SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 67
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
MÃ TÀI LIỆU: 81135
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Tóm tắt nội dung công trình
Đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng” của nhóm tác giả
chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT)
và công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Nội dung của đề tài gồm ba chương. Chương một:
“Tổng quan về thương mại điện tử”, trong chương này nhóm tác giả tập trung
tìm hiểu và giới thiệu khái niệm, các loại hình giao dịch TMĐT, lợi ích cũng
như những trở ngại mà các doanh nghiệp đã, đang và sẽ gặp phải khi tham gia
ứng dụng TMĐT. Chương hai: “Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh
nghiệp gốm sứ Bát Tràng”, giới thiệu về Bát Tràng một làng nghề thủ công nổi
tiếng lâu đời ở Việt Nam. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gốm sứ của
nước ta đang lâm vào tình trạng khó khăn, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của TMĐT và mạnh dạn đầu tư xây
dựng website riêng cho công ty nhằm tìm kiếm các đơn đặt hàng từnước
ngoài. Nhóm tác giả đã đánh giá những thành công mà các doanh nghiệp đạt
được và những khó khăn, hạn chế mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong lĩnh
vực kinh doanh còn mới mẻ này. Chương ba “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ
Bát Tràng”, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể đối với Nhà nước, hiệp
hội gốm sứ Bát Tràng và các doanh nghiệp gốm sứBát Tràng trong việc ứng
dụng TMĐT nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra nhóm tác giả còn
đề xuất xây dựng chiến lược ứng dụng TMĐT hiệu quả cho các doanh nghiệp
gốm sứ Bát Tràng. Chiến lược mang tính chất lâu dài bao gốm nhiều giai đoạn
và cần có sự phối hợp đồng bộ của Nhà nước, hiệp hội và bản thân các doanh
nghiệp.
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử 4
I. Khái niệm 4
1. Khái niệm hẹp 4
2. Khái niệm rộng 5
II. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử 6
1. B2B (business to business) 7
2. B2C (business to customer) 7
III. Lợi ích của thương mại điện tử 8
1. Thu thập được nhiều thông tin 8
2. Giảm chi phí sản xuất 9
3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch 9
4. Xây dựng quan hệ với đối tác 10
5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức 10
IV. Những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi 10
ứng dụng TMĐT
1. An ninh, an toàn trong giao dịch 11
2. Thanh toán điện tử 12
3. Nhận thức xã hội 13
4. Môi trường pháp lý 14
5. Nguồn nhân lực CNTT 15
Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh 17
nghiệp gốm sứ Bát Tràng
I. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng 17
1. Lịch sử làng nghề và dân cư 17
2. Sản phẩm 18
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh 20
II. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh 23
doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
III. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm 25
sứ Bát Tràng
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
1. Thực trạng 25
2. Đánh giá 34
2.1. Những mặt tích cực 34
2.2. Những hạn chế 34
2.3. Xác định nguyên nhân 36
Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng 40
dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh
nghiệp gốm sứ Bát Tràng
I. Phương hướng phát triển kinh doanh gốm sứ Bát Tràng 40
II. Giải pháp cụ thể 41
1. Doanh nghiệp 41
2. Hiệp hội gốm sứ 50
3. Nhà nước 52
4. Đề xuất của nhóm tác giả 54
Kết luận 60
Phụ lục
Phụ lục 1. Website các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng i
Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra của nhóm tác giả vi
Phụ lục 3. Tổng kết kết quả điều tra viii
Phụ lục 4. Hình ảnh làng nghề gốm sứ Bát Tràng xi
Phụ lục 5. Một số sản phẩm của làng nghề xv
Danh mục Tài liệu tham khảo xviii
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
MỤC LỤC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng 11
dụng TMĐT
Bảng 2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp
Bát Tràng
28
Hình 1: Tỷ trọng tiền mặt so với Tổng phương tiện thanh toán 13
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng 23
(không tính gốm sứ xây dựng) 5 tháng đầu năm 2008.
Hình 3: Website www.quangvinh.com.vn 30
Hình 4: Form Chọn sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn 30
Hình 5: Form tính Cước phí vận chuyển tại 31
www.quangvinh.com.vn
Hình 6: Hình ảnh sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn 31
Hình 7: Website www.minhlong.com 43
Hình 8: Hình ảnh sản phẩm tại website www.minhlong.com 44
- 1 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
I. Tính cấp thiết của đề tài
Bát Tràng từ lâu đã được biết đến là một làng nghề thủ công nổi tiếng
và lâu đời với trên 500 năm tuổi, thuộc địa giới hành chính huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội. Trong vài năm trở lại đây, làng nghề đã có những khởi sắc
đáng kể. Nhờ những nỗ lực từ phía địa phương và hỗ trợ của nhà nước, cùng
động lực nền kinh tế thị trường, Bát Tràng không chỉ thành công trong việc khôi
phục lại làng nghề truyền thống, mà còn hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế
cho địa phương dựa vào chính những sản phẩm gốm sứ của mình.
Nhắc đến Bát Tràng không thể không nhớ tới những sản phẩm gốm sứ
tinh xảo cùng chất men tuyệt hảo được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Men ngọc, men rạn, men gio, men lam… là những lớp áo tuyệt mỹ khoác lên
những sản phẩm Bát Tràng mang đậm hồn đất, hồn cát. Du khách nước ngoài
đến với Bát Tràng vô cùng thích thú trước vẻ đẹp của những tác phẩm gốm nơi
đây. Bắt kịp với nhu cầu của thị trường nước ngoài mới mẻ đầy tiềm năng, Bát
Tràng đã và đang đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm của mình. Nhiều doanh
nghiệp nhạy bén đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội, xúc tiến tìm kiếm đơn đặt hàng
nước ngoài, mở rộng thị trường cho gốm Việt nói chung, gốm Bát Tràng nói
riêng. Tuy nhu cầu của thị trường thế giới đối với sảnphẩm gốm sứ đẹp nổi
tiếng như Bát Tràng là vô cùng triển vọng, nhưng việc tiếp cận với thị trường đó
như thế nào, bằng cách nào vừa nhanh, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất dường như vẫn là một vấn đề khó đối với các doanh nghiệp gốm sứ hiện
nay.
LỜI NÓI ĐẦU
- 2 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh ngày càng mở rộng và phổ
cập trên toàn cầu. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng điện tử, thậm chí
bán hàng, thanh toán, chuyển khoản qua hệ thống toàn cầu đó đang dần trở thành
xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng của
Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những tác dụng to lớn mà TMĐT mang lại. Trong
vài năm gần đây, các trang web của họ lần lượt ra đời. Tuy nhiên, những trang
web này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng
một số trang web đã phải ngừng hoạt động. Hiệnnay nước ta đã gia nhập vào
tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế sẽ ngày
càng phát triển. Thị trường nước ngoài sẽ là các thị trường hết sức tiềm năng đối
với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Việc xây dựng và phát triển các hoạt
động TMĐT trở thành ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Do tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng tôi xác định đề tài nghiêncứu
là: “Ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp gốm sứ Bát Tràng”. Trong đó, nhóm nghiên cứu xin chỉ ra những vấn
đề nổi cộm trong việc nhận thức và ứng dụng TMĐT của cácdoanh nghiệp gốm
sứ Bát Tràng thông qua tìm hiểu thực tiễn, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp
vấn đề. Song song với đó, chúng tôi xin được đưa ra một số biện pháp và kiến
nghị với hy vọng sẽ góp phần giải quyết được phần nào những vấn đề nan giải
đang đặt ra trước mắt ngành kinh doanh gốm sứ Bát Tràng hiện nay.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh.
 Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.
- 3 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
III. Phương pháp nghiên cứu
 Tổng hợp và phân tích tài liệu
 Khảo sát và điều tra thực tế
IV. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử.
Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát
Tràng.
Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong
hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.
- 4 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử
I. Khái niệm
Thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm mới. Mặc dù ra đờichưa
lâu nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình nhờ sức hấp dẫn
cũng như đà phát triển khá ngoạn mục. Cùng với sự phát triển chóng mặt của
Internet, TMĐT đang có những bước tiến rất nhanh với tốc độ ngày càng cao.
Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở
nước ta. Nhưng dưới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam
cũng đang từng bước làm quen với phương thức kinh doanh hiện đại này.
Để hiểu rõ khái niệm “Thương mại điện tử” được dùng phổ biến như hiện
nay không phải là điều dễ dàng. Có rất nhiều khái niệm đã được đưa ra. Dưới
đây là 2 khái niệm mà nhóm nghiên cứu cho là dễ hiểu và rõ ràng hơn cả.
1. Khái niệm hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện
tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử,
nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Với cách hiểu đó,Tổ chức
thương mại thế giới và Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đã
đưa ra hai định nghĩa của mình về TMĐT:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu
- 5 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua
mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được
tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số."
2. Khái niệm rộng
Theo nghĩa trong luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp
quốc tế về Luật Thương mại Quốc Tế (UNCITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát
các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không
có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau
đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng
hóa dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa
hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình;
đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng;
liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên
chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc
đường bộ.”
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao
quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa
hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên
mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động
- 6 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại
điện tử.
Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua
phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền
điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp
tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người
tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điệntử được thực hiện đối
với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên
dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ
pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo
dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở
thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
II. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử
Thương mại điện tử có 3 chủ thể tham gia: người tiêu dùng, doanh
nghiệp và chính phủ. Có những hình thức như: B2B (Business To Business)
doanh nghiệp với doanh nghiệp; B2C (Business To Consumer) doanh nghiệp
với người tiêu dùng; G2C (Government To Consumer) chính phủ với người tiêu
dùng; C2B (Consumer To Business) người tiêu dùng với doanh nghiệp…
Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu ở đây là tập trung vào doanh nghiệp,
cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ Bát Tràng nên chúng
tôi chỉ đề cập đến 2 loại hình giao dịch thương mại điện tử là B2B và B2C.
- 7 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
1. B2B (business to business)
Thương mại điện tử B2B trước hết là quá trình thực hiện việc mua và bán
trực tuyến trên mạng giữa các công ty với nhau, là nơi mà các công ty có thể
mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khách hàng có
thể chào mua, chào bán sản phẩm đồng thời có thể nhận được những giá trị gia
tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, nhận các bản tin tức kinh
doanh, tham gia thảo luận trực tuyến... Ngoài ra, thương mại điện tử B2B còn
có nhiều tác nghiệp khác giữa các công ty với nhau trong đó có việc quản lý dây
chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp đến công ty và từ công ty tới khách hàng.
2. B2C (business to customer)
B2C là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách
hàng thông qua mạng Internet. Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị
trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các
sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng. Khi nói tới thương mại điện tử
B2C, mọi người thường nghĩ đến Amazon.com, một công ty bán sách trực tuyến
trên mạng đã thành công nhờ biết sử dụng công cụ Internet. Tuy nhiên, ngoài
việc bán lẻ trên mạng, B2C đã phát triển cả các dịch vụ như ngân hàng trực
tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực tuyến, thông tin vềsức khoẻ và
bất động sản…
Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C
trong việc chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến.
B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua
bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn giao dịch
mà tại đó, các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử
- 8 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng
có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ
hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương
trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách
hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể.
Tại Việt Nam, với mục đích hỗ trợ các công ty nhanh chóng làm quen
và tham gia vào TMĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc gia
ECVN với Bộ Thương mại là cơ quan chủ quản, có địa chỉ www.ecvn.com đã
chính thức ra mắt, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong
nước khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên
phạm vi toàn cầu. Cổng giao dịch với ngôn ngữ thể hiện là tiếng Anh và tiếng
Việt sẽ rất thuận tiện cho các công ty trong quá trình sử dụng và tra cứu.
III. Lợi ích của thương mại điện tử
1. Thu thập được nhiều thông tin
Thương mại điện tử giúp người tham gia thu thập được nhiều thông tin
về thị trường, đối tác, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan
hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị
trường, nhờ đó có thể xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với
xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là khu vực được nhiều
nước quan tâm, coi là một trong những động lực cho sự phát triển của nền kinh
tế.
- 9 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
2. Giảm chi phí sản xuất
Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất trước hết là chi phí văn
phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi
phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như
bỏ hẳn). Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng
lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu
phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài.
3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch
Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị.
Bằng phương tiện internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được
với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên web phong phú hơn rất nhiều
và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn có khuôn khổ giới hạn và luôn
luôn lỗi thời.
Thương mại điện tử giúp người tiêu thụ và doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chi phí giao dịch. Thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 7% thời
gian giao dịch qua fax, và bằng khoảng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua
chuyển phát nhanh, chí phí thanh toán điện tử qua internet chỉ bằng 10% đến
20% chi phí thanh toán thông thường.
Tổng hợp những lợi ích trên, chu trình sản xuất được rút ngắn, và do đó
sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.
- 10 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
4. Xây dựng quan hệ với đối tác
Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan
hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua internet,
các thành viên tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau như không
còn khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác vàsự quản lý
đều được tiến hành nhanh chóng, liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh
doanh mới được phát hiện trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới
và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức
Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông
tin tạo cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Lợi ích này có ý nghĩa to
lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếpcận nền
kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỉ nữa, nước đang phát triển có thể bị
bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính
chính sách phát triển dành cho các nước công nghiệp hoá.
So với các phương thức kinh doanh truyền thống, TMĐT phải đối mặt
với nhiều trở ngại đặc thù. Theo "Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm
2007 ” của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công Thương, hiện đang tồn tại 7 trở
ngại lớn nhất đối với việc ứng dụng thương mại điện tử. Kết quả điều tra trên
2000 doanh nghiệp được cho thấy trong bảng dưới đây.
IV. Những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi
ứng dụng TMĐT
- 11 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng dụng TMĐT
2005 2006 2007
An ninh, an toàn - 2,78 2,90
Thanh toán điện tử 3,27 3,19 2,84
Nhận thức 3,32 3,23 2,74
Pháp lý 3,11 2,64 2,55
Nhân lực CNTT 2,95 2,45 2,54
Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh 3,09 2,45 2,48
Hạ tầng CNTT và truyền thông 2,81 2,22 2,32
* Tính trên thang điểm 4.
( Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2007)
Trong những năm trước, vấn đề nhận thức xã hội luôn được coi là trở ngại
hàng đầu đối với việc triển khai TMĐT trên diện rộng thì đến cuối năm 2007,
trở ngại này đã được xếp xuống vị trí thứ 3. Vấn đề hiện đang nổi lên vị trí hàng
đầu là an ninh, an toàn trong giao dịch. Điều đó phản ánh đúng thực trạng trong
thời gian qua, các cơ quan, tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại
chúng giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về TMĐT, nhưng mặt khác,
việc đưa ứng dụng TMĐT vào từng lĩnh vực của đời sống cũng nhanh chóng
làm bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn an ninh mà người tiêu dùng và
doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xử lý khi gặp phải.
1. An ninh, an toàn trong giao dịch
Sau hàng loạt những vụ tấn công DDoS diễn ra trong năm 2006 gây
thiệt hại cho những doanh nghiệp như VietCo JSC, Nhân Hòa và nghiêm trọng
nhất là chodientu.com (Peace Soft), thì tới năm 2007, an ninh mạng đã nổi lên
trở thành trở ngại hàng đầu.
Đối với người tiêu dùng, do lo ngại dữ liệu cá nhân bị sử dụng bất hợp
pháp nên phần đông chưa thực sự có đủ niềm tin để tham gia giao dịch
Các trở ngại Điểm bình quân
- 12 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
TMĐT. Trong khi đó doanh nghiệp lại chưa thực sự quan tâm tới lĩnh vực này.
Còn hành lang pháp lý cho TMĐT vẫn chưa hoàn thiện, vấn đề an ninh mạng,
tội phạm mạng chưa có giải pháp tháo gỡ. Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp
và các tổ chức chưa ý thức đầy đủ về vấn đề bảo mật nên kinh phí đầu tư cho an
ninh mạng còn hạn chế. Thực trạng cho thấy, sẽ không thể cụ thể hoá được
tiềm năng to lớn của TMĐT nếu người tiêu dùng chưa tin tưởng vào thương mại
điện tử, đặc biệt là vào khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia giao dịch.
2. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh với
việc kết nối sâu rộng các liên minh thẻ, đa dạng hóa các loại hình thanh toán
và mở rộng các ứng dụng TMĐT. Tháng 5 năm 2008, hai hệ thống thanh toán
Smartlink và Banknetvn đã chính thức kết nối, chiếm tới 95% thị phần thị trường
thẻ.
Thế nhưng hệ thống thanh toán điện tử vẫn đang là trở ngại lớn thứ hai
cho việc ứng dụng TMĐT và thậm chí là lớn nhất theo nhiều đánh giá khác. Các
doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng
TMĐT trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu. Phát triển thị trường
thanh toán thẻ chính là giải pháp hàng đầu để khắc phục trở ngại này. Với thực
trạng lượng tiền mặt lưu thông còn quá cao mặc dù số tài khoán cá nhân ngày
càng tăng, Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thanh toán
điện tử.
- 13 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Hình 1: Tỷ trọng tiền mặt so với Tổng phương tiện thanh toán
(Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2007)
Năm 2006, Chính Phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền
mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ tiền mặt/tổng
phương tiện thanh toán xuống còn 18% vào năm 2010, với hàng loạt giải pháp:
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trả lương qua tài khoản, khuyến khích doanh
nghiệp xây dựng ứng dụng thanh toán điện tử, phát triển mạng lưới ATM và
mạng lưới chấp nhận các phương tiên thanh toán không dùngtiền mặt… Điều
đó sẽ tạo điều kiện cho thanh toán điện tử phát triển bền vững và trở thành một
hình thức thanh toán phổ biến đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3. Nhận thức xã hội
Việc các ngân hàng đẩy mạnh triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và
nhiều nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, điện thoại, dịch vụ vận
chuyển bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán điện tử đã làm cho nhận thức
của người tiêu dùng về loại hình thanh toán này cũng ngày càng được nâng cao.
Thói quen sử dụng thẻ thanh toán của người tiêu dùng ở các đô thị
- 14 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
lớn bắt đầu được hình thành. Việc làm quen với thẻ thanh toán sẽ là tiền đề hình
thành tập quán mua sắm và tiêu dùng hiện đại, làm động lực cho việctriển
khai rộng rãi các ứng dụng thương mại điện tử trong xã hội.
Thay đổi và nâng cao nhận thức về thương mại điện tử là một quá trình
đòi hỏi sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên giữ vai trò nổi bật
nhất trong quá trình này vẫn là doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông.
Đây là hai lực lượng năng động và nhạy bén hơn cả trong việc nắm bắt những
xu hướng, những trào lưu mới của xã hội.
4. Môi trường pháp lý
Khung pháp lý về thương mại điện tử tại Việt Nam đã cơ bản được hình
thành. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện
tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006. Luật này quy định về giao
dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tronglĩnh vực dân
sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác. Để hướng dẫn cụ thể việc thực
hiện Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ và Bộ Thương mại đã ban hành các văn
bản như Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điệntử, Nghị định số
26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịchđiện tử về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch
điện tử trong hoạt động tài chính, Quyết định số 25/2006/QĐ-BTM về việc ban
hành quy chế sử dụng chữ ký số của Bộ Thương Mại.
Hiện nay, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, văn bản được sử
dụng như là một hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại. Nhất
là với các hợp đồng kinh tế, nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, chúng
- 15 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào là "văn bản". Theo
quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong
một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới
hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi
nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng
được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp
luật của Việt nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp
đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dânsự phải được thể hiện dưới
hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện
tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chínhvì vậy, việc xoá bỏ rào cản đầu
tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước
cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch
thông qua phương tiện điện tử.
Quá trình xây dựng pháp luật là một quá trình liên tục không phải cứ ban
hành một luật ra là đủ mà cần phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa cho phù
hợp với thực tế. Hiện tại, thương mại điện tử ở Việt Nam còn thiếu nhiều cơ sở
pháp lý, nhất là trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên.
5. Nguồn nhân lực CNTT
Yếu tố con người là một trở ngại lớn, nhất là đối với doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời trong thời
gian quá sớm, chưa có kinh nghiệm quản lý, trình độ của đội ngũ nhân sự trong
các doanh nghiệp còn thấp và không đồng bộ, cách xử lý, tính chuyên nghiệp
hóa chưa cao. Chính vì vậy khi ứng dụng TMĐT, đưa các ứng dụng ERP (hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp), các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn. Có
một thực trạng là các doanh cần rất nhiều nhân lực ngành công
- 16 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
nghệ thông tin nhưng không tuyển dụng được vì chất lượng thấp trong khi nguồn
cung lao động vẫn lớn hơn nhu cầu. Do vậy, lời giải cho nguồn nhânlực công
nghệ thông tin của Việt Nam không phải về số lượng mà là về chất lượng. Việc
đào tạo tràn lan, thiếu chuẩn hóa, trình độ thấp cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ.
Nhân lực phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và thươngmại điện tử đòi hỏi
cần phải có thời gian đào tạo và thích ứng công việc dài hơn nhiều so với đào
tạo lao động giản đơn. Vì vậy việc đào tạo nhân lực cần phải có sự kết hợp với
các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo.
- 17 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của
các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
I. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng
1. Lịch sử làng nghề và dân cư
Bát Tràng là một trong số ít những làng nghề thủ công truyền thống
còn giữ lại được cho đến ngày nay của nước ta. Xã Bát Tràng gồm hai thôn
Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, Bát
Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày
nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh BắcNinh) sinh
sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán, dạy học; xã Giang Cao (thôn
Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, phủ
Thuận An, tỉnh Bắc Ninh sinh sống chủ yếu bằng nghề thợ mộc và hàng sáo.
Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An,
trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc
Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông
Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành
và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện
Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc
ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim
Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm
2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Xã Bát Tràng rộng 153ha; toàn xã
có khoảng 6000 người tương đương với 1500 hộ dân trong đó có 1000 hộ tham
gia sản xuất gốm sứ, các hộ còn lại thì làm dịch vụ.
- 18 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
2. Sản phẩm
Ngày nay Gốm Bát Tràng được xem là một trong những sản phẩm tuyệt
hảo từ kiểu dáng đến chất liệu gốm. Nhiều loại gốm quý, màu men độc đáo đã
trở thành tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Như gốm Men Ngọc xuất hiện đời Lý-
Trần. Gốm Hoa Nâu ra đời vào cuối thời Trần, đầu thời Lê. Gốm Men Rạn và
Gốm Hoa Lam thời Lê-Trịnh. Ðặc biệt Gốm Hoa Lam với đặc trưng men trắng
ngà, với lối vẽ phóng bút, khoáng hoạt trang trí hình, hoa màuchàm đen
uyển chuyển, mang đậm dấu ấn thẩm mỹ, mộc mạc nhưng tinh tế như tâm hồn
người Bát Tràng.
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ
rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thợ gốm Bát
Tràng thường dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ
vẽ gốm có tay nghề cao, hoa văn họa tiết hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ
tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm là mộttác phẩm.
Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác nhau, có
hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...
Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát
Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén.
Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại
và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa,
con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ
sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kĩ thuật chế tạo
đồ gốm sứ ở Việt Nam.
- 19 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng:
Men lam
Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Thợ
Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ
vẽ trên đồ gốm. Men lam không để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ
lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc
độ từ xanh chì đến xanh sẫm.
Men nâu
Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu,
sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày
và thường có mầu nâu xám).
Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mầu thế kỷ 16-17, men
nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độkhác
nhau. Men nâu giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặccác
hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế...
Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại
men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận
ngày nay.
Men trắng (ngà)
Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi
nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng
sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét
riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang
trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng
men trắng ngà.
- 20 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Men xanh rêu
Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng
ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm
Bát Tràng thế kỷ 16–17.
Men rạn
Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương
gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận men
rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo
dài tới đầu thế kỷ 20.
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Có thể thấy một điều rằng hầu hết các doanh nghiệp Bát Tràng đều là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Bình
quân vốn của mỗi hộ chỉ vào khoảng 75-100 triệu đồng và doanh thu hàng năm
đạt khoảng 15-25 triệu đồng. Với quy mô sản xuất nhỏ như vậy các hộ gia đình
chủ yếu cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước hoặc gia công cho các
doanh nghiệp lớn. Cũng vì nguyên nhân này mà rất nhiều đơn đặt hàng lớn từ
nước ngoài đã bị bỏ qua.
Toàn bộ làng nghề hiện nay có khoảng 1000 lò nung trong đó có khoảng
200 lò gas. Đầu tư một lò lung bằng gas tốn ít nhất 150 triệu đồng- một số tiền
không nhỏ so với một hộ kinh doanh bình thường ở Bát Tràng. Tuy nhiên dùng
lò nung bằng gas có rất nhiều ưu điểm như khi sản xuất một chiếc bình bằng khí
ga sẽ rẻ hơn 20% so với lò nung bằng than, hay chi phísản xuất một chiếc vại
lớn bằng gas sẽ rẻ hơn 60% khi dùng lò than. Hơn nữa, sử dụng lò ga để nung
sản phẩm sẽ hạn chế được lượng khí thải ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sử dụng
lò nung bằng gas còn đem lại vẻ đẹp rất riêng cho
- 21 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
gốm sứ Bát Tràng. Mầu men của sản phẩm đều, bóng, sản phẩm chịu lực tốt hơn
(có thể sử dụng để nấu nướng thức ăn trong lò vi sóng). Trong vài nămgần
đây, giá gas liên tục tăng cao đến chóng mặt, chi phí cho mỗi lần nung lên tới 3
triệu đồng. Trong khi đó giá sản phẩm tăng thì sẽ không cạnh tranh được trên
thị trường. Trước thực trạng đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã quay trở về dùng lò
than truyền thống.
Hiện nay nỗ lực tập trung phát triển kinh tế làng nghề là ưu tiên số một
của nhân dân và chính quyền Bát Tràng. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất
gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên
kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, chia sẻ
bí quyết. Liên kết để ra mắt thương hiệu chung sẽ rút ngắn con đường quảng bá
sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Liên kết các nhà sản xuấtgốm sứ hiện
là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện mở rộng sản
xuất trong điều kiện không cần trường vốn mà vẫn có thể sẵn sàng đáp ứng các
đơn đặt hàng lớn.
Phương thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề cũng được làng
nghề và nhà nước hết sức quan tâm. Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát Tràng khai
trương Chợ Gốm làng cổ Bát Tràng (Battrang ancient village ceramics market),
là nơi các hộ sản xuất kinh doanh mang sản phẩm tới chợ vừa bán vừa trưng
bày, nhằm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm. Mô hình kết hợp sản phẩm
địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ cũng đang phát huyhiệu quả
cao tại làng gốm Bát Tràng. Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình
du lịch văn hóa của Bát Tràng phát triển. Ví dụ như việc cho ra đời tuyến xe bus
số 47 Long Biên – Bát Tràng, nối liền làng cổ Bát Tràng với khu vực nội thành
thành phố Hà Nội khánh thành tháng 11 năm 2005 mở ra
- 22 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
hướng đi mới, thúc đẩy phát triển tham quan, du lịch làng gốm cổ truyền Bát
Tràng.
Ngoài ra, một nét mới trong việc quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng
là sự ra đời của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng (BTEP) cuối năm 2004.
Trung tâm này được thành lập là kết quả hợp tác giữa Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng
và Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Công ty tài chính
quốc tế (IFC). Đây là một bước tiến mới trên con đường phát triển của làng gốm
Bát Tràng bởi nó đóng góp một kinh nghiệm tốt cho các ngành kinh doanh nhỏ
và vừa khác ở Việt Nam trên con đường tìm cách quảng bá thương hiệu.
Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất
nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm
Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên đến hơn 40 triệu USD.
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết
tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ em đều có việc để làm. Hơn
80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển
sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho
người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lao động với
mức lương trung bình từ 600.000đ - 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân
cận đến làm việc hàng ngày.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, khó khăn trong việc
- 23 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
tìm đầu ra cho sản phẩm và phải cạnh tranh với gốm sứ nước ngoài, đặc
biệt là gốm Trung Quốc. Rất nhiều hộ gia đình đã phải đóng cửa ngừng sản
xuất do hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả. Thực trạng này đòi hỏi
các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của làng nghề.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt
Nam đã liên tục giảm trong những tháng đầu năm 2008. Sau khi tăng khá mạnh
trong tháng 1, thì trong những tháng tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu đã giảm
mạnh. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
91,6 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2007. So với mức tăng trưởng kim
ngạch 16,2% của năm 2007, có thể thấy việc xuất khẩu các mặt hàng này đang
gặp nhiều khó khăn.
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng
(không tính gốm sứ xây dựng) 5 tháng đầu năm 2008.
35
30
25
20
15
10
5
0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
(Nguồn số liệu: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công Thương)
Kim
ngạch
(triệu
USD)
II. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
- 24 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do nền kinh tế của nhiều
quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao khiến người tiêudùng
có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Trong khi các mặt hàng gốm sứ xuấtkhẩu
của Việt Nam hiện nay chủ yếu là gốm sứ mỹ nghệ và đồ trang trí, đây không
phải là những mặt hàng thiết yếu, do đó sức mua đã giảm mạnh. Bên cạnh đó,
sự leo thang của giá nhiên liệu đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản
phẩm, cộng với sự mất giá của đồng USD, đã gây ra không ít khókhăn cho
các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung, doanh thu của gốm sứ Bát
Tràng đang giảm dần trong năm gần đây. Giá gas, chiếm đến 40% - 50% chi phí
sản xuất liên tục tăng làm giá thành sản phẩm tăng. Trải qua 500 năm lịch sử, từ
khi nung bằng củi, sau đó đến nung bằng than và cho đến nay, khi lò gas được
đưa vào sử dụng, Bát Tràng đã có tới 200 lò gas nhưng thời gian sử dụng chưa
được bao lâu thì giá gas trên thị trường biến đổi. Trong 6 tháng đầu năm 2008
giá gas đã tăng đến 7 lần, tính đến ngày 8 tháng 7 năm 2008 giá cả giao động từ
270.000 - 275.000 đồng bình 12kg. Dùng gas với giá thành cao, đầu vào lớn,
đầu ra giảm gây nhiều biến cố cho những hộ dùng gas. Điều này đang trở thành
mối lo cho nhà sản xuất kinh doanh.
Không chỉ gặp vấn đề giá cả càng ngày càng tăng, gốm sứ Bát Tràng cũng
đang phải đối diện với sự cạnh tranh từ gốm sứ nước ngoài ngày càng lớn, nhất
là đối với thị trường gốm sứ Trung Quốc. Hàng Trung Quốc hiện nay đã chiếm
lĩnh thị trường Việt Nam rất lớn, một ngày ở cửa khẩu Tam Thanh tràn sang Việt
Nam gần 100 tấn hàng gốm. Giá bán hàng Trung Quốc rất rẻ, một cái bát ăn
cơm giá từ 1.500 - 3.000 đồng, trong khi đó, hàng Bát Tràng có giá từ 6.000 -
10.000 đồng. Với mức giá dễ chấp nhận, mẫu mã đẹp
- 25 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
rất hợp thị trường Việt Nam, mức cạnh tranh đó gây cho gốm sứ Bát Tràng
những khó khăn đáng kể.
Nhưng liệu có phải thị trường tiềm năng của gốm Bát Tràng không có
khả năng mở rộng thêm nữa? Từ những năm 1998, qua các cuộc khảo sát thị
trường và giới thiệu gốm sứ Bát Tràng tại các Hội chợ quốc tế với các bạn hàng
Nhật, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, gian hàng của gốm sứ Việt Nam
tại triển lãm đã được đặt ngang hàng với các gian hàng của Trung Quốc, Nhật
Bản, Malaysia. Khách hàng Mỹ đánh giá cao tính mỹ thuật, tính văn hóa, sự đa
dạng của gốm sứ Bát Tràng. Từ việc đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến, cho đến nay các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ của nhiều doanh nghiệp đã rất
đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nổi bật hàng gốm sứ nội thất như: Âu men,
những hàng giả cổ có từ thế kỷ XV, XVI, XVII đã được khách hàng các thị
trường Nhật, Mỹ, Đài Loan, Đan Mạch, Rumani, Tiệp Khắc rất ưa chuộng. Đáng
chú ý là khách hàng Mỹ và các nước Tây Âu rất thích đặt hàng chậu hoa cảnh,
các đồ trang trí nội thất. Qua đó cho ta thấytiềm năng xuất khẩu sang nhiều
thị trường khác trên thế giới của Bát Tràng. Vấn đề đặt ra là tìm cách nào để
doanh nghiệp có thể tiếp cận với những khu vực đó, và với mức chi phí trong
khả năng của doanh nghiệp Việt Nam vốn chỉ có quy mô vừa và nhỏ. Câu trả
lời là “Thương mại điện tử”
1. Thực trạng
Nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trở thành một trong những lực lượng triển khai mạnh
nhất các ứng dụng thương mại điện tử. Đối với gốm sứ Bát Tràng, đã
III. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp
gốm sứ Bát Tràng
- 26 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
có rất nhiều doanh nghiệp thuê thiết kế các website giới thiệu sản phẩm của
mình, từ những công ty lớn (Công ty TNHH Quang Vinh, Hợp tác xã công
nghiệp gốm sứ Hợp Lực, Công ty cổ phần sứ 51…) đến các doanh nghiệp tư
nhân (Nguyễn Lợi, Mùi Lầu...).
Tới giai đoạn năm 2003, hàng loạt website đã lần lượt ngừng hoạt động
vì không đem lại hiệu quả như cửa hàng Mùi Lầu (www.muilau- ceramics.com),
cửa hàng Nguyễn Lợi (nguyenloiceramic.com)… Các doanh nghiệp nhỏ không
thể tiếp tục bỏ ra chi phí để duy trì hoạt động của website trong khi thống kê cho
thấy có chưa tới nổi 500 lượt khách truy cập mỗi tháng. Ngay cả website của
Công ty cổ phần sứ 51 (www.cps51.com), một doanh nghiệp lớn và đi đầu trong
phong trào cũng phải ngừng hoạt động sau đó.
Việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
gốm sứ Bát Tràng cũng nhận được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và chính
quyền địa phương. Tháng 6 năm 2004, Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gốm sứ
Bát tràng (BatTrang Ceramics Export Promotion Center - BTEP) thuộc Hội
gốm sứ Bát Tràng được thành lập dưới sự bảo trợ của Chương trình Phát triển
kinh tế tư nhân (MPDF). Tới cuối năm 2004, BTEP thành lập phòng trưng bày
và cho ra mắt website www.battrang-ceramics.org với tham vọng tiếp thị sản
phẩm Bát Tràng tới thị trường quốc tế, nâng con số các nhà sản xuất hợp tác với
BTEP từ 34 lên 400 trong vòng 2 đến 3 năm. Thế nhưng, nội dung của website
này còn kém hơn cả website của các doanh nghiệp. Điều tất yếu là tới cuối tháng
7 năm 2008, website này đã dừng hoạt động.
Theo số liệu thu thập được tính đến tháng 5 năm 2008 từ Hiệp hội gốm
sứ Bát Tràng, trụ sở tại xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, nhóm nghiên
- 27 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
cứu thu được những con số sau: có 100 trên tổng số 1000 doanh nghiệp và hộ
kinh doanh cá thể lắp đặt và sử dụng internet, xấp xỉ 10%. Trong số đó có 60
doanh nghiệp tư nhân và đều thuộc hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Cũng theo số
liệu của hội, hầu hết các website đều có cung cấp thông tin giới thiệu doanh
nghiệp, thông tin giới thiệu sản phẩm. Trong số đó chỉ khoảng 10% bước đầu có
tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi
yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến.
Thực trạng cho thấy, ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp
Bát Tràng mới chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng website quảng bá hình ảnh doanh
nghiệp và sản phẩm, một số ít doanh nghiệp có những bước chuẩn bị cho giao
dịch điện tử.
Đánh giá chung về website của các doanh nghiệp Bát Tràng
Hiện tại, vẫn có một số website của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
còn duy trì được hoạt động. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 9 website
trong số này và rút ra nhận định nội dung các trang web tương tự nhau (từ giới
thiệu sản phẩm, giới thiệu về công ty, về lịch sử của gốm sứ Bát Tràng đến các
mục liên hệ, tiếp nhận phản hồi từ phía khách hàng) không tạo ra được sự khác
biệt đáng kể.
 Có tới 4/9 website trên là website tĩnh. Loại website này dễ thiết kế nhưng
lại khó cập nhật thông tin và sản phẩm mới, chỉ đáp ứng được mức độ giới
thiệu thông tin cho người xem. Và cả 4 hợp đồng thiết kế website tĩnh của
Hợp Lực, Hà Phú, Xuân Thủy và Hoa Thanh đều ký với cùng một đối
tác, Công ty Cổ phần phát triển Thương mại điện tử Việt Nam (ECO). Lẽ
dĩ nhiên là tất cả có nội dung tương đồng, thậm chí sự khác biệt chỉ là
cái tên.
- 28 -
Bảng 2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp Bát Tràng
Công ty Địa chỉ
Giới
thiệu
công ty
Catalogue
Sản phẩm
Giới
thiệu về
Bát
Tràng
Nhận
Phản
hồi
Website
động
Đặt hàng
trực
tuyến
Hỗ trợ
trực
tuyến
Giới thiệu
Chính
sách
bán hàng
Giới thiệu
Khách
hàng
Đối tác
Hợp
Lực
www.hoplucceramic.com x x x
Hà
Phú
www.gomsubattrang.com x x x x
Xuân
Thủy
www.gombattrang.com x x
Hoa
Thanh
www.hoathanhceramic.com x x x x
Phú
Vinh
www.quangvinh.com.vn x x x x x x x
Hamico www.hamico.com.vn x x x x
Minh
Hải
www.minhhaiceramic.com x x x
An
Đô
www.ando-ceramics.com x x x x x
Nam
Việt
www.sacgom.com x x x x x x
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
- 29 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Thời gian đầu, nhiều doanh nghiệp ở Bát Tràng do hiểu biết về website
hạn chế, làm theo phong trào nên dễ bị mắc bẫy những công ty thiết kế
khi ký hợp đồng tạo website tĩnh, dẫn đến tình trạng nhiều website bị
bỏ hoang, không được cập nhật đều đặn nữa. Các site còn lại tuy cố gắng
duy trì hoạt động nhưng cầm chừng với lượng khách truy cập rất thưa
thớt. Sự bê trễ trong việc chăm sóc trang web thể hiện ở tần suấtcập nhật
thông tin chậm chạp, khoảng 1 tháng 1 lần; sự rà soát website không được
coi là công việc hàng ngày.
 Hầu hết các website mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra catalogue sản phẩm.
Chỉ có 2/9 website được khảo sát có module Đặt hàng trực tuyến trong
khi đây là tính năng tối thiểu để hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử và
cũng không khó khăn về mặt kỹ thuật.
 Các website chỉ chú trọng giới thiệu về sản phẩm, không biết cách tạo
niềm tin cho khách hàng thông qua những mục như Giới thiệu Khách hàng
và Đối tác (1/9 website có), Chính sách bán hàng (2/9 website có), Hỗ trợ
trực tuyến (1/9 website có).
Đánh giá một website điển hình
Đi đầu trong ứng dụng thương mại điện tử, Công ty Cổ phần Phú Vinh
đã xây dựng một website với những chức năng khá đầy đủ so với các doanh
nghiệp khác. Đây là một trong những số ít website cho phép Đặt hàng trực tuyến,
cung cấp đầy đủ thông tin và giá của sản phẩm. Trong bài nghiên cứu này nhóm
tác giả chỉ đánh giá website www.quangvinh.com.vn của công tycổ phần Phú
Vinh, các website còn lại có trong phụ lục.
- 30 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Hình 3: Website www.quangvinh.com.vn
Ngoài những những phần chung giống website của các doanh nghiệp khác
như : Giới thiệu công ty, Catalogue sản phẩm, Liên hệ…, website còn có những
tính năng bước đầu hỗ trợ cho giao dịch điện tử:
 Đặt hàng trực tuyến
Hình 4: Form Chọn sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn
- 31 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
 Có Thông tin chi tiết sản phẩm (kích thước, trọng lượng) nhưng vẫn
còn ít thông tin. Có Giá sản phẩm, cước phí vận chuyển tới cảng khách
hàng lựa chọn.
Hình 5: Form tính Cước phí vận chuyển tại www.quangvinh.com.vn
Tuy nhiên, website này cũng có không ít điểm yếu:
 Giao diện kém thẩm mĩ và chuyên nghiệp. Thậm chí banner và các button
cũng được trình bày bằng dạng text.
 Sản phẩm mỹ nghệ đòi hỏi thẩm mĩ cao nhưng catalogue sản phẩm lại
không đạt yêu cầu. Hình ảnh sản phẩm không những chất lượng thấp
mà kích thước cũng quá nhỏ (113pixels × 90pixels) không thể cuốn hút
người xem. Đây là điểm yếu chung trong website của các doanh nghiệp
Bát Tràng.
Hình 6: Hình ảnh sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn
Mặc dù những điểm yếu trên rất dễ dàng để nhận ra và cũng không khó
để khắc phục nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của doanh
- 32 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
nghiệp bởi sự hiểu biết về công nghệ thông tin và thương mại điện tử của các
chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Quy trình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Qua nghiên cứu cho thấy, khi triển khai ứng dụng TMĐT, các doanh
nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã thực hiện quy trình gồm 5 bước.
Xác định mục tiêu, vốn đầu tư
Mua tên miền, thuê máy chủ
Thuê thiết kế website
Cập nhật thông tin, quản trị website
Quảng bá website
Trong khi đó, quy trình xây dựng một website TMĐT gồm những bước
cơ bản như sau:
Phân tích SWOT, lập kế hoạch, xác định mục tiêu, vốn đầu tư.
Xác định mô hình
Mua tên miền, thuê máy chủ
Thuê thiết kế website
Cập nhật thông tin, quản trị website
Đánh giá website
Điều chỉnh, bổ sung chức năng
Quảng bá website (đăng ký với search engine, tham gia các sàn
giao dịch TMĐT…)
Liên kết website với khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý.
Xây dựng hệ thống cung cấp và phân phối.
Quy trình mà các doanh nghiệp Bát Tràng thực hiện đã rút ngắn quy trình
tiêu chuẩn, có phần chủ quan nóng vội do sự thiếu hiểu biết của doanh nghiệp.
Ngay từ bước đầu, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã không có một kế
hoạch dài hạn, chưa nghiên cứu và phân tích thị trường. Sau khi thiết kế xong
website lại thiếu một bước rất quan trọng - đánh giá lại website để có sự điều
chỉnh, bổ sung chức năng hợp lý. Vì thế website khi hoàn thiện vẫn
- 33 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
mắc hàng loạt lỗi, thiếu những chức năng cơ bản, nếu không muốn nói là chưa
đạt được những yêu cầu tối thiểu.
Không chỉ vậy, trong mỗi bước mà doanh nghiệp Bát Tràng đã thực hiện
cũng không tốt, nhất là khi thuê thiết kế website. Với số vốn đầu tư ban đầu ít ỏi
cùng trình độ CNTT hạn chế, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gặp khó khăn
khi tìm đối tác thực hiện nhu cầu của mình, lại không đủ khả năng thẩm định
sản phẩm của đối tác nên luôn bất lợi khi thực hiện hợp đồng. Khi website đã
hoàn thành, việc cập nhật thông tin và quản trị website có 2 hình thức chủ yếu
là doanh nghiệp tự quản trị hoặc ký hợp đồng với chính nhàcung cấp dịch vụ
thiết kế website để làm việc này. Một số ít doanh nghiệp có khả năng tự quản trị
lại không có sự đầu tư thích đáng cho công việc này. Còn các doanh nghiệp đi
thuê ngoài hầu như hoàn toàn không có khả năng quản lý các giao dịch, thông
tin liên hệ qua website. Quảng bá website, một bướcquyết định hiệu quả đầu
tư ở nhiều doanh nghiệp bị bỏ ngỏ.
Muốn đem lại hiệu quả, quy trình ứng dụng TMĐT cần phải được thực
hiện đầy đủ với sự đầu tư thích đáng. Tuy nhiên kết quả khảo sát những doanh
nghiệp đã thiết lập website cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử
chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Các
doanh nghiệp trong hiệp hội gốm sứ Bát Tràng cho biết họ dành không đến 5%
chi phí hoạt động cho việc triển khai TMĐT, bao gồm cả việc mua các phần
mềm TMĐT, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những
hoạt động này.
- 34 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
2. Đánh giá
2.1. Những mặt tích cực
Các doanh nghiệp Bát Tràng đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng
của internet trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình ra khu vực và
thế giới. Theo kết quả điều tra của nhóm tác giả, trong số 28 doanh nghiệp tham
gia điều tra, có tới 61% doanh nghiệp đã có ứng dụng TMĐTvào hoạt động
kinh doanh. Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp đi đầu đã sớm xây dựng website
ngay từ giai đoạn trước năm 2003. Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển
khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng các
website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát
triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn
tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới.
Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ
liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là
kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến
hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu
một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình
độ nhất định về triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đó.
2.2. Những hạn chế
Mặc dù các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã sớm nhận ra tầm quan
trọng của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng việc ứng dụng
còn gặp phải những hạn chế nhất định.
- 35 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Thứ nhất: Sự nghèo nàn về thông tin là vấn đề lớn và nổi cộm nhất. Các
nội dung chung ở các trang là: giới thiệu về làng nghề, về sản phẩm, về các nghệ
nhân, đồng thời nhận đặt hàng, chào hàng qua email, theo dõi diễn biến thị
trường trong nước và thế giới… Tuy nhiên, không chỉ nội dung có phần giống
nhau, hình thực thể hiện, nói cách khác là giao diện của trang web cũng tương
tự nhau. Sự thuận tiện cho khách vào xem cũng không được thể hiện tốt, cụ thể
như cách đặt tên gây khó khăn cho việc tìm kiếm, nội dung quá đơn giản nên
chưa thực sự thu hút người xem. Yếu tố thẩm mĩ cũng chưa được xem xét đúng
mức, làm tăng thêm sự đơn điệu và thiếu sáng tạo của trang web.
Thứ hai: Công việc cập nhật website bị bê trễ là một vấn đề vô cùng
nghiêm trọng. Chỉ có 6% trong số các doanh nghiệp được điều tra có cập nhật
thông tin trên website thường xuyên trong khi 76% doanh nghiệp rất ít khi
cập nhật hoặc thậm chí là không hề cập nhật. Thông tin nóng hổi, cập nhật
thường xuyên là một trong những ưu điểm vượt trội của các trang web điện tử.
Mức độ, tần suất cập nhật thông tin lên web là một trong những tiêu chí giúp
đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website, là nhân tố giúp trang
web thực sự tồn tại một cách có ích và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu
không đầu tư công sức, thời gian cho trang web của mình thì đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp đang lãng phí những tiềm năng mà công nghệ thông tin mang
lại, và cũng không khác mấy những doanh nghiệp truyền thống hoạt động trong
phương thức cũ, không được biết đến TMĐT.
Thứ ba: Cách thức quản lý website cũng là một vấn đề. Khi chuyển giao
trách nhiệm quản lý trang web của mình cho đơn vị bên ngoài, doanh nghiệp có
lợi là tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí cho công việc này. Đây là nhận
thức sai lầm của doanh nghiệp khi họ không nhìn nhận đúng mức
- 36 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
vai trò của những trang web như là kênh giao tiếp và tương tác trực tiếp với
khách hàng. Website là bộ mặt của công ty, là địa chỉ tin cậy nhất mà khách
hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Do đó sự nghèo nàn
về thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web, sự thiếu thân thiện
trong giao diện và tìm kiếm của các trang web sẽ vô hình chung đẩy đi những
khách hàng tiềm năng, tạo ra những ấn tượng không tốt về sau. Bởi lẽ vậy, để
có thể cập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với khách hàng một cách
thường xuyên, doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị
website. Khi giao phần việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh
nghiệp đã tự bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến
nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy. Với những doanh nghiệp đã ýthức
được tầm quan trọng của việc tự mình đảm nhận công tác quản trị website thì
họ cũng phải ý thức được những thử thách bởi để làm việc này một cách thật
sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa có nhiều
doanh nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.
Thứ tư: Vấn đề hiệu quả quảng bá của website còn vô cùng thấp. Theo
ông Nguyễn Lợi, giám đốc công ty Nguyễn Lợi cho biết ông chưa nhận được
một hợp đồng nào trên mạng. Khách hàng tới doanh nghiệp của ông đều do
người quen giới thiệu, hoặc mối cũ. Từ trường hợp của công ty Nguyễn Lợi,
chúng ta nhận thấy mối lo lắng nhất hiện nay của các doanh nghiệp Bát Tràng
là nên tiếp tục hay từ bỏ những trang web của mình. Để tiếp tục cuộc chơimạo
hiểm với công cụ quảng bá mới mẻ này, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền
từ 2 đến 6 triệu đồng một năm để nuôi một trang web, và phải đầutư những
khoản tiền khá lớn để nâng cấp, thiết kế một trang hiện đại, hấp dẫn hơn nhưng
kết quả thì chưa thể nhìn thấy ngay một sớm một chiều. Đây làmột chiến
lược lâu dài cần những tính toán khôn ngoan.
- 37 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
2.3. Xác định nguyên nhân
Chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thực
trạng chưa tốt nêu trên trong quá trình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp
Bát Tràng:
Đầu tiên phải kể đến đó là nhận thức của doanh nghiệp. Đây là cơ sở ban
đầu mang tính quyết định liệu TMĐT thành công hay thất bại. Nhiều doanh
nghiệp vẫn có những suy nghĩ như đơn giản cho rằng ứng dụng TMĐT chỉ là
lập website cho doanh nghiệp mà không có chiến lược marketing, quảng bá
website. Hoặc với suy nghĩ chỉ cần sản phẩm của mình tốt thì khách hàng sẽ tự
đến với mình là sai lầm lớn. Việc xây dựng website chỉ là bước đầu trong hành
trình đầy thử thách chinh phục TMĐT, khiến TMĐT là công cụtăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp có những hiểu biết sâu sắc, đúng đắn
về TMĐT, về tiềm năng kinh tế lớn mà nó sẽ mang lại, thì khi đó TMĐT chắc
chắn sẽ là một phần không thể thiếu của nền kinh tế.
Nhân tố thứ hai cũng không kém phần quan trọng là khả năng tài chính
của các doanh nghiệp. Chi phí để đầu tư cho website với giao diện thân thiện,
đẹp mắt, cơ sở dữ liệu mạnh và ổn định là rất lớn, trung bình khoảng 1.500 USD
trong khi thu nhập bình quân của 1 cơ sở sản xuất trong 1 năm là 15 - 25 triệu
đồng. Ngoài ra, những chi phí thuê điều hành viên trong cập nhật thông tin hàng
ngày, tư vấn viên nhận và phản hồi thông tin từ khách hàng, đội kĩ thuật bảo
hành, bảo trì thường xuyên...vv... Thời điểm nền kinh tế nhiều biến động, lãi
suất ngân hàng mỗi ngày một cao hơn gây ra nhiều trở ngại về huy động vốn.
Hơn nữa, khoản đầu tư lớn như vậy cần sự quyết tâm rất lớn từ phía doanh
nghiệp. Đầu tư lớn vào TMĐT mà hiệu quả kinh tế trước mắt không được khả
quan dẫn đến những ngần ngại cho nhiều doanh nghiệp Bát Tràng với quy mô
chủ yếu là vừa và nhỏ.
- 38 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, không mang tầm quy mô lớn cũng là một
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ứng dụng TMĐT còn kém hiệu
quả như hiện nay. Tuy TMĐT mở ra những lợi ích vô cùng lớn, nhưng để đạt
được trái ngọt đó đâu thể một sớm một chiều. Những đầu tư chất xám, tiền bạc,
thời gian và cả rủi ro là vô cùng lớn. Trong khi đó, các hộ kinh doanh, các công
ty gốm sứ thì dường như vẫn yên ổn trong cách làm ăn truyền thống của mình.
Qua khảo sát điều tra thực tế, nhóm nghiên cứu được biết các đơn đặt hàng chủ
yếu đến từ những mối quen biết cũ, hoặc những mối mới dựa trên giới thiệu
bạn bè, người quen. Một phần nguồn cầu khác là từ các công ty lớn đặt làm gia
công khoán sản phẩm. Các hộ gia đình nhận khoán số lượng, thực hiện đơn
hàng theo mẫu sẵn rồi giao hàng theo hẹn. Tuy phương thứclàm gia công
này lợi nhuận ít nhưng nó lại khá đều đặn và ổn định, nên vẫn tiếp tục duy trì
đến nay. Thiếu con mắt nhìn xa, lại quen trong phương thức kinh doanh truyền
thống từ xưa đã làm thu hẹp những thị trường tiềm năng, tự đánh mất đi những
cơ hội kinh doanh quảng bá sản phẩm vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị văn
hóa cao như gốm sứ Bát Tràng.
Trình độ về công nghệ thông tin (CNTT), những hiểu biết về máy tính,
số hóa...vv... của bộ phận nhân sự trong các doanh nghiệp Bát Tràng còn vô cùng
hạn chế. Như đã nêu trong hiện trạng, sự thiếu hiểu biết về CNTT và TMĐT của
các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gây nhiều thiệt thòi cho chính bản thân họ
khi hợp đồng với công ty thiết kế website, khi phải tốn thêm chi phí để thuê công
ty ngoài quản lý website cho doanh nghiệp mình. Những chi phí này thường
không nhỏ do mức lương chi trả cho ngành CNTT là rất cao. Nguồn nhân lực tại
địa phương cũng có nhiều khó khăn tồn tại. Một bộ phận trình độ học vấn thấp
không có điều kiện tiếp xúc với CNTT. Một bộ phận khác được đi học đại học,
cao học thì thường ít quay về làng xã làm việc. Dođó dẫn tới thực trạng là
nguồn nhân lực thừa vẫn thừa, mà thiếu thì vẫn cứ
- 39 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
thiếu. Về lâu dài, nếu những hạn chế này không được nhanh chóng khắc phục
thì nó sẽ là vật cản lớn trên con đường tiếp cận và phát huy TMĐT trong kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Các cơ quan chức năng ở địa phương Bát Tràng còn thiếu định hướng, hỗ
trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Biết đến TMĐT chỉ có một số doanh nghiệp
nhanh nhạy, năng động. Dám ứng dụng TMĐT, ví dụ như tạo website riêng, lại
càng ít doanh nghiệp thực hiện. Tuy vậy, ở Bát Tràng hiện nay có đến 1000 hộ
kinh doanh cá thể. Họ không có khả năng cũng như điều kiện tiếp xúc với công
nghệ cao, không thể biết đến TMĐT nhanh như các doanh nghiệp. Họ cần những
hướng dẫn, giới thiệu, chỉ đạo từ những lãnh đạo ở xã, ở huyện. Tuy nhiên bộ
phận lãnh đạo này lại khá chậm chạp trong tiếp xúcvới công nghệ thông tin.
Gặp gỡ chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bát Tràng, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều
hạn chế về thông tin, kiến thức về công nghệ thông tin, về xu thế TMĐT. Những
chính sách, những hoạt động nhằm giúpcác hộ kinh doanh, các doanh nghiệp
nhỏ tiếp cận thông tin về TMĐT còn chưa có. Nếu những hỗ trợ đó được thực
hiện, thiết nghĩ TMĐT sẽ càng nhanh chóng có được chỗ đứng xứng đáng của
nó, góp phần đưa kinh tế của xã Bát Tràng lên tầm cao mới.
- 40 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc
ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh
tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
I. Phương hướng phát triển kinh doanh gốm sứ Bát Tràng
Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập hiện nay, đặc biệt là từ khi nước ta
gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì phương thức kinh doanh cũ của
làng gốm Bát Tràng đã trở nên không còn phù hợp. Để duy trì sự tồn tại và phát
triển của làng nghề đòi hỏi các doanh nghiệp, chính quyền địa phương cũng như
Nhà nước cần phải có những giải pháp kịp thời và hiệu quả. Trong chiến lược
phát triển làng nghề của Uỷ ban nhân dân xã Bát Tràng và Hiệphội gốm sứ
Bát Tràng thì TMĐT được đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Dựa trên những
tìm hiểu và khảo sát cụ thể, chúng tôi cho rằng:
Đầu tiên Bát Tràng cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu. Trước
đây các doanh nghiệp Bát Tràng thường mạnh ai nấy làm, thương hiệu làng nghề
không được đầu tư xây dựng thích đáng cũng như không được khai thác một
cách triệt để. Do đó điều cần thiết hiện nay là các doanh nghiệp phải hợp sức lại
trong một hiệp hội ngành nghề để khai thác thương hiệu chung với tên tuổi của
địa phương trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời cần liên tục đầu tư
cho quảng bá và phát triển để duy trì thương hiệu chung.
Song song với công tác xây dựng thương hiệu, Bát Tràng cần tiếp tục áp
dụng mô hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ,
một hướng đi được các làng nghề truyền thống nổi tiếng phát huy rất hiệu quả.
Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp cần có những đầu tư
- 41 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
thích đáng cho khu chợ gốm Bát Tràng để nâng cao sức hấp dẫn, thu hút
khách du lịch.
Cuối cùng, các doanh nghiệp, hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và nhà nước cần
phối kết hợp với nhau để xây dựng chương trình ứng dụng TMĐT hiệu quả
nhất. Đây là một chương trình mang tính chiến lược và lâu dài đòi hỏi sự kết
hợp đồng bộ của các thành viên liên quan và những đầu tư thích đáng về vốn,
nhân lực và cơ sở hạ tầng.
Từ phương hướng phát triển kinh tế làng nghề trên và những nguyên nhân
nổi cộm trong thất bại của doanh nghiệp khi áp dụng TMĐT, nhóm nghiên cứu
xin đưa ra những giải pháp khả thi cho 3 đối tượng sau: doanh nghiệp, hiệp hội
gốm sứ Bát Tràng và Nhà nước.
II. Giải pháp cụ thể
1. Doanh nghiệp
Khi các doanh nghiệp Bát Tràng cùng bắt tay xây dựng được một thương
hiệu chung thành công thì khâu quảng bá cho thương hiệu đó cần phải được thực
hiện ngay sau đó. Các doanh nghiệp có thể cùng nhau xây dựng một phòng
trưng bày sản phẩm ảo quy mô lớn. Phòng trưng bày đó chính là một trang web
chung, nơi có vai trò giới thiệu thương hiệu và các sản phẩm Bát Tràng cũng
như cung cấp dịch vụ có chất lượng tới các khách hàng hiệntại và tiềm năng.
Làm thế nào để có được trang web đem lại hiệu quả luôn là vấn đề gây
đau đầu của doanh nghiệp. Cái thiếu hiện nay của doanh nghiệp Bát Tràng là
một kế hoạch dài hạn cho xây dựng, marketing và duy trì các website mang
- 42 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
tầm chiến lược. Dựa trên cơ sở đó, dưới đây chúng tôi xin đề xuất một
phương án với sáu bước tiến hành cụ thể như sau:
Thứ nhất là vấn đề mở mang nhận thức của doanh nghiệp: Doanh nghiệp
cần thể hiện ra rằng họ đã sẵn sàng cho sân chơi mới mẻ đầy tiềm năng này.
Ai cũng biết rằng không thể bắt doanh nghiệp ứng dụng CNTT nếu như chính
họ không nhận thấy đấy là điều cần thiết. Một khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
nhận thức được tiềm năng kinh tế thực sự của việc triển khai TMĐT thì những
đầu tư liên quan đến nguồn lực và tài chính sẽ dễ dàng được thông qua.
Thứ hai, đầu tư tạo dựng một website cho riêng mình là điều kiện cần cho
mỗi doanh nghiệp. Website chính là phòng trưng bày sản phẩm của mỗi doanh
nghiệp. Do đó khi xây dựng, website cần đảm bảo mang đến cho khách hàng
những thông tin tốt nhất về sản phẩm. Nội dung website còn sơ sài và thiếu thông
tin trầm trọng chính là điểm yếu mà các doanh nghiệp Bát Tràng cần chú ý và
sửa đổi. Yếu tố mỹ thuật cũng rất quan trọng để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tuy nhiên trên thực tế những website nổi tiếng trên thế giới về doanh số bán
đều là những website được thiết kế rất đơn giản về mỹ thuật, quan trọng là bố trí
thông tin sao cho người xem dễ dàng tìm được điều họ muốn một cách nhanh
nhất và cung cấp đủ chức năng đáp ứng nhu cầu của người xem. Tính năng dễ
sử dụng luôn được đề cao.
Khi xây dựng website, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng nên có sự
tham khảo thành công khi ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp khác trong
ngành. Trong các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, công ty TNHH
Minh Long 1 được đánh giá là doanh nghiệp đã ứng dụng TMĐT khá thành
công, theo đúng quy trình. Minh Long 1 là doanh nghiệp sản xuất gốm sứ có
công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới với số lượng công nhân lên tới 1500, với
- 43 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
trên 40 triệu sản phẩm và doanh thu hàng năm lên tới 15 triệu USD, là một trong
30 doanh nghiệp đầu tiên được trao biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia”. Góp
phần không nhỏ cho sự tăng trưởng vượt bậc của Minh Long 1 là những khoản
đầu tư lớn cho CNTT và TMĐT. Công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng cho hệ thống
thiết kế khuôn mẫu có hỗ trợ CAD/CAM và lò nung vi tính để nâng cao chất
lượng sản phẩm, đầu tư xây dựng một website chuyên nghiệp nhất trong số các
doanh nghiệp trong ngành.
Hình 7: Website www.minhlong.com
Từ mục tiêu hướng đến đối tượng khách hang quốc tế và nhận thức
được tầm quan trọng của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình, công
ty đã đầu tư xây dựng một website thực sự có chất lượng. Mặc dù website chưa
có chức năng đặt hàng trực tuyến nhưng chúng ta có thể nhận thấy những ưu
điểm nổi bật của nó như:
 Giao diện, catalogue sản phẩm được thiết kế bằng flash có tính thẩm mĩ
cao và chuyên nghiệp.
- 44 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Hình 8: Hình ảnh sản phẩm tại website www.minhlong.com
 Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm; hình ảnh sản phẩm sắc nét, đạt
yêu cầu với đặc trưng sản phẩm mỹ nghệ, và có kích thước lớn, cuốn hút
người xem.
 Tốc độ nhanh, giao diện thân thiện thuận tiện cho khách hàng trongviệc
tìm kiếm thông tin về sản phẩm, liên hệ.
 Sản phẩm và nội dung thường xuyên được cập nhật lôi cuốn được khách
hàng quay trở lại với website.
Nếu làm được như vậy, chắc chắn những khoản đầu tư cho TMĐT sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.
Thứ ba là sau khi đã có một website tốt, chiến lược tiếp theo của doanh
nghiệp là một chiến lược marketing cho trang web thật hiệu quả. Có như vậyhọ
mới mong có nhiều khách hàng thường xuyên truy cập vào website và mua hàng.
Có những sai lầm mà website mắc phải là được xây dựng theo kiểu “cứ làm rồi
sẽ có người đến thăm”. Đó là lối mòn cần tránh mắc phải với mỗi doanh nghiệp.
Kế hoạch marketing có thể được đưa ra như sau:
- 45 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
 Quảng bá qua banner trên các trang web có tiếng khác để tăng nhận
thức người dùng về tên tuổi.
 Đăng ký lên các search engine ( công cụ tìm kiếm )
 Đăng ký liên kết vào các danh bạ.
 Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với
khách hàng: gửi thư chào hàng, giới thiệu sản phẩm định kỳ, thông tin
bán hàng, khuyến mại. Doanh nghiệp càng tạo được mối liên hệ
thường xuyên bền chặt với khách hàng bao nhiêu, cơ hội quảng bá sản
phẩm đến nhiều người càng tăng bấy nhiêu
Thứ tư là về yêu cầu nhân sự chuyên môn, đối với những doanh nghiệp
gốm sứ vừa và nhỏ chỉ cần sử dụng một vài nhân sự có chuyên môn về Thương
mại điện tử (lập trình web, thiết kế web, cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng,
marketing qua mạng, an toàn mạng...). Do phần lớn các doanh nghiệp không
chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin cho nên doanh nghiệp nên chọn đối tác
cung cấp dịch vụ thiết kế, lập trình website, an toàn mạng. Việc cập nhật thông
tin, marketing qua mạng, hỗ trợ khách hàng phải là việcdo doanh nghiệp đảm
trách thường xuyên và chuyên nghiệp thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc
bỏ bê hoặc giao phó trách nhiệm này cho đối tác kháccó thể gây ra nhiều thiệt
hại như đã phân tích ở những phần trên.
Thứ năm là khâu hỗ trợ khách hàng cần được quan tâm đúng mức. Đây là
khâu chuyển tiếp của xây dựng website và marketing website nhằm manglại
thành công cho website của doanh nghiệp. Khâu xây dựng chất lượng website
là điều kiện cần để cho nhưng ai đã ghé thăm đều có ấn tượng tốt, có thể tìm
thấy những thông tin bổ ích cho họ, còn khâu tương tác với kháchhàng là điều
kiện đủ. Khâu này bao gồm nhưng dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua
- 46 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
việc trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng
người. Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website mà phải
chờ đến vài ngày không thấy câu trả lời hoặc nhận được câu trả lời không rõ
ràng, không đầy đủ với văn phong cẩu thả.. thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị
mất nhiều khách hàng tiềm năng.
Thứ sáu là nâng cao tri thức về công nghệ cũng như sự áp dụng công nghệ
vào kinh doanh của những nhà quản lý doanh nghiệp. Công nghệ thông tin là
lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. Thương mại điện tử là
một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, do đó,
tốc độ đổi mới cũng diễn ra nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia thương mại
điện tử phải luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phươngthức kinh
doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý v.v…Các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp phải tự trau dồi cho mình những kiến thức mới bằng nhiều nguồn khác
nhau. Họ có thể khai thác nguồn tài liệu mở trên mạng internet vô cùng phong
phú, chi phí lại thấp, hầu như là miễn phí; hoặc tham gia những lớp học ngắn
hạn, những buổi hội thảo, những diễn đàn, những hội nghị…
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thực những biện pháp khác nhằm hoàn
thiện, bổ sung, cải tiến bộ máy tổ chức, tăng cường chiến lược nghiên cứu và
phân tích thị trường, tìm kiếm cơ hội, chiến lược định giá….
a. Tái cơ cấu lại tổ chức doanh nghiệp trên cơ sở phát triển TMĐT để
doanh nghiệp có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất
● Cải tiến quy trình quản lý: Bộ phận lãnh đạo phải hiểu rằng tiến hành
TMĐT đồng nghĩa với việc chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý. Doanh nghiệp
phải có những quy trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức cần thiết để tạo
- 47 -
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
sự tin tưởng cho khách hàng. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thông thường
không thích hợp với TMĐT. TMĐT đặt ra một yêu cầu rất cao về tốc độ xử lý
bao gồm: xử lý thông tin khách hàng, xử lý đơn đặt hàng, giao hàngvà dịch vụ
hậu mãi. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải có một số vị trí nhân sự mới
và cơ cấu tổ chức linh hoạt, nhanh nhạy cùng sự phân nhiệm rõ ràng phục vụ
cho kênh bán hàng - bộ phận tiếp xúc trực tiếp và giải quyết mọi vấn đề liên
quan đến khách hàng.
● Thay đổi văn hóa làm việc: Chỉ những công ty chú trọng vào dịch vụ
khách hàng mới có thể thành công trong TMĐT. Chuyển trọng tâm sang bộ phận
dịch vụ khách hàng yêu cầu những thay đổi đáng kể về văn hóa củadoanh
nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp như doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
vốn mang tính chuyên môn hơn là dịch vụ. Những tập quán mớicần được
xây dựng thông qua một hệ thống quy định rõ ràng gắn với các hình thức thưởng
phạt công bằng, hơn là những sự động viên chung.
● Tăng cường khả năng CNTT của doanh nghiệp: TMĐT là một phương
tiện kinh doanh cao cấp, do đó đòi hỏi một đội ngũ nhân lực có năng lực CNTT
cao, đáp ứng được đòi hỏi ngày một khó khăn và phức tạp hơn. Mặt khác, bản
thân hạ tầng CNTT của doanh nghiệp cũng phải được nâng cấp cho phù hợp với
yêu cầu của TMĐT. Việc đầu tư này có thể lớn hơn nhiều so với hình dung và
các kế hoạch ban đầu.
b. Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích kết quả nghiên cứu thị trường
một cách có định hướng và hiệu quả hơn.
Nghiên cứu thị trường qua mạng như hiện nay tạo điều kiện dễ dàng
hơn so với trước đây trong việc nghiên cứu các điều kiện kinh tế, xã hội, nhu
cầu, tiềm năng thị trường của bất kỳ nước nào. Với sức mạnh của internet,
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

slide thuyet trinh quan tri thuong hiệu đề tài Xây dựng thương hiệu trà hoa l...
slide thuyet trinh quan tri thuong hiệu đề tài Xây dựng thương hiệu trà hoa l...slide thuyet trinh quan tri thuong hiệu đề tài Xây dựng thương hiệu trà hoa l...
slide thuyet trinh quan tri thuong hiệu đề tài Xây dựng thương hiệu trà hoa l...Ngọc Hưng
 
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)hiepvu54321
 
Phân Tích Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
Phân Tích  Ngành Và Môi Trường Cạnh TranhPhân Tích  Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
Phân Tích Ngành Và Môi Trường Cạnh TranhDien Nguyen
 
Chiến lược truyền thông mỹ phẩm
Chiến lược truyền thông mỹ phẩmChiến lược truyền thông mỹ phẩm
Chiến lược truyền thông mỹ phẩmHải Hoàng
 
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018Tấn Tài Phan
 
Chiến lược xây dựng thương hiệu Thưởng Trà
Chiến lược xây dựng thương hiệu Thưởng TràChiến lược xây dựng thương hiệu Thưởng Trà
Chiến lược xây dựng thương hiệu Thưởng TràThuong Tra
 
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioTrần Tuấn
 
Hướng dẫn phân tích hành vi khách hàng
Hướng dẫn phân tích hành vi khách hàngHướng dẫn phân tích hành vi khách hàng
Hướng dẫn phân tích hành vi khách hàngNguyễn Cường
 
Chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019
Chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019Chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019
Chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019Vu Dang Chung
 
Hồ sơ tài trợ sự kiện
Hồ sơ tài trợ sự kiện Hồ sơ tài trợ sự kiện
Hồ sơ tài trợ sự kiện Khuong Cuong
 
Tiểu luận marketing tại TH TRUEMILK -NHẬN BÀI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 Tiểu luận marketing tại TH TRUEMILK -NHẬN BÀI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703 Tiểu luận marketing tại TH TRUEMILK -NHẬN BÀI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
Tiểu luận marketing tại TH TRUEMILK -NHẬN BÀI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703OnTimeVitThu
 

La actualidad más candente (20)

slide thuyet trinh quan tri thuong hiệu đề tài Xây dựng thương hiệu trà hoa l...
slide thuyet trinh quan tri thuong hiệu đề tài Xây dựng thương hiệu trà hoa l...slide thuyet trinh quan tri thuong hiệu đề tài Xây dựng thương hiệu trà hoa l...
slide thuyet trinh quan tri thuong hiệu đề tài Xây dựng thương hiệu trà hoa l...
 
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà hàng tinh hoa Hà Nội, RẤT HAY
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà hàng tinh hoa Hà Nội, RẤT HAYBáo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà hàng tinh hoa Hà Nội, RẤT HAY
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà hàng tinh hoa Hà Nội, RẤT HAY
 
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)
 
Phân Tích Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
Phân Tích  Ngành Và Môi Trường Cạnh TranhPhân Tích  Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
Phân Tích Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
 
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
 
Tiểu luận Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung. HAY
Tiểu luận Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung. HAYTiểu luận Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung. HAY
Tiểu luận Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung. HAY
 
Chiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
Chiến lược marketing của công ty sữa NutifoodChiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
Chiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
 
Chiến lược truyền thông mỹ phẩm
Chiến lược truyền thông mỹ phẩmChiến lược truyền thông mỹ phẩm
Chiến lược truyền thông mỹ phẩm
 
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
 
Bài tiểu luận về starbucks brand, topic brand health
Bài tiểu luận về starbucks brand, topic brand healthBài tiểu luận về starbucks brand, topic brand health
Bài tiểu luận về starbucks brand, topic brand health
 
Chiến lược xây dựng thương hiệu Thưởng Trà
Chiến lược xây dựng thương hiệu Thưởng TràChiến lược xây dựng thương hiệu Thưởng Trà
Chiến lược xây dựng thương hiệu Thưởng Trà
 
Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Co.opmart của người dân
Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Co.opmart của người dânYếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Co.opmart của người dân
Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Co.opmart của người dân
 
LV: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing nhà hàng SumoBBQ.
LV: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing nhà hàng SumoBBQ.LV: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing nhà hàng SumoBBQ.
LV: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing nhà hàng SumoBBQ.
 
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
 
Hướng dẫn phân tích hành vi khách hàng
Hướng dẫn phân tích hành vi khách hàngHướng dẫn phân tích hành vi khách hàng
Hướng dẫn phân tích hành vi khách hàng
 
Tiểu Luận Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Lưu Niệm Đình Hiền
Tiểu Luận Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Lưu Niệm Đình HiềnTiểu Luận Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Lưu Niệm Đình Hiền
Tiểu Luận Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Lưu Niệm Đình Hiền
 
Chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019
Chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019Chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019
Chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019
 
Hồ sơ tài trợ sự kiện
Hồ sơ tài trợ sự kiện Hồ sơ tài trợ sự kiện
Hồ sơ tài trợ sự kiện
 
Tiểu luận marketing tại TH TRUEMILK -NHẬN BÀI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 Tiểu luận marketing tại TH TRUEMILK -NHẬN BÀI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703 Tiểu luận marketing tại TH TRUEMILK -NHẬN BÀI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
Tiểu luận marketing tại TH TRUEMILK -NHẬN BÀI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 

Similar a Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...An Huỳnh
 
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóaÁp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóaluanvantrust
 
Báo cáo thương mại điện tử 2006
Báo cáo thương mại điện tử 2006Báo cáo thương mại điện tử 2006
Báo cáo thương mại điện tử 2006Cat Van Khoi
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xi măng Cẩm PhảBáo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xi măng Cẩm Phảluanvantrust
 
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"Hải Phạm
 
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1Đinh Chính
 
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTú Cao
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuViet Nam
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuDuy Vọng
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng (20)

ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
 
Nâng Cao Công Tác Quản Trị Hoạt Động Thu Mua Hàng Nội Địa.
Nâng Cao Công Tác Quản Trị Hoạt Động Thu Mua Hàng Nội Địa.Nâng Cao Công Tác Quản Trị Hoạt Động Thu Mua Hàng Nội Địa.
Nâng Cao Công Tác Quản Trị Hoạt Động Thu Mua Hàng Nội Địa.
 
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóaÁp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
 
Báo cáo thương mại điện tử 2006
Báo cáo thương mại điện tử 2006Báo cáo thương mại điện tử 2006
Báo cáo thương mại điện tử 2006
 
Bc tmdt2006 vn
Bc tmdt2006 vnBc tmdt2006 vn
Bc tmdt2006 vn
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
TMDT_Alibaba
TMDT_AlibabaTMDT_Alibaba
TMDT_Alibaba
 
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xi măng Cẩm PhảBáo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Xuất Khẩu Trụ Đèn Của Công Ty.
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Xuất Khẩu Trụ Đèn Của Công Ty.Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Xuất Khẩu Trụ Đèn Của Công Ty.
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Xuất Khẩu Trụ Đèn Của Công Ty.
 
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1
 
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Xuất Khẩu Giày Da Tại Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Xuất Khẩu Giày Da Tại Công TyBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Xuất Khẩu Giày Da Tại Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Xuất Khẩu Giày Da Tại Công Ty
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Dẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Trụ Đèn Sang Thị Trường Là...
Một Số Giải Pháp Nhằm Dẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Trụ Đèn Sang Thị Trường Là...Một Số Giải Pháp Nhằm Dẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Trụ Đèn Sang Thị Trường Là...
Một Số Giải Pháp Nhằm Dẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Trụ Đèn Sang Thị Trường Là...
 
Luận án: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 

Más de luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

Más de luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Último

Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

  • 1. ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG MÃ TÀI LIỆU: 81135 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Tóm tắt nội dung công trình Đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng” của nhóm tác giả chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Nội dung của đề tài gồm ba chương. Chương một: “Tổng quan về thương mại điện tử”, trong chương này nhóm tác giả tập trung tìm hiểu và giới thiệu khái niệm, các loại hình giao dịch TMĐT, lợi ích cũng như những trở ngại mà các doanh nghiệp đã, đang và sẽ gặp phải khi tham gia ứng dụng TMĐT. Chương hai: “Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng”, giới thiệu về Bát Tràng một làng nghề thủ công nổi tiếng lâu đời ở Việt Nam. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gốm sứ của nước ta đang lâm vào tình trạng khó khăn, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của TMĐT và mạnh dạn đầu tư xây dựng website riêng cho công ty nhằm tìm kiếm các đơn đặt hàng từnước ngoài. Nhóm tác giả đã đánh giá những thành công mà các doanh nghiệp đạt được và những khó khăn, hạn chế mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong lĩnh vực kinh doanh còn mới mẻ này. Chương ba “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng”, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể đối với Nhà nước, hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và các doanh nghiệp gốm sứBát Tràng trong việc ứng dụng TMĐT nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra nhóm tác giả còn đề xuất xây dựng chiến lược ứng dụng TMĐT hiệu quả cho các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Chiến lược mang tính chất lâu dài bao gốm nhiều giai đoạn và cần có sự phối hợp đồng bộ của Nhà nước, hiệp hội và bản thân các doanh nghiệp.
  • 3. ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử 4 I. Khái niệm 4 1. Khái niệm hẹp 4 2. Khái niệm rộng 5 II. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử 6 1. B2B (business to business) 7 2. B2C (business to customer) 7 III. Lợi ích của thương mại điện tử 8 1. Thu thập được nhiều thông tin 8 2. Giảm chi phí sản xuất 9 3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch 9 4. Xây dựng quan hệ với đối tác 10 5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức 10 IV. Những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi 10 ứng dụng TMĐT 1. An ninh, an toàn trong giao dịch 11 2. Thanh toán điện tử 12 3. Nhận thức xã hội 13 4. Môi trường pháp lý 14 5. Nguồn nhân lực CNTT 15 Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh 17 nghiệp gốm sứ Bát Tràng I. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng 17 1. Lịch sử làng nghề và dân cư 17 2. Sản phẩm 18 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh 20 II. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh 23 doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng III. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm 25 sứ Bát Tràng
  • 4. ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 1. Thực trạng 25 2. Đánh giá 34 2.1. Những mặt tích cực 34 2.2. Những hạn chế 34 2.3. Xác định nguyên nhân 36 Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng 40 dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng I. Phương hướng phát triển kinh doanh gốm sứ Bát Tràng 40 II. Giải pháp cụ thể 41 1. Doanh nghiệp 41 2. Hiệp hội gốm sứ 50 3. Nhà nước 52 4. Đề xuất của nhóm tác giả 54 Kết luận 60 Phụ lục Phụ lục 1. Website các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng i Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra của nhóm tác giả vi Phụ lục 3. Tổng kết kết quả điều tra viii Phụ lục 4. Hình ảnh làng nghề gốm sứ Bát Tràng xi Phụ lục 5. Một số sản phẩm của làng nghề xv Danh mục Tài liệu tham khảo xviii
  • 5. ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG MỤC LỤC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng 11 dụng TMĐT Bảng 2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp Bát Tràng 28 Hình 1: Tỷ trọng tiền mặt so với Tổng phương tiện thanh toán 13 Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng 23 (không tính gốm sứ xây dựng) 5 tháng đầu năm 2008. Hình 3: Website www.quangvinh.com.vn 30 Hình 4: Form Chọn sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn 30 Hình 5: Form tính Cước phí vận chuyển tại 31 www.quangvinh.com.vn Hình 6: Hình ảnh sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn 31 Hình 7: Website www.minhlong.com 43 Hình 8: Hình ảnh sản phẩm tại website www.minhlong.com 44
  • 6. - 1 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG I. Tính cấp thiết của đề tài Bát Tràng từ lâu đã được biết đến là một làng nghề thủ công nổi tiếng và lâu đời với trên 500 năm tuổi, thuộc địa giới hành chính huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Trong vài năm trở lại đây, làng nghề đã có những khởi sắc đáng kể. Nhờ những nỗ lực từ phía địa phương và hỗ trợ của nhà nước, cùng động lực nền kinh tế thị trường, Bát Tràng không chỉ thành công trong việc khôi phục lại làng nghề truyền thống, mà còn hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế cho địa phương dựa vào chính những sản phẩm gốm sứ của mình. Nhắc đến Bát Tràng không thể không nhớ tới những sản phẩm gốm sứ tinh xảo cùng chất men tuyệt hảo được truyền lại từ đời này qua đời khác. Men ngọc, men rạn, men gio, men lam… là những lớp áo tuyệt mỹ khoác lên những sản phẩm Bát Tràng mang đậm hồn đất, hồn cát. Du khách nước ngoài đến với Bát Tràng vô cùng thích thú trước vẻ đẹp của những tác phẩm gốm nơi đây. Bắt kịp với nhu cầu của thị trường nước ngoài mới mẻ đầy tiềm năng, Bát Tràng đã và đang đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp nhạy bén đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội, xúc tiến tìm kiếm đơn đặt hàng nước ngoài, mở rộng thị trường cho gốm Việt nói chung, gốm Bát Tràng nói riêng. Tuy nhu cầu của thị trường thế giới đối với sảnphẩm gốm sứ đẹp nổi tiếng như Bát Tràng là vô cùng triển vọng, nhưng việc tiếp cận với thị trường đó như thế nào, bằng cách nào vừa nhanh, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất dường như vẫn là một vấn đề khó đối với các doanh nghiệp gốm sứ hiện nay. LỜI NÓI ĐẦU
  • 7. - 2 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh ngày càng mở rộng và phổ cập trên toàn cầu. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng điện tử, thậm chí bán hàng, thanh toán, chuyển khoản qua hệ thống toàn cầu đó đang dần trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng của Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những tác dụng to lớn mà TMĐT mang lại. Trong vài năm gần đây, các trang web của họ lần lượt ra đời. Tuy nhiên, những trang web này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng một số trang web đã phải ngừng hoạt động. Hiệnnay nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Thị trường nước ngoài sẽ là các thị trường hết sức tiềm năng đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Việc xây dựng và phát triển các hoạt động TMĐT trở thành ưu tiên hàng đầu hiện nay. Do tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng tôi xác định đề tài nghiêncứu là: “Ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng”. Trong đó, nhóm nghiên cứu xin chỉ ra những vấn đề nổi cộm trong việc nhận thức và ứng dụng TMĐT của cácdoanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng thông qua tìm hiểu thực tiễn, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp vấn đề. Song song với đó, chúng tôi xin được đưa ra một số biện pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ góp phần giải quyết được phần nào những vấn đề nan giải đang đặt ra trước mắt ngành kinh doanh gốm sứ Bát Tràng hiện nay. II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh.  Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.
  • 8. - 3 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG III. Phương pháp nghiên cứu  Tổng hợp và phân tích tài liệu  Khảo sát và điều tra thực tế IV. Kết cấu của đề tài Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử. Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.
  • 9. - 4 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử I. Khái niệm Thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm mới. Mặc dù ra đờichưa lâu nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình nhờ sức hấp dẫn cũng như đà phát triển khá ngoạn mục. Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet, TMĐT đang có những bước tiến rất nhanh với tốc độ ngày càng cao. Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Nhưng dưới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam cũng đang từng bước làm quen với phương thức kinh doanh hiện đại này. Để hiểu rõ khái niệm “Thương mại điện tử” được dùng phổ biến như hiện nay không phải là điều dễ dàng. Có rất nhiều khái niệm đã được đưa ra. Dưới đây là 2 khái niệm mà nhóm nghiên cứu cho là dễ hiểu và rõ ràng hơn cả. 1. Khái niệm hẹp Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Với cách hiểu đó,Tổ chức thương mại thế giới và Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra hai định nghĩa của mình về TMĐT: Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu
  • 10. - 5 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số." 2. Khái niệm rộng Theo nghĩa trong luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc tế về Luật Thương mại Quốc Tế (UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động
  • 11. - 6 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điệntử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. II. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử Thương mại điện tử có 3 chủ thể tham gia: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Có những hình thức như: B2B (Business To Business) doanh nghiệp với doanh nghiệp; B2C (Business To Consumer) doanh nghiệp với người tiêu dùng; G2C (Government To Consumer) chính phủ với người tiêu dùng; C2B (Consumer To Business) người tiêu dùng với doanh nghiệp… Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu ở đây là tập trung vào doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ Bát Tràng nên chúng tôi chỉ đề cập đến 2 loại hình giao dịch thương mại điện tử là B2B và B2C.
  • 12. - 7 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 1. B2B (business to business) Thương mại điện tử B2B trước hết là quá trình thực hiện việc mua và bán trực tuyến trên mạng giữa các công ty với nhau, là nơi mà các công ty có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khách hàng có thể chào mua, chào bán sản phẩm đồng thời có thể nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, nhận các bản tin tức kinh doanh, tham gia thảo luận trực tuyến... Ngoài ra, thương mại điện tử B2B còn có nhiều tác nghiệp khác giữa các công ty với nhau trong đó có việc quản lý dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp đến công ty và từ công ty tới khách hàng. 2. B2C (business to customer) B2C là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng Internet. Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng. Khi nói tới thương mại điện tử B2C, mọi người thường nghĩ đến Amazon.com, một công ty bán sách trực tuyến trên mạng đã thành công nhờ biết sử dụng công cụ Internet. Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ trên mạng, B2C đã phát triển cả các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực tuyến, thông tin vềsức khoẻ và bất động sản… Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn giao dịch mà tại đó, các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử
  • 13. - 8 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể. Tại Việt Nam, với mục đích hỗ trợ các công ty nhanh chóng làm quen và tham gia vào TMĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc gia ECVN với Bộ Thương mại là cơ quan chủ quản, có địa chỉ www.ecvn.com đã chính thức ra mắt, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Cổng giao dịch với ngôn ngữ thể hiện là tiếng Anh và tiếng Việt sẽ rất thuận tiện cho các công ty trong quá trình sử dụng và tra cứu. III. Lợi ích của thương mại điện tử 1. Thu thập được nhiều thông tin Thương mại điện tử giúp người tham gia thu thập được nhiều thông tin về thị trường, đối tác, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là khu vực được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
  • 14. - 9 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2. Giảm chi phí sản xuất Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như bỏ hẳn). Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. 3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên web phong phú hơn rất nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Thương mại điện tử giúp người tiêu thụ và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, và bằng khoảng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua chuyển phát nhanh, chí phí thanh toán điện tử qua internet chỉ bằng 10% đến 20% chi phí thanh toán thông thường. Tổng hợp những lợi ích trên, chu trình sản xuất được rút ngắn, và do đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.
  • 15. - 10 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 4. Xây dựng quan hệ với đối tác Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua internet, các thành viên tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau như không còn khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác vàsự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng, liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. 5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Lợi ích này có ý nghĩa to lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếpcận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỉ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển dành cho các nước công nghiệp hoá. So với các phương thức kinh doanh truyền thống, TMĐT phải đối mặt với nhiều trở ngại đặc thù. Theo "Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2007 ” của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công Thương, hiện đang tồn tại 7 trở ngại lớn nhất đối với việc ứng dụng thương mại điện tử. Kết quả điều tra trên 2000 doanh nghiệp được cho thấy trong bảng dưới đây. IV. Những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng TMĐT
  • 16. - 11 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng dụng TMĐT 2005 2006 2007 An ninh, an toàn - 2,78 2,90 Thanh toán điện tử 3,27 3,19 2,84 Nhận thức 3,32 3,23 2,74 Pháp lý 3,11 2,64 2,55 Nhân lực CNTT 2,95 2,45 2,54 Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh 3,09 2,45 2,48 Hạ tầng CNTT và truyền thông 2,81 2,22 2,32 * Tính trên thang điểm 4. ( Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2007) Trong những năm trước, vấn đề nhận thức xã hội luôn được coi là trở ngại hàng đầu đối với việc triển khai TMĐT trên diện rộng thì đến cuối năm 2007, trở ngại này đã được xếp xuống vị trí thứ 3. Vấn đề hiện đang nổi lên vị trí hàng đầu là an ninh, an toàn trong giao dịch. Điều đó phản ánh đúng thực trạng trong thời gian qua, các cơ quan, tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về TMĐT, nhưng mặt khác, việc đưa ứng dụng TMĐT vào từng lĩnh vực của đời sống cũng nhanh chóng làm bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn an ninh mà người tiêu dùng và doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xử lý khi gặp phải. 1. An ninh, an toàn trong giao dịch Sau hàng loạt những vụ tấn công DDoS diễn ra trong năm 2006 gây thiệt hại cho những doanh nghiệp như VietCo JSC, Nhân Hòa và nghiêm trọng nhất là chodientu.com (Peace Soft), thì tới năm 2007, an ninh mạng đã nổi lên trở thành trở ngại hàng đầu. Đối với người tiêu dùng, do lo ngại dữ liệu cá nhân bị sử dụng bất hợp pháp nên phần đông chưa thực sự có đủ niềm tin để tham gia giao dịch Các trở ngại Điểm bình quân
  • 17. - 12 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG TMĐT. Trong khi đó doanh nghiệp lại chưa thực sự quan tâm tới lĩnh vực này. Còn hành lang pháp lý cho TMĐT vẫn chưa hoàn thiện, vấn đề an ninh mạng, tội phạm mạng chưa có giải pháp tháo gỡ. Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các tổ chức chưa ý thức đầy đủ về vấn đề bảo mật nên kinh phí đầu tư cho an ninh mạng còn hạn chế. Thực trạng cho thấy, sẽ không thể cụ thể hoá được tiềm năng to lớn của TMĐT nếu người tiêu dùng chưa tin tưởng vào thương mại điện tử, đặc biệt là vào khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia giao dịch. 2. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh với việc kết nối sâu rộng các liên minh thẻ, đa dạng hóa các loại hình thanh toán và mở rộng các ứng dụng TMĐT. Tháng 5 năm 2008, hai hệ thống thanh toán Smartlink và Banknetvn đã chính thức kết nối, chiếm tới 95% thị phần thị trường thẻ. Thế nhưng hệ thống thanh toán điện tử vẫn đang là trở ngại lớn thứ hai cho việc ứng dụng TMĐT và thậm chí là lớn nhất theo nhiều đánh giá khác. Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng TMĐT trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu. Phát triển thị trường thanh toán thẻ chính là giải pháp hàng đầu để khắc phục trở ngại này. Với thực trạng lượng tiền mặt lưu thông còn quá cao mặc dù số tài khoán cá nhân ngày càng tăng, Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thanh toán điện tử.
  • 18. - 13 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Hình 1: Tỷ trọng tiền mặt so với Tổng phương tiện thanh toán (Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2007) Năm 2006, Chính Phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán xuống còn 18% vào năm 2010, với hàng loạt giải pháp: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trả lương qua tài khoản, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng ứng dụng thanh toán điện tử, phát triển mạng lưới ATM và mạng lưới chấp nhận các phương tiên thanh toán không dùngtiền mặt… Điều đó sẽ tạo điều kiện cho thanh toán điện tử phát triển bền vững và trở thành một hình thức thanh toán phổ biến đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. 3. Nhận thức xã hội Việc các ngân hàng đẩy mạnh triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, điện thoại, dịch vụ vận chuyển bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán điện tử đã làm cho nhận thức của người tiêu dùng về loại hình thanh toán này cũng ngày càng được nâng cao. Thói quen sử dụng thẻ thanh toán của người tiêu dùng ở các đô thị
  • 19. - 14 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG lớn bắt đầu được hình thành. Việc làm quen với thẻ thanh toán sẽ là tiền đề hình thành tập quán mua sắm và tiêu dùng hiện đại, làm động lực cho việctriển khai rộng rãi các ứng dụng thương mại điện tử trong xã hội. Thay đổi và nâng cao nhận thức về thương mại điện tử là một quá trình đòi hỏi sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên giữ vai trò nổi bật nhất trong quá trình này vẫn là doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông. Đây là hai lực lượng năng động và nhạy bén hơn cả trong việc nắm bắt những xu hướng, những trào lưu mới của xã hội. 4. Môi trường pháp lý Khung pháp lý về thương mại điện tử tại Việt Nam đã cơ bản được hình thành. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006. Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tronglĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác. Để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ và Bộ Thương mại đã ban hành các văn bản như Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điệntử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịchđiện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Quyết định số 25/2006/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế sử dụng chữ ký số của Bộ Thương Mại. Hiện nay, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, văn bản được sử dụng như là một hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại. Nhất là với các hợp đồng kinh tế, nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, chúng
  • 20. - 15 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào là "văn bản". Theo quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dânsự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chínhvì vậy, việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử. Quá trình xây dựng pháp luật là một quá trình liên tục không phải cứ ban hành một luật ra là đủ mà cần phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. Hiện tại, thương mại điện tử ở Việt Nam còn thiếu nhiều cơ sở pháp lý, nhất là trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên. 5. Nguồn nhân lực CNTT Yếu tố con người là một trở ngại lớn, nhất là đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời trong thời gian quá sớm, chưa có kinh nghiệm quản lý, trình độ của đội ngũ nhân sự trong các doanh nghiệp còn thấp và không đồng bộ, cách xử lý, tính chuyên nghiệp hóa chưa cao. Chính vì vậy khi ứng dụng TMĐT, đưa các ứng dụng ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn. Có một thực trạng là các doanh cần rất nhiều nhân lực ngành công
  • 21. - 16 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG nghệ thông tin nhưng không tuyển dụng được vì chất lượng thấp trong khi nguồn cung lao động vẫn lớn hơn nhu cầu. Do vậy, lời giải cho nguồn nhânlực công nghệ thông tin của Việt Nam không phải về số lượng mà là về chất lượng. Việc đào tạo tràn lan, thiếu chuẩn hóa, trình độ thấp cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Nhân lực phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và thươngmại điện tử đòi hỏi cần phải có thời gian đào tạo và thích ứng công việc dài hơn nhiều so với đào tạo lao động giản đơn. Vì vậy việc đào tạo nhân lực cần phải có sự kết hợp với các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo.
  • 22. - 17 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng I. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng 1. Lịch sử làng nghề và dân cư Bát Tràng là một trong số ít những làng nghề thủ công truyền thống còn giữ lại được cho đến ngày nay của nước ta. Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh BắcNinh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán, dạy học; xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh sinh sống chủ yếu bằng nghề thợ mộc và hàng sáo. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Xã Bát Tràng rộng 153ha; toàn xã có khoảng 6000 người tương đương với 1500 hộ dân trong đó có 1000 hộ tham gia sản xuất gốm sứ, các hộ còn lại thì làm dịch vụ.
  • 23. - 18 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2. Sản phẩm Ngày nay Gốm Bát Tràng được xem là một trong những sản phẩm tuyệt hảo từ kiểu dáng đến chất liệu gốm. Nhiều loại gốm quý, màu men độc đáo đã trở thành tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Như gốm Men Ngọc xuất hiện đời Lý- Trần. Gốm Hoa Nâu ra đời vào cuối thời Trần, đầu thời Lê. Gốm Men Rạn và Gốm Hoa Lam thời Lê-Trịnh. Ðặc biệt Gốm Hoa Lam với đặc trưng men trắng ngà, với lối vẽ phóng bút, khoáng hoạt trang trí hình, hoa màuchàm đen uyển chuyển, mang đậm dấu ấn thẩm mỹ, mộc mạc nhưng tinh tế như tâm hồn người Bát Tràng. Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thợ gốm Bát Tràng thường dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm có tay nghề cao, hoa văn họa tiết hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm là mộttác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác nhau, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu... Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kĩ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.
  • 24. - 19 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng: Men lam Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Men nâu Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu nâu xám). Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mầu thế kỷ 16-17, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độkhác nhau. Men nâu giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặccác hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế... Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay. Men trắng (ngà) Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.
  • 25. - 20 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Men xanh rêu Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17. Men rạn Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20. 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh Có thể thấy một điều rằng hầu hết các doanh nghiệp Bát Tràng đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Bình quân vốn của mỗi hộ chỉ vào khoảng 75-100 triệu đồng và doanh thu hàng năm đạt khoảng 15-25 triệu đồng. Với quy mô sản xuất nhỏ như vậy các hộ gia đình chủ yếu cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước hoặc gia công cho các doanh nghiệp lớn. Cũng vì nguyên nhân này mà rất nhiều đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài đã bị bỏ qua. Toàn bộ làng nghề hiện nay có khoảng 1000 lò nung trong đó có khoảng 200 lò gas. Đầu tư một lò lung bằng gas tốn ít nhất 150 triệu đồng- một số tiền không nhỏ so với một hộ kinh doanh bình thường ở Bát Tràng. Tuy nhiên dùng lò nung bằng gas có rất nhiều ưu điểm như khi sản xuất một chiếc bình bằng khí ga sẽ rẻ hơn 20% so với lò nung bằng than, hay chi phísản xuất một chiếc vại lớn bằng gas sẽ rẻ hơn 60% khi dùng lò than. Hơn nữa, sử dụng lò ga để nung sản phẩm sẽ hạn chế được lượng khí thải ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sử dụng lò nung bằng gas còn đem lại vẻ đẹp rất riêng cho
  • 26. - 21 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG gốm sứ Bát Tràng. Mầu men của sản phẩm đều, bóng, sản phẩm chịu lực tốt hơn (có thể sử dụng để nấu nướng thức ăn trong lò vi sóng). Trong vài nămgần đây, giá gas liên tục tăng cao đến chóng mặt, chi phí cho mỗi lần nung lên tới 3 triệu đồng. Trong khi đó giá sản phẩm tăng thì sẽ không cạnh tranh được trên thị trường. Trước thực trạng đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã quay trở về dùng lò than truyền thống. Hiện nay nỗ lực tập trung phát triển kinh tế làng nghề là ưu tiên số một của nhân dân và chính quyền Bát Tràng. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, chia sẻ bí quyết. Liên kết để ra mắt thương hiệu chung sẽ rút ngắn con đường quảng bá sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Liên kết các nhà sản xuấtgốm sứ hiện là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện mở rộng sản xuất trong điều kiện không cần trường vốn mà vẫn có thể sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn. Phương thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề cũng được làng nghề và nhà nước hết sức quan tâm. Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát Tràng khai trương Chợ Gốm làng cổ Bát Tràng (Battrang ancient village ceramics market), là nơi các hộ sản xuất kinh doanh mang sản phẩm tới chợ vừa bán vừa trưng bày, nhằm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm. Mô hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ cũng đang phát huyhiệu quả cao tại làng gốm Bát Tràng. Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình du lịch văn hóa của Bát Tràng phát triển. Ví dụ như việc cho ra đời tuyến xe bus số 47 Long Biên – Bát Tràng, nối liền làng cổ Bát Tràng với khu vực nội thành thành phố Hà Nội khánh thành tháng 11 năm 2005 mở ra
  • 27. - 22 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG hướng đi mới, thúc đẩy phát triển tham quan, du lịch làng gốm cổ truyền Bát Tràng. Ngoài ra, một nét mới trong việc quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng là sự ra đời của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng (BTEP) cuối năm 2004. Trung tâm này được thành lập là kết quả hợp tác giữa Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Công ty tài chính quốc tế (IFC). Đây là một bước tiến mới trên con đường phát triển của làng gốm Bát Tràng bởi nó đóng góp một kinh nghiệm tốt cho các ngành kinh doanh nhỏ và vừa khác ở Việt Nam trên con đường tìm cách quảng bá thương hiệu. Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên đến hơn 40 triệu USD. Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ em đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lao động với mức lương trung bình từ 600.000đ - 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, khó khăn trong việc
  • 28. - 23 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG tìm đầu ra cho sản phẩm và phải cạnh tranh với gốm sứ nước ngoài, đặc biệt là gốm Trung Quốc. Rất nhiều hộ gia đình đã phải đóng cửa ngừng sản xuất do hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả. Thực trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đã liên tục giảm trong những tháng đầu năm 2008. Sau khi tăng khá mạnh trong tháng 1, thì trong những tháng tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu đã giảm mạnh. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 91,6 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2007. So với mức tăng trưởng kim ngạch 16,2% của năm 2007, có thể thấy việc xuất khẩu các mặt hàng này đang gặp nhiều khó khăn. Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng (không tính gốm sứ xây dựng) 5 tháng đầu năm 2008. 35 30 25 20 15 10 5 0 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 (Nguồn số liệu: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công Thương) Kim ngạch (triệu USD) II. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
  • 29. - 24 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do nền kinh tế của nhiều quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao khiến người tiêudùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Trong khi các mặt hàng gốm sứ xuấtkhẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là gốm sứ mỹ nghệ và đồ trang trí, đây không phải là những mặt hàng thiết yếu, do đó sức mua đã giảm mạnh. Bên cạnh đó, sự leo thang của giá nhiên liệu đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm, cộng với sự mất giá của đồng USD, đã gây ra không ít khókhăn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung, doanh thu của gốm sứ Bát Tràng đang giảm dần trong năm gần đây. Giá gas, chiếm đến 40% - 50% chi phí sản xuất liên tục tăng làm giá thành sản phẩm tăng. Trải qua 500 năm lịch sử, từ khi nung bằng củi, sau đó đến nung bằng than và cho đến nay, khi lò gas được đưa vào sử dụng, Bát Tràng đã có tới 200 lò gas nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu thì giá gas trên thị trường biến đổi. Trong 6 tháng đầu năm 2008 giá gas đã tăng đến 7 lần, tính đến ngày 8 tháng 7 năm 2008 giá cả giao động từ 270.000 - 275.000 đồng bình 12kg. Dùng gas với giá thành cao, đầu vào lớn, đầu ra giảm gây nhiều biến cố cho những hộ dùng gas. Điều này đang trở thành mối lo cho nhà sản xuất kinh doanh. Không chỉ gặp vấn đề giá cả càng ngày càng tăng, gốm sứ Bát Tràng cũng đang phải đối diện với sự cạnh tranh từ gốm sứ nước ngoài ngày càng lớn, nhất là đối với thị trường gốm sứ Trung Quốc. Hàng Trung Quốc hiện nay đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam rất lớn, một ngày ở cửa khẩu Tam Thanh tràn sang Việt Nam gần 100 tấn hàng gốm. Giá bán hàng Trung Quốc rất rẻ, một cái bát ăn cơm giá từ 1.500 - 3.000 đồng, trong khi đó, hàng Bát Tràng có giá từ 6.000 - 10.000 đồng. Với mức giá dễ chấp nhận, mẫu mã đẹp
  • 30. - 25 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG rất hợp thị trường Việt Nam, mức cạnh tranh đó gây cho gốm sứ Bát Tràng những khó khăn đáng kể. Nhưng liệu có phải thị trường tiềm năng của gốm Bát Tràng không có khả năng mở rộng thêm nữa? Từ những năm 1998, qua các cuộc khảo sát thị trường và giới thiệu gốm sứ Bát Tràng tại các Hội chợ quốc tế với các bạn hàng Nhật, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, gian hàng của gốm sứ Việt Nam tại triển lãm đã được đặt ngang hàng với các gian hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Khách hàng Mỹ đánh giá cao tính mỹ thuật, tính văn hóa, sự đa dạng của gốm sứ Bát Tràng. Từ việc đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho đến nay các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ của nhiều doanh nghiệp đã rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nổi bật hàng gốm sứ nội thất như: Âu men, những hàng giả cổ có từ thế kỷ XV, XVI, XVII đã được khách hàng các thị trường Nhật, Mỹ, Đài Loan, Đan Mạch, Rumani, Tiệp Khắc rất ưa chuộng. Đáng chú ý là khách hàng Mỹ và các nước Tây Âu rất thích đặt hàng chậu hoa cảnh, các đồ trang trí nội thất. Qua đó cho ta thấytiềm năng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác trên thế giới của Bát Tràng. Vấn đề đặt ra là tìm cách nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận với những khu vực đó, và với mức chi phí trong khả năng của doanh nghiệp Việt Nam vốn chỉ có quy mô vừa và nhỏ. Câu trả lời là “Thương mại điện tử” 1. Thực trạng Nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trở thành một trong những lực lượng triển khai mạnh nhất các ứng dụng thương mại điện tử. Đối với gốm sứ Bát Tràng, đã III. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
  • 31. - 26 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG có rất nhiều doanh nghiệp thuê thiết kế các website giới thiệu sản phẩm của mình, từ những công ty lớn (Công ty TNHH Quang Vinh, Hợp tác xã công nghiệp gốm sứ Hợp Lực, Công ty cổ phần sứ 51…) đến các doanh nghiệp tư nhân (Nguyễn Lợi, Mùi Lầu...). Tới giai đoạn năm 2003, hàng loạt website đã lần lượt ngừng hoạt động vì không đem lại hiệu quả như cửa hàng Mùi Lầu (www.muilau- ceramics.com), cửa hàng Nguyễn Lợi (nguyenloiceramic.com)… Các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp tục bỏ ra chi phí để duy trì hoạt động của website trong khi thống kê cho thấy có chưa tới nổi 500 lượt khách truy cập mỗi tháng. Ngay cả website của Công ty cổ phần sứ 51 (www.cps51.com), một doanh nghiệp lớn và đi đầu trong phong trào cũng phải ngừng hoạt động sau đó. Việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng cũng nhận được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và chính quyền địa phương. Tháng 6 năm 2004, Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gốm sứ Bát tràng (BatTrang Ceramics Export Promotion Center - BTEP) thuộc Hội gốm sứ Bát Tràng được thành lập dưới sự bảo trợ của Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân (MPDF). Tới cuối năm 2004, BTEP thành lập phòng trưng bày và cho ra mắt website www.battrang-ceramics.org với tham vọng tiếp thị sản phẩm Bát Tràng tới thị trường quốc tế, nâng con số các nhà sản xuất hợp tác với BTEP từ 34 lên 400 trong vòng 2 đến 3 năm. Thế nhưng, nội dung của website này còn kém hơn cả website của các doanh nghiệp. Điều tất yếu là tới cuối tháng 7 năm 2008, website này đã dừng hoạt động. Theo số liệu thu thập được tính đến tháng 5 năm 2008 từ Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng, trụ sở tại xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, nhóm nghiên
  • 32. - 27 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG cứu thu được những con số sau: có 100 trên tổng số 1000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể lắp đặt và sử dụng internet, xấp xỉ 10%. Trong số đó có 60 doanh nghiệp tư nhân và đều thuộc hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Cũng theo số liệu của hội, hầu hết các website đều có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, thông tin giới thiệu sản phẩm. Trong số đó chỉ khoảng 10% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến. Thực trạng cho thấy, ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Bát Tràng mới chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng website quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm, một số ít doanh nghiệp có những bước chuẩn bị cho giao dịch điện tử. Đánh giá chung về website của các doanh nghiệp Bát Tràng Hiện tại, vẫn có một số website của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng còn duy trì được hoạt động. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 9 website trong số này và rút ra nhận định nội dung các trang web tương tự nhau (từ giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về công ty, về lịch sử của gốm sứ Bát Tràng đến các mục liên hệ, tiếp nhận phản hồi từ phía khách hàng) không tạo ra được sự khác biệt đáng kể.  Có tới 4/9 website trên là website tĩnh. Loại website này dễ thiết kế nhưng lại khó cập nhật thông tin và sản phẩm mới, chỉ đáp ứng được mức độ giới thiệu thông tin cho người xem. Và cả 4 hợp đồng thiết kế website tĩnh của Hợp Lực, Hà Phú, Xuân Thủy và Hoa Thanh đều ký với cùng một đối tác, Công ty Cổ phần phát triển Thương mại điện tử Việt Nam (ECO). Lẽ dĩ nhiên là tất cả có nội dung tương đồng, thậm chí sự khác biệt chỉ là cái tên.
  • 33. - 28 - Bảng 2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp Bát Tràng Công ty Địa chỉ Giới thiệu công ty Catalogue Sản phẩm Giới thiệu về Bát Tràng Nhận Phản hồi Website động Đặt hàng trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến Giới thiệu Chính sách bán hàng Giới thiệu Khách hàng Đối tác Hợp Lực www.hoplucceramic.com x x x Hà Phú www.gomsubattrang.com x x x x Xuân Thủy www.gombattrang.com x x Hoa Thanh www.hoathanhceramic.com x x x x Phú Vinh www.quangvinh.com.vn x x x x x x x Hamico www.hamico.com.vn x x x x Minh Hải www.minhhaiceramic.com x x x An Đô www.ando-ceramics.com x x x x x Nam Việt www.sacgom.com x x x x x x ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG
  • 34. - 29 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Thời gian đầu, nhiều doanh nghiệp ở Bát Tràng do hiểu biết về website hạn chế, làm theo phong trào nên dễ bị mắc bẫy những công ty thiết kế khi ký hợp đồng tạo website tĩnh, dẫn đến tình trạng nhiều website bị bỏ hoang, không được cập nhật đều đặn nữa. Các site còn lại tuy cố gắng duy trì hoạt động nhưng cầm chừng với lượng khách truy cập rất thưa thớt. Sự bê trễ trong việc chăm sóc trang web thể hiện ở tần suấtcập nhật thông tin chậm chạp, khoảng 1 tháng 1 lần; sự rà soát website không được coi là công việc hàng ngày.  Hầu hết các website mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra catalogue sản phẩm. Chỉ có 2/9 website được khảo sát có module Đặt hàng trực tuyến trong khi đây là tính năng tối thiểu để hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử và cũng không khó khăn về mặt kỹ thuật.  Các website chỉ chú trọng giới thiệu về sản phẩm, không biết cách tạo niềm tin cho khách hàng thông qua những mục như Giới thiệu Khách hàng và Đối tác (1/9 website có), Chính sách bán hàng (2/9 website có), Hỗ trợ trực tuyến (1/9 website có). Đánh giá một website điển hình Đi đầu trong ứng dụng thương mại điện tử, Công ty Cổ phần Phú Vinh đã xây dựng một website với những chức năng khá đầy đủ so với các doanh nghiệp khác. Đây là một trong những số ít website cho phép Đặt hàng trực tuyến, cung cấp đầy đủ thông tin và giá của sản phẩm. Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả chỉ đánh giá website www.quangvinh.com.vn của công tycổ phần Phú Vinh, các website còn lại có trong phụ lục.
  • 35. - 30 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Hình 3: Website www.quangvinh.com.vn Ngoài những những phần chung giống website của các doanh nghiệp khác như : Giới thiệu công ty, Catalogue sản phẩm, Liên hệ…, website còn có những tính năng bước đầu hỗ trợ cho giao dịch điện tử:  Đặt hàng trực tuyến Hình 4: Form Chọn sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn
  • 36. - 31 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG  Có Thông tin chi tiết sản phẩm (kích thước, trọng lượng) nhưng vẫn còn ít thông tin. Có Giá sản phẩm, cước phí vận chuyển tới cảng khách hàng lựa chọn. Hình 5: Form tính Cước phí vận chuyển tại www.quangvinh.com.vn Tuy nhiên, website này cũng có không ít điểm yếu:  Giao diện kém thẩm mĩ và chuyên nghiệp. Thậm chí banner và các button cũng được trình bày bằng dạng text.  Sản phẩm mỹ nghệ đòi hỏi thẩm mĩ cao nhưng catalogue sản phẩm lại không đạt yêu cầu. Hình ảnh sản phẩm không những chất lượng thấp mà kích thước cũng quá nhỏ (113pixels × 90pixels) không thể cuốn hút người xem. Đây là điểm yếu chung trong website của các doanh nghiệp Bát Tràng. Hình 6: Hình ảnh sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn Mặc dù những điểm yếu trên rất dễ dàng để nhận ra và cũng không khó để khắc phục nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của doanh
  • 37. - 32 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG nghiệp bởi sự hiểu biết về công nghệ thông tin và thương mại điện tử của các chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Quy trình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng Qua nghiên cứu cho thấy, khi triển khai ứng dụng TMĐT, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã thực hiện quy trình gồm 5 bước. Xác định mục tiêu, vốn đầu tư Mua tên miền, thuê máy chủ Thuê thiết kế website Cập nhật thông tin, quản trị website Quảng bá website Trong khi đó, quy trình xây dựng một website TMĐT gồm những bước cơ bản như sau: Phân tích SWOT, lập kế hoạch, xác định mục tiêu, vốn đầu tư. Xác định mô hình Mua tên miền, thuê máy chủ Thuê thiết kế website Cập nhật thông tin, quản trị website Đánh giá website Điều chỉnh, bổ sung chức năng Quảng bá website (đăng ký với search engine, tham gia các sàn giao dịch TMĐT…) Liên kết website với khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý. Xây dựng hệ thống cung cấp và phân phối. Quy trình mà các doanh nghiệp Bát Tràng thực hiện đã rút ngắn quy trình tiêu chuẩn, có phần chủ quan nóng vội do sự thiếu hiểu biết của doanh nghiệp. Ngay từ bước đầu, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã không có một kế hoạch dài hạn, chưa nghiên cứu và phân tích thị trường. Sau khi thiết kế xong website lại thiếu một bước rất quan trọng - đánh giá lại website để có sự điều chỉnh, bổ sung chức năng hợp lý. Vì thế website khi hoàn thiện vẫn
  • 38. - 33 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG mắc hàng loạt lỗi, thiếu những chức năng cơ bản, nếu không muốn nói là chưa đạt được những yêu cầu tối thiểu. Không chỉ vậy, trong mỗi bước mà doanh nghiệp Bát Tràng đã thực hiện cũng không tốt, nhất là khi thuê thiết kế website. Với số vốn đầu tư ban đầu ít ỏi cùng trình độ CNTT hạn chế, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gặp khó khăn khi tìm đối tác thực hiện nhu cầu của mình, lại không đủ khả năng thẩm định sản phẩm của đối tác nên luôn bất lợi khi thực hiện hợp đồng. Khi website đã hoàn thành, việc cập nhật thông tin và quản trị website có 2 hình thức chủ yếu là doanh nghiệp tự quản trị hoặc ký hợp đồng với chính nhàcung cấp dịch vụ thiết kế website để làm việc này. Một số ít doanh nghiệp có khả năng tự quản trị lại không có sự đầu tư thích đáng cho công việc này. Còn các doanh nghiệp đi thuê ngoài hầu như hoàn toàn không có khả năng quản lý các giao dịch, thông tin liên hệ qua website. Quảng bá website, một bướcquyết định hiệu quả đầu tư ở nhiều doanh nghiệp bị bỏ ngỏ. Muốn đem lại hiệu quả, quy trình ứng dụng TMĐT cần phải được thực hiện đầy đủ với sự đầu tư thích đáng. Tuy nhiên kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập website cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Các doanh nghiệp trong hiệp hội gốm sứ Bát Tràng cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai TMĐT, bao gồm cả việc mua các phần mềm TMĐT, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này.
  • 39. - 34 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2. Đánh giá 2.1. Những mặt tích cực Các doanh nghiệp Bát Tràng đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của internet trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình ra khu vực và thế giới. Theo kết quả điều tra của nhóm tác giả, trong số 28 doanh nghiệp tham gia điều tra, có tới 61% doanh nghiệp đã có ứng dụng TMĐTvào hoạt động kinh doanh. Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp đi đầu đã sớm xây dựng website ngay từ giai đoạn trước năm 2003. Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đó. 2.2. Những hạn chế Mặc dù các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã sớm nhận ra tầm quan trọng của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng việc ứng dụng còn gặp phải những hạn chế nhất định.
  • 40. - 35 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Thứ nhất: Sự nghèo nàn về thông tin là vấn đề lớn và nổi cộm nhất. Các nội dung chung ở các trang là: giới thiệu về làng nghề, về sản phẩm, về các nghệ nhân, đồng thời nhận đặt hàng, chào hàng qua email, theo dõi diễn biến thị trường trong nước và thế giới… Tuy nhiên, không chỉ nội dung có phần giống nhau, hình thực thể hiện, nói cách khác là giao diện của trang web cũng tương tự nhau. Sự thuận tiện cho khách vào xem cũng không được thể hiện tốt, cụ thể như cách đặt tên gây khó khăn cho việc tìm kiếm, nội dung quá đơn giản nên chưa thực sự thu hút người xem. Yếu tố thẩm mĩ cũng chưa được xem xét đúng mức, làm tăng thêm sự đơn điệu và thiếu sáng tạo của trang web. Thứ hai: Công việc cập nhật website bị bê trễ là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Chỉ có 6% trong số các doanh nghiệp được điều tra có cập nhật thông tin trên website thường xuyên trong khi 76% doanh nghiệp rất ít khi cập nhật hoặc thậm chí là không hề cập nhật. Thông tin nóng hổi, cập nhật thường xuyên là một trong những ưu điểm vượt trội của các trang web điện tử. Mức độ, tần suất cập nhật thông tin lên web là một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website, là nhân tố giúp trang web thực sự tồn tại một cách có ích và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu không đầu tư công sức, thời gian cho trang web của mình thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang lãng phí những tiềm năng mà công nghệ thông tin mang lại, và cũng không khác mấy những doanh nghiệp truyền thống hoạt động trong phương thức cũ, không được biết đến TMĐT. Thứ ba: Cách thức quản lý website cũng là một vấn đề. Khi chuyển giao trách nhiệm quản lý trang web của mình cho đơn vị bên ngoài, doanh nghiệp có lợi là tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí cho công việc này. Đây là nhận thức sai lầm của doanh nghiệp khi họ không nhìn nhận đúng mức
  • 41. - 36 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG vai trò của những trang web như là kênh giao tiếp và tương tác trực tiếp với khách hàng. Website là bộ mặt của công ty, là địa chỉ tin cậy nhất mà khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Do đó sự nghèo nàn về thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web, sự thiếu thân thiện trong giao diện và tìm kiếm của các trang web sẽ vô hình chung đẩy đi những khách hàng tiềm năng, tạo ra những ấn tượng không tốt về sau. Bởi lẽ vậy, để có thể cập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với khách hàng một cách thường xuyên, doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị website. Khi giao phần việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã tự bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy. Với những doanh nghiệp đã ýthức được tầm quan trọng của việc tự mình đảm nhận công tác quản trị website thì họ cũng phải ý thức được những thử thách bởi để làm việc này một cách thật sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Thứ tư: Vấn đề hiệu quả quảng bá của website còn vô cùng thấp. Theo ông Nguyễn Lợi, giám đốc công ty Nguyễn Lợi cho biết ông chưa nhận được một hợp đồng nào trên mạng. Khách hàng tới doanh nghiệp của ông đều do người quen giới thiệu, hoặc mối cũ. Từ trường hợp của công ty Nguyễn Lợi, chúng ta nhận thấy mối lo lắng nhất hiện nay của các doanh nghiệp Bát Tràng là nên tiếp tục hay từ bỏ những trang web của mình. Để tiếp tục cuộc chơimạo hiểm với công cụ quảng bá mới mẻ này, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền từ 2 đến 6 triệu đồng một năm để nuôi một trang web, và phải đầutư những khoản tiền khá lớn để nâng cấp, thiết kế một trang hiện đại, hấp dẫn hơn nhưng kết quả thì chưa thể nhìn thấy ngay một sớm một chiều. Đây làmột chiến lược lâu dài cần những tính toán khôn ngoan.
  • 42. - 37 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2.3. Xác định nguyên nhân Chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thực trạng chưa tốt nêu trên trong quá trình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Bát Tràng: Đầu tiên phải kể đến đó là nhận thức của doanh nghiệp. Đây là cơ sở ban đầu mang tính quyết định liệu TMĐT thành công hay thất bại. Nhiều doanh nghiệp vẫn có những suy nghĩ như đơn giản cho rằng ứng dụng TMĐT chỉ là lập website cho doanh nghiệp mà không có chiến lược marketing, quảng bá website. Hoặc với suy nghĩ chỉ cần sản phẩm của mình tốt thì khách hàng sẽ tự đến với mình là sai lầm lớn. Việc xây dựng website chỉ là bước đầu trong hành trình đầy thử thách chinh phục TMĐT, khiến TMĐT là công cụtăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp có những hiểu biết sâu sắc, đúng đắn về TMĐT, về tiềm năng kinh tế lớn mà nó sẽ mang lại, thì khi đó TMĐT chắc chắn sẽ là một phần không thể thiếu của nền kinh tế. Nhân tố thứ hai cũng không kém phần quan trọng là khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Chi phí để đầu tư cho website với giao diện thân thiện, đẹp mắt, cơ sở dữ liệu mạnh và ổn định là rất lớn, trung bình khoảng 1.500 USD trong khi thu nhập bình quân của 1 cơ sở sản xuất trong 1 năm là 15 - 25 triệu đồng. Ngoài ra, những chi phí thuê điều hành viên trong cập nhật thông tin hàng ngày, tư vấn viên nhận và phản hồi thông tin từ khách hàng, đội kĩ thuật bảo hành, bảo trì thường xuyên...vv... Thời điểm nền kinh tế nhiều biến động, lãi suất ngân hàng mỗi ngày một cao hơn gây ra nhiều trở ngại về huy động vốn. Hơn nữa, khoản đầu tư lớn như vậy cần sự quyết tâm rất lớn từ phía doanh nghiệp. Đầu tư lớn vào TMĐT mà hiệu quả kinh tế trước mắt không được khả quan dẫn đến những ngần ngại cho nhiều doanh nghiệp Bát Tràng với quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ.
  • 43. - 38 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, không mang tầm quy mô lớn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ứng dụng TMĐT còn kém hiệu quả như hiện nay. Tuy TMĐT mở ra những lợi ích vô cùng lớn, nhưng để đạt được trái ngọt đó đâu thể một sớm một chiều. Những đầu tư chất xám, tiền bạc, thời gian và cả rủi ro là vô cùng lớn. Trong khi đó, các hộ kinh doanh, các công ty gốm sứ thì dường như vẫn yên ổn trong cách làm ăn truyền thống của mình. Qua khảo sát điều tra thực tế, nhóm nghiên cứu được biết các đơn đặt hàng chủ yếu đến từ những mối quen biết cũ, hoặc những mối mới dựa trên giới thiệu bạn bè, người quen. Một phần nguồn cầu khác là từ các công ty lớn đặt làm gia công khoán sản phẩm. Các hộ gia đình nhận khoán số lượng, thực hiện đơn hàng theo mẫu sẵn rồi giao hàng theo hẹn. Tuy phương thứclàm gia công này lợi nhuận ít nhưng nó lại khá đều đặn và ổn định, nên vẫn tiếp tục duy trì đến nay. Thiếu con mắt nhìn xa, lại quen trong phương thức kinh doanh truyền thống từ xưa đã làm thu hẹp những thị trường tiềm năng, tự đánh mất đi những cơ hội kinh doanh quảng bá sản phẩm vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị văn hóa cao như gốm sứ Bát Tràng. Trình độ về công nghệ thông tin (CNTT), những hiểu biết về máy tính, số hóa...vv... của bộ phận nhân sự trong các doanh nghiệp Bát Tràng còn vô cùng hạn chế. Như đã nêu trong hiện trạng, sự thiếu hiểu biết về CNTT và TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gây nhiều thiệt thòi cho chính bản thân họ khi hợp đồng với công ty thiết kế website, khi phải tốn thêm chi phí để thuê công ty ngoài quản lý website cho doanh nghiệp mình. Những chi phí này thường không nhỏ do mức lương chi trả cho ngành CNTT là rất cao. Nguồn nhân lực tại địa phương cũng có nhiều khó khăn tồn tại. Một bộ phận trình độ học vấn thấp không có điều kiện tiếp xúc với CNTT. Một bộ phận khác được đi học đại học, cao học thì thường ít quay về làng xã làm việc. Dođó dẫn tới thực trạng là nguồn nhân lực thừa vẫn thừa, mà thiếu thì vẫn cứ
  • 44. - 39 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG thiếu. Về lâu dài, nếu những hạn chế này không được nhanh chóng khắc phục thì nó sẽ là vật cản lớn trên con đường tiếp cận và phát huy TMĐT trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng ở địa phương Bát Tràng còn thiếu định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Biết đến TMĐT chỉ có một số doanh nghiệp nhanh nhạy, năng động. Dám ứng dụng TMĐT, ví dụ như tạo website riêng, lại càng ít doanh nghiệp thực hiện. Tuy vậy, ở Bát Tràng hiện nay có đến 1000 hộ kinh doanh cá thể. Họ không có khả năng cũng như điều kiện tiếp xúc với công nghệ cao, không thể biết đến TMĐT nhanh như các doanh nghiệp. Họ cần những hướng dẫn, giới thiệu, chỉ đạo từ những lãnh đạo ở xã, ở huyện. Tuy nhiên bộ phận lãnh đạo này lại khá chậm chạp trong tiếp xúcvới công nghệ thông tin. Gặp gỡ chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bát Tràng, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều hạn chế về thông tin, kiến thức về công nghệ thông tin, về xu thế TMĐT. Những chính sách, những hoạt động nhằm giúpcác hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận thông tin về TMĐT còn chưa có. Nếu những hỗ trợ đó được thực hiện, thiết nghĩ TMĐT sẽ càng nhanh chóng có được chỗ đứng xứng đáng của nó, góp phần đưa kinh tế của xã Bát Tràng lên tầm cao mới.
  • 45. - 40 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng I. Phương hướng phát triển kinh doanh gốm sứ Bát Tràng Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập hiện nay, đặc biệt là từ khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì phương thức kinh doanh cũ của làng gốm Bát Tràng đã trở nên không còn phù hợp. Để duy trì sự tồn tại và phát triển của làng nghề đòi hỏi các doanh nghiệp, chính quyền địa phương cũng như Nhà nước cần phải có những giải pháp kịp thời và hiệu quả. Trong chiến lược phát triển làng nghề của Uỷ ban nhân dân xã Bát Tràng và Hiệphội gốm sứ Bát Tràng thì TMĐT được đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Dựa trên những tìm hiểu và khảo sát cụ thể, chúng tôi cho rằng: Đầu tiên Bát Tràng cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu. Trước đây các doanh nghiệp Bát Tràng thường mạnh ai nấy làm, thương hiệu làng nghề không được đầu tư xây dựng thích đáng cũng như không được khai thác một cách triệt để. Do đó điều cần thiết hiện nay là các doanh nghiệp phải hợp sức lại trong một hiệp hội ngành nghề để khai thác thương hiệu chung với tên tuổi của địa phương trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời cần liên tục đầu tư cho quảng bá và phát triển để duy trì thương hiệu chung. Song song với công tác xây dựng thương hiệu, Bát Tràng cần tiếp tục áp dụng mô hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ, một hướng đi được các làng nghề truyền thống nổi tiếng phát huy rất hiệu quả. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp cần có những đầu tư
  • 46. - 41 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG thích đáng cho khu chợ gốm Bát Tràng để nâng cao sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Cuối cùng, các doanh nghiệp, hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và nhà nước cần phối kết hợp với nhau để xây dựng chương trình ứng dụng TMĐT hiệu quả nhất. Đây là một chương trình mang tính chiến lược và lâu dài đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của các thành viên liên quan và những đầu tư thích đáng về vốn, nhân lực và cơ sở hạ tầng. Từ phương hướng phát triển kinh tế làng nghề trên và những nguyên nhân nổi cộm trong thất bại của doanh nghiệp khi áp dụng TMĐT, nhóm nghiên cứu xin đưa ra những giải pháp khả thi cho 3 đối tượng sau: doanh nghiệp, hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và Nhà nước. II. Giải pháp cụ thể 1. Doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp Bát Tràng cùng bắt tay xây dựng được một thương hiệu chung thành công thì khâu quảng bá cho thương hiệu đó cần phải được thực hiện ngay sau đó. Các doanh nghiệp có thể cùng nhau xây dựng một phòng trưng bày sản phẩm ảo quy mô lớn. Phòng trưng bày đó chính là một trang web chung, nơi có vai trò giới thiệu thương hiệu và các sản phẩm Bát Tràng cũng như cung cấp dịch vụ có chất lượng tới các khách hàng hiệntại và tiềm năng. Làm thế nào để có được trang web đem lại hiệu quả luôn là vấn đề gây đau đầu của doanh nghiệp. Cái thiếu hiện nay của doanh nghiệp Bát Tràng là một kế hoạch dài hạn cho xây dựng, marketing và duy trì các website mang
  • 47. - 42 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG tầm chiến lược. Dựa trên cơ sở đó, dưới đây chúng tôi xin đề xuất một phương án với sáu bước tiến hành cụ thể như sau: Thứ nhất là vấn đề mở mang nhận thức của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần thể hiện ra rằng họ đã sẵn sàng cho sân chơi mới mẻ đầy tiềm năng này. Ai cũng biết rằng không thể bắt doanh nghiệp ứng dụng CNTT nếu như chính họ không nhận thấy đấy là điều cần thiết. Một khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tiềm năng kinh tế thực sự của việc triển khai TMĐT thì những đầu tư liên quan đến nguồn lực và tài chính sẽ dễ dàng được thông qua. Thứ hai, đầu tư tạo dựng một website cho riêng mình là điều kiện cần cho mỗi doanh nghiệp. Website chính là phòng trưng bày sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Do đó khi xây dựng, website cần đảm bảo mang đến cho khách hàng những thông tin tốt nhất về sản phẩm. Nội dung website còn sơ sài và thiếu thông tin trầm trọng chính là điểm yếu mà các doanh nghiệp Bát Tràng cần chú ý và sửa đổi. Yếu tố mỹ thuật cũng rất quan trọng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế những website nổi tiếng trên thế giới về doanh số bán đều là những website được thiết kế rất đơn giản về mỹ thuật, quan trọng là bố trí thông tin sao cho người xem dễ dàng tìm được điều họ muốn một cách nhanh nhất và cung cấp đủ chức năng đáp ứng nhu cầu của người xem. Tính năng dễ sử dụng luôn được đề cao. Khi xây dựng website, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng nên có sự tham khảo thành công khi ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp khác trong ngành. Trong các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, công ty TNHH Minh Long 1 được đánh giá là doanh nghiệp đã ứng dụng TMĐT khá thành công, theo đúng quy trình. Minh Long 1 là doanh nghiệp sản xuất gốm sứ có công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới với số lượng công nhân lên tới 1500, với
  • 48. - 43 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG trên 40 triệu sản phẩm và doanh thu hàng năm lên tới 15 triệu USD, là một trong 30 doanh nghiệp đầu tiên được trao biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia”. Góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng vượt bậc của Minh Long 1 là những khoản đầu tư lớn cho CNTT và TMĐT. Công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng cho hệ thống thiết kế khuôn mẫu có hỗ trợ CAD/CAM và lò nung vi tính để nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư xây dựng một website chuyên nghiệp nhất trong số các doanh nghiệp trong ngành. Hình 7: Website www.minhlong.com Từ mục tiêu hướng đến đối tượng khách hang quốc tế và nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã đầu tư xây dựng một website thực sự có chất lượng. Mặc dù website chưa có chức năng đặt hàng trực tuyến nhưng chúng ta có thể nhận thấy những ưu điểm nổi bật của nó như:  Giao diện, catalogue sản phẩm được thiết kế bằng flash có tính thẩm mĩ cao và chuyên nghiệp.
  • 49. - 44 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Hình 8: Hình ảnh sản phẩm tại website www.minhlong.com  Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm; hình ảnh sản phẩm sắc nét, đạt yêu cầu với đặc trưng sản phẩm mỹ nghệ, và có kích thước lớn, cuốn hút người xem.  Tốc độ nhanh, giao diện thân thiện thuận tiện cho khách hàng trongviệc tìm kiếm thông tin về sản phẩm, liên hệ.  Sản phẩm và nội dung thường xuyên được cập nhật lôi cuốn được khách hàng quay trở lại với website. Nếu làm được như vậy, chắc chắn những khoản đầu tư cho TMĐT sẽ đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Thứ ba là sau khi đã có một website tốt, chiến lược tiếp theo của doanh nghiệp là một chiến lược marketing cho trang web thật hiệu quả. Có như vậyhọ mới mong có nhiều khách hàng thường xuyên truy cập vào website và mua hàng. Có những sai lầm mà website mắc phải là được xây dựng theo kiểu “cứ làm rồi sẽ có người đến thăm”. Đó là lối mòn cần tránh mắc phải với mỗi doanh nghiệp. Kế hoạch marketing có thể được đưa ra như sau:
  • 50. - 45 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG  Quảng bá qua banner trên các trang web có tiếng khác để tăng nhận thức người dùng về tên tuổi.  Đăng ký lên các search engine ( công cụ tìm kiếm )  Đăng ký liên kết vào các danh bạ.  Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách hàng: gửi thư chào hàng, giới thiệu sản phẩm định kỳ, thông tin bán hàng, khuyến mại. Doanh nghiệp càng tạo được mối liên hệ thường xuyên bền chặt với khách hàng bao nhiêu, cơ hội quảng bá sản phẩm đến nhiều người càng tăng bấy nhiêu Thứ tư là về yêu cầu nhân sự chuyên môn, đối với những doanh nghiệp gốm sứ vừa và nhỏ chỉ cần sử dụng một vài nhân sự có chuyên môn về Thương mại điện tử (lập trình web, thiết kế web, cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng, marketing qua mạng, an toàn mạng...). Do phần lớn các doanh nghiệp không chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin cho nên doanh nghiệp nên chọn đối tác cung cấp dịch vụ thiết kế, lập trình website, an toàn mạng. Việc cập nhật thông tin, marketing qua mạng, hỗ trợ khách hàng phải là việcdo doanh nghiệp đảm trách thường xuyên và chuyên nghiệp thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc bỏ bê hoặc giao phó trách nhiệm này cho đối tác kháccó thể gây ra nhiều thiệt hại như đã phân tích ở những phần trên. Thứ năm là khâu hỗ trợ khách hàng cần được quan tâm đúng mức. Đây là khâu chuyển tiếp của xây dựng website và marketing website nhằm manglại thành công cho website của doanh nghiệp. Khâu xây dựng chất lượng website là điều kiện cần để cho nhưng ai đã ghé thăm đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy những thông tin bổ ích cho họ, còn khâu tương tác với kháchhàng là điều kiện đủ. Khâu này bao gồm nhưng dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua
  • 51. - 46 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG việc trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người. Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website mà phải chờ đến vài ngày không thấy câu trả lời hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ với văn phong cẩu thả.. thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị mất nhiều khách hàng tiềm năng. Thứ sáu là nâng cao tri thức về công nghệ cũng như sự áp dụng công nghệ vào kinh doanh của những nhà quản lý doanh nghiệp. Công nghệ thông tin là lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. Thương mại điện tử là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử phải luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phươngthức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý v.v…Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tự trau dồi cho mình những kiến thức mới bằng nhiều nguồn khác nhau. Họ có thể khai thác nguồn tài liệu mở trên mạng internet vô cùng phong phú, chi phí lại thấp, hầu như là miễn phí; hoặc tham gia những lớp học ngắn hạn, những buổi hội thảo, những diễn đàn, những hội nghị… Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thực những biện pháp khác nhằm hoàn thiện, bổ sung, cải tiến bộ máy tổ chức, tăng cường chiến lược nghiên cứu và phân tích thị trường, tìm kiếm cơ hội, chiến lược định giá…. a. Tái cơ cấu lại tổ chức doanh nghiệp trên cơ sở phát triển TMĐT để doanh nghiệp có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất ● Cải tiến quy trình quản lý: Bộ phận lãnh đạo phải hiểu rằng tiến hành TMĐT đồng nghĩa với việc chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý. Doanh nghiệp phải có những quy trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức cần thiết để tạo
  • 52. - 47 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG sự tin tưởng cho khách hàng. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thông thường không thích hợp với TMĐT. TMĐT đặt ra một yêu cầu rất cao về tốc độ xử lý bao gồm: xử lý thông tin khách hàng, xử lý đơn đặt hàng, giao hàngvà dịch vụ hậu mãi. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải có một số vị trí nhân sự mới và cơ cấu tổ chức linh hoạt, nhanh nhạy cùng sự phân nhiệm rõ ràng phục vụ cho kênh bán hàng - bộ phận tiếp xúc trực tiếp và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến khách hàng. ● Thay đổi văn hóa làm việc: Chỉ những công ty chú trọng vào dịch vụ khách hàng mới có thể thành công trong TMĐT. Chuyển trọng tâm sang bộ phận dịch vụ khách hàng yêu cầu những thay đổi đáng kể về văn hóa củadoanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp như doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng vốn mang tính chuyên môn hơn là dịch vụ. Những tập quán mớicần được xây dựng thông qua một hệ thống quy định rõ ràng gắn với các hình thức thưởng phạt công bằng, hơn là những sự động viên chung. ● Tăng cường khả năng CNTT của doanh nghiệp: TMĐT là một phương tiện kinh doanh cao cấp, do đó đòi hỏi một đội ngũ nhân lực có năng lực CNTT cao, đáp ứng được đòi hỏi ngày một khó khăn và phức tạp hơn. Mặt khác, bản thân hạ tầng CNTT của doanh nghiệp cũng phải được nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu của TMĐT. Việc đầu tư này có thể lớn hơn nhiều so với hình dung và các kế hoạch ban đầu. b. Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích kết quả nghiên cứu thị trường một cách có định hướng và hiệu quả hơn. Nghiên cứu thị trường qua mạng như hiện nay tạo điều kiện dễ dàng hơn so với trước đây trong việc nghiên cứu các điều kiện kinh tế, xã hội, nhu cầu, tiềm năng thị trường của bất kỳ nước nào. Với sức mạnh của internet,