SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 14
Descargar para leer sin conexión
Bài giảng dành cho đối tượng SV KHOA Y ĐHQG, năm học 2015.
Giảng viên: Ths Bs HUỲNH NGỌC LINH
Bộ môn GPB Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM
*****
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
DẪN NHẬP :
Neuron là tế bào đơn vị chức năng của hệ thần kinh. Ngoài ra còn có các tế bào thần kinh đệm: sao
bào, tế bào thần kinh ít nhánh, tế bào màng não tủy, vi bào đệm.
Do kích thước hộp sọ không thay đổi nên các tổn thương gây choán chỗ trong não đều dẫn đến hội
chứng tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn vọt và có dấu hiệu thần kinh khu trú.
Bệnh lý hệ thần kinh có nhiều nguyên nhân như : dị tật bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa, viêm, u…
NHẮC LẠI MỘT SỐ CẤU TRÚC LIÊN QUAN NÃO
Hệ thần kinh: Trung ƣơng, Ngoại vi và Tự Chủ - Não bộ - Màng não
Mục tiêu:
Mô tả các bệnh: não úng thủy, dị dạng não – tủy, chấn thương, bệnh lý mạch não
Mô tả các bệnh di truyền thoái hóa ở não
Mô tả các bệnh nhiễm trùng ở não, màng não thường gặp
Mô tả tổn thương đại thể và vi thể của viêm màng não mủ
Kể tên các bệnh u não, u màng não thường gặp
Mô tả tổn thương đại thể, vi thể của u sao bào và u màng não lành tính
Đƣờng đi của dịch não tủy
Các não thất
Đám rối
mạng
mạch
Hình ảnh mô học vỏ não: vùng chất xám: neuron, sao bào, vi bào đệm, tế bào
thần kinh ít nhánh.
1. NÃO ÚNG THỦY (NUT) Bình thường trong não, dịch não tủy (DNT) được tiết ra từ đám rối
mạng mạch trong não thất bên và não thất bốn.
Triệu chứng: tăng áp lực nội sọ (nếu khe sọ đã đóng), tăng kích thước vòng đầu (nếu khe sọ chưa
đóng)
Bệnh học: nếu có khối trong não thất IV : NUT không thông nối ; nếu dãn toàn bộ hệ thống : NUT
thông nối.
Điều trị : thủ thuật mổ đặt shunt.
2. DỊ DẠNG VÀ PHÁT TRIỂN BẤT THƢỜNG: Hở ống thần
kinh (spina bifida – neural tube defects), thoát vị màng não tủy
(meningocele)…
3. CHẤN THƢƠNG:
Máu tụ trên màng cứng: có thể tử vong trong trường hợp
vỡ xương thái dương kèm rách động mạch màng não giữa.
Máu tụ dưới màng cứng: tiên lượng cho bệnh nhân
xấu hơn nếu xảy ra tăng áp lực nội sọ.
* Dấu hiệu lâm sàng kinh điển của tăng áp lực
nội sọ (khối máu tụ, khối u, phù não…):
nhức đầu, nôn vọt, có dấu thần kinh khu trú.
4. BỆNH MẠCH MÁU NÃO:
a. Dị dạng mạch máu não: phình mạch ở vòng cung Willis
b. Tai biến mạch não do cao huyết áp, nhồi máu dạng hốc,
rách mạch xuất huyết, bệnh xơ vữa động mạch
5. BỆNH THOÁI HÓA: Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
BỆNH ALZHEIMER:
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer được nhà tâm thần học người Đức - Tiến sĩ Alois Alzheimer báo cáo
đầu tiên. Là bệnh thoái hóa não ở người già. Có thể xuất hiện ngay từ 40 tuổi, nhưng thường ở
tuổi 70 – 80. 5 – 10 % các trường hợp có tính di truyền, liên quan nhiễm sắc thể 1, 12, 14, 19
và 21. Với tác động của amyloid precursor protein (APP), gây tích tụ dạng sợi beta-amyloid gây
độc cho neuron. Khoảng một nửa trường hợp khởi phát sớm liên quan đột biến presenilin 1
(gene trên nhiễm sắc thể 14). Presenilin 2 (gene trên nhiễm sắc thể 1), tác động của gene này
dưới 1% các trường hợp.
Bằng chứng sinh học là mất choline acetyltransferase và acetylcholine trong vỏ não bệnh nhân
bị bệnh Alzheimer.
Bệnh nhân sa sút trí tuệ sẽ bị suy giảm trí nhớ, khả năng xét đoán, định hướng không gian và
thời gian, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng. Sự sa sút này ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề
nghiệp và hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Giải phẫu bệnh: Teo thùy
trán và thùy thái dương với
nhiều mức độ khác nhau.
Mức độ teo có thể tiên
đoán được qua dấu hiệu
lâm sàng. Trong các vùng
vỏ não teo có sự mất
neuron và tăng sinh tế bào
thần kinh đệm cũng nhưsự
hiện diện của mớ rối vi
strong bào tương neuron
và mảng bám quanh
neuron có amyloid. Thể vùi
có thể được tìm thấy trong
tế bào thần kinh đệm ở vài
dạng bệnh.
BỆNH PARKINSON
Còn được gọi là bệnh liệt rung, do bác sĩ giải phẫu người Anh, James Parkinson (1755-1824)
công bố đầu tiên.
Hầu hết các trường hợp khởi phát rải rác. Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh sản sinh dopamin trong hạch nền bị thoái hóa, gây ra
run, cứng và mất vận động. Bệnh nhân Parkinson có nồng độ dopamin thấp bất thường trong hạch
nền. Vì vậy L-dopa được dùng làm thuốc điều trị Parkinson cho đến nay. L-dopa được chuyển thành
dopamin trong não sẽ bù lại sự thiếu hụt dopamin và làm cho vận động trở lại bình thường.
Giải phẫu bệnh:
Về đại thể, thấy vùng chất đen và liềm đen (Substantia Nigra) trong trung
não nhạt màu, đó là sự hoại tử của vùng chất đen trong não bộ.
The normal substantia nigra
on the
left in an adult is heavily
pigmented, while the
substantia nigra in a
patient with Parkinson
disease has lost pigmented
neurons and the
nucleus now blends
inconspicuously with the
rest of the midbrain.
Về vi thể thấy mất nhiều neuron có sắc tố kèm tăng sinh mô thần kinh đệm. Thể Lewy được tìm
thấy trong vài neuron còn lại. đó là một hay nhiều thể vùi hình thoi dài ái toan trong bào tương và
thường có viền sáng quanh nhân đậm. về siêu cấu trúc, thể Lewy được kết cấu từ nhũng vi sợi
mỏng, bó đặc nhưng không có viền.
6. NHIỄM TRÙNG :
a. VIÊM MÀNG NÃO MỦ (DO VI KHUẨN) : do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, màng não cầu khuẩn. Lây do
vết thương, nơi lân cận viêm tai giữa, đường hô hấp, viêm phổi nhiễm trùng huyết. dịch xuất chứa
mủ, vị trí đáy não, thường lan xuống màng não, tủy sống, đến đám rối mạch mạc và não thất. lúc
đầu mô não phồng sung huyết kèm thấm nhập bạch cầu đa nhân trung tính thành đám nhỏ ở màng
não mềm và mô não kế cận. khi bệnh nặng, dịch xuất lan tràn, chứa nhiều tơ huyết và bạch cầu.
Nếu điều trị tốt, dịch xuất ít dần và chứa lymphô bào, đại thực bào, tế bào một nhân.
Dấu hiệu lâm sàng kinh điển của viêm màng não: nhức đầu, cứng gáy, nôn hay buồn ói (tam
chứng màng não).
Áp xe não: Vị trí thường gặp là thùy thái dương và bán cầu tiểu não. Áp xe có vỏ bọc,
bên trong chứa mủ. nếu áp xe vỡ sẽ gây viêm não lan tỏa và viêm màng não.
b. VIÊM NÃO-MÀNG NÃO DO VIRUS
Viêm não-màng não là một cấp cứu y khoa, do đó khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào thì cũng
cần làm các xét nghiệm sau:
.
Chọc dịch não tủy: lấy dịch não tủy để xét nghiệm tế bào-vi trùng, hóa sinh hay virus học.
Chẩn đoán hình ảnh: như chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để
phát hiện tình trạng phù nề, xuất huyết hay các bất thường khác của não
Điện não đồ (EEG): khảo sát hoạt động điện của não nhằm phát hiện các sóng bất thường.
Xét nghiệm máu: như công thức máu, xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm huyết thanh học nhằm
phát hiện các kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh hay phân lập virus.
Bệnh dại có đường vào từ các vết cắn của một số động vật. Chó, mèo hay các con thú khác (dơi,
chuột…) đều có thể lây bệnh dại. Khi cắn người ta, có thể nó chưa phát bệnh, nhưng đã có mang virus dại
trong nước rãi của nó, vậy nên khi nó cắn người thì làm lây bệnh cho người. Cơ quan y tế địa phương tùy
theo tình hình dịch tễ tại chỗ mà khuyến cáo về vấn đề chích ngừa chó dại. Nếu bị chó mèo hay thú hoang
cắn, thì chích ngừa là chính, vì khi bệnh đã phát thì coi như không có thuốc chữa . Bây giờ chỉ chích 5 mũi
vào các ngày 0 (ngày đầu), 3, 7, 14, 28. Ngày đầu có chích thêm kháng thể chống virus dại. Thuốc ngừa
ngày nay được cấy từ tế bào người nên rất hiếm phản ứng nguy hiểm như những thuốc ngày xưa cấy trong
tủy sống thỏ.
Giải phẫu bệnh:
Trên đại thể não bị phù nhiều và sung huyết mạch máu.
Trên vi thể có sự thoái hóa neuron lan rộng và phản ứng viêm nặng nhất vùng trám não (não giữa,
sàng và buồng não thất IV đặc biệt trong hành tủy). hạch nền, tủy sống và rễ thần kinh cũng bị. Thể
Negri, thuật ngữ vi thể định danh, ở trong bào tương, hình tròn hay bầu dục, thể vùi ái toan, tìm thấy
trong neuron hình tháp ở hồi hải mã và tế bào Purkinje của tiểu não. Tìm thấy virus dại trong thể
Negri bằng KHV điện tử hay phương pháp hóa mô miễn dịch.
Bệnh sốt bại liệt (polio)
Bệnh viêm tủy xám còn gọi là bệnh bại liệt của trẻ em hay Polio (tiếng Latin: Poliomyelitis) là
một chứng bệnh nhiễm trùng do siêu vi trùng poliovirus lây theo đường phân-miệng. Khi nhiễm vào
cơ thể, siêu vi trùng lan vào hệ thần kinh trung ương, thương tấn công vùng sừng trƣớc tủy xám
(chức năng vận động), làm yếu các cơ và làm bại liệt.
Polio hoành hành các cộng đồng loài người thời thượng cổ nhưng tới năm 1840 mới được Jakob
Heine nghiên cứu ra căn nguyên và từ khi có vaccin phòng ngừa (vaccin uống Sabin hoặc tiêm
chủng), số nạn nhân của bệnh này giảm dần trong vài
thập niên gần đây .
Phân loại virus
Họ (Familia):
Picornaviridae
Chi (Genus):
Enterovirus
Loài (Species)
Poliovirus
Bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè,
viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể
dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử
vong rất cao. Virus viêm não Nhật Bản truyền vào người
khi bị muỗi culex đốt. (JAPANESE B ENCEPHALITIS
VIRUS FROM NATURALLY INFECTED Culex
tritaeniorhynchus) (a flaviviral-single-stranded RNA).
Đầu tiên, virus gây bệnh phát triển trong cơ thể lợn hoặc
các loại chim hoang dại. Khi muỗi cái Culex hút máu của
lợn, nó sẽ hút theo các virus. Sau 14 ngày, muỗi Culex đã có khả năng truyền virus viêm não Nhật
Bản (VNNB) đến một vật chủ khác. Nếu muỗi cái Culex mang virus VNNB đốt người, người sẽ nhiễm
bệnh. Khoảng 60-70% trường hợp mắc bệnh là trẻ em, thường ở lứa tuổi 2-7.
Ở nước ta, khoảng thời gian từ tháng 5 đến
tháng 8-9 âm lịch (cây quả phát triển, mưa
nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng) là thời điểm
phát triển VNNB ở trẻ em. Đỉnh cao dịch bệnh là
tháng 6 và tháng 7.
Các triệu chứng bệnh
Sau 4-8 ngày ủ bệnh, bệnh nhân có các triệu
"giống cảm cúm" như sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu
chảy, run, nhức đầu, nôn mửa..., có thể có rối
loạn tâm lý. Trẻ em thường kém ăn. Trotrường
hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, động kinh, sốt
cao 39-40 độ C.
Sau 2-3 ngày tới 1 tuần, người bệnh bị rối loạn
ý thức, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật
nặng, diễn tiến ngày càng nặng và có thể dẫn đến tử vong. Ở trẻ em cũng có tình trạng rối loạn ý
thức, nôn mửa, cứng gáy, kích thích (hoặc giảm động), sảng, ảo giác, co giật, động kinh và lâm vào
tình trạng rối loạn nhịp thở, hôn mê.
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bị VNNB (nhất là đối với người sống trong vùng dịch tễ và vào mùa
dịch), bệnh nhân phải được nhập viện càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán bệnh (xét nghiệm máu và
dịch não - tủy, huyết thanh học, điện não đồ...) đều phải được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên
khoa. MRI và CT scan: tổn thương vùng đồi não kèm xuất huyết. cầu não, tủy sống, tiểu não cũng
có thể tổn thương.
Khoảng 30% bệnh nhân nhập viện bị tử vong; khoảng 1/3 - 1/2 trường hợp sống sót bị các di
chứng thần kinh và tâm thần nặng nề. Trong trường hợp tốt, các triệu chứng sẽ giảm dần và người
bệnh có thể khỏi hẳn.
Điều trị : Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là
điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật,
chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh
dưỡng tốt...).
Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.
Phòng bệnh
Là công tác tổng lực toàn xã hội: việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun
thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác..., tuyên truyền vệ sinh, phòng chống muỗi
đốt. Cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương đuổi muỗi hoặc thuốc bôi ngoài da
chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải
mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà. Có
thể tiêm vaccin phòng VNNB.
VIÊM NÃO – MÀNG NÃO MẠN TÍNH:
LAO (tổn thương nang lao), NẤM (tổn thương viêm hạt), GIANG MAI (gôm giang mai).
BỆNH PRION
“Prion” tức là “protein only”, nghĩa là bệnh lây truyền qua protein đơn thuần. Bệnh Prion là
những bệnh truyền nhiễm có tác nhân gây bệnh rất kỳ lạ bởi vì chúng không phải là một sinh vật
như vi khuẩn, virus hay nấm, mà chỉ là một protein gọi là PrP (prion protein).
Kỳ lạ hơn nữa là PrP không phải là một protein xa lạ, mã hóa kiểu virus, mà lại là một protein nội
sinh, thuộc động vật có vú, mã hóa kiểu nhiễm sắc thể. PrP được phân lập lần đầu tiên hồi đầu thập
kỷ 1980 từ dịch thủy phân của não cừu hoặc dê bị bệnh scrapie. Scrapie là một bệnh của hệ thần
kinh xảy ra ở cừu và dê, có biểu hiện lâm sàng là ngứa ngáy dữ dội, suy nhược, mất phối hợp cơ, và
luôn dẫn đến tử vong.
Các bệnh Prion được biết cho đến nay
Gồm có bệnh scrapie ở cừu dê, bệnh não thể xốp ở bò (BSE: bovine spongiform
encephalopathy), bệnh Creutzfeldt-Jakob ở người (CJD: Creutzfeldt-Jakob disease), bệnh kuru
(người) và bệnh Gerstmann-Straussler-Scheinker (GSS, người). Tất cả các bệnh này đều là bệnh
của hệ thần kinh.
Trong thập kỷ vừa qua, một thể bệnh mới của CJD xảy ra ở người gọi là vCJD (variant CJD: CJD
biến thể) xuất hiện tại Anh và các nuớc Châu Âu theo sau một trận dịch BSE (bò điên). Điều này đã
khiến cho các nhà khoa học nghĩ rằng nguyên nhân của bệnh CJD chính là BSE lây từ bò sang
người.
Nghiên cứu chẩn đoán các bệnh Prion
Từ khi bệnh Não thể xốp ở bò xuất hiện vào năm 1985, cần thiết phải có một xét nghiệm để chẩn
đoán các bệnh Prion. Hiện nay người ta phải giết một số lượng bò khá lớn mỗi khi trong đàn có một
con phát bệnh.
Những truờng hợp đầu tiên của bệnh vCJD được báo cáo vào năm 1996. vCJD là bệnh thoái hóa
thần kinh gây tử vong ở người do ăn phải thịt bò bị nhiễm BSE. Thời gian ủ bệnh của vCJD có thể
lâu vài chục năm. Trong thời gian đó có nguy cơ nếu người bị nhiễm hiến máu hoặc hiến nội tạng
cho những người không bị nhiễm.
Thành phần duy nhất được biết của Prion là PrP
Sc
được tìm thấy trong não động vật và người bị
bệnh Prion. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện được một chất đồng thể của PrP kháng -
protease trong nuớc tiểu của chuột lang, gia súc và người bị các bệnh não xốp lây truyền. Đặc biệt
chất đồng thể này cũng có thể tìm thấy trong thời gian ủ bệnh của động vật thí nghiệm. Hy vọng
dựa vào đó sẽ có được một biện pháp chẩn đoán sớm.
Các thể PrP bình thường và PrP kết hợp với bệnh
Nếu xét về thứ tự aminoacid của chuỗi polypeptide thì PrP phân lập từ động vật bị bệnh Prion
giống hệt như PrP phân lập từ động vật không mắc bệnh. Điểm khác nhau của chúng nằm ở cấu
trúc không gian 3 chiều. Chuỗi polypeptide có thể có cấu trúc 3 chiều khác nhau để trở thành 2 thể
hoàn toàn khác biệt: thể tế bào bình thuờng PrP
C
(PrP cellular) có dạng màng, nhạy cảm với
protease, tan trong thuốc tẩy, và thể kết hợp với bệnh scrapie PrP
Se
(PrP scrapie) có dạng khối,
không tan trong thuốc tẩy và không bị protease tiêu hóa.
Cơ chế gây bệnh của PrP
Sc
Một khi xâm nhập được vào cơ thể động vật, có lẽ PrP
Se
đa tác động như một chất xúc tác lên
các PrP
C
bình thường để các chuỗi polypeptide dạng màng (PrP
C
) chuyển sang cấu trúc dạng khối
(PrP
Sc
). Sự chuyển đổi cấu trúc này cuối cùng trở thành độc hại cho cơ thể.
Các nhà khoa học nghĩ rằng PrP
C
là một phân tử cực kỳ uyển chuyển, có thể thay đổi cấu trúc không
gian bằng cách gấp chuỗi aminoacid theo nhiều kiểu khác nhau và biến thành nhiều dòng PrP
Sc
khác
nhau, chuyên biệt cho từng bệnh Prion. Thí dụ, PrP
C
có thể chuyển thành PrP
Sc1
chuyên biệt cho bệnh
BSE/vCJD và PrP
Sc2
chuyên biệt cho bệnh scrapie. Một khi đã được hình thành, mỗi dòng sẽ duy trì hình
dạng riêng biệt của mình và lan tràn bằng cách xúc tác cho các PrP
C
khác tiếp tục chuyển qua hình dạng
này.
7. U:
a. U sao bào: có nhiều loại, từ biệt hóa rõ cho đến rất thoái sản, chiếm 20 – 30 % u mô thần kinh
đệm. xuất độ bệnh cao nhất ở trẻ em. Tỉ lệ nam/nữ là 2/1. đại thể: tổn thương xâm nhập, giới hạn
không rõ, màu trắng xám, như thịt. đôi khi u có bọc nhỏ chứa chất như gelatin. Kernohan chia u
thành 4 độ liên quan tiên lượng và hướng điều trị. U sao bào độ 1 về vi thể có dạng lông, đôi khi
dạng tơ, dạng nguyên sinh, dạng phồng bào.
b. U nguyên bào thần kinh: u ác, hiếm, ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Vị trí bán cầu đại não, thùy trán, đôi
khi ở tiểu não. U có ranh giới rõ, dính màng cứng, diện cắt xám, có ổ hoại tử xuất huyết, thoái hóa
bọc. Vi thể: gồm tế bào tròn hay bầu dục, ranh giới bào tương rõ, nhân hạt, nhân chia, họp thành
đám, bè, dãy hay hoa hồng giả, nhiều mô đệm liên kết. U ở võng mạc trẻ em là u nguyên bào võng
mạc, u ác có tính gia đình.
c. U màng não : xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của màng não như tế bào màng nhện, nguyên
bào sợi, mạch máu. Đa số lành tính. Chiếm 14 % u nguyên phát nội sọ, trong độ tuổi 20 – 60, cao
nhất ở 40 tuổi. U ở vòm bán cầu đại não…, ranh giới rõ, có vỏ bao, chèn ép mô não kế cận. Vi thể
có dạng sợi, dạng cát, dạng mạch máu, dạng chu bào.
d. U ác di căn não: chiếm 20 -25 % u nội sọ. xuất phát từ ung thư phổi, vú, tiêu hóa, thận,
melanoma ác, tuyến giáp, phụ khoa…
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Tiếng Anh:
1. Matthew P.F., Douglas C.A., Umberto De Girolami: The Central Nervous System. In: Robbins Basis
Pathology. Kumar v., Abbas A., Fausto N., 7th ed, Elsevier Saunders Edition, 2013.
2. David S. Strayer, Emanuel Rubin, Rubin’s Pathology - clinicopathologic foundations of medicine. 7th
ed, Lippincott William – Wilkins Edition, 2014, Chapter 32: Central Nervous System: Gregory N. Fuller,
J. Clay Goodman, p 1413-1501.
3. Thomas H. McConnell, The Nature of Disease_ Pathology for the Health Professions, 2 nd edition,
Lippincott Williams Wilkins Edition, 2014.
Tiếng Việt:
4. NGUYỄN SÀO TRUNG và cs.: Bệnh hệ thần kinh.
Trong: Bệnh Học Các Tạng và Hệ Thống . Xuất Bản lần 4 , NXB Y Học, 2003, trang 385-399.
5. TRẦN PHƯƠNG HẠNH: Từ Điển Giải Phẫu Bệnh Học, Ấn Bản lần 2, Trường Đại Học Y Dược
TP.HCM, 1997.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LƢỢNG GIÁ
1. Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ:
A/ nhức đầu B/ nôn vọt C/ liệt nửa người D/ A và B đúng
E/ tất cả đúng
2. Viêm não:
A/ có thể do vi nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng
B/ loại do vi khuẩn làm não có mủ
C/ vi khuẩn xâm nhập qua nhiều đường như viêm phế quản
D/ A và B đúng
E/ tất cả đúng
3. Viêm não – tủy do virus:
A/ có virus gây bênh dại
B/ virus bại liệt gây tổn thương sừng trước
C/ viêm não Nhật Bản có vaccin phòng ngừa
D/ A, B đúng
E/ tất cả đúng
4. Viêm màng não:
A/ có thể do não mô cầu (gây thành dịch, nhiễm trùng ở hồ bơi..)
B/ chia thành loại có mủ hoặc không
C/ gây u màng não về sau
D/ A và B đúng
E/ tất cả đúng
5. Lao màng não:
A/ thường thứ phát
B/ màng não có mủ
C/ tổn thương vi thể KHÔNG giống lao nơi khác trong cơ thể
D/ A, B đúng
E/ tất cả sai
6. U tế bào sao:
A/ chia 3 nhóm theo Kernohan
B/ về vi thể có u sao bào dạng tơ
C/ chỉ u nhóm 3 cần xạ trị sau mổ
D/ B và C
E/ tất cả đúng
7. Viêm não do vi khuẩn thường có đặc điểm:
A/ thứ phát sau viêm não do vi rus
B/ vi khuẩn thường gặp là Treponema pallidum
C/ vi khuẩn đến não qua đường tiêu hóa
D/ tổn thương là viêm não mủ hay áp xe não
E/ thường trong não thất IV
8. Viêm não do virus thường có đặc điểm:
A/ tổn thương khu trú
B/ thường kèm nhiễm não mô cầu
C/ mô thần kinh đệm phản ứng mạnh tạo u
D/ gây áp xe não và nhũn não
E/ tất cả sai
9. Viêm màng não do lao:
A. thường gây nhức đầu
B. thường gây cứng cổ
C. thứ phát sau lao phổi hay lao nơi khác.
D. A,B,C đúng
E. A,B,C sai
10. Các u não sau đây KHÔNG thường gặp:
A. u sao bào
B. u nguyên bào thần kinh
C. u màng não
D. u di căn
E. lymphoma nguyên phát ở não

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
SoM
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
tailieuhoctapctump
 
Chấn thương ngực
Chấn thương ngựcChấn thương ngực
Chấn thương ngực
Hùng Lê
 
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNGKHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
SoM
 
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTMÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
SoM
 
GIẢI PHẪU BỆNH THẬN
GIẢI PHẪU BỆNH THẬNGIẢI PHẪU BỆNH THẬN
GIẢI PHẪU BỆNH THẬN
SoM
 
KHÁM KHỚP
KHÁM KHỚPKHÁM KHỚP
KHÁM KHỚP
lenhan68
 
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCHX QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
SoM
 
Dan luu mang phoi
Dan luu mang phoiDan luu mang phoi
Dan luu mang phoi
vinhvd12
 

La actualidad más candente (20)

Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng ho
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
 
HỘI CHỨNG TRUNG THẤT
HỘI CHỨNG TRUNG THẤTHỘI CHỨNG TRUNG THẤT
HỘI CHỨNG TRUNG THẤT
 
Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2
 
Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003
 
Chấn thương ngực
Chấn thương ngựcChấn thương ngực
Chấn thương ngực
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
 
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNGKHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
 
GÃY XƯƠNG VÙNG CẲNG TAY
GÃY XƯƠNG VÙNG CẲNG TAYGÃY XƯƠNG VÙNG CẲNG TAY
GÃY XƯƠNG VÙNG CẲNG TAY
 
các đường kerley trong x-quang phổi
các đường kerley trong x-quang phổicác đường kerley trong x-quang phổi
các đường kerley trong x-quang phổi
 
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTMÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
 
GIẢI PHẪU BỆNH THẬN
GIẢI PHẪU BỆNH THẬNGIẢI PHẪU BỆNH THẬN
GIẢI PHẪU BỆNH THẬN
 
KHÁM KHỚP
KHÁM KHỚPKHÁM KHỚP
KHÁM KHỚP
 
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởngCung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
 
BỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOABỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOA
 
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCHX QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
 
Dan luu mang phoi
Dan luu mang phoiDan luu mang phoi
Dan luu mang phoi
 
KHÁM HỆ NIỆU
KHÁM HỆ NIỆUKHÁM HỆ NIỆU
KHÁM HỆ NIỆU
 

Destacado (13)

Dieu Tri Tac Ruot
Dieu Tri Tac RuotDieu Tri Tac Ruot
Dieu Tri Tac Ruot
 
20110422 Hội chứng vàng da tắc mật
20110422 Hội chứng vàng da tắc mật20110422 Hội chứng vàng da tắc mật
20110422 Hội chứng vàng da tắc mật
 
Các hội chứng lâm sàng trong bệnh lí
Các hội chứng lâm sàng trong bệnh lí   Các hội chứng lâm sàng trong bệnh lí
Các hội chứng lâm sàng trong bệnh lí
 
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC P2
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC P2EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC P2
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC P2
 
X gan - bs v-
X  gan - bs v-X  gan - bs v-
X gan - bs v-
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
Một số dấu hiệu dễ bị bỏ sót trên X-quang phổi
Một số dấu hiệu dễ bị bỏ sót trên X-quang phổiMột số dấu hiệu dễ bị bỏ sót trên X-quang phổi
Một số dấu hiệu dễ bị bỏ sót trên X-quang phổi
 
Hội chứng ruột ngắn
Hội chứng ruột ngắnHội chứng ruột ngắn
Hội chứng ruột ngắn
 
Nhân một trường hợp phình giả tụy
Nhân một trường hợp phình giả tụyNhân một trường hợp phình giả tụy
Nhân một trường hợp phình giả tụy
 
Một số bệnh lý liên quan đến vùng rốn
Một số bệnh lý liên quan đến vùng rốnMột số bệnh lý liên quan đến vùng rốn
Một số bệnh lý liên quan đến vùng rốn
 
Apxe Gan
Apxe GanApxe Gan
Apxe Gan
 
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
HỘI CHỨNG THIẾU MÁUHỘI CHỨNG THIẾU MÁU
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
 
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀIKỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
 

Similar a GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH

GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINHGIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
SoM
 
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINHGIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
SoM
 
VIÊM NÃO SIÊU VI
VIÊM NÃO SIÊU VIVIÊM NÃO SIÊU VI
VIÊM NÃO SIÊU VI
SoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
SoM
 
vi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinhvi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinh
crystalnight
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
SoM
 
Chapter 2 2 - ct nao - page 93 - 128
Chapter 2   2  - ct nao - page 93 - 128Chapter 2   2  - ct nao - page 93 - 128
Chapter 2 2 - ct nao - page 93 - 128
Tưởng Lê Văn
 
Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em y4
Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em y4Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em y4
Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em y4
tuntam
 
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊTIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
SoM
 
BỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦU
BỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦUBỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦU
BỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦU
SoM
 

Similar a GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH (20)

GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINHGIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
 
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINHGIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
 
Hoi chung mang nao cao phi phong (2016)
Hoi chung mang nao   cao phi phong (2016)Hoi chung mang nao   cao phi phong (2016)
Hoi chung mang nao cao phi phong (2016)
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
VIÊM NÃO SIÊU VI
VIÊM NÃO SIÊU VIVIÊM NÃO SIÊU VI
VIÊM NÃO SIÊU VI
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
 
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCMViêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
vi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinhvi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinh
 
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNGLAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
TCM trình.pdf
TCM trình.pdfTCM trình.pdf
TCM trình.pdf
 
Chapter 2 2 - ct nao - page 93 - 128
Chapter 2   2  - ct nao - page 93 - 128Chapter 2   2  - ct nao - page 93 - 128
Chapter 2 2 - ct nao - page 93 - 128
 
Ct of cns infections 28-8 - 2003
Ct of cns infections 28-8 - 2003Ct of cns infections 28-8 - 2003
Ct of cns infections 28-8 - 2003
 
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGNHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
 
Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em y4
Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em y4Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em y4
Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em y4
 
Brain tumors.pptx
Brain tumors.pptxBrain tumors.pptx
Brain tumors.pptx
 
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊTIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
 
BỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦU
BỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦUBỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦU
BỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦU
 
Viêm não
Viêm nãoViêm não
Viêm não
 
Viêm não
Viêm não Viêm não
Viêm não
 

Más de SoM

Más de SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Último

SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
HongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
19BiPhng
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
Phương Phạm
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
HongBiThi1
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
HongBiThi1
 

Último (20)

SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
 

GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH

  • 1. Bài giảng dành cho đối tượng SV KHOA Y ĐHQG, năm học 2015. Giảng viên: Ths Bs HUỲNH NGỌC LINH Bộ môn GPB Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM ***** GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH DẪN NHẬP : Neuron là tế bào đơn vị chức năng của hệ thần kinh. Ngoài ra còn có các tế bào thần kinh đệm: sao bào, tế bào thần kinh ít nhánh, tế bào màng não tủy, vi bào đệm. Do kích thước hộp sọ không thay đổi nên các tổn thương gây choán chỗ trong não đều dẫn đến hội chứng tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn vọt và có dấu hiệu thần kinh khu trú. Bệnh lý hệ thần kinh có nhiều nguyên nhân như : dị tật bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa, viêm, u… NHẮC LẠI MỘT SỐ CẤU TRÚC LIÊN QUAN NÃO Hệ thần kinh: Trung ƣơng, Ngoại vi và Tự Chủ - Não bộ - Màng não Mục tiêu: Mô tả các bệnh: não úng thủy, dị dạng não – tủy, chấn thương, bệnh lý mạch não Mô tả các bệnh di truyền thoái hóa ở não Mô tả các bệnh nhiễm trùng ở não, màng não thường gặp Mô tả tổn thương đại thể và vi thể của viêm màng não mủ Kể tên các bệnh u não, u màng não thường gặp Mô tả tổn thương đại thể, vi thể của u sao bào và u màng não lành tính
  • 2. Đƣờng đi của dịch não tủy
  • 3. Các não thất Đám rối mạng mạch
  • 4. Hình ảnh mô học vỏ não: vùng chất xám: neuron, sao bào, vi bào đệm, tế bào thần kinh ít nhánh. 1. NÃO ÚNG THỦY (NUT) Bình thường trong não, dịch não tủy (DNT) được tiết ra từ đám rối mạng mạch trong não thất bên và não thất bốn. Triệu chứng: tăng áp lực nội sọ (nếu khe sọ đã đóng), tăng kích thước vòng đầu (nếu khe sọ chưa đóng) Bệnh học: nếu có khối trong não thất IV : NUT không thông nối ; nếu dãn toàn bộ hệ thống : NUT thông nối. Điều trị : thủ thuật mổ đặt shunt.
  • 5. 2. DỊ DẠNG VÀ PHÁT TRIỂN BẤT THƢỜNG: Hở ống thần kinh (spina bifida – neural tube defects), thoát vị màng não tủy (meningocele)… 3. CHẤN THƢƠNG: Máu tụ trên màng cứng: có thể tử vong trong trường hợp vỡ xương thái dương kèm rách động mạch màng não giữa. Máu tụ dưới màng cứng: tiên lượng cho bệnh nhân xấu hơn nếu xảy ra tăng áp lực nội sọ. * Dấu hiệu lâm sàng kinh điển của tăng áp lực nội sọ (khối máu tụ, khối u, phù não…): nhức đầu, nôn vọt, có dấu thần kinh khu trú. 4. BỆNH MẠCH MÁU NÃO: a. Dị dạng mạch máu não: phình mạch ở vòng cung Willis b. Tai biến mạch não do cao huyết áp, nhồi máu dạng hốc, rách mạch xuất huyết, bệnh xơ vữa động mạch 5. BỆNH THOÁI HÓA: Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi BỆNH ALZHEIMER: Bệnh mất trí nhớ Alzheimer được nhà tâm thần học người Đức - Tiến sĩ Alois Alzheimer báo cáo đầu tiên. Là bệnh thoái hóa não ở người già. Có thể xuất hiện ngay từ 40 tuổi, nhưng thường ở tuổi 70 – 80. 5 – 10 % các trường hợp có tính di truyền, liên quan nhiễm sắc thể 1, 12, 14, 19 và 21. Với tác động của amyloid precursor protein (APP), gây tích tụ dạng sợi beta-amyloid gây độc cho neuron. Khoảng một nửa trường hợp khởi phát sớm liên quan đột biến presenilin 1 (gene trên nhiễm sắc thể 14). Presenilin 2 (gene trên nhiễm sắc thể 1), tác động của gene này dưới 1% các trường hợp. Bằng chứng sinh học là mất choline acetyltransferase và acetylcholine trong vỏ não bệnh nhân bị bệnh Alzheimer. Bệnh nhân sa sút trí tuệ sẽ bị suy giảm trí nhớ, khả năng xét đoán, định hướng không gian và thời gian, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng. Sự sa sút này ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp và hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Giải phẫu bệnh: Teo thùy trán và thùy thái dương với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ teo có thể tiên đoán được qua dấu hiệu lâm sàng. Trong các vùng vỏ não teo có sự mất neuron và tăng sinh tế bào thần kinh đệm cũng nhưsự hiện diện của mớ rối vi strong bào tương neuron và mảng bám quanh neuron có amyloid. Thể vùi có thể được tìm thấy trong tế bào thần kinh đệm ở vài dạng bệnh.
  • 6.
  • 7. BỆNH PARKINSON Còn được gọi là bệnh liệt rung, do bác sĩ giải phẫu người Anh, James Parkinson (1755-1824) công bố đầu tiên. Hầu hết các trường hợp khởi phát rải rác. Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh sản sinh dopamin trong hạch nền bị thoái hóa, gây ra run, cứng và mất vận động. Bệnh nhân Parkinson có nồng độ dopamin thấp bất thường trong hạch nền. Vì vậy L-dopa được dùng làm thuốc điều trị Parkinson cho đến nay. L-dopa được chuyển thành dopamin trong não sẽ bù lại sự thiếu hụt dopamin và làm cho vận động trở lại bình thường. Giải phẫu bệnh: Về đại thể, thấy vùng chất đen và liềm đen (Substantia Nigra) trong trung não nhạt màu, đó là sự hoại tử của vùng chất đen trong não bộ. The normal substantia nigra on the left in an adult is heavily pigmented, while the substantia nigra in a patient with Parkinson disease has lost pigmented neurons and the nucleus now blends inconspicuously with the rest of the midbrain. Về vi thể thấy mất nhiều neuron có sắc tố kèm tăng sinh mô thần kinh đệm. Thể Lewy được tìm thấy trong vài neuron còn lại. đó là một hay nhiều thể vùi hình thoi dài ái toan trong bào tương và thường có viền sáng quanh nhân đậm. về siêu cấu trúc, thể Lewy được kết cấu từ nhũng vi sợi mỏng, bó đặc nhưng không có viền.
  • 8. 6. NHIỄM TRÙNG : a. VIÊM MÀNG NÃO MỦ (DO VI KHUẨN) : do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, màng não cầu khuẩn. Lây do vết thương, nơi lân cận viêm tai giữa, đường hô hấp, viêm phổi nhiễm trùng huyết. dịch xuất chứa mủ, vị trí đáy não, thường lan xuống màng não, tủy sống, đến đám rối mạch mạc và não thất. lúc đầu mô não phồng sung huyết kèm thấm nhập bạch cầu đa nhân trung tính thành đám nhỏ ở màng não mềm và mô não kế cận. khi bệnh nặng, dịch xuất lan tràn, chứa nhiều tơ huyết và bạch cầu. Nếu điều trị tốt, dịch xuất ít dần và chứa lymphô bào, đại thực bào, tế bào một nhân. Dấu hiệu lâm sàng kinh điển của viêm màng não: nhức đầu, cứng gáy, nôn hay buồn ói (tam chứng màng não). Áp xe não: Vị trí thường gặp là thùy thái dương và bán cầu tiểu não. Áp xe có vỏ bọc, bên trong chứa mủ. nếu áp xe vỡ sẽ gây viêm não lan tỏa và viêm màng não. b. VIÊM NÃO-MÀNG NÃO DO VIRUS Viêm não-màng não là một cấp cứu y khoa, do đó khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào thì cũng cần làm các xét nghiệm sau: . Chọc dịch não tủy: lấy dịch não tủy để xét nghiệm tế bào-vi trùng, hóa sinh hay virus học. Chẩn đoán hình ảnh: như chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện tình trạng phù nề, xuất huyết hay các bất thường khác của não Điện não đồ (EEG): khảo sát hoạt động điện của não nhằm phát hiện các sóng bất thường. Xét nghiệm máu: như công thức máu, xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm huyết thanh học nhằm phát hiện các kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh hay phân lập virus.
  • 9. Bệnh dại có đường vào từ các vết cắn của một số động vật. Chó, mèo hay các con thú khác (dơi, chuột…) đều có thể lây bệnh dại. Khi cắn người ta, có thể nó chưa phát bệnh, nhưng đã có mang virus dại trong nước rãi của nó, vậy nên khi nó cắn người thì làm lây bệnh cho người. Cơ quan y tế địa phương tùy theo tình hình dịch tễ tại chỗ mà khuyến cáo về vấn đề chích ngừa chó dại. Nếu bị chó mèo hay thú hoang cắn, thì chích ngừa là chính, vì khi bệnh đã phát thì coi như không có thuốc chữa . Bây giờ chỉ chích 5 mũi vào các ngày 0 (ngày đầu), 3, 7, 14, 28. Ngày đầu có chích thêm kháng thể chống virus dại. Thuốc ngừa ngày nay được cấy từ tế bào người nên rất hiếm phản ứng nguy hiểm như những thuốc ngày xưa cấy trong tủy sống thỏ. Giải phẫu bệnh: Trên đại thể não bị phù nhiều và sung huyết mạch máu. Trên vi thể có sự thoái hóa neuron lan rộng và phản ứng viêm nặng nhất vùng trám não (não giữa, sàng và buồng não thất IV đặc biệt trong hành tủy). hạch nền, tủy sống và rễ thần kinh cũng bị. Thể Negri, thuật ngữ vi thể định danh, ở trong bào tương, hình tròn hay bầu dục, thể vùi ái toan, tìm thấy trong neuron hình tháp ở hồi hải mã và tế bào Purkinje của tiểu não. Tìm thấy virus dại trong thể Negri bằng KHV điện tử hay phương pháp hóa mô miễn dịch. Bệnh sốt bại liệt (polio) Bệnh viêm tủy xám còn gọi là bệnh bại liệt của trẻ em hay Polio (tiếng Latin: Poliomyelitis) là một chứng bệnh nhiễm trùng do siêu vi trùng poliovirus lây theo đường phân-miệng. Khi nhiễm vào cơ thể, siêu vi trùng lan vào hệ thần kinh trung ương, thương tấn công vùng sừng trƣớc tủy xám (chức năng vận động), làm yếu các cơ và làm bại liệt. Polio hoành hành các cộng đồng loài người thời thượng cổ nhưng tới năm 1840 mới được Jakob Heine nghiên cứu ra căn nguyên và từ khi có vaccin phòng ngừa (vaccin uống Sabin hoặc tiêm chủng), số nạn nhân của bệnh này giảm dần trong vài thập niên gần đây . Phân loại virus Họ (Familia): Picornaviridae Chi (Genus): Enterovirus Loài (Species) Poliovirus
  • 10. Bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Virus viêm não Nhật Bản truyền vào người khi bị muỗi culex đốt. (JAPANESE B ENCEPHALITIS VIRUS FROM NATURALLY INFECTED Culex tritaeniorhynchus) (a flaviviral-single-stranded RNA). Đầu tiên, virus gây bệnh phát triển trong cơ thể lợn hoặc các loại chim hoang dại. Khi muỗi cái Culex hút máu của lợn, nó sẽ hút theo các virus. Sau 14 ngày, muỗi Culex đã có khả năng truyền virus viêm não Nhật Bản (VNNB) đến một vật chủ khác. Nếu muỗi cái Culex mang virus VNNB đốt người, người sẽ nhiễm bệnh. Khoảng 60-70% trường hợp mắc bệnh là trẻ em, thường ở lứa tuổi 2-7. Ở nước ta, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8-9 âm lịch (cây quả phát triển, mưa nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng) là thời điểm phát triển VNNB ở trẻ em. Đỉnh cao dịch bệnh là tháng 6 và tháng 7. Các triệu chứng bệnh Sau 4-8 ngày ủ bệnh, bệnh nhân có các triệu "giống cảm cúm" như sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu chảy, run, nhức đầu, nôn mửa..., có thể có rối loạn tâm lý. Trẻ em thường kém ăn. Trotrường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, động kinh, sốt cao 39-40 độ C. Sau 2-3 ngày tới 1 tuần, người bệnh bị rối loạn ý thức, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật nặng, diễn tiến ngày càng nặng và có thể dẫn đến tử vong. Ở trẻ em cũng có tình trạng rối loạn ý thức, nôn mửa, cứng gáy, kích thích (hoặc giảm động), sảng, ảo giác, co giật, động kinh và lâm vào tình trạng rối loạn nhịp thở, hôn mê. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bị VNNB (nhất là đối với người sống trong vùng dịch tễ và vào mùa dịch), bệnh nhân phải được nhập viện càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán bệnh (xét nghiệm máu và dịch não - tủy, huyết thanh học, điện não đồ...) đều phải được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa. MRI và CT scan: tổn thương vùng đồi não kèm xuất huyết. cầu não, tủy sống, tiểu não cũng có thể tổn thương. Khoảng 30% bệnh nhân nhập viện bị tử vong; khoảng 1/3 - 1/2 trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề. Trong trường hợp tốt, các triệu chứng sẽ giảm dần và người bệnh có thể khỏi hẳn. Điều trị : Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt...). Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng. Phòng bệnh Là công tác tổng lực toàn xã hội: việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác..., tuyên truyền vệ sinh, phòng chống muỗi đốt. Cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương đuổi muỗi hoặc thuốc bôi ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà. Có thể tiêm vaccin phòng VNNB. VIÊM NÃO – MÀNG NÃO MẠN TÍNH: LAO (tổn thương nang lao), NẤM (tổn thương viêm hạt), GIANG MAI (gôm giang mai). BỆNH PRION “Prion” tức là “protein only”, nghĩa là bệnh lây truyền qua protein đơn thuần. Bệnh Prion là những bệnh truyền nhiễm có tác nhân gây bệnh rất kỳ lạ bởi vì chúng không phải là một sinh vật như vi khuẩn, virus hay nấm, mà chỉ là một protein gọi là PrP (prion protein). Kỳ lạ hơn nữa là PrP không phải là một protein xa lạ, mã hóa kiểu virus, mà lại là một protein nội sinh, thuộc động vật có vú, mã hóa kiểu nhiễm sắc thể. PrP được phân lập lần đầu tiên hồi đầu thập
  • 11. kỷ 1980 từ dịch thủy phân của não cừu hoặc dê bị bệnh scrapie. Scrapie là một bệnh của hệ thần kinh xảy ra ở cừu và dê, có biểu hiện lâm sàng là ngứa ngáy dữ dội, suy nhược, mất phối hợp cơ, và luôn dẫn đến tử vong. Các bệnh Prion được biết cho đến nay Gồm có bệnh scrapie ở cừu dê, bệnh não thể xốp ở bò (BSE: bovine spongiform encephalopathy), bệnh Creutzfeldt-Jakob ở người (CJD: Creutzfeldt-Jakob disease), bệnh kuru (người) và bệnh Gerstmann-Straussler-Scheinker (GSS, người). Tất cả các bệnh này đều là bệnh của hệ thần kinh. Trong thập kỷ vừa qua, một thể bệnh mới của CJD xảy ra ở người gọi là vCJD (variant CJD: CJD biến thể) xuất hiện tại Anh và các nuớc Châu Âu theo sau một trận dịch BSE (bò điên). Điều này đã khiến cho các nhà khoa học nghĩ rằng nguyên nhân của bệnh CJD chính là BSE lây từ bò sang người. Nghiên cứu chẩn đoán các bệnh Prion Từ khi bệnh Não thể xốp ở bò xuất hiện vào năm 1985, cần thiết phải có một xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh Prion. Hiện nay người ta phải giết một số lượng bò khá lớn mỗi khi trong đàn có một con phát bệnh. Những truờng hợp đầu tiên của bệnh vCJD được báo cáo vào năm 1996. vCJD là bệnh thoái hóa thần kinh gây tử vong ở người do ăn phải thịt bò bị nhiễm BSE. Thời gian ủ bệnh của vCJD có thể lâu vài chục năm. Trong thời gian đó có nguy cơ nếu người bị nhiễm hiến máu hoặc hiến nội tạng cho những người không bị nhiễm. Thành phần duy nhất được biết của Prion là PrP Sc được tìm thấy trong não động vật và người bị bệnh Prion. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện được một chất đồng thể của PrP kháng - protease trong nuớc tiểu của chuột lang, gia súc và người bị các bệnh não xốp lây truyền. Đặc biệt chất đồng thể này cũng có thể tìm thấy trong thời gian ủ bệnh của động vật thí nghiệm. Hy vọng dựa vào đó sẽ có được một biện pháp chẩn đoán sớm.
  • 12. Các thể PrP bình thường và PrP kết hợp với bệnh Nếu xét về thứ tự aminoacid của chuỗi polypeptide thì PrP phân lập từ động vật bị bệnh Prion giống hệt như PrP phân lập từ động vật không mắc bệnh. Điểm khác nhau của chúng nằm ở cấu trúc không gian 3 chiều. Chuỗi polypeptide có thể có cấu trúc 3 chiều khác nhau để trở thành 2 thể hoàn toàn khác biệt: thể tế bào bình thuờng PrP C (PrP cellular) có dạng màng, nhạy cảm với protease, tan trong thuốc tẩy, và thể kết hợp với bệnh scrapie PrP Se (PrP scrapie) có dạng khối, không tan trong thuốc tẩy và không bị protease tiêu hóa. Cơ chế gây bệnh của PrP Sc Một khi xâm nhập được vào cơ thể động vật, có lẽ PrP Se đa tác động như một chất xúc tác lên các PrP C bình thường để các chuỗi polypeptide dạng màng (PrP C ) chuyển sang cấu trúc dạng khối (PrP Sc ). Sự chuyển đổi cấu trúc này cuối cùng trở thành độc hại cho cơ thể. Các nhà khoa học nghĩ rằng PrP C là một phân tử cực kỳ uyển chuyển, có thể thay đổi cấu trúc không gian bằng cách gấp chuỗi aminoacid theo nhiều kiểu khác nhau và biến thành nhiều dòng PrP Sc khác nhau, chuyên biệt cho từng bệnh Prion. Thí dụ, PrP C có thể chuyển thành PrP Sc1 chuyên biệt cho bệnh BSE/vCJD và PrP Sc2 chuyên biệt cho bệnh scrapie. Một khi đã được hình thành, mỗi dòng sẽ duy trì hình dạng riêng biệt của mình và lan tràn bằng cách xúc tác cho các PrP C khác tiếp tục chuyển qua hình dạng này. 7. U: a. U sao bào: có nhiều loại, từ biệt hóa rõ cho đến rất thoái sản, chiếm 20 – 30 % u mô thần kinh đệm. xuất độ bệnh cao nhất ở trẻ em. Tỉ lệ nam/nữ là 2/1. đại thể: tổn thương xâm nhập, giới hạn không rõ, màu trắng xám, như thịt. đôi khi u có bọc nhỏ chứa chất như gelatin. Kernohan chia u thành 4 độ liên quan tiên lượng và hướng điều trị. U sao bào độ 1 về vi thể có dạng lông, đôi khi dạng tơ, dạng nguyên sinh, dạng phồng bào. b. U nguyên bào thần kinh: u ác, hiếm, ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Vị trí bán cầu đại não, thùy trán, đôi khi ở tiểu não. U có ranh giới rõ, dính màng cứng, diện cắt xám, có ổ hoại tử xuất huyết, thoái hóa bọc. Vi thể: gồm tế bào tròn hay bầu dục, ranh giới bào tương rõ, nhân hạt, nhân chia, họp thành đám, bè, dãy hay hoa hồng giả, nhiều mô đệm liên kết. U ở võng mạc trẻ em là u nguyên bào võng mạc, u ác có tính gia đình. c. U màng não : xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của màng não như tế bào màng nhện, nguyên bào sợi, mạch máu. Đa số lành tính. Chiếm 14 % u nguyên phát nội sọ, trong độ tuổi 20 – 60, cao nhất ở 40 tuổi. U ở vòm bán cầu đại não…, ranh giới rõ, có vỏ bao, chèn ép mô não kế cận. Vi thể có dạng sợi, dạng cát, dạng mạch máu, dạng chu bào.
  • 13. d. U ác di căn não: chiếm 20 -25 % u nội sọ. xuất phát từ ung thư phổi, vú, tiêu hóa, thận, melanoma ác, tuyến giáp, phụ khoa… TÀI LIỆU THAM KHẢO : Tiếng Anh: 1. Matthew P.F., Douglas C.A., Umberto De Girolami: The Central Nervous System. In: Robbins Basis Pathology. Kumar v., Abbas A., Fausto N., 7th ed, Elsevier Saunders Edition, 2013. 2. David S. Strayer, Emanuel Rubin, Rubin’s Pathology - clinicopathologic foundations of medicine. 7th ed, Lippincott William – Wilkins Edition, 2014, Chapter 32: Central Nervous System: Gregory N. Fuller, J. Clay Goodman, p 1413-1501. 3. Thomas H. McConnell, The Nature of Disease_ Pathology for the Health Professions, 2 nd edition, Lippincott Williams Wilkins Edition, 2014. Tiếng Việt: 4. NGUYỄN SÀO TRUNG và cs.: Bệnh hệ thần kinh. Trong: Bệnh Học Các Tạng và Hệ Thống . Xuất Bản lần 4 , NXB Y Học, 2003, trang 385-399. 5. TRẦN PHƯƠNG HẠNH: Từ Điển Giải Phẫu Bệnh Học, Ấn Bản lần 2, Trường Đại Học Y Dược TP.HCM, 1997. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LƢỢNG GIÁ 1. Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ: A/ nhức đầu B/ nôn vọt C/ liệt nửa người D/ A và B đúng E/ tất cả đúng 2. Viêm não: A/ có thể do vi nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng B/ loại do vi khuẩn làm não có mủ C/ vi khuẩn xâm nhập qua nhiều đường như viêm phế quản D/ A và B đúng E/ tất cả đúng 3. Viêm não – tủy do virus: A/ có virus gây bênh dại B/ virus bại liệt gây tổn thương sừng trước C/ viêm não Nhật Bản có vaccin phòng ngừa D/ A, B đúng E/ tất cả đúng 4. Viêm màng não: A/ có thể do não mô cầu (gây thành dịch, nhiễm trùng ở hồ bơi..) B/ chia thành loại có mủ hoặc không C/ gây u màng não về sau D/ A và B đúng E/ tất cả đúng 5. Lao màng não: A/ thường thứ phát B/ màng não có mủ C/ tổn thương vi thể KHÔNG giống lao nơi khác trong cơ thể D/ A, B đúng E/ tất cả sai 6. U tế bào sao: A/ chia 3 nhóm theo Kernohan B/ về vi thể có u sao bào dạng tơ C/ chỉ u nhóm 3 cần xạ trị sau mổ D/ B và C E/ tất cả đúng
  • 14. 7. Viêm não do vi khuẩn thường có đặc điểm: A/ thứ phát sau viêm não do vi rus B/ vi khuẩn thường gặp là Treponema pallidum C/ vi khuẩn đến não qua đường tiêu hóa D/ tổn thương là viêm não mủ hay áp xe não E/ thường trong não thất IV 8. Viêm não do virus thường có đặc điểm: A/ tổn thương khu trú B/ thường kèm nhiễm não mô cầu C/ mô thần kinh đệm phản ứng mạnh tạo u D/ gây áp xe não và nhũn não E/ tất cả sai 9. Viêm màng não do lao: A. thường gây nhức đầu B. thường gây cứng cổ C. thứ phát sau lao phổi hay lao nơi khác. D. A,B,C đúng E. A,B,C sai 10. Các u não sau đây KHÔNG thường gặp: A. u sao bào B. u nguyên bào thần kinh C. u màng não D. u di căn E. lymphoma nguyên phát ở não