SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 16
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
2. TM & ĐT: Thương mại và Đầu tư
3. NSLĐ & LN: Năng suất lao động và Lợi nhuận
4. NXB: Nhà xuất bản
5. QTKDQT: Quản trị kinh doanh quốc tế
6. XD & XNK: Xây dựng và xuất nhập khẩu
7. LN: Lợi nhuận
8. NK: nhập khẩu
9. TSLN: Tỷ suất lợi nhuận
10. HQKD: Hiệu quả kinh doanh
11. VLĐ: Vốn lưu động
12. VCĐ: Vốn cố định
13. NNL: Nguồn nhân lực
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
2
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH
Trang
I. BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1:Bảng tổng kết báo cáo nhân sự công ty giai đoạn 2003 – 2007 .... 44
Bảng 2:Số lượng NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007........................... 49
Bảng 3:Bảng các chỉ tiêu LN, TSLN giai đoạn 2003 – 2007.................... 53
Bảng 4:Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn....................... 57
Bảng 5:Bảng các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động............................. 62
Bảng 6:Bảng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận NK trong thời gian tới..... 77
II. HÌNH
Hình 1: cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty TNHH
TM & ĐT Tuấn Linh............................................................................. 45
Hình 2: Số lượng NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007.......................... 50
Hình 3: Giá trị NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007.............................. 50
Hình 4: Tăng trưởng LN qua các năm 2003 – 2007................................ 54
Hình 5: TSLN theo DT, CF qua các năm 2003 – 2007............................ 55
Hình 6: Hiệu quả sử dụng VLĐNK qua các năm 2003 – 2007 ............... 58
Hình 7: Số vòng quay VLĐ qua các năm 2003 – 2007............................ 59
Hình 8: Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động......................................... 60
Hình 9: Thời hạn thu hồi vốn................................................................ 61
Hình 10: Hệ số đảm nhiệm vốn............................................................. 62
Hình 11: NSLĐ & LN bình quân........................................................... 63
Hình 12: Mô hình phân phối sản phẩm hiện tại của công ty.................. 81
Hình 13: Mô hình phân phối sản phẩm đề xuất với công ty..................... 83
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, kinh doanh quốc tế ngày
càng được mở rộng và giữ vai trò quan trọng. Vai trò đó ngày càng được khẳng
định khi nhờ nó mà nhiều doanh nghiệp, nhiều nghành, nhiều nền kinh tế quốc gia
có cơ hội phát triển.Trong nền kinh tế thị trường, việc mở rộng giao thương với các
đối tác nước ngoài là việc tất yếu khách quan. Khi Việt Nam đã trở thành thành
viên chính thức của WTO, điều đó càng trở nên quan trọng.
Nắm bắt xu thế đó, ngày càng có nhiều công ty thương mại hoạt động
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đồng thời thu lợi nhuận. Trong
môi trường cạnh tranh ngày càng ác liệt như hiện nay, để có thể tồn tại, có cơ hội
mở rộng kinh doanh và phát triển, đòi hỏi các công ty kinh doanh quốc tế phải hết
sức chú trọng tới mọi khâu trong chuỗi hoạt động nhằm nâng cao sức mạnh cạnh
tranh. Bắt đầu từ việc tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu để sản
xuất, tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa, việc marketing sản phẩm, marketing
doanh nghiệp cho tới việc phân phối tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Tất cả các khâu
đều đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh.
Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh là một doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế chuyên nhập khẩu tấm nhôm vật liệu và phân phối trên thị trường Hà Nội
cũng như một số thị trường tại các tỉnh khác. Mặc dù đây là sản phẩm khá mới
mẻ, công ty lại được coi là đi đầu trong cung ứng sản phẩm cho thị trường, nhưng
cho tới nay, trong hoạt động nhập khẩu công ty Tuấn Linh còn tồn tại nhiều hạn
chế và chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chưa đúng với tiềm năng và vị thế của công
ty. Xuất phát từ lý do trên, em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &
ĐT Tuấn Linh” nhằm đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động
nhập khẩu, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
4
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động
cũng như thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty trong
thời gian qua, đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động nhập khẩu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
toàn công ty nói chung.
Để đạt được mục đíchnghiên cứu trên, nhiệm vụ vủa chuyên đề là:
- Hệ thống hóa lý luận về nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
cũng như sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu và thực trạng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu của công ty trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu của công ty trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là vấn đề hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh.
Phạm vi nghiên cứu chính là hoạt động nhập khẩu sản phẩm tấm nhôm vật
liệu của công ty 5 năm gần đây, giai đoạn 2003 – 2007.
Về kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia
làm 3 chương:
- Chương I: Lý luận chung về nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp.
- Chương II: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh trong những
năm qua.
- Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh.
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
5
Cuối cùng, em xin được gửi lời cám ơn tới ban giám đốc, phòng kinh
doanh, phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh đã chỉ bảo,
giúp đỡ em trong thời gian thực tập.Do điều kiện thời gian hạn hẹp, kiến thức còn
nhiều hạn chế nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Nhưng em hy vọng rằng nó
có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng như hiệu
quả kinh doanh nói chung của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh, để công ty
có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà - người đã
tận tình hướng dẫn để em hoàn thành được đề tài này.
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
6
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU, HIỆU
QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU
1. Khái niệm nhập khẩu
Trong thời gian gần đây, khi vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc
tế ngày càng được khẳng định thì cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt
động ngoại thương. Xuất nhập khẩu hàng hóa trở thành một mảng quan trọng
trong hoạt động nói chung của cả nền kinh tế. Hai hoạt động chủ yếu là xuất khẩu
hàng hóa ra thị trường nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về tiêu
thụ tại thị trường trong nước trở thành các hoạt động khá phổ biến. Cùng với xuất
khẩu, hoạt động nhập khẩu là các yếu tố cấu thành chính cho hoạt động ngoại
thương. Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế, vượt ra khỏi phạm vi
biên giới quốc gia. Có thể nói, nhập khẩu chính là việc các công ty trong nước
mua hàng hóa của các nhà sản xuất, phân phối nước ngoài về tiêu thụ tại thị
trường nội địa nước mình, nhằm phục vụ những nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng
hoặc tái sản xuất mà nền sản xuất trong nước không đáp ứng được hoặc đáp ứng
chưa tốt nhu cầu đó. Trên cơ sở đó, tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Hoạt động nhập
khẩu thể hiện mối liên hệ phụ thuộc, sự ràng buộc của nền kinh tế một nước với
nền kinh tế thế giới.
Như vậy, có thể nói rằng nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ từ
các nhà sản xuất, cung ứng nước ngoài về phục vụ các nhu cầu trong nước. Điều
này góp phần làm cho chủng loại hàng hóa trên thị trường nội địa trở nên phong
phú và đa dạng, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn nhiều loại hàng hóa hơn cho
nhu cầu của mình.
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
7
2. Đặc điểm cơ bản và vai trò của hoạt động nhập khẩu
2.1 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế, nó mang những đặc trưng
rất riêng so với kinh doanh nội địa. Những đặc điểm riêng này có tác động và ảnh
hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Các đặc
điểm có thể kể đến như:
Về thị trường, các nhà nhập khẩu hoàn toàn có thể lựa chọn được cho mình
nhà cung cấp nước ngoài một cách hợp lý nhất. Bất cứ quốc gia nào có thể cung
cấp sản phẩm, hàng hóa đều có thể trở thành thị trường cho các nhà nhập khẩu
hàng hóa. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối khác
nhau, họ hoàn toàn có thể sản xuất những hàng hóa họ có lợi thế nhất, từ đó cung
cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhất. Các nhà nhập
khẩu có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường nhập khẩu cho mình. Trong một thị
trường rộng lớn, phong phú và đa dạng như vậy, để chọn được thị trường hiệu
quả và hợp lý, các nhà nhập khẩu phải phân tích, so sánh để có được lựa chọn
đúng đắn nhất. Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận luôn được chú
trọng. Để đạt được mục tiêu đó, các nhà nhập khẩu cần cân nhắc tới những lợi ích
đạt được cũng như các chi phí bỏ ra khi kinh doanh trên một thị trường nhất định.
Các yếu tố liên quan thị trường thường được các nhà nhập khẩu xem xét bao
gồm: hàng hóa thị trường cung ứng, chất lượng hàng hóa đó, nhu cầu thị trường
với hàng hóa đó, chi phí vận chuyển, các quy định pháp luật…
Về cách thức thanh toán, nhập khẩu cũng như hoạt động ngoại thương, có
rất nhiều phương thức thanh toán như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ…
với nhiều công cụ thanh toán như: tiền mặt, séc, hối phiếu, kỳ phiếu… Trong
thanh toán nhập khẩu, các bên thường quy định điều khoản thanh toán rất cụ thể,
tỷ mỉ. Các loại ngoại tệ mạnh thường được sử dụng, điều đó cũng đồng nghĩa với
việc nhà nhập khẩu phải chịu rủi ro rất lớn khi tỷ giá hối đoái biến động lớn. Để
đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình không bị ảnh hưởng, đạt kết quả cao, yêu
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
8
cầu đối với các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phải rất chú ý tới điều khoản
thanh toán. Các yếu tố như: hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đồng tiền
sử dụng để thanh toán, tỷ giá hối đoái… là các yếu tố buộc các doanh nghiệp phải
rất chú trọng.
Về hệ thống pháp lý, hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiều hệ
thống pháp luật khác nhau. Do chủ thể của hoạt động nhập khẩu đến từ các quốc
gia khác nhau, nên hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của luật nước người
mua, luật nước người bán, luật quốc tế, các tập quán thương mại… Các nguồn
luật này nhiều khi có sụ xung đột, mâu thuẫn nhau. Điều này thường mang lại
nhiều rủi ro cho các bên. Yêu cầu đặt ra là mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt động
nhập khẩu phải lưu ý và nắm rõ điều này để lựa chọn được nguồn luật điều chỉnh
hợp đồng, tránh được các phát sinh không cần thiết.
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mà hoạt
động nhập khẩu mang những đặc điểm riêng nêu trên. Những đặc điểm này một
mặt mang lại cho các bên tham gia hoạt động nhập khẩu cả những cơ hội lớn
cũng như các rủi ro đáng kể.
2.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu
Trước hết, nhập khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính phủ các quốc
gia có thể kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách nhập
khẩu. Đối với các nghành cần khuyến khích phát triển, chính phủ có thể áp dụng
các biện pháp, chính sách nhập khẩu nhiều ưu đãi với những mặt hàng phục vụ
nghành đó. Đồng thời với những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm
nghành đó sản xuất ra, chính phủ có thể áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu,
các biện pháp bảo hộ. Mặt khác, với những quốc gia đang hoặc kém phát triển, họ
ít có điều kiện nghiên cứu phát triển và triển khai công nghệ mới, hiện đại. Thông
qua hoạt động nhập khẩu, họ có thể có được những công nghệ mới, hiện đại, phục
vụ nền sản xuất trong nước, làm gia tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
9
cho nền kinh tế quốc gia đó. Đồng thời cũng có thể đáp ứng được nhu cầu cho thị
trường trong nước, qua đó làm giảm sự lệ thuộc vào các nước khác.
Thứ hai, nhập khẩu góp phần làm nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định,
cân đối. Mỗi quốc gia, dù giàu có và phát triển đến đâu cũng không thể tự sản
xuất và đáp ứng tất cả các nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú của
mình. Như đã nói, mỗi đất nước có một lợi thế so sánh riêng. Để đạt hiệu quả cao
nhất, họ chỉ tập trung vào sản xuất những mặt hàng họ có lợi thế đó, mang những
sản phẩm đó đi trao đổi để đáp ứng các nhu cầu khác nữa. Hoạt động nhập khẩu
là một mặt của sự trao đổi đó. Nó giúp cho các nền kinh tế có được sự cân đối
giữa các chủng loại sản phẩm họ có thể sản xuất và không thể sản xuất nhằm đáp
ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhập khẩu giúp bổ sung một cách hợp
lý những thiếu hụt của nền kinh tế quốc gia. Với vai trò này, nhập khẩu thực sự
trở thành một hoạt động không thể thiếu với nền kinh tế các quốc gia. Nó đảm
bảo cho các quốc gia có thể phát triển một cách cân đối, ổn định, vững bền.
Thứ ba, nhập khẩu giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người
dân. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, nhu cầu người tiêu dùng
ngày càng lớn, đa dạng và phong phú. Những sản phẩm sản xuất trong nước
nhiều khi không thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhập khẩu giúp
bổ sung đáp ứng các nhu cầu cao đó. Mặt khác, nhập khẩu làm cho chủng loại
hàng hóa trở nên phong phú, đa dạng hơn. Cùng một chi phí, để đáp ứng cùng
một nhu cầu, người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hóa có xuất sứ từ nhiều quốc
gia khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu còn đảm bảo cung cấp các yếu
tố đầu vào cho hoạt động sản xuất khi nguồn nguyên vật liệu trong nước khan
hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu. Trên cơ sở đó, nhiều hoạt động sản xuất được
duy trì và mở rộng, tạo điều kiện tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho nền kinh
tế nói chung.
Thứ tư, nhờ nhập khẩu, chất lượng sản xuất nền kinh tế quốc gia được cải
thiện. Khi các sản phẩm nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ trên thị trường nội địa,
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
10
các sản phẩm sản xuất trong nước có thể vì thế mà mất thị trường. Để cạnh tranh,
yêu cầu đặt ra với các nhà sản xuất trong nước là phải tìm cách để nâng cao chất
lượng sản phẩm, cắt giảm chi phí. Chính áp lực cạnh tranh với hàng hóa nhập
khẩu đã buộc các công ty nội địa cải tiến quy trình, công nghệ, cung cách làm
việc của mình để sản xuất được những sản phẩm có thể cạnh tranh. Điều này góp
phần làm thay đổi năng lực sản xuất của các công ty, của một nghành, từ đó làm
thay đổinăng lực sản xuất của cả nền kinh tế.
Thứ năm, nhập khẩu có tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động nhập khẩu một mặt đảm bảo các yếu tố đầu vào sản xuất cho một số
nghành, một mặt làm thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất. Điều đó cho phép
chúng ta sản xuất ra được những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kỹ
thuật của họ, là bước khởi đầu cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường
nước ngoài. Ngoài ra, trong nhiều chương trình hợp tác giữa các chính phủ, các tổ
chức nhà nước, khi chúng ta chấp nhận nhập khẩu hàng hóa của họ, họ cũng sẽ
chấp nhận nhập khẩu hàng hóa khác của ta. Khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng đã
góp phần thúc đẩy và tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu.
3. Các hình thức nhập khẩu
Trong ngoại thương, các phương thức giao dịch mua bán hàng hóa khá
phong phú và đa dạng. Cùng với đó, hoạt động nhập khẩu cũng có khá nhiều hình
thức. Khi tham gia kinh doanh nhập khẩu, tùy thuộc vào năng lực tài chính của
doanh nghiệp, vào chủng loại và đặc tính hàng hóa, vào quan hệ giữa các bên mà
nhà nhập khẩu có thể lựa chọn cho mình các hình thức nhập khẩu phù hợp và đạt
hiệu quả. Hiện nay, các hình thức nhập khẩu có thể kể đến bao gồm: nhập khẩu
trực tiếp, nhập khẩu ủy thác,nhập khẩu hàng đổi hàng, nhập khẩu gia công, nhập
khẩu liên doanh.
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà hai bên mua và bán trực
tiếp giao dịch với nhau, hàng hóa được nhà nhập khẩu mua trực tiếp từ nhà sản
xuất, cung ứng nước ngoài mà không qua trung gian. Theo đó, bên xuất khẩu trực
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
11
tiếp giao hàng cho bên nhập khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ tự bỏ vốn để kinh doanh
nhập khẩu, tự thực hiện các công việc như tìm đối tác, đàm phán, ký kết hợp
đồng, tự tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu, tự chịu chi phí cho giao dịch,
nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho… Theo hình thức này, các doanh
nghiệp nhập khẩu phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình. Nhập khẩu
trực tiếp chứa đựng độ rủi ro cao hơn các hình thức nhập khẩu khác nhưng mang
lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà nhập khẩu.
Nhập khẩu ủy thác hay còn gọi là nhập khẩu qua trung gian, là hình thức
nhập khẩu qua trung gian thương mại. Theo hình thức này, bên nhập khẩu sẽ ủy
thác cho một trung gian thương mại, trung gian này sẽ liên hệ với nhà xuất khẩu,
thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa thông thường để nhập hàng về theo
hợp đồng ủy thác với nhà nhập khẩu thực sự. Khi hoàn thành hợp đồng, nhà nhập
khẩu sẽ phải trả cho trung gian một khoản tiền gọi là phí ủy thác. Doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu nhận ủy thác sẽ không phải bỏ vốn, không phải xin hạn
nghạch, không cần quan tâm tới thị trường tiêu thụ hàng hóa nhập về đó mà chỉ
hoạt động theo ý nghĩa đại diện cho bên đã ủy thác cho mình tiến hành các giao
dịch với nhà xuất khẩu như: đàm phán, ký hợp đồng, thông quan hàng nhập, giải
quyết khiếu nại, đòi bồi thường khi có tổn thất… Doanh nghiệp kinh doanh nhập
khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận không cao. Doanh
thu chủ yếu là phí ủy thác nhận được từ nhà nhập khẩu chính thức.
Nhập khẩu hàng đổi hàng là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu.
Thanh toán cho hoạt động này không dùng tiền mà dùng hàng hóa. Hình thức
nhập khẩu này thực chất là sự thực hiện hai nghiệp vụ khác nhau: xuất và nhập
khẩu. Theo hình thức này, khi doanh nghiệp nhập khẩu một lượng hàng hóa của
đối tác nước ngoài, đi kèm với việc xuất khấu cho họ một lượng hàng hóa khác
tương ứng với giá trị, tính chất lô hàng đã nhập. Theo hình thức này, các bên
tham gia hợp đồng vừa là người nhập khẩu, vừa là người xuất khẩu. Họ có thể tìm
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
12
kiếm được lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng nhập khẩu, đồng thời lại tiêu thụ
được hàng hóa khác của mình.
Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu mà bên nhập khẩu cũng là bên
nhận gia công thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu hay bán thành phẩm từ bên
đặt gia công để tiến hành gia công hàng hóa theo hợp đồng gia công.
Nhập khẩu liên doanh là hình thức nhập khẩu trên cơ sở một liên kết kinh
tế. Liên kết này được hình thành một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp,
trong đó có ít nhất một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp. Liên kết
kinh tế này cùng phối hợp các kỹ năng để giao dịch, đưa ra biện pháp, chính sách,
đường lối để hoạt động nhập khẩu có lợi nhất cho tất cả các bên tham gia liên kết.
Hình thức này chứa đựng ít rủi ro hơn so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, vì có
sự chia sẻ nghĩa vụ cho các bên tham gia liên kết, nhưng đồng thời mức lợi nhuận
cũng thấp hơn do có sự chia sẻ lợi ích.
II. HQKD NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm HQKD, HQKD nhập khẩu của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm hiệu quả kinhdoanhcủa doanhnghiệp
Tham gia vào hoạt động kinh tế, nói chung bất cứ đơn vị nào cũng hướng
tới mục tiêu lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng các doanh
nghiệp theo đuổi. Với một đồng vốn bỏ vào kinh doanh, ai cũng muốn nó mang
lại nhiều đồng lợi nhuận nhất. Muốn đạt được điều đó, các doanh nghiệp không
ngừng đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thay đổi quy trình, công nghệ, cải tiến
sản phẩm, cắt giảm chi phí sản xuất, cũng như các chi phí liên quan… Tất cả
những điều đó, nói một cách khác là sự sắp xếp, hợp lý hóa quá trình sản xuất
kinh doanh. “Hiệu quả kinh doanh” là một thuật ngữ để đánh giá, xem xét mứ độ
hợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới nhiều góc độ khác nhau, có rất nhiều quan điểm, ý kiến về thuật ngữ
“hiệu quả kinh doanh” này. Có thể kể đến một số quan điểm sau đây:
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
13
Quan điểm thứ nhất cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được
trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”1. Quan điểm đã thể
hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Theo quan điểm
này, hiệu quả kinh doanh là như nhau nếu các hoạt động kinh doanh cùng mang
lại một mức doanh thu. Có thể thấy, trên thực tế để mang lại cùng một mức doanh
thu nhưng doanh nghiệp phải có sự đầu tư khác nhau cho các hoạt động khác
nhau. Mức đầu tư đó chính là chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh
thu. Chưa phản ánh được điều này chính là hạn chế của quan điểm trên về hiệu
quả kinh doanh.
Quan điểm thứ hai cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”2. So với quan điểm
thứ nhất, quan điểm này đã thể hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí.
Nó phản ánh được trình độ sử dụng đồng vốn tăng thêm của doanh nghiệp, trên
cơ sở đó giúp doanh nghiệp ra quyết định có nên đầu tư mở rộng hoạt động đó
hay không. Mặc dù vậy, quan điểm này vẫn còn hạn chế nhất định, đó là việc nó
mới chỉ phản ánh mối liên hệ giữa chi phí và doanh thu bổ sung mà chưa phản
ánh được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí ban đầu. Mà trên thực tế, ban đầu
doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư tới một ngưỡng nhất định mới có thể có doanh
thu bước đầu. Với những đầu tư ban đầu, quan điểm về hiệu quả kinh doanh ở
trên chưa phản ánh được trình sử dụng chúng.
Quan điểm thứ ba cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó”3. Quan điểm này đã
phản ánh được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Theo
quan điểm này, hiệu quả kinh doanh chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động đó.
1 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2,
trang 318.
2 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2,
trang 318
3 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2,
trang 318
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
14
So với hai quan điểm trên, quan điểm này đã phản ánh được mối quan hệ bản chất
của hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này cho thấy, với những hoạt động khác
nhau, với cùng một lượng vốn bỏ ra mà thu về cùng một lượng giá trị thì các hoạt
động kinh doanh đó đã có hiệu quả như nhau. Nhưng trên thực tế, điều này là
không chính xác. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh này chưa thể hiện được vai
trò của các yếu tố khác như thời gian thu được kết quả, quy mô hoạt động… Đây
cũng chính là hạn chế của quan điểm này.
Quan điểm thứ tư cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản
ánh mối liên hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí bỏ ra
để đạt kết quả đó, đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất”4.
Về cơ bản, quan điểm này đã phản ánh được mối liên hệ bản chất về hiệu quả
kinh doanh giữa doanh thu và chi phí cũng như sự vận động của hai yếu tố này,
đồng thời còn phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Tuy vậy, hạn chế của nó là chưa thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội.
Với bốn quan điểm trên về hiệu quả kinh doanh, chúng ta vẫn chưa tìm
được đáp án chung và chính xác nhất để nói về hiệu quả kinh doanh. Một cách
tổng quát, có thể nói rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của
doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí
thấp nhất”5. Nó là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Quan điểm này đã phản ánh được mối liên hệ bản chất
giữa việc sử dụng các nguồn lực và kết quả do nó mang lại, đồng thời cũng thể
hiện được trình độ sử dụng các nguồn lực cũng như phản ánh được mối liên hệ
giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội. Trên góc
4 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2,
trang 319
5 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2,
trang 319
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
15
độ nền kinh tế quốc gia, hiệu quả kinh doanh phải phản ánh mức độ thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao của người dân và toàn xã hội về cả chất lượng lẫn số lượng.
Hiệu quả được xem xét trên cơ sở lợi ích toàn xã hội, làm sao để đạt được mức
phát triển lớn nhất với nguồn lực xã hội thấp nhất.
1.2 Khái niệm hiệu quả kinhdoanhnhập khẩu của doanh nghiệp
Về cơ bản, dưới góc độ kinh tế đơn thuần hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung. Có thể nói rằng hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu của doanh nghiệp chính là trình độ sử dụng các nguồn lực để nhập
khẩu và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội ở mức cao nhất với chi phí nhất định trong quá trình nhập khẩu. Như đã
nói ở trên, hoạt động nhập khẩu thường sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vật tư,
thiết bị hay hàng hóa, góp phần cân đối nền kinh tế. Với đặc điểm này,hiệu quả
hoạt động nhập khẩu đã phản ánh cả hiệu quả kinh tế xã hội. Hoạt động nhập
khẩu lúc này đã tạo động lực phat triển kinh tế xã hội.
Với doanh nghiệp, hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả khi kết quả thu về là
lớn nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Đồng thời, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
còn thể hiện trình độ cũng như khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ
cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu đó.
Trên giác độ toàn xã hội, hoạt động nhập khẩu chỉ đạt được hiệu quả khi
kết quả thu về từ việc nhập khẩu hàng hóa của nhà cung cấp nước ngoài cao hơn
kết quả thu được nếu tiến hành sản xuất hàng hóa đó trong nước. nói cách khác,
hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả khi nó góp phần nâng cao hiệu quả xã hội, làm
tăng chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm.
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một phạm trù phức tạp, nó chịu tác dụng
của nhiều yếu tố và bao hàm nhiều nội dung hơn. Hoạt động nhập khẩu có hiệu
quả phải đồng thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động và đảm
bảo mang lại những lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội.
Khóa luận Tốt Nghiệp
Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B
16
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 53157
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Man_Ebook
 

La actualidad más candente (20)

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
 
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
 
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
Quy trình xuất khẩu hàng hóaQuy trình xuất khẩu hàng hóa
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
 
Đề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Trans
Đề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH TransĐề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Trans
Đề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Trans
 
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineBáo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 

Similar a Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Nguyễn Công Huy
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
Luanvan84
 

Similar a Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh (20)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAYĐề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tưĐề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty thương mại và đầu...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty thương mại và đầu...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty thương mại và đầu...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty thương mại và đầu...
 
QT162.doc
QT162.docQT162.doc
QT162.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
 
MAR38.doc
MAR38.docMAR38.doc
MAR38.doc
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
 
Đề tài: Tăng cường hoạt động Marketing Mix tại Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng V...
Đề tài: Tăng cường hoạt động Marketing Mix tại Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng V...Đề tài: Tăng cường hoạt động Marketing Mix tại Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng V...
Đề tài: Tăng cường hoạt động Marketing Mix tại Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng V...
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...
Giáo trình kinh doanh quốc tế   việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...Giáo trình kinh doanh quốc tế   việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...
Giáo trình kinh doanh quốc tế việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 

Más de Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Más de Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh

  • 1. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 2. TM & ĐT: Thương mại và Đầu tư 3. NSLĐ & LN: Năng suất lao động và Lợi nhuận 4. NXB: Nhà xuất bản 5. QTKDQT: Quản trị kinh doanh quốc tế 6. XD & XNK: Xây dựng và xuất nhập khẩu 7. LN: Lợi nhuận 8. NK: nhập khẩu 9. TSLN: Tỷ suất lợi nhuận 10. HQKD: Hiệu quả kinh doanh 11. VLĐ: Vốn lưu động 12. VCĐ: Vốn cố định 13. NNL: Nguồn nhân lực
  • 2. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 2 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH Trang I. BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1:Bảng tổng kết báo cáo nhân sự công ty giai đoạn 2003 – 2007 .... 44 Bảng 2:Số lượng NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007........................... 49 Bảng 3:Bảng các chỉ tiêu LN, TSLN giai đoạn 2003 – 2007.................... 53 Bảng 4:Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn....................... 57 Bảng 5:Bảng các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động............................. 62 Bảng 6:Bảng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận NK trong thời gian tới..... 77 II. HÌNH Hình 1: cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh............................................................................. 45 Hình 2: Số lượng NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007.......................... 50 Hình 3: Giá trị NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007.............................. 50 Hình 4: Tăng trưởng LN qua các năm 2003 – 2007................................ 54 Hình 5: TSLN theo DT, CF qua các năm 2003 – 2007............................ 55 Hình 6: Hiệu quả sử dụng VLĐNK qua các năm 2003 – 2007 ............... 58 Hình 7: Số vòng quay VLĐ qua các năm 2003 – 2007............................ 59 Hình 8: Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động......................................... 60 Hình 9: Thời hạn thu hồi vốn................................................................ 61 Hình 10: Hệ số đảm nhiệm vốn............................................................. 62 Hình 11: NSLĐ & LN bình quân........................................................... 63 Hình 12: Mô hình phân phối sản phẩm hiện tại của công ty.................. 81 Hình 13: Mô hình phân phối sản phẩm đề xuất với công ty..................... 83
  • 3. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và giữ vai trò quan trọng. Vai trò đó ngày càng được khẳng định khi nhờ nó mà nhiều doanh nghiệp, nhiều nghành, nhiều nền kinh tế quốc gia có cơ hội phát triển.Trong nền kinh tế thị trường, việc mở rộng giao thương với các đối tác nước ngoài là việc tất yếu khách quan. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, điều đó càng trở nên quan trọng. Nắm bắt xu thế đó, ngày càng có nhiều công ty thương mại hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đồng thời thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng ác liệt như hiện nay, để có thể tồn tại, có cơ hội mở rộng kinh doanh và phát triển, đòi hỏi các công ty kinh doanh quốc tế phải hết sức chú trọng tới mọi khâu trong chuỗi hoạt động nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Bắt đầu từ việc tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu để sản xuất, tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa, việc marketing sản phẩm, marketing doanh nghiệp cho tới việc phân phối tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Tất cả các khâu đều đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh. Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh là một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chuyên nhập khẩu tấm nhôm vật liệu và phân phối trên thị trường Hà Nội cũng như một số thị trường tại các tỉnh khác. Mặc dù đây là sản phẩm khá mới mẻ, công ty lại được coi là đi đầu trong cung ứng sản phẩm cho thị trường, nhưng cho tới nay, trong hoạt động nhập khẩu công ty Tuấn Linh còn tồn tại nhiều hạn chế và chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chưa đúng với tiềm năng và vị thế của công ty. Xuất phát từ lý do trên, em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh” nhằm đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
  • 4. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 4 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động cũng như thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian qua, đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty nói chung. Để đạt được mục đíchnghiên cứu trên, nhiệm vụ vủa chuyên đề là: - Hệ thống hóa lý luận về nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng như sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và thực trạng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là vấn đề hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh. Phạm vi nghiên cứu chính là hoạt động nhập khẩu sản phẩm tấm nhôm vật liệu của công ty 5 năm gần đây, giai đoạn 2003 – 2007. Về kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương: - Chương I: Lý luận chung về nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. - Chương II: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh trong những năm qua. - Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh.
  • 5. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 5 Cuối cùng, em xin được gửi lời cám ơn tới ban giám đốc, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực tập.Do điều kiện thời gian hạn hẹp, kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Nhưng em hy vọng rằng nó có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh, để công ty có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Em cũng xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà - người đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành được đề tài này.
  • 6. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 6 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU, HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU 1. Khái niệm nhập khẩu Trong thời gian gần đây, khi vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế ngày càng được khẳng định thì cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương. Xuất nhập khẩu hàng hóa trở thành một mảng quan trọng trong hoạt động nói chung của cả nền kinh tế. Hai hoạt động chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về tiêu thụ tại thị trường trong nước trở thành các hoạt động khá phổ biến. Cùng với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu là các yếu tố cấu thành chính cho hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế, vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Có thể nói, nhập khẩu chính là việc các công ty trong nước mua hàng hóa của các nhà sản xuất, phân phối nước ngoài về tiêu thụ tại thị trường nội địa nước mình, nhằm phục vụ những nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng hoặc tái sản xuất mà nền sản xuất trong nước không đáp ứng được hoặc đáp ứng chưa tốt nhu cầu đó. Trên cơ sở đó, tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Hoạt động nhập khẩu thể hiện mối liên hệ phụ thuộc, sự ràng buộc của nền kinh tế một nước với nền kinh tế thế giới. Như vậy, có thể nói rằng nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ từ các nhà sản xuất, cung ứng nước ngoài về phục vụ các nhu cầu trong nước. Điều này góp phần làm cho chủng loại hàng hóa trên thị trường nội địa trở nên phong phú và đa dạng, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn nhiều loại hàng hóa hơn cho nhu cầu của mình.
  • 7. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 7 2. Đặc điểm cơ bản và vai trò của hoạt động nhập khẩu 2.1 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế, nó mang những đặc trưng rất riêng so với kinh doanh nội địa. Những đặc điểm riêng này có tác động và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Các đặc điểm có thể kể đến như: Về thị trường, các nhà nhập khẩu hoàn toàn có thể lựa chọn được cho mình nhà cung cấp nước ngoài một cách hợp lý nhất. Bất cứ quốc gia nào có thể cung cấp sản phẩm, hàng hóa đều có thể trở thành thị trường cho các nhà nhập khẩu hàng hóa. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối khác nhau, họ hoàn toàn có thể sản xuất những hàng hóa họ có lợi thế nhất, từ đó cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhất. Các nhà nhập khẩu có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường nhập khẩu cho mình. Trong một thị trường rộng lớn, phong phú và đa dạng như vậy, để chọn được thị trường hiệu quả và hợp lý, các nhà nhập khẩu phải phân tích, so sánh để có được lựa chọn đúng đắn nhất. Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận luôn được chú trọng. Để đạt được mục tiêu đó, các nhà nhập khẩu cần cân nhắc tới những lợi ích đạt được cũng như các chi phí bỏ ra khi kinh doanh trên một thị trường nhất định. Các yếu tố liên quan thị trường thường được các nhà nhập khẩu xem xét bao gồm: hàng hóa thị trường cung ứng, chất lượng hàng hóa đó, nhu cầu thị trường với hàng hóa đó, chi phí vận chuyển, các quy định pháp luật… Về cách thức thanh toán, nhập khẩu cũng như hoạt động ngoại thương, có rất nhiều phương thức thanh toán như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ… với nhiều công cụ thanh toán như: tiền mặt, séc, hối phiếu, kỳ phiếu… Trong thanh toán nhập khẩu, các bên thường quy định điều khoản thanh toán rất cụ thể, tỷ mỉ. Các loại ngoại tệ mạnh thường được sử dụng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhà nhập khẩu phải chịu rủi ro rất lớn khi tỷ giá hối đoái biến động lớn. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình không bị ảnh hưởng, đạt kết quả cao, yêu
  • 8. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 8 cầu đối với các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phải rất chú ý tới điều khoản thanh toán. Các yếu tố như: hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đồng tiền sử dụng để thanh toán, tỷ giá hối đoái… là các yếu tố buộc các doanh nghiệp phải rất chú trọng. Về hệ thống pháp lý, hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Do chủ thể của hoạt động nhập khẩu đến từ các quốc gia khác nhau, nên hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của luật nước người mua, luật nước người bán, luật quốc tế, các tập quán thương mại… Các nguồn luật này nhiều khi có sụ xung đột, mâu thuẫn nhau. Điều này thường mang lại nhiều rủi ro cho các bên. Yêu cầu đặt ra là mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu phải lưu ý và nắm rõ điều này để lựa chọn được nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, tránh được các phát sinh không cần thiết. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mà hoạt động nhập khẩu mang những đặc điểm riêng nêu trên. Những đặc điểm này một mặt mang lại cho các bên tham gia hoạt động nhập khẩu cả những cơ hội lớn cũng như các rủi ro đáng kể. 2.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu Trước hết, nhập khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính phủ các quốc gia có thể kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách nhập khẩu. Đối với các nghành cần khuyến khích phát triển, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp, chính sách nhập khẩu nhiều ưu đãi với những mặt hàng phục vụ nghành đó. Đồng thời với những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nghành đó sản xuất ra, chính phủ có thể áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ. Mặt khác, với những quốc gia đang hoặc kém phát triển, họ ít có điều kiện nghiên cứu phát triển và triển khai công nghệ mới, hiện đại. Thông qua hoạt động nhập khẩu, họ có thể có được những công nghệ mới, hiện đại, phục vụ nền sản xuất trong nước, làm gia tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh
  • 9. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 9 cho nền kinh tế quốc gia đó. Đồng thời cũng có thể đáp ứng được nhu cầu cho thị trường trong nước, qua đó làm giảm sự lệ thuộc vào các nước khác. Thứ hai, nhập khẩu góp phần làm nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, cân đối. Mỗi quốc gia, dù giàu có và phát triển đến đâu cũng không thể tự sản xuất và đáp ứng tất cả các nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú của mình. Như đã nói, mỗi đất nước có một lợi thế so sánh riêng. Để đạt hiệu quả cao nhất, họ chỉ tập trung vào sản xuất những mặt hàng họ có lợi thế đó, mang những sản phẩm đó đi trao đổi để đáp ứng các nhu cầu khác nữa. Hoạt động nhập khẩu là một mặt của sự trao đổi đó. Nó giúp cho các nền kinh tế có được sự cân đối giữa các chủng loại sản phẩm họ có thể sản xuất và không thể sản xuất nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhập khẩu giúp bổ sung một cách hợp lý những thiếu hụt của nền kinh tế quốc gia. Với vai trò này, nhập khẩu thực sự trở thành một hoạt động không thể thiếu với nền kinh tế các quốc gia. Nó đảm bảo cho các quốc gia có thể phát triển một cách cân đối, ổn định, vững bền. Thứ ba, nhập khẩu giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng lớn, đa dạng và phong phú. Những sản phẩm sản xuất trong nước nhiều khi không thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhập khẩu giúp bổ sung đáp ứng các nhu cầu cao đó. Mặt khác, nhập khẩu làm cho chủng loại hàng hóa trở nên phong phú, đa dạng hơn. Cùng một chi phí, để đáp ứng cùng một nhu cầu, người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hóa có xuất sứ từ nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu còn đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất khi nguồn nguyên vật liệu trong nước khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu. Trên cơ sở đó, nhiều hoạt động sản xuất được duy trì và mở rộng, tạo điều kiện tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho nền kinh tế nói chung. Thứ tư, nhờ nhập khẩu, chất lượng sản xuất nền kinh tế quốc gia được cải thiện. Khi các sản phẩm nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ trên thị trường nội địa,
  • 10. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 10 các sản phẩm sản xuất trong nước có thể vì thế mà mất thị trường. Để cạnh tranh, yêu cầu đặt ra với các nhà sản xuất trong nước là phải tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, cắt giảm chi phí. Chính áp lực cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu đã buộc các công ty nội địa cải tiến quy trình, công nghệ, cung cách làm việc của mình để sản xuất được những sản phẩm có thể cạnh tranh. Điều này góp phần làm thay đổi năng lực sản xuất của các công ty, của một nghành, từ đó làm thay đổinăng lực sản xuất của cả nền kinh tế. Thứ năm, nhập khẩu có tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu một mặt đảm bảo các yếu tố đầu vào sản xuất cho một số nghành, một mặt làm thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất. Điều đó cho phép chúng ta sản xuất ra được những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của họ, là bước khởi đầu cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra, trong nhiều chương trình hợp tác giữa các chính phủ, các tổ chức nhà nước, khi chúng ta chấp nhận nhập khẩu hàng hóa của họ, họ cũng sẽ chấp nhận nhập khẩu hàng hóa khác của ta. Khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng đã góp phần thúc đẩy và tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu. 3. Các hình thức nhập khẩu Trong ngoại thương, các phương thức giao dịch mua bán hàng hóa khá phong phú và đa dạng. Cùng với đó, hoạt động nhập khẩu cũng có khá nhiều hình thức. Khi tham gia kinh doanh nhập khẩu, tùy thuộc vào năng lực tài chính của doanh nghiệp, vào chủng loại và đặc tính hàng hóa, vào quan hệ giữa các bên mà nhà nhập khẩu có thể lựa chọn cho mình các hình thức nhập khẩu phù hợp và đạt hiệu quả. Hiện nay, các hình thức nhập khẩu có thể kể đến bao gồm: nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác,nhập khẩu hàng đổi hàng, nhập khẩu gia công, nhập khẩu liên doanh. Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà hai bên mua và bán trực tiếp giao dịch với nhau, hàng hóa được nhà nhập khẩu mua trực tiếp từ nhà sản xuất, cung ứng nước ngoài mà không qua trung gian. Theo đó, bên xuất khẩu trực
  • 11. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 11 tiếp giao hàng cho bên nhập khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ tự bỏ vốn để kinh doanh nhập khẩu, tự thực hiện các công việc như tìm đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng, tự tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu, tự chịu chi phí cho giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho… Theo hình thức này, các doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình. Nhập khẩu trực tiếp chứa đựng độ rủi ro cao hơn các hình thức nhập khẩu khác nhưng mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà nhập khẩu. Nhập khẩu ủy thác hay còn gọi là nhập khẩu qua trung gian, là hình thức nhập khẩu qua trung gian thương mại. Theo hình thức này, bên nhập khẩu sẽ ủy thác cho một trung gian thương mại, trung gian này sẽ liên hệ với nhà xuất khẩu, thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa thông thường để nhập hàng về theo hợp đồng ủy thác với nhà nhập khẩu thực sự. Khi hoàn thành hợp đồng, nhà nhập khẩu sẽ phải trả cho trung gian một khoản tiền gọi là phí ủy thác. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận ủy thác sẽ không phải bỏ vốn, không phải xin hạn nghạch, không cần quan tâm tới thị trường tiêu thụ hàng hóa nhập về đó mà chỉ hoạt động theo ý nghĩa đại diện cho bên đã ủy thác cho mình tiến hành các giao dịch với nhà xuất khẩu như: đàm phán, ký hợp đồng, thông quan hàng nhập, giải quyết khiếu nại, đòi bồi thường khi có tổn thất… Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận không cao. Doanh thu chủ yếu là phí ủy thác nhận được từ nhà nhập khẩu chính thức. Nhập khẩu hàng đổi hàng là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu. Thanh toán cho hoạt động này không dùng tiền mà dùng hàng hóa. Hình thức nhập khẩu này thực chất là sự thực hiện hai nghiệp vụ khác nhau: xuất và nhập khẩu. Theo hình thức này, khi doanh nghiệp nhập khẩu một lượng hàng hóa của đối tác nước ngoài, đi kèm với việc xuất khấu cho họ một lượng hàng hóa khác tương ứng với giá trị, tính chất lô hàng đã nhập. Theo hình thức này, các bên tham gia hợp đồng vừa là người nhập khẩu, vừa là người xuất khẩu. Họ có thể tìm
  • 12. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 12 kiếm được lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng nhập khẩu, đồng thời lại tiêu thụ được hàng hóa khác của mình. Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu mà bên nhập khẩu cũng là bên nhận gia công thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu hay bán thành phẩm từ bên đặt gia công để tiến hành gia công hàng hóa theo hợp đồng gia công. Nhập khẩu liên doanh là hình thức nhập khẩu trên cơ sở một liên kết kinh tế. Liên kết này được hình thành một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhất một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp. Liên kết kinh tế này cùng phối hợp các kỹ năng để giao dịch, đưa ra biện pháp, chính sách, đường lối để hoạt động nhập khẩu có lợi nhất cho tất cả các bên tham gia liên kết. Hình thức này chứa đựng ít rủi ro hơn so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, vì có sự chia sẻ nghĩa vụ cho các bên tham gia liên kết, nhưng đồng thời mức lợi nhuận cũng thấp hơn do có sự chia sẻ lợi ích. II. HQKD NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm HQKD, HQKD nhập khẩu của doanh nghiệp 1.1 Khái niệm hiệu quả kinhdoanhcủa doanhnghiệp Tham gia vào hoạt động kinh tế, nói chung bất cứ đơn vị nào cũng hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng các doanh nghiệp theo đuổi. Với một đồng vốn bỏ vào kinh doanh, ai cũng muốn nó mang lại nhiều đồng lợi nhuận nhất. Muốn đạt được điều đó, các doanh nghiệp không ngừng đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thay đổi quy trình, công nghệ, cải tiến sản phẩm, cắt giảm chi phí sản xuất, cũng như các chi phí liên quan… Tất cả những điều đó, nói một cách khác là sự sắp xếp, hợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh. “Hiệu quả kinh doanh” là một thuật ngữ để đánh giá, xem xét mứ độ hợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới nhiều góc độ khác nhau, có rất nhiều quan điểm, ý kiến về thuật ngữ “hiệu quả kinh doanh” này. Có thể kể đến một số quan điểm sau đây:
  • 13. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 13 Quan điểm thứ nhất cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”1. Quan điểm đã thể hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh là như nhau nếu các hoạt động kinh doanh cùng mang lại một mức doanh thu. Có thể thấy, trên thực tế để mang lại cùng một mức doanh thu nhưng doanh nghiệp phải có sự đầu tư khác nhau cho các hoạt động khác nhau. Mức đầu tư đó chính là chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu. Chưa phản ánh được điều này chính là hạn chế của quan điểm trên về hiệu quả kinh doanh. Quan điểm thứ hai cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”2. So với quan điểm thứ nhất, quan điểm này đã thể hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí. Nó phản ánh được trình độ sử dụng đồng vốn tăng thêm của doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp ra quyết định có nên đầu tư mở rộng hoạt động đó hay không. Mặc dù vậy, quan điểm này vẫn còn hạn chế nhất định, đó là việc nó mới chỉ phản ánh mối liên hệ giữa chi phí và doanh thu bổ sung mà chưa phản ánh được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí ban đầu. Mà trên thực tế, ban đầu doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư tới một ngưỡng nhất định mới có thể có doanh thu bước đầu. Với những đầu tư ban đầu, quan điểm về hiệu quả kinh doanh ở trên chưa phản ánh được trình sử dụng chúng. Quan điểm thứ ba cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó”3. Quan điểm này đã phản ánh được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động đó. 1 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 318. 2 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 318 3 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 318
  • 14. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 14 So với hai quan điểm trên, quan điểm này đã phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này cho thấy, với những hoạt động khác nhau, với cùng một lượng vốn bỏ ra mà thu về cùng một lượng giá trị thì các hoạt động kinh doanh đó đã có hiệu quả như nhau. Nhưng trên thực tế, điều này là không chính xác. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh này chưa thể hiện được vai trò của các yếu tố khác như thời gian thu được kết quả, quy mô hoạt động… Đây cũng chính là hạn chế của quan điểm này. Quan điểm thứ tư cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh mối liên hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó, đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất”4. Về cơ bản, quan điểm này đã phản ánh được mối liên hệ bản chất về hiệu quả kinh doanh giữa doanh thu và chi phí cũng như sự vận động của hai yếu tố này, đồng thời còn phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy vậy, hạn chế của nó là chưa thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội. Với bốn quan điểm trên về hiệu quả kinh doanh, chúng ta vẫn chưa tìm được đáp án chung và chính xác nhất để nói về hiệu quả kinh doanh. Một cách tổng quát, có thể nói rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất”5. Nó là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan điểm này đã phản ánh được mối liên hệ bản chất giữa việc sử dụng các nguồn lực và kết quả do nó mang lại, đồng thời cũng thể hiện được trình độ sử dụng các nguồn lực cũng như phản ánh được mối liên hệ giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội. Trên góc 4 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 319 5 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 319
  • 15. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 15 độ nền kinh tế quốc gia, hiệu quả kinh doanh phải phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân và toàn xã hội về cả chất lượng lẫn số lượng. Hiệu quả được xem xét trên cơ sở lợi ích toàn xã hội, làm sao để đạt được mức phát triển lớn nhất với nguồn lực xã hội thấp nhất. 1.2 Khái niệm hiệu quả kinhdoanhnhập khẩu của doanh nghiệp Về cơ bản, dưới góc độ kinh tế đơn thuần hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung. Có thể nói rằng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp chính là trình độ sử dụng các nguồn lực để nhập khẩu và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội ở mức cao nhất với chi phí nhất định trong quá trình nhập khẩu. Như đã nói ở trên, hoạt động nhập khẩu thường sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị hay hàng hóa, góp phần cân đối nền kinh tế. Với đặc điểm này,hiệu quả hoạt động nhập khẩu đã phản ánh cả hiệu quả kinh tế xã hội. Hoạt động nhập khẩu lúc này đã tạo động lực phat triển kinh tế xã hội. Với doanh nghiệp, hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả khi kết quả thu về là lớn nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Đồng thời, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu còn thể hiện trình độ cũng như khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu đó. Trên giác độ toàn xã hội, hoạt động nhập khẩu chỉ đạt được hiệu quả khi kết quả thu về từ việc nhập khẩu hàng hóa của nhà cung cấp nước ngoài cao hơn kết quả thu được nếu tiến hành sản xuất hàng hóa đó trong nước. nói cách khác, hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả khi nó góp phần nâng cao hiệu quả xã hội, làm tăng chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một phạm trù phức tạp, nó chịu tác dụng của nhiều yếu tố và bao hàm nhiều nội dung hơn. Hoạt động nhập khẩu có hiệu quả phải đồng thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động và đảm bảo mang lại những lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội.
  • 16. Khóa luận Tốt Nghiệp Trần Thị Thoa – QTKDQuốc Tế 46B 16 DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 53157 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562