SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 32
Descargar para leer sin conexión
Qui Chế Hoạt động


     Tổng Cty Cơ khí Giao Thông vận tải Sài Gòn
                     (SAMCO)
      CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN
                      ---------------




QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG
Của Công ty Cổ phần vận tải biển Sài gòn




                    Trang 1 của 32
Qui Chế Hoạt động




                             Mục lục
                                 

1. Chương I    : Những nguyên tắc chung

2. Chương II : Chức năng – Nhiệm vụ – Quyền hạn của các đơn vị

3. Chương III : Nhiệm vụ – Quyền hạn – Trách nhiệm và nghĩa vụ của các chức
danh lãnh đạo , cán bộ quản lý nghiệp vụ, thuyền trưởng, nhân viên, thuyền viên
trong Công ty

4. Chương IV : Nhiệm vụ – Quyền hạn – Trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ
Công ty là thành viên HĐQT hoặc Ban Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác mà
Công ty có vốn đầu tư

5. Chương V : Mối quan hệ công tác và lề lối làm việc

6. Chương VI : Cơ sở vật chất – Chế độ vật chất

7. Chương VII: Điều khoản thi hành




                               Trang 2 của 32
Qui Chế Hoạt động



TCT Cơ khí GTVT Sài Gòn (SAMCO)          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CTY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN               Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
                                                ----------------------------




                     QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG
           CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀIGÒN
                (Ban hành theo Quyết định số:……………… ngày ….. tháng ….. năm
                   của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài gòn)


       Để hoạt động của Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn đi vào nếp, có tổ chức,
kỷ luật, có khoa học đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất kinh doanh và quản lý của
Công ty phù hợp với quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức
Hoạt động Công ty nhằm phấn đấu bộ máy tổ chức của Công ty ngày càng hoàn
thiện mang tính chuyên nghiệp cao và khoa học trong công tác quản lý, điều hành các
họat động Công ty. Phát huy được tính sáng tạo , chủ động trong công việc, nâng cao
vai trò trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm; tinh thần tập thể, đoàn kết, đồng nghiệp,
phối hợp, hợp tác, văn minh doanh nghiệp của từng đơn vị trực thuộc (các phòng ban
, trung tâm , Chi nhánh và đội tàu biển…) của từng cá nhân (thành viên Ban Tổng
Giám đốc, cấp trưởng, cấp phó, nhân viên và thuyền viên) trong quá trình thực hiện
các công việc được giao vì mục đích chung là Cty ngày một phát triển có hiệu quả để
đảm bảo được lợi ích của các cổ đông, của Công ty và của Người Lao động.

      Đồng thời các nội dung của quy chế là nguyên tắc cơ bản để thực hiện quản lý,
điều hành Công ty. Công ty xây dựng và ban hành quy chế hoạt động (Quy chế) gồm
các nội dung sau:

                                    Chương I
                     NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1 : Công Ty Cổ phần Vận Tải Biển Sài Gòn (Công ty) hoạt động và quản lý
         Kinh doanh theo luật doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công
         ty (Điều lệ Công ty)

Điều 2 : Đại hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
         Công ty.


                                    Trang 3 của 32
Qui Chế Hoạt động



Điều 3 : Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
         danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
         của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và thực hiện
         quyền hạn và nhiệm vụ của mình theo quy định tại Điều 38 của Điều lệ
         Công ty.

Điều 4 : Tổng Giám đốc là Người Đại diện theo pháp luật của Công ty, là Người
         điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước
         HĐQT về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của
         luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
         Phó Tổng Giám đốc là Người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách
         nhiệm trước Tổng Giám đốc về những phần việc được phân công, chủ động
         giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công
         theo đúng các quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.
Điều 5 : Cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty
         1. Công ty áp dụng cơ cấu trực tuyến – chức năng và giao việc kinh doanh
            để điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty
         2. Nguyên tắc của cơ cấu trực tiếp – chức năng :
            Theo cơ cấu này các đơn vị chức năng không có quyền ra lệnh trực tiếp
            cho những đơn vị khác (kinh doanh, trực tiếp sản xuất, …). Các đơn vị
            chức năng chỉ tham mưu tư vấn, giúp Tổng giám đốc chuẩn bị quyết
            định, tìm ra những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Các
            quyết định này được đưa xuống các đơn vị khác thông qua Người lãnh
            đạo của từng đơn vị. Có nghĩa là quyền quyết định những vấn đề ấy
            thuộc về Tổng giám đốc và các đơn vị khác chỉ nhận mệnh lệnh từ một
            người .
         3. Nguyên tắc giao việc kinh doanh :
            Là một số đơn vị trực thuộc ngoài phải thực hiện các nguyên tắc nêu trên
            sẽ được giao quyền chủ động kinh doanh trong hoạt dộng hàng ngày, có
            trách nhiệm báo cáo Tổng giám đốc định kỳ hàng tháng, quí, năm về kết
            quả thực hiện hoặc đột xuất ngoài những việc kinh doanh được giao có
            phát sinh
         4. Cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty sẽ được điều
            chỉnh thay đổi để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh từng thời kỳ
            của Công ty.

Điều 6 : Các Đơn vị trực thuộc Công ty
         Các đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm :
                                   Trang 4 của 32
Qui Chế Hoạt động


1. Các đơn vị quản lý chức năng là các đơn vị thực hiện chức năng tham
   mưu, tư vấn, giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động trong
   toàn Công ty về sản xuất kinh doanh; quản lý nghiệp vụ: lao động, tài
   sản, kế toán, tài chính, hành chính,… theo đúng các chế độ chính sách
   của Nhà nước, của quy định của ngành, của Công ty.
2. Các đơn vị kinh doanh là các đơn vị trực tiếp thực hiện kế hoạch sản
   xuất kinh doanh, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu
   kế hoạch sản xuất đã được Tổng Giám đốc phê duyệt về doanh thu, sản
   lượng, chi phí, hiệu quả,…v.v và thực hiện các nghiệp vụ liên quan theo
   đúng pháp luật của Nhà nước, của ngành, của Công ty.
3. Các Chi nhánh là các đơn vị kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân
   không đầy đủ, có trụ sở làm việc, được sử dụng con dấu riêng và mở tài
   khoản tài các Ngân hàng theo pháp luật. Trực tiếp tổ chức thực hiện các
   mục tiêu, chỉ tiêu sản xuất đã được Tổng Giám đốc phê duyệt về doanh
   thu, sản lượng, chi phí, hiệu quả và các yêu cầu khác của Công ty. Các
   Chi nhánh hoạt động theo Quy chế riêng đối với các chi nhánh để đảm
   bảo các Chi nhánh chủ động trong tổ chức sản xuất và hoạt động theo
   đúng các quy định của pháp luật Nhà nước, của ngành, của Công ty.
4. Các đơn vị trực tiếp sản xuất bao gồm các tàu biển của Công ty, mỗi tàu
   biển là một đơn vị, có 1 thuyền bộ theo quy định của Công ty về số
   lượng, chức danh, thuyền viên để trực tiếp quản lý vận hành, bảo quản
   tàu nhằm vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch, đảm bảo được an toàn về
   Người, hàng hóa, tài sản, môi trường theo quy định luật pháp hàng hải
   Việt Nam, quốc tế và các quy định của Công ty . Đồng thời, chịu sự chỉ
   đạo nghiệp vụ của các đơn vị liên quan.
5. Bộ phận quản lý tài chính đầu tư dài hạn vào các Công ty khác để hoạt
   động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bộ phận này do Tổng
   giám đốc quyết định thành lập để giúp Tổng giám đốc đánh giá hiệu quả
   đầu tư làm cơ sở cho Tổng giám đốc báo cáo với HĐQT.
6. Các Ban do Tổng giám đốc quyết định thành lập có mục tiêu, có thời
   gian hoạt động cụ thể để giúp Tổng giám đốc thực hiện các việc liên
   quan đến công việc hàng ngày, hoặc đột xuất, sự cố kỹ thuật, bất khả
   kháng, …
    Các đơn vị trực thuộc sẽ thực hiện chế độ thủ trưởng (Thủ trưởng là
   Người điều hành cao nhất tại đơn vị để thực hiện các nghiệp vụ, quyền
   hạn của mình theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc). Đồng thời có trách
   nhiệm hợp tác, phối hợp với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được
   giao với hiệu quả cao nhất


                         Trang 5 của 32
Qui Chế Hoạt động


         7. Số lượng, tên gọi, địa chỉ giao dịch của các đơn vị trực thuộc phụ thuộc
            vào cơ cấu tổ chức của Công ty từng thời kỳ sản xuất
            Trụ sở văn phòng Công ty tại số 09 Nguyễn Công Trứ, Quận I, TP.HCM
                  a. Các đơn vị quản lý chức năng : Phòng Kế hoạch và Đầu tư –
                     Tiếp thị ; Kế toán – Tài chính ; Hành chính – Quản trị ; Bộ
                     phận quản lý tài chính đầu tư dài hạn ; các Ban
                  b. Các đơn vị kinh doanh : Phòng Đại lý Tàu biển – Giao nhận
                     Hàng hóa ; Tàu biển ; Thuyền viên
                  c. Trực tiếp sản xuất : đội tàu biển (tàu Duyên Hải, tàu Saigon
                     Queen)
            Đơn vị kinh doanh không trực thuộc trụ sở văn phòng Công ty
                  Trung tâm kho vận tại số 27B đường Trường Sơn, F.Linh Xuân,
                  Quận Thủ Đức, TP.HCM
            Các chi nhánh gồm : chi nhánh Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vũng
Tàu, Cần Thơ. Địa chỉ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từng chi nhánh

Điều 7 : Thành lập các đơn vị trực thuộc
         Trên cơ sở HĐQT thông qua mô hình và cơ cấu tổ chức kinh doanh từng
         thời kỳ của Công ty theo tờ trình của Tổng Giám đốc.
          Chủ tịch HĐQT ký quyết định thành lập hoặc giải thể các đơn vị kinh tế
            phụ thuộc
          Tổng Giám đốc ký quyết định thành lập hoặc giải thể các đơn vị thuộc
            khối quản lý chức năng, khối kinh doanh, trực tiếp sản xuất và các đơn
            vị khác theo thẩm quyền.

                                        Chương II
              CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN
             CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY

Điều 8 : Chức năng – Nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị quản lý chức
         năng:
         Các đơn vị quản lý chức năng bao gồm:
   1.    Phòng Kế hoạch - Đầu tư - Tiếp thị
   1.1. Chức năng:
         Phòng Kế hoạch – Đầu tư – Tiếp thị
         Là đơn vị quản lý nghiệp vụ và tổng hợp; Tham mưu giúp việc cho Tổng
         Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng
         năm theo Nghị quyết của HĐQT, thực hiện công tác tiếp thị và thực hiện

                                   Trang 6 của 32
Qui Chế Hoạt động


         các nhiệm vụ theo yêu cầu của HĐQT về chiến lược phát triển Công ty, đầu
         tư tài chính, mua bán cổ phiếu, phát hành trái phiếu, đầu tư dự án, …v.v

   1.2   Nhiệm vụ:
         a) Giúp HĐQT trong việc xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh của
            Công ty theo kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn.
         b) Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các mục
            tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty.
         c) Lập, theo dõi, tổng kết đánh giá và đề xuất các biện pháp việc thực hiện
            kế hoạch kinh doanh của toàn Công ty cho từng thời kỳ.
         d) Chủ động tổ chức thực hiện công tác tiếp thị của Công ty theo các ngành
            nghề kinh doanh của Công ty trừ lĩnh vực kinh doanh vận tải biển.
         e) Lập, tổ chức thực hiện các dự án, theo yêu cầu của HĐQT về đầu tư tài
            chính dài hạn vào Doanh nghiệp khác, xây dựng, mua sắm tài sản theo
            đúng quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Công ty và giúp
            Tổng Giám đốc thực hiện các dự án đó.
         f) Quản lý hồ sơ, theo dõi, đánh giá họat động của các Công ty liên doanh,
            chuẩn bị các hồ sơ liên quan và đề xuất những vấn đề thuộc thẩm
            quyền HĐQT hoặc Tổng giám đốc về các quan điểm của Công ty đối
            với họat động của Công ty liên doanh nhằm đảm bảo quyền lợi của các
            bên tại các cuộc họp của HĐQT Công ty Liên doanh.
         g) Lưu trữ, quản lý các hồ sơ tài liệu của phòng theo quy định.
         h) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hội đồng Quản trị và
            Tổng Giám đốc.

1.3.     Quyền hạn:
         a) Góp ý HĐQT về các biện pháp tổ chức thực hiện hoặc điều chỉnh chiến
            lược phát triển của Công ty, với Tổng Giám đốc về các biện pháp thực
            hiện các mục tiêu kinh doanh của Cty trong từng thời kỳ.
         b) Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị liên quan theo nhiệm vụ, quyền hạn
            của phòng
         c) Tổ chức các cuộc họp về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng.
         d) Yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan
            theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
         e) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc, giao dịch với khách hàng liên quan
            đến nhiệm vụ của phòng.
         f) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.

   2.    Phòng Kế toán Tài chính

                                   Trang 7 của 32
Qui Chế Hoạt động


2.1.   Chức năng:
       Phòng Kế toán Tài chính là đơn vị quản lý chức năng nghiệp vụ chuyện
       ngành, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành về công tác
       kế toán, tài chính của toàn Công ty phù hợp với đặc điểm SXKD của Công
       ty, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, của cơ quan chủ
       quản, của Công ty để đảm bảo các họat động của Công ty đạt hiệu quả cao.

                          Nhiệm vụ:
       a)   Xây dựng và tổ chức thực hiện tổ chức bộ máy kế toán của Công ty sau
            khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.
       b)   Đề xuất cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý
            nguồn tài chính, tài sản của Công ty.
       c)   Thực hiện kế hoạch sử dụng tài chính và cấp tài chính theo nhu cầu
            SXKD của Công ty.
       d)   Thực hiện công tác kế toán, tài chính của Công ty theo đúng các quy
            định của pháp luật, quy định của Công ty.
       e)   Lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định và kiểm tra sự chính xác
            của các báo cáo do các đơn vị trực thuộc khác lập.
       f)   Giúp Tổng Giám đốc hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các bộ
            phận trong phòng thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phương
            pháp.
       g)   Giúp Tổng Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hoạch toán kinh
            tế, phân tích họat động kinh tế và quyết toán với cấp trên.
       h)   Giúp Tổng Giám đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra
            việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong Công ty.
       i)   Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu
            kế toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho các đơn vị liên quan trong
            Công ty và cơ quan cấp trên theo quy định.
       j)   Tham gia xây dựng, góp ý cho các quy định, định mức kinh tế, kỹ thuật
            của Công ty.
       k)   Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

                      Quyền hạn:
       a) Đề xuất với Tổng Giám đốc các biện pháp cụ thể về quản lý vốn, tài sản
          để đảm bảo sản xuất kinh doanh của Công ty, bảo toàn và phát triển
          được vốn; kiểm tra tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán, thống kê và
          quản ly Thu - Chi tài chính tại các đơn vị trực thuộc.



                                   Trang 8 của 32
Qui Chế Hoạt động


       b) Đề xuất khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác kế toán –
          tài chính trong Công ty và xử lý kỷ luật những cá nhân và đơn vị vi
          phạm.
       c) Đề nghị các đơn vị trong Công ty cung cấp các số liệu, hồ sơ có liên
          quan đến nghiệp vụ kế toán tài chính để tổng hợp.
       d) Có quyền từ chối các khoản chi tiêu không đúng chế độ, mua sắm vật tư,
          tài sản không đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, không có
          kế hoạch hoặc đột xuất không có lệnh của Tổng Giám đốc.
       e) Không thanh toán bất cứ trường hợp nào thấy sai sót, không hợp lệ,
          không đúng thủ tục, chứng từ bị tẩy xóa và vật tư, tài sản, hàng hóa
          không đúng quy cách, phẩm chất theo Hợp đồng mua bán.
       f) Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, khách hàng, tập huấn nghiệp vụ) theo
          nhiệm vụ của Phòng.
       g) Thay mặt Tổng Giám đốc tiếp và làm việc với khách hàng theo chức
          năng nhiệm vụ của Phòng.
       h) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.

3.     Phòng Hành chính - Quản trị
3.1.   Chức năng:
       Phòng Hành chinh - Quản trị là đơn vị nghiệp vụ tổng hợp có nhiệm vụ vừa
       tham mưu giúp Tổng Giám đốc, thực hiện nghiệp vụ về lĩnh vực tổ chức,
       quản trị nhân sự , chế độ chính sách liên quan đến Người lao động, quản trị
       tài sản, hành chính của toàn Công ty vừa trực tiếp thực hiện quản trị tài sản,
       hành chính ở trụ sở văn phòng Công ty.
3.2.   Nhiệm vụ:
       a) Tham mưu cho Tổng Giám đốc về phương án kiện toàn tổ chức, bộ máy
           quản lý theo hướng gọn và hoạt động có hiệu quả
       b) Giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác quản trị nhân sự (lao động, tiền
           lương, chính sách chế độ, tuyển dụng, đào tạo, …v,v) của Công ty.
       c) Giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác quản trị tài sản (nhà, đất, xe cộ,
           …), hành chính thông tin liên lạc, văn thư, lưu trữ, hệ thống tin học,
           …v.v) của Công ty
       d) Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự và an toàn vệ sinh, lao
           động của Công ty.
       e) Thực hiện công tác hành chính, quản trị (hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ
           tân, thư viện, quản lý tài sản, cơ sở vật chất được giao, đội xe văn
           phòng,…) ở văn phòng.
       f) Xây dựng, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định, định mức của
           Công ty về quản trị nhân sự, quản trị tài sản, hành chánh.

                                  Trang 9 của 32
Qui Chế Hoạt động


          g) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

   3.3.   Quyền hạn:
          a) Chứng nhận và xác nhận lý lịch Người lao động theo phân cấp quản lý.
          b) Thừa lệnh Tổng Giám đốc triệu của cuộc họp thuộc lĩnh vực, phạm vi
             nhiệm vụ của phòng để phổ biến, hướng dẫn thực hiện, giải đáp,…
          c) Là thành viên của các Hội đồng : nâng lương, khen thưởng, tuyển dụng
             lao động, kỷ luật.
          d) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội quy lao động của Người Lao động.
          e) Kiểm tra về hình thức các văn bản của Cty gửi đi trước khi đóng dấu.
          f) Thay mặt Tổng Giám đốc tiếp và làm việc với khách về những vấn đề
             liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
          g) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

Điều 9: Chức năng – Nhiệm vụ – Quyền hạn của các đơn vị kinh doanh
        Các đơn vị kinh doanh bao gồm:
   1.   Phòng Tàu biển:
           Chức năng:
        Phòng Tàu biển là đơn vị kinh doanh vừa tham mưu giúp Tổng Giám đốc
        vừa tổ chức thực hiện quản lý, kinh doanh đội tàu biển của Công ty theo kế
        hoạch và đảm bảo đầy đủ tinh pháp lý hàng hải để đội tàu biển Công ty hoạt
        động an toàn về Người, hàng hóa, tài sản, môi trường, mang lại hiệu quả
        cao.
           Nhiệm vụ:
        a) Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc xác định chiến lược
           kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế vận tải biển, thuê tàu, sửa chữa
           tàu, mua sắm vật tư, thiết bị máy móc cho tàu, cung cấp nhiên liệu,…
           cho đội tàu biển Cty.
        b) Tổ chức thực hiện hiện kế hoạch khai thác,sửa chữa, cung ứng vật tư,
           nhiên liệutheo hình thức không định tuyến và định tuyến cho đội tàu
           Công ty để đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả, quản lý đội tàu biển theo
           đúng quy định luật pháp hàng hải quốc tế, của Chính phủ Việt Nam và
           các quy định của Công ty.
        c) Xây dựng, kiểm tra, hướng dẫn, thực hiện các quy định, định mức kinh
           tế, kỹ thuật về giá cước, phí hoa hồng, môi giới, quản lý mua sắm vật tư,
           sửa chữa đội tàu, tiền công ngoài chức trách thuyền viên, …v.v
        d) Thực hiện tốt công tác tiếp thị, văn thư, lưu trữ hồ sơ, chế độ báo cáo
           theo quy định của Công ty.


                                  Trang 10 của 32
Qui Chế Hoạt động


       e) Thực hiện được nghiệp vụ kế toán, thống kê theo hướng dẫn của phòng
          kế toán, của Công ty.
       f) Thực hiện tốt và có hiệu quả các nhiệm vụ của phòng theo quy định của
          HTQLAT, kế hoạch an ninh Công ty.
       g) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.

            Quyền hạn:
       a)   Đề xuất với Tổng Giám đốc về các hình thức kinh doanh đội tàu biển:
            Công ty tự khai thác, cho thuê định hạn, thuê tàu trần,… và các biện
            pháp quản lý đội tàu biển về kỹ thuật, sửa chữa, vật tư nhiên liệu và
            trang thiết bị,….
       b)   Đề xuất Tổng Giám đốc khen thưởng tàu và thuyền viên có thành tích
            trong việc hoàn thành nhiệm vụ vận hành, an toàn hàng hóa, thực hiện
            tiết kiệm chi phí; kỷ luật những tàu và thuyền viên vi phạm các quy định
            của Công ty về quản lý vận hành.
       c)   Kiểm tra việc thực hiện của từng tàu và thuyền viên trong việc chấp
            hành các quy định của Công ty về khai thác, quản lý tàu và đề xuất với
            Tổng Giám đốc các biện pháp để nâng cao công tác quản lý các tàu
            nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của từng tàu.
       d)   Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, khách hàng) liên quan đến nhiệm vụ của
            Phòng.
       e)   Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng về những vấn đề có
            liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
       f)   Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.

2.     Phòng Đại lý tàu biển và Giao nhận hàng hóa:
2.1.   Chức năng:
       Phòng Đại lý tàu biển và Giao nhận hàng hóa là đơn vị kinh doanh vừa
       tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược kinh
       doanh dịch vụ hàng hải của Công ty, vừa thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển,
       giao nhận hàng hóa, vận tải đa phương thức và các dịch vụ hàng hải khác
       tại khu vực TP.HCM, đảm bảo các hoạt động này đạt hiệu quả.

2.2.   Nhiệm vụ:
       a) Đề xuất, góp ý cho Tổng Giám đốc trong việc xác định chiến lược kinh
          doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế về dvu đại lý tàu biển, giao nhận
          hàng hóa bằng đường biển, đường không, đường thủy, đường sắt, đường
          bộ, vận tải đa phương thức và các dịch vụ hàng hải khác.


                                  Trang 11 của 32
Qui Chế Hoạt động


       b) Tổ chức thực hiện nghiệp vụ đại lý tàu biển cho đội tàu Công ty theo kế
          hoạch, dịch vụ hàng hải khác theo Hợp đồng đã ký hoặc theo yêu cầu
          của khách hàng tại khu vực TP.HCM.
       c) Thực hiện nghiệp vụ các dịch vụ hàng hải đúng luật pháp quốc tế, chính
          phủ Việt Nam và các quy định của Công ty.
       d) Xây dựng và thực hiện quy định về chính sách giá cước, hoa hồng cho
          khách hàng sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.
       e) Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Đầu tư – Tiếp thị hoặc chủ động thực
          hiện tiếp thị các dịch vụ thuộc nhiệm vụ của đơn vị.
       f) Thực hiện được công tác kế toán thống kê theo hướng dẫn nghiệp vụ của
          phòng kế toán, của Công ty.
       g) Hàng năm, thực hiện báo cáo tổng kết đánh giá các hoạt động của đơn
          vị
       h) Thực hiện tốt công tác văn thư. Lưu trữ theo quy định Công ty.
       i) Phối hợp các đơn vị liên quan Công ty hoặc hướng dẫn nghiệp vụ (nếu
          có) để thực hiện các dịch vụ hàng hải trong Công ty.
       j) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.
       k) Tiến tới chủ động nhận khoán công việc các dịch vụ hàng hải nêu trên.

2.3.   Quyền hạn:
       a) Đề xuất với Tổng Giám đốc về các hình thức biện pháp thực hiện và
          quản lý nghiệp vụ Đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa, vận tải đa
          phương thức và các dịch vụ hàng hải khác để nâng cao tính chuyên
          nghiệp và tính khả năng cạnh tranh.
       b) Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, hội nghị khách hàng) liên quan đến
          nhiệm vụ của Phòng.
       c) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với cơ quan chính quyền hoặc với
          khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
       d) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.

3. Phòng Thuyền viên:
3.1. Chức năng:
     Phòng Thuyền viên là đơn vị nghiệp vụ - kinh doanh, vừa tham mưu giúp
     Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược về công tác thuyền viên
     vừa thực hiện , cung ứng thuyền viên cho đội tàu biển Công ty, dịch vụ
     cung ứng xuất khẩu thuyền viên cho các chủ tàu hoặc người thuê trong và
     ngoài nước và thực hiện nghiệp vụ quản lý thuyền viên để đảm bảo cung
     ứng thuyền viên đạt hiệu quả.


                                Trang 12 của 32
Qui Chế Hoạt động


3.2.   Nhiệm vụ:
       a) Đề xuất cho Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát triển
          nguồn lực chính Công ty – Thuyền viên; ký kết các hợp đồng cung ứng,
          đào tạo, tuyển dụng, và chế độ chính sách,v.v.. đối với thuyền viên
       b) Tổ chức thực hiện kế hoạch về cung ứng thuyền viên cho đội tàu Công
          ty, dịch vụ cung ứng thuyền viên cho các Người thuê trong và ngoài
          nước ngày càng có chất lượng và tính ổn định cao để đảm bảo việc cung
          ứng thuyền viên đạt hiệu quả.
       c) Thực hiện Công tác quản lý thuyền viên đúng luật pháp quốc tế, của
          chính phủ Việt Nam và các quy định của Công ty.
       d) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và thực hiện các quy định về công tác
          quản lý thuyền viên (tuyển dụng, đào tạo, chế độ, chính sách, quản lý hồ
          sơ, điều động, thuyền viên dự trữ,...v.v)
       e) Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Đầu tư – Tiếp thị để thực hiện công tác
          tiếp thị về thuyền viên.
       f) Phối hợp với Phòng Kế toán tài chính để thực hiện tốt nghiệp vụ kế toán
          về dịch vụ cung ứng thuyền viên theo đúng quy định của Công ty.
       g) Thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết , đánh giá công tác thuyền viên, công
          tác lưu trữ, hành chính, văn thư theo quy định của Công ty.
       h) Thực hiện được nhiệm vụ của Phòng theo quy định tại HTQLAT, kế
          hoạch an ninh Công ty
       i) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

3.3.   Quyền hạn:
       a) Chủ động giao dịch với các đơn vị trong và ngoài nước để thực hiện có
          hiệu quả cung ứng thuyền viên cho đội tàu Công ty và dịch vụ cung ứng
          thuyền viên.
       b) Đề xuất với Tổng Giám đốc khen thưởng những thuyền viên có thành
          tích xuất sắc trong việc đảm nhận chức trách và học tập. Kỷ luật những
          thuyền viên vi phạm các quy định về kỷ luật thuyền viên, các nội dung
          Hợp đồng Lao động đã ký, các quy định của Công ty và của các chủ tàu,
          Người thuê trong và ngoài nước.
       c) Tổ chức các cuộc họp liên quan đến nhiệm vụ của phòng.
       d) Thay mặt Tổng Giám đốc tiếp và làm việc với khách hàng về những vấn
          đề liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc hội nghị khách hàng, hội
          nghị thuyền viên.
       e) Chủ động tuyển dụng thuyền viên để đảm bảo việc cung ứng thuyền
          viên đáp ứng được nhu cầu sản xuất của Công ty.
       f) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

                                Trang 13 của 32
Qui Chế Hoạt động



4.     Trung tâm Kho vận:
4.1.   Chức năng:
       Trung tâm kho vận là đơn vị kinh doanh vừa tham mưu, giúp Tổng Giám
       đốc trong việc hoạch định chiến lược về công tác quản lý, phát triển kinh
       doanh Trung tâm vừa thực hiện kinh doanh kho – bãi theo chức năng của
       Công ty, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo hoạt
       động của Trung tâm kho vận đạt hiệu quả.

4.2.   Nhiệm vụ:
       a) Đề xuất cho Tổng Giám đốc trong việc xác định chiến lược kinh doanh
          khai thác Kho - Bãi, kiểm đếm hàng hóa, các biện pháp quản lý trung
          tâm, chế độ chính sách Người lao động.
       b) Tổ chức thực hiện kinh doanh Kho - Bãi , dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
          theo kế hoạch để đảm bảo các dịch vụ ngày càng có hiệu quả cao.
       c) Thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm đúng theo quy định của Pháp
          luật Việt Nam và các quy định của Công ty.
       d) Quản lý tốt và có hiệu quả các tài sản (nhà văn phòng, bãi, cơ sở hạ
          tầng, xe nâng,…) được giao.
       e) Xây dựng và thực hiện các quy định, định mức về nội quy làm việc,
          quản lý kỹ thuật xe nâng, quản lý văn phòng, bãi sau khi có ý kiến phê
          duyệt của Tổng giám đốc
       f) Phối hợp với các chi nhánh để thực hiện công tác tiếp thị cho Trung tâm.
       g) Thực hiện được nghiệp vụ kế toán theo hướng dẫn của Phòng Kế toán
          Tài chính.
       h) Thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết, đánh giá công tác hoạt động của
          Trung tâm, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định của
          Công ty.
       i) Là đầu mối chính để thực hiện giao dịch đề xuất các kiến nghị của Người
          Lao động ở Trung tâm và phản ảnh kịp thời cho Phòng Hành chính -
          Quản trị.
       g) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

4.3.   Quyền hạn:
       a) Chủ động lập và thực hiện các hình thức, biện pháp kinh doanh quản lý
          trung tâm, khai thác Kho – Bãi, dịch vụ kiểm đếm hàng, giao dịch với
          các khách hàng để tạo thêm nhiều công việc cho Trung tâm.
       b) Tổ chức các cuộc họp liên quan đến nhiệm vụ của Trung tâm.


                                Trang 14 của 32
Qui Chế Hoạt động


         c) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng, các cơ quan quản lý
            ở địa phương, lãnh đạo các kho CFS về những vấn đề có liên quan đến
            nhiệm vụ của Trung tâm.
         h) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

Điều 10: Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các Chi nhánh.
   1.    Chức năng :
         Các Chi nhánh là đơn vị kinh tế phụ thuộc, vừa tham mưu, giúp việc cho
         Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát triển của Chi nhánh
         tại địa phương nơi đặt trụ sở và vừa tổ chức thực hiện các ngành nghề kinh
         doanh của Chi nhánh theo giấy phép đăng ký kinh doanh để kinh doanh
         ngày càng đạt hiệu quả.

   2.    Nhiệm vụ:
         a) Đề xuất Tổng Giám đốc trong việc xác định chiến lược kinh doanh của
            các chi nhánh để phù hợp với nhiệm vụ của Công ty và các biện pháp
            quản lý chi nhánh (tài sản, lao động) trong từng thời kỳ.
         b) Tổ chức thực hiện các ngành nghề kinh doanh để đảm bảo việc kinh
            doanh của các chi nhánh đạt được hiệu quả cao nhất.
         c) Thực hiện kinh doanh của chi nhánh đúng theo pháp luật của chính phủ,
            quy định của địa phương nơi đặt trụ sở và các quy chế quy định của
            Công ty.
         d) Quản lý tốt và có hiệu quả tài sản được giao (vốn, nhà cửa, đất, ôtô và
            các phương tiện khác)
         e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định, định mức về nội quy, quản
            lý tài sản của chi nhánh sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.
         f) Thực hiện được nghiệp vụ kế toán, thống kê theo quy chế quản lý tài
            chính của Công ty và hướng dẫn của Phòng KTTC.
         g) Thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết, đánh giá hoạt động của Chi nhánh
            và công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định Công ty.
         h) Thực hiện công tác tiếp thị để tạo thêm nhiều khách hàng và công việc
            cho chi nhánh.
         i) Phối hợp các phòng liên quan, các chi nhánh khác, đội tàu Công ty để
            ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất Công ty.
         j) Và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.


   2.    Quyền hạn:


                                  Trang 15 của 32
Qui Chế Hoạt động


         a) Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Công ty ủy thác
            để thực hiện nhiệm vụ đã được giao.
         b) Đề xuất với Tổng Giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, sử
            dụng lao động và các chế độ chính sách liên quan đến lao động.
         c) Chủ động giao dịch và đàm phán với khách hàng về các hoạt động dịch
            vụ để tạo thêm nhiều sản phẩm cho chi nhánh.
         d) Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, hội nghị khách hàng,..) liên quan đến
            nhiệm vụ của Chi nhánh.
         e) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng, cơ quan quản lý địa
            phương về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của chi nhánh.
         f) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

Điều 11: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội tàu biển Công ty.
   1.    Chức năng:
         Đội tàu biển Công ty bao gồm các tàu biển thuộc quyền sở hữu của Công ty
         (Chủ tàu) theo quy định của pháp luật. Mỗi tàu biển là một đơn vị sản xuất,
         giúp Tổng Giám đốc trong việc quản lý, vận hành tàu để vận chuyển hàng
         hóa bằng đường biển trong và ngoài nước theo kế hoạch và chịu sự hướng
         dẫn về nghiệp vụ của các đơn vị liên quan trong quá trình vận chuyển hàng
         hóa nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

   2.    Nhiệm vụ:
         a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý tàu: vận hành, bảo quản, sửa chữa,
            vật tư, trang thiết bị máy móc, nhiên liệu,… theo đúng các quy trình,
            quy phạm của nhà chế tạo, đăng kiểm, và các quy định của Công ty.
         b) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch vận hành, khai thác tàu để
            đảm bảo vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch của Công ty nhằm an toàn
            về Người, hàng hóa, tài sản và bảo vệ môi trường.
         c) Thực hiện quản lý, khai thác, vận hành tàu đúng theo quy định luật pháp
            quốc tế, nước sở tại, chính phủ Việt Nam và quy định của Cty.
         d) Tổ chức thực hiện tốt có hiệu quả theo HTQLAT và kế hoạch an ninh
            của Công ty liên quan đến nhiệm vụ của từng tàu.
         e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng giám đốc và hướng
            dẫn nghiệp vụ theo yêu cầu của các đơn vị liên quan.

   3.    Quyền hạn:
         Đề xuất với Tổng Giám đốc và các đơn vị liên quan các biện pháp quản lý,
         vận hành, khai thác tàu, chế độ thuyền viên.


                                  Trang 16 của 32
Qui Chế Hoạt động


                                  Chương III
   NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ
CỦA CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ QUẢN LÝ NGHIỆP
  VỤ, THUYỀN TRƯỞNG, CÔNG NHÂN VIÊN, THUYỀN VIÊN
                    TRONG CTY

Điều 12 :Nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh lãnh đạo Công ty
            Các chức danh lãnh đạo Công ty bao gồm: các thành viên HĐQT và
            thành viên ban Tổng Giám đốc.
         1. Các thành viên HĐQT: do ĐHĐCĐ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ
            sung, trả lương và chế độ theo quy định Điều lệ Công ty, Chủ tịch, Phó
            Chủ tịch HĐQT, do HĐQT bầu miễn nhiệm, bổ nhiệm. Chủ tịch và các
            thành viên HĐQT khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo
            quy định tại điều 42 của Điều lệ Công ty và theo quy định của luật
            Doanh nghiệp đối với thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần.
         2. Tổng Giám đốc:
            Do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, trả lương, thực
            hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 5, Điều 49
            của Điều lệ Công ty.

         3. Phó Tổng Giám đốc :
            3.1. Do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và trả
                 lương theo đề nghị của Tổng Giám đốc , được Tổng Giám đốc ủy
                 nhiệm thực hiện một khối lượng công việc cụ thể và chịu trách
                 nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần công việc được ủy nhiệm.
            3.2. Phó Tổng Giám đốc có quyền điều hành phần trách nhiệm được
                 giao và đề nghị Tổng Giám đốc cân nhắc, khen thưởng, kỷ luật
                 CB-CNV dưới quyền.

         4. Thời hạn bầu các thành viên HĐQT và bổ nhiệm các thành viên Ban
            Tổng Giám đốc theo quy định Điều lệ Công ty thời hạn bầu và bổ nhiệm
            các thành viên HĐQT, Ban TGĐ nhiệm kỳ là 05 năm và có thể được tái
            bầu và bổ nhiệm.

Điều 13 :   Nhiệm vụ và quyền hạn của Cán bộ quản lý nghiệp vụ
            Cán bộ quản lý nghiệp vụ trong Công ty bao gồm:
   1.       Cấp trưởng gồm:


                                 Trang 17 của 32
Qui Chế Hoạt động


       Kế toán trưởng, Giám đốc phụ trách khối, Trưởng phòng, ban, Giám đốc
       các Chi nhánh, Trung tâm do Tổng Giám đốc ký hợp đồng lao động
       tuyển dụng và bổ nhiệm, miễn nhiệm, trả lương, khen thưởng, kỷ luật.
       Riêng Kế toán trưởng trước khi ký quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
       Tổng Giám đốc tham khảo ý kiến của HĐQT. Cấp trưởng là Người giúp
       việc cho Tổng Giám đốc theo từng lĩnh vực, chức năng. Cấp trưởng có
       những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1.1.   Nhiệm vu :
       a) Cấp trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và
          quyền hạn được giao của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng
          Giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị mình.
       b) Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, nhân lực và chỉ huy một
          cách chủ động sáng tạo mọi hoạt động của đơn vị nhằm hoàn thành
          nhiệm vụ được giao.
       c) Xây dựng đoàn kết nội bộ, lãnh đạo đơn vị đảm bảo nguyên tắc dân
          chủ, chấp hành tốt các chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy
          định của Công ty.
       d) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện tốt các định mức
          kinh tế, kỹ thuật, các quy trình, quy phạm về an toàn lao động, phòng
          chống cháy nổ và trật tự an toàn cơ quan đơn vị – xã hội đối với đơn
          vị mình phụ trách.
       e) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện
          của đơn vị mình, nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan đến nhiệm
          vụ của đơn vị mình để đề ra phương hướng và biện pháp thực hiện.
       f) Quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên,
          thực hiện dân chủ công bằng của mọi Người trong đơn vị.
       g) Tổ chức các cuộc họp nội bộ, đơn vị thường kỳ hoặc đột xuất theo
          quy định của Công ty để thông báo tình hình chung của công ty, của
          đơn vị, các chủ trương, quy định của Công ty,…

1.2.   Quyền hạn:
       a) Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến điều động lao động,
          nghiệp vụ chuyên môn, kinh doanh của đơn vị để điều hành hoạt
          động hàng ngày của đơn vị mình theo phân cấp quản lý của Công ty.
       b) Đề nghị khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương hàng năm, mức lương
          và các chế độ khác của Người lao động trong đơn vị. Tham gia ý kiến
          trong việc tiếp nhận, thuyên chuyển công tác đối với Công nhân viên
          thuộc quyền.

                             Trang 18 của 32
Qui Chế Hoạt động


        b) Đề xuất định biên của đơn vị mình và giao nhiệm vụ cho công nhân
           viên thuộc phạm vi mình phụ trách và đánh giá thực hiện nhiệm vụ
           của họ.
        c) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng và tham gia thỏa
           thuận xây dựng các Hợp đồng kinh tế, dân sự về những vấn đề có
           liên quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
        d) Tham dự các cuộc họp của Công ty có liên quan đến chuyên môn,
           nghiệp vụ của đơn vị hoặc cử cán bộ của đơn vị tham dự (Khi được
           Người chủ trì cuộc họp cho phép)
        e) Được thừa lệnh Tổng Giám đốc ký các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
           cho các đơn vị trực thuộc Công ty, ký các văn bản giao dịch ngang
           cấp với đơn vị ngoài về nghiệp vụ và các văn bản khác theo uỷ quyền
           của Tổng Giám đốc và quy định của Cty.
        i) Yêu cầu các đơn vị khác trong Công ty phối hợp với đơn vị mình và
           chủ động phối hợp với các cơ quan cấp trên, cơ quan chức năng có
           liên quan để thực hiện nhiệm vụ của mình theo chỉ đạo của Ban Tổng
           Giám đốc.
        j) Yêu cầu các đơn vị trong Công ty có liên quan cung cấp những thông
           tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý và sản xuất
           của đơn vị theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
        k) Đề nghị chi phí tiếp khách, phí môi giới, hoa hồng (nếu có)
        l) Quyết định các chi phí liên quan đến đơn vị để thực hiện tiết kiệm chi
           phí, chống lãng phí.
        m) Từ chối thực hiện những quyết định của Ban Tổng Giám đốc nếu
           thấy trái pháp luật,… Điều lệ Công ty, các quy định hiện hành của
           Công ty.
        n) Được quyền phản biện hoặc bảo lưu ý kiến của mình trong các cuộc
           họp sản xuất hoặc Công ty tổ chức lấy ý kiến cá nhân.
     o) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

2.   Cấp phó (nếu có) bao gồm:
     Phó Kế toán trưởng, Phó phòng, ban, Phó Giám đốc các Chi nhánh, Trung
     tâm. Do Tổng Giám đốc ký Hợp đồng Lao động tuyển dụng và bổ nhiệm,
     miễn nhiệm, trả lương, khen thưởng, kỷ luật sau khi tham khảo ý kiến của
     cấp trưởng. Cấp phó là Người giúp việc cho cấp trưởng theo lĩnh vực công
     việc được phân công.
     Việc bổ nhiệm cấp phó chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết do nhu cầu
     sản xuất của đơn vị về khối lượng, độ phức tạp của chuyên môn nghiệp vụ.


                               Trang 19 của 32
Qui Chế Hoạt động


          Cấp phó có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
   2.1.     Nhiệm vụ:
            a) Tổ chức, triển khai, điều hành thực hiện có hiệu quả cao về khối
               lượng công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước cấp
               trưởng.
            b) Tham mưu và giúp việc cho cấp trưởng trong quá trình lãnh đạo, điều
               hành các công việc chung của đơn vị mình.
            c) Điều hành, lãnh đạo những công việc chung của đơn vị mình khi
               được ủy quyền.
            d) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trưởng.

   2.2.      Quyền hạn:
             a) Điều hành quản lý phần trách nhiệm được phân công, chủ động sáng
                tạo giải quyết công việc được phân công đúng theo chế độ chính
                sách của Nhà nước, quy định của Công ty và báo cáo cho cấp trưởng
                biết.
             b) Giao nhiệm vụ cho Người lao động và đánh giá việc thực hiện của
                Người Lao động thuộc phạm vi mình phụ trách.
             c) Tiếp và làm việc với khách hàng về những vấn đề có liên quan đến
                nhiệm vụ do mình phụ trách
             d) Tham gia các cuộc họp Công ty có liên quan đến chuyên môn, nghiệp
                vụ của đơn vị (Khi được Người chủ trì cuộc họp cho phép)
             e) Được ký của văn bản, chứng từ … liên quan đến nhiệm vụ của mình
                phụ trách nếu được cấp trưởng ủy quyền.
             f) Từ chối thực hiện những quyết định của cấp trưởng nếu thấy trái
                pháp luật, Điều lệ Công ty, các quy định của Công ty.
             g) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của cấp trưởng.

Điều 14: Các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nghiệp vụ của Công ty ngoài thực hiện
         các nhiệm vụ, quyền hạn quy định ở Điều 13 của bản qui chế này, còn phải
         thực hiện tốt nghĩa vụ chung của mình quy định tại Điều 21 của Điều lệ
         Công ty.
Điều 15 : Thuyền trưởng tàu biển Công ty:
         Thuyền trưởng tàu biển Công ty do Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám
          đốc (Được Uy quyền) ký quyết định điều động đi tàu có thời hạn theo đề
          xuất của đơn vị quản lý thuyền viên. Thuyền trưởng thực hiện địa vị pháp
          lý, quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt
          Nam (2005), Bộ Giao thông vận tải và hệ thống quản lý an toàn (ISM
          code) Công ty liên quan đến Thuyền trưởng. Thuyền trưởng chịu trách

                                  Trang 20 của 32
Qui Chế Hoạt động


          nhiệm trước Tổng Giám đốc về tổ chức quản lý, vận hành khai thác tàu,
          đồng thời, chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các đơn vị liên quan.

Điều 16: Trách nhiệm và nghĩa vụ của các chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, công
         nhân :
         Các chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, công nhân (nhân viên) là Người thuộc
         định biên lao động ở các đơn vị trực thuộc Công ty; là Người trực tiếp giải
         quyết công việc hàng ngày được giao về nghiệp vụ, chuyên môn do Tổng
         Giám đốc hoặc Người được ủy quyền ký Hợp đồng Lao động tuyển dụng
         và chấm dứt Hợp đồng Lao động theo pháp luật lao động, chịu sự chỉ đạo
         trực tiếp của cán bộ quản lý nghiệp vụ ở đơn vị nơi mình công tác. Trong
         quá trình giải quyết công việc phải trung thực, mẫn cán, chủ động sáng tạo,
         có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và phải thực hiện tốt trách nhiệm,
         nghĩa vụ của mìnhtheo các nội dung Hợp đồng lao động đã ký và các quy
         định khác của Công ty để đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ với kết quả
         cao nhất. Đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến của mình hoặc từ chối thực
         hiện những quyết định của cán bộ trực tiếp quản lý nếu thấy trái với pháp
         luật và các quy định của Công ty.

Điều 17: Trách nhiệm và nghĩa vụ của thuyền viên
         Thuyền viên tàu biển bao gồm: Thuyền trưởng, các chức danh sĩ quan và
         các chức danh khác ở dưới tàu theo quy định. Do Ban Tổng Giám đốc ký
         Hợp đồng Lao động, chấm dứt Hợp đồng lao động và ký quyết định điều
         động đi làm việc có thời hạn ở Đội tàu Công ty, Đội tàu Công ty khác thuộc
         chủ tàu trong nước và nước ngoài theo đề xuất của đơn vị quản lý thuyền
         viên. Thuyền viên phải thực hiện tốt trách nhiệm nghĩa vụ của mình theo
         Điều 17 của Bộ luật hàng hải Việt Nam (2005), quy định về chức trách
         thuyền viên của Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống Quản lý an toàn , kế
         hoạch an ninh của Công ty liên quan đến thuyền viên và Hợp đồng lao động
         đã ký với Công ty, với các chủ tàu hoặc Người sử dụng lao động nước
         ngoài và các quy định khác của Công ty về thuyền viên.


                                  Chương IV
       NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ
      CỦA CÁN BỘ CÔNG TY LÀ THÀNH VIÊN HĐQT HOẶC
       BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CỦA DOANH NGHIỆP KHÁC
               MÀ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ
                                  Trang 21 của 32
Qui Chế Hoạt động



Điều 18: Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của Cán bộ Công ty là thành
          viên HĐQT hoặc Ban Tổng Giám đốc của Doanh nghiệp khác có vốn đầu
          tư của Công ty do HĐQT Công ty đề cử, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ
          luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Có nhiệm vụ, quyền hạn, trách
          nhiệm và nghĩa vụ theo các quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động của
          Doanh nghiệp đó và hợp đồng liên doanh ký giữa Công ty với đối tác.
          Ngoài ra, phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của HĐQT Công
          ty.

                                   Chương V
            MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC

Điều 19: Mối quan hệ công tác:
        Cơ cấu tổ chức của Công ty thực hiện theo mô hình trực tuyến, chức năng
         và giao việc kinh doanh nên mối quan hệ công tác được quy định sau:
        1. Mối quan hệ công tác giữa Chủ tịch – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám
           đốc và Phó Tổng Giám đốc được thực hiện theo Điều 12 của Quy chế
           này.
        2. Mỗi quan hệ công tác giữa Ban Tổng Giám đốc và các đơn vị được thực
           hiện theo mô hình trực tuyến. Các đơn vị nhận lệnh từ Tổng Giám đốc
           hoặc chỉ đạo từ Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc phụ trách khối. Các
           đơn vị phải chấp hành đúng quy định về tham mưu, báo cáo và phản hồi
           thông tin.
        3. Mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trong Công ty là mối quan hệ hợp
           tác, hỗ trợ, hướng dẫn. kiểm tra để cùng hoàn thành nhiệm vụ của Công
           ty. Các đơn vị phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cần
           thiết cho nhau theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc nhằm hoàn thành tốt các
           công tác hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý chuyên môn nghiệp
           vụ đạt hiệu quả cao nhất.
        4. Mối quan hệ công tác giữa các đơn vị có liên quan với các chi nhánh,
           đội tàu biển là mối quan hệ chức năng. Các đơn vị liên quan được Tổng
           Giám đốc ủy quyền quản lý theo chức năng có trách nhiệm hướng dẫn
           và quản lý hoạt động theo quy định của Công ty đối với các Chi nhánh
           và Đội tàu biển.
        5. Các Chi nhánh, Đội tàu biển phải chấp hành báo cáo theo yêu cầu quản
           lý nghiệp vụ của các đơn vị liên quan.


                                   Trang 22 của 32
Qui Chế Hoạt động


         6. Đơn vị trực tiếp được Tổng giám đốc giao việc kinh doanh (khoán) thì
            thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc khoán kinh doanh đó.

Điều 20: Lề lối làm việc
         1. Các văn bản và báo cáo về tình hình hoạt động của Công ty gửi các cơ
            quan quản lý cấp trên, các cơ quan chức năng, các văn bản, quyết định ,
            quy định liên quan đến hoạt động chung của Công ty, các hợp đồng kinh
            tế, các hồ sơ liên quan đến công tác tài chính kế toán và công tác tổ chức
            nhân sự do Tổng Giám đốc ký.
         2. Phó Tổng Giám đốc được thừa lệnh ủy quyền ký thay Tổng Giám đốc
            các văn bản giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ
            trách và các văn bản khác (quyết định, Hợp đồng lao động, Hợp đồng
            Kinh tế, các hồ sơ,…) nếu được Tổng Giám đốc ủy quyền và báo cáo lại
            Tổng Giám đốc.
         3. Phó Tổng Giám đốc có quyền chỉ đạo các đơn vị giải quyết những vấn
            đề có liên quan đến nhiệm vụ được giao và báo cáo lại cho Tổng Giám
            đốc.
         4. Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc sẽ thực hiện phân công công
            việc cụ thể để bộ máy quản lý điều hành của Công ty hoạt động có hiệu
            quả và nâng cao trách nhiệm và chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐQT.
         5. Khi Tổng Giám đốc đi vắng: công tác, nghỉ phép, ốm đau,… thì ủy
            quyền cho Phó Tổng Giám đốc chỉ đạo hoạt động của Công ty.
            Trường hợp cả Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc đều đi vắng thì
            Tổng Giám đốc ủy quyền cho Trưởng phòng Hành chánh Quản trị hoặc
            một cấp trưởng đơn vị tạm thời chỉ đạo hoạt động Công ty.
         6. Khi cấp trưởng đi công tác vắng, nghỉ phép, ốm đau…. Thì ủy quyền
            cho cấp phó (nếu có) hoặc một nhân viên trong đơn vị để duy trì họat
            động của đơn vị.

Điều 21: Biên chế – Định biên của các đơn vị trong Công ty do Tổng Giám đốc
        quyết định trên cơ sở HĐQT thông qua hàng năm về mô hình, cơ cấu tổ
        chức và tổng số lao động chung của Công ty. Biên chế của các đơn vị phù
        hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị trên cơ sở tinh gọn, đảm bảo chất lượng
        đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và quản lý sản xuất kinh doanh đạt hiệu
        quả cao nhất.

Điều 22: Lập Chương trình kế hoạch công tác
         1. Chương trình công tác của Công ty là các kế hoạch công tác thực hiện
            trong năm bao gồm các loại: năm, 6 tháng, Quý, tháng, tuần.

                                   Trang 23 của 32
Qui Chế Hoạt động


2. Nội dung của các loại chương trình công tác:
2.1. Đại hội: thường kỳ hoặc đột xuất, Đại hội đồng cổ đông, Đại hội
     Người Lao động, Đại hội Đảng bộ, Đại hội tổ chức quần chúng.
2.2. Họp: Định kỳ hoặc đột xuất của HĐQT; tổng kết, phổ biến cho Người
     Lao động về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Công
     ty; Giao ban sản xuất, chuyên đề; và các cuộc họp theo yêu cầu của cơ
     quan Quản lý cấp trên.
2.3. Hội nghị: Dự hội nghị của các tổ chức trong và ngoài nước theo nhu
     cầu của Công ty, hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
2.4. Kế hoạch đi công tác: Trong nước và nước ngoài của HĐQT, Ban
     Tổng Giám đốc, cán bộ quản lý nghiệp vụ, nhân viên (nếu có) để dự
     các cuộc họp, Hội nghị, tập huấn và kiểm tra, chỉ đạo, sửa chữa ….
     Các đơn vị trực thuộc.
3. Lập kế hoạch và thông qua
3.1.Đối với kế hoạch công tác năm
   a) Chậm nhất ngày 25/12 hàng năm, Thư ký HĐQT, Tổng Giám đốc và
       cấp trưởng các đơn vị gửi chương trình công tác năm cho Phòng
       Hành chánh tập hợp và trình Tổng Giám đốc phê duyệt chậm nhất
       ngày 31/12 hàng năm.
   b) Đối với tổ chức Đảng, quần chúng (Công Đoàn, Đoàn TN) cũng lập
       chương trình công tác tổ chức gửi Tổng Giám đốc để thông qua.
   c) Trên cơ sở chương trình công tác năm đã được phê duyệt Phòng Hành
       chính quản trị tổ chức thực hiện đối với chương trình của HĐQT,
       Ban Tổng Giám đốc, các trưởng đơn vị tổ chức thực hiện chương
       trình của đơn vị mình.

3.2. Đối với kế hoạch công tác 6 tháng, quý, tháng:
   a) Các bộ phận và đơn vị lập chương trình cụ thể và thực hiện về công
      tác 6 tháng, quý, tháng theo tinh thần kế hoạch công tác năm đã được
      phê duyệt.
   b) Trường hợp chương trình công tác phát sinh, đột xuất thì báo cáo
      Tổng Giám đốc để có ý kiến chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

3.3. Đối với kế hoạch công tác tuần:
   a) Ở văn phòng Công ty: thư ký Tổng Giám đốc và các phòng, ban gửi
      nội dung kế hoạch tuần, chậm nhất vào ngày thứ 6 hàng tuần cho
      Phòng Hành chính quản trị để tổng hợp, lên lịch công tác tuần và gửi
      các đơn vị chậm nhất vào ngày Thứ Hai.


                         Trang 24 của 32
Qui Chế Hoạt động


            b) Ở các Chi nhánh do các Chi nhánh lập lịch công tác và gửi fax về cho
               Phòng Hành chính quản trị trong ngày Thứ Bảy hàng tuần.

Điều 23: Chế độ họp hành:
         1. Chế độ họp hành của Công ty phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
         1.1. Các loại cuộc họp: Họp tuần, tháng, họp 6 tháng, họp năm, thành phần
              tham dự do Người chủ trì cuộc họp quyết định, Người dự họp phải
              đảm bảo đúng thành phần nếu ủy quyền cho Người khác dự họp phải
              được sự chấp thuận của Người Chủ trì cuộc họp. Người được mời họp
              chỉ được vắng mặt vì lý do chính đáng (đi công tác, ốm đau), việc ủy
              quyền và lý do vắng mặt phải báo cáo cho Người chủ trì cuộc họp
              trước hai ngày.
         1.2. Nội dung cuộc họp do Người chủ trì cuộc họp chuẩn bị trình bày hoặc
              chỉ đạo đơn vị, cá nhân liên quan chuẩn bị và trình bày. Tùy theo tính
              chất cuộc họp mà nội dung cuộc họp được trình bày bằng văn bản hoặc
              thuyết trình. Nội dung cuộc họp và các tài liệu liên quan phải được gửi
              trước tối thiểu 02 ngày của cuộc họp cho những Người được dự họp.
         1.3. Địa điểm và thời gian họp:
              Các thông báo về cuộc họp phải ghi rõ địa điểm, thời gian bắt đầu họp
              và thời gian dự kiến kết thúc
          1.4. Thông báo họp bằng hình thức ghi trong lịch công tác tuần hoặc giấy
              mời hoặc sổ mời họp hoặc qua điện thoại và Người được mời họp phải
              đảm bảo đã nhận được thông báo mời họp.

         2. Các cuộc họp.
            2.1. Họp tuần:
               - Thành phần tham dự , nội dung, địa điểm và thời gian thực hiện
                  theo lịch công tác tuần.
               - Họp để giải quyết công việc phát sinh theo nhu cầu sản xuất kinh
                  doanh, tổ chức, nhân sự…v.v.. của Công ty và theo yêu cầu của
                  các đơn vị.
            2.2. Họp tháng:
               - Họp giao ban sản xuất định kỳ vào ngày thứ sáu của tuần thứ nhất
                  trong tháng để tổng kết các công việc đã làm của tháng và bàn về
                  các công việc phải làm, biện pháp và phân công trách nhiệm,…
                  của tháng và quý tiếp theo. Thành phần dự họp Ban Tổng Giám
                  đốc, của trưởng đơn vị ở khu vực TP.HCM, mời đại diện Đảng
                  ủy, Công Đoàn (nếu cần).


                                   Trang 25 của 32
Qui Chế Hoạt động


            Họp 6 tháng:
             a) Họp đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và bàn biện pháp thực hiện
                công việc 6 tháng cuối năm. Thời gian họp trong tuần thứ hai của
                tháng 7 hàng năm.
             b) Họp đánh giá kết quả 6 tháng cuối năm, tổng kết sơ bộ kết quả cả
                năm và dự kiến kế hoạch năm tiếp theo. Thời gian họp trong tuần
                thứ hai của tháng một hàng năm.
              Thành phần dự họp: Ban Tổng Giám đốc, các trưởng đơn vị ở khu
             vực TP.HCM, Giám đốc các Chi nhánh (nếu cần). Mời đại diện
             Đảng ủy, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên.

            Họp năm: Thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của năm đó và kế
             hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo của Công ty và các đơn vị.
             Thời gian họp trong tuần thứ hai của tháng Hai hàng năm.
             Thành phần dự họp: Ban Tổng Giám đốc, các trưởng đơn vị, mời đại
             diện Đảng ủy, Công Đoàn

        3. Các cuộc họp khác:
           3.1. Các cuộc họp của HĐQT do HĐQT quyết định về địa điểm, thời
                 gian, thành phần dự nội dung cuộc họp và phòng hành chánh của
                 Công ty có trách nhiệm đảm bảo tổ chức cuộc họp theo yêu cầu
                 của HĐQT.
           3.2 Các cuộc họp của tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên
                 (Họp Đảng ủy, chi bộ, Họp BCH Công Đoàn, ĐTN) do các tổ
                 chức đó thực hiện theo quy định của từng tổ chức nếu các cuộc
                 họp chức trong giờ làm việc phải có ý kiến chấp thuận của Tổng
                 Giám đốc.
           3.3 Họp đột xuất: Để giải quyết những công việc đột xuất theo yêu
                 cầu cấp trên hoặc theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
                 thành phần dự họp phụ thuộc vào tính chất công việc đột xuất.
           3.4 Họp nội bộ các đơn vị, họp thường kỳ một lần/quý để phổ biến
                 tình hình chung của Công ty và tình hình của đơn vị; Họp đột xuất
                 theo yêu cầu của Công ty và nhu cầu của đơn vị. Do cấp trưởng
                 quy định thời gian, địa điểm họp.

Điều 24: Chế độ giải quyết công việc:
     1. Tổng Giám đốc: Giải quyết những công việc mang tính nguyên tắc của Công
        ty quyết định về chủ trương, biện pháp, thời gian, tổ chức điều hành mọi
        hoạt động của Công ty theo kế hoạch và đột xuất, kiểm tra việc thực hiện

                                 Trang 26 của 32
Qui Chế Hoạt động


          của các đơn vị; làm việc với các cơ quan cấp trên theo yêu cầu; làm việc và
          đàm phán với các đơn vị trong và ngoài nước theo nhu cầu sản xuất kinh
          doanh.
     2.   Phó Tổng Giám đốc: giải quyết những công việc trong và ngoài Công ty
          theo ủy nhiệm của Tổng Giám đốc.
     3.   Các cấp trưởng đơn vị trực thuộc giải quyết những công việc mang tính tác
          nghiệp cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, thời gian thực hiện,…
     4.   Các đơn vị trực thuộc muốn làm việc với Ban Tổng Giám đốc phải đăng ký
          với Phòng Hành chính quản trị để đưa vào lịch công tác tuần. Các đơn vị và
          cá nhân liên quan khi làm việc với Ban Tổng Giám đốc phải có trách nhiệm
          chuẩn bị tốt nội dung và tài liệu liên quan.
     5.   Phòng Hành chính quản trị có trách nhiệm bố trí địa điểm, thời gian làm việc
          theo kế hoạch lịch công tác tuần hoặc đột xuất.
     6.   Những vấn đề cấp bách, các đơn vị trực thuộc phải báo cáo, thỉnh thị ngay
          với Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc về công việc được phân công
          bao gồm:
          a) Các trường hợp bất khả kháng: hỏa hoạn, bão, lụt, sự cố đâm va tàu, tai
               nạn lao động, mất điện, nước.
          b) Các trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết theo quy định của Công
              ty, hoặc ngoài kế hoạch đã được tổng Giám đốc phê duyệt.

Điều 25: Ký ban hành văn bản và quản lý văn bản
     1. Hình thức ký và nội dung ký của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, cán
        bộ quản lý nghiệp vụ thực hiện theo quyền hạn của mình đã được quy định
        tại quy chế này và theo quy định của Công ty về công tác văn thư.
     2. Quá trình hình thành văn bản
        2.1. Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền Ban Tổng Giám đốc ký
         a) Đối với các văn bản theo yêu cầu cấp trên hoặc theo nghiệp vụ chung
             của Công ty thì Ban Tổng Giám đốc trực tiếp hoặc chỉ đạo các đơn vị
             hoặc cá nhân liên quan soạn dự thảo.
         b) Đối với các văn bản do nhu cầu sản xuất kinh doanh chung của Công ty
             mà cấp trưởng đơn vị chủ động đề xuất ra văn bản thì cấp trưởng đơn vị
             đó lập dự thảo văn bản trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệt mới được
             đánh máy chính thức.
         2.2.Dự thảo các văn bản do đơn vị trực tiếp soạn mà thuộc thẩm quyền của
         cấp trưởng đơn vị ký thừa lệnh hoặc Giám đốc Chi nhánh ký thì không phải
         thông qua Ban Tổng Giám đốc.
     3) Khi trình Ban Tổng Giám đốc hoặc cấp trưởng ký phải có hồ sơ đính kèm
         và phải có tờ trình của Người có trách nhiệm

                                    Trang 27 của 32
Qui Chế Hoạt động


     4) Các văn bản phát hành phải được đăng ký lưu giữ ở bộ phận văn thư theo
        qui định của Công ty vê( công tác văn thư.

Điều 26: Tiếp khách và đi công tác
     1. Tiếp khách:
     1.1. Các loại khách đến Công ty (Khách trong nước và ngoài nước): Khách đến
          quan hệ công tác, thăm xã giao, đến yêu cầu, chất vấn về việc riêng.
     1.2. Tiếp khách: Theo nguyên tắc chức năng nhiệm vụ của ai, Tổng Giám đốc,
          Phó Tổng Giám đốc, cấp trưởng, cấp phó và nhân viên các đơn vị thì do
          Người ấy giải quyết.
     1.3. Thời gian tiếp khách của Ban Tổng Giám đốc, của cấp trưởng đơn vị được
          ghi rõ trong lịch công tác tuần.
     1.4. Trình tự tiếp khách đến Công ty:
          a) Nếu khách đến Công ty theo kế hoạch hoặc đã hẹn trước đã được các
             người có trách nhiệm chấp thuận thì khách của ai, người đó phải thông
             báo trước cho thường trực để thường trực có trách nhiệm đưa đón khách
             gặp những Người có trách nhiệm đó.
          b) Nếu khách đến không hẹn trước, thì thường trực phải liên hệ điện thoại
             với Người có trách nhiệm liên quan để đồng ý tiếp hoặc không đồng ý
             tiếp.

     2. Đi công tác:
     2.1. Tất cả CB-CNV đi công tác phải có tờ trình về đi công tác (có nội dung
          công việc, địa điểm, thời gian, phương tiện đi lại, chi phí công tác…) và
          được người có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, khi kết thúc chuyến công
          tác phải có trách nhiệm báo cáo lại kết quả cho Người có trách nhiệm.
     2.2. Công ty sẽ ban hành quy định cụ thể về chế độ công tác áp dụng trong
          Công ty.

Điều 27: Chế độ thông tin báo cáo
   1. Trách nhiệm báo cáo:
        Tổng Giám đốc báo cáo với HĐQT, phó Tổng Giám đốc báo cáo với Tổng
        Giám đốc; các cấp trưởng báo cáo với Tổng Giám đốc hoặc phó Tổng Giám
        đốc theo lĩnh vực được ủy quyền cấp phó báo cáo với cấp trưởng, các nhân
        viên báo cáo với cấp trưởng hoặc cấp phó đơn vị.

   2.   Nội dung báo cáo:
        2.1. Báo cáo riêng: là các báo cáo liên quan nhiệm vụ, quyền hạn của từng
             đơn vị và cá nhân về tình hình thực hiện SXKD, nghiệp vụ, chuyên

                                  Trang 28 của 32
Qui Chế Hoạt động


             môn. Các báo cáo phải đính kèm các biểu số liệu và có so sánh. Hoặc
             các nội dung khác theo nhu cầu.
        2.2. Báo cáo chung: là các bản báo cáo của Công ty về kết quả hoạt động
             kinh doanh, tình hình lỗ, lãi. Bảng cân đối kế toán, kế hoặch sản xuất
             kinh doanh, tình hình tổ chức nhân sự, thực hiện các dự án,…

    3. Hình thức và thời gian báo cáo:
       3.1. Báo cáo ngày: chi báo cáo những công việc ngoài thẩm quyền giải quyết
            hoặc đột xuất cho Người có trách nhiệm bằng hình thức gặp trực tiếp hoặc
            bằng văn bản (gửi trực tiếp, qua fax, Email) thời gian báo cáo trong ngày.
      3.2. Báo cáo tuần
            Chỉ báo cáo, những công việc chưa hoàn thành theo kế hoạch mà làm ảnh
            hưởng chung nhiệm vụ của Công ty hoặc của đơn vị cho Người có trách
            nhiệm. Hình thức báo cáo gặp trực tiếp hoặc bằng văn bản (gửi trực tiếp,
            qua fax, Email) thời gian báo cáo vào Thứ Sáu hàng tuần.
      3.3. Báo cáo tháng: Bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua fax, Email cho người
           có trách nhiệm. Thời gian báo cáo vào ngày 05 của tháng tiếp theo.
      3.2. Báo cáo quý: Báo cáo bằng văn bản. Thời gian gửi báo cáo riêng vào ngày
           10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Báo cáo chung vào ngày 30 tháng đầu
           tiên của quý tiếp theo.
      3.3. Báo cáo 6 tháng:
           - Các đơn vị gửi báo cáo riêng bằng văn bản chậm nhất ngày 10/07 hàng
              năm (Báo cáo 6 tháng đầu năm) và chậm nhất ngày 10 tháng giêng hàng
              năm (Báo cáo 6 tháng cuối năm).
          - Báo cáo chung của Công ty gửi bằng văn bản chậm nhất vào ngày 30
              tháng 7 hàng năm (Báo cáo 6 tháng đầu năm) và chậm nhất vào ngày
              30 tháng giêng hàng năm (Báo cáo 6 tháng cuối năm)
      3.4. Báo cáo năm
          - Các đơn vị gửi báo cáo cùng với thời gian báo cáo 6 tháng cuối năm.
          - Báo cáo chung của Công ty gửi bằng văn bản chậm nhất ngày 15 tháng
              hai hàng năm.
      3.5. Báo cáo đột xuất: là báo cáo những công việc ngoài kế hoạch, vượt thẩm
           quyền hoặc do bất khả kháng thiên tai, hỏa hoạn, sự cố kỹ thuật, tai nạn lao
           động. Hình thức báo cáo bằng văn bản, điện thoại, fax, email. Thời gian
           gửi báo cáo ngay sau khi có sự cố xảy ra cho Người có thẩm quyền.
  3.6. Đội tàu biển Công ty thực hiện báo cáo theo quy định của HTQLAT Công
         ty.

Điều 28: Chế độ kiểm tra

                                   Trang 29 của 32
Qui Chế Hoạt động


   1.    Đối tượng kiểm tra: Các đơn vị và cá nhân liên quan
   2.    Hình thức kiểm tra:
        Kiểm tra thường kỳ: Tối đa 1 lần trong năm đối với các đơn vị
        Kiểm tra đột xuất: theo yêu cầu hoặc có những biểu hiện vi phạm các quy
         định của Công ty.
   3.    Nội dung công tác kiểm tra: Việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, quy định của
         Công ty về sản xuất kinh doanh, công tác nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật,
         công tác quản lý lao động, tài sản tài chính,… hoặc kiểm tra, thanh tra do
         những biểu hiện vi phạm các quy định của Công ty. Nội dung kiểm tra sẽ
         được gửi trước 07 ngày cho đối tượng bị kiểm tra.
   4.    Thành phần đoàn kiểm tra: Trưởng đoàn và các thành viên do Tổng Giám
         đốc chỉ định phụ thuộc vào đối tượng cho nội dung kiểm tra.

                                   Chương VI
               CƠ SỞ VẬT CHẤT – CHẾ ĐỘ VẬT CHẤT

Điều 29: Cơ sở vật chất bao gồm: Tài sản (vốn, nhà cửa, đất, phương tiện vận tải,
         máy móc,…) hạ tầng cơ sở (điện nước, thông tin liên lạc, tin học, trang
         thiết bị văn phòng, vật dụngv.v…) Công ty sẽ căn cứ vào nhu cầu sản xuất
         của Công ty và từng đơn vị cũng như khả năng tài chính để đầu tư, trang
         bị.

Điều 30: Chế độ vật chất là những vật chất trang bị cho HĐQT, Ban Tổng Giám đốc,
         cán bộ quản lý nghiệp vụ và nhân viên ở các đơn vị để tạo điều kiện cho
         từng cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
         Chế độ vật chất bao gồm: Trang bị máy móc thông tin liên lạc (điện thoại
         để bàn, di động,bộ đàm) máy móc văn phòng (photo, máy đánh chữ) , máy
         tính,… đồ gỗ văn phòng (bàn, ghế, tủ, kệ) máy móc phục vụ cho sinh hoạt
         (máy điều hòa, quạt, tủ lạnh, máy nước nóng lạnh,…) dụng cụ VPP,
         BHLĐ cá nhân, quần áo đồng phục…v.v
         Công ty sẽ ban hành chế độ vật chất cho từng đối tượng, từng đơn vị (quy
         định sử dụng xe con, điện thoại, định mức VPP và dụng cụ VPP, BHLĐ cá
         nhân, vật rẻ mau hỏng trong sinh hoạt…v.v.)

Điều 31: Ban hành các văn bản quy chế, quy định, định mức để thực hiện công tác
         quản lý Công ty
         1. Hội đồng quản trị xây dựng, thông qua tổ chức thực hiện các văn bản
            sau :

                                   Trang 30 của 32
Qui Chế Hoạt động


               - Quy chế quản lý tài chính, Qui chế hoạt động của HĐQT
               - Quy định chế độ vật chất, kỷ luật, khen thưởng các thành viên
                  HĐQT
               - Công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT
         2. Tổng giám đốc chỉ đạo xây dựng , ký ban hành, tổ chức thực hiện các
            văn bản sau :
               - Quy chế hoạt động các chi nhánh và các đơn vị khác (nếu cần )
               - Quy định nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc để cụ thể hóa
                  nhiệm vụ của từng đơn vị
               - Nội quy lao động
               - Tiêu chuẩn chức danh, chuyên môn nghiệp vụ
               - Quy định áp dụng hệ thống thang bảng lương trong Công ty (sau
                  khi được HĐQT thông qua)
               - Công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng giám đốc
               - Quy chế trả lương, thưởng
               - Quy định tuyển dụng lao động, đào tạo, chấm dứt hợp đồng lao
                  động
               - Quy định, định mức kinh tế, kỹ thuật : sử dụng ô tô con, điện
                  thoại, điện, nước, sửa chữa bảo quản trụ sở làm việc, cấp phát văn
                  phòng phẩm, mua sắm trang thiết bị văn phòng, công tác văn thư
                  lưu trữ, cấp phát mua sắm vật tư, nhiên liệu, sửa chữa đội tàu
                  biển, chi phí tiếp khách, hoa hồng cho khách hàng, chế độ công
                  tác phí, …v.v
                  Và quy định, định mức khác phát sinh trong quá trình sản xuất
                  kinh doanh.
         3. Các văn bản ban hành thuộc HĐQT hoặc Tổng giám đốc không được
            trái với quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt
            động Công ty

                                 Chương VII
                         ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32: Tổng Giám đốc có trách nhiệm triển khai phổ biến, hướng dẫn thực hiện
         quy chế này trong Công ty và đảm bảo các nội dung của quy chế này
         được phổ biến đến từng người lao động trong Công ty.




                                 Trang 31 của 32
Qui Chế Hoạt động


Điều 33: Tổng Giám đốc căn cứ vào các nội dung quy định tại các Điều của Quy
         chế này để tổ chức, quản lý, điều hành các họat động của Công ty theo
         thẩm quyền.

Điều 34:    Trong quá trình thực hiện có những nội dung nào chưa phù hợp hoặc
           không mang tính khả thi. Tổng Giám đốc tổng hợp và trình Hội đồng quản
           trị để điều chỉnhsửa đổi, bổ sung.

Điều 35: Quy chế này gồm có 07 chương, 35 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày
         ký

                                              TM.HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
                                                    CHỦ TỊCH




                                 Trang 32 của 32

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

[Luật kt] công ty cổ phần
[Luật kt] công ty cổ phần[Luật kt] công ty cổ phần
[Luật kt] công ty cổ phầnCat Tuong
 
Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014Tam Long Hoàng
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viênCat Tuong
 
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lênLuật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lênTrần Anh Phương
 
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014Happy Man
 
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnhNghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnhAnh Vu Kieu
 
Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Học Huỳnh Bá
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bee Bee
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Công ty TNHH hai một thành viên và hai thành viên
Công ty TNHH hai một thành viên và hai thành viênCông ty TNHH hai một thành viên và hai thành viên
Công ty TNHH hai một thành viên và hai thành viênKi Di
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOTLuận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
 
[Luật kt] công ty cổ phần
[Luật kt] công ty cổ phần[Luật kt] công ty cổ phần
[Luật kt] công ty cổ phần
 
31574 l60 qh
31574 l60 qh31574 l60 qh
31574 l60 qh
 
Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014
 
Dieu le cty tnhh 1 tv
Dieu le cty tnhh 1 tvDieu le cty tnhh 1 tv
Dieu le cty tnhh 1 tv
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
 
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lênLuật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
 
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
 
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnhNghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
 
Luat
LuatLuat
Luat
 
Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
68 2014 qh13_quy dinh moi luat doanh nghiep
68 2014 qh13_quy dinh moi luat doanh nghiep68 2014 qh13_quy dinh moi luat doanh nghiep
68 2014 qh13_quy dinh moi luat doanh nghiep
 
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
 
Dieu le-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len
Dieu le-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-lenDieu le-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len
Dieu le-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len
 
Công ty TNHH hai một thành viên và hai thành viên
Công ty TNHH hai một thành viên và hai thành viênCông ty TNHH hai một thành viên và hai thành viên
Công ty TNHH hai một thành viên và hai thành viên
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
 

Similar a Quy che hoat_dong_cty

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...HanaTiti
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMeocon Doan
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đQuản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt MayBáo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt MayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Báo cáo thực tập vào nghề 2
Báo cáo thực tập vào nghề 2Báo cáo thực tập vào nghề 2
Báo cáo thực tập vào nghề 2huyensu2212
 
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_teKenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_tekeongot211
 

Similar a Quy che hoat_dong_cty (20)

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
 
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
 
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công tyGiải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
 
Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công tySơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
 
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đQuản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, 9đĐề tài: Tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
 
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt MayBáo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
 
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập vào nghề 2
Báo cáo thực tập vào nghề 2Báo cáo thực tập vào nghề 2
Báo cáo thực tập vào nghề 2
 
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_teKenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
 

Quy che hoat_dong_cty

  • 1. Qui Chế Hoạt động Tổng Cty Cơ khí Giao Thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN --------------- QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG Của Công ty Cổ phần vận tải biển Sài gòn Trang 1 của 32
  • 2. Qui Chế Hoạt động Mục lục  1. Chương I : Những nguyên tắc chung 2. Chương II : Chức năng – Nhiệm vụ – Quyền hạn của các đơn vị 3. Chương III : Nhiệm vụ – Quyền hạn – Trách nhiệm và nghĩa vụ của các chức danh lãnh đạo , cán bộ quản lý nghiệp vụ, thuyền trưởng, nhân viên, thuyền viên trong Công ty 4. Chương IV : Nhiệm vụ – Quyền hạn – Trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ Công ty là thành viên HĐQT hoặc Ban Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác mà Công ty có vốn đầu tư 5. Chương V : Mối quan hệ công tác và lề lối làm việc 6. Chương VI : Cơ sở vật chất – Chế độ vật chất 7. Chương VII: Điều khoản thi hành Trang 2 của 32
  • 3. Qui Chế Hoạt động TCT Cơ khí GTVT Sài Gòn (SAMCO) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CTY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ---------------------------- QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀIGÒN (Ban hành theo Quyết định số:……………… ngày ….. tháng ….. năm của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài gòn) Để hoạt động của Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn đi vào nếp, có tổ chức, kỷ luật, có khoa học đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty phù hợp với quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức Hoạt động Công ty nhằm phấn đấu bộ máy tổ chức của Công ty ngày càng hoàn thiện mang tính chuyên nghiệp cao và khoa học trong công tác quản lý, điều hành các họat động Công ty. Phát huy được tính sáng tạo , chủ động trong công việc, nâng cao vai trò trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm; tinh thần tập thể, đoàn kết, đồng nghiệp, phối hợp, hợp tác, văn minh doanh nghiệp của từng đơn vị trực thuộc (các phòng ban , trung tâm , Chi nhánh và đội tàu biển…) của từng cá nhân (thành viên Ban Tổng Giám đốc, cấp trưởng, cấp phó, nhân viên và thuyền viên) trong quá trình thực hiện các công việc được giao vì mục đích chung là Cty ngày một phát triển có hiệu quả để đảm bảo được lợi ích của các cổ đông, của Công ty và của Người Lao động. Đồng thời các nội dung của quy chế là nguyên tắc cơ bản để thực hiện quản lý, điều hành Công ty. Công ty xây dựng và ban hành quy chế hoạt động (Quy chế) gồm các nội dung sau: Chương I NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1 : Công Ty Cổ phần Vận Tải Biển Sài Gòn (Công ty) hoạt động và quản lý Kinh doanh theo luật doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty (Điều lệ Công ty) Điều 2 : Đại hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Trang 3 của 32
  • 4. Qui Chế Hoạt động Điều 3 : Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình theo quy định tại Điều 38 của Điều lệ Công ty. Điều 4 : Tổng Giám đốc là Người Đại diện theo pháp luật của Công ty, là Người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Phó Tổng Giám đốc là Người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về những phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng các quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Điều 5 : Cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty 1. Công ty áp dụng cơ cấu trực tuyến – chức năng và giao việc kinh doanh để điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty 2. Nguyên tắc của cơ cấu trực tiếp – chức năng : Theo cơ cấu này các đơn vị chức năng không có quyền ra lệnh trực tiếp cho những đơn vị khác (kinh doanh, trực tiếp sản xuất, …). Các đơn vị chức năng chỉ tham mưu tư vấn, giúp Tổng giám đốc chuẩn bị quyết định, tìm ra những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Các quyết định này được đưa xuống các đơn vị khác thông qua Người lãnh đạo của từng đơn vị. Có nghĩa là quyền quyết định những vấn đề ấy thuộc về Tổng giám đốc và các đơn vị khác chỉ nhận mệnh lệnh từ một người . 3. Nguyên tắc giao việc kinh doanh : Là một số đơn vị trực thuộc ngoài phải thực hiện các nguyên tắc nêu trên sẽ được giao quyền chủ động kinh doanh trong hoạt dộng hàng ngày, có trách nhiệm báo cáo Tổng giám đốc định kỳ hàng tháng, quí, năm về kết quả thực hiện hoặc đột xuất ngoài những việc kinh doanh được giao có phát sinh 4. Cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty sẽ được điều chỉnh thay đổi để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh từng thời kỳ của Công ty. Điều 6 : Các Đơn vị trực thuộc Công ty Các đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm : Trang 4 của 32
  • 5. Qui Chế Hoạt động 1. Các đơn vị quản lý chức năng là các đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn, giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động trong toàn Công ty về sản xuất kinh doanh; quản lý nghiệp vụ: lao động, tài sản, kế toán, tài chính, hành chính,… theo đúng các chế độ chính sách của Nhà nước, của quy định của ngành, của Công ty. 2. Các đơn vị kinh doanh là các đơn vị trực tiếp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đã được Tổng Giám đốc phê duyệt về doanh thu, sản lượng, chi phí, hiệu quả,…v.v và thực hiện các nghiệp vụ liên quan theo đúng pháp luật của Nhà nước, của ngành, của Công ty. 3. Các Chi nhánh là các đơn vị kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có trụ sở làm việc, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tài các Ngân hàng theo pháp luật. Trực tiếp tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu sản xuất đã được Tổng Giám đốc phê duyệt về doanh thu, sản lượng, chi phí, hiệu quả và các yêu cầu khác của Công ty. Các Chi nhánh hoạt động theo Quy chế riêng đối với các chi nhánh để đảm bảo các Chi nhánh chủ động trong tổ chức sản xuất và hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật Nhà nước, của ngành, của Công ty. 4. Các đơn vị trực tiếp sản xuất bao gồm các tàu biển của Công ty, mỗi tàu biển là một đơn vị, có 1 thuyền bộ theo quy định của Công ty về số lượng, chức danh, thuyền viên để trực tiếp quản lý vận hành, bảo quản tàu nhằm vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch, đảm bảo được an toàn về Người, hàng hóa, tài sản, môi trường theo quy định luật pháp hàng hải Việt Nam, quốc tế và các quy định của Công ty . Đồng thời, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của các đơn vị liên quan. 5. Bộ phận quản lý tài chính đầu tư dài hạn vào các Công ty khác để hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bộ phận này do Tổng giám đốc quyết định thành lập để giúp Tổng giám đốc đánh giá hiệu quả đầu tư làm cơ sở cho Tổng giám đốc báo cáo với HĐQT. 6. Các Ban do Tổng giám đốc quyết định thành lập có mục tiêu, có thời gian hoạt động cụ thể để giúp Tổng giám đốc thực hiện các việc liên quan đến công việc hàng ngày, hoặc đột xuất, sự cố kỹ thuật, bất khả kháng, …  Các đơn vị trực thuộc sẽ thực hiện chế độ thủ trưởng (Thủ trưởng là Người điều hành cao nhất tại đơn vị để thực hiện các nghiệp vụ, quyền hạn của mình theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc). Đồng thời có trách nhiệm hợp tác, phối hợp với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất Trang 5 của 32
  • 6. Qui Chế Hoạt động 7. Số lượng, tên gọi, địa chỉ giao dịch của các đơn vị trực thuộc phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của Công ty từng thời kỳ sản xuất Trụ sở văn phòng Công ty tại số 09 Nguyễn Công Trứ, Quận I, TP.HCM a. Các đơn vị quản lý chức năng : Phòng Kế hoạch và Đầu tư – Tiếp thị ; Kế toán – Tài chính ; Hành chính – Quản trị ; Bộ phận quản lý tài chính đầu tư dài hạn ; các Ban b. Các đơn vị kinh doanh : Phòng Đại lý Tàu biển – Giao nhận Hàng hóa ; Tàu biển ; Thuyền viên c. Trực tiếp sản xuất : đội tàu biển (tàu Duyên Hải, tàu Saigon Queen) Đơn vị kinh doanh không trực thuộc trụ sở văn phòng Công ty Trung tâm kho vận tại số 27B đường Trường Sơn, F.Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM Các chi nhánh gồm : chi nhánh Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ. Địa chỉ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từng chi nhánh Điều 7 : Thành lập các đơn vị trực thuộc Trên cơ sở HĐQT thông qua mô hình và cơ cấu tổ chức kinh doanh từng thời kỳ của Công ty theo tờ trình của Tổng Giám đốc. Chủ tịch HĐQT ký quyết định thành lập hoặc giải thể các đơn vị kinh tế phụ thuộc Tổng Giám đốc ký quyết định thành lập hoặc giải thể các đơn vị thuộc khối quản lý chức năng, khối kinh doanh, trực tiếp sản xuất và các đơn vị khác theo thẩm quyền. Chương II CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY Điều 8 : Chức năng – Nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị quản lý chức năng: Các đơn vị quản lý chức năng bao gồm: 1. Phòng Kế hoạch - Đầu tư - Tiếp thị 1.1. Chức năng: Phòng Kế hoạch – Đầu tư – Tiếp thị Là đơn vị quản lý nghiệp vụ và tổng hợp; Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng năm theo Nghị quyết của HĐQT, thực hiện công tác tiếp thị và thực hiện Trang 6 của 32
  • 7. Qui Chế Hoạt động các nhiệm vụ theo yêu cầu của HĐQT về chiến lược phát triển Công ty, đầu tư tài chính, mua bán cổ phiếu, phát hành trái phiếu, đầu tư dự án, …v.v 1.2 Nhiệm vụ: a) Giúp HĐQT trong việc xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty theo kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn. b) Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty. c) Lập, theo dõi, tổng kết đánh giá và đề xuất các biện pháp việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của toàn Công ty cho từng thời kỳ. d) Chủ động tổ chức thực hiện công tác tiếp thị của Công ty theo các ngành nghề kinh doanh của Công ty trừ lĩnh vực kinh doanh vận tải biển. e) Lập, tổ chức thực hiện các dự án, theo yêu cầu của HĐQT về đầu tư tài chính dài hạn vào Doanh nghiệp khác, xây dựng, mua sắm tài sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Công ty và giúp Tổng Giám đốc thực hiện các dự án đó. f) Quản lý hồ sơ, theo dõi, đánh giá họat động của các Công ty liên doanh, chuẩn bị các hồ sơ liên quan và đề xuất những vấn đề thuộc thẩm quyền HĐQT hoặc Tổng giám đốc về các quan điểm của Công ty đối với họat động của Công ty liên doanh nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tại các cuộc họp của HĐQT Công ty Liên doanh. g) Lưu trữ, quản lý các hồ sơ tài liệu của phòng theo quy định. h) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc. 1.3. Quyền hạn: a) Góp ý HĐQT về các biện pháp tổ chức thực hiện hoặc điều chỉnh chiến lược phát triển của Công ty, với Tổng Giám đốc về các biện pháp thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Cty trong từng thời kỳ. b) Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị liên quan theo nhiệm vụ, quyền hạn của phòng c) Tổ chức các cuộc họp về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng. d) Yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc. e) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc, giao dịch với khách hàng liên quan đến nhiệm vụ của phòng. f) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. 2. Phòng Kế toán Tài chính Trang 7 của 32
  • 8. Qui Chế Hoạt động 2.1. Chức năng: Phòng Kế toán Tài chính là đơn vị quản lý chức năng nghiệp vụ chuyện ngành, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành về công tác kế toán, tài chính của toàn Công ty phù hợp với đặc điểm SXKD của Công ty, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, của cơ quan chủ quản, của Công ty để đảm bảo các họat động của Công ty đạt hiệu quả cao. Nhiệm vụ: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện tổ chức bộ máy kế toán của Công ty sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt. b) Đề xuất cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính, tài sản của Công ty. c) Thực hiện kế hoạch sử dụng tài chính và cấp tài chính theo nhu cầu SXKD của Công ty. d) Thực hiện công tác kế toán, tài chính của Công ty theo đúng các quy định của pháp luật, quy định của Công ty. e) Lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các đơn vị trực thuộc khác lập. f) Giúp Tổng Giám đốc hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các bộ phận trong phòng thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phương pháp. g) Giúp Tổng Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hoạch toán kinh tế, phân tích họat động kinh tế và quyết toán với cấp trên. h) Giúp Tổng Giám đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong Công ty. i) Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho các đơn vị liên quan trong Công ty và cơ quan cấp trên theo quy định. j) Tham gia xây dựng, góp ý cho các quy định, định mức kinh tế, kỹ thuật của Công ty. k) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. Quyền hạn: a) Đề xuất với Tổng Giám đốc các biện pháp cụ thể về quản lý vốn, tài sản để đảm bảo sản xuất kinh doanh của Công ty, bảo toàn và phát triển được vốn; kiểm tra tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán, thống kê và quản ly Thu - Chi tài chính tại các đơn vị trực thuộc. Trang 8 của 32
  • 9. Qui Chế Hoạt động b) Đề xuất khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác kế toán – tài chính trong Công ty và xử lý kỷ luật những cá nhân và đơn vị vi phạm. c) Đề nghị các đơn vị trong Công ty cung cấp các số liệu, hồ sơ có liên quan đến nghiệp vụ kế toán tài chính để tổng hợp. d) Có quyền từ chối các khoản chi tiêu không đúng chế độ, mua sắm vật tư, tài sản không đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, không có kế hoạch hoặc đột xuất không có lệnh của Tổng Giám đốc. e) Không thanh toán bất cứ trường hợp nào thấy sai sót, không hợp lệ, không đúng thủ tục, chứng từ bị tẩy xóa và vật tư, tài sản, hàng hóa không đúng quy cách, phẩm chất theo Hợp đồng mua bán. f) Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, khách hàng, tập huấn nghiệp vụ) theo nhiệm vụ của Phòng. g) Thay mặt Tổng Giám đốc tiếp và làm việc với khách hàng theo chức năng nhiệm vụ của Phòng. h) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. 3. Phòng Hành chính - Quản trị 3.1. Chức năng: Phòng Hành chinh - Quản trị là đơn vị nghiệp vụ tổng hợp có nhiệm vụ vừa tham mưu giúp Tổng Giám đốc, thực hiện nghiệp vụ về lĩnh vực tổ chức, quản trị nhân sự , chế độ chính sách liên quan đến Người lao động, quản trị tài sản, hành chính của toàn Công ty vừa trực tiếp thực hiện quản trị tài sản, hành chính ở trụ sở văn phòng Công ty. 3.2. Nhiệm vụ: a) Tham mưu cho Tổng Giám đốc về phương án kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý theo hướng gọn và hoạt động có hiệu quả b) Giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác quản trị nhân sự (lao động, tiền lương, chính sách chế độ, tuyển dụng, đào tạo, …v,v) của Công ty. c) Giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác quản trị tài sản (nhà, đất, xe cộ, …), hành chính thông tin liên lạc, văn thư, lưu trữ, hệ thống tin học, …v.v) của Công ty d) Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự và an toàn vệ sinh, lao động của Công ty. e) Thực hiện công tác hành chính, quản trị (hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, thư viện, quản lý tài sản, cơ sở vật chất được giao, đội xe văn phòng,…) ở văn phòng. f) Xây dựng, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định, định mức của Công ty về quản trị nhân sự, quản trị tài sản, hành chánh. Trang 9 của 32
  • 10. Qui Chế Hoạt động g) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. 3.3. Quyền hạn: a) Chứng nhận và xác nhận lý lịch Người lao động theo phân cấp quản lý. b) Thừa lệnh Tổng Giám đốc triệu của cuộc họp thuộc lĩnh vực, phạm vi nhiệm vụ của phòng để phổ biến, hướng dẫn thực hiện, giải đáp,… c) Là thành viên của các Hội đồng : nâng lương, khen thưởng, tuyển dụng lao động, kỷ luật. d) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội quy lao động của Người Lao động. e) Kiểm tra về hình thức các văn bản của Cty gửi đi trước khi đóng dấu. f) Thay mặt Tổng Giám đốc tiếp và làm việc với khách về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Phòng. g) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. Điều 9: Chức năng – Nhiệm vụ – Quyền hạn của các đơn vị kinh doanh Các đơn vị kinh doanh bao gồm: 1. Phòng Tàu biển: Chức năng: Phòng Tàu biển là đơn vị kinh doanh vừa tham mưu giúp Tổng Giám đốc vừa tổ chức thực hiện quản lý, kinh doanh đội tàu biển của Công ty theo kế hoạch và đảm bảo đầy đủ tinh pháp lý hàng hải để đội tàu biển Công ty hoạt động an toàn về Người, hàng hóa, tài sản, môi trường, mang lại hiệu quả cao. Nhiệm vụ: a) Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc xác định chiến lược kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế vận tải biển, thuê tàu, sửa chữa tàu, mua sắm vật tư, thiết bị máy móc cho tàu, cung cấp nhiên liệu,… cho đội tàu biển Cty. b) Tổ chức thực hiện hiện kế hoạch khai thác,sửa chữa, cung ứng vật tư, nhiên liệutheo hình thức không định tuyến và định tuyến cho đội tàu Công ty để đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả, quản lý đội tàu biển theo đúng quy định luật pháp hàng hải quốc tế, của Chính phủ Việt Nam và các quy định của Công ty. c) Xây dựng, kiểm tra, hướng dẫn, thực hiện các quy định, định mức kinh tế, kỹ thuật về giá cước, phí hoa hồng, môi giới, quản lý mua sắm vật tư, sửa chữa đội tàu, tiền công ngoài chức trách thuyền viên, …v.v d) Thực hiện tốt công tác tiếp thị, văn thư, lưu trữ hồ sơ, chế độ báo cáo theo quy định của Công ty. Trang 10 của 32
  • 11. Qui Chế Hoạt động e) Thực hiện được nghiệp vụ kế toán, thống kê theo hướng dẫn của phòng kế toán, của Công ty. f) Thực hiện tốt và có hiệu quả các nhiệm vụ của phòng theo quy định của HTQLAT, kế hoạch an ninh Công ty. g) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc. Quyền hạn: a) Đề xuất với Tổng Giám đốc về các hình thức kinh doanh đội tàu biển: Công ty tự khai thác, cho thuê định hạn, thuê tàu trần,… và các biện pháp quản lý đội tàu biển về kỹ thuật, sửa chữa, vật tư nhiên liệu và trang thiết bị,…. b) Đề xuất Tổng Giám đốc khen thưởng tàu và thuyền viên có thành tích trong việc hoàn thành nhiệm vụ vận hành, an toàn hàng hóa, thực hiện tiết kiệm chi phí; kỷ luật những tàu và thuyền viên vi phạm các quy định của Công ty về quản lý vận hành. c) Kiểm tra việc thực hiện của từng tàu và thuyền viên trong việc chấp hành các quy định của Công ty về khai thác, quản lý tàu và đề xuất với Tổng Giám đốc các biện pháp để nâng cao công tác quản lý các tàu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của từng tàu. d) Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, khách hàng) liên quan đến nhiệm vụ của Phòng. e) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng. f) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. 2. Phòng Đại lý tàu biển và Giao nhận hàng hóa: 2.1. Chức năng: Phòng Đại lý tàu biển và Giao nhận hàng hóa là đơn vị kinh doanh vừa tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ hàng hải của Công ty, vừa thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa, vận tải đa phương thức và các dịch vụ hàng hải khác tại khu vực TP.HCM, đảm bảo các hoạt động này đạt hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ: a) Đề xuất, góp ý cho Tổng Giám đốc trong việc xác định chiến lược kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế về dvu đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa bằng đường biển, đường không, đường thủy, đường sắt, đường bộ, vận tải đa phương thức và các dịch vụ hàng hải khác. Trang 11 của 32
  • 12. Qui Chế Hoạt động b) Tổ chức thực hiện nghiệp vụ đại lý tàu biển cho đội tàu Công ty theo kế hoạch, dịch vụ hàng hải khác theo Hợp đồng đã ký hoặc theo yêu cầu của khách hàng tại khu vực TP.HCM. c) Thực hiện nghiệp vụ các dịch vụ hàng hải đúng luật pháp quốc tế, chính phủ Việt Nam và các quy định của Công ty. d) Xây dựng và thực hiện quy định về chính sách giá cước, hoa hồng cho khách hàng sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt. e) Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Đầu tư – Tiếp thị hoặc chủ động thực hiện tiếp thị các dịch vụ thuộc nhiệm vụ của đơn vị. f) Thực hiện được công tác kế toán thống kê theo hướng dẫn nghiệp vụ của phòng kế toán, của Công ty. g) Hàng năm, thực hiện báo cáo tổng kết đánh giá các hoạt động của đơn vị h) Thực hiện tốt công tác văn thư. Lưu trữ theo quy định Công ty. i) Phối hợp các đơn vị liên quan Công ty hoặc hướng dẫn nghiệp vụ (nếu có) để thực hiện các dịch vụ hàng hải trong Công ty. j) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. k) Tiến tới chủ động nhận khoán công việc các dịch vụ hàng hải nêu trên. 2.3. Quyền hạn: a) Đề xuất với Tổng Giám đốc về các hình thức biện pháp thực hiện và quản lý nghiệp vụ Đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa, vận tải đa phương thức và các dịch vụ hàng hải khác để nâng cao tính chuyên nghiệp và tính khả năng cạnh tranh. b) Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, hội nghị khách hàng) liên quan đến nhiệm vụ của Phòng. c) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với cơ quan chính quyền hoặc với khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng. d) Và thực hiện các quyền khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. 3. Phòng Thuyền viên: 3.1. Chức năng: Phòng Thuyền viên là đơn vị nghiệp vụ - kinh doanh, vừa tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược về công tác thuyền viên vừa thực hiện , cung ứng thuyền viên cho đội tàu biển Công ty, dịch vụ cung ứng xuất khẩu thuyền viên cho các chủ tàu hoặc người thuê trong và ngoài nước và thực hiện nghiệp vụ quản lý thuyền viên để đảm bảo cung ứng thuyền viên đạt hiệu quả. Trang 12 của 32
  • 13. Qui Chế Hoạt động 3.2. Nhiệm vụ: a) Đề xuất cho Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn lực chính Công ty – Thuyền viên; ký kết các hợp đồng cung ứng, đào tạo, tuyển dụng, và chế độ chính sách,v.v.. đối với thuyền viên b) Tổ chức thực hiện kế hoạch về cung ứng thuyền viên cho đội tàu Công ty, dịch vụ cung ứng thuyền viên cho các Người thuê trong và ngoài nước ngày càng có chất lượng và tính ổn định cao để đảm bảo việc cung ứng thuyền viên đạt hiệu quả. c) Thực hiện Công tác quản lý thuyền viên đúng luật pháp quốc tế, của chính phủ Việt Nam và các quy định của Công ty. d) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và thực hiện các quy định về công tác quản lý thuyền viên (tuyển dụng, đào tạo, chế độ, chính sách, quản lý hồ sơ, điều động, thuyền viên dự trữ,...v.v) e) Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Đầu tư – Tiếp thị để thực hiện công tác tiếp thị về thuyền viên. f) Phối hợp với Phòng Kế toán tài chính để thực hiện tốt nghiệp vụ kế toán về dịch vụ cung ứng thuyền viên theo đúng quy định của Công ty. g) Thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết , đánh giá công tác thuyền viên, công tác lưu trữ, hành chính, văn thư theo quy định của Công ty. h) Thực hiện được nhiệm vụ của Phòng theo quy định tại HTQLAT, kế hoạch an ninh Công ty i) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. 3.3. Quyền hạn: a) Chủ động giao dịch với các đơn vị trong và ngoài nước để thực hiện có hiệu quả cung ứng thuyền viên cho đội tàu Công ty và dịch vụ cung ứng thuyền viên. b) Đề xuất với Tổng Giám đốc khen thưởng những thuyền viên có thành tích xuất sắc trong việc đảm nhận chức trách và học tập. Kỷ luật những thuyền viên vi phạm các quy định về kỷ luật thuyền viên, các nội dung Hợp đồng Lao động đã ký, các quy định của Công ty và của các chủ tàu, Người thuê trong và ngoài nước. c) Tổ chức các cuộc họp liên quan đến nhiệm vụ của phòng. d) Thay mặt Tổng Giám đốc tiếp và làm việc với khách hàng về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc hội nghị khách hàng, hội nghị thuyền viên. e) Chủ động tuyển dụng thuyền viên để đảm bảo việc cung ứng thuyền viên đáp ứng được nhu cầu sản xuất của Công ty. f) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. Trang 13 của 32
  • 14. Qui Chế Hoạt động 4. Trung tâm Kho vận: 4.1. Chức năng: Trung tâm kho vận là đơn vị kinh doanh vừa tham mưu, giúp Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược về công tác quản lý, phát triển kinh doanh Trung tâm vừa thực hiện kinh doanh kho – bãi theo chức năng của Công ty, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo hoạt động của Trung tâm kho vận đạt hiệu quả. 4.2. Nhiệm vụ: a) Đề xuất cho Tổng Giám đốc trong việc xác định chiến lược kinh doanh khai thác Kho - Bãi, kiểm đếm hàng hóa, các biện pháp quản lý trung tâm, chế độ chính sách Người lao động. b) Tổ chức thực hiện kinh doanh Kho - Bãi , dịch vụ kiểm đếm hàng hóa theo kế hoạch để đảm bảo các dịch vụ ngày càng có hiệu quả cao. c) Thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm đúng theo quy định của Pháp luật Việt Nam và các quy định của Công ty. d) Quản lý tốt và có hiệu quả các tài sản (nhà văn phòng, bãi, cơ sở hạ tầng, xe nâng,…) được giao. e) Xây dựng và thực hiện các quy định, định mức về nội quy làm việc, quản lý kỹ thuật xe nâng, quản lý văn phòng, bãi sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc f) Phối hợp với các chi nhánh để thực hiện công tác tiếp thị cho Trung tâm. g) Thực hiện được nghiệp vụ kế toán theo hướng dẫn của Phòng Kế toán Tài chính. h) Thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết, đánh giá công tác hoạt động của Trung tâm, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định của Công ty. i) Là đầu mối chính để thực hiện giao dịch đề xuất các kiến nghị của Người Lao động ở Trung tâm và phản ảnh kịp thời cho Phòng Hành chính - Quản trị. g) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. 4.3. Quyền hạn: a) Chủ động lập và thực hiện các hình thức, biện pháp kinh doanh quản lý trung tâm, khai thác Kho – Bãi, dịch vụ kiểm đếm hàng, giao dịch với các khách hàng để tạo thêm nhiều công việc cho Trung tâm. b) Tổ chức các cuộc họp liên quan đến nhiệm vụ của Trung tâm. Trang 14 của 32
  • 15. Qui Chế Hoạt động c) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng, các cơ quan quản lý ở địa phương, lãnh đạo các kho CFS về những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Trung tâm. h) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. Điều 10: Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các Chi nhánh. 1. Chức năng : Các Chi nhánh là đơn vị kinh tế phụ thuộc, vừa tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát triển của Chi nhánh tại địa phương nơi đặt trụ sở và vừa tổ chức thực hiện các ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh theo giấy phép đăng ký kinh doanh để kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả. 2. Nhiệm vụ: a) Đề xuất Tổng Giám đốc trong việc xác định chiến lược kinh doanh của các chi nhánh để phù hợp với nhiệm vụ của Công ty và các biện pháp quản lý chi nhánh (tài sản, lao động) trong từng thời kỳ. b) Tổ chức thực hiện các ngành nghề kinh doanh để đảm bảo việc kinh doanh của các chi nhánh đạt được hiệu quả cao nhất. c) Thực hiện kinh doanh của chi nhánh đúng theo pháp luật của chính phủ, quy định của địa phương nơi đặt trụ sở và các quy chế quy định của Công ty. d) Quản lý tốt và có hiệu quả tài sản được giao (vốn, nhà cửa, đất, ôtô và các phương tiện khác) e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định, định mức về nội quy, quản lý tài sản của chi nhánh sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt. f) Thực hiện được nghiệp vụ kế toán, thống kê theo quy chế quản lý tài chính của Công ty và hướng dẫn của Phòng KTTC. g) Thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết, đánh giá hoạt động của Chi nhánh và công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định Công ty. h) Thực hiện công tác tiếp thị để tạo thêm nhiều khách hàng và công việc cho chi nhánh. i) Phối hợp các phòng liên quan, các chi nhánh khác, đội tàu Công ty để ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất Công ty. j) Và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. 2. Quyền hạn: Trang 15 của 32
  • 16. Qui Chế Hoạt động a) Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Công ty ủy thác để thực hiện nhiệm vụ đã được giao. b) Đề xuất với Tổng Giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, sử dụng lao động và các chế độ chính sách liên quan đến lao động. c) Chủ động giao dịch và đàm phán với khách hàng về các hoạt động dịch vụ để tạo thêm nhiều sản phẩm cho chi nhánh. d) Tổ chức các cuộc họp (nội bộ, hội nghị khách hàng,..) liên quan đến nhiệm vụ của Chi nhánh. e) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng, cơ quan quản lý địa phương về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của chi nhánh. f) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. Điều 11: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội tàu biển Công ty. 1. Chức năng: Đội tàu biển Công ty bao gồm các tàu biển thuộc quyền sở hữu của Công ty (Chủ tàu) theo quy định của pháp luật. Mỗi tàu biển là một đơn vị sản xuất, giúp Tổng Giám đốc trong việc quản lý, vận hành tàu để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong và ngoài nước theo kế hoạch và chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của các đơn vị liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. 2. Nhiệm vụ: a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý tàu: vận hành, bảo quản, sửa chữa, vật tư, trang thiết bị máy móc, nhiên liệu,… theo đúng các quy trình, quy phạm của nhà chế tạo, đăng kiểm, và các quy định của Công ty. b) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch vận hành, khai thác tàu để đảm bảo vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch của Công ty nhằm an toàn về Người, hàng hóa, tài sản và bảo vệ môi trường. c) Thực hiện quản lý, khai thác, vận hành tàu đúng theo quy định luật pháp quốc tế, nước sở tại, chính phủ Việt Nam và quy định của Cty. d) Tổ chức thực hiện tốt có hiệu quả theo HTQLAT và kế hoạch an ninh của Công ty liên quan đến nhiệm vụ của từng tàu. e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng giám đốc và hướng dẫn nghiệp vụ theo yêu cầu của các đơn vị liên quan. 3. Quyền hạn: Đề xuất với Tổng Giám đốc và các đơn vị liên quan các biện pháp quản lý, vận hành, khai thác tàu, chế độ thuyền viên. Trang 16 của 32
  • 17. Qui Chế Hoạt động Chương III NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ, THUYỀN TRƯỞNG, CÔNG NHÂN VIÊN, THUYỀN VIÊN TRONG CTY Điều 12 :Nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh lãnh đạo Công ty Các chức danh lãnh đạo Công ty bao gồm: các thành viên HĐQT và thành viên ban Tổng Giám đốc. 1. Các thành viên HĐQT: do ĐHĐCĐ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung, trả lương và chế độ theo quy định Điều lệ Công ty, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐQT, do HĐQT bầu miễn nhiệm, bổ nhiệm. Chủ tịch và các thành viên HĐQT khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại điều 42 của Điều lệ Công ty và theo quy định của luật Doanh nghiệp đối với thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần. 2. Tổng Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, trả lương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 5, Điều 49 của Điều lệ Công ty. 3. Phó Tổng Giám đốc : 3.1. Do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và trả lương theo đề nghị của Tổng Giám đốc , được Tổng Giám đốc ủy nhiệm thực hiện một khối lượng công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần công việc được ủy nhiệm. 3.2. Phó Tổng Giám đốc có quyền điều hành phần trách nhiệm được giao và đề nghị Tổng Giám đốc cân nhắc, khen thưởng, kỷ luật CB-CNV dưới quyền. 4. Thời hạn bầu các thành viên HĐQT và bổ nhiệm các thành viên Ban Tổng Giám đốc theo quy định Điều lệ Công ty thời hạn bầu và bổ nhiệm các thành viên HĐQT, Ban TGĐ nhiệm kỳ là 05 năm và có thể được tái bầu và bổ nhiệm. Điều 13 : Nhiệm vụ và quyền hạn của Cán bộ quản lý nghiệp vụ Cán bộ quản lý nghiệp vụ trong Công ty bao gồm: 1. Cấp trưởng gồm: Trang 17 của 32
  • 18. Qui Chế Hoạt động Kế toán trưởng, Giám đốc phụ trách khối, Trưởng phòng, ban, Giám đốc các Chi nhánh, Trung tâm do Tổng Giám đốc ký hợp đồng lao động tuyển dụng và bổ nhiệm, miễn nhiệm, trả lương, khen thưởng, kỷ luật. Riêng Kế toán trưởng trước khi ký quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, Tổng Giám đốc tham khảo ý kiến của HĐQT. Cấp trưởng là Người giúp việc cho Tổng Giám đốc theo từng lĩnh vực, chức năng. Cấp trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1.1. Nhiệm vu : a) Cấp trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị mình. b) Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, nhân lực và chỉ huy một cách chủ động sáng tạo mọi hoạt động của đơn vị nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. c) Xây dựng đoàn kết nội bộ, lãnh đạo đơn vị đảm bảo nguyên tắc dân chủ, chấp hành tốt các chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy định của Công ty. d) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện tốt các định mức kinh tế, kỹ thuật, các quy trình, quy phạm về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và trật tự an toàn cơ quan đơn vị – xã hội đối với đơn vị mình phụ trách. e) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện của đơn vị mình, nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị mình để đề ra phương hướng và biện pháp thực hiện. f) Quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, thực hiện dân chủ công bằng của mọi Người trong đơn vị. g) Tổ chức các cuộc họp nội bộ, đơn vị thường kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Công ty để thông báo tình hình chung của công ty, của đơn vị, các chủ trương, quy định của Công ty,… 1.2. Quyền hạn: a) Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến điều động lao động, nghiệp vụ chuyên môn, kinh doanh của đơn vị để điều hành hoạt động hàng ngày của đơn vị mình theo phân cấp quản lý của Công ty. b) Đề nghị khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương hàng năm, mức lương và các chế độ khác của Người lao động trong đơn vị. Tham gia ý kiến trong việc tiếp nhận, thuyên chuyển công tác đối với Công nhân viên thuộc quyền. Trang 18 của 32
  • 19. Qui Chế Hoạt động b) Đề xuất định biên của đơn vị mình và giao nhiệm vụ cho công nhân viên thuộc phạm vi mình phụ trách và đánh giá thực hiện nhiệm vụ của họ. c) Thay mặt Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng và tham gia thỏa thuận xây dựng các Hợp đồng kinh tế, dân sự về những vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị. d) Tham dự các cuộc họp của Công ty có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị hoặc cử cán bộ của đơn vị tham dự (Khi được Người chủ trì cuộc họp cho phép) e) Được thừa lệnh Tổng Giám đốc ký các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc Công ty, ký các văn bản giao dịch ngang cấp với đơn vị ngoài về nghiệp vụ và các văn bản khác theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc và quy định của Cty. i) Yêu cầu các đơn vị khác trong Công ty phối hợp với đơn vị mình và chủ động phối hợp với các cơ quan cấp trên, cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của mình theo chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc. j) Yêu cầu các đơn vị trong Công ty có liên quan cung cấp những thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý và sản xuất của đơn vị theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc. k) Đề nghị chi phí tiếp khách, phí môi giới, hoa hồng (nếu có) l) Quyết định các chi phí liên quan đến đơn vị để thực hiện tiết kiệm chi phí, chống lãng phí. m) Từ chối thực hiện những quyết định của Ban Tổng Giám đốc nếu thấy trái pháp luật,… Điều lệ Công ty, các quy định hiện hành của Công ty. n) Được quyền phản biện hoặc bảo lưu ý kiến của mình trong các cuộc họp sản xuất hoặc Công ty tổ chức lấy ý kiến cá nhân. o) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc. 2. Cấp phó (nếu có) bao gồm: Phó Kế toán trưởng, Phó phòng, ban, Phó Giám đốc các Chi nhánh, Trung tâm. Do Tổng Giám đốc ký Hợp đồng Lao động tuyển dụng và bổ nhiệm, miễn nhiệm, trả lương, khen thưởng, kỷ luật sau khi tham khảo ý kiến của cấp trưởng. Cấp phó là Người giúp việc cho cấp trưởng theo lĩnh vực công việc được phân công. Việc bổ nhiệm cấp phó chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết do nhu cầu sản xuất của đơn vị về khối lượng, độ phức tạp của chuyên môn nghiệp vụ. Trang 19 của 32
  • 20. Qui Chế Hoạt động Cấp phó có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: 2.1. Nhiệm vụ: a) Tổ chức, triển khai, điều hành thực hiện có hiệu quả cao về khối lượng công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước cấp trưởng. b) Tham mưu và giúp việc cho cấp trưởng trong quá trình lãnh đạo, điều hành các công việc chung của đơn vị mình. c) Điều hành, lãnh đạo những công việc chung của đơn vị mình khi được ủy quyền. d) Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trưởng. 2.2. Quyền hạn: a) Điều hành quản lý phần trách nhiệm được phân công, chủ động sáng tạo giải quyết công việc được phân công đúng theo chế độ chính sách của Nhà nước, quy định của Công ty và báo cáo cho cấp trưởng biết. b) Giao nhiệm vụ cho Người lao động và đánh giá việc thực hiện của Người Lao động thuộc phạm vi mình phụ trách. c) Tiếp và làm việc với khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ do mình phụ trách d) Tham gia các cuộc họp Công ty có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị (Khi được Người chủ trì cuộc họp cho phép) e) Được ký của văn bản, chứng từ … liên quan đến nhiệm vụ của mình phụ trách nếu được cấp trưởng ủy quyền. f) Từ chối thực hiện những quyết định của cấp trưởng nếu thấy trái pháp luật, Điều lệ Công ty, các quy định của Công ty. g) Và thực hiện các quyền khác theo yêu cầu của cấp trưởng. Điều 14: Các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nghiệp vụ của Công ty ngoài thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định ở Điều 13 của bản qui chế này, còn phải thực hiện tốt nghĩa vụ chung của mình quy định tại Điều 21 của Điều lệ Công ty. Điều 15 : Thuyền trưởng tàu biển Công ty: Thuyền trưởng tàu biển Công ty do Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc (Được Uy quyền) ký quyết định điều động đi tàu có thời hạn theo đề xuất của đơn vị quản lý thuyền viên. Thuyền trưởng thực hiện địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam (2005), Bộ Giao thông vận tải và hệ thống quản lý an toàn (ISM code) Công ty liên quan đến Thuyền trưởng. Thuyền trưởng chịu trách Trang 20 của 32
  • 21. Qui Chế Hoạt động nhiệm trước Tổng Giám đốc về tổ chức quản lý, vận hành khai thác tàu, đồng thời, chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các đơn vị liên quan. Điều 16: Trách nhiệm và nghĩa vụ của các chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, công nhân : Các chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, công nhân (nhân viên) là Người thuộc định biên lao động ở các đơn vị trực thuộc Công ty; là Người trực tiếp giải quyết công việc hàng ngày được giao về nghiệp vụ, chuyên môn do Tổng Giám đốc hoặc Người được ủy quyền ký Hợp đồng Lao động tuyển dụng và chấm dứt Hợp đồng Lao động theo pháp luật lao động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ quản lý nghiệp vụ ở đơn vị nơi mình công tác. Trong quá trình giải quyết công việc phải trung thực, mẫn cán, chủ động sáng tạo, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và phải thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mìnhtheo các nội dung Hợp đồng lao động đã ký và các quy định khác của Công ty để đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ với kết quả cao nhất. Đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến của mình hoặc từ chối thực hiện những quyết định của cán bộ trực tiếp quản lý nếu thấy trái với pháp luật và các quy định của Công ty. Điều 17: Trách nhiệm và nghĩa vụ của thuyền viên Thuyền viên tàu biển bao gồm: Thuyền trưởng, các chức danh sĩ quan và các chức danh khác ở dưới tàu theo quy định. Do Ban Tổng Giám đốc ký Hợp đồng Lao động, chấm dứt Hợp đồng lao động và ký quyết định điều động đi làm việc có thời hạn ở Đội tàu Công ty, Đội tàu Công ty khác thuộc chủ tàu trong nước và nước ngoài theo đề xuất của đơn vị quản lý thuyền viên. Thuyền viên phải thực hiện tốt trách nhiệm nghĩa vụ của mình theo Điều 17 của Bộ luật hàng hải Việt Nam (2005), quy định về chức trách thuyền viên của Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống Quản lý an toàn , kế hoạch an ninh của Công ty liên quan đến thuyền viên và Hợp đồng lao động đã ký với Công ty, với các chủ tàu hoặc Người sử dụng lao động nước ngoài và các quy định khác của Công ty về thuyền viên. Chương IV NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG TY LÀ THÀNH VIÊN HĐQT HOẶC BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CỦA DOANH NGHIỆP KHÁC MÀ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ Trang 21 của 32
  • 22. Qui Chế Hoạt động Điều 18: Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của Cán bộ Công ty là thành viên HĐQT hoặc Ban Tổng Giám đốc của Doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Công ty do HĐQT Công ty đề cử, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ theo các quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp đó và hợp đồng liên doanh ký giữa Công ty với đối tác. Ngoài ra, phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của HĐQT Công ty. Chương V MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC Điều 19: Mối quan hệ công tác: Cơ cấu tổ chức của Công ty thực hiện theo mô hình trực tuyến, chức năng và giao việc kinh doanh nên mối quan hệ công tác được quy định sau: 1. Mối quan hệ công tác giữa Chủ tịch – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc được thực hiện theo Điều 12 của Quy chế này. 2. Mỗi quan hệ công tác giữa Ban Tổng Giám đốc và các đơn vị được thực hiện theo mô hình trực tuyến. Các đơn vị nhận lệnh từ Tổng Giám đốc hoặc chỉ đạo từ Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc phụ trách khối. Các đơn vị phải chấp hành đúng quy định về tham mưu, báo cáo và phản hồi thông tin. 3. Mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trong Công ty là mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, hướng dẫn. kiểm tra để cùng hoàn thành nhiệm vụ của Công ty. Các đơn vị phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết cho nhau theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc nhằm hoàn thành tốt các công tác hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý chuyên môn nghiệp vụ đạt hiệu quả cao nhất. 4. Mối quan hệ công tác giữa các đơn vị có liên quan với các chi nhánh, đội tàu biển là mối quan hệ chức năng. Các đơn vị liên quan được Tổng Giám đốc ủy quyền quản lý theo chức năng có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý hoạt động theo quy định của Công ty đối với các Chi nhánh và Đội tàu biển. 5. Các Chi nhánh, Đội tàu biển phải chấp hành báo cáo theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ của các đơn vị liên quan. Trang 22 của 32
  • 23. Qui Chế Hoạt động 6. Đơn vị trực tiếp được Tổng giám đốc giao việc kinh doanh (khoán) thì thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc khoán kinh doanh đó. Điều 20: Lề lối làm việc 1. Các văn bản và báo cáo về tình hình hoạt động của Công ty gửi các cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan chức năng, các văn bản, quyết định , quy định liên quan đến hoạt động chung của Công ty, các hợp đồng kinh tế, các hồ sơ liên quan đến công tác tài chính kế toán và công tác tổ chức nhân sự do Tổng Giám đốc ký. 2. Phó Tổng Giám đốc được thừa lệnh ủy quyền ký thay Tổng Giám đốc các văn bản giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và các văn bản khác (quyết định, Hợp đồng lao động, Hợp đồng Kinh tế, các hồ sơ,…) nếu được Tổng Giám đốc ủy quyền và báo cáo lại Tổng Giám đốc. 3. Phó Tổng Giám đốc có quyền chỉ đạo các đơn vị giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được giao và báo cáo lại cho Tổng Giám đốc. 4. Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc sẽ thực hiện phân công công việc cụ thể để bộ máy quản lý điều hành của Công ty hoạt động có hiệu quả và nâng cao trách nhiệm và chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐQT. 5. Khi Tổng Giám đốc đi vắng: công tác, nghỉ phép, ốm đau,… thì ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc chỉ đạo hoạt động của Công ty. Trường hợp cả Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc đều đi vắng thì Tổng Giám đốc ủy quyền cho Trưởng phòng Hành chánh Quản trị hoặc một cấp trưởng đơn vị tạm thời chỉ đạo hoạt động Công ty. 6. Khi cấp trưởng đi công tác vắng, nghỉ phép, ốm đau…. Thì ủy quyền cho cấp phó (nếu có) hoặc một nhân viên trong đơn vị để duy trì họat động của đơn vị. Điều 21: Biên chế – Định biên của các đơn vị trong Công ty do Tổng Giám đốc quyết định trên cơ sở HĐQT thông qua hàng năm về mô hình, cơ cấu tổ chức và tổng số lao động chung của Công ty. Biên chế của các đơn vị phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị trên cơ sở tinh gọn, đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và quản lý sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Điều 22: Lập Chương trình kế hoạch công tác 1. Chương trình công tác của Công ty là các kế hoạch công tác thực hiện trong năm bao gồm các loại: năm, 6 tháng, Quý, tháng, tuần. Trang 23 của 32
  • 24. Qui Chế Hoạt động 2. Nội dung của các loại chương trình công tác: 2.1. Đại hội: thường kỳ hoặc đột xuất, Đại hội đồng cổ đông, Đại hội Người Lao động, Đại hội Đảng bộ, Đại hội tổ chức quần chúng. 2.2. Họp: Định kỳ hoặc đột xuất của HĐQT; tổng kết, phổ biến cho Người Lao động về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Công ty; Giao ban sản xuất, chuyên đề; và các cuộc họp theo yêu cầu của cơ quan Quản lý cấp trên. 2.3. Hội nghị: Dự hội nghị của các tổ chức trong và ngoài nước theo nhu cầu của Công ty, hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. 2.4. Kế hoạch đi công tác: Trong nước và nước ngoài của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, cán bộ quản lý nghiệp vụ, nhân viên (nếu có) để dự các cuộc họp, Hội nghị, tập huấn và kiểm tra, chỉ đạo, sửa chữa …. Các đơn vị trực thuộc. 3. Lập kế hoạch và thông qua 3.1.Đối với kế hoạch công tác năm a) Chậm nhất ngày 25/12 hàng năm, Thư ký HĐQT, Tổng Giám đốc và cấp trưởng các đơn vị gửi chương trình công tác năm cho Phòng Hành chánh tập hợp và trình Tổng Giám đốc phê duyệt chậm nhất ngày 31/12 hàng năm. b) Đối với tổ chức Đảng, quần chúng (Công Đoàn, Đoàn TN) cũng lập chương trình công tác tổ chức gửi Tổng Giám đốc để thông qua. c) Trên cơ sở chương trình công tác năm đã được phê duyệt Phòng Hành chính quản trị tổ chức thực hiện đối với chương trình của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, các trưởng đơn vị tổ chức thực hiện chương trình của đơn vị mình. 3.2. Đối với kế hoạch công tác 6 tháng, quý, tháng: a) Các bộ phận và đơn vị lập chương trình cụ thể và thực hiện về công tác 6 tháng, quý, tháng theo tinh thần kế hoạch công tác năm đã được phê duyệt. b) Trường hợp chương trình công tác phát sinh, đột xuất thì báo cáo Tổng Giám đốc để có ý kiến chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 3.3. Đối với kế hoạch công tác tuần: a) Ở văn phòng Công ty: thư ký Tổng Giám đốc và các phòng, ban gửi nội dung kế hoạch tuần, chậm nhất vào ngày thứ 6 hàng tuần cho Phòng Hành chính quản trị để tổng hợp, lên lịch công tác tuần và gửi các đơn vị chậm nhất vào ngày Thứ Hai. Trang 24 của 32
  • 25. Qui Chế Hoạt động b) Ở các Chi nhánh do các Chi nhánh lập lịch công tác và gửi fax về cho Phòng Hành chính quản trị trong ngày Thứ Bảy hàng tuần. Điều 23: Chế độ họp hành: 1. Chế độ họp hành của Công ty phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 1.1. Các loại cuộc họp: Họp tuần, tháng, họp 6 tháng, họp năm, thành phần tham dự do Người chủ trì cuộc họp quyết định, Người dự họp phải đảm bảo đúng thành phần nếu ủy quyền cho Người khác dự họp phải được sự chấp thuận của Người Chủ trì cuộc họp. Người được mời họp chỉ được vắng mặt vì lý do chính đáng (đi công tác, ốm đau), việc ủy quyền và lý do vắng mặt phải báo cáo cho Người chủ trì cuộc họp trước hai ngày. 1.2. Nội dung cuộc họp do Người chủ trì cuộc họp chuẩn bị trình bày hoặc chỉ đạo đơn vị, cá nhân liên quan chuẩn bị và trình bày. Tùy theo tính chất cuộc họp mà nội dung cuộc họp được trình bày bằng văn bản hoặc thuyết trình. Nội dung cuộc họp và các tài liệu liên quan phải được gửi trước tối thiểu 02 ngày của cuộc họp cho những Người được dự họp. 1.3. Địa điểm và thời gian họp: Các thông báo về cuộc họp phải ghi rõ địa điểm, thời gian bắt đầu họp và thời gian dự kiến kết thúc 1.4. Thông báo họp bằng hình thức ghi trong lịch công tác tuần hoặc giấy mời hoặc sổ mời họp hoặc qua điện thoại và Người được mời họp phải đảm bảo đã nhận được thông báo mời họp. 2. Các cuộc họp. 2.1. Họp tuần: - Thành phần tham dự , nội dung, địa điểm và thời gian thực hiện theo lịch công tác tuần. - Họp để giải quyết công việc phát sinh theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, tổ chức, nhân sự…v.v.. của Công ty và theo yêu cầu của các đơn vị. 2.2. Họp tháng: - Họp giao ban sản xuất định kỳ vào ngày thứ sáu của tuần thứ nhất trong tháng để tổng kết các công việc đã làm của tháng và bàn về các công việc phải làm, biện pháp và phân công trách nhiệm,… của tháng và quý tiếp theo. Thành phần dự họp Ban Tổng Giám đốc, của trưởng đơn vị ở khu vực TP.HCM, mời đại diện Đảng ủy, Công Đoàn (nếu cần). Trang 25 của 32
  • 26. Qui Chế Hoạt động Họp 6 tháng: a) Họp đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và bàn biện pháp thực hiện công việc 6 tháng cuối năm. Thời gian họp trong tuần thứ hai của tháng 7 hàng năm. b) Họp đánh giá kết quả 6 tháng cuối năm, tổng kết sơ bộ kết quả cả năm và dự kiến kế hoạch năm tiếp theo. Thời gian họp trong tuần thứ hai của tháng một hàng năm.  Thành phần dự họp: Ban Tổng Giám đốc, các trưởng đơn vị ở khu vực TP.HCM, Giám đốc các Chi nhánh (nếu cần). Mời đại diện Đảng ủy, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên. Họp năm: Thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của năm đó và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo của Công ty và các đơn vị. Thời gian họp trong tuần thứ hai của tháng Hai hàng năm. Thành phần dự họp: Ban Tổng Giám đốc, các trưởng đơn vị, mời đại diện Đảng ủy, Công Đoàn 3. Các cuộc họp khác: 3.1. Các cuộc họp của HĐQT do HĐQT quyết định về địa điểm, thời gian, thành phần dự nội dung cuộc họp và phòng hành chánh của Công ty có trách nhiệm đảm bảo tổ chức cuộc họp theo yêu cầu của HĐQT. 3.2 Các cuộc họp của tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên (Họp Đảng ủy, chi bộ, Họp BCH Công Đoàn, ĐTN) do các tổ chức đó thực hiện theo quy định của từng tổ chức nếu các cuộc họp chức trong giờ làm việc phải có ý kiến chấp thuận của Tổng Giám đốc. 3.3 Họp đột xuất: Để giải quyết những công việc đột xuất theo yêu cầu cấp trên hoặc theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. thành phần dự họp phụ thuộc vào tính chất công việc đột xuất. 3.4 Họp nội bộ các đơn vị, họp thường kỳ một lần/quý để phổ biến tình hình chung của Công ty và tình hình của đơn vị; Họp đột xuất theo yêu cầu của Công ty và nhu cầu của đơn vị. Do cấp trưởng quy định thời gian, địa điểm họp. Điều 24: Chế độ giải quyết công việc: 1. Tổng Giám đốc: Giải quyết những công việc mang tính nguyên tắc của Công ty quyết định về chủ trương, biện pháp, thời gian, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch và đột xuất, kiểm tra việc thực hiện Trang 26 của 32
  • 27. Qui Chế Hoạt động của các đơn vị; làm việc với các cơ quan cấp trên theo yêu cầu; làm việc và đàm phán với các đơn vị trong và ngoài nước theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. 2. Phó Tổng Giám đốc: giải quyết những công việc trong và ngoài Công ty theo ủy nhiệm của Tổng Giám đốc. 3. Các cấp trưởng đơn vị trực thuộc giải quyết những công việc mang tính tác nghiệp cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, thời gian thực hiện,… 4. Các đơn vị trực thuộc muốn làm việc với Ban Tổng Giám đốc phải đăng ký với Phòng Hành chính quản trị để đưa vào lịch công tác tuần. Các đơn vị và cá nhân liên quan khi làm việc với Ban Tổng Giám đốc phải có trách nhiệm chuẩn bị tốt nội dung và tài liệu liên quan. 5. Phòng Hành chính quản trị có trách nhiệm bố trí địa điểm, thời gian làm việc theo kế hoạch lịch công tác tuần hoặc đột xuất. 6. Những vấn đề cấp bách, các đơn vị trực thuộc phải báo cáo, thỉnh thị ngay với Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc về công việc được phân công bao gồm: a) Các trường hợp bất khả kháng: hỏa hoạn, bão, lụt, sự cố đâm va tàu, tai nạn lao động, mất điện, nước. b) Các trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết theo quy định của Công ty, hoặc ngoài kế hoạch đã được tổng Giám đốc phê duyệt. Điều 25: Ký ban hành văn bản và quản lý văn bản 1. Hình thức ký và nội dung ký của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, cán bộ quản lý nghiệp vụ thực hiện theo quyền hạn của mình đã được quy định tại quy chế này và theo quy định của Công ty về công tác văn thư. 2. Quá trình hình thành văn bản 2.1. Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền Ban Tổng Giám đốc ký a) Đối với các văn bản theo yêu cầu cấp trên hoặc theo nghiệp vụ chung của Công ty thì Ban Tổng Giám đốc trực tiếp hoặc chỉ đạo các đơn vị hoặc cá nhân liên quan soạn dự thảo. b) Đối với các văn bản do nhu cầu sản xuất kinh doanh chung của Công ty mà cấp trưởng đơn vị chủ động đề xuất ra văn bản thì cấp trưởng đơn vị đó lập dự thảo văn bản trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệt mới được đánh máy chính thức. 2.2.Dự thảo các văn bản do đơn vị trực tiếp soạn mà thuộc thẩm quyền của cấp trưởng đơn vị ký thừa lệnh hoặc Giám đốc Chi nhánh ký thì không phải thông qua Ban Tổng Giám đốc. 3) Khi trình Ban Tổng Giám đốc hoặc cấp trưởng ký phải có hồ sơ đính kèm và phải có tờ trình của Người có trách nhiệm Trang 27 của 32
  • 28. Qui Chế Hoạt động 4) Các văn bản phát hành phải được đăng ký lưu giữ ở bộ phận văn thư theo qui định của Công ty vê( công tác văn thư. Điều 26: Tiếp khách và đi công tác 1. Tiếp khách: 1.1. Các loại khách đến Công ty (Khách trong nước và ngoài nước): Khách đến quan hệ công tác, thăm xã giao, đến yêu cầu, chất vấn về việc riêng. 1.2. Tiếp khách: Theo nguyên tắc chức năng nhiệm vụ của ai, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, cấp trưởng, cấp phó và nhân viên các đơn vị thì do Người ấy giải quyết. 1.3. Thời gian tiếp khách của Ban Tổng Giám đốc, của cấp trưởng đơn vị được ghi rõ trong lịch công tác tuần. 1.4. Trình tự tiếp khách đến Công ty: a) Nếu khách đến Công ty theo kế hoạch hoặc đã hẹn trước đã được các người có trách nhiệm chấp thuận thì khách của ai, người đó phải thông báo trước cho thường trực để thường trực có trách nhiệm đưa đón khách gặp những Người có trách nhiệm đó. b) Nếu khách đến không hẹn trước, thì thường trực phải liên hệ điện thoại với Người có trách nhiệm liên quan để đồng ý tiếp hoặc không đồng ý tiếp. 2. Đi công tác: 2.1. Tất cả CB-CNV đi công tác phải có tờ trình về đi công tác (có nội dung công việc, địa điểm, thời gian, phương tiện đi lại, chi phí công tác…) và được người có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, khi kết thúc chuyến công tác phải có trách nhiệm báo cáo lại kết quả cho Người có trách nhiệm. 2.2. Công ty sẽ ban hành quy định cụ thể về chế độ công tác áp dụng trong Công ty. Điều 27: Chế độ thông tin báo cáo 1. Trách nhiệm báo cáo: Tổng Giám đốc báo cáo với HĐQT, phó Tổng Giám đốc báo cáo với Tổng Giám đốc; các cấp trưởng báo cáo với Tổng Giám đốc hoặc phó Tổng Giám đốc theo lĩnh vực được ủy quyền cấp phó báo cáo với cấp trưởng, các nhân viên báo cáo với cấp trưởng hoặc cấp phó đơn vị. 2. Nội dung báo cáo: 2.1. Báo cáo riêng: là các báo cáo liên quan nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị và cá nhân về tình hình thực hiện SXKD, nghiệp vụ, chuyên Trang 28 của 32
  • 29. Qui Chế Hoạt động môn. Các báo cáo phải đính kèm các biểu số liệu và có so sánh. Hoặc các nội dung khác theo nhu cầu. 2.2. Báo cáo chung: là các bản báo cáo của Công ty về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lỗ, lãi. Bảng cân đối kế toán, kế hoặch sản xuất kinh doanh, tình hình tổ chức nhân sự, thực hiện các dự án,… 3. Hình thức và thời gian báo cáo: 3.1. Báo cáo ngày: chi báo cáo những công việc ngoài thẩm quyền giải quyết hoặc đột xuất cho Người có trách nhiệm bằng hình thức gặp trực tiếp hoặc bằng văn bản (gửi trực tiếp, qua fax, Email) thời gian báo cáo trong ngày. 3.2. Báo cáo tuần Chỉ báo cáo, những công việc chưa hoàn thành theo kế hoạch mà làm ảnh hưởng chung nhiệm vụ của Công ty hoặc của đơn vị cho Người có trách nhiệm. Hình thức báo cáo gặp trực tiếp hoặc bằng văn bản (gửi trực tiếp, qua fax, Email) thời gian báo cáo vào Thứ Sáu hàng tuần. 3.3. Báo cáo tháng: Bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua fax, Email cho người có trách nhiệm. Thời gian báo cáo vào ngày 05 của tháng tiếp theo. 3.2. Báo cáo quý: Báo cáo bằng văn bản. Thời gian gửi báo cáo riêng vào ngày 10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Báo cáo chung vào ngày 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo. 3.3. Báo cáo 6 tháng: - Các đơn vị gửi báo cáo riêng bằng văn bản chậm nhất ngày 10/07 hàng năm (Báo cáo 6 tháng đầu năm) và chậm nhất ngày 10 tháng giêng hàng năm (Báo cáo 6 tháng cuối năm). - Báo cáo chung của Công ty gửi bằng văn bản chậm nhất vào ngày 30 tháng 7 hàng năm (Báo cáo 6 tháng đầu năm) và chậm nhất vào ngày 30 tháng giêng hàng năm (Báo cáo 6 tháng cuối năm) 3.4. Báo cáo năm - Các đơn vị gửi báo cáo cùng với thời gian báo cáo 6 tháng cuối năm. - Báo cáo chung của Công ty gửi bằng văn bản chậm nhất ngày 15 tháng hai hàng năm. 3.5. Báo cáo đột xuất: là báo cáo những công việc ngoài kế hoạch, vượt thẩm quyền hoặc do bất khả kháng thiên tai, hỏa hoạn, sự cố kỹ thuật, tai nạn lao động. Hình thức báo cáo bằng văn bản, điện thoại, fax, email. Thời gian gửi báo cáo ngay sau khi có sự cố xảy ra cho Người có thẩm quyền. 3.6. Đội tàu biển Công ty thực hiện báo cáo theo quy định của HTQLAT Công ty. Điều 28: Chế độ kiểm tra Trang 29 của 32
  • 30. Qui Chế Hoạt động 1. Đối tượng kiểm tra: Các đơn vị và cá nhân liên quan 2. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra thường kỳ: Tối đa 1 lần trong năm đối với các đơn vị Kiểm tra đột xuất: theo yêu cầu hoặc có những biểu hiện vi phạm các quy định của Công ty. 3. Nội dung công tác kiểm tra: Việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, quy định của Công ty về sản xuất kinh doanh, công tác nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật, công tác quản lý lao động, tài sản tài chính,… hoặc kiểm tra, thanh tra do những biểu hiện vi phạm các quy định của Công ty. Nội dung kiểm tra sẽ được gửi trước 07 ngày cho đối tượng bị kiểm tra. 4. Thành phần đoàn kiểm tra: Trưởng đoàn và các thành viên do Tổng Giám đốc chỉ định phụ thuộc vào đối tượng cho nội dung kiểm tra. Chương VI CƠ SỞ VẬT CHẤT – CHẾ ĐỘ VẬT CHẤT Điều 29: Cơ sở vật chất bao gồm: Tài sản (vốn, nhà cửa, đất, phương tiện vận tải, máy móc,…) hạ tầng cơ sở (điện nước, thông tin liên lạc, tin học, trang thiết bị văn phòng, vật dụngv.v…) Công ty sẽ căn cứ vào nhu cầu sản xuất của Công ty và từng đơn vị cũng như khả năng tài chính để đầu tư, trang bị. Điều 30: Chế độ vật chất là những vật chất trang bị cho HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, cán bộ quản lý nghiệp vụ và nhân viên ở các đơn vị để tạo điều kiện cho từng cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chế độ vật chất bao gồm: Trang bị máy móc thông tin liên lạc (điện thoại để bàn, di động,bộ đàm) máy móc văn phòng (photo, máy đánh chữ) , máy tính,… đồ gỗ văn phòng (bàn, ghế, tủ, kệ) máy móc phục vụ cho sinh hoạt (máy điều hòa, quạt, tủ lạnh, máy nước nóng lạnh,…) dụng cụ VPP, BHLĐ cá nhân, quần áo đồng phục…v.v Công ty sẽ ban hành chế độ vật chất cho từng đối tượng, từng đơn vị (quy định sử dụng xe con, điện thoại, định mức VPP và dụng cụ VPP, BHLĐ cá nhân, vật rẻ mau hỏng trong sinh hoạt…v.v.) Điều 31: Ban hành các văn bản quy chế, quy định, định mức để thực hiện công tác quản lý Công ty 1. Hội đồng quản trị xây dựng, thông qua tổ chức thực hiện các văn bản sau : Trang 30 của 32
  • 31. Qui Chế Hoạt động - Quy chế quản lý tài chính, Qui chế hoạt động của HĐQT - Quy định chế độ vật chất, kỷ luật, khen thưởng các thành viên HĐQT - Công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT 2. Tổng giám đốc chỉ đạo xây dựng , ký ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản sau : - Quy chế hoạt động các chi nhánh và các đơn vị khác (nếu cần ) - Quy định nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc để cụ thể hóa nhiệm vụ của từng đơn vị - Nội quy lao động - Tiêu chuẩn chức danh, chuyên môn nghiệp vụ - Quy định áp dụng hệ thống thang bảng lương trong Công ty (sau khi được HĐQT thông qua) - Công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng giám đốc - Quy chế trả lương, thưởng - Quy định tuyển dụng lao động, đào tạo, chấm dứt hợp đồng lao động - Quy định, định mức kinh tế, kỹ thuật : sử dụng ô tô con, điện thoại, điện, nước, sửa chữa bảo quản trụ sở làm việc, cấp phát văn phòng phẩm, mua sắm trang thiết bị văn phòng, công tác văn thư lưu trữ, cấp phát mua sắm vật tư, nhiên liệu, sửa chữa đội tàu biển, chi phí tiếp khách, hoa hồng cho khách hàng, chế độ công tác phí, …v.v Và quy định, định mức khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Các văn bản ban hành thuộc HĐQT hoặc Tổng giám đốc không được trái với quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 32: Tổng Giám đốc có trách nhiệm triển khai phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy chế này trong Công ty và đảm bảo các nội dung của quy chế này được phổ biến đến từng người lao động trong Công ty. Trang 31 của 32
  • 32. Qui Chế Hoạt động Điều 33: Tổng Giám đốc căn cứ vào các nội dung quy định tại các Điều của Quy chế này để tổ chức, quản lý, điều hành các họat động của Công ty theo thẩm quyền. Điều 34: Trong quá trình thực hiện có những nội dung nào chưa phù hợp hoặc không mang tính khả thi. Tổng Giám đốc tổng hợp và trình Hội đồng quản trị để điều chỉnhsửa đổi, bổ sung. Điều 35: Quy chế này gồm có 07 chương, 35 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký TM.HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH Trang 32 của 32