SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 38
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
                MINH



             CHƯƠNG 3

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ
   HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
        NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
NỘI DUNG
  I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM


 1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


  2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


  3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


   1.Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


   2. Những chỉ dẫn có tính định hướng về
nguyên tắc, bước đi, biện pháp thực hiện trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước
    phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được dộc lập
    theo con đường cách mạng vô sản.




- Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí
Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân
dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Hồ Chí Minh khẳng định:

 “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại
 cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự
 tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả
 đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm
 vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế
 giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa
 cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những
 người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương
 nhau”.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

   a) Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
    - Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của
lý luận Mác – Lênin trước hết là từ yêu cầu tất yếu của công cuộc
giải phóng dân tộc Việt Nam.

    - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa
là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít.

    - Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội
từ văn hóa.
b) Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam

  - Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

   + Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng
sản, chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất
phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn
diện, tự do.

    + Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó như:
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
+ Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta
 bằng cách nhấn mạnh đó là một xã hội vì lợi ích của Tổ
 quốc, của nhân dân.



+ Hồ Chí Minh nêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý
 thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
 Cộng sản Việt Nam.
- Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam:

 Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ




 Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn
 liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật




 Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người




 Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức
3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  a) Mục tiêu
   - Mục tiêu chung:
  + Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và
 mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập, tự do cho
 dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.

   + Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã
 hội là nâng cao đời sống nhân dân.
- Mục tiêu cụ thể:

                Chế độ chính trị phải do nhân dân lao động
                làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì
                                   dân.


Mục tiêu
chính trị

               Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân
                 dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
Mục tiêu kinh tế



                  Cách bóc lột theo
Công – nông
                         chủ
nghiệp            nghĩa tư bản được    Phát triển
hiện               bỏ dần, đời sống
đại,   khoa       vật chất của nhân   toàn diện các
học – kỹ                 dân
                                         ngành
                 ngày càng được cải
thuật   tiên
                        thiện.
tiến
Mục tiêu văn hóa – xã hội:

Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi
sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây
dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây
dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống
mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành
mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập
quán lạc hậu.
Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Người khẳng định: “phải xã hội chủ nghĩa về nội
dung”.


Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: độc lập, khoa
                  học, đại chúng.


Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã
          hội chủ nghĩa là đào tạo con người.


Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện
 đạo đức cách mạng; đồng thời Người cũng rất quan tâm
                   đến mặt tài năng.
b) Động lực



    Theo Hồ Chí Minh động lực đó biểu hiện
    ở những phương diện: vật chất và tinh
    thần, nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng
    định động lực quan trọng và quyết định
    nhất là con người, là nhân dân lao động
    nòng cốt là công – nông – trí thức.
Hệ thống              Văn hóa, khoa
Con người               Kinh tế
            chính trị             học, giáo dục
- Ngoại lực:



    Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí
    Minh, phải kết hợp được với sức mạnh thời
    đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu
    nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của
    giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những
    thành quả khoa học – kỹ thuật thế giới.
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ
nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng. Chính
vì thế, Người thường nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực
cánh sinh là chính nhưng luôn luôn chú trọng tranh thủ sự
giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở bảo đảm các quyền
dân tộc cơ bản của Việt Nam không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát triển.
II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
     1.Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam

     a) Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ

    C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đều khẳng định tính tất yếu
khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị
trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận
động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin, có hai con đường lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là
quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản chủ nghĩa
phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên
chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp.

      - V.I.Lênin cho rằng, những nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa
trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng có thể đi lên
chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong
điều kiện đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở
thành đảng cầm quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp
đỡ.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh:

     + Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt
Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

     + Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc
điểm khác, thể hiện trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội và làm
cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
b) Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam

     - Thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

     + Theo Hồ Chí Minh, thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành
nền sản xuất tiên tiến, hiện đại.

     + Thực chất của quá tình cải tạo và phát triển nền kinh tế
quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong
điều kiện mới.
- Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

      Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:

      Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
1     hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư
      tưởng cho chủ nghĩa xã hội.



      Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới kết hợp cải tạo và xây
2     dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt
      yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.
- Tính chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

   Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất phức tạp và khó
khăn của nó được Người lý giải trên các điểm sau:

  + Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn
mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đòi hỏi
đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau.
+ Thứ hai, Đây là công việc hết sức mới mẻ đối với Đảng
ta nên phải vừa làm, vừa học và có thể vấp váp, thiếu sót. Xây
dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ
xã hội cũ lỗi thời.



  + Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
luôn luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm
cách chống phá.
Từ việc chỉ rõ tính chất của thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh luôn
luôn nhắc nhở cán bộ đảng viên trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải
thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.

     Vấn đề cơ bản là phải xác định đúng bước đi và hình thức phù
hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, biết kết hợp các khâu trung
gian, quá độ, tuần tự từng bước, từ thấp đến cao.

     Vì vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một năng lực lãnh đạo
mang tính khoa học, vừa hiểu biết các quy luật vận động xã hội, phải
có nghệ thuật khôn khéo cho thật sát với tình hình thực tế.
c) Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ



        Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
        nước ta là sự nghiệp cách mạng mang
        tính toàn diện. Hồ Chí Minh đã xác định
        rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực.
Trong lĩnh
                       vực chính trị




                                 Củng cố và tăng cường vai trò
Nội dung quan trọng nhất         quản lý của Nhà nước trong sự
là phải giữ vững và phát         nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
huy vai trò lãnh đạo của         hội ngày càng trở thành nhiệm
Đảng.                            vụ rất quan trọng.
- Nội dung kinh tế:

     + Hồ Chí Minh đề cập đến trên các mặt: lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh
đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế
vùng, lãnh thổ.



     + Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông –
công nghiệp, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ
thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất
xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
+ Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí
Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế.
Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại
hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển
sản xuất.


    +Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều
hưởng nhiều , làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ
Chí Minh bước đầu đề cập vấn đề khoán trong sản
xuất.
+ Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý
phải phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế
nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển
kinh tế vùng núi, hải đảo, vừa tạo tiền đề không ngừng cải
thiện và nâng cao đời sống của đồng bào, vừa đảm bảo
an ninh, quốc phòng cho đất nước.

      + Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ
trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong
suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định
rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh
tế.
- Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội:



    Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con
người mới. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đề cao vai trò của
văn hóa, giáo dục và khoa học – kỹ thuật trong xã hội
chủ nghĩa. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân
trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to
lớn của văn hóa trong đời sống xã hội.
2. Những chỉ dẫn có tính định hướng về nguyên
tắc, bước đi, biện pháp thực hiện trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội
    - Hồ Chí Minh đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương
pháp luận:
   Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ
biến mang tính chất quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mac – Lênin về xây dựng chế độ mới, có
thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em
   Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ
nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm
dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
- Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận:
    + Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước
đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng
từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng
và việc xác định các bước đi phải luôn căn cứ vào các điều
kiện khách quan quy định.

    + Hồ Chí Minh nhận thức về phương châm “Tiến
nhanh , tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”
không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, “đốt cháy giai
đoạn”, chủ quan duy ý trí, mà phải làm vững chắc từng
bước, phù hợp với diều kiện thực tế.
- Hồ Chí Minh chỉ đạo một số biện pháp cụ thể:
    + Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết
hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.
    + Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai
nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam – Bắc khác nhau trong
phạm vi một quốc gia.
    + Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện
pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch.
    + Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết
định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của
dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
KẾT LUẬN



Trong bối cảnh mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung thực hiện
thắng lợi các nghị quyết Đại hội đại biểu của Đảng.
Đại hội XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011).
Trong đó, cần tập trung giải quyết những vấn đề quan
trọng nhất là:

      Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.


    Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mễ tất cả các
   nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước
                     gắn với phát triển kinh tế tri thức.



  Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.


    Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, làm trong sạch bộ
   máy Nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
    phí, thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư để xây dựng chủ
                                 nghĩa xã hội.
Chương 3,ttuong

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
congatrong82
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
mai_mai_yb
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Anh Dũng Phan
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
MChau NTr
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
LeeEin
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
pehau93
 

La actualidad más candente (20)

Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trình
 
Chương 2.pptx
Chương 2.pptxChương 2.pptx
Chương 2.pptx
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 

Similar a Chương 3,ttuong

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Bee Bee
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
tmqtmq09090909
 
Cau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcmCau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcm
nhoxmom2410
 
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptxCHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
laikaa88
 
Tthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpTthcm ôn tập
Tthcm ôn tập
YuPhim1
 
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptxNhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
2122202040360
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
ngohuusoat
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
PhmThThuHin9
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
PhmThThuHin9
 

Similar a Chương 3,ttuong (20)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởng
 
Cau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcmCau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcm
 
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptxCHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
 
Bai thuyet trinh
Bai thuyet trinhBai thuyet trinh
Bai thuyet trinh
 
Tthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpTthcm ôn tập
Tthcm ôn tập
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
Slide thuyết trình môn học tư tưởng hồ chí minh
Slide thuyết trình   môn học  tư tưởng hồ chí minhSlide thuyết trình   môn học  tư tưởng hồ chí minh
Slide thuyết trình môn học tư tưởng hồ chí minh
 
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptxNhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
 
Tt hcm c3 moi
Tt hcm c3 moiTt hcm c3 moi
Tt hcm c3 moi
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Tthcm linh
Tthcm linhTthcm linh
Tthcm linh
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
 

Chương 3,ttuong

  • 1. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
  • 2. NỘI DUNG I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  • 3. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1.Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2. Những chỉ dẫn có tính định hướng về nguyên tắc, bước đi, biện pháp thực hiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • 4. I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được dộc lập theo con đường cách mạng vô sản. - Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
  • 5. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.
  • 6. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a) Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác – Lênin trước hết là từ yêu cầu tất yếu của công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam. - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít. - Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa.
  • 7. b) Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: + Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. + Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
  • 8. + Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng cách nhấn mạnh đó là một xã hội vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. + Hồ Chí Minh nêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 9. - Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức
  • 10. 3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a) Mục tiêu - Mục tiêu chung: + Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. + Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân.
  • 11. - Mục tiêu cụ thể: Chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu chính trị Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
  • 12. Mục tiêu kinh tế Cách bóc lột theo Công – nông chủ nghiệp nghĩa tư bản được Phát triển hiện bỏ dần, đời sống đại, khoa vật chất của nhân toàn diện các học – kỹ dân ngành ngày càng được cải thuật tiên thiện. tiến
  • 13. Mục tiêu văn hóa – xã hội: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.
  • 14. Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người khẳng định: “phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: độc lập, khoa học, đại chúng. Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người. Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng.
  • 15. b) Động lực Theo Hồ Chí Minh động lực đó biểu hiện ở những phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động nòng cốt là công – nông – trí thức.
  • 16. Hệ thống Văn hóa, khoa Con người Kinh tế chính trị học, giáo dục
  • 17. - Ngoại lực: Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học – kỹ thuật thế giới.
  • 18. Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng. Chính vì thế, Người thường nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính nhưng luôn luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát triển.
  • 19. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1.Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a) Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  • 20. - Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, có hai con đường lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp. - V.I.Lênin cho rằng, những nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong điều kiện đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành đảng cầm quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
  • 21. - Quan điểm của Hồ Chí Minh: + Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. + Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
  • 22. b) Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội + Theo Hồ Chí Minh, thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. + Thực chất của quá tình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới.
  • 23. - Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn: Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã 1 hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới kết hợp cải tạo và xây 2 dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.
  • 24. - Tính chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Người lý giải trên các điểm sau: + Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đòi hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau.
  • 25. + Thứ hai, Đây là công việc hết sức mới mẻ đối với Đảng ta nên phải vừa làm, vừa học và có thể vấp váp, thiếu sót. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ xã hội cũ lỗi thời. + Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.
  • 26. Từ việc chỉ rõ tính chất của thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ đảng viên trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Vấn đề cơ bản là phải xác định đúng bước đi và hình thức phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, biết kết hợp các khâu trung gian, quá độ, tuần tự từng bước, từ thấp đến cao. Vì vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một năng lực lãnh đạo mang tính khoa học, vừa hiểu biết các quy luật vận động xã hội, phải có nghệ thuật khôn khéo cho thật sát với tình hình thực tế.
  • 27. c) Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự nghiệp cách mạng mang tính toàn diện. Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực.
  • 28. Trong lĩnh vực chính trị Củng cố và tăng cường vai trò Nội dung quan trọng nhất quản lý của Nhà nước trong sự là phải giữ vững và phát nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã huy vai trò lãnh đạo của hội ngày càng trở thành nhiệm Đảng. vụ rất quan trọng.
  • 29. - Nội dung kinh tế: + Hồ Chí Minh đề cập đến trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ. + Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
  • 30. + Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. +Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều , làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí Minh bước đầu đề cập vấn đề khoán trong sản xuất.
  • 31. + Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế vùng núi, hải đảo, vừa tạo tiền đề không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào, vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng cho đất nước. + Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế.
  • 32. - Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học – kỹ thuật trong xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống xã hội.
  • 33. 2. Những chỉ dẫn có tính định hướng về nguyên tắc, bước đi, biện pháp thực hiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận: Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính chất quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
  • 34. - Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận: + Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và việc xác định các bước đi phải luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định. + Hồ Chí Minh nhận thức về phương châm “Tiến nhanh , tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, “đốt cháy giai đoạn”, chủ quan duy ý trí, mà phải làm vững chắc từng bước, phù hợp với diều kiện thực tế.
  • 35. - Hồ Chí Minh chỉ đạo một số biện pháp cụ thể: + Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính. + Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam – Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia. + Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch. + Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 36. KẾT LUẬN Trong bối cảnh mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung thực hiện thắng lợi các nghị quyết Đại hội đại biểu của Đảng. Đại hội XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
  • 37. Trong đó, cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất là: Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mễ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư để xây dựng chủ nghĩa xã hội.