SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 67
TỔNG QUAN
“Dân số vàng” sẽ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài
  năm nữa, và đây là cơ hội “vàng” để Việt Nam hạ thấp
  tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, đẩy mạnh
  giáo dục và đào tạo, sử dụng nguồn lao động dồi
  dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Để tận dụng được cơ cấu dân số vàng, báo cáo tập trung
  phân tích cơ hội, thách thức và đưa ra một số kiến nghị
  cho bốn nhóm chính sách chủ yếu, đó là chính sách
  giáo dục và đào tạo, chính sách lao động, việc làm và
  nguồn nhân lực; chính sách dân số và y tế; và chính
  sách an sinh xã hội toàn diện hướng đến dân số già
  trong vài thập kỷ nữa.
GIẢI THÍCH

•   Rõ ràng, mỗi nước sẽ có một giai đoạn dân số đạt “cơ cấu vàng”
    khác nhau với thời điểm xuất phát và kết thúc khác nhau, phụ
    thuộc vào   biến động dân số của nước đó.
•   Biến động dân số, cụ thể là mức sinh và mức chết, tác
    động đến phân bố tuổi dân số và tạo ra “cơ cấu dân số vàng” –
    làmột cơ chế tiềm tàng tác động đến thành
    công kinh tế.
•   Tuy vậy, điều đó sẽ chỉ xảy ra khi một nước có các thể chế xã
    hội, kinh tế, chính trị cũng như các chiến lược, chính sách thích hợp
    cho phép hiện thực hoá tiềm năng tích cực của quá trình dân
    số.
LÝ LUẬN DÂN SỐ
DÂN SỐ HỌC “BI QUAN”
•   Người khởi xướng lý thuyết này là Thomas Malthus
•   Ông cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu
    lương thực ngày càng tăng và tiến bộ công nghệ chậm chạp sẽ
    làm trầm trọng hơn sức ép từ việc tăng dân số.
•   Vì thế, nhu cầu lương thực sẽ luôn thấp hơn mức cần thiết và điều
    này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng dân số bị chậm lại do tỷ lệ chết
    cao hơn.
•   Tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế vì
    nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích thúc
    đẩy tăng trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh
    sản, cũng như góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng và môi
    trường.
DÂN SỐ HỌC “LẠC QUAN”
•   Hàng loạt nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra những lập luận không
    thuyết phục của lý thuyết dân số học “bi quan”, trong đó quan trọng
    nhất là lý thuyết này không tính đến tầm quan trọng của công nghệ
    và mức tích tụ nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát
    triển kinh tế.
•   Họ lập luận rằng dân số tăng lên cũng có thể làm tăng mức tích tụ
    nhân lực và quốc gia có dân số lớn có thể tận dụng tính quy mô để
    hấp thụ các tri thức, công nghệ cần thiết cho tăng trưởng.
•   tạo sức ép phải cải tiến công nghệ sản xuất – một nhân tố quan
    trọng của tăng trưởng dài hạn.
DÂN SỐ HỌC “TRUNG TÍNH”
Theo lý thuyết dân số học “trung tính” với quan điểm
   cho rằng tăng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế qua
   nhiều kênh khác nhau             mà những kênh này có thể
   lại tác động tích   cực hoặc tiêu cực đến tăng
   trưởng kinh tế.
Ví dụ, Srinivan (1988) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sản phẩm
   của hàng loạt các chính sách và thể chế phù hợp chứ không
   chỉ đơn thuần là do nhân tố dân số.
QUAN ĐIỂM MỚI
KHÁI NIỆM VƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG
Khi bàn luận tác động của dân số đến phát triển kinh
  tế xã hội, đặc biệt đối với các chương trình, chính
  sách xã hội dài hạn, chúng ta thường đề cập
  đến  khả năng “gánh đỡ” của bộ phận dân
  số lao động đối với bộ phận dân số phụ
  thuộc
TỶ SỐ PHỤ THUỘC DÂN SỐ
ĐỊNH NGHĨA
•   Tỷ số phụ thuộc chung cho biết trung bình 100 người trong độ
    tuổi lao động phải “gánh đỡ” cho bao nhiêu người ngoài độ
    tuổi lao động. Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 thì
    “gánh nặng” thấp bởi trung bình một người ngoài độ tuổi lao
    động được “hỗ trợ” bởi hơn hai người trong độ tuổi lao
    động.
• Khi dân số đạt được tỷ số phụ thuộc chung như
  vậy, chúng ta coi dân số đó đang đạt “cơ cấu vàng”.
• “Cơ cấu dân số vàng” sẽ kết thúc khi tỷ số phụ thuộc
  chung bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50.
LỢI ÍCH
Theo Ross (2004), khi dân số trong giai đoạn “cơ cấu
  vàng”, nguồn lực đầu tư cho nhóm dân số trẻ
  sẽ cần ít hơn và có thể được sử dụng vào
  phát triển kinh tế và phúc lợi hộ gia đình.
Những lợi ích kinh tế có được từ sự thay đổi cơ cấu dân số
  được gọi là “lợi tức dân số” và vì thế “lợi tức dân số
  vàng” là mục tiêu mà chính phủ các nước phải tận dụng triệt
  để khi dân số đạt cơ cấu “vàng”.
KHU VỰC ĐÔNG Á
•   Phân tích của nhiều nghiên cứu chỉ ra một số nhân tố cơ bản đóng góp vào
    tăng trưởng của khu vực này, đó là nguồn nhân lực tốt, tăng trưởng việc
    làm cao, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao.
•   Giai đoạn phát triển “thần kỳ” chứng kiến tỷ lệ chi cho giáo dục và y tế
    tăng lên nhanh chóng và gắn liền với chúng là sự tăng trưởng mạnh
    về việc làm và năng suất lao động trong các ngành dịch vụ và sản
    xuất, cũng như năng suất lao động của khu vực nông nghiệp
•   Một điểm nhấn khác cũng rất quan trọng là vấn đề bình đẳng giới trong y
    tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực xã hội đã được quan tâm trong chính sách phát
    triển của các nước Đông Á, và kết quả là tỷ lệ lao động nữ ngày càng tăng
    và điều này giúp cải thiện được vị thế và sức khỏe sinh sản của họ
NHẬT BẢN
•   Nhật Bản đã kết thúc “cơ cấu dân số vàng” diễn ra trong giai đoạn 1965-
    2000 – giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt
    từ giữa những năm 1950 đến cuối những năm 1980.
•   Gắn liền chính sách kinh tế là hàng loạt chính sách nhất quán và nhiều tham
    vọng để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt nhằm tạo một lực lượng lao
    động có giáo dục và kỹ năng – bộ phận dân số mà trong những năm 1960
    được gọi là “những quả trứng vàng”.
•   Chính sách y tế cũng được đặc biệt coi trọng với việc hướng tới chăm
    sóc y tế toàn dân với mạng lưới cơ sở chăm sóc y tế được xây dựng
    nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng của từng vùng, khu
    vực.
NHẬT BẢN
• Tuy nhiên, “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối
  cảnh tổng tỷ suất sinh ngày càng giảm mạnh (xuống
  mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối mặt với một
  vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc
  già tăng nhanh chưa từng có.
• Chính phủ Nhật Bản hiện đang tìm mọi biện pháp chính sách
  để giảm thiểu gánh nặng từ   “làn sóng chuyển đổi
  dân số lần thứ hai” (theo hướng già hóa)
HÀN QUỐC
•   Cơ cấu dân số vàng của Hàn Quốc diễn ra trong vòng 49 năm (1965-
    2014). Đây cũng chính là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm tăng trưởng kinh
    tế cao, đặc biệt từ đầu những năm 1960 cho đến giữa những năm
    1980.
• Từ một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người 60
  USD/năm vào năm 1948, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia
  có nền kinh tế đứng thứ ba ở Châu Á và thứ 13 trên thế
  giới hiện nay.
•   Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ đạo nói riêng và toàn bộ
    nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng nhiều chiến lược
    đầu tư có trọng điểm cho phát triển nguồn nhân lực với sự chú trọng
    đặc biệt vào hệ thống giáo dục và y tế
GIẢI THÍCH
•   Việc Singapore tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ
    cuối những năm 1970 cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng
    mức bao phủ và chất lượng của hệ thống giáo dục là một minh
    chứng cụ thể,
•   Trong khi Phi-lip-pin có cùng chất lượng nguồn nhân lực xét theo
    mức độ giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ lệ sinh
    quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt.
•   Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất
    lượng cho tăng trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế
    mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát triển của một số
    ngành sản xuất chủ lực.
VIỆT NAM
DỰ ĐOÁN CƠ CẤU DÂN SỐ
DỰ ĐOÁN CƠ CẤU
DÂN SỐ
KẾT LUẬN (THEO THE UNITED NATION)
• Dân số Việt Nam đạt cơ cấu “vàng” trong giai đoạn
  2009-2039 (30 năm) với tỷ lệ dân số trong độ
  tuổi lao động đạt ở mức cao nhất khoảng 65% tổng
  dân số trong giai đoạn 2015-2025.
• Cơ cấu “vàng” sẽ kết thúc từ năm 2040 khi tỷ số
  phụ thuộc chung tăng lên, cao hơn 50 và bị chi
  phối chủ yếu do tỷ số phụ thuộc người già tăng
  nhanh.
KẾT LUẬN (THEO GIANG VA PLAU)
Cơ cấu “vàng” của dân số Việt Nam sẽ xuất hiện
  trong giai đoạn 2010-2040 với khoảng tin cậy
  90% của dự báo cho thời điểm bắt đầu là 1 năm
  (tức là vào năm 2009 hoặc 2011) và thời điểm
  kết thúc là 2 năm (tức là vào năm 2038 hoặc
  2042).
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Chi tiêu cho giáo dục chiếm khoảng 15% tổng chi tiêu
  chính phủ vào những năm 1990 và dự kiến tăng
  lên mức 20% vào năm 2015.
Tỷ lệ người lớn biết đọc chữ trên 90% và tỷ lệ đến
  trường của tất cả các cấp giáo dục phổ thông đạt
  69,3%.
Số lượng giáo viên đạt chuẩn quốc gia là 90%.
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Theo dự báo dân số cho thấy trẻ em ở hai nhóm tuổi 0-4 và 5-9 sẽ
   giảm mạnh trong thời gian tới, trong khi trẻ em trong độ tuổi 10-14
   giảm với tốc độ chậm hơn
->dân số trong độ tuổi học tiểu học và phổ thông cơ sở sẽ ngày
   càng giảm và vì thế mà chất lượng giảng dạy và học tập có thể
   từng bước được cải thiện thông qua việc giảm tải như giảm tỷ số
   giữa số học sinh và số giáo viên cũng như số lượng học sinh trong
   mỗi lớp học.
->Bản thân các hộ gia đình ít con hơn và đời sống đã được cải thiện
   nên điều kiện đầu tư cho giáo dục cũng tốt hơn.
GIÁO DỤC-CƠ HỘI
• đặc biệt nhóm tuổi 15-30, tăng lên cùng với quá trình tái cấu
  trúc nền kinh tế với đóng góp ngày càng nhiều của khu vực công
  nghiệp và dịch vụ sẽ tạo ra nhu cầu lớn về đào tạo nghề cho
  các ngành này.
• tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn nhất định đã tăng
  lên và mức độ giáo dục cũng cao hơn (Giang và Pfau, 2007) nên
  việc khuyến khích người cao tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm nghề
  nghiệp cùng tham gia đào tạo thế hệ trẻ sẽ tạo được hiệu
  ứng tích cực trong xã hội.
GIÁO DỤC-THÁCH THỨC
Khoảng 9% số trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học, trong đó
   chủ yếu là ở vùng Tây Bắc hoặc Tây Nguyên, chưa từng
   được thụ hưởng dịch vụ giáo dục.
GIÁO DỤC-THÁCH THỨC
•   Nhưng số liệu điều tra năm 2006 cho thấy thanh niên trong lứa tuổi 20-
    24 có số năm đi học trung bình chỉ là 9,6 năm, trong đó thành thị là 11,3
    năm và nông thôn là 8,8 năm; 83,4% đã thôi học, 3,4% chưa đi học bao
    giờ và chỉ có 12,2% là đang đi học (Báo Nhân dân điện tử ngày
    25/12/2008).
•   Phân tích của Young Lives (2005) cho thấy phần lớn các trường không
    chú trọng đến việc cải thiện phương pháp giảng dạy và môi trường học thuật
    mà chỉ chú ý đến việc thu hút càng nhiều học sinh, sinh viên càng tốt hoặc
    cạnh tranh để “sản xuất” học sinh, sinh viên xuất sắc. Cách thức đó khiến
    cho kỹ năng về giao tiếp và học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam
    rất yếu.
CUNG
CẦU
BÀI HỌC
•   Một trong những việc cần làm hiện nay là phải bỏ chỉ tiêu về lượng cho hệ
    thống giáo dục, đào tạo bởi các chính sách đó có thể dẫn đến “chỗ thiếu vẫn
    thiếu, chỗ thừa vẫn thừa.
•   đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, hành vi và kiến thức xã hội trong
    hệ thống giáo dục ở các cấp. Sự chú ý đặc biệt cần dành cho giáo dục về giới tính
    và sức khỏe sinh sản. Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
    bình đẳng giới cũng như hạn chế các vấn đề xã hội có liên quan đến sinh sản.
•   đầu tư cho giáo dục, đào tạo cần tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện
    chương trình, tạo môi trường học tập và nghiên cứu mở, phát huy tính
    sáng tạo, tính xã hội trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
•   khuyến khích người cao tuổi có trình độ, kỹ năng tiếp tục làm việc và tham gia
    vào quá trình đào tạo, đặc biệt là các ngành kỹ thuật, sản xuất.
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
• tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là
  nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nếu một
  quốc gia biết tăng cơ hội việc làm với tốc độ vừa đủ
  để duy trì và cải thiện năng suất lao động.


• Ngược lại, sự gia tăng bộ phận dân số trong độ tuổi lao
  động lại trở thành gánh nặng khi một nước phải đối mặt với
  tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động
  thấp.
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
•   Dự báo của ILO (2008) [Bảng 9] cho thấy, lực lượng lao động
    Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011-2020 với tốc độ
    trung bình xấp xỉ 2%/năm với số lao động mới gia nhập thị
    trường lao động gần 1   triệu người/năm.

•   Kết hợp dự báo của United Nations (2007) và ILO (2008) cho thấy
    nhóm lao động trẻ tuổi sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao
    động nên 2 thập kỷ tới đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam phân
    công lao động vào các ngành trong nền kinh tế.
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

• với một lực lượng lao động có kỹ năng tiềm năng, Việt
  Nam có thể tham gia vào chuỗi sản xuất khu vực và
  toàn cầu trong một số ngành sản xuất với vai trò là đối tác
  sản xuất.


• Xuất khẩu lao động được đào tạo,             có kỹ năng
  nghề nghiệp tại chỗ hoặc sang nước khác là kênh quan
  trọng để thực hiện chính sách lao động trong thời gian tới.
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
•   dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng
    dân số ngoài độ tuổi lao động, Việt Nam có thể tận dụng triệt
    để lợi tức dân số vàng nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao
    động của dân số đạt mức cao và ổn định.


• 2006-2020 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả nam giới
  và nữ giới ở Việt Nam sẽ duy trì ổn định, đạt mức tương
  ứng 82,3% và 75,3% vào năm 2020.
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
•    tỷ lệ làm việc của người cao tuổi ở Việt Nam vẫn
    khá cao, nhất là dân số trong độ tuổi cận sau tuổi về hưu
    chính thức (60-65 đối với nam, và 55-59 đối với nữ). Do
    đó, Việt Nam có thể sử dụng được nguồn nhân lực có kinh
    nghiệm và kỹ năng này để tiếp tục đóng góp cho nền kinh
    tế.
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
• thiếu nhiều lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao (trong số
  những người có việc làm, lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở
  chiếm tỷ lệ lớn (59,6% năm 2005))

• phần lớn lao động Việt Nam vẫn chưa       qua đào tạo (khoảng
  75%).

• lao động giản đơn vẫn chiếm đa số và giảm chậm trong thập kỷ qua
  (khoảng 65%)

• lao động trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực yêu cầu chuyên môn kỹ thuật
  bậc cao hoặc bậc trung chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng không thay đổi đáng kể
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

 • thất nghiệp tạm thời chiếm tỷ trọng lớn do thiếu việc làm thích hợp và đối
   tượng có tỷ lệ thất
                     nghiệp cao nhất thường là nhóm dân số ở độ tuổi
   có sức khỏe lao động tốt nhất, nhưng cũng là nhóm có xu hướng tiêu
   dùng cao.
 • Tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn 1996-2005 là khoảng 2,2%, trong
   đó nữ giới có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới.

 • Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 15-24 là cao nhất và tiếp đó là nhóm tuổi
   25-34
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
• Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006) cho thấy
  khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn khu vực thành thị
  (10,4% so với 9,2% năm 1996
    • và 9,3% so với 4,5% năm 2005),
    • và nữ giới có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn nam giới (10,9% so
      với 9,5% năm 1996 và 8,4% so với 7,9% năm 2005)
• Giải pháp:
   • đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chất
     lượng hoạt động của các ngành sử dụng nhiều lao động
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
• di cư hiện đang là nhân tố dịch chuyển lao động hết sức quan
  trọng, nhưng cũng là nhân tố gây áp lực hoặc lãng phí nguồn nhân
  lực có chất lượng do sự tích tụ quá mức về dân số và lao động ở
  một số khu vực.


• đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng


• xuất khẩu lao động là một chính sách tạo việc làm, thu nhập hiệu
  quả cho một lực lượng lao động lớn. Một điểm cần nhấn mạnh
  ở đây là chúng ta xuất khẩu lao động được đào tạo tay nghề chứ
  không phải lao động chân tay.
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ
•   nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, đặc biệt là việc giảm
    tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và tỷ lệ chết trẻ em.
    Những nhân tố này sẽ giúp cải   thiện chất lượng sức khỏe
    dân số tương lai.
•   dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, nhất là trong hai thập
    kỷ tới, nên nếu bộ phận dân số này khỏe mạnh về thể lực
    và trí lực thì đó sẽ là nguồn tiết   kiệm chi tiêu y tế lớn cho
    nền kinh tế.
•   mức sinh có thể được duy trì ở mức       thay thế và    dân số sẽ
    tăng ở mức thấp.
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ
CÁC VẤN ĐỀ
•   bạo lực gia đình, lao động trẻ em, trẻ em đường phố và xu hướng
    lạm dụng tình dục trẻ em đang gia tăng là những vấn đề xã hội
    cấp bách có liên quan đến chính sách dân số và gia đình.
•   dịch vụ y tế không được cung ứng một cách đầy đủ và công bằng
    giữa các nhóm thu nhập khi xét theo tỷ trọng chi tiêu y tế và tần suất
    sử dụng các dịch vụ y tế.
•   xu hướng và nguyên nhân chết đã chuyển nhanh chóng từ
    những bệnh truyền nhiễm qua giao tiếp sang những bệnh kinh
    niên không truyền nhiễm.
•   tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn lớn và trở thành
    thách thức lớn với chất lượng nguồn nhân lực và phát triển
GIẢI PHÁP
•   chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với chính sách kế
    hoạch hóa gia đình cần phải được kết hợp một cách phù hợp với
    điều kiện của từng vùng, thậm chí từng tỉnh, huyện.
• chính sách di cư phải trở thành một bộ phận quan trọng trong
    chiến lược dân số trong giai đoạn tới.
•   đầu tư mạnh mẽ hơn vào các chương trình chăm sóc sức khỏe
    cho bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cả về
    cân nặng và chiều cao.
•   đẩy mạnh các chương trình giáo dục và dịch vụ có liên quan đến
    sức khỏe sinh sản, đặc biệt đối với nhóm dân số trẻ (15-24 tuổi).
AN SINH XÃ HỘI

• “già hóa trước khi giàu có” đang trở thành thách
   thức với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.


• Thiếu hệ thống an sinh xã hội toàn diện, người cao
   tuổi, đặc biệt là những người ở nhóm rất cao tuổi – nhóm dễ
   tổn thương nhất của dân số, phải sống phụ thuộc vào
   sự trợ giúp của gia đình.
AN SINH XÃ HỘI
CƠ HỘI:
•   lực lượng lao động lớn hơn nhiều lực lượng phụ thuộc sẽ là nguồn
    đóng góp và duy trì tài chính cho quỹ an sinh xã hội.
•   Lực lượng lao động cao tuổi, nhất là ở các khu vực đô thị, thường có
    sức khỏe tốt hơn, kiến thức, tay nghề cao hơn các nhóm dân số cao
    tuổi khác nên khuyến khích tiếp tục cống hiến để phát triển đất nước
    hơn là không tận dụng để thành gánh nặng tài chính.
•   với kinh nghiệm sống, việc thu hút người cao tuổi tham gia và đóng
    góp cho các hoạt động cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy giá trị cuộc
    sống, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc. “An sinh”
    từ gia đình bền vững hơn bất kỳ một hệ thống an sinh nào khác.
AN SINH XÃ HỘI
THÁCH THỨC:
•    công nghiệp hóa và đô thị hóa có thể tác động tiêu cực đến cơ cấu hộ gia
    đình truyền thống ở Việt Nam và vì thế chúng có thể bị phá vỡ hoặc không
    thể bảo vệ hoàn toàn cho người cao tuổi trước nhiều nguy cơ rủi ro.
• hệ thống bảo trợ xã hội hiện nay lại đang đối mặt với nhiều khó
    khăn và thách thức phát sinh từ bản chất của hệ thống và cách thức vận
    hành.
•   Để cân bằng quỹ, người lao động phải tăng mức đóng lên xấp xỉ 30% trong
    vòng 20 năm tới và việc duy trì hệ thống hiện nay sẽ khiến Việt Nam phải
    trả một lượng lưu hưu tiềm ẩn gần bằng GDP .
•   chăm sóc y tế cho người cao tuổi đã được cải thiện, nhưng khả năng tiếp
    cận của các nhóm có thu nhập thấp, yếu thế còn thấp. chi phí chăm
    sóc người cao tuổi cao gấp 7-8 lần chi phí chăm sóc trẻ em

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam
Tổng quan về chính sách dân số Việt NamTổng quan về chính sách dân số Việt Nam
Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam
phongnq
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)
Học Huỳnh Bá
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Tử Long
 
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.pptCHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
Lê Thưởng
 
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_22732 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
Pham Van van Dinh
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Bích Phương
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
Lớp kế toán trưởng
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Cat Love
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Bai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo taBai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo ta
tqphi
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
Susutryoh
 

La actualidad más candente (20)

Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
 
Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam
Tổng quan về chính sách dân số Việt NamTổng quan về chính sách dân số Việt Nam
Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
 
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.pptCHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_22732 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1Trắc nghiệm Triết học - Phần 1
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1
 
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
 
Hiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhHiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đình
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 
Phân tích CLS trầm cảm
Phân tích CLS trầm cảmPhân tích CLS trầm cảm
Phân tích CLS trầm cảm
 
Bai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo taBai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo ta
 
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 

Destacado

Yasser salah c.v. mar 2013
Yasser salah c.v. mar 2013Yasser salah c.v. mar 2013
Yasser salah c.v. mar 2013
Yasser Salah
 
Devops-практики в разработке решений для бизнеса, Максим Пашук
Devops-практики в разработке решений для бизнеса, Максим ПашукDevops-практики в разработке решений для бизнеса, Максим Пашук
Devops-практики в разработке решений для бизнеса, Максим Пашук
DevDay
 
Разработка мобильных приложений на HTML5
Разработка мобильных приложений на HTML5Разработка мобильных приложений на HTML5
Разработка мобильных приложений на HTML5
DevDay
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Kim Anh
 

Destacado (16)

Quy mô và cấu trúc dân số
Quy mô và cấu trúc dân sốQuy mô và cấu trúc dân số
Quy mô và cấu trúc dân số
 
Dân số việt năm 2015 phan 2
Dân số việt năm 2015 phan 2Dân số việt năm 2015 phan 2
Dân số việt năm 2015 phan 2
 
Scala
ScalaScala
Scala
 
Frontend-designer
Frontend-designerFrontend-designer
Frontend-designer
 
Yasser salah c.v. mar 2013
Yasser salah c.v. mar 2013Yasser salah c.v. mar 2013
Yasser salah c.v. mar 2013
 
Devops-практики в разработке решений для бизнеса, Максим Пашук
Devops-практики в разработке решений для бизнеса, Максим ПашукDevops-практики в разработке решений для бизнеса, Максим Пашук
Devops-практики в разработке решений для бизнеса, Максим Пашук
 
Разработка мобильных приложений на HTML5
Разработка мобильных приложений на HTML5Разработка мобильных приложений на HTML5
Разработка мобильных приложений на HTML5
 
Dân số thế giới và Việt Nam
Dân số thế giới và Việt NamDân số thế giới và Việt Nam
Dân số thế giới và Việt Nam
 
30 bai-tap-ve-bieu-do-luyen-thi-dai-hoc-mon-dia-ly
30 bai-tap-ve-bieu-do-luyen-thi-dai-hoc-mon-dia-ly30 bai-tap-ve-bieu-do-luyen-thi-dai-hoc-mon-dia-ly
30 bai-tap-ve-bieu-do-luyen-thi-dai-hoc-mon-dia-ly
 
Mục tiêu - Công cụ Quản lý Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu - Công cụ Quản lý Kinh tế vĩ môMục tiêu - Công cụ Quản lý Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu - Công cụ Quản lý Kinh tế vĩ mô
 
CáC VấN đề Về TăNg DâN Số
CáC VấN đề Về TăNg DâN SốCáC VấN đề Về TăNg DâN Số
CáC VấN đề Về TăNg DâN Số
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
 
Vấn đề dân số thế giới
Vấn đề dân số thế giớiVấn đề dân số thế giới
Vấn đề dân số thế giới
 
Bài thuyết trình: Các thông số về dân số học
Bài thuyết trình: Các thông số về dân số họcBài thuyết trình: Các thông số về dân số học
Bài thuyết trình: Các thông số về dân số học
 
Tình hình việc làm
Tình hình việc làmTình hình việc làm
Tình hình việc làm
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 

Similar a Cơ cấu dân số vàng việt nam

Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Le Thuy Hanh
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
Duy Quang
 
Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21
trantuan202
 
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Hoàng Ngô Việt
 
08 chienluocdinhduong2020
08 chienluocdinhduong202008 chienluocdinhduong2020
08 chienluocdinhduong2020
TS DUOC
 

Similar a Cơ cấu dân số vàng việt nam (20)

Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
 
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
 
Ch1 ttkte kniem ch3
Ch1 ttkte kniem ch3Ch1 ttkte kniem ch3
Ch1 ttkte kniem ch3
 
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
 
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
 
T017 6697
T017 6697T017 6697
T017 6697
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
 
Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21
 
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
Các vấn đề xã hội Việt Nam (Đường lối cách mạng)
 
08 chienluocdinhduong2020
08 chienluocdinhduong202008 chienluocdinhduong2020
08 chienluocdinhduong2020
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
QT185.doc
QT185.docQT185.doc
QT185.doc
 
Dialykinhte
DialykinhteDialykinhte
Dialykinhte
 
BÀI MẪU Báo cáo phát triển kinh tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo phát triển kinh tế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo phát triển kinh tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo phát triển kinh tế, 9 ĐIỂM
 
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
 

Cơ cấu dân số vàng việt nam

  • 1.
  • 2.
  • 3. TỔNG QUAN “Dân số vàng” sẽ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm nữa, và đây là cơ hội “vàng” để Việt Nam hạ thấp tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để tận dụng được cơ cấu dân số vàng, báo cáo tập trung phân tích cơ hội, thách thức và đưa ra một số kiến nghị cho bốn nhóm chính sách chủ yếu, đó là chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực; chính sách dân số và y tế; và chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng đến dân số già trong vài thập kỷ nữa.
  • 4.
  • 5. GIẢI THÍCH • Rõ ràng, mỗi nước sẽ có một giai đoạn dân số đạt “cơ cấu vàng” khác nhau với thời điểm xuất phát và kết thúc khác nhau, phụ thuộc vào biến động dân số của nước đó. • Biến động dân số, cụ thể là mức sinh và mức chết, tác động đến phân bố tuổi dân số và tạo ra “cơ cấu dân số vàng” – làmột cơ chế tiềm tàng tác động đến thành công kinh tế. • Tuy vậy, điều đó sẽ chỉ xảy ra khi một nước có các thể chế xã hội, kinh tế, chính trị cũng như các chiến lược, chính sách thích hợp cho phép hiện thực hoá tiềm năng tích cực của quá trình dân số.
  • 7. DÂN SỐ HỌC “BI QUAN” • Người khởi xướng lý thuyết này là Thomas Malthus • Ông cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu lương thực ngày càng tăng và tiến bộ công nghệ chậm chạp sẽ làm trầm trọng hơn sức ép từ việc tăng dân số. • Vì thế, nhu cầu lương thực sẽ luôn thấp hơn mức cần thiết và điều này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng dân số bị chậm lại do tỷ lệ chết cao hơn. • Tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế vì nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh sản, cũng như góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng và môi trường.
  • 8. DÂN SỐ HỌC “LẠC QUAN” • Hàng loạt nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra những lập luận không thuyết phục của lý thuyết dân số học “bi quan”, trong đó quan trọng nhất là lý thuyết này không tính đến tầm quan trọng của công nghệ và mức tích tụ nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. • Họ lập luận rằng dân số tăng lên cũng có thể làm tăng mức tích tụ nhân lực và quốc gia có dân số lớn có thể tận dụng tính quy mô để hấp thụ các tri thức, công nghệ cần thiết cho tăng trưởng. • tạo sức ép phải cải tiến công nghệ sản xuất – một nhân tố quan trọng của tăng trưởng dài hạn.
  • 9. DÂN SỐ HỌC “TRUNG TÍNH” Theo lý thuyết dân số học “trung tính” với quan điểm cho rằng tăng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế qua nhiều kênh khác nhau mà những kênh này có thể lại tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Srinivan (1988) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sản phẩm của hàng loạt các chính sách và thể chế phù hợp chứ không chỉ đơn thuần là do nhân tố dân số.
  • 11. KHÁI NIỆM VƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Khi bàn luận tác động của dân số đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các chương trình, chính sách xã hội dài hạn, chúng ta thường đề cập đến khả năng “gánh đỡ” của bộ phận dân số lao động đối với bộ phận dân số phụ thuộc
  • 12. TỶ SỐ PHỤ THUỘC DÂN SỐ
  • 13. ĐỊNH NGHĨA • Tỷ số phụ thuộc chung cho biết trung bình 100 người trong độ tuổi lao động phải “gánh đỡ” cho bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao động. Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 thì “gánh nặng” thấp bởi trung bình một người ngoài độ tuổi lao động được “hỗ trợ” bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động. • Khi dân số đạt được tỷ số phụ thuộc chung như vậy, chúng ta coi dân số đó đang đạt “cơ cấu vàng”. • “Cơ cấu dân số vàng” sẽ kết thúc khi tỷ số phụ thuộc chung bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50.
  • 14. LỢI ÍCH Theo Ross (2004), khi dân số trong giai đoạn “cơ cấu vàng”, nguồn lực đầu tư cho nhóm dân số trẻ sẽ cần ít hơn và có thể được sử dụng vào phát triển kinh tế và phúc lợi hộ gia đình. Những lợi ích kinh tế có được từ sự thay đổi cơ cấu dân số được gọi là “lợi tức dân số” và vì thế “lợi tức dân số vàng” là mục tiêu mà chính phủ các nước phải tận dụng triệt để khi dân số đạt cơ cấu “vàng”.
  • 15. KHU VỰC ĐÔNG Á • Phân tích của nhiều nghiên cứu chỉ ra một số nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng của khu vực này, đó là nguồn nhân lực tốt, tăng trưởng việc làm cao, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao. • Giai đoạn phát triển “thần kỳ” chứng kiến tỷ lệ chi cho giáo dục và y tế tăng lên nhanh chóng và gắn liền với chúng là sự tăng trưởng mạnh về việc làm và năng suất lao động trong các ngành dịch vụ và sản xuất, cũng như năng suất lao động của khu vực nông nghiệp • Một điểm nhấn khác cũng rất quan trọng là vấn đề bình đẳng giới trong y tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực xã hội đã được quan tâm trong chính sách phát triển của các nước Đông Á, và kết quả là tỷ lệ lao động nữ ngày càng tăng và điều này giúp cải thiện được vị thế và sức khỏe sinh sản của họ
  • 16. NHẬT BẢN • Nhật Bản đã kết thúc “cơ cấu dân số vàng” diễn ra trong giai đoạn 1965- 2000 – giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những năm 1950 đến cuối những năm 1980. • Gắn liền chính sách kinh tế là hàng loạt chính sách nhất quán và nhiều tham vọng để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt nhằm tạo một lực lượng lao động có giáo dục và kỹ năng – bộ phận dân số mà trong những năm 1960 được gọi là “những quả trứng vàng”. • Chính sách y tế cũng được đặc biệt coi trọng với việc hướng tới chăm sóc y tế toàn dân với mạng lưới cơ sở chăm sóc y tế được xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng của từng vùng, khu vực.
  • 17. NHẬT BẢN • Tuy nhiên, “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối mặt với một vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tăng nhanh chưa từng có. • Chính phủ Nhật Bản hiện đang tìm mọi biện pháp chính sách để giảm thiểu gánh nặng từ “làn sóng chuyển đổi dân số lần thứ hai” (theo hướng già hóa)
  • 18. HÀN QUỐC • Cơ cấu dân số vàng của Hàn Quốc diễn ra trong vòng 49 năm (1965- 2014). Đây cũng chính là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ đầu những năm 1960 cho đến giữa những năm 1980. • Từ một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người 60 USD/năm vào năm 1948, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới hiện nay. • Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng nhiều chiến lược đầu tư có trọng điểm cho phát triển nguồn nhân lực với sự chú trọng đặc biệt vào hệ thống giáo dục và y tế
  • 19.
  • 20. GIẢI THÍCH • Việc Singapore tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ cuối những năm 1970 cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng mức bao phủ và chất lượng của hệ thống giáo dục là một minh chứng cụ thể, • Trong khi Phi-lip-pin có cùng chất lượng nguồn nhân lực xét theo mức độ giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ lệ sinh quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt. • Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát triển của một số ngành sản xuất chủ lực.
  • 22.
  • 23.
  • 24.
  • 25.
  • 26.
  • 27. DỰ ĐOÁN CƠ CẤU DÂN SỐ
  • 28. DỰ ĐOÁN CƠ CẤU DÂN SỐ
  • 29.
  • 30.
  • 31. KẾT LUẬN (THEO THE UNITED NATION) • Dân số Việt Nam đạt cơ cấu “vàng” trong giai đoạn 2009-2039 (30 năm) với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt ở mức cao nhất khoảng 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015-2025. • Cơ cấu “vàng” sẽ kết thúc từ năm 2040 khi tỷ số phụ thuộc chung tăng lên, cao hơn 50 và bị chi phối chủ yếu do tỷ số phụ thuộc người già tăng nhanh.
  • 32. KẾT LUẬN (THEO GIANG VA PLAU) Cơ cấu “vàng” của dân số Việt Nam sẽ xuất hiện trong giai đoạn 2010-2040 với khoảng tin cậy 90% của dự báo cho thời điểm bắt đầu là 1 năm (tức là vào năm 2009 hoặc 2011) và thời điểm kết thúc là 2 năm (tức là vào năm 2038 hoặc 2042).
  • 33.
  • 34. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
  • 35. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Chi tiêu cho giáo dục chiếm khoảng 15% tổng chi tiêu chính phủ vào những năm 1990 và dự kiến tăng lên mức 20% vào năm 2015. Tỷ lệ người lớn biết đọc chữ trên 90% và tỷ lệ đến trường của tất cả các cấp giáo dục phổ thông đạt 69,3%. Số lượng giáo viên đạt chuẩn quốc gia là 90%.
  • 36. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Theo dự báo dân số cho thấy trẻ em ở hai nhóm tuổi 0-4 và 5-9 sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, trong khi trẻ em trong độ tuổi 10-14 giảm với tốc độ chậm hơn ->dân số trong độ tuổi học tiểu học và phổ thông cơ sở sẽ ngày càng giảm và vì thế mà chất lượng giảng dạy và học tập có thể từng bước được cải thiện thông qua việc giảm tải như giảm tỷ số giữa số học sinh và số giáo viên cũng như số lượng học sinh trong mỗi lớp học. ->Bản thân các hộ gia đình ít con hơn và đời sống đã được cải thiện nên điều kiện đầu tư cho giáo dục cũng tốt hơn.
  • 37. GIÁO DỤC-CƠ HỘI • đặc biệt nhóm tuổi 15-30, tăng lên cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế với đóng góp ngày càng nhiều của khu vực công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo ra nhu cầu lớn về đào tạo nghề cho các ngành này. • tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn nhất định đã tăng lên và mức độ giáo dục cũng cao hơn (Giang và Pfau, 2007) nên việc khuyến khích người cao tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp cùng tham gia đào tạo thế hệ trẻ sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong xã hội.
  • 38. GIÁO DỤC-THÁCH THỨC Khoảng 9% số trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học, trong đó chủ yếu là ở vùng Tây Bắc hoặc Tây Nguyên, chưa từng được thụ hưởng dịch vụ giáo dục.
  • 39. GIÁO DỤC-THÁCH THỨC • Nhưng số liệu điều tra năm 2006 cho thấy thanh niên trong lứa tuổi 20- 24 có số năm đi học trung bình chỉ là 9,6 năm, trong đó thành thị là 11,3 năm và nông thôn là 8,8 năm; 83,4% đã thôi học, 3,4% chưa đi học bao giờ và chỉ có 12,2% là đang đi học (Báo Nhân dân điện tử ngày 25/12/2008). • Phân tích của Young Lives (2005) cho thấy phần lớn các trường không chú trọng đến việc cải thiện phương pháp giảng dạy và môi trường học thuật mà chỉ chú ý đến việc thu hút càng nhiều học sinh, sinh viên càng tốt hoặc cạnh tranh để “sản xuất” học sinh, sinh viên xuất sắc. Cách thức đó khiến cho kỹ năng về giao tiếp và học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam rất yếu.
  • 40. CUNG
  • 41. CẦU
  • 42.
  • 43. BÀI HỌC • Một trong những việc cần làm hiện nay là phải bỏ chỉ tiêu về lượng cho hệ thống giáo dục, đào tạo bởi các chính sách đó có thể dẫn đến “chỗ thiếu vẫn thiếu, chỗ thừa vẫn thừa. • đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, hành vi và kiến thức xã hội trong hệ thống giáo dục ở các cấp. Sự chú ý đặc biệt cần dành cho giáo dục về giới tính và sức khỏe sinh sản. Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới cũng như hạn chế các vấn đề xã hội có liên quan đến sinh sản. • đầu tư cho giáo dục, đào tạo cần tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chương trình, tạo môi trường học tập và nghiên cứu mở, phát huy tính sáng tạo, tính xã hội trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. • khuyến khích người cao tuổi có trình độ, kỹ năng tiếp tục làm việc và tham gia vào quá trình đào tạo, đặc biệt là các ngành kỹ thuật, sản xuất.
  • 44. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC • tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nếu một quốc gia biết tăng cơ hội việc làm với tốc độ vừa đủ để duy trì và cải thiện năng suất lao động. • Ngược lại, sự gia tăng bộ phận dân số trong độ tuổi lao động lại trở thành gánh nặng khi một nước phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.
  • 45. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
  • 46. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
  • 47. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
  • 48. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC • Dự báo của ILO (2008) [Bảng 9] cho thấy, lực lượng lao động Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011-2020 với tốc độ trung bình xấp xỉ 2%/năm với số lao động mới gia nhập thị trường lao động gần 1 triệu người/năm. • Kết hợp dự báo của United Nations (2007) và ILO (2008) cho thấy nhóm lao động trẻ tuổi sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động nên 2 thập kỷ tới đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam phân công lao động vào các ngành trong nền kinh tế.
  • 49. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC • với một lực lượng lao động có kỹ năng tiềm năng, Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu trong một số ngành sản xuất với vai trò là đối tác sản xuất. • Xuất khẩu lao động được đào tạo, có kỹ năng nghề nghiệp tại chỗ hoặc sang nước khác là kênh quan trọng để thực hiện chính sách lao động trong thời gian tới.
  • 50. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC • dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số ngoài độ tuổi lao động, Việt Nam có thể tận dụng triệt để lợi tức dân số vàng nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số đạt mức cao và ổn định. • 2006-2020 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả nam giới và nữ giới ở Việt Nam sẽ duy trì ổn định, đạt mức tương ứng 82,3% và 75,3% vào năm 2020.
  • 51. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC • tỷ lệ làm việc của người cao tuổi ở Việt Nam vẫn khá cao, nhất là dân số trong độ tuổi cận sau tuổi về hưu chính thức (60-65 đối với nam, và 55-59 đối với nữ). Do đó, Việt Nam có thể sử dụng được nguồn nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng này để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế.
  • 52. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
  • 53. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC • thiếu nhiều lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao (trong số những người có việc làm, lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lớn (59,6% năm 2005)) • phần lớn lao động Việt Nam vẫn chưa qua đào tạo (khoảng 75%). • lao động giản đơn vẫn chiếm đa số và giảm chậm trong thập kỷ qua (khoảng 65%) • lao động trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực yêu cầu chuyên môn kỹ thuật bậc cao hoặc bậc trung chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng không thay đổi đáng kể
  • 54. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
  • 55. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC • thất nghiệp tạm thời chiếm tỷ trọng lớn do thiếu việc làm thích hợp và đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thường là nhóm dân số ở độ tuổi có sức khỏe lao động tốt nhất, nhưng cũng là nhóm có xu hướng tiêu dùng cao. • Tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn 1996-2005 là khoảng 2,2%, trong đó nữ giới có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới. • Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 15-24 là cao nhất và tiếp đó là nhóm tuổi 25-34
  • 56. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC • Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006) cho thấy khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn khu vực thành thị (10,4% so với 9,2% năm 1996 • và 9,3% so với 4,5% năm 2005), • và nữ giới có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn nam giới (10,9% so với 9,5% năm 1996 và 8,4% so với 7,9% năm 2005) • Giải pháp: • đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chất lượng hoạt động của các ngành sử dụng nhiều lao động
  • 57. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
  • 58.
  • 59. • di cư hiện đang là nhân tố dịch chuyển lao động hết sức quan trọng, nhưng cũng là nhân tố gây áp lực hoặc lãng phí nguồn nhân lực có chất lượng do sự tích tụ quá mức về dân số và lao động ở một số khu vực. • đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng • xuất khẩu lao động là một chính sách tạo việc làm, thu nhập hiệu quả cho một lực lượng lao động lớn. Một điểm cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta xuất khẩu lao động được đào tạo tay nghề chứ không phải lao động chân tay.
  • 60. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ
  • 61. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ • nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, đặc biệt là việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và tỷ lệ chết trẻ em. Những nhân tố này sẽ giúp cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai. • dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, nhất là trong hai thập kỷ tới, nên nếu bộ phận dân số này khỏe mạnh về thể lực và trí lực thì đó sẽ là nguồn tiết kiệm chi tiêu y tế lớn cho nền kinh tế. • mức sinh có thể được duy trì ở mức thay thế và dân số sẽ tăng ở mức thấp.
  • 62. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ
  • 63. CÁC VẤN ĐỀ • bạo lực gia đình, lao động trẻ em, trẻ em đường phố và xu hướng lạm dụng tình dục trẻ em đang gia tăng là những vấn đề xã hội cấp bách có liên quan đến chính sách dân số và gia đình. • dịch vụ y tế không được cung ứng một cách đầy đủ và công bằng giữa các nhóm thu nhập khi xét theo tỷ trọng chi tiêu y tế và tần suất sử dụng các dịch vụ y tế. • xu hướng và nguyên nhân chết đã chuyển nhanh chóng từ những bệnh truyền nhiễm qua giao tiếp sang những bệnh kinh niên không truyền nhiễm. • tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn lớn và trở thành thách thức lớn với chất lượng nguồn nhân lực và phát triển
  • 64. GIẢI PHÁP • chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với chính sách kế hoạch hóa gia đình cần phải được kết hợp một cách phù hợp với điều kiện của từng vùng, thậm chí từng tỉnh, huyện. • chính sách di cư phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược dân số trong giai đoạn tới. • đầu tư mạnh mẽ hơn vào các chương trình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cả về cân nặng và chiều cao. • đẩy mạnh các chương trình giáo dục và dịch vụ có liên quan đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt đối với nhóm dân số trẻ (15-24 tuổi).
  • 65. AN SINH XÃ HỘI • “già hóa trước khi giàu có” đang trở thành thách thức với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. • Thiếu hệ thống an sinh xã hội toàn diện, người cao tuổi, đặc biệt là những người ở nhóm rất cao tuổi – nhóm dễ tổn thương nhất của dân số, phải sống phụ thuộc vào sự trợ giúp của gia đình.
  • 66. AN SINH XÃ HỘI CƠ HỘI: • lực lượng lao động lớn hơn nhiều lực lượng phụ thuộc sẽ là nguồn đóng góp và duy trì tài chính cho quỹ an sinh xã hội. • Lực lượng lao động cao tuổi, nhất là ở các khu vực đô thị, thường có sức khỏe tốt hơn, kiến thức, tay nghề cao hơn các nhóm dân số cao tuổi khác nên khuyến khích tiếp tục cống hiến để phát triển đất nước hơn là không tận dụng để thành gánh nặng tài chính. • với kinh nghiệm sống, việc thu hút người cao tuổi tham gia và đóng góp cho các hoạt động cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy giá trị cuộc sống, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc. “An sinh” từ gia đình bền vững hơn bất kỳ một hệ thống an sinh nào khác.
  • 67. AN SINH XÃ HỘI THÁCH THỨC: • công nghiệp hóa và đô thị hóa có thể tác động tiêu cực đến cơ cấu hộ gia đình truyền thống ở Việt Nam và vì thế chúng có thể bị phá vỡ hoặc không thể bảo vệ hoàn toàn cho người cao tuổi trước nhiều nguy cơ rủi ro. • hệ thống bảo trợ xã hội hiện nay lại đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức phát sinh từ bản chất của hệ thống và cách thức vận hành. • Để cân bằng quỹ, người lao động phải tăng mức đóng lên xấp xỉ 30% trong vòng 20 năm tới và việc duy trì hệ thống hiện nay sẽ khiến Việt Nam phải trả một lượng lưu hưu tiềm ẩn gần bằng GDP . • chăm sóc y tế cho người cao tuổi đã được cải thiện, nhưng khả năng tiếp cận của các nhóm có thu nhập thấp, yếu thế còn thấp. chi phí chăm sóc người cao tuổi cao gấp 7-8 lần chi phí chăm sóc trẻ em