SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 14
Mục lục
****
Kí hiệu trong bài
TTDS: Tố tụng dân sự
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự.
Lời mở đầu
Trong hoạt động tố tụng, không nhất thiết phải áp dụng một thủ tục tố tụng
chung cho tất cả các loại vụ việc có mức độ phức tạp khác nhau. Hiện nay, Bộ
luật TTDS 2004 đã có những thủ tục khác nhau cho giải quyết vụ án dân sự và
việc dân sự. Ở đó, thủ tục giải quyết việc dân sự có thể được coi là thủ tục rút gọn
trong TTDS. Tuy nhiên, BLTTDS lại chưa quy định một thủ tục giải quyết mang
tính rút gọn riêng cho vụ án dân sự. Với thực tiễn phát triển của kinh tế - xã hội
của nước ta hiện nay, việc xây dựng một thủ tục tố tụng rút gọn riêng trong
TTDS nói chung và vụ án dân sự nói riêng là điều rất cần thiết.
Phần nội dung
I. Khái quát chung.
1. Các cách hiểu về thủ tục TTDS rút gọn
Trong khoa học luật Tố tụng nói chung và khoa học luật tố tụng dân sự nói
riêng, các thủ tục Tố tụng được chia thành hai loại là thủ tục tố tụng thông
thường và thủ tục tố tụng đặc biệt. Thủ tục rút gọn là một dạng của tố tụng đặc
biệt. Đây là hình thức thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng ở nhiều nước trên thế
giới.
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu
trung gian không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm xử lí
nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo đúng đắn chính xác.
Sự giản lược, đơn giản hóa các khâu trung gian như trên cần được hiểu theo
một nghĩa rộng là đơn giản cả về phạm vi và các thủ tục cũng như về thời hạn và
các giai đoạn.
2. Lịch sử thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có thể được coi là đã từng được
quy định trong pháp luật của nước ta từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946-
1980). Tuy nhiên, thời đó, hình thức tố tụng rút gọn này hạn chế ở chỗ chỉ có một
hình thức duy nhất là xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm và chỉ được áp
dụng đối với một loại vụ án- các vụ tranh chấp dân sự có giá ngạch thấp. Thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn thời kì này nằm rải rác trong một số văn bản như:
+ Sắc lệnh 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch
Thẩm phán. Sự rút gọn trong văn bản này thể hiện ở quy định Chánh án xử một
mình.
+ SL 51SL 17/4/1946 quy định thẩm quyền tòa án sơ cấp về dân sự và thương
và Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 quy định: có thể xét xử một
thẩm phán, không có hội thẩm nhân dân trong vụ án nhỏ, giản đơn, không quan
trọng.
+ Nghị định 32 ngày 6/4/1952 của Bộ Tư Pháp. Thủ tục rút gọn thể hiện ở chỗ
Tòa án huyện có quyền chung thẩm
2
+ Thông tư 4013/TTC 9/5/1959 của Bộ Tư pháp và thông tư liên bộ thẩm
phán – Tòa án nhân dân tối cao số 93/TC ngày 11/11/1959 đã quy định Tòa án
huyện có thẩm quyền chung thẩm một số lĩnh vực.
+ v.v..
Hiện nay, Bộ luật TTDS Việt Nam 2004 chưa đề cập đến thủ tục TTDS rút
gọn. Quá trình giải quyết việc dân sự tuy có đơn giản, nhưng đó không thể coi là
thủ tục TTDS rút gọn nói chung. Thủ tục TTDS rút gọn trong đề tài này chủ yếu
muốn hướng tới trình tự giải quyết một vụ án dân sự.
II. Cần xây dựng thủ tục TTDS rút gọn ở Việt Nam
1. Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn
hiện nay
a) Cơ sở lý luận
 Đường lối cải cách Tư pháp của Đảng, Nhà nước.
Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về Chiến lược cải cách Tư pháp
đến năm 2020 cùng với quyết định đôn đốc: “hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị
quyết 08/NQ-TN ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác Tư pháp trong thời gian mới”. Một trong những nhiệm vụ đó là việc cải
cách thủ tục tố tụng dân sự hiện hành.
 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Bởi giữa luật dân sự và luật tố tụng dân sự có mối quan hệ mật thiết nên các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là cơ sở để xây dựng thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn. VD: Các nguyên tắc tại Điều 4,5,6,7,12 Bộ luật dân sư 2005.
Những nguyên tắc này sẽ giúp giải quyết vụ việc dân sự một cách nhanh
chóng, đơn giản. Ví dụ, khi giao dịch dân sự không tuân theo những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật dân sự thì Tòa án có thể vận dụng chính những nguyên tắc
đó để giải quyết. Tòa án có thể buộc các bên phải xác lập thực hiện cá quyền-
nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
 Tính phù hợp giữa thủ tục tố tụng dân sự được xây dựng với tính chất của
vụ việc.
3
Thủ tục tố tụng dân sự nên được áp dụng với những vụ việc có giá trị tài sản
tranh chấp không lớn, chứng cứ rõ ràng hoặc bị đơn thừa nhận nghĩa vụ. Bởi lẽ,
tính chất của những vụ việc như thế rất đơn giản, không cần thiết phải trải qua
đầy đủ các giai đoạn cũng như tiêu tốn nhiều thời gian như thủ tục tố tụng dân sự
thông thường.
b) Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, ở nước ta, các tòa án đang phải giải quyết một lượng lớn các vụ
án dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Không có sự ưu tiên nào, tất
cả các vụ án này đều phải trải qua những thủ tục chung rất phức tạp. Chính điều
này đã dẫn tới hiện tượng quá tải trong xét xử ở các cấp, số lượng tồn động vụ án
hàng năm tăng cao. Theo báo cáo tổng kết ngành tòa án các năm 2005 đến 2009.
Tỷ lệ các vụ án dân sự theo nghĩa rộng chiếm tỷ trọng rất lớn:1
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
TAND thụ
lí
129.927 143.58
0
171.68
1
192.33
6
214.174
Giải quyết 150.195 160.97
9
188.99
2
174.73
2
194.398
Tỉ lệ (%) 87 89 90.54 90.8 90.7
Trong khi đó, thực tế, có nhiều vụ án, kể cả những vụ án rất đơn giản nhưng
việc giải quyết bị kéo dài không cần thiết, vi phạm nghiêm trọng đến các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ, nhiều trường hợp nguyên đơn khởi kiện
yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, không có sự phản đối
của bị đơn nhưng bị đơn vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nhiều
trường hợp không có sự thừa nhận của bị đơn về nghĩa vụ thực hiện nhưng có
chứng cứ rõ ràng, đầy đủ, các sự kiện đã được xác định. Tòa án không mất nhiều
thời gian điều tra, xác minh, áp dụng pháp luật dễ dàng nhưng vẫn phải xử theo
thủ tục chung.
1
Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ
tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010, tr.32
4
Ngoài ra, việc tiến hành và kéo dài những thủ tục không cần thiết đã khiến cho
không ít các trường hợp, các tranh chấp dân sự từ đơn giản phát triển thành các
vụ án nghiêm trọng do không được giải quyết kịp thời. Ví dụ, đối với những vụ
án đơn giản, sau khi đã trải qua một thời gian khá dài để Tòa án có quyết định,
nhiều bị đơn vẫn lạm dụng quyền kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm để xem xét lại
nội dung vụ án. Điều này, dễ dẫn đến hậu quả, mâu thuẫn giữa các đương sự
thêm gay gắt, thậm chí, gây tổn hại cho nhau, để rồi chỉ từ một tranh chấp dân sự
đơn giản lại chuyển thành một vụ án hình sự.
Như vậy, áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ khắc phục được tình trạng
trên, để các quy định pháp luật tố tụng dân sự mềm dẻo, linh hoạt khi áp dụng
với các vụ việc có tính chất khác nhau.
Ngoài ra, nếu áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự thì các chi phí về
thời gian, tiền bạc, công sức của Nhà nước, nhân dân sẽ được tiết kiệm một cách
đáng kể.
Chính vì có cơ sở thực tiễn như trên, mà trong dự thảo Bộ luật TTDS 2004,
thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đã được đưa vào chương số XV (dự thảo 5, 8,
…).Tuy nhiên, vì một vài lý do mà vấn đề này đã không được ghi nhận khi bộ
luật TTDS 2004 chính thức ra đời. Tuy nhiên, quacác dự thảo, phần nào cũng
thấy rằng, nhà làm luật đã có ý thức về tầm quan trọng của thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn.
Một sơ sở thực tiễn nữa cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc xây
dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
không phải là thủ tục mới mà đã từng xuất hiện ở Việt Nam trước đây (xem mục
I.2) và nhiều nước trên thế giới như Nga, Quebec, Canada, Nhật Bản, Trung
Quốc. Vì vậy, việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là phù hợp
với xu thế chung, đáp ứng được yêu cầu xã hội, có thể tận dụng được những kinh
nghiệm của những quy định trước đây của nước ta và trên thế giới. Hơn nữa,
khác với thời kì trước đây (thời kì không cho phép thực hiện thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn), cơ sở vật chất của Tòa án ngày nay ngày càng được cải thiện, đội ngũ
thẩm phán các cấp được kiện toàn về số lượng và chất lượng. Sau khi tăng thẩm
5
quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện, năng lực của các thẩm phán ngày càng được
khẳng định. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng
thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở nước ta hiện nay.
2. Những ưu điểm
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên, việc áp dụng thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn sẽ có những ưu điểm và thuận lợi như sau:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng mềm dẻo, linh hoạt những trình tự đơn giản sẽ mang
lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự như
rút ngắn được thời gian công sức, kinh phí cho nhà nước và nhân dân, góp phần
làm giảm đáng kể về công việc đối với cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các
tranh chấp đơn giản là yêu cầu cần thiết. Có như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng
mới có thời gian tập trung vào vụ việc phức tạp hơn.
Thứ ba, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn tạo thuận lợi cho đương sự trong việc
khởi kiện, tham gia tố tụng và các hoạt động khác vì không phải trải qua tất cả
các giai đoạn.
Thứ tư, các phán quyết là kết quả của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ có hiệu
lực chung thẩm, tránh tình trạng các đương sự làm quyền kháng cáo nhằm trì
hoãn thực hiện nghĩa vụ. Từ đó, sẽ bảo vệ quyền lợi của những người khác.
Thứ năm, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn giúp nâng cao hiệu suất công tác xét
xử của Tòa án; thẩm phán có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi được
giao.
III. Cách thức xây dựng và các yêu cầu trong việc xây dựng thủ tục
TTDS rút gọn ở Việt Nam hiện nay.
1) Cách thức xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam hiện nay
a) Đối tượng áp dụng
Chỉ nên áp dụng thủ tục TTDS rút gọn với vụ án ít phức tạp và nên được áp
dụng cho cả cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Đó là những vụ kiện có nội dung
sự việc đơn giản, chứng cứ tương đối đầy đủ rõ ràng, không cần nhiều thời gian
6
để điều tra, xác minh, vụ án dân sự có giá ngạch thấp; các đương sự đã tự thỏa
thuận được với nhau, v.v..2
Thứ nhất, đối với những vụ kiện có nội dung sự việc đơn giản, chứng cứ
tương đối đầy đủ, rõ ràng. Đây có thể hiểu là những vụ kiện mà nguyên đơn xuất
trình được chứng cứ bằng văn bản để chững minh cho yêu cầu của mình và tất cả
người tham gia khác không phản đối về chứng cứ đó; Tòa coi là đáng tin cậy và
việc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ là đương nhiên. Mục đích của nguyên đơn
khi khởi kiện chỉ là cần có bản án của Tòa làm cơ sở yêu cầu cơ quan thi hành án
cưỡng chế thi hành là vì pháp luật buộc phải như vậy. Ví dụ cho những vụ việc
kiểu này là:
- Việc chủ sở hữu yêu cầu người thuê tài sản phải trả lại tài sản thuê trong
trường hợp hết hạn của hợp đồng thuê.
- Việc chủ sở hữu yêu cầu đòi lại tài sản cho thuê từ người thứ ba được
người cho thuê tài sản cho thuê lại nhưng không có sự đồng ý bằng văn bản của
chủ tài sản, ngoài ra các bên không có tranh chấp nào khác.
- Việc yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với giao dịch được kí kết với người mất
mất năng lực hành vi dân sự đã có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án xác
định thời điểm, tình trạng mất năng lực của họ mà không phải giải quyết hậu quả
pháp lí từ giai đoạn này.
- Yêu cầu bị đơn phải thực hiện quy định về hình thức của giao dịch mà
pháp luật quy định.3
Thứ hai, những vụ kiện có giá ngạch thấp. Nhìn chung, những vụ kiện có
giá ngạch thấp thường có nội dung đơn giản, tình tiết rõ ràng, sau khi được tòa án
cấp sơ thẩm giải quyết thì ít có kháng cáo. Măt khác,vụ việc có giá trị nhỏ, nếu
phải giải quyết theo thủ tục thủ tục thông thường, sẽ gây thêm sự mâu thuẫn giữa
các đương sự, khắc sâu thêm mối bất hòa giữa các bên. Ngoài ra, sẽ tránh được
tình trạng vụ việc có giá ngạch thấp, sự việc rõ ràng nhưng đương sự vẫn kháng
cáo nhằm kéo dài thời gian.
2
Nguyễn Đức Hai: Xây dựng pháp luật: Vấn đề thủ tục rút gọn trong TTDS ở nước ta. Tr.5
3
Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010,
7
Như vậy, giải quyết vụ việc theo thủ tục rút gọn, các vụ việc có giá ngạch thấp
sẽ được “đối xử” như sau:
+ Vụ việc giá ngạch thấp, nếu có đủ chứng cứ chứng minh thì tòa án chấp
nhận yêu cầu, nếu không đủ chứng cứ chứng minh thì tòa án bác đơn. Trường
hợp này nên dứt điểm luôn ở cấp sơ thẩm vì nếu có kháng cáo lên cấp phúc thẩm
thì cũng không thể xét xử khác được.
+) Luật pháp phải có thái độ dứt khoát đối với những việc kiện có giá trị nhỏ,
muốn kiện trước hết đương sự phải có đủ chứng cứ chứng minh bảo vệ quyền lợi
của mình. Tòa án tiến hành các biện pháp cần thiết vẫn không thể chứng minh
thêm thì nên dừng lại ở các chứng cứ có trong hồ sơ.
Tóm lại, ngày nay, khổi lượng công việc của Tòa án càng ngày càng nhiều, vì
vậy, điều cần thiết là phải giải quyết dứt điểm, nhanh chóng các vụ việc có giá
ngạch thấp.
Tuy nhiên, khi xem xét những vụ việc có giá ngạch thấp để áp dụng thủ tục
rút gọn thì cần phải xét tới một ngoại lệ. Đó là những tranh chấp về tài sản có giá
ngạch thấp nhưng liên quan tới việc xác định mốc giới về đất đai. Những tranh
chấp này không nên giải quyết theo thủ tục TTDS tút gọn. Vì những tranh chấp
này thường gay gắt, nhạy cảm.
Vậy, mức tiền khoảng bao nhiêu thì được coi là có giá ngạch thấp. Nước Pháp
quy định giá ngạch thấp là nhỏ hơn 25000 francs, Nhật: 900 000 Yên. Ở Việt
Nam hiện nay, có quan điểm cho rằng, giá ngạch thấp là nhỏ hơn 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, vấn đề này, cần xem xét kĩ lưỡng sao cho phù hợp với sự phát triển
của xã hội.
Thứ ba, những vụ việc có chứng cứ rõ ràng, bị đơn không phản đối nghĩa
vụ và yếu tố vụ việc có giá ngạch thấp được kết hợp đồng thời. Cụ thể, đó là các
vụ việc sau:
+) Ly hôn mà 2 bên đương sự mới kết hôn không lâu, tranh chấp tài sản không
lớn.
+) Tranh chấp về thời gian và số tiền cấp dưỡng.
+) Tranh chấp về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
8
+) Tranh chấp hợp đồng vay tài sản mà tài sản bằng tiền, giấy tờ trị giá được
bằng tiền mà bên vay tài sản không phản đối việc vay và việc đòi nợ của bên cho
vay.
+) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà có sự thật rõ ràng,
trách nhiệm rõ ràng và giá trị bồi thường không lớn.
+) Yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng.
+) Các tranh chấp khác mà có sự thật rõ ràng, tình tiết đơn giản, nội dung tính
chất rõ ràng, giá trị tranh chấp không lớn.
Thứ tư, những vụ việc mà đương sự thỏa thuận lựa chọn thủ tục TTDS rút
gọn. Bởi lẽ, đương sự có quyền định đoạt nên họ có thể cùng thỏa thuận, yêu cầu
Tòa án áp dụng thủ tục TTDS rút gọn với vụ việc của mình. Tuy nhiên, ở trường
hợp này, quyền quyết định có áp dụng thủ tục TTDS rút gọn hay không vẫn thuộc
về Tòa án. Nếu xét thấy vụ án có thể giải quyết bằng thủ tục rút gọn mà vẫn đảm
bảo tính đúng đắn thì Tòa án cũng nên đáp ứng yêu cầu áp dụng thủ tục rút gọn
của đương sự.
b) Phạm vi áp dụng
+ Rút gọn ở tất cả các giai đoạn, các khâu có thể.
+) Giảm thời hạn giải quyết các vụ án ở các giai đoạn tố tụng (chuẩn bị xét
xử, kháng cáo, mở phiên tòa,…). Xuất phát từ đối tượng áp dụng của Thủ tục
TTDS rút gọn là các tranh chấp đơn giản, nên thời gian dài là không cần thiết.
+) Cho phép xử bút lục. Tức là không cần mở phiên tòa công khai.
+) Phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết nhanh gọn, kịp thời các vụ kiện khi có
đủ các điều kiện mà pháp luật quy định và việc giải quyết vụ kiện chỉ do một
thẩm phán mà không cần cả hội đồng xét xử.
Tuy nhiên, khi xem xét các phạm vi ở trên, có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ một
thẩm phán xét xử sẽ vi phạm nguyên tắc xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia và
nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Thực ra, thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn là không trái các nguyên tắc trên.
Thứ nhất, với nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia. Hiện nay,
xét xử phúc thẩm cũng không có hội thẩm tham gia (Điều 53 BLTTDS 2004). Vì
9
vậy, thủ tục rút gọn không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân cũng không có
điều gì là đặc biệt. Bởi lẽ, ta nên coi đây là ngoại lệ so với các trường hợp xét xử
thông thường. Hơn nữa, một thẩm phán xét xử thì vẫn đảm bảo được quyền, lợi
ích hợp pháp của các đương sự, bởi lẽ, hội thẩm tham gia phiên tòa nhiều lúc chỉ
mang tính hình thức mà chưa phát huy được khả năng, nhiệm vụ của mình. Mặt
khác, Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa là nhằm mục đích thể hiện bản chất
dân chủ, tính nhân dân, tăng cường sự giám sát của nhân dân. Nếu không có hội
thẩm nữa, sự giám sát này vẫn sẽ không mất đi vì vẫn còn sự giám sát của Viện
Kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc.
Thứ hai, với nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số”.
Vậy, một thẩm phán xét xử sẽ trái nguyên tắc này, và trái với cả Hiến Pháp 1992.
Tuy nhiên, huy động “một lực lượng đông đảo” để xét xử một vụ án đơn giản là
điều không cần thiết. Vì vậy, để hợp với thực tiễn, cẫn có sự sửa đổi nguyên tắc
TTDS trên và sửa đổi cả Hiến Pháp về cấn đề này.
3) Các quy định của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
a) Người tiến hành tố tụng.
Người tiến hành tố tụng trong thủ tục rút gọn chỉ cần gồm một thẩm phán. Bởi
lẽ, một thẩm phán sẽ làm tăng sự chủ động, quyết đoán, giảm thời gian tiến hành
tố tụng. Tuy nhiên, một thẩm phán tiến hành tố tụng sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm
quyền. Muốn khắc phục được nhược điểm này, khi xây dựng thủ tục TTDS rút
gọn cần chú ý tới việc xây dựng một cơ chế kiểm soát ràng buộc thẩm phán trong
việc áp dụng thủ tục rút gọn và cơ chế trách nhiệm cá nhân.
b) Thời hạn.
Đúng như cái tên “rút gọn”, thời hạn trong thủ tục TTDS này bắt buộc phải
được rút ngắn. Hiện nay, một vụ án thường kéo dài trong 4 tháng, đối với những
vụ phức tạp thì được gia hạn không quá 2 tháng. Thời gian này là quá dài, không
phù hợp với những vụ việc đơn giản. Vậy, với thủ tục TTDS rút gọn, thời gian
trên cần được rút ngắn xuống chỉ còn 1 tháng từ ngày tòa án thông báo thụ lí vụ
án.
c) Thủ tục tố tụng
10
*) Phiên tòa
Tại phiên tòa, thủ tục TTDS rút gọn cần có sự giảm bớt các bước, sao cho
phiên tòa trở thành phiên đối chấy để kiểm tra lại các tài liệu, chứng cứ trong hồ
sơ trước khi có quyết định;
Thẩm phán công bố lời khai, chứng cứ, tài liệu mà các bên đưa ra và chỉ xét
hỏi thêm những điểm còn chưa rõ ràng. Nếu xét thấy cần thiết, thẩm phán cho
đương sự tranh luận với nhau về chứng cứ. Nếu không có tranh luận, thẩm phán
yêu cầu các bên đề xuất hướng giải quyết vụ án. Sau khi đề xuất, tùy từng trường
hợp, thẩm phán có thể công bố ngay quyết định của tòa án về việc giải quyết vụ
kiện hoặc tạm ngưng phiên tòa để cân nhắc quyết định và công bố sau khi có kết
quả chính thức.4
*) Sự vắng mặt của bị đơn.
Nếu một bên đương sự không có mặt đối với loại việc kiện chứng cứ rõ ràng,
1 bên thừa nhận nghĩa vụ , Thẩm phán căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ ra quyết
định buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ và phải được tổng đạt cho đương sự.
Quyết định này có hiệu lực thi hành nếu trong một thời gian nhất định không bị
phản đối.
*) Các quyết định của Tòa án.
- Việc ra các quyết định trong quá trình tố tụng cũng cần đơn giản hóa. Ví
dụ, đối với quyết định áp dụng các biện pháp thu thập chứng cư theo quy định tại
Bộ luật TTDS để lập hồ sơ vụ án mà không phải thực hiện đầy đủ theo thủ tục
chung.
*) Kháng cáo
Có ý kiến cho rằng không được kháng cáo đối với các vụ việc đã được giải
quyết bởi thủ tục tố tụng dân sự rút gọn. Mục đích của quy định này là giải quyết
dứt điểm, hạn chế sự kéo dài không cần thiết của các đương sự. Tuy nhiên, nếu
chấp nhận việc không cho kháng cáo thì sẽ vi phạm nguyên tắc xét xử, có thể
4
Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ
tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010, tr.50.
11
quyền lợi đương sự không được bảo đảm. Vì vậy, vấn đề này, cần được suy nghĩ
nghiêm túc hơn khi xây dựng thủ tục rút gọn ở nước ta hiện nay.
Theo quan điểm cá nhân, chúng ta vẫn phải đảm bảo đầy đủ hai cấp xét xử,
tuy nhiên phải có những quy định chặt hơn trong việc kháng cáo. Là các bản án,
quyết định của Tòa án, nếu bị kháng cáo, kháng nghị mà hướng giải quyết vẫn
như bản án sơ thẩm (đã được giải quyết bằng thủ tục TTDS rút gọn) thì bên
kháng cáo sẽ bị phạt tiền. Có như vậy, các bên mới không lạm dụng quyền kháng
cáo.
*) Thiết lập các quy định giúp chuyển hóa từ thủ tục TTDS rút gọn sang thủ
tục TTDS thường.
- Nếu thiết lập các quy định về thủ tục TTDS rút gọn thì đồng thời cũng phải
thiết lập các quy định giúp chuyển hóa từ thủ tục rút gọn sang thủ tục thông
thường. Điều này giúp tránh tình trạng một vụ việc đi vào bế tắc. Hiện nay, việc
dân sự (thủ tục đơn giản hơn) muốn chuyển hóa thành vụ án dân sự (thủ tục phức
tạp hơn) thì phải khởi kiện lại. Nếu thủ tục TTDS rút gọn được áp dụng thì cần có
sự chuyển hóa linh hoạt tại bất cứ giai đoạn tố tụng nào, không nên bắt các bên
phải khởi kiện lại như ở việc dân sự hiện nay. Các trường hợp cần có sự chuyển
hóa như:
+ Quá trình giải quyết vụ việc dân sự thấy không đơn giản như ban đầu.
+ Bị đơn phản đối việc áp dụng thủ tục TTDS rút gọn (trường hợp này, cần
cân nhắc xem sự phản đối có hợp lý không).
+ Đã có quyết định, bản án của thủ tục rút gọn, nhưng bản án, quyết định đó
bị phản đối.
4) Yêu cầu chung của việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn
Xây dựng thủ tục TTDS rút gọn dù thế nào vẫn phải đạt mục đích của TTDS.
Đó là giải quyết vụ án đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích vủa nhà nước, tập thể, công
dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giải quyết nhanh chóng hiệu quả các
việc dân sự.
Muốn việc áp dụng thủ tục TTDS rút gọn được thành công và có hiệu quả cao
thì đội ngũ thẩm phán phải được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, có tư duy
12
nhanh nhạy để quyết định vụ việc đó có nên áp dụng thủ tục rút gọn hay không.
Ngoài ra, Tòa án cũng cần được đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, không thể
đòi hỏi việc rút ngắn về thời gian, giai đoạn tố tụng trong khi cơ sở vật chất
không cho phép thực hiễn điều đó. Chính vì những yếu tố này mà thủ tục rút gọn
đã không được quy định và áp dụng trong TTDS trước đây. Vì vậy, đáp ứng
những yêu cầu chung trên là điều hết sức cần thiết.
Lời kết
Tóm lại, với sự phân tích ở trên, sự thiết lập những quy định về thủ tục TTDS
rút gọn vào BLTTDS hiện nay là một vấn đề cần thiết, đáp ứng nhu cầu và sự
phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để có thể đưa những quy định này vào luật và
triển khai có hiệu quả trên thực tế, Nhà nước cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về
nhiều mặt. Đó là về năng lực chuyên môn và về cơ sở vật chất. Nếu những điều
kiện này chưa chín muồi, chúng ta không nên vội vàng áp dụng các quy định rút
gọn, nếu không, chính sự đơn giản của thủ tục này lại là nguyên nhân của nhiều
hậu quả nghiêm trọng.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004.
2. Trần Anh Tuấn. Luận án thạc sỹ luật học. Những vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt . HN-2000.
3. Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực
tiễn về việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010.
4. Ngô Anh Dũng: Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút gọn trong pháp luật
TTDS. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2002.
13
5. Trần Anh Tuấn. Thủ tục xét xử nhanh trong BLTTDS Pháp và yêu cầu xây
dựng thủ tục rút gọn trong BLTTDSVN. Tạp chí dân chủ và pháp luật số 2/2004.
6. Cao Hồng Sơn, Cần bổ sung thủ tục đơn giản vào BLTTDS. Tạp chí Tòa
án nhân dân, Tháng 11/2010.
14

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luan an tien si bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
Luan an tien si   bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan suLuan an tien si   bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
Luan an tien si bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan suHung Nguyen
 
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmhoasung1101
 
Thẩm quyền của tòa án
Thẩm quyền của tòa ánThẩm quyền của tòa án
Thẩm quyền của tòa ánHương Chu
 

La actualidad más candente (19)

Luan an tien si bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
Luan an tien si   bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan suLuan an tien si   bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
Luan an tien si bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
 
Đề tài: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự
Đề tài: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sựĐề tài: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự
Đề tài: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự
 
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAYLuận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận án: Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đLuận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểm
 
Thẩm quyền của tòa án
Thẩm quyền của tòa ánThẩm quyền của tòa án
Thẩm quyền của tòa án
 
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAYĐề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
 
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOTLuan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
 
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt NamLuận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
 
Pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất
Pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đấtPháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất
Pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất
 

Destacado

Conversation pupets
Conversation pupetsConversation pupets
Conversation pupetsalcadriga
 
Instrument of isaias
Instrument of isaiasInstrument of isaias
Instrument of isaiasalcadriga
 
Project 3 (1)
Project 3 (1)Project 3 (1)
Project 3 (1)alcadriga
 
Why use material didactic
Why use material didacticWhy use material didactic
Why use material didacticalcadriga
 
Lesson plan proyect final
Lesson plan proyect finalLesson plan proyect final
Lesson plan proyect finalalcadriga
 
Instrument of natanael
Instrument of natanaelInstrument of natanael
Instrument of natanaelalcadriga
 
Fundamentals of Exporting to Latin America
Fundamentals of Exporting to Latin AmericaFundamentals of Exporting to Latin America
Fundamentals of Exporting to Latin AmericaEric Nystrom
 
Why we use material didactic
Why we use material didacticWhy we use material didactic
Why we use material didacticalcadriga
 

Destacado (9)

Verbs
VerbsVerbs
Verbs
 
Conversation pupets
Conversation pupetsConversation pupets
Conversation pupets
 
Instrument of isaias
Instrument of isaiasInstrument of isaias
Instrument of isaias
 
Project 3 (1)
Project 3 (1)Project 3 (1)
Project 3 (1)
 
Why use material didactic
Why use material didacticWhy use material didactic
Why use material didactic
 
Lesson plan proyect final
Lesson plan proyect finalLesson plan proyect final
Lesson plan proyect final
 
Instrument of natanael
Instrument of natanaelInstrument of natanael
Instrument of natanael
 
Fundamentals of Exporting to Latin America
Fundamentals of Exporting to Latin AmericaFundamentals of Exporting to Latin America
Fundamentals of Exporting to Latin America
 
Why we use material didactic
Why we use material didacticWhy we use material didactic
Why we use material didactic
 

Similar a 233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s

Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế anh hieu
 
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếXét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huếluanvantrust
 
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28 Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar a 233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s (20)

Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docxTiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
 
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
Tiểu Luận Về Tạm Ngừng Phiên Tòa Dân Sự Sơ Thẩm.docx
Tiểu Luận Về Tạm Ngừng Phiên Tòa Dân Sự Sơ Thẩm.docxTiểu Luận Về Tạm Ngừng Phiên Tòa Dân Sự Sơ Thẩm.docx
Tiểu Luận Về Tạm Ngừng Phiên Tòa Dân Sự Sơ Thẩm.docx
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại T...
Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại T...Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại T...
Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại T...
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
 
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Chế Định Giải Quyết Việc Dân Sự Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Giải Quyết Việc Dân Sự Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Giải Quyết Việc Dân Sự Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Giải Quyết Việc Dân Sự Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 
Chế định giải quyết việc dân sự trong Pháp luật tố tụng dân sự việt nam.doc
Chế định giải quyết việc dân sự trong Pháp luật tố tụng dân sự việt nam.docChế định giải quyết việc dân sự trong Pháp luật tố tụng dân sự việt nam.doc
Chế định giải quyết việc dân sự trong Pháp luật tố tụng dân sự việt nam.doc
 
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
 
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếXét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt NamLuận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAYLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
 
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, HAY
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, HAYThi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, HAY
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, HAY
 
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Luận Văn Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, 9 Điểm
Luận Văn Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, 9 ĐiểmLuận Văn Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, 9 Điểm
Luận Văn Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, 9 Điểm
 

233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s

  • 1. Mục lục **** Kí hiệu trong bài TTDS: Tố tụng dân sự BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự. Lời mở đầu Trong hoạt động tố tụng, không nhất thiết phải áp dụng một thủ tục tố tụng chung cho tất cả các loại vụ việc có mức độ phức tạp khác nhau. Hiện nay, Bộ luật TTDS 2004 đã có những thủ tục khác nhau cho giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự. Ở đó, thủ tục giải quyết việc dân sự có thể được coi là thủ tục rút gọn trong TTDS. Tuy nhiên, BLTTDS lại chưa quy định một thủ tục giải quyết mang tính rút gọn riêng cho vụ án dân sự. Với thực tiễn phát triển của kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, việc xây dựng một thủ tục tố tụng rút gọn riêng trong TTDS nói chung và vụ án dân sự nói riêng là điều rất cần thiết. Phần nội dung
  • 2. I. Khái quát chung. 1. Các cách hiểu về thủ tục TTDS rút gọn Trong khoa học luật Tố tụng nói chung và khoa học luật tố tụng dân sự nói riêng, các thủ tục Tố tụng được chia thành hai loại là thủ tục tố tụng thông thường và thủ tục tố tụng đặc biệt. Thủ tục rút gọn là một dạng của tố tụng đặc biệt. Đây là hình thức thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm xử lí nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo đúng đắn chính xác. Sự giản lược, đơn giản hóa các khâu trung gian như trên cần được hiểu theo một nghĩa rộng là đơn giản cả về phạm vi và các thủ tục cũng như về thời hạn và các giai đoạn. 2. Lịch sử thủ tục tố tụng dân sự rút gọn Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có thể được coi là đã từng được quy định trong pháp luật của nước ta từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946- 1980). Tuy nhiên, thời đó, hình thức tố tụng rút gọn này hạn chế ở chỗ chỉ có một hình thức duy nhất là xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm và chỉ được áp dụng đối với một loại vụ án- các vụ tranh chấp dân sự có giá ngạch thấp. Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thời kì này nằm rải rác trong một số văn bản như: + Sắc lệnh 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch Thẩm phán. Sự rút gọn trong văn bản này thể hiện ở quy định Chánh án xử một mình. + SL 51SL 17/4/1946 quy định thẩm quyền tòa án sơ cấp về dân sự và thương và Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 quy định: có thể xét xử một thẩm phán, không có hội thẩm nhân dân trong vụ án nhỏ, giản đơn, không quan trọng. + Nghị định 32 ngày 6/4/1952 của Bộ Tư Pháp. Thủ tục rút gọn thể hiện ở chỗ Tòa án huyện có quyền chung thẩm 2
  • 3. + Thông tư 4013/TTC 9/5/1959 của Bộ Tư pháp và thông tư liên bộ thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao số 93/TC ngày 11/11/1959 đã quy định Tòa án huyện có thẩm quyền chung thẩm một số lĩnh vực. + v.v.. Hiện nay, Bộ luật TTDS Việt Nam 2004 chưa đề cập đến thủ tục TTDS rút gọn. Quá trình giải quyết việc dân sự tuy có đơn giản, nhưng đó không thể coi là thủ tục TTDS rút gọn nói chung. Thủ tục TTDS rút gọn trong đề tài này chủ yếu muốn hướng tới trình tự giải quyết một vụ án dân sự. II. Cần xây dựng thủ tục TTDS rút gọn ở Việt Nam 1. Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn hiện nay a) Cơ sở lý luận  Đường lối cải cách Tư pháp của Đảng, Nhà nước. Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 cùng với quyết định đôn đốc: “hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết 08/NQ-TN ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian mới”. Một trong những nhiệm vụ đó là việc cải cách thủ tục tố tụng dân sự hiện hành.  Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Bởi giữa luật dân sự và luật tố tụng dân sự có mối quan hệ mật thiết nên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là cơ sở để xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn. VD: Các nguyên tắc tại Điều 4,5,6,7,12 Bộ luật dân sư 2005. Những nguyên tắc này sẽ giúp giải quyết vụ việc dân sự một cách nhanh chóng, đơn giản. Ví dụ, khi giao dịch dân sự không tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì Tòa án có thể vận dụng chính những nguyên tắc đó để giải quyết. Tòa án có thể buộc các bên phải xác lập thực hiện cá quyền- nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.  Tính phù hợp giữa thủ tục tố tụng dân sự được xây dựng với tính chất của vụ việc. 3
  • 4. Thủ tục tố tụng dân sự nên được áp dụng với những vụ việc có giá trị tài sản tranh chấp không lớn, chứng cứ rõ ràng hoặc bị đơn thừa nhận nghĩa vụ. Bởi lẽ, tính chất của những vụ việc như thế rất đơn giản, không cần thiết phải trải qua đầy đủ các giai đoạn cũng như tiêu tốn nhiều thời gian như thủ tục tố tụng dân sự thông thường. b) Cơ sở thực tiễn Hiện nay, ở nước ta, các tòa án đang phải giải quyết một lượng lớn các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Không có sự ưu tiên nào, tất cả các vụ án này đều phải trải qua những thủ tục chung rất phức tạp. Chính điều này đã dẫn tới hiện tượng quá tải trong xét xử ở các cấp, số lượng tồn động vụ án hàng năm tăng cao. Theo báo cáo tổng kết ngành tòa án các năm 2005 đến 2009. Tỷ lệ các vụ án dân sự theo nghĩa rộng chiếm tỷ trọng rất lớn:1 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 TAND thụ lí 129.927 143.58 0 171.68 1 192.33 6 214.174 Giải quyết 150.195 160.97 9 188.99 2 174.73 2 194.398 Tỉ lệ (%) 87 89 90.54 90.8 90.7 Trong khi đó, thực tế, có nhiều vụ án, kể cả những vụ án rất đơn giản nhưng việc giải quyết bị kéo dài không cần thiết, vi phạm nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ, nhiều trường hợp nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, không có sự phản đối của bị đơn nhưng bị đơn vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp không có sự thừa nhận của bị đơn về nghĩa vụ thực hiện nhưng có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ, các sự kiện đã được xác định. Tòa án không mất nhiều thời gian điều tra, xác minh, áp dụng pháp luật dễ dàng nhưng vẫn phải xử theo thủ tục chung. 1 Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010, tr.32 4
  • 5. Ngoài ra, việc tiến hành và kéo dài những thủ tục không cần thiết đã khiến cho không ít các trường hợp, các tranh chấp dân sự từ đơn giản phát triển thành các vụ án nghiêm trọng do không được giải quyết kịp thời. Ví dụ, đối với những vụ án đơn giản, sau khi đã trải qua một thời gian khá dài để Tòa án có quyết định, nhiều bị đơn vẫn lạm dụng quyền kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm để xem xét lại nội dung vụ án. Điều này, dễ dẫn đến hậu quả, mâu thuẫn giữa các đương sự thêm gay gắt, thậm chí, gây tổn hại cho nhau, để rồi chỉ từ một tranh chấp dân sự đơn giản lại chuyển thành một vụ án hình sự. Như vậy, áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ khắc phục được tình trạng trên, để các quy định pháp luật tố tụng dân sự mềm dẻo, linh hoạt khi áp dụng với các vụ việc có tính chất khác nhau. Ngoài ra, nếu áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự thì các chi phí về thời gian, tiền bạc, công sức của Nhà nước, nhân dân sẽ được tiết kiệm một cách đáng kể. Chính vì có cơ sở thực tiễn như trên, mà trong dự thảo Bộ luật TTDS 2004, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đã được đưa vào chương số XV (dự thảo 5, 8, …).Tuy nhiên, vì một vài lý do mà vấn đề này đã không được ghi nhận khi bộ luật TTDS 2004 chính thức ra đời. Tuy nhiên, quacác dự thảo, phần nào cũng thấy rằng, nhà làm luật đã có ý thức về tầm quan trọng của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn. Một sơ sở thực tiễn nữa cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là thủ tục tố tụng dân sự rút gọn không phải là thủ tục mới mà đã từng xuất hiện ở Việt Nam trước đây (xem mục I.2) và nhiều nước trên thế giới như Nga, Quebec, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc. Vì vậy, việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là phù hợp với xu thế chung, đáp ứng được yêu cầu xã hội, có thể tận dụng được những kinh nghiệm của những quy định trước đây của nước ta và trên thế giới. Hơn nữa, khác với thời kì trước đây (thời kì không cho phép thực hiện thủ tục tố tụng dân sự rút gọn), cơ sở vật chất của Tòa án ngày nay ngày càng được cải thiện, đội ngũ thẩm phán các cấp được kiện toàn về số lượng và chất lượng. Sau khi tăng thẩm 5
  • 6. quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện, năng lực của các thẩm phán ngày càng được khẳng định. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở nước ta hiện nay. 2. Những ưu điểm Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên, việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ có những ưu điểm và thuận lợi như sau: Thứ nhất, thủ tục tố tụng mềm dẻo, linh hoạt những trình tự đơn giản sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự như rút ngắn được thời gian công sức, kinh phí cho nhà nước và nhân dân, góp phần làm giảm đáng kể về công việc đối với cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp đơn giản là yêu cầu cần thiết. Có như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng mới có thời gian tập trung vào vụ việc phức tạp hơn. Thứ ba, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn tạo thuận lợi cho đương sự trong việc khởi kiện, tham gia tố tụng và các hoạt động khác vì không phải trải qua tất cả các giai đoạn. Thứ tư, các phán quyết là kết quả của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ có hiệu lực chung thẩm, tránh tình trạng các đương sự làm quyền kháng cáo nhằm trì hoãn thực hiện nghĩa vụ. Từ đó, sẽ bảo vệ quyền lợi của những người khác. Thứ năm, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn giúp nâng cao hiệu suất công tác xét xử của Tòa án; thẩm phán có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi được giao. III. Cách thức xây dựng và các yêu cầu trong việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn ở Việt Nam hiện nay. 1) Cách thức xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam hiện nay a) Đối tượng áp dụng Chỉ nên áp dụng thủ tục TTDS rút gọn với vụ án ít phức tạp và nên được áp dụng cho cả cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Đó là những vụ kiện có nội dung sự việc đơn giản, chứng cứ tương đối đầy đủ rõ ràng, không cần nhiều thời gian 6
  • 7. để điều tra, xác minh, vụ án dân sự có giá ngạch thấp; các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau, v.v..2 Thứ nhất, đối với những vụ kiện có nội dung sự việc đơn giản, chứng cứ tương đối đầy đủ, rõ ràng. Đây có thể hiểu là những vụ kiện mà nguyên đơn xuất trình được chứng cứ bằng văn bản để chững minh cho yêu cầu của mình và tất cả người tham gia khác không phản đối về chứng cứ đó; Tòa coi là đáng tin cậy và việc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ là đương nhiên. Mục đích của nguyên đơn khi khởi kiện chỉ là cần có bản án của Tòa làm cơ sở yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành là vì pháp luật buộc phải như vậy. Ví dụ cho những vụ việc kiểu này là: - Việc chủ sở hữu yêu cầu người thuê tài sản phải trả lại tài sản thuê trong trường hợp hết hạn của hợp đồng thuê. - Việc chủ sở hữu yêu cầu đòi lại tài sản cho thuê từ người thứ ba được người cho thuê tài sản cho thuê lại nhưng không có sự đồng ý bằng văn bản của chủ tài sản, ngoài ra các bên không có tranh chấp nào khác. - Việc yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với giao dịch được kí kết với người mất mất năng lực hành vi dân sự đã có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án xác định thời điểm, tình trạng mất năng lực của họ mà không phải giải quyết hậu quả pháp lí từ giai đoạn này. - Yêu cầu bị đơn phải thực hiện quy định về hình thức của giao dịch mà pháp luật quy định.3 Thứ hai, những vụ kiện có giá ngạch thấp. Nhìn chung, những vụ kiện có giá ngạch thấp thường có nội dung đơn giản, tình tiết rõ ràng, sau khi được tòa án cấp sơ thẩm giải quyết thì ít có kháng cáo. Măt khác,vụ việc có giá trị nhỏ, nếu phải giải quyết theo thủ tục thủ tục thông thường, sẽ gây thêm sự mâu thuẫn giữa các đương sự, khắc sâu thêm mối bất hòa giữa các bên. Ngoài ra, sẽ tránh được tình trạng vụ việc có giá ngạch thấp, sự việc rõ ràng nhưng đương sự vẫn kháng cáo nhằm kéo dài thời gian. 2 Nguyễn Đức Hai: Xây dựng pháp luật: Vấn đề thủ tục rút gọn trong TTDS ở nước ta. Tr.5 3 Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010, 7
  • 8. Như vậy, giải quyết vụ việc theo thủ tục rút gọn, các vụ việc có giá ngạch thấp sẽ được “đối xử” như sau: + Vụ việc giá ngạch thấp, nếu có đủ chứng cứ chứng minh thì tòa án chấp nhận yêu cầu, nếu không đủ chứng cứ chứng minh thì tòa án bác đơn. Trường hợp này nên dứt điểm luôn ở cấp sơ thẩm vì nếu có kháng cáo lên cấp phúc thẩm thì cũng không thể xét xử khác được. +) Luật pháp phải có thái độ dứt khoát đối với những việc kiện có giá trị nhỏ, muốn kiện trước hết đương sự phải có đủ chứng cứ chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình. Tòa án tiến hành các biện pháp cần thiết vẫn không thể chứng minh thêm thì nên dừng lại ở các chứng cứ có trong hồ sơ. Tóm lại, ngày nay, khổi lượng công việc của Tòa án càng ngày càng nhiều, vì vậy, điều cần thiết là phải giải quyết dứt điểm, nhanh chóng các vụ việc có giá ngạch thấp. Tuy nhiên, khi xem xét những vụ việc có giá ngạch thấp để áp dụng thủ tục rút gọn thì cần phải xét tới một ngoại lệ. Đó là những tranh chấp về tài sản có giá ngạch thấp nhưng liên quan tới việc xác định mốc giới về đất đai. Những tranh chấp này không nên giải quyết theo thủ tục TTDS tút gọn. Vì những tranh chấp này thường gay gắt, nhạy cảm. Vậy, mức tiền khoảng bao nhiêu thì được coi là có giá ngạch thấp. Nước Pháp quy định giá ngạch thấp là nhỏ hơn 25000 francs, Nhật: 900 000 Yên. Ở Việt Nam hiện nay, có quan điểm cho rằng, giá ngạch thấp là nhỏ hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên, vấn đề này, cần xem xét kĩ lưỡng sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Thứ ba, những vụ việc có chứng cứ rõ ràng, bị đơn không phản đối nghĩa vụ và yếu tố vụ việc có giá ngạch thấp được kết hợp đồng thời. Cụ thể, đó là các vụ việc sau: +) Ly hôn mà 2 bên đương sự mới kết hôn không lâu, tranh chấp tài sản không lớn. +) Tranh chấp về thời gian và số tiền cấp dưỡng. +) Tranh chấp về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. 8
  • 9. +) Tranh chấp hợp đồng vay tài sản mà tài sản bằng tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền mà bên vay tài sản không phản đối việc vay và việc đòi nợ của bên cho vay. +) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà có sự thật rõ ràng, trách nhiệm rõ ràng và giá trị bồi thường không lớn. +) Yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng. +) Các tranh chấp khác mà có sự thật rõ ràng, tình tiết đơn giản, nội dung tính chất rõ ràng, giá trị tranh chấp không lớn. Thứ tư, những vụ việc mà đương sự thỏa thuận lựa chọn thủ tục TTDS rút gọn. Bởi lẽ, đương sự có quyền định đoạt nên họ có thể cùng thỏa thuận, yêu cầu Tòa án áp dụng thủ tục TTDS rút gọn với vụ việc của mình. Tuy nhiên, ở trường hợp này, quyền quyết định có áp dụng thủ tục TTDS rút gọn hay không vẫn thuộc về Tòa án. Nếu xét thấy vụ án có thể giải quyết bằng thủ tục rút gọn mà vẫn đảm bảo tính đúng đắn thì Tòa án cũng nên đáp ứng yêu cầu áp dụng thủ tục rút gọn của đương sự. b) Phạm vi áp dụng + Rút gọn ở tất cả các giai đoạn, các khâu có thể. +) Giảm thời hạn giải quyết các vụ án ở các giai đoạn tố tụng (chuẩn bị xét xử, kháng cáo, mở phiên tòa,…). Xuất phát từ đối tượng áp dụng của Thủ tục TTDS rút gọn là các tranh chấp đơn giản, nên thời gian dài là không cần thiết. +) Cho phép xử bút lục. Tức là không cần mở phiên tòa công khai. +) Phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết nhanh gọn, kịp thời các vụ kiện khi có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định và việc giải quyết vụ kiện chỉ do một thẩm phán mà không cần cả hội đồng xét xử. Tuy nhiên, khi xem xét các phạm vi ở trên, có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ một thẩm phán xét xử sẽ vi phạm nguyên tắc xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia và nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Thực ra, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là không trái các nguyên tắc trên. Thứ nhất, với nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia. Hiện nay, xét xử phúc thẩm cũng không có hội thẩm tham gia (Điều 53 BLTTDS 2004). Vì 9
  • 10. vậy, thủ tục rút gọn không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân cũng không có điều gì là đặc biệt. Bởi lẽ, ta nên coi đây là ngoại lệ so với các trường hợp xét xử thông thường. Hơn nữa, một thẩm phán xét xử thì vẫn đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, bởi lẽ, hội thẩm tham gia phiên tòa nhiều lúc chỉ mang tính hình thức mà chưa phát huy được khả năng, nhiệm vụ của mình. Mặt khác, Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa là nhằm mục đích thể hiện bản chất dân chủ, tính nhân dân, tăng cường sự giám sát của nhân dân. Nếu không có hội thẩm nữa, sự giám sát này vẫn sẽ không mất đi vì vẫn còn sự giám sát của Viện Kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc. Thứ hai, với nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. Vậy, một thẩm phán xét xử sẽ trái nguyên tắc này, và trái với cả Hiến Pháp 1992. Tuy nhiên, huy động “một lực lượng đông đảo” để xét xử một vụ án đơn giản là điều không cần thiết. Vì vậy, để hợp với thực tiễn, cẫn có sự sửa đổi nguyên tắc TTDS trên và sửa đổi cả Hiến Pháp về cấn đề này. 3) Các quy định của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn a) Người tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng trong thủ tục rút gọn chỉ cần gồm một thẩm phán. Bởi lẽ, một thẩm phán sẽ làm tăng sự chủ động, quyết đoán, giảm thời gian tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, một thẩm phán tiến hành tố tụng sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền. Muốn khắc phục được nhược điểm này, khi xây dựng thủ tục TTDS rút gọn cần chú ý tới việc xây dựng một cơ chế kiểm soát ràng buộc thẩm phán trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và cơ chế trách nhiệm cá nhân. b) Thời hạn. Đúng như cái tên “rút gọn”, thời hạn trong thủ tục TTDS này bắt buộc phải được rút ngắn. Hiện nay, một vụ án thường kéo dài trong 4 tháng, đối với những vụ phức tạp thì được gia hạn không quá 2 tháng. Thời gian này là quá dài, không phù hợp với những vụ việc đơn giản. Vậy, với thủ tục TTDS rút gọn, thời gian trên cần được rút ngắn xuống chỉ còn 1 tháng từ ngày tòa án thông báo thụ lí vụ án. c) Thủ tục tố tụng 10
  • 11. *) Phiên tòa Tại phiên tòa, thủ tục TTDS rút gọn cần có sự giảm bớt các bước, sao cho phiên tòa trở thành phiên đối chấy để kiểm tra lại các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ trước khi có quyết định; Thẩm phán công bố lời khai, chứng cứ, tài liệu mà các bên đưa ra và chỉ xét hỏi thêm những điểm còn chưa rõ ràng. Nếu xét thấy cần thiết, thẩm phán cho đương sự tranh luận với nhau về chứng cứ. Nếu không có tranh luận, thẩm phán yêu cầu các bên đề xuất hướng giải quyết vụ án. Sau khi đề xuất, tùy từng trường hợp, thẩm phán có thể công bố ngay quyết định của tòa án về việc giải quyết vụ kiện hoặc tạm ngưng phiên tòa để cân nhắc quyết định và công bố sau khi có kết quả chính thức.4 *) Sự vắng mặt của bị đơn. Nếu một bên đương sự không có mặt đối với loại việc kiện chứng cứ rõ ràng, 1 bên thừa nhận nghĩa vụ , Thẩm phán căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ ra quyết định buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ và phải được tổng đạt cho đương sự. Quyết định này có hiệu lực thi hành nếu trong một thời gian nhất định không bị phản đối. *) Các quyết định của Tòa án. - Việc ra các quyết định trong quá trình tố tụng cũng cần đơn giản hóa. Ví dụ, đối với quyết định áp dụng các biện pháp thu thập chứng cư theo quy định tại Bộ luật TTDS để lập hồ sơ vụ án mà không phải thực hiện đầy đủ theo thủ tục chung. *) Kháng cáo Có ý kiến cho rằng không được kháng cáo đối với các vụ việc đã được giải quyết bởi thủ tục tố tụng dân sự rút gọn. Mục đích của quy định này là giải quyết dứt điểm, hạn chế sự kéo dài không cần thiết của các đương sự. Tuy nhiên, nếu chấp nhận việc không cho kháng cáo thì sẽ vi phạm nguyên tắc xét xử, có thể 4 Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010, tr.50. 11
  • 12. quyền lợi đương sự không được bảo đảm. Vì vậy, vấn đề này, cần được suy nghĩ nghiêm túc hơn khi xây dựng thủ tục rút gọn ở nước ta hiện nay. Theo quan điểm cá nhân, chúng ta vẫn phải đảm bảo đầy đủ hai cấp xét xử, tuy nhiên phải có những quy định chặt hơn trong việc kháng cáo. Là các bản án, quyết định của Tòa án, nếu bị kháng cáo, kháng nghị mà hướng giải quyết vẫn như bản án sơ thẩm (đã được giải quyết bằng thủ tục TTDS rút gọn) thì bên kháng cáo sẽ bị phạt tiền. Có như vậy, các bên mới không lạm dụng quyền kháng cáo. *) Thiết lập các quy định giúp chuyển hóa từ thủ tục TTDS rút gọn sang thủ tục TTDS thường. - Nếu thiết lập các quy định về thủ tục TTDS rút gọn thì đồng thời cũng phải thiết lập các quy định giúp chuyển hóa từ thủ tục rút gọn sang thủ tục thông thường. Điều này giúp tránh tình trạng một vụ việc đi vào bế tắc. Hiện nay, việc dân sự (thủ tục đơn giản hơn) muốn chuyển hóa thành vụ án dân sự (thủ tục phức tạp hơn) thì phải khởi kiện lại. Nếu thủ tục TTDS rút gọn được áp dụng thì cần có sự chuyển hóa linh hoạt tại bất cứ giai đoạn tố tụng nào, không nên bắt các bên phải khởi kiện lại như ở việc dân sự hiện nay. Các trường hợp cần có sự chuyển hóa như: + Quá trình giải quyết vụ việc dân sự thấy không đơn giản như ban đầu. + Bị đơn phản đối việc áp dụng thủ tục TTDS rút gọn (trường hợp này, cần cân nhắc xem sự phản đối có hợp lý không). + Đã có quyết định, bản án của thủ tục rút gọn, nhưng bản án, quyết định đó bị phản đối. 4) Yêu cầu chung của việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn Xây dựng thủ tục TTDS rút gọn dù thế nào vẫn phải đạt mục đích của TTDS. Đó là giải quyết vụ án đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích vủa nhà nước, tập thể, công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giải quyết nhanh chóng hiệu quả các việc dân sự. Muốn việc áp dụng thủ tục TTDS rút gọn được thành công và có hiệu quả cao thì đội ngũ thẩm phán phải được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, có tư duy 12
  • 13. nhanh nhạy để quyết định vụ việc đó có nên áp dụng thủ tục rút gọn hay không. Ngoài ra, Tòa án cũng cần được đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, không thể đòi hỏi việc rút ngắn về thời gian, giai đoạn tố tụng trong khi cơ sở vật chất không cho phép thực hiễn điều đó. Chính vì những yếu tố này mà thủ tục rút gọn đã không được quy định và áp dụng trong TTDS trước đây. Vì vậy, đáp ứng những yêu cầu chung trên là điều hết sức cần thiết. Lời kết Tóm lại, với sự phân tích ở trên, sự thiết lập những quy định về thủ tục TTDS rút gọn vào BLTTDS hiện nay là một vấn đề cần thiết, đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để có thể đưa những quy định này vào luật và triển khai có hiệu quả trên thực tế, Nhà nước cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt. Đó là về năng lực chuyên môn và về cơ sở vật chất. Nếu những điều kiện này chưa chín muồi, chúng ta không nên vội vàng áp dụng các quy định rút gọn, nếu không, chính sự đơn giản của thủ tục này lại là nguyên nhân của nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004. 2. Trần Anh Tuấn. Luận án thạc sỹ luật học. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt . HN-2000. 3. Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010. 4. Ngô Anh Dũng: Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút gọn trong pháp luật TTDS. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2002. 13
  • 14. 5. Trần Anh Tuấn. Thủ tục xét xử nhanh trong BLTTDS Pháp và yêu cầu xây dựng thủ tục rút gọn trong BLTTDSVN. Tạp chí dân chủ và pháp luật số 2/2004. 6. Cao Hồng Sơn, Cần bổ sung thủ tục đơn giản vào BLTTDS. Tạp chí Tòa án nhân dân, Tháng 11/2010. 14