SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 74
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM NGUYỄN VIẾT CƯỜNG
NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM NGUYỄN VIẾT CƯỜNG
NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên nghành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH THẾ HƯNG
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Nguyễn Viết Cường
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP
LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI...................................... 6
1.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội.................. 6
1.2. Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và một số nguyên tắc
khác trong tố tụng hình sự...............................................................................17
1.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia
trên thế giới .....................................................................................................21
CHƯƠNG 2. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ
TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG ...... 26
2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về các
quyền của người bị buộc tội............................................................................26
2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh
và chứng cứ trong tố tụng hình sự...................................................................27
2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định các biện pháp cưỡng chế tố
tụng hình sự.....................................................................................................30
2.4. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự ......34
2.5. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội ........................................42
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI .............................. 54
3.1. Một số yêu cầu bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội ..............54
3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong
thực tiễn...........................................................................................................56
3.3. Một số giải pháp khác ..............................................................................63
KẾT LUẬN................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT : Cơ quan điều tra
HĐXX : Hội đồng xét xử
SĐVT : Suy đoán vô tội
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TTHS : Tố tụng hình sự
THTT : Tiến hành tố tụng
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang Cải cách tư pháp trong bối cảnh xây xựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân - một Nhà nước mà ở đó quyền
con người trong đó có quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự được tôn
trọng và bảo vệ. Một trong những yêu cầu của nhà nước pháp quyền là phải xây
dựng cho được hệ thống pháp luật thống nhất, chặt chẽ và đồng bộ. Pháp luật tố
tụng hình sự với tư cách là cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội
phạm nhằm phát hiện xử lý tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người cũng
cần đáp ứng yêu cầu đó.
Pháp luật tố tụng hình sự đáp ứng các đòi hỏi của nhà nước pháp quyền,
trước hết thể hiện ở chỗ hệ thống nguyên tắc của nó với tư cách là những quan điểm
chỉ đạo làm nền tảng và xuyên suốt các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, hoạt
động tố tụng hình sự cần được thể hiện đầy đủ, toàn diện và đồng bộ. Là các nguyên
tắc cơ bản, cốt lõi và quan trọng của tố tụng hình sự. Trong hệ thống các nguyên tắc
của tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội đóng vai trò hết sức quan trọng và
có thể nói đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và là trụ cột chính kiến tạo nên
hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Việc nghiên cứu nguyên tắc này trên cả
ba phương diện: lý luận, lập pháp và thực tiễn có vai trò rất lớn trong việc hoàn
thiện pháp luật tố tụng hình sự cũng như hoạt động áp dụng nó nhằm đạt được mục
đích của tố tụng hình sự. Pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới đã
mặc nhiên thừa nhận nguyên tắc SĐVT và coi nó là một trong những nguyên tắc
của tố tụng hình sự của quốc gia mình. Không loại trừ nước ta, Nguyên tắc suy đoán
vô tội được pháp luật Việt Nam ghi nhận một cách đầy đủ trong Bộ luật TTHS Việt
nam 2015 với tư cách là một nguyên tắc cơ bản.
Với tầm quan trong như vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quan tâm
nghiên cứu trong khoa học pháp luật trong và ngoài nước từ lâu. Tuy nhiên, để
nguyên tắc này được thể hiện đầy đủ, toàn diện và đồng bộ trong pháp luật TTHS
2
và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế cần tiếp tục có những nghiên cứu
về mặt lý luận nhằm nhận thức đúng đắn, đầy đủ nội dung của nguyên tắc này trong
hệ thống thống các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam, đánh giá sự thể hiện
nguyên tắc này trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng nó,
đặc biệt là thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội kể từ khi nó được chính
thức ghi nhận đày đủ là một nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam trong Bộ luật
TTHS 2015. Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy vẫn còn tình trạng không nhận thức
đúng đắn, đày đủ nguyên tắc suy đoán vô tội dẫn đến vi phạm nguyên tắc suy đoán
vô tội của các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến tình trạng chẳng những bỏ lọt tội
phạm mà còn làm oan người vô tội. Thực tiễn đó đòi hỏi có những giải pháp về
pháp luật cũng như tổ chức thực hiện đúng đắn để đảm bảo cho nguyên tắc suy
đoán vô tội được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, góp phần bảo vệ quyền con
người trong TTHS cũng như đảm bảo được mục đích của TTHS Việt nam là: Bảo
đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng
ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp
phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm. Do đó, việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguyên tắc
SĐVT; những điểm mới tích cực, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định liên
quan đến SĐVT trong BLTTHS 2015. Từ đó làm cơ sở đánh giá sự hoàn thiện của
nguyên tắc SĐVT thể hiện trong BLTTHS 2015. Bên cạnh đó, đề xuất, đưa ra một
số giải pháp bảo đảm thực hiện các quy định về SĐVT trong thực tiễn là rất cần
thiết hiện nay.
Nhận thức như vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong
tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, hiện nay các công trình, bài viết của các nhà khoa học về
nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật TTHS vẫn còn hạn chế. Các bài viết này
3
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau nhưng về cơ bản vẫn
cùng một nội dung, mục đích chung là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân, quyền của người bị buộc tội. Bảo đảm các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng thực hiện đúng quy định BLTTHS trong quá trình tố tụng.
Một số bài viết, công trình nỗi bật cụ thể, như: Luận án tiến sĩ “Bảo vệ quyền
con người bằng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự” của Nguyễn Quang Hiền; Bài
viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội” trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2006
của PGS TS Nguyễn Thái Phúc; Bài viết “Các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt
Nam” của GS TSKH Đào Trí Úc; Bài viết “Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô
tội trong chế định về xét xử của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” của Ts Đinh Thế
Hưng; Bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội – nguyên tắc hiến định quan trọng
trong BLTTHS năm 2015” của GS.TSKH Đào Trí Úc, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Tạp chí Kiểm sát số 02 (2017); “Bình luận về nguyên tắc tranh tụng
trong BLTTHS năm 2015 Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi" (2015), Tạp chí Kiểm
sát, số 09, của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc; Bài viết “Bảo đảm quyền con người
trong tố tụng hình sự - Khái quát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật Việt
Nam” Tác giả: PGS. TS. Trần Văn Độ Viện Nhà nước và pháp luật; "Bảo đảm
nguyên tắc "suy đoán vô tội" và tính thống nhất giữa Hiến pháp với Bộ luật hình sự,
Bộ luật tố tụng hình sự" (2013) của Trịnh Tiến Việt…Tác giả Nguyễn Văn Hiện có
bài viết “ Tòa án và việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức” – Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, tháng 8/1999. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội xuất
bản cuốn “Quyền con người” (năm 2011) do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên…vv
Các công trình khoa học, các bài viết của các tác giả trên đã nghiên cứu các
vấn đề về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự nhưng chủ yếu thực hiện
trước khi Bộ luật TTHs 2015 được ban hành. Những công trình trên rất có ý nghĩa để
thực thi được đề tài “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực
4
tiễn, luận văn khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nguyên tắc SĐVT là nguyên
tắc cơ bản trong TTHS Việt Nam. Từ đó, đưa ra kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện
pháp luật TTHS cũng như các giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô
tội trong thực tiễn tố tụng hình sự Việt nam .
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về SĐVT; các biện
pháp bảo đảm quyền SĐVT của người bị buộc tội
Phân tích, đánh giá sự thể hiện của nguyên tắc SĐVT trong TTHS Việt Nam
Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc SĐVT trong quá trình giải
quyết các vụ án hình sự
Đề xuất giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quan điểm lý luận về SĐVT. Pháp luật thực định về
nguyên tắc SĐVT trong giải quyết vụ án hình sự (điều tra, truy tố, xét xử). Các
phương thức, giải pháp bảo đảm quyền nguyên tắc SĐVT trong quá trình tố tụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật thực định về SĐVT; Những tài
liệu, bài viết, công trình đã được nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực SĐVT.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Những quan điểm của Mác-Lênin,
tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước
pháp quyền và Cải cách tư pháp
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ
thống, so sánh, phân tích, tổng hợp,...;Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các Hiến
pháp, BLTTHS, các văn bản pháp luật có liên quan, tham khảo các công trình
5
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan. Trong đó, hai
phương pháp nghiên cứu và phân tích là hai phương pháp chủ đạo của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về nguyên tắc SĐVT,
những yêu cầu đặt ra đối với cơ quan THTT, chủ thể THTT trong hoạt động điều
tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra các giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn, kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật tố tụng trong giai đoạn cải cách tư pháp.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và pháp luật về nguyên tắc suy đoán
vô tội.
Chương 2: Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng
hình sự 2015 và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số yêu cầu và giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy
đoán vô tội trong thực tiễn.
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ
NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI
1.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội
Trong tiếng Anh, thuật ngữ suy đoán vô tội được dịch từ “presumption of
innocence” trong các tài liệu khoa học hay cụm từ “the right to be presumed
innocent” trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Chẳng hạn, Tuyên ngôn
phổ quát về quyền con người 1948 nêu “Everyone charged with a penal offence has
the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 1, Điều 11), và tương
tự, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 nêu “Everyone charged
with a criminal offence shall have the right to be presumed innocent until proved
guilty” (khoản 2 Điều 14).[10]
Nguồn gốc của thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng La tinh
“praesumptino” hay trong tiếng anh “presump” được hiểu là coi vấn đề, hiện tượng
nào đó là đúng đắn cho đến khi chưa có lý do bác bỏ vấn đề, hiện tượng đó. Luật
học không sử dụng “presump” theo nghĩa suy đoán, theo từ điển Longman nêu rõ
trong lĩnh vực luật, “presump” được hiểu là ‘chấp nhận một điều gì đó là đúng cho
đến khi nó được chứng minh là không đúng’. Đây chính là khái niệm giả định, giả
thiết trong tiếng Việt [10]. Như vậy với cách sử dụng thuật ngữ “presump” đã xuất
hiện đến hai ý kiến với ý nghĩa khác nhau, “suy đoán” hoặc “giả định”. Dưới góc
ngữ nghĩa tiếng Việt thì đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Việc “Suy đoán"
đòi hỏi phải có thông tin, dữ kiện, tài liệu, chứng cứ để khiến con người tin vào một
điều gì đó. Còn Giả định được hiểu là “cho một cái gì đó là có thật để làm căn cứ để
tiến hành làm cái gì đó”.
Theo ngôn ngữ đời thường, suy đoán là dựa vào cái này mà đoán ra cái khác.
Trong pháp luật, suy đoán là một trong những kỹ thuật lập pháp, là suy đoán pháp
lý nên phải chịu sự ràng buộc của pháp luật.
7
Cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội có từ thời La-mã cổ đại khi người
ta cho rằng trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo và chỉ áp dụng trong tố
tụng dân sự.[13] Tư tưởng này chỉ trở thành nguyên tắc pháp luật khi khi cách Cách
mạng tư sản Pháp thắng lợi cùng với đó là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã hội:
Cần phải có biện pháp hạn chế, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán xâm phạm thô
bạo quyền con người trong tố tụng hình hình sự từ phía nhà nước. Suy đoán vô tội
được ví như là nguyên tắc “vàng” trong TTHS, một thành tựu vĩ đại của văn minh
nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người và chứng minh trong TTHS đã được
thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về Quyền chính trị,
dân sự năm 1966 của Liên hợp quốc. Luật TTHS của nhiều nhà nước văn minh
cũng đã ghi nhận suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản trong luật TTHS. Nguyên tắc
này có những nội dung sau đây:
- Người bị tình nghi, bị can, bị cáo luôn vô tội cho đến khi có bản án kết tội
có hiệu lực pháp luật của toà án.
- Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội, người bị tình nghi, bị can, bị
cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh sự vô tội của mình.
- Mọi nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ đều phải được giải thích có lợi cho
người bị tình nghi, bị can, bị cáo.
- Bản án không được dựa trên những chứng cứ giả định.
Hoạt động phát hiện, xử lý mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội trong tố tụng hình sự là một dạng của hoạt động nhận
thức. Chính vì vậy những quan điểm triết học về nhận thức nói chung cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến nhận thức trong tố tụng hình sự. Lịch sử triết học đã cho thấy,
xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là nguồn gốc của mọi tồn tại, ý thức quyết
định vật chất…, các nhà triết học duy tâm cho rằng: Không phải thế giới vật chất
mà chính các ý niệm tinh thần mới là đối tượng của nhận thức. Nhận thức là hoạt
động của linh hồn nhằm hồi tưởng lại những ý niệm tuyệt đối nằm ngoài thế giới
vật chất. Con người không nhận thức được bản chất mà chỉ nhận thức được những
đặc tính bề ngoài của của sự vật hiện tượng, sự vật. Chính những quan niệm duy
8
tâm về nhận thức này ảnh hưởng đến hoạt động chứng minh, thu thập chứng cứ và
xử lý tội phạm của luật TTHS trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ hay nhà nước
phong kiến. Luật TTHS trong nhà nước này cho phép quan toà xử theo quan niệm,
ý chí chủ quan của mình. Từ đó, việc kết luận có tội hay không có tội tuỳ thuộc vào
quan tòa với những thủ tục tố tụng phản khoa học, những cách đối xử với người bị
tình nghi phi nhân tính. Ví dụ: Quan niệm hòa đồng giữa công lý và thượng đế cho
rằng nếu người phạm tội chịu được những nhục hình tra tấn như căng nọc, nhúng
nước sôi, phơi nắng, đóng dấu bằng lửa…mà vẫn sống thì quan toà cho đó là ý chí
của Thượng đế chứng nhận người này không phạm tội nên tha bổng. Với kiểu tố
tụng như vậy tất yếu sẽ dẫn đến công lý bị xuyên tạc bởi sự vu cáo và thiên vị.
Khác với quan điểm duy tâm về nhận thức, lý luận nhận thức Mác-xít khẳng
định: Nhận thức là hoạt động của con người thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa con người và thế giới xung quanh. Con người hoàn toàn có thể nhận thức được
thế giới. Nhận thức của con người không chỉ dừng lại ở những hiện tượng bề ngoài
của đối tượng nhận thức mà có thể nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng.
Đồng thời, lý luận nhận thức Mác-xít cũng chỉ rõ: Con người không thể ngay tức
khắc nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Nhận thức là một quá trình từ
thấp lên cao, từ chưa biết đến biết, từ biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ, từ hiện
tượng đến bản chất…. Lê-nin đã tổng kết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lý. Trong quá trình nhận thức, con người luôn phải giải quyết các
mâu thuẫn và mục đích cuối cùng là đạt đến chân lý. Chân lý là tri thức có nội dung
phù hợp với thực tiễn khách quan mà nó phản ánh. Lê-Nin đã khái quát lý luận nhận
thức Mác-xít như sau: Trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả các lĩnh vực
khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng
nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu
biết nảy sinh từ không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không
chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”.
Cũng giống như hoạt động nhận thức khác, nhận thức trong tố tụng hình sự
9
phải được bắt đầu bằng những giả thiết chứ không phải là những định kiến sẵn có.
Khi có sự kiện pháp lý đem đến sự suy đoán về dấu hiệu tội phạm các cơ quan tiến
hành tố tụng phải đặt giả thiết có thể có hoặc không có tội phạm và người phạm tội.
“Có thể” chứ không phải là “chắc chắn” phạm tội hay vô tội. Ngay cả khi một
nhân viên điều tra hay thẩm phán trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội đi chăng
nữa thì vẫn không thể vì thế mà không bắt đầu quá trình chứng minh trong tố tụng
hình sự bằng sự suy đoán. Bởi vì, nhận thức của nhân viên điều tra hoặc thẩm phán
trên là nhận thức của cá nhân anh ta về vụ án chứ không phải nhận thức của cơ quan
tiến hành tố tụng và của người tiến hành tố tụng. Mặt khác, nếu cá nhân điều tra
viên, thẩm phán trực tiếp chứng kiến vụ việc thì địa vị pháp lý của anh ta trong vụ
án phải là người làm chứng chứ không được là người tiến hành tố tụng.
Từ phân tích trên, có thể khẳng định nhận thức trong TTHS trước hết phải
bắt đầu bằng sự suy đoán: Suy đoán có tội và suy đoán vô tội chứ không phải là
những định kiến có sẵn là có tội hay vô tội.
Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân -
một nhà nước mà ở đó, quyền con người được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Điều
đó đòi hỏi hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật TTHS nói riêng cần
phải được hoàn thiện. Trong đó, những tư tưởng pháp lý tiến bộ được quốc tế thừa
nhận như giá trị chung của văn minh nhân loại phải được nghiên cứu và ghi nhận về
mặt lập pháp. Vì thế, việc ghi nhận cụ thể, đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội như là
nguyên tắc cơ bản là đòi hỏi cấp thiết của luật TTHS trong nhà nước pháp quyền.
Với tư cách là nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam, nguyên tắc SĐVT là
các quan điểm làm nền tảng, định hướng và chi phối toàn bộ tố tụng hình sự trong
đó khẳng định một người luôn vô tội cho đến khi họ được chứng minh là có tội
bằng bản có hiệu lực pháp luật của tòa án bằng thủ tục tố tụng công bằng do luật
định.
Suy đoán vô tội được coi là một trong những thành tựu lớn của khoa học
pháp lý thế giới và được một số nước coi là nguyên tắc trong pháp luật tố tụng hình
sự. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau của các nhà luật học về Suy
10
đoán vô tội, song tựu lại có thể thấy 02 nhóm qua điểm:
Một là, nhóm quan điểm không thừa nhận: Nhóm này cho rằng nếu không có
lỗi cá nhận cụ thể trong những sự việc cụ thể thì không thể có điều tra và xét xử.
Việc suy đoán lúc này mang tính chất có tội, vì nếu không có lỗi thì đã không có
việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác, người bị buộc tội bị suy đoán là
có phạm tội và do vậy, luật cần quy định cho họ có nghĩa vụ chứng minh sự không
phạm tội của mình giống như các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần xác định sự thật
khách quan của vụ án đúng như những gì xảy ra trong thực tế là đủ mà không cần
đến nguyên tắc suy đoán vô tội.
Hai là, nhóm quan điểm thừa nhận: Hoạt động tố tụng hính sự khác với các
hoạt động khác của con người, nơi mà hoạt động nhận thức có thể kết thúc bằng
một kết quả nhận thức mới hoặc có thể chưa đem lại kết quả gì. Hoạt động tố tụng
hình sự không thể kết thúc mà không có kết quả pháp lý cụ thể. Cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự không thể kết thúc hoạt động tụng mà vấn đề có phạm tội hay không
phạm tội vẫn chưa thể kết luận được. Nhiệm vụ của tố tụng hình sự là khi kết thúc
hoạt động tố tụng hình sự phải xác định rõ ràng hoặc người bị buộc tội là có tội hay
không phạm tội. Như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xuất phát từ chỗ hoặc
là người bị buộc tội được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội cho đến khi chứng
minh được có phạm tội hoặc là người bị buộc tội bị áp dụng nguyên tắc suy đoán vô
tội cho đến khi chứng minh được là không phạm tội. Lịch sử phát triển tố tụng hình
sự trên thế giới đã không chấp nhận nguyên tắc suy đoán có phạm tội và đã phát
triển theo hướng nhân đạo và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội. [19]
Từ những quan điểm khoa học pháp lý đó, pháp luật TTHS Việt Nam đã tiếp
thu tư tưởng tiến bộ và ghi nhận SĐVT là một trong những nguyên tắc cơ bản của
luật TTHS để bảo đảm quyền con người và hoạt động TTHS.
Trước khi BLTTHS 2015 ra đời thì thuật ngữ “suy đoán vô tội” chưa được
quy định chính thức trong bất cứ điều luật điều luật nào. Tuy nhiên một phần của
nội dung và tư tưởng của nguyên tắc cũng đã được xuất hiện ở một số văn bản quy
phạm pháp luật cũ. Trước tiên tại thông tư số 2252/HCTP ngày 29/10/1953 cho
11
rằng “Không nên có định kiến rằng, hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối
xử như người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như vô tội để toà án có thái
độ hoàn toàn khách quan”. BLTTHS năm 1988 ra đời đã quy định rõ hơn nội dung
này tại điều 10: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có
bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Hiến pháp 1992 kế thừa và
khẳng định lại tinh thần SĐVT một lần nữa tại Điều 72: “Không ai bị coi là có tội
và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật.[36]
Trong Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001 nội dung của nguyên tắc SĐVT
được quan tâm hơn và được quy định tại Điều 72 Chương V của Hiến pháp với tên
gọi của chương là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. BLTTHS năm 2003
ra đời và cũng tiếp tục kế thừa phát huy những thành tựu của các Bộ luật trước, quy
định rõ ràng hơn tại Điều 9, theo đó "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình
phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật". Tại Điều 10
BLTTHS 2003 “Xác định sự thật của vụ án” cũng quy định rõ trách nhiệm chứng
minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không
buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Bản Hiến pháp 2013 mở ra một trang mới quyền con người khi đặt ra quy
định tại Chương II – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Theo đó “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh
theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Đây là một trong những nội dung chính là thể hiện đầy đủ của một nguyên tắc pháp
lý quan trọng, Nguyên tắc SĐVT. Nếu như khoản 1 Điều 72 Hiến pháp cũ quy định
chỉ cần một điều kiện là có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì một
người bị coi là có tội và chịu hình phạt thì tại Hiến pháp 2013 đã nhấn mạnh và chỉ
rõ, một người bị kết tội phải có 02 điều kiện: Một là, phải tuân theo một trình tự luật
định và hai là có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Để cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Bộ luật TTHS 2015 được ban hành và ghi
nhận một nguyên tắc hoàn toàn mới có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động TTHS
12
và góp phần bảo đảm quyền còn người, đó là “nguyên tắc suy đoán vô tội”.
Nguyên tắc mở ra một định hướng tích cực hơn và được coi là nguyên tắc
“vàng” trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hiện nay. Bên cạnh đó, Bộ luật
TTHS 2015 đã có sự tiến bộ khi thay đổi chủ từ nhân xưng “Không ai” thành
“Người bị buộc tội”. Cách diễn đạt như vậy, không chỉ đơn thuần là thay đổi thuật
ngữ mà sự thay đổi trên đã lột tả hết bản chất của SĐVT. Theo đó, các chủ thể
SĐVT được xác định rõ gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Khắc
phục được những hạn chế của BLTTHS 2003 khi không xác đinh rõ ai là người
được SĐVT. Ngoài những chủ thể đầu tiên được SĐVT là bị can, bị cáo, Bộ luật
hiện hành đã bổ sung người bị tạm giữ và người bị bắt cũng là hai chủ thể được
SĐVT. (điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS). Người bị tạm giữ, người bị bắt là người
tại thời điểm tạm giữ hay bị bắt họ chưa có bất cứ lời buộc tội nào từ phía cơ quan
tố tụng, chỉ được biết như là tình nghi và có các căn cứ liên quan đến việc phạm tội.
Việc ra các lệnh, quyết định bắt, tạm giữ như là một lời buộc tội gián tiếp đối với
họ. Do đó, việc quy định thêm hai chủ thể này được SĐVT là phù hợp. Về cơ bản,
Bộ luật hiện hành đã thể hiện đầy đủ phạm vi của các chủ thể cũng như thời gian
được SĐVT
1.1.2. Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội.
Suy đoán vô tội là nguyên tắc có tính nền tảng của tố tụng văn minh, vì thiếu
nó chúng ta không thể đến được tư pháp công bằng và nhân đạo. BLTTHS 2015
quy định nguyên tắc SĐVT rất ngắn gọn (có 90 từ), nhưng hiểu như thế nào là đúng
để thực hiện mới là vấn đề mà cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tố
tụng cần quan tâm. Vì đến nay, chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này. Theo nhận thức của chúng tôi, nguyên
tắc “Suy đoán vô tội” có các nội dung chính sau đây:
1.1.2.1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng
minh theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 và có bản án kết tội
của Tòa án có hiệu luật pháp luật.
Một là, yêu cầu về lỗi phải được chứng minh theo trình tự thủ tục. Đây là yêu
13
cầu đầu tiên của nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì việc điều tra, truy tố và xét xử một người phải
được tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định [41]. Bộ luật TTHS
năm 2015 đã quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục TTHS và ghi nhận là một nguyên
tắc cơ bản của TTHS tại Điều 7, “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực
hiện theo quy định của Bộ luật này…”.
Để đáp ứng được điều kiện về trình tự thủ tục, BLTTHS 2015 đã quy định và
tổng hợp một chương riêng về một số biện pháp điều tra đặc biệt như: Ghi âm bí
mật, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử (Điều
233). Pháp luật tố tụng hình sự đã xác định chặt chẽ những căn cứ để đảm bảo cho
việc giữ bí mật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp
quy định (Điều 21 Hiến pháp năm 2013). Những yêu cầu pháp lý chặt chẽ liên quan
đến các lý do hạn chế quyền con người, quyền công dân trong TTHS được cụ thể
hóa trong BLTTHS năm 2015 liên quan đến 3 yếu tố; Một là về loại tội; Hai là về
thẩm quyền, Bà là về thời hạn áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt; Bộ luật Tố
tụng hình sự cũng quy định nghiêm ngặt việc sử dụng các thông tin, tài liệu thu thập
từ các biện pháp này. Mục đích nhằm bảo đảm vụ án được giải quyết một cách
khách quan, toàn diện, làm rõ các căn cứ xác định có tội và những căn cứ xác định
vô tội. Từ những phân tích trên có thể thấy yêu cầu về trình tự thủ tục đảm bảo việc
khởi tố, điều tra, truy tố xét xử là đúng quy định pháp luật. [41]
Hai là, yêu cầu phải có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đây
là hợp phần thứ hai của khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội.
Bộ luật thay cụm từ “người phạm tội” bằng các cụm từ “người thực hiện
hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm” (Điều 179, 180, 280…) nhằm
nhấn mạnh, tạo sự nhận thức rõ ràng cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là
chừng nào chưa có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội
vẫn chưa bị coi là có tội; những người có thẩm quyền THTT không được đối xử với
người bị buộc tội như người có tội.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định Tòa án nhân
14
dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Tòa án thực hiện quyền tư pháp thông qua
hoạt động xét xử để giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Tòa án chính là cơ quan
duy nhất trong bộ máy nhà nước có quyền ra bản án kết tội khi có các căn cứ theo
quy định pháp luật. Tính duy nhất của Tòa án thể hiện ở chỗ ngoài Tòa án ra, không
có bất cứ cơ quan nào khác có thể ra quyết định đó, kể cả Quốc hội, chính phủ..vv
Như vậy chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền phán quyết, xác định một người có tội
bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.
Bản án là một văn bản pháp lý ghi nhận phán quyết của Tòa án đánh dấu sự
kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và phản ánh những kết quả của
phiên tòa, ý kiến phân tích, kết quả tranh tụng và đánh giá của hội đồng xét xử. Bản
án quyết định bị cáo là người có tội hoặc không có tội.
1.1.2.2. Trách nhiệm chứng minh lỗi của người bị buộc tội thuộc về các cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải
chứng minh mình là vô tội
Trách nhiệm chứng minh tội phạm được quy định tại Điều 15 BLTTHS 2015
theo đó “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là
mình vô tội”..vv
Có thể thấy, quy định trên không chỉ thuộc nội dung nguyên tắc xác định sự
thật của vụ án mà thuộc về nội dung của nguyên tắc SĐVT. Bởi vì, cùng với việc
khẳng định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh
theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và có bản án kết tội của tòa
án đã có hiệu lực pháp luật thì cũng có nghĩa thừa nhận người bị buộc tội không có
nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình. Trách nhiệm chứng minh này thuộc
về bên buộc tội. Như vậy, để có thể ra một trong các quyết định khởi tố, điều tra,
truy tố…đòi hỏi các cơ quan THTT phải có trách nhiệm chứng minh và xác định rõ
ràng các căn cứ là có tội được quy định trong BLHS. Trường hợp nếu xác minh
không đủ các căn cứ để ra một trong các quyết định trên thì cơ quan tố tụng phải ra
quyết định trả tự do hoặc tuyên bố người bị buộc tội không phạm tội.
15
Về vấn đề quyền chứng minh của người bị buộc tội. Người bị buộc tội có
quyền được chứng minh sự vô tội của mình. Người bị buộc tội có thể trực tiếp bào
chủa để bảo vệ mình hoặc gián tiếp thông qua người khác làm người bào chữa.
Quyền chứng minh của người bị buộc tội thể hiện tính công bằng và khách quan của
TTHS nhằm bảo đảm sự bình đẳng và bảo vệ công lý. BLTTHS năm 2015 cho phép
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều có quyền đưa ra chứng cứ mà không
chỉ là đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Họ có quyền trình bày ý kiến của mình về
chứng cứ do các chủ thể tố tụng khác đưa ra, yêu cầu người có thẩm quyền THTT
kiểm tra, đánh giá chứng cứ đó.
Bên cạnh đó, người bào chữa còn có quyền thu thập chứng cứ, đưa ra chứng
cứ, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài
sản. Đây là một trong những điểm mới rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc
giúp người bị buộc tội tự bảo vệ và thực hiện quyền suy đoán vô tội.
1.1.2.3. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội
theo quy định của BLTTHS thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
kết luận người bị buộc tội không có tội
Nguyên tắc SĐVT đã đưa ra một phương án tốt nhất để đảm bảo quyền và
lợi ích cho người bị buộc tội. Tức là nếu không đủ chứng cứ chứng minh bị cáo
phạm tội thì tòa án phải tuyên bố người đó không phạm tội. Một thực trạng thường
hay xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng hay cụ thể
là chủ thể tiến hành tố tụng thường bắt gặp những trường hợp chứng cứ còn mập
mờ, không rõ ràng. Dù đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn không thể
xác định và thu thập chứng cứ để ra quyết định. Sau một thời gian các cơ quan
THTT vẫn không thể làm rõ, dẫn đến sự hoài nghi, có mâu thuẫn giữa các chứng
cứ, hướng giải quyết. Để chống khuynh hướng buộc tội theo kiểu tư duy: “thà làm
oan còn hơn bỏ lọt”, BLTTHS năm 2015 mở ra một hướng mới cho những trường
hợp còn tồn tại những hoài nghi.
16
Người đã thực hiện một hành vi phạm tội trên thực tế vẫn có thể được tuyên
bố là người không phạm tội nếu các cơ quan THTT không thể chứng minh bằng các
chứng cứ xác thực theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định người đó đã
thực hiện hành vi phạm tội. Người được tòa án tuyên bố không phạm tội có thể vẫn
là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng do không thể chứng minh người đó
đã phạm tội nên tòa án buộc phải tuyên bố người đó không có tội
1.1.3. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội
1.1.3.1. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chứng minh.
Nguyên tắc suy đoán vô tội có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong
quá trình giải quyết vụ án nói chung và quá trình chứng minh nói riêng. Nguyên tắc
SĐVT giúp hoạt động chứng minh được thực hiện đúng quy định pháp luật, theo
trình tự thủ nhất đinh và loại trừ những yếu tố, vấn đề còn nghi ngờ về hành vi
phạm tội. Bởi mọi sai lầm trong chứng minh nhiều đều ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích đến người bị buộc tội, một số trường hợp có thể phải trả giá bằng sinh mệnh của
con người. Việc định kiến đối với người bị buộc tội là người có tội là hết sức nguy
hiểm. Nó đồng nhất người bị buộc tội là người có tội kéo theo đó là việc áp dụng
các biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người
mà nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hoàn toàn vô tội. Lúc đó, có
bồi thường oan sai đi chăng nữa thì hậu quả đối với họ không thể nói là đã bù đắp
được toàn bộ.
1.1.3.2. Ý nghĩa nguyên tắc suy đoán vô tội trong việc bảo vệ quyền con
người
Dưới góc độ Quyền con người, nguyên tắc SĐVT có ý nghĩa quan trọng.
Một là thể chế hóa được các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
trong công tác cải cách tư pháp, cụ thể hóa các Công ước quốc tế nhằm bảo vệ
quyền con người. Hai là, Nguyên tắc SĐVT bảo vệ quyền con người của người bị
buộc tội. Trong nguyên tắc SĐVT, việc ghi nhận quyền chứng minh của người bị
buộc tội sẽ đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động TTHS giữa một bên là nhà nước
với bộ máy điều tra, truy tố xét xử hùng mạnh được thực hiện bằng quyền lực nhà
17
nước với một bên yếu thế hơn là người bị buộc tội. Đảm bảo người bị buộc tội
không bị phân biệt đối xử khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa
án.
1.1.3.3. Ý nghĩa nguyên tắc suy đoán vô tội trong xây dựng và thực hiện
pháp luật.
Nguyên tắc SĐVT mang ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng và thực hiện
pháp luật TTHS. Nguyên tắc này thể chế hóa, đường lối chủ trương của Đảng Nhà
nước trong việc cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, đề cao
quyền con người. Nguyên tắc SĐVT được Hiến pháp 2013 ghi nhận là một trong
những nguyên tắc hiến định, Bộ luật TTHS 2015 thể chế tinh thần đó và quy định
SĐVT cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS. Việc ghi nhận chính
thức tên điều luật “Suy đoán vô tội” cho thấy được sự quan tâm và thừa nhận tầm
quan trọng của nguyên tắc này trong pháp luật TTHS. Tạo ra một hành lang pháp lý
trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tố tụng, duy trì trật tự và tạo điều
kiện cho việc phát huy, bảo đảm các quyền cá nhân. Đảm bảo được sự công bằng,
được tôn trọng, thực hiện đầy đủ, nghiêm minh.
Nguyên tắc SĐVT được quy định tại một điều luật nhất định nhưng tinh thần
và nội dung liên quan đến nguyên tắc luôn được lồng ghép và thể hiện trong suốt
quá trình tố tụng. Thể chế hóa điều luật trên phạm vi rộng về chủ thể và thời gian.
Bên cạnh đó, việc quy định nguyên tắc cũng mang đến sự chờ đợi của nhiều chủ thể
bị buộc tội, được dư luận quan tâm và coi như là một điều luật bảo vệ bên yếu thế.
Bảo đảm mọi người được sự tôn trọng, công bằng, khách quan và tính nhân đạo của
pháp luật TTHS và hình sự Việt Nam.
1.2. Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và một số nguyên tắc
khác trong tố tụng hình sự.
1.2.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa.
Nguyên tắc SĐVT có quan hệ mật thiết với nguyên tắc đảm bảo quyền bào
chữa. Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng và thiết yếu đối với
người bị buộc tội. Đây là quyền mà pháp luật tố tụng hình sự trao cho họ để có thể
18
tự bảo vệ, tự biện hộ những lời cáo buộc tự phía các cơ quan điều tra, Viện kiện
sát…Nguyên tắc SĐVT sẽ không có ý nghĩa khi không có nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa. Bên cạnh đó, sự tham gia của người bào chữa (đặc biệt là của Luật
sư bào chữa) vào các giai đoạn của TTHS là điều kiện cần thiết để bảo đảm sự bình
đẳng trên thực tế giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong các giai đoạn của quá
trình TTHS nói chung và tại phiên tòa nói riêng. Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử
các vụ án hình sự ở nước ta những năm gần đây cho thấy nhìn chung việc đảm bảo
quyền bảo chữa của người bị buộc tội đã được chú trọng hơn (như cho phép người
bào chữa có mặt ngay từ khi tạm giữ người bị tình nghi). Tuy nhiên, trên thực tế
người bào chữa gặp rất nhiều trở ngại từ phía CQĐT ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ
án. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mớm cung, ép cung,
dùng nhục hình dẫn đến làm oan người vô tội đã và đang gây nhiều bất bình và bức
xúc trong dư luận xã hội. Mặt khác, theo quy định của BLTTHS thì người bào chữa
không có quyền thu thập chứng cứ mà chỉ có quyền thu thập đồ vật, tài liệu… và
các đồ vật, tài liệu này có được coi là chứng cứ hay không lại phụ thuộc vào sự
đánh giá của các chủ thể tiến hành tố tụng. Do đó, sự ra đời của nguyên tắc SĐVT
đã góp phần thống nhất và bổ sung cho ngyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, khẳng
định người bị buộc tội có quyền được chứng minh mình vô tội.
1.2.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc tranh tụng
Nguyên tắc SĐVT khẳng định người bị buộc tội được coi là vô tội khi mà tội
phạm của họ chưa được chứng minh theo một trình tự do luật quy định và chưa
được Tòa án xác định bằng một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Nguyên tắc
này một mặt khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội;
người bị buộc tội có quyền mà không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của
mình; Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái pháp
luật khác trong quá trình thu thập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác.
Mặt khác, nguyên tắc SĐVT cũng xác định Tòa án là chủ thể duy nhất thực hiện
quyền tư pháp (xét xử) và có thẩm quyền đưa ra phán quyết (bản án) nhân danh Nhà
nước kết luận người bị buộc tội là có tội hay vô tội. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ
19
không thể khả thi trên thực tiễn nếu vắng thiếu nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong
xét xử với các lý do sau:
Thứ nhất, tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS giữ vai trò cốt lõi và là
tiền đề khách quan cần thiết để TTHS đạt được mục tiêu là xác định sự thật khách
quan về vụ án.
Thứ hai, nguyên tắc tranh tụng phân định rõ ràng, tách bạch các chức năng
cơ bản (buộc tội, bào chữa và xét xử) trong TTHS giữa bên buộc tội, bên bào chữa
và Tòa án, theo đó mỗi nhóm chủ thể này chỉ được thực hiện một chức năng này mà
không được phép vừa buộc tội vừa bào chữa hoặc ngược lại, vừa xét xử vừa buộc
tội hay vừa xét xử vừa bào chữa.
Thứ ba, nguyên tắc tranh tụng phân định hai nhóm chủ thể buộc tội và gỡ tội.
Đồng thời, các bên hoàn toàn bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Vì vậy, các chủ
thể của bên buộc tội và bên gỡ tội phải được bảo đảm các khả năng pháp lý như
nhau để bảo vệ các lợi ích của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án.
Thứ tư, nguyên tắc tranh tụng xác định địa vị độc lập, khách quan và vô tư
của Tòa án với tư cách là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử). Tòa án
hay cụ thể là HĐXX chỉ có nhiệm điều hành phiên tòa và bảo đảm các bên buộc tội,
gỡ tội được thực hiện đầy đủ các quyền của mình từ đó đưa ra quyết định, Bản án
dựa trên các chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên Tòa.
Vì vậy, có thể nói nguyên tắc tranh tụng chính là cơ sở pháp lý không chỉ tạo
sự bình đẳng về thế và lực giữa bên buộc và bên bị buộc tội mà còn đề cao vai trò
trọng tài của Tòa án. Nếu không có nguyên tắc này thì sẽ không có sự bình đẳng
giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trên thực tế, và khi đó nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ
không thể phát huy được hiệu quả của mình.
1.2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc xác định sự thật vụ án
Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tăc xác định sự thật có quan hệ bổ
sung cho nhau. Xác đính sự thât của vụ án là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng
hình sự Việt Nam được quy định tại Điều 15, theo đó: “Trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng…”.Quy định nguyên tắc
20
xác định sự thật nhằm mục đích không để lọt tội phạm, trừng phạt thích đáng những
người có hành vi phạm tội đồng thời không làm oan người vô tội.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa
hai nguyên tắc này, cụ thể: Nếu có nguyên tắc SĐVT thì không phải quy định
nguyên tắc xác định sự thật vụ án. Bởi hai nguyên tắc này mang hai nội dung, ý
nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm về mối quan hệ
bổ sung cho nhau của hai nguyên tắc này bởi mô hình tố tụng hình sự của Nước ta
là mô hình thẩm vấn và đề cao tranh tụng trong xét xử. Ngoài việc ghi nhận quyền
được im lặng, quyền bào chữa, quyền được coi là không có tội khi các cơ quan
THTT không thể kết tội,…, thì pháp luật nước ta còn quy định về trách nhiệm của
các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
1.2.4. Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc bảo đảm pháp chế
Suy đoán vô tội là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc tôn trọng
các giá trị cao quý của con người (nhân phẩm, danh dự) trong xã hội và coi một
người có đủ tư cách công dân với các quyền, nghĩa vụ do Hiến pháp và pháp luật
quy định, khi người đó chưa bị Tòa án (cơ quan có thẩm quyền xét xử) kết tội bằng
một bản án có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, để loại trừ, ngăn ngừa sự tùy tiện, lộng
quyền, áp đặt hay vi phạm pháp luật từ phía cơ quan THTT, người THTT mà Hiến
pháp và Bộ luật TTHS Việt Nam đã quy định rõ các hoạt động TTHS phải tuân thủ
nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa "Mọi hoạt động TTHS của cơ
quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy
định của Bộ luật này". Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc
cơ bản được ghi nhận xuyên suốt quá trình hoạt động cũng như giải quyết vụ án của
cơ quan THTT. Nguyên tắc này không chỉ định hướng cho hoạt động TTHS mà còn
định hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn.
Nguyên tắc SĐVT có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Ngay trong nội dung đầu tiên của nguyên tắc SĐVT đã đề cập đến
yêu cầu về trình tự thủ tục. Có thể thấy rằng mọi quyết hoạt động của cơ quan
THTT, người THTT phải tuân theo những trình tự thủ tục do BLTTHS 2015 quy
21
định. Đây là bước đầu để hoàn thiện một hệ thống pháp luật TTHS không chỉ có ý
nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý quan trọng, mà còn là "lá chắn thép" trong việc
phòng chống oan sai, tôn trọng và bảo vệ các giá trị cao quý của con người. SĐVT
và pháp chế là hai nguyên tắc phải được bảo đảm xuyên suốt quá trình THTT, thống
nhất các trình tự thủ tục các hoạt đồng nhằm giải quyết vụ án. Tuân thủ nguyên tắc
SĐVT và nguyên tắc pháp chế sẽ góp phần cho TTHS đạt được mục đích của mình
là không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, bảo vệ trật tự xã hội đồng
thời bảo vệ quyền con người trong TTHS.
1.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và một số quốc
gia trên thế giới
Luật La Mã cổ được biết đến với nguyên tắc suy đoán pháp lý “Praesumptio
boni viri”. Đây là tư tưởng chỉ được thừa nhận và áp dụng trong tố tụng dân sự và
được coi là cội nguồn của nguyên tắc SĐVT về sau được lan rộng và áp dụng vào
trong TTHS với nội dung “Chứng minh là công việc thuộc về anh ta - người khẳng
định chứ không phải là người phủ định”.[19]
Cũng như nhiều tư tưởng dân chủ, tiến bộ khác của nhân loại, tư tưởng về
SĐVT không thể được chấp nhận trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, ở đó nô lệ
không được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật và vấn đề lỗi của họ không
bao giờ được xem xét. Nhà nước phong kiến tiếp tục áp dụng nguyên tắc suy đoán
có tội, theo đó người bị buộc tội (người bị tình nghi, bị khởi tố hình sự, bị đưa ra xét
xử) luôn bị coi là có lỗi và việc áp dụng các biện pháp tra tấn, dùng nhục hình đối
với họ để điều tra được coi là hợp pháp. Tư tưởng về SĐVT phát triển mạnh mẽ
trong thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản. Giai cấp tư sản đã đưa ra nhiều tư tưởng
tiến bộ về quyền con người và quyền công dân, trong đó có tư tưởng về SĐVT để
lôi kéo quần chúng nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. Trong thời kỳ đầu,
tư tưởng SĐVT chỉ được giai cấp tư sản sử dụng như một vũ khí để chống lại sự
thống trị hà khắc của Nhà nước phong kiến. Tư tưởng SĐVT chỉ trở thành nguyên
tắc của pháp luật sau khi Cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi.
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
22
của Cộng hòa Pháp năm 1789 đã chính thức ghi nhận và tuyên bố SĐVT là một
quyền cơ bản của con người: "Mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố
phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức
cần thiết cho phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc".[37] Tuyên ngôn này đã đặt
nền móng cho sự hình thành nguyên tắc SĐVT, một nguyên tắc cơ bản, quan trọng
của TTHS có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế và tư duy
pháp lý của các quốc gia.
Tại Tuyên ngôn nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc, Suy đoán vô tội được
khẳng định là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc. Điều 11 quy định rõ “1) Bị cáo
về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm
pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện
hộ.; 2) Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay
không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp
quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình
phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.” , như vậy một
người được coi là vô tội khi pháp luật có đầy đủ các chứng cứ để kết tội người đó,
trong một phiên Tòa công khai.
Công ước về Bảo vệ Nhân quyền và tự do cơ bản của Hội đồng Châu
Âu cho biết (Điều 6.2.): "Bị cáo về một tội hình sự được coi là vô tội cho đến khi
chứng minh có tội theo pháp luật". Công ước này đã được thông qua bởi hiệp
ước và có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên Hội đồng Châu Âu. Hiện tại
(và trong bất kỳ sự mở rộng nào của EU), mọi thành viên của Liên minh Châu
Âu cũng là thành viên của Hội đồng Châu Âu, vì vậy điều này là viết tắt của các
thành viên EU là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, khẳng định này được lặp
lại nguyên văn trong Điều 48 của Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh
châu Âu .
Đối với pháp luật Quốc gia, nguyên tắc SĐVT đã được quy định trong pháp
luật hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nội dung của nguyên tắc này được
ghi nhận ở mức độ khác nhau tùy theo từng nước. Pháp luật TTHS hầu hết các nước
23
trên thế giới chỉ ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội với hai nội dung là người bị
buộc tội được coi là không có tội cho tới khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật và trách nhiệm chứng minh phạm tội thuộc về bên buộc tội
Ở Iran, Điều 37 của Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran tuyên bố: “Vô tội là
phải được coi là không có ai, và không ai phải chịu tội danh trừ khi tội lỗi của anh ta
hoặc cô ta đã được tòa án có thẩm quyền xác lập.”
Tại Ý , đoạn thứ hai của Điều 27 của Hiến pháp nêu rõ: “Một bị cáo sẽ bị coi
là không có tội cho đến khi bản án cuối cùng được thông qua”
Tại Rumani, điều 23 của Hiến pháp quy định rằng: "Bất kỳ người nào sẽ
được coi là vô tội cho đến khi bị kết tội bởi phán quyết cuối cùng của tòa án".
Trong Hiến pháp Nam Phi , phần 35 của Dự luật Nhân quyền nêu rõ: "Mọi
người bị buộc tội đều có quyền xét xử công bằng, bao gồm quyền được coi là vô tội,
giữ im lặng và không làm chứng trong quá trình tố tụng. "
Trong hiến pháp Colombia , Tiêu đề II, Chương 1, Điều 29 quy định rằng
"Mọi người được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo luật".
Tại Trung Quốc, Điều 12 Luật Tố tụng Hình sự của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa 1979 (Sửa đổi bởi Phiên họp thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Đại hội
Nhân dân toàn quốc lần thứ 13), quy định: “Không ai bị coi là có tội, nếu không bị
xét xử bởi một Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật”; Điều 43 Bộ luật này
cũng quy định: “Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên theo trình tự, thủ tục quy
định trong luật, phải thu thập các loại chứng cứ khác nhau chứng minh sự có tội
hay vô tội của nghi can, bị cáo và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Nghiêm cấm
việc bức cung, dùng nhục hình và thu thập chứng cứ bằng các biện pháp như đe
dọa, dụ dỗ, lừa gạt và các biện pháp bất hợp pháp khác.”, dù tên gọi của nguyên
tắc SĐVT chưa được ghi nhận trong pháp luật TTHS của quốc gia này, nhưng hai
nội dung quan trọng nhất của nguyên tắc này đã được thừa nhận.[1]
Ở châu Âu, tư tưởng về SĐVT đầu tiên được thể hiện trong tác phẩm “Tội
phạm và hình phạt” năm 1764 của Bekaria (người Ý). Cách mạng tư sản Pháp trong
Tuyên ngôn quyền con người và công dân 1789 đã ghi nhận tư tưởng này với tư
24
cách là một nguyên tắc pháp lý. Cụ thể ở Pháp, khi xét xử, phiếu trắng của bồi thẩm
Toà đại hình phải được coi là thiên về hướng tha bổng. Không có kháng cáo (và
kháng nghị) nào chống lại bản án tha bổng của Toà đại hình được chấp nhận trừ
trường hợp khi việc phúc thẩm đặc biệt cần thiết để đảm bảo “Giá trị của pháp luật”
nhưng không được ảnh hưởng đến tình trạng của bị cáo.
Tại Liên Bang Nga, nguyên tắc SĐVT là một trong những nguyên tắc cở bản
trong BLTTHS, mặc dù trước đây ở Liên Xô cũ luôn có nhiều quan điểm khác nhau
về nguyên tắc này. Nguyên tắc SĐVT không được thừa nhận cả ở góc độ lý luận
cũng như luật thực định trong một khoảng thời gian tương đối dài ở thời điểm này.
Lý do chủ yếu phản đối sự thừa nhận nguyên tắc này là quan điểm cho rằng đây là
nguyên tắc của TTHS tư sản không thích hợp với TTHS Xô Viết.[19]
Sau khi Hiến pháp 1936 của Liên Xô ghi nhận về quyền bào chữa của bị can
thì lúc này đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền bào chữa
của bị can và suy đoán vô tội. Năm 1968 Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô –
giáo sư Stragôvích.M.C trong bộ giáo trình nỗi tiếng của mình về TTHS Xô Viết
(về sau đã được giải thưởng Lê Nin) đã khẳng định “có đủ cơ sở để bổ sung vào
BLTTHS nguyên tắc suy đoán vô tội”. Hiến pháp Liên Xô 1977 lần đầu tiên chính
thức ghi nhận nền tảng cơ bản của nguyên tắc này với diễn đạt “Không ai có thể bị
coi là có tội cũng như phải chịu hình phạt ngoài bản án và trình tự do luật định”.
Hiến pháp năm 1993 và BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga đã tiếp tục ghi nhận
nguyên tắc này với những bổ sung mới trên cơ sở phát triển của lý luận khoa học
TTHS.
Điều 49 Hiến pháp Liên bang Nga quy định "Bị cáo về một tội phạm được
coi là không có tội cho đến khi cảm giác tội lỗi của mình đã được chứng minh phù
hợp với luật liên bang và đã được thành lập bởi các câu hợp lệ của một tòa án của
pháp luật" . Nó cũng nói rằng "Bị đơn sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô
tội của mình" và "Mọi nghi ngờ hợp lý sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho bị
đơn". Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 như sau:“1. Bị can được coi là
không có tội, chừng nào lỗi của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ
25
tục do Bộ luật này quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu
lực pháp luật. 2. Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự
vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo
vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội. 3. Mọi
nghi ngờ về tội phạm của bị can nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định thì phải được giải thích có lợi cho bị can. 4. Bản án kết tội
không thể được dựa trên giả định.”
Pháp luật TTHS của những nước trên, ở những mức độ khác nhau đã có sự
ghi nhận những nội dung của nguyên tắc SĐVT.
Kết luận Chương 1
Trong chương 1, luận văn đã nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích khái quát
nhưng vấn đề chung nhất về nguyên tắc SĐVT, đưa ra những khái niệm, những
quan điểm khoa học khác nhau. Viện dẫn, so sánh những văn bản pháp luật khác
nhau trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó chỉ rõ những bất cập hạn chế, những
điểm tiến bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới.
Luận văn đã đi sâu phân tích, làm rõ các nội dung quan trọng và mối quan hệ
của nguyên tắc SĐVT đối với những nguyên tắc cơ bản khác của luật TTHS. Nêu
lên những ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quy định nguyên tắc SĐVT trong quá
trình cải cách tư pháp , hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng của nước ta hiện nay.
26
CHƯƠNG 2
SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG
BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG
2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về các
quyền của người bị buộc tội
BLTTHS 2015 đã có sửa đổi bổ sung quan trọng bằng việc bổ sung một loại
người tham gia tố tụng là “Người bị buộc tội” và quy định cụ thể, chi tiết quyền của
họ. Các quyền của người bị buộc tội được bổ sung gồm: (1) Được nhận các quyết
định tố tụng liên quan đến mình; (2) Đưa ra chứng cứ; (3) Trình bày ý kiến về
chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng kiểm tra, đánh giá; (4) Có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không
buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; (5)
Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người
dịch thuật; (6) Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa
liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra theo quy
định của Bộ luật này khi có yêu cầu; (7) Bị cáo có quyền trực tiếp hỏi những người
tham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý; (8) Một số quyền khác
Để người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, gỡ tội, BLTTHS năm 2015
bổ sung một số quyền của người bào chữa, gồm: (1) Quyền có mặt khi lấy lời khai
của người bị bắt; Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết
thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can thay vì chỉ được
hỏi khi cơ quan tiến hành tố tụng đồng ý như hiện nay; (2) Được cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và
thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
(3) Thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu,
đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh
giá; (4) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám
định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; (5) Đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện
27
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung các cơ chế để người bào chữa thực hiện tốt
việc bào chữa như: Quy định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải thông báo
trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng mà
họ có quyền tham gia; Quy định cụ thể thủ tục gặp người bị buộc tội đang bị bắt,
tạm giữ, tạm giam, thủ tục giao nộp chứng cứ, thủ tục đọc, ghi chép, sao chụp tài
liệu trong hồ sơ vụ án.
Đặc biệt Bộ luật TTHS năm 2015 đã bổ sung thêm quyền rất quan trọng của
người buộc tội là quyền Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra
lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Theo đó, BLTTHS
2015 quy định chi tiết cụ thể về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người
bị bắt khẩn cấp tại các điều 58 khoản 1 điểm e; điều 59 khoản 2 điểm c; điều 60
khoản 1 điểm d; điều 61 khoản 2 điểm h. Các điều khoản này quy định, các bị can,
bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai
chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Như vậy, có thể hiểu người
bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền chủ động về việc khai báo. Những
gì bị can, bị cáo thấy bất lợi cho mình, họ có thể không buộc phải khai báo cũng
như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành TTHS.
Việc bổ sung các quyền của người bị buộc tội có nghĩa quan trong trong việc
đảm bảo quyền SĐVT của người bị buộc tội
2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng
minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự
Điều 85 BLTTHS 2015 lại một lần nữa khẳng định trách nhiệm chứng minh
thuộc về cơ quan THTT chứ không phải của người bị buộc tội. Một phần nội dung
của nguyên tắc SĐVT được thể hiện trong điều luật rất rõ, cho thấy được sự quan
tâm của Bộ luật đến vấn đề này và thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong trong
việc đảm bảo trật tự xã hội. Khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm luôn luôn
thuộc về bên buộc tội, nếu bên buộc tội không chứng minh được tội phạm và người
phạm tội thì phải coi người bị buộc tội là không phạm tội. Bộ luật TTHS hiện hành
28
quy định 06 vấn đề cần phải chứng minh khi điều tra truy tố và xét xử. Tuy nhiên
tinh thần SĐVT được thể hiện rõ nét nhất tại khoản 1 Điều 85: “Có hành vi phạm
tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm
tội”
Đây là vấn đề đầu tiên cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Việc xác
định có hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế hay không đóng vai trò quyết định cho
hoạt động tiếp theo của cơ quan THTT. Nếu không có hành vi phạm tội thì sẽ không
có quyết định khởi tố và ngược lại. Hoạt động chứng minh đó thể hiện ở việc làm
sáng tỏ một cách đầy đủ một cách toàn diện, tất cả các tình tiết liên quan đến hành
vi phạm tội, có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động định tội danh của cơ quan
THTT. Do đó, việc chứng minh những yếu tố ban đầu trên có ý nghĩa đối với việc
giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Hơn nữa, đây là nội dung quan trọng nhất làm cơ
sở cho việc chứng minh các vấn đề tiếp theo và là một trong những đòi hỏi của
nguyên tắc SĐVT. Cơ quan THTT không chỉ chứng minh việc có hành vi phạm tội
thực tế xảy ra hay không mà còn phải chứng minh theo hướng ngược lại, có nghĩa là
phải suy đoán. Điều này có thể hiểu được khi mà trong thực tế, khi cơ quan THTT
mới nhận được nguồn tin tội phạm, việc xác nhận nguồn tin này là đúng hay không
là một câu hỏi được đặt ra. Câu hỏi có tội phạm thực tế xảy ra hay không được đặt
ra và được kèm theo xuyên suốt quá trình tố tụng cho đến khi Tòa án ra bản án có
hiệu lực pháp luật. Như vậy, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là “những
gì chưa biết nhưng cần phải biết”. Cần phải nhận thức như vậy thì hoạt động tố
tụng cũng như quá trình chứng minh ban đầu mới đảm bảo được tính khách quan.
Tránh được việc định kiến người phạm tội, suy luận theo hướng có tội. Và khi
không có các căn cứ xác định có hành vi tội phạm và người phạm tội hay không thì
các cơ quan THTT cần phải nhanh chóng ra một trong các quyết định là đình chỉ vụ
án hoặc tuyên vô tội. Như vậy, để làm rõ các vấn đề cần phải chứng minh và ra các
quyết định chính xác trong vụ quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan THTT
cần phải dựa vào các chứng cứ cụ thể với những thuộc tính khách quan, liên quan
và hợp pháp mà không phải cần đến sự suy luận chủ quan.
29
Chứng cứ là những gì có thật, đây là thuộc tính khách quan của chứng cứ.
Khi một hành vi tác động vào đối tượng của tội phạm, làm ảnh hưởng, xâm hại đến
các quan hệ xã hội được luật pháp luật hình sự bảo vệ sẽ để lại những dấu vết vật
chất trong thế giới khách quan. Những thông tin, sự kiện, đồ vật bị xuyên tạc sai sự
thật hoặc do suy luận chủ quan sẽ không được coi là chứng cứ. Chứng cứ là căn cứ
để xác định có hay hành vi phạm tội xảy ra hay không và ai là người thực hiện tội
phạm. Việc bảo đảm thu thập này giúp chứng cứ có giá trị chứng minh trong quá
trình THTT là Chứng minh vô tội và chứng minh có tội. Có hai loại chứng cứ là
chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Mục đích của việc phân chia chứng cứ thành
hai loại buộc tội và gỡ tội nhằm phân loại các giá trị chứng minh của chứng cứ.
Theo BLTTHS về nguồn chứng cứ thì tại khoản 2 Điều 87 thể hiện rõ nét
nhất tinh thần SĐVT. Cụ thể, những gì có thật nhưng không được thu thập theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được
dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Đây là một nguyên tắc loại trừ chứng
cứ, quy định như vậy vừa rõ ràng, vừa đầy đủ, vừa khắc phục được những biểu hiện
tùy tiện, tránh được những trường hợp các cơ quan có thẩm quyền THTT có thể đưa
những tài liệu không được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định
làm chứng cứ của vụ án. Qua đó đảm bảo được các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ
tội, tránh những hoạt động vi phạm quyền con người ảnh hưởng đến quyền SĐVT
của người bị buộc tội.
Theo Điều 95 BLTTHS 2015 thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người
bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện
tội phạm. Điều 98 BLTTHS hiện hành quy định rõ: “Lời nhận tội của bị can, bị cáo
chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc
tội, kết tội.”. Việc không coi lời nhận tội của bị can bị cáo là chứng cứ duy nhất để
kết tội nhằm mục đích tránh tình trạng bức cung, mớm cung, dùng nhục hình ép bị
can, bị cáo nhận tội làm sai lệch sự thật khách quan.
30
Một trong những thực tế thường hay diễn ra ở các phiên Tòa, hội đồng xét xử
thưởng có một số câu hỏi theo cách trói buộc bị cáo Ví dụ: Anh chị thấy cáo trạng
có đúng hay không?..vv, từ đó, bị cáo thường có tâm lý thú nhận tội. Nguyên tắc
SĐVT cho phép bị cáo có quyền im lặng và lời thú tội của bị cáo chỉ được coi là
chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác, khi trách nhiệm chứng minh thuộc
về cơ quan THTT, thì việc xét hỏi bị cáo quá nhiều, đánh giá quá cao lời nhận tội
của bị cáo mà bỏ qua các chứng cứ khác là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm, vi
phạm nguyên tắc SĐVT của các cơ quan THTT. Trong nhiều vụ án, bị cáo nhận tội
bừa vì thiếu hiểu biết pháp luật, nhận tội thay cho người khác. Nếu chỉ thoả mãn với
lời nhận tội của bị can, bị cáo để buộc tội họ thì rất có thể dẫn đến xét xử oan người
vô tội. Do vậy, lời nhận tội của bị can, bị cáo nhiều khi chỉ là định hướng cho quá
trình chứng minh và nó chỉ có giá trị chứng minh khi khi nó phù hợp với các chứng
cứ khác.
BLTTHS năm 2015 đã bổ sung các quy định về thu thập chứng cứ cũng như
cách thức thu thập chứng của người bào chữa. Đơn cữ như quy định đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và các tình tiết liên
quan đến việc bào chữa..vv Có thể nhận thất rằng việc quy định như vậy đã tạo ta
một phạm vi rông hơn cho người bào chữa trong việc tiếp cần và thu thập các chứng
cứ gỡ tội. Người bào chữa được tôn trọng và dần được ghi nhận nhiều hơn trong
quá trình giải quyết vụ án. Đây là quy định tiến bộ của BLTTHS 2015 nhằm mục
đích mang đến sự khách quan, công bằng trong quá trình tiến hành tố tụng đối với
các chủ thể khác.
2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định các biện pháp cưỡng chế
tố tụng hình sự
Dưới góc độ SĐVT, tác giả nhận thấy rằng BLTTHS 2015 đã có nhiều thay
đổi tích cực trong việc tôn trọng giá trị quyền con người thông qua các biện pháp
cưỡng chế TTHS.
Trước tiên, nội dung SĐVT được thể hiện ngay tại biện pháp ngăn chặn đầu
tiên tại BLTTHS 2015: “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp”. Đây là biện pháp
31
ngăn chặn mới được quy định tại Điều 110 BLTTHS 2015 và thay thế cho biện
pháp “bắt người trong trường hợp khẩn cấp” trong BLTTHS 2003. Có thể nhận thấy
rằng, tình thần SĐVT đã được đưa vào trong điều luật, ngay từ việc thay đổi thuật
ngữ từ “ bắt người” sang “ giữ người”, vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ việc thay
đổi từ ngữ mà bản chất là Bộ luật yêu cầu phải có sự coi trọng quyền con người.
Việc bắt người luôn tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể của công dân,
một trong các quyền nhân thân quan trọng nhất của con người, không thể bị áp dụng
một cách tùy tiện. Dưới góc độ SĐVT nhận thấy quy định thuật ngữ như vậy phần
nào phản ánh lên sự đối xử, định kiến có tội. Việc bắt người được tiến hành trước và
sau đó VKS mới phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Việc quy định như vậy có thể
thấy được sự áp dụng tùy nghi, mang tính chất cứng nhất, luôn áp đặt chủ thể vào
một tình trạng phải chịu TNHS. Bộ luật TTHS hiện hành đã thay đổi thuật ngữ “giữ
người” đã thể hiện được sự khách quan hơn của pháp luật TTHS. Mặc dù các căn cứ
để xác định “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” về cơ bản vẫn giống các căn cứ
để bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên điểm tiến bộ ở đây là căn cứ để
“giữ” chứ không phải để “bắt”. Trên tinh thần này, thái độ cần thiết của người có
thẩm quyền là phải đối xử với người có liên quan đến việc phạm tội như mọi công
dân bình thường, không định kiến với những tiêu cực trong quá khứ của họ. Bởi vì,
họ chưa phải là người có tội, mọi quyết định áp dụng đối với họ phải đảm bảo được
quyền và lợi ích hợp pháp như công dân bình thường.
Thứ hai, trả tự do khi chưa có đủ căn cứ để giữ, bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp và tạm giữ.
Điều 110 BLTTHS hiện hành quy định rõ ràng 03 căn cứ để áp dụng biện
pháp tạm giữ, Tuy nhiên để đi vào cụ thể như thế nào là có đủ căn cứ xác định
chuẩn bị phạm tội? dấu vết tìm được có phải là dấu vết của tội phạm hay không?..vv
Tất cả những hoạt động nghiệp vụ cụ thể trên của các chủ thể có thẩm quyền đều
mang trong đó một nhận thức, tư duy giả định về vụ việc. Nhận thức đó có thể đúng
hoặc sai tùy vào cách nhìn nhận sự việc từ chủ thể có thẩm quyền đối với từng
trường hợp. Do vậy, tinh thần suy đoán đã được thể hiện vào trong phương hướng
32
giải quyết của các biện pháp ngăn chặn, cụ thể: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ
người trong trưởng hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người có thẩm
quyền phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ nếu có đủ căn cứ hoặc trả
tự do ngay cho họ. Quy định này bảo đảm sự đúng đắng của chủ thể có thẩm quyền
khi ra quyết đinh áp dụng pháp luật và phù hợp với tinh thần suy đoán vô tội của Bộ
luật. Bởi lẽ, mọi vấn đề khi không có đủ căn cứ để buộc tội thì phải suy đoán theo
hướng có lợi cho người bị buộc tội.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra lệnh giữ, bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp hoặc tạm giữ thì phải được cơ quan VKS phê chuẩn. VKS
kiểm sát chặt chẻ các căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong một số trường
hợp phải gặp trực tiếp họ để hỏi và xem xét trước khi phê chuẩn. Nếu không phê
chuẩn thì người đã ra lệnh phải trả tự do ngay cho người bị giữ, tạm giữ. Tinh thần
của SĐVT như một lần nữa lại được khẳng định, mọi quyết định của cơ quan có
thẩm quyền đối với người bị buộc tội luôn phải có căn cứ xác định và phải được
tiến hành theo trình tự thủ tục. Hạn chế được sự áp dụng tùy nghi của chủ thể có
thẩm quyền. Với sự kiểm sát chặt chẽ như vậy, người bị giữ, tạm giữ sẽ được bảo
vệ quyền lợi một cách chính đáng, hạn chế được tình trạng vi phạm tinh thần
SĐVT. Điều này cho thấy sự đối xử công bằng, sự công khai rõ ràng của pháp luật
TTHS, vừa bảo đảm pháp luật TTHS được thực thi đúng đắn, không làm oan sai bỏ
lọt tội phạm nhưng vẫn bảo đảm được quyền của cá nhân, con người. Pháp luật cho
phép các chủ thể THTT một thời gian để xác định, làm rõ hành vi của người bị buộc
tội là có phạm tội hay không để ra quyết định xử lý, sau thời gian trên nếu không có
căn cứ thì phải trả tự do cho họ. Đây không phải là một nội dung mới trong
BLTTHS 2015 nhưng qua đó có thể thấy được sự thể hiện của SĐVT trong tinh
thần của điều luật.
Thứ ba, Nguyên tắc SĐVT còn được thể hiện dưới góc độ bảo đảm thu thập
chứng cứ. Bảo đảm chứng cứ là bảo đảm căn cứ để buộc tội hoặc gỡ tội của người
bị buộc tội và chủ thể buộc tội. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để có thể
33
áp dụng được nguyên tắc SĐVT. Trong các biện pháp cưỡng chế thì nội dung này
được thể hiện qua các quy định về trình tự thủ tục, nội dung biên bản, thu giữ tài
liệu, đồ vật liên quan đến hành vi tội phạm. Lời khai, ý kiến, tài liệu, đồ vật bị tạm
giữ phải được lập và đưa vào biên bản. Khi giao cho cơ quan khác cũng phải lập
biên bản giao nhận, trong đó phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu,
đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khỏe của người bị giữ, bị bắt và những tình
tiết xảy ra khi giao nhận.
Sự thể hiện của SĐVT còn nằm trong nội dung một số biện pháp ngăn chặn
khác như: Bảo Lĩnh, đặt tiền bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, Đây là các biện pháp
ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam được áp dụng đối với bị can bị cáo. Cùng
với việc được áp dụng biện pháp này, bị can, bị cáo phải có nghĩa vụ cam đoan một
số vấn đề. Cụ thể như không cưỡng ép, xúi gục người khác khai báo gian dối, cung
cấp tài liệu sai sự thật, không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,
tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án..vv Nhận thấy, việc bảo đảm những chứng cứ
trên là hết sức quan trong, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, làm mất
đi tính chính xác, tính khách quan của chứng cứ. Bảo đảm những nội dung trên
chính là bảo đảm những căn cứ để chứng minh người bị tội có lỗi hay không có lỗi.
Các quy định pháp luật TTHS về hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và hủy bỏ biện
pháp cưỡng chế là một trong những sự thể hiện của nguyên tắc SĐVT. Khi có một
trong những căn cứ được xác định như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, quyết định
không khởi tố vụ án hình sự hoặc bị cáo bị tuyên vô tội ..vv thì cơ quan THTT phải
ra quyết định hủy bỏ để trả tự do cho người bị buộc tội hoặc thay thế biện pháp
khác. Việc quy định như vậy một lần nữa cho thấy sự đối xử công bằng của pháp
luật TTHS đối với các chủ thể bị buộc tội khi chưa có bản án, quyết định có hiệu
lực cuối cùng của Tòa án.
Như vậy, Bộ luật TTHS 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn đã có những
sự thay đổi tích cực trong việc bảo đảm quyền của người bị buộc tội hoặc liên quan.
Đã có những hướng mở trong việc chứng minh tội phạm, hạn chế được tư tưởng
duy ý chí của chủ thể THTT. Bảo đảm các chủ thể bị áp dụng phù hợp với từng tình
34
trạng pháp lý, không bị đối xử quá mức. Bên cạnh đó quá trình thu thập chứng cứ
của được bảo đảm hơn. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúng đắn có tác dụng bảo
đảm quá trình THTT được khách quan, góp phần phòng, chống tội phạm. Tuy
nhiên, trong trường hộ người bị oan sai bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì
không những thiệt thòi cho bản thân người đó mà gia đình và những người thân của
họ cũng bị ảnh hưởng.
2.4. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự
2.4.1 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn khởi tố
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá, đánh giấu sự mở đầu của
quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, nội dung và tinh thần của
nguyên tắc SĐVT chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên thông qua một số hoạt động
của cơ quan tố tụng có thể thấy được sự căn nhắc kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ các
căn cứ xem có dấu hiệu phạm tội hay không trước khi ra quyết định khởi tố. Cụ thể:
Khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra, xác
minh về nguồn tin về tội phạm. Và chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi các
nguồn tin này có đầy đủ các căn cứ, chứng cứ xác thực. Thực tế cho thấy, ở những
thời điểm ban đầu, khi thông tin, tài liệu còn ít, việc xác định dấu hiệu phạm tội để
quyết định việc khởi tố không đơn giản. Đặc biệt đối với những vụ án cần tri thức
khoa học, thời gian để chứng minh…Việc khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ có
thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Ngược lại nếu không khởi tố
vụ án sẽ bỏ lọt tội phạm.
Theo quan điểm tác giả, trong những trường hợp như vậy nên áp dụng tinh
thần suy đoán có lợi cho những người bị tình nghi đó. Khi mà các căn cứ thông tin,
tài liệu còn ít, chưa đủ để kết luận là có dấu hiệu phạm tội hay không thì nên suy
đoán theo hướng có lợi. Bộ luật TTHS 2015 quy định một điều luật mới theo hướng
có lợi, Điều 157 Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, như: Không có sự việc phạm
tội, hành vi không cấu thành tội phạm,..vv Đây là một trong những điểm tiến bộ thể
hiện tinh thần SĐVT của BLTTHS 2015.
Về nghĩa vụ chứng minh, xác định có dấu hiệu tội phạm hay không trong
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂUBÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂUnataliej4
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAYLuận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật
Luận văn: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật Luận văn: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật
Luận văn: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật
 
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAYĐề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
 
Luận văn: Hội đồng xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự
Luận văn: Hội đồng xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sựLuận văn: Hội đồng xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự
Luận văn: Hội đồng xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOTLuận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
 
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂUBÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 

Similar a Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam

NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...KhoTi1
 
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán...
Tiểu Luận Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán...Tiểu Luận Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán...
Tiểu Luận Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar a Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam (20)

NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
 
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, 9đ
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, 9đLuận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, 9đ
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, 9đ
 
Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sựBảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự
 
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOTLuận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
 
Luận văn: Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật TTHS Việt Nam
Luận văn: Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật TTHS Việt NamLuận văn: Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật TTHS Việt Nam
Luận văn: Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật TTHS Việt Nam
 
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
 
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luậtLuận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
 
Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đThi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
 
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
 
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAYĐề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sựLuận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
 
Tiểu Luận Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán...
Tiểu Luận Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán...Tiểu Luận Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán...
Tiểu Luận Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán...
 
Luận văn: Vai trò của luật sư trong phòng chống oan sai trong TTHS
Luận văn: Vai trò của luật sư trong phòng chống oan sai trong TTHSLuận văn: Vai trò của luật sư trong phòng chống oan sai trong TTHS
Luận văn: Vai trò của luật sư trong phòng chống oan sai trong TTHS
 

Más de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Más de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 

Último (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM NGUYỄN VIẾT CƯỜNG NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM NGUYỄN VIẾT CƯỜNG NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên nghành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH THẾ HƯNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Nguyễn Viết Cường
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI...................................... 6 1.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội.................. 6 1.2. Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và một số nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự...............................................................................17 1.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới .....................................................................................................21 CHƯƠNG 2. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG ...... 26 2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về các quyền của người bị buộc tội............................................................................26 2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự...................................................................27 2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự.....................................................................................................30 2.4. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự ......34 2.5. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội ........................................42 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI .............................. 54 3.1. Một số yêu cầu bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội ..............54 3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn...........................................................................................................56 3.3. Một số giải pháp khác ..............................................................................63 KẾT LUẬN................................................................................................... 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra HĐXX : Hội đồng xét xử SĐVT : Suy đoán vô tội TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTHS : Tố tụng hình sự THTT : Tiến hành tố tụng VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang Cải cách tư pháp trong bối cảnh xây xựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân - một Nhà nước mà ở đó quyền con người trong đó có quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự được tôn trọng và bảo vệ. Một trong những yêu cầu của nhà nước pháp quyền là phải xây dựng cho được hệ thống pháp luật thống nhất, chặt chẽ và đồng bộ. Pháp luật tố tụng hình sự với tư cách là cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nhằm phát hiện xử lý tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người cũng cần đáp ứng yêu cầu đó. Pháp luật tố tụng hình sự đáp ứng các đòi hỏi của nhà nước pháp quyền, trước hết thể hiện ở chỗ hệ thống nguyên tắc của nó với tư cách là những quan điểm chỉ đạo làm nền tảng và xuyên suốt các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, hoạt động tố tụng hình sự cần được thể hiện đầy đủ, toàn diện và đồng bộ. Là các nguyên tắc cơ bản, cốt lõi và quan trọng của tố tụng hình sự. Trong hệ thống các nguyên tắc của tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội đóng vai trò hết sức quan trọng và có thể nói đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và là trụ cột chính kiến tạo nên hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Việc nghiên cứu nguyên tắc này trên cả ba phương diện: lý luận, lập pháp và thực tiễn có vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự cũng như hoạt động áp dụng nó nhằm đạt được mục đích của tố tụng hình sự. Pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới đã mặc nhiên thừa nhận nguyên tắc SĐVT và coi nó là một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự của quốc gia mình. Không loại trừ nước ta, Nguyên tắc suy đoán vô tội được pháp luật Việt Nam ghi nhận một cách đầy đủ trong Bộ luật TTHS Việt nam 2015 với tư cách là một nguyên tắc cơ bản. Với tầm quan trong như vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quan tâm nghiên cứu trong khoa học pháp luật trong và ngoài nước từ lâu. Tuy nhiên, để nguyên tắc này được thể hiện đầy đủ, toàn diện và đồng bộ trong pháp luật TTHS
  • 7. 2 và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế cần tiếp tục có những nghiên cứu về mặt lý luận nhằm nhận thức đúng đắn, đầy đủ nội dung của nguyên tắc này trong hệ thống thống các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam, đánh giá sự thể hiện nguyên tắc này trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng nó, đặc biệt là thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội kể từ khi nó được chính thức ghi nhận đày đủ là một nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam trong Bộ luật TTHS 2015. Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy vẫn còn tình trạng không nhận thức đúng đắn, đày đủ nguyên tắc suy đoán vô tội dẫn đến vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội của các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến tình trạng chẳng những bỏ lọt tội phạm mà còn làm oan người vô tội. Thực tiễn đó đòi hỏi có những giải pháp về pháp luật cũng như tổ chức thực hiện đúng đắn để đảm bảo cho nguyên tắc suy đoán vô tội được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, góp phần bảo vệ quyền con người trong TTHS cũng như đảm bảo được mục đích của TTHS Việt nam là: Bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Do đó, việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguyên tắc SĐVT; những điểm mới tích cực, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến SĐVT trong BLTTHS 2015. Từ đó làm cơ sở đánh giá sự hoàn thiện của nguyên tắc SĐVT thể hiện trong BLTTHS 2015. Bên cạnh đó, đề xuất, đưa ra một số giải pháp bảo đảm thực hiện các quy định về SĐVT trong thực tiễn là rất cần thiết hiện nay. Nhận thức như vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt Nam, hiện nay các công trình, bài viết của các nhà khoa học về nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật TTHS vẫn còn hạn chế. Các bài viết này
  • 8. 3 được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau nhưng về cơ bản vẫn cùng một nội dung, mục đích chung là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền của người bị buộc tội. Bảo đảm các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện đúng quy định BLTTHS trong quá trình tố tụng. Một số bài viết, công trình nỗi bật cụ thể, như: Luận án tiến sĩ “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự” của Nguyễn Quang Hiền; Bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội” trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2006 của PGS TS Nguyễn Thái Phúc; Bài viết “Các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam” của GS TSKH Đào Trí Úc; Bài viết “Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” của Ts Đinh Thế Hưng; Bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội – nguyên tắc hiến định quan trọng trong BLTTHS năm 2015” của GS.TSKH Đào Trí Úc, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Kiểm sát số 02 (2017); “Bình luận về nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS năm 2015 Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi" (2015), Tạp chí Kiểm sát, số 09, của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc; Bài viết “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự - Khái quát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam” Tác giả: PGS. TS. Trần Văn Độ Viện Nhà nước và pháp luật; "Bảo đảm nguyên tắc "suy đoán vô tội" và tính thống nhất giữa Hiến pháp với Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự" (2013) của Trịnh Tiến Việt…Tác giả Nguyễn Văn Hiện có bài viết “ Tòa án và việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức” – Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 8/1999. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội xuất bản cuốn “Quyền con người” (năm 2011) do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên…vv Các công trình khoa học, các bài viết của các tác giả trên đã nghiên cứu các vấn đề về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự nhưng chủ yếu thực hiện trước khi Bộ luật TTHs 2015 được ban hành. Những công trình trên rất có ý nghĩa để thực thi được đề tài “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực
  • 9. 4 tiễn, luận văn khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nguyên tắc SĐVT là nguyên tắc cơ bản trong TTHS Việt Nam. Từ đó, đưa ra kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS cũng như các giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn tố tụng hình sự Việt nam . 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về SĐVT; các biện pháp bảo đảm quyền SĐVT của người bị buộc tội Phân tích, đánh giá sự thể hiện của nguyên tắc SĐVT trong TTHS Việt Nam Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc SĐVT trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự Đề xuất giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quan điểm lý luận về SĐVT. Pháp luật thực định về nguyên tắc SĐVT trong giải quyết vụ án hình sự (điều tra, truy tố, xét xử). Các phương thức, giải pháp bảo đảm quyền nguyên tắc SĐVT trong quá trình tố tụng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật thực định về SĐVT; Những tài liệu, bài viết, công trình đã được nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực SĐVT. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Những quan điểm của Mác-Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền và Cải cách tư pháp 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp,...;Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các Hiến pháp, BLTTHS, các văn bản pháp luật có liên quan, tham khảo các công trình
  • 10. 5 nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan. Trong đó, hai phương pháp nghiên cứu và phân tích là hai phương pháp chủ đạo của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về nguyên tắc SĐVT, những yêu cầu đặt ra đối với cơ quan THTT, chủ thể THTT trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đưa ra các giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng trong giai đoạn cải cách tư pháp. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội. Chương 2: Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Một số yêu cầu và giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn.
  • 11. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI 1.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội Trong tiếng Anh, thuật ngữ suy đoán vô tội được dịch từ “presumption of innocence” trong các tài liệu khoa học hay cụm từ “the right to be presumed innocent” trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Chẳng hạn, Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người 1948 nêu “Everyone charged with a penal offence has the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 1, Điều 11), và tương tự, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 nêu “Everyone charged with a criminal offence shall have the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 2 Điều 14).[10] Nguồn gốc của thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng La tinh “praesumptino” hay trong tiếng anh “presump” được hiểu là coi vấn đề, hiện tượng nào đó là đúng đắn cho đến khi chưa có lý do bác bỏ vấn đề, hiện tượng đó. Luật học không sử dụng “presump” theo nghĩa suy đoán, theo từ điển Longman nêu rõ trong lĩnh vực luật, “presump” được hiểu là ‘chấp nhận một điều gì đó là đúng cho đến khi nó được chứng minh là không đúng’. Đây chính là khái niệm giả định, giả thiết trong tiếng Việt [10]. Như vậy với cách sử dụng thuật ngữ “presump” đã xuất hiện đến hai ý kiến với ý nghĩa khác nhau, “suy đoán” hoặc “giả định”. Dưới góc ngữ nghĩa tiếng Việt thì đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Việc “Suy đoán" đòi hỏi phải có thông tin, dữ kiện, tài liệu, chứng cứ để khiến con người tin vào một điều gì đó. Còn Giả định được hiểu là “cho một cái gì đó là có thật để làm căn cứ để tiến hành làm cái gì đó”. Theo ngôn ngữ đời thường, suy đoán là dựa vào cái này mà đoán ra cái khác. Trong pháp luật, suy đoán là một trong những kỹ thuật lập pháp, là suy đoán pháp lý nên phải chịu sự ràng buộc của pháp luật.
  • 12. 7 Cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội có từ thời La-mã cổ đại khi người ta cho rằng trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo và chỉ áp dụng trong tố tụng dân sự.[13] Tư tưởng này chỉ trở thành nguyên tắc pháp luật khi khi cách Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi cùng với đó là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã hội: Cần phải có biện pháp hạn chế, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán xâm phạm thô bạo quyền con người trong tố tụng hình hình sự từ phía nhà nước. Suy đoán vô tội được ví như là nguyên tắc “vàng” trong TTHS, một thành tựu vĩ đại của văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người và chứng minh trong TTHS đã được thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về Quyền chính trị, dân sự năm 1966 của Liên hợp quốc. Luật TTHS của nhiều nhà nước văn minh cũng đã ghi nhận suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản trong luật TTHS. Nguyên tắc này có những nội dung sau đây: - Người bị tình nghi, bị can, bị cáo luôn vô tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của toà án. - Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội, người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh sự vô tội của mình. - Mọi nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ đều phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo. - Bản án không được dựa trên những chứng cứ giả định. Hoạt động phát hiện, xử lý mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội trong tố tụng hình sự là một dạng của hoạt động nhận thức. Chính vì vậy những quan điểm triết học về nhận thức nói chung cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức trong tố tụng hình sự. Lịch sử triết học đã cho thấy, xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là nguồn gốc của mọi tồn tại, ý thức quyết định vật chất…, các nhà triết học duy tâm cho rằng: Không phải thế giới vật chất mà chính các ý niệm tinh thần mới là đối tượng của nhận thức. Nhận thức là hoạt động của linh hồn nhằm hồi tưởng lại những ý niệm tuyệt đối nằm ngoài thế giới vật chất. Con người không nhận thức được bản chất mà chỉ nhận thức được những đặc tính bề ngoài của của sự vật hiện tượng, sự vật. Chính những quan niệm duy
  • 13. 8 tâm về nhận thức này ảnh hưởng đến hoạt động chứng minh, thu thập chứng cứ và xử lý tội phạm của luật TTHS trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ hay nhà nước phong kiến. Luật TTHS trong nhà nước này cho phép quan toà xử theo quan niệm, ý chí chủ quan của mình. Từ đó, việc kết luận có tội hay không có tội tuỳ thuộc vào quan tòa với những thủ tục tố tụng phản khoa học, những cách đối xử với người bị tình nghi phi nhân tính. Ví dụ: Quan niệm hòa đồng giữa công lý và thượng đế cho rằng nếu người phạm tội chịu được những nhục hình tra tấn như căng nọc, nhúng nước sôi, phơi nắng, đóng dấu bằng lửa…mà vẫn sống thì quan toà cho đó là ý chí của Thượng đế chứng nhận người này không phạm tội nên tha bổng. Với kiểu tố tụng như vậy tất yếu sẽ dẫn đến công lý bị xuyên tạc bởi sự vu cáo và thiên vị. Khác với quan điểm duy tâm về nhận thức, lý luận nhận thức Mác-xít khẳng định: Nhận thức là hoạt động của con người thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau giữa con người và thế giới xung quanh. Con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới. Nhận thức của con người không chỉ dừng lại ở những hiện tượng bề ngoài của đối tượng nhận thức mà có thể nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, lý luận nhận thức Mác-xít cũng chỉ rõ: Con người không thể ngay tức khắc nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Nhận thức là một quá trình từ thấp lên cao, từ chưa biết đến biết, từ biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ, từ hiện tượng đến bản chất…. Lê-nin đã tổng kết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý. Trong quá trình nhận thức, con người luôn phải giải quyết các mâu thuẫn và mục đích cuối cùng là đạt đến chân lý. Chân lý là tri thức có nội dung phù hợp với thực tiễn khách quan mà nó phản ánh. Lê-Nin đã khái quát lý luận nhận thức Mác-xít như sau: Trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh từ không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”. Cũng giống như hoạt động nhận thức khác, nhận thức trong tố tụng hình sự
  • 14. 9 phải được bắt đầu bằng những giả thiết chứ không phải là những định kiến sẵn có. Khi có sự kiện pháp lý đem đến sự suy đoán về dấu hiệu tội phạm các cơ quan tiến hành tố tụng phải đặt giả thiết có thể có hoặc không có tội phạm và người phạm tội. “Có thể” chứ không phải là “chắc chắn” phạm tội hay vô tội. Ngay cả khi một nhân viên điều tra hay thẩm phán trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội đi chăng nữa thì vẫn không thể vì thế mà không bắt đầu quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự bằng sự suy đoán. Bởi vì, nhận thức của nhân viên điều tra hoặc thẩm phán trên là nhận thức của cá nhân anh ta về vụ án chứ không phải nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng và của người tiến hành tố tụng. Mặt khác, nếu cá nhân điều tra viên, thẩm phán trực tiếp chứng kiến vụ việc thì địa vị pháp lý của anh ta trong vụ án phải là người làm chứng chứ không được là người tiến hành tố tụng. Từ phân tích trên, có thể khẳng định nhận thức trong TTHS trước hết phải bắt đầu bằng sự suy đoán: Suy đoán có tội và suy đoán vô tội chứ không phải là những định kiến có sẵn là có tội hay vô tội. Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân - một nhà nước mà ở đó, quyền con người được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Điều đó đòi hỏi hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật TTHS nói riêng cần phải được hoàn thiện. Trong đó, những tư tưởng pháp lý tiến bộ được quốc tế thừa nhận như giá trị chung của văn minh nhân loại phải được nghiên cứu và ghi nhận về mặt lập pháp. Vì thế, việc ghi nhận cụ thể, đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội như là nguyên tắc cơ bản là đòi hỏi cấp thiết của luật TTHS trong nhà nước pháp quyền. Với tư cách là nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam, nguyên tắc SĐVT là các quan điểm làm nền tảng, định hướng và chi phối toàn bộ tố tụng hình sự trong đó khẳng định một người luôn vô tội cho đến khi họ được chứng minh là có tội bằng bản có hiệu lực pháp luật của tòa án bằng thủ tục tố tụng công bằng do luật định. Suy đoán vô tội được coi là một trong những thành tựu lớn của khoa học pháp lý thế giới và được một số nước coi là nguyên tắc trong pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau của các nhà luật học về Suy
  • 15. 10 đoán vô tội, song tựu lại có thể thấy 02 nhóm qua điểm: Một là, nhóm quan điểm không thừa nhận: Nhóm này cho rằng nếu không có lỗi cá nhận cụ thể trong những sự việc cụ thể thì không thể có điều tra và xét xử. Việc suy đoán lúc này mang tính chất có tội, vì nếu không có lỗi thì đã không có việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác, người bị buộc tội bị suy đoán là có phạm tội và do vậy, luật cần quy định cho họ có nghĩa vụ chứng minh sự không phạm tội của mình giống như các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần xác định sự thật khách quan của vụ án đúng như những gì xảy ra trong thực tế là đủ mà không cần đến nguyên tắc suy đoán vô tội. Hai là, nhóm quan điểm thừa nhận: Hoạt động tố tụng hính sự khác với các hoạt động khác của con người, nơi mà hoạt động nhận thức có thể kết thúc bằng một kết quả nhận thức mới hoặc có thể chưa đem lại kết quả gì. Hoạt động tố tụng hình sự không thể kết thúc mà không có kết quả pháp lý cụ thể. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không thể kết thúc hoạt động tụng mà vấn đề có phạm tội hay không phạm tội vẫn chưa thể kết luận được. Nhiệm vụ của tố tụng hình sự là khi kết thúc hoạt động tố tụng hình sự phải xác định rõ ràng hoặc người bị buộc tội là có tội hay không phạm tội. Như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xuất phát từ chỗ hoặc là người bị buộc tội được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội cho đến khi chứng minh được có phạm tội hoặc là người bị buộc tội bị áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội cho đến khi chứng minh được là không phạm tội. Lịch sử phát triển tố tụng hình sự trên thế giới đã không chấp nhận nguyên tắc suy đoán có phạm tội và đã phát triển theo hướng nhân đạo và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội. [19] Từ những quan điểm khoa học pháp lý đó, pháp luật TTHS Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ và ghi nhận SĐVT là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTHS để bảo đảm quyền con người và hoạt động TTHS. Trước khi BLTTHS 2015 ra đời thì thuật ngữ “suy đoán vô tội” chưa được quy định chính thức trong bất cứ điều luật điều luật nào. Tuy nhiên một phần của nội dung và tư tưởng của nguyên tắc cũng đã được xuất hiện ở một số văn bản quy phạm pháp luật cũ. Trước tiên tại thông tư số 2252/HCTP ngày 29/10/1953 cho
  • 16. 11 rằng “Không nên có định kiến rằng, hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối xử như người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như vô tội để toà án có thái độ hoàn toàn khách quan”. BLTTHS năm 1988 ra đời đã quy định rõ hơn nội dung này tại điều 10: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Hiến pháp 1992 kế thừa và khẳng định lại tinh thần SĐVT một lần nữa tại Điều 72: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.[36] Trong Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001 nội dung của nguyên tắc SĐVT được quan tâm hơn và được quy định tại Điều 72 Chương V của Hiến pháp với tên gọi của chương là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. BLTTHS năm 2003 ra đời và cũng tiếp tục kế thừa phát huy những thành tựu của các Bộ luật trước, quy định rõ ràng hơn tại Điều 9, theo đó "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật". Tại Điều 10 BLTTHS 2003 “Xác định sự thật của vụ án” cũng quy định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Bản Hiến pháp 2013 mở ra một trang mới quyền con người khi đặt ra quy định tại Chương II – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Đây là một trong những nội dung chính là thể hiện đầy đủ của một nguyên tắc pháp lý quan trọng, Nguyên tắc SĐVT. Nếu như khoản 1 Điều 72 Hiến pháp cũ quy định chỉ cần một điều kiện là có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì một người bị coi là có tội và chịu hình phạt thì tại Hiến pháp 2013 đã nhấn mạnh và chỉ rõ, một người bị kết tội phải có 02 điều kiện: Một là, phải tuân theo một trình tự luật định và hai là có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Để cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Bộ luật TTHS 2015 được ban hành và ghi nhận một nguyên tắc hoàn toàn mới có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động TTHS
  • 17. 12 và góp phần bảo đảm quyền còn người, đó là “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Nguyên tắc mở ra một định hướng tích cực hơn và được coi là nguyên tắc “vàng” trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hiện nay. Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS 2015 đã có sự tiến bộ khi thay đổi chủ từ nhân xưng “Không ai” thành “Người bị buộc tội”. Cách diễn đạt như vậy, không chỉ đơn thuần là thay đổi thuật ngữ mà sự thay đổi trên đã lột tả hết bản chất của SĐVT. Theo đó, các chủ thể SĐVT được xác định rõ gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Khắc phục được những hạn chế của BLTTHS 2003 khi không xác đinh rõ ai là người được SĐVT. Ngoài những chủ thể đầu tiên được SĐVT là bị can, bị cáo, Bộ luật hiện hành đã bổ sung người bị tạm giữ và người bị bắt cũng là hai chủ thể được SĐVT. (điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS). Người bị tạm giữ, người bị bắt là người tại thời điểm tạm giữ hay bị bắt họ chưa có bất cứ lời buộc tội nào từ phía cơ quan tố tụng, chỉ được biết như là tình nghi và có các căn cứ liên quan đến việc phạm tội. Việc ra các lệnh, quyết định bắt, tạm giữ như là một lời buộc tội gián tiếp đối với họ. Do đó, việc quy định thêm hai chủ thể này được SĐVT là phù hợp. Về cơ bản, Bộ luật hiện hành đã thể hiện đầy đủ phạm vi của các chủ thể cũng như thời gian được SĐVT 1.1.2. Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội. Suy đoán vô tội là nguyên tắc có tính nền tảng của tố tụng văn minh, vì thiếu nó chúng ta không thể đến được tư pháp công bằng và nhân đạo. BLTTHS 2015 quy định nguyên tắc SĐVT rất ngắn gọn (có 90 từ), nhưng hiểu như thế nào là đúng để thực hiện mới là vấn đề mà cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng cần quan tâm. Vì đến nay, chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này. Theo nhận thức của chúng tôi, nguyên tắc “Suy đoán vô tội” có các nội dung chính sau đây: 1.1.2.1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu luật pháp luật. Một là, yêu cầu về lỗi phải được chứng minh theo trình tự thủ tục. Đây là yêu
  • 18. 13 cầu đầu tiên của nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì việc điều tra, truy tố và xét xử một người phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định [41]. Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục TTHS và ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của TTHS tại Điều 7, “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này…”. Để đáp ứng được điều kiện về trình tự thủ tục, BLTTHS 2015 đã quy định và tổng hợp một chương riêng về một số biện pháp điều tra đặc biệt như: Ghi âm bí mật, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử (Điều 233). Pháp luật tố tụng hình sự đã xác định chặt chẽ những căn cứ để đảm bảo cho việc giữ bí mật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định (Điều 21 Hiến pháp năm 2013). Những yêu cầu pháp lý chặt chẽ liên quan đến các lý do hạn chế quyền con người, quyền công dân trong TTHS được cụ thể hóa trong BLTTHS năm 2015 liên quan đến 3 yếu tố; Một là về loại tội; Hai là về thẩm quyền, Bà là về thời hạn áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt; Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định nghiêm ngặt việc sử dụng các thông tin, tài liệu thu thập từ các biện pháp này. Mục đích nhằm bảo đảm vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, làm rõ các căn cứ xác định có tội và những căn cứ xác định vô tội. Từ những phân tích trên có thể thấy yêu cầu về trình tự thủ tục đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố xét xử là đúng quy định pháp luật. [41] Hai là, yêu cầu phải có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đây là hợp phần thứ hai của khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội. Bộ luật thay cụm từ “người phạm tội” bằng các cụm từ “người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm” (Điều 179, 180, 280…) nhằm nhấn mạnh, tạo sự nhận thức rõ ràng cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là chừng nào chưa có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn chưa bị coi là có tội; những người có thẩm quyền THTT không được đối xử với người bị buộc tội như người có tội. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định Tòa án nhân
  • 19. 14 dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Tòa án thực hiện quyền tư pháp thông qua hoạt động xét xử để giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Tòa án chính là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước có quyền ra bản án kết tội khi có các căn cứ theo quy định pháp luật. Tính duy nhất của Tòa án thể hiện ở chỗ ngoài Tòa án ra, không có bất cứ cơ quan nào khác có thể ra quyết định đó, kể cả Quốc hội, chính phủ..vv Như vậy chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền phán quyết, xác định một người có tội bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Bản án là một văn bản pháp lý ghi nhận phán quyết của Tòa án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và phản ánh những kết quả của phiên tòa, ý kiến phân tích, kết quả tranh tụng và đánh giá của hội đồng xét xử. Bản án quyết định bị cáo là người có tội hoặc không có tội. 1.1.2.2. Trách nhiệm chứng minh lỗi của người bị buộc tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình là vô tội Trách nhiệm chứng minh tội phạm được quy định tại Điều 15 BLTTHS 2015 theo đó “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”..vv Có thể thấy, quy định trên không chỉ thuộc nội dung nguyên tắc xác định sự thật của vụ án mà thuộc về nội dung của nguyên tắc SĐVT. Bởi vì, cùng với việc khẳng định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì cũng có nghĩa thừa nhận người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình. Trách nhiệm chứng minh này thuộc về bên buộc tội. Như vậy, để có thể ra một trong các quyết định khởi tố, điều tra, truy tố…đòi hỏi các cơ quan THTT phải có trách nhiệm chứng minh và xác định rõ ràng các căn cứ là có tội được quy định trong BLHS. Trường hợp nếu xác minh không đủ các căn cứ để ra một trong các quyết định trên thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định trả tự do hoặc tuyên bố người bị buộc tội không phạm tội.
  • 20. 15 Về vấn đề quyền chứng minh của người bị buộc tội. Người bị buộc tội có quyền được chứng minh sự vô tội của mình. Người bị buộc tội có thể trực tiếp bào chủa để bảo vệ mình hoặc gián tiếp thông qua người khác làm người bào chữa. Quyền chứng minh của người bị buộc tội thể hiện tính công bằng và khách quan của TTHS nhằm bảo đảm sự bình đẳng và bảo vệ công lý. BLTTHS năm 2015 cho phép người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều có quyền đưa ra chứng cứ mà không chỉ là đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Họ có quyền trình bày ý kiến của mình về chứng cứ do các chủ thể tố tụng khác đưa ra, yêu cầu người có thẩm quyền THTT kiểm tra, đánh giá chứng cứ đó. Bên cạnh đó, người bào chữa còn có quyền thu thập chứng cứ, đưa ra chứng cứ, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Đây là một trong những điểm mới rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc giúp người bị buộc tội tự bảo vệ và thực hiện quyền suy đoán vô tội. 1.1.2.3. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo quy định của BLTTHS thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội Nguyên tắc SĐVT đã đưa ra một phương án tốt nhất để đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị buộc tội. Tức là nếu không đủ chứng cứ chứng minh bị cáo phạm tội thì tòa án phải tuyên bố người đó không phạm tội. Một thực trạng thường hay xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng hay cụ thể là chủ thể tiến hành tố tụng thường bắt gặp những trường hợp chứng cứ còn mập mờ, không rõ ràng. Dù đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn không thể xác định và thu thập chứng cứ để ra quyết định. Sau một thời gian các cơ quan THTT vẫn không thể làm rõ, dẫn đến sự hoài nghi, có mâu thuẫn giữa các chứng cứ, hướng giải quyết. Để chống khuynh hướng buộc tội theo kiểu tư duy: “thà làm oan còn hơn bỏ lọt”, BLTTHS năm 2015 mở ra một hướng mới cho những trường hợp còn tồn tại những hoài nghi.
  • 21. 16 Người đã thực hiện một hành vi phạm tội trên thực tế vẫn có thể được tuyên bố là người không phạm tội nếu các cơ quan THTT không thể chứng minh bằng các chứng cứ xác thực theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Người được tòa án tuyên bố không phạm tội có thể vẫn là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng do không thể chứng minh người đó đã phạm tội nên tòa án buộc phải tuyên bố người đó không có tội 1.1.3. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội 1.1.3.1. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chứng minh. Nguyên tắc suy đoán vô tội có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói chung và quá trình chứng minh nói riêng. Nguyên tắc SĐVT giúp hoạt động chứng minh được thực hiện đúng quy định pháp luật, theo trình tự thủ nhất đinh và loại trừ những yếu tố, vấn đề còn nghi ngờ về hành vi phạm tội. Bởi mọi sai lầm trong chứng minh nhiều đều ảnh hưởng đến quyền và lợi ích đến người bị buộc tội, một số trường hợp có thể phải trả giá bằng sinh mệnh của con người. Việc định kiến đối với người bị buộc tội là người có tội là hết sức nguy hiểm. Nó đồng nhất người bị buộc tội là người có tội kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người mà nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hoàn toàn vô tội. Lúc đó, có bồi thường oan sai đi chăng nữa thì hậu quả đối với họ không thể nói là đã bù đắp được toàn bộ. 1.1.3.2. Ý nghĩa nguyên tắc suy đoán vô tội trong việc bảo vệ quyền con người Dưới góc độ Quyền con người, nguyên tắc SĐVT có ý nghĩa quan trọng. Một là thể chế hóa được các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác cải cách tư pháp, cụ thể hóa các Công ước quốc tế nhằm bảo vệ quyền con người. Hai là, Nguyên tắc SĐVT bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội. Trong nguyên tắc SĐVT, việc ghi nhận quyền chứng minh của người bị buộc tội sẽ đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động TTHS giữa một bên là nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố xét xử hùng mạnh được thực hiện bằng quyền lực nhà
  • 22. 17 nước với một bên yếu thế hơn là người bị buộc tội. Đảm bảo người bị buộc tội không bị phân biệt đối xử khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 1.1.3.3. Ý nghĩa nguyên tắc suy đoán vô tội trong xây dựng và thực hiện pháp luật. Nguyên tắc SĐVT mang ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTHS. Nguyên tắc này thể chế hóa, đường lối chủ trương của Đảng Nhà nước trong việc cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, đề cao quyền con người. Nguyên tắc SĐVT được Hiến pháp 2013 ghi nhận là một trong những nguyên tắc hiến định, Bộ luật TTHS 2015 thể chế tinh thần đó và quy định SĐVT cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS. Việc ghi nhận chính thức tên điều luật “Suy đoán vô tội” cho thấy được sự quan tâm và thừa nhận tầm quan trọng của nguyên tắc này trong pháp luật TTHS. Tạo ra một hành lang pháp lý trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tố tụng, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho việc phát huy, bảo đảm các quyền cá nhân. Đảm bảo được sự công bằng, được tôn trọng, thực hiện đầy đủ, nghiêm minh. Nguyên tắc SĐVT được quy định tại một điều luật nhất định nhưng tinh thần và nội dung liên quan đến nguyên tắc luôn được lồng ghép và thể hiện trong suốt quá trình tố tụng. Thể chế hóa điều luật trên phạm vi rộng về chủ thể và thời gian. Bên cạnh đó, việc quy định nguyên tắc cũng mang đến sự chờ đợi của nhiều chủ thể bị buộc tội, được dư luận quan tâm và coi như là một điều luật bảo vệ bên yếu thế. Bảo đảm mọi người được sự tôn trọng, công bằng, khách quan và tính nhân đạo của pháp luật TTHS và hình sự Việt Nam. 1.2. Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và một số nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự. 1.2.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa. Nguyên tắc SĐVT có quan hệ mật thiết với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa. Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng và thiết yếu đối với người bị buộc tội. Đây là quyền mà pháp luật tố tụng hình sự trao cho họ để có thể
  • 23. 18 tự bảo vệ, tự biện hộ những lời cáo buộc tự phía các cơ quan điều tra, Viện kiện sát…Nguyên tắc SĐVT sẽ không có ý nghĩa khi không có nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa. Bên cạnh đó, sự tham gia của người bào chữa (đặc biệt là của Luật sư bào chữa) vào các giai đoạn của TTHS là điều kiện cần thiết để bảo đảm sự bình đẳng trên thực tế giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong các giai đoạn của quá trình TTHS nói chung và tại phiên tòa nói riêng. Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự ở nước ta những năm gần đây cho thấy nhìn chung việc đảm bảo quyền bảo chữa của người bị buộc tội đã được chú trọng hơn (như cho phép người bào chữa có mặt ngay từ khi tạm giữ người bị tình nghi). Tuy nhiên, trên thực tế người bào chữa gặp rất nhiều trở ngại từ phía CQĐT ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mớm cung, ép cung, dùng nhục hình dẫn đến làm oan người vô tội đã và đang gây nhiều bất bình và bức xúc trong dư luận xã hội. Mặt khác, theo quy định của BLTTHS thì người bào chữa không có quyền thu thập chứng cứ mà chỉ có quyền thu thập đồ vật, tài liệu… và các đồ vật, tài liệu này có được coi là chứng cứ hay không lại phụ thuộc vào sự đánh giá của các chủ thể tiến hành tố tụng. Do đó, sự ra đời của nguyên tắc SĐVT đã góp phần thống nhất và bổ sung cho ngyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, khẳng định người bị buộc tội có quyền được chứng minh mình vô tội. 1.2.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc tranh tụng Nguyên tắc SĐVT khẳng định người bị buộc tội được coi là vô tội khi mà tội phạm của họ chưa được chứng minh theo một trình tự do luật quy định và chưa được Tòa án xác định bằng một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Nguyên tắc này một mặt khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội; người bị buộc tội có quyền mà không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình; Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái pháp luật khác trong quá trình thu thập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác. Mặt khác, nguyên tắc SĐVT cũng xác định Tòa án là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử) và có thẩm quyền đưa ra phán quyết (bản án) nhân danh Nhà nước kết luận người bị buộc tội là có tội hay vô tội. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ
  • 24. 19 không thể khả thi trên thực tiễn nếu vắng thiếu nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử với các lý do sau: Thứ nhất, tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS giữ vai trò cốt lõi và là tiền đề khách quan cần thiết để TTHS đạt được mục tiêu là xác định sự thật khách quan về vụ án. Thứ hai, nguyên tắc tranh tụng phân định rõ ràng, tách bạch các chức năng cơ bản (buộc tội, bào chữa và xét xử) trong TTHS giữa bên buộc tội, bên bào chữa và Tòa án, theo đó mỗi nhóm chủ thể này chỉ được thực hiện một chức năng này mà không được phép vừa buộc tội vừa bào chữa hoặc ngược lại, vừa xét xử vừa buộc tội hay vừa xét xử vừa bào chữa. Thứ ba, nguyên tắc tranh tụng phân định hai nhóm chủ thể buộc tội và gỡ tội. Đồng thời, các bên hoàn toàn bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Vì vậy, các chủ thể của bên buộc tội và bên gỡ tội phải được bảo đảm các khả năng pháp lý như nhau để bảo vệ các lợi ích của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Thứ tư, nguyên tắc tranh tụng xác định địa vị độc lập, khách quan và vô tư của Tòa án với tư cách là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử). Tòa án hay cụ thể là HĐXX chỉ có nhiệm điều hành phiên tòa và bảo đảm các bên buộc tội, gỡ tội được thực hiện đầy đủ các quyền của mình từ đó đưa ra quyết định, Bản án dựa trên các chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên Tòa. Vì vậy, có thể nói nguyên tắc tranh tụng chính là cơ sở pháp lý không chỉ tạo sự bình đẳng về thế và lực giữa bên buộc và bên bị buộc tội mà còn đề cao vai trò trọng tài của Tòa án. Nếu không có nguyên tắc này thì sẽ không có sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trên thực tế, và khi đó nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ không thể phát huy được hiệu quả của mình. 1.2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc xác định sự thật vụ án Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tăc xác định sự thật có quan hệ bổ sung cho nhau. Xác đính sự thât của vụ án là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam được quy định tại Điều 15, theo đó: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng…”.Quy định nguyên tắc
  • 25. 20 xác định sự thật nhằm mục đích không để lọt tội phạm, trừng phạt thích đáng những người có hành vi phạm tội đồng thời không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa hai nguyên tắc này, cụ thể: Nếu có nguyên tắc SĐVT thì không phải quy định nguyên tắc xác định sự thật vụ án. Bởi hai nguyên tắc này mang hai nội dung, ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm về mối quan hệ bổ sung cho nhau của hai nguyên tắc này bởi mô hình tố tụng hình sự của Nước ta là mô hình thẩm vấn và đề cao tranh tụng trong xét xử. Ngoài việc ghi nhận quyền được im lặng, quyền bào chữa, quyền được coi là không có tội khi các cơ quan THTT không thể kết tội,…, thì pháp luật nước ta còn quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. 1.2.4. Nguyên tắc suy đoán vô tội với nguyên tắc bảo đảm pháp chế Suy đoán vô tội là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc tôn trọng các giá trị cao quý của con người (nhân phẩm, danh dự) trong xã hội và coi một người có đủ tư cách công dân với các quyền, nghĩa vụ do Hiến pháp và pháp luật quy định, khi người đó chưa bị Tòa án (cơ quan có thẩm quyền xét xử) kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, để loại trừ, ngăn ngừa sự tùy tiện, lộng quyền, áp đặt hay vi phạm pháp luật từ phía cơ quan THTT, người THTT mà Hiến pháp và Bộ luật TTHS Việt Nam đã quy định rõ các hoạt động TTHS phải tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa "Mọi hoạt động TTHS của cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này". Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận xuyên suốt quá trình hoạt động cũng như giải quyết vụ án của cơ quan THTT. Nguyên tắc này không chỉ định hướng cho hoạt động TTHS mà còn định hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn. Nguyên tắc SĐVT có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngay trong nội dung đầu tiên của nguyên tắc SĐVT đã đề cập đến yêu cầu về trình tự thủ tục. Có thể thấy rằng mọi quyết hoạt động của cơ quan THTT, người THTT phải tuân theo những trình tự thủ tục do BLTTHS 2015 quy
  • 26. 21 định. Đây là bước đầu để hoàn thiện một hệ thống pháp luật TTHS không chỉ có ý nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý quan trọng, mà còn là "lá chắn thép" trong việc phòng chống oan sai, tôn trọng và bảo vệ các giá trị cao quý của con người. SĐVT và pháp chế là hai nguyên tắc phải được bảo đảm xuyên suốt quá trình THTT, thống nhất các trình tự thủ tục các hoạt đồng nhằm giải quyết vụ án. Tuân thủ nguyên tắc SĐVT và nguyên tắc pháp chế sẽ góp phần cho TTHS đạt được mục đích của mình là không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, bảo vệ trật tự xã hội đồng thời bảo vệ quyền con người trong TTHS. 1.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới Luật La Mã cổ được biết đến với nguyên tắc suy đoán pháp lý “Praesumptio boni viri”. Đây là tư tưởng chỉ được thừa nhận và áp dụng trong tố tụng dân sự và được coi là cội nguồn của nguyên tắc SĐVT về sau được lan rộng và áp dụng vào trong TTHS với nội dung “Chứng minh là công việc thuộc về anh ta - người khẳng định chứ không phải là người phủ định”.[19] Cũng như nhiều tư tưởng dân chủ, tiến bộ khác của nhân loại, tư tưởng về SĐVT không thể được chấp nhận trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, ở đó nô lệ không được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật và vấn đề lỗi của họ không bao giờ được xem xét. Nhà nước phong kiến tiếp tục áp dụng nguyên tắc suy đoán có tội, theo đó người bị buộc tội (người bị tình nghi, bị khởi tố hình sự, bị đưa ra xét xử) luôn bị coi là có lỗi và việc áp dụng các biện pháp tra tấn, dùng nhục hình đối với họ để điều tra được coi là hợp pháp. Tư tưởng về SĐVT phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản. Giai cấp tư sản đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con người và quyền công dân, trong đó có tư tưởng về SĐVT để lôi kéo quần chúng nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. Trong thời kỳ đầu, tư tưởng SĐVT chỉ được giai cấp tư sản sử dụng như một vũ khí để chống lại sự thống trị hà khắc của Nhà nước phong kiến. Tư tưởng SĐVT chỉ trở thành nguyên tắc của pháp luật sau khi Cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
  • 27. 22 của Cộng hòa Pháp năm 1789 đã chính thức ghi nhận và tuyên bố SĐVT là một quyền cơ bản của con người: "Mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc".[37] Tuyên ngôn này đã đặt nền móng cho sự hình thành nguyên tắc SĐVT, một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của TTHS có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế và tư duy pháp lý của các quốc gia. Tại Tuyên ngôn nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc, Suy đoán vô tội được khẳng định là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc. Điều 11 quy định rõ “1) Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.; 2) Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.” , như vậy một người được coi là vô tội khi pháp luật có đầy đủ các chứng cứ để kết tội người đó, trong một phiên Tòa công khai. Công ước về Bảo vệ Nhân quyền và tự do cơ bản của Hội đồng Châu Âu cho biết (Điều 6.2.): "Bị cáo về một tội hình sự được coi là vô tội cho đến khi chứng minh có tội theo pháp luật". Công ước này đã được thông qua bởi hiệp ước và có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên Hội đồng Châu Âu. Hiện tại (và trong bất kỳ sự mở rộng nào của EU), mọi thành viên của Liên minh Châu Âu cũng là thành viên của Hội đồng Châu Âu, vì vậy điều này là viết tắt của các thành viên EU là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, khẳng định này được lặp lại nguyên văn trong Điều 48 của Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu . Đối với pháp luật Quốc gia, nguyên tắc SĐVT đã được quy định trong pháp luật hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nội dung của nguyên tắc này được ghi nhận ở mức độ khác nhau tùy theo từng nước. Pháp luật TTHS hầu hết các nước
  • 28. 23 trên thế giới chỉ ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội với hai nội dung là người bị buộc tội được coi là không có tội cho tới khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và trách nhiệm chứng minh phạm tội thuộc về bên buộc tội Ở Iran, Điều 37 của Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran tuyên bố: “Vô tội là phải được coi là không có ai, và không ai phải chịu tội danh trừ khi tội lỗi của anh ta hoặc cô ta đã được tòa án có thẩm quyền xác lập.” Tại Ý , đoạn thứ hai của Điều 27 của Hiến pháp nêu rõ: “Một bị cáo sẽ bị coi là không có tội cho đến khi bản án cuối cùng được thông qua” Tại Rumani, điều 23 của Hiến pháp quy định rằng: "Bất kỳ người nào sẽ được coi là vô tội cho đến khi bị kết tội bởi phán quyết cuối cùng của tòa án". Trong Hiến pháp Nam Phi , phần 35 của Dự luật Nhân quyền nêu rõ: "Mọi người bị buộc tội đều có quyền xét xử công bằng, bao gồm quyền được coi là vô tội, giữ im lặng và không làm chứng trong quá trình tố tụng. " Trong hiến pháp Colombia , Tiêu đề II, Chương 1, Điều 29 quy định rằng "Mọi người được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo luật". Tại Trung Quốc, Điều 12 Luật Tố tụng Hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1979 (Sửa đổi bởi Phiên họp thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ 13), quy định: “Không ai bị coi là có tội, nếu không bị xét xử bởi một Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật”; Điều 43 Bộ luật này cũng quy định: “Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên theo trình tự, thủ tục quy định trong luật, phải thu thập các loại chứng cứ khác nhau chứng minh sự có tội hay vô tội của nghi can, bị cáo và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Nghiêm cấm việc bức cung, dùng nhục hình và thu thập chứng cứ bằng các biện pháp như đe dọa, dụ dỗ, lừa gạt và các biện pháp bất hợp pháp khác.”, dù tên gọi của nguyên tắc SĐVT chưa được ghi nhận trong pháp luật TTHS của quốc gia này, nhưng hai nội dung quan trọng nhất của nguyên tắc này đã được thừa nhận.[1] Ở châu Âu, tư tưởng về SĐVT đầu tiên được thể hiện trong tác phẩm “Tội phạm và hình phạt” năm 1764 của Bekaria (người Ý). Cách mạng tư sản Pháp trong Tuyên ngôn quyền con người và công dân 1789 đã ghi nhận tư tưởng này với tư
  • 29. 24 cách là một nguyên tắc pháp lý. Cụ thể ở Pháp, khi xét xử, phiếu trắng của bồi thẩm Toà đại hình phải được coi là thiên về hướng tha bổng. Không có kháng cáo (và kháng nghị) nào chống lại bản án tha bổng của Toà đại hình được chấp nhận trừ trường hợp khi việc phúc thẩm đặc biệt cần thiết để đảm bảo “Giá trị của pháp luật” nhưng không được ảnh hưởng đến tình trạng của bị cáo. Tại Liên Bang Nga, nguyên tắc SĐVT là một trong những nguyên tắc cở bản trong BLTTHS, mặc dù trước đây ở Liên Xô cũ luôn có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên tắc này. Nguyên tắc SĐVT không được thừa nhận cả ở góc độ lý luận cũng như luật thực định trong một khoảng thời gian tương đối dài ở thời điểm này. Lý do chủ yếu phản đối sự thừa nhận nguyên tắc này là quan điểm cho rằng đây là nguyên tắc của TTHS tư sản không thích hợp với TTHS Xô Viết.[19] Sau khi Hiến pháp 1936 của Liên Xô ghi nhận về quyền bào chữa của bị can thì lúc này đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền bào chữa của bị can và suy đoán vô tội. Năm 1968 Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô – giáo sư Stragôvích.M.C trong bộ giáo trình nỗi tiếng của mình về TTHS Xô Viết (về sau đã được giải thưởng Lê Nin) đã khẳng định “có đủ cơ sở để bổ sung vào BLTTHS nguyên tắc suy đoán vô tội”. Hiến pháp Liên Xô 1977 lần đầu tiên chính thức ghi nhận nền tảng cơ bản của nguyên tắc này với diễn đạt “Không ai có thể bị coi là có tội cũng như phải chịu hình phạt ngoài bản án và trình tự do luật định”. Hiến pháp năm 1993 và BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga đã tiếp tục ghi nhận nguyên tắc này với những bổ sung mới trên cơ sở phát triển của lý luận khoa học TTHS. Điều 49 Hiến pháp Liên bang Nga quy định "Bị cáo về một tội phạm được coi là không có tội cho đến khi cảm giác tội lỗi của mình đã được chứng minh phù hợp với luật liên bang và đã được thành lập bởi các câu hợp lệ của một tòa án của pháp luật" . Nó cũng nói rằng "Bị đơn sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình" và "Mọi nghi ngờ hợp lý sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho bị đơn". Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 như sau:“1. Bị can được coi là không có tội, chừng nào lỗi của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ
  • 30. 25 tục do Bộ luật này quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội. 3. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải được giải thích có lợi cho bị can. 4. Bản án kết tội không thể được dựa trên giả định.” Pháp luật TTHS của những nước trên, ở những mức độ khác nhau đã có sự ghi nhận những nội dung của nguyên tắc SĐVT. Kết luận Chương 1 Trong chương 1, luận văn đã nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích khái quát nhưng vấn đề chung nhất về nguyên tắc SĐVT, đưa ra những khái niệm, những quan điểm khoa học khác nhau. Viện dẫn, so sánh những văn bản pháp luật khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó chỉ rõ những bất cập hạn chế, những điểm tiến bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới. Luận văn đã đi sâu phân tích, làm rõ các nội dung quan trọng và mối quan hệ của nguyên tắc SĐVT đối với những nguyên tắc cơ bản khác của luật TTHS. Nêu lên những ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quy định nguyên tắc SĐVT trong quá trình cải cách tư pháp , hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng của nước ta hiện nay.
  • 31. 26 CHƯƠNG 2 SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG 2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về các quyền của người bị buộc tội BLTTHS 2015 đã có sửa đổi bổ sung quan trọng bằng việc bổ sung một loại người tham gia tố tụng là “Người bị buộc tội” và quy định cụ thể, chi tiết quyền của họ. Các quyền của người bị buộc tội được bổ sung gồm: (1) Được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến mình; (2) Đưa ra chứng cứ; (3) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (4) Có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; (5) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật; (6) Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra theo quy định của Bộ luật này khi có yêu cầu; (7) Bị cáo có quyền trực tiếp hỏi những người tham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý; (8) Một số quyền khác Để người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, gỡ tội, BLTTHS năm 2015 bổ sung một số quyền của người bào chữa, gồm: (1) Quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt; Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can thay vì chỉ được hỏi khi cơ quan tiến hành tố tụng đồng ý như hiện nay; (2) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; (3) Thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (4) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; (5) Đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện
  • 32. 27 pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung các cơ chế để người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa như: Quy định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia; Quy định cụ thể thủ tục gặp người bị buộc tội đang bị bắt, tạm giữ, tạm giam, thủ tục giao nộp chứng cứ, thủ tục đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Đặc biệt Bộ luật TTHS năm 2015 đã bổ sung thêm quyền rất quan trọng của người buộc tội là quyền Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Theo đó, BLTTHS 2015 quy định chi tiết cụ thể về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp tại các điều 58 khoản 1 điểm e; điều 59 khoản 2 điểm c; điều 60 khoản 1 điểm d; điều 61 khoản 2 điểm h. Các điều khoản này quy định, các bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Như vậy, có thể hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền chủ động về việc khai báo. Những gì bị can, bị cáo thấy bất lợi cho mình, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành TTHS. Việc bổ sung các quyền của người bị buộc tội có nghĩa quan trong trong việc đảm bảo quyền SĐVT của người bị buộc tội 2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự Điều 85 BLTTHS 2015 lại một lần nữa khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan THTT chứ không phải của người bị buộc tội. Một phần nội dung của nguyên tắc SĐVT được thể hiện trong điều luật rất rõ, cho thấy được sự quan tâm của Bộ luật đến vấn đề này và thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong trong việc đảm bảo trật tự xã hội. Khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm luôn luôn thuộc về bên buộc tội, nếu bên buộc tội không chứng minh được tội phạm và người phạm tội thì phải coi người bị buộc tội là không phạm tội. Bộ luật TTHS hiện hành
  • 33. 28 quy định 06 vấn đề cần phải chứng minh khi điều tra truy tố và xét xử. Tuy nhiên tinh thần SĐVT được thể hiện rõ nét nhất tại khoản 1 Điều 85: “Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” Đây là vấn đề đầu tiên cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Việc xác định có hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế hay không đóng vai trò quyết định cho hoạt động tiếp theo của cơ quan THTT. Nếu không có hành vi phạm tội thì sẽ không có quyết định khởi tố và ngược lại. Hoạt động chứng minh đó thể hiện ở việc làm sáng tỏ một cách đầy đủ một cách toàn diện, tất cả các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động định tội danh của cơ quan THTT. Do đó, việc chứng minh những yếu tố ban đầu trên có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Hơn nữa, đây là nội dung quan trọng nhất làm cơ sở cho việc chứng minh các vấn đề tiếp theo và là một trong những đòi hỏi của nguyên tắc SĐVT. Cơ quan THTT không chỉ chứng minh việc có hành vi phạm tội thực tế xảy ra hay không mà còn phải chứng minh theo hướng ngược lại, có nghĩa là phải suy đoán. Điều này có thể hiểu được khi mà trong thực tế, khi cơ quan THTT mới nhận được nguồn tin tội phạm, việc xác nhận nguồn tin này là đúng hay không là một câu hỏi được đặt ra. Câu hỏi có tội phạm thực tế xảy ra hay không được đặt ra và được kèm theo xuyên suốt quá trình tố tụng cho đến khi Tòa án ra bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là “những gì chưa biết nhưng cần phải biết”. Cần phải nhận thức như vậy thì hoạt động tố tụng cũng như quá trình chứng minh ban đầu mới đảm bảo được tính khách quan. Tránh được việc định kiến người phạm tội, suy luận theo hướng có tội. Và khi không có các căn cứ xác định có hành vi tội phạm và người phạm tội hay không thì các cơ quan THTT cần phải nhanh chóng ra một trong các quyết định là đình chỉ vụ án hoặc tuyên vô tội. Như vậy, để làm rõ các vấn đề cần phải chứng minh và ra các quyết định chính xác trong vụ quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan THTT cần phải dựa vào các chứng cứ cụ thể với những thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp mà không phải cần đến sự suy luận chủ quan.
  • 34. 29 Chứng cứ là những gì có thật, đây là thuộc tính khách quan của chứng cứ. Khi một hành vi tác động vào đối tượng của tội phạm, làm ảnh hưởng, xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật pháp luật hình sự bảo vệ sẽ để lại những dấu vết vật chất trong thế giới khách quan. Những thông tin, sự kiện, đồ vật bị xuyên tạc sai sự thật hoặc do suy luận chủ quan sẽ không được coi là chứng cứ. Chứng cứ là căn cứ để xác định có hay hành vi phạm tội xảy ra hay không và ai là người thực hiện tội phạm. Việc bảo đảm thu thập này giúp chứng cứ có giá trị chứng minh trong quá trình THTT là Chứng minh vô tội và chứng minh có tội. Có hai loại chứng cứ là chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Mục đích của việc phân chia chứng cứ thành hai loại buộc tội và gỡ tội nhằm phân loại các giá trị chứng minh của chứng cứ. Theo BLTTHS về nguồn chứng cứ thì tại khoản 2 Điều 87 thể hiện rõ nét nhất tinh thần SĐVT. Cụ thể, những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Đây là một nguyên tắc loại trừ chứng cứ, quy định như vậy vừa rõ ràng, vừa đầy đủ, vừa khắc phục được những biểu hiện tùy tiện, tránh được những trường hợp các cơ quan có thẩm quyền THTT có thể đưa những tài liệu không được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định làm chứng cứ của vụ án. Qua đó đảm bảo được các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, tránh những hoạt động vi phạm quyền con người ảnh hưởng đến quyền SĐVT của người bị buộc tội. Theo Điều 95 BLTTHS 2015 thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm. Điều 98 BLTTHS hiện hành quy định rõ: “Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.”. Việc không coi lời nhận tội của bị can bị cáo là chứng cứ duy nhất để kết tội nhằm mục đích tránh tình trạng bức cung, mớm cung, dùng nhục hình ép bị can, bị cáo nhận tội làm sai lệch sự thật khách quan.
  • 35. 30 Một trong những thực tế thường hay diễn ra ở các phiên Tòa, hội đồng xét xử thưởng có một số câu hỏi theo cách trói buộc bị cáo Ví dụ: Anh chị thấy cáo trạng có đúng hay không?..vv, từ đó, bị cáo thường có tâm lý thú nhận tội. Nguyên tắc SĐVT cho phép bị cáo có quyền im lặng và lời thú tội của bị cáo chỉ được coi là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác, khi trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan THTT, thì việc xét hỏi bị cáo quá nhiều, đánh giá quá cao lời nhận tội của bị cáo mà bỏ qua các chứng cứ khác là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm, vi phạm nguyên tắc SĐVT của các cơ quan THTT. Trong nhiều vụ án, bị cáo nhận tội bừa vì thiếu hiểu biết pháp luật, nhận tội thay cho người khác. Nếu chỉ thoả mãn với lời nhận tội của bị can, bị cáo để buộc tội họ thì rất có thể dẫn đến xét xử oan người vô tội. Do vậy, lời nhận tội của bị can, bị cáo nhiều khi chỉ là định hướng cho quá trình chứng minh và nó chỉ có giá trị chứng minh khi khi nó phù hợp với các chứng cứ khác. BLTTHS năm 2015 đã bổ sung các quy định về thu thập chứng cứ cũng như cách thức thu thập chứng của người bào chữa. Đơn cữ như quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và các tình tiết liên quan đến việc bào chữa..vv Có thể nhận thất rằng việc quy định như vậy đã tạo ta một phạm vi rông hơn cho người bào chữa trong việc tiếp cần và thu thập các chứng cứ gỡ tội. Người bào chữa được tôn trọng và dần được ghi nhận nhiều hơn trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là quy định tiến bộ của BLTTHS 2015 nhằm mục đích mang đến sự khách quan, công bằng trong quá trình tiến hành tố tụng đối với các chủ thể khác. 2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự Dưới góc độ SĐVT, tác giả nhận thấy rằng BLTTHS 2015 đã có nhiều thay đổi tích cực trong việc tôn trọng giá trị quyền con người thông qua các biện pháp cưỡng chế TTHS. Trước tiên, nội dung SĐVT được thể hiện ngay tại biện pháp ngăn chặn đầu tiên tại BLTTHS 2015: “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp”. Đây là biện pháp
  • 36. 31 ngăn chặn mới được quy định tại Điều 110 BLTTHS 2015 và thay thế cho biện pháp “bắt người trong trường hợp khẩn cấp” trong BLTTHS 2003. Có thể nhận thấy rằng, tình thần SĐVT đã được đưa vào trong điều luật, ngay từ việc thay đổi thuật ngữ từ “ bắt người” sang “ giữ người”, vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ việc thay đổi từ ngữ mà bản chất là Bộ luật yêu cầu phải có sự coi trọng quyền con người. Việc bắt người luôn tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể của công dân, một trong các quyền nhân thân quan trọng nhất của con người, không thể bị áp dụng một cách tùy tiện. Dưới góc độ SĐVT nhận thấy quy định thuật ngữ như vậy phần nào phản ánh lên sự đối xử, định kiến có tội. Việc bắt người được tiến hành trước và sau đó VKS mới phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Việc quy định như vậy có thể thấy được sự áp dụng tùy nghi, mang tính chất cứng nhất, luôn áp đặt chủ thể vào một tình trạng phải chịu TNHS. Bộ luật TTHS hiện hành đã thay đổi thuật ngữ “giữ người” đã thể hiện được sự khách quan hơn của pháp luật TTHS. Mặc dù các căn cứ để xác định “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” về cơ bản vẫn giống các căn cứ để bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên điểm tiến bộ ở đây là căn cứ để “giữ” chứ không phải để “bắt”. Trên tinh thần này, thái độ cần thiết của người có thẩm quyền là phải đối xử với người có liên quan đến việc phạm tội như mọi công dân bình thường, không định kiến với những tiêu cực trong quá khứ của họ. Bởi vì, họ chưa phải là người có tội, mọi quyết định áp dụng đối với họ phải đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp như công dân bình thường. Thứ hai, trả tự do khi chưa có đủ căn cứ để giữ, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ. Điều 110 BLTTHS hiện hành quy định rõ ràng 03 căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ, Tuy nhiên để đi vào cụ thể như thế nào là có đủ căn cứ xác định chuẩn bị phạm tội? dấu vết tìm được có phải là dấu vết của tội phạm hay không?..vv Tất cả những hoạt động nghiệp vụ cụ thể trên của các chủ thể có thẩm quyền đều mang trong đó một nhận thức, tư duy giả định về vụ việc. Nhận thức đó có thể đúng hoặc sai tùy vào cách nhìn nhận sự việc từ chủ thể có thẩm quyền đối với từng trường hợp. Do vậy, tinh thần suy đoán đã được thể hiện vào trong phương hướng
  • 37. 32 giải quyết của các biện pháp ngăn chặn, cụ thể: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trưởng hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người có thẩm quyền phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ nếu có đủ căn cứ hoặc trả tự do ngay cho họ. Quy định này bảo đảm sự đúng đắng của chủ thể có thẩm quyền khi ra quyết đinh áp dụng pháp luật và phù hợp với tinh thần suy đoán vô tội của Bộ luật. Bởi lẽ, mọi vấn đề khi không có đủ căn cứ để buộc tội thì phải suy đoán theo hướng có lợi cho người bị buộc tội. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra lệnh giữ, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc tạm giữ thì phải được cơ quan VKS phê chuẩn. VKS kiểm sát chặt chẻ các căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong một số trường hợp phải gặp trực tiếp họ để hỏi và xem xét trước khi phê chuẩn. Nếu không phê chuẩn thì người đã ra lệnh phải trả tự do ngay cho người bị giữ, tạm giữ. Tinh thần của SĐVT như một lần nữa lại được khẳng định, mọi quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với người bị buộc tội luôn phải có căn cứ xác định và phải được tiến hành theo trình tự thủ tục. Hạn chế được sự áp dụng tùy nghi của chủ thể có thẩm quyền. Với sự kiểm sát chặt chẽ như vậy, người bị giữ, tạm giữ sẽ được bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng, hạn chế được tình trạng vi phạm tinh thần SĐVT. Điều này cho thấy sự đối xử công bằng, sự công khai rõ ràng của pháp luật TTHS, vừa bảo đảm pháp luật TTHS được thực thi đúng đắn, không làm oan sai bỏ lọt tội phạm nhưng vẫn bảo đảm được quyền của cá nhân, con người. Pháp luật cho phép các chủ thể THTT một thời gian để xác định, làm rõ hành vi của người bị buộc tội là có phạm tội hay không để ra quyết định xử lý, sau thời gian trên nếu không có căn cứ thì phải trả tự do cho họ. Đây không phải là một nội dung mới trong BLTTHS 2015 nhưng qua đó có thể thấy được sự thể hiện của SĐVT trong tinh thần của điều luật. Thứ ba, Nguyên tắc SĐVT còn được thể hiện dưới góc độ bảo đảm thu thập chứng cứ. Bảo đảm chứng cứ là bảo đảm căn cứ để buộc tội hoặc gỡ tội của người bị buộc tội và chủ thể buộc tội. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để có thể
  • 38. 33 áp dụng được nguyên tắc SĐVT. Trong các biện pháp cưỡng chế thì nội dung này được thể hiện qua các quy định về trình tự thủ tục, nội dung biên bản, thu giữ tài liệu, đồ vật liên quan đến hành vi tội phạm. Lời khai, ý kiến, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ phải được lập và đưa vào biên bản. Khi giao cho cơ quan khác cũng phải lập biên bản giao nhận, trong đó phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khỏe của người bị giữ, bị bắt và những tình tiết xảy ra khi giao nhận. Sự thể hiện của SĐVT còn nằm trong nội dung một số biện pháp ngăn chặn khác như: Bảo Lĩnh, đặt tiền bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, Đây là các biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam được áp dụng đối với bị can bị cáo. Cùng với việc được áp dụng biện pháp này, bị can, bị cáo phải có nghĩa vụ cam đoan một số vấn đề. Cụ thể như không cưỡng ép, xúi gục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án..vv Nhận thấy, việc bảo đảm những chứng cứ trên là hết sức quan trong, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, làm mất đi tính chính xác, tính khách quan của chứng cứ. Bảo đảm những nội dung trên chính là bảo đảm những căn cứ để chứng minh người bị tội có lỗi hay không có lỗi. Các quy định pháp luật TTHS về hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và hủy bỏ biện pháp cưỡng chế là một trong những sự thể hiện của nguyên tắc SĐVT. Khi có một trong những căn cứ được xác định như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc bị cáo bị tuyên vô tội ..vv thì cơ quan THTT phải ra quyết định hủy bỏ để trả tự do cho người bị buộc tội hoặc thay thế biện pháp khác. Việc quy định như vậy một lần nữa cho thấy sự đối xử công bằng của pháp luật TTHS đối với các chủ thể bị buộc tội khi chưa có bản án, quyết định có hiệu lực cuối cùng của Tòa án. Như vậy, Bộ luật TTHS 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn đã có những sự thay đổi tích cực trong việc bảo đảm quyền của người bị buộc tội hoặc liên quan. Đã có những hướng mở trong việc chứng minh tội phạm, hạn chế được tư tưởng duy ý chí của chủ thể THTT. Bảo đảm các chủ thể bị áp dụng phù hợp với từng tình
  • 39. 34 trạng pháp lý, không bị đối xử quá mức. Bên cạnh đó quá trình thu thập chứng cứ của được bảo đảm hơn. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúng đắn có tác dụng bảo đảm quá trình THTT được khách quan, góp phần phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, trong trường hộ người bị oan sai bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì không những thiệt thòi cho bản thân người đó mà gia đình và những người thân của họ cũng bị ảnh hưởng. 2.4. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự 2.4.1 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn khởi tố Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá, đánh giấu sự mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, nội dung và tinh thần của nguyên tắc SĐVT chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên thông qua một số hoạt động của cơ quan tố tụng có thể thấy được sự căn nhắc kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ các căn cứ xem có dấu hiệu phạm tội hay không trước khi ra quyết định khởi tố. Cụ thể: Khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra, xác minh về nguồn tin về tội phạm. Và chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi các nguồn tin này có đầy đủ các căn cứ, chứng cứ xác thực. Thực tế cho thấy, ở những thời điểm ban đầu, khi thông tin, tài liệu còn ít, việc xác định dấu hiệu phạm tội để quyết định việc khởi tố không đơn giản. Đặc biệt đối với những vụ án cần tri thức khoa học, thời gian để chứng minh…Việc khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Ngược lại nếu không khởi tố vụ án sẽ bỏ lọt tội phạm. Theo quan điểm tác giả, trong những trường hợp như vậy nên áp dụng tinh thần suy đoán có lợi cho những người bị tình nghi đó. Khi mà các căn cứ thông tin, tài liệu còn ít, chưa đủ để kết luận là có dấu hiệu phạm tội hay không thì nên suy đoán theo hướng có lợi. Bộ luật TTHS 2015 quy định một điều luật mới theo hướng có lợi, Điều 157 Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, như: Không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm,..vv Đây là một trong những điểm tiến bộ thể hiện tinh thần SĐVT của BLTTHS 2015. Về nghĩa vụ chứng minh, xác định có dấu hiệu tội phạm hay không trong