SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 68
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
Khoa
----- * -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài : XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH
RA NƯỚC NGOÀI
GVHD:
SVTH :
MSSV :
LỚP :
4 Năm 2017
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội theo chính sách mở cửa, đưa nền
kinh tế nước ta hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới, Đảng và
Nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn
này là hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu”. Việt nam với chính sách đa
phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế
thương mại khu vực và toàn cầu. Việt nam hiện nay đã là thành viên của ASEAN,
APEC, ASEM, WTO
Không thể phủ nhận rằng trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài
đã và đang góp phần quan trọng giúp cho nền kinh tế Việt Nam từng bước chuyển
mình và hội nhập vào với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó luồng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài thông qua các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang tăng
lên nhanh chóng. Không chỉ tính đến nguồn lực về tài chính mà cả các công nghệ
hiện đại cũng được chuyển vào Việt Nam. Trong rất nhiều các doanh nghiệp nước
ngoài đó thì Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh là một điển hình.
Theo xu hướng phát triển mạng lưới công nghệ thông tin điện tử như hiện
nay thì thị trường Việt Nam cần phải có các mặt hàng đó để đáp ứng cho nhu cầu
của thị trường điện tử viễn thông. Chính vì vậy, vai trò của công ty Cổ phần cao su
Tây Ninh là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động sản xuất
xuất khẩu hàng hoá cao su của công ty trước hết là để phục vụ cho nhu cầu thị
trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Việc nghiên cứu hoạt
động xuất khẩu và đưa ra giải pháp để thúc đẩy hoạt động này phát triển là một vấn
đề mang tính cấp thiết đối với công ty hiện nay. Do vậy em đã quyết định chọn đề
tài : “Xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại
công ty Cổ phần cao su Tây Ninh ra nước ngoài” làm đề tài nghiên cứu cho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là dựa trên những cơ sở lý luận về hoạt
động xuất khẩu, cũng như nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của
1
công ty Cổ phần cao su Tây Ninh để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy
sự phát triển của hoạt động này trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng hoá cao su của công ty
Cổ phần cao su Tây Ninh.
Phạm vi nghiên cứu:
• Không gian nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu cao su của công ty Cổ
phần cao su Tây Ninh
• Thời gian nghiên cứu: 2014 -2016
Phương pháp nghiên cứu : Đề tài này có sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như là phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh
phương pháp dự báo.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận thì kết cấu nội dung của Chuyên đề gồm
có 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KD XUẤT KHẨU
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH RA NƯỚC NGOÀI
Chương 3: GIẢI PHÁP HÒAN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH RA NƯỚC NGOÀI
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ nghiên
cứu còn có nhiều hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót và nhược
điểm. Vì vậy em kính mong thầy cô và các bạn sẽ có thêm góp ý để đề tài này được
hoàn thiện hơn.
2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU
1.1. Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
“ Phi thương bất phú” – ngay từ xưa hoạt động thương mại buôn bán, trao đổi
hàng hoá đã được xem trọng và đến tận bây giờ quan niệm ấy vẫn không có gì thay
đổi mà ngày càng phát triển lên. Song song với sự phát triển của thương mại nội địa
thì thương mại quốc tế cũng không ngừng phát triển với sự hỗ trợ của khoa học
công nghệ. Và thương mại quốc tế đã giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hay nói
cách khác thương mại quốc tế là động lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia, chính
vì lẽ đó mà hoạt động xuất khẩu - nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản của thương
mại quốc tế đã nhận được sự quan tâm lớn lao của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng
không phải là ngoại lệ đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu cũng là một trong ba mục
tiêu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy xuất
khẩu là gì?
Xuất khẩu được hiểu là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho nước ngoài trên
cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Bản chất của hoạt động xuất khẩu là
hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá vô hình và hàng hoá
hữu hình) trong nước với nước ngoài. Khi sản xuất phát triển hàng hoá dư thừa thì
việc tìm một thị trường mới cho sản phẩm là một nhu cầu hết sức bức thiết và điều
đó chỉ có thể được thông qua hoạt động mở rộng thị trường vượt ra ngoài phạm vi
biên giới quốc gia.
Theo luật thương mại 2005 của Việt Nam thì “xuất khẩu hàng hoá là việc
hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật”.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của
TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh
3
tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên
một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để
có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu
dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh
của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với
các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có
thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào
TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành
chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra
chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng
có bất lợi lớn hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể
tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập
trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn
hoá đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp
tiết kiệm được nguồn nhân lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất
hàng hoá. Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng.
1.1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng trong kích thích sự tăng trưởng
kinh tế. Như chúng ta đã biết việc xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất,
nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, do đó gây phản ứng
dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, như vậy làm tăng tổng
sản phẩm xã hội. Đặc biệt là đối với những nước còn đang trong thời kỳ quá độ như
nước ta hiện nay, thì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một điều hết sức cần
thiết. Nền kinh tế nước ta còn chậm phất triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu,
không đồng bộ, dân số lại phát triển nhanh nhưng cùng với đó nước ta có những
nhân tố tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào. Do đó chiến lược
xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước
ngoài, để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng
cách với các nước giàu. Vì thế có thể nói xuất khẩu hàng hoá dịch vụ là một động
lực của sự phát triển kinh tế.
4
- Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất
vì để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách phẩm chất, mẫu mã…
của sản phẩm thì phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác phải nâng cao tay
nghề cho người lao động. Thực tiễn cho thấy khi thị trường thay đổi buộc chúng ta
phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nghiên cứu và đổi mới mẫu mã, nâng cao
chất lượng cho sản phẩm… Như vậy để đáp ứng việc sản xuất các sản phẩm có chất
lượng tốt thì phải có công nghệ cao, cùng với đội ngũ lao động có trình độ cao, có
khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại.
- Xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
- Xuất khẩu giúp gắn liền sản xuất trong nước và nền kinh tế trong nước với
nền kinh tế thế giới, liên kết các nền kinh tế quốc gia với nhau tạo ra không gian và
nhu cầu kinh tế mở rộng nhờ liên kết và buôn bán quốc tế. Đồng thời xuất khẩu
cũng làm tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế. Cùng với sự
đổi mới về quan điểm về nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức
được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Trong các chính sách về xuất khẩu
và quản lý hoạt động xuất khẩu nhà nước đã xác định: “ Xuất khẩu là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước”.
- Chưa hết xuất khẩu còn có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao
gồm nhiều mặt, trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu người
lao động vào làm việc và có thu nhập cao. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập
khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trong nước, làm
phong phú các mặt hàng phục vụ tiêu dùng làm cho mức sống không ngừng được
nâng cao.
1.1.2.3. Đối với các doanh nghiệp
Cùng với quá trình toàn cầu hoá và việc mở của thị trường của đất nước, Công
ty Cổ phần cao su Tây Ninh nói riêng và các công ty xuất khẩu trong nước nói
chung đã khẳng định được vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp
5
mình, cụ thể vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp như sau :
- Xuất khẩu cho phép doanh nghiệp có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật
tư, máy móc thiết bị phục vụ cho việc đổi mới công nghệ tiên tiến để nâng cao năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Xuất khẩu tạo cơ hội cho doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ làm ăn với các
bạn hàng nước ngoài từ đó có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến
để áp dụng vào thức tế sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
- Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu
am hiểu và nắm rõ nhu cầu thị, thị hiếu của người tiêu dùng nơi mà doanh nghiệp
thực hiện xuất khẩu. Từ đó doanh nghiệp có thể cải tiến mẫu mã cũng như chất
lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng nước ngoài nhằm đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là ưu điểm của hình thức xuất khẩu
trực tiếp so với các hình thức khác.
- Xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm
mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi mà thị trường trong nước đã trở nên bão
hoà.
- Việc cạnh tranh trên thị trường thế giới diễn ra rất gay gắt và quyết liệt.Do
vậy việc tham gia hoạt động xuất khẩu chính là việc doanh nghiệp đã bước lên sân
chơi chung của thương mại quốc tế. Cho nên xuất khẩu sẽ tạo ra sức ép buộc các
doanh nghiệp phải tự đổi mới mình để nâng cao năng lực canh tranh.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu các hàng hóa hoặc dịch vụ do
doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới các
khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Ưu điểm của hình thức
xuất khẩu này là : Các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với
khách hàng, với thị trường nước ngoài, biết được yêu cầu của khách hàng và
tình hình bán hàng ở đó nên có thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Ngoài ra hình thức xuất khẩu này làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp do
giảm chi phí trung gian.
6
1.1.3.2. Xuất khẩu ủy thác.
Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy thác) nhận xuất khẩu một
lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoản thù lao theo
thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy thác). Ưu điểm của hình thức
này là: Đơn vị có hàng xuất khẩu không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài do đó rủi ro trong kinh doanh là không cao. Tuy nhiên họ
lại không trực tiếp liên hệ với khách hàng và thị trường nước ngoài nên không
chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra họ thường phải đáp ứng
những yêu sách của bên nhận ủy thác.
1.1.3.3. Buôn bán đối lưu.
Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu,
bên bán hàng đồng thời là bên mua hàng và lượng hàng hóa mang trao đổi
thường có giá trị tương đương. Mục đích ở đây không nhằm thu về một khoản
ngoại tệ mà là nhằm mục đích có được một lô hàng có giá trị tương đương với lô
hàng xuất khẩu. Hình thức xuất khẩu này giúp doanh nghiệp tránh được sự biến
động của tỉ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối đồng thời có lợi khi các bên
không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình.
1.1.3.4. Xuất khẩu theo nghị định thư.
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu mà nhà nước giao
cho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một số loại hàng hóa nhất định cho chính
phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã được ký giữa hai chính phủ. Hình
thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phi trong việc
nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác, thực hiện hình thức này
thường không có rủi ro trong thanh thư.
1.1.3.5. Xuất khẩu tại chỗ.
Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biên giới
quốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được. Ở hình thức này doanh nghiệp
không cần phải đích thân ra nước ngoài đàm phán trực tiếp với người mua mà
chính người mua lại tìm đến với doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp tránh được
những thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển,
7
không phải mua bảo hiểm hàng hóa. Hình thức này thường được áp dụng đối với
quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều tổ chức nước ngoài đóng tại quốc
gia đó.
1.1.3.6. Gia công quốc tế.
Là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhập nguyên liệu hoặc bán thành
phẩm (bên nhận gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế tạo ra thành
phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được một khoản lệ phí như
thỏa thuận của cả hai bên. Trong hình thức này bên nhận gia công thường là các
quốc gia đang phát triển, có lực lượng lao động dồi dào, có tài nguyên thiên
nhiên phong phú. Họ sẽ có lợi vì tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,
có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc để nâng cao năng suất sản xuất. Còn
đối với nước đặt gia công họ khai thác được giá nhân công rẻ và nguyên phụ liệu
khác từ nước nhận gia công.
1.1.3.7. Tái xuất khẩu.
Với hình thức này một nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa đã nhập từ một
nước khác sang nước thứ ba. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể
thu được một khoản lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào
trang thiết bị, nhà xưởng, khả năng thu hồi vốn cao. Hình thức này được áp dụng
khi có sự khó khăn trong quan hệ quốc tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu.
1.1.4. Các nhân tố tác động đến Hoạt động kinh doanh Xuất Khẩu
1.1.4.1. Nhân tố vĩ mô
Thu thập thông tin về môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và
môi trường vi mô.
Các yếu tố của môi trường vĩ mô cần phân tích: kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân
khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp, chính phủ, công nghệ, điều kiện tự nhiên,…
8
Nguy cơ từ các
đối thủ tiềm tàng
Chính trị - pháp
luật
Kinh tế
Hình 1: Các yếu tố của môi trường bên ngoài công ty
Các yếu tố của môi trường vi mô cần phân tích: người cung cấp, người mua, đối
thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn/ người mới ra nhập ngành, sản phẩm thay thế.
- Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và thị hiếu tiêu
dùng của thị trường.
- Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu:
+ Thuế quan:
Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh
phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng
chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước.
+ Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, về vệ sinh an toàn
thực phẩm, môi trường, …
Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical
Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa
ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng
hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về an toàn vệ
sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, …
+ Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành
chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực
ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.
9
Áp lực
từ nhà
cung
cấp
Áp lực
từ
khách
hàng
Sự cạnh tranh
của các đối thủ
trong ngành
Toàn
cầu
hóa
Công
nghệ
Nhân khẩu học Văn hóa - xã hội
Áp lực từ sản
phẩm thay thế
Ngoài ra còn các yếu tố khác như:
+ Hạn ngạch nhập khẩu.
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
+ Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preference).
+ Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation).
1.1.4.2. Nhân tố vi mô
Nguồn lực
Nguồn lực vật chất là những tài sản mà công ty sử dụng để tiến hành kế hoạch
chiến lược, được phản ánh trong bảng báo cáo bao gồm: tiền mặt, tồn kho, máy
móc, thiết bị,…
- Hiện trạng và cách phân bổ những yếu tố này cũng rất quan trọng.
- Mức độ hội nhập của các đơn vị trong công ty.
- Nguồn lực nhân viên: là khả năng, trình độ của nhân viên.
Thông qua việc phân tích nguồn nhân lực và vật lực của công ty có thể thấy
được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, từ đó quyết định công ty sẽ là
người dẫn đầu hay theo sau.
 Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị bao gồm những hoạt động chính yếu và hỗ trợ được kết hợp trong
việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận biên cho hàng
hóa và dịch vụ cung cấp.
10
 Những hoạt động chủ yếu trong chuỗi giá trị
- Hoạt động đầu vào, hậu cần: giao nhận, dự trữ, bốc dỡ, chất xếp ở kho.
- Hoạt động thực hiện sản phẩm cuối cùng: sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm, và
đóng gói.
- Hoạt động về đầu ra: phân phối thành phẩm tới khách hàng.
- Hoạt động marketing: khuyến khích mua sản phẩm.
- Hoạt động dịch vụ hậu mãi: duy trì và gia tăng giá trị sản phẩm sau khi bán.
 Những hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị
- Cở sở hạ tầng của công ty.
- Quản lý nguồn nhân lực.
- Kỹ thuật: kiến thức, nghiên cứu phát triển,…
- Nỗ lực liên kết: thúc đẩy nguồn nguyên liệu, cung cấp hàng hóa tương tự,…
Thông qua việc phân tích và đánh giá môi trường bên trong công ty có thể xác
định loại chiến lược hiệu quả nhất. Có 3 dạng chiến lược có thể được lựa chọn là:
- Chiến lược về chi phí: là chiến lược giảm chi phí và quản lý chi phí hành
chính, tối thiểu hóa chi phí trong hoạt động R&D, dịch vụ, bán hàng và quảng cáo,
…
- Chiến lược dị biệt: là chiến lược hướng tới sự độc đáo, sáng tạo, ý tưởng về
nhãn hiệu, cải tiến kỹ thuật, gia tăng dịch vụ khách hàng,…
11
Cơ sở hạ tầng
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị công nghệ kỹ thuật
Kiểm soát chi tiêu
Đầu
vào
Sản
xuất
Đầu
ra
Mar
ket
ing
Dịchvụ
hậu
mãi
Lợi
nhuận
- Chiến lược tập trung: là chiến lược hướng tới nhóm khách hàng riêng biệt dựa
trên ngành sản phẩm hay địa lý.
1.1.4. Hợp đồng xuất nhập khẩu
Một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa phải bao gồm các nội dung sau:
 Số hợp đồng.
 Ngày, tháng, năm và nơi ký hợp đồng.
 Các điều khoản của hợp đồng trong đó có những điều kiện bắt buộc.
Điều 1: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, bao bì, ký mã hiệu.
Điều2: Giá cả, tên giá, tổng giá trị.
Điều 3: Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng.
Điều 4: Điều kiện xếp hàng, cơ chế thưởng phạt.
Điều 5: Giám định hàng hóa.
Điều 6: Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu.
Điều 7: Điều kiện thanh toán.
Điều 8: Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp.
Điều10: Thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Khi ký kết các hợp đồng cần phải lưu ý các vấn đề sau:
 Hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phản ánh đúng, đầy
đủ các vấn đề đã thỏa thuận.
 Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ phổ biến mà cả hai bên
cùng thông thạo.
 Các điều khoản của hợp đồng phải tuân thủ đúng pháp luật quốc tế cũng như
pháp luật của các bên tham gia ký hợp đồng.
 Người ký kết hợp đồng phải có đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung đã
ký.
1.2. Nội dung kinh doanh xuất khẩu
1.2.1. Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác.
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá
ở đâu có sản xuất và lưu thông và ở đó có thị trường. Thị trường nước ngoài gồm
12
nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trường trong nước bởi vậy nắm vững các
yếu tố thị trường hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nước ngoài là rất
cần thiết phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có
ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu
thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị trường nào, thương
nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh cho
từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra.
Nắm vững thị trường nước ngoài.
Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng. Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung:những điều kiện
chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về
tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh đó, đơn vị kinh
doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh
trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của
người dân, giá thành và dự biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó.
Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kinh doanh.
Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêu
dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán
tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh của
hàng hoá trên thị trường thế giới. Về khía cạnh thương phẩm phải hiểu rõ giá trị
công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng
trong giai đoạn này là xác định sản lượng hàng hoá xuất khẩu và thời điểm xuất
khẩu để bán được giá cao nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
Hiện nay do chủ trương phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần tham giai kinh
tế trên nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản phẩm thô sản xuất
bằng phương pháp thủ công đến sản phẩm sản xuất bằng máy móc tinh vi hiện đại.
Tuyến sản phẩm được mở rộng với mặt hàng phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho
các đơn vị khinh doanh xuất khẩu có được nguồn hàng ổn định với nhiều nhóm
hàng kinh doanh khác nhau.
Tìm kiếm thương nhân giao dịch.
13
Để có thể xuất khẩu được hàng hoá trong quá trình nghiên cứu thị trường nước
ngoài các đơn vị kinh doanh phải tìm đựơc bạn hàng. Lựa chọn thương nhân giao
dịch cần dựa trên một số đặc điểm sau: uy tín của bạn hàng trên thị trường, thời gian
hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới phân
phối tiêu thụ sản phẩm…được như vậy, đơn vị kinh doanh xuất khẩu mới xuất khẩu
được hàng và tránh được rủi ro trong kinh doanh quốc tế.
1.2.2. .Lập phương án kinh doanh.
Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường
nứơc ngoài đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh. Phương án này
là bản kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong
kinh doanh. Xây dựng phương án kinh doanh gồm các bước sau:
Bước 1: đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, đơn vị kinh doanh phải đưa
ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với
từng phân đoạn thị trường. đồng thời cũng phải đưa ra những nhận định cụ thể về
thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh.
Bứơc 2: lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh.
Từ tuyến sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà công ty có khả
năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đáp ứng được thời cơ xuất khẩu thích hợp :
khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu … và tuỳ thuộc vào
khả năng của công ty mà công ty lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp.
Bước 3: đề ra mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu
thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ
thể khác nhau.
Giai đoạn1: bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo
điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.
Giai đoạn 2: nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này ngoài nguyên
tố thực tế cần phù hợp với khả năng của công ty là mục đích để công ty phấn đấu
hình thành và có thể vượt mức.
Bước 4: đề ra biện pháp thực hiện.
14
Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục tiêu đề
ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh.
Bước 5: đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh.
Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh. đồng
thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt,
nhữngkhâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu.
1.2.3. Đàm phám và kí kết hợp đồng.
Đàm phám.
Chúng ta đã biết rằng đàm phám thực chất là việc trao đổi, học thuật vừa mang
tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ sảo trong giao
dịch để nhằm thuyết phục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra.
Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan
trọng như: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin,
chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chương trình đàm phán.
Chúng ta đã biết rằng chuẩn bị chi tiết đầy đủ các nội dung cần đàm phán là việc
rất quan trọng để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảm được rủi ro
trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này. Ngoài ra, việc chuẩn bị số liệu thông tin
chẳng hạn như: thông tin về hàng hoá để biết được tính thương phẩm học của hàng
hoá, do các yêu cầu của thị trường về tính thẩm mĩ, chất lượng, các tiêu chuẩn quốc
gia và quốc tế.
Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế, văn
hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sự phát triển
,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương. Đòi hỏi các cán bộ nghiệp
vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường, khách hàng,
chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết hợp
đồng đạt hiệu quả tốt.
Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ
bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ
trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là dàm phán qua thư tín và đàm
phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.
15
Kí kết hợp đồng.
Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có được tiến hành hay
không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi
kí kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây:
-Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
-Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng.
1.2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết quan trọng mà doanh nghiệp
cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã kí kết. Căn cứ vào điều
khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công việc mà
mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời
nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những thông tin phản hồi
từ phía đối tác.
Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm:
Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.
Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với tất cả các
doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài. Nhưng theo
quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dung đăng kí kinh doanh trong
nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ thương
mại. Qui định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế
riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quí, tác phẩm
nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ).
Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp
ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được gia nhận ở cửa khẩu,
cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.
Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến
hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã
kí.
16
Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu.
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Vì thế
chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Cơ sở
pháp lí để làm việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất khẩu với các
chân hàng.
Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán
hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằm thực hiện theo
đúng thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã kí kết.
Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá.
Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn
bị hàng hoá, vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Muốn
làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững được yêu cầu loại bao bì
đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả
kinh tế cao.
-Loại bao bì: thường dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng…
-Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở mặt ngoài bao
bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản
hàng. Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễ nhận biết.
Kiểm tra chất lượng hàng hoá.
Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất,
trọng lượng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này
mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân
định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy
tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán. Công tác kiểm tra
hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại
cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có
thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.
Mua bảo hiểm hàng hoá.
Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy việc
mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho
17
hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm
cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm.
Có thể mua bảo hiểm bao :
+ Ký hợp đồng bảo hiểm bao.
Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký hợp đồng bảo hiểm ngay từ đầu
năm sẽ bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch năm đó. Khi có hàng xuất khẩu doanh
nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp hoá đơn bảo
hiểm.
+ Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến:
Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo
hiểm”. Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo
hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm sau:
-Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm ruỉ ro.
-Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng.
-Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng.
Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau:
Điều khoản ghi trong hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức
xếp hàng, loại tàu chuyên chở.
Thuê phương tiện vận tải.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phương tiện vận
tải dựa vào căn cứ sau đây:
-Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện cơ sở giao
hàng số lượng nhiều hay ít.
-Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng nặng
cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức
tạp…
* Điều kiện vận tải:
Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hoá thông dụng hay hàng
hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặc biệt,
vận tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở
18
liên tục…để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hay đường hàng không,
đường sắt.
Làm thủ tục hải quan.
Đây là qui bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, công tác này được tiến hành
qua 3 bước:
-Khai báo hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá
một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra. Nội dung
bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện hàng hoá,
nước nhập khẩu.Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như:
hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn đóng gói.
-Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự thuận
tiện cho việc kiểm soát.
-Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trong quá trình
hoàn thành thủ tục hải quan.
Giao hàng lên tàu.
Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời gian giao
hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phần lớn hàng hoá
xuất khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
+ Nếu hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển chủ hàng làm công việc sau:
-Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vận
tải để đổi lấy sơ xếp hàng.
-Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng lên tàu.
-Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó
lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợp đồng vận chuyển.
-Chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn là vận đơn sạch có khả năng chuyển nhượng
được.
-Ngoài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ, hiện trạng
bao bì, chất lượng, số lượng hàng hoá hoàn hảo, giúp cho hàng hoá có thể có thể
chuyển nhượng.
19
+ Nếu hàng hoá được giáo bằng Container, khi chiếm đủ một Container (FCI) chủ
hàng hoá ký thuê Container, đóng hàng vào Container, lập bảng kê hàng trong
Container khi hàng không chiếm hết một Container (LCL) chủ cửa hàng phải lập
một bản “Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận chủ hàng giao
hàng đến ga Container cho người vận tải.
+Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan
đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng
hoá…Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng niêm phong kẹp chì và làm các chứng từ vận
tải, nhận vận đơn đường sắt.
Làm thủ tục thanh toán.
Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh
doanh xuất khẩu. Hiện nay có hai phương thức sau được sử dụng rộng rãi.
+ Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng doanh nghiệp xuất
khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn đã
thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc
thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó.
-Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa
đổi lại, rồi ta mới giao hàng.
-Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phù hợp với
L/C về nội dung và hình thức.
+Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi
giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho
ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác.
Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồng mà hai
bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại(nếu có).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự vi phạm
thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trường hợp
20
cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ
mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo .
Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có thái độ
nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn trương
kịp thời và có tình có lý.
Khiếu nại của đối tác là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một trong các
cách sau:
-Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau.
-Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chi phí doanh
nghiệp phải chịu.
-Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá được giao vào
thời gian sau đó.
21
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH RA NƯỚC NGOÀI
2.1. Giới thiệu công ty công ty cao su Tây Ninh
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty
Tên nước ngoài
Logo :
Mã số thuế
Giấy phép kinh doanh
Địa chỉ
Đại diện pháp luật
Ngày cấp giấy phép
Vốn điều lệ
Ngày hoạt động
Điện thoại
Website
Email
Giám đốc
: CTCP CAO SU TÂY NINH
: TAY NINH RUBBER JOINT STOCK COMPANY
: 3900242776
: 3900242776 - ngày cấp: 06/10/1998
: Quốc lộ 22B, ấp Đá Hàng, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Gò
Dầu, Tỉnh Tây Ninh
: Lê Văn Chành
: 28/12/2006
: 300.000.000.000 (300 tỷ đồng)
: 28/12/2006 (Đã hoạt động hơn 10 năm)
: 0663853606-3853232 / 0663853608
: http://www.taniruco.com/cty-cstn@hcm.vnn
: cty-cstn@hcm.vnn.vn
: LÊ VĂN CHÀNH
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Trước năm 1975, công ty là đồn do người Pháp quản lý.
Sau 30/04/1975, các đồn điền trên được giao cho ban cao su Nam Bộ tiếp quản
và đổi tên thành Nông Trường Quốc Doanh Cao Su Tây Ninh. Tháng 02/1986,
Nông Trường Quốc Doanh Cao Su Tây Ninh được đổi tên thành Nông Trường Xí
22
Nghiệp liên hợp Cao Su Tây Ninh theo quyết định số 320/TB ngày 31/12/1986 của
chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ)
Năm 1994, Xí Nghiệp liên hợp Cao Su Tây Ninh đổi tên thành Công Ty Cao
Su Tây Ninh theo quyết định số 505/NN/TCCB/QB Bộ Nông Nghiệp và Công
Nghiệp thực phẩm. Ngày 01/01/2005, Công Ty Cao Su Tây Ninh được đổi thành
Công Ty TNHH một thành viên Cao Su Tây Ninh. Ngày 21/11/2006, Công Ty
TNHH một thành viên Cao Su Tây Ninh được cổ phần hóa thành Công Ty Cổ Phần
Cao Su Tây Ninh theo quyết định số 3549/QĐ-BNN-ĐMĐN của Bộ Nông Nghiệp
và phát triển Nông Thôn.
Nhìn chung, lịch sử hình thành cũng như qua các lần thay đổi mô hình quản lý
thì Công Ty là thành viên duy nhất của Tập Đoàn trải qua nhiều mô hình nhất. Về
hình thức sở hữu vốn Công Ty được chuyển từ một Doanh nghiệp Nhà Nước
chuyển thành Công Ty Cổ Phần và cổ phần đại chúng niêm yết.
Về mặt quản lý, Công Ty được sự chỉ đạo trực tiếp của Tập Đoàn Công
Nghiệp Cao Su Việt Nam chịu sự quản lý của các cơ quan Trung Ương và địa
phương theo luật định, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân theo luật pháp
Việt Nam.
Ngày 24/07/2007, Công Ty Cổ Phần Cao su Tây Ninh chính thức niêm yết 30
triệu cổ phiếu với mệnh giá là 10.000 đ/cổ phần lên sàn giao dịch chứng khoán với
mã TRC. Năm 2012 triển khai phát triển dự án trồng cao su tại vương quốc
Campuchia. Năm 2014 bộ kế hoạch và đầu tư cấp phép Giấy chứng nhận đầu tư ra
nước ngoài số 682/BKHĐT-ĐTRNN ngày 08/02/2014 chjo công ty cổ phần cao su
Tây Ninh trực tiếp đầu tư cho dự án vương quốc Campuchia.
2.1.1.3. Thông tin chi tiết công ty
Công ty hiện tại đang tập trung vào những ngành nghề chính sau đây:
•Trồng đầu tư, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu thụ
sản phẩm.
•Công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su.
•Thương nghiệp bán buôn, Kinh doanh vật tư tổng hợp, Kinh doanh nhà đất.
23
•Khai hoang và sửa chữa xây dựng cầu đường.
•Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng, Thi công công trình Thủy lợi.
•Cưa xẽ gỗ cao su, đóng pallet và đồ dùng gia dụng.
•Mua bán xăng, dầu, nhớt, sản xuất thùng phuy sắt.
•Xay sát hàng nông sản, Dịch vụ ăn uống.
•Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng giao thông.
•Thi công xây lắp các công trình giao thông, các công trình thể thao, cấp thoát
nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện đến 35 KV, san lấp mặt bằng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 : Biểu đồ bộ máy tổ chức
(Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty Cao su Tây Ninh)
24
Nhìn chung, qua Biểu đồ trên ta thấy được cơ cấu tổ chức của công ty khá rõ
ràng, ta có thể chia ra làm 3 cấp chính:
•Cấp 1 : đứng đầu là hội đồng quản trị có trách nhiệm điều hành và quản lý
cao nhất, trực tiếp chỉ đạo và ủy quyền cho Tổng giám đốc thực hiện nghiệp vụ. Là
người có quyền cao nhất thay mặt hội đồng quản trị điều hành, lập chương trình
công tác và giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong hội đồng quản trị. Đồng
thời phê duyệt các dự toán, chi phí để tổng giám đốc thực hiện các dự án đã đề xuất.
• Cấp 2 : tổng giám đốc là người chịu mọi trách nhiệm điều hành hoạt động
hằng ngày của công ty, là đại diện của công ty trước pháp luật. Tổng giám đốc điều
hành và chỉ đạo trực tiếp các cấp còn lại. Các thành viên bao gồm tổng giám đốc và
các phó tổng giám đốc. Nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất
kinh doanh hằng năm hoặc dự án đầu tư của công ty do hội đồng quản trị quyết
định. Quyết định giá mua, giá bán các thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và các
thành phẩm. Ký kết các hợp đồng.
•Cấp 3 : các phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc Có trách nhiệm tổ chức
thực hiện mục tiêu sàn xuất kinh doanh theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, quản lý
kinh tế tài chính, sắp xếp tổ chức tài chính, kiểm tra đánh giá, dự báo khả năng
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Các ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
•Trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh cao su thiên nhiên.
•Kiểm nghiệm cao su cốm SVR các loại và cao su ly tâm keo TCVN.
•Chế biến xuất nhập khẩu gỗ, đóng pallet, sản xuất cây cao su giống.
•Kinh doanh nhiên liệu, vật tư tổng hợp.
•Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và điện.
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh
STT TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH
1 Thoát nước và xử lý nước thải E3700
2 Xây dựng nhà các loại F41000
3 Xây dựng công trình đường sắt Và đường bộ F4210
25
4 Xây dựng công trình công ích F42200
5 Chuẩn bị mặt bằng F43120
6 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác G45200
7
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm
liên quan
G4661
8
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào
đâu
G4669
9 Bán buôn tổng hợp G46900
10 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ H4933
11
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc
chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
L68100
12 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật M71200
13
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên
doanh
G4773
14 Trồng cây cao su A01250 (Chính)
15 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch A01630
16 Trồng rừng và chăm sóc rừng A0210
17
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại
chưa được phân vào đâu
N82990
18 Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ C1610
19 Sản xuất bao bì bằng gỗ C16230
2.1.4. Thị trường hoạt động
Hiện nay, thị trường hoạt động của Công ty chủ yếu là bán cho các đối tác
chiến lược và xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu của cao su Tây Ninh chiếm khoảng
35% tổng doanh thu. Thị trường xuất khẩu là Hàn Quốc, Đức, Nhật… Do hơn 20%
sản lượng cao su của Công ty là để xuất khẩu, nên giá bán phụ thuộc ít nhiều vào
giá cao su thế giới. Các rủi ro biến động giá cũng như biến động của tỷ giá hối đoái
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty.
Ngành cao su Việt Nam tập trung chủ yếu sản xuất cao su SVR 3L, vốn được
thị trường Trung Quốc ưa chuộng trong khi đó các thị trường khác có nhu cầu
không cao. Chính vì vậy mà phần lớn sản lượng cao su Việt Nam là xuất qua Trung
Quốc, chiếm khoảng hơn 56% sản lượng theo thống kê cả tổng cục hải quan về xuất
khẩu cao su năm 2016.
26
Việc phụ thuộc vào xuất khẩu Trung Quốc gây ra những khó khăn cho ngành
cao su. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cao su qua Trung Quốc theo đường mậu biên
và hoạt động này khá thất thường bởi Trung Quốc thỉnh thoảng đóng cửa biên giới
của mình, gây khó khăn trong việc xuất khẩu cao su. Đồng thời giá xuất khẩu trung
bình của cao su sang thị trường Trung Quốc cũng thấp hơn các thị trường khác
(Châu Âu, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ).
Công ty có thuận lợi lớn khi không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Sản
phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ trong nước (70%-80% sản lượng) và xuất
khẩu (20%-30% sản lượng). Đối với thị trường trong nước là một thị trường vô
cùng quan trọng đối với công ty, phân phối bao gồm cả ba miền : Bắc, Trung, Nam.
Thị trường trong nước là nơi mà công ty tiến hành xuất khẩu các sản phẩm mủ cao
su thiên nhiên cho các công ty trong nước, liên doanh để xuất khẩu sang nước
ngoài, sản xuất thành phẩm những sản phẩm tiêu dùng, nội thất…như : Công ty
TNHH TMDV Việt Thổ, công ty cổ phần cao su Việt Phú Thịnh, công ty TNHH
cao su Đông Nam Á, Công ty TNHH Nam Long, công ty cổ phần Á Châu Tài
Nguyên, Công Ty TNHH sản xuất và thương mại Hoa Sen Vàng, Tập đoàn công
nghiệp cao su Việt Nam, công ty Merufa, công ty Thomson…
Ở thị trường Quốc Tế hiện nay, đối tác của công ty cổ phần cao su Tây Ninh
đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Malaysia, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Mỹ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ... Trong đó tập trung vào thị trường
Châu Á là chính. Bên cạnh đó công ty xuất khẩu các sản phẩm mủ cao su thiên
nhiên cho khách hàng trên Thế Giới như: Công ty Edgepoint, Công ty Thomson…
2.1.5. Khách hàng và đối tác
2.1.5.1. Khách hàng
Khách hàng là quan trọng nhất đối với mỗi công ty. Sự tín nhiệm của khách
hàng là tài sản quý báu nhất của mỗi doanh nghiệp. Sự tín nhiệm này được đúc kết
do uy tín, biết thõa mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ
khác.
2.1.5.2. Đối tác
27
• Gồm hai công ty chính :
•Công ty cổ phần chế biến Xuất nhập khẩu Gỗ Tây Ninh
Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh hàng mộc gia dụng, hàng
trang trí nội thất bằng gỗ. Khai thác, chế biến và kinh doanh gỗ. Tổng vốn điều lệ :
50 tỷ đồng, Công ty CP Tây Ninh tham gia 49% vốn điều lệ tương đương 24.5 tỷ
đồng, công ty đã góp 100% dự án đầu tư thi công hoàn chỉnh nhà máy và đưa vào
hoạt động từ quí IV/2009 đến nay.
•Công ty cổ phần An Thịnh Việt Các nước
Nghành nghề kinh doanh : Trồng, chế biến và kinh doanh nông sản. Vốn điều
lệ : 50 tỷ đồng. Kế hoạch góp vốn là 10 tỷ đồng. Dự án đang trong giai đoạn đầu
tư.
•Và một số công ty đầu tư dài hạn khác như:
Công ty cổ phần cao su Việt - Các nước
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao Su
Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng Geruco
Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng - Các nước Cai
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các
thành phần kinh tế, củng như xí nghiệp trong nước và ngoài nước nhằm để tồn tại
và phát triển và trong đó có công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh. Công ty bị tác động
vào một số thị trường nên cũng gặp phải không ít những khó khăn trong việc xuất
khẩu cũng như bán hàng. Trong đó có hàng loạt đối thủ cạnh tranh được coi là khá
mạnh đối với công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh như : Công ty Cao Su Dầu Tiếng,
công ty Cao Su Đồng Nai, công ty Cao Su Bình Long, công ty cồ phần Cao Su
Đồng Phú, công ty cổ phần Cao Su Phước Hoà, công ty TNHH Hưng Phát, công ty
TNHH Cao Su Liên Anh và một số doanh nghiệp khác. Phần lớn các đối thủ cạnh
tranh hiện nay đều sử dụng trang thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ nhân viên sáng
tạo năng động và đầy nhiệt huyết trong công việc. Dù vậy nhưng đây sẽ là động lực
28
thúc đẩy Công ty Cao Su Tây Ninh ngày một nổ lực phát triển hơn trên lĩnh vực cao
su xuất khẩu.
Cao su tự nhiên đang phải cạnh tranh với cao su tổng hợp cả về giá và sản
phẩm thay thế, khi cao su tổng hợp đang là lựa chọn hàng đầu trong phân khúc.
Nguồn cung cao su tổng hợp dư thừa do Trung Quốc xây quá nhiều nhà máy sản
xuất cao su tổng hợp, cũng là một áp lực không nhỏ.
2.1.7. Cơ cấu nhân sự
Bảng 2.2 : Thống kê lao động theo tính chất hợp đồng lao động năm 2015-2016
(Đơn vị : người)
Chỉ tiêu
Số lượng
2014
Số lượng
2015
Số lượng
2016
Tỷ lệ %
2014
Tỷ lệ %
2015
Tỷ lệ %
2016
Hợp đồng có xác
định thời hạn
2.139 1.867 1.567 83,26% 83,69% 86,53%
Hợp đồng không
xác định thời hạn
316 297 151 11,91% 13,31% 8,34%
Hợp đồng theo
thời vụ
114 67 93 4,83% 3% 5,13%
Tổng cuối kỳ 2.569 2.231 1.811 100% 100% 100%
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Biểu đồ 2.1 : Thống kê lao động theo tính chất hợp đồng lao động năm 2015-
2016
29
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Tỷ lệ công nhân làm việc theo thời vụ rất ít chiếm 5,13% trong tổng số nhân
viên trong năm 2016, tăng hơn so với 2 năm trước. Nhân viên có hợp đồng lao động
có xác định thời hạn là cao nhất chiếm 86,53% trong tổng số. Theo hợp đồng không
xác định thời hạn là 8,34%. Cho thấy lượng nhân viên có khả năng bám trụ và gắn
bó lâu dài với công ty không nhiều chỉ 151 người trong tổng số 1811 người năm
2016, giảm phân nữa số lượng so với 297 người trong tổng số 2231 năm 2015. Điều
cho thấy số lượng công nhân có khả năng làm việc cũng như kinh nghiệm trong
công ty là không nhiều. Tỷ lệ % lao động có xác định thời hạn tăng lên nhưng số
lượng lại giảm xuống rõ rệt từ năm 2.139 năm 2014 xuống chỉ còn 1.567 năm 2016
tức giảm tới 572 người, một số lượng không nhỏ. Tình hình biến động giá của cao
su dẫn đến tình trạng công ty phải liên tục cắt giảm chi phí khiến lượng lao động
giảm mạnh.
Bảng 2.3 : Thống kê biến động lao động trong năm 2016
(Đơn vị : người)
Chỉ tiêu Số lượng Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ %
30
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Lao động đầu kỳ 2.657 2.569 2.231 96,65% 86,84%
Tăng trong kỳ 687 1.459 177 212,37% 12,13%
Giảm trong kỳ 775 1.797 597 231,87% 33,22%
Tổng cuối kỳ 2.569 2.231 1.811 86,84% 81,17%
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Biểu đồ 2.1: Thống kê biến động lao động trong năm 2016
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Lao động đầu kỳ năm 2015 là 2569 người nhưng cuối kỳ lại giảm mạnh chỉ
còn 2231 người tức giảm 338 người. Không dừng lại ở đó cuối kỳ năm 2016 lại tiếp
tục giảm xuống còn 1181 người tức giảm 420 người. Tình hình biến động giá thành
cao su thế giới cộng với việc thương lái ngừng thu mua làm cho lao động dần chán
nản và rời bỏ công ty. Năm 2015 là biến động về lượng lao động nhiều nhất, tăng
trong kỳ là là 1459 người và giảm là 1797 người, sang năm 2016 tăng trong kỳ chỉ
31
177 người giảm 87,87% và tăng trong kỳ cũng chỉ 597 người tức giảm 66,78% so
với năm trước. Tuy lượng lao động trong năm 2015 chỉ giảm 338 người, song tình
hình lao động của công ty lại khá bất ổn, giảm trong kỳ là 1797 so với 2569 người
đầu kỳ tức giảm 2/3 người, và tình hình lại tiếp tục sang tới năm 2016 giảm trong
kỳ là 597 so với 2231 người đầu kỳ tức giảm hơn ¼ số lao động trong công ty. Nhìn
chung số lượng công ty rời bỏ công ty trong 3 năm 3169 người và chỉ xin vào công
ty có 2323 người, ta có thể thấy rõ số lao động giảm mạnh qua từng năm.
2.1.8. Các sản phẩm công ty
Sản phẩm của công ty được phân thành 2 nhóm chính:
•Cao su dạng khối : SVR3L, SVR5, SVR10, SVR 20… Thường được dùng
cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe
•Cao su ly tâm hay Latex : Hiện nay được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật
cũng như cuộc sống hằng ngày. Đây là loại mủ thích hợp để sản xuất, định hình các
loại sản phẩm như găng tay y tế, các loại nệm, bong bóng, keo dán… Đây được
xem là sản phẩm chủ lực của công ty.
Mủ cao su SVR 3L CÁC CHỈ TIÊU HÓA – LÝ CỦA
CAO SU SVR 3L THEO TCVN
3769:2004
1. Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây
45m, % m/m, không lớn hơn : 0,03
2. Hàm lượng tro, % m/m, không lớn
hơn : 0,50
3. Hàm lượng nitơ, % m/m, không lớn
hơn : 0,60
4. Hàm lượng chất bay hơi, % m/m,
không lớn hơn : 0,80
5. Độ dẻo đầu ( Po ), không nhỏ hơn :
35
6. Chỉ số duy trì độ dẻo ( PRI ), không
nhỏ hơn : 60
32
7. Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn,
không lớn hơn : 6
8. Độ nhớt Mooney ML ( 1’ + 4’ )
1000C : -
Mủ cao su SVR 5 CÁC CHỈ TIÊU HÓA – LÝ CỦA
CAO SU SVR 5 THEO TCVN
3769:2004
1. Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây
45m, % m/m, không lớn hơn : 0,05
2. Hàm lượng tro, % m/m, không lớn
hơn : 0,60
3. Hàm lượng nitơ, % m/m, không lớn
hơn : 0,60
4. Hàm lượng chất bay hơi, % m/m,
không lớn hơn : 0,80
5. Độ dẻo đầu ( Po ), không nhỏ hơn :
30
6. Chỉ số duy trì độ dẻo ( PRI ), không
nhỏ hơn : 60
7. Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn,
không lớn hơn : -
8. Độ nhớt Mooney ML ( 1’ + 4’ )
1000C
33
Mủ Ly Tâm TIÊU CHUẨN HÓA LÝ CAO SU
LY TÂM (HA)
1. Tổng hàm lượng chất rắn, % (m/m),
không nhỏ hơn 61,5
2. Hàm lượng cao su khô, % (m/m),
không nhỏ hơn 60,0
3. Chất không chứa cao su, % (m/m),
không nhỏ hơn 2,0
4.. Độ kiềm (NH3), % (m/m) tính theo
khối lượng latex cô đặc không nhỏ hơn
60
5. Tính ổn định cơ học, giây, không
nhỏ hơn 650
6. Trị số axít béo bay hơi (VFA) không
lớn hơn 0,20
7. Trị số KOH, không lớn hơn 1,0
Mủ cao su SVR 10 CÁC CHỈ TIÊU HÓA – LÝ CỦA
CAO SU SVR 10 THEO TCVN
3769:2004
1. Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây
45m, % m/m, không lớn hơn : 0,08
2. Hàm lượng tro, % m/m, không lớn
hơn : 0,60
3. Hàm lượng nitơ, % m/m, không lớn
hơn : 0,60
4. Hàm lượng chất bay hơi, % m/m,
không lớn hơn : 0,80
5. Độ dẻo đầu ( Po ), không nhỏ hơn
34
: 30
6. Chỉ số duy trì độ dẻo ( PRI ), không
nhỏ hơn : 50
7. Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn,
không lớn hơn : -
8. Độ nhớt Mooney ML ( 1’ + 4’ )
1000C
2.1.9. Cơ sở vật chất nơi làm việc
• Ban Giám đốc:
Làm việc theo giờ hành chính. Có phòng làm việc riêng, thoáng mát, gọn
gàng, sạch sẽ.
Các phòng ban chức năng trong Công ty:
Các phòng Hành chính, Kế toán, Kinh doanh, tổ chức, kỹ thuật, xây dựng cơ
bản: làm việc theo giờ hành chính. Riêng đội bảo vệ thì làm việc 24/24.
Phòng làm việc có máy điều hòa nhiệt độ và được làm vệ sinh hằng ngày nên
rất thoáng mát, gọn gàng, và sạch sẽ.
Phòng họp được trang bị với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại.
Ngoài hành lang của các tầng đều có cây xanh, vừa tạo không khí sạch cho
phòng, vừa tạo vẻ mỹ quan cho công ty.
Mỗi phòng có ít nhất là một máy in laser, máy scan, máy photo, ngoài ra một
số phòng còn được trang bị thêm một máy in màu.
Mỗi chuyên viên và cán sự đều được trang bị một máy vi tính, tủ đựng hồ sơ
và dụng cụ làm việc cá nhân.
Công nhân được làm việc trong phân xưởng đầy đủ trang thiết bị và hệ thống
không khí được lọc sạch và thoáng mát
2.1.10 Tình hình hoạt động của công ty
2.1.10.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3 : Tình hình khai khác cao su
35
Chỉ tiêu công ty mẹ
(Cao su Tây Ninh)
Đvt
Thực
hiện
2014
Thực
hiện
2015
Thực
hiện
2016
Tỷ lệ
2015/2014
Tỷ lệ
2016/2015
Diện tích khai thác Ha 4.838 4.787 4.718 98,9% 98,6%
Sản lượng khai thác Tấn 11.410 10.579 9.050 92,7% 85,5%
Năng suất khai thác Tấn/ha 2,26 2,21 1,92 97,8% 86,8%
Sản lượng tiêu thụ Tấn 12.016 10.965 10.638 91,25% 97%
Tổng doanh thu
Tr.
Đồng
598.306 415.402 401.551 69,43 96,7%
Lợi nhuận trước
thuế
Tr.
Đồng
156.596 60.006 77.433 38,31% 129%
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Nhìn chung 3 năm vừa qua, diện tích khai thác liên tục giảm từ 2016 thấp hơn
2,4% so với năm 2015, 2015 thấp hơn 1,1% so với năm 2014 và sản lượng tiêu thụ
thấp hơn 3% so với năm 2015, thấp hơn 11,5% so với 2014. Tuy nhiên nhờ giá bán
tăng nhẹ 0,5% so với năm 2015 dẫn đến doanh thu chỉ giảm nhẹ ở mức 3,3%. Năm
2016 công ty đạt sản lượng khai thác 9.050 tấn vượt 2,6% so với kế hoạch cả năm,
giảm gần 15% so với năm 2015. Sản lượng tiêu thụ nội địa đạt tương đương năm
2015 vượt 1,5% so với kế hoạch cả năm. Sản lượng xuất khẩu giảm 13% chủ yếu từ
khâu xuất khẩu trực tiếp, khâu ủy thác xuất khẩu không có biến lượng lớn so với
năm ngoái. Tuy nhiên vì giá bán bình quân tăng nhẹ từ hơn 30,8 triệu đồng/tấn năm
2015 lên mức 30,95 triệu đồng/tấn năm 2016.
Bên cạnh đó nhờ hoạt động thanh lý vườn cây giúp mang về doanh thu hơn 47
tỷ đồng và đóng góp thêm 38 tỷ đồng lợi nhuận khác cho công ty năm vừa qua. Kết
thúc năm 2016, công ty mẹ đạt tổng lợi nhuận trước thuế là 77 tỷ đồng vượt 32,3%
so với kế hoạch và tăng 29% so với mức thực hiện năm 2015.
Bảng 2.4 : Giá trị sản lượng cao su trong năm 2016
Kênh tiêu thụ Cao su tự khai thác Cao su thu mua
36
2014
Sản lượng
(tấn)
11.237 779
Giá trị (tr.đồng) 435.727 31.447
2015
Sản lượng
(tấn)
10.496 469
Giá trị (tr.đồng) 323.492 15.374
2016
Sản lượng
(tấn)
9.927 711
Giá trị (tr.đồng) 307.215 23.279
Tỷ lệ %
2015/2014
Sản lượng
(tấn)
93,41% 60,21%
Giá trị (tr.đồng) 72,24% 48,89%
Tỷ lệ %
2016/2015
Sản lượng
(tấn)
94,58% 151,60%
Giá trị (tr.đồng) 94.97% 151,41%
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Biểu đồ 2.2 : Sản lượng cao su 2014-2016
37
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Năm 2015 là năm sản lượng cao su có dấu hiệu tuột dốc rõ rệt. Sản lượng tự
khai thác giảm từ 11.237 tấn năm 2015 xuống còn 10.496 tấn năm 2016, tức giảm
6,59% so với năm 2015. Sản lượng cao su thu mua cũng giảm từ 779 tấn năm 2014
xuống còn 469 tấn năm 2015, tức giảm 39,79%. Vì thế làm cho sản lượng khai thác
2015 giảm mạnh xuống chỉ còn 91,25% so với năm 2014 tương đương với giảm
xuống còn 72,54% giá trị. Nhìn chung năm 2015 là năm không mấy khả quan.
Sang năm 2016 san lượng tự khai thác vẫn tiếp tục giảm xuống 5,42% so với
năm 2015. Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, lượng cao su mua ngoài tăng cao lên tới
151,60% so với năm 2015.
2.1.10.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Hiện công ty đang có tới 3 nông trường cao su trong giai đoạn khai thác là Gò
Dầu, Bến Củi và Cầu Khởi với diện tích đạt 7.300 ha, trong đó 4.718 ha trong giai
đoạn khai thác. Tuy nhiên diện tích này so với tập đoàn cao su Việt Nam thì còn
quá khiêm tốn, song nếu so sánh với các doanh nghiệp đã niêm yết thì công ty vẫn
đứng thứ top 3 trong tổng sản lượng khai thác nhưng lại đứng sau hai đối thủ lớn
chính là Đồng Phú (10.050 ha) và Phước Hòa (14.900ha).
38
Bảng 2.5 : Tình hình khai thác cao su
Sản lượng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Diện tích khai
thác (ha)
5.026 4.815 4.788 4.709
Năng suất khai
thác (tấn/ha)
2,14 2,36 2,19 1,92
(Nguồn : ngân hàng MBS tổng hợp)
Biểu đồ 2.3 : Tình hình khai thác cao su
(Nguồn : ngân hàng MBS tổng hợp)
Trong 4 năm qua, diện tích khai thác cao su giảm nhẹ do công ty đã tiến hành
chặt bỏ cây già để trồng cây mới. Dự kiến, mỗi năm sẽ thanh lý từ 200-300 ha để tái
canh trồng mới. Diện tích sẽ ở múc ổn định 4.500-5.000 ha năm 2017 và 2018 trước
khi dự án cao su ở Campuchia đi vào khai thác. Năng suất thu hoạch giảm mạnh từ
2,36 tấn/ha xuống còn 1,92 tấn/ha nhưng vẫn ở mức cao nhất ngành do giống cây
tốt và vườn cây được tối ưu. Năng suất giảm do biến động vừa qua, giá cao su giảm
dẫn đến phải cắt giảm lượng lớn lao động khai thác.
Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu vườn cây theo nhóm tuổi
39
(Nguồn : ngân hàng MBS tổng hợp)
Vườn cây đang trong giai đoạn thu hoạch cao nhất với các nhóm cây ít tuổi
chiếm tỷ trọng lên tới 90%, trong đó 40% của nhóm tuổi từ (8-16) và 50% của
nhóm tuổi (18-23). Trong 3 năm gần đây, tuy vườn cây trong giai đoạn lý tưởng
nhất nhưng năng suất vẫn suy giảm do ảnh hưởng bởi giá và thời tiết thất thường
trong thời gian qua. Với việc cắt giảm nhân công để giảm chi phí, công ty phải nâng
số ngày cạo mủ lên, cắt giảm bón phân. Tuy nhiên đây là vấn đề chung của toàn
ngành cao su, năng suất sẽ tăng trở lại nếu tình hình về giá khả quan hơn.
Bảng 2.6 : Tình hình tài chính
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu (đồng)
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
%Tăng/Giảm
2015
%Tăng/Giảm
2015
Doanh thu thuần 500 362 350 72,4% 96,68%
Lợi nhuận trước thuế 164 62 79 37,8% 127,42%
Lợi nhuận sau thuế 138 55 69 39,8% 125,45%
Tổng tài sản 1.587 1.648 1.753 103,84% 106,37%
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Biểu đồ 2.5 : Tình hình tài chính
40
(Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh)
Từ năm 2014 đến nay doanh thu thuần công ty liên tục giảm từ 500 tỷ đồng
xuống còn 350 tỷ đồng năm 2016, đặc biệt trong năm 2015 do biến động doanh tuột
giảm rõ rệt từ 500 tỷ xuống còn chỉ 362 tỷ. Năm 2015 là năm đầy biến động nhưng
sang năm 2016 tình hình công ty đã dần cải thiện, doanh thu và lợi nhuận đang dần
tăng trưởng trở lại.
2.1.11.Chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2017-2020
Phát triển ổn định, bền vững, định hướng phát triển lâu dài, là ưu tiên hàng
đầu.
Ưu tiên hợp tác các dự án hợp tác sản xuất sản phẩm từ cao su, nhằm ngày
càng hạn chế xuất bán cao su thô.
Duy trì tình hình tài chính công khai, minh bạch, chính xác và đúng luật.
Định hướng, đào tạo nhân sự mạnh, trung thành, năng động và hiệu quả phù
hợp với vân hóa công ty.
Tối đa hóa lợi ích cho Cổ đông, kết hợp với việc chăm sóc quyền lợi chính
đáng cho công nhân lao động.
Phát triển thêm diện tích trổng cao su kết hợp với tìm kiếm thị trường và công
nghệ sản xuất cao su tiêu dùng, hạn chế dần việc xuất cao su thô.
41
Tìm kiếm thị trưởng tiềm năng mới kết hợp với việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho khách hàng.
Thực hiện trách nhiệm một cách nghiêm túc với luật pháp, xã hội, môi trường
và người lao động như đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến
Trung tâm và nhà máy chế biến Bến Củi để đạt tiêu chuẩn xả thải cột A theo quy
định của sở tài nguyên môi trường tỉnh Tây Ninh.
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm cao su của công ty CP cao su
Tây Ninh ra thị trường nước ngoài
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu cao su của công ty CP cao su Tây Ninh
2.2.1.1 Phân tích kim ngạch XK
Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua.
Năm
Sản lượng XK bình quân/tháng Kim ngạch XK bình quân/tháng
Nghìn tấn Tốc độ tăng (%) Đồng Tốc độ tăng (%)
2014 115.38 91,196,884,119
2015 151.39 31,21 102,570,066,814 12.47
2016 298.33 97,06 115,053,849,324 12.17
Nguồn : Báo cáo phân tích kim ngạch hàng xuất khẩu của công ty CP cao su Tây Ninh
Qua bảng trên ta thấy hàng hoá xuất khẩu bình quân/tháng của công ty qua
các năm tăng liên tục cả về sản lượng hàng xuất khẩu lẫn giá trị hàng xuất khẩu.
Sản lượng xuất khẩu bình quân/tháng tăng mạnh từ 115,38 nghìn tấn đến 298,33
nghìn tấn, từ đó kim ngạch hàng xuất khẩu bình quân/tháng cũng tăng nhanh từ
91,19 tỷ năm 2014 đến 132 tỷ vào năm 2016.
Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch hàng xuất khẩu cũng như số lượng hàng xuất
khẩu tăng lên liên tục thì tốc độ tăng vẫn chưa ổn định. Điều này được thể hiện
thông qua bảng trên, năm 2015 tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu là 12.47% so
với năm 2014, năm 2016 lại tăng 12.17 so với năm 2015. Như vậy chứng tỏ rằng
tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vẫn chưa ổn định. Nguyên nhân của
sự không ổn định này một phần là do sản xuất của công ty trong thời gian qua cũng
chưa ổn định, phần lớn là do việc tìm kiếm bạn hàng, khuếch trương và tiêu thụ
42
hàng hoá của công ty còn chưa tốt. Nhưng mới chỉ trong một thời gian ngắn hoạt
động mà công ty đã có được những kết quả đó là tương đối khả quan, vì vấn đề
quan trọng là công ty đã không ngừng nâng cao được sản lượng xuất khẩu cũng như
kim ngạch xuất khẩu của mình.
2.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng XK
* Các mặt hàng chủ yếu như SVR, mũ cao su nguyên liệu…. đảm bảo chất
lượng của các nước khác nhau trên thế giới như là China, Japan, Châu Âu….
* Một số sản phẩm khác như là Mủ tờ xông khói, Cao su Crepe
Tất cả các sản phẩm xuất khẩu của công ty đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001, ISO
9002 và ISO 14000 (đây là các tiêu chuẩn đo lường quốc tế về chất lượng quản lý
cũng như là chất lượng về môi trường mà công ty đã đạt được). Giá cả mặt hàng
dao động từ khoảng 2.271/tấn đến 3.671USD/sản phẩm, tuỳ thuộc vào từng mặt
hàng khác nhau. Mức giá này được xem là mức giá cạnh tranh với các đối thủ khác
vì hiện nay công ty đang thực hiện chính sách giảm giá nhằm chiếm lĩnh thị trường
Việt Nam về lĩnh vực này.
Trong thời gian qua sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là SVR, mũ cao
su nguyên liệu. Do kim ngạch xuất khẩu tăng nên giá trị hàng xuất khẩu cũng tăng
lên qua các năm. Riêng chỉ có tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu là không có sự biến
động mạnh, sự dao động ở đây là không đáng kể. Những số liệu thống kê cụ thể đã
được trình bầy như bảng sau đây :
Bảng 2.8: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của công ty
Nă
m 2014 2015 2016
Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
VND (%) VND (%) VND (%)
SVR 63,263,278,513 69.37 77,856,939,838 67.67 99,429,536,586 86.42
Khác 27,933,605,606 30.63 37,196,909,486 32.33 15,624,312,738 13.58
Tổng
KNXK
91,196,884,11
9
100
115,053,849,32
4
100 115,053,849,324 100
Nguồn : Báo cáo thống kê qua các năm của công ty Cổ phần cao su Tây Ninh
Qua bảng trên cho thấy, sản phẩm xuất khẩu chính của công ty trong thời
gian qua là SVR (Trong đó chủ yếu là loại SVR thường có các hạng sản phẩm 3L,
43
5L; các loại cao su như SVR10L, 20L, loại CV50, CV60…chiếm một tỷ lệ không
đáng kể) với tỷ trọng từ khoảng 68% đến 86%. Còn lại là các sản phẩm khác như là
Mủ tờ xông khói, Cao su Crepe... chỉ chiếm tỷ trọng từ khoảng 14% đến 32%. Kim
ngạch xuất khẩu của cả hai nhóm hàng này đều tăng liên tục qua các năm tài chính,
nhưng một điểm thấy rõ trên bảng số liệu trên là tỷ trọng giữa 2 nhóm hàng trên có
sự biến động. Sự biến động này diễn ra do nhu cầu của các bạn hàng là không ổn
định, thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty chưa chắc chắn và ổn định, phần lớn
kế hoạch cho việc tiêu thụ sản phẩm nào hay lựa chọn mặt hàng chiến lược nào của
công ty còn chưa có, dẫn đến việc tỷ trọng các loại hàng hoá luôn biến động.
2.2.1.3 Hình thức kinh doanh xuất khẩu
+ Xuất khẩu trực tiếp : công ty tự nhập nguyên liệu sản xuất các sản phẩm để
xuất khẩu. Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh không qua một trung gian xuất khẩu
nào nghĩa là không cần có sự uỷ thác xuất khẩu mà thực hiện xuất khẩu trực tiếp,
chiếm khoảng 50,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của công ty.
+ Xuất khẩu tại chỗ : công ty không chỉ xuất khẩu ra ngoài biên giới quốc
gia mà còn xuất khẩu các sản phẩm ngay trong nước, đặc biệt là cho các công ty
nước ngoài khác cùng hoạt động trong Khu công nghiệp. Tỷ trọng của hình thức
này là khoảng 35,07% tổng kim ngạch xuất khẩu.
+ Tạm nhập tái xuất : công ty cũng thực hiện nhập khẩu rồi xuất khẩu các
hàng hoá đó mà không qua một giai đoạn gia công hay chế biến nào nhằm thu lợi
nhuận. Tỷ trọng của loại hình tái xuất chiếm không nhiều trong kim ngạch xuất
khẩu của công ty, chỉ khoảng 14,23%.
Để có thể thấy rõ được giá trị cũng như tỷ trọng các hình thức xuất khẩu
hàng hoá của công ty trong thời gian qua, chúng ta có thể theo dõi số liệu từ bảng
2.5 (trang bên) như sau :
Bảng 2.9 : Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty qua các năm tài
chính.
Năm 2014 2015 2016
44
Hình thức
XK
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
(USD) (%) (USD) (%) (USD) (%)
Xuất khẩu 45,716,998,009 50.13 60,748,432,443 52.8 56,571,977,713 49.17
Xuất khẩu 30,277,365,528 33.2 38,140,351,051 33.15 44,709,925,847 38.86
Tạm nhập 15,202,520,583 16.67 16,165,065,830 14.05 13,771,945,764 11.97
Nguồn : Số liệu thống kê qua các năm tài chính (công ty Cổ phần cao su Tây Ninh ).
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trực tiếp rất lớn, từ
khoảng 50% đến 53%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dưới cả 3 hình thức đều tăng
liên tục qua các năm, đặc biệt là hình thức xuất khẩu tại chỗ của công ty đang có xu
hướng tăng nhanh. Riêng hình thức tạm nhập tái xuất của công ty đang có xu hướng
giảm xuống về mặt tỷ trọng vì trong thời gian tới đây, công ty sẽ hạn chế dần hình
thức này để chuyển sang sản xuất xuất khẩu là chủ yếu để khẳng định thế mạnh của
công ty.
Sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp cho công ty chủ động hoàn toàn
trong mọi hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình, có thể trực tiếp tiếp cận với
khách hàng để thu thập thêm thông tin về khách hàng như là thị hiếu về mẫu mã sản
phẩm, phong tục hay thói quen tiêu dùng... Từ đó công ty có thể tự điều chỉnh hoặc
tìm các biện pháp để nâng cao thêm uy tín của mình và củng cố thêm vị thế đang có
trên thị trường hàng xuất khẩu. Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức này thì công ty
cũng phải chấp nhận việc phải ứng trước một lượng vốn khá lớn. Ngoài ra, yêu cầu
về trình độ nhân viên phải giỏi nghiệp vụ và nắm chắc được những thông tin thị
trường luôn luôn biến động đó để tránh cho công ty những rủi ro và bất lợi từ những
yếu tố khách quan khác.
* Từ những hình thức xuất khẩu hàng hoá trên đây mà công ty Cổ phần cao
su Tây Ninh lại chia ra làm hai nhóm hàng xuất khẩu chính trong các mặt hàng
xuất khẩu của công ty, đó là :
Nhóm 1 : xuất khẩu những sản phẩm sản xuất. Xuất khẩu những hàng hoá là
SVR như 3L, 5L …do công ty tự sản xuất và xuất khẩu.
Nhóm 2 : tái xuất khẩu những mặt hàng đã nhập trước đây mà không qua sản
xuất hay gia công.
45
Trong đó, hàng hoá sản xuất xuất khẩu được thực hiện xuất khẩu dưới cả hai
hình thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu tại chỗ (85,77%), còn lại là hàng hoá tái
xuất khẩu. Như vậy mặt hàng xuất khẩu do công ty tự sản xuất vẫn luôn giữ vai trò
quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Các mặt hàng tái xuất mà công
ty thực hiện tái xuất khẩu chỉ chiếm một phần ít vì đây chỉ là hình thức kinh doanh
nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá cả, không phải là hoạt động chính của công ty.
2.2.1.4 Phân tích việc sử dụng các điều kiện TMQT
Các dịch vụ công đã được điện tử hóa gồm các dịch vụ thuế điện tử, hải quan
điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục có liên quan tới đầu tư và đăng
ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành...
Công ty đã chú trọng khai thác ứng dụng thương mại điện tử thư điện tử
(email), sử dụng phần mền kế toán, ứng dụng triển khai phần mền chuyên dụng
trong quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng.
Đào tạo, truyền thụ kiến thức mới về những giải pháp kỹ thuật sử dụng và
quản trị cổng thông tin điện tử cho nhân viên
Đưa các catalog, hình ảnh hang hóa qua thư điện tử nhằm đẩy nhanh tiến độ
bán hang, thực hiện các bước chuẩn bị hợp đồng thong qua thương mại điện tử
2.2.1.5 Hình thức thanh toán các đơn hàng xuất khẩu
Phương thức chủ yếu mà công ty sử dụng là chuyển tiền (T/T). Vì hầu hết
các khách hàng của công ty đều là những đối tác có uy tín, có sự tin tưởng lẫn nhau
khá cao do vậy hình thức chuyển tiền đã và sẽ là phương thức lựa chọn hợp lý nhất,
vì hình thức này vừa nhanh chóng vừa thuận tiện. Trong suốt thời gian qua công ty
Cổ phần cao su Tây Ninh đã sử dụng phương thức thanh toán này để giao dịch với
các khách hàng.
2.2.1.6 Phân tích việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu này của Công ty Cổ phần cao su Tây
Ninh gồm một số bước cơ bản sau:
Bước 1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu của công ty được tiến hành ngay khi ký
kết hợp đồng xuất khẩu. Căn cứ vào những yêu cầu của hợp đồng mà công ty tiến
46
hành xây dựng kế hoạch sản xuất. Trong đó xác định số lượng nhân lực, vật lực
phục vụ hợp đồng, thời gian dự tính hoàn thành kế hoạch. Để chuẩn bị hàng hoá
công ty cần tiến hành công việc như sau:
- Thu gom mặt hàng.
- Mặt hàng sẽ được bao gói bằng mang mỏng PE và đóng trong thùng carton
có đai nẹp nhựa. Đây là yêu cầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu bảo quản
cũng như vận chuyển. Trên các thùng carton đều ghi ký mã hiệu bằng loại mực
không phải trong môi trường có nhiệt độ thấp.
Muốn giữ vững uy tín của công ty thì từ công đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm của công ty phải tiến hành hết sức cẩn trọng.
Bước 2. Kiểm tra hàng xuất khẩu
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước hết là trách nhiệm của doanh nghiệp. Vì
nó liên quan trực tiếp đến uy tín doanh nghiệp. Tại Công ty, việc này được giao cho
một bộ phận chuyên biệt thuộc công ty. Tuy nhiên người chịu trách nhiệm cuối
cùng về chất lượng hàng hoá vẫn là Giám đốc.
Bước 3. Làm thủ tục hải quan.
Đây là yêu cầu bắt buộc để hàng hoá có thể vượt qua biên giới quốc gia.
Nguyên tắc cơ bản của việc làm thủ tục hải quan là trung thực chính xác. Điều cần
chú ý là người khai báo hải quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nôi
dung khai báo. Vì vậy cán bộ xuất khảu của công ty phải am hiểu kỹ cang càng
nhiệp vụđể tránh những rắc rối nảy sinh sau này. Hồ sơ khai báo hải quan xuất khẩu
của công ty là:
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (3 bản chính).
- Hợp đồng xuất khẩu (1 bản sao)
- Bản kê chi tiết (2 bản sao)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch
Khi hoàn thiện hồ sơ khai báo khai báo hải quan, cán bộ phụ trách của công
ty sẽ xuất trình cho cơ quan hải quan. Đó là chi cục hải quan cữa khẩu cảng Đình
Vũ.
47
Nếu thực tế hàng hoá không phù hợp với khai báo, hải quan sẽ đóng dấu " Hàng hoá
được thông quan theo nội dung khai báo của người khai hải quan " lên phần dành
cho kiểm tra của hải quan trên tờ khai.
Bước 4. Thuê tàu và mua bảo hiểm.
Công ty ký kết thoả thuận giao hàng theo điều kiện CIF cho nên trách nhiệm
thuê tàu và mua bảo hiểm thuộc về công ty. Vì cao su cần được bảo quản đặc biệt
khi vận chuyển nên công ty lựa chọn chuyên chở bằng container (Full container
Load- FCL). Vông ty đăng ký thuê container, trả chi phí thuê và đóng gói hàng vào
container. Các lô hàng của công ty thường có giá trị nhỏnên sẽ phù hợp khi công ty
chọn phương thức thue tàu chuyến. Khi đó công ty cần làm những việc sau:
- Liên hệ với đại lý tàu.
- Công ty nhận giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note)
- Nhận kết quả lưu cước tàu chợ với hãng tàu
- Nhận lịch tàu để sắp xếp việc giao hàng
- Nhận vận đơn.
Về viẹc mua bảo hiểm, công ty thường liên hệ với các công ty bảo hiểm ở
Việt Nam. Các công ty bảo hiểm thường lưu tâm như Công ty bảo hiểm dầu khí
(PVIC), Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh)...Do những biến
động của thị trường các công ty chỉ ký hợp đông bảo hiểm cho từng lô hàng mà
không kí hợp đồng bảo hiểm bao.
Bước 5. Giao hàng.
- Đến CY nhận container.
- Đóng hàng vào containể dưới sự giám sát của hải quan
- Niêm phong kẹp chì.
Cần chú ý nhận biên lai thuyền phó để đổi lấy vận đơn. Vận đơn đường biển phải là
vận đơn hoàn hảo.
Bước 6. Thanh toán.
Công ty lựa chọn phương thức thanh toán chuyển tiền. Công ty lựa chọn
phương thức này một phần vì chủ yếu giao dịch với khách hàng quen thuộc. Mặt
48
khác giá trị lô hàng thường không lớn. Nếu sử dụng phương thức thanh toán khác
như tín dụngcứng từ thì hiệu quả thu được của hợp đông xuất khẩu sẽ không cao.
Lưu ý bộ chứng từ được gửi kèm khi giao hàng cho người nhập khẩu.
Bước 7. Giải quyết khiếu nại nếu có.
2.2.2. Phân tích quy trình xuất khẩu cao su của công ty CP cao su Tây Ninh
2.2.2.1 Nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh
 Thu thập thông tin.
Trước khi bước vào đàm phán giao dịch chính thức, công ty tiến hành thu
thập các thông tin liên quan đến thương vụ này: lựa chọn thị trường xuất khẩu
phức tạp hơn nhiều so với việc lựa chọn thị trường trong nước bởi vỡ các nước
khác nhau có những nhu cầu, yêu cầu rất nhau về mỗi loại hàng hoá. Do vậy việc
lựa chọn thị trường xuất khẩu đũi hỏi phải tốn nhiều thời gian và cụng sức mới
đưa ra được quyết định đúng đắn. Khi nghiên cứu thị trường công ty cần chú ý đến
các vấn đề:
- Thông tin về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường và các nhân tố
làm thay đổi dung lượng của thị trường.
- Nắm vững thông tin về biến động giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
cũng như giá nguồn hàng cung cấp trong nước.
- Công việc nghiên cứu thị trường phải diễn ra thường xuyên liên tục vỡ thị
trường luôn biến động.
-Thông tin về đối tác: Để lựa chọn đối tác kinh doanh c«ng ty thường
dựa vào những căn cứ sau:
+ Tỡnh hỡnh sản xuất, kinh doanh của đối tác để thấy được khả năng cung
cấp lâu dài.
+ Quan điểm kinh doanh của đối tác trên thị trường trong nước cũng như trên
thị trường quốc tế.
+ Lĩnh vực kinh doanh của đối tác.
+ Khả năng tài chính và cơ sở vật chất của đối tác. Khả năng thanh toán của
đối tác trong ngắn hạn, dài hạn đảm bảo hợp đồng được thanh toán đúng thời hạn.
49
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...anh hieu
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty BitisChuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitisnataliej4
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
Đề tài: Quản lý hàng gia công xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan
Đề tài: Quản lý hàng gia công xuất nhập khẩu tại chi cục hải quanĐề tài: Quản lý hàng gia công xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan
Đề tài: Quản lý hàng gia công xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
 
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt NamĐề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
 
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
 
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng NaiLuận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty BitisChuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
 
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 ĐiểmBáo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 

Similar a Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh

Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Nguyễn Công Huy
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docNguyễn Công Huy
 
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...An Huỳnh
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docNguyễn Công Huy
 

Similar a Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh (20)

QT238.doc
QT238.docQT238.doc
QT238.doc
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty, HAY!
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty, HAY!Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty, HAY!
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty, HAY!
 
Báo Cáo Thực Tập Đặc Điểm Pháp Lý Của Ủy Ban Nhân Dân Xã
Báo Cáo Thực Tập Đặc Điểm Pháp Lý Của Ủy Ban Nhân Dân XãBáo Cáo Thực Tập Đặc Điểm Pháp Lý Của Ủy Ban Nhân Dân Xã
Báo Cáo Thực Tập Đặc Điểm Pháp Lý Của Ủy Ban Nhân Dân Xã
 
QT186.doc
QT186.docQT186.doc
QT186.doc
 
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
 
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
 

Más de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

Más de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Último

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 

Último (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG Khoa ----- * ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài : XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH RA NƯỚC NGOÀI GVHD: SVTH : MSSV : LỚP : 4 Năm 2017
  • 3. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội theo chính sách mở cửa, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu”. Việt nam với chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế thương mại khu vực và toàn cầu. Việt nam hiện nay đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, WTO Không thể phủ nhận rằng trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang góp phần quan trọng giúp cho nền kinh tế Việt Nam từng bước chuyển mình và hội nhập vào với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang tăng lên nhanh chóng. Không chỉ tính đến nguồn lực về tài chính mà cả các công nghệ hiện đại cũng được chuyển vào Việt Nam. Trong rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đó thì Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh là một điển hình. Theo xu hướng phát triển mạng lưới công nghệ thông tin điện tử như hiện nay thì thị trường Việt Nam cần phải có các mặt hàng đó để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường điện tử viễn thông. Chính vì vậy, vai trò của công ty Cổ phần cao su Tây Ninh là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng hoá cao su của công ty trước hết là để phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và đưa ra giải pháp để thúc đẩy hoạt động này phát triển là một vấn đề mang tính cấp thiết đối với công ty hiện nay. Do vậy em đã quyết định chọn đề tài : “Xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cổ phần cao su Tây Ninh ra nước ngoài” làm đề tài nghiên cứu cho Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là dựa trên những cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu, cũng như nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của 1
  • 4. công ty Cổ phần cao su Tây Ninh để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng hoá cao su của công ty Cổ phần cao su Tây Ninh. Phạm vi nghiên cứu: • Không gian nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu cao su của công ty Cổ phần cao su Tây Ninh • Thời gian nghiên cứu: 2014 -2016 Phương pháp nghiên cứu : Đề tài này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như là phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh phương pháp dự báo. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận thì kết cấu nội dung của Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KD XUẤT KHẨU Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH RA NƯỚC NGOÀI Chương 3: GIẢI PHÁP HÒAN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH RA NƯỚC NGOÀI Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ nghiên cứu còn có nhiều hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót và nhược điểm. Vì vậy em kính mong thầy cô và các bạn sẽ có thêm góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn. 2
  • 5. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU 1.1. Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu “ Phi thương bất phú” – ngay từ xưa hoạt động thương mại buôn bán, trao đổi hàng hoá đã được xem trọng và đến tận bây giờ quan niệm ấy vẫn không có gì thay đổi mà ngày càng phát triển lên. Song song với sự phát triển của thương mại nội địa thì thương mại quốc tế cũng không ngừng phát triển với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ. Và thương mại quốc tế đã giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hay nói cách khác thương mại quốc tế là động lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia, chính vì lẽ đó mà hoạt động xuất khẩu - nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản của thương mại quốc tế đã nhận được sự quan tâm lớn lao của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu cũng là một trong ba mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy xuất khẩu là gì? Xuất khẩu được hiểu là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Bản chất của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá vô hình và hàng hoá hữu hình) trong nước với nước ngoài. Khi sản xuất phát triển hàng hoá dư thừa thì việc tìm một thị trường mới cho sản phẩm là một nhu cầu hết sức bức thiết và điều đó chỉ có thể được thông qua hoạt động mở rộng thị trường vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia. Theo luật thương mại 2005 của Việt Nam thì “xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. 1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh 3
  • 6. tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng hoá. Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng. 1.1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng trong kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã biết việc xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, do đó gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, như vậy làm tăng tổng sản phẩm xã hội. Đặc biệt là đối với những nước còn đang trong thời kỳ quá độ như nước ta hiện nay, thì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một điều hết sức cần thiết. Nền kinh tế nước ta còn chậm phất triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, không đồng bộ, dân số lại phát triển nhanh nhưng cùng với đó nước ta có những nhân tố tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào. Do đó chiến lược xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với các nước giàu. Vì thế có thể nói xuất khẩu hàng hoá dịch vụ là một động lực của sự phát triển kinh tế. 4
  • 7. - Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất vì để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách phẩm chất, mẫu mã… của sản phẩm thì phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác phải nâng cao tay nghề cho người lao động. Thực tiễn cho thấy khi thị trường thay đổi buộc chúng ta phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nghiên cứu và đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng cho sản phẩm… Như vậy để đáp ứng việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt thì phải có công nghệ cao, cùng với đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại. - Xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. - Xuất khẩu giúp gắn liền sản xuất trong nước và nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, liên kết các nền kinh tế quốc gia với nhau tạo ra không gian và nhu cầu kinh tế mở rộng nhờ liên kết và buôn bán quốc tế. Đồng thời xuất khẩu cũng làm tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế. Cùng với sự đổi mới về quan điểm về nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Trong các chính sách về xuất khẩu và quản lý hoạt động xuất khẩu nhà nước đã xác định: “ Xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. - Chưa hết xuất khẩu còn có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm nhiều mặt, trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu người lao động vào làm việc và có thu nhập cao. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trong nước, làm phong phú các mặt hàng phục vụ tiêu dùng làm cho mức sống không ngừng được nâng cao. 1.1.2.3. Đối với các doanh nghiệp Cùng với quá trình toàn cầu hoá và việc mở của thị trường của đất nước, Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh nói riêng và các công ty xuất khẩu trong nước nói chung đã khẳng định được vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp 5
  • 8. mình, cụ thể vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp như sau : - Xuất khẩu cho phép doanh nghiệp có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho việc đổi mới công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. - Xuất khẩu tạo cơ hội cho doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng nước ngoài từ đó có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến để áp dụng vào thức tế sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. - Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu am hiểu và nắm rõ nhu cầu thị, thị hiếu của người tiêu dùng nơi mà doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu. Từ đó doanh nghiệp có thể cải tiến mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng nước ngoài nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp so với các hình thức khác. - Xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi mà thị trường trong nước đã trở nên bão hoà. - Việc cạnh tranh trên thị trường thế giới diễn ra rất gay gắt và quyết liệt.Do vậy việc tham gia hoạt động xuất khẩu chính là việc doanh nghiệp đã bước lên sân chơi chung của thương mại quốc tế. Cho nên xuất khẩu sẽ tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình để nâng cao năng lực canh tranh. 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu các hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới các khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là : Các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài, biết được yêu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên có thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra hình thức xuất khẩu này làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp do giảm chi phí trung gian. 6
  • 9. 1.1.3.2. Xuất khẩu ủy thác. Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy thác) nhận xuất khẩu một lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy thác). Ưu điểm của hình thức này là: Đơn vị có hàng xuất khẩu không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do đó rủi ro trong kinh doanh là không cao. Tuy nhiên họ lại không trực tiếp liên hệ với khách hàng và thị trường nước ngoài nên không chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra họ thường phải đáp ứng những yêu sách của bên nhận ủy thác. 1.1.3.3. Buôn bán đối lưu. Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, bên bán hàng đồng thời là bên mua hàng và lượng hàng hóa mang trao đổi thường có giá trị tương đương. Mục đích ở đây không nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là nhằm mục đích có được một lô hàng có giá trị tương đương với lô hàng xuất khẩu. Hình thức xuất khẩu này giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động của tỉ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối đồng thời có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. 1.1.3.4. Xuất khẩu theo nghị định thư. Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu mà nhà nước giao cho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một số loại hàng hóa nhất định cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã được ký giữa hai chính phủ. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phi trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác, thực hiện hình thức này thường không có rủi ro trong thanh thư. 1.1.3.5. Xuất khẩu tại chỗ. Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biên giới quốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được. Ở hình thức này doanh nghiệp không cần phải đích thân ra nước ngoài đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại tìm đến với doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp tránh được những thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, 7
  • 10. không phải mua bảo hiểm hàng hóa. Hình thức này thường được áp dụng đối với quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó. 1.1.3.6. Gia công quốc tế. Là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế tạo ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được một khoản lệ phí như thỏa thuận của cả hai bên. Trong hình thức này bên nhận gia công thường là các quốc gia đang phát triển, có lực lượng lao động dồi dào, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ sẽ có lợi vì tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc để nâng cao năng suất sản xuất. Còn đối với nước đặt gia công họ khai thác được giá nhân công rẻ và nguyên phụ liệu khác từ nước nhận gia công. 1.1.3.7. Tái xuất khẩu. Với hình thức này một nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa đã nhập từ một nước khác sang nước thứ ba. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được một khoản lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng, khả năng thu hồi vốn cao. Hình thức này được áp dụng khi có sự khó khăn trong quan hệ quốc tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. 1.1.4. Các nhân tố tác động đến Hoạt động kinh doanh Xuất Khẩu 1.1.4.1. Nhân tố vĩ mô Thu thập thông tin về môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Các yếu tố của môi trường vĩ mô cần phân tích: kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp, chính phủ, công nghệ, điều kiện tự nhiên,… 8 Nguy cơ từ các đối thủ tiềm tàng Chính trị - pháp luật Kinh tế
  • 11. Hình 1: Các yếu tố của môi trường bên ngoài công ty Các yếu tố của môi trường vi mô cần phân tích: người cung cấp, người mua, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn/ người mới ra nhập ngành, sản phẩm thay thế. - Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và thị hiếu tiêu dùng của thị trường. - Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu: + Thuế quan: Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước. + Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, … Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, … + Chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định. 9 Áp lực từ nhà cung cấp Áp lực từ khách hàng Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành Toàn cầu hóa Công nghệ Nhân khẩu học Văn hóa - xã hội Áp lực từ sản phẩm thay thế
  • 12. Ngoài ra còn các yếu tố khác như: + Hạn ngạch nhập khẩu. + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện. + Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preference). + Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation). 1.1.4.2. Nhân tố vi mô Nguồn lực Nguồn lực vật chất là những tài sản mà công ty sử dụng để tiến hành kế hoạch chiến lược, được phản ánh trong bảng báo cáo bao gồm: tiền mặt, tồn kho, máy móc, thiết bị,… - Hiện trạng và cách phân bổ những yếu tố này cũng rất quan trọng. - Mức độ hội nhập của các đơn vị trong công ty. - Nguồn lực nhân viên: là khả năng, trình độ của nhân viên. Thông qua việc phân tích nguồn nhân lực và vật lực của công ty có thể thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, từ đó quyết định công ty sẽ là người dẫn đầu hay theo sau.  Chuỗi giá trị Chuỗi giá trị bao gồm những hoạt động chính yếu và hỗ trợ được kết hợp trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận biên cho hàng hóa và dịch vụ cung cấp. 10
  • 13.  Những hoạt động chủ yếu trong chuỗi giá trị - Hoạt động đầu vào, hậu cần: giao nhận, dự trữ, bốc dỡ, chất xếp ở kho. - Hoạt động thực hiện sản phẩm cuối cùng: sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm, và đóng gói. - Hoạt động về đầu ra: phân phối thành phẩm tới khách hàng. - Hoạt động marketing: khuyến khích mua sản phẩm. - Hoạt động dịch vụ hậu mãi: duy trì và gia tăng giá trị sản phẩm sau khi bán.  Những hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị - Cở sở hạ tầng của công ty. - Quản lý nguồn nhân lực. - Kỹ thuật: kiến thức, nghiên cứu phát triển,… - Nỗ lực liên kết: thúc đẩy nguồn nguyên liệu, cung cấp hàng hóa tương tự,… Thông qua việc phân tích và đánh giá môi trường bên trong công ty có thể xác định loại chiến lược hiệu quả nhất. Có 3 dạng chiến lược có thể được lựa chọn là: - Chiến lược về chi phí: là chiến lược giảm chi phí và quản lý chi phí hành chính, tối thiểu hóa chi phí trong hoạt động R&D, dịch vụ, bán hàng và quảng cáo, … - Chiến lược dị biệt: là chiến lược hướng tới sự độc đáo, sáng tạo, ý tưởng về nhãn hiệu, cải tiến kỹ thuật, gia tăng dịch vụ khách hàng,… 11 Cơ sở hạ tầng Quản trị nguồn nhân lực Quản trị công nghệ kỹ thuật Kiểm soát chi tiêu Đầu vào Sản xuất Đầu ra Mar ket ing Dịchvụ hậu mãi Lợi nhuận
  • 14. - Chiến lược tập trung: là chiến lược hướng tới nhóm khách hàng riêng biệt dựa trên ngành sản phẩm hay địa lý. 1.1.4. Hợp đồng xuất nhập khẩu Một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa phải bao gồm các nội dung sau:  Số hợp đồng.  Ngày, tháng, năm và nơi ký hợp đồng.  Các điều khoản của hợp đồng trong đó có những điều kiện bắt buộc. Điều 1: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, bao bì, ký mã hiệu. Điều2: Giá cả, tên giá, tổng giá trị. Điều 3: Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng. Điều 4: Điều kiện xếp hàng, cơ chế thưởng phạt. Điều 5: Giám định hàng hóa. Điều 6: Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu. Điều 7: Điều kiện thanh toán. Điều 8: Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp. Điều10: Thời gian hiệu lực của hợp đồng. Khi ký kết các hợp đồng cần phải lưu ý các vấn đề sau:  Hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phản ánh đúng, đầy đủ các vấn đề đã thỏa thuận.  Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ phổ biến mà cả hai bên cùng thông thạo.  Các điều khoản của hợp đồng phải tuân thủ đúng pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các bên tham gia ký hợp đồng.  Người ký kết hợp đồng phải có đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung đã ký. 1.2. Nội dung kinh doanh xuất khẩu 1.2.1. Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác. Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá ở đâu có sản xuất và lưu thông và ở đó có thị trường. Thị trường nước ngoài gồm 12
  • 15. nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trường trong nước bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trường hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nước ngoài là rất cần thiết phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị trường nào, thương nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra. Nắm vững thị trường nước ngoài. Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung:những điều kiện chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và dự biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó. Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị trường thế giới. Về khía cạnh thương phẩm phải hiểu rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng trong giai đoạn này là xác định sản lượng hàng hoá xuất khẩu và thời điểm xuất khẩu để bán được giá cao nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Hiện nay do chủ trương phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần tham giai kinh tế trên nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản phẩm thô sản xuất bằng phương pháp thủ công đến sản phẩm sản xuất bằng máy móc tinh vi hiện đại. Tuyến sản phẩm được mở rộng với mặt hàng phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho các đơn vị khinh doanh xuất khẩu có được nguồn hàng ổn định với nhiều nhóm hàng kinh doanh khác nhau. Tìm kiếm thương nhân giao dịch. 13
  • 16. Để có thể xuất khẩu được hàng hoá trong quá trình nghiên cứu thị trường nước ngoài các đơn vị kinh doanh phải tìm đựơc bạn hàng. Lựa chọn thương nhân giao dịch cần dựa trên một số đặc điểm sau: uy tín của bạn hàng trên thị trường, thời gian hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm…được như vậy, đơn vị kinh doanh xuất khẩu mới xuất khẩu được hàng và tránh được rủi ro trong kinh doanh quốc tế. 1.2.2. .Lập phương án kinh doanh. Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nứơc ngoài đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh. Phương án này là bản kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Xây dựng phương án kinh doanh gồm các bước sau: Bước 1: đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, đơn vị kinh doanh phải đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường. đồng thời cũng phải đưa ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh. Bứơc 2: lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh. Từ tuyến sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà công ty có khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đáp ứng được thời cơ xuất khẩu thích hợp : khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu … và tuỳ thuộc vào khả năng của công ty mà công ty lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp. Bước 3: đề ra mục tiêu Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau. Giai đoạn1: bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần. Giai đoạn 2: nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này ngoài nguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của công ty là mục đích để công ty phấn đấu hình thành và có thể vượt mức. Bước 4: đề ra biện pháp thực hiện. 14
  • 17. Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh. Bước 5: đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh. Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh. đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt, nhữngkhâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu. 1.2.3. Đàm phám và kí kết hợp đồng. Đàm phám. Chúng ta đã biết rằng đàm phám thực chất là việc trao đổi, học thuật vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ sảo trong giao dịch để nhằm thuyết phục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra. Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan trọng như: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chương trình đàm phán. Chúng ta đã biết rằng chuẩn bị chi tiết đầy đủ các nội dung cần đàm phán là việc rất quan trọng để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảm được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này. Ngoài ra, việc chuẩn bị số liệu thông tin chẳng hạn như: thông tin về hàng hoá để biết được tính thương phẩm học của hàng hoá, do các yêu cầu của thị trường về tính thẩm mĩ, chất lượng, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sự phát triển ,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương. Đòi hỏi các cán bộ nghiệp vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường, khách hàng, chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết hợp đồng đạt hiệu quả tốt. Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là dàm phán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất. 15
  • 18. Kí kết hợp đồng. Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có được tiến hành hay không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi kí kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây: -Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. -Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng. 1.2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã kí kết. Căn cứ vào điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những thông tin phản hồi từ phía đối tác. Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm: Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá. Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài. Nhưng theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dung đăng kí kinh doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ thương mại. Qui định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quí, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ). Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được gia nhận ở cửa khẩu, cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi. Chuẩn bị hàng xuất khẩu. Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã kí. 16
  • 19. Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu. Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Vì thế chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Cơ sở pháp lí để làm việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng. Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằm thực hiện theo đúng thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã kí kết. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá. Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá, vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững được yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao. -Loại bao bì: thường dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng… -Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng. Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễ nhận biết. Kiểm tra chất lượng hàng hoá. Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lượng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán. Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Mua bảo hiểm hàng hoá. Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho 17
  • 20. hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm. Có thể mua bảo hiểm bao : + Ký hợp đồng bảo hiểm bao. Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký hợp đồng bảo hiểm ngay từ đầu năm sẽ bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch năm đó. Khi có hàng xuất khẩu doanh nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp hoá đơn bảo hiểm. + Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến: Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm sau: -Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm ruỉ ro. -Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng. -Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng. Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau: Điều khoản ghi trong hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở. Thuê phương tiện vận tải. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phương tiện vận tải dựa vào căn cứ sau đây: -Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện cơ sở giao hàng số lượng nhiều hay ít. -Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp… * Điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hoá thông dụng hay hàng hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở 18
  • 21. liên tục…để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hay đường hàng không, đường sắt. Làm thủ tục hải quan. Đây là qui bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, công tác này được tiến hành qua 3 bước: -Khai báo hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra. Nội dung bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện hàng hoá, nước nhập khẩu.Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như: hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn đóng gói. -Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. -Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan. Giao hàng lên tàu. Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phần lớn hàng hoá xuất khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đường biển và đường sắt. + Nếu hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển chủ hàng làm công việc sau: -Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vận tải để đổi lấy sơ xếp hàng. -Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng lên tàu. -Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợp đồng vận chuyển. -Chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn là vận đơn sạch có khả năng chuyển nhượng được. -Ngoài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ, hiện trạng bao bì, chất lượng, số lượng hàng hoá hoàn hảo, giúp cho hàng hoá có thể có thể chuyển nhượng. 19
  • 22. + Nếu hàng hoá được giáo bằng Container, khi chiếm đủ một Container (FCI) chủ hàng hoá ký thuê Container, đóng hàng vào Container, lập bảng kê hàng trong Container khi hàng không chiếm hết một Container (LCL) chủ cửa hàng phải lập một bản “Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận chủ hàng giao hàng đến ga Container cho người vận tải. +Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá…Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng niêm phong kẹp chì và làm các chứng từ vận tải, nhận vận đơn đường sắt. Làm thủ tục thanh toán. Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay có hai phương thức sau được sử dụng rộng rãi. + Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng doanh nghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. -Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng. -Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phù hợp với L/C về nội dung và hình thức. +Thanh toán bằng phương thức nhờ thu. Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác. Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại(nếu có). Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự vi phạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trường hợp 20
  • 23. cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo . Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn trương kịp thời và có tình có lý. Khiếu nại của đối tác là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một trong các cách sau: -Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau. -Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chi phí doanh nghiệp phải chịu. -Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá được giao vào thời gian sau đó. 21
  • 24. Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH RA NƯỚC NGOÀI 2.1. Giới thiệu công ty công ty cao su Tây Ninh 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1. Thông tin chung về công ty Tên công ty Tên nước ngoài Logo : Mã số thuế Giấy phép kinh doanh Địa chỉ Đại diện pháp luật Ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ Ngày hoạt động Điện thoại Website Email Giám đốc : CTCP CAO SU TÂY NINH : TAY NINH RUBBER JOINT STOCK COMPANY : 3900242776 : 3900242776 - ngày cấp: 06/10/1998 : Quốc lộ 22B, ấp Đá Hàng, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh : Lê Văn Chành : 28/12/2006 : 300.000.000.000 (300 tỷ đồng) : 28/12/2006 (Đã hoạt động hơn 10 năm) : 0663853606-3853232 / 0663853608 : http://www.taniruco.com/cty-cstn@hcm.vnn : cty-cstn@hcm.vnn.vn : LÊ VĂN CHÀNH 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Trước năm 1975, công ty là đồn do người Pháp quản lý. Sau 30/04/1975, các đồn điền trên được giao cho ban cao su Nam Bộ tiếp quản và đổi tên thành Nông Trường Quốc Doanh Cao Su Tây Ninh. Tháng 02/1986, Nông Trường Quốc Doanh Cao Su Tây Ninh được đổi tên thành Nông Trường Xí 22
  • 25. Nghiệp liên hợp Cao Su Tây Ninh theo quyết định số 320/TB ngày 31/12/1986 của chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ) Năm 1994, Xí Nghiệp liên hợp Cao Su Tây Ninh đổi tên thành Công Ty Cao Su Tây Ninh theo quyết định số 505/NN/TCCB/QB Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thực phẩm. Ngày 01/01/2005, Công Ty Cao Su Tây Ninh được đổi thành Công Ty TNHH một thành viên Cao Su Tây Ninh. Ngày 21/11/2006, Công Ty TNHH một thành viên Cao Su Tây Ninh được cổ phần hóa thành Công Ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh theo quyết định số 3549/QĐ-BNN-ĐMĐN của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn. Nhìn chung, lịch sử hình thành cũng như qua các lần thay đổi mô hình quản lý thì Công Ty là thành viên duy nhất của Tập Đoàn trải qua nhiều mô hình nhất. Về hình thức sở hữu vốn Công Ty được chuyển từ một Doanh nghiệp Nhà Nước chuyển thành Công Ty Cổ Phần và cổ phần đại chúng niêm yết. Về mặt quản lý, Công Ty được sự chỉ đạo trực tiếp của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam chịu sự quản lý của các cơ quan Trung Ương và địa phương theo luật định, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam. Ngày 24/07/2007, Công Ty Cổ Phần Cao su Tây Ninh chính thức niêm yết 30 triệu cổ phiếu với mệnh giá là 10.000 đ/cổ phần lên sàn giao dịch chứng khoán với mã TRC. Năm 2012 triển khai phát triển dự án trồng cao su tại vương quốc Campuchia. Năm 2014 bộ kế hoạch và đầu tư cấp phép Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài số 682/BKHĐT-ĐTRNN ngày 08/02/2014 chjo công ty cổ phần cao su Tây Ninh trực tiếp đầu tư cho dự án vương quốc Campuchia. 2.1.1.3. Thông tin chi tiết công ty Công ty hiện tại đang tập trung vào những ngành nghề chính sau đây: •Trồng đầu tư, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. •Công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su. •Thương nghiệp bán buôn, Kinh doanh vật tư tổng hợp, Kinh doanh nhà đất. 23
  • 26. •Khai hoang và sửa chữa xây dựng cầu đường. •Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng, Thi công công trình Thủy lợi. •Cưa xẽ gỗ cao su, đóng pallet và đồ dùng gia dụng. •Mua bán xăng, dầu, nhớt, sản xuất thùng phuy sắt. •Xay sát hàng nông sản, Dịch vụ ăn uống. •Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng giao thông. •Thi công xây lắp các công trình giao thông, các công trình thể thao, cấp thoát nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện đến 35 KV, san lấp mặt bằng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1 : Biểu đồ bộ máy tổ chức (Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty Cao su Tây Ninh) 24
  • 27. Nhìn chung, qua Biểu đồ trên ta thấy được cơ cấu tổ chức của công ty khá rõ ràng, ta có thể chia ra làm 3 cấp chính: •Cấp 1 : đứng đầu là hội đồng quản trị có trách nhiệm điều hành và quản lý cao nhất, trực tiếp chỉ đạo và ủy quyền cho Tổng giám đốc thực hiện nghiệp vụ. Là người có quyền cao nhất thay mặt hội đồng quản trị điều hành, lập chương trình công tác và giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong hội đồng quản trị. Đồng thời phê duyệt các dự toán, chi phí để tổng giám đốc thực hiện các dự án đã đề xuất. • Cấp 2 : tổng giám đốc là người chịu mọi trách nhiệm điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, là đại diện của công ty trước pháp luật. Tổng giám đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp các cấp còn lại. Các thành viên bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh hằng năm hoặc dự án đầu tư của công ty do hội đồng quản trị quyết định. Quyết định giá mua, giá bán các thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và các thành phẩm. Ký kết các hợp đồng. •Cấp 3 : các phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc Có trách nhiệm tổ chức thực hiện mục tiêu sàn xuất kinh doanh theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, quản lý kinh tế tài chính, sắp xếp tổ chức tài chính, kiểm tra đánh giá, dự báo khả năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 2.1.3. Các ngành nghề kinh doanh Lĩnh vực hoạt động chủ yếu •Trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh cao su thiên nhiên. •Kiểm nghiệm cao su cốm SVR các loại và cao su ly tâm keo TCVN. •Chế biến xuất nhập khẩu gỗ, đóng pallet, sản xuất cây cao su giống. •Kinh doanh nhiên liệu, vật tư tổng hợp. •Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và điện. Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh STT TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH 1 Thoát nước và xử lý nước thải E3700 2 Xây dựng nhà các loại F41000 3 Xây dựng công trình đường sắt Và đường bộ F4210 25
  • 28. 4 Xây dựng công trình công ích F42200 5 Chuẩn bị mặt bằng F43120 6 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác G45200 7 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan G4661 8 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu G4669 9 Bán buôn tổng hợp G46900 10 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ H4933 11 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê L68100 12 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật M71200 13 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh G4773 14 Trồng cây cao su A01250 (Chính) 15 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch A01630 16 Trồng rừng và chăm sóc rừng A0210 17 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu N82990 18 Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ C1610 19 Sản xuất bao bì bằng gỗ C16230 2.1.4. Thị trường hoạt động Hiện nay, thị trường hoạt động của Công ty chủ yếu là bán cho các đối tác chiến lược và xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu của cao su Tây Ninh chiếm khoảng 35% tổng doanh thu. Thị trường xuất khẩu là Hàn Quốc, Đức, Nhật… Do hơn 20% sản lượng cao su của Công ty là để xuất khẩu, nên giá bán phụ thuộc ít nhiều vào giá cao su thế giới. Các rủi ro biến động giá cũng như biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty. Ngành cao su Việt Nam tập trung chủ yếu sản xuất cao su SVR 3L, vốn được thị trường Trung Quốc ưa chuộng trong khi đó các thị trường khác có nhu cầu không cao. Chính vì vậy mà phần lớn sản lượng cao su Việt Nam là xuất qua Trung Quốc, chiếm khoảng hơn 56% sản lượng theo thống kê cả tổng cục hải quan về xuất khẩu cao su năm 2016. 26
  • 29. Việc phụ thuộc vào xuất khẩu Trung Quốc gây ra những khó khăn cho ngành cao su. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cao su qua Trung Quốc theo đường mậu biên và hoạt động này khá thất thường bởi Trung Quốc thỉnh thoảng đóng cửa biên giới của mình, gây khó khăn trong việc xuất khẩu cao su. Đồng thời giá xuất khẩu trung bình của cao su sang thị trường Trung Quốc cũng thấp hơn các thị trường khác (Châu Âu, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ). Công ty có thuận lợi lớn khi không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ trong nước (70%-80% sản lượng) và xuất khẩu (20%-30% sản lượng). Đối với thị trường trong nước là một thị trường vô cùng quan trọng đối với công ty, phân phối bao gồm cả ba miền : Bắc, Trung, Nam. Thị trường trong nước là nơi mà công ty tiến hành xuất khẩu các sản phẩm mủ cao su thiên nhiên cho các công ty trong nước, liên doanh để xuất khẩu sang nước ngoài, sản xuất thành phẩm những sản phẩm tiêu dùng, nội thất…như : Công ty TNHH TMDV Việt Thổ, công ty cổ phần cao su Việt Phú Thịnh, công ty TNHH cao su Đông Nam Á, Công ty TNHH Nam Long, công ty cổ phần Á Châu Tài Nguyên, Công Ty TNHH sản xuất và thương mại Hoa Sen Vàng, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, công ty Merufa, công ty Thomson… Ở thị trường Quốc Tế hiện nay, đối tác của công ty cổ phần cao su Tây Ninh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Malaysia, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ... Trong đó tập trung vào thị trường Châu Á là chính. Bên cạnh đó công ty xuất khẩu các sản phẩm mủ cao su thiên nhiên cho khách hàng trên Thế Giới như: Công ty Edgepoint, Công ty Thomson… 2.1.5. Khách hàng và đối tác 2.1.5.1. Khách hàng Khách hàng là quan trọng nhất đối với mỗi công ty. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản quý báu nhất của mỗi doanh nghiệp. Sự tín nhiệm này được đúc kết do uy tín, biết thõa mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ khác. 2.1.5.2. Đối tác 27
  • 30. • Gồm hai công ty chính : •Công ty cổ phần chế biến Xuất nhập khẩu Gỗ Tây Ninh Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh hàng mộc gia dụng, hàng trang trí nội thất bằng gỗ. Khai thác, chế biến và kinh doanh gỗ. Tổng vốn điều lệ : 50 tỷ đồng, Công ty CP Tây Ninh tham gia 49% vốn điều lệ tương đương 24.5 tỷ đồng, công ty đã góp 100% dự án đầu tư thi công hoàn chỉnh nhà máy và đưa vào hoạt động từ quí IV/2009 đến nay. •Công ty cổ phần An Thịnh Việt Các nước Nghành nghề kinh doanh : Trồng, chế biến và kinh doanh nông sản. Vốn điều lệ : 50 tỷ đồng. Kế hoạch góp vốn là 10 tỷ đồng. Dự án đang trong giai đoạn đầu tư. •Và một số công ty đầu tư dài hạn khác như: Công ty cổ phần cao su Việt - Các nước Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao Su Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng Geruco Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng - Các nước Cai 2.1.6. Đối thủ cạnh tranh Hiện nay nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế, củng như xí nghiệp trong nước và ngoài nước nhằm để tồn tại và phát triển và trong đó có công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh. Công ty bị tác động vào một số thị trường nên cũng gặp phải không ít những khó khăn trong việc xuất khẩu cũng như bán hàng. Trong đó có hàng loạt đối thủ cạnh tranh được coi là khá mạnh đối với công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh như : Công ty Cao Su Dầu Tiếng, công ty Cao Su Đồng Nai, công ty Cao Su Bình Long, công ty cồ phần Cao Su Đồng Phú, công ty cổ phần Cao Su Phước Hoà, công ty TNHH Hưng Phát, công ty TNHH Cao Su Liên Anh và một số doanh nghiệp khác. Phần lớn các đối thủ cạnh tranh hiện nay đều sử dụng trang thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ nhân viên sáng tạo năng động và đầy nhiệt huyết trong công việc. Dù vậy nhưng đây sẽ là động lực 28
  • 31. thúc đẩy Công ty Cao Su Tây Ninh ngày một nổ lực phát triển hơn trên lĩnh vực cao su xuất khẩu. Cao su tự nhiên đang phải cạnh tranh với cao su tổng hợp cả về giá và sản phẩm thay thế, khi cao su tổng hợp đang là lựa chọn hàng đầu trong phân khúc. Nguồn cung cao su tổng hợp dư thừa do Trung Quốc xây quá nhiều nhà máy sản xuất cao su tổng hợp, cũng là một áp lực không nhỏ. 2.1.7. Cơ cấu nhân sự Bảng 2.2 : Thống kê lao động theo tính chất hợp đồng lao động năm 2015-2016 (Đơn vị : người) Chỉ tiêu Số lượng 2014 Số lượng 2015 Số lượng 2016 Tỷ lệ % 2014 Tỷ lệ % 2015 Tỷ lệ % 2016 Hợp đồng có xác định thời hạn 2.139 1.867 1.567 83,26% 83,69% 86,53% Hợp đồng không xác định thời hạn 316 297 151 11,91% 13,31% 8,34% Hợp đồng theo thời vụ 114 67 93 4,83% 3% 5,13% Tổng cuối kỳ 2.569 2.231 1.811 100% 100% 100% (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Biểu đồ 2.1 : Thống kê lao động theo tính chất hợp đồng lao động năm 2015- 2016 29
  • 32. (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Tỷ lệ công nhân làm việc theo thời vụ rất ít chiếm 5,13% trong tổng số nhân viên trong năm 2016, tăng hơn so với 2 năm trước. Nhân viên có hợp đồng lao động có xác định thời hạn là cao nhất chiếm 86,53% trong tổng số. Theo hợp đồng không xác định thời hạn là 8,34%. Cho thấy lượng nhân viên có khả năng bám trụ và gắn bó lâu dài với công ty không nhiều chỉ 151 người trong tổng số 1811 người năm 2016, giảm phân nữa số lượng so với 297 người trong tổng số 2231 năm 2015. Điều cho thấy số lượng công nhân có khả năng làm việc cũng như kinh nghiệm trong công ty là không nhiều. Tỷ lệ % lao động có xác định thời hạn tăng lên nhưng số lượng lại giảm xuống rõ rệt từ năm 2.139 năm 2014 xuống chỉ còn 1.567 năm 2016 tức giảm tới 572 người, một số lượng không nhỏ. Tình hình biến động giá của cao su dẫn đến tình trạng công ty phải liên tục cắt giảm chi phí khiến lượng lao động giảm mạnh. Bảng 2.3 : Thống kê biến động lao động trong năm 2016 (Đơn vị : người) Chỉ tiêu Số lượng Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ % 30
  • 33. 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Lao động đầu kỳ 2.657 2.569 2.231 96,65% 86,84% Tăng trong kỳ 687 1.459 177 212,37% 12,13% Giảm trong kỳ 775 1.797 597 231,87% 33,22% Tổng cuối kỳ 2.569 2.231 1.811 86,84% 81,17% (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Biểu đồ 2.1: Thống kê biến động lao động trong năm 2016 (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Lao động đầu kỳ năm 2015 là 2569 người nhưng cuối kỳ lại giảm mạnh chỉ còn 2231 người tức giảm 338 người. Không dừng lại ở đó cuối kỳ năm 2016 lại tiếp tục giảm xuống còn 1181 người tức giảm 420 người. Tình hình biến động giá thành cao su thế giới cộng với việc thương lái ngừng thu mua làm cho lao động dần chán nản và rời bỏ công ty. Năm 2015 là biến động về lượng lao động nhiều nhất, tăng trong kỳ là là 1459 người và giảm là 1797 người, sang năm 2016 tăng trong kỳ chỉ 31
  • 34. 177 người giảm 87,87% và tăng trong kỳ cũng chỉ 597 người tức giảm 66,78% so với năm trước. Tuy lượng lao động trong năm 2015 chỉ giảm 338 người, song tình hình lao động của công ty lại khá bất ổn, giảm trong kỳ là 1797 so với 2569 người đầu kỳ tức giảm 2/3 người, và tình hình lại tiếp tục sang tới năm 2016 giảm trong kỳ là 597 so với 2231 người đầu kỳ tức giảm hơn ¼ số lao động trong công ty. Nhìn chung số lượng công ty rời bỏ công ty trong 3 năm 3169 người và chỉ xin vào công ty có 2323 người, ta có thể thấy rõ số lao động giảm mạnh qua từng năm. 2.1.8. Các sản phẩm công ty Sản phẩm của công ty được phân thành 2 nhóm chính: •Cao su dạng khối : SVR3L, SVR5, SVR10, SVR 20… Thường được dùng cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe •Cao su ly tâm hay Latex : Hiện nay được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật cũng như cuộc sống hằng ngày. Đây là loại mủ thích hợp để sản xuất, định hình các loại sản phẩm như găng tay y tế, các loại nệm, bong bóng, keo dán… Đây được xem là sản phẩm chủ lực của công ty. Mủ cao su SVR 3L CÁC CHỈ TIÊU HÓA – LÝ CỦA CAO SU SVR 3L THEO TCVN 3769:2004 1. Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45m, % m/m, không lớn hơn : 0,03 2. Hàm lượng tro, % m/m, không lớn hơn : 0,50 3. Hàm lượng nitơ, % m/m, không lớn hơn : 0,60 4. Hàm lượng chất bay hơi, % m/m, không lớn hơn : 0,80 5. Độ dẻo đầu ( Po ), không nhỏ hơn : 35 6. Chỉ số duy trì độ dẻo ( PRI ), không nhỏ hơn : 60 32
  • 35. 7. Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn : 6 8. Độ nhớt Mooney ML ( 1’ + 4’ ) 1000C : - Mủ cao su SVR 5 CÁC CHỈ TIÊU HÓA – LÝ CỦA CAO SU SVR 5 THEO TCVN 3769:2004 1. Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45m, % m/m, không lớn hơn : 0,05 2. Hàm lượng tro, % m/m, không lớn hơn : 0,60 3. Hàm lượng nitơ, % m/m, không lớn hơn : 0,60 4. Hàm lượng chất bay hơi, % m/m, không lớn hơn : 0,80 5. Độ dẻo đầu ( Po ), không nhỏ hơn : 30 6. Chỉ số duy trì độ dẻo ( PRI ), không nhỏ hơn : 60 7. Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn : - 8. Độ nhớt Mooney ML ( 1’ + 4’ ) 1000C 33
  • 36. Mủ Ly Tâm TIÊU CHUẨN HÓA LÝ CAO SU LY TÂM (HA) 1. Tổng hàm lượng chất rắn, % (m/m), không nhỏ hơn 61,5 2. Hàm lượng cao su khô, % (m/m), không nhỏ hơn 60,0 3. Chất không chứa cao su, % (m/m), không nhỏ hơn 2,0 4.. Độ kiềm (NH3), % (m/m) tính theo khối lượng latex cô đặc không nhỏ hơn 60 5. Tính ổn định cơ học, giây, không nhỏ hơn 650 6. Trị số axít béo bay hơi (VFA) không lớn hơn 0,20 7. Trị số KOH, không lớn hơn 1,0 Mủ cao su SVR 10 CÁC CHỈ TIÊU HÓA – LÝ CỦA CAO SU SVR 10 THEO TCVN 3769:2004 1. Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45m, % m/m, không lớn hơn : 0,08 2. Hàm lượng tro, % m/m, không lớn hơn : 0,60 3. Hàm lượng nitơ, % m/m, không lớn hơn : 0,60 4. Hàm lượng chất bay hơi, % m/m, không lớn hơn : 0,80 5. Độ dẻo đầu ( Po ), không nhỏ hơn 34
  • 37. : 30 6. Chỉ số duy trì độ dẻo ( PRI ), không nhỏ hơn : 50 7. Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn : - 8. Độ nhớt Mooney ML ( 1’ + 4’ ) 1000C 2.1.9. Cơ sở vật chất nơi làm việc • Ban Giám đốc: Làm việc theo giờ hành chính. Có phòng làm việc riêng, thoáng mát, gọn gàng, sạch sẽ. Các phòng ban chức năng trong Công ty: Các phòng Hành chính, Kế toán, Kinh doanh, tổ chức, kỹ thuật, xây dựng cơ bản: làm việc theo giờ hành chính. Riêng đội bảo vệ thì làm việc 24/24. Phòng làm việc có máy điều hòa nhiệt độ và được làm vệ sinh hằng ngày nên rất thoáng mát, gọn gàng, và sạch sẽ. Phòng họp được trang bị với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Ngoài hành lang của các tầng đều có cây xanh, vừa tạo không khí sạch cho phòng, vừa tạo vẻ mỹ quan cho công ty. Mỗi phòng có ít nhất là một máy in laser, máy scan, máy photo, ngoài ra một số phòng còn được trang bị thêm một máy in màu. Mỗi chuyên viên và cán sự đều được trang bị một máy vi tính, tủ đựng hồ sơ và dụng cụ làm việc cá nhân. Công nhân được làm việc trong phân xưởng đầy đủ trang thiết bị và hệ thống không khí được lọc sạch và thoáng mát 2.1.10 Tình hình hoạt động của công ty 2.1.10.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh Bảng 2.3 : Tình hình khai khác cao su 35
  • 38. Chỉ tiêu công ty mẹ (Cao su Tây Ninh) Đvt Thực hiện 2014 Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Tỷ lệ 2015/2014 Tỷ lệ 2016/2015 Diện tích khai thác Ha 4.838 4.787 4.718 98,9% 98,6% Sản lượng khai thác Tấn 11.410 10.579 9.050 92,7% 85,5% Năng suất khai thác Tấn/ha 2,26 2,21 1,92 97,8% 86,8% Sản lượng tiêu thụ Tấn 12.016 10.965 10.638 91,25% 97% Tổng doanh thu Tr. Đồng 598.306 415.402 401.551 69,43 96,7% Lợi nhuận trước thuế Tr. Đồng 156.596 60.006 77.433 38,31% 129% (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Nhìn chung 3 năm vừa qua, diện tích khai thác liên tục giảm từ 2016 thấp hơn 2,4% so với năm 2015, 2015 thấp hơn 1,1% so với năm 2014 và sản lượng tiêu thụ thấp hơn 3% so với năm 2015, thấp hơn 11,5% so với 2014. Tuy nhiên nhờ giá bán tăng nhẹ 0,5% so với năm 2015 dẫn đến doanh thu chỉ giảm nhẹ ở mức 3,3%. Năm 2016 công ty đạt sản lượng khai thác 9.050 tấn vượt 2,6% so với kế hoạch cả năm, giảm gần 15% so với năm 2015. Sản lượng tiêu thụ nội địa đạt tương đương năm 2015 vượt 1,5% so với kế hoạch cả năm. Sản lượng xuất khẩu giảm 13% chủ yếu từ khâu xuất khẩu trực tiếp, khâu ủy thác xuất khẩu không có biến lượng lớn so với năm ngoái. Tuy nhiên vì giá bán bình quân tăng nhẹ từ hơn 30,8 triệu đồng/tấn năm 2015 lên mức 30,95 triệu đồng/tấn năm 2016. Bên cạnh đó nhờ hoạt động thanh lý vườn cây giúp mang về doanh thu hơn 47 tỷ đồng và đóng góp thêm 38 tỷ đồng lợi nhuận khác cho công ty năm vừa qua. Kết thúc năm 2016, công ty mẹ đạt tổng lợi nhuận trước thuế là 77 tỷ đồng vượt 32,3% so với kế hoạch và tăng 29% so với mức thực hiện năm 2015. Bảng 2.4 : Giá trị sản lượng cao su trong năm 2016 Kênh tiêu thụ Cao su tự khai thác Cao su thu mua 36
  • 39. 2014 Sản lượng (tấn) 11.237 779 Giá trị (tr.đồng) 435.727 31.447 2015 Sản lượng (tấn) 10.496 469 Giá trị (tr.đồng) 323.492 15.374 2016 Sản lượng (tấn) 9.927 711 Giá trị (tr.đồng) 307.215 23.279 Tỷ lệ % 2015/2014 Sản lượng (tấn) 93,41% 60,21% Giá trị (tr.đồng) 72,24% 48,89% Tỷ lệ % 2016/2015 Sản lượng (tấn) 94,58% 151,60% Giá trị (tr.đồng) 94.97% 151,41% (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Biểu đồ 2.2 : Sản lượng cao su 2014-2016 37
  • 40. (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Năm 2015 là năm sản lượng cao su có dấu hiệu tuột dốc rõ rệt. Sản lượng tự khai thác giảm từ 11.237 tấn năm 2015 xuống còn 10.496 tấn năm 2016, tức giảm 6,59% so với năm 2015. Sản lượng cao su thu mua cũng giảm từ 779 tấn năm 2014 xuống còn 469 tấn năm 2015, tức giảm 39,79%. Vì thế làm cho sản lượng khai thác 2015 giảm mạnh xuống chỉ còn 91,25% so với năm 2014 tương đương với giảm xuống còn 72,54% giá trị. Nhìn chung năm 2015 là năm không mấy khả quan. Sang năm 2016 san lượng tự khai thác vẫn tiếp tục giảm xuống 5,42% so với năm 2015. Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, lượng cao su mua ngoài tăng cao lên tới 151,60% so với năm 2015. 2.1.10.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Hiện công ty đang có tới 3 nông trường cao su trong giai đoạn khai thác là Gò Dầu, Bến Củi và Cầu Khởi với diện tích đạt 7.300 ha, trong đó 4.718 ha trong giai đoạn khai thác. Tuy nhiên diện tích này so với tập đoàn cao su Việt Nam thì còn quá khiêm tốn, song nếu so sánh với các doanh nghiệp đã niêm yết thì công ty vẫn đứng thứ top 3 trong tổng sản lượng khai thác nhưng lại đứng sau hai đối thủ lớn chính là Đồng Phú (10.050 ha) và Phước Hòa (14.900ha). 38
  • 41. Bảng 2.5 : Tình hình khai thác cao su Sản lượng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Diện tích khai thác (ha) 5.026 4.815 4.788 4.709 Năng suất khai thác (tấn/ha) 2,14 2,36 2,19 1,92 (Nguồn : ngân hàng MBS tổng hợp) Biểu đồ 2.3 : Tình hình khai thác cao su (Nguồn : ngân hàng MBS tổng hợp) Trong 4 năm qua, diện tích khai thác cao su giảm nhẹ do công ty đã tiến hành chặt bỏ cây già để trồng cây mới. Dự kiến, mỗi năm sẽ thanh lý từ 200-300 ha để tái canh trồng mới. Diện tích sẽ ở múc ổn định 4.500-5.000 ha năm 2017 và 2018 trước khi dự án cao su ở Campuchia đi vào khai thác. Năng suất thu hoạch giảm mạnh từ 2,36 tấn/ha xuống còn 1,92 tấn/ha nhưng vẫn ở mức cao nhất ngành do giống cây tốt và vườn cây được tối ưu. Năng suất giảm do biến động vừa qua, giá cao su giảm dẫn đến phải cắt giảm lượng lớn lao động khai thác. Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu vườn cây theo nhóm tuổi 39
  • 42. (Nguồn : ngân hàng MBS tổng hợp) Vườn cây đang trong giai đoạn thu hoạch cao nhất với các nhóm cây ít tuổi chiếm tỷ trọng lên tới 90%, trong đó 40% của nhóm tuổi từ (8-16) và 50% của nhóm tuổi (18-23). Trong 3 năm gần đây, tuy vườn cây trong giai đoạn lý tưởng nhất nhưng năng suất vẫn suy giảm do ảnh hưởng bởi giá và thời tiết thất thường trong thời gian qua. Với việc cắt giảm nhân công để giảm chi phí, công ty phải nâng số ngày cạo mủ lên, cắt giảm bón phân. Tuy nhiên đây là vấn đề chung của toàn ngành cao su, năng suất sẽ tăng trở lại nếu tình hình về giá khả quan hơn. Bảng 2.6 : Tình hình tài chính (Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu (đồng) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 %Tăng/Giảm 2015 %Tăng/Giảm 2015 Doanh thu thuần 500 362 350 72,4% 96,68% Lợi nhuận trước thuế 164 62 79 37,8% 127,42% Lợi nhuận sau thuế 138 55 69 39,8% 125,45% Tổng tài sản 1.587 1.648 1.753 103,84% 106,37% (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Biểu đồ 2.5 : Tình hình tài chính 40
  • 43. (Nguồn : Báo cáo thường niên công ty cổ phần cao su Tây Ninh) Từ năm 2014 đến nay doanh thu thuần công ty liên tục giảm từ 500 tỷ đồng xuống còn 350 tỷ đồng năm 2016, đặc biệt trong năm 2015 do biến động doanh tuột giảm rõ rệt từ 500 tỷ xuống còn chỉ 362 tỷ. Năm 2015 là năm đầy biến động nhưng sang năm 2016 tình hình công ty đã dần cải thiện, doanh thu và lợi nhuận đang dần tăng trưởng trở lại. 2.1.11.Chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2017-2020 Phát triển ổn định, bền vững, định hướng phát triển lâu dài, là ưu tiên hàng đầu. Ưu tiên hợp tác các dự án hợp tác sản xuất sản phẩm từ cao su, nhằm ngày càng hạn chế xuất bán cao su thô. Duy trì tình hình tài chính công khai, minh bạch, chính xác và đúng luật. Định hướng, đào tạo nhân sự mạnh, trung thành, năng động và hiệu quả phù hợp với vân hóa công ty. Tối đa hóa lợi ích cho Cổ đông, kết hợp với việc chăm sóc quyền lợi chính đáng cho công nhân lao động. Phát triển thêm diện tích trổng cao su kết hợp với tìm kiếm thị trường và công nghệ sản xuất cao su tiêu dùng, hạn chế dần việc xuất cao su thô. 41
  • 44. Tìm kiếm thị trưởng tiềm năng mới kết hợp với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho khách hàng. Thực hiện trách nhiệm một cách nghiêm túc với luật pháp, xã hội, môi trường và người lao động như đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến Trung tâm và nhà máy chế biến Bến Củi để đạt tiêu chuẩn xả thải cột A theo quy định của sở tài nguyên môi trường tỉnh Tây Ninh. 2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm cao su của công ty CP cao su Tây Ninh ra thị trường nước ngoài 2.2.1. Thực trạng xuất khẩu cao su của công ty CP cao su Tây Ninh 2.2.1.1 Phân tích kim ngạch XK Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. Năm Sản lượng XK bình quân/tháng Kim ngạch XK bình quân/tháng Nghìn tấn Tốc độ tăng (%) Đồng Tốc độ tăng (%) 2014 115.38 91,196,884,119 2015 151.39 31,21 102,570,066,814 12.47 2016 298.33 97,06 115,053,849,324 12.17 Nguồn : Báo cáo phân tích kim ngạch hàng xuất khẩu của công ty CP cao su Tây Ninh Qua bảng trên ta thấy hàng hoá xuất khẩu bình quân/tháng của công ty qua các năm tăng liên tục cả về sản lượng hàng xuất khẩu lẫn giá trị hàng xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu bình quân/tháng tăng mạnh từ 115,38 nghìn tấn đến 298,33 nghìn tấn, từ đó kim ngạch hàng xuất khẩu bình quân/tháng cũng tăng nhanh từ 91,19 tỷ năm 2014 đến 132 tỷ vào năm 2016. Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch hàng xuất khẩu cũng như số lượng hàng xuất khẩu tăng lên liên tục thì tốc độ tăng vẫn chưa ổn định. Điều này được thể hiện thông qua bảng trên, năm 2015 tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu là 12.47% so với năm 2014, năm 2016 lại tăng 12.17 so với năm 2015. Như vậy chứng tỏ rằng tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vẫn chưa ổn định. Nguyên nhân của sự không ổn định này một phần là do sản xuất của công ty trong thời gian qua cũng chưa ổn định, phần lớn là do việc tìm kiếm bạn hàng, khuếch trương và tiêu thụ 42
  • 45. hàng hoá của công ty còn chưa tốt. Nhưng mới chỉ trong một thời gian ngắn hoạt động mà công ty đã có được những kết quả đó là tương đối khả quan, vì vấn đề quan trọng là công ty đã không ngừng nâng cao được sản lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu của mình. 2.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng XK * Các mặt hàng chủ yếu như SVR, mũ cao su nguyên liệu…. đảm bảo chất lượng của các nước khác nhau trên thế giới như là China, Japan, Châu Âu…. * Một số sản phẩm khác như là Mủ tờ xông khói, Cao su Crepe Tất cả các sản phẩm xuất khẩu của công ty đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002 và ISO 14000 (đây là các tiêu chuẩn đo lường quốc tế về chất lượng quản lý cũng như là chất lượng về môi trường mà công ty đã đạt được). Giá cả mặt hàng dao động từ khoảng 2.271/tấn đến 3.671USD/sản phẩm, tuỳ thuộc vào từng mặt hàng khác nhau. Mức giá này được xem là mức giá cạnh tranh với các đối thủ khác vì hiện nay công ty đang thực hiện chính sách giảm giá nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam về lĩnh vực này. Trong thời gian qua sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là SVR, mũ cao su nguyên liệu. Do kim ngạch xuất khẩu tăng nên giá trị hàng xuất khẩu cũng tăng lên qua các năm. Riêng chỉ có tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu là không có sự biến động mạnh, sự dao động ở đây là không đáng kể. Những số liệu thống kê cụ thể đã được trình bầy như bảng sau đây : Bảng 2.8: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của công ty Nă m 2014 2015 2016 Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng VND (%) VND (%) VND (%) SVR 63,263,278,513 69.37 77,856,939,838 67.67 99,429,536,586 86.42 Khác 27,933,605,606 30.63 37,196,909,486 32.33 15,624,312,738 13.58 Tổng KNXK 91,196,884,11 9 100 115,053,849,32 4 100 115,053,849,324 100 Nguồn : Báo cáo thống kê qua các năm của công ty Cổ phần cao su Tây Ninh Qua bảng trên cho thấy, sản phẩm xuất khẩu chính của công ty trong thời gian qua là SVR (Trong đó chủ yếu là loại SVR thường có các hạng sản phẩm 3L, 43
  • 46. 5L; các loại cao su như SVR10L, 20L, loại CV50, CV60…chiếm một tỷ lệ không đáng kể) với tỷ trọng từ khoảng 68% đến 86%. Còn lại là các sản phẩm khác như là Mủ tờ xông khói, Cao su Crepe... chỉ chiếm tỷ trọng từ khoảng 14% đến 32%. Kim ngạch xuất khẩu của cả hai nhóm hàng này đều tăng liên tục qua các năm tài chính, nhưng một điểm thấy rõ trên bảng số liệu trên là tỷ trọng giữa 2 nhóm hàng trên có sự biến động. Sự biến động này diễn ra do nhu cầu của các bạn hàng là không ổn định, thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty chưa chắc chắn và ổn định, phần lớn kế hoạch cho việc tiêu thụ sản phẩm nào hay lựa chọn mặt hàng chiến lược nào của công ty còn chưa có, dẫn đến việc tỷ trọng các loại hàng hoá luôn biến động. 2.2.1.3 Hình thức kinh doanh xuất khẩu + Xuất khẩu trực tiếp : công ty tự nhập nguyên liệu sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu. Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh không qua một trung gian xuất khẩu nào nghĩa là không cần có sự uỷ thác xuất khẩu mà thực hiện xuất khẩu trực tiếp, chiếm khoảng 50,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của công ty. + Xuất khẩu tại chỗ : công ty không chỉ xuất khẩu ra ngoài biên giới quốc gia mà còn xuất khẩu các sản phẩm ngay trong nước, đặc biệt là cho các công ty nước ngoài khác cùng hoạt động trong Khu công nghiệp. Tỷ trọng của hình thức này là khoảng 35,07% tổng kim ngạch xuất khẩu. + Tạm nhập tái xuất : công ty cũng thực hiện nhập khẩu rồi xuất khẩu các hàng hoá đó mà không qua một giai đoạn gia công hay chế biến nào nhằm thu lợi nhuận. Tỷ trọng của loại hình tái xuất chiếm không nhiều trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, chỉ khoảng 14,23%. Để có thể thấy rõ được giá trị cũng như tỷ trọng các hình thức xuất khẩu hàng hoá của công ty trong thời gian qua, chúng ta có thể theo dõi số liệu từ bảng 2.5 (trang bên) như sau : Bảng 2.9 : Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty qua các năm tài chính. Năm 2014 2015 2016 44
  • 47. Hình thức XK Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (USD) (%) (USD) (%) (USD) (%) Xuất khẩu 45,716,998,009 50.13 60,748,432,443 52.8 56,571,977,713 49.17 Xuất khẩu 30,277,365,528 33.2 38,140,351,051 33.15 44,709,925,847 38.86 Tạm nhập 15,202,520,583 16.67 16,165,065,830 14.05 13,771,945,764 11.97 Nguồn : Số liệu thống kê qua các năm tài chính (công ty Cổ phần cao su Tây Ninh ). Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trực tiếp rất lớn, từ khoảng 50% đến 53%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dưới cả 3 hình thức đều tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là hình thức xuất khẩu tại chỗ của công ty đang có xu hướng tăng nhanh. Riêng hình thức tạm nhập tái xuất của công ty đang có xu hướng giảm xuống về mặt tỷ trọng vì trong thời gian tới đây, công ty sẽ hạn chế dần hình thức này để chuyển sang sản xuất xuất khẩu là chủ yếu để khẳng định thế mạnh của công ty. Sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp cho công ty chủ động hoàn toàn trong mọi hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình, có thể trực tiếp tiếp cận với khách hàng để thu thập thêm thông tin về khách hàng như là thị hiếu về mẫu mã sản phẩm, phong tục hay thói quen tiêu dùng... Từ đó công ty có thể tự điều chỉnh hoặc tìm các biện pháp để nâng cao thêm uy tín của mình và củng cố thêm vị thế đang có trên thị trường hàng xuất khẩu. Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức này thì công ty cũng phải chấp nhận việc phải ứng trước một lượng vốn khá lớn. Ngoài ra, yêu cầu về trình độ nhân viên phải giỏi nghiệp vụ và nắm chắc được những thông tin thị trường luôn luôn biến động đó để tránh cho công ty những rủi ro và bất lợi từ những yếu tố khách quan khác. * Từ những hình thức xuất khẩu hàng hoá trên đây mà công ty Cổ phần cao su Tây Ninh lại chia ra làm hai nhóm hàng xuất khẩu chính trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty, đó là : Nhóm 1 : xuất khẩu những sản phẩm sản xuất. Xuất khẩu những hàng hoá là SVR như 3L, 5L …do công ty tự sản xuất và xuất khẩu. Nhóm 2 : tái xuất khẩu những mặt hàng đã nhập trước đây mà không qua sản xuất hay gia công. 45
  • 48. Trong đó, hàng hoá sản xuất xuất khẩu được thực hiện xuất khẩu dưới cả hai hình thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu tại chỗ (85,77%), còn lại là hàng hoá tái xuất khẩu. Như vậy mặt hàng xuất khẩu do công ty tự sản xuất vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Các mặt hàng tái xuất mà công ty thực hiện tái xuất khẩu chỉ chiếm một phần ít vì đây chỉ là hình thức kinh doanh nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá cả, không phải là hoạt động chính của công ty. 2.2.1.4 Phân tích việc sử dụng các điều kiện TMQT Các dịch vụ công đã được điện tử hóa gồm các dịch vụ thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục có liên quan tới đầu tư và đăng ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành... Công ty đã chú trọng khai thác ứng dụng thương mại điện tử thư điện tử (email), sử dụng phần mền kế toán, ứng dụng triển khai phần mền chuyên dụng trong quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng. Đào tạo, truyền thụ kiến thức mới về những giải pháp kỹ thuật sử dụng và quản trị cổng thông tin điện tử cho nhân viên Đưa các catalog, hình ảnh hang hóa qua thư điện tử nhằm đẩy nhanh tiến độ bán hang, thực hiện các bước chuẩn bị hợp đồng thong qua thương mại điện tử 2.2.1.5 Hình thức thanh toán các đơn hàng xuất khẩu Phương thức chủ yếu mà công ty sử dụng là chuyển tiền (T/T). Vì hầu hết các khách hàng của công ty đều là những đối tác có uy tín, có sự tin tưởng lẫn nhau khá cao do vậy hình thức chuyển tiền đã và sẽ là phương thức lựa chọn hợp lý nhất, vì hình thức này vừa nhanh chóng vừa thuận tiện. Trong suốt thời gian qua công ty Cổ phần cao su Tây Ninh đã sử dụng phương thức thanh toán này để giao dịch với các khách hàng. 2.2.1.6 Phân tích việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu này của Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh gồm một số bước cơ bản sau: Bước 1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu. Công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu của công ty được tiến hành ngay khi ký kết hợp đồng xuất khẩu. Căn cứ vào những yêu cầu của hợp đồng mà công ty tiến 46
  • 49. hành xây dựng kế hoạch sản xuất. Trong đó xác định số lượng nhân lực, vật lực phục vụ hợp đồng, thời gian dự tính hoàn thành kế hoạch. Để chuẩn bị hàng hoá công ty cần tiến hành công việc như sau: - Thu gom mặt hàng. - Mặt hàng sẽ được bao gói bằng mang mỏng PE và đóng trong thùng carton có đai nẹp nhựa. Đây là yêu cầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu bảo quản cũng như vận chuyển. Trên các thùng carton đều ghi ký mã hiệu bằng loại mực không phải trong môi trường có nhiệt độ thấp. Muốn giữ vững uy tín của công ty thì từ công đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của công ty phải tiến hành hết sức cẩn trọng. Bước 2. Kiểm tra hàng xuất khẩu Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước hết là trách nhiệm của doanh nghiệp. Vì nó liên quan trực tiếp đến uy tín doanh nghiệp. Tại Công ty, việc này được giao cho một bộ phận chuyên biệt thuộc công ty. Tuy nhiên người chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng hàng hoá vẫn là Giám đốc. Bước 3. Làm thủ tục hải quan. Đây là yêu cầu bắt buộc để hàng hoá có thể vượt qua biên giới quốc gia. Nguyên tắc cơ bản của việc làm thủ tục hải quan là trung thực chính xác. Điều cần chú ý là người khai báo hải quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nôi dung khai báo. Vì vậy cán bộ xuất khảu của công ty phải am hiểu kỹ cang càng nhiệp vụđể tránh những rắc rối nảy sinh sau này. Hồ sơ khai báo hải quan xuất khẩu của công ty là: - Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (3 bản chính). - Hợp đồng xuất khẩu (1 bản sao) - Bản kê chi tiết (2 bản sao) - Giấy chứng nhận kiểm dịch Khi hoàn thiện hồ sơ khai báo khai báo hải quan, cán bộ phụ trách của công ty sẽ xuất trình cho cơ quan hải quan. Đó là chi cục hải quan cữa khẩu cảng Đình Vũ. 47
  • 50. Nếu thực tế hàng hoá không phù hợp với khai báo, hải quan sẽ đóng dấu " Hàng hoá được thông quan theo nội dung khai báo của người khai hải quan " lên phần dành cho kiểm tra của hải quan trên tờ khai. Bước 4. Thuê tàu và mua bảo hiểm. Công ty ký kết thoả thuận giao hàng theo điều kiện CIF cho nên trách nhiệm thuê tàu và mua bảo hiểm thuộc về công ty. Vì cao su cần được bảo quản đặc biệt khi vận chuyển nên công ty lựa chọn chuyên chở bằng container (Full container Load- FCL). Vông ty đăng ký thuê container, trả chi phí thuê và đóng gói hàng vào container. Các lô hàng của công ty thường có giá trị nhỏnên sẽ phù hợp khi công ty chọn phương thức thue tàu chuyến. Khi đó công ty cần làm những việc sau: - Liên hệ với đại lý tàu. - Công ty nhận giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note) - Nhận kết quả lưu cước tàu chợ với hãng tàu - Nhận lịch tàu để sắp xếp việc giao hàng - Nhận vận đơn. Về viẹc mua bảo hiểm, công ty thường liên hệ với các công ty bảo hiểm ở Việt Nam. Các công ty bảo hiểm thường lưu tâm như Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC), Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh)...Do những biến động của thị trường các công ty chỉ ký hợp đông bảo hiểm cho từng lô hàng mà không kí hợp đồng bảo hiểm bao. Bước 5. Giao hàng. - Đến CY nhận container. - Đóng hàng vào containể dưới sự giám sát của hải quan - Niêm phong kẹp chì. Cần chú ý nhận biên lai thuyền phó để đổi lấy vận đơn. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo. Bước 6. Thanh toán. Công ty lựa chọn phương thức thanh toán chuyển tiền. Công ty lựa chọn phương thức này một phần vì chủ yếu giao dịch với khách hàng quen thuộc. Mặt 48
  • 51. khác giá trị lô hàng thường không lớn. Nếu sử dụng phương thức thanh toán khác như tín dụngcứng từ thì hiệu quả thu được của hợp đông xuất khẩu sẽ không cao. Lưu ý bộ chứng từ được gửi kèm khi giao hàng cho người nhập khẩu. Bước 7. Giải quyết khiếu nại nếu có. 2.2.2. Phân tích quy trình xuất khẩu cao su của công ty CP cao su Tây Ninh 2.2.2.1 Nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh  Thu thập thông tin. Trước khi bước vào đàm phán giao dịch chính thức, công ty tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến thương vụ này: lựa chọn thị trường xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việc lựa chọn thị trường trong nước bởi vỡ các nước khác nhau có những nhu cầu, yêu cầu rất nhau về mỗi loại hàng hoá. Do vậy việc lựa chọn thị trường xuất khẩu đũi hỏi phải tốn nhiều thời gian và cụng sức mới đưa ra được quyết định đúng đắn. Khi nghiên cứu thị trường công ty cần chú ý đến các vấn đề: - Thông tin về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường và các nhân tố làm thay đổi dung lượng của thị trường. - Nắm vững thông tin về biến động giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới cũng như giá nguồn hàng cung cấp trong nước. - Công việc nghiên cứu thị trường phải diễn ra thường xuyên liên tục vỡ thị trường luôn biến động. -Thông tin về đối tác: Để lựa chọn đối tác kinh doanh c«ng ty thường dựa vào những căn cứ sau: + Tỡnh hỡnh sản xuất, kinh doanh của đối tác để thấy được khả năng cung cấp lâu dài. + Quan điểm kinh doanh của đối tác trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. + Lĩnh vực kinh doanh của đối tác. + Khả năng tài chính và cơ sở vật chất của đối tác. Khả năng thanh toán của đối tác trong ngắn hạn, dài hạn đảm bảo hợp đồng được thanh toán đúng thời hạn. 49