SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 90
Descargar para leer sin conexión
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BÔNG SEN
& TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY-
DẠY NGHỀ
ĐỊA ĐIỂM : VIỆT NAM
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU FATACO BẾN TRE
Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 7 năm
2011
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BÔNG SEN
& TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY-
DẠY NGHỀ
Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 7 năm
2011
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY XNK FATACO BẾN TRE
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
NGUYỄN BÌNH MINHNGUYỄN THỊ PHẤN
MỤC LỤC
PHẦN A: THÔNG TIN DỰ ÁN............................................................................................... 7
I. Giới thiệu chủ đầu tư............................................................................................................. 8
II. Mô tả sơ bộ dự án ................................................................................................................. 8
III. Cơ sở pháp lý....................................................................................................................... 8
PHẦN B: TỔNG QUAN ........................................................................................................... 9
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG....................................................................... 10
I.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam.............................................. 10
I.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên .................................................................................... 10
I.1.2. Tình hình kinh tế............................................................................................................ 10
I.1.3. Tình hình xã hội ............................................................................................................. 10
I.2. Thực trạng HIV/AIDS và nghiện ma túy ....................................................................... 11
I.2.1. HIV/AIDS ....................................................................................................................... 11
I.2.2. Thực trạng về nghiện ma túy........................................................................................ 12
I.3. Đối thủ cạnh tranh............................................................................................................ 15
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN ......................................................................................... 62
II.1. Vị trí địa lý dự án............................................................................................................. 62
II.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án ............................................................... 62
II.2.1. Địa hình ......................................................................................................................... 62
II.2.2. Khí hậu .......................................................................................................................... 62
II.2.3. Thủy văn........................................................................................................................ 62
II.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật.................................................................... 63
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................................ 63
II.3.2. Đường giao thông ......................................................................................................... 63
II.3.3. Hiện trạng cấp điện ...................................................................................................... 63
II.3.4. Cấp –Thoát nước .......................................................................................................... 63
II.4. Nhận xét chung ................................................................................................................ 63
PHẦN C: NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BÔNG SEN ................................................... 16
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.................................................................... 17
I.1. Mục tiêu của dự án............................................................................................................ 17
I.2. Sự cần thiết phải đầu tư ................................................................................................... 17
I.3. Thời gian triển khai dự án đầu tư ................................................................................... 17
I.4. Nguồn vốn đầu tư.............................................................................................................. 17
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ................................................. 17
II.1. Tên thương phẩm ............................................................................................................ 20
II.2. Dạng bào chế.................................................................................................................... 20
II.2.1. Dạng siro........................................................................................................................ 20
II.2.2. Dạng viên nang ............................................................................................................. 20
II.3. Chất lượng thuốc và tuổi thọ sản phẩm ........................................................................ 20
II.4. Liều lượng và cách sử dụng để điều trị ......................................................................... 21
CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT.............................................. 22
III.1. Đặc điểm và tiêu chuẩn nguyên liệu đưa vào sản xuất............................................... 22
III.2. Mô tả quy trình sản xuất............................................................................................... 22
CHƯƠNG IV: QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN.................................................................. 24
IV.1. Công suất đầu tư ............................................................................................................ 24
IV.2. Các hạng mục công trình............................................................................................... 24
IV.2.1. Quy mô phân xưởng.................................................................................................... 24
IV.2.2. Quy mô máy móc thiết bị ........................................................................................... 25
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ.......................................... 27
V.1. Các yêu cầu cơ bản về cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN........................ 27
V.2. Giải pháp quy hoạch........................................................................................................ 30
V.3. Giải pháp kiến trúc.......................................................................................................... 31
V.3.1. Kiến trúc hạng mục công trình chính......................................................................... 31
V.3.2. Kiến trúc hạng mục công trình phụ trợ ..................................................................... 31
V.4. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật ............................................................................................. 32
V.4.1. Hệ thống cấp nước........................................................................................................ 32
V.4.2. Hệ thống thoát nước ..................................................................................................... 32
V.4.3. Hệ thống điện và chống sét .......................................................................................... 32
V.4.4. Hệ thống trung tâm điều hoà và xử lý không khí...................................................... 33
V.4.5. Hệ thống báo cháy và chữa cháy................................................................................. 33
V.4.6. Hệ thống xử lý nước sạch và thuốc khử ion............................................................... 34
V.4.7. Hệ thống xử lý nước thải.............................................................................................. 35
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................. 37
VI.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................. 37
VI.2. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường................................................. 37
VI.3. Tác động môi trường của dự án.................................................................................... 37
VI.3.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng........................................................................... 37
VI.3.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành.......................................................... 39
VI.4. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường .............................................. 39
VI.4.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công.................................................... 39
VI.4.2. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn vận hành ................................................. 40
CHƯƠNG VII: BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ...................................... 42
VII.1. Nhân sự và tổ chức quản lý.......................................................................................... 42
VII.2. Nhu cầu nhân sự ........................................................................................................... 42
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN................................................................. 44
VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ......................................................................................... 44
VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư.......................................................................................... 44
VIII.2.1. Nội dung.................................................................................................................... 44
VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư......................................................................................... 46
CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ -THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................ 48
IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án......................................................................................... 48
IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư ............................................................. 48
IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn.................................................................................................... 48
IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ........................................................................................ 49
IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay ........................................................ 50
IX.2. Tính toán chi phí của dự án .......................................................................................... 51
IX.2.1. Chi phí nhân công ....................................................................................................... 51
IX.2.2. Chi phí hoạt động........................................................................................................ 52
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH ............................................................. 55
X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.......................................................................... 55
X.2. Doanh thu từ dự án.......................................................................................................... 55
X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án ........................................................................................ 56
X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ................................................................................. 58
PHẦN D: TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ DẠY NGHỀ................................. 59
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.................................................................... 60
I.1. Mục tiêu của dự án............................................................................................................ 60
I.2. Sự cần thiết phải đầu tư ................................................................................................... 60
I.3. Thời gian triển khai dự án đầu tư ................................................................................. 61
I.4. Nguồn vốn đầu tư.............................................................................................................. 61
CHƯƠNG II: QUY MÔ CÔNG TRÌNH .............................................................................. 64
II.1. Các hạng mục công trình................................................................................................ 64
II.2. Trang thiết bị kỹ thuật.................................................................................................... 64
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ........................................ 65
III.1. Căn cứ xây dựng ............................................................................................................ 65
III.2. Giải pháp quy hoạch...................................................................................................... 66
III.3. Giải pháp kiến trúc........................................................................................................ 66
III.3.1. Kiến trúc hạng mục công trình chính....................................................................... 66
III.3.2. Kiến trúc hạng mục công trình phụ trợ.................................................................... 67
III.4. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật ........................................................................................... 67
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................. 68
IV.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................. 68
IV.2. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường................................................. 68
IV.3. Tác động môi trường của dự án.................................................................................... 68
IV.3.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng........................................................................... 68
IV.3.2. Các tác động chính trong giai đoạn hoạt động......................................................... 68
IV.4. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường .............................................. 68
CHƯƠNG V: BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ......................................... 70
V.1. Nhân sự và tổ chức nhân sự............................................................................................ 70
V.2. Nhân sự............................................................................................................................. 71
CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................... 72
VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................................ 72
VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư............................................................................................. 72
VI.2.1. Nội dung....................................................................................................................... 72
VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư............................................................................................ 73
CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ-THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................ 74
VII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án ....................................................................................... 74
VII.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư............................................................ 74
VII.1.2. Tiến độ sử dụng vốn .................................................................................................. 75
VII.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án....................................................................................... 75
VII.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay....................................................... 76
VII.2. Tính toán chi phí của dự án......................................................................................... 78
VII.2.1. Chi phí nhân công...................................................................................................... 78
VII.2.2. Chi phí hoạt động ...................................................................................................... 79
CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH......................................................... 81
VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán..................................................................... 81
VIII.2. Doanh thu từ dự án..................................................................................................... 81
VIII.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.................................................................................... 83
VIII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội............................................................................. 84
PHẦN E : KẾT LUẬN............................................................................................................ 86
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 89
PHẦN A: THÔNG TIN DỰ ÁN
I. Giới thiệu chủ đầu tư
 Tên công ty : Công ty Xuất nhập khẩu FATACO Bến Tre
 Giấy phép ĐKKD : Số 1300102325. Do Sở Kế họach và Đầu tư tỉnh Bến Tre
cấp ngày 5 tháng 11 năm 2007
 Trụ sở công ty : 79, ấp Mỹ An C, xã Mỹ Thạnh An, Tp.Bến Tre
 Điện thoại : - Fax:
 Đại diện pháp luật : Bà Nguyễn Thị Phấn
 Chức vụ : Giám đốc
II. Mô tả sơ bộ dự án
 Tên dự án : Nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen và Trung tâm cai nghiện
ma túy - dạy nghề.
 Địa điểm xây dựng : Việt Nam
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
III. Cơ sở pháp lý
 Nhà máy sản xuất Đông dược Bông Sen:
 Tiêu chuẩn GMP_ASEAN (Goodpharma Ceutical Manufacturing
Practice of ASEAN – Thực hành tốt sản xuất thuốc của các nước Asean)
 Các văn bản pháp quy của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
quy định về đầu tư, sản xuất dược phẩm, xây dựng các công trình.
 Nghị định số 29/CP ngày 12/05/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi
hành luật khuyến khích đầu tư trong nước;
 Thông tư số 06/UB-QLKT ngày 27/09/1995 của Ủy ban hợp tác đầu tư (Nay là
Bộ kế họach đầu tư) v/v qui định đầu tư trình tự, thủ tục cấp giấy phép chứng
nhận ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước;
 Quyết định số 1516/BYT –QĐ ngày 09/09/1996 của Bộ y tế áp dụng nguyên tắc
tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(GMP-ASEAN);
 Thông tư số 12/BYT-TT ngày 12/09/1996 của Bộ y tế v/v hướng dẫn việc triển
khai áp dụng các nguyên tắc tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc theo hiệp
hội các nước Đông Nam Á (GMP-ASEAN)”;
 Luật bảo vệ môi trường do Chủ tịch nước CHXHXN Việt Nam công bố ngày
10/01/1994 và Nghị định hướng dẫn thi hành số 175/CP ngày 18/10/1994 của
Chính phủ;
 Quy chế “Quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ;
 Các tiêu chuẩn xây dựngVN: TCVN 2622-1995, TCVN 4088-1985, TCVN 3904
– 1984, TCVN 4514 – 1988, TCVN 4604 – 1988;
PHẦN B: TỔNG QUAN
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
I.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
I.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
Việt Nam có diện tích khoảng 331,212 km² nằm ở vị trí 80
35 đến 230
vĩ Bắc,
1020
đến 1100
kinh Đông. Biên giới giáp Trung Quốc ở phía Bắc, giáp Lào và
Campuchia ở phía Tây, phía Đông giáp Biển Đông.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa từ
giữa tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến giữa tháng 3) và khí hậu gió mùa
ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông).
I.1.2. Tình hình kinh tế
Trong 10 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Theo báo
cáo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý
II/2011 là 5.67% so với cùng kỳ, cao hơn 0.24% so với quý I năm nay nhưng thấp hơn
cùng kỳ năm ngoái 0.73%. Với kết quả này, GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước chỉ tăng
5.57% so với cùng kỳ năm 2010, thấp hơn con số tương ứng của năm ngoái khoảng
0.61%.
Đóng góp vào con số kể trên, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.08%;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6.49%; khu vực dịch vụ tăng 6.12%. Khu vực
sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao làm chi phí
đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến
tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2011, theo Bộ, là do mặt bằng lãi suất còn đang ở mức
cao, đang vượt quá khả năng chịu đựng của một bộ phận doanh nghiệp; lãi suất huy
động vốn bình quân tăng khoảng 3% so với cuối năm 2010 (năm 2010 bình quân khoảng
12%/năm), chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn (khoảng 3-4%); việc
vay vốn tín dụng của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn
khó khăn; tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng…Ở các chỉ tiêu liên quan khác, trong 6
tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cả cấp mới và tăng vốn
đã giảm gần 40% so với cùng kỳ; tổng số vốn đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp
dân doanh giảm 5.4%. Xu hướng này thể hiện ảnh hưởng của bất ổn kinh tế vĩ mô đến
thu hút đầu tư phát triển của khu vực doanh nghiệp; qua đó có thể sẽ ảnh hưởng đến
mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong thời
gian tới.
I.1.3. Tình hình xã hội
Nhìn chung đời sống xã hội của người dân Việt Nam trong những năm qua đã
được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì xã
hội Việt Nam 5 tháng đầu năm/2011 còn tồn tại một số vấn đề xã hội sau:
- Thiếu đói trong nông dân: Theo báo cáo sơ bộ, trong tháng 5 có khoảng 72.5
nghìn hộ thiếu đói với 307.7 nghìn nhân khẩu thiếu đói. So với cùng kỳ năm 2010, số
hộ thiếu đói giảm 24.2% và số nhân khẩu thiếu đói giảm 23.2%. Để khắc phục tình
trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành và đoàn thể từ trung ương đến địa
phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 14 nghìn tấn lương thực và 3.8 tỷ đồng.
- Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm: Trong tháng 5, trên địa bàn cả
nước có 2.4 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết; 433 trường hợp mắc bệnh viêm gan
virus; 107 trường hợp mắc bệnh viêm não virus; 36 trường hợp mắc cúm A H1N1; 31
trường hợp mắc bệnh thương hàn. Tính chung năm tháng đầu năm, cả nước có 13.7
nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết; 2.4 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virus;
281 trường hợp mắc bệnh viêm não virút; 473 trường hợp mắc cúm A H1N1 (13 trường
hợp tử vong) và 131 trường hợp mắc bệnh thương hàn.
Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện trong tháng của cả nước là 1.7
nghìn người, nâng tổng số người nhiễm HIV/AIDS của cả nước tính đến giữa tháng
5/2011 lên 237.8 nghìn người, trong đó 95.7 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn
AIDS và 50.2 nghìn người đã tử vong do AIDS.
Công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm mặc dù đã được các
ngành chức năng quan tâm và triển khai mạnh nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong
tháng đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm làm 138 người bị ngộ độc. Tính chung năm
tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 32 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.6 nghìn
người bị ngộ độc, trong đó 6 trường hợp tử vong.
- Tai nạn giao thông: Trong tháng 4/2011, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1,024
vụ tai nạn giao thông, làm chết 854 người và làm bị thương 776 người. So với cùng kỳ
năm 2010, số vụ tai nạn giao thông giảm 6.7%; số người chết giảm 8.1%; số người bị
thương tăng 4.6%. Tính chung bốn tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4,581
vụ tai nạn giao thông, làm chết 3,858 người và làm bị thương 3,529 người. So với cùng
kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 0.7%, số người chết tăng 1.3%, số người
bị thương tăng 4.1%. Bình quân một ngày trong bốn tháng đầu năm 2011, cả nước có
38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người và làm bị thương 29 người.
I.2. Thực trạng HIV/AIDS và nghiện ma túy
I.2.1. HIV/AIDS
HIV/AIDS là gánh nặng, là nỗi khổ đau cho con người và xã hội trên toàn thế
giới. Kể từ khi bắt đầu đại dịch này, đã có hơn 60 triệu người bị nhiễm virus HIV và
gần 30 triệu người đã chết vì AIDS. Trong năm 2009, đã có khoảng 33.3 triệu người
sống chung với HIV, 2.6 triệu ca nhiễm mới và 1.8 triệu ca tử vong liên quan đến AIDS.
Theo khảo sát của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), các khu vực ở châu Phi là ảnh hưởng
nhiều nhất, trong năm 2009 có tới 1.8 triệu người nhiễm virus, 1.3 triệu người châu Phi
chết vì các bệnh liên quan đến HIV chiếm 72% trong tổng số 1.8 triệu ca tử vong do
dịch bệnh trên toàn cầu.
Bên dưới là bản đồ phân bố tình hình nhiễm HIV toàn cầu năm 2007. Mức độ
nhiễm bệnh rất nghiêm trọng. Có từ 15-28% số dân nhiễm HIV sống tại châu Phi, từ 5-
14.9% sống tại các nước Trung và Bắc Á và hầu hết trên thế giới, nơi nào cũng có người
đang sống cùng HIV và tử vong vì AIDS.
Hình 1: Bản đồ phân bố tình hình nhiễn HIV toàn cầu năm 2007
Riêng tại Việt Nam, dịch HIV tập trung trong các nhóm có nguy cơ lây nhiễm
cao, chủ yếu là những người tiêm chích ma túy, những người nam quan hệ tình dục
đồng giới và nữ bán dâm. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số người nhiễm
HIV/AIDS trên cả nước vẫn gia tăng. Tháng 7-2011 có thêm 1.3 nghìn người nhiễm
HIV, nâng tổng số người nhiễm của cả nước bảy tháng lên khoảng 241,000 người. Trong
số này, 97,000 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 50,000 người đã tử vong
do AIDS.
Trong vòng năm năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng tiếp cận
tới điều trị HIV. Hiện 54% số người trưởng thành có nhu cầu đã được tiếp nhận điều trị
kháng virus. Tuy nhiên, hầu hết những người sống với HIV đều bắt đầu điều trị rất
muộn khi hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy yếu và các nhiễm trùng cơ hội như bệnh
lao đã thâm nhập. Trong những trường hợp này, việc điều trị rất ít hiệu quả, dẫn đến
việc gia tăng các ca tử vong.
I.2.2. Thực trạng về nghiện ma túy
Như đã trình bày ở trên, một trong những nguyên nhân nhiễm virus HIV dẫn tới
căn bệnh thế kỷ AIDS là do tiêm chích ma túy. Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy
tỷ lệ người nghiện ma túy có hành vi tiêm chích đang giảm xuống, nhưng dựa vào số
liệu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động thương binh xã hội) thì tỷ lệ hiện
nhiễm HIV trong nhóm quần thể này vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều tỉnh, thành phố và
số người nghiện ma túy vẫn tăng dần theo từng năm. Trong khoảng từ năm 2000- 2007
số đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tăng gần 1.5 lần, năm 2000 cả nước có
89,594 đối tượng và tăng lên đến 133,594 đối tượng nghiện ngập vào năm 2007.
Hình 2: Biểu đồ số đối tượng nghiện ma túy phân chia theo vùng từ năm 2000-
2007
Đối tượng nghiện ma túy phân bố ở mỗi tỉnh khác nhau. Nhìn trên bản đồ phân
bố bên dưới ta thấy tập trung đông nhất (trên 15,000 đối tượng) ở các thành phố lớn như
Tp.Hồ Chí Minh (26,743 đối tượng) chiếm hơn 19% cả nước, Tp.Hà Nội (23,220 đối
tượng) chiếm gần 17% cả nước. Do những nơi này có mật độ dân số cao, có nhiều tụ
điểm không lành mạnh tạo điều kiện gia tăng đối tượng nghiện hút. Ngoài ra, tỷ lệ
nghiện hút ma túy còn tập trung cao (từ 5,000-15,000 đối tượng) ở các tỉnh phía Bắc
như Sơn La, Điện Biên,…Do những tỉnh này có diện tích trồng cần sa rất lớn, gần biên
giới với các nước Lào, Campuchia, khu vực Tam Giác Vàng, vì thế có nhiều loại ma
túy mới dễ dàng xâm nhập.
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Thời gian
Số đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý chia theo vùng
Duyên Hải Nam trung bộ
Tây Nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long
Bắc Trung bộ
Đông Nam bộ
Tây Bắc
Đồng bằng Sông Hồng
Đông Bắc
Hình 3: Bản đồ đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý theo tỉnh/thành năm
2009
Trước những diễn biến phức tạp và những hậu quả do ma túy gây ra, tất cả mọi
người từ cá nhân đến tổ chức cần có những hành động thiết thực chống tệ nạn ma túy
và mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những đối tượng đang trong tình trạng
nghiện ngập này.
I.3. Đối thủ cạnh tranh
Nghiện ma túy không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng
tới sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh chính trị của mỗi quốc gia. Vì thế, điều trị
nghiện ma túy đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm cầu các loại ma túy và an
sinh xã hội của một đất nước.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại thuốc và phương
pháp điều trị ma túy phổ biến như: Phương pháp cai khô, phương pháp giảm dần,
phương pháp phẫu thuật thùy trán, phương pháp thụy miên, các thuốc hướng tâm thần,
thuốc Đông y, thuốc đối kháng và phương pháp điều trị bằng chất thay thế. Mỗi phương
pháp, mỗi loại thuốc đều có ưu và nhược điểm riêng. Ngay cả thuốc Methadone, dù đã
được chính phủ công nhận là liệu pháp có hiệu lực và chương trình Methadone được
xem là một quốc sách và được triển khai trong cả nước nhưng vẫn không phải là một
phương pháp tốt tuyệt đối. Đây không phải là thuốc cai nghiện mà là một loại ma túy
làm giảm tác hại, duy trì sức làm việc cho người nghiện. Khi điều trị phải chọn đối
tượng cẩn thận. Nếu đối tượng nghiện nặng, lâu ngày và nhiễm HIV rồi thì nên sử dụng
Methadone với sự chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc sẽ có tác dụng tốt với nhóm người này. Trái
lại, với trẻ em, người mới nghiện dùng Methadone thì làm cho người đó phụ thuộc thuốc
đến hết đời. Và nếu nhà nước không quản lý tốt rất có thể sẽ hình thành thị trường ma
tuý hợp pháp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội.
Từ xưa đến nay, thuốc Đông y vẫn được xem là an toàn do có nguồn gốc từ thảo
dược không độc và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trên thị trường
hiện nay chỉ duy nhất có một bài thuốc được xem là hữu hiệu nhất là thuốc Đông dược
Bông Sen. Bài thuốc Bông Sen của công ty XNK FATACO Bến Tre chúng tôi đã được
Bộ Y tế kiểm nghiệm do có nhiều ưu thế nhất định: cắt cơn nhanh, dễ uống, tạo cảm
giác êm dịu, bệnh nhân dễ tiếp nhận, tinh thần phấn khởi. Đặc biệt thuốc không có phản
ứng phụ, khi ngưng thuốc không cần giảm liều vì không gây nghiện thuốc như một số
thuốc Tây y.
Với những ưu điểm mà thuốc hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy hiệu Bông Sen
đang có thì phương thuốc này không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
PHẦN C: NHÀ MÁY SẢN XUẤT
THUỐC BÔNG SEN
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
I.1. Mục tiêu của dự án
Việc đầu tư xây dựng: “Nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen” là nhằm mục đích:
- Mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người nghiện
trong và ngoài nước.
- Sản xuất thuốc dạng nước (sirô) và tiếp tục sản xuất thêm dạng viên nang theo
đúng tiêu chuẩn GMP – ASEAN.
- Ngòai việc phục vụ công tác điều trị cai nghiện cho các đối tượng nghiện ma
túy một cách tiết kiệm, có hiệu quả, sản xuất bài thuốc Bông Sen còn góp phần làm
giảm gánh nặng cho gia đình, cộng đồng xã hội và góp phần làm giảm bớt tội phạm xã
hội. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất đông dược Bông Sen còn nhằm góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động tại đại phương với số lượng tương đối lớn.
I.2. Sự cần thiết phải đầu tư
Sau nhiều năm nghiên cứu, thuốc hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy hiệu “Bông
Sen” chính thức được Bộ Y tế cho phép được sử dụng ra cộng đồng đặc biệt được sử
dụng điều trị tại nhà. Thuốc Bông Sen có tác dụng cắt cơn êm dịu, không gây phản ứng
phụ, dễ sử dụng, thời gian điều trị lại ngắn. Hiện tại, Nhà máy sản xuất thuốc cai nghiện
ma túy Bông Sen đã được xây dựng tại Bến Tre, công suất 700 lít thuốc nước/giờ, với
tổng vốn đầu tư trên 49 tỷ đồng. Nhà máy được lắp đặt dây chuyền, thiết bị sản xuất
hiện đại của Đức và Nhật Bản.
Qua nghiên cứu thị trường, nhận thấy số đối tượng nghiện ma túy ngày càng gia
tăng, diễn biến phức tạp và nhu cầu sử dụng thuốc Bông Sen ngày càng lớn. Với tấm
lòng của những lương y, bằng sự thấu hiểu những nguy hại mà ma túy gây ra cho xã
hội, cho mỗi con người, Công ty Xuất nhập khẩu FATACO quyết định sẽ mở rộng nhà
máy nhằm nâng cấp dây chuyền sản xuất thuốc dưới dạng viên nén, đạt tiêu chuẩn GMP
và mở rộng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường quốc tế. Vì hiện nay thuốc cai nghiện ma
túy Bông Sen đã lưu hành tại một số nước, như Đức, Nhật, Thụy Sĩ... được các nước
quan tâm và công nhận đây là một bài thuốc cai nghiện ma túy hiệu quả.
Với mong muốn góp phần vào công cuộc điều trị ma túy, chống tệ nạn xã hội,
chúng tôi- Công ty Xuất nhập khẩu FATACO tin rằng việc xây dựng nhà máy, nâng
cấp dây chuyền sản xuất thuốc Đông dược Bông Sen là điều đặc biệt cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
I.3. Thời gian triển khai dự án đầu tư
Dự án sẽ được triển khai dự kiến trong 1.5 năm kể từ quý III/2011 đến hết năm
2012 thì đưa Nhà máy được đưa vào hoạt động sản xuất.
I.4. Nguồn vốn đầu tư
Dự án được triển khai từ nguồn vốn tự có của Công ty XNK FATACO và các
nguồn vốn viện trợ khác trong và ngoài nước.
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN
II.1. Vị trí địa lý dự án
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen được xây dựng tại tỉnh Bến
Tre.
Vị trí khu đất được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp khu dân cư,vườn cây ăn trái.
- Phía Nam giáp tỉnh lộ 887
- Phía Đông giáp khu dân cư, vườn cây ăn trái.
- Phía Tây giáp khu dân cư, vườn cây ăn trái.
II.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án
II.2.1. Địa hình
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở
ven biển và các cửa sông. Địa hình khu đất xây dựng có sức chịu tải tương đối yếu. Khi
xây dựng, nếu công trình có tải trọng nhỏ phải gia cố nền đất bằng cọc bê tông cốt
thép.Khi xây dựng phải khảo sát địa tầng cụ thể để có biện pháp xử lý nền móng công
trình thích hợp và theo đúng tiêu chuẩn xây dựng của Bộ Xây Dựng.
II.2.2. Khí hậu
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm
ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ
trung bình hằng năm từ 26o
C – 27o
C. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung
bình dưới 20o
C. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7).
Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2
. Với vị trí nằm tiếp giáp với
biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão
thường xảy ra từ vĩ độ 15o
Bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao
động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió Tây Nam và
Đông Bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4
tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió Tây Nam là thời
kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1,250 mm – 1,500 mm. Trong mùa
khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.
Khí hậu Bến Tre ôn hòa, điều này giúp nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen hoạt
động tốt hơn.
II.2.3. Thủy văn
Nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, nơi mà 4 trong 9 "con rồng"
nhả nước ra biển. Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài
xấp xỉ 6,000 km, trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba
Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km. Mật độ sông ngòi dày đặt này đã khiến cho giao thông
thủy thuận lợi, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy
nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa
khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.
II.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất xây dựng thêm là đất thiên thời địa lợi nhân hòa, đang sử dụng vào mục
đích thổ cư và đất vườn trồng cây, cần phải san lắp trước khi xây dựng.
II.3.2. Đường giao thông
Khu đất xây dưng toạ lạc ở giữa tuyến đường tỉnh lộ 87 và sông Bến Tre rất
thuận lợi trong giao thông đường thuỷ và đường bộ.
II.3.3. Hiện trạng cấp điện
Sử dụng hệ thống lưới điện của tỉnh Bến Tre thuộc mạng lưới điện quốc gia
hiện có trước khi khu đất xây dựng.
II.3.4. Cấp –Thoát nước
Sử dụng hệ thống cấp nước đô thị của nhà máy nước Bến Tre.
II.4. Nhận xét chung
Qua việc phân tích các yếu tố, Công ty Xuất nhập khẩu FATACO Bến Tre nhận
thấy điều kiện tự nhiên và hạ tầng kỹ thuật tại tỉnh Bến Tre không ảnh hưởng lớn đến
quá trình thi công xây dựng cũng như khai thác sử dụng mà còn rất thuận lợi bao gồm
cả yếu tố vị trí địa lý đắc địa và cơ sở hạ tầng hiện đại.
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
III.1. Tên thương phẩm
Thuốc điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy Bông Sen.
III.2. Dạng bào chế
III.2.1. Dạng siro
Công thức cho 1 đơn vị sản phẩm (100ml)
1. Đương quy (củ) 45 gam
2. Nhân sâm (củ) 30 gam
3. Bạch truật 60 gam
4. Hải diêm 7.5gam
5. Sinh khương 15 gam
6. Ô mai bắc 60 gam
7. Nhục thung dung 37.5 gam
8. Mật ong 150 gam
Đặc điểm thành phẩm
Nước chiết các dược liệu trên, sau khi được pha chế có đặc điểm sau:
1. Màu sắc : dạng cao lỏng, màu nâu cánh gián
2. Mùi : mùi thơm dược liệu dễ chịu, không có mùi cồn
3. Vị : ngọt, hơi đắng nhẹ, mặn, hơi chua và hương thỏang mùi cay.
4. Độ cặn : cặn còn lại sau khi đã làm bay hơi không quá 10%
5. Bảo quản : Để nơi khô ráo mát mẻ- Lắc đều trước khi dùng.
6. Bao bì : Sản phẩm được đóng chai thủy tinh 01 lọai dung tích: 500ml- đủ
dùng cho từng liều, tránh ô nhiễm tạp chất trong không khí do đã mở nắp và dùng lại
nhiều lần. Mỗi chai đều được đóng nút cao su đặc chủng dùng cho ngành dược phẩm,
được bọc nhôm bằng kỹ thuật cao vừa để bảo hành, chống giả mạo, vừa để bảo đảm
không rò chảy trong quá trình bảo quản và vận chuyển.
7. Đóng gói : Nhằm giúp người tiêu dùng sử dụng thuốc một cách tiết kiệm,
tránh lãng phí thuốc, nhà sản xuất sẽ đóng gói các chai vào 04 dạng hộp carton như sau:
Lọai hộp Chai nhỏ 60ml Chai lớn 100 ml – 500 ml
Hộp lớn 12 chai/hộp 12 chai/hộp
Hộp nhỏ 6 chai/hộp 6 chai/hộp
III.2.2. Dạng viên nang
Viên nang được bào chế cùng công thức như dạng siro. Viên thuốc có màu sắc,
mùi vị giống dạng siro nhưng tiện dụng hơn. Thuốc đóng hộp: 50 viên/hộp, có túi chống
ẩm, hộp thiết kế an toàn vừa để bảo hành, chống giả mạo, vừa để bảo đảm trong quá
trình bảo quản và vận chuyển.
III.3. Chất lượng thuốc và tuổi thọ sản phẩm
Chất lượng và công dụng của thuốc sau khi pha chế được đánh giá bằng hiệu
quả chữa bệnh. Thuốc Bông Sen có thể sử dụng điều trị các trường hợp nghiện thuốc
phiện, morphine, heroin, cần sa… sử dụng dưới nhiều hình thức như: hút, hít, chích…
giúp người bệnh qua cơn đói ma túy dễ dàng, tạo điều kiện để cai nghiện lâu dài.
+ Tính hiệu lực: có tác dụng êm dịu – sau khi dùng thuốc các triệu chứng cai
giảm dần vào ngày thứ 03, làm giảm men SGOT và SGPT – và hết hẳn vào ngày thứ
06.
+ Tính an tòan: không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến các hằng số sinh
lý bình thường.
Tuổi thọ của thuốc: Nếu tuân thủ đúng theo qui trình sản xuất và làm đầy đủ
cẩn thận các công đọan sản xuất cũng như phương pháp chế biến, nấu và bảo quản tốt,
thích hợp, đảm bảo bao gói vô khuẩn thì tuổi thọ của thuốc có chất lượng và hiệu lực
điều trị là 02 năm.
Xử lý thành phẩm: không có chất độc gây nhiễm độc cấp và mảng.
Kết quả đã được kiểm nghiệm theo quy chế 371 của Bộ y tế về việc thử nghiệm
các lọai dược phẩm trên người.
III.4. Liều lượng và cách sử dụng để điều trị
1. Thời gian điều trị từ 07 đến 10 ngày.
2. Liều tối thiểu cho mỗi bệnh nhân:
Trong 04 ngày đầu, mỗi ngày uống 04 lần, mỗi lần uống cách nhau từ 2-3
giờ
Đối với trường hợp nghiện nhẹ: mỗi lần uống 60ml hay 2 viên
Đốivới trường hợp nghiện nặng, hoặc cơ thể có trọng lượng nặng như người Au
– Mỹ: mỗi lần uống 100 ml hay 3 viên
Từ ngày thứ 05 trở đi: mỗi ngày uống 02 lần, mỗi lần 60 ml.
Lượng thuốc dùng cho cả đợt điều trị từ 1,700ml đến 3,000ml.
3. Hiệu quả cơ bản đạt được khi sử dụng thuốc Bông Sen là:
Sau 15 phút uống lần đầu, bệnh nhân bớt vật vã. Sau 02-03 ngày điều trị, hầu hết
bệnh nhân không còn vật vã, khó chịu, không còn dị cảm, ngày có thể tắm 3-4 lần.
Từ ngày thứ tư trở đi, bệnh nhân không còn cảm giác thèm ma túy, cắt đứt cơn
nghiện 100%.
Từ ngày thứ năm trở đi, phần lớn bệnh nhân trở lại trạng thái tâm thần ổn định,
ăn ngủ tốt, bắt đầu lại sức, sắc thái hồng hào.
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT SẢN
XUẤT
IV.1. Đặc điểm và tiêu chuẩn nguyên liệu đưa vào sản xuất
Những dược liệu được sử dụng cho thuốc Bông Sen là các dược liệu theo tiêu chuẩn
VN được bào chế theo phương pháp Đông y, bao gồm:
1. Đương qui – Radix Angelicae Sinensis – TCVN 3385-80: củ đương qui đã qua
sơ chế (tẩm rượu) phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
2. Nhân sâm – Panax ginseng – TCVN 3458-80: củ sâm đã được sấy khô.
3. Bạch truật- Rhizoma Atractrylodis Macrocephalae – TCVN 3317-80: dùng lọai
bạch truật phiến khô.
4. Hải diêm (muối biển): Natrium Chloridum Crudum – TCVN 723-70
5. Sinh khương- Rhizoma Zingiberis Recens – TCVN 3388-80: 2kg gừng tươi
được cạo sạch vỏ giã nhỏ trong cối. Thêm 01 lít rượu 42-45o
vào gừng và bóp
đều tay. Ủ hỗn hợp này trong 21 giờ để bớt chất cay và chất nhầy trong dược
liệu. Sau đó, vắt kiệt nước bỏ đi, còn lại xác bả gừng đã xử lý được dùng để
chung với các dược liệu khác.
6. Ô mai bắc - Fructus Mune Immaturus – TCVN 3448-80: dùng ô mai bắc hoặc
quả mơ VN đã được chế biến thành ô mai.
7. Nhục thung dung - Boschnia Kiaglabla C.A.Mey – Chưa có tiêu chuẩn VN:
dùng lọai đã được bào chế sẵn theo đông y ( nhập khẩu)
8. Mật ong- Mel Apidil-dùng mật ong lọai tốt đạt TCVN 704-70.
9. Nước - dùng nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn nứơc sinh họat để nấu các dược
liệu.
IV.2. Mô tả quy trình sản xuất
Bài thuốc Bông Sen được sản xuất theo một qui trình nghiêm ngặt – theo các
phương thức sản xuất công nghiệp – theo các tiêu chuẩn của GMP-ASEAN và của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) để bảo đảm chất lượng và an tòan. Qui trình này bao gồm
các công đọan:
1. Xử lý nguyên dược liệu – bao bì
2. Làm sạch thiết bị dụng cụ
3. Vệ sinh cơ sở nhà xưởng – kho hàng
4. Các bước tiến hành sản xuất (xem sơ đồ sau đây)
5. Kiểm nghiệm:
Việc kiểm nghiệm được thực hiện ở 03 công đọan:
* Kiểm nghiệm tòan bộ các nguyên vật liệu đưa vào sản xuất
* Kiểm nghiệm bán thành phẩm, trên từng lô thuốc đã nấu-nhằm kiểm tra quá
trình nấu có chiết hết được họat chất không, việc bào chế theo Đông y có đạt yêu cầu
không, và cũng nhằm bảo đảm cho chất lượng thuốc tránh bị những yếu tố gây ảnh
hưởng đến như: vi khuẩn, biến đổi màu sắc, kết tủa, tương kỵ hóa học giữa các vị
thuốc…
* Kiểm nghiệm thành phẩm, trên mỗi lô thuốc đã xuất xưởng một thời gian –
nhằm kiểm tra chai lọ xử lý có đạt yêu cầu không. Có làm cho thuốc biến đổi màu sắc,
kết tủa không, Hoặc các dược tính có bị phá hủy bởi các enzime…gây chất lượng bất
ổn định trong quá trình bảo quản không.
Phòng thí nghiệm có 1 nhiệm vụ kiểm nghiệm:
Xác định bằng cảm quan: theo các đặc điểm thành phẩm về màu sắc, mùi
vị như đã nêu trên.
Lấy mẫu xét nghiệm: Theo TCVN 974-70
Mô tả thành phần: TCVN 977 – 70
Xác định tỷ trọng : TCVN 980-70
Xác định độ đục trong: TCVN 987 – 70
Cặn sau khi bay hơi: TCVN 457 – 70
Xác định độ vô khuẩn ,…Tìm chất độc, chất gây nhiễm–chất gây nghiện (các
chất độc: bay hơi, chất độc hữu cơ, vô cơ) theo chuyên luận xác định độc chất).
SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐỌAN SẢN XUẤT
Xay nhỏ Sấy khô Sao tẩm Sơ chế dược liệu
Nấu sắc
Lọc
Để lắng
Lọc lần 2
Đóng chai Triệt trùng Đóng bao bì nhập kho
Kiểm nghiệm
Tạo viên
CHƯƠNG V: QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN
V.1. Công suất đầu tư
Công suất đầu tư của Nhà máy sản xuất đông dược Bông Sen được dự kiến:
- Giai đọan đầu: Sản xuất thuốc nước (sirô), công suất đầu tư chọn là 7,000 lít
thuốc thành phẩm/ngày.
- Giai đoạn sau: Sản xuất thêm lọai thuốc viên nang, công suất đầu tư chọn là
300,000 viên/ngày.
V.2. Các hạng mục công trình
V.2.1. Quy mô phân xưởng
TÊN HẠNG MỤC ĐVT
Diện
tích
(m2
)
Phân xưởng sản xuất thuốc nước
Phân xưởng sản xuất m² 5000
Kho nguyên liệu vật tư m² 514
Nhà xe, căn tin, thay đồ, giới thiệu sản phẩm m² 460
Phân xưởng sản xuất thuốc viên
Phân xưởng sản xuất m² 4000
Kho nguyên liệu vật tư m² 500
Nhà xe căntin m² 268
Nhà thay đồ vệ sinh m² 268
Nhà điều hành thí nghiệm m² 830
Các công trình phục vụ chung
Văn phòng m² 792
Trạm khí đốt m² 105
Trạm xử lý nước sạch m² 100
Đài nước m² 25
Gara ôtô m² 214
Trạm xử lý nước thải m² 100
Nhà ở tập thể công nhân m² 2704
Căn tin m² 279
Cổng, tường rào m 3000
Hệ thống cấp nước m 4000
Hệ thống cấp điện + trạm hạ thế m 2500
Hệ thống thoát nước m 3000
Sân, đường nội bộ m² 11341
TỔNG CỘNG 40000
V.2.2. Quy mô máy móc thiết bị
STT TÊN HẠNG MỤC ĐVT SL
1 Thiết bị sản xuất
Máy xúc rửa chai lọ tự động FAW Cái 5
Lọ triệt trùng DHT Cái 5
Máy chiết rót và đóng nắp KSF 1020 Cái 5
Dây chuyền nấu thuốc nước tự động Cái 5
Máy bơm ống Cái 40
Lò và nối nấu Cái 100
Bể lắng Cái 20
Máy chiết suất Cái 5
Máy trộn siêu tốc Cái 10
Máy sát hạt TS 80 Cái 10
Máy sấy tầng sôi Cái 10
Máy sát hạt YK 160 Cái 10
Máy trộn Dogige Cái 5
Máy trộn TS 80 Cái 10
Máy tán Record Cái 10
Tủ sấy Cái 10
Máy dập tâm sai 2: -8 chày Cái 10
Máy dập ZP 19 Cái 20
Máy dập ZP 53 Cái 40
Máy dập quay tròn Cái 10
Máy đóng nang Cái 5
Máy lau viên Cái 10
Máy bao film Cái 15
Máy ép vĩ Cái 10
Máy ép vĩ xé Cái 10
Máy cất nước Cái 10
Máy rút bao nylon Cái 15
Máy trộn 60 Cái 10
Máy bao đường Cái 20
Dây chuyền đóng gói viên nang mền Cái 5
2 Thiết bị phục vụ sản xuất
Xe tải Chiếc 40
Xe ô tô 4 chỗ Chiếc 40
Dụng cụ phòng thí nghiệm Bộ 10
Dụng cụ cầm tay Bộ 2,000
Máy điều hòa nhiệt độ Cái 300
Tủ lạnh Cái 100
Máy hút bụi Cái 200
Máy phát điện Cái 20
Máy biến thế Cái 10
Cân điện tử Cái 50
Máy vi tính Cái 200
Máy lọc nước Cái 20
Điện thoại Cái 100
Bàn inox Cái 2,000
Tủ inox Cái 500
Dụng cụ pha chế Bộ 120
Máy fax Cái 20
Bàn ghế làm việc, hội họp Bộ 1,000
Tủ hồ sơ Cái 200
Hệ thống điều hòa trung tâm Bộ 10
Xe nâng hàng Cái 20
Thiết bị phòng cháy chữa cháy Cái 300
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ
CƠ SỞ
VI.1. Các yêu cầu cơ bản về cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN
Nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen sẽ xin cấp giấy chứng nhận “Tiêu chuẩn
GMP-ASEAN” và thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 -
ngay từ giai đoạn xây dựng nhà xưởng và các công trình cần đảm bảo tuân thủ các yêu
cầu sau đây:
- Phòng chống ô nhiễm - yêu cầu cơ bản, hàng đầu:
Nhà xưởng phải được xây dựng ở những nơi có thể tránh sự ô nhiễm do môi trường
xung quanh, như các chất ô nhiễm trong không khí, hoặc khu vực đất và nước bị ô
nhiễm, hoặc do các hoạt động khác ở gần đó gây ô nhiễm. Trường hợp nhà xưởng phải
xây dựng ở những khu vực không thích hợp thì cần phải có những biện pháp hữu hiệu
để tránh sự ô nhiễm.
Đặc biệt, phải đề phòng khả năng nhiễm chéo do thuốc hay các chất khác.
Kiểm soát các chất gây ô nhiễm trong không khí bằng cách dùng áp suất chênh lệch
thích hợp trong khu sản xuất hay hệ thống thải và lọc gió kết hợp với việc kiểm soát
không khí tái tuần hoàn.
Để ngăn chặn nguy cơ gây nhiễm, cần có giải pháp thiết kế các phòng chốt gió (Air
lock).
Để giải quyết vấn đề kiểm soát bụi và nhiễm chéo gây ra trong quá trình xử lý các loại
nguyên liệu và sản phẩm thô, cần chú ý đến các công tác thiết kế, bảo trì, sử dụng và
trang bị.
Đầu ra của hệ thống không khí phải được bố trí đảm bảo không gây ô nhiễm các sản
phẩm hoặc tiến trình sản xuất khác bằng cách phải lấp đặt các bộ phận lọc hoặc các hệ
thống lọc và giữ bụi.
Các sản phẩm vô trùng phải được pha chế trong các khu vực riêng biệt, kín và được
thiết kế đặc biệt theo mục đích sử dụng và tách riêng các khu vực sản xuất khác. Các
khu vực này phải được đi qua phòng chốt gió (air lock) hay các lối đi không có bụi và
được thông gió với nguồn cấp qua lọc vi khuẩn, tạo áp xuất cao hơn các khu vực lân
cận .
- Nhà xưởng sản xuất thuốc phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
Mọi diện tích trong khu vực xây dựng đều phải được thiết kế đảm bảo dễ làm
vệ sinh và khử trùng.
Nhà xưởng sản xuất thuốc phải có vị trí thích hợp, có diện tích xây dựng đủ rộng
để đảm bảo cho hoạt động sản xuất thuận lợi. Từng khu vực phải bố trí hợp lý để tránh
sự lộn xộn; hoặc vướng các khuyết điểm khác có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản
phẩm.
Nhà xưởng phải được xây dựng đảm bảo có thể tránh đuợc các ảnh hưởng xấu
của thiên nhiên như: thời tiết, ngập lụt thấm ẩm… cũng như tránh được sự ẩn náu và
xâm nhập của các loài sâu mọt, gặm nhấm, chim chóc, côn trùng hay các loại súc vật
khác.
Phải ngăn chặn được nguy cơ trộn lẫn các thuốc khác nhau hay thành phần của
chúng.
Chú ý đề phòng nguy cơ bỏ qua một công đoạn sản xuất nào đó bằng cách bố
trí các vách ngăn ở các vị trí thích hợp, sử dụng màng gió hay các phương tiện khác.
Phải đặc biệt chú trọng đến việc sản xuất các chất độc có tính gây mẫn cảm.
Phải có không gian cách biệt để dễ làm vệ sinh các trang thiết bị và tồn trữ vật
liệu.
Khu vực thay quần áo được nối liền với khu vực sản xuất nhưng phải có phòng
cách ly.
Các phòng vệ sinh không mở trực tiếp vào khu vực sản xuất và phải được thông
gió tốt.
- Khi thiết kế bố trí sắp xếp nhà xưởng, phải quan tâm đến các vấn đề:
Sự tương hợp của nhiều hoạt động khác nhau có thể sẽ được thực hiện trong
cùng một nhà xưởng lân cận.
Các nhà xưởng phải được bố trí sắp xếp để cho phép hoạt động sản xuất tại
những khu vực nối tiếp nhau theo một trật tự hợp lý, phù hợp với trình tự các thao tác,
các quy trình, các công đoạn.
Diện tích làm việc phải đủ rộng để cho phép bố trí thiết bị và nguyên liệu một
cách trật tự và hợp lý, đảm bảo thao tác được dễ dàng thuận chiều, bảo đảm thông tin
liên lạc và giám sát có hiệu quả, tránh sự bề bộn và lộn xộn.
Tránh việc dùng khu sản xuất làm lối đi chung cho người hay vật liệu, hoặc để
tồn trữ các vật liệu khác với chủng loại đang dùng trong quá trình sản xuất. Các cửa từ
khu sản xuất trực tiếp ra bên ngoài (như cửa thoát hiểm) phải được bít kín để phòng
chống ô nhiễm và phải được đảm bảo là chỉ dùng làm lối thoát hiểm khẩn cấp khi có sự
cố. Nếu cửa nội bộ là rào cản nhiễm chéo thì phải luôn luôn được đóng lại khi không
được sử dụng.
Mặt trong khu vực sản xuất (như tường nền, trần) phải nhẵn, phẳng, không được
có các khe hở, tróc lỡ gây giữ bụi hoặc làm rơi vãi bụi và làm vệ sinh hoặc dễ diệt trùng
khi cần thiết. Sàn phòng pha chế phải được xử lý bằng chất chống thấm và dễ tẩy chất
bẩn. Mặt tường phải có khả năng chống thấm và rửa được, cạnh nối giữa tường và nền,
tường và trần là nhưng nơi quan trọng cần được phủ nhẵn không còn khe hở.
Cống thoát nước cần có kích thích thích hợp, có nắp và thông thoáng hạn chế
tới mức độ tối đa thiết kế các cống hở. Đối với những nơi cần thiết, phải thiết kế cống
nông (không sâu) để dễ dàng làm sạch và tẩy uế.
Các chỗ hút gió, xả gió, các mối nối ống dẫn gió và các ống dẫn gió phải bố trí,
lắp đặt đảm bảo tránh được sự ô nhiễm sản phẩm .
Khu vực sản xuất phải đủ ánh sáng và được thông gió, bằng các phương tiện
kiểm soát gió (bao gồm :nhiệt độ, ẩm độ và lọc gió ) thích hợp với các sản phẩm được
làm, các thao tác sẽ tiến hành trong đó và môi trường bên ngoài.
Nguồn điện phải đủ đảm bảo hoạt động của các thiết bị sản xuất và dụng cụ thí
nghiệm. Các loại ống dẫn dây điện, đèn thấp sáng, các điểm thông gió và các phương
tiện để phục vụ khác ở khu vực sản xuất phải được bố trí để tránh những chỗ không lau
chùi được và tốt nhất nên đặt bên ngoài khu vực pha chế.
Các chỗ nối mái hở, các loại đường ống phải được bao che không đựơc để trần.
Ở những nơi không thể tránh được thì phải có kế hoạch kiểm tra và tuân theo các quy
trình vệ sinh đặc biệt.
Các đuờng ống để trần không được chạm tường mà phải treo hay đặt trên máng
đỡ đủ khoảng cách cho phép vệ sinh.
Mọi bộ phận của nhà xưởng, khu vực sản xuất, phòng thí nghiệm, kho tàng lối
đi và khu vực chung quanh phải giữ sạch và ngăn nắp. Tình trạng nhà xưởng phải được
kiểm tra thường kỳ và nơi nào cần thiết thì phải sữa chữa ngay. Cần chú ý đảm bảo là
các thao tác sữa chữa hay bảo trì nhà xưởng không gây tác hại lên sản phẩm.
- Kho tồn trữ nguyên vật liệu ,thành phẩm:
Kho tồn trữ phải đủ không gian, được chiếu sáng thích hợp, được bố trí và trang
bị cho phép sắp xếp vật liệu và sản phẩm tồn trữ được khô ráo và trật tự. Ngoài ra phải
đảm bảo các yêu cầu :
+ Kho tồn trữ phải cho phép đảm bảo kho thuận lợi
+ Phải có khu vực cách ly đặc biệt, thích hợp cho việc ngăn cách hữu hiệu các
vật liệu các sản phẩm biệt trữ, các chất dễ cháy nổ, các chất có độc tính cao, các chất
gây nghiện, các loai thuốc nguy hiểm và các loại nguyên liệu, sản phẩm bị thải loại, thu
hồi hay trả lại.
+ Cần đảm bảo kiểm tra và quản lý thường xuyên các điều kiên bảo quản đặc
biệt như: nhiệt độ, ẩm độ và đặc biệt là vấn đề an ninh …
+ Việc sắp xếp các kho phải cho phép cách ly các nhãn khác nhau cũng như các
vật liệu in ấn khác tránh bị nhầm lẫn.
- Các yêu cầu vệ sinh đối với nhà xưởng, kho tồn trữ … bao gồm:
Thiết kế và xây dựng đảm bảo thuận lợi công tác làm vệ sinh nhà xưởng kho
hàng …
Phải có điều kiện thông gió tốt khu vệ sinh, khu tẩy rửa tắm giặt của công nhân
sản xuất. Khu WC phải bố trí ở vị trí thích hợp vơí khu vực sản xuất (gần kề nhưng
không thông thương trực tiếp).
Không bố trí các loại chậu rửa trong khu vực vô trùng – trường hợp bắt buộc
phải bố trí chậu rửa trong khu vực này thì phải sử dụng loại có chất lượng phù hợp,
chống tràn nước và nước sử dụng tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn nước sạch uống được.
Khu vực nấu nướng (bếp ăn, căn tin), bảo quản thực phẩm và khu vực ăn uống
hạn chế ở những nơi đặc biệt như phòng ăn trưa. Các khu vực này phải đảm bảo các
tiêu chuẩn vệ sinh.
Ngoài ra,có một số yêu cầu đặc biệt quan trọng khác, như sau:
Các buồng sản xuất phải được cấp và hút gió hữu hiệu với áp suất dương, đã qua
bộ lọc được thiết kế hữu hiệu thích hợp và giữ được áp suất cao hơn xung quanh và cần
thiết giữa các khu vực trong cả dãy buồng ở mọi điều kiện thao tác.
Lọc gió cuối cùng phải ở ngay hay càng gần càng tốt miệng thổi vào buồng. Bố
trí hệ thống báo động sự cố cắt gió và đặt áp kế báo động chênh lệch áp suất với khu
xung quanh khác khi sự chênh lệch đó là then chốt. Chú ý đặc biệt tới vùng có nguy cơ,
nhất là những khâu chuẩn bị bao bì cần bảo đảm là nguồn gió không phát sinh bụi từ
người thao tác hay máy có sinh bụi tới vùng có nguy cơ ô nhiễm sản phẩm cao hơn.
Các bề mặt tường, trần, sàn phải nhẵn, không thấm và nứt nẻ để giảm thiểu khả
năng nhả bụi hay tích trữ bụi. Chất lượng bề mặt vật liệu được sử dụng phải cho phép
dung các chất tẩy rửa và sát trùng.
Chú ý: tránh sử dụng vật liệu bằng gỗ làm trần hay vách.
Để giảm nguy cơ tích bụi và dễ làm vệ sinh, không thiết kế các hốc không thể
hoặc khó lau chùi hay tẩy rửa. Giảm thiểu các gờ, giá tủ kệ hay khung cố định.
Trần phải thiết kế thiệt kín để phòng chống ô nhiễm từ khoang bên trên.
Các đường ống lắp đặt bảo đảm không tạo ra các khe hở khó làm vệ sinh, chúng
phải được chèn kín vào tường ở nơi chúng đi qua.
Khi thiết kế phải tránh và loại trừ bố trí cống thu nước ở các khu vực vô trùng,
trừ trường hợp rất cần thiết. Nếu bắt buộc phải có thì hố ga phải dễ vệ sinh và có nút
chặn gió ngược. Mọi mương dẫn nước trên sàn phải hở và dốc để dễ vệ sinh và được
nối với ống cống ở ngoài khu vực để tránh ô nhiễm vi khuẩn.
Khu vực thay quần áo được thiết kế đảm bảo sự nhiễm khuẩn và nhiễm bụi và
trang phục được giảm thiểu đến mức thấp nhất. Nếu có thể nên cách ly khu này với các
khu khác hoặc chỉ thiết kế cho người sử dụng không dùng cho lối đi của nguyên liệu,
bao bì hay trang thiết bị.
Các phòng chốt gió (air lock) cho lối đi của nguyên liệu, trang thiết bị, hàng hóa
khác đi vào khu sạch và vô trùng, phải thiết kế đảm bảo mỗi lần chỉ mở cửa ra một phía.
Nên tránh sử dụng cửa lùa vì khó làm vệ sinh rãnh trượt cửa. Cần có các quy tắc hay hệ
thống thích hợp để tránh mở cửa trong cùng một lúc.
Các thiết bị điện hay cơ khí để bàn trao đổi từ khu vô trùng ra ngoài hay từ ngoài
vào khu vô trùng phải được thiết kế và lắp đặt đảm bảo có thể được vệ sinh và tẩy uế
hữu hiệu.
Hệ thống xử lý nước phải được thiết kế, xây dựng và bảo đảm nước đạt chất
lượng, đạt yêu cầu. Chúng không được hoạt động qua công suất thiết kế. Nước phải
được sản xuất, bảo quản và phân phối đảm bảo tránh sự phát triển của vi khuẩn.
VI.2. Giải pháp quy hoạch
- Căn cứ vào hình dáng, diện tích và vị trí địa lý của khu đất xây dựng.
- Căn cứ vào dây chuyền sản xuất các loại thành phẩm.
- Căn cứ vào hạng mục các công trình và quy mô xây dựng.
Phương án tổng mặt bằng Nhà máy sản xuất Đông dược Bông Sen được đề nghị
như sau, toàn khu vực được chia thành 3 khu vực:
1. Khu vực giao dịch: được bố trí ở phía ngoài khu đất tiếp giáp với đường lộ
(đã trừ lộ giới) và trải dài theo tuyến đường nội bộ hiện có đang ở cạnh bên khu đất.
Các hạng mục công trình tại đây gồm có:
+ Văn phòng công ty.
+ Các hạng mục công trình phụ trợ sản xuất
2. Khu vực sản xuất: do tính chất sản xuất của phân xưởng này cần diện tích
sân bãi rộng, nên được bố trí ở cuối khu đất..
Các hạng mục công trình được xây dựng tại đây gồm có:
+ Phân xưởng sản xuất thuốc nước
+ Phân xưởng sản xuất thuốc viên.
+ Các hạng mục công trình phụ trợ sản xuất.
3. Khu vực nhà ở tập thể của công nhân: nhằm tạo điều kiện thuận lợi để công
nhân an tâm sản xuất, có chỗ nghĩ ngơi hồi phục sức khỏe tái tạo lại sức lao động. Công
ty xây dựng một khu nhà nghỉ tập thể và căn tin phục vụ tại khu đất phía sau.
Các hạng mục công trình xây dựng tại đây gồm có:
Hai dãy nhà ở tập thể (có khu vệ sinh riêng).
Căn tin phục vụ ăn uống, giải trí.
Hệ thống sân bãi nội bộ, cây xanh, bãi cỏ được xây dựng nối liền các hạng mục
công trình. Chung quanh khu đất xây dựng rào bảo vệ và có năm cổng ra vào cho các
khu vực riêng biệt .
Quy hoạch tổng mặt bằng như trên đảm bảo được tính liên hoàn trong dây chuyền
sản xuất, tiết kiệm đất xây dựng, tạo được một bố cục khung gian kiến trúc hoàn chỉnh
và thẩm mỹ.
VI.3. Giải pháp kiến trúc
VI.3.1. Kiến trúc hạng mục công trình chính
Số tầng Cấp nhà Bậc chịu lửa Chiều cao
thông thuỷ
- Văn phòng, phòng thí nghiệm
- Các phân xưởng sản xuất thuốc:
- Phân xưởng sản xuất bao bì
- Nhà điều hành phân xưởng
- Nhà kho, nhà xe, căn tin, thay
quần áo, vệ sinh
- Nhà ở tập thể
2 tầng
1 tầng
1 tầng
1 tầng
1 tầng
1 tầng
II
II
II
III
III
III
Bậc 2
Bậc 2
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 3
Bậc 3
3,6m
5.5m
5.5m
3,6m
3,6m -5m
3,6m
Cấu tạo chính của nhà cấp II:
+ Móng, khung, sân:BTCT đổ tại chỗ Nền đất gia cố cừ tràm
+ Nền, sân lát gạch ceramic 500 x 500 Mái lợp ngói 20 viên /m2
+ Tường xây gạch ống dày 100 và 200 Xà gỗ, kèo thép hình.
+ Tấm trần thạch cao 1,2m x 2,4m, khung kim lọai
+ Vật liệu hoàn thiện ngoài: sơn nước và đá granic
+ Vật liệu hoàn thiện trong: sơn nước
+ Cửa đi cửa sổ: nhôm, kính màu
Cấu tạo chính của nhà cấp III:
+ Móng, khung,sân: BTCT đỗ tại chỗ
+ Nền đất gia cố cừ tràm
+ Nền sân láng vữa xi măng hoặc lát gạchCeramic (khu thay đồ vệ sinh)
+ Mái lợp tôn giả ngói
+ Tường xây gạch ống dày 100 và 200
+ Xà gỗ, kèo thép hình.
+ Tấm trần thạch cao 1,2m x2,4, khung kim loại
+ Cửa đi cửa sổ :nhôm, kính màu.
+ Vật liệu hoàn thiện trong, ngoài : quét vôi hoăc sơn nước.
VI.3.2. Kiến trúc hạng mục công trình phụ trợ
Cổng và tường rào – Cấu tạo chính:
+ Móng, trụ BTCT đỗ tại chỗ
+ Tường xây gạch ốngkết hợp song bắt hình
+ Cửa sắt
+ Vật liệu hoàn thiện: ốp đá chẻ, sơn nước hoặc quét vôi (tường phía trong)
Hệ thống xử lý nước sạch và nước thải – Cấu tạo chính:
+ Móng, trụ tường BTCT
+ Vật liệu hoàn thiện: quét vôi
Sân đường nội bộ –Cấu tạo chính :
+ Nền đường: đất lèn chặt, chèn đá hộc
+ Mặt đường: Đá 4x6, dá dặm kẹp đất đỏ và trải nhựa nóng.
+ Hè đường:bó hè, BTCT, mặt hè láng vữa xi măng nền bê tông đá 4x6
VI.4. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật
VI.4.1. Hệ thống cấp nước
Có hai hệ thống cấp nước riêng biệt:
+ Hệ thống cấp nước sạch (nước sinh hoạt): Căn cứ trên tính toán lưu lượng nước
sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất, bố trí chính bằng ống PVC Þ90 và các ống nhánh
PVC Þ 60, Þ 42, Þ 34, Þ 27 cấp nước cho các khu vệ sinh và thay quần áo cùng các vòi
nước sạch phục vụ sản xuất. Tuyến ống đi trong tường và nền .
+ Hệ thống cấp nước khử ion (phục vụ sản xuất và phụ chế dược phẩm ) căn cứ
trên tính toán lưu lượng nước, sử dụng ống inox Þ 80 và các ống nhánh bằng inox Þ 40,
Þ20 để cấp nước khử ion cho các vòi nước trong khu sản xuất có nhu cầu sử dụng. Nước
khử ion được cung cấp tuần hoàn và luôn luôn lưu chuyển.
Toàn bộ các tuyến ống đi trên trần, tường và nền.
VI.4.2. Hệ thống thoát nước
Có hai hệ thống thoát nước riêng biệt
+ Hệ thống thoát nước thải
Nước thải sản xuất từ chậu rửa inox và các phểu thu nước sàn :thóat trực tiếp ra
các hố ga khu nước thải sản xuất ở ngoài nhà bằng các ống PVC Þ 14 và Þ 90. Bố trí hệ
thống cống ống 300 dẫn nước thải sản xuất về khu xử lý nước thải, nước sau khi được
xử lý thoát vào mương vườn xung quanh .
Nước thải sinh hoạt đã qua hầm tự hoại được thoát vào ống cống 300 của hệ
thống thoát nước thải.
+ Hệ thống thoát nước mưa: thoát vào hệ thống chung toàn khu.
Nước mưa thoát từ mái xuống theo ống PVC dẫn vào cống thoát nước ngoài nhà
và cống thoát nước chung toàn khu bằng pêtông đúc ly tâm.Các hố ga có chừa lỗ để thu
nước mặt.
Nước mưa từ cống chung toàn khu vực được dẫn vào mương vườn chung quanh.
VI.4.3. Hệ thống điện và chống sét
Hệ thống điện chiếu sáng động lực được đi trê sàn, xuống thiết bị dây điện âm
trong tường. Toàn bộ dây điện đi trong ống PVC cứng đặt trong máng cáp.
Nguồn điện chính lấy từ nguồn điện 3 pha 4 dây 220/380 VAC, 50Hz lấy từ hệ
thống cấp điện được hạ thế thuộc luới điện quốc gia.
Công suất dự kiến: 3000kw
Ngắt điện chính, công tắc đèn đặt bê ngoài phòng.
Toàn bộ hệ thống được nối bảo vệ. Bãi tiếp địa được thực hiện bằng các cọc thép
tròn phi dài 2.5m, kết nối với hệ thống bằng cáp đồng trần 50m/m2
, liên kết bằng hàng
gióvà kẹp siết nối cáp. Điện trở bãi tiếp địa khi thục hiện xong phải đạt trị số RTD <4.
Hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét sử dụng kim thu sét ngoại ngập, có tầm bảo vệ tương ứng
với diện tích mái và chiều cao công trình .
Bãi tiếp đất thực hiện bằng các cọc thép tròn đường kính 20cm dài 2.5m, sau khi
thực hiện phải đạt trị số Rtd<10cm
Từ kim thu sét dẫn xuống bãi tiếp địa bằng cáp đống trần 50m/m2
, nối bằng hàn
gió đá và kẹp siết nối cáp.
VI.4.4. Hệ thống trung tâm điều hoà và xử lý không khí
Phương án thiết kế: theo yêu cầu kỹ thuật của dây chuyền sản xuất thuốc viên và
thuốc nước, phân xưởng sản xuất thuốc được chia thành 2 khu vực có yêu cầu kỹ thuật
khác nhau và đươc cách ly hoàn toàn:
Khu vực xám: Tương ứng với nhóm III (tiêu chuẩn ASEAN) hay nhóm 1.000
(tiêu chuẩn Mỹ)- Sử dụng quạt AHU để tuần hoàn một lượng không khí bằng 20 lần
trao đổi không khí trong một giờ đi qua lần lượt các bộ lọc tấm, lọc túi và lọc HEPA
lắp sẵn trong AHU đặc biệt này để lấy đi các hạt bụi gió có sẵn trong phòng bảo đảm
tiêu chuẩn về độ sạch –Làm lạnh bằng dàn lạnh lắp sẵn trong AHU xuống tới nhiệt
độ :230
+- 20
C – Tạo áp âm trong phòng bằng cách gây chênh lệch giữa lưu lượng gió
cấp và hồi – Hút gió thải và cấp gió bắng 10% luợng gió cấp AHU.
Khu vực đen: Tương ứng với nhóm IV (tiêu chuẩn ASEAN)và khô ng được áp
dụng trong tiêu chuẩn Mỹ- Không yêu cầu cao về lọc không khí, chỉ cần dùng bộ lọc
tấm (EU2) -Làm lạnh phòng bằng dàn lạnh lắp sẵn trong AHU xuống tới nhiệt độ 230
+-
20
C hút gió thải và cấp gió tươi bằng 10% lượng gió cấp của AHU.
Hệ thống điều hoà không khí dùng nước lạnh: Sử dụng hệ thống thiết bị làm lạnh
nước giải nhiệt bằng gió và bơm tuần hoàn nước lạnh thông qua hệ thống gió cấp và
hồi, và lượng nhiệt lấy đi từ các AHU sẽ được tải tới thiết bị này, sau đó sẽ được thải
vào không khí thông qua dàn ngưng giải nhiệt gió .
VI.4.5. Hệ thống báo cháy và chữa cháy
Hệ thống báo cháy – Căn cứ theo TCVN 5738-1993 về: Hệ thống báo cháy –
yêu cầu kỹ thuật:
Chọn diện tích bảo vệ của một đầu lò nhiệt là 20 m2
từ đó bố trí mỗi phòng một
hay nhiều đầu dò khói hay đầu dò nhiệt. Trong khu vực WC, không bố trí thiết bị báo
cháy.
Tại các cửa ra vào bên ngoài bố trí các hộp báo khẩn cấp này được ghép chung
kênh với các phòng hoặc hành lang gần đó.
Phân xưởng sản xuất thuốc bố trí các bộ còi và đèn báo động. Nhà bảo vệ bố trí
một bộ.
Dùng trung tâm xử lý có số lượng kênh hợp lý để quản lý toàn bộ hệ thống báo
cháy tự động. Các phòng gần nhau được ghép thành một kênh. Bàn phím điều khiển
thông báo cháy tự động được đặt trong nhà bảo vệ Nhà máy sản xuất.
Khi có sự cố xảy ra, các đầu lò khói hay dò nhiệt sẽ phát hiện và tạo tính hiệu
báo cháy đưa về trung tâm.Trung tâm sẽ tao tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh
sáng thông qua các bộ còi và đèn ở tất cả các vị trí xảy ra phía trên bàn phím điều khiển .
Hệ thống chữa cháy – bao gồm các bộ phận:
+ Bộ phận máy bơm chữa chay điều khiển bằng tay.
+ Bộ phận dự trữ chất chữa cháy: nước dùng để chữa cháy được chứa trong bể
dự trữ tối thiểu 50m3
chuyên dùng để chữa cháy. Luợng nước dự trữ trong bễ đã tính
toán bảo đảm cung cấp cho hệ thống chữa cháy hoạt động liên tục trong 3 giờ (có tính
đến luợng nước bổ sung liên tục).
+ Bộ phận phân phối chất chữa cháy: bao gồm các van điều khiển bằng tay và
các lăn phun.
+ Bộ phân đường ống trong hệ thống chữa cháy dẫn nước từ bể đến các lăn phun
họng chờ. Hệ thống đường ống được tính toán đảm bảo lưu luợng áp lực, giảm tổn thất
trên đường ống. Toàn bộ tuyến đường ống được đi ngầm với mặt ngầm và nền nhà.
Căn cứ vào TCVN 2622-1978 về “phòng cháy chữa cháy cho ngành và công
trình - yêu cầu thiết kế:
Căn cứ vào cấu trúc thực tế của công trình xây dựng để bố trí các họng nước
chữa cháy cho phân xưởng thuốc viên và thuốc nước.
Dựa vào các công thức và tính toán về thuỷ động lực học, sự phân bố lưu lượng
và tính tổn hao năng lượng cho mạng luới của hệ thống.
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đối với phân xưởng sản xuất sử dụng
lăn phun B, sử dụng ống 50 dẫn đến lăn phun, đường kính miệng lăn 13, cuộn vòng
tráng cao su 50. Hệ thống bao gồm các họng nước lắp đặt theo cả mạng, được lắp ngầm
theo vách tường đến vị trí cần lắp của họng nước. Dùng ống 50 đưa lên họng chờ ở độ
cao 1.2 m – ngòai ra còn lắp sẵn 1 họng chờ cấp nước cho xe chữa cháy.
+ Đường ống chính từ máy bơm ra 100, được chặn bằng van 01 chiều
+ Đường ống mạch vòng quanh phân xưởng thuốc viên và đường ống ra họng
chờ xe tiếp nước: 90 đường ống ra họng chờ chặn bằng van 01 chiếu.
+ Đường ống lên hộp PCCC cấp nước ra vòi, lăn phun: 50, điều khiển bằng van
gạt nhanh 50.
+ Máy bơm chữa cháy chọn máy bơm nổ, có lưu lượng 1,800 lít/phút (1.8
m3
/phút)
Khi có cháy, khởi động máy chữa cháy rồi dùng vói, lăn đến nơi cần chữa cháy để phun
nước trực tiếp vào đám cháy.
VI.4.6. Hệ thống xử lý nước sạch và thuốc khử ion.
Xử lý nước sạch dùng cho sinh họat:
Sử dụng hệ thống lọc nước ứng dụng công nghệ của Nhật Bản và Thụy Sĩ, có
công suất lọc 500- 1000 lít/ giờ theo phương phápáp xuất thẩm thấu cơ học qua ống sứ
có các lỗ vi lọc. Sau khi qua bộ vi lọc, nước còn được chiếu đèn cực tím trước khi đưa
vào bồn dự trữ.
Lõi lọc Katadyn có lỗ phi thẩm thấu 0.2/0.4 Micron ngăn cản tòan bộ các lọai vi
trùng gây bệnh trong nước, không cho thẩm thấu vào lòng ống lõi. Trong chất sứ lọc
được phân bố mỏng các hạt Nitrat Bạc làm cho vi trùng không tập trung và sinh sôi nảy
nở trong các lỗ vo lọc. Lòng ống xứ còn chứa các hạt Thạch Anh có nhiệm vụ giết hết
vi trùng đi ngược từ đường ra trở vào lòng ống sứ lọc. Hệ thống lọc nước không sử dụng
hóa chất trong công nghệ lọc nên không ảnh hưởng gì đến mặt hóa lý của nước. Nước
lọc xong vẫn giữ nguyên các khóang chất thiên nhiên trong nước rất có ích cho cơ thể
hấp thụ.
Xử lý nước khử ion dùng cho sản xuất thuốc:
Nước qua bộ phận lọc tinh khiết sẽ được tiếp tục xử lý phần các ion tự do (khóang
chất thiên nhiên hòa tan trong nước) bằng phương pháp “Deminralization” và kết hợp
điều chỉnh PH đến mức cần thiết yêu cầu nước làm tá dược. Sử dụng phương pháp trao
đổi ion với các ion-Exchage Rin cao cấp của Đức và Anh.
Nước qua bộ lọc nên uống được ngay không cần đun sôi, đạt tiêu chuẩn WHO
và của Bộ y tế Việt Nam về nước ăn uống, sinh họat. Nước qua khử ion có phẩm chất
tương đương nước cất (Tiêu chuẩn Việt Nam-TCVN), có độ PH phù hợp, đạt tiêu
chuẩn sử dụng trong ngành sản xuất dược phẩm.
Nguồn nước: nước cất của Nhà máy nước. Sau khi được xử lý, nước phải bảo
đảm được các yêu cầu : nước tinh khiết vô trùng, theo TCVN về nước ăn uống, sinh
họat.
Nước sử dụng trong sản xuất dược phẩm: Công suất nằm trong phần nước tinh
khiết: được nối vào đầu hệ thống luân lưu của phân xưởng sản xuất thuốc viên và thuốc
nước.
Thiết bị gồm có 03 bộ phận: (i) Hầm lọc thô để lọc phèn và tạp chất hữu cơ (ii)
Hầm trữ nước qua lọc. (iii) Tháp nước đặt bồn nước inox cung cấp nước sinh họat sạch
cho phân xưởng sản xuất.
VI.4.7. Hệ thống xử lý nước thải
Nước thải trong quá trình sản xuất thuốc và sinh họat tồn tại các chất hữu cơ và
các tạp chất vi sinh, đồng thời có khả năng tồn tại các hoạt chất không tan trong nước.
Vì vậy việc xử lý phải đạt các mục tiêu sau:
+ Ứng dụng phương pháp keo tụ các tạp chất hữu cơ lắng lọc trước khi xử lý.
+ Lọai trừ các tạp chất hữu cơ không tan trong nước, tức giải quyết chỉ số COD
theo phương pháp phân giải và trung hòa bằng axit-sut với nồng độ tương ứng.
+ Giải quyết các tạp chất vi sinh bằng phương pháp phun thổi khí để hạ chỉ số
BOD theo tiêu chuẩn nước thải cho phép.
+ Xử lý lắng lọc bằng cát và vi sinh vật để khử hiếu khí và tạp chất còn sót lại
trước thải. Điều chỉnh độ PH và triệt trùng bằng Chlorine.
+ Khử mùi của nước thải (nếu có) bằng vi sinh vật và than họat tính nhằm tránh
ô nhiễm bằng mùi phát sinh từ nước thải.
+ Hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ của Nhật và Thụy Sĩ để xử lý
nước thải của Nhà máy sản xuất làm cho nước đầu ra phù hợp theo tiêu chuẩn nước
thải của Việt Nam trước khi chảy ra sông rạch xung quanh.
+ Nước đầu vào: nước thải trong sản xuất (pha chế, rửa dụng cụ, máy móc…)
và nước thải trong sinh họat qua hệ thống đường cống chuyên dùng được đưa vào hệ
thống xử lý.
+ Nước đầu ra: Hệ thống xử lý nước thải có công suất tối thiểu 5m3
/giờ. Nước
thải qua hệ thống xử lý nêu trên bảo đảm không còn các lọai vi trùng gây bệnh, hòan
tòan phù hợp với các chỉ tiêu về môi trường môi sinh khi đưa ra sông rạch chung
quanh cũng như không làm ô nhiễm môi trường xung quanh nơi lắp đặt hệ thống.
Thiết bị gồm 03 bộ phận:
+ Hầm trữ nước thải và hố ga cấp nước
+ Hầm xử lý liên hòan
+ Hệ thống máy lọc nước thải.
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
VII.1. Cơ sở pháp lý
Bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội đã được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là ở những thành phố là trung tâm văn hóa
– chính trị và kinh tế của tỉnh và các vùng phụ cận.
- Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước đã ký
sắc lệnh ban hành luật vào ngày 10/01/1994.
- Nghị định 175/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện luật bảo
vệ môi trường.
- Quyết định 290/QĐ-MTG ngày 21/12/1996 công bố 97 tiêu chuẩn bắt buộc
áp dụng về bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Việc xây dựng Nhà máy sản xuất Đông dược Bông Sen đóng góp một phần
vào việc thay đổi cảnh quan đô thị tỉnh Bến Tre đồng thời cũng có những yếu tố ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường cần phải được xử lý nhằm bảo vệ môi trường.
VII.2. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau diễn ra thường xuyên xung quanh loài người, nó ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Đông dược Bông Sen có thể gây tác động đến
môi trường xung quanh ngay cả trong giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành.
Đánh giá tác động môi trường cho dự án này nhằm đạt được các mục đích:
 Thứ nhất xác định được đầy đủ các tác động tiêu cực dự án đến môi trường
từ giai đọan xây dựng tới khi đi vào giai đoạn vận hành.
 Thứ hai nghiên cứu đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục những mặt hạn
chế và phát huy các mặt tích cực của dự án.
VII.3. Tác động môi trường của dự án
VII.3.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng
Các tác động tiêu cực của dự án xảy ra trong giai đoạn đầu cho đến khi hoàn
thành công trình, đó là:
- Công tác di dời các hộ dân, giải toả và giải phóng mặt bằng có thể sẽ gây
khó khăn bước đầu cho các hộ dân thuộc diện giải toả trong dự án, làm ảnh hưởng đến
đời sống hiện tại, thay đổi tập tục, thói quen sống ven sông của họ (nếu có).
- Ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng: Trong quá trình
san lấp mặt bằng và trong khi xây dựng công trình; Ô nhiễm bụi phát sinh nhiều trong
quá trình vận chuyển cát, đá, đất, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, vật liệu trang
trí…, ngoài ra bụi còn có thể phát tán từ các đống vật liệu, băi cát v.v…, bụi phát sinh
từ các hoạt động này sẽ tác động đến người dân xung quanh khu vực công trình.
- Bụi từ quá trình chà nhám sau khi sơn tường: Bụi sơn sẽ phát sinh trong
quá trình chà nhám bề mặt sau khi sơn và sẽ được khuếch tán vào gió gây ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên, công đoạn chà nhám bề mặt tường đă sơn chỉ diễn ra trong thời gian
ngắn và quá trình được che chắn nên tác động này không đáng kể, chỉ tác động cục bộ
trực tiếp đến sức khỏe công nhân lao động tại công trường.
- Ô nhiễm nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt:
 Trong công tác đào khoan móng, đóng cọc tạo ra bùn cát và đặc biệt là
dầu mỡ rò rỉ từ các máy thi công gây ô nhiễm nguồn nước ở một mức độ nhất định;
 Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các công nhân xây dựng trên công
trườngThành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm:
+ Chất rắn lơ lửng (SS);
+ Các chất hữu cơ (COD, BOD);
+ Dinh dưỡng (N, P…);
+ Vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…).
 Dự kiến số lượng công nhân làm việc tại công trường tối đa khoảng 150
người. Nếu công nhân xây dựng được phép tắm tại công trường và mức dùng nước tối
đa là 80 lít/người/ngày thì lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 12 m3/ngày.
Nếu không có biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải lượng ô nhiễm phát sinh khoảng 12
kgCOD/ngày (tính tải lượng phát thải tối đa khoảng 80 gCOD/người/ngày).
 Trường hợp công trường xây dựng 1.5 – 2.0 năm, phần bố trí nhà vệ sinh
có bể tự hoại, nhà vệ sinh cho phụ nữ, nhà tắm để hạn chế tải lượng ô nhiễm được giảm
thiểu 2 lần.
- Chất thải rắn xây dựng và sinh hoạt:
 Chất thải rắn sinh hoạt
Nếu công nhân xây dựng được phép tổ chức ăn uống tại công trường và với mức
thải tối đa là 0,20 kg/người/ngày thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tối đa tại
khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng là 30 kg/ngày. Trong đó, thành phần hữu cơ
(tính riêng cho rác thải thực phẩm) chiếm từ 60 – 70 % tổng khối lượng chất thải, tức
khoảng 18 - 21 kg/ngày. Các thành phần còn lại chủ yếu là vỏ hộp, bao bì đựng thức
ăn… tất cả rác thải sẽ được thu gọn về hàng ngày giao cho công ty vệ sinh môi trường
thành phố mang đi xử lý.
 Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng bao gồm bao bì xi măng, sắt thép vụn, gạch đá… Nếu không
được thu gom thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và vẻ mỹ quan đô thị. Chất thải xây
dựng sẽ được thường xuyên thu gọn sạch trong công tác vệ sinh công nghiệp tại công
trình.
 Dầu mỡ thải
+ Dầu mỡ thải theo qui chế quản lý chất thải nguy hại được phân loại là chất
thải nguy hại (mă số: A3020; mă Basel: Y8).
+ Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển
và thi công trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi.
+ Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án tùy thuộc vào các yếu tố sau:
o Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường;
o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc.
o Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng.
+ Kết quả điều tra khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn TP.HCM cho thấy:
o Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới
trung bình 7 lít/lần thay
o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc: trung bình từ 3 - 6 tháng thay
nhớt 1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện.
+ Dựa trên cơ sở này, ước tính lượng dầu mỡ phát sinh tại công trường trung
bình khoảng 12 - 23 lít/ngày.
- Tiếng ồn
Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện
vận chuyển và thi công như máy ủi, xe lu, máy kéo, máy cạp đất… Mức ồn sẽ giảm dần
theo khoảng cách, mức ồn cách nguồn 1 m và dự báo mức ồn tối đa của các phương
tiện vận chuyển và thi công được trình bày trong Bảng sau:
TT Các phương tiện
Mức ồn cách nguồn 1m
(dBA)
Mức ồn
cách nguồn
20 m
(dBA)
Mức ồn cách
nguồn 50 m
(dBA)Khoảng Trung bình
1 Máy ủi 93,0 67,0 59,0
2 Xe lu 72,0  74,0 73,0 47,0 39,0
3 Máy kéo 77,0  96,0 86,5 60,5 52,5
4 Máy cạp đất 80,0  93,0 86,5 60,5 52,5
5 Xe tải 82,0  94,0 88,0 62,0 54,0
6 Máy trộn bê tông 75,0  88,0 81,5 55,5 47,5
7 Máy nén khí 75,0  87,0 81,0 55,0 47,0
TCVN 5949-1998
(6  18h)
50  75 dBA
Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công tại vị trí
cách nguồn 20 m nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tuy
nhiên, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khu vực dân cư xung quanh nếu các hoạt
động này triển khai sau 22 giờ.
VII.3.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành
Nhìn chung, dây chuyền sản xuất các loại thuốc viên và thuốc nước theo Bài
thuốc Bông Sen không có tác dụng xấu làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên trong
quá trình sản xuất sẽ phát sinh ra tiếng ồn, nước thải nhiễm mùi, khói bụi, phế liệu và
bao bì…làm ảnh hưởng đến mội trường xung quanh.
VII.4. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường
VII.4.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công
1/- Giảm thiểu ô nhiễm do bụi
 Kiểm soát khí thải đối với bụi phát sinh do quá trình đốt nhiên liệu của động
cơ đốt trong từ các phương tiện thi công vận chuyển:
+ Tất cả các phương tiện và thiết bị phải được kiểm tra và đăng ký tại Cục Đăng
kiểm chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
+ Chủ thầu xây dựng được yêu cầu phải cung cấp danh sách thiết bị đã được
kiểm tra và đăng ký cho chủ Dự án.
+ Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị xây dựng.
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La actualidad más candente (20)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
 
Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi bò thịt và bò sữa Huyện Đức Trọng 0903...
 
Nha may xu ly chat thai sinh hoat va cong nghiep thanh phan vi sinh compost
Nha may xu ly chat thai sinh hoat va cong nghiep thanh phan vi sinh compostNha may xu ly chat thai sinh hoat va cong nghiep thanh phan vi sinh compost
Nha may xu ly chat thai sinh hoat va cong nghiep thanh phan vi sinh compost
 
Bao cao danh gia tac dong moi truong nha may go
Bao cao danh gia tac dong moi truong nha may goBao cao danh gia tac dong moi truong nha may go
Bao cao danh gia tac dong moi truong nha may go
 
Du an san xuat nuoc tinh khiet phan rang thap cham
Du an san xuat nuoc tinh khiet phan rang   thap chamDu an san xuat nuoc tinh khiet phan rang   thap cham
Du an san xuat nuoc tinh khiet phan rang thap cham
 
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvemen...
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvemen...Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvemen...
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvemen...
 
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
ĐTM Công ty Cơ khí Kỹ thuật cao Đại Dũng I - lapduandautu.com.vn - 0918755356
 
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản máy biến thế TPHCM 0903034381
Nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản máy biến thế TPHCM 0903034381Nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản máy biến thế TPHCM 0903034381
Nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản máy biến thế TPHCM 0903034381
 

Similar a Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381

Similar a Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381 (20)

Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoiDu an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
 
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình - duanviet.com.vn 0918755356
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình - duanviet.com.vn 0918755356Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình - duanviet.com.vn 0918755356
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình - duanviet.com.vn 0918755356
 
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầu tư...
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầu tư...Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầu tư...
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầu tư...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
 
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
 
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381
 
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
 
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
 
Đề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
Đề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà NẵngĐề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
Đề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡngDự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
 
Dự án nhà máy xử lý chất thải, tái chế phế liệu Tỉnh Nam Định - duanviet.com....
Dự án nhà máy xử lý chất thải, tái chế phế liệu Tỉnh Nam Định - duanviet.com....Dự án nhà máy xử lý chất thải, tái chế phế liệu Tỉnh Nam Định - duanviet.com....
Dự án nhà máy xử lý chất thải, tái chế phế liệu Tỉnh Nam Định - duanviet.com....
 
Lap du an ho rung khu bao ton va phat trien du lich sinh thai
Lap du an ho rung khu bao ton va phat trien du lich sinh thaiLap du an ho rung khu bao ton va phat trien du lich sinh thai
Lap du an ho rung khu bao ton va phat trien du lich sinh thai
 
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chânDự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
 
Mau thuyet minh du an gach khong nung
Mau thuyet minh du an gach khong nungMau thuyet minh du an gach khong nung
Mau thuyet minh du an gach khong nung
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
 

Más de CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Más de CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (20)

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
 
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
 
Tư Vấn Lập dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời tỉnh Cà Mau 0903034381
Tư Vấn Lập dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời tỉnh Cà Mau 0903034381Tư Vấn Lập dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời tỉnh Cà Mau 0903034381
Tư Vấn Lập dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời tỉnh Cà Mau 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
 

Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉnh Bến Tre 0903034381

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BÔNG SEN & TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY- DẠY NGHỀ ĐỊA ĐIỂM : VIỆT NAM CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU FATACO BẾN TRE Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 7 năm 2011
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BÔNG SEN & TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY- DẠY NGHỀ Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 7 năm 2011 CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY XNK FATACO BẾN TRE ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH NGUYỄN BÌNH MINHNGUYỄN THỊ PHẤN
  • 3. MỤC LỤC PHẦN A: THÔNG TIN DỰ ÁN............................................................................................... 7 I. Giới thiệu chủ đầu tư............................................................................................................. 8 II. Mô tả sơ bộ dự án ................................................................................................................. 8 III. Cơ sở pháp lý....................................................................................................................... 8 PHẦN B: TỔNG QUAN ........................................................................................................... 9 CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG....................................................................... 10 I.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam.............................................. 10 I.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên .................................................................................... 10 I.1.2. Tình hình kinh tế............................................................................................................ 10 I.1.3. Tình hình xã hội ............................................................................................................. 10 I.2. Thực trạng HIV/AIDS và nghiện ma túy ....................................................................... 11 I.2.1. HIV/AIDS ....................................................................................................................... 11 I.2.2. Thực trạng về nghiện ma túy........................................................................................ 12 I.3. Đối thủ cạnh tranh............................................................................................................ 15 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN ......................................................................................... 62 II.1. Vị trí địa lý dự án............................................................................................................. 62 II.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án ............................................................... 62 II.2.1. Địa hình ......................................................................................................................... 62 II.2.2. Khí hậu .......................................................................................................................... 62 II.2.3. Thủy văn........................................................................................................................ 62 II.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật.................................................................... 63 II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................................ 63 II.3.2. Đường giao thông ......................................................................................................... 63 II.3.3. Hiện trạng cấp điện ...................................................................................................... 63 II.3.4. Cấp –Thoát nước .......................................................................................................... 63 II.4. Nhận xét chung ................................................................................................................ 63 PHẦN C: NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BÔNG SEN ................................................... 16 CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.................................................................... 17 I.1. Mục tiêu của dự án............................................................................................................ 17 I.2. Sự cần thiết phải đầu tư ................................................................................................... 17 I.3. Thời gian triển khai dự án đầu tư ................................................................................... 17 I.4. Nguồn vốn đầu tư.............................................................................................................. 17 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ................................................. 17 II.1. Tên thương phẩm ............................................................................................................ 20 II.2. Dạng bào chế.................................................................................................................... 20 II.2.1. Dạng siro........................................................................................................................ 20 II.2.2. Dạng viên nang ............................................................................................................. 20 II.3. Chất lượng thuốc và tuổi thọ sản phẩm ........................................................................ 20 II.4. Liều lượng và cách sử dụng để điều trị ......................................................................... 21 CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT.............................................. 22 III.1. Đặc điểm và tiêu chuẩn nguyên liệu đưa vào sản xuất............................................... 22 III.2. Mô tả quy trình sản xuất............................................................................................... 22 CHƯƠNG IV: QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN.................................................................. 24
  • 4. IV.1. Công suất đầu tư ............................................................................................................ 24 IV.2. Các hạng mục công trình............................................................................................... 24 IV.2.1. Quy mô phân xưởng.................................................................................................... 24 IV.2.2. Quy mô máy móc thiết bị ........................................................................................... 25 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ.......................................... 27 V.1. Các yêu cầu cơ bản về cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN........................ 27 V.2. Giải pháp quy hoạch........................................................................................................ 30 V.3. Giải pháp kiến trúc.......................................................................................................... 31 V.3.1. Kiến trúc hạng mục công trình chính......................................................................... 31 V.3.2. Kiến trúc hạng mục công trình phụ trợ ..................................................................... 31 V.4. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật ............................................................................................. 32 V.4.1. Hệ thống cấp nước........................................................................................................ 32 V.4.2. Hệ thống thoát nước ..................................................................................................... 32 V.4.3. Hệ thống điện và chống sét .......................................................................................... 32 V.4.4. Hệ thống trung tâm điều hoà và xử lý không khí...................................................... 33 V.4.5. Hệ thống báo cháy và chữa cháy................................................................................. 33 V.4.6. Hệ thống xử lý nước sạch và thuốc khử ion............................................................... 34 V.4.7. Hệ thống xử lý nước thải.............................................................................................. 35 CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................. 37 VI.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................. 37 VI.2. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường................................................. 37 VI.3. Tác động môi trường của dự án.................................................................................... 37 VI.3.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng........................................................................... 37 VI.3.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành.......................................................... 39 VI.4. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường .............................................. 39 VI.4.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công.................................................... 39 VI.4.2. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn vận hành ................................................. 40 CHƯƠNG VII: BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ...................................... 42 VII.1. Nhân sự và tổ chức quản lý.......................................................................................... 42 VII.2. Nhu cầu nhân sự ........................................................................................................... 42 CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN................................................................. 44 VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ......................................................................................... 44 VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư.......................................................................................... 44 VIII.2.1. Nội dung.................................................................................................................... 44 VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư......................................................................................... 46 CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ -THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................ 48 IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án......................................................................................... 48 IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư ............................................................. 48 IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn.................................................................................................... 48 IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ........................................................................................ 49 IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay ........................................................ 50 IX.2. Tính toán chi phí của dự án .......................................................................................... 51 IX.2.1. Chi phí nhân công ....................................................................................................... 51 IX.2.2. Chi phí hoạt động........................................................................................................ 52 CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH ............................................................. 55 X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.......................................................................... 55
  • 5. X.2. Doanh thu từ dự án.......................................................................................................... 55 X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án ........................................................................................ 56 X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ................................................................................. 58 PHẦN D: TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ DẠY NGHỀ................................. 59 CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.................................................................... 60 I.1. Mục tiêu của dự án............................................................................................................ 60 I.2. Sự cần thiết phải đầu tư ................................................................................................... 60 I.3. Thời gian triển khai dự án đầu tư ................................................................................. 61 I.4. Nguồn vốn đầu tư.............................................................................................................. 61 CHƯƠNG II: QUY MÔ CÔNG TRÌNH .............................................................................. 64 II.1. Các hạng mục công trình................................................................................................ 64 II.2. Trang thiết bị kỹ thuật.................................................................................................... 64 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ........................................ 65 III.1. Căn cứ xây dựng ............................................................................................................ 65 III.2. Giải pháp quy hoạch...................................................................................................... 66 III.3. Giải pháp kiến trúc........................................................................................................ 66 III.3.1. Kiến trúc hạng mục công trình chính....................................................................... 66 III.3.2. Kiến trúc hạng mục công trình phụ trợ.................................................................... 67 III.4. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật ........................................................................................... 67 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................. 68 IV.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................. 68 IV.2. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường................................................. 68 IV.3. Tác động môi trường của dự án.................................................................................... 68 IV.3.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng........................................................................... 68 IV.3.2. Các tác động chính trong giai đoạn hoạt động......................................................... 68 IV.4. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường .............................................. 68 CHƯƠNG V: BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ......................................... 70 V.1. Nhân sự và tổ chức nhân sự............................................................................................ 70 V.2. Nhân sự............................................................................................................................. 71 CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................... 72 VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................................ 72 VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư............................................................................................. 72 VI.2.1. Nội dung....................................................................................................................... 72 VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư............................................................................................ 73 CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ-THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................ 74 VII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án ....................................................................................... 74 VII.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư............................................................ 74 VII.1.2. Tiến độ sử dụng vốn .................................................................................................. 75 VII.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án....................................................................................... 75 VII.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay....................................................... 76 VII.2. Tính toán chi phí của dự án......................................................................................... 78 VII.2.1. Chi phí nhân công...................................................................................................... 78 VII.2.2. Chi phí hoạt động ...................................................................................................... 79 CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH......................................................... 81 VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán..................................................................... 81 VIII.2. Doanh thu từ dự án..................................................................................................... 81
  • 6. VIII.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.................................................................................... 83 VIII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội............................................................................. 84 PHẦN E : KẾT LUẬN............................................................................................................ 86 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 89
  • 7.
  • 8. PHẦN A: THÔNG TIN DỰ ÁN
  • 9. I. Giới thiệu chủ đầu tư  Tên công ty : Công ty Xuất nhập khẩu FATACO Bến Tre  Giấy phép ĐKKD : Số 1300102325. Do Sở Kế họach và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp ngày 5 tháng 11 năm 2007  Trụ sở công ty : 79, ấp Mỹ An C, xã Mỹ Thạnh An, Tp.Bến Tre  Điện thoại : - Fax:  Đại diện pháp luật : Bà Nguyễn Thị Phấn  Chức vụ : Giám đốc II. Mô tả sơ bộ dự án  Tên dự án : Nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề.  Địa điểm xây dựng : Việt Nam  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới III. Cơ sở pháp lý  Nhà máy sản xuất Đông dược Bông Sen:  Tiêu chuẩn GMP_ASEAN (Goodpharma Ceutical Manufacturing Practice of ASEAN – Thực hành tốt sản xuất thuốc của các nước Asean)  Các văn bản pháp quy của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quy định về đầu tư, sản xuất dược phẩm, xây dựng các công trình.  Nghị định số 29/CP ngày 12/05/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước;  Thông tư số 06/UB-QLKT ngày 27/09/1995 của Ủy ban hợp tác đầu tư (Nay là Bộ kế họach đầu tư) v/v qui định đầu tư trình tự, thủ tục cấp giấy phép chứng nhận ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước;  Quyết định số 1516/BYT –QĐ ngày 09/09/1996 của Bộ y tế áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Hiệp hội các nước Đông Nam Á (GMP-ASEAN);  Thông tư số 12/BYT-TT ngày 12/09/1996 của Bộ y tế v/v hướng dẫn việc triển khai áp dụng các nguyên tắc tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc theo hiệp hội các nước Đông Nam Á (GMP-ASEAN)”;  Luật bảo vệ môi trường do Chủ tịch nước CHXHXN Việt Nam công bố ngày 10/01/1994 và Nghị định hướng dẫn thi hành số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ;  Quy chế “Quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ;  Các tiêu chuẩn xây dựngVN: TCVN 2622-1995, TCVN 4088-1985, TCVN 3904 – 1984, TCVN 4514 – 1988, TCVN 4604 – 1988;
  • 11. CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG I.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam I.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên Việt Nam có diện tích khoảng 331,212 km² nằm ở vị trí 80 35 đến 230 vĩ Bắc, 1020 đến 1100 kinh Đông. Biên giới giáp Trung Quốc ở phía Bắc, giáp Lào và Campuchia ở phía Tây, phía Đông giáp Biển Đông. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa từ giữa tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến giữa tháng 3) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông). I.1.2. Tình hình kinh tế Trong 10 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2011 là 5.67% so với cùng kỳ, cao hơn 0.24% so với quý I năm nay nhưng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 0.73%. Với kết quả này, GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước chỉ tăng 5.57% so với cùng kỳ năm 2010, thấp hơn con số tương ứng của năm ngoái khoảng 0.61%. Đóng góp vào con số kể trên, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.08%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6.49%; khu vực dịch vụ tăng 6.12%. Khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2011, theo Bộ, là do mặt bằng lãi suất còn đang ở mức cao, đang vượt quá khả năng chịu đựng của một bộ phận doanh nghiệp; lãi suất huy động vốn bình quân tăng khoảng 3% so với cuối năm 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm), chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn (khoảng 3-4%); việc vay vốn tín dụng của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn; tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng…Ở các chỉ tiêu liên quan khác, trong 6 tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cả cấp mới và tăng vốn đã giảm gần 40% so với cùng kỳ; tổng số vốn đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp dân doanh giảm 5.4%. Xu hướng này thể hiện ảnh hưởng của bất ổn kinh tế vĩ mô đến thu hút đầu tư phát triển của khu vực doanh nghiệp; qua đó có thể sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian tới. I.1.3. Tình hình xã hội Nhìn chung đời sống xã hội của người dân Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì xã hội Việt Nam 5 tháng đầu năm/2011 còn tồn tại một số vấn đề xã hội sau: - Thiếu đói trong nông dân: Theo báo cáo sơ bộ, trong tháng 5 có khoảng 72.5 nghìn hộ thiếu đói với 307.7 nghìn nhân khẩu thiếu đói. So với cùng kỳ năm 2010, số hộ thiếu đói giảm 24.2% và số nhân khẩu thiếu đói giảm 23.2%. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành và đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 14 nghìn tấn lương thực và 3.8 tỷ đồng. - Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm: Trong tháng 5, trên địa bàn cả nước có 2.4 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết; 433 trường hợp mắc bệnh viêm gan
  • 12. virus; 107 trường hợp mắc bệnh viêm não virus; 36 trường hợp mắc cúm A H1N1; 31 trường hợp mắc bệnh thương hàn. Tính chung năm tháng đầu năm, cả nước có 13.7 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết; 2.4 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virus; 281 trường hợp mắc bệnh viêm não virút; 473 trường hợp mắc cúm A H1N1 (13 trường hợp tử vong) và 131 trường hợp mắc bệnh thương hàn. Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện trong tháng của cả nước là 1.7 nghìn người, nâng tổng số người nhiễm HIV/AIDS của cả nước tính đến giữa tháng 5/2011 lên 237.8 nghìn người, trong đó 95.7 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 50.2 nghìn người đã tử vong do AIDS. Công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm mặc dù đã được các ngành chức năng quan tâm và triển khai mạnh nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong tháng đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm làm 138 người bị ngộ độc. Tính chung năm tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 32 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.6 nghìn người bị ngộ độc, trong đó 6 trường hợp tử vong. - Tai nạn giao thông: Trong tháng 4/2011, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1,024 vụ tai nạn giao thông, làm chết 854 người và làm bị thương 776 người. So với cùng kỳ năm 2010, số vụ tai nạn giao thông giảm 6.7%; số người chết giảm 8.1%; số người bị thương tăng 4.6%. Tính chung bốn tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4,581 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3,858 người và làm bị thương 3,529 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 0.7%, số người chết tăng 1.3%, số người bị thương tăng 4.1%. Bình quân một ngày trong bốn tháng đầu năm 2011, cả nước có 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người và làm bị thương 29 người. I.2. Thực trạng HIV/AIDS và nghiện ma túy I.2.1. HIV/AIDS HIV/AIDS là gánh nặng, là nỗi khổ đau cho con người và xã hội trên toàn thế giới. Kể từ khi bắt đầu đại dịch này, đã có hơn 60 triệu người bị nhiễm virus HIV và gần 30 triệu người đã chết vì AIDS. Trong năm 2009, đã có khoảng 33.3 triệu người sống chung với HIV, 2.6 triệu ca nhiễm mới và 1.8 triệu ca tử vong liên quan đến AIDS. Theo khảo sát của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), các khu vực ở châu Phi là ảnh hưởng nhiều nhất, trong năm 2009 có tới 1.8 triệu người nhiễm virus, 1.3 triệu người châu Phi chết vì các bệnh liên quan đến HIV chiếm 72% trong tổng số 1.8 triệu ca tử vong do dịch bệnh trên toàn cầu. Bên dưới là bản đồ phân bố tình hình nhiễm HIV toàn cầu năm 2007. Mức độ nhiễm bệnh rất nghiêm trọng. Có từ 15-28% số dân nhiễm HIV sống tại châu Phi, từ 5- 14.9% sống tại các nước Trung và Bắc Á và hầu hết trên thế giới, nơi nào cũng có người đang sống cùng HIV và tử vong vì AIDS.
  • 13. Hình 1: Bản đồ phân bố tình hình nhiễn HIV toàn cầu năm 2007 Riêng tại Việt Nam, dịch HIV tập trung trong các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, chủ yếu là những người tiêm chích ma túy, những người nam quan hệ tình dục đồng giới và nữ bán dâm. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số người nhiễm HIV/AIDS trên cả nước vẫn gia tăng. Tháng 7-2011 có thêm 1.3 nghìn người nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm của cả nước bảy tháng lên khoảng 241,000 người. Trong số này, 97,000 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 50,000 người đã tử vong do AIDS. Trong vòng năm năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng tiếp cận tới điều trị HIV. Hiện 54% số người trưởng thành có nhu cầu đã được tiếp nhận điều trị kháng virus. Tuy nhiên, hầu hết những người sống với HIV đều bắt đầu điều trị rất muộn khi hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy yếu và các nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao đã thâm nhập. Trong những trường hợp này, việc điều trị rất ít hiệu quả, dẫn đến việc gia tăng các ca tử vong. I.2.2. Thực trạng về nghiện ma túy Như đã trình bày ở trên, một trong những nguyên nhân nhiễm virus HIV dẫn tới căn bệnh thế kỷ AIDS là do tiêm chích ma túy. Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy tỷ lệ người nghiện ma túy có hành vi tiêm chích đang giảm xuống, nhưng dựa vào số liệu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động thương binh xã hội) thì tỷ lệ hiện
  • 14. nhiễm HIV trong nhóm quần thể này vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều tỉnh, thành phố và số người nghiện ma túy vẫn tăng dần theo từng năm. Trong khoảng từ năm 2000- 2007 số đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tăng gần 1.5 lần, năm 2000 cả nước có 89,594 đối tượng và tăng lên đến 133,594 đối tượng nghiện ngập vào năm 2007. Hình 2: Biểu đồ số đối tượng nghiện ma túy phân chia theo vùng từ năm 2000- 2007 Đối tượng nghiện ma túy phân bố ở mỗi tỉnh khác nhau. Nhìn trên bản đồ phân bố bên dưới ta thấy tập trung đông nhất (trên 15,000 đối tượng) ở các thành phố lớn như Tp.Hồ Chí Minh (26,743 đối tượng) chiếm hơn 19% cả nước, Tp.Hà Nội (23,220 đối tượng) chiếm gần 17% cả nước. Do những nơi này có mật độ dân số cao, có nhiều tụ điểm không lành mạnh tạo điều kiện gia tăng đối tượng nghiện hút. Ngoài ra, tỷ lệ nghiện hút ma túy còn tập trung cao (từ 5,000-15,000 đối tượng) ở các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Điện Biên,…Do những tỉnh này có diện tích trồng cần sa rất lớn, gần biên giới với các nước Lào, Campuchia, khu vực Tam Giác Vàng, vì thế có nhiều loại ma túy mới dễ dàng xâm nhập. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thời gian Số đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý chia theo vùng Duyên Hải Nam trung bộ Tây Nguyên Đồng bằng sông Cửu Long Bắc Trung bộ Đông Nam bộ Tây Bắc Đồng bằng Sông Hồng Đông Bắc
  • 15. Hình 3: Bản đồ đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý theo tỉnh/thành năm 2009 Trước những diễn biến phức tạp và những hậu quả do ma túy gây ra, tất cả mọi người từ cá nhân đến tổ chức cần có những hành động thiết thực chống tệ nạn ma túy
  • 16. và mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những đối tượng đang trong tình trạng nghiện ngập này. I.3. Đối thủ cạnh tranh Nghiện ma túy không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh chính trị của mỗi quốc gia. Vì thế, điều trị nghiện ma túy đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm cầu các loại ma túy và an sinh xã hội của một đất nước. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị ma túy phổ biến như: Phương pháp cai khô, phương pháp giảm dần, phương pháp phẫu thuật thùy trán, phương pháp thụy miên, các thuốc hướng tâm thần, thuốc Đông y, thuốc đối kháng và phương pháp điều trị bằng chất thay thế. Mỗi phương pháp, mỗi loại thuốc đều có ưu và nhược điểm riêng. Ngay cả thuốc Methadone, dù đã được chính phủ công nhận là liệu pháp có hiệu lực và chương trình Methadone được xem là một quốc sách và được triển khai trong cả nước nhưng vẫn không phải là một phương pháp tốt tuyệt đối. Đây không phải là thuốc cai nghiện mà là một loại ma túy làm giảm tác hại, duy trì sức làm việc cho người nghiện. Khi điều trị phải chọn đối tượng cẩn thận. Nếu đối tượng nghiện nặng, lâu ngày và nhiễm HIV rồi thì nên sử dụng Methadone với sự chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc sẽ có tác dụng tốt với nhóm người này. Trái lại, với trẻ em, người mới nghiện dùng Methadone thì làm cho người đó phụ thuộc thuốc đến hết đời. Và nếu nhà nước không quản lý tốt rất có thể sẽ hình thành thị trường ma tuý hợp pháp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội. Từ xưa đến nay, thuốc Đông y vẫn được xem là an toàn do có nguồn gốc từ thảo dược không độc và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trên thị trường hiện nay chỉ duy nhất có một bài thuốc được xem là hữu hiệu nhất là thuốc Đông dược Bông Sen. Bài thuốc Bông Sen của công ty XNK FATACO Bến Tre chúng tôi đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm do có nhiều ưu thế nhất định: cắt cơn nhanh, dễ uống, tạo cảm giác êm dịu, bệnh nhân dễ tiếp nhận, tinh thần phấn khởi. Đặc biệt thuốc không có phản ứng phụ, khi ngưng thuốc không cần giảm liều vì không gây nghiện thuốc như một số thuốc Tây y. Với những ưu điểm mà thuốc hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy hiệu Bông Sen đang có thì phương thuốc này không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
  • 17. PHẦN C: NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BÔNG SEN
  • 18. CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ I.1. Mục tiêu của dự án Việc đầu tư xây dựng: “Nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen” là nhằm mục đích: - Mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người nghiện trong và ngoài nước. - Sản xuất thuốc dạng nước (sirô) và tiếp tục sản xuất thêm dạng viên nang theo đúng tiêu chuẩn GMP – ASEAN. - Ngòai việc phục vụ công tác điều trị cai nghiện cho các đối tượng nghiện ma túy một cách tiết kiệm, có hiệu quả, sản xuất bài thuốc Bông Sen còn góp phần làm giảm gánh nặng cho gia đình, cộng đồng xã hội và góp phần làm giảm bớt tội phạm xã hội. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất đông dược Bông Sen còn nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại đại phương với số lượng tương đối lớn. I.2. Sự cần thiết phải đầu tư Sau nhiều năm nghiên cứu, thuốc hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy hiệu “Bông Sen” chính thức được Bộ Y tế cho phép được sử dụng ra cộng đồng đặc biệt được sử dụng điều trị tại nhà. Thuốc Bông Sen có tác dụng cắt cơn êm dịu, không gây phản ứng phụ, dễ sử dụng, thời gian điều trị lại ngắn. Hiện tại, Nhà máy sản xuất thuốc cai nghiện ma túy Bông Sen đã được xây dựng tại Bến Tre, công suất 700 lít thuốc nước/giờ, với tổng vốn đầu tư trên 49 tỷ đồng. Nhà máy được lắp đặt dây chuyền, thiết bị sản xuất hiện đại của Đức và Nhật Bản. Qua nghiên cứu thị trường, nhận thấy số đối tượng nghiện ma túy ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp và nhu cầu sử dụng thuốc Bông Sen ngày càng lớn. Với tấm lòng của những lương y, bằng sự thấu hiểu những nguy hại mà ma túy gây ra cho xã hội, cho mỗi con người, Công ty Xuất nhập khẩu FATACO quyết định sẽ mở rộng nhà máy nhằm nâng cấp dây chuyền sản xuất thuốc dưới dạng viên nén, đạt tiêu chuẩn GMP và mở rộng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường quốc tế. Vì hiện nay thuốc cai nghiện ma túy Bông Sen đã lưu hành tại một số nước, như Đức, Nhật, Thụy Sĩ... được các nước quan tâm và công nhận đây là một bài thuốc cai nghiện ma túy hiệu quả. Với mong muốn góp phần vào công cuộc điều trị ma túy, chống tệ nạn xã hội, chúng tôi- Công ty Xuất nhập khẩu FATACO tin rằng việc xây dựng nhà máy, nâng cấp dây chuyền sản xuất thuốc Đông dược Bông Sen là điều đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay. I.3. Thời gian triển khai dự án đầu tư Dự án sẽ được triển khai dự kiến trong 1.5 năm kể từ quý III/2011 đến hết năm 2012 thì đưa Nhà máy được đưa vào hoạt động sản xuất. I.4. Nguồn vốn đầu tư Dự án được triển khai từ nguồn vốn tự có của Công ty XNK FATACO và các nguồn vốn viện trợ khác trong và ngoài nước. CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN
  • 19. II.1. Vị trí địa lý dự án Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen được xây dựng tại tỉnh Bến Tre. Vị trí khu đất được xác định như sau: - Phía Bắc giáp khu dân cư,vườn cây ăn trái. - Phía Nam giáp tỉnh lộ 887 - Phía Đông giáp khu dân cư, vườn cây ăn trái. - Phía Tây giáp khu dân cư, vườn cây ăn trái. II.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án II.2.1. Địa hình Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Địa hình khu đất xây dựng có sức chịu tải tương đối yếu. Khi xây dựng, nếu công trình có tải trọng nhỏ phải gia cố nền đất bằng cọc bê tông cốt thép.Khi xây dựng phải khảo sát địa tầng cụ thể để có biện pháp xử lý nền móng công trình thích hợp và theo đúng tiêu chuẩn xây dựng của Bộ Xây Dựng. II.2.2. Khí hậu Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26o C – 27o C. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20o C. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2 . Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o Bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió Tây Nam và Đông Bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió Tây Nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1,250 mm – 1,500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Khí hậu Bến Tre ôn hòa, điều này giúp nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen hoạt động tốt hơn. II.2.3. Thủy văn Nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, nơi mà 4 trong 9 "con rồng" nhả nước ra biển. Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6,000 km, trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km. Mật độ sông ngòi dày đặt này đã khiến cho giao thông thủy thuận lợi, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.
  • 20. II.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Khu đất xây dựng thêm là đất thiên thời địa lợi nhân hòa, đang sử dụng vào mục đích thổ cư và đất vườn trồng cây, cần phải san lắp trước khi xây dựng. II.3.2. Đường giao thông Khu đất xây dưng toạ lạc ở giữa tuyến đường tỉnh lộ 87 và sông Bến Tre rất thuận lợi trong giao thông đường thuỷ và đường bộ. II.3.3. Hiện trạng cấp điện Sử dụng hệ thống lưới điện của tỉnh Bến Tre thuộc mạng lưới điện quốc gia hiện có trước khi khu đất xây dựng. II.3.4. Cấp –Thoát nước Sử dụng hệ thống cấp nước đô thị của nhà máy nước Bến Tre. II.4. Nhận xét chung Qua việc phân tích các yếu tố, Công ty Xuất nhập khẩu FATACO Bến Tre nhận thấy điều kiện tự nhiên và hạ tầng kỹ thuật tại tỉnh Bến Tre không ảnh hưởng lớn đến quá trình thi công xây dựng cũng như khai thác sử dụng mà còn rất thuận lợi bao gồm cả yếu tố vị trí địa lý đắc địa và cơ sở hạ tầng hiện đại.
  • 21. CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN III.1. Tên thương phẩm Thuốc điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy Bông Sen. III.2. Dạng bào chế III.2.1. Dạng siro Công thức cho 1 đơn vị sản phẩm (100ml) 1. Đương quy (củ) 45 gam 2. Nhân sâm (củ) 30 gam 3. Bạch truật 60 gam 4. Hải diêm 7.5gam 5. Sinh khương 15 gam 6. Ô mai bắc 60 gam 7. Nhục thung dung 37.5 gam 8. Mật ong 150 gam Đặc điểm thành phẩm Nước chiết các dược liệu trên, sau khi được pha chế có đặc điểm sau: 1. Màu sắc : dạng cao lỏng, màu nâu cánh gián 2. Mùi : mùi thơm dược liệu dễ chịu, không có mùi cồn 3. Vị : ngọt, hơi đắng nhẹ, mặn, hơi chua và hương thỏang mùi cay. 4. Độ cặn : cặn còn lại sau khi đã làm bay hơi không quá 10% 5. Bảo quản : Để nơi khô ráo mát mẻ- Lắc đều trước khi dùng. 6. Bao bì : Sản phẩm được đóng chai thủy tinh 01 lọai dung tích: 500ml- đủ dùng cho từng liều, tránh ô nhiễm tạp chất trong không khí do đã mở nắp và dùng lại nhiều lần. Mỗi chai đều được đóng nút cao su đặc chủng dùng cho ngành dược phẩm, được bọc nhôm bằng kỹ thuật cao vừa để bảo hành, chống giả mạo, vừa để bảo đảm không rò chảy trong quá trình bảo quản và vận chuyển. 7. Đóng gói : Nhằm giúp người tiêu dùng sử dụng thuốc một cách tiết kiệm, tránh lãng phí thuốc, nhà sản xuất sẽ đóng gói các chai vào 04 dạng hộp carton như sau: Lọai hộp Chai nhỏ 60ml Chai lớn 100 ml – 500 ml Hộp lớn 12 chai/hộp 12 chai/hộp Hộp nhỏ 6 chai/hộp 6 chai/hộp III.2.2. Dạng viên nang Viên nang được bào chế cùng công thức như dạng siro. Viên thuốc có màu sắc, mùi vị giống dạng siro nhưng tiện dụng hơn. Thuốc đóng hộp: 50 viên/hộp, có túi chống ẩm, hộp thiết kế an toàn vừa để bảo hành, chống giả mạo, vừa để bảo đảm trong quá trình bảo quản và vận chuyển. III.3. Chất lượng thuốc và tuổi thọ sản phẩm Chất lượng và công dụng của thuốc sau khi pha chế được đánh giá bằng hiệu quả chữa bệnh. Thuốc Bông Sen có thể sử dụng điều trị các trường hợp nghiện thuốc phiện, morphine, heroin, cần sa… sử dụng dưới nhiều hình thức như: hút, hít, chích… giúp người bệnh qua cơn đói ma túy dễ dàng, tạo điều kiện để cai nghiện lâu dài.
  • 22. + Tính hiệu lực: có tác dụng êm dịu – sau khi dùng thuốc các triệu chứng cai giảm dần vào ngày thứ 03, làm giảm men SGOT và SGPT – và hết hẳn vào ngày thứ 06. + Tính an tòan: không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến các hằng số sinh lý bình thường. Tuổi thọ của thuốc: Nếu tuân thủ đúng theo qui trình sản xuất và làm đầy đủ cẩn thận các công đọan sản xuất cũng như phương pháp chế biến, nấu và bảo quản tốt, thích hợp, đảm bảo bao gói vô khuẩn thì tuổi thọ của thuốc có chất lượng và hiệu lực điều trị là 02 năm. Xử lý thành phẩm: không có chất độc gây nhiễm độc cấp và mảng. Kết quả đã được kiểm nghiệm theo quy chế 371 của Bộ y tế về việc thử nghiệm các lọai dược phẩm trên người. III.4. Liều lượng và cách sử dụng để điều trị 1. Thời gian điều trị từ 07 đến 10 ngày. 2. Liều tối thiểu cho mỗi bệnh nhân: Trong 04 ngày đầu, mỗi ngày uống 04 lần, mỗi lần uống cách nhau từ 2-3 giờ Đối với trường hợp nghiện nhẹ: mỗi lần uống 60ml hay 2 viên Đốivới trường hợp nghiện nặng, hoặc cơ thể có trọng lượng nặng như người Au – Mỹ: mỗi lần uống 100 ml hay 3 viên Từ ngày thứ 05 trở đi: mỗi ngày uống 02 lần, mỗi lần 60 ml. Lượng thuốc dùng cho cả đợt điều trị từ 1,700ml đến 3,000ml. 3. Hiệu quả cơ bản đạt được khi sử dụng thuốc Bông Sen là: Sau 15 phút uống lần đầu, bệnh nhân bớt vật vã. Sau 02-03 ngày điều trị, hầu hết bệnh nhân không còn vật vã, khó chịu, không còn dị cảm, ngày có thể tắm 3-4 lần. Từ ngày thứ tư trở đi, bệnh nhân không còn cảm giác thèm ma túy, cắt đứt cơn nghiện 100%. Từ ngày thứ năm trở đi, phần lớn bệnh nhân trở lại trạng thái tâm thần ổn định, ăn ngủ tốt, bắt đầu lại sức, sắc thái hồng hào.
  • 23. CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT IV.1. Đặc điểm và tiêu chuẩn nguyên liệu đưa vào sản xuất Những dược liệu được sử dụng cho thuốc Bông Sen là các dược liệu theo tiêu chuẩn VN được bào chế theo phương pháp Đông y, bao gồm: 1. Đương qui – Radix Angelicae Sinensis – TCVN 3385-80: củ đương qui đã qua sơ chế (tẩm rượu) phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. 2. Nhân sâm – Panax ginseng – TCVN 3458-80: củ sâm đã được sấy khô. 3. Bạch truật- Rhizoma Atractrylodis Macrocephalae – TCVN 3317-80: dùng lọai bạch truật phiến khô. 4. Hải diêm (muối biển): Natrium Chloridum Crudum – TCVN 723-70 5. Sinh khương- Rhizoma Zingiberis Recens – TCVN 3388-80: 2kg gừng tươi được cạo sạch vỏ giã nhỏ trong cối. Thêm 01 lít rượu 42-45o vào gừng và bóp đều tay. Ủ hỗn hợp này trong 21 giờ để bớt chất cay và chất nhầy trong dược liệu. Sau đó, vắt kiệt nước bỏ đi, còn lại xác bả gừng đã xử lý được dùng để chung với các dược liệu khác. 6. Ô mai bắc - Fructus Mune Immaturus – TCVN 3448-80: dùng ô mai bắc hoặc quả mơ VN đã được chế biến thành ô mai. 7. Nhục thung dung - Boschnia Kiaglabla C.A.Mey – Chưa có tiêu chuẩn VN: dùng lọai đã được bào chế sẵn theo đông y ( nhập khẩu) 8. Mật ong- Mel Apidil-dùng mật ong lọai tốt đạt TCVN 704-70. 9. Nước - dùng nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn nứơc sinh họat để nấu các dược liệu. IV.2. Mô tả quy trình sản xuất Bài thuốc Bông Sen được sản xuất theo một qui trình nghiêm ngặt – theo các phương thức sản xuất công nghiệp – theo các tiêu chuẩn của GMP-ASEAN và của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để bảo đảm chất lượng và an tòan. Qui trình này bao gồm các công đọan: 1. Xử lý nguyên dược liệu – bao bì 2. Làm sạch thiết bị dụng cụ 3. Vệ sinh cơ sở nhà xưởng – kho hàng 4. Các bước tiến hành sản xuất (xem sơ đồ sau đây) 5. Kiểm nghiệm: Việc kiểm nghiệm được thực hiện ở 03 công đọan: * Kiểm nghiệm tòan bộ các nguyên vật liệu đưa vào sản xuất * Kiểm nghiệm bán thành phẩm, trên từng lô thuốc đã nấu-nhằm kiểm tra quá trình nấu có chiết hết được họat chất không, việc bào chế theo Đông y có đạt yêu cầu không, và cũng nhằm bảo đảm cho chất lượng thuốc tránh bị những yếu tố gây ảnh hưởng đến như: vi khuẩn, biến đổi màu sắc, kết tủa, tương kỵ hóa học giữa các vị thuốc… * Kiểm nghiệm thành phẩm, trên mỗi lô thuốc đã xuất xưởng một thời gian – nhằm kiểm tra chai lọ xử lý có đạt yêu cầu không. Có làm cho thuốc biến đổi màu sắc,
  • 24. kết tủa không, Hoặc các dược tính có bị phá hủy bởi các enzime…gây chất lượng bất ổn định trong quá trình bảo quản không. Phòng thí nghiệm có 1 nhiệm vụ kiểm nghiệm: Xác định bằng cảm quan: theo các đặc điểm thành phẩm về màu sắc, mùi vị như đã nêu trên. Lấy mẫu xét nghiệm: Theo TCVN 974-70 Mô tả thành phần: TCVN 977 – 70 Xác định tỷ trọng : TCVN 980-70 Xác định độ đục trong: TCVN 987 – 70 Cặn sau khi bay hơi: TCVN 457 – 70 Xác định độ vô khuẩn ,…Tìm chất độc, chất gây nhiễm–chất gây nghiện (các chất độc: bay hơi, chất độc hữu cơ, vô cơ) theo chuyên luận xác định độc chất). SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐỌAN SẢN XUẤT Xay nhỏ Sấy khô Sao tẩm Sơ chế dược liệu Nấu sắc Lọc Để lắng Lọc lần 2 Đóng chai Triệt trùng Đóng bao bì nhập kho Kiểm nghiệm Tạo viên
  • 25. CHƯƠNG V: QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN V.1. Công suất đầu tư Công suất đầu tư của Nhà máy sản xuất đông dược Bông Sen được dự kiến: - Giai đọan đầu: Sản xuất thuốc nước (sirô), công suất đầu tư chọn là 7,000 lít thuốc thành phẩm/ngày. - Giai đoạn sau: Sản xuất thêm lọai thuốc viên nang, công suất đầu tư chọn là 300,000 viên/ngày. V.2. Các hạng mục công trình V.2.1. Quy mô phân xưởng TÊN HẠNG MỤC ĐVT Diện tích (m2 ) Phân xưởng sản xuất thuốc nước Phân xưởng sản xuất m² 5000 Kho nguyên liệu vật tư m² 514 Nhà xe, căn tin, thay đồ, giới thiệu sản phẩm m² 460 Phân xưởng sản xuất thuốc viên Phân xưởng sản xuất m² 4000 Kho nguyên liệu vật tư m² 500 Nhà xe căntin m² 268 Nhà thay đồ vệ sinh m² 268 Nhà điều hành thí nghiệm m² 830 Các công trình phục vụ chung Văn phòng m² 792 Trạm khí đốt m² 105 Trạm xử lý nước sạch m² 100 Đài nước m² 25 Gara ôtô m² 214 Trạm xử lý nước thải m² 100 Nhà ở tập thể công nhân m² 2704 Căn tin m² 279 Cổng, tường rào m 3000 Hệ thống cấp nước m 4000 Hệ thống cấp điện + trạm hạ thế m 2500
  • 26. Hệ thống thoát nước m 3000 Sân, đường nội bộ m² 11341 TỔNG CỘNG 40000 V.2.2. Quy mô máy móc thiết bị STT TÊN HẠNG MỤC ĐVT SL 1 Thiết bị sản xuất Máy xúc rửa chai lọ tự động FAW Cái 5 Lọ triệt trùng DHT Cái 5 Máy chiết rót và đóng nắp KSF 1020 Cái 5 Dây chuyền nấu thuốc nước tự động Cái 5 Máy bơm ống Cái 40 Lò và nối nấu Cái 100 Bể lắng Cái 20 Máy chiết suất Cái 5 Máy trộn siêu tốc Cái 10 Máy sát hạt TS 80 Cái 10 Máy sấy tầng sôi Cái 10 Máy sát hạt YK 160 Cái 10 Máy trộn Dogige Cái 5 Máy trộn TS 80 Cái 10 Máy tán Record Cái 10 Tủ sấy Cái 10 Máy dập tâm sai 2: -8 chày Cái 10 Máy dập ZP 19 Cái 20 Máy dập ZP 53 Cái 40 Máy dập quay tròn Cái 10 Máy đóng nang Cái 5 Máy lau viên Cái 10 Máy bao film Cái 15
  • 27. Máy ép vĩ Cái 10 Máy ép vĩ xé Cái 10 Máy cất nước Cái 10 Máy rút bao nylon Cái 15 Máy trộn 60 Cái 10 Máy bao đường Cái 20 Dây chuyền đóng gói viên nang mền Cái 5 2 Thiết bị phục vụ sản xuất Xe tải Chiếc 40 Xe ô tô 4 chỗ Chiếc 40 Dụng cụ phòng thí nghiệm Bộ 10 Dụng cụ cầm tay Bộ 2,000 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 300 Tủ lạnh Cái 100 Máy hút bụi Cái 200 Máy phát điện Cái 20 Máy biến thế Cái 10 Cân điện tử Cái 50 Máy vi tính Cái 200 Máy lọc nước Cái 20 Điện thoại Cái 100 Bàn inox Cái 2,000 Tủ inox Cái 500 Dụng cụ pha chế Bộ 120 Máy fax Cái 20 Bàn ghế làm việc, hội họp Bộ 1,000 Tủ hồ sơ Cái 200 Hệ thống điều hòa trung tâm Bộ 10 Xe nâng hàng Cái 20 Thiết bị phòng cháy chữa cháy Cái 300
  • 28. CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ VI.1. Các yêu cầu cơ bản về cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN Nhà máy sản xuất thuốc Bông Sen sẽ xin cấp giấy chứng nhận “Tiêu chuẩn GMP-ASEAN” và thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 - ngay từ giai đoạn xây dựng nhà xưởng và các công trình cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây: - Phòng chống ô nhiễm - yêu cầu cơ bản, hàng đầu: Nhà xưởng phải được xây dựng ở những nơi có thể tránh sự ô nhiễm do môi trường xung quanh, như các chất ô nhiễm trong không khí, hoặc khu vực đất và nước bị ô nhiễm, hoặc do các hoạt động khác ở gần đó gây ô nhiễm. Trường hợp nhà xưởng phải xây dựng ở những khu vực không thích hợp thì cần phải có những biện pháp hữu hiệu để tránh sự ô nhiễm. Đặc biệt, phải đề phòng khả năng nhiễm chéo do thuốc hay các chất khác. Kiểm soát các chất gây ô nhiễm trong không khí bằng cách dùng áp suất chênh lệch thích hợp trong khu sản xuất hay hệ thống thải và lọc gió kết hợp với việc kiểm soát không khí tái tuần hoàn. Để ngăn chặn nguy cơ gây nhiễm, cần có giải pháp thiết kế các phòng chốt gió (Air lock). Để giải quyết vấn đề kiểm soát bụi và nhiễm chéo gây ra trong quá trình xử lý các loại nguyên liệu và sản phẩm thô, cần chú ý đến các công tác thiết kế, bảo trì, sử dụng và trang bị. Đầu ra của hệ thống không khí phải được bố trí đảm bảo không gây ô nhiễm các sản phẩm hoặc tiến trình sản xuất khác bằng cách phải lấp đặt các bộ phận lọc hoặc các hệ thống lọc và giữ bụi. Các sản phẩm vô trùng phải được pha chế trong các khu vực riêng biệt, kín và được thiết kế đặc biệt theo mục đích sử dụng và tách riêng các khu vực sản xuất khác. Các khu vực này phải được đi qua phòng chốt gió (air lock) hay các lối đi không có bụi và được thông gió với nguồn cấp qua lọc vi khuẩn, tạo áp xuất cao hơn các khu vực lân cận . - Nhà xưởng sản xuất thuốc phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây: Mọi diện tích trong khu vực xây dựng đều phải được thiết kế đảm bảo dễ làm vệ sinh và khử trùng. Nhà xưởng sản xuất thuốc phải có vị trí thích hợp, có diện tích xây dựng đủ rộng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất thuận lợi. Từng khu vực phải bố trí hợp lý để tránh sự lộn xộn; hoặc vướng các khuyết điểm khác có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Nhà xưởng phải được xây dựng đảm bảo có thể tránh đuợc các ảnh hưởng xấu của thiên nhiên như: thời tiết, ngập lụt thấm ẩm… cũng như tránh được sự ẩn náu và xâm nhập của các loài sâu mọt, gặm nhấm, chim chóc, côn trùng hay các loại súc vật khác. Phải ngăn chặn được nguy cơ trộn lẫn các thuốc khác nhau hay thành phần của chúng.
  • 29. Chú ý đề phòng nguy cơ bỏ qua một công đoạn sản xuất nào đó bằng cách bố trí các vách ngăn ở các vị trí thích hợp, sử dụng màng gió hay các phương tiện khác. Phải đặc biệt chú trọng đến việc sản xuất các chất độc có tính gây mẫn cảm. Phải có không gian cách biệt để dễ làm vệ sinh các trang thiết bị và tồn trữ vật liệu. Khu vực thay quần áo được nối liền với khu vực sản xuất nhưng phải có phòng cách ly. Các phòng vệ sinh không mở trực tiếp vào khu vực sản xuất và phải được thông gió tốt. - Khi thiết kế bố trí sắp xếp nhà xưởng, phải quan tâm đến các vấn đề: Sự tương hợp của nhiều hoạt động khác nhau có thể sẽ được thực hiện trong cùng một nhà xưởng lân cận. Các nhà xưởng phải được bố trí sắp xếp để cho phép hoạt động sản xuất tại những khu vực nối tiếp nhau theo một trật tự hợp lý, phù hợp với trình tự các thao tác, các quy trình, các công đoạn. Diện tích làm việc phải đủ rộng để cho phép bố trí thiết bị và nguyên liệu một cách trật tự và hợp lý, đảm bảo thao tác được dễ dàng thuận chiều, bảo đảm thông tin liên lạc và giám sát có hiệu quả, tránh sự bề bộn và lộn xộn. Tránh việc dùng khu sản xuất làm lối đi chung cho người hay vật liệu, hoặc để tồn trữ các vật liệu khác với chủng loại đang dùng trong quá trình sản xuất. Các cửa từ khu sản xuất trực tiếp ra bên ngoài (như cửa thoát hiểm) phải được bít kín để phòng chống ô nhiễm và phải được đảm bảo là chỉ dùng làm lối thoát hiểm khẩn cấp khi có sự cố. Nếu cửa nội bộ là rào cản nhiễm chéo thì phải luôn luôn được đóng lại khi không được sử dụng. Mặt trong khu vực sản xuất (như tường nền, trần) phải nhẵn, phẳng, không được có các khe hở, tróc lỡ gây giữ bụi hoặc làm rơi vãi bụi và làm vệ sinh hoặc dễ diệt trùng khi cần thiết. Sàn phòng pha chế phải được xử lý bằng chất chống thấm và dễ tẩy chất bẩn. Mặt tường phải có khả năng chống thấm và rửa được, cạnh nối giữa tường và nền, tường và trần là nhưng nơi quan trọng cần được phủ nhẵn không còn khe hở. Cống thoát nước cần có kích thích thích hợp, có nắp và thông thoáng hạn chế tới mức độ tối đa thiết kế các cống hở. Đối với những nơi cần thiết, phải thiết kế cống nông (không sâu) để dễ dàng làm sạch và tẩy uế. Các chỗ hút gió, xả gió, các mối nối ống dẫn gió và các ống dẫn gió phải bố trí, lắp đặt đảm bảo tránh được sự ô nhiễm sản phẩm . Khu vực sản xuất phải đủ ánh sáng và được thông gió, bằng các phương tiện kiểm soát gió (bao gồm :nhiệt độ, ẩm độ và lọc gió ) thích hợp với các sản phẩm được làm, các thao tác sẽ tiến hành trong đó và môi trường bên ngoài. Nguồn điện phải đủ đảm bảo hoạt động của các thiết bị sản xuất và dụng cụ thí nghiệm. Các loại ống dẫn dây điện, đèn thấp sáng, các điểm thông gió và các phương tiện để phục vụ khác ở khu vực sản xuất phải được bố trí để tránh những chỗ không lau chùi được và tốt nhất nên đặt bên ngoài khu vực pha chế. Các chỗ nối mái hở, các loại đường ống phải được bao che không đựơc để trần. Ở những nơi không thể tránh được thì phải có kế hoạch kiểm tra và tuân theo các quy trình vệ sinh đặc biệt. Các đuờng ống để trần không được chạm tường mà phải treo hay đặt trên máng đỡ đủ khoảng cách cho phép vệ sinh.
  • 30. Mọi bộ phận của nhà xưởng, khu vực sản xuất, phòng thí nghiệm, kho tàng lối đi và khu vực chung quanh phải giữ sạch và ngăn nắp. Tình trạng nhà xưởng phải được kiểm tra thường kỳ và nơi nào cần thiết thì phải sữa chữa ngay. Cần chú ý đảm bảo là các thao tác sữa chữa hay bảo trì nhà xưởng không gây tác hại lên sản phẩm. - Kho tồn trữ nguyên vật liệu ,thành phẩm: Kho tồn trữ phải đủ không gian, được chiếu sáng thích hợp, được bố trí và trang bị cho phép sắp xếp vật liệu và sản phẩm tồn trữ được khô ráo và trật tự. Ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu : + Kho tồn trữ phải cho phép đảm bảo kho thuận lợi + Phải có khu vực cách ly đặc biệt, thích hợp cho việc ngăn cách hữu hiệu các vật liệu các sản phẩm biệt trữ, các chất dễ cháy nổ, các chất có độc tính cao, các chất gây nghiện, các loai thuốc nguy hiểm và các loại nguyên liệu, sản phẩm bị thải loại, thu hồi hay trả lại. + Cần đảm bảo kiểm tra và quản lý thường xuyên các điều kiên bảo quản đặc biệt như: nhiệt độ, ẩm độ và đặc biệt là vấn đề an ninh … + Việc sắp xếp các kho phải cho phép cách ly các nhãn khác nhau cũng như các vật liệu in ấn khác tránh bị nhầm lẫn. - Các yêu cầu vệ sinh đối với nhà xưởng, kho tồn trữ … bao gồm: Thiết kế và xây dựng đảm bảo thuận lợi công tác làm vệ sinh nhà xưởng kho hàng … Phải có điều kiện thông gió tốt khu vệ sinh, khu tẩy rửa tắm giặt của công nhân sản xuất. Khu WC phải bố trí ở vị trí thích hợp vơí khu vực sản xuất (gần kề nhưng không thông thương trực tiếp). Không bố trí các loại chậu rửa trong khu vực vô trùng – trường hợp bắt buộc phải bố trí chậu rửa trong khu vực này thì phải sử dụng loại có chất lượng phù hợp, chống tràn nước và nước sử dụng tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn nước sạch uống được. Khu vực nấu nướng (bếp ăn, căn tin), bảo quản thực phẩm và khu vực ăn uống hạn chế ở những nơi đặc biệt như phòng ăn trưa. Các khu vực này phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài ra,có một số yêu cầu đặc biệt quan trọng khác, như sau: Các buồng sản xuất phải được cấp và hút gió hữu hiệu với áp suất dương, đã qua bộ lọc được thiết kế hữu hiệu thích hợp và giữ được áp suất cao hơn xung quanh và cần thiết giữa các khu vực trong cả dãy buồng ở mọi điều kiện thao tác. Lọc gió cuối cùng phải ở ngay hay càng gần càng tốt miệng thổi vào buồng. Bố trí hệ thống báo động sự cố cắt gió và đặt áp kế báo động chênh lệch áp suất với khu xung quanh khác khi sự chênh lệch đó là then chốt. Chú ý đặc biệt tới vùng có nguy cơ, nhất là những khâu chuẩn bị bao bì cần bảo đảm là nguồn gió không phát sinh bụi từ người thao tác hay máy có sinh bụi tới vùng có nguy cơ ô nhiễm sản phẩm cao hơn. Các bề mặt tường, trần, sàn phải nhẵn, không thấm và nứt nẻ để giảm thiểu khả năng nhả bụi hay tích trữ bụi. Chất lượng bề mặt vật liệu được sử dụng phải cho phép dung các chất tẩy rửa và sát trùng. Chú ý: tránh sử dụng vật liệu bằng gỗ làm trần hay vách.
  • 31. Để giảm nguy cơ tích bụi và dễ làm vệ sinh, không thiết kế các hốc không thể hoặc khó lau chùi hay tẩy rửa. Giảm thiểu các gờ, giá tủ kệ hay khung cố định. Trần phải thiết kế thiệt kín để phòng chống ô nhiễm từ khoang bên trên. Các đường ống lắp đặt bảo đảm không tạo ra các khe hở khó làm vệ sinh, chúng phải được chèn kín vào tường ở nơi chúng đi qua. Khi thiết kế phải tránh và loại trừ bố trí cống thu nước ở các khu vực vô trùng, trừ trường hợp rất cần thiết. Nếu bắt buộc phải có thì hố ga phải dễ vệ sinh và có nút chặn gió ngược. Mọi mương dẫn nước trên sàn phải hở và dốc để dễ vệ sinh và được nối với ống cống ở ngoài khu vực để tránh ô nhiễm vi khuẩn. Khu vực thay quần áo được thiết kế đảm bảo sự nhiễm khuẩn và nhiễm bụi và trang phục được giảm thiểu đến mức thấp nhất. Nếu có thể nên cách ly khu này với các khu khác hoặc chỉ thiết kế cho người sử dụng không dùng cho lối đi của nguyên liệu, bao bì hay trang thiết bị. Các phòng chốt gió (air lock) cho lối đi của nguyên liệu, trang thiết bị, hàng hóa khác đi vào khu sạch và vô trùng, phải thiết kế đảm bảo mỗi lần chỉ mở cửa ra một phía. Nên tránh sử dụng cửa lùa vì khó làm vệ sinh rãnh trượt cửa. Cần có các quy tắc hay hệ thống thích hợp để tránh mở cửa trong cùng một lúc. Các thiết bị điện hay cơ khí để bàn trao đổi từ khu vô trùng ra ngoài hay từ ngoài vào khu vô trùng phải được thiết kế và lắp đặt đảm bảo có thể được vệ sinh và tẩy uế hữu hiệu. Hệ thống xử lý nước phải được thiết kế, xây dựng và bảo đảm nước đạt chất lượng, đạt yêu cầu. Chúng không được hoạt động qua công suất thiết kế. Nước phải được sản xuất, bảo quản và phân phối đảm bảo tránh sự phát triển của vi khuẩn. VI.2. Giải pháp quy hoạch - Căn cứ vào hình dáng, diện tích và vị trí địa lý của khu đất xây dựng. - Căn cứ vào dây chuyền sản xuất các loại thành phẩm. - Căn cứ vào hạng mục các công trình và quy mô xây dựng. Phương án tổng mặt bằng Nhà máy sản xuất Đông dược Bông Sen được đề nghị như sau, toàn khu vực được chia thành 3 khu vực: 1. Khu vực giao dịch: được bố trí ở phía ngoài khu đất tiếp giáp với đường lộ (đã trừ lộ giới) và trải dài theo tuyến đường nội bộ hiện có đang ở cạnh bên khu đất. Các hạng mục công trình tại đây gồm có: + Văn phòng công ty. + Các hạng mục công trình phụ trợ sản xuất 2. Khu vực sản xuất: do tính chất sản xuất của phân xưởng này cần diện tích sân bãi rộng, nên được bố trí ở cuối khu đất.. Các hạng mục công trình được xây dựng tại đây gồm có: + Phân xưởng sản xuất thuốc nước + Phân xưởng sản xuất thuốc viên. + Các hạng mục công trình phụ trợ sản xuất. 3. Khu vực nhà ở tập thể của công nhân: nhằm tạo điều kiện thuận lợi để công nhân an tâm sản xuất, có chỗ nghĩ ngơi hồi phục sức khỏe tái tạo lại sức lao động. Công ty xây dựng một khu nhà nghỉ tập thể và căn tin phục vụ tại khu đất phía sau. Các hạng mục công trình xây dựng tại đây gồm có: Hai dãy nhà ở tập thể (có khu vệ sinh riêng).
  • 32. Căn tin phục vụ ăn uống, giải trí. Hệ thống sân bãi nội bộ, cây xanh, bãi cỏ được xây dựng nối liền các hạng mục công trình. Chung quanh khu đất xây dựng rào bảo vệ và có năm cổng ra vào cho các khu vực riêng biệt . Quy hoạch tổng mặt bằng như trên đảm bảo được tính liên hoàn trong dây chuyền sản xuất, tiết kiệm đất xây dựng, tạo được một bố cục khung gian kiến trúc hoàn chỉnh và thẩm mỹ. VI.3. Giải pháp kiến trúc VI.3.1. Kiến trúc hạng mục công trình chính Số tầng Cấp nhà Bậc chịu lửa Chiều cao thông thuỷ - Văn phòng, phòng thí nghiệm - Các phân xưởng sản xuất thuốc: - Phân xưởng sản xuất bao bì - Nhà điều hành phân xưởng - Nhà kho, nhà xe, căn tin, thay quần áo, vệ sinh - Nhà ở tập thể 2 tầng 1 tầng 1 tầng 1 tầng 1 tầng 1 tầng II II II III III III Bậc 2 Bậc 2 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 3 Bậc 3 3,6m 5.5m 5.5m 3,6m 3,6m -5m 3,6m Cấu tạo chính của nhà cấp II: + Móng, khung, sân:BTCT đổ tại chỗ Nền đất gia cố cừ tràm + Nền, sân lát gạch ceramic 500 x 500 Mái lợp ngói 20 viên /m2 + Tường xây gạch ống dày 100 và 200 Xà gỗ, kèo thép hình. + Tấm trần thạch cao 1,2m x 2,4m, khung kim lọai + Vật liệu hoàn thiện ngoài: sơn nước và đá granic + Vật liệu hoàn thiện trong: sơn nước + Cửa đi cửa sổ: nhôm, kính màu Cấu tạo chính của nhà cấp III: + Móng, khung,sân: BTCT đỗ tại chỗ + Nền đất gia cố cừ tràm + Nền sân láng vữa xi măng hoặc lát gạchCeramic (khu thay đồ vệ sinh) + Mái lợp tôn giả ngói + Tường xây gạch ống dày 100 và 200 + Xà gỗ, kèo thép hình. + Tấm trần thạch cao 1,2m x2,4, khung kim loại + Cửa đi cửa sổ :nhôm, kính màu. + Vật liệu hoàn thiện trong, ngoài : quét vôi hoăc sơn nước. VI.3.2. Kiến trúc hạng mục công trình phụ trợ Cổng và tường rào – Cấu tạo chính: + Móng, trụ BTCT đỗ tại chỗ + Tường xây gạch ốngkết hợp song bắt hình + Cửa sắt
  • 33. + Vật liệu hoàn thiện: ốp đá chẻ, sơn nước hoặc quét vôi (tường phía trong) Hệ thống xử lý nước sạch và nước thải – Cấu tạo chính: + Móng, trụ tường BTCT + Vật liệu hoàn thiện: quét vôi Sân đường nội bộ –Cấu tạo chính : + Nền đường: đất lèn chặt, chèn đá hộc + Mặt đường: Đá 4x6, dá dặm kẹp đất đỏ và trải nhựa nóng. + Hè đường:bó hè, BTCT, mặt hè láng vữa xi măng nền bê tông đá 4x6 VI.4. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật VI.4.1. Hệ thống cấp nước Có hai hệ thống cấp nước riêng biệt: + Hệ thống cấp nước sạch (nước sinh hoạt): Căn cứ trên tính toán lưu lượng nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất, bố trí chính bằng ống PVC Þ90 và các ống nhánh PVC Þ 60, Þ 42, Þ 34, Þ 27 cấp nước cho các khu vệ sinh và thay quần áo cùng các vòi nước sạch phục vụ sản xuất. Tuyến ống đi trong tường và nền . + Hệ thống cấp nước khử ion (phục vụ sản xuất và phụ chế dược phẩm ) căn cứ trên tính toán lưu lượng nước, sử dụng ống inox Þ 80 và các ống nhánh bằng inox Þ 40, Þ20 để cấp nước khử ion cho các vòi nước trong khu sản xuất có nhu cầu sử dụng. Nước khử ion được cung cấp tuần hoàn và luôn luôn lưu chuyển. Toàn bộ các tuyến ống đi trên trần, tường và nền. VI.4.2. Hệ thống thoát nước Có hai hệ thống thoát nước riêng biệt + Hệ thống thoát nước thải Nước thải sản xuất từ chậu rửa inox và các phểu thu nước sàn :thóat trực tiếp ra các hố ga khu nước thải sản xuất ở ngoài nhà bằng các ống PVC Þ 14 và Þ 90. Bố trí hệ thống cống ống 300 dẫn nước thải sản xuất về khu xử lý nước thải, nước sau khi được xử lý thoát vào mương vườn xung quanh . Nước thải sinh hoạt đã qua hầm tự hoại được thoát vào ống cống 300 của hệ thống thoát nước thải. + Hệ thống thoát nước mưa: thoát vào hệ thống chung toàn khu. Nước mưa thoát từ mái xuống theo ống PVC dẫn vào cống thoát nước ngoài nhà và cống thoát nước chung toàn khu bằng pêtông đúc ly tâm.Các hố ga có chừa lỗ để thu nước mặt. Nước mưa từ cống chung toàn khu vực được dẫn vào mương vườn chung quanh. VI.4.3. Hệ thống điện và chống sét Hệ thống điện chiếu sáng động lực được đi trê sàn, xuống thiết bị dây điện âm trong tường. Toàn bộ dây điện đi trong ống PVC cứng đặt trong máng cáp. Nguồn điện chính lấy từ nguồn điện 3 pha 4 dây 220/380 VAC, 50Hz lấy từ hệ thống cấp điện được hạ thế thuộc luới điện quốc gia. Công suất dự kiến: 3000kw Ngắt điện chính, công tắc đèn đặt bê ngoài phòng.
  • 34. Toàn bộ hệ thống được nối bảo vệ. Bãi tiếp địa được thực hiện bằng các cọc thép tròn phi dài 2.5m, kết nối với hệ thống bằng cáp đồng trần 50m/m2 , liên kết bằng hàng gióvà kẹp siết nối cáp. Điện trở bãi tiếp địa khi thục hiện xong phải đạt trị số RTD <4. Hệ thống chống sét Hệ thống chống sét sử dụng kim thu sét ngoại ngập, có tầm bảo vệ tương ứng với diện tích mái và chiều cao công trình . Bãi tiếp đất thực hiện bằng các cọc thép tròn đường kính 20cm dài 2.5m, sau khi thực hiện phải đạt trị số Rtd<10cm Từ kim thu sét dẫn xuống bãi tiếp địa bằng cáp đống trần 50m/m2 , nối bằng hàn gió đá và kẹp siết nối cáp. VI.4.4. Hệ thống trung tâm điều hoà và xử lý không khí Phương án thiết kế: theo yêu cầu kỹ thuật của dây chuyền sản xuất thuốc viên và thuốc nước, phân xưởng sản xuất thuốc được chia thành 2 khu vực có yêu cầu kỹ thuật khác nhau và đươc cách ly hoàn toàn: Khu vực xám: Tương ứng với nhóm III (tiêu chuẩn ASEAN) hay nhóm 1.000 (tiêu chuẩn Mỹ)- Sử dụng quạt AHU để tuần hoàn một lượng không khí bằng 20 lần trao đổi không khí trong một giờ đi qua lần lượt các bộ lọc tấm, lọc túi và lọc HEPA lắp sẵn trong AHU đặc biệt này để lấy đi các hạt bụi gió có sẵn trong phòng bảo đảm tiêu chuẩn về độ sạch –Làm lạnh bằng dàn lạnh lắp sẵn trong AHU xuống tới nhiệt độ :230 +- 20 C – Tạo áp âm trong phòng bằng cách gây chênh lệch giữa lưu lượng gió cấp và hồi – Hút gió thải và cấp gió bắng 10% luợng gió cấp AHU. Khu vực đen: Tương ứng với nhóm IV (tiêu chuẩn ASEAN)và khô ng được áp dụng trong tiêu chuẩn Mỹ- Không yêu cầu cao về lọc không khí, chỉ cần dùng bộ lọc tấm (EU2) -Làm lạnh phòng bằng dàn lạnh lắp sẵn trong AHU xuống tới nhiệt độ 230 +- 20 C hút gió thải và cấp gió tươi bằng 10% lượng gió cấp của AHU. Hệ thống điều hoà không khí dùng nước lạnh: Sử dụng hệ thống thiết bị làm lạnh nước giải nhiệt bằng gió và bơm tuần hoàn nước lạnh thông qua hệ thống gió cấp và hồi, và lượng nhiệt lấy đi từ các AHU sẽ được tải tới thiết bị này, sau đó sẽ được thải vào không khí thông qua dàn ngưng giải nhiệt gió . VI.4.5. Hệ thống báo cháy và chữa cháy Hệ thống báo cháy – Căn cứ theo TCVN 5738-1993 về: Hệ thống báo cháy – yêu cầu kỹ thuật: Chọn diện tích bảo vệ của một đầu lò nhiệt là 20 m2 từ đó bố trí mỗi phòng một hay nhiều đầu dò khói hay đầu dò nhiệt. Trong khu vực WC, không bố trí thiết bị báo cháy. Tại các cửa ra vào bên ngoài bố trí các hộp báo khẩn cấp này được ghép chung kênh với các phòng hoặc hành lang gần đó. Phân xưởng sản xuất thuốc bố trí các bộ còi và đèn báo động. Nhà bảo vệ bố trí một bộ. Dùng trung tâm xử lý có số lượng kênh hợp lý để quản lý toàn bộ hệ thống báo cháy tự động. Các phòng gần nhau được ghép thành một kênh. Bàn phím điều khiển thông báo cháy tự động được đặt trong nhà bảo vệ Nhà máy sản xuất.
  • 35. Khi có sự cố xảy ra, các đầu lò khói hay dò nhiệt sẽ phát hiện và tạo tính hiệu báo cháy đưa về trung tâm.Trung tâm sẽ tao tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh sáng thông qua các bộ còi và đèn ở tất cả các vị trí xảy ra phía trên bàn phím điều khiển . Hệ thống chữa cháy – bao gồm các bộ phận: + Bộ phận máy bơm chữa chay điều khiển bằng tay. + Bộ phận dự trữ chất chữa cháy: nước dùng để chữa cháy được chứa trong bể dự trữ tối thiểu 50m3 chuyên dùng để chữa cháy. Luợng nước dự trữ trong bễ đã tính toán bảo đảm cung cấp cho hệ thống chữa cháy hoạt động liên tục trong 3 giờ (có tính đến luợng nước bổ sung liên tục). + Bộ phận phân phối chất chữa cháy: bao gồm các van điều khiển bằng tay và các lăn phun. + Bộ phân đường ống trong hệ thống chữa cháy dẫn nước từ bể đến các lăn phun họng chờ. Hệ thống đường ống được tính toán đảm bảo lưu luợng áp lực, giảm tổn thất trên đường ống. Toàn bộ tuyến đường ống được đi ngầm với mặt ngầm và nền nhà. Căn cứ vào TCVN 2622-1978 về “phòng cháy chữa cháy cho ngành và công trình - yêu cầu thiết kế: Căn cứ vào cấu trúc thực tế của công trình xây dựng để bố trí các họng nước chữa cháy cho phân xưởng thuốc viên và thuốc nước. Dựa vào các công thức và tính toán về thuỷ động lực học, sự phân bố lưu lượng và tính tổn hao năng lượng cho mạng luới của hệ thống. Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đối với phân xưởng sản xuất sử dụng lăn phun B, sử dụng ống 50 dẫn đến lăn phun, đường kính miệng lăn 13, cuộn vòng tráng cao su 50. Hệ thống bao gồm các họng nước lắp đặt theo cả mạng, được lắp ngầm theo vách tường đến vị trí cần lắp của họng nước. Dùng ống 50 đưa lên họng chờ ở độ cao 1.2 m – ngòai ra còn lắp sẵn 1 họng chờ cấp nước cho xe chữa cháy. + Đường ống chính từ máy bơm ra 100, được chặn bằng van 01 chiều + Đường ống mạch vòng quanh phân xưởng thuốc viên và đường ống ra họng chờ xe tiếp nước: 90 đường ống ra họng chờ chặn bằng van 01 chiếu. + Đường ống lên hộp PCCC cấp nước ra vòi, lăn phun: 50, điều khiển bằng van gạt nhanh 50. + Máy bơm chữa cháy chọn máy bơm nổ, có lưu lượng 1,800 lít/phút (1.8 m3 /phút) Khi có cháy, khởi động máy chữa cháy rồi dùng vói, lăn đến nơi cần chữa cháy để phun nước trực tiếp vào đám cháy. VI.4.6. Hệ thống xử lý nước sạch và thuốc khử ion. Xử lý nước sạch dùng cho sinh họat: Sử dụng hệ thống lọc nước ứng dụng công nghệ của Nhật Bản và Thụy Sĩ, có công suất lọc 500- 1000 lít/ giờ theo phương phápáp xuất thẩm thấu cơ học qua ống sứ có các lỗ vi lọc. Sau khi qua bộ vi lọc, nước còn được chiếu đèn cực tím trước khi đưa vào bồn dự trữ. Lõi lọc Katadyn có lỗ phi thẩm thấu 0.2/0.4 Micron ngăn cản tòan bộ các lọai vi trùng gây bệnh trong nước, không cho thẩm thấu vào lòng ống lõi. Trong chất sứ lọc được phân bố mỏng các hạt Nitrat Bạc làm cho vi trùng không tập trung và sinh sôi nảy
  • 36. nở trong các lỗ vo lọc. Lòng ống xứ còn chứa các hạt Thạch Anh có nhiệm vụ giết hết vi trùng đi ngược từ đường ra trở vào lòng ống sứ lọc. Hệ thống lọc nước không sử dụng hóa chất trong công nghệ lọc nên không ảnh hưởng gì đến mặt hóa lý của nước. Nước lọc xong vẫn giữ nguyên các khóang chất thiên nhiên trong nước rất có ích cho cơ thể hấp thụ. Xử lý nước khử ion dùng cho sản xuất thuốc: Nước qua bộ phận lọc tinh khiết sẽ được tiếp tục xử lý phần các ion tự do (khóang chất thiên nhiên hòa tan trong nước) bằng phương pháp “Deminralization” và kết hợp điều chỉnh PH đến mức cần thiết yêu cầu nước làm tá dược. Sử dụng phương pháp trao đổi ion với các ion-Exchage Rin cao cấp của Đức và Anh. Nước qua bộ lọc nên uống được ngay không cần đun sôi, đạt tiêu chuẩn WHO và của Bộ y tế Việt Nam về nước ăn uống, sinh họat. Nước qua khử ion có phẩm chất tương đương nước cất (Tiêu chuẩn Việt Nam-TCVN), có độ PH phù hợp, đạt tiêu chuẩn sử dụng trong ngành sản xuất dược phẩm. Nguồn nước: nước cất của Nhà máy nước. Sau khi được xử lý, nước phải bảo đảm được các yêu cầu : nước tinh khiết vô trùng, theo TCVN về nước ăn uống, sinh họat. Nước sử dụng trong sản xuất dược phẩm: Công suất nằm trong phần nước tinh khiết: được nối vào đầu hệ thống luân lưu của phân xưởng sản xuất thuốc viên và thuốc nước. Thiết bị gồm có 03 bộ phận: (i) Hầm lọc thô để lọc phèn và tạp chất hữu cơ (ii) Hầm trữ nước qua lọc. (iii) Tháp nước đặt bồn nước inox cung cấp nước sinh họat sạch cho phân xưởng sản xuất. VI.4.7. Hệ thống xử lý nước thải Nước thải trong quá trình sản xuất thuốc và sinh họat tồn tại các chất hữu cơ và các tạp chất vi sinh, đồng thời có khả năng tồn tại các hoạt chất không tan trong nước. Vì vậy việc xử lý phải đạt các mục tiêu sau: + Ứng dụng phương pháp keo tụ các tạp chất hữu cơ lắng lọc trước khi xử lý. + Lọai trừ các tạp chất hữu cơ không tan trong nước, tức giải quyết chỉ số COD theo phương pháp phân giải và trung hòa bằng axit-sut với nồng độ tương ứng. + Giải quyết các tạp chất vi sinh bằng phương pháp phun thổi khí để hạ chỉ số BOD theo tiêu chuẩn nước thải cho phép. + Xử lý lắng lọc bằng cát và vi sinh vật để khử hiếu khí và tạp chất còn sót lại trước thải. Điều chỉnh độ PH và triệt trùng bằng Chlorine. + Khử mùi của nước thải (nếu có) bằng vi sinh vật và than họat tính nhằm tránh ô nhiễm bằng mùi phát sinh từ nước thải. + Hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ của Nhật và Thụy Sĩ để xử lý nước thải của Nhà máy sản xuất làm cho nước đầu ra phù hợp theo tiêu chuẩn nước thải của Việt Nam trước khi chảy ra sông rạch xung quanh. + Nước đầu vào: nước thải trong sản xuất (pha chế, rửa dụng cụ, máy móc…) và nước thải trong sinh họat qua hệ thống đường cống chuyên dùng được đưa vào hệ thống xử lý. + Nước đầu ra: Hệ thống xử lý nước thải có công suất tối thiểu 5m3 /giờ. Nước thải qua hệ thống xử lý nêu trên bảo đảm không còn các lọai vi trùng gây bệnh, hòan
  • 37. tòan phù hợp với các chỉ tiêu về môi trường môi sinh khi đưa ra sông rạch chung quanh cũng như không làm ô nhiễm môi trường xung quanh nơi lắp đặt hệ thống. Thiết bị gồm 03 bộ phận: + Hầm trữ nước thải và hố ga cấp nước + Hầm xử lý liên hòan + Hệ thống máy lọc nước thải.
  • 38. CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VII.1. Cơ sở pháp lý Bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là ở những thành phố là trung tâm văn hóa – chính trị và kinh tế của tỉnh và các vùng phụ cận. - Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh ban hành luật vào ngày 10/01/1994. - Nghị định 175/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường. - Quyết định 290/QĐ-MTG ngày 21/12/1996 công bố 97 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về bảo vệ môi trường Việt Nam. - Việc xây dựng Nhà máy sản xuất Đông dược Bông Sen đóng góp một phần vào việc thay đổi cảnh quan đô thị tỉnh Bến Tre đồng thời cũng có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường cần phải được xử lý nhằm bảo vệ môi trường. VII.2. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau diễn ra thường xuyên xung quanh loài người, nó ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Đông dược Bông Sen có thể gây tác động đến môi trường xung quanh ngay cả trong giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành. Đánh giá tác động môi trường cho dự án này nhằm đạt được các mục đích:  Thứ nhất xác định được đầy đủ các tác động tiêu cực dự án đến môi trường từ giai đọan xây dựng tới khi đi vào giai đoạn vận hành.  Thứ hai nghiên cứu đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy các mặt tích cực của dự án. VII.3. Tác động môi trường của dự án VII.3.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng Các tác động tiêu cực của dự án xảy ra trong giai đoạn đầu cho đến khi hoàn thành công trình, đó là: - Công tác di dời các hộ dân, giải toả và giải phóng mặt bằng có thể sẽ gây khó khăn bước đầu cho các hộ dân thuộc diện giải toả trong dự án, làm ảnh hưởng đến đời sống hiện tại, thay đổi tập tục, thói quen sống ven sông của họ (nếu có). - Ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng: Trong quá trình san lấp mặt bằng và trong khi xây dựng công trình; Ô nhiễm bụi phát sinh nhiều trong quá trình vận chuyển cát, đá, đất, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí…, ngoài ra bụi còn có thể phát tán từ các đống vật liệu, băi cát v.v…, bụi phát sinh từ các hoạt động này sẽ tác động đến người dân xung quanh khu vực công trình. - Bụi từ quá trình chà nhám sau khi sơn tường: Bụi sơn sẽ phát sinh trong quá trình chà nhám bề mặt sau khi sơn và sẽ được khuếch tán vào gió gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, công đoạn chà nhám bề mặt tường đă sơn chỉ diễn ra trong thời gian
  • 39. ngắn và quá trình được che chắn nên tác động này không đáng kể, chỉ tác động cục bộ trực tiếp đến sức khỏe công nhân lao động tại công trường. - Ô nhiễm nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt:  Trong công tác đào khoan móng, đóng cọc tạo ra bùn cát và đặc biệt là dầu mỡ rò rỉ từ các máy thi công gây ô nhiễm nguồn nước ở một mức độ nhất định;  Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các công nhân xây dựng trên công trườngThành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: + Chất rắn lơ lửng (SS); + Các chất hữu cơ (COD, BOD); + Dinh dưỡng (N, P…); + Vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…).  Dự kiến số lượng công nhân làm việc tại công trường tối đa khoảng 150 người. Nếu công nhân xây dựng được phép tắm tại công trường và mức dùng nước tối đa là 80 lít/người/ngày thì lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 12 m3/ngày. Nếu không có biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải lượng ô nhiễm phát sinh khoảng 12 kgCOD/ngày (tính tải lượng phát thải tối đa khoảng 80 gCOD/người/ngày).  Trường hợp công trường xây dựng 1.5 – 2.0 năm, phần bố trí nhà vệ sinh có bể tự hoại, nhà vệ sinh cho phụ nữ, nhà tắm để hạn chế tải lượng ô nhiễm được giảm thiểu 2 lần. - Chất thải rắn xây dựng và sinh hoạt:  Chất thải rắn sinh hoạt Nếu công nhân xây dựng được phép tổ chức ăn uống tại công trường và với mức thải tối đa là 0,20 kg/người/ngày thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tối đa tại khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng là 30 kg/ngày. Trong đó, thành phần hữu cơ (tính riêng cho rác thải thực phẩm) chiếm từ 60 – 70 % tổng khối lượng chất thải, tức khoảng 18 - 21 kg/ngày. Các thành phần còn lại chủ yếu là vỏ hộp, bao bì đựng thức ăn… tất cả rác thải sẽ được thu gọn về hàng ngày giao cho công ty vệ sinh môi trường thành phố mang đi xử lý.  Chất thải xây dựng Chất thải xây dựng bao gồm bao bì xi măng, sắt thép vụn, gạch đá… Nếu không được thu gom thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và vẻ mỹ quan đô thị. Chất thải xây dựng sẽ được thường xuyên thu gọn sạch trong công tác vệ sinh công nghiệp tại công trình.  Dầu mỡ thải + Dầu mỡ thải theo qui chế quản lý chất thải nguy hại được phân loại là chất thải nguy hại (mă số: A3020; mă Basel: Y8). + Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi. + Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án tùy thuộc vào các yếu tố sau: o Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường; o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc. o Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng. + Kết quả điều tra khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn TP.HCM cho thấy: o Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay
  • 40. o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc: trung bình từ 3 - 6 tháng thay nhớt 1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện. + Dựa trên cơ sở này, ước tính lượng dầu mỡ phát sinh tại công trường trung bình khoảng 12 - 23 lít/ngày. - Tiếng ồn Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công như máy ủi, xe lu, máy kéo, máy cạp đất… Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách, mức ồn cách nguồn 1 m và dự báo mức ồn tối đa của các phương tiện vận chuyển và thi công được trình bày trong Bảng sau: TT Các phương tiện Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) Mức ồn cách nguồn 20 m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50 m (dBA)Khoảng Trung bình 1 Máy ủi 93,0 67,0 59,0 2 Xe lu 72,0  74,0 73,0 47,0 39,0 3 Máy kéo 77,0  96,0 86,5 60,5 52,5 4 Máy cạp đất 80,0  93,0 86,5 60,5 52,5 5 Xe tải 82,0  94,0 88,0 62,0 54,0 6 Máy trộn bê tông 75,0  88,0 81,5 55,5 47,5 7 Máy nén khí 75,0  87,0 81,0 55,0 47,0 TCVN 5949-1998 (6  18h) 50  75 dBA Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công tại vị trí cách nguồn 20 m nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tuy nhiên, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khu vực dân cư xung quanh nếu các hoạt động này triển khai sau 22 giờ. VII.3.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành Nhìn chung, dây chuyền sản xuất các loại thuốc viên và thuốc nước theo Bài thuốc Bông Sen không có tác dụng xấu làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh ra tiếng ồn, nước thải nhiễm mùi, khói bụi, phế liệu và bao bì…làm ảnh hưởng đến mội trường xung quanh. VII.4. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường VII.4.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công 1/- Giảm thiểu ô nhiễm do bụi  Kiểm soát khí thải đối với bụi phát sinh do quá trình đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong từ các phương tiện thi công vận chuyển: + Tất cả các phương tiện và thiết bị phải được kiểm tra và đăng ký tại Cục Đăng kiểm chất lượng theo đúng quy định hiện hành. + Chủ thầu xây dựng được yêu cầu phải cung cấp danh sách thiết bị đã được kiểm tra và đăng ký cho chủ Dự án. + Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị xây dựng.