SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 68
Descargar para leer sin conexión
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
0 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM 
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
---------- 
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGHÀNH 
THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: 
Nguyễn Minh Hải Mai Thanh Sơn - 10071091 
TPHCM, Ngày 2 Tháng 7 Năm 2014
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
1 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 
……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… 
(TPHCM, Ngày…Tháng…Năm 2014) 
Ký tên
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
2 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 
……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… 
(TPHCM, Ngày…Tháng…Năm 2014) 
Ký tên
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
3 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG I. ……………………………………………… TỔNG QUAN VỀ VOIP ………………………………………………..6 
I. TỔNG QUAN VỀ VOIP ............................................................................................................ 6 
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VOIP ....................................................................................................... 6 
1.1. Ưu điểm .................................................................................................................................. 6 
1.2. Nhược điểm. ........................................................................................................................... 7 
2. CÁC KIỂU KẾT NỐI .......................................................................................................................... 8 
2.1. Computer to Computer .......................................................................................................... 8 
2.2. Computer to Phone ................................................................................................................ 9 
2.3. Phone to Phone ................................................................................................................ ….10 
3. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MẠNG VOIP………………………………………………………………………………..….11 
II. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VOIP ............................................................................................ 12 
1. VOIP HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?........................................................................................... 12 
1.1. Quá trình lấy mẫu (Sampling) ............................................................................................... 14 
1.2. Quá trình lượng tử hóa (Quantization) ................................................................................ 14 
1.3. Mã hóa (Encoding) ................................................................................................................ 14 
1.4. Nén giọng nói (Voice Compression)………………..……………………………….……………..………………..14 
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG…………………………………………………………………………………………………15 
2.1. Trễ (Delay)………………………………………………….…………………………………………………………………..15 
2.2. Sự biến thiên độ trễ (Jitter )…………………………………………………………………….………………………15 
2.3. Mất gói…………………………………………………………………………………………………………….……………..15 
III. CÁC GIAO THỨC TRONG VOIP…………………………………………………………………………………………………16 
1. GIAO THỨC H.323……………………………………………………………………………………………………………..…16 
1.1. Giới thiệu.............................................................................................................................. 16 
1.2. Các giao thức của H.323 ....................................................................................................... 16 
1.3. Các thành phần cơ bản của H.323 ....................................................................................... 16 
1.4. Phương thức hoạt động của H.323 ...................................................................................... 17 
2. GIAO THỨC SIP .......................................................................................................................... 21 
2.1. Giới thiệu .............................................................................................................................. 21 
2.2. Các thành phần trong SIP...................................................................................................... 21 
2.3. Các bản tin trong SIP ............................................................................................................. 23 
2.4. Phương thức hoạt động........................................................................................................ 24
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
4 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.5. Tính năng của SIP .................................................................................................................. 27 
2.6. Các giao thức của SIP……………………………………………..……………………………………………..………..27 
IV. TÍNH BẢO MẬT VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC………………………………………………………….……………………..28 
1. TÍNH BẢO MẬT TRONG VOIP .............................................................................................. …….28 
2. HƯỚNG KHẮC PHỤC VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT ..................................................................... 29 
CHƯƠNG II.………………………………………..……..ASTERISK…………………………………………………………………30 
I. GIỚI THIỆU VỀ ASTERISK……………………………………………………………………………………………………..…..30 
II. CÀI ĐẶT ASTERISKNOW 3.0 VÀ CẤU HÌNH CÁC TÍNH NĂNG CĂN BẢN……………………………….…..31 
1. CÀI ĐẶT…………………………………………………………………………………………………………………………………31 
2. CẤU HÌNH……………………………………………………………………………………………………………………………..37 
2.1. Tạo số điện thoại (user)………………………………………………………………………………………………….38 
2.2. Đăng ký sử dụng và thực hiện cuộc gọi…………………………………………………………………………..40 
2.3. Chức năng nhạc chờ……………………………..……………………………………………………………..…………44 
2.4. Thiết lập tổng đài IVR…………………………………………………………………………….…….………….….….47 
2.5. Kết nối hai tổng đài………………………………………………………………………………………………..……...49 
CHƯƠNG III………………………………………………………TỔNG KẾT…………………………………………………………….66
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
5 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
LỜI MỞ ĐẦU 
Ra đời từ cách đây rất lâu nhưng điện thoại vẫn là phương tiện liên lạc hữu hiệu trong mọi lĩnh vực - từ quân sự, an ninh quốc phòng cho đến sinh hoạt đời sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. 
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, ra đời nhiều loại hình dịch vụ phục vụ cho việc liên lạc của con người. Trong đó VoIP là công nghệ mang tính cách mạng làm thay đổi thế giới điện thoại với chất lượng dịch vụ khá cao. 
Để hiểu rõ được bản chất và ứng dụng của VoIP, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể qua từng phần của công nghệ này. 
Nội dung đề tài gồm 2 chương lớn: 
 Chương 1: Tổng quan về VoIP 
Tìm hiều về VoIP, cách thức hoạt động, các giao thức sử dụng trong hệ thống VoIP. 
 Chương 2: Asterisk 
Dùng Asterisk để cài đặt, cầu hình các chức năng cơ bản để xây dựng một tổng đài VoIP đơn giản.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
6 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VOIP 
I. TỔNG QUAN VỀ VOIP 
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VOIP 
VoIP (Voice over Internet Protocol) là một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng internet. VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ. 
VoIP cho phép tạo cuộc gọi dùng kết nối băng thông rộng thay vì dùng đường dây điện thoại tương tự (analog). Nhiều dịch vụ VoIP có thể chỉ cho phép bạn gọi người khác dùng cùng loại dịch vụ, tuy nhiên cũng có những dịch vụ cho phép gọi những người khác dùng số điện thoại như số nội bộ, đường dài, di động, quốc tế. Trong khi cũng có những dịch vụ chỉ làm việc qua máy tính, cũng có vài dịch vụ dùng điện thoại truyền thống qua một bộ điều hợp (adaptor). 
Nguyên tắc hoạt động của VoIP bao gồm việc số hoá tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ các gói nếu cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này được ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói ban đầu. 
1.1. Ưu điểm 
 Một ưu điểm đầu tiên là gọi miễn phí nếu sử dụng cùng dịch vụ, cùng thiết bị VoIP hoặc cùng tổng đài IP ( hay còn gọi là gọi nội mạng). Hoặc nếu không thì giá thành cũng rẻ đáng kể so với sử dụng cách gọi truyền thống PSTN (Public Switched Telephone Network) 
 Giải pháp VoIP cũng làm giảm đáng kể chi phí cho việc quản lý bảo trì hệ thống mạng thoại và dữ liệu. 
 Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu: trong điện thoại IP, tín hiệu thoại, số liệu và ngay cả báo hiệu đều có cùng đi trên một mạng IP. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi đầu tư nhiều mạng riêng lẽ. 
 Khả năng mở rộng: Các tổng đài điện thoại thường là những hệ thống kín, rất khó để thêm vào đó những tính năng thì các thiết bị trong mạng internet thường có khả năng thêm vào những tính năng mới. 
 Trong một cuộc gọi người sử dụng có thể vừa nói chuyện vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẽ dữ liệu hay xem hình ảnh của người nói chuyện bên kia.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
7 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Một lợi ích nữa là, việc sử dụng đồng thời cả điện thoại bàn thông thường và điện thoại IP (có dây hoặc không dây) qua hệ thống mạng LAN (Local Area Network) sẽ đảm bảo thông tin liên lạc của doanh nghiệp không bị gián đoạn khi xảy ra sự cố. 
1.2 . Nhược điểm 
 Kỹ thuật phức tạp: để có được một dịch vụ thoại chấp nhận được, cần thiết phải có một kỹ thuật nén tín hiệu phải đạt được các yêu cầu như: tỉ số nén lớn, có khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gói bị thất lạc, tốc độ xử lý của các bộ codec (Coder and Decoder) phải đủ nhanh… 
 Vấn đề bảo mật (Security): Mạng internet là một mạng có tính rộng khắp và hỗn hợp. Trong đó có rất nhiều loại máy tính khác nhau và các dịch vụ khác nhau cùng sử dụng chung một cơ sở hạ tầng. Do vậy không có gì đảm bảo rằng những thông tin của người sử dụng được bảo mật an toàn.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
8 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2. CÁC KIỂU KẾT NỐI 
2.1. Computer to Computer 
 Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận (receiver) sử dụng chung 1 VoIP service (Skype, Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone, sound card . Cuộc hội thoại là không giới hạn. 
 Mô hình này áp dụng cho các công ty, tổ chức, cá nhân đáp ứng nhu cầu liên lạc mà không cần tổng đài nội bộ 
Hình 1: Computer to conputer
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
9 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.2. Computer to Phone 
 Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có một account và một software (VDC, Evoiz, Netnam,…). Với dịch vụ này một máy PC có kết nối tới một máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có. 
Hình 2: Computer to phone
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
10 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.3. Phone to Phone 
 Là một dịch vụ có phí. Bạn không cần kết nối Internet mà chỉ cần một VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành một IP phone. 
Hình 3: Phone to phone
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
11 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
3. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MẠNG VOIP 
Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP network, End User Equipments 
Hình 4: Các thành phần trong VoIP 
 Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại). 
 VoIP gateway : là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường ( PSTN ) và mạng VoIP. 
 VoIP GSM Gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng analog. 
 VoIP server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP. Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP server.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
12 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Thiết bị đầu cuối (End user equipments ): Softphone và máy tính cá nhân (PC): bao gồm một headphone, một phần mềm và một kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga,... 
 Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn với một IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là một thiết bị có ít nhất một cổng RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và một cổng cắm nguồn. 
 IP phone : là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server 
II. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VOIP 
1. VOIP HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? 
Trong VoIP khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Những thiết bị khác nhau có cách chuyển đổi khác nhau như VoIP phone hay softphone, nếu dùng điện thoại analog thông thường thì cần một Telephony Adapter (TA). Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng vào gói tin và gởi trên mạng IP. 
Các bước cơ bản để thực hiện một cuộc gọi trong VoIP: 
 Xác định địa điểm cần gọi đến (mã quốc gia, mã tỉnh,…) và bấm số cần gọi đến. 
 Các kết nối giữa người gọi và người nhận sẽ được thiết lập. 
 Khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng thành gói tin và gửi trên mạng IP. Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được dùng để điểu khiển (control) cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối,… và RTP thì được dùng cho tính năng đảm bảo độ tin cậy và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trình truyền. 
 Dữ liệu sẽ được truyền tải qua kết nối được thiết lập lúc đầu.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
13 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Dữ liệu chứa âm thanh mà bạn nói sẽ được chuyển hóa trở lại thành âm thanh mà người nghe hiểu được. 
 Cuối cùng âm thanh bạn nói ra sẽ được phát ra bên phía người nhận. 
Quá trình số hóa tín hiệu analog: 
Biểu diễn tín hiệu analog thành dạng số (digital) là công việc khó khăn. Vì bản thân dạng âm thanh như giọng nói con người ở dạng analog do đó phải cần một số lượng lớn các giá trị digital để biểu diển biên độ (amplitude), tần số, và pha (phase), chuyển đổi những giá trị đó thành dạng số nhị phân (0 & 1) là rất khó khăn. Vì vậy, để thực hiện sự chuyển đổi này chúng ta cần phải dùng đến thiết bị được gọi là codec (coder-decoder) hay là thiết bị mã hóa và giải mã. Tín hiệu analog được đặt vào đầu vào của thiết bị này và được chuyển thành các chuỗi số nhị phân ở đầu ra. Sau đó quá trình này thực hiện trở lại bằng cách chuyển đổi chuỗi số nhị phân thành dạng analog ở đầu cuối. 
Có 4 bước liên quan đến quá trình số hóa một tín hiệu analog: 
Lấy mẫu (Sampling) 
Lượng tử hóa (Quantization) 
Mã hóa (Encoding) 
Nén giọng nói (Voice Compression) 
Các kỹ thuật sử dụng trong quá trình số hóa: 
Multiplexing: Ghép kênh là qui trình chuyển một số tín hiệu đồng thời qua một phương tiện truyền dẫn. 
TDM (Time Division Multiplexing): Ghép kênh phân chia theo thời gian:Phân phối khoảng thời gian xác định vào mỗi kênh, mỗi kênh chiếm đường truyền cao tốc trong suốt một khoảng thời gian theo định kì. 
FDM (Frequency Division Multiplexing): Ghép kênh phân chia theo tần số: Mỗi kênh được phân phối theo một băng tần xác định, thông thường có bề rộng 4Khz cho dịch vụ thoại. 
PCM (Pulse Code Modulation): Điều chế theo mã: là phương pháp thông dụng nhất chuyển đổi các tín hiệu analog sang dạng digital ( và ngược lại) để có thể vận chuyển qua một hệ thống truyền dẫn số hay các quá trình xử lý số.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
14 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
1.1. Lấy mẫu (Sampling) 
Simpling là tỉ lệ lấy mẫu thử - số mẫu mỗi giây dùng để mã hóa âm thanh. 
Tín hiệu âm thanh trên mạng điện thoại có phổ năng lượng đạt đến 10KHz. Tuy nhiên, hầu hết năng lượng đều tập trung ở phần thấp hơn trong dải này. 
Trong VoIP, tỉ lệ lấy mẫu thường là 8 KHz, tần số khoảng 16 KHz. Có thể sử dụng trong các tình huống khi mà yêu cầu chất lượng âm thanh cao (băng thông cao). Việc lựa chọn tần số lấy mẫu cho từng loại âm thanh không phải ngẫu nhiên, mà có một quy tắc riêng là: tần số lấy mẫu phải lớn hơn hoặc bằng hai lần so với lưu lượng băng thông. 
1.2. Lượng tử hóa (Quantization) 
Lượng tử hóa là số bit được sử dụng để biểu thị cho từng mẫu âm thanh. Trong thực tế, muốn làm việc với toàn bộ byte chúng ta phải xem xét 8 bit hoặc 16 bit. 
Mẫu 8 bit, mỗi mẫu có thể biểu thị cho 256 giá trị khác nhau, vì vậy chúng ta có thể làm việc với các dãy số trong dãy từ -128 đến +127. Vì toàn bộ là số nên không thể tránh khỏi các tiếng ồn lẫn vào trong tín hiệu cũng như chuyển đổi nó thành mẫu số. Chỉ với 256 giá trị, việc chuyển đổi analog sang tín hiệu số sẽ tạo quá nhiều tiếng ồn. Để cải thiện chúng ta chuyển qua các mẫu 16 bit, nó sẽ cung cấp cho chúng ta 65536 giá trị đại diện khác nhau (từ -32768 đến +32767). 
1.3. Mã hóa (Encoding) 
Mỗi mức lượng tử được chỉ định một giá trị số 8 bit, kết hợp 8 bit có 256 mức hay giá trị. Quy ước bit đầu tiên dùng để đánh dấu giá trị âm hoặc dương cho mẫu., bảy bít còn lại biểu diễn cho độ lớn. 
1.4. Nén giọng nói (Voice Compression) 
Phương pháp này thực hiện mã hóa tiếng nói với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của PCM, nhờ đó tận dụng được khả năng của hệ thống truyền dẫn số. Chắc hẳn, các mã hóa tốc độ thấp này sẽ bị hạn chế về chất lượng, đặt biệt là nhiễu và lệch tần số.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
15 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 
Chất lượng của âm thanh được khôi phục qua mạng điện thoại là mục tiêu cơ bản của dịch vụ. Có 3 nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thoại: 
2.1. Trễ (Delay) 
Hai vấn đề gây ra bởi sự trễ đầu cuối trong một mạng thoại là tiếng vang và chồng tiếng. Đây là một vấn đề chất lượng đáng kể, nên các hệ thống VoIP phải kiểm soát và cung cấp các phương tiện loại bỏ tiếng vang. Hiện tượng chồng tiếng là giọng người này gối lên giọng người kia. 
2.2. Sự biến thiên độ trễ (Jitter) 
Jitter là sự biến thiên thời gian trễ gây nên bởi sự trễ đường truyền khác nhau trên mạng. Loại bỏ jitter đòi hỏi thu thập các gói và giữ chúng đủ lâu để ghép các gói chậm nhất đến để phát lại đúng thứ tự, làm cho sự trễ tăng lên. 
2.3. Mất gói 
Mạng IP không thể cung cấp một sự bảo đảm rằng các gói tin sẽ được chuyển tới đích hết. Các gói sẽ bị loại bỏ khi quá tải và trong thời gian tắc nghẽn. Truyền thoại rất nhạy cảm với việc mất gói. Tuy nhiên, việc truyền lại gói của TCP thường không phù hợp. Các cách tiếp cận được sử dụng để bù lại các gói mất là thêm vào cuộc nói chuyện bằng cách phát (play) lại gói cuối cùng, và gửi đi thông tin dư. Tuy thế, sự tổn thất gói trên 10% nói chung là không chấp nhận được.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
16 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
III. CÁC GIAO THỨC TRONG VOIP 
1. GIAO THỨC H.323 
1.1. Giới thiệu 
Hệ thống giao tiếp dựa trên gói đa phương tiện, hay còn gọi là H.323. Là một chuẩn quốc tế của VoIP được phát triển bởi Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU – International Telecommunicatinons Union). Đây là cấu trúc chặt chẽ, phức tạp và phù hợp với việc thực thi các đặc tính thoại truyền thống. H.323 thiết kế cho việc truyền audio, video và data qua mạng IP. 
1.2. Các giao thức của H.323 
Khi làm việc với H.323, có thể nhận ra rằng nó không phải là một giao thức đơn mà là tập hợp của một nhóm giao thức. Các giao thức riêng được sử dụng trong mạng H.323 bao gồm: 
 H.255 - báo hiệu cuộc gọi. 
 H.245 - điều khiển đa phương tiện (thông số kênh âm thanh và video). 
 H.235 - bảo mật và chứng thực. 
 Q.391 - sử dụng cho tín hiệu cuộc gọi. 
 T.120 - chia sẽ dữ liệu. 
 RTP - truyền tải đa phương tiện (truyền dòng âm thành và video). 
1.3. Các thành phần cơ bản của H.323 
Các thành phần cơ bản trong hệ thống mạng H.323 được quy định như sau: các đầu cuối, cổng kết nối, thiết bị điều khiển cổng kết nối (gatekeeper) và khối điều khiển đa điểm MCU (Mutipoint Conference Unit). 
Terminal thì thường là phần mềm hoặc phần cứng điện thoại VoIP. Một số chương trình có thể xem như các thiết bị terminal trong việc trao đổi giao thức. 
Gateway là một thiết bị cho phép một thông tin giao tiếp hai chiều với các thiết bị trong mạng viễn thông khác. Các mạng viễn thông khác thường là PSTN.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
17 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
MCU là một thiết bị được dùng cho cuộc hội thoại nhiều người. Là nơi chịu trách nhiệm cho việc trộn các kênh âm thanh – video trong các cuộc hội thoại. 
Terminal, gateway, các MCU được gọi chung là các thiết bị đầu cuối. Ngoài các thiết bị đầu cuối trên, mạng H.323 có thêm một thành phần thứ 4 là gatekeeper. Thiết bị gatekeeper đóng vai trò như một bộ điều khiển trung tâm trong mạng. Nhiệm vụ chính của gatekeeper là đăng ký thiết bị đầu cuối gọi vào. Tập hợp các thiết bị đầu cuối được quản lý cùng một gatekeeper gọi là một khu (Zone). 
Hình 5: Các thành phần của H.323 
1.4. Phương thức hoạt động của H.323 
Phần trên chúng ta đã tìm hiểu về H.323, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về phương thức hoạt động của H.323, để xem H.323 hoạt động như thế nào? 
Giả sử, một mạng sử dụng gatekeeper và các dòng dịch chuyển tín hiệu đi thông qua gatekeeper (mô hình đã được định tuyến). Chúng ta có hai thiết bị đầu cuối (điện thoại IP) và một gatekeeper, các số điện thoại được gán cho các thiết bị tương ứng là 100 và 200. Một người với số điện thoại là 100 quay số 200. Những việc được diễn ra như sau: 
 Thiết bị đầu cuối mà thiết lập cuộc gọi biết được số gọi là 200 nhưng nó không biết địa chỉ IP liên quan đến số đó. Cùng thời điểm, từ khi nó được đăng ký với gatekeeper, nó phải yêu cầu gatekeeper cấp quyền để đặt cuộc gọi bằng cách gửi thông điệp ARQ (Admission Request - thông điệp yêu cầu cấp IP) cho gatekeeper. ARQ sẽ chứ số
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
18 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
được gọi (200) báo cáo cho gatekeeper rằng thiết bị đầu cuối cần có số được phân giải thành địa chỉ IP. 
 Gatekeeper sẽ kiểm tra dữ liệu của các thiết bị đầu cuối đã đăng ký dù nó chứa số 200. Vậy thì gatekeeper sẽ kiểm tra nếu 100 được gọi đến 200 thì gatekeeper sẽ gửi lại một câu trả lời – thông điệp ACF (Admiss Confirm – thông điệp chứng thực) chứa địa chỉ IP của 200 và gửi ACF đến thiết bị cuối đang gọi. 
Hình 6: Mô tả hai bước đầu 
 Thiết bị đầu cuối 100 bây giờ sẽ mở một kênh tín hiệu cuộc gọi (kênh TCP) đến địa chỉ được cung cấp bởi gatekeeper trong thông điệp ACF. Thông điệp tín hiệu cuộc gọi được gửi qua TCP với giao thức H.255, đã được nhúng vào Q.931 (kí hiệu là Q.931/H.255). Thiết bị đầu cuối sẽ mở một kênh TCP tới gatekeeper và gửi thông điệp Setup (cài đặt) Q.931/H.255, gatekeeper sẽ mở một kênh TCP thứ hai đến thiết bị đầu cuối 200 và chuyển tiếp thông điệp cài đặt. 
Hình 7: Gửi thông điệp Setup
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
19 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Thiết bị đầu cuối 200 đầu tiên sẽ trả lời Q.931/H.255 bằng thông điệp Call Proceeding (cách tiến hành gọi) để cho biết nó đã bắt đầu làm việc trên thiết lập cuộc gọi và gatekeeper sẽ chuyển tiếp thông điệp đến thiết bị đầu cuối đang gọi (100). Sau đó 200 sẽ yêu cầu gatekeeper quyền gọi (ARQ) và gatekeeper sẽ trả lời bằng thông điệp ACF. 
Hình 8: Gửi thông điệp call proceeding 
 Các điện thoại được gọi (200) bắt đầu đổ chuông và gửi lại tín hiệu cho bên kia với thông điệp cảnh báo (Alerting). 
 Bên được gọi (200) bắt máy và thiết bị đầu cuối có thể báo hiệu cuộc gọi đã được chấp nhận. Việc này kết thúc bằng cách gửi thông điệp Connect. Tại thời điểm này, các bên sẽ phải điều chỉnh giá trị cho các kênh âm thanh và tùy chọn video. Giao thức H.245, sẽ được sử dụng cho việc điều chỉnh này. 
Hình 9: Gửi thông điệp Alerting và Connect
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
20 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Thiết bị đầu cuối gọi đi mở một kênh TCP tới địa chỉ H.245 đã nhận được trong thông điệp Connect và gatekeeper sẽ tạo một nữa kênh báo hiệu H.245 thứ hai. 
 Cuối cùng, hai thiết bị đầu cuối có thể bắt đầu gửi các dòng RTP và hai bên sẽ nghe lẫn nhau. 
Hình 10: Trao đổi thông điệp của H.245
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
21 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2. GIAO THỨC SIP 
Trước đây khi đề cập đến VoIP, tiêu chuẩn quốc tế thường đề cập đến là H.323. Nhưng những năm gần đây thì giao thức SIP lại chiếm ưu thế và dần sẽ thay thế hẵn H.323, vì VoIP là một trong những dịch vụ sẽ rất phát triển trong tương lai. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể về giao thức này: 
2.1. Giới thiệu 
SIP (Session Initiation Protocol) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng được dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện (multimedia). Các phiên multimedia bao gồm thoại Internet, hội nghị và các ứng dụng tương tự có liên quan đến các phương tiện truyền đạt (media) như âm thanh, hình ảnh và dữ liệu. 
SIP sử dụng các bản tin mời (INVITE) để thiết lập các phiên và mang các thông tin mô tả mang phiên truyền dẫn. SIP hỗ trợ các phiên đơn bá (unicast) và quảng bá (mutilcast) tương ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và các cuộc gọi đa điểm. 
SIP là một giao thức dạng văn bản, rất công khai và linh hoạt. Được thiết kế tương thích tương thích với các giao thức khác như TCP, UDP, IP,…. để cung cấp một lĩnh vực rộng hơn cho dịch vụ VoIP. 
2.2. Các thành phần trong SIP 
SIP gồm hai thành phần lớn là SIP client (là thiết bị hỗ trợ giao thức SIP) và SIP server (là thiết bị trong mạng xử lý các bản tin SIP). Trong SIP có 5 thành phần quan trọng là: 
 User Agents (UA): là các đầu cuối trong mạng SIP, nó đại diện cho phía người sử dụng để khởi tạo một yêu cầu tới SIP server hoặc User Agent server. 
 Proxy server: làm nhiệm vụ chuyển tiếp các SIP request tới các nơi khác trong mạng. Chức năng chính của nó là định tuyến cho các bản tin đến đích.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
22 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 11: Proxy server 
 Redirect server: là user agent server nhận các bản tin request từ các user agent client và trả về bản tin return để thông báo thiết bị là chuyển hướng bản tin tới địa chỉ khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về. 
Hình 12: Redirect Server 
 Registrar server: là server nhận bản tin SIP Register yêu cầu cập nhật thông tin mà user agent cung cấp từ bản tin Register. 
 Location Server: lưu lượng thông tin, trạng thái hiện tại của người dùng trong mạng SIP.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
23 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.3. Các bản tin trong SIP 
 INVITE: bắt đầu thiết lập cuộc gọi bằng cách gửi bản tin mời đầu cuối khác tham gia 
 ACK: bản tin này khẳng định máy trạm đã nhận được các bản tin trả lời bản tin INVITE 
 BYE: bắt đầu kết thúc cuội gọi 
 CANCEL: hủy yêu cầu nằm trong hàng đợi 
 REGISTER: thiết bị đầu cuối của SIP sử dụng bản tin này để đăng ký với máy chủ đăng ký 
 OPTION: sử dụng để xác định năng lực của máy chủ 
 INFO: sử dụng để tải các thông tin như âm báo 
 REQUEST: cho phép user agent và proxy có thể xác định người dùng, khởi tạo, sữa đổi, hủy một phiên. 
 RETURN: được gửi bởi user agent server hoặc SIP server để trả lời cho một bản tin request trước đó.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
24 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.4. Phương thức hoạt động 
 Hoạt động của máy chủ ủy quyền (Proxy Server) 
Hình 13: Mô hình hoạt động của Proxy server 
Hoạt động của Proxy server được trình bày như trong hình: SIP Client userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho userB@hotmail.com để mời tham gia cuộc gọi. 
Các bước được thực hiện như sau: 
 Bước 1: userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho user B ở miền hotmail.com, bản tin này đến Proxy server SIP của miền hotmail.com (bản tin INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và được Proxy này chuyển đến Proxy server của miền hotmail.com) 
 Bước 2: Proxy của miền hotmail.com sẽ tham khảo server định vị (Location server) để quyết định vị trí hiện tại của user B. Từ Proxy server của miền hotmail nó sẽ đến Location server để định vị trí hiện tại của user B.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
25 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Bước 3: Server định vị trả lại ví trí hiện tại của user B (giả sử là userB@hotmail.com ). 
 Bước 4: Proxy server gửi bản tin INVITE tới userB@hotmail.com. Proxy server thêm địa chỉ của nó trong một trường của bản tin INVITE. 
 Bước 5: User B đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK. 
 Bước 6: Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về userA@yahoo.com . 
 Bước 7: userA@yahoo.com gửi bản tin ACK cho user B thông qua Proxy server. 
 Bước 8: Proxy server chuyển bản tin ACK cho userB@hotmail.com 
 Bước 9: sau khi cả hai bên đã đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP được mở giữa hai điểm cuối để truyền tín hiệu thoại. 
 Bước 10: Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng cách sử dụng bản tin BYE và ACK giữa hai điểm cuối.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
26 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server) 
Hình 14: Mô hình hoạt động của Redirect server 
Hoạt động của Redirect Server được trình bày như trong hình: 
Các bước được thực hiện như sau: 
 Bước 1: Redirect server nhận được yêu cầu INTIVE từ user A (Yêu cầu này có thể đi từ một Proxy server khác). 
 Bước 2: Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của user B. 
 Bước 3: Server định vị trả lại địa chỉ của user B cho Redirect server. 
 Bước 4: Redirect server trả lại địa chỉ của user B cho user A. Nó không phát yêu cầu INTIVE như Proxy server. 
 Bước 5: User Agent bên user A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác nhận sự trao đổi thành công. 
 Bước 6: user A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ được trả lại bởi Redirect server. User B đáp ứng với chỉ thị thành công (200 - OK), và user A đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết lập.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
27 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.5. Tính năng của SIP 
 Thiết lập một phiên: SIP sử dụng bản tin INVITE để yêu cầu thiết lập một phiên truyền thông. 
 Đơn giản và có khả năng mở rộng: SIP có rất ít bản tin, không có chức năng thừa nhưng SIP có thể sử dụng để thiết lập nhưng phiên kết nối phức tạp như hội nghị… Các phần mềm của máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng ký, máy chủ chuyển đổi địa chỉ,…có thể chạy trên các máy chủ khác nhau và việc cài đặt thêm máy chủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến máy chũ đã có. 
 Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối: do máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng ký và máy chủ chuyển đổi địa chỉ hệ thống luôn nắm được địa điểm chính xác của thuê bao. Ví dụ thuê bao với địa chỉ ptit@vnpt.com.vn có thể nhận được cuộc gọi thoại hay thông điệp ở bất cứ địa điểm nào qua bất cứ đầu cuối nào như máy tính để bàn, máy xách tay, điện thoại SIP… Với SIP rất nhiều dịch vụ di động mới được hỗ trợ. 
 Định vị người sử dụng: những người sử dụng đầu cuối sẽ luôn di động và địa chỉ IP của họ là không cố định, các đầu cuối có thể đăng ký với một SIP server thông qua bản tin REGISTER, SIP server sẽ lưu lại địa chỉ IP của đầu cuối đăng ký. Khi có một yêu cầu thiết lập cuộc gọi tới SIP server, SIP server sẽ tìm địa chỉ của người được gọi và forward bản tin INVITE tới người được gọi. 
2.6. Các giao thức của SIP 
 UDP (User Datagram Protocol): là giao thức tầng vận chuyển không có điều khiển tắc nghẽn. Nó được dùng để vận chuyển bản tin SIP vì đơn giản và thích hợp với các ứng dụng thời gian thực. 
 TCP (Transmission Control Protocol): là giao thức ở tầng vận chuyển do có điều khiển tắc nghẽn, hơn nữa có thể vận chuyển nhiều gói tin có kích thước bất kỳ. 
 SDP (Session Description Protocol): được sử dụng để mô tả các thông số media cho một cuộc gọi, các thông số này là các thông tin về băng thông, các chuẩn hóa audio, video và một số thông tin khác.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
28 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
IV. TÍNH BẢO MẬT VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC 
1. TÍNH BẢO MẬT TRONG VOIP 
Chính vì VoIP dựa trên kết nối Internet nến nó có thể có điểm yếu đối với bất kỳ mối đe dọa và các vấn đề mà máy tính phải đối mặt. VoIP có thể cũng bị tấn công bởi virus và mã nguy hiểm khác. Những kẻ tấn công có thể chặn việc truyền thông, nghe trộm và thực hiện các tấn công giả mạo bằng việc thao túng ID mà làm hỏng dịch cụ của bạn. 
 Gây gián đoạn và quấy rối dịch vụ: kẻ tấn công cố gắng phá dịch vụ VoIP ở các mức: hệ thống quản trị, hệ thống dự phòng, hệ thống truy nhập và điều khiển. Phương thức tấn công có thể từ xa, thông qua việc lợi dụng các lỗ hổng của giao thức dùng trong VoIP. 
 Sự gián đoạn dịch vụ: có thể là do tấn cong từ chối dịch vụ Dos. Tấn công Dos có hai loại chính là Dos thông thường và DDos – DDos phân tán, khi bị tấn công này thì rất ít hệ thống có khả năng chống đỡ được. 
 Các tấn công liên quan đến dịch vụ thoại: để đảm bảo thông suốt trong hệ thống VoIP thì các hệ thống điện thoại kết nối vào phải hoạt động một cách thông suốt. Các dịch vụ liên quan này gồm có: 
 Voicemail 
 Caller ID (thông tin cá nhân) 
 Location 
 Call waiting 
Ví dụ: Voicemail – tấn công một cách đơn giản có thể là đoán mật khẩu nếu mật khẩu không đủ mạnh. Chúng sẽ xóa tin nhắn, đổi thông tin cá nhân,… 
 Nghe trộm: đây là hình thức tấn công tỏ ra hiệu quả khi dữ liệu trên đường truyền không được mã hóa. Người tấn công có thể dựa vào các lỗi để bắt các gói tin tại các điểm trung gian như gateway, proxy,… 
 Giả mạo: về nguyên lý phương pháp tấn công này rất đơn giản là giả mạo cái gọi là thực. Phương thức này xuất phát từ chính đời sống xã hội. 
 Truy cập trái phép: là khả năng xâm nhập vào dịch vụ, hệ thống chức năng, thành phần mạng một cách không chính thống. Người tấn công có
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
29 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
thể xâm nhập qua các lỗ hổng như tràn bộ đệm, cấu hình mặc định, mức bảo vệ kém có thể bị bẽ gãy. 
2. HƯỚNG KHẮC PHỤC 
Trước khi đi vào tìm hiểu những công nghệ để đảm bảo cho mạng VoIP. Đầu tiên cần phải hiểu những vấn đề và nhu cầu bảo mật tiêu biểu. 
 IP Sec: là giao thức bảo mật đã được chứng tỏ và triển khai rộng rãi, nó sẽ giúp cho dịch vụ tránh bị nghe lén. 
 Chữ ký số: sử dụng như trong thế giới thực để xác nhận một thông điệp hay một dữ liệu nào đó. 
 Share – key (khóa dùng chung): trong một hệ thống, người gửi và người nhận chia sẽ với nhau một mật khẩu mà bên thứ ba không thể biết được. Người gửi sử dụng mật khẩu dùng chung để mã hóa nội dung thông điệp và truyền dữ liệu mã hóa tới người nhận. Người nhận mã hóa với mật khẩu dùng chung và tọa lại văn bản gốc.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
30 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
CHƯƠNG II: ASTERISK 
I. GIỚI THIỆU VỀ ASTERISK Asterisk là phần mềm mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ C và ban đầu được tạo ra bởi Mark Spencer (nay là Giám đốc công nghệ của Digium - công ty tài trợ cho hầu hết các phát triển của Asterisk). Asterisk có thể được cài đặt trên bất kỳ phân phối Linux, vì vậy chúng ta có thể sử dụng Debian, Ubuntu, Mint, CentOS, RedHat, OpenSuse,…. Nó cũng có thể được cài đặt trong FreeBSD, hệ điều hành MacOS và có một số cổng cho Windows, nhưng Linux là nơi hỗ trợ đầy đủ để thực hiện. Asterisk đem đến cho người sử dụng các tính năng và ứng dụng của hệ thống tổng đài PBX và cung cấp nhiều tính năng mà tổng đài PBX không có, như sự kết hợp chuyển mạch VoIP và chuyển mạch TDM, đó là khả năng mở rộng đáp ứng nhu cầu cho từng ứng dụng. Và muốn cấu hình được asterick ta phải dựa trên tổng đài FreePBX. FreePBX là phần mềm mã nguồn mở viết trên Web, như chúng ta biết asterisk không cung cấp cho người sử dụng cấu hình hệ thống qua giao diện đồ họa, muốn cấu hình asterisk không cách nào khác là thực hiện các dialplan qua các tập tin cấu hình do asterisk cung cấp tại thư mục etc/asterisk. Ví dụ: muốn cuộc gọi đi theo luồng điều khiển nhất định nào đó thì phải khai báo các câu lệnh bên trong tập tin extensions.conf. Nói chung việc cấu hình asterisk vô cùng khó khăn với những người không chuyên sâu về asterisk. FreePBX ra đời như là một công cụ hỗ trợ cấu hình cho asterisk, FreeBBX được thiết kế thân thiện với người sử dụng, cấu hình asterisk một cách dễ dàng qua giao diện đồ họa trên nền web một cách trực quan dễ hiểu. Người sử dụng không chuyên cũng có thể cấu hình được asterisk.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
31 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
II. CÀI ĐẶT ASTERISKNOW 3.0 VÀ CẤU HÌNH CÁC TÍNH NĂNG CĂN BẢN 
1. CÀI ĐẶT 
Để có được một máy ảo asterick, đầu tiên cần chuẩn bị file ISO của AsteriskNOW 3.0, chúng ta có thể tải về ở địa chỉ: http://www.asterisk.org/downloads/asterisknow 
Ở đây chúng ta sẽ xây dựng một đài bằng máy ảo trên VMWare nên chỉ cần một máy ảo RAM ít nhất là 1GB, ổ đĩa ảo để mount file ISO vào, ổ cứng khoảng 15GB. Nếu cài trực tiếp trên máy thật thì cần chép file ISO vào đĩa DVD hoặc USB để cài đặt, các bước tiến hành giống như cài trên máy ảo. 
Tiến hành cài đặt: 
 Sau khi khởi động máy ảo có gắn file ISO, máy sẽ chạy vào màn hình lựa chọn cách thức cài. Chọn phím 1 để cài asterisk và FreePBX, phím 2 để cài asterisk và không có FreePBX. Ở đây chúng ta xây dựng một tổng đài asterisk dựa trên FreePBX nên ta chọn phím 1 để cài asterisk và FreePBX. 
Hình 1: Giao diện cài FreePBX
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
32 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Chọn vị trí nơi ở gần nhất của bạn: 
Hình 2: Chọn ví trí 
 Lập mật khẩu cho máy chủ: tài khoản ở đây là sử dụng tài khoản quản trị cho hệ thống Linux “ROOT”, mật khẩu là: 123456 
Hình 3: Tạo mật khẩu cho máy chủ
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
33 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Chọn ổ cứng: do là ổ cứng mới nên ta sẽ chọn Use All Space để dùng hết ổ cứng. 
Hình 4: Chọn ổ cứng cho máy 
 Quá trình cài đặt bắt đầu 
Hình 5: Quá trình cài đặt
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
34 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Sàu khi cài đặt hoàn tất, chon Reboot để khởi động lại máy 
Hình 6: Reboot máy ảo 
 Sau khi Reboot lại hệ thống, nó sẽ cấp cho chúng ta một địa chỉ IP 
Hình 7: Màn hình chính của Asterisk 
 Ta sẽ dùng địa chỉ IP được cấp ở trên để truy cập vào asterisk thông qua giao diện Web. Chọn FreePBX Administration để bắt đầu cấu hình cho tổng đài
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
35 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 8: Màn hình tổng đài FreePBX 
 Nhập user name và password mặc định là admin/admin để đăng nhập: 
Hình 9: Đăng nhập vào FreePBX
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
36 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Màn hình chính sau khi đăng nhập: và đây cũng là giao diện chúng ta sẽ làm việc, cấu hình ở trên giao diện FreePBX 
Hình 10: Giao diện chình của FreePBX
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
37 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2. CẤU HÌNH 
Hình 11: Mô hình tổng đài VoIP
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
38 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.1. Tạo số điện thoại (user) 
 Để tạo số điện thoại, ta vào mục Extensions: 
Hình 12: Cửa sổ Extensions 
 Trong quản lý số (extensions), do tổng đài mới cài đặt nên chưa có số. Để tạo số, ta chọn loại thiết bị tại mục Device - ở đây chọn thiết bị SIP, sau đó chọn Submit
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
39 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 13: Device 
 Căn bản để tạo một số điện thoại ta chỉ cần điền thông tin như sau: User 1 số điện thoại là 1001, Display Name là 1001 (tên hiển thị) và mật khẩu là abc123, sau đó chon Submit 
Hình 14: Tạo user
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
40 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.2. Đăng ký sử dụng và thực hiện cuộc gọi 
 Ta sẽ dùng một phần mềm SIP phone để đăng ký sử dụng số điện thoại đã được đăng ký trên tổng đài. Ở dây chúng ta dùng phần mềm Express Talk cấu hình đăng ký user 1 với số điện thoại là 1001: Vào mục Option  Line (phần mềm này hỗ trợ 6 Line), ta sẽ chọn Default Line Settings để đăng ký mẫu cho các Line khác. Display Name là tên hiển thị cho tài khoản, phần server ở đây ta sẽ nhập địa chỉ IP của tổng đài PreePBX cung cấp cho chúng ta, SIP number là số điện thoại muốn đăng ký, Password ta nhập mật mã của số điện thoại khi chúng ta đăng ký trong phần Extensions: 
Hình 15: Đăng ký cho Line 1
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
41 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Giao diện chính của phần mềm với tài khoản đã được đăng ký là 1001, nó hiển thị ở hộp thoại cuối cùng: 
Hình 16: Đăng ký thành công cho các user 
 Ngoài ra, chúng ta còn tạo thêm các số điện thoại khác như: 1002, 1003, 1004,… đăng ký cũng giống như user 1. 
 Ta sẽ lấy user 4 có số điện thoại là 1004 và đăng ký trên Express Talk để tiến hành gọi 2 user (gọi nội bộ). Dùng máy tính thứ 2 để cài đặt Express Talk và tiến hành đăng ký Line như máy 1:
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
42 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 17: Đăng ký user cho máy 2 
 Kết quả cuộc gọi : 
User 1 gọi user 4: 
Hình 18: user 1 gọi user 4
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
43 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
User 4 gọi trở lại user 1: 
Hình 19: user 4 gọi user 1 
 Đó là phần chúng ta gọi nội bộ trong một tổng đài, và muốn gọi ra mạng điện thoại thông thường PSTN, ta cần phải mua một tài khoản gọi là tài khoản Trunk, thì chúng ta mới có thể gọi được ra mạng ngoài. Và từ mạng ngoài gọi trở lại vào trong là công việc rất khó vì khi chúng ta mua một tài khoản Trunk nhà cung cấp cho chúng ta một đầu số để gọi ra ngoài, và đầu số đó không có cố định nên chúng ta không thể thực hiện được công việc gọi lại vào trong tổng đài.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
44 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.3. Chức năng nhạc chờ 
 Để sử dụng chức năng nhạc chờ, ta vào mục Music On Hold: 
Hình 20: Music onHold 
 Tạo một thư mục chứa nhạc chờ, ta chọn Add Music Category và nhập tên thư mục sau đó bấm Submit Changes: 
Hình 21: Tạo thư mục nhạc chờ
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
45 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Tại cửa sổ Music On Hold, vào thư mục Nhacchodienthoai vừa tạo: 
Hình 22: On Hold Music 
 Chọn tệp tin (định dang WAV) rồi bấm upload để đưa bản nhạc chờ vào hệ thống, sau khi upload xong bấm Apply Config để thao tác có hiệu lực: 
Hình 23: Upload file âm thanh 
 Để xóa một bài nhạc chờ đã upload lên, ta chọn dấu trừ (-) sau mỗi bài hát. Mặc định nhạc chờ sẽ phát bài hát đầu tiên trong danh sách, ta chọn Enable Random Play để nhạc chờ được phát ngẫu nhiên. Tiếp theo, chon sang Tab Applycations vào mục Fllow Me để gán nhạc chờ cho các user tùy ý.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
46 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
 Tiếp theo ta chọn Flow Me để gán nhạc chờ cho các user: 
Hình 24: Flow Me 
 Trong Flow Me ta chọn user cần gán nhạc chờ, ở đây ta dùng user 2 (1002) để gán các bản nhạc chờ đã tải lên: 
Hình 25: Gán nhạc chờ cho user
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
47 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
2.4. Thiết lập tổng đài IVR 
 Đầu tiên ta và phần System Recordings để đưa file âm thanh được phát khi gọi vào tổng đài: 
Hình 26: System Recordings 
 Sau khi upload file nhạc chúng ta sẽ save lại, ta vào phần IVR và chọn Add New IVR, tại trang này ta nhập tên IVR vào ô IVR Name, mục Announment chọn file âm thanh vừa upload lên. Phần IVR Entries ta sẽ cấu hình cho các phím khi gọi vào tổng đài: 
Phím 1: Nghe giới thiệu về đồ án 
Phím 2: Gọi đến user 2 (số điện thoại là: 1002) 
Phím 3: Gọi đến user 3 (số điện thoại là: 1003) 
Phím 4: Để thực hiện chức năng gọi nhóm (Ring Group) 
Phím 0: Tắt máy
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
48 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 27: Cấu hình IVR 
 Tiếp theo đó, tao vào phần Extensions và tạo số máy là 1900, số máy này sẽ không đăng ký như các user tạo ở trên nên ta sẽ tùy chỉnh tại phần Optional Destinations  Not Reachable và chọn IVR là IVR sẽ được phát khi gọi vào số 1900, ở đây ta chọn tongdaiIVR vừa tạo, sau đó chon Submit
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
49 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 28: Tạo số tổng đài 
2.5. Kết nối hai tổng đài (Trunk) 
 Khi chúng ta đã có sẵn một tổng đài và chúng ta muốn sát nhập thêm một tổng đài khác vào. Một tổng đài khác cũng đã có đủ cơ sở hạ tầng, thì chúng ta không thể xóa bỏ hết được, làm như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian. Thay vào đó chúng ta sẽ thực hiện một phương đó là Trunk 2 tổng đài với nhau bằng SIP Trunk. 
 Trunk là một đường mạng ảo, giúp kết nối các hệ thống tổng đài với nhau cũng như các dịch vụ viễn thông khác. 
 Ở đây muốn kết nối hai tổng đài với nhau, ta phải dùng hai máy ảo Asterisk riêng biệt, hai máy đó là: 
Server 1: địa chỉ IP là 192.168.43.206 
Hình 29: Server 1
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
50 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Server 2: địa chỉ IP là 192.168.43.2 
Hình 30: Server 2 
 Ở trên hai server chúng ta tạo khoảng 3 user (Extensions), dùng để kết nối và gọi cho nhau. (cách tạo user xem ở phần tạo số điện thoại). 
Sau đó trên mỗi Server chúng ta chọn 1 user dùng để Trunk sang tổng đài bên kia, user này được gọi là một user nội bộ (hay còn gọi là user làm mẫu) dùng để liên lạc với tất cả các user khác có trong tổng đài. Và khi tạo một user chúng ta cũng nên đặt chúng một cách nhất thống và không được đặt bừa bãi, làm vậy sẽ rất khó quản lý về sau. 
Ở server 1 , địa chỉ IP là 192.168.43.206, các user được đặt theo thứ tự là 1001, 1002, 1003 (1xxx). 
Hình 31: Extensions của server 1 
Ở server 2 , địa chỉ IP là 192.168.43.2, các user được đặt theo thứ tự là 101, 102, 103 (1xx).
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
51 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 32: Extensions của server 2 
 Bây gờ chúng ta sẽ bắt đầu cấu hình ở trên Server 1: 
Ở đây mình chọn user 1 (1001) làm user nội bộ 
Hình 33: Tab Trunk
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
52 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Sau đó chọn Add SIP Trunk: 
Hình 34: Add SIP Trunk 
Ở phần này chúng ta sẽ cấu hình Trunk sang Server 2 (192.168.43.2), tab Trunk Name ta sẽ đặt tên là trunk-sv2: 
Hình 35: trunk server2
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
53 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Outgoing Settings là phần cấu hình rất quan trọng để chúng ta Trunk sang Server 2 
Hình 36: Cấu hình Trunk Outgoing server 1 
Ở phần cấu hình trên chúng ta thấy có rất nhiều phần, nhưng chúng ta chỉ cần cấu hình các phần : host, user name, và secret (mật khẩu của user). Đây chính là phần cấu hình để chúng ta gọi sang server 2. 
Cái địa chỉ host chính là địa chỉ IP của server 2 – 192.168.43.2. Và chúng ta cũng chọn một user bên server 2 làm user nội bộ, ở đây chúng ta chọn user 101 làm user nội bộ cho server 2. User 101 với số điện thoại là 101 và mật khẩu là abc123. 
Đó là phần Outgoing, khi mà có cuộc gọi từ server 1 (192.168.43.206) theo luật đi ra, thì nó sẽ tìm trong cái Trunk mà chúng ta đã tạo ở trên (trunk-sv2) sau đó nó sẽ tìm đến cái địa chỉ mà chúng ta cấu hình để Trunk sang server 2 theo địa chỉ host là 192.168.43.2 và trong cái host đó nó sẽ lấy cái user 101 của server 2 để kết nối. 
Khi mà server 1 được user bên server 2 gọi vào chúng ta sẽ cấu hình trong phần Incoming Settings:
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
54 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 37: Cấu hình Incoming Settings server 1 
Chúng ta sẽ lấy user 1001 làm user nội bộ, thì ở phần USER Context chính là cái user dùng để làm user nội bộ cho server1, mật khẩu là abc123. Cuối cùng ta chọn Submit Changes để hoàn thành công việc cấu hình. 
 Ở phần trên chúng ta đã cấu hình cho server 1, ở bên server 2 chúng ta cũng sẽ cấu hình tương tự như server 1: 
Chúng ta cũng tạo các user cho server 2, sau đó chúng ta cũng tạo một đường Trunk như server 1, nhưng cách đặt tên thì chúng ta đặt là trunk- sv1:
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
55 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 38: Add SIP Trunk 
Ở phần Outgoing Settings, chúng ta sẽ cấu hình Trunk sang server 1. Địa chỉ IP của server 1 là 192.168.43.206, bên server 1 chúng ta đã chọn ở trên, user 1001 là user nội bộ, nên ở phần username chúng ta sẽ chon là 1001 với mật khẩu là abc123. 
Hình 39: Cấu hình Trunk Outgoing server 2
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
56 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Ở phần Incoming Settings, là phần gọi vào cho server 2. Chúng ta đã chon user 101 làm user nội bộ cho server 2, nên ở phần USER Context sẽ là user 101, mật khẩu của 101 là abc123 
Hình 40: Cấu hình Incoming Settings server 
Và cuối cùng chúng ta chọn Submit để hoàn thành cấu hình cho server 2. 
 Như vậy là chúng ta đã cấu hình xong công việc là Trunk 2 tổng đài với nhau, nhưng chúng ta vẫn chưa thể gọi 2 tổng đài với nhau được vì nó đang còn thiết một cái luật gọi. Bây giờ chúng ta sẽ tạo một cái luật gọi cho 2 tổng đài, vào phần Outbound Routes: 
Hình 41: Outboand Routes
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
57 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Sau đó chọn phần Add Route 
Hình 42: Add Route 
Ở server 1 chúng ta đặt tên là goi-sv2: 
Hình 43: Route Settings 
Trong phần Dial Patterns that will use this Route là cái phần cấu hình gọi sang server 2, do server 2 chúng ta đặt các user là 101, 102, 103 nên chúng ta sẽ gõ là các ký tự sao cho nó gần gống các số điện thoại trong user, ở đây chúng ta gõ 1xx. 
Trong phần Trunk Sequence for Matched Routes chúng ta trỏ đến trunk-sv2 – cấu hình trunk mà chúng ta vừa tạo ở trên. Cuối cũng chon Submit Changes để hoàn tất công vệc
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
58 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 44: Thao tác luật gọi 
Ở bên server 2, chúng ta làm tương tự như trên, chỉ cách đặt tên là khác với bên server1, phần Route Name chúng ta đặt tên là trunk-sv1 
Hình 45: Route Settings server 2 
Trong phần Dial Patterns that will use this Route ta gõ là 1xxx vì ở bên server 1 cách đặt các user là 1001, 1002, 1003.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
59 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Hình 46: Thao tác luật gọi server 2 
Trong phần Trunk Sequence for Matched Routes chúng ta trỏ đến trunk-sv1 – cấu hình trunk mà chúng ta vừa tạo ở server 2. Cuối cúng chọn Submit Changes để hoàn thành. 
 Như vậy là chúng ta đã hoàn thành công việc cấu hình Trunk hai tổng đài với nhau. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành thực hiện cuộc gọi cho hai tổng đài. Ở đây chúng ta cũng dùng phần mềm Express Talk để đăng ký số điện thoại của hai server để gọi với nhau. 
Ở server 1 các user là 1001, 1002, 1003. Chúng ta có thể đăng ký 1 hoặc nhiều user. Nhưng khi tổng đài bên kia gọi sang, chỉ có một user hiển thị đó là user dùng để làm user nội bộ: server 1 là 1001
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
60 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Đăng ký cho 1001 
Hình 47: Đăng ký cho 1001 
Đăng ký cho 1002: 
Hình 48: Đăng ký cho 1002
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
61 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Đăng ký cho 1003: 
Hình 49: Đăng ký cho 1003 
Các user đã được đăng ký: 
Hình 50: Đăng ký hoàn tất 
Ở bên server 2 chúng ta làm tương tự với 3 user 101, 102, 103
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
62 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Đăng ký cho 101: 
Hình 51: Đăng ký cho 101 
Đăng ký cho 102: 
Hình 52: Đăng ký cho 102
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
63 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Đăng ký cho 103: 
Hình 53: Đăng ký cho 103 
Các user đã được đăng ký cho server2: 
Hình 54: Đăng ký hoàn tất 
Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành gọi hai tổng đài 
Bên server 2 chúng ta chọn một user bất kỳ của server 1 để gọi sang server 1:
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
64 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Ở đây ta chọn user 1002 
Kết quả: do user 1001 là user nội bộ nên khi gọi tất cả các user trong server 1 thì user 1001 sẽ hiển thị trong cuộc gọi: 
Hình 55: Server 2 gọi server 1
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
65 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Server 1 gọi server 2: ta chọn 102 
Kết quả: bên server 2 101 là user nội bộ 
Hình 56: Server 1 gọi server 2 
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành các tính năng quan trọng trong Asterisk.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
66 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
CHƯƠNG III: TỔNG KẾT 
Qua việc nghiên cứ về VoIP, tôi nhận thấy được cơ hội và hướng phát triển của nó trong tương lai. VoIP giúp cho cách doanh nghiệp giảm chi phí cuộc gọi, góp phần phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện để Việt Nam có những sản phẩm có ích nếu được đầu tư và phát triển đúng hướng. 
AsteriskNow là một hệ thống giúp chúng ta xây dựng một tổng đài rất tốt. Việc cấu hình Asterisk cũng khá đơn giản do sử dụng giao diện Web FreePBX giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng thiết lập những kết nối điện thoại analog bình thường với điện thoại IP. Asterisk là giải pháp hợp lý cho các công ty, doanh nghiệp muốn xây dựng một hệ thống điện thoại nội bộ cũng như giảm chi phí gọi điện đường dài. 
Đối với bản thân, để làm một đồ án chuyên nghành này em cũng đã tìm hiểu rất nhiều về công nghệ VoIP này, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên em chưa thể tìm hiểu sâu sắc tất cả cả các tính năng cao cấp khác của VoIP cũng như các tổng đài hỗ trợ cho VoIP (FreePBX, Asterisk, Trixbox, Elastix,….). Với vồn kiến thức tìm hiểu được em chỉ dừng lại ở việc xây dựng một mô hình VoIP nhỏ với các tính năng căn bản như: gọi nội bộ, gọi ra mạng ngoài (PSTN), thiết lập tổng đài trả lời tự động, nhạc chờ,…. 
Nếu có thời gian, cùng với niềm đam mê và cơ sở vật chất, hy vọng trong thoài gian tới em có thể xây dựng một mô hình tổng đài VoIP lớn hơn và chuyên sâu hơn của công nghệ đang rất phát triển hiện nay.
GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 
67 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 
Bảng ký hiệu các từ tiếng anh trong đồ án 
KÝ HIỆU 
TÊN ĐẦY ĐỦ 
VOIP 
Voice over Internet Protocol 
UAC 
User Agent Client 
UAS 
User Agent Server 
SIP 
Session Initiation Protocol 
IVR 
Interactive Voice Response 
UDP 
User Datagram Protocol 
PSTN 
Public Swiched Telephone Network 
RTP 
Real Time Protocol 
RTCP 
Real Time Control Protocol 
TDM 
Time Division Multiplexing 
FDU 
Frequency Division Multiplexing 
PCM 
Pulse Code Modulation 
TCP 
Transmission Control Protocol 
SDP 
Session Description Protocol 
MCU 
Mutilpoint Conference Unit 
PBX 
Private Branch Exchange 
UA 
User Agent 
ARQ 
Admission Request 
ACF 
Admission Confirm

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Báo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchBáo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchHải Dương
 
Mang va cac cong nghe truy nhap
Mang va cac cong nghe truy nhapMang va cac cong nghe truy nhap
Mang va cac cong nghe truy nhapvanliemtb
 
Sach asterisk tieng viet full
Sach asterisk tieng viet fullSach asterisk tieng viet full
Sach asterisk tieng viet fullltphong_it
 
thông tin di động ptit
thông tin di động ptitthông tin di động ptit
thông tin di động ptitThích Chiều
 
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMGiáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMfrank5991
 
Ly thuyet vien thong
Ly thuyet vien thongLy thuyet vien thong
Ly thuyet vien thongvolll
 
Thong tin quang 2
Thong tin quang 2Thong tin quang 2
Thong tin quang 2vanliemtb
 
Kỹ-thuật-điều-chế-OFDM_1008691.docx
Kỹ-thuật-điều-chế-OFDM_1008691.docxKỹ-thuật-điều-chế-OFDM_1008691.docx
Kỹ-thuật-điều-chế-OFDM_1008691.docxDngHong549095
 
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Ltecông nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-LtePTIT HCM
 
Bai giang thong_tin_quang
Bai giang thong_tin_quangBai giang thong_tin_quang
Bai giang thong_tin_quangnothingx0x
 
Tìm hiểu về anten loa
Tìm hiểu về anten loaTìm hiểu về anten loa
Tìm hiểu về anten loaTuấn Trần
 
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngtrắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngPTIT HCM
 
Thông tin quang_coherent
Thông tin quang_coherentThông tin quang_coherent
Thông tin quang_coherentVinh Nguyen
 

La actualidad más candente (20)

Báo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchBáo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạch
 
Mang va cac cong nghe truy nhap
Mang va cac cong nghe truy nhapMang va cac cong nghe truy nhap
Mang va cac cong nghe truy nhap
 
Sach asterisk tieng viet full
Sach asterisk tieng viet fullSach asterisk tieng viet full
Sach asterisk tieng viet full
 
thông tin di động ptit
thông tin di động ptitthông tin di động ptit
thông tin di động ptit
 
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quangThiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
 
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMGiáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
 
Chuong 3 he thong viba va ve tinh
Chuong 3 he thong viba va ve tinhChuong 3 he thong viba va ve tinh
Chuong 3 he thong viba va ve tinh
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Ly thuyet vien thong
Ly thuyet vien thongLy thuyet vien thong
Ly thuyet vien thong
 
Ttq1
Ttq1Ttq1
Ttq1
 
Thong tin quang 2
Thong tin quang 2Thong tin quang 2
Thong tin quang 2
 
Kỹ-thuật-điều-chế-OFDM_1008691.docx
Kỹ-thuật-điều-chế-OFDM_1008691.docxKỹ-thuật-điều-chế-OFDM_1008691.docx
Kỹ-thuật-điều-chế-OFDM_1008691.docx
 
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Ltecông nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
 
VoIP-FusionPBX
VoIP-FusionPBXVoIP-FusionPBX
VoIP-FusionPBX
 
Bai giang thong_tin_quang
Bai giang thong_tin_quangBai giang thong_tin_quang
Bai giang thong_tin_quang
 
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAYThiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
 
Tìm hiểu về anten loa
Tìm hiểu về anten loaTìm hiểu về anten loa
Tìm hiểu về anten loa
 
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngtrắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
 
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gianLuận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
 
Thông tin quang_coherent
Thông tin quang_coherentThông tin quang_coherent
Thông tin quang_coherent
 

Similar a Tài liệu Full VOIP

Tài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPTài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPThanh Sơn
 
Tổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipTổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipVNG
 
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.doc
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.docLuận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.doc
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.docsividocz
 
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSECĐồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSECnataliej4
 
Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tìn...
Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tìn...Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tìn...
Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tìn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Hình Động.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Hình Động.docĐồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Hình Động.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Hình Động.docmokoboo56
 
Giải pháp viễn thông tổng thể openscape voice [thegioitongdai.com.vn]
Giải pháp viễn thông tổng thể openscape voice [thegioitongdai.com.vn]Giải pháp viễn thông tổng thể openscape voice [thegioitongdai.com.vn]
Giải pháp viễn thông tổng thể openscape voice [thegioitongdai.com.vn]www.thegioitongdai .com.vn
 
Datotnghiep openvpn
Datotnghiep openvpnDatotnghiep openvpn
Datotnghiep openvpnThanh Nguyen
 
bctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfbctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfLuanvan84
 
NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN S...
NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN S...NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN S...
NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN S...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp – IT205
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp – IT205Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp – IT205
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp – IT205Nguyễn Đức
 
Phan tich moi truong kd vinaphone
Phan tich moi truong kd vinaphonePhan tich moi truong kd vinaphone
Phan tich moi truong kd vinaphoneheoBoo_vn
 

Similar a Tài liệu Full VOIP (20)

Tài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPTài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIP
 
LUẬN VĂN - Nghiên cứu giao thức trong mạng VoIP v1.doc
LUẬN VĂN - Nghiên cứu giao thức trong mạng VoIP v1.docLUẬN VĂN - Nghiên cứu giao thức trong mạng VoIP v1.doc
LUẬN VĂN - Nghiên cứu giao thức trong mạng VoIP v1.doc
 
Nghiên Cứu Giao Thức Trong Mạng Voip.doc
Nghiên Cứu Giao Thức Trong Mạng Voip.docNghiên Cứu Giao Thức Trong Mạng Voip.doc
Nghiên Cứu Giao Thức Trong Mạng Voip.doc
 
Đề tài: Nghiên cứu về tổng đài EWSD của bưu điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Nghiên cứu về tổng đài EWSD của bưu điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Nghiên cứu về tổng đài EWSD của bưu điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Nghiên cứu về tổng đài EWSD của bưu điện Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống wifi cho thành phố Vũng Tàu, HOT, 9đ
Đề tài: Xây dựng hệ thống wifi cho thành phố Vũng Tàu, HOT, 9đĐề tài: Xây dựng hệ thống wifi cho thành phố Vũng Tàu, HOT, 9đ
Đề tài: Xây dựng hệ thống wifi cho thành phố Vũng Tàu, HOT, 9đ
 
Struts 2 và ứng dụng quản lý chất lượng dịch vụ home phone.doc
Struts 2 và ứng dụng quản lý chất lượng dịch vụ home phone.docStruts 2 và ứng dụng quản lý chất lượng dịch vụ home phone.doc
Struts 2 và ứng dụng quản lý chất lượng dịch vụ home phone.doc
 
Tổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipTổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ip
 
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.doc
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.docLuận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.doc
Luận văn xây dựng ứng dụng android ôn luyện Trắc Nghiệm Tiếng Anh.doc
 
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSECĐồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
 
hoptructuyen.net.vn - VMeet UC
hoptructuyen.net.vn - VMeet UChoptructuyen.net.vn - VMeet UC
hoptructuyen.net.vn - VMeet UC
 
Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tìn...
Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tìn...Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tìn...
Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích tìn...
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Hình Động.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Hình Động.docĐồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Hình Động.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Hình Động.doc
 
ĐỒ ÁN - Ứng dụng Openvpn trong bảo mật hệ thống mạng cho doanh nghiệp.doc
ĐỒ ÁN - Ứng dụng Openvpn trong bảo mật hệ thống mạng cho doanh nghiệp.docĐỒ ÁN - Ứng dụng Openvpn trong bảo mật hệ thống mạng cho doanh nghiệp.doc
ĐỒ ÁN - Ứng dụng Openvpn trong bảo mật hệ thống mạng cho doanh nghiệp.doc
 
Giải pháp viễn thông tổng thể openscape voice [thegioitongdai.com.vn]
Giải pháp viễn thông tổng thể openscape voice [thegioitongdai.com.vn]Giải pháp viễn thông tổng thể openscape voice [thegioitongdai.com.vn]
Giải pháp viễn thông tổng thể openscape voice [thegioitongdai.com.vn]
 
Datotnghiep openvpn
Datotnghiep openvpnDatotnghiep openvpn
Datotnghiep openvpn
 
bctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfbctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdf
 
NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN S...
NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN S...NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN S...
NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN S...
 
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp – IT205
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp – IT205Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp – IT205
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp – IT205
 
Phan tich moi truong kd vinaphone
Phan tich moi truong kd vinaphonePhan tich moi truong kd vinaphone
Phan tich moi truong kd vinaphone
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử dịch vụ từ Viettel
Đề tài: Xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử dịch vụ từ ViettelĐề tài: Xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử dịch vụ từ Viettel
Đề tài: Xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử dịch vụ từ Viettel
 

Tài liệu Full VOIP

  • 1. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 0 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---------- ĐỒ ÁN CHUYÊN NGHÀNH THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Hải Mai Thanh Sơn - 10071091 TPHCM, Ngày 2 Tháng 7 Năm 2014
  • 2. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 1 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… (TPHCM, Ngày…Tháng…Năm 2014) Ký tên
  • 3. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 2 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… (TPHCM, Ngày…Tháng…Năm 2014) Ký tên
  • 4. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 3 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP MỤC LỤC CHƯƠNG I. ……………………………………………… TỔNG QUAN VỀ VOIP ………………………………………………..6 I. TỔNG QUAN VỀ VOIP ............................................................................................................ 6 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VOIP ....................................................................................................... 6 1.1. Ưu điểm .................................................................................................................................. 6 1.2. Nhược điểm. ........................................................................................................................... 7 2. CÁC KIỂU KẾT NỐI .......................................................................................................................... 8 2.1. Computer to Computer .......................................................................................................... 8 2.2. Computer to Phone ................................................................................................................ 9 2.3. Phone to Phone ................................................................................................................ ….10 3. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MẠNG VOIP………………………………………………………………………………..….11 II. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VOIP ............................................................................................ 12 1. VOIP HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?........................................................................................... 12 1.1. Quá trình lấy mẫu (Sampling) ............................................................................................... 14 1.2. Quá trình lượng tử hóa (Quantization) ................................................................................ 14 1.3. Mã hóa (Encoding) ................................................................................................................ 14 1.4. Nén giọng nói (Voice Compression)………………..……………………………….……………..………………..14 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG…………………………………………………………………………………………………15 2.1. Trễ (Delay)………………………………………………….…………………………………………………………………..15 2.2. Sự biến thiên độ trễ (Jitter )…………………………………………………………………….………………………15 2.3. Mất gói…………………………………………………………………………………………………………….……………..15 III. CÁC GIAO THỨC TRONG VOIP…………………………………………………………………………………………………16 1. GIAO THỨC H.323……………………………………………………………………………………………………………..…16 1.1. Giới thiệu.............................................................................................................................. 16 1.2. Các giao thức của H.323 ....................................................................................................... 16 1.3. Các thành phần cơ bản của H.323 ....................................................................................... 16 1.4. Phương thức hoạt động của H.323 ...................................................................................... 17 2. GIAO THỨC SIP .......................................................................................................................... 21 2.1. Giới thiệu .............................................................................................................................. 21 2.2. Các thành phần trong SIP...................................................................................................... 21 2.3. Các bản tin trong SIP ............................................................................................................. 23 2.4. Phương thức hoạt động........................................................................................................ 24
  • 5. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 4 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.5. Tính năng của SIP .................................................................................................................. 27 2.6. Các giao thức của SIP……………………………………………..……………………………………………..………..27 IV. TÍNH BẢO MẬT VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC………………………………………………………….……………………..28 1. TÍNH BẢO MẬT TRONG VOIP .............................................................................................. …….28 2. HƯỚNG KHẮC PHỤC VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT ..................................................................... 29 CHƯƠNG II.………………………………………..……..ASTERISK…………………………………………………………………30 I. GIỚI THIỆU VỀ ASTERISK……………………………………………………………………………………………………..…..30 II. CÀI ĐẶT ASTERISKNOW 3.0 VÀ CẤU HÌNH CÁC TÍNH NĂNG CĂN BẢN……………………………….…..31 1. CÀI ĐẶT…………………………………………………………………………………………………………………………………31 2. CẤU HÌNH……………………………………………………………………………………………………………………………..37 2.1. Tạo số điện thoại (user)………………………………………………………………………………………………….38 2.2. Đăng ký sử dụng và thực hiện cuộc gọi…………………………………………………………………………..40 2.3. Chức năng nhạc chờ……………………………..……………………………………………………………..…………44 2.4. Thiết lập tổng đài IVR…………………………………………………………………………….…….………….….….47 2.5. Kết nối hai tổng đài………………………………………………………………………………………………..……...49 CHƯƠNG III………………………………………………………TỔNG KẾT…………………………………………………………….66
  • 6. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 5 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP LỜI MỞ ĐẦU Ra đời từ cách đây rất lâu nhưng điện thoại vẫn là phương tiện liên lạc hữu hiệu trong mọi lĩnh vực - từ quân sự, an ninh quốc phòng cho đến sinh hoạt đời sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, ra đời nhiều loại hình dịch vụ phục vụ cho việc liên lạc của con người. Trong đó VoIP là công nghệ mang tính cách mạng làm thay đổi thế giới điện thoại với chất lượng dịch vụ khá cao. Để hiểu rõ được bản chất và ứng dụng của VoIP, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể qua từng phần của công nghệ này. Nội dung đề tài gồm 2 chương lớn:  Chương 1: Tổng quan về VoIP Tìm hiều về VoIP, cách thức hoạt động, các giao thức sử dụng trong hệ thống VoIP.  Chương 2: Asterisk Dùng Asterisk để cài đặt, cầu hình các chức năng cơ bản để xây dựng một tổng đài VoIP đơn giản.
  • 7. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 6 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VOIP I. TỔNG QUAN VỀ VOIP 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VOIP VoIP (Voice over Internet Protocol) là một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng internet. VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ. VoIP cho phép tạo cuộc gọi dùng kết nối băng thông rộng thay vì dùng đường dây điện thoại tương tự (analog). Nhiều dịch vụ VoIP có thể chỉ cho phép bạn gọi người khác dùng cùng loại dịch vụ, tuy nhiên cũng có những dịch vụ cho phép gọi những người khác dùng số điện thoại như số nội bộ, đường dài, di động, quốc tế. Trong khi cũng có những dịch vụ chỉ làm việc qua máy tính, cũng có vài dịch vụ dùng điện thoại truyền thống qua một bộ điều hợp (adaptor). Nguyên tắc hoạt động của VoIP bao gồm việc số hoá tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ các gói nếu cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này được ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói ban đầu. 1.1. Ưu điểm  Một ưu điểm đầu tiên là gọi miễn phí nếu sử dụng cùng dịch vụ, cùng thiết bị VoIP hoặc cùng tổng đài IP ( hay còn gọi là gọi nội mạng). Hoặc nếu không thì giá thành cũng rẻ đáng kể so với sử dụng cách gọi truyền thống PSTN (Public Switched Telephone Network)  Giải pháp VoIP cũng làm giảm đáng kể chi phí cho việc quản lý bảo trì hệ thống mạng thoại và dữ liệu.  Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu: trong điện thoại IP, tín hiệu thoại, số liệu và ngay cả báo hiệu đều có cùng đi trên một mạng IP. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi đầu tư nhiều mạng riêng lẽ.  Khả năng mở rộng: Các tổng đài điện thoại thường là những hệ thống kín, rất khó để thêm vào đó những tính năng thì các thiết bị trong mạng internet thường có khả năng thêm vào những tính năng mới.  Trong một cuộc gọi người sử dụng có thể vừa nói chuyện vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẽ dữ liệu hay xem hình ảnh của người nói chuyện bên kia.
  • 8. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 7 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Một lợi ích nữa là, việc sử dụng đồng thời cả điện thoại bàn thông thường và điện thoại IP (có dây hoặc không dây) qua hệ thống mạng LAN (Local Area Network) sẽ đảm bảo thông tin liên lạc của doanh nghiệp không bị gián đoạn khi xảy ra sự cố. 1.2 . Nhược điểm  Kỹ thuật phức tạp: để có được một dịch vụ thoại chấp nhận được, cần thiết phải có một kỹ thuật nén tín hiệu phải đạt được các yêu cầu như: tỉ số nén lớn, có khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gói bị thất lạc, tốc độ xử lý của các bộ codec (Coder and Decoder) phải đủ nhanh…  Vấn đề bảo mật (Security): Mạng internet là một mạng có tính rộng khắp và hỗn hợp. Trong đó có rất nhiều loại máy tính khác nhau và các dịch vụ khác nhau cùng sử dụng chung một cơ sở hạ tầng. Do vậy không có gì đảm bảo rằng những thông tin của người sử dụng được bảo mật an toàn.
  • 9. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 8 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2. CÁC KIỂU KẾT NỐI 2.1. Computer to Computer  Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận (receiver) sử dụng chung 1 VoIP service (Skype, Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone, sound card . Cuộc hội thoại là không giới hạn.  Mô hình này áp dụng cho các công ty, tổ chức, cá nhân đáp ứng nhu cầu liên lạc mà không cần tổng đài nội bộ Hình 1: Computer to conputer
  • 10. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 9 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.2. Computer to Phone  Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có một account và một software (VDC, Evoiz, Netnam,…). Với dịch vụ này một máy PC có kết nối tới một máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có. Hình 2: Computer to phone
  • 11. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 10 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.3. Phone to Phone  Là một dịch vụ có phí. Bạn không cần kết nối Internet mà chỉ cần một VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành một IP phone. Hình 3: Phone to phone
  • 12. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 11 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 3. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MẠNG VOIP Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP network, End User Equipments Hình 4: Các thành phần trong VoIP  Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại).  VoIP gateway : là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường ( PSTN ) và mạng VoIP.  VoIP GSM Gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng analog.  VoIP server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP. Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP server.
  • 13. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 12 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Thiết bị đầu cuối (End user equipments ): Softphone và máy tính cá nhân (PC): bao gồm một headphone, một phần mềm và một kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga,...  Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn với một IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là một thiết bị có ít nhất một cổng RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và một cổng cắm nguồn.  IP phone : là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server II. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VOIP 1. VOIP HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Trong VoIP khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Những thiết bị khác nhau có cách chuyển đổi khác nhau như VoIP phone hay softphone, nếu dùng điện thoại analog thông thường thì cần một Telephony Adapter (TA). Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng vào gói tin và gởi trên mạng IP. Các bước cơ bản để thực hiện một cuộc gọi trong VoIP:  Xác định địa điểm cần gọi đến (mã quốc gia, mã tỉnh,…) và bấm số cần gọi đến.  Các kết nối giữa người gọi và người nhận sẽ được thiết lập.  Khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng thành gói tin và gửi trên mạng IP. Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được dùng để điểu khiển (control) cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối,… và RTP thì được dùng cho tính năng đảm bảo độ tin cậy và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trình truyền.  Dữ liệu sẽ được truyền tải qua kết nối được thiết lập lúc đầu.
  • 14. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 13 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Dữ liệu chứa âm thanh mà bạn nói sẽ được chuyển hóa trở lại thành âm thanh mà người nghe hiểu được.  Cuối cùng âm thanh bạn nói ra sẽ được phát ra bên phía người nhận. Quá trình số hóa tín hiệu analog: Biểu diễn tín hiệu analog thành dạng số (digital) là công việc khó khăn. Vì bản thân dạng âm thanh như giọng nói con người ở dạng analog do đó phải cần một số lượng lớn các giá trị digital để biểu diển biên độ (amplitude), tần số, và pha (phase), chuyển đổi những giá trị đó thành dạng số nhị phân (0 & 1) là rất khó khăn. Vì vậy, để thực hiện sự chuyển đổi này chúng ta cần phải dùng đến thiết bị được gọi là codec (coder-decoder) hay là thiết bị mã hóa và giải mã. Tín hiệu analog được đặt vào đầu vào của thiết bị này và được chuyển thành các chuỗi số nhị phân ở đầu ra. Sau đó quá trình này thực hiện trở lại bằng cách chuyển đổi chuỗi số nhị phân thành dạng analog ở đầu cuối. Có 4 bước liên quan đến quá trình số hóa một tín hiệu analog: Lấy mẫu (Sampling) Lượng tử hóa (Quantization) Mã hóa (Encoding) Nén giọng nói (Voice Compression) Các kỹ thuật sử dụng trong quá trình số hóa: Multiplexing: Ghép kênh là qui trình chuyển một số tín hiệu đồng thời qua một phương tiện truyền dẫn. TDM (Time Division Multiplexing): Ghép kênh phân chia theo thời gian:Phân phối khoảng thời gian xác định vào mỗi kênh, mỗi kênh chiếm đường truyền cao tốc trong suốt một khoảng thời gian theo định kì. FDM (Frequency Division Multiplexing): Ghép kênh phân chia theo tần số: Mỗi kênh được phân phối theo một băng tần xác định, thông thường có bề rộng 4Khz cho dịch vụ thoại. PCM (Pulse Code Modulation): Điều chế theo mã: là phương pháp thông dụng nhất chuyển đổi các tín hiệu analog sang dạng digital ( và ngược lại) để có thể vận chuyển qua một hệ thống truyền dẫn số hay các quá trình xử lý số.
  • 15. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 14 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 1.1. Lấy mẫu (Sampling) Simpling là tỉ lệ lấy mẫu thử - số mẫu mỗi giây dùng để mã hóa âm thanh. Tín hiệu âm thanh trên mạng điện thoại có phổ năng lượng đạt đến 10KHz. Tuy nhiên, hầu hết năng lượng đều tập trung ở phần thấp hơn trong dải này. Trong VoIP, tỉ lệ lấy mẫu thường là 8 KHz, tần số khoảng 16 KHz. Có thể sử dụng trong các tình huống khi mà yêu cầu chất lượng âm thanh cao (băng thông cao). Việc lựa chọn tần số lấy mẫu cho từng loại âm thanh không phải ngẫu nhiên, mà có một quy tắc riêng là: tần số lấy mẫu phải lớn hơn hoặc bằng hai lần so với lưu lượng băng thông. 1.2. Lượng tử hóa (Quantization) Lượng tử hóa là số bit được sử dụng để biểu thị cho từng mẫu âm thanh. Trong thực tế, muốn làm việc với toàn bộ byte chúng ta phải xem xét 8 bit hoặc 16 bit. Mẫu 8 bit, mỗi mẫu có thể biểu thị cho 256 giá trị khác nhau, vì vậy chúng ta có thể làm việc với các dãy số trong dãy từ -128 đến +127. Vì toàn bộ là số nên không thể tránh khỏi các tiếng ồn lẫn vào trong tín hiệu cũng như chuyển đổi nó thành mẫu số. Chỉ với 256 giá trị, việc chuyển đổi analog sang tín hiệu số sẽ tạo quá nhiều tiếng ồn. Để cải thiện chúng ta chuyển qua các mẫu 16 bit, nó sẽ cung cấp cho chúng ta 65536 giá trị đại diện khác nhau (từ -32768 đến +32767). 1.3. Mã hóa (Encoding) Mỗi mức lượng tử được chỉ định một giá trị số 8 bit, kết hợp 8 bit có 256 mức hay giá trị. Quy ước bit đầu tiên dùng để đánh dấu giá trị âm hoặc dương cho mẫu., bảy bít còn lại biểu diễn cho độ lớn. 1.4. Nén giọng nói (Voice Compression) Phương pháp này thực hiện mã hóa tiếng nói với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của PCM, nhờ đó tận dụng được khả năng của hệ thống truyền dẫn số. Chắc hẳn, các mã hóa tốc độ thấp này sẽ bị hạn chế về chất lượng, đặt biệt là nhiễu và lệch tần số.
  • 16. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 15 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Chất lượng của âm thanh được khôi phục qua mạng điện thoại là mục tiêu cơ bản của dịch vụ. Có 3 nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thoại: 2.1. Trễ (Delay) Hai vấn đề gây ra bởi sự trễ đầu cuối trong một mạng thoại là tiếng vang và chồng tiếng. Đây là một vấn đề chất lượng đáng kể, nên các hệ thống VoIP phải kiểm soát và cung cấp các phương tiện loại bỏ tiếng vang. Hiện tượng chồng tiếng là giọng người này gối lên giọng người kia. 2.2. Sự biến thiên độ trễ (Jitter) Jitter là sự biến thiên thời gian trễ gây nên bởi sự trễ đường truyền khác nhau trên mạng. Loại bỏ jitter đòi hỏi thu thập các gói và giữ chúng đủ lâu để ghép các gói chậm nhất đến để phát lại đúng thứ tự, làm cho sự trễ tăng lên. 2.3. Mất gói Mạng IP không thể cung cấp một sự bảo đảm rằng các gói tin sẽ được chuyển tới đích hết. Các gói sẽ bị loại bỏ khi quá tải và trong thời gian tắc nghẽn. Truyền thoại rất nhạy cảm với việc mất gói. Tuy nhiên, việc truyền lại gói của TCP thường không phù hợp. Các cách tiếp cận được sử dụng để bù lại các gói mất là thêm vào cuộc nói chuyện bằng cách phát (play) lại gói cuối cùng, và gửi đi thông tin dư. Tuy thế, sự tổn thất gói trên 10% nói chung là không chấp nhận được.
  • 17. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 16 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP III. CÁC GIAO THỨC TRONG VOIP 1. GIAO THỨC H.323 1.1. Giới thiệu Hệ thống giao tiếp dựa trên gói đa phương tiện, hay còn gọi là H.323. Là một chuẩn quốc tế của VoIP được phát triển bởi Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU – International Telecommunicatinons Union). Đây là cấu trúc chặt chẽ, phức tạp và phù hợp với việc thực thi các đặc tính thoại truyền thống. H.323 thiết kế cho việc truyền audio, video và data qua mạng IP. 1.2. Các giao thức của H.323 Khi làm việc với H.323, có thể nhận ra rằng nó không phải là một giao thức đơn mà là tập hợp của một nhóm giao thức. Các giao thức riêng được sử dụng trong mạng H.323 bao gồm:  H.255 - báo hiệu cuộc gọi.  H.245 - điều khiển đa phương tiện (thông số kênh âm thanh và video).  H.235 - bảo mật và chứng thực.  Q.391 - sử dụng cho tín hiệu cuộc gọi.  T.120 - chia sẽ dữ liệu.  RTP - truyền tải đa phương tiện (truyền dòng âm thành và video). 1.3. Các thành phần cơ bản của H.323 Các thành phần cơ bản trong hệ thống mạng H.323 được quy định như sau: các đầu cuối, cổng kết nối, thiết bị điều khiển cổng kết nối (gatekeeper) và khối điều khiển đa điểm MCU (Mutipoint Conference Unit). Terminal thì thường là phần mềm hoặc phần cứng điện thoại VoIP. Một số chương trình có thể xem như các thiết bị terminal trong việc trao đổi giao thức. Gateway là một thiết bị cho phép một thông tin giao tiếp hai chiều với các thiết bị trong mạng viễn thông khác. Các mạng viễn thông khác thường là PSTN.
  • 18. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 17 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP MCU là một thiết bị được dùng cho cuộc hội thoại nhiều người. Là nơi chịu trách nhiệm cho việc trộn các kênh âm thanh – video trong các cuộc hội thoại. Terminal, gateway, các MCU được gọi chung là các thiết bị đầu cuối. Ngoài các thiết bị đầu cuối trên, mạng H.323 có thêm một thành phần thứ 4 là gatekeeper. Thiết bị gatekeeper đóng vai trò như một bộ điều khiển trung tâm trong mạng. Nhiệm vụ chính của gatekeeper là đăng ký thiết bị đầu cuối gọi vào. Tập hợp các thiết bị đầu cuối được quản lý cùng một gatekeeper gọi là một khu (Zone). Hình 5: Các thành phần của H.323 1.4. Phương thức hoạt động của H.323 Phần trên chúng ta đã tìm hiểu về H.323, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về phương thức hoạt động của H.323, để xem H.323 hoạt động như thế nào? Giả sử, một mạng sử dụng gatekeeper và các dòng dịch chuyển tín hiệu đi thông qua gatekeeper (mô hình đã được định tuyến). Chúng ta có hai thiết bị đầu cuối (điện thoại IP) và một gatekeeper, các số điện thoại được gán cho các thiết bị tương ứng là 100 và 200. Một người với số điện thoại là 100 quay số 200. Những việc được diễn ra như sau:  Thiết bị đầu cuối mà thiết lập cuộc gọi biết được số gọi là 200 nhưng nó không biết địa chỉ IP liên quan đến số đó. Cùng thời điểm, từ khi nó được đăng ký với gatekeeper, nó phải yêu cầu gatekeeper cấp quyền để đặt cuộc gọi bằng cách gửi thông điệp ARQ (Admission Request - thông điệp yêu cầu cấp IP) cho gatekeeper. ARQ sẽ chứ số
  • 19. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 18 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP được gọi (200) báo cáo cho gatekeeper rằng thiết bị đầu cuối cần có số được phân giải thành địa chỉ IP.  Gatekeeper sẽ kiểm tra dữ liệu của các thiết bị đầu cuối đã đăng ký dù nó chứa số 200. Vậy thì gatekeeper sẽ kiểm tra nếu 100 được gọi đến 200 thì gatekeeper sẽ gửi lại một câu trả lời – thông điệp ACF (Admiss Confirm – thông điệp chứng thực) chứa địa chỉ IP của 200 và gửi ACF đến thiết bị cuối đang gọi. Hình 6: Mô tả hai bước đầu  Thiết bị đầu cuối 100 bây giờ sẽ mở một kênh tín hiệu cuộc gọi (kênh TCP) đến địa chỉ được cung cấp bởi gatekeeper trong thông điệp ACF. Thông điệp tín hiệu cuộc gọi được gửi qua TCP với giao thức H.255, đã được nhúng vào Q.931 (kí hiệu là Q.931/H.255). Thiết bị đầu cuối sẽ mở một kênh TCP tới gatekeeper và gửi thông điệp Setup (cài đặt) Q.931/H.255, gatekeeper sẽ mở một kênh TCP thứ hai đến thiết bị đầu cuối 200 và chuyển tiếp thông điệp cài đặt. Hình 7: Gửi thông điệp Setup
  • 20. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 19 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Thiết bị đầu cuối 200 đầu tiên sẽ trả lời Q.931/H.255 bằng thông điệp Call Proceeding (cách tiến hành gọi) để cho biết nó đã bắt đầu làm việc trên thiết lập cuộc gọi và gatekeeper sẽ chuyển tiếp thông điệp đến thiết bị đầu cuối đang gọi (100). Sau đó 200 sẽ yêu cầu gatekeeper quyền gọi (ARQ) và gatekeeper sẽ trả lời bằng thông điệp ACF. Hình 8: Gửi thông điệp call proceeding  Các điện thoại được gọi (200) bắt đầu đổ chuông và gửi lại tín hiệu cho bên kia với thông điệp cảnh báo (Alerting).  Bên được gọi (200) bắt máy và thiết bị đầu cuối có thể báo hiệu cuộc gọi đã được chấp nhận. Việc này kết thúc bằng cách gửi thông điệp Connect. Tại thời điểm này, các bên sẽ phải điều chỉnh giá trị cho các kênh âm thanh và tùy chọn video. Giao thức H.245, sẽ được sử dụng cho việc điều chỉnh này. Hình 9: Gửi thông điệp Alerting và Connect
  • 21. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 20 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Thiết bị đầu cuối gọi đi mở một kênh TCP tới địa chỉ H.245 đã nhận được trong thông điệp Connect và gatekeeper sẽ tạo một nữa kênh báo hiệu H.245 thứ hai.  Cuối cùng, hai thiết bị đầu cuối có thể bắt đầu gửi các dòng RTP và hai bên sẽ nghe lẫn nhau. Hình 10: Trao đổi thông điệp của H.245
  • 22. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 21 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2. GIAO THỨC SIP Trước đây khi đề cập đến VoIP, tiêu chuẩn quốc tế thường đề cập đến là H.323. Nhưng những năm gần đây thì giao thức SIP lại chiếm ưu thế và dần sẽ thay thế hẵn H.323, vì VoIP là một trong những dịch vụ sẽ rất phát triển trong tương lai. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể về giao thức này: 2.1. Giới thiệu SIP (Session Initiation Protocol) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng được dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện (multimedia). Các phiên multimedia bao gồm thoại Internet, hội nghị và các ứng dụng tương tự có liên quan đến các phương tiện truyền đạt (media) như âm thanh, hình ảnh và dữ liệu. SIP sử dụng các bản tin mời (INVITE) để thiết lập các phiên và mang các thông tin mô tả mang phiên truyền dẫn. SIP hỗ trợ các phiên đơn bá (unicast) và quảng bá (mutilcast) tương ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và các cuộc gọi đa điểm. SIP là một giao thức dạng văn bản, rất công khai và linh hoạt. Được thiết kế tương thích tương thích với các giao thức khác như TCP, UDP, IP,…. để cung cấp một lĩnh vực rộng hơn cho dịch vụ VoIP. 2.2. Các thành phần trong SIP SIP gồm hai thành phần lớn là SIP client (là thiết bị hỗ trợ giao thức SIP) và SIP server (là thiết bị trong mạng xử lý các bản tin SIP). Trong SIP có 5 thành phần quan trọng là:  User Agents (UA): là các đầu cuối trong mạng SIP, nó đại diện cho phía người sử dụng để khởi tạo một yêu cầu tới SIP server hoặc User Agent server.  Proxy server: làm nhiệm vụ chuyển tiếp các SIP request tới các nơi khác trong mạng. Chức năng chính của nó là định tuyến cho các bản tin đến đích.
  • 23. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 22 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 11: Proxy server  Redirect server: là user agent server nhận các bản tin request từ các user agent client và trả về bản tin return để thông báo thiết bị là chuyển hướng bản tin tới địa chỉ khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về. Hình 12: Redirect Server  Registrar server: là server nhận bản tin SIP Register yêu cầu cập nhật thông tin mà user agent cung cấp từ bản tin Register.  Location Server: lưu lượng thông tin, trạng thái hiện tại của người dùng trong mạng SIP.
  • 24. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 23 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.3. Các bản tin trong SIP  INVITE: bắt đầu thiết lập cuộc gọi bằng cách gửi bản tin mời đầu cuối khác tham gia  ACK: bản tin này khẳng định máy trạm đã nhận được các bản tin trả lời bản tin INVITE  BYE: bắt đầu kết thúc cuội gọi  CANCEL: hủy yêu cầu nằm trong hàng đợi  REGISTER: thiết bị đầu cuối của SIP sử dụng bản tin này để đăng ký với máy chủ đăng ký  OPTION: sử dụng để xác định năng lực của máy chủ  INFO: sử dụng để tải các thông tin như âm báo  REQUEST: cho phép user agent và proxy có thể xác định người dùng, khởi tạo, sữa đổi, hủy một phiên.  RETURN: được gửi bởi user agent server hoặc SIP server để trả lời cho một bản tin request trước đó.
  • 25. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 24 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.4. Phương thức hoạt động  Hoạt động của máy chủ ủy quyền (Proxy Server) Hình 13: Mô hình hoạt động của Proxy server Hoạt động của Proxy server được trình bày như trong hình: SIP Client userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho userB@hotmail.com để mời tham gia cuộc gọi. Các bước được thực hiện như sau:  Bước 1: userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho user B ở miền hotmail.com, bản tin này đến Proxy server SIP của miền hotmail.com (bản tin INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và được Proxy này chuyển đến Proxy server của miền hotmail.com)  Bước 2: Proxy của miền hotmail.com sẽ tham khảo server định vị (Location server) để quyết định vị trí hiện tại của user B. Từ Proxy server của miền hotmail nó sẽ đến Location server để định vị trí hiện tại của user B.
  • 26. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 25 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Bước 3: Server định vị trả lại ví trí hiện tại của user B (giả sử là userB@hotmail.com ).  Bước 4: Proxy server gửi bản tin INVITE tới userB@hotmail.com. Proxy server thêm địa chỉ của nó trong một trường của bản tin INVITE.  Bước 5: User B đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK.  Bước 6: Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về userA@yahoo.com .  Bước 7: userA@yahoo.com gửi bản tin ACK cho user B thông qua Proxy server.  Bước 8: Proxy server chuyển bản tin ACK cho userB@hotmail.com  Bước 9: sau khi cả hai bên đã đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP được mở giữa hai điểm cuối để truyền tín hiệu thoại.  Bước 10: Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng cách sử dụng bản tin BYE và ACK giữa hai điểm cuối.
  • 27. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 26 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server) Hình 14: Mô hình hoạt động của Redirect server Hoạt động của Redirect Server được trình bày như trong hình: Các bước được thực hiện như sau:  Bước 1: Redirect server nhận được yêu cầu INTIVE từ user A (Yêu cầu này có thể đi từ một Proxy server khác).  Bước 2: Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của user B.  Bước 3: Server định vị trả lại địa chỉ của user B cho Redirect server.  Bước 4: Redirect server trả lại địa chỉ của user B cho user A. Nó không phát yêu cầu INTIVE như Proxy server.  Bước 5: User Agent bên user A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác nhận sự trao đổi thành công.  Bước 6: user A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ được trả lại bởi Redirect server. User B đáp ứng với chỉ thị thành công (200 - OK), và user A đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết lập.
  • 28. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 27 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.5. Tính năng của SIP  Thiết lập một phiên: SIP sử dụng bản tin INVITE để yêu cầu thiết lập một phiên truyền thông.  Đơn giản và có khả năng mở rộng: SIP có rất ít bản tin, không có chức năng thừa nhưng SIP có thể sử dụng để thiết lập nhưng phiên kết nối phức tạp như hội nghị… Các phần mềm của máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng ký, máy chủ chuyển đổi địa chỉ,…có thể chạy trên các máy chủ khác nhau và việc cài đặt thêm máy chủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến máy chũ đã có.  Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối: do máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng ký và máy chủ chuyển đổi địa chỉ hệ thống luôn nắm được địa điểm chính xác của thuê bao. Ví dụ thuê bao với địa chỉ ptit@vnpt.com.vn có thể nhận được cuộc gọi thoại hay thông điệp ở bất cứ địa điểm nào qua bất cứ đầu cuối nào như máy tính để bàn, máy xách tay, điện thoại SIP… Với SIP rất nhiều dịch vụ di động mới được hỗ trợ.  Định vị người sử dụng: những người sử dụng đầu cuối sẽ luôn di động và địa chỉ IP của họ là không cố định, các đầu cuối có thể đăng ký với một SIP server thông qua bản tin REGISTER, SIP server sẽ lưu lại địa chỉ IP của đầu cuối đăng ký. Khi có một yêu cầu thiết lập cuộc gọi tới SIP server, SIP server sẽ tìm địa chỉ của người được gọi và forward bản tin INVITE tới người được gọi. 2.6. Các giao thức của SIP  UDP (User Datagram Protocol): là giao thức tầng vận chuyển không có điều khiển tắc nghẽn. Nó được dùng để vận chuyển bản tin SIP vì đơn giản và thích hợp với các ứng dụng thời gian thực.  TCP (Transmission Control Protocol): là giao thức ở tầng vận chuyển do có điều khiển tắc nghẽn, hơn nữa có thể vận chuyển nhiều gói tin có kích thước bất kỳ.  SDP (Session Description Protocol): được sử dụng để mô tả các thông số media cho một cuộc gọi, các thông số này là các thông tin về băng thông, các chuẩn hóa audio, video và một số thông tin khác.
  • 29. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 28 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP IV. TÍNH BẢO MẬT VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC 1. TÍNH BẢO MẬT TRONG VOIP Chính vì VoIP dựa trên kết nối Internet nến nó có thể có điểm yếu đối với bất kỳ mối đe dọa và các vấn đề mà máy tính phải đối mặt. VoIP có thể cũng bị tấn công bởi virus và mã nguy hiểm khác. Những kẻ tấn công có thể chặn việc truyền thông, nghe trộm và thực hiện các tấn công giả mạo bằng việc thao túng ID mà làm hỏng dịch cụ của bạn.  Gây gián đoạn và quấy rối dịch vụ: kẻ tấn công cố gắng phá dịch vụ VoIP ở các mức: hệ thống quản trị, hệ thống dự phòng, hệ thống truy nhập và điều khiển. Phương thức tấn công có thể từ xa, thông qua việc lợi dụng các lỗ hổng của giao thức dùng trong VoIP.  Sự gián đoạn dịch vụ: có thể là do tấn cong từ chối dịch vụ Dos. Tấn công Dos có hai loại chính là Dos thông thường và DDos – DDos phân tán, khi bị tấn công này thì rất ít hệ thống có khả năng chống đỡ được.  Các tấn công liên quan đến dịch vụ thoại: để đảm bảo thông suốt trong hệ thống VoIP thì các hệ thống điện thoại kết nối vào phải hoạt động một cách thông suốt. Các dịch vụ liên quan này gồm có:  Voicemail  Caller ID (thông tin cá nhân)  Location  Call waiting Ví dụ: Voicemail – tấn công một cách đơn giản có thể là đoán mật khẩu nếu mật khẩu không đủ mạnh. Chúng sẽ xóa tin nhắn, đổi thông tin cá nhân,…  Nghe trộm: đây là hình thức tấn công tỏ ra hiệu quả khi dữ liệu trên đường truyền không được mã hóa. Người tấn công có thể dựa vào các lỗi để bắt các gói tin tại các điểm trung gian như gateway, proxy,…  Giả mạo: về nguyên lý phương pháp tấn công này rất đơn giản là giả mạo cái gọi là thực. Phương thức này xuất phát từ chính đời sống xã hội.  Truy cập trái phép: là khả năng xâm nhập vào dịch vụ, hệ thống chức năng, thành phần mạng một cách không chính thống. Người tấn công có
  • 30. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 29 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP thể xâm nhập qua các lỗ hổng như tràn bộ đệm, cấu hình mặc định, mức bảo vệ kém có thể bị bẽ gãy. 2. HƯỚNG KHẮC PHỤC Trước khi đi vào tìm hiểu những công nghệ để đảm bảo cho mạng VoIP. Đầu tiên cần phải hiểu những vấn đề và nhu cầu bảo mật tiêu biểu.  IP Sec: là giao thức bảo mật đã được chứng tỏ và triển khai rộng rãi, nó sẽ giúp cho dịch vụ tránh bị nghe lén.  Chữ ký số: sử dụng như trong thế giới thực để xác nhận một thông điệp hay một dữ liệu nào đó.  Share – key (khóa dùng chung): trong một hệ thống, người gửi và người nhận chia sẽ với nhau một mật khẩu mà bên thứ ba không thể biết được. Người gửi sử dụng mật khẩu dùng chung để mã hóa nội dung thông điệp và truyền dữ liệu mã hóa tới người nhận. Người nhận mã hóa với mật khẩu dùng chung và tọa lại văn bản gốc.
  • 31. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 30 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP CHƯƠNG II: ASTERISK I. GIỚI THIỆU VỀ ASTERISK Asterisk là phần mềm mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ C và ban đầu được tạo ra bởi Mark Spencer (nay là Giám đốc công nghệ của Digium - công ty tài trợ cho hầu hết các phát triển của Asterisk). Asterisk có thể được cài đặt trên bất kỳ phân phối Linux, vì vậy chúng ta có thể sử dụng Debian, Ubuntu, Mint, CentOS, RedHat, OpenSuse,…. Nó cũng có thể được cài đặt trong FreeBSD, hệ điều hành MacOS và có một số cổng cho Windows, nhưng Linux là nơi hỗ trợ đầy đủ để thực hiện. Asterisk đem đến cho người sử dụng các tính năng và ứng dụng của hệ thống tổng đài PBX và cung cấp nhiều tính năng mà tổng đài PBX không có, như sự kết hợp chuyển mạch VoIP và chuyển mạch TDM, đó là khả năng mở rộng đáp ứng nhu cầu cho từng ứng dụng. Và muốn cấu hình được asterick ta phải dựa trên tổng đài FreePBX. FreePBX là phần mềm mã nguồn mở viết trên Web, như chúng ta biết asterisk không cung cấp cho người sử dụng cấu hình hệ thống qua giao diện đồ họa, muốn cấu hình asterisk không cách nào khác là thực hiện các dialplan qua các tập tin cấu hình do asterisk cung cấp tại thư mục etc/asterisk. Ví dụ: muốn cuộc gọi đi theo luồng điều khiển nhất định nào đó thì phải khai báo các câu lệnh bên trong tập tin extensions.conf. Nói chung việc cấu hình asterisk vô cùng khó khăn với những người không chuyên sâu về asterisk. FreePBX ra đời như là một công cụ hỗ trợ cấu hình cho asterisk, FreeBBX được thiết kế thân thiện với người sử dụng, cấu hình asterisk một cách dễ dàng qua giao diện đồ họa trên nền web một cách trực quan dễ hiểu. Người sử dụng không chuyên cũng có thể cấu hình được asterisk.
  • 32. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 31 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP II. CÀI ĐẶT ASTERISKNOW 3.0 VÀ CẤU HÌNH CÁC TÍNH NĂNG CĂN BẢN 1. CÀI ĐẶT Để có được một máy ảo asterick, đầu tiên cần chuẩn bị file ISO của AsteriskNOW 3.0, chúng ta có thể tải về ở địa chỉ: http://www.asterisk.org/downloads/asterisknow Ở đây chúng ta sẽ xây dựng một đài bằng máy ảo trên VMWare nên chỉ cần một máy ảo RAM ít nhất là 1GB, ổ đĩa ảo để mount file ISO vào, ổ cứng khoảng 15GB. Nếu cài trực tiếp trên máy thật thì cần chép file ISO vào đĩa DVD hoặc USB để cài đặt, các bước tiến hành giống như cài trên máy ảo. Tiến hành cài đặt:  Sau khi khởi động máy ảo có gắn file ISO, máy sẽ chạy vào màn hình lựa chọn cách thức cài. Chọn phím 1 để cài asterisk và FreePBX, phím 2 để cài asterisk và không có FreePBX. Ở đây chúng ta xây dựng một tổng đài asterisk dựa trên FreePBX nên ta chọn phím 1 để cài asterisk và FreePBX. Hình 1: Giao diện cài FreePBX
  • 33. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 32 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Chọn vị trí nơi ở gần nhất của bạn: Hình 2: Chọn ví trí  Lập mật khẩu cho máy chủ: tài khoản ở đây là sử dụng tài khoản quản trị cho hệ thống Linux “ROOT”, mật khẩu là: 123456 Hình 3: Tạo mật khẩu cho máy chủ
  • 34. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 33 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Chọn ổ cứng: do là ổ cứng mới nên ta sẽ chọn Use All Space để dùng hết ổ cứng. Hình 4: Chọn ổ cứng cho máy  Quá trình cài đặt bắt đầu Hình 5: Quá trình cài đặt
  • 35. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 34 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Sàu khi cài đặt hoàn tất, chon Reboot để khởi động lại máy Hình 6: Reboot máy ảo  Sau khi Reboot lại hệ thống, nó sẽ cấp cho chúng ta một địa chỉ IP Hình 7: Màn hình chính của Asterisk  Ta sẽ dùng địa chỉ IP được cấp ở trên để truy cập vào asterisk thông qua giao diện Web. Chọn FreePBX Administration để bắt đầu cấu hình cho tổng đài
  • 36. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 35 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 8: Màn hình tổng đài FreePBX  Nhập user name và password mặc định là admin/admin để đăng nhập: Hình 9: Đăng nhập vào FreePBX
  • 37. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 36 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Màn hình chính sau khi đăng nhập: và đây cũng là giao diện chúng ta sẽ làm việc, cấu hình ở trên giao diện FreePBX Hình 10: Giao diện chình của FreePBX
  • 38. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 37 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2. CẤU HÌNH Hình 11: Mô hình tổng đài VoIP
  • 39. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 38 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.1. Tạo số điện thoại (user)  Để tạo số điện thoại, ta vào mục Extensions: Hình 12: Cửa sổ Extensions  Trong quản lý số (extensions), do tổng đài mới cài đặt nên chưa có số. Để tạo số, ta chọn loại thiết bị tại mục Device - ở đây chọn thiết bị SIP, sau đó chọn Submit
  • 40. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 39 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 13: Device  Căn bản để tạo một số điện thoại ta chỉ cần điền thông tin như sau: User 1 số điện thoại là 1001, Display Name là 1001 (tên hiển thị) và mật khẩu là abc123, sau đó chon Submit Hình 14: Tạo user
  • 41. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 40 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.2. Đăng ký sử dụng và thực hiện cuộc gọi  Ta sẽ dùng một phần mềm SIP phone để đăng ký sử dụng số điện thoại đã được đăng ký trên tổng đài. Ở dây chúng ta dùng phần mềm Express Talk cấu hình đăng ký user 1 với số điện thoại là 1001: Vào mục Option  Line (phần mềm này hỗ trợ 6 Line), ta sẽ chọn Default Line Settings để đăng ký mẫu cho các Line khác. Display Name là tên hiển thị cho tài khoản, phần server ở đây ta sẽ nhập địa chỉ IP của tổng đài PreePBX cung cấp cho chúng ta, SIP number là số điện thoại muốn đăng ký, Password ta nhập mật mã của số điện thoại khi chúng ta đăng ký trong phần Extensions: Hình 15: Đăng ký cho Line 1
  • 42. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 41 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Giao diện chính của phần mềm với tài khoản đã được đăng ký là 1001, nó hiển thị ở hộp thoại cuối cùng: Hình 16: Đăng ký thành công cho các user  Ngoài ra, chúng ta còn tạo thêm các số điện thoại khác như: 1002, 1003, 1004,… đăng ký cũng giống như user 1.  Ta sẽ lấy user 4 có số điện thoại là 1004 và đăng ký trên Express Talk để tiến hành gọi 2 user (gọi nội bộ). Dùng máy tính thứ 2 để cài đặt Express Talk và tiến hành đăng ký Line như máy 1:
  • 43. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 42 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 17: Đăng ký user cho máy 2  Kết quả cuộc gọi : User 1 gọi user 4: Hình 18: user 1 gọi user 4
  • 44. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 43 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP User 4 gọi trở lại user 1: Hình 19: user 4 gọi user 1  Đó là phần chúng ta gọi nội bộ trong một tổng đài, và muốn gọi ra mạng điện thoại thông thường PSTN, ta cần phải mua một tài khoản gọi là tài khoản Trunk, thì chúng ta mới có thể gọi được ra mạng ngoài. Và từ mạng ngoài gọi trở lại vào trong là công việc rất khó vì khi chúng ta mua một tài khoản Trunk nhà cung cấp cho chúng ta một đầu số để gọi ra ngoài, và đầu số đó không có cố định nên chúng ta không thể thực hiện được công việc gọi lại vào trong tổng đài.
  • 45. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 44 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.3. Chức năng nhạc chờ  Để sử dụng chức năng nhạc chờ, ta vào mục Music On Hold: Hình 20: Music onHold  Tạo một thư mục chứa nhạc chờ, ta chọn Add Music Category và nhập tên thư mục sau đó bấm Submit Changes: Hình 21: Tạo thư mục nhạc chờ
  • 46. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 45 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Tại cửa sổ Music On Hold, vào thư mục Nhacchodienthoai vừa tạo: Hình 22: On Hold Music  Chọn tệp tin (định dang WAV) rồi bấm upload để đưa bản nhạc chờ vào hệ thống, sau khi upload xong bấm Apply Config để thao tác có hiệu lực: Hình 23: Upload file âm thanh  Để xóa một bài nhạc chờ đã upload lên, ta chọn dấu trừ (-) sau mỗi bài hát. Mặc định nhạc chờ sẽ phát bài hát đầu tiên trong danh sách, ta chọn Enable Random Play để nhạc chờ được phát ngẫu nhiên. Tiếp theo, chon sang Tab Applycations vào mục Fllow Me để gán nhạc chờ cho các user tùy ý.
  • 47. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 46 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP  Tiếp theo ta chọn Flow Me để gán nhạc chờ cho các user: Hình 24: Flow Me  Trong Flow Me ta chọn user cần gán nhạc chờ, ở đây ta dùng user 2 (1002) để gán các bản nhạc chờ đã tải lên: Hình 25: Gán nhạc chờ cho user
  • 48. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 47 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP 2.4. Thiết lập tổng đài IVR  Đầu tiên ta và phần System Recordings để đưa file âm thanh được phát khi gọi vào tổng đài: Hình 26: System Recordings  Sau khi upload file nhạc chúng ta sẽ save lại, ta vào phần IVR và chọn Add New IVR, tại trang này ta nhập tên IVR vào ô IVR Name, mục Announment chọn file âm thanh vừa upload lên. Phần IVR Entries ta sẽ cấu hình cho các phím khi gọi vào tổng đài: Phím 1: Nghe giới thiệu về đồ án Phím 2: Gọi đến user 2 (số điện thoại là: 1002) Phím 3: Gọi đến user 3 (số điện thoại là: 1003) Phím 4: Để thực hiện chức năng gọi nhóm (Ring Group) Phím 0: Tắt máy
  • 49. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 48 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 27: Cấu hình IVR  Tiếp theo đó, tao vào phần Extensions và tạo số máy là 1900, số máy này sẽ không đăng ký như các user tạo ở trên nên ta sẽ tùy chỉnh tại phần Optional Destinations  Not Reachable và chọn IVR là IVR sẽ được phát khi gọi vào số 1900, ở đây ta chọn tongdaiIVR vừa tạo, sau đó chon Submit
  • 50. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 49 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 28: Tạo số tổng đài 2.5. Kết nối hai tổng đài (Trunk)  Khi chúng ta đã có sẵn một tổng đài và chúng ta muốn sát nhập thêm một tổng đài khác vào. Một tổng đài khác cũng đã có đủ cơ sở hạ tầng, thì chúng ta không thể xóa bỏ hết được, làm như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian. Thay vào đó chúng ta sẽ thực hiện một phương đó là Trunk 2 tổng đài với nhau bằng SIP Trunk.  Trunk là một đường mạng ảo, giúp kết nối các hệ thống tổng đài với nhau cũng như các dịch vụ viễn thông khác.  Ở đây muốn kết nối hai tổng đài với nhau, ta phải dùng hai máy ảo Asterisk riêng biệt, hai máy đó là: Server 1: địa chỉ IP là 192.168.43.206 Hình 29: Server 1
  • 51. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 50 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Server 2: địa chỉ IP là 192.168.43.2 Hình 30: Server 2  Ở trên hai server chúng ta tạo khoảng 3 user (Extensions), dùng để kết nối và gọi cho nhau. (cách tạo user xem ở phần tạo số điện thoại). Sau đó trên mỗi Server chúng ta chọn 1 user dùng để Trunk sang tổng đài bên kia, user này được gọi là một user nội bộ (hay còn gọi là user làm mẫu) dùng để liên lạc với tất cả các user khác có trong tổng đài. Và khi tạo một user chúng ta cũng nên đặt chúng một cách nhất thống và không được đặt bừa bãi, làm vậy sẽ rất khó quản lý về sau. Ở server 1 , địa chỉ IP là 192.168.43.206, các user được đặt theo thứ tự là 1001, 1002, 1003 (1xxx). Hình 31: Extensions của server 1 Ở server 2 , địa chỉ IP là 192.168.43.2, các user được đặt theo thứ tự là 101, 102, 103 (1xx).
  • 52. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 51 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 32: Extensions của server 2  Bây gờ chúng ta sẽ bắt đầu cấu hình ở trên Server 1: Ở đây mình chọn user 1 (1001) làm user nội bộ Hình 33: Tab Trunk
  • 53. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 52 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Sau đó chọn Add SIP Trunk: Hình 34: Add SIP Trunk Ở phần này chúng ta sẽ cấu hình Trunk sang Server 2 (192.168.43.2), tab Trunk Name ta sẽ đặt tên là trunk-sv2: Hình 35: trunk server2
  • 54. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 53 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Outgoing Settings là phần cấu hình rất quan trọng để chúng ta Trunk sang Server 2 Hình 36: Cấu hình Trunk Outgoing server 1 Ở phần cấu hình trên chúng ta thấy có rất nhiều phần, nhưng chúng ta chỉ cần cấu hình các phần : host, user name, và secret (mật khẩu của user). Đây chính là phần cấu hình để chúng ta gọi sang server 2. Cái địa chỉ host chính là địa chỉ IP của server 2 – 192.168.43.2. Và chúng ta cũng chọn một user bên server 2 làm user nội bộ, ở đây chúng ta chọn user 101 làm user nội bộ cho server 2. User 101 với số điện thoại là 101 và mật khẩu là abc123. Đó là phần Outgoing, khi mà có cuộc gọi từ server 1 (192.168.43.206) theo luật đi ra, thì nó sẽ tìm trong cái Trunk mà chúng ta đã tạo ở trên (trunk-sv2) sau đó nó sẽ tìm đến cái địa chỉ mà chúng ta cấu hình để Trunk sang server 2 theo địa chỉ host là 192.168.43.2 và trong cái host đó nó sẽ lấy cái user 101 của server 2 để kết nối. Khi mà server 1 được user bên server 2 gọi vào chúng ta sẽ cấu hình trong phần Incoming Settings:
  • 55. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 54 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 37: Cấu hình Incoming Settings server 1 Chúng ta sẽ lấy user 1001 làm user nội bộ, thì ở phần USER Context chính là cái user dùng để làm user nội bộ cho server1, mật khẩu là abc123. Cuối cùng ta chọn Submit Changes để hoàn thành công việc cấu hình.  Ở phần trên chúng ta đã cấu hình cho server 1, ở bên server 2 chúng ta cũng sẽ cấu hình tương tự như server 1: Chúng ta cũng tạo các user cho server 2, sau đó chúng ta cũng tạo một đường Trunk như server 1, nhưng cách đặt tên thì chúng ta đặt là trunk- sv1:
  • 56. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 55 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 38: Add SIP Trunk Ở phần Outgoing Settings, chúng ta sẽ cấu hình Trunk sang server 1. Địa chỉ IP của server 1 là 192.168.43.206, bên server 1 chúng ta đã chọn ở trên, user 1001 là user nội bộ, nên ở phần username chúng ta sẽ chon là 1001 với mật khẩu là abc123. Hình 39: Cấu hình Trunk Outgoing server 2
  • 57. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 56 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Ở phần Incoming Settings, là phần gọi vào cho server 2. Chúng ta đã chon user 101 làm user nội bộ cho server 2, nên ở phần USER Context sẽ là user 101, mật khẩu của 101 là abc123 Hình 40: Cấu hình Incoming Settings server Và cuối cùng chúng ta chọn Submit để hoàn thành cấu hình cho server 2.  Như vậy là chúng ta đã cấu hình xong công việc là Trunk 2 tổng đài với nhau, nhưng chúng ta vẫn chưa thể gọi 2 tổng đài với nhau được vì nó đang còn thiết một cái luật gọi. Bây giờ chúng ta sẽ tạo một cái luật gọi cho 2 tổng đài, vào phần Outbound Routes: Hình 41: Outboand Routes
  • 58. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 57 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Sau đó chọn phần Add Route Hình 42: Add Route Ở server 1 chúng ta đặt tên là goi-sv2: Hình 43: Route Settings Trong phần Dial Patterns that will use this Route là cái phần cấu hình gọi sang server 2, do server 2 chúng ta đặt các user là 101, 102, 103 nên chúng ta sẽ gõ là các ký tự sao cho nó gần gống các số điện thoại trong user, ở đây chúng ta gõ 1xx. Trong phần Trunk Sequence for Matched Routes chúng ta trỏ đến trunk-sv2 – cấu hình trunk mà chúng ta vừa tạo ở trên. Cuối cũng chon Submit Changes để hoàn tất công vệc
  • 59. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 58 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 44: Thao tác luật gọi Ở bên server 2, chúng ta làm tương tự như trên, chỉ cách đặt tên là khác với bên server1, phần Route Name chúng ta đặt tên là trunk-sv1 Hình 45: Route Settings server 2 Trong phần Dial Patterns that will use this Route ta gõ là 1xxx vì ở bên server 1 cách đặt các user là 1001, 1002, 1003.
  • 60. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 59 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Hình 46: Thao tác luật gọi server 2 Trong phần Trunk Sequence for Matched Routes chúng ta trỏ đến trunk-sv1 – cấu hình trunk mà chúng ta vừa tạo ở server 2. Cuối cúng chọn Submit Changes để hoàn thành.  Như vậy là chúng ta đã hoàn thành công việc cấu hình Trunk hai tổng đài với nhau. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành thực hiện cuộc gọi cho hai tổng đài. Ở đây chúng ta cũng dùng phần mềm Express Talk để đăng ký số điện thoại của hai server để gọi với nhau. Ở server 1 các user là 1001, 1002, 1003. Chúng ta có thể đăng ký 1 hoặc nhiều user. Nhưng khi tổng đài bên kia gọi sang, chỉ có một user hiển thị đó là user dùng để làm user nội bộ: server 1 là 1001
  • 61. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 60 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Đăng ký cho 1001 Hình 47: Đăng ký cho 1001 Đăng ký cho 1002: Hình 48: Đăng ký cho 1002
  • 62. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 61 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Đăng ký cho 1003: Hình 49: Đăng ký cho 1003 Các user đã được đăng ký: Hình 50: Đăng ký hoàn tất Ở bên server 2 chúng ta làm tương tự với 3 user 101, 102, 103
  • 63. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 62 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Đăng ký cho 101: Hình 51: Đăng ký cho 101 Đăng ký cho 102: Hình 52: Đăng ký cho 102
  • 64. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 63 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Đăng ký cho 103: Hình 53: Đăng ký cho 103 Các user đã được đăng ký cho server2: Hình 54: Đăng ký hoàn tất Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành gọi hai tổng đài Bên server 2 chúng ta chọn một user bất kỳ của server 1 để gọi sang server 1:
  • 65. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 64 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Ở đây ta chọn user 1002 Kết quả: do user 1001 là user nội bộ nên khi gọi tất cả các user trong server 1 thì user 1001 sẽ hiển thị trong cuộc gọi: Hình 55: Server 2 gọi server 1
  • 66. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 65 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Server 1 gọi server 2: ta chọn 102 Kết quả: bên server 2 101 là user nội bộ Hình 56: Server 1 gọi server 2 Như vậy là chúng ta đã hoàn thành các tính năng quan trọng trong Asterisk.
  • 67. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 66 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP CHƯƠNG III: TỔNG KẾT Qua việc nghiên cứ về VoIP, tôi nhận thấy được cơ hội và hướng phát triển của nó trong tương lai. VoIP giúp cho cách doanh nghiệp giảm chi phí cuộc gọi, góp phần phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện để Việt Nam có những sản phẩm có ích nếu được đầu tư và phát triển đúng hướng. AsteriskNow là một hệ thống giúp chúng ta xây dựng một tổng đài rất tốt. Việc cấu hình Asterisk cũng khá đơn giản do sử dụng giao diện Web FreePBX giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng thiết lập những kết nối điện thoại analog bình thường với điện thoại IP. Asterisk là giải pháp hợp lý cho các công ty, doanh nghiệp muốn xây dựng một hệ thống điện thoại nội bộ cũng như giảm chi phí gọi điện đường dài. Đối với bản thân, để làm một đồ án chuyên nghành này em cũng đã tìm hiểu rất nhiều về công nghệ VoIP này, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên em chưa thể tìm hiểu sâu sắc tất cả cả các tính năng cao cấp khác của VoIP cũng như các tổng đài hỗ trợ cho VoIP (FreePBX, Asterisk, Trixbox, Elastix,….). Với vồn kiến thức tìm hiểu được em chỉ dừng lại ở việc xây dựng một mô hình VoIP nhỏ với các tính năng căn bản như: gọi nội bộ, gọi ra mạng ngoài (PSTN), thiết lập tổng đài trả lời tự động, nhạc chờ,…. Nếu có thời gian, cùng với niềm đam mê và cơ sở vật chất, hy vọng trong thoài gian tới em có thể xây dựng một mô hình tổng đài VoIP lớn hơn và chuyên sâu hơn của công nghệ đang rất phát triển hiện nay.
  • 68. GVHD: Nguyễn Minh Hải SVTH: Mai Thanh Sơn 67 THIẾT LẬP TỔNG ĐÀI VOIP Bảng ký hiệu các từ tiếng anh trong đồ án KÝ HIỆU TÊN ĐẦY ĐỦ VOIP Voice over Internet Protocol UAC User Agent Client UAS User Agent Server SIP Session Initiation Protocol IVR Interactive Voice Response UDP User Datagram Protocol PSTN Public Swiched Telephone Network RTP Real Time Protocol RTCP Real Time Control Protocol TDM Time Division Multiplexing FDU Frequency Division Multiplexing PCM Pulse Code Modulation TCP Transmission Control Protocol SDP Session Description Protocol MCU Mutilpoint Conference Unit PBX Private Branch Exchange UA User Agent ARQ Admission Request ACF Admission Confirm