SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 32
 Danh tính: Vốn họ Lý, tên Quỳnh, tự: Bá Ngọc,
đạo hiệu “Thuần Dương Tử”, lại có đạo hiệu
“Hồi Đạo Nhân”, người đời gọi là “Lữ Tổ”.
 Năm sinh: Sinh ngày 14 - 04 năm Trinh
Nguyên thứ 10 thời Đường Đức Tông (796)
 Nơi sinh: Tại huyện Thừa Lạc - Phổ Châu -
Quan Tây (nay thuộc Huyện Vĩnh Lạc - Tỉnh Sơn
Tây).
 Cha tên Lý Nhượng, từng giữ chức Thích sử ở
Hải Châu
TIỂU SỬ
 Lúc Lữ Tổ lên ba, thiền sư Mã Tổ từng đến phủ họ
Lý, nói với Lý Nhượng rằng: “Con ông tướng mạo phi
phàm, vượt ngoài phong trần, ngày sau gặp “Lô” thì
ở, gặp “Chung” thì mở, cần khắc ghi trong lòng”.
 Truyền thuyết kể rằng khi Lữ Tổ giáng sinh, mùi
hương lạ ngào ngạt tỏa đầy nhà, mây tím bao quanh
bầu trời.
 Sau khi lớn khôn, tướng mạo khôi ngô tuấn tú, bản
chất đôn hậu lương thiện, mắt phụng soi thấu người,
hai hàng lông mày tợ tóc mai, mũi thẳng, thân hình
vạm vỡ như ngọc như ngà.
TIỂU SỬ
 Năm 19 tuổi đậu Tú tài
 21 tuổi cưới vợ họ Kim, sau này sinh 4 người con
tên là: Cam - Mỹ - Phong - Sung
 26 tuổi đậu Cử nhân
 33 tuổi lên kinh thi hội, không đậu, trải qua mười
năm đèn sách, dùi mài kinh sử, lại đi thi, vẫn
không đậu. Ba năm sau lần thứ ba đi thi, lại thất
bại.
LỮ TỔ GẶP CHUNG LY TIÊN ÔNG
 Trong lúc vô cùng chán nản, tại quán rượu ở
Trường An gặp Chung Ly Quyền Tiên Ông.
Ngài sực nhớ phụ thân từng kể về thiền sư Mã Tổ,
người nói “gặp Chung thì mở”, mở, ý nói mở rộng
cửa đạo, vậy Chung Ly Tiên Ông há chẳng phải là
thầy Ngài ư?
 Vì thế ngày hôm sau đi bái phỏng Chung Ly Tiên
Ông, vừa bước vào cửa trông thấy người đang nấu
cơm gạo vàng (huỳnh lương). Thoáng chốc, Lữ Tổ
tựa như bị thôi miên, ngáp liên tục.
GIẤC MỘNG HUỲNH LƯƠNG
 Chung Ly Tiên Ông nói: “Ta có chiếc gối như ý,
ông ngủ trên gối, sẽ có giấc mộng như ý”, quả
nhiên chìm sâu trong giấc mộng đẹp:
 Thi đỗ Trạng nguyên, được công chúa kén làm
chồng, thăng chức Tể tướng, đang hưởng trọn
vinh hoa phú quý, lại dính líu vào bè cánh phản
loạn, khiến hoàng đế phẫn nộ, bắt giam giao cho
Tam tư trị tội
 Chú thích: Tam tư: Thời Đường, quan chuyên trách thẩm tra định
mức án phạt tù gọi là Tam tư.
GIẤC MỘNG HUỲNH LƯƠNG
 Gia sản tiêu tan, vợ con ly tán, bạn bè quyến
thuộc xa lánh, bị đày đến Lĩnh Ngoại, là vùng
biên giới hoang vu, trơ trọi một mình, sống cảnh
thê lương quanh năm gió tuyết, than rằng tạo
hóa trêu ngươi mà tỉnh mộng.
 Giấc mơ 50 năm, cơm gạo vàng còn chưa chín,
bao nỗi niềm thương cảm đan xen nhau, chỉ
mong theo Chung Ly Tiên Ông tu đạo.
 Nhưng Chung Ly Tiên Ông nói Ngài ý chí chưa
kiên định, phải đợi một thời gian sau, mới có thể
nhập đạo, rồi phiêu diêu ẩn trong làn khói biến
mất.
10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA
CHUNG LY TIÊN ÔNG
 Về sau Chung Ly Tiên Ông khảo nghiệm Ngài 10
lần:
 Khảo nghiệm lần thứ nhất: Lữ Tổ từ bên
ngoài trở về nhà, toàn bộ người nhà đều bệnh
chết, Ngài cho rằng “sống chết có số” - “khó
thoát khỏi kiếp nạn”, và không âu sầu bi thương
quá mức, chỉ chuẩn bị lễ an táng thật long trọng,
đột nhiên toàn bộ người chết đều sống lại, Ngài
cũng không lấy là lạ.
10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA
CHUNG LY TIÊN ÔNG
 Khảo nghiệm lần thứ hai: Lữ Tổ ra chợ bán
hàng, có người đã thỏa thuận xong giá tiền, khi
đưa tiền lại chỉ trả một nửa, Lữ Tổ chẳng những
không với họ đôi co, ngược lại còn đem hàng hóa
biếu cho người đến gây sự vô lý.
 Khảo nghiệm lần thứ ba: Có kẻ ăn mày đến
xin tiền, sau khi Lữ Tổ biếu hắn rất nhiều hàng
hóa, ấy vậy vẫn tham cầu không chán, quyết
không đi, Lữ Tổ vẫn niềm nở đón tiếp, sau đó
tặng rất nhiều đồ quý giá, hắn mới mỉm cười cáo
từ.
10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA
CHUNG LY TIÊN ÔNG
 Khảo nghiệm lần thứ thứ tư: Trong lúc Lữ Tổ ngồi
thiền, bỗng dưng thấy mình biến thành người chăn
dê, bất chợt một con mãnh hổ đuổi bắt đàn dê, Lữ Tổ
nhanh chóng lùa đàn dê xuống núi, lấy thân chặn con
hổ, con hổ nhe nanh múa vuốt giả dạng muốn vồ xé,
gầm thét một hồi rồi quay đầu bỏ chạy.
 Khảo nghiệm lần thứ năm: Lữ Tổ đang trong núi
dốc sức nghiên cứu kinh điển, đột nhiên có một thiếu
nữ xinh đẹp tuổi khoảng 17 - 18, bảo rằng lạc đường,
xin ngủ nhờ một đêm. Đêm đó thiếu nữ trổ hết ngón
nghề để quyến rũ, Lữ Tổ vẫn không động lòng phàm.
10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA
CHUNG LY TIÊN ÔNG
 Khảo nghiệm lần thứ sáu: Khi Lữ Tổ trở về nhà thì
phát hiện toàn bộ tài sản đều bị cướp sạch, thế nhưng
trong lòng không hoang mang vẫn như thường ngày
xuống ruộng canh tác, trong lúc cày bừa bỗng phát
hiện mười mấy thỏi vàng ròng, vẫn thản nhiên không
lộ vẻ vui mừng, không lấy thỏi vàng nào, mau chóng
chôn xuống đất trở lại.
 Khảo nghiệm lần thứ bảy: Lữ Tổ mua một cái
nghiên mực bằng đồng, sau khi mài mực mới biết cái
nghiên này làm bằng vàng, bèn vội vã tìm người bán
đổi lại.
10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA
CHUNG LY TIÊN ÔNG
 Khảo nghiệm lần thứ tám: Có một vị đạo sĩ bán
thuốc bảo rằng: “Uống thuốc này lập tức sẽ chết ngay,
song kiếp sau nhất định sẽ thành đạo”, Lữ Tổ mua về
uống, vẫn bình yên vô sự.
 Khảo nghiệm lần thứ chín: Lữ Tổ cùng mọi người
ngồi trên một chiếc thuyền, trong phút chốc sóng gió
gầm thét dữ dội, từng đợt sóng cuồn cuộn dâng cao,
chiếc thuyền tợ như sắp lật nhào, Lữ Tổ vẫn bình thản
ngồi ngay ngắn nét mặt không biến sắc.
10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA
CHUNG LY TIÊN ÔNG
 Khảo nghiệm lần thứ mười: Khi Lữ Tổ tĩnh tọa
(ngồi trong trạng thái tĩnh lặng), trông thấy nhiều hình
thù quỷ quái độc ác nhe răng thè lưỡi như muốn nuốt
chửng lấy mình, Lữ Tổ muốn cầm dao tự sát, để đền
trả nợ sinh mệnh cho bọn chúng, đột nhiên trong
không trung có tiếng hét thật lớn rung chuyển cả đất
trời, quỷ quái liền tan biến.
 Lữ Tổ lấy làm lạ, trông thấy một người vỗ tay cười
lớn, hóa ra là Chung Ly Quyền Tiên Ông.
CHỈ ĐÁ THÀNH VÀNG
 Người nói: “Ông tuy thông qua 10 lần khảo nghiệm,
song công đức chưa viên mãn, phải tu ba nghìn thiện
hạnh. Hiện ta dạy ông thuật chỉ đá thành vàng, nhằm
hỗ trợ ông sớm ngày đạt thành”.
 Lữ Tổ hỏi: “Con chỉ đá thành vàng, phải chăng mai
này vàng vẫn trở về dạng vật chất ban đầu?”.
 Tiên ông đáp: “Sau 500 năm, mới biến trở lại thành
đá”.
 Lữ Tổ nói: “Vậy con không học, bởi lẽ sẽ gây hại cho
người sở hữu nó ở 500 năm sau”.
CHỈ ĐÁ THÀNH VÀNG
 Tiên Ông nói: “Tâm niệm thiện này của ông, đủ để
thay thế ba nghìn thiện hạnh”,
 Bèn dẫn Lữ Tổ đến Chung Nam Sơn trên đỉnh Hạc
Đỉnh, truyền thụ cho Ngài thuật phân hợp âm dương.
Lữ tổ thành tâm tu luyện, tiến bộ thần tốc. Sau hai
năm mới trở về Sơn Tây, đoàn tụ với vợ con.
NHẬT NGUYỆT GIAO HÒA
 Khi Lữ Tổ rời Chung Nam Sơn đã cùng Chung Ly Tiên
Ông giao ước: “10 năm sau gặp nhau tại Động Đình
Hồ”.
 Sau 10 năm Lữ Tổ đi đến lầu Nhạc Dương trên bờ hồ
Động Đình, Chung Ly Tiên Ông quả nhiên cũng đến
đó, liền dẫn Ngài đi bái kiến Tổ Sư của mình là Khổ
Trúc Chân Quân, Chân Quân truyền cho Lữ Tổ “Phép
nhật nguyệt giao hòa”.
 Từ đó thầy trò vân du bốn phương, lưu lại hơn một
nửa dấu tích tại các danh lam thắng cảnh ở phía nam
Trường Giang, đặc biệt là Lô Sơn, đây là nơi trú ngụ
lâu nhất, bởi thiền sư Mã Tổ chỉ điểm Ngài “gặp Lô thì
ở”.
ĐẮC KIẾM PHÁP CHÂN TRUYỀN
 Bấy giờ Huỳnh Long Chân Nhân trú tại Lô Sơn, Lữ Tổ
theo người học “Thiên độn kiếm pháp”. Lữ Tổ đắc được
kiếm pháp chân truyền, nên thường mang kiếm trên
người, trong thơ văn cũng thường đề cập đến việc này,
như:
“Dạo khắp thiên hạ suốt nửa ngày
Không cần cưỡi phụng với cưỡi rồng
Bỗng kiếm thần múa lượn vờn bay
Chấn động Chung Nam đỉnh chon von”.
ĐẮC KIẾM PHÁP CHÂN TRUYỀN
“Núi đông bờ đông chợt gặp nhau
Siết tay căn dặn lời tợ chuông
Học xong kiếm thuật Ngài về đâu
Thấy giao long bèn chém giao long”.
 Lữ Tổ từng miêu tả trong văn chương bảo kiếm của
Ngài không chém đầu người mà chỉ chém thói tham lam
sân hận - yêu thích ham muốn - phiền não. Thật ra sự
lấy bỏ - liên tục và gián đoạn trong tâm, sao lại phải
dùng vật bên ngoài? Nên bảo kiếm chỉ tượng trưng cho
sự quả quyết - sắc bén tựa như kiếm mà thôi.
LÁNH NẠN
 Thời Đường Hy Tông, Huỳnh Sào làm loạn, Lữ Tổ dẫn
phu nhân đến hang động trong núi lánh nạn, trong hang
động có hai lối ra, nên lấy chữ “Lữ (呂)” làm họ, “Đỗng
Tân (洞賓)” là tên (ngụ ý trong hang động đón tiếp
khách quý).
 Năm Lữ Tổ 83 tuổi, phu nhân qua đời, Ngài trong hang
động giữ mộ 3 năm, sau đó ra khỏi hang động, tiếp tục
thay trời hành đạo - độ hóa chúng sinh.
CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG
 Sau hai mươi mấy năm, tức Lữ Tổ hơn trăm tuổi, Ngài
đến núi Huỳnh Long thuộc địa phận Võ Xương, gặp
thiền sư Huỳnh Long.
 Thiền sư Huỳnh Long truyền thụ cho Ngài bí quyết
cửa thiền chánh pháp nhãn tàng, mới khiến Ngài từ
cảnh giới Thần Tiên thăng lên Bồ tát đạo.
CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG
 Năm đó thầy trò trải qua ấn tâm, là một đoạn giai thoại
trong cửa thiền:
 Một ngày nọ, Lữ Tổ vân du đến chùa Hải Hội ở Lô Sơn,
vừa đề xong bài kệ lên trên bức tường tại lầu chuông, đi
ngang núi Huỳnh Long, trông thấy mây tím cuốn nghi
ngút thành chiếc lọng, biết rằng có dị nhân, bèn nghĩ
phải vào chùa bái kiến, đúng lúc khi ấy thiền sư Huỳnh
Long đăng đàn thuyết pháp, liền đi vào ngồi cùng mọi
người nghe pháp.
 Thiền sư Huỳnh Long vỗ vào đầu cái bốp, nói: “Hôm nay
có người đến trộm pháp, lão tăng không còn hứng thú
giảng tiếp”.
CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG
 Lữ Tổ bước ra hành lễ, khiêm tốn hỏi hòa thượng: “Sao
gọi là [trong một hạt gạo chứa cả thế giới, trong nửa lít
gạo nấu núi sông?]”,
 Thiền sư Huỳnh Long trêu ngài “ông đang giữ thây ma
này!”. “Sao trong túi lại tự có thuốc trường sinh bất tử!”,
“tuy trải qua tám vạn kiếp, con người vẫn không chết!”,
lời nói của thiền sư Huỳnh Long không ngoài ý này: Cho
dù Ngài sống đến mấy tỷ năm, cuối cùng cũng khó
tránh khỏi cái chết, ngay cả sau khi chết về đâu cũng
chẳng biết!
CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG
 Lữ Tổ nín lặng không nói, thế nhưng lộ vẻ không vui
chưa thật sự cảm phục, bèn nghĩ cách thử pháp lực của
thiền sư, Ngài rút bảo kiếm ra, nói: “Thanh bảo kiếm
này của ta là linh kiếm, bần đạo có thể điều khiển thanh
kiếm này bất cứ lúc nào, gọi nó ra khỏi vỏ kiếm nó liền
bay ra, gọi nó chui vào vỏ kiếm nó liền bay vào”.
 “Đã là linh vật, thiết nghĩ nó sẽ nghe mệnh lệnh của
người có đạo vậy ông hãy thử trước đi”, Lữ Tổ lệnh cho
bảo kiếm “bay ra khỏi vỏ kiếm”, quả nhiên nó liền bay
thẳng đến trụ rồng Phật điện, cắm trên mắt rồng.
 Thiền sư chỉ vào bảo kiếm, nói: “Ta nhận thấy thanh
kiếm này chỉ có thể bay ra, chứ chẳng thể chui trở vào
vỏ kiếm”.
CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG
 Lữ Tổ liền ra lệnh cho bảo kiếm lập tức “chui vào vỏ”, nó
không chuyển động. Ngài biết thiền sư Huỳnh Long đạo
pháp cao thâm, liền cầu xin chỉ điểm.
 Thiền sư thấy Ngài rất có lòng thành, bèn nói: “Đã từng
nghe nửa lít gạo nấu núi sông, làm thế nào trong một
hạt gạo lại chứa cả thế giới?”,
 Lữ Tổ đốn ngộ huyền cơ, làm kệ tỏ rõ chí hướng:
“Vứt cái gáo đập nát cây đàn
Nay không luyện thủy ngân trộn vàng
Từ khi nghe Huỳnh Long điểm khai
Mới biết năm ấy dụng tâm sai”.
HỌC ĐẠO TẠI NÚI HUỲNH SƠN
 Từ đó tại núi Huỳnh Long sớm tối với thiền sư học đạo,
quán thông dung hợp tinh hoa của đạo Phật, trước tác
“Kim Cương Kinh Trực Giải” lưu truyền cho tới ngày
nay.
 Lữ Tổ viết các thể loại văn chương khác cũng rất nổi tiếng,
như: Thánh Đức Thiên - Chỉ Huyền Thiên - Trung
Hiếu Khóa - Ngọc Xu Kinh Tán, đều muốn lòng người
trở nên chân chánh - khôi phục thuần phong mỹ tục, là
những quyển kinh sách chấn hưng đất nước vô cùng quý
giá.
 Khoảng 120 tuổi, tại Võ Xương - Hoàng Hạc Lâu hóa thành
cầu vòng (còn có một thuyết khác bảo rằng: Tại bậc tam
cấp của tòa lầu hóa thành nhiều màu sắc rực rỡ), thăng
BỒ TÁT HẠNH
 Hơn một nghìn năm trước, không ngừng xuất hiện dấu
tích của Lữ Tổ, lời nguyện của Ngài y như lời nguyện
của đức Quan Thế Âm Bồ Tát ----- “Độ tận chúng sinh
mới thành Phật”, hóa thân tại cõi nhân gian hiển hóa, tế
thế cứu dân.
 Sự tích Lữ Tổ độ hóa người đời nhiều vô số kể, viết
thành những dòng văn chương súc tích sâu lắng khiến
người đời cảm động khôn nguôi đơn cử như “Hoàng
Hạc Lâu” và hai chương “Tam Hí Bạch Mẫu Đơn”,
mang đến món ăn tinh thần rất bổ ích cho người đọc.
HOÀNG HẠC LÂU
 Lữ Tổ vân du đến vùng phụ cận Nhạc Dương Lâu, tại
ngã tư đường tặng thuốc trị bệnh, giảng về nhân quả,
suốt mấy ngày liền không thấy người nào có thiện căn.
 Ngài thất vọng đi đến bên sông, trông thấy một luồng
thiện khí, vốn phát ra từ một quán trọ, biết rằng bên
trong quán trọ có thiện tâm nhân sĩ. Quả nhiên ông chủ
quán trọ là người trung hậu thật thà, ông luôn ân cần
tiếp đãi khách, đặc biệt đối với Lữ Tổ càng hết lòng
cung kính.
HOÀNG HẠC LÂU
 Lữ Tổ trú tại quán trọ mấy tháng, không trả tiền, ông
vẫn tiếp đãi nồng hậu. Lúc rảnh rỗi thỉnh giáo Lữ Tổ
giảng giải việc tu đạo, lúc Lữ Tổ sắp từ biệt nói với ông
rằng: “Ta được ông tiếp đãi hết sức nồng hậu, cũng
chẳng có gì đền đáp, chỉ đem chút tài mọn vẽ lên tường
khiến nó bớt trống trải”.
 Lữ Tổ nói xong, bèn vẽ một con hạc vàng lên tường, lại
nói: “Con hạc vàng này ta đã ban tâm linh cho nó, khi
bọn cường hào ác bá đến gây sự, nó liền bay xuống xua
đuổi bọn chúng: Ngày thường gọi nó một tiếng, nó liền
nhảy múa mang lại niềm vui cho khách”.
HOÀNG HẠC LÂU
 Sau vài tháng, Lữ Tổ trở lại, thấy khách khứa trong
quán ngồi chật kín, họ đến đây chỉ để thưởng thức con
hạc vàng nhảy múa những bước điệu nghệ. Ngài chỉ con
hạc vàng, nói: “Này hạc, hãy theo ta trở về!”, hạc vàng
liền bay đến bên cạnh Lữ Tổ, sau khi Lữ Tổ bay vào
không trung, ông chủ đầy thiện tâm này, vì báo đáp ân
huệ của Lữ Tổ, bèn tại Hồ Bắc - phía tây Võ Xương xây
một tòa lầu hùng vĩ đặt tên là “Hoàng Hạc Lâu”.
TAM HÍ BẠCH MẪU ĐƠN
 Ngày kia, Lữ Tổ đến Hồ Nam, phía trước quán rượu
Phụng Hoàng, đột nhiên nghe tiếng ẩu đả la hét, chỉ
thấy một người thư sinh bị đám người say rượu đánh tới
tấp
 Ngài nhanh chóng bước lên phía trước giải vây, vị thư
sinh khóc òa, nói: “Vợ chưa cưới của tôi tên Bạch Mẫu
Đơn, hiền thục xinh đẹp thông minh, bởi cha mẹ cô
không có tiền trả nợ, chủ nợ bèn cưỡng bức cô đến
quán rượu. Tôi định đưa cô ta trở về, chủ quán bảo tôi
phải trả một số tiền quá lớn, tôi là thư sinh nghèo, lấy
đâu ra tiền để chuộc thân cho cô?
TAM HÍ BẠCH MẪU ĐƠN
 Lữ Tổ có lòng cứu Bạch Mẫu Đơn thoát khỏi hầm lửa,
song chẳng biết cô có bằng lòng được cứu giúp không,
nên hóa thân làm một công tử con nhà quyền quý.
 Ngày thứ nhất chỉ đích danh Bạch Mẫu Đơn ra hầu rượu,
lấy tiền vàng cám dỗ cô, cô nhất quyết từ chối. Ngày
thứ hai dùng lời ngon ngọt, lời lẽ ngọt như mật, cám dỗ
bằng mọi cách, cô cũng không chút động lòng. Ngày thứ
ba dùng thủ đoạn cứng rắn, vô cớ khép tội cô, cô thà
chết chứ không nghe theo. Lữ Tổ giả vờ thẹn quá hóa
giận, dùng sức tát vào má cô, Bạch Mẫu Đơn vốn là cô
nương môi đỏ răng trắng, mắt biếc má hồng, nay biến
thành môi thâm răng rụng, mắt lồi má hóp dung mạo
xấu xí trông rất kinh tởm.
TAM HÍ BẠCH MẪU ĐƠN
 Từ đó chẳng còn ai kêu Bạch Mẫu Đơn ra hầu rượu,
thế nên chồng chưa cưới của cô chỉ tốn ít tiền đã có
thể chuộc thân cô về. Lữ Tổ lại đến nhà họ, ban một
viên thuốc cho Bạch Mẫu Đơn uống, lập tức hồi phục
diện mạo như xưa. Hai người thật hạnh phúc khi
được Lữ Tổ chủ trì hôn lễ kết thành nhân duyên mỹ
mãn.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHPhát Nhất Tuệ Viên
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngHoàng Lý Quốc
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênHoàng Lý Quốc
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcVàng Cao Thanh
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpPhát Nhất Tuệ Viên
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng Lý Quốc
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Hoàng Lý Quốc
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuHoàng Lý Quốc
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1Hoàng Lý Quốc
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênHoàng Lý Quốc
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngHoàng Lý Quốc
 

La actualidad más candente (20)

Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
 
15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen LucNghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
 
Kinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụngKinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụng
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểu
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
 
Nhân gian du ký
Nhân gian du kýNhân gian du ký
Nhân gian du ký
 
Tìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạoTìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạo
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiên
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
 

Similar a Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện

10 mẩu truyện thiền
10 mẩu truyện thiền10 mẩu truyện thiền
10 mẩu truyện thiềnfree lance
 
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)Phật Ngôn
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuHung Duong
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámPhật Ngôn
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửLinh Hoàng
 
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soanCao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soanHung Duong
 
địA ngục a_tỳ_du_ký
địA ngục a_tỳ_du_kýđịA ngục a_tỳ_du_ký
địA ngục a_tỳ_du_kýlyquochoang
 
Hậu hắc học hoặc mặt dày tâm đen
Hậu hắc học hoặc mặt dày tâm đenHậu hắc học hoặc mặt dày tâm đen
Hậu hắc học hoặc mặt dày tâm đendung191981
 
Hoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoa Bien
 
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyệnĐặng Phương Nam
 
Truyen nhuc bo doan hoi 18
Truyen nhuc bo doan hoi 18Truyen nhuc bo doan hoi 18
Truyen nhuc bo doan hoi 18truyentranh
 
CÀN LONG DU GIANG NAM_ phần 1_hồi 1-hồi 20
CÀN LONG DU GIANG NAM_ phần 1_hồi 1-hồi 20CÀN LONG DU GIANG NAM_ phần 1_hồi 1-hồi 20
CÀN LONG DU GIANG NAM_ phần 1_hồi 1-hồi 20vinhbinh2010
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Phật Ngôn
 

Similar a Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện (20)

10 mẩu truyện thiền
10 mẩu truyện thiền10 mẩu truyện thiền
10 mẩu truyện thiền
 
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
 
Daoduckinh
DaoduckinhDaoduckinh
Daoduckinh
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
 
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soanCao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
 
Hue menhkinh
Hue menhkinhHue menhkinh
Hue menhkinh
 
địA ngục a_tỳ_du_ký
địA ngục a_tỳ_du_kýđịA ngục a_tỳ_du_ký
địA ngục a_tỳ_du_ký
 
Nhặt tuệ tập 2
Nhặt tuệ   tập 2Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ tập 2
 
Hậu hắc học hoặc mặt dày tâm đen
Hậu hắc học hoặc mặt dày tâm đenHậu hắc học hoặc mặt dày tâm đen
Hậu hắc học hoặc mặt dày tâm đen
 
Hoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien tts
 
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
Truyen nhuc bo doan hoi 18
Truyen nhuc bo doan hoi 18Truyen nhuc bo doan hoi 18
Truyen nhuc bo doan hoi 18
 
di lặc.docx
di lặc.docxdi lặc.docx
di lặc.docx
 
Luân hồi du kí
Luân hồi du kíLuân hồi du kí
Luân hồi du kí
 
Tây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác ChỉTây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác Chỉ
 
CÀN LONG DU GIANG NAM_ phần 1_hồi 1-hồi 20
CÀN LONG DU GIANG NAM_ phần 1_hồi 1-hồi 20CÀN LONG DU GIANG NAM_ phần 1_hồi 1-hồi 20
CÀN LONG DU GIANG NAM_ phần 1_hồi 1-hồi 20
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 

Más de Phát Nhất Tuệ Viên

Más de Phát Nhất Tuệ Viên (13)

KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
 
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường MalaysiaNhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
 
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪHIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Ma To Cau Dao
Ma To Cau DaoMa To Cau Dao
Ma To Cau Dao
 
Cau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket DuyenCau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket Duyen
 
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu HuanSu Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
 
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du KýNguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
 
Kinh Di Lặc
Kinh Di LặcKinh Di Lặc
Kinh Di Lặc
 
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
 

Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện

  • 1.
  • 2.  Danh tính: Vốn họ Lý, tên Quỳnh, tự: Bá Ngọc, đạo hiệu “Thuần Dương Tử”, lại có đạo hiệu “Hồi Đạo Nhân”, người đời gọi là “Lữ Tổ”.  Năm sinh: Sinh ngày 14 - 04 năm Trinh Nguyên thứ 10 thời Đường Đức Tông (796)  Nơi sinh: Tại huyện Thừa Lạc - Phổ Châu - Quan Tây (nay thuộc Huyện Vĩnh Lạc - Tỉnh Sơn Tây).  Cha tên Lý Nhượng, từng giữ chức Thích sử ở Hải Châu
  • 3. TIỂU SỬ  Lúc Lữ Tổ lên ba, thiền sư Mã Tổ từng đến phủ họ Lý, nói với Lý Nhượng rằng: “Con ông tướng mạo phi phàm, vượt ngoài phong trần, ngày sau gặp “Lô” thì ở, gặp “Chung” thì mở, cần khắc ghi trong lòng”.  Truyền thuyết kể rằng khi Lữ Tổ giáng sinh, mùi hương lạ ngào ngạt tỏa đầy nhà, mây tím bao quanh bầu trời.  Sau khi lớn khôn, tướng mạo khôi ngô tuấn tú, bản chất đôn hậu lương thiện, mắt phụng soi thấu người, hai hàng lông mày tợ tóc mai, mũi thẳng, thân hình vạm vỡ như ngọc như ngà.
  • 4. TIỂU SỬ  Năm 19 tuổi đậu Tú tài  21 tuổi cưới vợ họ Kim, sau này sinh 4 người con tên là: Cam - Mỹ - Phong - Sung  26 tuổi đậu Cử nhân  33 tuổi lên kinh thi hội, không đậu, trải qua mười năm đèn sách, dùi mài kinh sử, lại đi thi, vẫn không đậu. Ba năm sau lần thứ ba đi thi, lại thất bại.
  • 5. LỮ TỔ GẶP CHUNG LY TIÊN ÔNG  Trong lúc vô cùng chán nản, tại quán rượu ở Trường An gặp Chung Ly Quyền Tiên Ông. Ngài sực nhớ phụ thân từng kể về thiền sư Mã Tổ, người nói “gặp Chung thì mở”, mở, ý nói mở rộng cửa đạo, vậy Chung Ly Tiên Ông há chẳng phải là thầy Ngài ư?  Vì thế ngày hôm sau đi bái phỏng Chung Ly Tiên Ông, vừa bước vào cửa trông thấy người đang nấu cơm gạo vàng (huỳnh lương). Thoáng chốc, Lữ Tổ tựa như bị thôi miên, ngáp liên tục.
  • 6. GIẤC MỘNG HUỲNH LƯƠNG  Chung Ly Tiên Ông nói: “Ta có chiếc gối như ý, ông ngủ trên gối, sẽ có giấc mộng như ý”, quả nhiên chìm sâu trong giấc mộng đẹp:  Thi đỗ Trạng nguyên, được công chúa kén làm chồng, thăng chức Tể tướng, đang hưởng trọn vinh hoa phú quý, lại dính líu vào bè cánh phản loạn, khiến hoàng đế phẫn nộ, bắt giam giao cho Tam tư trị tội  Chú thích: Tam tư: Thời Đường, quan chuyên trách thẩm tra định mức án phạt tù gọi là Tam tư.
  • 7. GIẤC MỘNG HUỲNH LƯƠNG  Gia sản tiêu tan, vợ con ly tán, bạn bè quyến thuộc xa lánh, bị đày đến Lĩnh Ngoại, là vùng biên giới hoang vu, trơ trọi một mình, sống cảnh thê lương quanh năm gió tuyết, than rằng tạo hóa trêu ngươi mà tỉnh mộng.  Giấc mơ 50 năm, cơm gạo vàng còn chưa chín, bao nỗi niềm thương cảm đan xen nhau, chỉ mong theo Chung Ly Tiên Ông tu đạo.  Nhưng Chung Ly Tiên Ông nói Ngài ý chí chưa kiên định, phải đợi một thời gian sau, mới có thể nhập đạo, rồi phiêu diêu ẩn trong làn khói biến mất.
  • 8. 10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA CHUNG LY TIÊN ÔNG  Về sau Chung Ly Tiên Ông khảo nghiệm Ngài 10 lần:  Khảo nghiệm lần thứ nhất: Lữ Tổ từ bên ngoài trở về nhà, toàn bộ người nhà đều bệnh chết, Ngài cho rằng “sống chết có số” - “khó thoát khỏi kiếp nạn”, và không âu sầu bi thương quá mức, chỉ chuẩn bị lễ an táng thật long trọng, đột nhiên toàn bộ người chết đều sống lại, Ngài cũng không lấy là lạ.
  • 9. 10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA CHUNG LY TIÊN ÔNG  Khảo nghiệm lần thứ hai: Lữ Tổ ra chợ bán hàng, có người đã thỏa thuận xong giá tiền, khi đưa tiền lại chỉ trả một nửa, Lữ Tổ chẳng những không với họ đôi co, ngược lại còn đem hàng hóa biếu cho người đến gây sự vô lý.  Khảo nghiệm lần thứ ba: Có kẻ ăn mày đến xin tiền, sau khi Lữ Tổ biếu hắn rất nhiều hàng hóa, ấy vậy vẫn tham cầu không chán, quyết không đi, Lữ Tổ vẫn niềm nở đón tiếp, sau đó tặng rất nhiều đồ quý giá, hắn mới mỉm cười cáo từ.
  • 10. 10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA CHUNG LY TIÊN ÔNG  Khảo nghiệm lần thứ thứ tư: Trong lúc Lữ Tổ ngồi thiền, bỗng dưng thấy mình biến thành người chăn dê, bất chợt một con mãnh hổ đuổi bắt đàn dê, Lữ Tổ nhanh chóng lùa đàn dê xuống núi, lấy thân chặn con hổ, con hổ nhe nanh múa vuốt giả dạng muốn vồ xé, gầm thét một hồi rồi quay đầu bỏ chạy.  Khảo nghiệm lần thứ năm: Lữ Tổ đang trong núi dốc sức nghiên cứu kinh điển, đột nhiên có một thiếu nữ xinh đẹp tuổi khoảng 17 - 18, bảo rằng lạc đường, xin ngủ nhờ một đêm. Đêm đó thiếu nữ trổ hết ngón nghề để quyến rũ, Lữ Tổ vẫn không động lòng phàm.
  • 11. 10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA CHUNG LY TIÊN ÔNG  Khảo nghiệm lần thứ sáu: Khi Lữ Tổ trở về nhà thì phát hiện toàn bộ tài sản đều bị cướp sạch, thế nhưng trong lòng không hoang mang vẫn như thường ngày xuống ruộng canh tác, trong lúc cày bừa bỗng phát hiện mười mấy thỏi vàng ròng, vẫn thản nhiên không lộ vẻ vui mừng, không lấy thỏi vàng nào, mau chóng chôn xuống đất trở lại.  Khảo nghiệm lần thứ bảy: Lữ Tổ mua một cái nghiên mực bằng đồng, sau khi mài mực mới biết cái nghiên này làm bằng vàng, bèn vội vã tìm người bán đổi lại.
  • 12. 10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA CHUNG LY TIÊN ÔNG  Khảo nghiệm lần thứ tám: Có một vị đạo sĩ bán thuốc bảo rằng: “Uống thuốc này lập tức sẽ chết ngay, song kiếp sau nhất định sẽ thành đạo”, Lữ Tổ mua về uống, vẫn bình yên vô sự.  Khảo nghiệm lần thứ chín: Lữ Tổ cùng mọi người ngồi trên một chiếc thuyền, trong phút chốc sóng gió gầm thét dữ dội, từng đợt sóng cuồn cuộn dâng cao, chiếc thuyền tợ như sắp lật nhào, Lữ Tổ vẫn bình thản ngồi ngay ngắn nét mặt không biến sắc.
  • 13. 10 LẦN KHẢO NGHIỆM CỦA CHUNG LY TIÊN ÔNG  Khảo nghiệm lần thứ mười: Khi Lữ Tổ tĩnh tọa (ngồi trong trạng thái tĩnh lặng), trông thấy nhiều hình thù quỷ quái độc ác nhe răng thè lưỡi như muốn nuốt chửng lấy mình, Lữ Tổ muốn cầm dao tự sát, để đền trả nợ sinh mệnh cho bọn chúng, đột nhiên trong không trung có tiếng hét thật lớn rung chuyển cả đất trời, quỷ quái liền tan biến.  Lữ Tổ lấy làm lạ, trông thấy một người vỗ tay cười lớn, hóa ra là Chung Ly Quyền Tiên Ông.
  • 14. CHỈ ĐÁ THÀNH VÀNG  Người nói: “Ông tuy thông qua 10 lần khảo nghiệm, song công đức chưa viên mãn, phải tu ba nghìn thiện hạnh. Hiện ta dạy ông thuật chỉ đá thành vàng, nhằm hỗ trợ ông sớm ngày đạt thành”.  Lữ Tổ hỏi: “Con chỉ đá thành vàng, phải chăng mai này vàng vẫn trở về dạng vật chất ban đầu?”.  Tiên ông đáp: “Sau 500 năm, mới biến trở lại thành đá”.  Lữ Tổ nói: “Vậy con không học, bởi lẽ sẽ gây hại cho người sở hữu nó ở 500 năm sau”.
  • 15. CHỈ ĐÁ THÀNH VÀNG  Tiên Ông nói: “Tâm niệm thiện này của ông, đủ để thay thế ba nghìn thiện hạnh”,  Bèn dẫn Lữ Tổ đến Chung Nam Sơn trên đỉnh Hạc Đỉnh, truyền thụ cho Ngài thuật phân hợp âm dương. Lữ tổ thành tâm tu luyện, tiến bộ thần tốc. Sau hai năm mới trở về Sơn Tây, đoàn tụ với vợ con.
  • 16. NHẬT NGUYỆT GIAO HÒA  Khi Lữ Tổ rời Chung Nam Sơn đã cùng Chung Ly Tiên Ông giao ước: “10 năm sau gặp nhau tại Động Đình Hồ”.  Sau 10 năm Lữ Tổ đi đến lầu Nhạc Dương trên bờ hồ Động Đình, Chung Ly Tiên Ông quả nhiên cũng đến đó, liền dẫn Ngài đi bái kiến Tổ Sư của mình là Khổ Trúc Chân Quân, Chân Quân truyền cho Lữ Tổ “Phép nhật nguyệt giao hòa”.  Từ đó thầy trò vân du bốn phương, lưu lại hơn một nửa dấu tích tại các danh lam thắng cảnh ở phía nam Trường Giang, đặc biệt là Lô Sơn, đây là nơi trú ngụ lâu nhất, bởi thiền sư Mã Tổ chỉ điểm Ngài “gặp Lô thì ở”.
  • 17. ĐẮC KIẾM PHÁP CHÂN TRUYỀN  Bấy giờ Huỳnh Long Chân Nhân trú tại Lô Sơn, Lữ Tổ theo người học “Thiên độn kiếm pháp”. Lữ Tổ đắc được kiếm pháp chân truyền, nên thường mang kiếm trên người, trong thơ văn cũng thường đề cập đến việc này, như: “Dạo khắp thiên hạ suốt nửa ngày Không cần cưỡi phụng với cưỡi rồng Bỗng kiếm thần múa lượn vờn bay Chấn động Chung Nam đỉnh chon von”.
  • 18. ĐẮC KIẾM PHÁP CHÂN TRUYỀN “Núi đông bờ đông chợt gặp nhau Siết tay căn dặn lời tợ chuông Học xong kiếm thuật Ngài về đâu Thấy giao long bèn chém giao long”.  Lữ Tổ từng miêu tả trong văn chương bảo kiếm của Ngài không chém đầu người mà chỉ chém thói tham lam sân hận - yêu thích ham muốn - phiền não. Thật ra sự lấy bỏ - liên tục và gián đoạn trong tâm, sao lại phải dùng vật bên ngoài? Nên bảo kiếm chỉ tượng trưng cho sự quả quyết - sắc bén tựa như kiếm mà thôi.
  • 19. LÁNH NẠN  Thời Đường Hy Tông, Huỳnh Sào làm loạn, Lữ Tổ dẫn phu nhân đến hang động trong núi lánh nạn, trong hang động có hai lối ra, nên lấy chữ “Lữ (呂)” làm họ, “Đỗng Tân (洞賓)” là tên (ngụ ý trong hang động đón tiếp khách quý).  Năm Lữ Tổ 83 tuổi, phu nhân qua đời, Ngài trong hang động giữ mộ 3 năm, sau đó ra khỏi hang động, tiếp tục thay trời hành đạo - độ hóa chúng sinh.
  • 20. CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG  Sau hai mươi mấy năm, tức Lữ Tổ hơn trăm tuổi, Ngài đến núi Huỳnh Long thuộc địa phận Võ Xương, gặp thiền sư Huỳnh Long.  Thiền sư Huỳnh Long truyền thụ cho Ngài bí quyết cửa thiền chánh pháp nhãn tàng, mới khiến Ngài từ cảnh giới Thần Tiên thăng lên Bồ tát đạo.
  • 21. CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG  Năm đó thầy trò trải qua ấn tâm, là một đoạn giai thoại trong cửa thiền:  Một ngày nọ, Lữ Tổ vân du đến chùa Hải Hội ở Lô Sơn, vừa đề xong bài kệ lên trên bức tường tại lầu chuông, đi ngang núi Huỳnh Long, trông thấy mây tím cuốn nghi ngút thành chiếc lọng, biết rằng có dị nhân, bèn nghĩ phải vào chùa bái kiến, đúng lúc khi ấy thiền sư Huỳnh Long đăng đàn thuyết pháp, liền đi vào ngồi cùng mọi người nghe pháp.  Thiền sư Huỳnh Long vỗ vào đầu cái bốp, nói: “Hôm nay có người đến trộm pháp, lão tăng không còn hứng thú giảng tiếp”.
  • 22. CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG  Lữ Tổ bước ra hành lễ, khiêm tốn hỏi hòa thượng: “Sao gọi là [trong một hạt gạo chứa cả thế giới, trong nửa lít gạo nấu núi sông?]”,  Thiền sư Huỳnh Long trêu ngài “ông đang giữ thây ma này!”. “Sao trong túi lại tự có thuốc trường sinh bất tử!”, “tuy trải qua tám vạn kiếp, con người vẫn không chết!”, lời nói của thiền sư Huỳnh Long không ngoài ý này: Cho dù Ngài sống đến mấy tỷ năm, cuối cùng cũng khó tránh khỏi cái chết, ngay cả sau khi chết về đâu cũng chẳng biết!
  • 23. CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG  Lữ Tổ nín lặng không nói, thế nhưng lộ vẻ không vui chưa thật sự cảm phục, bèn nghĩ cách thử pháp lực của thiền sư, Ngài rút bảo kiếm ra, nói: “Thanh bảo kiếm này của ta là linh kiếm, bần đạo có thể điều khiển thanh kiếm này bất cứ lúc nào, gọi nó ra khỏi vỏ kiếm nó liền bay ra, gọi nó chui vào vỏ kiếm nó liền bay vào”.  “Đã là linh vật, thiết nghĩ nó sẽ nghe mệnh lệnh của người có đạo vậy ông hãy thử trước đi”, Lữ Tổ lệnh cho bảo kiếm “bay ra khỏi vỏ kiếm”, quả nhiên nó liền bay thẳng đến trụ rồng Phật điện, cắm trên mắt rồng.  Thiền sư chỉ vào bảo kiếm, nói: “Ta nhận thấy thanh kiếm này chỉ có thể bay ra, chứ chẳng thể chui trở vào vỏ kiếm”.
  • 24. CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG  Lữ Tổ liền ra lệnh cho bảo kiếm lập tức “chui vào vỏ”, nó không chuyển động. Ngài biết thiền sư Huỳnh Long đạo pháp cao thâm, liền cầu xin chỉ điểm.  Thiền sư thấy Ngài rất có lòng thành, bèn nói: “Đã từng nghe nửa lít gạo nấu núi sông, làm thế nào trong một hạt gạo lại chứa cả thế giới?”,  Lữ Tổ đốn ngộ huyền cơ, làm kệ tỏ rõ chí hướng: “Vứt cái gáo đập nát cây đàn Nay không luyện thủy ngân trộn vàng Từ khi nghe Huỳnh Long điểm khai Mới biết năm ấy dụng tâm sai”.
  • 25. HỌC ĐẠO TẠI NÚI HUỲNH SƠN  Từ đó tại núi Huỳnh Long sớm tối với thiền sư học đạo, quán thông dung hợp tinh hoa của đạo Phật, trước tác “Kim Cương Kinh Trực Giải” lưu truyền cho tới ngày nay.  Lữ Tổ viết các thể loại văn chương khác cũng rất nổi tiếng, như: Thánh Đức Thiên - Chỉ Huyền Thiên - Trung Hiếu Khóa - Ngọc Xu Kinh Tán, đều muốn lòng người trở nên chân chánh - khôi phục thuần phong mỹ tục, là những quyển kinh sách chấn hưng đất nước vô cùng quý giá.  Khoảng 120 tuổi, tại Võ Xương - Hoàng Hạc Lâu hóa thành cầu vòng (còn có một thuyết khác bảo rằng: Tại bậc tam cấp của tòa lầu hóa thành nhiều màu sắc rực rỡ), thăng
  • 26. BỒ TÁT HẠNH  Hơn một nghìn năm trước, không ngừng xuất hiện dấu tích của Lữ Tổ, lời nguyện của Ngài y như lời nguyện của đức Quan Thế Âm Bồ Tát ----- “Độ tận chúng sinh mới thành Phật”, hóa thân tại cõi nhân gian hiển hóa, tế thế cứu dân.  Sự tích Lữ Tổ độ hóa người đời nhiều vô số kể, viết thành những dòng văn chương súc tích sâu lắng khiến người đời cảm động khôn nguôi đơn cử như “Hoàng Hạc Lâu” và hai chương “Tam Hí Bạch Mẫu Đơn”, mang đến món ăn tinh thần rất bổ ích cho người đọc.
  • 27. HOÀNG HẠC LÂU  Lữ Tổ vân du đến vùng phụ cận Nhạc Dương Lâu, tại ngã tư đường tặng thuốc trị bệnh, giảng về nhân quả, suốt mấy ngày liền không thấy người nào có thiện căn.  Ngài thất vọng đi đến bên sông, trông thấy một luồng thiện khí, vốn phát ra từ một quán trọ, biết rằng bên trong quán trọ có thiện tâm nhân sĩ. Quả nhiên ông chủ quán trọ là người trung hậu thật thà, ông luôn ân cần tiếp đãi khách, đặc biệt đối với Lữ Tổ càng hết lòng cung kính.
  • 28. HOÀNG HẠC LÂU  Lữ Tổ trú tại quán trọ mấy tháng, không trả tiền, ông vẫn tiếp đãi nồng hậu. Lúc rảnh rỗi thỉnh giáo Lữ Tổ giảng giải việc tu đạo, lúc Lữ Tổ sắp từ biệt nói với ông rằng: “Ta được ông tiếp đãi hết sức nồng hậu, cũng chẳng có gì đền đáp, chỉ đem chút tài mọn vẽ lên tường khiến nó bớt trống trải”.  Lữ Tổ nói xong, bèn vẽ một con hạc vàng lên tường, lại nói: “Con hạc vàng này ta đã ban tâm linh cho nó, khi bọn cường hào ác bá đến gây sự, nó liền bay xuống xua đuổi bọn chúng: Ngày thường gọi nó một tiếng, nó liền nhảy múa mang lại niềm vui cho khách”.
  • 29. HOÀNG HẠC LÂU  Sau vài tháng, Lữ Tổ trở lại, thấy khách khứa trong quán ngồi chật kín, họ đến đây chỉ để thưởng thức con hạc vàng nhảy múa những bước điệu nghệ. Ngài chỉ con hạc vàng, nói: “Này hạc, hãy theo ta trở về!”, hạc vàng liền bay đến bên cạnh Lữ Tổ, sau khi Lữ Tổ bay vào không trung, ông chủ đầy thiện tâm này, vì báo đáp ân huệ của Lữ Tổ, bèn tại Hồ Bắc - phía tây Võ Xương xây một tòa lầu hùng vĩ đặt tên là “Hoàng Hạc Lâu”.
  • 30. TAM HÍ BẠCH MẪU ĐƠN  Ngày kia, Lữ Tổ đến Hồ Nam, phía trước quán rượu Phụng Hoàng, đột nhiên nghe tiếng ẩu đả la hét, chỉ thấy một người thư sinh bị đám người say rượu đánh tới tấp  Ngài nhanh chóng bước lên phía trước giải vây, vị thư sinh khóc òa, nói: “Vợ chưa cưới của tôi tên Bạch Mẫu Đơn, hiền thục xinh đẹp thông minh, bởi cha mẹ cô không có tiền trả nợ, chủ nợ bèn cưỡng bức cô đến quán rượu. Tôi định đưa cô ta trở về, chủ quán bảo tôi phải trả một số tiền quá lớn, tôi là thư sinh nghèo, lấy đâu ra tiền để chuộc thân cho cô?
  • 31. TAM HÍ BẠCH MẪU ĐƠN  Lữ Tổ có lòng cứu Bạch Mẫu Đơn thoát khỏi hầm lửa, song chẳng biết cô có bằng lòng được cứu giúp không, nên hóa thân làm một công tử con nhà quyền quý.  Ngày thứ nhất chỉ đích danh Bạch Mẫu Đơn ra hầu rượu, lấy tiền vàng cám dỗ cô, cô nhất quyết từ chối. Ngày thứ hai dùng lời ngon ngọt, lời lẽ ngọt như mật, cám dỗ bằng mọi cách, cô cũng không chút động lòng. Ngày thứ ba dùng thủ đoạn cứng rắn, vô cớ khép tội cô, cô thà chết chứ không nghe theo. Lữ Tổ giả vờ thẹn quá hóa giận, dùng sức tát vào má cô, Bạch Mẫu Đơn vốn là cô nương môi đỏ răng trắng, mắt biếc má hồng, nay biến thành môi thâm răng rụng, mắt lồi má hóp dung mạo xấu xí trông rất kinh tởm.
  • 32. TAM HÍ BẠCH MẪU ĐƠN  Từ đó chẳng còn ai kêu Bạch Mẫu Đơn ra hầu rượu, thế nên chồng chưa cưới của cô chỉ tốn ít tiền đã có thể chuộc thân cô về. Lữ Tổ lại đến nhà họ, ban một viên thuốc cho Bạch Mẫu Đơn uống, lập tức hồi phục diện mạo như xưa. Hai người thật hạnh phúc khi được Lữ Tổ chủ trì hôn lễ kết thành nhân duyên mỹ mãn.