SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 50
Descargar para leer sin conexión
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
DƯƠNG QUANG MINH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Bà Rịa Vũng Tàu, tháng 07 năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
DƯƠNG QUANG MINH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ NGÀNH: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGÔ QUANG HUÂN
Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 07 năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc./.
Học viên thực hiện Luận văn
Dương Quang Minh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ
nhiệt tình từ quý Thầy, quý Cô và bạn bè. Luận văn này không thể hoàn thành nếu
không có sự giúp đỡ của nhiều người.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy, quý Cô,
Giảng viên tham gia giảng dạy, Khoa Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Bà Rịa
Vũng Tàu đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Ngô
Quang Huân đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin được cảm ơn các anh, chị tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
và cùng các bạn học viên cao học tại trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình
giúp đỡ, hỗ trợ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận
văn.
Sau cùng, tôi xin được gửi đến gia đình, những người đã luôn thương yêu,
động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập. Gia đình là nguồn động viên
to lớn giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Vũng Tàu, ngày tháng năm 2019
Người thực hiện luận văn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
TÓM TẮT ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................2
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu..................................................................4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................6
1.3.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................6
1.3.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................6
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ........................................................................7
1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7
1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ................................................................................7
1.7. Bố cục luận văn................................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................9
2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................9
2.1.1.Khái niệm...................................................................................................9
2.1.2.Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................10
2.1.3.Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa......................................................12
2.2. Tổng quan về tín dụng....................................................................................13
2.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng..........................................................13
2.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ................................................................13
2.2.3. Nguyên tắc của tín dụng........................................................................14
2.2.4. Điều kiện đảm bảo của tín dụng............................................................15
iv
2.3. Mối quan hệ giữa tín dụng và phát triển DNNVV.........................................15
2.3.1.Là đòn bẫy tài chính hỗ trợ các DNNVV................................................16
2.3.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV.........................................16
2.3.3.Giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu ..........................................................16
2.3.4. Góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các
DNNVV ............................................................................................................17
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
DNNVV ................................................................................................................17
2.4.1. Nhân tố bắt nguồn từ phía ngân hàng....................................................17
2.4.2. Nhân tố bối cảnh kinh tế, pháp lý và xã hội..........................................18
2.4.3. Nhân tố bắt nguồn từ DNNVV..............................................................19
2.5. Các nghiên cứu liên quan trước đây...............................................................20
2.5.1. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới ..............................20
2.5.2. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước ................................22
2.5.3. Tổng kết các nghiên cứu........................................................................24
2.6.2.1. Vốn chủ sở hữu ...................................................................................30
2.6.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ......................................................31
2.6.2.3. Tài sản đảm bảo...................................................................................32
2.6.2.4. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản.....................................................................32
2.6.2.5. Tuổi doanh nghiệp...............................................................................33
2.6.2.6. Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng .........................................34
2.6.2.7. Học vấn chủ doanh nghiệp..................................................................34
2.6.2.8. Giới tính chủ doanh nghiệp.................................................................35
2.6.2.9. Số lao động của doanh nghiệp.............................................................35
2.6.2.10. Khoảng cách giữa doanh nghiệp và ngân hàng.................................36
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...40
3.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................40
3.1.1. Nghiên cứu định tính.............................................................................40
3.1.2. Nghiên cứu định lượng..........................................................................41
v
3.2. Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................41
3.2.1.Cỡ mẫu.....................................................................................................41
3.2.2.Phương pháp lấy mẫu ..............................................................................42
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................42
3.3.1.Mô hình hồi quy Binary logistic..............................................................43
3.4. Các kiểm định trong mô hình hồi quy Binary logistic.................................44
3.4.1.Phân tích tương quan ...............................................................................44
3.4.2.Kiểm định độ phù hợp của mô hình ........................................................45
3.4.3.Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ..............................................45
3.4.4.Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát.....................................................45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................47
4.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng DNNVV tại Vietinbank Vũng Tàu..............47
4.1.1. Tình hình phát triển của DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.............47
4.1.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietinbank chi
nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.............................................................................51
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của
DNNVV ................................................................................................................55
4.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp được khảo sát...........................................55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................67
5.1. Kết luận ..........................................................................................................67
5.2. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................69
5.3. Các hàm ý quản trị .........................................................................................70
5.3.1. Hàm ý quản trị dành cho DNNVV..............................................................70
Về vốn chủ sở hữu.................................................................................................70
Về tỷ suất lợi nhuận (ROA) ..................................................................................70
Về Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản.................................................................................71
Về tài sản đảm bảo ................................................................................................71
Về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng ................................................73
5.3.2. Hàm ý quản trị dành cho Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .....73
vi
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................75
5.4.1. Hạn chế của đề tài ...................................................................................75
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................77
PHỤ LỤC 1.1:...........................................................................................................80
PHỎNG VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA (ĐỊNH TÍNH)...........................................80
PHỤ LỤC 1.2:...........................................................................................................81
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (ĐỊNH TÍNH).......................................81
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG.....84
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.......................................86
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại DNNVV tại Việt Nam .............................................................10
Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu ..........................................................................25
Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng ..............................................37
Bảng 4.1: Tình hình phát triển DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .....................48
Bảng 4.2: Các loại hình DNNVV đăng ký và hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu ..................................................................................................................49
Bảng 4.3: Quy mô lao động của DNNVV ...............................................................50
Bảng 4.4: Quy mô nguồn vốn của DNNVV ............................................................50
Bảng 4.5: Dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank CN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .......51
Bảng 4.6: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSDB tại Vietinbank chi nhánh tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu ......................................................................................................52
Bảng 4.7: Dư nợ cho vay DNNVV theo ngành nghề kinh doanh tại Vietinbank chi
nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ....................................................................................54
Bảng 4.8: Tỷ trọng kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận
tín dụng .....................................................................................................................55
Bảng 4.9: Kinh nghiệm nhà quản lý doanh nghiệp với việc tiếp cận tín dụng.........56
Bảng 4.10: Vốn chủ sở hữu...................................................................................... 56
Bảng 4.11: Tổng tài sản và khả năng tiếp cận tín dụng ...........................................57
Bảng 4.12: Lợi nhuận và khả năng tiếp cận tín dụng ...............................................57
Bảng 4.13: Tài sản đảm bảo trung bình ...................................................................58
Bảng 4.14 : Kiểm định mô hình ...............................................................................58
Bảng 4.15: Tóm tắt mô hình hồi quy .......................................................................59
Bảng 4.16: Mức độ dự báo của mô hình ..................................................................59
Bảng 4.17: Kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình .........................................60
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định giả thuyết .................................................................65
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất ...........................................................30
Hình 4.1: Số lượng DNNVV đang hoạt động qua các năm .....................................49
Hình 4.2: Diễn biến dư nợ cho vạy tại Vietinbank CN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .......52
Hình 4.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSDB tại Vietinbank chi
nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ....................................................................................53
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
Vietinbank Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
CP Chính phủ
DN Doanh nghiệp
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
KNTCV Khả năng tiếp cận vốn
MQH Mối quan hệ
MSME Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NĐ Nghị định
NHNN Ngân hàng nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
ROA Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSBD Tài sản bảo đảm
TSCDHH Tài sản cố định hữu hình
TDN Tuổi doanh nghiệp
TN_TTS Tổng nợ trên tổng tài sản
TTS Tổng tài sản
VCSH Vốn chủ sở hữu
1
TÓM TẮT
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được thực hiện với mục đích nhằm
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trên cơ sở lý thuyết
và các nghiên cứu trước có liên quan, mô hình nghiên cứu được hình thành cùng với
các giả thuyết.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gồm có 10 yếu tố: Vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA), tài sản bảo đảm, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tuổi doanh
nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, học vấn chủ doanh nghiệp,
giới tính chủ doanh nghiệp, số lao động và khoảng cách từ doanh nghiệp đến Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nghiên
cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu qua
khảo sát trực tiếp với số mẫu là 150 Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thực hiện thủ tục
vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.
2
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 98,1%
tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp vừa
chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6% và còn lại 68,2% là siêu nhỏ.
Nhưng trên thực tế, DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, giúp
huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Hàng
năm các DNNVV đã tạo ra trên một triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động
xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước.
Đối với ngành ngân hàng, DNNVV được xác định là động lực phát triển của
nền kinh tế quốc dân, là một trong năm lĩnh vực ưu tiên cần đầu tư vốn để phát
triển. Trong những năm qua, NHNN đã bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ
đạo của Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ
khó khăn cho các DNNVV trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để duy trì và
mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Đảng và nhà nước rất quan tâm và có nhiều
chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Tuy
nhiên, các DNNVV Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn để có thể cạnh
tranh phát triển; trong đó, tiếp cận tín dụng được xác định là một trong những khó
khăn lớn nhất đối với các DNNVV hiện nay.
Tính đến tháng 12-2018, Bà Rịa Vũng Tàu có 10.728 doanh nghiệp đang hoạt
động, trong đó DNNVV chiếm tới 98,8% (10.601 DNNVV). Các DNNVV hoạt
động trải đều khắp các lĩnh vực: thương mại, du lịch, công nghiệp, có vai trò rất
quan trọng, đóng góp 45% GDP của địa phương. Nhưng hiện nay khối này vẫn
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh
doanh như: tín dụng, mặt bằng sản xuất, thị trường…Về lâu dài, các DNNVV cần
có cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thúc đẩy năng lực sản xuất kinh doanh,
phát triển hạ tầng thương mại cũng như mở rộng mạng lưới kinh doanh.
3
Thời gian qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) và các Ngân hàng thương mại
đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận vốn,
nhưng thực tế doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng vẫn rất khó tiếp cận
nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn vay từ Ngân hàng thương mại.
Vietinbank nói chung và Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói
riêng giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Nguồn vốn của Vietinbank đã và đang góp phần tạo nên những
thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội tại các tỉnh, thành Việt
Nam. Vietinbank cùng NHNN và ngành ngân hàng tháo gỡ khó khăn, đổi mới quy
trình, thủ tục cho vay vốn tín dụng, đồng thời mở rộng mạng lưới tại các vùng sâu,
vùng xa phù hợp với điều kiện thực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản
xuất, kinh doanh.
Số liệu báo cáo thường niên về kết quả cho vay tín dụng DNNVV tại
Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu (2018) cho thấy: chỉ 32% số doanh nghiệp
nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong khi hơn 36% số doanh
nghiệp khó tiếp cận và 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân
hàng. Tỷ lệ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân hàng chấp nhận
cho vay chỉ khoảng 31%-40%. Với mục tiêu xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng
của các DNNVV và những khó khăn trong việc tiếp cận vốn nhằm đề xuất một số
giải pháp giúp Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng tốt nhu cầu
vay vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả chọn đề tài:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ kinh tế để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, từ đó đề xuất một số gợi
ý chính sách nhằm khắc phục, nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng cho DNNVV để mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh
tế khó khăn hiện nay.
4
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
❖ Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tín dụng của ngân hàng đối với hệ
thống DNNVV trên nhiều khía cạnh khác nhau về các sản phẩm tín dụng, loại hình
tín dụng, hiệu quả của tín dụng ngân hàng, mức độ phụ thuộc của DNNVV vào tín
dụng ngân hàng trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
Nghiên cứu của Santiago (2008) về tín dụng ngân hàng, những khó khăn trong
tiếp cận tài chính, và hoạt động đầu tư của 30,897 NNVV tại Tây Ban Nha. Trong
giai đoạn từ năm 1994 đến 2008, tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại là
nguồn vốn chính đối với các DNNVV tại Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng sẽ
phải quay sang tận dụng tín dụng thương mại để thực hiện các cơ hội đầu tư, các
doanh nghiệp loại này chiếm tới 1/3 số lượng doanh nghiệp tại Tây Ban Nha.
Ngược lại, các doanh nghiệp khác có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng
hơn, và hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc từ phía
chính sách tiền tệ và các cú sốc đặc trưng của bản thân doanh nghiệp.
Công trình nghiên cứu của tác giả Ricardo N. Bebczuk (2004): thông qua việc
khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích
hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau: (1)
tuổi DN, (2) ROA, (3) độ thanh khoản, (4) doanh thu, (5) tài sản cố định/ tài sản, (6)
nợ/tổng tài sản.
Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011) nghiên cứu khả năng tiếp
cận tài chính ngân hàng của thông qua mẫu khảo sát 557 DN tại Sri Lanka thông
qua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh,
địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu hình, doanh thu, trình độ giáo
dục của chủ DN, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ với hiệp hội.
Công trình nghiên cứu của Alex Reuben Kira (2013) nghiên cứu này sử dụng
1933 các doanh nghiệp nằm trong 5 quốc gia có nền kinh tế Đông Phi. Tác giả tiến
5
hành phân tích các dữ liệu bằng cách chạy mô hình probit và mô hình hồi quy đa
biến để xác định các yếu tố làm trở ngại tài chính của các công ty như: tuổi doanh
nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh.
❖ Tình hình nghiên cứu trong nước
Tình hình hoạt động của các DNNVV Việt Nam nói chung và nguồn vốn tín
dụng dành cho đối tượng này trong điều kiện kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều yếu tố bất
ổn như hiện nay là đề tài dành được nhiều sự quan tâm trong các công trình nghiên
cứu và bài báo khoa học thời gian gần đây.
Nghiên cứu của Võ Trí Thành và công sự, (2011) đã sử dụng 169 quan sát thu
thập từ cuộc khảo sát các DNNVV, áp dụng mô hình Logistic Binary để đo lường
khả năng tiếp cận vốn chính thức của DNNVV. Kết quả hồi quy cho thấy tình trạng
pháp lý, thời gian hoạt động, khả năng của doanh nghiệp và chu kỳ tăng trưởng là
những nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới việc được chấp thuận vốn vay của DNNVV.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua
mô hình hồi quy Logistic đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
chính sách hỗ trợ của Chính phủ là: (1) tuổi của doanh nghiệp, (2) trình độ học vấn
của chủ doanh nghiệp, (3) quy mô doanh nghiệp, (4) tốc độ tăng doanh thu, (5) các
mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố các mối quan hệ xã hội
ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ vốn cho DNNVV.
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013) đã phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Thông qua 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương
mại tại Tỉnh Trà Vinh với phân tích hồi quy Binary Logistic đã cho thấy các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNV&N như: (1) uy tín
doanh nghiệp, (2) tài sản đảm bảo, (3) tính minh bạch của báo cáo tài chính, (4)
năng lực quản lý, (5) khả năng lập phương án kinh doanh, (6) chính sách cho vay,
(7) lãi suất, trong đó uy tín doanh nghiệp là nhân tố quyết định mạnh nhất đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh.
6
Trong số những chính sách hỗ trợ cho DNNVV, chính sách về tín dụng có vai
trò rất quan trọng do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào tín
dụng. Do đó, việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV trong bối cảnh kinh tế vĩ mô
có nhiều thay đổi có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với
NHTM nói riêng. Đồng thời, Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có
vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, chiếm khoảng 98,8% tổng số
doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng
trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã
hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đề tài luận văn sẽ kế
thừa các nhân tố ảnh hưởng từ các mô hình nghiên cứu trước để áp dụng tại ngân
hàng Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để tìm hiểu các nhân tố tác động
đến khả năng chấp thuận vay vốn đối với các DNNVV để giúp các DNNVV tăng
cao khả năng vay vốn cho mục đích SXKD.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về DNNVV, tín dụng ngân hàng đối với
DNNVV và làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
ngân hàng của các DNNVV và đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp các DNNVV
tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV
tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng
của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đề xuất các chính sách hàm ý quản trị nhằm giúp cho các DNNVV tăng khả
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
7
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu:
Khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu.
❖ Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu thông qua khảo sát các DNNVV hoạt động tại
khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2016 - 2018. Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua khảo sát các DNNVV trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành thực nghiệm nghiên cứu thông qua hai bước:
Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo
luận với các chuyên gia gồm các cán bộ, lãnh đạo có kinh nghiệm trong lĩnh vực
tài chính tín dụng nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng của DNNVV.
Nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng thông tin từ hai nguồn chính: thứ
nhất từ khảo sát thực tế các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ hai
từ nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo của sở, ban ngành, niên giám hàng năm của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tổng quan cơ sở lý luận về DNNVV, về tín dụng ngân
hàng đối với DNNVV giúp cho người đọc thấy được tầm quan trọng của tín dụng
ngân hàng đối với sự phát triển của DNNVV
Từ những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị nhằm
nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV, giúp các doanh nghiệp tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh.
8
1.7. Bố cục luận văn
Đề tài được chia thành 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài và sự cần thiết nghiên cứu của đề tài,
nêu lên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên
cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày một cách tổng quan những khái niệm về tín dụng ngân hàng, rủi
ro tín dụng và quy trình cho vay DNVVN cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng của DNVVN.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Trình bày thiết kế nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ
liệu, các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cùng các kiểm định của mô
hình.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận. Kết quả phân tích dựa trên số liệu
thứ cấp và số liệu sơ cấp điều tra trực tiếp tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên
cơ sở đó phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
của DNVVN.
Chương 5: Kết luận và các gợi ý chính sách
Tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, gợi ý các chính sách đối với các bên
có liên quan, đồng thời cũng trình bày những hạn chế chưa đạt được để định hướng
cho những nghiên cứu tiếp theo.
9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Khái niệm
Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay còn gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ là
những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh
nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh
nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí
của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng
lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50
người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có
tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.
Tại Việt Nam, theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính
Phủ, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa như sau:
DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên),
cụ thể như sau:
10
Bảng 2.1: Phân loại DNNVV tại Việt Nam
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
I. Nông, lâm
nghiệp, thủy
sản, công
nghiệp và xây
dựng
3 tỷ đồng
trở xuống
10 người
trở
xuống
từ trên 3
tỷ đồng
đến 20 tỷ
đồng
từ trên
10 người
đến 100
người
từ trên 20
tỷ đồng
đến 100 tỷ
đồng
từ trên
100
người
đến 200
người
II. Thương
mại và dịch vụ
3 tỷ đồng
trở xuống
10 người
trở
xuống
từ trên 3
tỷ đồng
đến 50 tỷ
đồng
từ trên
10 người
đến 50
người
từ trên 50
tỷ đồng
đến 100 tỷ
đồng
từ trên 50
người
đến 100
người
Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP
Ở nước ta, hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số
doanh nghiệp và là khu vực yếu thế, dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường,
nhưng lại là khu vực tạo nhiều nhất việc làm cho người lao động, huy động mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực và địa bàn, có đóng góp
quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội.
2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.2.1. Đặc điểm về hoạt động
DNNVV đặc điểm hoạt động đa dạng về ngành nghề. Các DN tham gia kinh
doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với các sản phẩm đa dạng
nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều cùng
miền khác nhau.
Quy mô DNNVV thường không lớn. Số lượng lao động trong một DNNVV
cũng không nhiều, sự phân công lao động trong xí nghiệp chưa quá mức rõ rệt. Mối
quan hệ giữa người chủ DN và người lao động khá gắn bó so với các công ty có quy
mô lớn. Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp.
11
DNVV có lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào nên DNNVV có
tốc độ phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số DN. DNNVV cung cấp
cho thị trường nhiều mặt hàng/dịch vụ phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của
nền kinh tế, tạo ra đa dạng sự lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu phong phú của người
tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế.
2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức, quản lý
DNNVV dễ dàng và thành lập với các thủ tục không quá phức tạp: Để thành
lập một DNNVV chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu, mặt bằng sản xuất, quy mô
nhà xưởng vừa đủ. Các DNNVV thường linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và
tránh những thiệt hại to lớn do các tác động khách quan của môi trường bên ngoài.
DNNVV thường gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà quản lý và lao động
giỏi: lý do quy mô SX không lớn, tình trạng tài chính hạn chế và sản phẩm tiêu thụ
không nhiều, DNNVV sẽ gặp khó khăn trong việc trả lương cao cho các nhà quản
lý, đặc biệt là tìm kiếm nhân tài trong việc điều hành và quản lý DN.
Trình độ quản lý của chủ DN thấp. Đa phần các chủ DNNVV có trình độ học
vấn thấp. Ngay cả những chủ DN có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên
thì cũng ít người được đào tạo bài bản về kiến thức kinh tế và quản trị DN, luật kinh
doan..., điều này cxung một phần ảnh hưởng đến việc lập chiến lược phát triển,
định hướng kinh doanh của DN. Lực lượng lao động trong các DNNVV đa số chưa
qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; các DN chưa thực hiện đầy đủ các chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc
trong khu vực DNNVV.
Văn hóa trong các DNNVV chưa được chú trọng: các DNNVV do số lượng
lao động và quy mô hoạt động kinh doanh nhỏ nên vấn đề xây dựng văn hóa DN ít
được chú trọng, thậm chí không cần thiết đối với chủ DNNVV.
2.1.2.3. Đặc điểm về tài chính
DNNVV chủ yếu là hoạt động kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
DNNVV có nguồn vốn kinh doanh ít nên việc đầu tư vào các TSCĐ cũng ít, do vậy
các DN có thể dễ dàng trong việc đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép. Bên
12
cạnh đó, DNNVV tận dụng được nguồn lao động dồi dào để thay thế vốn. Với chiến
lược phát triển, đầu tư đúng đắn, sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các
DNNVV có thể đạt được hiệu quả KT - XH cao, cũng như có thể sản xuất được
hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều
kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, do quy mô vốn thấp nên DNNVV có những bất lợi trong việc tiếp
cận các nguồn vốn ngân hàng: Vốn chủ sở hữu ít, do đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
vốn vay thấp nên khả năng vay vốn của DN từ đó cũng rất hạn chế. Các DNNVV
thường thiếu tài sản thế chấp/Tài sản đảm bảo cho khoản tiền mà DN dự định vay.
Với DNNVV thì đơn vị kế toán và tài chính thường có trình độ chuyên môn
thấp, thường kiêm nhiệm. DN không thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý tài
chính dẫn đến tình trạng quản lý kém và hiệu quả hoạt động không tốt. Các hạn chế
trong quản lý tài chính là một trong các nguyên nhân khiến hầu hết các DNVVN rất
khó nhận được các khoản vay từ ngân hàng.
Nhìn chung, các DNNVV bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và công
nghệ sản xuất. Sự khan hiếm về nguồn lực này là do đặc điểm và nguồn gốc hình thành
DN. Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài chính – tiền tệ, quá
trình tự tích luỹ vốn thường đóng vai trò quyết định của từng DNNVV.
2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV tuy là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh
thu, nhưng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế do chiếm một tỷ trọng lớn. Ở
Việt Nam, DNNVV chiếm khoảng 98% trong tổng số doanh nghiệp đăng ký. Vì
vậy, DNNVV đóng góp một phần đáng kể vào tổng sản lượng và tạo công ăn, việc
làm cho người dân.
Những nét cơ bản về vai trò của DNNVV cụ thể như sau:
- Các DNNVV cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáng kể cho
nền kinh tế.
- DNNVV góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
13
- Các hoạt động của DNNVV góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu
quả cao.
- DNNVV có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác
thế mạnh và tiềm năng của từng vùng.
- Các DNNVV tạo được mối liên kết chặt chẽ với các công ty nhà nước, các tập
đoàn xuyên quốc gia.
2.2. Tổng quan về tín dụng
2.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay.
Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền
hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi
vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm
hoặc không kèm theo một khoản lãi (Wikipedia).
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng
khác (TCTD), với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay), trong đó các
TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định
theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và
lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán (Wikipedia).
2.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế hiện đại, hoạt động cho vay có phạm vi hoạt động rộng lớn
và đa dạng. Tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của Ngân hàng
mà người ta phân loại hoạt động cho vay thành các hình thức cho vay khác nhau
+ Phân loại theo thời gian: Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng
đối với Ngân hàng với thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của
hoạt động cho vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, hoạt
động cho vay được phân chia thành:
- Tín dụng ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.
Mục đích là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
14
doanh của doanh nghiệp về mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc nhu cầu tiêu
dùng, thanh toán của cá nhân có giá trị nhỏ…
- Tín dụng trung hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng và không
quá 60 tháng. Mục đích vay vốn để sửa chữa, khắc phục, thay thế tài sản cố định
hoặc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ và
xây dựng mới những công trình loại nhỏ thu hồi vốn nhanh…
- Tín dụng dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Mục đích
là sử dụng vốn vay gần như cho vay trung hạn nhưng với những công trình quy mô
lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu hơn.
+ Phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn:
- Cho vay vốn lưu động: là loại cho vay được cung cấp để bổ sung vốn lưu
động cho các tổ chức kinh tế.
- Cho vay từng lần: là loại cho vay được cung cấp để hình thành nên tài sản cố
định cho các tổ chức kinh tế.
- Cho vay theo dự án đầu tư: là cho vay theo các dự án đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
+ Phân loại căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Là loại hình cho vay theo đó nghĩa vụ trả
nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chính chủ thể vay vốn, tài
sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản bảo đảm của bên thứ ba.
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Là loại hình cho vay không có tài
sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; mà việc cho vay này do chính các Ngân hàng lựa
chọn dựa trên cơ sở các phương án vay vốn hiệu quả, khả thi và dựa vào độ tín
nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng.
2.2.3. Nguyên tắc của tín dụng
Với đặc thù kinh doanh tiền tệ ẩn chứa nhiều rủi ro, vì mọi rủi ro của khách
hàng bất luận lý do gì đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và các tổ chức tín dụng. Để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng thường chủ động
phân loại và lựa chọn khách hàng tốt nhất, hoạt động có hiệu quả, bảo đảm khả
15
năng sinh lợi cho đơn vị và ngân hàng. Sự lựa chọn này dựa trên nguyên tắc tín
dụng, được Ngân hàng nhà nước quy định, cụ thể là:
▪ Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời gian xác định, theo
nguyên tắc này ngân hàng, tổ chức tín dụng tùy theo tình hình thực tế xây dựng kế
hoạch kinh doanh, dòng tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Với nguồn gốc vốn
huy động từ khoản tiền gửi của khách hàng nên Ngân hàng phải trả gốc và lãi theo
cam kết. Do vậy, các khoản vốn cho vay cũng thực hiện theo nguyên tắc này.
▪ Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận với
ngân hàng, những thỏa thuận không trái với quy định hiện hành của luật pháp và
các quy định hiện hành của ngành, theo nguyên tắc đồng thuận. Thực hiện nguyên
tắc này ngân hàng sẽ quản lý khách hàng của mình sử dụng vốn đúng với mục đích,
yêu cầu, nội dung quy mô, tiến độ thực hiện dự án đã được thẩm định có hiệu quả.
Nếu khách hàng không sử dụng đúng mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín
dụng, thì rủi ro lớn ảnh hưởng đến khoản vốn vay, vì vậy cam kết sử dụng đúng
mục đích điều này giúp cho ngân hàng quản lý vốn một cách hiệu quả.
2.2.4. Điều kiện đảm bảo của tín dụng
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng xem xét cho vay
khi khách hàng có đủ các điều kiện cần thiết, như sau:
▪ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
▪ Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;
▪ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có vốn tự có
đối ứng thực hiện;
▪ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả;
▪ Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của NHNN.
2.3. Mối quan hệ giữa tín dụng và phát triển DNNVV
Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các DNNVV là một
tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình
16
hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này cũng sử dụng vốn tín dụng
ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử
dụng vốn của mình.
2.3.1. Là đòn bẫy tài chính hỗ trợ các DNNVV
Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư, làm bình quân
hóa tỷ suất lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV. Tín dụng ngân hàng
luôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn
chế hoặc không đầu tư vào những DNNVV có tỷ suất lợi nhuận thấp. Vì vậy, tín
dụng ngân hàng làm thay đổi quan hệ về cung – cầu hàng hóa và thay đổi cơ cấu
ngành nghề kinh tế.
2.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV
Muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi DNNVV phải xây
dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đồng thời nâng cao hiệu quả
hoạt động, đem lại lợi nhuận để thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín
dụng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Do vậy, tín dụng ngân hàng thúc đẩy
doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận
phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi.
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các DNNVV phải tuân thủ các hợp đồng
tín dụng, đảm bảo việc hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn, cũng như tôn trọng các
điều khoản của hợp đồng cho dù hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
như thế nào.
Trong quá trình vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi
giải ngân. Vì vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu
quả.
2.3.3. Giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu
Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ.Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để
sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối
ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về
17
vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp vì nếu sử
dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả thì
doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có
và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.
2.3.4. Góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các
DNNVV
Tín dụng ngân hàng được đánh giá là góp phần đảm bảo cho hoạt động của
các DNNVV được liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu và tập trung vốn sản xuất, nâng cao
khả năng cạnh tranh của các DNNVV...Do đó, các DNNVV thường xuyên tìm cách
huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó có ngân hàng. Khi nguồn vốn
được giải ngân thì sức mạnh tài chính của DNNVV sẽ tăng lên và sẽ có nhiều cơ hội
thực hiện việc mở rộng sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh
tranh.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
DNNVV
2.4.1. Nhân tố bắt nguồn từ phía ngân hàng
❖ Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng chính là các chính sách, chủ trương đảm bảo cho hoạt
động tín dụng của ngân hàng hoạt động đúng hướng, đúng đối tượng. Một chính
sách tín dụng phù hợp, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người gửi
tiền, người vay tiền và của chính bản thân ngân hàng sẽ thu hút nhiều khách hàng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của tín dụng ở rất
nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở ba yếu tố: lãi suất cạnh tranh, phương
thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay.
❖ Năng lực huy động vốn
Năng lực huy động vốn là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm
phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
18
của ngân hàng, chủ yếu là hoạt động tín dụng. Năng lực huy động vốn của ngân
hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
❖ Nhân tố con người
Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cao, có
đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định trong việc định giá tài sản thế chấp, quản
lý và giám sát các khoản vay, thực hiện hiệu quả công tác thu hồi nợ vay của ngân
hàng giúp ngân hàng có thể có được những khoản tín dụng đảm bào, ngăn ngừa
được những rủi ro khi thực hiện một khoản tín dụng.
❖ Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng giúp người quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn và
cần thiết đến việc cho vay và quản lý các tài khoản cho vay. Thông tin đầy đủ,
chính xác sẽ giúp cho khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng cao hơn. Tuy nhiên, đối với các DNNVV thì các thông tin thường thiếu
minh bạch và không phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
❖ Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong
việc cấp tín dụng đối với khách hàng. Một quy trình tín dụng khoa học, cụ thể, dễ
thực hiện và đảm bảo đầy đủ nguyên tắc tín dụng là một trong những điều kiện quan
trọng giúp ngân hàng quản lý được các khoản vay đồng thời tạo điều kiện cho
khách hàng cũng như các DNNVV tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi, dễ dàng.
2.4.2. Nhân tố bối cảnh kinh tế, pháp lý và xã hội
❖ Nhân tố kinh tế
Tình trạng của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế
và tác động rõ rệt đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc tiếp
cận vốn của DNVVN cũng như khả năng cho vay DNVVN của các ngân hảng cũng
bị tác động. Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh thì hoạt động của các ngân
hàng thương mại cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền
của DNVVN cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các
ngân hàng thương mại càng trở nên gay gắt hơn.
19
❖ Nhân tố xã hội
Đạo đức xã hội có liên quan đến rủi ro và tăng trưởng tín dụng trên một số vấn
đề như: dân trí, tập quán, thói quen, ý thức xã hội. Nếu bản thân DNNVV chưa có
sự hiểu biết đúng đắn về bản chất hoạt động của ngân hàng, chưa có thói quen về
việc hoàn trả vốn vay, không phát huy được hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng thì khả
năng tiếp cận sẽ bị giảm sút.
❖ Nhân tố pháp lý
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng được quy định chặt chẽ bởi các
văn bản qui phạm pháp luật do ngân hàng nhà nước ban hành. Các đối tượng khách
hàng được vay vốn của ngân hàng thương mại cần được thừa nhận về mặt pháp lý.
Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất, còn ngân
hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay. Nếu hệ thống các văn bản
pháp quy không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra khe hở
trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng
như khách hàng có hành vi lừa đảo vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái
ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.
2.4.3. Nhân tố bắt nguồn từ DNNVV
❖ Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính là một trong những điều kiện quan trọng tác động đến
quyết định cho vay của ngân hàng. Muốn được ngân hàng cho vay vốn, doanh
nghiệp phải chứng minh được tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng sử
dụng vốn hiệu quả và hoàn trả vốn đúng hạn. Tuy nhiên, các DNNVV thường
không cung cấp được thông tin tài chính có thể xác minh hoặc các báo cáo tài chính
của doanh nghiệp không phản ánh một cách chính xác tình hình hoạt động của
doanh nghiệp.
❖ Năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp
Một nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng điều hành tốt, xây dựng được các
phương án kinh doanh khả thi, có các chiến lược phát triển bài bản sẽ tạo niềm tin
cho ngân hàng khi quyết định cho vay. Tuy nhiên, hiện nay trình độ, năng lực tiếp
20
cận tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị DN của DNNVV cũng còn nhiều hạn chế, các
doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh mà vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm,
kinh doanh theo phi vụ. Kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý của
lãnh đạo và quản lý của DNNVV còn hạn chế.
❖ Kiến thức, thông tin của doanh nghiệp về tín dụng ngân hàng
Các DNNVV thường bị hạn chế về kiến thức và thông tin hoạt động tín dụng
của ngân hàng. Việc các DNNVV nắm bắt được các thông tin, chính sách của nhà
nước dành cho việc phát triển DNNVV sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng. Việc tăng cường công tác tư vấn cho các DNNVV cũng là biện pháp để ngân
hàng thúc đẩy tín dụng đối với phân khúc này.
2.5. Các nghiên cứu liên quan trước đây
2.5.1. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới
❖ Nghiên cứu của Bebecuk (2004)
Thông qua việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng
phương pháp phân tích hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra
rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng
của các nhân tố sau: ROA, độ thanh khoản, doanh thu, tài sản cố định/tổng tài sản,
nợ/tổng tài sản, tuổi doanh nghiệp. (“What Determines the Access to Credit by
SMEs in Argentina?”. Document de Trabajo Nro. 48, Universidad Nacional de La
Plata).
❖ Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011)
Nghiên cứu khả năng tiếp cận tài chính ngân hàng của thông qua mẫu khảo sát
557 DN tại Sri Lanka thông qua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình
DN, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu
hình, doanh thu, trình độ giáo dục của chủ DN, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ
với hiệp hội (“Bank Finance For Small And Medium-Sized Enterprises In Sri
Lanka: Issues And Policy Reforms”. Studies in Business and Economics. 10.
10.1515/sbe-2015 - 0018).
21
❖ Nghiên cứu của Ajagbe (2012)
Nghiên cứu này điều tra các yếu tố quyết định sự tiếp cận tín dụng của các
doanh nghiệp quy mô nhỏ tại Nigeria. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phân
tầng với 350 mẫu. Các thống kê mô tả (tỷ lệ và tần suất), hồi quy logit được sử dụng
trong phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy: giới tính, tuổi doanh nghiệp, tình trạng
hôn nhân, quy mô doanh nghiệp, vốn, lãi suất, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến
việc tiếp cận vốn (“Features of small scale entrepreneur and access to credit in
Nigeria: a microanalysis”, American Journal and Management Sciences, ISSN
2156-1540, ISSN 2151-1559).
❖ Nghiên cứu của Waari và Mwangi (2015)
Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) có tiềm năng đóng góp đáng
kể vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong một quốc gia thông qua gia tăng sản
xuất và việc làm. Sự sống còn và phát triển của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào
khả năng tiếp cận tài chính của họ. Trong bối cảnh nước Kenya, việc thực hiện này
đã dẫn đến sự thay đổi chính sách thông qua việc ban hành đạo luật MSE năm 2012.
Nghiên cứu của Waari và Mwangi (2015) nhằm nỗ lực thiết lập ra các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Nghiên cứu tập trung vào đối tượng có nhu cầu vay vốn (doanh nghiệp siêu nhỏ,
nhỏ và vừa). Số lượng mẫu phỏng vấn là 86 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy :
thông tin bất đối xứng, rủi ro trong kinh doanh, chi phí giao dịch ảnh hưởng đến
việc tiếp cận vốn tín dụng. Chi phí giao dịch có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tiếp
cận vốn của doanh nghiệp (“Factors influencing access to finance by micro, small
and medium enterprises in meru county, Kenya”, International Journal of
Economics, Commerce and Management, United Kingdom, Vol. III, Issue 4, April
2015).
❖ Nghiên cứu của Osano và Languitone (2016)
DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
Mozambique. Việc tiếp cận tín dụng rất quan trọng cho sự phát triển của các
DNNVV. Osano và Languitone (2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
22
việc tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Các nhân tố bao gồm: cơ cấu ngành tài
chính, nhận thức về các cơ hội tài trợ, yêu cầu thế chấp và các dịch vụ hỗ trợ cho
việc kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu đã tập trung vào 242
DNNVV và 324 nhân viên trong ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu
ngành tài chính, nhận thức về các cơ hội tài trợ, yêu cầu thế chấp và các dịch vụ hỗ
trợ cho việc kinh doanh có mối quan hệ với việc tiếp cận tín dụng ngân hàng
(“Factors influencing access to finance by SMEs in Mozambique: case of SMEs in
Maputo central business district”, Journal of Innovation and Entrepreneurship).
2.5.2. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước
❖ Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012)
DNNVV có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, DNNVV có vai
trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp và thúc đẩy sự
đổi mới của nền kinh tế. DNNVV xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp linh
hoạt, có mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi tiềm năng của các địa
phương tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh và những tác động lan tỏa tích
cực đối với nền kinh tế. Cuộc khảo sát được tiến hành từ tháng 06/2010 đến tháng
08/2010 với đối tượng được chọn là các DNNVV tại Tp.Cần Thơ. Các thông tin
điều tra bao gồm: thông tin cơ bản của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, số lao
động, giá trị tài sản cố định, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, thời gian hoạt động,
tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng…Thông qua phân tích hồi quy Logistic cho thấy
trong các biến đưa vào mô hình có 3 biến không có ý nghĩa về mặt thống kê: tuổi
doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, vay khác. Các biến có ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận vốn của doanh nghiệp là: số năm hoạt động, học vấn doanh nghiệp, quy mô
doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, mối quan hệ giữa DNNVV với các tổ
chức tín dụng (Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 4, tháng 3/2012).
❖ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2013)
DNNVV có tác động lớn nhất là giải quyết một số lượng lớn việc làm cho
người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức
xúc, DNNVV tạo việc làm từ 50- 80% lao động trong các ngành công nghiệp và
23
dịch vụ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các DNNVV thông qua việc thu thập số
liệu 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương mại tại tỉnh Trà Vinh, sử dụng
phương phân tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những nhân tố ảnh hưởng
khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV như: uy tín doanh nghiệp, tài sản
đảm bảo, tính minh bạch báo cáo tài chính, năng lực quản lý, khả năng lập phương
án kinh doanh, chính sách cho vay, lãi suất,…Trong đó, nhân tố về uy tín doanh
nghiệp tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh (Tạp
chí Xã hội và Nhân văn số 09, tháng 6/2013).
❖ Nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương (2014)
Để đáp ứng được nhu cầu về vốn phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất,
kinh doanh, DNNVV thường huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: các ngân
hàng và tổ chức tín dụng (TCTD), người thân, bạn bè…Tuy nhiên, nguồn vốn vay
chính thức từ phía các ngân hàng và TCTD mới đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt
động lâu dài và ổn định. Bằng phương pháp điều tra khảo sát và sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm
của Tổng Cục Thống kê từ năm 2006 – 2014, bài viết đánh giá các nhân tố bên
trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà
Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bên trong bao gồm: (1) Đặc điểm của
doanh nghiệp; (2) Đặc điểm của chủ sở hữu; (3) Tình hình tài chính và hiệu quả
kinh doanh; (4) TSBĐ; (5) Mối quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng, TCTD có
ảnh hưởng đáng kể đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội. Bên
cạnh đó, bài viết còn nghiên cứu sự khác biệt về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
chính thức giữa DNNVV Hà Nội và DNNVV Việt Nam nói chung, giữa các doanh
nghiệp có quy mô vừa và doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ (Tạp chí kinh tế
đối ngoại (93)).
❖ Nghiên cứu của Hà Diệu Thương và Nguyễn Thu Ngà (2014)
Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Thừa Thiên Huế với mô hình phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor
24
Analysis (EFA) và mô hình hồi quy Binary Logistic đã chỉ ra rằng 7 nhân tố thuộc
nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận
tín dụng ngân hàng của các DNNVV như (1) năng lực DN, (2) phương án kinh
doanh, (3) bối cảnh kinh tế, (4) tỷ số nợ/VSCH, (5) hệ số thanh toán nhanh, (6) nợ
quá hạn, (7) hiệu quả sử dụng tài sản (Tạp chí kinh tế & Phát triển, Số 202(II) tháng
4/2014).
❖ Nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2016)
Triển vọng tăng trưởng của một DNNVV phụ thuộc nhiều vào tiềm năng của
nó trong việc đầu tư vào tái cơ cấu và đổi mới. Để làm được điều đó, doanh nghiệp
cần có vốn. Tiếp cận vốn tín dụng trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển
của DNNVV cũng như tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Hạ Thị
Thiều Dao (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn trong các
DNNVV tại Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Mô hình logit được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận vốn của 756
DNNVV tại Việt Nam. Đề tài sử dụng câu hỏi bán cấu trúc để khám phá mối quan
hệ giữa DNNVV và ngân hàng tại tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy học
vấn chủ doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, giá trị tài sản doanh nghiệp, chính sách cho
doanh nghiệp vay từ NH xã hội, khoảng cách giữa DNNVV với các tổ chức cho vay
đều có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV.
2.5.3. Tổng kết các nghiên cứu
Từ việc giới thiệu các nghiên cứu có liên quan đến tiếp cận tín dụng ngân hàng
trong và ngoài nước, sau đây tác giả sẽ tổng hợp lại các nghiên cứu đó.
25
Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu
Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả tác động
Bebecuk (2004)
“Các nhân tố quyết định đến
việc tiếp cận tín dụng của
DNNVV tại Argentina?”
140 DNNVV
ở Argentina
Mô hình
logit
ROA
Độ thanh khoản
Doanh thu
Tài sản cố định/tổng tài sản
Nợ/tổng tài sản
Tuổi doanh nghiệp.
ROA (+)
Độ thanh khoản (+)
Doanh thu (+)
Tài sản cố định/tổng tài sản (+)
Nợ/tổng tài sản (-)
Tuổi doanh nghiệp (+)
Gamage Pandula (2011)
“Khả năng tiếp cận tài chính
của DNNVV
557 DN ở Sri
Lanka
Pearson
Chi-
Square
(R2
)
Quy mô doanh nghiệp/Loại hình
doanh nghiệp/Ngành nghề kinh
doanh/Địa điểm kinh doanh/Báo
cáo tài chính/Tài sản hữu hình/
Doanh thu/Trình độ học vấn của
chủ doanh nghiệp/ Kinh nghiệm
quản lý Mối quan hệ với hiệp hội.
Quy mô doanh nghiệp (+)
Loại hình doanh nghiệp (-)
Tài sản hữu hình (+)
Doanh thu (+)
Ajagbe (2012)
“Các đặc điểm của DNNVV
và khả năng tiếp cận tín
dụng của DN ở Nigeria”
350 DNNVV Hồi quy logit
Giới tính
Tuổi doanh nghiệp
Loại hình DN
Quy mô doanh nghiệp
Thời điểm vay vốn
Lãi suất,
Loại hình doanh nghiệp (-)
Thời điểm vay vốn (-)
Lãi suất (+)
26
Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả tác động
Trình độ học vấn
Khu vực
Waari và Mwangi (2015)
“Nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng của
doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ
và vừa tại Kenya”
86 DNNVV
tại Meru
County,
Kenya
Hồi quy đa
bội
Thông tin bất đối xứng
Rủi ro trong kinh doanh
Chi phí giao dịch Chi phí giao dịch (+)
Osano và Languitone (2016)
242 DNNVV
tại Trung tâm
kinh doanh
Maputo,
Mozambique
Hồi quy đa
bội
Cơ cấu ngành tài chính
Nhận thức về các cơ hội tài trợ
Yêu cầu thế chấp
Các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh
doanh
Cơ cấu ngành tài chính (+)
Nhận thức về các cơ hội tài trợ
(+)
Yêu cầu thế chấp (+)
Các dịch vụ hỗ trợ cho việc
kinh doanh (+)
Nguyễn Quốc Nghi và cộng
sự (2012) “Nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận
nguồn tín dụng hỗ trợ của
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Tp.Cần Thơ”
389 DNNVV
ở Thành phố
Cần Thơ
Hồi qui
logistic
Tuổi của doanh nghiệp
Trình độ học vấn
Qui mô doanh nghiệp
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Tốc độ tăng doanh thu
Tỷ luận lợi nhuận
Quan hệ xã hội
Trình độ học vấn (+)
Qui mô doanh nghiệp (+)
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
(+)
Tốc độ tăng doanh thu (+)
Quan hệ xã hội (+)
27
Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả tác động
Vay khác
Nguyễn Thị Hồng Hà và
cộng sự (2013) “Phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh
Trà Vinh”
120 doanh
nghiệp tại
tỉnh Trà Vinh
Hồi quy
Binary
logistic
Uy tín doanh nghiệp
Tài sản bảo đảm
Tính minh bạch của báo cáo tài
chính
Năng lực quản lý
Khả năng lập phương án SXKD
Chính sách cho vay
Lãi suất
Uy tín doanh nghiệp (+)
Phương án SXKD (+)
Báo cáo tài chính (+)
Tài sản đảm bảo (+)
Đặng Thị Huyền Hương
(2014)
“Các nhân tố bên trong ảnh
hưởng đến sự tiếp cận
nguồn vốn vay chính thức
của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa Hà Nội”
50 DNNVV
tại Hà Nội
Mô hình hồi
quy Probit
Đặc điểm của DN; Đặc điểm của
chủ sở hữu;
Tình hình tài chính và hiệu quả
kinh doanh;
TSBĐ;
Mối quan hệ của doanh nghiệp và
ngân hàng,
Đặc điểm của DN (+)
Đặc điểm của chủ sở hữu (+)
Tình hình tài chính và hiệu quả
KD (+)
TSBĐ (+)
Mối quan hệ của DN và ngân
hàng (+)
Hà Diệu Thương, Nguyễn
Thu Ngà (2014)
“Nghiên cứu khả năng tiếp
145 DNNVV
ở Thừa Thiên
Huế
Phân tích
nhân tố
khám phá
Năng lực doanh nghiệp/Phương
án sản xuất kinh doanh Bối cảnh
kinh tế/ Tỷ số nợ/Vốn chủ sở
Năng lực doanh nghiệp (+)
Tỷ số nợ (-)
Vốn chủ sở hữu (+)
28
Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả tác động
cận vốn ngân hàng của các
DNNVV ở Thừa Thiên
Huế”
EFA và Hồi
quy Binary
Logistic
hữu/Hệ số thanh toán nhanh/Nợ
quá hạn/Hiệu quả sử dụng tài sản
Hệ số thanh toán nhanh (+)
Nợ quá hạn (-)
Hiệu quả sử dụng tài sản (+)
Hạ Thị Thiều Dao (2016)
“Tiếp cận tín dụng với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt Nam”
756 DNNVV
tại Việt Nam
Mô hình
logit
Tài sản bảo đảm
Học vấn của các nhà quản lý
Giá trị tài sản của các DNNVV
Các khoản vay của các DNNVV từ
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam
Khoảng cách tới các tổ chức tín
dụng
Khu vực
TSĐB (+)
Học vấn của nhà quản lý (+)
Khoảng cách (-)
Khu vực (+)
Giá trị tài sản của các DNNVV
(+)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
29
2.6. Mô hình nghiên cứu
2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Vốn tín dụng ngân hàng là một yếu tố sản xuất quan trọng, giúp đảm bảo quá
trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục, giúp đối phó với rủi
ro, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới và mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay, có rất
nhiều các tác giả nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các
DNNVV. Dựa vào phân tích cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp
cận tín dụng ngân hàng; những nghiên cứu liên quan và khả năng tiếp cận tín dụng
ngân hàng của các DNNVV, các mô hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước: Osano và Languitone (2016), F.A. Ajagbe (2012), Nguyễn Thị Hoàng Anh
(2015), Nguyễn Quốc Nghi (2012), Hạ Thị Thiều Dao (2016)… tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu cho trường hợp áp dụng tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu. Việc kế thừa các mô hình nghiên cứu trước sẽ được hiệu chỉnh lại cho
phù hợp với thực tiễn phát triển tín dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phần lớn các kết quả nghiên cứu đều cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng ngân
hàng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Vốn chủ sở hữu (VCSH), tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA), tài sản bảo đảm (TSBD), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
(TN_TTS), tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân
hàng (MQH). Bên cạnh đó, tác giả còn thêm các yếu tố: học vấn chủ doanh nghiệp
(HV), số lao động của DNNVV (LD), khoảng cách của DNNVV đến ngân hàng
(KC), giới tính chủ DNNVV (GT).
30
Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất
2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu
2.6.2.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn đầu tư của chủ sở hữu, là phần tài sản còn lại sau khi
lấy tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong
Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi
nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch
đánh giá lại tài sản.
Mỗi doanh nghiệp khi muốn có giấy phép để hoạt động sản xuất kinh doanh
thì cần phải chứng minh được một trong các yếu tố cơ bản đó là vốn ( điều này đã
được nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp) khi đó thì địa vị pháp lý
Vốn chủ sở hữu
ROA
Tài sản đảm bảo
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tuổi DNNVV
Mối quan hệ với NH
Học vấn chủ DNNVV
Giới tính chủ DN
Số lao động
Khoảng cách
Khả năng tiếp
cận tín dụng NH
31
của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, thì doanh nghiệp sẽ không đủ điều
kiện để hoạt động. Có thể coi vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các vấn đề
của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp
trước pháp luật.
Trong nghiên cứu của Mac An Bhaird và cộng sự, (2010) đã cho rằng các tổ
chức tài chính thường nhấn mạnh đến ROA để xem xét cho vay. Về cơ bản các chỉ
số tài chính đo lường số lợi nhuận thu được từ mỗi giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Nó đánh giá năng lực của các doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Cooke và Uchida
(2004) cho rằng ROA được sử dụng để đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp. ROA
cung cấp thông tin về lợi nhuận tạo ra theo từng đơn vị tài sản của doanh nghiệp
(Petersen và Shoeman, 2008).
Vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí để ngân hàng đánh giá tiềm lực tài
chính của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng với một tỷ lệ nhất định so
với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Giả thuyết H1: Các DNNVV có VCSH càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng dễ dàng hơn (+)
2.6.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận
ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo chia cho bình
quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng
hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài
sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của
công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính.
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng
cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị
bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử
dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
32
Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn xem xét hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp đó và sau đó mới quyết định cho hay không cho doanh nghiệp vay
(Mac An Bhaird và cộng sự, 2010; Ricardo N. Bebczuk, 2004).
Giả thuyết H2: Các DNNVV có ROA càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng dễ dàng hơn (+)
2.6.2.3. Tài sản đảm bảo
Tài sản bảo đảm (TSBĐ) được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi
ro cho ngân hàng, đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và
lãi khi doanh nghiệp không trả được nợ. Tùy thuộc vào chính sách của từng ngân
hàng mà số tiền được vay có thể được linh động. Theo thông lệ, hầu hết các ngân
hàng cho vay (có tài sản đảm bảo) tối đa là 75% giá trị tài sản đảm bảo.
Khi thực hiện hoạt động cho vay có thế chấp thì ngân hàng cũng như người
vay phải ký kết hợp đồng vay trong đó nêu rõ khoản tiền vay và tài sản thế chấp.
Giá trị tài sản thế chấp không đồng nghĩa với số tiền vay trên thực tế. Việc thế chấp
tài sản khi vay vốn nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay khi có rủi ro liên quan
tới khoản vay trên. Vì vậy, việc đánh giá tài sản đảm bảo cho khoản vay là cần thiết.
Tài sản đảm bảo có thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, máy móc, nhà xưởng,
tài sản cá nhân…
Tài sản bảo đảm được đo lường bằng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản
của doanh nghiệp. Tài sản đảm bảo như: giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, máy
móc, nhà xưởng, tài sản cá nhân, tỷ lệ đất và tòa nhà với tổng tài sản, tỷ lệ máy móc
thiết bị với tổng tài sản và tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản (Ricardo N. Bebczuk,
2004; Okurut, 2006; Berger và Udell, 1998).
Giả thuyết H3: Các DNNVV có tài sản đảm bảo càng cao thì việc tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+)
2.6.2.4. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh
nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh
33
nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh
nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn
bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không
có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý
là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp ngân hàng có một cái nhìn khái quát về sức
mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có
thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là
tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì
tài sản của doanh nghiệp đó được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về
nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng
tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ
số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh
nghiệp càng lớn.
Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ để
quyết định xem có cho doanh nghiệp vay hay không. Khi thẩm định cho vay, các
ngân hàng luôn chú trọng xem doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ
hiện hành cũng như các khoản nợ vay của ngân hàng khi đến hạn thanh toán không.
Tóm lại, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao, chúng
ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến
hành kinh doanh, sản xuất, hay nói cách khác doanh nghiệp cũng khó tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng (Ricardo N. Bebczuk, 2004).
Giả thuyết H4: Các DNNVV có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao thì việc tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng càng khó khăn hơn (-)
2.6.2.5. Tuổi doanh nghiệp
Tuổi doanh nghiệp hay thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng (Berger và Udell, 1995; Ricardo N.
Bebczuk, 2004). Tuổi của doanh nghiệp được đo bằng số năm thành lập của doanh
nghiệp (tính từ lúc sở Kế hoạch đầu tư tỉnh cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh
34
doanh). Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, thời gian hoạt động ngắn sẽ gặp
khó khăn trong việc tiếp cận vốn vì một số lý do: công ty mới thành lập uy tín chưa
cao, không có tài sản đảm bảo, bản kế hoạch kinh doanh không chi tiết, không
chứng minh cho ngân hàng thấy tiềm năng thị trường, khả năng quản lý doanh
nghiệp, cũng như khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có
thời gian hoạt động lâu thì càng có uy tín và kinh nghiệm trên thương trường, cũng
như thương hiệu và tên tuổi cũng được nhiều người biết đến (Nguyễn Quốc Nghi,
2010).
Giả thuyết H5: Các DNNVV thời gian hoạt động càng lâu thì việc tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+)
2.6.2.6. Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng
Doanh nghiệp luôn cần vốn và ngân hàng luôn cần khách hàng, nhưng thực tế,
doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay, trong khi ngân hàng thì khó cho vay. Một
trong những lý do đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Do hiện nay
các ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu trong toàn hệ thống, nên rất
cẩn trọng hơn trong các điều kiện cho vay. Sự cẩn trọng trong duyệt tín dụng phải
được đề cao. Nếu doanh nghiệp không có hoặc có thời gian giao dịch với ngân hàng
ngắn thì ngân hàng sẽ thiếu thông tin minh bạch về doanh nghiệp, thiếu sự tin tưởng
khi xem xét giải quyết cấp tín dụng.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng đóng vai trò quan trọng
trong tiếp cận vốn (Hongjiang Zhao, 2006; Diamond, 1989; Boot Thakor, 1994;
Uzzi, 1999; Scholtens, 1999; Cole, 1998; Berger và Udell, 1995; Petersen và Rajan,
1994; Fama, 1995).
Giả thuyết H6: Các DNNVV có mối quan hệ với ngân hàng từ trước thì việc
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+)
2.6.2.7. Học vấn chủ doanh nghiệp
Khi trình độ học vấn càng cao, các chủ doanh nghiệp càng có khả năng tiếp
cận các phương thức khoa học quản lý hiện đại giúp công ty phát triển hơn và có
nhiều cơ hội hơn, đồng thời có mối quan hệ rộng hơn, thông hiểu về các thể chế,
35
quy định chính sách nhiều hơn, có thể học hỏi từ nhiều công ty lớn khác để vận
dụng phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi trình độ học vấn càng
cao, doanh nghiệp càng thông hiểu các thể chế, quy định cũng như chính sách cho
vay của chính phủ dành cho DNNVV. Chính điều này sẽ làm cho hoạt động vay
vốn của doanh nghiệp tại ngân hàng trở nên dễ dàng hơn (Đỗ Thị Thanh Vinh,
2014, Nguyễn Quốc Nghi, 2010).
Giả thuyết H7: Học vấn chủ DNNVV càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng dễ dàng hơn (+)
2.6.2.8. Giới tính chủ doanh nghiệp
Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nhìn chung đang hỗ trợ phụ nữ
làm kinh doanh. Việt Nam tự hào có truyền thống lâu đời về phụ nữ tham gia hoạt
động kinh doanh, và so với nhiều nền kinh tế tương tự, Việt Nam có ít sự khác biệt
giữa địa vị pháp lý của nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, mặc dù cảm nhận chung là
không có sự khác biệt giữa các thách thức mà phụ nữ và nam giới phải đối mặt
trong việc điều hành doanh nghiệp những ý kiến thiên lệch nói trên - có ý thức hoặc
vô thức - vẫn trực tiếp tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tài trợ chính thức và
các dịch vụ mong muốn khác của phụ nữ. Ngay cả khi các doanh nhân nữ đủ điều
kiện để vay vốn ngân hàng, họ có xu hướng nhận được ít hơn những gì họ yêu cầu,
và số tiền cũng thấp hơn so với nam giới ( F.A. Ajagbe, 2012; H.T.T. Dao và cộng
sự, 2016)
Giả thuyết H8: Giới tính của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp (+/-)
2.6.2.9. Số lao động của doanh nghiệp
Số lượng lao động trong doanh nghiệp càng lớn thể hiện quy mô hay độ lớn về
nhân sự của doanh nghiệp càng lớn và điều này giúp cho doanh nghiệp có khả năng
huy động được nguồn chất xám giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Số
lượng lao động còn thể hiện ở quy mô của doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp
xét với điều kiện doanh thu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự xem xét
cấp vốn tín dụng của ngân hàng (H.T.T. Dao và cộng sự, 2016 )
36
Giả thuyết H9: Số lượng lao động của DNNVV càng lớn thì việc tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+)
2.6.2.10. Khoảng cách giữa doanh nghiệp và ngân hàng
Khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín
dụng của các doanh nghiệp (Tonin, 2007; Ajagbe, 2012; Nikaido, 2012; Phương,
2012). Các doanh nghiệp ở phía Đông của Ấn Độ khó tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng hơn so với các doanh nghiệp ở phía Tây và Nam (Nikaido, 2012). Theo
Phương (2012) đã chứng minh rằng các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và
Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc việc tiếp cận tín dụng. Trong
nghiên cứu này, tác giả sẽ xem xét khoảng cách của các DNNVV đến ngân hàng và
khả năng tiếp cận tín dụng.
Giả thuyết H10: Khoảng cách của DNNVV tới ngân hàng Vietinbank chi nhánh
Bà Rịa Vũng Tàu càng ngắn thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn
(+)
37
Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng
Giả
thuyết
Biến số Diễn giải biến Đo lường Nguồn
H1 VCSH (+) Vốn chủ sở hữu Triệu đồng Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) –
Phỏng vấn chuyên gia
H2 ROA (+)
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản
LNR/TTS (%)
Bebecuk (2004) –Phỏng vấn chuyên gia
H3 TSDB (+) Tài sản đảm bảo TSCDHH/TSBD (%) Hạ Thị Thiều Dao (2016), Đặng Thị Huyền
Hương (2014) – Phỏng vấn chuyên gia
H4 TN_TTS (-) Tổng nợ trên tổng tài sản
Tổng nợ/TTS (%)
Bebecuk (2004); Hà Diệu Thương, Nguyễn
Thu Ngà (2014) – Phỏng vấn chuyên gia
H5 TDN (+) Tuổi doanh nghiệp Năm Bebecuk (2004) – Phỏng vấn chuyên gia
H6 MQH (+)
Mối quan hệ giữa
DNNVV và Vietinbank
Số năm DNNVV có quan hệ
với ngân hàng (năm)
Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012); Hà
Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) –
Phỏng vấn chuyên gia
Tải bản FULL (100 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng nataliej4
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcnataliej4
 
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số nataliej4
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình nataliej4
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Namnataliej4
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 
Luận văn: Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Phục hồi chức ...
Luận văn: Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Phục hồi chức ...Luận văn: Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Phục hồi chức ...
Luận văn: Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Phục hồi chức ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy học
 
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoánLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
 
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
 
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
 

Similar a NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ kế toán
luận văn thạc sĩ kế toánluận văn thạc sĩ kế toán
luận văn thạc sĩ kế toánssuser499fca
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...nataliej4
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
 
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc BruQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
luận văn thạc sĩ kế toán
luận văn thạc sĩ kế toánluận văn thạc sĩ kế toán
luận văn thạc sĩ kế toán
 
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu BồnLuận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông...
 
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà TĩnhLuận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...
 

Más de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Más de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Último

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU DƯƠNG QUANG MINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa Vũng Tàu, tháng 07 năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU DƯƠNG QUANG MINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ NGÀNH: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ QUANG HUÂN Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 07 năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Học viên thực hiện Luận văn Dương Quang Minh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ quý Thầy, quý Cô và bạn bè. Luận văn này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của nhiều người. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy, quý Cô, Giảng viên tham gia giảng dạy, Khoa Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Ngô Quang Huân đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn các anh, chị tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và cùng các bạn học viên cao học tại trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Sau cùng, tôi xin được gửi đến gia đình, những người đã luôn thương yêu, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập. Gia đình là nguồn động viên to lớn giúp tôi hoàn thành luận văn này. Vũng Tàu, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện luận văn
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix TÓM TẮT ...................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................2 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu..................................................................4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................6 1.3.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................6 1.3.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................6 1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ........................................................................7 1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7 1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ................................................................................7 1.7. Bố cục luận văn................................................................................................8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................9 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................9 2.1.1.Khái niệm...................................................................................................9 2.1.2.Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................10 2.1.3.Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa......................................................12 2.2. Tổng quan về tín dụng....................................................................................13 2.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng..........................................................13 2.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ................................................................13 2.2.3. Nguyên tắc của tín dụng........................................................................14 2.2.4. Điều kiện đảm bảo của tín dụng............................................................15
  • 6. iv 2.3. Mối quan hệ giữa tín dụng và phát triển DNNVV.........................................15 2.3.1.Là đòn bẫy tài chính hỗ trợ các DNNVV................................................16 2.3.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV.........................................16 2.3.3.Giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu ..........................................................16 2.3.4. Góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV ............................................................................................................17 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV ................................................................................................................17 2.4.1. Nhân tố bắt nguồn từ phía ngân hàng....................................................17 2.4.2. Nhân tố bối cảnh kinh tế, pháp lý và xã hội..........................................18 2.4.3. Nhân tố bắt nguồn từ DNNVV..............................................................19 2.5. Các nghiên cứu liên quan trước đây...............................................................20 2.5.1. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới ..............................20 2.5.2. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước ................................22 2.5.3. Tổng kết các nghiên cứu........................................................................24 2.6.2.1. Vốn chủ sở hữu ...................................................................................30 2.6.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ......................................................31 2.6.2.3. Tài sản đảm bảo...................................................................................32 2.6.2.4. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản.....................................................................32 2.6.2.5. Tuổi doanh nghiệp...............................................................................33 2.6.2.6. Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng .........................................34 2.6.2.7. Học vấn chủ doanh nghiệp..................................................................34 2.6.2.8. Giới tính chủ doanh nghiệp.................................................................35 2.6.2.9. Số lao động của doanh nghiệp.............................................................35 2.6.2.10. Khoảng cách giữa doanh nghiệp và ngân hàng.................................36 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...40 3.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................40 3.1.1. Nghiên cứu định tính.............................................................................40 3.1.2. Nghiên cứu định lượng..........................................................................41
  • 7. v 3.2. Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................41 3.2.1.Cỡ mẫu.....................................................................................................41 3.2.2.Phương pháp lấy mẫu ..............................................................................42 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................42 3.3.1.Mô hình hồi quy Binary logistic..............................................................43 3.4. Các kiểm định trong mô hình hồi quy Binary logistic.................................44 3.4.1.Phân tích tương quan ...............................................................................44 3.4.2.Kiểm định độ phù hợp của mô hình ........................................................45 3.4.3.Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ..............................................45 3.4.4.Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát.....................................................45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................47 4.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng DNNVV tại Vietinbank Vũng Tàu..............47 4.1.1. Tình hình phát triển của DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.............47 4.1.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.............................................................................51 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV ................................................................................................................55 4.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp được khảo sát...........................................55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................67 5.1. Kết luận ..........................................................................................................67 5.2. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................69 5.3. Các hàm ý quản trị .........................................................................................70 5.3.1. Hàm ý quản trị dành cho DNNVV..............................................................70 Về vốn chủ sở hữu.................................................................................................70 Về tỷ suất lợi nhuận (ROA) ..................................................................................70 Về Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản.................................................................................71 Về tài sản đảm bảo ................................................................................................71 Về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng ................................................73 5.3.2. Hàm ý quản trị dành cho Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .....73
  • 8. vi 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................75 5.4.1. Hạn chế của đề tài ...................................................................................75 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................77 PHỤ LỤC 1.1:...........................................................................................................80 PHỎNG VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA (ĐỊNH TÍNH)...........................................80 PHỤ LỤC 1.2:...........................................................................................................81 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (ĐỊNH TÍNH).......................................81 PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG.....84 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.......................................86
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại DNNVV tại Việt Nam .............................................................10 Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu ..........................................................................25 Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng ..............................................37 Bảng 4.1: Tình hình phát triển DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .....................48 Bảng 4.2: Các loại hình DNNVV đăng ký và hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..................................................................................................................49 Bảng 4.3: Quy mô lao động của DNNVV ...............................................................50 Bảng 4.4: Quy mô nguồn vốn của DNNVV ............................................................50 Bảng 4.5: Dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank CN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .......51 Bảng 4.6: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSDB tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ......................................................................................................52 Bảng 4.7: Dư nợ cho vay DNNVV theo ngành nghề kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ....................................................................................54 Bảng 4.8: Tỷ trọng kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận tín dụng .....................................................................................................................55 Bảng 4.9: Kinh nghiệm nhà quản lý doanh nghiệp với việc tiếp cận tín dụng.........56 Bảng 4.10: Vốn chủ sở hữu...................................................................................... 56 Bảng 4.11: Tổng tài sản và khả năng tiếp cận tín dụng ...........................................57 Bảng 4.12: Lợi nhuận và khả năng tiếp cận tín dụng ...............................................57 Bảng 4.13: Tài sản đảm bảo trung bình ...................................................................58 Bảng 4.14 : Kiểm định mô hình ...............................................................................58 Bảng 4.15: Tóm tắt mô hình hồi quy .......................................................................59 Bảng 4.16: Mức độ dự báo của mô hình ..................................................................59 Bảng 4.17: Kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình .........................................60 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định giả thuyết .................................................................65
  • 10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất ...........................................................30 Hình 4.1: Số lượng DNNVV đang hoạt động qua các năm .....................................49 Hình 4.2: Diễn biến dư nợ cho vạy tại Vietinbank CN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .......52 Hình 4.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSDB tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ....................................................................................53
  • 11. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Vietinbank Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam CP Chính phủ DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa KNTCV Khả năng tiếp cận vốn MQH Mối quan hệ MSME Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NĐ Nghị định NHNN Ngân hàng nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh ROA Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSBD Tài sản bảo đảm TSCDHH Tài sản cố định hữu hình TDN Tuổi doanh nghiệp TN_TTS Tổng nợ trên tổng tài sản TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 12. 1 TÓM TẮT Đề tài luận văn tốt nghiệp “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được thực hiện với mục đích nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, mô hình nghiên cứu được hình thành cùng với các giả thuyết. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gồm có 10 yếu tố: Vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tài sản bảo đảm, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tuổi doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, học vấn chủ doanh nghiệp, giới tính chủ doanh nghiệp, số lao động và khoảng cách từ doanh nghiệp đến Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu qua khảo sát trực tiếp với số mẫu là 150 Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thực hiện thủ tục vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
  • 13. 2 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 98,1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6% và còn lại 68,2% là siêu nhỏ. Nhưng trên thực tế, DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Hàng năm các DNNVV đã tạo ra trên một triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước. Đối với ngành ngân hàng, DNNVV được xác định là động lực phát triển của nền kinh tế quốc dân, là một trong năm lĩnh vực ưu tiên cần đầu tư vốn để phát triển. Trong những năm qua, NHNN đã bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Đảng và nhà nước rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn để có thể cạnh tranh phát triển; trong đó, tiếp cận tín dụng được xác định là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các DNNVV hiện nay. Tính đến tháng 12-2018, Bà Rịa Vũng Tàu có 10.728 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó DNNVV chiếm tới 98,8% (10.601 DNNVV). Các DNNVV hoạt động trải đều khắp các lĩnh vực: thương mại, du lịch, công nghiệp, có vai trò rất quan trọng, đóng góp 45% GDP của địa phương. Nhưng hiện nay khối này vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh như: tín dụng, mặt bằng sản xuất, thị trường…Về lâu dài, các DNNVV cần có cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thúc đẩy năng lực sản xuất kinh doanh, phát triển hạ tầng thương mại cũng như mở rộng mạng lưới kinh doanh.
  • 14. 3 Thời gian qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) và các Ngân hàng thương mại đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận vốn, nhưng thực tế doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn vay từ Ngân hàng thương mại. Vietinbank nói chung và Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguồn vốn của Vietinbank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội tại các tỉnh, thành Việt Nam. Vietinbank cùng NHNN và ngành ngân hàng tháo gỡ khó khăn, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay vốn tín dụng, đồng thời mở rộng mạng lưới tại các vùng sâu, vùng xa phù hợp với điều kiện thực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Số liệu báo cáo thường niên về kết quả cho vay tín dụng DNNVV tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu (2018) cho thấy: chỉ 32% số doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong khi hơn 36% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Tỷ lệ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân hàng chấp nhận cho vay chỉ khoảng 31%-40%. Với mục tiêu xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DNNVV và những khó khăn trong việc tiếp cận vốn nhằm đề xuất một số giải pháp giúp Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ kinh tế để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm khắc phục, nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho DNNVV để mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.
  • 15. 4 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ❖ Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tín dụng của ngân hàng đối với hệ thống DNNVV trên nhiều khía cạnh khác nhau về các sản phẩm tín dụng, loại hình tín dụng, hiệu quả của tín dụng ngân hàng, mức độ phụ thuộc của DNNVV vào tín dụng ngân hàng trong các điều kiện kinh tế khác nhau. Nghiên cứu của Santiago (2008) về tín dụng ngân hàng, những khó khăn trong tiếp cận tài chính, và hoạt động đầu tư của 30,897 NNVV tại Tây Ban Nha. Trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2008, tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại là nguồn vốn chính đối với các DNNVV tại Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng sẽ phải quay sang tận dụng tín dụng thương mại để thực hiện các cơ hội đầu tư, các doanh nghiệp loại này chiếm tới 1/3 số lượng doanh nghiệp tại Tây Ban Nha. Ngược lại, các doanh nghiệp khác có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn, và hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc từ phía chính sách tiền tệ và các cú sốc đặc trưng của bản thân doanh nghiệp. Công trình nghiên cứu của tác giả Ricardo N. Bebczuk (2004): thông qua việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau: (1) tuổi DN, (2) ROA, (3) độ thanh khoản, (4) doanh thu, (5) tài sản cố định/ tài sản, (6) nợ/tổng tài sản. Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011) nghiên cứu khả năng tiếp cận tài chính ngân hàng của thông qua mẫu khảo sát 557 DN tại Sri Lanka thông qua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu hình, doanh thu, trình độ giáo dục của chủ DN, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ với hiệp hội. Công trình nghiên cứu của Alex Reuben Kira (2013) nghiên cứu này sử dụng 1933 các doanh nghiệp nằm trong 5 quốc gia có nền kinh tế Đông Phi. Tác giả tiến
  • 16. 5 hành phân tích các dữ liệu bằng cách chạy mô hình probit và mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố làm trở ngại tài chính của các công ty như: tuổi doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh. ❖ Tình hình nghiên cứu trong nước Tình hình hoạt động của các DNNVV Việt Nam nói chung và nguồn vốn tín dụng dành cho đối tượng này trong điều kiện kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn như hiện nay là đề tài dành được nhiều sự quan tâm trong các công trình nghiên cứu và bài báo khoa học thời gian gần đây. Nghiên cứu của Võ Trí Thành và công sự, (2011) đã sử dụng 169 quan sát thu thập từ cuộc khảo sát các DNNVV, áp dụng mô hình Logistic Binary để đo lường khả năng tiếp cận vốn chính thức của DNNVV. Kết quả hồi quy cho thấy tình trạng pháp lý, thời gian hoạt động, khả năng của doanh nghiệp và chu kỳ tăng trưởng là những nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới việc được chấp thuận vốn vay của DNNVV. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua mô hình hồi quy Logistic đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ là: (1) tuổi của doanh nghiệp, (2) trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, (3) quy mô doanh nghiệp, (4) tốc độ tăng doanh thu, (5) các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ vốn cho DNNVV. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Thông qua 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương mại tại Tỉnh Trà Vinh với phân tích hồi quy Binary Logistic đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNV&N như: (1) uy tín doanh nghiệp, (2) tài sản đảm bảo, (3) tính minh bạch của báo cáo tài chính, (4) năng lực quản lý, (5) khả năng lập phương án kinh doanh, (6) chính sách cho vay, (7) lãi suất, trong đó uy tín doanh nghiệp là nhân tố quyết định mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh.
  • 17. 6 Trong số những chính sách hỗ trợ cho DNNVV, chính sách về tín dụng có vai trò rất quan trọng do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào tín dụng. Do đó, việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều thay đổi có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với NHTM nói riêng. Đồng thời, Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, chiếm khoảng 98,8% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đề tài luận văn sẽ kế thừa các nhân tố ảnh hưởng từ các mô hình nghiên cứu trước để áp dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để tìm hiểu các nhân tố tác động đến khả năng chấp thuận vay vốn đối với các DNNVV để giúp các DNNVV tăng cao khả năng vay vốn cho mục đích SXKD. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về DNNVV, tín dụng ngân hàng đối với DNNVV và làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV và đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp các DNNVV tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Đề xuất các chính sách hàm ý quản trị nhằm giúp cho các DNNVV tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
  • 18. 7 1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ❖ Đối tượng nghiên cứu: Khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. ❖ Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu thông qua khảo sát các DNNVV hoạt động tại khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2016 - 2018. Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua khảo sát các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành thực nghiệm nghiên cứu thông qua hai bước: Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận với các chuyên gia gồm các cán bộ, lãnh đạo có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tín dụng nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV. Nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng thông tin từ hai nguồn chính: thứ nhất từ khảo sát thực tế các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ hai từ nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo của sở, ban ngành, niên giám hàng năm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu Trên cơ sở phân tích tổng quan cơ sở lý luận về DNNVV, về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV giúp cho người đọc thấy được tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNNVV Từ những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh.
  • 19. 8 1.7. Bố cục luận văn Đề tài được chia thành 5 chương, cụ thể: Chương 1: Mở đầu Giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài và sự cần thiết nghiên cứu của đề tài, nêu lên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trình bày một cách tổng quan những khái niệm về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng và quy trình cho vay DNVVN cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNVVN. Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Trình bày thiết kế nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu, các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cùng các kiểm định của mô hình. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận. Kết quả phân tích dựa trên số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp điều tra trực tiếp tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở đó phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNVVN. Chương 5: Kết luận và các gợi ý chính sách Tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, gợi ý các chính sách đối với các bên có liên quan, đồng thời cũng trình bày những hạn chế chưa đạt được để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
  • 20. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay còn gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Tại Việt Nam, theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính Phủ, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa như sau: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
  • 21. 10 Bảng 2.1: Phân loại DNNVV tại Việt Nam Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng 3 tỷ đồng trở xuống 10 người trở xuống từ trên 3 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng từ trên 10 người đến 100 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 100 người đến 200 người II. Thương mại và dịch vụ 3 tỷ đồng trở xuống 10 người trở xuống từ trên 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 10 người đến 50 người từ trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP Ở nước ta, hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp và là khu vực yếu thế, dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, nhưng lại là khu vực tạo nhiều nhất việc làm cho người lao động, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực và địa bàn, có đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội. 2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.2.1. Đặc điểm về hoạt động DNNVV đặc điểm hoạt động đa dạng về ngành nghề. Các DN tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với các sản phẩm đa dạng nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều cùng miền khác nhau. Quy mô DNNVV thường không lớn. Số lượng lao động trong một DNNVV cũng không nhiều, sự phân công lao động trong xí nghiệp chưa quá mức rõ rệt. Mối quan hệ giữa người chủ DN và người lao động khá gắn bó so với các công ty có quy mô lớn. Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp.
  • 22. 11 DNVV có lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào nên DNNVV có tốc độ phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số DN. DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng/dịch vụ phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra đa dạng sự lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu phong phú của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. 2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức, quản lý DNNVV dễ dàng và thành lập với các thủ tục không quá phức tạp: Để thành lập một DNNVV chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu, mặt bằng sản xuất, quy mô nhà xưởng vừa đủ. Các DNNVV thường linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn do các tác động khách quan của môi trường bên ngoài. DNNVV thường gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà quản lý và lao động giỏi: lý do quy mô SX không lớn, tình trạng tài chính hạn chế và sản phẩm tiêu thụ không nhiều, DNNVV sẽ gặp khó khăn trong việc trả lương cao cho các nhà quản lý, đặc biệt là tìm kiếm nhân tài trong việc điều hành và quản lý DN. Trình độ quản lý của chủ DN thấp. Đa phần các chủ DNNVV có trình độ học vấn thấp. Ngay cả những chủ DN có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo bài bản về kiến thức kinh tế và quản trị DN, luật kinh doan..., điều này cxung một phần ảnh hưởng đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh của DN. Lực lượng lao động trong các DNNVV đa số chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; các DN chưa thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV. Văn hóa trong các DNNVV chưa được chú trọng: các DNNVV do số lượng lao động và quy mô hoạt động kinh doanh nhỏ nên vấn đề xây dựng văn hóa DN ít được chú trọng, thậm chí không cần thiết đối với chủ DNNVV. 2.1.2.3. Đặc điểm về tài chính DNNVV chủ yếu là hoạt động kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân. DNNVV có nguồn vốn kinh doanh ít nên việc đầu tư vào các TSCĐ cũng ít, do vậy các DN có thể dễ dàng trong việc đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép. Bên
  • 23. 12 cạnh đó, DNNVV tận dụng được nguồn lao động dồi dào để thay thế vốn. Với chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn, sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các DNNVV có thể đạt được hiệu quả KT - XH cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, do quy mô vốn thấp nên DNNVV có những bất lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng: Vốn chủ sở hữu ít, do đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn vay thấp nên khả năng vay vốn của DN từ đó cũng rất hạn chế. Các DNNVV thường thiếu tài sản thế chấp/Tài sản đảm bảo cho khoản tiền mà DN dự định vay. Với DNNVV thì đơn vị kế toán và tài chính thường có trình độ chuyên môn thấp, thường kiêm nhiệm. DN không thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý tài chính dẫn đến tình trạng quản lý kém và hiệu quả hoạt động không tốt. Các hạn chế trong quản lý tài chính là một trong các nguyên nhân khiến hầu hết các DNVVN rất khó nhận được các khoản vay từ ngân hàng. Nhìn chung, các DNNVV bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ sản xuất. Sự khan hiếm về nguồn lực này là do đặc điểm và nguồn gốc hình thành DN. Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài chính – tiền tệ, quá trình tự tích luỹ vốn thường đóng vai trò quyết định của từng DNNVV. 2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV tuy là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu, nhưng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế do chiếm một tỷ trọng lớn. Ở Việt Nam, DNNVV chiếm khoảng 98% trong tổng số doanh nghiệp đăng ký. Vì vậy, DNNVV đóng góp một phần đáng kể vào tổng sản lượng và tạo công ăn, việc làm cho người dân. Những nét cơ bản về vai trò của DNNVV cụ thể như sau: - Các DNNVV cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế. - DNNVV góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
  • 24. 13 - Các hoạt động của DNNVV góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả cao. - DNNVV có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác thế mạnh và tiềm năng của từng vùng. - Các DNNVV tạo được mối liên kết chặt chẽ với các công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia. 2.2. Tổng quan về tín dụng 2.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi (Wikipedia). Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác (TCTD), với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay), trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán (Wikipedia). 2.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Trong nền kinh tế hiện đại, hoạt động cho vay có phạm vi hoạt động rộng lớn và đa dạng. Tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của Ngân hàng mà người ta phân loại hoạt động cho vay thành các hình thức cho vay khác nhau + Phân loại theo thời gian: Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng với thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của hoạt động cho vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, hoạt động cho vay được phân chia thành: - Tín dụng ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Mục đích là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
  • 25. 14 doanh của doanh nghiệp về mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng, thanh toán của cá nhân có giá trị nhỏ… - Tín dụng trung hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng và không quá 60 tháng. Mục đích vay vốn để sửa chữa, khắc phục, thay thế tài sản cố định hoặc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ và xây dựng mới những công trình loại nhỏ thu hồi vốn nhanh… - Tín dụng dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Mục đích là sử dụng vốn vay gần như cho vay trung hạn nhưng với những công trình quy mô lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu hơn. + Phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn: - Cho vay vốn lưu động: là loại cho vay được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế. - Cho vay từng lần: là loại cho vay được cung cấp để hình thành nên tài sản cố định cho các tổ chức kinh tế. - Cho vay theo dự án đầu tư: là cho vay theo các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Phân loại căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Là loại hình cho vay theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chính chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản bảo đảm của bên thứ ba. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; mà việc cho vay này do chính các Ngân hàng lựa chọn dựa trên cơ sở các phương án vay vốn hiệu quả, khả thi và dựa vào độ tín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng. 2.2.3. Nguyên tắc của tín dụng Với đặc thù kinh doanh tiền tệ ẩn chứa nhiều rủi ro, vì mọi rủi ro của khách hàng bất luận lý do gì đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng thường chủ động phân loại và lựa chọn khách hàng tốt nhất, hoạt động có hiệu quả, bảo đảm khả
  • 26. 15 năng sinh lợi cho đơn vị và ngân hàng. Sự lựa chọn này dựa trên nguyên tắc tín dụng, được Ngân hàng nhà nước quy định, cụ thể là: ▪ Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời gian xác định, theo nguyên tắc này ngân hàng, tổ chức tín dụng tùy theo tình hình thực tế xây dựng kế hoạch kinh doanh, dòng tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Với nguồn gốc vốn huy động từ khoản tiền gửi của khách hàng nên Ngân hàng phải trả gốc và lãi theo cam kết. Do vậy, các khoản vốn cho vay cũng thực hiện theo nguyên tắc này. ▪ Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng, những thỏa thuận không trái với quy định hiện hành của luật pháp và các quy định hiện hành của ngành, theo nguyên tắc đồng thuận. Thực hiện nguyên tắc này ngân hàng sẽ quản lý khách hàng của mình sử dụng vốn đúng với mục đích, yêu cầu, nội dung quy mô, tiến độ thực hiện dự án đã được thẩm định có hiệu quả. Nếu khách hàng không sử dụng đúng mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng, thì rủi ro lớn ảnh hưởng đến khoản vốn vay, vì vậy cam kết sử dụng đúng mục đích điều này giúp cho ngân hàng quản lý vốn một cách hiệu quả. 2.2.4. Điều kiện đảm bảo của tín dụng Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng xem xét cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện cần thiết, như sau: ▪ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; ▪ Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; ▪ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có vốn tự có đối ứng thực hiện; ▪ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; ▪ Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. 2.3. Mối quan hệ giữa tín dụng và phát triển DNNVV Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các DNNVV là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình
  • 27. 16 hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình. 2.3.1. Là đòn bẫy tài chính hỗ trợ các DNNVV Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư, làm bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV. Tín dụng ngân hàng luôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào những DNNVV có tỷ suất lợi nhuận thấp. Vì vậy, tín dụng ngân hàng làm thay đổi quan hệ về cung – cầu hàng hóa và thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế. 2.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV Muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi DNNVV phải xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận để thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Do vậy, tín dụng ngân hàng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các DNNVV phải tuân thủ các hợp đồng tín dụng, đảm bảo việc hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn, cũng như tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào. Trong quá trình vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân. Vì vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. 2.3.3. Giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về
  • 28. 17 vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất. 2.3.4. Góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV Tín dụng ngân hàng được đánh giá là góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu và tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV...Do đó, các DNNVV thường xuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó có ngân hàng. Khi nguồn vốn được giải ngân thì sức mạnh tài chính của DNNVV sẽ tăng lên và sẽ có nhiều cơ hội thực hiện việc mở rộng sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV 2.4.1. Nhân tố bắt nguồn từ phía ngân hàng ❖ Chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng chính là các chính sách, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng hoạt động đúng hướng, đúng đối tượng. Một chính sách tín dụng phù hợp, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền và của chính bản thân ngân hàng sẽ thu hút nhiều khách hàng. Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của tín dụng ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở ba yếu tố: lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay. ❖ Năng lực huy động vốn Năng lực huy động vốn là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
  • 29. 18 của ngân hàng, chủ yếu là hoạt động tín dụng. Năng lực huy động vốn của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. ❖ Nhân tố con người Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cao, có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định trong việc định giá tài sản thế chấp, quản lý và giám sát các khoản vay, thực hiện hiệu quả công tác thu hồi nợ vay của ngân hàng giúp ngân hàng có thể có được những khoản tín dụng đảm bào, ngăn ngừa được những rủi ro khi thực hiện một khoản tín dụng. ❖ Thông tin tín dụng Thông tin tín dụng giúp người quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn và cần thiết đến việc cho vay và quản lý các tài khoản cho vay. Thông tin đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cao hơn. Tuy nhiên, đối với các DNNVV thì các thông tin thường thiếu minh bạch và không phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp. ❖ Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng. Một quy trình tín dụng khoa học, cụ thể, dễ thực hiện và đảm bảo đầy đủ nguyên tắc tín dụng là một trong những điều kiện quan trọng giúp ngân hàng quản lý được các khoản vay đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng cũng như các DNNVV tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi, dễ dàng. 2.4.2. Nhân tố bối cảnh kinh tế, pháp lý và xã hội ❖ Nhân tố kinh tế Tình trạng của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế và tác động rõ rệt đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc tiếp cận vốn của DNVVN cũng như khả năng cho vay DNVVN của các ngân hảng cũng bị tác động. Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh thì hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của DNVVN cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại càng trở nên gay gắt hơn.
  • 30. 19 ❖ Nhân tố xã hội Đạo đức xã hội có liên quan đến rủi ro và tăng trưởng tín dụng trên một số vấn đề như: dân trí, tập quán, thói quen, ý thức xã hội. Nếu bản thân DNNVV chưa có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất hoạt động của ngân hàng, chưa có thói quen về việc hoàn trả vốn vay, không phát huy được hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng thì khả năng tiếp cận sẽ bị giảm sút. ❖ Nhân tố pháp lý Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng được quy định chặt chẽ bởi các văn bản qui phạm pháp luật do ngân hàng nhà nước ban hành. Các đối tượng khách hàng được vay vốn của ngân hàng thương mại cần được thừa nhận về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất, còn ngân hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay. Nếu hệ thống các văn bản pháp quy không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra khe hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng như khách hàng có hành vi lừa đảo vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. 2.4.3. Nhân tố bắt nguồn từ DNNVV ❖ Năng lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính là một trong những điều kiện quan trọng tác động đến quyết định cho vay của ngân hàng. Muốn được ngân hàng cho vay vốn, doanh nghiệp phải chứng minh được tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả vốn đúng hạn. Tuy nhiên, các DNNVV thường không cung cấp được thông tin tài chính có thể xác minh hoặc các báo cáo tài chính của doanh nghiệp không phản ánh một cách chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. ❖ Năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp Một nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng điều hành tốt, xây dựng được các phương án kinh doanh khả thi, có các chiến lược phát triển bài bản sẽ tạo niềm tin cho ngân hàng khi quyết định cho vay. Tuy nhiên, hiện nay trình độ, năng lực tiếp
  • 31. 20 cận tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị DN của DNNVV cũng còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh mà vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, kinh doanh theo phi vụ. Kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo và quản lý của DNNVV còn hạn chế. ❖ Kiến thức, thông tin của doanh nghiệp về tín dụng ngân hàng Các DNNVV thường bị hạn chế về kiến thức và thông tin hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc các DNNVV nắm bắt được các thông tin, chính sách của nhà nước dành cho việc phát triển DNNVV sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng. Việc tăng cường công tác tư vấn cho các DNNVV cũng là biện pháp để ngân hàng thúc đẩy tín dụng đối với phân khúc này. 2.5. Các nghiên cứu liên quan trước đây 2.5.1. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới ❖ Nghiên cứu của Bebecuk (2004) Thông qua việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố sau: ROA, độ thanh khoản, doanh thu, tài sản cố định/tổng tài sản, nợ/tổng tài sản, tuổi doanh nghiệp. (“What Determines the Access to Credit by SMEs in Argentina?”. Document de Trabajo Nro. 48, Universidad Nacional de La Plata). ❖ Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011) Nghiên cứu khả năng tiếp cận tài chính ngân hàng của thông qua mẫu khảo sát 557 DN tại Sri Lanka thông qua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu hình, doanh thu, trình độ giáo dục của chủ DN, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ với hiệp hội (“Bank Finance For Small And Medium-Sized Enterprises In Sri Lanka: Issues And Policy Reforms”. Studies in Business and Economics. 10. 10.1515/sbe-2015 - 0018).
  • 32. 21 ❖ Nghiên cứu của Ajagbe (2012) Nghiên cứu này điều tra các yếu tố quyết định sự tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp quy mô nhỏ tại Nigeria. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phân tầng với 350 mẫu. Các thống kê mô tả (tỷ lệ và tần suất), hồi quy logit được sử dụng trong phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy: giới tính, tuổi doanh nghiệp, tình trạng hôn nhân, quy mô doanh nghiệp, vốn, lãi suất, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn (“Features of small scale entrepreneur and access to credit in Nigeria: a microanalysis”, American Journal and Management Sciences, ISSN 2156-1540, ISSN 2151-1559). ❖ Nghiên cứu của Waari và Mwangi (2015) Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) có tiềm năng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong một quốc gia thông qua gia tăng sản xuất và việc làm. Sự sống còn và phát triển của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào khả năng tiếp cận tài chính của họ. Trong bối cảnh nước Kenya, việc thực hiện này đã dẫn đến sự thay đổi chính sách thông qua việc ban hành đạo luật MSE năm 2012. Nghiên cứu của Waari và Mwangi (2015) nhằm nỗ lực thiết lập ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nghiên cứu tập trung vào đối tượng có nhu cầu vay vốn (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa). Số lượng mẫu phỏng vấn là 86 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy : thông tin bất đối xứng, rủi ro trong kinh doanh, chi phí giao dịch ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng. Chi phí giao dịch có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp (“Factors influencing access to finance by micro, small and medium enterprises in meru county, Kenya”, International Journal of Economics, Commerce and Management, United Kingdom, Vol. III, Issue 4, April 2015). ❖ Nghiên cứu của Osano và Languitone (2016) DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Mozambique. Việc tiếp cận tín dụng rất quan trọng cho sự phát triển của các DNNVV. Osano và Languitone (2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
  • 33. 22 việc tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Các nhân tố bao gồm: cơ cấu ngành tài chính, nhận thức về các cơ hội tài trợ, yêu cầu thế chấp và các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu đã tập trung vào 242 DNNVV và 324 nhân viên trong ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu ngành tài chính, nhận thức về các cơ hội tài trợ, yêu cầu thế chấp và các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh có mối quan hệ với việc tiếp cận tín dụng ngân hàng (“Factors influencing access to finance by SMEs in Mozambique: case of SMEs in Maputo central business district”, Journal of Innovation and Entrepreneurship). 2.5.2. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước ❖ Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) DNNVV có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, DNNVV có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp và thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế. DNNVV xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp linh hoạt, có mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi tiềm năng của các địa phương tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh và những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế. Cuộc khảo sát được tiến hành từ tháng 06/2010 đến tháng 08/2010 với đối tượng được chọn là các DNNVV tại Tp.Cần Thơ. Các thông tin điều tra bao gồm: thông tin cơ bản của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, số lao động, giá trị tài sản cố định, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, thời gian hoạt động, tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng…Thông qua phân tích hồi quy Logistic cho thấy trong các biến đưa vào mô hình có 3 biến không có ý nghĩa về mặt thống kê: tuổi doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, vay khác. Các biến có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp là: số năm hoạt động, học vấn doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, mối quan hệ giữa DNNVV với các tổ chức tín dụng (Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 4, tháng 3/2012). ❖ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2013) DNNVV có tác động lớn nhất là giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc, DNNVV tạo việc làm từ 50- 80% lao động trong các ngành công nghiệp và
  • 34. 23 dịch vụ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các DNNVV thông qua việc thu thập số liệu 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương mại tại tỉnh Trà Vinh, sử dụng phương phân tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV như: uy tín doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, tính minh bạch báo cáo tài chính, năng lực quản lý, khả năng lập phương án kinh doanh, chính sách cho vay, lãi suất,…Trong đó, nhân tố về uy tín doanh nghiệp tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh (Tạp chí Xã hội và Nhân văn số 09, tháng 6/2013). ❖ Nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương (2014) Để đáp ứng được nhu cầu về vốn phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, DNNVV thường huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: các ngân hàng và tổ chức tín dụng (TCTD), người thân, bạn bè…Tuy nhiên, nguồn vốn vay chính thức từ phía các ngân hàng và TCTD mới đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài và ổn định. Bằng phương pháp điều tra khảo sát và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng Cục Thống kê từ năm 2006 – 2014, bài viết đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bên trong bao gồm: (1) Đặc điểm của doanh nghiệp; (2) Đặc điểm của chủ sở hữu; (3) Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh; (4) TSBĐ; (5) Mối quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng, TCTD có ảnh hưởng đáng kể đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội. Bên cạnh đó, bài viết còn nghiên cứu sự khác biệt về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức giữa DNNVV Hà Nội và DNNVV Việt Nam nói chung, giữa các doanh nghiệp có quy mô vừa và doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ (Tạp chí kinh tế đối ngoại (93)). ❖ Nghiên cứu của Hà Diệu Thương và Nguyễn Thu Ngà (2014) Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế với mô hình phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor
  • 35. 24 Analysis (EFA) và mô hình hồi quy Binary Logistic đã chỉ ra rằng 7 nhân tố thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV như (1) năng lực DN, (2) phương án kinh doanh, (3) bối cảnh kinh tế, (4) tỷ số nợ/VSCH, (5) hệ số thanh toán nhanh, (6) nợ quá hạn, (7) hiệu quả sử dụng tài sản (Tạp chí kinh tế & Phát triển, Số 202(II) tháng 4/2014). ❖ Nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2016) Triển vọng tăng trưởng của một DNNVV phụ thuộc nhiều vào tiềm năng của nó trong việc đầu tư vào tái cơ cấu và đổi mới. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có vốn. Tiếp cận vốn tín dụng trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của DNNVV cũng như tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Hạ Thị Thiều Dao (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn trong các DNNVV tại Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Mô hình logit được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận vốn của 756 DNNVV tại Việt Nam. Đề tài sử dụng câu hỏi bán cấu trúc để khám phá mối quan hệ giữa DNNVV và ngân hàng tại tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy học vấn chủ doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, giá trị tài sản doanh nghiệp, chính sách cho doanh nghiệp vay từ NH xã hội, khoảng cách giữa DNNVV với các tổ chức cho vay đều có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV. 2.5.3. Tổng kết các nghiên cứu Từ việc giới thiệu các nghiên cứu có liên quan đến tiếp cận tín dụng ngân hàng trong và ngoài nước, sau đây tác giả sẽ tổng hợp lại các nghiên cứu đó.
  • 36. 25 Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả tác động Bebecuk (2004) “Các nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Argentina?” 140 DNNVV ở Argentina Mô hình logit ROA Độ thanh khoản Doanh thu Tài sản cố định/tổng tài sản Nợ/tổng tài sản Tuổi doanh nghiệp. ROA (+) Độ thanh khoản (+) Doanh thu (+) Tài sản cố định/tổng tài sản (+) Nợ/tổng tài sản (-) Tuổi doanh nghiệp (+) Gamage Pandula (2011) “Khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV 557 DN ở Sri Lanka Pearson Chi- Square (R2 ) Quy mô doanh nghiệp/Loại hình doanh nghiệp/Ngành nghề kinh doanh/Địa điểm kinh doanh/Báo cáo tài chính/Tài sản hữu hình/ Doanh thu/Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp/ Kinh nghiệm quản lý Mối quan hệ với hiệp hội. Quy mô doanh nghiệp (+) Loại hình doanh nghiệp (-) Tài sản hữu hình (+) Doanh thu (+) Ajagbe (2012) “Các đặc điểm của DNNVV và khả năng tiếp cận tín dụng của DN ở Nigeria” 350 DNNVV Hồi quy logit Giới tính Tuổi doanh nghiệp Loại hình DN Quy mô doanh nghiệp Thời điểm vay vốn Lãi suất, Loại hình doanh nghiệp (-) Thời điểm vay vốn (-) Lãi suất (+)
  • 37. 26 Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả tác động Trình độ học vấn Khu vực Waari và Mwangi (2015) “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Kenya” 86 DNNVV tại Meru County, Kenya Hồi quy đa bội Thông tin bất đối xứng Rủi ro trong kinh doanh Chi phí giao dịch Chi phí giao dịch (+) Osano và Languitone (2016) 242 DNNVV tại Trung tâm kinh doanh Maputo, Mozambique Hồi quy đa bội Cơ cấu ngành tài chính Nhận thức về các cơ hội tài trợ Yêu cầu thế chấp Các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh Cơ cấu ngành tài chính (+) Nhận thức về các cơ hội tài trợ (+) Yêu cầu thế chấp (+) Các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh (+) Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.Cần Thơ” 389 DNNVV ở Thành phố Cần Thơ Hồi qui logistic Tuổi của doanh nghiệp Trình độ học vấn Qui mô doanh nghiệp Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Tốc độ tăng doanh thu Tỷ luận lợi nhuận Quan hệ xã hội Trình độ học vấn (+) Qui mô doanh nghiệp (+) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh (+) Tốc độ tăng doanh thu (+) Quan hệ xã hội (+)
  • 38. 27 Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả tác động Vay khác Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2013) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh” 120 doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh Hồi quy Binary logistic Uy tín doanh nghiệp Tài sản bảo đảm Tính minh bạch của báo cáo tài chính Năng lực quản lý Khả năng lập phương án SXKD Chính sách cho vay Lãi suất Uy tín doanh nghiệp (+) Phương án SXKD (+) Báo cáo tài chính (+) Tài sản đảm bảo (+) Đặng Thị Huyền Hương (2014) “Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội” 50 DNNVV tại Hà Nội Mô hình hồi quy Probit Đặc điểm của DN; Đặc điểm của chủ sở hữu; Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh; TSBĐ; Mối quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng, Đặc điểm của DN (+) Đặc điểm của chủ sở hữu (+) Tình hình tài chính và hiệu quả KD (+) TSBĐ (+) Mối quan hệ của DN và ngân hàng (+) Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) “Nghiên cứu khả năng tiếp 145 DNNVV ở Thừa Thiên Huế Phân tích nhân tố khám phá Năng lực doanh nghiệp/Phương án sản xuất kinh doanh Bối cảnh kinh tế/ Tỷ số nợ/Vốn chủ sở Năng lực doanh nghiệp (+) Tỷ số nợ (-) Vốn chủ sở hữu (+)
  • 39. 28 Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả tác động cận vốn ngân hàng của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế” EFA và Hồi quy Binary Logistic hữu/Hệ số thanh toán nhanh/Nợ quá hạn/Hiệu quả sử dụng tài sản Hệ số thanh toán nhanh (+) Nợ quá hạn (-) Hiệu quả sử dụng tài sản (+) Hạ Thị Thiều Dao (2016) “Tiếp cận tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” 756 DNNVV tại Việt Nam Mô hình logit Tài sản bảo đảm Học vấn của các nhà quản lý Giá trị tài sản của các DNNVV Các khoản vay của các DNNVV từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Khoảng cách tới các tổ chức tín dụng Khu vực TSĐB (+) Học vấn của nhà quản lý (+) Khoảng cách (-) Khu vực (+) Giá trị tài sản của các DNNVV (+) Nguồn: Tác giả tổng hợp
  • 40. 29 2.6. Mô hình nghiên cứu 2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Vốn tín dụng ngân hàng là một yếu tố sản xuất quan trọng, giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục, giúp đối phó với rủi ro, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới và mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV. Dựa vào phân tích cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng; những nghiên cứu liên quan và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV, các mô hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước: Osano và Languitone (2016), F.A. Ajagbe (2012), Nguyễn Thị Hoàng Anh (2015), Nguyễn Quốc Nghi (2012), Hạ Thị Thiều Dao (2016)… tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho trường hợp áp dụng tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Việc kế thừa các mô hình nghiên cứu trước sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn phát triển tín dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phần lớn các kết quả nghiên cứu đều cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Vốn chủ sở hữu (VCSH), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tài sản bảo đảm (TSBD), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS), tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng (MQH). Bên cạnh đó, tác giả còn thêm các yếu tố: học vấn chủ doanh nghiệp (HV), số lao động của DNNVV (LD), khoảng cách của DNNVV đến ngân hàng (KC), giới tính chủ DNNVV (GT).
  • 41. 30 Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất 2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu 2.6.2.1. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là vốn đầu tư của chủ sở hữu, là phần tài sản còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản. Mỗi doanh nghiệp khi muốn có giấy phép để hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải chứng minh được một trong các yếu tố cơ bản đó là vốn ( điều này đã được nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp) khi đó thì địa vị pháp lý Vốn chủ sở hữu ROA Tài sản đảm bảo Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Tuổi DNNVV Mối quan hệ với NH Học vấn chủ DNNVV Giới tính chủ DN Số lao động Khoảng cách Khả năng tiếp cận tín dụng NH
  • 42. 31 của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, thì doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện để hoạt động. Có thể coi vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các vấn đề của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật. Trong nghiên cứu của Mac An Bhaird và cộng sự, (2010) đã cho rằng các tổ chức tài chính thường nhấn mạnh đến ROA để xem xét cho vay. Về cơ bản các chỉ số tài chính đo lường số lợi nhuận thu được từ mỗi giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nó đánh giá năng lực của các doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Cooke và Uchida (2004) cho rằng ROA được sử dụng để đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp. ROA cung cấp thông tin về lợi nhuận tạo ra theo từng đơn vị tài sản của doanh nghiệp (Petersen và Shoeman, 2008). Vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí để ngân hàng đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng với một tỷ lệ nhất định so với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Giả thuyết H1: Các DNNVV có VCSH càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+) 2.6.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
  • 43. 32 Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó và sau đó mới quyết định cho hay không cho doanh nghiệp vay (Mac An Bhaird và cộng sự, 2010; Ricardo N. Bebczuk, 2004). Giả thuyết H2: Các DNNVV có ROA càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+) 2.6.2.3. Tài sản đảm bảo Tài sản bảo đảm (TSBĐ) được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi doanh nghiệp không trả được nợ. Tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng mà số tiền được vay có thể được linh động. Theo thông lệ, hầu hết các ngân hàng cho vay (có tài sản đảm bảo) tối đa là 75% giá trị tài sản đảm bảo. Khi thực hiện hoạt động cho vay có thế chấp thì ngân hàng cũng như người vay phải ký kết hợp đồng vay trong đó nêu rõ khoản tiền vay và tài sản thế chấp. Giá trị tài sản thế chấp không đồng nghĩa với số tiền vay trên thực tế. Việc thế chấp tài sản khi vay vốn nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay khi có rủi ro liên quan tới khoản vay trên. Vì vậy, việc đánh giá tài sản đảm bảo cho khoản vay là cần thiết. Tài sản đảm bảo có thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, máy móc, nhà xưởng, tài sản cá nhân… Tài sản bảo đảm được đo lường bằng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản đảm bảo như: giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, máy móc, nhà xưởng, tài sản cá nhân, tỷ lệ đất và tòa nhà với tổng tài sản, tỷ lệ máy móc thiết bị với tổng tài sản và tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản (Ricardo N. Bebczuk, 2004; Okurut, 2006; Berger và Udell, 1998). Giả thuyết H3: Các DNNVV có tài sản đảm bảo càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+) 2.6.2.4. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh
  • 44. 33 nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp ngân hàng có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp đó được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ để quyết định xem có cho doanh nghiệp vay hay không. Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn chú trọng xem doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành cũng như các khoản nợ vay của ngân hàng khi đến hạn thanh toán không. Tóm lại, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất, hay nói cách khác doanh nghiệp cũng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng (Ricardo N. Bebczuk, 2004). Giả thuyết H4: Các DNNVV có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng khó khăn hơn (-) 2.6.2.5. Tuổi doanh nghiệp Tuổi doanh nghiệp hay thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng (Berger và Udell, 1995; Ricardo N. Bebczuk, 2004). Tuổi của doanh nghiệp được đo bằng số năm thành lập của doanh nghiệp (tính từ lúc sở Kế hoạch đầu tư tỉnh cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh
  • 45. 34 doanh). Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, thời gian hoạt động ngắn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vì một số lý do: công ty mới thành lập uy tín chưa cao, không có tài sản đảm bảo, bản kế hoạch kinh doanh không chi tiết, không chứng minh cho ngân hàng thấy tiềm năng thị trường, khả năng quản lý doanh nghiệp, cũng như khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu thì càng có uy tín và kinh nghiệm trên thương trường, cũng như thương hiệu và tên tuổi cũng được nhiều người biết đến (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Giả thuyết H5: Các DNNVV thời gian hoạt động càng lâu thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+) 2.6.2.6. Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng Doanh nghiệp luôn cần vốn và ngân hàng luôn cần khách hàng, nhưng thực tế, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay, trong khi ngân hàng thì khó cho vay. Một trong những lý do đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Do hiện nay các ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu trong toàn hệ thống, nên rất cẩn trọng hơn trong các điều kiện cho vay. Sự cẩn trọng trong duyệt tín dụng phải được đề cao. Nếu doanh nghiệp không có hoặc có thời gian giao dịch với ngân hàng ngắn thì ngân hàng sẽ thiếu thông tin minh bạch về doanh nghiệp, thiếu sự tin tưởng khi xem xét giải quyết cấp tín dụng. Mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận vốn (Hongjiang Zhao, 2006; Diamond, 1989; Boot Thakor, 1994; Uzzi, 1999; Scholtens, 1999; Cole, 1998; Berger và Udell, 1995; Petersen và Rajan, 1994; Fama, 1995). Giả thuyết H6: Các DNNVV có mối quan hệ với ngân hàng từ trước thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+) 2.6.2.7. Học vấn chủ doanh nghiệp Khi trình độ học vấn càng cao, các chủ doanh nghiệp càng có khả năng tiếp cận các phương thức khoa học quản lý hiện đại giúp công ty phát triển hơn và có nhiều cơ hội hơn, đồng thời có mối quan hệ rộng hơn, thông hiểu về các thể chế,
  • 46. 35 quy định chính sách nhiều hơn, có thể học hỏi từ nhiều công ty lớn khác để vận dụng phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi trình độ học vấn càng cao, doanh nghiệp càng thông hiểu các thể chế, quy định cũng như chính sách cho vay của chính phủ dành cho DNNVV. Chính điều này sẽ làm cho hoạt động vay vốn của doanh nghiệp tại ngân hàng trở nên dễ dàng hơn (Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014, Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Giả thuyết H7: Học vấn chủ DNNVV càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+) 2.6.2.8. Giới tính chủ doanh nghiệp Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nhìn chung đang hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh. Việt Nam tự hào có truyền thống lâu đời về phụ nữ tham gia hoạt động kinh doanh, và so với nhiều nền kinh tế tương tự, Việt Nam có ít sự khác biệt giữa địa vị pháp lý của nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, mặc dù cảm nhận chung là không có sự khác biệt giữa các thách thức mà phụ nữ và nam giới phải đối mặt trong việc điều hành doanh nghiệp những ý kiến thiên lệch nói trên - có ý thức hoặc vô thức - vẫn trực tiếp tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tài trợ chính thức và các dịch vụ mong muốn khác của phụ nữ. Ngay cả khi các doanh nhân nữ đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, họ có xu hướng nhận được ít hơn những gì họ yêu cầu, và số tiền cũng thấp hơn so với nam giới ( F.A. Ajagbe, 2012; H.T.T. Dao và cộng sự, 2016) Giả thuyết H8: Giới tính của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp (+/-) 2.6.2.9. Số lao động của doanh nghiệp Số lượng lao động trong doanh nghiệp càng lớn thể hiện quy mô hay độ lớn về nhân sự của doanh nghiệp càng lớn và điều này giúp cho doanh nghiệp có khả năng huy động được nguồn chất xám giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Số lượng lao động còn thể hiện ở quy mô của doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp xét với điều kiện doanh thu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự xem xét cấp vốn tín dụng của ngân hàng (H.T.T. Dao và cộng sự, 2016 )
  • 47. 36 Giả thuyết H9: Số lượng lao động của DNNVV càng lớn thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+) 2.6.2.10. Khoảng cách giữa doanh nghiệp và ngân hàng Khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp (Tonin, 2007; Ajagbe, 2012; Nikaido, 2012; Phương, 2012). Các doanh nghiệp ở phía Đông của Ấn Độ khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn so với các doanh nghiệp ở phía Tây và Nam (Nikaido, 2012). Theo Phương (2012) đã chứng minh rằng các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc việc tiếp cận tín dụng. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ xem xét khoảng cách của các DNNVV đến ngân hàng và khả năng tiếp cận tín dụng. Giả thuyết H10: Khoảng cách của DNNVV tới ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu càng ngắn thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+)
  • 48. 37 Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng Giả thuyết Biến số Diễn giải biến Đo lường Nguồn H1 VCSH (+) Vốn chủ sở hữu Triệu đồng Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) – Phỏng vấn chuyên gia H2 ROA (+) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản LNR/TTS (%) Bebecuk (2004) –Phỏng vấn chuyên gia H3 TSDB (+) Tài sản đảm bảo TSCDHH/TSBD (%) Hạ Thị Thiều Dao (2016), Đặng Thị Huyền Hương (2014) – Phỏng vấn chuyên gia H4 TN_TTS (-) Tổng nợ trên tổng tài sản Tổng nợ/TTS (%) Bebecuk (2004); Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) – Phỏng vấn chuyên gia H5 TDN (+) Tuổi doanh nghiệp Năm Bebecuk (2004) – Phỏng vấn chuyên gia H6 MQH (+) Mối quan hệ giữa DNNVV và Vietinbank Số năm DNNVV có quan hệ với ngân hàng (năm) Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012); Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) – Phỏng vấn chuyên gia Tải bản FULL (100 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ