SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 87
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
----------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT
QUANG MINH LONG NĂM 2016 - 2018
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Bảo Huy
Lớp, Khóa : 02 – QTTH 2
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Châu Thoại
TP. HỒ CHÍ MINH- 2019
LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tích lũy kiến thức trên ghế giảng đường và trải qua hơn 1
tháng tiếp xúc thực tế tại Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Thương mại – Sản
xuất Quang Minh Long, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành bài báo
cáo thực tập thể hiện vốn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh
cũng như quí thầy cô trường Đại học Tài nguyên và môi trường đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua. Đây là niềm tin, là cơ
sở vững chắc để em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Trân trọng cảm ơn Thầy Nguyễn Châu Thoại đã hướng dẫn tận tình và bổ
sung cho em những kiến thức còn thiếu để em hoàn thành báo cáo trong thời gian
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV
Thương mại – Sản xuất Quang Minh Long, các cô chú, anh chị ở các phòng ban
trong công ty. Đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài vụ, phòng
Kinh doanh tổng hợp và phòng Tổ chức hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng
dẫn và cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành báo cáo thực tập của
mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu
Sau cùng, em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quí thầy cô trường Đại học
Tài nguyên và môi trường, Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang
công tác tại Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Thương mại – Sản xuất Quang
Minh Long, chúc công ty luôn thành công trên mọi lĩnh vực kinh doanh.
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................4
1.1 Các khái niệm cơ bản:......................................................................................4
1.1.1.6. Phân tích các tỷ số tài chính........................................................................10
.............................................................................................................................10
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.............................................13
1.2.1 Các yếu tố bên ngoài : ..............................................................................13
1.2.2 Các yếu tố bên trong:...................................................................................13
Lao động tiền lương.............................................................................................14
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.......................15
Tình hình tài chính của doanh nghiệp...................................................................16
Phương pháp tính toán của doanh nghiệp.............................................................16
1.3. Các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:..........................16
1.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu.................................................................16
1.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối......................................................................17
1.4 Tổng quan nghiên cứu trước:.........................................................................19
1.4.4. Nhận xét.........................................................................................................21
1.5 Khung phân tích :...........................................................................................22
1.5.2 Khung phân tích..............................................................................................23
Hình 1.2 Khung phân tích....................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MTV THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT QUANG MINH LONG...............................27
2.1 Giới thiệu về công ty:.....................................................................................27
2.2. Phân tích kết quả kinh doanh chung của công ty TNHH MTV TM – SX
Quang Minh Long từ năm 2016 – 2018 : ............................................................30
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 Năm 2016- 2018............31
b. Kết cấu tài sản..................................................................................................41
Tài sản ngắn hạn khác..........................................................................................42
2.2.2.4. Các tỷ số tài chính của công ty...................................................................43
2.2.2.5. So sánh với tỷ số ngành..............................................................................50
2.2.3 Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:........................52
2.3. Nhận xét, đánh giá:...........................................................................................58
2.3.1. Đánh giá hiệu quả thông qua lợi nhuận..........................................................58
2.3.2. Đánh giá hiệu quả thông qua tỷ số tài chính .................................................58
2.3.3. Ưu điểm.........................................................................................................59
2.3.4.Nhược điểm.................................................................................................59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MTV TM – SX QUANG MINH LONG...............................................61
3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV TM – SX Quang Minh Long.61
3.1.1 Định hướng phát triển chung..........................................................................61
3.1.2 Định hướng về kết quả kinh doanh.................................................................61
3.2 Các giải pháp.....................................................................................................61
3.2.1. Giải pháp nâng cao doanh thu .......................................................................61
3.2.1.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.............................................62
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính:............................................................63
3.2.2.1. Về phân tích hoạt động tài chính của công ty..........................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................67
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SXKD Sản xuất kinh doanh
VNĐ Việt Nam đồng
TM Thương mại
LN Lợi nhuận
DT Doanh thu
CP Chi phí
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC.................................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................4
1.1 Các khái niệm cơ bản:......................................................................................4
1.1.1.6. Phân tích các tỷ số tài chính........................................................................10
.............................................................................................................................10
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.............................................13
1.2.1 Các yếu tố bên ngoài : ..............................................................................13
1.2.2 Các yếu tố bên trong:...................................................................................13
Lao động tiền lương.............................................................................................14
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.......................15
Tình hình tài chính của doanh nghiệp...................................................................16
Phương pháp tính toán của doanh nghiệp.............................................................16
1.3. Các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:..........................16
1.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu.................................................................16
1.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối......................................................................17
1.4 Tổng quan nghiên cứu trước:.........................................................................19
1.4.4. Nhận xét.........................................................................................................21
1.5 Khung phân tích :...........................................................................................22
1.5.2 Khung phân tích..............................................................................................23
Hình 1.2 Khung phân tích....................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MTV THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT QUANG MINH LONG...............................27
2.1 Giới thiệu về công ty:.....................................................................................27
2.2. Phân tích kết quả kinh doanh chung của công ty TNHH MTV TM – SX
Quang Minh Long từ năm 2016 – 2018 : ............................................................30
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 Năm 2016- 2018............31
b. Kết cấu tài sản..................................................................................................41
Tài sản ngắn hạn khác..........................................................................................42
2.2.2.4. Các tỷ số tài chính của công ty...................................................................43
2.2.2.5. So sánh với tỷ số ngành..............................................................................50
2.2.3 Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:........................52
2.3. Nhận xét, đánh giá:...........................................................................................58
2.3.1. Đánh giá hiệu quả thông qua lợi nhuận..........................................................58
2.3.2. Đánh giá hiệu quả thông qua tỷ số tài chính .................................................58
2.3.3. Ưu điểm.........................................................................................................59
2.3.4.Nhược điểm.................................................................................................59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MTV TM – SX QUANG MINH LONG...............................................61
3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV TM – SX Quang Minh Long.61
3.1.1 Định hướng phát triển chung..........................................................................61
3.1.2 Định hướng về kết quả kinh doanh.................................................................61
3.2 Các giải pháp.....................................................................................................61
3.2.1. Giải pháp nâng cao doanh thu .......................................................................61
3.2.1.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.............................................62
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính:............................................................63
3.2.2.1. Về phân tích hoạt động tài chính của công ty..........................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................67
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu hội nhập về kinh tế, đặc biệt là việc
Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh nghiệp
Việt Nam vào một môi trường kinh doanh mới đầy tính cạnh tranh và thử thách.
Vàđó cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên trường quốc
tế Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, cạnhtranh gay
gắt các doanh nghiệp phải tạo được một chỗ đứng trên thương trường. Và một trong
những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh
nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, các doanh nghiệp phải xác định
được phương hướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực trong doanh
nghiệp và cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng cũng như xu hướngtác
động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp.
Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp cho doanh nghiệp
đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định được nguyên
nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác cácnguồn lực tiềm
tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp để khắc phục nhữngkhó khăn mà
doanh nghiệp gặp phải. Từ đó có thể đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho kỳ
sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy,việc phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với mọidoanh nghiệp.
Vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích hoạt động kinh doanh,em đã
chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV
Thương mại - sản xuất Quang Minh Long ” làm chuyên đề báo cáo của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Trong thời gian ngắn ngủi tiếp xúc với thực tế tại Công ty TNHH MTV TM
– SX Quang Minh Long, tác giả đi sâu tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả kinh doanh mà
công ty đã đạt được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình kinh doanh, tình
1
hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán của công ty. Từ đó đề xuất biện pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh của công ty
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
từ năm 2016 đến năm 2018.
- Phân tích nhóm tỷ số tài chính và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian:
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV TM- SX Quang
Minh Long.
Địa chỉ: 79/4/2A Thống Nhất, Phường 11, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
3.2. Thời gian:
Trực tiếp thâm nhập thực tế tại Công ty TNHH MTV TM- SX Quang Minh
Long trong khoảng thời gian ngắn, bắt đầu từ ngày 28/11/2018 và kết thúc vào ngày
01/01/2019 .Thu thập số liệu trong khoản thời gian 3 năm: 2016, 2017, 2018
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh và phân tích tỷ số tài chính nhằm đánh giá thực trạng
và hiệu quả kinh doanh của công ty
+ So sánh tuyệt đối:
+ So sánh tương đối
Phương pháp loại trừ liên hệ cân đối nhằm xác định nguyên nhân ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Từ việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp
kiểm tra, đánh giá kết quả kinh doanh, phát hiện những khả năng tiềm tàng cũng
như nhìn nhận đúng sức mạnh, hạn chế của doanh nghiệp
Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho
những năm sau
2
6. Kết cầu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa tốt nghiệp gồm phần mở đầu, phần kết luận và ba chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận;
+ Chương 2: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty
+ Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm cơ bản:
1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:
1.1.1.1. Khái niệm
Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh
tế, quân sự...Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn
tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn
cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo tính chất mục đích của hoạt động
đó.
Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm
dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định.
Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt
động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được
kết quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn
diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được
những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân tích.
Phân tích hoạt động kinh doanh có đồng thời với các hoạt động kinh doanh
của con người. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn giản và được
tiến hành ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, yêu
cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp thì phân tích hoạt động kinh
doanh cũng ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu đó. Từ chỗ đơn giản chỉ là
phân tích lỗ lãi của từng thương vụ, sau phát triển phân tích các yếu tố hoạt
động kinh doanh và lỗ lãi của từng đơn vị, bộ phận hoạt động kinh doanh, đến nay
việc phân tích hoạt động kinh doanh còn được thực hiện không chỉ phạm vi doanh
nghiệp, mà đã mở rộng đến vùng kinh tế, toàn bộ nền kinh tế..
Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh đã hình thành như một hoạt động
độc lập với hệ thống lý luận độc lập và trở thành một môn khoa học độc lập. Hoạt
động kinh doanh luôn được tiến hành thường xuyên liên tục rất phong phú và phức
tạp. Muốn thấy được một cách đầy đủ sự phát triển của các hiện tượng, quá trình
4
kinh doanh, từ đó thấy được thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải
đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng
những phương pháp khoa học. Đó là những phương pháp nhận biết các hoạt động
thực tế, các hiện tượng, các quá trình trong mối liên hệ trực tiếp với nhận thức và sự
tiếp nhận chủ động của con người, trên cơ sở đó đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh, tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp và biện pháp khai thác có hiệu quả
mọi năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.2. Ý nghĩa
Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã
xây dựng.
Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế của
mình.
Phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
Là cơ sở quan trọng để ra quyết định kinh doanh.
Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh
nghiệp.
Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro nhất
định trong kinh doanh.
Hữu dụng cho cả những đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
1.1.1.3. Mục đích
Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát kết quả đạt được so với mục tiêu kế
hoạch đề ra, để xem xét trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đã có
cố gắng trong việc hoành thành mục tiêu hay không. Từ đó tim ra nguyên nhân và
đưa ra giải pháp để doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện.
Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được những
mặt ưu thế của minh trên thị trường. Từ đó, xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh
có hiệu quả, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong,
bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tim ra các nguyên nhân gây nên
mức độ ảnh hưởng đó. Từ đó, giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng
5
và khắc phục những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.1.4. Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong điều kiện kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa
nhiều, chưa phức tạp nên công tác phân tích được tiến hành chỉ là các phép tính
cộng trừ đơn giản. Nền kinh tế ngày càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh
tế quốc dân không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu của quản lý kinh doanh
ngày càng cao, phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày
càng phát triển với hệ thống lý luận độc lập.
Phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả của quá trình hoạt động kinh
doanh được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể, với sự tác động của các nhân
tố ảnh hưởng. Kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết
quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh
như: Kết quả của khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào, kết quả của việc tổ chức sản
xuất, kết quả của khâu tiêu thụ sản phẩm,... hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả
một quá trình kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh có mối liên hệ mật thiết
với các môn khoa học kinh tế khác như: Các môn kinh tế ngành, thống kê, kế toán,
tài chính, kế hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật... Khi tiến hành phân tích phải có sự
liên hệ với các môn khoa học khác để nghiên cứu, phân tích được sâu sắc và toàn
diện hơn. Nhiều vấn đề khi phân tích không thể tách rời với sự tác động qua lại của
các môn khoa học khác.
a)Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được trong kĩ kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận
cấu thành sau đây:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua
vào...
6
+ Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong
một hoặc nhiều kĩ kinh doanh như: dịch vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho thuê tài
sản cố định...
Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ
hoạt động tài chính như: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận
được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá hối
đối, lãi do bán ngoại tệ.
- Thu nhập khác: phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động
sản xuất kinh doanh như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách
hàng vi phạm họp đồng, các khoản được ngân sách nhà nước hoàn lại.
b)Chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát
sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ
khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thu.
Có nhiều loại chi phí nhưng trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét sự biến
động các loại chi phí sau:
Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ, sản xuất.
Chi phí bán hàng: phản ách các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật
liệu bao bì...
Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của toàn
doanh nghiệp gồm các chi phí sau : chi phí nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật
liệu văn phòng...
Chi phí tài chính: chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ phát
sinh liên quan đến hoạt động tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát sinh khi bán
ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá...
7
Chi phí khác: là những chi phí phát sinh do các hoạt động riêng biệt với các
hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản
cố định, tiền phạt do vi phạm họp đồng, bị phạt thuế...
c)Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu thu
về so với các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào hoạt
động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được
do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu và
chi cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác: là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp
thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất không thường xuyên
hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của
doanh nghiệp.
1.1.1.5. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán
tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những
thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống
tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và
tĩnh hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho
các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình
hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp.
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn
bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã
được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng,
cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan
8
trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên
ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước.
Bảng cảo bảo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh
tổng họp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác
nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm
vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn
thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho
công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời
Thuyết minh báo cáo tài chính
Được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất -
kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.
Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của
doanh nghiệp.
Bảng ngân lưu
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền ra/vào của doanh nghiệp trong
một khoảng nhất định, và là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng
tiền của tổ chức.
Không giống như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
không thể hiện những tài khoản không phải tiền mặt (như là khấu hao). Và điều này
giúp cho việc đánh giá được những biến động ngắn hạn của công ty, đặc biệt là
đánh giá về khả năng trả nợ ngắn hạn. Một trong những đặc tính quan trọng của Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ giúp cho việc tìm kiếm cơ hội đầu tư là đánh giá khả năng tạo
ra tiền mặt. Một doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận cao trong Báo cáo hoạt động kinh
doanh không có nghĩa là doanh nghiệp thực sự có khả năng tạo ra dòng tiền mặt
trong quá trình hoạt động. Việc nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu vào Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ sẽ giúp cho nhà đầu tư những nhận định tốt và sát hơn về cách mà
một doanh nghiệp kiếm tiền và khả năng chi trả cho những khoản nợ.
9
1.1.1.6. Phân tích các tỷ số tài chính
1.1.1.6.1: Các hệ số về khả năng thanh toán
So sánh mối quan hệ cân đối giữa nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn.
Nợ phải thu
ngắn hạn =
Nợ phải trả
ngắn hạn
Cơ cấu nợ ngắn hạn cân bằng,vốn
doanh nghiêp bị chiếm dụng bằng
khoản vốn Công ty đi chiếm dụng.
Nợ phải thu
ngắn hạn >
Nợ phải trả
ngắn hạn
Cơ cấu nợ ngắn hạn mất cân bằng,
doanh nghiêp bị chiếm dụng vốn
nhiều hơn.
Nợ phải thu
ngắn hạn
< Nợ phải trả
ngắn hạn
1.1.1.6.2: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
10
Nợ ngắn hạn
nhanh Nợ ngắn hạn
1.1.1.6.3: Các hệ số về hiệu suất hoạt đông
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày một vòng quay
càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh góp phần tiết kiệm vốn cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế sự ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn.
b.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
11
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày)
Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn =
Số vòng quay tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản ngắn hạn =
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tài sản cố định
=
1.1.1.6.4: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
1.1.2 Khái niệm về thị trường/sản phẩm chính:
_ Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm
thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các
thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm,
dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một
12
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày)
Số ngày của một vòng quay TSCĐ =
Số vòng quay TSCĐ
trên doanh thu = x 100
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa
mãn nhu cầu đó.
_ Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua
bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh
tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học
được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản
lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.
_ Sản phẩm chính : Chỉ tơ tằm tự nhiên là loại chỉ được lấy từ các sợi tơ cấu tạo của
lớp vỏ con nhộng tằm. Chỉ tơ tằm tự nhiên bóng hơn chỉ coton, nhưng kém bền hơn.
Sản phẩm từ tơ tằm có ưu điểm là nhẹ, thoáng, không tích điện, hút ẩm vào mùa
đông nhưng lại rất thoáng mát vào mùa hè… chỉ chờ bàn tay và khối óc của con
người, làm sao có thêm nhiều những sản phẩm khai thác được công dụng này để
phục vụ cho chính cuộc sống của loài người.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
1.2.1 Các yếu tố bên ngoài :
Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo nhựng xu hướng khác nhau, vừa tạo ra
cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh
doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt
động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố: chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội,
công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, yếu tố khách hàng,
đối thủ cạnh tranh và nhà cung ứng đây là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể
kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị
trường.
1.2.2 Các yếu tố bên trong:
Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể
kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm
năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng
13
cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng
thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại kết quả cao
Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: sức mạnh về tài chính, tiềm
năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị
công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng
kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.
• Lao động tiền lương
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt
động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ,
năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả
các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến
năng suất, chất lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra công
tác tổ chức phải hiệp lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân
trong doanh nghiệp, sử dụng người đúng việc sao chi phát huy tốt nhất năng lực sở
trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức
lao động của doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
có hiệu quả cao. Như vậy nếu ta coi chất lượng lao động (con người phù hợp trong
kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh thì công tác tổ chức
lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có
hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế
hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh…đã đề ra. Tuy nhiên công tác tổ chức lao
động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và
sử dụng đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực
hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được
tính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng
trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ
phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn
14
tác động tói tâm lý người lao động trong doanh nghiệp. Nếu tiền lương cao thì chi
phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh,
nhưng lại tác động tới tính thần và trách nhiệm người lao động cao hơn do đó làm
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Còn nếu mà mức lương thấp thì ngược lại. Cho nên doanh nghiệp
cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện
pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi
ích của doanh nghiệp.
• Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan
trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại
sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở
vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tàu sản của doanh nghiệp thì nó
vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt
kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến
bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu
thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một
doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp
lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người
dân cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô
hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh có hiệu quả cao.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới
năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí
nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệ sản xuất
tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật
liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất
của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ
15
làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng
phí nguyên vật liệu.
• Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp
cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì
doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới
công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng
suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực
tiếp tới uy tín của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng
trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh
doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới
mục tiêu tối thiểu hoá chi phí băng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các
nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
• Phương pháp tính toán của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu
vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác,
nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà
tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng phụ thuộc
rất nhiều vào phương pháp túnh toán trong doanh nghiệp đó.
1.3. Các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
1.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong
phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu
phân tích. Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân
tích báo cáo tài chính.
16
Lí do của việc cần so sánh đó là từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong
việc kết luận về mức độ tốt, xấu trong tình hình tài chính của DN.
--Gốc so sánh:
• Không gian (đơn vị này với đơn vị khác, khu vực này với khu vực khác)
• Thời gian (hiện tại với quá khứ)
--Các dạng so sánh
• So sánh bằng số tuyệt đối : ∆A = A1 – A0
• So sánh bằng số tương đối :
1.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phương thức
trình kinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế.
Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan
hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu. Khi thay đổi một thành phần hệ thống chỉ tiêu
đó sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khác nhưng sự thay đổi đó
vẫn đảm bảo sự cân bằng của bảng cân đối kinh tế. Khi phân tích thường dùng để
kiểm tra việc ghi chép hoặc để tính toán các chỉ tiêu.
1.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng chỉ tiêu lợi nhuận
Hiệu quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ tương đối giữa kết quả kinh doanh và
phương tiện tạo ra kết quả nên chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường có
dạng như công thức (1).
Trong công thức này ,kết quả kinh doanh thường là lợi nhuận hoặc doanh thu ,
trong đó nhà phân tích có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu lợi nhuận( lợi nhuận sau
thuế thu nhập DN, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay , lợi
nhuận thuần của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp).
17
Phương tiện tạo ra kết quả cũng được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như tài sản
(tổng tài sản, từng loại tài sản), tổng vốn đầu tư, vốn chủ sỡ hữu , chi phí, thậm chí
là doanh thu( trong trường hợp kết quả kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận).
Do có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cũng như phương tiện tạo ra kết
quả đó nên có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN và mỗi chỉ
tiêu đó sẽ thể hiện một ý nghĩa nhất định.
Các công thức 2,3,4,5 và 6 thể hiện các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá
khái quát hiệu quả kinh doanh của DN.
1.3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng tỷ số tài chính
Để phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà quản lý có nhiều phương pháp
sử dụng, nhưng phương pháp truyền thống và phổ biến nhất là phương pháp tỷ
số, được kết hợp với phương pháp so sánh. Vì vậy, trước hết chuyên đề xin được
trình bày phân tích tài chính theo phương pháp tỷ số và thông qua đó, các nhà quản
lý có thể đánh giá được hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
18
Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính được sắp xếp thành các nhóm chính:
• Nhóm các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toán
• Nhóm các tỷ số đòn cân nợ - Đánh giá năng lực cân đối vốn
• Nhóm các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh
• Nhóm các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lời
Mỗi nhóm tỷ số có nhiều tỷ số mà trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ
phụ thuộc vào bản chất, quy mô và mục đích của hoạt động phân tích tài chính.
1.4 Tổng quan nghiên cứu trước:
1.4.1 Nghiên cứu 1:
Đề tài : Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu
tư và xây dựng Kiên Giang.
Tác giả : Trương Thị Bích Hào
Năm thực hiện : 2007
Mục tiêu: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm
2004 đến năm 2006. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho những năm
sau
Phương pháp : So sánh
Kết quả:
+ Lợi nhuận gộp từ hoạt động tư vấn, thiết kế đang có xu hướng giảm, lợi
nhuận năm 2005 chỉ đạt 6.023.727 ngàn đồng, giảm 6.5% so với năm 2004.
+ Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh địa ốc năm 2005 đạt 5.690.691 ngàn
đồng, tăng 130,3% so với năm 2004.
+ Lợi nhuận gộp từ hoạt động thi công bị giảm đáng kể vào năm 2005, chỉ còn
1.011.524 ngàn đồng, giảm 43,5% so với năm 2004
+ Lợi nhuận thuần năm 2006 đạt 22.146.360 ngàn đồng, tăng gấp 2,5 lần lợi
nhuận năm 2005.
1.4.2 Nghiên cứu 2:
Đề tài : Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Dược phẩm
An Thiên
Tác giả : Trần Hải Hà
19
Năm thực hiện : 2012
Mục tiêu: phân tích hiệu quả hoạt động của công ty thông qua việc nghiên cứu
tính chất của từng khoản mục chi phí, doanh thu, lợi nhuận,…, tìm ra nguyên nhân
để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Cụ thể trong bài báo cáo thực hành nghề nghiệp này tập trung vào phân
tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
giai đoạn 2009-2011. Bằng cách tìm hiểu, thu thập và phân tích, so sánh số liệu của
công ty theo hàng dọc (phân tích, so sánh cơ cấu, tỷ trọng), và hàng ngang (theo xu
hướng). Để có thể tìm ra được các yếu tố có ảnh hưởng tốt, yếu tố nào ảnh hưởng
xấu đến hiệu quả hoạt động của công ty.Đồng thời dựa vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh, tình hình thực tế trong và ngoài công ty, để có thể đưa ra các nguyên nhân từ
đó đề ra các giải pháp nâng cao hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phương pháp : So sánh
Kết quả:
Thông qua những tính toán sơ bộ ở bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận
thấy rằng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công công ty tăng trưởng
mạnh mẽ qua các năm
Nếu như vào năm 2009 DT bán hàng của công ty đạt 112.762 triệu đồng thì sang
năm 2010 DT bán hàng của công ty đã có bước nhảy vọt đạt 223.145 triệu đồng, tức
là tăng thêm 110.383 triệu đồng hay 97,89%
Có thể nói năm 2010 DT bán hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm
vừa qua. Và năm tiếptheo, năm 2011 thì DT bán hàng của công ty không còn sự đột
biến như vậy nữa mà đã tăng trưởng một cách phù hợp hơn, trong năm này công ty
đã tăng trưởng 17,49% tương đương với tăng thêm 39.036 triệu đồng, đạt mức cao
nhất trong giai đoạn này ( giai đoạn từ 2009 đến 2011)
1.4.3 Nghiên cứu 3:
Đề tài : Báo cáo thực tập Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ
Tác giả : Nguyễn Đăng Khoa
Năm thực hiện : 2011
20
Mục tiêu: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm từ năm
2009 đến năm 2010. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho những năm
sau
Phương pháp : So sánh
Kết quả:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 của doanh
nghiệp đã tăng 4.900.000đồng, tương ứng với 20,62% so với năm 2009. Điều này
chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù con số không thật
ấn tượng nhưng trong thời buổi kinh tế đang khó khăn thì đây là một dấu hiệu đáng
mừng cho doanh nghiệp.
Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp,
chúng ta cùng xem xét sự biến động của một số chỉ tiêu sau: Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm 1.698.214.465đồng, tương ứng 37,93%.
Giá vốn hàng bán giảm 1745619546đ, tương ứng 40,20%. Chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng 43399881đ, tương ứng 38,78%. Lợi nhuận khác tăng 894.800đ,
năm 2009 chưa có doanhh thu này. Thứ nhất: doanh thu giảm dẫn đến giá vốn giảm,
nhưng tỷ lệ giảm của giá vốn lớn hơn doanh thu cho nên không ảnh hưởng đến lợi
nhuận. bên cạnh đó, giá vốn hàng bán giảm cho thấy chất lượng hàng hóa của công
ty ngày một tăng, có sức cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp cùng ngành.
Thứ hai , chi phí quản lý tăng 43399881đ một con số đáng kể. doanh nghiệp cần có
những biện pháp tích cực để cắt giảm chi phí. Cuối cùng lợi nhuận khác năm 2010
là 894.800đ trong khi năm 2009 là không có. Tóm lại, công ty cần có phương
hướng quản lý cụ thể hơn để cắt giảm chi phí, tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận
hơn nữa.
1.4.4. Nhận xét
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trước đã tổng hợp và hệ thống các
vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh
nghiệp sau đó tiến hành phân tích nhằm thể hiện rõ tình hình tài chính tại các doanh
nghiệp. Các nghiên cứu đều dùng phương pháp so sánh trên cơ sở phân tích về các
chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận để đánh giá tình hình kết quả kinh doanh của
21
doanh nghiệp. Qua đó, luận văn của tác giả rút ra mô hình phân tích cụ thể tại mục
1.5 bằng cách phân tích tài chính tại Công ty TNHH Quang Minh Long.
1.5 Khung phân tích :
1.5.1 Mô hình phân tích
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây mô hình phân tích được chọn
trong bài cáo náo này như sau: Chọn chỉ tiêu lợi nhuận (TT) để đánh giá hiệu quả
kinh doanh theo mô hình:
Lợi nhuận (TT) = Doanh thu thuần + Doanh thu HDTC + Thu nhập khác –
Giá vốn hàng bán – Chi phí tài chính –Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN – Chi phí
khác.
Trong đó:
- Lợi nhuận được sử dụng là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh ngiệp,
đây là chỉ tiêu kinh tế đo lường biến động của kết quả hoạt động trong kỳ kinh
doanh được tính bằng (triệu) đồng.
- Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản
giảm trừ doanh thu.
- Doanh thu hoạt động tài chính : phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ
hoạt động tài chính như: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận
được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá hối
đối, lãi do bán ngoại tệ.
- Thu nhập khác: phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động
sản xuất kinh doanh như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách
hàng vi phạm họp đồng, các khoản được ngân sách nhà nước hoàn lại.
Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ, sản xuất.
Chi phí bán hàng: phản ách các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật
liệu bao bì...
Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của toàn
doanh nghiệp gồm các chi phí sau : chi phí nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật
liệu văn phòng...
22
Chi phí tài chính: chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ phát
sinh liên quan đến hoạt động tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát sinh khi bán
ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá...
Chi phí khác: là những chi phí phát sinh do các hoạt động riêng biệt với các
hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản
cố định, tiền phạt do vi phạm họp đồng, bị phạt thuế...
1.5.2 Khung phân tích
Hình 1.2 Khung phân tích
1.5.3. Số liệu phân tích:
- Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2016-2018 bao gồm: Bảng cân đối kế toán,
kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thuyết minh BCTC (xem phụ lục)
1.5.4. Các bước thực hiện
Từ kết quả trên, báo cáo sử dụng số liệu thứ cấp: thu thập số liệu tại công ty,
bao gồm các bảng báo cáo tài chính đã được công bố từ năm 2016 đến năm 2018.
Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ số tài chính để đánh giá
hiện trạng kết quả kinh doanh của công ty, từ đó xác định các nguyên nhân bên
trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh bằng phương pháp cân đối. Bài báo cáo
chỉ tập trung phân tích các yếu tố bên trong từ việc vận hành hoạt động kinh doanh,
không phân tích các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong khác ( lao động, tài
sản…). Kết quả thu thập được là các giải pháp bên trong được đề xuất nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Sơ đồ phân tích tóm tắt như sau:
23
NN bên
trong
Lợi nhuận
Doanh thu
Chi phí
DT tư vấn
DT bán hàng
DT khác
CP bán hàng
CP quản lý
CP khác
1.
2.
Từ sơ đồ nghiên cứu trên, nội dung bài báo cáo được thực hiện gồm 5 bước :
Bước 1 : Chọn chỉ tiêu phân tích :Đầu tiên ta chọn chỉ tiêu phân tích là Lợi nhuận
trước thuế. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế là doanh thu và chi phí.
Cụ thể doanh thu gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu
từ các hoạt động tài chính và thu nhập từ các hoạt động khác. Chi phí gồm giá vốn
hàng bán, chi phí từ hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, và các chi phí khác.
Bước 2 : Mô hình phân tích :
Sau khi xác định chỉ tiêu phân tích và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích,
ta lập mô hình phân tích :
24
CHỌN CHỈ TIÊU
PHÂN TÍCH
Chỉ tiêu phân tích: Lợi nhuận, doanh thu,
chi phí
Lợi nhuận = Doanh thu thuần + Doanh thu
HDTC + Thu nhập khác – Giá vốn hàng
bán – Chi phí tài chính –Chi phí bán hàng
– Chi phí QLDN – Chi phí khác.
MÔ HÌNH PHÂN
TÍCH
- Số liệu : Báo cáo tài chính
- Phân tích khái quát bảng KQHĐ kinh
doanh , Bảng cân đối kế toán .
- Phân tích chỉ số tài chính.PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG,
PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI
CHÍNH
GIẢI PHÁP
PHÂN TÍCH
NGUYÊN NHÂN
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần + Doanh thu HDTC + Thu nhập khác –
Giá vốn hàng bán – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN – Chi phí
khác.
Bước 3 : Phân tích hiện trạng :
Ở bước này, ta nêu khái quát tình hình hoạt động của công ty thông qua 2 bảng
KQHĐKD và bảng CĐKT, đồng thời phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến
chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu và chi phí. Phân tích nhằm xem xét công ty hoạt động
đã hiệu quả chưa. Số liệu dùng cho bước này là Báo cáo tài chính của công ty, bảng
kế toán cân đối phát sinh, sử dụng phương pháp so sánh để thấy được mức tăng
giảm qua các năm.
Bước 4: Phân tích tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính
- Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp.
- Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để
sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
- Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác
tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.
- Các tỷ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh
nghiệp, hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả kinh doanh
Thông qua phân tích lợi nhuận, doanh thu, chi phí và phân tích các tỷ số tài chính
của doanh nghiệp, từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 6 : Phân tích nguyên nhân :
Sau khi nắm bắt được khái quát hiện trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, ta
sử dụng phương pháp cân đối để phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh ta đã phân tích ở bước 3. Sử dụng số liệu trong Bảng báo cáo tài
chính để phân tích.
Bước 7 : Giải pháp :
25
Biết được các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận, ta đưa ra một số
giải pháp giúp cải thiện lợi nhuận tốt hơn. Có ba nhóm giải pháp : Giải pháp tăng
doanh thu, giải pháp giảm chi phí và các giải pháp khác.
26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT QUANG MINH
LONG
2.1 Giới thiệu về công ty:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty viết bắng tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Thương mại – Sản xuất
Quang Minh Long
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Quang Minh Long Trading –
Manufacturer
Tên công ty viết tắt: QUANGMINHLONG.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính : 130A Thống Nhất , phường 11, quận Gò Vấp
Vốn điều lệ: 500.000.000 (Năm trăm triệu đồng)
Người đại diện pháp luật : Giám đốc Đỗ Xuân Thảo
Mã số thuế: 0309982496
Công ty TNHH MTV Thương mại – Sản xuất Quang Minh Long từ ngày được
thành lập đã đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 500 triệu đồng. Là một công ty
nhỏ với số vốn đầu tư ban đầu thấp nhưng công ty luôn cố gắng nỗ lực nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm sản xuất, mở rộng quy mô phân phối và đầu tư trang thiết
bị hiện đại để ngày càng hoàn thiện chất lượng sản phẩm , nâng cao sức cạnh tranh
nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập:
Các lĩnh vực, nhiệm vụ của cơ sở thực tập đang thực hiện theo giấy phép kinh
doanh:
a) Lĩnh vực kinh doanh:
- Công ty chuyên cung cấp các loại chỉ lụa được làm từ loại sợi tự nhiên cao cấp
có nguồn gốc từ sợi tơ tằm, được sản xuất trên các thiết bị theo công nghệ hiện đại.
Sợi tơ tằm hầu hết là sợi mành nhỏ nên khi dệt mặt lụa đều, có độ mềm mại, bóng,
xốp giúp người dùng có thể cảm nhận rõ rệt vẻ mượt mà, êm ái, thoáng, không tích
điện.
27
- Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh các loại giấy để lót áo Kimono và vải
shin.
b) Nhiệm vụ :
_ Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường;
_ Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải
quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc
bình đẳng, cùng có lợi;
_ Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh;
_ Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội;
_ Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực
hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban :
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: phòng kế toán
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
a) Ban giám đốc :
- Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những
vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.
b) Phòng kinh doanh:
- Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm
- Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác
nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao.
- Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh
- Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết
28
Ban Giám Đốc
Phòng Kinh
Doanh
Phòng Kế Toán
Phòng Quản Lý
Sản Xuất
Phòng Hành
Chính
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động SXKD
- Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế và
cách hợp tác với các khách hàng.
- Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh
- Xây dựng cách chiến lược PR, marketng cho các sản phẩm theo từng giai đoạn
và đối tượng khách hàng.
- Xây dựng chiến lược phát triển về thương hiệu
c) Phòng kế toán :
- Xây dựng hệ thống kế toán của DN
- Cập nhật và nắm bắt các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành nhằm đáp
ứng đúng theo quy định của pháp luật
- Quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra của công ty
- Có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài chính của công ty cho lãnh đạo khi có
yêu cầu
- Nắm bắt tình hình tài chính và có tham mưu kịp thời cho ban lãnh đạo trong
việc đưa ra các quyết định.
- Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thai sản…
- Quản lý doanh thu, lượng hàng, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định…
- Thanh toán hợp đồng, tham gia đàm phán các hợp đồng kinh tế.
d) Phòng hành chính:
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về các vấn đề liên quan đến nhân sự,
công văn, hợp đồng, các quy chế áp dụng cho công ty.
- Tham mưu về cách tổ chức các phòng ban, nhân sự theo mô hình công ty
- Lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân lực
- Lưu trữ các hồ sơ, văn bản, giấy tờ quan trọng
- Soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ và gửi cho
khách hàng
- Đón tiếp khách, đối tác
- Quản lý tài sản cố định và bảo dưỡng tài sản của công ty
- Tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra các công tác liên quan đến trật tự, phòng
cháy chữa cháy, vệ sinh…
29
e) Phòng quản lý sản xuất :
- Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế
hoạch sản xuất đảm bảo chất lượng, năng suất trước Giám đốc Công ty.
- Điều hành các họat động hàng ngày của xưởng theo mục tiêu và kế họach sản
xuất chung của công ty
- Đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả của các họat động của xưởng.
- Xây dựng và duy trì một lực lượng lao động sản xuất hiệu quả tại xưởng.
- Tạo quy trình sản xuất để đạt hiệu quả
- Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức
việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất
- Sửa các lỗi sản phẩm: quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân
gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó
2.1.5 Thị trường/sản phẩm của công ty và đối thủ cạnh tranh :
a) Thị trường :
- Thị trường chính của công ty là các doanh nghiệp may gia công áo Kimono tại
Việt Nam
b) Sản phẩm của công ty:
- Công ty TNHH MTV Quang Minh Long chuyên cung cấp các sản phẩm : Chỉ
tơ tằm, giấy, vải; trong đó sản phẩm chủ yếu của công ty là chỉ tơ tằm chuyên dùng
để may áo Kimono.
2.2. Phân tích kết quả kinh doanh chung của công ty TNHH MTV TM – SX
Quang Minh Long từ năm 2016 – 2018 :
30
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 Năm 2016- 2018
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm
Chênh lệch
2017/2016 2018/2017
2016 2017 2018 Mức
Tỷ lệ
%
Mức Tỷ lệ %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2892200044 2529835624 2746971165 -362364420 -12.5%
21713554
1
7.9%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2892200044 2529835624 2746971165 -362364420 -12.5%
21713554
1
7.9%
4. Giá vốn hàng bán 2283480367 1872179946 2169384030 -411300421 -18.0%
29720408
4
13.7%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 608719677 657655678 577587135 48936001 8.0% -80068543 -13.9%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1526068 763630 604546 -762438 -50.0% -159084 -26.3%
7. Chi phí tài chính 0 0
8. Chi phí quản lý kinh doanh 612678227 663000000 677993329 50321773 8.2% 14993329 2.2%
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -2432482 -4580692 -99801648 -2148210 88.3% -95220956 95.4%
10. Thu nhập khác 0 0
11. Chi phí khác 0 0 71000 0 71000 100.0%
12. Lợi nhuận khác 0 0 -71000 0 -71000 100.0%
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -2432482 -4580692 -99872648 -2148210 -88.3% -95291956 2080.3%
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -2432482 -4580692 -99872648 -2148210 -88.3% -95291956 2080.3%
Nguồn: Phòng kế toán
31
2.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty:
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (bảng 2.1) ta nhận
thấy rằng tổng doanh thu của công ty giảm từ 2.893.726.112 đồng năm 2016 xuống
2.530.599.254 đồng năm 2017, tức giảm 363.126.858 đồng, tương đương 12,5%.
Sang năm 2018, tổng doanh thu tăng lên 216.976.457 đồng, vượt hơn năm 2017 là
7,9%. Từ năm 2017 - 2018, tổng doanh thu tăng là do công ty mở rộng quy mô kinh
doanh, làm ăn có uy tín, thu hút đuợc nhiều khách hàng và đối tác, đồng thời công
ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận như: tăng cường
quảng cáo, chăm sóc khách hàng.
Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều
hướng tăng cao. Năm 2016 tổng chi phí của công ty là 2.896.158.594 đồng đến năm
2017 tổng chi phí là 2.535.179.946 đồng, giảm 360.978.648 đồng tức giảm 12% so
với 2016. Năm 2018 tổng chi phí của công ty tăng 2.847.448.359 đồng, tức tăng
312.268.413 đồng, tương đương tăng 12% so với 2017.Chi phí công ty biến động từ
cao xuống thấp năm 2016 – 2017 và tăng lên lại ở năm 2018.
Năm 2017 so với năm 2016, lợi nhuận giảm 3.048.210 đồng, tương đương
125.3%, và năm 2018 tổng lợi nhuận giảm mạnh 94.391.956 đồng, tương đương
94,5% so với năm 2017, từ kết quả trên cho thấy công ty trong 3 năm qua kinh
doanh không đạt lợi nhuận.
2.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2016-2017-2018:
Từ bảng 2.1 ta thấy tổng doanh thu của công ty biến động qua các năm.
33
- Tổng doanh thu của công ty giảm từ 2.893.726.112 đồng năm 2016 xuống
2.530.599.254 đồng năm 2017, tức giảm 363.126.858 đồng, tương đương 12,5%. Cụ
thể:
+ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 362.364.420 đồng so
với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ là 12,5%.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2017 giảm 762.438 đồng, tương ứng với
50% so với năm 2016. Doanh thu này giảm là do công ty tăng việc đầu tư và cho
thuê tài sản.
Vậy do doanh thu từ hoạt động bán hàng và doanh thu từ hoạt động tài chính
giảm mạnh nên đã làm cho tổng doanh thu giảm mạnh, đặc biệt là sự giảm nhanh
của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Sang năm 2018, tổng doanh thu tăng lên 216.976.457 đồng, vượt hơn năm
2017 là 7,9%
+ Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao với mức là
217.135.541 đồng, tương ứng với 7,9%.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 159.084 đồng so với năm 2016, tương
đương với 26.3%
Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần chủ yếu làm cho
tổng doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017. Nhờ công ty tiếp tục duy trì tốt
34
mối quan hệ làm ăn với khách hàng, thuơng hiệu của công ty ngày càng đứng vững
trên thị trường, đạt được niềm tin của khách hàng .
2.2.1.2 Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2016-2017-2018:
Tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong các loại chi phí trên
thi giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất, kế đến là chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng không đáng
kể trong tổng chi phí của công ty.
Nhìn chung tổng chi phí của công ty biến động từ cao xuống thấp năm 2016 –
2017 và tăng lên lại ở năm 2018. Năm 2016 tổng chi phí của công ty là
2.896.158.594 đồng đến năm 2017 tổng chi phí là 2.535.179.946 đồng, giảm
360.978.648 đồng tức giảm 12% so với 2016. Năm 2018 tổng chi phí của công ty
đạt mức 2.847.448.359 đồng, tức tăng 312.268.413 đồng, tương đương tăng 12% so
với 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng giảm theo năm, đồng
thời chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cũng tăng
không đáng kể. Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm tăng tổng chi phí ta tiến hành
phân tích từng khoản mục chi phí:
+ Giá vốn hàng bán là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty
và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỷ trọng giá vốn
35
hàng bán liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2016 giá vốn hàng bán của công ty là
2.283.480.367 đồng đến năm 2017 giá vốn hàng bán là 1.872.179.946 đồng, giảm
411.300.421 đồng tức giảm 18% so với 2016. Năm 2018 giá vốn hàng bán của công
ty tăng 29.7204.084 đồng, tức tăng 297.204.084 đồng, tương đương giảm 13.7% so
với 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty làm ăn phát triển nên cần phải nhập
thêm nhiều mặt hàng để đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh. Điều đó cho thấy đây là
nhân tố chính làm cho tổng chi phí của công ty năm 2018 tăng so với năm 2017.
+ Chi phí quản lý kinh doanh của công ty bao gồm: tiền lương của bộ phận quản
lý, chi đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao, chi phí đào tạo nhân viên...
Năm 2016 chi phí quản lý kinh doanh của công ty là 612.678.227 đồng đến năm
2017 chi phí quản lý kinh doanh là 663.000.000 đồng, tăng 50.321.773 đồng tức
tăng 8,2% so với 2016. Năm 2018 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng
677.993.329 đồng, tức tăng 14.993.329 đồng, tương đương tăng 2,2% so với 2017.
Năm 2018 chi phí bán hàng của công ty tăng là do công ty phải chi một khoản tiền
để thuê thêm nhân viên quản lý, mua sắm một số đồ dùng, văn phòng phẩm, đồng
thời cho nhân viên công ty tham gia lớp đào tạo nâng cao chuyên môn...
+ Chi phí hoạt động tài chính của công ty thông thường là chi phí lãi vay. Năm
2016 – 2018 công ty không phải đi vay để có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh
của mình, do đó chi phí hoạt động tài chính của công ty bằng 0.
+ Chi phí khác của công ty bao gồm những chi phí sau: chi phí thanh lý nhượng
bán tài sản cố định, chi phí nộp phạt và một số chi phí khác bàng tiền. Tuy nhiên
chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí, chỉ có năm 2018 tăng thêm 71.000
đồng.
2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
2.2.2.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm:
Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của lợi nhuận giữa
các năm, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu
ảnh hưởng đến tình hình trên. Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế -
36
Thuế và được hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính, lợi nhuận khác.
Qua bảng 2.1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận
của công ty đều giảm mạnh qua 3 năm. Năm 2017 so với năm 2016, lợi nhuận giảm
2.148.210 đồng, tương đương 88.3%, lợi nhuận giảm là do công ty mở rộng quy mô
kinh doanh và năm 2018 tổng lợi nhuận giảm mạnh 95.291.956 đồng, tương đương
2080,3% so với năm 2017, từ kết quả trên cho thấy nỗ lực của công ty trong quá
trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng quy mô công ty nhưng
kéo theo đó là lợi nhuận giảm rất mạnh.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm không hiệu
quả đều lỗ.
Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành nên tổng
lợi nhuận công ty của công ty qua 3 năm 2016-2017-2018.
2.2.2.2 Phân tích các yếu tố cấu thành tổng lợi nhuận công ty
a. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Qua bảng phân tích ta thấy, doanh thu thuần năm 2017 giảm so với năm 2016 là
12.5% với mức tuyệt đối 362.364.420 đồng và năm 2018 doanh thu thuần tăng
37
217.135.541 đồng tương đương với 7,9% so với 2017. Điều này cho thấy quy mô
kinh doanh của công ty được gia tăng để đáp ứng mức độ tiêu thụ ngày càng tăng.
Tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán
(2017 so với 2016: 12.5% so với 18%, 2018 so với 2017: 7,9% so 13,7%). Đây là
điều chưa tốt vì sự gia tăng không cân đối này dẫn đến sự giảm lợi nhuận của công
ty.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp trừ đi chi phí
bán hàng và chi phí quản lý.
Xét về chi phí ta thấy năm 2017 so với 2016 chi phí quản lý tăng 50.321.773
đồng tương đương với 8,2%, trong khi đó lãi gộp tăng 48.936.001 đồng tương
đương 8% nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 1.385.772 đồng
tương đương với 35%. Đốn năm 2018, chi phí quản lý tăng 2,2% tương đương
14.993.329 đồng trong khi đó lãi gộp giảm 80.068.543 đồng tương đương 13,9% so
với năm 2017 nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 94,7% tương
đương với 95.061.872 đồng.
Tóm lại lợi nhuận hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi
nhuận của công ty, qua 3 năm đã giảm với tỉ lệ đáng kể. Tuy nhiên năm 2018 so với
2017, lợi nhuận đã giảm rất mạnh với tỉ lệ 94,7%.
b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là thu tiền lãi tiền gửi ngân hàng và cho
vay.
Năm 2017 so với năm 2016 thu nhập từ hoạt động tài chính gảm 762.438 ngàn
đồng tương đương với 50%. Đến năm 2018, thu nhập tài chính giảm 159.084 ngàn
đồng, giảm 21% so với năm 2017.
Tuy nhiên do chi phí tài chính bằng 0 nên đây là phần công ty có lời.
c. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt
động khác.
Năm 2017 so với 2016 thu nhập này bằng 0
38
Năm 2018 so với năm 2017, thu nhập từ hoạt động khác bằng 0 ngàn đồng , tuy
nhiên chi phí khác lại tăng 71.000 đồng, vì chi phí khác nên đã làm cho lợi nhuận
năm 2018 giảm 71.000 đồng, tương đương 100%.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm đều không tốt.
Tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận, lợi nhuận
của công ty chủ yếu là do hoạt động kinh doanh đem lại.
Tuy nhiên sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua sự so sánh như thế thì
không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì kết quả
cuối cùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy mà trong việc phân tích
lợi nhuận, chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui
mô kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
2.2.2.3 Phân tích bảng cân đối kế toán
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Số tiền Số tiền Số tiền +/- % +/- %
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN
NGẮN HẠN
4.989 5.094 5.269 106 2,1 175 3,4
I. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
1.348 1.334 1.255 (14) (1,1) (79) (5,9)
III. Các khoản
phải thu ngắn
hạn
3.600 3.721 3.721 121 3,4 - -
IV. Hàng tồn
kho
41 40 286 (1) (2,5) 247 623,1
V. Tài sản ngắn
hạn khác
- - 6
B - TÀI SẢN
DÀI HẠN
12 12 12 - - - -
I. Tài sản cố
định
12 12 12 - - - -
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN
5.000 5.106 5.281 106 2,1 175 3,4
A - NỢ PHẢI
TRẢ
4.544 4.654 4.821 111 2,4 166 3,6
I. Nợ ngắn hạn 4.544 4.654 4.821 111 2,4 166 3,6
39
1. Vay ngắn hạn - - - -
2. Phải trả cho
người bán
4.544 4.654 4.821 111 2,4 166 3,6
B - VỐN CHỦ
SỞ HỮU
456 452 460 (5) (1,0) 8 1,8
I. Vốn chủ sở
hữu
456 452 460 (5) (1,0) 8 1,8
1. Vốn đầu tư
của chủ sở hữu
500 500 500 - - - -
7. Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
phối
(44) (48) (40) (5) 10,5 8 (16,9)
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
5.000 5.106 5.281 106 2,1 175 3,4
a. Khái quát về tài sản và nguồn vốn:
 Tài sản
Tổng tài sản cuối năm 2017 của công ty tăng lên 106 triệu đồng so với năm
2016 với tỷ lệ 2,1%. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng nguyên
nhân dẫn đến tình hình này là tài sản ngắn hạn tăng 106 triệu đồng với tỷ lệ 2,1%
Tổng tài sản cuối năm 2018 của công ty tăng 175 triệu đồng so với năm 2017
với tỷ lệ tăng 3,4%. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng nguyên
nhân dẫn đến tình hình này là tài sản ngắn hạn tăng tăng 175 triệu đồng so với năm
2017 với tỷ lệ tăng 3,4%.
 Nguồn vốn:
Qua bảng phân tích biến động kết cấu nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn năm
2017 tăng lên 106 triệu đồng so với năm 2016 với tỷ lệ 2,1%, tổng nguồn vốn
tăng chủ yếu do các khoản sau: Nợ phải trả năm 2017 tăng so năm 2016 là 111
triệu đồng với tỷ lệ 2,4%
Tổng nguồn vốn năm 2018 tăng 175 triệu đồng so với năm 2017 với tỷ lệ
tăng 3,4%, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau:
• Nợ phải trả năm 2018 tăng so năm 2017 là 166 triệu đồng với tỷ lệ tăng
3,6%
40
• Vốn chủ sở hữu năm 2018 tăng so với năm 2017 là 8 triệu đồng với tỷ lệ
là 1,8%. Vốn sở hữu của công ty tăng do cổ đông góp vốn. Điều này
chứng tỏ công ty đang sử dụng vốn góp đầu tư, mở rộng hoạt động kinh
doanh của công ty cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả.
Để năm bắt một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng
tài sản của công ty cần phải đi sâu xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và
nguồn vốn nhằm rút nhận xét ban đầu về tình hình tài chính doanh nghiệp. Trước
hết ta xem xét kết cấu và sự biến động tài sản, và nguồn vốn
b. Kết cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn
Năm 2017, tài sản ngắn hạn tăng 2,1% tương ứng với 106 triệu đồng. Năm
2018, tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng tăng 3,4% tương ứng với 175 triệu đồng. cụ
thể:
Vốn bằng tiền.
Ta thấy vốn bằng tiền giảm qua các năm, cụ thể. Năm 2016 vốn bằng tiền
của công ty là 1,348 triệu, chiếm tỷ trọng là 27% trên tổng tài sản .
Năm 2017 vốn bằng tiền giảm xuống chỉ còn 1,334 triệu, giảm hơn 14 triệu
với tốc độ giảm là 1,1% so với năm 2016. Bên cạnh đó tỷ trọng của vốn bằng tiền
cũng giảm, chỉ còn 26,1% trên tổng tài sản. Năm 2018 tổng số vốn bằng tiền là
1,255 triệu, giảm 79 triệu đồng so với năm 2017 với tốc độ giảm là 5,9%. Năm
2017-2018 do có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, công ty dự trữ một lượng
hàng khá lớn, vì thế công ty đã dùng vốn bằng tiền để thanh toán, nên lượng tiền
còn lại vào cuối năm 2017 -2018 giảm so với năm 2016.
Các khoản phải thu.
Các khoản phải thu biến động qua các năm, đồng thời tỷ trọng của các
khoản phải thu so với tổng tài sản cũng biến động qua các năm, cụ thể:
Năm 2017 các khoản phải thu tăng 121 triệu đồng ( tốc độ tăng 3,4%),
chiếm tỷ trọng 72,9% trên tổng tài sản. Năm 2018 khoản phải thu không đổi so với
năm 2017. Khoản phải thu tăng mạnh trong năm 2017 là do công ty nới lỏng chính
41
sách thu tiền bán hàng chứng tỏ công ty đã có các biện pháp tích cực trong việc thu
hồi những khoản vốn bị chiếm dụng.
Hàng tồn kho.
Lượng hàng tồn kho biến động qua các năm, và tỷ trọng của hàng tồn kho
cũng biến động qua 3 năm, cụ thể:
Năm 2016, hàng tồn kho là 41 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,8% so với tổng tài
sản
Năm 2017 hàng tồn kho giảm còn 40 triệu so với năm 2016 với tốc độ tăng
là 2,5%.
Năm 2018 hàng tồn kho tăng 247 triệu đồng tốc độ tăng là 623,1%. Tỷ
trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản tăng so với năm 2017, với tỷ trọng là 5,4%.
Do công ty mở rộng kinh doanh nên tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là
khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp cho khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên
năm 2018, công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh vì thế việc gia tăng tỷ trọng
tồn kho của công ty là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong
giai đoạn phát triển này của công ty. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là lượng hàng tồn
kho là bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khoản mục khác như chi phí
tồn kho, chi phí lãy vay… vì thế chúng ta sẽ xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho
trong phần phân tích tỷ số của hàng tồn kho.
Tài sản ngắn hạn khác
Nhìn chung trong 3 năm qua, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tài sản lưu động. Qua bảng trên ta thấy qua 3 năm tài sản ngắn hạn không
thay đổi chiếm tỷ trọng 0,2%
 Tài sản dài hạn
Tài sản cố định giữ nguyên qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng, cụ thể:
Năm 2016 – 2018 giá trị tài sản cố định là 12 triệu chiếm tỷ trọng 0,2%
c. Kết cấu nguồn vốn
42
Xét một cách tổng quát thì qua 3 năm phân tích ta thấy nợ phải trả cũng như
vốn chủ sở hữu đều có xu hướng tăng. Điều này cho thấy công ty đang có kế hoạch
mở rộng quy mô.
 Nợ phải trả.
Nợ phải trả năm 2016 là 4.544 triệu chiếm tỷ trọng 90,9% trên tổng nguồn
vốn.
Năm 2017, công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng
lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã chiếm dụng vốn của
đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng lên 4.654 triệu, tăng 111 triệu đồng so với
năm 2016 với tốc độ tăng 2,4%, tỷ trọng cũng tăng lên 91,2%. Năm 2018, nợ phải
trả tăng lên 4.821 triệu,tăng 166 triệu đồng với tốc độ tăng 3,6%, tỷ trọng nợ phải
trả so với tổng nguồn vốn cũng tăng lên 91,3%. Trong nợ phải trả 100% là phải trả
cho người bán.
Việc nợ phải trả của công ty trong năm 2017-2018 tăng cả số tuyệt đối lẫn
tương đối làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm. Nhìn vào bảng
phân tích trên ta thấy nợ phải trả của công ty là những khoản nợ ngắn hạn, điều
này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho việc mở rộng quy mô kinh
doanh ở phần phân tích trên là khá hợp lý.
 Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu biến động qua các năm, cụ thể:
Năm 2016 vốn chủ sở hữu là 456 triệu, chiếm tỷ trọng 9,1%
Năm 2017 vốn chủ sở hữu giảm còn 452 triệu. Tuy nhiên tỷ trọng lại giảm
còn 8,8% trong tổng số nguồn vốn.
Năm 2018 vốn chủ sở hữu tăng lên 460 triệu, tăng 8 triệu với tốc độ tăng là
1,8% so với năm 2017. Tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 8,7% trong tổng số nguồn
vốn do sự tăng lên của nợ phải trả.
2.2.2.4. Các tỷ số tài chính của công ty
a. Các hệ số về khả năng thanh toán
Tỷ số thanh toán ngắn hạn
43
2016 2017 2018
Tài sản ngắn hạn 4.989 5.094 5.269
Nợ ngắn hạn 4.544 4.654 4.821
Khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
1,10 1,09 1,09
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty
bằng tài sản ngắn hạn hiện có.
Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ta thấy, hệ
số này của công ty TNHH Quang Minh Long khá ổn định qua các năm chứng tỏ
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty ổn định, trả được nợ đúng
hạn.
Trong kế toán, tài sản lưu động được chia làm năm loại và được sắp xếp theo
tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải
thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho.
Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để
thanh toán, lưu thông, tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì
phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ
khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh
44
2016 2017 2018
Tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn -
Hàng tồn kho
4.948 5.055 4.983
Nợ ngắn hạn 4.544 4.654 4.821
Hệ số thanh toán
nhanh
1,09 1,09 1,03
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan
Căn cứ vào các số liệu trên ta thấy: trong năm 2016 Công ty chỉ có 1,09 đồng
tài sản ngắn hạn (không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ) để sẵn sàng đáp ứng
cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2017 chỉ số thanh toán nhanh của Công ty tăng hơn
2016 và đạt 1,09, nghĩa là Công ty có 1,09 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp
ứng 1 đồng nợ ngắn hạn. Trong năm 2018, Công ty có đến 1,03 đồng tài sản ngắn
hạn để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
Như vậy, ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong những năm gần đây
ngày càng cao. Điều này cho thấy khả năng thanh toán công nợ của Công ty cao, tạo
thuận lợi trong việc thanh toán, vì vào lúc cần Công ty dễ dàng trả các khoản nợ đến
hạn.
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền: (HTTBT)
2016 2017 2018
Tiền 1.348 1.334 1.255
45
Nợ ngắn hạn 4.544 4.654 4.821
Hệ số thanh toán
nhanh bằng tiền
0,30 0,29 0,26
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan
Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền của Công ty giảm qua các năm. Đến năm
2018 giảm còn 0,26, khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty chưa đảm bảo.
Điều này cho thấy tiền mặt trong Công ty chưa đáp ứng được các khoản nợ đến hạn
của Công ty .
Trên thực tế, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng chủ động trong việc
thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên khi chỉ số này quá cao thì lượng tiền
mặt tồn quỹ lại khá lớn, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đối với
Công ty TNHH Quang Minh Long, hệ số thanh toán nhanh bằng tiền thấp cho thấy
lượng tiền mặt tồn quỹ thấp, đây là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
lưu động.
b. Các hệ số phản ảnh cơ cấu tài sản
2016 2017 2018
Tổng nợ 4.544 4.654 4.821
Vốn CSH 456 452 460
Tỷ số đảm bảo nợ 9,96 10,30 10,48
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan
46
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quanghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...vanhuyqt
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

La actualidad más candente (20)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên ÁĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty kinh doanh ô tô
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty kinh doanh ô tôLuận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty kinh doanh ô tô
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty kinh doanh ô tô
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cty XÂY DỰNG, HAY!
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cty XÂY DỰNG, HAY!Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cty XÂY DỰNG, HAY!
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cty XÂY DỰNG, HAY!
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 

Similar a Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!

Luận văn: Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát tại Công ty - Gửi miễn p...
Luận văn: Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát tại Công ty - Gửi miễn p...Luận văn: Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát tại Công ty - Gửi miễn p...
Luận văn: Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát tại Công ty - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động marketing vận ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động marketing vận ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động marketing vận ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động marketing vận ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty! (20)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công TyKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty
 
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính.docx
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính.docxPhân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính.docx
Phân Tích Tài Chính Và Giải Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính.docx
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty sản xuất Minh Châu
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty sản xuất Minh ChâuĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty sản xuất Minh Châu
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty sản xuất Minh Châu
 
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất nước giải khát, 9đ
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất nước giải khát, 9đĐề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất nước giải khát, 9đ
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất nước giải khát, 9đ
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty vận tải thương mại
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty vận tải thương mạiĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty vận tải thương mại
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty vận tải thương mại
 
Luận văn: Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát tại Công ty - Gửi miễn p...
Luận văn: Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát tại Công ty - Gửi miễn p...Luận văn: Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát tại Công ty - Gửi miễn p...
Luận văn: Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát tại Công ty - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty TNHH Minh Thuận, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty TNHH Minh Thuận, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty TNHH Minh Thuận, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty TNHH Minh Thuận, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNH...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựngĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty Tài Lâm, HOT 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty Tài Lâm, HOT 2018, ĐIỂM CAOĐề tài hoạt động kinh doanh công ty Tài Lâm, HOT 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty Tài Lâm, HOT 2018, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho ...
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động marketing vận ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động marketing vận ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động marketing vận ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động marketing vận ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Đông Nam Á
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Đông Nam ÁĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Đông Nam Á
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Đông Nam Á
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vận tải Ngọc Minh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vận tải Ngọc MinhĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vận tải Ngọc Minh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty vận tải Ngọc Minh
 

Más de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

Más de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Último

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 

Último (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG ---------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT QUANG MINH LONG NĂM 2016 - 2018 Họ và tên sinh viên : Nguyễn Bảo Huy Lớp, Khóa : 02 – QTTH 2 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Châu Thoại TP. HỒ CHÍ MINH- 2019
  • 2. LỜI CẢM ƠN Qua 4 năm học tập tích lũy kiến thức trên ghế giảng đường và trải qua hơn 1 tháng tiếp xúc thực tế tại Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Thương mại – Sản xuất Quang Minh Long, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành bài báo cáo thực tập thể hiện vốn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh cũng như quí thầy cô trường Đại học Tài nguyên và môi trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua. Đây là niềm tin, là cơ sở vững chắc để em hoàn thành báo cáo thực tập này. Trân trọng cảm ơn Thầy Nguyễn Châu Thoại đã hướng dẫn tận tình và bổ sung cho em những kiến thức còn thiếu để em hoàn thành báo cáo trong thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất. Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Thương mại – Sản xuất Quang Minh Long, các cô chú, anh chị ở các phòng ban trong công ty. Đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài vụ, phòng Kinh doanh tổng hợp và phòng Tổ chức hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành báo cáo thực tập của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu Sau cùng, em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quí thầy cô trường Đại học Tài nguyên và môi trường, Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang công tác tại Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Thương mại – Sản xuất Quang Minh Long, chúc công ty luôn thành công trên mọi lĩnh vực kinh doanh.
  • 3. MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................5 DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................4 1.1 Các khái niệm cơ bản:......................................................................................4 1.1.1.6. Phân tích các tỷ số tài chính........................................................................10 .............................................................................................................................10 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.............................................13 1.2.1 Các yếu tố bên ngoài : ..............................................................................13 1.2.2 Các yếu tố bên trong:...................................................................................13 Lao động tiền lương.............................................................................................14 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.......................15 Tình hình tài chính của doanh nghiệp...................................................................16 Phương pháp tính toán của doanh nghiệp.............................................................16 1.3. Các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:..........................16 1.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu.................................................................16 1.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối......................................................................17 1.4 Tổng quan nghiên cứu trước:.........................................................................19 1.4.4. Nhận xét.........................................................................................................21 1.5 Khung phân tích :...........................................................................................22 1.5.2 Khung phân tích..............................................................................................23 Hình 1.2 Khung phân tích....................................................................................23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT QUANG MINH LONG...............................27 2.1 Giới thiệu về công ty:.....................................................................................27
  • 4. 2.2. Phân tích kết quả kinh doanh chung của công ty TNHH MTV TM – SX Quang Minh Long từ năm 2016 – 2018 : ............................................................30 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 Năm 2016- 2018............31 b. Kết cấu tài sản..................................................................................................41 Tài sản ngắn hạn khác..........................................................................................42 2.2.2.4. Các tỷ số tài chính của công ty...................................................................43 2.2.2.5. So sánh với tỷ số ngành..............................................................................50 2.2.3 Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:........................52 2.3. Nhận xét, đánh giá:...........................................................................................58 2.3.1. Đánh giá hiệu quả thông qua lợi nhuận..........................................................58 2.3.2. Đánh giá hiệu quả thông qua tỷ số tài chính .................................................58 2.3.3. Ưu điểm.........................................................................................................59 2.3.4.Nhược điểm.................................................................................................59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV TM – SX QUANG MINH LONG...............................................61 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV TM – SX Quang Minh Long.61 3.1.1 Định hướng phát triển chung..........................................................................61 3.1.2 Định hướng về kết quả kinh doanh.................................................................61 3.2 Các giải pháp.....................................................................................................61 3.2.1. Giải pháp nâng cao doanh thu .......................................................................61 3.2.1.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.............................................62 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính:............................................................63 3.2.2.1. Về phân tích hoạt động tài chính của công ty..........................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................67
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn SXKD Sản xuất kinh doanh VNĐ Việt Nam đồng TM Thương mại LN Lợi nhuận DT Doanh thu CP Chi phí TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC.................................................................................................................3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................5 DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................4 1.1 Các khái niệm cơ bản:......................................................................................4 1.1.1.6. Phân tích các tỷ số tài chính........................................................................10 .............................................................................................................................10 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.............................................13 1.2.1 Các yếu tố bên ngoài : ..............................................................................13 1.2.2 Các yếu tố bên trong:...................................................................................13 Lao động tiền lương.............................................................................................14 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.......................15 Tình hình tài chính của doanh nghiệp...................................................................16 Phương pháp tính toán của doanh nghiệp.............................................................16 1.3. Các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:..........................16 1.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu.................................................................16 1.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối......................................................................17 1.4 Tổng quan nghiên cứu trước:.........................................................................19 1.4.4. Nhận xét.........................................................................................................21 1.5 Khung phân tích :...........................................................................................22 1.5.2 Khung phân tích..............................................................................................23 Hình 1.2 Khung phân tích....................................................................................23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT QUANG MINH LONG...............................27 2.1 Giới thiệu về công ty:.....................................................................................27
  • 7. 2.2. Phân tích kết quả kinh doanh chung của công ty TNHH MTV TM – SX Quang Minh Long từ năm 2016 – 2018 : ............................................................30 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 Năm 2016- 2018............31 b. Kết cấu tài sản..................................................................................................41 Tài sản ngắn hạn khác..........................................................................................42 2.2.2.4. Các tỷ số tài chính của công ty...................................................................43 2.2.2.5. So sánh với tỷ số ngành..............................................................................50 2.2.3 Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:........................52 2.3. Nhận xét, đánh giá:...........................................................................................58 2.3.1. Đánh giá hiệu quả thông qua lợi nhuận..........................................................58 2.3.2. Đánh giá hiệu quả thông qua tỷ số tài chính .................................................58 2.3.3. Ưu điểm.........................................................................................................59 2.3.4.Nhược điểm.................................................................................................59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV TM – SX QUANG MINH LONG...............................................61 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV TM – SX Quang Minh Long.61 3.1.1 Định hướng phát triển chung..........................................................................61 3.1.2 Định hướng về kết quả kinh doanh.................................................................61 3.2 Các giải pháp.....................................................................................................61 3.2.1. Giải pháp nâng cao doanh thu .......................................................................61 3.2.1.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.............................................62 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính:............................................................63 3.2.2.1. Về phân tích hoạt động tài chính của công ty..........................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................67
  • 8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu hội nhập về kinh tế, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường kinh doanh mới đầy tính cạnh tranh và thử thách. Vàđó cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên trường quốc tế Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, cạnhtranh gay gắt các doanh nghiệp phải tạo được một chỗ đứng trên thương trường. Và một trong những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, các doanh nghiệp phải xác định được phương hướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp và cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng cũng như xu hướngtác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định được nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác cácnguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp để khắc phục nhữngkhó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó có thể đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho kỳ sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy,việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với mọidoanh nghiệp. Vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích hoạt động kinh doanh,em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thương mại - sản xuất Quang Minh Long ” làm chuyên đề báo cáo của mình 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Trong thời gian ngắn ngủi tiếp xúc với thực tế tại Công ty TNHH MTV TM – SX Quang Minh Long, tác giả đi sâu tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình kinh doanh, tình 1
  • 9. hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán của công ty. Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018. - Phân tích nhóm tỷ số tài chính và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty - Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV TM- SX Quang Minh Long. Địa chỉ: 79/4/2A Thống Nhất, Phường 11, Quận Gò Vấp, Tp.HCM 3.2. Thời gian: Trực tiếp thâm nhập thực tế tại Công ty TNHH MTV TM- SX Quang Minh Long trong khoảng thời gian ngắn, bắt đầu từ ngày 28/11/2018 và kết thúc vào ngày 01/01/2019 .Thu thập số liệu trong khoản thời gian 3 năm: 2016, 2017, 2018 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh và phân tích tỷ số tài chính nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh doanh của công ty + So sánh tuyệt đối: + So sánh tương đối Phương pháp loại trừ liên hệ cân đối nhằm xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 5. Ý nghĩa nghiên cứu Từ việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá kết quả kinh doanh, phát hiện những khả năng tiềm tàng cũng như nhìn nhận đúng sức mạnh, hạn chế của doanh nghiệp Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho những năm sau 2
  • 10. 6. Kết cầu của khóa luận tốt nghiệp Khóa tốt nghiệp gồm phần mở đầu, phần kết luận và ba chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận; + Chương 2: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty + Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3
  • 11. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm cơ bản: 1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: 1.1.1.1. Khái niệm Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự...Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo tính chất mục đích của hoạt động đó. Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định. Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân tích. Phân tích hoạt động kinh doanh có đồng thời với các hoạt động kinh doanh của con người. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn giản và được tiến hành ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp thì phân tích hoạt động kinh doanh cũng ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu đó. Từ chỗ đơn giản chỉ là phân tích lỗ lãi của từng thương vụ, sau phát triển phân tích các yếu tố hoạt động kinh doanh và lỗ lãi của từng đơn vị, bộ phận hoạt động kinh doanh, đến nay việc phân tích hoạt động kinh doanh còn được thực hiện không chỉ phạm vi doanh nghiệp, mà đã mở rộng đến vùng kinh tế, toàn bộ nền kinh tế.. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh đã hình thành như một hoạt động độc lập với hệ thống lý luận độc lập và trở thành một môn khoa học độc lập. Hoạt động kinh doanh luôn được tiến hành thường xuyên liên tục rất phong phú và phức tạp. Muốn thấy được một cách đầy đủ sự phát triển của các hiện tượng, quá trình 4
  • 12. kinh doanh, từ đó thấy được thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những phương pháp khoa học. Đó là những phương pháp nhận biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng, các quá trình trong mối liên hệ trực tiếp với nhận thức và sự tiếp nhận chủ động của con người, trên cơ sở đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp và biện pháp khai thác có hiệu quả mọi năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.2. Ý nghĩa Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế của mình. Phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Là cơ sở quan trọng để ra quyết định kinh doanh. Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro nhất định trong kinh doanh. Hữu dụng cho cả những đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 1.1.1.3. Mục đích Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đề ra, để xem xét trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc hoành thành mục tiêu hay không. Từ đó tim ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được những mặt ưu thế của minh trên thị trường. Từ đó, xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh có hiệu quả, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tim ra các nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. Từ đó, giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng 5
  • 13. và khắc phục những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.4. Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Trong điều kiện kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp nên công tác phân tích được tiến hành chỉ là các phép tính cộng trừ đơn giản. Nền kinh tế ngày càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu của quản lý kinh doanh ngày càng cao, phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng phát triển với hệ thống lý luận độc lập. Phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể, với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh như: Kết quả của khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào, kết quả của việc tổ chức sản xuất, kết quả của khâu tiêu thụ sản phẩm,... hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với các môn khoa học kinh tế khác như: Các môn kinh tế ngành, thống kê, kế toán, tài chính, kế hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật... Khi tiến hành phân tích phải có sự liên hệ với các môn khoa học khác để nghiên cứu, phân tích được sâu sắc và toàn diện hơn. Nhiều vấn đề khi phân tích không thể tách rời với sự tác động qua lại của các môn khoa học khác. a)Doanh thu Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kĩ kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào... 6
  • 14. + Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kĩ kinh doanh như: dịch vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho thuê tài sản cố định... Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động tài chính như: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá hối đối, lãi do bán ngoại tệ. - Thu nhập khác: phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng vi phạm họp đồng, các khoản được ngân sách nhà nước hoàn lại. b)Chi phí Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thu. Có nhiều loại chi phí nhưng trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét sự biến động các loại chi phí sau: Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, sản xuất. Chi phí bán hàng: phản ách các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì... Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp gồm các chi phí sau : chi phí nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật liệu văn phòng... Chi phí tài chính: chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ phát sinh liên quan đến hoạt động tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá... 7
  • 15. Chi phí khác: là những chi phí phát sinh do các hoạt động riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm họp đồng, bị phạt thuế... c)Lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu thu về so với các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu và chi cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác: là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất không thường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp. 1.1.1.5. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tĩnh hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan 8
  • 16. trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. Bảng cảo bảo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng họp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời Thuyết minh báo cáo tài chính Được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Bảng ngân lưu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền ra/vào của doanh nghiệp trong một khoảng nhất định, và là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức. Không giống như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ không thể hiện những tài khoản không phải tiền mặt (như là khấu hao). Và điều này giúp cho việc đánh giá được những biến động ngắn hạn của công ty, đặc biệt là đánh giá về khả năng trả nợ ngắn hạn. Một trong những đặc tính quan trọng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp cho việc tìm kiếm cơ hội đầu tư là đánh giá khả năng tạo ra tiền mặt. Một doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận cao trong Báo cáo hoạt động kinh doanh không có nghĩa là doanh nghiệp thực sự có khả năng tạo ra dòng tiền mặt trong quá trình hoạt động. Việc nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp cho nhà đầu tư những nhận định tốt và sát hơn về cách mà một doanh nghiệp kiếm tiền và khả năng chi trả cho những khoản nợ. 9
  • 17. 1.1.1.6. Phân tích các tỷ số tài chính 1.1.1.6.1: Các hệ số về khả năng thanh toán So sánh mối quan hệ cân đối giữa nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn. Nợ phải thu ngắn hạn = Nợ phải trả ngắn hạn Cơ cấu nợ ngắn hạn cân bằng,vốn doanh nghiêp bị chiếm dụng bằng khoản vốn Công ty đi chiếm dụng. Nợ phải thu ngắn hạn > Nợ phải trả ngắn hạn Cơ cấu nợ ngắn hạn mất cân bằng, doanh nghiêp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Nợ phải thu ngắn hạn < Nợ phải trả ngắn hạn 1.1.1.6.2: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 10 Nợ ngắn hạn nhanh Nợ ngắn hạn
  • 18. 1.1.1.6.3: Các hệ số về hiệu suất hoạt đông Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh góp phần tiết kiệm vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế sự ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn. b.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 11 Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn = Số vòng quay tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tài sản cố định =
  • 19. 1.1.1.6.4: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 1.1.2 Khái niệm về thị trường/sản phẩm chính: _ Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một 12 Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Số ngày của một vòng quay TSCĐ = Số vòng quay TSCĐ trên doanh thu = x 100 Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu
  • 20. yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. _ Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ. _ Sản phẩm chính : Chỉ tơ tằm tự nhiên là loại chỉ được lấy từ các sợi tơ cấu tạo của lớp vỏ con nhộng tằm. Chỉ tơ tằm tự nhiên bóng hơn chỉ coton, nhưng kém bền hơn. Sản phẩm từ tơ tằm có ưu điểm là nhẹ, thoáng, không tích điện, hút ẩm vào mùa đông nhưng lại rất thoáng mát vào mùa hè… chỉ chờ bàn tay và khối óc của con người, làm sao có thêm nhiều những sản phẩm khai thác được công dụng này để phục vụ cho chính cuộc sống của loài người. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh 1.2.1 Các yếu tố bên ngoài : Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo nhựng xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố: chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhà cung ứng đây là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.2 Các yếu tố bên trong: Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng 13
  • 21. cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại kết quả cao Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu. • Lao động tiền lương Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra công tác tổ chức phải hiệp lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng người đúng việc sao chi phát huy tốt nhất năng lực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao. Như vậy nếu ta coi chất lượng lao động (con người phù hợp trong kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh thì công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh…đã đề ra. Tuy nhiên công tác tổ chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn 14
  • 22. tác động tói tâm lý người lao động trong doanh nghiệp. Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại tác động tới tính thần và trách nhiệm người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mà mức lương thấp thì ngược lại. Cho nên doanh nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. • Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tàu sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ 15
  • 23. làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. • Tình hình tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí băng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. • Phương pháp tính toán của doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp túnh toán trong doanh nghiệp đó. 1.3. Các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: 1.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. 16
  • 24. Lí do của việc cần so sánh đó là từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc kết luận về mức độ tốt, xấu trong tình hình tài chính của DN. --Gốc so sánh: • Không gian (đơn vị này với đơn vị khác, khu vực này với khu vực khác) • Thời gian (hiện tại với quá khứ) --Các dạng so sánh • So sánh bằng số tuyệt đối : ∆A = A1 – A0 • So sánh bằng số tương đối : 1.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phương thức trình kinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế. Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu. Khi thay đổi một thành phần hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khác nhưng sự thay đổi đó vẫn đảm bảo sự cân bằng của bảng cân đối kinh tế. Khi phân tích thường dùng để kiểm tra việc ghi chép hoặc để tính toán các chỉ tiêu. 1.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh 1.3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng chỉ tiêu lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ tương đối giữa kết quả kinh doanh và phương tiện tạo ra kết quả nên chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường có dạng như công thức (1). Trong công thức này ,kết quả kinh doanh thường là lợi nhuận hoặc doanh thu , trong đó nhà phân tích có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu lợi nhuận( lợi nhuận sau thuế thu nhập DN, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay , lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp). 17
  • 25. Phương tiện tạo ra kết quả cũng được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như tài sản (tổng tài sản, từng loại tài sản), tổng vốn đầu tư, vốn chủ sỡ hữu , chi phí, thậm chí là doanh thu( trong trường hợp kết quả kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận). Do có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cũng như phương tiện tạo ra kết quả đó nên có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN và mỗi chỉ tiêu đó sẽ thể hiện một ý nghĩa nhất định. Các công thức 2,3,4,5 và 6 thể hiện các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của DN. 1.3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng tỷ số tài chính Để phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà quản lý có nhiều phương pháp sử dụng, nhưng phương pháp truyền thống và phổ biến nhất là phương pháp tỷ số, được kết hợp với phương pháp so sánh. Vì vậy, trước hết chuyên đề xin được trình bày phân tích tài chính theo phương pháp tỷ số và thông qua đó, các nhà quản lý có thể đánh giá được hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 18
  • 26. Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính được sắp xếp thành các nhóm chính: • Nhóm các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toán • Nhóm các tỷ số đòn cân nợ - Đánh giá năng lực cân đối vốn • Nhóm các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh • Nhóm các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lời Mỗi nhóm tỷ số có nhiều tỷ số mà trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô và mục đích của hoạt động phân tích tài chính. 1.4 Tổng quan nghiên cứu trước: 1.4.1 Nghiên cứu 1: Đề tài : Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang. Tác giả : Trương Thị Bích Hào Năm thực hiện : 2007 Mục tiêu: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho những năm sau Phương pháp : So sánh Kết quả: + Lợi nhuận gộp từ hoạt động tư vấn, thiết kế đang có xu hướng giảm, lợi nhuận năm 2005 chỉ đạt 6.023.727 ngàn đồng, giảm 6.5% so với năm 2004. + Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh địa ốc năm 2005 đạt 5.690.691 ngàn đồng, tăng 130,3% so với năm 2004. + Lợi nhuận gộp từ hoạt động thi công bị giảm đáng kể vào năm 2005, chỉ còn 1.011.524 ngàn đồng, giảm 43,5% so với năm 2004 + Lợi nhuận thuần năm 2006 đạt 22.146.360 ngàn đồng, tăng gấp 2,5 lần lợi nhuận năm 2005. 1.4.2 Nghiên cứu 2: Đề tài : Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Dược phẩm An Thiên Tác giả : Trần Hải Hà 19
  • 27. Năm thực hiện : 2012 Mục tiêu: phân tích hiệu quả hoạt động của công ty thông qua việc nghiên cứu tính chất của từng khoản mục chi phí, doanh thu, lợi nhuận,…, tìm ra nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể trong bài báo cáo thực hành nghề nghiệp này tập trung vào phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009-2011. Bằng cách tìm hiểu, thu thập và phân tích, so sánh số liệu của công ty theo hàng dọc (phân tích, so sánh cơ cấu, tỷ trọng), và hàng ngang (theo xu hướng). Để có thể tìm ra được các yếu tố có ảnh hưởng tốt, yếu tố nào ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của công ty.Đồng thời dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thực tế trong và ngoài công ty, để có thể đưa ra các nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phương pháp : So sánh Kết quả: Thông qua những tính toán sơ bộ ở bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công công ty tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm Nếu như vào năm 2009 DT bán hàng của công ty đạt 112.762 triệu đồng thì sang năm 2010 DT bán hàng của công ty đã có bước nhảy vọt đạt 223.145 triệu đồng, tức là tăng thêm 110.383 triệu đồng hay 97,89% Có thể nói năm 2010 DT bán hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm vừa qua. Và năm tiếptheo, năm 2011 thì DT bán hàng của công ty không còn sự đột biến như vậy nữa mà đã tăng trưởng một cách phù hợp hơn, trong năm này công ty đã tăng trưởng 17,49% tương đương với tăng thêm 39.036 triệu đồng, đạt mức cao nhất trong giai đoạn này ( giai đoạn từ 2009 đến 2011) 1.4.3 Nghiên cứu 3: Đề tài : Báo cáo thực tập Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ Tác giả : Nguyễn Đăng Khoa Năm thực hiện : 2011 20
  • 28. Mục tiêu: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm từ năm 2009 đến năm 2010. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho những năm sau Phương pháp : So sánh Kết quả: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 của doanh nghiệp đã tăng 4.900.000đồng, tương ứng với 20,62% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù con số không thật ấn tượng nhưng trong thời buổi kinh tế đang khó khăn thì đây là một dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cùng xem xét sự biến động của một số chỉ tiêu sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1.698.214.465đồng, tương ứng 37,93%. Giá vốn hàng bán giảm 1745619546đ, tương ứng 40,20%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 43399881đ, tương ứng 38,78%. Lợi nhuận khác tăng 894.800đ, năm 2009 chưa có doanhh thu này. Thứ nhất: doanh thu giảm dẫn đến giá vốn giảm, nhưng tỷ lệ giảm của giá vốn lớn hơn doanh thu cho nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận. bên cạnh đó, giá vốn hàng bán giảm cho thấy chất lượng hàng hóa của công ty ngày một tăng, có sức cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp cùng ngành. Thứ hai , chi phí quản lý tăng 43399881đ một con số đáng kể. doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực để cắt giảm chi phí. Cuối cùng lợi nhuận khác năm 2010 là 894.800đ trong khi năm 2009 là không có. Tóm lại, công ty cần có phương hướng quản lý cụ thể hơn để cắt giảm chi phí, tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận hơn nữa. 1.4.4. Nhận xét Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trước đã tổng hợp và hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp sau đó tiến hành phân tích nhằm thể hiện rõ tình hình tài chính tại các doanh nghiệp. Các nghiên cứu đều dùng phương pháp so sánh trên cơ sở phân tích về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận để đánh giá tình hình kết quả kinh doanh của 21
  • 29. doanh nghiệp. Qua đó, luận văn của tác giả rút ra mô hình phân tích cụ thể tại mục 1.5 bằng cách phân tích tài chính tại Công ty TNHH Quang Minh Long. 1.5 Khung phân tích : 1.5.1 Mô hình phân tích Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây mô hình phân tích được chọn trong bài cáo náo này như sau: Chọn chỉ tiêu lợi nhuận (TT) để đánh giá hiệu quả kinh doanh theo mô hình: Lợi nhuận (TT) = Doanh thu thuần + Doanh thu HDTC + Thu nhập khác – Giá vốn hàng bán – Chi phí tài chính –Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN – Chi phí khác. Trong đó: - Lợi nhuận được sử dụng là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh ngiệp, đây là chỉ tiêu kinh tế đo lường biến động của kết quả hoạt động trong kỳ kinh doanh được tính bằng (triệu) đồng. - Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu. - Doanh thu hoạt động tài chính : phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động tài chính như: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá hối đối, lãi do bán ngoại tệ. - Thu nhập khác: phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng vi phạm họp đồng, các khoản được ngân sách nhà nước hoàn lại. Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, sản xuất. Chi phí bán hàng: phản ách các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì... Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp gồm các chi phí sau : chi phí nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật liệu văn phòng... 22
  • 30. Chi phí tài chính: chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ phát sinh liên quan đến hoạt động tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá... Chi phí khác: là những chi phí phát sinh do các hoạt động riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm họp đồng, bị phạt thuế... 1.5.2 Khung phân tích Hình 1.2 Khung phân tích 1.5.3. Số liệu phân tích: - Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2016-2018 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thuyết minh BCTC (xem phụ lục) 1.5.4. Các bước thực hiện Từ kết quả trên, báo cáo sử dụng số liệu thứ cấp: thu thập số liệu tại công ty, bao gồm các bảng báo cáo tài chính đã được công bố từ năm 2016 đến năm 2018. Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ số tài chính để đánh giá hiện trạng kết quả kinh doanh của công ty, từ đó xác định các nguyên nhân bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh bằng phương pháp cân đối. Bài báo cáo chỉ tập trung phân tích các yếu tố bên trong từ việc vận hành hoạt động kinh doanh, không phân tích các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong khác ( lao động, tài sản…). Kết quả thu thập được là các giải pháp bên trong được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sơ đồ phân tích tóm tắt như sau: 23 NN bên trong Lợi nhuận Doanh thu Chi phí DT tư vấn DT bán hàng DT khác CP bán hàng CP quản lý CP khác
  • 31. 1. 2. Từ sơ đồ nghiên cứu trên, nội dung bài báo cáo được thực hiện gồm 5 bước : Bước 1 : Chọn chỉ tiêu phân tích :Đầu tiên ta chọn chỉ tiêu phân tích là Lợi nhuận trước thuế. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế là doanh thu và chi phí. Cụ thể doanh thu gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ các hoạt động tài chính và thu nhập từ các hoạt động khác. Chi phí gồm giá vốn hàng bán, chi phí từ hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, và các chi phí khác. Bước 2 : Mô hình phân tích : Sau khi xác định chỉ tiêu phân tích và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, ta lập mô hình phân tích : 24 CHỌN CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH Chỉ tiêu phân tích: Lợi nhuận, doanh thu, chi phí Lợi nhuận = Doanh thu thuần + Doanh thu HDTC + Thu nhập khác – Giá vốn hàng bán – Chi phí tài chính –Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN – Chi phí khác. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH - Số liệu : Báo cáo tài chính - Phân tích khái quát bảng KQHĐ kinh doanh , Bảng cân đối kế toán . - Phân tích chỉ số tài chính.PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
  • 32. Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần + Doanh thu HDTC + Thu nhập khác – Giá vốn hàng bán – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN – Chi phí khác. Bước 3 : Phân tích hiện trạng : Ở bước này, ta nêu khái quát tình hình hoạt động của công ty thông qua 2 bảng KQHĐKD và bảng CĐKT, đồng thời phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu và chi phí. Phân tích nhằm xem xét công ty hoạt động đã hiệu quả chưa. Số liệu dùng cho bước này là Báo cáo tài chính của công ty, bảng kế toán cân đối phát sinh, sử dụng phương pháp so sánh để thấy được mức tăng giảm qua các năm. Bước 4: Phân tích tỷ số tài chính Phân tích các tỷ số tài chính - Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. - Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. - Các tỷ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp, hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp. Bước 5: Đánh giá hiệu quả kinh doanh Thông qua phân tích lợi nhuận, doanh thu, chi phí và phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp, từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bước 6 : Phân tích nguyên nhân : Sau khi nắm bắt được khái quát hiện trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, ta sử dụng phương pháp cân đối để phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ta đã phân tích ở bước 3. Sử dụng số liệu trong Bảng báo cáo tài chính để phân tích. Bước 7 : Giải pháp : 25
  • 33. Biết được các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận, ta đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện lợi nhuận tốt hơn. Có ba nhóm giải pháp : Giải pháp tăng doanh thu, giải pháp giảm chi phí và các giải pháp khác. 26
  • 34. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT QUANG MINH LONG 2.1 Giới thiệu về công ty: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty viết bắng tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Thương mại – Sản xuất Quang Minh Long Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Quang Minh Long Trading – Manufacturer Tên công ty viết tắt: QUANGMINHLONG.,LTD Địa chỉ trụ sở chính : 130A Thống Nhất , phường 11, quận Gò Vấp Vốn điều lệ: 500.000.000 (Năm trăm triệu đồng) Người đại diện pháp luật : Giám đốc Đỗ Xuân Thảo Mã số thuế: 0309982496 Công ty TNHH MTV Thương mại – Sản xuất Quang Minh Long từ ngày được thành lập đã đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 500 triệu đồng. Là một công ty nhỏ với số vốn đầu tư ban đầu thấp nhưng công ty luôn cố gắng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, mở rộng quy mô phân phối và đầu tư trang thiết bị hiện đại để ngày càng hoàn thiện chất lượng sản phẩm , nâng cao sức cạnh tranh nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập: Các lĩnh vực, nhiệm vụ của cơ sở thực tập đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh: a) Lĩnh vực kinh doanh: - Công ty chuyên cung cấp các loại chỉ lụa được làm từ loại sợi tự nhiên cao cấp có nguồn gốc từ sợi tơ tằm, được sản xuất trên các thiết bị theo công nghệ hiện đại. Sợi tơ tằm hầu hết là sợi mành nhỏ nên khi dệt mặt lụa đều, có độ mềm mại, bóng, xốp giúp người dùng có thể cảm nhận rõ rệt vẻ mượt mà, êm ái, thoáng, không tích điện. 27
  • 35. - Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh các loại giấy để lót áo Kimono và vải shin. b) Nhiệm vụ : _ Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường; _ Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi; _ Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh; _ Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội; _ Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban : Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Nguồn: phòng kế toán 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: a) Ban giám đốc : - Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. b) Phòng kinh doanh: - Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh - Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm - Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao. - Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh - Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết 28 Ban Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Phòng Quản Lý Sản Xuất Phòng Hành Chính
  • 36. - Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động SXKD - Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế và cách hợp tác với các khách hàng. - Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh - Xây dựng cách chiến lược PR, marketng cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng. - Xây dựng chiến lược phát triển về thương hiệu c) Phòng kế toán : - Xây dựng hệ thống kế toán của DN - Cập nhật và nắm bắt các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành nhằm đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật - Quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra của công ty - Có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài chính của công ty cho lãnh đạo khi có yêu cầu - Nắm bắt tình hình tài chính và có tham mưu kịp thời cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định. - Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thai sản… - Quản lý doanh thu, lượng hàng, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định… - Thanh toán hợp đồng, tham gia đàm phán các hợp đồng kinh tế. d) Phòng hành chính: - Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về các vấn đề liên quan đến nhân sự, công văn, hợp đồng, các quy chế áp dụng cho công ty. - Tham mưu về cách tổ chức các phòng ban, nhân sự theo mô hình công ty - Lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân lực - Lưu trữ các hồ sơ, văn bản, giấy tờ quan trọng - Soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ và gửi cho khách hàng - Đón tiếp khách, đối tác - Quản lý tài sản cố định và bảo dưỡng tài sản của công ty - Tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra các công tác liên quan đến trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh… 29
  • 37. e) Phòng quản lý sản xuất : - Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo chất lượng, năng suất trước Giám đốc Công ty. - Điều hành các họat động hàng ngày của xưởng theo mục tiêu và kế họach sản xuất chung của công ty - Đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả của các họat động của xưởng. - Xây dựng và duy trì một lực lượng lao động sản xuất hiệu quả tại xưởng. - Tạo quy trình sản xuất để đạt hiệu quả - Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất - Sửa các lỗi sản phẩm: quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó 2.1.5 Thị trường/sản phẩm của công ty và đối thủ cạnh tranh : a) Thị trường : - Thị trường chính của công ty là các doanh nghiệp may gia công áo Kimono tại Việt Nam b) Sản phẩm của công ty: - Công ty TNHH MTV Quang Minh Long chuyên cung cấp các sản phẩm : Chỉ tơ tằm, giấy, vải; trong đó sản phẩm chủ yếu của công ty là chỉ tơ tằm chuyên dùng để may áo Kimono. 2.2. Phân tích kết quả kinh doanh chung của công ty TNHH MTV TM – SX Quang Minh Long từ năm 2016 – 2018 : 30
  • 38. Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 Năm 2016- 2018 Đơn vị: VNĐ CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2892200044 2529835624 2746971165 -362364420 -12.5% 21713554 1 7.9% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2892200044 2529835624 2746971165 -362364420 -12.5% 21713554 1 7.9% 4. Giá vốn hàng bán 2283480367 1872179946 2169384030 -411300421 -18.0% 29720408 4 13.7% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 608719677 657655678 577587135 48936001 8.0% -80068543 -13.9% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1526068 763630 604546 -762438 -50.0% -159084 -26.3% 7. Chi phí tài chính 0 0 8. Chi phí quản lý kinh doanh 612678227 663000000 677993329 50321773 8.2% 14993329 2.2% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -2432482 -4580692 -99801648 -2148210 88.3% -95220956 95.4% 10. Thu nhập khác 0 0 11. Chi phí khác 0 0 71000 0 71000 100.0% 12. Lợi nhuận khác 0 0 -71000 0 -71000 100.0% 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -2432482 -4580692 -99872648 -2148210 -88.3% -95291956 2080.3% 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -2432482 -4580692 -99872648 -2148210 -88.3% -95291956 2080.3% Nguồn: Phòng kế toán 31
  • 39. 2.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty: Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (bảng 2.1) ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty giảm từ 2.893.726.112 đồng năm 2016 xuống 2.530.599.254 đồng năm 2017, tức giảm 363.126.858 đồng, tương đương 12,5%. Sang năm 2018, tổng doanh thu tăng lên 216.976.457 đồng, vượt hơn năm 2017 là 7,9%. Từ năm 2017 - 2018, tổng doanh thu tăng là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, làm ăn có uy tín, thu hút đuợc nhiều khách hàng và đối tác, đồng thời công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận như: tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng. Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2016 tổng chi phí của công ty là 2.896.158.594 đồng đến năm 2017 tổng chi phí là 2.535.179.946 đồng, giảm 360.978.648 đồng tức giảm 12% so với 2016. Năm 2018 tổng chi phí của công ty tăng 2.847.448.359 đồng, tức tăng 312.268.413 đồng, tương đương tăng 12% so với 2017.Chi phí công ty biến động từ cao xuống thấp năm 2016 – 2017 và tăng lên lại ở năm 2018. Năm 2017 so với năm 2016, lợi nhuận giảm 3.048.210 đồng, tương đương 125.3%, và năm 2018 tổng lợi nhuận giảm mạnh 94.391.956 đồng, tương đương 94,5% so với năm 2017, từ kết quả trên cho thấy công ty trong 3 năm qua kinh doanh không đạt lợi nhuận. 2.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2016-2017-2018: Từ bảng 2.1 ta thấy tổng doanh thu của công ty biến động qua các năm. 33
  • 40. - Tổng doanh thu của công ty giảm từ 2.893.726.112 đồng năm 2016 xuống 2.530.599.254 đồng năm 2017, tức giảm 363.126.858 đồng, tương đương 12,5%. Cụ thể: + Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 362.364.420 đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ là 12,5%. + Doanh thu hoạt động tài chính năm 2017 giảm 762.438 đồng, tương ứng với 50% so với năm 2016. Doanh thu này giảm là do công ty tăng việc đầu tư và cho thuê tài sản. Vậy do doanh thu từ hoạt động bán hàng và doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh nên đã làm cho tổng doanh thu giảm mạnh, đặc biệt là sự giảm nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Sang năm 2018, tổng doanh thu tăng lên 216.976.457 đồng, vượt hơn năm 2017 là 7,9% + Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao với mức là 217.135.541 đồng, tương ứng với 7,9%. + Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 159.084 đồng so với năm 2016, tương đương với 26.3% Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần chủ yếu làm cho tổng doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017. Nhờ công ty tiếp tục duy trì tốt 34
  • 41. mối quan hệ làm ăn với khách hàng, thuơng hiệu của công ty ngày càng đứng vững trên thị trường, đạt được niềm tin của khách hàng . 2.2.1.2 Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2016-2017-2018: Tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong các loại chi phí trên thi giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất, kế đến là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí của công ty. Nhìn chung tổng chi phí của công ty biến động từ cao xuống thấp năm 2016 – 2017 và tăng lên lại ở năm 2018. Năm 2016 tổng chi phí của công ty là 2.896.158.594 đồng đến năm 2017 tổng chi phí là 2.535.179.946 đồng, giảm 360.978.648 đồng tức giảm 12% so với 2016. Năm 2018 tổng chi phí của công ty đạt mức 2.847.448.359 đồng, tức tăng 312.268.413 đồng, tương đương tăng 12% so với 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng giảm theo năm, đồng thời chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cũng tăng không đáng kể. Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm tăng tổng chi phí ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí: + Giá vốn hàng bán là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỷ trọng giá vốn 35
  • 42. hàng bán liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2016 giá vốn hàng bán của công ty là 2.283.480.367 đồng đến năm 2017 giá vốn hàng bán là 1.872.179.946 đồng, giảm 411.300.421 đồng tức giảm 18% so với 2016. Năm 2018 giá vốn hàng bán của công ty tăng 29.7204.084 đồng, tức tăng 297.204.084 đồng, tương đương giảm 13.7% so với 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty làm ăn phát triển nên cần phải nhập thêm nhiều mặt hàng để đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh. Điều đó cho thấy đây là nhân tố chính làm cho tổng chi phí của công ty năm 2018 tăng so với năm 2017. + Chi phí quản lý kinh doanh của công ty bao gồm: tiền lương của bộ phận quản lý, chi đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao, chi phí đào tạo nhân viên... Năm 2016 chi phí quản lý kinh doanh của công ty là 612.678.227 đồng đến năm 2017 chi phí quản lý kinh doanh là 663.000.000 đồng, tăng 50.321.773 đồng tức tăng 8,2% so với 2016. Năm 2018 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 677.993.329 đồng, tức tăng 14.993.329 đồng, tương đương tăng 2,2% so với 2017. Năm 2018 chi phí bán hàng của công ty tăng là do công ty phải chi một khoản tiền để thuê thêm nhân viên quản lý, mua sắm một số đồ dùng, văn phòng phẩm, đồng thời cho nhân viên công ty tham gia lớp đào tạo nâng cao chuyên môn... + Chi phí hoạt động tài chính của công ty thông thường là chi phí lãi vay. Năm 2016 – 2018 công ty không phải đi vay để có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình, do đó chi phí hoạt động tài chính của công ty bằng 0. + Chi phí khác của công ty bao gồm những chi phí sau: chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định, chi phí nộp phạt và một số chi phí khác bàng tiền. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí, chỉ có năm 2018 tăng thêm 71.000 đồng. 2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: 2.2.2.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm: Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của lợi nhuận giữa các năm, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - 36
  • 43. Thuế và được hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. Qua bảng 2.1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận của công ty đều giảm mạnh qua 3 năm. Năm 2017 so với năm 2016, lợi nhuận giảm 2.148.210 đồng, tương đương 88.3%, lợi nhuận giảm là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh và năm 2018 tổng lợi nhuận giảm mạnh 95.291.956 đồng, tương đương 2080,3% so với năm 2017, từ kết quả trên cho thấy nỗ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng quy mô công ty nhưng kéo theo đó là lợi nhuận giảm rất mạnh. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm không hiệu quả đều lỗ. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành nên tổng lợi nhuận công ty của công ty qua 3 năm 2016-2017-2018. 2.2.2.2 Phân tích các yếu tố cấu thành tổng lợi nhuận công ty a. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Qua bảng phân tích ta thấy, doanh thu thuần năm 2017 giảm so với năm 2016 là 12.5% với mức tuyệt đối 362.364.420 đồng và năm 2018 doanh thu thuần tăng 37
  • 44. 217.135.541 đồng tương đương với 7,9% so với 2017. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của công ty được gia tăng để đáp ứng mức độ tiêu thụ ngày càng tăng. Tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (2017 so với 2016: 12.5% so với 18%, 2018 so với 2017: 7,9% so 13,7%). Đây là điều chưa tốt vì sự gia tăng không cân đối này dẫn đến sự giảm lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Xét về chi phí ta thấy năm 2017 so với 2016 chi phí quản lý tăng 50.321.773 đồng tương đương với 8,2%, trong khi đó lãi gộp tăng 48.936.001 đồng tương đương 8% nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 1.385.772 đồng tương đương với 35%. Đốn năm 2018, chi phí quản lý tăng 2,2% tương đương 14.993.329 đồng trong khi đó lãi gộp giảm 80.068.543 đồng tương đương 13,9% so với năm 2017 nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 94,7% tương đương với 95.061.872 đồng. Tóm lại lợi nhuận hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty, qua 3 năm đã giảm với tỉ lệ đáng kể. Tuy nhiên năm 2018 so với 2017, lợi nhuận đã giảm rất mạnh với tỉ lệ 94,7%. b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là thu tiền lãi tiền gửi ngân hàng và cho vay. Năm 2017 so với năm 2016 thu nhập từ hoạt động tài chính gảm 762.438 ngàn đồng tương đương với 50%. Đến năm 2018, thu nhập tài chính giảm 159.084 ngàn đồng, giảm 21% so với năm 2017. Tuy nhiên do chi phí tài chính bằng 0 nên đây là phần công ty có lời. c. Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Năm 2017 so với 2016 thu nhập này bằng 0 38
  • 45. Năm 2018 so với năm 2017, thu nhập từ hoạt động khác bằng 0 ngàn đồng , tuy nhiên chi phí khác lại tăng 71.000 đồng, vì chi phí khác nên đã làm cho lợi nhuận năm 2018 giảm 71.000 đồng, tương đương 100%. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm đều không tốt. Tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận, lợi nhuận của công ty chủ yếu là do hoạt động kinh doanh đem lại. Tuy nhiên sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua sự so sánh như thế thì không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy mà trong việc phân tích lợi nhuận, chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui mô kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 2.2.2.3 Phân tích bảng cân đối kế toán 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền Số tiền Số tiền +/- % +/- % TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.989 5.094 5.269 106 2,1 175 3,4 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.348 1.334 1.255 (14) (1,1) (79) (5,9) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.600 3.721 3.721 121 3,4 - - IV. Hàng tồn kho 41 40 286 (1) (2,5) 247 623,1 V. Tài sản ngắn hạn khác - - 6 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 12 12 12 - - - - I. Tài sản cố định 12 12 12 - - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.000 5.106 5.281 106 2,1 175 3,4 A - NỢ PHẢI TRẢ 4.544 4.654 4.821 111 2,4 166 3,6 I. Nợ ngắn hạn 4.544 4.654 4.821 111 2,4 166 3,6 39
  • 46. 1. Vay ngắn hạn - - - - 2. Phải trả cho người bán 4.544 4.654 4.821 111 2,4 166 3,6 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 456 452 460 (5) (1,0) 8 1,8 I. Vốn chủ sở hữu 456 452 460 (5) (1,0) 8 1,8 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 500 500 500 - - - - 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (44) (48) (40) (5) 10,5 8 (16,9) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5.000 5.106 5.281 106 2,1 175 3,4 a. Khái quát về tài sản và nguồn vốn:  Tài sản Tổng tài sản cuối năm 2017 của công ty tăng lên 106 triệu đồng so với năm 2016 với tỷ lệ 2,1%. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng nguyên nhân dẫn đến tình hình này là tài sản ngắn hạn tăng 106 triệu đồng với tỷ lệ 2,1% Tổng tài sản cuối năm 2018 của công ty tăng 175 triệu đồng so với năm 2017 với tỷ lệ tăng 3,4%. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng nguyên nhân dẫn đến tình hình này là tài sản ngắn hạn tăng tăng 175 triệu đồng so với năm 2017 với tỷ lệ tăng 3,4%.  Nguồn vốn: Qua bảng phân tích biến động kết cấu nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn năm 2017 tăng lên 106 triệu đồng so với năm 2016 với tỷ lệ 2,1%, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau: Nợ phải trả năm 2017 tăng so năm 2016 là 111 triệu đồng với tỷ lệ 2,4% Tổng nguồn vốn năm 2018 tăng 175 triệu đồng so với năm 2017 với tỷ lệ tăng 3,4%, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau: • Nợ phải trả năm 2018 tăng so năm 2017 là 166 triệu đồng với tỷ lệ tăng 3,6% 40
  • 47. • Vốn chủ sở hữu năm 2018 tăng so với năm 2017 là 8 triệu đồng với tỷ lệ là 1,8%. Vốn sở hữu của công ty tăng do cổ đông góp vốn. Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng vốn góp đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả. Để năm bắt một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của công ty cần phải đi sâu xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm rút nhận xét ban đầu về tình hình tài chính doanh nghiệp. Trước hết ta xem xét kết cấu và sự biến động tài sản, và nguồn vốn b. Kết cấu tài sản Tài sản ngắn hạn Năm 2017, tài sản ngắn hạn tăng 2,1% tương ứng với 106 triệu đồng. Năm 2018, tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng tăng 3,4% tương ứng với 175 triệu đồng. cụ thể: Vốn bằng tiền. Ta thấy vốn bằng tiền giảm qua các năm, cụ thể. Năm 2016 vốn bằng tiền của công ty là 1,348 triệu, chiếm tỷ trọng là 27% trên tổng tài sản . Năm 2017 vốn bằng tiền giảm xuống chỉ còn 1,334 triệu, giảm hơn 14 triệu với tốc độ giảm là 1,1% so với năm 2016. Bên cạnh đó tỷ trọng của vốn bằng tiền cũng giảm, chỉ còn 26,1% trên tổng tài sản. Năm 2018 tổng số vốn bằng tiền là 1,255 triệu, giảm 79 triệu đồng so với năm 2017 với tốc độ giảm là 5,9%. Năm 2017-2018 do có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, công ty dự trữ một lượng hàng khá lớn, vì thế công ty đã dùng vốn bằng tiền để thanh toán, nên lượng tiền còn lại vào cuối năm 2017 -2018 giảm so với năm 2016. Các khoản phải thu. Các khoản phải thu biến động qua các năm, đồng thời tỷ trọng của các khoản phải thu so với tổng tài sản cũng biến động qua các năm, cụ thể: Năm 2017 các khoản phải thu tăng 121 triệu đồng ( tốc độ tăng 3,4%), chiếm tỷ trọng 72,9% trên tổng tài sản. Năm 2018 khoản phải thu không đổi so với năm 2017. Khoản phải thu tăng mạnh trong năm 2017 là do công ty nới lỏng chính 41
  • 48. sách thu tiền bán hàng chứng tỏ công ty đã có các biện pháp tích cực trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng. Hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho biến động qua các năm, và tỷ trọng của hàng tồn kho cũng biến động qua 3 năm, cụ thể: Năm 2016, hàng tồn kho là 41 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,8% so với tổng tài sản Năm 2017 hàng tồn kho giảm còn 40 triệu so với năm 2016 với tốc độ tăng là 2,5%. Năm 2018 hàng tồn kho tăng 247 triệu đồng tốc độ tăng là 623,1%. Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản tăng so với năm 2017, với tỷ trọng là 5,4%. Do công ty mở rộng kinh doanh nên tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp cho khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên năm 2018, công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh vì thế việc gia tăng tỷ trọng tồn kho của công ty là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong giai đoạn phát triển này của công ty. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là lượng hàng tồn kho là bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khoản mục khác như chi phí tồn kho, chi phí lãy vay… vì thế chúng ta sẽ xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho trong phần phân tích tỷ số của hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn khác Nhìn chung trong 3 năm qua, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản lưu động. Qua bảng trên ta thấy qua 3 năm tài sản ngắn hạn không thay đổi chiếm tỷ trọng 0,2%  Tài sản dài hạn Tài sản cố định giữ nguyên qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng, cụ thể: Năm 2016 – 2018 giá trị tài sản cố định là 12 triệu chiếm tỷ trọng 0,2% c. Kết cấu nguồn vốn 42
  • 49. Xét một cách tổng quát thì qua 3 năm phân tích ta thấy nợ phải trả cũng như vốn chủ sở hữu đều có xu hướng tăng. Điều này cho thấy công ty đang có kế hoạch mở rộng quy mô.  Nợ phải trả. Nợ phải trả năm 2016 là 4.544 triệu chiếm tỷ trọng 90,9% trên tổng nguồn vốn. Năm 2017, công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng lên 4.654 triệu, tăng 111 triệu đồng so với năm 2016 với tốc độ tăng 2,4%, tỷ trọng cũng tăng lên 91,2%. Năm 2018, nợ phải trả tăng lên 4.821 triệu,tăng 166 triệu đồng với tốc độ tăng 3,6%, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cũng tăng lên 91,3%. Trong nợ phải trả 100% là phải trả cho người bán. Việc nợ phải trả của công ty trong năm 2017-2018 tăng cả số tuyệt đối lẫn tương đối làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm. Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy nợ phải trả của công ty là những khoản nợ ngắn hạn, điều này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho việc mở rộng quy mô kinh doanh ở phần phân tích trên là khá hợp lý.  Vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu biến động qua các năm, cụ thể: Năm 2016 vốn chủ sở hữu là 456 triệu, chiếm tỷ trọng 9,1% Năm 2017 vốn chủ sở hữu giảm còn 452 triệu. Tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 8,8% trong tổng số nguồn vốn. Năm 2018 vốn chủ sở hữu tăng lên 460 triệu, tăng 8 triệu với tốc độ tăng là 1,8% so với năm 2017. Tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 8,7% trong tổng số nguồn vốn do sự tăng lên của nợ phải trả. 2.2.2.4. Các tỷ số tài chính của công ty a. Các hệ số về khả năng thanh toán Tỷ số thanh toán ngắn hạn 43
  • 50. 2016 2017 2018 Tài sản ngắn hạn 4.989 5.094 5.269 Nợ ngắn hạn 4.544 4.654 4.821 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,10 1,09 1,09 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ta thấy, hệ số này của công ty TNHH Quang Minh Long khá ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty ổn định, trả được nợ đúng hạn. Trong kế toán, tài sản lưu động được chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh 44
  • 51. 2016 2017 2018 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho 4.948 5.055 4.983 Nợ ngắn hạn 4.544 4.654 4.821 Hệ số thanh toán nhanh 1,09 1,09 1,03 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan Căn cứ vào các số liệu trên ta thấy: trong năm 2016 Công ty chỉ có 1,09 đồng tài sản ngắn hạn (không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ) để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2017 chỉ số thanh toán nhanh của Công ty tăng hơn 2016 và đạt 1,09, nghĩa là Công ty có 1,09 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng 1 đồng nợ ngắn hạn. Trong năm 2018, Công ty có đến 1,03 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Như vậy, ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong những năm gần đây ngày càng cao. Điều này cho thấy khả năng thanh toán công nợ của Công ty cao, tạo thuận lợi trong việc thanh toán, vì vào lúc cần Công ty dễ dàng trả các khoản nợ đến hạn. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền: (HTTBT) 2016 2017 2018 Tiền 1.348 1.334 1.255 45
  • 52. Nợ ngắn hạn 4.544 4.654 4.821 Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,30 0,29 0,26 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền của Công ty giảm qua các năm. Đến năm 2018 giảm còn 0,26, khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty chưa đảm bảo. Điều này cho thấy tiền mặt trong Công ty chưa đáp ứng được các khoản nợ đến hạn của Công ty . Trên thực tế, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên khi chỉ số này quá cao thì lượng tiền mặt tồn quỹ lại khá lớn, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đối với Công ty TNHH Quang Minh Long, hệ số thanh toán nhanh bằng tiền thấp cho thấy lượng tiền mặt tồn quỹ thấp, đây là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. b. Các hệ số phản ảnh cơ cấu tài sản 2016 2017 2018 Tổng nợ 4.544 4.654 4.821 Vốn CSH 456 452 460 Tỷ số đảm bảo nợ 9,96 10,30 10,48 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan 46