi một electron từ một quỹ đạo phía ngoài. Khi electron rơi vào trong khoảng trống này, năng lượng được giải phóng dưới dạng bức xạ tia X đặc trưng. Năng lượng của electron tốc độ cao phải lớn hơn năng lượng liên kết của electron bia ngắm, để khi tương tác nó có thể đánh bật electron bia ngắm. Cả 2 electrons đều bị văng ra ngoài nguyên tử.
  • 52. Tia X đặc trưng có năng lượng “đặc trưng” của vật chất làm bia ngắm. NL sẽ bằng với hiệu số giữa NL liên kết của các electrons bia ngắm có liên quan. VD, nếu một electron lớp K bị đánh bật và một electron lớp L rơi xuống khoảng trống, NL của tia X sẽ bằng với hiệu số giữa NL liên kết của lớp K và lớp L. NL liên kết khác nhau đối với mỗi loại vật chất; nó phụ thuộc vào số lượng protons trong hạt nhân (số hiệu nguyên tử). Bức xạ đặc trưng K-shell M-shell L-shell
  • 53. Tạo ra bức xạ tia X đặc trưng L K M Electron tốc độ cao với NL ít nhất là 70 keV (phải lớn hơn NL liên kết của lớp K nguyên tử Tungsten) đập vào một electron ở lớp K, đánh bật nó ra khỏi quỹ đạo. Electron bị đánh bật ra khỏi nguyên tử Electron dội lại (với NL rất nhỏ) đi ra khỏi nguyên tử. Chổ trống Tia X có NL 59 keV được tạo ra. 70 (NL liên kết của e lớp K) trừ đi 11 (NL liên kết của e lớp L) = 59. Electron ở lớp L rơi xuống lấp đầy chổ trống ở lớp K
  • 54. Quang phổ của tia X (X-ray Spectrum) Chùm tia X sẽ có một khoảng NL rộng; đây gọi là quang phổ (spectrum) của tia X. NL trung bình của chùm tia khoảng 1/3 NL cực đại. NL cực đại được quyết định bởi việc thiết lập kVp. Nếu kVp là 90, NL tối đa là 90 keV (90,000 electron volts); NL trung bình sẽ là 30 keV. Như thấy ở dưới, tia X đặc trưng có số lượng tia rất nhỏ trong quang phổ. X-ray energy (keV) characteristic x-rays (59 & 67 keV) #ofx-rays Bremmstrahlung x-rays
  • 55. Quang phổ của tia X Quang phổ của tia X là do 3 yếu tố : (1) Khoảng cách giữa e tốc độ cao và hạt nhân nguyên tử bia ngắm khác nhau. (2) Sự tương tác của nhiều electron. Electrons tốc độ cao tiếp tục di chuyển đến khi tất cả NL của nó mất hết. (3) HĐT khác nhau. Với DĐ xoay chiều, vận tốc của electrons sẽ thay đổi khi HĐT thay đổi. HĐT càng cao, electrons di chuyển càng nhanh. Đây không phải là một yếu tố khi dùng dòng điện không đổi.
  • 56. Sự tạo ra tia X là một quá trình không có hiệu quả. Chỉ 1% sự tương tác giữa electrons tốc độ cao và nguyên tử bia ngắm tạo ra tia X. 99% sự tương tác sinh ra nhiệt. Nhiệt độ nóng quá mức được kiểm soát bằng bia ngắm tungsten có điểm nóng chảy cao, tính chất dẫn nhiệt của lõi đồng bên ngoài và sự giải nhiệt của dầu xung quanh bóng đèn tia X. heat
  • 57. Phương tiện làm thay đổi tính chất của chùm tia X (X-ray Beam Modifiers)
  • 58. Các thông số khi chụp phim (Exposure factors) kVP, mA và exposure time. NL của chùm tia X và số lượng tia X được điều chỉnh chủ yếu bởi kVp control, mA setting và thời gian chụp (exposure time). Một, hai hoặc tất cả 3 yếu tố này có thể cần được điều chỉnh, tùy thuộc kích thước đầu BN, cử động của BN do run hay không thể giữ yên được, ... Nếu các yếu tố này không được thiết lập phù hợp thì phim chụp ra có thể quá mờ hay quá sáng.
  • 59. Chỉnh thông số quá lớn (hình quá sáng) Thông số phù hợp Chỉnh thông số quá thấp (hình quá mờ)
  • 60. kVp (kilovolt peak) kVp chủ yếu kiểm soát năng lượng hay khả năng xuyên thấu của chùm tia X. kVp càng cao, NL cực đại và NL trung bình của chùm tia càng lớn. kVp cao cho phép chùm tia X xuyên qua các tổ chức đặc ở người có tầm vóc to, tạo ra hình ảnh có thể chấp nhận được. Ngoài làm tăng khả năng xuyên thấu, kVp lớn cũng sẽ giúp tạo ra nhiều tia X hơn. Do đó, tăng kVp sẽ cho phép giảm thời gian chụp, điều này có ích cho trẻ em hay người lớn không kiểm soát được cử động của đầu.
  • 61. kVp (kiloVolt peak) X-ray Energy (keV) NumberofX-rays 70 90 90 kVp 70 kVp Chuyển từ 70 kVp lên 90 kVp, NL trung bình tăng (đường đứt đoạn bên dưới), NL cực đại tăng (từ 70 keV lên 90 keV) và số lượng tia X cũng tăng. NL trung bình NL cực đại
  • 62. mA (milliampere) mA setting quyết định sự đốt nóng dây tóc. Dây tóc càng nóng, càng nhiều electrons bị đẩy ra; càng nhiều electrons di chuyển trong bóng đèn, số lượng tia X tạo ra càng lớn. Không có sự thay đổi trong NL trung bình hay NL cực đại của chùm tia X. Tăng mA gấp đôi làm số lượng tia X tăng 2 lần. Thay đổi từ 5 mA thành 10 mA: NumberofX-rays X-ray Energy 10 mA (twice as many x-rays) 5 mA maximum energy average energy (no change) (no change)
  • 63. NumberofX-rays X-ray Energy 10 impulses (twice as many x-rays) 5 impulses maximum energy average energy Thời gian chụp Tăng thời gian chụp sẽ làm tăng số lượng tia X. Thời gian tăng gấp đôi thì số lượng tia X tạo ra tăng gấp đôi. Thời gian chụp không ảnh hưởng đến NL trung bình hay NL cực đại của chùm tia X. Thay đổi thời gian chụp từ 5 impulses thành 10 impulses: (no change) (no change)
  • 64. mAs or mAi mAs = milliamperes (mA) x seconds (s) mAi = milliamperes (mA) x impulses (i) Tất cả máy X quang đều có mA setting (có thể là cố định hoặc thay đổi được) và exposure time setting (luôn luôn điều chỉnh được). Kết quả của phép nhân “mA setting” với “exposure time” sẽ bằng mAs hay mAi, phụ thuộc vào exposure time tính bằng giây hoặc bằng impulses. VD, nếu mA setting là 5 và exposure time là 30 impulses, thì mAi sẽ là 150 (5 x 30). Nếu thay đổi mA setting thành 10 và giảm exposure time thành 15, mAi vẫn là 150 (10 x 15). Sẽ không có sự thay đổi số lượng tia X. Nếu máy X quang có mA settings điều chỉnh được, việc tăng mA sẽ cho phép giảm exposure time; điều này có ích cho đa số các trường hợp.
  • 65. 1. kVp, mA, exposure time (e.t.) theo khuyến cáo. 2. Tăng mA; không đổi kVp, e.t. 3. Giảm e.t.; không đổi kVp, mA 4. Tăng kVp; không đổi mA, e.t. 5. Tăng mA 2 lần, giảm e.t. 2 lần; không đổi kVp. A CB B A C A B overexposed correct exposure underexposed Trong những tình huống sau đây, bạn nghĩ phim X quang sẽ là: (A) tia cứng, (B) tia phù hợp hay (C) tia mềm? (cùng một BN).
  • 66. Sự lọc tia X (Filtration) Tia X NL thấp không góp phần vào việc tạo ảnh trên phim; và chúng làm cho cơ thể phơi nhiễm với bức xạ. Do đó chúng cần được loại bỏ. Quá trình loại bỏ những tia X có NL thấp ra khỏi chùm tia X được gọi là lọc (filtration). Quá trình lọc làm tăng NL trung bình (chất lượng) của chùm tia X. Có 2 thành phần để lọc tia X. Thứ nhất là thành phần lọc vốn có (inherent filtration), do các vật liệu có bên trong máy X quang mà tia X phải đi qua. Chúng gồm cửa sổ bằng beryli (beryllium window) của bóng đèn tia X, dầu trong đầu đèn và màng ngăn không cho dầu rò khỏi đầu đèn. Chúng loại bỏ những tia X rất yếu.
  • 67. Lọc tia X Thành phần lọc thứ 2 là đĩa nhôm được thêm vào ở trên đường đi của chùm tia X (thành phần lọc thêm vào- added filtration) => màng lọc. Các đĩa này loại bỏ những tia X có đủ năng lượng để đi qua khỏi những thành phần lọc vốn có nhưng vẫn không đủ năng lượng để tạo ảnh. Đĩa có độ dày thay đổi, khi kết hợp với thành phần lọc vốn có, sẽ tạo thành thành phần lọc toàn phần (total filtration) của máy X quang. Máy X quang hoạt động ở 70 kVp hoặc cao hơn đòi hỏi phải có total filtration tương đương 2.5 mm nhôm. (inherent filtration “tương đương” với một bề dày nào đó của nhôm). Máy X quang hoạt động dưới 70 kVp cần có một total filtration tương đương 1.5 mm nhôm.
  • 68. Bộ phận lọc tia X Inherent Cửa sổ beryllium của bóng đèn tia X Added Màng lọc Total Dầu/ Màng ngăn kim loại Màng lọc Ống côn Ống chuẩn trực Màng ngăn dầu Cửa sổ beryllium Dầu Bóng đèn tia X
  • 69. filter PID Màng lọc (filter) thường đặt ở đầu ống côn (PID), gắn dính với đầu đèn.
  • 70. Tia X sơ cấp (primary x-ray) Tia X tán xạ (scattered x-ray) Sự chuẩn trực (Collimation) Collimation được dùng với mục đích thu hẹp vùng bị chiếu tia X (giảm nhiễm tia cho BN) và giảm các tia tán xạ. Chúng ta muốn chùm tia X đi tới toàn bộ phim, nhưng không muốn phơi nhiễm quá mức cho BN. Khi tia X từ đầu đèn tương tác với mô vùng mặt, tia tán xạ (scatter radiation) được tạo ra. Tia tán xạ làm tăng phơi nhiễm cho BN và cũng làm giảm chất lượng hình ảnh trên phim.
  • 71. Collimation Ống chuẩn trực (collimator), đặt ở đầu ống côn nơi nó gắn dính với đầu đèn, nó là một đĩa chì (lead disk) có 1 lổ ở giữa. Kích thước của lổ quyết định kích thước cuối cùng của chùm tia X. Hình dạng của lổ sẽ quyết định hình dạng của chùm tia X. Nhìn qua ống côn thấy được ống chuẩn trực (mũi tên) có một lổ tròn ở giữa. Nó sẽ tạo ra chùm tia X có hình tròn. Vùng màu xám nhạt ở giữa là màng lọc nhôm.
  • 72. Hình dạng lổ trong ống chuẩn trực quyết định hình dạng chùm tia X. Kích thước của lổ quyết định kích thước chùm tia ở đầu ống côn. Ống côn có độ dài khác nhau; ống côn càng dài thì lổ trong ống chuẩn trực càng nhỏ. Tròn Tứ giác Collimation
  • 73. Chùm tia chuẩn trực (collimated beam) collimator target (x-ray source) Collimation 2.75 inches (7 cm) là đường kính lớn nhất của chùm tia hình tròn hay độ dài lớn nhất của cạnh dài chùm tia tứ giác ở đầu ống côn.
  • 74.
  • 75. Nếu đổi ống côn tròn đk 7 cm thành 6 cm, BN sẽ nhận bức xạ ít hơn 25% do vùng bị chiếu tia giảm 25%. Lổ ống chuẩn trực hình tứ giác làm BN nhận tia ít hơn 55% so với lổ tròn đk 7 cm. 6 cm round film (4.5 cm long) entrance entrance exit exit 6 cm 7 cm area covered at skin surface (6 cm round PID) area covered as beam exits (6 cm round PID) area covered at skin surface (7 cm round PID) area covered as beam exits (7 cm round PID) Collimation
  • 76. Chất lượng Số lượng (chủ yếu)kVp mA Thời gian chụp Sự lọc tia X Không đổi Không đổi Collimation không làm thay đổi năng lượng hay số lượng tia X trong chùm tia X đi đến phim; nó chỉ hạn chế kích thước và hình dạng của chùm tia. Chất lượng hay năng lượng trung bình của chùm tia X tăng khi tăng kVp hay tăng khả năng xuyên thấu. Số lượng tia X tăng khi tăng kVp, mA setting và kVp setting.
  • 77. This concludes the section on X-ray Production. Additional self-study modules are available at: http://dent.osu.edu/radiology/resources.php If you have any questions, you may e-mail me at: jaynes.1@osu.edu Robert M. Jaynes, DDS, MS Director, Radiology Group College of Dentistry Ohio State University