SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


                              LỜI NÓI ĐẦU


       Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của
doanh nghiệp: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản
trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song
tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu
quả.

      Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau
sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Trong cơ chế thị
trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ,
nhịp độ tiêu thụ qui định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng về sản
phẩm qui định chất lượng của sản xuất. Người sản xuất chỉ có thể phải bán cái
mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có. Vì vậy, quản trị kinh
doanh hiện đại quan niệm một số nội dung hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trí trước
hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ có tính chất quyết định đến hoạt động
sản xuất.

      Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nước với hình thức
hoạt động chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Trải qua 37
năm hoạt động ở cả hai cơ chế: (cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp và cơ
chế thị trường) Công ty Xăng dầu Hà Giang đã từng bước vươn lên để khẳng
định mình, gây được chữ tín đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh nhờ chất
lượng phục vụ và chất lượng nhiên liệu đạt tiêu chuẩn, Công ty đã không ngừng
lớn mạnh cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Tuy nhiên một bộ phận
trong cán bộ quản lý và người trực tiếp sản xuất chậm thay đổi được tư duy còn
mang nặng cung cách làm việc thời kỳ bao cấp: thụ động, máy móc, không khoa
học do đó đã ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ xăng dầu chung toàn Công ty.

       Qua thời gian thực tập tại Công ty Xăng dầu Hà Giang kết hợp với kiến
thức đã lĩnh hội được ở trường, ở các Thầy Cô, là một sinh viên khoa Quản trị
kinh doanh với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự
phát triển chung và hoàn thiện các hoạt động tiêu thụ nói riêng của Công ty Xăng
dầu Hà Giang, em mạnh dạn nghiên cứu và viết đề tài: "Một số giải pháp chủ
yếu tăng cường hoạt động tiêu thụ tại Công ty Xăng dầu Hà Giang" làm
khoá luận tốt nghiệp của mình.

      Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 03 chương:
                                                                                     1
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Xăng dầu Hà Giang
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức tiêu thụ ở Công ty Xăng dầu Hà Giang
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động tiêu thụ ở Công ty
            Xăng dầu Hà Giang.

       Do thời gian thực tập tại doanh nghiệp còn ít, trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và lần đầu tiên nghiên cứu viết một vấn đề khá
mới mẻ, nên khoá luận của em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được ý kiến quí báu bổ xung đóng góp của các Thầy cô, cùng
toàn thể bạn đọc để khoá luận của em được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn
hơn.

       Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo và cán bộ
các phòng ban của Công ty Xăng dầu - Hà Giang, các Thầy Cô trường Đại học
Kinh tế Quốc dân đặc biệt là Thầy giáo, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huyền đã nhiệt
tình hướng dẫn, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ phương pháp để em sớm hoàn
thiện khoá luận tốt nghiệp này.

      Em xin chân thành cảm ơn.

                                   Hà Giang, ngày 10 tháng 06 năm 2004
                                                Sinh viên




                                              PHẠM VĂN THUỶ




                                                                                  2
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




                                  CHƯƠNG 1
      GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG


I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Xăng dầu - Hà Giang

1. Lịch sử hình thành công ty

      Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam. Tiền thân vốn là Chi cục Vật tư Hà Giang trực
thuộc Tổng cục Vật tư, thành lập theo Quyết định số 1213/QĐ/TCVT ngày
01/12/1967. Trụ sở Công ty đặt tại Tổ 01 Phường Nguyễn Trãi - Thị xã Hà
Giang - Tỉnh Hà Giang.

      Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là các mặt hàng: Xăng, dầu,
sản phẩm hoá dầu, thiết bị phụ tùng ô tô, than chất đốt, kim khí.

      Khi mới thành lập Chi cục Vật tư Hà Giang (nay là Công ty Xăng dầu Hà
Giang) có qui mô nhỏ bé, máy móc thiết bị lạc hậu. Tổng vốn kinh doanh có
792.000 đồng, lao động có 65 người, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định bổ
nhiệm ông Đinh Phúc Thảnh giữ chức vụ Giám đốc Công ty.

      Điện thoại: 019866435 - 019767120 - 019867122 - 019867654.

      Số FAX: 019867047.

      Tài khoản: 431101000029 tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang.

      Mã số thuế: 5100100046 - 1.



                                                                              3
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


2. Quá trình phát triển của Công ty

      Trải qua 37 năm hoạt động kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của Công ty
cũng có những thay đổi song không lớn, nhưng về pháp lý cũng như về qui mô
và hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty có những thay đổi rất cơ bản:
      Năm 1970 đổi tên thành Công ty Vật tư Hà Giang trực thuộc Bộ Vật tư
(nay là Bộ Thương mại). Chức năng, nhiệm vụ không có gì thay đổi, qui mô vốn
và lao động đã được tăng lên, vốn kinh doanh 1.216.000 đồng với 71 lao động.
      Năm 1976 theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên
Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Do đó Công ty Vật tư Hà Giang và Công
ty Vật tư Tuyên Quang được hợp nhất thành Công ty Vật tư tổng hợp Hà Tuyên
trực thuộc Bộ Vật tư (nay là Bộ Thương mại). Thời điểm này trụ sở chính đặt tại
phường Minh Xuân - Thị xã Tuyên Quang - Hà Tuyên. Qui mô vốn và lao động
tăng nên đáng kể, vốn kinh doanh nâng từ 792.000 đồng lên 9.823.000 đ tăng
1.240%, lao động tăng từ 65 người lên 97 người tăng 49% so với năm 1967.
      Mặt hàng kinh doanh chủ yếu chỉ có xăng, dầu, sắt, thép, than chất đốt.
Doanh thu, lợi nhuận thấp, thu nhập của người lao động không bù đắp hao phí
sức lao động.
      Năm 1991 theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Hà Tuyên lại được chia
tách thành 2 tỉnh: Tuyên Quang và Hà Giang. Do đó Công ty Vật tư tổng hợp Hà
Tuyên đã thành lập một chi nhánh kinh doanh Vật tư tổng hợp đặt tại Thị xã Hà
Giang theo Quyết định số 139/QĐ - CTVTTH ngày 10/11/1991. Sau chia tách
vốn của Công ty có 2.192.120.000 đồng, lao động giảm đáng kể, đến ngày
01/01/1991 Công ty có 35 cán bộ và công nhân.




                                                                                  4
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Tháng 10/1994 Chi nhánh kinh doanh Vật tư tổng hợp Hà Giang có quyết
định chuyển thành Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang. Đồng thời Bộ Thương
mại đã bàn giao chức năng quản lý sang Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
      Tháng 01/1995 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 04/QĐ -
UB ngày 03/01/1995 V/v thành lập doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Công ty
Vật tư tổng hợp Hà Giang. Qui mô vốn và lao động tăng đáng kể, vốn kinh
doanh có 3.568.720.000 đồng, lao động có 53 người. Cùng với sự thay đổi về qui
mô, chức năng, nhiệm vụ của Công ty cũng có những thay đổi cho phù hợp với
cơ chế và tình hình mới, Mặt hàng kinh doanh thu hẹp chỉ còn Xăng dầu, sản
phẩm hoá dầu, gas và các phụ kiện bếp gas, kinh doanh không phụ thuộc vào chỉ
tiêu pháp lệnh, từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
      Ngày 17/ 8/1995 Bộ Thương mại ra Quyết định số 690/TM - TCCB
chuyển Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang về trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu
Việt Nam.
      Ngày 01/9/2000 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã ra quyết định số
987/XD - QĐ đổi tên Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang thành Công ty Xăng
dầu Hà Giang. Mặt hàng kinh doanh không có thay đổi song Công ty đã chuyển
hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, tự chủ trong hoạt động kinh doanh.
Địa điểm trụ sở tại Tổ 1 Phường Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà
Giang.
      Hiện nay tính đến 31/12/2003: Tổng số lao động có 79 người tăng 21%, so
với năm 1967, tổng giá trị tài sản của công ty có 16.404.373.405 đồng.
      Trong đó : Tài sản lưu động 7.939.966.419đ.
                 Tài sản cố định   8.464.406.986.
      Mặc dù thành lập từ khá sớm song có thể nói từ năm 1967 đến năm 1986
do công ty Vật tư tổng hợp hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao

                                                                                 5
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

cấp, mặt khác điều kiện kinh tế Hà Giang chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ
thuật còn nghèo nàn, một thời gian dài lại trải qua cuộc chiến tranh biên giới nên
thị trường rất nhỏ hẹp, nhu cầu và sức mua thấp, phương tiện bán hàng bằng thủ
công (đong trực tiếp bằng ca, gáo..). do đó trong thời gian này Công ty chỉ hoạt
động theo chỉ tiêu pháp lệnh kém hiệu quả, doanh thu thấp.

      Từ năm 1987 đến năm 1996 Công ty tiếp cận và nghiên cứu vận dụng cơ
chế quản lý mới của Đảng, cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
có sự quản lý của nhà nước. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, Hà Giang tập
trung phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
do đó thị trường được từng bước mở rộng, nhu cầu và sức mua tăng mạnh. Để
đáp ứng yêu cầu đó Công ty xăng dầu ngày càng được đầu tư vốn, lao động và
cải tiến phương thức kinh doanh. Tuy nhiên trong thời kỳ này thiết bị kỹ thuật
chưa được trang bị, mạng lưới kinh doanh chưa mở rộng, toàn Công ty có 04 cây
xăng dầu, các chính sách bán hàng chưa được trú trọng. Doanh thu, lợi nhuận,
nghĩa vụ nộp ngân sách và thu nhập của người lao động có tăng nhưng không
đáng kể.

      Từ năm 1997 đến nay trước sức ép của khoa học kỹ thuật và các đối thủ
cạnh tranh, đòi hỏi khách quan của thị trường, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã có
những thay đổi rất căn bản; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà làm việc,
kho tàng, các cửa hàng xăng dầu, mua sắm và trang bị máy móc thiết bị hiện đại,
tuyển dụng và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên toàn công ty
do đó kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Vốn, doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ
ngân sách, thu nhập của cán bộ, công nhân viên ngày càng gia tăng, đáp ứng kịp
nhu cầu ở địa phương.

      Với khả năng kinh doanh tốt, nguồn lực lao động dồi dào, thiết bị công
nghệ hiện đại Công ty xăng dầu Hà Giang đã đạt nhiều thành tích lớn được Nhà
                                                                                     6
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

nước và ngành tặng thưởng nhiều huân, huy chương và cờ luôn lưu. Công ty
hiện nay đang đứng vững và tiếp tục vươn lên trong cơ chế thị trường.

3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

      Công ty Xăng dầu Hà Giang là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu
Việt Nam được hạch toán độc lập, hàng năm Tổng Công ty áp dụng chính sách
giá cứng đối với các Công ty Xăng dầu trực thuộc Tổng Công ty từ Huế trở ra,
còn đối với các tỉnh phía nam trực thuộc Tổng Công ty được áp dụng chính sách
giá giao và nguồn hàng do Tổng Công ty đảm nhận. Căn cứ điều kiện thực tế ở
địa phương Tổng công ty ra quyết định và ban hành qui định chức năng nhiệm
vụ của Công ty Xăng dầu Hà Giang:

      - Tổ chức kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, gas hoá lỏng, bếp gas và phụ
kiện bếp gas, kim khí, phụ tùng, xăm lốp bình điện, khai thác bảo hiểm ô tô xe
máy. Đây là một tỉnh có địa bàn rộng, đi lại khó khăn nhưng mặt hàng của đơn
vị đang kinh doanh là những mặt hàng chiến lược và mũi nhọn để phục vụ đáp
ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và phát triển nền kinh tế địa phương.

      - Căn cứ vào nhu cầu thị trường và sự chỉ đạo của Tổng công ty Xăng dầu
Việt Nam, kế hoạch hoạt động của Công ty để xây dựng kế hoạch và tổ chức ký
các hợp đồng mua bán hàng hoá nhằm thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đề ra.

      - Thực hiện kế hoạch Tổng Công ty giao nhằm quản lý, khai thác và sử
dụng hợp lý lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh
doanh. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ ngân sách cho Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.

      - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà
nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế ký kết với bạn hàng.


                                                                                   7
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng năng lực và mạng lưới kinh
doanh, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo vệ môi trường.

      - Được quyền tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng từng bước nâng
cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh
của Công ty. Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ về tiền lương, phân phối sử
dụng lợi nhuận, tham gia bảo hiểm xã hội và an toàn lao động đối với công nhân
viên chức. Tận dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng lao
động sản xuất phụ và dịch vụ tạo thêm công ăn việc làm đảm bảo đời sống cho
cán bộ công nhân viên.

      - Quản trị và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành của
Nhà nước và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.

II. Cơ cấu tổ chức

1. Cơ cấu sản xuất

      - Hiện nay Công ty có 11 cửa hàng, các cửa hàng có trách nhiệm hoàn
thành các nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nhập, quản lý, tiêu thụ xăng dầu, vật
tư và các sản phẩm hoá dầu; tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin hai chiều
giữa khách hàng và Công ty về nhu cầu, tâm lý tiêu dùng, khai thác khách hàng,
tác phong văn minh phục vụ; trực tiếp thực hiện chính sách bán hàng như niêm
yết giá, hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, trả chậm.

      - Đội xe có trách nhiệm vận chuyển xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, vật tư từ
kho đến các cửa hàng, các cơ sở đại lý và cơ sở bán buôn theo kế hoạch của
công ty hoặc theo nhu cầu đột xuất của các cửa hàng.




                                                                                  8
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

 SƠ ĐỒ 01: MÔ HÌNH VẬN ĐỘNG HÀNG HOÁ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG
                       (QUI TRÌNH LƯU THÔNG)


                                   CÔNG TY


                                          Đội xe vận chuyển


                                      Kho


                                          Đội xe vận chuyển




               Các cửa hàng                          Các cửa hàng
                 Công ty                                  đại lý




             Người tiêu dùng                        Người tiêu dùng

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
      Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, Công ty Xăng dầu Hà Giang được tổ
chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng pháp luật, thực hiện chế độ thủ
trưởng quản lý, điều hành kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của
cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bộ máy tổ chức quản trị của Công ty được
tổ chức gọn nhẹ, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty là: Giám
đốc điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và Tổng công ty, các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc đồng thời được
phân công phụ trách một số công việc chuyên môn nhất định.

                                                                                    9
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




                                                                        10
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc

2.1.1. Giám đốc Công ty

         - Giám đốc Công ty được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công
ty xăng dầu Việt Nam uỷ nhiệm tổ chức chỉ đạo, điều hành về mọi hoạt động của

Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người lãnh đạo cao nhất đại diện cho mọi
nghĩa vụ và quyền lợi của tập thể CBCNV Công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp
trước Nhà nước và Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của Công ty Xăng dầu
Hà Giang.

         - Trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tài chính kế toán, bảo toàn và phát
triển nguồn vốn, quyết định các phương thức phân phối tiền lương tiền thưởng,
các khoản chi phí của Công ty.

         - Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, quyết định những vấn đề
thuộc về nhân sự như: Tuyển dụng, đào tạo, điều động, khen thưởng, thanh tra
kỷ luật.

         - Quyết định phương thức, quy mô, cơ chế kinh doanh, phương án định
giá (Giá bán hàng hoá, giá cước vận chuyển, hoa hồng cho đại lý. Quyết định
mục tiêu qui mô, hình thức đầu tư công nghệ, xây dựng cơ bản, phát triển kỹ
thuật.

2.1.2. Phó giám đốc thứ nhất

         Thực hiện chức năng giúp việc cho Giám đốc, thường trực điều hành giải
quyết các công việc chuyên môn của Công ty khi được Giám đốc uỷ quyền.

         - Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh, bao
gồm từ công tác vận chuyển hàng hoá, đảm bảo nguồn hàng, tiêu thụ, kiểm kê,
tiếp thị, quảng cáo, báo cáo thống kê, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
                                                                                      11
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      - Phụ trách công tác hành chính, thanh tra, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy,
ngoại giao, từ thiện.
2.1.3. Phó giám đốc thứ hai
      Trực tiếp phụ trách công tác quản lý kỹ thuật, đo lường chất lượng, hao
hụt hàng hoá, các trang thiết bị công nghệ nhập, xuất, kho tàng, bồn bể chứa.
      - Phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản, thay thế
thiết bị, xây dựng định mức kinh tế, định mức chi phí cửa hàng. Theo dõi,
quản lý hoạt động của tổ bảo hiểm.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban
2.2.1. Phòng Tổ chức hành chính
      Biên chế có 6 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 05 cán bộ, Chức năng,
nhiệm vụ được qui định tại quyết định số 174/XDHG- QĐ và bản qui định tạm
thời về việc phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Công
ty:
      - Tổ chức nghiên cứu quán triệt và hướng dẫn thực hiện các văn bản qui
định của Nhà nước và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, nhằm đảm bảo mọi chế
dộ chính sách cho người lao động.
      - Nghiên cứu xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động, chủ động
lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng lao động, quản lý và bố trí phân
công lao động hợp lý, sử dụng cán bộ đúng năng lực chuyên môn. sao cho phù
hợp với nhiệm vụ kinh doanh.
      - Xây dựng kế hoạch định mức khoán tiền lương, tiền thưởng, lựa chọn
phương thức trả lương, xét nâng lương, nâng bậc, thực hiện phân phối thu nhập
cho người lao động và công tác chính sách xã hội như BHXH, BHYT, bảo hộ
lao động, vệ sinh môi trường.
      - Tổ chức thực hiện công tác huấn luyện quân sự, thanh tra bảo vệ, thi đua
khen thưởng và kỷ luật, giải quyết các đơn thư khiếu nại,
                                                                                   12
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      - Tổ chức công tác hành chính quản trị, hậu cần, mua sắm trang thiết bị
văn phòng, tổ chức bố trí nơi làm việc, điện nước sinh hoạt, văn thư đánh máy,
điều hành phương tiện đưa đón cán bộ đi công tác.
2.2.2. Phòng kinh doanh
      Biên chế hiện có 03 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 02 cán bộ. Chức
năng, nhiệm vụ được thể hiện:
      - Điều tra nghiên cứu tình hình nhu cầu sử dụng vật tư trên thị trường, trên
cơ sở đó nghiên cứu xây dựng chiến lược, sách lược, mục tiêu kế hoạch kinh
doanh, chính sách mặt hàng, giá cả, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, cơ
chế hoạt động của các cửa hàng trong từng thời kỳ trình Giám đốc duyệt nhằm
đạt kết quả cao.
      - Tổng hợp nhu cầu sử dụng vật tư hàng hoá, chủ động ký hoặc trình Giám
đốc ký các hợp đồng tiêu thụ, vận chuyển, đảm bảo nguồn hàng cho việc kinh
doanh từ các kho đầu mối, kho trung tâm đến các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên
địa bàn của tỉnh. Phân công phân cấp giao quyền chủ động cho các cửa hàng
hoặc trực tiếp chỉ đạo điều hành kinh doanh ở các cửa hàng, quầy hàng và kho
trung tâm.
      - Theo dõi khối lượng hàng hoá nhập, xuất, tồn kho ở các cửa hàng và
kho. Phối hợp với các phòng chức năng thường xuyên kiểm tra chất lượng, số
lượng, giá bán hàng hoá của các cửa hàng thuộc Công ty và các cửa hàng đại lý.
      - Kiểm tra hướng dẫn việc lập hoá đơn, biên bản xác nhận khối lượng
hàng hoá, kê sao nộp chứng từ, lập báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, đối chiếu,
quyết toán hao hụt xăng dầu theo định mức và thực hiện chế độ thông tin, báo
cáo theo qui định của Nhà nước và Tổng công ty.
2.2.3. Phòng kế toán tài chính
      Biên chế có 05 nhân viên gồm 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và
03 cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ thể hiện:
                                                                                     13
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      - Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt
các nguồn vốn, tài sản, hàng hoá do Công ty quản lý và điều hành các mặt công
tác nghiệp vụ kế toán tài chính.
      - Huy động, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh
doanh và xây dựng cơ bản. Quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh
doanh,…
      - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn,
xây dựng các định mức chi phí phù hợp với kế hoạch, mục tiêu kinh doanh.
      - Lập và phân tích các báo cáo tài chính, lưu trữ hoá đơn, chứng từ theo
đúng chế độ qui định của Nhà nước và của ngành ban hành. Cung cấp thông tin
cần thiết về tài chính nhằm tham mưu cho lãnh đạo Công ty kịp thời chỉ đạo và
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.2.4. Phòng Quản lý kỹ thuật
      Biên chế có 04 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 03 cán bộ. Chức năng,
nhiệm vụ thể hiện:
      - Nghiên cứu các văn bản của Nhà nước và Tổng công ty để ban hành các
tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý
chất lượng, hao hụt xăng dầu, định mức kinh tế kỹ thuật, bảo vệ môi trường,…để
áp dụng chung toàn Công ty.
      - Quản lý chất lượng hàng hoá, đảm bảo hàng hoá đúng phẩm chất, chất
lượng. Thường xuyên kiểm tra, kiểm nghiệm hàng hoá ở tất cả các khâu vận
chuyển, nhập xuất, tồn trữ, bảo quản của các cửa hàng thuộc Công ty và cửa
hàng đại lý.
      - Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ đo lường,
thường xuyên duy tu sửa chữa đảm bảo duy trì chính xác đơn vị đo của hệ thống
cân đo nhằm giảm tỷ lệ hao hụt,

                                                                                  14
http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      - Tích cực áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tăng năng xuất lao
động. Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu lập dự toán, theo dõi
thi công, nghiệm thu quyết toán công trình đưa vào sử dụng.
3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu (2000- 2003)
      Phân tích số liệu qua 04 năm gần đây cho thấy hoạt động kinh doanh của
Công ty trong những năm qua cơ bản ổn định và tăng trưởng, mức tăng trưởng
của Công ty đạt 6 đến 9%, doanh số bán ra năm sau cao hơn năm trước. Tuy
nhiên tổng chi phí qua các năm cũng tăng theo điều đó phù hợp với qui luật kinh
tế. Thu nhập bình quân /người/ tháng và nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm
không ổn định nguyên nhân do thực hiện cơ chế hạch toán, phân phối toàn ngành
và theo khu vực.
      Đánh giá chung từ ngày Công ty xăng dầu Hà Giang được tái thành lập
tháng 10/1994 đến nay, qua thực tế hoạt động kinh doanh, Công ty đã phải tự
vươn lên đứng vững và phát triển trước những biến động lớn của thị trường thời
kỳ đổi mới. Với thị trường tiêu thụ xăng dầu là một tỉnh miền núi có 11 huyện
thị, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn nhưng với sự
đoàn kết, nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vì vậy
trong những năm qua Công ty luôn giữ được vai trò chủ đạo trong hoạt động
kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về xăng
dầu, dầu nhờn các loại, khí gas và vật tư hàng hoá khác phục vụ cho sản xuất,
tiêu dùng xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
      Mạng lưới bán lẻ của Công ty ngày càng mở rộng, hiện nay Công ty có 11
cửa hàng và 5 đại lý, thị trường đã vươn tới 6/11 huyện thị của tỉnh, sản lượng
hàng hoá xăng dầu bán ra bình quân đạt 1.200m3/ tháng, nguồn hàng Công ty ổn
định, giá cả hợp lý, các trang thiết bị bán hàng tương đối hiện đại như cột bơm
điện tử, máy phát điện, đã đảm bảo độ tin cậy về số lượng, chất lượng bán hàng

                                                                                   15
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

cũng như thời gian phục vụ bán hàng, do đó đã thu hút người tiêu dùng trong
việc mua hàng tại các cửa hàng của Công ty.




                                                                              16
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

III. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động
tiêu thụ ở Công ty xăng dầu - Hà Giang
1. Môi trường kinh doanh xăng, dầu trên thế giới và khu vực
      Việt Nam tuy có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn song chủ yếu khai thác
xuất thô, công nghệ chế biến còn lạc hậu, nhu cầu sử dụng xăng dầu nhất là xăng
dầu công nghệ cao phải nhập của nước ngoài. Thị trường thế giới luôn mất ổn
định do các cuộc chiến tranh vũ trang sắc tộc, tôn giáo như cuộc chiến tranh
IRAQ năm 2003 và khủng hoảng kinh tế kéo dài do đó giá nhập khẩu xăng dầu
biến động lớn. Mặt khác nguồn dầu mỏ trên thế giới ngày càng cạn kiệt, tài
nguyên không tái sinh, hàng hoá thay thế xăng dầu hạn chế trong khi đó nhu cầu
sử dụng ngày càng lớn khiến cho giá xăng dầu nhập khẩu có chiều hướng gia
tăng. Tình hình trên khiến cho thị trường xăng dầu trong nước ảnh hưởng khá
nặng nề, có thời gian (2001, 2003) giá nhập cao hơn giá bán Nhà nước phải áp
dụng giải pháp bù lỗ, nhiều đối tượng lợi dụng đầu cơ có tính chất trục lợi càng
làm cho thị trường xăng dầu thêm mất ổn định. Đơn cử tháng 5 năm 2004 giá
dầu thô trên thế giới khoảng 41 $ / thùng, mức giá cao nhất từ hơn 30 năm trở lại
đây, chênh lệch giá dầu thô với xăng dầu cũng ở mức cao nhất. Giá nhập 01 lít
xăng dầu lỗ 600 đồng, quí I toàn Tổng công ty lỗ 550 tỷ đồng nhưng Nhà nước
mới bù lỗ 50%.
2. Cơ chế quản lý vĩ mô của chính phủ về kinh doanh xăng dầu
      Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, có vị trí khá quan trọng
cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân và tiêu dùng xã hội. Để đảm bảo an ninh
xăng dầu, Chính phủ ban hành nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm
2001 bổ xung một số điều của nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7
năm 1998, quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 và bản
qui chế kèm theo để quản lý kinh doanh xăng dầu. Bằng các nghị định, quyết
định trên chính phủ chủ trương xây dựng hệ thống cung ứng xăng dầu phát triển
                                                                                    17
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

ổn định, từng bước phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước,
bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia, bảo đảm cân đối xăng dầu cho nhu cầu
của nền kinh tế quốc dân và tiêu dùng xã hội. Để giải quyết tốt vấn đề đó Thủ
tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp kinh tế - hành chính để can thiệp vào thị
trường xăng dầu đặc biệt là áp dụng chính sách giá định hướng theo sự chỉ đạo
của Nhà nước và cơ chế giá giao cùng với chính sách trợ giá dầu hoả, trợ cước
vận tải đối với từng địa bàn xa trung tâm đầu mối gaio hàng, nhằm bình ổn thị
trường và phục vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo cho
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi
để tích luỹ cho đầu tư phát triển.
3. Đặc điểm của ngành hàng kinh doanh
        Do tính chất đặc biệt mà kinh doanh xăng dầu không giống như những
mặt hàng khác. Tính chất đặc biệt đó được thể hiện:
        - Xăng dầu là sản phẩm ở thể lỏng và phải có các thiết bị bồn chứa đặc
biệt.
        - Xăng dầu là chất dễ bay hơi (Đặc biệt là gas lỏng bay hơi ở nhiệt độ bình
thường), do đó cần phải có các biện pháp phòng chống hao hụt mất mát.
        - Xăng dầu là chất dễ cháy nổ, vì vậy việc bảo quản, vận chuyển phải tuân
thủ theo những quy trình đặc biệt, thiết bị phải đảm bảo không tạo ra tia lửa điện,
hệ thống điện và các vật va đập phải được đóng kín.
        - Xăng dầu là mặt hàng đa dạng, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chất
lượng cao trong khi tính ổn định thấp.
        - Xăng dầu là mặt hàng chiến lược của Nhà nước là sản phẩm từ dầu mỏ
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, là nguồn nhiên liệu quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ nhu cầu đời sống, cung cấp
năng lượng chính cho các ngành vận tải ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ vượt đại
dương, đánh bắt hải sản.
                                                                                      18
http://luanvan.forumvi.com           email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Với những đặc điểm nêu trên đòi hỏi phải tăng chi phí các khâu: Bảo
quản, vận chuyển, mua thiết bị chuyên dùng,…lợi nhuận thấp.
4. Đặc điểm về sự vận động hàng hoá của Công ty
      Lượng xăng dầu nhập của Công ty được nhập từ 02 đầu mối :
      - Đầu mối thứ nhất: Nguồn hàng nhập được ngành điều động từ kho đầu
mối Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội vận chuyển lên Hà giang qua quãng đường
350 km.
      - Đầu mối thứ hai: Nguồn hàng nhập được ngành điều động từ kho Phủ
đức - Việt trì - Phú thọ vận chuyển lên Hà giang qua quãng đường 240 km.
      Hai nguồn trên phần lớn lượng vận chuyển được công ty ký hợp đồng vận
tải với công ty Cổ phần vận tải Petromexl- Hà Nội và nhập vào kho trực tiếp tại
các cửa hàng trực thuộc Công ty và các cửa hàng đại lý. Mặt khác công ty còn có
kho trung tâm tại Cửa hàng Cầu Mè là kho thường xuyên được dự trữ một lượng
hàng lớn xăng dầu để cung ứng hàng cho các huyện vùng cao. Công ty tự vận
chuyển bằng phương tiện của Công ty từ kho Công ty đến các cửa hàng các
huyện vùng cao. Do cầu đường nhỏ hẹp, chất lượng đường xuống cấp đi lại rất
khó khăn, xe có trọng tải lớn không đi được, Công ty phải tiếp nhận sử dụng
những xe có tải trọng khoảng 10 m3 đến 15 m3 nên việc cung ứng vận chuyển
xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn . Sự vận động của hàng hoá qua nhiều công
đoạn, quãng đường dài nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh
của Công ty như tăng chi phí đầu tư thiết bị , phương tiện vận tải, tăng lao động,
phát sinh nhiều chi phí như : Vận tải, chi phí bảo quản, chi phí hao hụt. Mặc dù
Nhà nước thực hiện chính sách trợ cước vận tải đối với các công ty xa trung tâm
nguồn hàng .
5. Đặc điểm thị trường xăng dầu ở Hà Giang



                                                                                     19
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Thị trường xăng dầu Hà Giang là một Tỉnh miền núi phía bắc, Địa bàn
rộng lớn song dân số thưa thớt, phân tán không tập trung, phần lớn đời sống dân
cư còn thấp, thu nhập bình quân 150USD/người/năm, đường giao thông đi lại
khó khăn. Nền kinh tế của tỉnh gần đây có sự phát triển khá mạnh, tăng trưởng
bình quân 10,6% . Những năm gần đây tỉnh Hà Giang trú trọng việc xây dựng và
nâng cấp sửa chữa đường xá, cầu cống, giao thông nông thôn, mặt khác ngành
sản xuất và công nghiệp chậm phát triển do đó nhu cầu về xăng dầu chưa cao,
mức tiêu thụ hàng năm tăng trưởng chậm, hơn nữa Công ty đang phải đối mặt
với khó khăn là thị trường đang bị thu hẹp do sự tham gia của các đối thủ cạnh
tranh, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu sáng và mặt hàng gas.

* Thứ nhất: Về đối thủ cạnh tranh

    Từ 1999 trở về trước công ty với tính chất kinh doanh chuyên ngành và độc
quyền (một mình một chợ). Từ năm 1999 trở lại đây với sự thay đổi của chính
sách Nhà nước và cơ chế kinh doanh, trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ
mới đó là công ty thương mại và 04 doanh nghiệp tư nhân, thị phần của công ty
xăng dầu bị thu hẹp còn khoảng từ 70 - 75%. Các đối thủ cạnh tranh với chức
năng nhiệm vụ tương tự bao gồm các loại:

    - Đối thủ đưa ra các sản phẩm dịch vụ tương tự với mức giá giống nhau.

    - Các đối thủ cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực và cùng cạnh
tranh để tìm lợi nhuận trên một nhóm khách hàng nhất định.

    - Các đối thủ có lợi thế hơn về mặt giá cả, vốn kinh doanh, cơ chế công nợ
thoáng, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, thế độc quyền của
ngành xăng dầu bị phá vỡ. Mặt khác tư duy “Độc quyền”, tư duy “Khách hàng tự
tìm đến” đã ăn sâu vào tiềm thức của cán bộ công nhân viên trong toàn bộ máy
Công ty.

                                                                                  20
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      - Vị trí một số cửa hàng không thuận lợi nên thị phần của Công ty bị thu
hẹp từ 25 -30%.




                                                                                 21
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

* Thứ hai: Về đặc điểm của khách hàng
     - Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có
nhu cầu cần được thoả mãn về hàng hoá và có khả năng thanh toán. Nhu cầu này
được thực hiện thông qua mạng lưới tiêu thụ và dịch vụ của các cửa hàng.
     Với 37 năm hoạt động kinh doanh, dịch vụ công ty xăng dầu Hà giang đã
trải qua hai cơ chế. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao
cấp mục tiêu của công ty là hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh. Mặt khác cầu của thị
trường không được đáp ứng, bị ràng buộc bởi chế độ, định mức, chỉ tiêu,… do
đó khách hàng thời kỳ này rất hạn chế chủ yếu là các cơ quan nhà nước, các tổ
chức chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng.
     Trong thời kỳ thực hiện cơ chế thị trường, khách hàng của Công ty đa dạng
và phong phú hơn, có nhiều khách hàng là những doanh nghiệp lớn đã ký hợp
đồng với Công ty. Với khách hàng hiện tại thì mảng khách hàng sử dụng xăng
dầu phục vụ cho các phương tiện phục vụ sản xuất và đi lại gia tăng với tỷ trọng
lớn. Nghiên cứu mảng số liệu về quản lý các phương tiện tham gia giao thông ở
cơ quan công an và sở giao thông cho thấy sự gia tăng của các phương tiện như
trình bày ở biểu 02.
     Đi liền với sự gia tăng về số lượng, công suất, hiệu quả hoạt động của các
phương tiện cũng được gia tăng, do đó nhu cầu sử dụng xăng dầu của khách
hàng ngày càng gia tăng đáng kể.
       BIỂU 02: PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG XĂNG DẦU CHỦ YẾU Ở HÀ GIANG
 LOẠI PHƯƠNG           ĐƠN VỊ         ĐẾN          ĐẾN          ĐẾN           ĐẾN
      TIỆN                          31/12/00     31/12/01     31/12/02      31/12/03
Ô tô các loại         chiếc             1.372        1.804        1.974         2.358
Xe mô tô              chiếc           12.527        17.923       27.637        31.356
Máy ủi, máy xúc       chiếc                22           35           49            62
              (Số liệu tại Công an tỉnh và Sở Giao thông).


                                                                                   22
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

    Trải qua gần 40 năm kinh doanh trên thị trường Công ty xăng dầu Hà Giang
phục vụ hết mọi tầng lớp người dân từ các cơ quan Nhà nước, các tập thể lao
động, các tổ chức sản xuất kinh doanh. Mặc dù trong cơ chế thị trường có nhiều
thay đổi, song với bề dầy kinh nghiệm sẵn có và thái độ phục vụ khách hàng chu
đáo, đến nay Công ty Xăng dầu Hà Giang vẫn giữ vững bạn hàng, ngoài ra cò
mở rộng đến các huyện vùng xa. Mục tiêu của Công ty là cải tạo và mở rộng
mạng lưới cửa hàng bán lẻ, mở rộng thị phần thông qua các đại lý bán buôn
nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.
6. Đặc điểm của cơ sở vật chất, kỹ thuật
      Từ năm 1997 trở về trước các cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn thấp
kém, cũ kỹ và lạc hậu. Từ năm 1997 đến nay công ty đã quan tâm đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm và trang bị máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến do
nước Nhật, CH Sec,CH Slô- va-ki sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả lao động
đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị của
công ty được minh chứng bằng các số liệu dưới đây:
      + Tổng diện tích mặt bằng:               20.854,5 m2.
      - Diện tích khu văn phòng:              10.436,3 m2.
            *Nhà làm việc:                         355 m2.
            *Nhà kho:                          1.405,5 m2.
            *Nhà khách + Tập thể:                  274 m2.
            *Sân bãi, khuân viên:               8.401,8 m2.
      - Diện tích 11 cửa hàng trực thuộc:     10.418.2 m2




                                                                                   23
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

                BIỂU 03: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CÓ TỚI NGÀY 31/12/2003
                                                                     Đơn vị tính:1.000 đ
                                   TSCĐ HỮU HÌNH
                 MÃ   NHÀ CỬA       MÁY        PT VẬN      DỤNG      TSC    TSCĐ    TỔNG
  CHỈ TIÊU       SỐ    VẬT K        MÓC          TẢI        CỤ       Đ VÔ   THUÊ    CỘNG
                       TRÚC        THIẾT BỊ                QUẢN      HÌN     TC
                                                            LÝ         H
      1       2           3           4           5          6        7      8         9
I.   Nguyên 321
giá TSCĐ
1. Số dư đầu           6.136.299   1.600.563   1.564.860   298.726                  9.600.450
năm
2. Số cuối kỳ          6.418.110   1.829.564   1.736.148   298.726                 10.282.552

II. Giá trị 322
hao mòn
1. Số đầu kỳ           1.753.308    567.307     666.779    212.118                  3.199.513

2. Số cuối kỳ          2.160.110    716.261     791.920    238.589                  3.906.882

III. Giá trị 323       4.258.000   1.113.303    944.228     60.137                  6.375.670
còn lại

          Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty có giá trị
     không lớn, thời gian sử dụng đã lâu. Số lượng máy móc, trang thiết bị đã sử
     dụng trên 5 năm chiếm tỷ trọng lớn, có loại đã khấu hao 100% song đến nay vẫn
     còn sử dụng như một số nhà cửa, kho tàng, phượng tiện vận tải, do đó ảnh hưởng
     không ít tới quá trình kinh doanh và thúc đẩy tiêu thụ như:
          - Hệ thống cửa hàng tương đối khang trang nhưng mạng lưới cửa hàng chưa
     được mở rộng trên địa bàn tiêu thụ, chưa chú trọng công tác xây dựng các nhà
     kho để bảo quản hàng hoá kinh doanh khác nói chung.
          - Số lượng phương tiện vận tải đã sử dụng qua nhiều năm, số lượng đầu xe
     ít, dung tích nhỏ và phải thường xuyên sửa chữa, do đó đôi lúc không đáp ứng
     được việc cung ứng hàng hoá kịp thời theo kế hoạch .


                                                                                           24
     http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

            - Máy móc thiết bị chủ yếu là cột bơm được công ty chú trọng đầu tư trang
     thiết bị hiện đại đáp ứng và phục vụ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng .
            - Việc đầu tư trang bị thiết bị phục vụ công tác quản lý tại văn phòng tương
     đối ổn định, tuy nhiên mạng lưới máy vi tính trang bị cho từng cửa hàng còn ít
     và chưa đồng bộ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới công tác quản lý chung toàn công
     ty.
     7. Đặc điểm lao động
              BIỂU 04: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CHÍNH THỨC TOÀN CÔNG TY

CƠ CẤU           CHỈ TIÊU         THỰC HIỆN       THỰC HIỆN     THỰC HIỆN      THỰC HIỆN
                                   NĂM 2000        NĂM 2001      NĂM 2002       NĂM 2003
                                   SỐ     TỶ   SỐ     TỶ         SỐ      TỶ    SỐ     TỶ
                                  NGƯỜI TRỌNG NGƯỜI TRỌNG       NGƯỜI   TRỌNG NGƯỜI TRỌNG


           Tổng số lao động         70      100    72     100    77      100    79     100

Sản xuất Lao động gián tiếp         24      34     23     32     25      32     21     26,5
         Lao động trực tiếp         46      66     49     68     52      68     58     73,5

Trình độ Đại học và trên ĐH          3       4      6      3      7       9     11     13,9
         Cao đẳng                    8      11     10     13     11      14     12     15,2
                                    49      70     49     68     54      70     52     65,8
         T. cấp CNKT
                                    10      14      7     10      5       6      4      5,1
         Chưa đào tạo

Độ tuổi <30 tuổi                    31      44     33     46     37      48     45     56,9
        30 ->40 tuổi                20      28     18     25     17      22     24     30,4
                                    19      27     21     29     23      30     10     12,7
        >40 tuổi

            Lương bình quân       1.595           1.600         1.427          1.500
           (1.000đ)
            Thu nhập bình         1.733           1.699         1.448          1.800
           quân(1.000đ)


             Qua số liệu ta thấy lực lượng lao động toàn công ty tương đối ổn định, sắp
     xếp một tương đối hợp lý giữa các phòng nghiệp vụ, giữa lao động trực tiếp và
                                                                                           25
     http://luanvan.forumvi.com          email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

gián tiếp, tỷ lệ lao động gián tiếp và trực tiếp của Công ty ổn định qua các năm.
Tuy nhiên đội ngũ nhân viên chưa thực sự đủ mạnh, lực lượng lao động trẻ
chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm, đội ngũ lao động có trình độ sơ cấp và
công nhân kỹ thuật vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
     Việc tuyển dụng và bố trí lao động có trình độ đại học và cao đẳng tại các
cửa hàng còn hạn chế, đa phần cửa hàng trưởng chưa có trình độ đại học, công
tác điều hành và quản lý còn yếu, mặt khác công nhân lao động là người trực tiếp
bán hàng chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác nghiệp vụ bán hàng và kỹ
năng, nghệ thuật giao tiếp, do vậy đã ảnh hưởng không ít tới quá trình quản trị,
quá trình tiêu thụ cũng như việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng.




                                                                                    26
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

                                     CHƯƠNG 2
            PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY


I. Các hoạt động quản trị tiêu thu xăng dầu
1. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
      Trước đây khi nhà nước còn thực hiện cơ chế kế hoạch hoá, bao cấp thì
Công ty Xăng dầu Hà Giang cũng như khá nhiều doanh nghiệp khác ít quan tâm
tới việc nhiên cứu và dự báo thị trường, vì lúc đó mọi kế hoạch sản xuất, tiêu thụ
đều do sự chỉ đạo của Nhà nước do đó kinh doanh thụ động, kém hiệu quả. Từ
khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,
theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa thì Công ty Xăng dầu Hà Giang buộc phải
quan tâm đến vấn đề này để đề ra các quyết định phù hợp với thực tế, có như vậy
thì Công ty mới tồn tại và phát triển được.
     Thời gian qua Công ty Xăng dầu đã sắp xếp thời gian và cử cán bộ điều tra
thông tin về sự biến động cung cầu, giá cả trên thị trường để tìm thị trường tiêu
thụ, mặt khác để xem xét tình hình thực tế ban Giám đốc cũng giành thời gian
trực tiếp đến các địa bàn dể kiểm tra, thu thập thông tin và nghiên cứu phục vụ
cho công tác lãnh chỉ đạo. Tuy nhiên thực tế Công ty Xăng dầu giành thời gian
và nhân lực cho nghiên cứu thị trường chưa tương thích; thời gian ít, không
thường xuyên; đội ngũ nhân viên mỏng, năng lực, trình độ hạn chế, kiêm nhiệm
không chuyên sâu, tư duy thụ động, trông chờ còn khá nặng nề do đó có thời
gian bị mất thị phần, khách hàng chuyển sang tiêu thụ của đối thủ khác.
     Hội nghị khách hàng là hình thức tập hợp các khách hàng thường xuyên,
lâu dài của công ty để nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và ý kiến góp ý của
họ, mặt khác thông tin cho họ những thông tin mới về công ty, về chất lượng, giá
cả, đặc điểm hàng hoá, về uy tín phục vụ..nhằm lôi kéo khách hàng cho công ty.
Tuy vậy thời gian qua Công ty Xăng dầu Hà Giang chưa chú trọng nhiều đến
                                                                                     27
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

công tác này, do vậy công ty không tham khảo được nhiều ý kiến đóng góp của
những khách hàng trực tiếp tiêu thụ hàng hoá của công ty.
2. Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch tiêu thụ
2.1. Kế hoạch hoá bán hàng
Qua bảng số liệu 05 trang 29 dưới đây cho thấy hiện tại Công ty xăng dầu Hà
Giang chủ yếu đang khai thác theo nhu cầu phát sinh tự nhiên của thị trường,
khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên cơ sở các đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ ký
kết chiếm tỷ lệ nhỏ từ 10 -> 15% so với sản lượng chung. Lượng xăng dầu tiêu
thụ theo hợp đồng chủ yếu là của các đơn vị vũ trang, cơ quan hành chính sự
nghiệp, các doanh nghiệp quốc doanh, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
và các đại lý bán buôn bán lẻ. Hiệu quả thực hiện các đơn đặt hàng, hợp đồng
tiêu thụ không cao, về số lượng hợp đồng được thực hiện chiếm từ 81 -> 93% so
với hợp đồng được ký, về khối lượng chiếm từ 65 ->84% so với sản lượng đã
đăng ký. Nhìn chung công ty đã căn cứ vào các đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ
để nên được kế hoạch bán hàng một cách cụ thể, chi tiết. Chương trình bán hàng
không chỉ đề ra các mục tiêu bán hàng cần đạt được mà còn xác định trình tự, tổ
chức các điều kiện để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Trong những năm qua
đối với việc đáp ứng các đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ công ty thường thực
hiện tương đối tốt về mặt số lượng cũng như thời gian giao hàng. để thực hiện
được điều này phòng kế hoạch của công ty đã nghiên cứu và cân đối các đơn đặt
hàng để lên một kế hoạch tổng thể cho quá trình khai thác nhằm đảm bảo cho
quá trình khai thác không bị chồng chéo, giao hàng cho khách đúng thời gian và
số lượng, chất lượng và chủng loại, cơ cấu mặt hàng.
      Tuy nhiên cũng có thời gian công ty chưa đáp ứng được 100% nhu cầu
khách hàng do các nguyên nhân khách quan như mất điện, tạm đình chỉ để kiểm
kê thực hiện chính sách giá mới hoặc tạm ngừng cung cấp đối với khách hàng
có công nợ lớn; ngược lại trong thị trường cạnh tranh có một số khách hàng nhất
                                                                                  28
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

   là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phá bỏ hợp đồng, đơn đặt hàng đã ký với
   công ty để tìm đến với nhà cung ứng khác có cơ chế ưu đãi hơn dẫn đến tỷ lệ
   thực hiện sản lượng theo hợp đồng, đơn đặt hàng trung bình qua 04 năm mới đạt
   72,7%.
                  BIỂU 05: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÁN HÀNG
                           Năm 2000          Năm 2001         Năm 2002          Năm 2003
       Chỉ tiêu           Số H   K.lượng    Số H   K.lượng   Số H   K.lượng    Số H   K.lượng
                          Đồng    (M3)      Đồng    (M3)     Đồng    (M3)      Đồng    (M3)
1.Hợp đồng, đơn hàng       24      2. 000    29      2.500    43      2.300     54      2.500

2. Kết quả thực hiện       20      1.400     27      2.100    35      1.600     47      1.800

3.Sản lượng chung                 11.945            13.857           16.169            17.334

4. Tỷ lệ thực hiện/Hợp     83         70     93         84    81         65     87         72
đồng(% )
5. Tỷ lệ thực hiện/ sản             11,7              15,1               9,8             10,4
lượng chung(%)


   2.2. Kế họach hoá Marketing
         Marketing có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động truyền thông, có thể
   hiểu marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các ý tưởng liên quan đến
   việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hoá và dịch vụ để
   tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức. Thực
   tế Công ty Xăng dầu Hà Giang đã không quan tâm tổ chức các hoạt động
   marketing, không bố trí cán bộ chuyên môn để tiến hành các hoạt động này do
   đó các hoạt động tiêu thụ của công ty chưa có tính chiến lược, chưa có chính
   sách thoả đáng về kênh tiêu thụ, phân phối, quảng cáo, xúc tiến bán hàng và
   chính sách giá cả…



                                                                                         29
   http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

2.3. Kế hoạch hoá quảng cáo
      Quảng cáo là một trong nhiều công cụ thuộc chính sách tiêu thụ, nó được
xác định trong mối quan hệ với công cụ khác, đặc biệt là chính sách giá cả. Xuất
phát từ vai trò quan trọng của quảng cáo nên trong những năm qua Công ty Xăng
dầu Hà Giang đã có sự quan tâm áp dụng những biện pháp quảng cáo trên các
tạp trí chuyên ngành, báo chí truyền hình địa phương, ngoài ra còn thông qua các
hình thức bán hàng tại các cửa hàng hoặc trong các kỳ hội thao, lễ hội,…để tặng
những sản phẩm như mũ, áo phông có in biểu tượng của hãng. Trên một số sản
phẩm như dầu hộp, bếp, bình gas đều có tem in những thông tin quảng cáo cho
công ty, cho hãng và sản phẩm của hãng. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp
quảng cáo của công ty chưa được xây dựng thành kế hoạch, quảng cáo còn tràn
lan chưa xác định đúng mục tiêu cụ thể cho mỗi thời kỳ. Nội dung quảng cáo chỉ
chủ yếu mới đề cập đến vị thế của công ty chưa đề cập nhiều đến chất lượng
hàng hoá và chất lượng phục vụ, hình thức chưa được đa dạng, phong phú, qui
mô không lớn và diễn ra trong một thời gian nhất định. Chi phí cho các hoạt
động quảng cáo chưa xác định được tỷ lệ cụ thể trên tổng doanh thu. Đánh giá
thực trạng công tác và biện pháp quảng cáo của Công ty trong thời gian qua chưa
thực sự tác động mạnh mẽ đến các đối thủ cạnh tranh, đến sức mua và ý muốn
tiêu dùng của khách hàng. Thực tế đó thể hiện ở biểu 06 dưới đây:
                BIỂU06: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHI PHÍ QUẢNG CÁO
                                                           Đơn vị tính 1.000 đồng
STT HÌNH THỨC QUẢNG CÁO         NĂM 2000      NĂM 2001     NĂM 2002      NĂM 2003
1    Lô gô quảng cáo                      0            0             0            0
2    Pa nô áp phích                  10.000        5.000         5.000        7.500
3    Biển hiệu cửa hàng               6.000        9.000        12.000       12.000
4    Ti vi                            1.000        1.000         1.200        1.500
5    Ra đi ô                              0            0             0            0
6    Báo                             15.000       15.000        15.000       25.000
7    Tạp trí chuyên ngành             3.000        3.000         5.000        5.000
             Cộng tổng               35.000       33.000        38.200       51.500
2.4. Kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ
                                                                                    30
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

         Công ty Xăng dầu Hà Giang là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu
  khu vực phía Bắc, thực hiện chế độ hạch toán toàn ngành. Kế hoạch chi phí kinh
  doanh hàng năm được Công ty quan tâm nghiên cứu và xây dựng từng định mức
  chi phí cụ thể. Tổng công ty căn cứ vào kế hoạch của đơn vị và tình hình hoạt
  động thực tế toàn ngành và từng khu vực để phê duyệt kế hoạch hàng năm. Công
  ty xăng dầu Hà Giang căn cứ vào kế hoạch đó tổ chức hạch toán chi phí kinh
  doanh theo đúng quy định nhằm mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí nhất là chi phí
  hao hụt và chi phí văn phòng, do đó kết quả chi phí hoạt động kinh doanh hàng
  năm đều đạt và vượt chỉ tiêu Tổng công ty giao. Kết qủa đó được thể hiện trong
  biểu số 07 dưới đây:
  BIỂU 07: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ NGHIỆP VỤ KINH DOANH
                                 2000             2001        2002           2003
        CHỈ TIÊU               KH       TH     KH     TH   KH     TH      KH     TH

Tỷ lệ chi phí % / Doanh      8.22       7.36   10.6   9.88 11.54 11.02 12.21 10.65
thu

        Qua biểu số liệu trên cho thấy Công ty Xăng dầu đã thực hiện rất tốt kế
  hoạch chi phí nghiệp vụ kinh doanh do Tổng công ty giao với phương châm thực
  hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đó là mục tiêu thi đua khen thưởng hàng năm
  của toàn ngành nhằm dem lại hiêu quả kinh tế trong kinh doanh. Một trong các
  nguyên nhân tỷ lệ phí giảm so với kế hoạch chủ yếu là giảm thiểu chi phí hao hụt
  giảm chi phí tiếp khách, giao dịch.
  3. Công tác thực hiện các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
  3.1.Xác định hệ thống tiêu thụ
       Mạng lưới tiêu thụ là tập hợp các kênh nối liền giữa doanh nghiệp và khách
  hàng. Tuỳ theo đặc điểm từng doanh nghiệp mà các kênh phân phối được sử
  dụng một cách khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng rộng rãi tất cả các kênh phân
                                                                                     31
  http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

phối để đưa hàng hoá ra thị trường là một điều quan trọng mà không phải doanh
nghiệp nào cũng thực hiện được.
      Mạng lưới tiêu thụ của Công ty Xăng dầu đã và đang từng bước được mở
rộng, Hiện tại có 11 cửa hàng Xăng dầu, 01 cửa hàng Vật tư bố trí ở 7/11 Huyện
Thị ngoài ra còn có 03 đại lý bán buôn, 04 cửa hàng bán buôn và bán lẻ. Phần
lớn các cửa hàng đều nằm ở những vị trí thuận lợi; tập trung dân cư, giao thông
thuận tiện, mặt bằng rộng song cũng còn 02 cửa hàng có vị trí không thuận lợi
do vấn đề lịch sử, do sự phát triển đô thị và sự cạnh tranh của các đối thủ khác.
Các kênh phân phối, tiêu thụ không dài chủ yếu bán hàng trực tiếp cho người
tiêu dùng hoặc qua một khâu trung gian.
      SƠ ĐỒ 03: KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG

                             KÊNH PHÂN PHỐI




                  Trực tiếp                         Gián tiếp




                 Cửa hàng                           Cửa hàng



                                                  Đại lý bán lẻ




              Người tiêu dùng                   Người tiêu dùng



                                                                                    32
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

3.2. Trang bị nơi bán hàng
      Các cửa hàng trung tâm, cửa hàng chính được đầu tư trang thiết bị khá hiện
đại, có tính năng kỹ thuật cao do các nước phát triển sản xuất như: cột bơm điện
tử TATSUNO 1111 cột đơn 45 lít/phút hoặc 90 lít/phút, bồn chứa, vi tính, cửa
hàng được xây dựng mới kiên cố, có đầy đủ thiết bị phòng chống cháy nổ, vệ
sinh môi trường và dụng cụ bảo hộ lao động, có bảng niêm yết gía, biển hiệu,
biểu tượng. Riêng cửa hàng ở thị trấn Huyện Vị Xuyên nằm tại trung tâm huyện
lỵ nhưng do xây dựng từ trước nên có mặt bằng hẹp, nhà cửa cũ, trang thiết bị
còn thiếu và lạc hậu, cột bơm cơ có dung tích và lưu lượng nhỏ.
3.3. Tổ chức bán hàng
      Việc bố trí lao động định biên tại các cửa hàng được công ty thực hiện theo
qui chế quản lý lao động tại cửa hàng xăng dầu theo qui định của Tổng công ty.
Căn cứ vào quy mô, sản lượng tiêu thụ, tiêu chuẩn xếp loại từng cửa hàng công
ty bố trí lao động ít nhất từ 03 đến 10 người, trong đó có 01 cửa hàng trưởng và
công nhân trực tiếp bán hàng, duy nhất cửa hàng trung tâm (cửa hàng xăng dầu
Cầu Mè) xếp theo tiêu chuẩn loại II được bố trí 01 nhân viên làm công tác thống
kê.
      Việc tổ chức bán hàng được bố trí theo ca, mỗi ca gồm 01 ca chính và 01
hoặc 02 ca phụ, thời gian giao ca là một ngày(24/24 h) do cửa hàng trưởng phân
công. Cửa hàng trưởng là người chịu trách nhiệm trước Công ty về việc quản trị
mọi hoạt động tại cửa hàng.
      Nhiệm vụ của từng ca bán hàng được thực hiện theo đúng qui trình bán
hàng cụ thể: Giao nhận ca, tổ chức bán hàng, nhập hàng, theo dõi và ghi chép sổ
sách, hoá đơn bán hàng, sao kê hoá đơn chứng từ và thu nộp tiền hàng đầy đủ
theo đúng quy định quản lý tại cửa hàng xăng dầu. Ngoài nhiệm vụ trên mỗi
người lao động còn phải thực hiện tốt công tác quản lý, phòng chống cháy nổ, vệ
sinh công nghiệp, an toàn vệ sinh viên, thường xuyên trang bị bảo hộ lao động.
                                                                                    33
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     Tuy nhiên ở một số cửa hàng xa trung tâm việc bố trí lao động còn thiếu(do
qui chế về định biên lao động), mặt khác trình độ, năng lực quản trị của cửa hàng
trưởng và nghiệp vụ bán hàng của nhân viên còn hạn chế. Công tác kiểm tra
chưa được thường xuyên và triệt để dẫn tới việc bố trí lao động theo ca chưa phù
hợp, thời gian phục vụ bán hàng chưa đảm bảo, bố trí hàng hoá chưa ngăn nắp,
chưa có niêm yết giá, vệ sinh công nghiệp, hàng hoá còn bẩn, thái độ phục vụ
chưa văn minh và thiếu chu đáo do đó đã ít nhiều ảnh hưởng tới sản lượng tiêu
thụ và thu hút khách hàng.
3.4. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng
     Đối với hàng hoá là xăng, dầu công ty thường không tổ chức hoạt động dịch
vụ sau bán hàng, nhưng hàng hoá là Gas hoá lỏng, bếp gas công ty dã tổ chức
khá tốt các dich vụ sau bán hàng như: Đối với mỗi sản phẩm đều có kèm theo
hướng dẫn sử dụng, nhân viên bán hàng trực tiếp giới thiệu và hướng dẫn cách
thức lắp đặt sử dụng ngoài ra còn có tổ chuyên vận chuyển gas, lắp đặt, sửa
chữa, bảo hành bếp gas, trên các bình gas đều có địa chỉ, số điện thoại Công ty
để liên hệ khi cần thiết.
4. Chính sách tiêu thụ
4.1.Chính sách giá áp dụng trong thị trường
       Hàng hoá Công ty Xăng dầu tiêu thụ gồm; Xăng MOGA90, MOGA92,
Dầu DIEZEN, Dầu hoả, Dầu nhờn, Gas lỏng, bếp và phụ kiện gas. Như phần
giới thiệu về công ty đã đề cập, Công ty Xăng dầu Hà Giang trực thuộc Tổng
công ty Xăng dầu, hạch toán chung toàn ngành do đó giá bán các mặt hàng trong
từng thời điểm được qui định thống nhất toàn Tổng công ty. Giá nhiên liệu hiện
nay đang bán trên thị trường; MOGA90 là 5.400đ/ lít, MOGA92 là 5.600đ/lít,
Dầu DIEZEN 4.600 đ/lít, Dầu hoả 4.400đ/lit, Dầu nhờn, Gas lỏng 11.150đ/kg. Giá
các loại nhiên liệu thường không ổn định do phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế
giới và giá nhập khẩu trong từng thời kỳ.
                                                                                    34
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Tuy nhiên đối với một số vùng sâu, xa trung tâm, xa đầu mối giao hàng,
Nhà nước áp dụng chính sách trợ gía dầu hoả theo chính sách miền núi của Bộ
Thương mại thông qua chiết khấu thiếu cấp bù của Tổng công ty bằng chênh
lệch giữa gía bán lẻ tối đa với giá giao tại địa phương. Ngoài ra còn trợ cước vận
tải, chiết khấu đại lý cho công ty nhằm bình ổn gía thị trường và thực hiện đúng
chính sách lưu thông thương mại phục vụ đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu,
vùng xa và đảm bảo bù đắp chi phí cho doanh nghiệp kinh doanh và phát triển .
4.2. Chính sách thúc đẩy bán hàng
       Trong thời gian gần đây thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh
tranh nhất là các đối thủ thuộc ngành thương mại. Để giữ vững thị phần công ty
đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ như: Xây dựng mới một số cửa hàng,
trang trí, trưng bày hợp lý; đầu tư thiết bị khá hiện đại; bán hàng có khuyến mãi
các sản phẩm áo, mũ in biểu tượng của hãng; các đại lý bán buôn lớn được tăng
tỷ lệ chiết khấu; các khách hàng thường xuyên và mua nhiều có thể cho chậm
thanh toán. Đối với hàng hoá là Gas hoá lỏng, bếp và phụ kiện bếp gas công ty
tăng cường các hoạt động dịch vụ sau bán hàng như vận chuyển, lắp đặt, thay
thế, bảo dưỡng, sửa chữa tại nhà. Các giải pháp này tuy chưa nhiều, không
thường xuyên song đã góp phần không nhỏ đối với hoạt động tiêu thụ của công
ty.
5. Tổ chức lực lượng tiêu thụ xăng dầu
       Tổng biên chế của công ty đến ngày 01 tháng 01 năm 2003 có 79 lao động
chính thức và 04 lao động hợp đồng ngắn hạn, trong đó trình độ đại học và cao
đẳng có 23 chiếm 29,1%, trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo có 56 chiếm
70,9%, lao động trực tiếp có 58 chiếm 73,5%, lao động gián tiếp có 21 chiếm
26,5% . Biên chế không do công ty lựa chọn quyết định mà thực hiện theo qui
chế định biên, tức là Tổng công ty ấn định biên chế trên cơ sở sản lượng tiêu thụ
của từng công ty. Về mặt lý thuyết qui chế này phù hợp với những khu vực kinh
                                                                                     35
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

tế phát triển, dân cư đông và tập trung, giao thông thuận tiện, nhu cầu sử dụng
xăng dầu lớn, trang thiết bị hiện đại, song có thể không phù hợp với khu vực
miền núi, nhất là khu vực Hà Giang. Từ thực trạng khó khăn đó Công ty Xăng
dầu Hà Giang không thể bố trí lao động theo yêu cầu của công việc, mà phải bố
trí một cách dàn trải, thiếu ổn định mang tính chất giải pháp tình thế.
      Việc sắp xếp biên chế của các phòng nghiệp vụ cơ bản đảm bảo về số
lượng và chất lượng, riêng phòng kinh doanh là chưa phù hợp, cụ thể; phòng Tổ
chức hành chính có 06 lao động( 01 phục vụ), trưởng phòng có trình độ đại học;
phòng kinh tế tài chính có 05 lao động, trưởng phòng và các nhân viên đều có
trình độ đại học; phòng kinh doanh có 03 lao động, trưởng phòng có trình độ đại
học song chưa có kinh nghiệm thực tế; phòng quản trị kỹ thuật có 04 lao động,
trưởng phòng có trình độ đại học. Việc bố trí này cũng như trình độ lao động của
các phòng nghiệp vụ chưa thực sự tạo cho họ phát huy hết khả năng để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ được giao.
      Tại các cửa hàng và đội xe được bố trí 58 lao động, 08 cửa hàng và đội xe
được bố trí từ 04 -> 10 lao động, 04 cửa hàng là : Bắc Mê, Việt Lâm, Tân Quang
và Hoàng Su Phì do sức ép về biên chế nên chỉ sắp xếp được 03 lao động (trong
khi đó qui định của Tổng công ty mỗi cửa hàng tối thiểu có 04 lao động). Trình
độ năng lực của cửa hàng trưởng nói riêng, của lực lượng lao động tại các cửa
hàng nói chung còn hạn chế, đa phần có trình độ trung cấp. Việc sắp xếp như
trên chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra của cơ chế mới, cơ chế thị trường do đó ảnh
hưởng khá nhiều tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá chung của công ty.


II. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua
    Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi
đáng kể, với những thành tựu đã đạt được, chúng ta có thêm thế và lực mới đã

                                                                                   36
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

tạo ra nhiều cơ hội và khả năng phát triển đất nước, bên cạnh đó cũng còn nhiều
thách thức lớn đòi hỏi phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn.




                                                                                  37
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




                                                                        38
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com


   Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
và có những giải pháp thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với mặt trái của cơ chế này nhất là trong thời kỳ
đầu đã tạo ra khá nhiều tiêu cực và không ít khó khăn cho các doanh nghiệp cạnh
tranh và tìm kiếm thị trường

1. Phân tích kết quả kinh doanh chung của Công ty

     Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều
biến động lớn, cuộc khủng hoảng kinh tế châu á đã ảnh hưởng không ít đến nền
kinh tế nước ta vì thế Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam nói chung, Công ty
Xăng dầu Hà Giang nói riêng gặp những khó khăn lớn, có những thời điểm kinh
doanh trong trạng thái bất thường (Kinh doanh lỗ). Công ty Xăng dầu Hà Giang
bước đầu hoạt động kinh doanh theo cơ chế mới (Cơ chế giá giao) nhưng nhìn
chung với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty nên kết quả kinh
doanh những năm gần đây đã đạt được kết quả đáng kể song chưa ổn định. Kết
quả kinh doanh của công ty thể hiện trong biểu 08 trang 40 dưới đây:

Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy:

     + Tổng doanh thu:

     - Năm 2001 so với năm 2000 về giá trị tuyệt đối tăng 4.509.021 ngìn đồng,
về giá trị tương đối tăng 9,3%.

     - Năm 2002 so với năm 2001 về giá trị tuyệt đối tăng 13.215.938 ngìn đồng,
về giá trị tương đối tăng 25,1%

     - Năm 2003 đạt 76.240.432 ngìn đồng so với năm 2002 về giá trị tuyệt đối
tăng 10.490.626 ngìn đồng, về giá trị tương đối tăng 15,95%.



                                                                                   39
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

    Doanh thu tăng, năm sau cao hơn năm trước do nhiều nguyên nhân, trong
đó nguyên nhân cơ bản nhất là: Hà giang là tỉnh miền núi còn đói nghèo được
Chính phủ đầu tư nhiều chương trình, dự án lớn như chương trình 135, dự án
127, 120, HPM,...Các cơ sở vật chất như đường giao thông, đường điện, trường,
học, trạm y tế cho các xã vùng sâu, vùng xa được đầu tư xây dựng lớn nhu cầu
xăng dầu ngày càng gia tăng.

      * Chi phí nghiệp vụ kinh doanh qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn
năm trước, năm 2003 tiếp tục tăng.

      - Năm 2001 so với năm 2000 về số tuyệt đối tăng1.655.475 ngìn đồng, về
số tương đối tăng 46,8%.

      - Năm 2002 so với năm 2001 về số tuyệt đối tăng 2.055.700 ngìn đồng, về
số tương đối tăng 39,6%.

      - Tỷ lệ chi phí / DTT tăng đều qua các năm: Năm 2000 : 7,36, năm 2001
9,88, năm 2002 :11,02. năm 2003: 10,65. Chi phí qua các năm đều tăng do
nguyên nhân khách quan:

      + Từ quí I năm 2001 trở về trước công ty nhận hàng hoá tại kho bên mua,
việc vận chuyển từ kho trung tâm Đức Giang và kho Việt Trì do Tổng công ty
đảm nhận.

      Từ quí II năm 2001 đến nay công ty nhận hàng hoá tại kho bên bán ( kho
Đức Giang và kho Việt Trì), việc vận chuyển do công ty tự đảm nhận. Hơn nữa
công ty mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại một số Huyện vùng sâu, vùng xa do đó
cước phí vận chuyển tăng khá lớn.

    - Giá xăng dầu trên thế giới biến động lớn do đó giá vốn tổng công ty giao
không ổn định có thời điểm giá vốn cao hơn giá bán. Điển hình là thời gian từ

                                                                                 40
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

01/01 đến 17/2 /2003 mặt hàng xăng giá vốn cao hơn giá bán 200 đồng/ lít,
tháng 4/2004 giá vốn cao hơn giá bán 600đồng/lít.

         Nghiên cứu về cơ cấu doanh thu thì giá vốn trung bình chiếm từ 90 ->
92% nên tỷ lệ lãi gộp chỉ chiếm từ 8 -> 10% của doanh thu.

         Khắc phục những nguyên nhân khách quan công ty đã có nhiều giải pháp
để làm giảm chi phí như tăng cường công tác quản lý, ban hành các quy định
mức khoán chi phí , thanh tra, kiểm tra nên chi phí công ty thực hiện giảm so với
chỉ tiêu.

         . Tỷ lệ hao hụt/DT: Thực hiện 0,37/ 0,41 kế hoạch.

         . Chi phí giao dịch tiếp khách/ DT: Thực hiện 0,02/ 0,05 kế hoạch.

         . Chi phí vận chuyển thuê ngoài: Thực hiện 3,67%/ 5,1% kế hoạch.

        * Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm tăng giảm không ổn định thể
hiện:

         - Năm 2001 lỗ (-)190.821 nghìn đồng, năm 2000 lãi (+)105.055 ngìn
đồng. Năm 2001 so với năm 2000 chênh lệch (-) 295.876 nghìn đồng.

         - Năm 2002 lãi 1.803 nghìn đồng so với năm 2001 chênh lệch (+) 192.625
nghìn đồng.

         - Năm 2003 lãi 90.743 nghìn đồng so với năm 2002 chênh lệch 88.940
ngìn đồng, chủ yếu là mặt hàng kinh doanh tổng hợp (Riêng mặt hàng kinh
doanh xăng dầu năm 2003 lỗ 1.982.744 ngìn đồng được bù lỗ 100% do đó lợi
nhuận xăng dầu bằng không(=0)).

         Lợi nhuận tăng giảm qua các năm do một số nguyên nhân khách quan và
chủ quan:


                                                                                    41
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      + Năm 2000 và quí I năm 2001 kinh doanh có lãi là do toàn Tổng công ty
hạch toán cùng một giá vốn, giá đầu vào thống nhất và cố định (giá bao cấp).

      + Từ quí II đến quí IV năm 2001 công ty hạch toán theo giá đàu vào nhập
khẩu. Hàng tháng giá đầu vào tăng dần theo giá thị trường thế giới và Tổng công
ty điều tiết giá đầu vào thống nhất cho từng khu vực.

      + Năm 2002 công ty thực hiện chế độ hạch toán toàn ngành. Tổng công ty
có sự điều tiết lợi nhuận chung tức là điều tiết từ đơn vị có lãi sang đơn vị bị lỗ..
Các mặt hàng sản phẩm hoá dầu, sắt thép... công ty tự hạch toán do đó kinh
doanh có lãi 40.088 ngìn đồng.

     - Năm 2003 lãi 90.462 nghìn đồng, chủ yếu là mặt hàng kinh doanh tổng
hợp riêng mặt hàng kinh doanh xăng dầu năm 2003 lỗ 1.982.744 ngìn đồng
được điều động toàn bộ số lỗ xăng dầu về Tổng công ty để bù lỗ và hoạch toán
toàn ngành. Nguyên nhân lỗ xăng dầu năm 2003 là do giá xăng dầu nhập khẩu
tăng cao, do vậy giá giao cho toàn ngành cũng tăng cao, mặt khác giá bán được
nhà nước quy định, lãi gộp thấp, mặc dù công ty đã tiết kiệm chi phí, tỷ lệ phí
thấp hơn định mức song không bù đắp được.

     Xét về hiệu quả kinh doanh hàng hoá cho thấy:

      . Năm 2000 cứ trong 100 đồng doanh thu, chi phí bỏ ra (giá vốn hàng bán
+ chi phí kinh doanh) 99,72 đồng thì lợi nhuận thu được 0,28 đồng.

      . Năm 2001 cứ trong 100 đồng doanh thu, chi phí bỏ ra 100,03 đồng thì
không có lợi nhuận (lỗ 0,03 đồng).

      . Năm 2002 cứ trong 100 đồng doanh thu, chi phí bỏ ra 99,94 đồng thì lợi
nhuận thu được 0,06 đồng.

      . Năm 2003 cứ trong 100 đồng doanh thu, chi phí bỏ ra 99,88 đồng thì lợi
nhuận thu được 0,12 đồng.
                                                                                        42
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




                                                                        43
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

2. Phân tích kết quả tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng
      Qua biểu số liệu trên đây cho thấy cơ cấu mặt hàng của Công ty gồm có
03 nhóm chính: Xăng dầu sáng; dầu mỡ nhờn; mặt hàng gas, trong đó xăng dầu
sáng luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng qua các năm, mặt hàng dầu mỡ
nhờn tiêu thụ tương đối ổn định, mặt hàng gas có xu hướng tăng.
      Trong các hình thức tiêu thụ thì hình thức bán lẻ chiếm tỷ trọng cao, năm
2000 là 87,9%, năm 2001 là 85,2%, năm 2002 là 78,1%, năm2003 là 81,5% Xu
hướng tiếp tục mở rộng bán lẻ đồng thời tăng tỷ trọng bán buôn để nâng cao sản
lượng tiêu thụ và chiếm lĩnh thị phần theo chủ trương của công ty và Tổng công
ty xăng dầu Việt Nam.
3. Phân tích kết quả tiêu thụ theo qui mô cửa hàng
      Qua biểu số liệu 10 dưới đây cho thấy các cửa hàng ở những vị trí trung
tâm là: Cầu Mè, Vị Xuyên, Bắc Quang đều kinh doanh tốt, lượng xăng dầu tiêu
thụ lớn và hướng tăng dần qua các năm, riêng cửa hàng Vị Xuyên kinh doanh có
hiệu quả thấp hơn, tốc độ tăng trưởng kém, không ổn định. Các cửa hàng ở các
huyện vùng sâu, vùng xa như Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Yên Minh đã có rất nhiều
ccó gắng tiêu thụ được lượng xăng dầu khá lớn, Cửa hàng Yên minh có lợi thế
hơn là phục vụ cho 03 Huyện vùng cao, Cửa hàng Bắc Mê mặc dù phục vụ cho
một Huyện song đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là năm 2003. Cửa hàng
Hoàng Su Phì kinh doanh ổn định, các cửa hàng nhỏ lẻ như: Vĩnh Tuy, Tân
Quang, Bắc Há, Việt Lâm và Hà Yên là những cửa hàng mở có tính chất bổ
xung và mở rộng đầu mối tiêu thụ xong kinh doanh khá hiệu quả trong đó cửa
hàng Vĩnh Tuy là điển hình. Năm 2003 cửa hàng Hà Yên và cửa hàng Tân
Quang đã tổ chức tiêu thụ được lượng xăng dầu lớn so với hai năm trước.




                                                                                  44
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




                                                                        45
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

III. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ của Công ty
      Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và khu vực,
mặt khác cuộc chiến tranh các quốc gia có dầu mỏ xảy ra liên tiếp, nhất là IRAQ
nên trong một vài năm gần đây toàn ngành xăng dầu phải chịu sức ép rất lớn về
giá nhập khẩu tăng liên tục gây thua lỗ cho toàn ngành hàng trăm tỷ đồng(năm
2003 lỗ 550 tỷ). Chính phủ đã có những giải pháp kinh tế như: chính sách trợ giá
nhằm hỗ trợ cho một số Công ty xa trung tâm đầu mối, vùng sâu, vùng xa để tạo
mặt bằng trong kinh doanh thương mại. Tuy nhiên thị trường xăng dầu vẫn
không hoàn toàn ổn định, giá xăng dầu lại tiếp tục biến động, có thời gian giá
nhập khẩu còn cao hơn giá bán (năm 2003 chênh lệch 200đ/lít, đầu năm 2004
chênh lệch 600 đ/lít), do vậy chính phủ lại phải có giải pháp kinh tế – hành chính
để điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường. Theo dự báo từ năm 2003 -> 2010
chúng ta phải nhập 17,5 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy nhu cầu nhập xăng dầu
của nước ngoài vẫn còn cao và còn chịu nhiều ảnh hưởng của thị trường thế giới.
Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất với công xuất
6,5 triệu tấn/ năm dầu thô tương đương 6 triệu tấn sản phẩm, dự kiến đến năm
2005 sẽ đưa vào sử dụng 100% công xuất, điều này có thể giải quyết những khó
khăn cho thị trường nội địa, giảm khối lượng xăng dầu nhập khẩu, chủ động
nguồn hàng, giảm thuế và các chi phí nhập khẩu.
1. Ưu điểm
      * Hệ thống kênh tiêu thụ của công ty được sắp xếp cơ bản phù hợp, có
tính ổn định. Số lượng, chất lượng lao động trực tiếp tại các cửa hàng tương đối
đảm bảo theo các yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đổi mới, có trình độ và kỹ năng
khá cao, từng bước thích ứng với cơ chế kinh doanh mới, nội bộ luôn đoàn kết,
chung sức chung lòng quyết tâm xây dựng Công ty.
      * Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ cho vận chuyển, tiêu
thụ, tồn chứa tại các cửa hàng từng bước được đầu tư, trang bị hiện đại, tiên tiến
                                                                                     46
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

có tính năng và hiệu quả cao. Mạng lưới tiêu thụ ngày càng được quan tâm mở
rộng dưới nhiều hình thức đến các khu trung tâm kinh tế xã hội hoặc cụm dân
cư.
      * Hoạt động tiêu thụ tương đối ổn định qua các năm, năm sau cao hơn
năm trước và vượt kế hoạch đề ra, thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, sản lượng,
nghĩa vụ nộp ngân sách và thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm
trước, tăng trưởng ở mức 6->9%; tỷ lệ chi phí hoạt động tiêu thụ và tỷ lệ hao hụt/
doanh thu giảm hơn so với kế hoạch Tổng công ty giao.
2. Hạn chế và nguyên nhân
      * Nhận thức, tư duy kinh tế hiện đại trong nền kinh tế thị trường của một
số ít lao động trực tiếp tại các cửa hàng chưa kịp chuyển đổi, còn mang nặng tư
tưởng thụ động theo kiểu cũ của cơ chế kế hoạch hoá, tập trung , bao cấp.
Nguyên nhân do đội ngũ lao động có thời gian dài kinh doanh trong cơ chế cũ,
hơn nữa số lao động này ở lứa tuổi cao, việc học tập nang cao trình độ có nhiều
khó khăn. Trình độ nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp trong bán hàng của một bộ
phận lao động chưa được cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới;
chính sách, qui trình, đối tượng tuyển dụng lao động chưa thực sự xuất phát từ
đòi hỏi khách quan; qui trình lao động chưa được cải tiến cho phù hợp với tình
hình biến động của thị trường, mặt khác lao động chưa tuân thủ nghiêm ngặt các
qui trình đề ra, trách nhiệm lao động chưa được cao.
      * Vị trí, mô hình, mặt bằng và trang thiết bị chủ yếu của một số cửa hàng
còn chưa phù hợp như: Mặt bằng hẹp (Cửa hàng Vị Xuyên), vị trí không thuận
lợi, thấp so với mặt đường 1,5m (Cửa hàng Vĩnh Tuy), máy móc thiết bị cũ,
công xuất hoạt động thấp. Phương tiện vận chuyển về số lượng còn ít, về chất
lượng kém đa phần hỏng hóc phải sửa chữa nhiều, dung lượng chuyên chở thấp
từ 10-> 15 m3/xe, không phù hợp cho sự cạnh tranh hiện nay. Nguyên nhân; các
cửa hàng xây dựng khá sớm khi thị xã, các thị trấn chưa qui hoạch tổng thể, hơn
                                                                                     47
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc
QT073.doc

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMeocon Doan
 
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bánKế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...Nguyen Minh Chung Neu
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...nataliej4
 
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Dương Hà
 
Tailieu.vncty.com he thong thong tin va nghien cuu marketing tai cty xd cn ...
Tailieu.vncty.com   he thong thong tin va nghien cuu marketing tai cty xd cn ...Tailieu.vncty.com   he thong thong tin va nghien cuu marketing tai cty xd cn ...
Tailieu.vncty.com he thong thong tin va nghien cuu marketing tai cty xd cn ...Trần Đức Anh
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợpKế toán Trí Việt
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánMẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chínhHướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chínhDương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Dương Hà
 
Bctt công ty tnhh bao bì tịnh tiến
Bctt công ty tnhh bao bì tịnh tiếnBctt công ty tnhh bao bì tịnh tiến
Bctt công ty tnhh bao bì tịnh tiếnKim Dung
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhNgọc Hà
 

What's hot (18)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bánKế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
 
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầuLuận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
 
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
 
Tailieu.vncty.com he thong thong tin va nghien cuu marketing tai cty xd cn ...
Tailieu.vncty.com   he thong thong tin va nghien cuu marketing tai cty xd cn ...Tailieu.vncty.com   he thong thong tin va nghien cuu marketing tai cty xd cn ...
Tailieu.vncty.com he thong thong tin va nghien cuu marketing tai cty xd cn ...
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánMẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chínhHướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
 
Bctt công ty tnhh bao bì tịnh tiến
Bctt công ty tnhh bao bì tịnh tiếnBctt công ty tnhh bao bì tịnh tiến
Bctt công ty tnhh bao bì tịnh tiến
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
 

Viewers also liked

Dios siempre tienen una respuesta positiva para todas
Dios siempre tienen una respuesta positiva para todasDios siempre tienen una respuesta positiva para todas
Dios siempre tienen una respuesta positiva para todasJuan David Ruiz Lopez
 
MIDAS Room & Resource Scheduling Software - API Documentation v1.02
MIDAS Room & Resource Scheduling Software - API Documentation v1.02MIDAS Room & Resource Scheduling Software - API Documentation v1.02
MIDAS Room & Resource Scheduling Software - API Documentation v1.02MIDAS
 
Tmobile multi line-app
Tmobile multi line-appTmobile multi line-app
Tmobile multi line-appjimmiejackson
 
Xat 2006 Paper
Xat 2006 PaperXat 2006 Paper
Xat 2006 Paperroadtomba
 
Primers pobladors de menorca
Primers pobladors de menorcaPrimers pobladors de menorca
Primers pobladors de menorcaeduardriudavets
 
Educar y formar también es tu responsabilidad 41091
Educar y formar también es tu responsabilidad 41091Educar y formar también es tu responsabilidad 41091
Educar y formar también es tu responsabilidad 41091proyecto2013cpe
 
Ferrovial Agroman Cadagua Reclutamiento y Redes Sociales
Ferrovial Agroman Cadagua Reclutamiento y Redes SocialesFerrovial Agroman Cadagua Reclutamiento y Redes Sociales
Ferrovial Agroman Cadagua Reclutamiento y Redes SocialesFerrovial
 
Africa sub-sahariana: mercato emergente dalle grandi prospettive
Africa sub-sahariana: mercato emergente dalle grandi prospettiveAfrica sub-sahariana: mercato emergente dalle grandi prospettive
Africa sub-sahariana: mercato emergente dalle grandi prospettiveLazio Innova
 
3.SISTEMA RACIONAL DE ALIMENTACION VOISIN-FINCA EL ENSUEÑO. F. MELENDEZ- J. C...
3.SISTEMA RACIONAL DE ALIMENTACION VOISIN-FINCA EL ENSUEÑO. F. MELENDEZ- J. C...3.SISTEMA RACIONAL DE ALIMENTACION VOISIN-FINCA EL ENSUEÑO. F. MELENDEZ- J. C...
3.SISTEMA RACIONAL DE ALIMENTACION VOISIN-FINCA EL ENSUEÑO. F. MELENDEZ- J. C...Orlando Zapateiro
 
Juan urrios » la rueda de tu negocio
Juan urrios » la rueda de tu negocioJuan urrios » la rueda de tu negocio
Juan urrios » la rueda de tu negocioJuan Urrios
 
Resolucion 4380de2015 estab_ed_dificilacceso (1)
Resolucion 4380de2015 estab_ed_dificilacceso (1)Resolucion 4380de2015 estab_ed_dificilacceso (1)
Resolucion 4380de2015 estab_ed_dificilacceso (1)zhenron
 
Knowledge of Unseen - Ilm-e-ghayeb-علم الغيب
Knowledge of Unseen - Ilm-e-ghayeb-علم الغيبKnowledge of Unseen - Ilm-e-ghayeb-علم الغيب
Knowledge of Unseen - Ilm-e-ghayeb-علم الغيبIffu Slides
 
IFRS - Estandares Internacionales de Contabilidad y Reportes Financieros
IFRS - Estandares Internacionales de Contabilidad y Reportes FinancierosIFRS - Estandares Internacionales de Contabilidad y Reportes Financieros
IFRS - Estandares Internacionales de Contabilidad y Reportes FinancierosSandra Rubio DaCosta
 
Mapa c keila rivas
Mapa c  keila rivasMapa c  keila rivas
Mapa c keila rivasKeilarv
 
L'Avenir | Christophe Chaptal de Chanteloup | La cosmétique
L'Avenir | Christophe Chaptal de Chanteloup | La cosmétiqueL'Avenir | Christophe Chaptal de Chanteloup | La cosmétique
L'Avenir | Christophe Chaptal de Chanteloup | La cosmétiqueChristophe Chaptal de Chanteloup
 
Curriculum Carla Vizuete Fores
Curriculum Carla Vizuete ForesCurriculum Carla Vizuete Fores
Curriculum Carla Vizuete ForesShock Book
 

Viewers also liked (20)

Dios siempre tienen una respuesta positiva para todas
Dios siempre tienen una respuesta positiva para todasDios siempre tienen una respuesta positiva para todas
Dios siempre tienen una respuesta positiva para todas
 
MIDAS Room & Resource Scheduling Software - API Documentation v1.02
MIDAS Room & Resource Scheduling Software - API Documentation v1.02MIDAS Room & Resource Scheduling Software - API Documentation v1.02
MIDAS Room & Resource Scheduling Software - API Documentation v1.02
 
Euroinvest21
Euroinvest21Euroinvest21
Euroinvest21
 
Tmobile multi line-app
Tmobile multi line-appTmobile multi line-app
Tmobile multi line-app
 
Xat 2006 Paper
Xat 2006 PaperXat 2006 Paper
Xat 2006 Paper
 
Primers pobladors de menorca
Primers pobladors de menorcaPrimers pobladors de menorca
Primers pobladors de menorca
 
Educar y formar también es tu responsabilidad 41091
Educar y formar también es tu responsabilidad 41091Educar y formar también es tu responsabilidad 41091
Educar y formar también es tu responsabilidad 41091
 
Ferrovial Agroman Cadagua Reclutamiento y Redes Sociales
Ferrovial Agroman Cadagua Reclutamiento y Redes SocialesFerrovial Agroman Cadagua Reclutamiento y Redes Sociales
Ferrovial Agroman Cadagua Reclutamiento y Redes Sociales
 
Africa sub-sahariana: mercato emergente dalle grandi prospettive
Africa sub-sahariana: mercato emergente dalle grandi prospettiveAfrica sub-sahariana: mercato emergente dalle grandi prospettive
Africa sub-sahariana: mercato emergente dalle grandi prospettive
 
3.SISTEMA RACIONAL DE ALIMENTACION VOISIN-FINCA EL ENSUEÑO. F. MELENDEZ- J. C...
3.SISTEMA RACIONAL DE ALIMENTACION VOISIN-FINCA EL ENSUEÑO. F. MELENDEZ- J. C...3.SISTEMA RACIONAL DE ALIMENTACION VOISIN-FINCA EL ENSUEÑO. F. MELENDEZ- J. C...
3.SISTEMA RACIONAL DE ALIMENTACION VOISIN-FINCA EL ENSUEÑO. F. MELENDEZ- J. C...
 
Juan urrios » la rueda de tu negocio
Juan urrios » la rueda de tu negocioJuan urrios » la rueda de tu negocio
Juan urrios » la rueda de tu negocio
 
Jonathan tepper
Jonathan tepperJonathan tepper
Jonathan tepper
 
Resolucion 4380de2015 estab_ed_dificilacceso (1)
Resolucion 4380de2015 estab_ed_dificilacceso (1)Resolucion 4380de2015 estab_ed_dificilacceso (1)
Resolucion 4380de2015 estab_ed_dificilacceso (1)
 
Knowledge of Unseen - Ilm-e-ghayeb-علم الغيب
Knowledge of Unseen - Ilm-e-ghayeb-علم الغيبKnowledge of Unseen - Ilm-e-ghayeb-علم الغيب
Knowledge of Unseen - Ilm-e-ghayeb-علم الغيب
 
Herramientas web 22
Herramientas web 22Herramientas web 22
Herramientas web 22
 
IFRS - Estandares Internacionales de Contabilidad y Reportes Financieros
IFRS - Estandares Internacionales de Contabilidad y Reportes FinancierosIFRS - Estandares Internacionales de Contabilidad y Reportes Financieros
IFRS - Estandares Internacionales de Contabilidad y Reportes Financieros
 
Mapa c keila rivas
Mapa c  keila rivasMapa c  keila rivas
Mapa c keila rivas
 
L'Avenir | Christophe Chaptal de Chanteloup | La cosmétique
L'Avenir | Christophe Chaptal de Chanteloup | La cosmétiqueL'Avenir | Christophe Chaptal de Chanteloup | La cosmétique
L'Avenir | Christophe Chaptal de Chanteloup | La cosmétique
 
Plan cti
Plan ctiPlan cti
Plan cti
 
Curriculum Carla Vizuete Fores
Curriculum Carla Vizuete ForesCurriculum Carla Vizuete Fores
Curriculum Carla Vizuete Fores
 

Similar to QT073.doc

Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng DanhCông tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danhluanvantrust
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế bi...
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế bi...Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế bi...
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế bi...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập ssuser499fca
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepNguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepHồng Đỏ
 
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepNguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepHồng Đỏ
 
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepNguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepHồng Đỏ
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyDương Hà
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhấtLotus Pham
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to QT073.doc (20)

Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng DanhCông tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
 
QT028.Doc
QT028.DocQT028.Doc
QT028.Doc
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế bi...
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế bi...Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế bi...
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế bi...
 
Mar01 745
Mar01 745Mar01 745
Mar01 745
 
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
 
QT040.doc
QT040.docQT040.doc
QT040.doc
 
Thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty Nông Lâm Hồng...
Thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty Nông Lâm Hồng...Thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty Nông Lâm Hồng...
Thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty Nông Lâm Hồng...
 
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi  măng Hà Tiên- Kiên Giang.docQuản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi  măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹoĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
 
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepNguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
 
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepNguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
 
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiepNguyen thi linh khoa luan tot nghiep
Nguyen thi linh khoa luan tot nghiep
 
QT143.doc
QT143.docQT143.doc
QT143.doc
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
 

More from Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfbctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (59).pdf
bctntlvn (59).pdfbctntlvn (59).pdf
bctntlvn (59).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (57).pdf
bctntlvn (57).pdfbctntlvn (57).pdf
bctntlvn (57).pdfLuanvan84
 

More from Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 
bctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfbctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdf
 
bctntlvn (59).pdf
bctntlvn (59).pdfbctntlvn (59).pdf
bctntlvn (59).pdf
 
bctntlvn (57).pdf
bctntlvn (57).pdfbctntlvn (57).pdf
bctntlvn (57).pdf
 

QT073.doc

  • 1. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com LỜI NÓI ĐẦU Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả. Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ qui định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm qui định chất lượng của sản xuất. Người sản xuất chỉ có thể phải bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có. Vì vậy, quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm một số nội dung hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trí trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất. Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nước với hình thức hoạt động chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Trải qua 37 năm hoạt động ở cả hai cơ chế: (cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp và cơ chế thị trường) Công ty Xăng dầu Hà Giang đã từng bước vươn lên để khẳng định mình, gây được chữ tín đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng phục vụ và chất lượng nhiên liệu đạt tiêu chuẩn, Công ty đã không ngừng lớn mạnh cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Tuy nhiên một bộ phận trong cán bộ quản lý và người trực tiếp sản xuất chậm thay đổi được tư duy còn mang nặng cung cách làm việc thời kỳ bao cấp: thụ động, máy móc, không khoa học do đó đã ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ xăng dầu chung toàn Công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty Xăng dầu Hà Giang kết hợp với kiến thức đã lĩnh hội được ở trường, ở các Thầy Cô, là một sinh viên khoa Quản trị kinh doanh với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung và hoàn thiện các hoạt động tiêu thụ nói riêng của Công ty Xăng dầu Hà Giang, em mạnh dạn nghiên cứu và viết đề tài: "Một số giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động tiêu thụ tại Công ty Xăng dầu Hà Giang" làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 03 chương: 1 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 2. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Xăng dầu Hà Giang Chương II: Thực trạng công tác tổ chức tiêu thụ ở Công ty Xăng dầu Hà Giang Chương III: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động tiêu thụ ở Công ty Xăng dầu Hà Giang. Do thời gian thực tập tại doanh nghiệp còn ít, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và lần đầu tiên nghiên cứu viết một vấn đề khá mới mẻ, nên khoá luận của em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến quí báu bổ xung đóng góp của các Thầy cô, cùng toàn thể bạn đọc để khoá luận của em được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo và cán bộ các phòng ban của Công ty Xăng dầu - Hà Giang, các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đặc biệt là Thầy giáo, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huyền đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ phương pháp để em sớm hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Giang, ngày 10 tháng 06 năm 2004 Sinh viên PHẠM VĂN THUỶ 2 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 3. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Xăng dầu - Hà Giang 1. Lịch sử hình thành công ty Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Tiền thân vốn là Chi cục Vật tư Hà Giang trực thuộc Tổng cục Vật tư, thành lập theo Quyết định số 1213/QĐ/TCVT ngày 01/12/1967. Trụ sở Công ty đặt tại Tổ 01 Phường Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là các mặt hàng: Xăng, dầu, sản phẩm hoá dầu, thiết bị phụ tùng ô tô, than chất đốt, kim khí. Khi mới thành lập Chi cục Vật tư Hà Giang (nay là Công ty Xăng dầu Hà Giang) có qui mô nhỏ bé, máy móc thiết bị lạc hậu. Tổng vốn kinh doanh có 792.000 đồng, lao động có 65 người, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định bổ nhiệm ông Đinh Phúc Thảnh giữ chức vụ Giám đốc Công ty. Điện thoại: 019866435 - 019767120 - 019867122 - 019867654. Số FAX: 019867047. Tài khoản: 431101000029 tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang. Mã số thuế: 5100100046 - 1. 3 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 4. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2. Quá trình phát triển của Công ty Trải qua 37 năm hoạt động kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của Công ty cũng có những thay đổi song không lớn, nhưng về pháp lý cũng như về qui mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty có những thay đổi rất cơ bản: Năm 1970 đổi tên thành Công ty Vật tư Hà Giang trực thuộc Bộ Vật tư (nay là Bộ Thương mại). Chức năng, nhiệm vụ không có gì thay đổi, qui mô vốn và lao động đã được tăng lên, vốn kinh doanh 1.216.000 đồng với 71 lao động. Năm 1976 theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Do đó Công ty Vật tư Hà Giang và Công ty Vật tư Tuyên Quang được hợp nhất thành Công ty Vật tư tổng hợp Hà Tuyên trực thuộc Bộ Vật tư (nay là Bộ Thương mại). Thời điểm này trụ sở chính đặt tại phường Minh Xuân - Thị xã Tuyên Quang - Hà Tuyên. Qui mô vốn và lao động tăng nên đáng kể, vốn kinh doanh nâng từ 792.000 đồng lên 9.823.000 đ tăng 1.240%, lao động tăng từ 65 người lên 97 người tăng 49% so với năm 1967. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu chỉ có xăng, dầu, sắt, thép, than chất đốt. Doanh thu, lợi nhuận thấp, thu nhập của người lao động không bù đắp hao phí sức lao động. Năm 1991 theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Hà Tuyên lại được chia tách thành 2 tỉnh: Tuyên Quang và Hà Giang. Do đó Công ty Vật tư tổng hợp Hà Tuyên đã thành lập một chi nhánh kinh doanh Vật tư tổng hợp đặt tại Thị xã Hà Giang theo Quyết định số 139/QĐ - CTVTTH ngày 10/11/1991. Sau chia tách vốn của Công ty có 2.192.120.000 đồng, lao động giảm đáng kể, đến ngày 01/01/1991 Công ty có 35 cán bộ và công nhân. 4 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 5. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Tháng 10/1994 Chi nhánh kinh doanh Vật tư tổng hợp Hà Giang có quyết định chuyển thành Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang. Đồng thời Bộ Thương mại đã bàn giao chức năng quản lý sang Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Tháng 01/1995 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 04/QĐ - UB ngày 03/01/1995 V/v thành lập doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang. Qui mô vốn và lao động tăng đáng kể, vốn kinh doanh có 3.568.720.000 đồng, lao động có 53 người. Cùng với sự thay đổi về qui mô, chức năng, nhiệm vụ của Công ty cũng có những thay đổi cho phù hợp với cơ chế và tình hình mới, Mặt hàng kinh doanh thu hẹp chỉ còn Xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, gas và các phụ kiện bếp gas, kinh doanh không phụ thuộc vào chỉ tiêu pháp lệnh, từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Ngày 17/ 8/1995 Bộ Thương mại ra Quyết định số 690/TM - TCCB chuyển Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang về trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Ngày 01/9/2000 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã ra quyết định số 987/XD - QĐ đổi tên Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang thành Công ty Xăng dầu Hà Giang. Mặt hàng kinh doanh không có thay đổi song Công ty đã chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Địa điểm trụ sở tại Tổ 1 Phường Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang. Hiện nay tính đến 31/12/2003: Tổng số lao động có 79 người tăng 21%, so với năm 1967, tổng giá trị tài sản của công ty có 16.404.373.405 đồng. Trong đó : Tài sản lưu động 7.939.966.419đ. Tài sản cố định 8.464.406.986. Mặc dù thành lập từ khá sớm song có thể nói từ năm 1967 đến năm 1986 do công ty Vật tư tổng hợp hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao 5 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 6. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com cấp, mặt khác điều kiện kinh tế Hà Giang chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, một thời gian dài lại trải qua cuộc chiến tranh biên giới nên thị trường rất nhỏ hẹp, nhu cầu và sức mua thấp, phương tiện bán hàng bằng thủ công (đong trực tiếp bằng ca, gáo..). do đó trong thời gian này Công ty chỉ hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh kém hiệu quả, doanh thu thấp. Từ năm 1987 đến năm 1996 Công ty tiếp cận và nghiên cứu vận dụng cơ chế quản lý mới của Đảng, cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, Hà Giang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động do đó thị trường được từng bước mở rộng, nhu cầu và sức mua tăng mạnh. Để đáp ứng yêu cầu đó Công ty xăng dầu ngày càng được đầu tư vốn, lao động và cải tiến phương thức kinh doanh. Tuy nhiên trong thời kỳ này thiết bị kỹ thuật chưa được trang bị, mạng lưới kinh doanh chưa mở rộng, toàn Công ty có 04 cây xăng dầu, các chính sách bán hàng chưa được trú trọng. Doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ nộp ngân sách và thu nhập của người lao động có tăng nhưng không đáng kể. Từ năm 1997 đến nay trước sức ép của khoa học kỹ thuật và các đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi khách quan của thị trường, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã có những thay đổi rất căn bản; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà làm việc, kho tàng, các cửa hàng xăng dầu, mua sắm và trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tuyển dụng và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên toàn công ty do đó kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Vốn, doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ ngân sách, thu nhập của cán bộ, công nhân viên ngày càng gia tăng, đáp ứng kịp nhu cầu ở địa phương. Với khả năng kinh doanh tốt, nguồn lực lao động dồi dào, thiết bị công nghệ hiện đại Công ty xăng dầu Hà Giang đã đạt nhiều thành tích lớn được Nhà 6 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 7. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com nước và ngành tặng thưởng nhiều huân, huy chương và cờ luôn lưu. Công ty hiện nay đang đứng vững và tiếp tục vươn lên trong cơ chế thị trường. 3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Xăng dầu Hà Giang là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam được hạch toán độc lập, hàng năm Tổng Công ty áp dụng chính sách giá cứng đối với các Công ty Xăng dầu trực thuộc Tổng Công ty từ Huế trở ra, còn đối với các tỉnh phía nam trực thuộc Tổng Công ty được áp dụng chính sách giá giao và nguồn hàng do Tổng Công ty đảm nhận. Căn cứ điều kiện thực tế ở địa phương Tổng công ty ra quyết định và ban hành qui định chức năng nhiệm vụ của Công ty Xăng dầu Hà Giang: - Tổ chức kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, gas hoá lỏng, bếp gas và phụ kiện bếp gas, kim khí, phụ tùng, xăm lốp bình điện, khai thác bảo hiểm ô tô xe máy. Đây là một tỉnh có địa bàn rộng, đi lại khó khăn nhưng mặt hàng của đơn vị đang kinh doanh là những mặt hàng chiến lược và mũi nhọn để phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và phát triển nền kinh tế địa phương. - Căn cứ vào nhu cầu thị trường và sự chỉ đạo của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, kế hoạch hoạt động của Công ty để xây dựng kế hoạch và tổ chức ký các hợp đồng mua bán hàng hoá nhằm thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đề ra. - Thực hiện kế hoạch Tổng Công ty giao nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách cho Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế ký kết với bạn hàng. 7 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 8. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng năng lực và mạng lưới kinh doanh, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo vệ môi trường. - Được quyền tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ về tiền lương, phân phối sử dụng lợi nhuận, tham gia bảo hiểm xã hội và an toàn lao động đối với công nhân viên chức. Tận dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng lao động sản xuất phụ và dịch vụ tạo thêm công ăn việc làm đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Quản trị và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành của Nhà nước và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. II. Cơ cấu tổ chức 1. Cơ cấu sản xuất - Hiện nay Công ty có 11 cửa hàng, các cửa hàng có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nhập, quản lý, tiêu thụ xăng dầu, vật tư và các sản phẩm hoá dầu; tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin hai chiều giữa khách hàng và Công ty về nhu cầu, tâm lý tiêu dùng, khai thác khách hàng, tác phong văn minh phục vụ; trực tiếp thực hiện chính sách bán hàng như niêm yết giá, hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, trả chậm. - Đội xe có trách nhiệm vận chuyển xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, vật tư từ kho đến các cửa hàng, các cơ sở đại lý và cơ sở bán buôn theo kế hoạch của công ty hoặc theo nhu cầu đột xuất của các cửa hàng. 8 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 9. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com SƠ ĐỒ 01: MÔ HÌNH VẬN ĐỘNG HÀNG HOÁ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG (QUI TRÌNH LƯU THÔNG) CÔNG TY Đội xe vận chuyển Kho Đội xe vận chuyển Các cửa hàng Các cửa hàng Công ty đại lý Người tiêu dùng Người tiêu dùng 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, Công ty Xăng dầu Hà Giang được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng pháp luật, thực hiện chế độ thủ trưởng quản lý, điều hành kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bộ máy tổ chức quản trị của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty là: Giám đốc điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty, các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc đồng thời được phân công phụ trách một số công việc chuyên môn nhất định. 9 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 10. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 10 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 11. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc 2.1.1. Giám đốc Công ty - Giám đốc Công ty được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam uỷ nhiệm tổ chức chỉ đạo, điều hành về mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người lãnh đạo cao nhất đại diện cho mọi nghĩa vụ và quyền lợi của tập thể CBCNV Công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước và Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của Công ty Xăng dầu Hà Giang. - Trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tài chính kế toán, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, quyết định các phương thức phân phối tiền lương tiền thưởng, các khoản chi phí của Công ty. - Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, quyết định những vấn đề thuộc về nhân sự như: Tuyển dụng, đào tạo, điều động, khen thưởng, thanh tra kỷ luật. - Quyết định phương thức, quy mô, cơ chế kinh doanh, phương án định giá (Giá bán hàng hoá, giá cước vận chuyển, hoa hồng cho đại lý. Quyết định mục tiêu qui mô, hình thức đầu tư công nghệ, xây dựng cơ bản, phát triển kỹ thuật. 2.1.2. Phó giám đốc thứ nhất Thực hiện chức năng giúp việc cho Giám đốc, thường trực điều hành giải quyết các công việc chuyên môn của Công ty khi được Giám đốc uỷ quyền. - Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh, bao gồm từ công tác vận chuyển hàng hoá, đảm bảo nguồn hàng, tiêu thụ, kiểm kê, tiếp thị, quảng cáo, báo cáo thống kê, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. 11 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 12. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Phụ trách công tác hành chính, thanh tra, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, ngoại giao, từ thiện. 2.1.3. Phó giám đốc thứ hai Trực tiếp phụ trách công tác quản lý kỹ thuật, đo lường chất lượng, hao hụt hàng hoá, các trang thiết bị công nghệ nhập, xuất, kho tàng, bồn bể chứa. - Phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản, thay thế thiết bị, xây dựng định mức kinh tế, định mức chi phí cửa hàng. Theo dõi, quản lý hoạt động của tổ bảo hiểm. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban 2.2.1. Phòng Tổ chức hành chính Biên chế có 6 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 05 cán bộ, Chức năng, nhiệm vụ được qui định tại quyết định số 174/XDHG- QĐ và bản qui định tạm thời về việc phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Công ty: - Tổ chức nghiên cứu quán triệt và hướng dẫn thực hiện các văn bản qui định của Nhà nước và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, nhằm đảm bảo mọi chế dộ chính sách cho người lao động. - Nghiên cứu xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động, chủ động lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng lao động, quản lý và bố trí phân công lao động hợp lý, sử dụng cán bộ đúng năng lực chuyên môn. sao cho phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch định mức khoán tiền lương, tiền thưởng, lựa chọn phương thức trả lương, xét nâng lương, nâng bậc, thực hiện phân phối thu nhập cho người lao động và công tác chính sách xã hội như BHXH, BHYT, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường. - Tổ chức thực hiện công tác huấn luyện quân sự, thanh tra bảo vệ, thi đua khen thưởng và kỷ luật, giải quyết các đơn thư khiếu nại, 12 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 13. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Tổ chức công tác hành chính quản trị, hậu cần, mua sắm trang thiết bị văn phòng, tổ chức bố trí nơi làm việc, điện nước sinh hoạt, văn thư đánh máy, điều hành phương tiện đưa đón cán bộ đi công tác. 2.2.2. Phòng kinh doanh Biên chế hiện có 03 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 02 cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ được thể hiện: - Điều tra nghiên cứu tình hình nhu cầu sử dụng vật tư trên thị trường, trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng chiến lược, sách lược, mục tiêu kế hoạch kinh doanh, chính sách mặt hàng, giá cả, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, cơ chế hoạt động của các cửa hàng trong từng thời kỳ trình Giám đốc duyệt nhằm đạt kết quả cao. - Tổng hợp nhu cầu sử dụng vật tư hàng hoá, chủ động ký hoặc trình Giám đốc ký các hợp đồng tiêu thụ, vận chuyển, đảm bảo nguồn hàng cho việc kinh doanh từ các kho đầu mối, kho trung tâm đến các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn của tỉnh. Phân công phân cấp giao quyền chủ động cho các cửa hàng hoặc trực tiếp chỉ đạo điều hành kinh doanh ở các cửa hàng, quầy hàng và kho trung tâm. - Theo dõi khối lượng hàng hoá nhập, xuất, tồn kho ở các cửa hàng và kho. Phối hợp với các phòng chức năng thường xuyên kiểm tra chất lượng, số lượng, giá bán hàng hoá của các cửa hàng thuộc Công ty và các cửa hàng đại lý. - Kiểm tra hướng dẫn việc lập hoá đơn, biên bản xác nhận khối lượng hàng hoá, kê sao nộp chứng từ, lập báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, đối chiếu, quyết toán hao hụt xăng dầu theo định mức và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo qui định của Nhà nước và Tổng công ty. 2.2.3. Phòng kế toán tài chính Biên chế có 05 nhân viên gồm 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 03 cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ thể hiện: 13 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 14. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt các nguồn vốn, tài sản, hàng hoá do Công ty quản lý và điều hành các mặt công tác nghiệp vụ kế toán tài chính. - Huy động, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh và xây dựng cơ bản. Quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh,… - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, xây dựng các định mức chi phí phù hợp với kế hoạch, mục tiêu kinh doanh. - Lập và phân tích các báo cáo tài chính, lưu trữ hoá đơn, chứng từ theo đúng chế độ qui định của Nhà nước và của ngành ban hành. Cung cấp thông tin cần thiết về tài chính nhằm tham mưu cho lãnh đạo Công ty kịp thời chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.2.4. Phòng Quản lý kỹ thuật Biên chế có 04 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 03 cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ thể hiện: - Nghiên cứu các văn bản của Nhà nước và Tổng công ty để ban hành các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý chất lượng, hao hụt xăng dầu, định mức kinh tế kỹ thuật, bảo vệ môi trường,…để áp dụng chung toàn Công ty. - Quản lý chất lượng hàng hoá, đảm bảo hàng hoá đúng phẩm chất, chất lượng. Thường xuyên kiểm tra, kiểm nghiệm hàng hoá ở tất cả các khâu vận chuyển, nhập xuất, tồn trữ, bảo quản của các cửa hàng thuộc Công ty và cửa hàng đại lý. - Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ đo lường, thường xuyên duy tu sửa chữa đảm bảo duy trì chính xác đơn vị đo của hệ thống cân đo nhằm giảm tỷ lệ hao hụt, 14 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 15. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Tích cực áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tăng năng xuất lao động. Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu lập dự toán, theo dõi thi công, nghiệm thu quyết toán công trình đưa vào sử dụng. 3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu (2000- 2003) Phân tích số liệu qua 04 năm gần đây cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua cơ bản ổn định và tăng trưởng, mức tăng trưởng của Công ty đạt 6 đến 9%, doanh số bán ra năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên tổng chi phí qua các năm cũng tăng theo điều đó phù hợp với qui luật kinh tế. Thu nhập bình quân /người/ tháng và nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm không ổn định nguyên nhân do thực hiện cơ chế hạch toán, phân phối toàn ngành và theo khu vực. Đánh giá chung từ ngày Công ty xăng dầu Hà Giang được tái thành lập tháng 10/1994 đến nay, qua thực tế hoạt động kinh doanh, Công ty đã phải tự vươn lên đứng vững và phát triển trước những biến động lớn của thị trường thời kỳ đổi mới. Với thị trường tiêu thụ xăng dầu là một tỉnh miền núi có 11 huyện thị, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn nhưng với sự đoàn kết, nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vì vậy trong những năm qua Công ty luôn giữ được vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về xăng dầu, dầu nhờn các loại, khí gas và vật tư hàng hoá khác phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Mạng lưới bán lẻ của Công ty ngày càng mở rộng, hiện nay Công ty có 11 cửa hàng và 5 đại lý, thị trường đã vươn tới 6/11 huyện thị của tỉnh, sản lượng hàng hoá xăng dầu bán ra bình quân đạt 1.200m3/ tháng, nguồn hàng Công ty ổn định, giá cả hợp lý, các trang thiết bị bán hàng tương đối hiện đại như cột bơm điện tử, máy phát điện, đã đảm bảo độ tin cậy về số lượng, chất lượng bán hàng 15 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 16. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com cũng như thời gian phục vụ bán hàng, do đó đã thu hút người tiêu dùng trong việc mua hàng tại các cửa hàng của Công ty. 16 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 17. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com III. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ ở Công ty xăng dầu - Hà Giang 1. Môi trường kinh doanh xăng, dầu trên thế giới và khu vực Việt Nam tuy có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn song chủ yếu khai thác xuất thô, công nghệ chế biến còn lạc hậu, nhu cầu sử dụng xăng dầu nhất là xăng dầu công nghệ cao phải nhập của nước ngoài. Thị trường thế giới luôn mất ổn định do các cuộc chiến tranh vũ trang sắc tộc, tôn giáo như cuộc chiến tranh IRAQ năm 2003 và khủng hoảng kinh tế kéo dài do đó giá nhập khẩu xăng dầu biến động lớn. Mặt khác nguồn dầu mỏ trên thế giới ngày càng cạn kiệt, tài nguyên không tái sinh, hàng hoá thay thế xăng dầu hạn chế trong khi đó nhu cầu sử dụng ngày càng lớn khiến cho giá xăng dầu nhập khẩu có chiều hướng gia tăng. Tình hình trên khiến cho thị trường xăng dầu trong nước ảnh hưởng khá nặng nề, có thời gian (2001, 2003) giá nhập cao hơn giá bán Nhà nước phải áp dụng giải pháp bù lỗ, nhiều đối tượng lợi dụng đầu cơ có tính chất trục lợi càng làm cho thị trường xăng dầu thêm mất ổn định. Đơn cử tháng 5 năm 2004 giá dầu thô trên thế giới khoảng 41 $ / thùng, mức giá cao nhất từ hơn 30 năm trở lại đây, chênh lệch giá dầu thô với xăng dầu cũng ở mức cao nhất. Giá nhập 01 lít xăng dầu lỗ 600 đồng, quí I toàn Tổng công ty lỗ 550 tỷ đồng nhưng Nhà nước mới bù lỗ 50%. 2. Cơ chế quản lý vĩ mô của chính phủ về kinh doanh xăng dầu Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, có vị trí khá quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân và tiêu dùng xã hội. Để đảm bảo an ninh xăng dầu, Chính phủ ban hành nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 bổ xung một số điều của nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998, quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 và bản qui chế kèm theo để quản lý kinh doanh xăng dầu. Bằng các nghị định, quyết định trên chính phủ chủ trương xây dựng hệ thống cung ứng xăng dầu phát triển 17 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 18. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com ổn định, từng bước phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia, bảo đảm cân đối xăng dầu cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và tiêu dùng xã hội. Để giải quyết tốt vấn đề đó Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp kinh tế - hành chính để can thiệp vào thị trường xăng dầu đặc biệt là áp dụng chính sách giá định hướng theo sự chỉ đạo của Nhà nước và cơ chế giá giao cùng với chính sách trợ giá dầu hoả, trợ cước vận tải đối với từng địa bàn xa trung tâm đầu mối gaio hàng, nhằm bình ổn thị trường và phục vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi để tích luỹ cho đầu tư phát triển. 3. Đặc điểm của ngành hàng kinh doanh Do tính chất đặc biệt mà kinh doanh xăng dầu không giống như những mặt hàng khác. Tính chất đặc biệt đó được thể hiện: - Xăng dầu là sản phẩm ở thể lỏng và phải có các thiết bị bồn chứa đặc biệt. - Xăng dầu là chất dễ bay hơi (Đặc biệt là gas lỏng bay hơi ở nhiệt độ bình thường), do đó cần phải có các biện pháp phòng chống hao hụt mất mát. - Xăng dầu là chất dễ cháy nổ, vì vậy việc bảo quản, vận chuyển phải tuân thủ theo những quy trình đặc biệt, thiết bị phải đảm bảo không tạo ra tia lửa điện, hệ thống điện và các vật va đập phải được đóng kín. - Xăng dầu là mặt hàng đa dạng, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chất lượng cao trong khi tính ổn định thấp. - Xăng dầu là mặt hàng chiến lược của Nhà nước là sản phẩm từ dầu mỏ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, là nguồn nhiên liệu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ nhu cầu đời sống, cung cấp năng lượng chính cho các ngành vận tải ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ vượt đại dương, đánh bắt hải sản. 18 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 19. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Với những đặc điểm nêu trên đòi hỏi phải tăng chi phí các khâu: Bảo quản, vận chuyển, mua thiết bị chuyên dùng,…lợi nhuận thấp. 4. Đặc điểm về sự vận động hàng hoá của Công ty Lượng xăng dầu nhập của Công ty được nhập từ 02 đầu mối : - Đầu mối thứ nhất: Nguồn hàng nhập được ngành điều động từ kho đầu mối Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội vận chuyển lên Hà giang qua quãng đường 350 km. - Đầu mối thứ hai: Nguồn hàng nhập được ngành điều động từ kho Phủ đức - Việt trì - Phú thọ vận chuyển lên Hà giang qua quãng đường 240 km. Hai nguồn trên phần lớn lượng vận chuyển được công ty ký hợp đồng vận tải với công ty Cổ phần vận tải Petromexl- Hà Nội và nhập vào kho trực tiếp tại các cửa hàng trực thuộc Công ty và các cửa hàng đại lý. Mặt khác công ty còn có kho trung tâm tại Cửa hàng Cầu Mè là kho thường xuyên được dự trữ một lượng hàng lớn xăng dầu để cung ứng hàng cho các huyện vùng cao. Công ty tự vận chuyển bằng phương tiện của Công ty từ kho Công ty đến các cửa hàng các huyện vùng cao. Do cầu đường nhỏ hẹp, chất lượng đường xuống cấp đi lại rất khó khăn, xe có trọng tải lớn không đi được, Công ty phải tiếp nhận sử dụng những xe có tải trọng khoảng 10 m3 đến 15 m3 nên việc cung ứng vận chuyển xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn . Sự vận động của hàng hoá qua nhiều công đoạn, quãng đường dài nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty như tăng chi phí đầu tư thiết bị , phương tiện vận tải, tăng lao động, phát sinh nhiều chi phí như : Vận tải, chi phí bảo quản, chi phí hao hụt. Mặc dù Nhà nước thực hiện chính sách trợ cước vận tải đối với các công ty xa trung tâm nguồn hàng . 5. Đặc điểm thị trường xăng dầu ở Hà Giang 19 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 20. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Thị trường xăng dầu Hà Giang là một Tỉnh miền núi phía bắc, Địa bàn rộng lớn song dân số thưa thớt, phân tán không tập trung, phần lớn đời sống dân cư còn thấp, thu nhập bình quân 150USD/người/năm, đường giao thông đi lại khó khăn. Nền kinh tế của tỉnh gần đây có sự phát triển khá mạnh, tăng trưởng bình quân 10,6% . Những năm gần đây tỉnh Hà Giang trú trọng việc xây dựng và nâng cấp sửa chữa đường xá, cầu cống, giao thông nông thôn, mặt khác ngành sản xuất và công nghiệp chậm phát triển do đó nhu cầu về xăng dầu chưa cao, mức tiêu thụ hàng năm tăng trưởng chậm, hơn nữa Công ty đang phải đối mặt với khó khăn là thị trường đang bị thu hẹp do sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu sáng và mặt hàng gas. * Thứ nhất: Về đối thủ cạnh tranh Từ 1999 trở về trước công ty với tính chất kinh doanh chuyên ngành và độc quyền (một mình một chợ). Từ năm 1999 trở lại đây với sự thay đổi của chính sách Nhà nước và cơ chế kinh doanh, trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ mới đó là công ty thương mại và 04 doanh nghiệp tư nhân, thị phần của công ty xăng dầu bị thu hẹp còn khoảng từ 70 - 75%. Các đối thủ cạnh tranh với chức năng nhiệm vụ tương tự bao gồm các loại: - Đối thủ đưa ra các sản phẩm dịch vụ tương tự với mức giá giống nhau. - Các đối thủ cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực và cùng cạnh tranh để tìm lợi nhuận trên một nhóm khách hàng nhất định. - Các đối thủ có lợi thế hơn về mặt giá cả, vốn kinh doanh, cơ chế công nợ thoáng, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, thế độc quyền của ngành xăng dầu bị phá vỡ. Mặt khác tư duy “Độc quyền”, tư duy “Khách hàng tự tìm đến” đã ăn sâu vào tiềm thức của cán bộ công nhân viên trong toàn bộ máy Công ty. 20 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 21. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Vị trí một số cửa hàng không thuận lợi nên thị phần của Công ty bị thu hẹp từ 25 -30%. 21 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 22. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com * Thứ hai: Về đặc điểm của khách hàng - Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu cần được thoả mãn về hàng hoá và có khả năng thanh toán. Nhu cầu này được thực hiện thông qua mạng lưới tiêu thụ và dịch vụ của các cửa hàng. Với 37 năm hoạt động kinh doanh, dịch vụ công ty xăng dầu Hà giang đã trải qua hai cơ chế. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp mục tiêu của công ty là hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh. Mặt khác cầu của thị trường không được đáp ứng, bị ràng buộc bởi chế độ, định mức, chỉ tiêu,… do đó khách hàng thời kỳ này rất hạn chế chủ yếu là các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế thị trường, khách hàng của Công ty đa dạng và phong phú hơn, có nhiều khách hàng là những doanh nghiệp lớn đã ký hợp đồng với Công ty. Với khách hàng hiện tại thì mảng khách hàng sử dụng xăng dầu phục vụ cho các phương tiện phục vụ sản xuất và đi lại gia tăng với tỷ trọng lớn. Nghiên cứu mảng số liệu về quản lý các phương tiện tham gia giao thông ở cơ quan công an và sở giao thông cho thấy sự gia tăng của các phương tiện như trình bày ở biểu 02. Đi liền với sự gia tăng về số lượng, công suất, hiệu quả hoạt động của các phương tiện cũng được gia tăng, do đó nhu cầu sử dụng xăng dầu của khách hàng ngày càng gia tăng đáng kể. BIỂU 02: PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG XĂNG DẦU CHỦ YẾU Ở HÀ GIANG LOẠI PHƯƠNG ĐƠN VỊ ĐẾN ĐẾN ĐẾN ĐẾN TIỆN 31/12/00 31/12/01 31/12/02 31/12/03 Ô tô các loại chiếc 1.372 1.804 1.974 2.358 Xe mô tô chiếc 12.527 17.923 27.637 31.356 Máy ủi, máy xúc chiếc 22 35 49 62 (Số liệu tại Công an tỉnh và Sở Giao thông). 22 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 23. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Trải qua gần 40 năm kinh doanh trên thị trường Công ty xăng dầu Hà Giang phục vụ hết mọi tầng lớp người dân từ các cơ quan Nhà nước, các tập thể lao động, các tổ chức sản xuất kinh doanh. Mặc dù trong cơ chế thị trường có nhiều thay đổi, song với bề dầy kinh nghiệm sẵn có và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, đến nay Công ty Xăng dầu Hà Giang vẫn giữ vững bạn hàng, ngoài ra cò mở rộng đến các huyện vùng xa. Mục tiêu của Công ty là cải tạo và mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ, mở rộng thị phần thông qua các đại lý bán buôn nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. 6. Đặc điểm của cơ sở vật chất, kỹ thuật Từ năm 1997 trở về trước các cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn thấp kém, cũ kỹ và lạc hậu. Từ năm 1997 đến nay công ty đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm và trang bị máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến do nước Nhật, CH Sec,CH Slô- va-ki sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả lao động đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị của công ty được minh chứng bằng các số liệu dưới đây: + Tổng diện tích mặt bằng: 20.854,5 m2. - Diện tích khu văn phòng: 10.436,3 m2. *Nhà làm việc: 355 m2. *Nhà kho: 1.405,5 m2. *Nhà khách + Tập thể: 274 m2. *Sân bãi, khuân viên: 8.401,8 m2. - Diện tích 11 cửa hàng trực thuộc: 10.418.2 m2 23 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 24. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com BIỂU 03: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CÓ TỚI NGÀY 31/12/2003 Đơn vị tính:1.000 đ TSCĐ HỮU HÌNH MÃ NHÀ CỬA MÁY PT VẬN DỤNG TSC TSCĐ TỔNG CHỈ TIÊU SỐ VẬT K MÓC TẢI CỤ Đ VÔ THUÊ CỘNG TRÚC THIẾT BỊ QUẢN HÌN TC LÝ H 1 2 3 4 5 6 7 8 9 I. Nguyên 321 giá TSCĐ 1. Số dư đầu 6.136.299 1.600.563 1.564.860 298.726 9.600.450 năm 2. Số cuối kỳ 6.418.110 1.829.564 1.736.148 298.726 10.282.552 II. Giá trị 322 hao mòn 1. Số đầu kỳ 1.753.308 567.307 666.779 212.118 3.199.513 2. Số cuối kỳ 2.160.110 716.261 791.920 238.589 3.906.882 III. Giá trị 323 4.258.000 1.113.303 944.228 60.137 6.375.670 còn lại Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty có giá trị không lớn, thời gian sử dụng đã lâu. Số lượng máy móc, trang thiết bị đã sử dụng trên 5 năm chiếm tỷ trọng lớn, có loại đã khấu hao 100% song đến nay vẫn còn sử dụng như một số nhà cửa, kho tàng, phượng tiện vận tải, do đó ảnh hưởng không ít tới quá trình kinh doanh và thúc đẩy tiêu thụ như: - Hệ thống cửa hàng tương đối khang trang nhưng mạng lưới cửa hàng chưa được mở rộng trên địa bàn tiêu thụ, chưa chú trọng công tác xây dựng các nhà kho để bảo quản hàng hoá kinh doanh khác nói chung. - Số lượng phương tiện vận tải đã sử dụng qua nhiều năm, số lượng đầu xe ít, dung tích nhỏ và phải thường xuyên sửa chữa, do đó đôi lúc không đáp ứng được việc cung ứng hàng hoá kịp thời theo kế hoạch . 24 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 25. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Máy móc thiết bị chủ yếu là cột bơm được công ty chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng và phục vụ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng . - Việc đầu tư trang bị thiết bị phục vụ công tác quản lý tại văn phòng tương đối ổn định, tuy nhiên mạng lưới máy vi tính trang bị cho từng cửa hàng còn ít và chưa đồng bộ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới công tác quản lý chung toàn công ty. 7. Đặc điểm lao động BIỂU 04: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CHÍNH THỨC TOÀN CÔNG TY CƠ CẤU CHỈ TIÊU THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 SỐ TỶ SỐ TỶ SỐ TỶ SỐ TỶ NGƯỜI TRỌNG NGƯỜI TRỌNG NGƯỜI TRỌNG NGƯỜI TRỌNG Tổng số lao động 70 100 72 100 77 100 79 100 Sản xuất Lao động gián tiếp 24 34 23 32 25 32 21 26,5 Lao động trực tiếp 46 66 49 68 52 68 58 73,5 Trình độ Đại học và trên ĐH 3 4 6 3 7 9 11 13,9 Cao đẳng 8 11 10 13 11 14 12 15,2 49 70 49 68 54 70 52 65,8 T. cấp CNKT 10 14 7 10 5 6 4 5,1 Chưa đào tạo Độ tuổi <30 tuổi 31 44 33 46 37 48 45 56,9 30 ->40 tuổi 20 28 18 25 17 22 24 30,4 19 27 21 29 23 30 10 12,7 >40 tuổi Lương bình quân 1.595 1.600 1.427 1.500 (1.000đ) Thu nhập bình 1.733 1.699 1.448 1.800 quân(1.000đ) Qua số liệu ta thấy lực lượng lao động toàn công ty tương đối ổn định, sắp xếp một tương đối hợp lý giữa các phòng nghiệp vụ, giữa lao động trực tiếp và 25 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 26. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com gián tiếp, tỷ lệ lao động gián tiếp và trực tiếp của Công ty ổn định qua các năm. Tuy nhiên đội ngũ nhân viên chưa thực sự đủ mạnh, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm, đội ngũ lao động có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Việc tuyển dụng và bố trí lao động có trình độ đại học và cao đẳng tại các cửa hàng còn hạn chế, đa phần cửa hàng trưởng chưa có trình độ đại học, công tác điều hành và quản lý còn yếu, mặt khác công nhân lao động là người trực tiếp bán hàng chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác nghiệp vụ bán hàng và kỹ năng, nghệ thuật giao tiếp, do vậy đã ảnh hưởng không ít tới quá trình quản trị, quá trình tiêu thụ cũng như việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. 26 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 27. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY I. Các hoạt động quản trị tiêu thu xăng dầu 1. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường Trước đây khi nhà nước còn thực hiện cơ chế kế hoạch hoá, bao cấp thì Công ty Xăng dầu Hà Giang cũng như khá nhiều doanh nghiệp khác ít quan tâm tới việc nhiên cứu và dự báo thị trường, vì lúc đó mọi kế hoạch sản xuất, tiêu thụ đều do sự chỉ đạo của Nhà nước do đó kinh doanh thụ động, kém hiệu quả. Từ khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa thì Công ty Xăng dầu Hà Giang buộc phải quan tâm đến vấn đề này để đề ra các quyết định phù hợp với thực tế, có như vậy thì Công ty mới tồn tại và phát triển được. Thời gian qua Công ty Xăng dầu đã sắp xếp thời gian và cử cán bộ điều tra thông tin về sự biến động cung cầu, giá cả trên thị trường để tìm thị trường tiêu thụ, mặt khác để xem xét tình hình thực tế ban Giám đốc cũng giành thời gian trực tiếp đến các địa bàn dể kiểm tra, thu thập thông tin và nghiên cứu phục vụ cho công tác lãnh chỉ đạo. Tuy nhiên thực tế Công ty Xăng dầu giành thời gian và nhân lực cho nghiên cứu thị trường chưa tương thích; thời gian ít, không thường xuyên; đội ngũ nhân viên mỏng, năng lực, trình độ hạn chế, kiêm nhiệm không chuyên sâu, tư duy thụ động, trông chờ còn khá nặng nề do đó có thời gian bị mất thị phần, khách hàng chuyển sang tiêu thụ của đối thủ khác. Hội nghị khách hàng là hình thức tập hợp các khách hàng thường xuyên, lâu dài của công ty để nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và ý kiến góp ý của họ, mặt khác thông tin cho họ những thông tin mới về công ty, về chất lượng, giá cả, đặc điểm hàng hoá, về uy tín phục vụ..nhằm lôi kéo khách hàng cho công ty. Tuy vậy thời gian qua Công ty Xăng dầu Hà Giang chưa chú trọng nhiều đến 27 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 28. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com công tác này, do vậy công ty không tham khảo được nhiều ý kiến đóng góp của những khách hàng trực tiếp tiêu thụ hàng hoá của công ty. 2. Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch tiêu thụ 2.1. Kế hoạch hoá bán hàng Qua bảng số liệu 05 trang 29 dưới đây cho thấy hiện tại Công ty xăng dầu Hà Giang chủ yếu đang khai thác theo nhu cầu phát sinh tự nhiên của thị trường, khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên cơ sở các đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ ký kết chiếm tỷ lệ nhỏ từ 10 -> 15% so với sản lượng chung. Lượng xăng dầu tiêu thụ theo hợp đồng chủ yếu là của các đơn vị vũ trang, cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp quốc doanh, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và các đại lý bán buôn bán lẻ. Hiệu quả thực hiện các đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ không cao, về số lượng hợp đồng được thực hiện chiếm từ 81 -> 93% so với hợp đồng được ký, về khối lượng chiếm từ 65 ->84% so với sản lượng đã đăng ký. Nhìn chung công ty đã căn cứ vào các đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ để nên được kế hoạch bán hàng một cách cụ thể, chi tiết. Chương trình bán hàng không chỉ đề ra các mục tiêu bán hàng cần đạt được mà còn xác định trình tự, tổ chức các điều kiện để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Trong những năm qua đối với việc đáp ứng các đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ công ty thường thực hiện tương đối tốt về mặt số lượng cũng như thời gian giao hàng. để thực hiện được điều này phòng kế hoạch của công ty đã nghiên cứu và cân đối các đơn đặt hàng để lên một kế hoạch tổng thể cho quá trình khai thác nhằm đảm bảo cho quá trình khai thác không bị chồng chéo, giao hàng cho khách đúng thời gian và số lượng, chất lượng và chủng loại, cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên cũng có thời gian công ty chưa đáp ứng được 100% nhu cầu khách hàng do các nguyên nhân khách quan như mất điện, tạm đình chỉ để kiểm kê thực hiện chính sách giá mới hoặc tạm ngừng cung cấp đối với khách hàng có công nợ lớn; ngược lại trong thị trường cạnh tranh có một số khách hàng nhất 28 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 29. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phá bỏ hợp đồng, đơn đặt hàng đã ký với công ty để tìm đến với nhà cung ứng khác có cơ chế ưu đãi hơn dẫn đến tỷ lệ thực hiện sản lượng theo hợp đồng, đơn đặt hàng trung bình qua 04 năm mới đạt 72,7%. BIỂU 05: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÁN HÀNG Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chỉ tiêu Số H K.lượng Số H K.lượng Số H K.lượng Số H K.lượng Đồng (M3) Đồng (M3) Đồng (M3) Đồng (M3) 1.Hợp đồng, đơn hàng 24 2. 000 29 2.500 43 2.300 54 2.500 2. Kết quả thực hiện 20 1.400 27 2.100 35 1.600 47 1.800 3.Sản lượng chung 11.945 13.857 16.169 17.334 4. Tỷ lệ thực hiện/Hợp 83 70 93 84 81 65 87 72 đồng(% ) 5. Tỷ lệ thực hiện/ sản 11,7 15,1 9,8 10,4 lượng chung(%) 2.2. Kế họach hoá Marketing Marketing có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động truyền thông, có thể hiểu marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các ý tưởng liên quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hoá và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức. Thực tế Công ty Xăng dầu Hà Giang đã không quan tâm tổ chức các hoạt động marketing, không bố trí cán bộ chuyên môn để tiến hành các hoạt động này do đó các hoạt động tiêu thụ của công ty chưa có tính chiến lược, chưa có chính sách thoả đáng về kênh tiêu thụ, phân phối, quảng cáo, xúc tiến bán hàng và chính sách giá cả… 29 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 30. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2.3. Kế hoạch hoá quảng cáo Quảng cáo là một trong nhiều công cụ thuộc chính sách tiêu thụ, nó được xác định trong mối quan hệ với công cụ khác, đặc biệt là chính sách giá cả. Xuất phát từ vai trò quan trọng của quảng cáo nên trong những năm qua Công ty Xăng dầu Hà Giang đã có sự quan tâm áp dụng những biện pháp quảng cáo trên các tạp trí chuyên ngành, báo chí truyền hình địa phương, ngoài ra còn thông qua các hình thức bán hàng tại các cửa hàng hoặc trong các kỳ hội thao, lễ hội,…để tặng những sản phẩm như mũ, áo phông có in biểu tượng của hãng. Trên một số sản phẩm như dầu hộp, bếp, bình gas đều có tem in những thông tin quảng cáo cho công ty, cho hãng và sản phẩm của hãng. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp quảng cáo của công ty chưa được xây dựng thành kế hoạch, quảng cáo còn tràn lan chưa xác định đúng mục tiêu cụ thể cho mỗi thời kỳ. Nội dung quảng cáo chỉ chủ yếu mới đề cập đến vị thế của công ty chưa đề cập nhiều đến chất lượng hàng hoá và chất lượng phục vụ, hình thức chưa được đa dạng, phong phú, qui mô không lớn và diễn ra trong một thời gian nhất định. Chi phí cho các hoạt động quảng cáo chưa xác định được tỷ lệ cụ thể trên tổng doanh thu. Đánh giá thực trạng công tác và biện pháp quảng cáo của Công ty trong thời gian qua chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến các đối thủ cạnh tranh, đến sức mua và ý muốn tiêu dùng của khách hàng. Thực tế đó thể hiện ở biểu 06 dưới đây: BIỂU06: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHI PHÍ QUẢNG CÁO Đơn vị tính 1.000 đồng STT HÌNH THỨC QUẢNG CÁO NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 1 Lô gô quảng cáo 0 0 0 0 2 Pa nô áp phích 10.000 5.000 5.000 7.500 3 Biển hiệu cửa hàng 6.000 9.000 12.000 12.000 4 Ti vi 1.000 1.000 1.200 1.500 5 Ra đi ô 0 0 0 0 6 Báo 15.000 15.000 15.000 25.000 7 Tạp trí chuyên ngành 3.000 3.000 5.000 5.000 Cộng tổng 35.000 33.000 38.200 51.500 2.4. Kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ 30 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 31. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Công ty Xăng dầu Hà Giang là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu khu vực phía Bắc, thực hiện chế độ hạch toán toàn ngành. Kế hoạch chi phí kinh doanh hàng năm được Công ty quan tâm nghiên cứu và xây dựng từng định mức chi phí cụ thể. Tổng công ty căn cứ vào kế hoạch của đơn vị và tình hình hoạt động thực tế toàn ngành và từng khu vực để phê duyệt kế hoạch hàng năm. Công ty xăng dầu Hà Giang căn cứ vào kế hoạch đó tổ chức hạch toán chi phí kinh doanh theo đúng quy định nhằm mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí nhất là chi phí hao hụt và chi phí văn phòng, do đó kết quả chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu Tổng công ty giao. Kết qủa đó được thể hiện trong biểu số 07 dưới đây: BIỂU 07: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ NGHIỆP VỤ KINH DOANH 2000 2001 2002 2003 CHỈ TIÊU KH TH KH TH KH TH KH TH Tỷ lệ chi phí % / Doanh 8.22 7.36 10.6 9.88 11.54 11.02 12.21 10.65 thu Qua biểu số liệu trên cho thấy Công ty Xăng dầu đã thực hiện rất tốt kế hoạch chi phí nghiệp vụ kinh doanh do Tổng công ty giao với phương châm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đó là mục tiêu thi đua khen thưởng hàng năm của toàn ngành nhằm dem lại hiêu quả kinh tế trong kinh doanh. Một trong các nguyên nhân tỷ lệ phí giảm so với kế hoạch chủ yếu là giảm thiểu chi phí hao hụt giảm chi phí tiếp khách, giao dịch. 3. Công tác thực hiện các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 3.1.Xác định hệ thống tiêu thụ Mạng lưới tiêu thụ là tập hợp các kênh nối liền giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuỳ theo đặc điểm từng doanh nghiệp mà các kênh phân phối được sử dụng một cách khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng rộng rãi tất cả các kênh phân 31 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 32. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com phối để đưa hàng hoá ra thị trường là một điều quan trọng mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Mạng lưới tiêu thụ của Công ty Xăng dầu đã và đang từng bước được mở rộng, Hiện tại có 11 cửa hàng Xăng dầu, 01 cửa hàng Vật tư bố trí ở 7/11 Huyện Thị ngoài ra còn có 03 đại lý bán buôn, 04 cửa hàng bán buôn và bán lẻ. Phần lớn các cửa hàng đều nằm ở những vị trí thuận lợi; tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng song cũng còn 02 cửa hàng có vị trí không thuận lợi do vấn đề lịch sử, do sự phát triển đô thị và sự cạnh tranh của các đối thủ khác. Các kênh phân phối, tiêu thụ không dài chủ yếu bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc qua một khâu trung gian. SƠ ĐỒ 03: KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG KÊNH PHÂN PHỐI Trực tiếp Gián tiếp Cửa hàng Cửa hàng Đại lý bán lẻ Người tiêu dùng Người tiêu dùng 32 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 33. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 3.2. Trang bị nơi bán hàng Các cửa hàng trung tâm, cửa hàng chính được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại, có tính năng kỹ thuật cao do các nước phát triển sản xuất như: cột bơm điện tử TATSUNO 1111 cột đơn 45 lít/phút hoặc 90 lít/phút, bồn chứa, vi tính, cửa hàng được xây dựng mới kiên cố, có đầy đủ thiết bị phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và dụng cụ bảo hộ lao động, có bảng niêm yết gía, biển hiệu, biểu tượng. Riêng cửa hàng ở thị trấn Huyện Vị Xuyên nằm tại trung tâm huyện lỵ nhưng do xây dựng từ trước nên có mặt bằng hẹp, nhà cửa cũ, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu, cột bơm cơ có dung tích và lưu lượng nhỏ. 3.3. Tổ chức bán hàng Việc bố trí lao động định biên tại các cửa hàng được công ty thực hiện theo qui chế quản lý lao động tại cửa hàng xăng dầu theo qui định của Tổng công ty. Căn cứ vào quy mô, sản lượng tiêu thụ, tiêu chuẩn xếp loại từng cửa hàng công ty bố trí lao động ít nhất từ 03 đến 10 người, trong đó có 01 cửa hàng trưởng và công nhân trực tiếp bán hàng, duy nhất cửa hàng trung tâm (cửa hàng xăng dầu Cầu Mè) xếp theo tiêu chuẩn loại II được bố trí 01 nhân viên làm công tác thống kê. Việc tổ chức bán hàng được bố trí theo ca, mỗi ca gồm 01 ca chính và 01 hoặc 02 ca phụ, thời gian giao ca là một ngày(24/24 h) do cửa hàng trưởng phân công. Cửa hàng trưởng là người chịu trách nhiệm trước Công ty về việc quản trị mọi hoạt động tại cửa hàng. Nhiệm vụ của từng ca bán hàng được thực hiện theo đúng qui trình bán hàng cụ thể: Giao nhận ca, tổ chức bán hàng, nhập hàng, theo dõi và ghi chép sổ sách, hoá đơn bán hàng, sao kê hoá đơn chứng từ và thu nộp tiền hàng đầy đủ theo đúng quy định quản lý tại cửa hàng xăng dầu. Ngoài nhiệm vụ trên mỗi người lao động còn phải thực hiện tốt công tác quản lý, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, an toàn vệ sinh viên, thường xuyên trang bị bảo hộ lao động. 33 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 34. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Tuy nhiên ở một số cửa hàng xa trung tâm việc bố trí lao động còn thiếu(do qui chế về định biên lao động), mặt khác trình độ, năng lực quản trị của cửa hàng trưởng và nghiệp vụ bán hàng của nhân viên còn hạn chế. Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên và triệt để dẫn tới việc bố trí lao động theo ca chưa phù hợp, thời gian phục vụ bán hàng chưa đảm bảo, bố trí hàng hoá chưa ngăn nắp, chưa có niêm yết giá, vệ sinh công nghiệp, hàng hoá còn bẩn, thái độ phục vụ chưa văn minh và thiếu chu đáo do đó đã ít nhiều ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ và thu hút khách hàng. 3.4. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng Đối với hàng hoá là xăng, dầu công ty thường không tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán hàng, nhưng hàng hoá là Gas hoá lỏng, bếp gas công ty dã tổ chức khá tốt các dich vụ sau bán hàng như: Đối với mỗi sản phẩm đều có kèm theo hướng dẫn sử dụng, nhân viên bán hàng trực tiếp giới thiệu và hướng dẫn cách thức lắp đặt sử dụng ngoài ra còn có tổ chuyên vận chuyển gas, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành bếp gas, trên các bình gas đều có địa chỉ, số điện thoại Công ty để liên hệ khi cần thiết. 4. Chính sách tiêu thụ 4.1.Chính sách giá áp dụng trong thị trường Hàng hoá Công ty Xăng dầu tiêu thụ gồm; Xăng MOGA90, MOGA92, Dầu DIEZEN, Dầu hoả, Dầu nhờn, Gas lỏng, bếp và phụ kiện gas. Như phần giới thiệu về công ty đã đề cập, Công ty Xăng dầu Hà Giang trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu, hạch toán chung toàn ngành do đó giá bán các mặt hàng trong từng thời điểm được qui định thống nhất toàn Tổng công ty. Giá nhiên liệu hiện nay đang bán trên thị trường; MOGA90 là 5.400đ/ lít, MOGA92 là 5.600đ/lít, Dầu DIEZEN 4.600 đ/lít, Dầu hoả 4.400đ/lit, Dầu nhờn, Gas lỏng 11.150đ/kg. Giá các loại nhiên liệu thường không ổn định do phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới và giá nhập khẩu trong từng thời kỳ. 34 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 35. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Tuy nhiên đối với một số vùng sâu, xa trung tâm, xa đầu mối giao hàng, Nhà nước áp dụng chính sách trợ gía dầu hoả theo chính sách miền núi của Bộ Thương mại thông qua chiết khấu thiếu cấp bù của Tổng công ty bằng chênh lệch giữa gía bán lẻ tối đa với giá giao tại địa phương. Ngoài ra còn trợ cước vận tải, chiết khấu đại lý cho công ty nhằm bình ổn gía thị trường và thực hiện đúng chính sách lưu thông thương mại phục vụ đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa và đảm bảo bù đắp chi phí cho doanh nghiệp kinh doanh và phát triển . 4.2. Chính sách thúc đẩy bán hàng Trong thời gian gần đây thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh nhất là các đối thủ thuộc ngành thương mại. Để giữ vững thị phần công ty đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ như: Xây dựng mới một số cửa hàng, trang trí, trưng bày hợp lý; đầu tư thiết bị khá hiện đại; bán hàng có khuyến mãi các sản phẩm áo, mũ in biểu tượng của hãng; các đại lý bán buôn lớn được tăng tỷ lệ chiết khấu; các khách hàng thường xuyên và mua nhiều có thể cho chậm thanh toán. Đối với hàng hoá là Gas hoá lỏng, bếp và phụ kiện bếp gas công ty tăng cường các hoạt động dịch vụ sau bán hàng như vận chuyển, lắp đặt, thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa tại nhà. Các giải pháp này tuy chưa nhiều, không thường xuyên song đã góp phần không nhỏ đối với hoạt động tiêu thụ của công ty. 5. Tổ chức lực lượng tiêu thụ xăng dầu Tổng biên chế của công ty đến ngày 01 tháng 01 năm 2003 có 79 lao động chính thức và 04 lao động hợp đồng ngắn hạn, trong đó trình độ đại học và cao đẳng có 23 chiếm 29,1%, trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo có 56 chiếm 70,9%, lao động trực tiếp có 58 chiếm 73,5%, lao động gián tiếp có 21 chiếm 26,5% . Biên chế không do công ty lựa chọn quyết định mà thực hiện theo qui chế định biên, tức là Tổng công ty ấn định biên chế trên cơ sở sản lượng tiêu thụ của từng công ty. Về mặt lý thuyết qui chế này phù hợp với những khu vực kinh 35 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 36. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com tế phát triển, dân cư đông và tập trung, giao thông thuận tiện, nhu cầu sử dụng xăng dầu lớn, trang thiết bị hiện đại, song có thể không phù hợp với khu vực miền núi, nhất là khu vực Hà Giang. Từ thực trạng khó khăn đó Công ty Xăng dầu Hà Giang không thể bố trí lao động theo yêu cầu của công việc, mà phải bố trí một cách dàn trải, thiếu ổn định mang tính chất giải pháp tình thế. Việc sắp xếp biên chế của các phòng nghiệp vụ cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng, riêng phòng kinh doanh là chưa phù hợp, cụ thể; phòng Tổ chức hành chính có 06 lao động( 01 phục vụ), trưởng phòng có trình độ đại học; phòng kinh tế tài chính có 05 lao động, trưởng phòng và các nhân viên đều có trình độ đại học; phòng kinh doanh có 03 lao động, trưởng phòng có trình độ đại học song chưa có kinh nghiệm thực tế; phòng quản trị kỹ thuật có 04 lao động, trưởng phòng có trình độ đại học. Việc bố trí này cũng như trình độ lao động của các phòng nghiệp vụ chưa thực sự tạo cho họ phát huy hết khả năng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tại các cửa hàng và đội xe được bố trí 58 lao động, 08 cửa hàng và đội xe được bố trí từ 04 -> 10 lao động, 04 cửa hàng là : Bắc Mê, Việt Lâm, Tân Quang và Hoàng Su Phì do sức ép về biên chế nên chỉ sắp xếp được 03 lao động (trong khi đó qui định của Tổng công ty mỗi cửa hàng tối thiểu có 04 lao động). Trình độ năng lực của cửa hàng trưởng nói riêng, của lực lượng lao động tại các cửa hàng nói chung còn hạn chế, đa phần có trình độ trung cấp. Việc sắp xếp như trên chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra của cơ chế mới, cơ chế thị trường do đó ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá chung của công ty. II. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi đáng kể, với những thành tựu đã đạt được, chúng ta có thêm thế và lực mới đã 36 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 37. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com tạo ra nhiều cơ hội và khả năng phát triển đất nước, bên cạnh đó cũng còn nhiều thách thức lớn đòi hỏi phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn. 37 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 38. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 38 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 39. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và có những giải pháp thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với mặt trái của cơ chế này nhất là trong thời kỳ đầu đã tạo ra khá nhiều tiêu cực và không ít khó khăn cho các doanh nghiệp cạnh tranh và tìm kiếm thị trường 1. Phân tích kết quả kinh doanh chung của Công ty Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều biến động lớn, cuộc khủng hoảng kinh tế châu á đã ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế nước ta vì thế Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam nói chung, Công ty Xăng dầu Hà Giang nói riêng gặp những khó khăn lớn, có những thời điểm kinh doanh trong trạng thái bất thường (Kinh doanh lỗ). Công ty Xăng dầu Hà Giang bước đầu hoạt động kinh doanh theo cơ chế mới (Cơ chế giá giao) nhưng nhìn chung với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty nên kết quả kinh doanh những năm gần đây đã đạt được kết quả đáng kể song chưa ổn định. Kết quả kinh doanh của công ty thể hiện trong biểu 08 trang 40 dưới đây: Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy: + Tổng doanh thu: - Năm 2001 so với năm 2000 về giá trị tuyệt đối tăng 4.509.021 ngìn đồng, về giá trị tương đối tăng 9,3%. - Năm 2002 so với năm 2001 về giá trị tuyệt đối tăng 13.215.938 ngìn đồng, về giá trị tương đối tăng 25,1% - Năm 2003 đạt 76.240.432 ngìn đồng so với năm 2002 về giá trị tuyệt đối tăng 10.490.626 ngìn đồng, về giá trị tương đối tăng 15,95%. 39 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 40. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Doanh thu tăng, năm sau cao hơn năm trước do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là: Hà giang là tỉnh miền núi còn đói nghèo được Chính phủ đầu tư nhiều chương trình, dự án lớn như chương trình 135, dự án 127, 120, HPM,...Các cơ sở vật chất như đường giao thông, đường điện, trường, học, trạm y tế cho các xã vùng sâu, vùng xa được đầu tư xây dựng lớn nhu cầu xăng dầu ngày càng gia tăng. * Chi phí nghiệp vụ kinh doanh qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, năm 2003 tiếp tục tăng. - Năm 2001 so với năm 2000 về số tuyệt đối tăng1.655.475 ngìn đồng, về số tương đối tăng 46,8%. - Năm 2002 so với năm 2001 về số tuyệt đối tăng 2.055.700 ngìn đồng, về số tương đối tăng 39,6%. - Tỷ lệ chi phí / DTT tăng đều qua các năm: Năm 2000 : 7,36, năm 2001 9,88, năm 2002 :11,02. năm 2003: 10,65. Chi phí qua các năm đều tăng do nguyên nhân khách quan: + Từ quí I năm 2001 trở về trước công ty nhận hàng hoá tại kho bên mua, việc vận chuyển từ kho trung tâm Đức Giang và kho Việt Trì do Tổng công ty đảm nhận. Từ quí II năm 2001 đến nay công ty nhận hàng hoá tại kho bên bán ( kho Đức Giang và kho Việt Trì), việc vận chuyển do công ty tự đảm nhận. Hơn nữa công ty mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại một số Huyện vùng sâu, vùng xa do đó cước phí vận chuyển tăng khá lớn. - Giá xăng dầu trên thế giới biến động lớn do đó giá vốn tổng công ty giao không ổn định có thời điểm giá vốn cao hơn giá bán. Điển hình là thời gian từ 40 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 41. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 01/01 đến 17/2 /2003 mặt hàng xăng giá vốn cao hơn giá bán 200 đồng/ lít, tháng 4/2004 giá vốn cao hơn giá bán 600đồng/lít. Nghiên cứu về cơ cấu doanh thu thì giá vốn trung bình chiếm từ 90 -> 92% nên tỷ lệ lãi gộp chỉ chiếm từ 8 -> 10% của doanh thu. Khắc phục những nguyên nhân khách quan công ty đã có nhiều giải pháp để làm giảm chi phí như tăng cường công tác quản lý, ban hành các quy định mức khoán chi phí , thanh tra, kiểm tra nên chi phí công ty thực hiện giảm so với chỉ tiêu. . Tỷ lệ hao hụt/DT: Thực hiện 0,37/ 0,41 kế hoạch. . Chi phí giao dịch tiếp khách/ DT: Thực hiện 0,02/ 0,05 kế hoạch. . Chi phí vận chuyển thuê ngoài: Thực hiện 3,67%/ 5,1% kế hoạch. * Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm tăng giảm không ổn định thể hiện: - Năm 2001 lỗ (-)190.821 nghìn đồng, năm 2000 lãi (+)105.055 ngìn đồng. Năm 2001 so với năm 2000 chênh lệch (-) 295.876 nghìn đồng. - Năm 2002 lãi 1.803 nghìn đồng so với năm 2001 chênh lệch (+) 192.625 nghìn đồng. - Năm 2003 lãi 90.743 nghìn đồng so với năm 2002 chênh lệch 88.940 ngìn đồng, chủ yếu là mặt hàng kinh doanh tổng hợp (Riêng mặt hàng kinh doanh xăng dầu năm 2003 lỗ 1.982.744 ngìn đồng được bù lỗ 100% do đó lợi nhuận xăng dầu bằng không(=0)). Lợi nhuận tăng giảm qua các năm do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan: 41 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 42. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com + Năm 2000 và quí I năm 2001 kinh doanh có lãi là do toàn Tổng công ty hạch toán cùng một giá vốn, giá đầu vào thống nhất và cố định (giá bao cấp). + Từ quí II đến quí IV năm 2001 công ty hạch toán theo giá đàu vào nhập khẩu. Hàng tháng giá đầu vào tăng dần theo giá thị trường thế giới và Tổng công ty điều tiết giá đầu vào thống nhất cho từng khu vực. + Năm 2002 công ty thực hiện chế độ hạch toán toàn ngành. Tổng công ty có sự điều tiết lợi nhuận chung tức là điều tiết từ đơn vị có lãi sang đơn vị bị lỗ.. Các mặt hàng sản phẩm hoá dầu, sắt thép... công ty tự hạch toán do đó kinh doanh có lãi 40.088 ngìn đồng. - Năm 2003 lãi 90.462 nghìn đồng, chủ yếu là mặt hàng kinh doanh tổng hợp riêng mặt hàng kinh doanh xăng dầu năm 2003 lỗ 1.982.744 ngìn đồng được điều động toàn bộ số lỗ xăng dầu về Tổng công ty để bù lỗ và hoạch toán toàn ngành. Nguyên nhân lỗ xăng dầu năm 2003 là do giá xăng dầu nhập khẩu tăng cao, do vậy giá giao cho toàn ngành cũng tăng cao, mặt khác giá bán được nhà nước quy định, lãi gộp thấp, mặc dù công ty đã tiết kiệm chi phí, tỷ lệ phí thấp hơn định mức song không bù đắp được. Xét về hiệu quả kinh doanh hàng hoá cho thấy: . Năm 2000 cứ trong 100 đồng doanh thu, chi phí bỏ ra (giá vốn hàng bán + chi phí kinh doanh) 99,72 đồng thì lợi nhuận thu được 0,28 đồng. . Năm 2001 cứ trong 100 đồng doanh thu, chi phí bỏ ra 100,03 đồng thì không có lợi nhuận (lỗ 0,03 đồng). . Năm 2002 cứ trong 100 đồng doanh thu, chi phí bỏ ra 99,94 đồng thì lợi nhuận thu được 0,06 đồng. . Năm 2003 cứ trong 100 đồng doanh thu, chi phí bỏ ra 99,88 đồng thì lợi nhuận thu được 0,12 đồng. 42 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 43. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 43 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 44. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2. Phân tích kết quả tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng Qua biểu số liệu trên đây cho thấy cơ cấu mặt hàng của Công ty gồm có 03 nhóm chính: Xăng dầu sáng; dầu mỡ nhờn; mặt hàng gas, trong đó xăng dầu sáng luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng qua các năm, mặt hàng dầu mỡ nhờn tiêu thụ tương đối ổn định, mặt hàng gas có xu hướng tăng. Trong các hình thức tiêu thụ thì hình thức bán lẻ chiếm tỷ trọng cao, năm 2000 là 87,9%, năm 2001 là 85,2%, năm 2002 là 78,1%, năm2003 là 81,5% Xu hướng tiếp tục mở rộng bán lẻ đồng thời tăng tỷ trọng bán buôn để nâng cao sản lượng tiêu thụ và chiếm lĩnh thị phần theo chủ trương của công ty và Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. 3. Phân tích kết quả tiêu thụ theo qui mô cửa hàng Qua biểu số liệu 10 dưới đây cho thấy các cửa hàng ở những vị trí trung tâm là: Cầu Mè, Vị Xuyên, Bắc Quang đều kinh doanh tốt, lượng xăng dầu tiêu thụ lớn và hướng tăng dần qua các năm, riêng cửa hàng Vị Xuyên kinh doanh có hiệu quả thấp hơn, tốc độ tăng trưởng kém, không ổn định. Các cửa hàng ở các huyện vùng sâu, vùng xa như Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Yên Minh đã có rất nhiều ccó gắng tiêu thụ được lượng xăng dầu khá lớn, Cửa hàng Yên minh có lợi thế hơn là phục vụ cho 03 Huyện vùng cao, Cửa hàng Bắc Mê mặc dù phục vụ cho một Huyện song đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là năm 2003. Cửa hàng Hoàng Su Phì kinh doanh ổn định, các cửa hàng nhỏ lẻ như: Vĩnh Tuy, Tân Quang, Bắc Há, Việt Lâm và Hà Yên là những cửa hàng mở có tính chất bổ xung và mở rộng đầu mối tiêu thụ xong kinh doanh khá hiệu quả trong đó cửa hàng Vĩnh Tuy là điển hình. Năm 2003 cửa hàng Hà Yên và cửa hàng Tân Quang đã tổ chức tiêu thụ được lượng xăng dầu lớn so với hai năm trước. 44 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 45. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 45 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 46. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com III. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ của Công ty Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và khu vực, mặt khác cuộc chiến tranh các quốc gia có dầu mỏ xảy ra liên tiếp, nhất là IRAQ nên trong một vài năm gần đây toàn ngành xăng dầu phải chịu sức ép rất lớn về giá nhập khẩu tăng liên tục gây thua lỗ cho toàn ngành hàng trăm tỷ đồng(năm 2003 lỗ 550 tỷ). Chính phủ đã có những giải pháp kinh tế như: chính sách trợ giá nhằm hỗ trợ cho một số Công ty xa trung tâm đầu mối, vùng sâu, vùng xa để tạo mặt bằng trong kinh doanh thương mại. Tuy nhiên thị trường xăng dầu vẫn không hoàn toàn ổn định, giá xăng dầu lại tiếp tục biến động, có thời gian giá nhập khẩu còn cao hơn giá bán (năm 2003 chênh lệch 200đ/lít, đầu năm 2004 chênh lệch 600 đ/lít), do vậy chính phủ lại phải có giải pháp kinh tế – hành chính để điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường. Theo dự báo từ năm 2003 -> 2010 chúng ta phải nhập 17,5 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy nhu cầu nhập xăng dầu của nước ngoài vẫn còn cao và còn chịu nhiều ảnh hưởng của thị trường thế giới. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất với công xuất 6,5 triệu tấn/ năm dầu thô tương đương 6 triệu tấn sản phẩm, dự kiến đến năm 2005 sẽ đưa vào sử dụng 100% công xuất, điều này có thể giải quyết những khó khăn cho thị trường nội địa, giảm khối lượng xăng dầu nhập khẩu, chủ động nguồn hàng, giảm thuế và các chi phí nhập khẩu. 1. Ưu điểm * Hệ thống kênh tiêu thụ của công ty được sắp xếp cơ bản phù hợp, có tính ổn định. Số lượng, chất lượng lao động trực tiếp tại các cửa hàng tương đối đảm bảo theo các yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đổi mới, có trình độ và kỹ năng khá cao, từng bước thích ứng với cơ chế kinh doanh mới, nội bộ luôn đoàn kết, chung sức chung lòng quyết tâm xây dựng Công ty. * Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ cho vận chuyển, tiêu thụ, tồn chứa tại các cửa hàng từng bước được đầu tư, trang bị hiện đại, tiên tiến 46 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 47. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com có tính năng và hiệu quả cao. Mạng lưới tiêu thụ ngày càng được quan tâm mở rộng dưới nhiều hình thức đến các khu trung tâm kinh tế xã hội hoặc cụm dân cư. * Hoạt động tiêu thụ tương đối ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trước và vượt kế hoạch đề ra, thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, sản lượng, nghĩa vụ nộp ngân sách và thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng ở mức 6->9%; tỷ lệ chi phí hoạt động tiêu thụ và tỷ lệ hao hụt/ doanh thu giảm hơn so với kế hoạch Tổng công ty giao. 2. Hạn chế và nguyên nhân * Nhận thức, tư duy kinh tế hiện đại trong nền kinh tế thị trường của một số ít lao động trực tiếp tại các cửa hàng chưa kịp chuyển đổi, còn mang nặng tư tưởng thụ động theo kiểu cũ của cơ chế kế hoạch hoá, tập trung , bao cấp. Nguyên nhân do đội ngũ lao động có thời gian dài kinh doanh trong cơ chế cũ, hơn nữa số lao động này ở lứa tuổi cao, việc học tập nang cao trình độ có nhiều khó khăn. Trình độ nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp trong bán hàng của một bộ phận lao động chưa được cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới; chính sách, qui trình, đối tượng tuyển dụng lao động chưa thực sự xuất phát từ đòi hỏi khách quan; qui trình lao động chưa được cải tiến cho phù hợp với tình hình biến động của thị trường, mặt khác lao động chưa tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình đề ra, trách nhiệm lao động chưa được cao. * Vị trí, mô hình, mặt bằng và trang thiết bị chủ yếu của một số cửa hàng còn chưa phù hợp như: Mặt bằng hẹp (Cửa hàng Vị Xuyên), vị trí không thuận lợi, thấp so với mặt đường 1,5m (Cửa hàng Vĩnh Tuy), máy móc thiết bị cũ, công xuất hoạt động thấp. Phương tiện vận chuyển về số lượng còn ít, về chất lượng kém đa phần hỏng hóc phải sửa chữa nhiều, dung lượng chuyên chở thấp từ 10-> 15 m3/xe, không phù hợp cho sự cạnh tranh hiện nay. Nguyên nhân; các cửa hàng xây dựng khá sớm khi thị xã, các thị trấn chưa qui hoạch tổng thể, hơn 47 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com