SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 17
Descargar para leer sin conexión
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên đề:
KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2013
MỤC LỤC
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
STT Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
4
1. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung Quốc 4
1.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Trung Quốc
4
1.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Trung Quốc
5
2. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc 7
2.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Hàn Quốc
7
2.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn
Quốc
9
3. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Thái Lan 10
3.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Thái Lan
10
3.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái
Lan
12
4. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Liên Bang Nga 14
4.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Liên bang Nga
14
4.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên
bang Nga
15
5. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore 17
5.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Singapore
17
5.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Singapore
17
II MỘT SỐ KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THAM KHẢO
CHO VIỆT NAM
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
2
LỜI MỞ ĐẦU
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII, theo dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét,
cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong phạm vi Chuyên
đề này, xin được trình bày một số nét cơ bản về kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường,
qua đó cung cấp thêm thông tin tham khảo nhằm góp phần vào việc nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta
hiện nay.
Trong Chuyên đề này, 05 quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,
Nga và Singapore) đã được lựa chọn để nghiên cứu đánh giá, tham khảo. Việc
lựa chọn này dựa trên các tiêu chí về vị trí địa lý, hệ thống pháp luật, điều
kiện tự nhiên và trình độ phát triển… Nghiên cứu này không chỉ xem xét
pháp luật của các quốc gia tại thời điểm hiện tại mà còn lưu ý cả lịch sử phát
triển của hệ thống pháp luật đó, đặc biệt là những kinh nghiệm mà quốc gia
đó có được trong quá trình phát triển; từ đó, cố gắng chỉ ra một số vấn đề có
thể cần được quan tâm nghiên cứu tham khảo thêm trong quá trình hoàn thiện
pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường bảo đảm hợp lý,
khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
3
I. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY
DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung Quốc
1.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Trung Quốc
1.1.1. Quá trình xây dựng Luật Bảo vệ môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979
Trung Quốc lần đầu tiên ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979.
Ngoài việc khẳng định mục tiêu của việc bảo vệ môi trường, Luật này đưa ra
bốn chính sách cụ thể về bảo vệ môi trường (bao gồm việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên) đó là: (i) thành lập các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường;
(ii) quy định về trách nhiệm và phí bảo vệ môi trường; (iii) quy định chung về
đánh giá tác động môi trường; (iv) việc xử lý ô nhiễm công nghiệp. Với sự ra
đời của Luật này, công tác bảo vệ và quản lý môi trường, ngăn ngừa và kiểm
soát ô nhiễm tại Trung Quốc đã có được những bước đi đầu tiên, đặc biệt là đã
thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường trực thuộc Chính phủ.
- Luật Bảo vệ môi trường nước năm 1984
Năm 1984, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ
môi trường nước. Các nhà lập pháp Trung Quốc xem nước là thành phần môi
trường đầu tiên và quan trọng cần được pháp luật bảo vệ bằng những quy định
riêng. Điều này bắt nguồn từ quan điểm trong quá trình đầu tư công nghiệp hóa,
môi trường nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, từ môi trường nước sẽ dẫn
đến ô nhiễm các thành phần môi trường khác như đất, sinh vật… và gây nhiều
tác động xã hội nhất.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 1989
Năm 1989, Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ môi trường hoàn chỉnh dưới
hình thức “luật cơ bản” và có hiệu lực cho đến ngày nay. Điều đáng chú ý là
Luật này không làm mất hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường nước đã được xây
dựng trước đó.
- Dự án Luật sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 1989
4
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường
(1989) sau 24 năm thi hành. Trong tiến trình này, nhiều chuyên gia đã đưa kiến
nghị về việc pháp điển hóa pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đề xuất
này chưa nhận được sự đồng thuận của đa số, đặc biệt là từ phía các cơ quan nhà
nước Trung Quốc. Những ý kiến này cho rằng việc pháp điển hóa là chưa cần
thiết, bởi các quan hệ xã hội, đặc biệt là chính sách về bảo vệ môi trường của
Trung Quốc chưa ổn định, dự báo còn nhiều đổi thay trong tương lai. Hơn nữa,
các vấn đề môi trường trên thực tiễn cũng chưa ổn định và điều chỉnh chúng
thông qua các đạo luật nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt cho công tác
quản lý môi trường.
1.1.2. Một số đạo luật chuyên ngành bảo vệ các thành phần môi trường
và đánh giá tác động môi trường
Vào nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc liên tiếp ban hành
nhiều đạo luật về bảo vệ môi trường, bao gồm: Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô
nhiễm không khí (1995); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn
(1995); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước (1996); Luật Ngăn ngừa và
kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn môi trường (1996); Luật Bảo vệ môi trường biển
(1999); Luật Đánh giá tác động môi trường (2002).
1.1.3. Một số đạo luật liên quan đến bảo vệ môi trường
Ngoài các đạo luật trực tiếp điều chỉnh về bảo vệ môi trường, Trung Quốc
còn có một số đạo luật liên quan như: Luật Khuyến khích sản xuất sạch; Luật
Bảo vệ động vật hoang dã; Luật Bảo tồn năng lượng; Luật Chống sa mạc hóa…
Luật Hình sự Trung Quốc cũng dành một chương về các tội phạm liên quan đến
gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên.
Dưới văn bản luật, các văn bản quy định chi tiết cũng được Chính phủ và
các bộ ban hành dưới các hình thức văn bản khác nhau.
1.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung
Quốc
Nghiên cứu hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc có thể rút
ra một số vấn đề cơ bản sau đây:
5
1.2.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc được điều chỉnh bởi
nhiều đạo luật
Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc được điều chỉnh bởi nhiều đạo
luật trong đó, Luật Bảo vệ môi trường được coi là “luật khung” khi chỉ quy định
những vấn đề chung, cơ bản, khái quát. Còn việc bảo vệ, quản lý 4 thành phần
quan trọng của môi trường gồm nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn được
quy định trong các đạo luật mang tính chuyên sâu.
Luật Bảo vệ môi trường (1989) của Trung Quốc khá ngắn, chỉ có 47 điều
được chia thành 6 chương bao gồm: 1) Quy định chung; 2) Giám sát và quản lý
môi trường; 3) Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; 4) Ngăn ngừa và
kiểm soát ô nhiễm môi trường và các chất nguy hại; 5) Trách nhiệm pháp lý; 6)
Điều khoản thực thi.
Chương giám sát và quản lý môi trường đưa ra một số công cụ BVMT gồm
tiêu chuẩn môi trường (cả môi trường xung quanh và tiêu chuẩn chất thải), quan
trắc môi trường, điều tra đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi
trường và thanh tra môi trường. Như vậy, kết cấu Luật Bảo vệ môi trường khung
của Trung Quốc được phân chia theo ba nhóm hoạt động là: giám sát, quản lý;
bảo vệ, nâng cao chất lượng; và ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
1.2.2. Các đạo luật điều chỉnh 4 thành phần của môi trường được kết
cấu khoa học theo những tiêu chí khác nhau để phù hợp với đặc tính và nhu
cầu quản lý của từng thành phần.
- Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước (1984) được kết cấu và điều
chỉnh theo hướng phân loại thành phần môi trường nước gồm nước mặt và nước
ngầm.
- Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn(1995) được kết cấu
và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ nguy hại của chất thải và nguồn phát
thải. Trong chất thải thông thường lại chia thành chất thải cơ bản, chất thải công
nghiệp và chất thải đô thị.
- Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí (1995) được kết cấu và
điều chỉnh theo nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễm không khí gây ra bởi hoạt động
6
đốt than, bởi các phương tiện giao thông và chất thải khí, bụi, mùi.
- Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn (1996) được kết cấu và
điều chỉnh theo từng hoạt động kinh tế - xã hội là nguồn gây ô nhiễm như ô
nhiễm tiếng ồn nói chung, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn xây dựng, tiếng ồn
giao thông, tiếng ồn trong các hoạt động khác.
- Luật Bảo vệ môi trường biển (1999) được kết cấu thành các chương về
bảo tồn mảng xanh ở biển, ô nhiễm biển do hoạt động từ đất liền, từ dự án xây
dựng ven biển, dự án xây dựng trên biển, việc xả thải ra biển, ô nhiễm tàu chở
dầu.
1.2.3. Hiệu lực của các đạo luật về BVMT được quy định rất rộng.
Theo pháp luật Trung Quốc, hiệu lực về không gian của đạo luật được xác
định bao gồm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển mà Trung Quốc có
quyền tài phán. Tuy nhiên, các đạo luật điều chỉnh về bốn thành phần của môi
trường chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ đất liền của Trung Quốc; còn các vấn đề môi
trường trên biển được quản lý bằng Luật Bảo vệ môi trường biển (1999).
1.2.4. Trong kết cấu hệ thống pháp luật của Trung Quốc, các biện pháp
chế tài hành chính, hình sự và kỷ luật luôn được thể hiện trong cùng văn bản
với các quy định về quyền và nghĩa vụ.
Luật BVMT và các đạo luật khác luôn có một chương quy định về các hành
vi vi phạm và chế tài cụ thể. Phương pháp thể hiện này đảm bảo sự thống nhất
trong hệ thống và cũng tiện cho việc tra cứu pháp luật. Đặc biệt, phương pháp
này cũng làm tăng khả năng áp dụng trực tiếp văn bản luật mà không phải chờ
văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Pháp luật về bảo vệ môi trường của của Hàn Quốc
2.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Hàn Quốc
Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc đã có một quá trình phát triển
tương đối lâu dài và khá đầy đủ. Điều 35 Hiến pháp Hàn Quốc quy định “Mọi
người dân đều có quyền sống trong môi trường trong lành và thoải mái. Nhà
nước và người dân phải cố gắng bảo vệ môi trường”.
7
Lịch sử xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc có thể chia
làm 3 giai đoạn gồm: 1961 - 1990, 1990 - 2008 và từ 2008 đến nay:
2.1.1. Trong giai đoạn 1961-1990:
Trong giai đoạn 1961-1990 Hàn Quốc đã ban hành 15 đạo luật có liên quan
đến vấn đề môi trường. Có thể kể một số đạo luật quan trọng như: Luật Ngăn
chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật Bảo tồn môi trường (1977) sửa đổi Luật
Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật quản lý vật chất độc hại và nguy
hiểm (1963); Luật làm sạch chất thải (1961); Luật Kiểm soát chất thải (1986)
thay thế Luật làm sạch chất thải (1961).
Năm 1990 đánh dấu một bước chuyển rất lớn trong việc xây dựng pháp luật
về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc. Luật Bảo tồn môi trường (1977) được tách
thành 5 luật khác nhau vào năm 1990, bao gồm: Luật khung về Chính sách môi
trường; Luật Bảo tồn không khí sạch; Luật Kiểm soát tiếng ồn và độ rung; Luật
Bảo tồn Chất lượng nước và Hệ sinh thái nước; Luật giải quyết tranh chấp môi
trường.
Điều này không đơn giản chỉ là sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp và hình
thức văn bản pháp luật mà sâu xa hơn đó là vấn đề BVMT đã được đặc biệt
quan trọng. Với việc từ bỏ mô hình một luật lớn mà chuyển sang mô hình nhiều
luật nhỏ, Quốc hội Hàn Quốc đã tạo điều kiện tốt hơn cho Chính phủ khi muốn
sửa đổi các quy định hoặc phải đối phó với một vấn đề môi trường mới phát
sinh.
2.1.2. Giai đoạn 1990 – 2008:
Sau năm 1990, Quốc hội Hàn Quốc tiếp tục ban hành nhiều đạo luật khác
để giải quyết từng vấn đề môi trường cụ thể, có thể kể đến như: Luật Bảo tồn
môi trường tự nhiên (1991); Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trường
(1991); Luật về nâng cao chất lượng không khí đô thị (2003); Luật Khuyến
khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (2004); Luật về Quan
trắc và phân tích môi trường (2006); Luật khung về Phát triển bền vững (2007);
Luật Sức khỏe môi trường (2008).
Lưu ý rằng, tại Hàn Quốc, lĩnh vực quản lý chất thải và lĩnh vực quản lý vật
8
chất độc hại và nguy hiểm được tách riêng và không nằm trong phạm vi điều
chỉnh của đạo luật khung về chính sách môi trường.
Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lượng các đạo luật liên quan đến môi
trường của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đến năm 2008 đã có 46 luật liên
quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên.
2.1.3. Giai đoạn 2008 đến nay:
Bắt đầu từ năm 2008 đến nay, Hàn Quốc tiến hành sửa đổi một loạt các luật
về bảo vệ môi trường. Nhưng sự thay đổi này chỉ nhằm siết chặt hơn các quy
định về bảo vệ môi trường mà không làm thay đổi cấu trúc hệ thống pháp luật về
bảo vệ mội trường của nước này.
2.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn
Quốc
2.2.1. Ở Hàn Quốc có nhiều đạo luật cùng quy định về BVMT và trong
đó có một đạo luật khung chỉ quy định những vấn đề mang tính chung nhất,
còn các vấn đề cụ thể được điều chỉnh bằng các đạo luật khác (tương đồng
với Trung Quốc)
Luật khung về Chính sách môi trường của Hàn Quốc không đưa ra quyền
và nghĩa vụ cụ thể về BVMT đối với các chủ thể, mà chỉ liệt kê ra các chính
sách, công cụ BVMT sẽ được nhà nước áp dụng, bao gồm: tiêu chuẩn môi
trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá môi trường, tuyên truyền
giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, trực tiếp đầu tư, thông báo mức
phát thải được phép, kiểm soát đặc biệt đối với hóa chất độc hại, phóng xạ, đối
với những khu vực đã bị ô nhiễm, thiệt hại, đánh giá tác động môi trường, giải
quyết tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại, thuế. Mỗi loại công cụ cũng chỉ được kể
tên và đưa ra một số nguyên tắc áp dụng, còn nội dung chi tiết của các công cụ
này được thể hiện trong các đạo luật vệ tinh.
2.2.2. Việc bảo vệ nguồn nước được đặc biệt coi trọng và quản lý theo
hướng phân loại thành hai nguồn cơ bản gồm các nguồn ô nhiễm tập trung
(như nước thải từ các cơ sở công nghiệp hoặc từ các thiết bị xử lý nước) và
9
nguồn ô nhiễm không tập trung (như nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, giao
thông).
Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái nước là một trong những đạo
luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật BVMT ở Hàn Quốc. Luật này bao
gồm các chương về quản lý môi trường nước nói chung và phân loại thành lưu
vực sông, hồ chứa, đầm lầy; quản lý các nguồn gây ô nhiễm và kinh doanh dịch
vụ xử lý nước. Việc đưa ra hai quy chế quản lý khác nhau đối với hai loại nguồn
gây ô nhiễm là kinh nghiệm có thể nghiên cứu tham khảo.
2.2.3. Hoạt động quản lý chất thải và quản lý chất nguy hiểm, độc hại
được tách riêng để quy định trong hai đạo luật khác nhau và có sự gắn kết
chặt chẽ với quá trình sản xuất kinh doanh.
Điều này cho thấy, Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề này để BVMT trước quá
trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế; đồng thời, tạo cơ chế để gắn liền
trách nhiệm BVMT với các doanh nghiệp.
2.2.4. Nhìn chung các đạo luật của Hàn Quốc đều có một chương quy
định về các biện pháp chế tài hình sự và hành chính áp dụng đối với hành vi
vi phạm (tương tự như Trung Quốc)
Đạo luật khung về Chính sách môi trường quy định cụ thể về các hành vi vi
phạm tại điều 27 và mức hình phạt tối đa là 5 năm tù hoặc phạt 50 triệu Won.
Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái cũng đưa ra hình phạt đối với
rất nhiều hành vi vi phạm và cả hình thức xử phạt đối với lỗi vô ý. Ví dụ: hành
vi xả thải vượt quá hạn ngạch mà không được phép của cơ quan nhà nước có thể
bị xử phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền không quá 15 triệu Won. Các đạo luật
của Hàn Quốc không có quy định về đối tượng tác động hay hiệu lực về không
gian. Tuy nhiên, hiệu lực về không gian áp dụng chung cho các đạo luật tại Hàn
Quốc bao gồm toàn bộ lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc
gia này. Điều này cũng tương tự như quy định tại pháp luật Trung Quốc.
3. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan
3.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Thái Lan
10
Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á ban
hành các đạo luật về BVMT.
Vào năm 1967, quốc gia này đã ban hành Luật Vật chất độc hại năm 1967
để quản lý chất thải.
Đến Hiến pháp năm 1974, đã có quy định về BVMT được đưa vào như
nguyên tắc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1975, Thái Lan đã ban hành Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng
môi trường Quốc gia năm 1975 để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp. Đây
là đạo luật quan trọng, quy định tập trung những vấn đề về BVMT như Thành
lập ra Ban Môi trường Quốc gia (NEB) và đưa ra 3 công cụ chính trong công tác
BVMT bao gồm:
- Các tiêu chuẩn môi trường và phương pháp quan trắc do Bộ Khoa học,
Công nghệ và Năng lượng ban hành;
- Công cụ đánh giá tác động môi trường của các dự án trước trong khi lập
kế hoạch;
- Trao quyền cho Thủ tướng hành động trong những trường hợp khẩn cấp
do ô nhiễm hoặc sự cố môi trường.
Tuy nhiên, do hệ thống văn bản pháp luật trong giai đoạn này còn thiếu cơ
chế phối hợp giữa các bộ ngành và sự mâu thuẫn với các lợi ích kinh tế nên việc
thực thi gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hệ quả
điển hình là số lượng các dự án ở Thái Lan thực hiện lập báo cáo ĐTM là rất ít
hoặc nếu có thì chất lượng của báo cáo này cũng rất thấp.
Chính vì vậy, vào năm 1992, Thái Lan đã tiến hành sửa đổi, bổ sung các
đạo luật có liên quan như Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường
Quốc gia và Luật Vật chất độc hại năm 1967 (sửa thành Luật Vật chất Nguy
hại).
Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia năm 1992 đã
có sự thay đổi lớn và quan trọng nhất đó là thực hiện phân cấp mạnh cho chính
quyền địa phương trong việc tự lập kế hoạch môi trường để tạo sự chủ động cho
chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện tự
11
nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực; đồng thời, giảm áp lực quản lý hành
chính nhà nước cho các cơ quan BVMT ở trung ương. Tiếp đó, trong lần sửa đổi
Hiến pháp năm 1997, nhiều quy định có liên quan đến BVMT đã được bổ sung
như quyền của công dân trong việc tiếp cận thông tin, tiếp cận công lý; quyền
tham gia vào các hoạt động chung. Ví dụ: Điều 59 Hiến pháp quy định về quyền
tiếp cận thông tin của người dân đối với việc ra các quyết định của chính quyền
liên quan đến khai thác tài nguyên.
3.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về BVMT ở Thái Lan
3.2.1. Các quy định về BVMT ở Thái Lan được quy định tập trung và
khá cụ thể, chi tiết trong một đạo luật đó là Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất
lượng môi trường Quốc gia năm 1992.
Với 7 chương, 115 điều, Luật này điều chỉnh hầu hết mọi vấn đề liên quan
đến bảo vệ môi trường. Phần các quy định chung quy định các quyền và nghĩa
vụ của người dân trong việc BVMT và khuyến khích việc tham gia của người
dân vào công tác BVMT một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi
chính phủ. Các nội dung tiếp theo quy định các công cụ bảo vệ môi trường; việc
tổ chức thực hiện và nguồn tài chính cho hoạt động này qua việc thành lập Ban
Môi trường Quốc gia và Quỹ Môi trường Quốc gia.
Quy định về công cụ BVMT trong Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng
môi trường Quốc gia (1992) bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và đánh
giá tác động môi trường. Các quy định này khá chi tiết, không chỉ liệt kê các
công cụ BVMT và các vấn đề môi trường mà còn xác định thẩm quyền, điều
kiện, trình tự thủ tục để áp dụng các công cụ đó. Các tiêu chuẩn môi trường
được ban hành bởi Ban Môi trường quốc gia. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học, Công
nghệ và Năng lượng (KH,CN&NL) ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường nhằm quản lý việc tuân thủ các tiêu chuẩn trên. Ban Môi trường quốc gia
có quyền ban hành các tiêu chuẩn môi trường cao hơn đối với các khu vực cần
được bảo vệ đặc biệt hoặc các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tiêu chuẩn
môi trường của địa phương phải được Ban Môi trường quốc gia phê duyệt.
Quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng được quy định chi
12
tiết trong Luật này. Theo đó, Bộ KH,CN&NL có quyền ban hành danh mục các
dự án phải lập báo cáo ĐTM. Báo cáo này phải được thẩm định và phê duyệt bởi
chính quyền địa phương hoặc bởi Chính phủ trước khi dự án bắt đầu. Chính
quyền địa phương có 30 ngày để phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc tổ chức một ủy
ban thẩm định hoạt động trong thời hạn 40 ngày. Báo cáo sẽ tự động được phê
duyệt nếu quá thời hạn trên mà các cơ quan nhà nước không kết thúc công tác
thẩm định. Nếu báo cáo ĐTM không được thông qua, chủ đầu tư có 30 ngày để
sửa chữa, bổ sung báo cáo.
Chương Kiểm soát ô nhiễm là chương lớn nhất, quy định cụ thể nhất trong
đạo luật này. Có 8 vấn đề được giải quyết trong chương này bao gồm: thành lập
hội đồng kiểm soát ô nhiễm; tiêu chuẩn phát thải; khu vực kiểm soát ô nhiễm; ô
nhiễm không khí và tiếng ồn; ô nhiễm nước; ô nhiễm khác và chất thải nguy hại;
quan trắc, thanh tra, kiểm tra; phí dịch vụ và xử lý hành chính. Các vấn đề được
đề cập ở chương này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, từ các công
cụ can thiệp đến từng thành phần môi trường.
Điều đáng chú ý là Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường
Quốc gia dành hẳn chương VII quy định về trách nhiệm hình sự gồm 14 tội liên
quan đến bảo vệ môi trường và hình phạt tương ứng cụ thể. Ví dụ: Điều 104 quy
định, chủ nguồn thải không thực hiện nghĩa vụ quan trắc môi trường theo yêu
cầu thì bị phạt tù không quá 1 năm hoặc phạt tiền không quá 100.000 Baht hoặc
cả hai.
Tóm lại, Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia là
một đạo luật tương đối đồ sộ, bao quát nhiều vấn đề và mức độ chi tiết của các
quy định rất cao. Mặc dù vậy, việc phân loại các vấn đề lại không theo một tiêu
chí rõ ràng.
3.2.2. Ngoài Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc
gia, các quy định về BVMT khác của Thái Lan được quy định tại một số luật
chuyên ngành khác có liên quan.
Ví dụ: Luật Giao thông vận tải quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí
do hoạt động giao thông. Luật về Cảng, Luật Thủy lợi công cộng có một số điều
13
khoản liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm nước. Luật Thủy sản, Luật Khoáng sản
và Luật Dầu khí có quy định về kiểm soát ô nhiễm biển. Luật Nhà máy quy định
về quản lý chất thải công nghiệp.
3.2.3. Hoạt động quản lý vật chất nguy hại được điều chỉnh bởi một đạo
luật riêng là Luật Vật chất độc hại năm 1967, sau này được thay thế bằng
Luật Vật chất Nguy hại năm 1992.
Luật này đưa ra quy định về quản lý vật chất nguy hại từ khâu sản xuất,
nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối đến khâu sử dụng và thải bỏ. Vật chất nguy hại
bao gồm các hóa chất độc hại, vật liệu phóng xạ và các chế phẩm sinh học nguy
hại cho môi trường.
Nhìn chung, pháp luật về BVMT của Thái Lan đã tạo hành lang pháp lý
cho việc từng bước giải quyết các vấn đề môi trường. Việc cho phép đặt ra các
khu vực cần ưu tiên bảo vệ đặc biệt và các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng
giúp Chính phủ Thái Lan đối phó với các vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Mặc dù khung pháp lý và thể chế được đánh giá là có tính hệ thống, song trong
thực tiễn áp dụng còn bộc lộ một số vấn đề nhất định, ví dụ, các quy định về
kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường và đánh giá tác động môi trường
không được áp dụng thường xuyên trên thực tế.
4. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên Bang Nga
4.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Liên bang Nga
- Các quy định về bảo vệ môi trường đã được đưa vào hệ thống pháp luật
của Liên bang Nga từ 20 năm qua: Pháp luật về bảo vệ môi trường của Liên
bang Nga được đánh giá là tương đối phức tạp và chặt chẽ, đã đáp ứng, thậm chí
vượt qua nhiều các tiêu chuẩn chung của thế giới. Tuy nhiên, quá trình thực thi
lại gặp rất nhiều vướng mắc và không đáp ứng được kỳ vọng.
- Ở tầm Hiến pháp: Những quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân trong
lĩnh vực BVMT được ghi nhận. Điều 42 quy định “Mọi công dân có quyền sống
trong môi trường trong lành, quyền được thông tin về môi trường, quyền được
bồi thường cho những thiệt hại về sức khỏe và tài sản gây ra bởi vi phạm pháp
14
luật môi trường”. Điều 58 thì đưa ra nghĩa vụ phải bảo vệ thiên nhiên và môi
trường của mọi công dân.
- Ở cấp độ văn bản luật: Hiện nay tại Nga có khoảng hơn 20 đạo luật liên
bang quy định về BVMT. Trong đó, có thể kể đến như: Luật Bảo vệ môi trường
(2002); Luật Kiểm định sinh thái (1995); Luật Vệ sinh dịch tễ (2001); Luật về
Các khu vực được bảo vệ đặc biệt (1995); Luật Bảo vệ hồ Baikal (1998); Luật
Bảo vệ bầu khí quyển (1999); Luật Chất thải sản xuất và sinh hoạt (1998). Ngoài
ra còn có một số đạo luật có liên quan khác như: Luật Sử dụng năng lượng
nguyên tử; Luật An toàn phóng xạ; Luật Tiêu hủy vũ khí hóa học; Luật về Hoạt
động biến đổi gen; Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật An toàn công nghiệp.
- Pháp điển hóa một số luật về BVMT: Trong thời gian gần đây, để tạo sự
thống nhất, tập trung những quy định về BVMT, nước này đang tiến hành pháp
điển hóa để cho ra đời Bộ luật Sinh thái. Bộ luật này là tổng hợp các quy định
của 4 luật bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ không khí, Luật Chất
thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Kiểm định sinh thái. Tuy nhiên, đến nay, Bộ
luật này vẫn chưa được thông qua. Bên cạnh đó, một dự luật khác cũng đang
được soạn thảo và bàn luận là Luật về Chi trả cho tác động tiêu cực đến môi
trường.
4.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về BVMT ở Liên bang Nga
4.2.1. Tồn tại nhiều đạo luật cùng điều chỉnh về BVMT, nhưng Luật Bảo
vệ môi trường năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005 và
2006 là đạo luật cơ bản, quy định tập trung những vấn đề quan trọng nhất.
Luật này gồm 16 chương và 84 điều đưa ra các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật môi trường Liên bang Nga và quy định hệ thống các cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường. Các nội dung của đạo luật bao gồm: các biện pháp
như quy hoạch, phân loại các yếu tố, khu vực cần được bảo vệ đặc biệt; công cụ
kinh tế; quan trắc môi trường; tiêu chuẩn môi trường; phát triển khoa học kỹ
thuật; giáo dục bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp và hợp
tác quốc tế.
Công cụ tiêu chuẩn môi trường được quy định khá chặt chẽ trong luật
15
Tải bản FULL (file word 25 trang): bit.ly/3agRGI2
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
BVMT của Nga. Theo đó, luật này đưa ra đến 5 loại tiêu chuẩn môi trường bao
gồm: tiêu chuẩn về lượng xả thải, tiêu chuẩn về thành phần chất thải, tiêu chuẩn
về tiếng ồn, tiêu chuẩn về khai thác các thành phần môi trường, và tiêu chuẩn về
mật độ dân cư. Tuy nhiên có hai vấn đề cần lưu ý đó là: (i) không ban hành tiêu
chuẩn môi trường xung quanh và (ii) quy định các hoạt động có khả năng gây ô
nhiễm rất rộng nhưng lại thiếu tính khả thi.
Chương BVMT trong các hoạt động cụ thể của Luật Bảo vệ môi trường
năm 2002 liệt kê 34 hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao như:
xây dựng công trình, thiết kế, quy hoạch xây dựng; xây dựng các nhà máy phát
điện (nhiệt điện, thủy điện, hạt nhân); trong quân sự quốc phòng; trong nông
nghiệp, sử dụng phân bón, thủy lợi; trong giao thông; trong khai thác khoáng
sản; sử dụng vật chất nguy hại (hóa chất, phóng xạ, sinh học); trong xử lý chất
thải… Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu dừng lại ở mức liệt kê và mang tính
tuyên ngôn mà thiếu các quy định chi tiết, cụ thể.
4.2.2. Quy định về đánh giá tác động môi trường và bảo vệ các thành
phần môi trường được quy định trong các đạo luật chuyên ngành có liên
quan
- Luật Kiểm định sinh thái (1995) thực chất là luật quy định chi tiết về công
tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, kế hoạch của tư nhân cũng
như của nhà nước. Luật Kiểm định sinh thái thành lập Cơ quan Rà soát Kiểm
định sinh thái nhà nước có chức năng thẩm định và cấp phép cho tất cả các dự
án có khả năng gây tác động lớn đến môi trường.
- Vấn đề bảo vệ các thành phần môi trường tại Liên bang Nga được thể
hiện khá phức tạp. Vấn đề bảo vệ môi trường nước được đề cập trong Bộ luật
Nước của quốc gia này. Bộ luật đề cập vấn đề nước từ cả góc độ tài nguyên (như
trong Luật Tài nguyên nước của Việt Nam) và góc độ bảo vệ chống ô nhiễm
(như trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam). Tương tự, Bộ luật Đất đai
của Liên bang Nga có một chương về bảo vệ môi trường đất. Vấn đề bảo vệ môi
trường không khí lại được quy định trong Luật Bảo vệ bầu khí quyển. Còn Luật
Chất thải công nghiệp và sinh hoạt thì đề cập vấn đề quản lý chất thải rắn. Luật
16
Tải bản FULL (file word 25 trang): bit.ly/3agRGI2
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
này phân loại chất thải theo thành phần và nguồn thải chứ không phân loại theo
mức độ nguy hại.
4.2.3. Hiệu lực về không gian của Luật Bảo vệ môi trường Liên bang
Nga bao gồm lãnh thổ, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
Quy định này cũng tương tự như quy định trong pháp luật Trung Quốc.
5. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore
5.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở
Singapore
Singapore có một đạo luật khung tên là Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường.
Luật này được ban hành lần đầu năm 1999 và đã được sửa đổi một số lần, đáng
kể nhất là vào năm 2002. Luật này tương đối lớn và đề cập nhiều vấn đề, bao
gồm: các cơ quan nhà nước, công cụ cấp phép, kiểm soát ô nhiễm không khí,
kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, chất thải nguy hại, kiểm soát tiếng ồn, bảo
tồn năng lượng, và các biện pháp thực thi.
Bên cạnh đạo luật khung, Singapore còn ban hành một số luật khác về
BVMT khác như Luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, Luật về hệ thống cống
tiêu thoát nước, Luật về xuất, nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hại.
Ngoài ra, các quy định về BVMT cũng còn được thể hiện trong những đạo
luật thuộc lĩnh vực khác. Có thể kể đến các đạo luật như: Luật Sức khỏe cộng
đồng, Luật Chất thải, Luật Không khí sạch, Luật Nhà máy, Luật Hóa chất, Luật
Dầu khí, Luật Giao thông…
5.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về BVMT ở Singapore
5.2.1. Vấn đề môi trường rất được chú trọng trong các văn bản pháp luật
của Singapore.
Trong văn bản điều chỉnh lĩnh vực khác, các quy định về BVMT cũng rất
được chú trọng. Điều này khá khác biệt so với Việt Nam, khi mà các văn bản
pháp luật thuộc các lĩnh vực khác thường không có các quy định chi tiết về
BVMT.
5.2.2. Điều đáng chú ý trong pháp luật môi trường của Singapore là công
cụ cấp phép được sử dụng rất phổ biến.
17
4092831

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luat bao ve_moi_truong_9228
Luat bao ve_moi_truong_9228Luat bao ve_moi_truong_9228
Luat bao ve_moi_truong_9228
hoangtruc
 
2.1 he thong quan ly nha nuoc ve atbx
2.1 he thong quan ly nha nuoc ve atbx2.1 he thong quan ly nha nuoc ve atbx
2.1 he thong quan ly nha nuoc ve atbx
Huu Nguyen
 

La actualidad más candente (9)

Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luat bao ve_moi_truong_9228
Luat bao ve_moi_truong_9228Luat bao ve_moi_truong_9228
Luat bao ve_moi_truong_9228
 
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOTQuyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
 
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-vietLuat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
 
2.1 he thong quan ly nha nuoc ve atbx
2.1 he thong quan ly nha nuoc ve atbx2.1 he thong quan ly nha nuoc ve atbx
2.1 he thong quan ly nha nuoc ve atbx
 
luat bao ve moi truong
luat bao ve moi truongluat bao ve moi truong
luat bao ve moi truong
 
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
 
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAYPháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
 

Similar a Kinh Nghiệm Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Xây Dựng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường

van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiepvan ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
nhóc Ngố
 

Similar a Kinh Nghiệm Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Xây Dựng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường (20)

Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.docx
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.docxPháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.docx
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.docx
 
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.docPháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOTĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường.docxCơ sở lý luận về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường.docx
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiepvan ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep
 
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxBVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
 
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
 
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt NamLuận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
 

Más de nataliej4

Más de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Último

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Último (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Kinh Nghiệm Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Xây Dựng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường

  • 1. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chuyên đề: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2013 MỤC LỤC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
  • 2. STT Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU 3 I. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4 1. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung Quốc 4 1.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc 4 1.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc 5 2. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc 7 2.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc 7 2.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc 9 3. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Thái Lan 10 3.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan 10 3.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan 12 4. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Liên Bang Nga 14 4.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên bang Nga 14 4.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên bang Nga 15 5. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore 17 5.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore 17 5.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore 17 II MỘT SỐ KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THAM KHẢO CHO VIỆT NAM 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 2
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII, theo dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong phạm vi Chuyên đề này, xin được trình bày một số nét cơ bản về kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó cung cấp thêm thông tin tham khảo nhằm góp phần vào việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Trong Chuyên đề này, 05 quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga và Singapore) đã được lựa chọn để nghiên cứu đánh giá, tham khảo. Việc lựa chọn này dựa trên các tiêu chí về vị trí địa lý, hệ thống pháp luật, điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển… Nghiên cứu này không chỉ xem xét pháp luật của các quốc gia tại thời điểm hiện tại mà còn lưu ý cả lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật đó, đặc biệt là những kinh nghiệm mà quốc gia đó có được trong quá trình phát triển; từ đó, cố gắng chỉ ra một số vấn đề có thể cần được quan tâm nghiên cứu tham khảo thêm trong quá trình hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường bảo đảm hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. 3
  • 4. I. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung Quốc 1.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc 1.1.1. Quá trình xây dựng Luật Bảo vệ môi trường - Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979 Trung Quốc lần đầu tiên ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979. Ngoài việc khẳng định mục tiêu của việc bảo vệ môi trường, Luật này đưa ra bốn chính sách cụ thể về bảo vệ môi trường (bao gồm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên) đó là: (i) thành lập các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường; (ii) quy định về trách nhiệm và phí bảo vệ môi trường; (iii) quy định chung về đánh giá tác động môi trường; (iv) việc xử lý ô nhiễm công nghiệp. Với sự ra đời của Luật này, công tác bảo vệ và quản lý môi trường, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tại Trung Quốc đã có được những bước đi đầu tiên, đặc biệt là đã thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường trực thuộc Chính phủ. - Luật Bảo vệ môi trường nước năm 1984 Năm 1984, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ môi trường nước. Các nhà lập pháp Trung Quốc xem nước là thành phần môi trường đầu tiên và quan trọng cần được pháp luật bảo vệ bằng những quy định riêng. Điều này bắt nguồn từ quan điểm trong quá trình đầu tư công nghiệp hóa, môi trường nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, từ môi trường nước sẽ dẫn đến ô nhiễm các thành phần môi trường khác như đất, sinh vật… và gây nhiều tác động xã hội nhất. - Luật Bảo vệ môi trường năm 1989 Năm 1989, Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ môi trường hoàn chỉnh dưới hình thức “luật cơ bản” và có hiệu lực cho đến ngày nay. Điều đáng chú ý là Luật này không làm mất hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường nước đã được xây dựng trước đó. - Dự án Luật sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 1989 4
  • 5. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường (1989) sau 24 năm thi hành. Trong tiến trình này, nhiều chuyên gia đã đưa kiến nghị về việc pháp điển hóa pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đề xuất này chưa nhận được sự đồng thuận của đa số, đặc biệt là từ phía các cơ quan nhà nước Trung Quốc. Những ý kiến này cho rằng việc pháp điển hóa là chưa cần thiết, bởi các quan hệ xã hội, đặc biệt là chính sách về bảo vệ môi trường của Trung Quốc chưa ổn định, dự báo còn nhiều đổi thay trong tương lai. Hơn nữa, các vấn đề môi trường trên thực tiễn cũng chưa ổn định và điều chỉnh chúng thông qua các đạo luật nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt cho công tác quản lý môi trường. 1.1.2. Một số đạo luật chuyên ngành bảo vệ các thành phần môi trường và đánh giá tác động môi trường Vào nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc liên tiếp ban hành nhiều đạo luật về bảo vệ môi trường, bao gồm: Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí (1995); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn (1995); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước (1996); Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn môi trường (1996); Luật Bảo vệ môi trường biển (1999); Luật Đánh giá tác động môi trường (2002). 1.1.3. Một số đạo luật liên quan đến bảo vệ môi trường Ngoài các đạo luật trực tiếp điều chỉnh về bảo vệ môi trường, Trung Quốc còn có một số đạo luật liên quan như: Luật Khuyến khích sản xuất sạch; Luật Bảo vệ động vật hoang dã; Luật Bảo tồn năng lượng; Luật Chống sa mạc hóa… Luật Hình sự Trung Quốc cũng dành một chương về các tội phạm liên quan đến gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên. Dưới văn bản luật, các văn bản quy định chi tiết cũng được Chính phủ và các bộ ban hành dưới các hình thức văn bản khác nhau. 1.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Trung Quốc Nghiên cứu hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc có thể rút ra một số vấn đề cơ bản sau đây: 5
  • 6. 1.2.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật Pháp luật về bảo vệ môi trường Trung Quốc được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật trong đó, Luật Bảo vệ môi trường được coi là “luật khung” khi chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản, khái quát. Còn việc bảo vệ, quản lý 4 thành phần quan trọng của môi trường gồm nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn được quy định trong các đạo luật mang tính chuyên sâu. Luật Bảo vệ môi trường (1989) của Trung Quốc khá ngắn, chỉ có 47 điều được chia thành 6 chương bao gồm: 1) Quy định chung; 2) Giám sát và quản lý môi trường; 3) Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; 4) Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường và các chất nguy hại; 5) Trách nhiệm pháp lý; 6) Điều khoản thực thi. Chương giám sát và quản lý môi trường đưa ra một số công cụ BVMT gồm tiêu chuẩn môi trường (cả môi trường xung quanh và tiêu chuẩn chất thải), quan trắc môi trường, điều tra đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường và thanh tra môi trường. Như vậy, kết cấu Luật Bảo vệ môi trường khung của Trung Quốc được phân chia theo ba nhóm hoạt động là: giám sát, quản lý; bảo vệ, nâng cao chất lượng; và ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm. 1.2.2. Các đạo luật điều chỉnh 4 thành phần của môi trường được kết cấu khoa học theo những tiêu chí khác nhau để phù hợp với đặc tính và nhu cầu quản lý của từng thành phần. - Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước (1984) được kết cấu và điều chỉnh theo hướng phân loại thành phần môi trường nước gồm nước mặt và nước ngầm. - Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn(1995) được kết cấu và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ nguy hại của chất thải và nguồn phát thải. Trong chất thải thông thường lại chia thành chất thải cơ bản, chất thải công nghiệp và chất thải đô thị. - Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí (1995) được kết cấu và điều chỉnh theo nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễm không khí gây ra bởi hoạt động 6
  • 7. đốt than, bởi các phương tiện giao thông và chất thải khí, bụi, mùi. - Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn (1996) được kết cấu và điều chỉnh theo từng hoạt động kinh tế - xã hội là nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễm tiếng ồn nói chung, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn xây dựng, tiếng ồn giao thông, tiếng ồn trong các hoạt động khác. - Luật Bảo vệ môi trường biển (1999) được kết cấu thành các chương về bảo tồn mảng xanh ở biển, ô nhiễm biển do hoạt động từ đất liền, từ dự án xây dựng ven biển, dự án xây dựng trên biển, việc xả thải ra biển, ô nhiễm tàu chở dầu. 1.2.3. Hiệu lực của các đạo luật về BVMT được quy định rất rộng. Theo pháp luật Trung Quốc, hiệu lực về không gian của đạo luật được xác định bao gồm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển mà Trung Quốc có quyền tài phán. Tuy nhiên, các đạo luật điều chỉnh về bốn thành phần của môi trường chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ đất liền của Trung Quốc; còn các vấn đề môi trường trên biển được quản lý bằng Luật Bảo vệ môi trường biển (1999). 1.2.4. Trong kết cấu hệ thống pháp luật của Trung Quốc, các biện pháp chế tài hành chính, hình sự và kỷ luật luôn được thể hiện trong cùng văn bản với các quy định về quyền và nghĩa vụ. Luật BVMT và các đạo luật khác luôn có một chương quy định về các hành vi vi phạm và chế tài cụ thể. Phương pháp thể hiện này đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống và cũng tiện cho việc tra cứu pháp luật. Đặc biệt, phương pháp này cũng làm tăng khả năng áp dụng trực tiếp văn bản luật mà không phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Pháp luật về bảo vệ môi trường của của Hàn Quốc 2.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc đã có một quá trình phát triển tương đối lâu dài và khá đầy đủ. Điều 35 Hiến pháp Hàn Quốc quy định “Mọi người dân đều có quyền sống trong môi trường trong lành và thoải mái. Nhà nước và người dân phải cố gắng bảo vệ môi trường”. 7
  • 8. Lịch sử xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn gồm: 1961 - 1990, 1990 - 2008 và từ 2008 đến nay: 2.1.1. Trong giai đoạn 1961-1990: Trong giai đoạn 1961-1990 Hàn Quốc đã ban hành 15 đạo luật có liên quan đến vấn đề môi trường. Có thể kể một số đạo luật quan trọng như: Luật Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật Bảo tồn môi trường (1977) sửa đổi Luật Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật quản lý vật chất độc hại và nguy hiểm (1963); Luật làm sạch chất thải (1961); Luật Kiểm soát chất thải (1986) thay thế Luật làm sạch chất thải (1961). Năm 1990 đánh dấu một bước chuyển rất lớn trong việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường của Hàn Quốc. Luật Bảo tồn môi trường (1977) được tách thành 5 luật khác nhau vào năm 1990, bao gồm: Luật khung về Chính sách môi trường; Luật Bảo tồn không khí sạch; Luật Kiểm soát tiếng ồn và độ rung; Luật Bảo tồn Chất lượng nước và Hệ sinh thái nước; Luật giải quyết tranh chấp môi trường. Điều này không đơn giản chỉ là sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp và hình thức văn bản pháp luật mà sâu xa hơn đó là vấn đề BVMT đã được đặc biệt quan trọng. Với việc từ bỏ mô hình một luật lớn mà chuyển sang mô hình nhiều luật nhỏ, Quốc hội Hàn Quốc đã tạo điều kiện tốt hơn cho Chính phủ khi muốn sửa đổi các quy định hoặc phải đối phó với một vấn đề môi trường mới phát sinh. 2.1.2. Giai đoạn 1990 – 2008: Sau năm 1990, Quốc hội Hàn Quốc tiếp tục ban hành nhiều đạo luật khác để giải quyết từng vấn đề môi trường cụ thể, có thể kể đến như: Luật Bảo tồn môi trường tự nhiên (1991); Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trường (1991); Luật về nâng cao chất lượng không khí đô thị (2003); Luật Khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (2004); Luật về Quan trắc và phân tích môi trường (2006); Luật khung về Phát triển bền vững (2007); Luật Sức khỏe môi trường (2008). Lưu ý rằng, tại Hàn Quốc, lĩnh vực quản lý chất thải và lĩnh vực quản lý vật 8
  • 9. chất độc hại và nguy hiểm được tách riêng và không nằm trong phạm vi điều chỉnh của đạo luật khung về chính sách môi trường. Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lượng các đạo luật liên quan đến môi trường của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đến năm 2008 đã có 46 luật liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên. 2.1.3. Giai đoạn 2008 đến nay: Bắt đầu từ năm 2008 đến nay, Hàn Quốc tiến hành sửa đổi một loạt các luật về bảo vệ môi trường. Nhưng sự thay đổi này chỉ nhằm siết chặt hơn các quy định về bảo vệ môi trường mà không làm thay đổi cấu trúc hệ thống pháp luật về bảo vệ mội trường của nước này. 2.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc 2.2.1. Ở Hàn Quốc có nhiều đạo luật cùng quy định về BVMT và trong đó có một đạo luật khung chỉ quy định những vấn đề mang tính chung nhất, còn các vấn đề cụ thể được điều chỉnh bằng các đạo luật khác (tương đồng với Trung Quốc) Luật khung về Chính sách môi trường của Hàn Quốc không đưa ra quyền và nghĩa vụ cụ thể về BVMT đối với các chủ thể, mà chỉ liệt kê ra các chính sách, công cụ BVMT sẽ được nhà nước áp dụng, bao gồm: tiêu chuẩn môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá môi trường, tuyên truyền giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, trực tiếp đầu tư, thông báo mức phát thải được phép, kiểm soát đặc biệt đối với hóa chất độc hại, phóng xạ, đối với những khu vực đã bị ô nhiễm, thiệt hại, đánh giá tác động môi trường, giải quyết tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại, thuế. Mỗi loại công cụ cũng chỉ được kể tên và đưa ra một số nguyên tắc áp dụng, còn nội dung chi tiết của các công cụ này được thể hiện trong các đạo luật vệ tinh. 2.2.2. Việc bảo vệ nguồn nước được đặc biệt coi trọng và quản lý theo hướng phân loại thành hai nguồn cơ bản gồm các nguồn ô nhiễm tập trung (như nước thải từ các cơ sở công nghiệp hoặc từ các thiết bị xử lý nước) và 9
  • 10. nguồn ô nhiễm không tập trung (như nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, giao thông). Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái nước là một trong những đạo luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật BVMT ở Hàn Quốc. Luật này bao gồm các chương về quản lý môi trường nước nói chung và phân loại thành lưu vực sông, hồ chứa, đầm lầy; quản lý các nguồn gây ô nhiễm và kinh doanh dịch vụ xử lý nước. Việc đưa ra hai quy chế quản lý khác nhau đối với hai loại nguồn gây ô nhiễm là kinh nghiệm có thể nghiên cứu tham khảo. 2.2.3. Hoạt động quản lý chất thải và quản lý chất nguy hiểm, độc hại được tách riêng để quy định trong hai đạo luật khác nhau và có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy, Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề này để BVMT trước quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế; đồng thời, tạo cơ chế để gắn liền trách nhiệm BVMT với các doanh nghiệp. 2.2.4. Nhìn chung các đạo luật của Hàn Quốc đều có một chương quy định về các biện pháp chế tài hình sự và hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm (tương tự như Trung Quốc) Đạo luật khung về Chính sách môi trường quy định cụ thể về các hành vi vi phạm tại điều 27 và mức hình phạt tối đa là 5 năm tù hoặc phạt 50 triệu Won. Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái cũng đưa ra hình phạt đối với rất nhiều hành vi vi phạm và cả hình thức xử phạt đối với lỗi vô ý. Ví dụ: hành vi xả thải vượt quá hạn ngạch mà không được phép của cơ quan nhà nước có thể bị xử phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền không quá 15 triệu Won. Các đạo luật của Hàn Quốc không có quy định về đối tượng tác động hay hiệu lực về không gian. Tuy nhiên, hiệu lực về không gian áp dụng chung cho các đạo luật tại Hàn Quốc bao gồm toàn bộ lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia này. Điều này cũng tương tự như quy định tại pháp luật Trung Quốc. 3. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan 3.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thái Lan 10
  • 11. Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á ban hành các đạo luật về BVMT. Vào năm 1967, quốc gia này đã ban hành Luật Vật chất độc hại năm 1967 để quản lý chất thải. Đến Hiến pháp năm 1974, đã có quy định về BVMT được đưa vào như nguyên tắc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Năm 1975, Thái Lan đã ban hành Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia năm 1975 để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp. Đây là đạo luật quan trọng, quy định tập trung những vấn đề về BVMT như Thành lập ra Ban Môi trường Quốc gia (NEB) và đưa ra 3 công cụ chính trong công tác BVMT bao gồm: - Các tiêu chuẩn môi trường và phương pháp quan trắc do Bộ Khoa học, Công nghệ và Năng lượng ban hành; - Công cụ đánh giá tác động môi trường của các dự án trước trong khi lập kế hoạch; - Trao quyền cho Thủ tướng hành động trong những trường hợp khẩn cấp do ô nhiễm hoặc sự cố môi trường. Tuy nhiên, do hệ thống văn bản pháp luật trong giai đoạn này còn thiếu cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành và sự mâu thuẫn với các lợi ích kinh tế nên việc thực thi gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hệ quả điển hình là số lượng các dự án ở Thái Lan thực hiện lập báo cáo ĐTM là rất ít hoặc nếu có thì chất lượng của báo cáo này cũng rất thấp. Chính vì vậy, vào năm 1992, Thái Lan đã tiến hành sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan như Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia và Luật Vật chất độc hại năm 1967 (sửa thành Luật Vật chất Nguy hại). Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia năm 1992 đã có sự thay đổi lớn và quan trọng nhất đó là thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương trong việc tự lập kế hoạch môi trường để tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện tự 11
  • 12. nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực; đồng thời, giảm áp lực quản lý hành chính nhà nước cho các cơ quan BVMT ở trung ương. Tiếp đó, trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1997, nhiều quy định có liên quan đến BVMT đã được bổ sung như quyền của công dân trong việc tiếp cận thông tin, tiếp cận công lý; quyền tham gia vào các hoạt động chung. Ví dụ: Điều 59 Hiến pháp quy định về quyền tiếp cận thông tin của người dân đối với việc ra các quyết định của chính quyền liên quan đến khai thác tài nguyên. 3.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về BVMT ở Thái Lan 3.2.1. Các quy định về BVMT ở Thái Lan được quy định tập trung và khá cụ thể, chi tiết trong một đạo luật đó là Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia năm 1992. Với 7 chương, 115 điều, Luật này điều chỉnh hầu hết mọi vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Phần các quy định chung quy định các quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc BVMT và khuyến khích việc tham gia của người dân vào công tác BVMT một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ. Các nội dung tiếp theo quy định các công cụ bảo vệ môi trường; việc tổ chức thực hiện và nguồn tài chính cho hoạt động này qua việc thành lập Ban Môi trường Quốc gia và Quỹ Môi trường Quốc gia. Quy định về công cụ BVMT trong Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia (1992) bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và đánh giá tác động môi trường. Các quy định này khá chi tiết, không chỉ liệt kê các công cụ BVMT và các vấn đề môi trường mà còn xác định thẩm quyền, điều kiện, trình tự thủ tục để áp dụng các công cụ đó. Các tiêu chuẩn môi trường được ban hành bởi Ban Môi trường quốc gia. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Năng lượng (KH,CN&NL) ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nhằm quản lý việc tuân thủ các tiêu chuẩn trên. Ban Môi trường quốc gia có quyền ban hành các tiêu chuẩn môi trường cao hơn đối với các khu vực cần được bảo vệ đặc biệt hoặc các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tiêu chuẩn môi trường của địa phương phải được Ban Môi trường quốc gia phê duyệt. Quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng được quy định chi 12
  • 13. tiết trong Luật này. Theo đó, Bộ KH,CN&NL có quyền ban hành danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM. Báo cáo này phải được thẩm định và phê duyệt bởi chính quyền địa phương hoặc bởi Chính phủ trước khi dự án bắt đầu. Chính quyền địa phương có 30 ngày để phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc tổ chức một ủy ban thẩm định hoạt động trong thời hạn 40 ngày. Báo cáo sẽ tự động được phê duyệt nếu quá thời hạn trên mà các cơ quan nhà nước không kết thúc công tác thẩm định. Nếu báo cáo ĐTM không được thông qua, chủ đầu tư có 30 ngày để sửa chữa, bổ sung báo cáo. Chương Kiểm soát ô nhiễm là chương lớn nhất, quy định cụ thể nhất trong đạo luật này. Có 8 vấn đề được giải quyết trong chương này bao gồm: thành lập hội đồng kiểm soát ô nhiễm; tiêu chuẩn phát thải; khu vực kiểm soát ô nhiễm; ô nhiễm không khí và tiếng ồn; ô nhiễm nước; ô nhiễm khác và chất thải nguy hại; quan trắc, thanh tra, kiểm tra; phí dịch vụ và xử lý hành chính. Các vấn đề được đề cập ở chương này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, từ các công cụ can thiệp đến từng thành phần môi trường. Điều đáng chú ý là Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia dành hẳn chương VII quy định về trách nhiệm hình sự gồm 14 tội liên quan đến bảo vệ môi trường và hình phạt tương ứng cụ thể. Ví dụ: Điều 104 quy định, chủ nguồn thải không thực hiện nghĩa vụ quan trắc môi trường theo yêu cầu thì bị phạt tù không quá 1 năm hoặc phạt tiền không quá 100.000 Baht hoặc cả hai. Tóm lại, Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia là một đạo luật tương đối đồ sộ, bao quát nhiều vấn đề và mức độ chi tiết của các quy định rất cao. Mặc dù vậy, việc phân loại các vấn đề lại không theo một tiêu chí rõ ràng. 3.2.2. Ngoài Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia, các quy định về BVMT khác của Thái Lan được quy định tại một số luật chuyên ngành khác có liên quan. Ví dụ: Luật Giao thông vận tải quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông. Luật về Cảng, Luật Thủy lợi công cộng có một số điều 13
  • 14. khoản liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm nước. Luật Thủy sản, Luật Khoáng sản và Luật Dầu khí có quy định về kiểm soát ô nhiễm biển. Luật Nhà máy quy định về quản lý chất thải công nghiệp. 3.2.3. Hoạt động quản lý vật chất nguy hại được điều chỉnh bởi một đạo luật riêng là Luật Vật chất độc hại năm 1967, sau này được thay thế bằng Luật Vật chất Nguy hại năm 1992. Luật này đưa ra quy định về quản lý vật chất nguy hại từ khâu sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối đến khâu sử dụng và thải bỏ. Vật chất nguy hại bao gồm các hóa chất độc hại, vật liệu phóng xạ và các chế phẩm sinh học nguy hại cho môi trường. Nhìn chung, pháp luật về BVMT của Thái Lan đã tạo hành lang pháp lý cho việc từng bước giải quyết các vấn đề môi trường. Việc cho phép đặt ra các khu vực cần ưu tiên bảo vệ đặc biệt và các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng giúp Chính phủ Thái Lan đối phó với các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Mặc dù khung pháp lý và thể chế được đánh giá là có tính hệ thống, song trong thực tiễn áp dụng còn bộc lộ một số vấn đề nhất định, ví dụ, các quy định về kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường và đánh giá tác động môi trường không được áp dụng thường xuyên trên thực tế. 4. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên Bang Nga 4.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Liên bang Nga - Các quy định về bảo vệ môi trường đã được đưa vào hệ thống pháp luật của Liên bang Nga từ 20 năm qua: Pháp luật về bảo vệ môi trường của Liên bang Nga được đánh giá là tương đối phức tạp và chặt chẽ, đã đáp ứng, thậm chí vượt qua nhiều các tiêu chuẩn chung của thế giới. Tuy nhiên, quá trình thực thi lại gặp rất nhiều vướng mắc và không đáp ứng được kỳ vọng. - Ở tầm Hiến pháp: Những quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực BVMT được ghi nhận. Điều 42 quy định “Mọi công dân có quyền sống trong môi trường trong lành, quyền được thông tin về môi trường, quyền được bồi thường cho những thiệt hại về sức khỏe và tài sản gây ra bởi vi phạm pháp 14
  • 15. luật môi trường”. Điều 58 thì đưa ra nghĩa vụ phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường của mọi công dân. - Ở cấp độ văn bản luật: Hiện nay tại Nga có khoảng hơn 20 đạo luật liên bang quy định về BVMT. Trong đó, có thể kể đến như: Luật Bảo vệ môi trường (2002); Luật Kiểm định sinh thái (1995); Luật Vệ sinh dịch tễ (2001); Luật về Các khu vực được bảo vệ đặc biệt (1995); Luật Bảo vệ hồ Baikal (1998); Luật Bảo vệ bầu khí quyển (1999); Luật Chất thải sản xuất và sinh hoạt (1998). Ngoài ra còn có một số đạo luật có liên quan khác như: Luật Sử dụng năng lượng nguyên tử; Luật An toàn phóng xạ; Luật Tiêu hủy vũ khí hóa học; Luật về Hoạt động biến đổi gen; Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật An toàn công nghiệp. - Pháp điển hóa một số luật về BVMT: Trong thời gian gần đây, để tạo sự thống nhất, tập trung những quy định về BVMT, nước này đang tiến hành pháp điển hóa để cho ra đời Bộ luật Sinh thái. Bộ luật này là tổng hợp các quy định của 4 luật bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ không khí, Luật Chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Kiểm định sinh thái. Tuy nhiên, đến nay, Bộ luật này vẫn chưa được thông qua. Bên cạnh đó, một dự luật khác cũng đang được soạn thảo và bàn luận là Luật về Chi trả cho tác động tiêu cực đến môi trường. 4.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về BVMT ở Liên bang Nga 4.2.1. Tồn tại nhiều đạo luật cùng điều chỉnh về BVMT, nhưng Luật Bảo vệ môi trường năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005 và 2006 là đạo luật cơ bản, quy định tập trung những vấn đề quan trọng nhất. Luật này gồm 16 chương và 84 điều đưa ra các nguyên tắc cơ bản của pháp luật môi trường Liên bang Nga và quy định hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các nội dung của đạo luật bao gồm: các biện pháp như quy hoạch, phân loại các yếu tố, khu vực cần được bảo vệ đặc biệt; công cụ kinh tế; quan trắc môi trường; tiêu chuẩn môi trường; phát triển khoa học kỹ thuật; giáo dục bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế. Công cụ tiêu chuẩn môi trường được quy định khá chặt chẽ trong luật 15 Tải bản FULL (file word 25 trang): bit.ly/3agRGI2 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 16. BVMT của Nga. Theo đó, luật này đưa ra đến 5 loại tiêu chuẩn môi trường bao gồm: tiêu chuẩn về lượng xả thải, tiêu chuẩn về thành phần chất thải, tiêu chuẩn về tiếng ồn, tiêu chuẩn về khai thác các thành phần môi trường, và tiêu chuẩn về mật độ dân cư. Tuy nhiên có hai vấn đề cần lưu ý đó là: (i) không ban hành tiêu chuẩn môi trường xung quanh và (ii) quy định các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm rất rộng nhưng lại thiếu tính khả thi. Chương BVMT trong các hoạt động cụ thể của Luật Bảo vệ môi trường năm 2002 liệt kê 34 hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao như: xây dựng công trình, thiết kế, quy hoạch xây dựng; xây dựng các nhà máy phát điện (nhiệt điện, thủy điện, hạt nhân); trong quân sự quốc phòng; trong nông nghiệp, sử dụng phân bón, thủy lợi; trong giao thông; trong khai thác khoáng sản; sử dụng vật chất nguy hại (hóa chất, phóng xạ, sinh học); trong xử lý chất thải… Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu dừng lại ở mức liệt kê và mang tính tuyên ngôn mà thiếu các quy định chi tiết, cụ thể. 4.2.2. Quy định về đánh giá tác động môi trường và bảo vệ các thành phần môi trường được quy định trong các đạo luật chuyên ngành có liên quan - Luật Kiểm định sinh thái (1995) thực chất là luật quy định chi tiết về công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, kế hoạch của tư nhân cũng như của nhà nước. Luật Kiểm định sinh thái thành lập Cơ quan Rà soát Kiểm định sinh thái nhà nước có chức năng thẩm định và cấp phép cho tất cả các dự án có khả năng gây tác động lớn đến môi trường. - Vấn đề bảo vệ các thành phần môi trường tại Liên bang Nga được thể hiện khá phức tạp. Vấn đề bảo vệ môi trường nước được đề cập trong Bộ luật Nước của quốc gia này. Bộ luật đề cập vấn đề nước từ cả góc độ tài nguyên (như trong Luật Tài nguyên nước của Việt Nam) và góc độ bảo vệ chống ô nhiễm (như trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam). Tương tự, Bộ luật Đất đai của Liên bang Nga có một chương về bảo vệ môi trường đất. Vấn đề bảo vệ môi trường không khí lại được quy định trong Luật Bảo vệ bầu khí quyển. Còn Luật Chất thải công nghiệp và sinh hoạt thì đề cập vấn đề quản lý chất thải rắn. Luật 16 Tải bản FULL (file word 25 trang): bit.ly/3agRGI2 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 17. này phân loại chất thải theo thành phần và nguồn thải chứ không phân loại theo mức độ nguy hại. 4.2.3. Hiệu lực về không gian của Luật Bảo vệ môi trường Liên bang Nga bao gồm lãnh thổ, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Quy định này cũng tương tự như quy định trong pháp luật Trung Quốc. 5. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore 5.1. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore Singapore có một đạo luật khung tên là Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường. Luật này được ban hành lần đầu năm 1999 và đã được sửa đổi một số lần, đáng kể nhất là vào năm 2002. Luật này tương đối lớn và đề cập nhiều vấn đề, bao gồm: các cơ quan nhà nước, công cụ cấp phép, kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, chất thải nguy hại, kiểm soát tiếng ồn, bảo tồn năng lượng, và các biện pháp thực thi. Bên cạnh đạo luật khung, Singapore còn ban hành một số luật khác về BVMT khác như Luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, Luật về hệ thống cống tiêu thoát nước, Luật về xuất, nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hại. Ngoài ra, các quy định về BVMT cũng còn được thể hiện trong những đạo luật thuộc lĩnh vực khác. Có thể kể đến các đạo luật như: Luật Sức khỏe cộng đồng, Luật Chất thải, Luật Không khí sạch, Luật Nhà máy, Luật Hóa chất, Luật Dầu khí, Luật Giao thông… 5.2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về BVMT ở Singapore 5.2.1. Vấn đề môi trường rất được chú trọng trong các văn bản pháp luật của Singapore. Trong văn bản điều chỉnh lĩnh vực khác, các quy định về BVMT cũng rất được chú trọng. Điều này khá khác biệt so với Việt Nam, khi mà các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác thường không có các quy định chi tiết về BVMT. 5.2.2. Điều đáng chú ý trong pháp luật môi trường của Singapore là công cụ cấp phép được sử dụng rất phổ biến. 17 4092831