SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 27
ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
----------

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
NGÀNH PHÂN TÍCH-XÂY DỰNG
CÔNG TY QUỐC CƢỜNG GIA LAI
Môn: Phân tích tài chính
GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Nhóm thực hiện:
1. Đỗ Thị Tố Tâm
2. Trần Xuân Trúc
3. Lê Bảo Ngọc

TPHCM, tháng 12 năm 2013
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. PHÂN TÍCH NGÀNH .................................................................................................. 2
1.1 Tổng quan về ngành Xây dựng ..................................................................................................... 2
1.1.1 Vị trí ngành .......................................................................................................................... 2
1.1.2 Triển vọng ngành xây dựng ............................................................................................... 4
1.1.3 Tốc độ tăng trƣởng của ngành ........................................................................................... 5
1.1.4 Nguồn nguyên liệu............................................................................................................... 6
1.1.5 Năng lực sản xuất ................................................................................................................ 7
1.1.6 Sự cạnh tranh ...................................................................................................................... 7
1.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến ngành Xây dựng .................................................................................... 7
1.2.1 Nhân tố vĩ mô ...................................................................................................................... 7
1.2.2 Nhân tố vi mô ...................................................................................................................... 9
1.3 Cơ hội và thách thức đối với ngành............................................................................................ 10
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CÔNG TY ............................................................................................ 11
2.1 Tổng quan về Công ty................................................................................................................ 11
2.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................................................ 11
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và thành tựu đạt đƣợc............................................................. 11
2.1.3 Dòng sản phẩm .................................................................................................................. 12
2.1.4 Những vấp ngã và cố gắng của Công ty trên thƣơng trƣờng ........................................ 13
2.1.5 Năng lực quản trị .............................................................................................................. 13
2.1.6 Lợi thế kinh tế ................................................................................................................... 15
2.1.7 Rủi ro kinh Doanh của Công ty ....................................................................................... 15
2.1.8 Chiến lƣợc kinh doanh ..................................................................................................... 16
2.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty ...................................................................................... 16
2.2.1 Tổng quan tình hình tài chính Công ty .......................................................................... 16
2.2.2 Phân tích dòng tiền Công ty ............................................................................................ 21
2.3 Kết luận....................................................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 26

1
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

CHƢƠNG 1.PHÂN TÍCH NGÀNH
1.1Tổng quan về ngành Xây dựng
Xây dựng là ngành duy nhất tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân dưới
1.1.1 Vị trí
dạng công trình xây dựng. Sản phẩm xây dựng trực tiếp tạo nên tổng sản phẩm quốc
ngành
gia và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là những hoạt động trực tiếp tạo ra của cải
vật chất cho xã hội. Thông qua hoạt động đầu tư và xây dựng cho phép giải quyết
một cách hài hoà các mối quan hệ trong xã hội. Xây dựng đóng góp vào ngân sách
quốc gia thông qua thuế.
Xây dựng là một trong năm ngành mũi nhọn của quốc gia, góp phần không nhỏ
vào cơ cấu GDP của Việt Nam từ năm 2008 đến sơ bộ năm 2011, là một trong mười
ngành có nhu cầu lao động lớn, và đồng thời thuộc nhóm hai mươi ngành kinh tế có
năng suất lao động cao nhất trong nền kinh tế Việt Nam từ 2008 – 2011.
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân
theo ngành kinh tế
2008 - 2011

1000000
0
2008

2009

2010

Sơ bộ 2011

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Xây dựng
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê1 )
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC TẠI THỜI ĐIỂM NGÀY
01 THÁNG 7 HÀNG NĂM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: %
STT
Ngành kinh tế
2008
2009
2010
2011
1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

52,3

51,5

49,5

48,4

2

12,9

13,5

13,5

13,8

11,0

10,8

11,3

11,6

4

Công nghiệp chế biến, chế tạo
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe cơ động cơ khác
Xây dựng

5,3

5,4

6,3

6,4

5

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

2,8

3,3

3,5

4,0

6

3,2

3,3

3,4

3,4

3,6

3,3

3,2

3,1

8

Giáo dục và đào tạo
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức
chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an
ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt
buộc
Vận tải, kho bãi

3,1

3,0

2,9

2,8

9

Hoạt động dịch vụ khác

1,5

1,2

1,4

1,5

10

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

0,8

0,8

0,9

1,0

3

7

2

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê )
1

Số liệu trích từ website của Tổng Cục Thống Kê,
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=12959

2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ (*)
Đơn vị tính: Triệu đồng/người
STT

Ngành kinh tế
TỔNG SỐ

2008

2009

2010

2011

32,0

34,7

40,4

50,3

503,1

567,1

780,4

1003

337,7

423,0

510,8

585,4

699,8

619,5

469,3

485,4

125,5

147,6

142,8

197,6

117,6

111,2

130,8

159,4

103,3

106,5

114,0

122,5

7

Khai khoáng
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hòa không khí
Hoạt động kinh doanh bất động
sản
Cung cấp nước; hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải
Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ
Hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm
Thông tin và truyền thông

85,9

84,9

88,3

101,0

8

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

61,6

61,9

64,8

73,3

9

Công nghiệp chế biến, chế tạo
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác
Hoạt động dịch vụ khác
Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội
Vận tải, kho bãi

50,1

51,3

58,3

70,1

40,9

46,7

51,2

62,3

37,0

51,1

50,2

59,3

51,8

58,3

53,9

55,7

35,4

38,8

46,1

54,7

Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Hoạt động hành chính và dịch
vụ hỗ trợ
Xây dựng
Hoạt động của Đảng Cộng sản,
tổ chức chính trị - xã hội; quản
lý Nhà nước, an ninh quốc
phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc
Giáo dục và đào tạo
Hoạt động làm thuê các công
việc trong các hộ gia đình, sản
xuất sản phẩm, vật chất và dịch
vụ tiêu dùng của hộ gia đình
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản

43,6

42,8

47,2

52,9

40,8

41,6

45,4

51,3

38,8

42,5

44,8

50,5

25,0

29,5

35,2

45,5

25,6

27,0

30,2

38,5

15,6

15,8

17,2

23,3

13,6

14,1

16,8

22,9

1
2
3
4
5
6

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20

(*) Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế bình quân 1 lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc

Như vậy, với vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát
triển của cả nền kinh tế, Xây dựng đã đang và sẽ là ngành giữ vị trí quan trọng và
được ưu tiên phát triển ở hiện tại và tương lai của Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, nâng cao và hoàn thiện kết cấu hạ tầng và mạng lưới giao thông Việt
Nam.

2

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=12846

3
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Cùng với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế Việt Nam từ những
1.1.2
Triển
vọng ngành năm 2008 đến nay, năm 2012-2013 tiếp tục ghi dấu tình trạng ảm đạm của ngành
xây dựng3
xây dựng với mức tăng trưởng rất thấp.
Đơn vị tính: 1.000 tỷ đồng
Năm 2012

%Thay đổi
so với năm 2011

Giá trị sản xuất xây dựng

720,2

2,1

Khu vực Nhà nước

113

3,9

Khu vực ngoài Nhà nước

583

3,5

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

24,1

0,3

Nguyên nhân chính là do Chính Phủ kiên trì áp dụng chính sách thắt chặt đầu tư
công, do đó doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận vốn vay, nhiều dự án phải dừng thi
công hoặc giãn tiến độ công trình, hoạt động xây dựng dân sự và công nghiệp đồng
loạt sụt giảm, hàng nghìn doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, nợ lương công nhân thậm
chí phá sản. Đến hết tháng 6 năm 2012, đã có 3,200 doanh nghiệp dừng hoạt động
hoặc giải thể, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm khoảng 7% trên tổng số
doanh nghiệp xây dựng. Tổng số doanh nghiệp xây dựng đăng ký thành lập mới
trong 6 tháng đầu năm 2012 đã giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số
trường hợp rủi ro khách quan như chủ đầu tư chậm hoặc mất khả năng thanh toán
khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động, bị chiếm dụng vốn lâu dài dẫn đến thua lỗ
nặng.
Một vài điểm sáng trong tình hình kinh tế - xã hội cuối năm 2012 không thể đại
diện cho trường hợp của ngành xây dựng. Bản thân ngành xây dựng cũng chưa tìm
được cú bật để thoát khỏi sức ì của những hệ quả nặng nề kéo dài từ các năm trước.
Một vài công trình dân dụng như trường học, bệnh viện, công viên, đường sá, công
trình thủy điện thủy lợi … vẫn sẽ được tiến hành nhưng đặt dưới sự kiểm soát gắt
gao hơn từ chính sách thắt chặt chi tiêu công. Tuy là một trong những ngành nghề
mũi nhọn góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân nhưng giới chuyên môn
nhận định rằng tỷ lệ đòn bẩy vẫn sẽ khá cao, số lượng hợp đồng thi công hạn hẹp,
những khoản phải thu khó đòi cao ngất ngưởng, lãi suất giảm nhẹ không có nghĩa
các doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngân hàng khiến viêc đối mặt
với nguy cơ nợ xấu và phá sản là điều không thể tránh khỏi.

3

Sử dụng số liệu từ "Báo cáo triển vọng ngành năm 2013" của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BSC)

4
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Đã qua nửa năm 2013 nhưng vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu đáng mừng nào từ
1.1.3 Tốc độ
tăng trƣởng ngành xây dựng được ghi nhận.
của ngành
Năm
2012

Tỷ lệ % (4)

Thay đổi % so
với năm 2011

Số doanh nghiệp thua lỗ

17.000

30,43

13

Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc
giải thể

2.637

4,72

9

Doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động
hoặc giải thể

2.110

80,01 (5)

6 2

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
dừng hoạt động hoặc giải thể

527

19,99 (6)

24,1

(Nguồn: Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây Dựng tính đến ngày 31/12/20127)

Bộ Xây Dựng vừa công bố các số liệu thống kê phản ánh hiện thực rằng các chỉ
tiêu chủ yếu thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2013 bị đánh giá là thấp hơn so với
cùng kỳ năm ngoái8.
Giá trị đạt đƣợc

So với kế
hoạch đạt

So với cùng kì
năm 2012 đạt

71 192,6

44,3%

94,5%

24 836

40,1%

86,5%

Sản xuất công nghiệp và vật
liệu xây dựng

29 015,3

48,1

104%

Giá trị sản xuất kinh doanh
khác (kinh doanh nhà ở và
hạ tầ g …)

16.708,8

45,2%

93,1%

Nhập khẩu

93,327

76,9%

Xuất khẩu

82,285

41,5%

(Tỷ đồng)
Tổng giá trị sản xuất kinh
doanh
Giá trị xây lắp

Do chủ đầu tư không thể thu xếp vốn kịp thời nên một số công trình trọng điểm
rơi vào tình trạng căng thẳng, đặc biệt là các công trình ngành điện. Một số doanh
nghiệp có giá trị xây lắp 6 tháng có tăng so với cùng kỳ như: HUD (1.236 tỷ đồng,
tăng 72,8%), Sông Đà (đạt 5.425 tỷ đồng, tăng 10%), Bạch Đằng (1.968,8 tỷ đồng,
tăng 26%) …9
Trái ngược với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong những năm trước, năm 2012
kết thúc với mức tăng trưởng không mấy khả quan đối với ngành xây dựng khi phải
đối mặt với những khó khăn đến từ nền kinh tế liên tục bất ổn, các nguồn lực đầu tư
4

Năm 2012, số doanh nghiệp trong ngành xây dựng là 55.870 doanh nghiệp
(2110/2637)*100% = 80,01%
6
(527/2637)*100% = 19,99%
7
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/268302-.html
8
http://www.baomoi.com/Tang-truong-nganh-xay-dung-van-kem/45/11430903.epi
9
http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/soxd/Pages/Tinh-hinh-san-xuat-kinh-doanh,-dau-tu-thang-6-va-6-thang-daunam-2013-cua-cac-don-vi-thuoc-Bo-Xay-dung.aspx
5

5
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

cũng như sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, lượng hàng tồn kho cao, thị
trường bất động sản không có dấu hiệu khởi sắc và bài toán nan giải trong việc xử lý
nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản tại các địa phương. Tính đến thời điểm hiện
tại, tình hình sản xuất - kinh doanh của ngành xây dựng vẫn đang chật vật tìm lối đi
khỏi những hệ lụy dây chuyền từ tình hình thị trường bất động sản đóng băng cho
đến sức tiêu thụ vật liệu xây dựng tắc nghẽn. Có lẽ mong muốn đưa ngành xây dựng
trở mình quay lại thời kỳ tăng trưởng vượt bậc vẫn còn là một câu đố hóc búa chưa
tìm được lời đáp.
1.1.4 Nguồn
nguyên liệu
Xét theo bản chất, vật liệu xây dựng được phân ra ba loại chính như sau:
 Vật liệu vô cơ bao gồm các vật liệu đá thiên nhiên, các loại vật liệu nung,
các chất kết dính vô cơ, bê tông, vữa và các loại vật liệu đá nhân tạo không
nung khác.
 Vật liệu hữu cơ: bao gồm các loại vật liệu gỗ, tre, các loại nhựa bitum và
guđrông, các loại chất dẻo, sơn, vecni ...
 Vật liệu kim loại: bao gồm các loại vật liệu và sản phẩm bằng gang, thép,
kim loại màu và hợp kim.
Thị trường vật liệu xây dựng đang tồn trữ một lượng hàng tồn kho ứ đọng lớn
nhất từ trước tới nay, đây chính là một trong những hệ quả không mong đợi từ việc
cắt giảm đầu tư công và thị trường bất động sản dậm chân tại chỗ.
Các doanh nghiệp làm đá ốp lát phải cắt giảm 50% lao động, hiện lượng hàng tồn
kho là 60 triệu m2 gạch ốp lát và trên 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh.
Những nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp cũng rơi vào tình trạng bi
đát, cả nước có 12 nhà máy với công suất thiết kế khoảng 1,5 triệu m3/năm, nhưng
chỉ sản xuất 15% công suất và tiêu thụ chỉ đạt 15% lượng sản xuất. Ngành kính cũng
không khá hơn, lượng tồn kho 60 triệu m210.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2012, sản lượng thép các loại sản xuất
trong nước đạt là 9,1 triệu tấn, sản xuất phôi thép là 4 triệu tấn, xuất khẩu sắt thép
các loại đạt 1,6 triệu tấn, giảm 3,5% so với năm trước. Đáng chú ý, tính trung bình
mỗi tháng, ngành thép tồn kho 330.000 - 350.000 tấn sản phẩm và 400.000 500.000 tấn phôi thép. Việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của hầu hết
các đơn vị trong ngành đều không đạt kế hoạch, nhất là nhóm hàng thép xây dựng11.
Năm 2012 lượng thép xây dựng tiêu thụ chỉ đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với
201112. Thép nhập khẩu từ Trung Quốc với những lợi thế cạnh tranh vượt trội về giá
cả và chất lượng khiến lượng hàng thép nội địa lâm vào tình trạng dư thừa khủng
hoảng. Các vấn đề bảo hộ mậu dịch tại các quốc gia, hạn chế nhập khẩu hay việc
mức thuế nhập khẩu thép theo hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam ký với các
nước khác sẽ giảm dần tới 0% càng làm cho sự cạnh tranh giữa thép trong nước và
thép nhập khẩu trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết13.
Vượt qua năm 2012 sóng gió không có nghĩa các doanh nghiệp ngành thép sẽ
ung dung sản xuất kinh doanh trong năm 2013 khi nhu cầu tiêu dùng vẫn còn dấu
hiệu suy giảm, đầu tư bị cắt giảm, lượng cung vượt quá cầu. Sản phẩm thép trong
nước hoàn toàn thiếu khả năng cạnh tranh so với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung
Quốc.
10

http://www.xaydungsaigon.com/vat-lieu-xay-dung/nhieu-dn-nganh-vat-lieu-xay-dung-co-the-pha-san/
http://gafin.vn/20130115112955498p0c33/nganh-thep-ton-kho-moi-thang-350000-tan-san-pham-trong-2012.htm
12
http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/89630/
13
http://s.cafef.vn/report/bao-cao-phan-tich-nganh-thep-2153.chn
11

6
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Ngành xây dựng hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân
1.1.5
Năng
lực sản xuất
Việt Nam. Có những điểm tập trung quá nhiều cao ốc văn phòng bỏ không sau khi
công trình hoàn tất, có những nơi lại không có bất kỳ một dự án nào thi công để giải
quyết vấn đề dân số và phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con người, có nơi
đất đai bỏ trống bạt ngàn chờ đợi thời cơ lên giá. Các công trình công cộng như
đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học, công viên … với chất lượng khác nhau
quá rõ rệt. Nền kinh tế suy thoái kéo theo hàng loạt hệ quả leo thang ảnh hưởng
nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội, thị trường bất động sản tĩnh lặng "ngậm" vốn
lâu dài khiến các chủ đầu tư khó lòng xoay sở để chi trả khoản đầu tư ban đầu,
nguồn cung thì dư thừa trong khi nhu cầu thì chưa được đáp ứng đủ.
Chất lượng công trình nội địa vẫn không thể vượt qua khỏi cái bóng quá lớn của
1.1.6 Sự cạnh
tranh
những người khổng lồ nước ngoài. Chúng ta là những người đi sau nhưng chưa thể
và chưa có điều kiện tiếp thu tất cả các công nghệ tiến bộ tối ưu đó. Cuộc chiến giữa
các Công ty trong nước là một cuộc cạnh tranh gay gắt nhưng đó lại trở thành một
cuộc đối đầu không cân sức khi so sánh với đấu trường quốc tế. Chúng ta thiếu
nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu trên quy mô lớn, thiếu máy móc thiết bị tối
tân tiết kiệm chi phí nâng cao năng suất, thiếu một cơ chế thanh tra kiểm soát
nghiêm ngặt công minh, thiếu cả tham vọng và quyết tâm trở thành người đứng đầu
trong ngành xây dựng.
1.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến ngành Xây dựng
1.2.1 Nhân tố vĩ mô
1.2.1.1
nhiên

Tự

Tự nhiên là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh
nghiệp nào. Đối với ngành xây dựng, yếu tố tự nhiên tác động đến mọi công tác,
công đoạn của việc xây dựng từ khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát, vận
chuyển nguyên vật liệu trang thiết bị.
Ngoài các yếu tố tự nhiên cố định như địa hình, địa điểm tác động đến công trình
xây dựng như kết cấu, khối lượng, chi phí của sản phẩm xây dựng, thì các yếu tố tự
nhiên về thời tiết, khí hậu, môi trường cũng tác động không nhỏ đến ngành do đặc
thù của sản phẩm xây dựng ở ngoài trời, ở những vùng có thiên nhiên khắc nghiệt
(nóng quá, lạnh quá, mưa bão, lũ lụt…)
Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp xây
dựng phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân
tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.
Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phòng, tiên đoán, mua bảo
hiểm và các biện pháp khác...

1.2.1.2
tế

Kinh

Các yếu tố kinh tế tác động đến ngành xây dựng phải kể đến tốc độ tăng trưởng,
sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá
hối đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả
những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo sự thành công trong hoạt động
doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích,
dự báo mọi biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương
ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh,
giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố
kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan
trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các
dự báo của nhà kinh tế lớn...

7
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và
sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế, phải kế đến chu kỳ kinh tế của ngành, lãi
suất, lạm phát, chính sách kinh tế của chính phủ (Luật về tiền lương, chiến lược phát
triển kinh tế của chính phủ, chính sách ưu đãi như giảm thuế, trợ cấp…), các triển
vọng kinh tế trong tương lai (như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mức gia tăng
GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư…)
Nhân tố này tạo ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến doanh nghiệp trong ngành xây
1.2.1.3
Kỹ
thuật - Công dựng. Các yếu tố công nghệ là các kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí
quyết, các phần mềm ứng dụng được áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
nghệ
của doanh nghiệp. Khi áp dụng công nghệ phát triển, các doanh nghiệp xây dựng
giảm thiểu được thời gian trong các công đoạn của quá trình xây dựng từ khảo sát,
thiết kế, thi công, giam sát, thí nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tuổi thọ
công trình, tạo thêm nhiều sản phẩm có yếu tố mỹ thuật cao…từ đó doanh nghiệp
càng nân cao năng lực cạnh tranh và uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, yếu tố này
nếu không được đáp ứng kịp thời sẽ dẫn doanh nghiệp đến nguy cơ tụt hậu, giảm
năng lực cạnh tranh.
Nhân tố này ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của tất cả
1.2.1.4 Văn
doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích các yếu tố văn hóa,
hóa - Xã hội
xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.
Trong mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã
hội đặc trưng, và những yếu tố này phản ánh các đặc điểm của người tiêu dùng tại
các khu vực đó như về đặc điểm, tâm lý, tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe,
chế độ dinh dưỡng, ăn uống, thu nhập trung bình, phân phối thu nhập, lối sống, học
thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống, điều kiện sống.
Chính trị và pháp luật là các yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh
1.2.1.5 Chính
trị - Pháp doanh trên một lãnh thổ. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh
nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
luật
Với sự bình ổn trong thể chế chính trị sẽ tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động
kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu
tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ đó.
Các đạo luật và chính sách liên quan đến ngành xây dựng như Luật đầu tư, Luật
doanh nghiệp, Luật lao động, Luật xây dựng, Luật thuế... sẽ có ảnh hưởng tới doanh
nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện
nay do sự chưa ổn định và còn nhiều bất cập trong việc xây dựng thể chế nên vẫn
còn tạo nhiều sự bất ổn và chưa thống nhất rõ ràng trong sự tuân thủ các quy định
trong lĩnh vực xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không những tạo
1.2.1.6 Môi
trƣờng
hội cơ hội cho các doanh nghiệp mà cho các quốc gia trong việc phát triển sản xuất,
nhập quốc tế kinh doanh. Xây dựng không phải là một ngành ngoại lệ khi hội nhập kinh tế ở Việt
Nam trong những năm gần đây đã dần mở rộng, ngành xây dựng trong nước phải
đối mặt với các thách thức, cạnh tranh từ các nhà thầu xây dựng nước ngoài với quy
mô, kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao hơn, mạnh hơn rất nhiều. Toàn cầu hóa tạo
ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ
khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công
lao động phù hợp trong khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh
nghiệp xây dựng trong nước có cơ hội hợp tác phát triển với các đối tác ở cách xa
khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội
địa nơi doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ
khắp nơi trên thế giới.

8
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

1.2.2 Nhân tố vi mô
Đối với ngành xây dựng, nguyên vật liệu xây dựng là các sản phẩm chịu tác
1.2.2.1
Nguyên vật động lớn từ sự biến động từ thị trường thế giới, ví dụ gang, thép, xi măng, vật liệu
liệu và Nhà kỹ thuật cao…Ngoài ra, nguyên vật liệu trong ngành còn chịu sự tác động lớn từ tỉ
cung cấp
giá và lạm phát, nhu cầu tiêu thụ và kinh doanh theo mùa, và chịu sự tác động lớn từ
biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Ngoài ra chính sách điều hành kinh doanh không hợp lý của các Công ty sản xuất
khiến cho nguồn nguyên vật liệu xây dựng hiện nay luôn trong trình trạng cung vượt
cầu, tồn kho lớn, công suất khai thác thấp. Tình trạng các Công ty trong ngành sản
xuất vật liệu cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá, và sự cạnh tranh khốc liệt
giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Hệ thống phân phối của nhà cung cấp hiện nay đã đáp ứng phần nào nhu cầu xây
dựng, tuy nhiên việc công khai thông tin giá cả giữa các nhà cung cấp vẫn chưa tạo
thuận lợi cho khách hàng trong việc tìm kiếm, so sánh và lựa chọn nhà cung cấp tốt
với uy tín, chất lượng và giá cả phù hợp.
Sản phẩm và dịch vụ đa dạng của ngành xây dựng cung cấp cho mọi nhu cầu
1.2.2.2 Khách
hàng
trong xã hội, từ nhu cầu cá nhân-xây dựng nhà ở, cho đến nhu cầu chung của xã hội
như hệ thống cầu, đường, trường, trạm, điện, bến cảng…từ bình dân đến cao cấp, từ
quy mô nhỏ đến lớn, từ đồng bằng đến miền núi. Do đó, khách hàng tiềm năng của
ngành là không hạn chế, tuy nhiên nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng lại không đồng nhất, nên cần có sự kết hợp giữa các cơ chế cho vay, khuyết
khích đầu tư xây dựng của nhà nước, và sự hỗ trợ kịp thời từ hệ thống ngân hàng
trong nước.
Là một ngành có nhu cầu lao động tương đối cao so với các ngành khác. Lao
1.2.2.3
Thị
trƣờng
lao động trong ngành xây dựng luôn là một vấn đề đáng quan tâm đối với các Công ty
động
trong ngành. Tuy nhiên thị trường lao động đối với ngành xây dựng nói riêng và cả
nền kinh tế nói chung là một thách thức lớn, khi tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”
đang dần nới rộng khoảng cách do cơ chế hướng nghiệp, chính sách đào tạo cho lực
lượng dân số đang đi vào tuổi lao động đã và đang có những bước đi sai lầm từ
những năm 2005 đến nay.
Cả nước hiện nay có khoảng 1.3 triệu lao động đang làm việc trong ngành xây
dựng. Phần đông không được đào tạo bài bản, đa phần xuất thân từ nông thôn, thiếu
các kiến thức về an toàn lao động, về chấp hành kỷ luật, kỹ năng kỹ thuật cần thiết
đối với ngành nghề. Bên cạnh đó, ngành xây dựng vốn có sức hút và được đánh giá
là một ngành hấp dẫn từ đầu những năm thế kỷ 21 cho đến các năm gần đây đã tạo
cho ngành một nguồn nhân lực không nhỏ có trình độ từ kỹ sư đến thạc sĩ, tiến sĩ…
hiện nguồn lực này đã đủ đáp ứng cho yêu cầu xây dựng hiện nay.
Tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành xây dựng vẫn tuyển dụng và sử dụng
các lực lượng lao động tay nghề thấp do mức lương trả cho lao động không cao, và
bản thân người lao động dễ dàng chấp nhận mức lương này do nhu cầu cuộc sống.
Tuy cơ chế tiền lương đã áp dụng theo cơ chế thị trường nhưng nếu so sánh thu nhập
bình quân giữa các ngành nghề như khai thác mỏ, điện thì ngành xây dựng chỉ bằng
2/3 hoặc 1/2, nguyên nhân này cũng làm giảm một phần sức hút đối với các cán bộ
kỹ thuật giỏi, công nhân có trình độ và tay nghề cao.
Ngoài ra, công tác đào tạo và dạy nghề cho các nhân lực tương lai hiện nay
không theo kịp yêu cầu thị trường, chưa tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng
như chưa phối hợp mật thiết giữa các doanh nghiệp và thị trường do đó chưa đáp
ứng được giữa nhu cầu và yêu cầu trong ngành.

9
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

1.3 Cơ hội và thách thức đối với ngành
Xây dựng đã và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ phục vụ mục tiêu quốc
Cơ hội và
gia về phát triển nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông, và hạ tầng kỹ thuật đô
thách thức
thị. Ngoài các yếu tố đạt được về quản lý ngành, nhân lực, trang thiết bị máy móc,
quy trình quy phạm, công nghệ đến hiện nay đủ đáp ứng phần nào mục tiêu trên.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, ngành xây dựng hiện còn gặp một số
các khó khăn cơ bản sau:
 Nguồn nhân lực vẫn chưa được đào tạo bài bản, trình độ tay nghề chưa đáp
ứng đủ và tốt các yêu cầu công việc.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật máy móc thiết bị đa phần lạc hậu, cũ kỹ, chưa được
nâng cấp, cải tiến, chưa thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của dự án có kỹ
thuật cao.
 Việc hội nhập kinh tế đang đặt ra thách thức rất lớn khi các tập đoàn xây
dựng quốc tế vào dự thầu các công trình trọng điểm, tầm cỡ quốc gia.
 Cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật về xây dựng hiện vẫn còn đang
trong quá trình bổ sung, hoàn thiện, gây không ít khó khăn cho các nhà thầu
trong việc theo dõi, bổ sung cập nhật và tuân thủ các quy định này.
Khắc phục

Để kịp thời khắc phục các hạn chế và nhanh chóng hòa nhập với thị trường
ngành xây dựng tầm quốc tế, ngành xây dựng Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp xây dựng nói riêng cần hết sức khẩn trương và tích cực trong việc nắm bắt và
nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức do các biến động của kinh tế
thế giới và trong nước. Đồng thời xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện các chiến lược,
kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế và diễn
biến trong tương lai.
Ngành xây dựng bản thân cần rà soát và đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền về
các quy định pháp luật có liên quan trong hoạt động xây dựng còn chồng chéo, bất
cập, để từ đó ngày một hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp khi giam gia hoạt động. Ngành cũng cần đổi mới và nâng cao
năng lực, chất lượng trong công tác quy hoạch, kiến trúc từ quy hoạch tổng thể đến
quy hoạch chi tiết cho từng vùng, từng miền, từng khu vực.
Bản thân ngành và mỗi doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và nâng cấp khả
năng quản lý lãnh đạo, hoàn chỉnh bộ máy tổ chức bổ sung hoàn thiện trong công
tác quản lý và phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ thống nhất và hợp lý,
không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xây dựng trong giai đoạn mở
cửa hội nhập; nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian xây dựng.

10
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

CHƢƠNG 2.PHÂN TÍCH CÔNG TY
2.1 Tổng quan về Công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty được thành lập năm 1994 với tên Xí Nghiệp Tư Doanh
(XNTD) Quốc Cường với lĩnh vực kinh doanh chính là: khai thác chế
biến gỗ xuất khẩu, mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cafe,
xuất nhập khẩu phân bón với hơn 500 lao động.
Năm 2005 Công ty hợp tác với XNTD Hoàng Anh thành lập Công ty
TNHH xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh. Từ đó Công ty bắt đầu
chuyển sang lĩnh vực bất động sản tại Thành Phố Hồ Chí Minh, điển
hình là dự án khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh 1 & 2 và đưa lĩnh vực này
thành kinh doanh chủ lực.
Công ty Cổ phần Quốc Cường - Gia Lai (“Công ty”) là một Công ty
cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo Giấy Chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 3903000116 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp
ngày 21 tháng 3 năm 2007, và các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
điều chỉnh.
Công ty đã được chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 9 tháng 8 năm 2010 theo Quyết định
số 156/QĐ-SGDHCM do Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 27 tháng 7 năm 2010 nâng vốn điều lệ
của Công ty lên hơn 1.215 tỷ
Qua lịch sử hình thành của Công ty có thể nói với nền tảng kinh
doanh thành công trong lĩnh vực khai thác chế biến gỗ đã tạo cho Công
ty Quốc Cường Gia Lai một nguồn vốn mạnh để bước chân vào lĩnh vực
mới khác hoàn toàn với lĩnh vực mà Công ty đang kinh doanh, đồng thời
thời điểm gia nhập vào thị trường bất động sản của Công ty cũng có thể
được gọi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nên Công ty đã rất thành công
trong lĩnh vực này, nâng vốn điều lệ từ 259 tỷ đồng thành 1.215 tỷ đồng
trong vòng 16 năm, thể hiện qua tỷ trọng doanh thu của mảng bất động
sản của Công ty chiếm đến 90% (Theo báo cáo tài chính năm 2010 của
Công ty Quốc Cường Gia Lai).
Trải qua 19 năm hình thành và phát triển Công ty Quốc Cường Gia
Lai đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của mình với việc không
ngừng mở rộng quy mô đầu tư và bên cạnh đó cũng đối mặt với không ít
các thách thức gọi tên từ nền kinh tế và cạnh tranh ngành.

Hoạt động chính của Công ty là phát triển và kinh doanh bất động
2.1.2 Ngành nghề kinh
doanh và thành tựu đạt sản, bao gồm cao ốc văn phòng và căn hộ chung cư; cung cấp dịch vụ
xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; đầu tư xây dựng công
đƣợc
trình thủy điện; trồng cây cao su và mua bán cao su thành phẩm và kinh
doanh cà phê và sản phẩm gỗ.
Ngành Bất Động Sản

Năm 2001 Công ty phát triển mạnh ngành bất động sản, từ đó đã đưa
ra nhiều sản phẩm căn hộ và nhà phố liền kề, biệt thự vườn, biệt thự ven
sông, văn phòng cho thuê v.v…Đến nay Công ty sở hữu 18 dự án Bất
động sản với diện tích đất khuôn viên trên 1.562.129 m2; Diện tích sàn
xây dựng 7.029.589 m2; Ở các vị trí: Quận 1; Quận 2; Quận 3; Quận 7;
Quận 9; Quận Bình Chánh, Quận Nhà Bè; Quận Bình Tân.

11
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Ngành Cao Su

Năm 2008, Công ty đầu tư trồng cao su đến nay Công ty sở hữu
4.000ha cao su tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; đã trồng được 4;3; 2
năm tuổi. Năm 2009 Công ty đầu tư trồng cao su ở Campuchia, tỉnh
Kratie; Đến nay Công ty sở hữu 3.000 ha cao su đã trồng 3, 2 và 1 năm
tuổi. Tổng cộng hai dự án trên Công ty sở hữu 7.000 ha cao susẽ khai
thác mũ từ năm 2013 và lần lượt đến 2017 là khai thác 100% trên 7.000
ha.

Ngành Thủy Điện

Năm 2012 phát điện 3 tổ máy dự án thủy điện Iagrai1 công suất
10,8MW. Hiện còn 3 công trình thủy điện: Iagrai 2; Pleikeo; Anyun
Trung công suất tổng cộng 40 MW đang tiến hành thi công dự kiến đưa
vào khai thác năm 2014-2015.

Ngành Gỗ

Từ năm 1994 đến nay hàng năm Công ty cung cấp hàng 100.000 m2
cửa, kệ bếp, tủ âm tường và nội thất ra thị trường và các công trình, căn
hộ, biệt thự, nhà phố v.v….

Ngành Xây Dựng

Cổ phần hóa Công ty từ năm 2007 đến nay với đội ngũ nhân viên dày
dặn kinh nghiệm đã xây dựng hàng năm từ 50.000 – 70.000 m2 sàn xây
dựng các loại sản phẩm như văn phòng cho thuê; căn hộ; biệt thự; nhà
phố liên kế v.v….

2.1.3 Dòng sản phẩm

Công ty Quốc Cường kinh doanh rất nhiều lĩnh vực, do đó sẽ có rất
nhiều chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, đối với ngành chủ lực của Công
ty đến từ mảng bất động sản và xây dựng. Một số sản phẩm tiêu biểu của
Công ty:

Dự án Khu dân cư Phước Vị trí: huyện Nhà Bè, Tp.Hồ Chí Minh
Kiểng
Chức năng công trình: xây dựng khu phức hợp gồm: biệt thự, nhà phố,
trung tâm thương mại và chung cư cao tầng.
Diện tích khuôn viên: 93ha

Dự án Căn hộ cao cấp Tọa lạc tại địa chỉ: số 11 km 9 Xa Lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, quận 9,
Hải Âu
Tp.Hồ Chí Minh.
Chức năng công trình: xây dựng chung cư và cao ốc văn phòng
Diện tích khuôn viên: 14.388,9 m2
Số tầng:25 tầng ( gồm 3 khối chung cư - có 492 căn hộ, 1 khối văn
phòng)
Tổng diện tích sàn xây dựng toàn công trình ( kể cả tầng hầm):
142.600,9m2
Hệ số sử dụng đất: 8 lần
Dự án 24 Lê Thánh Tôn Tọa lạc tại địa chỉ: Số 24 đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận
1, Tp.Hồ Chí Minh
Chức năng công trình:xây dựng Trung tâm Thương mai – Dịch vụ ăn
uống và căn hộ cho thuê.
Diện tích khuôn viên: 1.437,7m2
Số tầng: cao 22 tầng
Tổng diện tích sàn xây dựng: 20.989,24m2 ( bao gồm diện tích tầng hầm,
kỹ thuật và sân thượng)
Hệ số sử dụng đất : 12 lần

12
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

2.1.4 Những vấp ngã và cố gắng của Công ty trên thƣơng trƣờng
Ở góc độ kinh doanh

Cuộc khủng hoảng kinh tế từ 2008 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình kinh doanh của Công ty, từ việc kinh doanh có lãi 2009, 2010
cho đến việc lỗ lớn vào 2011 và có sự phục hồi nhẹ cuối 2012. Đồng thời
do đang trong giai đoạn tăng trưởng, Công ty không ngừng mở rộng cơ
hội kinh doanh làm cho hàng tồn kho mỗi lúc một lớn từ 2009 đến 2012
nhưng ngược lại tình hình kinh doanh xuống dốc thảm hại.

Ở góc độ nợ vay

Đi cùng xu hướng kinh tế suy thoái chung, Công ty đã phải tăng nợ
vay lên nhanh chóng với số vốn vay dài hạn 2010 gấp đôi năm 2009,
năm 2012 gấp bốn lần 2009 để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, kinh
doanh bết bát đã tạo một gánh nặng tài chính rất lớn lên Công ty trong
giai đoạn này.

Ở góc độ nhà đầu tƣ

Nhiều nhà đầu tư hy vọng, với sự tham gia của VOF – một quỹ đầu tư
thuộc VinaCapital – rất có thể tới đây QCG sẽ có thay đổi quan trọng về
hoạt động quan hệ nhà đầu tư, về minh bạch hóa thông tin, thậm chí là
cách thức truyền thông và chiến lược xây dựng thương hiệu. Chỉ khi hoạt
động quan hệ nhà đầu tư của QCG không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của một vài người mà được tổ chức một cách chuyên nghiệp, bài
bản, xứng đáng với một doanh nghiệp đại chúng lớn thì họ mới tránh
được những “vận hạn” như thời gian qua.

Với sự nỗ lực cắt giảm các chi phí đối với chi phí bán hàng và quản lý
Nhận định chung cho
những vấp ngã và cố doanh nghiệp, thu hồi các khoản nợ của khách hàng, thoái vốn ở một số
gắng của QCG trên Công ty con, liên kết, liên doanh, Công ty đang cố gắng xốc lại tinh thần,
tinh chế lại bộ máy và chuẩn bị kế hoạch để trả nợ và vực dậy Công ty.
thƣơng trƣờng
2.1.5 Năng lực quản trị
2.1.5.1 Cơ cấu tỷ lệ sở
hữu các Công tycon và
Công tyliên kết tại thời
điểm 30/06/2013

13
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Với mô hình Công ty con và Công ty liên kết của Công ty Quốc
Cường tại thời điểm năm 2010 ta có thể thấy sự lớn mạnh của Công ty
chủ yếu phát triển và liên kết với các Công ty xây dựng cũng như bất
động sản, điều này lý giải được tại năm 2010 bất động sản chiếm 90%
doanh thu của Công ty. Tuy nhiên, sau 2 năm 2013 theo báo cáo tài
chính quý II/2013 quy mô của Công ty liên kết đã cắt giảm 2Công ty
gồm có: Công ty CP Giai Việt, Công ty TNHH XD & KD nhà Phạm Gia.
Qua đó có thể thấy QCG đã thực hiện chiến lược cắt giảm quy mô để
vượt qua giai đoạn suy thoái, nhưng có thành công hay không còn phải
chờ đợi kết quả kinh doanh vào những năm tiếp theo.

Sau một năm thành công 2010, số lượng cổ phiếu của Công ty ngoài
việc Chủ Tịch Hội Đồng quản trị chiếm 50.05% ra thì Quỹ đầu tư VOF
hay Công ty chứng khoán VNDirect cũng chiếm một lượng cao trên thị
trường 9,6% và 4,3%, điều này cho thấy sức hút của mã Chứng khoán
QCG hoàn toàn không phải nhỏ, kỳ vọng của nhà đầu tư vào Công ty khá
cao và vẫn giữ tỷ lệ này đến năm 2013, có thể thấy rằng dù Công ty đang
suy thoái nhưng kỳ vọng của nhà đầu tư vẫn không giảm.
2.1.5.2 Ban lãnh đạo
Công ty
Chủ tịch & Đại diện theo
pháp luật của Công ty

Bà Nguyễn Thị Như Loan14, với các chức vụ nắm giữ trong Công ty:
1994-02/2007: Giám đốc Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường
03/2007-Nay: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP QCGL
Chức vụ nắm giữ tại tổ chức khác: Chủ tịch HĐQT Cty Địa ốc
Sài Gòn Xanh; Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Cường Liên Á
Là một Chủ tịch Hội đồng Quản trị đồng thời cũng là Tổng Giám
đốc ta có thể thấy ưu điểm của Công ty là không tách bạch quyền sở
hữu và quyền quản lý, sẽ không tạo ra chi phí đại diện là bất cân xứng
thông tin đối với các cổ đông và người quản lý, đồng thời từ khi thành
lập đến nay Công ty không hề thay đổi Chủ sở hữu ta có thể thấy được
khả năng am hiểu thị trường, am hiểu Công ty và khả năng quản lý của
bà Nguyễn Thị Như Loan không hề thấp, điều đó có thể tạo một niềm
tin cho cổ đông rằng Công ty sẽ được quản lý một cách đúng đắn nhất.
Tuy nhiên, khuyết điểm của việc này là Công ty sẽ có khuynh hướng
mở rộng phát triển, tiếp thu những cái mới hơn, Công ty sẽ quản lý theo
hướng tư nhân nhiều hơn.

14

Báo cáo tài chính của Công ty QCG năm 2012

14
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

2.1.6 Lợi thế kinh tế

Thông thường một Công ty tạo ra sản phầm hay dịch vụ tốt hơn
thường tự tạo ra nhãn hiệu cho riêng nó, và một nhãn hiệu mạnh có thể
tạo ra một thế mạnh kinh tế lớn15
Hiện nay QCG có nhiều thế mạnh nổi bật, do sở hữu quỹ đất lớn, có
những dự án ở vị trí địa trắc và đa số nằm trên các trục đường chính của
toàn khu vực TP Hồ Chí Minh, QCG có uy tín với các cơ quan nhà nước
ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các nơi khác16.
Dựa vào những thế mạnh này có thể hiểu được tại sao Công ty QCG
tuy cũng rơi vào thời kỳ khủng hoảng như những công ty bất động sản
khác nhưng vẫn còn trụ lại được, vẫn có được doanh số. Thứ nhất có thể
nói sở hữu một quỹ đất lớn là một lợi thế rất cao, vì giá trị đất không bao
giờ xuống và nếu có thì chỉ dao động trên biên độ nhẹ và sở hữu nhiều
đất đồng nghĩa với việc Công ty không cần phải tốn quá nhiều chi phí
cho việc mua lại đất hay chi phí đền bù giải tỏa gấp rút khi có một dự án
mới nào chuẩn bị xây dựng, thứ hai những dự án nằm trên trục đường
chính là một lợi thế giúp cho QCG có thể tìm được những đối tác tiềm
năng nhất, bởi vì tại nơi này những công ty lớn, có tài chính mạnh họ sẵn
sàng bỏ tiền ra mua hoặc thuê với giá cao để làm văn phòng phục vụ cho
hoạt động của mình. Cuối cùng là một thế mạnh không kém phần quan
trọng đó làkhi một công ty có uy tín với nhà nước, nhất là những công ty
bất động sản, xây dựng thì việc hoàn thành những thủ tục xin cấp phép
xây dựng, những thủ tục sở hữu cho người mua sẽ tiến hành nhanh chóng
và an toàn nhất, khi nhìn vào điểm này người mua sẽ yên tâm hơn khi
mua những sản phẩm của Công ty QCG. Thế mạnh kinh tế này có thể tồn
tại được bao lâu là một câu hỏi quan trọng cho phần này, nhưng nhìn vào
những thế mạnh của Công ty ở trên ta có thể nói nó sẽ tồn tại đến khi
Công ty QCG không kiệt quệ tài chính đến mức phải bán đi quỹ đất của
mình để xoay vòng vốn đầu tư.

Ai hoạt động trong ngành bất động sản, xây dựng cũng đều biết
2.1.7 Rủi ro kinh Doanh
Công ty QCG lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác chế biến gỗ xuất
của Công ty
khẩu; mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cà phê; xuất nhập
khẩu phân bón, vào năm 1994.
Đến ngày 21-3-2007 chính thức chuyển đổi thành CTCP Quốc
Cường Gia Lai với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng. Từ thời điểm này, QCG
được biết đến như một doanh nghiệp có bất động sản vẫn là lĩnh vực chủ
lực.
Khi vốn điều lệ của QCG vượt mốc 1.000 tỷ đồng thì thị trường bất
động sản rơi vào tình trạng nguội lạnh sau thời gian tăng nóng.Theo
BCTC năm 2011, lợi nhuận của doanh nghiệp âm hơn 43,8 tỷ đồng,
trong khi năm trước đó còn lãi hơn 358 tỷ đồng. Lãnh đạo QCG trấn an
cổ đông rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn rất khả quan và
doanh nghiệp đã có giải pháp ứng phó với khó khăn. Cụ thể, vốn chủ sở
hữu tính đến thời điểm 31-12-2011 chiếm 183,37% vốn điều lệ, thể hiện
giá trị thặng dư trên vốn chiếm rất cao, đảm bảo cho các rủi ro kinh
doanh trong năm 2012 nếu như thị trường không có dấu hiệu hồi phục.

15

Sách “Đầu tư tài chính” – PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt
http://www.stockbiz.vn/Stocks/QCG/Snapshot.aspx

16

15
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Có thể nói với mô hình Công ty nhưđã trình bày ở trên và với doanh
thuchủ yếu từ bất động sản thì có thể nói QCG là một công ty đầu cơ. Do
đó, khi nền kinh kế suy thoái, QCG không tránh khỏi suy thoái theo.
Công ty chọn chiến lược theo nền kinh tế là một chiến lược được coi là
theo thời vào những năm 2009, 2010, nhưng Công ty đã sai lầm trong
việc đem toàn bộ nguồn lực tài chính của mình vào ngành này và cố
gắng cầm cự đến năm 2012. Tuy nhiên, liệu Công ty có đứng lên nổi sau
suy thoái hay không còn phải phân tích nhiều yếu tố hơn.
Rủi ro kinh doanh là rủi ro bất cứ một Công ty nào cũng gặp phải,
2.1.8 Chiến lƣợc kinh
tuy nhiên đối với những công ty mới khởi sự sẽ có rủi ro cao hơn. Nhưng
doanh
Công ty QCG đã vượt qua được rủi ro kinh doanh trong giai đoạn đầu
khởi sự do đã gia nhập ngành vào đúng thời điểm thịnh vượng của ngành
cộng với thế mạnh của Công ty.
Dù vậy Công ty vẫn không là một ngoại lệ vẫn có giai đoạn suy
thoái, vì lúc này rủi ro kinh doanh bộc lộ mạnh mẽ, có khá nhiều những
đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trong ngành như Licogi 16,… nguyên vật
liệu xây dựng lên giá do nền kinh tế suy giảm dẫn đến nhập khẩu giảm
và kéo theo hậu quả tất yếu là giá đầu ra của thành phẩm cao lên.
Đồng thời một hệ quả của nền kinh tế suy thoái là số lượng người
nghèo tăng lên, nên đầu ra thu hẹp, trong khi hầu như toàn bộ sản phẩm
của Công ty là những dự án cao cấp thì càng khó tiêu thụ trên thị trường.
Tóm lại, với những rủi ro kinh doanh được khuếch đại trong thời kỳ
suy thoái thì Công ty QCG đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng năm 2011
lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 97 tỷ đồng.
2.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty
2.2.1 Tổng quan tình hình tài chính Công ty
2.2.1.1
Tính
thanh khoản

QUỐC CƢỜNG GIA LAI
TỶ SỐ TÀI
CHÍNH

2010

2011

LICOGI 16
2012

NGÀNH XÂY
DỰNG

2012

NHÓM TỶ SỐ THANH TOÁN
Tỷ số thanh
toán hiện hành

2,295

3,312

2,584

1,375

1,480

Tỷ số thanh
toán nhanh

0,662

0,684

0,397

0,986

0,900

Kỳ thu tiền
bình quân

340

734

1.180

375

125

1.878

3.125

8.814

264

102

Số ngày tồn
kho bình quân

Tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty luôn cao hơn Licogi 16 và cao hơn
trung bình ngành trong cả 3 năm đang xét (2010, 2011, 2012) do nguồn tài sản lưu
động dồi dào vượt hơn hẳn nợ phải trả ngắn hạn, đặc biệt là vào năm 2011. Tuy
nhiên tỷ số thanh toán toán hiện hành của Công ty đang ẩn chứa một dấu hiệu
không tốt trong kết quả kinh doanh khi xét đến Tỷ số thanh toán nhanh, đã loại bỏ
yếu tố Hàng tốn kho.

16
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Tỷ số thanh toán nhanh mới thực sự là dấu hiệu thể hiện sự đảm bảo khả năng
chi trả cho những khoản nợ đến hạn. Ở đây các tỷ số của Công ty lại luôn thấp hơn
Licogi16 đồng thời thấp hơn hẳn trung bình ngành. Quả thực là đáng lo ngại khi tỷ
số thanh toán nhanh lại bé hơn 1, và duy trì liên tục 3 năm, chứng tỏ khả năng
thanh toán nợ đến hạn của công ty đang thực sự nguy cấp khi lượng hàng tồn kho
quá lớn khó chuyển thành tiền mặt để công ty đáp ứng các nghĩa vụ nợ tới hạn.
Tỷ số kỳ thu tiền bình quân cũng cho thấy được Công ty đã không thể thu hồi
các khoản nợ của khách hàng để chuyển thành tiền, và sự bế tắc này càng gia tăng
trong những năm tiếp theo. Đa phần khoản phải thu khách hàng đến từ việc ứng
đền bù dự án, tạm ứng cho dự án, và cho các cổ đông vay tiền. So với Licogi16 và
trung bình ngành, Công ty đang tạo một ấn tượng đáng sợ khi so sánh ở chỉ tiêu
này.
Đối với tỷ số ngày tồn kho bình quân cũng biến động theo xu hướng tỷ số kỳ
thu tiền bình quân. Các tỷ số của Công ty tăng quá lớn so với công ty cạnh tranh
và trung bình ngành. Điều này càng cho thấy tình hình kinh doanh u ám trong giai
đoạn suy thoái kinh tế cũng như suy thoái trong xây dựng và bất động sản, mà với
một công ty có thời gian gia nhập ngành còn quá non trẻ như QCG thì việc gánh
chịu rủi ro kinh doanh đã thành hiện thực.
Có lẽ bản thân công ty cũng đã thấy được xu hướng tài chính của mình, nhưng
Công ty vẫn phải tiến hành xây dựng các công trình dang dở hoặc đã cam kết đầu
tư từ những năm trước khi nổ ra khủng hoảng. Giai đoạn sắp tới, Công ty cần phải
có chiến lược kinh doanh phù hợp để nhanh chóng chuyển các khoản tài sản ngắn
hạn thành tiền để đáp ứng các yêu cầu thanh toán của mình. Có thể phải giảm giá
bán để đẩy hàng tồn kho đi, thực hiện chiến dịch tín dụng hấp dẫn đối với khách
hàng, thu hồi các khoản cho vay đối với các bên liên quan, và đẩy nhanh tốc độ
hoàn thiện các dự án dang dở đang chôn vốn.
2.2.1.2
Hiệu
quả sử dụng
tài sản
Tỷ số Hiệu
suất sử dụng
tài sản

QUỐC CƢỜNG GIA LAI
TỶ SỐ TÀI
CHÍNH

2010

2011

2012

LICOGI 16

NGÀNH XÂY
DỰNG

2012

NHÓM TỶ SỐ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN
Vòng quay các
khoản phải thu

1,059

0,490

0,305

0,960

2,880

Vòng quay hàng tồn
kho

0,192

0,115

0,041

1,359

3,520

Vòng quay tiền mặt

8,201

4,950

6,926

19,211

Vòng quay vốn luân
chuyển

1,397

0,338

0,213

2,194

Vòng quay tài sản
cố định

1,405

0,563

0,259

2,533

Vòng quay tổng tài
sản

0,180

0,075

0,038

0,327

Vòng quay vốn chủ
sở hữu

0,467

0,175

0,093

0,612

0,990

0,720

Tỷ số vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho vận động ngược
chiều với tỷ số kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho bình quân. Hai tỷ số này
của Công ty là quá thấp so với Licogi 16 cũng như so với trung bình ngành.

17
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Tỷ số vòng quay tiền mặt được duy trì ở mức vừa phải, mặc dù cũng có sự
biến động giảm 50% từ 2010 đến 2011, nhưng lại tăng lên 50% từ 2011 đến 2012,
so với một tỷ số khá cao của Licogi 16. Đôi khi vòng quay tiền mặt quá lớn sẽ dẫn
đến việc không đủ tiền mặt đáp ứng cho các nhu cầu tối cần thiết của doanh
nghiệp.
Vòng quay vốn luân chuyển của Công ty chỉ duy trì cao hơn trung bình ngành
trong 2010 nhưng sau đó lại biến động giảm mạnh 4 lần và thấp hơn rất nhiều so
với trung bình ngành. Điều này càng nhấn mạnh cho việc tình hình kinh doanh của
Công ty thực sự rất tồi tệ, và không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ cạnh tranh
khác trong ngành.
Vòng quay tổng tài sản cho biết Công ty không khai thác được tài sản sẵn có
của mình trong kinh doanh, một sự lãng phí và tệ hại rất lớn trong điều hành và
khai thác nguồn lực của công ty. Khi so sánh với trung bình ngành và đối thủ cạnh
tranh, quả thực Công ty thua kém từ 10 đến 20 lần. Đó quả thực là một sự sụt
giảm nghiêm trọng trong năng lực quản lý của bộ máy điều hành. Và đi cùng với
nó là Vòng quay vốn chủ sở hữu, dù Vòng quay vốn chủ sở hữu gấp 2, 3 lần vòng
quay tổng tài sản của Công ty nhưng điều đó cũng không ăn nhằm gì so với sự
thua kém với đối thủ cạnh tranh. Các cổ đông của Công ty trong giai đoạn này
thực sự chán nản với kết quả kinh doanh này.
Rõ ràng rằng, sự sụt giảm nghiêm trọng các tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản của
QCG so với đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành cho thấy sự yếu kém của Công
ty trong giai đoạn suy thoái đã bộc lộ hoàn toàn. Cần có một sự đổi mới trong Ban
quản trị nhằm tìm ra một lối đi phù hợp nhất cho Công ty để vượt qua giai đoạn
khó khăn này, bằng không rất dễ dẫn đến một sự khó khăn tài chính trước mắt và
có thể dẫn Công ty đến tình trạng kiệt quệ tài chính về sau.
QUỐC CƢỜNG GIA LAI
TỶ SỐ TÀI
CHÍNH

2010

2011

2012

LICOGI 16

NGÀNH XÂY
DỰNG

2012

NHÓM TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận hoạt
động kinh doanh
Biên Lợi nhuận
trước thuế
Biên lợi nhuận sau
thuế

0,457

0,132

0,338

0,168

0,103

0,453

-0,245

-0,042

-0,076

-0,117

0,500

-0,110

0,026

-0,051

-0,073

0,395

-0,111

0,031

-0,049

-0,145

Tỷ số biên lợi nhuận gộp của Công ty cao hơn trung bình ngành và thường
xuyên duy trì cao hơn Licogi 16, chứng tỏ sự tính toán và sử dụng chi phí sản xuất
sản phẩm so với giá bán của Công ty khá tốt.
Tỷ số Biên lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty chỉ cao vào năm 2010
khi mà các doanh thu từ kinh doanh đến trễ hơn do đặc điểm ngành, đồng thời lúc
này chi phí lãi vay của công ty chưa lớn tương ứng với khoản nợ vay chỉ gần gấp
đôi so với 2009, nhưng khoản nay vày không có gì là đáng kể khi mà đây cũng là
năm Công ty tăng cường nguồn vốn đi vay cũng như vốn chủ sở hữu để thực hiện
các dự án của mình (Công ty đã phát hành thêm hơn 88 triệu cổ phiếu trong 2010).
Tuy nhiên đến các năm 2011, 2012, khi mà Công ty tiếp tục lún sâu vào các dự án
theo đuổi, nên cần phải huy động thêm nguồn vốn vay thì lúc này gánh nặng chi

18
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

phí lãi vay đã thành hiện thực. Doanh thu từ kinh doanh và lợi nhuận gộp không
đủ sức chi trả cho các khoản lãi vay và các khoản chi phí bán hàng và quản lý của
doanh nghiệp, dẫn tới biên lợi nhuận hoạt động âm, nặng nề nhất là vào năm 2011
và sau đó có cải thiện một ít vào năm 2012 khi vượt lên hơn trung bình ngành và
đối thủ cạnh tranh. Do Công ty đã cắt giảm đáng kể chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Công ty cũng có một chỉ tiêu biên lợi nhuận sau thuế khả quan hơn
trung bình ngành và đối thủ. Chứng tỏ một sự ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng
hoảng kinh tế lên ngành xây dựng ở Việt Nam.
2.2.1.3
Hiệu
quả của việc sử
dụng đòn bẩy
tài chính

QUỐC CƢỜNG GIA LAI
TỶ SỐ TÀI
CHÍNH

2010

2011

2012

LICOGI 16

NGÀNH XÂY
DỰNG

2012

NHÓM TỶ SỐ ĐÕN BẨY TÀI CHÍNH
Tỷ số nợ dài hạn
trên vốn cổ phần

0,415

0,772

0,756

0,015

0,280

Tỷ số nợ trên vốn
cổ phần
Tỷ số tổng tài sản
trên vốn cổ phần
Khả năng thanh
toán lãi vay

1,135

1,329

1,468

0,788

1,270

2,202

2,467

2,468

1,842

11,378

0,714

1,070

0,568

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần đầu tiên đã cho thấy một sự mất cân đối
khá lớn ở QCG khi mà tỷ số này gấp 2, 3 lần trung bình ngành và gấp 50 lần đối
thủ cạnh tranh. Chứng tỏ Công ty sử dụng nguồn nợ vay dài hạn khá lớn cho các
hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Tỷ sổ nợ trên vốn cổ phần, và Tỷ sổ
tổng tài sản trên vốn cổ phần càng làm rõ chi tiết này hơn nữa. Công ty đang sử
dụng đòn bẩy tài chính lớn trong khi đang ở giai đoạn tăng trưởng nhanh là một sự
sai lầm nghiêm trọng, vì rủi ro kinh doanh quá lớn cộng với tình hình kinh tế đang
trên đường tìm đáy như thế rất dễ đẩy công ty đến tình trạng kiệt quệ tài chính và
phá sản.
Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay đã phản ánh điều đó, khi mà tỷ số này đạt
được ở mức khá cao 11,4 lần trong 2010, bỗng chốc nhỏ hơn 1 lần vào 2011,
nghĩa là Công ty kinh doanh không đủ khả năng chi trả cho lãi vay. Tuy nhiên đến
2012, Công ty đã cải thiện tí chút về khả năng này khi đưa tỷ số này lớn hơn 1.
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn tăng trưởng đã tạo một cú
shock quá lớn đối với Công ty khi mà Công ty không lường hết được diễn biến
kinh tế chung thế giới và trong nước, cùng với việc đầu tư ồ ạt thiếu cân nhắc đã
khiến cho tình hình kinh doanh và trả nợ tồi tệ. Thời gian tới QCG cần phải xây
dựng lại hình ảnh để thu hút nguồn vốn từ cổ đông nhiều hơn nữa để tái cơ cấu lại
cấu trúc vốn của mình hoặc cần phải thoái bớt vốn ở các công ty con, công ty liên
kết, liên doanh khác để thực sự vực lại bản thân.

19
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

2.2.1.4
Khả
năng sinh lợi

QUỐC CƢỜNG GIA LAI
TỶ SỐ TÀI
CHÍNH

2010

2011

LICOGI 16

2012

NGÀNH XÂY
DỰNG

2012

NHÓM TỶ SỐ SINH LỢI
ROA-Tỷ suất sinh
lợi trên tổng tài sản

0,081

0,012

0,012

0,014

0,004

ROE - Tỷ suất sinh
lợi trên vốn cổ phần

0,184

-0,019

0,003

-0,030

0,124

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của Công ty luôn duy trì cao hơn mức
trung bình ngành và cũng gần xấp xỉ đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là điều đáng
mừng đối với công ty trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, đa phần các công ty
xây dựng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhưng QCG đã làm tốt
hơn.
Tuy nhiên nhìn tiếp vào Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thì quả là một sự
thất vọng lớn cho cổ đông, khi mà tỷ số này chỉ cao hơn trung bình ngành vào
năm 2010, còn 2 năm tiếp theo là một sự sụt giảm thảm hại, âm hoặc gần bằng 0,
nghĩa là đa phần lợi nhuận kiếm được đều dùng chi trả cho các khoản vay của
công ty mà thôi, cổ đông không kiếm được gì trong giai đoạn này. Trong khi trung
bình ngành lại cho một con số ấn tượng, khi đạt được một tỷ suất sinh lợi trên vốn
cổ phần khá tốt. Điều này càng cho thấy QCG cần phải củng cố lại bộ máy lãnh
đạo và xem xét lại cấu trúc vốn của mình sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển
của công ty và tình hình kinh tế vĩ mô.
Để phân tích được đầy đủ khả năng sinh lợi của Công ty thì ngoài những chỉ
tiêu này ra ta còn có rất nhiều những chỉ tiêu khác như: hệ số tổng lợi nhuận, hệ số
lợi nhuận hoat động, hệ số lợi nhuận ròng,… nhưng đối với phần tổng quan về
tình hình tài chính thì không đề cập quá chi tiết, những chỉ số này sẽ được làm rõ
hơn trong phần phân tích chi tiết tài chính của Công ty.
2.2.1.5 Sự đánh
giá của Thị
trƣờng đối với
Doanh nghiệp

QUỐC CƢỜNG GIA LAI
TỶ SỐ TÀI
2010
CHÍNH
NHÓM TỶ SỐ GIÁ THỊ TRƢỜNG
3.666,569
EPS
P/E
Tỷ suất thu nhập

2011

-327,826

LICOGI 16

2012

62,428

7,391

116,934

0,135

NGÀNH
XÂY DỰNG

2012

-658,329

1.684,000
9,310

0,009

Từ những đánh giá dựa trên các tỷ số đã xem xét cộng với tỷ số giá thị trường
cho thấy một bức tranh hoàn chỉnh hơn về QCG trong giai đoạn này. EPS của
QCG đã có một sự biến động lớn từ dương lớn vào 2010 chuyển sang lỗ 2011 và
phục hồi nhẹ vượt qua mốc 0 một chút vào 2012. Kết quả này chỉ tốt hơn đối thủ
một chút nhưng lại thể hiện sự kém cỏi của QCG so với mặt bằng chung trong
ngành. Đồng thời với tỷ số P/E thấp hơn ngành vào 2010 rồi lại nhảy vọt lên rất
lớn sau đó cho thấy một sự biến động lớn trong quan hệ giữa giá và thu nhập. Ở
đây không thể kết luận QCG là một chứng khoán tăng trưởng được vì sự biến
động lớn trong EPS, do đó Nhà đầu tư cũng như thị trường khó có thể phán đoán
được hết giá trị doanh nghiệp nếu không có một cái nhìn sâu sắc vào bản chất
doanh nghiệp ở những phần phân tích chi tiết hơn.

20
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

2.2.2 Phân tích dòng tiền Công ty
2.2.2.1
Dòng
tiền hoạt động
biến động qua
các kỳ

Đvt: Tỷ đồng
2000
1500
Dòng tiền HĐKD
1000

Dòng tiền Hoạt
động Đầu tư

500

Dòng tiền hoạt
động tài trợ

0
2009

2010

2011

2012

Dòng tiền thuần
hoạt động trong kỳ

-500
-1000

Dòng tiền thuần hoạt động trong kỳ biến động rất lớn và đổi dấu liên
tục.Dòng tiền thần dương lớn nhất vào 2010, với đóng góp lớn nhất là do
Công ty đã tăng cường dòng tiền tài trợ từ nguồn vay ngắn hạn và phát
hành cổ phiếu, trong khi các dòng tiền còn lại đều âm lớn. Sang năm 2011,
Dòng tiền thuần đã chuyển sang âm, dù hoạt động đầu tư có khởi sắc do
Công ty thoái vốn khỏi một số công ty con, công ty liên kết nhưng vấn
khung bù đắp được dòng tiền hoạt động kinh doanh âm quá lớn do kinh
doanh lỗ, lãi vay lớn; và dù cho Dòng tiền từ hoạt động tài trợ vẫn dương
do Công ty tiếp tục tăng vốn vay ngắn hạn, nhưng hầu hết số tiền vay ngắn
hạn này lại dành để cho chi trả nợ gốc và các lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Sang năm 2012, Dòng tiền thuần đã vượt lên khỏi mốc 0, vẫn chủ yếu là do
Công ty vay vốn ngắn hạn để trả nợ gốc vay và tài trợ cho các hoạt động
khác là chủ yếu.
Với diễn biến của dòng tiền thuần như thế, đã đặt ra một thách thức lớn
cho Công ty khi phải dùng tài trợ ngắn hạn để chi trả cho các khoản vay dài
hạn là không phù hợp, đồng thời dòng tiền thuần không đến từ dòng tiền
hoạt động kinh doanh, nên dòng tiền này chứa đựng rất nhiều bất ổn, rủi ro,
nếu không cải thiện tình hình kinh doanh, sắp tới Công ty sẽ phải đối mặt
với tình trạng khó khăn khi các khoản vay ngắn hạn đến hạn trả và có thể sẽ
phải rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính.

21
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

2.2.2.2
Dòng
tiền hoạt động
kinh doanh

400

a. So sánh
dòng tiền từ
HĐKD với lợi
nhuận sau thuế

0

Dòng tiền thuần Hoạt
động kinh doanh

200

-200
-400
-600
-800

Lợi nhuận sau thuế
2009

2010

2011

2012
Lợi nhuận HĐKD
trước sự thay đổi của
VLĐ
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD

-1000

Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh của QCG trong 3 năm liên tục
đều âm nhưng có xu hướng âm tăng dần từ 2009 đến 2011 và sau đó giảm
vào 2012. Từ năm 2010 trở đi đến 2012, một lượng lớn tiền mặt chuyển
thành hàng tồn kho, năm 2010 dòng tiền HĐKD âm lớn nhất do QCG phải
tăng các khoản phải trả và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do Lợi
nhuận sau thuế dương lớn vào cùng năm 2010. Vào năm 2010, QCG đã gia
tăng đầu tư các dự án bất động sản do hậu quả của việc bùng nổ của bất
động sản của các năm trước đó đến hạn phải triển khai dự án, trong khi tình
hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đang rơi vào giai đoạn khủng
hoảng, sản phẩm không tiêu thụ được, dẫn đến hậu quả trong các năm
2011, 2012 QCG chịu một sự sụt giảm rất lớn trong lợi nhuận sau thuế,
thậm chí là âm trong 2011, vào năm 2012 có một sự phục hồi nhẹ của lợi
nhuận sau thuế.
Lợi nhuận thuần từ HĐKD có sự biến động lớn từ dương trong 2010
chuyển sang âm lớn năm 2011 và âm giảm dần năm 2012 cho thấy hoạt
động kinh doanh của Công ty đang rất bất ổn, do phải tăng chi phí lãi vay
phải trả, đồng thời với sự tăng đột biến chi phí quản lý doanh nghiệp tương
ứng với việc tăng đầu tư, trong khi doanh thu từ bán hàng lại sụt giảm
nghiêm trọng qua các năm.

22
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

600.0000

b. Các biến
động
trong
dòng tiền Hoạt
động
kinh
doanh

Khoản phải thu

400.0000

Hàng tồn kho

200.0000

Khoản phải trả
.0000
2009

2010

2011

2012

Chi phí trả trước

-200.0000
Lãi vay đã trả
-400.0000
Thuế TNDN
-600.0000
Tiền chi từ HĐKD
khác
Lưu chuyển thuần
từ HĐKD

-800.0000
-1000.0000

Đồ thị cho thấy rõ Biến động của dòng tiền thuần HĐKD bị ảnh hưởng
rất lớn do sự gia tăng Hàng tồn kho (do trong giai đoạn kinh tế khủng
hoảng đang trên đà xuống đáy, bong bóng bất động sản đã vỡ và hậu quả
phải gánh chịu do sự tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn trước) và Các
khoản phải trả tăng lên do nhà cung cấp thắt chặt chính sách bán chịu cho
Công ty để nhanh chóng thu hồi tiền về. Tuy nhiên trong giai đoạn này
Công ty cũng thắt chặt chính sách tín dụng đối với khách hàng, tăng cường
thu hồi các khoản phải thu về.
Đối với Tỷ số dòng tiền thuần HĐKD (OCF), do Dòng tiền thuần từ
HĐKD trong cả 3 năm đều âm nên không có khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn từ dòng tiền này.

2.2.2.3
Dòng
tiền hoạt động
đầu tƣ

Đvt: Tỷ đồng
600.0000

Tiền chi mua TSCĐ

400.0000

Thu thanh lý TSCĐ

200.0000
Tiền chi cho vay

.0000
-200.0000

2009

2010

2011

2012

Góp vốn vào Đơn
vị khác

-400.0000

Thu hồi góp vốn

-600.0000

Lãi nhận được từ
đầu tư

-800.0000
-1000.0000

Lưu chuyển thuần
từ HĐĐT

23
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng không nằm ngoài quỹ đạo
chung của tình hình phát triển Công ty. Bước vào thời kỳ hưng thịnh năm
2010, với vị thế là một Công ty đang trong đà tăng trưởng nhanh, Quốc
Cường Gia Lai đã chi một khoản đầu tư khá lớn và rồi cắt giảm chỉ còn
khoảng 1/3 trong những năm suy thoái tiếp theo. Đối mặt với vấn đề hoạt
động kinh doanh trì trệ không chỉ từ những Công ty cùng ngành mà còn
đến từ cả nền kinh tế, việc cắt giảm 87 - 95% khoản đầu tư vào các đơn vị
khác dường như là một quyết định an toàn mặc dù kéo theo sau đó là sự
mất mát lớn từ 60 - 94% tiền lãi nhận được. Ngược lại, trong thời kỳ khó
khăn tưởng chừng bóp nghẹt sự phát triển của các doanh nghiệp trong
ngành đó, Quốc Cường Gia Lai kiên trì đầu tư vào việc mua sắm, xây dựng
tài sản cố định và tăng dần khoản đầu tư qua các năm nhằm tìm kiếm
những cơ hội trở mình mong manh. Khoản tiền đầu tư thu vào không thể bù
đắp được khoản đầu tư khổng lồ chảy ra ngoài thị trường nên dòng tiền
thuần vẫn nằm ở mức âm qua các năm. Công ty đối thủ - Licogi 16 cũng
xây dựng một chiến lược hoạt động phản ánh chân thực nhịp đập của
ngành, cắt giảm chi phí đầu tư đầu tư vào các đơn vị khác nhưng vẫn tăng
khoản đầu tư tái sản cố định. Động thái co cụm nhằm cắt giảm triệt để
những khoản lỗ tiềm ẩn nếu đầu tư sai thời điểm này (của Quốc Cường Gia
Lai và Licogi 16) cũng giống như một động thái phản ứng lại những diễn
biến tiêu cực của thị trường chứ chưa hẳn có sức bật vực dậy tình hình
Công ty.
2.2.2.4
Dòng
tiền hoạt động
tài trợ

Đvt: Tỷ đồng
2500.0000
Thu từ phát hành
cổ phiếu

2000.0000
1500.0000

Nhận góp vốn từ
CĐ thiểu số

1000.0000

Tiền vay ngắn
hạn, dài hạn
nhận được
Chi trả nợ gốc vay

500.0000
.0000
-500.0000
-1000.0000
-1500.0000

2009

2010

2011

2012
Trả cổ tức, lợi
nhuận cho CSH
Lưu chuyển
thuần từ HĐTC

-2000.0000

Thông qua biểu đồ thể hiện việc các nguồn tài trợ của doanh nghiệp ta có thể
thấynăm 2009 nguồn tiền từ hoạt động tài chính chủ yếu đến từ tiền vay ngắn hạn,
dài hạn, mà năm 2009 là giai đoạn Công ty Quốc Cường đang trong giai đoạn tăng
trưởng, trong giai đoạn này các Công ty nói chung đều có rủi ro kinh doanh cao,
triễn vọng tăng trưởng cao, tỷ lệ chi trả cổ tức danh nghĩa hoặc rất thấp. Do đó,
chiến lược tài chính của Quốc Cường cũng không nằm ngoài nguyên tắc này, ta có
thể thấy chi trả cổ tức bằng 0. Tuy vậy, Quốc Cường lại sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy

24
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

tài chính cao, hầu hết tất cả các nguồn tiền thu được tư vay ngắn hạn đều được
dùng để trả cho các khoản nợ gốc vay. Nguồn tài trợ từ nợ vay thực sự là một
nguồn không ổn định và chỉ đủ để thanh toán các khoản nợ gốc vay chứ không thể
dùng để đầu tư vào những dự án mới. Do đó đến năm 2010 khi hoạt động kinh
doanh của Công ty phát triễn mạnh, bước vào giai đoạn sung mãn Công ty đã thay
đổi chiến luợc phát hành cổ phiếu thay thế một phần vay nợ vì vậy đến năm 2011
một phần tiền thu từ vay nợ và lợi nhuận cũng được dùng để trả cổ tức cho các cổ
đông.
Chiến lược này không xấu nhưng với một Công ty thuộc nhóm Công ty đầu cơ
thì với một tỷ lệ đòn bẩy cao như vậy khi nền kinh tế gặp khủng hoảng sẽ khó có
thể vượt qua được khủng hoảng, điều đó thể hiện rõ vào năm 2011 lỗ hoạt động
hơn 43tỷ đồng, Nguyên nhân là do Quốc Cường Gia Lai đã nhìn nhận sai thị
trường khi từ bỏ những cơ hội đầu tư của mình để tiến hành chi trả cố tức cho cổ
đông kéo theo đó là nguồn tiền từ hoạt động tài chính cũng hoàn toàn đến từ nợ
vay, rủi ro kinh doanh cao – rủi ro tồn đọng hàng tồn kho quá lớn (từ 2700tỷ đồng
tăng vọt lên gần 4000 tỷ đồng chỉ trong 2 năm từ 2010 đến 2012) cộng với rủi ro
tài chính cao (nợ dài hạn tăng gần gấp đôi từ 967 tỷ đồng năm 2010 đến 1939tỷ
đồngnăm 2012) có thể nói đây là một giai đoạn đầy sóng gió đối với QCG.
Tuy nhiên, xét với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành như Licogi16 thì Quốc
Cường cũng là một đối thủ đáng gờm với chiến lược gần như giống nhau vì đều là
nhữngCông ty đầu cơ. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của Quốc Cường so với
Licogi16 là quá lớn, nếu không giải quyết được bài toán này có khả năng Quốc
Cường sẽ không vượt qua đượckhó khăn này để cạnh tranh với đối thủ Licogi16
nói riêng và những Công ty đầu tư xây dựng bất động sản nói chung.
* Chỉ số đảm bảo dòng tiền:
CChỉ số đảm bảo dòng tiền

17,546 tỷ
=

1408,134 tỷ

=

0,01246

Qua tỷ số này ta có thể thấy khả năng tạo ra tiền mặt từ hoạt động kinh doanh
của QCG không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu vốn, dự trữ hàng tồn
kho và trả cố tức tiền mặt.
2.3 Kết luận

Từ việc phân tích tổng quan ngành xây dựng, đến phân tích các yếu tố bên
trong của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, đã cho thấy toàn cảnh tình hình
tài chính cá biệt của doanh nghiệp cũng như tình hình chung của ngành xây dựng
trong giai đoạn kinh tế suy thoái mạnh. Kinh doanh sa sút, ảm đạm, hàng tồn kho
quá lớn trong khi lại không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, việc các
công ty sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn không phù hợp với giai đoạn phát triển
của công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, vì rủi ro kinh doanh của công ty
trong giai đoạn này rất lớn, nay lại phải chịu thêm rủi ro tài chính làm cho rủi ro
tổng thể của công ty tăng lên gấp bội. Chính vì vậy sự khủng hoảng kinh tế thực
sự tác động mạnh đến doanh nghiệp trong giai đoạn vừa rồi, và nhất là doanh
nghiệp chỉ mới chuyển sang lĩnh vực xây dựng trong một giai đoạn ngắn, nên
khủng hoảng kinh tế đã thực sự làm bộc lộ các yếu kém của doanh nghiệp.
Để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, Doanh nghiệp cần phải cải thiện lại
bộ máy điều hành của mình, cơ cấu lại cấu trúc vốn cho phù hợp với giai đoạn
phát triển, đồng thời cơ cấu lại tập đoàn và xem xét việc đầu tư vào những công ty
con công ty liên kết liên doanh phù hợp.

25
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG
Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo tài chính hợp nhất – Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai năm 2010, 2011, 2012
[2] Báo cáo tài chính hợp nhất – Công ty Licogi 16 năm 2012
[3] Tỷ số tài chính ngành xây dựng
[4] Giá cổ phiếu QCG và LCG năm 2010, 2011, 2012
[5] Số liệu của Tổng cục thống kê – Tổng sản phẩm trong nước theo ngành (2008-2011); Cơ cấu
lao động và năng suất lao động phân theo ngành

26

Más contenido relacionado

Destacado

Informatika grupo 8 procesadores
Informatika grupo 8 procesadoresInformatika grupo 8 procesadores
Informatika grupo 8 procesadoresMartin Tobar
 
Diplomski_rad__Tijana_Kaitovic__2010
Diplomski_rad__Tijana_Kaitovic__2010Diplomski_rad__Tijana_Kaitovic__2010
Diplomski_rad__Tijana_Kaitovic__2010Tijana Kaitovic
 
Учнівський проект" Бібліотека майбутнього"
 Учнівський проект" Бібліотека майбутнього" Учнівський проект" Бібліотека майбутнього"
Учнівський проект" Бібліотека майбутнього"metodist_selid
 
クランク
クランククランク
クランクFumi Seto
 
Tesis Políticas Públicas de Cooperación Descentralizada en Chile
Tesis Políticas Públicas de Cooperación Descentralizada en ChileTesis Políticas Públicas de Cooperación Descentralizada en Chile
Tesis Políticas Públicas de Cooperación Descentralizada en Chile?? ???? - Mary Nelly Acosta B.
 
маркетинг контентных проектов
маркетинг контентных проектовмаркетинг контентных проектов
маркетинг контентных проектовЭльдар Нагорный
 
Kaji selidik kpt6044_Nor Husniyah
Kaji selidik kpt6044_Nor HusniyahKaji selidik kpt6044_Nor Husniyah
Kaji selidik kpt6044_Nor HusniyahHusniyah Rashid
 
Criança mudanças morfológicas no tamanho,forma,composição
Criança mudanças morfológicas no tamanho,forma,composiçãoCriança mudanças morfológicas no tamanho,forma,composição
Criança mudanças morfológicas no tamanho,forma,composiçãoVan Der Häägen Brazil
 
10 Steps to Get Any Job Done (in Consulting or Other Challenging Work Environ...
10 Steps to Get Any Job Done (in Consulting or Other Challenging Work Environ...10 Steps to Get Any Job Done (in Consulting or Other Challenging Work Environ...
10 Steps to Get Any Job Done (in Consulting or Other Challenging Work Environ...Moritz Dressel
 
2. global tourism trends and changes
2. global tourism  trends and changes2. global tourism  trends and changes
2. global tourism trends and changesMissST
 
Puppet Camp Berlin 2015: Puppet Keynote
Puppet Camp Berlin 2015: Puppet KeynotePuppet Camp Berlin 2015: Puppet Keynote
Puppet Camp Berlin 2015: Puppet KeynotePuppet
 
weblogic admin training at DBA School Hyderabad
weblogic admin training at DBA School Hyderabadweblogic admin training at DBA School Hyderabad
weblogic admin training at DBA School Hyderabadsatya seelam
 

Destacado (17)

profile musical
profile musicalprofile musical
profile musical
 
Informatika grupo 8 procesadores
Informatika grupo 8 procesadoresInformatika grupo 8 procesadores
Informatika grupo 8 procesadores
 
Diplomski_rad__Tijana_Kaitovic__2010
Diplomski_rad__Tijana_Kaitovic__2010Diplomski_rad__Tijana_Kaitovic__2010
Diplomski_rad__Tijana_Kaitovic__2010
 
Учнівський проект" Бібліотека майбутнього"
 Учнівський проект" Бібліотека майбутнього" Учнівський проект" Бібліотека майбутнього"
Учнівський проект" Бібліотека майбутнього"
 
クランク
クランククランク
クランク
 
Tesis Políticas Públicas de Cooperación Descentralizada en Chile
Tesis Políticas Públicas de Cooperación Descentralizada en ChileTesis Políticas Públicas de Cooperación Descentralizada en Chile
Tesis Políticas Públicas de Cooperación Descentralizada en Chile
 
маркетинг контентных проектов
маркетинг контентных проектовмаркетинг контентных проектов
маркетинг контентных проектов
 
Kaji selidik kpt6044_Nor Husniyah
Kaji selidik kpt6044_Nor HusniyahKaji selidik kpt6044_Nor Husniyah
Kaji selidik kpt6044_Nor Husniyah
 
Rommwatt_Thesis
Rommwatt_ThesisRommwatt_Thesis
Rommwatt_Thesis
 
Design organizations
Design organizationsDesign organizations
Design organizations
 
Criança mudanças morfológicas no tamanho,forma,composição
Criança mudanças morfológicas no tamanho,forma,composiçãoCriança mudanças morfológicas no tamanho,forma,composição
Criança mudanças morfológicas no tamanho,forma,composição
 
10 Steps to Get Any Job Done (in Consulting or Other Challenging Work Environ...
10 Steps to Get Any Job Done (in Consulting or Other Challenging Work Environ...10 Steps to Get Any Job Done (in Consulting or Other Challenging Work Environ...
10 Steps to Get Any Job Done (in Consulting or Other Challenging Work Environ...
 
Caput Sucedaneum ppt
Caput Sucedaneum pptCaput Sucedaneum ppt
Caput Sucedaneum ppt
 
SMR PLAN Case Study 4 (Mandarin)
SMR PLAN Case Study 4 (Mandarin)SMR PLAN Case Study 4 (Mandarin)
SMR PLAN Case Study 4 (Mandarin)
 
2. global tourism trends and changes
2. global tourism  trends and changes2. global tourism  trends and changes
2. global tourism trends and changes
 
Puppet Camp Berlin 2015: Puppet Keynote
Puppet Camp Berlin 2015: Puppet KeynotePuppet Camp Berlin 2015: Puppet Keynote
Puppet Camp Berlin 2015: Puppet Keynote
 
weblogic admin training at DBA School Hyderabad
weblogic admin training at DBA School Hyderabadweblogic admin training at DBA School Hyderabad
weblogic admin training at DBA School Hyderabad
 

Similar a PTTC-QCG

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty xây dựng Cao Khoa
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty xây dựng Cao KhoaBáo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty xây dựng Cao Khoa
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty xây dựng Cao KhoaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
SIVIDOC.COM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊ...
SIVIDOC.COM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊ...SIVIDOC.COM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊ...
SIVIDOC.COM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiGiải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾDỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15duyenbc
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã HộiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã HộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bcBáo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bcTrangNguyenDac
 
Mucluc, nhan xetdvtt......
Mucluc, nhan xetdvtt......Mucluc, nhan xetdvtt......
Mucluc, nhan xetdvtt......zuthanh
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nailuanvantrust
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nailuanvantrust
 

Similar a PTTC-QCG (20)

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty xây dựng Cao Khoa
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty xây dựng Cao KhoaBáo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty xây dựng Cao Khoa
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty xây dựng Cao Khoa
 
Bao cao hoan chinh
Bao cao hoan chinhBao cao hoan chinh
Bao cao hoan chinh
 
SIVIDOC.COM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊ...
SIVIDOC.COM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊ...SIVIDOC.COM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊ...
SIVIDOC.COM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊ...
 
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiGiải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
 
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPAĐề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾDỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ
 
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã HộiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
 
Báo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bcBáo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bc
 
Mucluc, nhan xetdvtt......
Mucluc, nhan xetdvtt......Mucluc, nhan xetdvtt......
Mucluc, nhan xetdvtt......
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 

PTTC-QCG

  • 1. ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH ---------- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÀNH PHÂN TÍCH-XÂY DỰNG CÔNG TY QUỐC CƢỜNG GIA LAI Môn: Phân tích tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Nhóm thực hiện: 1. Đỗ Thị Tố Tâm 2. Trần Xuân Trúc 3. Lê Bảo Ngọc TPHCM, tháng 12 năm 2013
  • 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai MỤC LỤC CHƢƠNG 1. PHÂN TÍCH NGÀNH .................................................................................................. 2 1.1 Tổng quan về ngành Xây dựng ..................................................................................................... 2 1.1.1 Vị trí ngành .......................................................................................................................... 2 1.1.2 Triển vọng ngành xây dựng ............................................................................................... 4 1.1.3 Tốc độ tăng trƣởng của ngành ........................................................................................... 5 1.1.4 Nguồn nguyên liệu............................................................................................................... 6 1.1.5 Năng lực sản xuất ................................................................................................................ 7 1.1.6 Sự cạnh tranh ...................................................................................................................... 7 1.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến ngành Xây dựng .................................................................................... 7 1.2.1 Nhân tố vĩ mô ...................................................................................................................... 7 1.2.2 Nhân tố vi mô ...................................................................................................................... 9 1.3 Cơ hội và thách thức đối với ngành............................................................................................ 10 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CÔNG TY ............................................................................................ 11 2.1 Tổng quan về Công ty................................................................................................................ 11 2.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................................................ 11 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và thành tựu đạt đƣợc............................................................. 11 2.1.3 Dòng sản phẩm .................................................................................................................. 12 2.1.4 Những vấp ngã và cố gắng của Công ty trên thƣơng trƣờng ........................................ 13 2.1.5 Năng lực quản trị .............................................................................................................. 13 2.1.6 Lợi thế kinh tế ................................................................................................................... 15 2.1.7 Rủi ro kinh Doanh của Công ty ....................................................................................... 15 2.1.8 Chiến lƣợc kinh doanh ..................................................................................................... 16 2.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty ...................................................................................... 16 2.2.1 Tổng quan tình hình tài chính Công ty .......................................................................... 16 2.2.2 Phân tích dòng tiền Công ty ............................................................................................ 21 2.3 Kết luận....................................................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 26 1
  • 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai CHƢƠNG 1.PHÂN TÍCH NGÀNH 1.1Tổng quan về ngành Xây dựng Xây dựng là ngành duy nhất tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân dưới 1.1.1 Vị trí dạng công trình xây dựng. Sản phẩm xây dựng trực tiếp tạo nên tổng sản phẩm quốc ngành gia và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là những hoạt động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Thông qua hoạt động đầu tư và xây dựng cho phép giải quyết một cách hài hoà các mối quan hệ trong xã hội. Xây dựng đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua thuế. Xây dựng là một trong năm ngành mũi nhọn của quốc gia, góp phần không nhỏ vào cơ cấu GDP của Việt Nam từ năm 2008 đến sơ bộ năm 2011, là một trong mười ngành có nhu cầu lao động lớn, và đồng thời thuộc nhóm hai mươi ngành kinh tế có năng suất lao động cao nhất trong nền kinh tế Việt Nam từ 2008 – 2011. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế 2008 - 2011 1000000 0 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Khai khoáng Công nghiệp chế biến, chế tạo Xây dựng Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê1 ) CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC TẠI THỜI ĐIỂM NGÀY 01 THÁNG 7 HÀNG NĂM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Đơn vị tính: % STT Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 52,3 51,5 49,5 48,4 2 12,9 13,5 13,5 13,8 11,0 10,8 11,3 11,6 4 Công nghiệp chế biến, chế tạo Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe cơ động cơ khác Xây dựng 5,3 5,4 6,3 6,4 5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,8 3,3 3,5 4,0 6 3,2 3,3 3,4 3,4 3,6 3,3 3,2 3,1 8 Giáo dục và đào tạo Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc Vận tải, kho bãi 3,1 3,0 2,9 2,8 9 Hoạt động dịch vụ khác 1,5 1,2 1,4 1,5 10 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 0,8 0,8 0,9 1,0 3 7 2 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê ) 1 Số liệu trích từ website của Tổng Cục Thống Kê, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=12959 2
  • 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ (*) Đơn vị tính: Triệu đồng/người STT Ngành kinh tế TỔNG SỐ 2008 2009 2010 2011 32,0 34,7 40,4 50,3 503,1 567,1 780,4 1003 337,7 423,0 510,8 585,4 699,8 619,5 469,3 485,4 125,5 147,6 142,8 197,6 117,6 111,2 130,8 159,4 103,3 106,5 114,0 122,5 7 Khai khoáng Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí Hoạt động kinh doanh bất động sản Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Thông tin và truyền thông 85,9 84,9 88,3 101,0 8 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 61,6 61,9 64,8 73,3 9 Công nghiệp chế biến, chế tạo Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Hoạt động dịch vụ khác Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Vận tải, kho bãi 50,1 51,3 58,3 70,1 40,9 46,7 51,2 62,3 37,0 51,1 50,2 59,3 51,8 58,3 53,9 55,7 35,4 38,8 46,1 54,7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Xây dựng Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc Giáo dục và đào tạo Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm, vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 43,6 42,8 47,2 52,9 40,8 41,6 45,4 51,3 38,8 42,5 44,8 50,5 25,0 29,5 35,2 45,5 25,6 27,0 30,2 38,5 15,6 15,8 17,2 23,3 13,6 14,1 16,8 22,9 1 2 3 4 5 6 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 (*) Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế bình quân 1 lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc Như vậy, với vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển của cả nền kinh tế, Xây dựng đã đang và sẽ là ngành giữ vị trí quan trọng và được ưu tiên phát triển ở hiện tại và tương lai của Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao và hoàn thiện kết cấu hạ tầng và mạng lưới giao thông Việt Nam. 2 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=12846 3
  • 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Cùng với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế Việt Nam từ những 1.1.2 Triển vọng ngành năm 2008 đến nay, năm 2012-2013 tiếp tục ghi dấu tình trạng ảm đạm của ngành xây dựng3 xây dựng với mức tăng trưởng rất thấp. Đơn vị tính: 1.000 tỷ đồng Năm 2012 %Thay đổi so với năm 2011 Giá trị sản xuất xây dựng 720,2 2,1 Khu vực Nhà nước 113 3,9 Khu vực ngoài Nhà nước 583 3,5 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 24,1 0,3 Nguyên nhân chính là do Chính Phủ kiên trì áp dụng chính sách thắt chặt đầu tư công, do đó doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận vốn vay, nhiều dự án phải dừng thi công hoặc giãn tiến độ công trình, hoạt động xây dựng dân sự và công nghiệp đồng loạt sụt giảm, hàng nghìn doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, nợ lương công nhân thậm chí phá sản. Đến hết tháng 6 năm 2012, đã có 3,200 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm khoảng 7% trên tổng số doanh nghiệp xây dựng. Tổng số doanh nghiệp xây dựng đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2012 đã giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số trường hợp rủi ro khách quan như chủ đầu tư chậm hoặc mất khả năng thanh toán khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động, bị chiếm dụng vốn lâu dài dẫn đến thua lỗ nặng. Một vài điểm sáng trong tình hình kinh tế - xã hội cuối năm 2012 không thể đại diện cho trường hợp của ngành xây dựng. Bản thân ngành xây dựng cũng chưa tìm được cú bật để thoát khỏi sức ì của những hệ quả nặng nề kéo dài từ các năm trước. Một vài công trình dân dụng như trường học, bệnh viện, công viên, đường sá, công trình thủy điện thủy lợi … vẫn sẽ được tiến hành nhưng đặt dưới sự kiểm soát gắt gao hơn từ chính sách thắt chặt chi tiêu công. Tuy là một trong những ngành nghề mũi nhọn góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân nhưng giới chuyên môn nhận định rằng tỷ lệ đòn bẩy vẫn sẽ khá cao, số lượng hợp đồng thi công hạn hẹp, những khoản phải thu khó đòi cao ngất ngưởng, lãi suất giảm nhẹ không có nghĩa các doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngân hàng khiến viêc đối mặt với nguy cơ nợ xấu và phá sản là điều không thể tránh khỏi. 3 Sử dụng số liệu từ "Báo cáo triển vọng ngành năm 2013" của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) 4
  • 6. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Đã qua nửa năm 2013 nhưng vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu đáng mừng nào từ 1.1.3 Tốc độ tăng trƣởng ngành xây dựng được ghi nhận. của ngành Năm 2012 Tỷ lệ % (4) Thay đổi % so với năm 2011 Số doanh nghiệp thua lỗ 17.000 30,43 13 Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể 2.637 4,72 9 Doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động hoặc giải thể 2.110 80,01 (5) 6 2 Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản dừng hoạt động hoặc giải thể 527 19,99 (6) 24,1 (Nguồn: Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây Dựng tính đến ngày 31/12/20127) Bộ Xây Dựng vừa công bố các số liệu thống kê phản ánh hiện thực rằng các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2013 bị đánh giá là thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái8. Giá trị đạt đƣợc So với kế hoạch đạt So với cùng kì năm 2012 đạt 71 192,6 44,3% 94,5% 24 836 40,1% 86,5% Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng 29 015,3 48,1 104% Giá trị sản xuất kinh doanh khác (kinh doanh nhà ở và hạ tầ g …) 16.708,8 45,2% 93,1% Nhập khẩu 93,327 76,9% Xuất khẩu 82,285 41,5% (Tỷ đồng) Tổng giá trị sản xuất kinh doanh Giá trị xây lắp Do chủ đầu tư không thể thu xếp vốn kịp thời nên một số công trình trọng điểm rơi vào tình trạng căng thẳng, đặc biệt là các công trình ngành điện. Một số doanh nghiệp có giá trị xây lắp 6 tháng có tăng so với cùng kỳ như: HUD (1.236 tỷ đồng, tăng 72,8%), Sông Đà (đạt 5.425 tỷ đồng, tăng 10%), Bạch Đằng (1.968,8 tỷ đồng, tăng 26%) …9 Trái ngược với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong những năm trước, năm 2012 kết thúc với mức tăng trưởng không mấy khả quan đối với ngành xây dựng khi phải đối mặt với những khó khăn đến từ nền kinh tế liên tục bất ổn, các nguồn lực đầu tư 4 Năm 2012, số doanh nghiệp trong ngành xây dựng là 55.870 doanh nghiệp (2110/2637)*100% = 80,01% 6 (527/2637)*100% = 19,99% 7 http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/268302-.html 8 http://www.baomoi.com/Tang-truong-nganh-xay-dung-van-kem/45/11430903.epi 9 http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/soxd/Pages/Tinh-hinh-san-xuat-kinh-doanh,-dau-tu-thang-6-va-6-thang-daunam-2013-cua-cac-don-vi-thuoc-Bo-Xay-dung.aspx 5 5
  • 7. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai cũng như sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, lượng hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản không có dấu hiệu khởi sắc và bài toán nan giải trong việc xử lý nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản tại các địa phương. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình sản xuất - kinh doanh của ngành xây dựng vẫn đang chật vật tìm lối đi khỏi những hệ lụy dây chuyền từ tình hình thị trường bất động sản đóng băng cho đến sức tiêu thụ vật liệu xây dựng tắc nghẽn. Có lẽ mong muốn đưa ngành xây dựng trở mình quay lại thời kỳ tăng trưởng vượt bậc vẫn còn là một câu đố hóc búa chưa tìm được lời đáp. 1.1.4 Nguồn nguyên liệu Xét theo bản chất, vật liệu xây dựng được phân ra ba loại chính như sau:  Vật liệu vô cơ bao gồm các vật liệu đá thiên nhiên, các loại vật liệu nung, các chất kết dính vô cơ, bê tông, vữa và các loại vật liệu đá nhân tạo không nung khác.  Vật liệu hữu cơ: bao gồm các loại vật liệu gỗ, tre, các loại nhựa bitum và guđrông, các loại chất dẻo, sơn, vecni ...  Vật liệu kim loại: bao gồm các loại vật liệu và sản phẩm bằng gang, thép, kim loại màu và hợp kim. Thị trường vật liệu xây dựng đang tồn trữ một lượng hàng tồn kho ứ đọng lớn nhất từ trước tới nay, đây chính là một trong những hệ quả không mong đợi từ việc cắt giảm đầu tư công và thị trường bất động sản dậm chân tại chỗ. Các doanh nghiệp làm đá ốp lát phải cắt giảm 50% lao động, hiện lượng hàng tồn kho là 60 triệu m2 gạch ốp lát và trên 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh. Những nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp cũng rơi vào tình trạng bi đát, cả nước có 12 nhà máy với công suất thiết kế khoảng 1,5 triệu m3/năm, nhưng chỉ sản xuất 15% công suất và tiêu thụ chỉ đạt 15% lượng sản xuất. Ngành kính cũng không khá hơn, lượng tồn kho 60 triệu m210. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2012, sản lượng thép các loại sản xuất trong nước đạt là 9,1 triệu tấn, sản xuất phôi thép là 4 triệu tấn, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,6 triệu tấn, giảm 3,5% so với năm trước. Đáng chú ý, tính trung bình mỗi tháng, ngành thép tồn kho 330.000 - 350.000 tấn sản phẩm và 400.000 500.000 tấn phôi thép. Việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của hầu hết các đơn vị trong ngành đều không đạt kế hoạch, nhất là nhóm hàng thép xây dựng11. Năm 2012 lượng thép xây dựng tiêu thụ chỉ đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với 201112. Thép nhập khẩu từ Trung Quốc với những lợi thế cạnh tranh vượt trội về giá cả và chất lượng khiến lượng hàng thép nội địa lâm vào tình trạng dư thừa khủng hoảng. Các vấn đề bảo hộ mậu dịch tại các quốc gia, hạn chế nhập khẩu hay việc mức thuế nhập khẩu thép theo hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam ký với các nước khác sẽ giảm dần tới 0% càng làm cho sự cạnh tranh giữa thép trong nước và thép nhập khẩu trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết13. Vượt qua năm 2012 sóng gió không có nghĩa các doanh nghiệp ngành thép sẽ ung dung sản xuất kinh doanh trong năm 2013 khi nhu cầu tiêu dùng vẫn còn dấu hiệu suy giảm, đầu tư bị cắt giảm, lượng cung vượt quá cầu. Sản phẩm thép trong nước hoàn toàn thiếu khả năng cạnh tranh so với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. 10 http://www.xaydungsaigon.com/vat-lieu-xay-dung/nhieu-dn-nganh-vat-lieu-xay-dung-co-the-pha-san/ http://gafin.vn/20130115112955498p0c33/nganh-thep-ton-kho-moi-thang-350000-tan-san-pham-trong-2012.htm 12 http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/89630/ 13 http://s.cafef.vn/report/bao-cao-phan-tich-nganh-thep-2153.chn 11 6
  • 8. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Ngành xây dựng hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân 1.1.5 Năng lực sản xuất Việt Nam. Có những điểm tập trung quá nhiều cao ốc văn phòng bỏ không sau khi công trình hoàn tất, có những nơi lại không có bất kỳ một dự án nào thi công để giải quyết vấn đề dân số và phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con người, có nơi đất đai bỏ trống bạt ngàn chờ đợi thời cơ lên giá. Các công trình công cộng như đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học, công viên … với chất lượng khác nhau quá rõ rệt. Nền kinh tế suy thoái kéo theo hàng loạt hệ quả leo thang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội, thị trường bất động sản tĩnh lặng "ngậm" vốn lâu dài khiến các chủ đầu tư khó lòng xoay sở để chi trả khoản đầu tư ban đầu, nguồn cung thì dư thừa trong khi nhu cầu thì chưa được đáp ứng đủ. Chất lượng công trình nội địa vẫn không thể vượt qua khỏi cái bóng quá lớn của 1.1.6 Sự cạnh tranh những người khổng lồ nước ngoài. Chúng ta là những người đi sau nhưng chưa thể và chưa có điều kiện tiếp thu tất cả các công nghệ tiến bộ tối ưu đó. Cuộc chiến giữa các Công ty trong nước là một cuộc cạnh tranh gay gắt nhưng đó lại trở thành một cuộc đối đầu không cân sức khi so sánh với đấu trường quốc tế. Chúng ta thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu trên quy mô lớn, thiếu máy móc thiết bị tối tân tiết kiệm chi phí nâng cao năng suất, thiếu một cơ chế thanh tra kiểm soát nghiêm ngặt công minh, thiếu cả tham vọng và quyết tâm trở thành người đứng đầu trong ngành xây dựng. 1.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến ngành Xây dựng 1.2.1 Nhân tố vĩ mô 1.2.1.1 nhiên Tự Tự nhiên là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với ngành xây dựng, yếu tố tự nhiên tác động đến mọi công tác, công đoạn của việc xây dựng từ khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát, vận chuyển nguyên vật liệu trang thiết bị. Ngoài các yếu tố tự nhiên cố định như địa hình, địa điểm tác động đến công trình xây dựng như kết cấu, khối lượng, chi phí của sản phẩm xây dựng, thì các yếu tố tự nhiên về thời tiết, khí hậu, môi trường cũng tác động không nhỏ đến ngành do đặc thù của sản phẩm xây dựng ở ngoài trời, ở những vùng có thiên nhiên khắc nghiệt (nóng quá, lạnh quá, mưa bão, lũ lụt…) Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp xây dựng phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phòng, tiên đoán, mua bảo hiểm và các biện pháp khác... 1.2.1.2 tế Kinh Các yếu tố kinh tế tác động đến ngành xây dựng phải kể đến tốc độ tăng trưởng, sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo sự thành công trong hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo mọi biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn... 7
  • 9. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế, phải kế đến chu kỳ kinh tế của ngành, lãi suất, lạm phát, chính sách kinh tế của chính phủ (Luật về tiền lương, chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, chính sách ưu đãi như giảm thuế, trợ cấp…), các triển vọng kinh tế trong tương lai (như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư…) Nhân tố này tạo ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến doanh nghiệp trong ngành xây 1.2.1.3 Kỹ thuật - Công dựng. Các yếu tố công nghệ là các kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phần mềm ứng dụng được áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nghệ của doanh nghiệp. Khi áp dụng công nghệ phát triển, các doanh nghiệp xây dựng giảm thiểu được thời gian trong các công đoạn của quá trình xây dựng từ khảo sát, thiết kế, thi công, giam sát, thí nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tuổi thọ công trình, tạo thêm nhiều sản phẩm có yếu tố mỹ thuật cao…từ đó doanh nghiệp càng nân cao năng lực cạnh tranh và uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, yếu tố này nếu không được đáp ứng kịp thời sẽ dẫn doanh nghiệp đến nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh. Nhân tố này ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của tất cả 1.2.1.4 Văn doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích các yếu tố văn hóa, hóa - Xã hội xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Trong mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này phản ánh các đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó như về đặc điểm, tâm lý, tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống, thu nhập trung bình, phân phối thu nhập, lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống, điều kiện sống. Chính trị và pháp luật là các yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh 1.2.1.5 Chính trị - Pháp doanh trên một lãnh thổ. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. luật Với sự bình ổn trong thể chế chính trị sẽ tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ đó. Các đạo luật và chính sách liên quan đến ngành xây dựng như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật xây dựng, Luật thuế... sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay do sự chưa ổn định và còn nhiều bất cập trong việc xây dựng thể chế nên vẫn còn tạo nhiều sự bất ổn và chưa thống nhất rõ ràng trong sự tuân thủ các quy định trong lĩnh vực xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không những tạo 1.2.1.6 Môi trƣờng hội cơ hội cho các doanh nghiệp mà cho các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, nhập quốc tế kinh doanh. Xây dựng không phải là một ngành ngoại lệ khi hội nhập kinh tế ở Việt Nam trong những năm gần đây đã dần mở rộng, ngành xây dựng trong nước phải đối mặt với các thách thức, cạnh tranh từ các nhà thầu xây dựng nước ngoài với quy mô, kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao hơn, mạnh hơn rất nhiều. Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động phù hợp trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp xây dựng trong nước có cơ hội hợp tác phát triển với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. 8
  • 10. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai 1.2.2 Nhân tố vi mô Đối với ngành xây dựng, nguyên vật liệu xây dựng là các sản phẩm chịu tác 1.2.2.1 Nguyên vật động lớn từ sự biến động từ thị trường thế giới, ví dụ gang, thép, xi măng, vật liệu liệu và Nhà kỹ thuật cao…Ngoài ra, nguyên vật liệu trong ngành còn chịu sự tác động lớn từ tỉ cung cấp giá và lạm phát, nhu cầu tiêu thụ và kinh doanh theo mùa, và chịu sự tác động lớn từ biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới. Ngoài ra chính sách điều hành kinh doanh không hợp lý của các Công ty sản xuất khiến cho nguồn nguyên vật liệu xây dựng hiện nay luôn trong trình trạng cung vượt cầu, tồn kho lớn, công suất khai thác thấp. Tình trạng các Công ty trong ngành sản xuất vật liệu cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá, và sự cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Hệ thống phân phối của nhà cung cấp hiện nay đã đáp ứng phần nào nhu cầu xây dựng, tuy nhiên việc công khai thông tin giá cả giữa các nhà cung cấp vẫn chưa tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tìm kiếm, so sánh và lựa chọn nhà cung cấp tốt với uy tín, chất lượng và giá cả phù hợp. Sản phẩm và dịch vụ đa dạng của ngành xây dựng cung cấp cho mọi nhu cầu 1.2.2.2 Khách hàng trong xã hội, từ nhu cầu cá nhân-xây dựng nhà ở, cho đến nhu cầu chung của xã hội như hệ thống cầu, đường, trường, trạm, điện, bến cảng…từ bình dân đến cao cấp, từ quy mô nhỏ đến lớn, từ đồng bằng đến miền núi. Do đó, khách hàng tiềm năng của ngành là không hạn chế, tuy nhiên nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng lại không đồng nhất, nên cần có sự kết hợp giữa các cơ chế cho vay, khuyết khích đầu tư xây dựng của nhà nước, và sự hỗ trợ kịp thời từ hệ thống ngân hàng trong nước. Là một ngành có nhu cầu lao động tương đối cao so với các ngành khác. Lao 1.2.2.3 Thị trƣờng lao động trong ngành xây dựng luôn là một vấn đề đáng quan tâm đối với các Công ty động trong ngành. Tuy nhiên thị trường lao động đối với ngành xây dựng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung là một thách thức lớn, khi tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang dần nới rộng khoảng cách do cơ chế hướng nghiệp, chính sách đào tạo cho lực lượng dân số đang đi vào tuổi lao động đã và đang có những bước đi sai lầm từ những năm 2005 đến nay. Cả nước hiện nay có khoảng 1.3 triệu lao động đang làm việc trong ngành xây dựng. Phần đông không được đào tạo bài bản, đa phần xuất thân từ nông thôn, thiếu các kiến thức về an toàn lao động, về chấp hành kỷ luật, kỹ năng kỹ thuật cần thiết đối với ngành nghề. Bên cạnh đó, ngành xây dựng vốn có sức hút và được đánh giá là một ngành hấp dẫn từ đầu những năm thế kỷ 21 cho đến các năm gần đây đã tạo cho ngành một nguồn nhân lực không nhỏ có trình độ từ kỹ sư đến thạc sĩ, tiến sĩ… hiện nguồn lực này đã đủ đáp ứng cho yêu cầu xây dựng hiện nay. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành xây dựng vẫn tuyển dụng và sử dụng các lực lượng lao động tay nghề thấp do mức lương trả cho lao động không cao, và bản thân người lao động dễ dàng chấp nhận mức lương này do nhu cầu cuộc sống. Tuy cơ chế tiền lương đã áp dụng theo cơ chế thị trường nhưng nếu so sánh thu nhập bình quân giữa các ngành nghề như khai thác mỏ, điện thì ngành xây dựng chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2, nguyên nhân này cũng làm giảm một phần sức hút đối với các cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân có trình độ và tay nghề cao. Ngoài ra, công tác đào tạo và dạy nghề cho các nhân lực tương lai hiện nay không theo kịp yêu cầu thị trường, chưa tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như chưa phối hợp mật thiết giữa các doanh nghiệp và thị trường do đó chưa đáp ứng được giữa nhu cầu và yêu cầu trong ngành. 9
  • 11. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai 1.3 Cơ hội và thách thức đối với ngành Xây dựng đã và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ phục vụ mục tiêu quốc Cơ hội và gia về phát triển nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông, và hạ tầng kỹ thuật đô thách thức thị. Ngoài các yếu tố đạt được về quản lý ngành, nhân lực, trang thiết bị máy móc, quy trình quy phạm, công nghệ đến hiện nay đủ đáp ứng phần nào mục tiêu trên. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, ngành xây dựng hiện còn gặp một số các khó khăn cơ bản sau:  Nguồn nhân lực vẫn chưa được đào tạo bài bản, trình độ tay nghề chưa đáp ứng đủ và tốt các yêu cầu công việc.  Cơ sở vật chất kỹ thuật máy móc thiết bị đa phần lạc hậu, cũ kỹ, chưa được nâng cấp, cải tiến, chưa thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của dự án có kỹ thuật cao.  Việc hội nhập kinh tế đang đặt ra thách thức rất lớn khi các tập đoàn xây dựng quốc tế vào dự thầu các công trình trọng điểm, tầm cỡ quốc gia.  Cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật về xây dựng hiện vẫn còn đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện, gây không ít khó khăn cho các nhà thầu trong việc theo dõi, bổ sung cập nhật và tuân thủ các quy định này. Khắc phục Để kịp thời khắc phục các hạn chế và nhanh chóng hòa nhập với thị trường ngành xây dựng tầm quốc tế, ngành xây dựng Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng cần hết sức khẩn trương và tích cực trong việc nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức do các biến động của kinh tế thế giới và trong nước. Đồng thời xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện các chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến trong tương lai. Ngành xây dựng bản thân cần rà soát và đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền về các quy định pháp luật có liên quan trong hoạt động xây dựng còn chồng chéo, bất cập, để từ đó ngày một hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi giam gia hoạt động. Ngành cũng cần đổi mới và nâng cao năng lực, chất lượng trong công tác quy hoạch, kiến trúc từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết cho từng vùng, từng miền, từng khu vực. Bản thân ngành và mỗi doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và nâng cấp khả năng quản lý lãnh đạo, hoàn chỉnh bộ máy tổ chức bổ sung hoàn thiện trong công tác quản lý và phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ thống nhất và hợp lý, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xây dựng trong giai đoạn mở cửa hội nhập; nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian xây dựng. 10
  • 12. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai CHƢƠNG 2.PHÂN TÍCH CÔNG TY 2.1 Tổng quan về Công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty được thành lập năm 1994 với tên Xí Nghiệp Tư Doanh (XNTD) Quốc Cường với lĩnh vực kinh doanh chính là: khai thác chế biến gỗ xuất khẩu, mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cafe, xuất nhập khẩu phân bón với hơn 500 lao động. Năm 2005 Công ty hợp tác với XNTD Hoàng Anh thành lập Công ty TNHH xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh. Từ đó Công ty bắt đầu chuyển sang lĩnh vực bất động sản tại Thành Phố Hồ Chí Minh, điển hình là dự án khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh 1 & 2 và đưa lĩnh vực này thành kinh doanh chủ lực. Công ty Cổ phần Quốc Cường - Gia Lai (“Công ty”) là một Công ty cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3903000116 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp ngày 21 tháng 3 năm 2007, và các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh. Công ty đã được chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 9 tháng 8 năm 2010 theo Quyết định số 156/QĐ-SGDHCM do Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 27 tháng 7 năm 2010 nâng vốn điều lệ của Công ty lên hơn 1.215 tỷ Qua lịch sử hình thành của Công ty có thể nói với nền tảng kinh doanh thành công trong lĩnh vực khai thác chế biến gỗ đã tạo cho Công ty Quốc Cường Gia Lai một nguồn vốn mạnh để bước chân vào lĩnh vực mới khác hoàn toàn với lĩnh vực mà Công ty đang kinh doanh, đồng thời thời điểm gia nhập vào thị trường bất động sản của Công ty cũng có thể được gọi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nên Công ty đã rất thành công trong lĩnh vực này, nâng vốn điều lệ từ 259 tỷ đồng thành 1.215 tỷ đồng trong vòng 16 năm, thể hiện qua tỷ trọng doanh thu của mảng bất động sản của Công ty chiếm đến 90% (Theo báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Quốc Cường Gia Lai). Trải qua 19 năm hình thành và phát triển Công ty Quốc Cường Gia Lai đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của mình với việc không ngừng mở rộng quy mô đầu tư và bên cạnh đó cũng đối mặt với không ít các thách thức gọi tên từ nền kinh tế và cạnh tranh ngành. Hoạt động chính của Công ty là phát triển và kinh doanh bất động 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và thành tựu đạt sản, bao gồm cao ốc văn phòng và căn hộ chung cư; cung cấp dịch vụ xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; đầu tư xây dựng công đƣợc trình thủy điện; trồng cây cao su và mua bán cao su thành phẩm và kinh doanh cà phê và sản phẩm gỗ. Ngành Bất Động Sản Năm 2001 Công ty phát triển mạnh ngành bất động sản, từ đó đã đưa ra nhiều sản phẩm căn hộ và nhà phố liền kề, biệt thự vườn, biệt thự ven sông, văn phòng cho thuê v.v…Đến nay Công ty sở hữu 18 dự án Bất động sản với diện tích đất khuôn viên trên 1.562.129 m2; Diện tích sàn xây dựng 7.029.589 m2; Ở các vị trí: Quận 1; Quận 2; Quận 3; Quận 7; Quận 9; Quận Bình Chánh, Quận Nhà Bè; Quận Bình Tân. 11
  • 13. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Ngành Cao Su Năm 2008, Công ty đầu tư trồng cao su đến nay Công ty sở hữu 4.000ha cao su tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; đã trồng được 4;3; 2 năm tuổi. Năm 2009 Công ty đầu tư trồng cao su ở Campuchia, tỉnh Kratie; Đến nay Công ty sở hữu 3.000 ha cao su đã trồng 3, 2 và 1 năm tuổi. Tổng cộng hai dự án trên Công ty sở hữu 7.000 ha cao susẽ khai thác mũ từ năm 2013 và lần lượt đến 2017 là khai thác 100% trên 7.000 ha. Ngành Thủy Điện Năm 2012 phát điện 3 tổ máy dự án thủy điện Iagrai1 công suất 10,8MW. Hiện còn 3 công trình thủy điện: Iagrai 2; Pleikeo; Anyun Trung công suất tổng cộng 40 MW đang tiến hành thi công dự kiến đưa vào khai thác năm 2014-2015. Ngành Gỗ Từ năm 1994 đến nay hàng năm Công ty cung cấp hàng 100.000 m2 cửa, kệ bếp, tủ âm tường và nội thất ra thị trường và các công trình, căn hộ, biệt thự, nhà phố v.v…. Ngành Xây Dựng Cổ phần hóa Công ty từ năm 2007 đến nay với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm đã xây dựng hàng năm từ 50.000 – 70.000 m2 sàn xây dựng các loại sản phẩm như văn phòng cho thuê; căn hộ; biệt thự; nhà phố liên kế v.v…. 2.1.3 Dòng sản phẩm Công ty Quốc Cường kinh doanh rất nhiều lĩnh vực, do đó sẽ có rất nhiều chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, đối với ngành chủ lực của Công ty đến từ mảng bất động sản và xây dựng. Một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty: Dự án Khu dân cư Phước Vị trí: huyện Nhà Bè, Tp.Hồ Chí Minh Kiểng Chức năng công trình: xây dựng khu phức hợp gồm: biệt thự, nhà phố, trung tâm thương mại và chung cư cao tầng. Diện tích khuôn viên: 93ha Dự án Căn hộ cao cấp Tọa lạc tại địa chỉ: số 11 km 9 Xa Lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, quận 9, Hải Âu Tp.Hồ Chí Minh. Chức năng công trình: xây dựng chung cư và cao ốc văn phòng Diện tích khuôn viên: 14.388,9 m2 Số tầng:25 tầng ( gồm 3 khối chung cư - có 492 căn hộ, 1 khối văn phòng) Tổng diện tích sàn xây dựng toàn công trình ( kể cả tầng hầm): 142.600,9m2 Hệ số sử dụng đất: 8 lần Dự án 24 Lê Thánh Tôn Tọa lạc tại địa chỉ: Số 24 đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh Chức năng công trình:xây dựng Trung tâm Thương mai – Dịch vụ ăn uống và căn hộ cho thuê. Diện tích khuôn viên: 1.437,7m2 Số tầng: cao 22 tầng Tổng diện tích sàn xây dựng: 20.989,24m2 ( bao gồm diện tích tầng hầm, kỹ thuật và sân thượng) Hệ số sử dụng đất : 12 lần 12
  • 14. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai 2.1.4 Những vấp ngã và cố gắng của Công ty trên thƣơng trƣờng Ở góc độ kinh doanh Cuộc khủng hoảng kinh tế từ 2008 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Công ty, từ việc kinh doanh có lãi 2009, 2010 cho đến việc lỗ lớn vào 2011 và có sự phục hồi nhẹ cuối 2012. Đồng thời do đang trong giai đoạn tăng trưởng, Công ty không ngừng mở rộng cơ hội kinh doanh làm cho hàng tồn kho mỗi lúc một lớn từ 2009 đến 2012 nhưng ngược lại tình hình kinh doanh xuống dốc thảm hại. Ở góc độ nợ vay Đi cùng xu hướng kinh tế suy thoái chung, Công ty đã phải tăng nợ vay lên nhanh chóng với số vốn vay dài hạn 2010 gấp đôi năm 2009, năm 2012 gấp bốn lần 2009 để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, kinh doanh bết bát đã tạo một gánh nặng tài chính rất lớn lên Công ty trong giai đoạn này. Ở góc độ nhà đầu tƣ Nhiều nhà đầu tư hy vọng, với sự tham gia của VOF – một quỹ đầu tư thuộc VinaCapital – rất có thể tới đây QCG sẽ có thay đổi quan trọng về hoạt động quan hệ nhà đầu tư, về minh bạch hóa thông tin, thậm chí là cách thức truyền thông và chiến lược xây dựng thương hiệu. Chỉ khi hoạt động quan hệ nhà đầu tư của QCG không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một vài người mà được tổ chức một cách chuyên nghiệp, bài bản, xứng đáng với một doanh nghiệp đại chúng lớn thì họ mới tránh được những “vận hạn” như thời gian qua. Với sự nỗ lực cắt giảm các chi phí đối với chi phí bán hàng và quản lý Nhận định chung cho những vấp ngã và cố doanh nghiệp, thu hồi các khoản nợ của khách hàng, thoái vốn ở một số gắng của QCG trên Công ty con, liên kết, liên doanh, Công ty đang cố gắng xốc lại tinh thần, tinh chế lại bộ máy và chuẩn bị kế hoạch để trả nợ và vực dậy Công ty. thƣơng trƣờng 2.1.5 Năng lực quản trị 2.1.5.1 Cơ cấu tỷ lệ sở hữu các Công tycon và Công tyliên kết tại thời điểm 30/06/2013 13
  • 15. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Với mô hình Công ty con và Công ty liên kết của Công ty Quốc Cường tại thời điểm năm 2010 ta có thể thấy sự lớn mạnh của Công ty chủ yếu phát triển và liên kết với các Công ty xây dựng cũng như bất động sản, điều này lý giải được tại năm 2010 bất động sản chiếm 90% doanh thu của Công ty. Tuy nhiên, sau 2 năm 2013 theo báo cáo tài chính quý II/2013 quy mô của Công ty liên kết đã cắt giảm 2Công ty gồm có: Công ty CP Giai Việt, Công ty TNHH XD & KD nhà Phạm Gia. Qua đó có thể thấy QCG đã thực hiện chiến lược cắt giảm quy mô để vượt qua giai đoạn suy thoái, nhưng có thành công hay không còn phải chờ đợi kết quả kinh doanh vào những năm tiếp theo. Sau một năm thành công 2010, số lượng cổ phiếu của Công ty ngoài việc Chủ Tịch Hội Đồng quản trị chiếm 50.05% ra thì Quỹ đầu tư VOF hay Công ty chứng khoán VNDirect cũng chiếm một lượng cao trên thị trường 9,6% và 4,3%, điều này cho thấy sức hút của mã Chứng khoán QCG hoàn toàn không phải nhỏ, kỳ vọng của nhà đầu tư vào Công ty khá cao và vẫn giữ tỷ lệ này đến năm 2013, có thể thấy rằng dù Công ty đang suy thoái nhưng kỳ vọng của nhà đầu tư vẫn không giảm. 2.1.5.2 Ban lãnh đạo Công ty Chủ tịch & Đại diện theo pháp luật của Công ty Bà Nguyễn Thị Như Loan14, với các chức vụ nắm giữ trong Công ty: 1994-02/2007: Giám đốc Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường 03/2007-Nay: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP QCGL Chức vụ nắm giữ tại tổ chức khác: Chủ tịch HĐQT Cty Địa ốc Sài Gòn Xanh; Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Cường Liên Á Là một Chủ tịch Hội đồng Quản trị đồng thời cũng là Tổng Giám đốc ta có thể thấy ưu điểm của Công ty là không tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý, sẽ không tạo ra chi phí đại diện là bất cân xứng thông tin đối với các cổ đông và người quản lý, đồng thời từ khi thành lập đến nay Công ty không hề thay đổi Chủ sở hữu ta có thể thấy được khả năng am hiểu thị trường, am hiểu Công ty và khả năng quản lý của bà Nguyễn Thị Như Loan không hề thấp, điều đó có thể tạo một niềm tin cho cổ đông rằng Công ty sẽ được quản lý một cách đúng đắn nhất. Tuy nhiên, khuyết điểm của việc này là Công ty sẽ có khuynh hướng mở rộng phát triển, tiếp thu những cái mới hơn, Công ty sẽ quản lý theo hướng tư nhân nhiều hơn. 14 Báo cáo tài chính của Công ty QCG năm 2012 14
  • 16. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai 2.1.6 Lợi thế kinh tế Thông thường một Công ty tạo ra sản phầm hay dịch vụ tốt hơn thường tự tạo ra nhãn hiệu cho riêng nó, và một nhãn hiệu mạnh có thể tạo ra một thế mạnh kinh tế lớn15 Hiện nay QCG có nhiều thế mạnh nổi bật, do sở hữu quỹ đất lớn, có những dự án ở vị trí địa trắc và đa số nằm trên các trục đường chính của toàn khu vực TP Hồ Chí Minh, QCG có uy tín với các cơ quan nhà nước ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các nơi khác16. Dựa vào những thế mạnh này có thể hiểu được tại sao Công ty QCG tuy cũng rơi vào thời kỳ khủng hoảng như những công ty bất động sản khác nhưng vẫn còn trụ lại được, vẫn có được doanh số. Thứ nhất có thể nói sở hữu một quỹ đất lớn là một lợi thế rất cao, vì giá trị đất không bao giờ xuống và nếu có thì chỉ dao động trên biên độ nhẹ và sở hữu nhiều đất đồng nghĩa với việc Công ty không cần phải tốn quá nhiều chi phí cho việc mua lại đất hay chi phí đền bù giải tỏa gấp rút khi có một dự án mới nào chuẩn bị xây dựng, thứ hai những dự án nằm trên trục đường chính là một lợi thế giúp cho QCG có thể tìm được những đối tác tiềm năng nhất, bởi vì tại nơi này những công ty lớn, có tài chính mạnh họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua hoặc thuê với giá cao để làm văn phòng phục vụ cho hoạt động của mình. Cuối cùng là một thế mạnh không kém phần quan trọng đó làkhi một công ty có uy tín với nhà nước, nhất là những công ty bất động sản, xây dựng thì việc hoàn thành những thủ tục xin cấp phép xây dựng, những thủ tục sở hữu cho người mua sẽ tiến hành nhanh chóng và an toàn nhất, khi nhìn vào điểm này người mua sẽ yên tâm hơn khi mua những sản phẩm của Công ty QCG. Thế mạnh kinh tế này có thể tồn tại được bao lâu là một câu hỏi quan trọng cho phần này, nhưng nhìn vào những thế mạnh của Công ty ở trên ta có thể nói nó sẽ tồn tại đến khi Công ty QCG không kiệt quệ tài chính đến mức phải bán đi quỹ đất của mình để xoay vòng vốn đầu tư. Ai hoạt động trong ngành bất động sản, xây dựng cũng đều biết 2.1.7 Rủi ro kinh Doanh Công ty QCG lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác chế biến gỗ xuất của Công ty khẩu; mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cà phê; xuất nhập khẩu phân bón, vào năm 1994. Đến ngày 21-3-2007 chính thức chuyển đổi thành CTCP Quốc Cường Gia Lai với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng. Từ thời điểm này, QCG được biết đến như một doanh nghiệp có bất động sản vẫn là lĩnh vực chủ lực. Khi vốn điều lệ của QCG vượt mốc 1.000 tỷ đồng thì thị trường bất động sản rơi vào tình trạng nguội lạnh sau thời gian tăng nóng.Theo BCTC năm 2011, lợi nhuận của doanh nghiệp âm hơn 43,8 tỷ đồng, trong khi năm trước đó còn lãi hơn 358 tỷ đồng. Lãnh đạo QCG trấn an cổ đông rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn rất khả quan và doanh nghiệp đã có giải pháp ứng phó với khó khăn. Cụ thể, vốn chủ sở hữu tính đến thời điểm 31-12-2011 chiếm 183,37% vốn điều lệ, thể hiện giá trị thặng dư trên vốn chiếm rất cao, đảm bảo cho các rủi ro kinh doanh trong năm 2012 nếu như thị trường không có dấu hiệu hồi phục. 15 Sách “Đầu tư tài chính” – PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt http://www.stockbiz.vn/Stocks/QCG/Snapshot.aspx 16 15
  • 17. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Có thể nói với mô hình Công ty nhưđã trình bày ở trên và với doanh thuchủ yếu từ bất động sản thì có thể nói QCG là một công ty đầu cơ. Do đó, khi nền kinh kế suy thoái, QCG không tránh khỏi suy thoái theo. Công ty chọn chiến lược theo nền kinh tế là một chiến lược được coi là theo thời vào những năm 2009, 2010, nhưng Công ty đã sai lầm trong việc đem toàn bộ nguồn lực tài chính của mình vào ngành này và cố gắng cầm cự đến năm 2012. Tuy nhiên, liệu Công ty có đứng lên nổi sau suy thoái hay không còn phải phân tích nhiều yếu tố hơn. Rủi ro kinh doanh là rủi ro bất cứ một Công ty nào cũng gặp phải, 2.1.8 Chiến lƣợc kinh tuy nhiên đối với những công ty mới khởi sự sẽ có rủi ro cao hơn. Nhưng doanh Công ty QCG đã vượt qua được rủi ro kinh doanh trong giai đoạn đầu khởi sự do đã gia nhập ngành vào đúng thời điểm thịnh vượng của ngành cộng với thế mạnh của Công ty. Dù vậy Công ty vẫn không là một ngoại lệ vẫn có giai đoạn suy thoái, vì lúc này rủi ro kinh doanh bộc lộ mạnh mẽ, có khá nhiều những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trong ngành như Licogi 16,… nguyên vật liệu xây dựng lên giá do nền kinh tế suy giảm dẫn đến nhập khẩu giảm và kéo theo hậu quả tất yếu là giá đầu ra của thành phẩm cao lên. Đồng thời một hệ quả của nền kinh tế suy thoái là số lượng người nghèo tăng lên, nên đầu ra thu hẹp, trong khi hầu như toàn bộ sản phẩm của Công ty là những dự án cao cấp thì càng khó tiêu thụ trên thị trường. Tóm lại, với những rủi ro kinh doanh được khuếch đại trong thời kỳ suy thoái thì Công ty QCG đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng năm 2011 lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 97 tỷ đồng. 2.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty 2.2.1 Tổng quan tình hình tài chính Công ty 2.2.1.1 Tính thanh khoản QUỐC CƢỜNG GIA LAI TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2010 2011 LICOGI 16 2012 NGÀNH XÂY DỰNG 2012 NHÓM TỶ SỐ THANH TOÁN Tỷ số thanh toán hiện hành 2,295 3,312 2,584 1,375 1,480 Tỷ số thanh toán nhanh 0,662 0,684 0,397 0,986 0,900 Kỳ thu tiền bình quân 340 734 1.180 375 125 1.878 3.125 8.814 264 102 Số ngày tồn kho bình quân Tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty luôn cao hơn Licogi 16 và cao hơn trung bình ngành trong cả 3 năm đang xét (2010, 2011, 2012) do nguồn tài sản lưu động dồi dào vượt hơn hẳn nợ phải trả ngắn hạn, đặc biệt là vào năm 2011. Tuy nhiên tỷ số thanh toán toán hiện hành của Công ty đang ẩn chứa một dấu hiệu không tốt trong kết quả kinh doanh khi xét đến Tỷ số thanh toán nhanh, đã loại bỏ yếu tố Hàng tốn kho. 16
  • 18. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Tỷ số thanh toán nhanh mới thực sự là dấu hiệu thể hiện sự đảm bảo khả năng chi trả cho những khoản nợ đến hạn. Ở đây các tỷ số của Công ty lại luôn thấp hơn Licogi16 đồng thời thấp hơn hẳn trung bình ngành. Quả thực là đáng lo ngại khi tỷ số thanh toán nhanh lại bé hơn 1, và duy trì liên tục 3 năm, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty đang thực sự nguy cấp khi lượng hàng tồn kho quá lớn khó chuyển thành tiền mặt để công ty đáp ứng các nghĩa vụ nợ tới hạn. Tỷ số kỳ thu tiền bình quân cũng cho thấy được Công ty đã không thể thu hồi các khoản nợ của khách hàng để chuyển thành tiền, và sự bế tắc này càng gia tăng trong những năm tiếp theo. Đa phần khoản phải thu khách hàng đến từ việc ứng đền bù dự án, tạm ứng cho dự án, và cho các cổ đông vay tiền. So với Licogi16 và trung bình ngành, Công ty đang tạo một ấn tượng đáng sợ khi so sánh ở chỉ tiêu này. Đối với tỷ số ngày tồn kho bình quân cũng biến động theo xu hướng tỷ số kỳ thu tiền bình quân. Các tỷ số của Công ty tăng quá lớn so với công ty cạnh tranh và trung bình ngành. Điều này càng cho thấy tình hình kinh doanh u ám trong giai đoạn suy thoái kinh tế cũng như suy thoái trong xây dựng và bất động sản, mà với một công ty có thời gian gia nhập ngành còn quá non trẻ như QCG thì việc gánh chịu rủi ro kinh doanh đã thành hiện thực. Có lẽ bản thân công ty cũng đã thấy được xu hướng tài chính của mình, nhưng Công ty vẫn phải tiến hành xây dựng các công trình dang dở hoặc đã cam kết đầu tư từ những năm trước khi nổ ra khủng hoảng. Giai đoạn sắp tới, Công ty cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để nhanh chóng chuyển các khoản tài sản ngắn hạn thành tiền để đáp ứng các yêu cầu thanh toán của mình. Có thể phải giảm giá bán để đẩy hàng tồn kho đi, thực hiện chiến dịch tín dụng hấp dẫn đối với khách hàng, thu hồi các khoản cho vay đối với các bên liên quan, và đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện các dự án dang dở đang chôn vốn. 2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản Tỷ số Hiệu suất sử dụng tài sản QUỐC CƢỜNG GIA LAI TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2010 2011 2012 LICOGI 16 NGÀNH XÂY DỰNG 2012 NHÓM TỶ SỐ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN Vòng quay các khoản phải thu 1,059 0,490 0,305 0,960 2,880 Vòng quay hàng tồn kho 0,192 0,115 0,041 1,359 3,520 Vòng quay tiền mặt 8,201 4,950 6,926 19,211 Vòng quay vốn luân chuyển 1,397 0,338 0,213 2,194 Vòng quay tài sản cố định 1,405 0,563 0,259 2,533 Vòng quay tổng tài sản 0,180 0,075 0,038 0,327 Vòng quay vốn chủ sở hữu 0,467 0,175 0,093 0,612 0,990 0,720 Tỷ số vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho vận động ngược chiều với tỷ số kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho bình quân. Hai tỷ số này của Công ty là quá thấp so với Licogi 16 cũng như so với trung bình ngành. 17
  • 19. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Tỷ số vòng quay tiền mặt được duy trì ở mức vừa phải, mặc dù cũng có sự biến động giảm 50% từ 2010 đến 2011, nhưng lại tăng lên 50% từ 2011 đến 2012, so với một tỷ số khá cao của Licogi 16. Đôi khi vòng quay tiền mặt quá lớn sẽ dẫn đến việc không đủ tiền mặt đáp ứng cho các nhu cầu tối cần thiết của doanh nghiệp. Vòng quay vốn luân chuyển của Công ty chỉ duy trì cao hơn trung bình ngành trong 2010 nhưng sau đó lại biến động giảm mạnh 4 lần và thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành. Điều này càng nhấn mạnh cho việc tình hình kinh doanh của Công ty thực sự rất tồi tệ, và không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Vòng quay tổng tài sản cho biết Công ty không khai thác được tài sản sẵn có của mình trong kinh doanh, một sự lãng phí và tệ hại rất lớn trong điều hành và khai thác nguồn lực của công ty. Khi so sánh với trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh, quả thực Công ty thua kém từ 10 đến 20 lần. Đó quả thực là một sự sụt giảm nghiêm trọng trong năng lực quản lý của bộ máy điều hành. Và đi cùng với nó là Vòng quay vốn chủ sở hữu, dù Vòng quay vốn chủ sở hữu gấp 2, 3 lần vòng quay tổng tài sản của Công ty nhưng điều đó cũng không ăn nhằm gì so với sự thua kém với đối thủ cạnh tranh. Các cổ đông của Công ty trong giai đoạn này thực sự chán nản với kết quả kinh doanh này. Rõ ràng rằng, sự sụt giảm nghiêm trọng các tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản của QCG so với đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành cho thấy sự yếu kém của Công ty trong giai đoạn suy thoái đã bộc lộ hoàn toàn. Cần có một sự đổi mới trong Ban quản trị nhằm tìm ra một lối đi phù hợp nhất cho Công ty để vượt qua giai đoạn khó khăn này, bằng không rất dễ dẫn đến một sự khó khăn tài chính trước mắt và có thể dẫn Công ty đến tình trạng kiệt quệ tài chính về sau. QUỐC CƢỜNG GIA LAI TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2010 2011 2012 LICOGI 16 NGÀNH XÂY DỰNG 2012 NHÓM TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Biên lợi nhuận gộp Biên lợi nhuận hoạt động kinh doanh Biên Lợi nhuận trước thuế Biên lợi nhuận sau thuế 0,457 0,132 0,338 0,168 0,103 0,453 -0,245 -0,042 -0,076 -0,117 0,500 -0,110 0,026 -0,051 -0,073 0,395 -0,111 0,031 -0,049 -0,145 Tỷ số biên lợi nhuận gộp của Công ty cao hơn trung bình ngành và thường xuyên duy trì cao hơn Licogi 16, chứng tỏ sự tính toán và sử dụng chi phí sản xuất sản phẩm so với giá bán của Công ty khá tốt. Tỷ số Biên lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty chỉ cao vào năm 2010 khi mà các doanh thu từ kinh doanh đến trễ hơn do đặc điểm ngành, đồng thời lúc này chi phí lãi vay của công ty chưa lớn tương ứng với khoản nợ vay chỉ gần gấp đôi so với 2009, nhưng khoản nay vày không có gì là đáng kể khi mà đây cũng là năm Công ty tăng cường nguồn vốn đi vay cũng như vốn chủ sở hữu để thực hiện các dự án của mình (Công ty đã phát hành thêm hơn 88 triệu cổ phiếu trong 2010). Tuy nhiên đến các năm 2011, 2012, khi mà Công ty tiếp tục lún sâu vào các dự án theo đuổi, nên cần phải huy động thêm nguồn vốn vay thì lúc này gánh nặng chi 18
  • 20. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai phí lãi vay đã thành hiện thực. Doanh thu từ kinh doanh và lợi nhuận gộp không đủ sức chi trả cho các khoản lãi vay và các khoản chi phí bán hàng và quản lý của doanh nghiệp, dẫn tới biên lợi nhuận hoạt động âm, nặng nề nhất là vào năm 2011 và sau đó có cải thiện một ít vào năm 2012 khi vượt lên hơn trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh. Do Công ty đã cắt giảm đáng kể chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty cũng có một chỉ tiêu biên lợi nhuận sau thuế khả quan hơn trung bình ngành và đối thủ. Chứng tỏ một sự ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế lên ngành xây dựng ở Việt Nam. 2.2.1.3 Hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính QUỐC CƢỜNG GIA LAI TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2010 2011 2012 LICOGI 16 NGÀNH XÂY DỰNG 2012 NHÓM TỶ SỐ ĐÕN BẨY TÀI CHÍNH Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 0,415 0,772 0,756 0,015 0,280 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần Khả năng thanh toán lãi vay 1,135 1,329 1,468 0,788 1,270 2,202 2,467 2,468 1,842 11,378 0,714 1,070 0,568 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần đầu tiên đã cho thấy một sự mất cân đối khá lớn ở QCG khi mà tỷ số này gấp 2, 3 lần trung bình ngành và gấp 50 lần đối thủ cạnh tranh. Chứng tỏ Công ty sử dụng nguồn nợ vay dài hạn khá lớn cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Tỷ sổ nợ trên vốn cổ phần, và Tỷ sổ tổng tài sản trên vốn cổ phần càng làm rõ chi tiết này hơn nữa. Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn trong khi đang ở giai đoạn tăng trưởng nhanh là một sự sai lầm nghiêm trọng, vì rủi ro kinh doanh quá lớn cộng với tình hình kinh tế đang trên đường tìm đáy như thế rất dễ đẩy công ty đến tình trạng kiệt quệ tài chính và phá sản. Tỷ số Khả năng thanh toán lãi vay đã phản ánh điều đó, khi mà tỷ số này đạt được ở mức khá cao 11,4 lần trong 2010, bỗng chốc nhỏ hơn 1 lần vào 2011, nghĩa là Công ty kinh doanh không đủ khả năng chi trả cho lãi vay. Tuy nhiên đến 2012, Công ty đã cải thiện tí chút về khả năng này khi đưa tỷ số này lớn hơn 1. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn tăng trưởng đã tạo một cú shock quá lớn đối với Công ty khi mà Công ty không lường hết được diễn biến kinh tế chung thế giới và trong nước, cùng với việc đầu tư ồ ạt thiếu cân nhắc đã khiến cho tình hình kinh doanh và trả nợ tồi tệ. Thời gian tới QCG cần phải xây dựng lại hình ảnh để thu hút nguồn vốn từ cổ đông nhiều hơn nữa để tái cơ cấu lại cấu trúc vốn của mình hoặc cần phải thoái bớt vốn ở các công ty con, công ty liên kết, liên doanh khác để thực sự vực lại bản thân. 19
  • 21. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai 2.2.1.4 Khả năng sinh lợi QUỐC CƢỜNG GIA LAI TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2010 2011 LICOGI 16 2012 NGÀNH XÂY DỰNG 2012 NHÓM TỶ SỐ SINH LỢI ROA-Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 0,081 0,012 0,012 0,014 0,004 ROE - Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần 0,184 -0,019 0,003 -0,030 0,124 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của Công ty luôn duy trì cao hơn mức trung bình ngành và cũng gần xấp xỉ đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là điều đáng mừng đối với công ty trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, đa phần các công ty xây dựng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhưng QCG đã làm tốt hơn. Tuy nhiên nhìn tiếp vào Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thì quả là một sự thất vọng lớn cho cổ đông, khi mà tỷ số này chỉ cao hơn trung bình ngành vào năm 2010, còn 2 năm tiếp theo là một sự sụt giảm thảm hại, âm hoặc gần bằng 0, nghĩa là đa phần lợi nhuận kiếm được đều dùng chi trả cho các khoản vay của công ty mà thôi, cổ đông không kiếm được gì trong giai đoạn này. Trong khi trung bình ngành lại cho một con số ấn tượng, khi đạt được một tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần khá tốt. Điều này càng cho thấy QCG cần phải củng cố lại bộ máy lãnh đạo và xem xét lại cấu trúc vốn của mình sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển của công ty và tình hình kinh tế vĩ mô. Để phân tích được đầy đủ khả năng sinh lợi của Công ty thì ngoài những chỉ tiêu này ra ta còn có rất nhiều những chỉ tiêu khác như: hệ số tổng lợi nhuận, hệ số lợi nhuận hoat động, hệ số lợi nhuận ròng,… nhưng đối với phần tổng quan về tình hình tài chính thì không đề cập quá chi tiết, những chỉ số này sẽ được làm rõ hơn trong phần phân tích chi tiết tài chính của Công ty. 2.2.1.5 Sự đánh giá của Thị trƣờng đối với Doanh nghiệp QUỐC CƢỜNG GIA LAI TỶ SỐ TÀI 2010 CHÍNH NHÓM TỶ SỐ GIÁ THỊ TRƢỜNG 3.666,569 EPS P/E Tỷ suất thu nhập 2011 -327,826 LICOGI 16 2012 62,428 7,391 116,934 0,135 NGÀNH XÂY DỰNG 2012 -658,329 1.684,000 9,310 0,009 Từ những đánh giá dựa trên các tỷ số đã xem xét cộng với tỷ số giá thị trường cho thấy một bức tranh hoàn chỉnh hơn về QCG trong giai đoạn này. EPS của QCG đã có một sự biến động lớn từ dương lớn vào 2010 chuyển sang lỗ 2011 và phục hồi nhẹ vượt qua mốc 0 một chút vào 2012. Kết quả này chỉ tốt hơn đối thủ một chút nhưng lại thể hiện sự kém cỏi của QCG so với mặt bằng chung trong ngành. Đồng thời với tỷ số P/E thấp hơn ngành vào 2010 rồi lại nhảy vọt lên rất lớn sau đó cho thấy một sự biến động lớn trong quan hệ giữa giá và thu nhập. Ở đây không thể kết luận QCG là một chứng khoán tăng trưởng được vì sự biến động lớn trong EPS, do đó Nhà đầu tư cũng như thị trường khó có thể phán đoán được hết giá trị doanh nghiệp nếu không có một cái nhìn sâu sắc vào bản chất doanh nghiệp ở những phần phân tích chi tiết hơn. 20
  • 22. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai 2.2.2 Phân tích dòng tiền Công ty 2.2.2.1 Dòng tiền hoạt động biến động qua các kỳ Đvt: Tỷ đồng 2000 1500 Dòng tiền HĐKD 1000 Dòng tiền Hoạt động Đầu tư 500 Dòng tiền hoạt động tài trợ 0 2009 2010 2011 2012 Dòng tiền thuần hoạt động trong kỳ -500 -1000 Dòng tiền thuần hoạt động trong kỳ biến động rất lớn và đổi dấu liên tục.Dòng tiền thần dương lớn nhất vào 2010, với đóng góp lớn nhất là do Công ty đã tăng cường dòng tiền tài trợ từ nguồn vay ngắn hạn và phát hành cổ phiếu, trong khi các dòng tiền còn lại đều âm lớn. Sang năm 2011, Dòng tiền thuần đã chuyển sang âm, dù hoạt động đầu tư có khởi sắc do Công ty thoái vốn khỏi một số công ty con, công ty liên kết nhưng vấn khung bù đắp được dòng tiền hoạt động kinh doanh âm quá lớn do kinh doanh lỗ, lãi vay lớn; và dù cho Dòng tiền từ hoạt động tài trợ vẫn dương do Công ty tiếp tục tăng vốn vay ngắn hạn, nhưng hầu hết số tiền vay ngắn hạn này lại dành để cho chi trả nợ gốc và các lợi nhuận cho chủ sở hữu. Sang năm 2012, Dòng tiền thuần đã vượt lên khỏi mốc 0, vẫn chủ yếu là do Công ty vay vốn ngắn hạn để trả nợ gốc vay và tài trợ cho các hoạt động khác là chủ yếu. Với diễn biến của dòng tiền thuần như thế, đã đặt ra một thách thức lớn cho Công ty khi phải dùng tài trợ ngắn hạn để chi trả cho các khoản vay dài hạn là không phù hợp, đồng thời dòng tiền thuần không đến từ dòng tiền hoạt động kinh doanh, nên dòng tiền này chứa đựng rất nhiều bất ổn, rủi ro, nếu không cải thiện tình hình kinh doanh, sắp tới Công ty sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn khi các khoản vay ngắn hạn đến hạn trả và có thể sẽ phải rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. 21
  • 23. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai 2.2.2.2 Dòng tiền hoạt động kinh doanh 400 a. So sánh dòng tiền từ HĐKD với lợi nhuận sau thuế 0 Dòng tiền thuần Hoạt động kinh doanh 200 -200 -400 -600 -800 Lợi nhuận sau thuế 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận HĐKD trước sự thay đổi của VLĐ Lợi nhuận thuần từ HĐKD -1000 Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh của QCG trong 3 năm liên tục đều âm nhưng có xu hướng âm tăng dần từ 2009 đến 2011 và sau đó giảm vào 2012. Từ năm 2010 trở đi đến 2012, một lượng lớn tiền mặt chuyển thành hàng tồn kho, năm 2010 dòng tiền HĐKD âm lớn nhất do QCG phải tăng các khoản phải trả và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do Lợi nhuận sau thuế dương lớn vào cùng năm 2010. Vào năm 2010, QCG đã gia tăng đầu tư các dự án bất động sản do hậu quả của việc bùng nổ của bất động sản của các năm trước đó đến hạn phải triển khai dự án, trong khi tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng, sản phẩm không tiêu thụ được, dẫn đến hậu quả trong các năm 2011, 2012 QCG chịu một sự sụt giảm rất lớn trong lợi nhuận sau thuế, thậm chí là âm trong 2011, vào năm 2012 có một sự phục hồi nhẹ của lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận thuần từ HĐKD có sự biến động lớn từ dương trong 2010 chuyển sang âm lớn năm 2011 và âm giảm dần năm 2012 cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang rất bất ổn, do phải tăng chi phí lãi vay phải trả, đồng thời với sự tăng đột biến chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với việc tăng đầu tư, trong khi doanh thu từ bán hàng lại sụt giảm nghiêm trọng qua các năm. 22
  • 24. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai 600.0000 b. Các biến động trong dòng tiền Hoạt động kinh doanh Khoản phải thu 400.0000 Hàng tồn kho 200.0000 Khoản phải trả .0000 2009 2010 2011 2012 Chi phí trả trước -200.0000 Lãi vay đã trả -400.0000 Thuế TNDN -600.0000 Tiền chi từ HĐKD khác Lưu chuyển thuần từ HĐKD -800.0000 -1000.0000 Đồ thị cho thấy rõ Biến động của dòng tiền thuần HĐKD bị ảnh hưởng rất lớn do sự gia tăng Hàng tồn kho (do trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng đang trên đà xuống đáy, bong bóng bất động sản đã vỡ và hậu quả phải gánh chịu do sự tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn trước) và Các khoản phải trả tăng lên do nhà cung cấp thắt chặt chính sách bán chịu cho Công ty để nhanh chóng thu hồi tiền về. Tuy nhiên trong giai đoạn này Công ty cũng thắt chặt chính sách tín dụng đối với khách hàng, tăng cường thu hồi các khoản phải thu về. Đối với Tỷ số dòng tiền thuần HĐKD (OCF), do Dòng tiền thuần từ HĐKD trong cả 3 năm đều âm nên không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ dòng tiền này. 2.2.2.3 Dòng tiền hoạt động đầu tƣ Đvt: Tỷ đồng 600.0000 Tiền chi mua TSCĐ 400.0000 Thu thanh lý TSCĐ 200.0000 Tiền chi cho vay .0000 -200.0000 2009 2010 2011 2012 Góp vốn vào Đơn vị khác -400.0000 Thu hồi góp vốn -600.0000 Lãi nhận được từ đầu tư -800.0000 -1000.0000 Lưu chuyển thuần từ HĐĐT 23
  • 25. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung của tình hình phát triển Công ty. Bước vào thời kỳ hưng thịnh năm 2010, với vị thế là một Công ty đang trong đà tăng trưởng nhanh, Quốc Cường Gia Lai đã chi một khoản đầu tư khá lớn và rồi cắt giảm chỉ còn khoảng 1/3 trong những năm suy thoái tiếp theo. Đối mặt với vấn đề hoạt động kinh doanh trì trệ không chỉ từ những Công ty cùng ngành mà còn đến từ cả nền kinh tế, việc cắt giảm 87 - 95% khoản đầu tư vào các đơn vị khác dường như là một quyết định an toàn mặc dù kéo theo sau đó là sự mất mát lớn từ 60 - 94% tiền lãi nhận được. Ngược lại, trong thời kỳ khó khăn tưởng chừng bóp nghẹt sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành đó, Quốc Cường Gia Lai kiên trì đầu tư vào việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tăng dần khoản đầu tư qua các năm nhằm tìm kiếm những cơ hội trở mình mong manh. Khoản tiền đầu tư thu vào không thể bù đắp được khoản đầu tư khổng lồ chảy ra ngoài thị trường nên dòng tiền thuần vẫn nằm ở mức âm qua các năm. Công ty đối thủ - Licogi 16 cũng xây dựng một chiến lược hoạt động phản ánh chân thực nhịp đập của ngành, cắt giảm chi phí đầu tư đầu tư vào các đơn vị khác nhưng vẫn tăng khoản đầu tư tái sản cố định. Động thái co cụm nhằm cắt giảm triệt để những khoản lỗ tiềm ẩn nếu đầu tư sai thời điểm này (của Quốc Cường Gia Lai và Licogi 16) cũng giống như một động thái phản ứng lại những diễn biến tiêu cực của thị trường chứ chưa hẳn có sức bật vực dậy tình hình Công ty. 2.2.2.4 Dòng tiền hoạt động tài trợ Đvt: Tỷ đồng 2500.0000 Thu từ phát hành cổ phiếu 2000.0000 1500.0000 Nhận góp vốn từ CĐ thiểu số 1000.0000 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được Chi trả nợ gốc vay 500.0000 .0000 -500.0000 -1000.0000 -1500.0000 2009 2010 2011 2012 Trả cổ tức, lợi nhuận cho CSH Lưu chuyển thuần từ HĐTC -2000.0000 Thông qua biểu đồ thể hiện việc các nguồn tài trợ của doanh nghiệp ta có thể thấynăm 2009 nguồn tiền từ hoạt động tài chính chủ yếu đến từ tiền vay ngắn hạn, dài hạn, mà năm 2009 là giai đoạn Công ty Quốc Cường đang trong giai đoạn tăng trưởng, trong giai đoạn này các Công ty nói chung đều có rủi ro kinh doanh cao, triễn vọng tăng trưởng cao, tỷ lệ chi trả cổ tức danh nghĩa hoặc rất thấp. Do đó, chiến lược tài chính của Quốc Cường cũng không nằm ngoài nguyên tắc này, ta có thể thấy chi trả cổ tức bằng 0. Tuy vậy, Quốc Cường lại sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy 24
  • 26. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai tài chính cao, hầu hết tất cả các nguồn tiền thu được tư vay ngắn hạn đều được dùng để trả cho các khoản nợ gốc vay. Nguồn tài trợ từ nợ vay thực sự là một nguồn không ổn định và chỉ đủ để thanh toán các khoản nợ gốc vay chứ không thể dùng để đầu tư vào những dự án mới. Do đó đến năm 2010 khi hoạt động kinh doanh của Công ty phát triễn mạnh, bước vào giai đoạn sung mãn Công ty đã thay đổi chiến luợc phát hành cổ phiếu thay thế một phần vay nợ vì vậy đến năm 2011 một phần tiền thu từ vay nợ và lợi nhuận cũng được dùng để trả cổ tức cho các cổ đông. Chiến lược này không xấu nhưng với một Công ty thuộc nhóm Công ty đầu cơ thì với một tỷ lệ đòn bẩy cao như vậy khi nền kinh tế gặp khủng hoảng sẽ khó có thể vượt qua được khủng hoảng, điều đó thể hiện rõ vào năm 2011 lỗ hoạt động hơn 43tỷ đồng, Nguyên nhân là do Quốc Cường Gia Lai đã nhìn nhận sai thị trường khi từ bỏ những cơ hội đầu tư của mình để tiến hành chi trả cố tức cho cổ đông kéo theo đó là nguồn tiền từ hoạt động tài chính cũng hoàn toàn đến từ nợ vay, rủi ro kinh doanh cao – rủi ro tồn đọng hàng tồn kho quá lớn (từ 2700tỷ đồng tăng vọt lên gần 4000 tỷ đồng chỉ trong 2 năm từ 2010 đến 2012) cộng với rủi ro tài chính cao (nợ dài hạn tăng gần gấp đôi từ 967 tỷ đồng năm 2010 đến 1939tỷ đồngnăm 2012) có thể nói đây là một giai đoạn đầy sóng gió đối với QCG. Tuy nhiên, xét với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành như Licogi16 thì Quốc Cường cũng là một đối thủ đáng gờm với chiến lược gần như giống nhau vì đều là nhữngCông ty đầu cơ. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của Quốc Cường so với Licogi16 là quá lớn, nếu không giải quyết được bài toán này có khả năng Quốc Cường sẽ không vượt qua đượckhó khăn này để cạnh tranh với đối thủ Licogi16 nói riêng và những Công ty đầu tư xây dựng bất động sản nói chung. * Chỉ số đảm bảo dòng tiền: CChỉ số đảm bảo dòng tiền 17,546 tỷ = 1408,134 tỷ = 0,01246 Qua tỷ số này ta có thể thấy khả năng tạo ra tiền mặt từ hoạt động kinh doanh của QCG không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu vốn, dự trữ hàng tồn kho và trả cố tức tiền mặt. 2.3 Kết luận Từ việc phân tích tổng quan ngành xây dựng, đến phân tích các yếu tố bên trong của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, đã cho thấy toàn cảnh tình hình tài chính cá biệt của doanh nghiệp cũng như tình hình chung của ngành xây dựng trong giai đoạn kinh tế suy thoái mạnh. Kinh doanh sa sút, ảm đạm, hàng tồn kho quá lớn trong khi lại không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, việc các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn không phù hợp với giai đoạn phát triển của công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, vì rủi ro kinh doanh của công ty trong giai đoạn này rất lớn, nay lại phải chịu thêm rủi ro tài chính làm cho rủi ro tổng thể của công ty tăng lên gấp bội. Chính vì vậy sự khủng hoảng kinh tế thực sự tác động mạnh đến doanh nghiệp trong giai đoạn vừa rồi, và nhất là doanh nghiệp chỉ mới chuyển sang lĩnh vực xây dựng trong một giai đoạn ngắn, nên khủng hoảng kinh tế đã thực sự làm bộc lộ các yếu kém của doanh nghiệp. Để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, Doanh nghiệp cần phải cải thiện lại bộ máy điều hành của mình, cơ cấu lại cấu trúc vốn cho phù hợp với giai đoạn phát triển, đồng thời cơ cấu lại tập đoàn và xem xét việc đầu tư vào những công ty con công ty liên kết liên doanh phù hợp. 25
  • 27. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - NGÀNH XÂY DỰNG Công ty Cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tài chính hợp nhất – Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai năm 2010, 2011, 2012 [2] Báo cáo tài chính hợp nhất – Công ty Licogi 16 năm 2012 [3] Tỷ số tài chính ngành xây dựng [4] Giá cổ phiếu QCG và LCG năm 2010, 2011, 2012 [5] Số liệu của Tổng cục thống kê – Tổng sản phẩm trong nước theo ngành (2008-2011); Cơ cấu lao động và năng suất lao động phân theo ngành 26