SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Lê Đức Long
Nhóm thực hiện: Nhóm 10
Thành viên:
Trương Thị Hiệp Hòa
Lê Thị Thái An
Mục lục:
I. Nội dung trọng tâm:............................................................................................................................1
1. Sự khác biệt giữa những nội dung đánh giá sinh viên là gì?.......................................................1
2. Sự khác biệt giữa những đề tài nghiên cứu sinh viên là gì?........................................................1
3. Đề tài nghiên cứu nào thì thích hợp với bạn ?..............................................................................2
4. Bạn mong đợi làm và học được điều gì ? ......................................................................................2
II. Nội dung tự nghiên cứu:.................................................................................................................2
1. Khoa học là gì ? Sự phát triển của khoa học và phân loại nó như thế nào ?.............................2
2. Nghiên cứu khoa học là gì? Bản chất và đặc điểm của nghiên cứu khoa học là gì? .................4
3. Hãy tìm hiểu và trình bày hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học? Phân tích và lí
giải các bước?..........................................................................................................................................7
4. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học là gì? .............................................................................9
1
Chủ đề 1: Đề tài NCKH của sinh viên là gì ?
I. Nội dung trọng tâm:
1. Sự khác biệt giữa những nội dung đánh giá sinh viên là gì?
Sự đánh giá sinh viên bậc đại học rơi vào hai loại:
 Thông báo về việc học và cho bạn nhận được những hồi đáp về kết quả học
tập mà không mang tính trân trọng
 Giá trị về việc phân bậc trình độ đại học sẽ cho ra những kết quả nghiên
cứu tốt hơn
- Hầu hết những dự án mang tính khả thi cung cấp lượng điểm rất lớn đối với sinh
viên năm cuối và sự phân loại bằng cấp. Chính vì thế rất là quan trọng để sinh viên
chuẩn bị một cách đầy đủ và có lập kế hoạch cụ thể cho dự án của họ để được kết
quả tốt nhất. Bởi hầu hết những dự án theo kiểu định nghĩa không có yếu tố kiểm
tra cộng đồng. Nêu cao những nguồn học phần đem lại lòng tin cho những thí sinh
mà cảm thấy bài kiểm tra khó. Những sinh viên chưa tốt nghiệp được kiểm tra bởi
sự đa dạng của việc đánh giá liên quan đến bài kiểm tra không biết trước câu hỏi,
đề mở, thuyết trình và thực hành trước lớp. Sự khác biệt giữa đánh giá này là đem
lại những công trình nghiên cứu gì cho tương lai, có được sự ủng hộ không và kết
quả như thế nào.
- Kết quả cuối cùng của những đề tài thì thường không biết trước và có là cơ hội
cho những sinh viên biết thêm về những công trình nghiên cứu để mang lại những
ý kiến cá nhân và những triết lý sống để làm việc. Vì thế, nó rất quan trọng để bạn
có thể liên hệ với những đề tài mà bạn sẽ giải quyết trong tương lai.
2. Sự khác biệt giữa những đề tài nghiên cứu sinh viên là gì?
Khác nhau về:
 Chi phí nghiên cứu
 Thời gian đầu tư
 Phạm vi thực hiện
 Độ chuyên sâu đề tài
Có các dạng đề tài nghiên cứu sau:
 Đề tài nghiên cứu dạng thực nghiệm
 Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm lap với tập mẫu chuẩn bị trước để phân
tích và đánh giá kết quả
 Đề tài nghiên cứu dạng khảo sát hiện trạng
 Tập hợp dữ liệu và kết quả của các nghiên ứu hiện tại để có một tập kết quả
báo cáo
 Ít được đánh giá cao nếu không có sự phân tích và xử lý dữ liệu đã nghiên cứu
Ví dụ: Khảo sát hiện trạng về tình hình triển khai và ứng dụng e-Learning tại
các trường đại học tại Việt Nam trong thời gian 10 năm gần đây.
2
 Đề tài nghiên cứu dạng ‘siêu phân tích_một dạng khảo sát hiện trạng nâng cao
áp dụng các mô hình phức tạp để đạt đến một kết luận nào đó
 Tập hợp dữ liệu và kết quả của các nghiên cứu hiện tại để xử lý và phân tích dữ
liệu trên đó
Ví dụ: Phân tích và thống kê về tình hình triển khai và ứng dụng e-Leaening
trong các trường đại học tại Việt Nam trong thời gian 10 năm gần đây.
 Đề tài nghiên cứu dạng được can dự (tham gia một phần)
 Tuyển chọn sinh viên tình nguyện tham gia vào mộ phần của dự án/đề tài
nghiên cứu lớn nào đó
 Việc tuyển chọn rất giới hạn và với một sự tài trợ rất ít dựa trên CV và đạo đức
của sinh viên tình nguyện
Ví dụ: Tiếp cận mô hình AceLF (Le et al., 2010) để xây dựng một hệ thống
học thích nghi dựa trên nền Moodle 2.x-đề tài có sự tham gia của 6 sinh viên (3
khóa luận tốt nghiệp)
 Đề tài nghiên cứu dạng bảng khảo sát (câu hỏi)
 Dùng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu từ những người tình nguyện
(được tuyển chọn)
Ví dụ: Thu thập dữ liệu dựa trên bảng khảo sát sinh viên năm 3,4 khoa CNTT
– Tr.ĐHSP Tp.HCM (2010) để đánh giá thái độ và tính tích cực trong hoạt
động học tập của sinh viên.
 Đề tài nghiên cứu dạng phân tích dữ liệu
 Dùng bảng câu hỏi khải sát để thu thập dữ liệu từ những người tình nguyện
(được tuyển chọn)
Ví dụ: Phân tích dữ liệu dựa trên bảng khảo sát 148 sinh viên năm 3,4 khoa
CNTT- TR.ĐHSP Tp.HCM (2010) để đánh giá thái độ và tính tích cực trong
hoạt động học tập của sinh viên.
3. Đề tài nghiên cứu nào thì thích hợp với bạn ?
4. Bạn mong đợi làm và học được điều gì ?
II. Nội dung tự nghiên cứu:
1. Khoa học là gì ? Sự phát triển của khoa học và phân loại nó như thế nào ?
- Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự
vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên xã hội tư duy”.
- Khoa học phát triển từ những phương hướng nghiên cứu đến trường phái, từ đó
có thể hình thành một bộ môn hoặc một ngành khoa học. Sự phát triển có thể
hình dung theo sơ đồ chỉ sau:
3
- Phương hướng khoa học là một tập hợp những nội dung nghiên cứu thuộc một
hoặc một số lĩnh vực khoa học, được định hướng theo một hoặc một số mục
tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận.
- Trường phái khoa học là một phương hướng khoa học được phát triển đến một
cách nhìn mới hoặc một góc nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề
cho sự hình thành một hướng mới về lý thuyết và phương pháp luận.
- Bộ môn khoa học là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên
cứu.
- Ngành khoa học là một lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học hoặc
một lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, khi nói “chuyên gia ngành luật” có nghĩa là
người hoạt động trong ngành luật, đã nắm vững hàng loạt bộ môn khoa học về
luật, như luật dân sự, luật quốc tế, luật học so sánh, v.v..
- Phân loại khoa học là sự phân chia các bộ môn khoa học thành những nhóm
các bộ phận khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó. Phân loại khoa học là để
nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức. Có nhiều cách phân loại dựa trên một
tiêu thức có ý nghĩa ứng dụng nhất định.
a. Phân loại theo phương pháp hình thành khoa học
- Tiêu thức phân loại là cơ sở hình thành lý thuyết của bộ môn khoa học.
Cách phân loại này không quan tâm đến việc khoa học nghiên cưu cái gì, mà chỉ
quan tâm đến việc khoa học được hình thành như thế nào. Theo tiêu thức này,
khoa học được phân chia thành:
 Khoa học tiền nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những
tiêu đề hoặc hệ tiên đề, ví dụ, hình học, lý thuyết tương đối.
 Khoa học hậu nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên quan
sát hoặc thực nghiệm, ví dụ, xã hội học, vật lí học thực nghiệm.
 Khoa học phân lập, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những sự
phân chia đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học vốn tồn tại thành những
đối tượng nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ, khảo cổ học được phân lập từ sử học, cơ học
được phân lập từ vật lí học.
Bộ môn khoa học
Trường phái khoa học
Phương hướng khoa
học
Ý tưởng khoa
học
Ngành khoa học
4
 Khoa học tích hợp, lá những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên sự hợp
nhất về cơ sở lí thuyết hoặc phương pháp luận của hai hoặc nhiều bộ môn khoa
học khác nhau, ví dụ, kinh tế học chính trị được tích hợp từ kinh tế học và chính trị
học, hóa lí được tích hợp từ hóa học và vật lí học.
b. Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học
- Tiêu thức trong trường hợp này là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Khoa học
được sắp xếp tương ứng với sự phát triển biện chứng của khách thể. Người đầu
tiên đưa ý tưởng phân loại khoa học này là F. Engels. Sau này, B. Kedrov đã phát
triển ý tưởng của Enfgels và trình bày mô hình hệ thống tri thức khoa học bằng
một tam giác với ba đỉnh gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và triết học.
- Để tiện sử dụng, mô hình này đã đươc tuyến tính hóa theo trình tự sau:
 Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học chính xác)
 Khoa học kĩ thuật và công nghệ, vú dụ, kĩ thuật điện tử, kĩ thuật di truyền.
 Khoa học nông nghiệp(bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản)
 Khoa học sức khỏe, ví dụ, dịch tể học, bệnh học.
 Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ, sử học, ngôn ngữ học.
 Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học.
Bảng phân loại được tuyến tính hóa như chúng ta vẫn sử dụng ngày nay, có ưu
điểm là nó xuất phát từ mô hình hệ thống tri thức tương ứng với sự phát triển
biện chứng của khách thể. Tuy nhiên mô hình này cũng có nhiều nhược điểm.
Chẳng hạn:
Toán học được xếp trong nhóm khoa học tự nhiên dẫn đến quan điểm toán học
là khoa học tự nhiên; quan niệm phương pháp toán học là phương pháp luận
khoa học tự nhiên, không thấy thấy được phương pháp luận chung cho mọi
khoa học. Thực ra, theo Angels, “Toán học là khoa học nghiên cứu các hình
thức không gian và quan hệ định lượng của thế giới hiện thực”. Như vậy đối
tượng của toán học không hề là một vật thể tồn tại trong tự nhiên, cũng không
phải là một hiện tượng tự nhiên. Trong tam giác Kedrov, toán học nằm ngoài
vùng các khoa học tự nhiên và là nơi gặp nhau giữa vật lí học và triết học.
Triết học vẫn được quan niệm là khoa học xã hội. Đây cũng là một sự ướt lệ,
bởi vì, triết học là “khoa học về các qui luật phổ quát của tự nhiên, xã hội, tư
duy, phương pháp luận chung về nhận thức khoa học”. Trong tam giác Kedrov,
triết học nằm ở một đỉnh riêng, bên ngoài khoa học xã hội và nhân văn.
2. Nghiên cứu khoa học là gì? Bản chất và đặc điểm của nghiên cứu khoa học là
gì?
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những
điều mà khoa học chưa biết: hoặc la phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật
mới để cải taọ thế giới.
- Nghiên cứu khoa học là một quá trình nhận thức hướng vào
5
- Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng, phát hiện các qui
luật vốn có của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm phát triển
nhận thức khoa học về thế giới.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ sáng tạo góp phần cải tạo hiện thực:
+ Vận dụng qui luật để sáng tạo các giải pháp tác động tích cực vào sự vật hiện
tượng.
+ Tạo dựng các nguyên lý hoàn toàn mới về “công nghệ” nhằm phục vụ cho công
việc chế biến vật chất và thông tin.
Vậy bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học
nhằm nhận thức thế giới tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo
thế giới.
Đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu và các sản phẩm thu được sau nghiên cứu mà người
ta chia thành những loại hình nghiên cứu khoa học khác nhau. Nghiên cứu khoa
học thông thường bao gồm những loại hình sau:
o Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm phát hiện bản chất và qui
luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người, nhờ đó làm
thay đổi nhận thức của con người.
- Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát kiến,
phát minh, và thường dẫn đến việc hình thành hệ thống lý thuyết có ảnh
hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. Chẳng hạn: Archimede phát
hiện định luật sức năng của nước; Marie và Piere Curie phát hiện nguyên tố
phóng xạ rađium; Karl Marx phát hiện qui luât giá trị thặng dư; Adam Smith
phát hiện qui luật “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường.v.v.
- Phát hiện là sự khám phá ra vật thể, các qui luật xã hôi làm thay đổi nhận
thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ có thể áp dụng thông qua giải pháp. Vì
vậy, phát hiện không có giá trị thương mại, không cấp bằng và không được
bảo hộ pháp lí.
- Phát minh là sự khám phá ra những qui luật, những tính chất hoặc những hiện
tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai
biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản con người. Đối tượng của phát minh là
những hiện tượng, tính chất, quy luật của thế giới vật chất đang tồn tại một
cách khách quan. Nhưng theo qui ước thì những đối tượng sau đây không
được xem là phát minh mà chỉ xem là các phát hiện hoặc phát kiến: phát hiện
về địa lí tự nhiên, địa chất, tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, phát hiện khảo
cổ học, phát hiện trong khoa học xã hội…
- Xét trên mức độ và mục đích nghiên cứu có thể chia nghiên cứu cơ bản thành
hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng.
Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặc
nghiên cứu cơ bản không định hướng. Đây là những hoạt động nghiên cứu với
mục đích thuần túy là phát hiện ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự
6
nhiên, xã hội để nâng cao nhận thức mà chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa
ứng dụng.
Nghiên cứu cơ bản định hướng là hoạt động nghiên cứu cơ bản nhằm vào mục
đích nhất định hoặc để ứng dụng vào những định kiến dự trước…
o Nghiên cứu ứng dụng
- Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng các qui luật đã được
phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, tạo dựng các nguyên lí
công nghệ mới, nguyên lí sản phẩm mới và nguyên lí dịch vụ mới, áp dụng
chúng vào sản xuất và đời sống.
- Sản phẩm của nguyên lí ứng dụng có thể là những giải pháp mới về tổ chức,
quản lí, công nghệ, vật liệu, sản phẩm. Một số giải pháp về công nghệ có thể
trở thành sáng chế. Sáng chế là loại thành tựu trong khoa học, kĩ thuật và công
nghệ, trong khoa học xã hội và nhân văn không có sản phẩm loại này.
Sáng chế là một giải pháp kĩ thuật mang tính mới về nguyên lì kĩ thuật, tính
sáng tạo và áp dụng được. Vì sáng chế có khả năng áp dụng, nên có ý nghĩa
thương mại, được cấp bằng sáng chế, có thể mua bản patent hoặc kí kết các
hợp đồng cấp giấy phép sử dụng cho người có nhu cầu và đươc bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp;
Lưu ý: nhận thức của con người không bao giờ có mục đích tự thân mà kết
quả nhận thức phải quay trở về thực tiễn. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng
là một tất yếu trong hoạt động nghiên cứu khoa học và nó gắn bó chặt chẽ
với nghiên cứu cơ bản. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng là sự cụ thể hóa
kết quả nghiên cứu cơ bản vào trong các lĩnh vực của sản xuất và đời sống.
Nó là khâu quan trọng làm cho khoa học, kĩ thuật trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Tuy nhiên, để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào
thực tiễn thì còn cần tiến hành loại hình nghiên cứu triển khai.
o Nghiên cứu triển khai
-Nghiên cứu triển khai là hoạt động nghiên cứu vận dụng các qui luật và
các nguyên lí công nghệ hoặc nguyên lí vật liệu để đưa ra những hình
mẫu về một phương tiện kĩ thuật mới, dịch vụ mới với những tham số đủ
mang tính khả thi về mặt kĩ thuật.
-Nghiên cứu triển khai gồm cả quá trình thiết kế thử nghiệm và mô hình
thẻ nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu triển khai chia thành hai loại: Triển khai
trong phòng là loại hình triên khai thực nghiệm hướng vào việc áp dụng
trong phòng thí nghiệm những nguyên lí thu được từ nghiên cứu ứng
dụng nhằm khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm chưa quan tâm
đến qui mô áp dụng.
-Triển khai bán đại trà còn được gọi là pilot trong cac nghiên cứu thuộc
lĩnh vực khoa học kĩ thuật và khoa học công nghệ; là dạng triển khai
nhằm kiểm chứng giả thuyết về một hình mẫu trên một qui mô nhất định,
thường là qui mô áp dụng bán đại trà nhằm xác định những điều kiện cần
và đủ để mở rộng áp dụng đại trà.
7
Nghiên cứu triển khai còn được áp dụng trong nghiên cứu khoa học kĩ
thuật và khoa học xã hội. Trong khoa học kĩ thuật hoạt động triển khai
được áp dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới; trong khoa học và xã
hội có thể thử nghiệm một phương pháp dạy học ở các lớp thi điểm một
mô hình quản lí mới tại một cơ sở được lựa chọn.
o Nghiên cứu thăm dò
Nghiên cứu thăm dò là hoạt động nghiên cứu nhằm xác định hướng nghiên
cứu, là dạng thăm dò thị trường để tìm kiếm cơ hội nghiên cứu.
Nghiên cứu thăm dò có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển của khoa học,
nó đặt nền tảng cho việc nghiên cứu, khám phá những bí ẩn của thế giới vật
chất, là cơ sở để hình thành nhiều bộ môn, nhiều ngành khoa học mới,
những nghiên cứu thăm dò không thể tính toán được hiệu quả kinh tế.
Sự phân chia các loại hình nghiên cứu là để nhận thức rõ bản chất của
nghiên cứu khoa học, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổ
chức nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữa
các đối tác. Tuy nhiên, các loại hình nghiên cứu khoa học có mối quan hệ
với nhau ở những mức độ nhất định và trên thực tế, trong một đề tài khoa
học cũng có thể tồn tại cả bốn, ba hoặc hai, loại hình nghiên cứu.
3. Hãy tìm hiểu và trình bày hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học?
Phân tích và lí giải các bước?
a. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua
đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ
bản là cơ sở cho lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về
những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình thực nghiệm
lí thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, người nghiên cứu cần hướng vào thu
thập và xử lí những thông tin sau:
 Cơ sở lí thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình
 Thành tựu lí thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu
 Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên các ấn phẩm
 Số liệu thống kê
 Chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu
i. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
Phương pháp phân tích lí thuyết: phân tích nguồn tài liệu, phân tích tác giả, phân
tích nội dung
Phương pháp tổng hợp lí thuyết: Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích thiếu hoặc sai
lệch; lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ; sắp xếp
tài liệu theo lịch đại, sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân-quả để nhận dạng tương
tác; làm tái hiện qui luật(đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu,
chính là mục đích của tiếp cận lịch sử); giải thích qui luật(công việc này đòi hỏi
phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các qui
luật hoặc hiện tượng)
8
ii. Phương pháp phân loại và tổng hợp hóa lí thuyết
iii. Phương pháp mô hình hóa
Mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá
trình… bằng cách xây dựng các mô hình của chúng và dựa trên mô hình đó để
nghiên cứu đối tượng thực.
Tính chất của mô hình: tính tương tự, tính đơn giản, tính trực quan, tính lí tưởng,
tính qui luật riêng.
Các loại mô hình như: mô hình vật chất, mô hình tinh thần, mô hình lí thuyết, mô
hình thực nghiệm, mô hình tính toán, mô hình vật lí, mô hình sinh học, mô hình
sinh thái, mô hình xã hội
iv. Phương pháp giả thuyết
Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự
đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó phương pháp
giả thuyết có hai chức năng: dự báo và dẫn đường, nó đóng vai trò là một phương
pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học.
v. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa để phát hiện bản chất và qui
luật vận động của đối tượng.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử yêu cầu người nghiên cứu làm rõ quá trình phát
sinh, phát triển cụ thể của đối tượng, phải nắm được sự vận động cụ thể trong toàn
bộ tính phong phú của nó, phải bám sát đối tượng, theo dõi những bước quanh co,
những cái ngẫu nhiên, tất yếu của lịch sử, những tính phức tạp muôn màu muôn vẻ
trong các hoàn cảnh khác nhau và theo một trật tự thời gian nhất định… từ đó phát
hiện sợi dây lịch sử, đó chính là mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.
b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp trực tiếp tác động vào
đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối
tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thập thông tin hoặc làm nãy sinh các ý tưởng
nghiên cứu và đề xuất sáng tạo.
vi. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện
tượng, quá trình trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những
số liệu, đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó
vii. Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn
người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó.
Có các loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học
 Điều tra cơ bản là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên một diện rộng để
nghiên cứu các qui luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và
định lượng.
 Điều tra xã hội học là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự
kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu…
9
 Điều tra bằng trò chuyện là phương pháp thu thập sự kiện về các hiện tượng,
quá trình tâm lí thông qua quá trình giao tiếp trực tiếp với đối tượng theo
một chương trình đã vạch ra một cách đặc biệt
 Điều tra bằng phiếu là phương pháp thu thập sự kiện dựa trên cơ sở trả lời
bằng văn bản của người được nghiên cứu theo một chương trình đã được
thiết lập một cách đặc biệt.
 Điều tra bằng trắc nghiệm là một công cụ đo lường đã được chuẩn hóa, để
đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của một nhân cách hoàn
chỉnh qua những câu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ bằng những
loại hành vi khác.
viii.Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên
gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý
nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy
nhiên nó chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên
sử dụng khi các phương pháp không có điều kiện thực hiện, không thể thực hiện được
hoặc có thể sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.
 Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin
 Phỏng vấn hội đồng
 Điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp dùng phiếu hỏi do người
nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu với những câu hỏi được sắp xếp theo một
trật tự của suy luận logic, người nghiên cứu có thể thu được những thông
tin chân xác về sự vật hoặc đối tượng điều tra.
ix.Phương pháp thực nghiệm khoa học
Là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một
cách đặc biệt, đảm bảo cho sự thể hiện tích cực, chủ động của các hiện tượng nghiên cứu,
sự kiên nghiên cứu
 Thực nghiệm tự nhiên
 Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
v.Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lí luận
với thực tế, đem lí luận phân tích thực tế, từ lí luận phân tích thực tế lại rút ra lí luận cao
hơn.
4. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học là gì?
Sơ đồ trình tự logic của nghiên cứu khoa học là:
1. Phát hiện vấn đề(đặt câu hỏi nghiên cứu)
2. Đặt giả thuyết(tìm câu trả lời sơ bộ)
3. Lập phương án thu thập thông tin(xác định luận chứng)
4. Luận cứ lí thuyết(xây dựng cơ sở lí luận)
5. Luận cứ thực tiễn(quan sát, thực nghiệm)
6. Phân tích và bàn luận kết quả xử lí thông tin
7. Tổng hợp kết quả/ kết luận/ khuyến nghị
10
Bước 1: phát hiện vấn đề nghiên cứu là giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu. Khi đặt
ra câu hỏi, người nghiên cứu sẽ đưa ra được câu trả lời, nghĩa là, có thể xác định
được phương hướng nghiên cứu.
Bước 2: xây dựng giả thuyết khoa học, tức xây dựng luận đề nghiên cứu, tức
những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật. Quá trình nghiên cứu chính là quá trình
tìm kiếm luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ luận đề.
Bước 3: lập phương án thu thập thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát, dự
kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp. Đây chính là quá trình xác định luận
chứng của nghiên cứu.
Bước 4: xây dựng cơ sở lí luận, tức luận cứ lí thuyết của nghiên cứu. Khi xác định
được luận cứ lí thuyết, người nghiên cứu biết được những bộ môn khoa học nào
cần được vận dụng để làm chỗ dựa cho công trình nghiên cứu.
Bước 5: thu thập những dữ liệu nhằm hình thành các luận cứ thực tiễn của nghiên
cứu. Dữ liệu cần thu thập được bao gồm những thông tin định tính và định lượng.
Bước 6: phân tích và bàn luận kết quả xử lí thông tin, tức kết quả nghiên cứu, đánh
giá mặt mạnh, mặt yếu trong trong kết quả xử kí thông tin; chỉ ra những sai lệch
trong quan sát, thực nghiệm; đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ
có thể chấp nhận trong kết quả nghiên cứu.
Bước 7: Tổng hợp kết quả/Kết luận/Khuyến nghị. Phần này là kết quả cuối cùng
của nghiên cứu, bao gồm 4 nội dung: tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát nhất
về kết quả; Kết luận mặt mạnh và mặt yếu; Khuyến nghị về khả năng áp dụng, và
Khuyến nghị về việc tiếp tục nghiên cứu hoặc kết thúc sự quan tâm tới nội dung
nghiên cứu.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhap Tran
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Bài 3 lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
Bài 3  lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trườngBài 3  lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
Bài 3 lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trườngQuyen Le
 
Bao cao ngành dược phẩm việt nam
Bao cao ngành dược phẩm việt namBao cao ngành dược phẩm việt nam
Bao cao ngành dược phẩm việt namNhan Luan
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-khách-hàng
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-khách-hàngBảng câu-hỏi-khảo-sát-khách-hàng
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-khách-hàngKhanh V. Nguyen
 
Kiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm định giả thuyết thống kêKiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm định giả thuyết thống kêLe Nguyen Truong Giang
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtRiêng Trời
 

La actualidad más candente (20)

Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
 
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểmĐề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
đáP án
đáP ánđáP án
đáP án
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Bài 3 lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
Bài 3  lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trườngBài 3  lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
Bài 3 lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
 
Bao cao ngành dược phẩm việt nam
Bao cao ngành dược phẩm việt namBao cao ngành dược phẩm việt nam
Bao cao ngành dược phẩm việt nam
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-khách-hàng
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-khách-hàngBảng câu-hỏi-khảo-sát-khách-hàng
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-khách-hàng
 
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
 
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty DượcMa trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩmĐề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
 
Hanh vi khach hang
Hanh vi khach hangHanh vi khach hang
Hanh vi khach hang
 
Kiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm định giả thuyết thống kêKiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm định giả thuyết thống kê
 
chương 3 Hành vi mua của khách hàng
chương 3 Hành vi mua của khách hàngchương 3 Hành vi mua của khách hàng
chương 3 Hành vi mua của khách hàng
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
 
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa họcBài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 

Similar a Báo cáo NCKH

Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptxNghiaLeTrong4
 
Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghi...
Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghi...Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghi...
Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghi...nataliej4
 
Nghiên cứu khoa học ứng dụng giảng dạy .A.gioi thieu
Nghiên cứu khoa học ứng dụng giảng dạy  .A.gioi thieuNghiên cứu khoa học ứng dụng giảng dạy  .A.gioi thieu
Nghiên cứu khoa học ứng dụng giảng dạy .A.gioi thieuNguyễn Bá Quý
 
Mot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiMot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiLe Hang
 
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc gi...Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc gi...nataliej4
 
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...nataliej4
 
PPNCKH 2022.pdf
PPNCKH 2022.pdfPPNCKH 2022.pdf
PPNCKH 2022.pdfAnnaV25
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdfSlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdfNgaNga71
 
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng nataliej4
 
Bvlv ngan-k22
Bvlv ngan-k22Bvlv ngan-k22
Bvlv ngan-k22Lê Ngân
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 

Similar a Báo cáo NCKH (20)

Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
 
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
 
Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghi...
Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghi...Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghi...
Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghi...
 
Nghiên cứu khoa học ứng dụng giảng dạy .A.gioi thieu
Nghiên cứu khoa học ứng dụng giảng dạy  .A.gioi thieuNghiên cứu khoa học ứng dụng giảng dạy  .A.gioi thieu
Nghiên cứu khoa học ứng dụng giảng dạy .A.gioi thieu
 
Mot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiMot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien dai
 
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc gi...Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Đại học Quốc gi...
 
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
 
PPNCKH 2022.pdf
PPNCKH 2022.pdfPPNCKH 2022.pdf
PPNCKH 2022.pdf
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
 
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdfSlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
 
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái họcLuận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
 
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
 
Bvlv ngan-k22
Bvlv ngan-k22Bvlv ngan-k22
Bvlv ngan-k22
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 

Báo cáo NCKH

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC Giáo viên hướng dẫn: Lê Đức Long Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Thành viên: Trương Thị Hiệp Hòa Lê Thị Thái An
  • 2. Mục lục: I. Nội dung trọng tâm:............................................................................................................................1 1. Sự khác biệt giữa những nội dung đánh giá sinh viên là gì?.......................................................1 2. Sự khác biệt giữa những đề tài nghiên cứu sinh viên là gì?........................................................1 3. Đề tài nghiên cứu nào thì thích hợp với bạn ?..............................................................................2 4. Bạn mong đợi làm và học được điều gì ? ......................................................................................2 II. Nội dung tự nghiên cứu:.................................................................................................................2 1. Khoa học là gì ? Sự phát triển của khoa học và phân loại nó như thế nào ?.............................2 2. Nghiên cứu khoa học là gì? Bản chất và đặc điểm của nghiên cứu khoa học là gì? .................4 3. Hãy tìm hiểu và trình bày hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học? Phân tích và lí giải các bước?..........................................................................................................................................7 4. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học là gì? .............................................................................9
  • 3.
  • 4. 1 Chủ đề 1: Đề tài NCKH của sinh viên là gì ? I. Nội dung trọng tâm: 1. Sự khác biệt giữa những nội dung đánh giá sinh viên là gì? Sự đánh giá sinh viên bậc đại học rơi vào hai loại:  Thông báo về việc học và cho bạn nhận được những hồi đáp về kết quả học tập mà không mang tính trân trọng  Giá trị về việc phân bậc trình độ đại học sẽ cho ra những kết quả nghiên cứu tốt hơn - Hầu hết những dự án mang tính khả thi cung cấp lượng điểm rất lớn đối với sinh viên năm cuối và sự phân loại bằng cấp. Chính vì thế rất là quan trọng để sinh viên chuẩn bị một cách đầy đủ và có lập kế hoạch cụ thể cho dự án của họ để được kết quả tốt nhất. Bởi hầu hết những dự án theo kiểu định nghĩa không có yếu tố kiểm tra cộng đồng. Nêu cao những nguồn học phần đem lại lòng tin cho những thí sinh mà cảm thấy bài kiểm tra khó. Những sinh viên chưa tốt nghiệp được kiểm tra bởi sự đa dạng của việc đánh giá liên quan đến bài kiểm tra không biết trước câu hỏi, đề mở, thuyết trình và thực hành trước lớp. Sự khác biệt giữa đánh giá này là đem lại những công trình nghiên cứu gì cho tương lai, có được sự ủng hộ không và kết quả như thế nào. - Kết quả cuối cùng của những đề tài thì thường không biết trước và có là cơ hội cho những sinh viên biết thêm về những công trình nghiên cứu để mang lại những ý kiến cá nhân và những triết lý sống để làm việc. Vì thế, nó rất quan trọng để bạn có thể liên hệ với những đề tài mà bạn sẽ giải quyết trong tương lai. 2. Sự khác biệt giữa những đề tài nghiên cứu sinh viên là gì? Khác nhau về:  Chi phí nghiên cứu  Thời gian đầu tư  Phạm vi thực hiện  Độ chuyên sâu đề tài Có các dạng đề tài nghiên cứu sau:  Đề tài nghiên cứu dạng thực nghiệm  Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm lap với tập mẫu chuẩn bị trước để phân tích và đánh giá kết quả  Đề tài nghiên cứu dạng khảo sát hiện trạng  Tập hợp dữ liệu và kết quả của các nghiên ứu hiện tại để có một tập kết quả báo cáo  Ít được đánh giá cao nếu không có sự phân tích và xử lý dữ liệu đã nghiên cứu Ví dụ: Khảo sát hiện trạng về tình hình triển khai và ứng dụng e-Learning tại các trường đại học tại Việt Nam trong thời gian 10 năm gần đây.
  • 5. 2  Đề tài nghiên cứu dạng ‘siêu phân tích_một dạng khảo sát hiện trạng nâng cao áp dụng các mô hình phức tạp để đạt đến một kết luận nào đó  Tập hợp dữ liệu và kết quả của các nghiên cứu hiện tại để xử lý và phân tích dữ liệu trên đó Ví dụ: Phân tích và thống kê về tình hình triển khai và ứng dụng e-Leaening trong các trường đại học tại Việt Nam trong thời gian 10 năm gần đây.  Đề tài nghiên cứu dạng được can dự (tham gia một phần)  Tuyển chọn sinh viên tình nguyện tham gia vào mộ phần của dự án/đề tài nghiên cứu lớn nào đó  Việc tuyển chọn rất giới hạn và với một sự tài trợ rất ít dựa trên CV và đạo đức của sinh viên tình nguyện Ví dụ: Tiếp cận mô hình AceLF (Le et al., 2010) để xây dựng một hệ thống học thích nghi dựa trên nền Moodle 2.x-đề tài có sự tham gia của 6 sinh viên (3 khóa luận tốt nghiệp)  Đề tài nghiên cứu dạng bảng khảo sát (câu hỏi)  Dùng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu từ những người tình nguyện (được tuyển chọn) Ví dụ: Thu thập dữ liệu dựa trên bảng khảo sát sinh viên năm 3,4 khoa CNTT – Tr.ĐHSP Tp.HCM (2010) để đánh giá thái độ và tính tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên.  Đề tài nghiên cứu dạng phân tích dữ liệu  Dùng bảng câu hỏi khải sát để thu thập dữ liệu từ những người tình nguyện (được tuyển chọn) Ví dụ: Phân tích dữ liệu dựa trên bảng khảo sát 148 sinh viên năm 3,4 khoa CNTT- TR.ĐHSP Tp.HCM (2010) để đánh giá thái độ và tính tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên. 3. Đề tài nghiên cứu nào thì thích hợp với bạn ? 4. Bạn mong đợi làm và học được điều gì ? II. Nội dung tự nghiên cứu: 1. Khoa học là gì ? Sự phát triển của khoa học và phân loại nó như thế nào ? - Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên xã hội tư duy”. - Khoa học phát triển từ những phương hướng nghiên cứu đến trường phái, từ đó có thể hình thành một bộ môn hoặc một ngành khoa học. Sự phát triển có thể hình dung theo sơ đồ chỉ sau:
  • 6. 3 - Phương hướng khoa học là một tập hợp những nội dung nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học, được định hướng theo một hoặc một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận. - Trường phái khoa học là một phương hướng khoa học được phát triển đến một cách nhìn mới hoặc một góc nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho sự hình thành một hướng mới về lý thuyết và phương pháp luận. - Bộ môn khoa học là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu. - Ngành khoa học là một lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học hoặc một lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, khi nói “chuyên gia ngành luật” có nghĩa là người hoạt động trong ngành luật, đã nắm vững hàng loạt bộ môn khoa học về luật, như luật dân sự, luật quốc tế, luật học so sánh, v.v.. - Phân loại khoa học là sự phân chia các bộ môn khoa học thành những nhóm các bộ phận khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó. Phân loại khoa học là để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức. Có nhiều cách phân loại dựa trên một tiêu thức có ý nghĩa ứng dụng nhất định. a. Phân loại theo phương pháp hình thành khoa học - Tiêu thức phân loại là cơ sở hình thành lý thuyết của bộ môn khoa học. Cách phân loại này không quan tâm đến việc khoa học nghiên cưu cái gì, mà chỉ quan tâm đến việc khoa học được hình thành như thế nào. Theo tiêu thức này, khoa học được phân chia thành:  Khoa học tiền nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những tiêu đề hoặc hệ tiên đề, ví dụ, hình học, lý thuyết tương đối.  Khoa học hậu nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên quan sát hoặc thực nghiệm, ví dụ, xã hội học, vật lí học thực nghiệm.  Khoa học phân lập, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những sự phân chia đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học vốn tồn tại thành những đối tượng nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ, khảo cổ học được phân lập từ sử học, cơ học được phân lập từ vật lí học. Bộ môn khoa học Trường phái khoa học Phương hướng khoa học Ý tưởng khoa học Ngành khoa học
  • 7. 4  Khoa học tích hợp, lá những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lí thuyết hoặc phương pháp luận của hai hoặc nhiều bộ môn khoa học khác nhau, ví dụ, kinh tế học chính trị được tích hợp từ kinh tế học và chính trị học, hóa lí được tích hợp từ hóa học và vật lí học. b. Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học - Tiêu thức trong trường hợp này là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Khoa học được sắp xếp tương ứng với sự phát triển biện chứng của khách thể. Người đầu tiên đưa ý tưởng phân loại khoa học này là F. Engels. Sau này, B. Kedrov đã phát triển ý tưởng của Enfgels và trình bày mô hình hệ thống tri thức khoa học bằng một tam giác với ba đỉnh gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và triết học. - Để tiện sử dụng, mô hình này đã đươc tuyến tính hóa theo trình tự sau:  Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học chính xác)  Khoa học kĩ thuật và công nghệ, vú dụ, kĩ thuật điện tử, kĩ thuật di truyền.  Khoa học nông nghiệp(bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản)  Khoa học sức khỏe, ví dụ, dịch tể học, bệnh học.  Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ, sử học, ngôn ngữ học.  Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học. Bảng phân loại được tuyến tính hóa như chúng ta vẫn sử dụng ngày nay, có ưu điểm là nó xuất phát từ mô hình hệ thống tri thức tương ứng với sự phát triển biện chứng của khách thể. Tuy nhiên mô hình này cũng có nhiều nhược điểm. Chẳng hạn: Toán học được xếp trong nhóm khoa học tự nhiên dẫn đến quan điểm toán học là khoa học tự nhiên; quan niệm phương pháp toán học là phương pháp luận khoa học tự nhiên, không thấy thấy được phương pháp luận chung cho mọi khoa học. Thực ra, theo Angels, “Toán học là khoa học nghiên cứu các hình thức không gian và quan hệ định lượng của thế giới hiện thực”. Như vậy đối tượng của toán học không hề là một vật thể tồn tại trong tự nhiên, cũng không phải là một hiện tượng tự nhiên. Trong tam giác Kedrov, toán học nằm ngoài vùng các khoa học tự nhiên và là nơi gặp nhau giữa vật lí học và triết học. Triết học vẫn được quan niệm là khoa học xã hội. Đây cũng là một sự ướt lệ, bởi vì, triết học là “khoa học về các qui luật phổ quát của tự nhiên, xã hội, tư duy, phương pháp luận chung về nhận thức khoa học”. Trong tam giác Kedrov, triết học nằm ở một đỉnh riêng, bên ngoài khoa học xã hội và nhân văn. 2. Nghiên cứu khoa học là gì? Bản chất và đặc điểm của nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc la phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải taọ thế giới. - Nghiên cứu khoa học là một quá trình nhận thức hướng vào
  • 8. 5 - Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng, phát hiện các qui luật vốn có của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm phát triển nhận thức khoa học về thế giới. - Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ sáng tạo góp phần cải tạo hiện thực: + Vận dụng qui luật để sáng tạo các giải pháp tác động tích cực vào sự vật hiện tượng. + Tạo dựng các nguyên lý hoàn toàn mới về “công nghệ” nhằm phục vụ cho công việc chế biến vật chất và thông tin. Vậy bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học: Tùy theo mục tiêu nghiên cứu và các sản phẩm thu được sau nghiên cứu mà người ta chia thành những loại hình nghiên cứu khoa học khác nhau. Nghiên cứu khoa học thông thường bao gồm những loại hình sau: o Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm phát hiện bản chất và qui luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người, nhờ đó làm thay đổi nhận thức của con người. - Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát kiến, phát minh, và thường dẫn đến việc hình thành hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. Chẳng hạn: Archimede phát hiện định luật sức năng của nước; Marie và Piere Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ rađium; Karl Marx phát hiện qui luât giá trị thặng dư; Adam Smith phát hiện qui luật “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường.v.v. - Phát hiện là sự khám phá ra vật thể, các qui luật xã hôi làm thay đổi nhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ có thể áp dụng thông qua giải pháp. Vì vậy, phát hiện không có giá trị thương mại, không cấp bằng và không được bảo hộ pháp lí. - Phát minh là sự khám phá ra những qui luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản con người. Đối tượng của phát minh là những hiện tượng, tính chất, quy luật của thế giới vật chất đang tồn tại một cách khách quan. Nhưng theo qui ước thì những đối tượng sau đây không được xem là phát minh mà chỉ xem là các phát hiện hoặc phát kiến: phát hiện về địa lí tự nhiên, địa chất, tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, phát hiện khảo cổ học, phát hiện trong khoa học xã hội… - Xét trên mức độ và mục đích nghiên cứu có thể chia nghiên cứu cơ bản thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng. Đây là những hoạt động nghiên cứu với mục đích thuần túy là phát hiện ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự
  • 9. 6 nhiên, xã hội để nâng cao nhận thức mà chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản định hướng là hoạt động nghiên cứu cơ bản nhằm vào mục đích nhất định hoặc để ứng dụng vào những định kiến dự trước… o Nghiên cứu ứng dụng - Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng các qui luật đã được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, tạo dựng các nguyên lí công nghệ mới, nguyên lí sản phẩm mới và nguyên lí dịch vụ mới, áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. - Sản phẩm của nguyên lí ứng dụng có thể là những giải pháp mới về tổ chức, quản lí, công nghệ, vật liệu, sản phẩm. Một số giải pháp về công nghệ có thể trở thành sáng chế. Sáng chế là loại thành tựu trong khoa học, kĩ thuật và công nghệ, trong khoa học xã hội và nhân văn không có sản phẩm loại này. Sáng chế là một giải pháp kĩ thuật mang tính mới về nguyên lì kĩ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Vì sáng chế có khả năng áp dụng, nên có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng chế, có thể mua bản patent hoặc kí kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng cho người có nhu cầu và đươc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Lưu ý: nhận thức của con người không bao giờ có mục đích tự thân mà kết quả nhận thức phải quay trở về thực tiễn. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng là một tất yếu trong hoạt động nghiên cứu khoa học và nó gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu cơ bản. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng là sự cụ thể hóa kết quả nghiên cứu cơ bản vào trong các lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Nó là khâu quan trọng làm cho khoa học, kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tuy nhiên, để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn thì còn cần tiến hành loại hình nghiên cứu triển khai. o Nghiên cứu triển khai -Nghiên cứu triển khai là hoạt động nghiên cứu vận dụng các qui luật và các nguyên lí công nghệ hoặc nguyên lí vật liệu để đưa ra những hình mẫu về một phương tiện kĩ thuật mới, dịch vụ mới với những tham số đủ mang tính khả thi về mặt kĩ thuật. -Nghiên cứu triển khai gồm cả quá trình thiết kế thử nghiệm và mô hình thẻ nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu triển khai chia thành hai loại: Triển khai trong phòng là loại hình triên khai thực nghiệm hướng vào việc áp dụng trong phòng thí nghiệm những nguyên lí thu được từ nghiên cứu ứng dụng nhằm khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm chưa quan tâm đến qui mô áp dụng. -Triển khai bán đại trà còn được gọi là pilot trong cac nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật và khoa học công nghệ; là dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về một hình mẫu trên một qui mô nhất định, thường là qui mô áp dụng bán đại trà nhằm xác định những điều kiện cần và đủ để mở rộng áp dụng đại trà.
  • 10. 7 Nghiên cứu triển khai còn được áp dụng trong nghiên cứu khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội. Trong khoa học kĩ thuật hoạt động triển khai được áp dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới; trong khoa học và xã hội có thể thử nghiệm một phương pháp dạy học ở các lớp thi điểm một mô hình quản lí mới tại một cơ sở được lựa chọn. o Nghiên cứu thăm dò Nghiên cứu thăm dò là hoạt động nghiên cứu nhằm xác định hướng nghiên cứu, là dạng thăm dò thị trường để tìm kiếm cơ hội nghiên cứu. Nghiên cứu thăm dò có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển của khoa học, nó đặt nền tảng cho việc nghiên cứu, khám phá những bí ẩn của thế giới vật chất, là cơ sở để hình thành nhiều bộ môn, nhiều ngành khoa học mới, những nghiên cứu thăm dò không thể tính toán được hiệu quả kinh tế. Sự phân chia các loại hình nghiên cứu là để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữa các đối tác. Tuy nhiên, các loại hình nghiên cứu khoa học có mối quan hệ với nhau ở những mức độ nhất định và trên thực tế, trong một đề tài khoa học cũng có thể tồn tại cả bốn, ba hoặc hai, loại hình nghiên cứu. 3. Hãy tìm hiểu và trình bày hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học? Phân tích và lí giải các bước? a. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình thực nghiệm lí thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, người nghiên cứu cần hướng vào thu thập và xử lí những thông tin sau:  Cơ sở lí thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình  Thành tựu lí thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu  Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên các ấn phẩm  Số liệu thống kê  Chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu i. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết Phương pháp phân tích lí thuyết: phân tích nguồn tài liệu, phân tích tác giả, phân tích nội dung Phương pháp tổng hợp lí thuyết: Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích thiếu hoặc sai lệch; lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ; sắp xếp tài liệu theo lịch đại, sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân-quả để nhận dạng tương tác; làm tái hiện qui luật(đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử); giải thích qui luật(công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các qui luật hoặc hiện tượng)
  • 11. 8 ii. Phương pháp phân loại và tổng hợp hóa lí thuyết iii. Phương pháp mô hình hóa Mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình… bằng cách xây dựng các mô hình của chúng và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu đối tượng thực. Tính chất của mô hình: tính tương tự, tính đơn giản, tính trực quan, tính lí tưởng, tính qui luật riêng. Các loại mô hình như: mô hình vật chất, mô hình tinh thần, mô hình lí thuyết, mô hình thực nghiệm, mô hình tính toán, mô hình vật lí, mô hình sinh học, mô hình sinh thái, mô hình xã hội iv. Phương pháp giả thuyết Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó phương pháp giả thuyết có hai chức năng: dự báo và dẫn đường, nó đóng vai trò là một phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học. v. Phương pháp nghiên cứu lịch sử Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa để phát hiện bản chất và qui luật vận động của đối tượng. Phương pháp nghiên cứu lịch sử yêu cầu người nghiên cứu làm rõ quá trình phát sinh, phát triển cụ thể của đối tượng, phải nắm được sự vận động cụ thể trong toàn bộ tính phong phú của nó, phải bám sát đối tượng, theo dõi những bước quanh co, những cái ngẫu nhiên, tất yếu của lịch sử, những tính phức tạp muôn màu muôn vẻ trong các hoàn cảnh khác nhau và theo một trật tự thời gian nhất định… từ đó phát hiện sợi dây lịch sử, đó chính là mọi hoạt động nghiên cứu khoa học. b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thập thông tin hoặc làm nãy sinh các ý tưởng nghiên cứu và đề xuất sáng tạo. vi. Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó vii. Phương pháp điều tra Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Có các loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học  Điều tra cơ bản là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên một diện rộng để nghiên cứu các qui luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và định lượng.  Điều tra xã hội học là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu…
  • 12. 9  Điều tra bằng trò chuyện là phương pháp thu thập sự kiện về các hiện tượng, quá trình tâm lí thông qua quá trình giao tiếp trực tiếp với đối tượng theo một chương trình đã vạch ra một cách đặc biệt  Điều tra bằng phiếu là phương pháp thu thập sự kiện dựa trên cơ sở trả lời bằng văn bản của người được nghiên cứu theo một chương trình đã được thiết lập một cách đặc biệt.  Điều tra bằng trắc nghiệm là một công cụ đo lường đã được chuẩn hóa, để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của một nhân cách hoàn chỉnh qua những câu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ bằng những loại hành vi khác. viii.Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khi các phương pháp không có điều kiện thực hiện, không thể thực hiện được hoặc có thể sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.  Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin  Phỏng vấn hội đồng  Điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp dùng phiếu hỏi do người nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu với những câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự của suy luận logic, người nghiên cứu có thể thu được những thông tin chân xác về sự vật hoặc đối tượng điều tra. ix.Phương pháp thực nghiệm khoa học Là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt, đảm bảo cho sự thể hiện tích cực, chủ động của các hiện tượng nghiên cứu, sự kiên nghiên cứu  Thực nghiệm tự nhiên  Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm v.Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lí luận với thực tế, đem lí luận phân tích thực tế, từ lí luận phân tích thực tế lại rút ra lí luận cao hơn. 4. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học là gì? Sơ đồ trình tự logic của nghiên cứu khoa học là: 1. Phát hiện vấn đề(đặt câu hỏi nghiên cứu) 2. Đặt giả thuyết(tìm câu trả lời sơ bộ) 3. Lập phương án thu thập thông tin(xác định luận chứng) 4. Luận cứ lí thuyết(xây dựng cơ sở lí luận) 5. Luận cứ thực tiễn(quan sát, thực nghiệm) 6. Phân tích và bàn luận kết quả xử lí thông tin 7. Tổng hợp kết quả/ kết luận/ khuyến nghị
  • 13. 10 Bước 1: phát hiện vấn đề nghiên cứu là giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu. Khi đặt ra câu hỏi, người nghiên cứu sẽ đưa ra được câu trả lời, nghĩa là, có thể xác định được phương hướng nghiên cứu. Bước 2: xây dựng giả thuyết khoa học, tức xây dựng luận đề nghiên cứu, tức những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật. Quá trình nghiên cứu chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ luận đề. Bước 3: lập phương án thu thập thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát, dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp. Đây chính là quá trình xác định luận chứng của nghiên cứu. Bước 4: xây dựng cơ sở lí luận, tức luận cứ lí thuyết của nghiên cứu. Khi xác định được luận cứ lí thuyết, người nghiên cứu biết được những bộ môn khoa học nào cần được vận dụng để làm chỗ dựa cho công trình nghiên cứu. Bước 5: thu thập những dữ liệu nhằm hình thành các luận cứ thực tiễn của nghiên cứu. Dữ liệu cần thu thập được bao gồm những thông tin định tính và định lượng. Bước 6: phân tích và bàn luận kết quả xử lí thông tin, tức kết quả nghiên cứu, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong trong kết quả xử kí thông tin; chỉ ra những sai lệch trong quan sát, thực nghiệm; đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ có thể chấp nhận trong kết quả nghiên cứu. Bước 7: Tổng hợp kết quả/Kết luận/Khuyến nghị. Phần này là kết quả cuối cùng của nghiên cứu, bao gồm 4 nội dung: tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát nhất về kết quả; Kết luận mặt mạnh và mặt yếu; Khuyến nghị về khả năng áp dụng, và Khuyến nghị về việc tiếp tục nghiên cứu hoặc kết thúc sự quan tâm tới nội dung nghiên cứu.