SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 60
Descargar para leer sin conexión
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÝ THỊ THƢƠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN
TẠI ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÝ THỊ THƢƠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN
TẠI ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN MINH
Hà Nội, 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài.............................................................................. 3
6. Những đóng góp cơ bản của luận văn........................................................... 4
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SỰ KIỆN............................................................................................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SỰ KIỆN.......................................... 5
1.1.1. Những khái niệm cơ bản......................................................................... 5
1.1.2. Sự kiện và du lịch sự kiện....................................................................... 5
1.1.3. Đặc trưng của du lịch sự kiện và khách du lịch sự kiện .......................11
1.1.4. Những yếu tố cấu thành du lịch sự kiện................................................12
1.1.5. Những điều kiện đế phát triển du lịch sự kiện......................................15
1.1.6. Tác động của việc phát triển loại hình du lịch sự kiện .........................19
1.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG
NƢỚC VÀ QUỐC TẾ...................................................................................27
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở một số nước ..............................28
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở trong nước.................................30
1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................35
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẮNG .................................................................36
2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG.36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên................................36
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa......................40
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ...............................41
2.1.4. Một số cơ sở hạ tầng xã hội khác (Bảo hiểm, Ngân hàng, các công trình
văn hóa, y tế, thể thao…) ................................................................................46
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG...47
2.2.1. Thực trạng thu hút khách du lịch ..........................................................47
2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch ...................................................................51
2.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sự kiện ..52
2.2.4. Thực trạng tổ chức khai thác loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng ....58
2.2.5. Thực trạng về công tác quảng bá xúc tiến du lịch sự kiện....................75
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ............................................................................77
2.3.1. Những thành công.................................................................................77
2.3.2. Những hạn chế tồn tại ...........................................................................78
2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế.................................................................79
2.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................80
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ............................................................................82
3.1. NHẬN ĐỊNH NHỮNG CƠ HỘI THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SỰ KIỆN ........................................................................................................82
3.1.1. Điểm mạnh............................................................................................82
3.1.2. Điểm yếu ...............................................................................................82
3.1.3. Cơ hội....................................................................................................83
3.1.4. Thách thức.............................................................................................83
3.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ
QUỐC TẾ.......................................................................................................83
3.2.1. Dự báo du lịch thế giới và khu vực giai đoạn 2015 – 2020..................83
3.2.2. Dự báo về nhu cầu của khách du lịch của Việt Nam và Đà Nẵng........85
3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG .......................87
3.3.1. Định hướng chung.................................................................................87
3.3.2. Các định hướng cụ thể ..........................................................................87
3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ...88
3.4.1. Phát huy vai trò của Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng....89
3.4.2. Đầu tư xây dựng trung tâm Hội nghị, triển lãm, liên hợp thể thao.......89
3.4.3. Xúc tiến quảng bá du lịch sự kiện.........................................................90
3.4.4. Tăng cường, khuyến khích các chuyến bay quốc tế đi- đến Đà Nẵng..93
3.4.5. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đồng bộ........................................93
3.4.6. Đầu tư các dịch vụ và hình thành sản phẩm du lịch .............................95
3.4.7. Một số đề xuất với cơ quan quản lý......................................................97
3.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................98
KẾT LUẬN....................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................100
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HAGL Hoàng Anh Gia Lai
MICE
Meeting, Incentive, Conference & Event/ Exhibition
Du lịch Hội thảo, Khuyến thưởng, Hội nghị và Sự kiện/ triển lãm
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình chung về thị trường khách quốc tế đến Việt Nam và Đà
Nẵng (lượt khách) trong giai đoạn 2010-2014................................................48
Bảng 2.2: Tình hình thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2010
– 2014..............................................................................................................48
Bảng2.3:ThờigianlưutrútrungbìnhcủakháchdulịchtạiĐàNẵng2010–2014.....50
Bảng 2.4. Tổng doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014 ...............51
Bảng 2.5: Thực trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 -
2014.................................................................................................................52
Bảng 2.6: Các cơ sở bán đồ lưu niệm chính tại Đà Nẵng 2014......................55
Bảng 2.7: Các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-
2014.................................................................................................................56
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong ngành du lịch tại Đà Nẵng (2011 - 2014)........57
Bảng 2.9: Danh sách khách sạn 4 - 5 sao tại Đà Nẵng ...................................58
Bảng 2.10: Hệ thống phòng hội nghị tại các khách sạn 4-5 sao ở Đà Nẵng ......59
Bảng 2.11: Phòng hội nghị tại HAGL Plaza Hotel Đà Nẵng .........................62
Bảng 2.12: Các phòng hội nghị tại khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng.........62
Bảng 2.13: Một số công ty chuyên chở khách du lịch tại TP.Đà Nẵng..........68
Bảng 2.14: Bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng từ năm 2008 - 2015 ..............73
Bảng 2.15: Số lượng qua cuộc thi Marathon quốc tế từ năm 2013-2015.......73
Bảng 2.16: Cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng từ năm 2012-2013..................74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, loại hình du lịch sự kiện đã và đang phát triển tại một
số nước trên thế giới và các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Nha Trang, Quảng Ninh… và cả thành phố Đà Nẵng cũng được xem là
một trong những địa phương có điểm đến an toàn và thân thiện thu hút sự quan tâm
lớn của đối tượng khách du lịch trong khu vực và trên thế giới.
Là trung điểm của các di sản thế giới như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh
địa Mỹ Sơn, thành phố Đà Nẵng còn có lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng khang
trang, đồng bộ, hiện đại; với cảng biển, sân bay quốc tế; là cửa ngõ thứ 3 của cả
nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.
Và gần đây nhất, cùng sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ của các cơ sở lưu trú đẳng
cấp quốc tế với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ đang xây mới và củng cố chất lượng và
số lượng phòng cùng nhiều khu vực tổ chức sự kiện, các dịch vụ vui chơi, giải trí,
spa… ngày càng đáp ứng được nhu cầu du khách, đặc biệt là khách du lịch sự kiện.
Một thực tế đáng ghi nhận, trong nhiều năm qua thành phố Đà Nẵng đã đón tiếp và
làm việc với khoảng 100 đoàn khách nước ngoài và cử trên 300 đoàn ra nước ngoài
mở rộng hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, như “Tuần lễ hành
lang kinh tế Đông - Tây 2007”; Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2009 và các Hội nghị
ASEAN tại Đà Nẵng (2009 - 2010), và là nơi duy nhất ở Việt Nam đăng cai tổ chức
Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (liên tiếp qua các năm 2009, 2010, 2011,
2012) và gần đây nhất là Cuộc thi dù bay quốc tế năm 2012, chung kết cuộc thi Hoa
hậu Việt Nam năm 12 - 2012 đã góp phần đưa thành phố lên một vị thế mới như là
một điểm đến hấp dẫn cho các sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế.
Du lịch sự kiện không phải là loại hình mới mà đã được các công ty lữ hành,
các đơn vị tổ chức sự kiện tập trung khai thác loại hình du lịch này. Các công ty, tổ
chức trong và ngoài nước đang lựa chọn Đà Nẵng để tổ chức các sự kiện. Tuy nhiên,
để phát triển loại hình này cần phải có chiến lược phát triển tổng thể, đúng hướng và
tăng cường sự hỗ trợ, liên kết hợp tác giữa các ngành, các đơn vị... để du lịch sự kiện
tại Đà Nẵng phát triển bền vững, hiệu quả và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
2
Với ý nghĩa và mục đích như vậy, việc lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch sự
kiện tại Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình là rất cần thiết,
có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu định hướng tổng thể và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
du lịch sự kiện tại Đà Nẵng, góp phần vào sự phát triển du lịch nói chung của Thành
phố và cả nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về về du lịch sự kiện, từ đó
vận dụng vào thực tế ở Đà Nẵng.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai khác du lịch sự kiện
hiện nay tại Đà Nẵng; từ đó nêu ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các
nguyên nhân của việc khai thác du lịch sự kiện tại Đà Nẵng.
- Xây dựng định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
du lịch sự kiện Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các hoạt động sự kiện giải trí, thể thao,
hội chợ, hội nghị... có tính chất quốc tế diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về không gian nghiên cứu: Tính đến năm 2014, Đà Nẵng đã tổ chức rất nhiều
sự kiện với quy mô quốc tế, tuy nhiên các sự kiện diễn ra không thường xuyên, sự kiện
diễn ra mới chỉ dừng lại ở việc giao lưu giữa Đà Nẵng và một số quốc gia, chưa thu
hút sự quan tâm của khách du lịch, trừ lễ hội bắn pháo hoa quốc tế. Do đó, trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu chủ yếu phía cung những hoạt
động mang tính sự kiện trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng
đến việc phát triển du lịch sự kiện trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng từ 2010 - 2014, 4.
3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học: Thông qua việc
khảo sát tại các doanh nghiệp du lịch trong ngành, đồng thời sử dụng bảng câu hỏi
dành cho khách để thu thập thông tin và ý kiến về tổ chức loại hình du lịch sự kiện
tại Đà Nẵng.
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Dựa trên các tài liệu, số liệu về
các sự kiện..., văn bản liên quan định hướng, chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng
nói chung và du lịch sự kiện ở Đà Nẵng nói riêng để phân tích và đưa ra đánh giá,
kết luận.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua phương pháp này, đề tài phân
tích, đánh giá, so sánh Du lịch sự kiện tại Đà Nẵng với những nơi đã có kinh
nghiệm tổ chức du lịch sự kiện ở Việt Nam và thế giới; đánh giá những thuận lợi
cũng như thách thức của việc phát triển lọai hình du lịch này tại Đà Nẵng.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài làm rõ thực trạng một số nghiên cứu trước đây về du lịch sự kiện ở
trong nước và quốc tế, từ đó đưa ra những nhận định về mục đích và nội dung
nghiên cứu của đề tài “Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng” là một đề tài nghiên
cứu độc lập.
- Trên Thế giới:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỳ XXI đến
nay, có khá nhiều các nghiên cứu về sự kiện và du lịch sự kiện: Nghiên cứu quản trị
sự kiện và du lịch sự kiện [22], Du lịch sự kiện: Khái niệm, phát triển, nghiên cứu
[23], Quản trị lễ hội và và sự kiện đặc biệt [25].
- Tại Việt Nam
Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI đến nay đã có những công trình
nghiên cứu về du lịch sự kiện ở Việt Nam. Chủ yếu là nghiên cứu về tổ chức sự
kiện [7] công trình này chủ yếu đến vấn đề về tổ chức sự kiện, hướng dẫn kỹ năng
nghiệp của công tác chuẩn bị trước, trong và sau sự kiện. Chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về sự kiện, du lịch sự kiện, phát triển du lịch sự kiện.
4
6. Những đóng góp cơ bản của luận văn
- Hệ thống hóa có chọn lọc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
du lịch sự kiện, vận dụng vào điều kiện cụ thể tại Đà Nẵng.
- Phân tích, đánh giá tổng thể về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự
kiện tại Đà Nẵng
- Xây dựng định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sự kiện
tại Đà Nẵng.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày theo bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SỰ KIỆN
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Theo Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 6 2005 (số 44/2005/QH11), có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 01 2006 đã đưa ra khái niệm về du lịch: “Du lịch là các
hoạt động c li n quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư tr thường uy n
của mình nh m đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải tr , ngh dư ng trong
một khoảng thời gian nhất định” [12, tr. 1].
Từ các quan điểm trên về du lịch có thể đưa ra khái niệm về du lịch ph hợp
với đề tài như sau: Du lịch là các hoạt động li n quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư tr thường uy n của mình trong một khoảng thời gian nhất định, m c
đ ch của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm
vi v ng tới thăm.
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch có những đặc điểm sau: “Khách
du lịch là người đi du lịch ho c kết hợp đi du lịch, tr trường hợp đi h c, làm việc
ho c hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [12. tr.2].
hách du lịch được phân thành hai loại:
+ Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+ Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.2. Sự kiện và du lịch sự kiện
1.1.2.1. Khái niệm sự kiện và du lịch sự kiện
Sự kiện là một khái niệm rất rộng. Thuật ngữ sự kiện được mọi người nhắc
đến hàng ngày, tuy nhiên để đưa ra khái nhiệm chính xác lại là một vấn đề không
đơn giản.
6
Trên thế giới và cả Việt Nam vẫn đang tổn tại nhiều cách hiểu khác nhau về
sự kiện:
Theo Từ điển tiếng Việt: Sự kiện là việc quan trọng xảy ra.
Theo Từ điển tiếng Anh: Event (sự kiện) có bốn nghĩa sau:
+ Là một sự việc, sự kiện
+ Là một cuộc đấu (thể dục, thể thao), một cuộc thi
+ Là trường hợp, khả năng có thể xảy ra
+ Là kết quả
Về khía cạnh văn hóa xã hội, sự kiện (event) là cách gọi ngắn gọn của thuật
ngữ “tổ chức sự kiện” hay “sự kiện đ c biệt” (special event). Thuật ngữ “sự kiện
đặc biệt” được d ng để mô tả các nghi lễ đặc biệt, giới thiệu, các buổi trình diễn,
hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những dịp đặc
biệt, hoặc để đạt những mục đích văn hóa - xã hội, hoặc mục đích hợp tác. Các sự
kiện quan trọng có thể bao gồm các ngày và các dịp lễ hội quốc gia, các dịp quan
trong của người dân, những buổi biểu diễn văn hóa độc đáo, những cuộc thi đấu thể
thao quan trọng, hoạt động chức năng của tổ chức, phát triển thương mại và giới
thiệu sản phẩm. Bất kỳ mội lễ hội hay một hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm thì
đều được coi là sự kiện đặc biệt. Nó diễn ra khác với các chương trình hoạt động
thông thường của các đơn vị chủ thể. Sự kiện đặc biệt diễn ra thu hút sự chú ý của
đông đảo người xem, cổ vũ và tham gia.
Cuốn sách được xem là công trình đặt nền móng về loại hình sự kiện “Event
Manegement and Event Tourism, Getz [22, tr.4], cho rằng các sự kiện đặc biệt được
định nghĩa chuẩn nhất trong bối cảnh của nó. Ông đã đưa ra hai định nghĩa:
Định nghĩa 1: Đối với nhà tổ chức sự kiện, một sự kiện đặt biệt là sự xảy ra
một lần hoặc không thường xuyên bên ngoài các chương trình, hoặc các hoạt động
thường xuyên của các cơ quan tài trợ hoặc tổ chức.
Định nghĩa 2: Đối với khách hàng hoặc khách mời, một sự kiện đặc biệt là
cơ hội thư giãn, trải nghiệm xã hội, hoặc trải nghiệm văn hóa bên ngoài những sự
lựa chọn thông thường hoặc đằng sau những trải nghiệm hàng ngày.
7
Trong số những thuộc tính mà Getz cho rằng là tạo không khí đặc biệt là tinh
thần lễ hội, tính độc đáo, chất lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách,
chủ đề và chủ nghĩa tượng trưng.
Qua các sự kiện thực tế đã diễn ra và cái nhìn chung cho các hoạt động này,
chúng ta có thể tạm đưa ra một khái niệm về sự kiện như sau:
Sự kiện là một chương trình c quy mô, tầm c không cố định. N diễn ra
một ho c chu kỳ và thu h t sự quan tâm, ch ý của một lượng lớn các đối tượng
khác nhau nh m đạt được các m c đ ch c thể như c tiến quảng bá hay tôn vinh
một giá trị nào đ đạt được những m c ti u về phát triển du lịch.
Du lịch sự kiện là một loại hình du lịch trong đ du khách kết hợp việc thỏa
mãn m c đ ch du lịch trong các hoạt động như hội chợ, hội h p, hội nghị, khen
thưởng, triển lãm, cuộc thi quốc tế
1.1.2.2. Các loại hình sự kiện
Hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều cách phân loại sự kiện khác nhau, điều này
phụ thuộc vào tiêu chí và mục đích của việc phân loại:
a. Phân loại theo ti u ch quy mô: Xét theo quy mô, sự kiện được chia làm các loại
sau:
 Mega - vent (sự kiện lớn)
Đây là những sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế
của khu vực tổ chức, nó thu hút và gây chấn động tới toàn bộ giới truyền thông. Có
rất ít sự kiện được xếp vào loại này.
+ Getz phân loại Mega - vent dựa theo tiêu chí như: có trên một triệu khách
tham quan, chi phí tổ chức từ 500 triệu USD trở lên. Đó phải là sự kiện “độc nhất
vô nhị”, đặc biệt hấp dẫn. Theo cách phân loại này thì Mega - vent là một sự kiện
bất thường, thu hút lượng khách du lịch lớn, đặc biệt là du khách cao cấp, giới
truyền thông có uy tín, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội của cộng đồng tổ
chức.
Thuộc loại này là những sự kiện có tầm cỡ quốc tế như các kỳ World Cup,
Thế vận hội Olympic, Hội chợ thế giới…
8
+ Hall lại cho rằng, Mega - vent là các sự kiện hướng tới thị trường khách du
lịch quốc tế. Từ Mega được sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh: số lượng người
tham gia, thị trường mục tiêu, mục đích tham gia của tổ chức tài chính, tác động về
chính trị, sự tham gia của giới truyền thông, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, những tác
động đến kết cấu kinh tế và xã hội tới cộng đồng tổ chức sự kiện đó.
 Hallmark - event (sự kiện vừa)
Thuật ngữ này được d ng để đề cập đến các sự kiện được tổ chức nhằm giới
thiệu, quảng bá hình ảnh đặc trưng của địa phương hay khu vực đó. Với những sự
kiện như thế này tên sự kiện thường đồng nhất hoặc liên quan đến tên của nơi tổ
chức.
Ritchie [22, tr.28] đã định nghĩa: “Hallmark - event là loại sự kiện diễn ra
một lần ho c định kỳ trong một quãng thời gian nhất định. Những sự kiện này được
tổ chức nh m m c đ ch tạo dựng thương hiệu cho địa phương tổ chức, n g p phần
làm tăng sự hấp dẫn của du lịch địa phương, t đ thu h t được sự ch ý của khách
du lịch.
Qua đó, lượng khách du lịch tăng lên mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành du
lịch nói riêng và kinh tế nói chung trong ngắn hạn và dài hạn. Sự thành công hay
thất bại của sự kiện phần nhiều là do mức độ hấp dẫn của nó. Điều này phụ thuộc
vào mức độ quan trọng, tính kịp thời của sự kiện và vị thế của địa phương tổ chức.
Một ví dụ điển hình cho sự kiện loại này là lễ hội Canaval tại Reo de Janero,
được cả thế giới biết đến như một biểu tượng của sự cởi mở, lòng hiếu khách của
thành phố này. Ngoài ra còn có các lễ hội Kentucky Perby (Mỹ), lễ hội hoa ở
Chelsea (Anh), lễ hội bia Octoberfest ở Munnich (Đức)… Những sự kiện này mang
đậm nét địa phương và con người nơi đây, rất hấp dẫn và thu hút được nhiều du
khách giàu có. Đây cũng là niềm tự hào của người dân trong v ng và họ cũng là
nhân tố góp phần vào thành công của lễ hội.
Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số địa phương cố gắng tổ chức những sự
kiện thuộc loại Hallmark này. Có thể kể đến như Festival Huế tổ chức hai năm 1 lần
hay lễ hội hoa Đà Lạt, Festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắn pháo hoa quốc tế Đà
Nẵng…
9
Hallmark event đã được sử dụng để chỉ các sự kiện quan trọng, diễn ra định
kỳ, nó thể hiện được các nét đẹp văn hóa, truyền thống của địa phương c ng với
những nét đặc trưng của v ng đó. Mỗi địa phương muốn phát triển du lịch cần tổ
chức được “Hallmark event”, điều này giống như việc xây dựng một thương hiệu
cho địa phương mình. Những sự kiện như vậy không chỉ góp phần quảng bá hình
ảnh địa phương, mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Khi tổ chức thành công sự
kiện loại này, địa phương đó sẽ tạo thế cạnh tranh rất lớn. Và cùng với thời gian, tên
các sự kiện sẽ gắn liền với tên địa phương như: Liên hoan phim quốc tế Cannes
(Pháp), lễ hội hóa trang m a đông Quebeec (Canada), Canaval de Rio de Janero
(Brazil)…
 Major event (sự kiện nhỏ)
Là những sự kiện, với quy mô và thu hút sự quan tâm của phương tiện truyền
thông, có thể thu h t lượng người tham gia lớn, cùng với các công ty truyền thông
và thu lợi nhuận kinh tế cao. [22, tr.28]
Trên thế giới, Menbourne đã đưa giải Tennis Australia mở rộng và giải đua
xe công thức 1 Australia thành sự kiện chính hàng năm. Cuộc viếng thăm của
những thuyền lớn (Tall Ships) ở Sydney năm 1988 và được nhận giải thưởng
Hobart vào dịp kỷ niệm 200 năm Bass and Flinders đã hướng sự tập trung và những
di sản hàng hải cũng như thu hút được danh tiếng và các phương tiện truyền thông
quốc tế. Rất nhiều các giải vô dịch thể thao quốc tế có thể xếp vào loại này, và các
sự kiện thể thao được xếp loại này càng tăng, và được chính phủ cũng như các tổ
chức thể thao quốc gia đắt giá trong một môi trường cạnh tranh của những sự kiện
thế thao quốc tế. Ở Việt Nam, sự kiện thuộc loại này có thể kể đến như: Lễ hội Năm
Du lịch Quốc gia; triễn lãm “Hình ảnh APEC và di sản văn h a Việt Nam” để kỷ
niệm tuần lễ cao cấp APEC tháng 11 năm 2006… Ngoài ra còn bao gồm các sự
kiện thể thao thao quốc tế như giải bóng đá mở rộng, giải bóng chuyền mở rộng, các
sự kiện văn hóa như đêm nhạc, lễ kỷ niệm…
Theo cách phân chia này, event không bao gồm các sự kiện của các công ty,
doanh nghiệp tổ chức nhằm tạo dựng thương hiệu, danh tiếng như các buổi lễ công
bố thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới. Event ở đây được hiểu là các sự kiện của
10
các hiệp hội, các quốc gia và các địa phương tổ chức nhằm tạo dựng danh tiếng của
mình, thu hút khách du lịch đến tham gia vào các sự kiện.
b. Phân loại theo đơn vị tổ chức sự kiện
 Khối chính phủ
- Kỷ niệm ngày truyền thống như ngày độc lập dân tộc, ngày chiến thắng…
- Sự kiện quan trọng như các sự kiện thể thao, văn hóa trọng điểm.
- Các sự kiện quần chúng, lễ hội và hội chợ địa phương.
- Các festival nghệ thuật, sự kiện văn hóa, chương trình tham quan, triển lãm
nghệ thuật theo chủ đề.
- Các festival, các sự kiện hấp dẫn, thể hiện lối sống nhằm quảng bá hình ảnh
mới đến.
- Sự kiện thể hiện bản sắc dân tộc và các lĩnh vực văn hóa khác nhau…
 Khối các công ty
- Quảng bá công nghiệp tố chức hội nghị, hội chợ
- Các sự kiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh nhà tài trợ
- Các sự kiện thể thao, buổi hòa nhạc, triển lãm có bán vé
- Quảng bá giới truyền thông như các buổi hòa nhạc, gây quỹ…
 Khối quần chúng
- Các sự kiện nhằm cứu trợ, gây quỹ từ thiện
- Các sự kiện do các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội tổ chức
c. Một số cách phân loại khác
Các sự kiện thường được phân loại theo ngành cụ thể của sự kiện. Ví dụ, các
sự kiện công cộng (public events), sự kiện du lịch (tourism events), sự kiện chính trị
(political events), sự kiện xã hội (social events), sự kiện thể thao (sporting
events…).
Theo mục đích, sự kiện bao gồm các loại như: Sự kiện xã hội/tư nhân, hội
nghị, họp báo, các sự kiện khách hàng, meeting, sự kiện marketing và quảng bá
(social/private event, convention, expositions, consumerevent meeting,
promotional/ marketing event).
11
Theo nội dung và tính chất của các sự kiện, các lễ trao giải thưởng (award
event); gây quỹ từ thiện (charity fundraisers); hội nghị (conferences), triển lãm
(exhibitions); thời trang (fashion shows); hội chợ và lễ hội (fairs and festival); khai
trương (grand openings); meeting, holiday event; giới thiệu sản phẩm (newproduct
launches); hội thảo chuyên đề (seminars); triển lãm thương mại (trade shows) …
Ngoài ra còn có nhiều cách phân chia khác, phụ thuộc vào mục đích và cách
nhìn nhận của tác giả. Cũng có người chia thành event – in house và event – out
door để nhấn mạnh về không gian tổ chức là ở trong phòng hay ở ngoài trời.
Nói tóm lại, như đã trình bày ở phần trước, event là một khái niệm rất rộng,
nội hàm của nó rất lớn. Nên việc tìm ra một khái niệm hay phân loại chuẩn là rất
khó. Tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu sẽ có những cách phân chia
tương ứng, song cách phân chia này chỉ mang tính tương đối.
1.1.3. Đặc trưng của du lịch sự kiện và khách du lịch sự kiện
1.1.3.1. Đ c trưng của du lịch sự kiện
Sự kiện là hoạt động lập kế hoạch có tính hệ thống (systematic planing), hoạt
động phát triển và marketing lễ hội và các sự kiện đặc biệt. Nói chung, các sự kiện
(events) như là những sức mạnh thu hút khách du lịch, những xúc tác phát triển,
những phương thức xây dựng hình ảnh tài nguyên công đồng và điểm đến du lịch.
Đối tượng khách của loại hình du lịch sự kiện thường rất lớn, từ nhiều địa
phương, quốc gia, khu vực khác nhau đến để tham gia sự kiện. Đặc biệt là những sự
kiện mang tầm cỡ quốc tế, khu vực thì nó sẽ thu hút được lượng khách đến tham gia
sự kiện là rất lớn.
Các sự kiện thường mang tính mùa vụ như: Festival Huế, Canaval Hạ Long,
Bắn pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội trà Thái Nguyên, liên hoan du lịch Hà Nội…
Đối tượng khách của du lịch sự kiện thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã
hội. Họ đi du lịch với mục đích là tham gia vào không khí của các sự kiện tại điểm
đến, tìm hiểu nét đặc sắc của phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa
phương.
Hoạt động sự kiện được khai thác kéo theo sự phát triển của một bộ phận lớn
cộng đồng cư dân tại điểm đến. Vì khi một sự kiện được tổ chức sẽ tạo ra nhiều việc
12
làm cho người lao động, đồng thời trong dịp này mà số lượng hàng hóa sản phẩm
tiêu thụ rất lớn. Đây là nguồn lợi nhuận đáng kể thu được từ hoạt động tổ chức du
lịch sự kiện.
Các loại hình sự kiện thường được tổ chức ở những nơi có điều kiện về tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đặc biệt là nguồn tài
nguyên du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Đây sẽ là yếu tố cơ bản để thu hút khách
du lịch đến tham gia vào các sự kiện.
Như đã trình bày ở trên, khái niệm sự kiện vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác
nhau. Do đó việc đưa ra những đặc điểm chính xác, đó cũng là một vấn đề tương
đối khó và cần một khoảng thời gian nghiên cứu khá dài. Vì vậy, mà đặc điểm của
các sự kiện ở mỗi khía cạnh khác nhau lại có sự khác nhau nên trong quá trình tìm
hiểu để đưa vào khai thác cần nghiên cứu kỹ lưỡng từng loại sự kiên để hoạt động
tổ chức khai thác mang lại hiệu quả cao.
1.1.3.2. Khách du lịch sự kiện
- Thường gồm nhiều quốc tịch, cũng có khi chỉ từ 1 quốc gia, song từ nhiều
tổ chức khác nhau.
- Thường tham gia với số lượng đông.
- Thời gian ở lại địa phương, hoặc nước sở tại ngắn. Chương trình hoạt động
bận rộn, chặt chẽ, đòi hỏi phải có cách thức tổ chức khoa học.
- Có nhiều yêu cầu đón tiếp đặc biệt liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành
khác nhau, về nội dung làm việc, ăn ở, đi lại, đón tiếp.
- Thường có biến động nhiều về số lượng và dịch vụ
1.1.4. Những yếu tố cấu thành du lịch sự kiện [23,tr.411- 412]
1.1.4.1. Các sự kiện văn h a lớn
Là những sự kiên văn hóa lớn như ngày hội, lễ hội, sự kiện tôn giáo lớn của
quốc gia, lễ kỷ niệm văn hóa…, do đó, có nhiều hình thức. Chúng tôi xem xét một
số các hình thức phổ biến nhất, đặc biệt là những người mà thường liên quan đến
chuyên nghiệp quản lý. Hầu hết các sự kiện tôn giáo, ngược lại, liên quan đến các tổ
chức tôn giáo. Tuy nhiên, các lễ hội tôn giáo được làm nổi bật, và nhiều nghi lễ liên
quan đến tín ngưỡng tôn giáo và các yếu tố thế tục, chẳng hạn như tết thanh minh
hoặc tiệc cưới.
13
1.1.4.2. Các sự kiện chính chính trị
"Sự kiện chính trị và nhà nước" sự kiện này liên quan đến những người rất
quan trọng (VIP) luôn thu hút nhiều sự chú ý, cũng như chính trị các cuộc biểu tình
(biểu tình để hỗ trợ một nguyên nhân cụ thể) và mít tinh. Chính phủ các nước và các
đảng chính trị tổ chức các hội nghị, lễ, và các chuyến thăm nhà nước cũng là những
sự kiện thuộc loại này.
1.1.4.3. Các sự kiện quốc gia
Đây là những sự kiện lớn của quốc gia liên quan đến sự kiện lịch sử trọng
đại của dân tộc là để ghi nhớ những chiến thắng, nhưng nhìn chung gọi đây là loại
sự kiện, một lễ tưởng niệm. Hầu hết các nước và cộng đồng có một số hình thức kỷ
niệm lịch sử và di sản trong lịch hàng năm của họ. Thỉnh thoảng một kỷ niệm lớn
nối dài, nhưng thông thường thì ngắn như ngày giành độc lập dân tộc chẳng hạn .
1.1.4.4. Các sự kiện giải trí và nghệ thuật
Các sự kiện giải trí và nghệ thuật thường bao gồm các buổi triễn lãm (hội
h a, đi u khắc, thủ công mỹ nghệ); biểu diễn (âm nhạc, m a, kịch, điện ảnh, kể
chuyện, thơ, thường li n quan đến biểu diễn trước khán giả); giao lưu (không tách
rời giữa biểu diễn và khán giả).
1.1.4.5. Các sự kiện kinh tế và xúc tiến thương mại
Các sự kiện kinh tế và xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong
một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu
hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua
bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ, bao gồm:
+ Hội chợ
- Một cuộc triển lãm (ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp, hàng hoá sản xuất,
thường kèm theo cuộc thi khác nhau và vui chơi giải trí như trong một hội chợ nhà
nước); triển lãm có thể được cạnh tranh vì giải thưởng.
- Một cuộc triển lãm nhằm thông báo cho mọi người về một cơ hội sản
phẩm, kinh doanh
- Một sự kiện, thường vì lợi ích của một tổ chức từ thiện hoặc tổ chức nào,
bao gồm cả giải trí và việc bán hàng hóa (còn gọi là chợ).
14
+ Hội chợ Thế giới
"Hội chợ Thế giới" có một ý nghĩa rất đặc biệt, xuất phát từ một thỏa thuận
quốc tế trong năm 1928 và quy định của Văn phòng quốc tế des Expositions ở Paris.
BIE đặt chính sách đấu thầu trên và giữ các hội chợ thế giới, thường được gọi là
Exposé. Mục đích danh nghĩa của họ đã luôn luôn được giáo dục, đặc biệt chú ý đến
tiến bộ công nghệ, nhưng một số tác giả có mô tả họ như các hội chợ tôn vinh
(Benedict 1983) và các công cụ chính trị (Hall 1988).
Hội chợ thế giới, phản ánh tầm quan trọng của họ trong kinh tế và các điều
kiện xã hội và sự nổi tiếng của mình trong số những người yêu thích hội chợ. Cạnh
tranh để lưu trữ chúng thường là khốc liệt, như các thành phố và các quốc gia nhìn
thấy chúng như một cơ hội để thu hút sự chú ý và khách du lịch, thường trong buổi
hòa nhạc với đổi mới đô thị hoặc quy hoạch phát triển khác.
+ Triển lãm (thương mại và tiêu d ng)
Sandra Morrow (1997), trong cuốn sách The Art of the Show (sản xuất cho
quốc tế Hiệp hội cho Exposition Quản lý -IAEM) nhấn mạnh mục đích cốt lõi của
"thương mại" và "Người tiêu d ng" cho thấy, nói rằng họ "... cung cấp một thời
điểm nhạy cảm, môi trường tiếp thị tạm thời nơi người mua đến với người bán. "
"Ngày hội tiêu dùng" được mở cho công chúng, thường với một lệ phí tham
gia, và chủ đề phổ biến là liên quan đến ô tô, du lịch và vui chơi giải trí, vật nuôi,
thiết bị điện tử, làm vườn, nghệ thuật và hàng thủ công, hoặc khác sở thích. Các nhà
sản xuất, thường là một công ty tư nhân, di chuyển chương trình từ nơi này đến nơi
khác hàng năm trong bất cứ cộng đồng nào. Chủ sở hữu địa điểm cũng có thể sản
xuất riêng của họ. Các nhà sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới tại các triển lãm, các
nhà bán lẻ cố gắng để bán, và người tiêu d ng đang tìm kiếm cả ý tưởng và giải trí.
"Triển lãm" này thường dành cho khách mời, dựa trên nhu cầu kinh doanh cụ
thể hay hiệp hội thành viên. Các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp tham gia triển lãm
tại các sự kiện đang cố gắng bán của họ sản phẩm và dịch vụ, hoặc ít nhất là cố
gắng thông báo cho các khách hàng tiềm năng. Các loại phổ biến là công nghiệp,
khoa học và kỹ thuật, hoặc chăm sóc sức khỏe. Nhiều bao gồm thuyết trình giáo dục
hoặc hội thảo. Thường chúng được gắn với các công ước liên hệ, như khi các nhà
15
cung cấp để các ngành công nghiệp các sự kiện triển lãm tại một hội chợ thương
mại gắn liền với các cuộc họp hiệp hội chuyên nghiệp.
"Hội chợ thương mại quốc tế" là một sự kiện đặc biệt. Thông thường nhắm
mục tiêu vào đối tượng toàn cầu hoặc đa quốc gia, và do đó thường được tổ chức ở
các thành phố với sân bay và phòng triển lãm.
+ Hội nghị và hội thảo
Các tập đoàn và hiệp hội sử dụng cuộc họp hoặc các nhà quản lý hội nghị để
xử lý các đơn vị tham gia. Nhiều doanh nghiệp gặp gỡ kế hoạch tồn tại, một số
trong đó đã mở rộng sang các sự kiện đặc biệt lĩnh vực. hách sạn, khu nghỉ dưỡng,
trung tâm hội nghị cũng có đội ngũ chuyên gia có công ăn việc làm bao gồm việc
tiếp thị và lưu trữ các cuộc họp và các sự kiện khác.
1.1.4.6. Các sự kiện khoa h c và giáo d c
Sự kiện trong thể loại này được tổ chức cho các mục đích khoa học và giáo
dục, chẳng hạn như các hội thảo về đào tạo, về hợp tác khoa học... Họ thường xuyên
được xử lý như các cuộc họp và công ước, nhưng mục tiêu của họ dẫn đến yêu cầu
khác nhau. Sự kiện diễn giải được tổ chức để giáo dục khách tham quan theo cách
của các chương trình sự kiện riêng biệt.
1.1.4.7. Các sự kiện cá nhân
Các sự kiện cá nhân mặc d là những "sự kiện riêng tư" được tổ chức cho
các cá nhân, gia đình và các nhóm xã hội, đặc biệt như các cầu thủ bóng đá, danh
hài, ngôi sao điện ảnh hoặc âm nhạc. Những sự kiện này thường thu hút rất lớn 1 sự
chú ý của khán giả và các cơ quan truyền thông.
1.1.5. Những điều kiện đế phát triển du lịch sự kiện
1.1.5.1. Vị trí và vai trò của chính quyền và nhân dân địa phương
Du lịch sự kiện là một loại hình ra đời và phát triển muộn so với một số loại
hình du lịch khác. Loại hình du lịch này được hình thành khi mà nhu cầu giao lưu,
hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ được đẩy
mạnh, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Để đảm bảo cho sự phát
triển của du lịch sự kiện đòi hỏi mỗi điểm đến (một thành phố, một vùng, một quốc
gia) phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên nhiều phương diện. Đó phải là
16
địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, xứng tầm với 1 trung tâm văn hóa,
thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục đào tạo… Đồng thời vị trí địa lý cũng phải
thuận tiện cho sự giao lưu, hợp tác quốc tế trong và ngoài nước. Như vậy, địa
phương mới có sức hút đối với các hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện mang tầm
quốc tế.
1.1.5.2. Vai trò của nhà kinh doanh du lịch
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của
du lịch, ở vị trí trung gian đưa khách đến với điểm đến. Du lịch sự kiện là loại hình
du lịch với nguồn khách đến từ nhiều quốc gia, địa phương khác nhau, loại hình du
lịch này đòi hỏi khá cao về sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
chất lượng đội ngủ lao động. Do đó, doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ
trợ phối hợp để phát triển doanh nghiệp và du lịch địa phương
1.1.5.3. Vai trò của khách du lịch
Khách du lịch là người tiêu thụ hay sử dụng sản phẩm du lịch. Cũng chính
khách du lịch là người đặt ra các yêu cầu về mặt chất lượng đối với sản phẩm của
địa phương hay doanh nghiệp. Sản phẩm có bán được hay không phụ thuộc vào
việc nó có đáp ứng về mặt chất lượng mà khách du lịch đề ra hay không.
Khách du lịch chính là trung tâm của doanh nghiệp, các điểm đến du lịch
“hướng tới khách hàng” là triết lý sống còn của các doanh nghiệp nói riêng và các
điểm đến du lịch nói chung.
Để phát triển du lịch nói chung và du lịch sự kiện nói riêng, địa phương nên
nghiên cứu tâm lý, nhân khẩu học, nhu cầu của khách...Từ đó sẽ khai thác sản phẩm
“khách cần chứ không phải địa phương có”.
1.1.5.4. Yêu cầu về chất lượng dịch v và đội ngủ ph c v
+ Về chất lượng dịch vụ: Khách du lịch sự kiện thường có yêu cầu cao về
chất lượng dịch vụ. Như vậy, chất lượng các dịch vụ cung cấp cho việc tổ chức các
đoàn khách này được chú trọng hơn về cả hình thức lẫn nội dung nhằm đảm bảo
những dịch vụ tốt nhất, cao cấp để thu hút là làm hài lòng khách.
+ Về nguồn nhân lực: Yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cũng cần có tính
chuyên nghiệp và có chất lượng cao, đặc biệt chú trọng những nhận viên phục vụ có
năng lực và phục vụ chuyên trong các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm…
17
1.1.5.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Sự kiện là 1 loai hình du lịch không chỉ nghỉ ngơi mà chủ yếu là hội họp kinh
doanh, hội chợ, triển lãm, sự kiện, các đoàn khách thường rất đông có thể vài trăm,
vài chục ngàn, vài trăm ngàn khách… có thể lớn hơn và yêu cầu cao nên để kinh
doanh loại hình du lịch này cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
như:
+ Hệ thống giao thông, sân bay hiện đại
+ Hệ thống các khách sạn sang trọng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao, có trung tâm hội
nghị hoặc phòng hội nghị có quy mô lớn và hiện đại
+ Trung tâm hội chợ, triễm lãm có khả năng tổ chức các hội chợ, triển lãm,
sự kiện mang tầm quốc tế
+ Hệ thống các ngân hàng và các điểm dịch vụ ngoại tệ
+ Các phương tiện kỹ thuật hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ tối
ưu cho các hội nghị, hội thảo.
+ Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, dịch vụ internet phát triển rộng với hệ
thống ADSL băng thông rộng có thể liên lạc 24/24 giờ, phục vụ và tiếp đón các loại
khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài theo loại hình du lịch này.
1.1.5.6. Các nhân tố về kinh tế, chính trị và xã hội
+ Nhân tố về kinh tế: Có nền kinh tế phát triển với đầy đủ các ngành nghề
đặc biệt là các ngành nghề như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,
tiểu thủ công nghiệp…, có thể phục vụ và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cao của khách sự
kiện nói riêng và khách du lịch cũng như người dân nói chung.
+ Nhân tố về chính trị: Có nền chính trị hòa bình ổn định. Vấn đề an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội được đề cao.
+ Nhân tố về xã hội: Các vấn đề về xã hội được đảm bảo tốt, con người thân
thiện, nhiệt tình và có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc.
1.1.5.7. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, khả năng kết hợp cao
+ Tài nguyên du lịch là yếu tố không thể thiếu để tạo nên sức hấp dẫn đối
với khách du lịch và tạo nên sản phẩm du lịch của điểm đến. Du lịch sự kiện là 1
loại hình không đòi hỏi mức độ khai thác tài nguyên cao như các loại hình du lịch
18
khác. Tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện không có những yêu cầu nhất định về tài
nguyên du lịch. Khách du lịch sự kiện là đối tượng khách đến từ nhiều quốc gia,
vùng lãnh thổ hoặc địa phương khác nhau, sự khác biệt về thiên nhiên, con người
và văn hóa của nơi đến là những yếu tố hấp dẫn nhất định đối với du khách. Thực
tế cho thấy, đối tượng khách sự kiện thường lựa chọn những nơi có tài nguyên du
lịch đa dạng, phong phú, có khả năng kết hợp để tạo nên sản phẩm du lịch độc
đáo, hấp dẫn.
 Như vậy có thể nói rằng nội dung và tiêu chí để đánh giá sự phát triển du
lịch sự kiện cũng không nằm ngoài những nội dung trên.
+ Khách du lịch với du lịch sự kiện: Du lịch nói cung và du lịch sự kiện nói
mang lại sự hài lòng cho du khách vì họ được trải qua một khoảng thời gian thú vị,
được thỏa mãn các nhu cầu về giải trí, nghỉ ngơi, và trải nghiệm thông qua những sự
kiện đặc trưng của mỗi điểm đến.... Đối với mỗi khách du lịch sẽ có những nhu cầu
của riêng mình, do đó họ sẽ chọn những điểm du lịch khác nhau, cũng như các hoạt
động khác nhau tùy theo sở thích, khả năng của họ trong chuyến đi du lịch.
+ Các đơn vị kinh doanh du lịch với du lịch sự kiện: Họ xem du lịch như là
một cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng hàng hóa,dịch vụ cho
du khách. Đặc biết là du lịch sự kiện
Khách
du lịch
Chính quyền sở
tại
Cư dân
địa phương
Đơn vị kinh
doanh du lịch
Du
lịch sự
kiện
19
+ Chính quyền sở tại với du lịch sự kiện: Du lịch sự kiện được xem như là
một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Những sự kiện
mà chính quyền đó tổ chức càng mang tính đặc trưng địa phương bao nhiêu, thì số
lượng khách đến và doanh thu, cũng như thương hiệu của địa phương đó càng được
biết đến càng lớn. Chính quyền quan tâm đến số lượng công việc mà du lịch tạo ra,
thu nhập mà cư dân có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế
mang vào cũng như các khoản thuế nhận được từ hoạt động kinh doanh du lịch và
từ khách du lịch.
+ Cộng đồng dân cư địa phương với du lịch sự kiện: Du lịch nói chung và du
lịch sự kiện được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập cho họ
nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình
độ văn hóa. Và thông qua du lịch con người có điều kiện để giao lưu với khách du
lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên, cần phải quan tâm đến hiệu quả của sự
giao lưu này vì hiệu quả đem lại có thể vừa có lợi vừa có hại.
1.1.6. Tác động của việc phát triển loại hình du lịch sự kiện
1.1.6.1. Tác động về m t văn h a – xã hội
Các hoạt đông du lịch sự kiện diễn ra có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa xã
hội của nơi tổ chức, trong đó có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Tác động
rõ rệt nhất là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Khi hoạt động sự kiện
diễn ra sẽ kéo theo số lượng khách du lịch tăng cao hơn nhiều so với bình thường,
nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, khối lượng công việc nhiều lên.
Chính vì vậy các công ty, doanh nghiệp và lao động trong thời gian này có mức thu
nhập rất cao. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2009, nguồn nhân lực du
lịch Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động, trong đó có 262.200 lao động trực tiếp,
chiếm 33,75% tổng số lao động, bao gồm lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch; lao
động gián tiếp là 737.800 người, chiếm 66,25%, là đối tượng có liên quan đến hoạt
động du lịch. “Ước tính đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch đạt
khoảng trên 500.000 lao động.
20
Ngoài ra, cho dù du khách tham gia một loai hình nào đó trong du lịch sự
kiện thì một yếu tố không thể thiếu được trong chuyến đi của khách đó là sự góp
mặt của hệ thống các khách sạn cũng như các loại hình lưu trú khác. Các khách sạn
này ngoài đảm bảo nhu cầu lưu trú của khách thì còn phải có khả năng đáp ứng các
nhu cầu khác của khách liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của họ như phòng hội
nghị, hội thảo được trang bị đầy đủ tiện nghi (bao gồm các thiết bị ánh sáng, âm
thanh, màn chiếu…), các dịch vụ phục vụ khách thương gia tại khách sạn và thậm
chí trong phòng khách (như dịch vụ điện thoại, thư ký, phiên dịch riêng, fax…).
Thêm vào đó bộ phân phục vụ ăn uống trong khách sạn còn trực tiếp phục vụ các
bữa tiệc, buổi chiêu đãi của các cơ quan, đoàn thể, Đảng và Nhà nước, góp phần
đáng kể vào thành công trong công tác đối ngoại; đồng thời tạo cho khách giây phút
thoải mái sau giờ làm việc, mở rộng và củng cố các mối quan hệ, tạo không khí thân
mật, tự nhiên trong công việc làm ăn, từ đó giúp công việc thương lượng và ký kết
hợp đồng với đối tác được thuận lợi hơn.
Thông qua hoạt động tổ chức các sự kiện đặc biệt là các hội chợ triển lãm,
các lễ hội cộng đồng… đã góp phần tạo dựng danh tiếng cộng đồng, hình ảnh của
địa phương- nơi tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện được biết đến rộng rãi.
Không những thế, các hoạt động du lịch sự kiện còn góp phần giữ gìn và phát huy
truyền thống, bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, làm tăng thêm sự gắn kết
trong cộng đồng. Đến tham gia các hoạt động du lịch sự kiện là du khách từ nhiều
vùng, quốc gia khác nhau trên thế giới. Do vậy, qua việc tổ chức các hoạt động du
lịch sự kiện thì địa phương nơi tổ chức có điều kiện mở rộng giao lưu với các nền
văn hóa khác.
Bên cạnh đó, ngoài những tác động tích cực thì việc tổ chức các hoạt động
du lịch sự kiện cũng đem lại nhiều những tác động tiêu cực. Các du khách từ nơi
khác đến cũng du nhập thêm nhiều lối sống, hành vi xấu, điều này ảnh hưởng đến
truyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương. Điều này đã dẫn đến lối sống lạm
dụng vật chất, phá vỡ trật tự xã hội của địa phương, từ đó gây ảnh hưởng đến hình
ảnh của địa phương, làm mai một những vẻ đẹp vốn có của nó. Ngoài ra, lượng
khách đến bất thường trong một thời gian diễn ra các hoạt động sự kiện là sự leo
21
thang của giá cả, dễ dẫn đến tình trang leo thang cục bộ. Trên thực tế, nhiều sự kiện
thiên niên kỷ tổ chức vào đêm cuối 1999, để chào đón thiên niên kỷ mới không
thành công là vì nguyên nhân này. Vào thời gian đó giá thuê phòng khách sạn, bar
và các dịch vụ khác bị đẩy lên quá cao. Như thế, các nhà cung cấp dịch vụ phải trả
thêm nhiều tiền vì giá cả tăng cao và phải thuê thêm nhiều nhân công làm việc
ngoài giờ.
Ảnh hưởng của việc tổ chức các sự kiện đến văn hóa xã hội còn được thể
hiện giữa du khách và người dân địa phương. Theo thời gian, thái độ người dân sở
tại đối với khách thay đổi từ tích cực sang tiêu cực. Khách du lịch đến tham dự các
hội nghị, hội thảo, hội chợ, sự kiện…, đặc biệt là các lễ hội mang theo nhiều lối
sống văn hóa khác đến địa phương. Điều này đôi khi gặp phải thái độ phán xét,
không chấp nhận, nhiều khi còn tỏ rõ sự khó chịu, chống đối của cư dân địa
phương.
Những tác động tiêu cực do hoạt động tổ chức du lịch sự kiện đem lại cần
phải được nhìn nhận đúng đắn, cụ thể để từ đó ban tổ chức phối hợp chính quyền
địa phương và cộng đồng dân cư nơi tổ chức đưa ra các biện pháp hiệu quả, kịp thời
đẩy lùi và giảm thiểu những tác động tiêu cực này.
1.1.6.2. Tác động đến môi trường
Sự kiện là cách thức tuyệt vời để trưng bày những đặc tính độc đáo của môi
trường đăng cai tổ chức. Hall (1989) đã chỉ ra rằng bán hình ảnh “sự kiện đánh dấu”
bao gồm giới thiệu tài sản cố hữu của điểm đến, và trích dẫn việc sử dụng hình ảnh
những bãi biển Perth, sông Swan và lịch sử Fremantle trong quảng cáo cho Cúp
America, và nhấn mạnh đến sáng tạo môi trường phù hợp thẩm mỹ khi quảng cáo
cảng Darling của Sydney. Nhiều nước đăng cai các sự kiện lớn đã làm rất tốt công
tác nghiên cứu và bảo vệ hệ thống tự nhiên, môi trường như Úc, Singapore… Sau
mỗi sự kiện lớn diễn ra, không những không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống
mà còn mang lại cho du khách tham gia những ấn tượng tốt đẹp về quốc gia đăng
cai sự kiện. Các điểm tổ chức nổi tiếng được quan tâm xây dựng, các di sản được
trùng tu, nâng cấp tốt hơn.
22
Nhưng ngược lại, vấn đề môi trường cũng là một trong những điểm hạn chế,
nó kìm hãm sự thành công của các sự kiện khác nhau tổ chức tại nhiều quốc gia.
Việc lượng du khách quá đông khiến nhiều khi dẫn đến việc thu gom, xử lý rác thải
không kịp thời, sự hủy loại cơ sở vật chất và môi trường tự nhiên, phá hoại di sản,
lãng phí nguồn tài nguyên và tình trạng lộn xộn của cộng đồng địa phương. Lượng
xe lưu thông quá đông trên đường xả ra nhiều khói xe và bụi đường, chưa kể đến
tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra vào dịp diễn ra lễ hội và các sự kiện lớn.
Chính vì thế, môi trường cần được dành sự quan tâm lớn nhất để bảo vệ.
Ban tổ chức, nhà quản lý sự kiện nên cân nhắc cẩn thận những tác động của sự
kiên đối với môi trường để tổ chức các sự kiên hấp dẫn mà không phá hủy môi
trường tự nhiên.
1.1.6.3. Tác động về chính trị
Nghiên cứu về tác động của sự kiện đến chính trị không thể quan sát trong
thời gian ngắn mà cần phải xem xét nó trong quá trình diễn tiến của lịch sử. Thời
đương đại, chính trị và những nhà chính trị là một phần quan trọng trong quản lý sự
kiện. Kể từ khi hoàng đế La Mã khám phá ra sức mạnh của Đấu trường để làm lệch
hướng sự chỉ trích và giảm bớt sự phổ biến, những nhà chính trị khôn ngoan đã để ý
đến các sự kiện làm cho người dân vui thích và giữ vị trí quyền lực của họ. Count
Niccolo Machiavelli, cố vấn cho Medicis vào thế kỷ XVI, đã nói về vấn đề này:
“Một hoàng tử phải thể hiện bản thân là người yêu cái đẹp, đề cao những con người
tài năng và danh dự, những người xuất chúng trong nghệ thuật… Bên cạnh đó, vào
những thời điểm thuận tiện trong năm, anh ta lôi kéo mọi người vào các lễ hội và
buổi biểu diễn; và khi tất cả các thành phố được chia thành những phường hội hoặc
thành những tầng lớp, anh ta nên quan tâm đến tất cả các nhóm này, phải hòa mình
cùng với họ ở bất cứ thời điểm nào, và đưa ra những ví dụ về hành động nhân đạo
và tính hào phóng, tuy nhiên luôn giữ vẻ oai nghiêm về phẩm hạnh và không bao
giờ được phép thất bại ở bất cứ nơi đâu.”
Từ quan điểm đó mà trào lưu tổ chức các sự kiện lớn được các quốc gia quan
tâm thường xuyên như thủ tướng Úc Robert Menzies đã tổ chức chuyến du lịch đến
nước Úc Don Dunstan đã sử dụng lễ hội Adelaide để tạo nên hình ảnh Adelaide như
23
là “Athens của miền Nam”, và bản thân ông như một nhà lãnh đạo nhìn xa trông
rộng và tài năng; Syllayanne Atkinson sử dụng Expo 88 của Brisbane và những
cuộc thi đăng cai Olympic kế tiếp để quảng cáo rùm beng hình ảnh thị trưởng của
Bà. Neville Wran, cựu thủ hiến bang New South Wales và đồng nghiệp Laurie
Brereton sử dụng việc xây dựng cảng Darling để tạo nên hình ảnh của New South
Wales như một bang hướng tới phía trước; cựu thủ tướng Bob Hawke lập nên cúp
America của Alan Bond. Và nối tiếp truyền thống vĩ đại, Jeff Kenneett, cựu thủ
hiến bang Victoria, đã sử dụng chuỗi sử kiện bao gồm giải đua công thức 1
Australia Grand Prix, Cúp bóng bầu dục Bledisloe và cuộc thi đấu vòng loại Cup
Golf Tổng Thống đã tạo nên một hình ảnh về bản thân ông như một người chiến
thắng – và đối thủ cạnh tranh của ông, Bob Carr, thủ hiến bang New South Wales,
là người thua cuộc trong cuộc đua về sự kiện. Thủ tướng John Howard biến lễ kỉ
niệm 100 năm liên bang thành lợi nhuận cho chính phủ bằng cách phân phối các
quỹ trợ cấp thông qua các thành viên nghị viện của liên bang tại địa phương.
Các nhà chính trị lớn không nghi ngờ về vai trò của sự kiện trong tiến trình
chính trị.
Các chính phủ trên thế giới đã hiện thực hóa khả năng của sự kiện để nâng
cao hình ảnh những nhà chính trị và các thành phố, các bang mà họ cai trị. Những
sự kiện thu hút du khách đến thăm, và vì thế tạo ra lợi nhuận kinh tế và công ăn việc
làm. Sự pha trộn hiệu nghiệm này đã đẩy nhà nước trở thành người chơi chính trong
cuộc đua đăng cai tổ chức và dàn dựng những sự kiện quan trọng.
Các sự kiện diễn ra có thể tạo gắn kết xã hội, tự tin và tự hào dân tộc. Ở đây,
nó còn thể hiện sức mạnh chính trị và ảnh hưởng chính trị, không những thế tác
động tích cực của sự kiện còn mang lại tình cảm hữu nghị hợp tác song phương, đa
phương giữa các bên, các quốc gia, tạo hòa khí, hòa bình vững bền trên thế giới. Đó
là lý do tại sao những sự kiện luôn phản chiếu và tác động qua lại với các thể chế và
môi trường chính trị.
1.1.6.4. Tác động về m t kinh tế
Các hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, các lễ hội cộng đồng… càng nổi
tiếng, càng được thế giới biết đến rộng rãi thì càng thu hút được lượng khách lớn
24
đến tham dự. Việc tổ chức các hoạt động sự kiện mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng
đồng. Trước hết phải nói đến các khoản chi dùng của chính quyền, các nhà tài trợ
cho các hoạt động này. Để các hoạt động sự kiện diễn ra thành công thì nơi tổ chức
thường phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, giao thông, hệ thống
thông tin liên lạc… Nhờ vậy mà đã góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng khu vực -
nơi tổ chức.
Sự phát triển mạnh của ngành sự kiện đặc biệt và lễ hội là một phần của xu
hướng kinh tế chung tách khỏi cơ sở sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp hướng tới
nền kinh tế dựa trên cơ sở dịch vụ. Sự tiêu dùng của khách du lịch, đi lại nhiều, nghỉ
ngơi, ăn uống, mua sắm và các dịch vụ liên quan đến du lịch, chỉ là một cách mà
cộng đồng chủ nhà có thể thu lợi từ một sự kiện. Ngành công nghiệp xây dựng
thường được thúc đẩy bởi nhu cầu có những cơ sở vật chất mới hoặc nâng cấp để tổ
chức một sự kiên lớn. Việc làm và nền kinh tế địa phương tạm thời được đẩy mạnh
do nhu cầu chi tiêu trong tổ chức một sự kiện. Vì thế toàn bộ các nghành kinh tế
nhỏ phát triển bao quanh ngành công nghiệp sự kiện. Các hoạt động tổ chức sự kiện
diễn ra, thu hút lượng khách du lịch lớn tới nơi tổ chức, nhu cầu tiêu d ng tăng lên.
Ngoài việc mang lại các lợi ích về văn hóa – xã hội như mang lại nhiều cơ hội việc
làm thì doanh thu về du lịch cũng tăng lên do nhu cầu về các dịch vụ của du khách
tăng. Đó là những lợi ích về kinh tế mà hoạt động này mang lại.
Mức độ độc đáo, hấp dẫn của các cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm, lễ hội
cộng đồng… tỉ lệ thuận với lượng du khách đến tham quan, đăc biệt là các khách
phương xa, khách quốc tế. Olimpic Atlanta cung cấp du khách từ khắp nơi trên thế
giới và doanh thu cho kỳ Olimpic năm 1966 là 2 tỷ USD.
Lễ hội tháng 10 ở Đức, là lễ hội bia lớn nhất nước Đức và cả thế giới. Riêng
năm 2005 đã thu hút sự tham gia của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Số bia tiêu
thụ vào dịp lễ hội năm 2005 là khoảng 6,1 triệu lít bia, chiếm khoảng 30% tổng
lượng bia của nước này sản xuất trong năm đó. Theo thống kê, trong dịp lễ này tuy
chỉ kéo dài trong 17 ngày nhưng sự tiêu thụ của khách viếng thăm đã mang lại cho
thành phố Munich trong năm 2005 khoảng 449 triệu Euro, thêm vào đó là khoảng
205 triệu Euro mà họ đã chi vào việc mua sắm hàng lưu niệm và trả tiền taxi. Do
25
thu hút được lượng khách lớn từ xa đến nên cơ sở lưu trú, các khách sạn cũng thu
nhập thêm khoảng 301 triệu Euro.
Nhưng không phải hoạt động tổ chức sự kiện nào cũng mang lại doanh thu
và lợi nhuận cao. Đã từng có những sự kiện bị thua lỗ. Một ví dụ điển hình cho vấn
đề này là kỳ thi Olimpic tại Motreal năm 1972 đã bị thua lỗ hơn 2 tỷ USD. Chính vì
lẽ đó mà các chính phủ, các nhà nước và các đơn vị tài trợ phải cân nhắc tính toán
kỹ trong việc tổ chức các hoạt động sự kiện để vừa có lợi nhuận cao vừa đảm bảo
được tính bền vững.
Hạn chế lớn thường xuyên diễn ra là do số lượng khách đến quá đông trong
cùng một thời điểm gây ra tình trạng lạm phát cục bộ, hay giá cả hàng hóa tăng cao
nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương. Chính phủ và chính
quyền đia phương cũng cần phối hợp với nhau để tìm ra biện pháp nhằm giảm thiểu
những tác động không mong muốn này.
1.1.6.5. Tác động tới kinh doanh thương mại
Các hoạt động sự kiện có thể mang lại cho cộng đồng những khám phá về
khả năng tiềm ẩn của mình. Tham gia các hoạt động này là du khách rất nhiều nơi
trên thế giới trong đó có cả các chuyên gia, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư… Đặc
biệt với các hoạt động như: hội nghị, hội thảo, triễn lãm, hội chợ thì có khách tham
dự là các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp. Họ tham dự sự kiện với mục đích tìm
kiếm thị trường và cơ hội làm ăn mới, cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Đây là cơ hội
mang lại cho cộng đồng đầu từ về kinh tế, tài chính, du lịch mới. Theo thống kê
chưa đầy đủ của Ban tổ chức, số lượng các đơn vị, doanh nghiệp và cả số lượng
khách quốc tế tham gia vào các cuộc hội nghị hội thảo, hội chợ, triển lãm… ngày
càng tăng và theo đó các dự án đầu tư, hoạt động liên kết trong nhiều lĩnh vực
thương mại cũng gặt hái nhiều những thành công và có tính ổn định. Bên cạnh đó
thì hoạt động tổ chức sự kiện sẽ kéo theo một lượng lớn giới truyền thông, báo chí,
phóng viên … và du khách đến tham dự.
Ngoài ra, hoạt động tổ chức sự kiện còn có tác động biến đổi cán cân thu chi
của khu vực và đất nước. Phần lớn đối tượng khách đến tham dự hội nghị, hội thảo,
triển lãm là những du khách quốc tế. Do vậy, khi họ đến tham dự họ sẽ mang nguồn
26
ngoại tệ lớn vào đất nước - nơi tổ chức các hoạt động sự kiện. Chính vì điều này mà
sẽ làm tăng thêm nguồn ngoại tệ cho điểm đến.
1.1.6.6. Tác động tới kinh doanh du lịch
Có thể nói rằng du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất
từ hoạt động tổ chức các loại sự kiện. Nhà nước ngày càng muốn biến du lịch thành
ngành công nghiệp phát triển có khả năng phân phối lợi nhuận kinh tế và tạo công
ăn việc làm. Những sự kiện được xem như chất xúc tác để thu hút khách du lịch và
tăng thời gian ở lại cũng như chi tiêu của họ. Một điều quan trọng là các hội nghị,
hội thảo, triển lãm, khen thưởng… thường được tổ chức vào những thời điểm không
phải là mùa du lịch khi công ty hàng không và nhà cung cấp nơi nghỉ du thừa khả
năng phục vụ. Ví du như: Hội chợ Top Resa tại Pháp, Road Show tại Sydney, Lion,
Melbourne, Nice, Lễ hội m a đông tại Quebec Canada hay lễ hội tuyết quốc tế ở
Nhật Bản. Lợi nhuận kinh tế được bổ sung khi khách du lịch sử dụng những gì mà
cơ sở hạ tầng du lịch vẫn chưa được sử dụng hết. Getz (1997) cho rằng cách thức
mà sự kiện có thể khắc phục mùa hoạt động bằng cách tập trung vốn vào “bất cứ
những gì hấp dẫn của tự nhiên trong mùa không phải du lịch, như thể thao mùa
đông đối với thể thao mùa hè, mùa thực phầm và sản vật, phong cảnh hoặc đời sống
hoang dã ở những địa phương khác nhau và dưới những điều kiện đang thay đổi”.
Ông cũng lưu ý rằng “ở nhiều điểm đến, cư dân thích m a vắng khách cho lễ kỷ
niệm của riêng họ, và những người này đã cung cấp những sự kiện xác thực hơn đối
với khách du lịch”.
Sự kiện có thể mang đến tính thời sự, sự sảng khoái và thay đổi; tất cả những
điều đó duy trì mối quan tâm địa phương đến điểm đến và đề cao sự hấp dẫn của nó
đối với khách du lịch. Các điểm du lịch và công viên giải trí kết hợp với các sự kiện
như thành tốc chủ chốt trong những chương trình giới thiệu sản phẩm. Từ đó làm
phong phú kinh nghiệp du lịch của du khách.
Khách du lịch đến nhiều sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận thu được từ các
dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống, tham quan. Đây là lợi ích trực tiếp đối với
ngành du lịch. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc… chuẩn bị
cho các hoạt động tổ chức sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với ngành du lịch. Các cơ
27
sở kinh doanh các dịch vụ phải chú trọng đầu tư nâng cấp phòng ốc, trang thiết bị
phục vụ khách. Như vậy, chất lượng của các cơ sở cung ứng sẽ tăng lên, tạo được
sự hài lòng của du khách và thu hút được nhiều khách đến tham gia kể cả khi các
hoạt động này đã kết thúc. Một lợi ích gián tiếp, vô hình nhưng lại đặc biệt quan
trọng đó là vai trò khuếch trương, định vị và tạo dựng thương hiệu của nơi tổ chức,
đơn vị tổ chức. Chúng dường như cũng xem là công cụ tạo hình ảnh, đánh bóng
điểm đến, đưa địa điểm đó vào thị trường và cung cấp những lợi thế tiếp thị cạnh
tranh. Lợi ích này không thể quy ra tiền nhưng có tác dụng rất lớn và lâu dài đối với
ngành du lịch - một ngành kinhh doanh dịch vụ. Đối với ngành du lịch, hoạt động tổ
chức sự kiện là một cơ hội tốt để quảng cáo hiệu quả và thể hiện các giá trị hấp dẫn
của nơi tổ chức. Các hoạt động này diễn ra không chỉ thu hút khách du lịch vào thời
điểm tổ chứ sự kiện mà còn thông qua đó tạo dựng được niềm tin của khách đối với
điểm đến. Từ niềm yêu thích của du khách đối với các hoạt động tổ chức sự kiện để
họ mong muốn được quay trở lại nơi diễn ra các hoạt động này chính là một mục
đích mà ngành du lịch muốn hướng tới.
1.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ
QUỐC TẾ
Đến nay, chưa có một tài liệu nào cho biết chắc chắn rằng hoạt động tổ chức
sự kiện xuất hiện trên thế giới lần đầu tiên vào thời gian nào, chỉ biết rằng nền tảng
của tổ chức sự kiện đã được bộc lộ từ thời chiếm hữu nô lệ. Đến nay hoạt động này
đã trở nên quen thuộc đối với mỗi quốc gia, được các nhà tổ chức du lịch của các
nước trên thế giới quan tâm đặc biệt, vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra
nhiều việc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia… Loại hình du lịch sự
kiện từ lâu đã phát triển ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ bởi sự phát triển nhanh,
mạnh về du lịch, các dịch vụ hoàn hảo, khả năng cung ứng cao. Nhưng gần đây, bối
cảnh thế giới đang có những biến chuyển sâu sắc về kinh tế - xã hội, tính năng động
và nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á, xu thế toàn
cầu hóa và hợp tác tiểu vùng dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh ở những vùng này.
Trong bối cảnh đó loại hình du lịch sự kiện đã dần chuyển sang các nước Châu Á -
28
Thái Bình Dương. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan là hai quốc
gia có loại hình du lịch sự kiện phát triển hơn so với các nước còn lại.
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở một số nước
1.2.1.1. Singapore - thị trường du lịch sự kiện lớn nhất Đông Nam Á
Đất nước Singapore với tổng diện tích chỉ 716 km2 và có rất ít danh lam
thắng cảnh tự nhiên. Năm 2014, chỉ tính riêng doanh thu từ ngành du lịch, khách
sạn tại Singapore đạt 20,3 tỷ SGD. Số lượng khách du lịch đến Singapore không
ngừng tăng lên trong những năm qua (năm 2000: 7,7 triệu lượt, năm 2014: 13,3
triệu lượt). Mục tiêu đến vào năm 2024, Singapore sẽ đón tiếp khoảng 18,8 triệu
lượt khách du lịch người nước ngoài tới thăm đảo quốc sư tử này và doanh thu từ
ngành du lịch, khách sạn dự kiến đạt 31,8 tỷ SGD.
Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức triển lãm và hội nghị hàng đầu tại
châu Á.
Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo và những điểm tham quan thu hút
khách đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành trung tâm giao thương quan trọng
của khu vực.
Từ sân bay quốc tế Changi, có thể bay đến các thành phố lớn của châu Á
trong vòng 6 giờ, và chỉ mất hơn 3 giờ bay để đến các thành phố lớn trong khu vực
Đông Nam Á. Có khoảng 81 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại sân bay
này với tần suất 4.300 chuyến tuần. [33]
Sân bay quốc tế Changi vừa đưa vào hoạt động nhà ga thứ 3 với diện tích
xây dựng trên 380.000m2
. C ng với hai nhà ga cũ, sân bay Changi có thể đón 70
triệu lượt khách mỗi năm. Chính phủ Singapore cũng đang có kế hoạch xây dựng
thêm một nhà ga nữa nhằm khai thác tối đa công suất đón khách của sân bay này.
Là trung tâm tài chính và kinh tế của khu vực, hàng năm Singapore tổ chức
hàng ngàn sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo và triển lãm với quy mô lớn, thu hút
đông đảo khách du lịch trên thế giới.
Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên
đến hàng ngàn người như Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec
29
Singapore, Trung tâm thương mại quốc tế (WTC), Singapore Expo, Marina Bay,
đảo du lịch Sentosa…
Suntec Singapore nằm trong khu trung tâm của Marina Bay, nơi có khoảng
700 công ty đang hoạt động. hu vực này thu hút hơn 2 triệu lượt khách mỗi tháng.
Trên diện tích khoảng 75.000m2
của Suntec Singapore, có một phòng họp đa
chức năng rộng 12.000m2
, một phòng dành cho triển lãm có diện tích tương đương
c ng với 5.200 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn, 1.000 gian hàng bán lẻ, 300 nhà
hàng phục vụ ăn uống và 6 trung tâm mua sắm nhằm phục vụ cho những sự kiện
lớn diễn ra ở đây.
Singapore Expo, nằm cạnh sân bay quốc tế Changi, là nơi tổ chức những sự
kiện như triển lãm và hội nghị vào loại lớn nhất trong khu vực. Với diện tích xây
dựng trên 60.000m2
, hàng năm nơi đây diễn ra khoảng hơn 400 sự kiện và thu hút
trung bình khoảng 6 triệu du khách.
Trung tâm thương mại quốc tế Singapore (the World Trade Center) mỗi năm
tổ chức khoảng 200 sự kiện quốc tế lớn và thu hút khoảng 5 triệu du khách.
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự
kiến sẽ đón khoảng 100 triệu khách đến đây làm ăn cũng như khách du lịch MICE
vào năm 2015, tăng hơn 40% so với năm 2002. Điều này lý giải tại sao Singapore
đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho những dự án lớn để phát triển du lịch.
1.2.1.2. MICE - Mô hình phát triển ngành du lịch Thái Lan
Một trong những hướng đi được Thái Lan xác định nhằm nhanh chóng đưa
ngành du lịch nước này thoát khỏi quãng thời gian ảm đạm và mang lại nguồn
doanh thu lớn, đó là phát triển MICE. MICE - tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức
sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng;
hội nghị, hội thảo; triển lãm. MICE là loại hình du lịch tổng hợp kết hợp công tác tổ
chức và cơ sở hạ tầng. Khách hàng MICE vừa tham gia hội thảo, hội nghị, các sự
kiện lớn... vừa có cơ hội du lịch, tham quan, giải trí. Việc phát triển MICE mang lại
lợi nhuận cho du lịch, thương mại và một loạt các ngành dịch vụ khác như nhà
hàng, khách sạn, hàng không... Lượng khách hưởng dịch vụ MICE có khả năng chi
tiêu cao gấp từ bốn đến sáu lần so với khách du lịch đơn thuần.
30
Ở Thái Lan, du lịch MICE tăng trưởng trung bình từ 15% - 20%/ năm. Trong
lĩnh vực MICE, du lịch kết hợp với hội họp và khen thưởng của các công ty quốc tế
chiếm tỉ lệ cao nhất, gần 41,1%; tiếp đó các cuộc họp của các hiệp hội quốc tế
chiếm 36,9% và triển lãm thương mại quốc tế chiếm khoảng 22%. Năm 2011 du
lịch MICE Thái Lan tạo ra doanh thu 55 tỷ bạt (khoảng 1,75 tỷ USD) và dự kiến
năm 2012 sẽ tăng lên đạt 57,6 tỷ bạt (khoảng 1,84 tỷ USD). [36]
Tiềm năng của Thái Lan trong việc phát triển du lịch MICE là rất lớn với 10
trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại. Hệ thống
6 sân bay quốc tế và mạng lưới đường sắt cao tốc trải dọc đất nước dự kiến sắp
hoàn thành và dẫn trực tiếp đến các tuyến đường sắt Côn Minh – Singapore, Thái
Lan có cơ hội trở thành trung tâm tuyến giao thông Bắc – Nam và hành lang Đông –
Tây của khu vực ASEAN. Thêm vào đó, Thái Lan nằm ở trung tâm khu vực
ASEAN+6, nơi chiếm một nửa dân số thế giới với 3.296 triệu người.
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở trong nước
Ở Việt Nam, các loại hình du lịch sự kiện tương đối phong phú và đa dạng,
nhưng để tổ chức khai thác phục vụ cho du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng
hiện có.
Hoạt động tổ chức du lịch sự kiện mang lại rất nhiều lợi ích. Khi một sự kiện
được tổ chức sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu và củng cố niềm tin đối với
khách hàng. Các công ty, doanh nghiệp coi việc tổ chức sự kiện như một trong
những yếu tố then chốt trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm, xây dựng trong chiến
dịch quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu và gia tăng độ thâm nhập
thị trường. Nhận thức được tác động tích cực của nó, hoạt động tổ chức các loại
hình sự kiện ở nước ta ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển với tốc độ rất
nhanh. Trong vài năm trở lại đây Việt Nam đã chứng minh tiềm năng của mình qua
việc tích cực đăng cai tổ chức, và tổ chức thành công những sự kiện lớn như Sea
Game 22 năm 2003; Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM 5) năm 2004; Hội nghị
các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC tháng 11 năm 2006; Hoa hậu trái
đất năm 2007 (Nha Trang); Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008 (Nha Trang); Lễ hội bắn
pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013; Hoa hậu quý bà
31
Thế giới năm 2009 (Vũng Tàu) đã thu hút được một số lượng lớn khách du lịch
tham gia. Tiêu biểu là Sea Game 22 được đánh giá là một sự kiện đánh giá mình với
thế giới. Việc đầu tư cho Sea Game là khoản đầu tư cho tương lai hơn là một sự
kiện chỉ xảy ra một lần. Việc này sẽ quảng bá hình ảnh Việt Nam là một nơi an toàn
và hiếu khách”. Những điều này chứng tỏ một điều rằng Việt Nam có thể tổ chức và
tổ chức thành công các sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Hiện nay, hoạt động tổ chức khai thác loại hình sự kiện cho du lịch là một
hướng khai thác mới đầy tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam. Sự kiện là thị
trường được đánh giá là tạo doanh thu lớn cho ngành là tạo doanh thu lớn cho
ngành du lịch một số nước nhớ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao. Chi
tiêu của họ không chỉ ở trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị. Theo một
số liệu nghiên cứu cho thấy, một du khách chi một đồng khi họ tham dự vào một
yếu tố nào đó của sự kiện thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở các
nước phát triển, còn ở các nước kém phát triển thì mức chi tiêu này cao hơn là 25
đồng ở bên ngoài. Đây thực sự là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai
thác và hướng vào để đẩy mạnh ngành du lịch quốc gia.
Với sự phong phú và đa dạng của các loại hình sự kiện là một trong những
điều kiện thuận lợi để hình thành nên một ngành kinh doanh mới, mang lại lợi
nhuận cao. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành nên các công ty và doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh các loại hình sự kiện. Năm 2007 được xem
là năm “b ng nổ” du lịch sự kiện tại Việt Nam, các công ty du lịch hàng đầu đều
chú trọng khai thác loại hình du lịch mới này và bước đầu đã có lợi nhuận đáng kể.
Nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá nếu được đầu tư đúng mức thì Việt Nam sẽ
là đối thủ cạnh tranh của Singapore, trung tâm thu hút du lịch sự kiện lớn nhất Đông
Nam Á hiện nay.
Hai điểm đến nổi bật thu hút khách du lịch sự kiện hiện nay là TP.Hồ Chí
Minh và Hà Nội, đây là 2 trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa lớn của cả nước
với các loại hình dịch vụ và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể để đón nguồn
khách sự kiện. Trong bối cảnh tình hình an ninh tại một số điểm du lịch nổi tiếng
của khu vực chưa ổn định, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện
32
trong mắt du khách quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại, đầu tư
với nhiều nước trên thế giới, là thành viên khối ASEAN, APEC và gần đây là tổ
chức Thương mại WTO. Cho nên hàng năm có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, triển
lãm… diễn ra thúc đẩy ngành kinh doanh các loại hình sự kiện phát triển. Những
năm gần đây, có khá nhiều đoàn khách hội nghị, hội thảo của các tập đoàn lớn trên
thế giới vào Việt Nam.
Các loại hình sự kiện rất phong phú và đa dạng nhưng hiện nay việc khai
thác các loại hình này cho du lịch chưa thực sự phát triển. Mục tiêu của ngành du
lịch Việt Nam là đẩy mạnh phát triển các loại hình sự kiện cho du lịch, giúp các
hoạt động tổ chức các loại hình sự kiện ở nước ta đi vào con đường chuyên nghiệp
hóa và tạo ra hàng loạt dịch vụ giá trị gia tăng nhờ vào du lịch. Qua đó, có thể đưa
Việt Nam trở thành điểm đến thực sự của du lịch sự kiện.
1.2.2.1. Du lịch sự kiện ở Hà Nội
Hà Nội với vị thế là thủ đô, là địa phương đi đầu trong viêc tổ chức các hoạt
động du lịch sự kiện. Trong những năm qua, Hà Nội được bình chọn là một trong
những thành phố du lịch tốt nhất châu Á và 3 trong số 10 thành phố ẩm thực ngon
nhất thế giới; là thành phố hội tụ nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đậm chất văn
hóa, cơ sở vật chất tiềm năng. Mặt khác, Hà Nội là nơi tập trung lớn các đại sứ quán
và các cơ quan chính phủ, rất nhiều hội nghị, hội thảo, các sự kiện sẽ được tổ chức
tại thủ đô và đó là cơ hội kinh doanh lớn cho địa phương.
Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Du lịch),
doanh thu từ du lịch sự kiện chiếm khoảng 30-35% tổng doanh thu toàn ngành du
lịch Hà Nội. Lợi nhuận thu được từ du lịch này gấp 6 lần du lịch thông thường. Sau
những thành công của việc tổ chức các sự kiệm APEC, đặc biệt là Đại lễ Ngàn năm
Thăng Long - Hà Nội, thì Hà Nội đã dần tạo lập nên 1 thương hiệu du lịch sự kiện
riêng cho mình. Giá phòng, dịch vụ của các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội hiện nay
đã tăng trung bình từ 10-25% so với cùng kỳ năm trước. Các khách sạn cao cấp 5
sao ở Hà Nội cũng luôn đạt công suất phòng 85-90% do có đông đảo doanh nhân
nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư và tham dự các hội nghị quốc tế. Hầu hết phòng
họp, hội nghị của các khách sạn này đều được sử dụng với công suất cao. Hà Nội
33
đang có lợi thế rất lớn về điểm đến mới thân thiện, đồng thời chất lượng các loại
hình dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể khiến các công ty tổ
chức du lịch sự kiện nước ngoài tìm đến Việt Nam.
1.2.2.2. Du lịch sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - thương mại, văn hóa,
khoa học kỹ thuật… và là đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức Liên hợp Quốc xếp vào loại đô
thị lớn nhất thế giới trong thế kỷ XXI. Thời gian qua, khách du lịch quốc tế đến
Thành phố Hồ Chí Minh tăng 15% năm. Năm 2014, tổng thu du lịch thành phố bao
gồm cả lữ hành, khách sạn, nhà hàng ước đạt 86.000 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu
du lịch Việt Nam. Với việc cải thiện và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hiện nay thành phố có một hệ thống khách sạn 4-5
sao đạt tiêu chuẩn quốc tế: Sheraton, Saigon Hotel & Tower, Caravelle, Sofitel
Plaza, New World, Renaissance Reverside, Equatorial, Legend Sai gon, Duxton,
Rex, Majestic… có khả năng cung cấp các phòng họp đạt tiêu chuẩn cao với sức
chứa từ 300 đến 800 chỗ c ng các phương tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ hội
nghị, hội thảo, sự kiện. Ngoài ra, hệ thống siêu thị Diamond Plaza, Thương xá Tax,
Zen Plaza, trung tâm thương mại Saigontourist… ở trung tâm thành phố rất thuận
tiện cho việc mua sắm cũng như các điểm tham quan nghỉ dưỡng. Ngoài những hội
chợ và triển lãm như Trung Tâm Hội chợ & Triển Lãm Sài Gòn – SECC, hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị khai trương các hội nghị triển lãm khác
mang tầm cỡ khu vực và quốc tế… Thành phố cũng tập trung kêu gọi và đầu tư xây
dựng hệ thống các khách sạn cao cấp từ 4-5 sao tiêu chuẩn quốc tế. ngay tại các khu
trung tâm để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu.
1.2.2.3. Du lịch sự kiện tại Nha Trang - Khánh Hòa
Nha Trang – hánh Hòa là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong cả nước.
Nha Trang nằm trên trục quốc lộ 1A, trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ
của Tây Nguyên xuống v ng đồng bằng sông Cửu Long qua quốc lộ 26. Hơn nữa
tỉnh còn có đường bờ biển dài 385 km c ng hàng trăm đảo lớn nhỏ đang được đưa
vào khai thác để phục vụ nhu cầu du lịch nói chung và du lịch sự kiện nói riêng.
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, HOT
 
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đLuận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
 
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
 
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAYKhóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
 
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamPhát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
 
Báo cáo thực tập du lịch Giải pháp Phát triển du lịch MICE tại khách sạn - sd...
Báo cáo thực tập du lịch Giải pháp Phát triển du lịch MICE tại khách sạn - sd...Báo cáo thực tập du lịch Giải pháp Phát triển du lịch MICE tại khách sạn - sd...
Báo cáo thực tập du lịch Giải pháp Phát triển du lịch MICE tại khách sạn - sd...
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnCác Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
 

Similar a Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

Similar a Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng (20)

Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfPhát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
 
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
 
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VNLuận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
 
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
 
XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPXUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
 

Más de nataliej4

Más de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÝ THỊ THƢƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÝ THỊ THƢƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN MINH Hà Nội, 2015
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài.............................................................................. 3 6. Những đóng góp cơ bản của luận văn........................................................... 4 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN............................................................................................... 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SỰ KIỆN.......................................... 5 1.1.1. Những khái niệm cơ bản......................................................................... 5 1.1.2. Sự kiện và du lịch sự kiện....................................................................... 5 1.1.3. Đặc trưng của du lịch sự kiện và khách du lịch sự kiện .......................11 1.1.4. Những yếu tố cấu thành du lịch sự kiện................................................12 1.1.5. Những điều kiện đế phát triển du lịch sự kiện......................................15 1.1.6. Tác động của việc phát triển loại hình du lịch sự kiện .........................19 1.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ...................................................................................27 1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở một số nước ..............................28 1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở trong nước.................................30 1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................35 CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẮNG .................................................................36 2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG.36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên................................36 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa......................40
  • 4. 2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ...............................41 2.1.4. Một số cơ sở hạ tầng xã hội khác (Bảo hiểm, Ngân hàng, các công trình văn hóa, y tế, thể thao…) ................................................................................46 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG...47 2.2.1. Thực trạng thu hút khách du lịch ..........................................................47 2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch ...................................................................51 2.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sự kiện ..52 2.2.4. Thực trạng tổ chức khai thác loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng ....58 2.2.5. Thực trạng về công tác quảng bá xúc tiến du lịch sự kiện....................75 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ............................................................................77 2.3.1. Những thành công.................................................................................77 2.3.2. Những hạn chế tồn tại ...........................................................................78 2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế.................................................................79 2.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................80 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ............................................................................82 3.1. NHẬN ĐỊNH NHỮNG CƠ HỘI THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN ........................................................................................................82 3.1.1. Điểm mạnh............................................................................................82 3.1.2. Điểm yếu ...............................................................................................82 3.1.3. Cơ hội....................................................................................................83 3.1.4. Thách thức.............................................................................................83 3.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ.......................................................................................................83 3.2.1. Dự báo du lịch thế giới và khu vực giai đoạn 2015 – 2020..................83 3.2.2. Dự báo về nhu cầu của khách du lịch của Việt Nam và Đà Nẵng........85
  • 5. 3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG .......................87 3.3.1. Định hướng chung.................................................................................87 3.3.2. Các định hướng cụ thể ..........................................................................87 3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ...88 3.4.1. Phát huy vai trò của Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng....89 3.4.2. Đầu tư xây dựng trung tâm Hội nghị, triển lãm, liên hợp thể thao.......89 3.4.3. Xúc tiến quảng bá du lịch sự kiện.........................................................90 3.4.4. Tăng cường, khuyến khích các chuyến bay quốc tế đi- đến Đà Nẵng..93 3.4.5. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đồng bộ........................................93 3.4.6. Đầu tư các dịch vụ và hình thành sản phẩm du lịch .............................95 3.4.7. Một số đề xuất với cơ quan quản lý......................................................97 3.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................98 KẾT LUẬN....................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................100 PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài HAGL Hoàng Anh Gia Lai MICE Meeting, Incentive, Conference & Event/ Exhibition Du lịch Hội thảo, Khuyến thưởng, Hội nghị và Sự kiện/ triển lãm TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình chung về thị trường khách quốc tế đến Việt Nam và Đà Nẵng (lượt khách) trong giai đoạn 2010-2014................................................48 Bảng 2.2: Tình hình thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014..............................................................................................................48 Bảng2.3:ThờigianlưutrútrungbìnhcủakháchdulịchtạiĐàNẵng2010–2014.....50 Bảng 2.4. Tổng doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014 ...............51 Bảng 2.5: Thực trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014.................................................................................................................52 Bảng 2.6: Các cơ sở bán đồ lưu niệm chính tại Đà Nẵng 2014......................55 Bảng 2.7: Các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010- 2014.................................................................................................................56 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong ngành du lịch tại Đà Nẵng (2011 - 2014)........57 Bảng 2.9: Danh sách khách sạn 4 - 5 sao tại Đà Nẵng ...................................58 Bảng 2.10: Hệ thống phòng hội nghị tại các khách sạn 4-5 sao ở Đà Nẵng ......59 Bảng 2.11: Phòng hội nghị tại HAGL Plaza Hotel Đà Nẵng .........................62 Bảng 2.12: Các phòng hội nghị tại khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng.........62 Bảng 2.13: Một số công ty chuyên chở khách du lịch tại TP.Đà Nẵng..........68 Bảng 2.14: Bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng từ năm 2008 - 2015 ..............73 Bảng 2.15: Số lượng qua cuộc thi Marathon quốc tế từ năm 2013-2015.......73 Bảng 2.16: Cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng từ năm 2012-2013..................74
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, loại hình du lịch sự kiện đã và đang phát triển tại một số nước trên thế giới và các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quảng Ninh… và cả thành phố Đà Nẵng cũng được xem là một trong những địa phương có điểm đến an toàn và thân thiện thu hút sự quan tâm lớn của đối tượng khách du lịch trong khu vực và trên thế giới. Là trung điểm của các di sản thế giới như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, thành phố Đà Nẵng còn có lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ, hiện đại; với cảng biển, sân bay quốc tế; là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Và gần đây nhất, cùng sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ của các cơ sở lưu trú đẳng cấp quốc tế với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ đang xây mới và củng cố chất lượng và số lượng phòng cùng nhiều khu vực tổ chức sự kiện, các dịch vụ vui chơi, giải trí, spa… ngày càng đáp ứng được nhu cầu du khách, đặc biệt là khách du lịch sự kiện. Một thực tế đáng ghi nhận, trong nhiều năm qua thành phố Đà Nẵng đã đón tiếp và làm việc với khoảng 100 đoàn khách nước ngoài và cử trên 300 đoàn ra nước ngoài mở rộng hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, như “Tuần lễ hành lang kinh tế Đông - Tây 2007”; Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2009 và các Hội nghị ASEAN tại Đà Nẵng (2009 - 2010), và là nơi duy nhất ở Việt Nam đăng cai tổ chức Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (liên tiếp qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012) và gần đây nhất là Cuộc thi dù bay quốc tế năm 2012, chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 12 - 2012 đã góp phần đưa thành phố lên một vị thế mới như là một điểm đến hấp dẫn cho các sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế. Du lịch sự kiện không phải là loại hình mới mà đã được các công ty lữ hành, các đơn vị tổ chức sự kiện tập trung khai thác loại hình du lịch này. Các công ty, tổ chức trong và ngoài nước đang lựa chọn Đà Nẵng để tổ chức các sự kiện. Tuy nhiên, để phát triển loại hình này cần phải có chiến lược phát triển tổng thể, đúng hướng và tăng cường sự hỗ trợ, liên kết hợp tác giữa các ngành, các đơn vị... để du lịch sự kiện tại Đà Nẵng phát triển bền vững, hiệu quả và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
  • 9. 2 Với ý nghĩa và mục đích như vậy, việc lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu định hướng tổng thể và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng, góp phần vào sự phát triển du lịch nói chung của Thành phố và cả nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về về du lịch sự kiện, từ đó vận dụng vào thực tế ở Đà Nẵng. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai khác du lịch sự kiện hiện nay tại Đà Nẵng; từ đó nêu ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các nguyên nhân của việc khai thác du lịch sự kiện tại Đà Nẵng. - Xây dựng định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các hoạt động sự kiện giải trí, thể thao, hội chợ, hội nghị... có tính chất quốc tế diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Về không gian nghiên cứu: Tính đến năm 2014, Đà Nẵng đã tổ chức rất nhiều sự kiện với quy mô quốc tế, tuy nhiên các sự kiện diễn ra không thường xuyên, sự kiện diễn ra mới chỉ dừng lại ở việc giao lưu giữa Đà Nẵng và một số quốc gia, chưa thu hút sự quan tâm của khách du lịch, trừ lễ hội bắn pháo hoa quốc tế. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu chủ yếu phía cung những hoạt động mang tính sự kiện trong phạm vi thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sự kiện trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng từ 2010 - 2014, 4.
  • 10. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học: Thông qua việc khảo sát tại các doanh nghiệp du lịch trong ngành, đồng thời sử dụng bảng câu hỏi dành cho khách để thu thập thông tin và ý kiến về tổ chức loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng. 4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Dựa trên các tài liệu, số liệu về các sự kiện..., văn bản liên quan định hướng, chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch sự kiện ở Đà Nẵng nói riêng để phân tích và đưa ra đánh giá, kết luận. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua phương pháp này, đề tài phân tích, đánh giá, so sánh Du lịch sự kiện tại Đà Nẵng với những nơi đã có kinh nghiệm tổ chức du lịch sự kiện ở Việt Nam và thế giới; đánh giá những thuận lợi cũng như thách thức của việc phát triển lọai hình du lịch này tại Đà Nẵng. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đề tài làm rõ thực trạng một số nghiên cứu trước đây về du lịch sự kiện ở trong nước và quốc tế, từ đó đưa ra những nhận định về mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài “Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng” là một đề tài nghiên cứu độc lập. - Trên Thế giới: Từ những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỳ XXI đến nay, có khá nhiều các nghiên cứu về sự kiện và du lịch sự kiện: Nghiên cứu quản trị sự kiện và du lịch sự kiện [22], Du lịch sự kiện: Khái niệm, phát triển, nghiên cứu [23], Quản trị lễ hội và và sự kiện đặc biệt [25]. - Tại Việt Nam Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI đến nay đã có những công trình nghiên cứu về du lịch sự kiện ở Việt Nam. Chủ yếu là nghiên cứu về tổ chức sự kiện [7] công trình này chủ yếu đến vấn đề về tổ chức sự kiện, hướng dẫn kỹ năng nghiệp của công tác chuẩn bị trước, trong và sau sự kiện. Chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về sự kiện, du lịch sự kiện, phát triển du lịch sự kiện.
  • 11. 4 6. Những đóng góp cơ bản của luận văn - Hệ thống hóa có chọn lọc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện, vận dụng vào điều kiện cụ thể tại Đà Nẵng. - Phân tích, đánh giá tổng thể về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng - Xây dựng định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng. 7. Bố cục của luận văn Luận văn được trình bày theo bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
  • 12. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SỰ KIỆN 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Theo Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 6 2005 (số 44/2005/QH11), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 01 2006 đã đưa ra khái niệm về du lịch: “Du lịch là các hoạt động c li n quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư tr thường uy n của mình nh m đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải tr , ngh dư ng trong một khoảng thời gian nhất định” [12, tr. 1]. Từ các quan điểm trên về du lịch có thể đưa ra khái niệm về du lịch ph hợp với đề tài như sau: Du lịch là các hoạt động li n quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư tr thường uy n của mình trong một khoảng thời gian nhất định, m c đ ch của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi v ng tới thăm. 1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch có những đặc điểm sau: “Khách du lịch là người đi du lịch ho c kết hợp đi du lịch, tr trường hợp đi h c, làm việc ho c hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [12. tr.2]. hách du lịch được phân thành hai loại: + Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. + Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 1.1.2. Sự kiện và du lịch sự kiện 1.1.2.1. Khái niệm sự kiện và du lịch sự kiện Sự kiện là một khái niệm rất rộng. Thuật ngữ sự kiện được mọi người nhắc đến hàng ngày, tuy nhiên để đưa ra khái nhiệm chính xác lại là một vấn đề không đơn giản.
  • 13. 6 Trên thế giới và cả Việt Nam vẫn đang tổn tại nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện: Theo Từ điển tiếng Việt: Sự kiện là việc quan trọng xảy ra. Theo Từ điển tiếng Anh: Event (sự kiện) có bốn nghĩa sau: + Là một sự việc, sự kiện + Là một cuộc đấu (thể dục, thể thao), một cuộc thi + Là trường hợp, khả năng có thể xảy ra + Là kết quả Về khía cạnh văn hóa xã hội, sự kiện (event) là cách gọi ngắn gọn của thuật ngữ “tổ chức sự kiện” hay “sự kiện đ c biệt” (special event). Thuật ngữ “sự kiện đặc biệt” được d ng để mô tả các nghi lễ đặc biệt, giới thiệu, các buổi trình diễn, hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những dịp đặc biệt, hoặc để đạt những mục đích văn hóa - xã hội, hoặc mục đích hợp tác. Các sự kiện quan trọng có thể bao gồm các ngày và các dịp lễ hội quốc gia, các dịp quan trong của người dân, những buổi biểu diễn văn hóa độc đáo, những cuộc thi đấu thể thao quan trọng, hoạt động chức năng của tổ chức, phát triển thương mại và giới thiệu sản phẩm. Bất kỳ mội lễ hội hay một hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm thì đều được coi là sự kiện đặc biệt. Nó diễn ra khác với các chương trình hoạt động thông thường của các đơn vị chủ thể. Sự kiện đặc biệt diễn ra thu hút sự chú ý của đông đảo người xem, cổ vũ và tham gia. Cuốn sách được xem là công trình đặt nền móng về loại hình sự kiện “Event Manegement and Event Tourism, Getz [22, tr.4], cho rằng các sự kiện đặc biệt được định nghĩa chuẩn nhất trong bối cảnh của nó. Ông đã đưa ra hai định nghĩa: Định nghĩa 1: Đối với nhà tổ chức sự kiện, một sự kiện đặt biệt là sự xảy ra một lần hoặc không thường xuyên bên ngoài các chương trình, hoặc các hoạt động thường xuyên của các cơ quan tài trợ hoặc tổ chức. Định nghĩa 2: Đối với khách hàng hoặc khách mời, một sự kiện đặc biệt là cơ hội thư giãn, trải nghiệm xã hội, hoặc trải nghiệm văn hóa bên ngoài những sự lựa chọn thông thường hoặc đằng sau những trải nghiệm hàng ngày.
  • 14. 7 Trong số những thuộc tính mà Getz cho rằng là tạo không khí đặc biệt là tinh thần lễ hội, tính độc đáo, chất lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách, chủ đề và chủ nghĩa tượng trưng. Qua các sự kiện thực tế đã diễn ra và cái nhìn chung cho các hoạt động này, chúng ta có thể tạm đưa ra một khái niệm về sự kiện như sau: Sự kiện là một chương trình c quy mô, tầm c không cố định. N diễn ra một ho c chu kỳ và thu h t sự quan tâm, ch ý của một lượng lớn các đối tượng khác nhau nh m đạt được các m c đ ch c thể như c tiến quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đ đạt được những m c ti u về phát triển du lịch. Du lịch sự kiện là một loại hình du lịch trong đ du khách kết hợp việc thỏa mãn m c đ ch du lịch trong các hoạt động như hội chợ, hội h p, hội nghị, khen thưởng, triển lãm, cuộc thi quốc tế 1.1.2.2. Các loại hình sự kiện Hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều cách phân loại sự kiện khác nhau, điều này phụ thuộc vào tiêu chí và mục đích của việc phân loại: a. Phân loại theo ti u ch quy mô: Xét theo quy mô, sự kiện được chia làm các loại sau:  Mega - vent (sự kiện lớn) Đây là những sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế của khu vực tổ chức, nó thu hút và gây chấn động tới toàn bộ giới truyền thông. Có rất ít sự kiện được xếp vào loại này. + Getz phân loại Mega - vent dựa theo tiêu chí như: có trên một triệu khách tham quan, chi phí tổ chức từ 500 triệu USD trở lên. Đó phải là sự kiện “độc nhất vô nhị”, đặc biệt hấp dẫn. Theo cách phân loại này thì Mega - vent là một sự kiện bất thường, thu hút lượng khách du lịch lớn, đặc biệt là du khách cao cấp, giới truyền thông có uy tín, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội của cộng đồng tổ chức. Thuộc loại này là những sự kiện có tầm cỡ quốc tế như các kỳ World Cup, Thế vận hội Olympic, Hội chợ thế giới…
  • 15. 8 + Hall lại cho rằng, Mega - vent là các sự kiện hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế. Từ Mega được sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh: số lượng người tham gia, thị trường mục tiêu, mục đích tham gia của tổ chức tài chính, tác động về chính trị, sự tham gia của giới truyền thông, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, những tác động đến kết cấu kinh tế và xã hội tới cộng đồng tổ chức sự kiện đó.  Hallmark - event (sự kiện vừa) Thuật ngữ này được d ng để đề cập đến các sự kiện được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đặc trưng của địa phương hay khu vực đó. Với những sự kiện như thế này tên sự kiện thường đồng nhất hoặc liên quan đến tên của nơi tổ chức. Ritchie [22, tr.28] đã định nghĩa: “Hallmark - event là loại sự kiện diễn ra một lần ho c định kỳ trong một quãng thời gian nhất định. Những sự kiện này được tổ chức nh m m c đ ch tạo dựng thương hiệu cho địa phương tổ chức, n g p phần làm tăng sự hấp dẫn của du lịch địa phương, t đ thu h t được sự ch ý của khách du lịch. Qua đó, lượng khách du lịch tăng lên mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế nói chung trong ngắn hạn và dài hạn. Sự thành công hay thất bại của sự kiện phần nhiều là do mức độ hấp dẫn của nó. Điều này phụ thuộc vào mức độ quan trọng, tính kịp thời của sự kiện và vị thế của địa phương tổ chức. Một ví dụ điển hình cho sự kiện loại này là lễ hội Canaval tại Reo de Janero, được cả thế giới biết đến như một biểu tượng của sự cởi mở, lòng hiếu khách của thành phố này. Ngoài ra còn có các lễ hội Kentucky Perby (Mỹ), lễ hội hoa ở Chelsea (Anh), lễ hội bia Octoberfest ở Munnich (Đức)… Những sự kiện này mang đậm nét địa phương và con người nơi đây, rất hấp dẫn và thu hút được nhiều du khách giàu có. Đây cũng là niềm tự hào của người dân trong v ng và họ cũng là nhân tố góp phần vào thành công của lễ hội. Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số địa phương cố gắng tổ chức những sự kiện thuộc loại Hallmark này. Có thể kể đến như Festival Huế tổ chức hai năm 1 lần hay lễ hội hoa Đà Lạt, Festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng…
  • 16. 9 Hallmark event đã được sử dụng để chỉ các sự kiện quan trọng, diễn ra định kỳ, nó thể hiện được các nét đẹp văn hóa, truyền thống của địa phương c ng với những nét đặc trưng của v ng đó. Mỗi địa phương muốn phát triển du lịch cần tổ chức được “Hallmark event”, điều này giống như việc xây dựng một thương hiệu cho địa phương mình. Những sự kiện như vậy không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Khi tổ chức thành công sự kiện loại này, địa phương đó sẽ tạo thế cạnh tranh rất lớn. Và cùng với thời gian, tên các sự kiện sẽ gắn liền với tên địa phương như: Liên hoan phim quốc tế Cannes (Pháp), lễ hội hóa trang m a đông Quebeec (Canada), Canaval de Rio de Janero (Brazil)…  Major event (sự kiện nhỏ) Là những sự kiện, với quy mô và thu hút sự quan tâm của phương tiện truyền thông, có thể thu h t lượng người tham gia lớn, cùng với các công ty truyền thông và thu lợi nhuận kinh tế cao. [22, tr.28] Trên thế giới, Menbourne đã đưa giải Tennis Australia mở rộng và giải đua xe công thức 1 Australia thành sự kiện chính hàng năm. Cuộc viếng thăm của những thuyền lớn (Tall Ships) ở Sydney năm 1988 và được nhận giải thưởng Hobart vào dịp kỷ niệm 200 năm Bass and Flinders đã hướng sự tập trung và những di sản hàng hải cũng như thu hút được danh tiếng và các phương tiện truyền thông quốc tế. Rất nhiều các giải vô dịch thể thao quốc tế có thể xếp vào loại này, và các sự kiện thể thao được xếp loại này càng tăng, và được chính phủ cũng như các tổ chức thể thao quốc gia đắt giá trong một môi trường cạnh tranh của những sự kiện thế thao quốc tế. Ở Việt Nam, sự kiện thuộc loại này có thể kể đến như: Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia; triễn lãm “Hình ảnh APEC và di sản văn h a Việt Nam” để kỷ niệm tuần lễ cao cấp APEC tháng 11 năm 2006… Ngoài ra còn bao gồm các sự kiện thể thao thao quốc tế như giải bóng đá mở rộng, giải bóng chuyền mở rộng, các sự kiện văn hóa như đêm nhạc, lễ kỷ niệm… Theo cách phân chia này, event không bao gồm các sự kiện của các công ty, doanh nghiệp tổ chức nhằm tạo dựng thương hiệu, danh tiếng như các buổi lễ công bố thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới. Event ở đây được hiểu là các sự kiện của
  • 17. 10 các hiệp hội, các quốc gia và các địa phương tổ chức nhằm tạo dựng danh tiếng của mình, thu hút khách du lịch đến tham gia vào các sự kiện. b. Phân loại theo đơn vị tổ chức sự kiện  Khối chính phủ - Kỷ niệm ngày truyền thống như ngày độc lập dân tộc, ngày chiến thắng… - Sự kiện quan trọng như các sự kiện thể thao, văn hóa trọng điểm. - Các sự kiện quần chúng, lễ hội và hội chợ địa phương. - Các festival nghệ thuật, sự kiện văn hóa, chương trình tham quan, triển lãm nghệ thuật theo chủ đề. - Các festival, các sự kiện hấp dẫn, thể hiện lối sống nhằm quảng bá hình ảnh mới đến. - Sự kiện thể hiện bản sắc dân tộc và các lĩnh vực văn hóa khác nhau…  Khối các công ty - Quảng bá công nghiệp tố chức hội nghị, hội chợ - Các sự kiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh nhà tài trợ - Các sự kiện thể thao, buổi hòa nhạc, triển lãm có bán vé - Quảng bá giới truyền thông như các buổi hòa nhạc, gây quỹ…  Khối quần chúng - Các sự kiện nhằm cứu trợ, gây quỹ từ thiện - Các sự kiện do các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội tổ chức c. Một số cách phân loại khác Các sự kiện thường được phân loại theo ngành cụ thể của sự kiện. Ví dụ, các sự kiện công cộng (public events), sự kiện du lịch (tourism events), sự kiện chính trị (political events), sự kiện xã hội (social events), sự kiện thể thao (sporting events…). Theo mục đích, sự kiện bao gồm các loại như: Sự kiện xã hội/tư nhân, hội nghị, họp báo, các sự kiện khách hàng, meeting, sự kiện marketing và quảng bá (social/private event, convention, expositions, consumerevent meeting, promotional/ marketing event).
  • 18. 11 Theo nội dung và tính chất của các sự kiện, các lễ trao giải thưởng (award event); gây quỹ từ thiện (charity fundraisers); hội nghị (conferences), triển lãm (exhibitions); thời trang (fashion shows); hội chợ và lễ hội (fairs and festival); khai trương (grand openings); meeting, holiday event; giới thiệu sản phẩm (newproduct launches); hội thảo chuyên đề (seminars); triển lãm thương mại (trade shows) … Ngoài ra còn có nhiều cách phân chia khác, phụ thuộc vào mục đích và cách nhìn nhận của tác giả. Cũng có người chia thành event – in house và event – out door để nhấn mạnh về không gian tổ chức là ở trong phòng hay ở ngoài trời. Nói tóm lại, như đã trình bày ở phần trước, event là một khái niệm rất rộng, nội hàm của nó rất lớn. Nên việc tìm ra một khái niệm hay phân loại chuẩn là rất khó. Tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu sẽ có những cách phân chia tương ứng, song cách phân chia này chỉ mang tính tương đối. 1.1.3. Đặc trưng của du lịch sự kiện và khách du lịch sự kiện 1.1.3.1. Đ c trưng của du lịch sự kiện Sự kiện là hoạt động lập kế hoạch có tính hệ thống (systematic planing), hoạt động phát triển và marketing lễ hội và các sự kiện đặc biệt. Nói chung, các sự kiện (events) như là những sức mạnh thu hút khách du lịch, những xúc tác phát triển, những phương thức xây dựng hình ảnh tài nguyên công đồng và điểm đến du lịch. Đối tượng khách của loại hình du lịch sự kiện thường rất lớn, từ nhiều địa phương, quốc gia, khu vực khác nhau đến để tham gia sự kiện. Đặc biệt là những sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, khu vực thì nó sẽ thu hút được lượng khách đến tham gia sự kiện là rất lớn. Các sự kiện thường mang tính mùa vụ như: Festival Huế, Canaval Hạ Long, Bắn pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội trà Thái Nguyên, liên hoan du lịch Hà Nội… Đối tượng khách của du lịch sự kiện thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Họ đi du lịch với mục đích là tham gia vào không khí của các sự kiện tại điểm đến, tìm hiểu nét đặc sắc của phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương. Hoạt động sự kiện được khai thác kéo theo sự phát triển của một bộ phận lớn cộng đồng cư dân tại điểm đến. Vì khi một sự kiện được tổ chức sẽ tạo ra nhiều việc
  • 19. 12 làm cho người lao động, đồng thời trong dịp này mà số lượng hàng hóa sản phẩm tiêu thụ rất lớn. Đây là nguồn lợi nhuận đáng kể thu được từ hoạt động tổ chức du lịch sự kiện. Các loại hình sự kiện thường được tổ chức ở những nơi có điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Đây sẽ là yếu tố cơ bản để thu hút khách du lịch đến tham gia vào các sự kiện. Như đã trình bày ở trên, khái niệm sự kiện vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó việc đưa ra những đặc điểm chính xác, đó cũng là một vấn đề tương đối khó và cần một khoảng thời gian nghiên cứu khá dài. Vì vậy, mà đặc điểm của các sự kiện ở mỗi khía cạnh khác nhau lại có sự khác nhau nên trong quá trình tìm hiểu để đưa vào khai thác cần nghiên cứu kỹ lưỡng từng loại sự kiên để hoạt động tổ chức khai thác mang lại hiệu quả cao. 1.1.3.2. Khách du lịch sự kiện - Thường gồm nhiều quốc tịch, cũng có khi chỉ từ 1 quốc gia, song từ nhiều tổ chức khác nhau. - Thường tham gia với số lượng đông. - Thời gian ở lại địa phương, hoặc nước sở tại ngắn. Chương trình hoạt động bận rộn, chặt chẽ, đòi hỏi phải có cách thức tổ chức khoa học. - Có nhiều yêu cầu đón tiếp đặc biệt liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau, về nội dung làm việc, ăn ở, đi lại, đón tiếp. - Thường có biến động nhiều về số lượng và dịch vụ 1.1.4. Những yếu tố cấu thành du lịch sự kiện [23,tr.411- 412] 1.1.4.1. Các sự kiện văn h a lớn Là những sự kiên văn hóa lớn như ngày hội, lễ hội, sự kiện tôn giáo lớn của quốc gia, lễ kỷ niệm văn hóa…, do đó, có nhiều hình thức. Chúng tôi xem xét một số các hình thức phổ biến nhất, đặc biệt là những người mà thường liên quan đến chuyên nghiệp quản lý. Hầu hết các sự kiện tôn giáo, ngược lại, liên quan đến các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, các lễ hội tôn giáo được làm nổi bật, và nhiều nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và các yếu tố thế tục, chẳng hạn như tết thanh minh hoặc tiệc cưới.
  • 20. 13 1.1.4.2. Các sự kiện chính chính trị "Sự kiện chính trị và nhà nước" sự kiện này liên quan đến những người rất quan trọng (VIP) luôn thu hút nhiều sự chú ý, cũng như chính trị các cuộc biểu tình (biểu tình để hỗ trợ một nguyên nhân cụ thể) và mít tinh. Chính phủ các nước và các đảng chính trị tổ chức các hội nghị, lễ, và các chuyến thăm nhà nước cũng là những sự kiện thuộc loại này. 1.1.4.3. Các sự kiện quốc gia Đây là những sự kiện lớn của quốc gia liên quan đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc là để ghi nhớ những chiến thắng, nhưng nhìn chung gọi đây là loại sự kiện, một lễ tưởng niệm. Hầu hết các nước và cộng đồng có một số hình thức kỷ niệm lịch sử và di sản trong lịch hàng năm của họ. Thỉnh thoảng một kỷ niệm lớn nối dài, nhưng thông thường thì ngắn như ngày giành độc lập dân tộc chẳng hạn . 1.1.4.4. Các sự kiện giải trí và nghệ thuật Các sự kiện giải trí và nghệ thuật thường bao gồm các buổi triễn lãm (hội h a, đi u khắc, thủ công mỹ nghệ); biểu diễn (âm nhạc, m a, kịch, điện ảnh, kể chuyện, thơ, thường li n quan đến biểu diễn trước khán giả); giao lưu (không tách rời giữa biểu diễn và khán giả). 1.1.4.5. Các sự kiện kinh tế và xúc tiến thương mại Các sự kiện kinh tế và xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ, bao gồm: + Hội chợ - Một cuộc triển lãm (ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp, hàng hoá sản xuất, thường kèm theo cuộc thi khác nhau và vui chơi giải trí như trong một hội chợ nhà nước); triển lãm có thể được cạnh tranh vì giải thưởng. - Một cuộc triển lãm nhằm thông báo cho mọi người về một cơ hội sản phẩm, kinh doanh - Một sự kiện, thường vì lợi ích của một tổ chức từ thiện hoặc tổ chức nào, bao gồm cả giải trí và việc bán hàng hóa (còn gọi là chợ).
  • 21. 14 + Hội chợ Thế giới "Hội chợ Thế giới" có một ý nghĩa rất đặc biệt, xuất phát từ một thỏa thuận quốc tế trong năm 1928 và quy định của Văn phòng quốc tế des Expositions ở Paris. BIE đặt chính sách đấu thầu trên và giữ các hội chợ thế giới, thường được gọi là Exposé. Mục đích danh nghĩa của họ đã luôn luôn được giáo dục, đặc biệt chú ý đến tiến bộ công nghệ, nhưng một số tác giả có mô tả họ như các hội chợ tôn vinh (Benedict 1983) và các công cụ chính trị (Hall 1988). Hội chợ thế giới, phản ánh tầm quan trọng của họ trong kinh tế và các điều kiện xã hội và sự nổi tiếng của mình trong số những người yêu thích hội chợ. Cạnh tranh để lưu trữ chúng thường là khốc liệt, như các thành phố và các quốc gia nhìn thấy chúng như một cơ hội để thu hút sự chú ý và khách du lịch, thường trong buổi hòa nhạc với đổi mới đô thị hoặc quy hoạch phát triển khác. + Triển lãm (thương mại và tiêu d ng) Sandra Morrow (1997), trong cuốn sách The Art of the Show (sản xuất cho quốc tế Hiệp hội cho Exposition Quản lý -IAEM) nhấn mạnh mục đích cốt lõi của "thương mại" và "Người tiêu d ng" cho thấy, nói rằng họ "... cung cấp một thời điểm nhạy cảm, môi trường tiếp thị tạm thời nơi người mua đến với người bán. " "Ngày hội tiêu dùng" được mở cho công chúng, thường với một lệ phí tham gia, và chủ đề phổ biến là liên quan đến ô tô, du lịch và vui chơi giải trí, vật nuôi, thiết bị điện tử, làm vườn, nghệ thuật và hàng thủ công, hoặc khác sở thích. Các nhà sản xuất, thường là một công ty tư nhân, di chuyển chương trình từ nơi này đến nơi khác hàng năm trong bất cứ cộng đồng nào. Chủ sở hữu địa điểm cũng có thể sản xuất riêng của họ. Các nhà sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới tại các triển lãm, các nhà bán lẻ cố gắng để bán, và người tiêu d ng đang tìm kiếm cả ý tưởng và giải trí. "Triển lãm" này thường dành cho khách mời, dựa trên nhu cầu kinh doanh cụ thể hay hiệp hội thành viên. Các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp tham gia triển lãm tại các sự kiện đang cố gắng bán của họ sản phẩm và dịch vụ, hoặc ít nhất là cố gắng thông báo cho các khách hàng tiềm năng. Các loại phổ biến là công nghiệp, khoa học và kỹ thuật, hoặc chăm sóc sức khỏe. Nhiều bao gồm thuyết trình giáo dục hoặc hội thảo. Thường chúng được gắn với các công ước liên hệ, như khi các nhà
  • 22. 15 cung cấp để các ngành công nghiệp các sự kiện triển lãm tại một hội chợ thương mại gắn liền với các cuộc họp hiệp hội chuyên nghiệp. "Hội chợ thương mại quốc tế" là một sự kiện đặc biệt. Thông thường nhắm mục tiêu vào đối tượng toàn cầu hoặc đa quốc gia, và do đó thường được tổ chức ở các thành phố với sân bay và phòng triển lãm. + Hội nghị và hội thảo Các tập đoàn và hiệp hội sử dụng cuộc họp hoặc các nhà quản lý hội nghị để xử lý các đơn vị tham gia. Nhiều doanh nghiệp gặp gỡ kế hoạch tồn tại, một số trong đó đã mở rộng sang các sự kiện đặc biệt lĩnh vực. hách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị cũng có đội ngũ chuyên gia có công ăn việc làm bao gồm việc tiếp thị và lưu trữ các cuộc họp và các sự kiện khác. 1.1.4.6. Các sự kiện khoa h c và giáo d c Sự kiện trong thể loại này được tổ chức cho các mục đích khoa học và giáo dục, chẳng hạn như các hội thảo về đào tạo, về hợp tác khoa học... Họ thường xuyên được xử lý như các cuộc họp và công ước, nhưng mục tiêu của họ dẫn đến yêu cầu khác nhau. Sự kiện diễn giải được tổ chức để giáo dục khách tham quan theo cách của các chương trình sự kiện riêng biệt. 1.1.4.7. Các sự kiện cá nhân Các sự kiện cá nhân mặc d là những "sự kiện riêng tư" được tổ chức cho các cá nhân, gia đình và các nhóm xã hội, đặc biệt như các cầu thủ bóng đá, danh hài, ngôi sao điện ảnh hoặc âm nhạc. Những sự kiện này thường thu hút rất lớn 1 sự chú ý của khán giả và các cơ quan truyền thông. 1.1.5. Những điều kiện đế phát triển du lịch sự kiện 1.1.5.1. Vị trí và vai trò của chính quyền và nhân dân địa phương Du lịch sự kiện là một loại hình ra đời và phát triển muộn so với một số loại hình du lịch khác. Loại hình du lịch này được hình thành khi mà nhu cầu giao lưu, hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ được đẩy mạnh, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Để đảm bảo cho sự phát triển của du lịch sự kiện đòi hỏi mỗi điểm đến (một thành phố, một vùng, một quốc gia) phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên nhiều phương diện. Đó phải là
  • 23. 16 địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, xứng tầm với 1 trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục đào tạo… Đồng thời vị trí địa lý cũng phải thuận tiện cho sự giao lưu, hợp tác quốc tế trong và ngoài nước. Như vậy, địa phương mới có sức hút đối với các hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện mang tầm quốc tế. 1.1.5.2. Vai trò của nhà kinh doanh du lịch Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch, ở vị trí trung gian đưa khách đến với điểm đến. Du lịch sự kiện là loại hình du lịch với nguồn khách đến từ nhiều quốc gia, địa phương khác nhau, loại hình du lịch này đòi hỏi khá cao về sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng đội ngủ lao động. Do đó, doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ phối hợp để phát triển doanh nghiệp và du lịch địa phương 1.1.5.3. Vai trò của khách du lịch Khách du lịch là người tiêu thụ hay sử dụng sản phẩm du lịch. Cũng chính khách du lịch là người đặt ra các yêu cầu về mặt chất lượng đối với sản phẩm của địa phương hay doanh nghiệp. Sản phẩm có bán được hay không phụ thuộc vào việc nó có đáp ứng về mặt chất lượng mà khách du lịch đề ra hay không. Khách du lịch chính là trung tâm của doanh nghiệp, các điểm đến du lịch “hướng tới khách hàng” là triết lý sống còn của các doanh nghiệp nói riêng và các điểm đến du lịch nói chung. Để phát triển du lịch nói chung và du lịch sự kiện nói riêng, địa phương nên nghiên cứu tâm lý, nhân khẩu học, nhu cầu của khách...Từ đó sẽ khai thác sản phẩm “khách cần chứ không phải địa phương có”. 1.1.5.4. Yêu cầu về chất lượng dịch v và đội ngủ ph c v + Về chất lượng dịch vụ: Khách du lịch sự kiện thường có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ. Như vậy, chất lượng các dịch vụ cung cấp cho việc tổ chức các đoàn khách này được chú trọng hơn về cả hình thức lẫn nội dung nhằm đảm bảo những dịch vụ tốt nhất, cao cấp để thu hút là làm hài lòng khách. + Về nguồn nhân lực: Yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cũng cần có tính chuyên nghiệp và có chất lượng cao, đặc biệt chú trọng những nhận viên phục vụ có năng lực và phục vụ chuyên trong các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm…
  • 24. 17 1.1.5.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Sự kiện là 1 loai hình du lịch không chỉ nghỉ ngơi mà chủ yếu là hội họp kinh doanh, hội chợ, triển lãm, sự kiện, các đoàn khách thường rất đông có thể vài trăm, vài chục ngàn, vài trăm ngàn khách… có thể lớn hơn và yêu cầu cao nên để kinh doanh loại hình du lịch này cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật như: + Hệ thống giao thông, sân bay hiện đại + Hệ thống các khách sạn sang trọng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao, có trung tâm hội nghị hoặc phòng hội nghị có quy mô lớn và hiện đại + Trung tâm hội chợ, triễm lãm có khả năng tổ chức các hội chợ, triển lãm, sự kiện mang tầm quốc tế + Hệ thống các ngân hàng và các điểm dịch vụ ngoại tệ + Các phương tiện kỹ thuật hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ tối ưu cho các hội nghị, hội thảo. + Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, dịch vụ internet phát triển rộng với hệ thống ADSL băng thông rộng có thể liên lạc 24/24 giờ, phục vụ và tiếp đón các loại khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài theo loại hình du lịch này. 1.1.5.6. Các nhân tố về kinh tế, chính trị và xã hội + Nhân tố về kinh tế: Có nền kinh tế phát triển với đầy đủ các ngành nghề đặc biệt là các ngành nghề như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…, có thể phục vụ và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cao của khách sự kiện nói riêng và khách du lịch cũng như người dân nói chung. + Nhân tố về chính trị: Có nền chính trị hòa bình ổn định. Vấn đề an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đề cao. + Nhân tố về xã hội: Các vấn đề về xã hội được đảm bảo tốt, con người thân thiện, nhiệt tình và có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc. 1.1.5.7. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, khả năng kết hợp cao + Tài nguyên du lịch là yếu tố không thể thiếu để tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch và tạo nên sản phẩm du lịch của điểm đến. Du lịch sự kiện là 1 loại hình không đòi hỏi mức độ khai thác tài nguyên cao như các loại hình du lịch
  • 25. 18 khác. Tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện không có những yêu cầu nhất định về tài nguyên du lịch. Khách du lịch sự kiện là đối tượng khách đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương khác nhau, sự khác biệt về thiên nhiên, con người và văn hóa của nơi đến là những yếu tố hấp dẫn nhất định đối với du khách. Thực tế cho thấy, đối tượng khách sự kiện thường lựa chọn những nơi có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, có khả năng kết hợp để tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.  Như vậy có thể nói rằng nội dung và tiêu chí để đánh giá sự phát triển du lịch sự kiện cũng không nằm ngoài những nội dung trên. + Khách du lịch với du lịch sự kiện: Du lịch nói cung và du lịch sự kiện nói mang lại sự hài lòng cho du khách vì họ được trải qua một khoảng thời gian thú vị, được thỏa mãn các nhu cầu về giải trí, nghỉ ngơi, và trải nghiệm thông qua những sự kiện đặc trưng của mỗi điểm đến.... Đối với mỗi khách du lịch sẽ có những nhu cầu của riêng mình, do đó họ sẽ chọn những điểm du lịch khác nhau, cũng như các hoạt động khác nhau tùy theo sở thích, khả năng của họ trong chuyến đi du lịch. + Các đơn vị kinh doanh du lịch với du lịch sự kiện: Họ xem du lịch như là một cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng hàng hóa,dịch vụ cho du khách. Đặc biết là du lịch sự kiện Khách du lịch Chính quyền sở tại Cư dân địa phương Đơn vị kinh doanh du lịch Du lịch sự kiện
  • 26. 19 + Chính quyền sở tại với du lịch sự kiện: Du lịch sự kiện được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Những sự kiện mà chính quyền đó tổ chức càng mang tính đặc trưng địa phương bao nhiêu, thì số lượng khách đến và doanh thu, cũng như thương hiệu của địa phương đó càng được biết đến càng lớn. Chính quyền quan tâm đến số lượng công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập mà cư dân có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng như các khoản thuế nhận được từ hoạt động kinh doanh du lịch và từ khách du lịch. + Cộng đồng dân cư địa phương với du lịch sự kiện: Du lịch nói chung và du lịch sự kiện được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập cho họ nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hóa. Và thông qua du lịch con người có điều kiện để giao lưu với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên, cần phải quan tâm đến hiệu quả của sự giao lưu này vì hiệu quả đem lại có thể vừa có lợi vừa có hại. 1.1.6. Tác động của việc phát triển loại hình du lịch sự kiện 1.1.6.1. Tác động về m t văn h a – xã hội Các hoạt đông du lịch sự kiện diễn ra có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa xã hội của nơi tổ chức, trong đó có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Tác động rõ rệt nhất là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Khi hoạt động sự kiện diễn ra sẽ kéo theo số lượng khách du lịch tăng cao hơn nhiều so với bình thường, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, khối lượng công việc nhiều lên. Chính vì vậy các công ty, doanh nghiệp và lao động trong thời gian này có mức thu nhập rất cao. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2009, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động, trong đó có 262.200 lao động trực tiếp, chiếm 33,75% tổng số lao động, bao gồm lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch; lao động gián tiếp là 737.800 người, chiếm 66,25%, là đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch. “Ước tính đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch đạt khoảng trên 500.000 lao động.
  • 27. 20 Ngoài ra, cho dù du khách tham gia một loai hình nào đó trong du lịch sự kiện thì một yếu tố không thể thiếu được trong chuyến đi của khách đó là sự góp mặt của hệ thống các khách sạn cũng như các loại hình lưu trú khác. Các khách sạn này ngoài đảm bảo nhu cầu lưu trú của khách thì còn phải có khả năng đáp ứng các nhu cầu khác của khách liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của họ như phòng hội nghị, hội thảo được trang bị đầy đủ tiện nghi (bao gồm các thiết bị ánh sáng, âm thanh, màn chiếu…), các dịch vụ phục vụ khách thương gia tại khách sạn và thậm chí trong phòng khách (như dịch vụ điện thoại, thư ký, phiên dịch riêng, fax…). Thêm vào đó bộ phân phục vụ ăn uống trong khách sạn còn trực tiếp phục vụ các bữa tiệc, buổi chiêu đãi của các cơ quan, đoàn thể, Đảng và Nhà nước, góp phần đáng kể vào thành công trong công tác đối ngoại; đồng thời tạo cho khách giây phút thoải mái sau giờ làm việc, mở rộng và củng cố các mối quan hệ, tạo không khí thân mật, tự nhiên trong công việc làm ăn, từ đó giúp công việc thương lượng và ký kết hợp đồng với đối tác được thuận lợi hơn. Thông qua hoạt động tổ chức các sự kiện đặc biệt là các hội chợ triển lãm, các lễ hội cộng đồng… đã góp phần tạo dựng danh tiếng cộng đồng, hình ảnh của địa phương- nơi tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện được biết đến rộng rãi. Không những thế, các hoạt động du lịch sự kiện còn góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, làm tăng thêm sự gắn kết trong cộng đồng. Đến tham gia các hoạt động du lịch sự kiện là du khách từ nhiều vùng, quốc gia khác nhau trên thế giới. Do vậy, qua việc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện thì địa phương nơi tổ chức có điều kiện mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác. Bên cạnh đó, ngoài những tác động tích cực thì việc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện cũng đem lại nhiều những tác động tiêu cực. Các du khách từ nơi khác đến cũng du nhập thêm nhiều lối sống, hành vi xấu, điều này ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương. Điều này đã dẫn đến lối sống lạm dụng vật chất, phá vỡ trật tự xã hội của địa phương, từ đó gây ảnh hưởng đến hình ảnh của địa phương, làm mai một những vẻ đẹp vốn có của nó. Ngoài ra, lượng khách đến bất thường trong một thời gian diễn ra các hoạt động sự kiện là sự leo
  • 28. 21 thang của giá cả, dễ dẫn đến tình trang leo thang cục bộ. Trên thực tế, nhiều sự kiện thiên niên kỷ tổ chức vào đêm cuối 1999, để chào đón thiên niên kỷ mới không thành công là vì nguyên nhân này. Vào thời gian đó giá thuê phòng khách sạn, bar và các dịch vụ khác bị đẩy lên quá cao. Như thế, các nhà cung cấp dịch vụ phải trả thêm nhiều tiền vì giá cả tăng cao và phải thuê thêm nhiều nhân công làm việc ngoài giờ. Ảnh hưởng của việc tổ chức các sự kiện đến văn hóa xã hội còn được thể hiện giữa du khách và người dân địa phương. Theo thời gian, thái độ người dân sở tại đối với khách thay đổi từ tích cực sang tiêu cực. Khách du lịch đến tham dự các hội nghị, hội thảo, hội chợ, sự kiện…, đặc biệt là các lễ hội mang theo nhiều lối sống văn hóa khác đến địa phương. Điều này đôi khi gặp phải thái độ phán xét, không chấp nhận, nhiều khi còn tỏ rõ sự khó chịu, chống đối của cư dân địa phương. Những tác động tiêu cực do hoạt động tổ chức du lịch sự kiện đem lại cần phải được nhìn nhận đúng đắn, cụ thể để từ đó ban tổ chức phối hợp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư nơi tổ chức đưa ra các biện pháp hiệu quả, kịp thời đẩy lùi và giảm thiểu những tác động tiêu cực này. 1.1.6.2. Tác động đến môi trường Sự kiện là cách thức tuyệt vời để trưng bày những đặc tính độc đáo của môi trường đăng cai tổ chức. Hall (1989) đã chỉ ra rằng bán hình ảnh “sự kiện đánh dấu” bao gồm giới thiệu tài sản cố hữu của điểm đến, và trích dẫn việc sử dụng hình ảnh những bãi biển Perth, sông Swan và lịch sử Fremantle trong quảng cáo cho Cúp America, và nhấn mạnh đến sáng tạo môi trường phù hợp thẩm mỹ khi quảng cáo cảng Darling của Sydney. Nhiều nước đăng cai các sự kiện lớn đã làm rất tốt công tác nghiên cứu và bảo vệ hệ thống tự nhiên, môi trường như Úc, Singapore… Sau mỗi sự kiện lớn diễn ra, không những không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống mà còn mang lại cho du khách tham gia những ấn tượng tốt đẹp về quốc gia đăng cai sự kiện. Các điểm tổ chức nổi tiếng được quan tâm xây dựng, các di sản được trùng tu, nâng cấp tốt hơn.
  • 29. 22 Nhưng ngược lại, vấn đề môi trường cũng là một trong những điểm hạn chế, nó kìm hãm sự thành công của các sự kiện khác nhau tổ chức tại nhiều quốc gia. Việc lượng du khách quá đông khiến nhiều khi dẫn đến việc thu gom, xử lý rác thải không kịp thời, sự hủy loại cơ sở vật chất và môi trường tự nhiên, phá hoại di sản, lãng phí nguồn tài nguyên và tình trạng lộn xộn của cộng đồng địa phương. Lượng xe lưu thông quá đông trên đường xả ra nhiều khói xe và bụi đường, chưa kể đến tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra vào dịp diễn ra lễ hội và các sự kiện lớn. Chính vì thế, môi trường cần được dành sự quan tâm lớn nhất để bảo vệ. Ban tổ chức, nhà quản lý sự kiện nên cân nhắc cẩn thận những tác động của sự kiên đối với môi trường để tổ chức các sự kiên hấp dẫn mà không phá hủy môi trường tự nhiên. 1.1.6.3. Tác động về chính trị Nghiên cứu về tác động của sự kiện đến chính trị không thể quan sát trong thời gian ngắn mà cần phải xem xét nó trong quá trình diễn tiến của lịch sử. Thời đương đại, chính trị và những nhà chính trị là một phần quan trọng trong quản lý sự kiện. Kể từ khi hoàng đế La Mã khám phá ra sức mạnh của Đấu trường để làm lệch hướng sự chỉ trích và giảm bớt sự phổ biến, những nhà chính trị khôn ngoan đã để ý đến các sự kiện làm cho người dân vui thích và giữ vị trí quyền lực của họ. Count Niccolo Machiavelli, cố vấn cho Medicis vào thế kỷ XVI, đã nói về vấn đề này: “Một hoàng tử phải thể hiện bản thân là người yêu cái đẹp, đề cao những con người tài năng và danh dự, những người xuất chúng trong nghệ thuật… Bên cạnh đó, vào những thời điểm thuận tiện trong năm, anh ta lôi kéo mọi người vào các lễ hội và buổi biểu diễn; và khi tất cả các thành phố được chia thành những phường hội hoặc thành những tầng lớp, anh ta nên quan tâm đến tất cả các nhóm này, phải hòa mình cùng với họ ở bất cứ thời điểm nào, và đưa ra những ví dụ về hành động nhân đạo và tính hào phóng, tuy nhiên luôn giữ vẻ oai nghiêm về phẩm hạnh và không bao giờ được phép thất bại ở bất cứ nơi đâu.” Từ quan điểm đó mà trào lưu tổ chức các sự kiện lớn được các quốc gia quan tâm thường xuyên như thủ tướng Úc Robert Menzies đã tổ chức chuyến du lịch đến nước Úc Don Dunstan đã sử dụng lễ hội Adelaide để tạo nên hình ảnh Adelaide như
  • 30. 23 là “Athens của miền Nam”, và bản thân ông như một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng và tài năng; Syllayanne Atkinson sử dụng Expo 88 của Brisbane và những cuộc thi đăng cai Olympic kế tiếp để quảng cáo rùm beng hình ảnh thị trưởng của Bà. Neville Wran, cựu thủ hiến bang New South Wales và đồng nghiệp Laurie Brereton sử dụng việc xây dựng cảng Darling để tạo nên hình ảnh của New South Wales như một bang hướng tới phía trước; cựu thủ tướng Bob Hawke lập nên cúp America của Alan Bond. Và nối tiếp truyền thống vĩ đại, Jeff Kenneett, cựu thủ hiến bang Victoria, đã sử dụng chuỗi sử kiện bao gồm giải đua công thức 1 Australia Grand Prix, Cúp bóng bầu dục Bledisloe và cuộc thi đấu vòng loại Cup Golf Tổng Thống đã tạo nên một hình ảnh về bản thân ông như một người chiến thắng – và đối thủ cạnh tranh của ông, Bob Carr, thủ hiến bang New South Wales, là người thua cuộc trong cuộc đua về sự kiện. Thủ tướng John Howard biến lễ kỉ niệm 100 năm liên bang thành lợi nhuận cho chính phủ bằng cách phân phối các quỹ trợ cấp thông qua các thành viên nghị viện của liên bang tại địa phương. Các nhà chính trị lớn không nghi ngờ về vai trò của sự kiện trong tiến trình chính trị. Các chính phủ trên thế giới đã hiện thực hóa khả năng của sự kiện để nâng cao hình ảnh những nhà chính trị và các thành phố, các bang mà họ cai trị. Những sự kiện thu hút du khách đến thăm, và vì thế tạo ra lợi nhuận kinh tế và công ăn việc làm. Sự pha trộn hiệu nghiệm này đã đẩy nhà nước trở thành người chơi chính trong cuộc đua đăng cai tổ chức và dàn dựng những sự kiện quan trọng. Các sự kiện diễn ra có thể tạo gắn kết xã hội, tự tin và tự hào dân tộc. Ở đây, nó còn thể hiện sức mạnh chính trị và ảnh hưởng chính trị, không những thế tác động tích cực của sự kiện còn mang lại tình cảm hữu nghị hợp tác song phương, đa phương giữa các bên, các quốc gia, tạo hòa khí, hòa bình vững bền trên thế giới. Đó là lý do tại sao những sự kiện luôn phản chiếu và tác động qua lại với các thể chế và môi trường chính trị. 1.1.6.4. Tác động về m t kinh tế Các hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, các lễ hội cộng đồng… càng nổi tiếng, càng được thế giới biết đến rộng rãi thì càng thu hút được lượng khách lớn
  • 31. 24 đến tham dự. Việc tổ chức các hoạt động sự kiện mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng. Trước hết phải nói đến các khoản chi dùng của chính quyền, các nhà tài trợ cho các hoạt động này. Để các hoạt động sự kiện diễn ra thành công thì nơi tổ chức thường phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc… Nhờ vậy mà đã góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng khu vực - nơi tổ chức. Sự phát triển mạnh của ngành sự kiện đặc biệt và lễ hội là một phần của xu hướng kinh tế chung tách khỏi cơ sở sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp hướng tới nền kinh tế dựa trên cơ sở dịch vụ. Sự tiêu dùng của khách du lịch, đi lại nhiều, nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm và các dịch vụ liên quan đến du lịch, chỉ là một cách mà cộng đồng chủ nhà có thể thu lợi từ một sự kiện. Ngành công nghiệp xây dựng thường được thúc đẩy bởi nhu cầu có những cơ sở vật chất mới hoặc nâng cấp để tổ chức một sự kiên lớn. Việc làm và nền kinh tế địa phương tạm thời được đẩy mạnh do nhu cầu chi tiêu trong tổ chức một sự kiện. Vì thế toàn bộ các nghành kinh tế nhỏ phát triển bao quanh ngành công nghiệp sự kiện. Các hoạt động tổ chức sự kiện diễn ra, thu hút lượng khách du lịch lớn tới nơi tổ chức, nhu cầu tiêu d ng tăng lên. Ngoài việc mang lại các lợi ích về văn hóa – xã hội như mang lại nhiều cơ hội việc làm thì doanh thu về du lịch cũng tăng lên do nhu cầu về các dịch vụ của du khách tăng. Đó là những lợi ích về kinh tế mà hoạt động này mang lại. Mức độ độc đáo, hấp dẫn của các cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm, lễ hội cộng đồng… tỉ lệ thuận với lượng du khách đến tham quan, đăc biệt là các khách phương xa, khách quốc tế. Olimpic Atlanta cung cấp du khách từ khắp nơi trên thế giới và doanh thu cho kỳ Olimpic năm 1966 là 2 tỷ USD. Lễ hội tháng 10 ở Đức, là lễ hội bia lớn nhất nước Đức và cả thế giới. Riêng năm 2005 đã thu hút sự tham gia của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Số bia tiêu thụ vào dịp lễ hội năm 2005 là khoảng 6,1 triệu lít bia, chiếm khoảng 30% tổng lượng bia của nước này sản xuất trong năm đó. Theo thống kê, trong dịp lễ này tuy chỉ kéo dài trong 17 ngày nhưng sự tiêu thụ của khách viếng thăm đã mang lại cho thành phố Munich trong năm 2005 khoảng 449 triệu Euro, thêm vào đó là khoảng 205 triệu Euro mà họ đã chi vào việc mua sắm hàng lưu niệm và trả tiền taxi. Do
  • 32. 25 thu hút được lượng khách lớn từ xa đến nên cơ sở lưu trú, các khách sạn cũng thu nhập thêm khoảng 301 triệu Euro. Nhưng không phải hoạt động tổ chức sự kiện nào cũng mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Đã từng có những sự kiện bị thua lỗ. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là kỳ thi Olimpic tại Motreal năm 1972 đã bị thua lỗ hơn 2 tỷ USD. Chính vì lẽ đó mà các chính phủ, các nhà nước và các đơn vị tài trợ phải cân nhắc tính toán kỹ trong việc tổ chức các hoạt động sự kiện để vừa có lợi nhuận cao vừa đảm bảo được tính bền vững. Hạn chế lớn thường xuyên diễn ra là do số lượng khách đến quá đông trong cùng một thời điểm gây ra tình trạng lạm phát cục bộ, hay giá cả hàng hóa tăng cao nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương. Chính phủ và chính quyền đia phương cũng cần phối hợp với nhau để tìm ra biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn này. 1.1.6.5. Tác động tới kinh doanh thương mại Các hoạt động sự kiện có thể mang lại cho cộng đồng những khám phá về khả năng tiềm ẩn của mình. Tham gia các hoạt động này là du khách rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả các chuyên gia, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư… Đặc biệt với các hoạt động như: hội nghị, hội thảo, triễn lãm, hội chợ thì có khách tham dự là các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp. Họ tham dự sự kiện với mục đích tìm kiếm thị trường và cơ hội làm ăn mới, cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Đây là cơ hội mang lại cho cộng đồng đầu từ về kinh tế, tài chính, du lịch mới. Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban tổ chức, số lượng các đơn vị, doanh nghiệp và cả số lượng khách quốc tế tham gia vào các cuộc hội nghị hội thảo, hội chợ, triển lãm… ngày càng tăng và theo đó các dự án đầu tư, hoạt động liên kết trong nhiều lĩnh vực thương mại cũng gặt hái nhiều những thành công và có tính ổn định. Bên cạnh đó thì hoạt động tổ chức sự kiện sẽ kéo theo một lượng lớn giới truyền thông, báo chí, phóng viên … và du khách đến tham dự. Ngoài ra, hoạt động tổ chức sự kiện còn có tác động biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước. Phần lớn đối tượng khách đến tham dự hội nghị, hội thảo, triển lãm là những du khách quốc tế. Do vậy, khi họ đến tham dự họ sẽ mang nguồn
  • 33. 26 ngoại tệ lớn vào đất nước - nơi tổ chức các hoạt động sự kiện. Chính vì điều này mà sẽ làm tăng thêm nguồn ngoại tệ cho điểm đến. 1.1.6.6. Tác động tới kinh doanh du lịch Có thể nói rằng du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động tổ chức các loại sự kiện. Nhà nước ngày càng muốn biến du lịch thành ngành công nghiệp phát triển có khả năng phân phối lợi nhuận kinh tế và tạo công ăn việc làm. Những sự kiện được xem như chất xúc tác để thu hút khách du lịch và tăng thời gian ở lại cũng như chi tiêu của họ. Một điều quan trọng là các hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng… thường được tổ chức vào những thời điểm không phải là mùa du lịch khi công ty hàng không và nhà cung cấp nơi nghỉ du thừa khả năng phục vụ. Ví du như: Hội chợ Top Resa tại Pháp, Road Show tại Sydney, Lion, Melbourne, Nice, Lễ hội m a đông tại Quebec Canada hay lễ hội tuyết quốc tế ở Nhật Bản. Lợi nhuận kinh tế được bổ sung khi khách du lịch sử dụng những gì mà cơ sở hạ tầng du lịch vẫn chưa được sử dụng hết. Getz (1997) cho rằng cách thức mà sự kiện có thể khắc phục mùa hoạt động bằng cách tập trung vốn vào “bất cứ những gì hấp dẫn của tự nhiên trong mùa không phải du lịch, như thể thao mùa đông đối với thể thao mùa hè, mùa thực phầm và sản vật, phong cảnh hoặc đời sống hoang dã ở những địa phương khác nhau và dưới những điều kiện đang thay đổi”. Ông cũng lưu ý rằng “ở nhiều điểm đến, cư dân thích m a vắng khách cho lễ kỷ niệm của riêng họ, và những người này đã cung cấp những sự kiện xác thực hơn đối với khách du lịch”. Sự kiện có thể mang đến tính thời sự, sự sảng khoái và thay đổi; tất cả những điều đó duy trì mối quan tâm địa phương đến điểm đến và đề cao sự hấp dẫn của nó đối với khách du lịch. Các điểm du lịch và công viên giải trí kết hợp với các sự kiện như thành tốc chủ chốt trong những chương trình giới thiệu sản phẩm. Từ đó làm phong phú kinh nghiệp du lịch của du khách. Khách du lịch đến nhiều sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận thu được từ các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống, tham quan. Đây là lợi ích trực tiếp đối với ngành du lịch. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc… chuẩn bị cho các hoạt động tổ chức sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với ngành du lịch. Các cơ
  • 34. 27 sở kinh doanh các dịch vụ phải chú trọng đầu tư nâng cấp phòng ốc, trang thiết bị phục vụ khách. Như vậy, chất lượng của các cơ sở cung ứng sẽ tăng lên, tạo được sự hài lòng của du khách và thu hút được nhiều khách đến tham gia kể cả khi các hoạt động này đã kết thúc. Một lợi ích gián tiếp, vô hình nhưng lại đặc biệt quan trọng đó là vai trò khuếch trương, định vị và tạo dựng thương hiệu của nơi tổ chức, đơn vị tổ chức. Chúng dường như cũng xem là công cụ tạo hình ảnh, đánh bóng điểm đến, đưa địa điểm đó vào thị trường và cung cấp những lợi thế tiếp thị cạnh tranh. Lợi ích này không thể quy ra tiền nhưng có tác dụng rất lớn và lâu dài đối với ngành du lịch - một ngành kinhh doanh dịch vụ. Đối với ngành du lịch, hoạt động tổ chức sự kiện là một cơ hội tốt để quảng cáo hiệu quả và thể hiện các giá trị hấp dẫn của nơi tổ chức. Các hoạt động này diễn ra không chỉ thu hút khách du lịch vào thời điểm tổ chứ sự kiện mà còn thông qua đó tạo dựng được niềm tin của khách đối với điểm đến. Từ niềm yêu thích của du khách đối với các hoạt động tổ chức sự kiện để họ mong muốn được quay trở lại nơi diễn ra các hoạt động này chính là một mục đích mà ngành du lịch muốn hướng tới. 1.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ Đến nay, chưa có một tài liệu nào cho biết chắc chắn rằng hoạt động tổ chức sự kiện xuất hiện trên thế giới lần đầu tiên vào thời gian nào, chỉ biết rằng nền tảng của tổ chức sự kiện đã được bộc lộ từ thời chiếm hữu nô lệ. Đến nay hoạt động này đã trở nên quen thuộc đối với mỗi quốc gia, được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt, vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia… Loại hình du lịch sự kiện từ lâu đã phát triển ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ bởi sự phát triển nhanh, mạnh về du lịch, các dịch vụ hoàn hảo, khả năng cung ứng cao. Nhưng gần đây, bối cảnh thế giới đang có những biến chuyển sâu sắc về kinh tế - xã hội, tính năng động và nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á, xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh ở những vùng này. Trong bối cảnh đó loại hình du lịch sự kiện đã dần chuyển sang các nước Châu Á -
  • 35. 28 Thái Bình Dương. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan là hai quốc gia có loại hình du lịch sự kiện phát triển hơn so với các nước còn lại. 1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở một số nước 1.2.1.1. Singapore - thị trường du lịch sự kiện lớn nhất Đông Nam Á Đất nước Singapore với tổng diện tích chỉ 716 km2 và có rất ít danh lam thắng cảnh tự nhiên. Năm 2014, chỉ tính riêng doanh thu từ ngành du lịch, khách sạn tại Singapore đạt 20,3 tỷ SGD. Số lượng khách du lịch đến Singapore không ngừng tăng lên trong những năm qua (năm 2000: 7,7 triệu lượt, năm 2014: 13,3 triệu lượt). Mục tiêu đến vào năm 2024, Singapore sẽ đón tiếp khoảng 18,8 triệu lượt khách du lịch người nước ngoài tới thăm đảo quốc sư tử này và doanh thu từ ngành du lịch, khách sạn dự kiến đạt 31,8 tỷ SGD. Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức triển lãm và hội nghị hàng đầu tại châu Á. Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo và những điểm tham quan thu hút khách đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành trung tâm giao thương quan trọng của khu vực. Từ sân bay quốc tế Changi, có thể bay đến các thành phố lớn của châu Á trong vòng 6 giờ, và chỉ mất hơn 3 giờ bay để đến các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á. Có khoảng 81 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại sân bay này với tần suất 4.300 chuyến tuần. [33] Sân bay quốc tế Changi vừa đưa vào hoạt động nhà ga thứ 3 với diện tích xây dựng trên 380.000m2 . C ng với hai nhà ga cũ, sân bay Changi có thể đón 70 triệu lượt khách mỗi năm. Chính phủ Singapore cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà ga nữa nhằm khai thác tối đa công suất đón khách của sân bay này. Là trung tâm tài chính và kinh tế của khu vực, hàng năm Singapore tổ chức hàng ngàn sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo và triển lãm với quy mô lớn, thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới. Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên đến hàng ngàn người như Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec
  • 36. 29 Singapore, Trung tâm thương mại quốc tế (WTC), Singapore Expo, Marina Bay, đảo du lịch Sentosa… Suntec Singapore nằm trong khu trung tâm của Marina Bay, nơi có khoảng 700 công ty đang hoạt động. hu vực này thu hút hơn 2 triệu lượt khách mỗi tháng. Trên diện tích khoảng 75.000m2 của Suntec Singapore, có một phòng họp đa chức năng rộng 12.000m2 , một phòng dành cho triển lãm có diện tích tương đương c ng với 5.200 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn, 1.000 gian hàng bán lẻ, 300 nhà hàng phục vụ ăn uống và 6 trung tâm mua sắm nhằm phục vụ cho những sự kiện lớn diễn ra ở đây. Singapore Expo, nằm cạnh sân bay quốc tế Changi, là nơi tổ chức những sự kiện như triển lãm và hội nghị vào loại lớn nhất trong khu vực. Với diện tích xây dựng trên 60.000m2 , hàng năm nơi đây diễn ra khoảng hơn 400 sự kiện và thu hút trung bình khoảng 6 triệu du khách. Trung tâm thương mại quốc tế Singapore (the World Trade Center) mỗi năm tổ chức khoảng 200 sự kiện quốc tế lớn và thu hút khoảng 5 triệu du khách. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ đón khoảng 100 triệu khách đến đây làm ăn cũng như khách du lịch MICE vào năm 2015, tăng hơn 40% so với năm 2002. Điều này lý giải tại sao Singapore đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho những dự án lớn để phát triển du lịch. 1.2.1.2. MICE - Mô hình phát triển ngành du lịch Thái Lan Một trong những hướng đi được Thái Lan xác định nhằm nhanh chóng đưa ngành du lịch nước này thoát khỏi quãng thời gian ảm đạm và mang lại nguồn doanh thu lớn, đó là phát triển MICE. MICE - tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; triển lãm. MICE là loại hình du lịch tổng hợp kết hợp công tác tổ chức và cơ sở hạ tầng. Khách hàng MICE vừa tham gia hội thảo, hội nghị, các sự kiện lớn... vừa có cơ hội du lịch, tham quan, giải trí. Việc phát triển MICE mang lại lợi nhuận cho du lịch, thương mại và một loạt các ngành dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, hàng không... Lượng khách hưởng dịch vụ MICE có khả năng chi tiêu cao gấp từ bốn đến sáu lần so với khách du lịch đơn thuần.
  • 37. 30 Ở Thái Lan, du lịch MICE tăng trưởng trung bình từ 15% - 20%/ năm. Trong lĩnh vực MICE, du lịch kết hợp với hội họp và khen thưởng của các công ty quốc tế chiếm tỉ lệ cao nhất, gần 41,1%; tiếp đó các cuộc họp của các hiệp hội quốc tế chiếm 36,9% và triển lãm thương mại quốc tế chiếm khoảng 22%. Năm 2011 du lịch MICE Thái Lan tạo ra doanh thu 55 tỷ bạt (khoảng 1,75 tỷ USD) và dự kiến năm 2012 sẽ tăng lên đạt 57,6 tỷ bạt (khoảng 1,84 tỷ USD). [36] Tiềm năng của Thái Lan trong việc phát triển du lịch MICE là rất lớn với 10 trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại. Hệ thống 6 sân bay quốc tế và mạng lưới đường sắt cao tốc trải dọc đất nước dự kiến sắp hoàn thành và dẫn trực tiếp đến các tuyến đường sắt Côn Minh – Singapore, Thái Lan có cơ hội trở thành trung tâm tuyến giao thông Bắc – Nam và hành lang Đông – Tây của khu vực ASEAN. Thêm vào đó, Thái Lan nằm ở trung tâm khu vực ASEAN+6, nơi chiếm một nửa dân số thế giới với 3.296 triệu người. 1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở trong nước Ở Việt Nam, các loại hình du lịch sự kiện tương đối phong phú và đa dạng, nhưng để tổ chức khai thác phục vụ cho du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hoạt động tổ chức du lịch sự kiện mang lại rất nhiều lợi ích. Khi một sự kiện được tổ chức sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu và củng cố niềm tin đối với khách hàng. Các công ty, doanh nghiệp coi việc tổ chức sự kiện như một trong những yếu tố then chốt trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm, xây dựng trong chiến dịch quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu và gia tăng độ thâm nhập thị trường. Nhận thức được tác động tích cực của nó, hoạt động tổ chức các loại hình sự kiện ở nước ta ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển với tốc độ rất nhanh. Trong vài năm trở lại đây Việt Nam đã chứng minh tiềm năng của mình qua việc tích cực đăng cai tổ chức, và tổ chức thành công những sự kiện lớn như Sea Game 22 năm 2003; Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM 5) năm 2004; Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC tháng 11 năm 2006; Hoa hậu trái đất năm 2007 (Nha Trang); Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008 (Nha Trang); Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013; Hoa hậu quý bà
  • 38. 31 Thế giới năm 2009 (Vũng Tàu) đã thu hút được một số lượng lớn khách du lịch tham gia. Tiêu biểu là Sea Game 22 được đánh giá là một sự kiện đánh giá mình với thế giới. Việc đầu tư cho Sea Game là khoản đầu tư cho tương lai hơn là một sự kiện chỉ xảy ra một lần. Việc này sẽ quảng bá hình ảnh Việt Nam là một nơi an toàn và hiếu khách”. Những điều này chứng tỏ một điều rằng Việt Nam có thể tổ chức và tổ chức thành công các sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế. Hiện nay, hoạt động tổ chức khai thác loại hình sự kiện cho du lịch là một hướng khai thác mới đầy tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam. Sự kiện là thị trường được đánh giá là tạo doanh thu lớn cho ngành là tạo doanh thu lớn cho ngành du lịch một số nước nhớ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao. Chi tiêu của họ không chỉ ở trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị. Theo một số liệu nghiên cứu cho thấy, một du khách chi một đồng khi họ tham dự vào một yếu tố nào đó của sự kiện thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở các nước phát triển, còn ở các nước kém phát triển thì mức chi tiêu này cao hơn là 25 đồng ở bên ngoài. Đây thực sự là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác và hướng vào để đẩy mạnh ngành du lịch quốc gia. Với sự phong phú và đa dạng của các loại hình sự kiện là một trong những điều kiện thuận lợi để hình thành nên một ngành kinh doanh mới, mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành nên các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh các loại hình sự kiện. Năm 2007 được xem là năm “b ng nổ” du lịch sự kiện tại Việt Nam, các công ty du lịch hàng đầu đều chú trọng khai thác loại hình du lịch mới này và bước đầu đã có lợi nhuận đáng kể. Nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá nếu được đầu tư đúng mức thì Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh của Singapore, trung tâm thu hút du lịch sự kiện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Hai điểm đến nổi bật thu hút khách du lịch sự kiện hiện nay là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, đây là 2 trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa lớn của cả nước với các loại hình dịch vụ và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể để đón nguồn khách sự kiện. Trong bối cảnh tình hình an ninh tại một số điểm du lịch nổi tiếng của khu vực chưa ổn định, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện
  • 39. 32 trong mắt du khách quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại, đầu tư với nhiều nước trên thế giới, là thành viên khối ASEAN, APEC và gần đây là tổ chức Thương mại WTO. Cho nên hàng năm có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm… diễn ra thúc đẩy ngành kinh doanh các loại hình sự kiện phát triển. Những năm gần đây, có khá nhiều đoàn khách hội nghị, hội thảo của các tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam. Các loại hình sự kiện rất phong phú và đa dạng nhưng hiện nay việc khai thác các loại hình này cho du lịch chưa thực sự phát triển. Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là đẩy mạnh phát triển các loại hình sự kiện cho du lịch, giúp các hoạt động tổ chức các loại hình sự kiện ở nước ta đi vào con đường chuyên nghiệp hóa và tạo ra hàng loạt dịch vụ giá trị gia tăng nhờ vào du lịch. Qua đó, có thể đưa Việt Nam trở thành điểm đến thực sự của du lịch sự kiện. 1.2.2.1. Du lịch sự kiện ở Hà Nội Hà Nội với vị thế là thủ đô, là địa phương đi đầu trong viêc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện. Trong những năm qua, Hà Nội được bình chọn là một trong những thành phố du lịch tốt nhất châu Á và 3 trong số 10 thành phố ẩm thực ngon nhất thế giới; là thành phố hội tụ nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đậm chất văn hóa, cơ sở vật chất tiềm năng. Mặt khác, Hà Nội là nơi tập trung lớn các đại sứ quán và các cơ quan chính phủ, rất nhiều hội nghị, hội thảo, các sự kiện sẽ được tổ chức tại thủ đô và đó là cơ hội kinh doanh lớn cho địa phương. Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Du lịch), doanh thu từ du lịch sự kiện chiếm khoảng 30-35% tổng doanh thu toàn ngành du lịch Hà Nội. Lợi nhuận thu được từ du lịch này gấp 6 lần du lịch thông thường. Sau những thành công của việc tổ chức các sự kiệm APEC, đặc biệt là Đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, thì Hà Nội đã dần tạo lập nên 1 thương hiệu du lịch sự kiện riêng cho mình. Giá phòng, dịch vụ của các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội hiện nay đã tăng trung bình từ 10-25% so với cùng kỳ năm trước. Các khách sạn cao cấp 5 sao ở Hà Nội cũng luôn đạt công suất phòng 85-90% do có đông đảo doanh nhân nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư và tham dự các hội nghị quốc tế. Hầu hết phòng họp, hội nghị của các khách sạn này đều được sử dụng với công suất cao. Hà Nội
  • 40. 33 đang có lợi thế rất lớn về điểm đến mới thân thiện, đồng thời chất lượng các loại hình dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể khiến các công ty tổ chức du lịch sự kiện nước ngoài tìm đến Việt Nam. 1.2.2.2. Du lịch sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và là đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức Liên hợp Quốc xếp vào loại đô thị lớn nhất thế giới trong thế kỷ XXI. Thời gian qua, khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng 15% năm. Năm 2014, tổng thu du lịch thành phố bao gồm cả lữ hành, khách sạn, nhà hàng ước đạt 86.000 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu du lịch Việt Nam. Với việc cải thiện và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hiện nay thành phố có một hệ thống khách sạn 4-5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế: Sheraton, Saigon Hotel & Tower, Caravelle, Sofitel Plaza, New World, Renaissance Reverside, Equatorial, Legend Sai gon, Duxton, Rex, Majestic… có khả năng cung cấp các phòng họp đạt tiêu chuẩn cao với sức chứa từ 300 đến 800 chỗ c ng các phương tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ hội nghị, hội thảo, sự kiện. Ngoài ra, hệ thống siêu thị Diamond Plaza, Thương xá Tax, Zen Plaza, trung tâm thương mại Saigontourist… ở trung tâm thành phố rất thuận tiện cho việc mua sắm cũng như các điểm tham quan nghỉ dưỡng. Ngoài những hội chợ và triển lãm như Trung Tâm Hội chợ & Triển Lãm Sài Gòn – SECC, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị khai trương các hội nghị triển lãm khác mang tầm cỡ khu vực và quốc tế… Thành phố cũng tập trung kêu gọi và đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp từ 4-5 sao tiêu chuẩn quốc tế. ngay tại các khu trung tâm để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. 1.2.2.3. Du lịch sự kiện tại Nha Trang - Khánh Hòa Nha Trang – hánh Hòa là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong cả nước. Nha Trang nằm trên trục quốc lộ 1A, trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ của Tây Nguyên xuống v ng đồng bằng sông Cửu Long qua quốc lộ 26. Hơn nữa tỉnh còn có đường bờ biển dài 385 km c ng hàng trăm đảo lớn nhỏ đang được đưa vào khai thác để phục vụ nhu cầu du lịch nói chung và du lịch sự kiện nói riêng.