SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 41
Descargar para leer sin conexión
LỊCH SỬ 11
Chương I CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI, MĨ LA TINH
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)
NHẬT BẢN
1. Đến giữa thế kỉ thứ XIX, tại Nhật Bản, quyền lực chính trị cao nhất nằm trong tay
A. Thiên hoàng. B. Tướng quân (Sô-gun).
C. Đaimyô. D. Samurai.
2. Chế độ phong kiến ở Nhật Bản còn được gọi là chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa vì
A. Tô-ku-ga-oa là Thiên hoàng, có vị trí tối cao.
B. Mạc phủ là kinh đô của Nhật Bản.
C. dòng họ Tô-ku-ga-oa nắm chức vụ Tướng quân thống trị nước Nhật, đóng ở Phủ chúa -
Mạc phủ.
D. những quý tộc phong kiến lớn có quyền lực tuyệt đối sống ở Mạc phủ.
3. Cơ sở của nền kinh tế Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là
A. công nghiệp. B. thủ công nghiệp.
C. thương nghiệp. D. nông nghiệp.
4. Đời sống của nông dân Nhật Bản rất khổ cực vì
A. phải nộp tô bằng lúa gạo đến 50% hoặc 70% số thu hoạch.
B. phải chịu nhiều sưu thuế nặng nề.
C. tình trạng mất mùa liên tiếp xảy ra.
D. cả ba câu trên đều đúng.
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công thương nghiệp ở Nhật Bản là
A. tình trạng cát cứ của các vùng lãnh địa trong nước và hàng rào thuế quan nhiều tầng.
B. do Nhật không có những nghề thủ công truyền thống.
C. các sản phẩm thủ công của Nhật không tinh xảo.
D. chính phủ Sô-gun không cho bất kì thương nhân người nước ngoài nào vào Nhật buôn
bán.
6. Tầng lớp Đaimyô ở Nhật bao gồm
A. những thợ thủ công lành nghề có tay nghề cao.
B. những quý tộc phong kiến lớn quản lí các vùng lãnh địa trong nước.
C. những chủ công trường thủ công.
D. những thương nhân giàu có.
7. Tầng lớp Đaimyô được xem là một quốc vương của một lãnh địa vì
A. có chế độ thuế khoá luật pháp và quân đội riêng.
B. không phục tùng các mệnh lệnh của Sô-gun.
C. khi có chiến tranh họ không cần góp sức với chính phủ trung ương
D. quyền lực của họ cao hơn Thiên hoàng.
8. Tầng lớp Samurai ở Nhật Bản là
A. những quí tộc hạng trung, hạng nhỏ.
B. các võ sĩ.
C. bộ phận phục vụ quân sự cho các Đaimyô.
D. cả ba câu trên đều đúng.
9. Địa vị của tầng lớp Samurai ở Nhật ngày càng bị suy giảm, đời sống khó khăn vì
A. họ không có ruộng đất để sản xuất.
B. lương bổng thất thường.
C. ở Nhật không có chiến tranh trong một thời gian dài.
D. cả B và C đều đúng.
10. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tầng lớp Samurai có sự phân hóa là
A. một số mua được ruộng đất và ở lại lãnh địa để sản xuất.
B. một số được Sô-gun ưu đãi và gia nhập tầng lớp Đaimyô.
C. một số trở thành thợ thủ công trong các xưởng thủ công.
D. một số rời khỏi lãnh địa hoạt động kinh doanh và dần dần bị tư sản hoá, có tư tưởng
chống lại Sô-gun.
11. Các tầng lớp nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân và thị dân Nhật Bản liên tiếp nổi dậy
khởi nghĩa chống phong kiến đã chứng tỏ
A. chế độ phong kiến Nhật Bản Tô-ku-ga-oa đến giữa thế kỉ XIX đã rơi vào tình trạng bế
tắc, suy thoái.
B. chính quyền Tô-ku-ga-oa không đủ sức điều hoà các mâu thuẫn xã hội và giải quyết con
đường phát triển xã hội của Nhật.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
12. Sự kiện mở đầu đánh dấu các nước tư bản phương Tây tìm cách xâm nhập, mở cửa Nhật Bản
là
A. Năm 1853, hạm đội Mĩ do Pe-ri cầm đầu bắn phá, uy hiếp vùng ven biển Nhật Bản.
B. Năm 1854, Pe-ri dẫn một hạm đội Mĩ đến uy hiếp và buộc Nhật Bản kí hiệp ước Ka-na-
ga-wa.
C. Năm 1858, Mĩ kí hiệp ước buôn bán bất bình đẳng với Nhật.
D. cả ba câu trên đều đúng.
13. Nội dung của Hiệp ước Nhật – Mĩ được kí kết vào năm 1858 là
A. Nhật phải chấp nhận mở một số cửa biển cho người nước ngoài ra vào tự do.
B. Người nước ngoài có quyền đến Nhật để buôn bán, cư trú, thuê nhà đất vĩnh viễn.
C. Nhật phải hạ thấp mức thuế quan đối với hàng hoá nước ngoài.
D. cả ba câu trên đều đúng.
14. Hậu qủa xã hội của việc chính quyền Tô-ku-ga-oa kí những hiệp ước bất bình đẳng với các
nước đế quốc là
A. nhân dân Nhật bất mãn và tập trung mũi nhọn đả kích vào chế độ Tô-ku-ga-oa, hình
thành phong trào “Đảo Mạc”.
B. ở Nhật đã hình thành phong trào bài ngoại, đòi đuổi người nước ngoài ra khỏi đất Nhật.
C. nhân dân Nhật bất bình và phát động phong trào chống người nước ngoài và đòi lật đổ
Thiên hoàng.
D. câu A và B đúng.
15. Phong trào “Đảo Mạc” là
A. phong trào khởi nghĩa của nông dân chống lại tầng lớp Đaimyô.
B. phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật đòi lật đổ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa để bảo vệ nền
độc lập và phục hưng quốc gia.
C. phong trào khởi nghĩa của tầng lớp Samurai chống lại Thiên hoàng.
D. phong trào đấu tranh của các thương nhân Nhật Bản đòi Mạc phủ Tô-ku-ga-oa phải coi
trọng địa vị của họ trong xã hội.
16. Thiên hoàng Minh trị đã trở thành ngọn cờ của cuộc đấu tranh chống Mạc Phủ vì
A. Minh Trị là ông vua có tư tưởng duy tân.
B. Minh Trị không chấp nhận sự lộng quyền và sự cai trị độc đoán của chế độ Mạc phủ Tô-
ku-ga-oa.
C. Vua Minh Trị muốn nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách.
D. cả ba câu trên đều đúng.
17. Ngày 3-1-1868 ở Nhật Bản đã diễn ra một sự kiện quan trọng là
A. Hiến pháp được ban hành và chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
B. Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kì thống trị của dòng họ
Tô-Ku-ga-oa.
C. Thiên hoàng tuyên bố xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với nước ngoài.
D. Tô-ki-ô được chọn làm thủ đô của Nhật.
18. Cải cách quan trọng nhất về mặt hành chính của Minh Trị là
A. sử dụng các chuyên gia ngoại quốc.
B. xoá bỏ tình trạng cát cứ để hình thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của
chính phủ trung ương.
C. các bộ trưởng hầu hết đều được du học từ nước ngoài về.
D. các Sa-mu-rai vùng Tây Nam có vai trò quan trọng trong chính phủ.
19. Thể chế chính trị được xây dựng ở Nhật trong cuộc cải cách của Minh Trị là
A. chế độ quân chủ lập hiến. B. chế độ quân chủ.
C. chế độ cộng hoà . D. chế độ dân chủ.
20. Vai trò của Thiên hoàng trong bộ máy nhà nước của Nhật sau cải cách là
A. có vị trí tối cao nhưng không có quyền lực trong thực tế.
B. là nguyên thủ quốc gia nhưng có quyền lực hạn chế.
C. là nguyên thủ tối cao và có quyền hạn rất lớn.
D. là nguyên thủ tối cao và được quyền ban hành Hiến pháp.
21. Quyền bầu cử của nhân dân lao động rất hạn chế vì Hiến pháp qui định
A. cử tri là đàn ông trên 25 tuổi, đóng thuế cao, cư trú ổn định.
B. cử tri là con cái của các quan chức chính phủ và trên 25 tuổi.
C. cử tri là tất cả mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên.
D. cử tri là đàn ông trên 25 tuổi, có nghề nghiệp ổn định.
22. Điều nào sau đây không đúng với nội dung của các cải cách về kinh tế của Minh Trị?
A. Tự do phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
B. Nông dân không được phép mua bán ruộng đất.
C. Thống nhất tiền tệ, đo lường, thuế quan trong cả nước.
D. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc, nhà nước nắm
lấy việc khai mỏ.
23. Tác dụng của cải cách về kinh tế của Minh Trị là
A. nông dân Nhật Bản trở nên giàu có.
B. tạo điều kiện cho công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển vượt bậc chỉ trong vòng
hơn 20 năm.
C. sản lượng nông nghiệp đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
D. sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã vượt qua Mĩ sau 20 năm cải cách.
24. Một lĩnh vực được chính phủ Minh Trị xem như là “một nhân tố chìa khoá” trong công cuộc
hiên đại hoá đất nước là
A. giáo dục. B. công nghiệp nhẹ.
C. ngoại giao. D. thương nghiệp.
ẤN ĐỘ
1. Tình hình đất nước Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII trước khi bị các nước tư bản phương Tây xâm
lược là
A. chế độ phong kiến đang ở trong tình trạng khủng hoảng nặng nề về mọi mặt.
B. chế độ phong kiến suy yếu vì những cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các lãnh chúa
phong kiến.
C. phong trào khởi nghĩa của nông dân chống phong kiến diễn ra liên tục mạnh mẽ.
D. nhà nước phong kiến Ấn Độ đang tiến hành một cuộc vận động cải cách xã hội.
2. Các nước tư bản chủ yếu đua tranh với nhau trong việc xâm lược Ấn Độ là
A. Đức và Pháp. B. Anh và Mĩ.
C. Pháp và Mĩ. D. Anh và Pháp.
3. Thực dân Anh độc chiếm và cai trị Ấn Độ vào khoảng thời gian
A. giữa thế kỉ XVIII. B. cuối thế kỉ XVIII.
C. đầu thế kỉ XIX. D. giữa thế kỉ XIX.
4. Mục đích xâm lược Ấn Độ của thực dân Anh là nhằm
A. vơ vét nguyên liệu, lương thực bóc lột nhân công rẻ mạt và làm thị trường tiêu thụ hàng
hoá của Anh.
B. đàn áp phong trào cách mạng đang phát triển.
C. xây dựng một căn cứ quân sự để khống chế vùng Nam Á.
D. chiếm Ấn Độ làm bàn đạp tấn công Trung Quốc.
5. Ấn Độ trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương
Tây vì
A. có vị trí chiến lược quan trọng ở vùng Nam Á.
B. đất rộng, người đông, có nhiều nguyên liệu và nền văn hoá lâu đời.
C. còn ở trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị.
D. có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Châu Á.
6. Chính sách thống trị của thực dân Anh về mặt kinh tế là
A. tăng thuế, cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, vơ vét nguyên liệu lương thực phục vụ cho
chính quốc.
B. cho xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở vùng nông
thôn.
C. tập trung vào hai ngành khai thác mỏ và lập đồn điền.
D. nghiêm cấm người Ấn Độ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
7. Đời sống của nhân dân Ấn Độ dưới chính sách thống trị của thực dân Anh là
A. một bộ phận nhỏ bị bần cùng và phá sản.
B. bị bần cùng và nghèo đói, mất ruộng đất, nợ nần chồng chất.
C. bị ba tầng áp bức của đế quốc, tư sản và phong kiến Ấn Độ.
D. bị phân hoá sâu sắc.
8. Hậu quả lớn nhất của chính sách vơ vét lương thực của thực dân Anh đối với Ấn Độ
trong 25 năm cuối thế kỉ XIX là
A. kinh tế Ấn Độ không thể phát triển được.
B. đời sống của các tầng lớp nhân dân không được cải thiện.
C. có 26 triệu người Ấn Độ bị chết đói.
D. thương mại giữa Anh và Ấn Độ tăng 60%.
9. Chính sách thống trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là
A. chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng
lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
B. chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo.
C. trực tiếp cai trị Ấn Độ, thủ tiêu mọi quyền lợi kinh tế, chính trị của giai cấp phong
kiến bản xứ.
D. chia Ấn Độ thành nhiều quốc gia dựa trên chủng tộc và tôn giáo.
10. Mục đích của việc thực hiện chính sách nhượng bộ các tầng lớp có thế lực trong giai
cấp phong kiến bản xứ Ấn Độ của Anh là
A. hợp pháp hoá chế độ đẳng cấp, biến quý tộc phong kiến bản xứ thành tay sai để làm chỗ
dựa vững chắc cho thực dân Anh.
B. xoa dịu phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của các thế lực phong kiến bản
xứ.
C. lợi dụng các thế lực phong kiến Ấn Độ chống lại những hoạt động đấu tranh của tư
sản dân tộc Ấn Độ.
D. duy trì chế độ phong kiến Ấn Độ, lợi dụng việc tranh giành quyền lợi giữa các thế lực
phong kiến để dễ bề cai trị.
11. Thủ đoạn của Anh trong việc gây chia rẽ, làm mất khối đoàn kết của nhân dân Ấn Độ
là
A. khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.
B. tiêu diệt, đàn áp đạo Hin-đu, cho tự do phát triển Đạo Hồi.
C. buộc nhân dân Ấn Độ phải từ bỏ Đạo Hin-đu đi theo Đạo Thiên Chúa.
D. miễn đóng thuế cho những người theo Đạo Hồi, Đạo Phật, tịch thu tài sản của những
người theo đạo Hin-đu.
12. “Xi-pay” có nghĩa là
A. lực lượng quân đội của giai cấp phong kiến bản xứ.
B. tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ đánh thuê cho đế quốc Anh.
C. tên một địa danh, nơi xảy ra cuộc khởi nghĩa 1857 - 1859 ở Ấn Độ.
D. tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 1857 - 1859 ở Ấn Độ.
13. Nguồn gốc sâu xa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 - 1859 ở Ấn Độ là do
A. mâu thuẫn giữa hai tôn giáo Hin-đu và Cơ đốc giáo.
B. cuộc sống quá khổ cực của bộ phận binh lính người Ấn Độ.
C. tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của nhân Ấn Độ.
D. mâu thuẫn giữa binh lính người Ấn Độ với thực dân Anh.
14. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 - 1859 ở Ấn Độ là do
A. phong trào yêu nước Ấn Độ dâng cao đã kích thích tinh thần dân tộc của binh lính.
B. binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ và đối xử tàn tệ.
C. tiền lương của binh lính Xi-pay quá thấp so với các sĩ quan người Anh.
D. binh lính Xi-pay không được nắm giữ những chức vụ cao trong quân đội.
15. Nguyên cớ làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 – 1859 là
A. sĩ quan người Anh đã xúc phạm đến tín ngưỡng của những người lính Xi-pay theo đạo
Hin-đu và đạo Hồi.
B. thực dân Anh buộc binh lính Xi-pay ăn thịt bò và thịt lợn.
C. binh lính Xi-pay không được phép sử dụng vũ khí.
D. thực dân Anh bắt binh lính Xi-pay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
16. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay được gọi là cuộc khởi nghĩa dân tộc vì
A. cuộc khởi nghĩa đã lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.
B. nó thu hút đông đảo nhân dân Ấn Độ tham gia và giải quyết mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc Ấn Độ vơí thực dân Anh.
C. binh lính Xi-pay có tinh thần dân tộc, yêu nước.
D. nghĩa quân đã thành lập được chính quyền ở ba thành phố lớn.
17. Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 – 1859 là
A. thể hiện lòng yêu nước, ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh buất khuất của dân
tộc Ấn Độ.
B. chứng tỏ binh lính người Ấn Độ là lực lượng lãnh đạo không thể thiếu được trong
phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ.
C. thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân Ấn Độ.
D. chứng tỏ giai cấp phong kiến Ấn Độ vẫn còn có vai trò quyết định trong phong trào
đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ.
18. Chuyển biến lớn trong xã hội Ấn Độ cuối thế kỉ XIX dưới tác động của chính sách khai
thác, bóc lột của thực dân Anh là
A. giai cấp nông dân Ấn Độ ngày càng bị bần cùng hoá.
B. giai cấp tư sản và tầng lớp tri thức dân tộc Ấn Độ ra đời, lớn mạnh dần và có vị trí trong
xã hội.
C. giai cấp công nhân Ấn Độ trưởng thành nhanh chóng và sớm trở thành lực lượng
lớn mạnh trong phong trào đấu tranh giành độc lập.
D. những thành kiến lâu đời về đẳng cấp tôn giáo trong xã hội Ấn Độ đã bị thủ tiêu.
19. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ cuối thế kỉ XIX là
A. lật đổ nền thống trị của quý tộc phong kiến Ấn Độ.
B. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
C. muốn phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và được tham gia chính quyền.
D. đòi thực dân Anh cho Ấn Độ được hưởng quy chế tự trị.
20. Tổ chức chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là
A. Liên đoàn Hồi giáo.
B. Đảng Dân tộc.
C. Liên Đoàn vĩ đại của người Ấn Độ giáo.
D. Đảng Quốc dân đại hội.
21. Đảng Quốc đại được thành lập vào năm
A. 1857. B. 1875. C. 1885. D. 1905.
22. Đường lối đấu tranh của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885-1905) là
A. bạo động.
B. ôn hoà.
C. kết hợp bạo động và cải cách.
D. bất hợp tác với thực dân Anh.
23. Chủ trương của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885-1905) là
A. đòi thực dân Anh thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội, giúp đỡ phát triển kĩ
nghệ và được tham gia chính quyền.
B. lật đổ ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc.
C. xoá bỏ sự bất bình đẳng về đẳng cấp, tôn giáo.
D. thủ tiêu những đặc quyền của quý tộc phong kiến Ấn Độ.
24. Hai mươi năm sau khi thành lập, nội bộ Đảng Quốc đại có sự phân hoá là
A. một bộ phận kịch liệt chống phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.
B. một bộ phận coi giới thống trị Anh là bạn chứ không phải là thù.
C. một bộ phận theo đường lối cấp tiến, phản đối đường lối ôn hoà, đòi lật đổ ách thống trị
thực dân.
D. một bộ phận đòi gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong
kiến.
25. Người đứng đầu phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc đại là
A. Găng-đi. B. Nê-ru. C. Ác-mét. D. Ti-lắc.
TRUNG QUỐC
1. Đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của nhiều nước tư bản phương
Tây vì
A. Trung Quốc là một nước lớn và đông dân nhất Châu Á.
B. Trung Quốc có nhiều tài nguyên khoáng sản.
C. Trung Quốc có truyền thống văn hoá lâu đời.
D. cả ba câu trên đều đúng.
2. Biện pháp chung nhất mà các nước tư bản phương Tây, trước tiên là thực dân Anh đã sử
dụng để xâm lược Trung Quốc là
A. chia rẽ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc.
B. dùng vũ lực quân sự.
C. đòi chính quyền Mãn Thanh phải mở cửa để cho thương nhân Anh tự do buôn bán thuốc
phiện.
D. điều đình, thương lượng và hợp tác thương mại với chính quyền Mãn Thanh.
3. Nguyên cớ để gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (1840) của chính phủ Anh là
A. chính quyền Mãn Thanh cấm các thương nhân nước ngoài chở thuốc phiện vào Trung
Quốc để buôn bán.
B. Trung Quốc cấm các người nước ngoài buôn bán với Việt Nam.
C. Trung Quốc không cho các giáo sĩ nước ngoài truyền bá đạo Ki-tô.
D. Trung Quốc không cho nhân dân sử dụng hàng hoá của các nước phương Tây.
4. Cuộc chiến tranh Trung - Anh (6/1840 - 8/1842) còn được gọi là
A. cuộc chiến tranh hoa hồng. B. cuộc chiến tranh thuốc phiện.
C. cuộc chiến tranh thương mại. D. cuộc chiến tranh tôn giáo.
5. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh vào Trung Quốc (6-1840) được gọi là chiến
tranh thuốc phiện vì
A. Anh và Trung Quốc đang giành giật thị trường buôn bán thuốc phiện tại châu Á.
B. Trung Quốc có nhiều thuốc phiện và Anh muốn chiếm đoạt.
C. Anh không đồng ý cho Trung Quốc buôn bán thuốc phiện ở châu Á.
D. Trung Quốc cấm thực dân Anh buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc, làm mất đi nguồn
lợi nhuận lớn của thực dân Anh và chính phủ Anh lấy vấn đề thuốc phiện làm cái cớ gây ra
cuộc chiến tranh.
6. Sự kiện đánh dấu mốc mở đầu của quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc
lập dần trở thành một nước nửa thuộc địa là
A. thực dân Anh tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc vào tháng 6-1840.
B. triều đình Mãn Thanh bị thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện và phải kí với thực
dân Anh Hiệp ước Nam Kinh 1842.
C. Nga - Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc.
D. triều đình Mãn Thanh bị liên quân tám nước đế quốc tấn công và phải kí kết với các nước
đế quốc Điều ước Tân Sửu 1901.
7. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo tồn tại trong khoảng thời
gian
A. 13 năm (từ 1851 đến 1863). B. 14 năm (từ 1851 đến 1864).
C. 15 năm (từ 1851 đến 1865). D. 16 năm (từ 1851 đến 1866).
8. Chủ trương tiến hành cải cách đất nước Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX được đề xướng bởi
A. giai cấp tư sản Trung Quốc.
B. tầng lớp trí thức tiểu tư sản Trung Quốc.
C. một số người tiến bộ trong giới sĩ phu Trung Quốc.
D. giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc.
9. Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc là
A. Khang Hữu Vi và Vua Quang Tự.
B. Lương Khải Siêu và Từ Hi thái hậu.
C. Tôn Trung Sơn và Lâm Tắc Từ.
D. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
10. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân thất bại của cuộc vận động Duy
Tân ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?
A. Vua Quang Tự không ủng hộ hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
tiến hành cải cách.
B. Phong trào không đi sâu vào quần chúng nhân dân lao động, không được nhân dân làm
hậu thuẫn.
C. Sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu do Từ Hi thái hậu cầm đầu.
D. Phong trào chỉ hoạt động chủ yếu trong các tầng lớp quan lại sĩ phu tiến bộ.
11. Thực chất của Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ 19 là
A. cuộc khởi nghĩa nông dân.
B. cuộc đấu tranh của công nhân.
C. cuộc vận động cải cách kinh tế.
D. cuộc vận động cải cách chính trị xã hội.
12. Đối tượng đấu tranh của phong trào Nghĩa Hoà Đoàn là
A. các nước đế quốc. B. Triều đình phong kiến Mãn Thanh.
C. cả A và B đều sai. D. cả A và B đều đúng.
13. Ý đồ của Triều đình phong kiến Mãn Thanh khi lợi dụng phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, đẩy
cuộc khởi nghĩa đến xung đột vũ trang với các nước đế quốc là nhằm
A. phát triển phong trào Nghĩa Hoà Đoàn.
B. thoả hiệp với phong trào Nghĩa Hoà Đoàn.
C. ngăn chặn phong trào Nghĩa Hoà Đoàn phát triển trên toàn quốc.
D. muốn mượn tay các nước đế quốc dập tắt phong trào cách mạng của nông dân.
14. Ý nghĩa quan trọng của phong trào Duy Tân là
A. làm cho triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu.
B. làm lung lay trật tự, nền tảng phong kiến ở Trung Quốc.
C. mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc
D. câu B và C đúng.
15. Cái cớ để liên quân tám nước đế quốc tấn công Bắc Kinh, cướp bóc của cải, giết hại nhân
dân vào năm 1900 là
A. triều đình Mãn Thanh không hợp tác với các nước đế quốc.
B. Nghĩa Hoà Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
C. nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn đang đóng quân ở Bắc Kinh.
D. triều đình phong kiến Mãn Thanh đã đóng cửa các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
16. Nghĩa Hoà Đoàn đã bị liên quân tám nước đế quốc đánh bại là vì
A. thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.
B. những người lãnh đạo quá tin tưởng vào sự thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh.
C. Nghĩa Hoà Đoàn không chấp nhận sự giúp đỡ của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
D. nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn không có kinh nghiệm chiến đấu.
17. Tính chất của xã hội Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX là
A. nước thuộc địa.
B. nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
C. nước thuộc địa nửa phong kiến.
D. nước nửa thuộc địa.
18. Sự kiện đánh dấu Trung Quốc trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến là
A. triều đình phong kiến Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Hiệp ước Nam Kinh 1842.
B. triều đình phong kiến Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu 1901.
C. liên quân tám nước đế quốc tấn công Bắc Kinh.
D. các nước đế quốc giúp đỡ triều đình Mãn Thanh đàn áp cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên
Quốc.
19. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội thành lập tháng 9-1905 là tổ chức chính đảng của
A. giai cấp tư sản Trung Quốc.
B. giai cấp công nhân Trung Quốc.
C. tầng lớp tư sản trí thức Trung Quốc.
D. giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc.
20. Đại diện ưu tú và là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX là
A. Mao Trạch Đông. B. Viên Thế Khải.
C. Tôn Trung Sơn. D. Lí Hồng Chương.
21. Thành phần tham gia đông đảo nhất của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là
A. địa chủ. B. tri thức tư sản và tiểu tư sản.
C. nông dân. D. thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
22. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội được xây dựng trên cơ sở
A. học thuyết chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
B. học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” của Mơn-rô.
C. học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của Các Mác và Ăng-ghen.
D. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông.
23. Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là
A. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc, thành lập Trung Hoa dân quốc.
B. đánh đổ các thế lực đế quốc, phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
C. lật đổ triều đình Mãn Thanh, đánh đuổi các thế lực đế quốc, khôi phục Trung Hoa, thành
lập Dân quốc.
D. lật đổ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền
bình đẳng về ruộng đất.
24. Hạn chế của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là
A. chỉ tập trung đánh đổ tập đoàn thống trị phong kiến Mãn Thanh.
B. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược.
C. không đặt vấn đề đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc.
D. cả ba câu trên đều đúng.
25. Thời gian và địa điểm bùng nổ cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là
A. ngày 9-10-1911 ở Nam Kinh.
B. ngày 10-10-1911 ở Vũ Xương.
C. ngày 11-11-1911 ở Thượng Hải.
D. ngày 12-10-1911 ở Bắc Kinh.
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương tây vì
A. Đông Nam Á có vị trí địa lí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Đông Nam Á có nền văn hoá truyền thống lâu đời.
C. chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang bị khủng hoảng, suy yếu.
D. cả 3 câu trên đều đúng.
2. Đến giữa thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của
A. Pháp. B. Tây Ban Nha.
C. Hà Lan. D. Bồ Đào Nha.
3. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm các nước
A. Việt Nam, Miến Điện. B. Phi-lip-pin, Mã Lai.
C. Mã Lai, Miến Điện. D. Việt Nam, Phi-lip-pin.
4. Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đã trở thành thuộc địa của
A. Anh. B. Pháp.
C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan
5. Xiêm (Thái Lan), vào cuối thế kỉ XIX trở thành vùng tranh chấp của các nước đế quốc
A. Anh, Tây Ban Nha, Pháp. B. Anh, Pháp.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Hà lan, Anh, Bồ Đào Nha.
6. Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị
là nhờ
A. tiềm lực kinh tế, quân sự của Thái Lan rất mạnh.
B. nhân dân Thái Lan đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm.
C. Thái Lan được sự bảo trợ của đế quốc Mĩ.
D. nhà vua Ra-ma V Chu-la-long-con (1868 – 1910), có chính sách ngoại giao mềm dẻo,
khôn khéo.
7. Vào đầu thế kỉ XX, Phi-lip-pin đã trở thành thuộc địa của
A. Mĩ. B. Anh.
C. Pháp. D. Tây Ban Nha.
8. Ở In-đô-nê-xi-a, quân Hà-lan chiếm được hoàng cung nhưng không chinh phục được nhân
dân A-chê vì
A. quân Hà Lan không thông thuộc địa hình đảo A-chê.
B. quân Hà Lan bị quân Tây Ban Nha cản trở.
C. nhân dân đảo A-chê tiến hành chiến tranh du kích.
D. đảo A-chê có lực lượng quân đội rất mạnh.
9. Cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo nổ ra vào năm
A. 1887. B. 1888. C. 1889. D. 1890.
10. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo là
A. chống chế độ áp bức bóc lột nặng nề của thực dân Hà Lan.
B. thống nhất đất nước In-đô-nê-xi-a.
C. lật đổ chế độ phong kiến In-đô-nê-xi-a.
D. đòi chia lại ruộng đất công cho nông dân.
11. Mặt tích cực trong tư tưỏng của Sa-min, người lãnh đạo phong trào nông dân tiêu biểu ở In-
đô-nê-xi-a là
A. xây dựng một xã hội mới không có giai cấp.
B. tất cả mọi người trong xã hội đều được thỏa mãn về đời sống vật chất.
C. xây dựng một đất nước trong đó mọi người đều có việc làm, đều được hưởng hạnh
phúc, của cải đều là của chung.
D. nhân dân được tham gia nắm chính quyền.
12. Tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân In-đô-nê-xi-a là
A. Hiệp hội công nhân đường sắt.
B. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a.
C. Liên minh In-đô-nê-xi-a.
D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.
13. Tổ chức chính trị có vai trò tích cực nhất trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản In-
đô-nê-xi-a là
A. Hiệp hội công nhân đường sắt (1905).
B. Hiệp hội công nhân xe lửa (1908).
C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914).
D. Đảng Cộng sản Đông Dương (1930).
14. Lực lượng xã hội tham gia phong trào đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc
ở In-đô-nê-xi-a vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX bao gồm
A. nông dân, công nhân.
B. công nhân, tư sản dân tộc.
C. tư sản dân tộc, công nhân, nông dân.
D. nông dân, công nhân, tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức.
15. Phi-lip-pin là thuộc địa của Tây Ban Nha trong khoảng thời gian
A. từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII.
B. từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII.
C. từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
D. từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX.
16. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ca-vi-tô ở Phi-lip-pin chống lại thực dân Tây Ban Nha nổ ra
vào năm
A. 1871. B. 1872. C. 1873. D. 1874.
17. Mâu thuẫn giữa nhân dân Phi-lip-pin với thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt vì
A. ách áp bức, bóc lột của thực dân Tây Ban Nha rất nặng nề.
B. nhà thờ Thiên Chúa giáo đàn áp, bóc lột nhân dân rất khắt khe.
C. bộ máy nhà nước cai trị theo kiểu trung cổ.
D. cả ba câu trên đều đúng.
18. Người đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cải cách ở
Phi-lip-pin vào những năm 90 của thế kỉ XIX là
A. Bô-ni-pha-xi-ô. B. Hô-xê-mác-ti.
C. Hô-xê Ri-dan. D. A-ghi-nan-đô.
19. Năm 1892, Hô-xê Ri-dan đã thành lập tổ chức
A. Liên minh Phi-lip-pin.
B. Liên hiệp những người con yêu quí của nhân dân.
C. Liên minh xã hội dân chủ.
D. Liên hiệp những người yêu nứơc.
20. Chủ trương của tổ chức “Liên minh Phi-lip-pin” là
A. dùng đường lối cải lương ôn hoà để đòi cải cách, bình đẳng giữa nguời Tây Ban Nha và
người Phi-lip-pin, được tham gia chính quyền, tự do kinh doanh.
B. dùng đấu tranh bạo lực lật đổ ách thống trị thực dân.
C. dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để dành độc lập.
D. kết hợp cải cách và bạo động để giành độc lập.
21. Thành phần tham gia chủ yếu trong tổ chức “Liên minh Phi-lip-pin” là
A. công nhân, nông dân.
B. địa chủ và tư sản tiến bộ.
C. tri thức, thương nhân.
D. tư sản tiến bộ, dân nghèo.
22. Những hoạt động của tổ chức “Liên minh Phi-lip-pin” có tác dụng
A. làm thức tỉnh tinh thần dân tộc trong các tầng lớp nhân dân.
B. làm cho thực dân Tây Ban Nha hoảng sợ.
C. thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại ở Phi-lip-pin.
D. buộc Tây Ban Nha nhanh chóng trả lại độc lập cho Phi-lip-pin.
23. Người đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng bạo động ở
Phi-lip-pin là
A. Hô-xê Ri-dan. B. Bô-ni-pha-xi-ô.
C. A-ghi-nan-đô. D. Hô-xê Mác-ti.
24. Tháng 7-1892, Bô-ni-pha-xi-ô đã thành lập tổ chức
A. Liên hiệp những người con yêu quí của nhân dân (Katipunan).
B. Liên minh xã hội dân chủ.
C. Liên minh Phi-lip-pin.
D. Liên hiệp những người yêu nước.
25. Chủ trương của tổ chức “Liên hiệp những người con yêu quí của nhân dân” là
A. kết hợp cải cách và bạo động để giành độc lập.
B. dùng đường lối ôn hoà để thực hiện những cải cách xã hội.
C. liên minh với Mĩ để đánh Tây Ban Nha.
D. sử dụng bạo lực lật đổ ách thống trị thực dân, xây dựng một quốc gia độc lập, bình đẳng,
bênh vực người nghèo.
CHÂU PHI
1. Với sự khác nhau về xã hội, kinh tế, chính trị, châu Phi đã hình thành nên hai miền chính là
A. Bắc phi và Tây Phi. B. Bắc Phi và Nam Phi.
C. Tây Phi và Nam Phi. D. Nam Phi và Trung Phi.
2. Vùng đất Bắc Phi bao gồm.
A. từ Địa Trung Hải đến Bắc Xa-ha-ra.
B. từ Địa Trung Hải đến Ni-Giê-ri-a.
C. từ Địa Trung Hải đến Nam Xa-ha-ra.
D. từ Địa Trung Hải đến Công-gô.
3. Vùng đất Nam Phi bao gồm
A. từ Nam Xa-ha-ra đến mũi Hảo Vọng.
B. từ An-giê-ri đến mũi Hảo Vọng.
C. từ Ai Cập đến mũi Hảo Vọng.
D. từ Ăng-gô-la đến mũi Hảo vọng.
4. Đa số dân cư ở vùng Bắc Phi là
A. người da đen.
B. người Ả-Rập theo đạo Hồi.
C. người Thổ theo đạo Hồi.
D. người Mông Cổ theo đạo Hồi.
5. Đa số dân cư ở vùng Nam Phi là
A. người da trắng.
B. người Ả-Rập.
C. người da đen.
D. người Mông Cổ.
6. Trình độ kinh tế - xã hội, hình thức tổ chức chính trị ở vùng Bắc Phi là
A. tất cả các nước còn ở trong tình trạng chế độ bộ lạc và nô lệ.
B. đa số các nước còn vẫn còn giữ chế độ bộ lạc.
C. tất cả các nước đang ở giai đoạn phong kiến.
D. một số nước đang ở giai đoạn phong kiến và hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa, một số
vùng vẫn còn ở trình độ bộ lạc.
7. Đặc điểm nổi bật của trình độ kinh tế - xã hội và tổ chức chính trị ở Nam Phi là
A. nhiều địa phương còn nhiều tàn tích chế độ nô lệ và bộ lạc.
B. chế độ phong kiến là quan hệ xã hội chủ yếu.
C. những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở một số nước.
D. những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở nhiều nước.
8. Ở châu Phi thường xảy ra các cuộc xung đột giữa các quốc gia và bộ lạc với nhau vì
A. dân số tăng nhanh.
B. tư tưởng bành trướng.
C. tính hiếu chiến.
D. biên giới chưa được xác định rõ ràng.
9. Đặc điểm chung của tình hình châu Phi trước khi bị thực dân châu Âu xâm lược là
A. kinh tế phát triển chậm.
B. tình trạng lạc hậu và sự phân biệt, xung đột giữa các tộc người.
C. xã hội luôn ổn định.
D. sự xung đột giữa người Ả Rập và người da đen.
10. Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây là vì
A. có tài nguyên khoáng sản phong phú và vị trí chiến lược quan trọng, có nền văn hóa lâu
đời, là lục địa rộng lớn thứ hai trên thế giới.
B. có nhiều kim cương.
C. là một lục địa lớn với diện tích 30 triệu km2
.
D. có nhiều nô lệ da đen.
11. Đến cuối thế kỉ XIX, Ai Cập, Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông
Xu-đăng trở thành thuộc địa của đế quốc
A. Pháp. B. Bồ Đào Nha.
C. Đức. D. Anh.
12. An-giê-ri là thuộc địa của đế quốc
A. Anh. B. Bỉ.
C. Tây Ban Nha. D. Pháp.
13. Đế quốc Bỉ đã xác lập vùng đất thuộc địa của mình ở
A. Công-gô. B. Tô-gô.
C. Mô-dăm-bích. D. Ăng-gô-la.
14. Hai nước đế quốc có nhiều thuộc địa nhất ở châu Phi là
A. Anh và Bỉ. B. Pháp và Tây Ban Nha.
C. Anh và Pháp. D. Bỉ và Tây Ban Nha.
15. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian
A. giữa thế kỉ XIX. B. cuối thế kỉ XIX.
C. đầu thế kỉ XX. D. giữa thế kỉ XX.
16. An-giê-ri bị thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược vào năm
A. 1830. B. 1831. C. 1832. D. 1833.
17. Pháp chính thức tuyên bố An-giê-ri là thuộc địa của mình vào năm
A. 1830. B. 1832. C. 1834. D. 1836.
18. Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe (1830 – 1847) diễn ra ở
A. miền Đông An-giê-ri. B. miền Bắc An-giê-ri.
C. miền Nam An-giê-ri. D. miền Tây An-giê-ri.
19. Thủ đoạn của Pháp trong việc tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe là
A. tăng cường quân viễn chinh kết hợp với chính sách chia rẽ dân tộc, lôi kéo các lãnh chúa
phong kiến, tù trưởng, thị tộc chống lại Áp-đen Ca-đe.
B. thương lượng, đàm phán và mua chuộc Áp-đen-ca-đe.
C. liên kết với các nước đế quốc khác.
D. ám sát Áp-đen Ca-đe.
20. Để hoàn thành việc bình định về quân sự ở An-giê-ri, thực dân Pháp phải mất khoảng thời
gian
A. 28 năm (1830 – 1858). B. 29 năm (1830 – 1859).
C. 30 năm (1830 – 1860). D. 31 năm (1830 – 1861).
KHU VỰC MĨ LA-TINH
1. Khu vực Mĩ La-tinh bao gồm
A. những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê.
B. toàn bộ Trung Mĩ và một phần Nam Mĩ.
C. một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê.
D. toàn bộ Bắc Mĩ và Trung Mĩ.
2. Vùng Trung, Nam Mĩ và một phần Bắc Mĩ (Mê-hi-cô) được gọi là khu vực Mĩ La-tinh vì
A. tiếng nói của người dân ở khu vực này nằm trong hệ ngôn ngữ La-tinh.
B. người Tây Ban Nha đã đặt tên cho khu vực này là Mĩ La-tinh.
C. khu vực này là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
D. người da trắng, da đen và da đỏ cùng sinh sống ở đây.
3. Cư dân bản địa của khu vực Mĩ La-tinh là
A. người da đen. B. người da trắng.
C. người In-ca. D. người In-đi-an.
4. Sự kiện mở đầu qúa trình xâm nhập của các nước thực dân châu Âu vào khu vực Mĩ La-tinh
là
A. người Tây Ban Nha đến khu vực này để sinh sống.
B. Cri-xtốp Cô-lông tìm ra châu Mĩ.
C. A-me-ri-gô Vec-pu-xi thám hiểm châu Mĩ.
D. Ma-gien-lăng phát hiện ra một eo biển nhỏ nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình
Dương.
5. Các nước châu Âu bắt đầu xâm nhập vào khu vực Mĩ La-tinh từ
A. thế kỉ XIV. B. thế kỉ XV.
C. thế kỉ XVI. D. thế kỉ XVII.
6. Trong số các nước thực dân châu Âu, nước có nhiều thuộc địa nhất ở Mĩ La-tinh là
A. Anh. B. Pháp.
C. Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha.
7. Vùng Trung - Nam Mĩ là thuộc địa của đế quốc
A. Anh. B. Pháp.
C. Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha.
8. Thực dân Bồ Đào Nha có thuộc địa duy nhất của mình ở
A. Mê-hi-cô. B. Braxin.
C. Ha-i-ti. D. Vê-nê-xu-ê-la.
9. Guy-a-na trở thành thuộc địa của các nước đế quốc
A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
B. Anh và Tây Ban Nha.
C. Anh, Pháp và Hà Lan.
D. Hà Lan, Pháp và Bồ Đào Nha.
10. Sau khi xâm nhập vào khu vực Mĩ La-tinh, các nước thực dân phương Tây đã thực hiện chính
sách
A. tàn sát dân bản địa, dồn đuổi họ vào rừng sâu và chiếm đất đai để lập các đồn điền.
B. giúp nhân dân bản địa xây dựng và phát triển kinh tế.
C. trùng tu lại các công trình kiến trúc cổ của người In-đi-an.
D. hồi phục lại nền văn hóa truyền thống của cư dân bản địa.
11. Những nhân tố bên ngoài tác động lớn nhất đến nhân dân Mĩ La-tinh nổi dậy chống thực dân từ
cuối thế kỉ XVIII là
A. cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789).
B. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở châu Á.
C. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở châu Phi.
D. sự lớn mạnh của nước Mĩ.
12. Các yếu tố thúc đẩy nhân dân Mĩ La-tinh nổi dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để
thiết lập quốc gia độc lập vào đầu thế kỉ XIX là
A. ý thức dân tộc dần dần được hình thành sau vài ba thế kỉ cùng chung sống của những
cộng đồng người da trắng, da đen và thổ dân da đỏ.
B. nhu cầu phát triển kinh tế và văn hóa riêng biệt.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
13. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ha-i-ti bùng nổ vào năm
A. 1790. B. 1791. C. 1792. D. 1793.
14. Người lãnh đạo phong trào đấu tranh ở Ha-i-ti (1791 - 1804) là
A.Tut-xanh Lu-Vec-tuy-a. B. Mi-sen Hi-đan-gô.
C. Áp-đen Ca-đe. D. Mu-ha-mét Át-mét.
15. Thành phần chủ yếu tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ha- i-ti là
A. dân nghèo da trắng. B. nô lệ da đen.
C. người In-đi-an. D. người lai đen - trắng.
16. Mục tiêu đấu tranh của Tut-xanh Lu-vec-tuy-a là
A. xóa bỏ chế độ nô lệ, thực hiện quyền bình đẳng nam, nữ.
B. đuổi người da trắng ra khỏi đảo Ha-i-ti.
C. xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
D. giành độc lập, thành lập nước cộng hòa, xóa bỏ chế độ nô lệ và đòi quyền bình đẳng
giữa người da đen và người da trắng.
17. Ha-i-ti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ vào năm
A. 1802. B. 1804. C. 1805. D. 1808.
18. Mi-sen Hi-đan-gô, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Mê-hi-cô (tháng 9-1810) là một
A. nông dân. B. sĩ quan.
C. công nhân. D. linh mục.
19. Lực lượng tham gia chủ yếu cuộc khởi nghĩa ở Mê-hi-cô (tháng 9-1810) là
A. nông dân.
B. nông dân di cư từ châu Á sang.
C. nông dân di cư từ châu Âu sang.
D. nông dân In-đi-an.
20. Mục tiêu đấu tranh của Mi-sen Hi-đan-gô ở Mê-hi-cô là
A. giành quyền độc lập cho đất nước Mê-hi-cô.
B. đòi trả lại cho nông dân In-đi-an đất đai bị bọn địa chủ chiếm hữu.
C. đòi bãi bỏ chế độ nô lệ da đen và thực hiện nhiều cải cách khác.
D. cả 3 câu trên đều đúng.
21. Mê-hi-cô tuyên bố độc lập và thành lập nền cộng hòa vào năm
A. 1820. B. 1821. C. 1822. D. 1823.
22. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Ác-hen-ti-na bắt đầu bùng nổ từ năm
A. 1810. B. 1811. C. 1812. D. 1813.
23. Năm 1816, sau khi cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi, Ác-hen-ti-na tuyên bố thành lập nhà
nước
A. quân chủ. B. quân chủ lập hiến.
C. cộng hòa. D. cộng hòa dân chủ.
24. Ngày 7-9-1822, Prê-đô tuyên bố: “Độc lập hay là chết! Tôi công bố rằng bây giờ chúng ta
tách khỏi Bồ Đào Nha”. Đó là lời tuyên bố độc lập của quốc gia
A. Bô-li-vi-a. B. Vê-nê-xu-ê-la.
C. Cô-lôm-bi-a. D. Bra-xin.
25. Thể chế chính trị của Bra-xin sau khi giành độc lập là một nhà nước
A. dân chủ. B. quân chủ.
C. quân chủ lập hiến. D. cộng hòa.
Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 – 1918)
1. Qui luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
dẫn đến hậu quả là
A. làm thay đổi sâu sắc, so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và ngày càng
gay gắt.
C. các nước đế quốc chạy đua vũ trang, gây chiến tranh để tranh giành thị trường thuộc địa.
D. cả ba câu trên đều đúng.
2. Mục đích chủ yếu của các cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Mĩ - Tây Ban Nha
(1898) và Anh - Bô-ơ (1899 - 1902) là
A. tranh giành thuộc địa lẫn nhau.
B. giải quyết các mâu thuẫn dân tộc.
C. đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới.
D. tiêu thụ và buôn bán vũ khí.
3. Đế quốc Đức là hung hăng nhất trong cuộc tranh giành thị trường và thuộc địa là vì
A. Đức muốn thực hiện chủ nghĩa Sô Vanh.
B. Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thuộc địa .
C. Đức có rất ít nguyên liệu.
D. qúi tộc địa chủ Đức thích gây chiến tranh.
4. Thái độ hung hăng của đế quốc Đức đã dẫn đến hậu quả
A. Quan hệ quốc tế ở châu Âu trở nên căng thẳng.
B. Đức trở thành đầu mối của mọi mâu thuẫn, mọi sự tranh chấp phức tạp.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
5. Nét nổi bật nhất trong quan hệ quốc tế cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898).
B. Nhật và Mĩ đang ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng.
C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xoay quanh vấn đề thuộc địa.
D. Mĩ và Đức liên minh với nhau để tấn công Anh, Pháp.
6. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau là
A. Phe Liên Minh và phe Hiệp ước.
B. Phe Trục và phe Đồng minh.
C. Khối Nato và khối Vac-xa-va.
D. Phe Hiệp ước và phe Trục.
7. Phe Liên minh thành lập năm 1882 bao gồm các nước
A. Anh, Pháp, Nga. B. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.
C. Đức, Mĩ, Nhật. D. Đức, I-ta-li-a, Nhật.
8. Phe Hiệp ước thành lập năm 1907 bao gồm các nước
A. Nga, Xéc-bi, Pháp. B. Tây Ban Nha, Pháp, Anh.
C. Anh, Pháp, Nga. D. Anh, Tây Ban Nha, Nga.
9. Pháp tham gia phe Hiệp ước chống lại Đức nhằm
A. tiêu diệt lực lượng qúi tộc quân phiệt Đức.
B. tranh giành thị trường với Đức.
C. chiếm lấy vùng Xéc-bi.
D. đòi Đức trả lại hai vùng An-dat và Lo-ren giàu nguyên liệu.
10. Nga và Áo - Hung có mâu thuẫn với nhau vì
A. Áo - Hung đã chiếm lấy Uc-crai-na của Nga.
B. Áo - Hung có ý định xâm chiếm Thổ Nhĩ Kì.
C. Nga ủng hộ các nước Ban-căng chống lại Áo - Hung.
D. Nga muốn làm chủ vùng Ban-căng.
11. Khu vực Ban-căng bao gồm các nước
A. Xéc-bi, Mông-tê-nê-grô, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Hi lạp.
B. I-ta-li-a, Áo – Hung, Hi Lạp, Bun-ga-ri, Thổ Nhĩ Kì.
C. Áo-Hung, I-ta-li-a, Ru-ma-ni, Mông-tê-nê-grô.
D. Xéc-bi, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bun-ga-ri.
12. Khu vực Ban-căng trở thành nơi tranh chấp giữa các nước Áo- Hung, Nga, I-ta-li-a và Thổ
Nhĩ Kì vì
A. có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
B. có nhiều cảng biển lớn.
C. có vị trí quan trọng, nằm sát biên giới các nước trên.
D. phong trào đấu tranh của các dân tộc Ban-căng không cao.
13. Duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. ngày 28-6-1914, vua Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát.
B. Hoàng Thân thừa kế ngôi vua Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát ngày
28-6-1914 tại Bô-xni-a.
C. một sinh viên ở Xéc-bi đã bắt cóc một thái tử Áo Phơ-ran-xơ Phec-đi-năng tại Bô-xni-a
ngày 28-6-1914.
D. một thành viên thuộc tổ chức bí mật “Bàn tay đen” của Xec-bi đã sát hại toàn bộ gia đình
của vua Áo - Hung ngày 28-6-1914.
14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh thứ nhất là
A. mâu thuẫn giữa Nga và Áo - Hung tại vùng Ban-căng.
B. sự tranh chấp giữa Đức và Pháp tại hai vùng An-dat và Lo-ren.
C. sự kình địch giữa hai khối quân sự Liên minh và Hiệp ước.
D. sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
15. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nố là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, chủ yếu là
mâu thuẫn giữa hai nước đế quốc
A. Anh và I-ta-li-a. B. Anh và Đức.
C. Đức và Pháp. D. Đức và Nga.
16. Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra cuộc chiến tranh còn để thực
hiện một âm mưu khác là
A. xoa dịu làn sóng đấu tranh cách mạng ở trong nước.
B. tạo điều kiện cho nền công nghiệp sản xuất vũ khí của Mĩ phát triển.
C. đàn áp phong trào cách mạng trong nước và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
đang ngày càng phát triển.
D. tiêu diệt các thế lực quân phiệt và phát xít ở châu Âu.
17. Sự kiện đánh dấu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là
A. Đức tuyên chiến với Nga ngày 1-8-1914.
B. Đức tuyên chiến với Pháp ngày 3-8-1914.
C. Anh tuyên chiến với Đức ngày 4-8-1914.
D. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi ngày 28-7-1914.
18. Mở đầu cuộc chiến, Đức đã sử dụng chiến thuật chớp nhoáng với kế hoạch tác chiến là
A. tập trung binh lực đánh bại Nga trong vòng nửa tháng rồi quay sang tấn công Pháp.
B. đánh đòn phủ đầu vào nước Pháp sau đó tập trung tấn công Anh.
C. tấn công tiêu diệt nước Bỉ rồi tập trung quân để tấn công Pháp.
D. tập trung lực lượng đánh bại Pháp chớp nhoáng trong vòng nửa tháng rồi điều chủ lực
sang mặt trận Nga.
19. “Kế hoạch chiến thắng chớp nhoáng” của Đức nhanh chóng thất bại vì
A. Anh đã tuyên chiến với Đức 1 ngày sau khi Đức tuyên chiến với Pháp.
B. Nga nhanh chóng động viên được lực lượng và tấn công ngay quân Đức ở phía Đông.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
20. Cuối năm 1914 tại mặt trận phía Tây, cả 2 bên tham chiến đều ở thế cầm cự trên 1 chiến
tuyến kéo dài từ
A. Bỉ đến Hà Lan.
B. Bắc Hải đến Bỉ.
C. Thụy Sĩ đến I-ta-li-a.
D. Bắc Hải đến biên giới Thụy Sĩ.
21. Cuối năm1915 tình hình chiến sự tại mặt trận phía Đông là
A. Đức đã tiêu diệt được Nga.
B. Nga đang ở thế tấn công.
C. Nga cầm cự còn Đức tân công.
D. Cả Đức và Nga rơi vào thế cầm cự.
22. Trong năm 1915, cả 2 bên đều bị thiệt hại nặng nề, nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng vì
A. thiên tai, hạn hán liên tiếp xảy ra.
B. phong trào phản đối chiến tranh nổ ra mạnh mẽ.
C. sử dụng những kĩ thuật và phương tiện chiến tranh mới.
D. Mĩ đã tham chiến và sử dụng bom nguyên tử.
23. Năm 1916, Đức chuyển quân chủ lực từ mặt trận phía Đông sang mặt trận phía Tây để tấn
công vào cứ điểm
A. Vec-đoong. B. Mác-nơ.
C. Pa-ri . D. Vec-xai.
24. Tính chất quyết liệt của chiến sự Vec-đoong thể hiện ở chỗ
A. quân Đức không hạ nổi thành Véc-đoong.
B. cả hai phe tham chiến đều tập trung binh lực tại Véc-đoong.
C. có gần 6 triệu người chết và 10 triệu người bị thương.
D. chiến sự kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916 và có gần 70 vạn người bị thương vong.
25. Kết thúc giai đọan thứ nhất của cuộc chiến tranh (1914 - 1916), tình hình của hai bên tham chiến
là
A. phe Anh, Pháp thì cố giành thế chủ động.
B. phe Đức, Áo thì cố giữ thế chủ động.
C. ưu thế đang nghiêng dần về phe Hiệp ước ở hai mặt trận.
D. cả ba câu trên đều đúng.
26. Đến cuối năm 1916, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh ở các nước phát triển
nhanh chóng vì
A. chiến tranh chỉ mang lại sự giàu có cho bọn trùm công nghiệp chiến tranh.
B. nhân dân lao động ngày càng khốn cùng vì đói, rét, bệnh tật và những tai họa do chiến
tranh đem đến.
C. cả A và B đêu đúng.
D. cả A và B đêu sai.
27. “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” là câu khẩu hiệu được nêu lên bởi
A. Đảng Xã hội Pháp. B. Đảng Xã hội dân chủ Nga.
C. Đảng Xã hội Bỉ. D. Đảng Xã hội dân chủ Đức.
28. Khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” có ý nghĩa là
A. quần chúng lao động các nước, trước hết là công nhân, nông dân mặc áo lính phải quay
sang chống lại các chính phủ tư sản nước mình.
B. nhân dân lao động các nước phải làm cách mạng để lật đổ các chính phủ nước mình.
C. công nhân, nông dân mặc áo lính không nên sử dụng vũ khí để chống lại những người
cùng cảnh ngộ với mình ở nước khác.
D. cả ba câu trên đều đúng.
29. Tháng 2-1917, tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, nhân dân Nga đã tiến
hành thành công cuộc cách mạng
A. vô sản. B. tư sản.
C. dân chủ tư sản. D. giải phóng dân tộc.
30. Thái độ của Chính phủ lâm thời tư sản Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 đối với
cuộc chiến tranh đế quốc là
A. không tiếp tục tham gia cuộc chiến.
B. đầu hàng phe Liên minh.
C. tiếp tục theo đuổi cuộc chiến.
D. rút khỏi phe Hiệp ước và chống lại Anh.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Chương I
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ
(1921 – 1941)
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG
(1917 – 1921)
1. Nét nổi bật nhất về tình hình kinh tế của Nga trước cách mạng là
A. kinh tế nông nghiệp rất lạc hậu.
B. kinh tế tư bản chủ nghỉa phát triển rất nhanh.
C. đứng vị trí thứ nhất trên thế giới về sản lượng công nghiệp.
D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.
2. Thể chế chính trị ở Nga vào đầu thế kỉ XX là chế độ
A. quân chủ lập hiến.
B. quân chủ chuyên chế.
C. cộng hoà.
D. dân chủ.
3. Nguyên nhân làm cho chủ nghỉa tư bản không phát triển mạnh ở Nga vào đầu thế kỉ XX là do
A. chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng rất bảo thủ.
B. những tàn tích phong kiến lạc hậu trên khắp nước Nga.
C. cả A và B đều sai.
D. cả A và B đều đúng.
4. Hậu quả nghiêm trọng nhất đối với nước Nga khi Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914-1918) là
A. sản xuất nông nghiệp đình đốn.
B. kinh tế suy sụp.
C. kinh tế quốc dân kiệt quệ và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
D. số công nhân thất nghiệp ngày càng cao.
5. Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy cho tình thế cách mạng mau chín muồi ở nước Nga là
A. Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nước Nga vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng về mọi mặt.
B. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập.
C. giai cấp tư sản Nga ngày càng lớn mạnh.
D. phong trào công nhân phát triển mạnh trên toàn quốc.
6. Sự kiện mở đầu cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. cuộc biểu tình của 90 nghìn nữ công nhân ở Pê-tơ -rô-grat.
B. cuộc bãi công của công nhân nhà máy Pu-li-tốp.
C. cuộc tổng bãi công của công nhân thành phố Pê-tơ-rô-grat.
D. cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Pê-tơ-rô-grat.
7. Lực lượng tham gia trong cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. nông dân. B.công nhân.
C. công nhân, binh lính, phụ nữ. D. binh lính.
8. Kết quả lớn nhất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. xoá bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
B. chính qyền hoàn toàn thuộc về tay giai cấp vô sản.
C. chính quyền hoàn toàn thuộc về tay giai cấp tư sản.
D. một chế độ xã hội mới không có áp bức bóc lột được thiết lập.
9. Hai chính quyền cùng song song tồn tại ở Nga sau Cách mạng tháng Hai là
A. Chính phủ tư sản và Chính phủ vô sản.
B. Chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính
C. Chính phủ Vệ quốc và Chính phủ lâm thời tư sản.
D. Xô viết đại biểu công - nông và Chính phủ lâm thời tư sản.
10. Tình hình có hai chính quyền cùng song song tồn tại không thể kéo dài lâu được vì
A. Chính phủ lâm thời tư sản sẽ sát nhập với các Xô viết.
B. các Xô viết tự giải tán.
C. hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau và sự xung đột giữa chúng là
không thể tránh khỏi.
D. các Xô viết sẽ sát nhập với Chính phủ lâm thời tư sản.
11. Tính chất của cuộc Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cách mạng tư sản.
D. cách mạng dân chủ tư sản.
12. Nhiệm vụ của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. đánh đổ chế độ phong kiến quân chủ do Nga Hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.
B. thực hiện những cải cách dân chủ, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
13. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã giải quyết được những nhiệm vụ là
A. đã lật đổ được chế độ Nga Hoàng.
B. chuyển chính quyền sang chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản Nga và các Xô viết của công –
nông – binh.
C. thực hiện thành công một phần nhiệm vụ của cách mạng tư sản.
D. cả 3 câu trên đều đúng.
14. Sau khi Cách mạng tháng Hai kết thúc, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế
hoạch tiếp tục làm cách mạng vì
A. giai cấp tư sản Nga đã cướp thành quả cách mạng, thành lập chính phủ lâm thời tồn tại song
song với các Xô viết.
B. chính quyền chưa hoàn toàn nằm trang tay giai cấp vô sản.
C. nước Nga đang bị quân đội 14 nước đế quốc tấn công.
D. Câu A và B đúng.
15. Đối với sự phát triển của Cách mạng Nga, Luận cương tháng Tư của Lê-nin có ý nghĩa
A. chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
B. chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng Nga là phải thiết lập chính quyền cho giai cấp vô sản, những
tầng lớp nghèo và nông dân.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
16. Phương pháp đấu tranh ban đầu được sử dụng để chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản
sang giai cấp vô sản là
A. hoà bình.
B. khởi nghĩa vũ trang.
C. thương lượng, đàm phán.
D. kết hợp vừa đấu tranh hoà bình vừa đấu tranh vũ trang.
17. Thời kì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền diễn ra vào thời gian
A. tháng 9-1917. B. tháng 10-1917.
C. tháng 11-1917. D. tháng 12-1917.
18. Người vạch ra kế hoạch chỉ huy cuộc khởi nghĩa là
A. Các Mác. B. Ăng-ghen.
C. Lê-nin. D. An-tô-nốp Ốp-sen-kô.
19. Sự kiện đánh dấu cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành được thắng lợi hoàn toàn là
A. quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông đêm 25-10 và bắt gĩư các bộ trưởng của chính
phủ tư sản rạng sáng ngày 26-10.
B. các đơn vị Cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô.
C. quân khởi nghĩa bao vây Cung điện Mùa Đông.
D. quân khởi nghĩa đã bắt được thủ tướng Kê-ren-xki.
20. Cuộc khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va giành được thắng lợi vào thời gian
A. tháng 10-1917. B. tháng 11-1917.
C. tháng 10-1918. D. tháng 11-1918.
LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1921–1941)
1. Tình hình kinh tế của nước Nga Xô viết sau chiến tranh là
A. rất kiệt quệ, chỉ bằng 1/4 toàn bộ tài sản quốc gia năm 1913.
B. sản xuất công nghiệp tăng, sản lượng nông nghiệp thấp.
C. một số ít ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá không thể hoạt động được.
D. sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở trong nước.
2. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tình hình chính trị - xã hội nước Nga sau khi
cách mạng thành công?
A. các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, liên tiếp gây bạo loạn ở nhiều nơi.
B. khối liên minh công – nông được tăng cường và củng cố vững chắc.
C. nông dân bất bình với việc trưng thu lương thực thừa và một số đã bị các thế lực phản cách
mạng kích động làm loạn ở một vài nơi.
D. tinh thần đội ngũ công nhân bị phân tán và suy giảm do đói kém và mệt mỏi.
3. Tình hình chung của nước Nga Xô viết sau chiến tranh là
A. ổn định về kinh tế và chính trị-xã hội.
B. đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng, đe dọa sự tồn
tại của nhà nước Xô viết.
C. kinh tế gặp khó khăn nhưng ổn định về chính trị-xã hội.
D. chính trị -xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế ổn định.
4. Để khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn các vết thương chiến tranh và phát triển
kinh tế sau chiến tranh, nước Nga đã sử dụng biện pháp
A. kết hợp thi hành Chính sách cộng sản thời chiến và Chính sách kinh tế mới.
B. thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.
C. thực hiện Chính sách kinh tế mới.
D. đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa kết hợp với tăng cường quan hệ ngoại giao
với các nước tư bản.
5. Nội dung của Chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực nông nhiệp là
A. bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng thu thuế lương thực.
B. chia đều ruộng đất cho nông dân.
C. thành lập các hợp tác xã nông nghiệp.
D. đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp.
6. Nội dung nào sau đây không đúng với Chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực công nghiệp?
A. Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ ở trong nước.
B. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt và chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất
công nghiệp.
C. Thủ tiêu thành phần kinh tế gia đình, cá thể.
D. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
7. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ là
A. tư nhân được tự do buôn bán trao đổi, phát hành đồng rúp mới.
B. hạn chế quan hệ thương mại với thương nhân nước ngoài.
C. tập trung xây dựng các hợp tác xã thương nghiệp ở thành thị.
D. hạn chế việc trao đổi hàng hóa giữa các địa phương.
8. Chính sách kinh tế mới được bắt đầu thực hiện từ nông nghiệp vì
A. nông dân sẽ phấn khởi sản xuất, phục hồi nhanh chóng sản xuất nông nghiệp.
B. sản phẩm nông nghiệp sẽ cung cấp lương thực và nguyên liệu để phục hồi và phát
triển sản xuất công nghiệp.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
9. Tác dụng của Chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga là
A. kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới.
B. kinh tế phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
C. sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh còn sản xuất công nghiệp vẫn chưa phục hồi.
D. sản xuất công - nông nghiệp có phát triển nhưng chưa đạt mức xấp xỉ trước chiến
tranh.
10. Thực chất của Chính sách kinh tế mới là
A. sự liên minh của giai cấp vô sản với nông dân.
B. sự liên minh giữa đội tiên phong của giai cấp vô sản với quảng đại quần chúng nông dân.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
11. Ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới là
A. thể hiện sự chuyển đổi kịp thời, sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
B. được một số nước xã hội chủ nghĩa vận dụng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay.
C. cả A và B đều sai.
D. cả A và B đều đúng.
12. Nội dung nào sau đây không đúng với hoàn cảnh của việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Đất nước Xô viết đã được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
B. Nhà nước Xô viết đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 20 quốc gia trên thế giới.
C. Các thế lực đế quốc bên ngoài vẫn chưa từ bỏ âm mưu phá hoại đất nước Xô viết.
D. Trình độ phát triển giữa các dân tộc không đều về kinh tế, chính trị, văn hóa.
13. Mục đích của việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là
A. phát huy sức mạnh của tình đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc cùng nhau xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
B. để thực hiện dễ dàng nhiệm vụ công nghiệp hóa đất nước.
C. để cạnh tranh có hiệu quả với Hợp chúng quốc châu Mĩ.
D. để biến nước Nga thành cường quốc kinh tế mạnh nhất ở châu Âu.
14. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập cuối tháng 12-1922 gồm có
A. 2 nước cộng hoà. B. 4 nước cộng hoà.
C. 11 nước cộng hoà. D. 15 nước cộng hoà.
15. Nội dung nào sau đây không phù hợp với tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lê-nin trong việc
thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Bảo đảm sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Tôn trọng quyền lựa chọn chế độ chính trị của các nước.
D. Bảo đảm sự giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.
16. Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ngay sau khi hoàn thành khôi phục
kinh tế vì
A. kinh tế nông nghiệp của Liên Xô đã phát triển nhanh chóng.
B. Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây.
C. sản phẩm công nghiệp của các nước tư bản đang cạnh tranh mạnh mẽ với Liên Xô trên thị
trường châu Âu.
D. sản phẩm công nghịêp chỉ mới chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân của Liên Xô.
17. Trọng tâm của công nghiệp hóa ở Liên Xô là
A. chú ý phát triển các ngành công nghiệp năng lượng.
B. tập trung phát triển công nghiệp nhẹ.
C. tập trung phát triển công nghiệp nặng với các ngành năng lượng, khai khoáng, quốc
phòng, chế tạo máy và công cụ.
D. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ.
18. Trong hai năm đầu tiên (1926-1927), công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô đã giải quyết
được các vấn đề cơ bản là
A. vốn đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân.
B. vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.
C. đào tạo cán bộ kĩ thuật, lương thực thực phẩm, cải thiện đời sống.
D. nạn thất nghiệp, công nhân lành nghề, cải thiện đời sống.
19. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô được thực hiện trong khoảng thời gian
A. 1927 – 1931. B. 1928 – 1932.
C. 1929 – 1933. D. 1930 – 1934.
20. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô là
A. biến Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp có khả năng
trang bị lại kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
B. đưa nền kinh tế, kĩ thuật của Liên Xô đuổi kịp các nước tư bản.
C. thực hiện thành công kế hoạch điện khí hóa do Lê-nin đề ra từ 1920.
D. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Chương II CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
1. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là
A. trật tự hai cực I-an-ta.
B. hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn.
C. trật tự đa cực.
D. hệ thống Pa-ri – Pôt-xđam.
2. Thực chất của hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn là
A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
B. xác lập sự áp đặt, nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
C. xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
D. cả ba câu trên đều đúng.
3. Quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản trong hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn chỉ là tạm thời
và rất mong manh vì
A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận và các nước bại trận là không thể giải quyết
được và ngày càng sâu sắc.
B. những bất đồng giữa các nước tư bản thắng lợi sẽ nảy sinh do mâu thuẫn về quyền lợi.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
4. Năm 1919, để duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi của mình, các nước tư bản
thắng trận đã thành lập một tổ chức quốc tế là
A. Hội Quốc liên. C. Khối thị trường chung châu Âu.
B. Liên Hiệp Quốc. D. Hội đồng giám sát.
5. Hai giai đoạn phát triển chính của các nước tư bản trong 10 năm đầu sau chiến tranh
thế giới thứ nhất là
A. giai đoạn (1918-1922) và giai đoạn (1923-1929).
B. giai đoạn (1918-1923) và giai đoạn (1924-1929).
C. giai đoạn (1918-1924) và giai đoạn (1925-1929).
D. giai đoạn (1918-1925) và giai đoạn (1926-1929).
6. Biểu hiện sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị của các nước tư bản trong những năm
1918 – 1923 là
A. phần lớn các nước tư bản (trừ Mĩ) đều bị suy sụp về kinh tế.
B. cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở châu Âu cũng như ở nhiều nước thuộc địa
và phụ thuộc.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
7. Trong những năm 1924 – 1929, tình hình chung của các nước tư bản là
A. ổn định về chính trị nhưng không phát triển về kinh tế.
B. phát triển mạnh về kinh tế nhưng tình hình chính trị không ổn định.
C. ổn định về chính trị và phát triển hết sức nhanh chóng về kinh tế.
D. tình hình chính trị ổn định và kinh tế có phát triển nhưng rất chậm.
8. Những nhân tố kích thích nền kinh tế các nước tư bản đạt mức tăng trưởng cao trong thời kì
1924 – 1929 là
A. sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.
B. những tiến bộ trong việc tổ chức, quản lí, hợp lí hoá sản xuất.
C. quá trình tích tụ và tập trung tư bản cao.
D. cả ba câu trên đều đúng.
9. Tình hình phát triển sản xuất công nghiệp của các nước tư bản châu Âu trong những năm
1924 – 1929 là
A. đồng đều. B. không đồng đều.
C. tạm thời D. câu B và C đúng.
10. Trong những năm 1918 – 1923, cao trào cách mạng đã bùng nổ mạnh mẽ ở châu Âu là do
A. toàn bộ gánh nặng của hậu quả chiến tranh đè lên vai những người lao động và sự tác
động mạnh mẽ của Cách mạng tháng Mười Nga.
B. giai cấp công nhân châu Âu làm việc quá 16 giờ trong một ngày.
C. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho nhân dân lao động túng quẩn, đời sống khổ cực.
D. nhân dân lao động không tán thành hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn
11. Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản có sự ổn định về chính trị là do
A. kinh tế phát triển nhanh.
B. chính quyền các nước tư bản châu Âu đã đẩy lùi được cao trào cách mạng trong nước và
củng cố nền thống trị.
C. phong trào công nhân châu Âu do không có một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo nên
không duy trì được lâu.
D. đời sống của các giai cấp tầng lớp được cải thiện và nâng cao nên họ không tiếp tục đấu
tranh.
12. Đặc điểm nổi bật của cao trào cách mạng ở châu Âu trong những năm 1918 – 1923 là
A. không dừng lại ở những yêu sách về kinh tế.
B. có tính quần chúng rộng lớn.
C. có tính tích cực về chính trị.
D. cả ba câu trên đều đúng.
13. Tính tích cực về chính trị của cao trào cách mạng 1918 – 1923 được thể hiện
A. quần chúng đấu tranh ủng hộ nước Nga Xô viết.
B. các nước Cộng hoà Xô viết được thành lập ở Hung-ga-ri, Ba-vi-e (Đức), Slô-va-ki-a
(Tiệp Khắc).
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
14. Tình hình chung của phong trào công nhân ở các nước tư bản trong những năm 1924 – 1929
là
A. tiếp tục phát triển mạnh.
B. tạm thời lắng xuống nhưng vẫn duy trì.
C. chỉ phát triển ở vùng Đông Âu.
D. không thể duy trì vì sự đàn áp của giai cấp tư sản.
15. Quốc tế Cộng sản (hay còn gọi là Quốc tế III) được thành lập vào năm
A. 1919 B. 1925 C. 1929 D. 1939
16. Quốc tế Cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh
A. phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu tạm thời lắng xuống.
B. phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh và các Đảng Cộng sản đã được
thành lập ở nhiều nước.
C. chủ nghĩa phát xít xuất hiện và đe dọa hòa bình an ninh thế giới.
D. phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh lan rộng ở nhiều nước.
17. Quốc tế Cộng sản là tổ chức cách mạng của
A. giai cấp vô sản thế giới.
B. giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
C. giai cấp nông dân thế giới.
D. giai cấp vô sản châu Âu.
18. Quốc tế Cộng sản hoạt động trong thời gian
A. từ 1919 đến 1939. B. từ 1919 đến 1943.
C. từ 1919 đến 1945. D. từ 1919 đến 1991.
19. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin khởi thảo được Quốc tế Cộng sản
thông qua tại đại hội
A. lần thứ II (1920). B. lần thứ III (1921).
C. lần thứ IV (1922). D. lần thứ V (1924).
20. Để đối phó với chủ nghĩa phát xít, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản đã đưa ra nghị quyết
quan trọng
A. các Đảng Cộng sản phải hiểu rõ bản chất giai cấp của chủ nghĩa phát xít.
B. các Đảng Cộng sản phải tích cực đấu tranh thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi, đấu
tranh chống chủ nghĩa phát xít.
C. giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới phải đẩy mạnh phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa phát xít.
D. tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, thành lập chính quyền dân chủ ở các nước tư bản.
NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
1. Nguyên nhân bùng nổ của cuộc cách mạng tháng 11-1918 ở Đức là
A. sự bại trận của Đức trên chiến trường làm cho nước Đức hoàn toàn suy sụp về kinh tế,
chính trị và quân sự.
B. tai hoạ của cuộc chiến tranh càng làm cho mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến tột đỉnh.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
2. Kết quả của cuộc Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức là
A. lật đổ nền quân chủ và thiết lập chế độ cộng hoà tư sản.
B. nền quân chủ bị lật đổ và thiết lập nhà nước Xô viết.
C. chế độ quân chủ lập hiến đã được thành lập.
D. liên minh quý tộc và tư sản lên nắm chính quyền.
3. Đặc điểm của cuộc Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức là
A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và triệt để.
B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản được tiến hành bằng phương pháp vô sản ở mức độ nhất
định.
C. cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
D. cuộc cách mạng vô sản.
4. Phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao trong những năm 1919 - 1923 ở Đức là do
A. việc thực hiện hoà ước Véc-xai của chính phủ đã làm cho nước Đức lâm vào tình trạng
khủng hoảng kinh tế, tài chính nghiêm trọng.
B. mâu thuẫn xã hội gay gắt vì toàn bộ gánh nặng của hoà ước Véc-xai đè nặng lên vai quần
chúng lao động.
C. ảnh hưởng vang dội của Cách mạng tháng Mười Nga và sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng
Cộng sản Đức.
D. cả 3 câu trên đều đúng.
5. Đỉnh cao của cao trào cách mạng (1918 - 1923) ở Đức là
A. cuộc biểu tình ngày 5-1-1919 ở Béc-lin với 15 vạn người tham gia.
B. cuộc khởi vũ trang ở Hăm Buôc ngày 23-10-1923 do Ten-lơ-man lãnh đạo.
C. cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và thiết lập nước cộng hòa Xô viết Ba-vi-e tháng 4-
1919 của công nhân thành phố Muy-nich.
D. chính quyền Xô viết được thành lập ở Béc-lin.
6. Cuối năm 1923 nước Đức đã từng bước phục hồi và bước vào thời kì ổn định phát triển sau
chiến tranh là nhờ
A. công nhân Đức tạm ngừng đấu tranh và tập trung sản xuất.
B. các nước tư bản thắng trận miễn cho Đức tiền bồi thường chiến phí.
C. sự ủng hộ và tiếp sức của các nước tư bản Mĩ, Anh dưới hình thức cho vay nợ và thực
hiện kế hoạch Đao-et và Y-ơng.
D. những cải cách tiến bộ về kinh tế, xã hội của chính phủ Đức.
7. Nội dung kế hoạch Đao-et của các nước tư bản thắng trận thông qua năm1924 là
A. qui định tổng số tiền bồi thường của Đức là 130 tỉ mác và ưu tiên cho Đức trả dần trong
nhiều năm, bắt đầu từ tháng 8-1924.
B. Anh, Pháp, Mĩ cho Đức vay nợ để làm vốn khôi phục kinh tế.
C. các nước tư bản thắng trận giảm 1/2 số tiền bồi thường chiến phí của Đức.
D. Anh và Mĩ viện trợ không hoàn lại cho Đức 800 triệu mác.
8. Nội dung kế hoạch Y-ơng của các nước tư bản thắng trận thông qua năm 1928 là
A. giảm tiền bồi thường chiến tranh của Đức còn 113,9 tỉ mác và Đức sẽ trả trong thời hạn
kéo dài tới 60 năm.
B. tiếp tục cho Đức vay với những khoảng tiền khổng lồ.
C. xoá bỏ hoàn toàn tiền bồi thường chiến tranh của Đức.
D. viện trợ những thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại cho Đức.
9. Thực chất của hai kế hoạch Đao-et (1924) và Y-ơng (1928) của các nước tư bản Anh, Mĩ là
A. dọn đường cho tư bản nước ngoài có thể đầu tư rộng rãi vào Đức.
B. biến nước Đức thành lực lượng xung kích chống Liên Xô.
C. biến nước Đức thành một nước phụ thuộc vào các nước tư bản.
D. câu A và B đúng.
10. Biểu hiện lớn nhất của sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Đức trong những năm 1924-
1929 là
A. giá trị xuất khẩu của Đức đã đạt xấp xỉ mức trước chiến tranh vào năm 1927.
B. sản xuất công nghiệp của Đức vào năm 1929 đã vượt qua Anh, Pháp và đứng đầu Châu
Âu.
C. các tập đoàn tư bản độc quyền lớn xuất hiện ở Đức.
D. sản xuất công nghiệp của Đức vươn lên đứng đầu thế giới.
11. Biểu hiện sự ổn định của nước Đức về chính trị - xã hội trong những năm 1924 – 1929 là
A. chế độ cộng hoà Vai-ma được củng cố, quyền lực của giới tư bản được tăng cường.
B. chính phủ tư sản đã đàn áp và đẩy lùi phong trào cách mạng của quần chúng.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
12. Vị trí quốc tế của nước Đức trong những năm 1924 - 1929 dần dần được phục hồi trong
quan hệ quốc tế vì
A. Đức đã kí kết hiệp ước Lô-cac-nô (1925) cam kết Đức, Bỉ và Pháp không vi phạm biên
giới phía Tây được qui định trong hòa ước Véc-xai.
B. Đức tham gia Hội Quốc liên (1926).
C. Đức kí với Liên Xô Hiệp ước thương mại (1925) và Hiệp ước không xâm phạm Liên Xô
(1926).
D. cả ba câu trên đều đúng.
13. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với nền kinh tế nước Đức
là
A. sản lượng công nghiệp giảm 1/3, ngoại thương giảm 3/5.
B. sảng lượng công nghiệp giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%.
C. bị thiệt hại hết sức nghiêm trọng, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với mức trung bình
là 38% của các nước tư bản nói chung.
D. 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa, không thể tiếp tục hoạt động.
14. Hậu qủa về mặt xã hội dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối
với nước Đức là
A. các chủ nhà máy, xí nghiệp nhỏ bị phá sản hoàn toàn.
B. hàng triệu người lao động bị nghèo đói, thất nghiệp và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động lên cao.
C. hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động lan
rộng toàn nước Đức.
D. tình trạng thất nghiệp của giai cấp công nhân là không đáng kể so với các nước tư bản
khác.
15. Biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng về chính trị ở Đức trong những năm 1929 - 1933
là
A. nội các của chính phủ tư sản liên tiếp bị thay đổi.
B. giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh duy trì chế độ cộng hoà tư sản và dung
túng cho chủ nghĩa phát xít hành động.
C. các thế lực phát xít ngày càng lớn mạnh và đòi phát xít hoá bộ máy nhà nước
D. câu B và C đúng.
16. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 - 1933 là
A. Đảng Trung tâm.
B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội ( Đảng Quốc xã ).
C. Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo.
D. Đảng liên minh xã hội Thiên chúa giáo.
17. Trong những năm 1929 – 1933, lực lượng phát xít ở Đức có những hoạt động
A. tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng
tộc.
B. chủ trương phát xít hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
C. cả A và B đều đúng.
D. cả A và B đều sai.
18. Trong những năm 1918-1939, sự kiện lịch sử mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước
Đức là
A. Đảng Công nhân quốc gia xã hội thành lập năm 1919.
B. nội các chính phủ của Đảng Xã hội dân chủ sụp đổ ngày 28-3-1930.
C. Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm thủ tướng nước Đức ngày 30-1-1933.
D. Đức tuyên bố rút ra khỏi Hội Quốc liên tháng 10-1933.
19. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân chủ nghĩa phát xít đã thắng thế và
lên cầm quyền ở nước Đức?
A. Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hoà tư sản vượt qua
cơn khủng hoảng đã dung túng cho chủ nghĩa phát xít hành động.
B. Đảng Cộng sản Đức không kêu gọi quần chúng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
C. Đảng Quốc xã đã lợi dụng tâm lí bất mãn của người dân Đức đối với hoà ước Vec-
xai để tuyên truyền mị dân và kích động quần chúng.
D. Đảng Xã hội dân chủ đã từ chối hợp tác với những người cộng sản.
20. Mục tiêu chính trị chủ yếu trong chính sách đối nội của chính quyền Hit-le vào những năm
1933 - 1939 là
A. thủ tiêu nền cộng hoà Vai-ma, thiết lập nền chuyên chính độc tài, phát xít, khủng bố công
khai.
B. tiếp tục duy trì chế độ dân chủ tư sản đại nghị.
C. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.
D. thực hiện những cải cách xã hội tiến bộ để ổn định đất nước.
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
1. Những lợi thế mà Mĩ có được trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất so với các nước tư
bản khác là
A. không bị ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh mà còn thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn
bán vũ khí.
B. ưu thế của một nước thắng trận.
C. là chủ nợ của các nước châu Âu.
D. cả 3 ý trên đều đúng.
2. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng trong
thập niên 20 của thế kỉ XX là do
A. những lợi thế có được trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, mở rộng qui mô và chuyên môn hoá sản xuấ.t
C. có nhiều thị trường trên thế giới.
D. buôn bán vũ khí.
3. Biểu hiện của sự phồn vinh của kinh tế Mĩ là
A. đời sống của nhân dân Mĩ cao hơn các nước khác ở châu Âu.
B. các ngành kinh tế đạt mức tăng trưởng cao.
C. Mĩ là chủ nợ của các nước tư bản châu Âu.
D. kinh tế Mĩ không có sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.
4. Sản lượng công nghiệp của Mĩ năm 1928 so với các nước tư bản châu Âu khác là
A. chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước
Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật cộng lại.
B. chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, bằng tổng sản lượng công nghiệp của tất cả
các nước châu Âu.
C. chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, bằng tổng sản lượng công nghiệp của các
nước Tây Âu cộng lại.
D. chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua tổng sản lượng của tất cả các nước
công nghiệp khác trên thế giới cộng lại.
5. Sức mạnh về tài chính của Mĩ trong những năm 1923 – 1929 là
A. chủ nợ của các nước Anh và Pháp.
B. nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới.
C. chủ nợ của thế giới.
D. câu B và C đúng.
6. Chính sách đối nội của chính phủ Đảng Cộng hòa trong những năm 1918 – 1929 là
A. chống lại phong trào công nhân, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ, có tinh thần
cách mạng.
B. cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
C. hạn chế quyền tự do dân chủ.
D. đặc biệt quan tâm đến đời sống của nông dân Mĩ.
7. Những hạn chế trong đời sống xã hội Mĩ trong những năm 1919 - 1929 là
A. các lực lượng phát xít được tự do hoạt động.
B. nông dân Mĩ ngày càng bị bần cùng hóa.
C. nạn thất nghiệp, bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc.
D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản bị hạn chế hoạt động.
8. Phong trào công nhân Mĩ vẫn diễn ra sôi nổi trong thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ vì
A. chính phủ tư sản ban hành đạo luật nới rộng quyền tự do nghiệp đoàn của công nhân.
B. ở Mĩ không có tầng lớp công nhân quí tộc.
C. công nhân Mĩ muốn thủ tiêu nền cộng hòa dân chủ đang tồn tại.
D. công nhân bị bóc lột nặng nề, điều kiện sinh sống tệ hại, bất công xã hội rất lớn.
9. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực
A. công nghiệp. B. tài chính ngân hàng.
C. năng lượng. D. nông nghiệp.
10. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
ở Mĩ ?
A. Sự sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận theo “chủ nghĩa tự do”.
B. Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông
nghiệp.
C. Nhu cầu và sức mua của quần chúng thấp.
D. Kinh tế Mĩ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập từ các nước khác.
11. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ đạt đến đỉnh cao vào năm
A. 1930. B. 1931. C. 1932. D. 1933.
12. Sự thiệt hại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 - 1933 là
A. việc cấp thẻ tín dụng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều.
B. 10 vạn ngân hàng, chiếm 40% tổng số ngân hàng ở Mĩ bị phá sản.
C. nạn đầu cơ chứng khoáng phát triển.
D. thu nhập quốc dân giảm 1/3.
13. Ngày 29-10-1929, được xem là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng
khoán ở Mĩ vì
A. chính quyền Mĩ hạn chế công dân mua chứng khoán.
B. đồng đô la bị phá giá.
C. giá một cổ phiếu được coi là bảo đảm nhất đã sụt đến 80% so với tháng 9.
D. chính quyền Mĩ ra lệnh tạm ngừng hoạt động tất cả các ngân hàng.
14. Hậu qủa của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nhiều nhất đến đời sống của
A. tư sản ngân hàng.
B. tư sản công thương nghiệp.
C. công nhân, nông dân, người lao động làm thuê.
D. quan chức nhà nước, chủ nông trại.
15. Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ là
A. nhiều chủ ngân hàng ở Mĩ bị phá sản.
B. sự bất công trong xã hội ngày càng tăng lên.
C. tình trạng phân biệt chủng tộc trở nên sâu sắc.
D. hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan
rộng toàn nước Mĩ.
16. Để đưa nước Mĩ thoát ra cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện biện
pháp
A. thi hành “Chính sách mới”.
B. thi hành “Chính sách kinh tế mới”.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa.
17. Điều nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven ?
A. Nhà nước phục hồi sự phát triển kinh tế.
B. Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động sản xuất công nghiệp của tư nhân.
C. Nhà nước đưa ra những biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp.
D. Nhà nước tăng cường vai trò kiểm soát và điều tiết đối với đời sống kinh tế.
18. Để khôi phục sản xuất và tăng cường vai trò của nhà nước đối với đời sống kinh tế, chính
phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện
A. nhà nước nắm độc quyền về sản xuất công nghiệp và ngân hàng.
B. ban hành các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
C. tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh.
D. hạn chế sự phát triển của tư bản thương nghiệp và công nghiệp
19. Mục đích của Đạo luật phục hưng công nghiệp trong “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven là
A. tăng cường vai trò của các tổ chức công đoàn của công nhân.
B. tổ chức lại sản xuất công nghiệp, cải thiện mối quan hệ giữa chủ và thợ.
C. giải phóng công nhân thoát khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản.
D. nâng cao vai trò của các tập đoàn sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế Mĩ.
20. Nội dung chủ yếu của Đạo luật phục hưng công nghiệp qui định
A. sản xuất công nghiệp phải cân đối với sản xuất nông nghiệp.
B. nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các xí nghiệp.
C. tổ chức các xí nghiệp cùng ngành thành những liên hiệp xí nghiệp thông qua hợp đồng về
sản xuất và tiêu thụ.
D. nhà nước nắm độc quyền về sản xuất công nghiệp.
NƯỚC NHẬT GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Giáo án lịch sử bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử bài 17-19-20-21-22Giáo án lịch sử bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử bài 17-19-20-21-22Võ Tâm Long
 
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 18...
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 18...BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 18...
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 18...Võ Tâm Long
 
De cuong on tap kiem tra hki
De cuong on tap kiem tra hkiDe cuong on tap kiem tra hki
De cuong on tap kiem tra hkimuadoncoi_tk
 
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...Võ Tâm Long
 
đề Cương sử
đề Cương sửđề Cương sử
đề Cương sửNhật Linh
 
Lịch sử 5 - “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.
Lịch sử 5  - “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.Lịch sử 5  - “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.
Lịch sử 5 - “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.tieuhocvn .info
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐào Trần
 
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)jangvi
 
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrnhThanhThanh
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêmKelvin Hoàng
 
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápđườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápLớp kế toán trưởng
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDFÔn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDFMaloda
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIHuynh ICT
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Hương Lan Hoàng
 
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 Jackson Linh
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-treDe thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-treonthitot .com
 
On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612Lê Nga
 

La actualidad más candente (20)

Giáo án lịch sử bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử bài 17-19-20-21-22Giáo án lịch sử bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử bài 17-19-20-21-22
 
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 18...
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 18...BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 18...
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 18...
 
De cuong on tap kiem tra hki
De cuong on tap kiem tra hkiDe cuong on tap kiem tra hki
De cuong on tap kiem tra hki
 
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
 
đề Cương sử
đề Cương sửđề Cương sử
đề Cương sử
 
Lịch sử 5 - “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.
Lịch sử 5  - “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.Lịch sử 5  - “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.
Lịch sử 5 - “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
 
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
 
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêm
 
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápđườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Đường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEHĐường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEH
 
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDFÔn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
Ôn luyện thi Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử PDF
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
 
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-treDe thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
De thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-ben-tre
 
On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612
 
trắc nghiệm lịch sử 12
trắc nghiệm lịch sử 12trắc nghiệm lịch sử 12
trắc nghiệm lịch sử 12
 

Similar a trắc nghiệm lịch sử 11

De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-suDe tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-sumcbooksjsc
 
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdfNgocAnhhNguyenThi
 
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018mcbooksjsc
 
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)Mikayla Reilly
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRJoseph Hung
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngquachduong_khang
 
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nguyennhanvn matnuoc.vn
Nguyennhanvn matnuoc.vnNguyennhanvn matnuoc.vn
Nguyennhanvn matnuoc.vnthao72
 
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)MrNguyenTienPhong
 
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpointLịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpointVan Tuan Le
 
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930Trần Thánh Tông
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfTranLy59
 
Các đề luyện thi môn Lịch sử Lớp 4
Các đề luyện thi môn Lịch sử Lớp 4Các đề luyện thi môn Lịch sử Lớp 4
Các đề luyện thi môn Lịch sử Lớp 4Justen Hudson
 
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docx
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docxLỊCH-SỬ-ĐẢNG.docx
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docxMyNguyenTra10
 
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptxTÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptxTngCm8
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Gia sư Đức Trí
 
Muc luctudong
Muc luctudongMuc luctudong
Muc luctudongthanhbis
 
Bộ câu hỏi về phong trào yêu nước ở VN
Bộ câu hỏi về phong trào yêu nước ở VNBộ câu hỏi về phong trào yêu nước ở VN
Bộ câu hỏi về phong trào yêu nước ở VNVuKirikou
 

Similar a trắc nghiệm lịch sử 11 (20)

De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-suDe tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su
De tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su
 
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
 
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
 
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
 
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
 
Nguyennhanvn matnuoc.vn
Nguyennhanvn matnuoc.vnNguyennhanvn matnuoc.vn
Nguyennhanvn matnuoc.vn
 
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
Nhóm 3 - Công nghiệp hóa (1750 - 2000)
 
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpointLịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
Lịch sử Hoa Kỳ - Văn hoá văn minh Anh Mỹ powerpoint
 
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
 
Các đề luyện thi môn Lịch sử Lớp 4
Các đề luyện thi môn Lịch sử Lớp 4Các đề luyện thi môn Lịch sử Lớp 4
Các đề luyện thi môn Lịch sử Lớp 4
 
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docx
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docxLỊCH-SỬ-ĐẢNG.docx
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docx
 
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptxTÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
 
Muc luctudong
Muc luctudongMuc luctudong
Muc luctudong
 
Bộ câu hỏi về phong trào yêu nước ở VN
Bộ câu hỏi về phong trào yêu nước ở VNBộ câu hỏi về phong trào yêu nước ở VN
Bộ câu hỏi về phong trào yêu nước ở VN
 
Lich su vn 12
Lich su vn 12Lich su vn 12
Lich su vn 12
 
Ontap_CK1_2324_su11.pdf
Ontap_CK1_2324_su11.pdfOntap_CK1_2324_su11.pdf
Ontap_CK1_2324_su11.pdf
 

Más de Sửa Máy Tính Quảng Ngãi

Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
Ngân hàng câu hỏi  tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)Ngân hàng câu hỏi  tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)Sửa Máy Tính Quảng Ngãi
 

Más de Sửa Máy Tính Quảng Ngãi (19)

trắc nghiệm sinh 12
trắc nghiệm sinh 12trắc nghiệm sinh 12
trắc nghiệm sinh 12
 
trắc nghiệm lịch sử 10
trắc nghiệm lịch sử 10trắc nghiệm lịch sử 10
trắc nghiệm lịch sử 10
 
trắc nghiệm điện trường
trắc nghiệm điện trườngtrắc nghiệm điện trường
trắc nghiệm điện trường
 
120 câu dòng điện không đổi
120 câu dòng điện không đổi120 câu dòng điện không đổi
120 câu dòng điện không đổi
 
100 câu điện tích đề cương
100 câu điện tích đề cương100 câu điện tích đề cương
100 câu điện tích đề cương
 
trắc nghiệm sóng cơ 12
trắc nghiệm sóng cơ 12trắc nghiệm sóng cơ 12
trắc nghiệm sóng cơ 12
 
trắc nghiệm đIện xoay chiều 12
trắc nghiệm đIện xoay chiều 12trắc nghiệm đIện xoay chiều 12
trắc nghiệm đIện xoay chiều 12
 
trắc nghiệm Dao động cơ
trắc nghiệm Dao động cơ trắc nghiệm Dao động cơ
trắc nghiệm Dao động cơ
 
trắc nghiệm giáo dục công dân 11
trắc nghiệm giáo dục công dân 11trắc nghiệm giáo dục công dân 11
trắc nghiệm giáo dục công dân 11
 
trắc nghiệm giáo dục công dân 12
trắc nghiệm giáo dục công dân 12trắc nghiệm giáo dục công dân 12
trắc nghiệm giáo dục công dân 12
 
trắc nghiệm giáo dục công dân 10
trắc nghiệm giáo dục công dân 10trắc nghiệm giáo dục công dân 10
trắc nghiệm giáo dục công dân 10
 
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
 
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12
 
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 11
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 11Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 11
Câu hỏi trắc nghiệm địa lý 11
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10
Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10
Câu hỏi trắc nghiệm môn địa10
 
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 11 (hk1 2016 2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 11 (hk1 2016 2017)Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 11 (hk1 2016 2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 11 (hk1 2016 2017)
 
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 10 hk1 (2016-2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng  anh 10   hk1 (2016-2017)Ngân hàng câu hỏi tiếng  anh 10   hk1 (2016-2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 10 hk1 (2016-2017)
 
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
Ngân hàng câu hỏi  tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)Ngân hàng câu hỏi  tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
Ngân hàng câu hỏi tiếng anh 12 hki (2016 - 2017)
 
Bai 9 cau-truc-re-nhanh
Bai 9 cau-truc-re-nhanhBai 9 cau-truc-re-nhanh
Bai 9 cau-truc-re-nhanh
 

Último

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

trắc nghiệm lịch sử 11

  • 1. LỊCH SỬ 11 Chương I CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI, MĨ LA TINH (TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) NHẬT BẢN 1. Đến giữa thế kỉ thứ XIX, tại Nhật Bản, quyền lực chính trị cao nhất nằm trong tay A. Thiên hoàng. B. Tướng quân (Sô-gun). C. Đaimyô. D. Samurai. 2. Chế độ phong kiến ở Nhật Bản còn được gọi là chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa vì A. Tô-ku-ga-oa là Thiên hoàng, có vị trí tối cao. B. Mạc phủ là kinh đô của Nhật Bản. C. dòng họ Tô-ku-ga-oa nắm chức vụ Tướng quân thống trị nước Nhật, đóng ở Phủ chúa - Mạc phủ. D. những quý tộc phong kiến lớn có quyền lực tuyệt đối sống ở Mạc phủ. 3. Cơ sở của nền kinh tế Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là A. công nghiệp. B. thủ công nghiệp. C. thương nghiệp. D. nông nghiệp. 4. Đời sống của nông dân Nhật Bản rất khổ cực vì A. phải nộp tô bằng lúa gạo đến 50% hoặc 70% số thu hoạch. B. phải chịu nhiều sưu thuế nặng nề. C. tình trạng mất mùa liên tiếp xảy ra. D. cả ba câu trên đều đúng. 5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công thương nghiệp ở Nhật Bản là A. tình trạng cát cứ của các vùng lãnh địa trong nước và hàng rào thuế quan nhiều tầng. B. do Nhật không có những nghề thủ công truyền thống. C. các sản phẩm thủ công của Nhật không tinh xảo. D. chính phủ Sô-gun không cho bất kì thương nhân người nước ngoài nào vào Nhật buôn bán. 6. Tầng lớp Đaimyô ở Nhật bao gồm A. những thợ thủ công lành nghề có tay nghề cao. B. những quý tộc phong kiến lớn quản lí các vùng lãnh địa trong nước. C. những chủ công trường thủ công. D. những thương nhân giàu có. 7. Tầng lớp Đaimyô được xem là một quốc vương của một lãnh địa vì A. có chế độ thuế khoá luật pháp và quân đội riêng. B. không phục tùng các mệnh lệnh của Sô-gun. C. khi có chiến tranh họ không cần góp sức với chính phủ trung ương D. quyền lực của họ cao hơn Thiên hoàng. 8. Tầng lớp Samurai ở Nhật Bản là A. những quí tộc hạng trung, hạng nhỏ. B. các võ sĩ. C. bộ phận phục vụ quân sự cho các Đaimyô. D. cả ba câu trên đều đúng. 9. Địa vị của tầng lớp Samurai ở Nhật ngày càng bị suy giảm, đời sống khó khăn vì A. họ không có ruộng đất để sản xuất. B. lương bổng thất thường. C. ở Nhật không có chiến tranh trong một thời gian dài.
  • 2. D. cả B và C đều đúng. 10. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tầng lớp Samurai có sự phân hóa là A. một số mua được ruộng đất và ở lại lãnh địa để sản xuất. B. một số được Sô-gun ưu đãi và gia nhập tầng lớp Đaimyô. C. một số trở thành thợ thủ công trong các xưởng thủ công. D. một số rời khỏi lãnh địa hoạt động kinh doanh và dần dần bị tư sản hoá, có tư tưởng chống lại Sô-gun. 11. Các tầng lớp nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân và thị dân Nhật Bản liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa chống phong kiến đã chứng tỏ A. chế độ phong kiến Nhật Bản Tô-ku-ga-oa đến giữa thế kỉ XIX đã rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái. B. chính quyền Tô-ku-ga-oa không đủ sức điều hoà các mâu thuẫn xã hội và giải quyết con đường phát triển xã hội của Nhật. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 12. Sự kiện mở đầu đánh dấu các nước tư bản phương Tây tìm cách xâm nhập, mở cửa Nhật Bản là A. Năm 1853, hạm đội Mĩ do Pe-ri cầm đầu bắn phá, uy hiếp vùng ven biển Nhật Bản. B. Năm 1854, Pe-ri dẫn một hạm đội Mĩ đến uy hiếp và buộc Nhật Bản kí hiệp ước Ka-na- ga-wa. C. Năm 1858, Mĩ kí hiệp ước buôn bán bất bình đẳng với Nhật. D. cả ba câu trên đều đúng. 13. Nội dung của Hiệp ước Nhật – Mĩ được kí kết vào năm 1858 là A. Nhật phải chấp nhận mở một số cửa biển cho người nước ngoài ra vào tự do. B. Người nước ngoài có quyền đến Nhật để buôn bán, cư trú, thuê nhà đất vĩnh viễn. C. Nhật phải hạ thấp mức thuế quan đối với hàng hoá nước ngoài. D. cả ba câu trên đều đúng. 14. Hậu qủa xã hội của việc chính quyền Tô-ku-ga-oa kí những hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc là A. nhân dân Nhật bất mãn và tập trung mũi nhọn đả kích vào chế độ Tô-ku-ga-oa, hình thành phong trào “Đảo Mạc”. B. ở Nhật đã hình thành phong trào bài ngoại, đòi đuổi người nước ngoài ra khỏi đất Nhật. C. nhân dân Nhật bất bình và phát động phong trào chống người nước ngoài và đòi lật đổ Thiên hoàng. D. câu A và B đúng. 15. Phong trào “Đảo Mạc” là A. phong trào khởi nghĩa của nông dân chống lại tầng lớp Đaimyô. B. phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật đòi lật đổ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa để bảo vệ nền độc lập và phục hưng quốc gia. C. phong trào khởi nghĩa của tầng lớp Samurai chống lại Thiên hoàng. D. phong trào đấu tranh của các thương nhân Nhật Bản đòi Mạc phủ Tô-ku-ga-oa phải coi trọng địa vị của họ trong xã hội. 16. Thiên hoàng Minh trị đã trở thành ngọn cờ của cuộc đấu tranh chống Mạc Phủ vì A. Minh Trị là ông vua có tư tưởng duy tân. B. Minh Trị không chấp nhận sự lộng quyền và sự cai trị độc đoán của chế độ Mạc phủ Tô- ku-ga-oa. C. Vua Minh Trị muốn nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách. D. cả ba câu trên đều đúng. 17. Ngày 3-1-1868 ở Nhật Bản đã diễn ra một sự kiện quan trọng là A. Hiến pháp được ban hành và chế độ quân chủ lập hiến được xác lập. B. Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kì thống trị của dòng họ Tô-Ku-ga-oa.
  • 3. C. Thiên hoàng tuyên bố xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với nước ngoài. D. Tô-ki-ô được chọn làm thủ đô của Nhật. 18. Cải cách quan trọng nhất về mặt hành chính của Minh Trị là A. sử dụng các chuyên gia ngoại quốc. B. xoá bỏ tình trạng cát cứ để hình thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương. C. các bộ trưởng hầu hết đều được du học từ nước ngoài về. D. các Sa-mu-rai vùng Tây Nam có vai trò quan trọng trong chính phủ. 19. Thể chế chính trị được xây dựng ở Nhật trong cuộc cải cách của Minh Trị là A. chế độ quân chủ lập hiến. B. chế độ quân chủ. C. chế độ cộng hoà . D. chế độ dân chủ. 20. Vai trò của Thiên hoàng trong bộ máy nhà nước của Nhật sau cải cách là A. có vị trí tối cao nhưng không có quyền lực trong thực tế. B. là nguyên thủ quốc gia nhưng có quyền lực hạn chế. C. là nguyên thủ tối cao và có quyền hạn rất lớn. D. là nguyên thủ tối cao và được quyền ban hành Hiến pháp. 21. Quyền bầu cử của nhân dân lao động rất hạn chế vì Hiến pháp qui định A. cử tri là đàn ông trên 25 tuổi, đóng thuế cao, cư trú ổn định. B. cử tri là con cái của các quan chức chính phủ và trên 25 tuổi. C. cử tri là tất cả mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên. D. cử tri là đàn ông trên 25 tuổi, có nghề nghiệp ổn định. 22. Điều nào sau đây không đúng với nội dung của các cải cách về kinh tế của Minh Trị? A. Tự do phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. B. Nông dân không được phép mua bán ruộng đất. C. Thống nhất tiền tệ, đo lường, thuế quan trong cả nước. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc, nhà nước nắm lấy việc khai mỏ. 23. Tác dụng của cải cách về kinh tế của Minh Trị là A. nông dân Nhật Bản trở nên giàu có. B. tạo điều kiện cho công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển vượt bậc chỉ trong vòng hơn 20 năm. C. sản lượng nông nghiệp đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. D. sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã vượt qua Mĩ sau 20 năm cải cách. 24. Một lĩnh vực được chính phủ Minh Trị xem như là “một nhân tố chìa khoá” trong công cuộc hiên đại hoá đất nước là A. giáo dục. B. công nghiệp nhẹ. C. ngoại giao. D. thương nghiệp. ẤN ĐỘ 1. Tình hình đất nước Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII trước khi bị các nước tư bản phương Tây xâm lược là A. chế độ phong kiến đang ở trong tình trạng khủng hoảng nặng nề về mọi mặt. B. chế độ phong kiến suy yếu vì những cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các lãnh chúa phong kiến. C. phong trào khởi nghĩa của nông dân chống phong kiến diễn ra liên tục mạnh mẽ. D. nhà nước phong kiến Ấn Độ đang tiến hành một cuộc vận động cải cách xã hội. 2. Các nước tư bản chủ yếu đua tranh với nhau trong việc xâm lược Ấn Độ là A. Đức và Pháp. B. Anh và Mĩ. C. Pháp và Mĩ. D. Anh và Pháp. 3. Thực dân Anh độc chiếm và cai trị Ấn Độ vào khoảng thời gian
  • 4. A. giữa thế kỉ XVIII. B. cuối thế kỉ XVIII. C. đầu thế kỉ XIX. D. giữa thế kỉ XIX. 4. Mục đích xâm lược Ấn Độ của thực dân Anh là nhằm A. vơ vét nguyên liệu, lương thực bóc lột nhân công rẻ mạt và làm thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. B. đàn áp phong trào cách mạng đang phát triển. C. xây dựng một căn cứ quân sự để khống chế vùng Nam Á. D. chiếm Ấn Độ làm bàn đạp tấn công Trung Quốc. 5. Ấn Độ trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì A. có vị trí chiến lược quan trọng ở vùng Nam Á. B. đất rộng, người đông, có nhiều nguyên liệu và nền văn hoá lâu đời. C. còn ở trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị. D. có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Châu Á. 6. Chính sách thống trị của thực dân Anh về mặt kinh tế là A. tăng thuế, cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, vơ vét nguyên liệu lương thực phục vụ cho chính quốc. B. cho xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở vùng nông thôn. C. tập trung vào hai ngành khai thác mỏ và lập đồn điền. D. nghiêm cấm người Ấn Độ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. 7. Đời sống của nhân dân Ấn Độ dưới chính sách thống trị của thực dân Anh là A. một bộ phận nhỏ bị bần cùng và phá sản. B. bị bần cùng và nghèo đói, mất ruộng đất, nợ nần chồng chất. C. bị ba tầng áp bức của đế quốc, tư sản và phong kiến Ấn Độ. D. bị phân hoá sâu sắc. 8. Hậu quả lớn nhất của chính sách vơ vét lương thực của thực dân Anh đối với Ấn Độ trong 25 năm cuối thế kỉ XIX là A. kinh tế Ấn Độ không thể phát triển được. B. đời sống của các tầng lớp nhân dân không được cải thiện. C. có 26 triệu người Ấn Độ bị chết đói. D. thương mại giữa Anh và Ấn Độ tăng 60%. 9. Chính sách thống trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là A. chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ. B. chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo. C. trực tiếp cai trị Ấn Độ, thủ tiêu mọi quyền lợi kinh tế, chính trị của giai cấp phong kiến bản xứ. D. chia Ấn Độ thành nhiều quốc gia dựa trên chủng tộc và tôn giáo. 10. Mục đích của việc thực hiện chính sách nhượng bộ các tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ Ấn Độ của Anh là A. hợp pháp hoá chế độ đẳng cấp, biến quý tộc phong kiến bản xứ thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho thực dân Anh. B. xoa dịu phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của các thế lực phong kiến bản xứ. C. lợi dụng các thế lực phong kiến Ấn Độ chống lại những hoạt động đấu tranh của tư sản dân tộc Ấn Độ. D. duy trì chế độ phong kiến Ấn Độ, lợi dụng việc tranh giành quyền lợi giữa các thế lực phong kiến để dễ bề cai trị. 11. Thủ đoạn của Anh trong việc gây chia rẽ, làm mất khối đoàn kết của nhân dân Ấn Độ là A. khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.
  • 5. B. tiêu diệt, đàn áp đạo Hin-đu, cho tự do phát triển Đạo Hồi. C. buộc nhân dân Ấn Độ phải từ bỏ Đạo Hin-đu đi theo Đạo Thiên Chúa. D. miễn đóng thuế cho những người theo Đạo Hồi, Đạo Phật, tịch thu tài sản của những người theo đạo Hin-đu. 12. “Xi-pay” có nghĩa là A. lực lượng quân đội của giai cấp phong kiến bản xứ. B. tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ đánh thuê cho đế quốc Anh. C. tên một địa danh, nơi xảy ra cuộc khởi nghĩa 1857 - 1859 ở Ấn Độ. D. tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 1857 - 1859 ở Ấn Độ. 13. Nguồn gốc sâu xa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 - 1859 ở Ấn Độ là do A. mâu thuẫn giữa hai tôn giáo Hin-đu và Cơ đốc giáo. B. cuộc sống quá khổ cực của bộ phận binh lính người Ấn Độ. C. tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của nhân Ấn Độ. D. mâu thuẫn giữa binh lính người Ấn Độ với thực dân Anh. 14. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 - 1859 ở Ấn Độ là do A. phong trào yêu nước Ấn Độ dâng cao đã kích thích tinh thần dân tộc của binh lính. B. binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ và đối xử tàn tệ. C. tiền lương của binh lính Xi-pay quá thấp so với các sĩ quan người Anh. D. binh lính Xi-pay không được nắm giữ những chức vụ cao trong quân đội. 15. Nguyên cớ làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 – 1859 là A. sĩ quan người Anh đã xúc phạm đến tín ngưỡng của những người lính Xi-pay theo đạo Hin-đu và đạo Hồi. B. thực dân Anh buộc binh lính Xi-pay ăn thịt bò và thịt lợn. C. binh lính Xi-pay không được phép sử dụng vũ khí. D. thực dân Anh bắt binh lính Xi-pay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. 16. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay được gọi là cuộc khởi nghĩa dân tộc vì A. cuộc khởi nghĩa đã lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ. B. nó thu hút đông đảo nhân dân Ấn Độ tham gia và giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ vơí thực dân Anh. C. binh lính Xi-pay có tinh thần dân tộc, yêu nước. D. nghĩa quân đã thành lập được chính quyền ở ba thành phố lớn. 17. Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 – 1859 là A. thể hiện lòng yêu nước, ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh buất khuất của dân tộc Ấn Độ. B. chứng tỏ binh lính người Ấn Độ là lực lượng lãnh đạo không thể thiếu được trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ. C. thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân Ấn Độ. D. chứng tỏ giai cấp phong kiến Ấn Độ vẫn còn có vai trò quyết định trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ. 18. Chuyển biến lớn trong xã hội Ấn Độ cuối thế kỉ XIX dưới tác động của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Anh là A. giai cấp nông dân Ấn Độ ngày càng bị bần cùng hoá. B. giai cấp tư sản và tầng lớp tri thức dân tộc Ấn Độ ra đời, lớn mạnh dần và có vị trí trong xã hội. C. giai cấp công nhân Ấn Độ trưởng thành nhanh chóng và sớm trở thành lực lượng lớn mạnh trong phong trào đấu tranh giành độc lập. D. những thành kiến lâu đời về đẳng cấp tôn giáo trong xã hội Ấn Độ đã bị thủ tiêu. 19. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ cuối thế kỉ XIX là A. lật đổ nền thống trị của quý tộc phong kiến Ấn Độ. B. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc. C. muốn phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và được tham gia chính quyền. D. đòi thực dân Anh cho Ấn Độ được hưởng quy chế tự trị.
  • 6. 20. Tổ chức chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là A. Liên đoàn Hồi giáo. B. Đảng Dân tộc. C. Liên Đoàn vĩ đại của người Ấn Độ giáo. D. Đảng Quốc dân đại hội. 21. Đảng Quốc đại được thành lập vào năm A. 1857. B. 1875. C. 1885. D. 1905. 22. Đường lối đấu tranh của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885-1905) là A. bạo động. B. ôn hoà. C. kết hợp bạo động và cải cách. D. bất hợp tác với thực dân Anh. 23. Chủ trương của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885-1905) là A. đòi thực dân Anh thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội, giúp đỡ phát triển kĩ nghệ và được tham gia chính quyền. B. lật đổ ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc. C. xoá bỏ sự bất bình đẳng về đẳng cấp, tôn giáo. D. thủ tiêu những đặc quyền của quý tộc phong kiến Ấn Độ. 24. Hai mươi năm sau khi thành lập, nội bộ Đảng Quốc đại có sự phân hoá là A. một bộ phận kịch liệt chống phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. B. một bộ phận coi giới thống trị Anh là bạn chứ không phải là thù. C. một bộ phận theo đường lối cấp tiến, phản đối đường lối ôn hoà, đòi lật đổ ách thống trị thực dân. D. một bộ phận đòi gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến. 25. Người đứng đầu phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc đại là A. Găng-đi. B. Nê-ru. C. Ác-mét. D. Ti-lắc. TRUNG QUỐC 1. Đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của nhiều nước tư bản phương Tây vì A. Trung Quốc là một nước lớn và đông dân nhất Châu Á. B. Trung Quốc có nhiều tài nguyên khoáng sản. C. Trung Quốc có truyền thống văn hoá lâu đời. D. cả ba câu trên đều đúng. 2. Biện pháp chung nhất mà các nước tư bản phương Tây, trước tiên là thực dân Anh đã sử dụng để xâm lược Trung Quốc là A. chia rẽ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc. B. dùng vũ lực quân sự. C. đòi chính quyền Mãn Thanh phải mở cửa để cho thương nhân Anh tự do buôn bán thuốc phiện. D. điều đình, thương lượng và hợp tác thương mại với chính quyền Mãn Thanh. 3. Nguyên cớ để gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (1840) của chính phủ Anh là A. chính quyền Mãn Thanh cấm các thương nhân nước ngoài chở thuốc phiện vào Trung Quốc để buôn bán. B. Trung Quốc cấm các người nước ngoài buôn bán với Việt Nam. C. Trung Quốc không cho các giáo sĩ nước ngoài truyền bá đạo Ki-tô. D. Trung Quốc không cho nhân dân sử dụng hàng hoá của các nước phương Tây. 4. Cuộc chiến tranh Trung - Anh (6/1840 - 8/1842) còn được gọi là A. cuộc chiến tranh hoa hồng. B. cuộc chiến tranh thuốc phiện. C. cuộc chiến tranh thương mại. D. cuộc chiến tranh tôn giáo.
  • 7. 5. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh vào Trung Quốc (6-1840) được gọi là chiến tranh thuốc phiện vì A. Anh và Trung Quốc đang giành giật thị trường buôn bán thuốc phiện tại châu Á. B. Trung Quốc có nhiều thuốc phiện và Anh muốn chiếm đoạt. C. Anh không đồng ý cho Trung Quốc buôn bán thuốc phiện ở châu Á. D. Trung Quốc cấm thực dân Anh buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc, làm mất đi nguồn lợi nhuận lớn của thực dân Anh và chính phủ Anh lấy vấn đề thuốc phiện làm cái cớ gây ra cuộc chiến tranh. 6. Sự kiện đánh dấu mốc mở đầu của quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập dần trở thành một nước nửa thuộc địa là A. thực dân Anh tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc vào tháng 6-1840. B. triều đình Mãn Thanh bị thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện và phải kí với thực dân Anh Hiệp ước Nam Kinh 1842. C. Nga - Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc. D. triều đình Mãn Thanh bị liên quân tám nước đế quốc tấn công và phải kí kết với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu 1901. 7. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo tồn tại trong khoảng thời gian A. 13 năm (từ 1851 đến 1863). B. 14 năm (từ 1851 đến 1864). C. 15 năm (từ 1851 đến 1865). D. 16 năm (từ 1851 đến 1866). 8. Chủ trương tiến hành cải cách đất nước Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX được đề xướng bởi A. giai cấp tư sản Trung Quốc. B. tầng lớp trí thức tiểu tư sản Trung Quốc. C. một số người tiến bộ trong giới sĩ phu Trung Quốc. D. giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc. 9. Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc là A. Khang Hữu Vi và Vua Quang Tự. B. Lương Khải Siêu và Từ Hi thái hậu. C. Tôn Trung Sơn và Lâm Tắc Từ. D. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. 10. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân thất bại của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX? A. Vua Quang Tự không ủng hộ hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tiến hành cải cách. B. Phong trào không đi sâu vào quần chúng nhân dân lao động, không được nhân dân làm hậu thuẫn. C. Sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu do Từ Hi thái hậu cầm đầu. D. Phong trào chỉ hoạt động chủ yếu trong các tầng lớp quan lại sĩ phu tiến bộ. 11. Thực chất của Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ 19 là A. cuộc khởi nghĩa nông dân. B. cuộc đấu tranh của công nhân. C. cuộc vận động cải cách kinh tế. D. cuộc vận động cải cách chính trị xã hội. 12. Đối tượng đấu tranh của phong trào Nghĩa Hoà Đoàn là A. các nước đế quốc. B. Triều đình phong kiến Mãn Thanh. C. cả A và B đều sai. D. cả A và B đều đúng. 13. Ý đồ của Triều đình phong kiến Mãn Thanh khi lợi dụng phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, đẩy cuộc khởi nghĩa đến xung đột vũ trang với các nước đế quốc là nhằm A. phát triển phong trào Nghĩa Hoà Đoàn. B. thoả hiệp với phong trào Nghĩa Hoà Đoàn. C. ngăn chặn phong trào Nghĩa Hoà Đoàn phát triển trên toàn quốc. D. muốn mượn tay các nước đế quốc dập tắt phong trào cách mạng của nông dân.
  • 8. 14. Ý nghĩa quan trọng của phong trào Duy Tân là A. làm cho triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu. B. làm lung lay trật tự, nền tảng phong kiến ở Trung Quốc. C. mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc D. câu B và C đúng. 15. Cái cớ để liên quân tám nước đế quốc tấn công Bắc Kinh, cướp bóc của cải, giết hại nhân dân vào năm 1900 là A. triều đình Mãn Thanh không hợp tác với các nước đế quốc. B. Nghĩa Hoà Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. C. nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn đang đóng quân ở Bắc Kinh. D. triều đình phong kiến Mãn Thanh đã đóng cửa các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. 16. Nghĩa Hoà Đoàn đã bị liên quân tám nước đế quốc đánh bại là vì A. thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí. B. những người lãnh đạo quá tin tưởng vào sự thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh. C. Nghĩa Hoà Đoàn không chấp nhận sự giúp đỡ của triều đình phong kiến Mãn Thanh. D. nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn không có kinh nghiệm chiến đấu. 17. Tính chất của xã hội Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX là A. nước thuộc địa. B. nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. C. nước thuộc địa nửa phong kiến. D. nước nửa thuộc địa. 18. Sự kiện đánh dấu Trung Quốc trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến là A. triều đình phong kiến Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Hiệp ước Nam Kinh 1842. B. triều đình phong kiến Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu 1901. C. liên quân tám nước đế quốc tấn công Bắc Kinh. D. các nước đế quốc giúp đỡ triều đình Mãn Thanh đàn áp cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc. 19. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội thành lập tháng 9-1905 là tổ chức chính đảng của A. giai cấp tư sản Trung Quốc. B. giai cấp công nhân Trung Quốc. C. tầng lớp tư sản trí thức Trung Quốc. D. giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc. 20. Đại diện ưu tú và là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX là A. Mao Trạch Đông. B. Viên Thế Khải. C. Tôn Trung Sơn. D. Lí Hồng Chương. 21. Thành phần tham gia đông đảo nhất của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là A. địa chủ. B. tri thức tư sản và tiểu tư sản. C. nông dân. D. thân sĩ bất bình với nhà Thanh. 22. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội được xây dựng trên cơ sở A. học thuyết chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. B. học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” của Mơn-rô. C. học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của Các Mác và Ăng-ghen. D. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông. 23. Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là A. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc, thành lập Trung Hoa dân quốc. B. đánh đổ các thế lực đế quốc, phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. C. lật đổ triều đình Mãn Thanh, đánh đuổi các thế lực đế quốc, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc. D. lật đổ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. 24. Hạn chế của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là
  • 9. A. chỉ tập trung đánh đổ tập đoàn thống trị phong kiến Mãn Thanh. B. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược. C. không đặt vấn đề đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc. D. cả ba câu trên đều đúng. 25. Thời gian và địa điểm bùng nổ cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là A. ngày 9-10-1911 ở Nam Kinh. B. ngày 10-10-1911 ở Vũ Xương. C. ngày 11-11-1911 ở Thượng Hải. D. ngày 12-10-1911 ở Bắc Kinh. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 1. Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương tây vì A. Đông Nam Á có vị trí địa lí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản. B. Đông Nam Á có nền văn hoá truyền thống lâu đời. C. chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang bị khủng hoảng, suy yếu. D. cả 3 câu trên đều đúng. 2. Đến giữa thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của A. Pháp. B. Tây Ban Nha. C. Hà Lan. D. Bồ Đào Nha. 3. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm các nước A. Việt Nam, Miến Điện. B. Phi-lip-pin, Mã Lai. C. Mã Lai, Miến Điện. D. Việt Nam, Phi-lip-pin. 4. Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đã trở thành thuộc địa của A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan 5. Xiêm (Thái Lan), vào cuối thế kỉ XIX trở thành vùng tranh chấp của các nước đế quốc A. Anh, Tây Ban Nha, Pháp. B. Anh, Pháp. C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Hà lan, Anh, Bồ Đào Nha. 6. Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là nhờ A. tiềm lực kinh tế, quân sự của Thái Lan rất mạnh. B. nhân dân Thái Lan đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm. C. Thái Lan được sự bảo trợ của đế quốc Mĩ. D. nhà vua Ra-ma V Chu-la-long-con (1868 – 1910), có chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. 7. Vào đầu thế kỉ XX, Phi-lip-pin đã trở thành thuộc địa của A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Tây Ban Nha. 8. Ở In-đô-nê-xi-a, quân Hà-lan chiếm được hoàng cung nhưng không chinh phục được nhân dân A-chê vì A. quân Hà Lan không thông thuộc địa hình đảo A-chê. B. quân Hà Lan bị quân Tây Ban Nha cản trở. C. nhân dân đảo A-chê tiến hành chiến tranh du kích. D. đảo A-chê có lực lượng quân đội rất mạnh. 9. Cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo nổ ra vào năm A. 1887. B. 1888. C. 1889. D. 1890. 10. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo là A. chống chế độ áp bức bóc lột nặng nề của thực dân Hà Lan. B. thống nhất đất nước In-đô-nê-xi-a. C. lật đổ chế độ phong kiến In-đô-nê-xi-a. D. đòi chia lại ruộng đất công cho nông dân.
  • 10. 11. Mặt tích cực trong tư tưỏng của Sa-min, người lãnh đạo phong trào nông dân tiêu biểu ở In- đô-nê-xi-a là A. xây dựng một xã hội mới không có giai cấp. B. tất cả mọi người trong xã hội đều được thỏa mãn về đời sống vật chất. C. xây dựng một đất nước trong đó mọi người đều có việc làm, đều được hưởng hạnh phúc, của cải đều là của chung. D. nhân dân được tham gia nắm chính quyền. 12. Tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân In-đô-nê-xi-a là A. Hiệp hội công nhân đường sắt. B. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a. C. Liên minh In-đô-nê-xi-a. D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. 13. Tổ chức chính trị có vai trò tích cực nhất trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản In- đô-nê-xi-a là A. Hiệp hội công nhân đường sắt (1905). B. Hiệp hội công nhân xe lửa (1908). C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914). D. Đảng Cộng sản Đông Dương (1930). 14. Lực lượng xã hội tham gia phong trào đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX bao gồm A. nông dân, công nhân. B. công nhân, tư sản dân tộc. C. tư sản dân tộc, công nhân, nông dân. D. nông dân, công nhân, tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức. 15. Phi-lip-pin là thuộc địa của Tây Ban Nha trong khoảng thời gian A. từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII. B. từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII. C. từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. D. từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX. 16. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ca-vi-tô ở Phi-lip-pin chống lại thực dân Tây Ban Nha nổ ra vào năm A. 1871. B. 1872. C. 1873. D. 1874. 17. Mâu thuẫn giữa nhân dân Phi-lip-pin với thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt vì A. ách áp bức, bóc lột của thực dân Tây Ban Nha rất nặng nề. B. nhà thờ Thiên Chúa giáo đàn áp, bóc lột nhân dân rất khắt khe. C. bộ máy nhà nước cai trị theo kiểu trung cổ. D. cả ba câu trên đều đúng. 18. Người đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cải cách ở Phi-lip-pin vào những năm 90 của thế kỉ XIX là A. Bô-ni-pha-xi-ô. B. Hô-xê-mác-ti. C. Hô-xê Ri-dan. D. A-ghi-nan-đô. 19. Năm 1892, Hô-xê Ri-dan đã thành lập tổ chức A. Liên minh Phi-lip-pin. B. Liên hiệp những người con yêu quí của nhân dân. C. Liên minh xã hội dân chủ. D. Liên hiệp những người yêu nứơc. 20. Chủ trương của tổ chức “Liên minh Phi-lip-pin” là A. dùng đường lối cải lương ôn hoà để đòi cải cách, bình đẳng giữa nguời Tây Ban Nha và người Phi-lip-pin, được tham gia chính quyền, tự do kinh doanh. B. dùng đấu tranh bạo lực lật đổ ách thống trị thực dân. C. dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để dành độc lập. D. kết hợp cải cách và bạo động để giành độc lập.
  • 11. 21. Thành phần tham gia chủ yếu trong tổ chức “Liên minh Phi-lip-pin” là A. công nhân, nông dân. B. địa chủ và tư sản tiến bộ. C. tri thức, thương nhân. D. tư sản tiến bộ, dân nghèo. 22. Những hoạt động của tổ chức “Liên minh Phi-lip-pin” có tác dụng A. làm thức tỉnh tinh thần dân tộc trong các tầng lớp nhân dân. B. làm cho thực dân Tây Ban Nha hoảng sợ. C. thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại ở Phi-lip-pin. D. buộc Tây Ban Nha nhanh chóng trả lại độc lập cho Phi-lip-pin. 23. Người đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng bạo động ở Phi-lip-pin là A. Hô-xê Ri-dan. B. Bô-ni-pha-xi-ô. C. A-ghi-nan-đô. D. Hô-xê Mác-ti. 24. Tháng 7-1892, Bô-ni-pha-xi-ô đã thành lập tổ chức A. Liên hiệp những người con yêu quí của nhân dân (Katipunan). B. Liên minh xã hội dân chủ. C. Liên minh Phi-lip-pin. D. Liên hiệp những người yêu nước. 25. Chủ trương của tổ chức “Liên hiệp những người con yêu quí của nhân dân” là A. kết hợp cải cách và bạo động để giành độc lập. B. dùng đường lối ôn hoà để thực hiện những cải cách xã hội. C. liên minh với Mĩ để đánh Tây Ban Nha. D. sử dụng bạo lực lật đổ ách thống trị thực dân, xây dựng một quốc gia độc lập, bình đẳng, bênh vực người nghèo. CHÂU PHI 1. Với sự khác nhau về xã hội, kinh tế, chính trị, châu Phi đã hình thành nên hai miền chính là A. Bắc phi và Tây Phi. B. Bắc Phi và Nam Phi. C. Tây Phi và Nam Phi. D. Nam Phi và Trung Phi. 2. Vùng đất Bắc Phi bao gồm. A. từ Địa Trung Hải đến Bắc Xa-ha-ra. B. từ Địa Trung Hải đến Ni-Giê-ri-a. C. từ Địa Trung Hải đến Nam Xa-ha-ra. D. từ Địa Trung Hải đến Công-gô. 3. Vùng đất Nam Phi bao gồm A. từ Nam Xa-ha-ra đến mũi Hảo Vọng. B. từ An-giê-ri đến mũi Hảo Vọng. C. từ Ai Cập đến mũi Hảo Vọng. D. từ Ăng-gô-la đến mũi Hảo vọng. 4. Đa số dân cư ở vùng Bắc Phi là A. người da đen. B. người Ả-Rập theo đạo Hồi. C. người Thổ theo đạo Hồi. D. người Mông Cổ theo đạo Hồi. 5. Đa số dân cư ở vùng Nam Phi là A. người da trắng. B. người Ả-Rập. C. người da đen.
  • 12. D. người Mông Cổ. 6. Trình độ kinh tế - xã hội, hình thức tổ chức chính trị ở vùng Bắc Phi là A. tất cả các nước còn ở trong tình trạng chế độ bộ lạc và nô lệ. B. đa số các nước còn vẫn còn giữ chế độ bộ lạc. C. tất cả các nước đang ở giai đoạn phong kiến. D. một số nước đang ở giai đoạn phong kiến và hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa, một số vùng vẫn còn ở trình độ bộ lạc. 7. Đặc điểm nổi bật của trình độ kinh tế - xã hội và tổ chức chính trị ở Nam Phi là A. nhiều địa phương còn nhiều tàn tích chế độ nô lệ và bộ lạc. B. chế độ phong kiến là quan hệ xã hội chủ yếu. C. những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở một số nước. D. những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở nhiều nước. 8. Ở châu Phi thường xảy ra các cuộc xung đột giữa các quốc gia và bộ lạc với nhau vì A. dân số tăng nhanh. B. tư tưởng bành trướng. C. tính hiếu chiến. D. biên giới chưa được xác định rõ ràng. 9. Đặc điểm chung của tình hình châu Phi trước khi bị thực dân châu Âu xâm lược là A. kinh tế phát triển chậm. B. tình trạng lạc hậu và sự phân biệt, xung đột giữa các tộc người. C. xã hội luôn ổn định. D. sự xung đột giữa người Ả Rập và người da đen. 10. Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây là vì A. có tài nguyên khoáng sản phong phú và vị trí chiến lược quan trọng, có nền văn hóa lâu đời, là lục địa rộng lớn thứ hai trên thế giới. B. có nhiều kim cương. C. là một lục địa lớn với diện tích 30 triệu km2 . D. có nhiều nô lệ da đen. 11. Đến cuối thế kỉ XIX, Ai Cập, Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông Xu-đăng trở thành thuộc địa của đế quốc A. Pháp. B. Bồ Đào Nha. C. Đức. D. Anh. 12. An-giê-ri là thuộc địa của đế quốc A. Anh. B. Bỉ. C. Tây Ban Nha. D. Pháp. 13. Đế quốc Bỉ đã xác lập vùng đất thuộc địa của mình ở A. Công-gô. B. Tô-gô. C. Mô-dăm-bích. D. Ăng-gô-la. 14. Hai nước đế quốc có nhiều thuộc địa nhất ở châu Phi là A. Anh và Bỉ. B. Pháp và Tây Ban Nha. C. Anh và Pháp. D. Bỉ và Tây Ban Nha. 15. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian A. giữa thế kỉ XIX. B. cuối thế kỉ XIX. C. đầu thế kỉ XX. D. giữa thế kỉ XX. 16. An-giê-ri bị thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược vào năm A. 1830. B. 1831. C. 1832. D. 1833. 17. Pháp chính thức tuyên bố An-giê-ri là thuộc địa của mình vào năm A. 1830. B. 1832. C. 1834. D. 1836. 18. Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe (1830 – 1847) diễn ra ở A. miền Đông An-giê-ri. B. miền Bắc An-giê-ri. C. miền Nam An-giê-ri. D. miền Tây An-giê-ri. 19. Thủ đoạn của Pháp trong việc tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe là
  • 13. A. tăng cường quân viễn chinh kết hợp với chính sách chia rẽ dân tộc, lôi kéo các lãnh chúa phong kiến, tù trưởng, thị tộc chống lại Áp-đen Ca-đe. B. thương lượng, đàm phán và mua chuộc Áp-đen-ca-đe. C. liên kết với các nước đế quốc khác. D. ám sát Áp-đen Ca-đe. 20. Để hoàn thành việc bình định về quân sự ở An-giê-ri, thực dân Pháp phải mất khoảng thời gian A. 28 năm (1830 – 1858). B. 29 năm (1830 – 1859). C. 30 năm (1830 – 1860). D. 31 năm (1830 – 1861). KHU VỰC MĨ LA-TINH 1. Khu vực Mĩ La-tinh bao gồm A. những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. B. toàn bộ Trung Mĩ và một phần Nam Mĩ. C. một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. D. toàn bộ Bắc Mĩ và Trung Mĩ. 2. Vùng Trung, Nam Mĩ và một phần Bắc Mĩ (Mê-hi-cô) được gọi là khu vực Mĩ La-tinh vì A. tiếng nói của người dân ở khu vực này nằm trong hệ ngôn ngữ La-tinh. B. người Tây Ban Nha đã đặt tên cho khu vực này là Mĩ La-tinh. C. khu vực này là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. D. người da trắng, da đen và da đỏ cùng sinh sống ở đây. 3. Cư dân bản địa của khu vực Mĩ La-tinh là A. người da đen. B. người da trắng. C. người In-ca. D. người In-đi-an. 4. Sự kiện mở đầu qúa trình xâm nhập của các nước thực dân châu Âu vào khu vực Mĩ La-tinh là A. người Tây Ban Nha đến khu vực này để sinh sống. B. Cri-xtốp Cô-lông tìm ra châu Mĩ. C. A-me-ri-gô Vec-pu-xi thám hiểm châu Mĩ. D. Ma-gien-lăng phát hiện ra một eo biển nhỏ nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. 5. Các nước châu Âu bắt đầu xâm nhập vào khu vực Mĩ La-tinh từ A. thế kỉ XIV. B. thế kỉ XV. C. thế kỉ XVI. D. thế kỉ XVII. 6. Trong số các nước thực dân châu Âu, nước có nhiều thuộc địa nhất ở Mĩ La-tinh là A. Anh. B. Pháp. C. Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha. 7. Vùng Trung - Nam Mĩ là thuộc địa của đế quốc A. Anh. B. Pháp. C. Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha. 8. Thực dân Bồ Đào Nha có thuộc địa duy nhất của mình ở A. Mê-hi-cô. B. Braxin. C. Ha-i-ti. D. Vê-nê-xu-ê-la. 9. Guy-a-na trở thành thuộc địa của các nước đế quốc A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. B. Anh và Tây Ban Nha. C. Anh, Pháp và Hà Lan. D. Hà Lan, Pháp và Bồ Đào Nha. 10. Sau khi xâm nhập vào khu vực Mĩ La-tinh, các nước thực dân phương Tây đã thực hiện chính sách A. tàn sát dân bản địa, dồn đuổi họ vào rừng sâu và chiếm đất đai để lập các đồn điền.
  • 14. B. giúp nhân dân bản địa xây dựng và phát triển kinh tế. C. trùng tu lại các công trình kiến trúc cổ của người In-đi-an. D. hồi phục lại nền văn hóa truyền thống của cư dân bản địa. 11. Những nhân tố bên ngoài tác động lớn nhất đến nhân dân Mĩ La-tinh nổi dậy chống thực dân từ cuối thế kỉ XVIII là A. cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789). B. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở châu Á. C. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở châu Phi. D. sự lớn mạnh của nước Mĩ. 12. Các yếu tố thúc đẩy nhân dân Mĩ La-tinh nổi dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để thiết lập quốc gia độc lập vào đầu thế kỉ XIX là A. ý thức dân tộc dần dần được hình thành sau vài ba thế kỉ cùng chung sống của những cộng đồng người da trắng, da đen và thổ dân da đỏ. B. nhu cầu phát triển kinh tế và văn hóa riêng biệt. C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng. 13. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ha-i-ti bùng nổ vào năm A. 1790. B. 1791. C. 1792. D. 1793. 14. Người lãnh đạo phong trào đấu tranh ở Ha-i-ti (1791 - 1804) là A.Tut-xanh Lu-Vec-tuy-a. B. Mi-sen Hi-đan-gô. C. Áp-đen Ca-đe. D. Mu-ha-mét Át-mét. 15. Thành phần chủ yếu tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ha- i-ti là A. dân nghèo da trắng. B. nô lệ da đen. C. người In-đi-an. D. người lai đen - trắng. 16. Mục tiêu đấu tranh của Tut-xanh Lu-vec-tuy-a là A. xóa bỏ chế độ nô lệ, thực hiện quyền bình đẳng nam, nữ. B. đuổi người da trắng ra khỏi đảo Ha-i-ti. C. xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. D. giành độc lập, thành lập nước cộng hòa, xóa bỏ chế độ nô lệ và đòi quyền bình đẳng giữa người da đen và người da trắng. 17. Ha-i-ti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ vào năm A. 1802. B. 1804. C. 1805. D. 1808. 18. Mi-sen Hi-đan-gô, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Mê-hi-cô (tháng 9-1810) là một A. nông dân. B. sĩ quan. C. công nhân. D. linh mục. 19. Lực lượng tham gia chủ yếu cuộc khởi nghĩa ở Mê-hi-cô (tháng 9-1810) là A. nông dân. B. nông dân di cư từ châu Á sang. C. nông dân di cư từ châu Âu sang. D. nông dân In-đi-an. 20. Mục tiêu đấu tranh của Mi-sen Hi-đan-gô ở Mê-hi-cô là A. giành quyền độc lập cho đất nước Mê-hi-cô. B. đòi trả lại cho nông dân In-đi-an đất đai bị bọn địa chủ chiếm hữu. C. đòi bãi bỏ chế độ nô lệ da đen và thực hiện nhiều cải cách khác. D. cả 3 câu trên đều đúng. 21. Mê-hi-cô tuyên bố độc lập và thành lập nền cộng hòa vào năm A. 1820. B. 1821. C. 1822. D. 1823. 22. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Ác-hen-ti-na bắt đầu bùng nổ từ năm A. 1810. B. 1811. C. 1812. D. 1813. 23. Năm 1816, sau khi cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi, Ác-hen-ti-na tuyên bố thành lập nhà nước A. quân chủ. B. quân chủ lập hiến. C. cộng hòa. D. cộng hòa dân chủ.
  • 15. 24. Ngày 7-9-1822, Prê-đô tuyên bố: “Độc lập hay là chết! Tôi công bố rằng bây giờ chúng ta tách khỏi Bồ Đào Nha”. Đó là lời tuyên bố độc lập của quốc gia A. Bô-li-vi-a. B. Vê-nê-xu-ê-la. C. Cô-lôm-bi-a. D. Bra-xin. 25. Thể chế chính trị của Bra-xin sau khi giành độc lập là một nhà nước A. dân chủ. B. quân chủ. C. quân chủ lập hiến. D. cộng hòa. Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) 1. Qui luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX dẫn đến hậu quả là A. làm thay đổi sâu sắc, so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và ngày càng gay gắt. C. các nước đế quốc chạy đua vũ trang, gây chiến tranh để tranh giành thị trường thuộc địa. D. cả ba câu trên đều đúng. 2. Mục đích chủ yếu của các cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Mĩ - Tây Ban Nha (1898) và Anh - Bô-ơ (1899 - 1902) là A. tranh giành thuộc địa lẫn nhau. B. giải quyết các mâu thuẫn dân tộc. C. đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới. D. tiêu thụ và buôn bán vũ khí. 3. Đế quốc Đức là hung hăng nhất trong cuộc tranh giành thị trường và thuộc địa là vì A. Đức muốn thực hiện chủ nghĩa Sô Vanh. B. Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thuộc địa . C. Đức có rất ít nguyên liệu. D. qúi tộc địa chủ Đức thích gây chiến tranh. 4. Thái độ hung hăng của đế quốc Đức đã dẫn đến hậu quả A. Quan hệ quốc tế ở châu Âu trở nên căng thẳng. B. Đức trở thành đầu mối của mọi mâu thuẫn, mọi sự tranh chấp phức tạp. C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng. 5. Nét nổi bật nhất trong quan hệ quốc tế cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898). B. Nhật và Mĩ đang ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng. C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xoay quanh vấn đề thuộc địa. D. Mĩ và Đức liên minh với nhau để tấn công Anh, Pháp. 6. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau là A. Phe Liên Minh và phe Hiệp ước. B. Phe Trục và phe Đồng minh. C. Khối Nato và khối Vac-xa-va. D. Phe Hiệp ước và phe Trục. 7. Phe Liên minh thành lập năm 1882 bao gồm các nước A. Anh, Pháp, Nga. B. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a. C. Đức, Mĩ, Nhật. D. Đức, I-ta-li-a, Nhật. 8. Phe Hiệp ước thành lập năm 1907 bao gồm các nước A. Nga, Xéc-bi, Pháp. B. Tây Ban Nha, Pháp, Anh.
  • 16. C. Anh, Pháp, Nga. D. Anh, Tây Ban Nha, Nga. 9. Pháp tham gia phe Hiệp ước chống lại Đức nhằm A. tiêu diệt lực lượng qúi tộc quân phiệt Đức. B. tranh giành thị trường với Đức. C. chiếm lấy vùng Xéc-bi. D. đòi Đức trả lại hai vùng An-dat và Lo-ren giàu nguyên liệu. 10. Nga và Áo - Hung có mâu thuẫn với nhau vì A. Áo - Hung đã chiếm lấy Uc-crai-na của Nga. B. Áo - Hung có ý định xâm chiếm Thổ Nhĩ Kì. C. Nga ủng hộ các nước Ban-căng chống lại Áo - Hung. D. Nga muốn làm chủ vùng Ban-căng. 11. Khu vực Ban-căng bao gồm các nước A. Xéc-bi, Mông-tê-nê-grô, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Hi lạp. B. I-ta-li-a, Áo – Hung, Hi Lạp, Bun-ga-ri, Thổ Nhĩ Kì. C. Áo-Hung, I-ta-li-a, Ru-ma-ni, Mông-tê-nê-grô. D. Xéc-bi, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bun-ga-ri. 12. Khu vực Ban-căng trở thành nơi tranh chấp giữa các nước Áo- Hung, Nga, I-ta-li-a và Thổ Nhĩ Kì vì A. có nhiều tài nguyên thiên nhiên. B. có nhiều cảng biển lớn. C. có vị trí quan trọng, nằm sát biên giới các nước trên. D. phong trào đấu tranh của các dân tộc Ban-căng không cao. 13. Duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là A. ngày 28-6-1914, vua Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. B. Hoàng Thân thừa kế ngôi vua Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát ngày 28-6-1914 tại Bô-xni-a. C. một sinh viên ở Xéc-bi đã bắt cóc một thái tử Áo Phơ-ran-xơ Phec-đi-năng tại Bô-xni-a ngày 28-6-1914. D. một thành viên thuộc tổ chức bí mật “Bàn tay đen” của Xec-bi đã sát hại toàn bộ gia đình của vua Áo - Hung ngày 28-6-1914. 14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh thứ nhất là A. mâu thuẫn giữa Nga và Áo - Hung tại vùng Ban-căng. B. sự tranh chấp giữa Đức và Pháp tại hai vùng An-dat và Lo-ren. C. sự kình địch giữa hai khối quân sự Liên minh và Hiệp ước. D. sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. 15. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nố là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa hai nước đế quốc A. Anh và I-ta-li-a. B. Anh và Đức. C. Đức và Pháp. D. Đức và Nga. 16. Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra cuộc chiến tranh còn để thực hiện một âm mưu khác là A. xoa dịu làn sóng đấu tranh cách mạng ở trong nước. B. tạo điều kiện cho nền công nghiệp sản xuất vũ khí của Mĩ phát triển. C. đàn áp phong trào cách mạng trong nước và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang ngày càng phát triển. D. tiêu diệt các thế lực quân phiệt và phát xít ở châu Âu. 17. Sự kiện đánh dấu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là A. Đức tuyên chiến với Nga ngày 1-8-1914. B. Đức tuyên chiến với Pháp ngày 3-8-1914. C. Anh tuyên chiến với Đức ngày 4-8-1914. D. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi ngày 28-7-1914. 18. Mở đầu cuộc chiến, Đức đã sử dụng chiến thuật chớp nhoáng với kế hoạch tác chiến là
  • 17. A. tập trung binh lực đánh bại Nga trong vòng nửa tháng rồi quay sang tấn công Pháp. B. đánh đòn phủ đầu vào nước Pháp sau đó tập trung tấn công Anh. C. tấn công tiêu diệt nước Bỉ rồi tập trung quân để tấn công Pháp. D. tập trung lực lượng đánh bại Pháp chớp nhoáng trong vòng nửa tháng rồi điều chủ lực sang mặt trận Nga. 19. “Kế hoạch chiến thắng chớp nhoáng” của Đức nhanh chóng thất bại vì A. Anh đã tuyên chiến với Đức 1 ngày sau khi Đức tuyên chiến với Pháp. B. Nga nhanh chóng động viên được lực lượng và tấn công ngay quân Đức ở phía Đông. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 20. Cuối năm 1914 tại mặt trận phía Tây, cả 2 bên tham chiến đều ở thế cầm cự trên 1 chiến tuyến kéo dài từ A. Bỉ đến Hà Lan. B. Bắc Hải đến Bỉ. C. Thụy Sĩ đến I-ta-li-a. D. Bắc Hải đến biên giới Thụy Sĩ. 21. Cuối năm1915 tình hình chiến sự tại mặt trận phía Đông là A. Đức đã tiêu diệt được Nga. B. Nga đang ở thế tấn công. C. Nga cầm cự còn Đức tân công. D. Cả Đức và Nga rơi vào thế cầm cự. 22. Trong năm 1915, cả 2 bên đều bị thiệt hại nặng nề, nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng vì A. thiên tai, hạn hán liên tiếp xảy ra. B. phong trào phản đối chiến tranh nổ ra mạnh mẽ. C. sử dụng những kĩ thuật và phương tiện chiến tranh mới. D. Mĩ đã tham chiến và sử dụng bom nguyên tử. 23. Năm 1916, Đức chuyển quân chủ lực từ mặt trận phía Đông sang mặt trận phía Tây để tấn công vào cứ điểm A. Vec-đoong. B. Mác-nơ. C. Pa-ri . D. Vec-xai. 24. Tính chất quyết liệt của chiến sự Vec-đoong thể hiện ở chỗ A. quân Đức không hạ nổi thành Véc-đoong. B. cả hai phe tham chiến đều tập trung binh lực tại Véc-đoong. C. có gần 6 triệu người chết và 10 triệu người bị thương. D. chiến sự kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916 và có gần 70 vạn người bị thương vong. 25. Kết thúc giai đọan thứ nhất của cuộc chiến tranh (1914 - 1916), tình hình của hai bên tham chiến là A. phe Anh, Pháp thì cố giành thế chủ động. B. phe Đức, Áo thì cố giữ thế chủ động. C. ưu thế đang nghiêng dần về phe Hiệp ước ở hai mặt trận. D. cả ba câu trên đều đúng. 26. Đến cuối năm 1916, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh ở các nước phát triển nhanh chóng vì A. chiến tranh chỉ mang lại sự giàu có cho bọn trùm công nghiệp chiến tranh. B. nhân dân lao động ngày càng khốn cùng vì đói, rét, bệnh tật và những tai họa do chiến tranh đem đến. C. cả A và B đêu đúng. D. cả A và B đêu sai. 27. “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” là câu khẩu hiệu được nêu lên bởi A. Đảng Xã hội Pháp. B. Đảng Xã hội dân chủ Nga. C. Đảng Xã hội Bỉ. D. Đảng Xã hội dân chủ Đức. 28. Khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” có ý nghĩa là
  • 18. A. quần chúng lao động các nước, trước hết là công nhân, nông dân mặc áo lính phải quay sang chống lại các chính phủ tư sản nước mình. B. nhân dân lao động các nước phải làm cách mạng để lật đổ các chính phủ nước mình. C. công nhân, nông dân mặc áo lính không nên sử dụng vũ khí để chống lại những người cùng cảnh ngộ với mình ở nước khác. D. cả ba câu trên đều đúng. 29. Tháng 2-1917, tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, nhân dân Nga đã tiến hành thành công cuộc cách mạng A. vô sản. B. tư sản. C. dân chủ tư sản. D. giải phóng dân tộc. 30. Thái độ của Chính phủ lâm thời tư sản Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 đối với cuộc chiến tranh đế quốc là A. không tiếp tục tham gia cuộc chiến. B. đầu hàng phe Liên minh. C. tiếp tục theo đuổi cuộc chiến. D. rút khỏi phe Hiệp ước và chống lại Anh. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Chương I CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 – 1941) CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921) 1. Nét nổi bật nhất về tình hình kinh tế của Nga trước cách mạng là A. kinh tế nông nghiệp rất lạc hậu. B. kinh tế tư bản chủ nghỉa phát triển rất nhanh. C. đứng vị trí thứ nhất trên thế giới về sản lượng công nghiệp. D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện. 2. Thể chế chính trị ở Nga vào đầu thế kỉ XX là chế độ A. quân chủ lập hiến. B. quân chủ chuyên chế. C. cộng hoà. D. dân chủ. 3. Nguyên nhân làm cho chủ nghỉa tư bản không phát triển mạnh ở Nga vào đầu thế kỉ XX là do A. chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng rất bảo thủ. B. những tàn tích phong kiến lạc hậu trên khắp nước Nga. C. cả A và B đều sai. D. cả A và B đều đúng. 4. Hậu quả nghiêm trọng nhất đối với nước Nga khi Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. sản xuất nông nghiệp đình đốn. B. kinh tế suy sụp. C. kinh tế quốc dân kiệt quệ và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. D. số công nhân thất nghiệp ngày càng cao. 5. Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy cho tình thế cách mạng mau chín muồi ở nước Nga là A. Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nước Nga vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt.
  • 19. B. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập. C. giai cấp tư sản Nga ngày càng lớn mạnh. D. phong trào công nhân phát triển mạnh trên toàn quốc. 6. Sự kiện mở đầu cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. cuộc biểu tình của 90 nghìn nữ công nhân ở Pê-tơ -rô-grat. B. cuộc bãi công của công nhân nhà máy Pu-li-tốp. C. cuộc tổng bãi công của công nhân thành phố Pê-tơ-rô-grat. D. cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Pê-tơ-rô-grat. 7. Lực lượng tham gia trong cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. nông dân. B.công nhân. C. công nhân, binh lính, phụ nữ. D. binh lính. 8. Kết quả lớn nhất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. xoá bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. B. chính qyền hoàn toàn thuộc về tay giai cấp vô sản. C. chính quyền hoàn toàn thuộc về tay giai cấp tư sản. D. một chế độ xã hội mới không có áp bức bóc lột được thiết lập. 9. Hai chính quyền cùng song song tồn tại ở Nga sau Cách mạng tháng Hai là A. Chính phủ tư sản và Chính phủ vô sản. B. Chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính C. Chính phủ Vệ quốc và Chính phủ lâm thời tư sản. D. Xô viết đại biểu công - nông và Chính phủ lâm thời tư sản. 10. Tình hình có hai chính quyền cùng song song tồn tại không thể kéo dài lâu được vì A. Chính phủ lâm thời tư sản sẽ sát nhập với các Xô viết. B. các Xô viết tự giải tán. C. hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau và sự xung đột giữa chúng là không thể tránh khỏi. D. các Xô viết sẽ sát nhập với Chính phủ lâm thời tư sản. 11. Tính chất của cuộc Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. cách mạng vô sản. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. cách mạng tư sản. D. cách mạng dân chủ tư sản. 12. Nhiệm vụ của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. đánh đổ chế độ phong kiến quân chủ do Nga Hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu. B. thực hiện những cải cách dân chủ, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 13. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã giải quyết được những nhiệm vụ là A. đã lật đổ được chế độ Nga Hoàng. B. chuyển chính quyền sang chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản Nga và các Xô viết của công – nông – binh. C. thực hiện thành công một phần nhiệm vụ của cách mạng tư sản. D. cả 3 câu trên đều đúng. 14. Sau khi Cách mạng tháng Hai kết thúc, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng vì A. giai cấp tư sản Nga đã cướp thành quả cách mạng, thành lập chính phủ lâm thời tồn tại song song với các Xô viết. B. chính quyền chưa hoàn toàn nằm trang tay giai cấp vô sản. C. nước Nga đang bị quân đội 14 nước đế quốc tấn công. D. Câu A và B đúng. 15. Đối với sự phát triển của Cách mạng Nga, Luận cương tháng Tư của Lê-nin có ý nghĩa A. chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • 20. B. chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng Nga là phải thiết lập chính quyền cho giai cấp vô sản, những tầng lớp nghèo và nông dân. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 16. Phương pháp đấu tranh ban đầu được sử dụng để chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản sang giai cấp vô sản là A. hoà bình. B. khởi nghĩa vũ trang. C. thương lượng, đàm phán. D. kết hợp vừa đấu tranh hoà bình vừa đấu tranh vũ trang. 17. Thời kì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền diễn ra vào thời gian A. tháng 9-1917. B. tháng 10-1917. C. tháng 11-1917. D. tháng 12-1917. 18. Người vạch ra kế hoạch chỉ huy cuộc khởi nghĩa là A. Các Mác. B. Ăng-ghen. C. Lê-nin. D. An-tô-nốp Ốp-sen-kô. 19. Sự kiện đánh dấu cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành được thắng lợi hoàn toàn là A. quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông đêm 25-10 và bắt gĩư các bộ trưởng của chính phủ tư sản rạng sáng ngày 26-10. B. các đơn vị Cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô. C. quân khởi nghĩa bao vây Cung điện Mùa Đông. D. quân khởi nghĩa đã bắt được thủ tướng Kê-ren-xki. 20. Cuộc khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va giành được thắng lợi vào thời gian A. tháng 10-1917. B. tháng 11-1917. C. tháng 10-1918. D. tháng 11-1918. LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921–1941) 1. Tình hình kinh tế của nước Nga Xô viết sau chiến tranh là A. rất kiệt quệ, chỉ bằng 1/4 toàn bộ tài sản quốc gia năm 1913. B. sản xuất công nghiệp tăng, sản lượng nông nghiệp thấp. C. một số ít ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá không thể hoạt động được. D. sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở trong nước. 2. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tình hình chính trị - xã hội nước Nga sau khi cách mạng thành công? A. các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, liên tiếp gây bạo loạn ở nhiều nơi. B. khối liên minh công – nông được tăng cường và củng cố vững chắc. C. nông dân bất bình với việc trưng thu lương thực thừa và một số đã bị các thế lực phản cách mạng kích động làm loạn ở một vài nơi. D. tinh thần đội ngũ công nhân bị phân tán và suy giảm do đói kém và mệt mỏi. 3. Tình hình chung của nước Nga Xô viết sau chiến tranh là A. ổn định về kinh tế và chính trị-xã hội. B. đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng, đe dọa sự tồn tại của nhà nước Xô viết. C. kinh tế gặp khó khăn nhưng ổn định về chính trị-xã hội. D. chính trị -xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế ổn định. 4. Để khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn các vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế sau chiến tranh, nước Nga đã sử dụng biện pháp A. kết hợp thi hành Chính sách cộng sản thời chiến và Chính sách kinh tế mới. B. thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến. C. thực hiện Chính sách kinh tế mới.
  • 21. D. đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa kết hợp với tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước tư bản. 5. Nội dung của Chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực nông nhiệp là A. bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng thu thuế lương thực. B. chia đều ruộng đất cho nông dân. C. thành lập các hợp tác xã nông nghiệp. D. đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp. 6. Nội dung nào sau đây không đúng với Chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực công nghiệp? A. Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ ở trong nước. B. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt và chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp. C. Thủ tiêu thành phần kinh tế gia đình, cá thể. D. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. 7. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ là A. tư nhân được tự do buôn bán trao đổi, phát hành đồng rúp mới. B. hạn chế quan hệ thương mại với thương nhân nước ngoài. C. tập trung xây dựng các hợp tác xã thương nghiệp ở thành thị. D. hạn chế việc trao đổi hàng hóa giữa các địa phương. 8. Chính sách kinh tế mới được bắt đầu thực hiện từ nông nghiệp vì A. nông dân sẽ phấn khởi sản xuất, phục hồi nhanh chóng sản xuất nông nghiệp. B. sản phẩm nông nghiệp sẽ cung cấp lương thực và nguyên liệu để phục hồi và phát triển sản xuất công nghiệp. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 9. Tác dụng của Chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga là A. kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới. B. kinh tế phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. C. sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh còn sản xuất công nghiệp vẫn chưa phục hồi. D. sản xuất công - nông nghiệp có phát triển nhưng chưa đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh. 10. Thực chất của Chính sách kinh tế mới là A. sự liên minh của giai cấp vô sản với nông dân. B. sự liên minh giữa đội tiên phong của giai cấp vô sản với quảng đại quần chúng nông dân. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 11. Ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới là A. thể hiện sự chuyển đổi kịp thời, sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. B. được một số nước xã hội chủ nghĩa vận dụng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. C. cả A và B đều sai. D. cả A và B đều đúng. 12. Nội dung nào sau đây không đúng với hoàn cảnh của việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Đất nước Xô viết đã được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Nhà nước Xô viết đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 20 quốc gia trên thế giới. C. Các thế lực đế quốc bên ngoài vẫn chưa từ bỏ âm mưu phá hoại đất nước Xô viết. D. Trình độ phát triển giữa các dân tộc không đều về kinh tế, chính trị, văn hóa. 13. Mục đích của việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là A. phát huy sức mạnh của tình đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
  • 22. B. để thực hiện dễ dàng nhiệm vụ công nghiệp hóa đất nước. C. để cạnh tranh có hiệu quả với Hợp chúng quốc châu Mĩ. D. để biến nước Nga thành cường quốc kinh tế mạnh nhất ở châu Âu. 14. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập cuối tháng 12-1922 gồm có A. 2 nước cộng hoà. B. 4 nước cộng hoà. C. 11 nước cộng hoà. D. 15 nước cộng hoà. 15. Nội dung nào sau đây không phù hợp với tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Bảo đảm sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc. B. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. C. Tôn trọng quyền lựa chọn chế độ chính trị của các nước. D. Bảo đảm sự giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. 16. Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ngay sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế vì A. kinh tế nông nghiệp của Liên Xô đã phát triển nhanh chóng. B. Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. C. sản phẩm công nghiệp của các nước tư bản đang cạnh tranh mạnh mẽ với Liên Xô trên thị trường châu Âu. D. sản phẩm công nghịêp chỉ mới chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân của Liên Xô. 17. Trọng tâm của công nghiệp hóa ở Liên Xô là A. chú ý phát triển các ngành công nghiệp năng lượng. B. tập trung phát triển công nghiệp nhẹ. C. tập trung phát triển công nghiệp nặng với các ngành năng lượng, khai khoáng, quốc phòng, chế tạo máy và công cụ. D. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. 18. Trong hai năm đầu tiên (1926-1927), công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là A. vốn đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân. B. vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề. C. đào tạo cán bộ kĩ thuật, lương thực thực phẩm, cải thiện đời sống. D. nạn thất nghiệp, công nhân lành nghề, cải thiện đời sống. 19. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô được thực hiện trong khoảng thời gian A. 1927 – 1931. B. 1928 – 1932. C. 1929 – 1933. D. 1930 – 1934. 20. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô là A. biến Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp có khả năng trang bị lại kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. B. đưa nền kinh tế, kĩ thuật của Liên Xô đuổi kịp các nước tư bản. C. thực hiện thành công kế hoạch điện khí hóa do Lê-nin đề ra từ 1920. D. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Chương II CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
  • 23. 1. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là A. trật tự hai cực I-an-ta. B. hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn. C. trật tự đa cực. D. hệ thống Pa-ri – Pôt-xđam. 2. Thực chất của hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn là A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận. B. xác lập sự áp đặt, nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận. C. xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. D. cả ba câu trên đều đúng. 3. Quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản trong hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận và các nước bại trận là không thể giải quyết được và ngày càng sâu sắc. B. những bất đồng giữa các nước tư bản thắng lợi sẽ nảy sinh do mâu thuẫn về quyền lợi. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 4. Năm 1919, để duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi của mình, các nước tư bản thắng trận đã thành lập một tổ chức quốc tế là A. Hội Quốc liên. C. Khối thị trường chung châu Âu. B. Liên Hiệp Quốc. D. Hội đồng giám sát. 5. Hai giai đoạn phát triển chính của các nước tư bản trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. giai đoạn (1918-1922) và giai đoạn (1923-1929). B. giai đoạn (1918-1923) và giai đoạn (1924-1929). C. giai đoạn (1918-1924) và giai đoạn (1925-1929). D. giai đoạn (1918-1925) và giai đoạn (1926-1929). 6. Biểu hiện sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị của các nước tư bản trong những năm 1918 – 1923 là A. phần lớn các nước tư bản (trừ Mĩ) đều bị suy sụp về kinh tế. B. cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở châu Âu cũng như ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 7. Trong những năm 1924 – 1929, tình hình chung của các nước tư bản là A. ổn định về chính trị nhưng không phát triển về kinh tế. B. phát triển mạnh về kinh tế nhưng tình hình chính trị không ổn định. C. ổn định về chính trị và phát triển hết sức nhanh chóng về kinh tế. D. tình hình chính trị ổn định và kinh tế có phát triển nhưng rất chậm. 8. Những nhân tố kích thích nền kinh tế các nước tư bản đạt mức tăng trưởng cao trong thời kì 1924 – 1929 là A. sự phát triển của khoa học – kĩ thuật. B. những tiến bộ trong việc tổ chức, quản lí, hợp lí hoá sản xuất. C. quá trình tích tụ và tập trung tư bản cao. D. cả ba câu trên đều đúng. 9. Tình hình phát triển sản xuất công nghiệp của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1924 – 1929 là A. đồng đều. B. không đồng đều. C. tạm thời D. câu B và C đúng. 10. Trong những năm 1918 – 1923, cao trào cách mạng đã bùng nổ mạnh mẽ ở châu Âu là do A. toàn bộ gánh nặng của hậu quả chiến tranh đè lên vai những người lao động và sự tác động mạnh mẽ của Cách mạng tháng Mười Nga.
  • 24. B. giai cấp công nhân châu Âu làm việc quá 16 giờ trong một ngày. C. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho nhân dân lao động túng quẩn, đời sống khổ cực. D. nhân dân lao động không tán thành hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn 11. Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản có sự ổn định về chính trị là do A. kinh tế phát triển nhanh. B. chính quyền các nước tư bản châu Âu đã đẩy lùi được cao trào cách mạng trong nước và củng cố nền thống trị. C. phong trào công nhân châu Âu do không có một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo nên không duy trì được lâu. D. đời sống của các giai cấp tầng lớp được cải thiện và nâng cao nên họ không tiếp tục đấu tranh. 12. Đặc điểm nổi bật của cao trào cách mạng ở châu Âu trong những năm 1918 – 1923 là A. không dừng lại ở những yêu sách về kinh tế. B. có tính quần chúng rộng lớn. C. có tính tích cực về chính trị. D. cả ba câu trên đều đúng. 13. Tính tích cực về chính trị của cao trào cách mạng 1918 – 1923 được thể hiện A. quần chúng đấu tranh ủng hộ nước Nga Xô viết. B. các nước Cộng hoà Xô viết được thành lập ở Hung-ga-ri, Ba-vi-e (Đức), Slô-va-ki-a (Tiệp Khắc). C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 14. Tình hình chung của phong trào công nhân ở các nước tư bản trong những năm 1924 – 1929 là A. tiếp tục phát triển mạnh. B. tạm thời lắng xuống nhưng vẫn duy trì. C. chỉ phát triển ở vùng Đông Âu. D. không thể duy trì vì sự đàn áp của giai cấp tư sản. 15. Quốc tế Cộng sản (hay còn gọi là Quốc tế III) được thành lập vào năm A. 1919 B. 1925 C. 1929 D. 1939 16. Quốc tế Cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh A. phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu tạm thời lắng xuống. B. phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh và các Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước. C. chủ nghĩa phát xít xuất hiện và đe dọa hòa bình an ninh thế giới. D. phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh lan rộng ở nhiều nước. 17. Quốc tế Cộng sản là tổ chức cách mạng của A. giai cấp vô sản thế giới. B. giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. C. giai cấp nông dân thế giới. D. giai cấp vô sản châu Âu. 18. Quốc tế Cộng sản hoạt động trong thời gian A. từ 1919 đến 1939. B. từ 1919 đến 1943. C. từ 1919 đến 1945. D. từ 1919 đến 1991. 19. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin khởi thảo được Quốc tế Cộng sản thông qua tại đại hội A. lần thứ II (1920). B. lần thứ III (1921). C. lần thứ IV (1922). D. lần thứ V (1924). 20. Để đối phó với chủ nghĩa phát xít, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản đã đưa ra nghị quyết quan trọng A. các Đảng Cộng sản phải hiểu rõ bản chất giai cấp của chủ nghĩa phát xít.
  • 25. B. các Đảng Cộng sản phải tích cực đấu tranh thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. C. giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới phải đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. D. tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, thành lập chính quyền dân chủ ở các nước tư bản. NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) 1. Nguyên nhân bùng nổ của cuộc cách mạng tháng 11-1918 ở Đức là A. sự bại trận của Đức trên chiến trường làm cho nước Đức hoàn toàn suy sụp về kinh tế, chính trị và quân sự. B. tai hoạ của cuộc chiến tranh càng làm cho mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến tột đỉnh. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 2. Kết quả của cuộc Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức là A. lật đổ nền quân chủ và thiết lập chế độ cộng hoà tư sản. B. nền quân chủ bị lật đổ và thiết lập nhà nước Xô viết. C. chế độ quân chủ lập hiến đã được thành lập. D. liên minh quý tộc và tư sản lên nắm chính quyền. 3. Đặc điểm của cuộc Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức là A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và triệt để. B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản được tiến hành bằng phương pháp vô sản ở mức độ nhất định. C. cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. D. cuộc cách mạng vô sản. 4. Phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao trong những năm 1919 - 1923 ở Đức là do A. việc thực hiện hoà ước Véc-xai của chính phủ đã làm cho nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính nghiêm trọng. B. mâu thuẫn xã hội gay gắt vì toàn bộ gánh nặng của hoà ước Véc-xai đè nặng lên vai quần chúng lao động. C. ảnh hưởng vang dội của Cách mạng tháng Mười Nga và sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức. D. cả 3 câu trên đều đúng. 5. Đỉnh cao của cao trào cách mạng (1918 - 1923) ở Đức là A. cuộc biểu tình ngày 5-1-1919 ở Béc-lin với 15 vạn người tham gia. B. cuộc khởi vũ trang ở Hăm Buôc ngày 23-10-1923 do Ten-lơ-man lãnh đạo. C. cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và thiết lập nước cộng hòa Xô viết Ba-vi-e tháng 4- 1919 của công nhân thành phố Muy-nich. D. chính quyền Xô viết được thành lập ở Béc-lin. 6. Cuối năm 1923 nước Đức đã từng bước phục hồi và bước vào thời kì ổn định phát triển sau chiến tranh là nhờ A. công nhân Đức tạm ngừng đấu tranh và tập trung sản xuất. B. các nước tư bản thắng trận miễn cho Đức tiền bồi thường chiến phí. C. sự ủng hộ và tiếp sức của các nước tư bản Mĩ, Anh dưới hình thức cho vay nợ và thực hiện kế hoạch Đao-et và Y-ơng. D. những cải cách tiến bộ về kinh tế, xã hội của chính phủ Đức. 7. Nội dung kế hoạch Đao-et của các nước tư bản thắng trận thông qua năm1924 là A. qui định tổng số tiền bồi thường của Đức là 130 tỉ mác và ưu tiên cho Đức trả dần trong nhiều năm, bắt đầu từ tháng 8-1924. B. Anh, Pháp, Mĩ cho Đức vay nợ để làm vốn khôi phục kinh tế.
  • 26. C. các nước tư bản thắng trận giảm 1/2 số tiền bồi thường chiến phí của Đức. D. Anh và Mĩ viện trợ không hoàn lại cho Đức 800 triệu mác. 8. Nội dung kế hoạch Y-ơng của các nước tư bản thắng trận thông qua năm 1928 là A. giảm tiền bồi thường chiến tranh của Đức còn 113,9 tỉ mác và Đức sẽ trả trong thời hạn kéo dài tới 60 năm. B. tiếp tục cho Đức vay với những khoảng tiền khổng lồ. C. xoá bỏ hoàn toàn tiền bồi thường chiến tranh của Đức. D. viện trợ những thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại cho Đức. 9. Thực chất của hai kế hoạch Đao-et (1924) và Y-ơng (1928) của các nước tư bản Anh, Mĩ là A. dọn đường cho tư bản nước ngoài có thể đầu tư rộng rãi vào Đức. B. biến nước Đức thành lực lượng xung kích chống Liên Xô. C. biến nước Đức thành một nước phụ thuộc vào các nước tư bản. D. câu A và B đúng. 10. Biểu hiện lớn nhất của sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Đức trong những năm 1924- 1929 là A. giá trị xuất khẩu của Đức đã đạt xấp xỉ mức trước chiến tranh vào năm 1927. B. sản xuất công nghiệp của Đức vào năm 1929 đã vượt qua Anh, Pháp và đứng đầu Châu Âu. C. các tập đoàn tư bản độc quyền lớn xuất hiện ở Đức. D. sản xuất công nghiệp của Đức vươn lên đứng đầu thế giới. 11. Biểu hiện sự ổn định của nước Đức về chính trị - xã hội trong những năm 1924 – 1929 là A. chế độ cộng hoà Vai-ma được củng cố, quyền lực của giới tư bản được tăng cường. B. chính phủ tư sản đã đàn áp và đẩy lùi phong trào cách mạng của quần chúng. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 12. Vị trí quốc tế của nước Đức trong những năm 1924 - 1929 dần dần được phục hồi trong quan hệ quốc tế vì A. Đức đã kí kết hiệp ước Lô-cac-nô (1925) cam kết Đức, Bỉ và Pháp không vi phạm biên giới phía Tây được qui định trong hòa ước Véc-xai. B. Đức tham gia Hội Quốc liên (1926). C. Đức kí với Liên Xô Hiệp ước thương mại (1925) và Hiệp ước không xâm phạm Liên Xô (1926). D. cả ba câu trên đều đúng. 13. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với nền kinh tế nước Đức là A. sản lượng công nghiệp giảm 1/3, ngoại thương giảm 3/5. B. sảng lượng công nghiệp giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%. C. bị thiệt hại hết sức nghiêm trọng, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với mức trung bình là 38% của các nước tư bản nói chung. D. 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa, không thể tiếp tục hoạt động. 14. Hậu qủa về mặt xã hội dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với nước Đức là A. các chủ nhà máy, xí nghiệp nhỏ bị phá sản hoàn toàn. B. hàng triệu người lao động bị nghèo đói, thất nghiệp và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động lên cao. C. hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động lan rộng toàn nước Đức. D. tình trạng thất nghiệp của giai cấp công nhân là không đáng kể so với các nước tư bản khác. 15. Biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng về chính trị ở Đức trong những năm 1929 - 1933 là A. nội các của chính phủ tư sản liên tiếp bị thay đổi.
  • 27. B. giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh duy trì chế độ cộng hoà tư sản và dung túng cho chủ nghĩa phát xít hành động. C. các thế lực phát xít ngày càng lớn mạnh và đòi phát xít hoá bộ máy nhà nước D. câu B và C đúng. 16. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 - 1933 là A. Đảng Trung tâm. B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội ( Đảng Quốc xã ). C. Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo. D. Đảng liên minh xã hội Thiên chúa giáo. 17. Trong những năm 1929 – 1933, lực lượng phát xít ở Đức có những hoạt động A. tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc. B. chủ trương phát xít hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. 18. Trong những năm 1918-1939, sự kiện lịch sử mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức là A. Đảng Công nhân quốc gia xã hội thành lập năm 1919. B. nội các chính phủ của Đảng Xã hội dân chủ sụp đổ ngày 28-3-1930. C. Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm thủ tướng nước Đức ngày 30-1-1933. D. Đức tuyên bố rút ra khỏi Hội Quốc liên tháng 10-1933. 19. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân chủ nghĩa phát xít đã thắng thế và lên cầm quyền ở nước Đức? A. Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hoà tư sản vượt qua cơn khủng hoảng đã dung túng cho chủ nghĩa phát xít hành động. B. Đảng Cộng sản Đức không kêu gọi quần chúng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. C. Đảng Quốc xã đã lợi dụng tâm lí bất mãn của người dân Đức đối với hoà ước Vec- xai để tuyên truyền mị dân và kích động quần chúng. D. Đảng Xã hội dân chủ đã từ chối hợp tác với những người cộng sản. 20. Mục tiêu chính trị chủ yếu trong chính sách đối nội của chính quyền Hit-le vào những năm 1933 - 1939 là A. thủ tiêu nền cộng hoà Vai-ma, thiết lập nền chuyên chính độc tài, phát xít, khủng bố công khai. B. tiếp tục duy trì chế độ dân chủ tư sản đại nghị. C. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. D. thực hiện những cải cách xã hội tiến bộ để ổn định đất nước. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 1. Những lợi thế mà Mĩ có được trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất so với các nước tư bản khác là A. không bị ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh mà còn thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí. B. ưu thế của một nước thắng trận. C. là chủ nợ của các nước châu Âu. D. cả 3 ý trên đều đúng. 2. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng trong thập niên 20 của thế kỉ XX là do A. những lợi thế có được trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất. B. áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, mở rộng qui mô và chuyên môn hoá sản xuấ.t
  • 28. C. có nhiều thị trường trên thế giới. D. buôn bán vũ khí. 3. Biểu hiện của sự phồn vinh của kinh tế Mĩ là A. đời sống của nhân dân Mĩ cao hơn các nước khác ở châu Âu. B. các ngành kinh tế đạt mức tăng trưởng cao. C. Mĩ là chủ nợ của các nước tư bản châu Âu. D. kinh tế Mĩ không có sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. 4. Sản lượng công nghiệp của Mĩ năm 1928 so với các nước tư bản châu Âu khác là A. chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật cộng lại. B. chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, bằng tổng sản lượng công nghiệp của tất cả các nước châu Âu. C. chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, bằng tổng sản lượng công nghiệp của các nước Tây Âu cộng lại. D. chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua tổng sản lượng của tất cả các nước công nghiệp khác trên thế giới cộng lại. 5. Sức mạnh về tài chính của Mĩ trong những năm 1923 – 1929 là A. chủ nợ của các nước Anh và Pháp. B. nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới. C. chủ nợ của thế giới. D. câu B và C đúng. 6. Chính sách đối nội của chính phủ Đảng Cộng hòa trong những năm 1918 – 1929 là A. chống lại phong trào công nhân, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ, có tinh thần cách mạng. B. cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động. C. hạn chế quyền tự do dân chủ. D. đặc biệt quan tâm đến đời sống của nông dân Mĩ. 7. Những hạn chế trong đời sống xã hội Mĩ trong những năm 1919 - 1929 là A. các lực lượng phát xít được tự do hoạt động. B. nông dân Mĩ ngày càng bị bần cùng hóa. C. nạn thất nghiệp, bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc. D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản bị hạn chế hoạt động. 8. Phong trào công nhân Mĩ vẫn diễn ra sôi nổi trong thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ vì A. chính phủ tư sản ban hành đạo luật nới rộng quyền tự do nghiệp đoàn của công nhân. B. ở Mĩ không có tầng lớp công nhân quí tộc. C. công nhân Mĩ muốn thủ tiêu nền cộng hòa dân chủ đang tồn tại. D. công nhân bị bóc lột nặng nề, điều kiện sinh sống tệ hại, bất công xã hội rất lớn. 9. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực A. công nghiệp. B. tài chính ngân hàng. C. năng lượng. D. nông nghiệp. 10. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ ? A. Sự sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận theo “chủ nghĩa tự do”. B. Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp. C. Nhu cầu và sức mua của quần chúng thấp. D. Kinh tế Mĩ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập từ các nước khác. 11. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ đạt đến đỉnh cao vào năm A. 1930. B. 1931. C. 1932. D. 1933. 12. Sự thiệt hại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là A. việc cấp thẻ tín dụng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều.
  • 29. B. 10 vạn ngân hàng, chiếm 40% tổng số ngân hàng ở Mĩ bị phá sản. C. nạn đầu cơ chứng khoáng phát triển. D. thu nhập quốc dân giảm 1/3. 13. Ngày 29-10-1929, được xem là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán ở Mĩ vì A. chính quyền Mĩ hạn chế công dân mua chứng khoán. B. đồng đô la bị phá giá. C. giá một cổ phiếu được coi là bảo đảm nhất đã sụt đến 80% so với tháng 9. D. chính quyền Mĩ ra lệnh tạm ngừng hoạt động tất cả các ngân hàng. 14. Hậu qủa của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nhiều nhất đến đời sống của A. tư sản ngân hàng. B. tư sản công thương nghiệp. C. công nhân, nông dân, người lao động làm thuê. D. quan chức nhà nước, chủ nông trại. 15. Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ là A. nhiều chủ ngân hàng ở Mĩ bị phá sản. B. sự bất công trong xã hội ngày càng tăng lên. C. tình trạng phân biệt chủng tộc trở nên sâu sắc. D. hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ. 16. Để đưa nước Mĩ thoát ra cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện biện pháp A. thi hành “Chính sách mới”. B. thi hành “Chính sách kinh tế mới”. C. phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa. 17. Điều nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven ? A. Nhà nước phục hồi sự phát triển kinh tế. B. Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động sản xuất công nghiệp của tư nhân. C. Nhà nước đưa ra những biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp. D. Nhà nước tăng cường vai trò kiểm soát và điều tiết đối với đời sống kinh tế. 18. Để khôi phục sản xuất và tăng cường vai trò của nhà nước đối với đời sống kinh tế, chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện A. nhà nước nắm độc quyền về sản xuất công nghiệp và ngân hàng. B. ban hành các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. C. tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh. D. hạn chế sự phát triển của tư bản thương nghiệp và công nghiệp 19. Mục đích của Đạo luật phục hưng công nghiệp trong “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven là A. tăng cường vai trò của các tổ chức công đoàn của công nhân. B. tổ chức lại sản xuất công nghiệp, cải thiện mối quan hệ giữa chủ và thợ. C. giải phóng công nhân thoát khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản. D. nâng cao vai trò của các tập đoàn sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế Mĩ. 20. Nội dung chủ yếu của Đạo luật phục hưng công nghiệp qui định A. sản xuất công nghiệp phải cân đối với sản xuất nông nghiệp. B. nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các xí nghiệp. C. tổ chức các xí nghiệp cùng ngành thành những liên hiệp xí nghiệp thông qua hợp đồng về sản xuất và tiêu thụ. D. nhà nước nắm độc quyền về sản xuất công nghiệp. NƯỚC NHẬT GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)