SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 80
Descargar para leer sin conexión
T H Á N G 0 4 / 2 0 1 4
w w w . h o a s e n . e d u . v n
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
A2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
ĐT: 04. 3 926 0024 - Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com
BẢN TIN HOA SEN THÁNG 04/2014
Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC
Biên tập: BÙI TRÂN THÚY - NGUYỄN BÍCH THỦY
Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆP
Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG
In 3000 cuốn, khổ 14 x 20 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc.
Số: ĐKKHXB : 635-2014/CXB/32 - 18/HĐ.
In xong nộp lưu chiểu quý II năm 2014.
LỜI MỞ ĐẦU_________________________________________________________________ 3
CUỘC SỐNG LÀ MỘT CHUỖI BÀI HỌC_____________________________________________ 4
TRƯỜNG LỚP,TRƯỜNG ĐỜI_____________________________________________________ 6
CHỌN CÁCH HỌC BẰNGTRẢI NGHIỆM____________________________________________ 9
LỢI ÍCH CỦAVIỆC HỌC BẰNGTRẢI NGHIỆM_______________________________________ 11
Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓATRONG GIẢNG DẠY MÔN LUẬT KINHTẾ ________ 14
CHƯƠNGTRÌNH“SERVICE LEARNING”____________________________________________ 17
TRUNGTÂM GIÁO DỤCTRẺ KHUYẾTTẬTTHUẬN AN________________________________ 20
DỰ ÁN BIÊN PHIÊN DỊCHTẠITRUNGTÂMTHUẬN AN________________________________ 22
NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG ĐẾNTỪ GIẢNG ĐƯỜNG__________________________________ 25
HỌCTỪ NHỮNGTRẢI NGHIỆM_________________________________________________ 28
HỌCVÀTRẢI NGHIỆM CÙNG CÁC CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM__________________________ 31
HỌCTỪ CÁC HỘITHẢO_______________________________________________________ 33
THỰCTẬP NHỮNGTRẢI NGHIỆM QUÝ BÁU_______________________________________ 35
THỰCTẬP NƯỚC NGOÀI______________________________________________________ 37
THỰCTẬP-MỘT PHẦN KÝ ỨC…_________________________________________________ 39
ĐI HỌC - ĐITHỰCTẬP_________________________________________________________ 40
MỘT CHÚTTÂMTÌNHVỀ NGÀNH NHÂN SỰ_______________________________________ 41
THỰCTẬP-CƠ HỘITÌMVIỆCTỐT NHẤT___________________________________________ 43
DU HỌC NGẮN HẠN QUA CHƯƠNGTRÌNHTRAO ĐỔI SINHVIÊN______________________ 44
KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỀUTUYỆTVỜITỪ LỚP HỌC“KHÔNG BẢNG ĐEN, PHẤNTRẮNG”_____ 49
“HÀNH”ĐỂ“HỌC”____________________________________________________________ 54
ĐẾNVỚI CÂU LẠC BỘ AMITY___________________________________________________ 56
CHO MẦMTHÊM XANH_______________________________________________________ 60
SERVICE LEARNING“THÉP ĐÃTÔITHẾ ĐẤY”!_______________________________________ 65
ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN _____________________________________ 68
CÂU LẠC BỘTUỔI XANH, MỘT PHẦNTRONG CUỘC ĐỜI SINHVIÊN CỦATÔI_____________ 70
ĐIỀU KỲ DIỆU Ở NGAYTRONG MỖI CHÚNGTA_____________________________________ 72
THỰCTẬP, BUỒN HAYVUI?_____________________________________________________ 74
NHỮNGTRẢI NGHIỆMTẠITRUNGTÂMTHUẬN AN__________________________________ 75
HẾT LÒNGVÌ CÔNGVIỆC______________________________________________________ 77
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Học tập là công việc của cả đời người. Khi đã học, dù bất cứ học cái gì,
học ở lứa tuổi nào, người học đều mong muốn đạt kết quả tốt nhất.
Thế giới ngày càng văn minh, hiện đại, các phương pháp dạy-học
cũng ngày càng đa dạng, phong phú.Vai trò của người học cũng như
người dạy có những thay đổi nhất định theo chiều hướng phát triển,
thích nghi với yêu cầu của thời đại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, việc dạy và học không đơn
thuần chỉ tiến hành tại trường lớp theo
các phương pháp truyền thống. Có
nhiều cách thức học mới mẻ hơn, sinh
động hơn mà cho đến nay vẫn còn nhiều
tranh luận về cách vận dụng.
Bản tin Hoa Sen số 9 đề cập đến chủ đề
“Họcbằngtrảinghiệm”, nhìn từ góc độ
người dạy học, nhìn từ vị trí của doanh
nghiệp, đồng thời, cũng có cả những chia
sẻ của sinh viên và cựu sinh viên Hoa Sen.
Đây cũng là phương thức đào tạo mà
trườngHoaSenđãkiêntrìtheođuổitrong
hơn20năm,kểtừngàythànhlậpđếnnay.
Để thực hiện cách thức “Học bằng trải
nghiệm”, giáo viên phải xác định vai trò,
trách nhiệm, sự hướng dẫn, quan tâm
của mình đối với người học. Bên cạnh
đó, người học cũng phải chấp nhận dấn
thân để trải nghiệm. Sự trải nghiệm sẽ
giúp người học vận dụng kiến thức đã có
từ trường lớp, có thêm vốn sống, từ đó,
thay đổi nhận thức để định hướng nghề
nghiệp rõ ràng, sống có trách nhiệm với
bản thân và xã hội hơn.
Nội dung Bản tin là những bàn luận về cách vận
dụng phương pháp này (tổ chức ngoại khóa, thực
tập, hoạt động thiện nguyện, service-learning…),
những bài học kinh nghiệm, những trải nghiệm
quý báu mà sinh viên có được sau khi tự tìm tòi,
tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ, của Đoàn
Thanh niên, Hội Sinh viên, tham gia các cuộc thi
tài năng của Đại học Hoa Sen và các đơn vị khác.
Điều có ý nghĩa lớn lao nhất đối với sinh viên sau
khi tham gia các hoạt động này là sự thay đổi nhận
thức để trưởng thành hơn, để hiểu rằng, những
bài học trong sách vở là chưa đủ. Qua quá trình
trải nghiệm (trong nước, nước ngoài), sinh viên đã
có biết bao vui buồn, với những kỷ niệm không
thể phai mờ trong“ký ức của tuổi 20”, những năm
tháng đẹp nhất đời người.
Ban Biên tập hy vọng với những bài viết trong Bản
tin này, các đồng nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành và
chia sẻ việc“học bằng trải nghiệm”. Các bạn trẻ sẽ
hiểu rõ hơn về lợi ích, những điều thú vị khi dấn
thân và khám phá. Các bạn sẽ thấy cuộc sống đang
mở ra những chân trời mới, nơi ấy, chính là“trường
đời”, nơi các bạn tiếp tục rèn luyện để phát triển
nhân cách, phát triển năng lực bản thân từ nền
tảng kiến thức đã có qua trường lớp.
Ban Biên tập
Lộc Đức Huy - Ảnh do nhân vật cung cấp
CUỘC SỐNG LÀ MỘT
CHUỖI BÀI HỌC
Chia sẻ của tác giả giúp chúng ta cảm nhận, đánh
giá toàn diện, sâu sắc hơn về những kiến thức mà
chúng ta đã, đang và chưa biết để hướng đến việc
hoàn thiện bản thân.
Hiện nay, trong nền kinh tế tri thức với quá trình
chọn lọc và đào thải khắc nghiệt, việc được trải
nghiệm thực tế song song với quá trình học tập
tại nhà trường sẽ là một cơ hội rất tốt để sinh viên
định hướng rõ ràng hơn về ngành học của mình,
bổ sung những kiến thức còn hạn chế, làm sáng tỏ
các lý thuyết đã được học, tích lũy thêm các kinh
nghiệm sống.Thông qua đó, chắc chắn sẽ có sự tự
nhìn nhận và đánh giá lại chính mình của sinh viên.
Điều này rất có ích trong việc giúp các em biết và
điều chỉnh kịp thời các thiếu sót về mặt kiến thức,
nhận thức cũng như các kỹ năng mềm cần phải có.
Quá trình học tập thông thường được phân loại
theo các nhóm riêng biệt như: quan sát, khái niệm hóa, trải nghiệm thực tế và quá trình
thử nghiệm. Thực tế, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc ứng dụng các nhóm này tùy
thuộc vào tâm lý, hoàn cảnh, điều kiện cũng như năng lực tiếp thu của bản thân trong việc
tiếp nhận, phân tích, đánh giá, giải quyết và rút ra bài học kinh nghiệm của mình để có thể
nắm bắt được kiến thức một cách sâu sắc nhất.
Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải trải nghiệm
mới hiểu được (Helen Keller)
Lộc Đức Huy
4 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Chúng ta có thể xem xét một ví dụ về sự
tương tác giữa việc học tập tại trường và
việc tham gia các cuộc thi, đây là một
vấn đề mang tính tương hỗ. Một khi
được tham dự, cọ xát với bất kỳ cuộc
thi nào mang tính chuyên môn, cạnh
tranh cao, sinh viên sẽ có cơ hội vượt lên
chính mình. Đây cũng là cơ hội để các
em vượt qua khó khăn để đạt được mục
tiêu cao nhất. Thắng, thua là lẽ thường
tình, nhưng việc các em đánh giá được
sự cần thiết của kỹ năng làm việc đội
nhóm, lãnh đạo, quản lý thời gian, các
chiến thuật để có thể giành thắng lợi
cao nhất trong các cuộc thi chính là điều
đáng được lưu ý. Ngoài ra, sau mỗi cuộc
thi, sự tự nhìn nhận, phấn đấu để bù đắp
và củng cố các kiến thức còn thiếu sót
trong học tập cũng như trong cuộc sống
sẽ giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận,
cảm nhận rõ hơn mục tiêu học tập mà
mình đang hết lòng theo đuổi.
Quá trình toàn cầu hóa sẽ mở ra nhiều
cơ hội trải nghiệm mang tính quốc tế,
khi đó, sinh viên hoàn toàn chủ động
trong việc tiếp cận cũng như nắm bắt
các thành tựu mới, hiệu quả của việc kết
nối sẽ được cải thiện đáng kể. Những
sinh viên tích cực, năng động, có một sự
chuẩn bị tốt kiến thức đã được tích lũy
từ nhà trường sẽ có nhiều lựa chọn hơn,
có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn, xác
suất thành công của các em thường có tỉ
lệ cao hơn so với các bạn ít có sự chuẩn
bị rõ ràng.
Ngoài ra, các yếu tố khác như: tính cách,
phẩm chất, năng lực hội nhập và sự sáng
tạo được vận dụng trong quá trình học bằng trải
nghiệm cũng cần được xem xét vì những yếu tố này
sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của việc tiếp
nhận thêm kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên
trong tiến trình này. Sự nhiệt tình, chân thật, thái
độ học tập tích cực, sự chuyên cần, tinh thần cầu
tiến, tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ là hành
trang và chìa khóa mở ra thành công lâu dài, bền
vững trên con đường mà các em đã chọn.
Học bằng trải nghiệm cũng có thể đến từ các hoạt
động ngoại khóa như: đi thực tế, tham gia các dự
án đang được triển khai với doanh nghiệp, tham
dự các buổi hội thảo chuyên đề, diễn đàn trao đổi
học thuật, chia sẻ kinh nghiệm. Qua đó, sinh viên
sẽ học tập và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm,
học thêm được các kỹ năng mềm, mở rộng và phát
triển được các mối quan hệ xã hội, nắm bắt được
các yêu cầu thực tế, phương thức hoạt động và vận
hành của doanh nghiệp – nơi mà tài năng của các
em sẽ được nuôi dưỡng và phát triển. Ngoài ra, chủ
động trong việc tham gia các hoạt động này cũng là
cơ hội giúp các em vận dụng những gì đã được đào
tạo tại trường, kiểm chứng để có nhận thức và đánh
giá tốt hơn các vấn đề liên quan. Hơn thế nữa, đây
cũng là cơ hội tốt để các em được cập nhật các kiến
thức thực tế và thể hiện năng lực của mình trước
nhà tuyển dụng. Với các cơ hội được học bằng trải
nghiệm, các em thường có xu hướng quan tâm hơn
đến các vấn đề mình đã được biết và sẽ được biết.
Đây chính là một hướng mở trọng tâm, hướng đến
việc tương tác, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa
sinh viên-nhà trường-doanh nghiệp ngày càng bền
chặt và phát triển. Qua đó, nhà trường sẽ củng cố
các định hướng chiến lược và cải tiến nội dung đào
tạo để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng
như xã hội theo hướng phát triển bền vững.
Xem tiếp trang 8
55THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
TRƯỜNG LỚP,
TRƯỜNG ĐỜI
1.
Ta thường nghe nói một người nào đó học hành
bài bản, đã qua trường lớp, nghĩa là họ đã được học
trong môi trường học tập chuyên nghiệp, ở đó, thầy
ra thầy, trò ra trò, có bảng đen, phấn trắng, hoặc
các thiết bị dụng cụ dạy và học hiện đại khác. Kiến
thức thu nhận được trong môi trường đó thường
được coi là những giá trị phổ biến được đúc kết từ
nhiều năm, được truyền trao từ thế hệ này đến thế
hệ khác. Đó là những kiến thức trong khuôn khổ,
và người học ít nhiều, biết trước mình sẽ trở thành
một người “khác trước” như thế nào “sau khi” lĩnh
hội các gói kiến thức đó. Rời khỏi trường lớp, bạn
sẽ được trang bị những“công cụ”giúp ích nhất định
cho việc kiếm sống, tạo nên sự nghiệp, mưu cầu
hạnh phúc. Tóm lại, học hành và tốt nghiệp qua
trường lớp, ta có rất nhiều cơ hội được làm một
thành viên theo những chuẩn chung của xã hội,
quốc gia, loài người.
Nhưng học hành ở trường lớp cũng có những nguy
cơ: một là, có thể những kiến thức vô bổ, lạc hậu
theo năm tháng cứ chồng chất lên tâm trí ta mà vô
thức“không biết cách quên đi”khiến ta trở thành
nô lệ của sách vở; hai là, nếu học không đúng cách
ta dễ trở nên học phiệt, đàn áp những người có tư
tưởng học thuật khác mình; ba là, quá tin tưởng vào
sách vở, coi sách vở là cứu cánh duy nhất. Người
Đông phương thường nói:“Tận tín thư bất như vô
thư” nghĩa là tin hoàn toàn vào những điều sách
nói thì thà không đọc sách còn hơn. Câu
nói cảnh giác chúng ta không nên tin
tuyệt đối vào sách vở mà phải suy xét,
phải giữ khoảng cách với cái được gọi
là chân lý lý thuyết.
Tương tự, ở phương Tây, Thánh Thomas
Aquinas từng nói một câu trứ danh:
‘hominem unius libri timeo’ nghĩa là
“tôi sợ những người chỉ đọc một cuốn
sách”. Hiểu rộng ra, ta cần cảnh giác với
những người cuồng tín chỉ với một lý
thuyết mà không cởi mở trước mọi khả
năng thách thức cái lý thuyết mà mình
đang theo đuổi lâu nay. Lịch sử từng
chứng kiến nhiều cuộc lật đổ long trời,
lở đất những lý thuyết sai lầm vốn đã
định hình lâu năm, có khi hàng thế kỷ.
Chẳng hạn thuyết địa tâm, một lý thuyết
cho rằngTrái Đất là trung tâm của vũ trụ
và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay
quanh nó. Mô hình địa tâm sai lầm này
đã thống trị thời tiền hiện đại; chỉ đến
cuối thế kỷ 16 nó mới dần bị thay thế
bởi hệ nhật tâm của Copernicus, Galileo
và Kepler. Học thuyết gây sốc của Freud
về các giai đoạn phát triển của trẻ em
xét như là những giai đoạn phát triển
Vinh Huy
6 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
tính dục cũng dần dần bị ánh sáng khoa
học hiện đại phát hiện những chỗ cường
điệu và thiếu cơ sở. Trong triết học, một
triết thuyết mới ra đời thường là kết quả
của sự kế thừa thành tựu và vượt qua
những hạn chế, thậm chí sai lầm của
triết thuyết trước đó. Vậy phải chăng ta
sẽ dành cả cuộc đời này mài đũng quần
trong ghế nhà trường để tranh cãi với
chính ta và với mọi người, nhất là với tiền
nhân sao?
Người viết bài này từng gặp một cô gái
làm báo tự do (freelance). Cô ta đầy tự
tin, một mình đi khắp nơi, làm việc cùng
lúc cho mấy tòa soạn báo. Khi được hỏi
“Saobạnkhôngtiếptụchọclêncaohọc?”,
cô trả lời không chút lưỡng lự: “Theo tôi
những người sau khi tốt nghiệp cử nhân
và tiếp tục học đế lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ
chẳng qua vì họ không biết làm gì. Họ cứ
học vậy đó. Họ không dám ra đời!” Câu
nói hơi quá khích, nhưng cũng có phần
nào đúng. Quả thật, cũng có khi, sự học
hành bài bản trong trường lớp làm thui
chột cá tính sáng tạo của những ngành
nghề đặc biệt đòi hỏi phẩm chất này.
Có không ít nhà văn, nhà thơ Việt Nam
đang viết rất hay, đầy cảm hứng với bút
lực dồi dào nhưng sau khi vào trường
đại học viết văn Nguyễn Du thì dần dần
không viết được gì nữa, hoặc không còn
hay so với trước đây. Có lẽ họ sợ. Và tâm
trí họ bị đè nặng bởi hệ thống kiến thức
hàn lâm, viết cái gì ra cũng sợ không
hay, không đúng. Kiến thức khuôn định
đã giết chết bản năng sáng tạo tự do.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là
những ngành nghề đòi hỏi cá tính sáng tạo đều
không cần đến trường lớp. Kiến thức nhà trường
chí ít cũng là bàn đạp cho sự tiến bộ của mỗi người
trong ngành nghề chuyên môn. Và xét cho cùng,
bản thân bạn sẽ quyết định thành bại trong việc
tiếp nhận học thuật và cân bằng giữa học thuật và
cá tính hứng khởi. Có một tấm gương vĩ đại như
thế: Alexandre Yersin!
Nhà bác học người Pháp Alexandre Yersin (1863
– 1943) là học trò đầy hứa hẹn của Louis Pasteur,
nhưng ông lại mong muốn những hướng đi mới,
để khám phá những điều chưa biết, và thế là, thay
vì theo đuổi sự nghiệp ở viện Pasteur Paris, ông lại
quyết định lao vào khám phá trường đời xa lạ và
đặt chân tới những con đường núi hiểm trở của
một đất nước trồng lúa - đó là Việt Nam.
Đoạn văn trên đây trong cuốn sách “Yersin: Dịch
hạchvàthổtả”của Patrick Deville (nhà xuất bảnTrẻ,
2012) cung cấp cho ta một ý niệm về sự khác nhau
giữa cái học trường lớp và cái học trong trường
đời. Một bên đầy hứa hẹn vinh quang, một bên là
những điều chưa biết. Alexandre Yersin đã chọn
cái sau, chọn trở thành một nhà thám hiểm. Quyết
định củaYersin rời bỏ môi trường học thuật tại Paris
để đến một xứ thuộc địa khiến bạn hữu và đồng sự
kinh ngạc. Nhưng, nhờ tinh thần phiêu lưu đó của
ông với những cuộc thám hiểm đầy bất trắc mà
chúng ta có Cao nguyên Lâm Viên và một Đà Lạt
như ngày nay. Nếu ông ở lại Paris, sẽ chẳng bao giờ
ông được trường đời tặng cho một trải nghiệm vô
tiền khoáng hậu này: “Từ trong rừng thông bước ra
tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu
giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu
xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn
vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng
lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này.” (Wikipedia).
77THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
2.
Không có cái gì hứa hẹn dâng hiến sẵn
cho ta trong trường đời, không có khu
vườn đầy trái ngọt nào trong trường
đời để ta đến thoải mái hái về. Ngược
lại, nó chứa toàn những điều chưa biết,
hoặc những điều còn đang tranh cãi,
thậm chí những điều thách thức nguy
hiểm, đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức.Về
mặt này, trường lớp, sách vở thường chỉ
dạy cho chúng ta những nguyên lý tối
cao, những chân lý tổng quát. Và nhiều
nhất là những mệnh lệnh vô điều kiện:
Hãy làm việc thiện; tránh xa cái ác. Hãy
chính trực. Hãy can đảm. Đừng nói dối.
Hãy tránh xa tội lỗi.
Nhưng không phải có những “cái lý” vĩ
đại đó trong hành trang vào đời là có thể
yên tâm. Không phải cứ tuân theo các
mệnh lệnh phổ quát đó là sẽ đi tới đích.
Không. Ngay cả những lời giáo huấn
tưởng là chắc như đá tảng của các triết
gia cũng nhiều khi bị thực tế cuộc sống
chỉ ra là sai lầm. Khi triết gia Socrates
bảo rằng“Không ai làm điều ác một cách
cố ý”, ông ngầm bảo chúng ta phải có
hiểu biết về cái thiện/cái ác để hành xử
đúng trong cuộc sống. Nhưng rồi thực
tế đã phơi bày chân dung những nhà
đạo đức giả, những kẻ rao giảng đạo đức
một đàng và làm việc vô đạo một nẻo;
tệ hại hơn nữa, đã quá nhiều lần ta nhìn
thấy các bậc trí thức phạm tội ác. Hay
như triết gia Aristotle đã nêu ra “qui tắc
vàng trung dung” trong khi thể hiện các
hành vi luân lý, thì nhiều khi sự trung
dung đã tỏ ra lạnh lẽo quá đáng đến
mức… cực đoan, không còn giá trị nữa.
Việc học bằng trải nghiệm cần phải được tiến
hành thường xuyên hơn để sinh viên có cơ hội
được cống hiến và phát huy tốt nhất những
kiến thức mình đã được đào tạo. Việc được
học tập và đúc kết kiến thức trong các quá
trình tương tác tại môi trường làm việc“thực”
và dự án thực tế sẽ phát huy tốt nội lực tiềm
ẩn của sinh viên. Các em sẽ có nhiều thời gian
hơn để nhìn nhận lại những gì mình cần phải
thay đổi, cần phải học tập thêm ngay từ khi
mình còn đi học. Các em sẽ cảm nhận rõ ràng,
đầy đủ hơn các mục tiêu phấn đấu ngắn hạn
và dài hạn, nuôi dưỡng sự hăng say học tập
và không ngừng cố gắng phát triển năng lực
bản thân. Khi quá trình đào tạo được biến đổi
thành quá trình tự đào tạo, kỹ năng hội nhập
và học tập suốt đời thì lúc ấy, sinh viên mới
có thể đạt được đến mục tiêu cuối cùng mà
bất kỳ nền giáo dục phát triển nào cũng đang
muốn hướng đến.
Bạn sẽ đối mặt với những tình huống lưỡng nan
mà chỉ có kinh nghiệm cuộc đời cộng với trực cảm
được mài sắc theo tháng năm sống mới giúp bạn
phân biệt điều nên làm, và điều có thể tránh được.
Nếuchânlýtrườnglớp,nhưđãbànởtrên,mangtính
tương đối, thì chân lý trong trường đời càng không
đóng gói sẵn.
Nếu môi trường trường lớp đòi hỏi sự học hỏi,
nghiên cứu nghiêm ngặt, thì môi trường cuộc đời
đòi hỏi không chỉ nỗ lực khám phá, mà còn cả sự
dấn thân, xác tín cá nhân nữa.
Nếu “trường lớp” là giấc mơ bay bổng, thì “trường
đời” là thực tại thường khi nghiệt ngã.
Tiếp theo trang 5
8 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Phạm Y Bình - Ảnh do nhân vật cung cấp
Chọn cách học
bằng trải nghiệm
Đã là tháng 3 rồi đấy, tôi sắp đi qua mùa hè cuối cùng trên giảng đường
đại học. Nhiều người thường hay ví von thời học đại học là“học đại”.
Gần 4 năm tại Hoa Sen, có lẽ, kiến thức thì sinh viên nào cũng được
học như nhau, nhưng đối với nhiều người, 4 năm,
lại là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Từ đó,
mỗi người sẽ tìm thấy một hướng đi riêng cho
mình. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt? Đó là do
trải nghiệm. Bạn sẽ thắc mắc không biết những
trải nghiệm ấy ở đâu ra khi đa số sinh viên chúng
ta còn chưa làm ra đồng tiền và còn sống trong sự
bảo bọc của bố mẹ, thầy cô và xã hội?Tôi nghĩ rằng,
cuộc đời chúng ta sẽ không thể khác, nếu không
có những trải nghiệm giúp ta không còn do dự khi
phải đưa ra quyết định và thực hiện dù biết rõ rằng
sự lựa chọn này có thể sẽ gặp vô vàn khó khăn.
Trải nghiệm của mỗi người là điều mới mẻ mà
chúng ta nhìn thấy, trải qua mỗi ngày. Những điều
mới mẻ đó sẽ trở thành kinh nghiệm khi chúng ta
nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá nó. Là sinh viên, và
là sinh viên Hoa Sen, tôi tìm thấy cho mình nhiều
điều thú vị từ những cơ hội đã được trải nghiệm.
Thật lấy làm vui khi giờ đây, sắp rời trường, tôi đã
học được nhiều hơn ngoài giáo trình công nghệ,
và nhận ra rằng có rất quá nhiều điều mà bản thân
muốn học được thì phải dấn thân, vì không có sách
vở nào nói với bạn điều đó. Thầy cô có thể chia
sẻ với bạn những kinh nghiệm làm việc, nhưng
khi thật sự làm việc, đâu phải bạn chỉ trải qua qua
Phạm Y Bình
99THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
những điều tương tự???
Không lúc nào là muộn nếu bạn muốn học hỏi
bằng cách trải nghiệm. Hãy tận dụng tối đa thời
gian này. Là sinh viên, những trải nghiệm sẽ là bài
học quý giá để bạn tiếp tục rèn luyện, phát hiện,
nâng cao khả năng đặc biệt của bản thân với một
tiến trình nhất định.
Tôi đã trưởng thành nhờ môi trường Đoàn- Hội của
Đại học Hoa Sen.Thật ra, tôi tiếp xúc với tổ chức này
từ nhỏ, nhưng những gì tôi đã học được không bao
giờ trùng lắp cả. Nền tảng của sự tự tin giúp tôi hòa
nhập nhanh với môi trường mới, tham gia công tác
Đoàn- Hội, tôi có rất nhiều bạn. Làm việc với họ, tôi
hiểu biết thêm nhiều.Và giờ đây, dù mang cái“mác”
“sinh viên công nghệ” nhưng tôi cảm thấy mình
“được” rất nhiều thứ. Tính cách, cách nhìn nhận
vấn đề, giải quyết vấn đề của tôi đã khác. Khi làm
việc trong một tập thể, bạn bắt buộc phải suy nghĩ
cho nhiều người, nhiều khía cạnh. Có nhiều việc
không phải chỉ là “đúng” hay “sai” mà là “phù hợp”
hay “không phù hợp”. Bạn sẽ học được cách sống
và trưởng thành hơn ở đây, trong một môi trường
lành mạnh, những người anh, chị, người bạn luôn
sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn có thể theo học các lớp
kĩ năng mềm, nhưng từ hiểu biết đến thực tế khác
nhau rất xa nên bạn cần có môi trường để thử sức
và rèn luyện.
Bốn năm qua, chỉ từ những chương trình lớn, nhỏ ở
trường, ở lớp và CLB, tôi đã biết cách lập kế hoạch
cho một chương trình, tìm kinh phí hoạt động, biết
sử dụng nguồn nhân lực và chạy chương trình…
Trường còn tạo cho bạn điều kiện để tiếp cận với
cái mới thông qua những buổi hội thảo dành cho
sinh viên nhiều ngành học khác nhau,
tại sao bạn không dành một chút thời
gian để chia sẻ vấn đề mà bạn hứng thú.
Tôi đã đặc biệt yêu thích việc được đi
thực tập.Tôi yêu nghề, tâm huyết với lựa
chọn công việc trong tương lai từ những
ngày đi thực tập. Đến môi trường thực
tế, bạn, tôi đều sẽ rất bỡ ngỡ, vì chúng ta
còn rất non nớt, những anh chị đi trước
cũng chỉ giới thiệu với chúng ta một
vài cách thức thực hiện công việc mà
thôi, quan trọng là bạn phải nhìn thấy,
đặt câu hỏi, làm và tự rút ra bài học. Dù
bạn trải qua điều gì, đang là ai và đang
ở đâu thì vẫn hãy luôn biết học hỏi, cầu
tiến. Điều đó sẽ giúp chúng ta đi qua
khó khăn nhẹ nhàng hơn và đủ tự tin
để“đứng dậy”theo đúng nghĩa của nó.
Hãy học bằng cách trải nghiệm, không ở
đâu xa, chính tại Đại Học Hoa Sen. Chúc
các bạn thành công.
10 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Lưu Thị Anh Loan - Ảnh do nhân vật cung cấp
Lợi ích của việc
HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM
Học bằng trải nghiệm là một những phương pháp giảng dạy chủ động
được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển. Lý thuyết đầu tiên của
phương pháp này được khởi xướng từ giữa thế kỷ 19. Và đây phương
pháp được xem như là một nỗ lực lớn để thay đổi mô hình giáo dục
truyền thống- giảng viên thao thao bất tuyệt với những khái niệm
hay những lý thuyết khô khan- thành mô hình giáo dục hướng dẫn.
Học bằng trải nghiệm được chia thành 2 nhóm chính: trải nghiệm thực
tế và học ở trường lớp. Trải nghiệm thực tế thông
qua các chương trình ngoại khoá, thực tập tại các
doanh nghiệp, các cơ sở xã hội, hoặc cộng đồng.
Học ở trường cũng có nhiều hình thức sinh động
như: sắm vai, nêu điển hình, thuyết trình, và làm
việc nhóm. Nếu nhà trường kết hợp chặt chẽ 2 loại
hình này thì kiến thức và kỹ năng của sinh viên sẽ
hoàn thiện hơn để có thể tự tin bước tiếp vào thị
trường lao động đang có sự cạnh tranh khốc liệt.
Phương pháp này cũng bắt đầu được áp dụng ở
một số trường đại học ở Việt Nam bởi vì học trải
nghiệm không chỉ gắn kết sinh viên bằng những
việc làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành và
vận dụng cao mà còn giúp sinh viên tự đúc kết
thành những kinh nghiệm cho bản thân, làm sáng
tỏ hơn cho các lý thuyết được học, đồng thời phát
triển những kỹ năng cần thiết cũng như có thể tự
đánh giá năng lực để tiếp tục học hỏi, rèn luyện.
Với phương pháp học bằng trải nghiệm, sinh viên
chú ý đến việc tự quản lý việc học của mình hơn là
Lưu Thị Anh Loan - Trung tâm DRD
1111THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
Trung tâm DRD - Ảnh do nhân vật cung cấp
chịu sự điều khiển, kiểm soát từ giảng viên; chính
vì thế mà mối quan hệ của sinh viên và giảng viên
cũng khác so với trước đây.Theo phương pháp này,
giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, .
Mặc dù vậy, vai trò của người hướng dẫn cũng rất
quan trọng trong quá trình học bằng trải nghiệm.
Nó đòi hỏi người giảng viên sử dụng vai trò trung
tâm ít hơn trong lớp học; cụ thể là, nếu áp dụng
tích cực phương pháp này thì sẽ không có sự áp
đặt.Vì thế, giảng viên phải hiểu rõ những mối quan
tâm và sự cam kết của sinh viên. Trong quá trình
học từ thực tế, giảng viên luôn đồng hành và chia
sẻ những suy nghĩ và cảm nhận để sinh viên được
học từ kinh nghiệm của giảng viên. Ngoài ra, giảng
viên cũng nên giới thiệu những mối quan hệ khác,
ngoài trường lớp để giúp sinh viên dễ thành công
hơn trong việc học và nghiên cứu của mình.
Chất lượng của việc học bằng trải
nghiệm là do chính sinh viên quyết
định; vì vậy, vai trò cũng như sự tự chịu
trách nhiệm của sinh viên không kém
phần quan trọng. Sinh viên được tham
gia vào các vấn đề thực tế, xã hội, và con
người. Sinh viên cũng có thể được trực
tiếp giải quyết các tình huống hay các
vấn đề đang được thách thức. Điều quan
trọng là sinh viên sẽ tự đánh giá những
bước tiến hay sự thay đổi của bản thân
trong quá trình học từ thực tế.
12 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Để sinh viên có cơ hội học tập và trải
nghiệm, một số trường đã bắt đầu kế
hoạch kết hợp hoạt động trải nghiệm
vào các môn học. Trước tiên, nhà trường
nên nghiên cứu, phân tích để định
hướng cho sinh viên, mỗi sinh viên có
nhu cầu khác nhau, từ đó, chọn đối
tượng phục vụ khác nhau. Vì vậy, giảng
viên phải hiểu rõ mong muốn của sinh
viên để đặt họ vào môi trường phù hợp.
Kế tiếp, là chọn hoạt động với nội dung
những công việc mà họ có thể chia sẻ.
Như vậy, sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển
nhận thức và kỹ năng cho sinh viên. Cuối
cùng là xác định các vấn đề tiềm năng
khi tích hợp kinh nghiệm học tập cũng
như phối hợp với các đối tác.
Hiện nay, Đại học Hoa Sen đã có sự phối
kết hợp vớiTrung tâm Khuyết tật và Phát
triển (DRD) trong các môn học liên quan
đến phương pháp học tập phục vụ cộng
đồng (chương trinh Service Learning).
Xin giới thiệu sơ lược về DRD, đây là tổ
chức của người khuyết tật và là tổ chức
đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình
và cách tiếp cận đến các hoạt động công
tác xã hội theo định hướng hoà nhập
cho NKT. Thay vì tập trung vào các giới
hạn chức năng của NKT, DRD áp dụng
mô hình xã hội nhằm hỗ trợ người
khuyết tật nhận thức rõ những rào cản
ảnh hưởng đến quá trình hoà nhập của
họ, bao gồm rào cản phi vật thể, thái độ
tiêu cực, và các chính sách liên quan.
Về cách tiếp cận các dịch vụ xã hội, NKT
là trung tâm trong quá trình giải quyết
vấn đề của chính họ. Dựa vào mô hình trên, DRD
áp dụng phương pháp trao quyền cho NKT thay
vì duy trì trạng thái vô dụng. Song song đó, DRD
cũng áp dụng phương pháp xây dựng nội lực cộng
đồng (ABCD). Phương pháp ABCD giúp NKT sử
dụng những nguồn lực sẵn có trong cộng đồng
để vận động chính sách và thay đổi nhận thức của
cộng đồng về NKT.
Khi sinh viên đến thực tập tại DRD, các em sẽ có
điều kiện áp dụng được những kiến thức học được
trong lớp vào môi trường thực tế. Đồng thời, cũng
sẽ vận dụng kiến thức đã học để đáp ứng nhu cầu
phục vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, sinh viên còn có
cơ hội giao lưu và chia sẻ với những người có hoàn
cảnh khó khăn và học thêm những kỹ năng để có
thể hỗ trợ người khuyết tật hiệu quả.
Ưu điểm của chương trình học tập tại cộng đồng là
giúp sinh viên làm phong phú kiến thức của mình
từ lý thuyết đến thực tế và ngược lại. Nhờ vậy, người
học có điều kiện bổ sung kiến thức học thuật, rèn
luyện và phát triển các kỹ năng mềm như: tư duy
phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình,
có thêm kỹ năng sống, biết phát hiện và giải quyết
vấn đề.
Tóm lại, phương pháp học bằng trải nghiệm được
đánh giá cao vì có sự tham gia, tương tác, và áp
dụng. Phương pháp này cho phép sinh viên hoà
nhập vào môi trường thực tế để khám phá những
điều xung quanh mình. Sinh viên dường như phải
sử dụng toàn bộ giác quan để học và cảm nhận.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế mà sinh viên tiếp
nhận được còn tuỳ thuộc môi trường sống và văn
hoá của từng sinh viên. Vì vậy, để việc học bằng
trải nghiệm đạt kết quả cao, mục tiêu học tập cần
được xác định và nhu cầu trải nghiệm cũng cần
được theo dõi và đánh giá.
1313THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
Phạm Xuân Thành - Ảnh do nhân vật cung cấp
Ý NGHĨA CỦA
hoạt động ngoại khóa
TRONG
giảng dạy môn
LUẬT KINH TẾ
Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa
Thông thường, trong môi trường giáo dục,“hoạt động ngoại khóa“ được
hiểu là tất cả các hoạt động mang tính sư phạm, được thực hiện nhằm
mục tiêu hỗ trợ cho các hoạt động chính
khóa, để cho các hoạt động này đạt kết
quả cao hơn, đầy đủ hơn, hợp với thực
tế và được yêu thích hơn …
Việc chọn lựa địa bàn để thực hiện
hoạt động ngoại khóa (HĐNK) rất linh
hoạt. Có thể thực hiện ngay trong lớp
học, hoặc bên ngoài lớp học như: công
viên, câu lạc bộ, sân vận động, rạp chiếu
phim, buổi sinh hoạt văn nghệ, thậm chí
tại một quán kem, quán cà phê, quán
bán thức ăn nhẹ v.v…Cũng có thể chọn
một cánh đồng cỏ rợp bóng mát, hay
trên bãi biển, trên một ngọn đồi…nơi
mà sinh viên có thể vừa cắm trại vừa sinh
hoạt ngoại khóa.
Phạm Xuân Thành
14 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Tùy theo đặc tính và mục tiêu của HĐNK mà ta chọn một địa điểm thích hợp. Chẳng hạn như
nếu chơi game, nên chọn mặt bằng thoáng mát, rộng. Nếu tổ chức trò chơi“đố vui để học”,
hoặc cho sinh viên xem các video clips minh họa cho bài học, có thể thực hiện ngay tại lớp.
Cũng có thể tổ chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với sinh viên các
ngành kinh tế và quản trị, các công ty hay doanh nghiệp, công trường, các cơ xưởng, nhà
máy… được xem như là môi trường sinh hoạt ngoại khóa rất cần thiết trong quá trình rèn
luyện kiến thức và kỹ năng cho các em.
Tại một vài trường đại học ở bang Texas (Mỹ), nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa
cho sinh viên và buộc sinh viên, trước khi tốt nghiệp, phải làm một“công việc mang tính xã
hội” (social work) cho trường. Chẳng hạn: phục vụ tại canteen của trường được trả thù lao
ngang bằng với thù lao phục vụ canteen ở bên ngoài.
HĐNK là một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho sinh viên, sau những giờ học tập căng thẳng
và mệt mỏi. Đó là nơi“xả stress”cho sinh viên, tinh thần của các em sẽ thoải mái, hưng phấn,
để sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới hiệu quả hơn.
Nhờ có những buổi sinh hoạt ngoại khóa mà sinh viên học cùng lớp có dịp hiểu nhau hơn,
đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Có thể nói, không cường điệu rằng: hoạt động ngoại khóa
tạo ra tinh thần tập thể, sinh viên có nhiều khả năng trở thành một tập thể đoàn kết, gắn bó,
cảm thấy gần giũ, thân thiện với nhau và kính mến thầy cô hơn.
HĐNK còn có một hiệu ứng tích cực khác là lôi cuốn các em vào những hoạt động tập thể
lành mạnh, bổ ích.
1515THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
Việc triển khai các hoạt động ngoại khóa trong giảng dạy môn Luật Kinh tế
Hình thức HĐNK thích hợp nhất cho việc giảng dạy luật kinh tế là tham quan các doanh nghiệp,
hướng đến nhiều mục đích khác nhau:
	 Giúp các em có dịp so sánh các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật, nghị định, thông tư…
đã học trong lớp với thực tiễn áp dụng các văn bản đó tại các công ty/doanh nghiệp.
	 Đối chiếu việc thiết lập, điều hành các chế định pháp luật của các công ty, doanh nghiệp
với lý thuyết đã học.
	 Trong lãnh vực tư pháp, nếu được tham dự một phiên tòa xét xử một doanh nghiệp vi
phạm luật kinh tế, sinh viên sẽ chứng kiến được cách tiếp cận và xử lý của các thẩm phán
có trách nhiệm trông coi việc áp dụng pháp luật kinh tế của các doanh nghiệp.
	 Hiểu được phương cách chấp hành các chế tài vi phạm luật kinh tế mà doanh nghiệp đã
vi phạm.
	 Sinh viên cũng được chứng kiến tận mắt hoạt động hòa giải của trọng tài kinh tế, việc ký
kết các hợp đồng kinh tế song phương và đa phương với đối tác trong và ngoài nước của
các doanh nghiệp.
	 Đồng thời, sinh viên cũng có cơ hội thấy tận mắt, nghe tận tai những lời thuyết minh hay
giải thích của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nhiệm
vụ và chức năng của các phòng ban chức năng .
	 Sinh viên có thể có cơ hội tham dự phiên họp của đại Hội đồng cổ đông của cộng ty cổ
phần. Từ đó, sẽ hiểu được thủ tục bàn thảo và quyết định của các thành viên trong Hội
đồng Quản trị về việc: phát hành cổ phiếu, ấn định mệnh giá cho cổ phiếu, thủ tục chi trả
cổ tức…
	 Tại một công ty trách nhiệm hữu hạn, sinh viên sẽ học hỏi được cách điều hành của một
công ty đối nhân, đồng thời sẽ hiểu rõ thêm về chế độ trách nhiệm hữu hạn, về tư cách
pháp nhân của công ty.
	 Tại công ty 100% vốn nước ngoài, sinh viên sẽ có dịp tiếp cận với các doanh nhân nước
ngoài, học hỏi thêm về kinh nghiệm trong kinh doanh cùng với phong thái lãnh đạo của
họ v.v. …
Nhìn chung, việc hướng dẫn sinh viên tham quan thực tế, tổ chức các HĐNK sẽ tạo được hứng
thú cho sinh viên khi phải làm quen với những lý thuyết khô khan của môn Luật kinh tế. Việc
chuẩn bị những hoạt động này đòi hỏi thầy cô phải có những nỗ lực nhất định nhưng bù lại,
thầy cô cũng sẽ tạo được niềm hứng khởi cho chính mình và chắc chắn, một không khí học
tập sôi nổi sẽ diễn ra sau khi sinh viên được tiếp cận với những thực tế chưa được thể hiện
đầy đủ trong các qui định, điều lệ.
16 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Chương trình
“Service Learning”
Service Learning (hay còn gọi là Học tập phục vụ cộng đồng)
một mô hình giáo dục đang được nhiều nơi trên thế giới áp
dụng (từ mẫu giáo đến đại học). Thông qua phương pháp
học tập phục vụ cộng đồng“làm để học”, nhiều bạn trẻ (từ
khi là học sinh mẫu giáo đến khi trở thành sinh viên) không
chỉ sử dụng được những gì được học trong nhà trường để
giải quyết những vấn đề thực tế từ cuộc sống mà còn có
thể trở thành những công dân tích cực, đóng góp cho cộng
đồng, xã hội, thông qua các hoạt động mang tính phục vụ.
Service Learning là gì?
“Service Learning - Học tập phục vụ cộng đồng là
một phương pháp giảng dạy và học tập có sự kết
hợp với các hoạt động phục vụ cộng đồng, thông
qua sự hướng dẫn của người dạy và sự tự phản ánh
(reflection) của người học để từ đó, làm giàu thêm
những trải nghiệm học tập, giúp xây dựng trách
nhiệm công dân và làm vững mạnh cộng đồng”.
(Trích: vietnamservicelearning).
Theo định nghĩa của Bộ giáo dục Florida (Florida
Department of Education),“Service Learning là một
phương pháp giảng dạy mà ở đó, kiến thức học trên
lớpđượclàmgiàuthêmvàđượcứngdụngthôngqua
việc hoạt động cung cấp dịch vụ cho người khác”.
Hiểu một cách đơn giản, Service
Learning là một phương pháp dạy và
học kết hợp việc giảng dạy với các hoạt
động cộng đồng. Nói cách khác, đây là
phương pháp ứng dụng trực tiếp những
kiến thức đã được dạy và học vào thực
tiễn, trong những hoàn cảnh xã hội thích
hợp, thông qua việc thực hiện các hoạt
động phục vụ cộng đồng có ý nghĩa.
Hữu Thức
1717NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
Những hoạt động cụ thể của Service
Learning
Khác với những hoạt động thiện nguyện, không
đòi hỏi bạn phải làm gì để đóng góp cho cộng
đồng, không yêu cầu những điều lớn lao, vì đơn
giản đây là phương pháp học thông qua phục vụ
cộng đồng dành cho học sinh, thanh thiếu niên và
sinh viên. Cơ bản, Service Learning đòi hỏi sự tham
gia của tình nguyện viên xuyên suốt quá trình thực
hiện công việc cộng đồng, từ khi chuẩn bị dự án
đến kết thúc dự án, sau đó, tự nhìn nhận, đánh giá
về việc sử dụng những kiến thức học được trong
quá trình phục vụ cộng đồng.
Xin được minh họa bằng một ví dụ:
Khicácbạnhọcsinh,sinhviênthunhặtrácởnhữngbờ
kênh, sông, biển nghĩa là các bạn đang cung cấp một
dịch vụ có giá trị cho cộng đồng.Tuy nhiên, việc làm
củacácbạnchưadừnglạiởđó.Vì,saukhithunhặtrác,
các bạn sẽ còn tiếp tục phân tích, nghiên cứu để xác
định các nguồn ô nhiễm xung quanh khu vực đó rồi
chiasẻvớicưdân.HoạtđộngnàyđượcxemlàService
Learning –Học tập từ hoạt động phục vụ cộng đồng.
Một ví dụ khác, đề án“Thiết kế, giảng dạy và đánh
giá khóa học tiếng Anh cơ bản” của nhóm giảng
viên và sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học
Đại học Hoa Sen với trẻ em mồ côi tạiTịnh thất Linh
Sơn Q.12 chính là một trong những hoạt động của
Service Learning. Các bạn sinh viên ngành Ngôn
ngữ Anh không chỉ tham gia giúp đỡ, chăm sóc các
em nhỏ mồ côi tạiTịnh thất mà còn xây dựng và áp
dụng một đề án giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Hiệu quả từ mô hình
Service Learning
Có thể nói, Service Learning là một
phương pháp hiệu quả để phát triển
kỹ năng và có được những bài học trải
nghiệm khó có thể tìm thấy trong việc
giảng dạy trên lớp. Tham gia chương
trình này, các bạn trẻ sẽ được rèn luyện
các kỹ năng: quản lý, giao tiếp hiệu quả,
làm việc nhóm, v.v...
Đây cũng là phương pháp học giúp học
sinh, sinh viên có được những bài học
từ cuộc sống bổ ích, như bài học về ý
nghĩa của việc “cho” và “nhận”, ý thức
trách nhiệm đối với cộng đồng…
Tóm lại, với mô hình Service Learning,
các bạn trẻ sẽ khám phá được nhiều điều
thú vị từ đam mê, nhiệt huyết của các
bạn. Đến với Service Learning, không
phải chỉ để học và thi, rồi quên tất cả,
mà các bạn phải thực hiện dự án bằng
kiến thức, kỹ năng của mình để tích lũy
kinh nghiệm và, những thứ quý giá ấy,
sẽ mãi mãi sống cùng với bạn.
18 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
SERVICE LEARNING TẠI
ĐẠI HỌC HOA SEN
Tại Đại học Hoa Sen chương trình
Service learning đang dần được hình
thành và triển khai trong chương trình
giảng dạy tại một số Khoa trong những
học kỳ gần đây. Đặc biệt, một số dự án
có sự tham gia của sinh viên các nước
khác như: Singapore, Hongkong. Trong
học kỳ bắt đầu vào tháng 3 năm 2014,
một môn học lý thuyết hướng đến trang
bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng
cần cho các dự án service learning bắt
đầu được giảng dạy. Dự kiến, một môn
học theo hướng thực hành tiếp theo
phần lý thuyết này sẽ được giới thiệu
vào mùa hè năm 2014. Phần thực hành
cho phép sinh viên từ nhiều chuyên
ngành khác nhau làm việc với giảng
viên, đại diện tổ chức phi lợi nhuận
(NGO) và thành viên cộng đồng gặp
khó khăn để hỗ trợ giải quyết.
Có nhiều định nghĩa “service learning”:
1979, theo Robert Sigmon: đây là
một loại hình giáo dục trải nghiệm
(experiential learning), dựa trên học
tập qua lại (reciprocal learning). Sigmon
thì cho rằng hình thức học tập này bắt
nguồn từ các hoạt động thực hành,
trong quá trình thực hành, cả 2 bên
“cho” và “nhận” đều được “học” từ trải
nghiệm ấy, vì thế, service-learning chỉ
xảy ra khi cả hai bên đều hưởng lợi ích
từ hoạt động ấy.
Ngày nay, khái niệm “service learning”
đang được sử dụng để định nghĩa
một loạt các phương pháp giáo dục trải nghiệm
thông qua các hoạt động đa dạng: hoạt động tình
nguyện, dự án phục vụ cộng đồng (community
service), các chuyến đi thực tế (field study) và thực
tập. Ở Việt Nam, một số hoạt động được Đoàn
thanh niên và Hội sinh tổ chức có thể được xem là
service learning.
Chương trình này đặc biệt hơn các loại hình học
tập trải nghiệm khác vì việc đem lại lợi ích như
nhau giữa người cung cấp và người nhận dịch vụ.
Để thực hiện điều này, các chương trình service-
learning mang tính học thuật, được thiết kế để
cung cấp dịch vụ cho cộng đồng, nâng cao chất
lượng học tập của sinh viên và đồng thời, kiến
thức của sinh viên cũng góp phần nâng cao chất
lượng dịch vụ. Điều này khác với các hoạt động
thiện nguyện, vì việc học tập của sinh viên được
xem trọng. Cũng không giống với chuyến tham
quan thực tế, vì không chỉ dừng lại ở việc bổ sung
kiến thức, service-learning kết hợp việc thực hành
vào khóa học.
Vídụ,mộtsinhviênyhọcdựbịsaukhihọcmộtkhóa
Sinh lí học Lão hóa có thể áp dụng những lí thuyết
và kĩ năng học được để hỗ trợ việc đi lại cho người
cao.Ngoàira,khóahọccũngchosinhviênthấyđược
sự khác biệt trong quá trình lão hóa giữa nam và nữ,
việclãohóaảnhhưởngnhưthếnàocũngnhư người
cao tuổi có thể học cách giải quyết những khó khăn
trong việc đi lại. Mục đích của chương trình là nâng
cao kiến thức của sinh viên, đồng thời, cung cấp một
loại hình dịch vụ cần thiết.
Sự cân bằng lợi ích giữa người“cho”và người“nhận”
là điểm nổi bật của service learning, tạo nên sự khác
biệt với các chương trình giáo dục trải nghiệm khác.
TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan- Nguyễn Trung Huy
1919NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
TRUNG TÂM GIÁO DỤC
TRẺ KHUYẾT TẬT
THUẬN AN
Nhân sự:
Hiện nay, Trung tâm có 66 cán bộ - viên
chức - người lao động; trong đó có 01
Giám đốc, 01 Phó Giám đốc phụ trách
chuyên môn, 25 nhân viên, 39 giáo viên.
Nhiệm vụ:
Tư vấn gia đình, giáo dục và nuôi dưỡng
nội trú khoảng 350 người khiếm thính
gồm những bé được can thiệp sớm từ
0 đến 5 tuổi, mỗi tuần đến Trung tâm
1-2 lần hoặc 1 – 2 buổi, những học sinh
tiểu học, trung học cơ sở và cả những
trại viên mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó
khăn, có người tuổi đời đã trên 70.
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho
giáo viên dạy trẻ khiếm thính.
Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An, tiền thân là Viện Câm
điếc LáiThiêu, do linh mục Azemar ( người Pháp ) thành lập năm 1886
tại giáo xứ Lái Thiêu, thuộc tỉnh Bình Dương. Sau nhiều lần thay đổi
cơ quan chủ quản, đến năm 1999, Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật
Thuận An trực thuộcTrường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,
tọa lạc tại: B 43 khu phố Bình Đức II, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận
An, tỉnh Bình Dương
Sứ mệnh:
Huấn luyện – giáo dục người khiếm , hướng tới
việc hoà nhập với cộng đồng về giáo dục và tạo
cơ hội việc làm.
Cơ sở vật chất:
Trung tâm có 05 khu vực:
	 Khu A: các phòng học cấp Trung học cơ sở, các
phòng ban Hành chính và Trại Nam;
	 Khu B: các phòng học Tiểu học và Trại Nữ;
	 Khu C: các phòng học Dự bị và Tiểu học;
	 Khu D: Ký túc xá dành cho giáo viên từ các tỉnh
thành khác đến lưu trú để theo học các đợt bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ;
	 Khu E: các phòng học Mẫu giáo và Can thiệp sớm.
Nguyễn Thanh Thu Thủy (Giám đốc)
20 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An - Ảnh từ internet
Các hoạt động:
Từ khi thành lập, mục tiêu chủ yếu của Trung tâm là nuôi dạy trẻ khiếm thính bậc tiểu học.
Từ năm 2005, Trung tâm từng bước mở thêm khối trung học cơ sở. Đến nay đã có nhiều đợt
học sinh được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở.Từ năm 2006,Trung tâm
tập trung phát triển chương trình can thiệp sớm mạnh mẽ hơn.
Ngoài giờ học trên lớp, Trung tâm có tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với sự hỗ trợ của
một số nhà giáo dục giới trẻ đến từ quận 12 TP. HCM.
Trung tâm còn hỗ trợ cho công tác điều tra những vụ án có liên quan đến người khiếm thính
của Tòa án các huyện – thị thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.
Trung tâm thường xuyên nhận được những sự giúp đỡ về công tác quản lý, về trang thiết bị,
về tài chính của các Phòng Ban – các Khoa thuộc Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, của các
ban ngành đoàn thể ở địa phương, các cá nhân và tập thể là những nhà hảo tâm trong và
ngoài nước và gần đây là sự hỗ trợ của Trường Đại học Hoa Sen về công tác biên phiên dịch
để thực hiện Chương trình Giáo dục Người khiếm thính Việt Nam.
Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Trung tâm cũng nhận được sự hỗ trợ của chính phủ các
nước bạn như: Nhật Bản, Úc, các tổ chức phi chính phủ như: Saigon Children’s Charity,Global
Foundation For Children with Hearing Loss.
Trung tâm Giáo dụcTrẻ khuyết tậtThuận An đang phấn đấu để huấn luyện – giáo dục những
học sinh khiếm thính có những kiến thức và kỹ năng nhất định có thể hoà nhập với trẻ nghe
– nói bình thường ở các trường học theo hệ thống giáo dục quốc dân ở địa phương hoặc có
thể hội nhập bình đẳng với xã hội về cơ hội việc làm.
2121NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
DỰ ÁN
BIÊN PHIÊN DỊCH TẠI
TRUNG TÂM THUẬN AN
Với sinh viên, có lẽ không còn gì hào hứng bằng khi ngoài giờ học,
được tham gia và tự mình trải nghiệm cùng những hoạt động thực tế
với cộng đồng. Khác với việc làm thêm, thực tập hay hoạt động thiện
nguyện, dự án của chương trình“Học tập phục vụ cộng đồng”tại đại
học Hoa Sen giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm trong sự tương tác
với nhà trường và đối tác xã hội chặt chẽ hơn. Tham gia để sinh viên
có thể đóng góp chút công sức của mình cho xã hội, để thấy được
trách nhiệm của bản thân, để sống tử tế và trưởng thành hơn. Đó
cũng chính là mục tiêu chính của chương trình học tập phục vụ cộng
đồng: phục vụ xã hội để học và học để phục vụ xã hội (serve to learn
and learn to serve).
Được sự hỗ trợ của Quỹ trẻ em khiếm thính toàn
cầu thông qua Chương trình Câm điếc Việt Nam,
năm 2012, Đại học Hoa Sen vàTrung tâm giáo dục
trẻ khuyết tật tại Thuận An tỉnh Bình Dương cùng
kí kết hợp tác để cung cấp các phương pháp học
tập hiệu quả nhất, tạo niềm đam mê cho sinh viên
trong công tác xã hội phục vụ cộng đồng.
Dự án Biên phiên dịch tại Trung tâm là một trong
những dự án đầu tiên tạo điều kiện để sinh viên
Hoa Sen tiếp cận với một phương pháp học tập
mới mẻ. Trong đó, sinh viên sẽ tham gia 2 công
việc chính: phiên dịch trực tiếp tại lớp
khi các chuyên gia nước ngoài hướng
dẫn giáo viên, phụ huynh, học sinh; biên
dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếngViệt
và ngược lại. Chương trình được thực
hiện theo các dự án khác nhau của trung
tâm, mỗi dự án thường kéo dài từ 1đến
4 tuần.
Mặc dù việc di chuyển từ thành phố
Hồ Chí Minh đến Thuận An không dễ
dàng, nhưng khi chương trình được
Kế Tường
22 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Nhóm dự án biên phiên dịch trung tâm Thuận An - Ảnh do tác giả cung cấp
P.Hỗ Trợ Sinh Viên thông báo lần đầu
tiên vào tháng 5/2012 thì đã có hơn 10
sinh viên hăng hái đăng kí tham gia.
Còn nhớ, trong một lần trên đường từ
TP.HCM đến trung tâm bằng xe máy, bạn
Nguyễn Phạm Thanh Hằng, (một trong
9 bạn đầu tiên được chọn), bị té xe phải
khâu đến 8 mũi trên mặt.Thế nhưng, với
quyết tâm của mình, Hằng vẫn tiếp tục
tham gia cho đến khi hoàn tất dự án.
Cô Thủy, Giám đốc trung tâm cho biết,
Hằng là một trong những tình nguyện
viên xuất sắc và nhiệt tình nhất, vừa có
trách nhiệm với việc đã nhận, vừa là một
nữ sinh viên trẻ, đam mê cống hiến.
Không chỉ có Hằng mà Quách Thị Mai Thy, lớp
TA111, cũng là thành viên của nhóm đã chân
thành chia sẻ: “Trong một tháng làm việc với lòng
yêu thương và sự đam mê, tôi đã muốn bật khóc khi
chứng kiến những nỗ lực phi thường của cô Paige, cô
Thủy,nhữngchuyêngiacũngtấtcảnhữngthànhviên
khác đã nỗ lực giúp đỡ những trẻ em khiếm thính.”
Sau này, Mai Thy tiếp tục xung phong tham gia dự
án, Thy cũng nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ cho
những thành viên đến sau.
Nguyễn Minh Phượng, SV lớpTM1111, thì cho rằng,
sau một tháng tại Trung tâm, những điều bạn học
được còn nhiều hơn những gì bạn có thể cống hiến.
Càng biết thêm về thính học và phương pháp giáo
dục dành cho người khiếm thính, Phượng càng
kính trọng những bác sĩ, giáo viên và các sơ (ở nhà
2323NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
thờ) đã không ngừng cống hiến để giúp những
trẻ em khiếm thính chống chọi với khuyết tật của
mình.Với Phượng, dự án này đã giúp bạn vận dụng
những kiến thức từ nhà trường vào thực tế, và đó
sẽ là một động lực lớn để bạn nỗ lực hơn nữa trong
học tập.Tháng 1/2014 vừa qua, Phượng đã xuất sắc
đạt được suất học bổng toàn phần cho một học kì
trao đổi sinh viên tại Đại học Chiang Mai, Thái Lan.
Đồng chia sẻ, LâmThị Ánh Hồng, SV lớpTA091, cho
rằng, dự án Biên phiên dịch tạiThuận An, một phần
của chương trình Service Learning tại ĐH Hoa Sen,
đã mang đến cho sinh viên không chỉ là điểm thực
tập nhận được, mà còn là những kĩ năng mềm cần
thiết cho công việc trong tương lai.Theo Hồng, trải
nghiệm mà sinh viên có được khi còn đang học
tại trường sẽ giúp các bạn học được cách làm việc
nhóm, cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh, tạo
dựng mối quan hệ để tự tin hơn và nhất là có thêm
được niềm vui khi đóng góp cho xã hội. Năm nay,
Ánh Hồng đang tham gia kì thực tập tốt nghiệp tại
công ty Bosh Việt Nam.
Có lẽ Chương trình thực tập: Biên phiên
dịch tạiThuận An Bình Dương là chương
trình mang lại nhiều cảm xúc nhất cho
cả sinh viên lẫn người hướng dẫn. Không
như những chương trình thiện nguyện
thông thường, sinh viên tham gia đã
được giảng viên và người phụ trách
hướng dẫn trong suốt quá trình làm
việc. Khi kết thúc, sinh viên phải báo
cáo trước hội đồng để được đánh giá và
công nhận tín chỉ.Trong một lần họp kết
thúc dự án, khi được hỏi, 100% sinh viên
cho rằng chương trình thực sự ý nghĩa và
các bạn sẵn sàng tham gia lần nữa.Trong
tổng số 15 sinh viên tham gia dự án từ
đầu cho đến nay, có gần 10 sinh viên đã
tiếp tục tham gia lần 2, lần 3.
Có lẽ không ít người đã từng tự hỏi: thế
nào là hạnh phúc, và sống như thế nào
để được hạnh phúc? Chắc chắn sẽ có
nhiều câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên,
theo tôi, khi làm cho người khác hạnh
phúc và mỉm cười, đó chính là lúc mà
bạn sẽ hân hoan nhất, thoải mái nhất.
Cũng theo thông tin từ trung tâmThuận
An, với sự hợp tác của tổ chức quốc tế
Quỹ trẻ em khiếm thính toàn cầu và
Chương trình Câm điếc Việt Nam, dự án
sẽ kết thúc vào năm 2014. Mong rằng
sinh viên Hoa Sen sẽ tiếp tục một lần nữa
với trải nghiệm tuyệt vời và ý nghĩa này.
24 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Kim Ngân MK111 - Ảnh do nhân vật cung cấp
NHỮNG BÀI HỌC
KHÔNG ĐẾN TỪ
GIẢNG ĐƯỜNG
Tôi, một sinh viên năm ba tại
trường Đại Học Hoa Sen, nơi
được nhiều người đánh giá là
đào tạo những sinh viên có
năng lực, năng động sáng tạo.
Như các bạn cùng trang lứa
khác, khi mới bước vào môi
trường Đại học, tôi bỡ ngỡ,
chưa định hướng được mình
phải làm gì sau khi ra trường.
Thậm chí, tôi đã không xác định
được ngành học của mình khi
đăng kí thi, mà phải nhờ đến
sự lựa chọn của ba mẹ. Đến khi
học hết năm nhất ngành Tài
chính ngân hàng, tôi mới chợt
nhận ra rằng nó không hề phù
hợp với mình, và tôi quyết định
chuyển sang ngành Marketing.
Ở đây, tôi tìm thấy được con người thật của mình, những kỹ năng có sẵn của tôi
đã hỗ trợ rất nhiều khi tôi học Marketing.Và tôi đã được rèn luyện nhiều hơn qua
những lớp chuyên ngành của trường. Tuy nhiên, để có những kinh nghiệm làm
việc như bây giờ tôi đã phải có những trải nghiệm từ những công việc bên ngoài.
Điều ấy, không phải quá khó nhưng cũng không là dễ. Khi va chạm với thực tế,
tôi mới nhận ra: không phải chỉ có thầy cô và trường học cho ta những bài học bổ
ích, mà chính những trải nghiệm thực tế mới mang lại nhiều bài học quí báu cho
hành trang vào đời.
Kim Ngân MK111
2525NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
Công việc đầu tiên đến với tôi tình cờ, qua sự giới
thiệu của một người bạn. Tôi có dịp làm quen với
một công ty dịch vụ giải trí nước ngoài. Điều này
thật sự hấp dẫn tôi, vì tôi muốn được tiếp cận với
môi trường quốc tế và muốn trau dồi ngoại ngữ.
Thật bất ngờ, sau khi phỏng vấn, tôi chỉ được giao
việc phát name card của công ty cho các tài xế taxi
để giới thiệu vì công ty mới thành lập. Tôi nghĩ
rằng mình đã không được đánh giá cao khi phải
làm công việc này. Đề xuất của tôi trong CV là vị
trí Hotline và Sales. Nhưng, sau vài phút suy nghĩ,
tôi đã quyết định chấp nhận với thái độ“bằng mặt
không bằng lòng”.Vì là sinh viên như tôi, công việc
partime có mức lương 2.500.000vnđ không dễ tìm.
Những ngày đầu, tôi chưa quen , còn ngại ngùng
và không tự tin khi phải lang thang ngoài đường
4 tiếng, phải gõ cửa từng chiếc taxi để phát name
card. May mắn lắm thì được tài xế nhận và xin được
số liên lạc để làm báo cáo cho công ty, ngược lại,
thì chỉ nhận được những lời khó nghe. Là con gái,
lại được gia đình chăm lo từ nhỏ, tôi không nghĩ có
lúc, tôi lại phải làm việc này. Đơn giản, tôi nghĩ, sau
khi tốt nghiệp đại học, sẽ có được một công việc
tốt tại văn phòng. Điều mà tôi đang trải nghiệm,
hoàn toàn khác xa với mong đợi. Mặc dù vậy, tôi
vẫn cố gắng thực hiện tốt công việc mình được
giao, và tuân thủ các qui định của công ty. Tôi đã
học được cách giao tiếp tốt với mọi người và rèn
cho mình tính kiên nhẫn.
Vào một ngày , đến công ty nhận lịch
làm việc mới, tôi đã gặp và nói chuyện với
một người Pháp, trao đổi nhiều với ông
về những mong đợi của mình khi làm
việc ở đây và những việc mà tôi có thể
thực hiện được.Thật bất ngờ, đó chính là
Giám đốc của công ty.Tự hỏi:“Không biết
may hay là xui?”, vì tôi trình bày những
hoài bão của mình trong khi tôi chỉ là
một cô sinh viên năm ba. Nhưng đúng
là may mắn, 3 ngày sau, tôi nhận được
thông báo tuyển dụng cho vị trí Sales.
Đây là niềm vui lớn của tôi trong 3 năm
học đại học.
Công việc này , tuy không phải là quá đặc
biệt, nhưng với tôi, nó rất quan trọng vì
đó là một thành công trong quá trình
nỗ lực tìm việc khi tôi còn là sinh viên.
Tôi đã vận dụng một số kiến thức học ở
trường như: nghiên cứu về các dịch vụ,
và marketing online để hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Hơn cả mong đợi, tôi được
tăng lương trong tháng tiếp theo . Quả
thật,nhữngnỗlựccủatôiđãđượcđềnbù
xứng đáng. Tôi hiểu rằng: các công việc
, từ nhỏ đến lớn, đều có tầm quan trọng
và công việc nào cũng mang đến cho ta
kinh nghiệm. Đấy là bài học đầu tiên của
tôi ở trường đời, không nên nghĩ mình hễ
mình học cao thì không chấp nhận làm
những việc tầm thường, vì không phải ai
cũng có thể chỉ một bước mà đến mây!
Tất cả đều phải trải qua sự rèn luyện và nỗ
lực của bản thân. Điều quan trọng nhất
là hãy tự tin vào chính mình, vào những
gì mình có thể làm được, tập lắng nghe
và tập tính kiên nhẫn. Muốn thành công
thì đừng quên những điều này.
26 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Công ty mà tôi đã làm việc bảo trì trong
vòng 3 tháng, nên tôi đã tạm ngừng làm
việc để tập trung cho việc học.Thời điểm
đó, số môn học còn lại tôi không nhiều,
thời gian đến trường cũng ít, và tôi vẫn
còn rảnh rỗi. Vì thế, tôi quyết định thử
sức mình ở một công việc mới. Tôi tình
cờ lên mạng, và được một người quen
giới thiệu vị trí trợ lí của Event manager
cho một công ty tổ chức sự kiện. Đây là
công việc mà tôi đã yêu thích từ lâu, với
có ước mơ trở thành một nhà tổ chức sự
kiện. Dĩ nhiên với một nhân viên mới như
tôi thì đây là một công việc không đơn
giản vì phải thiết lập nhiều mối quan hệ.
Để trở thành một thành viên của công ty,
tôi phải trải qua một thử thách về lòng
trung thực. Người quản lý của tôi đã đưa
ra một đơn đặt hàng để giải quyết, sau
đó, sẽ nhận tiền hoa hồng là 1.000.000 đ.
Lại có một người quản lý khác, đưa cho
tôi một đơn đặt hàng giống như đơn đặt
hàng trước nhưng lại trả hoa hồng gấp
đôi là 2.000.000 đ.Tôi đã rất phân vân, vì
mức chênh lệch cao cho cùng một công
việc, tôi mơ hồ cảm thấy việc sẽ không
đơn giản nếu tôi chọn giải quyết đơn đặt
hàngcóhoahồng2.000.000đ.Cuốicùng,
tôi chọn giải quyết công việc mà sếp đã
đưa ra. Quả đúng như suy nghĩ của tôi ,
đây là một“chiêu”thử lòng trung thành
của nhân viên mà các sếp hay thỏa thuận
với nhau để tìm ra được ứng viên xứng
đáng. Cách hành xử của tôi đã tạo được
niềm tin cho sếp. Đây là bài học thứ hai
của tôi: khi làm việc, phải biết giữ đạo đức
nghề nghiệp, lấy lòng trung thành làm
công cụ thì mới mong nhận được sự tin
cậy của mọi người.
Những điều tôi chia sẻ chính là những bài học đắt
giá mà tôi đã có được qua những công việc thực tế.
Tôi đã vô cùng ngạc nhiên với những kinh nghiệm
mà tôi đã có được chỉ trong thời gian 4 tháng khi đi
làm, những điều không có trong sách vở mà tôi đã
may mắn học được từ những việc làm tưởng chừng
rất nhỏ của đời thường. Đôi khi, những điều ta học
được từ trường đời lại hoàn toàn khác với sách vở.
Tôi không phủ nhận những bài học ở trường là quí
báu. Chúng tôi đã được thầy cô cung cấp nhiều lý
thuyết bổ ich, được rèn luyện một số kỹ năng. Tuy
nhiên, nếu trường mong muốn sinh viên Hoa Sen
sau khi ra trường sẽ là những công dân có ích cho
xã hội, những nhân viên, nhà quản lí, lãnh đạo tài
ba thì nhà trường phải tạo điều kiện cho mọi sinh
viên được tiếp xúc thường xuyên hơn nữa với môi
trường thực tế.
Mong các bạn sinh viên sẽ có thật nhiều trải
nghiệm lý thú hơn tôi để chuẩn bị kỹ càng cho
hành trình vào đời, những chặng đường dài nhiều
gian lao, thử thách.
2727NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
HỌC TỪ NHỮNG
TRẢI NGHIỆM
“Con làm gì mà suốt ngày ở ngoài đường thế? Mẹ thấy con nên bớt
tham gia mấy cái câu lạc bộ này nọ, dành thời gian cho việc học đi!”
Đó là câu nói tôi vẫn thường nghe mẹ nhắc nhở. Mà cũng không riêng
gì tôi, các bạn tôi hầu hết, đều than thở như vậy. Số còn lại hoặc là
những con mọt sách chính hiệu, hoặc những bạn vốn dĩ thích la cà
và việc“cắm mặt vào sách”của các bạn ấy đã bị phụ huynh“o ép”riết
rồi thành quen.
Không biết các bạn có nghĩ như tôi: học không chỉ
đơn giản là ghi chép hay tiếp thu kiến thức sách vở
mà người xưa truyền dạy mỗi ngày trên bục giảng
hoặc thông qua những quyển tài liệu dày cộm đầy
những thuật ngữ chuyên ngành khô khan. Học là
phải vừa làm, vừa chơi, mở mang đầu óc bằng cả
những thứ chẳng thể nào viết thành sách được.
Tôi không phủ nhận đã có hàng tá cuốn sách viết
về vốn sống, về kinh nghiệm thực tiễn, nó là những
đúc kết đáng giá của những người đi trước. Bạn rất
nên đọc nó để mở rộng thêm sự hiểu biết cho bản
thân, cũng như rút được vô số bài học mà không
cần phải trải qua cả một quá trình dài gian khổ
như họ đã từng.
Tuy nhiên, bạn không thể chỉ ngồi ở nhà và đọc
sách rồi vỗ ngực tự xưng là bạn đã đi hết thế giới
này và có khả năng ứng phó với tất cả các tình
huống xảy ra trong công việc hay trong cuộc sống.
Mỗi người có một cách sống, đi đến mục tiêu của
mình bằng những bước đi và cuộc đời
riêng, bạn có chắc những gì bạn đọc
được sẽ xảy ra với bạn không? Cuộc
sống là của bạn, vì thế, phải tự đi mà cảm
nhận, không ai biết được điều gì sẽ xảy
đến để mà dạy bạn trước cách đối phó.
Tôi hiểu rõ điều này bởi tôi đã từng tin tất
cả những gì mình cần đều có trong sách
vở và những bài giảng trên lớp. Cho đến
một ngày, khi tôi bước vào đại học Hoa
Sen “của tôi”, tôi mới vỡ lẽ ra rất nhiều
điều. Môi trường năng động, sáng tạo,
đòi hỏi sinh viên không ngừng tìm tòi,
học hỏi ở đây đã giúp tôi trưởng thành
rất nhiều.Tôi hiểu được rằng, để học tập
và tiếp thu kiến thức, ngoài ghi chép và
học thuộc lòng, còn có tham gia trò chơi.
Tôi không đùa! Đừng nghĩ các câu lạc
bộ, đội nhóm được lập ra chỉ vì phong
trào và tham gia chỉ để “lòe” thiên hạ.
Thúy An
28 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Thúy An - Ảnh do nhân vật cung cấp
Ở đó, chúng ta có thể học được rất nhiều
thứ: sự hòa đồng, tinh thần đồng đội, sự
cạnh tranh công bằng và cả cách xử lý
tình huống tưởng chừng như nan giải.
Nó giống như môt xã hội thu nhỏ, và mỗi
nhóm của bạn có thể được xem như đơn
vị mà bạn đang công tác.Vì thế, bạn phải
học cách làm sao để đưa ra mục tiêu phù
hợp, đi đến nó nhanh và hiệu quả nhất
và thành công một cách trung thực và
vinh quang.
Đại học Hoa Sen là một môi trường rất
tốt để bạn phát triển những kĩ năng
sống đó, tất cả các hoạt động ngoại
khóa đều được thực hiện nghiêm túc,
đúng với mục tiêu đã đề ra ban đầu,
điều mà không phải trường nào cũng
làm được.
Điển hình như CLB ESB mà tôi tham gia, tính đến
nay là đã tròn ba năm tôi lớn lên cùng ESB, nơi đã
cho tôi khá nhiều “của để dành” làm hành trang
vững bước trong tương lai.“Đi một ngày đàng học
một sàng khôn”, ESB đã cho tôi cả một kho tàng
với những chuyến đi để có thêm vốn sống, tích lũy
kinh nghiệm và có cả những vấp ngã! Từ những
hoạt động thực tế, ESB tạo điều kiện cho sinh viên
chúng tôi có được cơ hội tốt nhất để thử nghiệm.
Tâm lý chung của sinh viênViệt Nam ta là ngại tiếp
cận, sợ thử thách, cứ nghĩ “Thuyền tới đầu cầu ắt
sẽ thẳng” thế nên các bạn thường tham gia câu
lạc bộ chỉ cho vui hay tệ hơn là đăng ký cho“bằng
chị, bằng em”. Các bạn ấy cho rằng đó chỉ là những
cuộc chơi không đáng để phải bỏ ra nhiều công
sức. Nhưng hãy thử nghĩ mà xem, bất kỳ trong cuộc
khám phá nào, chúng ta chúng ta cũng có thể sẽ
thất bại nhưng cái giá mà chúng ta phải trả để có
được bài học đó là hoàn toàn có ích.
2929NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
Với ESB (tên cũ là SIFE), tôi đã đi hàng
trăm cây số, tiếp cận với vô số những
dạng người, hiểu được cuộc sống của
thế giới ngoài trường lớp. Thâm nhập
vào cuộc sống của người dân không
phải chỉ để cảm thông mà là một cơ hội
vô giá để chúng tôi tập đối nhân xử thế.
Với những dự án đã thực hiện, tôi đã biết
“lập kế hoạch”,“chạy nước rút”, giải quyết
“sự cố ngoài ý muốn”. Khi vượt qua tất
cả những thử thách để hoàn thành mục
tiêu thì ai mà không sung sướng, tự hào!
Cũng như các bạn khác, lúc đầu, tôi ái
ngại khi phải đương đầu với thử thách,
và xử lý mọi tình huống một cách vụng
về. Chính các anh chị đi trước đã tiếp
thêm cho tôi niềm tin và sức mạnh, họ
giúp tôi thấy được thất bại của tôi chẳng
là gì cả, ai cũng đã từng trải qua. Nhìn họ
tự tin, năng nổ, tràn đầy sức sống, tôi đã
quyết tâm cố gắng để một ngày nào đó,
cũng sẽ được như vậy.
RồithìESBcũnglớnlêntừngngày,chúng
tôi xây dựng thêm tour tham  quan
Doanh Nghiệp. Được tiếp cận với môi
trường làm việc thực tế, được học cách
“tự thân vận động” trong một guồng
máy kinh tế. Phải làm sao để liên hệ với
đối tác, gây ấn tượng trước những đối
thủ cạnh tranh, tạo niềm tin và kết thân
với họ? Bị từ chối, đón nhận sự thờ ơ...
không có gì mà chúng tôi chưa trải qua.
Tuy nhiên, những kinh nghiệm xương
máu đó không những không đánh bại
chúng tôi mà còn là chất xúc tác khiến
mỗi thành viên trong câu lạc bộ trưởng
thành hơn lên và đặc biệt là gắn kết lại
với nhau như một gia đình. Chúng tôi hiểu được
rằng đoàn kết là sức mạnh, sự cố gắng và ăn ý của
một tập thể luôn hiệu quả hơn rất nhiều so với việc
mỗi cá nhân tự phát triển theo hướng mà mình
muốn. Làm việc tập thể không có nghĩa là dựa hẳn
vào người khác, cái gì cũng nghe theo, chính kiến
của bản thân vẫn phải giữ nhưng làm cách nào để
dung hòa nó với mọi người mới là điều cần phải
học.
Làm việc với ESB, tôi“được”nhiều hơn tôi tưởng. Chỉ
sau một năm, tôi không còn cảm thấy nhàm chán
mỗi lần nghĩ đến việc đi học.Tôi được áp dụng ngay
mớ lý thuyết cứng nhắc vào thực tế để hiểu một
cách sâu rộng và khái quát hơn.Thế là việc tiếp thu
và ghi nhớ của tôi đã được cải thiện đáng kể thông
qua những hoạt động ngoại khóa bổ ích như vậy.
Bây giờ việc viết báo cáo, trình bày theo tiêu chuẩn
ISO không còn xa lạ với tôi nữa nhờ sự chỉ bảo,
hướng dẫn rất tận tình của các anh chị khóa trên
trong câu lạc bộ. Sinh hoạt ở đây, phạm vi giao lưu
của tôi cũng được nhân rộng ra với cả những anh
chị lớn và các em khóa dưới, rồi cả các Khoa khác
trong trường nữa. Mối quan hệ rộng rãi đó cũng
mang đến cho tôi rất nhiều bài học.
Bên cạnh việc tham gia câu lạc bộ ESB, trong thời
gian học ở đại học Hoa Sen, tôi còn làm thêm
những công việc freelancer như: thông dịch viên
cho các triển lãm về công nghệ và du lịchViệt Nam,
cộng tác viên cho các sự kiện triển lãm hay đơn
giản chỉ là nhập data khách hàng, gọi điện thoại
mời tham gia sự kiện. Mỗi một công việc là một
thử thách, một trải nghiệm, cung cấp cho tôi kha
khá những kiến thức, kinh nghiệm, những điều mà
giáo trình của ngành học Nhân sự không thể nào
dạy hết được.
Xem tiếp trang 36
30 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
HỌC VÀ TRẢI NGHIỆM
CÙNG CÁC
CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM
Trở thành sinh viên của một trường đại học, ngoài việc học tập những
kiến thức từ sách vở, việc tham gia câu lạc bộ, đội nhóm thật sự là một
trải nghiệm thú vị. Tại Đại học Hoa Sen, các câu lạc bộ (CLB) chính là
“cầu nối”, có thể giúp gắn kết với cộng đồng, gặp gỡ những người cùng
sở thích và khám phá năng lực cũng như giá trị bản thân…
Tích lũy kiến thức, trải nghiệm thực tế
Rất nhiều các CLB được các bạn sinh viên lập ra với
mục đích giúp các bạn trải nghiệm thực tế trong
những lĩnh vực nhất định, gắn bó với ngành học:
	 CLB FOL dành cho SV nhóm ngành Khách sạn-
Nhà hàng-Du lịch
	 CLB Kế toán – Kiểm toán
	 CLB Tiếng Anh Let’s Rendezvous…
Đây là những CLB có tính chất học thuật, tạo ra một
sânchơibổích,lànhmạnhdànhchocácsinhviênyêu
thíchvàquantâmđếnngànhhọccủamình.Chínhvì
vậy, nếu bạn cảm thấy kiến thức lý thuyết được học
ở lớp là chưa đủ thì việc tham gia một CLB học thuật
sẽgiúpbạncóđượcnhữngtrảinghiệmthựctếcũng
như tích lũy thêm kiến thức chuyên ngành.
Hiện nay, CLB FOL của nhóm sinh viên
ngành Khách sạn- Nhà hàng-Du lịch
đang là một CLB thu hút nhiều sự quan
tâm của sinh viên, cũng như đã có những
hoạt động nổi bật được giảng viên bộ
môn đánh giá cao. Những buổi hội nghị,
hội thảo hoặc chương trình campus tour
đón tiếp học sinh các trường THPT đến
tham quan Đại học Hoa Sen đều do
chính các thành viên trong CLB FOL tổ
chức chiêu đãi các bạn học sinh.
Hữu Tri
3131NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
Thỏa sức với đam mê, trưởng thành từ các
hoạt động
Ngoài những CLB trang bị cho các bạn sinh viên
kiến thức và kinh nghiệm thực tế liên quan đến
ngành học đào tạo của trường thì cũng có không ít
các CLB khác được thành lập nhằm và trở thành nơi
hội tụ những bạn sinh viên có cùng sở thích, đam
mê: CLB Nhiếp ảnh Hoa Sen, CLB Bóng chuyền; CLB
Bóng rổ, CLB văn nghệ…Với các hoạt động định
kỳ, các CLB đã giúp sinh viên Hoa Sen có những
khoảnh khắc thư giãn, gắn bó với nhau trong học
tập cũng như cuộc sống.
Bên cạnh đó, còn có những CLB cộng đồng với
nhiều hoạt động thiện nguyện đã thu hút được sự
quan tâm của đông đảo sinh viên, GV-NV:
	 CLB Tuổi xanh
	 Nhóm Tình thương
	 CLB đọc sách…
Là thành viên của các CLB, các bạn sinh viên đã
thể hiện tinh thần tương thân tương ái, biết quan
tâm, chia sẻ đối với những người có hoàn cảnh khó
khăn, bất hạnh và trưởng thành hơn sau mỗi hoạt
động, mỗi chuyến đi. Các bạn đã hăng hái tham gia
“Tiếp sức mùa thi”hằng năm, cùng nhau“Hiến máu
nhân đạo”, không ngại khó, ngại khổ để đến với
vùng sâu, vùng xa trong chiến dịch Mùa hè xanh,
quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo trong các dịp
Trung Thu, lễ Tết…
Mỗi CLB với những nét đặc thù là một môi trường
học tập đa dạng với nhiều bài học thú vị, bổ ích mà
các bạn sinh viên nên trải nghiệm. Nếu bạn mong
muốn có được cơ hội tích lũy kiến thức, được trải
nghiệm thực tế hay thoả sức với đam mê, thì, đừng
ngần ngại và do dự, hãy đăng ký tham gia vào câu
lạc bộ mà bạn yêu thích.
Vòng quanh câu lạc bộ, đội
nhóm của ĐH Hoa Sen
Tại Đại học Hoa Sen, mô hình câu lạc
bộ (CLB) và đội nhóm là một phần
quan trọng trong mục tiêu đào tạo
những con người toàn diện, nhằm
tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội
trải nghiệm thực tế, cũng như phát
triển tối đa năng lực và sở thích của
mỗi cá nhân. Đại học Hoa Sen tự hào
hiện đang có gần 20 CLB, chia làm 4
nhóm: Nhóm hoạt động Cộng đồng,
Nhóm học thuật, Nhóm Kỹ năng và
Nhómthểthao.Cácnhómnàykhông
chỉ cung cấp thông tin, ý tưởng cho
cáchoạtđộngmàcònpháttriểntính
năng động, sáng tạo của sinh viên,
xây dựng các chương trình gắn kết
giữa hoạt động trong và ngoài nhà
trường. Mỗi CLB là một mô hình học
tập khác nhau, giúp sinh viên tích
lũy nhiều kiến thức, kỹ năng, trưởng
thành để có thể thành công hơn
trong tương lai.
Để tham gia hoạt động các CLB &
Đội,nhóm,cácbạnxemthôngtinchi
tiết và đăng ký tại: http://sinhvien.
hoasen.edu.vn/vi/doi-song-sinh-
vien/clb-doi-nhom hoặc liện hệ:
Chị Lê Thị Vân Anh
Phòng Hỗ trợ sinh viên
Email:anh.lethivan@hoasen.edu.vn
32 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Giao lưu với ông Đinh Văn Phước (nguyên Tổng Giám đốc-Công ty Tsubaki Yamakyu Chain Co.Nhật)
Ảnh do ban tổ chức cung cấp
Học từ các
HỘI THẢO
Với thời gian công tác tại Đại học Hoa Sen gần 7 năm trong vai trò của
người tổ chức các hoạt động, sự kiện và hội thảo dành cho sinh viên,
tôi đã nhận được rất nhiều chia sẻ bổ ích từ các diễn giả.
Tại Hoa Sen, trung bình chúng tôi tổ
chức hoặc phối hợp thực hiện 2 sự kiện/
tháng, trong đó, sẽ có một buổi giao lưu
với các diễn giả nổi tiếng trong nhiều
lĩnh vực.
Cụ thể, trong năm 2013, chúng tôi đã tổ chức
giao lưu với Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, Ông
Đinh Văn Phước (Nguyên Tổng Giám Đốc – Công
ty Tsubaki Yamakyu Chain Co. Nhật), nhà Văn Vu
Gia, Ông Justin Nguyễn (Giám đốc Marketing của
Công ty JobStreetVietnam); GS.TrầnVănThọ (Giáo
sư kinh tế, Trường Đại học Waseda, Tokyo) Thạc
Sĩ Nguyễn Thành Hưng (Chuyên viên Nhân Sự Tập
đoàn AceCook )
Lê Thị Vân Anh
3333NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
Thông qua các chủ đề liên quan đến phim ảnh,
kỹ năng sống, cách làm đơn xin việc, cách trả lời
phỏng vấn ….tôi cũng như bao sinh viên tham dự,
cảm thấy mình rất nhỏ bé trước các diễn giả vì tất
cả đều là những chuyên gia trong các lĩnh vực mà
họ đang hoạt động.
Tất cả những chia sẻ của họ đều đến từ những kinh
nghiệm được đúc kết từ bản thân bằng công sức
và những trải nghiệm quý báu của họ ở xứ người.
Nhưng có lẽ điều tôi ngưỡng mộ nhất nơi những
con người ấy, chính là sự nhiệt tình. Họ là những
người có vị trí trong xã hội, Việt Nam và trên quốc
tế. Vậy mà, khi đến với sinh viên, họ vẫn rất giản
dị và chân thành. Trong khoảng thời gian tiếp xúc
ngắn ngủi, họ đã dành hết ân tình cho các bạn sinh
viên, những mong các bạn sẽ thành công và phát
huy hết tiềm lực của mình. Những cố gắng của các
bạn sẽ góp phần vào việc củng cố, phát triển đất
nước, sao cho ngang tầm với các nước bạn, trước
hết là các nước trong khu vực.
Mỗi khi tổ chức các sự kiện cho sinh viên, ngoài
trách nhiệm với công việc, tôi vẫn luôn có niềm
hứng khởi, sự háo hức vì qua những chương trình
này, chúng tôi sẽ gặp được những con người tuyệt
vời, vừa có tâm, vừa có tầm. Những bài học mà
chúng tôi may mắn có được, không phải từ giảng
đường, sẽ là hành trang vào đời quý báu của chúng
tôi. Chúng tôi không mất thời gian, công sức, tiền
bạc, không phải đắng cay trải nghiệm mà vẫn có
thể vận dụng vào công việc và cuộc sống.
Tôi cũng đã có cơ hội được gặp Đạo diễn Hollywood
Phillip Noyce, Giáo sư Phan Văn Trường, Nhà Văn
Nguyễn Nhật Ánh,Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Xanh,Tiến
Sĩ Vũ Minh Khương, Nhà Văn Lý Lan, Bà Tôn Nữ Thị
Ninh, Nhà Văn Dạ Ngân, Nhà Văn Wayne Karlin, và
bao nhiêu con người tuyệt vời khác.
Thú thật, tôi không thể nào nhớ hết
những nội dung quý báu mà các diễn giả
đã chia sẻ, nhưng mỗi lần gặp được họ,
tôi cảm thấy mình như được tiếp thêm
lửa và niềm tin. Như lờiTS. Nguyễn Xuân
Xanh chia sẻ với các tân sinh viên vào đầu
niên học 2013:“Ngườitahaynóilấyngắn
nuôi dài, nhưng tôi thật sự khuyên các em
hãy lấy dài nuôi ngắn. Nuôi chí lớn để làm
từng việc nhỏ”. Và, thật tình cờ, đến niên
học 2014, Giáo sưTrầnVănThọ cũng chia
sẻ với tân sinh viên thông điệp tương tự
qua 04 chữ“Chí tại thiên lý”, tôi nghĩ nó
cũng không khác mấy với câu slogan mà
các bạn hay thấy“Think global, Act local”
của các công ty thương mại.
Thaylờikết,nếunhưbạnđanglàsinhviên
Hoa Sen, hay bạn mong muốn trở thành
“sinhviênHoaSen”,thậtsự,tôikhuyênbạn
nên tận dụng việc“học tại các hội thảo”,
bởi vì đây là những cơ hội học tập mà
không phải ai cũng tiếp cận được. Cuộc
đời chúng ta có thể thay đổi bởi những
người chúng ta gặp, chứ không phải chỉ
nhờ vào những gì mà chúng ta thấy.
34 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Hải Yến - Ảnh do nhân vật cung cấp
THỰC TẬP
NHỮNG TRẢI NGHIỆM
QUÝ BÁU
Với phương châm“học đi đôi với hành”, tiếp nhận và áp dụng mô hình
“đào tạo xen kẽ” của Pháp, từ khi thành lập đến nay, Trường Hoa Sen
đã có qui định về việc thực tập của sinh viên.Thực tập, sinh viên sẽ tích
lũy nhiều kinh nghiệm, học hỏi thêm những kỹ năng mềm và trình độ
chuyên môn cũng được nâng cao hơn. Sinh viên học theo hệ thống
tín chỉ sẽ đi thực tập 2 lần trong suốt khóa học:
Với kỳ thực tập nhận thức, sinh viên có 8 tuần làm
việc toàn thời gian tại doanh nghiệp trước khi bắt
đầu học các môn chuyên ngành. Chủ yếu, sinh viên
được làm quen với môi trường doanh nghiệp, bước
đầu, hiểu được cơ cấu tổ chức, các mối quan hệ
trong doanh nghiệp và có thể trợ giúp, xử lý những
công việc đơn giản, chưa đòi hỏi chuyên môn sâu.
Kết thúc thực tập, sinh viên phải viết và báo cáo
trước hội đồng về quá trình thực tập, những thay
đổi về nhận thức, kinh nghiệm thành công và thất
bại đã có được trong quá trình thực tập. Đợt thực
tập tuy không dài nhưng đã tạo ra những chuyển
biết nhất định cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu
biết sâu hơn về ngành nghề đã chọn, nhận ra
những khiếm khuyết của bản thân về kiến thức,
kỹ năng. Từ đó, sẽ định hướng học tập tốt hơn.
Trước khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tham gia kỳ thực tập tốt nghiệp với thời gian làm việc 15
tuần toàn thời gian tại doanh nghiệp. Kỳ thực tập này nhằm giúp sinh viên:
Hải Yến (Trưởng BP. Quan hệ doanh nghiệp- P. HTSV)
3535NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
Chủ động tìm hiểu và có thể độc lập
xử lý những công việc thường nhật
tại doanh nghiệp thông qua việc vận
dụng những kiến thức đã học, cũng có
thể góp phần vào việc đề xuất những
cải tiến giúp nâng cao hiệu quả công
việc cho doanh nghiệp
	 Cócơhộiđượcdoanhnghiệptuyểndụng
Quahơn20nămtriểnkhaimôhìnhđàotạo
này, chúng tôi, những người trực tiếp làm
công tác hỗ trợ việc thực tập của sinh viên
nhận thấy:Thực tập, quả thật, là một hành
trinhtrảinghiệmquýbáucủasinhviên.
Đầu năm thứ tư vừa rồi, tôi được trúng tuyển làm
giáo viên của chương trình“Tự tin bừng sức trẻ”do
Unilever tài trợ.Tôi và các anh chị em khác có dịp đi
đến các trường cấp hai trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh để dạy cho các em khối 8, 9 tự tin khi giao
tiếp trước đám đông. Rất thú vị, bởi vì, không phải
chúng tôi chỉ giúp cho các em mà đây cũng là cơ
hội để kiểm tra lại sự tự tin của chính mình. Đứng
trước hàng trăm học sinh, đối với tôi, là một thách
thức rất lớn. Dần về sau, tôi dạn dĩ hơn, năng động
hơn rất nhiều. Nhìn những ánh mắt ngây thơ đang
ghi nhớ từng lời mà chúng tôi nói ra, tôi cảm thấy
hãnh diện vì đã chia sẻ được đôi chút kinh nghiệm
với thế hệ đàn em.
Ước mơ trở thành một nhà Giám Đốc Nhân Sự tài
ba vẫn còn cháy bỏng trong tôi, nhưng có đôi khi
cuộc sống lại lèo lái ta qua một hướng khác mà ở
đó, ta lại khám phá ra một chân trời mới phù hợp
với mình hơn. Hiện tôi đang là nhân viên tại Team
Event của công tyVNG với một công việc chẳng liên
Tiếp theo trang 30
Hằng năm, chúng tôi đều có thực hiện khảo sát một
số doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên Hoa Sen
đến thực tập, (từ nhận thức đến tốt nghiệp), họ đã
có những nhận xét khá tốt về sinh viên Hoa Sen.
Những kết quả đáng phấn khởi ấy cho phép chúng
tôi khẳng định lợi ích của việc thực tập.
Chúng tôi mong rằng tất cả sinh viên Hoa Sen nhận
thức được điều này và tham gia thực tập một cách
chủ động, tích cực vì đây chính là cơ hội để trải
nghiệm và học hỏi những điều không có trong sách
vở, cũng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách giữa
nhà trường-doanh nghiệp. Sau khi thực tập, chắc
chắn sinh viên sẽ trưởng thành hơn để có thể vững
vàng vào đời, khởi nghiệp
quan gì đến nhân sự nhưng tôi thực sự đã
vững vàng hơn bằng chính những kinh
nghiệm thực tế mà tôi có được trong quá
trình làm thêm, những tính cách mà tôi
đã được rèn luyện khi tham gia ESB và
tất nhiên là cả những lời khuyên quý báu
từ các thầy cô. Tất cả những điều đó đã
giúp tôi trở thành“tôi”của ngày hôm nay,
mạnh mẽ, tự tin, không chùn bước trước
thử thách, chông gai của cuộc đời.
Tôi tin rằng một ngày nào đó các bạn
cũng sẽ làm được như tôi, tìm ra một câu
lạc bộ bổ ích để các bạn có thể hòa mình
vào nó, biết sống có ý nghĩa với quãng
đời sinh viên để rồi trưởng thành hơn,
vững bước hơn trong tương lai do chính
mìnhchọn.Hạnhphúccủasựthànhcông
sẽ thật tuyệt vời khi bạn tìm ra được niềm
đam mê của chính mình và hiện thực hóa
nó. Chúc bạn thành công!
36 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriBản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriHoa Sen University
 
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenBản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenHoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Hoa Sen University
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Hoa Sen University
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Hoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Hoa Sen University
 
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenCẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenVũ Vu
 
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phụcNhững thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phụcAlynk Chan
 
Ky nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu quaKy nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu quaNguyen Hang
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênHy Vọng
 
Cuộc sống sau khi ra trường
Cuộc sống sau khi ra trườngCuộc sống sau khi ra trường
Cuộc sống sau khi ra trườngMinh Nguyễn
 
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010vinaora
 

La actualidad más candente (20)

Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
 
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriBản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
 
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
 
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenBản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
 
Giao tiếp kinh doanh
Giao tiếp kinh doanhGiao tiếp kinh doanh
Giao tiếp kinh doanh
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
 
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenCẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
 
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phụcNhững thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
 
Ky nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu quaKy nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu qua
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
 
Luận văn: Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đLuận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
 
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAYĐề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
 
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
 
Cuộc sống sau khi ra trường
Cuộc sống sau khi ra trườngCuộc sống sau khi ra trường
Cuộc sống sau khi ra trường
 
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
 

Destacado

Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Hoa Sen University
 
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả Cao
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả CaoCách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả Cao
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả CaoKiến Trúc KISATO
 
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000Kiến Trúc KISATO
 
chuỗi cung ứng của Toyota
chuỗi cung ứng của Toyotachuỗi cung ứng của Toyota
chuỗi cung ứng của ToyotaLuyến Hoàng
 
Mobileapps 111013123450-phpapp01
Mobileapps 111013123450-phpapp01Mobileapps 111013123450-phpapp01
Mobileapps 111013123450-phpapp01Wealthnet LLC
 
Online experience, audio wire
Online experience, audio wireOnline experience, audio wire
Online experience, audio wiredenisevdmeer1992
 
CASE STUDY: How a Major Television Network Cut Printing Costs
CASE STUDY: How a Major Television Network Cut Printing CostsCASE STUDY: How a Major Television Network Cut Printing Costs
CASE STUDY: How a Major Television Network Cut Printing CostsPlus Technologies
 

Destacado (10)

Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
 
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả Cao
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả CaoCách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả Cao
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả Cao
 
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
 
chuỗi cung ứng của Toyota
chuỗi cung ứng của Toyotachuỗi cung ứng của Toyota
chuỗi cung ứng của Toyota
 
Mobileapps 111013123450-phpapp01
Mobileapps 111013123450-phpapp01Mobileapps 111013123450-phpapp01
Mobileapps 111013123450-phpapp01
 
Wedding_slideshow
Wedding_slideshowWedding_slideshow
Wedding_slideshow
 
Honor Choir 2s
Honor Choir 2sHonor Choir 2s
Honor Choir 2s
 
Online experience, audio wire
Online experience, audio wireOnline experience, audio wire
Online experience, audio wire
 
CASE STUDY: How a Major Television Network Cut Printing Costs
CASE STUDY: How a Major Television Network Cut Printing CostsCASE STUDY: How a Major Television Network Cut Printing Costs
CASE STUDY: How a Major Television Network Cut Printing Costs
 

Similar a Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcThanh Le
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY...
SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY...SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY...
SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...hieu anh
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...jackjohn45
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhlemaidkt
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhnguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...lemaidkt
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...lemaidkt
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhlemaidkt
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhnguyenduy4121
 
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC nataliej4
 
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024forthebadday
 

Similar a Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm (20)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
 
Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du học
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
 
SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY...
SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY...SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY...
SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY...
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
 
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
 

Más de Hoa Sen University

Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016Hoa Sen University
 
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềBản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềHoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châuBản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châuHoa Sen University
 
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa SenHướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa SenHoa Sen University
 
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 FullCẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 FullHoa Sen University
 
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa SenSổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa SenHoa Sen University
 
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011Hoa Sen University
 

Más de Hoa Sen University (9)

Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
 
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
 
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềBản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
 
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châuBản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
 
Cẩm nang tuyển sinh 2012
Cẩm nang tuyển sinh 2012Cẩm nang tuyển sinh 2012
Cẩm nang tuyển sinh 2012
 
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa SenHướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
 
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 FullCẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
 
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa SenSổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
 
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
 

Último

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

  • 1. T H Á N G 0 4 / 2 0 1 4 w w w . h o a s e n . e d u . v n
  • 2. HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC A2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội ĐT: 04. 3 926 0024 - Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com BẢN TIN HOA SEN THÁNG 04/2014 Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC Biên tập: BÙI TRÂN THÚY - NGUYỄN BÍCH THỦY Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆP Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG In 3000 cuốn, khổ 14 x 20 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số: ĐKKHXB : 635-2014/CXB/32 - 18/HĐ. In xong nộp lưu chiểu quý II năm 2014. LỜI MỞ ĐẦU_________________________________________________________________ 3 CUỘC SỐNG LÀ MỘT CHUỖI BÀI HỌC_____________________________________________ 4 TRƯỜNG LỚP,TRƯỜNG ĐỜI_____________________________________________________ 6 CHỌN CÁCH HỌC BẰNGTRẢI NGHIỆM____________________________________________ 9 LỢI ÍCH CỦAVIỆC HỌC BẰNGTRẢI NGHIỆM_______________________________________ 11 Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓATRONG GIẢNG DẠY MÔN LUẬT KINHTẾ ________ 14 CHƯƠNGTRÌNH“SERVICE LEARNING”____________________________________________ 17 TRUNGTÂM GIÁO DỤCTRẺ KHUYẾTTẬTTHUẬN AN________________________________ 20 DỰ ÁN BIÊN PHIÊN DỊCHTẠITRUNGTÂMTHUẬN AN________________________________ 22 NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG ĐẾNTỪ GIẢNG ĐƯỜNG__________________________________ 25 HỌCTỪ NHỮNGTRẢI NGHIỆM_________________________________________________ 28 HỌCVÀTRẢI NGHIỆM CÙNG CÁC CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM__________________________ 31 HỌCTỪ CÁC HỘITHẢO_______________________________________________________ 33 THỰCTẬP NHỮNGTRẢI NGHIỆM QUÝ BÁU_______________________________________ 35 THỰCTẬP NƯỚC NGOÀI______________________________________________________ 37 THỰCTẬP-MỘT PHẦN KÝ ỨC…_________________________________________________ 39 ĐI HỌC - ĐITHỰCTẬP_________________________________________________________ 40 MỘT CHÚTTÂMTÌNHVỀ NGÀNH NHÂN SỰ_______________________________________ 41 THỰCTẬP-CƠ HỘITÌMVIỆCTỐT NHẤT___________________________________________ 43 DU HỌC NGẮN HẠN QUA CHƯƠNGTRÌNHTRAO ĐỔI SINHVIÊN______________________ 44 KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỀUTUYỆTVỜITỪ LỚP HỌC“KHÔNG BẢNG ĐEN, PHẤNTRẮNG”_____ 49 “HÀNH”ĐỂ“HỌC”____________________________________________________________ 54 ĐẾNVỚI CÂU LẠC BỘ AMITY___________________________________________________ 56 CHO MẦMTHÊM XANH_______________________________________________________ 60 SERVICE LEARNING“THÉP ĐÃTÔITHẾ ĐẤY”!_______________________________________ 65 ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN _____________________________________ 68 CÂU LẠC BỘTUỔI XANH, MỘT PHẦNTRONG CUỘC ĐỜI SINHVIÊN CỦATÔI_____________ 70 ĐIỀU KỲ DIỆU Ở NGAYTRONG MỖI CHÚNGTA_____________________________________ 72 THỰCTẬP, BUỒN HAYVUI?_____________________________________________________ 74 NHỮNGTRẢI NGHIỆMTẠITRUNGTÂMTHUẬN AN__________________________________ 75 HẾT LÒNGVÌ CÔNGVIỆC______________________________________________________ 77 MỤC LỤC
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Học tập là công việc của cả đời người. Khi đã học, dù bất cứ học cái gì, học ở lứa tuổi nào, người học đều mong muốn đạt kết quả tốt nhất. Thế giới ngày càng văn minh, hiện đại, các phương pháp dạy-học cũng ngày càng đa dạng, phong phú.Vai trò của người học cũng như người dạy có những thay đổi nhất định theo chiều hướng phát triển, thích nghi với yêu cầu của thời đại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc dạy và học không đơn thuần chỉ tiến hành tại trường lớp theo các phương pháp truyền thống. Có nhiều cách thức học mới mẻ hơn, sinh động hơn mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về cách vận dụng. Bản tin Hoa Sen số 9 đề cập đến chủ đề “Họcbằngtrảinghiệm”, nhìn từ góc độ người dạy học, nhìn từ vị trí của doanh nghiệp, đồng thời, cũng có cả những chia sẻ của sinh viên và cựu sinh viên Hoa Sen. Đây cũng là phương thức đào tạo mà trườngHoaSenđãkiêntrìtheođuổitrong hơn20năm,kểtừngàythànhlậpđếnnay. Để thực hiện cách thức “Học bằng trải nghiệm”, giáo viên phải xác định vai trò, trách nhiệm, sự hướng dẫn, quan tâm của mình đối với người học. Bên cạnh đó, người học cũng phải chấp nhận dấn thân để trải nghiệm. Sự trải nghiệm sẽ giúp người học vận dụng kiến thức đã có từ trường lớp, có thêm vốn sống, từ đó, thay đổi nhận thức để định hướng nghề nghiệp rõ ràng, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội hơn. Nội dung Bản tin là những bàn luận về cách vận dụng phương pháp này (tổ chức ngoại khóa, thực tập, hoạt động thiện nguyện, service-learning…), những bài học kinh nghiệm, những trải nghiệm quý báu mà sinh viên có được sau khi tự tìm tòi, tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ, của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, tham gia các cuộc thi tài năng của Đại học Hoa Sen và các đơn vị khác. Điều có ý nghĩa lớn lao nhất đối với sinh viên sau khi tham gia các hoạt động này là sự thay đổi nhận thức để trưởng thành hơn, để hiểu rằng, những bài học trong sách vở là chưa đủ. Qua quá trình trải nghiệm (trong nước, nước ngoài), sinh viên đã có biết bao vui buồn, với những kỷ niệm không thể phai mờ trong“ký ức của tuổi 20”, những năm tháng đẹp nhất đời người. Ban Biên tập hy vọng với những bài viết trong Bản tin này, các đồng nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành và chia sẻ việc“học bằng trải nghiệm”. Các bạn trẻ sẽ hiểu rõ hơn về lợi ích, những điều thú vị khi dấn thân và khám phá. Các bạn sẽ thấy cuộc sống đang mở ra những chân trời mới, nơi ấy, chính là“trường đời”, nơi các bạn tiếp tục rèn luyện để phát triển nhân cách, phát triển năng lực bản thân từ nền tảng kiến thức đã có qua trường lớp. Ban Biên tập
  • 4. Lộc Đức Huy - Ảnh do nhân vật cung cấp CUỘC SỐNG LÀ MỘT CHUỖI BÀI HỌC Chia sẻ của tác giả giúp chúng ta cảm nhận, đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn về những kiến thức mà chúng ta đã, đang và chưa biết để hướng đến việc hoàn thiện bản thân. Hiện nay, trong nền kinh tế tri thức với quá trình chọn lọc và đào thải khắc nghiệt, việc được trải nghiệm thực tế song song với quá trình học tập tại nhà trường sẽ là một cơ hội rất tốt để sinh viên định hướng rõ ràng hơn về ngành học của mình, bổ sung những kiến thức còn hạn chế, làm sáng tỏ các lý thuyết đã được học, tích lũy thêm các kinh nghiệm sống.Thông qua đó, chắc chắn sẽ có sự tự nhìn nhận và đánh giá lại chính mình của sinh viên. Điều này rất có ích trong việc giúp các em biết và điều chỉnh kịp thời các thiếu sót về mặt kiến thức, nhận thức cũng như các kỹ năng mềm cần phải có. Quá trình học tập thông thường được phân loại theo các nhóm riêng biệt như: quan sát, khái niệm hóa, trải nghiệm thực tế và quá trình thử nghiệm. Thực tế, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc ứng dụng các nhóm này tùy thuộc vào tâm lý, hoàn cảnh, điều kiện cũng như năng lực tiếp thu của bản thân trong việc tiếp nhận, phân tích, đánh giá, giải quyết và rút ra bài học kinh nghiệm của mình để có thể nắm bắt được kiến thức một cách sâu sắc nhất. Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải trải nghiệm mới hiểu được (Helen Keller) Lộc Đức Huy 4 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 5. Chúng ta có thể xem xét một ví dụ về sự tương tác giữa việc học tập tại trường và việc tham gia các cuộc thi, đây là một vấn đề mang tính tương hỗ. Một khi được tham dự, cọ xát với bất kỳ cuộc thi nào mang tính chuyên môn, cạnh tranh cao, sinh viên sẽ có cơ hội vượt lên chính mình. Đây cũng là cơ hội để các em vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu cao nhất. Thắng, thua là lẽ thường tình, nhưng việc các em đánh giá được sự cần thiết của kỹ năng làm việc đội nhóm, lãnh đạo, quản lý thời gian, các chiến thuật để có thể giành thắng lợi cao nhất trong các cuộc thi chính là điều đáng được lưu ý. Ngoài ra, sau mỗi cuộc thi, sự tự nhìn nhận, phấn đấu để bù đắp và củng cố các kiến thức còn thiếu sót trong học tập cũng như trong cuộc sống sẽ giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận, cảm nhận rõ hơn mục tiêu học tập mà mình đang hết lòng theo đuổi. Quá trình toàn cầu hóa sẽ mở ra nhiều cơ hội trải nghiệm mang tính quốc tế, khi đó, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc tiếp cận cũng như nắm bắt các thành tựu mới, hiệu quả của việc kết nối sẽ được cải thiện đáng kể. Những sinh viên tích cực, năng động, có một sự chuẩn bị tốt kiến thức đã được tích lũy từ nhà trường sẽ có nhiều lựa chọn hơn, có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn, xác suất thành công của các em thường có tỉ lệ cao hơn so với các bạn ít có sự chuẩn bị rõ ràng. Ngoài ra, các yếu tố khác như: tính cách, phẩm chất, năng lực hội nhập và sự sáng tạo được vận dụng trong quá trình học bằng trải nghiệm cũng cần được xem xét vì những yếu tố này sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của việc tiếp nhận thêm kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên trong tiến trình này. Sự nhiệt tình, chân thật, thái độ học tập tích cực, sự chuyên cần, tinh thần cầu tiến, tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ là hành trang và chìa khóa mở ra thành công lâu dài, bền vững trên con đường mà các em đã chọn. Học bằng trải nghiệm cũng có thể đến từ các hoạt động ngoại khóa như: đi thực tế, tham gia các dự án đang được triển khai với doanh nghiệp, tham dự các buổi hội thảo chuyên đề, diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm. Qua đó, sinh viên sẽ học tập và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, học thêm được các kỹ năng mềm, mở rộng và phát triển được các mối quan hệ xã hội, nắm bắt được các yêu cầu thực tế, phương thức hoạt động và vận hành của doanh nghiệp – nơi mà tài năng của các em sẽ được nuôi dưỡng và phát triển. Ngoài ra, chủ động trong việc tham gia các hoạt động này cũng là cơ hội giúp các em vận dụng những gì đã được đào tạo tại trường, kiểm chứng để có nhận thức và đánh giá tốt hơn các vấn đề liên quan. Hơn thế nữa, đây cũng là cơ hội tốt để các em được cập nhật các kiến thức thực tế và thể hiện năng lực của mình trước nhà tuyển dụng. Với các cơ hội được học bằng trải nghiệm, các em thường có xu hướng quan tâm hơn đến các vấn đề mình đã được biết và sẽ được biết. Đây chính là một hướng mở trọng tâm, hướng đến việc tương tác, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa sinh viên-nhà trường-doanh nghiệp ngày càng bền chặt và phát triển. Qua đó, nhà trường sẽ củng cố các định hướng chiến lược và cải tiến nội dung đào tạo để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như xã hội theo hướng phát triển bền vững. Xem tiếp trang 8 55THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
  • 6. TRƯỜNG LỚP, TRƯỜNG ĐỜI 1. Ta thường nghe nói một người nào đó học hành bài bản, đã qua trường lớp, nghĩa là họ đã được học trong môi trường học tập chuyên nghiệp, ở đó, thầy ra thầy, trò ra trò, có bảng đen, phấn trắng, hoặc các thiết bị dụng cụ dạy và học hiện đại khác. Kiến thức thu nhận được trong môi trường đó thường được coi là những giá trị phổ biến được đúc kết từ nhiều năm, được truyền trao từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là những kiến thức trong khuôn khổ, và người học ít nhiều, biết trước mình sẽ trở thành một người “khác trước” như thế nào “sau khi” lĩnh hội các gói kiến thức đó. Rời khỏi trường lớp, bạn sẽ được trang bị những“công cụ”giúp ích nhất định cho việc kiếm sống, tạo nên sự nghiệp, mưu cầu hạnh phúc. Tóm lại, học hành và tốt nghiệp qua trường lớp, ta có rất nhiều cơ hội được làm một thành viên theo những chuẩn chung của xã hội, quốc gia, loài người. Nhưng học hành ở trường lớp cũng có những nguy cơ: một là, có thể những kiến thức vô bổ, lạc hậu theo năm tháng cứ chồng chất lên tâm trí ta mà vô thức“không biết cách quên đi”khiến ta trở thành nô lệ của sách vở; hai là, nếu học không đúng cách ta dễ trở nên học phiệt, đàn áp những người có tư tưởng học thuật khác mình; ba là, quá tin tưởng vào sách vở, coi sách vở là cứu cánh duy nhất. Người Đông phương thường nói:“Tận tín thư bất như vô thư” nghĩa là tin hoàn toàn vào những điều sách nói thì thà không đọc sách còn hơn. Câu nói cảnh giác chúng ta không nên tin tuyệt đối vào sách vở mà phải suy xét, phải giữ khoảng cách với cái được gọi là chân lý lý thuyết. Tương tự, ở phương Tây, Thánh Thomas Aquinas từng nói một câu trứ danh: ‘hominem unius libri timeo’ nghĩa là “tôi sợ những người chỉ đọc một cuốn sách”. Hiểu rộng ra, ta cần cảnh giác với những người cuồng tín chỉ với một lý thuyết mà không cởi mở trước mọi khả năng thách thức cái lý thuyết mà mình đang theo đuổi lâu nay. Lịch sử từng chứng kiến nhiều cuộc lật đổ long trời, lở đất những lý thuyết sai lầm vốn đã định hình lâu năm, có khi hàng thế kỷ. Chẳng hạn thuyết địa tâm, một lý thuyết cho rằngTrái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó. Mô hình địa tâm sai lầm này đã thống trị thời tiền hiện đại; chỉ đến cuối thế kỷ 16 nó mới dần bị thay thế bởi hệ nhật tâm của Copernicus, Galileo và Kepler. Học thuyết gây sốc của Freud về các giai đoạn phát triển của trẻ em xét như là những giai đoạn phát triển Vinh Huy 6 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 7. tính dục cũng dần dần bị ánh sáng khoa học hiện đại phát hiện những chỗ cường điệu và thiếu cơ sở. Trong triết học, một triết thuyết mới ra đời thường là kết quả của sự kế thừa thành tựu và vượt qua những hạn chế, thậm chí sai lầm của triết thuyết trước đó. Vậy phải chăng ta sẽ dành cả cuộc đời này mài đũng quần trong ghế nhà trường để tranh cãi với chính ta và với mọi người, nhất là với tiền nhân sao? Người viết bài này từng gặp một cô gái làm báo tự do (freelance). Cô ta đầy tự tin, một mình đi khắp nơi, làm việc cùng lúc cho mấy tòa soạn báo. Khi được hỏi “Saobạnkhôngtiếptụchọclêncaohọc?”, cô trả lời không chút lưỡng lự: “Theo tôi những người sau khi tốt nghiệp cử nhân và tiếp tục học đế lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ chẳng qua vì họ không biết làm gì. Họ cứ học vậy đó. Họ không dám ra đời!” Câu nói hơi quá khích, nhưng cũng có phần nào đúng. Quả thật, cũng có khi, sự học hành bài bản trong trường lớp làm thui chột cá tính sáng tạo của những ngành nghề đặc biệt đòi hỏi phẩm chất này. Có không ít nhà văn, nhà thơ Việt Nam đang viết rất hay, đầy cảm hứng với bút lực dồi dào nhưng sau khi vào trường đại học viết văn Nguyễn Du thì dần dần không viết được gì nữa, hoặc không còn hay so với trước đây. Có lẽ họ sợ. Và tâm trí họ bị đè nặng bởi hệ thống kiến thức hàn lâm, viết cái gì ra cũng sợ không hay, không đúng. Kiến thức khuôn định đã giết chết bản năng sáng tạo tự do. Nhưng nói như thế không có nghĩa là những ngành nghề đòi hỏi cá tính sáng tạo đều không cần đến trường lớp. Kiến thức nhà trường chí ít cũng là bàn đạp cho sự tiến bộ của mỗi người trong ngành nghề chuyên môn. Và xét cho cùng, bản thân bạn sẽ quyết định thành bại trong việc tiếp nhận học thuật và cân bằng giữa học thuật và cá tính hứng khởi. Có một tấm gương vĩ đại như thế: Alexandre Yersin! Nhà bác học người Pháp Alexandre Yersin (1863 – 1943) là học trò đầy hứa hẹn của Louis Pasteur, nhưng ông lại mong muốn những hướng đi mới, để khám phá những điều chưa biết, và thế là, thay vì theo đuổi sự nghiệp ở viện Pasteur Paris, ông lại quyết định lao vào khám phá trường đời xa lạ và đặt chân tới những con đường núi hiểm trở của một đất nước trồng lúa - đó là Việt Nam. Đoạn văn trên đây trong cuốn sách “Yersin: Dịch hạchvàthổtả”của Patrick Deville (nhà xuất bảnTrẻ, 2012) cung cấp cho ta một ý niệm về sự khác nhau giữa cái học trường lớp và cái học trong trường đời. Một bên đầy hứa hẹn vinh quang, một bên là những điều chưa biết. Alexandre Yersin đã chọn cái sau, chọn trở thành một nhà thám hiểm. Quyết định củaYersin rời bỏ môi trường học thuật tại Paris để đến một xứ thuộc địa khiến bạn hữu và đồng sự kinh ngạc. Nhưng, nhờ tinh thần phiêu lưu đó của ông với những cuộc thám hiểm đầy bất trắc mà chúng ta có Cao nguyên Lâm Viên và một Đà Lạt như ngày nay. Nếu ông ở lại Paris, sẽ chẳng bao giờ ông được trường đời tặng cho một trải nghiệm vô tiền khoáng hậu này: “Từ trong rừng thông bước ra tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này.” (Wikipedia). 77THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
  • 8. 2. Không có cái gì hứa hẹn dâng hiến sẵn cho ta trong trường đời, không có khu vườn đầy trái ngọt nào trong trường đời để ta đến thoải mái hái về. Ngược lại, nó chứa toàn những điều chưa biết, hoặc những điều còn đang tranh cãi, thậm chí những điều thách thức nguy hiểm, đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức.Về mặt này, trường lớp, sách vở thường chỉ dạy cho chúng ta những nguyên lý tối cao, những chân lý tổng quát. Và nhiều nhất là những mệnh lệnh vô điều kiện: Hãy làm việc thiện; tránh xa cái ác. Hãy chính trực. Hãy can đảm. Đừng nói dối. Hãy tránh xa tội lỗi. Nhưng không phải có những “cái lý” vĩ đại đó trong hành trang vào đời là có thể yên tâm. Không phải cứ tuân theo các mệnh lệnh phổ quát đó là sẽ đi tới đích. Không. Ngay cả những lời giáo huấn tưởng là chắc như đá tảng của các triết gia cũng nhiều khi bị thực tế cuộc sống chỉ ra là sai lầm. Khi triết gia Socrates bảo rằng“Không ai làm điều ác một cách cố ý”, ông ngầm bảo chúng ta phải có hiểu biết về cái thiện/cái ác để hành xử đúng trong cuộc sống. Nhưng rồi thực tế đã phơi bày chân dung những nhà đạo đức giả, những kẻ rao giảng đạo đức một đàng và làm việc vô đạo một nẻo; tệ hại hơn nữa, đã quá nhiều lần ta nhìn thấy các bậc trí thức phạm tội ác. Hay như triết gia Aristotle đã nêu ra “qui tắc vàng trung dung” trong khi thể hiện các hành vi luân lý, thì nhiều khi sự trung dung đã tỏ ra lạnh lẽo quá đáng đến mức… cực đoan, không còn giá trị nữa. Việc học bằng trải nghiệm cần phải được tiến hành thường xuyên hơn để sinh viên có cơ hội được cống hiến và phát huy tốt nhất những kiến thức mình đã được đào tạo. Việc được học tập và đúc kết kiến thức trong các quá trình tương tác tại môi trường làm việc“thực” và dự án thực tế sẽ phát huy tốt nội lực tiềm ẩn của sinh viên. Các em sẽ có nhiều thời gian hơn để nhìn nhận lại những gì mình cần phải thay đổi, cần phải học tập thêm ngay từ khi mình còn đi học. Các em sẽ cảm nhận rõ ràng, đầy đủ hơn các mục tiêu phấn đấu ngắn hạn và dài hạn, nuôi dưỡng sự hăng say học tập và không ngừng cố gắng phát triển năng lực bản thân. Khi quá trình đào tạo được biến đổi thành quá trình tự đào tạo, kỹ năng hội nhập và học tập suốt đời thì lúc ấy, sinh viên mới có thể đạt được đến mục tiêu cuối cùng mà bất kỳ nền giáo dục phát triển nào cũng đang muốn hướng đến. Bạn sẽ đối mặt với những tình huống lưỡng nan mà chỉ có kinh nghiệm cuộc đời cộng với trực cảm được mài sắc theo tháng năm sống mới giúp bạn phân biệt điều nên làm, và điều có thể tránh được. Nếuchânlýtrườnglớp,nhưđãbànởtrên,mangtính tương đối, thì chân lý trong trường đời càng không đóng gói sẵn. Nếu môi trường trường lớp đòi hỏi sự học hỏi, nghiên cứu nghiêm ngặt, thì môi trường cuộc đời đòi hỏi không chỉ nỗ lực khám phá, mà còn cả sự dấn thân, xác tín cá nhân nữa. Nếu “trường lớp” là giấc mơ bay bổng, thì “trường đời” là thực tại thường khi nghiệt ngã. Tiếp theo trang 5 8 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 9. Phạm Y Bình - Ảnh do nhân vật cung cấp Chọn cách học bằng trải nghiệm Đã là tháng 3 rồi đấy, tôi sắp đi qua mùa hè cuối cùng trên giảng đường đại học. Nhiều người thường hay ví von thời học đại học là“học đại”. Gần 4 năm tại Hoa Sen, có lẽ, kiến thức thì sinh viên nào cũng được học như nhau, nhưng đối với nhiều người, 4 năm, lại là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Từ đó, mỗi người sẽ tìm thấy một hướng đi riêng cho mình. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt? Đó là do trải nghiệm. Bạn sẽ thắc mắc không biết những trải nghiệm ấy ở đâu ra khi đa số sinh viên chúng ta còn chưa làm ra đồng tiền và còn sống trong sự bảo bọc của bố mẹ, thầy cô và xã hội?Tôi nghĩ rằng, cuộc đời chúng ta sẽ không thể khác, nếu không có những trải nghiệm giúp ta không còn do dự khi phải đưa ra quyết định và thực hiện dù biết rõ rằng sự lựa chọn này có thể sẽ gặp vô vàn khó khăn. Trải nghiệm của mỗi người là điều mới mẻ mà chúng ta nhìn thấy, trải qua mỗi ngày. Những điều mới mẻ đó sẽ trở thành kinh nghiệm khi chúng ta nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá nó. Là sinh viên, và là sinh viên Hoa Sen, tôi tìm thấy cho mình nhiều điều thú vị từ những cơ hội đã được trải nghiệm. Thật lấy làm vui khi giờ đây, sắp rời trường, tôi đã học được nhiều hơn ngoài giáo trình công nghệ, và nhận ra rằng có rất quá nhiều điều mà bản thân muốn học được thì phải dấn thân, vì không có sách vở nào nói với bạn điều đó. Thầy cô có thể chia sẻ với bạn những kinh nghiệm làm việc, nhưng khi thật sự làm việc, đâu phải bạn chỉ trải qua qua Phạm Y Bình 99THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
  • 10. những điều tương tự??? Không lúc nào là muộn nếu bạn muốn học hỏi bằng cách trải nghiệm. Hãy tận dụng tối đa thời gian này. Là sinh viên, những trải nghiệm sẽ là bài học quý giá để bạn tiếp tục rèn luyện, phát hiện, nâng cao khả năng đặc biệt của bản thân với một tiến trình nhất định. Tôi đã trưởng thành nhờ môi trường Đoàn- Hội của Đại học Hoa Sen.Thật ra, tôi tiếp xúc với tổ chức này từ nhỏ, nhưng những gì tôi đã học được không bao giờ trùng lắp cả. Nền tảng của sự tự tin giúp tôi hòa nhập nhanh với môi trường mới, tham gia công tác Đoàn- Hội, tôi có rất nhiều bạn. Làm việc với họ, tôi hiểu biết thêm nhiều.Và giờ đây, dù mang cái“mác” “sinh viên công nghệ” nhưng tôi cảm thấy mình “được” rất nhiều thứ. Tính cách, cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề của tôi đã khác. Khi làm việc trong một tập thể, bạn bắt buộc phải suy nghĩ cho nhiều người, nhiều khía cạnh. Có nhiều việc không phải chỉ là “đúng” hay “sai” mà là “phù hợp” hay “không phù hợp”. Bạn sẽ học được cách sống và trưởng thành hơn ở đây, trong một môi trường lành mạnh, những người anh, chị, người bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn có thể theo học các lớp kĩ năng mềm, nhưng từ hiểu biết đến thực tế khác nhau rất xa nên bạn cần có môi trường để thử sức và rèn luyện. Bốn năm qua, chỉ từ những chương trình lớn, nhỏ ở trường, ở lớp và CLB, tôi đã biết cách lập kế hoạch cho một chương trình, tìm kinh phí hoạt động, biết sử dụng nguồn nhân lực và chạy chương trình… Trường còn tạo cho bạn điều kiện để tiếp cận với cái mới thông qua những buổi hội thảo dành cho sinh viên nhiều ngành học khác nhau, tại sao bạn không dành một chút thời gian để chia sẻ vấn đề mà bạn hứng thú. Tôi đã đặc biệt yêu thích việc được đi thực tập.Tôi yêu nghề, tâm huyết với lựa chọn công việc trong tương lai từ những ngày đi thực tập. Đến môi trường thực tế, bạn, tôi đều sẽ rất bỡ ngỡ, vì chúng ta còn rất non nớt, những anh chị đi trước cũng chỉ giới thiệu với chúng ta một vài cách thức thực hiện công việc mà thôi, quan trọng là bạn phải nhìn thấy, đặt câu hỏi, làm và tự rút ra bài học. Dù bạn trải qua điều gì, đang là ai và đang ở đâu thì vẫn hãy luôn biết học hỏi, cầu tiến. Điều đó sẽ giúp chúng ta đi qua khó khăn nhẹ nhàng hơn và đủ tự tin để“đứng dậy”theo đúng nghĩa của nó. Hãy học bằng cách trải nghiệm, không ở đâu xa, chính tại Đại Học Hoa Sen. Chúc các bạn thành công. 10 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 11. Lưu Thị Anh Loan - Ảnh do nhân vật cung cấp Lợi ích của việc HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM Học bằng trải nghiệm là một những phương pháp giảng dạy chủ động được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển. Lý thuyết đầu tiên của phương pháp này được khởi xướng từ giữa thế kỷ 19. Và đây phương pháp được xem như là một nỗ lực lớn để thay đổi mô hình giáo dục truyền thống- giảng viên thao thao bất tuyệt với những khái niệm hay những lý thuyết khô khan- thành mô hình giáo dục hướng dẫn. Học bằng trải nghiệm được chia thành 2 nhóm chính: trải nghiệm thực tế và học ở trường lớp. Trải nghiệm thực tế thông qua các chương trình ngoại khoá, thực tập tại các doanh nghiệp, các cơ sở xã hội, hoặc cộng đồng. Học ở trường cũng có nhiều hình thức sinh động như: sắm vai, nêu điển hình, thuyết trình, và làm việc nhóm. Nếu nhà trường kết hợp chặt chẽ 2 loại hình này thì kiến thức và kỹ năng của sinh viên sẽ hoàn thiện hơn để có thể tự tin bước tiếp vào thị trường lao động đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Phương pháp này cũng bắt đầu được áp dụng ở một số trường đại học ở Việt Nam bởi vì học trải nghiệm không chỉ gắn kết sinh viên bằng những việc làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành và vận dụng cao mà còn giúp sinh viên tự đúc kết thành những kinh nghiệm cho bản thân, làm sáng tỏ hơn cho các lý thuyết được học, đồng thời phát triển những kỹ năng cần thiết cũng như có thể tự đánh giá năng lực để tiếp tục học hỏi, rèn luyện. Với phương pháp học bằng trải nghiệm, sinh viên chú ý đến việc tự quản lý việc học của mình hơn là Lưu Thị Anh Loan - Trung tâm DRD 1111THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
  • 12. Trung tâm DRD - Ảnh do nhân vật cung cấp chịu sự điều khiển, kiểm soát từ giảng viên; chính vì thế mà mối quan hệ của sinh viên và giảng viên cũng khác so với trước đây.Theo phương pháp này, giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, . Mặc dù vậy, vai trò của người hướng dẫn cũng rất quan trọng trong quá trình học bằng trải nghiệm. Nó đòi hỏi người giảng viên sử dụng vai trò trung tâm ít hơn trong lớp học; cụ thể là, nếu áp dụng tích cực phương pháp này thì sẽ không có sự áp đặt.Vì thế, giảng viên phải hiểu rõ những mối quan tâm và sự cam kết của sinh viên. Trong quá trình học từ thực tế, giảng viên luôn đồng hành và chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận để sinh viên được học từ kinh nghiệm của giảng viên. Ngoài ra, giảng viên cũng nên giới thiệu những mối quan hệ khác, ngoài trường lớp để giúp sinh viên dễ thành công hơn trong việc học và nghiên cứu của mình. Chất lượng của việc học bằng trải nghiệm là do chính sinh viên quyết định; vì vậy, vai trò cũng như sự tự chịu trách nhiệm của sinh viên không kém phần quan trọng. Sinh viên được tham gia vào các vấn đề thực tế, xã hội, và con người. Sinh viên cũng có thể được trực tiếp giải quyết các tình huống hay các vấn đề đang được thách thức. Điều quan trọng là sinh viên sẽ tự đánh giá những bước tiến hay sự thay đổi của bản thân trong quá trình học từ thực tế. 12 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 13. Để sinh viên có cơ hội học tập và trải nghiệm, một số trường đã bắt đầu kế hoạch kết hợp hoạt động trải nghiệm vào các môn học. Trước tiên, nhà trường nên nghiên cứu, phân tích để định hướng cho sinh viên, mỗi sinh viên có nhu cầu khác nhau, từ đó, chọn đối tượng phục vụ khác nhau. Vì vậy, giảng viên phải hiểu rõ mong muốn của sinh viên để đặt họ vào môi trường phù hợp. Kế tiếp, là chọn hoạt động với nội dung những công việc mà họ có thể chia sẻ. Như vậy, sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển nhận thức và kỹ năng cho sinh viên. Cuối cùng là xác định các vấn đề tiềm năng khi tích hợp kinh nghiệm học tập cũng như phối hợp với các đối tác. Hiện nay, Đại học Hoa Sen đã có sự phối kết hợp vớiTrung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) trong các môn học liên quan đến phương pháp học tập phục vụ cộng đồng (chương trinh Service Learning). Xin giới thiệu sơ lược về DRD, đây là tổ chức của người khuyết tật và là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình và cách tiếp cận đến các hoạt động công tác xã hội theo định hướng hoà nhập cho NKT. Thay vì tập trung vào các giới hạn chức năng của NKT, DRD áp dụng mô hình xã hội nhằm hỗ trợ người khuyết tật nhận thức rõ những rào cản ảnh hưởng đến quá trình hoà nhập của họ, bao gồm rào cản phi vật thể, thái độ tiêu cực, và các chính sách liên quan. Về cách tiếp cận các dịch vụ xã hội, NKT là trung tâm trong quá trình giải quyết vấn đề của chính họ. Dựa vào mô hình trên, DRD áp dụng phương pháp trao quyền cho NKT thay vì duy trì trạng thái vô dụng. Song song đó, DRD cũng áp dụng phương pháp xây dựng nội lực cộng đồng (ABCD). Phương pháp ABCD giúp NKT sử dụng những nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để vận động chính sách và thay đổi nhận thức của cộng đồng về NKT. Khi sinh viên đến thực tập tại DRD, các em sẽ có điều kiện áp dụng được những kiến thức học được trong lớp vào môi trường thực tế. Đồng thời, cũng sẽ vận dụng kiến thức đã học để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội giao lưu và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn và học thêm những kỹ năng để có thể hỗ trợ người khuyết tật hiệu quả. Ưu điểm của chương trình học tập tại cộng đồng là giúp sinh viên làm phong phú kiến thức của mình từ lý thuyết đến thực tế và ngược lại. Nhờ vậy, người học có điều kiện bổ sung kiến thức học thuật, rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm như: tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, có thêm kỹ năng sống, biết phát hiện và giải quyết vấn đề. Tóm lại, phương pháp học bằng trải nghiệm được đánh giá cao vì có sự tham gia, tương tác, và áp dụng. Phương pháp này cho phép sinh viên hoà nhập vào môi trường thực tế để khám phá những điều xung quanh mình. Sinh viên dường như phải sử dụng toàn bộ giác quan để học và cảm nhận. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế mà sinh viên tiếp nhận được còn tuỳ thuộc môi trường sống và văn hoá của từng sinh viên. Vì vậy, để việc học bằng trải nghiệm đạt kết quả cao, mục tiêu học tập cần được xác định và nhu cầu trải nghiệm cũng cần được theo dõi và đánh giá. 1313THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
  • 14. Phạm Xuân Thành - Ảnh do nhân vật cung cấp Ý NGHĨA CỦA hoạt động ngoại khóa TRONG giảng dạy môn LUẬT KINH TẾ Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa Thông thường, trong môi trường giáo dục,“hoạt động ngoại khóa“ được hiểu là tất cả các hoạt động mang tính sư phạm, được thực hiện nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các hoạt động chính khóa, để cho các hoạt động này đạt kết quả cao hơn, đầy đủ hơn, hợp với thực tế và được yêu thích hơn … Việc chọn lựa địa bàn để thực hiện hoạt động ngoại khóa (HĐNK) rất linh hoạt. Có thể thực hiện ngay trong lớp học, hoặc bên ngoài lớp học như: công viên, câu lạc bộ, sân vận động, rạp chiếu phim, buổi sinh hoạt văn nghệ, thậm chí tại một quán kem, quán cà phê, quán bán thức ăn nhẹ v.v…Cũng có thể chọn một cánh đồng cỏ rợp bóng mát, hay trên bãi biển, trên một ngọn đồi…nơi mà sinh viên có thể vừa cắm trại vừa sinh hoạt ngoại khóa. Phạm Xuân Thành 14 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 15. Tùy theo đặc tính và mục tiêu của HĐNK mà ta chọn một địa điểm thích hợp. Chẳng hạn như nếu chơi game, nên chọn mặt bằng thoáng mát, rộng. Nếu tổ chức trò chơi“đố vui để học”, hoặc cho sinh viên xem các video clips minh họa cho bài học, có thể thực hiện ngay tại lớp. Cũng có thể tổ chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với sinh viên các ngành kinh tế và quản trị, các công ty hay doanh nghiệp, công trường, các cơ xưởng, nhà máy… được xem như là môi trường sinh hoạt ngoại khóa rất cần thiết trong quá trình rèn luyện kiến thức và kỹ năng cho các em. Tại một vài trường đại học ở bang Texas (Mỹ), nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên và buộc sinh viên, trước khi tốt nghiệp, phải làm một“công việc mang tính xã hội” (social work) cho trường. Chẳng hạn: phục vụ tại canteen của trường được trả thù lao ngang bằng với thù lao phục vụ canteen ở bên ngoài. HĐNK là một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho sinh viên, sau những giờ học tập căng thẳng và mệt mỏi. Đó là nơi“xả stress”cho sinh viên, tinh thần của các em sẽ thoải mái, hưng phấn, để sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới hiệu quả hơn. Nhờ có những buổi sinh hoạt ngoại khóa mà sinh viên học cùng lớp có dịp hiểu nhau hơn, đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Có thể nói, không cường điệu rằng: hoạt động ngoại khóa tạo ra tinh thần tập thể, sinh viên có nhiều khả năng trở thành một tập thể đoàn kết, gắn bó, cảm thấy gần giũ, thân thiện với nhau và kính mến thầy cô hơn. HĐNK còn có một hiệu ứng tích cực khác là lôi cuốn các em vào những hoạt động tập thể lành mạnh, bổ ích. 1515THẾ NÀO LÀ“HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:
  • 16. Việc triển khai các hoạt động ngoại khóa trong giảng dạy môn Luật Kinh tế Hình thức HĐNK thích hợp nhất cho việc giảng dạy luật kinh tế là tham quan các doanh nghiệp, hướng đến nhiều mục đích khác nhau: Giúp các em có dịp so sánh các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật, nghị định, thông tư… đã học trong lớp với thực tiễn áp dụng các văn bản đó tại các công ty/doanh nghiệp. Đối chiếu việc thiết lập, điều hành các chế định pháp luật của các công ty, doanh nghiệp với lý thuyết đã học. Trong lãnh vực tư pháp, nếu được tham dự một phiên tòa xét xử một doanh nghiệp vi phạm luật kinh tế, sinh viên sẽ chứng kiến được cách tiếp cận và xử lý của các thẩm phán có trách nhiệm trông coi việc áp dụng pháp luật kinh tế của các doanh nghiệp. Hiểu được phương cách chấp hành các chế tài vi phạm luật kinh tế mà doanh nghiệp đã vi phạm. Sinh viên cũng được chứng kiến tận mắt hoạt động hòa giải của trọng tài kinh tế, việc ký kết các hợp đồng kinh tế song phương và đa phương với đối tác trong và ngoài nước của các doanh nghiệp. Đồng thời, sinh viên cũng có cơ hội thấy tận mắt, nghe tận tai những lời thuyết minh hay giải thích của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban chức năng . Sinh viên có thể có cơ hội tham dự phiên họp của đại Hội đồng cổ đông của cộng ty cổ phần. Từ đó, sẽ hiểu được thủ tục bàn thảo và quyết định của các thành viên trong Hội đồng Quản trị về việc: phát hành cổ phiếu, ấn định mệnh giá cho cổ phiếu, thủ tục chi trả cổ tức… Tại một công ty trách nhiệm hữu hạn, sinh viên sẽ học hỏi được cách điều hành của một công ty đối nhân, đồng thời sẽ hiểu rõ thêm về chế độ trách nhiệm hữu hạn, về tư cách pháp nhân của công ty. Tại công ty 100% vốn nước ngoài, sinh viên sẽ có dịp tiếp cận với các doanh nhân nước ngoài, học hỏi thêm về kinh nghiệm trong kinh doanh cùng với phong thái lãnh đạo của họ v.v. … Nhìn chung, việc hướng dẫn sinh viên tham quan thực tế, tổ chức các HĐNK sẽ tạo được hứng thú cho sinh viên khi phải làm quen với những lý thuyết khô khan của môn Luật kinh tế. Việc chuẩn bị những hoạt động này đòi hỏi thầy cô phải có những nỗ lực nhất định nhưng bù lại, thầy cô cũng sẽ tạo được niềm hứng khởi cho chính mình và chắc chắn, một không khí học tập sôi nổi sẽ diễn ra sau khi sinh viên được tiếp cận với những thực tế chưa được thể hiện đầy đủ trong các qui định, điều lệ. 16 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 17. Chương trình “Service Learning” Service Learning (hay còn gọi là Học tập phục vụ cộng đồng) một mô hình giáo dục đang được nhiều nơi trên thế giới áp dụng (từ mẫu giáo đến đại học). Thông qua phương pháp học tập phục vụ cộng đồng“làm để học”, nhiều bạn trẻ (từ khi là học sinh mẫu giáo đến khi trở thành sinh viên) không chỉ sử dụng được những gì được học trong nhà trường để giải quyết những vấn đề thực tế từ cuộc sống mà còn có thể trở thành những công dân tích cực, đóng góp cho cộng đồng, xã hội, thông qua các hoạt động mang tính phục vụ. Service Learning là gì? “Service Learning - Học tập phục vụ cộng đồng là một phương pháp giảng dạy và học tập có sự kết hợp với các hoạt động phục vụ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy và sự tự phản ánh (reflection) của người học để từ đó, làm giàu thêm những trải nghiệm học tập, giúp xây dựng trách nhiệm công dân và làm vững mạnh cộng đồng”. (Trích: vietnamservicelearning). Theo định nghĩa của Bộ giáo dục Florida (Florida Department of Education),“Service Learning là một phương pháp giảng dạy mà ở đó, kiến thức học trên lớpđượclàmgiàuthêmvàđượcứngdụngthôngqua việc hoạt động cung cấp dịch vụ cho người khác”. Hiểu một cách đơn giản, Service Learning là một phương pháp dạy và học kết hợp việc giảng dạy với các hoạt động cộng đồng. Nói cách khác, đây là phương pháp ứng dụng trực tiếp những kiến thức đã được dạy và học vào thực tiễn, trong những hoàn cảnh xã hội thích hợp, thông qua việc thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng có ý nghĩa. Hữu Thức 1717NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 18. Những hoạt động cụ thể của Service Learning Khác với những hoạt động thiện nguyện, không đòi hỏi bạn phải làm gì để đóng góp cho cộng đồng, không yêu cầu những điều lớn lao, vì đơn giản đây là phương pháp học thông qua phục vụ cộng đồng dành cho học sinh, thanh thiếu niên và sinh viên. Cơ bản, Service Learning đòi hỏi sự tham gia của tình nguyện viên xuyên suốt quá trình thực hiện công việc cộng đồng, từ khi chuẩn bị dự án đến kết thúc dự án, sau đó, tự nhìn nhận, đánh giá về việc sử dụng những kiến thức học được trong quá trình phục vụ cộng đồng. Xin được minh họa bằng một ví dụ: Khicácbạnhọcsinh,sinhviênthunhặtrácởnhữngbờ kênh, sông, biển nghĩa là các bạn đang cung cấp một dịch vụ có giá trị cho cộng đồng.Tuy nhiên, việc làm củacácbạnchưadừnglạiởđó.Vì,saukhithunhặtrác, các bạn sẽ còn tiếp tục phân tích, nghiên cứu để xác định các nguồn ô nhiễm xung quanh khu vực đó rồi chiasẻvớicưdân.HoạtđộngnàyđượcxemlàService Learning –Học tập từ hoạt động phục vụ cộng đồng. Một ví dụ khác, đề án“Thiết kế, giảng dạy và đánh giá khóa học tiếng Anh cơ bản” của nhóm giảng viên và sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học Đại học Hoa Sen với trẻ em mồ côi tạiTịnh thất Linh Sơn Q.12 chính là một trong những hoạt động của Service Learning. Các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh không chỉ tham gia giúp đỡ, chăm sóc các em nhỏ mồ côi tạiTịnh thất mà còn xây dựng và áp dụng một đề án giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em. Hiệu quả từ mô hình Service Learning Có thể nói, Service Learning là một phương pháp hiệu quả để phát triển kỹ năng và có được những bài học trải nghiệm khó có thể tìm thấy trong việc giảng dạy trên lớp. Tham gia chương trình này, các bạn trẻ sẽ được rèn luyện các kỹ năng: quản lý, giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm, v.v... Đây cũng là phương pháp học giúp học sinh, sinh viên có được những bài học từ cuộc sống bổ ích, như bài học về ý nghĩa của việc “cho” và “nhận”, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng… Tóm lại, với mô hình Service Learning, các bạn trẻ sẽ khám phá được nhiều điều thú vị từ đam mê, nhiệt huyết của các bạn. Đến với Service Learning, không phải chỉ để học và thi, rồi quên tất cả, mà các bạn phải thực hiện dự án bằng kiến thức, kỹ năng của mình để tích lũy kinh nghiệm và, những thứ quý giá ấy, sẽ mãi mãi sống cùng với bạn. 18 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 19. SERVICE LEARNING TẠI ĐẠI HỌC HOA SEN Tại Đại học Hoa Sen chương trình Service learning đang dần được hình thành và triển khai trong chương trình giảng dạy tại một số Khoa trong những học kỳ gần đây. Đặc biệt, một số dự án có sự tham gia của sinh viên các nước khác như: Singapore, Hongkong. Trong học kỳ bắt đầu vào tháng 3 năm 2014, một môn học lý thuyết hướng đến trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần cho các dự án service learning bắt đầu được giảng dạy. Dự kiến, một môn học theo hướng thực hành tiếp theo phần lý thuyết này sẽ được giới thiệu vào mùa hè năm 2014. Phần thực hành cho phép sinh viên từ nhiều chuyên ngành khác nhau làm việc với giảng viên, đại diện tổ chức phi lợi nhuận (NGO) và thành viên cộng đồng gặp khó khăn để hỗ trợ giải quyết. Có nhiều định nghĩa “service learning”: 1979, theo Robert Sigmon: đây là một loại hình giáo dục trải nghiệm (experiential learning), dựa trên học tập qua lại (reciprocal learning). Sigmon thì cho rằng hình thức học tập này bắt nguồn từ các hoạt động thực hành, trong quá trình thực hành, cả 2 bên “cho” và “nhận” đều được “học” từ trải nghiệm ấy, vì thế, service-learning chỉ xảy ra khi cả hai bên đều hưởng lợi ích từ hoạt động ấy. Ngày nay, khái niệm “service learning” đang được sử dụng để định nghĩa một loạt các phương pháp giáo dục trải nghiệm thông qua các hoạt động đa dạng: hoạt động tình nguyện, dự án phục vụ cộng đồng (community service), các chuyến đi thực tế (field study) và thực tập. Ở Việt Nam, một số hoạt động được Đoàn thanh niên và Hội sinh tổ chức có thể được xem là service learning. Chương trình này đặc biệt hơn các loại hình học tập trải nghiệm khác vì việc đem lại lợi ích như nhau giữa người cung cấp và người nhận dịch vụ. Để thực hiện điều này, các chương trình service- learning mang tính học thuật, được thiết kế để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên và đồng thời, kiến thức của sinh viên cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này khác với các hoạt động thiện nguyện, vì việc học tập của sinh viên được xem trọng. Cũng không giống với chuyến tham quan thực tế, vì không chỉ dừng lại ở việc bổ sung kiến thức, service-learning kết hợp việc thực hành vào khóa học. Vídụ,mộtsinhviênyhọcdựbịsaukhihọcmộtkhóa Sinh lí học Lão hóa có thể áp dụng những lí thuyết và kĩ năng học được để hỗ trợ việc đi lại cho người cao.Ngoàira,khóahọccũngchosinhviênthấyđược sự khác biệt trong quá trình lão hóa giữa nam và nữ, việclãohóaảnhhưởngnhưthếnàocũngnhư người cao tuổi có thể học cách giải quyết những khó khăn trong việc đi lại. Mục đích của chương trình là nâng cao kiến thức của sinh viên, đồng thời, cung cấp một loại hình dịch vụ cần thiết. Sự cân bằng lợi ích giữa người“cho”và người“nhận” là điểm nổi bật của service learning, tạo nên sự khác biệt với các chương trình giáo dục trải nghiệm khác. TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan- Nguyễn Trung Huy 1919NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 20. TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT THUẬN AN Nhân sự: Hiện nay, Trung tâm có 66 cán bộ - viên chức - người lao động; trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, 25 nhân viên, 39 giáo viên. Nhiệm vụ: Tư vấn gia đình, giáo dục và nuôi dưỡng nội trú khoảng 350 người khiếm thính gồm những bé được can thiệp sớm từ 0 đến 5 tuổi, mỗi tuần đến Trung tâm 1-2 lần hoặc 1 – 2 buổi, những học sinh tiểu học, trung học cơ sở và cả những trại viên mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó khăn, có người tuổi đời đã trên 70. Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy trẻ khiếm thính. Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An, tiền thân là Viện Câm điếc LáiThiêu, do linh mục Azemar ( người Pháp ) thành lập năm 1886 tại giáo xứ Lái Thiêu, thuộc tỉnh Bình Dương. Sau nhiều lần thay đổi cơ quan chủ quản, đến năm 1999, Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An trực thuộcTrường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại: B 43 khu phố Bình Đức II, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Sứ mệnh: Huấn luyện – giáo dục người khiếm , hướng tới việc hoà nhập với cộng đồng về giáo dục và tạo cơ hội việc làm. Cơ sở vật chất: Trung tâm có 05 khu vực: Khu A: các phòng học cấp Trung học cơ sở, các phòng ban Hành chính và Trại Nam; Khu B: các phòng học Tiểu học và Trại Nữ; Khu C: các phòng học Dự bị và Tiểu học; Khu D: Ký túc xá dành cho giáo viên từ các tỉnh thành khác đến lưu trú để theo học các đợt bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; Khu E: các phòng học Mẫu giáo và Can thiệp sớm. Nguyễn Thanh Thu Thủy (Giám đốc) 20 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 21. Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An - Ảnh từ internet Các hoạt động: Từ khi thành lập, mục tiêu chủ yếu của Trung tâm là nuôi dạy trẻ khiếm thính bậc tiểu học. Từ năm 2005, Trung tâm từng bước mở thêm khối trung học cơ sở. Đến nay đã có nhiều đợt học sinh được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở.Từ năm 2006,Trung tâm tập trung phát triển chương trình can thiệp sớm mạnh mẽ hơn. Ngoài giờ học trên lớp, Trung tâm có tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với sự hỗ trợ của một số nhà giáo dục giới trẻ đến từ quận 12 TP. HCM. Trung tâm còn hỗ trợ cho công tác điều tra những vụ án có liên quan đến người khiếm thính của Tòa án các huyện – thị thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Trung tâm thường xuyên nhận được những sự giúp đỡ về công tác quản lý, về trang thiết bị, về tài chính của các Phòng Ban – các Khoa thuộc Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, của các ban ngành đoàn thể ở địa phương, các cá nhân và tập thể là những nhà hảo tâm trong và ngoài nước và gần đây là sự hỗ trợ của Trường Đại học Hoa Sen về công tác biên phiên dịch để thực hiện Chương trình Giáo dục Người khiếm thính Việt Nam. Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Trung tâm cũng nhận được sự hỗ trợ của chính phủ các nước bạn như: Nhật Bản, Úc, các tổ chức phi chính phủ như: Saigon Children’s Charity,Global Foundation For Children with Hearing Loss. Trung tâm Giáo dụcTrẻ khuyết tậtThuận An đang phấn đấu để huấn luyện – giáo dục những học sinh khiếm thính có những kiến thức và kỹ năng nhất định có thể hoà nhập với trẻ nghe – nói bình thường ở các trường học theo hệ thống giáo dục quốc dân ở địa phương hoặc có thể hội nhập bình đẳng với xã hội về cơ hội việc làm. 2121NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 22. DỰ ÁN BIÊN PHIÊN DỊCH TẠI TRUNG TÂM THUẬN AN Với sinh viên, có lẽ không còn gì hào hứng bằng khi ngoài giờ học, được tham gia và tự mình trải nghiệm cùng những hoạt động thực tế với cộng đồng. Khác với việc làm thêm, thực tập hay hoạt động thiện nguyện, dự án của chương trình“Học tập phục vụ cộng đồng”tại đại học Hoa Sen giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm trong sự tương tác với nhà trường và đối tác xã hội chặt chẽ hơn. Tham gia để sinh viên có thể đóng góp chút công sức của mình cho xã hội, để thấy được trách nhiệm của bản thân, để sống tử tế và trưởng thành hơn. Đó cũng chính là mục tiêu chính của chương trình học tập phục vụ cộng đồng: phục vụ xã hội để học và học để phục vụ xã hội (serve to learn and learn to serve). Được sự hỗ trợ của Quỹ trẻ em khiếm thính toàn cầu thông qua Chương trình Câm điếc Việt Nam, năm 2012, Đại học Hoa Sen vàTrung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An tỉnh Bình Dương cùng kí kết hợp tác để cung cấp các phương pháp học tập hiệu quả nhất, tạo niềm đam mê cho sinh viên trong công tác xã hội phục vụ cộng đồng. Dự án Biên phiên dịch tại Trung tâm là một trong những dự án đầu tiên tạo điều kiện để sinh viên Hoa Sen tiếp cận với một phương pháp học tập mới mẻ. Trong đó, sinh viên sẽ tham gia 2 công việc chính: phiên dịch trực tiếp tại lớp khi các chuyên gia nước ngoài hướng dẫn giáo viên, phụ huynh, học sinh; biên dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếngViệt và ngược lại. Chương trình được thực hiện theo các dự án khác nhau của trung tâm, mỗi dự án thường kéo dài từ 1đến 4 tuần. Mặc dù việc di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến Thuận An không dễ dàng, nhưng khi chương trình được Kế Tường 22 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 23. Nhóm dự án biên phiên dịch trung tâm Thuận An - Ảnh do tác giả cung cấp P.Hỗ Trợ Sinh Viên thông báo lần đầu tiên vào tháng 5/2012 thì đã có hơn 10 sinh viên hăng hái đăng kí tham gia. Còn nhớ, trong một lần trên đường từ TP.HCM đến trung tâm bằng xe máy, bạn Nguyễn Phạm Thanh Hằng, (một trong 9 bạn đầu tiên được chọn), bị té xe phải khâu đến 8 mũi trên mặt.Thế nhưng, với quyết tâm của mình, Hằng vẫn tiếp tục tham gia cho đến khi hoàn tất dự án. Cô Thủy, Giám đốc trung tâm cho biết, Hằng là một trong những tình nguyện viên xuất sắc và nhiệt tình nhất, vừa có trách nhiệm với việc đã nhận, vừa là một nữ sinh viên trẻ, đam mê cống hiến. Không chỉ có Hằng mà Quách Thị Mai Thy, lớp TA111, cũng là thành viên của nhóm đã chân thành chia sẻ: “Trong một tháng làm việc với lòng yêu thương và sự đam mê, tôi đã muốn bật khóc khi chứng kiến những nỗ lực phi thường của cô Paige, cô Thủy,nhữngchuyêngiacũngtấtcảnhữngthànhviên khác đã nỗ lực giúp đỡ những trẻ em khiếm thính.” Sau này, Mai Thy tiếp tục xung phong tham gia dự án, Thy cũng nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ cho những thành viên đến sau. Nguyễn Minh Phượng, SV lớpTM1111, thì cho rằng, sau một tháng tại Trung tâm, những điều bạn học được còn nhiều hơn những gì bạn có thể cống hiến. Càng biết thêm về thính học và phương pháp giáo dục dành cho người khiếm thính, Phượng càng kính trọng những bác sĩ, giáo viên và các sơ (ở nhà 2323NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 24. thờ) đã không ngừng cống hiến để giúp những trẻ em khiếm thính chống chọi với khuyết tật của mình.Với Phượng, dự án này đã giúp bạn vận dụng những kiến thức từ nhà trường vào thực tế, và đó sẽ là một động lực lớn để bạn nỗ lực hơn nữa trong học tập.Tháng 1/2014 vừa qua, Phượng đã xuất sắc đạt được suất học bổng toàn phần cho một học kì trao đổi sinh viên tại Đại học Chiang Mai, Thái Lan. Đồng chia sẻ, LâmThị Ánh Hồng, SV lớpTA091, cho rằng, dự án Biên phiên dịch tạiThuận An, một phần của chương trình Service Learning tại ĐH Hoa Sen, đã mang đến cho sinh viên không chỉ là điểm thực tập nhận được, mà còn là những kĩ năng mềm cần thiết cho công việc trong tương lai.Theo Hồng, trải nghiệm mà sinh viên có được khi còn đang học tại trường sẽ giúp các bạn học được cách làm việc nhóm, cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh, tạo dựng mối quan hệ để tự tin hơn và nhất là có thêm được niềm vui khi đóng góp cho xã hội. Năm nay, Ánh Hồng đang tham gia kì thực tập tốt nghiệp tại công ty Bosh Việt Nam. Có lẽ Chương trình thực tập: Biên phiên dịch tạiThuận An Bình Dương là chương trình mang lại nhiều cảm xúc nhất cho cả sinh viên lẫn người hướng dẫn. Không như những chương trình thiện nguyện thông thường, sinh viên tham gia đã được giảng viên và người phụ trách hướng dẫn trong suốt quá trình làm việc. Khi kết thúc, sinh viên phải báo cáo trước hội đồng để được đánh giá và công nhận tín chỉ.Trong một lần họp kết thúc dự án, khi được hỏi, 100% sinh viên cho rằng chương trình thực sự ý nghĩa và các bạn sẵn sàng tham gia lần nữa.Trong tổng số 15 sinh viên tham gia dự án từ đầu cho đến nay, có gần 10 sinh viên đã tiếp tục tham gia lần 2, lần 3. Có lẽ không ít người đã từng tự hỏi: thế nào là hạnh phúc, và sống như thế nào để được hạnh phúc? Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi, khi làm cho người khác hạnh phúc và mỉm cười, đó chính là lúc mà bạn sẽ hân hoan nhất, thoải mái nhất. Cũng theo thông tin từ trung tâmThuận An, với sự hợp tác của tổ chức quốc tế Quỹ trẻ em khiếm thính toàn cầu và Chương trình Câm điếc Việt Nam, dự án sẽ kết thúc vào năm 2014. Mong rằng sinh viên Hoa Sen sẽ tiếp tục một lần nữa với trải nghiệm tuyệt vời và ý nghĩa này. 24 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 25. Kim Ngân MK111 - Ảnh do nhân vật cung cấp NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG ĐẾN TỪ GIẢNG ĐƯỜNG Tôi, một sinh viên năm ba tại trường Đại Học Hoa Sen, nơi được nhiều người đánh giá là đào tạo những sinh viên có năng lực, năng động sáng tạo. Như các bạn cùng trang lứa khác, khi mới bước vào môi trường Đại học, tôi bỡ ngỡ, chưa định hướng được mình phải làm gì sau khi ra trường. Thậm chí, tôi đã không xác định được ngành học của mình khi đăng kí thi, mà phải nhờ đến sự lựa chọn của ba mẹ. Đến khi học hết năm nhất ngành Tài chính ngân hàng, tôi mới chợt nhận ra rằng nó không hề phù hợp với mình, và tôi quyết định chuyển sang ngành Marketing. Ở đây, tôi tìm thấy được con người thật của mình, những kỹ năng có sẵn của tôi đã hỗ trợ rất nhiều khi tôi học Marketing.Và tôi đã được rèn luyện nhiều hơn qua những lớp chuyên ngành của trường. Tuy nhiên, để có những kinh nghiệm làm việc như bây giờ tôi đã phải có những trải nghiệm từ những công việc bên ngoài. Điều ấy, không phải quá khó nhưng cũng không là dễ. Khi va chạm với thực tế, tôi mới nhận ra: không phải chỉ có thầy cô và trường học cho ta những bài học bổ ích, mà chính những trải nghiệm thực tế mới mang lại nhiều bài học quí báu cho hành trang vào đời. Kim Ngân MK111 2525NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 26. Công việc đầu tiên đến với tôi tình cờ, qua sự giới thiệu của một người bạn. Tôi có dịp làm quen với một công ty dịch vụ giải trí nước ngoài. Điều này thật sự hấp dẫn tôi, vì tôi muốn được tiếp cận với môi trường quốc tế và muốn trau dồi ngoại ngữ. Thật bất ngờ, sau khi phỏng vấn, tôi chỉ được giao việc phát name card của công ty cho các tài xế taxi để giới thiệu vì công ty mới thành lập. Tôi nghĩ rằng mình đã không được đánh giá cao khi phải làm công việc này. Đề xuất của tôi trong CV là vị trí Hotline và Sales. Nhưng, sau vài phút suy nghĩ, tôi đã quyết định chấp nhận với thái độ“bằng mặt không bằng lòng”.Vì là sinh viên như tôi, công việc partime có mức lương 2.500.000vnđ không dễ tìm. Những ngày đầu, tôi chưa quen , còn ngại ngùng và không tự tin khi phải lang thang ngoài đường 4 tiếng, phải gõ cửa từng chiếc taxi để phát name card. May mắn lắm thì được tài xế nhận và xin được số liên lạc để làm báo cáo cho công ty, ngược lại, thì chỉ nhận được những lời khó nghe. Là con gái, lại được gia đình chăm lo từ nhỏ, tôi không nghĩ có lúc, tôi lại phải làm việc này. Đơn giản, tôi nghĩ, sau khi tốt nghiệp đại học, sẽ có được một công việc tốt tại văn phòng. Điều mà tôi đang trải nghiệm, hoàn toàn khác xa với mong đợi. Mặc dù vậy, tôi vẫn cố gắng thực hiện tốt công việc mình được giao, và tuân thủ các qui định của công ty. Tôi đã học được cách giao tiếp tốt với mọi người và rèn cho mình tính kiên nhẫn. Vào một ngày , đến công ty nhận lịch làm việc mới, tôi đã gặp và nói chuyện với một người Pháp, trao đổi nhiều với ông về những mong đợi của mình khi làm việc ở đây và những việc mà tôi có thể thực hiện được.Thật bất ngờ, đó chính là Giám đốc của công ty.Tự hỏi:“Không biết may hay là xui?”, vì tôi trình bày những hoài bão của mình trong khi tôi chỉ là một cô sinh viên năm ba. Nhưng đúng là may mắn, 3 ngày sau, tôi nhận được thông báo tuyển dụng cho vị trí Sales. Đây là niềm vui lớn của tôi trong 3 năm học đại học. Công việc này , tuy không phải là quá đặc biệt, nhưng với tôi, nó rất quan trọng vì đó là một thành công trong quá trình nỗ lực tìm việc khi tôi còn là sinh viên. Tôi đã vận dụng một số kiến thức học ở trường như: nghiên cứu về các dịch vụ, và marketing online để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hơn cả mong đợi, tôi được tăng lương trong tháng tiếp theo . Quả thật,nhữngnỗlựccủatôiđãđượcđềnbù xứng đáng. Tôi hiểu rằng: các công việc , từ nhỏ đến lớn, đều có tầm quan trọng và công việc nào cũng mang đến cho ta kinh nghiệm. Đấy là bài học đầu tiên của tôi ở trường đời, không nên nghĩ mình hễ mình học cao thì không chấp nhận làm những việc tầm thường, vì không phải ai cũng có thể chỉ một bước mà đến mây! Tất cả đều phải trải qua sự rèn luyện và nỗ lực của bản thân. Điều quan trọng nhất là hãy tự tin vào chính mình, vào những gì mình có thể làm được, tập lắng nghe và tập tính kiên nhẫn. Muốn thành công thì đừng quên những điều này. 26 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 27. Công ty mà tôi đã làm việc bảo trì trong vòng 3 tháng, nên tôi đã tạm ngừng làm việc để tập trung cho việc học.Thời điểm đó, số môn học còn lại tôi không nhiều, thời gian đến trường cũng ít, và tôi vẫn còn rảnh rỗi. Vì thế, tôi quyết định thử sức mình ở một công việc mới. Tôi tình cờ lên mạng, và được một người quen giới thiệu vị trí trợ lí của Event manager cho một công ty tổ chức sự kiện. Đây là công việc mà tôi đã yêu thích từ lâu, với có ước mơ trở thành một nhà tổ chức sự kiện. Dĩ nhiên với một nhân viên mới như tôi thì đây là một công việc không đơn giản vì phải thiết lập nhiều mối quan hệ. Để trở thành một thành viên của công ty, tôi phải trải qua một thử thách về lòng trung thực. Người quản lý của tôi đã đưa ra một đơn đặt hàng để giải quyết, sau đó, sẽ nhận tiền hoa hồng là 1.000.000 đ. Lại có một người quản lý khác, đưa cho tôi một đơn đặt hàng giống như đơn đặt hàng trước nhưng lại trả hoa hồng gấp đôi là 2.000.000 đ.Tôi đã rất phân vân, vì mức chênh lệch cao cho cùng một công việc, tôi mơ hồ cảm thấy việc sẽ không đơn giản nếu tôi chọn giải quyết đơn đặt hàngcóhoahồng2.000.000đ.Cuốicùng, tôi chọn giải quyết công việc mà sếp đã đưa ra. Quả đúng như suy nghĩ của tôi , đây là một“chiêu”thử lòng trung thành của nhân viên mà các sếp hay thỏa thuận với nhau để tìm ra được ứng viên xứng đáng. Cách hành xử của tôi đã tạo được niềm tin cho sếp. Đây là bài học thứ hai của tôi: khi làm việc, phải biết giữ đạo đức nghề nghiệp, lấy lòng trung thành làm công cụ thì mới mong nhận được sự tin cậy của mọi người. Những điều tôi chia sẻ chính là những bài học đắt giá mà tôi đã có được qua những công việc thực tế. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên với những kinh nghiệm mà tôi đã có được chỉ trong thời gian 4 tháng khi đi làm, những điều không có trong sách vở mà tôi đã may mắn học được từ những việc làm tưởng chừng rất nhỏ của đời thường. Đôi khi, những điều ta học được từ trường đời lại hoàn toàn khác với sách vở. Tôi không phủ nhận những bài học ở trường là quí báu. Chúng tôi đã được thầy cô cung cấp nhiều lý thuyết bổ ich, được rèn luyện một số kỹ năng. Tuy nhiên, nếu trường mong muốn sinh viên Hoa Sen sau khi ra trường sẽ là những công dân có ích cho xã hội, những nhân viên, nhà quản lí, lãnh đạo tài ba thì nhà trường phải tạo điều kiện cho mọi sinh viên được tiếp xúc thường xuyên hơn nữa với môi trường thực tế. Mong các bạn sinh viên sẽ có thật nhiều trải nghiệm lý thú hơn tôi để chuẩn bị kỹ càng cho hành trình vào đời, những chặng đường dài nhiều gian lao, thử thách. 2727NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 28. HỌC TỪ NHỮNG TRẢI NGHIỆM “Con làm gì mà suốt ngày ở ngoài đường thế? Mẹ thấy con nên bớt tham gia mấy cái câu lạc bộ này nọ, dành thời gian cho việc học đi!” Đó là câu nói tôi vẫn thường nghe mẹ nhắc nhở. Mà cũng không riêng gì tôi, các bạn tôi hầu hết, đều than thở như vậy. Số còn lại hoặc là những con mọt sách chính hiệu, hoặc những bạn vốn dĩ thích la cà và việc“cắm mặt vào sách”của các bạn ấy đã bị phụ huynh“o ép”riết rồi thành quen. Không biết các bạn có nghĩ như tôi: học không chỉ đơn giản là ghi chép hay tiếp thu kiến thức sách vở mà người xưa truyền dạy mỗi ngày trên bục giảng hoặc thông qua những quyển tài liệu dày cộm đầy những thuật ngữ chuyên ngành khô khan. Học là phải vừa làm, vừa chơi, mở mang đầu óc bằng cả những thứ chẳng thể nào viết thành sách được. Tôi không phủ nhận đã có hàng tá cuốn sách viết về vốn sống, về kinh nghiệm thực tiễn, nó là những đúc kết đáng giá của những người đi trước. Bạn rất nên đọc nó để mở rộng thêm sự hiểu biết cho bản thân, cũng như rút được vô số bài học mà không cần phải trải qua cả một quá trình dài gian khổ như họ đã từng. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ ngồi ở nhà và đọc sách rồi vỗ ngực tự xưng là bạn đã đi hết thế giới này và có khả năng ứng phó với tất cả các tình huống xảy ra trong công việc hay trong cuộc sống. Mỗi người có một cách sống, đi đến mục tiêu của mình bằng những bước đi và cuộc đời riêng, bạn có chắc những gì bạn đọc được sẽ xảy ra với bạn không? Cuộc sống là của bạn, vì thế, phải tự đi mà cảm nhận, không ai biết được điều gì sẽ xảy đến để mà dạy bạn trước cách đối phó. Tôi hiểu rõ điều này bởi tôi đã từng tin tất cả những gì mình cần đều có trong sách vở và những bài giảng trên lớp. Cho đến một ngày, khi tôi bước vào đại học Hoa Sen “của tôi”, tôi mới vỡ lẽ ra rất nhiều điều. Môi trường năng động, sáng tạo, đòi hỏi sinh viên không ngừng tìm tòi, học hỏi ở đây đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều.Tôi hiểu được rằng, để học tập và tiếp thu kiến thức, ngoài ghi chép và học thuộc lòng, còn có tham gia trò chơi. Tôi không đùa! Đừng nghĩ các câu lạc bộ, đội nhóm được lập ra chỉ vì phong trào và tham gia chỉ để “lòe” thiên hạ. Thúy An 28 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 29. Thúy An - Ảnh do nhân vật cung cấp Ở đó, chúng ta có thể học được rất nhiều thứ: sự hòa đồng, tinh thần đồng đội, sự cạnh tranh công bằng và cả cách xử lý tình huống tưởng chừng như nan giải. Nó giống như môt xã hội thu nhỏ, và mỗi nhóm của bạn có thể được xem như đơn vị mà bạn đang công tác.Vì thế, bạn phải học cách làm sao để đưa ra mục tiêu phù hợp, đi đến nó nhanh và hiệu quả nhất và thành công một cách trung thực và vinh quang. Đại học Hoa Sen là một môi trường rất tốt để bạn phát triển những kĩ năng sống đó, tất cả các hoạt động ngoại khóa đều được thực hiện nghiêm túc, đúng với mục tiêu đã đề ra ban đầu, điều mà không phải trường nào cũng làm được. Điển hình như CLB ESB mà tôi tham gia, tính đến nay là đã tròn ba năm tôi lớn lên cùng ESB, nơi đã cho tôi khá nhiều “của để dành” làm hành trang vững bước trong tương lai.“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ESB đã cho tôi cả một kho tàng với những chuyến đi để có thêm vốn sống, tích lũy kinh nghiệm và có cả những vấp ngã! Từ những hoạt động thực tế, ESB tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi có được cơ hội tốt nhất để thử nghiệm. Tâm lý chung của sinh viênViệt Nam ta là ngại tiếp cận, sợ thử thách, cứ nghĩ “Thuyền tới đầu cầu ắt sẽ thẳng” thế nên các bạn thường tham gia câu lạc bộ chỉ cho vui hay tệ hơn là đăng ký cho“bằng chị, bằng em”. Các bạn ấy cho rằng đó chỉ là những cuộc chơi không đáng để phải bỏ ra nhiều công sức. Nhưng hãy thử nghĩ mà xem, bất kỳ trong cuộc khám phá nào, chúng ta chúng ta cũng có thể sẽ thất bại nhưng cái giá mà chúng ta phải trả để có được bài học đó là hoàn toàn có ích. 2929NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 30. Với ESB (tên cũ là SIFE), tôi đã đi hàng trăm cây số, tiếp cận với vô số những dạng người, hiểu được cuộc sống của thế giới ngoài trường lớp. Thâm nhập vào cuộc sống của người dân không phải chỉ để cảm thông mà là một cơ hội vô giá để chúng tôi tập đối nhân xử thế. Với những dự án đã thực hiện, tôi đã biết “lập kế hoạch”,“chạy nước rút”, giải quyết “sự cố ngoài ý muốn”. Khi vượt qua tất cả những thử thách để hoàn thành mục tiêu thì ai mà không sung sướng, tự hào! Cũng như các bạn khác, lúc đầu, tôi ái ngại khi phải đương đầu với thử thách, và xử lý mọi tình huống một cách vụng về. Chính các anh chị đi trước đã tiếp thêm cho tôi niềm tin và sức mạnh, họ giúp tôi thấy được thất bại của tôi chẳng là gì cả, ai cũng đã từng trải qua. Nhìn họ tự tin, năng nổ, tràn đầy sức sống, tôi đã quyết tâm cố gắng để một ngày nào đó, cũng sẽ được như vậy. RồithìESBcũnglớnlêntừngngày,chúng tôi xây dựng thêm tour tham  quan Doanh Nghiệp. Được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, được học cách “tự thân vận động” trong một guồng máy kinh tế. Phải làm sao để liên hệ với đối tác, gây ấn tượng trước những đối thủ cạnh tranh, tạo niềm tin và kết thân với họ? Bị từ chối, đón nhận sự thờ ơ... không có gì mà chúng tôi chưa trải qua. Tuy nhiên, những kinh nghiệm xương máu đó không những không đánh bại chúng tôi mà còn là chất xúc tác khiến mỗi thành viên trong câu lạc bộ trưởng thành hơn lên và đặc biệt là gắn kết lại với nhau như một gia đình. Chúng tôi hiểu được rằng đoàn kết là sức mạnh, sự cố gắng và ăn ý của một tập thể luôn hiệu quả hơn rất nhiều so với việc mỗi cá nhân tự phát triển theo hướng mà mình muốn. Làm việc tập thể không có nghĩa là dựa hẳn vào người khác, cái gì cũng nghe theo, chính kiến của bản thân vẫn phải giữ nhưng làm cách nào để dung hòa nó với mọi người mới là điều cần phải học. Làm việc với ESB, tôi“được”nhiều hơn tôi tưởng. Chỉ sau một năm, tôi không còn cảm thấy nhàm chán mỗi lần nghĩ đến việc đi học.Tôi được áp dụng ngay mớ lý thuyết cứng nhắc vào thực tế để hiểu một cách sâu rộng và khái quát hơn.Thế là việc tiếp thu và ghi nhớ của tôi đã được cải thiện đáng kể thông qua những hoạt động ngoại khóa bổ ích như vậy. Bây giờ việc viết báo cáo, trình bày theo tiêu chuẩn ISO không còn xa lạ với tôi nữa nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn rất tận tình của các anh chị khóa trên trong câu lạc bộ. Sinh hoạt ở đây, phạm vi giao lưu của tôi cũng được nhân rộng ra với cả những anh chị lớn và các em khóa dưới, rồi cả các Khoa khác trong trường nữa. Mối quan hệ rộng rãi đó cũng mang đến cho tôi rất nhiều bài học. Bên cạnh việc tham gia câu lạc bộ ESB, trong thời gian học ở đại học Hoa Sen, tôi còn làm thêm những công việc freelancer như: thông dịch viên cho các triển lãm về công nghệ và du lịchViệt Nam, cộng tác viên cho các sự kiện triển lãm hay đơn giản chỉ là nhập data khách hàng, gọi điện thoại mời tham gia sự kiện. Mỗi một công việc là một thử thách, một trải nghiệm, cung cấp cho tôi kha khá những kiến thức, kinh nghiệm, những điều mà giáo trình của ngành học Nhân sự không thể nào dạy hết được. Xem tiếp trang 36 30 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 31. HỌC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG CÁC CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM Trở thành sinh viên của một trường đại học, ngoài việc học tập những kiến thức từ sách vở, việc tham gia câu lạc bộ, đội nhóm thật sự là một trải nghiệm thú vị. Tại Đại học Hoa Sen, các câu lạc bộ (CLB) chính là “cầu nối”, có thể giúp gắn kết với cộng đồng, gặp gỡ những người cùng sở thích và khám phá năng lực cũng như giá trị bản thân… Tích lũy kiến thức, trải nghiệm thực tế Rất nhiều các CLB được các bạn sinh viên lập ra với mục đích giúp các bạn trải nghiệm thực tế trong những lĩnh vực nhất định, gắn bó với ngành học: CLB FOL dành cho SV nhóm ngành Khách sạn- Nhà hàng-Du lịch CLB Kế toán – Kiểm toán CLB Tiếng Anh Let’s Rendezvous… Đây là những CLB có tính chất học thuật, tạo ra một sânchơibổích,lànhmạnhdànhchocácsinhviênyêu thíchvàquantâmđếnngànhhọccủamình.Chínhvì vậy, nếu bạn cảm thấy kiến thức lý thuyết được học ở lớp là chưa đủ thì việc tham gia một CLB học thuật sẽgiúpbạncóđượcnhữngtrảinghiệmthựctếcũng như tích lũy thêm kiến thức chuyên ngành. Hiện nay, CLB FOL của nhóm sinh viên ngành Khách sạn- Nhà hàng-Du lịch đang là một CLB thu hút nhiều sự quan tâm của sinh viên, cũng như đã có những hoạt động nổi bật được giảng viên bộ môn đánh giá cao. Những buổi hội nghị, hội thảo hoặc chương trình campus tour đón tiếp học sinh các trường THPT đến tham quan Đại học Hoa Sen đều do chính các thành viên trong CLB FOL tổ chức chiêu đãi các bạn học sinh. Hữu Tri 3131NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 32. Thỏa sức với đam mê, trưởng thành từ các hoạt động Ngoài những CLB trang bị cho các bạn sinh viên kiến thức và kinh nghiệm thực tế liên quan đến ngành học đào tạo của trường thì cũng có không ít các CLB khác được thành lập nhằm và trở thành nơi hội tụ những bạn sinh viên có cùng sở thích, đam mê: CLB Nhiếp ảnh Hoa Sen, CLB Bóng chuyền; CLB Bóng rổ, CLB văn nghệ…Với các hoạt động định kỳ, các CLB đã giúp sinh viên Hoa Sen có những khoảnh khắc thư giãn, gắn bó với nhau trong học tập cũng như cuộc sống. Bên cạnh đó, còn có những CLB cộng đồng với nhiều hoạt động thiện nguyện đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên, GV-NV: CLB Tuổi xanh Nhóm Tình thương CLB đọc sách… Là thành viên của các CLB, các bạn sinh viên đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, biết quan tâm, chia sẻ đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh và trưởng thành hơn sau mỗi hoạt động, mỗi chuyến đi. Các bạn đã hăng hái tham gia “Tiếp sức mùa thi”hằng năm, cùng nhau“Hiến máu nhân đạo”, không ngại khó, ngại khổ để đến với vùng sâu, vùng xa trong chiến dịch Mùa hè xanh, quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo trong các dịp Trung Thu, lễ Tết… Mỗi CLB với những nét đặc thù là một môi trường học tập đa dạng với nhiều bài học thú vị, bổ ích mà các bạn sinh viên nên trải nghiệm. Nếu bạn mong muốn có được cơ hội tích lũy kiến thức, được trải nghiệm thực tế hay thoả sức với đam mê, thì, đừng ngần ngại và do dự, hãy đăng ký tham gia vào câu lạc bộ mà bạn yêu thích. Vòng quanh câu lạc bộ, đội nhóm của ĐH Hoa Sen Tại Đại học Hoa Sen, mô hình câu lạc bộ (CLB) và đội nhóm là một phần quan trọng trong mục tiêu đào tạo những con người toàn diện, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, cũng như phát triển tối đa năng lực và sở thích của mỗi cá nhân. Đại học Hoa Sen tự hào hiện đang có gần 20 CLB, chia làm 4 nhóm: Nhóm hoạt động Cộng đồng, Nhóm học thuật, Nhóm Kỹ năng và Nhómthểthao.Cácnhómnàykhông chỉ cung cấp thông tin, ý tưởng cho cáchoạtđộngmàcònpháttriểntính năng động, sáng tạo của sinh viên, xây dựng các chương trình gắn kết giữa hoạt động trong và ngoài nhà trường. Mỗi CLB là một mô hình học tập khác nhau, giúp sinh viên tích lũy nhiều kiến thức, kỹ năng, trưởng thành để có thể thành công hơn trong tương lai. Để tham gia hoạt động các CLB & Đội,nhóm,cácbạnxemthôngtinchi tiết và đăng ký tại: http://sinhvien. hoasen.edu.vn/vi/doi-song-sinh- vien/clb-doi-nhom hoặc liện hệ: Chị Lê Thị Vân Anh Phòng Hỗ trợ sinh viên Email:anh.lethivan@hoasen.edu.vn 32 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 33. Giao lưu với ông Đinh Văn Phước (nguyên Tổng Giám đốc-Công ty Tsubaki Yamakyu Chain Co.Nhật) Ảnh do ban tổ chức cung cấp Học từ các HỘI THẢO Với thời gian công tác tại Đại học Hoa Sen gần 7 năm trong vai trò của người tổ chức các hoạt động, sự kiện và hội thảo dành cho sinh viên, tôi đã nhận được rất nhiều chia sẻ bổ ích từ các diễn giả. Tại Hoa Sen, trung bình chúng tôi tổ chức hoặc phối hợp thực hiện 2 sự kiện/ tháng, trong đó, sẽ có một buổi giao lưu với các diễn giả nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, trong năm 2013, chúng tôi đã tổ chức giao lưu với Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, Ông Đinh Văn Phước (Nguyên Tổng Giám Đốc – Công ty Tsubaki Yamakyu Chain Co. Nhật), nhà Văn Vu Gia, Ông Justin Nguyễn (Giám đốc Marketing của Công ty JobStreetVietnam); GS.TrầnVănThọ (Giáo sư kinh tế, Trường Đại học Waseda, Tokyo) Thạc Sĩ Nguyễn Thành Hưng (Chuyên viên Nhân Sự Tập đoàn AceCook ) Lê Thị Vân Anh 3333NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 34. Thông qua các chủ đề liên quan đến phim ảnh, kỹ năng sống, cách làm đơn xin việc, cách trả lời phỏng vấn ….tôi cũng như bao sinh viên tham dự, cảm thấy mình rất nhỏ bé trước các diễn giả vì tất cả đều là những chuyên gia trong các lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Tất cả những chia sẻ của họ đều đến từ những kinh nghiệm được đúc kết từ bản thân bằng công sức và những trải nghiệm quý báu của họ ở xứ người. Nhưng có lẽ điều tôi ngưỡng mộ nhất nơi những con người ấy, chính là sự nhiệt tình. Họ là những người có vị trí trong xã hội, Việt Nam và trên quốc tế. Vậy mà, khi đến với sinh viên, họ vẫn rất giản dị và chân thành. Trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn ngủi, họ đã dành hết ân tình cho các bạn sinh viên, những mong các bạn sẽ thành công và phát huy hết tiềm lực của mình. Những cố gắng của các bạn sẽ góp phần vào việc củng cố, phát triển đất nước, sao cho ngang tầm với các nước bạn, trước hết là các nước trong khu vực. Mỗi khi tổ chức các sự kiện cho sinh viên, ngoài trách nhiệm với công việc, tôi vẫn luôn có niềm hứng khởi, sự háo hức vì qua những chương trình này, chúng tôi sẽ gặp được những con người tuyệt vời, vừa có tâm, vừa có tầm. Những bài học mà chúng tôi may mắn có được, không phải từ giảng đường, sẽ là hành trang vào đời quý báu của chúng tôi. Chúng tôi không mất thời gian, công sức, tiền bạc, không phải đắng cay trải nghiệm mà vẫn có thể vận dụng vào công việc và cuộc sống. Tôi cũng đã có cơ hội được gặp Đạo diễn Hollywood Phillip Noyce, Giáo sư Phan Văn Trường, Nhà Văn Nguyễn Nhật Ánh,Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Xanh,Tiến Sĩ Vũ Minh Khương, Nhà Văn Lý Lan, Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Nhà Văn Dạ Ngân, Nhà Văn Wayne Karlin, và bao nhiêu con người tuyệt vời khác. Thú thật, tôi không thể nào nhớ hết những nội dung quý báu mà các diễn giả đã chia sẻ, nhưng mỗi lần gặp được họ, tôi cảm thấy mình như được tiếp thêm lửa và niềm tin. Như lờiTS. Nguyễn Xuân Xanh chia sẻ với các tân sinh viên vào đầu niên học 2013:“Ngườitahaynóilấyngắn nuôi dài, nhưng tôi thật sự khuyên các em hãy lấy dài nuôi ngắn. Nuôi chí lớn để làm từng việc nhỏ”. Và, thật tình cờ, đến niên học 2014, Giáo sưTrầnVănThọ cũng chia sẻ với tân sinh viên thông điệp tương tự qua 04 chữ“Chí tại thiên lý”, tôi nghĩ nó cũng không khác mấy với câu slogan mà các bạn hay thấy“Think global, Act local” của các công ty thương mại. Thaylờikết,nếunhưbạnđanglàsinhviên Hoa Sen, hay bạn mong muốn trở thành “sinhviênHoaSen”,thậtsự,tôikhuyênbạn nên tận dụng việc“học tại các hội thảo”, bởi vì đây là những cơ hội học tập mà không phải ai cũng tiếp cận được. Cuộc đời chúng ta có thể thay đổi bởi những người chúng ta gặp, chứ không phải chỉ nhờ vào những gì mà chúng ta thấy. 34 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014
  • 35. Hải Yến - Ảnh do nhân vật cung cấp THỰC TẬP NHỮNG TRẢI NGHIỆM QUÝ BÁU Với phương châm“học đi đôi với hành”, tiếp nhận và áp dụng mô hình “đào tạo xen kẽ” của Pháp, từ khi thành lập đến nay, Trường Hoa Sen đã có qui định về việc thực tập của sinh viên.Thực tập, sinh viên sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm, học hỏi thêm những kỹ năng mềm và trình độ chuyên môn cũng được nâng cao hơn. Sinh viên học theo hệ thống tín chỉ sẽ đi thực tập 2 lần trong suốt khóa học: Với kỳ thực tập nhận thức, sinh viên có 8 tuần làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp trước khi bắt đầu học các môn chuyên ngành. Chủ yếu, sinh viên được làm quen với môi trường doanh nghiệp, bước đầu, hiểu được cơ cấu tổ chức, các mối quan hệ trong doanh nghiệp và có thể trợ giúp, xử lý những công việc đơn giản, chưa đòi hỏi chuyên môn sâu. Kết thúc thực tập, sinh viên phải viết và báo cáo trước hội đồng về quá trình thực tập, những thay đổi về nhận thức, kinh nghiệm thành công và thất bại đã có được trong quá trình thực tập. Đợt thực tập tuy không dài nhưng đã tạo ra những chuyển biết nhất định cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn về ngành nghề đã chọn, nhận ra những khiếm khuyết của bản thân về kiến thức, kỹ năng. Từ đó, sẽ định hướng học tập tốt hơn. Trước khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tham gia kỳ thực tập tốt nghiệp với thời gian làm việc 15 tuần toàn thời gian tại doanh nghiệp. Kỳ thực tập này nhằm giúp sinh viên: Hải Yến (Trưởng BP. Quan hệ doanh nghiệp- P. HTSV) 3535NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”
  • 36. Chủ động tìm hiểu và có thể độc lập xử lý những công việc thường nhật tại doanh nghiệp thông qua việc vận dụng những kiến thức đã học, cũng có thể góp phần vào việc đề xuất những cải tiến giúp nâng cao hiệu quả công việc cho doanh nghiệp Cócơhộiđượcdoanhnghiệptuyểndụng Quahơn20nămtriểnkhaimôhìnhđàotạo này, chúng tôi, những người trực tiếp làm công tác hỗ trợ việc thực tập của sinh viên nhận thấy:Thực tập, quả thật, là một hành trinhtrảinghiệmquýbáucủasinhviên. Đầu năm thứ tư vừa rồi, tôi được trúng tuyển làm giáo viên của chương trình“Tự tin bừng sức trẻ”do Unilever tài trợ.Tôi và các anh chị em khác có dịp đi đến các trường cấp hai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để dạy cho các em khối 8, 9 tự tin khi giao tiếp trước đám đông. Rất thú vị, bởi vì, không phải chúng tôi chỉ giúp cho các em mà đây cũng là cơ hội để kiểm tra lại sự tự tin của chính mình. Đứng trước hàng trăm học sinh, đối với tôi, là một thách thức rất lớn. Dần về sau, tôi dạn dĩ hơn, năng động hơn rất nhiều. Nhìn những ánh mắt ngây thơ đang ghi nhớ từng lời mà chúng tôi nói ra, tôi cảm thấy hãnh diện vì đã chia sẻ được đôi chút kinh nghiệm với thế hệ đàn em. Ước mơ trở thành một nhà Giám Đốc Nhân Sự tài ba vẫn còn cháy bỏng trong tôi, nhưng có đôi khi cuộc sống lại lèo lái ta qua một hướng khác mà ở đó, ta lại khám phá ra một chân trời mới phù hợp với mình hơn. Hiện tôi đang là nhân viên tại Team Event của công tyVNG với một công việc chẳng liên Tiếp theo trang 30 Hằng năm, chúng tôi đều có thực hiện khảo sát một số doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên Hoa Sen đến thực tập, (từ nhận thức đến tốt nghiệp), họ đã có những nhận xét khá tốt về sinh viên Hoa Sen. Những kết quả đáng phấn khởi ấy cho phép chúng tôi khẳng định lợi ích của việc thực tập. Chúng tôi mong rằng tất cả sinh viên Hoa Sen nhận thức được điều này và tham gia thực tập một cách chủ động, tích cực vì đây chính là cơ hội để trải nghiệm và học hỏi những điều không có trong sách vở, cũng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường-doanh nghiệp. Sau khi thực tập, chắc chắn sinh viên sẽ trưởng thành hơn để có thể vững vàng vào đời, khởi nghiệp quan gì đến nhân sự nhưng tôi thực sự đã vững vàng hơn bằng chính những kinh nghiệm thực tế mà tôi có được trong quá trình làm thêm, những tính cách mà tôi đã được rèn luyện khi tham gia ESB và tất nhiên là cả những lời khuyên quý báu từ các thầy cô. Tất cả những điều đó đã giúp tôi trở thành“tôi”của ngày hôm nay, mạnh mẽ, tự tin, không chùn bước trước thử thách, chông gai của cuộc đời. Tôi tin rằng một ngày nào đó các bạn cũng sẽ làm được như tôi, tìm ra một câu lạc bộ bổ ích để các bạn có thể hòa mình vào nó, biết sống có ý nghĩa với quãng đời sinh viên để rồi trưởng thành hơn, vững bước hơn trong tương lai do chính mìnhchọn.Hạnhphúccủasựthànhcông sẽ thật tuyệt vời khi bạn tìm ra được niềm đam mê của chính mình và hiện thực hóa nó. Chúc bạn thành công! 36 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014