SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 4
GIA NHẬP WTO : NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
CƠ HỘI

1. Tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam được đối xử bình đẳng:

Việc gia nhập WTO về tổng thể đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là
phần không thể tách rời của chủ trương hội nhập kinh tế thế giới và sử dụng ngày càng hiệu quả
tất cả các ưu thế của phân công lao động quốc tế.

Bước tiến quan trọng nhất trong lịch sử 50 năm của hệ thống thương mại đa phương là việc
thành lập WTO và tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại có hiệu quả, đặc biệt là
đối với các nước nhỏ. Các luật lệ rõ ràng và thực chất của WTO bảo đảm sự tăng trưởng ổn
định, quan hệ thương mại minh bạch và dự đoán được trước, thúc đẩy luân chuyển hàng hoá và
đầu tư, tạo ra sự bảo vệ có hiệu quả hơn lợi ích của các quốc gia nhỏ và có nền kinh tế yếu.

Sau khi gia nhập WTO, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử (MFN và NT) trên thị trường
của các nước thành viên WTO, hàng hoá và dịch vụ Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như
hàng hoá và dịch vụ của tất cả các thành viên khác.

Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường vị thế quốc tế và bảo vệ quyền lợi của mình trong việc tham
gia xây dựng những quy định, luật lệ của WTO công bằng và phù hợp với các nước đang phát
triển, đấu tranh chống sự áp đặt những ngoại lệ không thuộc phạm vi thương mại về xã hội, lao
động, môi trường....

Trong giải quyết tranh chấp với các cường quốc thương mại, Việt Nam sẽ được bảo vệ tốt hơn
nhờ hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO.

Việc gia nhập WTO sẽ góp phần xoá bỏ những tàn tích của thời kỳ chiến tranh lạnh thể hiện bằng
các biện pháp phân biệt đối xử, những quy định gắn với cái gọi là "các vấn đề chính trị, nhân
quyền..." trong luật pháp một số nước thành viên WTO.

2. Giải quyết vấn đề thị trường tòan cầu cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam

Với việc thành lập WTO, các nước đã cam kết giảm thuế quan đối với hàng nông sản - 36%,
hàng công nghiệp - 33%, dệt may - 32%. Nhờ vậy, kim ngạch mậu dịch toàn cầu đã tăng khoảng
200 tỷ USD/năm. Trong khuôn khổ WTO, từ 1 tháng Giêng năm 2005 sẽ bỏ tòan bộ hạn ngạch
đối với nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên WTO. Theo thỏa thuận khung ngày 1
tháng 8 năm 2004, các thành viên WTO đã nhất trí về nguyên tắc tự do hóa hơn nữa thương mại
làm cơ sở để tiếp tục vòng đàm phán Doha. Đặc biệt đối với nông nghiệp đã cam kết tiến tới xóa
bỏ các khỏan trợ cấp trong nước, trong đó xóa bỏ 20% trợ cấp trong nước ngay khi kết thúc vòng
Doha; nhất trí xóa bỏ mọi hình thức trợ cấp xuất khẩu; thống nhất là các nước có mức độ trợ cấp
cao hơn thì phải cắt giảm trợ cấp nhiều hơn...

Như vậy, việc gia nhập WTO mở ra khả năng sử dụng quá trình tự do hoá thương mại thế giới và
toàn cầu hoá sản xuất để đạt được các mục tiêu kinh tế nhất định. Các cam kết mở cửa thị
trường mà các nước thành viên WTO chấp nhận ở mức độ cao sẽ tạo cơ hội rất lớn cho việc
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ có được điều kiện thuận lợi hơn trong
việc phát triển và mở rộng khả năng xuất khẩu cũng như thâm nhập thị trường mới trên phạm vi
tòan cầu, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản và dệt may.

Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng sẽ được hưởng một số ưu đãi mà WTO dành cho
các nước đang phát triển trong thời kỳ chuyển đổi cũng như trong việc thực hiện các nghĩa vụ
của WTO.
3. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài

Sau khi gia nhập WTO, với hai nguyên tắc minh bạch hoá và tính dễ dự đóan trước, các chính
sách của Chính phủ sẽ đảm bảo việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn hơn: như dành
sự đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngòai, không đòi hỏi tỷ lệ xuất
khẩu bắt buộc hay tỷ lệ nội địa hóa, bãi bỏ một số hạn chế đối với đầu tư nước ngòai, bỏ bớt
những lĩnh vực độc quyền nhà nước hay độc quyền doanh nghiệp... Cùng với việc hội nhập vào
hệ thống thương mại tòan cầu, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi vào Việt Nam vì đã có thị
trường tiêu thụ tòan cầu rộng lớn. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để đầu tư
trong nước cũng như ra nước ngòai.

4. Tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ
quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo

Gia nhập WTO sẽ là một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế
giới. Đây sẽ là cơ hội để tiếp cận những thành quả khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới
cũng như những kinh nghiệm quản lý hiện đại. Nguồn nhân lực của đất nước cũng sẽ có điều
kiện được nâng cao trình độ, kỷ luật, hiệu quả và năng suất...

THÁCH THỨC
1. Nghiên cứu để nắm vững quy định của WTO:
WTO có 16 hiệp định chính và các quy định với tổng số tài liệu dài 30.000 trang. Để có thể hiểu
thấu đáo và thực hiện đúng các quy định của WTO đồng thời vận dụng có lợi nhất cho Việt Nam,
việc nghiên cứu để nắm vững các quy định của WTO là thách thức đầu tiên và có vai trò hết sức
quyết định, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn của các
doanh nghiệp.
Các Hiệp định chính của WTO là:
   Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994
   Hiệp định về Nông nghiệp
   Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật
   Hiệp định về Thương mại hàng Dệt và May mặc (kết thúc vào 1 tháng 1 năm 2005)
   Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại
   Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến Thương mại
   Hiệp định thực thi điều VI của hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994
   (chống bán phá giá)
   Hiệp định thực hiện điều VII của hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994
   (xác định trị giá hải quan)
   Hiệp định về giám định hàng hoá trước khi xếp hàng
   Hiệp định về Quy tắc xuất xứ
   Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu
   Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
   Hiệp định các biện pháp tự vệ
   Hiệp định về thương mại dịch vụ
   Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
   Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp
   Cơ chế rà soát chính sách Thương mại
2. Môi trường pháp lý sẽ thay đổi:
Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý nền kinh tế thị trường tiếp tục phải điều chỉnh và bổ
sung đáp ứng các cam kết quốc tế: trong đó ưu tiên sửa đổi các văn bản nhằm đáp ứng các yêu
cầu của WTO và ưu tiên thực hiện các cam kết quốc tế lên trên luật pháp trong nước.


3. Phải mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài:
Một trong những vấn đề chính trong quá trình cải cách kinh tế và tự do hoá thương mại là việc
thích ứng nền kinh tế trong nước với hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lộ trình gia nhập WTO, ta sẽ
phải cắt giảm thuế quan và các rào cản phi quan thuế, áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia đối với
các doanh nghiệp nước ngòai trên thị trường Việt Nam... nên việc đứng vững được trên thị
trường nội địa sẽ là một thách thức rất lớn khi gia nhập WTO. Do các doanh nghiệp Việt Nam
phần lớn đều có quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng cạnh tranh không cao và hiện vẫn còn có tư tưởng
trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với sự
cạnh tranh gia tăng và quyết liệt của các công ty nước ngoài trên thị trường nội địa cũng như
trong việc tranh thủ các cơ hội mới để đẩy mạnh xuất khẩu.


4. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập còn yếu:
Tuy đã được tăng cường nhiều trong thời gian qua nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp được nhu
cầu cả về số lượng và chất lượng.

CÁC DOANH NGHIỆP PHẢI LÀM GÌ TRONG TIẾN TRÌNH HNKTQT

Doanh nghiệp là trung tâm của hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế chỉ có thể
thành công với sự nỗ lực tối đa của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp cụ thể hóa những cơ
hội và đấu tranh vượt qua các thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Để có thể hạn
chế tối thiểu những bất lợi và tận dụng tối đa các cơ hội do HNKTQT đem lại, các doanh nghiệp
cần triển khai sớm những việc sau đây:

1. Nghiên cứu quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ về hội nhập kinh tế
quốc tê: nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và
Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW để có định hướng đúng
đắn, đồng thời đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu rõ nội dung cụ thể của các chương trình hợp tác trong
khuôn khổ các tổ chức WTO, ASEAN, APEC, ASEM, v.v… nhằm định hình được rõ nét những
việc mình cần làm, trước mắt và lâu dài, cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
chung của cả nước.

2. Sự thành công trong quá trình hội nhập kinh tế tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh, tính năng động
sáng tạo của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải tự xác định chiến lược riêng cho đơn vị
mình. Một mặt, phải quy hoạch sản xuất, điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên tập trung đầu tư cho sản
xuất các mặt hàng có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, lấy thị trường làm định hướng. Mặt
khác, cần khai thác các cơ hội từ các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường các
hoạt động xúc tiến thương mại, khuyếch trương đầu tư. Hạch toán chặt chẽ giữa sản xuất và
kinh doanh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Xem thị trường trong nước là hậu thuẫn,
là thế mạnh cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Chiến lược 2 trọng điểm sản xuất và kinh
doanh tiêu thụ là đòi hỏi rất thực tiễn đảm bảo thắng lợi cho mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

3. Cần nắm vững các cam kết cụ thể về ưu đãi thuế quan, cắt giảm hàng rào phi quan thuế, cắt
giảm Quota, hạn chế số lượng, chế độ giấy phép, thủ tục và chế độ hải quan, các quy định về
tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh động thực vật, v.v... Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các
thông tin, tư liệu trên đây phải luôn được cập nhật. UBQG-HTKTQT, Bộ Thương mại và các Bộ,
Ngành chủ quản là các cơ quan có trách nhiệm phải cung cấp, hướng dẫn các doanh nghiệp
phân tích, sử dụng các thông tin, tư liệu này.

4. Các doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách về hội nhập kinh tế quốc tế để biến các thông
tin, cam kết quốc tế của Việt Nam thành lợi ích của chính đơn vị mình. Doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh cần:

  - Thực hiện đúng các thủ tục để được hưởng ưu đãi khi đàm phán, ký kết hợp đồng, nhằm
đẩy mạnh được xuất khẩu sang các thị trường có ưu đãi;
  - Nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tăng năng suất... để đảm bảo cạnh tranh
được với hàng nhập khẩu khi Việt Nam thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan;
   - Xây dựng chương trình hành động cụ thể của mình kết hợp giữa năng lực sản xuất với
năng lực kinh doanh để đảm bảo không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, kết hợp với các lợi thế
cam kết quốc tế, đưa được hàng của mình ra thị trường nước ngoài, khẳng định được vị trí trên
trường quốc tế;
  -   Nghiên cứu tình hình thị trường, cập nhật chính sách kinh tế-thương mại của các nước
nhập khẩu hàng của Việt Nam.
5. Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, các doanh nghiệp cần quan tâm tổng kết thực
tiễn, đối chiếu với các cam kết quốc tế về những vấn đề cụ thể như: chính sách của các nước
đối với hàng hóa cuả Việt Nam thế nào? mức thuế cao hay thấp? những trở ngại, bất hợp lý của
các chế độ, chính sách, thủ tục phi quan thuế trong xuất nhập khẩu và đầu tư đối với ta để phản
ánh cho các cơ quan Nhà nước tổng hợp đưa ra đàm phán đòi các nước sửa đổi. Các doanh
nghiệp cần thông qua các đơn vị chủ quản hoặc các Hiệp hội ngành hàng để phản ánh nguyện
vọng và đóng góp thiết thực vào việc xây dựng chiến lược và phương án đàm phán cụ thể với
từng tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực.

6. Vấn đề đào tạo cán bộ ở các doanh nghiệp: cần được phân loại, qui hoạch theo yêu cầu công
việc để đào tạo đúng năng lực, sở trường. Đào tạo cần kết hợp đáp ứng những yêu cầu mới
phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt cần lưu ý đào tạo 3 loại cán bộ sau
đây:

   - Công nhân lành nghề trong từng lĩnh vực, dây chuyền sản xuất.
  - Cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế giỏi: am hiểu sản xuất, am hiểu thị trường, kỹ thuật
đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng và giỏi ngoại ngữ.
   - Cán bộ pháp lý đủ trình độ tư vấn kinh doanh và giải quyết các tranh chấp thương mại
quốc tế.

7. Các nhà sản xuất và các nhà phân phối phải xây dựng mạng lưới phân phối sâu rộng để bảo
vệ quyền lợi lâu dài trên thị trường trong nước.

8. Phải liên kết với nhau tạo nên sức mạnh mới của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường trong
nước và đi ra thị trường thế giới.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

TPP Cơ hội và Thách thức với Việt Nam - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
TPP   Cơ hội và Thách thức với Việt Nam  - Uploaded by Trần Tấn Sỹ TPP   Cơ hội và Thách thức với Việt Nam  - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
TPP Cơ hội và Thách thức với Việt Nam - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
Trần Tấn Sỹ (Mr. See)
 
[ Tóm tắt wto ]
[ Tóm tắt   wto ][ Tóm tắt   wto ]
[ Tóm tắt wto ]
Lê Nhi
 

La actualidad más candente (20)

Afta 3 (bo-tai_chinh)
Afta 3 (bo-tai_chinh)Afta 3 (bo-tai_chinh)
Afta 3 (bo-tai_chinh)
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFA CỦA WTO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI GÌ? CẦN ...
HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFA CỦA WTO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI GÌ? CẦN ...HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFA CỦA WTO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI GÌ? CẦN ...
HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFA CỦA WTO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI GÌ? CẦN ...
 
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
 
TPP Cơ hội và Thách thức với Việt Nam - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
TPP   Cơ hội và Thách thức với Việt Nam  - Uploaded by Trần Tấn Sỹ TPP   Cơ hội và Thách thức với Việt Nam  - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
TPP Cơ hội và Thách thức với Việt Nam - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
 
[ Tóm tắt wto ]
[ Tóm tắt   wto ][ Tóm tắt   wto ]
[ Tóm tắt wto ]
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc TếThuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
 
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩuQuy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
 
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
 
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 
WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt Nam
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wto
 
Bài 8
Bài 8Bài 8
Bài 8
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt NamPháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
 
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAYĐề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 

Similar a Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto

Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Kiên Trần
 
Chuong i tongquan hoatdong ngoaithuong
Chuong i   tongquan hoatdong ngoaithuongChuong i   tongquan hoatdong ngoaithuong
Chuong i tongquan hoatdong ngoaithuong
Cường Trần
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Hoàng Phúc
 

Similar a Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto (20)

Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việtToàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
 
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
 
Cam ket cua_viet_nam_trong_wto
Cam ket cua_viet_nam_trong_wtoCam ket cua_viet_nam_trong_wto
Cam ket cua_viet_nam_trong_wto
 
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
 
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
 
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
 
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
 
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9dLuận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
 
Chuong i tongquan hoatdong ngoaithuong
Chuong i   tongquan hoatdong ngoaithuongChuong i   tongquan hoatdong ngoaithuong
Chuong i tongquan hoatdong ngoaithuong
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Chủ đề EVFTA.pptx
Chủ đề EVFTA.pptxChủ đề EVFTA.pptx
Chủ đề EVFTA.pptx
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
 
LUẬT SƯ OLIVER MASSMANN PHÁT BIỂU TRƯỚC CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM VỀ HIỆ...
LUẬT SƯ OLIVER MASSMANN PHÁT BIỂU TRƯỚC CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM VỀ HIỆ...LUẬT SƯ OLIVER MASSMANN PHÁT BIỂU TRƯỚC CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM VỀ HIỆ...
LUẬT SƯ OLIVER MASSMANN PHÁT BIỂU TRƯỚC CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM VỀ HIỆ...
 
Hiep dinh thuong mai tu do VN-EU va TPP - Co hoi, thach thuc va mot so khuyen...
Hiep dinh thuong mai tu do VN-EU va TPP - Co hoi, thach thuc va mot so khuyen...Hiep dinh thuong mai tu do VN-EU va TPP - Co hoi, thach thuc va mot so khuyen...
Hiep dinh thuong mai tu do VN-EU va TPP - Co hoi, thach thuc va mot so khuyen...
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
 
Đề tài: Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT_WTO về trợ cấp nông sản
Đề tài: Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT_WTO về trợ cấp nông sảnĐề tài: Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT_WTO về trợ cấp nông sản
Đề tài: Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT_WTO về trợ cấp nông sản
 

Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto

  • 1. GIA NHẬP WTO : NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CƠ HỘI 1. Tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam được đối xử bình đẳng: Việc gia nhập WTO về tổng thể đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là phần không thể tách rời của chủ trương hội nhập kinh tế thế giới và sử dụng ngày càng hiệu quả tất cả các ưu thế của phân công lao động quốc tế. Bước tiến quan trọng nhất trong lịch sử 50 năm của hệ thống thương mại đa phương là việc thành lập WTO và tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại có hiệu quả, đặc biệt là đối với các nước nhỏ. Các luật lệ rõ ràng và thực chất của WTO bảo đảm sự tăng trưởng ổn định, quan hệ thương mại minh bạch và dự đoán được trước, thúc đẩy luân chuyển hàng hoá và đầu tư, tạo ra sự bảo vệ có hiệu quả hơn lợi ích của các quốc gia nhỏ và có nền kinh tế yếu. Sau khi gia nhập WTO, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử (MFN và NT) trên thị trường của các nước thành viên WTO, hàng hoá và dịch vụ Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như hàng hoá và dịch vụ của tất cả các thành viên khác. Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường vị thế quốc tế và bảo vệ quyền lợi của mình trong việc tham gia xây dựng những quy định, luật lệ của WTO công bằng và phù hợp với các nước đang phát triển, đấu tranh chống sự áp đặt những ngoại lệ không thuộc phạm vi thương mại về xã hội, lao động, môi trường.... Trong giải quyết tranh chấp với các cường quốc thương mại, Việt Nam sẽ được bảo vệ tốt hơn nhờ hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO. Việc gia nhập WTO sẽ góp phần xoá bỏ những tàn tích của thời kỳ chiến tranh lạnh thể hiện bằng các biện pháp phân biệt đối xử, những quy định gắn với cái gọi là "các vấn đề chính trị, nhân quyền..." trong luật pháp một số nước thành viên WTO. 2. Giải quyết vấn đề thị trường tòan cầu cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam Với việc thành lập WTO, các nước đã cam kết giảm thuế quan đối với hàng nông sản - 36%, hàng công nghiệp - 33%, dệt may - 32%. Nhờ vậy, kim ngạch mậu dịch toàn cầu đã tăng khoảng 200 tỷ USD/năm. Trong khuôn khổ WTO, từ 1 tháng Giêng năm 2005 sẽ bỏ tòan bộ hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên WTO. Theo thỏa thuận khung ngày 1 tháng 8 năm 2004, các thành viên WTO đã nhất trí về nguyên tắc tự do hóa hơn nữa thương mại làm cơ sở để tiếp tục vòng đàm phán Doha. Đặc biệt đối với nông nghiệp đã cam kết tiến tới xóa bỏ các khỏan trợ cấp trong nước, trong đó xóa bỏ 20% trợ cấp trong nước ngay khi kết thúc vòng Doha; nhất trí xóa bỏ mọi hình thức trợ cấp xuất khẩu; thống nhất là các nước có mức độ trợ cấp cao hơn thì phải cắt giảm trợ cấp nhiều hơn... Như vậy, việc gia nhập WTO mở ra khả năng sử dụng quá trình tự do hoá thương mại thế giới và toàn cầu hoá sản xuất để đạt được các mục tiêu kinh tế nhất định. Các cam kết mở cửa thị trường mà các nước thành viên WTO chấp nhận ở mức độ cao sẽ tạo cơ hội rất lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ có được điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển và mở rộng khả năng xuất khẩu cũng như thâm nhập thị trường mới trên phạm vi tòan cầu, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản và dệt may. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng sẽ được hưởng một số ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển trong thời kỳ chuyển đổi cũng như trong việc thực hiện các nghĩa vụ của WTO.
  • 2. 3. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài Sau khi gia nhập WTO, với hai nguyên tắc minh bạch hoá và tính dễ dự đóan trước, các chính sách của Chính phủ sẽ đảm bảo việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn hơn: như dành sự đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngòai, không đòi hỏi tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc hay tỷ lệ nội địa hóa, bãi bỏ một số hạn chế đối với đầu tư nước ngòai, bỏ bớt những lĩnh vực độc quyền nhà nước hay độc quyền doanh nghiệp... Cùng với việc hội nhập vào hệ thống thương mại tòan cầu, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi vào Việt Nam vì đã có thị trường tiêu thụ tòan cầu rộng lớn. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để đầu tư trong nước cũng như ra nước ngòai. 4. Tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo Gia nhập WTO sẽ là một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Đây sẽ là cơ hội để tiếp cận những thành quả khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới cũng như những kinh nghiệm quản lý hiện đại. Nguồn nhân lực của đất nước cũng sẽ có điều kiện được nâng cao trình độ, kỷ luật, hiệu quả và năng suất... THÁCH THỨC 1. Nghiên cứu để nắm vững quy định của WTO: WTO có 16 hiệp định chính và các quy định với tổng số tài liệu dài 30.000 trang. Để có thể hiểu thấu đáo và thực hiện đúng các quy định của WTO đồng thời vận dụng có lợi nhất cho Việt Nam, việc nghiên cứu để nắm vững các quy định của WTO là thách thức đầu tiên và có vai trò hết sức quyết định, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn của các doanh nghiệp. Các Hiệp định chính của WTO là: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 Hiệp định về Nông nghiệp Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật Hiệp định về Thương mại hàng Dệt và May mặc (kết thúc vào 1 tháng 1 năm 2005) Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến Thương mại Hiệp định thực thi điều VI của hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (chống bán phá giá) Hiệp định thực hiện điều VII của hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (xác định trị giá hải quan) Hiệp định về giám định hàng hoá trước khi xếp hàng Hiệp định về Quy tắc xuất xứ Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng Hiệp định các biện pháp tự vệ Hiệp định về thương mại dịch vụ Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp Cơ chế rà soát chính sách Thương mại
  • 3. 2. Môi trường pháp lý sẽ thay đổi: Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý nền kinh tế thị trường tiếp tục phải điều chỉnh và bổ sung đáp ứng các cam kết quốc tế: trong đó ưu tiên sửa đổi các văn bản nhằm đáp ứng các yêu cầu của WTO và ưu tiên thực hiện các cam kết quốc tế lên trên luật pháp trong nước. 3. Phải mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài: Một trong những vấn đề chính trong quá trình cải cách kinh tế và tự do hoá thương mại là việc thích ứng nền kinh tế trong nước với hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lộ trình gia nhập WTO, ta sẽ phải cắt giảm thuế quan và các rào cản phi quan thuế, áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia đối với các doanh nghiệp nước ngòai trên thị trường Việt Nam... nên việc đứng vững được trên thị trường nội địa sẽ là một thách thức rất lớn khi gia nhập WTO. Do các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng cạnh tranh không cao và hiện vẫn còn có tư tưởng trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với sự cạnh tranh gia tăng và quyết liệt của các công ty nước ngoài trên thị trường nội địa cũng như trong việc tranh thủ các cơ hội mới để đẩy mạnh xuất khẩu. 4. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập còn yếu: Tuy đã được tăng cường nhiều trong thời gian qua nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. CÁC DOANH NGHIỆP PHẢI LÀM GÌ TRONG TIẾN TRÌNH HNKTQT Doanh nghiệp là trung tâm của hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế chỉ có thể thành công với sự nỗ lực tối đa của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp cụ thể hóa những cơ hội và đấu tranh vượt qua các thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Để có thể hạn chế tối thiểu những bất lợi và tận dụng tối đa các cơ hội do HNKTQT đem lại, các doanh nghiệp cần triển khai sớm những việc sau đây: 1. Nghiên cứu quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tê: nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW để có định hướng đúng đắn, đồng thời đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu rõ nội dung cụ thể của các chương trình hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức WTO, ASEAN, APEC, ASEM, v.v… nhằm định hình được rõ nét những việc mình cần làm, trước mắt và lâu dài, cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chung của cả nước. 2. Sự thành công trong quá trình hội nhập kinh tế tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh, tính năng động sáng tạo của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải tự xác định chiến lược riêng cho đơn vị mình. Một mặt, phải quy hoạch sản xuất, điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên tập trung đầu tư cho sản xuất các mặt hàng có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, lấy thị trường làm định hướng. Mặt khác, cần khai thác các cơ hội từ các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyếch trương đầu tư. Hạch toán chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Xem thị trường trong nước là hậu thuẫn, là thế mạnh cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Chiến lược 2 trọng điểm sản xuất và kinh doanh tiêu thụ là đòi hỏi rất thực tiễn đảm bảo thắng lợi cho mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 3. Cần nắm vững các cam kết cụ thể về ưu đãi thuế quan, cắt giảm hàng rào phi quan thuế, cắt giảm Quota, hạn chế số lượng, chế độ giấy phép, thủ tục và chế độ hải quan, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh động thực vật, v.v... Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các thông tin, tư liệu trên đây phải luôn được cập nhật. UBQG-HTKTQT, Bộ Thương mại và các Bộ,
  • 4. Ngành chủ quản là các cơ quan có trách nhiệm phải cung cấp, hướng dẫn các doanh nghiệp phân tích, sử dụng các thông tin, tư liệu này. 4. Các doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách về hội nhập kinh tế quốc tế để biến các thông tin, cam kết quốc tế của Việt Nam thành lợi ích của chính đơn vị mình. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần: - Thực hiện đúng các thủ tục để được hưởng ưu đãi khi đàm phán, ký kết hợp đồng, nhằm đẩy mạnh được xuất khẩu sang các thị trường có ưu đãi; - Nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tăng năng suất... để đảm bảo cạnh tranh được với hàng nhập khẩu khi Việt Nam thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan; - Xây dựng chương trình hành động cụ thể của mình kết hợp giữa năng lực sản xuất với năng lực kinh doanh để đảm bảo không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, kết hợp với các lợi thế cam kết quốc tế, đưa được hàng của mình ra thị trường nước ngoài, khẳng định được vị trí trên trường quốc tế; - Nghiên cứu tình hình thị trường, cập nhật chính sách kinh tế-thương mại của các nước nhập khẩu hàng của Việt Nam. 5. Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, các doanh nghiệp cần quan tâm tổng kết thực tiễn, đối chiếu với các cam kết quốc tế về những vấn đề cụ thể như: chính sách của các nước đối với hàng hóa cuả Việt Nam thế nào? mức thuế cao hay thấp? những trở ngại, bất hợp lý của các chế độ, chính sách, thủ tục phi quan thuế trong xuất nhập khẩu và đầu tư đối với ta để phản ánh cho các cơ quan Nhà nước tổng hợp đưa ra đàm phán đòi các nước sửa đổi. Các doanh nghiệp cần thông qua các đơn vị chủ quản hoặc các Hiệp hội ngành hàng để phản ánh nguyện vọng và đóng góp thiết thực vào việc xây dựng chiến lược và phương án đàm phán cụ thể với từng tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. 6. Vấn đề đào tạo cán bộ ở các doanh nghiệp: cần được phân loại, qui hoạch theo yêu cầu công việc để đào tạo đúng năng lực, sở trường. Đào tạo cần kết hợp đáp ứng những yêu cầu mới phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt cần lưu ý đào tạo 3 loại cán bộ sau đây: - Công nhân lành nghề trong từng lĩnh vực, dây chuyền sản xuất. - Cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế giỏi: am hiểu sản xuất, am hiểu thị trường, kỹ thuật đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng và giỏi ngoại ngữ. - Cán bộ pháp lý đủ trình độ tư vấn kinh doanh và giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. 7. Các nhà sản xuất và các nhà phân phối phải xây dựng mạng lưới phân phối sâu rộng để bảo vệ quyền lợi lâu dài trên thị trường trong nước. 8. Phải liên kết với nhau tạo nên sức mạnh mới của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường trong nước và đi ra thị trường thế giới.