SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 89
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN CÔNG THÀNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN,
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Đà Nẵng, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN CÔNG THÀNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN,
TỈNH QUẢNG NAM
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HẰNG
Đà Nẵng, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình
nghiên cứu của riêng mình.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Công Thành
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến Ban Giám đốc, các
khoa, phòng, quý thầy, cô và toàn thể cán bộ, công chức trong Học viện khoa học
xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Và đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hằng đã trực tiếp
hướng dẫn và luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi
hoàn thành luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Lãnh đạo
UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã nhiệt tình giúp đỡ; gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện song luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý
thầy, cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Công Thành
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ...................................................................................9
1.1. Lý luận chung về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững .....................................9
1.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững......................................................18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ..24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM 29
2.1. Thực trạng nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam..........................29
2.2. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam. ..........................................................................................38
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam....................................................................................49
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN,
TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................................56
3.1. Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.....................................56
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.....................................................58
3.3. Đề xuất, kiến nghị ..............................................................................................73
KẾT LUẬN..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT
1 BHYT Bảo hiểm y tế
2 GNBV Giảm nghèo bền vững
3 GD – ĐT Giáo dục – Đào tạo
4 HĐND Hội đồng nhân dân
5 KTXH Kinh tế - xã hội
6 LĐ – TB & XH Lao động – Thương binh và Xã hội
7 MTTQ Mặt trận Tổ quốc
8 UBND Ủy ban nhân dân
9 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
10 XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả giảm nghèo tại tỉnh Quảng Nam 2014-2018...............................29
Bảng 2.2: Kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên 2014-2018…….29
Bảng 2.3: Biểu tổng hợp hộ nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018. ..30,31
Bảng 2.4: Biểu tổng hợp hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018..32
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là vấn đề mang tính toàn cầu, không còn là của riêng một quốc
gia hay một vùng lãnh thổ nào. Quan tâm giải quyết nghèo đói, tiến đến giảm nghèo
là mối quan tâm của các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam.
Giảm nghèo bền vững (GNBV) có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cơ sở cho
sự phát triển xã hội; giảm nghèo bền vững là một trong những chính sách xã hội
hướng vào phát triển con người, nhất là nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham
gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước như: Phát triển
kinh tế tăng thu nhập, được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Ở Việt Nam, giảm nghèo được Đảng, Nhà nước đề cập và xác định là một
trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng, được ưu tiên hàng đầu
trong hoạch định phát triển KT-XH cho từng thời kỳ. Phát triển kinh tế phải đồng
thời gắn liền với giảm nghèo, cũng như tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ
công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội, bảo đảm quyền con
người, đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, từng bước tiếp cận các chuẩn quốc tế
chính là góp phần vào quá trình hội nhập xu thế toàn cầu hóa.
Giảm nghèo bền vững đã và đang trở thành một trong những vấn đề vừa cấp
bách, vừa lâu dài, là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước
ta. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông
qua tại Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn
chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương
thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các
vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có
thu nhập trung bình khá trở lên. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, thành tựu
XĐGN của nước ta trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững
và thực hiện công bằng xã hội, được Liên hiệp quốc tuyên dương là một trong
2
những quốc gia về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác XĐGN vẫn còn bộc lộ một số
hạn chế nhất định như: chính sách còn chồng chéo thiếu thống nhất, đồng bộ; kết
quả XĐGN chưa bền vững; tốc độ giảm nghèo không đồng đều; nhận thức và tổ
chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương, cơ sở chưa có sự thống nhất
cao; sự phối hợp giữa các chương trình, dự án liên quan đến đói, nghèo chưa chặt
chẽ... Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác hoạch định và cụ thể hóa
chính sách còn hạn chế; phương thức thực hiện XĐGN chưa mang tính bền vững;
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế; người
dân chưa thực sự nỗ lực giảm nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà
nước; công tác đánh giá và giám sát việc thực hiện chính sách còn yếu...
Quảng Nam là tỉnh nằm ở khu vực Trung Trung Bộ có tiềm năng, lợi thế đa
dạng về phát triển kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ-du lịch, biển, rừng,
đồi núi…Tuy vậy, nhiều vùng, địa phương trong tỉnh cũng còn khó khăn nên công
tác XĐGN luôn được coi trọng cùng với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Duy
Xuyên là một trong 18 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, được thành lập
vào năm 1997. Xuất phát điểm của huyện Duy Xuyên thấp, quy mô kinh tế nhỏ lẻ,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Đứng trước những thách thức lớn, song
được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh và bằng quyết tâm chính trị
cùng với cách làm kiên trì, đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ và
nhân dân trong huyện, Duy Xuyên đã đạt được những thành tựu trong phát triển
KT-XH.
Tuy vậy, Duy Xuyên vẫn là huyện khó khăn của tỉnh Quảng Nam, là địa
phương có tỷ lệ hộ nghèo cao đứng hàng thứ 8 của tỉnh (cuối năm 2018 tỷ lệ hộ
nghèo là 4,26%) theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 (Nguồn: Niên giám
thống kê huyện Duy Xuyên năm 2018); hộ nghèo hàng năm có giảm nhưng thiếu
bền vững, tái nghèo và phát sinh nghèo còn nhiều; đời sống nhân dân gặp rất nhiều
khó khăn, thiếu điều kiện phát triển KT-XH. Hiện tại, công tác giảm nghèo của
huyện đối mặt với một số thách thức mới, như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn
3
hán, xâm nhập mặn, thiên tai, tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến ngày càng phức
tạp làm cho sản xuất và đời sống của nhân dân gặp khó khăn, tốc độ giảm nghèo
chậm lại.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Duy Xuyên vẫn còn
một số bất cập. Một số chương trình, chính sách còn thiếu tính đồng bộ, chưa có sự
thống nhất cao về nhận thức và hành động; công tác triển khai thực hiện, đánh giá
và giám sát việc thực hiện chính sách còn hạn chế; hệ thống chính sách chưa thật sự
tạo được động lực mạnh mẽ để người nghèo thoát nghèo; tốc độ giảm nghèo tại
huyện Duy Xuyên so với các địa phương khác trong cả tỉnh vẫn còn chậm, chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương, đồng thời kết quả giảm nghèo
còn thiếu tính bền vững... chưa tìm được những giải pháp thiết thực phù hợp với
điều kiện KT-XH của địa phương.
Trước những yêu cầu bức thiết đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cả
về lý luận và thực tiễn để tìm ra được các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt
công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên một cách hiệu quả, bền vững
đang là một trong những yêu cầu bức xúc hiện nay ở địa phương.
Xuất phát từ những lý do kể trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam” để làm Luận văn Thạc sĩ Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đói nghèo là một hiện tượng KT-XH ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và
sự phát triển của toàn xã hội, vấn đề này tồn tại ở tất cả các nước, kể cả các nước có
nền kinh tế phát triển. Do đó, đói nghèo là vấn đề mang tính chất quốc gia và toàn
cầu; XĐGN là nội dung đầu tiên trong tám mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp
quốc đã đưa ra đến năm 2015 phải hoàn thành. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề XĐGN và chính sách XĐGN ở các góc độ khác
nhau:
- Trong sách chuyên khảo “Chính sách xóa đói giảm nghèo- Thực trạng
và giải pháp” của PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà
4
Nội, 2012). Đã nêu một số lý luận về xóa đói, giảm nghèo; những chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo; thực trạng
đói nghèo ở Việt Nam; chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-
2010; một số chương trình xóa đói giảm nghèo điển hình của Việt Nam thời gian
qua; đánh giá tổng quát thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam
giai đoạn 2001-2010; định hướng và mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam
trong thời gian tới; một số cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói,
giảm nghèo ở Việt Nam; giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới.
- “Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam” được thực
hiện do nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (RCD) do Bộ LĐ-
TB& XH chủ trì (2015) đã nghiên cứu tổng quan khoảng 70 nghiên cứu khác nhau
về giảm nghèo, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, bất
cập kể từ khi xây dựng chính sách cho đến khi tổ chức thực hiện; trên cơ sở đó nêu
ra 12 khuyến nghị mang tầm vĩ mô phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội,
từ đó có biện pháp điều chỉnh chính sách giảm nghèo cho phù hợp với điều kiện
thực tiễn.
- Nguyễn Thị Hằng (1997), “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước
ta hiện nay”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đánh giá khá đầy đủ thực
trạng về nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước
ta đến năm 2000.
- Đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của Đỗ Thị Dung (2011): Đã nghiên cứu
một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo; thực trạng xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; nghiên cứu kết quả đạt được của từng
chính sách, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; đưa ra phương hướng và
giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn.
- Phạm Bình Long, “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn
tỉnh Bình Dương”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia
TPHCM - 2017, đã đề cập tới một số nội dung lý luận liên quan tới giảm nghèo bền
5
vững và cũng đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về
giảm nghèo bền vững.
- Trần Thị Bích Hạnh, “Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở các
tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải pháp cho thời gian
tới”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công -Học viện hành chính Quốc gia-
2005, đã phân tích hệ thống chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta đang được
triển khai thực hiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung và chỉ ra những thành công
cũng như các bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực thi các chính sách
này ở đây và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng
thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại các tỉnh phù hợp với những đặc điểm
của vùng duyên hải miền Trung.
Như vậy, các công trình nghiên cứu kể trên đã cơ bản đề cập và giải quyết
những nội dung về lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách XĐGN
của Việt Nam nói chung, cũng như một số huyện, tỉnh, thành phố nói riêng. Các kết
quả nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, để tác giả có cái nhìn tổng
quan về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Các công trình, các bài viết nêu trên đã nghiên cứu
về XĐGN ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau và đã có đóng góp quan trọng làm cơ
sở khoa học để Nhà nước xây dựng chính sách XĐGN. Tuy nhiên, vấn đề GNBV
có vai trò rất quan trọng trong phát triển KT-XH nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, cho nên
việc nghiên cứu đề tài GNBV vẫn luôn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Riêng
đối với huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, từ khi thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-
CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến
năm 2020 cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể
và toàn diện về vấn đề thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của một nghiên cứu
khoa học ngành Chính sách công.
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận chính sách giảm nghèo bền vững để xem xét thực tiễn
thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,
tìm ra những bất cập trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thời gian qua
ở đây và từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững
và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo
trên quan điểm bền vững từ thực tiễn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hiện nay, đề ra mục tiêu, định
hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách GNBV
trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: Nghiên cứu toàn bộ các nội dung hoạt động thực hiện
chính sách GNBV để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng tổ chức thực hiện
chính sách công.
* Phạm vi thời gian: Mốc thời gian đánh giá thực trạng: Tập trung nghiên cứu
hoạt động thực hiện chính sách GNBV và những thống kê mới nhất về GNBV giai
đoạn 2014 - 2018 .
Về không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động thực hiện chính sách GNBV
trên địa bàn toàn huyện bao gồm 13 xã và 01 thị trấn.
7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật lịch sử và duy vật biện
chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta, cũng như của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam về giải pháp chính sách nói chung và giải pháp chính sách giảm nghèo
bền vững nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp như: các văn kiện,
Nghị quyết Đảng; các sách tài liệu nghiên cứu lý luận về giảm nghèo, giảm nghèo
bền vững...
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích các số liệu, tài liệu
thu thập được; trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát hóa, rút ra các kết luận phục vụ
mục đích nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, giúp người học, nhà nghiên cứu, bổ
sung kiến thức lý thuyết về chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam; đồng thời
biết vận dụng các lý thuyết về chính sách công để đánh giá thực tiễn thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững ở địa phương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng các lý thuyết
chính sách công vào nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa
phương.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập cũng
như giúp người đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn thực hiện
chính sách giảm nghèo nói chung và chính sách GNBV ở huyện Duy Xuyên, tỉnh
8
Quảng Nam nói riềng. Đồng thời, luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu giúp nhà
quản lý đưa ra những chính sách đúng đắn và hiệu quả trong quá trình thực hiện
chính sách đối với công tác GNBV.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Lý luận chung về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về giảm nghèo:
Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc của nghèo khác nhau nên cũng có
nhiều khái niệm về giảm nghèo khác nhau, hiểu một cách chung nhất, giảm nghèo
là quá trình làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát
khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm
xuống.
Cụ thể hơn, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo
lên một mức sống cao hơn. Theo đó, giảm nghèo là quá trình chuyển từ tình trạng
có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều hơn, hướng đến sự đầy đủ hơn các
điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người [3].
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người
nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ
sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn tốt hơn trong quá trình phát triển và giúp họ
từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Ở góc độ vùng nghèo: Giảm nghèo là quá trình thúc đầy phát triển kinh tế,
chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội của vùng miền đó cho phù hợp
với điều kiện sang trình độ sản xuất mới cao hơn nhằm nâng cao thu nhập cho cộng
đồng dân cư.
Giảm nghèo là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội ở nước ta nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người
nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
10
1.1.1.2. Khái niệm về GNBV:
Cho đến nay, chưa có một khái niệm thống nhất về GNBV. Tuy nhiên, vấn
đề giảm nghèo luôn được đề cập khi nói đến phát triển bền vững và GNBV là nhân
tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, khi kinh tế phát triển bền
vững lại tạo điều kiện để GNBV.
GNBV có thể được hiểu là quá trình thực hiện cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần cho người nghèo hướng tới nâng cao năng lực tự thoát nghèo và không rơi
trở lại trạng thái nghèo của người dân [7].
GNBV ngoài việc bảo đảm hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo đã định
trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Cần hướng đến việc khắc phục một cách có hiệu
quả nhất những bất cập, hạn chế trong giảm nghèo để tránh tình trạng tái nghèo, cải
thiện ở mức tốt nhất thu nhập và điều kiện sống của người nghèo. Từng bước giúp
họ có thể tự vươn lên một cách vững vàng thông qua việc họ có các điều kiện và cơ
hội khai thác các nguồn lực xã hội cơ bản để phát triển. Đồng thời, hướng tới việc
nắm bắt các xu hướng tác động đến chất lượng giảm nghèo để có cách thức bảo
đảm tính bền vững cho thành quả giảm nghèo.
Từ nhận thức nêu trên, có thể cụ thể hoá quan niệm GNBV trên các khía
cạnh sau:
Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là các điều
kiện sống cơ bản về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở, và người nghèo
cũng được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.
Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm
theo từng năm, từng giai đoạn.
Người nghèo có được nhiều hơn các cơ hội để vươn lên tự thoát nghèo và
phát triển thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách giảm nghèo đồng bộ và có
tính khả thi của Đảng và Nhà nước.
GNBV là việc tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp cận với 5 nội
dung cơ bản đó là: y tế, giáo dục, điều kiện sống, việc làm và tiếp cận thông tin. Chỉ
có thể giảm nghèo một cách bền vững khi chúng ta giải quyết được vấn đề trên,
11
giúp cho người nghèo có nhiều cơ hội được tiếp cận với văn hóa, xã hội, thông tin
và nâng cao đời sống vật chất.
Giảm nghèo và GNBV là một trong những nội dung của quá trình phát triển
bền vững. Bởi vậy, GNBV thực sự cần thiết và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với sự
phát triển KTXH. Có thể khái quát sự cần thiết của GNBV trong quá trình phát triển
KTXH trên các phương diện như: đóng góp của GNBV với tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ công bằng xã hội; với ổn định chính trị, phát triển xã hội, là điều kiện cho
phát triển kinh tế.
1.1.1.3. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo:
Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo,
đồng thời là dụng cụ để đo lường và giám sát đói nghèo.
Ngân hàng thế giới đưa ra thước đo nghèo đói như sau:
- Các nước công nghiệp phát triển: 14 USD/ngày/người.
- Các nước Đông Nam Á: 4 USD/ngày/người.
- Các nước thuộc Mỹ Latinh và vùng Caribê: 2 USD/ngày/người.
- Các nước đang phát triển: l USD/ngày/người.
- Các nước nghèo: 0,5 USD/ngày/người.
Ngân hàng phát triển Châu Á, tại Hội nghị ngày 27/8/2008 ở Hồng Kông, đã
đưa ra chuẩn đói nghèo là thu nhập dưới 1,35 USD/ngày/người [1, tr.19-20].
Tuy nhiên, các quốc gia thường xây dựng chuẩn nghèo riêng và thường thấp
hơn chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới đưa ra.
Chuẩn nghèo của Việt Nam được điều chỉnh theo không gian và thời gian.
Về không gian, chuẩn nghèo của Việt Nam biến đổi theo trình độ phát triển KTXH
của 03 vùng sinh thái khác nhau, đó là: vùng thành thị, vùng nông thôn đồng bằng
và vùng nông thôn miền núi. Về thời gian, chuẩn nghèo được điều chỉnh theo trình
độ phát triển KTXH và nhu cầu con người trong từng giai đoạn cụ thể.
Căn cứ vào mức sống thực tế và trình độ phát triển KTXH, từ năm 1993 đến
nay, nước ta đã 7 lần công bố tiêu chí cụ thể để đánh giá hộ nghèo (Chuẩn nghèo
lần 1: Ban hành năm 1993; Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm 1995; Chuẩn nghèo
12
lần 3: Ban hành năm 1997; Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành năm 2000; Chuẩn nghèo
lần 5: Ban hành năm 2005; Chuẩn nghèo lần 6: Ban hành năm 2011; Chuẩn nghèo
lần 7: Ban hành năm 2015). Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng
với sự thay đổi theo mặt bằng thu nhập của người dân.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 được áp dụng theo Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, quy định những
người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:
+ Thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng, tính cho khu vực
nông thôn.
+ Thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng, tính cho khu vực
thành thị.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được áp dụng theo Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định những người có mức thu
nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống [27].
Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 được áp dụng theo Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định cụ thể như sau:
+ Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí
sau:
. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống;
. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
13
. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
(Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ
số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế (BHYT); trình độ giáo dục của người
lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu
người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn
thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin) [11].
1.1.1.4. Khái niệm thực hiện chính sách:
Là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể trong chính sách thành
hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng [9, tr.126-127].
Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ
quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực nhằm đạt được
mục tiêu chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách có vị trí rất quan trọng, nó là một
khâu hợp thành trong chu trình chính sách, là trung tâm kết nối các bước trong
chu trình chính sách công thành một hệ thống hoàn chỉnh. Đây là bước quan
trọng không thể thiếu vì nó là khâu hiện thực hóa chính sách vào đời sống xã hội.
1.1.1.5. Khái niệm Chính sách xoá đói giảm nghèo:
Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước
sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo
đói, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội giầu đẹp [1,
tr.19].
Mục tiêu của chính sách xoá đói giảm nghèo cho các đối tượng thuộc diện
nghèo đói ở nước ta, giảm bớt khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu
tổng quát xây dựng một đất nước dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ
văn minh.
1.1.1.6. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững:
Chính sách: Là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các
phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Theo Từ điển Bách khoa Việt
14
Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ
thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính
chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [9, tr.51]. Như vậy, có
thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản
lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
Căn cứ vào phạm vi, qui mô ảnh hưởng và tính chất của chủ thể hoạch định
chính sách có thể chia làm hai loại: chính sách tư và chính sách công.
Chính sách công: Có nhiều cách tiếp cận khi quan niệm về chính sách công,
nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất rằng: “Chính sách công là thuật
ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết
một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống theo mục tiêu xác định” [10, tr.627].
Chính sách giảm nghèo bền vững: là tập hợp các quyết định của Chính phủ
nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề về cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần đối với người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách
chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và
các nhóm dân cư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của đất nước [3, tr.12].
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo và giảm nghèo
bền vững
* Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước
Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhiều chương
trình, công tác XĐGN được xúc tiến. Năm 1992, Hội nghị Trung ương lần thứ 5,
khóa VII đã đề ra chủ trương XĐGN. Sau đó cụ thể hóa thành kế hoạch, chương
trình và giải pháp XĐGN của Quốc hội và Chính phủ nhằm mục tiêu hỗ trợ phát
triển kinh tế, trợ giúp người nghèo.
Năm 1998 lần đầu tiên Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia XĐGN (Chương trình 133). Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp
tục bổ sung Chương trình 135 - Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó
khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm ổn định và cải thiện đời sống, cơ sở vật
15
chất, hạ tầng... đại bộ phận nhân dân, xoá đói, giảm nghèo.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ
thống chính sách về XĐGN. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định, chính
sách quan trọng về công tác XĐGN đã được ban hành để phù hợp với từng thời kỳ
phát triển của đất nước. Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức
mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và sự vươn lên của chính
người nghèo..., tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện
hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả tích cực của công cuộc
XĐGN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, an
sinh xã hội cho người dân vùng đặc biệt khó khăn. Do vậy, quan điểm nhất quán là
cần phải huy động vai trò của cả hệ thống chính trị và xã hội trong thực hiện chính
sách này.
GNBV là yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững. Bước sang thời kỳ thực
hiện công cuộc đổi mới, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, lại chịu hậu quả lớn của chiến tranh
và thiên tai, dịch bệnh, kèm theo tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nên sự
phân hoá thu nhập, đời sống giữa các vùng ngày càng tăng nhanh. Trong quá trình
đổi mới, hội nhập và phát triển, bộ phận dân nghèo kể cả những gia đình có công
với cách mạng, chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu,
nghèo và trợ giúp người nghèo đã trở thành nhu cầu bức thiết, và là một trong
những biểu hiện bản chất xã hội chủ nghĩa.
* Thực hiện chính sách giảm nghèo phải hướng đến GNBV:
GNBV được hiểu là kết quả những nỗ lực của Nhà nước cộng đồng và người
dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những rủi ro thông thường. Nghị quyết
Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Tập trung triển khai
có hiệu quả các chương trình giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát
triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm
16
để xoá đói, GNBV; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên
làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo [8, tr.224].
Để cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần
đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020, đặc biệt là Nghị quyết số 80/NQ-CP
về định hướng GNBV thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 đã xác định: GNBV là
một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2020
nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở
khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ,
toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư [7, tr.2].
Trên thực tế, mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ nhưng
công tác giảm nghèo, đặc biệt là XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bền vững. Để GNBV cần đảm bảo những yếu
tố sau:
Thứ nhất là “Năng lực", bao gồm năng lực của người dân, năng lực cộng
đồng và năng lực của chính quyền. Trong thực tế, có những quốc gia, địa phương
có được kết quả giảm nghèo ấn tượng (giảm nghèo nhanh) nhưng do chỉ dựa vào
nguồn trợ giúp nên khi nguồn trợ giúp không còn thì người dân trở lại với nghèo
đói. Ngược lại, khi năng lực của người dân, năng lực cộng đồng, năng lực chính
quyền tốt thì người dân có thể chủ động vươn lên thoát nghèo bằng chính nỗ lực của
họ cùng với năng lực hỗ trợ của chính quyền, đồng thời trong một cộng đồng tốt thì
hiệu quả của những đối phó rủi ro cũng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc
GNBV.
Thứ hai là “Cơ hội phát triển”. Nếu thiếu cơ hội để phát triển thì không sử
dụng được năng lực để giảm nghèo. Cơ hội phát triển luôn là vô tận và ngày càng
phong phú, tuy nhiên người nghèo không dễ để có thể tiếp cận và khai thác các cơ hội
bởi những bất lợi so với những nhóm giàu hay khá giả hơn. Trên thực tế, nhiều cơ hội
còn xa với người nghèo do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận. Do đó, cần tăng
tính mở của các cơ hội cho người nghèo thông qua độ mở các kênh tiếp cận.
17
Thứ ba là “An toàn”. Nếu như cùng với sự nỗ lực để giảm nghèo là những
biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thì khi đó tính bền
vững sẽ cao. Tính an toàn gắn với khả năng chống chịu rủi ro. Chủ động phòng
ngừa, giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của GNBV. Thước đo đánh giá GNBV về
góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng và chính
quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro.
Thứ tư là “Dịch vụ công” (dịch vụ xã hội cơ bản) bao gồm cả việc cung cấp
dịch vụ của cơ quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân đến dịch
vụ công. Nếu dịch vụ công tốt sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi ích thiết thực
qua đó sẽ là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững.
Dịch vụ công được đánh giá thông qua các tiêu chí như: tính minh bạch, rõ ràng,
tính linh hoạt, số lượng dịch vụ cung ứng, chất lượng dịch vụ, tính hiệu quả và tính
kịp thời của dịch vụ...
Đây là bốn yếu tố quan trọng để thông qua đó đánh giá được giảm nghèo có
bền vững hay không. Trong thực hiện chính sách giảm nghèo cần quán triệt quan
điểm này để kết quả giảm nghèo đạt được kết quả bền vững.
* Thực hiện chính sách GNBV phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong
giai đoạn hiện nay:
XĐGN là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình
độ phát triển giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.
Để thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN, Chính phủ đã đưa ra nhiều
chương trình nhằm giảm nghèo nhanh và bền vừng như: Chương trình hỗ trợ đất
sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,
đời sống khó khăn (Chương trình 134), Chương trình phát triển KTXH các xã đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình
135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia
về GNBV...
18
Trong những năm qua, kết quả XĐGN trong cả nước đã góp phần tăng
trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao.
1.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
1.2.1. Nội dung của chính sách GNBV
Thực hiện chính sách giảm nghèo ở nước ta tập trung chủ yếu vào các nội
dung: nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo; tạo điều kiện
cho người nghèo thoát nghèo và vươn lên làm giàu bằng những chính sách ưu đãi
trên nhiều mặt; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo; xây dựng
nền giáo dục công bằng, chất lượng hơn cho mọi người; nâng cao chất lượng dịch
vụ y tế, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo; bảo
vệ môi trường và duy trì cuộc sống ổn định cho người nghèo; tạo điều kiện về hạ
tầng xã hội và năng lực sản xuất để các vùng phát triển, giảm chênh lệch giữa các
vùng về mặt xã hội; phát triển mạng lưới an sinh xã hội, trợ giúp cho các đối tượng
yếu thế và người nghèo.
Chính sách công được Nhà nước đưa ra không có mục đích nào khác ngoài
phục vụ nhân dân, phục vụ con người, đảm bảo con người được tự do, hạnh phúc,
phát triển toàn diện...Chính sách giảm nghèo cũng không nằm ngoài mục đích đó,
nó luôn luôn coi trọng nhân tố con người, phát huy nhân tố con người trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, gắn XĐGN với phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
Chính vì vậy chính sách giảm nghèo phải gắn với từng giai đoạn cụ thể, có tính
đồng bộ, tính hệ thống mới đạt được những mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở định hướng của Đảng về giảm nghèo bền vững, Chính phủ ban
hành các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo để thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững trên phạm vi cả nước. Đó là:
Thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo
Chính sách tín dụng cho hộ nghèo được chú trọng thực hiện trong giai đoạn
2001 đến 2010 và giai đoạn 2011 đến nay vẫn còn hiệu lực, được sử dụng để thực
hiện chủ trương giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách tín dụng dành
19
cho hộ nghèo là chương trình được triển khai rộng rãi, đáp ứng một lượng lớn nhu
cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, là một
trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích cùng thực hiện các
chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010,
Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước
nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Chính sách này được
thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Tiếp đó ngày 29/10/2010 Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 67/2010/QĐ-TTg để bổ sung thêm đối
tượng là các hộ nghèo, có khó khăn về nhà ở.
Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo với mục đích nhằm hỗ trợ miễn
phí 100% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo để người nghèo được khám,
chữa bệnh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh cho người nghèo. Chính sách này được thực hiện theo Nghị định
62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một
số điều Luật bảo hiểm Y tế; Thông tư số 09/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của
Bộ Y tế - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.
Thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo hiện nay được thực hiện theo
Nghị quyết số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Nghị định
74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm
2014-2015, có hiệu lực thực hiện từ 01/9/2013.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt
20
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt được thực hiện theo Quyết
định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính
sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Thực hiện chính sách hỗ trợ về trợ giúp pháp lý đối với người nghèo
Trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước
nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với
cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng
chính sách khác, giúp họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp nâng cao hiểu biết
pháp luật, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống.
Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách giảm nghèo có thể gặp phải một số khó
khăn, thách thức do:
Khả năng những người thực hiện không nắm bắt đúng mục đích, lợi ích của
nhân dân hoặc họ có thể vì lợi ích riêng mà vượt quyền, lạm quyền làm tổn hại đến
mục tiêu chung. Do vậy, nếu không có sự kiểm soát quyền lực tốt đối với hệ thống
các cơ quan nhà nước - một trong những chủ thể thực hiện chính sách giảm nghèo,
thì quá trình này sẽ dễ đưa tới tình trạng quyền lực bị phân tán, quan liêu, tham
nhũng... dẫn đến việc thực hiện chính sách kém hiệu quả.
Do không đủ nguồn lực cơ bản về vốn, người lao động, khoa học công nghệ
và tài nguyên thiên nhiên nên việc thực hiện chính sách sẽ kém hiệu quả gây tổn
thất cho xã hội.
Một yếu tố không thể thiếu trong khâu thực hiện chính sách giảm nghèo là
cần phải có một cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh
vực giảm nghèo. Cơ quan chuyên môn này được phân cấp, phân quyền trong việc
hoạch định, thực hiện, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện chính sách, đảm bảo
cho chính sách được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao nhất.
Muốn chính sách giảm nghèo được thực hiện một cách hiệu quả nhất cần
phải có sự đồng thuận của người dân tại nơi thực hiện chính sách, đặc biệt là những
người nghèo tại vùng, địa phương đó. Do đó, những người thực hiện chính sách
21
phải có những hiểu biết cần thiết về phong tục, tập quán, lối sống của người dân,
đồng thời có những cách làm sáng tạo và tạo được niềm tin của người dân tại địa
phương.
1.2.2. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
* Thực hiện chính sách:
Về mặt bản chất, chính sách là kết tinh ý chí của chủ thể về phương thức tác
động đến các đối tượng nên cũng được coi như một dạng thức vật chất đặc biệt, vì
vậy chính sách cũng cần phải có những chức năng nhất định để tồn tại.
Với cách tiếp cận này có thể đưa ra khái niệm về tổ chức thực hiện chính
sách công như sau: “Tổ chức thực hiện chính sách đưa ra là toàn bộ quá trình hoạt
động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung
chính sách công một cách hiệu quả” [9, tr.126-127].
Tổ chức thực hiện chính sách là giai đoạn có ý nghĩa quyết định sự thành bại
của một chính sách. Các bước tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững:
(1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện: Tổ chức thực thi chính sách là
quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế
hoạch, lên chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ
động. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách công được xây dựng trước khi đưa
chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ trung ương
đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển
khai thực thi chính sách gồm những nội dung cơ bản sau: Kế hoạch tổ chức điều
hành, cung cấp các nguồn vật lực, tiến độ thời gian triển khai thực hiện, kiểm tra,
đôn đốc, thực thi chính sách, điều chỉnh kế hoạch thực thi chính sách do lãnh đạo có
thẩm quyền các cấp thông qua. Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều
hành hệ thống tham gia thực thi chính sách; về trách nhiệm, nhiệm vụ, và quyền hạn
của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính
sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong thực thi chính
sách… Dự kiến kế hoạch thực thi ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem thông qua.
Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi chính sách mang giá trị pháp
22
lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp
có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.
(2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách: Đây là hoạt động thường xuyên, có ý
nghĩa quan trọng với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Phổ
biến, tuyên truyền chính sách tốt (truyền thông, báo chí, Internet, tuyên truyền
miệng…) giúp cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách và mọi người dân
tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu; về tính đúng đắn của chính sách
trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách, để họ tự giác
thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Giúp cho mỗi cán bộ, công chức có
trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ,
quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội và trách nhiệm của cán bộ, công
chức trong thực hiện chính sách để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích
hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế
hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
(3) Phân công phối hợp thực hiện chính sách: Chính sách giảm nghèo được
thực hiện trên phạm vi không gian rộng lớn, vì thế số lượng các đối tượng cá nhân
và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm
thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo
không gian và thời gian. Vì vậy, để tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững có hiệu quả, cần có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các
ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động phân công, phối hợp diễn
ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì
chính sách ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.Tránh nhiêu
khê, phiền hà dễ dẫn đến chính sách đúng, hợp lý nhưng tổ chức thực hiện kém hiệu
quả, thực hiện sai.
(4) Duy trì chính sách: Là hoạt động bảo đảm cho chính sách giảm nghèo
bền vững của Chính phủ tồn tại và phát huy được tác dụng trong môi trường thực
tế; cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức, nguồn lực và công cụ quản lý đủ mạnh
để thực hiện và duy trì chính sách một cách ổn định lâu dài, tránh trường hợp “đánh
23
trống bỏ dùi”, “đầu voi, đuôi chuột”. Nếu gặp phải khó khăn do môi trường biến
động các cơ quan Nhà nước cần sử dụng các công cụ quản lý tác động tích cực, tạo
môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách.
(5) Điều chỉnh chính sách: Điều chỉnh để cho chính sách giảm nghèo bền
vững phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn của các địa phương. Cơ
quan nào ban hành chính sách, thì cơ quan đó có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung
chính sách theo thẩm quyền. Có thể điều chỉnh biện pháp, cơ chế thực hiện, hoặc bổ
sung hoàn thiện mục tiêu chính sách theo yêu cầu thực tế; nhưng không được làm
thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục tiêu coi như chính sách thất bại. Quá
trình này cần kiến thức và kỹ năng để thực hiện và từng bước điều chỉnh
chính sách cho phù hợp.
(6) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách: Căn cứ vào kế
hoạch thực hiện chính sách, các cơ quan có thẩm quyền các cấp phải thường xuyên
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, giúp kịp thời bổ sung và hoàn
thiện chính sách.
(7) Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: công việc này được tiến hành liên tục
trong thời gian duy trì chính sách [9, tr.131- 137].
* Thực hiện chính sách GNBV:
Thực hiện chính sách GNBV là toàn bộ quá trình đưa chính sách công vào
đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết
vấn đề đói nghèo đang diễn ra với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không
gian và thời gian nhất định.
Thực hiện chính sách GNBV là khâu quan trọng trong chu trình chính sách
công nói chung, chính sách giảm nghèo nói riêng. Thực hiện chính sách giảm nghèo
là quá trình thực hiện những quyết định, quy định của Nhà nước được cụ thể hóa
trong các chương trình, dự án, cùng với nguồn lực vật lực, các thể thức, quy trình
hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đến các đối tượng cụ thể như: Người nghèo, hộ
nghèo hay xã nghèo - là quá trình biến chính sách XĐGN thành những kết quả trên
thực tế thông qua hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước.
24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững
* Chất lượng văn bản chính sách giảm nghèo:
Xây dựng và ban hành chính sách là khâu thứ hai trong chu trình chính sách
công. Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của chính sách
công nói chung cũng như chính sách xóa đói giám nghèo nói riêng. Nếu làm tốt
công tác hoạch định chính sách xóa đói giám nghèo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bị hoạch định chủ quan, bất hợp lý
và không đầy đủ thì dù công tác tổ chức thực hiện có tốt đến mấy cũng sẽ gây cản
trở, thậm chí có thể dẫn đến thất bại trong thực tế thực hiện chính sách.
Để có được hệ thống văn bản có chất lượng đòi hỏi những người tham gia
xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ nhất định và sự hiểu biết về lĩnh
vực chuyên ngành, do vậy đó phải là các chuyên gia, các nhà tư vấn...
* Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo:
Chính sách phụ thuộc vào bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ chế để thực hiện. Bộ
máy càng gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cơ chế làm việc càng minh bạch,
không chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận chặt chẽ thì việc triển khai chính
sách bao giờ cũng thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông thường, bộ phận chủ yếu và
trực tiếp thực hiện chính sách là các cơ quan trong bộ máy hành pháp. Nếu bộ máy
hành pháp quan liêu, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và các cán bộ công chức
thiếu năng lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó khăn đến việc thực hiện chính sách và
làm cho nó không phát huy được tác dụng trên thực tế, chệch hướng mục tiêu thậm
chí đi ngược lại với mục tiêu của chính sách. Một chính sách hợp lý nhưng nếu bộ
máy và cán bộ tổ chức thực hiện kém năng lực và đạo đức thì cũng không thực hiện
được hoặc thực hiện không hiệu quả.
Việc hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt
với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao
tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn, cho người
25
nghèo là rất cần thiết, cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có
chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) thực thi nhiệm vụ.
* Sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách giảm nghèo:
Chính sách XĐGN do Nhà nước khởi xướng, điều hành, tài trợ, khuyến
khích, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung... nhưng sự tham gia của bản thân người nghèo
lại tạo lên động lực thực hiện chính sách. Một chính sách có thể thành công hay
không phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, đồng tình của người dân. Nếu chính sách đó
không đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng dân cư và cho người nghèo hoặc
nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ của nhà cầm quyền và lợi ích của chính sách đó
đem lại thì họ sẽ không ủng hộ, dẫn đến chính sách đó thực hiện kém hiệu quả hoặc
có thể không được thực hiện trên thực tế.
Yếu tố có tính quyết định nhất là chính sách đó tác động như thế nào đến lợi
ích của nhân dân, sự tương quan giữa những người được hưởng lợi và những người
không được hưởng thụ do việc thực hiện chính sách này. Nếu chính sách XĐGN
đáp ứng được yêu cầu cụ thể của từng vùng, từng địa phương sẽ được người dân ở
đấy đón nhận, tham gia nhiệt tình vào công cuộc XĐGN, như vậy chính sách sẽ
được ủng hộ, duy trì và phát triển. Còn ngược lại, nếu chính sách không đem lại lợi
ích cho người dân, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của nhân dân nó có thể khiến
lòng tin của nhân dân vào chính quyền thuyên giảm, cao hơn có thể dẫn đến nảy
sinh những điểm nóng xã hội.
Người nghèo có nhiều phương thức và nhiều tư cách khi tham gia chính sách
XĐGN. Trước hết, họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng chính sách; họ còn
tham gia với tư cách cung cấp thông tin xác định mức đói nghèo, đối tượng đói
nghèo, thông tin về kết quả chính sách, thông tin về tác động của công cụ chính
sách... Những thông tin do người nghèo đem lại có ý nghĩa quan trọng trong hoạch
định, thực thi và đánh giá chính sách XĐGN, bởi đây là các thông tin gốc, phản ánh
trung thực tình hình thực tế. Để khuyến khích người nghèo cung cấp thông tin, việc
cung cấp cho họ các phương tiện cần thiết như điểm nhận thông tin, biểu mẫu cung
cấp thông tin, phương tiện liên lạc, thông báo về mức độ hữu ích của thông tin cung
26
cấp, các hình thức khuyến khích hợp lý khác là rất quan trọng, cần nhận thức rằng
khi thông tin hữu ích được cung cấp, người nghèo sẽ có cảm nhận XĐGN là công
việc của chính họ và họ có thể làm được nhiều điều hữu ích.
Người nghèo cũng có thể tự tổ chức thành các nhóm, tập thể hỗ trợ nhau
thoát nghèo, trong đó người thành công chuyển giao kinh nghiệm cho người chưa
thành công. Các tổ chức được hình thành từ thấp đến cao, từ nhân rộng các mô hình
điển hình, từ các câu lạc bộ nhỏ trong xóm, thôn đến hình thức cao hơn là hiệp hội
ngành nghề đa dạng theo hình thức tương trợ lẫn nhau. Nếu người nghèo có ý thức
và đủ năng lực tổ chức ra các mô hình hoạt động như vậy thì sự tương tác giữa Nhà
nước và người nghèo trong từng lĩnh vực cùng nhau hoạt động để XĐGN dễ dàng
và có hiệu quả hơn.
Xét cho cùng, nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của chính
sách công, đặc biệt người dân nghèo trong xã hội được thụ hưởng những lợi ích do
thực hiện chính sách XĐGN đem lại, nên vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân
để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc XĐGN và làm giàu nhằm nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho bản thân và cho xã hội là một quá trình đầy khó khăn
mà các cấp chính quyền cần cố gắng nhiều hơn bằng những hành động thiết thực.
Nói cách khác, chính bản thân những người dân nghèo cũng phải suy nghĩ làm thế
nào câu được “con cá” khi chính quyền đã trao cho họ cái “cần câu”.
* Nguồn lực cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo:
Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ phải
có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai. Hay nói cách khác, yếu
tố nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện chính sách và kết
quả của nó. Nguồn lực để thực hiện một chính sách ở đây chính là nguồn lực lao
động, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn và nguồn lực tài nguyên thiên
nhiên. Trong đó:
+ Nguồn lực lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động
được pháp luật quy định. Đây là yếu tố cơ bản "đầu vào" của quá trình sản xuất,
quyết định việc tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển các nguồn lực
27
khác của quá trình thực hiện một chính sách. Đây cũng là nhân tố tạo cầu của nền
kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể do con người tạo ra.
+ Nguồn lực vốn: không chỉ bảo đảm cung cấp các yếu tố đầu vào của sản
xuất, mà còn có khả năng cân đối, khả năng lưu thông, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của
quá trình sản xuất. Do đó, có ý nghĩa quan trọng đối với triển khai thực hiện một
chính sách. Tăng vốn, mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho người lao động, có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội - đặc
biệt là các vấn đề của một chính sách đề ra.
+ Nguồn lực khoa học và công nghệ: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua
tác động của nó đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Khoa học và công nghệ
phát triển làm thay đổi lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô sản xuất,
ngành nghề, sản phẩm; mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; giảm bớt sự cách biệt
giữa các vùng, miền. Góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, hạ
giá thành, tăng chất lượng sản phẩm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
con người; bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất nguyên khai,
được hình thành, tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng
thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Đây cũng là yếu tố cơ bản, nền
tảng để thực hiện chính sách nói chung và chính sách XĐGN nói riêng.
Như vậy, nguồn lực chính là yếu tố đầu vào cần thiết của một chính sách,
nếu không có hoặc không đủ các nguồn lực thực hiện thì một chính sách dù được
hoạch định tốt đến mấy cũng không thể đi vào thực tiễn cuộc sống, không thể mang
lại những hiệu quả tốt. Có thể nhận thấy người nghèo thường ít học, cho nên nguồn
lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng thấp vì vậy việc áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất để vươn lên thoát nghèo cũng là một vấn đề đang được
quan tâm. Phải chú ý xem công nghệ đấy có phù hợp hay không. Đặc biệt, chú trọng
nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phù hợp trong quá trình thực hiện chính sách
nhằm đạt hiệu quả.
28
Tiểu kết chương 1
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương, một quyết sách lớn và nhất quán của
Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này được hình thành ngay từ những ngày
đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện hơn
trong quá trình phát triển.
Trong chương 1, luận văn đã trình bày các khái niệm về giảm nghèo, giảm
nghèo bền vững, tiêu chí xác định chuẩn nghèo, thực hiện chính sách, chính sách
giảm nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững; quan điểm của Đảng và Nhà nước về
giảm nghèo và giảm nghèo bền vững; đồng thời đưa ra cơ sở lý luận về chính sách
giảm nghèo bền vững, nội dung của thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, quá
trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và những nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Với những vấn đề mang tính chất lý
luận đó sẽ là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng nghèo, thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam góp phần
thực hiện mục tiêu của chương trình mục tiêu Quốc gia GNBV trong giai đoạn hiện
nay.
29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Thực trạng nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
2.1.1. Thực trạng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam.
Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, tỉnh Quảng
Nam đã thực hiện khá thành công các chính sách giảm nghèo, khiến số lượng hộ
nghèo và cận nghèo giảm dần qua từng năm. Nếu như năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chiếm
tới 12,10% số hộ của tỉnh thì đến năm 2018 giảm xuống còn 7,74% (giảm 4,36%); tỷ lệ
số hộ cận nghèo giảm từ 9,15% xuống còn 3,6% (tương ứng giảm 5,55%).
Bảng 2.1: Kết quả giảm nghèo tại tỉnh Quảng Nam 2014-2018
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Số hộ nghèo
47.943
(12,10%)
38.943
(9,6%)
45.330
(11,13%)
38.112
(9,28%)
32.022
(7,74%)
Số hộ cận nghèo
36.258
(9,15%)
28.358
(7,25%)
24.808
(6,09%)
18.590
(4,53%)
14.916
(3,6%)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác giảm nghèo của UBND tỉnh Quảng
Nam qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
Bảng 2.2: Kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên 2014-2018
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Số hộ
nghèo
2.670 (7,93%) 2.826 (8,37%) 2.386 (6,85%) 1.888(5,41%) 1.422(4,26%)
Số hộ
cận
nghèo
2.788 (8,28%) 1.905 (5,64%) 1.754 (5,04%) 1.166 (3,34%) 792 (2,37%)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
30
Những khó khăn mà huyện Duy Xuyên phải đối mặt, trong việc giảm
nghèo, giảm nghèo bền vững là việc huy động các nguồn lực xã hội còn hạn chế;
việc lồng ghép các chương trình phát triển KTXH và giảm nghèo còn lúng túng,
chưa mang lại hiệu quả. Ngoài ra, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng, y tế
giáo dục còn nhiều bất cập. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người
dân thực hiện chưa hiệu quả, nên một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng
về ý nghĩa và tầm quan trọng về việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, để
phát huy tính chủ động và ý chí thoát nghèo.
Với sự nỗ lực, tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể,
huyện Duy Xuyên đã đạt được nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo bền vững:
Năm 2014 toàn huyện có 2.670 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 7,93%) và số hộ cận nghèo là
2.788 (tương ứng với 8,28%), đến năm 2018, số hộ nghèo trên địa bàn huyện đã
giảm xuống còn 1.422 hộ (chiếm tỷ lệ 4,26%), tức là giảm 1.248 hộ (tương ứng với
3,67%) và số hộ cận nghèo giảm còn 792 hộ, chiếm tỷ lệ 2,37% ( giảm 1.996 hộ,
tương ứng với tỷ lệ 5,91%) những kết quả này theo chiều hướng tích cực, giúp
huyện Duy Xuyên giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong những năm đến.
Bảng 2.3: Biểu tổng hợp hộ nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018.
STT Đơn vị
Tổng số
hộ dân
Tổng số
hộ nghèo
Tổng số
khẩu nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo
(%)
1 TT Nam Phước
Phước
6.118 121 251 1,98
2 Xã Duy Thu 1.451 57 100 3,93
3 Xã Duy Phú 1.293 82 160 6,34
4 Xã Duy Tân 1.680 60 167 3,57
5 Xã Duy Hòa 2.469 69 110 2,79
6 Xã Duy Châu 1.956 53 104 2,71
7 Xã Duy Trinh 2.126 89 132 4,19
8 Xã Duy Sơn 2.859 102 178 3,57
31
STT Đơn vị
Tổng số
hộ dân
Tổng số
hộ nghèo
Tổng số
khẩu nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo
(%)
9 Xã Duy Trung 2.177 76 164 3,49
10 Xã Duy Phước 3.559 158 221 4,44
11 Xã Duy Thành 1.994 76 136 3,81
12 Xã Duy Vinh 2.729 167 285 6,12
13 Xã Duy Nghĩa 2.722 176 253 6,47
14 Xã Duy Hải 2.361 136 237 5,76
Tổng 33.368 1.422 2.498 4,26
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác giảm nghèo của Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội huyện Duy Xuyên năm 2018.
Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo thấp tập trung ở các xã có điều kiện kinh tế thuận
lợi, giao thông đi lại thuận tiện; tỷ lệ hộ nghèo cao tập trung ở các xã điều kiện kinh
tế khó khăn, các xã bãi ngang ven biển. Xu hướng thời gian tới huyện Duy Xuyên
áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp hữa hiệu nên tỷ lệ hộ nghèo này sẽ giảm.
Bảng 2.4: Biểu tổng hợp hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018.
STT Đơn vị Tổng số
hộ dân
Tổng số
hộ cận
nghèo
Tổng số khẩu
cận nghèo
Tỷ lệ hộ cận
nghèo (%)
1 TT Nam Phước
Phước
6.118 64 192 1,05
2 Xã Duy Thu 1.451 33 85 2,27
3 Xã Duy Phú 1.293 83 279 6,42
4 Xã Duy Tân 1.680 64 270 3,81
5 Xã Duy Hòa 2.469 45 115 1,82
6 Xã Duy Châu 1.956 36 80 1,84
7 Xã Duy Trinh 2.126 34 62 1,60
8 Xã Duy Sơn 2.859 62 142 2,17
9 Xã Duy Trung 2.177 56 115 2,57
32
STT Đơn vị Tổng số
hộ dân
Tổng số
hộ cận
nghèo
Tổng số khẩu
cận nghèo
Tỷ lệ hộ cận
nghèo (%)
10 Xã Duy Phước 3.559 107 262 3,01
11 Xã Duy Thành 1.994 35 97 1,76
12 Xã Duy Vinh 2.729 54 138 1,98
13 Xã Duy Nghĩa 2.722 74 245 2,72
14 Xã Duy Hải 2.361 45 146 1,91
Tổng 33.368 792 2.228 2,37
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác giảm nghèo của Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội huyện Duy Xuyên năm 2018.
Từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Duy
Xuyên giảm đáng kể qua từng năm nhưng so với mục tiêu phấn đấu của huyện
nhưng so với một số địa phương lân cận thì vẫn còn cao, có nhiều nguyên nhân
khác nhau, có cả chủ quan và khách quan. Cụ thể:
- Về nguyên nhân khách quan:
+ Đa số nhân dân trong huyện Duy Xuyên sống bằng nghề nông. Khu vực
này, thường xuyên bị thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, sản phẩm sản xuất
ra khó tiêu thụ, giá cả không ổn định làm ảnh hưởng đến thu nhập của nhân dân, đặc
biệt là hộ nghèo. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là
ngành dệt gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ phải thu hẹp sản
xuất hoặc giải thể làm cho người lao động mất việc làm.
+ Một bộ phận nhân dân trong huyện thuộc diện giải tỏa, đền bù vào các khu
tái định cư để nhường đất xây dựng các công trình công cộng đang gặp nhiều khó
khăn, thiếu đất sản xuất, đặc biệt là các lao động lớn tuổi có trình độ thấp không
chuyển đổi được nghề nghiệp và tìm việc làm.
- Về nguyên nhân chủ quan:
+ Một bộ phận hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ
33
trợ của nhà nước, chưa tự phấn đấu, vượt khó vươn lên làm ăn, phát triển kinh tế để
thoát nghèo.
+ Đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở xã, thị trấn kiêm nhiệm, thường xuyên
thay đổi, trong khi đó khối lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều gây nên tình
trạng quá tải, đôi lúc chậm tiến độ thực hiện các chính sách.
+ Nhiều địa phương chưa xây dựng chương trình hoặc kế hoạch giảm nghèo-
việc làm; thiếu phân công trách nhiệm rõ ràng cho các ngành ở địa phương trong
triển khai thực hiện chương trình; thiếu chỉ đạo trong công tác tuyên truyền chính
sách giảm nghèo cho người dân và cán bộ cơ sở.
- Nguyên nhân trực tiếp từ các hộ gia đình trên kết quả phân tích từ các hộ
nghèo:
+ Thiếu vốn sản xuất: 93 hộ
+ Thiếu đất sản xuất: 76 hộ
+ Thiếu phương tiện sản xuất: 67 hộ
+ Thiếu lao động: 42 hộ
+ Đông người ăn theo: 35 hộ
+ Có lao động nhưng không có việc làm: 79 hộ
+ Không biết làm ăn, không có tay nghề: 47 hộ
+ Thiếu kiến thức, thiếu thông tin về chính sách: 28 hộ
+ Già cả neo đơn, bệnh tật, hộ đơn thân nuôi con còn nhỏ, nguyên nhân khác:
955 hộ (bảo trợ xã hội).
Từ phân tích cụ thể trên cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghèo ở
huyện Duy Xuyên như: thiếu đất sản xuất, thiếu vốn để phát triển sản xuất, thiếu lao
động, có lao động nhưng không có đủ việc làm và không được đào tạo nghề phù
hợp, già cả, ốm đau, tai nạn, bảo trợ xã hội… Vì vậy, để thực hiện đạt mục tiêu
giảm nghèo bền vững trong những năm tới, việc đề ra và triển khai thực hiện đồng
bộ các giải pháp phù hợp với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành từ huyện
đến các xã, thị trấn là vấn đề cần được tập trung chú trọng.
34
2.1.2. Các Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
2.1.2.1. Về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Duy Xuyên.
Duy Xuyên là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Cách Tỉnh lỵ 42km về
phía Bắc. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Đông: Giáp biển
Đông; Phía Tây: Giáp huyện Nông Sơn và huyện Đại Lộc; Phía Nam: Giáp huyện
Quế Sơn và huyện Thăng Bình; Phía Bắc: Giáp huyện Điện Bàn, Đại Lộc và thành
phố Hội An. Có tọa độ địa lý: Từ 150 42,55,, đến 150 51,42,, vĩ độ Bắc. Từ 1080
02,26,, đến 1080 24,25,, kinh độ Đông
Huyện Duy Xuyên có vị trí tiếp giáp với thành phố Hội An, có hệ thống giao
thông tương đối thuận lợi như Quốc lộ 1A, đường DT610, đường bộ ven biển 129,
sông Thu Bồn. Hiện nay, cơ sở hạ tầng vùng Đông đang dần dần được đầu tư xây
dựng mạnh mẽ, nhờ hoàn thành tuyến giao thông Cầu Cửa Đại ( điểm nối Duy
Xuyên- Hội An) đã làm cho tình hình phát triển về dịch vụ du lịch của khu vực
vùng Đông Duy Xuyên được cải thiện rõ rệt, cùng với việc nằm ở một vị trí thuận
lợi cách thành phố Đà Nẵng khoảng 35km về phía Bắc, nằm gần các Khu công
nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc, kinh tế mở Chu Lai, đây sẽ là những điểm mạnh để
Duy Xuyên phát triển trong tương lai…là địa phương có di sản văn hóa thế giới Mỹ
Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Duy Xuyên năm 2018 là 30.874,71ha, gồm
có 01 thị trấn và 13 xã.
Duy Xuyên có địa hình trải dài từ Tây sang Đông, phía Tây là đồi núi, phía
Đông là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, địa hình thấp dần từ Tây, Tây Nam
sang Đông, Đông Bắc. Huyện Duy Xuyên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền
nhiệt cao, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi.
Tuy nhiên, do khí hậu phân hóa theo mùa nên gây hạn hán vào mùa khô và lũ lụt
vào mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Nền kinh tế ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất trên địa
bàn năm 2018 theo giá hiện hành là 8.160 tỷ đồng. Trong đó: giá trị sản xuất công
nghiệp- TTCN đạt 3.125 tỷ đồng (chiếm 38,27%), giá trị trên lĩnh vực thương mại-
35
dịch vụ đạt 3.629 tỷ đồng (chiếm 44,47%), giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.406 tỷ
đồng (chiếm 17,23%).
Dân số trung bình toàn huyện năm 2018 là 126.832 người, 33.368 hộ phân
bố không đều, tập trung nhiều ở thị trấn Nam Phước, Duy Sơn, Duy Phước, Duy
Vinh và dọc theo đường DT610. Năm 2018 ước tính toàn huyện có khoảng 70.012
người đang lao động và làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó lao động nông-
lâm nghiệp- thủy sản 18.520 người, chiếm 26,45%; lao động công nghiệp và xây
dựng 33.077 người, chiếm 47,24%; lao động dịch vụ 20.415 người, chiếm 29,15%
tổng số lao động (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2018).
2.1.2.2. Thuận lợi và khó khăn của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong
việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.
- Những thuận lợi
Huyện Duy Xuyên có tiềm năng phát triển đa dạng, có các thế mạnh về phát
triển kinh tế, có nhiều dự án trọng điểm, cụm công nghiệp được đầu tư trên địa bàn
huyện.
Du lịch đang là lợi thế phát triển mạnh của huyện Duy Xuyên. Huyện đã ban
hành đề án phát triển du lịch Duy Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Năm 2018 lượng khách du lịch đến Duy Xuyên gần 397.483 lượt khách, tăng 10%
so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt 65 tỷ đồng (Nguồn: Niên giám thống kê huyện
Duy Xuyên năm 2018). Duy Xuyên nổi tiếng với di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn,
có căn cứ cách mạng Hòn Tàu, nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Duy Xuyên có nhiều
di sản lịch sử - văn hóa và được quốc tế, quốc gia công nhận… trở thành nguồn tài
nguyên cho phát triển du lịch, dịch vụ; là địa bàn có khả năng kết nối với các tuyến
du lịch quan trọng của tỉnh và quốc gia cũng như có tiềm năng thu hút du khách và
các nhà đầu tư quốc tế. Dự án Nam Hội An được triển khai và đầu tư với nguồn lực
lớn giai đoạn một khoảng 4.000 tỷ USD; có đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi đi
qua, có đường ven biển 129 nối liền từ Thành phố Tam Kỳ đến Đà Nẵng; cơ sở hạ
tầng thuận lợi, đã và đang được tiếp tục đầu tư hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi
thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn.
36
Kinh tế của huyện trong những năm qua có những bước phát triển khá mạnh
mẽ theo hướng bền vững. Duy Xuyên đã thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng- dịch vụ và nông nghiệp.
Về khai thác hải sản, đến nay toàn huyện có 253 chiếc tàu thuyền đánh bắt,
trong đó có 73 chiếc trên 90 CV. Sản lượng đánh bắt năm 2018 ước đạt 14.190 tấn,
tăng 22% so với năm 2017.
Về đầu tư xây dựng cơ bản, trong 3 năm qua tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt
8.181 tỷ đồng, tăng 1,44 lần so với 5 năm 2011- 2015 (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện đến năm 2020 tăng 2,5 lần) nhờ đó kết cấu hạ tầng phát triển tích cực, diện
mạo nông thôn và đô thị ngày càng thay đổi nhanh chóng.
Công tác giải phóng mặt bằng- tái định cư tích cực triển khai thực hiện, đã
tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắt, tạo đồng thuận trong nhân dân để đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng một
số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện như khu phố chợ Nam Phước, Quốc lộ 1A,
dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi và tích cực phối hợp với tỉnh để triển
khai dự án Nam Hội An và các dự án phụ cận.
Nhận thức của người dân, đặc biệt là người thuộc diện hộ nghèo có chuyển
biến tích cực. Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng, ý thức người dân thuộc diện hộ
nghèo trên địa bàn huyện cũng đã được nâng lên một bước trong việc nhìn nhận lại
chính mình để có hành động vươn lên thoát nghèo. Năng lực, kinh nghiệm làm ăn,
trình độ học vấn, tay nghề của người thuộc diện hộ nghèo đã được nâng lên một
bước; phần lớn các người dân trong các vùng dự án từ nông nghiệp chuyển sang
dịch vụ và tham gia làm công nhân tại các công ty, xí nghiệp. Việc ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất có sự tiến bộ rõ nét. Bên cạnh đó, HĐND, UBND tỉnh
Quảng Nam đã ban hành nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt
là Nghị quyết 119/2014/ NQ- HĐND, ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam
về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014- 2015
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết 13/2017/ NQ- HĐND ngày 19/4/2017 của
HĐND tỉnh Quảng Nam về Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh
37
Quảng Nam, giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 2511/QĐ- UBND ngày
13/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định về thực hiện Chính sách khuyến
khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017- 2021 và hàng loạt
chính sách đặc thù sẽ góp phần tạo thêm nguồn lực, thay đổi nhận thức và hành
động của người nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên. Đây là những thuận lợi cơ
bản trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy
Xuyên trong thời gian tới.
- Những khó khăn
Duy Xuyên là huyện có địa hình thấp nên thường xuyên xảy ra lũ lụt, điều
kiện thời tiết không thuận lợi, tình hình thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Cơ sở hạ tầng của huyện tuy được quan tâm tăng cường đầu tư cải thiện
nhưng vẫn chưa phát triển đồng bộ, nhiều hạ tầng được đầu tư nhưng đã xuống cấp.
Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ
phận nhân dân, từ đó đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. Tình hình
dự án Nam Hội An được triển khai đa phần người dân được đền bù với mức tiền
khá lớn, có điều kiện thoát nghèo, tuy nhiên nghề nghiệp một bộ phận nhân dân
chưa có việc làm ổn định, chỉ bám vào đồng tiền đền bù, dễ dẫn đến nguy cơ tái
nghèo cao. Trong khi đó, còn một bộ phận người nghèo không có đủ điều kiện cần
thiết để thoát nghèo.
Các cơ chế chính sách vận hành công cuộc giảm nghèo còn những bất cập.
Hiện nay, có nhiều chính sách giảm nghèo nhưng còn mang tính dàn trải, đầu tư nhỏ
giọt, nguồn lực bị phân tán; trong khi đó việc thực hiện quá nhiều chính sách hỗ trợ
trực tiếp cho người nghèo trong thời gian qua còn dẫn đến tư tưởng trông chờ ỷ lại
của người nghèo vào sự hỗ trợ của nhà nước nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng
ngnhanh và sâu rộng, khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ, điều đó đòi hỏi người dân
phải tiếp cận nhanh với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ 4.0, thay đổi tư duy
trong sản xuất, đó là những thách thức lớn đối với người dân trên địa bàn huyện
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La actualidad más candente (18)

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk LăkĐề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comNghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng NamPhát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
 

Similar a Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên

Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vungThuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
trung hieu
 

Similar a Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên (20)

Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú NinhLuận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
 
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vungThuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa VangLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
 
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.docGiảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng NamChính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 

Más de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Más de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Último (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN CÔNG THÀNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Đà Nẵng, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN CÔNG THÀNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HẰNG Đà Nẵng, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Trần Công Thành
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng, quý thầy, cô và toàn thể cán bộ, công chức trong Học viện khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Và đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hằng đã trực tiếp hướng dẫn và luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Lãnh đạo UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã nhiệt tình giúp đỡ; gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Công Thành
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ...................................................................................9 1.1. Lý luận chung về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững .....................................9 1.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững......................................................18 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ..24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM 29 2.1. Thực trạng nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam..........................29 2.2. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. ..........................................................................................38 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam....................................................................................49 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................................56 3.1. Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.....................................56 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.....................................................58 3.3. Đề xuất, kiến nghị ..............................................................................................73 KẾT LUẬN..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 GNBV Giảm nghèo bền vững 3 GD – ĐT Giáo dục – Đào tạo 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 KTXH Kinh tế - xã hội 6 LĐ – TB & XH Lao động – Thương binh và Xã hội 7 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 10 XDCB Xây dựng cơ bản
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả giảm nghèo tại tỉnh Quảng Nam 2014-2018...............................29 Bảng 2.2: Kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên 2014-2018…….29 Bảng 2.3: Biểu tổng hợp hộ nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018. ..30,31 Bảng 2.4: Biểu tổng hợp hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018..32
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là vấn đề mang tính toàn cầu, không còn là của riêng một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào. Quan tâm giải quyết nghèo đói, tiến đến giảm nghèo là mối quan tâm của các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Giảm nghèo bền vững (GNBV) có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển xã hội; giảm nghèo bền vững là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con người, nhất là nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước như: Phát triển kinh tế tăng thu nhập, được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Ở Việt Nam, giảm nghèo được Đảng, Nhà nước đề cập và xác định là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định phát triển KT-XH cho từng thời kỳ. Phát triển kinh tế phải đồng thời gắn liền với giảm nghèo, cũng như tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội, bảo đảm quyền con người, đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, từng bước tiếp cận các chuẩn quốc tế chính là góp phần vào quá trình hội nhập xu thế toàn cầu hóa. Giảm nghèo bền vững đã và đang trở thành một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, thành tựu XĐGN của nước ta trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được Liên hiệp quốc tuyên dương là một trong
  • 9. 2 những quốc gia về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác XĐGN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: chính sách còn chồng chéo thiếu thống nhất, đồng bộ; kết quả XĐGN chưa bền vững; tốc độ giảm nghèo không đồng đều; nhận thức và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương, cơ sở chưa có sự thống nhất cao; sự phối hợp giữa các chương trình, dự án liên quan đến đói, nghèo chưa chặt chẽ... Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác hoạch định và cụ thể hóa chính sách còn hạn chế; phương thức thực hiện XĐGN chưa mang tính bền vững; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế; người dân chưa thực sự nỗ lực giảm nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; công tác đánh giá và giám sát việc thực hiện chính sách còn yếu... Quảng Nam là tỉnh nằm ở khu vực Trung Trung Bộ có tiềm năng, lợi thế đa dạng về phát triển kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ-du lịch, biển, rừng, đồi núi…Tuy vậy, nhiều vùng, địa phương trong tỉnh cũng còn khó khăn nên công tác XĐGN luôn được coi trọng cùng với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Duy Xuyên là một trong 18 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào năm 1997. Xuất phát điểm của huyện Duy Xuyên thấp, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Đứng trước những thách thức lớn, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh và bằng quyết tâm chính trị cùng với cách làm kiên trì, đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện, Duy Xuyên đã đạt được những thành tựu trong phát triển KT-XH. Tuy vậy, Duy Xuyên vẫn là huyện khó khăn của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao đứng hàng thứ 8 của tỉnh (cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo là 4,26%) theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2018); hộ nghèo hàng năm có giảm nhưng thiếu bền vững, tái nghèo và phát sinh nghèo còn nhiều; đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu điều kiện phát triển KT-XH. Hiện tại, công tác giảm nghèo của huyện đối mặt với một số thách thức mới, như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn
  • 10. 3 hán, xâm nhập mặn, thiên tai, tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến ngày càng phức tạp làm cho sản xuất và đời sống của nhân dân gặp khó khăn, tốc độ giảm nghèo chậm lại. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Duy Xuyên vẫn còn một số bất cập. Một số chương trình, chính sách còn thiếu tính đồng bộ, chưa có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động; công tác triển khai thực hiện, đánh giá và giám sát việc thực hiện chính sách còn hạn chế; hệ thống chính sách chưa thật sự tạo được động lực mạnh mẽ để người nghèo thoát nghèo; tốc độ giảm nghèo tại huyện Duy Xuyên so với các địa phương khác trong cả tỉnh vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương, đồng thời kết quả giảm nghèo còn thiếu tính bền vững... chưa tìm được những giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương. Trước những yêu cầu bức thiết đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra được các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên một cách hiệu quả, bền vững đang là một trong những yêu cầu bức xúc hiện nay ở địa phương. Xuất phát từ những lý do kể trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” để làm Luận văn Thạc sĩ Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đói nghèo là một hiện tượng KT-XH ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của toàn xã hội, vấn đề này tồn tại ở tất cả các nước, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển. Do đó, đói nghèo là vấn đề mang tính chất quốc gia và toàn cầu; XĐGN là nội dung đầu tiên trong tám mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đưa ra đến năm 2015 phải hoàn thành. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề XĐGN và chính sách XĐGN ở các góc độ khác nhau: - Trong sách chuyên khảo “Chính sách xóa đói giảm nghèo- Thực trạng và giải pháp” của PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà
  • 11. 4 Nội, 2012). Đã nêu một số lý luận về xóa đói, giảm nghèo; những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo; thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010; một số chương trình xóa đói giảm nghèo điển hình của Việt Nam thời gian qua; đánh giá tổng quát thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; định hướng và mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới; một số cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam; giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới. - “Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam” được thực hiện do nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (RCD) do Bộ LĐ- TB& XH chủ trì (2015) đã nghiên cứu tổng quan khoảng 70 nghiên cứu khác nhau về giảm nghèo, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, bất cập kể từ khi xây dựng chính sách cho đến khi tổ chức thực hiện; trên cơ sở đó nêu ra 12 khuyến nghị mang tầm vĩ mô phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội, từ đó có biện pháp điều chỉnh chính sách giảm nghèo cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. - Nguyễn Thị Hằng (1997), “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đánh giá khá đầy đủ thực trạng về nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta đến năm 2000. - Đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của Đỗ Thị Dung (2011): Đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo; thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; nghiên cứu kết quả đạt được của từng chính sách, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; đưa ra phương hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn. - Phạm Bình Long, “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM - 2017, đã đề cập tới một số nội dung lý luận liên quan tới giảm nghèo bền
  • 12. 5 vững và cũng đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo bền vững. - Trần Thị Bích Hạnh, “Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải pháp cho thời gian tới”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công -Học viện hành chính Quốc gia- 2005, đã phân tích hệ thống chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta đang được triển khai thực hiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung và chỉ ra những thành công cũng như các bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực thi các chính sách này ở đây và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại các tỉnh phù hợp với những đặc điểm của vùng duyên hải miền Trung. Như vậy, các công trình nghiên cứu kể trên đã cơ bản đề cập và giải quyết những nội dung về lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách XĐGN của Việt Nam nói chung, cũng như một số huyện, tỉnh, thành phố nói riêng. Các kết quả nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, để tác giả có cái nhìn tổng quan về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Các công trình, các bài viết nêu trên đã nghiên cứu về XĐGN ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau và đã có đóng góp quan trọng làm cơ sở khoa học để Nhà nước xây dựng chính sách XĐGN. Tuy nhiên, vấn đề GNBV có vai trò rất quan trọng trong phát triển KT-XH nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, cho nên việc nghiên cứu đề tài GNBV vẫn luôn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Riêng đối với huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, từ khi thực hiện Nghị quyết số 80/NQ- CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể và toàn diện về vấn đề thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của một nghiên cứu khoa học ngành Chính sách công.
  • 13. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý luận chính sách giảm nghèo bền vững để xem xét thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tìm ra những bất cập trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thời gian qua ở đây và từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo trên quan điểm bền vững từ thực tiễn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thứ ba, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hiện nay, đề ra mục tiêu, định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung: Nghiên cứu toàn bộ các nội dung hoạt động thực hiện chính sách GNBV để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách công. * Phạm vi thời gian: Mốc thời gian đánh giá thực trạng: Tập trung nghiên cứu hoạt động thực hiện chính sách GNBV và những thống kê mới nhất về GNBV giai đoạn 2014 - 2018 . Về không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn toàn huyện bao gồm 13 xã và 01 thị trấn.
  • 14. 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, cũng như của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Nam về giải pháp chính sách nói chung và giải pháp chính sách giảm nghèo bền vững nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể + Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp như: các văn kiện, Nghị quyết Đảng; các sách tài liệu nghiên cứu lý luận về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững... + Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích các số liệu, tài liệu thu thập được; trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát hóa, rút ra các kết luận phục vụ mục đích nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, giúp người học, nhà nghiên cứu, bổ sung kiến thức lý thuyết về chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam; đồng thời biết vận dụng các lý thuyết về chính sách công để đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng các lý thuyết chính sách công vào nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập cũng như giúp người đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo nói chung và chính sách GNBV ở huyện Duy Xuyên, tỉnh
  • 15. 8 Quảng Nam nói riềng. Đồng thời, luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu giúp nhà quản lý đưa ra những chính sách đúng đắn và hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách đối với công tác GNBV. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
  • 16. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Lý luận chung về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về giảm nghèo: Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc của nghèo khác nhau nên cũng có nhiều khái niệm về giảm nghèo khác nhau, hiểu một cách chung nhất, giảm nghèo là quá trình làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Cụ thể hơn, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Theo đó, giảm nghèo là quá trình chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều hơn, hướng đến sự đầy đủ hơn các điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người [3]. Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn tốt hơn trong quá trình phát triển và giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Ở góc độ vùng nghèo: Giảm nghèo là quá trình thúc đầy phát triển kinh tế, chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội của vùng miền đó cho phù hợp với điều kiện sang trình độ sản xuất mới cao hơn nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư. Giảm nghèo là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
  • 17. 10 1.1.1.2. Khái niệm về GNBV: Cho đến nay, chưa có một khái niệm thống nhất về GNBV. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập khi nói đến phát triển bền vững và GNBV là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, khi kinh tế phát triển bền vững lại tạo điều kiện để GNBV. GNBV có thể được hiểu là quá trình thực hiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo hướng tới nâng cao năng lực tự thoát nghèo và không rơi trở lại trạng thái nghèo của người dân [7]. GNBV ngoài việc bảo đảm hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo đã định trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Cần hướng đến việc khắc phục một cách có hiệu quả nhất những bất cập, hạn chế trong giảm nghèo để tránh tình trạng tái nghèo, cải thiện ở mức tốt nhất thu nhập và điều kiện sống của người nghèo. Từng bước giúp họ có thể tự vươn lên một cách vững vàng thông qua việc họ có các điều kiện và cơ hội khai thác các nguồn lực xã hội cơ bản để phát triển. Đồng thời, hướng tới việc nắm bắt các xu hướng tác động đến chất lượng giảm nghèo để có cách thức bảo đảm tính bền vững cho thành quả giảm nghèo. Từ nhận thức nêu trên, có thể cụ thể hoá quan niệm GNBV trên các khía cạnh sau: Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là các điều kiện sống cơ bản về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở, và người nghèo cũng được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, từng giai đoạn. Người nghèo có được nhiều hơn các cơ hội để vươn lên tự thoát nghèo và phát triển thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách giảm nghèo đồng bộ và có tính khả thi của Đảng và Nhà nước. GNBV là việc tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp cận với 5 nội dung cơ bản đó là: y tế, giáo dục, điều kiện sống, việc làm và tiếp cận thông tin. Chỉ có thể giảm nghèo một cách bền vững khi chúng ta giải quyết được vấn đề trên,
  • 18. 11 giúp cho người nghèo có nhiều cơ hội được tiếp cận với văn hóa, xã hội, thông tin và nâng cao đời sống vật chất. Giảm nghèo và GNBV là một trong những nội dung của quá trình phát triển bền vững. Bởi vậy, GNBV thực sự cần thiết và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với sự phát triển KTXH. Có thể khái quát sự cần thiết của GNBV trong quá trình phát triển KTXH trên các phương diện như: đóng góp của GNBV với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội; với ổn định chính trị, phát triển xã hội, là điều kiện cho phát triển kinh tế. 1.1.1.3. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo, đồng thời là dụng cụ để đo lường và giám sát đói nghèo. Ngân hàng thế giới đưa ra thước đo nghèo đói như sau: - Các nước công nghiệp phát triển: 14 USD/ngày/người. - Các nước Đông Nam Á: 4 USD/ngày/người. - Các nước thuộc Mỹ Latinh và vùng Caribê: 2 USD/ngày/người. - Các nước đang phát triển: l USD/ngày/người. - Các nước nghèo: 0,5 USD/ngày/người. Ngân hàng phát triển Châu Á, tại Hội nghị ngày 27/8/2008 ở Hồng Kông, đã đưa ra chuẩn đói nghèo là thu nhập dưới 1,35 USD/ngày/người [1, tr.19-20]. Tuy nhiên, các quốc gia thường xây dựng chuẩn nghèo riêng và thường thấp hơn chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới đưa ra. Chuẩn nghèo của Việt Nam được điều chỉnh theo không gian và thời gian. Về không gian, chuẩn nghèo của Việt Nam biến đổi theo trình độ phát triển KTXH của 03 vùng sinh thái khác nhau, đó là: vùng thành thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn miền núi. Về thời gian, chuẩn nghèo được điều chỉnh theo trình độ phát triển KTXH và nhu cầu con người trong từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ vào mức sống thực tế và trình độ phát triển KTXH, từ năm 1993 đến nay, nước ta đã 7 lần công bố tiêu chí cụ thể để đánh giá hộ nghèo (Chuẩn nghèo lần 1: Ban hành năm 1993; Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm 1995; Chuẩn nghèo
  • 19. 12 lần 3: Ban hành năm 1997; Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành năm 2000; Chuẩn nghèo lần 5: Ban hành năm 2005; Chuẩn nghèo lần 6: Ban hành năm 2011; Chuẩn nghèo lần 7: Ban hành năm 2015). Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi theo mặt bằng thu nhập của người dân. Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 được áp dụng theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: + Thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn. + Thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng, tính cho khu vực thành thị. Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: + Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. + Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống [27]. Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 được áp dụng theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định cụ thể như sau: + Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
  • 20. 13 . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế (BHYT); trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin) [11]. 1.1.1.4. Khái niệm thực hiện chính sách: Là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng [9, tr.126-127]. Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực nhằm đạt được mục tiêu chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách có vị trí rất quan trọng, nó là một khâu hợp thành trong chu trình chính sách, là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách công thành một hệ thống hoàn chỉnh. Đây là bước quan trọng không thể thiếu vì nó là khâu hiện thực hóa chính sách vào đời sống xã hội. 1.1.1.5. Khái niệm Chính sách xoá đói giảm nghèo: Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội giầu đẹp [1, tr.19]. Mục tiêu của chính sách xoá đói giảm nghèo cho các đối tượng thuộc diện nghèo đói ở nước ta, giảm bớt khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 1.1.1.6. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững: Chính sách: Là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Theo Từ điển Bách khoa Việt
  • 21. 14 Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [9, tr.51]. Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Căn cứ vào phạm vi, qui mô ảnh hưởng và tính chất của chủ thể hoạch định chính sách có thể chia làm hai loại: chính sách tư và chính sách công. Chính sách công: Có nhiều cách tiếp cận khi quan niệm về chính sách công, nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất rằng: “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống theo mục tiêu xác định” [10, tr.627]. Chính sách giảm nghèo bền vững: là tập hợp các quyết định của Chính phủ nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề về cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của đất nước [3, tr.12]. 1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững * Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhiều chương trình, công tác XĐGN được xúc tiến. Năm 1992, Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa VII đã đề ra chủ trương XĐGN. Sau đó cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình và giải pháp XĐGN của Quốc hội và Chính phủ nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo. Năm 1998 lần đầu tiên Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN (Chương trình 133). Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung Chương trình 135 - Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm ổn định và cải thiện đời sống, cơ sở vật
  • 22. 15 chất, hạ tầng... đại bộ phận nhân dân, xoá đói, giảm nghèo. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về XĐGN. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định, chính sách quan trọng về công tác XĐGN đã được ban hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và sự vươn lên của chính người nghèo..., tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả tích cực của công cuộc XĐGN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, an sinh xã hội cho người dân vùng đặc biệt khó khăn. Do vậy, quan điểm nhất quán là cần phải huy động vai trò của cả hệ thống chính trị và xã hội trong thực hiện chính sách này. GNBV là yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững. Bước sang thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, lại chịu hậu quả lớn của chiến tranh và thiên tai, dịch bệnh, kèm theo tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nên sự phân hoá thu nhập, đời sống giữa các vùng ngày càng tăng nhanh. Trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, bộ phận dân nghèo kể cả những gia đình có công với cách mạng, chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo và trợ giúp người nghèo đã trở thành nhu cầu bức thiết, và là một trong những biểu hiện bản chất xã hội chủ nghĩa. * Thực hiện chính sách giảm nghèo phải hướng đến GNBV: GNBV được hiểu là kết quả những nỗ lực của Nhà nước cộng đồng và người dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những rủi ro thông thường. Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm
  • 23. 16 để xoá đói, GNBV; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo [8, tr.224]. Để cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020, đặc biệt là Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng GNBV thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 đã xác định: GNBV là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư [7, tr.2]. Trên thực tế, mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ nhưng công tác giảm nghèo, đặc biệt là XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bền vững. Để GNBV cần đảm bảo những yếu tố sau: Thứ nhất là “Năng lực", bao gồm năng lực của người dân, năng lực cộng đồng và năng lực của chính quyền. Trong thực tế, có những quốc gia, địa phương có được kết quả giảm nghèo ấn tượng (giảm nghèo nhanh) nhưng do chỉ dựa vào nguồn trợ giúp nên khi nguồn trợ giúp không còn thì người dân trở lại với nghèo đói. Ngược lại, khi năng lực của người dân, năng lực cộng đồng, năng lực chính quyền tốt thì người dân có thể chủ động vươn lên thoát nghèo bằng chính nỗ lực của họ cùng với năng lực hỗ trợ của chính quyền, đồng thời trong một cộng đồng tốt thì hiệu quả của những đối phó rủi ro cũng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc GNBV. Thứ hai là “Cơ hội phát triển”. Nếu thiếu cơ hội để phát triển thì không sử dụng được năng lực để giảm nghèo. Cơ hội phát triển luôn là vô tận và ngày càng phong phú, tuy nhiên người nghèo không dễ để có thể tiếp cận và khai thác các cơ hội bởi những bất lợi so với những nhóm giàu hay khá giả hơn. Trên thực tế, nhiều cơ hội còn xa với người nghèo do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận. Do đó, cần tăng tính mở của các cơ hội cho người nghèo thông qua độ mở các kênh tiếp cận.
  • 24. 17 Thứ ba là “An toàn”. Nếu như cùng với sự nỗ lực để giảm nghèo là những biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thì khi đó tính bền vững sẽ cao. Tính an toàn gắn với khả năng chống chịu rủi ro. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của GNBV. Thước đo đánh giá GNBV về góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro. Thứ tư là “Dịch vụ công” (dịch vụ xã hội cơ bản) bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ của cơ quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân đến dịch vụ công. Nếu dịch vụ công tốt sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi ích thiết thực qua đó sẽ là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững. Dịch vụ công được đánh giá thông qua các tiêu chí như: tính minh bạch, rõ ràng, tính linh hoạt, số lượng dịch vụ cung ứng, chất lượng dịch vụ, tính hiệu quả và tính kịp thời của dịch vụ... Đây là bốn yếu tố quan trọng để thông qua đó đánh giá được giảm nghèo có bền vững hay không. Trong thực hiện chính sách giảm nghèo cần quán triệt quan điểm này để kết quả giảm nghèo đạt được kết quả bền vững. * Thực hiện chính sách GNBV phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay: XĐGN là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Để thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN, Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình nhằm giảm nghèo nhanh và bền vừng như: Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134), Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia về GNBV...
  • 25. 18 Trong những năm qua, kết quả XĐGN trong cả nước đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. 1.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 1.2.1. Nội dung của chính sách GNBV Thực hiện chính sách giảm nghèo ở nước ta tập trung chủ yếu vào các nội dung: nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo thoát nghèo và vươn lên làm giàu bằng những chính sách ưu đãi trên nhiều mặt; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo; xây dựng nền giáo dục công bằng, chất lượng hơn cho mọi người; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo; bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống ổn định cho người nghèo; tạo điều kiện về hạ tầng xã hội và năng lực sản xuất để các vùng phát triển, giảm chênh lệch giữa các vùng về mặt xã hội; phát triển mạng lưới an sinh xã hội, trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo. Chính sách công được Nhà nước đưa ra không có mục đích nào khác ngoài phục vụ nhân dân, phục vụ con người, đảm bảo con người được tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện...Chính sách giảm nghèo cũng không nằm ngoài mục đích đó, nó luôn luôn coi trọng nhân tố con người, phát huy nhân tố con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gắn XĐGN với phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Chính vì vậy chính sách giảm nghèo phải gắn với từng giai đoạn cụ thể, có tính đồng bộ, tính hệ thống mới đạt được những mục tiêu đề ra. Trên cơ sở định hướng của Đảng về giảm nghèo bền vững, Chính phủ ban hành các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên phạm vi cả nước. Đó là: Thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo Chính sách tín dụng cho hộ nghèo được chú trọng thực hiện trong giai đoạn 2001 đến 2010 và giai đoạn 2011 đến nay vẫn còn hiệu lực, được sử dụng để thực hiện chủ trương giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách tín dụng dành
  • 26. 19 cho hộ nghèo là chương trình được triển khai rộng rãi, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, là một trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích cùng thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Chính sách này được thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Tiếp đó ngày 29/10/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 67/2010/QĐ-TTg để bổ sung thêm đối tượng là các hộ nghèo, có khó khăn về nhà ở. Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo với mục đích nhằm hỗ trợ miễn phí 100% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo để người nghèo được khám, chữa bệnh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người nghèo. Chính sách này được thực hiện theo Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật bảo hiểm Y tế; Thông tư số 09/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế. Thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm 2014-2015, có hiệu lực thực hiện từ 01/9/2013. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt
  • 27. 20 Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt được thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Thực hiện chính sách hỗ trợ về trợ giúp pháp lý đối với người nghèo Trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác, giúp họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp nâng cao hiểu biết pháp luật, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách giảm nghèo có thể gặp phải một số khó khăn, thách thức do: Khả năng những người thực hiện không nắm bắt đúng mục đích, lợi ích của nhân dân hoặc họ có thể vì lợi ích riêng mà vượt quyền, lạm quyền làm tổn hại đến mục tiêu chung. Do vậy, nếu không có sự kiểm soát quyền lực tốt đối với hệ thống các cơ quan nhà nước - một trong những chủ thể thực hiện chính sách giảm nghèo, thì quá trình này sẽ dễ đưa tới tình trạng quyền lực bị phân tán, quan liêu, tham nhũng... dẫn đến việc thực hiện chính sách kém hiệu quả. Do không đủ nguồn lực cơ bản về vốn, người lao động, khoa học công nghệ và tài nguyên thiên nhiên nên việc thực hiện chính sách sẽ kém hiệu quả gây tổn thất cho xã hội. Một yếu tố không thể thiếu trong khâu thực hiện chính sách giảm nghèo là cần phải có một cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giảm nghèo. Cơ quan chuyên môn này được phân cấp, phân quyền trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện chính sách, đảm bảo cho chính sách được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao nhất. Muốn chính sách giảm nghèo được thực hiện một cách hiệu quả nhất cần phải có sự đồng thuận của người dân tại nơi thực hiện chính sách, đặc biệt là những người nghèo tại vùng, địa phương đó. Do đó, những người thực hiện chính sách
  • 28. 21 phải có những hiểu biết cần thiết về phong tục, tập quán, lối sống của người dân, đồng thời có những cách làm sáng tạo và tạo được niềm tin của người dân tại địa phương. 1.2.2. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững * Thực hiện chính sách: Về mặt bản chất, chính sách là kết tinh ý chí của chủ thể về phương thức tác động đến các đối tượng nên cũng được coi như một dạng thức vật chất đặc biệt, vì vậy chính sách cũng cần phải có những chức năng nhất định để tồn tại. Với cách tiếp cận này có thể đưa ra khái niệm về tổ chức thực hiện chính sách công như sau: “Tổ chức thực hiện chính sách đưa ra là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách hiệu quả” [9, tr.126-127]. Tổ chức thực hiện chính sách là giai đoạn có ý nghĩa quyết định sự thành bại của một chính sách. Các bước tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện: Tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, lên chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách công được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách gồm những nội dung cơ bản sau: Kế hoạch tổ chức điều hành, cung cấp các nguồn vật lực, tiến độ thời gian triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, thực thi chính sách, điều chỉnh kế hoạch thực thi chính sách do lãnh đạo có thẩm quyền các cấp thông qua. Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực thi chính sách; về trách nhiệm, nhiệm vụ, và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong thực thi chính sách… Dự kiến kế hoạch thực thi ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi chính sách mang giá trị pháp
  • 29. 22 lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định. (2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách: Đây là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt (truyền thông, báo chí, Internet, tuyên truyền miệng…) giúp cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách, để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao. (3) Phân công phối hợp thực hiện chính sách: Chính sách giảm nghèo được thực hiện trên phạm vi không gian rộng lớn, vì thế số lượng các đối tượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Vì vậy, để tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững có hiệu quả, cần có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.Tránh nhiêu khê, phiền hà dễ dẫn đến chính sách đúng, hợp lý nhưng tổ chức thực hiện kém hiệu quả, thực hiện sai. (4) Duy trì chính sách: Là hoạt động bảo đảm cho chính sách giảm nghèo bền vững của Chính phủ tồn tại và phát huy được tác dụng trong môi trường thực tế; cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức, nguồn lực và công cụ quản lý đủ mạnh để thực hiện và duy trì chính sách một cách ổn định lâu dài, tránh trường hợp “đánh
  • 30. 23 trống bỏ dùi”, “đầu voi, đuôi chuột”. Nếu gặp phải khó khăn do môi trường biến động các cơ quan Nhà nước cần sử dụng các công cụ quản lý tác động tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách. (5) Điều chỉnh chính sách: Điều chỉnh để cho chính sách giảm nghèo bền vững phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn của các địa phương. Cơ quan nào ban hành chính sách, thì cơ quan đó có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách theo thẩm quyền. Có thể điều chỉnh biện pháp, cơ chế thực hiện, hoặc bổ sung hoàn thiện mục tiêu chính sách theo yêu cầu thực tế; nhưng không được làm thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục tiêu coi như chính sách thất bại. Quá trình này cần kiến thức và kỹ năng để thực hiện và từng bước điều chỉnh chính sách cho phù hợp. (6) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chính sách, các cơ quan có thẩm quyền các cấp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, giúp kịp thời bổ sung và hoàn thiện chính sách. (7) Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: công việc này được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách [9, tr.131- 137]. * Thực hiện chính sách GNBV: Thực hiện chính sách GNBV là toàn bộ quá trình đưa chính sách công vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo đang diễn ra với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Thực hiện chính sách GNBV là khâu quan trọng trong chu trình chính sách công nói chung, chính sách giảm nghèo nói riêng. Thực hiện chính sách giảm nghèo là quá trình thực hiện những quyết định, quy định của Nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án, cùng với nguồn lực vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đến các đối tượng cụ thể như: Người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo - là quá trình biến chính sách XĐGN thành những kết quả trên thực tế thông qua hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước.
  • 31. 24 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững * Chất lượng văn bản chính sách giảm nghèo: Xây dựng và ban hành chính sách là khâu thứ hai trong chu trình chính sách công. Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của chính sách công nói chung cũng như chính sách xóa đói giám nghèo nói riêng. Nếu làm tốt công tác hoạch định chính sách xóa đói giám nghèo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bị hoạch định chủ quan, bất hợp lý và không đầy đủ thì dù công tác tổ chức thực hiện có tốt đến mấy cũng sẽ gây cản trở, thậm chí có thể dẫn đến thất bại trong thực tế thực hiện chính sách. Để có được hệ thống văn bản có chất lượng đòi hỏi những người tham gia xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ nhất định và sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên ngành, do vậy đó phải là các chuyên gia, các nhà tư vấn... * Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo: Chính sách phụ thuộc vào bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ chế để thực hiện. Bộ máy càng gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cơ chế làm việc càng minh bạch, không chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận chặt chẽ thì việc triển khai chính sách bao giờ cũng thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông thường, bộ phận chủ yếu và trực tiếp thực hiện chính sách là các cơ quan trong bộ máy hành pháp. Nếu bộ máy hành pháp quan liêu, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và các cán bộ công chức thiếu năng lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó khăn đến việc thực hiện chính sách và làm cho nó không phát huy được tác dụng trên thực tế, chệch hướng mục tiêu thậm chí đi ngược lại với mục tiêu của chính sách. Một chính sách hợp lý nhưng nếu bộ máy và cán bộ tổ chức thực hiện kém năng lực và đạo đức thì cũng không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả. Việc hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn, cho người
  • 32. 25 nghèo là rất cần thiết, cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) thực thi nhiệm vụ. * Sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách giảm nghèo: Chính sách XĐGN do Nhà nước khởi xướng, điều hành, tài trợ, khuyến khích, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung... nhưng sự tham gia của bản thân người nghèo lại tạo lên động lực thực hiện chính sách. Một chính sách có thể thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, đồng tình của người dân. Nếu chính sách đó không đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng dân cư và cho người nghèo hoặc nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ của nhà cầm quyền và lợi ích của chính sách đó đem lại thì họ sẽ không ủng hộ, dẫn đến chính sách đó thực hiện kém hiệu quả hoặc có thể không được thực hiện trên thực tế. Yếu tố có tính quyết định nhất là chính sách đó tác động như thế nào đến lợi ích của nhân dân, sự tương quan giữa những người được hưởng lợi và những người không được hưởng thụ do việc thực hiện chính sách này. Nếu chính sách XĐGN đáp ứng được yêu cầu cụ thể của từng vùng, từng địa phương sẽ được người dân ở đấy đón nhận, tham gia nhiệt tình vào công cuộc XĐGN, như vậy chính sách sẽ được ủng hộ, duy trì và phát triển. Còn ngược lại, nếu chính sách không đem lại lợi ích cho người dân, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của nhân dân nó có thể khiến lòng tin của nhân dân vào chính quyền thuyên giảm, cao hơn có thể dẫn đến nảy sinh những điểm nóng xã hội. Người nghèo có nhiều phương thức và nhiều tư cách khi tham gia chính sách XĐGN. Trước hết, họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng chính sách; họ còn tham gia với tư cách cung cấp thông tin xác định mức đói nghèo, đối tượng đói nghèo, thông tin về kết quả chính sách, thông tin về tác động của công cụ chính sách... Những thông tin do người nghèo đem lại có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách XĐGN, bởi đây là các thông tin gốc, phản ánh trung thực tình hình thực tế. Để khuyến khích người nghèo cung cấp thông tin, việc cung cấp cho họ các phương tiện cần thiết như điểm nhận thông tin, biểu mẫu cung cấp thông tin, phương tiện liên lạc, thông báo về mức độ hữu ích của thông tin cung
  • 33. 26 cấp, các hình thức khuyến khích hợp lý khác là rất quan trọng, cần nhận thức rằng khi thông tin hữu ích được cung cấp, người nghèo sẽ có cảm nhận XĐGN là công việc của chính họ và họ có thể làm được nhiều điều hữu ích. Người nghèo cũng có thể tự tổ chức thành các nhóm, tập thể hỗ trợ nhau thoát nghèo, trong đó người thành công chuyển giao kinh nghiệm cho người chưa thành công. Các tổ chức được hình thành từ thấp đến cao, từ nhân rộng các mô hình điển hình, từ các câu lạc bộ nhỏ trong xóm, thôn đến hình thức cao hơn là hiệp hội ngành nghề đa dạng theo hình thức tương trợ lẫn nhau. Nếu người nghèo có ý thức và đủ năng lực tổ chức ra các mô hình hoạt động như vậy thì sự tương tác giữa Nhà nước và người nghèo trong từng lĩnh vực cùng nhau hoạt động để XĐGN dễ dàng và có hiệu quả hơn. Xét cho cùng, nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của chính sách công, đặc biệt người dân nghèo trong xã hội được thụ hưởng những lợi ích do thực hiện chính sách XĐGN đem lại, nên vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc XĐGN và làm giàu nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và cho xã hội là một quá trình đầy khó khăn mà các cấp chính quyền cần cố gắng nhiều hơn bằng những hành động thiết thực. Nói cách khác, chính bản thân những người dân nghèo cũng phải suy nghĩ làm thế nào câu được “con cá” khi chính quyền đã trao cho họ cái “cần câu”. * Nguồn lực cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo: Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ phải có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai. Hay nói cách khác, yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện chính sách và kết quả của nó. Nguồn lực để thực hiện một chính sách ở đây chính là nguồn lực lao động, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Trong đó: + Nguồn lực lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp luật quy định. Đây là yếu tố cơ bản "đầu vào" của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển các nguồn lực
  • 34. 27 khác của quá trình thực hiện một chính sách. Đây cũng là nhân tố tạo cầu của nền kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể do con người tạo ra. + Nguồn lực vốn: không chỉ bảo đảm cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất, mà còn có khả năng cân đối, khả năng lưu thông, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó, có ý nghĩa quan trọng đối với triển khai thực hiện một chính sách. Tăng vốn, mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội - đặc biệt là các vấn đề của một chính sách đề ra. + Nguồn lực khoa học và công nghệ: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động của nó đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Khoa học và công nghệ phát triển làm thay đổi lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô sản xuất, ngành nghề, sản phẩm; mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền. Góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người; bảo vệ môi trường sinh thái. + Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành, tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Đây cũng là yếu tố cơ bản, nền tảng để thực hiện chính sách nói chung và chính sách XĐGN nói riêng. Như vậy, nguồn lực chính là yếu tố đầu vào cần thiết của một chính sách, nếu không có hoặc không đủ các nguồn lực thực hiện thì một chính sách dù được hoạch định tốt đến mấy cũng không thể đi vào thực tiễn cuộc sống, không thể mang lại những hiệu quả tốt. Có thể nhận thấy người nghèo thường ít học, cho nên nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng thấp vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vươn lên thoát nghèo cũng là một vấn đề đang được quan tâm. Phải chú ý xem công nghệ đấy có phù hợp hay không. Đặc biệt, chú trọng nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phù hợp trong quá trình thực hiện chính sách nhằm đạt hiệu quả.
  • 35. 28 Tiểu kết chương 1 Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này được hình thành ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển. Trong chương 1, luận văn đã trình bày các khái niệm về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, tiêu chí xác định chuẩn nghèo, thực hiện chính sách, chính sách giảm nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững; quan điểm của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững; đồng thời đưa ra cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững, nội dung của thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Với những vấn đề mang tính chất lý luận đó sẽ là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng nghèo, thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình mục tiêu Quốc gia GNBV trong giai đoạn hiện nay.
  • 36. 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Thực trạng nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 2.1.1. Thực trạng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện khá thành công các chính sách giảm nghèo, khiến số lượng hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua từng năm. Nếu như năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 12,10% số hộ của tỉnh thì đến năm 2018 giảm xuống còn 7,74% (giảm 4,36%); tỷ lệ số hộ cận nghèo giảm từ 9,15% xuống còn 3,6% (tương ứng giảm 5,55%). Bảng 2.1: Kết quả giảm nghèo tại tỉnh Quảng Nam 2014-2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số hộ nghèo 47.943 (12,10%) 38.943 (9,6%) 45.330 (11,13%) 38.112 (9,28%) 32.022 (7,74%) Số hộ cận nghèo 36.258 (9,15%) 28.358 (7,25%) 24.808 (6,09%) 18.590 (4,53%) 14.916 (3,6%) Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác giảm nghèo của UBND tỉnh Quảng Nam qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018. Bảng 2.2: Kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên 2014-2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số hộ nghèo 2.670 (7,93%) 2.826 (8,37%) 2.386 (6,85%) 1.888(5,41%) 1.422(4,26%) Số hộ cận nghèo 2.788 (8,28%) 1.905 (5,64%) 1.754 (5,04%) 1.166 (3,34%) 792 (2,37%) Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
  • 37. 30 Những khó khăn mà huyện Duy Xuyên phải đối mặt, trong việc giảm nghèo, giảm nghèo bền vững là việc huy động các nguồn lực xã hội còn hạn chế; việc lồng ghép các chương trình phát triển KTXH và giảm nghèo còn lúng túng, chưa mang lại hiệu quả. Ngoài ra, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng, y tế giáo dục còn nhiều bất cập. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân thực hiện chưa hiệu quả, nên một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng về việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, để phát huy tính chủ động và ý chí thoát nghèo. Với sự nỗ lực, tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, huyện Duy Xuyên đã đạt được nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo bền vững: Năm 2014 toàn huyện có 2.670 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 7,93%) và số hộ cận nghèo là 2.788 (tương ứng với 8,28%), đến năm 2018, số hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm xuống còn 1.422 hộ (chiếm tỷ lệ 4,26%), tức là giảm 1.248 hộ (tương ứng với 3,67%) và số hộ cận nghèo giảm còn 792 hộ, chiếm tỷ lệ 2,37% ( giảm 1.996 hộ, tương ứng với tỷ lệ 5,91%) những kết quả này theo chiều hướng tích cực, giúp huyện Duy Xuyên giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong những năm đến. Bảng 2.3: Biểu tổng hợp hộ nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018. STT Đơn vị Tổng số hộ dân Tổng số hộ nghèo Tổng số khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 TT Nam Phước Phước 6.118 121 251 1,98 2 Xã Duy Thu 1.451 57 100 3,93 3 Xã Duy Phú 1.293 82 160 6,34 4 Xã Duy Tân 1.680 60 167 3,57 5 Xã Duy Hòa 2.469 69 110 2,79 6 Xã Duy Châu 1.956 53 104 2,71 7 Xã Duy Trinh 2.126 89 132 4,19 8 Xã Duy Sơn 2.859 102 178 3,57
  • 38. 31 STT Đơn vị Tổng số hộ dân Tổng số hộ nghèo Tổng số khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 9 Xã Duy Trung 2.177 76 164 3,49 10 Xã Duy Phước 3.559 158 221 4,44 11 Xã Duy Thành 1.994 76 136 3,81 12 Xã Duy Vinh 2.729 167 285 6,12 13 Xã Duy Nghĩa 2.722 176 253 6,47 14 Xã Duy Hải 2.361 136 237 5,76 Tổng 33.368 1.422 2.498 4,26 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác giảm nghèo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Duy Xuyên năm 2018. Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo thấp tập trung ở các xã có điều kiện kinh tế thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện; tỷ lệ hộ nghèo cao tập trung ở các xã điều kiện kinh tế khó khăn, các xã bãi ngang ven biển. Xu hướng thời gian tới huyện Duy Xuyên áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp hữa hiệu nên tỷ lệ hộ nghèo này sẽ giảm. Bảng 2.4: Biểu tổng hợp hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018. STT Đơn vị Tổng số hộ dân Tổng số hộ cận nghèo Tổng số khẩu cận nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 1 TT Nam Phước Phước 6.118 64 192 1,05 2 Xã Duy Thu 1.451 33 85 2,27 3 Xã Duy Phú 1.293 83 279 6,42 4 Xã Duy Tân 1.680 64 270 3,81 5 Xã Duy Hòa 2.469 45 115 1,82 6 Xã Duy Châu 1.956 36 80 1,84 7 Xã Duy Trinh 2.126 34 62 1,60 8 Xã Duy Sơn 2.859 62 142 2,17 9 Xã Duy Trung 2.177 56 115 2,57
  • 39. 32 STT Đơn vị Tổng số hộ dân Tổng số hộ cận nghèo Tổng số khẩu cận nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 10 Xã Duy Phước 3.559 107 262 3,01 11 Xã Duy Thành 1.994 35 97 1,76 12 Xã Duy Vinh 2.729 54 138 1,98 13 Xã Duy Nghĩa 2.722 74 245 2,72 14 Xã Duy Hải 2.361 45 146 1,91 Tổng 33.368 792 2.228 2,37 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác giảm nghèo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Duy Xuyên năm 2018. Từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Duy Xuyên giảm đáng kể qua từng năm nhưng so với mục tiêu phấn đấu của huyện nhưng so với một số địa phương lân cận thì vẫn còn cao, có nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả chủ quan và khách quan. Cụ thể: - Về nguyên nhân khách quan: + Đa số nhân dân trong huyện Duy Xuyên sống bằng nghề nông. Khu vực này, thường xuyên bị thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, giá cả không ổn định làm ảnh hưởng đến thu nhập của nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là ngành dệt gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ phải thu hẹp sản xuất hoặc giải thể làm cho người lao động mất việc làm. + Một bộ phận nhân dân trong huyện thuộc diện giải tỏa, đền bù vào các khu tái định cư để nhường đất xây dựng các công trình công cộng đang gặp nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, đặc biệt là các lao động lớn tuổi có trình độ thấp không chuyển đổi được nghề nghiệp và tìm việc làm. - Về nguyên nhân chủ quan: + Một bộ phận hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ
  • 40. 33 trợ của nhà nước, chưa tự phấn đấu, vượt khó vươn lên làm ăn, phát triển kinh tế để thoát nghèo. + Đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở xã, thị trấn kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, trong khi đó khối lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều gây nên tình trạng quá tải, đôi lúc chậm tiến độ thực hiện các chính sách. + Nhiều địa phương chưa xây dựng chương trình hoặc kế hoạch giảm nghèo- việc làm; thiếu phân công trách nhiệm rõ ràng cho các ngành ở địa phương trong triển khai thực hiện chương trình; thiếu chỉ đạo trong công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo cho người dân và cán bộ cơ sở. - Nguyên nhân trực tiếp từ các hộ gia đình trên kết quả phân tích từ các hộ nghèo: + Thiếu vốn sản xuất: 93 hộ + Thiếu đất sản xuất: 76 hộ + Thiếu phương tiện sản xuất: 67 hộ + Thiếu lao động: 42 hộ + Đông người ăn theo: 35 hộ + Có lao động nhưng không có việc làm: 79 hộ + Không biết làm ăn, không có tay nghề: 47 hộ + Thiếu kiến thức, thiếu thông tin về chính sách: 28 hộ + Già cả neo đơn, bệnh tật, hộ đơn thân nuôi con còn nhỏ, nguyên nhân khác: 955 hộ (bảo trợ xã hội). Từ phân tích cụ thể trên cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghèo ở huyện Duy Xuyên như: thiếu đất sản xuất, thiếu vốn để phát triển sản xuất, thiếu lao động, có lao động nhưng không có đủ việc làm và không được đào tạo nghề phù hợp, già cả, ốm đau, tai nạn, bảo trợ xã hội… Vì vậy, để thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững trong những năm tới, việc đề ra và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành từ huyện đến các xã, thị trấn là vấn đề cần được tập trung chú trọng.
  • 41. 34 2.1.2. Các Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 2.1.2.1. Về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Duy Xuyên. Duy Xuyên là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Cách Tỉnh lỵ 42km về phía Bắc. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Đông: Giáp biển Đông; Phía Tây: Giáp huyện Nông Sơn và huyện Đại Lộc; Phía Nam: Giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình; Phía Bắc: Giáp huyện Điện Bàn, Đại Lộc và thành phố Hội An. Có tọa độ địa lý: Từ 150 42,55,, đến 150 51,42,, vĩ độ Bắc. Từ 1080 02,26,, đến 1080 24,25,, kinh độ Đông Huyện Duy Xuyên có vị trí tiếp giáp với thành phố Hội An, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi như Quốc lộ 1A, đường DT610, đường bộ ven biển 129, sông Thu Bồn. Hiện nay, cơ sở hạ tầng vùng Đông đang dần dần được đầu tư xây dựng mạnh mẽ, nhờ hoàn thành tuyến giao thông Cầu Cửa Đại ( điểm nối Duy Xuyên- Hội An) đã làm cho tình hình phát triển về dịch vụ du lịch của khu vực vùng Đông Duy Xuyên được cải thiện rõ rệt, cùng với việc nằm ở một vị trí thuận lợi cách thành phố Đà Nẵng khoảng 35km về phía Bắc, nằm gần các Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc, kinh tế mở Chu Lai, đây sẽ là những điểm mạnh để Duy Xuyên phát triển trong tương lai…là địa phương có di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Duy Xuyên năm 2018 là 30.874,71ha, gồm có 01 thị trấn và 13 xã. Duy Xuyên có địa hình trải dài từ Tây sang Đông, phía Tây là đồi núi, phía Đông là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, địa hình thấp dần từ Tây, Tây Nam sang Đông, Đông Bắc. Huyện Duy Xuyên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi. Tuy nhiên, do khí hậu phân hóa theo mùa nên gây hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Nền kinh tế ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2018 theo giá hiện hành là 8.160 tỷ đồng. Trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp- TTCN đạt 3.125 tỷ đồng (chiếm 38,27%), giá trị trên lĩnh vực thương mại-
  • 42. 35 dịch vụ đạt 3.629 tỷ đồng (chiếm 44,47%), giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.406 tỷ đồng (chiếm 17,23%). Dân số trung bình toàn huyện năm 2018 là 126.832 người, 33.368 hộ phân bố không đều, tập trung nhiều ở thị trấn Nam Phước, Duy Sơn, Duy Phước, Duy Vinh và dọc theo đường DT610. Năm 2018 ước tính toàn huyện có khoảng 70.012 người đang lao động và làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó lao động nông- lâm nghiệp- thủy sản 18.520 người, chiếm 26,45%; lao động công nghiệp và xây dựng 33.077 người, chiếm 47,24%; lao động dịch vụ 20.415 người, chiếm 29,15% tổng số lao động (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2018). 2.1.2.2. Thuận lợi và khó khăn của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. - Những thuận lợi Huyện Duy Xuyên có tiềm năng phát triển đa dạng, có các thế mạnh về phát triển kinh tế, có nhiều dự án trọng điểm, cụm công nghiệp được đầu tư trên địa bàn huyện. Du lịch đang là lợi thế phát triển mạnh của huyện Duy Xuyên. Huyện đã ban hành đề án phát triển du lịch Duy Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Năm 2018 lượng khách du lịch đến Duy Xuyên gần 397.483 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt 65 tỷ đồng (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2018). Duy Xuyên nổi tiếng với di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, có căn cứ cách mạng Hòn Tàu, nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Duy Xuyên có nhiều di sản lịch sử - văn hóa và được quốc tế, quốc gia công nhận… trở thành nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch, dịch vụ; là địa bàn có khả năng kết nối với các tuyến du lịch quan trọng của tỉnh và quốc gia cũng như có tiềm năng thu hút du khách và các nhà đầu tư quốc tế. Dự án Nam Hội An được triển khai và đầu tư với nguồn lực lớn giai đoạn một khoảng 4.000 tỷ USD; có đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi đi qua, có đường ven biển 129 nối liền từ Thành phố Tam Kỳ đến Đà Nẵng; cơ sở hạ tầng thuận lợi, đã và đang được tiếp tục đầu tư hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn.
  • 43. 36 Kinh tế của huyện trong những năm qua có những bước phát triển khá mạnh mẽ theo hướng bền vững. Duy Xuyên đã thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng- dịch vụ và nông nghiệp. Về khai thác hải sản, đến nay toàn huyện có 253 chiếc tàu thuyền đánh bắt, trong đó có 73 chiếc trên 90 CV. Sản lượng đánh bắt năm 2018 ước đạt 14.190 tấn, tăng 22% so với năm 2017. Về đầu tư xây dựng cơ bản, trong 3 năm qua tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.181 tỷ đồng, tăng 1,44 lần so với 5 năm 2011- 2015 (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đến năm 2020 tăng 2,5 lần) nhờ đó kết cấu hạ tầng phát triển tích cực, diện mạo nông thôn và đô thị ngày càng thay đổi nhanh chóng. Công tác giải phóng mặt bằng- tái định cư tích cực triển khai thực hiện, đã tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắt, tạo đồng thuận trong nhân dân để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện như khu phố chợ Nam Phước, Quốc lộ 1A, dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi và tích cực phối hợp với tỉnh để triển khai dự án Nam Hội An và các dự án phụ cận. Nhận thức của người dân, đặc biệt là người thuộc diện hộ nghèo có chuyển biến tích cực. Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng, ý thức người dân thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn huyện cũng đã được nâng lên một bước trong việc nhìn nhận lại chính mình để có hành động vươn lên thoát nghèo. Năng lực, kinh nghiệm làm ăn, trình độ học vấn, tay nghề của người thuộc diện hộ nghèo đã được nâng lên một bước; phần lớn các người dân trong các vùng dự án từ nông nghiệp chuyển sang dịch vụ và tham gia làm công nhân tại các công ty, xí nghiệp. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có sự tiến bộ rõ nét. Bên cạnh đó, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt là Nghị quyết 119/2014/ NQ- HĐND, ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014- 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết 13/2017/ NQ- HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam về Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh
  • 44. 37 Quảng Nam, giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 2511/QĐ- UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017- 2021 và hàng loạt chính sách đặc thù sẽ góp phần tạo thêm nguồn lực, thay đổi nhận thức và hành động của người nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên. Đây là những thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên trong thời gian tới. - Những khó khăn Duy Xuyên là huyện có địa hình thấp nên thường xuyên xảy ra lũ lụt, điều kiện thời tiết không thuận lợi, tình hình thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Cơ sở hạ tầng của huyện tuy được quan tâm tăng cường đầu tư cải thiện nhưng vẫn chưa phát triển đồng bộ, nhiều hạ tầng được đầu tư nhưng đã xuống cấp. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận nhân dân, từ đó đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. Tình hình dự án Nam Hội An được triển khai đa phần người dân được đền bù với mức tiền khá lớn, có điều kiện thoát nghèo, tuy nhiên nghề nghiệp một bộ phận nhân dân chưa có việc làm ổn định, chỉ bám vào đồng tiền đền bù, dễ dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao. Trong khi đó, còn một bộ phận người nghèo không có đủ điều kiện cần thiết để thoát nghèo. Các cơ chế chính sách vận hành công cuộc giảm nghèo còn những bất cập. Hiện nay, có nhiều chính sách giảm nghèo nhưng còn mang tính dàn trải, đầu tư nhỏ giọt, nguồn lực bị phân tán; trong khi đó việc thực hiện quá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo trong thời gian qua còn dẫn đến tư tưởng trông chờ ỷ lại của người nghèo vào sự hỗ trợ của nhà nước nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng ngnhanh và sâu rộng, khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ, điều đó đòi hỏi người dân phải tiếp cận nhanh với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ 4.0, thay đổi tư duy trong sản xuất, đó là những thách thức lớn đối với người dân trên địa bàn huyện