SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 159
Descargar para leer sin conexión
Cẩm nang bóng đá Trang 1
Cẩm Nang Bóng Đá
Với mong muốn mang lại một chút thông tin cho các bạn hâm mộ môn thể thao
hấp dẫn nhất hành tinh, mình đã sưu tầm một số bài viết về môn thể thao nghệ
thuật đầy lôi cuốn này và đóng gói thành một cuốn cẩm nang. Hy vọng các bạn
sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích từ đây.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ qua Y!M: dangtunam
Cẩm nang bóng đá Trang 2
Sân Nou Camp giữ kỷ lục nào?
Sân Nou Camp ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha là sân bóng lớn nhất
châu Âu với sức chứa 98.600 người, kích thước 105m x 72m. Đây là sân nhà
của câu lạc bộ Barcelona. Nou Camp còn được biết đến như là một trong
những sân vận động không chỉ lớn nhất mà còn sôi động nhất trên thế giới.
Tên thường gọi là Nou Camp nhưng tên chính thức của sân là “Estadi del
futbol club Barcelona” nghĩa là “sân vận động của câu lạc bộ bóng đá
Barcelona”. Tên gọi nổi tiếng “Nou Camp” là do các cổ động viên đặt. Trường
hợp này cũng tương tự như sân Highbury (tên thật là sân vận động Arsenal),
sân San Siro(tên chính thức là Stadio Giuseppe Meazza)…
Nou Camp được xây dựng vào năm 1957 theo thiết kế của các kiến trúc sư
Francasc Mitjans, Lorenzo Garcia Barbon, và Josep Soteras. Ngay bên cạnh
Nou Camp
là sân Mini Estadi dành cho các trận đấu của đội hình B của câu lạc bộ
Barcelona.
Cẩm nang bóng đá Trang 3
Những thảm họa bóng đá nào kinh hoàng nhất?
Bóng đá không chỉ có niềm vui, sự hào hứng mà còn có những nỗi đau
khôn nguôi bởi những thảm kịch mà người ta không thể nào quên.
1. Ngày 9/3/1946: trận đấu Bolton Wanderers vs Stoke City
Thảm kịch xảy ra trong môt trận đấu trong khuôn khổ cúp FA giữa
Wanderers và Stoke trên sân Burden Park, khi một bức tường ngăn giữa
các cổ động viên sụp đổ. Bức tường đổ vào các cổ động viên và gây ra
một sự náo loạn. Kết quả là 33 người chết và hơn 400 người bị thương.
2. Ngày 24/5/1964: trận đấu Peru vs Argentina
Trong khuôn khổ vòng loại Olympic, trên sân vận động Quốc Gia ở thủ đô
Lima của Peru, Argentina đã đánh bại Peru. Các cổ động viên Peru tức
giận vì trọng tài không công nhận bàn thắng của Peru. Sự phản đối của họ
nhanh chóng biến thành một vụ bạo động, giết chết 318 người và làm bị
thương nặng 500 người khác.
3. Ngày 23/6/1968: trận đấu River Plate vs Boca Juniors
74 người chết và 150 người bị thương khi khan giả đi nhầm vào một lối ra
đã bị đóng cửa sau trận đấu ở giải hạng nhất ở Buenos Aires. Các cổ động
viên ở phía trước bị ép vào cửa đến chết bởi những người ở phía sau
không biết lối đi đã bị đóng cửa.
4. Ngày 2/1/1971: trận đấu Celtic vs Rangers
Trận derby thu hút một số lượng khổng lồ khan giả đến sân vận động
Ibrox. Trận đấu đang có khả năng có kết quả hoà không bàn thắng thì
Celtic ghi bàn, khiến các cổ động viên của Rangers hết sức thất vọng. Mặc
dù đến phút cuối Colin Stein ghi bàn gỡ hoà 1-1 cho Rangers nhưng rất
nhiều cổ động viên của đội này đã bỏ về. Nhiều người cùng lúc muốn ra
khỏi sân đã xô đẩy, ngã đè lên nhau. Kết quả là 66 người thiệt mạng và
hơn 140 người khác bị thương.
5. Ngày 20/10/1982: trận đấu Spartak Moscow vs Haarlem
Theo ghi nhận có tới 340 người chết trong trận đấu giữa hai đội trong
khuôn khổ cúp Châu Âu. Người ta đổ trách nhiệm lên cảnh sát vì họ đã
buộc các cổ động viên phải bước trên những bậc thang hẹp và đóng băng
để ra về khi trận đấu chưa kết thúc. Một bàn thắng muộn được ghi khiến
những người đang bước ra tìm cách quay trở lại, khiến mọi người bị kẹt
lại. Các nhà chức trách Nga đã cố gắng bào chữa rằng con số thiệt hại chỉ
là 61 người và cảnh sát không phải chịu trách nhiệm về thảm hoạ này.
6. Ngày 11/5/1985: trận đấu Bradford City vs Lincoln City
Một mẩu thuốc lá là nguyên nhân gây cháy trên các bậc thềm bằng gỗ
của sân vận động Valley Parade. Lửa nhanh chóng lan khắp khan đài làm
56 người thiệt mạng trong một trong những bi kịch khủng khiếp nhất
bong đá Anh.
Cẩm nang bóng đá Trang 4
7. Ngày 29/5/1985: trận đấu Juventus vs Liverpool
Rắc rối bắt đầu khi xô xát xảy ra giữa cổ động viên hai đội tại trận chung
kết cup châu Âu trên sân vận động Heysel, Brussels, Bỉ. Cảnh sát liên tục
đụng độ với các cổ động viên và khi bức tường ngăn giữa hai khan đài bị
đổ thì sự náo loạn xảy ra cướp đi tính mạng của 39 người.
8. Ngày 12/3/1988: tại Kathmandu, Nepal
93 người chết và 100 người bị thương khi mọi người cố gắng tránh cơn
dông trên sân vận đông. Họ chen lấn nhau để ra ngoài nhưng cửa sân bị
khoá, những người ở phía trước đã bị chèn đến chết.
9. Ngày 15/4/1989: trận đấu Liverpool vs Nottingham Forest
Thảm kịch khủng khiếp nhất trong lịch sử bong đá Anh diễn ra trong trận
bán kết cúp FA trên sân vận động Hillsborough, Sheffield giết chết 96
người. Cảnh sát vì quá lo sợ các cổ động viên của Liverpool bên ngoài sân
nên đã mở một cổng vào sân. Đám đông đột nhiên tràn vào đã đẩy nhiều
người vào hang rào bao quanh sân. Thảm hoạ này đã gây nên nhiều thay
đổi trong cấu trúc bong đá Anh khi chánh án Taylor xuất bản báo cáo của
ông về sự kiện này.
10. Ngày 16/10/1996: Guatemala vs Costa Rica
84 người chết va 150 người bị thương khi một đám hỗn loạn xảy ra trên
sân vận động tại thành phố Guatemala.
11. Ngày 11/4/2001: trận đấu Kaizer Chiefs vs Orlando Pirates
Một sự hỗn loạn trên sân Ellis Park, Johannesberg đã giết chết 43 người
gây nên thảm hoạ khủng khiếp nhất trong lịch sử thể thao Nam Mỹ.
12. Ngày 30/4/2001: trận đấu Lupopo vs Mazembe
Kết quả cuối cùng là 14 người chết trong suốt cuộc hỗn loạn trong trận
đấu diễn ra tại thành phố Lubumbashi, cộng hoà dân chủ Congo.
Cẩm nang bóng đá Trang 5
Nickname của các cầu thủ là gì?
Thế giới bóng đá muôn màu muôn vẻ với cầu thủ có những đặc điểm kỳ lạ và
thú vị, gợi cho đồng đội của anh ta và các cổ động viên những nickname để
đặt cho anh ta.
Đôi khi tên thật của cầu thủ cũng là gợi ý, chẳng hạn như Oliver Kahn có nick
là “Genghis Khan”, hay Bastian Schweinsteiger còn được gọi là “Schweini” (dù
tên này còn nghe giống như là “con lợn” theo tiếng Đức). Nguồn gốc quốc
tịch cũng vậy, Shevchenko thì được gọi là “The Eastern Wind” (ngọn gió
phương đông), còn Pavel Nedved là “The Czech Cannon” (khẩu đại bác Séc).
Trong số các anh hùng của Champion League người ta gọi Roy Makaay với cái
tên “The Phantom” (bóng ma) bởi sở đường băng qua hàng phòng ngự mà
không bị phát hiện. Còn Alvaro Recoba thì được gọi là “The Chinese” (người
Trung Quốc) vì là một người Uruguay mà lại quá ư là thành kiến.
Juan Sebastian Veron được biết đến với tên gọi “The Little Witch” (phù thuỷ
nhỏ), đơn giản vì cha anh Juan Ramón là “phù thuỷ” bởi những kĩ nghệ ma
thuật của mình. Đồng đội của Veron, Javier Zanetti thì được gọi là “The
Tractor” (máy kéo) hiển nhiên là vì công sức “cày kéo” bên các cánh của sân
San Siro suốt gần 10 năm ròng. Gennaro Gattuso cau có thì được gọi là
“Braveheart”(trái tim dũng cảm) sau hành trình cùng Glassgow Rangers,
ngoài ra thái độ của anh cũng khiến người ta gọi anh là “The Growler” (kẻ
cau có).
Đội hình hiện tại của Liverpool cũng đang sở hữu những nickname rất thú vị
trong đó phải kể đến Harry Kewell với biệt danh dí dỏm nhất giải Ngoại hạng:
“Wizard of Oz”(phù thuỷ xứ Oz) ám chỉ kĩ thuật của anh và cả nguồn gốc Oz-
tralian(Australia) của anh nữa.
Sau đây là một vài nickname gây tò mò nhất của các cầu thủ và huấn luyện
viên nổi tiếng.
Tên thật Nickname
1. Toni Adams
2. Roberto Baggio
3. Mario Basler
4. Gabriel Batistuta
5. Franz Beckenbauer
6. David Beckham
7. Eric Cantona
8. Pete Cech
9. Marcel Desailly
10. Edgar Davids
11.Eusebio da Silva
12.Paul Gascoigne
13.Ryan Giggs
1. Donkey(con lừa)
2. Codino d’ Oro(đuôi ngựa vàng)
3. Super Mario
4. Batigol
5. Kaiser(hoàng đế)
6. Spice Boy
7. King Eric(vua Eric)
8. Big Pete(Pete khổng lồ)
9. Rock(đá), Beast(quái vật)
10.Pitbull
11.Pantera Nera(báo đen)
12.Gazza
13.Welsh Wizard(phù thuỷ xứ Wales)
Cẩm nang bóng đá Trang 6
14.Ruud Gullit
15.Dietmar Hamann
16.Mark Hughes
17.Paul Ince
18.Filippo Inzaghi
19.Jurgen Klinsmann
20.Jan Koller
21.Michael Laudrup
22.Dino Zoff
23.Zico
24. Christian Vieri
25.Teddy Sheringham
14.Tulipano Nero(Tulip đen)
15.Didi
16.Spanky
17.Gov’nor
18.Super Pippo
19.Klinsi
20.Lange(tên cao kều)
21.Great Dane(người Đan Mạch vĩ
đại)
22.Monumento(đài tưởng niệm)
23.Pele Branco(Pele trắng)
24.Bobo
25.Ready Teddy
Cẩm nang bóng đá Trang 7
George Best là ai?
George Best là một trong những cầu thủ bóng đá
xuất sắc nhất thế giới.
× Tên: George Best
× Quốc tịch: Bắc Ireland
× Ngày sinh: 22/5/1946-tại Đông Belfast
× Mất ngày 25/11/2005 sau một thời gian
dài mắc bệnh vì chứng nghiện rượu
× Vị trí: tiền đạo, cầu thủ chạy cánh
× Số áo: 10
× Câu lạc bộ : từ năm 1963-1973 Best chơi
cho Manchester United trong 446 trận, ghi 178
bàn thắng. Sau khi rời MU vào ngày 1/1/1974
Best còn chơi cho nhiều câu lạc bộ như:
Fulham(1976-1977), L.A.Aztecs (1976-1978),
Fort Lauderdale Strikers (1978-1979), San Jose
Earthquakes (1980-1981). Ông cũng còn chơi cho Stockport
County(Anh), Hibernian (Scotland), và cuối cùng là Bournemouth (Anh) trong
năm 1983.
Thành tích cùng MU:
- 1965: vô địch giải hạng nhất
- 1967: vô địch giải hạng nhất
- 1968: vô địch cúp châu Âu, cầu thủ Anh xuất sắc nhất năm, cầu
thủ xuất sắc nhất châu Âu.
George Best là một huyền thoại, một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc
nhất thế giới. Tài năng của ông chỉ có thể diễn tả bằng từ thiên tài: những
động tác giả, động tác rê bóng, khả năng sút bằng cả hai chân, tốc độ và vẻ
lịch lãm. Trong những năm 1960 vẻ ngoài đẹp trai và phong cách sống của
Best khiến mọi người gọi ông với biệt danh “thành viên Beatles thứ 5”. Best
chính là ngôi sao bóng đá mang phong cách của một ngôi sao nhạc pop đầu
tiên - nhận được tới hơn 10.000 bức thư từ người hâm mộ mỗi tuần.
Là cầu thủ trong đội tuyển quốc gia Bắc Ireland nhưng Best chưa bao giờ
được tham dự World cup mà ông nổi tiếng bởi màn trình diễn xuất sắc trong
trận chung kết cúp châu Âu năm 1968, đưa MU trở thành câu lạc bộ Anh đầu
tiên nhận danh hiệu cao quý này. Best đã ghi một bàn thắng tuyệt vời trong
trận đấu đó. Sau này ông kể lại là sau khi lừa qua thủ thành của Benfica và
tiến đến khung thành trống và quyết định dừng bóng ngay trên vạch vôi,
nằm xuống để đánh đầu ghi bàn nhưng rồi lại đổi ý vì cho rằng như vậy là
một sự xúc phạm quá đáng.
Cũng như nhiều thiên tài khác, khoảng tối lớn nhất trong đời Best làchứng
nghiện rượu nặng khiến sức khoẻ suy sụp. Mặc dù đã nhiều lần cố gắng
nhưng ông không thể cai rượu được và kết quả là đã ra đi ở tuổi 59.
Cẩm nang bóng đá Trang 8
Bài hát nào được xem là bài hát của "những con quỷ đỏ Liverpool"?
Đó chính là bài:
YOU'LL NEVER WALK ALONE
"When you walk through a storm
Hold your head up high
And don’t be afraid of the dark
At the end of the storm
Is a golden sky
And the sweet silver song of a lark
Walk on through the wind
Walk on through the rain
Tho’ your dreams be tossed and blown
Walk on, walk on
With hope in your heart
And you’ll never walk alone
You’ll never walk alone"
Được xem là “the Liverpool song” (bài hát của
Liverpool), đây có lẽ là một trong những bài hát nổi
tiếng nhất của các fans bóng đá. “You’ll never walk alone” do Roger và
Hammerstein sáng tác dành cho nhạc hội Broadway 1945, và được trình diễn
bởi Gerry Marsden và ban nhạc của anh là Pacemakers. Theo như lời Marsden
kể lại thì khi anh biểu diễn bài hát: “Khán giả ngừng lại, đứng yên và lắng
nghe. Đó là hiệu ứng tức thì”. Tháng 10/1936 bài hát được phát hành và
nhanh chóng đoạt vị trí quán quân. Nhưng không có ở nơi đâu bài hát được
đón chào nhiệt liệt như ở sân Anfield. Người ta say sưa hát theo bài hát trong
mỗi trận đấu của “quỷ đỏ” Liverpool, cả lúc vui cũng như lúc buồn bởi bài hát
có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tên bài hát cũng được ghi lên cả logo của câu lạc
bộ Liverpool.
Những con quỷ đỏ
Liverpool
Logo của CLB
Cẩm nang bóng đá Trang 9
Ai là người khởi đầu cho những thành công của câu lạc bộ Liverpool?
Liverpool là một trong những câu lạc bộ vĩ đại nhất trên thế giới và thu được
nhiều thành công nhất nước Anh. Đôi bóng sở hữu một lượng fan khổng lồ
trên thế giới, đảm bảo rằng Liverpool “không bao giờ phải tiến bước một
mình” như lời bài hát của câu lạc bộ.
Tuy nhiên đối với một câu lạc bộ thành lập từ năm 1892 thì thành công của
Liverpool đến muộn. Bill Shankly, một cầu thủ và cũng từng là một thợ mỏ
người Scotland, chính là người khởi đầu cho những ngày vinh quang của đội
bóng này. Shranhkly trở thành huấn luyện viên của “Quỷ đỏ” vào năm 1959
khi câu lạc bộ đang ngụp lặn ở giải hạng 2 nước Anh. Với tài năng của mình
Bill đã đưa Liverpool giành 3 chức vô địch giải trong nước, 2 cúp FA và 1 cúp
UEFA.
Liverpool hầu như không có đối thủ cho tới những năm 1990 - những năm
mà số lượng cúp vô địch đến với câu lạc bộ ít hẳn đi. Tuy nhiên các fan bóng
đá vẫn luôn tin tưởng vào đội bóng, và niềm tin của họ đã được đền đáp
xứng đáng với cú ăn ba mùa bóng 2000-2001 và chức vô địch Champion
League mùa bóng 2004-2005.
Như lời Bill Shankly, huấn luyện viên vĩ đại nhất của Liverpool đã từng nói:
“Một vài người tin rằng bóng đá là vấn đề giữa sống và chết. Tôi rất thất
vọng với quan điểm này. Tôi có thể đảm bảo rằng bóng đá quan trọng hơn
thế rất rất nhiều”
Cẩm nang bóng đá Trang 10
Ai là cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới?
Ngày 1/1/1878, Partick Thistle - một câu lạc bộ bóng đá hàng đầu của
Scotland đã tới miền Nam nước Anh để thi đấu với Darwen - đội bóng của các
công nhân nhà máy vùng Lancashire.
Câu lạc bộ Darwen được thành lập khoảng vào năm 1870 bởi ông chủ hào
phóng của nhà máy (J.C. Ashton) và 3 người con trai của Nathaniel Walsh,
ông chủ một nhà máy khác. Các cậu bé nhà Walsh đã từng tham gia đội bóng
nổi tiếng của trường Harrow, và lòng say mê của họ với bóng đa đã được
nuôi dưỡng tại đây.
Khi quay trở về Glassgow, một trong những ngôi sao của Partick -thợ xẻ đá
Fergus Suter đã viết thư cho câu lạc bộ Darwen và nói rằng anh muốn định
cư ở Lancashire và sẵn sàng chơi bóng cho câu lạc bộ.
Chẳng bao lâu sau Fergus Suter chuyển đến Anh cùng với một người họ
hàng của mình là John Love - một thủ môn. Cả hai đều trở thành cầu thủ của
câu lạc bộ Darwen. Họ đã mang tới đây phong cách bóng đá Scotland với sự
tham gia của nhiều cầu thủ trong các pha chuyền bóng tấn công thay cho
những cú đá thô bạo và lối rượt đuổi ưa thích của các câu lạc bộ bóng đá
Anh.
Mặc dù thư kí của Darwen luôn phủ nhận nhưng người ta vẫn nghi ngờ rằng
Suter và Love được trả lương cho việc chơi bóng. Và thực tế thì Suter đã bỏ
nghề xẻ đá (anh nói là đá ở Lancashire quá cứng!) và không có khoản thu
nhập thực sự nào cả mà vẫn cùng với Love tiếp tục chơi bóng cho câu lạc bộ.
Khi các câu lạc bộ ngày càng thành công, số lượng cầu thủ chuyên nghiệp
không được thừa nhận ngày càng tăng.
Đến năm 1885 hiện trạng này trở nên phổ biến và liên đoàn bóng đá buộc
phải chấp nhận điều này là hợp lệ. Từ đây bóng đá bước sàng một trang mới,
trở thành môn thể thao phổ biến nhất hành tinh.
Cẩm nang bóng đá Trang 11
Vì sao bóng đá hấp dẫn?
Yếu tố bất ngờ khiến cho bóng đá trở thành môn thể thao "vua". Các nhà
khoa học từ Phòng thí nghiệm quốc gia
Los Alamos ở New Mexico, Mỹ vừa tiết lộ điều này.
Hàng triệu người ưa thích bóng đá Mỹ, bóng rổ và bóng chày nhưng không
thể sánh bằng bóng đá Anh, nếu tính về số lượng người hâm mộ.
Các nhà khoa học phân tích kết quả của hơn 300.000 trận đấu trong thế kỷ
qua. Họ xem xét năm môn thể thao: khúc côn cầu trên băng, bóng đá Mỹ,
bóng chày và bóng rổ ở Mỹ, và bóng đá Anh.
Họ quyết định lấy yếu tố bất ngờ - khi đội bóng hàng đầu bị đội yếu hơn
đánh bại - là thước đo đo tốt nhất về sự hấp dẫn của giải đấu.
"Nếu không có yếu tố bất ngờ, mỗi trận đấu trở nên dễ đoán và tẻ nhạt",
đồng tác giả Eli Ben-Naim nói với tạp chí New Scientist.
Kết quả cho thấy "tần suất gây ngạc nhiên" cao nhất trong bóng đá Anh, theo
sau là bóng chày, khúc côn cầu, và bóng rổ. Bóng đá Mỹ xếp chót, và vì thế
bị coi là môn thể thao kém hấp dẫn nhất.
Tuy nhiên có một sự đảo lộn nho nhỏ. Khi các nhà khoa học chỉ xem dữ liệu
từ 10 năm trở lại đây, thì bóng đá Anh lại phải nhường ngôi cho bóng chày.
Một giải thích có thể là bóng đá đã trở nên dễ đoán hơn trong mấy năm gần
đây.
Cẩm nang bóng đá Trang 12
World Cup ra đời như thế nào?
Trong những năm 1920 những nhà quản lý chiến lược của bóng đá Pháp
đứng đầu là Jules Rimet đã ấp ủ ý tưởng tập hợp những đội bóng mạnh nhất
thế giới lại với nhau để thi đấu giành danh hiệu vô địch thế giới. Giải đấu
được tiến hành 3 lần trong những năm 1930 trước khi chiến tranh thế giới
lần II làm gián đoạn 12 năm. Chiếc cúp vàng đầu tiên cũng được mang tên là
cúp Jules Rimet.
Sau khi quay lại, FIFA World Cup đã nhanh chóng trở thành sự kiện thể thao
lớn nhất trong thời hiện đại. Từ năm 1958 giải chỉ lần lượt được tổ chức ở
châu Âu và châu Mỹ, tháng 5/1996 giải đấu đã có sự đột phá khi Hàn Quốc
và Nhật Bản được chọn đăng cai tổ chức World Cup 2002.
Từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 1930 với 16 giải đấu nhưng chỉ mới có 7
nước từng đoạt chức vô địch. Tuy nhiên World Cup cũng từng được chứng
kiến những chiến thắng lịch sử như Mỹ thắng Anh năm 1950, Bắc Triều Tiên
thắng Ý năm 1966…
Ngày nay World Cup đã thu hút được sự say mê của toàn thế giới. Theo ước
tính đã có hơn 37 tỉ lượt người xem France 98, trong đó 1,3 tỉ lượt người xem
trận chung kết và hơn 2,7 triệu người đã tới Pháp để theo dõi trực tiếp các
trận đấu trong giải.
Cẩm nang bóng đá Trang 13
Sir Matt Busby là ai?
Matthew Busby sinh ngày 26/5/1909 tại một ngôi làng ở
Orbiston, Lanakshire. Busby chơi trận đấu đầu tiên trong đời
vào ngày 11/2/1928 dưới màu áo của Manchester City. Tháng
3/1936 ông chuyển sang chơi cho Liverpool với giá chuyển
nhượng 8.000 Bảng Anh.
Sau chiến tranh thế giới II, mặc dù đã được mời làm trợ lý
huấn luyện viên cho Liverpool nhưng Busby vẫn chọn
Manchester United. Tháng 10/1945 sau khi giải ngũ ông trở
thành huấn luyện viên trưởng của MU. Vào thời điểm đó MU đã bị ném bom
nặng nề trong chiến tranh, vô chủ với một khoản nợ lên tới 15.000 Bảng Anh.
Hợp đồng đầu tiên của ông cho câu lạc bộ là với Jimmy Murphy, người mà
sau này đã tận tụy với câu lạc bộ trong vai trò trợ lý huấn luyện viên cho tới
năm 1971. Cùng với nhau họ đã lập nên một đội hình đầu tiên sau chiến
tranh của United mà sau đó đã đạt các thành tích: về nhì giải trong nước năm
1947, 1948, 1949 và cúp FA năm 1948 sau khi đánh bại Blackpool với tỉ số 4-
2 trong trận chung kết, lại tiếp tục về nhì giải trong nước năm 1951 và đến
với sân Old Trafford năm 1952.
Tuy vậy, Matt Busby và Jimmy Murphy vẫn âm thầm chuẩn bị một kế hoạch
cho tương lai để thiết lập nên một đội hình đi đến đỉnh cao của thành công.
Năm 1947 chính sách trẻ hoá đã được tổ chức và một hệ thống hướng đạo
sinh được mở rộng và tái cơ cấu. Đến năm 1953 một đội hình được mệnh
danh “Busby babies” với những: Bill Foulkes, Mark Jones, David Pegg, Liam
Whelan, Eddie Colman, Duncan Edwards… đã hình thành và mang lại thành
công tại giải trong nước năm 1956, 1957.
Busby vẫn hướng đến tương lai, đưa MU là câu lạc bộ Anh đi tiên phong
chinh phục đấu trường châu Âu, phớt lờ sự đe doạ của Liên đoàn bóng đá
Anh, và đã đi tới bán kết cúp châu Âu, chỉ chịu thua Real Madrid đội bóng sau
đó đã vô địch. Mùa bóng tiếp theo đến với tràn trề hy vọng nhưng mọi sự đã
bị đổ vỡ vì thảm hoạ Munich(tai nạn máy bay khiến cho 8 thành viên của câu
lạc bộ bị thiệt mạng). Matt Busby gần như suy sụp và ông chỉ phục hồi sau
khi chứng kiến đội hình do Jimmy Murphy xây dựng nên đi đến trận chung
kết cúp FA.
Sau khi quay lại nhậm chức vào tháng 8/1958 Busby tiếp tục đầu
tư tiền vào các tài năng địa phương. Các cầu thủ như Albert
Quixall, Noel Cantwell, Denis Law… đã gia nhập United vào cuối
những năm 1950 và đầu những năm 1960. Bất chấp thành tích
nghèo nàn tại giải trong nước, MU đã giành chức vô địch cúp FA
vào năm 1963 sau chiến thắng 3-1 trước Leicester City. Kể từ khi
đến với United cúp châu Âu luôn là mơ ước của Busby và ông đã
toại nguyện. Trong một đêm đầy cảm xúc tại sân vận động
Wembley MU của ông đã đánh bại Benfica với tỉ số 4-1, giành chức vô địch
Cẩm nang bóng đá Trang 14
Championship đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ.
Sau 23 năm tại cương vị huấn luyện viên câu lạc bộ Matt Busby tuyên bố từ
chức vào cuối mùa bóng 1968/1969 và sau đó ông tham gia vào công tác
điều hành câu lạc bộ.
Trong suốt sự nghiệp của mình Matt Busby đã được tặng thưởng danh hiệu
CBE năm 1958, công dân đặc biệt thứ 66 của thành phố Manchester năm
1967, tước hiệu hiệp sĩ năm 1968, Tước hiệu hiệp sĩ của thánh George do
Giáo hoàng phong tặng năm 1972. Ông cũng là Phó chủ tịch liên đoàn bóng
đá Anh năm 1982. Năm 1993 một con đường ở gần sân vận động Old
Trafford đã được đổi tên là Matt Busby để ghi nhớ “Mr Manchester United”
này.
Ngày 20/1/1994 Sir Matt Busby qua đời tại bệnh viện Alexandra,
Cheadle. Đám tang của ông sau đó một tuần đã có đến hàng
ngàn người đưa tiễn trên những con phố của thành Manchester.
Cẩm nang bóng đá Trang 15
Futsal là gì?
Futsal là gì?
Futsal là một hình thức thi đấu bóng đá trong nhà, được
chính thức công nhận bởi Liên đoàn bóng đá thế giới
FIFA. Tên của môn thể thao này, futsal, được bắt nguồn
từ tiếng Bồ Đào Nha “futebol de salao” và tiếng Tây Ban
Nha “fútbol sala” đều có nghĩa là “bóng đá trong nhà”.
Trong một trận đấu futsal có hai đội, mỗi đội gồm 5 cầu thủ trong đó có 1
thủ môn. Ngoài ra mỗi đội còn có một số cầu thủ dự bị. . Quả bóng futsal nhỏ
hơn nhưng nặng hơn quả bóng thông thường nên đòi hỏi cầu thủ phải có kĩ
thuật kiểm soát bóng tốt và kĩ thuật chuyền bóng trên sân. Thêm vào đó việc
chơi bóng trên một diện tích nhỏ cũng nâng cao kĩ thuật và khả năng quyết
định nhanh của cầu thủ. Futsal được xem là một hình thức tuyệt vời để phát
triển kĩ thuật của các cầu thủ.
Lịch sử ra đời của futsal
Futsal được ra đời từ năm 1930 tại Montevideo, Uruguay, cùng năm với sự
kiện World Cup đầu tiên được tổ chức tại nước này. Người được xem là đã
sáng lập ra môn thể thao này là Juan Carlos Ceriani, với ý muốn có một hình
thức bóng đá có thể chơi cả trong nhà lẫn ngoài trời (cũng có người cho rằng
futsal bắt nguồn từ Sao Paulo, Brazil). Hình thức bóng đá này nhanh chóng
phổ biến khắp Nam Mỹ, và nhiều ngôi sao bóng đá xuất sắc của châu lục này
đã từng chơi futsal trước khi chơi bóng đá thông thường. Luật thi đấu đầu
tiên áp dụng chung cho futsal được xuất bản tại Sao Paulo vào năm 1936.
Những quy định của FIFA chính thức công nhận futsal đã giúp cho môn bóng
này ngày càng thu hút sự chú ý của mọi người, và ngày càng có nhiều ngưòi
tham gia chơi futsal, trong khi liên đoàn bóng đá ở nhiều nước đang ra sức
nỗ lực để phát triển futsal.
Luật thi đấu futsal
Cũng giống như bóng đá thông thường, futsal có luật quy định riêng về sân
đấu, bóng thi đấu, số cầu thủ, phạm lỗi… Luật này cũng có thể thay đổi phần
nào cho phù hợp với từng khu vực và giải đấu riêng.
Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa futsal và bóng đá ngoài trời:
- quả bóng thông thường lớn hơn bóng futsal, bóng trong thi đấu
futsal cũng nặng hơn và giảm bớt lực nẩy.
- futsal có mỗi đội gồm 5 cầu thủ trong khi bóng đá thông thường
mỗi đội gồm 11 cầu thủ
- futsal sử dụng luật đá biên chứ không phải là ném biên như bóng
đá thông thường
- futsal không có luật việt vị
Đội hình thi đấu
futsal
Cẩm nang bóng đá Trang 16
- mỗi hiệp thi đấu của futsal chỉ 20 phút thay vì 45 phút như bóng
đá thông thường
- mặt sân khác nhau
- futsal không giới hạn số lần thay người
- futsal cho phép mỗi đội bóng có một lần hội ý 1 phút trong một
hiệp thi đấu
Giải vô địch futsal thế giới
Giải vô địch futsal thế giới của FIFA, còn được gọi là
“Futsal world cup” được tổ chức 4 năm một lần, vào năm
chẵn giữa hai kỳ world cup. Giải đấu đầu tiên được tổ
chức vào năm 1989, năm mà FIFA chính thức đưa futsal
vào hệ thống quản lý của mình, tại Hà Lan để nhằm
quảng bá cho môn thể thao này. Mỗi giải đấu chỉ có 16 đội
tham dự, và tính đến năm 2004 chỉ mới có 2 nước từng vô địch “Futsal world
cup”, đó là Brazil (các năm 1989, 1992, 1996) và Tây Ban Nha (các năm
2000, 2004). Giải Futsal world cup 2008 sẽ được tổ chức tại Brazil.
Futsal world cup
Cẩm nang bóng đá Trang 17
Câu lạc bộ Arsenal được thành lập như thế nào?
Tên: câu lạc bộ bóng đá Arsenal
Năm thành lập: 1886
Chuyên nghiệp từ năm: 1891
Trang phục: áo đỏ trắng, quần trắng, tất đỏ và
trắng.
Biệt danh: những khẩu thần công
Sân vận động: Highbury với sức chứa 38.500
người
Arsenal được thành lập bởi các công nhân ở nhà
máy Woolwich Arsenal Armament vào năm
1886. Câu lạc bộ bắt đầu chơi bóng dưới cái tên Dial Square. Cái tên Royal
Arsenal được sử dụng nhanh chóng sau đó. Trong một thời gian đội bóng chỉ
chơi các trận đấu giao hữu hoặc tham gia các giải đấu địa phương, nhưng
đến năm 1891 câu lạc bộ trở thành chuyên nghiệp và đổi tên thành thành
Woolwich Arsenal.
“Các khẩu thần công”- như cách gọi trìu mến của mọi người- tham gia giải
quốc gia vào năm 1893.
Thành tích:
- Vô địch giải quốc gia Anh trong các mùa bóng: 1930/1931, 1932/1933,
1933/1934, 1934/1935, 1937/1938, 1947/1948, 1952/1953,
1970/1971, 1988/1989, 1990/1991, 1997/1998, 2001/2002, 2003/2004
- Vô địch cúp FA: 1930, 1936, 1950, 1971, 1979, 1993, 1998, 2002,
2003
- Vô địch League cup: 1987, 1993
- Cup Charity Shield: 1930, 1931, 1933, 1934, 1938, 1948, 1953, 1998,
1999, 2002
Trong nhiều năm trước đây các fan bóng đá Anh gọi Arsenal là “đội bóng may
mắn” vì khả năng chiến thắng với tỷ số 1-0 vào phút chót của trận đấu. Và
nếu không bị gọi như vậy thì họ cũng bị xem là đội bóng chán ngắt với những
trận hoà 1-1. Nhưng giờ đây với những ngôi sao của mình, mọi sự đã thay
đổi cùng những chiến thắng giòn giã.
Cẩm nang bóng đá Trang 18
Ai là thủ môn xuất sắc của đội tuyển Italia vô địch world cup 1982?
Trích ngang
+ Sinh nhật: 28/2/1942, Friuli, Italy
+ Sự nghiệp cầu thủ:
Cấp quốc tế:
- 112 trận khoác áo Italia (59 trận mang băng đội trưởng)
- Vòng 1 World Cup 1974
- Thứ 4 World Cup 1978
- Vô địch World Cup 1982
- Vô địch châu Âu 1968
Cấp câu lạc bộ:
- 1961 - 1963 Udinese
- 1963 - 1967 Mantova
- 1967 - 1972 Napoli
- 1972 - 1983 Juventus
- 570 trận đấu ở Serie A
- 6 Scudetto: 73, 75, 77, 78, 81, 82
- 2 Coppa Italia 79, 83
- 1 cup Uefa: 1977
+ Sự nghiệp HLV:
- 1988 -1990 Juventus
- 1990 - 1994 Lazio
- 1997 Lazio
- 2001 Lazio
Cẩm nang bóng đá Trang 19
- 1998 - 2000 Italy
- Coppa Italian 1990
- UEFA Cup 1990
- Á quân Euro 2000
Sự bắt đầu khiêm tốn
Lớn lên ở nơi mà trước đây là một góc nhỏ của
đế chế Áo-Hung thực sự là rất ít thuận lợi, với
thực đơn thường ngày chỉ không đến nỗi tệ hại.
Ông bị từ chối bởi Inter Milan và Juventus, lúc
mới 14 tuổi. Lúc ấy, một lí do thật dễ nghe được
đưa ra giải thích vì sao ông quá nhỏ, bà ngoại
của Zoff, Adélaïde, đã trở lời: bà nuôi cậu ấy lớn
lên bằng trứng gà! Năm năm trôi qua, sự thể
hiện của Zoff cho đội bóng làng, Marianese, đã làm những người tìm kiếm tài
năng trẻ ở gần Udinese phải chú ý. Ông đã lớn thêm 33 centimet để có chiều
cao đến 1m82 - một tầm vóc đủ để ông có được sự tự tin mình sẽ có được
một vị trí ở một câu lạc bộ thuộc giải Serie A. Không lâu sau đó, Zoff đã rời
bỏ công việc của mình như một thợ cơ khí sửa chữa môtô để kí hợp đồng
bóng đá chuyên nghiệp. Ông đã không, tuy nhiên, có một sự khởi đầu suôn
sẻ khi để thua đến 5 bàn trong trận ra mắt ở Fiorentina ngày 24/9/1961. Sự
hạ nhục cho cả cầu thủ lẫn câu lạc bộ.
Zoff chỉ có 4 trận đấu cho đội bóng sân Friuli khi Montano trao cho ông một
cơ hội giải thoát vào mùa bóng năm sau. Ở đây, sự nghiệp của ông bắt đầu
cất cánh. Đến năm 1966, Zoff đã trở thành một trong những lựa chọn của đội
tuyển Italia tham dự World Cup bên cạnh Albertosi, Anzolin và Pizzaballa.
Trong lúc ấy, HLV Azzuri Edmondo Fabbri cuối cùng đã quyết định chọn cả
ba, bởi vì, như Zoff giải thích, "ông ấy không muốn bị coi là thiên vị khi chính
ông ấy cũng là một người Mantova". Sự an ủi chỉ đến bởi người vợ có vẻ đẹp
hình thể quyến rũ của ông - Anna Maria. Tiếp theo là sự ra đời của con trai
Marco trở thành hai điều hạnh phúc đến trong cuộc đời Zoff năm 1967. Đó
chính là năm mà Napoli đón chào ông đến với miền Nam với giá 130 triệu Lira
cộng với thủ môn Bandoni. Câu lạc bộ thành Naples nối tiếp AC Milan, đội đã
miễn cưỡng trước cái giá quá cao của Zoff nên đã bỏ qua. "Tôi đã có những
kí ức tuyệt vời về thời gian đó" - Zoff nói - "Đó là một thành phố thật cuồng
nhiệt".
Thành tích xuất sắc
Một điều đáng ghi nhớ đã đến. Zoff ra mắt ở đội tuyển quốc gia trong trận
thắng Bulgari 2-0 tháng 4/1968. Đó là một trận đấu ở vòng tứ kết giải vô địch
châu Âu và ông đã cùng đội tuyển đi đến trận chung kết, nơi họ đánh bại
Nam Tư. Một sự đánh giá xứng đáng bắt đầu cho kỉ lục khoác áo đội tuyển
Dino Zoff
Cẩm nang bóng đá Trang 20
mà chỉ có Paolo Maldini phá vỡ được sau ba thập kỉ. Nhưng thậm chí, bây giờ,
nhiều khi điều đó cũng chỉ làm nền cho vinh quang của Zoff. Thành tích có
một không hai của Zoff đến vào năm 1982, khi ông có được danh hiệu cao
quý nhất trong sự nghiệp quốc tế của mình: giành cup vô địch khi tham dự
world cup.
Lúc ấy, ông đã 40 tuổi và chiến thắng đó là sự tưởng thưởng xứng đáng cho
những cống hiến của ông. Những mùa giải được đánh dấu bằng những chiến
thắng nhiều hơn là những thất bại. Và một trong những thất bại - có thể là
nhỏ - ấy là không hoàn toàn thay thế được Albertosi ở Mexico 70 hay "không
phải lúc tôi tốt nhất" ở Argentina tám năm sau đó. Nhưng tất cả chúng cũng
không thể so sánh được với 6 danh hiệu Scudetto cùng Juventus. Đó là giai
đoạn nửa cuối của sự nghiệp cầu thủ, khi ông được trao đổi về Juve, một thử
thách mới cho một cầu thủ, người luôn được xem như là thích thú với việc
quyết định các bàn thắng như là đã bắt được nó từ trước. Có lẽ, đó là bí mật
để tồn tại trong sự nghiệp của ông.
Trong trường hợp của Zoff, quá khứ thực sự là chiến thắng. Và thực tế ông
chỉ giã từ bóng đá như từ bỏ sự hăng hái của tuổi trẻ sau khi bỏ lại đằng sau
570 trận đấu tại Serie A, trong đó có 330 trận đấu gần như một sự liên tục
hoàn hảo khi khoác áo Juventus. Đó là những ngày tháng thanh bình, trải
qua 11 mùa bóng ở sân Stadio Comunale. Nhất định, Bà đầm già đã nhận
được những kết quả xứng đáng với số tiền của họ bỏ ra đến 330 triệu Lire.
Những thành tích khác, cũng như 6 Scudetto, thật đẹp. Đó là một cup UEFA
và 2 Coppa Italia mà Zoff gặt hái được. Chỉ có một nỗi buồn, khoảng lặng ở
cup châu Âu, nơi mà hai lần ông bị đánh bại bởi Ajax năm 1973 và Hamburg
năm 1983.
Dẫn dắt từ băng ghế huấn luyện viên
Trận chung kết sau đó là buổi chia tay của Zoff, để lại một sự nghiệp lừng
lẫy. Ông từ giã sân cỏ và trở thành HLV thủ môn ở Juventus. Nhưng điều đó
dường như là không đủ. "Trong thâm tâm mình tôi quan tâm đến bóng đá
như là cả cuộc sống, cho đến chết", ông nói. Vì thế mà ông đã nhận trách
nhiệm ở đội tuyển Olympic Italia dẫn dắt đội bóng ở Olympic Seoul. Và ở đó,
ông đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong sự nghiệp HLV khi nhận được
lời đề nghị trở lại làm HLV trưởng ở Juventus năm 1988. Chiến thắng ở Italia
và cúp châu Âu, cộng với một lần đứng thứ 3 ở Serie A, cho thấy chắc chắn
rằng câu lạc bộ đã không phải ân hận về sự lựa chọn của họ, mặc dù ông chỉ
có ít năm kinh nghiệm trước đó. Nhưng rồi ông cũng không thể ở lại.
Điểm dừng chân tiếp theo là với Lazio. Ở Rome, Zoff có lúc làm HLV, rồi chủ
tịch. Ông đã đưa những chú đại bàng từ một đội bóng yếu kém về tài chính ở
Thành vố vĩnh cửu trở thành một công ti trách nhiệm hữu hạn, và thậm chí
còn có lúc thay thế cho vị trí HLV vào năm 1997.
Lần được bổ nhiệm tiếp theo của ông có thể coi là đỉnh cao nhất của sự
nghiệp HLV: thay thế Cesare Maldini ở đội tuyển áo thiên thanh sau màn trình
Cẩm nang bóng đá Trang 21
diễn nghèo nàn của họ ở France 98. Và nếu như không có bàn thắng vàng
của David Trezequet ở Euro 2000, ông có thể đã mang lại cho đội Italia danh
hiệu lớn đầu tiền kể từ năm 1982, trách nhiệm trước cả một dân tộc mà ông
đã nhận. Cho đến hôm nay, đối với các tifosi Italia, vị trí thứ 2 cũng là một
thất bại. Chịu sức ép, trỉ trích từ những người hâm mộ, ông đã từ chức và trở
lại Lazio, một lần nữa trở thành HLV của Lazio. Ông dẫ dắt họ đến vị trí thứ 3
và tấm vé tham dự Champions League, nhưng vẫn chưa thực sự làm các fan
hài lòng bởi họ đã giành cú đúp Scudetto và Coppa Italia một năm trước đó
(dưới sự dẫ dắt của HLV người Thụy Điển S. G. Erickson). Vì thế, khi mùa giải
2001/2002 bắt đầu với những trận đấu lúng túng, thất bại ở trong nước và
châu Âu, Zoff đã rời khỏi cương vị của mình…
Cẩm nang bóng đá Trang 22
Catenaccio là gì?
Catenaccio là thuật ngữ mô tả một chiến thuật trong bóng đá, trong đó
nhấn mạnh vào việc phòng ngự và phạm lỗi với đối phương một cách khôn
khéo. Theo tiếng Italia, catenaccio có nghĩa là “then cài cửa”(door-bolt).
Chiến thuật này nhằm tạo nên một hàng phòng ngự có tổ chức nhằm mục
đích ngăn chặn đối phương ghi bàn. Catenaccio được phổ biến rộng rãi bởi
huấn luyện viên nổi tiếng người Argentina Helenio Herrera của câu lạc bộ
Inter Milan trong những năm 1960, ông đã nhiều lần dùng chiến thuật này để
chiến thắng đối phương với tỷ số tối thiểu 1-0.
Catenaccio được cho là bắt nguồn từ chiến thuật verrou
(nghĩa là mắt xích - chain) của huấn luyện viên người
Áo Karl Rappan. Trong những năm 1930 và 1940, khi là
huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Thụy Sĩ, Rappan
đã sử dụng đội hình với một hậu vệ quét ngay trước thủ
môn. Câu lạc bộ Padova (câu lạc bộ Italia) của huấn
luyện viên Nereo Rocco là đội bóng đầu tiên của Italia áp
dụng chiến thuật này, và rồi sau này đội hình AC Milan
của đầu những năm 1960 cũng đá áp dụng catenaccio.
Chiến thuật verrou của Rappan, được đề xướng vào năm 1932 khi ông còn là
huấn luyện viên của câu lạc bộ Servette (của Thụy Sĩ), và đưa vào thực tế
bằng cách bố trí 4 hậu vệ, những cầu thủ này sẽ có trách nhiệm kèm chặt
cầu thủ đối phương theo kiểu 1 đối 1, cộng thêm một cầu thủ kiến tạo ở giữa
sân cùng 2 tiền vệ cánh.
Chiến thuật của Rocco, vẫn thường được xem là catenaccio
thuần tuý, được câu lạc bộ Trestina áp dụng lần đầu tiên vào
năm 1947 với câu lạc bộ Triestina(của Italia): đội hình phổ
biến nhất là 1-3-3-3 với cách phòng ngự áp sát, chặt chẽ.
Với chiến thuật catenaccio Triestina kết thúc mùa giải với vị
trí đáng kinh ngạc: đứng thứ 2 giải Serie A. Sau đó một số
đội hình khác cũng được áp dụng như 1-4-4-1 và 1-4-3-2 đối
với chiến thuật catenaccio.
Sự cải tiến cơ bản của catenaccio là việc xuất hiện vai trò
của libero hay hậu vệ quét, cầu thủ này chơi ở vị trí sau hàng hậu vệ gồm 3
người, chịu trách nhiệm thu hồi bóng, đối mặt trực tiếp với tiền đạo đối
phương và hỗ trợ kèm người khi cần. Một sự cải tiến quan trọng nữa là các
pha phản công, chủ yếu dựa vào các đường chuyền từ hàng phòng ngự.
Trong phiên bản của Herrera trong những năm 1960, 4 cầu thủ kèm người
được bố trí chặt chẽ với các cầu thủ tấn công của đối phương trong khi một
hậu vệ quét sẽ thu hồi bóng sau khi bóng đã lọt qua hàng hậu vệ.
Helenio Herrera
Karl Rappan
Cẩm nang bóng đá Trang 23
Theo năm tháng, catenaccio nguyên bản bị loại bỏ
dần để dành cho những chiến thuật khác cân bằng
hơn giữa tấn công và phòng thủ, đặc biệt là xu
hướng phổ biến của bóng đá tấn công như “bóng đá
tổng lực”.
Ngày nay, catenaccio chủ yếu được áp dụng bởi các
đội bóng yếu, để nhằm lấp bớt khoảng cách về kĩ
thuật với đối thủ mạnh hơn, họ áp dụng lối bóng đá thiên về thể lực. Sự biến
mất dần vai trò của hậu vệ quét càng góp phần làm suy tàn chiến thuật
catenaccio.
Chiến thuật catenaccio thường bị chỉ trích vì làm giảm tính chất trình diễn của
các trận đấu. Ở một số nền bóng đá châu Âu, một khi vai trò của việc tấn
công trong một trận đấu bị coi nhẹ thì nó cũng đồng nghĩa với thứ bóng đá
tiêu cực.
Một sai lầm thường thấy là khi xem catenaccio là chiến thuật phòng thủ duy
nhất áp dụng trong bóng đá. Thực tế không phải như vậy, bởi catenaccio chỉ
là một trong những chiến thuật phòng thủ được sử dụng. Ngày nay,
catenaccio được sử dụng ngày càng hạn chế, nhất là ở các đội bóng hàng
đầu, và thường chỉ dùng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như
khi một số cầu thủ bị đuổi khỏi sân hoặc phải bảo toàn tỷ số cho đến hết trận
đấu.
Catenaccio vẫn thường được cho là phổ biến ở bóng đá Italia, nhưng thực tế
nó chỉ chủ yếu được sử dụng thường xuyên bởi một số đội bóng thi đấu ỏ
Serie A, trong khi một số đội khác tỏ ra ưa thích chiến thuật khác mang tính
hiện đại như 4-4-2.
Các đội bóng đã từng thành công nhờ chiến thuật catenaccio:
- AC Milan, dưới thời huấn luyện viên Nereo Rocco, trong những năm 1960
- Inter Milan, dưới thời huấn luyện viên Helenio Herrera, trong những năm
1960
- Đội tuyển Bắc Triều Tiên, từng lọt vào vòng tứ kết world cup 1966, saukhi
đánh bại đội tuyển Italia.
Helenio Herrera và
Nereo Rocco
Cẩm nang bóng đá Trang 24
Tại sao các thủ thành ghét quả bóng mới của World Cup?
Trong trận mở màn của World Cup 2006, trung vệ
đội Đức Torsten Frings đã ghi một bàn thắng ấn
tượng từ khoảng cách xa tới 36 mét. Ban đầu quả
bóng bay thẳng và đột ngột ngoắt sang phải trong
khoảng cách 10 mét cuối cùng.
Đó là một cú sút không thể cản phá được, nhưng với
những quả bóng khác, việc cứu vãn khung thành có
thể đã dễ dàng hơn.
Một nhà khoa học đã lý giải vì sao loại bóng mới sử dụng trong World Cup
năm nay làm nản lòng các thủ môn.
Quả bóng Teamgeist mới của Adidas, như tên gọi, được ghép thành từ 14
miếng thay cho 26 hoặc 32 miếng như truyền thống để tạo thành hình cầu.
Số miếng ghép ít hơn đồng nghĩa với số đường khâu giảm đi, khiến cho quả
bóng đá phản ứng giống với quả bóng chày hơn, Ken Bray, nhà khoa học thể
thao tại Đại học Bath, Anh, cho biết.
Những luồng khí xoắn phức tạp trong không trung sẽ khiến cho một quả
bóng đang xoay tròn dạt sang hướng thuận với chiều xoay của quả bóng.
(ảnh dưới)
Điều này được giải thích như sau: Một quả bóng chuyển
động về phía trước khi đang xoay tròn theo chiều kim đồng
hồ sẽ tạo ra ma sát lớn hơn ở phía trái của nó (đó là bởi bề
mặt bên trái chuyển động ngược chiều không khí). Điều này
khiến áp suất ở phía trái cao hơn một chút, làm quả bóng
có xu hướng lệch về bên phải để cố đạt đến cân bằng. Nếu
quả bóng xoay theo chiều ngược kim đồng hồ, điều ngược
lại sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, một quả bóng không xoay tròn có thể sẽ nảy về
bất cứ phía nào không đoán trước được. Các cầu thủ bóng
chày đã lợi dụng đặc tính vật lý này để ném bóng.
Quả bóng World Cup lần này được thiết kế giống với bóng
chày hơn, nghĩa là bóng sẽ quay uể oải trong không khí,
đồng thời các đường khâu sẽ phá vỡ dòng không khí bao quanh quả bóng ở
những điểm nhất định trên bề mặt, khiến cho đường đi của nó trở nên rất
khó đoán.
Giải thích đường
đi của quả bóng
xoáy
Cẩm nang bóng đá Trang 25
Quả bóng đá đã được chế tạo như thế nào?
Trong suốt lịch sử, con người từ lâu đã có sở thích đá vào bóng hay những
thứ tương tự như vậy. Những người Anh Điêng ở Nam Mỹ được coi là đã từng
dùng một loại bóng nhẹ, có khả năng đàn hồi để chơi trong khi phải đến
hàng ngàn năm sau đó cao su mới thực sự được sản xuất.
Theo những tài liệu lịch sử và những câu chuyện kể lại, những quả bóng ban
đầu được sử dụng là đầu người, vải quấn lại, sọ người hoặc động vật và bong
bóng lợn hoặc bò.
Những năm 1800
Năm 1836 Charles Goodyear được cấp
bằng sáng chế về cao su lưu hoá.
Trước đó, những quả bóng hoàn toàn
phụ thuộc vào kích cỡ và hình dáng
của bong bóng lợn. Nó càng có hình
dáng kì quái thì càng có đường lăn
khó lường khi đá vào. Vào năm 1855,
Charles Goodyear thiết kế và sản xuất
những quả bóng đá đầu tiên làm từ
cao su lưu hoá. Quả bóng Charles
Goodyear đó hiện đang được trưng
bày ở bảo tàng bóng đá quốc gia tại
Oneonta, New York, Mỹ.
Năm 1862, H. J. Lindon làm ra những cái ruột bóng đầu tiên bằng cao su có
thể bơm căng. Với ruột bóng như vậy, quả bóng đảm bảo được hình dạng
ovan và cứng. Năm 1863 Liên đoàn bóng đá Anh mới thành lập họp bàn về
luật của môn thể thao này nhưng trong bộ luật đầu tiên chẳng có quy định gì
mô tả về quả bóng. Khi luật được sửa đổi vào năm 1872 người ta thống nhất
rằng quả bóng "phải hình cầu với chu vi từ 27 đến 28 inhches" (tương đương
68,6 cm đến 71,1 cm). (Kích thước này vẫn được giữ nguyên trong luật của
FIFA hiện nay. Kích thước và khối lượng của quả bóng được ấn định vào năm
1872, và khối lượng có thay đổi chút ít vào năm 1937 tăng từ 13-15 oz lên
14-16 oz.)
Việc sản xuất hàng loạt bóng đá được bắt đầu là kết quả của sự ra đời Giải
bóng đá Anh vào năm 1888. Mitre và Thomlinson ỏ Glassgow là hai trong số
những công ty đầu tiên sản xuất hàng loạt bóng đá trong thời kỳ đó. Điểm
cốt yếu trong chất lượng những quả bóng của họ là làm thế nào để quả bóng
giữ được hình dạng của nó. Chất lượng của da thuộc và kĩ năng của người
thợ cắt và khâu bóng là những nhân tố quyết định. Lớp bọc bên ngoài được
làm bằng da thuộc, da thuộc từ da mông của bò là loại hảo hạng còn da
thuộc từ da vai của bò thì là loại chất lượng kém hơn. Bước tiến bộ trong thiết
kế của quả bóng là việc sử dụng các miếng ghép lại với nhau thay vì sử dụng
Quả bóng Charles Goodyear
Cẩm nang bóng đá Trang 26
các dải da ghép lại với nhau theo chiều dọc. Quả bóng nhờ đó mà có hình
dạng tròn hơn.
Đến thế kỉ 20 thì hầu hết những quả bóng mới có ruột bóng được làm bằng
cao su.
Những năm 1900
Đến năm 1900, ruột bóng được làm bằng thứ cao su bền hơn và có thể chịu
lực tác động lớn hơn. Hầu hết bóng đến thời kỳ đó đã sử dụng ruột bóng làm
bằng cao su. Quả bóng có một lớp ruột bên trong và được bọc lại bằng một
lớp da màu nâu. Những quả bóng này nảy tốt hơn và dễ đá hơn. Hầu hết lớp
bên ngoài được làm từ da thuộc với gồm 18 miếng nhỏ xếp thành 6 mảnh
ghép. Mỗi miếng nhỏ được khâu lại với nhau bằng tay bằng sợi gai dầu 5 lớp
và có khe hở có dây buộc nhỏ ở một bên. Lớp vỏ ngoài được khâu ở mặt trái
để khi hoàn thành lại lộn lại, giấu vết khâu vào bên trong. Ruột bóng (chưa
được bơm căng) được luồn vào qua khe hở. Một cái ống dài nối với ruột bóng
được dùng để bơm căng quả bóng. Khi được bơm căng, khe hở sẽ lại được
buộc chặt lại. Quả bóng thời kỳ đó cứ phải bơm đi bơm lại nhiều lần, thậm chí
là ngay cả trong một trận đấu. Loại bóng này khi đá thì cũng tốt nhưng khi
đánh đầu thì rất đau vì nó nặng hơn nữa chất liệu da lại thấm nước càng
khiến quả bóng nặng thêm mỗi khi trời mưa, gây ra những chấn thương ở
đầu. Một vấn đề nữa là lớp da bò khác nhau về chất lượng nên quả bóng sản
xuất ra cũng có chất lượng không đồng đều, dày mỏng khác nhau và lớp da
nhanh bị hỏng sau mỗi trận đấu.
Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, đã có sự cải tiến trong sản xuất bóng.
Việc chèn thêm một lớp làm bằng vải vào giữa ruột bóng và lớp bọc bên
ngoài giúp việc điều chỉnh hình dạng quả bóng dễ dàng hơn, hút ẩm, và làm
quả bóng bền hơn. Tuy nhiên; quả bóng rất dễ bị nổ ngay cả khi trận đấu
đang dở dang. Nguyên nhân của những quả bóng chất lượng thấp sau chiến
tranh thế giới II được cho là do lớp bọc bằng da có chất lượng tồi.
Vấn đề bóng thấm nước được cải thiện bằng cách sơn một lớp chất liệu tổng
hợp bên ngoài hoặc dùng các chất liệu khác bọc bên ngoài lớp da. Đồng thời
việc phát minh ra chiếc van giúp loại bỏ khe hở trên quả bóng.
Năm 1951 quả bóng màu trắng được chấp nhận sử dụng để khản giả dễ theo
dõi
hơn dưới ánh đèn. Thực ra bóng màu trắng cũng đã được sử dụng một cách
không chính thức từ năm 1892, việc sản xuất đơn giản chỉ là thêm một bước
tẩy trắng lớp da. Những quả bóng màu cam được giới thiệu lần đầu trong
những năm 1950 giúp theo dõi bóng dễ hơn trong điều kiện có tuyết.
Trong thưở ban đầu của bóng đá quốc tế, những nước khác nhau lại thích
những lạo bóng khác nhau, điều này gây nên nhiều tranh cãi. Vì vậy FIFA đã
phải tiêu chuẩn hoá kích thước, khối lượng và loại bóng sử dụng.
Cẩm nang bóng đá Trang 27
Những quả bóng làm bằng chất liệu tổng hợp
Mãi đến những năm 1960 quả bóng đầu tiên làm bằng chất liệu tổng hợp mới
được sản xuất. Nhưng cũng phải đến cuối những năm 1980 chất liệu da tổng
hợp mới thay thế hoàn toàn da thuộc. Chất liệu tổng hợp tạo nên những quả
bóng có chất lượng tốt hơn và nhất là không thấm nước.
Bóng đá ban đầu được làm bằng các dải da khâu lại với nhau.
Ngày nay bóng được làm từ những mảnh da tổng hợp ghép lại
với nhau trong một thiết kế gọi là "Buckminster Ball" hay còn
gọi là Buckyball. Kiến trúc sư người Mỹ Richard Buckminster
Fuller đã nghĩ ra thiết kế này khi ông đang cố tìm cách để làm
sao xây những ngôi nhà tốn ít vật liệu nhất. Các mảnh ghép có
hình lục giác, ngũ giác và tam giác được ghép lại tạo thành bề
mặt tròn. Quả bóng đá hiện đại có thiết kế Buckminster gồm 20 mảnh hình
lục giác và 12 mảnh hình ngũ giác. Khi chúng được ghép lại và bơm căng sẽ
tạo nên một khối cầu gần hoàn hảo. Những mảnh màu đen giúp cầu thủ
nhận thấy mọi chuyển động của quả bóng. Quả bóng chính thức đầu tiên của
FIFA world cup có tên gọi Telstar do hãng Adidas sản xuất được sử dụng tại
world cup Mexico 1970 được sản xuất theo thiết kế Buckminster đó.
Những bước phát triển trong thiết kế bóng
vẫn đang tiếp diễn. Nhiều công ty gần đây
đã đưa ra những chất liệu cũng như thiết kế
mới cho quả bóng. Mục đích là sản xuất ra
những quả bóng tối ưu có đường bay chính
xác, không thấm nước, bay nhanh và truyền
mọi tác động lực đá vào nó, sờ vào có cảm
giác êm và an toàn khi đánh đầu. Những
quả bóng mới như Roteiro, Finale,
Fevernova, Teamgeist của Adidas; Geo
Merlin của Nike; Shudah của Puma hay ISO
của Mitre là kết quả của những cải tiến về
thiết kế và những chất liệu của công nghệ
cao. Dĩ nhiên những quả bóng hiện đại thế
nào thì cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của các tổ chức điều
hành như FIFA.
"Buckminster
Ball"
Quả bóng Roteiro được sử dụng
tại Euro 2004
Cẩm nang bóng đá Trang 28
Tên gọi của những quả bóng chính thức qua các kỳ World cup là gì?
Chắc hẳn nhiều người đã biết quả bóng chính thức được sử dụng tại World
Cup 2006 có tên gọi là Teamgeist. Vậy những kỳ world cup trước thì sao? Các
danh thủ trong lịch sử bóng đá thế giới đã phô diễn tài năng của mình với
những quả bóng như thế nào? Chúng ta hãy cùng ngược về quá khứ để tìm
hiểu về quả bóng chính thức của các kỳ world cup, nhân vật chính của những
trận đấu hấp dẫn biết bao người hâm mộ.
Mexico 1970: Thuật ngữ quả bóng "chính thức" của FIFA
world cup bắt đầu xuất hiện từ Mexico 1970 với quả
bóng có tên gọi Telstar do hãng Adidas sản xuất. Đây
cũng chính là quả bóng chính thức đầu tiên được sản
xuất theo thiết kế Buckminster- tức là bóng được làm
bằng cách ghép các mảnh (hình lục giác, ngũ giác, tam
giác) lại với nhau thay vì ghép các dải dài lại như trước
đây. Telstar gồm 32 mảnh đen và trắng. Mexico 1970 cũng là world cup đầu
tiên được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, và màu sắc của Telstar giúp
người xem dễ dàng theo dõi hơn trên màn hình TV đen trắng.
Tây Đức 1974 : Telstar lại tiếp tục được sử dụng. Ngoài ra còn có một mẫu
bóng khác có tên gọi "Chile Durlast" chỉ có màu trắng chứ không có các mảnh
ghép màu đen.
Argentina 1978: tại world cup này quả bóng có tên gọi Tango Durlast. Thiết
kế của quả bóng là biểu trưng cho sự duyên dáng, tính năng động và cảm
xúc.
Tây Ban Nha, 1982: Adidas giới thiệu quả bóng mới có tên gọi "Tango
Espana". Quả bóng này được ghép thêm cao su vào các đường may để ngăn
nước ngấm vào. Đây chính là loại bóng đầu tiên có tính năng không thấm
nước. Nhờ vậy mỗi khi trời mưa các cầu thủ không phải khốn khổ với những
quả bóng da ngấm nước nặng nề.
Mexico, 1986: Azteca là tên gọi của quả bóng chính thức
của kỳ world cup này. Đây là loại bóng đầu tiên được bọc
một lớp polyurethane để ngăn nước mưa thấm vào bóng.
Italy, 1990: Quả bóng được sử dụng-Etvsco là loại bóng
đầu tiên có một lớp bên trong làm bằng bọt polyurethane
đen.
USA, 1994: Quả bóng Questra có cấu tạo bọc trong một lớp bọt polystyrene.
Điều này không chỉ giúp ngăn nước mà còn cho phép bóng đi nhanh hơn sau
mỗi cú sút. Loại bóng này cũng tạo cảm giác mềm hơn khi sờ vào. Questra
đòi hỏi kỹ thuật khống chế bóng tốt hơn và sự nhanh nhẹn hơn ở mỗi cầu
thủ.
Quả bóng Telstar
Quả bóng Azteca
Cẩm nang bóng đá Trang 29
France, 1998: Quả bóng được sử dụng có tên gọi Tricolore.
Đúng như tên gọi, nó có 3 màu biểu tượng của nước Pháp:
đỏ-trắng-xanh thay vì hai màu trắng - đen truyền thống.
Korea Japan, 2002: quả bóng có tên gọi Fevernova là một
thiết kế mới của Adidas với lớp bên trong dầy hơn để tăng
tính chính xác của đường bóng bay.
Germany 2006: Bóng Teamgeist có chu vi
69cm, nặng 441 gam, do các kỹ sư của Adidas
tạo nên và đã được kiểm tra bằng robot rất kỹ
lưỡng về độ bền, độ nảy, tính năng đàn hồi và
khả năng giữ khí nén bên trong... Sau hàng
trăm nghìn lần kiểm tra, Teamgeist được xác
định ít lệch đường cong, dễ xác định hướng và
không tạo nên nhiều tình huống "giật mình"
cho các thủ môn về quỹ đạo bay như trước.
"Teamgeist” trong tiếng Đức có nghĩa là chơi
đẹp, chơi với tinh thần thể thao cao thượng,
đoàn kết, độc đáo và sẵn sàng vượt qua mọi
thử thách để giành được cúp vô địch.
Quả bóng
Tricolore
Quả bóng
Fevernova
Quả bóng Teamgeist
Cẩm nang bóng đá Trang 30
Bóng đá thực sự bắt nguồn từ đâu?
Bóng đá, còn gọi là túc cầu, là môn thể thao đồng đội, chơi giữa hai đội, mỗi
đội có 11 cầu thủ. Trò chơi dùng quả bóng chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với
hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách
đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoài thủ môn, các cầu thủ
không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội
ghi được nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu.
Không như mọi người nhầm tưởng, bóng đá do người Trung Quốc phát minh
ra vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên và gọi môn thể thao này là "cuju", vốn
là một bài tập luyện của quân đội nhà Hán thời đó. Các binh sĩ tranh giành
nhau trái bóng bằng da, tìm cách sút vào cầu môn làm bằng vải lụa có khoét
lỗ. Mãi đến năm 2004, FIFA mới chính thức công nhận Trung Quốc là "cái
nôi" của bóng đá.
Môn thể thao truyền thống Kemari của Nhật Bản cũng được xem là chịu ảnh
hưởng của bóng đá cổ đại Trung Quốc. Trận giao hữu túc cầu quốc tế đầu
tiên là trận đấu giữa các cầu thủ Kemari Nhật Bản và cuju Trung Quốc vào
năm 50 trước Công nguyên.
Những môn thể thao bằng chân cũng đã được biết đến vào thời Hy Lạp và La
Mã cổ với cái tên Epskyros (đấu trường của trái bóng) và được sử dụng như
một phương thức huấn luyện quân đội. Cùng với các cuộc xâm chiếm và
thống trị của mình sang bán đảo Anh, vùng Gallien (Pháp) và Germani (Đức),
đế chế La Mã đã truyền bá và phát triển bóng đá sang Tây Âu. Và đó chính là
nguyên nhân bóng đá đến được với nước Anh, nơi mà môn thể thao này
được tôn vinh, phát triển và truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới.
Giữa thế kỷ 19, bóng đá trở thành môn thể thao chính thức tại các trường
học ở Anh. Để tạo sự khác biệt với bóng đá nghiệp dư, các học sinh Anh
mang những chiếc giày với đế gắn đinh. Những nỗ lực cải tiến trái bóng tiếp
tục và năm 1886, nước Anh phát minh ra van và bơm hơi.
Sự phát triển của quả bóng đá cũng gắn liền với sự phát triển của nền bóng
đá. Khi ra đời tại Trung Quốc, quả bóng đá được tạo ra với một lớp ngoài
bằng da, và được làm đầy bằng lông hoặc tóc. Quả bóng hơi đầu tiên được
chế tạo tại Hy Lạp, được thổi căng với lớp bọc bằng da lợn hoặc da hươu.
Nước Mỹ đã có hai đóng góp to lớn. Đó là việc tìm ra cách lưu hoá cao su, và
nhờ đó, quả bóng đá mới bắt đầu được tạo ra với hai lớp vỏ bọc. Sau khi
người Anh đưa van và bơm hơi vào quả bóng, người Mỹ tiếp tục nâng cấp nó,
gắn vào bên trong quả bóng một cái bơm tự động, và nhờ đó, quả bóng có
khả năng tự làm căng.
Cẩm nang bóng đá Trang 31
Chiếc còi đồng được phát minh vào cuối những năm 1860 vốn được sản xuất
để phục vụ cho cảnh sát Anh và ngay năm 1878 được sử dụng lần đầu tiên
trong trận đấu của đội bóng Nottingham Forrest. Còi đồng sau đó nhanh
chóng được cải tiến với âm thanh cao và rung hơn.
Thẻ vàng, thẻ đỏ được sử dụng lần đầu tiên tại World Cup
1970, sau vụ náo động trong trận đấu giữa Argentina và
Anh ở World Cup 1966.
Cầu môn (khung thành) được sử dụng để giúp ta xác nhận
những bàn thắng. Bàn thắng được coi là hợp lệ khi trái
bóng đã đi qua vạch vôi và nằm giữa khoảng không gian
được tạo bởi hai cột dọc và xà ngang. Khi ra đời ở Trung Quốc, cầu môn chỉ
đơn giản là một túi vải lụa có khoét lỗ. Từ khi cầu môn có hình dạng như hiện
tại, nó không có nhiều thay đổi. Năm 1988, Tây Ban Nha phát minh ra cầu
môn có gắn camera và mới đây vào năm 2003, vòm cầu môn nhấp nháy khi
bàn thắng được ghi đã xuất hiện tại Đức. Luật bóng đá thế giới hiện nay
không bắt buộc cầu môn phải có lưới. Tuy nhiên hình ảnh trái bóng làm tung
lưới đã trở thành điều đương nhiên khi ta nói đến một bàn thắng.
Cẩm nang bóng đá Trang 32
Ai là người sáng tạo nên cú đá bicycle kick trong bóng đá?
Có lẽ chẳng có pha trình diễn nào trong bóng đá lại có thể ngoạn mục như cú
đá bicycle kick (tiếng Việt có thể dịch là cú đá “xe đạp chổng ngược”): ở động
tác này, cầu thủ tung người lên không trung, một chân đưa cao hơn đầu đá
ngược quả ra phía sau lưng và bay qua đầu mình.
Nhiều cầu thủ cố gắng thực hiện màn trình diễn này, một số người có thể
thành công nhưng rất hiếm ai có thể thực hiện pha trình diễn này một cách
hoàn hảo.
Ngoại trừ tình huống muốn biểu diễn, thì thông thường cầu thủ sẽ sử dụng cú
đá này một cách hữu hiệu trong các tình huống sau:
- Khi một hậu vệ quyết tâm đưa bóng ra khỏi khu vực gần cầu môn đội nhà.
Nhưng anh ta lại đứng đối diện với bóng và quay lưng về phía mà anh ta
muốn đưa bóng đến; đồng thời bóng đang bay trên không và rất khó kiểm
soát. Anh ta có thể thực hiện một pha phá bóng bằng cú đá bicycle kick.
- Khi một tiền đạo đứng quay lưng về phía khung thành đối phương và ở
trong hoặc gần khu vực 11m, bóng đang ở tầm ngang đầu. Một pha ghi bàn
đẹp mắt có thể đến với cú đá này.
Và thông thường thì người ta thích thú và ca ngợi những pha ghi bàn như thế
hơn nhiều so với các pha phá bóng.
Thuật ngữ tiếng Anh bicycle kick xuất
phát từ chỗ động tác của hai chân khi
thực hiện cú đá này trông như đang đạp
xe đạp với một chân đưa về trước, phía
quả bóng và một chân đưa về phía ngược
lại. Tên tiếng Đức fallruckzieher của động
tác này có nghĩa là “cú đá ngã về sau”
ám chỉ sau khi cầu thủ thực hiện cú đá
này thường bị ngã đập lưng xuống đất,
rất dễ bị chấn thương. Còn ở hầu hếtCú Bicycle Kick của Pele
Cẩm nang bóng đá Trang 33
châu Mỹ Latinh, người ta gọi cú đá này là Chilena nghĩa là “cú đá theo phong
cách Chile” vì các đội bóng Chile là những người đầu tiên trình diễn cú đá
này. Ramon Unzaga, người gốc Tây Ban Nha nhập cư vào Chile, được cho là
người đầu tiên đã sáng tạo nên cú đá Chilena vào năm 1914.
Vào những năm 1930 và 1940, cầu thủ người Brazil
Leonidas da Silva đã làm cho màn trình diễn này trở
nên hoàn hảo. Nhờ nó, năm 1938 trong một trận
đấu giữa Brazil và Ba Lan, Silva đã giúp Brazil chiến
thắng 6-5. Ở Italia, Carlo Parola là cái tên nổi tiếng
gắn pha trình diễn bicycle kick. Còn tại Đức, ngôi
sao của cú đá này là Klaus Fisher với bàn thắng
ngoạn mục trong mùa bóng 1976/1977.
Động tác này còn được coi như là thương hiệu
riêng của một cầu thủ người Brazil trứ danh
Edson Arantes do Nascimento mà chúng ta
vẫn quen gọi là “Vua bóng đá” Pele. Trong
thập niên 1960 và 1970 Pele đã làm cho nó
trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Một cầu thủ Brazil khác ở gần hơn
với thế giới bóng đá hiện tại là Rivaldo cũng có thể thực hiện cú đá này một
cách hết sức thành thục. Trong màu áo Barcelona, anh đã từng làm cho cả
cầu trường nổ tung với bàn thắng từ một cú đá bicycle kick hoàn hảo.
Ramon Unzaga
Cẩm nang bóng đá Trang 34
Phán quyết Bosman là gì?
Trước khi có phán quyết Bosman
Trước khi có phán quyết Bosman, một cầu thủ bóng đá chỉ được phép chuyển
sang một câu lạc bộ khác khi có sự thoả thuận giữa hai câu lạc bộ. Thông
thường thoả thuận này chỉ đạt được sau khi xác định được mức phí chuyển
nhượng mà câu lạc bộ mua phải trả cho câu lạc bộ bán cầu thủ đó. Điều này
được thực hiện bất chấp việc hợp đồng của cầu thủ với câu lạc bộ bán đã kết
thúc hay chưa. Vì vậy cầu thủ không được phép kí hợp đồng với một câu lạc
bộ mới cho tới khi phí chuyển nhượng được trả hoặc chắc chắn được trả.
Đồng thời khi đó hệ thống hạn ngạch đã tồn tại ở một số giải quốc gia và các
giải đấu của UEFA. Hệ thống này có nghĩa là chỉ một số lượng hạn chế các
cầu thủ nước ngoài được phép chơi trong mỗi trận đấu. Chẳng hạn trong các
giải đấu của UEFA, chỉ 3 cầu thủ nước ngoài có thể chơi cho cùng một câu lạc
bộ.
Phán quyết Bosman
Phán quyết Bosman ra đời xuất phát từ trường hợp của
một cầu thủ người Bỉ tên là Jean-Marc Bosman. Khi hợp
đồng của anh ta với câu lạc bộ của Bỉ là RFC Liege hết hạn
vào năm 1990, Bosman muốn chuyển sang chơi cho câu
lạc bộ Pháp Dunkerque. Tuy nhiên Liege từ chối cho phép
Bosman rời đi mà không có khoản phí chuyển nhượng từ
phía câu lạc bộ Dunkerque. Theo Bosman thì với tư cách là
một công dân trong Liên Minh Châu Âu, anh có quyền tự
do di chuyển trong nội bộ Liên Minh Châu Âu nếu anh
muốn tìm việc làm (Điều 48, Hiệp ước Rome). Hệ thống chuyển nhượng lúc
bấy giờ ngăn cản Bosman thực hiện quyền tự do di chuyển đó và anh cho
rằng nó cần được thay đổi để các cầu thủ đã hết hạn hợp đồng với câu lạc bộ
có thể chuyển sang câu lạc bộ mới mà không phải có khoản phí chuyển
nhượng.
Vụ việc được đưa lên toà án châu Âu và ngày 15 tháng 12 năm 1995 toà đã
đưa ra phán quyết ủng hộ Bosman (phán quyết Bosman), chống lại câu lạc
bộ RFC Liege, liên đoàn bóng đá Bỉ và UEFA. Có hai điểm quan trọng trong
phán quyết này:
1. Phí chuyển nhượng là bất hợp pháp khi cầu thủ đã hết hạn hợp đồng với
một câu lạc bộ muốn chuyển sang một câu lạc bộ khác trong Liên Minh Châu
Âu. Từ nay, chỉ những cầu thủ có hợp đồng còn thời hạn với câu lạc bộ khi
chuyển nhượng mới cần có phí chuyển nhượng.
Jean-Marc
Bosman
Cẩm nang bóng đá Trang 35
2. Hệ thống hạn ngạch cũng là bất hợp pháp. Các câu lạc bộ có quyền sử
dụng các cầu thủ trong Liên Minh Châu Âu bao nhiêu tuỳ ý (tuy nhiên có hạn
chế về số lượng cầu thủ đến từ ngoài Liên Minh Châu Âu)
Sự tác động của phán quyết Bosman và những vấn đề
nảy sinh
Hiệu lực của phán quyết Bosman đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến
các câu lạc bộ khắp châu Âu. Họ bắt đầu ký những hợp đồng
dài hạn hơn với các cầu thủ để ngăn chặn việc mất đi các cầu
thủ mà không có được những khoản phí chuyển nhượng. Các
câu lạc bộ nhỏ hơn thì lại không thể ký hợp đồng dài hạn với
các cầu thủ (đặc biệt là các cầu thủ trẻ) bắt đầu mất đi các
khoản phí chuyển nhượng khi các cầu thủ giỏi lần lượt tự do
chuyển đến các câu lạc bộ lớn hơn. Tuy nhiên nỗi lo ngại về
việc các câu lạc bộ nhỏ sẽ bị phá sản vì quy định này đã được
chứng minh là không có căn cứ cho đến 6 năm sau, tác động
kinh tế lớn nhất của phán quyết Bosman đã xảy ra khi hợp
đồng giữa hãng truyền hình ITV Digital với một số câu lạc bộ
ở giải bóng đá Anh đổ vỡ, khiến các câu lạc bộ đã ký hợp
đồng dài hạn với các cầu thủ không đủ khả năng trả lương
cho họ nữa.
Tuy nhiên phán quyết này lại có tác động tích cực với các cầu thủ. Các cầu
thủ đã hết hợp đồng với câu lạc bộ của mình có thể tự do đàm phán với các
câu lạc bộ khác để có thể thoả thuận một vị trí có lợi hơn và mức lương cao
hơn. Phán quyết Bosman thực sự đã tăng cường quyền lợi của các cầu thủ,
cho phép họ tự do hơn trong quyết định về sự nghiệp của mình.
Phán quyết Bosman tuy vậy chỉ có ảnh hưởng với những vụ chuyển nhượng
các cầu thủ đã hết hạn hợp đồng. Nó không có quy định về tính hợp pháp
của những vụ chuyển nhượng của các cầu thủ vẫn còn hạn hợp đồng với câu
lạc bộ của mình. Năm 1998, Ủy ban châu Âu đã gửi một bản tuyên bố đến
các cơ quan quản lý về bóng đá, phản đối hệ thống chuyển nhượng quốc tế
các cầu thủ còn hạn hợp đồng với câu lạc bộ. Tuy nhiên với việc năm 2000 vụ
chuyển nhượng trị giá 37 triệu bảng đưa cầu thủ Luis Figo (vẫn còn hạn hợp
đồng với Barcelona) sang Real Madrid đã cho thấy hệ thống chuyển nhượng
không thống nhất với Hiệp ước của EU. Chiếu theo Tuyên bố số 29 của Hiệp
ước Amsterdam “lắng nghe ý kiến của các liên đoàn thể thao khi thảo luận về
những vấn đề quan trọng có tác động đến thể thao”, Ủy ban châu Âu đã đi
đến thương thuyết với các cơ quan quản lý bóng đá về một cuộc cải cách
nhằm đưa hệ thống đi vào thống nhất với Hiệp ước.
Với trị giá 37
triệu bảng của
Figo, các câu
lạc bộ quê nhà
của anh không
thể nào đủ
tiền để có anh
trong đội hình
Cẩm nang bóng đá Trang 36
Dưới tác động của phán quyết Bosman, phí chuyển nhượng
các cầu thủ còn hạn hợp đồng cứ tiếp tục tăng và đạt đến
đỉnh như trường hợp Real Madrid trả 45 triệu bảng để có
Zinedine Zidane. Tuy nhiên, yêu cầu về những mức phí
chuyển nhượng cao như vậy của câu lạc bộ bán nếu như bị
câu lạc bộ mua từ chối thì cũng có thể ngăn việc tự do
chuyển nhượng trong nội bộ EU. Chẳng hạn, với yêu cầu về
phí chuyển như Barcelona đưa ra với trường hợp Luis Figo thì
chỉ có Madrid hay một vài câu lạc bộ giàu có khác mới có thể
đáp ứng được. Và như vậy, nếu Figo muốn trở về chơi bóng
ở Bồ Đào Nha, anh phải đợi đến khi kết thúc hợp đồng vì
chẳng câu lạc bộ Bồ Đào Nha nào có thể đủ tiền để mua
anh.
Các câu lạc bộ bán thì cho rằng xét theo khía cạnh luật pháp và đạo đức,
chẳng có gì sai trái nếu họ có quyền kiểm soát việc chuyển nhượng cầu thủ
còn hạn hợp đồng, vì họ phải tôn trọng hợp đồng. Và nếu một cầu thủ phá vỡ
hợp đồng thì khoản tiền chuyển nhượng chỉ đơn giản là sự bồi thường cho
thiệt hại của câu lạc bộ. Tuy nhiên, theo quan điểm của Ủy ban châu Âu, các
khoản phí chuyển nhượng không phản ánh đúng mức độ thiệt hại của câu lạc
bộ khi một cầu thủ phá vỡ hợp đồng. Real Madrid phải trả cho Arsenal 23
triệu bảng để có Nicolas Anelka, nhưng khi Arsenal từ chối để anh ta ra đi,
luật sư của Anelka đã doạ sẽ đưa vụ việc ra toà và còn tuyên bố rằng giá trị
thực sự dành cho việc bồi thường việc Anelka phá vỡ hợp đồng chỉ là 900.000
bảng, phần giá trị còn lại của hợp đồng của anh với Arsenal. Hơn nữa trong
nhiều trượng hợp chuyển nhượng cầu thủ, chính câu lạc bộ bán đã phá vỡ
hợp đồng khi bán cầu thủ đi dù anh ta không muốn, vậy thì tại sao câu lạc bộ
bán lại không phải bồi thường cho cầu thủ?
Vì vậy, Uỷ Ban Châu Âu cho rằng việc bồi thường hợp đồng bị phá vỡ nên
được quy định một cách khách quan và công bằng, phản ánh chính xác thiệt
hại thực tế của câu lạc bộ và không cản trở việc tự do chuyển nhượng cầu
thủ giữa các nước EU. Ủy ban cũng chỉ ra rằng ở các ngành nghề khác,
những người công nhân muốn hủy hợp đồng có thể đưa ra thông báo với
công ty một thời gian trước theo như thoả thuận trong hợp đồng. Mặc dù vậy
họ vẫn thừa nhận tình huống một cầu thủ có thể đưa ra thông báo trước 1
tháng với câu lạc bộ của mình và rồi chuyển sang câu lạc bộ đối thủ trước
trận đấu quyết định chức vô địch thì cũng có thể gây nên sự mất công bằng.
Vì vậy, Uỷ ban châu Âu không yêu cầu tự do hoàn toàn trong việc chuyển
nhượng cầu thủ, nhưng kêu gọi thực hiện một cam kết có thể đưa hệ thống
chuyển nhượng cầu thủ đến gần hơn với luật pháp EU mà không làm giảm
giá trị của cạnh tranh công bằng.
Và với phán quyết Bosman, các cơ quan quản lý bóng đá ở châu Âu vẫn
không muốn thống nhất với Ủy ban châu Âu một cách nửa vời, và vẫn cho
rằng thể thao nên được loại trừ khỏi sự quy định của luật pháp EU và rằng
nên duy trì hệ thống chuyển nhượng hiện tại. Họ cho rằng việc chuyển
nhượng là một hình thức tái phân phối thu nhập, cho phép các câu lạc bộ nhỏ
Zidane - Hợp
đồng kỷ lục trị
giá 45 triệu
bảng
Cẩm nang bóng đá Trang 37
và các giải đấu nhỏ có thể tồn tại và nếu không có nó bóng đá với tư cách
một môn thể thao sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà quản
lý bóng đá vẫn không tỏ ra thuyết phục . Khả năng tái phân phối thu nhập
của hệ thống chuyển nhượng theo phán quyết Bosman là rất hạn chế, vì với
những vụ chuyển nhượng trị giá khổng lồ giữa các câu lạc bộ giàu với những
cầu thủ “đã khẳng định được mình” thì nhiều câu lạc bộ nhỏ cũng chẳng
được gì. Hơn nữa, theo như Ủy ban châu Âu thì việc tái phân phối thu nhập
cho các câu lạc bộ nhỏ có thể tiến hành theo cách tốt hơn, chẳng hạn như
việc chia tiền bản quyền truyền hình một cách công bằng hơn.
Một vấn đề nữa mà các nhà quản lý bóng đá vẫn chưa giải quyết được đó là
cho dù Ủy Ban Châu Âu có "để yên" không can thiệp tới bóng đá như họ yêu
cầu thì điều đó cũng không thể thay đổi được nguy cơ về sự bất hợp lý trong
hệ thống chuyển nhượng mà chỉ tạo nên những thách thức trong tương lai
nếu như có một cầu thủ nào đó tỏ ra bất bình, nhất là khi anh ta lại có sự
ủng hộ của hiệp hội các cầu thủ quốc tế ( FIFPro). Điều này có thể dẫn đến
một vụ kiện lên toà án châu Âu với những hậu quả nghiêm trong hơn vụ
Bosman vì toà án sẽ không dễ dàng chịu chấp nhận thoả hiệp như Ủy Ban
Châu Âu.
FIFA vào cuộc
Trước tình hình đó, FIFA dường như đã nhận thấy không thể không vào cuộc
và kết quả là tại cuộc họp hội đồng FIFA hàng năm diễn ra tại Buenos Aires
tháng 7 năm 2001 đã phê chuẩn các quy định về chuyển nhượng quốc tế.
Các quy định này được áp dụng cho tất cả các hợp đồng chuyển nhượng ký
sau ngày 1 tháng 9 năm 2001. Theo đó:
- yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo đối với cầu thủ chuyển nhượng dưới 23
tuổi
- Yêu cầu tôn trọng hợp đồng trong 2-3 năm đầu, cấm việc cầu thủ đơn
phương phá vỡ hợp đồng. Cầu thủ nào không chấp hành sẽ phải chịu án treo
giò 4 tháng cộng với một khoản tiền bồi thường cho câu lạc bộ tính theo tiền
lương thời gian còn lại của hợp đồng phù hợp với luật quốc gia.
- Mỗi mùa bóng chỉ có 2 kỳ chuyển nhượng
- Thành lập một hệ thống phân xử độc lập và khách quan nhằm giải quyết với
những tranh chấp trong hợp đồng và vấn đề bồi thường (với quyền hạn cho
phép chuyển nhượng các cầu thủ đang còn hạn hợp đồng vì những lý do
mang tính thể thao)
Kể từ sau khi những quy định này ra đời, quả là phí chuyển nhượng đã giảm
đi nhưng điều này chủ yếu là do suy thoái kinh tế trên thị trường chuyển
nhượng và những mức phí chuyển nhượng cao ngất ngưởng vẫn được sử
Cẩm nang bóng đá Trang 38
dụng như một công cụ để giữ chân cầu thủ (chẳng hạn như trường hợp
Fulham đã định giá cao cho Louis Saha để ngăn anh này chuyển sang
Manchester United vào kỳ chuyển nhượng tháng 1 năm 2004) hoặc để tăng
ngân sách trả nợ (trường hợp Leeds United bán Jonathan Woodgate năm
2003). Thực tế là 3 năm sau khi những quy định này ra đời, chỉ có tác động
của việc tôn trọng quy định về chuyển nhượng 2 kỳ mỗi mùa bóng và bồi
thường cho câu lạc bộ nếu cầu thủ dưới 23 tuổi phá vỡ hợp đồng là có tác
động tích cực trong việc hạn chế tự do chuyển nhượng tràn lan.
Quy định bổ sung của UEFA
Ngày 21 tháng 4 năm 2005, cuộc họp 52 thành viên của UEFA đã nhất trí ủng
hộ một quy định nhằm tăng cường công tác đào tạo cầu thủ trẻ tại các câu
lạc bộ. Quy định này là một biện pháp nhằm khôi phục một số tác động do
phán quyết Bosman gây ra. Quy định bổ sung này cho phép một cầu thủ có
thể tự do chuyển đi vào năm cuối của hợp đồng có thời hạn 4 hoặc 5 năm với
câu lạc bộ miễn là anh ta đưa ra yêu cầu cho câu lạc bộ dưới 15 ngày sau khi
mùa giải trước kết thúc. Câu lạc bộ sẽ được bồi thường, nhưng chỉ với lượng
tiền tương đương số lương vào năm cuối của hợp đồng, tức là sẽ ít hơn rất
nhiều so với mức phí chuyển nhượng trong hầu hết các trường hợp. Với quy
định này, UEFA hi vọng sẽ khắc phục được tình hình các câu lạc bộ đưa ra
những hợp đồng cao ngất ngưởng, bóp méo tính chân thực của thị trường
chuyển nhượng.
Cẩm nang bóng đá Trang 39
Biểu tượng của Liverpool FC có ý nghĩa như thế nào?
Chính giữa biểu tượng của Liverpool FC là hình một con
chim đang vỗ cánh, con chim này có tên Liver Bird, Liver
Bird là hình ảnh đại diện của thành phố Liverpool. Liver
Bird là con vật được tưởng tượng ra, pha trộn giữa chim
đại bàng và chim cốc. Cũng có người lại cho rằng đó là
một chú chim bói cá được cách điệu, ý kiến này có lẽ do
Liverpool là một thành phố cảng.
Từ thế kỉ thứ XIII, vua nước Anh quyết định nâng cấp một cảng cá nhỏ có
tên là Lerpoole lên thành phố Liverpool và hình ảnh của Liver Brid đã xuất
hiện trên con dấu của tòa thị chính thành phố. Trên nóc của tòa nhà Liver
Building cũng có hai chú Liver Bird rất lớn bằng đồng, người ta nói rằng Liver
Bird đem lại những điều may mắn cho thành phố cảng.
Khi Liverpool FC được thành lập, Liver Bird được chọn làm con vật tượng
trưng và đem lại may mắn cho câu lạc bộ. Ban đầu biểu tượng của CLB chỉ
đơn giản là hình Liver Bird màu trắng ở giữa, những chi tiết khác dần được bổ
xung theo năm tháng:
- Màu đỏ là màu cờ, sắc áo của CLB.
- Dòng chữ “You’ll never walk alone” là tên bài hát truyền thống của CLB đã
vang lên trên khắp thế giới.
- Hai ngọn lửa nhỏ để tượng trưng cho 96 nạn nhân thiệt mạng trong thảm
họa Hillsbrough.
Cẩm nang bóng đá Trang 40
Câu lạc bộ Liverpool được thành lập như thế nào?
Vào năm 1892 có một cuộc tranh cãi về tài chính diễn ra giữa CLB Everton và
John Houlding (chủ sân vận động Anfield), Everton quyết định ly khai và
chuyển sang Goodison Park. John Houlding gấp rút xây dựng một đội bóng
để chơi trên chiếc sân trống ấy, và Liverpool FC ra đời.
Sau khi chia tách với Everton FC, các cầu thủ
Liverpool mặc chiếc áo kẻ những ô vuông to màu
xanh và trắng – màu truyền thống của Everton.
Trong bức ảnh đầu tiên của Liverpool chụp năm
1892, các cầu thủ mặc giống hệt các cầu thủ
Everton mặc năm 1883. Mãi tới năm 1894, các cầu
thủ Liverpool mới chuyển sang màu áo đỏ. Từ đó,
Liverpool luôn mang áo đỏ quần trắng và tất đỏ -
sự thay đổi chỉ ở kiểu dáng cổ áo và những vạch
sọc trên tất.
Vào mùa bóng 1958-1959, Liverpool bắt đầu sử dụng phù hiệu của đội bóng
trên áo: một phù hiệu hình bầu dục với chú chim màu đỏ và dòng chữ LFC ở
phía dưới. Kiểu quần áo cũng thay đổi với cổ hình chữ V và quần lần đầu tiên
có những vạch đỏ. Lên hạng vào năm 1962, Liverpool lại mặc áo có cổ. Sau
khi giành chức VĐQG năm 1964, HLV Shankly đề nghị sử dụng bộ trang phục
toàn đỏ để cho “khí thế hơn”. Bộ trang phục truyền thống của Liverpool hình
thành: Áo đỏ với cổ viền trắng, quần đỏ và tất đỏ, cùng phù hiệu trên ngực.
Sang thập niên 70, Liverpool đơn giản hoá phù hiệu
với chú chim màu trắng và dòng chữ LFC được
thêu trên áo. Cùng với sự thương mại hoá bóng đá,
lần đầu tiên phù hiệu nhỏ của hãng Umbro xuất
hiện trên phần ngực phải của áo. Kiểu áo có cổ
được thay bằng kiểu áo cổ chữ V và thân áo đã
xuất hiện những hình trang trí màu vàng. Năm
1979, Liverpool trở thành đội bóng đầu tiên của
nước Anh có tên nhà tài trợ trên trang phục, đó là
tên hãng Hitachi.
Ra đời muộn hơn Everton nhưng Liverpool đã nhanh chóng khẳng định vị trí
hàng đầu trong làng bóng đá Anh của mình với 5 danh hiệu VĐQG trong giai
đoạn 1900 và 1947, trước khi sẩy chân rớt hạng Nhì năm 1954. Tuy nhiên,
dưới thời HLV Bill Shankly và Bob Paisley trong quãng thời gian từ năm 1959
tới năm 1983, Liverpool đã vươn lên trở thành một biểu tượng của bóng đá
Anh.
Sau khi thăng hạng Nhất năm 1961, Liverpool gặt hái hết danh hiệu này cho
tới danh hiệu khác, trong đó bao gồm 5 lần vô địch châu Âu. Chiến tích 18 lần
VĐ giải hạng Nhất Anh cho tới nay vẫn là một kỷ lục đầy tự hào với các CĐV
Áo đấu của Liverpool FC
ngày xưa và bây giờ.
Biểu tượng của Liverpool
FCngày nay
Cẩm nang bóng đá Trang 41
ở Merseyside, và chưa một CLB nào của Anh vượt qua cột mốc này của
Liverpool.
Khi nhắc tới sân Anfield, người ta nhắc ngay tới khán đài Kop nổi tiếng của
nó. Khán đài này được xây dựng vào năm 1906, sau khi đội bóng áo đỏ giành
được danh hiệu VĐ lần thứ hai. Tất cả những ai từng có mặt ở đây đều cảm
thấy ngưỡng mộ pha chút thèm khát, tất cả những cầu thủ đều cảm thấy bồi
hồi mỗi khi ngửng đầu chiêm ngưỡng nó.
Mãi tới mùa bóng 1928-1929, khán đài Kop mới
được che bằng một cái mái xi măng. Tuy vậy,
nó cũng là cái mái che lớn nhất trên sân bóng
hồi bấy giờ. Rất thần kỳ là trong Cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai, nó không hề bị “sây sát”,
bất chấp những cuộc ném bom của phát xít
Đức. Sau thế chiến, Liverpool trở thành một đội
bóng mạnh và khán giả kéo đến sân ngày càng
đông. Năm 1952, có trận sân Anfield tải gần
62.000 khán giả tới xem, và kỷ lục ấy tồn tại
cho tới ngày nay.
Cái tên Kop do Ernest Edwards, nhà báo chuyên viết thời luận của tờ “tiếng
vọng Liverpool” đặt cho khán đài xây trên nền đất cao và dốc, gợi nhớ tới
“Spion Kop”, ngọn đổi ở Nam Phi, nơi quân Anh quần thảo với quân Hà Lan
trong cuộc chiến tranh Boer năm 1900. Kop có sức chứa 28.000 khán giả và
nó góp phần quan trọng vào những chiến thắng của Liverpool.
Trên cái khán đài phi thường này, những cổ động viên bị lèn chặt như cá hộp
trong thời gian diễn ra trận đấu. Đó là một biển người dậy sóng đe doạ khủng
khiếp, khiến những địch thủ tài năng nhất cũng có thể mất tinh thần và bị rối
loạn khi thi đấu tại sân Anfield.
"Luôn hướng tới phía trước, không sợ hãi trước bất kỳ đối thủ nào"
trở thành tinh thần chủ đạo của đội bóng qua nhiều thập kỷ. Tinh thần ấy
được hun đúc thành một ý chí tuyệt vời mà thiếu ý chí ấy chưa chắc Liverpool
đã trở thành một người khổng lồ của bóng đá châu Âu. Tinh thần ấy giúp họ
vượt qua Real Madrid trong trận chung kết Cúp C1 năm 1981, vượt qua AS
Roma trong trận trung kết năm 1984 và viết nên câu chuyện cổ tích thần kỳ
tại Istanbul năm 2005.
Các cầu thủ Liverpool với lần
thứ 5 bá chủ châu Âu
Cẩm nang bóng đá Trang 42
Đôi giày bóng đá được thiết kế như thế nào để có thể hỗ trợ cho cầu
thủ?
Chỉ trong vài thập niên vừa qua, đôi giày của
các cầu thủ bóng đá đã được cải tiến rất
nhiều về kiểu dáng cũng như chức năng. Để
theo kịp với yêu cầu phát triển của môn thể
thao, ngành công nghiệp sản xuất giày đã
cho ra đời hàng loạt các kiểu dáng và chất
liệu mới cho đôi giày. Nhờ có kĩ thuật công
nghệ cao và máy tính, các nhà sản xuất có
thể phân tích những nguy cơ các cầu thủ
phải đối mặt trong các điều kiện của trận
đấu; họ cũng áp dụng những phương pháp
kiểm tra phức tạp nhằm thiết kế những đôi giày có tác dụng bảo vệ cầu thủ,
phát huy tối đa phong độ của họ và đưa môn thể thao này lên một tầm cao
mới.
Đôi giày là thứ dụng cụ cơ bản kết nối giữa cầu thủ với mặt sân và quả bóng
và có thể đối với mỗi cầu thủ nó là thứ dụng cụ quan trọng bậc nhất. Vì lẽ đó
hàng năm các công ty đầu tư hàng triệu đô la và bao nhiêu thời gian công
sức để tiến hành những nghiên cứu tạo ra những đôi giày tốt nhất. Mặc dù
thiết kế cơ bản của những đôi giày bóng đá không thay đổi gì nhiều trong
vòng 70 năm qua, thế nhưng những đôi giày hiện đại chứa đựng rất nhiều cải
tiến giúp cho cầu thủ vượt xa hơn những giới hạn của phong độ.
Về cơ bản, công nghệ trong bóng đá nhằm mục đích cải thiện các yếu tố sau
của các cầu thủ: di chuyển, tiếp xúc bóng và sự thoải mái/bảo vệ. Theo đó
đôi giày được thiết kế để hỗ trợ cầu thủ về các mặt như sau.
Lực trụ
Điều cơ bản là đôi giày phải cung cấp cho cầu thủ lực trụ
vững trên mặt sân, điều này giúp họ chạy nhanh hơn và
điều khiển bóng tốt hơn. Cải tiến lớn tạo ra điều này
chính là những chiếc đinh ở đế giày, một sáng tạo xuất
phát từ yêu cầu về điều kiện sân bãi trong thời tiết xấu.
Bắt chước kiểu giày chơi hockey cùng thời, vào những
năm 1890 các nhà sản xuất thêm vào những cái nút
bằng da dưới đế giày. Do các quy định về mặt an toàn nên chất liệu sử dụng
sản xuất những cái nút đó là da thay vì kim loại, có thể gây nguy hiểm cho
đối phương.
Qua thời gian, các cầu thủ ngày càng tiến bộ và các phong cách chơi bóng
dần thay đổi thì tính linh hoạt của những chiếc đinh ở đế giày, thiết kế và
cũng như cách sắp xếp vị trí của chúng trở thành một phần hết sức quan
trọng. Để tạo tính linh hoạt, lần đầu tiên những chiếc đinh có thể tháo ra
được giới thiệu trong thập niên 1920 giúp cho các cầu thủ kiểm soát tốt hơn
Đôi giày bóng đá
năm 1830
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda
10.cam nangbongda

Más contenido relacionado

Destacado

Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
04 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.001310721604 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.0013107216Yen Dang
 
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Linh Linpine
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2Khai Pham
 
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2taimienphi
 
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singaporeNhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singaporeVanglud Nguyen
 
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiemModule 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiemhovanhiep
 
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink Academy
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink AcademyĐào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink Academy
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink AcademyVinalink Media JSC
 
Báo giá văn phòng phẩm Công Ty TNHH MTV An Lộc Việt
Báo giá văn phòng phẩm Công Ty TNHH MTV An Lộc ViệtBáo giá văn phòng phẩm Công Ty TNHH MTV An Lộc Việt
Báo giá văn phòng phẩm Công Ty TNHH MTV An Lộc ViệtCông ty TNHH MTV An Lộc Việt
 
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhânLiệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhânninano381
 
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệpMẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệpThaoNguyenXanh_MT
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
Bai tap dien_tu_cong_suat
Bai tap dien_tu_cong_suatBai tap dien_tu_cong_suat
Bai tap dien_tu_cong_suatToai Nguyen
 
Bảng giá bulong ốc vít
Bảng giá bulong ốc vítBảng giá bulong ốc vít
Bảng giá bulong ốc vítIBS MRO
 
Bài tập về nhà 1
Bài tập về nhà 1Bài tập về nhà 1
Bài tập về nhà 1duythuan79
 
Bai tap bo tro tieng anh lop 7 (1)
Bai tap bo tro tieng anh lop 7 (1)Bai tap bo tro tieng anh lop 7 (1)
Bai tap bo tro tieng anh lop 7 (1)Anh Mai Nguyen
 
Dap an violympic vong 16 mon toan lop 5
Dap an violympic vong 16 mon toan lop 5Dap an violympic vong 16 mon toan lop 5
Dap an violympic vong 16 mon toan lop 5Xuanthanhlvt
 

Destacado (20)

Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
04 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.001310721604 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.0013107216
 
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
 
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2 EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
EBOOK: giải phẫu sinh lý - Tập 2
 
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singaporeNhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
Nhom16 chiến lược xây dựng cửa hàng ăn vặt tại singapore
 
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiemModule 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
Module 2 ki nang xay dung cong tac chu nhiem
 
Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_Gt hoa sinhdongvat_
Gt hoa sinhdongvat_
 
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink Academy
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink AcademyĐào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink Academy
Đào tạo Inhouse Marketing - By Vinalink Academy
 
Kinh te luong
Kinh te luongKinh te luong
Kinh te luong
 
Báo giá văn phòng phẩm Công Ty TNHH MTV An Lộc Việt
Báo giá văn phòng phẩm Công Ty TNHH MTV An Lộc ViệtBáo giá văn phòng phẩm Công Ty TNHH MTV An Lộc Việt
Báo giá văn phòng phẩm Công Ty TNHH MTV An Lộc Việt
 
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhânLiệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
 
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệpMẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
Bai tap dien_tu_cong_suat
Bai tap dien_tu_cong_suatBai tap dien_tu_cong_suat
Bai tap dien_tu_cong_suat
 
Bảng giá bulong ốc vít
Bảng giá bulong ốc vítBảng giá bulong ốc vít
Bảng giá bulong ốc vít
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Bài tập về nhà 1
Bài tập về nhà 1Bài tập về nhà 1
Bài tập về nhà 1
 
Bai tap bo tro tieng anh lop 7 (1)
Bai tap bo tro tieng anh lop 7 (1)Bai tap bo tro tieng anh lop 7 (1)
Bai tap bo tro tieng anh lop 7 (1)
 
Dap an violympic vong 16 mon toan lop 5
Dap an violympic vong 16 mon toan lop 5Dap an violympic vong 16 mon toan lop 5
Dap an violympic vong 16 mon toan lop 5
 

Más de ta_la_ta_157

Trạng thái bóng trên sân
Trạng thái bóng trên sânTrạng thái bóng trên sân
Trạng thái bóng trên sânta_la_ta_157
 
Tiểu luận dự án sân bóng đá mini trâu quỳ
Tiểu luận   dự án sân bóng đá mini trâu quỳTiểu luận   dự án sân bóng đá mini trâu quỳ
Tiểu luận dự án sân bóng đá mini trâu quỳta_la_ta_157
 
Thuyết trình logo của các câu lạc bộ bóng đá
Thuyết trình   logo của các câu lạc bộ bóng đáThuyết trình   logo của các câu lạc bộ bóng đá
Thuyết trình logo của các câu lạc bộ bóng đáta_la_ta_157
 
Tài liệu thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong bóng đá
Tài liệu thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong bóng đáTài liệu thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong bóng đá
Tài liệu thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong bóng đáta_la_ta_157
 
Quản lý bóng đá
Quản lý bóng đáQuản lý bóng đá
Quản lý bóng đáta_la_ta_157
 
Phòng ngừa chấn thương trong bóng đá
Phòng ngừa chấn thương trong bóng đáPhòng ngừa chấn thương trong bóng đá
Phòng ngừa chấn thương trong bóng đáta_la_ta_157
 
Nhom 3 du_an_san_bong_da_co_nhan_tao
Nhom 3 du_an_san_bong_da_co_nhan_taoNhom 3 du_an_san_bong_da_co_nhan_tao
Nhom 3 du_an_san_bong_da_co_nhan_taota_la_ta_157
 
Kỹ chiến thuật bóng đá
Kỹ chiến thuật bóng đáKỹ chiến thuật bóng đá
Kỹ chiến thuật bóng đáta_la_ta_157
 
Khi quả bóng lăng
Khi quả bóng lăngKhi quả bóng lăng
Khi quả bóng lăngta_la_ta_157
 
Kẻ ghét bóng đá
Kẻ ghét bóng đáKẻ ghét bóng đá
Kẻ ghét bóng đáta_la_ta_157
 
Hướng dẫn kỹ thuật bóng đá
Hướng dẫn kỹ thuật bóng đáHướng dẫn kỹ thuật bóng đá
Hướng dẫn kỹ thuật bóng đáta_la_ta_157
 
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...ta_la_ta_157
 
đấU pháp & những biến thiên
đấU pháp & những biến thiênđấU pháp & những biến thiên
đấU pháp & những biến thiênta_la_ta_157
 
Cầu thủ và trận đấu các hình thức chơi bóng
Cầu thủ và trận đấu các hình thức chơi bóngCầu thủ và trận đấu các hình thức chơi bóng
Cầu thủ và trận đấu các hình thức chơi bóngta_la_ta_157
 
Báo cáo đề tài phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh trung học ...
Báo cáo đề tài   phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh trung học ...Báo cáo đề tài   phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh trung học ...
Báo cáo đề tài phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh trung học ...ta_la_ta_157
 
Bài tập nhóm logo câu lạc bộ bóng đá
Bài tập nhóm   logo câu lạc bộ bóng đáBài tập nhóm   logo câu lạc bộ bóng đá
Bài tập nhóm logo câu lạc bộ bóng đáta_la_ta_157
 
15 phut tap_voi_trai_bong_4979
15 phut tap_voi_trai_bong_497915 phut tap_voi_trai_bong_4979
15 phut tap_voi_trai_bong_4979ta_la_ta_157
 
04.chiến thuật bóng đá 7 người
04.chiến thuật bóng đá 7 người04.chiến thuật bóng đá 7 người
04.chiến thuật bóng đá 7 ngườita_la_ta_157
 
03.bóng đá thiếu niên
03.bóng đá thiếu niên03.bóng đá thiếu niên
03.bóng đá thiếu niênta_la_ta_157
 
02.ky chien thuat va phuong phap giang day da bong
02.ky chien thuat va phuong phap giang day da bong02.ky chien thuat va phuong phap giang day da bong
02.ky chien thuat va phuong phap giang day da bongta_la_ta_157
 

Más de ta_la_ta_157 (20)

Trạng thái bóng trên sân
Trạng thái bóng trên sânTrạng thái bóng trên sân
Trạng thái bóng trên sân
 
Tiểu luận dự án sân bóng đá mini trâu quỳ
Tiểu luận   dự án sân bóng đá mini trâu quỳTiểu luận   dự án sân bóng đá mini trâu quỳ
Tiểu luận dự án sân bóng đá mini trâu quỳ
 
Thuyết trình logo của các câu lạc bộ bóng đá
Thuyết trình   logo của các câu lạc bộ bóng đáThuyết trình   logo của các câu lạc bộ bóng đá
Thuyết trình logo của các câu lạc bộ bóng đá
 
Tài liệu thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong bóng đá
Tài liệu thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong bóng đáTài liệu thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong bóng đá
Tài liệu thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong bóng đá
 
Quản lý bóng đá
Quản lý bóng đáQuản lý bóng đá
Quản lý bóng đá
 
Phòng ngừa chấn thương trong bóng đá
Phòng ngừa chấn thương trong bóng đáPhòng ngừa chấn thương trong bóng đá
Phòng ngừa chấn thương trong bóng đá
 
Nhom 3 du_an_san_bong_da_co_nhan_tao
Nhom 3 du_an_san_bong_da_co_nhan_taoNhom 3 du_an_san_bong_da_co_nhan_tao
Nhom 3 du_an_san_bong_da_co_nhan_tao
 
Kỹ chiến thuật bóng đá
Kỹ chiến thuật bóng đáKỹ chiến thuật bóng đá
Kỹ chiến thuật bóng đá
 
Khi quả bóng lăng
Khi quả bóng lăngKhi quả bóng lăng
Khi quả bóng lăng
 
Kẻ ghét bóng đá
Kẻ ghét bóng đáKẻ ghét bóng đá
Kẻ ghét bóng đá
 
Hướng dẫn kỹ thuật bóng đá
Hướng dẫn kỹ thuật bóng đáHướng dẫn kỹ thuật bóng đá
Hướng dẫn kỹ thuật bóng đá
 
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
 
đấU pháp & những biến thiên
đấU pháp & những biến thiênđấU pháp & những biến thiên
đấU pháp & những biến thiên
 
Cầu thủ và trận đấu các hình thức chơi bóng
Cầu thủ và trận đấu các hình thức chơi bóngCầu thủ và trận đấu các hình thức chơi bóng
Cầu thủ và trận đấu các hình thức chơi bóng
 
Báo cáo đề tài phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh trung học ...
Báo cáo đề tài   phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh trung học ...Báo cáo đề tài   phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh trung học ...
Báo cáo đề tài phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh trung học ...
 
Bài tập nhóm logo câu lạc bộ bóng đá
Bài tập nhóm   logo câu lạc bộ bóng đáBài tập nhóm   logo câu lạc bộ bóng đá
Bài tập nhóm logo câu lạc bộ bóng đá
 
15 phut tap_voi_trai_bong_4979
15 phut tap_voi_trai_bong_497915 phut tap_voi_trai_bong_4979
15 phut tap_voi_trai_bong_4979
 
04.chiến thuật bóng đá 7 người
04.chiến thuật bóng đá 7 người04.chiến thuật bóng đá 7 người
04.chiến thuật bóng đá 7 người
 
03.bóng đá thiếu niên
03.bóng đá thiếu niên03.bóng đá thiếu niên
03.bóng đá thiếu niên
 
02.ky chien thuat va phuong phap giang day da bong
02.ky chien thuat va phuong phap giang day da bong02.ky chien thuat va phuong phap giang day da bong
02.ky chien thuat va phuong phap giang day da bong
 

10.cam nangbongda

  • 1. Cẩm nang bóng đá Trang 1 Cẩm Nang Bóng Đá Với mong muốn mang lại một chút thông tin cho các bạn hâm mộ môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh, mình đã sưu tầm một số bài viết về môn thể thao nghệ thuật đầy lôi cuốn này và đóng gói thành một cuốn cẩm nang. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích từ đây. Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ qua Y!M: dangtunam
  • 2. Cẩm nang bóng đá Trang 2 Sân Nou Camp giữ kỷ lục nào? Sân Nou Camp ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha là sân bóng lớn nhất châu Âu với sức chứa 98.600 người, kích thước 105m x 72m. Đây là sân nhà của câu lạc bộ Barcelona. Nou Camp còn được biết đến như là một trong những sân vận động không chỉ lớn nhất mà còn sôi động nhất trên thế giới. Tên thường gọi là Nou Camp nhưng tên chính thức của sân là “Estadi del futbol club Barcelona” nghĩa là “sân vận động của câu lạc bộ bóng đá Barcelona”. Tên gọi nổi tiếng “Nou Camp” là do các cổ động viên đặt. Trường hợp này cũng tương tự như sân Highbury (tên thật là sân vận động Arsenal), sân San Siro(tên chính thức là Stadio Giuseppe Meazza)… Nou Camp được xây dựng vào năm 1957 theo thiết kế của các kiến trúc sư Francasc Mitjans, Lorenzo Garcia Barbon, và Josep Soteras. Ngay bên cạnh Nou Camp là sân Mini Estadi dành cho các trận đấu của đội hình B của câu lạc bộ Barcelona.
  • 3. Cẩm nang bóng đá Trang 3 Những thảm họa bóng đá nào kinh hoàng nhất? Bóng đá không chỉ có niềm vui, sự hào hứng mà còn có những nỗi đau khôn nguôi bởi những thảm kịch mà người ta không thể nào quên. 1. Ngày 9/3/1946: trận đấu Bolton Wanderers vs Stoke City Thảm kịch xảy ra trong môt trận đấu trong khuôn khổ cúp FA giữa Wanderers và Stoke trên sân Burden Park, khi một bức tường ngăn giữa các cổ động viên sụp đổ. Bức tường đổ vào các cổ động viên và gây ra một sự náo loạn. Kết quả là 33 người chết và hơn 400 người bị thương. 2. Ngày 24/5/1964: trận đấu Peru vs Argentina Trong khuôn khổ vòng loại Olympic, trên sân vận động Quốc Gia ở thủ đô Lima của Peru, Argentina đã đánh bại Peru. Các cổ động viên Peru tức giận vì trọng tài không công nhận bàn thắng của Peru. Sự phản đối của họ nhanh chóng biến thành một vụ bạo động, giết chết 318 người và làm bị thương nặng 500 người khác. 3. Ngày 23/6/1968: trận đấu River Plate vs Boca Juniors 74 người chết và 150 người bị thương khi khan giả đi nhầm vào một lối ra đã bị đóng cửa sau trận đấu ở giải hạng nhất ở Buenos Aires. Các cổ động viên ở phía trước bị ép vào cửa đến chết bởi những người ở phía sau không biết lối đi đã bị đóng cửa. 4. Ngày 2/1/1971: trận đấu Celtic vs Rangers Trận derby thu hút một số lượng khổng lồ khan giả đến sân vận động Ibrox. Trận đấu đang có khả năng có kết quả hoà không bàn thắng thì Celtic ghi bàn, khiến các cổ động viên của Rangers hết sức thất vọng. Mặc dù đến phút cuối Colin Stein ghi bàn gỡ hoà 1-1 cho Rangers nhưng rất nhiều cổ động viên của đội này đã bỏ về. Nhiều người cùng lúc muốn ra khỏi sân đã xô đẩy, ngã đè lên nhau. Kết quả là 66 người thiệt mạng và hơn 140 người khác bị thương. 5. Ngày 20/10/1982: trận đấu Spartak Moscow vs Haarlem Theo ghi nhận có tới 340 người chết trong trận đấu giữa hai đội trong khuôn khổ cúp Châu Âu. Người ta đổ trách nhiệm lên cảnh sát vì họ đã buộc các cổ động viên phải bước trên những bậc thang hẹp và đóng băng để ra về khi trận đấu chưa kết thúc. Một bàn thắng muộn được ghi khiến những người đang bước ra tìm cách quay trở lại, khiến mọi người bị kẹt lại. Các nhà chức trách Nga đã cố gắng bào chữa rằng con số thiệt hại chỉ là 61 người và cảnh sát không phải chịu trách nhiệm về thảm hoạ này. 6. Ngày 11/5/1985: trận đấu Bradford City vs Lincoln City Một mẩu thuốc lá là nguyên nhân gây cháy trên các bậc thềm bằng gỗ của sân vận động Valley Parade. Lửa nhanh chóng lan khắp khan đài làm 56 người thiệt mạng trong một trong những bi kịch khủng khiếp nhất bong đá Anh.
  • 4. Cẩm nang bóng đá Trang 4 7. Ngày 29/5/1985: trận đấu Juventus vs Liverpool Rắc rối bắt đầu khi xô xát xảy ra giữa cổ động viên hai đội tại trận chung kết cup châu Âu trên sân vận động Heysel, Brussels, Bỉ. Cảnh sát liên tục đụng độ với các cổ động viên và khi bức tường ngăn giữa hai khan đài bị đổ thì sự náo loạn xảy ra cướp đi tính mạng của 39 người. 8. Ngày 12/3/1988: tại Kathmandu, Nepal 93 người chết và 100 người bị thương khi mọi người cố gắng tránh cơn dông trên sân vận đông. Họ chen lấn nhau để ra ngoài nhưng cửa sân bị khoá, những người ở phía trước đã bị chèn đến chết. 9. Ngày 15/4/1989: trận đấu Liverpool vs Nottingham Forest Thảm kịch khủng khiếp nhất trong lịch sử bong đá Anh diễn ra trong trận bán kết cúp FA trên sân vận động Hillsborough, Sheffield giết chết 96 người. Cảnh sát vì quá lo sợ các cổ động viên của Liverpool bên ngoài sân nên đã mở một cổng vào sân. Đám đông đột nhiên tràn vào đã đẩy nhiều người vào hang rào bao quanh sân. Thảm hoạ này đã gây nên nhiều thay đổi trong cấu trúc bong đá Anh khi chánh án Taylor xuất bản báo cáo của ông về sự kiện này. 10. Ngày 16/10/1996: Guatemala vs Costa Rica 84 người chết va 150 người bị thương khi một đám hỗn loạn xảy ra trên sân vận động tại thành phố Guatemala. 11. Ngày 11/4/2001: trận đấu Kaizer Chiefs vs Orlando Pirates Một sự hỗn loạn trên sân Ellis Park, Johannesberg đã giết chết 43 người gây nên thảm hoạ khủng khiếp nhất trong lịch sử thể thao Nam Mỹ. 12. Ngày 30/4/2001: trận đấu Lupopo vs Mazembe Kết quả cuối cùng là 14 người chết trong suốt cuộc hỗn loạn trong trận đấu diễn ra tại thành phố Lubumbashi, cộng hoà dân chủ Congo.
  • 5. Cẩm nang bóng đá Trang 5 Nickname của các cầu thủ là gì? Thế giới bóng đá muôn màu muôn vẻ với cầu thủ có những đặc điểm kỳ lạ và thú vị, gợi cho đồng đội của anh ta và các cổ động viên những nickname để đặt cho anh ta. Đôi khi tên thật của cầu thủ cũng là gợi ý, chẳng hạn như Oliver Kahn có nick là “Genghis Khan”, hay Bastian Schweinsteiger còn được gọi là “Schweini” (dù tên này còn nghe giống như là “con lợn” theo tiếng Đức). Nguồn gốc quốc tịch cũng vậy, Shevchenko thì được gọi là “The Eastern Wind” (ngọn gió phương đông), còn Pavel Nedved là “The Czech Cannon” (khẩu đại bác Séc). Trong số các anh hùng của Champion League người ta gọi Roy Makaay với cái tên “The Phantom” (bóng ma) bởi sở đường băng qua hàng phòng ngự mà không bị phát hiện. Còn Alvaro Recoba thì được gọi là “The Chinese” (người Trung Quốc) vì là một người Uruguay mà lại quá ư là thành kiến. Juan Sebastian Veron được biết đến với tên gọi “The Little Witch” (phù thuỷ nhỏ), đơn giản vì cha anh Juan Ramón là “phù thuỷ” bởi những kĩ nghệ ma thuật của mình. Đồng đội của Veron, Javier Zanetti thì được gọi là “The Tractor” (máy kéo) hiển nhiên là vì công sức “cày kéo” bên các cánh của sân San Siro suốt gần 10 năm ròng. Gennaro Gattuso cau có thì được gọi là “Braveheart”(trái tim dũng cảm) sau hành trình cùng Glassgow Rangers, ngoài ra thái độ của anh cũng khiến người ta gọi anh là “The Growler” (kẻ cau có). Đội hình hiện tại của Liverpool cũng đang sở hữu những nickname rất thú vị trong đó phải kể đến Harry Kewell với biệt danh dí dỏm nhất giải Ngoại hạng: “Wizard of Oz”(phù thuỷ xứ Oz) ám chỉ kĩ thuật của anh và cả nguồn gốc Oz- tralian(Australia) của anh nữa. Sau đây là một vài nickname gây tò mò nhất của các cầu thủ và huấn luyện viên nổi tiếng. Tên thật Nickname 1. Toni Adams 2. Roberto Baggio 3. Mario Basler 4. Gabriel Batistuta 5. Franz Beckenbauer 6. David Beckham 7. Eric Cantona 8. Pete Cech 9. Marcel Desailly 10. Edgar Davids 11.Eusebio da Silva 12.Paul Gascoigne 13.Ryan Giggs 1. Donkey(con lừa) 2. Codino d’ Oro(đuôi ngựa vàng) 3. Super Mario 4. Batigol 5. Kaiser(hoàng đế) 6. Spice Boy 7. King Eric(vua Eric) 8. Big Pete(Pete khổng lồ) 9. Rock(đá), Beast(quái vật) 10.Pitbull 11.Pantera Nera(báo đen) 12.Gazza 13.Welsh Wizard(phù thuỷ xứ Wales)
  • 6. Cẩm nang bóng đá Trang 6 14.Ruud Gullit 15.Dietmar Hamann 16.Mark Hughes 17.Paul Ince 18.Filippo Inzaghi 19.Jurgen Klinsmann 20.Jan Koller 21.Michael Laudrup 22.Dino Zoff 23.Zico 24. Christian Vieri 25.Teddy Sheringham 14.Tulipano Nero(Tulip đen) 15.Didi 16.Spanky 17.Gov’nor 18.Super Pippo 19.Klinsi 20.Lange(tên cao kều) 21.Great Dane(người Đan Mạch vĩ đại) 22.Monumento(đài tưởng niệm) 23.Pele Branco(Pele trắng) 24.Bobo 25.Ready Teddy
  • 7. Cẩm nang bóng đá Trang 7 George Best là ai? George Best là một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất thế giới. × Tên: George Best × Quốc tịch: Bắc Ireland × Ngày sinh: 22/5/1946-tại Đông Belfast × Mất ngày 25/11/2005 sau một thời gian dài mắc bệnh vì chứng nghiện rượu × Vị trí: tiền đạo, cầu thủ chạy cánh × Số áo: 10 × Câu lạc bộ : từ năm 1963-1973 Best chơi cho Manchester United trong 446 trận, ghi 178 bàn thắng. Sau khi rời MU vào ngày 1/1/1974 Best còn chơi cho nhiều câu lạc bộ như: Fulham(1976-1977), L.A.Aztecs (1976-1978), Fort Lauderdale Strikers (1978-1979), San Jose Earthquakes (1980-1981). Ông cũng còn chơi cho Stockport County(Anh), Hibernian (Scotland), và cuối cùng là Bournemouth (Anh) trong năm 1983. Thành tích cùng MU: - 1965: vô địch giải hạng nhất - 1967: vô địch giải hạng nhất - 1968: vô địch cúp châu Âu, cầu thủ Anh xuất sắc nhất năm, cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu. George Best là một huyền thoại, một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất thế giới. Tài năng của ông chỉ có thể diễn tả bằng từ thiên tài: những động tác giả, động tác rê bóng, khả năng sút bằng cả hai chân, tốc độ và vẻ lịch lãm. Trong những năm 1960 vẻ ngoài đẹp trai và phong cách sống của Best khiến mọi người gọi ông với biệt danh “thành viên Beatles thứ 5”. Best chính là ngôi sao bóng đá mang phong cách của một ngôi sao nhạc pop đầu tiên - nhận được tới hơn 10.000 bức thư từ người hâm mộ mỗi tuần. Là cầu thủ trong đội tuyển quốc gia Bắc Ireland nhưng Best chưa bao giờ được tham dự World cup mà ông nổi tiếng bởi màn trình diễn xuất sắc trong trận chung kết cúp châu Âu năm 1968, đưa MU trở thành câu lạc bộ Anh đầu tiên nhận danh hiệu cao quý này. Best đã ghi một bàn thắng tuyệt vời trong trận đấu đó. Sau này ông kể lại là sau khi lừa qua thủ thành của Benfica và tiến đến khung thành trống và quyết định dừng bóng ngay trên vạch vôi, nằm xuống để đánh đầu ghi bàn nhưng rồi lại đổi ý vì cho rằng như vậy là một sự xúc phạm quá đáng. Cũng như nhiều thiên tài khác, khoảng tối lớn nhất trong đời Best làchứng nghiện rượu nặng khiến sức khoẻ suy sụp. Mặc dù đã nhiều lần cố gắng nhưng ông không thể cai rượu được và kết quả là đã ra đi ở tuổi 59.
  • 8. Cẩm nang bóng đá Trang 8 Bài hát nào được xem là bài hát của "những con quỷ đỏ Liverpool"? Đó chính là bài: YOU'LL NEVER WALK ALONE "When you walk through a storm Hold your head up high And don’t be afraid of the dark At the end of the storm Is a golden sky And the sweet silver song of a lark Walk on through the wind Walk on through the rain Tho’ your dreams be tossed and blown Walk on, walk on With hope in your heart And you’ll never walk alone You’ll never walk alone" Được xem là “the Liverpool song” (bài hát của Liverpool), đây có lẽ là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của các fans bóng đá. “You’ll never walk alone” do Roger và Hammerstein sáng tác dành cho nhạc hội Broadway 1945, và được trình diễn bởi Gerry Marsden và ban nhạc của anh là Pacemakers. Theo như lời Marsden kể lại thì khi anh biểu diễn bài hát: “Khán giả ngừng lại, đứng yên và lắng nghe. Đó là hiệu ứng tức thì”. Tháng 10/1936 bài hát được phát hành và nhanh chóng đoạt vị trí quán quân. Nhưng không có ở nơi đâu bài hát được đón chào nhiệt liệt như ở sân Anfield. Người ta say sưa hát theo bài hát trong mỗi trận đấu của “quỷ đỏ” Liverpool, cả lúc vui cũng như lúc buồn bởi bài hát có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tên bài hát cũng được ghi lên cả logo của câu lạc bộ Liverpool. Những con quỷ đỏ Liverpool Logo của CLB
  • 9. Cẩm nang bóng đá Trang 9 Ai là người khởi đầu cho những thành công của câu lạc bộ Liverpool? Liverpool là một trong những câu lạc bộ vĩ đại nhất trên thế giới và thu được nhiều thành công nhất nước Anh. Đôi bóng sở hữu một lượng fan khổng lồ trên thế giới, đảm bảo rằng Liverpool “không bao giờ phải tiến bước một mình” như lời bài hát của câu lạc bộ. Tuy nhiên đối với một câu lạc bộ thành lập từ năm 1892 thì thành công của Liverpool đến muộn. Bill Shankly, một cầu thủ và cũng từng là một thợ mỏ người Scotland, chính là người khởi đầu cho những ngày vinh quang của đội bóng này. Shranhkly trở thành huấn luyện viên của “Quỷ đỏ” vào năm 1959 khi câu lạc bộ đang ngụp lặn ở giải hạng 2 nước Anh. Với tài năng của mình Bill đã đưa Liverpool giành 3 chức vô địch giải trong nước, 2 cúp FA và 1 cúp UEFA. Liverpool hầu như không có đối thủ cho tới những năm 1990 - những năm mà số lượng cúp vô địch đến với câu lạc bộ ít hẳn đi. Tuy nhiên các fan bóng đá vẫn luôn tin tưởng vào đội bóng, và niềm tin của họ đã được đền đáp xứng đáng với cú ăn ba mùa bóng 2000-2001 và chức vô địch Champion League mùa bóng 2004-2005. Như lời Bill Shankly, huấn luyện viên vĩ đại nhất của Liverpool đã từng nói: “Một vài người tin rằng bóng đá là vấn đề giữa sống và chết. Tôi rất thất vọng với quan điểm này. Tôi có thể đảm bảo rằng bóng đá quan trọng hơn thế rất rất nhiều”
  • 10. Cẩm nang bóng đá Trang 10 Ai là cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới? Ngày 1/1/1878, Partick Thistle - một câu lạc bộ bóng đá hàng đầu của Scotland đã tới miền Nam nước Anh để thi đấu với Darwen - đội bóng của các công nhân nhà máy vùng Lancashire. Câu lạc bộ Darwen được thành lập khoảng vào năm 1870 bởi ông chủ hào phóng của nhà máy (J.C. Ashton) và 3 người con trai của Nathaniel Walsh, ông chủ một nhà máy khác. Các cậu bé nhà Walsh đã từng tham gia đội bóng nổi tiếng của trường Harrow, và lòng say mê của họ với bóng đa đã được nuôi dưỡng tại đây. Khi quay trở về Glassgow, một trong những ngôi sao của Partick -thợ xẻ đá Fergus Suter đã viết thư cho câu lạc bộ Darwen và nói rằng anh muốn định cư ở Lancashire và sẵn sàng chơi bóng cho câu lạc bộ. Chẳng bao lâu sau Fergus Suter chuyển đến Anh cùng với một người họ hàng của mình là John Love - một thủ môn. Cả hai đều trở thành cầu thủ của câu lạc bộ Darwen. Họ đã mang tới đây phong cách bóng đá Scotland với sự tham gia của nhiều cầu thủ trong các pha chuyền bóng tấn công thay cho những cú đá thô bạo và lối rượt đuổi ưa thích của các câu lạc bộ bóng đá Anh. Mặc dù thư kí của Darwen luôn phủ nhận nhưng người ta vẫn nghi ngờ rằng Suter và Love được trả lương cho việc chơi bóng. Và thực tế thì Suter đã bỏ nghề xẻ đá (anh nói là đá ở Lancashire quá cứng!) và không có khoản thu nhập thực sự nào cả mà vẫn cùng với Love tiếp tục chơi bóng cho câu lạc bộ. Khi các câu lạc bộ ngày càng thành công, số lượng cầu thủ chuyên nghiệp không được thừa nhận ngày càng tăng. Đến năm 1885 hiện trạng này trở nên phổ biến và liên đoàn bóng đá buộc phải chấp nhận điều này là hợp lệ. Từ đây bóng đá bước sàng một trang mới, trở thành môn thể thao phổ biến nhất hành tinh.
  • 11. Cẩm nang bóng đá Trang 11 Vì sao bóng đá hấp dẫn? Yếu tố bất ngờ khiến cho bóng đá trở thành môn thể thao "vua". Các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico, Mỹ vừa tiết lộ điều này. Hàng triệu người ưa thích bóng đá Mỹ, bóng rổ và bóng chày nhưng không thể sánh bằng bóng đá Anh, nếu tính về số lượng người hâm mộ. Các nhà khoa học phân tích kết quả của hơn 300.000 trận đấu trong thế kỷ qua. Họ xem xét năm môn thể thao: khúc côn cầu trên băng, bóng đá Mỹ, bóng chày và bóng rổ ở Mỹ, và bóng đá Anh. Họ quyết định lấy yếu tố bất ngờ - khi đội bóng hàng đầu bị đội yếu hơn đánh bại - là thước đo đo tốt nhất về sự hấp dẫn của giải đấu. "Nếu không có yếu tố bất ngờ, mỗi trận đấu trở nên dễ đoán và tẻ nhạt", đồng tác giả Eli Ben-Naim nói với tạp chí New Scientist. Kết quả cho thấy "tần suất gây ngạc nhiên" cao nhất trong bóng đá Anh, theo sau là bóng chày, khúc côn cầu, và bóng rổ. Bóng đá Mỹ xếp chót, và vì thế bị coi là môn thể thao kém hấp dẫn nhất. Tuy nhiên có một sự đảo lộn nho nhỏ. Khi các nhà khoa học chỉ xem dữ liệu từ 10 năm trở lại đây, thì bóng đá Anh lại phải nhường ngôi cho bóng chày. Một giải thích có thể là bóng đá đã trở nên dễ đoán hơn trong mấy năm gần đây.
  • 12. Cẩm nang bóng đá Trang 12 World Cup ra đời như thế nào? Trong những năm 1920 những nhà quản lý chiến lược của bóng đá Pháp đứng đầu là Jules Rimet đã ấp ủ ý tưởng tập hợp những đội bóng mạnh nhất thế giới lại với nhau để thi đấu giành danh hiệu vô địch thế giới. Giải đấu được tiến hành 3 lần trong những năm 1930 trước khi chiến tranh thế giới lần II làm gián đoạn 12 năm. Chiếc cúp vàng đầu tiên cũng được mang tên là cúp Jules Rimet. Sau khi quay lại, FIFA World Cup đã nhanh chóng trở thành sự kiện thể thao lớn nhất trong thời hiện đại. Từ năm 1958 giải chỉ lần lượt được tổ chức ở châu Âu và châu Mỹ, tháng 5/1996 giải đấu đã có sự đột phá khi Hàn Quốc và Nhật Bản được chọn đăng cai tổ chức World Cup 2002. Từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 1930 với 16 giải đấu nhưng chỉ mới có 7 nước từng đoạt chức vô địch. Tuy nhiên World Cup cũng từng được chứng kiến những chiến thắng lịch sử như Mỹ thắng Anh năm 1950, Bắc Triều Tiên thắng Ý năm 1966… Ngày nay World Cup đã thu hút được sự say mê của toàn thế giới. Theo ước tính đã có hơn 37 tỉ lượt người xem France 98, trong đó 1,3 tỉ lượt người xem trận chung kết và hơn 2,7 triệu người đã tới Pháp để theo dõi trực tiếp các trận đấu trong giải.
  • 13. Cẩm nang bóng đá Trang 13 Sir Matt Busby là ai? Matthew Busby sinh ngày 26/5/1909 tại một ngôi làng ở Orbiston, Lanakshire. Busby chơi trận đấu đầu tiên trong đời vào ngày 11/2/1928 dưới màu áo của Manchester City. Tháng 3/1936 ông chuyển sang chơi cho Liverpool với giá chuyển nhượng 8.000 Bảng Anh. Sau chiến tranh thế giới II, mặc dù đã được mời làm trợ lý huấn luyện viên cho Liverpool nhưng Busby vẫn chọn Manchester United. Tháng 10/1945 sau khi giải ngũ ông trở thành huấn luyện viên trưởng của MU. Vào thời điểm đó MU đã bị ném bom nặng nề trong chiến tranh, vô chủ với một khoản nợ lên tới 15.000 Bảng Anh. Hợp đồng đầu tiên của ông cho câu lạc bộ là với Jimmy Murphy, người mà sau này đã tận tụy với câu lạc bộ trong vai trò trợ lý huấn luyện viên cho tới năm 1971. Cùng với nhau họ đã lập nên một đội hình đầu tiên sau chiến tranh của United mà sau đó đã đạt các thành tích: về nhì giải trong nước năm 1947, 1948, 1949 và cúp FA năm 1948 sau khi đánh bại Blackpool với tỉ số 4- 2 trong trận chung kết, lại tiếp tục về nhì giải trong nước năm 1951 và đến với sân Old Trafford năm 1952. Tuy vậy, Matt Busby và Jimmy Murphy vẫn âm thầm chuẩn bị một kế hoạch cho tương lai để thiết lập nên một đội hình đi đến đỉnh cao của thành công. Năm 1947 chính sách trẻ hoá đã được tổ chức và một hệ thống hướng đạo sinh được mở rộng và tái cơ cấu. Đến năm 1953 một đội hình được mệnh danh “Busby babies” với những: Bill Foulkes, Mark Jones, David Pegg, Liam Whelan, Eddie Colman, Duncan Edwards… đã hình thành và mang lại thành công tại giải trong nước năm 1956, 1957. Busby vẫn hướng đến tương lai, đưa MU là câu lạc bộ Anh đi tiên phong chinh phục đấu trường châu Âu, phớt lờ sự đe doạ của Liên đoàn bóng đá Anh, và đã đi tới bán kết cúp châu Âu, chỉ chịu thua Real Madrid đội bóng sau đó đã vô địch. Mùa bóng tiếp theo đến với tràn trề hy vọng nhưng mọi sự đã bị đổ vỡ vì thảm hoạ Munich(tai nạn máy bay khiến cho 8 thành viên của câu lạc bộ bị thiệt mạng). Matt Busby gần như suy sụp và ông chỉ phục hồi sau khi chứng kiến đội hình do Jimmy Murphy xây dựng nên đi đến trận chung kết cúp FA. Sau khi quay lại nhậm chức vào tháng 8/1958 Busby tiếp tục đầu tư tiền vào các tài năng địa phương. Các cầu thủ như Albert Quixall, Noel Cantwell, Denis Law… đã gia nhập United vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Bất chấp thành tích nghèo nàn tại giải trong nước, MU đã giành chức vô địch cúp FA vào năm 1963 sau chiến thắng 3-1 trước Leicester City. Kể từ khi đến với United cúp châu Âu luôn là mơ ước của Busby và ông đã toại nguyện. Trong một đêm đầy cảm xúc tại sân vận động Wembley MU của ông đã đánh bại Benfica với tỉ số 4-1, giành chức vô địch
  • 14. Cẩm nang bóng đá Trang 14 Championship đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ. Sau 23 năm tại cương vị huấn luyện viên câu lạc bộ Matt Busby tuyên bố từ chức vào cuối mùa bóng 1968/1969 và sau đó ông tham gia vào công tác điều hành câu lạc bộ. Trong suốt sự nghiệp của mình Matt Busby đã được tặng thưởng danh hiệu CBE năm 1958, công dân đặc biệt thứ 66 của thành phố Manchester năm 1967, tước hiệu hiệp sĩ năm 1968, Tước hiệu hiệp sĩ của thánh George do Giáo hoàng phong tặng năm 1972. Ông cũng là Phó chủ tịch liên đoàn bóng đá Anh năm 1982. Năm 1993 một con đường ở gần sân vận động Old Trafford đã được đổi tên là Matt Busby để ghi nhớ “Mr Manchester United” này. Ngày 20/1/1994 Sir Matt Busby qua đời tại bệnh viện Alexandra, Cheadle. Đám tang của ông sau đó một tuần đã có đến hàng ngàn người đưa tiễn trên những con phố của thành Manchester.
  • 15. Cẩm nang bóng đá Trang 15 Futsal là gì? Futsal là gì? Futsal là một hình thức thi đấu bóng đá trong nhà, được chính thức công nhận bởi Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA. Tên của môn thể thao này, futsal, được bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha “futebol de salao” và tiếng Tây Ban Nha “fútbol sala” đều có nghĩa là “bóng đá trong nhà”. Trong một trận đấu futsal có hai đội, mỗi đội gồm 5 cầu thủ trong đó có 1 thủ môn. Ngoài ra mỗi đội còn có một số cầu thủ dự bị. . Quả bóng futsal nhỏ hơn nhưng nặng hơn quả bóng thông thường nên đòi hỏi cầu thủ phải có kĩ thuật kiểm soát bóng tốt và kĩ thuật chuyền bóng trên sân. Thêm vào đó việc chơi bóng trên một diện tích nhỏ cũng nâng cao kĩ thuật và khả năng quyết định nhanh của cầu thủ. Futsal được xem là một hình thức tuyệt vời để phát triển kĩ thuật của các cầu thủ. Lịch sử ra đời của futsal Futsal được ra đời từ năm 1930 tại Montevideo, Uruguay, cùng năm với sự kiện World Cup đầu tiên được tổ chức tại nước này. Người được xem là đã sáng lập ra môn thể thao này là Juan Carlos Ceriani, với ý muốn có một hình thức bóng đá có thể chơi cả trong nhà lẫn ngoài trời (cũng có người cho rằng futsal bắt nguồn từ Sao Paulo, Brazil). Hình thức bóng đá này nhanh chóng phổ biến khắp Nam Mỹ, và nhiều ngôi sao bóng đá xuất sắc của châu lục này đã từng chơi futsal trước khi chơi bóng đá thông thường. Luật thi đấu đầu tiên áp dụng chung cho futsal được xuất bản tại Sao Paulo vào năm 1936. Những quy định của FIFA chính thức công nhận futsal đã giúp cho môn bóng này ngày càng thu hút sự chú ý của mọi người, và ngày càng có nhiều ngưòi tham gia chơi futsal, trong khi liên đoàn bóng đá ở nhiều nước đang ra sức nỗ lực để phát triển futsal. Luật thi đấu futsal Cũng giống như bóng đá thông thường, futsal có luật quy định riêng về sân đấu, bóng thi đấu, số cầu thủ, phạm lỗi… Luật này cũng có thể thay đổi phần nào cho phù hợp với từng khu vực và giải đấu riêng. Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa futsal và bóng đá ngoài trời: - quả bóng thông thường lớn hơn bóng futsal, bóng trong thi đấu futsal cũng nặng hơn và giảm bớt lực nẩy. - futsal có mỗi đội gồm 5 cầu thủ trong khi bóng đá thông thường mỗi đội gồm 11 cầu thủ - futsal sử dụng luật đá biên chứ không phải là ném biên như bóng đá thông thường - futsal không có luật việt vị Đội hình thi đấu futsal
  • 16. Cẩm nang bóng đá Trang 16 - mỗi hiệp thi đấu của futsal chỉ 20 phút thay vì 45 phút như bóng đá thông thường - mặt sân khác nhau - futsal không giới hạn số lần thay người - futsal cho phép mỗi đội bóng có một lần hội ý 1 phút trong một hiệp thi đấu Giải vô địch futsal thế giới Giải vô địch futsal thế giới của FIFA, còn được gọi là “Futsal world cup” được tổ chức 4 năm một lần, vào năm chẵn giữa hai kỳ world cup. Giải đấu đầu tiên được tổ chức vào năm 1989, năm mà FIFA chính thức đưa futsal vào hệ thống quản lý của mình, tại Hà Lan để nhằm quảng bá cho môn thể thao này. Mỗi giải đấu chỉ có 16 đội tham dự, và tính đến năm 2004 chỉ mới có 2 nước từng vô địch “Futsal world cup”, đó là Brazil (các năm 1989, 1992, 1996) và Tây Ban Nha (các năm 2000, 2004). Giải Futsal world cup 2008 sẽ được tổ chức tại Brazil. Futsal world cup
  • 17. Cẩm nang bóng đá Trang 17 Câu lạc bộ Arsenal được thành lập như thế nào? Tên: câu lạc bộ bóng đá Arsenal Năm thành lập: 1886 Chuyên nghiệp từ năm: 1891 Trang phục: áo đỏ trắng, quần trắng, tất đỏ và trắng. Biệt danh: những khẩu thần công Sân vận động: Highbury với sức chứa 38.500 người Arsenal được thành lập bởi các công nhân ở nhà máy Woolwich Arsenal Armament vào năm 1886. Câu lạc bộ bắt đầu chơi bóng dưới cái tên Dial Square. Cái tên Royal Arsenal được sử dụng nhanh chóng sau đó. Trong một thời gian đội bóng chỉ chơi các trận đấu giao hữu hoặc tham gia các giải đấu địa phương, nhưng đến năm 1891 câu lạc bộ trở thành chuyên nghiệp và đổi tên thành thành Woolwich Arsenal. “Các khẩu thần công”- như cách gọi trìu mến của mọi người- tham gia giải quốc gia vào năm 1893. Thành tích: - Vô địch giải quốc gia Anh trong các mùa bóng: 1930/1931, 1932/1933, 1933/1934, 1934/1935, 1937/1938, 1947/1948, 1952/1953, 1970/1971, 1988/1989, 1990/1991, 1997/1998, 2001/2002, 2003/2004 - Vô địch cúp FA: 1930, 1936, 1950, 1971, 1979, 1993, 1998, 2002, 2003 - Vô địch League cup: 1987, 1993 - Cup Charity Shield: 1930, 1931, 1933, 1934, 1938, 1948, 1953, 1998, 1999, 2002 Trong nhiều năm trước đây các fan bóng đá Anh gọi Arsenal là “đội bóng may mắn” vì khả năng chiến thắng với tỷ số 1-0 vào phút chót của trận đấu. Và nếu không bị gọi như vậy thì họ cũng bị xem là đội bóng chán ngắt với những trận hoà 1-1. Nhưng giờ đây với những ngôi sao của mình, mọi sự đã thay đổi cùng những chiến thắng giòn giã.
  • 18. Cẩm nang bóng đá Trang 18 Ai là thủ môn xuất sắc của đội tuyển Italia vô địch world cup 1982? Trích ngang + Sinh nhật: 28/2/1942, Friuli, Italy + Sự nghiệp cầu thủ: Cấp quốc tế: - 112 trận khoác áo Italia (59 trận mang băng đội trưởng) - Vòng 1 World Cup 1974 - Thứ 4 World Cup 1978 - Vô địch World Cup 1982 - Vô địch châu Âu 1968 Cấp câu lạc bộ: - 1961 - 1963 Udinese - 1963 - 1967 Mantova - 1967 - 1972 Napoli - 1972 - 1983 Juventus - 570 trận đấu ở Serie A - 6 Scudetto: 73, 75, 77, 78, 81, 82 - 2 Coppa Italia 79, 83 - 1 cup Uefa: 1977 + Sự nghiệp HLV: - 1988 -1990 Juventus - 1990 - 1994 Lazio - 1997 Lazio - 2001 Lazio
  • 19. Cẩm nang bóng đá Trang 19 - 1998 - 2000 Italy - Coppa Italian 1990 - UEFA Cup 1990 - Á quân Euro 2000 Sự bắt đầu khiêm tốn Lớn lên ở nơi mà trước đây là một góc nhỏ của đế chế Áo-Hung thực sự là rất ít thuận lợi, với thực đơn thường ngày chỉ không đến nỗi tệ hại. Ông bị từ chối bởi Inter Milan và Juventus, lúc mới 14 tuổi. Lúc ấy, một lí do thật dễ nghe được đưa ra giải thích vì sao ông quá nhỏ, bà ngoại của Zoff, Adélaïde, đã trở lời: bà nuôi cậu ấy lớn lên bằng trứng gà! Năm năm trôi qua, sự thể hiện của Zoff cho đội bóng làng, Marianese, đã làm những người tìm kiếm tài năng trẻ ở gần Udinese phải chú ý. Ông đã lớn thêm 33 centimet để có chiều cao đến 1m82 - một tầm vóc đủ để ông có được sự tự tin mình sẽ có được một vị trí ở một câu lạc bộ thuộc giải Serie A. Không lâu sau đó, Zoff đã rời bỏ công việc của mình như một thợ cơ khí sửa chữa môtô để kí hợp đồng bóng đá chuyên nghiệp. Ông đã không, tuy nhiên, có một sự khởi đầu suôn sẻ khi để thua đến 5 bàn trong trận ra mắt ở Fiorentina ngày 24/9/1961. Sự hạ nhục cho cả cầu thủ lẫn câu lạc bộ. Zoff chỉ có 4 trận đấu cho đội bóng sân Friuli khi Montano trao cho ông một cơ hội giải thoát vào mùa bóng năm sau. Ở đây, sự nghiệp của ông bắt đầu cất cánh. Đến năm 1966, Zoff đã trở thành một trong những lựa chọn của đội tuyển Italia tham dự World Cup bên cạnh Albertosi, Anzolin và Pizzaballa. Trong lúc ấy, HLV Azzuri Edmondo Fabbri cuối cùng đã quyết định chọn cả ba, bởi vì, như Zoff giải thích, "ông ấy không muốn bị coi là thiên vị khi chính ông ấy cũng là một người Mantova". Sự an ủi chỉ đến bởi người vợ có vẻ đẹp hình thể quyến rũ của ông - Anna Maria. Tiếp theo là sự ra đời của con trai Marco trở thành hai điều hạnh phúc đến trong cuộc đời Zoff năm 1967. Đó chính là năm mà Napoli đón chào ông đến với miền Nam với giá 130 triệu Lira cộng với thủ môn Bandoni. Câu lạc bộ thành Naples nối tiếp AC Milan, đội đã miễn cưỡng trước cái giá quá cao của Zoff nên đã bỏ qua. "Tôi đã có những kí ức tuyệt vời về thời gian đó" - Zoff nói - "Đó là một thành phố thật cuồng nhiệt". Thành tích xuất sắc Một điều đáng ghi nhớ đã đến. Zoff ra mắt ở đội tuyển quốc gia trong trận thắng Bulgari 2-0 tháng 4/1968. Đó là một trận đấu ở vòng tứ kết giải vô địch châu Âu và ông đã cùng đội tuyển đi đến trận chung kết, nơi họ đánh bại Nam Tư. Một sự đánh giá xứng đáng bắt đầu cho kỉ lục khoác áo đội tuyển Dino Zoff
  • 20. Cẩm nang bóng đá Trang 20 mà chỉ có Paolo Maldini phá vỡ được sau ba thập kỉ. Nhưng thậm chí, bây giờ, nhiều khi điều đó cũng chỉ làm nền cho vinh quang của Zoff. Thành tích có một không hai của Zoff đến vào năm 1982, khi ông có được danh hiệu cao quý nhất trong sự nghiệp quốc tế của mình: giành cup vô địch khi tham dự world cup. Lúc ấy, ông đã 40 tuổi và chiến thắng đó là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những cống hiến của ông. Những mùa giải được đánh dấu bằng những chiến thắng nhiều hơn là những thất bại. Và một trong những thất bại - có thể là nhỏ - ấy là không hoàn toàn thay thế được Albertosi ở Mexico 70 hay "không phải lúc tôi tốt nhất" ở Argentina tám năm sau đó. Nhưng tất cả chúng cũng không thể so sánh được với 6 danh hiệu Scudetto cùng Juventus. Đó là giai đoạn nửa cuối của sự nghiệp cầu thủ, khi ông được trao đổi về Juve, một thử thách mới cho một cầu thủ, người luôn được xem như là thích thú với việc quyết định các bàn thắng như là đã bắt được nó từ trước. Có lẽ, đó là bí mật để tồn tại trong sự nghiệp của ông. Trong trường hợp của Zoff, quá khứ thực sự là chiến thắng. Và thực tế ông chỉ giã từ bóng đá như từ bỏ sự hăng hái của tuổi trẻ sau khi bỏ lại đằng sau 570 trận đấu tại Serie A, trong đó có 330 trận đấu gần như một sự liên tục hoàn hảo khi khoác áo Juventus. Đó là những ngày tháng thanh bình, trải qua 11 mùa bóng ở sân Stadio Comunale. Nhất định, Bà đầm già đã nhận được những kết quả xứng đáng với số tiền của họ bỏ ra đến 330 triệu Lire. Những thành tích khác, cũng như 6 Scudetto, thật đẹp. Đó là một cup UEFA và 2 Coppa Italia mà Zoff gặt hái được. Chỉ có một nỗi buồn, khoảng lặng ở cup châu Âu, nơi mà hai lần ông bị đánh bại bởi Ajax năm 1973 và Hamburg năm 1983. Dẫn dắt từ băng ghế huấn luyện viên Trận chung kết sau đó là buổi chia tay của Zoff, để lại một sự nghiệp lừng lẫy. Ông từ giã sân cỏ và trở thành HLV thủ môn ở Juventus. Nhưng điều đó dường như là không đủ. "Trong thâm tâm mình tôi quan tâm đến bóng đá như là cả cuộc sống, cho đến chết", ông nói. Vì thế mà ông đã nhận trách nhiệm ở đội tuyển Olympic Italia dẫn dắt đội bóng ở Olympic Seoul. Và ở đó, ông đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong sự nghiệp HLV khi nhận được lời đề nghị trở lại làm HLV trưởng ở Juventus năm 1988. Chiến thắng ở Italia và cúp châu Âu, cộng với một lần đứng thứ 3 ở Serie A, cho thấy chắc chắn rằng câu lạc bộ đã không phải ân hận về sự lựa chọn của họ, mặc dù ông chỉ có ít năm kinh nghiệm trước đó. Nhưng rồi ông cũng không thể ở lại. Điểm dừng chân tiếp theo là với Lazio. Ở Rome, Zoff có lúc làm HLV, rồi chủ tịch. Ông đã đưa những chú đại bàng từ một đội bóng yếu kém về tài chính ở Thành vố vĩnh cửu trở thành một công ti trách nhiệm hữu hạn, và thậm chí còn có lúc thay thế cho vị trí HLV vào năm 1997. Lần được bổ nhiệm tiếp theo của ông có thể coi là đỉnh cao nhất của sự nghiệp HLV: thay thế Cesare Maldini ở đội tuyển áo thiên thanh sau màn trình
  • 21. Cẩm nang bóng đá Trang 21 diễn nghèo nàn của họ ở France 98. Và nếu như không có bàn thắng vàng của David Trezequet ở Euro 2000, ông có thể đã mang lại cho đội Italia danh hiệu lớn đầu tiền kể từ năm 1982, trách nhiệm trước cả một dân tộc mà ông đã nhận. Cho đến hôm nay, đối với các tifosi Italia, vị trí thứ 2 cũng là một thất bại. Chịu sức ép, trỉ trích từ những người hâm mộ, ông đã từ chức và trở lại Lazio, một lần nữa trở thành HLV của Lazio. Ông dẫ dắt họ đến vị trí thứ 3 và tấm vé tham dự Champions League, nhưng vẫn chưa thực sự làm các fan hài lòng bởi họ đã giành cú đúp Scudetto và Coppa Italia một năm trước đó (dưới sự dẫ dắt của HLV người Thụy Điển S. G. Erickson). Vì thế, khi mùa giải 2001/2002 bắt đầu với những trận đấu lúng túng, thất bại ở trong nước và châu Âu, Zoff đã rời khỏi cương vị của mình…
  • 22. Cẩm nang bóng đá Trang 22 Catenaccio là gì? Catenaccio là thuật ngữ mô tả một chiến thuật trong bóng đá, trong đó nhấn mạnh vào việc phòng ngự và phạm lỗi với đối phương một cách khôn khéo. Theo tiếng Italia, catenaccio có nghĩa là “then cài cửa”(door-bolt). Chiến thuật này nhằm tạo nên một hàng phòng ngự có tổ chức nhằm mục đích ngăn chặn đối phương ghi bàn. Catenaccio được phổ biến rộng rãi bởi huấn luyện viên nổi tiếng người Argentina Helenio Herrera của câu lạc bộ Inter Milan trong những năm 1960, ông đã nhiều lần dùng chiến thuật này để chiến thắng đối phương với tỷ số tối thiểu 1-0. Catenaccio được cho là bắt nguồn từ chiến thuật verrou (nghĩa là mắt xích - chain) của huấn luyện viên người Áo Karl Rappan. Trong những năm 1930 và 1940, khi là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Thụy Sĩ, Rappan đã sử dụng đội hình với một hậu vệ quét ngay trước thủ môn. Câu lạc bộ Padova (câu lạc bộ Italia) của huấn luyện viên Nereo Rocco là đội bóng đầu tiên của Italia áp dụng chiến thuật này, và rồi sau này đội hình AC Milan của đầu những năm 1960 cũng đá áp dụng catenaccio. Chiến thuật verrou của Rappan, được đề xướng vào năm 1932 khi ông còn là huấn luyện viên của câu lạc bộ Servette (của Thụy Sĩ), và đưa vào thực tế bằng cách bố trí 4 hậu vệ, những cầu thủ này sẽ có trách nhiệm kèm chặt cầu thủ đối phương theo kiểu 1 đối 1, cộng thêm một cầu thủ kiến tạo ở giữa sân cùng 2 tiền vệ cánh. Chiến thuật của Rocco, vẫn thường được xem là catenaccio thuần tuý, được câu lạc bộ Trestina áp dụng lần đầu tiên vào năm 1947 với câu lạc bộ Triestina(của Italia): đội hình phổ biến nhất là 1-3-3-3 với cách phòng ngự áp sát, chặt chẽ. Với chiến thuật catenaccio Triestina kết thúc mùa giải với vị trí đáng kinh ngạc: đứng thứ 2 giải Serie A. Sau đó một số đội hình khác cũng được áp dụng như 1-4-4-1 và 1-4-3-2 đối với chiến thuật catenaccio. Sự cải tiến cơ bản của catenaccio là việc xuất hiện vai trò của libero hay hậu vệ quét, cầu thủ này chơi ở vị trí sau hàng hậu vệ gồm 3 người, chịu trách nhiệm thu hồi bóng, đối mặt trực tiếp với tiền đạo đối phương và hỗ trợ kèm người khi cần. Một sự cải tiến quan trọng nữa là các pha phản công, chủ yếu dựa vào các đường chuyền từ hàng phòng ngự. Trong phiên bản của Herrera trong những năm 1960, 4 cầu thủ kèm người được bố trí chặt chẽ với các cầu thủ tấn công của đối phương trong khi một hậu vệ quét sẽ thu hồi bóng sau khi bóng đã lọt qua hàng hậu vệ. Helenio Herrera Karl Rappan
  • 23. Cẩm nang bóng đá Trang 23 Theo năm tháng, catenaccio nguyên bản bị loại bỏ dần để dành cho những chiến thuật khác cân bằng hơn giữa tấn công và phòng thủ, đặc biệt là xu hướng phổ biến của bóng đá tấn công như “bóng đá tổng lực”. Ngày nay, catenaccio chủ yếu được áp dụng bởi các đội bóng yếu, để nhằm lấp bớt khoảng cách về kĩ thuật với đối thủ mạnh hơn, họ áp dụng lối bóng đá thiên về thể lực. Sự biến mất dần vai trò của hậu vệ quét càng góp phần làm suy tàn chiến thuật catenaccio. Chiến thuật catenaccio thường bị chỉ trích vì làm giảm tính chất trình diễn của các trận đấu. Ở một số nền bóng đá châu Âu, một khi vai trò của việc tấn công trong một trận đấu bị coi nhẹ thì nó cũng đồng nghĩa với thứ bóng đá tiêu cực. Một sai lầm thường thấy là khi xem catenaccio là chiến thuật phòng thủ duy nhất áp dụng trong bóng đá. Thực tế không phải như vậy, bởi catenaccio chỉ là một trong những chiến thuật phòng thủ được sử dụng. Ngày nay, catenaccio được sử dụng ngày càng hạn chế, nhất là ở các đội bóng hàng đầu, và thường chỉ dùng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như khi một số cầu thủ bị đuổi khỏi sân hoặc phải bảo toàn tỷ số cho đến hết trận đấu. Catenaccio vẫn thường được cho là phổ biến ở bóng đá Italia, nhưng thực tế nó chỉ chủ yếu được sử dụng thường xuyên bởi một số đội bóng thi đấu ỏ Serie A, trong khi một số đội khác tỏ ra ưa thích chiến thuật khác mang tính hiện đại như 4-4-2. Các đội bóng đã từng thành công nhờ chiến thuật catenaccio: - AC Milan, dưới thời huấn luyện viên Nereo Rocco, trong những năm 1960 - Inter Milan, dưới thời huấn luyện viên Helenio Herrera, trong những năm 1960 - Đội tuyển Bắc Triều Tiên, từng lọt vào vòng tứ kết world cup 1966, saukhi đánh bại đội tuyển Italia. Helenio Herrera và Nereo Rocco
  • 24. Cẩm nang bóng đá Trang 24 Tại sao các thủ thành ghét quả bóng mới của World Cup? Trong trận mở màn của World Cup 2006, trung vệ đội Đức Torsten Frings đã ghi một bàn thắng ấn tượng từ khoảng cách xa tới 36 mét. Ban đầu quả bóng bay thẳng và đột ngột ngoắt sang phải trong khoảng cách 10 mét cuối cùng. Đó là một cú sút không thể cản phá được, nhưng với những quả bóng khác, việc cứu vãn khung thành có thể đã dễ dàng hơn. Một nhà khoa học đã lý giải vì sao loại bóng mới sử dụng trong World Cup năm nay làm nản lòng các thủ môn. Quả bóng Teamgeist mới của Adidas, như tên gọi, được ghép thành từ 14 miếng thay cho 26 hoặc 32 miếng như truyền thống để tạo thành hình cầu. Số miếng ghép ít hơn đồng nghĩa với số đường khâu giảm đi, khiến cho quả bóng đá phản ứng giống với quả bóng chày hơn, Ken Bray, nhà khoa học thể thao tại Đại học Bath, Anh, cho biết. Những luồng khí xoắn phức tạp trong không trung sẽ khiến cho một quả bóng đang xoay tròn dạt sang hướng thuận với chiều xoay của quả bóng. (ảnh dưới) Điều này được giải thích như sau: Một quả bóng chuyển động về phía trước khi đang xoay tròn theo chiều kim đồng hồ sẽ tạo ra ma sát lớn hơn ở phía trái của nó (đó là bởi bề mặt bên trái chuyển động ngược chiều không khí). Điều này khiến áp suất ở phía trái cao hơn một chút, làm quả bóng có xu hướng lệch về bên phải để cố đạt đến cân bằng. Nếu quả bóng xoay theo chiều ngược kim đồng hồ, điều ngược lại sẽ xảy ra. Tuy nhiên, một quả bóng không xoay tròn có thể sẽ nảy về bất cứ phía nào không đoán trước được. Các cầu thủ bóng chày đã lợi dụng đặc tính vật lý này để ném bóng. Quả bóng World Cup lần này được thiết kế giống với bóng chày hơn, nghĩa là bóng sẽ quay uể oải trong không khí, đồng thời các đường khâu sẽ phá vỡ dòng không khí bao quanh quả bóng ở những điểm nhất định trên bề mặt, khiến cho đường đi của nó trở nên rất khó đoán. Giải thích đường đi của quả bóng xoáy
  • 25. Cẩm nang bóng đá Trang 25 Quả bóng đá đã được chế tạo như thế nào? Trong suốt lịch sử, con người từ lâu đã có sở thích đá vào bóng hay những thứ tương tự như vậy. Những người Anh Điêng ở Nam Mỹ được coi là đã từng dùng một loại bóng nhẹ, có khả năng đàn hồi để chơi trong khi phải đến hàng ngàn năm sau đó cao su mới thực sự được sản xuất. Theo những tài liệu lịch sử và những câu chuyện kể lại, những quả bóng ban đầu được sử dụng là đầu người, vải quấn lại, sọ người hoặc động vật và bong bóng lợn hoặc bò. Những năm 1800 Năm 1836 Charles Goodyear được cấp bằng sáng chế về cao su lưu hoá. Trước đó, những quả bóng hoàn toàn phụ thuộc vào kích cỡ và hình dáng của bong bóng lợn. Nó càng có hình dáng kì quái thì càng có đường lăn khó lường khi đá vào. Vào năm 1855, Charles Goodyear thiết kế và sản xuất những quả bóng đá đầu tiên làm từ cao su lưu hoá. Quả bóng Charles Goodyear đó hiện đang được trưng bày ở bảo tàng bóng đá quốc gia tại Oneonta, New York, Mỹ. Năm 1862, H. J. Lindon làm ra những cái ruột bóng đầu tiên bằng cao su có thể bơm căng. Với ruột bóng như vậy, quả bóng đảm bảo được hình dạng ovan và cứng. Năm 1863 Liên đoàn bóng đá Anh mới thành lập họp bàn về luật của môn thể thao này nhưng trong bộ luật đầu tiên chẳng có quy định gì mô tả về quả bóng. Khi luật được sửa đổi vào năm 1872 người ta thống nhất rằng quả bóng "phải hình cầu với chu vi từ 27 đến 28 inhches" (tương đương 68,6 cm đến 71,1 cm). (Kích thước này vẫn được giữ nguyên trong luật của FIFA hiện nay. Kích thước và khối lượng của quả bóng được ấn định vào năm 1872, và khối lượng có thay đổi chút ít vào năm 1937 tăng từ 13-15 oz lên 14-16 oz.) Việc sản xuất hàng loạt bóng đá được bắt đầu là kết quả của sự ra đời Giải bóng đá Anh vào năm 1888. Mitre và Thomlinson ỏ Glassgow là hai trong số những công ty đầu tiên sản xuất hàng loạt bóng đá trong thời kỳ đó. Điểm cốt yếu trong chất lượng những quả bóng của họ là làm thế nào để quả bóng giữ được hình dạng của nó. Chất lượng của da thuộc và kĩ năng của người thợ cắt và khâu bóng là những nhân tố quyết định. Lớp bọc bên ngoài được làm bằng da thuộc, da thuộc từ da mông của bò là loại hảo hạng còn da thuộc từ da vai của bò thì là loại chất lượng kém hơn. Bước tiến bộ trong thiết kế của quả bóng là việc sử dụng các miếng ghép lại với nhau thay vì sử dụng Quả bóng Charles Goodyear
  • 26. Cẩm nang bóng đá Trang 26 các dải da ghép lại với nhau theo chiều dọc. Quả bóng nhờ đó mà có hình dạng tròn hơn. Đến thế kỉ 20 thì hầu hết những quả bóng mới có ruột bóng được làm bằng cao su. Những năm 1900 Đến năm 1900, ruột bóng được làm bằng thứ cao su bền hơn và có thể chịu lực tác động lớn hơn. Hầu hết bóng đến thời kỳ đó đã sử dụng ruột bóng làm bằng cao su. Quả bóng có một lớp ruột bên trong và được bọc lại bằng một lớp da màu nâu. Những quả bóng này nảy tốt hơn và dễ đá hơn. Hầu hết lớp bên ngoài được làm từ da thuộc với gồm 18 miếng nhỏ xếp thành 6 mảnh ghép. Mỗi miếng nhỏ được khâu lại với nhau bằng tay bằng sợi gai dầu 5 lớp và có khe hở có dây buộc nhỏ ở một bên. Lớp vỏ ngoài được khâu ở mặt trái để khi hoàn thành lại lộn lại, giấu vết khâu vào bên trong. Ruột bóng (chưa được bơm căng) được luồn vào qua khe hở. Một cái ống dài nối với ruột bóng được dùng để bơm căng quả bóng. Khi được bơm căng, khe hở sẽ lại được buộc chặt lại. Quả bóng thời kỳ đó cứ phải bơm đi bơm lại nhiều lần, thậm chí là ngay cả trong một trận đấu. Loại bóng này khi đá thì cũng tốt nhưng khi đánh đầu thì rất đau vì nó nặng hơn nữa chất liệu da lại thấm nước càng khiến quả bóng nặng thêm mỗi khi trời mưa, gây ra những chấn thương ở đầu. Một vấn đề nữa là lớp da bò khác nhau về chất lượng nên quả bóng sản xuất ra cũng có chất lượng không đồng đều, dày mỏng khác nhau và lớp da nhanh bị hỏng sau mỗi trận đấu. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, đã có sự cải tiến trong sản xuất bóng. Việc chèn thêm một lớp làm bằng vải vào giữa ruột bóng và lớp bọc bên ngoài giúp việc điều chỉnh hình dạng quả bóng dễ dàng hơn, hút ẩm, và làm quả bóng bền hơn. Tuy nhiên; quả bóng rất dễ bị nổ ngay cả khi trận đấu đang dở dang. Nguyên nhân của những quả bóng chất lượng thấp sau chiến tranh thế giới II được cho là do lớp bọc bằng da có chất lượng tồi. Vấn đề bóng thấm nước được cải thiện bằng cách sơn một lớp chất liệu tổng hợp bên ngoài hoặc dùng các chất liệu khác bọc bên ngoài lớp da. Đồng thời việc phát minh ra chiếc van giúp loại bỏ khe hở trên quả bóng. Năm 1951 quả bóng màu trắng được chấp nhận sử dụng để khản giả dễ theo dõi hơn dưới ánh đèn. Thực ra bóng màu trắng cũng đã được sử dụng một cách không chính thức từ năm 1892, việc sản xuất đơn giản chỉ là thêm một bước tẩy trắng lớp da. Những quả bóng màu cam được giới thiệu lần đầu trong những năm 1950 giúp theo dõi bóng dễ hơn trong điều kiện có tuyết. Trong thưở ban đầu của bóng đá quốc tế, những nước khác nhau lại thích những lạo bóng khác nhau, điều này gây nên nhiều tranh cãi. Vì vậy FIFA đã phải tiêu chuẩn hoá kích thước, khối lượng và loại bóng sử dụng.
  • 27. Cẩm nang bóng đá Trang 27 Những quả bóng làm bằng chất liệu tổng hợp Mãi đến những năm 1960 quả bóng đầu tiên làm bằng chất liệu tổng hợp mới được sản xuất. Nhưng cũng phải đến cuối những năm 1980 chất liệu da tổng hợp mới thay thế hoàn toàn da thuộc. Chất liệu tổng hợp tạo nên những quả bóng có chất lượng tốt hơn và nhất là không thấm nước. Bóng đá ban đầu được làm bằng các dải da khâu lại với nhau. Ngày nay bóng được làm từ những mảnh da tổng hợp ghép lại với nhau trong một thiết kế gọi là "Buckminster Ball" hay còn gọi là Buckyball. Kiến trúc sư người Mỹ Richard Buckminster Fuller đã nghĩ ra thiết kế này khi ông đang cố tìm cách để làm sao xây những ngôi nhà tốn ít vật liệu nhất. Các mảnh ghép có hình lục giác, ngũ giác và tam giác được ghép lại tạo thành bề mặt tròn. Quả bóng đá hiện đại có thiết kế Buckminster gồm 20 mảnh hình lục giác và 12 mảnh hình ngũ giác. Khi chúng được ghép lại và bơm căng sẽ tạo nên một khối cầu gần hoàn hảo. Những mảnh màu đen giúp cầu thủ nhận thấy mọi chuyển động của quả bóng. Quả bóng chính thức đầu tiên của FIFA world cup có tên gọi Telstar do hãng Adidas sản xuất được sử dụng tại world cup Mexico 1970 được sản xuất theo thiết kế Buckminster đó. Những bước phát triển trong thiết kế bóng vẫn đang tiếp diễn. Nhiều công ty gần đây đã đưa ra những chất liệu cũng như thiết kế mới cho quả bóng. Mục đích là sản xuất ra những quả bóng tối ưu có đường bay chính xác, không thấm nước, bay nhanh và truyền mọi tác động lực đá vào nó, sờ vào có cảm giác êm và an toàn khi đánh đầu. Những quả bóng mới như Roteiro, Finale, Fevernova, Teamgeist của Adidas; Geo Merlin của Nike; Shudah của Puma hay ISO của Mitre là kết quả của những cải tiến về thiết kế và những chất liệu của công nghệ cao. Dĩ nhiên những quả bóng hiện đại thế nào thì cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của các tổ chức điều hành như FIFA. "Buckminster Ball" Quả bóng Roteiro được sử dụng tại Euro 2004
  • 28. Cẩm nang bóng đá Trang 28 Tên gọi của những quả bóng chính thức qua các kỳ World cup là gì? Chắc hẳn nhiều người đã biết quả bóng chính thức được sử dụng tại World Cup 2006 có tên gọi là Teamgeist. Vậy những kỳ world cup trước thì sao? Các danh thủ trong lịch sử bóng đá thế giới đã phô diễn tài năng của mình với những quả bóng như thế nào? Chúng ta hãy cùng ngược về quá khứ để tìm hiểu về quả bóng chính thức của các kỳ world cup, nhân vật chính của những trận đấu hấp dẫn biết bao người hâm mộ. Mexico 1970: Thuật ngữ quả bóng "chính thức" của FIFA world cup bắt đầu xuất hiện từ Mexico 1970 với quả bóng có tên gọi Telstar do hãng Adidas sản xuất. Đây cũng chính là quả bóng chính thức đầu tiên được sản xuất theo thiết kế Buckminster- tức là bóng được làm bằng cách ghép các mảnh (hình lục giác, ngũ giác, tam giác) lại với nhau thay vì ghép các dải dài lại như trước đây. Telstar gồm 32 mảnh đen và trắng. Mexico 1970 cũng là world cup đầu tiên được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, và màu sắc của Telstar giúp người xem dễ dàng theo dõi hơn trên màn hình TV đen trắng. Tây Đức 1974 : Telstar lại tiếp tục được sử dụng. Ngoài ra còn có một mẫu bóng khác có tên gọi "Chile Durlast" chỉ có màu trắng chứ không có các mảnh ghép màu đen. Argentina 1978: tại world cup này quả bóng có tên gọi Tango Durlast. Thiết kế của quả bóng là biểu trưng cho sự duyên dáng, tính năng động và cảm xúc. Tây Ban Nha, 1982: Adidas giới thiệu quả bóng mới có tên gọi "Tango Espana". Quả bóng này được ghép thêm cao su vào các đường may để ngăn nước ngấm vào. Đây chính là loại bóng đầu tiên có tính năng không thấm nước. Nhờ vậy mỗi khi trời mưa các cầu thủ không phải khốn khổ với những quả bóng da ngấm nước nặng nề. Mexico, 1986: Azteca là tên gọi của quả bóng chính thức của kỳ world cup này. Đây là loại bóng đầu tiên được bọc một lớp polyurethane để ngăn nước mưa thấm vào bóng. Italy, 1990: Quả bóng được sử dụng-Etvsco là loại bóng đầu tiên có một lớp bên trong làm bằng bọt polyurethane đen. USA, 1994: Quả bóng Questra có cấu tạo bọc trong một lớp bọt polystyrene. Điều này không chỉ giúp ngăn nước mà còn cho phép bóng đi nhanh hơn sau mỗi cú sút. Loại bóng này cũng tạo cảm giác mềm hơn khi sờ vào. Questra đòi hỏi kỹ thuật khống chế bóng tốt hơn và sự nhanh nhẹn hơn ở mỗi cầu thủ. Quả bóng Telstar Quả bóng Azteca
  • 29. Cẩm nang bóng đá Trang 29 France, 1998: Quả bóng được sử dụng có tên gọi Tricolore. Đúng như tên gọi, nó có 3 màu biểu tượng của nước Pháp: đỏ-trắng-xanh thay vì hai màu trắng - đen truyền thống. Korea Japan, 2002: quả bóng có tên gọi Fevernova là một thiết kế mới của Adidas với lớp bên trong dầy hơn để tăng tính chính xác của đường bóng bay. Germany 2006: Bóng Teamgeist có chu vi 69cm, nặng 441 gam, do các kỹ sư của Adidas tạo nên và đã được kiểm tra bằng robot rất kỹ lưỡng về độ bền, độ nảy, tính năng đàn hồi và khả năng giữ khí nén bên trong... Sau hàng trăm nghìn lần kiểm tra, Teamgeist được xác định ít lệch đường cong, dễ xác định hướng và không tạo nên nhiều tình huống "giật mình" cho các thủ môn về quỹ đạo bay như trước. "Teamgeist” trong tiếng Đức có nghĩa là chơi đẹp, chơi với tinh thần thể thao cao thượng, đoàn kết, độc đáo và sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để giành được cúp vô địch. Quả bóng Tricolore Quả bóng Fevernova Quả bóng Teamgeist
  • 30. Cẩm nang bóng đá Trang 30 Bóng đá thực sự bắt nguồn từ đâu? Bóng đá, còn gọi là túc cầu, là môn thể thao đồng đội, chơi giữa hai đội, mỗi đội có 11 cầu thủ. Trò chơi dùng quả bóng chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoài thủ môn, các cầu thủ không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu. Không như mọi người nhầm tưởng, bóng đá do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên và gọi môn thể thao này là "cuju", vốn là một bài tập luyện của quân đội nhà Hán thời đó. Các binh sĩ tranh giành nhau trái bóng bằng da, tìm cách sút vào cầu môn làm bằng vải lụa có khoét lỗ. Mãi đến năm 2004, FIFA mới chính thức công nhận Trung Quốc là "cái nôi" của bóng đá. Môn thể thao truyền thống Kemari của Nhật Bản cũng được xem là chịu ảnh hưởng của bóng đá cổ đại Trung Quốc. Trận giao hữu túc cầu quốc tế đầu tiên là trận đấu giữa các cầu thủ Kemari Nhật Bản và cuju Trung Quốc vào năm 50 trước Công nguyên. Những môn thể thao bằng chân cũng đã được biết đến vào thời Hy Lạp và La Mã cổ với cái tên Epskyros (đấu trường của trái bóng) và được sử dụng như một phương thức huấn luyện quân đội. Cùng với các cuộc xâm chiếm và thống trị của mình sang bán đảo Anh, vùng Gallien (Pháp) và Germani (Đức), đế chế La Mã đã truyền bá và phát triển bóng đá sang Tây Âu. Và đó chính là nguyên nhân bóng đá đến được với nước Anh, nơi mà môn thể thao này được tôn vinh, phát triển và truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới. Giữa thế kỷ 19, bóng đá trở thành môn thể thao chính thức tại các trường học ở Anh. Để tạo sự khác biệt với bóng đá nghiệp dư, các học sinh Anh mang những chiếc giày với đế gắn đinh. Những nỗ lực cải tiến trái bóng tiếp tục và năm 1886, nước Anh phát minh ra van và bơm hơi. Sự phát triển của quả bóng đá cũng gắn liền với sự phát triển của nền bóng đá. Khi ra đời tại Trung Quốc, quả bóng đá được tạo ra với một lớp ngoài bằng da, và được làm đầy bằng lông hoặc tóc. Quả bóng hơi đầu tiên được chế tạo tại Hy Lạp, được thổi căng với lớp bọc bằng da lợn hoặc da hươu. Nước Mỹ đã có hai đóng góp to lớn. Đó là việc tìm ra cách lưu hoá cao su, và nhờ đó, quả bóng đá mới bắt đầu được tạo ra với hai lớp vỏ bọc. Sau khi người Anh đưa van và bơm hơi vào quả bóng, người Mỹ tiếp tục nâng cấp nó, gắn vào bên trong quả bóng một cái bơm tự động, và nhờ đó, quả bóng có khả năng tự làm căng.
  • 31. Cẩm nang bóng đá Trang 31 Chiếc còi đồng được phát minh vào cuối những năm 1860 vốn được sản xuất để phục vụ cho cảnh sát Anh và ngay năm 1878 được sử dụng lần đầu tiên trong trận đấu của đội bóng Nottingham Forrest. Còi đồng sau đó nhanh chóng được cải tiến với âm thanh cao và rung hơn. Thẻ vàng, thẻ đỏ được sử dụng lần đầu tiên tại World Cup 1970, sau vụ náo động trong trận đấu giữa Argentina và Anh ở World Cup 1966. Cầu môn (khung thành) được sử dụng để giúp ta xác nhận những bàn thắng. Bàn thắng được coi là hợp lệ khi trái bóng đã đi qua vạch vôi và nằm giữa khoảng không gian được tạo bởi hai cột dọc và xà ngang. Khi ra đời ở Trung Quốc, cầu môn chỉ đơn giản là một túi vải lụa có khoét lỗ. Từ khi cầu môn có hình dạng như hiện tại, nó không có nhiều thay đổi. Năm 1988, Tây Ban Nha phát minh ra cầu môn có gắn camera và mới đây vào năm 2003, vòm cầu môn nhấp nháy khi bàn thắng được ghi đã xuất hiện tại Đức. Luật bóng đá thế giới hiện nay không bắt buộc cầu môn phải có lưới. Tuy nhiên hình ảnh trái bóng làm tung lưới đã trở thành điều đương nhiên khi ta nói đến một bàn thắng.
  • 32. Cẩm nang bóng đá Trang 32 Ai là người sáng tạo nên cú đá bicycle kick trong bóng đá? Có lẽ chẳng có pha trình diễn nào trong bóng đá lại có thể ngoạn mục như cú đá bicycle kick (tiếng Việt có thể dịch là cú đá “xe đạp chổng ngược”): ở động tác này, cầu thủ tung người lên không trung, một chân đưa cao hơn đầu đá ngược quả ra phía sau lưng và bay qua đầu mình. Nhiều cầu thủ cố gắng thực hiện màn trình diễn này, một số người có thể thành công nhưng rất hiếm ai có thể thực hiện pha trình diễn này một cách hoàn hảo. Ngoại trừ tình huống muốn biểu diễn, thì thông thường cầu thủ sẽ sử dụng cú đá này một cách hữu hiệu trong các tình huống sau: - Khi một hậu vệ quyết tâm đưa bóng ra khỏi khu vực gần cầu môn đội nhà. Nhưng anh ta lại đứng đối diện với bóng và quay lưng về phía mà anh ta muốn đưa bóng đến; đồng thời bóng đang bay trên không và rất khó kiểm soát. Anh ta có thể thực hiện một pha phá bóng bằng cú đá bicycle kick. - Khi một tiền đạo đứng quay lưng về phía khung thành đối phương và ở trong hoặc gần khu vực 11m, bóng đang ở tầm ngang đầu. Một pha ghi bàn đẹp mắt có thể đến với cú đá này. Và thông thường thì người ta thích thú và ca ngợi những pha ghi bàn như thế hơn nhiều so với các pha phá bóng. Thuật ngữ tiếng Anh bicycle kick xuất phát từ chỗ động tác của hai chân khi thực hiện cú đá này trông như đang đạp xe đạp với một chân đưa về trước, phía quả bóng và một chân đưa về phía ngược lại. Tên tiếng Đức fallruckzieher của động tác này có nghĩa là “cú đá ngã về sau” ám chỉ sau khi cầu thủ thực hiện cú đá này thường bị ngã đập lưng xuống đất, rất dễ bị chấn thương. Còn ở hầu hếtCú Bicycle Kick của Pele
  • 33. Cẩm nang bóng đá Trang 33 châu Mỹ Latinh, người ta gọi cú đá này là Chilena nghĩa là “cú đá theo phong cách Chile” vì các đội bóng Chile là những người đầu tiên trình diễn cú đá này. Ramon Unzaga, người gốc Tây Ban Nha nhập cư vào Chile, được cho là người đầu tiên đã sáng tạo nên cú đá Chilena vào năm 1914. Vào những năm 1930 và 1940, cầu thủ người Brazil Leonidas da Silva đã làm cho màn trình diễn này trở nên hoàn hảo. Nhờ nó, năm 1938 trong một trận đấu giữa Brazil và Ba Lan, Silva đã giúp Brazil chiến thắng 6-5. Ở Italia, Carlo Parola là cái tên nổi tiếng gắn pha trình diễn bicycle kick. Còn tại Đức, ngôi sao của cú đá này là Klaus Fisher với bàn thắng ngoạn mục trong mùa bóng 1976/1977. Động tác này còn được coi như là thương hiệu riêng của một cầu thủ người Brazil trứ danh Edson Arantes do Nascimento mà chúng ta vẫn quen gọi là “Vua bóng đá” Pele. Trong thập niên 1960 và 1970 Pele đã làm cho nó trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Một cầu thủ Brazil khác ở gần hơn với thế giới bóng đá hiện tại là Rivaldo cũng có thể thực hiện cú đá này một cách hết sức thành thục. Trong màu áo Barcelona, anh đã từng làm cho cả cầu trường nổ tung với bàn thắng từ một cú đá bicycle kick hoàn hảo. Ramon Unzaga
  • 34. Cẩm nang bóng đá Trang 34 Phán quyết Bosman là gì? Trước khi có phán quyết Bosman Trước khi có phán quyết Bosman, một cầu thủ bóng đá chỉ được phép chuyển sang một câu lạc bộ khác khi có sự thoả thuận giữa hai câu lạc bộ. Thông thường thoả thuận này chỉ đạt được sau khi xác định được mức phí chuyển nhượng mà câu lạc bộ mua phải trả cho câu lạc bộ bán cầu thủ đó. Điều này được thực hiện bất chấp việc hợp đồng của cầu thủ với câu lạc bộ bán đã kết thúc hay chưa. Vì vậy cầu thủ không được phép kí hợp đồng với một câu lạc bộ mới cho tới khi phí chuyển nhượng được trả hoặc chắc chắn được trả. Đồng thời khi đó hệ thống hạn ngạch đã tồn tại ở một số giải quốc gia và các giải đấu của UEFA. Hệ thống này có nghĩa là chỉ một số lượng hạn chế các cầu thủ nước ngoài được phép chơi trong mỗi trận đấu. Chẳng hạn trong các giải đấu của UEFA, chỉ 3 cầu thủ nước ngoài có thể chơi cho cùng một câu lạc bộ. Phán quyết Bosman Phán quyết Bosman ra đời xuất phát từ trường hợp của một cầu thủ người Bỉ tên là Jean-Marc Bosman. Khi hợp đồng của anh ta với câu lạc bộ của Bỉ là RFC Liege hết hạn vào năm 1990, Bosman muốn chuyển sang chơi cho câu lạc bộ Pháp Dunkerque. Tuy nhiên Liege từ chối cho phép Bosman rời đi mà không có khoản phí chuyển nhượng từ phía câu lạc bộ Dunkerque. Theo Bosman thì với tư cách là một công dân trong Liên Minh Châu Âu, anh có quyền tự do di chuyển trong nội bộ Liên Minh Châu Âu nếu anh muốn tìm việc làm (Điều 48, Hiệp ước Rome). Hệ thống chuyển nhượng lúc bấy giờ ngăn cản Bosman thực hiện quyền tự do di chuyển đó và anh cho rằng nó cần được thay đổi để các cầu thủ đã hết hạn hợp đồng với câu lạc bộ có thể chuyển sang câu lạc bộ mới mà không phải có khoản phí chuyển nhượng. Vụ việc được đưa lên toà án châu Âu và ngày 15 tháng 12 năm 1995 toà đã đưa ra phán quyết ủng hộ Bosman (phán quyết Bosman), chống lại câu lạc bộ RFC Liege, liên đoàn bóng đá Bỉ và UEFA. Có hai điểm quan trọng trong phán quyết này: 1. Phí chuyển nhượng là bất hợp pháp khi cầu thủ đã hết hạn hợp đồng với một câu lạc bộ muốn chuyển sang một câu lạc bộ khác trong Liên Minh Châu Âu. Từ nay, chỉ những cầu thủ có hợp đồng còn thời hạn với câu lạc bộ khi chuyển nhượng mới cần có phí chuyển nhượng. Jean-Marc Bosman
  • 35. Cẩm nang bóng đá Trang 35 2. Hệ thống hạn ngạch cũng là bất hợp pháp. Các câu lạc bộ có quyền sử dụng các cầu thủ trong Liên Minh Châu Âu bao nhiêu tuỳ ý (tuy nhiên có hạn chế về số lượng cầu thủ đến từ ngoài Liên Minh Châu Âu) Sự tác động của phán quyết Bosman và những vấn đề nảy sinh Hiệu lực của phán quyết Bosman đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các câu lạc bộ khắp châu Âu. Họ bắt đầu ký những hợp đồng dài hạn hơn với các cầu thủ để ngăn chặn việc mất đi các cầu thủ mà không có được những khoản phí chuyển nhượng. Các câu lạc bộ nhỏ hơn thì lại không thể ký hợp đồng dài hạn với các cầu thủ (đặc biệt là các cầu thủ trẻ) bắt đầu mất đi các khoản phí chuyển nhượng khi các cầu thủ giỏi lần lượt tự do chuyển đến các câu lạc bộ lớn hơn. Tuy nhiên nỗi lo ngại về việc các câu lạc bộ nhỏ sẽ bị phá sản vì quy định này đã được chứng minh là không có căn cứ cho đến 6 năm sau, tác động kinh tế lớn nhất của phán quyết Bosman đã xảy ra khi hợp đồng giữa hãng truyền hình ITV Digital với một số câu lạc bộ ở giải bóng đá Anh đổ vỡ, khiến các câu lạc bộ đã ký hợp đồng dài hạn với các cầu thủ không đủ khả năng trả lương cho họ nữa. Tuy nhiên phán quyết này lại có tác động tích cực với các cầu thủ. Các cầu thủ đã hết hợp đồng với câu lạc bộ của mình có thể tự do đàm phán với các câu lạc bộ khác để có thể thoả thuận một vị trí có lợi hơn và mức lương cao hơn. Phán quyết Bosman thực sự đã tăng cường quyền lợi của các cầu thủ, cho phép họ tự do hơn trong quyết định về sự nghiệp của mình. Phán quyết Bosman tuy vậy chỉ có ảnh hưởng với những vụ chuyển nhượng các cầu thủ đã hết hạn hợp đồng. Nó không có quy định về tính hợp pháp của những vụ chuyển nhượng của các cầu thủ vẫn còn hạn hợp đồng với câu lạc bộ của mình. Năm 1998, Ủy ban châu Âu đã gửi một bản tuyên bố đến các cơ quan quản lý về bóng đá, phản đối hệ thống chuyển nhượng quốc tế các cầu thủ còn hạn hợp đồng với câu lạc bộ. Tuy nhiên với việc năm 2000 vụ chuyển nhượng trị giá 37 triệu bảng đưa cầu thủ Luis Figo (vẫn còn hạn hợp đồng với Barcelona) sang Real Madrid đã cho thấy hệ thống chuyển nhượng không thống nhất với Hiệp ước của EU. Chiếu theo Tuyên bố số 29 của Hiệp ước Amsterdam “lắng nghe ý kiến của các liên đoàn thể thao khi thảo luận về những vấn đề quan trọng có tác động đến thể thao”, Ủy ban châu Âu đã đi đến thương thuyết với các cơ quan quản lý bóng đá về một cuộc cải cách nhằm đưa hệ thống đi vào thống nhất với Hiệp ước. Với trị giá 37 triệu bảng của Figo, các câu lạc bộ quê nhà của anh không thể nào đủ tiền để có anh trong đội hình
  • 36. Cẩm nang bóng đá Trang 36 Dưới tác động của phán quyết Bosman, phí chuyển nhượng các cầu thủ còn hạn hợp đồng cứ tiếp tục tăng và đạt đến đỉnh như trường hợp Real Madrid trả 45 triệu bảng để có Zinedine Zidane. Tuy nhiên, yêu cầu về những mức phí chuyển nhượng cao như vậy của câu lạc bộ bán nếu như bị câu lạc bộ mua từ chối thì cũng có thể ngăn việc tự do chuyển nhượng trong nội bộ EU. Chẳng hạn, với yêu cầu về phí chuyển như Barcelona đưa ra với trường hợp Luis Figo thì chỉ có Madrid hay một vài câu lạc bộ giàu có khác mới có thể đáp ứng được. Và như vậy, nếu Figo muốn trở về chơi bóng ở Bồ Đào Nha, anh phải đợi đến khi kết thúc hợp đồng vì chẳng câu lạc bộ Bồ Đào Nha nào có thể đủ tiền để mua anh. Các câu lạc bộ bán thì cho rằng xét theo khía cạnh luật pháp và đạo đức, chẳng có gì sai trái nếu họ có quyền kiểm soát việc chuyển nhượng cầu thủ còn hạn hợp đồng, vì họ phải tôn trọng hợp đồng. Và nếu một cầu thủ phá vỡ hợp đồng thì khoản tiền chuyển nhượng chỉ đơn giản là sự bồi thường cho thiệt hại của câu lạc bộ. Tuy nhiên, theo quan điểm của Ủy ban châu Âu, các khoản phí chuyển nhượng không phản ánh đúng mức độ thiệt hại của câu lạc bộ khi một cầu thủ phá vỡ hợp đồng. Real Madrid phải trả cho Arsenal 23 triệu bảng để có Nicolas Anelka, nhưng khi Arsenal từ chối để anh ta ra đi, luật sư của Anelka đã doạ sẽ đưa vụ việc ra toà và còn tuyên bố rằng giá trị thực sự dành cho việc bồi thường việc Anelka phá vỡ hợp đồng chỉ là 900.000 bảng, phần giá trị còn lại của hợp đồng của anh với Arsenal. Hơn nữa trong nhiều trượng hợp chuyển nhượng cầu thủ, chính câu lạc bộ bán đã phá vỡ hợp đồng khi bán cầu thủ đi dù anh ta không muốn, vậy thì tại sao câu lạc bộ bán lại không phải bồi thường cho cầu thủ? Vì vậy, Uỷ Ban Châu Âu cho rằng việc bồi thường hợp đồng bị phá vỡ nên được quy định một cách khách quan và công bằng, phản ánh chính xác thiệt hại thực tế của câu lạc bộ và không cản trở việc tự do chuyển nhượng cầu thủ giữa các nước EU. Ủy ban cũng chỉ ra rằng ở các ngành nghề khác, những người công nhân muốn hủy hợp đồng có thể đưa ra thông báo với công ty một thời gian trước theo như thoả thuận trong hợp đồng. Mặc dù vậy họ vẫn thừa nhận tình huống một cầu thủ có thể đưa ra thông báo trước 1 tháng với câu lạc bộ của mình và rồi chuyển sang câu lạc bộ đối thủ trước trận đấu quyết định chức vô địch thì cũng có thể gây nên sự mất công bằng. Vì vậy, Uỷ ban châu Âu không yêu cầu tự do hoàn toàn trong việc chuyển nhượng cầu thủ, nhưng kêu gọi thực hiện một cam kết có thể đưa hệ thống chuyển nhượng cầu thủ đến gần hơn với luật pháp EU mà không làm giảm giá trị của cạnh tranh công bằng. Và với phán quyết Bosman, các cơ quan quản lý bóng đá ở châu Âu vẫn không muốn thống nhất với Ủy ban châu Âu một cách nửa vời, và vẫn cho rằng thể thao nên được loại trừ khỏi sự quy định của luật pháp EU và rằng nên duy trì hệ thống chuyển nhượng hiện tại. Họ cho rằng việc chuyển nhượng là một hình thức tái phân phối thu nhập, cho phép các câu lạc bộ nhỏ Zidane - Hợp đồng kỷ lục trị giá 45 triệu bảng
  • 37. Cẩm nang bóng đá Trang 37 và các giải đấu nhỏ có thể tồn tại và nếu không có nó bóng đá với tư cách một môn thể thao sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà quản lý bóng đá vẫn không tỏ ra thuyết phục . Khả năng tái phân phối thu nhập của hệ thống chuyển nhượng theo phán quyết Bosman là rất hạn chế, vì với những vụ chuyển nhượng trị giá khổng lồ giữa các câu lạc bộ giàu với những cầu thủ “đã khẳng định được mình” thì nhiều câu lạc bộ nhỏ cũng chẳng được gì. Hơn nữa, theo như Ủy ban châu Âu thì việc tái phân phối thu nhập cho các câu lạc bộ nhỏ có thể tiến hành theo cách tốt hơn, chẳng hạn như việc chia tiền bản quyền truyền hình một cách công bằng hơn. Một vấn đề nữa mà các nhà quản lý bóng đá vẫn chưa giải quyết được đó là cho dù Ủy Ban Châu Âu có "để yên" không can thiệp tới bóng đá như họ yêu cầu thì điều đó cũng không thể thay đổi được nguy cơ về sự bất hợp lý trong hệ thống chuyển nhượng mà chỉ tạo nên những thách thức trong tương lai nếu như có một cầu thủ nào đó tỏ ra bất bình, nhất là khi anh ta lại có sự ủng hộ của hiệp hội các cầu thủ quốc tế ( FIFPro). Điều này có thể dẫn đến một vụ kiện lên toà án châu Âu với những hậu quả nghiêm trong hơn vụ Bosman vì toà án sẽ không dễ dàng chịu chấp nhận thoả hiệp như Ủy Ban Châu Âu. FIFA vào cuộc Trước tình hình đó, FIFA dường như đã nhận thấy không thể không vào cuộc và kết quả là tại cuộc họp hội đồng FIFA hàng năm diễn ra tại Buenos Aires tháng 7 năm 2001 đã phê chuẩn các quy định về chuyển nhượng quốc tế. Các quy định này được áp dụng cho tất cả các hợp đồng chuyển nhượng ký sau ngày 1 tháng 9 năm 2001. Theo đó: - yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo đối với cầu thủ chuyển nhượng dưới 23 tuổi - Yêu cầu tôn trọng hợp đồng trong 2-3 năm đầu, cấm việc cầu thủ đơn phương phá vỡ hợp đồng. Cầu thủ nào không chấp hành sẽ phải chịu án treo giò 4 tháng cộng với một khoản tiền bồi thường cho câu lạc bộ tính theo tiền lương thời gian còn lại của hợp đồng phù hợp với luật quốc gia. - Mỗi mùa bóng chỉ có 2 kỳ chuyển nhượng - Thành lập một hệ thống phân xử độc lập và khách quan nhằm giải quyết với những tranh chấp trong hợp đồng và vấn đề bồi thường (với quyền hạn cho phép chuyển nhượng các cầu thủ đang còn hạn hợp đồng vì những lý do mang tính thể thao) Kể từ sau khi những quy định này ra đời, quả là phí chuyển nhượng đã giảm đi nhưng điều này chủ yếu là do suy thoái kinh tế trên thị trường chuyển nhượng và những mức phí chuyển nhượng cao ngất ngưởng vẫn được sử
  • 38. Cẩm nang bóng đá Trang 38 dụng như một công cụ để giữ chân cầu thủ (chẳng hạn như trường hợp Fulham đã định giá cao cho Louis Saha để ngăn anh này chuyển sang Manchester United vào kỳ chuyển nhượng tháng 1 năm 2004) hoặc để tăng ngân sách trả nợ (trường hợp Leeds United bán Jonathan Woodgate năm 2003). Thực tế là 3 năm sau khi những quy định này ra đời, chỉ có tác động của việc tôn trọng quy định về chuyển nhượng 2 kỳ mỗi mùa bóng và bồi thường cho câu lạc bộ nếu cầu thủ dưới 23 tuổi phá vỡ hợp đồng là có tác động tích cực trong việc hạn chế tự do chuyển nhượng tràn lan. Quy định bổ sung của UEFA Ngày 21 tháng 4 năm 2005, cuộc họp 52 thành viên của UEFA đã nhất trí ủng hộ một quy định nhằm tăng cường công tác đào tạo cầu thủ trẻ tại các câu lạc bộ. Quy định này là một biện pháp nhằm khôi phục một số tác động do phán quyết Bosman gây ra. Quy định bổ sung này cho phép một cầu thủ có thể tự do chuyển đi vào năm cuối của hợp đồng có thời hạn 4 hoặc 5 năm với câu lạc bộ miễn là anh ta đưa ra yêu cầu cho câu lạc bộ dưới 15 ngày sau khi mùa giải trước kết thúc. Câu lạc bộ sẽ được bồi thường, nhưng chỉ với lượng tiền tương đương số lương vào năm cuối của hợp đồng, tức là sẽ ít hơn rất nhiều so với mức phí chuyển nhượng trong hầu hết các trường hợp. Với quy định này, UEFA hi vọng sẽ khắc phục được tình hình các câu lạc bộ đưa ra những hợp đồng cao ngất ngưởng, bóp méo tính chân thực của thị trường chuyển nhượng.
  • 39. Cẩm nang bóng đá Trang 39 Biểu tượng của Liverpool FC có ý nghĩa như thế nào? Chính giữa biểu tượng của Liverpool FC là hình một con chim đang vỗ cánh, con chim này có tên Liver Bird, Liver Bird là hình ảnh đại diện của thành phố Liverpool. Liver Bird là con vật được tưởng tượng ra, pha trộn giữa chim đại bàng và chim cốc. Cũng có người lại cho rằng đó là một chú chim bói cá được cách điệu, ý kiến này có lẽ do Liverpool là một thành phố cảng. Từ thế kỉ thứ XIII, vua nước Anh quyết định nâng cấp một cảng cá nhỏ có tên là Lerpoole lên thành phố Liverpool và hình ảnh của Liver Brid đã xuất hiện trên con dấu của tòa thị chính thành phố. Trên nóc của tòa nhà Liver Building cũng có hai chú Liver Bird rất lớn bằng đồng, người ta nói rằng Liver Bird đem lại những điều may mắn cho thành phố cảng. Khi Liverpool FC được thành lập, Liver Bird được chọn làm con vật tượng trưng và đem lại may mắn cho câu lạc bộ. Ban đầu biểu tượng của CLB chỉ đơn giản là hình Liver Bird màu trắng ở giữa, những chi tiết khác dần được bổ xung theo năm tháng: - Màu đỏ là màu cờ, sắc áo của CLB. - Dòng chữ “You’ll never walk alone” là tên bài hát truyền thống của CLB đã vang lên trên khắp thế giới. - Hai ngọn lửa nhỏ để tượng trưng cho 96 nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa Hillsbrough.
  • 40. Cẩm nang bóng đá Trang 40 Câu lạc bộ Liverpool được thành lập như thế nào? Vào năm 1892 có một cuộc tranh cãi về tài chính diễn ra giữa CLB Everton và John Houlding (chủ sân vận động Anfield), Everton quyết định ly khai và chuyển sang Goodison Park. John Houlding gấp rút xây dựng một đội bóng để chơi trên chiếc sân trống ấy, và Liverpool FC ra đời. Sau khi chia tách với Everton FC, các cầu thủ Liverpool mặc chiếc áo kẻ những ô vuông to màu xanh và trắng – màu truyền thống của Everton. Trong bức ảnh đầu tiên của Liverpool chụp năm 1892, các cầu thủ mặc giống hệt các cầu thủ Everton mặc năm 1883. Mãi tới năm 1894, các cầu thủ Liverpool mới chuyển sang màu áo đỏ. Từ đó, Liverpool luôn mang áo đỏ quần trắng và tất đỏ - sự thay đổi chỉ ở kiểu dáng cổ áo và những vạch sọc trên tất. Vào mùa bóng 1958-1959, Liverpool bắt đầu sử dụng phù hiệu của đội bóng trên áo: một phù hiệu hình bầu dục với chú chim màu đỏ và dòng chữ LFC ở phía dưới. Kiểu quần áo cũng thay đổi với cổ hình chữ V và quần lần đầu tiên có những vạch đỏ. Lên hạng vào năm 1962, Liverpool lại mặc áo có cổ. Sau khi giành chức VĐQG năm 1964, HLV Shankly đề nghị sử dụng bộ trang phục toàn đỏ để cho “khí thế hơn”. Bộ trang phục truyền thống của Liverpool hình thành: Áo đỏ với cổ viền trắng, quần đỏ và tất đỏ, cùng phù hiệu trên ngực. Sang thập niên 70, Liverpool đơn giản hoá phù hiệu với chú chim màu trắng và dòng chữ LFC được thêu trên áo. Cùng với sự thương mại hoá bóng đá, lần đầu tiên phù hiệu nhỏ của hãng Umbro xuất hiện trên phần ngực phải của áo. Kiểu áo có cổ được thay bằng kiểu áo cổ chữ V và thân áo đã xuất hiện những hình trang trí màu vàng. Năm 1979, Liverpool trở thành đội bóng đầu tiên của nước Anh có tên nhà tài trợ trên trang phục, đó là tên hãng Hitachi. Ra đời muộn hơn Everton nhưng Liverpool đã nhanh chóng khẳng định vị trí hàng đầu trong làng bóng đá Anh của mình với 5 danh hiệu VĐQG trong giai đoạn 1900 và 1947, trước khi sẩy chân rớt hạng Nhì năm 1954. Tuy nhiên, dưới thời HLV Bill Shankly và Bob Paisley trong quãng thời gian từ năm 1959 tới năm 1983, Liverpool đã vươn lên trở thành một biểu tượng của bóng đá Anh. Sau khi thăng hạng Nhất năm 1961, Liverpool gặt hái hết danh hiệu này cho tới danh hiệu khác, trong đó bao gồm 5 lần vô địch châu Âu. Chiến tích 18 lần VĐ giải hạng Nhất Anh cho tới nay vẫn là một kỷ lục đầy tự hào với các CĐV Áo đấu của Liverpool FC ngày xưa và bây giờ. Biểu tượng của Liverpool FCngày nay
  • 41. Cẩm nang bóng đá Trang 41 ở Merseyside, và chưa một CLB nào của Anh vượt qua cột mốc này của Liverpool. Khi nhắc tới sân Anfield, người ta nhắc ngay tới khán đài Kop nổi tiếng của nó. Khán đài này được xây dựng vào năm 1906, sau khi đội bóng áo đỏ giành được danh hiệu VĐ lần thứ hai. Tất cả những ai từng có mặt ở đây đều cảm thấy ngưỡng mộ pha chút thèm khát, tất cả những cầu thủ đều cảm thấy bồi hồi mỗi khi ngửng đầu chiêm ngưỡng nó. Mãi tới mùa bóng 1928-1929, khán đài Kop mới được che bằng một cái mái xi măng. Tuy vậy, nó cũng là cái mái che lớn nhất trên sân bóng hồi bấy giờ. Rất thần kỳ là trong Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nó không hề bị “sây sát”, bất chấp những cuộc ném bom của phát xít Đức. Sau thế chiến, Liverpool trở thành một đội bóng mạnh và khán giả kéo đến sân ngày càng đông. Năm 1952, có trận sân Anfield tải gần 62.000 khán giả tới xem, và kỷ lục ấy tồn tại cho tới ngày nay. Cái tên Kop do Ernest Edwards, nhà báo chuyên viết thời luận của tờ “tiếng vọng Liverpool” đặt cho khán đài xây trên nền đất cao và dốc, gợi nhớ tới “Spion Kop”, ngọn đổi ở Nam Phi, nơi quân Anh quần thảo với quân Hà Lan trong cuộc chiến tranh Boer năm 1900. Kop có sức chứa 28.000 khán giả và nó góp phần quan trọng vào những chiến thắng của Liverpool. Trên cái khán đài phi thường này, những cổ động viên bị lèn chặt như cá hộp trong thời gian diễn ra trận đấu. Đó là một biển người dậy sóng đe doạ khủng khiếp, khiến những địch thủ tài năng nhất cũng có thể mất tinh thần và bị rối loạn khi thi đấu tại sân Anfield. "Luôn hướng tới phía trước, không sợ hãi trước bất kỳ đối thủ nào" trở thành tinh thần chủ đạo của đội bóng qua nhiều thập kỷ. Tinh thần ấy được hun đúc thành một ý chí tuyệt vời mà thiếu ý chí ấy chưa chắc Liverpool đã trở thành một người khổng lồ của bóng đá châu Âu. Tinh thần ấy giúp họ vượt qua Real Madrid trong trận chung kết Cúp C1 năm 1981, vượt qua AS Roma trong trận trung kết năm 1984 và viết nên câu chuyện cổ tích thần kỳ tại Istanbul năm 2005. Các cầu thủ Liverpool với lần thứ 5 bá chủ châu Âu
  • 42. Cẩm nang bóng đá Trang 42 Đôi giày bóng đá được thiết kế như thế nào để có thể hỗ trợ cho cầu thủ? Chỉ trong vài thập niên vừa qua, đôi giày của các cầu thủ bóng đá đã được cải tiến rất nhiều về kiểu dáng cũng như chức năng. Để theo kịp với yêu cầu phát triển của môn thể thao, ngành công nghiệp sản xuất giày đã cho ra đời hàng loạt các kiểu dáng và chất liệu mới cho đôi giày. Nhờ có kĩ thuật công nghệ cao và máy tính, các nhà sản xuất có thể phân tích những nguy cơ các cầu thủ phải đối mặt trong các điều kiện của trận đấu; họ cũng áp dụng những phương pháp kiểm tra phức tạp nhằm thiết kế những đôi giày có tác dụng bảo vệ cầu thủ, phát huy tối đa phong độ của họ và đưa môn thể thao này lên một tầm cao mới. Đôi giày là thứ dụng cụ cơ bản kết nối giữa cầu thủ với mặt sân và quả bóng và có thể đối với mỗi cầu thủ nó là thứ dụng cụ quan trọng bậc nhất. Vì lẽ đó hàng năm các công ty đầu tư hàng triệu đô la và bao nhiêu thời gian công sức để tiến hành những nghiên cứu tạo ra những đôi giày tốt nhất. Mặc dù thiết kế cơ bản của những đôi giày bóng đá không thay đổi gì nhiều trong vòng 70 năm qua, thế nhưng những đôi giày hiện đại chứa đựng rất nhiều cải tiến giúp cho cầu thủ vượt xa hơn những giới hạn của phong độ. Về cơ bản, công nghệ trong bóng đá nhằm mục đích cải thiện các yếu tố sau của các cầu thủ: di chuyển, tiếp xúc bóng và sự thoải mái/bảo vệ. Theo đó đôi giày được thiết kế để hỗ trợ cầu thủ về các mặt như sau. Lực trụ Điều cơ bản là đôi giày phải cung cấp cho cầu thủ lực trụ vững trên mặt sân, điều này giúp họ chạy nhanh hơn và điều khiển bóng tốt hơn. Cải tiến lớn tạo ra điều này chính là những chiếc đinh ở đế giày, một sáng tạo xuất phát từ yêu cầu về điều kiện sân bãi trong thời tiết xấu. Bắt chước kiểu giày chơi hockey cùng thời, vào những năm 1890 các nhà sản xuất thêm vào những cái nút bằng da dưới đế giày. Do các quy định về mặt an toàn nên chất liệu sử dụng sản xuất những cái nút đó là da thay vì kim loại, có thể gây nguy hiểm cho đối phương. Qua thời gian, các cầu thủ ngày càng tiến bộ và các phong cách chơi bóng dần thay đổi thì tính linh hoạt của những chiếc đinh ở đế giày, thiết kế và cũng như cách sắp xếp vị trí của chúng trở thành một phần hết sức quan trọng. Để tạo tính linh hoạt, lần đầu tiên những chiếc đinh có thể tháo ra được giới thiệu trong thập niên 1920 giúp cho các cầu thủ kiểm soát tốt hơn Đôi giày bóng đá năm 1830