SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 17
CACBOHIĐRAT
• Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức
chung là Cn(H2O)m
• Cacbohiđrat được phân thành ba nhóm chính sau đây:
- Monosaccarit: là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được. Ví dụ:
glucozơ, fructozơ (C6H12O6)
- Đisaccarit: là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Ví
dụ: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11)
- Polisaccarit: là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều
phân tử monosaccarit. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n
GLUCOZƠ
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146o
C (dạng α) và 150o
C (dạng β), dễ
tan trong nước
- Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, hoa, rễ…) đặc biệt là quả chín (còn
gọi là đường nho)
- Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %)
II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ
Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng
1. Dạng mạch hở
Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO
2. Dạng mạch vòng
- Nhóm – OH ở C5 cộng vào nhóm C = O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β
α – glucozơ (≈ 36 %) dạng mạch hở (0,003 %) β – glucozơ (≈ 64 %)
- Nếu nhóm – OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α -, ngược lại
nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β –
- Nhóm – OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal
III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Glucozơ có các tính chất của anđehit (do có nhóm chức anđehit – CHO) và ancol đa chức
(do có 5 nhóm OH ở vị trí liền kề)
1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)
a) Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:
Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh
lam
2C6H12O6 + Cu(OH) (C6H11O6)2Cu + 2H2O
b) Phản ứng tạo este:
C6H7O(OH)5 + 5(CH3CO)2O C6H7O(OOCCH3)5 + 5CH3COOH
2. Tính chất của anđehit
a) Oxi hóa glucozơ:
- Với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag +
3NH3 + H2O
(amoni gluconat)
- Với dung dịch Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh)
CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O +
2H2O
(natri gluconat) (đỏ gạch)
- Với dung dịch nước brom:
CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr
b) Khử glucozơ:
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH
(sobitol)
3. Phản ứng lên men
4. Tính chất riêng của dạng mạch vòng
- Riêng nhóm OH ở C1 (OH – hemiaxetal) của dạng vòng tác dụng với metanol có HCl
xúc tác, tạo ra metyl glicozit.
- Khi nhóm OH ở C1 đã chuyển thành nhóm OCH3, dạng vòng không thể chuyển sang
dạng mạch hở được nữa.
IV – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều chế (trong công nghiệp)
- Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim
- Thủy phân xenlulozơ với xúc tác HCl đặc
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
2. Ứng dụng
- Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều
năng lượng)
- Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit
độc)
V – ĐỒNG PHÂN CỦA GLUCOZƠ : FRUCTOZƠ
1. Cấu tạo
a) Dạng mạch hở:
Fructozơ (C6H12O6) ở dạng mạch hở là một polihiđroxi xeton, có công thức cấu tạo thu
gọn là:
Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]3COCH2OH
b) Dạng mạch vòng:
- Tồn tại cả ở dạng mạch vòng 5 cạnh và 6 cạnh
- Dạng mạch vòng 5 cạnh có 2 dạng là α – fructozơ và β – fructozơ
+ Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β vòng 5 cạnh
+ Ở trạng thái tinh thể, fructozơ ở dạng β, vòng 5 cạnh α – fructozơ β – fructozơ
2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt gấp rưỡi đường mía và gấp 2,5 lần
glucozơ
- Vị ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ (chiếm tới 40 %)
3. Tính chất hóa học
- Fructozơ có tính chất của poliol và của OH – hemiaxetal tương tự glucozơ
- Trong môi trường trung tính hoặc axit, fructozơ không thể hiện tính khử của anđehit,
nhưng trong môi trường kiềm, fructozơ lại có tính chất này do có sự chuyển hóa giữa
glucozơ và fructozơ qua trung gian là một enđiol.
glucozơ enđiol fructozơ
( Chú ý: Fructozơ không phản ứng được với dung dịch nước brom và không có phản ứng
lên men)
SACCAROZƠ
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy
ở nhiệt độ 185o
C
- Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt
nốt…
- Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát…
II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ
- Công thức phân tử: C12H22O11
- Trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua
nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2)
- Công thức cấu tạo và cách đánh số của vòng:
gốc α – glucozơ gốc β – fructozơ
- Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm – CHO
III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính chất của ancol đa chức
Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ
màu xanh lam
2C12H22O11 + Cu(OH)2 (C12H21O11)2Cu + 2H2O
2. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)
Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:
+ Đun nóng với dung dịch axit
+ Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người
IV - ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT ĐƯỜNG SACCAROZƠ
1. Ứng dụng
Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước
giải khát…Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.
2. Sản xuất đường saccarozơ
Các giai đoạn sản xuất saccarozơ từ mía:
(1) Ép mía để lấy nước mía (12 – 15 % đường)
(2) Đun nước mía với vôi sữa ở 60o
C
+ Các axit béo và các protit có trong nước mía chuyển thành kết tủa và được lọc bỏ
+ Saccarozơ chuyển thành muối tan canxi saccarat
C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O C12H22O11.CaO.2H2O
(3) Sục CO2 vào dung dịch và lọc bỏ kết tủa CaCO3 thu được dung dịch saccarozơ có
màu vàng
C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O
(4) Tẩy màu nước đường bằng khí SO2
(5) Cô đặc dung dịch nước đường (không màu và trong suốt) dưới áp suất thấp. Làm lạnh
và dùng máy li tâm tách đường kết tinh.
V – ĐỒNG PHÂN CỦA SACCAROZƠ : MANTOZƠ
Mantozơ còn được gọi là đường mạch nha. Công thức phân tử C12H22O11
1. Cấu trúc
- Ở trạng thái tinh thể, phân tử mantozơ gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau ở C1 của
gốc α – glucozơ này với C4 của gốc α – glucozơ kia qua một nguyên tử oxi
- Liên kết α – C1 – O – C4 được gọi là liên kết α – 1,4 – glicozit
- Trong dung dịch, gốc glucozơ thứ 2 có thể mở vòng tạo ra nhóm – CHO
Liên kết α – 1,4 – glicozit
2. Tính chất hóa học
a) Tính chất của ancol đa chức: giống như saccarozơ
b) Phản ứng của đisaccarit (thủy phân):
Mantozơ bị thủy phân thành 2 phân tử glucozơ khi:
- Đun nóng với dung dịch axit
- Hoặc có xúc tác enzim mantaza Glucozơ
c) Tính khử của anđehit:
Mantozơ có 1 nhóm anđehit nên cho phản ứng tráng bạc, phản ứng khử Cu(OH)2 và phản
ứng với dung dịch nước brom
3. Điều chế
Thủy phân tinh bột nhờ xúc tác enzim amilaza (có trong mầm lúa)
2(C6H10O5)n + nH2O nC12H22O11
Tinh bột Mantozơ
TINH BỘT
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội
- Trong nước nóng từ 65o
C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)
- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)…
II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ
1. Cấu trúc
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ
chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột
a) Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch
không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6
gốc glucozơ
b) Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α –
glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
2. Đặc điểm
a) Phân tử khối của tinh bột không xác định do n biến thiên trong khoảng rộng
b) Tinh bột thuộc loại polime nên không có hai tính chất sau: hòa tan Cu(OH)2 (dù có
nhiều nhóm –OH liền kề) và tính khử của anđehit (dù tận cùng phân tử vẫn có nhóm OH
–hemiaxetal). Các nhóm – OH trong tinh bột có khả năng tạo este như glucozơ.
III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)
a) Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ: dung dịch thu được sau phản ứng có khả năng tráng
bạc
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
b) Thủy phân nhờ enzim:
- Quá trình làm bánh mì là quá trình đextrin hóa bằng men và bằng nhiệt. Cơm cháy là
hiện tượng đextrin hóa bằng nhiệt
- Ăn bánh mì, cơm cháy dễ tiêu và có vị hơi ngọt vì phân tử tinh bột đã được phân cắt
nhỏ thành các đisaccarit và monosaccarit
2. Phản ứng màu với dung dịch iot (đặc trưng)
- Hồ tinh bột + dung dịch I2 hợp chất màu xanh tím
- Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện
Giải thích: Mạch phân tử của amilozơ không phân nhánh và xoắn thành dạng hình trụ.
Các phân tử iot đã len vào, nằm phía trong ống trụ và tạo thành hợp chất bọc có màu
xanh tím. Liên kết giữa iot và amilozơ trong hợp chất bọc là liên kết yếu. Ngoài ra,
amilopectin còn có khả năng hấp thụ iot trên bề mặt các mạch nhánh. Hợp chất bọc
không bền ở nhiệt độ cao, khi đun nóng màu xanh tím bị mất và khi để nguội màu xanh
tím xuất hiện trở lại.
IV – SỰ CHUYỂN HÓA TINH BỘT TRONG CƠ THỂ (SGK hóa học nâng cao lớp
12 trang 43)
V – SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT TRONG CÂY XANH (PHẢN ỨNG QUANG
HỢP)
XENLULOZƠ
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước
và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo ra lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối
- Xenlulozơ có nhiều trong trong cây bông (95 – 98 %), đay, gai, tre, nứa (50 – 80 %), gỗ
(40 – 50 %)
II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ
1. Cấu trúc
- Công thức phân tử: (C6H10O5)n
- Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β – glucozơ bởi các liên kết β – 1,4
– glicozit
2. Đặc điểm
- Mạch phân tử không nhánh, không xoắn, có độ bền hóa học và cơ học cao
- Có khối lượng phân tử rất lớn (khoảng 1.000.000 – 2.400.000)
- Xenlulozơ thuộc loại polime nên không có hai tính chất sau: hòa tan Cu(OH)2 (dù có
nhiều nhóm –OH liền kề) và tính khử của anđehit (dù tận cùng phân tử vẫn có nhóm OH
–hemiaxetal).
- Trong mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm – OH tự do, công thức của xenlulozơ có thể
được viết là [C6H7O2(OH)3]n
III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)
- Xảy ra khi đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
- Phản ứng cũng xảy ra nhờ enzim xenlulaza (trong dạ dày trâu, bò…). Cơ thể con người
không đồng hóa được xenlulozơ
2. Phản ứng của ancol đa chức
a) Với HNO3/H2SO4 đặc (phản ứng este hóa):
[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3 (đặc) [C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2O
Xenlulozơ mononitrat
[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 (đặc) [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O
Xenlulozơ đinitrat
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Xenlulozơ trinitrat
- Hỗn hợp xenlulozơ mononitrat, xenlulozơ đinitrat được gọi là coloxilin. Coloxilin dùng
để chế tạo chất dẻo xenluloit dùng để làm bóng bàn, đồ chơi…
- Hỗn hợp chứa chủ yếu xenlulozơ trinitrat được gọi là piroxilin (làm chất nổ), dùng để
chế tạo thuốc súng không khói. Phản ứng nổ xảy ra như sau:
2[C6H7O2(ONO2)3]n 6nCO2 + 6nCO + 4nH2O + 3nN2 + 3nH2
b) Với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc)
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH
Xenlulozơ triaxetat là một loại chất dẻo, dễ kéo thành tơ sợi
c) Với CS2 và NaOH
[C6H7O2(OH)3]n + nNaOH [C6H7O2(OH)2ONa]n + nH2O
[C6H7O2(OH)2ONa]n + nCS2 [C6H7O2(OH)2OCS–SNa]n
Xenlulozơ xantogenat
Xenlulozơ xantogenat dùng để điều chế tơ visco
d) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4]
(OH)2 (nước Svayde) tạo chất lỏng nhớt dùng để tạo tơ đồng - amoniac.
IV - ỨNG DỤNG
Xenlulozơ có nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống như sản xuất giấy,
tơ, sợi, ancol etylic…
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ CACBOHIĐRAT
Bài 1: Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90 %, lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hết vào
dung dịch nước vôi trong thu được 10,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,40
gam. Vậy giá trị của a là:
A. 20,0 gam B. 15,0 gam C. 30,0 gam D. 13,5 gam
Bài 2: Lên men một tấn tinh bột chứa 5 % tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi
quá trình lên men là 85 %. Nếu đem pha loãng ancol đó thành rượu 40o
(khối lượng riêng
của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/cm3
) thì thể tích dung dịch rượu thu được là:
A. 1218,1 lít B. 1812,1 lít C. 1225,1 lít D. 1852,1 lít
Bài 3: Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch X.
Chia X thành hai phần bằng nhau:
• Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam kết
tủa
• Phần 2: Thủy phân hoàn hoàn được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa hết với 40 gam
Br2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 273,6 gam B. 102,6 gam C. 136,8 gam D. 205,2 gam
Bài 4: Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03 % thể tích không khí. Cần bao nhiêu lít không khí (ở
đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp tạo ra 50 gam tinh bột:
A. 112554,3 lít B. 136628,7 lít C. 125541,3 lít D. 138266,7 lít
Bài 5: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh như sau:
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2 (∆H = 2813 kJ).
Nếu trong một phút, mỗi cm2
bề mặt trái đất nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt
trời thì cần bao nhiêu thời gian để 10 lá xanh với diện tích mỗi lá là 10 cm2
tạo ra được
1,8 gam glucozơ. Biết năng lượng mặt trời chỉ sử dụng 10 % vào phản ứng tổng hợp
glucozơ:
A. 18 giờ B. 22 giờ 26 phút C. 26 giờ 18 phút D. 20 giờ
Bài 6: Để sản xuất ra 1 tấn xenlulozơ trinitrat cần a kg xenlulozơ và b kg axit nitric. Biết
sự hao hụt trong sản xuất là 12 %. Giá trị của a và b lần lượt là:
A. 619,8 kg và 723 kg B. 719,8 kg và 823 kg
C. 719,8 kg và 723 kg D. 619,8 kg và 823 kg
Bài 7: Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được
11,1 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6 gam axit axetic.
Phần trăm theo khối lượng của xenlulozơ điaxetat trong hỗn hợp X là:
A. 77,8 % B. 72,5 % C. 22,2 % D. 27,5 %
1.Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm nóng B. Dung dịch AgNO3 trong NH3
C. Dung dịch brom D. Cu(OH)2
2. Để nhận biết được tất cả các dung dịch của glucozơ, glixerol, fomanđehit,etanol cần
dùng thuốc thử là
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm B. [Ag(NH3)2](OH)
C. Na kim loại. D. Nước brom
3. Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt: saccarozơ, mantozơ, etanol, fomalin có
thể dùng một hóa chất duy nhất là
A. Cu(OH)2/ OH-
B. AgNO3/ NH3 C. H2/ Ni D. Vôi sữa
4. Phản ứng chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng là phản ứng với:
A. Cu(OH)2 B. [Ag(NH3)2](OH) C. H2/Ni (t0
) D.
CH3OH/HCl
5. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2/Ni,t0
B. Cu(OH)2 C. AgNO3/ NH3 D. dung dịch brom
6. Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa gluczơ, fructozơ thành những sản phẩm giống
nhau?
A. phản ứng với Cu(OH)2 B. phản ứng với [Ag(NH3)2](OH)
C. phản ứng với H2/Ni, t0
D. phản ứng với Na
7. Saccarozơ có thể tác dụng được với các chất nào dưới đây?
A. H2/Ni,t0
và Cu(OH)2
B. Cu(OH)2 và CH3COOH/H2SO4 đặc
C. Cu(OH)2 và [Ag(NH3)2](OH)
D. H2/Ni,t0
và CH3COOH/H2SO4 đặc
8. Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là:
A. đều được lấy từ củ cải đường
B. đều bị oxihoa bởi [Ag(NH3)2](OH)
C.đếu có trong biệt dược”huyết thanh ngọt”
D.đều hòa tan Cu(OH)2 ở t0
thường cho dd xanh lam
9. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở chỗ:
A. phản ứng thủy phân B. độ tan trong nước
C. thành phần phân tử D. cấu trúc mạch phân tử
10. Điểm giống nhau giữa phản ứng thủy phân tinh bột và thủy phân xenlulozơ là:
A. sản phẩm cuối cùng thu được B. loại enzim làm xúc tác
C. sản phẩm trung gian D. lượng nước tham gia quá trình thủy phân
11. Đun nóng xenlulozơ trong dung dich axit vô cơ loãng, thu được sản phẩm là:
A. saccarozơ B. glucozơ C. Fructozơ D. mantozơ
12. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit loãng, đun nóng không tạo ra glucozơ.
Chất đó là:
A. saccarozơ B. xenlulozơ C. tinh bột D. protein
13. Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:
A.saccarozơ B. xenlulozơ C. Fructozơ D. tinh bột
14, Tinh bột, xenlulozơ, saccrozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng:
A. hòa tan Cu(OH)2 B. thủy phân C. tráng gương D. trùng ngưng
15. Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2.
B. Thủy phân (xúc tác H+
, t0
) sacarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosacarit.
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+
, t0
) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
16. Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. saccarozơ. B. mantozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ.
17. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Tráng gương, tráng phích.
B. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC.
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
18. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic
B. fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic
C. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic
D. glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ
( Trích “ TSĐH A – 2009” )
19. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
( Trích “ TSĐH B – 2009” )
20. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ ở dạng mạch vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
( Trích “ TSĐH B – 2009” )
21. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào
dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng
giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
A. 13,5. B. 30,0. C. 15,0. D. 20,0.
( Trích “ TSĐH A – 2009” )
22. Từ 1 tấn nước mía chứa 12% saccarozơ có thể thu hồi được m (kg) saccarozơ , với
hiệu suất thu hồi 80%. Giá trị của m là:
A. 96. B.100. C. 120. D. 80.
23. Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho
qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên
men là 80%. Giá trị của m là:
A. 950,8. B. 949,2. C. 960,4. D. 952,6.
24. Nhà máy rượu bia Hà Nội sản xuất ancol etylic từ mùn cưa gỗ chứa 50% xenlulozơ.
Muốn điều chế 1 tấn ancol etylic ( hiệu suất 70%) thì khối lượng ( kg) mùn cưa gỗ cần
dùng là:
A. 5430. B. 5432. C. 5031. D. 5060.
25. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit
nitric.
Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit ntric 96%
( D= 1,52 g/ml) cần dùng là:
A. 14,39 lit. B. 15,24 lít. C. 14,52 lít. D. 20,36 lít.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỰ GIẢI 2 (Dùng cho kiểm tra 90 phút):
Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit. B. nhóm chức xeton. C. nhóm chức ancol. D. nhóm
chức anđehit.
Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D.
fructozơ.
Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ.B. fructozơ và glucozơ.C. fructozơ và mantozơ.D. saccarozơ và
glucozơ.
Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D.
CH3CHO.
Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 6: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt
là
A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 8: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag
là
A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH. C. HCHO. D. HCOOH.
Câu 9: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 10: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho
dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường D. kim loại Na.
Câu 11: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu
được là
A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam.
Câu 12: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn
toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 B. 45. C. 11,25 D. 22,5
Câu 13: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3
(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.
Câu 14: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư
AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l)
của dung dịch glucozơ đã dùng là (Cho Ag = 108)
A. 0,20M B. 0,01M C. 0,02M D. 0,10M
Câu 15: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam.
Câu 16: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. mantozơ.
Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 18: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân.
Câu 19: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ.
Chất đó là
A. protit. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ.
Câu 20: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất
trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 21: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng
glucozơ thu được là
A. 250 gam. B. 300 gam. C. 360 gam. D. 270 gam.
Câu 22: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết
hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70.
Câu 23: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất
tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 24: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn
toàn là
A. 4595 gam. B. 4468 gam. C. 4959 gam. D. 4995 gam.
Câu 25: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2 B. dung dịch brom. C. [Ag(NH3)2] NO3 D. Na
Câu 26: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu
được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A. 11,4 % B. 14,4 % C. 13,4 % D. 12,4 %
Câu 27: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức
(C6H10O5)n là
A. 10000. B. 8000 C. 9000 D. 7000
Câu 28: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn
toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng
kết tủa thu được là
A. 60g. B. 20g. C. 40g. D. 80g.
Câu 29: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số
chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3. B. 5 C. 1 D. 4
Câu 30: Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ
hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 18,4. B. 28,75g C. 36,8g D. 23g.
Câu 31: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi
trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225 gam. B. 112,5 gam. C. 120 gam. D. 180 gam
Câu 32: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic,
axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 33: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic. B. glucozơ và fructozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.
Câu 34: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H8O2(OH)3]n C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 35: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
Câu 36: Từ 1 kg gạo nếp ( có 80% tinh bột) khi lên men và chưng cất sẽ thu được V lít
ancol etylic
( Rượu nếp) có nồng độ 450
. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80% và khối lượng
riêng của ancol etylic là 0,807 g/ml. Giá trị của V là:
A. 1,0. B. 2,4. C. 4,6 D. 2,0
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở
đktc) và 5,94
gam H2O. X có M < 400 và có khả năng dự phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là:
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. mantozơ.
Câu 38: Cho sơ đồ biến hóa:
Gỗ (Xenlulozơ)  → %30
C6H12O6
 → %80
C2H5OH  → %60
C4H6
 → %40
Cao su buna.
Khối lượng (tấn) gỗ cần dùng để sản xuất 1 tấn cao su là:
A. 52,08. B. 54,20. C. 40,86. D. 42,35.
Câu 39: Cho 13,68 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3
trong NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Số mol của saccarozơ và mantozơ trong hỗn
hợp
tương ứng là:
A. 0,01 và 0,03. B. 0,03 và 0,01. C. 0,01 và 0,02. D. 0,02 và 0,03.
Câu 40: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ
ánh sáng mặt trời:
6 CO2 + 6H2O + 673 Kcal  → ASMT
C6H12O6
Cứ trong một phút, mỗi cm2
lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có
10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Thời gian để một cây có 1000 lá
xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2
) sản sinh được 18 gam glucozơ là:
A. 2 giờ 14 phút 36 giây. B. 4 giờ 29 phút 12”. C. 2 giờ 30 phút15”. D. 5
giờ 00 phút00”.
Câu 41: Thñy ph©n hoµn toµn 100ml dung dÞch ®êng mantoz¬ 2M th× thu ®îc dung
dÞch X . Cho dung dÞch X t¸c dông víi dung dÞch AgNO3 / NH3 (d) th× ®îc m gam kÕt
tña. Gi¸ trÞ cña m lµ
A. 21,6 gam B. 43,2 gam C. 86,4 gam D. 32,4 gam
Câu 42: Cho c¸c dung dÞch vµ c¸c chÊt láng riªng biÖt sau: glucoz¬ , tinh bét, glixezol,
phenol, an®ehit axetic vµ benzen. Thuèc thö ®Ó nhËn biÕt c¸c dung dÞch trªn lµ
A. Na, qu× tÝm, Cu(OH)2. B. Na, qu× tÝm, AgNO3/NH3.
C. Na, qu× tÝm, nưíc brom. D. Cu(OH)2, dung dÞch I2, níc brom.
Câu 43: Dïng hãa chÊt nµo sau ®©y cã thÓ ph©n biÖt ®îc c¸c dung dÞch Saccaroz¬ ,
mantoz¬, etannol, etanal?
A. Cu(OH)2/OH-
. B. AgNO3/NH3 C. níc brom. D. H2/Ni,t0
.
Câu 44: Lªn men a gam glucoz¬ víi hiÖu suÊt 90% lîng CO2 sinh ra hÊp thô hÕt vµo
dung dÞch níc v«i trong thu ®îc 10 gam kÕt tña, phÇn khèi lîng dung dÞch gi¶m 3,4 gam
so víi ban ®Çu. TÝnh a?
A. 13,5 gam. B. 20,0 gam. C. 15,0 gam. D. 25,0 gam.
Câu 45: Khi s¶n xuÊt ancol etylic tõ m gam glucoz¬, khÝ sinh ra cho hÊp thô hÕt vµo
dung dÞch chøa 0,3 mol Ca(OH)2 thu ®îc 20 gam kÕt tña. BiÕt hiÖu suÊt cña c¶ qu¸
tr×mh lµ 60%. Khèi lîng m gam glucoz¬ ®· dïng lµ:
A. 30 gam B.30 gam hoÆc 60 gam. C. 60 gam hoÆc 120 gam. D. TÊt c¶ ®Òu sai.
Câu 46: D·y gåm c¸c dung dÞch ®Òu t¸c dông víi Cu(OH)2 lµ:
A. Glucoz¬, glixerin, mantoz¬, rîu etylic
B. Glucoz¬, glixerin, an®ehit fomic, natri axetat.
C. Glucoz¬, glixerin, mantoz¬, natri axetat.
D. Glucoz¬, glixerin, mantoz¬, axit axetic.
Câu 47: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic
( hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn
hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men
giấm là
A. 80%. B. 10%. C. 90%. D. 20%.
( Trích “ TSĐH A - 2010” ).
Câu 48: Một phân tử saccaroz ơ có:
A. một gốc β- glucozơ và một gốc β– fructozơ.
B. một gốc β- glucozơ và một gốc α – fructozơ.
C. hai gốc α - glucozơ
D. một gốc α - glucozơ và một gốc β– fructozơ.
( Trích “ TSĐH A - 2010” ).
Câu 49: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. glixerol, axit axetic, glucozơ. B. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.
C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. Fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.
( Trích “ TSĐH B - 2010” ).
Câu 50: Chất X có đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm – OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở
nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là:
A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. glucozơ. D.
saccarozơ.
( Trích “ TSĐH B - 2010” ).
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 1:
1C, 2A, 3A, 4D, 5D, 6C, 7B, 8D, 9D, 10A, 11B, 12D, 13C, 14B, 15B, 16B, 17B, 18A,
19D, 20B, 21C, 22A, 23B, 24C, 25A.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 2:
1C, 2B, 3B, 4A, 5C, 6B, 7C, 8B, 9C, 10C, 11A, 12D, 13D, 14A, 15A, 16B, 17B, 18D,
19A, 20C, 21D, 22A, 23A, 24C, 25B, 26B, 27A, 28D, 29A, 30C, 31D, 32C, 33B, 34A,
35C, 36A, 37D, 38A, 39B, 40A, 41C, 42D, 43A, 44C, 45B, 46D, 47C, 48D, 49A, 50B.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Giáo án điện tử Hóa 10 Bài HCl
Giáo án điện tử Hóa 10 Bài HClGiáo án điện tử Hóa 10 Bài HCl
Giáo án điện tử Hóa 10 Bài HClMinhHau2
 
Một số hợp chất quan trọng của Nhôm - Thích Mẫn Nhi
Một số hợp chất quan trọng của Nhôm - Thích Mẫn NhiMột số hợp chất quan trọng của Nhôm - Thích Mẫn Nhi
Một số hợp chất quan trọng của Nhôm - Thích Mẫn NhiThichManNhi
 
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs rat hay danh cho hsg gioi
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs  rat hay danh cho hsg gioiBai tap dinh tinh hoa hoc thcs  rat hay danh cho hsg gioi
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs rat hay danh cho hsg gioiphanduongbn97
 
THUYET TRINH CAC NGUYEN TO PHAN NHOM PHU NHOM IIB
THUYET TRINH CAC NGUYEN TO PHAN NHOM PHU NHOM IIBTHUYET TRINH CAC NGUYEN TO PHAN NHOM PHU NHOM IIB
THUYET TRINH CAC NGUYEN TO PHAN NHOM PHU NHOM IIBNguyen Thanh Tu Collection
 
Bai giang mot so qua trinh hoa hoc ky thuat san xuat duoc pham 2017
Bai giang mot so qua trinh hoa hoc ky thuat san xuat duoc pham 2017Bai giang mot so qua trinh hoa hoc ky thuat san xuat duoc pham 2017
Bai giang mot so qua trinh hoa hoc ky thuat san xuat duoc pham 2017Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khửChương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khửLaw Slam
 
Acid benzoic
Acid benzoicAcid benzoic
Acid benzoicMo Giac
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Thành Lý Phạm
 
Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệm
Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệmCâu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệm
Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệmPhùng Minh Tân
 
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfBài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfMan_Ebook
 
Hóa học glucid
Hóa học glucidHóa học glucid
Hóa học glucidLunar-duong
 
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

La actualidad más candente (20)

Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my leBao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
 
Acid carboxylic
Acid carboxylicAcid carboxylic
Acid carboxylic
 
Giáo án điện tử Hóa 10 Bài HCl
Giáo án điện tử Hóa 10 Bài HClGiáo án điện tử Hóa 10 Bài HCl
Giáo án điện tử Hóa 10 Bài HCl
 
Phuong phap ket tua
Phuong phap ket tuaPhuong phap ket tua
Phuong phap ket tua
 
Nhóm IIA (kiềm thổ)
Nhóm IIA (kiềm thổ)Nhóm IIA (kiềm thổ)
Nhóm IIA (kiềm thổ)
 
Một số hợp chất quan trọng của Nhôm - Thích Mẫn Nhi
Một số hợp chất quan trọng của Nhôm - Thích Mẫn NhiMột số hợp chất quan trọng của Nhôm - Thích Mẫn Nhi
Một số hợp chất quan trọng của Nhôm - Thích Mẫn Nhi
 
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs rat hay danh cho hsg gioi
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs  rat hay danh cho hsg gioiBai tap dinh tinh hoa hoc thcs  rat hay danh cho hsg gioi
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs rat hay danh cho hsg gioi
 
THUYET TRINH CAC NGUYEN TO PHAN NHOM PHU NHOM IIB
THUYET TRINH CAC NGUYEN TO PHAN NHOM PHU NHOM IIBTHUYET TRINH CAC NGUYEN TO PHAN NHOM PHU NHOM IIB
THUYET TRINH CAC NGUYEN TO PHAN NHOM PHU NHOM IIB
 
Bai giang mot so qua trinh hoa hoc ky thuat san xuat duoc pham 2017
Bai giang mot so qua trinh hoa hoc ky thuat san xuat duoc pham 2017Bai giang mot so qua trinh hoa hoc ky thuat san xuat duoc pham 2017
Bai giang mot so qua trinh hoa hoc ky thuat san xuat duoc pham 2017
 
bậc phản ứng
bậc phản ứngbậc phản ứng
bậc phản ứng
 
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khửChương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
 
Hợp chất hydroxy
Hợp chất hydroxyHợp chất hydroxy
Hợp chất hydroxy
 
Acid benzoic
Acid benzoicAcid benzoic
Acid benzoic
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
 
Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệm
Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệmCâu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệm
Câu hỏi ôn tập quá trình cơ học trắc nghiệm
 
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfBài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
 
Este
EsteEste
Este
 
Hóa học glucid
Hóa học glucidHóa học glucid
Hóa học glucid
 
Mailard
MailardMailard
Mailard
 
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
 

Destacado

Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giaiCacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giaiThuong Hoang
 
cacbohidrat
cacbohidratcacbohidrat
cacbohidratktien117
 
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hay
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hayBai tap chuong cacbohidrat cuc hay
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hayTran Phat
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidLam Nguyen
 
Bai giang dien tu - Glucozo
Bai giang dien tu - GlucozoBai giang dien tu - Glucozo
Bai giang dien tu - GlucozoNguyễn Thành
 
12 cacbonhidrat
12 cacbonhidrat 12 cacbonhidrat
12 cacbonhidrat onthi360
 
Chinese Papermaking
Chinese PapermakingChinese Papermaking
Chinese Papermakingguestb90fcb
 
Chemistry of papermaking - Around 3000 chemicals used in paper making process
Chemistry of papermaking - Around 3000 chemicals used in paper making processChemistry of papermaking - Around 3000 chemicals used in paper making process
Chemistry of papermaking - Around 3000 chemicals used in paper making processrita martin
 
Phân tích dụng cụ - Cơ sở phổ phân tử -Ứng dụng trong tích vật chất
Phân tích dụng cụ - Cơ sở phổ phân tử -Ứng dụng trong tích vật chấtPhân tích dụng cụ - Cơ sở phổ phân tử -Ứng dụng trong tích vật chất
Phân tích dụng cụ - Cơ sở phổ phân tử -Ứng dụng trong tích vật chấtHà Nội
 
Case study on paper making process
Case study on paper making processCase study on paper making process
Case study on paper making processDilsad Savan
 
Terpen+steroid,cholesterol
Terpen+steroid,cholesterolTerpen+steroid,cholesterol
Terpen+steroid,cholesterolLam Nguyen
 
Hợp chất dị vòng
Hợp chất dị vòngHợp chất dị vòng
Hợp chất dị vòngLam Nguyen
 
cn sản xuất đường
cn sản xuất đườngcn sản xuất đường
cn sản xuất đườngVu Binh
 
Chuyên đề 7 lý thuyết este lipit - chất giặt rửa.
Chuyên đề 7 lý thuyết este   lipit - chất giặt rửa.Chuyên đề 7 lý thuyết este   lipit - chất giặt rửa.
Chuyên đề 7 lý thuyết este lipit - chất giặt rửa.Lâm Duy
 
lý thuyết và bài tập hình không gian ôn thi đại học cực hay
lý thuyết và bài tập hình không gian ôn thi đại học cực haylý thuyết và bài tập hình không gian ôn thi đại học cực hay
lý thuyết và bài tập hình không gian ôn thi đại học cực hayHoàng Thái Việt
 

Destacado (20)

Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giaiCacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
 
cacbohidrat
cacbohidratcacbohidrat
cacbohidrat
 
Cacbo
CacboCacbo
Cacbo
 
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hay
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hayBai tap chuong cacbohidrat cuc hay
Bai tap chuong cacbohidrat cuc hay
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucid
 
Bai tap2.1
Bai tap2.1Bai tap2.1
Bai tap2.1
 
Bai giang dien tu - Glucozo
Bai giang dien tu - GlucozoBai giang dien tu - Glucozo
Bai giang dien tu - Glucozo
 
12 cacbonhidrat
12 cacbonhidrat 12 cacbonhidrat
12 cacbonhidrat
 
Chinese Papermaking
Chinese PapermakingChinese Papermaking
Chinese Papermaking
 
Chemistry of papermaking - Around 3000 chemicals used in paper making process
Chemistry of papermaking - Around 3000 chemicals used in paper making processChemistry of papermaking - Around 3000 chemicals used in paper making process
Chemistry of papermaking - Around 3000 chemicals used in paper making process
 
Phân tích dụng cụ - Cơ sở phổ phân tử -Ứng dụng trong tích vật chất
Phân tích dụng cụ - Cơ sở phổ phân tử -Ứng dụng trong tích vật chấtPhân tích dụng cụ - Cơ sở phổ phân tử -Ứng dụng trong tích vật chất
Phân tích dụng cụ - Cơ sở phổ phân tử -Ứng dụng trong tích vật chất
 
Case study on paper making process
Case study on paper making processCase study on paper making process
Case study on paper making process
 
Terpen+steroid,cholesterol
Terpen+steroid,cholesterolTerpen+steroid,cholesterol
Terpen+steroid,cholesterol
 
Hợp chất dị vòng
Hợp chất dị vòngHợp chất dị vòng
Hợp chất dị vòng
 
cn sản xuất đường
cn sản xuất đườngcn sản xuất đường
cn sản xuất đường
 
Chuyên đề 7 lý thuyết este lipit - chất giặt rửa.
Chuyên đề 7 lý thuyết este   lipit - chất giặt rửa.Chuyên đề 7 lý thuyết este   lipit - chất giặt rửa.
Chuyên đề 7 lý thuyết este lipit - chất giặt rửa.
 
Lipid
LipidLipid
Lipid
 
Lipid
LipidLipid
Lipid
 
Chương 7 lipid
Chương 7 lipidChương 7 lipid
Chương 7 lipid
 
lý thuyết và bài tập hình không gian ôn thi đại học cực hay
lý thuyết và bài tập hình không gian ôn thi đại học cực haylý thuyết và bài tập hình không gian ôn thi đại học cực hay
lý thuyết và bài tập hình không gian ôn thi đại học cực hay
 

Similar a Cacbohiđrat

Ly thuyet va bai tap chuong 2 lop 12
Ly thuyet va bai tap chuong 2 lop 12Ly thuyet va bai tap chuong 2 lop 12
Ly thuyet va bai tap chuong 2 lop 12vochaungocanh
 
Chemistry formatter add etanol aaa
Chemistry formatter add etanol aaaChemistry formatter add etanol aaa
Chemistry formatter add etanol aaaUyên Hạ
 
So_tay_hoa_hoc-da_chuyen_doi.pdf
So_tay_hoa_hoc-da_chuyen_doi.pdfSo_tay_hoa_hoc-da_chuyen_doi.pdf
So_tay_hoa_hoc-da_chuyen_doi.pdfNhungPham294504
 
Baitrinhchieuglucozo_ICT1920K2_4301201054_NguyenThaiToan
Baitrinhchieuglucozo_ICT1920K2_4301201054_NguyenThaiToanBaitrinhchieuglucozo_ICT1920K2_4301201054_NguyenThaiToan
Baitrinhchieuglucozo_ICT1920K2_4301201054_NguyenThaiToanTonNguyn253
 
bai giang Dhy ha noi
bai giang Dhy ha noibai giang Dhy ha noi
bai giang Dhy ha noissuser48d166
 
3.HOA HOC GLUCID.pdf
3.HOA HOC GLUCID.pdf3.HOA HOC GLUCID.pdf
3.HOA HOC GLUCID.pdfthving
 
Chuyên đề số 1 lý thuyết este – lipit – chất giặt rửa
Chuyên đề số 1  lý thuyết este – lipit – chất giặt rửaChuyên đề số 1  lý thuyết este – lipit – chất giặt rửa
Chuyên đề số 1 lý thuyết este – lipit – chất giặt rửaNguyễn Đăng Nhật
 
Ga pp saccarozo tinh bot12ban
Ga pp saccarozo tinh bot12banGa pp saccarozo tinh bot12ban
Ga pp saccarozo tinh bot12banvochaungocanh
 
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT.pdf
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT.pdfDƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT.pdf
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT.pdfNuioKila
 
Tài liệu ôn thi ĐH môn Hóa hay năm 2014
Tài liệu ôn thi ĐH môn Hóa hay năm 2014Tài liệu ôn thi ĐH môn Hóa hay năm 2014
Tài liệu ôn thi ĐH môn Hóa hay năm 2014Thùy Linh
 

Similar a Cacbohiđrat (20)

Ly thuyet va bai tap chuong 2 lop 12
Ly thuyet va bai tap chuong 2 lop 12Ly thuyet va bai tap chuong 2 lop 12
Ly thuyet va bai tap chuong 2 lop 12
 
Glucozo
GlucozoGlucozo
Glucozo
 
File419
File419File419
File419
 
Chemistry formatter add etanol aaa
Chemistry formatter add etanol aaaChemistry formatter add etanol aaa
Chemistry formatter add etanol aaa
 
ETANOL
ETANOL ETANOL
ETANOL
 
Hs glucid-y2-ts thinh
Hs glucid-y2-ts thinhHs glucid-y2-ts thinh
Hs glucid-y2-ts thinh
 
So_tay_hoa_hoc-da_chuyen_doi.pdf
So_tay_hoa_hoc-da_chuyen_doi.pdfSo_tay_hoa_hoc-da_chuyen_doi.pdf
So_tay_hoa_hoc-da_chuyen_doi.pdf
 
Chuong 2 dac diem va tinh chat gluxit
Chuong 2 dac diem va tinh chat gluxitChuong 2 dac diem va tinh chat gluxit
Chuong 2 dac diem va tinh chat gluxit
 
Baitrinhchieuglucozo_ICT1920K2_4301201054_NguyenThaiToan
Baitrinhchieuglucozo_ICT1920K2_4301201054_NguyenThaiToanBaitrinhchieuglucozo_ICT1920K2_4301201054_NguyenThaiToan
Baitrinhchieuglucozo_ICT1920K2_4301201054_NguyenThaiToan
 
bai giang Dhy ha noi
bai giang Dhy ha noibai giang Dhy ha noi
bai giang Dhy ha noi
 
Phân tích glucis
Phân tích glucisPhân tích glucis
Phân tích glucis
 
3.HOA HOC GLUCID.pdf
3.HOA HOC GLUCID.pdf3.HOA HOC GLUCID.pdf
3.HOA HOC GLUCID.pdf
 
Cd2 cacbohidrat
Cd2 cacbohidratCd2 cacbohidrat
Cd2 cacbohidrat
 
CACBOHIDRAT
CACBOHIDRATCACBOHIDRAT
CACBOHIDRAT
 
Carbohydrat
CarbohydratCarbohydrat
Carbohydrat
 
Chuyên đề số 1 lý thuyết este – lipit – chất giặt rửa
Chuyên đề số 1  lý thuyết este – lipit – chất giặt rửaChuyên đề số 1  lý thuyết este – lipit – chất giặt rửa
Chuyên đề số 1 lý thuyết este – lipit – chất giặt rửa
 
Ga pp saccarozo tinh bot12ban
Ga pp saccarozo tinh bot12banGa pp saccarozo tinh bot12ban
Ga pp saccarozo tinh bot12ban
 
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT.pdf
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT.pdfDƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT.pdf
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT.pdf
 
Tài liệu ôn thi ĐH môn Hóa hay năm 2014
Tài liệu ôn thi ĐH môn Hóa hay năm 2014Tài liệu ôn thi ĐH môn Hóa hay năm 2014
Tài liệu ôn thi ĐH môn Hóa hay năm 2014
 
Tinh bột
Tinh bộtTinh bột
Tinh bột
 

Más de Quyen Le

Tâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptTâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptQuyen Le
 
Hóa đại cương
Hóa đại cươngHóa đại cương
Hóa đại cươngQuyen Le
 
Trung tâm dayhoc24
Trung tâm dayhoc24Trung tâm dayhoc24
Trung tâm dayhoc24Quyen Le
 
Kim loại + axit
Kim loại + axitKim loại + axit
Kim loại + axitQuyen Le
 
Huy nam hinh hoc phang
Huy nam hinh hoc phangHuy nam hinh hoc phang
Huy nam hinh hoc phangQuyen Le
 
Huy nam nhi thuc neton
Huy nam nhi thuc netonHuy nam nhi thuc neton
Huy nam nhi thuc netonQuyen Le
 
Huy nam khao sat ham so
Huy nam khao sat ham soHuy nam khao sat ham so
Huy nam khao sat ham soQuyen Le
 
Huy nam hinh khong gin
Huy nam hinh khong ginHuy nam hinh khong gin
Huy nam hinh khong ginQuyen Le
 
Huy nam tich phan va ung dung
Huy nam tich phan va ung dungHuy nam tich phan va ung dung
Huy nam tich phan va ung dungQuyen Le
 
De cuong tot nghiep thpt tieng anh
De cuong tot nghiep thpt tieng anhDe cuong tot nghiep thpt tieng anh
De cuong tot nghiep thpt tieng anhQuyen Le
 
Tailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyTailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyQuyen Le
 
Cauhoionthitracnghiemsinh12
Cauhoionthitracnghiemsinh12Cauhoionthitracnghiemsinh12
Cauhoionthitracnghiemsinh12Quyen Le
 
On tap-luong-giac-bai4
On tap-luong-giac-bai4On tap-luong-giac-bai4
On tap-luong-giac-bai4Quyen Le
 
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hocQuyen Le
 
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hocQuyen Le
 
800 cau hoi trac nghiem mon hoa
800 cau hoi trac nghiem mon hoa800 cau hoi trac nghiem mon hoa
800 cau hoi trac nghiem mon hoaQuyen Le
 
Aminoaxitvadongphan 120918004230-phpapp02
Aminoaxitvadongphan 120918004230-phpapp02Aminoaxitvadongphan 120918004230-phpapp02
Aminoaxitvadongphan 120918004230-phpapp02Quyen Le
 
On tap-luong-giac-bai4
On tap-luong-giac-bai4On tap-luong-giac-bai4
On tap-luong-giac-bai4Quyen Le
 
Cacbohidrat 120918071806-phpapp01
Cacbohidrat 120918071806-phpapp01Cacbohidrat 120918071806-phpapp01
Cacbohidrat 120918071806-phpapp01Quyen Le
 
Www.mathvn.com 200 cau-khaosathamso2
Www.mathvn.com 200 cau-khaosathamso2Www.mathvn.com 200 cau-khaosathamso2
Www.mathvn.com 200 cau-khaosathamso2Quyen Le
 

Más de Quyen Le (20)

Tâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptTâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thpt
 
Hóa đại cương
Hóa đại cươngHóa đại cương
Hóa đại cương
 
Trung tâm dayhoc24
Trung tâm dayhoc24Trung tâm dayhoc24
Trung tâm dayhoc24
 
Kim loại + axit
Kim loại + axitKim loại + axit
Kim loại + axit
 
Huy nam hinh hoc phang
Huy nam hinh hoc phangHuy nam hinh hoc phang
Huy nam hinh hoc phang
 
Huy nam nhi thuc neton
Huy nam nhi thuc netonHuy nam nhi thuc neton
Huy nam nhi thuc neton
 
Huy nam khao sat ham so
Huy nam khao sat ham soHuy nam khao sat ham so
Huy nam khao sat ham so
 
Huy nam hinh khong gin
Huy nam hinh khong ginHuy nam hinh khong gin
Huy nam hinh khong gin
 
Huy nam tich phan va ung dung
Huy nam tich phan va ung dungHuy nam tich phan va ung dung
Huy nam tich phan va ung dung
 
De cuong tot nghiep thpt tieng anh
De cuong tot nghiep thpt tieng anhDe cuong tot nghiep thpt tieng anh
De cuong tot nghiep thpt tieng anh
 
Tailieuonthidaihocmondialy
TailieuonthidaihocmondialyTailieuonthidaihocmondialy
Tailieuonthidaihocmondialy
 
Cauhoionthitracnghiemsinh12
Cauhoionthitracnghiemsinh12Cauhoionthitracnghiemsinh12
Cauhoionthitracnghiemsinh12
 
On tap-luong-giac-bai4
On tap-luong-giac-bai4On tap-luong-giac-bai4
On tap-luong-giac-bai4
 
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
 
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
10 phuong-phap-giai-nhanh-bai-tap-trac-nghiem-hoa-hoc
 
800 cau hoi trac nghiem mon hoa
800 cau hoi trac nghiem mon hoa800 cau hoi trac nghiem mon hoa
800 cau hoi trac nghiem mon hoa
 
Aminoaxitvadongphan 120918004230-phpapp02
Aminoaxitvadongphan 120918004230-phpapp02Aminoaxitvadongphan 120918004230-phpapp02
Aminoaxitvadongphan 120918004230-phpapp02
 
On tap-luong-giac-bai4
On tap-luong-giac-bai4On tap-luong-giac-bai4
On tap-luong-giac-bai4
 
Cacbohidrat 120918071806-phpapp01
Cacbohidrat 120918071806-phpapp01Cacbohidrat 120918071806-phpapp01
Cacbohidrat 120918071806-phpapp01
 
Www.mathvn.com 200 cau-khaosathamso2
Www.mathvn.com 200 cau-khaosathamso2Www.mathvn.com 200 cau-khaosathamso2
Www.mathvn.com 200 cau-khaosathamso2
 

Cacbohiđrat

  • 1. CACBOHIĐRAT • Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m • Cacbohiđrat được phân thành ba nhóm chính sau đây: - Monosaccarit: là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được. Ví dụ: glucozơ, fructozơ (C6H12O6) - Đisaccarit: là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Ví dụ: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11) - Polisaccarit: là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n GLUCOZƠ I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146o C (dạng α) và 150o C (dạng β), dễ tan trong nước - Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, hoa, rễ…) đặc biệt là quả chín (còn gọi là đường nho) - Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %) II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng
  • 2. 1. Dạng mạch hở Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO 2. Dạng mạch vòng - Nhóm – OH ở C5 cộng vào nhóm C = O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β α – glucozơ (≈ 36 %) dạng mạch hở (0,003 %) β – glucozơ (≈ 64 %) - Nếu nhóm – OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α -, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β – - Nhóm – OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC Glucozơ có các tính chất của anđehit (do có nhóm chức anđehit – CHO) và ancol đa chức (do có 5 nhóm OH ở vị trí liền kề) 1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol) a) Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường: Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh lam 2C6H12O6 + Cu(OH) (C6H11O6)2Cu + 2H2O b) Phản ứng tạo este: C6H7O(OH)5 + 5(CH3CO)2O C6H7O(OOCCH3)5 + 5CH3COOH 2. Tính chất của anđehit a) Oxi hóa glucozơ: - Với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O (amoni gluconat) - Với dung dịch Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh)
  • 3. CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O + 2H2O (natri gluconat) (đỏ gạch) - Với dung dịch nước brom: CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr b) Khử glucozơ: CH2OH[CHOH]4CHO + H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH (sobitol) 3. Phản ứng lên men 4. Tính chất riêng của dạng mạch vòng - Riêng nhóm OH ở C1 (OH – hemiaxetal) của dạng vòng tác dụng với metanol có HCl xúc tác, tạo ra metyl glicozit. - Khi nhóm OH ở C1 đã chuyển thành nhóm OCH3, dạng vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa. IV – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG 1. Điều chế (trong công nghiệp) - Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim - Thủy phân xenlulozơ với xúc tác HCl đặc (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 2. Ứng dụng - Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng) - Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit độc) V – ĐỒNG PHÂN CỦA GLUCOZƠ : FRUCTOZƠ 1. Cấu tạo a) Dạng mạch hở: Fructozơ (C6H12O6) ở dạng mạch hở là một polihiđroxi xeton, có công thức cấu tạo thu gọn là: Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]3COCH2OH b) Dạng mạch vòng:
  • 4. - Tồn tại cả ở dạng mạch vòng 5 cạnh và 6 cạnh - Dạng mạch vòng 5 cạnh có 2 dạng là α – fructozơ và β – fructozơ + Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β vòng 5 cạnh + Ở trạng thái tinh thể, fructozơ ở dạng β, vòng 5 cạnh α – fructozơ β – fructozơ 2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên - Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt gấp rưỡi đường mía và gấp 2,5 lần glucozơ - Vị ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ (chiếm tới 40 %) 3. Tính chất hóa học - Fructozơ có tính chất của poliol và của OH – hemiaxetal tương tự glucozơ - Trong môi trường trung tính hoặc axit, fructozơ không thể hiện tính khử của anđehit, nhưng trong môi trường kiềm, fructozơ lại có tính chất này do có sự chuyển hóa giữa glucozơ và fructozơ qua trung gian là một enđiol. glucozơ enđiol fructozơ ( Chú ý: Fructozơ không phản ứng được với dung dịch nước brom và không có phản ứng lên men) SACCAROZƠ I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
  • 5. - Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở nhiệt độ 185o C - Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt… - Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát… II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ - Công thức phân tử: C12H22O11 - Trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2) - Công thức cấu tạo và cách đánh số của vòng: gốc α – glucozơ gốc β – fructozơ - Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm – CHO III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tính chất của ancol đa chức Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam 2C12H22O11 + Cu(OH)2 (C12H21O11)2Cu + 2H2O 2. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân) Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi: + Đun nóng với dung dịch axit + Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người IV - ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT ĐƯỜNG SACCAROZƠ 1. Ứng dụng Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát…Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc. 2. Sản xuất đường saccarozơ Các giai đoạn sản xuất saccarozơ từ mía: (1) Ép mía để lấy nước mía (12 – 15 % đường) (2) Đun nước mía với vôi sữa ở 60o C + Các axit béo và các protit có trong nước mía chuyển thành kết tủa và được lọc bỏ + Saccarozơ chuyển thành muối tan canxi saccarat C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O C12H22O11.CaO.2H2O (3) Sục CO2 vào dung dịch và lọc bỏ kết tủa CaCO3 thu được dung dịch saccarozơ có màu vàng C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O (4) Tẩy màu nước đường bằng khí SO2 (5) Cô đặc dung dịch nước đường (không màu và trong suốt) dưới áp suất thấp. Làm lạnh và dùng máy li tâm tách đường kết tinh. V – ĐỒNG PHÂN CỦA SACCAROZƠ : MANTOZƠ Mantozơ còn được gọi là đường mạch nha. Công thức phân tử C12H22O11
  • 6. 1. Cấu trúc - Ở trạng thái tinh thể, phân tử mantozơ gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau ở C1 của gốc α – glucozơ này với C4 của gốc α – glucozơ kia qua một nguyên tử oxi - Liên kết α – C1 – O – C4 được gọi là liên kết α – 1,4 – glicozit - Trong dung dịch, gốc glucozơ thứ 2 có thể mở vòng tạo ra nhóm – CHO Liên kết α – 1,4 – glicozit 2. Tính chất hóa học a) Tính chất của ancol đa chức: giống như saccarozơ b) Phản ứng của đisaccarit (thủy phân): Mantozơ bị thủy phân thành 2 phân tử glucozơ khi: - Đun nóng với dung dịch axit - Hoặc có xúc tác enzim mantaza Glucozơ c) Tính khử của anđehit: Mantozơ có 1 nhóm anđehit nên cho phản ứng tráng bạc, phản ứng khử Cu(OH)2 và phản ứng với dung dịch nước brom 3. Điều chế Thủy phân tinh bột nhờ xúc tác enzim amilaza (có trong mầm lúa) 2(C6H10O5)n + nH2O nC12H22O11 Tinh bột Mantozơ TINH BỘT I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội - Trong nước nóng từ 65o C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)
  • 7. - Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)… II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ 1. Cấu trúc Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột a) Phân tử amilozơ - Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh - Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ
  • 8. b) Phân tử amilopectin - Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết: + Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ) + Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh 2. Đặc điểm a) Phân tử khối của tinh bột không xác định do n biến thiên trong khoảng rộng b) Tinh bột thuộc loại polime nên không có hai tính chất sau: hòa tan Cu(OH)2 (dù có nhiều nhóm –OH liền kề) và tính khử của anđehit (dù tận cùng phân tử vẫn có nhóm OH –hemiaxetal). Các nhóm – OH trong tinh bột có khả năng tạo este như glucozơ. III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân) a) Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ: dung dịch thu được sau phản ứng có khả năng tráng bạc (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 b) Thủy phân nhờ enzim: - Quá trình làm bánh mì là quá trình đextrin hóa bằng men và bằng nhiệt. Cơm cháy là hiện tượng đextrin hóa bằng nhiệt - Ăn bánh mì, cơm cháy dễ tiêu và có vị hơi ngọt vì phân tử tinh bột đã được phân cắt nhỏ thành các đisaccarit và monosaccarit 2. Phản ứng màu với dung dịch iot (đặc trưng) - Hồ tinh bột + dung dịch I2 hợp chất màu xanh tím - Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện Giải thích: Mạch phân tử của amilozơ không phân nhánh và xoắn thành dạng hình trụ. Các phân tử iot đã len vào, nằm phía trong ống trụ và tạo thành hợp chất bọc có màu xanh tím. Liên kết giữa iot và amilozơ trong hợp chất bọc là liên kết yếu. Ngoài ra, amilopectin còn có khả năng hấp thụ iot trên bề mặt các mạch nhánh. Hợp chất bọc không bền ở nhiệt độ cao, khi đun nóng màu xanh tím bị mất và khi để nguội màu xanh tím xuất hiện trở lại. IV – SỰ CHUYỂN HÓA TINH BỘT TRONG CƠ THỂ (SGK hóa học nâng cao lớp 12 trang 43) V – SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT TRONG CÂY XANH (PHẢN ỨNG QUANG HỢP) XENLULOZƠ I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete - Xenlulozơ là thành phần chính tạo ra lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối - Xenlulozơ có nhiều trong trong cây bông (95 – 98 %), đay, gai, tre, nứa (50 – 80 %), gỗ (40 – 50 %) II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ
  • 9. 1. Cấu trúc - Công thức phân tử: (C6H10O5)n - Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β – glucozơ bởi các liên kết β – 1,4 – glicozit 2. Đặc điểm - Mạch phân tử không nhánh, không xoắn, có độ bền hóa học và cơ học cao - Có khối lượng phân tử rất lớn (khoảng 1.000.000 – 2.400.000) - Xenlulozơ thuộc loại polime nên không có hai tính chất sau: hòa tan Cu(OH)2 (dù có nhiều nhóm –OH liền kề) và tính khử của anđehit (dù tận cùng phân tử vẫn có nhóm OH –hemiaxetal). - Trong mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm – OH tự do, công thức của xenlulozơ có thể được viết là [C6H7O2(OH)3]n III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân) - Xảy ra khi đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 - Phản ứng cũng xảy ra nhờ enzim xenlulaza (trong dạ dày trâu, bò…). Cơ thể con người không đồng hóa được xenlulozơ 2. Phản ứng của ancol đa chức a) Với HNO3/H2SO4 đặc (phản ứng este hóa): [C6H7O2(OH)3]n + nHNO3 (đặc) [C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2O Xenlulozơ mononitrat [C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 (đặc) [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O Xenlulozơ đinitrat [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O Xenlulozơ trinitrat - Hỗn hợp xenlulozơ mononitrat, xenlulozơ đinitrat được gọi là coloxilin. Coloxilin dùng để chế tạo chất dẻo xenluloit dùng để làm bóng bàn, đồ chơi… - Hỗn hợp chứa chủ yếu xenlulozơ trinitrat được gọi là piroxilin (làm chất nổ), dùng để chế tạo thuốc súng không khói. Phản ứng nổ xảy ra như sau: 2[C6H7O2(ONO2)3]n 6nCO2 + 6nCO + 4nH2O + 3nN2 + 3nH2
  • 10. b) Với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc) [C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH Xenlulozơ triaxetat là một loại chất dẻo, dễ kéo thành tơ sợi c) Với CS2 và NaOH [C6H7O2(OH)3]n + nNaOH [C6H7O2(OH)2ONa]n + nH2O [C6H7O2(OH)2ONa]n + nCS2 [C6H7O2(OH)2OCS–SNa]n Xenlulozơ xantogenat Xenlulozơ xantogenat dùng để điều chế tơ visco d) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4] (OH)2 (nước Svayde) tạo chất lỏng nhớt dùng để tạo tơ đồng - amoniac. IV - ỨNG DỤNG Xenlulozơ có nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống như sản xuất giấy, tơ, sợi, ancol etylic… MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ CACBOHIĐRAT Bài 1: Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90 %, lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,40 gam. Vậy giá trị của a là: A. 20,0 gam B. 15,0 gam C. 30,0 gam D. 13,5 gam Bài 2: Lên men một tấn tinh bột chứa 5 % tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85 %. Nếu đem pha loãng ancol đó thành rượu 40o (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/cm3 ) thì thể tích dung dịch rượu thu được là: A. 1218,1 lít B. 1812,1 lít C. 1225,1 lít D. 1852,1 lít Bài 3: Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau: • Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam kết tủa • Phần 2: Thủy phân hoàn hoàn được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa hết với 40 gam Br2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 273,6 gam B. 102,6 gam C. 136,8 gam D. 205,2 gam Bài 4: Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03 % thể tích không khí. Cần bao nhiêu lít không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp tạo ra 50 gam tinh bột: A. 112554,3 lít B. 136628,7 lít C. 125541,3 lít D. 138266,7 lít Bài 5: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh như sau: 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2 (∆H = 2813 kJ). Nếu trong một phút, mỗi cm2 bề mặt trái đất nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời thì cần bao nhiêu thời gian để 10 lá xanh với diện tích mỗi lá là 10 cm2 tạo ra được 1,8 gam glucozơ. Biết năng lượng mặt trời chỉ sử dụng 10 % vào phản ứng tổng hợp glucozơ: A. 18 giờ B. 22 giờ 26 phút C. 26 giờ 18 phút D. 20 giờ Bài 6: Để sản xuất ra 1 tấn xenlulozơ trinitrat cần a kg xenlulozơ và b kg axit nitric. Biết sự hao hụt trong sản xuất là 12 %. Giá trị của a và b lần lượt là:
  • 11. A. 619,8 kg và 723 kg B. 719,8 kg và 823 kg C. 719,8 kg và 723 kg D. 619,8 kg và 823 kg Bài 7: Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6 gam axit axetic. Phần trăm theo khối lượng của xenlulozơ điaxetat trong hỗn hợp X là: A. 77,8 % B. 72,5 % C. 22,2 % D. 27,5 % 1.Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây? A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm nóng B. Dung dịch AgNO3 trong NH3 C. Dung dịch brom D. Cu(OH)2 2. Để nhận biết được tất cả các dung dịch của glucozơ, glixerol, fomanđehit,etanol cần dùng thuốc thử là A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm B. [Ag(NH3)2](OH) C. Na kim loại. D. Nước brom 3. Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt: saccarozơ, mantozơ, etanol, fomalin có thể dùng một hóa chất duy nhất là A. Cu(OH)2/ OH- B. AgNO3/ NH3 C. H2/ Ni D. Vôi sữa 4. Phản ứng chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng là phản ứng với: A. Cu(OH)2 B. [Ag(NH3)2](OH) C. H2/Ni (t0 ) D. CH3OH/HCl 5. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây? A. H2/Ni,t0 B. Cu(OH)2 C. AgNO3/ NH3 D. dung dịch brom 6. Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa gluczơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau? A. phản ứng với Cu(OH)2 B. phản ứng với [Ag(NH3)2](OH) C. phản ứng với H2/Ni, t0 D. phản ứng với Na 7. Saccarozơ có thể tác dụng được với các chất nào dưới đây? A. H2/Ni,t0 và Cu(OH)2 B. Cu(OH)2 và CH3COOH/H2SO4 đặc C. Cu(OH)2 và [Ag(NH3)2](OH) D. H2/Ni,t0 và CH3COOH/H2SO4 đặc 8. Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là: A. đều được lấy từ củ cải đường B. đều bị oxihoa bởi [Ag(NH3)2](OH) C.đếu có trong biệt dược”huyết thanh ngọt” D.đều hòa tan Cu(OH)2 ở t0 thường cho dd xanh lam 9. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở chỗ: A. phản ứng thủy phân B. độ tan trong nước C. thành phần phân tử D. cấu trúc mạch phân tử 10. Điểm giống nhau giữa phản ứng thủy phân tinh bột và thủy phân xenlulozơ là: A. sản phẩm cuối cùng thu được B. loại enzim làm xúc tác C. sản phẩm trung gian D. lượng nước tham gia quá trình thủy phân 11. Đun nóng xenlulozơ trong dung dich axit vô cơ loãng, thu được sản phẩm là: A. saccarozơ B. glucozơ C. Fructozơ D. mantozơ 12. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit loãng, đun nóng không tạo ra glucozơ.
  • 12. Chất đó là: A. saccarozơ B. xenlulozơ C. tinh bột D. protein 13. Chất không tham gia phản ứng thủy phân là: A.saccarozơ B. xenlulozơ C. Fructozơ D. tinh bột 14, Tinh bột, xenlulozơ, saccrozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng: A. hòa tan Cu(OH)2 B. thủy phân C. tráng gương D. trùng ngưng 15. Phát biểu không đúng là: A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2. B. Thủy phân (xúc tác H+ , t0 ) sacarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosacarit. C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+ , t0 ) có thể tham gia phản ứng tráng gương. D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. 16. Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là A. saccarozơ. B. mantozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ. 17. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucozơ? A. Tráng gương, tráng phích. B. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC. C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic. D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực. 18. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là: A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic B. fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic C. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic D. glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ ( Trích “ TSĐH A – 2009” ) 19. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. ( Trích “ TSĐH B – 2009” ) 20. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glucozơ tác dụng được với nước brom. B. Khi glucozơ ở dạng mạch vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH. C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau. ( Trích “ TSĐH B – 2009” ) 21. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là: A. 13,5. B. 30,0. C. 15,0. D. 20,0. ( Trích “ TSĐH A – 2009” ) 22. Từ 1 tấn nước mía chứa 12% saccarozơ có thể thu hồi được m (kg) saccarozơ , với hiệu suất thu hồi 80%. Giá trị của m là: A. 96. B.100. C. 120. D. 80.
  • 13. 23. Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là: A. 950,8. B. 949,2. C. 960,4. D. 952,6. 24. Nhà máy rượu bia Hà Nội sản xuất ancol etylic từ mùn cưa gỗ chứa 50% xenlulozơ. Muốn điều chế 1 tấn ancol etylic ( hiệu suất 70%) thì khối lượng ( kg) mùn cưa gỗ cần dùng là: A. 5430. B. 5432. C. 5031. D. 5060. 25. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit ntric 96% ( D= 1,52 g/ml) cần dùng là: A. 14,39 lit. B. 15,24 lít. C. 14,52 lít. D. 20,36 lít. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỰ GIẢI 2 (Dùng cho kiểm tra 90 phút): Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có A. nhóm chức axit. B. nhóm chức xeton. C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit. Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ. Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là A. glucozơ và mantozơ.B. fructozơ và glucozơ.C. fructozơ và mantozơ.D. saccarozơ và glucozơ. Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. CH3CHO. Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. B. phản ứng với dung dịch NaCl. C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. Câu 6: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO. C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2. Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng gương là A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. saccarozơ. Câu 8: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH. C. HCHO. D. HCOOH. Câu 9: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat. C. glucozơ, glixerol, axit axetic D. glucozơ, glixerol, natri axetat. Câu 10: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
  • 14. A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường D. kim loại Na. Câu 11: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam. Câu 12: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,4 B. 45. C. 11,25 D. 22,5 Câu 13: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam. Câu 14: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là (Cho Ag = 108) A. 0,20M B. 0,01M C. 0,02M D. 0,10M Câu 15: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam. Câu 16: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. mantozơ. Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, ancol etylic. C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic. Câu 18: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân. Câu 19: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là A. protit. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ. Câu 20: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 21: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 250 gam. B. 300 gam. C. 360 gam. D. 270 gam. Câu 22: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70. Câu 23: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 24: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là A. 4595 gam. B. 4468 gam. C. 4959 gam. D. 4995 gam. Câu 25: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là A. Cu(OH)2 B. dung dịch brom. C. [Ag(NH3)2] NO3 D. Na Câu 26: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
  • 15. A. 11,4 % B. 14,4 % C. 13,4 % D. 12,4 % Câu 27: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là A. 10000. B. 8000 C. 9000 D. 7000 Câu 28: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là A. 60g. B. 20g. C. 40g. D. 80g. Câu 29: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. 3. B. 5 C. 1 D. 4 Câu 30: Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là A. 18,4. B. 28,75g C. 36,8g D. 23g. Câu 31: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là A. 225 gam. B. 112,5 gam. C. 120 gam. D. 180 gam Câu 32: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 33: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được A. ancol etylic. B. glucozơ và fructozơ. C. glucozơ. D. fructozơ. Câu 34: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H8O2(OH)3]n C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H5O2(OH)3]n. Câu 35: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ Câu 36: Từ 1 kg gạo nếp ( có 80% tinh bột) khi lên men và chưng cất sẽ thu được V lít ancol etylic ( Rượu nếp) có nồng độ 450 . Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,807 g/ml. Giá trị của V là: A. 1,0. B. 2,4. C. 4,6 D. 2,0 Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng dự phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là: A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. mantozơ. Câu 38: Cho sơ đồ biến hóa: Gỗ (Xenlulozơ)  → %30 C6H12O6  → %80 C2H5OH  → %60 C4H6  → %40 Cao su buna. Khối lượng (tấn) gỗ cần dùng để sản xuất 1 tấn cao su là: A. 52,08. B. 54,20. C. 40,86. D. 42,35. Câu 39: Cho 13,68 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Số mol của saccarozơ và mantozơ trong hỗn hợp
  • 16. tương ứng là: A. 0,01 và 0,03. B. 0,03 và 0,01. C. 0,01 và 0,02. D. 0,02 và 0,03. Câu 40: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời: 6 CO2 + 6H2O + 673 Kcal  → ASMT C6H12O6 Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2 ) sản sinh được 18 gam glucozơ là: A. 2 giờ 14 phút 36 giây. B. 4 giờ 29 phút 12”. C. 2 giờ 30 phút15”. D. 5 giờ 00 phút00”. Câu 41: Thñy ph©n hoµn toµn 100ml dung dÞch ®êng mantoz¬ 2M th× thu ®îc dung dÞch X . Cho dung dÞch X t¸c dông víi dung dÞch AgNO3 / NH3 (d) th× ®îc m gam kÕt tña. Gi¸ trÞ cña m lµ A. 21,6 gam B. 43,2 gam C. 86,4 gam D. 32,4 gam Câu 42: Cho c¸c dung dÞch vµ c¸c chÊt láng riªng biÖt sau: glucoz¬ , tinh bét, glixezol, phenol, an®ehit axetic vµ benzen. Thuèc thö ®Ó nhËn biÕt c¸c dung dÞch trªn lµ A. Na, qu× tÝm, Cu(OH)2. B. Na, qu× tÝm, AgNO3/NH3. C. Na, qu× tÝm, nưíc brom. D. Cu(OH)2, dung dÞch I2, níc brom. Câu 43: Dïng hãa chÊt nµo sau ®©y cã thÓ ph©n biÖt ®îc c¸c dung dÞch Saccaroz¬ , mantoz¬, etannol, etanal? A. Cu(OH)2/OH- . B. AgNO3/NH3 C. níc brom. D. H2/Ni,t0 . Câu 44: Lªn men a gam glucoz¬ víi hiÖu suÊt 90% lîng CO2 sinh ra hÊp thô hÕt vµo dung dÞch níc v«i trong thu ®îc 10 gam kÕt tña, phÇn khèi lîng dung dÞch gi¶m 3,4 gam so víi ban ®Çu. TÝnh a? A. 13,5 gam. B. 20,0 gam. C. 15,0 gam. D. 25,0 gam. Câu 45: Khi s¶n xuÊt ancol etylic tõ m gam glucoz¬, khÝ sinh ra cho hÊp thô hÕt vµo dung dÞch chøa 0,3 mol Ca(OH)2 thu ®îc 20 gam kÕt tña. BiÕt hiÖu suÊt cña c¶ qu¸ tr×mh lµ 60%. Khèi lîng m gam glucoz¬ ®· dïng lµ: A. 30 gam B.30 gam hoÆc 60 gam. C. 60 gam hoÆc 120 gam. D. TÊt c¶ ®Òu sai. Câu 46: D·y gåm c¸c dung dÞch ®Òu t¸c dông víi Cu(OH)2 lµ: A. Glucoz¬, glixerin, mantoz¬, rîu etylic B. Glucoz¬, glixerin, an®ehit fomic, natri axetat. C. Glucoz¬, glixerin, mantoz¬, natri axetat. D. Glucoz¬, glixerin, mantoz¬, axit axetic. Câu 47: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic ( hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là A. 80%. B. 10%. C. 90%. D. 20%. ( Trích “ TSĐH A - 2010” ). Câu 48: Một phân tử saccaroz ơ có: A. một gốc β- glucozơ và một gốc β– fructozơ. B. một gốc β- glucozơ và một gốc α – fructozơ. C. hai gốc α - glucozơ D. một gốc α - glucozơ và một gốc β– fructozơ. ( Trích “ TSĐH A - 2010” ). Câu 49: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
  • 17. A. glixerol, axit axetic, glucozơ. B. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. Fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. ( Trích “ TSĐH B - 2010” ). Câu 50: Chất X có đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm – OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là: A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ. ( Trích “ TSĐH B - 2010” ). Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 1: 1C, 2A, 3A, 4D, 5D, 6C, 7B, 8D, 9D, 10A, 11B, 12D, 13C, 14B, 15B, 16B, 17B, 18A, 19D, 20B, 21C, 22A, 23B, 24C, 25A. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 2: 1C, 2B, 3B, 4A, 5C, 6B, 7C, 8B, 9C, 10C, 11A, 12D, 13D, 14A, 15A, 16B, 17B, 18D, 19A, 20C, 21D, 22A, 23A, 24C, 25B, 26B, 27A, 28D, 29A, 30C, 31D, 32C, 33B, 34A, 35C, 36A, 37D, 38A, 39B, 40A, 41C, 42D, 43A, 44C, 45B, 46D, 47C, 48D, 49A, 50B.