SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 125
1
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI
MÃ TÀI LIỆU: 80141
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
 MÔN : Thanh toán quốc tế
 GVHD : Thầy Hà Minh Hiếu
 SVTH : Nhóm
 LỚP : 13DQT22
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
CÔNG TY THĂNG LONG
2
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ TÊN MSSV
1. NGUYỄN NGỌC ANH TÚ 1311142548
2. TRỊNH ANH THƯ 1311142211
3. PHẠM NGỌC PHƯƠNG MINH 1311141331
4. PHAN THỊ NGỌC LINH 1311141212
5. HOÀNG THỊ THU HUYỀN 1311141024
6. NGUYỄN TẤN XUÂN ĐÀO 1311140573
7. NGUYỄN THỊ NHƯ HOÀI 1311140919
8. VÕ THỊ LỢI 1311142855
9. HUỲNH THỊ THÙY TRANG 1311142405
10. NGUYỄN THỊ THANH TRÚC 1311142510
11. NGUYỄN ĐỨC ĐẠT 1311142832
12. LÊ BẢO HÀ 1311140058
13. TRƯƠNG THỊ CẨM DUYÊN 1311140717
14. NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM 1311142355
15. NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG 1311141788
16. HUỲNH THỊ BÍCH TUYỀN 1311142613
17. TRƯƠNG NGỌC THÚY AN 1311140373
18. ĐẶNG MINH HIỆP 1311143095
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
(HUTECH)
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
3
LỜI MỞ ĐẦU
Với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế Quốc gia và hợp tác quốc tế trong điều kiện
thương mại quốc tế mở rộng để cho nền kinh tế nước ta hướng ra thị trường bên
ngoài. Đối với Việt Nam, từ khi chuyển đổi nền kinh tế đến nay đã phát triển không
ngừng, với đường lối tập trung sức người sức của đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ
cùng với sự nỗ lực của Doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ về thanh toán Quốc tế trong
hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay cũng như tình hình xuất Nhập khẩu của Tập đoàn
thang máy thiết bị Thăng Long trong giai đoạn mới đã góp phần thúc đẩy kim ngạch
xuất khẩu
Nhằm tìm hiểu rõ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thang máy của
Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long. Qua việc phân tích hợp đồng cụ thể, đề tài
chủ yếu nghiên cứu kỹ quy trình Thanh toán quốc tế bằng L/C và các bước kiểm tra
tính đúng đủ, hợp lệ của bộ chứng từ .Từ đó thấy được những thực trạng còn vướng
mắc để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong Thanh toán hợp đồng
bằng L/C.
Trong phạm vi khả năng nghiên cứu còn hạn chế, các vấn đề được đề cập, phân tích
và giải pháp đưa ra có thể chưa sâu sắc và còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy và các bạn để hoàn thiện hơn và phù hợp với
tình hình thực tế.
Để hoàn thiện được đề tài này chúng em chân thanh cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn
của thầy Hà Minh Hiếu dành cho chúng em.
4
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ BẰ NG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ :
1.1 Phương thức tín dụng chứng từ
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Các bên tham gia
1.1.3 Giớithiệu về thư tín dụng L/C
1.1.3.1 Khái niệm
1.1.3.2 Phân loại :
1. Revocable L/C – L/C hủy ngang : L/C có thể hủy ngang, ít được sử dụng do
không đảm bảo quyền lợi của người hưởng lợi L/C.
2. Irrevocable L/C- L/C không thể hủy ngang : Không thề hủy ngang là lọai
được sử dụng phổ biến nhất .
3. Straight L/C – L/C có giá trị trực tiếp : Là lọai L/C yêu cầu chứng từ xuất
trình trực tiếp tại NH mở, do vậy địa điểm hết hạn hiệu lực là NH mở.
4. Negotiation L/C – L/C có giá trị chiết khấu : Là lọai L/C cho phép người
hưởng có thể chiết khấu bộ bô chứng từ tại 1 ngân hàng chỉ định (nominated
bank) hay tại bất kỳ NH nào.
5. L/C at Sight -L/C trả ngay : NH mở L/C cam kết trả tiền ngay cho người
hưởng lợi khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.
6. Defered L/C -L/C trả chậm : L/C trong đó quy định việc trả tiền cho người
bán sẽ được thực hiện sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of
B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date) .
5
7. Confirm L/C -L/C có xác nhận : Là lọai L/C không hủy ngang do 1 NH mở
và được NH khách xác nhận, tức là đảm bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc theo
sự ủy nhiệm của NH mở.
8. Unconfirm L/C – L/C không xác nhận : Là L/C không hủy ngang và không
yêu cầu xác nhận .
9. Transferable L/C -L/C chuyển nhượng : Là L/C mà theo đó người hưởng lợi
đầu tiên (1st beneficiary) có quyền chuyển nhượng tòan bộ hay từng phần
L/C đó cho 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ 2 (second ben. )
10.Back to back L/C -L/C giáp lưng: Là loại L/C không thể hủy ngang được mở
trên cơ sở 1 L/C khác . L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở
của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ
sở 1 L/C thứ nhất.
11.Reciprocal L/C – L/C đối ứng : Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C
khác đốiứng với nó đã được phát hành.
12.Stand-by L/C – L/C dự phòng : Là một L/C không thể hủy ngang trong đó
ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu có sự vi phạm hợp
đồng hay thỏa thuận từ phíangười xin mở L/C.
1.1.3.3 Quy trình mở L/C
1.2 Vận đơn
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Tác dụng
1.2.3 Nội dung một số vận đơn đường biển
1.2.4 Một số cách phân loại vận đơn phổ biến
1.3 Hoá đơn thương mại
1.3.1 Định nghĩa
6
1.3.2 Tác dụng
1.3.3 Nội dung
1.4 Phiếu đóng gói
1.4.1 Định nghĩa
1.4.2 Nội dung
1.5 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
1.5.1 Định nghĩa
1.5.2 Phân loại
1.6 Sơ lược về UCP 600 và ISBP 745
1.6.1 Sơ lược về UCP 600
1.6.2 Sơ lược về ISBP 745
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG L/C TẠI TẬP ĐOÀN THANG MÁY THĂNG LONG
2.1 Tổng quan về tập đoàn thang máy Thăng Long
2.1.1 Tổng quan về công ty
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh
2.2 Thực trạng về quy trình thanh toán quốc tế bằng L/C của tập
đoàn thang máy thiết bị Thăng Long
2.2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
7
2.2.2 Quy trình kiểm tra bộ tín dụng chứng từ
2.2.2.1 Hoá đơn thương mại ( Invoice)
2.2.2.2 Kiểm tra vận đơn ( Bill of Lading)
2.2.2.3 Kiểm tra phiếu đóng gói ( Packing List)
2.2.2.4 Các chứng từ khác (Ở đây bộ chứng từ chỉ có Certificate of Origin)
2.2.3 Công việc cần làm của nhà nhập khẩu
2.2.3.1 Đơn xin mở Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C)
2.2.3.2 Kiểm tra hoá đơn thương mại (Commericial Invoice)
2.2.3.3 Kiểm tra vận đơn (Bill of Lading)
2.2.3.4 Kiêm tra phiếu đóng gói hàng hoá ( Packing List)
2.2.3.5 Kiêm tra giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin )
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIÚP CẢI THIỆN QUY TRÌNH
THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C
Ma trận SWOT
3.1 Việc lựa chon thanh toán quốc tế bằng L/C
3.2 Một số rủi ro trong bộ chứng từ và giải pháp khắc phục rủi ro
3.3.1 Packing List
3.3.2 Bill of Lading
3.3.3 Bill of Exchange
3.3.4 Commericial Invoice
8
1.1 Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ:
1.1.1Khái niệm:
Phương thức Tíndụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó theo
yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽphát hành một bức thư (gọi là thư tín
dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ
ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng .
1.1.2 Các bên tham gia:
1. Người xin mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho
người bán theo L/C này. Người xin mở L/C có thể là người mua (buyer), nhà NK
(importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee).
2. Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay sở
hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán.Người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi
khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người ký phát hối phiếu
(drawer).
3. Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening Bank):
là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người bán
hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định
trong hợp đồng mua bán.
4. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành
yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là một
ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà XK.
CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ L/C
9
5. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn có sự
đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận
L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận là
một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được
đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.
6. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát
hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui định trong
L/C thì:
 Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng
 Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn
 Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ
Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi
nhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến.
1.1.3 Giới thiệu về Thư tín dụng L/C ( Letter of Credit):
1.1.3.1 Khái niệm :
Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều
kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với
người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch
vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả
các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương
thức tín dụng chứng từ (ISBP).
10
1.1.3.2 Quy trình mở L/C :
Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi vào
ngân hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo
chuyển đến.Toànbộ quy trình này liên quan đến 4 bên đơn vị nhập khẩu, ngân
hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị xuất khẩu, trong đó đơn vị nhập khẩu
và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động. Chi tiết về quy trình mở L/C được
trình bày trên sơ đồ. 13.2 nhìn sơ đồ này bạn có thể thấy quy trình mở L/C gồm có
ba bước:
1.Lập giấy đề nghị mở L/C
2.Mở L/C
3.Thông báo L/C
Chi tiết từng bước sẽ lần lượt được trình bày và giải thích dưới đây:
(2) L/C
(4) Giấy đề nghị mở L/C (3) L/C
(4) Hợp đồng
Ngânhàng mở
L/C
Ngânhàng thông
báo L/C
Người xin mở
L/C
(Nhập khẩu)
Người hưởng thụ
L/C (Xuất khẩu)
11
Sơ đồ : Quy trình mở thư tín dụng
Bước 1:
o Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương ( đơn đặt hàng), tổ chức
nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gởi đến ngân hàng phục vụ mình (
Nơi đơn vị nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở
1L/C cho người bán hay người xuất khẩu ).khi lập giấy đề nghị mở
L/C cần chú ý những điểm cơ bản sau:
o Viết đúng nội dung theo mẫu giấy đề nghị mở L/C do Ngân hàng mở
L/C ấn hành.
o Đơn vị nhập khẩu cần thận trọng và cân nhắc kĩ trước khi đưa những
điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C.
o Tôn trọng những điều kiện trên hợp đồng, tránh tình trạng mâu thuẫn.
Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng cũng có thể thay đổimột số
nội dung đã ký.
o Lập tối thiểu là 2 bản L/C. Sau khi ngân hàng ký nhận, đóng dấu sẽ
gởi trả lại cho đơn vị một bản. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn
đề tranh chấp giữa đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C và là cơ sở
để ngân hàng oạn thảo L/C gởi bên xuất khẩu.
o Ngoài giấy đề nghị mở L/C , đơn vị nhập khẩu cònphải gửi kèm các
chứng từ sau :
o Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
o Giấy phép nhập khẩu lô hàng hoặc quota nhập khẩu.
o Hợp đồng thương mại.
o Phương án kinh doanh .
o Báo cáo tài chính.
Bước 2:
12
Căn cứ vào yêu cầu xin mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan,
ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện ký quý( mức ký quỹ
tuỳ thuộc vào thẩm định hồ sơ của ngân hàng mở L/C) Khi quyết định mở L/C,
ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho
người thụ hưởng L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không, còn tồn tại hay phá
sản. Do đó, NH mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh tài chính của người
mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hoá. Sau khi lập L/C NH
sẽ gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua NH thông báo tại nước xuất khẩu. Việc
chuyển thư được thực hiện bằng đường bưu chính hay điện tín hoặc hệ thống
SWIFT.
Bước 3:
Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo
sẽ tiến hành kiểm tra, xác báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho nhà xuất
khẩu dưới hình thức văn bản “Nguyên văn” ( nhận thế nào thì chuyển thế đó). Nếu
gởi bằng thư thì kiểm chữ ký, gởi điện thì kiểm mã. Lưu ý việc thông báo L/C có
thể qua hai ngân hàng.
Chẳng hạn ví dụ dưới đây minh hoạ ba trường hợp thông báo L/C của Ngân Hàng
Ngoại Thương Việt Nam (VCB)
Trường hợp 1:
VCB HCM tiếp nhận L/C từ ngân hàng mở và trực tiếp thông báo cho người thụ
hưởng là khách hàng của VCB. Điều này được thể hiện trong L/C bằng câu “Please
advised beneficiary..” và được thực hiện theo quy trình thông báo đơn giản, nhanh
chóng và ít tốn kém chi phí nhất như dưới đây, vì người thụ hưởng chỉ chịu một
lần phí thông báo.
13
Trường hợp 2:
VCB HCM tiếp nhận L/C từ Ngân hàng thông báo thứ nhất chuyển đến. Do ngân
hàng mở L/C không có quan hệ đại lý với VCB HCM, nhưng khách hàng thì có
quan hệ giao dịch tại đây, nên việc thông báo L/C phải được thực hiện qua trung
gian nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu kiểm tra và thanh toán L/C.VÍ dụ Ngân
hàng Tatlee bank Singapore muốn mở L/C cho một người thụ hưởng có yêu cầu
giao dịch tại VCB HCM. Tuy nhiên, Ngân hàng không có quan hệ đại lý với VCB
HCM mà chỉ có quan hệ đại lý với Eximbank. Lúc này Ngân hàng mở sẽ gửi L/C
đến Eximbank và yêu câu Eximbank chuyển tiếp đến VCB HCMđể thông báo cho
khách hàng. Điều này thể hiện trong L/C bằng câu “Advising through
Vietcombank HoChiMinh branch”. Khi tiếp nhận loại L/C này, VCB HCM chỉ cần
kiểm tra chữ ký hoặc mã test của ngân hàng thông báo thứ nhất vì trước khi chuyển
L/C đến cho VCB HCM thì ngân hàng này đã kiểm tra tính xác thực của L/C này
rồi.
ngân hàng
phát hành
L/C
VCB HCM
NGƯỜI
THỤ
HƯỞNG
14
Trong quy trình này, người thụ hưởng phải chịu phí thông báo mà cả hai Ngân
hàng đều thu cho dịch vụ của mình, ngoài ra còncác phí thông báo tu chỉnh nếu có
sau này.
Trường hợp 3 :
Ngược lại VCB HCM cũng tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành và chuyển đến
Ngân hàng thông báo thứ hai để Ngân hàng này thông báo trực tiếp cho người thụ
hưởng.Nếu ngân hàng thông báo thứ hai là Ngân hàng Eximbank thì điều này được
thể hiện trong câu : “Advise through Eximbank HoChiMinh”
Nhìn vào sơ đồ ta thấy VCB HCM chỉ là người trung chuyển L/C đến ngân hàng
thông báo thứ hai. Tuy nhiên khi tiếp nhận L/C này, VCB HCM phải có trách
ngân
hàng phát
hành L/C
ngân
hàng
thông
báo thứ
nhất
VCB
người thụ
hưởng
ngân
hàng phát
hành L/C
VCB HCM
ngân
hàng
thông
báo thứ
nhất
người thụ
hưởng
15
nhiệm kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi chuyên cho ngân hàng thông báo
thứ hai.Việc kiểm tra nội dung của L/C sẽ do Ngân hàng thông báo thứ 2 đảm
trách. Trong trường hợp này người thụ hưởng cũng phải chịu hai lần phí thông báo
và tu chỉnh (nếu có)
1.1.2 ) Quy trình thanh toán L/C:
Gồm 4 bước chính : giao hàng, lập bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu và kiểm tra
bộ chứng từ, thanh toán của ngân hàng mở L/C. Quy trình thanh toán L/C có thể
chia thành 2 trường hợp : Thanh toán tại ngân hàng mở L/C, thanh toán tại ngân
hàng chỉ định.
(7) thanh toán
(6) Telaxbộ chứng từ
(5) Bộ chứng từ (8) Thanh
(9) thanh toán và nhận bộ chứng từ toán
(4) Hàng hoá
Quy trình thanh toán L/C tại Ngân hàng mở L/C
NH mở L/C
NK XK
NH thương
lượng
16
(7) Bộ chứng từ
(5) Bộ chứng từ (6)Thanh toán
(9) thanh toán và nhận bộ chứng từ chiếkhấu
(4) Hàng hoá
Quy trình thanh toán L/C tại Ngânhàng chỉ định trên L/C
Bước 4:
Đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do NH thông báo gởi đến tiến hành kiểm tra và
đối chiếu với hợp đồng mua bán đã ký. Sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý
thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu. Nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập
khẩu điều chỉnh bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới được giao hàng.
Bước 5:
Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản
trong L/C xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu thanh toán.
Bước 6:
NH phục vụ cho nhà nhập xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị
xuất khẩu nhập vào.
NH mở L/C NH chỉ định
NK
XK
17
Bước 7 :
NH mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu gởi điến tiến hành
kiểm tra với những điều khoản quy định trên L/C đã mở trước đây .Nếu thấy phù
hợp thì NH mở L/C sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu theo lệnh của NH thông báo.
Bước 8:
Nhận được điện báo cáo về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, Ngân
hàng báo có cho tổ chức xuất khẩu hoặc thông báo cho hối phiếu có kỳ hạn đã
được chập nhận thanh toán và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chốicủa
ngân hàng mở L/C.
Bước 9:
Ngân hàng mở L/C yêu cầu người xin mở L/C thanh toán và chuyển bộ chứng từ
cho người xin mở L/C ( NGƯỜI NHẬP KHẨU)
Nếu tổ chức nhập khẩu từ chốithanh toán thì tuỳ trường mà hợp ngân hàng mở
L/C sẽ giải quyết. Cơ sở pháp lý để giải quyết sự tranh chấp này là giấy đề nghị mở
thư tín dụng của đơn vị nhập khẩu gửi cho ngân hàng khi yêu cầu mở thư tín dụng.
1.2 ) Vận đơn ( Bill of lading – B/L) :
1.2.1 ) Khái niệm:
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng tàu biển, do người vận
tải hoặc đại diện của người vận tải cấp cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã
được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp nhằm xác định quan hệ pháp lý
giữa người vận tải với người chủ hàng.Trong khái niệm trên có các thuật ngữ như
sau:
•Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
18
•Ngườivận chuyển (carrier)
•Đạilý của người vận chuyển (Agent of carrier)
•Ngườigửi hàng (Shipper)
•Hàng hóa đã được xếp lên tàu (shipped on board)
•Hàng để xếp (received for shipment).
1.2.2 ) Tác dụng:
Thứ nhất: Là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng, người
nhận hàng và người chuyên chở.
Thứ hai : vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng
hóa .
Thứ ba : vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hóa người bán
gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ , thống kê , theo dõi xem người bán (
người chuyên chở ) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định
trong hợp đồng mua bán ngoại thương ( vận đơn ).
Thứ tư : vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hóa lập thành bộ chứng từ
thanh toán tiền hàng .
Thứ năm : vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo
hiểm , hay những người khác có liên quan.
Thứ sáu: vận đơncònđược sử dụng làm chứng từ để cầm cố , mua bán , chuyển
nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn .
1.2.3 Nội dung của vận đơn đường biển :
 Tên tàu và tên người vận tải
 Tên người gửi hàng
 Cảng xếp và dỡ hàng
19
 Tên người nhận ( hoặc theo lênh , hoặc không ghi rõ )
 Tên hàng
 Ký mã hiệu hàng hoá
 Số lượng kiện
 Trọng lượng cả bì hoặc thể tích
 Cước phí, phụ phí
 Điều kiện thanh toán
 Thời gian và địa điểm cấp
 Số bản gốc
 Chữ ký ( người vận tải, thuyền trưởng, người đại diện của thuyền
trưởng)
 Cơ sở pháp lý
 Các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận tải
1.2.4 Một số cách phân loại vận đơn phổ biến:
1. Phê chú trên vận đơn:
o Vận đơn hoàn hảo ( Clean B/L) là vận đơn khôn g có ghi chú khiếm
khuyết hàng hoá hay bao bì.
o Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) là loại vận đơn trên đó người
chuyên chở ghi chú xấu về tình tràng hàng hoá hay bao bì.
2.Thờigian cấp và bốc xếp hàng:
o Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn đã
được cấp khi hàng hoá đã nằm trên tàu.
20
o Vận đơn nhận hàng để xếp ( Received for shipment B/L) là vận đơn
được cấp trước khi hàng hoá được xếp lên tàu . Trên B/L không ghi rõ
ngày, tháng được xếp xuống tàu.Sau khi xếp hàng, người gửi hàng có
thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng.
o Vận đơn hỗn hợp (Combine B/L) là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều
loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải đường biển.
Loại vận đơn này được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong
khuôn khổ HIệp hội nhưng người vận tải FIATA nên được gọi là
FIATA combined B/L
o Vận đơn rút gọn (Short B/L là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản
chủ yếu.
3.Cáchchuyển nhượng:
o Vận đơn theo lệnh ( B/L to order) là B/L theo đó người chuyên chở sẽ
giao hàng theo lệnh của người gửi hàng , Ngân hàng hoặc người nhận
hàng.
o Vận đơn đíchdanh ( B/L to anamed person) or (straight B/L) là B/L
trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, do đó hàng chỉ có
thể giao cho người có tên trong B/L.
o Vận đơn xuất trình ( Bearer B/L) hay vận đơn vô danh, là vận đơn
trong đó không ghi rõ tên người nhận hàng , cũng không ghi rõ theo
lệnh của ai. Người chuyên chở giao hàng cho người cầm vận đơn xuất
trình cho họ. Vận đơn này thường được chuyển nhượng bằng cách
trao tay.
4.Cáchchuyên chở :
o Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) cấp cho hàng hoá được chuyên chở
bằng một contàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi từ
càng đến cảng
21
o Vận đơn đi suốt (Through B/L) là B/L dùng trong trường hợp chuyên
chở hàng hoá giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay
nhiều chủ khác nhau. Người cấp vận đơn đi suốtphải chịu trách
nhiệm về hàng hoá trên chặng đường từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ
cuối cùng.
o Vận đơn địa hạt ( Local B/L) là B/L do các tàu tham gia chuyen chở
cấp, lại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hoá mà thôi.
1.3 ) Hoá đơn thương mại:
1.3.1 ) Định nghĩa :
 Là chứng từ cơ bản
 Do người bán lập sau khi gửi hàng
 Yêu cầu người mua trả tiên theo tổng số hàng hoá ghi trên hoá đơn
1.3.2 ) Tác dụng :
 Sử dụng thay thế cho hối phiếu
 Khai hải quan
 Thế chấp vay ngân hàng
 Kê khai chi tiết về hàng hoá
 Thông báo kết quả giao hàng ( bản sao)
1.3.3 ) Nội dung :
 Ngày lập
 Tên và địa chỉ ngưởi bán, người mua
 Tên hàng hoặc tên dịch vụ được mua bán
 Số lượng hàng hoá
 Giá đơn vị
 Tổng giá trị
22
 Và : Số lượng kiện, loại bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng cả bì, trọng lượng
tịnh, số và ngày ký hợp đồng, ngày gửi hàng, điều kiện giao hàng và thanh
toán.
1.4 ) Giấy chứng nhận xuất xứ :
1.4.1 ) Khái niệm :
 Có thể định nghĩa ngắn gọn là nó cho biết nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa
được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.
 Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là
C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc
gia xuất xứ của hàng hóa.
 Về mặt lịch sử, đây là một giấy chứng nhận hàng hóa được đưa lên tàu, có
xuất xứ từ một quốc gia nào đó. . Nhưng tính "xuất xứ" trong một C/O
không nghiễm nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất hàng, mà đó phải là quốc
gia đã thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó. Việc này nảy sinh, khi hàng hóa
không được sản xuất từ 100% nguyên liệu của quốc gia xuất hàng, hoặc quá
trình chế biến và giá trị gia tăng không xuất phát từ một quốc gia duy nhất.
 Thông thường, nếu hơn 50% giá hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước
đó được chấp nhận là quốc gia xuất xứ. Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác,
các tỉ lệ khác về mức nội hóa cũng được chấp nhận.
 Khi các nước tham gia các hiệp ước thương mại, họ có thể chấp nhận giấy
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ một khối thương mại (ví dụ như EU, Bắc
Mỹ), thay vì một quốc gia cụ thể.
23
1.4.2 ) Phân loại :
Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ
Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…)
mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:
 C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ
cập GSP)
 C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
 C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc)
 C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc)
 C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản)
 C/O mẫu VJ (Việt nam - Nhật Bản)
 C/O mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ)
 C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand)
 C/O mẫu VC (Việt Nam - Chile)
 C/O mẫu S (Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia)
1.5 ) Sơ lược về UCP 600 và ISBP 745:
1.5.1 Sơ lược về UCP 600:
 Khái niệm :
 UCP 600 là bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong
xuất nhập khẩu, vừa được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hoàn tất. Trong đó
24
quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng
chứng từ.
 Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã hoàn tất và ban hành bản sửa đổi Quy
tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu (UCP
600), áp dụng từ ngày 1/7/2007. UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1993
nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế , tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu .
 UCP 600 là bản sửa đổilần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần
này là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ , trách nhiệm của các ngân hàng tham
gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, quy định chi
tiết các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp
hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn; thời gian kiểm tra chứng từ chỉ mất 5
ngày làm việc thay vì 7 ngày như trước.
 Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2006, có khoảng 70%
chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầu
tiên vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc (
thông thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 – 100USD).
Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu.
 Trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thường các ngân hàng chấp nhận
số hàng trong giao dịch của doanh nghiệp làm tài sản đảm bảo để ứng trước số
tiền thanh toán. Khi xảy ra rủi ro hoặc gian lận , khoản tiền đó của ngân hàng sẽ bị
đọng lại.
25
Trong giao dịch quốc tế không tránh khỏi những rủi ro trên thương trường .
Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động
sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và
tuân thủ các quy của tiêu chuẩn quốc tế, để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải
quyết. Khi có dấu hiệu khả nghi : như chào hàng giá thấp so với mức giá chung của
thế giới, địa chỉ của đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu các cam kết cụ thể …
cần phốihợp chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức lien quan để xác minh kịp
thời tránh được những rủi ro và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Nộidung của UCP 600:
Điều 1: Phạm vi sừ dụng UCP
Điều 2: Định nghĩa
Điều 3: Giải thích
Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng
Điều 5: Chứng từ và hàng hóa , dịch vụ hay các giao dịch khác
Điều 6: Giá trị thanh toán , ngày hết hạn và nơi xuất trình
Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành
Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận
26
Điều 9: Thông báo thư tín dụng và tu chỉnh
Điều 10: Tu chỉnh thư tín dụng
Điều 11: Thư tín dụng và tu chỉnh được chuyển bằng điện và sơ báo
Điều 12: Sự chỉ định
Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả lien ngân hàng
Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ
Điều 15: Chứng từ xuất trình hợp lệ
Điều 16: Chứng từ bất hợp lệ
Điều 17: Chứng từ gốc và bản sao
Điều 18: Hóa đơn thương mại
Điều 19: Chứng từ vận tải
Điều 20: Vận đơn đường biển
Điều 21: Vận đơn đường biển không lưu thong (không chuyển nhượng)
Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
27
Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không (vận đơn hàng không)
Điều 24: Chứng từ vận tải dường bộ, đường sắt, đường song
Điều 25: Biên lai chuyển phát nhanh, biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi
bưu điện
Điều 26: Trên boong, người gửi hàng xếp và đếm, người gửi hàng kê khai
Điều 27: Vận đơn hoàn hảo (sạch)
Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và hình thức bảo hiểm
Điều 29: Gia hạn ngày hết hạn hiệu lực hay ngày cuốicùng xuất trình chứng từ
Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá
Điều 31: Thanh toán hoặc giao hàng từng phần
Điều 32: Thanh toán giao hàng nhiều lần
Điều 33: Giờ xuất trình chứng từ
Điều 34: Sự miễn trách về hiệu lực chứng từ
Điều 35: Miễn trừ trách nhiệm trong việc chuyển điện tín và dịch thuật
28
Điều 36: Bất khả kháng
Điều 37: Từ bỏ trách nhiệm về hoạt động của bên được chỉ thị
Điều 38: Thư tín dụng chuyển nhượng
Điều 39: Chuyển nhượng tiền hàng xuất khẩu
Những quy định tiến bộ trong UCP 600:
* Về hình thức :
 UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP
500) và được sắp xếp một cách khoa học, dễ tra cứu, trong đó bổ sung nhiều
định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn
gây tranh cãi trong bản UCP 500.
 Các định nghĩa và giải thích thuật ngữ rõ ràng giúp cho các bên tham gia
trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tránh khỏi tranh chấp không
đáng có.
 Đặc biệt về thương lượng thanh toán , trong UCP 500, thuật ngữ này được
gọi là “ discount” chứ không phải “ negotiation”như ở bản 600 này. Điều
29
này có ý nghĩa rất lớn vì “Discount” có nghĩa là định giá và thanh toán chỉ
cho hối phiếu nhưng trong phương thức thanh toán TDCT, giao dịch giữa
các bên là giao dịch trên cơ sở chứng từ mà rất nhiều bộ chứng từ khi xuất
trình không đòi hỏi phải có hối phiếu. Trong những trường hợp này thuật
ngữ”negotiation” thể hiện rõ bản chất của quá trình này hơn. Chiết khấu phải
được hiểu là thương lượng thanh toán bằng thế chấp bộ chứng từ.
 Tiếp theo là khoản quy định về thư tín dụng, so với UCP 500, UCP 600 đã
quy định rõ ràng tín dụng là không thể hùy ngang . Quy định này thực sự rất
có ý nghĩa đối với bên xuất khẩu , họ có thể giao dịch một cách an toàn hơn
và không sợ bị bên nhập khẩu từ chối giao dịch giữa chừng . Bên cạnh đó ,
trong phương thức thanh toán TDCT, tín dụng phài là một tín dụng không
thể hủy ngang thì mới có thể đảm bảo cho các ý nghĩa của phương thức này .
Đó là sự đảm bảo thanh toán cho các bên.
* Về thời gian làm việc ngân hàng :
UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ
xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking
days). Ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “ Thời
gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm
tra chứng từ và thong báo chứng từ bất hợp lệ.
* Quy định về địa chỉ của Ngườiyêu cầu và Ngườithụ hưởng :
UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng
lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C .
30
* Quy định về việc từ chối bộ hồ sơ :
Khi ngân hàng được chỉ định , ngân hàng xác nhận , nếu có , hoặc ngân hàng phát
hành quyết đinh từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình , thì phải
gửi một thông báo duy nhất cho người xuất trình .
Thông báo phải nêu rõ :
- Ngân hàng từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu.
- Mỗi điểm bất hợp lệ theo ngân hàng từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu.
Theo quy định này của UCB 600, ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định có
thể lựa chọn hình thức định đoạt cho chứng từ một cách linh hoạt và thích hợp để
thông báo cho người xuất trình.
*Quy định về vấn đề chiết khấu hối phiếu trả chậm:
Việc quy định rõ của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận về việc hoàn trả
vào ngày đáo hạn của bộ chứng từ dù ngân hàng chỉ định có trả trước hối phiếu hay
mua lại bộ chứng từ . Do vậy , các ngân hàng chỉ định hoàn toàn có thể quyết định
việc thương lượng chứng từ mà không lo bộ chứng từ đó có giả mạo hay không ,
miễn là bộ chứng từ đó phù hợp với quy định của L/C . Những quy định mới này
cũng một phần tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng mạnh dạn thực hiện việc chiết
khấu đối với các L/C trả chậm . Nghiệp vụ này vừa giúp ngân hàng có thể thu được
một khoản phí , vừa giúp người thụ hưởng không bị vốn tồn đọng trong kinh
doanh.
*Các quy định về chứng từ vận tải :
31
Quy định về “chứng từ vận tải sạch “ trong điều 27 UCP 600 cũng có nhiếu điểm
tiến bộ . Theo điều này .từ “ sạch “ không cần phải được thể hiện trên bề mặt của
chứng từ vận tải , ngay khi cả L/C yêu cầu xuất trình một vận đơn sạch . Quy định
này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn khi trên thực tế một vận đơn chỉ cần không có phê
chú xấu thì được coilà vận đơn sạch chứ không cần có chữ “clean” trê n bề mặt .
Việc quy định như trên sẽ làm giảm bớt các rắc rối không đáng có trong quá trình
thu thập bộ chứng từ của bên xuất khẩu.
Mộtsố tồn tại UCP 600 vẫn chưa giảiquyết được :
Về cơ bản , UCP đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những
xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ
UCP 500 chưa thực hiện được . Tuy nhiên , bên cạanh những thành tựu đó , UCP
600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức
tạp , đòihỏi ICC phải tiếp tục nghiên cứu và sửa đổiđể có thể đáp ứng được sự
thay đổiliên tục trong thương mại quốc tế , dưới đây là một số bất cập mà UCP
600 vẫn chưa thể giải quyết được.
1.5.2 Sơ lược về ISBP:
Cùng với UCP 600, ISBP (International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents under Documentary Credits) - Tập quán Ngân hàng
Tiêu chuẩn Quốc tế về Kiểm tra Chứng từ theo Thư tín dụng) được xem như một
cuốn cẩm nang hướng dẫn không thể thiếu đốivới các ngân hàng, các công ty xuất
nhập khẩu, các chuyên gia logistics, các công ty bảo hiểm…trong việc lập và kiểm
tra các chứng từ xuất trình theo thư tín dụng (L/C).
Phiên bản đầu tiên có tên gọi ISBP 645 được Ủy ban Ngân hàng ICC ấn hành năm
32
2002. Sau hơn 4 năm sử dụng, Ủy ban Ngân hàng quyết định tiến hành sửa đổi
ISBP 645 và thông qua phiên bản 2007 vớitên gọi là ISBP 681. Tuy nhiên, sau gần
hai năm áp dụng,ISBP 681, trong chừng mực nào đó, đã bộc lộ nhiều thiếu sótvà
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, do vậy, tại cuộc
họp Dubai vào tháng 3/2009, Ủy ban Ngân hàng ICC một lần nữa quyếtđịnh sửa
đổi ISBP 681. Mới đây vào ngày 17/4/2013 Ủyban Ngân hàng ICC họp tại Lisbon
(Bồ Đào Nha) đã thông qua Bản Dự thảo cuối cùng ISBP với tên gọi là ISBP745.
Ngay sau cuộc họp của Ủy ban Ngân hàng ICC tại Lisbon, Kim Sindberg – Thành
viên của Nhóm soạn thảo ISBP 745 – đã chia sẻ với người viết Bản dự thảo cuối
cùng ISBP 745 đã được Ủy ban Ngânhàng ICC thông qua. Dự kiến sẽ mất thêm
một thời gian nữa phiên bản ISBP 745 mới được Ủy ban Ngân hàng ICCchínhthức
ấn hành và có hiệu lực áp dụng.
 Những nguyên tắc chung :
Các chữ viết tắt :
“LtD” - “Limited “
“Int L” - “ International”
“Co.” - “ Company “
“kgs “ - “Kilos”
“Ind” - “Industry”
“mfr” - “manufacturer”
“mt” - “metrictons”
Những chứng nhận và lời khai:
Một số chứng nhận và lời khai hoặc các chứng từ tương tự có thể là :
+ Một chứng từ riêng biệt
33
+Một sự chứng nhận hoặc một lời khai trong chứng từ khác do thư tín dụng yêu
cầu .
Những sửa chữa và thay đổi :
a) Những sửa chữa và thay đổi hoặc số liệu trong chứng từ mà không phải do
người thụ hưởng tạo lập thì phải có xác nhận của người phát hành chứng từ
hoặc người được phát hành ủy quyền thực hiên . đồng thời việc xác nhận,
chứng thực đó phải thể hiệ rõ chữ ký , tên của người tiến hành chứng thực,
nếu không phải chỉ rõ tư cách của người chứng thực đó .
b) Nếu những sửa chữa và thay đổi trong các chứng từ do bản thân người thụ
hưởng phát hành thì không phải chứng thực ,xác nhận ( trừ hồi phiếu ).
c) Nếu một chứng từ có nhiều sửa chữa và thay đổi thì có thể xác nhận một
cách riêng lẻ hoặc xác nhận chung gắn liền với các sửa chữa tương ứng.
Ngàytháng :
a) Các hối phiếu, chứng từ vận tải , các chứng từ bảo hiểm đều phải ghi rõ ngày
tháng . Ngoài ra các chứng từ khác có yêu cầu ghi rõ ngày tháng hay không
sẽ phụ thuộc vào tính chất và nội dung của chứng từ đó .
b) Tùy thuộc vào Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ xác minh việc giảm định
trước khi giao hàng hay sau khi giao hàng mà các chứng từ bao gốm giấy
chứng nhận phân tích , giấy chứng nhận giảm định phải chỉ rõ các công việc
giảm đinh được thực hiện trước , trong hay sau ngày giao hàng.
34
c) Nếu ngày tạo lập sớm hơn ngày ký được coilà ngày xác nhận chứng từ .
d) Từ “within” khi dùng liên quan đến một ngày không bao gốm ngày đó trong
thanh toán kỳ hạn
e) Các ngày tháng có thể diễn giải theo các hình thức khác nhau. Ví dụ : te 12th
of November 2007, 12 Nov 2007
Các chứng từ mà các điều kiệnvề vận tải trong UCP 600 không điều chỉnh:
a) Một số chứng từ có liên quan đến vận tải hàng hóa như : lệnh giao hàng,biên
lai nhận hàng của người giao hàng ,...nhưng không phải là chứng từ để cập
trong các điều 19 đến 25 của UCP 600 thì sẽ được kiểm tra theo cách
thức chung như các chứng từ khác mà UCP 600 không có điều chỉnh .
b) Các bản sao của chứng từ vận tải không được coi như chứng từ vận tải thực
sự trong các điều 19-25 và 14(c) của UCP 600. Nếu như Thư tín dũng chấp
nhận các bản sao thì Thư tín dụng đó phải quy định chi tiết rõ ràng.
Các thuật ngữ không được định nghĩa trong UCP 600:
Theo tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế :
a) “ Chứng từ gửi hàng” là tất cả các chứng từ do thư tín dụng yêu cầu ( trừ
hối phiếu ).
35
b) “ Các chứng từ đến chậm có thể chấp nhận” là chứng từ xuất trình sau 21
ngày dương lịch kể từ ngày giao hàng nhưng phải xuất trình không muộn
hơn ngày hết hạn xuất trình quy đinh trong Thư tín dụng.
c) “ Chứng từ bên thứ ba có thể chấp nhận “ là tất cả các chứng từ kể cả hóa
đơn, trừ hối phiếu có thể ký phát bởi một bên mà bên đó không phải là
người thụ hưởng . Nếu ý định của ngân hàng phát hành là cho phép
chứng từ vận tải có thể thể hiện người gửi hàng mà không phải người thụ
hưởng thì điều khoản này không cần thiết bởi vì điều khoản 14(k) UCP
600 đã cho phép.
d) “Nước xuất khẩu” là nước mà tại đó người thụ hưởng cư trú hoặc là nước
xuất xứ của hàng hóa, hoặc là nước mà người chuyên chở nhận hàng
hoặc là nước mà tại đó hàng hóa được gửi đi.
Ngườiphát hành chứng từ:
Tùy theo yếu cầu của Thư tín dụng rằng có hay không: một chứng từ là phải do
một tổ chức hay một cá nhân đíchdanh phát hành. Nếu có thì nó được thể hiện
bằng cách: sử dụng tiêu đề trên chứng từ, hay chứng từ phải thể hiện là đã được lập
hoặc ký bởi hoặc thay mặt tổ chức hoặc cá nhân đíchdanh đó.
Ngônngữ:
Các chứng từ do người thụ hưởng phát hành phải bằng ngôn ngủ của thư tín dụng.
nếu thư tín dụng quy định có thể chấp nhận hai hay nhiều ngôn ngữ thì ngân hàng
36
chỉ định khi thông báo Thư tín dụng có thể hạn chế số lượng ngôn ngữ có thể chấp
nhận như là một điều kiện cam kết trong thư tín dụng hoặc xác nhận.
Thanhtoán:
Các ngân hàng chỉ có nghĩa vụ kiểm tra tổng giá trị so với thư tín dụng và chứng từ
khác.
Lỗichính tả hoặc đánh máy:
Nếu lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm ảnh hưởng đến nghĩa chủa từ hoặc của
câu thì có thể chấp nhận được. ví dụ: “mashine” thay vì “machine”, “foutain pen”
thay vì “fountain pen”…nhưng “model 123” thay vì “ model 321” thì không được.
Các chứng từ nhiều trang hoặc kèm theo hoặc các phụ lục:
a) Trừ khi thư tín dụng quy định hoặc một chứng từ quy định khác, các trng
được gắn kết tự nhiên với nhau, đánh số liên tiếp nhau hoặc phải có chỉ dẫn
tham khảo bên trong. Nếu chứng từ có nhiều trang, thì nó phải có khả năng
xác nhận các trang đó là bộ phận của cùng một chứng từ.
b) Nếu thư tín dụng hoặc bản thận chứng từ không quy định nơi phải ký hoặc
ký hậu trên chứng từ gồm nhiều trang thì thông thường chữ ký phải ở trang
đầu hoặc trang cuốicủa chứng từ.
Bảngốc và bản sao:
a) Các chứng từ được phát hành hơn một bản gốc trên bề mặt có ghi chú:”bản
gốc đầu tiên”, “hai bản gốc như nhau”, “bản gốc thứ nhất”.
b) Số lượng bản gốc xuất trình ít nhất phải bằng số lượng mà thư tín dụng yêu
cầu, hoặc nếu chứng từ tự chỉ rõ phát hành bao nhiêu bản gốc thì số lượng
phải bằng số lượng đã ghi trên chứng từ.
37
c) Nếu thư tín dụng không yêu cầu rõ ràng bản gốc hay bản sao thì có thể hiểu
như một số trường hợp sau:
+ “Hóa đơn”, “Một hóa đơn” hoặc “Hóa đơn một bản” thì phải hiểu là
yêu cầu một bản gốc hóa đơn.
+ “Hóa đơn 4 bản” thì phải hiểu ít nhất một bản gốc hóa đơn và số
còn lại là bản sao.
+ “Một bản hóa đơn” thì phải hiểu hoặc là 1 bản sao, hoặc là 1 bản
gốc hóa đơn đơn.
d) Trong trường hợp bản gốc không được chấp nhận để thay cho một bản sao
thì thư tín dụng phải cấm dùng bản gốc.
e) Các bản sao của chứng từ không cần thiết phải ký.
Ký mã hiệu:
a) Nếu thư tín dụng quy định chi tiết về ký mã hiệu thì các chứng từ đề cập để
ký mã hiệu phải ghi những chi tiết đó., nhưng thông tin bổ sung có thể chấp
nhận miễn là không mâu thuẫn với các điều khoản của thư tín dụng.
b) Nếu chứng từ vận tải sử dụng trong vận chuyển hàng hóa bằng container đôi
khi chỉ ghi số container dưới đầu để “ký mã hiệu”. các chứng từ khác lại ghi
mã hiệu chi tiết thì điều này cũng không coi là sự mâu thuẫn, có thể chấp
nhận được.
Các chữký:
a) Các hối phiếu, các giấy chứng nhận, các tờ khai, các chứng từ vận tải và
chứng từ bảo hiểm đều phải được ký phù hợp với UCP600.
38
b) Nếu nội dung của chứng từ chỉ ra rằng phải ký mới có giá trị thì chứng từ
phải được ký.
c) Chữ ký có thể bằng tay, bằng fax, bằng đục lỗ, bằng đóng dấu, bằng ký hiệu
hoặc bằng bất kỳ phương tiện điện tử hay cơ khí chân thực nào đều có giá
trị.
d) Chữ ký trên tờ giấy có tiêu đề của công ty sẽ được coilà chữ ký của chính
công ty đó, trừ khi có quyết định khác. Tên công ty không cần thiết phải
nhắc lạ bên cạnh chữ ký.
Têncủa các chứng từ và chứng từ kếthợp:
a) Các chứng từ có thể được đặt tên theo yêu cầu của thư tín dụng, mang 1 tên
tương tự hoặc không có tên và nội dung của nó phải thể hiện được chức
năng của chứng từ.
Các chứng từ được liệt kê trong Thư tín dụng phải được xuất trình như các chứng
từ riêng biệt.
2.1 ) Tổng quan về tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng
Long :
2.1.1 ) Tổng quan chung :
Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực cung cấp và lắp đặt thiết bị tòa nhà tại thị trường Việt Nam.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH
TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI TẬP ĐOÀN THANG
MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG
39
Khởi đầu chinh phục khách hàng trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt thang máy và
thang cuốn, bằng định hướng phát triển rõ ràng, Tập đoàn Thang máy Thiết bị
Thăng Long tiếp tục khẳng định mình trong các hoạt động kinh doanh điều hòa
không khí, nhôm kính, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh IBMS và đồ gỗ nội
thất.
Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long nỗ lực không ngừng để đa dạng hóa sản
phẩm cung cấp tới khách hàng, đặc biệt chú trọng tăng cường chất lượng dịch vụ
thi công lắp đặt để tạo sự khác biệt với vị thế dẫn đầu. Số nhân sự của Tập đoàn
Thang máy Thiết bị Thăng Long là hơn 1300 người với 4 công ty trong hệ thống
Tập đoàn là: Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long, Công ty
TNHH Việt Phát Thăng Long, Công ty CP Sản xuất Xuất khẩu nội thất Thành
Thắng Thăng Long, Công ty CP Cơ điện Thăng Long.
 Tầm nhìn:
Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long hoạt động trên nguyên tắc coi trọng và
giữ gìn chữ "TÍN", không ngừng nâng cao công nghệ thích nghi với sự thay đổi,
hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành nhà cung cấp thiết bị tòa nhà hàng đầu
Việt Nam, mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
Mụctiêu:
Đa dạng hóa sản phẩm của Tập đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng
khách hàng ở mức cao nhất
Có chế độ ưu đãi đặc biệt cho khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết, lắng
nghe ý kiến hợp lý của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ của Tập
đoàn.
Độingữ nhân viên được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn khoa học công
40
nghệ và nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của
khách hàng là nhân tố quyết định mang lại thành công cho Tập đoàn.
Tiêu chuẩn hóa quy trình làm việc và liên tục cải tiến Chuẩn hóa các quy trình
làm việc, thường xuyên xem xét và cải tiến các quy trình để đáp ứng với chuẩn
trong Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2008
Quá trình phát triển :
2001: Thành lập Công ty Thang máy & Thiết bị Thăng Long với 25 nhân viên hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt thang máy thang cuốn Mitsubishi
2005: Công ty Thang máy & Thiết bị Thăng Long trở thành nhà phân phối chính
thức vể sản phẩm thang máy thang cuốn của hãng Mitsubishi thông qua hợp đồng
thỏa thuận giữa hai bên.
Tiếp tục mở rộng cung cấp lắp đặt sản phẩm điều hòa không khí trung tâm
Mitsubishi.
2006: Thành lập VPĐD tại thành phố Hồ Chí Minh, chinh phục thị trường phía
Nam
2009: Ký hợp đồng thỏa thuận cùng hãng Quantum Automation - Singapore để
cung cấp lắp đặt hệ thống quản lý tòa nhà thông minh IBMS tại Việt Nam
2010: Thành lập VPĐD tại Đà Nẵng. Công ty đạt được sự phát triển mạnh mẽ với
hơn 500 nhân viên.
2011: Mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất nhôm kính và đồ gỗ nội thất.
Chuyển đổimô hình hoạt động thành Tập đoàn với các công ty thành viên: VIệt
Phát Thăng Long, Thành Thắng Thăng Long, Cơ điện Thăng Long. Tổng nhân sự
toàn Tập đoànđạt 1500 nhân viên.
2012: Thành lập Chi nhánh phía Nam của Tập đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2 ) Ngành nghề kinh doanh:
41
42
2.2 ) Thực trạng quy trình thanh toán quốc tế bằng L/C của
Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long :
2.2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu :
3
7
8
2 10 11 12 9 6 4
5 5
1 1
VIETINBANK HOANG
MAI BRANCH
YR PETCHBURI
OFFICE BR.
THAILAND
THANG LONG
ELEVATOR
EQUIPMENT GROUP
CO.,LTD.
44 HAO NAM , DONG
DA DISTRICT ,
HANOI , VIETNAM .
MITSUBISHI
ELEVATOR ASIA
CO.,LTD
700/86 AMATA
NAKORN
INDUSTRIAL
ESTATE M.6
DONHUA ROH ,
MUANG
CHONBURI 20000
THAILAND
43
 Nội dung quy trình :
1. Công ty MITSUBISHI ELEVATOR ASIA CO.,LTD và công ty THANG
LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD ký kết hợp đồng
thương mại.
2. Công ty THANG LONG làm thủ tục yêu cầu ngân hàng VIETINBANK
chi nhánh HOANG MAI mở L/C cho bên thụ hưởng là công ty
MITSUBISHI ELEVATOR ASIA .
3. Ngân hàng VIETINBANK mở L/C theo đúng yêu cầu của công ty THANG
LONG và chuyển L/C sang YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND
để báo cho công ty MITSUBISHI biết về việc thư tín dụng đã được mở.
4. YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND thông báo và chuyển bản
gốc L/C cho công ty MITSUBISHI.
5. Công ty MITSUBISHI xem xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ
sung hoặc điều chỉnh và chấp nhận giao hàng cho công ty THANG LONG
nếu không có gì sửa đổi.
6. Công ty MITSUBISHI lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi
đến YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND để thương lượng để
chiết khấu bộ chứng từ trước.
7. YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND chuyển bộ chứng từ cho
ngân hàng mở L/C.
8. Ngân hàng VIETINBANK tiến hành kiểm tra bộ chứng từ . Nếu chứng từ
phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán cho YR PETCHBURIOFFICE
44
BR.THAILAND . Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chốithanh
toán và trả lại bộ chứng từ.
9. YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND ghi có và báo có cho công ty
MITSUBISHI.
10.Ngân hàng VIETINBANK trích tài khoản và báo nợ cho người mua .
11.Công ty THANG LONG xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng
VIETINBANK.
12.Ngân hàng VIETINBANK trao bộ chứng từ cho công ty THANG LONG
để nhận hàng.
2.2.2 Quy trình kiểm tra bộ tín dụng chứng từ
2.2.2.1) Hóa đơn thương mại ( CommercialInvoice ) :
 Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không?
 Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua ( tên công ty, địa chỉ, số điện
thoại...) so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không?
 Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người thụ hưởng hay không? ( Lưu ý theo
UCP-600, nếu L/C không quy định thêm thì hoá đơn không cần ký tên). Nếu
hoá đơn không phải do người thụ hưởng lập thì hoá đơn được coi là hợp lệ
khi L/C có quy định chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập: commercial
invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable
45
 Mô tả trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay không?
 Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao
hàng, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các
chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng
không...
 Kiểm tra hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp
đồng, quota, giấy phép xuất nhập khẩu... và các thông tin khác ghi trên hoá
đơn: số L/C, loại và ngày mở L/C, tên phương tiện vận tải, cảng xếp, cảng
dỡ hàng, số và ngày lập hoá đơn có phù hợp với L/C và các chứng từ khác
hay không?
Bấthợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá đơn thương mại:
 Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương
mại khác với L/C và các chứng từ khác
 Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C
 Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và
ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của
L/C
 Số L/C và ngày mở L/C không chính xác
 Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L
 Không có chữ ký theo quy định của L/C
2.2.2.2)Kiểm tra vận tải đơn ( Bill of Lading ) :
o Kiểm tra số bản chính được xuấttrình.
o Kiểm tra loại vận đơn:
46
Vận đơn có nhiều loại như vận đơn đường biển, vận đơn đường thủy, vận
đơn phương thức…Căn cứ vào quy định của L/C, cần kiểm tra loại vận đơn
có phù hợp hay không?
o Kiểm tra tính xác thực của vận đơn:
Nhà nhập khẩu phải kiểm tra vận đơn có chữ ký của người chuyên chở( hãng
tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc
người giao nhận và tư cáchpháp lý. Nếu chỉ có chữ ký của người vận
chuyển, không nêu tư cách pháp lý hoặc không nêu đầy đủ các chi tiết liên
quan chi tiết pháp lý của người đó thì chứng từ sẽ không được ngân hàng
thanh toán.
o Kiểm tra mụcngười gửi hàng:Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chấp nhận
một chứng từ vận tải mà trên đó bên thứ ba được đề cập cho dù trong
L/C không quy định như vậy.
o Kiểm tra mụcngười nhận hàng:
Đây là mục quan trọng trên B/L và luôn được quy định rõ trong L/C nên
người lập vận đơn phải tuân thủ quy định này một cách nghiêm ngặt.
*Trong thực tế, có hai cách phổ biến quy định mục người nhận hàng như
sau:
Made out to order blank endorsed (B/L được lập theo lệnh người gửi hàng
và ký hậu để trắng). Mục người nhận hàng tren B/L phải ghi to order và
người gửi hàng phải ký hậu để trắng ở mặt sau của B/L.
Made out to order of Vietcombank Hochiminh City Branch. Mục người gửi
hàng trên B/L phải nêu to the order of Vietcombank Hochiminh City
Branch và người gửi hàng không ký hậu. Nếu mục này không ghi chính xác
tên ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Tp Hồ Chi Minh thì vận đơn cũng
không được chấp nhận.
47
o Kiểm tra mụcthông báo( Notify):
Mục Notify trên B/L sẽ ghi tên và địa chỉ đầy đủ của người làm đơn xin mở
L/C.
o Kiểm tra tên cảng xếp hàng(Port of loading)và cảng dở hàng ( Port
of discharge): có phù hợp với quy định của L/C hay không?
o Kiểm tra điều kiện chuyển tải:
Nếu L/C quy định không cho phép chuyển tải ( transnhipment prohibited),
trên B/L không được thực hiện bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển tải. Nếu
việc chuyển tải xải ra, ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ này khi tên cảng
chuyển tải, tên tàu và tuyến đường phải được nêu trên cùng mọt vận đơn.
o Kiểm tra nội dung hàng hóa được nêu trên B/L có phù hợp với quy
địnhtrong L/C và các chứng từ khác hay không?
Nội dung này bao gồm: tên hàng hóa, ký mã hiệu hàng hóa, số lượng, số
kiện hàng hóa, tổng trọng lượng hàng hóa, đặt biệt ngân hàng thường chú ý
đến mục ký mã hiệu hàng hóa ghi trên thùng hàng, số liệu container hoặc số
liệu lô hàng được gửi trên tàu với nộ dung L/C và Packing List.
o Kiểm tra đặcđiểm của vận đơn:
Có thể là vận đơn đã xếp hàng ( shipped on board B/L) hoặc vận đơn nhận
hàng để xếp ( received for shipment B/L) loại vận đơn này không được ngân
hàng chấp nhận và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của người
nhập khẩu.
o Kiểm tra mụccước phí: Có phù hợp với quy định của L/C hay
không?
Hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện giao hàng :
+ Freight prepaid (CIF) : quy định cước phí trả trước .
+ Freight collect (CFR) : quy định cước phí trả sau.
48
o Cần lưu ý các sữa đổi bổ sung trên B/L: phải được xác nhận bằng
chữ ký và con dấu đồng thời kiểm tra các thông tin như số L/C và
ngày mở, các dẫn chiếu các chứng từ khác như hóa đơn, hợp đồng….
o Nhà nhập khẩu phải kiểm tra ngàyký phát vận đơn:có hợp lệ hay
không?
*Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn:
 Tên địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng,
người được thông báo không phù hợp với quy định của L/C.
 Các thay đổibổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập ( chữ
ký và condấu)
 Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vân đơn không nêu rõ tư
cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này.
 Số L/C và ngày mở L/C không chính xác.
 Các điều kiện đóng gói và ký hiệu mã hàng hóa không theo quy định của
L/C.
 Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như
chứng từ bảo hiểm, hóa đơn….
2.2.2.3) Kiểm tra phiếu đóng gói ( Packing List) :
o Mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng hàng hóa trên một đơn vị bao gói có
phù hợp với quy định của L/C hay không?
o Điều kiện đóng gói có được nêu chính xác hay không.
o Các thông tin khách không được mâu thuẫn với nội dung của L/C và các
chứng từ khác.
o Các bất hợp lệ thường gặp đối với phiếu đóng gói:
- Không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên
L/C.
- Thông tin về các bên liên quan không đầy đủ và chính xác.
49
- Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hóa không khớp với trọng lượng cả
chuyến hàng.
2.2.2.4) Các chứng từ khác (Bộ chứng từ này chỉ có C/O)
Ngoài các chứng từ kể trên,thanh toán viên cũng sẽ chú ý kiểm tra các chứng từ
sau thep nguyên tắc đã nêu ở trên, trong đó có các chứng từ sau:
 Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại và Công nghiệp hoặc
người sản xuất hoặc người thụ hưởng lập theo quy định của L/C.
 Các điện, fax thông báo giao hàng:thời hạn thông báo phải phù hợp
với quy định của L/C.
2.2.3 Công việc cần làm của nhà nhập khẩu :
1. Lập đơn xin mở L/C – ký quỹ - Xác định phương án kinh doanh
2. Kiểm tra bộ chứng từ của nhà xuất khẩu
2.2.3.1 Đơn xin mở L/C :
50
51
52
Kiểm tra trường 46A –DOCUMENT REQUIRED -Kiểm tra các chứng từ
theo yêu cầucủa L/C
53
1.Ba bản gốc hoá đơn thương mại có chữ ký
Đã có chữ ký.
2. Một bộ gồm ba bản gốc vận đơn – B/L (đã chất hàng lên tàu ) có đánh dấu “
Freight collect” – Cước phí trả sau – CFR. Trên đó phải ghi loại hàng, số L/C,
ngày lập L/C bởi VietinkBank chi nhánh Hoàng Mai và thông báo cho người nhập
khẩu với đầy đủ tên và địa chỉ. Vận đơn phải có tên , địa chỉ, số điện thoại, của đơn
vị giao hàng tại Việt Nam, và đơn vị này không được phép có trụ sở nằm ngoài
nước Việt Nam.
Dấu “FreightCollect” :
Đã có dấu “Freight Collect”
54
- Loại hàng, số L/C, ngày lập
- Theo yêu cầu của Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai
- Tên và địa chỉ người nhập :
- Đối chiếu với trường 50 L/C
 Thông tin chính xác
Số
L/C
Ngày
lập
Loại
hàng
55
Tên, địa chỉ ,số điện thoại của đơn vị giao hàng tại Việt Nam
Các thông tin trên chứng từ đều có đủ theo yêu cầu L/C.
3.Ba bản gốc Packing list.
4. Giấy chứng nhận người thụ hưởng xác nhận rằng 1 bộ chứng từ không có chức
năng thanh toán kèm 1 bản B/L đã được gửi chuyển phát nhanh đến người xin mở
L/C trong vòng 7 ngày làm việc kể từ hạn cuối giao hàng.
- Điều kiện thêm
1.Một bản sao từ bản gốc của tất cả chứng từ vận tải yêu cầu phải được gửi đến
ngân hàng phát hành L/C. Nếu không thì phải trả phí 10USD .
56
2.Một khoản phạt 100USD sẽ được trừ từ tiền thu được cho tất cả chứng từ thoả
thuận khác với những gì được viết dưới tín dụng này. Tuy nhiên, bất kỳ chỉ dẫn
nào khác, khoản phạt sẽ được tính cho tài khoản của người thụ hưởng.
3.Tất cả chứng từ phải có tiêu đề theo yêu cầu L/C và ngày tháng, số L/C và ngày
phát hành L/C.
Trên CommericialInvoice:
Trên Bill of Lading
Trên Packing List
Đối chiếu với trường 20 – Số L/C và trường 31 C – ngày lập L/C
57
 thông tin về số L/C và ngày tháng đều có đủ và khớp với L/C
4.Tất cả chứng từ phải được viết bằng tiếng anh
5.Tất cả bộ chứng từ phải được gửi bởi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
6.Hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói hàng hoá phải ghi nơi
giao hàng .
 Trên Commericial Invoice:
 Trên Bill of Lading
 Trên Packing List
Các thông tin nơi giao hàng đều có đủ.
7.Địa chỉ người thụ hưởng : NO. 40/14, Bangna-tower C, 18th floor, Unit B, Moo
12, Banga-Trad road km.6.5. Bangkaew subdistrict, Bangplee district,
Samuitprakarn 10540 Thailand.
58
2.2.3.2 ) Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice) :
1. Tênngười lập:
Theo điều 18 khoản a mục I UCP 600 có đề cập : phải thể hiện là do
người thụ hưởng phát hành ( trừ trường hợp được quy định trong điều 38 )
Về hóa đơn thương mại, kiểm tra người lập Hóa đơn có phải là người được thụ
hưởng được chỉ định trong L/C không và kiểm tra các yếu tố liên quan như tên
công ty, địa chỉ, số điện thoại, Fax.
- Trên hóa đơn thể hiện : Người lập hợp đồng
Công ty MC Lift & Solutions Co., Ltd.
Số 40/14 BANGNA-TOWER C , 18TH FLOOR ,UNIT B , MOO 12 ,BANGNA-
TRAD ROAD KM.6.5 , BANGKAEW SUBDISTRICT , BANGPLEE DISTRICT
, SAMUTPRAKARN 10540 THAILAND .
- Trên L/C thể hiện tại trường 59 : Người lập hợp đồng
Ngườihưởng lợi : MC Lift & Solution Co.,LtdĐ
59
=> Phù hợp
Điều 2-UCP 600 có đề cập: “ Người thụ hưởng là bên hưởng lợi tín dụng
được phát hành, trong trường hợp này người thụ hường là công ty MC LIFT AND
SOLUTIONS CO,. LTD”.
Địa chỉ : NO .40/14 , BANGNA-TOWER C , 18TH FLOOR ,UNIT B , MOO 12
,BANGNA-TRAD ROAD KM.6.5 , BANGKAEW SUBDISTRICT , BANGPLEE
DISTRICT , SAMUTPRAKARN 10540 THAILAND .
Trong L/C có ghi người thụ hưởng, điều này phù hợp nên nhà nhập khẩu sẽ chấp
nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu..
 Trường hợp :
 Nếu L/C không ghi rõ người thụ hưởng thì nhà nhập khẩu sẽ từ chốichấp
nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp
 Trường hợp :
 Nếu tên người thụ hưởng trong L/C và trong hợp đồng hoàn giống nhau thì
nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu.
 Nếu tên người thụ hưởng trong L/C và trong hợp đồng hoàn toàn không
giống nhau thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất
khẩu chỉnh sửa cho phù hợp.
2. Tên và địa chỉ của người mua:
Điều 18 khoản a mục II của UCP 600 : được lập ra cho người yêu cầu
mở thư tín dụng ( trừ trường hợp được quy định trong điều 38 (g) )
Phải được lập đúng tên người mở thư tính dụng (L/c)”
60
- Trên hóa đơn thể hiện :
Công ty : Thang Long ELEVATOR EQUIPMENT GROUP Co, Ltd
Địa chỉ : 44 Hào Nam , quận Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam.
Số điện thoại / Fax 84-4 3978 3799/3800
- Trên L/C thể hiện trường 50 : Người yêu cầu mở L/C ( củng là người thụ
hưởng )
Công ty : THANG LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD.
Địa chỉ : 44 Hào Nam , quận Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam.
=> phù hợp
Theo Điều 2 – UCP 600 có đề cập : người yêu cầu mở L/C là bên mà tín
dụng được phát hành theo yêu cầu của họ, trong trường hợp này là THANG LONG
ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO . , LTD
Trong L/C có ghi ngưởi yêu cầu người mở L/C, điều này phù hợp nên nhà nhập
khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu
61
 Trường hợp :
 Nếu L/C không ghi rõ người yêu cầu mở L/C thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối
chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp
3. Việc mô tả hàng hóa:
Theo điều 18 mục c của UCP 600 : Mô tả hàng hóa , dịch vụ hoặc giao
dịch trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong thư tín dụng .
Nội dung phần này mô tả chi tiết các đặc điểm ,thông tin của hàng hóa để nhà nhập
khẩu dễ dàng kiểm tra , đốichiếu với yêu cầu trên L/C .
Hàng hóa do bên xuất khẩu mô tả trong hóa đơn thương mại phù hợp với việc mô
tả hàng hóa trong L/c ( kiểm tra tại trường 45a của L/c )
- Trên hóa đơn thể hiện :
- Trên L/c thể hiện tại trường 45a : Mô tả
TỔNG 01
22,848.00
+ DẤU MỘC:
62
(TRONG HỘP)
VN15500/TLE-TS-AL
CẢNG HO CHI MINH, VIETNAM
SỐ C/S
+ MỤC
+ HÀNG HÓA VÀ CHÂT LƯỢNG
Hàng hóa : MITSUBISHI ELEVATOR FOR ( ALPHA ) TÒA NHA 369
NGUYEN TRIPHUONG
+ SỐ LƯỢNG 01
+ GIÁ 22,848.00 USD/SET
+ TIÊN 22,848.00
TỔNG 01
22,848.00
+ DẤU MỘC:
TLE
63
(TRONG HỘP)
VN15500/TLE-TS-AL
CẢNG TẠI : HO CHI MINH, VIETNAM
SỐ C/S
SẢN XUẤT TẠI THÁI LAN
+ ĐIỀU KHOẢN GIAO DỊCH: CHO BẤT CỨ CẢNG NÀO Ở THÁI LAN,
INCOTERMS 2000
+ SẢN XUẤT TẠI THÁI LAN
+ ĐÓNG GÓI: ĐÓNG GÓIXUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN THEO TIÊU
CHUẨN, TRONG CONTAINER
+ CHI TIẾT TỪNG SỐ HIỆU HỢP ĐỒNG SỐ VN15500/TLE-TS-AL
NGÀY: 7 THÁNG 8, 2015
=> Phù hợp
Theo khoản e, điều 14-UCP600 có đề cập: “Trong các chứng từ không
phải là hóa đơn thương mại, thì việc mô tả hàng hóa , dịch vụ là hoặc giao dịch nếu
có, có thể chung chung, miễn là không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong tín
dụng”
4. Đơn giá ngân hàng cũng lưu ý điều kiện giao hàng:
Điểm giao hàng: HO CHI MINH PORT VIET NAM
- Trên hóa đơn thể hiện :
Cảng dỡ hàng tải : Ho Chi Minh , VietNam
64
- Trên L/c thể hiện tại trường 45a :
VN15500/TLE-TS-AL
CẢNG TẠI : HO CHI MINH, VIETNAM
=> phù hợp
5. Số tiền của hóa đơn:
Theo điều 18 khoản a mục III : được lập có cùng đồng tiền ghi trong thư
tín dụng
Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn phải khớp với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng.
Số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số và được ghi đúng chính tả đồng
thới giống như trên hối phiếu
Số tiền bằng số: 22,848.00 USD
Số tiền bằng chữ: hai mươi hai ngàn tám trăn bốn mươi tám đô la.
- Trên hóa đơn thể hiện :
Số tiền : 22,848,00 USD
65
- Trên L/c thể hiện tại trường 32b :
Số tiền : 22848 USD
Số tiền của L/C được thể hiện tại trường 32B – Currency Code, Amount (Loại tiền
tệ, số tiền). Tên đơn vị tiền tệ phải ghi rõ theo quy định của ISO (USD - đôla Mỹ,
VND – đồng Việt Nam, CNY – đồng nhân dân tệ...). Điều này phù hợp nên nhà
nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu.
 Trường hợp:
 Nếu tên của đơn vị tiền tẹ không được ghi rõ ràng thì nhà nhập khẩu sẽ từ
chối chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp.
6. Các dữ liệu khác:
Để thông tin được rõ ràng, hóa đơn có thể ghi thêm số và ngày phát hành L/c, ngân
hàng phát hành, hình thức thanh toán, loại L/c, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên
tàu,…
6.1 Cảng xếp hàng:
- Trên hóa đơn thể hiện :
Cảng xếp hàng : LAEM CHABANG , THAILAN
- Trên L/c thể hiện 44E : Cảng bốc hàng
66
Cảng xếp hàng hoặc bất cứ hảng hàng không nào của ThaiLan
=> phù hợp
6.2 Cảng dỡ hàng:
- Trên hóa đơn thể hiện :
Cảng dỡ hàng tại: Thành Phố Hồ Chí Minh , VietNam
- Trên L/C thể hiện trường 44F :
Cảng dỡ hàng tại : Thành Phố Hồ Chí Minh , VietNam
Theo trường 44e thì cảng xếp hàng là bất kỳ cảng nào ở Thái Lan còn cảng dở
hàng theo trường 44F là cảng HỒ CHÍ MINH
Theo điều 20, khoản a-iii của UCP600 có đề cập : “Hàng hóa được
giao từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong tín dụng”
Trường hợp :
 Nếu tên cảng xếp hàng và dở hàng trong L/C và trong hợp đồng giống nhau
thì nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ tiền cho nhà xuất khẩu.
67
 Nếu tên cảng xếp hàng và dở hàng trong L/C và trong hợp đồng không
giống nhau thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và nhà xuất khẩu sẽ
chỉnh sửa cho phù hợp.
6.3 Tên tàu & số hiệu :
Nhằm xác định chính xác thông tin về tàu chở hàng. Đây là mục phải có đốivới
một vận đơn. Nhà nhập khẩu dựa vào thông tin này để có thể lấy hàng nhanh
chóng hơn.
- Trên hóa đơn thể hiện :
Tàu : SAN LORENZO V.0016N
Trường hợp : vận đơn không có số hiệu của tàu chở hàng: nhà xuất khẩu có thể
yêu cầu cung cấp thêm thông tin trên sao cho đúng với yêu cầu của L/C.
6.4 Số L/C :
Dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C và để ghi vào các chứng từ
có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.
- Trên hóa đơn thể hiện :
Số L/C :13601500109
68
- Trên L/C thể hiện trường 20 : Ngày phát hành L/C
Số chứng từ : 13601500109
= > phù hợp
6.5 Ngàymở L/C:
Căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạn hay
không.
- Trên hóa đơn thể hiện :
Ngày 09/04/2015
- Trên L/C thể hiện trường 31C : Ngày mở L/C
Ngày phát hành 09/04/2015
=> Mọi thông tin đều phù hợp
7 . Kiểm tra hình thức thanh toán:
- Trên L/c thể hiện tại trường 40A : Loại hình thư tín dụng trong L/C là
Irrevocable ( thư tín dụng không hủy ngang )
Loại chứng từ : IRRVOCABLE
69
Loại hình thư tín dụng trong L/C là irrevocable (Thư tín dụng không hủy ngang)
điều này được chấp nhận vì Theo UCP600 điều 3 có đề cập : “một tín
dụng là không thể hủy ngang ngay cả khi tín dụng không quy định như thế” “A
credit is irrevocable even if there is no indication to that effect” nên nhà nhập khẩu
sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu.
 Trường hợp:
 Nếu loại hình thư tín dụng trong L/C không phải là Irrevocable L/C thì nhà
nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho
phù hợp
Trên L/C thể hiện tại trường 42C : Nghĩa là yêu cầu hối phiếu ký phát có giá trị
gần đúng 100% của giá trị hóa đơn ( 2 bản hối phiếu ) .
Trả Theo khoản b, điều 6-UCP 600 , tín dụng phải quy định hoặc là có giá
trị trả ngay, trả chậm, chấp nhận hoặc chiết khấu.
Trong trường hợp này hình thức trả được quy định là hình thức trả ngay.
Trong L/C có quy định hình thức trả tiền, điều này phù hợp nên nhà nhập khẩu sẽ
chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu.
Trường hợp :
Nếu L/C không ghi rõ hình thức trả tiền thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận
L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp.
70
8. Điều kiện thương mại:
- Trên hoá đơn thể hiện:
Cước phí trả sau đốivới bất kì cảng nào của Thái Lan theo điều kiện thương mại
quốc tế 2000.
FOB (Free on Board) giao hàng lên tàu : theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn
thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng
bốc hàng qui định. Người bán ko phải kí hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm cho lô
hàng xuất khẩu. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng. Lưu
ý khi lan can tàu ko còn ý nghĩa thực tế (như vận chuyển bằng các tàu container)
thì 2 bên nên thoả thuận áp dụng điều kiện khác.
- Trên LC thể hiện trường 45A:
9. Đóng gói:
- Trên hoá đơn thể hiện:
71
Đóng gói đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chịu được sóng gió, trong thùng chứa chi tiết ở
mỗi hợp đồng số VN15500/TLE-TS-AL ngày 7/3/2015
- Trên LC thể hiện trường 45A:
Trong thùng chứa chi tiết ở mỗi hợp đồng số vn15500/TLE-TS-AL ngày 7/4/2015
=> phù hợp
2.2.3.3) Vận đơn ( Bill of Lading ) :
Thường thì vận đơn có thể không cần tiêu đề, hoặc nêu tiêu đề như trên. Tuy nhiên,
tiêu đề vận đơn được viết bằng ngôn ngữ nào thì toàn bộ phần nội dung của B/L
phải được viết bằng ngôn ngữ đó.
Theo điều khoản 20 về vận đơn đường biển :
Mục a : một vận đơn đường biển , phải là chứng từ đíchdanh, thì nó cũng phải thể
hiện :
i. Ghi rõ tên người chuyên chở và được kí bởi :
- Người chuyên chở hoặc đại lí đíchdanh đại diện cho hoặc thay mặt
cho người chuyên chở hoặc
- Thuyền trưởng hay đại lí đíchdanh đíchdanh đại diện cho hoặc thay
mặt thuyền trưởng .
Bất kỳ chữ kí nào của người chuyên chở , thuyền trưởng hay đại lí đều
được chứng thực là của người chuyên chở , thuyền trưởng hay đại lý .
72
Bất kì chữ kí nào của đại lý cũng phải ghi rõ là đại lý đó ký đại diện cho
hay thay mặt cho người chuyên chở , đại diện cho hay thay mặt cho
thuyền trưởng.
ii. Ghi rõ là hàng hóa đã bốc lên tàu được chỉ định tại cảng bốc hàng được
quy định trong thư tín dụng bằng :
- Chữ in sẵn trên vận đơn , hoặc
- Ghi chú đã bốc lên tàu có ghi rõ ngày mà hàng hóa đã bốc lên tàu
Ngày phát hành vận đơn đường biển được xem là ngày giao hàng trừ khi
vận đơn đường biển ở phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng ,
trong trường hợp đó thì ngày được ghi trong ghi chú bốc lên tàu sẽ được
coilà ngày giao hàng.
Nếu vận tải đường biển có ghi chữ “ con tàu dự định “ hoặc từ tương tự
nói về contàu, thì phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng
và tên contàu thật sự chở hàng .
iii. Ghi rõ giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng theo quy định của thư tin
dụng .
Nếu vận tải đường biển không ghi rõ cảng bốc hàng là cảng được quy định
trong thư tín dụng , hoặc nó có ghi chữ “ dự định” hoặc từ tương tự nói về cảng
bốc hàng , thì phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi cảng bốc hàng đúng theo quy
định của thư tín dụng , ngày giao hàng và tên của contau chở hàng . Quy định này
được áp dụng ngay việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng cho tàu được chỉ định
được ghi bằng những chữ đánh máy sẵn trên vận đơn đường biển .
vi. là một vận đơn đường biển bản chính hoặc trọn bộ các bản chính như được ghi
trong vận đơn đường biển nếu được lập thành nhiều bản chính .
73
Theo điều khoản 21về chứng thư vận tải biển không thương lượng
được :
Điều khoản 21:Chứng thư vận tải biển không thương lượng được
a. Một chứng thư vận tải biển,phải là chứng từ đíchdanh, thì nó cũng phải thể
hiện:
i. Ghi rõ tên người chuyên chở và được ký bởi:
- Người chuyên chở hoặc đại lý đíchdanh đại diện cho hoặc thay mặt người
chuyên chở ,hoặc
- Thuyền trưởng hay đại lý đíchdanh đại diện cho hoặc thay mặt thuyền
trưởng.
Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý đều phải
được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý.
Bất kỳ chữ ký nào của đại lý cũng phải ghi rõ là đại lý đó ký đại diện hay thay
mặt cho người chuyên chở, đại diện cho hay thay mặt thuyền trưởng.
ii. Ghi rõ là hàng hóa đã được bốc lên con tàu được chỉ định tại cảng bốc
hàng được quy định trong thư tín dụng,bằng:
- Chữ in sẵn trên vận đơn, hoặc
- Ghi chú đã bốc lên tàu có ghi rõ ngày mà hàng hóa được bốc lên tàu.
Ngày phát hành chứng thư vận tải biển được xem là ngày giao hàng trừ khi chứng
thư vận tải biển ở phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng, trong trường
hợp đó thì ngày được ghi trong ghi chú bốc lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng.
Nếu chứng thư vận tải biển có ghi “contàu dự định” hoặc từ tương tự nói về
tên con tàu, thì phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng và tên con
tàu thực sự chở hàng.
74
iii. Ghi rõ giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng theo quy định của
thư tín dụng.
Nếu chứng thư vận tải biển không ghi rõ cảng bốc hàng là cảng được quy định
trong thư tín dụng, hoặc nó có ghi chữ “dựđịnh” hoặc từ tương tự nói về cảng bốc
hàng, thì phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi cảng bốc hàng đúng theo quy
định của thư tín dụng, ngày giao hàng và tên của con tàu chở hàng. Quy định này
được áp dụng ngay cả khi việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng cho tàu được chỉ
định được ghi bằng những chữ đánh máy sẵn trên chứng thư vận tải biển.
iv. Là một chứng thư vận tải biển bản chính hoặc trọn bộ các bản chính như
được ghi trong chứng thư vận tải biển nếu được lập thành nhiều bản
chính.
v. Thể hiện các điều kiện và điều khoảng chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến
một điều khoản khác có chứa các điều kiện và điều khoản chuyên chở (
chứng thư vận tải biển rút gọn hoặc trắng lưng). Nội dung của các điều
kiện và điều khoản chuyên chở đó sẽ không được kiểm tra.
vi. Không ghi rằng nó tuân thủ theo hợp đồng thuê tàu chuyến.
b. Với mục đíchcủa điều khoản này thì việc chuyển tải có nghĩa là việc dỡ
hàng từ một contàu này và bốc hàng lên một contàu khác trong suốthành
trình từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng được quy định trong thư tín dụng.
75
c. i. Một chứng thư vận tải biển có thể ghi là hàng hóa sẽ hoặc có thể được
chuyển tải miễn là có cùng một chứng thư vận tải biển sử dụng chung cho
toàn bộ hành trình .
ii. Một chứng thư vận tải biển ghi là chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra thì vẫn
được chấp nhận ngay cả khi thư tín dụng quy định cấm chuyển tải, nếu hàng
hóa được giao bẳng container,xe móc hoặc xà lan LASH đã ghi trên chứng
thư vận tải biển.
d. Các quy định của chứng thư vận tải biển có ghi là người chuyên chở có
quyển chuyển tải sẽ không được xem xét.
1. Người giao hàng ( Shipper ):
- Tên & địa chỉ của người giaohàng trên B/L:
Ngườigiao hàng là : MITSUBISHI ELEVATOR ASIA CO.,LTD
Địa chỉ : 700/86 AMATA NAKORN INDUSTRIAL ESTATE M.6 DON HUA
ROH,MUANG CHONBURI 20000 THAILAND
Số điện thoại : 038-213170
Fax : 038-213182
Thay mặt cho : MC LIFT AND SOLUTIONS CO.,LTD.
76
- Đồng thời đối chiếu với trường 59 (bên hưởng lợi từ phương thức thanh
toán tín dụng)trên L/C :
Ngườithụ hưởng là : MC LIFT AND SOLUTIONS CO.,LTD.
Địa chỉ : NO .40/14 , BANGNA-TOWER C , 18TH FLOOR ,UNIT B , MOO 12
,BANGNA-TRAD ROAD KM.6.5 , BANGKAEW SUBDISTRICT , BANGPLEE
DISTRICT , SAMUTPRAKARN 10540 THAILAND .
 Trên B/L đã thể hiện đầy đủ : thông tin của shipper , người thụ hưởng .
 Trích bộ luật ISBP 745 E5 khoản b ,d dựa theo áp dụng điều
khoản 20 UCP 600 :
b )Nếu như một đại lý nhân danh hoặc thay mặt cho người chuyên chở ký vận tải
đơn , thì đại lý phải nêu tên và ngoài ra phải nói rõ ràng nó đang đăng ký với tư
cách là “đại lý cho người chuyên chở đíchdanh “hoặc các từ có nghĩa tương tự .
Nếu người chuyên chở được nhận dạng ở một nơi nào đó trên chứng từ là “người
chuyên chở” thì đại lý đức danh có thể đăng ký , ví dụ , là “đạilý nhân danh hoặc
thay mặt cho người chuyên chở” mà không cầnnêu tên người chuyên chở lần
nữa .
d )Nếu một đại lý nhân danh hoặc thay mặt thuyền trưởng ký một vận tải đơn , thì
đại lý phải nêu tên ngoài ra phải ghi rõ đang ký với tư cáchlà “đại lý thuyền
trưởng” hoặc cái từ có nghĩa tương tự . Tên của thuyền trưởng không cần thiết
phải nêu ra .
77
- Trên B/L :
Chữ ký : AGILITY CO.,LTD
As Agents (Làm đại lý)
B/L hợp lệ
- Ngoàira trên L/C trường 46A khoản2 có thể hiện :
Vận đơn phải thể hiện rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của dịch vụ chuyển phát
tại Việt Nam. Nếu đơn vị chuyển phát đặt tại một quốc gia khác ngoài Việt Nam
thì không được chấp nhận.
- Đối chiếu với B/L :
Đơn vị chuyển phát : AGILITY LTD.
78
Địa chỉ : ROOM 8.2 – 8.3 , 8TH FLOOR , E-TOWN 1 BUILDING 364 CONG
HOA STREET , WARD 13 , TAN BINH DISTRICT , HO CHI MINH ,
VIETNAM .
Số điện thoại : 84.8.38132840. Ext 209
 B/L hợp lệ
2. Người nhận hàng ( Consignee ):
Thông tin người nhận hàng dùng để nhằm xác định đối tác nhận hàng. Căn cứ vào
vận đơn, người chuyên chở sẽ giao hàng hóa cho đúng người nhận.
Theo điều E13 khoản a,b của ISBP 745 :
Nếu một vận tải đơn được phát hành “theo lệnh” hoặc “theo lệnh của người gửi
hàng”, thì nó phải được kí hậu bởi người gửi hàng. Ký hậu có thể do một tổ chức
đíchdanh thực hiện mà không phải là người gửi hàng , miễn là ký hậu nhân danh
hoặc thay mặt người gửi hàng.
a. Nếu một Thư tín dụng yêu cầuvận tải đơn xác nhận rằng hàng hóa
được giao “theo lệnh của một tổ chức đích danh”, thì vận tải đơn không
cần phải ghi rằng hàng được chuyển thẳng cho tổ chức đích danh đó.
Vận đơn ghi từ “ TO ORDER OF”hợp lệ ( không cần nêu đíchdanh người nhận
hàng mà chỉ ghi tổ chức nhận hàng là VIETINBANK HOANG MAI BRANCH ).
- Thông tin thể hiện trên B/L:
79
Ngườinhận hàng : Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoang Mai ( được trả theo
lệnh của ngân hàng )
- Trên L/C tại trường 50 ( Người yêu cầu mởL/C ):
Công ty : THANG LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD.
Địa chỉ : 44 Hào Nam , quận Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam.
Qua đốichiếu giữa 2 thông tin trên có thể thấy : Do Công ty Thăng Long chưa có
đủ khả năng về tài chính nên người nhận hàng ở đây là Ngân hàng Vietinbank chi
nhánh Hoàng Mai và được trả theo lệnh của ngân hàng.
Trong quá trình giao dịch , ngân hàng sẽ khống chế nhà nhập khẩu đến khi nào nhà
nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng qua việc đối chiếu với L/C .
Sau khi hoàn tất thanh toán và hàng được chuyển đến công ty THANG LONG
ELEVATOR EQUIMENT QROUP CO.,LTDthì ngân hàng viết giấy ủy nhiệm
cho công ty và công ty ra cảng nhận hàng.
 B/L đã thể hiện đúng .
 Trường hợp thông tin về ngườinhận bị sai lệch đối với L/C: nhà nhập khẩu có
thể yêu cầu chỉnh sửa thông tin sao cho đúng với quy định của L/C.
80
3. Mục thông báo:
Mục này sẽ ghi rõ thông tin về người được thông báo nhận hàng.
- Mục thông báo trên B/L:
Ngườiđược thông báo nhận hàng là : công ty THANG LONG ELEVATOR
EQUIMENT QROUP CO.,LTD
- Đối chiếu với L/C tại trường 50 :
Nhà nhập khẩu ( Ngườiyêu cầu mở L/C ): công ty THANG LONG
ELEVATOR EQUIMENT GROUP CO.,LTD
Địa chỉ : 44 Hào Nam , quận Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam .
Điện thoại / Fax : 84-4 3978 3799/3800
Người được thông báo nhận hàng cũng chính là nhà nhập khẩu ( Công ty THANG LONG
ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD) . B/L đã thể hiện đúng
4. Cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng:
81
Là địa điểm xác định giao hàng và kết thúc quá trình giao hàng . Địa điểm nhận
hàng có thể là cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng.
a) Cảng xếp hàng ( Port of loading):
- Trên B/L:
Cảng xếp hàng : LAEM CHABANG , THÁI LAN
- Trên L/C theo trường 44E ( Địa điểm xếp hàng):
Cảng xếp hàng hoặc bất kỳ cảng hàng không nào tại Thái Lan .
b) Cảng dỡhàng ( Port of discharge) :
- Trên B/L:
Cảng dỡ hàng tại : Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Trên L/C theo trường 44F(Địa điểm dỡhàng ):
Cảng dỡ hàng tại : Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
82
Theo điều 22 khoản a mục III của UCP 600:
Vận đơn phải chỉ rõ quyền hành được giao từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng quy
định trong tín dụng. Nếu hóa đơn không chỉ rõ hoặc dự tính thì phải ghi chú thông
tin về cảng xếp hàng và dỡ hàng.
Theo điều E8 khoản a,b của ISBP 745 :
a) Cảng dỡ hàng đíchdanh theo yêu cầu của thư tín dụng phải thể hiện trong
khu vực cảng dỡ hàng của một vận tải đơn.
b) Tuy nhiên cảng dỡ hàng đíchdanh có thể được ghi trong khu vực ở đầu
trang “nơi đến cuối cùng” hoặc các từ có nghĩa tương tự ,miễn là có ghi
chú chứng minh rằng cảng dỡ hàng là cảng quy định thuộc “nơi đến cuối
cùng” hoặc các từ có nghĩa tương tự .
 Dựa vào các thông tin trên, có thể thấy B/L hợp lệ.
 Trường hợp B/L không có thông tin về cảng xếp hàng và dỡ hàng là sai quy
cách do không xác định được cảng chuyên chở và cảng dỡ hàng theoquy định của
tín dụng, và bên xuất khẩu sẽ bị ngân hàng từchối thanh toán.
5. Tên và số hiệu của tàu:
Nhằm xác định chính xác thông tin về tàu chở hàng. Đây là mục phải có đốivới
một vận đơn. Nhà nhập khẩu dựa vào thông tin này để có thể lấy hàng nhanh
chóng hơn.
- Trên B/L thể hiện:
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảicaoxuanthang
 
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_75491 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549Bichtram Nguyen
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiBUG Corporation
 
Bài tập tình huống về LC
Bài tập tình huống về LCBài tập tình huống về LC
Bài tập tình huống về LCcaoxuanthang
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMAloneman Ho
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNGĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNGnataliej4
 
Bài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuBài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuTrang Trần
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngDoãn Dũng
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
5 de trac nghiem_ttqt_6981
5 de trac nghiem_ttqt_69815 de trac nghiem_ttqt_6981
5 de trac nghiem_ttqt_6981Bichtram Nguyen
 

La actualidad más candente (20)

Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
 
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_75491 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
 
Bài tập tình huống về LC
Bài tập tình huống về LCBài tập tình huống về LC
Bài tập tình huống về LC
 
Nhóm 2 sec
Nhóm 2 secNhóm 2 sec
Nhóm 2 sec
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNGĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
 
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPBThanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Bài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuBài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếu
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Phương thức nhờ thu trơn
Phương thức nhờ thu trơnPhương thức nhờ thu trơn
Phương thức nhờ thu trơn
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
 
5 de trac nghiem_ttqt_6981
5 de trac nghiem_ttqt_69815 de trac nghiem_ttqt_6981
5 de trac nghiem_ttqt_6981
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 

Similar a Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long

112564144 thư-tin-dụng-ppt
112564144 thư-tin-dụng-ppt112564144 thư-tin-dụng-ppt
112564144 thư-tin-dụng-pptmaianhbao_6519
 
Phương thức thanh toán bằng lc trong thương mại quốc tế
Phương thức thanh toán bằng lc trong thương mại quốc tếPhương thức thanh toán bằng lc trong thương mại quốc tế
Phương thức thanh toán bằng lc trong thương mại quốc tếcuocvanchuyen .vn
 
A2.thu tuc thanh toan xnk
A2.thu tuc thanh toan xnkA2.thu tuc thanh toan xnk
A2.thu tuc thanh toan xnkconan123456789
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếPhạm Đức Cường
 
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...Thu Vien Luan Van
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Tailieu.vncty.com   giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...Tailieu.vncty.com   giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Tailieu.vncty.com giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...Trần Đức Anh
 
Bài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếBài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếcaoxuanthang
 
Upas lc training material final
Upas lc   training material finalUpas lc   training material final
Upas lc training material finalxalochienthang
 
Bài thuyết trình.docx thanhtoanquocte
Bài thuyết trình.docx   thanhtoanquocteBài thuyết trình.docx   thanhtoanquocte
Bài thuyết trình.docx thanhtoanquocteHue Nguyen
 
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vnPhương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vnBankaz Vietnam
 

Similar a Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long (20)

112564144 thư-tin-dụng-ppt
112564144 thư-tin-dụng-ppt112564144 thư-tin-dụng-ppt
112564144 thư-tin-dụng-ppt
 
Phương thức thanh toán bằng lc trong thương mại quốc tế
Phương thức thanh toán bằng lc trong thương mại quốc tếPhương thức thanh toán bằng lc trong thương mại quốc tế
Phương thức thanh toán bằng lc trong thương mại quốc tế
 
Tiểu Luận Quy Trình Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ.doc
Tiểu Luận Quy Trình Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ.docTiểu Luận Quy Trình Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ.doc
Tiểu Luận Quy Trình Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ.doc
 
A2.thu tuc thanh toan xnk
A2.thu tuc thanh toan xnkA2.thu tuc thanh toan xnk
A2.thu tuc thanh toan xnk
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
 
CONFIRMED LETTER OF CREDIT
CONFIRMED LETTER OF CREDITCONFIRMED LETTER OF CREDIT
CONFIRMED LETTER OF CREDIT
 
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
 
thanh toan quoc te
thanh toan quoc tethanh toan quoc te
thanh toan quoc te
 
3
33
3
 
Tailieu.vncty.com giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Tailieu.vncty.com   giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...Tailieu.vncty.com   giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Tailieu.vncty.com giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
 
Bài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếBài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tế
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đẩy Mạnh Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đẩy Mạnh Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đẩy Mạnh Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đẩy Mạnh Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương ...
 
Welcome to-you-nhom-9
Welcome to-you-nhom-9Welcome to-you-nhom-9
Welcome to-you-nhom-9
 
dich_vu_lc_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdf
dich_vu_lc_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdfdich_vu_lc_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdf
dich_vu_lc_la_gi_va_nhung_thong_tin_quan_trong.pdf
 
Upas lc training material final
Upas lc   training material finalUpas lc   training material final
Upas lc training material final
 
Bài thuyết trình.docx thanhtoanquocte
Bài thuyết trình.docx   thanhtoanquocteBài thuyết trình.docx   thanhtoanquocte
Bài thuyết trình.docx thanhtoanquocte
 
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vnPhương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ | Bankaz.vn
 
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừaCác phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
 

Más de luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

Más de luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Último

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Último (20)

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Thăng Long

  • 1. 1  TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI MÃ TÀI LIỆU: 80141 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com  MÔN : Thanh toán quốc tế  GVHD : Thầy Hà Minh Hiếu  SVTH : Nhóm  LỚP : 13DQT22 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY THĂNG LONG
  • 2. 2 DANH SÁCH NHÓM STT HỌ TÊN MSSV 1. NGUYỄN NGỌC ANH TÚ 1311142548 2. TRỊNH ANH THƯ 1311142211 3. PHẠM NGỌC PHƯƠNG MINH 1311141331 4. PHAN THỊ NGỌC LINH 1311141212 5. HOÀNG THỊ THU HUYỀN 1311141024 6. NGUYỄN TẤN XUÂN ĐÀO 1311140573 7. NGUYỄN THỊ NHƯ HOÀI 1311140919 8. VÕ THỊ LỢI 1311142855 9. HUỲNH THỊ THÙY TRANG 1311142405 10. NGUYỄN THỊ THANH TRÚC 1311142510 11. NGUYỄN ĐỨC ĐẠT 1311142832 12. LÊ BẢO HÀ 1311140058 13. TRƯƠNG THỊ CẨM DUYÊN 1311140717 14. NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM 1311142355 15. NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG 1311141788 16. HUỲNH THỊ BÍCH TUYỀN 1311142613 17. TRƯƠNG NGỌC THÚY AN 1311140373 18. ĐẶNG MINH HIỆP 1311143095 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM (HUTECH) KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
  • 3. 3 LỜI MỞ ĐẦU Với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế Quốc gia và hợp tác quốc tế trong điều kiện thương mại quốc tế mở rộng để cho nền kinh tế nước ta hướng ra thị trường bên ngoài. Đối với Việt Nam, từ khi chuyển đổi nền kinh tế đến nay đã phát triển không ngừng, với đường lối tập trung sức người sức của đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ cùng với sự nỗ lực của Doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ về thanh toán Quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay cũng như tình hình xuất Nhập khẩu của Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long trong giai đoạn mới đã góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Nhằm tìm hiểu rõ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thang máy của Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long. Qua việc phân tích hợp đồng cụ thể, đề tài chủ yếu nghiên cứu kỹ quy trình Thanh toán quốc tế bằng L/C và các bước kiểm tra tính đúng đủ, hợp lệ của bộ chứng từ .Từ đó thấy được những thực trạng còn vướng mắc để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong Thanh toán hợp đồng bằng L/C. Trong phạm vi khả năng nghiên cứu còn hạn chế, các vấn đề được đề cập, phân tích và giải pháp đưa ra có thể chưa sâu sắc và còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy và các bạn để hoàn thiện hơn và phù hợp với tình hình thực tế. Để hoàn thiện được đề tài này chúng em chân thanh cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy Hà Minh Hiếu dành cho chúng em.
  • 4. 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰ NG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ : 1.1 Phương thức tín dụng chứng từ 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Các bên tham gia 1.1.3 Giớithiệu về thư tín dụng L/C 1.1.3.1 Khái niệm 1.1.3.2 Phân loại : 1. Revocable L/C – L/C hủy ngang : L/C có thể hủy ngang, ít được sử dụng do không đảm bảo quyền lợi của người hưởng lợi L/C. 2. Irrevocable L/C- L/C không thể hủy ngang : Không thề hủy ngang là lọai được sử dụng phổ biến nhất . 3. Straight L/C – L/C có giá trị trực tiếp : Là lọai L/C yêu cầu chứng từ xuất trình trực tiếp tại NH mở, do vậy địa điểm hết hạn hiệu lực là NH mở. 4. Negotiation L/C – L/C có giá trị chiết khấu : Là lọai L/C cho phép người hưởng có thể chiết khấu bộ bô chứng từ tại 1 ngân hàng chỉ định (nominated bank) hay tại bất kỳ NH nào. 5. L/C at Sight -L/C trả ngay : NH mở L/C cam kết trả tiền ngay cho người hưởng lợi khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. 6. Defered L/C -L/C trả chậm : L/C trong đó quy định việc trả tiền cho người bán sẽ được thực hiện sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date) .
  • 5. 5 7. Confirm L/C -L/C có xác nhận : Là lọai L/C không hủy ngang do 1 NH mở và được NH khách xác nhận, tức là đảm bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc theo sự ủy nhiệm của NH mở. 8. Unconfirm L/C – L/C không xác nhận : Là L/C không hủy ngang và không yêu cầu xác nhận . 9. Transferable L/C -L/C chuyển nhượng : Là L/C mà theo đó người hưởng lợi đầu tiên (1st beneficiary) có quyền chuyển nhượng tòan bộ hay từng phần L/C đó cho 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ 2 (second ben. ) 10.Back to back L/C -L/C giáp lưng: Là loại L/C không thể hủy ngang được mở trên cơ sở 1 L/C khác . L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất. 11.Reciprocal L/C – L/C đối ứng : Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đốiứng với nó đã được phát hành. 12.Stand-by L/C – L/C dự phòng : Là một L/C không thể hủy ngang trong đó ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu có sự vi phạm hợp đồng hay thỏa thuận từ phíangười xin mở L/C. 1.1.3.3 Quy trình mở L/C 1.2 Vận đơn 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Tác dụng 1.2.3 Nội dung một số vận đơn đường biển 1.2.4 Một số cách phân loại vận đơn phổ biến 1.3 Hoá đơn thương mại 1.3.1 Định nghĩa
  • 6. 6 1.3.2 Tác dụng 1.3.3 Nội dung 1.4 Phiếu đóng gói 1.4.1 Định nghĩa 1.4.2 Nội dung 1.5 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá 1.5.1 Định nghĩa 1.5.2 Phân loại 1.6 Sơ lược về UCP 600 và ISBP 745 1.6.1 Sơ lược về UCP 600 1.6.2 Sơ lược về ISBP 745 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI TẬP ĐOÀN THANG MÁY THĂNG LONG 2.1 Tổng quan về tập đoàn thang máy Thăng Long 2.1.1 Tổng quan về công ty 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 2.2 Thực trạng về quy trình thanh toán quốc tế bằng L/C của tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long 2.2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
  • 7. 7 2.2.2 Quy trình kiểm tra bộ tín dụng chứng từ 2.2.2.1 Hoá đơn thương mại ( Invoice) 2.2.2.2 Kiểm tra vận đơn ( Bill of Lading) 2.2.2.3 Kiểm tra phiếu đóng gói ( Packing List) 2.2.2.4 Các chứng từ khác (Ở đây bộ chứng từ chỉ có Certificate of Origin) 2.2.3 Công việc cần làm của nhà nhập khẩu 2.2.3.1 Đơn xin mở Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) 2.2.3.2 Kiểm tra hoá đơn thương mại (Commericial Invoice) 2.2.3.3 Kiểm tra vận đơn (Bill of Lading) 2.2.3.4 Kiêm tra phiếu đóng gói hàng hoá ( Packing List) 2.2.3.5 Kiêm tra giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin ) CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIÚP CẢI THIỆN QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C Ma trận SWOT 3.1 Việc lựa chon thanh toán quốc tế bằng L/C 3.2 Một số rủi ro trong bộ chứng từ và giải pháp khắc phục rủi ro 3.3.1 Packing List 3.3.2 Bill of Lading 3.3.3 Bill of Exchange 3.3.4 Commericial Invoice
  • 8. 8 1.1 Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ: 1.1.1Khái niệm: Phương thức Tíndụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽphát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng . 1.1.2 Các bên tham gia: 1. Người xin mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này. Người xin mở L/C có thể là người mua (buyer), nhà NK (importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee). 2. Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán.Người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer). 3. Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. 4. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà XK. CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C
  • 9. 9 5. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C. 6. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui định trong L/C thì:  Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng  Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn  Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến. 1.1.3 Giới thiệu về Thư tín dụng L/C ( Letter of Credit): 1.1.3.1 Khái niệm : Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
  • 10. 10 1.1.3.2 Quy trình mở L/C : Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi vào ngân hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến.Toànbộ quy trình này liên quan đến 4 bên đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị xuất khẩu, trong đó đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động. Chi tiết về quy trình mở L/C được trình bày trên sơ đồ. 13.2 nhìn sơ đồ này bạn có thể thấy quy trình mở L/C gồm có ba bước: 1.Lập giấy đề nghị mở L/C 2.Mở L/C 3.Thông báo L/C Chi tiết từng bước sẽ lần lượt được trình bày và giải thích dưới đây: (2) L/C (4) Giấy đề nghị mở L/C (3) L/C (4) Hợp đồng Ngânhàng mở L/C Ngânhàng thông báo L/C Người xin mở L/C (Nhập khẩu) Người hưởng thụ L/C (Xuất khẩu)
  • 11. 11 Sơ đồ : Quy trình mở thư tín dụng Bước 1: o Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương ( đơn đặt hàng), tổ chức nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gởi đến ngân hàng phục vụ mình ( Nơi đơn vị nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở 1L/C cho người bán hay người xuất khẩu ).khi lập giấy đề nghị mở L/C cần chú ý những điểm cơ bản sau: o Viết đúng nội dung theo mẫu giấy đề nghị mở L/C do Ngân hàng mở L/C ấn hành. o Đơn vị nhập khẩu cần thận trọng và cân nhắc kĩ trước khi đưa những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C. o Tôn trọng những điều kiện trên hợp đồng, tránh tình trạng mâu thuẫn. Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng cũng có thể thay đổimột số nội dung đã ký. o Lập tối thiểu là 2 bản L/C. Sau khi ngân hàng ký nhận, đóng dấu sẽ gởi trả lại cho đơn vị một bản. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C và là cơ sở để ngân hàng oạn thảo L/C gởi bên xuất khẩu. o Ngoài giấy đề nghị mở L/C , đơn vị nhập khẩu cònphải gửi kèm các chứng từ sau : o Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. o Giấy phép nhập khẩu lô hàng hoặc quota nhập khẩu. o Hợp đồng thương mại. o Phương án kinh doanh . o Báo cáo tài chính. Bước 2:
  • 12. 12 Căn cứ vào yêu cầu xin mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện ký quý( mức ký quỹ tuỳ thuộc vào thẩm định hồ sơ của ngân hàng mở L/C) Khi quyết định mở L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người thụ hưởng L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không, còn tồn tại hay phá sản. Do đó, NH mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh tài chính của người mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hoá. Sau khi lập L/C NH sẽ gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua NH thông báo tại nước xuất khẩu. Việc chuyển thư được thực hiện bằng đường bưu chính hay điện tín hoặc hệ thống SWIFT. Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra, xác báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản “Nguyên văn” ( nhận thế nào thì chuyển thế đó). Nếu gởi bằng thư thì kiểm chữ ký, gởi điện thì kiểm mã. Lưu ý việc thông báo L/C có thể qua hai ngân hàng. Chẳng hạn ví dụ dưới đây minh hoạ ba trường hợp thông báo L/C của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) Trường hợp 1: VCB HCM tiếp nhận L/C từ ngân hàng mở và trực tiếp thông báo cho người thụ hưởng là khách hàng của VCB. Điều này được thể hiện trong L/C bằng câu “Please advised beneficiary..” và được thực hiện theo quy trình thông báo đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém chi phí nhất như dưới đây, vì người thụ hưởng chỉ chịu một lần phí thông báo.
  • 13. 13 Trường hợp 2: VCB HCM tiếp nhận L/C từ Ngân hàng thông báo thứ nhất chuyển đến. Do ngân hàng mở L/C không có quan hệ đại lý với VCB HCM, nhưng khách hàng thì có quan hệ giao dịch tại đây, nên việc thông báo L/C phải được thực hiện qua trung gian nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu kiểm tra và thanh toán L/C.VÍ dụ Ngân hàng Tatlee bank Singapore muốn mở L/C cho một người thụ hưởng có yêu cầu giao dịch tại VCB HCM. Tuy nhiên, Ngân hàng không có quan hệ đại lý với VCB HCM mà chỉ có quan hệ đại lý với Eximbank. Lúc này Ngân hàng mở sẽ gửi L/C đến Eximbank và yêu câu Eximbank chuyển tiếp đến VCB HCMđể thông báo cho khách hàng. Điều này thể hiện trong L/C bằng câu “Advising through Vietcombank HoChiMinh branch”. Khi tiếp nhận loại L/C này, VCB HCM chỉ cần kiểm tra chữ ký hoặc mã test của ngân hàng thông báo thứ nhất vì trước khi chuyển L/C đến cho VCB HCM thì ngân hàng này đã kiểm tra tính xác thực của L/C này rồi. ngân hàng phát hành L/C VCB HCM NGƯỜI THỤ HƯỞNG
  • 14. 14 Trong quy trình này, người thụ hưởng phải chịu phí thông báo mà cả hai Ngân hàng đều thu cho dịch vụ của mình, ngoài ra còncác phí thông báo tu chỉnh nếu có sau này. Trường hợp 3 : Ngược lại VCB HCM cũng tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành và chuyển đến Ngân hàng thông báo thứ hai để Ngân hàng này thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng.Nếu ngân hàng thông báo thứ hai là Ngân hàng Eximbank thì điều này được thể hiện trong câu : “Advise through Eximbank HoChiMinh” Nhìn vào sơ đồ ta thấy VCB HCM chỉ là người trung chuyển L/C đến ngân hàng thông báo thứ hai. Tuy nhiên khi tiếp nhận L/C này, VCB HCM phải có trách ngân hàng phát hành L/C ngân hàng thông báo thứ nhất VCB người thụ hưởng ngân hàng phát hành L/C VCB HCM ngân hàng thông báo thứ nhất người thụ hưởng
  • 15. 15 nhiệm kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi chuyên cho ngân hàng thông báo thứ hai.Việc kiểm tra nội dung của L/C sẽ do Ngân hàng thông báo thứ 2 đảm trách. Trong trường hợp này người thụ hưởng cũng phải chịu hai lần phí thông báo và tu chỉnh (nếu có) 1.1.2 ) Quy trình thanh toán L/C: Gồm 4 bước chính : giao hàng, lập bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu và kiểm tra bộ chứng từ, thanh toán của ngân hàng mở L/C. Quy trình thanh toán L/C có thể chia thành 2 trường hợp : Thanh toán tại ngân hàng mở L/C, thanh toán tại ngân hàng chỉ định. (7) thanh toán (6) Telaxbộ chứng từ (5) Bộ chứng từ (8) Thanh (9) thanh toán và nhận bộ chứng từ toán (4) Hàng hoá Quy trình thanh toán L/C tại Ngân hàng mở L/C NH mở L/C NK XK NH thương lượng
  • 16. 16 (7) Bộ chứng từ (5) Bộ chứng từ (6)Thanh toán (9) thanh toán và nhận bộ chứng từ chiếkhấu (4) Hàng hoá Quy trình thanh toán L/C tại Ngânhàng chỉ định trên L/C Bước 4: Đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do NH thông báo gởi đến tiến hành kiểm tra và đối chiếu với hợp đồng mua bán đã ký. Sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu. Nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới được giao hàng. Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong L/C xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu thanh toán. Bước 6: NH phục vụ cho nhà nhập xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu nhập vào. NH mở L/C NH chỉ định NK XK
  • 17. 17 Bước 7 : NH mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu gởi điến tiến hành kiểm tra với những điều khoản quy định trên L/C đã mở trước đây .Nếu thấy phù hợp thì NH mở L/C sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu theo lệnh của NH thông báo. Bước 8: Nhận được điện báo cáo về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, Ngân hàng báo có cho tổ chức xuất khẩu hoặc thông báo cho hối phiếu có kỳ hạn đã được chập nhận thanh toán và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chốicủa ngân hàng mở L/C. Bước 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu người xin mở L/C thanh toán và chuyển bộ chứng từ cho người xin mở L/C ( NGƯỜI NHẬP KHẨU) Nếu tổ chức nhập khẩu từ chốithanh toán thì tuỳ trường mà hợp ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết. Cơ sở pháp lý để giải quyết sự tranh chấp này là giấy đề nghị mở thư tín dụng của đơn vị nhập khẩu gửi cho ngân hàng khi yêu cầu mở thư tín dụng. 1.2 ) Vận đơn ( Bill of lading – B/L) : 1.2.1 ) Khái niệm: Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng tàu biển, do người vận tải hoặc đại diện của người vận tải cấp cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải với người chủ hàng.Trong khái niệm trên có các thuật ngữ như sau: •Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
  • 18. 18 •Ngườivận chuyển (carrier) •Đạilý của người vận chuyển (Agent of carrier) •Ngườigửi hàng (Shipper) •Hàng hóa đã được xếp lên tàu (shipped on board) •Hàng để xếp (received for shipment). 1.2.2 ) Tác dụng: Thứ nhất: Là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng, người nhận hàng và người chuyên chở. Thứ hai : vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa . Thứ ba : vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hóa người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ , thống kê , theo dõi xem người bán ( người chuyên chở ) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương ( vận đơn ). Thứ tư : vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hóa lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng . Thứ năm : vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm , hay những người khác có liên quan. Thứ sáu: vận đơncònđược sử dụng làm chứng từ để cầm cố , mua bán , chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn . 1.2.3 Nội dung của vận đơn đường biển :  Tên tàu và tên người vận tải  Tên người gửi hàng  Cảng xếp và dỡ hàng
  • 19. 19  Tên người nhận ( hoặc theo lênh , hoặc không ghi rõ )  Tên hàng  Ký mã hiệu hàng hoá  Số lượng kiện  Trọng lượng cả bì hoặc thể tích  Cước phí, phụ phí  Điều kiện thanh toán  Thời gian và địa điểm cấp  Số bản gốc  Chữ ký ( người vận tải, thuyền trưởng, người đại diện của thuyền trưởng)  Cơ sở pháp lý  Các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận tải 1.2.4 Một số cách phân loại vận đơn phổ biến: 1. Phê chú trên vận đơn: o Vận đơn hoàn hảo ( Clean B/L) là vận đơn khôn g có ghi chú khiếm khuyết hàng hoá hay bao bì. o Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) là loại vận đơn trên đó người chuyên chở ghi chú xấu về tình tràng hàng hoá hay bao bì. 2.Thờigian cấp và bốc xếp hàng: o Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn đã được cấp khi hàng hoá đã nằm trên tàu.
  • 20. 20 o Vận đơn nhận hàng để xếp ( Received for shipment B/L) là vận đơn được cấp trước khi hàng hoá được xếp lên tàu . Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu.Sau khi xếp hàng, người gửi hàng có thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng. o Vận đơn hỗn hợp (Combine B/L) là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải đường biển. Loại vận đơn này được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ HIệp hội nhưng người vận tải FIATA nên được gọi là FIATA combined B/L o Vận đơn rút gọn (Short B/L là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản chủ yếu. 3.Cáchchuyển nhượng: o Vận đơn theo lệnh ( B/L to order) là B/L theo đó người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng , Ngân hàng hoặc người nhận hàng. o Vận đơn đíchdanh ( B/L to anamed person) or (straight B/L) là B/L trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, do đó hàng chỉ có thể giao cho người có tên trong B/L. o Vận đơn xuất trình ( Bearer B/L) hay vận đơn vô danh, là vận đơn trong đó không ghi rõ tên người nhận hàng , cũng không ghi rõ theo lệnh của ai. Người chuyên chở giao hàng cho người cầm vận đơn xuất trình cho họ. Vận đơn này thường được chuyển nhượng bằng cách trao tay. 4.Cáchchuyên chở : o Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) cấp cho hàng hoá được chuyên chở bằng một contàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi từ càng đến cảng
  • 21. 21 o Vận đơn đi suốt (Through B/L) là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hoá giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay nhiều chủ khác nhau. Người cấp vận đơn đi suốtphải chịu trách nhiệm về hàng hoá trên chặng đường từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ cuối cùng. o Vận đơn địa hạt ( Local B/L) là B/L do các tàu tham gia chuyen chở cấp, lại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hoá mà thôi. 1.3 ) Hoá đơn thương mại: 1.3.1 ) Định nghĩa :  Là chứng từ cơ bản  Do người bán lập sau khi gửi hàng  Yêu cầu người mua trả tiên theo tổng số hàng hoá ghi trên hoá đơn 1.3.2 ) Tác dụng :  Sử dụng thay thế cho hối phiếu  Khai hải quan  Thế chấp vay ngân hàng  Kê khai chi tiết về hàng hoá  Thông báo kết quả giao hàng ( bản sao) 1.3.3 ) Nội dung :  Ngày lập  Tên và địa chỉ ngưởi bán, người mua  Tên hàng hoặc tên dịch vụ được mua bán  Số lượng hàng hoá  Giá đơn vị  Tổng giá trị
  • 22. 22  Và : Số lượng kiện, loại bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, số và ngày ký hợp đồng, ngày gửi hàng, điều kiện giao hàng và thanh toán. 1.4 ) Giấy chứng nhận xuất xứ : 1.4.1 ) Khái niệm :  Có thể định nghĩa ngắn gọn là nó cho biết nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.  Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.  Về mặt lịch sử, đây là một giấy chứng nhận hàng hóa được đưa lên tàu, có xuất xứ từ một quốc gia nào đó. . Nhưng tính "xuất xứ" trong một C/O không nghiễm nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất hàng, mà đó phải là quốc gia đã thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó. Việc này nảy sinh, khi hàng hóa không được sản xuất từ 100% nguyên liệu của quốc gia xuất hàng, hoặc quá trình chế biến và giá trị gia tăng không xuất phát từ một quốc gia duy nhất.  Thông thường, nếu hơn 50% giá hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước đó được chấp nhận là quốc gia xuất xứ. Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các tỉ lệ khác về mức nội hóa cũng được chấp nhận.  Khi các nước tham gia các hiệp ước thương mại, họ có thể chấp nhận giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ một khối thương mại (ví dụ như EU, Bắc Mỹ), thay vì một quốc gia cụ thể.
  • 23. 23 1.4.2 ) Phân loại : Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:  C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)  C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)  C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc)  C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc)  C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản)  C/O mẫu VJ (Việt nam - Nhật Bản)  C/O mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ)  C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand)  C/O mẫu VC (Việt Nam - Chile)  C/O mẫu S (Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia) 1.5 ) Sơ lược về UCP 600 và ISBP 745: 1.5.1 Sơ lược về UCP 600:  Khái niệm :  UCP 600 là bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu, vừa được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hoàn tất. Trong đó
  • 24. 24 quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ.  Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã hoàn tất và ban hành bản sửa đổi Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu (UCP 600), áp dụng từ ngày 1/7/2007. UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1993 nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế , tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu .  UCP 600 là bản sửa đổilần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ , trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, quy định chi tiết các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn; thời gian kiểm tra chứng từ chỉ mất 5 ngày làm việc thay vì 7 ngày như trước.  Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2006, có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc ( thông thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 – 100USD). Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.  Trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thường các ngân hàng chấp nhận số hàng trong giao dịch của doanh nghiệp làm tài sản đảm bảo để ứng trước số tiền thanh toán. Khi xảy ra rủi ro hoặc gian lận , khoản tiền đó của ngân hàng sẽ bị đọng lại.
  • 25. 25 Trong giao dịch quốc tế không tránh khỏi những rủi ro trên thương trường . Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy của tiêu chuẩn quốc tế, để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết. Khi có dấu hiệu khả nghi : như chào hàng giá thấp so với mức giá chung của thế giới, địa chỉ của đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu các cam kết cụ thể … cần phốihợp chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức lien quan để xác minh kịp thời tránh được những rủi ro và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Nộidung của UCP 600: Điều 1: Phạm vi sừ dụng UCP Điều 2: Định nghĩa Điều 3: Giải thích Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng Điều 5: Chứng từ và hàng hóa , dịch vụ hay các giao dịch khác Điều 6: Giá trị thanh toán , ngày hết hạn và nơi xuất trình Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận
  • 26. 26 Điều 9: Thông báo thư tín dụng và tu chỉnh Điều 10: Tu chỉnh thư tín dụng Điều 11: Thư tín dụng và tu chỉnh được chuyển bằng điện và sơ báo Điều 12: Sự chỉ định Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả lien ngân hàng Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ Điều 15: Chứng từ xuất trình hợp lệ Điều 16: Chứng từ bất hợp lệ Điều 17: Chứng từ gốc và bản sao Điều 18: Hóa đơn thương mại Điều 19: Chứng từ vận tải Điều 20: Vận đơn đường biển Điều 21: Vận đơn đường biển không lưu thong (không chuyển nhượng) Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
  • 27. 27 Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không (vận đơn hàng không) Điều 24: Chứng từ vận tải dường bộ, đường sắt, đường song Điều 25: Biên lai chuyển phát nhanh, biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi bưu điện Điều 26: Trên boong, người gửi hàng xếp và đếm, người gửi hàng kê khai Điều 27: Vận đơn hoàn hảo (sạch) Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và hình thức bảo hiểm Điều 29: Gia hạn ngày hết hạn hiệu lực hay ngày cuốicùng xuất trình chứng từ Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá Điều 31: Thanh toán hoặc giao hàng từng phần Điều 32: Thanh toán giao hàng nhiều lần Điều 33: Giờ xuất trình chứng từ Điều 34: Sự miễn trách về hiệu lực chứng từ Điều 35: Miễn trừ trách nhiệm trong việc chuyển điện tín và dịch thuật
  • 28. 28 Điều 36: Bất khả kháng Điều 37: Từ bỏ trách nhiệm về hoạt động của bên được chỉ thị Điều 38: Thư tín dụng chuyển nhượng Điều 39: Chuyển nhượng tiền hàng xuất khẩu Những quy định tiến bộ trong UCP 600: * Về hình thức :  UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500) và được sắp xếp một cách khoa học, dễ tra cứu, trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500.  Các định nghĩa và giải thích thuật ngữ rõ ràng giúp cho các bên tham gia trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tránh khỏi tranh chấp không đáng có.  Đặc biệt về thương lượng thanh toán , trong UCP 500, thuật ngữ này được gọi là “ discount” chứ không phải “ negotiation”như ở bản 600 này. Điều
  • 29. 29 này có ý nghĩa rất lớn vì “Discount” có nghĩa là định giá và thanh toán chỉ cho hối phiếu nhưng trong phương thức thanh toán TDCT, giao dịch giữa các bên là giao dịch trên cơ sở chứng từ mà rất nhiều bộ chứng từ khi xuất trình không đòi hỏi phải có hối phiếu. Trong những trường hợp này thuật ngữ”negotiation” thể hiện rõ bản chất của quá trình này hơn. Chiết khấu phải được hiểu là thương lượng thanh toán bằng thế chấp bộ chứng từ.  Tiếp theo là khoản quy định về thư tín dụng, so với UCP 500, UCP 600 đã quy định rõ ràng tín dụng là không thể hùy ngang . Quy định này thực sự rất có ý nghĩa đối với bên xuất khẩu , họ có thể giao dịch một cách an toàn hơn và không sợ bị bên nhập khẩu từ chối giao dịch giữa chừng . Bên cạnh đó , trong phương thức thanh toán TDCT, tín dụng phài là một tín dụng không thể hủy ngang thì mới có thể đảm bảo cho các ý nghĩa của phương thức này . Đó là sự đảm bảo thanh toán cho các bên. * Về thời gian làm việc ngân hàng : UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). Ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “ Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thong báo chứng từ bất hợp lệ. * Quy định về địa chỉ của Ngườiyêu cầu và Ngườithụ hưởng : UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C .
  • 30. 30 * Quy định về việc từ chối bộ hồ sơ : Khi ngân hàng được chỉ định , ngân hàng xác nhận , nếu có , hoặc ngân hàng phát hành quyết đinh từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình , thì phải gửi một thông báo duy nhất cho người xuất trình . Thông báo phải nêu rõ : - Ngân hàng từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu. - Mỗi điểm bất hợp lệ theo ngân hàng từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu. Theo quy định này của UCB 600, ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định có thể lựa chọn hình thức định đoạt cho chứng từ một cách linh hoạt và thích hợp để thông báo cho người xuất trình. *Quy định về vấn đề chiết khấu hối phiếu trả chậm: Việc quy định rõ của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận về việc hoàn trả vào ngày đáo hạn của bộ chứng từ dù ngân hàng chỉ định có trả trước hối phiếu hay mua lại bộ chứng từ . Do vậy , các ngân hàng chỉ định hoàn toàn có thể quyết định việc thương lượng chứng từ mà không lo bộ chứng từ đó có giả mạo hay không , miễn là bộ chứng từ đó phù hợp với quy định của L/C . Những quy định mới này cũng một phần tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng mạnh dạn thực hiện việc chiết khấu đối với các L/C trả chậm . Nghiệp vụ này vừa giúp ngân hàng có thể thu được một khoản phí , vừa giúp người thụ hưởng không bị vốn tồn đọng trong kinh doanh. *Các quy định về chứng từ vận tải :
  • 31. 31 Quy định về “chứng từ vận tải sạch “ trong điều 27 UCP 600 cũng có nhiếu điểm tiến bộ . Theo điều này .từ “ sạch “ không cần phải được thể hiện trên bề mặt của chứng từ vận tải , ngay khi cả L/C yêu cầu xuất trình một vận đơn sạch . Quy định này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn khi trên thực tế một vận đơn chỉ cần không có phê chú xấu thì được coilà vận đơn sạch chứ không cần có chữ “clean” trê n bề mặt . Việc quy định như trên sẽ làm giảm bớt các rắc rối không đáng có trong quá trình thu thập bộ chứng từ của bên xuất khẩu. Mộtsố tồn tại UCP 600 vẫn chưa giảiquyết được : Về cơ bản , UCP đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ UCP 500 chưa thực hiện được . Tuy nhiên , bên cạanh những thành tựu đó , UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp , đòihỏi ICC phải tiếp tục nghiên cứu và sửa đổiđể có thể đáp ứng được sự thay đổiliên tục trong thương mại quốc tế , dưới đây là một số bất cập mà UCP 600 vẫn chưa thể giải quyết được. 1.5.2 Sơ lược về ISBP: Cùng với UCP 600, ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits) - Tập quán Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế về Kiểm tra Chứng từ theo Thư tín dụng) được xem như một cuốn cẩm nang hướng dẫn không thể thiếu đốivới các ngân hàng, các công ty xuất nhập khẩu, các chuyên gia logistics, các công ty bảo hiểm…trong việc lập và kiểm tra các chứng từ xuất trình theo thư tín dụng (L/C). Phiên bản đầu tiên có tên gọi ISBP 645 được Ủy ban Ngân hàng ICC ấn hành năm
  • 32. 32 2002. Sau hơn 4 năm sử dụng, Ủy ban Ngân hàng quyết định tiến hành sửa đổi ISBP 645 và thông qua phiên bản 2007 vớitên gọi là ISBP 681. Tuy nhiên, sau gần hai năm áp dụng,ISBP 681, trong chừng mực nào đó, đã bộc lộ nhiều thiếu sótvà chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, do vậy, tại cuộc họp Dubai vào tháng 3/2009, Ủy ban Ngân hàng ICC một lần nữa quyếtđịnh sửa đổi ISBP 681. Mới đây vào ngày 17/4/2013 Ủyban Ngân hàng ICC họp tại Lisbon (Bồ Đào Nha) đã thông qua Bản Dự thảo cuối cùng ISBP với tên gọi là ISBP745. Ngay sau cuộc họp của Ủy ban Ngân hàng ICC tại Lisbon, Kim Sindberg – Thành viên của Nhóm soạn thảo ISBP 745 – đã chia sẻ với người viết Bản dự thảo cuối cùng ISBP 745 đã được Ủy ban Ngânhàng ICC thông qua. Dự kiến sẽ mất thêm một thời gian nữa phiên bản ISBP 745 mới được Ủy ban Ngân hàng ICCchínhthức ấn hành và có hiệu lực áp dụng.  Những nguyên tắc chung : Các chữ viết tắt : “LtD” - “Limited “ “Int L” - “ International” “Co.” - “ Company “ “kgs “ - “Kilos” “Ind” - “Industry” “mfr” - “manufacturer” “mt” - “metrictons” Những chứng nhận và lời khai: Một số chứng nhận và lời khai hoặc các chứng từ tương tự có thể là : + Một chứng từ riêng biệt
  • 33. 33 +Một sự chứng nhận hoặc một lời khai trong chứng từ khác do thư tín dụng yêu cầu . Những sửa chữa và thay đổi : a) Những sửa chữa và thay đổi hoặc số liệu trong chứng từ mà không phải do người thụ hưởng tạo lập thì phải có xác nhận của người phát hành chứng từ hoặc người được phát hành ủy quyền thực hiên . đồng thời việc xác nhận, chứng thực đó phải thể hiệ rõ chữ ký , tên của người tiến hành chứng thực, nếu không phải chỉ rõ tư cách của người chứng thực đó . b) Nếu những sửa chữa và thay đổi trong các chứng từ do bản thân người thụ hưởng phát hành thì không phải chứng thực ,xác nhận ( trừ hồi phiếu ). c) Nếu một chứng từ có nhiều sửa chữa và thay đổi thì có thể xác nhận một cách riêng lẻ hoặc xác nhận chung gắn liền với các sửa chữa tương ứng. Ngàytháng : a) Các hối phiếu, chứng từ vận tải , các chứng từ bảo hiểm đều phải ghi rõ ngày tháng . Ngoài ra các chứng từ khác có yêu cầu ghi rõ ngày tháng hay không sẽ phụ thuộc vào tính chất và nội dung của chứng từ đó . b) Tùy thuộc vào Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ xác minh việc giảm định trước khi giao hàng hay sau khi giao hàng mà các chứng từ bao gốm giấy chứng nhận phân tích , giấy chứng nhận giảm định phải chỉ rõ các công việc giảm đinh được thực hiện trước , trong hay sau ngày giao hàng.
  • 34. 34 c) Nếu ngày tạo lập sớm hơn ngày ký được coilà ngày xác nhận chứng từ . d) Từ “within” khi dùng liên quan đến một ngày không bao gốm ngày đó trong thanh toán kỳ hạn e) Các ngày tháng có thể diễn giải theo các hình thức khác nhau. Ví dụ : te 12th of November 2007, 12 Nov 2007 Các chứng từ mà các điều kiệnvề vận tải trong UCP 600 không điều chỉnh: a) Một số chứng từ có liên quan đến vận tải hàng hóa như : lệnh giao hàng,biên lai nhận hàng của người giao hàng ,...nhưng không phải là chứng từ để cập trong các điều 19 đến 25 của UCP 600 thì sẽ được kiểm tra theo cách thức chung như các chứng từ khác mà UCP 600 không có điều chỉnh . b) Các bản sao của chứng từ vận tải không được coi như chứng từ vận tải thực sự trong các điều 19-25 và 14(c) của UCP 600. Nếu như Thư tín dũng chấp nhận các bản sao thì Thư tín dụng đó phải quy định chi tiết rõ ràng. Các thuật ngữ không được định nghĩa trong UCP 600: Theo tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế : a) “ Chứng từ gửi hàng” là tất cả các chứng từ do thư tín dụng yêu cầu ( trừ hối phiếu ).
  • 35. 35 b) “ Các chứng từ đến chậm có thể chấp nhận” là chứng từ xuất trình sau 21 ngày dương lịch kể từ ngày giao hàng nhưng phải xuất trình không muộn hơn ngày hết hạn xuất trình quy đinh trong Thư tín dụng. c) “ Chứng từ bên thứ ba có thể chấp nhận “ là tất cả các chứng từ kể cả hóa đơn, trừ hối phiếu có thể ký phát bởi một bên mà bên đó không phải là người thụ hưởng . Nếu ý định của ngân hàng phát hành là cho phép chứng từ vận tải có thể thể hiện người gửi hàng mà không phải người thụ hưởng thì điều khoản này không cần thiết bởi vì điều khoản 14(k) UCP 600 đã cho phép. d) “Nước xuất khẩu” là nước mà tại đó người thụ hưởng cư trú hoặc là nước xuất xứ của hàng hóa, hoặc là nước mà người chuyên chở nhận hàng hoặc là nước mà tại đó hàng hóa được gửi đi. Ngườiphát hành chứng từ: Tùy theo yếu cầu của Thư tín dụng rằng có hay không: một chứng từ là phải do một tổ chức hay một cá nhân đíchdanh phát hành. Nếu có thì nó được thể hiện bằng cách: sử dụng tiêu đề trên chứng từ, hay chứng từ phải thể hiện là đã được lập hoặc ký bởi hoặc thay mặt tổ chức hoặc cá nhân đíchdanh đó. Ngônngữ: Các chứng từ do người thụ hưởng phát hành phải bằng ngôn ngủ của thư tín dụng. nếu thư tín dụng quy định có thể chấp nhận hai hay nhiều ngôn ngữ thì ngân hàng
  • 36. 36 chỉ định khi thông báo Thư tín dụng có thể hạn chế số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận như là một điều kiện cam kết trong thư tín dụng hoặc xác nhận. Thanhtoán: Các ngân hàng chỉ có nghĩa vụ kiểm tra tổng giá trị so với thư tín dụng và chứng từ khác. Lỗichính tả hoặc đánh máy: Nếu lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm ảnh hưởng đến nghĩa chủa từ hoặc của câu thì có thể chấp nhận được. ví dụ: “mashine” thay vì “machine”, “foutain pen” thay vì “fountain pen”…nhưng “model 123” thay vì “ model 321” thì không được. Các chứng từ nhiều trang hoặc kèm theo hoặc các phụ lục: a) Trừ khi thư tín dụng quy định hoặc một chứng từ quy định khác, các trng được gắn kết tự nhiên với nhau, đánh số liên tiếp nhau hoặc phải có chỉ dẫn tham khảo bên trong. Nếu chứng từ có nhiều trang, thì nó phải có khả năng xác nhận các trang đó là bộ phận của cùng một chứng từ. b) Nếu thư tín dụng hoặc bản thận chứng từ không quy định nơi phải ký hoặc ký hậu trên chứng từ gồm nhiều trang thì thông thường chữ ký phải ở trang đầu hoặc trang cuốicủa chứng từ. Bảngốc và bản sao: a) Các chứng từ được phát hành hơn một bản gốc trên bề mặt có ghi chú:”bản gốc đầu tiên”, “hai bản gốc như nhau”, “bản gốc thứ nhất”. b) Số lượng bản gốc xuất trình ít nhất phải bằng số lượng mà thư tín dụng yêu cầu, hoặc nếu chứng từ tự chỉ rõ phát hành bao nhiêu bản gốc thì số lượng phải bằng số lượng đã ghi trên chứng từ.
  • 37. 37 c) Nếu thư tín dụng không yêu cầu rõ ràng bản gốc hay bản sao thì có thể hiểu như một số trường hợp sau: + “Hóa đơn”, “Một hóa đơn” hoặc “Hóa đơn một bản” thì phải hiểu là yêu cầu một bản gốc hóa đơn. + “Hóa đơn 4 bản” thì phải hiểu ít nhất một bản gốc hóa đơn và số còn lại là bản sao. + “Một bản hóa đơn” thì phải hiểu hoặc là 1 bản sao, hoặc là 1 bản gốc hóa đơn đơn. d) Trong trường hợp bản gốc không được chấp nhận để thay cho một bản sao thì thư tín dụng phải cấm dùng bản gốc. e) Các bản sao của chứng từ không cần thiết phải ký. Ký mã hiệu: a) Nếu thư tín dụng quy định chi tiết về ký mã hiệu thì các chứng từ đề cập để ký mã hiệu phải ghi những chi tiết đó., nhưng thông tin bổ sung có thể chấp nhận miễn là không mâu thuẫn với các điều khoản của thư tín dụng. b) Nếu chứng từ vận tải sử dụng trong vận chuyển hàng hóa bằng container đôi khi chỉ ghi số container dưới đầu để “ký mã hiệu”. các chứng từ khác lại ghi mã hiệu chi tiết thì điều này cũng không coi là sự mâu thuẫn, có thể chấp nhận được. Các chữký: a) Các hối phiếu, các giấy chứng nhận, các tờ khai, các chứng từ vận tải và chứng từ bảo hiểm đều phải được ký phù hợp với UCP600.
  • 38. 38 b) Nếu nội dung của chứng từ chỉ ra rằng phải ký mới có giá trị thì chứng từ phải được ký. c) Chữ ký có thể bằng tay, bằng fax, bằng đục lỗ, bằng đóng dấu, bằng ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện điện tử hay cơ khí chân thực nào đều có giá trị. d) Chữ ký trên tờ giấy có tiêu đề của công ty sẽ được coilà chữ ký của chính công ty đó, trừ khi có quyết định khác. Tên công ty không cần thiết phải nhắc lạ bên cạnh chữ ký. Têncủa các chứng từ và chứng từ kếthợp: a) Các chứng từ có thể được đặt tên theo yêu cầu của thư tín dụng, mang 1 tên tương tự hoặc không có tên và nội dung của nó phải thể hiện được chức năng của chứng từ. Các chứng từ được liệt kê trong Thư tín dụng phải được xuất trình như các chứng từ riêng biệt. 2.1 ) Tổng quan về tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long : 2.1.1 ) Tổng quan chung : Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt thiết bị tòa nhà tại thị trường Việt Nam. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG
  • 39. 39 Khởi đầu chinh phục khách hàng trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt thang máy và thang cuốn, bằng định hướng phát triển rõ ràng, Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long tiếp tục khẳng định mình trong các hoạt động kinh doanh điều hòa không khí, nhôm kính, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh IBMS và đồ gỗ nội thất. Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long nỗ lực không ngừng để đa dạng hóa sản phẩm cung cấp tới khách hàng, đặc biệt chú trọng tăng cường chất lượng dịch vụ thi công lắp đặt để tạo sự khác biệt với vị thế dẫn đầu. Số nhân sự của Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long là hơn 1300 người với 4 công ty trong hệ thống Tập đoàn là: Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long, Công ty TNHH Việt Phát Thăng Long, Công ty CP Sản xuất Xuất khẩu nội thất Thành Thắng Thăng Long, Công ty CP Cơ điện Thăng Long.  Tầm nhìn: Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long hoạt động trên nguyên tắc coi trọng và giữ gìn chữ "TÍN", không ngừng nâng cao công nghệ thích nghi với sự thay đổi, hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành nhà cung cấp thiết bị tòa nhà hàng đầu Việt Nam, mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Mụctiêu: Đa dạng hóa sản phẩm của Tập đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng ở mức cao nhất Có chế độ ưu đãi đặc biệt cho khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết, lắng nghe ý kiến hợp lý của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ của Tập đoàn. Độingữ nhân viên được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn khoa học công
  • 40. 40 nghệ và nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng là nhân tố quyết định mang lại thành công cho Tập đoàn. Tiêu chuẩn hóa quy trình làm việc và liên tục cải tiến Chuẩn hóa các quy trình làm việc, thường xuyên xem xét và cải tiến các quy trình để đáp ứng với chuẩn trong Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2008 Quá trình phát triển : 2001: Thành lập Công ty Thang máy & Thiết bị Thăng Long với 25 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt thang máy thang cuốn Mitsubishi 2005: Công ty Thang máy & Thiết bị Thăng Long trở thành nhà phân phối chính thức vể sản phẩm thang máy thang cuốn của hãng Mitsubishi thông qua hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Tiếp tục mở rộng cung cấp lắp đặt sản phẩm điều hòa không khí trung tâm Mitsubishi. 2006: Thành lập VPĐD tại thành phố Hồ Chí Minh, chinh phục thị trường phía Nam 2009: Ký hợp đồng thỏa thuận cùng hãng Quantum Automation - Singapore để cung cấp lắp đặt hệ thống quản lý tòa nhà thông minh IBMS tại Việt Nam 2010: Thành lập VPĐD tại Đà Nẵng. Công ty đạt được sự phát triển mạnh mẽ với hơn 500 nhân viên. 2011: Mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất nhôm kính và đồ gỗ nội thất. Chuyển đổimô hình hoạt động thành Tập đoàn với các công ty thành viên: VIệt Phát Thăng Long, Thành Thắng Thăng Long, Cơ điện Thăng Long. Tổng nhân sự toàn Tập đoànđạt 1500 nhân viên. 2012: Thành lập Chi nhánh phía Nam của Tập đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2 ) Ngành nghề kinh doanh:
  • 41. 41
  • 42. 42 2.2 ) Thực trạng quy trình thanh toán quốc tế bằng L/C của Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long : 2.2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu : 3 7 8 2 10 11 12 9 6 4 5 5 1 1 VIETINBANK HOANG MAI BRANCH YR PETCHBURI OFFICE BR. THAILAND THANG LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD. 44 HAO NAM , DONG DA DISTRICT , HANOI , VIETNAM . MITSUBISHI ELEVATOR ASIA CO.,LTD 700/86 AMATA NAKORN INDUSTRIAL ESTATE M.6 DONHUA ROH , MUANG CHONBURI 20000 THAILAND
  • 43. 43  Nội dung quy trình : 1. Công ty MITSUBISHI ELEVATOR ASIA CO.,LTD và công ty THANG LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD ký kết hợp đồng thương mại. 2. Công ty THANG LONG làm thủ tục yêu cầu ngân hàng VIETINBANK chi nhánh HOANG MAI mở L/C cho bên thụ hưởng là công ty MITSUBISHI ELEVATOR ASIA . 3. Ngân hàng VIETINBANK mở L/C theo đúng yêu cầu của công ty THANG LONG và chuyển L/C sang YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND để báo cho công ty MITSUBISHI biết về việc thư tín dụng đã được mở. 4. YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND thông báo và chuyển bản gốc L/C cho công ty MITSUBISHI. 5. Công ty MITSUBISHI xem xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh và chấp nhận giao hàng cho công ty THANG LONG nếu không có gì sửa đổi. 6. Công ty MITSUBISHI lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND để thương lượng để chiết khấu bộ chứng từ trước. 7. YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C. 8. Ngân hàng VIETINBANK tiến hành kiểm tra bộ chứng từ . Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán cho YR PETCHBURIOFFICE
  • 44. 44 BR.THAILAND . Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chốithanh toán và trả lại bộ chứng từ. 9. YR PETCHBURIOFFICE BR.THAILAND ghi có và báo có cho công ty MITSUBISHI. 10.Ngân hàng VIETINBANK trích tài khoản và báo nợ cho người mua . 11.Công ty THANG LONG xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng VIETINBANK. 12.Ngân hàng VIETINBANK trao bộ chứng từ cho công ty THANG LONG để nhận hàng. 2.2.2 Quy trình kiểm tra bộ tín dụng chứng từ 2.2.2.1) Hóa đơn thương mại ( CommercialInvoice ) :  Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không?  Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua ( tên công ty, địa chỉ, số điện thoại...) so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không?  Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người thụ hưởng hay không? ( Lưu ý theo UCP-600, nếu L/C không quy định thêm thì hoá đơn không cần ký tên). Nếu hoá đơn không phải do người thụ hưởng lập thì hoá đơn được coi là hợp lệ khi L/C có quy định chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập: commercial invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable
  • 45. 45  Mô tả trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay không?  Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không...  Kiểm tra hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng, quota, giấy phép xuất nhập khẩu... và các thông tin khác ghi trên hoá đơn: số L/C, loại và ngày mở L/C, tên phương tiện vận tải, cảng xếp, cảng dỡ hàng, số và ngày lập hoá đơn có phù hợp với L/C và các chứng từ khác hay không? Bấthợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá đơn thương mại:  Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C và các chứng từ khác  Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C  Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C  Số L/C và ngày mở L/C không chính xác  Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L  Không có chữ ký theo quy định của L/C 2.2.2.2)Kiểm tra vận tải đơn ( Bill of Lading ) : o Kiểm tra số bản chính được xuấttrình. o Kiểm tra loại vận đơn:
  • 46. 46 Vận đơn có nhiều loại như vận đơn đường biển, vận đơn đường thủy, vận đơn phương thức…Căn cứ vào quy định của L/C, cần kiểm tra loại vận đơn có phù hợp hay không? o Kiểm tra tính xác thực của vận đơn: Nhà nhập khẩu phải kiểm tra vận đơn có chữ ký của người chuyên chở( hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao nhận và tư cáchpháp lý. Nếu chỉ có chữ ký của người vận chuyển, không nêu tư cách pháp lý hoặc không nêu đầy đủ các chi tiết liên quan chi tiết pháp lý của người đó thì chứng từ sẽ không được ngân hàng thanh toán. o Kiểm tra mụcngười gửi hàng:Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chấp nhận một chứng từ vận tải mà trên đó bên thứ ba được đề cập cho dù trong L/C không quy định như vậy. o Kiểm tra mụcngười nhận hàng: Đây là mục quan trọng trên B/L và luôn được quy định rõ trong L/C nên người lập vận đơn phải tuân thủ quy định này một cách nghiêm ngặt. *Trong thực tế, có hai cách phổ biến quy định mục người nhận hàng như sau: Made out to order blank endorsed (B/L được lập theo lệnh người gửi hàng và ký hậu để trắng). Mục người nhận hàng tren B/L phải ghi to order và người gửi hàng phải ký hậu để trắng ở mặt sau của B/L. Made out to order of Vietcombank Hochiminh City Branch. Mục người gửi hàng trên B/L phải nêu to the order of Vietcombank Hochiminh City Branch và người gửi hàng không ký hậu. Nếu mục này không ghi chính xác tên ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Tp Hồ Chi Minh thì vận đơn cũng không được chấp nhận.
  • 47. 47 o Kiểm tra mụcthông báo( Notify): Mục Notify trên B/L sẽ ghi tên và địa chỉ đầy đủ của người làm đơn xin mở L/C. o Kiểm tra tên cảng xếp hàng(Port of loading)và cảng dở hàng ( Port of discharge): có phù hợp với quy định của L/C hay không? o Kiểm tra điều kiện chuyển tải: Nếu L/C quy định không cho phép chuyển tải ( transnhipment prohibited), trên B/L không được thực hiện bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển tải. Nếu việc chuyển tải xải ra, ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ này khi tên cảng chuyển tải, tên tàu và tuyến đường phải được nêu trên cùng mọt vận đơn. o Kiểm tra nội dung hàng hóa được nêu trên B/L có phù hợp với quy địnhtrong L/C và các chứng từ khác hay không? Nội dung này bao gồm: tên hàng hóa, ký mã hiệu hàng hóa, số lượng, số kiện hàng hóa, tổng trọng lượng hàng hóa, đặt biệt ngân hàng thường chú ý đến mục ký mã hiệu hàng hóa ghi trên thùng hàng, số liệu container hoặc số liệu lô hàng được gửi trên tàu với nộ dung L/C và Packing List. o Kiểm tra đặcđiểm của vận đơn: Có thể là vận đơn đã xếp hàng ( shipped on board B/L) hoặc vận đơn nhận hàng để xếp ( received for shipment B/L) loại vận đơn này không được ngân hàng chấp nhận và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của người nhập khẩu. o Kiểm tra mụccước phí: Có phù hợp với quy định của L/C hay không? Hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện giao hàng : + Freight prepaid (CIF) : quy định cước phí trả trước . + Freight collect (CFR) : quy định cước phí trả sau.
  • 48. 48 o Cần lưu ý các sữa đổi bổ sung trên B/L: phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu đồng thời kiểm tra các thông tin như số L/C và ngày mở, các dẫn chiếu các chứng từ khác như hóa đơn, hợp đồng…. o Nhà nhập khẩu phải kiểm tra ngàyký phát vận đơn:có hợp lệ hay không? *Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn:  Tên địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không phù hợp với quy định của L/C.  Các thay đổibổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập ( chữ ký và condấu)  Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vân đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này.  Số L/C và ngày mở L/C không chính xác.  Các điều kiện đóng gói và ký hiệu mã hàng hóa không theo quy định của L/C.  Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hóa đơn…. 2.2.2.3) Kiểm tra phiếu đóng gói ( Packing List) : o Mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng hàng hóa trên một đơn vị bao gói có phù hợp với quy định của L/C hay không? o Điều kiện đóng gói có được nêu chính xác hay không. o Các thông tin khách không được mâu thuẫn với nội dung của L/C và các chứng từ khác. o Các bất hợp lệ thường gặp đối với phiếu đóng gói: - Không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên L/C. - Thông tin về các bên liên quan không đầy đủ và chính xác.
  • 49. 49 - Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hóa không khớp với trọng lượng cả chuyến hàng. 2.2.2.4) Các chứng từ khác (Bộ chứng từ này chỉ có C/O) Ngoài các chứng từ kể trên,thanh toán viên cũng sẽ chú ý kiểm tra các chứng từ sau thep nguyên tắc đã nêu ở trên, trong đó có các chứng từ sau:  Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại và Công nghiệp hoặc người sản xuất hoặc người thụ hưởng lập theo quy định của L/C.  Các điện, fax thông báo giao hàng:thời hạn thông báo phải phù hợp với quy định của L/C. 2.2.3 Công việc cần làm của nhà nhập khẩu : 1. Lập đơn xin mở L/C – ký quỹ - Xác định phương án kinh doanh 2. Kiểm tra bộ chứng từ của nhà xuất khẩu 2.2.3.1 Đơn xin mở L/C :
  • 50. 50
  • 51. 51
  • 52. 52 Kiểm tra trường 46A –DOCUMENT REQUIRED -Kiểm tra các chứng từ theo yêu cầucủa L/C
  • 53. 53 1.Ba bản gốc hoá đơn thương mại có chữ ký Đã có chữ ký. 2. Một bộ gồm ba bản gốc vận đơn – B/L (đã chất hàng lên tàu ) có đánh dấu “ Freight collect” – Cước phí trả sau – CFR. Trên đó phải ghi loại hàng, số L/C, ngày lập L/C bởi VietinkBank chi nhánh Hoàng Mai và thông báo cho người nhập khẩu với đầy đủ tên và địa chỉ. Vận đơn phải có tên , địa chỉ, số điện thoại, của đơn vị giao hàng tại Việt Nam, và đơn vị này không được phép có trụ sở nằm ngoài nước Việt Nam. Dấu “FreightCollect” : Đã có dấu “Freight Collect”
  • 54. 54 - Loại hàng, số L/C, ngày lập - Theo yêu cầu của Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai - Tên và địa chỉ người nhập : - Đối chiếu với trường 50 L/C  Thông tin chính xác Số L/C Ngày lập Loại hàng
  • 55. 55 Tên, địa chỉ ,số điện thoại của đơn vị giao hàng tại Việt Nam Các thông tin trên chứng từ đều có đủ theo yêu cầu L/C. 3.Ba bản gốc Packing list. 4. Giấy chứng nhận người thụ hưởng xác nhận rằng 1 bộ chứng từ không có chức năng thanh toán kèm 1 bản B/L đã được gửi chuyển phát nhanh đến người xin mở L/C trong vòng 7 ngày làm việc kể từ hạn cuối giao hàng. - Điều kiện thêm 1.Một bản sao từ bản gốc của tất cả chứng từ vận tải yêu cầu phải được gửi đến ngân hàng phát hành L/C. Nếu không thì phải trả phí 10USD .
  • 56. 56 2.Một khoản phạt 100USD sẽ được trừ từ tiền thu được cho tất cả chứng từ thoả thuận khác với những gì được viết dưới tín dụng này. Tuy nhiên, bất kỳ chỉ dẫn nào khác, khoản phạt sẽ được tính cho tài khoản của người thụ hưởng. 3.Tất cả chứng từ phải có tiêu đề theo yêu cầu L/C và ngày tháng, số L/C và ngày phát hành L/C. Trên CommericialInvoice: Trên Bill of Lading Trên Packing List Đối chiếu với trường 20 – Số L/C và trường 31 C – ngày lập L/C
  • 57. 57  thông tin về số L/C và ngày tháng đều có đủ và khớp với L/C 4.Tất cả chứng từ phải được viết bằng tiếng anh 5.Tất cả bộ chứng từ phải được gửi bởi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. 6.Hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói hàng hoá phải ghi nơi giao hàng .  Trên Commericial Invoice:  Trên Bill of Lading  Trên Packing List Các thông tin nơi giao hàng đều có đủ. 7.Địa chỉ người thụ hưởng : NO. 40/14, Bangna-tower C, 18th floor, Unit B, Moo 12, Banga-Trad road km.6.5. Bangkaew subdistrict, Bangplee district, Samuitprakarn 10540 Thailand.
  • 58. 58 2.2.3.2 ) Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice) : 1. Tênngười lập: Theo điều 18 khoản a mục I UCP 600 có đề cập : phải thể hiện là do người thụ hưởng phát hành ( trừ trường hợp được quy định trong điều 38 ) Về hóa đơn thương mại, kiểm tra người lập Hóa đơn có phải là người được thụ hưởng được chỉ định trong L/C không và kiểm tra các yếu tố liên quan như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, Fax. - Trên hóa đơn thể hiện : Người lập hợp đồng Công ty MC Lift & Solutions Co., Ltd. Số 40/14 BANGNA-TOWER C , 18TH FLOOR ,UNIT B , MOO 12 ,BANGNA- TRAD ROAD KM.6.5 , BANGKAEW SUBDISTRICT , BANGPLEE DISTRICT , SAMUTPRAKARN 10540 THAILAND . - Trên L/C thể hiện tại trường 59 : Người lập hợp đồng Ngườihưởng lợi : MC Lift & Solution Co.,LtdĐ
  • 59. 59 => Phù hợp Điều 2-UCP 600 có đề cập: “ Người thụ hưởng là bên hưởng lợi tín dụng được phát hành, trong trường hợp này người thụ hường là công ty MC LIFT AND SOLUTIONS CO,. LTD”. Địa chỉ : NO .40/14 , BANGNA-TOWER C , 18TH FLOOR ,UNIT B , MOO 12 ,BANGNA-TRAD ROAD KM.6.5 , BANGKAEW SUBDISTRICT , BANGPLEE DISTRICT , SAMUTPRAKARN 10540 THAILAND . Trong L/C có ghi người thụ hưởng, điều này phù hợp nên nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu..  Trường hợp :  Nếu L/C không ghi rõ người thụ hưởng thì nhà nhập khẩu sẽ từ chốichấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp  Trường hợp :  Nếu tên người thụ hưởng trong L/C và trong hợp đồng hoàn giống nhau thì nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu.  Nếu tên người thụ hưởng trong L/C và trong hợp đồng hoàn toàn không giống nhau thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp. 2. Tên và địa chỉ của người mua: Điều 18 khoản a mục II của UCP 600 : được lập ra cho người yêu cầu mở thư tín dụng ( trừ trường hợp được quy định trong điều 38 (g) ) Phải được lập đúng tên người mở thư tính dụng (L/c)”
  • 60. 60 - Trên hóa đơn thể hiện : Công ty : Thang Long ELEVATOR EQUIPMENT GROUP Co, Ltd Địa chỉ : 44 Hào Nam , quận Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam. Số điện thoại / Fax 84-4 3978 3799/3800 - Trên L/C thể hiện trường 50 : Người yêu cầu mở L/C ( củng là người thụ hưởng ) Công ty : THANG LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD. Địa chỉ : 44 Hào Nam , quận Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam. => phù hợp Theo Điều 2 – UCP 600 có đề cập : người yêu cầu mở L/C là bên mà tín dụng được phát hành theo yêu cầu của họ, trong trường hợp này là THANG LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO . , LTD Trong L/C có ghi ngưởi yêu cầu người mở L/C, điều này phù hợp nên nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu
  • 61. 61  Trường hợp :  Nếu L/C không ghi rõ người yêu cầu mở L/C thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp 3. Việc mô tả hàng hóa: Theo điều 18 mục c của UCP 600 : Mô tả hàng hóa , dịch vụ hoặc giao dịch trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong thư tín dụng . Nội dung phần này mô tả chi tiết các đặc điểm ,thông tin của hàng hóa để nhà nhập khẩu dễ dàng kiểm tra , đốichiếu với yêu cầu trên L/C . Hàng hóa do bên xuất khẩu mô tả trong hóa đơn thương mại phù hợp với việc mô tả hàng hóa trong L/c ( kiểm tra tại trường 45a của L/c ) - Trên hóa đơn thể hiện : - Trên L/c thể hiện tại trường 45a : Mô tả TỔNG 01 22,848.00 + DẤU MỘC:
  • 62. 62 (TRONG HỘP) VN15500/TLE-TS-AL CẢNG HO CHI MINH, VIETNAM SỐ C/S + MỤC + HÀNG HÓA VÀ CHÂT LƯỢNG Hàng hóa : MITSUBISHI ELEVATOR FOR ( ALPHA ) TÒA NHA 369 NGUYEN TRIPHUONG + SỐ LƯỢNG 01 + GIÁ 22,848.00 USD/SET + TIÊN 22,848.00 TỔNG 01 22,848.00 + DẤU MỘC: TLE
  • 63. 63 (TRONG HỘP) VN15500/TLE-TS-AL CẢNG TẠI : HO CHI MINH, VIETNAM SỐ C/S SẢN XUẤT TẠI THÁI LAN + ĐIỀU KHOẢN GIAO DỊCH: CHO BẤT CỨ CẢNG NÀO Ở THÁI LAN, INCOTERMS 2000 + SẢN XUẤT TẠI THÁI LAN + ĐÓNG GÓI: ĐÓNG GÓIXUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN THEO TIÊU CHUẨN, TRONG CONTAINER + CHI TIẾT TỪNG SỐ HIỆU HỢP ĐỒNG SỐ VN15500/TLE-TS-AL NGÀY: 7 THÁNG 8, 2015 => Phù hợp Theo khoản e, điều 14-UCP600 có đề cập: “Trong các chứng từ không phải là hóa đơn thương mại, thì việc mô tả hàng hóa , dịch vụ là hoặc giao dịch nếu có, có thể chung chung, miễn là không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong tín dụng” 4. Đơn giá ngân hàng cũng lưu ý điều kiện giao hàng: Điểm giao hàng: HO CHI MINH PORT VIET NAM - Trên hóa đơn thể hiện : Cảng dỡ hàng tải : Ho Chi Minh , VietNam
  • 64. 64 - Trên L/c thể hiện tại trường 45a : VN15500/TLE-TS-AL CẢNG TẠI : HO CHI MINH, VIETNAM => phù hợp 5. Số tiền của hóa đơn: Theo điều 18 khoản a mục III : được lập có cùng đồng tiền ghi trong thư tín dụng Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn phải khớp với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng. Số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số và được ghi đúng chính tả đồng thới giống như trên hối phiếu Số tiền bằng số: 22,848.00 USD Số tiền bằng chữ: hai mươi hai ngàn tám trăn bốn mươi tám đô la. - Trên hóa đơn thể hiện : Số tiền : 22,848,00 USD
  • 65. 65 - Trên L/c thể hiện tại trường 32b : Số tiền : 22848 USD Số tiền của L/C được thể hiện tại trường 32B – Currency Code, Amount (Loại tiền tệ, số tiền). Tên đơn vị tiền tệ phải ghi rõ theo quy định của ISO (USD - đôla Mỹ, VND – đồng Việt Nam, CNY – đồng nhân dân tệ...). Điều này phù hợp nên nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu.  Trường hợp:  Nếu tên của đơn vị tiền tẹ không được ghi rõ ràng thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp. 6. Các dữ liệu khác: Để thông tin được rõ ràng, hóa đơn có thể ghi thêm số và ngày phát hành L/c, ngân hàng phát hành, hình thức thanh toán, loại L/c, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên tàu,… 6.1 Cảng xếp hàng: - Trên hóa đơn thể hiện : Cảng xếp hàng : LAEM CHABANG , THAILAN - Trên L/c thể hiện 44E : Cảng bốc hàng
  • 66. 66 Cảng xếp hàng hoặc bất cứ hảng hàng không nào của ThaiLan => phù hợp 6.2 Cảng dỡ hàng: - Trên hóa đơn thể hiện : Cảng dỡ hàng tại: Thành Phố Hồ Chí Minh , VietNam - Trên L/C thể hiện trường 44F : Cảng dỡ hàng tại : Thành Phố Hồ Chí Minh , VietNam Theo trường 44e thì cảng xếp hàng là bất kỳ cảng nào ở Thái Lan còn cảng dở hàng theo trường 44F là cảng HỒ CHÍ MINH Theo điều 20, khoản a-iii của UCP600 có đề cập : “Hàng hóa được giao từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong tín dụng” Trường hợp :  Nếu tên cảng xếp hàng và dở hàng trong L/C và trong hợp đồng giống nhau thì nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ tiền cho nhà xuất khẩu.
  • 67. 67  Nếu tên cảng xếp hàng và dở hàng trong L/C và trong hợp đồng không giống nhau thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và nhà xuất khẩu sẽ chỉnh sửa cho phù hợp. 6.3 Tên tàu & số hiệu : Nhằm xác định chính xác thông tin về tàu chở hàng. Đây là mục phải có đốivới một vận đơn. Nhà nhập khẩu dựa vào thông tin này để có thể lấy hàng nhanh chóng hơn. - Trên hóa đơn thể hiện : Tàu : SAN LORENZO V.0016N Trường hợp : vận đơn không có số hiệu của tàu chở hàng: nhà xuất khẩu có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin trên sao cho đúng với yêu cầu của L/C. 6.4 Số L/C : Dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C và để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. - Trên hóa đơn thể hiện : Số L/C :13601500109
  • 68. 68 - Trên L/C thể hiện trường 20 : Ngày phát hành L/C Số chứng từ : 13601500109 = > phù hợp 6.5 Ngàymở L/C: Căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạn hay không. - Trên hóa đơn thể hiện : Ngày 09/04/2015 - Trên L/C thể hiện trường 31C : Ngày mở L/C Ngày phát hành 09/04/2015 => Mọi thông tin đều phù hợp 7 . Kiểm tra hình thức thanh toán: - Trên L/c thể hiện tại trường 40A : Loại hình thư tín dụng trong L/C là Irrevocable ( thư tín dụng không hủy ngang ) Loại chứng từ : IRRVOCABLE
  • 69. 69 Loại hình thư tín dụng trong L/C là irrevocable (Thư tín dụng không hủy ngang) điều này được chấp nhận vì Theo UCP600 điều 3 có đề cập : “một tín dụng là không thể hủy ngang ngay cả khi tín dụng không quy định như thế” “A credit is irrevocable even if there is no indication to that effect” nên nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu.  Trường hợp:  Nếu loại hình thư tín dụng trong L/C không phải là Irrevocable L/C thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp Trên L/C thể hiện tại trường 42C : Nghĩa là yêu cầu hối phiếu ký phát có giá trị gần đúng 100% của giá trị hóa đơn ( 2 bản hối phiếu ) . Trả Theo khoản b, điều 6-UCP 600 , tín dụng phải quy định hoặc là có giá trị trả ngay, trả chậm, chấp nhận hoặc chiết khấu. Trong trường hợp này hình thức trả được quy định là hình thức trả ngay. Trong L/C có quy định hình thức trả tiền, điều này phù hợp nên nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận L/C và thanh toán đủ số tiền cho nhà xuất khẩu. Trường hợp : Nếu L/C không ghi rõ hình thức trả tiền thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối chấp nhận L/C và yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa cho phù hợp.
  • 70. 70 8. Điều kiện thương mại: - Trên hoá đơn thể hiện: Cước phí trả sau đốivới bất kì cảng nào của Thái Lan theo điều kiện thương mại quốc tế 2000. FOB (Free on Board) giao hàng lên tàu : theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định. Người bán ko phải kí hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng. Lưu ý khi lan can tàu ko còn ý nghĩa thực tế (như vận chuyển bằng các tàu container) thì 2 bên nên thoả thuận áp dụng điều kiện khác. - Trên LC thể hiện trường 45A: 9. Đóng gói: - Trên hoá đơn thể hiện:
  • 71. 71 Đóng gói đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chịu được sóng gió, trong thùng chứa chi tiết ở mỗi hợp đồng số VN15500/TLE-TS-AL ngày 7/3/2015 - Trên LC thể hiện trường 45A: Trong thùng chứa chi tiết ở mỗi hợp đồng số vn15500/TLE-TS-AL ngày 7/4/2015 => phù hợp 2.2.3.3) Vận đơn ( Bill of Lading ) : Thường thì vận đơn có thể không cần tiêu đề, hoặc nêu tiêu đề như trên. Tuy nhiên, tiêu đề vận đơn được viết bằng ngôn ngữ nào thì toàn bộ phần nội dung của B/L phải được viết bằng ngôn ngữ đó. Theo điều khoản 20 về vận đơn đường biển : Mục a : một vận đơn đường biển , phải là chứng từ đíchdanh, thì nó cũng phải thể hiện : i. Ghi rõ tên người chuyên chở và được kí bởi : - Người chuyên chở hoặc đại lí đíchdanh đại diện cho hoặc thay mặt cho người chuyên chở hoặc - Thuyền trưởng hay đại lí đíchdanh đíchdanh đại diện cho hoặc thay mặt thuyền trưởng . Bất kỳ chữ kí nào của người chuyên chở , thuyền trưởng hay đại lí đều được chứng thực là của người chuyên chở , thuyền trưởng hay đại lý .
  • 72. 72 Bất kì chữ kí nào của đại lý cũng phải ghi rõ là đại lý đó ký đại diện cho hay thay mặt cho người chuyên chở , đại diện cho hay thay mặt cho thuyền trưởng. ii. Ghi rõ là hàng hóa đã bốc lên tàu được chỉ định tại cảng bốc hàng được quy định trong thư tín dụng bằng : - Chữ in sẵn trên vận đơn , hoặc - Ghi chú đã bốc lên tàu có ghi rõ ngày mà hàng hóa đã bốc lên tàu Ngày phát hành vận đơn đường biển được xem là ngày giao hàng trừ khi vận đơn đường biển ở phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng , trong trường hợp đó thì ngày được ghi trong ghi chú bốc lên tàu sẽ được coilà ngày giao hàng. Nếu vận tải đường biển có ghi chữ “ con tàu dự định “ hoặc từ tương tự nói về contàu, thì phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng và tên contàu thật sự chở hàng . iii. Ghi rõ giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng theo quy định của thư tin dụng . Nếu vận tải đường biển không ghi rõ cảng bốc hàng là cảng được quy định trong thư tín dụng , hoặc nó có ghi chữ “ dự định” hoặc từ tương tự nói về cảng bốc hàng , thì phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi cảng bốc hàng đúng theo quy định của thư tín dụng , ngày giao hàng và tên của contau chở hàng . Quy định này được áp dụng ngay việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng cho tàu được chỉ định được ghi bằng những chữ đánh máy sẵn trên vận đơn đường biển . vi. là một vận đơn đường biển bản chính hoặc trọn bộ các bản chính như được ghi trong vận đơn đường biển nếu được lập thành nhiều bản chính .
  • 73. 73 Theo điều khoản 21về chứng thư vận tải biển không thương lượng được : Điều khoản 21:Chứng thư vận tải biển không thương lượng được a. Một chứng thư vận tải biển,phải là chứng từ đíchdanh, thì nó cũng phải thể hiện: i. Ghi rõ tên người chuyên chở và được ký bởi: - Người chuyên chở hoặc đại lý đíchdanh đại diện cho hoặc thay mặt người chuyên chở ,hoặc - Thuyền trưởng hay đại lý đíchdanh đại diện cho hoặc thay mặt thuyền trưởng. Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý đều phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý. Bất kỳ chữ ký nào của đại lý cũng phải ghi rõ là đại lý đó ký đại diện hay thay mặt cho người chuyên chở, đại diện cho hay thay mặt thuyền trưởng. ii. Ghi rõ là hàng hóa đã được bốc lên con tàu được chỉ định tại cảng bốc hàng được quy định trong thư tín dụng,bằng: - Chữ in sẵn trên vận đơn, hoặc - Ghi chú đã bốc lên tàu có ghi rõ ngày mà hàng hóa được bốc lên tàu. Ngày phát hành chứng thư vận tải biển được xem là ngày giao hàng trừ khi chứng thư vận tải biển ở phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp đó thì ngày được ghi trong ghi chú bốc lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng. Nếu chứng thư vận tải biển có ghi “contàu dự định” hoặc từ tương tự nói về tên con tàu, thì phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng và tên con tàu thực sự chở hàng.
  • 74. 74 iii. Ghi rõ giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng theo quy định của thư tín dụng. Nếu chứng thư vận tải biển không ghi rõ cảng bốc hàng là cảng được quy định trong thư tín dụng, hoặc nó có ghi chữ “dựđịnh” hoặc từ tương tự nói về cảng bốc hàng, thì phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi cảng bốc hàng đúng theo quy định của thư tín dụng, ngày giao hàng và tên của con tàu chở hàng. Quy định này được áp dụng ngay cả khi việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng cho tàu được chỉ định được ghi bằng những chữ đánh máy sẵn trên chứng thư vận tải biển. iv. Là một chứng thư vận tải biển bản chính hoặc trọn bộ các bản chính như được ghi trong chứng thư vận tải biển nếu được lập thành nhiều bản chính. v. Thể hiện các điều kiện và điều khoảng chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến một điều khoản khác có chứa các điều kiện và điều khoản chuyên chở ( chứng thư vận tải biển rút gọn hoặc trắng lưng). Nội dung của các điều kiện và điều khoản chuyên chở đó sẽ không được kiểm tra. vi. Không ghi rằng nó tuân thủ theo hợp đồng thuê tàu chuyến. b. Với mục đíchcủa điều khoản này thì việc chuyển tải có nghĩa là việc dỡ hàng từ một contàu này và bốc hàng lên một contàu khác trong suốthành trình từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng được quy định trong thư tín dụng.
  • 75. 75 c. i. Một chứng thư vận tải biển có thể ghi là hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải miễn là có cùng một chứng thư vận tải biển sử dụng chung cho toàn bộ hành trình . ii. Một chứng thư vận tải biển ghi là chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra thì vẫn được chấp nhận ngay cả khi thư tín dụng quy định cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bẳng container,xe móc hoặc xà lan LASH đã ghi trên chứng thư vận tải biển. d. Các quy định của chứng thư vận tải biển có ghi là người chuyên chở có quyển chuyển tải sẽ không được xem xét. 1. Người giao hàng ( Shipper ): - Tên & địa chỉ của người giaohàng trên B/L: Ngườigiao hàng là : MITSUBISHI ELEVATOR ASIA CO.,LTD Địa chỉ : 700/86 AMATA NAKORN INDUSTRIAL ESTATE M.6 DON HUA ROH,MUANG CHONBURI 20000 THAILAND Số điện thoại : 038-213170 Fax : 038-213182 Thay mặt cho : MC LIFT AND SOLUTIONS CO.,LTD.
  • 76. 76 - Đồng thời đối chiếu với trường 59 (bên hưởng lợi từ phương thức thanh toán tín dụng)trên L/C : Ngườithụ hưởng là : MC LIFT AND SOLUTIONS CO.,LTD. Địa chỉ : NO .40/14 , BANGNA-TOWER C , 18TH FLOOR ,UNIT B , MOO 12 ,BANGNA-TRAD ROAD KM.6.5 , BANGKAEW SUBDISTRICT , BANGPLEE DISTRICT , SAMUTPRAKARN 10540 THAILAND .  Trên B/L đã thể hiện đầy đủ : thông tin của shipper , người thụ hưởng .  Trích bộ luật ISBP 745 E5 khoản b ,d dựa theo áp dụng điều khoản 20 UCP 600 : b )Nếu như một đại lý nhân danh hoặc thay mặt cho người chuyên chở ký vận tải đơn , thì đại lý phải nêu tên và ngoài ra phải nói rõ ràng nó đang đăng ký với tư cách là “đại lý cho người chuyên chở đíchdanh “hoặc các từ có nghĩa tương tự . Nếu người chuyên chở được nhận dạng ở một nơi nào đó trên chứng từ là “người chuyên chở” thì đại lý đức danh có thể đăng ký , ví dụ , là “đạilý nhân danh hoặc thay mặt cho người chuyên chở” mà không cầnnêu tên người chuyên chở lần nữa . d )Nếu một đại lý nhân danh hoặc thay mặt thuyền trưởng ký một vận tải đơn , thì đại lý phải nêu tên ngoài ra phải ghi rõ đang ký với tư cáchlà “đại lý thuyền trưởng” hoặc cái từ có nghĩa tương tự . Tên của thuyền trưởng không cần thiết phải nêu ra .
  • 77. 77 - Trên B/L : Chữ ký : AGILITY CO.,LTD As Agents (Làm đại lý) B/L hợp lệ - Ngoàira trên L/C trường 46A khoản2 có thể hiện : Vận đơn phải thể hiện rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của dịch vụ chuyển phát tại Việt Nam. Nếu đơn vị chuyển phát đặt tại một quốc gia khác ngoài Việt Nam thì không được chấp nhận. - Đối chiếu với B/L : Đơn vị chuyển phát : AGILITY LTD.
  • 78. 78 Địa chỉ : ROOM 8.2 – 8.3 , 8TH FLOOR , E-TOWN 1 BUILDING 364 CONG HOA STREET , WARD 13 , TAN BINH DISTRICT , HO CHI MINH , VIETNAM . Số điện thoại : 84.8.38132840. Ext 209  B/L hợp lệ 2. Người nhận hàng ( Consignee ): Thông tin người nhận hàng dùng để nhằm xác định đối tác nhận hàng. Căn cứ vào vận đơn, người chuyên chở sẽ giao hàng hóa cho đúng người nhận. Theo điều E13 khoản a,b của ISBP 745 : Nếu một vận tải đơn được phát hành “theo lệnh” hoặc “theo lệnh của người gửi hàng”, thì nó phải được kí hậu bởi người gửi hàng. Ký hậu có thể do một tổ chức đíchdanh thực hiện mà không phải là người gửi hàng , miễn là ký hậu nhân danh hoặc thay mặt người gửi hàng. a. Nếu một Thư tín dụng yêu cầuvận tải đơn xác nhận rằng hàng hóa được giao “theo lệnh của một tổ chức đích danh”, thì vận tải đơn không cần phải ghi rằng hàng được chuyển thẳng cho tổ chức đích danh đó. Vận đơn ghi từ “ TO ORDER OF”hợp lệ ( không cần nêu đíchdanh người nhận hàng mà chỉ ghi tổ chức nhận hàng là VIETINBANK HOANG MAI BRANCH ). - Thông tin thể hiện trên B/L:
  • 79. 79 Ngườinhận hàng : Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoang Mai ( được trả theo lệnh của ngân hàng ) - Trên L/C tại trường 50 ( Người yêu cầu mởL/C ): Công ty : THANG LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD. Địa chỉ : 44 Hào Nam , quận Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam. Qua đốichiếu giữa 2 thông tin trên có thể thấy : Do Công ty Thăng Long chưa có đủ khả năng về tài chính nên người nhận hàng ở đây là Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai và được trả theo lệnh của ngân hàng. Trong quá trình giao dịch , ngân hàng sẽ khống chế nhà nhập khẩu đến khi nào nhà nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng qua việc đối chiếu với L/C . Sau khi hoàn tất thanh toán và hàng được chuyển đến công ty THANG LONG ELEVATOR EQUIMENT QROUP CO.,LTDthì ngân hàng viết giấy ủy nhiệm cho công ty và công ty ra cảng nhận hàng.  B/L đã thể hiện đúng .  Trường hợp thông tin về ngườinhận bị sai lệch đối với L/C: nhà nhập khẩu có thể yêu cầu chỉnh sửa thông tin sao cho đúng với quy định của L/C.
  • 80. 80 3. Mục thông báo: Mục này sẽ ghi rõ thông tin về người được thông báo nhận hàng. - Mục thông báo trên B/L: Ngườiđược thông báo nhận hàng là : công ty THANG LONG ELEVATOR EQUIMENT QROUP CO.,LTD - Đối chiếu với L/C tại trường 50 : Nhà nhập khẩu ( Ngườiyêu cầu mở L/C ): công ty THANG LONG ELEVATOR EQUIMENT GROUP CO.,LTD Địa chỉ : 44 Hào Nam , quận Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam . Điện thoại / Fax : 84-4 3978 3799/3800 Người được thông báo nhận hàng cũng chính là nhà nhập khẩu ( Công ty THANG LONG ELEVATOR EQUIPMENT GROUP CO.,LTD) . B/L đã thể hiện đúng 4. Cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng:
  • 81. 81 Là địa điểm xác định giao hàng và kết thúc quá trình giao hàng . Địa điểm nhận hàng có thể là cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng. a) Cảng xếp hàng ( Port of loading): - Trên B/L: Cảng xếp hàng : LAEM CHABANG , THÁI LAN - Trên L/C theo trường 44E ( Địa điểm xếp hàng): Cảng xếp hàng hoặc bất kỳ cảng hàng không nào tại Thái Lan . b) Cảng dỡhàng ( Port of discharge) : - Trên B/L: Cảng dỡ hàng tại : Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Trên L/C theo trường 44F(Địa điểm dỡhàng ): Cảng dỡ hàng tại : Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • 82. 82 Theo điều 22 khoản a mục III của UCP 600: Vận đơn phải chỉ rõ quyền hành được giao từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng. Nếu hóa đơn không chỉ rõ hoặc dự tính thì phải ghi chú thông tin về cảng xếp hàng và dỡ hàng. Theo điều E8 khoản a,b của ISBP 745 : a) Cảng dỡ hàng đíchdanh theo yêu cầu của thư tín dụng phải thể hiện trong khu vực cảng dỡ hàng của một vận tải đơn. b) Tuy nhiên cảng dỡ hàng đíchdanh có thể được ghi trong khu vực ở đầu trang “nơi đến cuối cùng” hoặc các từ có nghĩa tương tự ,miễn là có ghi chú chứng minh rằng cảng dỡ hàng là cảng quy định thuộc “nơi đến cuối cùng” hoặc các từ có nghĩa tương tự .  Dựa vào các thông tin trên, có thể thấy B/L hợp lệ.  Trường hợp B/L không có thông tin về cảng xếp hàng và dỡ hàng là sai quy cách do không xác định được cảng chuyên chở và cảng dỡ hàng theoquy định của tín dụng, và bên xuất khẩu sẽ bị ngân hàng từchối thanh toán. 5. Tên và số hiệu của tàu: Nhằm xác định chính xác thông tin về tàu chở hàng. Đây là mục phải có đốivới một vận đơn. Nhà nhập khẩu dựa vào thông tin này để có thể lấy hàng nhanh chóng hơn. - Trên B/L thể hiện: