SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 78
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMTL : Bảo Minh Thăng Long
TC - KT : Tài chính – Kế toán
BHXCG : Bảo hiểm xe cơ giới
BHCN : Bảo hiểm con người
BH TS& KT : Bảo hiểm Tài sản và kỹ thuật
KTBH : Khai thác bảo hiểm
RRĐB : Rủi ro đặc biệt
PCCC : Phòng Cháy chữa Cháy
KV : Khu vực
ĐL : Đại lý
MG : Môi giới
CBKT : Cán bộ khai thác
GTBH : Giá trị bảo hiểm
STBH : Số tiền bảo hiểm
MTN : Mức trách nhiệm
2
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………….5
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………..6
3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...6
4. Kết cấu khóa luận……………………………………………………………..6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT &
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM…………………………………………...7
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM……………………………….7
1.1.1 Sơ lược về lịchsử hình thành và phát triểncủa nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và
các rủi ro đặc biệt……………….………………………………………………….…7
1.1.1.1 Trên thế giới……………………………………………………………..…….7
1.1.1.2 Tại Việt Nam…………………………………………………………….……..9
1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt...…………..……….……10
1.1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt..........................14
1.1.3.1. Đối tượng bảo hiểm.............................................................................................14
1.1.3.2. Phạm vi bảohiểm................................................................................................17
a) Rủi ro được bảo hiểm..............................................................................................17
b) Rủi ro loại trừ..........................................................................................................19
1.1.3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảohiểm..................................................................20
a) Giá trị bảo hiểm.......................................................................................................20
b) Số tiền bảo hiểm......................................................................................................21
1.1.3.4. Phí Bảo hiểm.......................................................................................................23
1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM..............26
3
1.2.1. Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm........................26
1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm...........................................................................26
1.2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm.........................................................................26
a) Lập kế hoạch tiếp cận khách hàng.........................................................................27
b) Xác định các biệnpháp khai thác..............................................................................28
c) Đánh giá rủi ro............................................................................................................28
d) Đề ra các biệnpháp hỗ trợ.........................................................................................30
e) Đánh giá rút kinh nghiệm………..….………………………..………….………30
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm................30
a) Phân tíchtình hình thực hiện kế hoạch khai thác...................................................31
b) Phân tíchcơ cấu khai thác.........................................................................................31
c) Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác..............................................................32
1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác............................................32
CHƯƠNG 2:
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2010-2012)…………………………..34
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG………………….34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................35
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012............................36
2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC
BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2010-2012)...........................39
2.2.1. Quy trình khai thác............................................................................................39
2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB từ năm 2010-2012........................44
2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo Minh
Thăng Long trong giai đoạn 2010-2012.....................................................................51
2.2.3.1. Tình hình khai thác.............................................................................................51
4
2.2.3.2. STBH và STBH bình quân một hợp đồng qua các năm................................53
2.2.3.3. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB ............................................55
2.2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác............................................................56
2.2.3.5. Kết quả và hiệu quả khai thác............................................................................58
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại
Bảo Minh Thăng Long giai đoạn 2010-2012..............................................................60
2.2.4.1. Những mặt đạt được...........................................................................................60
2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại.................................................................................62
CHƯƠNG 3 :
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH
THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................64
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY..................64
3.1.1. Mục tiêu..............................................................................................................64
3.1.2. Định hướng chiếnlược ......................................................................................64
3.2.1. Về phía công ty bảo hiểm..................................................................................65
3.2.1.1. Đối với Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh..........................................................65
3.2.1.2. Đối với Công ty Bảo Minh Thăng Long.............................................................66
3.2.2. Về phía Nhà nước..............................................................................................70
3.2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm................................................................................71
KẾT LUẬN…………………………………………………….………………….….73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................75
Danh mục bảng và sơ đồ.............................................................................................76
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu rõ vai trò quan trọng của lửa, lửa dùng để
xua đuổi thú dữ, để thắp sáng, để nấu chín thức ăn, để sưởi ấm khi trời trở lạnh,… để
làm rất nhiều công việc khác phục vụ trong sinh hoạt và dường như lửa là người bạn
rất nồng ấm của con người chúng ta.
Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của con người, nó sẽ gây ra
những vụ cháy lớn, những vụ thảm họa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta do đó nó
không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả
cộng đồng dân cư và môi trường khí hậu. Mặc dù có rất nhiều biện pháp Phòng cháy
chữa cháy (PCCC) nhưng hàng năm vẫn xảy ra trên 10.000 vụ cháy, làm thiệt hại
hàng nghìn các khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, làm bao nhiêu người lâm
vào cảnh lầm than, mất nhà, mất người thân. Cụ thể như trong năm 2012, trên toàn
quốc đã xảy ra 1.751 vụ cháy tại cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và 155 vụ
cháy rừng; làm chết 73 người, bị thương 136 người, thiệt hại về tại sản do các vụ
cháy nổ gây nên đã lên tới hơn 1.100 tỷ đồng và 652 ha rừng.
Không chỉ có Cháy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta còn luôn phải
đương đầu với rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn gây hại khác cho con người, như một
cơn bão có tên là “Kẻ giết người tàn bạo nhất” ở bờ biển phía Đông Pakistan chỉ trong
2 ngày 12, 13 tháng 11 năm 1970, đã làm chết hơn 200 ngàn người, đó là chưa kể đến
thiệt hại về vật chất và kinh tế. Ngoài ra, còn rất nhiều đợt bão, lũ thường xuyên càn
quét nước ra vào những tháng mùa mưa…
Để bù đắp cho những mất mát đó Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt đã ra
đời. Tuy không thể bù đắp được những sự mất mát về tinh thần, nhưng nó sẽ phần nào
giúp ta vực dậy được để lấy lại được những gì đã mất.
Nhận thức được ý nghĩa to lớn của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Trong
thời gian thực tập tại Công ty Bảo Minh Thăng Long – một trong những doanh nghiệp
6
bảo hiểm có triển khai Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, em đã nghiên cứu về loại
hình bảo hiểm này với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm
Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo Minh Thăng Long trong giai đoạn 2010-
2012”.
Trong thời gian thực tâp ở BMTL, được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể ban
lãnh đạo công ty cũng như các anh chị phòng Tài sản – Kỹ thuật nói riêng và sự chỉ
bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trịnh Hữu Hạnh đã giúp em hoàn thành tốt
chuyên đề. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tài liệu và kiến thức có hạn, luận văn của
em còn có nhiều khiếm khuyết và sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy
cô giáo và các anh chị để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề lý luận chung về hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các
rủi ro đặc biệt để thấy được ý nghĩa thiết thực của bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt.
Đồng thời thông qua việc phân tích cụ thể tình hình khai thác nghiệp vụ này ở Công ty
Bảo Minh Thăng Long để nhằm tìm ra những mặt còn hạn chế trong việc khai thác
nghiệp vụ bảo hiểm này từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo
Minh Thăng Long trong thời gian tiếp theo.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Một số phương pháp khác: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu
kết hợp phân tích lý luận và thực tiễn.
4. Kết cấu khóa luận
Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo còn
được trình bày trong ba chương sau:
7
Chương 1: Lý luận chung về Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt & hoạt
động khai thác bảo hiểm.
Chương 2: Hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại
Công ty Bảo Minh Thăng Long (giai đoạn 2010-2012)
Chương 3: Một số đề xuất làm tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và
các rủi ro đặc biệt của Công ty Bảo Minh Thăng Long.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT &
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM
1.1.1 Sơ lược về lịchsử hình thành và phát triểncủa nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và
các rủi ro đặc biệt.
1.1.1.1 Trên thế giới
Tại những thành phố đông đúc của thế kỷ XVII ở châu Âu, hầu hết nhà cửa đều
dựng bằng gỗ, trong khi đó mọi người dùng lửa để sưởi ấm, chiếu sáng và đun nấu. Do
đó mà rủi ro nhà bị bắt lửa là rất dễ xảy ra. Để đề phòng nguy cơ xảy ra rủi ro này thì
vào ban đêm ở các thành phố thị trấn đều có đội tuần tra để nhắc nhở các nhà về nguy
cơ cháy đồng thời nhà nào cũng dự trữ các xô chứa nước để kịp thời dập những đám
cháy nhỏ. Còn khi có ngôi nhà nào đó bị cháy rụi thì tất cả các hàng xóm sẽ hợp sức
với nhau để giúp xây dựng lại ngôi nhà. Hoạt động này chỉ mang tính chất tương hỗ,
giúp đỡ nhau chứ không mang tính chất bảo hiểm.
Hiệp hội bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời ở Đức năm 1591 mang tên Feuer Casse,
một thời gian ngắn sau đó đã xuất hiện thêm một vài công ty nữa nhưng không để lại
8
dấu ấn gì lớn cho tới giữa thế kỷ XXVII. Phải đến năm 1666, sau khi chứng kiến Đại
hỏa hoạn ở thủ đô Luân Đôn kéo dài gần 1 tuàn lễ (bắt đầu từ chủ nhật 2/9/1666) thiêu
hủy hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 137 văn phòng, 87 nhà thờ, 6 nhà nguyện, 4 nhà tù
trong đó có cả nhà thờ Saint Paul và trụ sở của Lloyd’s người ta mới ý thức được tầm
quan trọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bồi thường cho người
bị thiệt hại một cách hiệu quả. Như vậy, thảm họa này đã kích thích sự ra đời của một
nghiệp vụ bảo hiểm mới – Bảo hiểm Cháy.
Năm 1667 ở Anh, văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên được thành lập lấy tên gọi là
“The fire office” với tiền thân là những người lính cứu hỏa Luân Đôn. Năm 1684, công
ty bảo hiểm cháy đầu tiên (Công ty Friendly Society) ra đời, hoạt động trên nguyên tắc
tương hỗ và hệ thống chi phí cố định, tức là người được bảo hiểm phải chịu một phần
tổn thất khi rủi ro xảy ra. Sau đó hàng loạt các công ty bảo hiểm cháy khác ra đời ở
Anh như: Amicable (1696), Hand in hand (1696), Sun Fire Office (1710), Union
(1714) và các công ty này vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Sau nước Anh, bảo hiểm
cháy đã lan dần sang các nước khác trên lục địa Châu Âu: ngay từ năm 1677, tại
Hambourg (Đức) đã thành lập quỹ hỏa hoạn đầu tiên của thành phố; năm 1684, công ty
bảo hiểm đầu tiên ở Pháp chính thức đi vào hoạt động.
Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt được triển khai ở hầu hết
các nước trên thế giới: Công ty bảo hiểm đầu tiên thành công ở Mỹ là công ty bảo hiểm
tương hỗ do Benfamir Franklin và một số thành viên khác sáng lập năm 1752, mang
tên The Philadenphia Contributionship chuyên bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà cửa. Công
ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ở Mỹ mang tên là The insurance company of North
America được thành lập năm 1792. Tại Nhật, bảo hiểm cháy đã phát triển mạnh mẽ và
trở thành nghiệp vụ truyền thống với doanh thu phí hàng năm rất cao, năm 1993 doanh
thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy đạt 1.017.008 triệuYên chiếm 15,5% tổng doanh
thu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
9
Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm cháy ngoài các rủi ro chính như cháy, nổ, sét đánh
còn bao gồm các rủi ro phụ hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, lũ lụt, cháy ngầm
dưới đất, hệ thống phòng cháy, chữa cháy bị rò rỉ nước, máy bay và các phương tiện
hàng không rơi vào làm tài sản bị cháy, nổ hay thiệt hại do bạo loạn, đình công… từ đó
hình thành nên nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt.
1.1.1.3 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam thì đây cũng là một nghiệp vụ được triển khai sớm vào cuối những
năm 1989 sau khi có quyết định 06/ TCQĐ ngày 17/1/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính và Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Sau
một thời gian thực hiện để phù hợp hơn với thực tế Bộ Tài Chính đã ban hành thêm
một số quyết định: quyết định số 142/TCQĐ về quy tắc và biểu phí mới và quyết định
số 212/TCQĐ ngày 12/4/1993 ban hành biều phí bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ với
mức phí tối đa thay cho biểu phí cũ theo quyết định số 142/TCQĐ và mới nhất là quyết
định 28/2007/QĐ- BTC ngày 24/04/2007 về quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy bắt
buộc. Với việc ban hành nghị định 130/2006/NĐ - CP ngày 08/11/2006 củaChính phủ
quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã làm cho thị trường bảo hiểm cháy trở
nên là chiếc bánh hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm.
Tính đến năm 1990 thì nước ta đã có khoảng 16 doanh nghiệp triển khai nghiệp vụ
này với giá trị bảo hiểm lên tới 6200 tỷ đồng. Mặc dù đối tượng bảo hiểm chủ yếu của
doanh nghiệp là các kho xăng dầu, còn phần lớn các khách sạn, chợ, nhà máy … có giá
trị lớn vẫn chưa được bảo hiểm xong năm 1994 thì loại hình này đã được triển khai ở
hầu hết 53 tỉnh thành phố với tổng giá trị bảo hiểm 27.000 tỷ đồng . Còn giai đoạn
1994-1995 thì có sự xuất hiện của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Minh,
Pjico, Bảo Long… đã hâm nóng thị trường bảo hiểm cháy. Từ đó cho đến nay thì
chúng ta tiếp tục chứng kiến sự phát triển đa dạng và sôi động của thị trường bảo hiểm
cháy với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như VASS, PTI, BIC, MIC,
ABIC…Và từ ngày 01/01/2008 cuộc cạnh trạnh trong thị trường bảo hiểm cháy càng
10
diễn ra khốc liệt hơn, khi Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình cam kết WTO, các doanh
nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài sẽ được khai thác sản phẩm bảo hiểm trong đó có
bảo hiểm cháy nổ.
1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Cháy, theo luật Phòng cháy chữa cháy,
Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về
người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Khi Cháy xảy ra thì thường để lại những hậu
quả rất nặng nề cho chúng ta.
10 năm qua, cả nước xảy ra khoảng 20.000 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp,
kho tàng, cơ quan và nhà dân (trung bình mỗi năm 2000 vụ). Trong gần 2000 vụ cháy
mỗi năm thì có đến 85% số vụ cháy xảy ra tại nơi sản xuất, kinh doanh, chợ, khu chung
cư cao tầng…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vụ cháy như nguyên nhân do chập điện, nổ
gas, do sét, do bất cẩn của con người…
Để đối phó với cháy con người đã dùng rất nhiều các biện pháp tuyên truyền
nhằm tăng ý thức của con người về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng thiết kế nhà
cửa, công trình...bằng các vật liệu an toàn, chịu được nhiệt, chịu dược lửa. Tuy nhiên,
để đối phó với cháy và những hậu quả do nó gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là biện
pháp hữu hiệu nhất.
Bảo hiểm Cháy là một loại hình bảo hiểm tài sản, trong đó đối tượng được
bảo hiểm có giá trị bảo hiểm thường rất lớn. Từ khi ra đời cho đến nay vai trò
của bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt luôn được đề cao và có tác dụng rất lớn với
không chỉ các cá nhân, tổ chức mà còn cho toàn xã hội. Điều đó được thể hiện như sau:
+ Góp phần khắc phục tổn thất từ đó góp phần ổn định cuộc sống sản xuất và
sinh hoạt của con người.
11
Đối với các cá nhân, hộ gia đình, giá trị tài sản đều nằm trong phạm vi ngôi nhà
của họ vì vậy khi hoả hoạn xảy ra thì họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc
sống.
Ở các doanh nghiệp, quy mô sản xuất càng mở rộng, giá trị tài sản của doanh
nghiệp càng lớn. Giá trị tài sản càng lớn thì khi rủi ro xảy ra họ phải đương đầu với rất
nhiều khó khăn về tài chính, gián đoạn sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, trường
hợp xấu nhất là phá sản, ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp và cá nhân khác có liên
quan.
Việc tham gia bảo hiểm Cháy cho những tài sản của mình với việc đóng góp
một khoản phí có tỷ lệ không lớn, các cá nhân và doanh nghiệp nhận được cam kết bồi
thường từ phía các công ty bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Thông qua việc bồi thường
nhanh chóng, chính xác, kịp thời bảo hiểm sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp ổn
định cuộc sống và tình hình sản xuất.
+ Góp phần tích cực vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Phòng cháy bao giờ cũng hơn là chữa cháy. Tham gia bảo hiểm Cháy cũng đồng
thời thực hiện những biện pháp phòng cháy, chữa cháy hữu hiệu nhất.
Cháy có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, rất khó kiểm soát, đặc biệt là nguyên
nhân của Cháy thì rất nhiều, gây nên thiệt hại lớn, nhiều lúc còn mang tính thảm họa.
Trong quá trình bảo hiểm, các công ty bảo hiểm rất quan tâm đến công tác quản trị rủi
ro. Các công ty phối hợp với khách hàng thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn
thất: Tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy, hỗ trợ khách hàng trang thiết bị phòng
cháy, chữa cháy... Để làm tốt công tác này, công ty bảo hiểm có những cán bộ chuyên
môn giỏi về đánh giá và quản lí rủi ro và dành cho công tác này một khoản kinh phí
đáng kể.
+ Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng cháy, chữa
cháy và tham gia bảo hiểm:
12
Khi triển khai các nghiệp vụ, công tác thống kê đóng vai trò rất quan trọng vì có
làm tốt công tác này thì việc tính toán tỷ lệ phí, tỷ lệ tổn thất, tỷ lệ bồi thường mới
chính xác được. Thông qua thống kê bảo hiểm về các vụ cháy ở quá khứ, cũng như xác
xuất xảy ra vụ cháy để xác định được thông tin đảm bảo, nâng cao nhận thức của người
dân về rủi ro này. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng cáo, truyền thông, phổ biến kiến
thức về phòng cháy chữa cháy và sự nguy hiểm của loại rủi ro này góp phần nâng cao
nhận thức của cộng đồng.
+Mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và nhà nước.
Khi nghiệp vụ bảo hiểm Cháy được thực hiện ngày càng mở rộng, khoản phí thu
được từ khách hàng hình thành nên quỹ bảo hiểm Cháy lớn. Các công ty bảo
hiểm chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định trong nguồn quỹ này để đảm bảo khả
năng thanh toán, số còn lại sẽ được mang đi đầu tư sinh lợi.
13
Các công ty đầu tư vào nhiều hạng mục khác nhau như: bất động sản, cổ phiếu,
trái phiếu, gửi tiền ngân hàng…và lợi nhuận đầu tư thu được rất lớn, đôi
khi còn lớn hơn lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang lại. Khi mà nhận thức
tham gia bảo hiểm cháy của người dân càng cao, nghiệp vụ này càng phát
triển, góp phần tạo ra nguồn quỹ đầu tư dồi dào kích thích thị trường vốn
phát triển. Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra bàn tay vô hình thúc đẩy nền kinh
tế phát triển.
Hậu quả của hoả hoạn để lại thường rất nặng nề, số tiền để có thể khắc phục được
hậu quả là rất lớn, không một tổ chức, cá nhân nào có khả năng gánh chịu mà phải việ
n tới sự trợ giúp từ ngân sách Nhà nước.Như vậy,bảo hiểm Cháy góp
phần giảm bớt gánh nặng của ngân sách Quốc gia trong việc chi khắc phục hậu
quả. Ngoài ra Nhà nước còn thu thêm được từ các doanh nghiệp 1 khoản thuế bổ sung
vào Ngân sách Nhà nước.
Bảo hiểm Cháy còn góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước. Nghiệp vụ
bảo hiểm Cháy là nghiệp vụ mà đối tượng bảo hiểm có giá trị rất lớn và để đảm
bảo khả năng thanh toán bồi thường, các công ty bảo hiểm phải tiến hành tái bảo
hiểm. Như vậy, thị trường bảo hiểm hoả hoạn càng phát triển, càng có nhiều đơn tái
bảo hiểm, từ đó mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Từ khi gia nhập WTO, cơ hội mở cửa cho nước ta là rất lớn, nền kinh tế phát
triển hơn trong quá trình hội nhập, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất an tâm khi đầu tư vào
Việt Nam vì các công ty bảo hiểm trong nước có đủ khả năng cung cấp các
dịch vụ để bảo hiểm đối với lĩnh vực mà họ hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận
lợi và thúc đẩy quá trình mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại trong công cuộc
xây dựng đất nước.
Trước nhu cầu của nhiều khách hàng muốn được bảo hiểm chống lại các rủi ro
đặc biệt, có mức độ tổn thất tương tự Cháy với giá phí thấp và thể thức đơn giản, các
14
công ty bảo hiểm đã phải thiết kế các bản HĐBH phối hợp giữa rủi ro Cháy và các rủi
ro khác như: đa rủi ro nhà ở, đa rủi ro doanh nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp,... Do đó
bảo hiểm cháy dần dần đã được kết hợp thêm bảo hiểm cho các rủi ro về đặc biệt.
Ở Việt Nam, Nghiệp vụ bảo hiểm Cháy được triển khai từ cuối năm 1989. Ngày
nay đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh sản phẩm bảo hiểm cháy và còn
mở rộng thêm phạm vi bảo hiểm là các rủi ro đặc biệt cho thuận tiện trong việc tham
gia bảo hiểm và bảo vệ an toàn cho mọi người.
Ngày 24/04/2007 thấy rõ sự cần thiết của bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt,
Bộ tài chính đã ban hành quyết định 28/2007/QĐ-BTC, trong đó quy định nêu rõ biểu
phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, quyết định này có hiệu lực từ ngày 28/07/2007. Từ
năm 2008 trở đi, khi các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ sẽ được công khai minh
bạch, được cấp Giấy chứng nhận an toàn về phòng cháy chữa cháy và đối tượng sử
dụng ngân sách nhà nước được cấp kinh phí mua bảo hiểm, thì doanh thu phí bảo hiểm
cháy và các rủi ro đặc biệt sẽ tăng nhiều, và sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển của
ngành bảo hiểm Việt Nam.
1.1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt
1.1.3.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt bao gồm các tài sản là bất động
sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá
trình xây dựng - lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý
hợp pháp của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).
- Các máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.
- Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trêndây chuyền sản xuất.
- Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn....
15
Việc phân loại này nhằm mục đích xác định phí bảo hiểm cho chính xác và dễ
dàng hơn; làm cho công tác đánh giá và quản lý rủi ro có lợi hơn, làm cho công tác
giám định và bồi thường chuẩn xác hơn, hạn chế tối đa sự khiếu nại bồi thường không
cần thiết.
Theo nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủư, danh mục cơ
sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại phụ lục 1 là những đối tượng bắt buộc phải tham gia
bảo hiểm Cháy, nổ.
1. Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu
mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3
trở lên.
2. Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng
xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí
đốt hoá lỏng.
3. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.
5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của ủy ban nhân
dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu
thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối
tích từ 1.000 m3 trở lên.
6. Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng
trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
7. Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50
giường trở lên.
8. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trong
nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ
vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên;
sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên.
16
9. Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách
cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2
và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2.
10. Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc
thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
11. Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên.
12. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và
quốc gia thuộc mọi lĩnh vực.
13. Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng
trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy
được có diện tích từ 500 m2 trở lên.
14. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc
có khối tích từ 25.000 m3 trở lên.
15. Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao
thông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt động
có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
16. Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay
khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của
toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động
thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau
đây :
a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích
không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên;
17
b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạo thành
hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng
cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên;
c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với
khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng
trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình
từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên;
d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với
tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên;
đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay
với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên.
1.1.3.2. Phạm vi bảohiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách
nhiệm của nhà bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm. Trong bảo hiểm Cháy và
các rủi ro đặc biệt, Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại và
những chi phí sau:
* Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo
hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
* Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong
và sau khi cháy: Chi phí chữa cháy, chị phí trả cho Giám định viên...
* Chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy.
a) Rủi ro được bảo hiểm
Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm Các rủi ro cơ bản và các rủi ro đặc biệt.
Rủi ro cơ bản (rủi ro A, trong các đơn bảo hiểm thường ghi là hỏa hoạn):
gồm ba rủi ro : hỏa hoạn, sét và nổ.
- Hỏa hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa
chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/ hoặc tài sản.
18
Rủi ro “hỏa hoạn” sẽ được bảo hiểm nếu hội tụ đủ ba yếu tố: Phải thực sự có
phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng, việc phát sinh nguồn lửa phải bất ngờ
hay ngẫu nhiên chứ không phải do cố ý, chủ định. Tuy nhiên, nếu cháy xảy ra do bất
cẩn của người được bảo hiểm thì vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường. Khi có đủ
3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất do những nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra,
những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị cháy, do nhiệt hay do khói
gây nên.
- Sét: Là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động vào
đối tượng bảo hiểm.
Với rủi ro này, Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá hủy
trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Nếu sét đánh mà không làm biến dạng hoặc
gây ra hỏa hoạn cho tài sản được bảo hiểm thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi
thường của Công ty bảo hiểm. Ví dụ: Khi sét đánh làm phá hủy trực tiếp các thiết bị
điện tử thì sẽ được bồi thường, còn nếu sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt
hại cho thiết bị điện tử thì sẽ không được bồi thường.
- Nổ: Là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng
động mạnh phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất rắn, lỏng hoặc khí.
Nổ do những nguyên nhân sau thì người được bảo hiểm sẽ được bồi thường.
+ Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt như: nồi áp suất,...
+ Nổ hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà
(không phải nhà xưởng) làm các công việc sử dụng hơi đốt, ví dụ như: Nổ khí gas,…
+ Bất kỳ thiệt hại nào do nổ gây ra cháy.
Trường hợp tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy thì thiệt hại ban đầu do
cháy được bồi thường, còn thiệt hại do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi hoặc hơi đốt phục
vụ sinh hoạt, không được bồi thường. Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ mà không gây cháy
thì không được bồi thường trừ trường hợp nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt, với điều
kiện là sự nổ đó không phải do các nguyên nhân bị loại trừ.
19
Các rủi ro đặc biệt (rủi ro phụ)
Ngoài những rủi ro cơ bản đã kể ở trên, trong các đơn bảo hiểm cháy còn có
thêm các rủi ro đặc biệt. Nhà bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho các rủi ro đặc biệt
khi người tham gia bảo hiểm đã tham gia các rủi ro cơ bản. Người tham gia bảo hiểm
có thể lựa chọn các rủi ro đặc biệt mà họ thấy cần thiết. Họ phải trả thêm phí cho các
rủi ro đặc biệt này. Các rủi ro đặc biệt bao gồm:
- Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương
tiện đó rơi vào gây ra cháy.
- Nổi loạn, đình công, bế xưởng, bạo động dân sự hoặc hành động của những
người tham gia các cuộc gây rối hay những người có ác ý không mang tính chất chính
trị.
- Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả của động
đất và núi lửa phun.
- Lửa ngầm dưới đất.
- Cháy mà nguyên nhân là do bản thân tài sản tự lên men, tỏa nhiệt hay bốc
cháy.
- Giông tố, bão táp và lũ lụt.
- Vỡ, tràn nước từ các bể chứa, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn.
- Xe cộ, súc vật không thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người được
bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào.
- Nước chảy hoặc rò rỉ ra từ thiết bị vòi phun sprinkler tự động lắp sẵn trong
nhà...
b) Rủi ro loại trừ
Mặc dù loại bảo hiểm này có bao gồm cả một số rủi ro đặc biệt, tuy nhiên cũng
như các loại bảo hiểm khác, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường
nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau gây ra:
+ Tổn thất do hành động cố ý hay đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra
20
nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm.
+ Những tổn thất có liên quan đến hàng hóa nhận ủy thác hoặc kí gửi, trừ khi
những hàng hóa đó được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm
và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định.
+ Tiền, chứng khoán, kim loại quý, đá quý, thư bảo lãnh, bản thảo, sổ sách kinh
doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ,
tài liệu thiết kế trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo
hiểm.
+ Chiến tranh.
+ Vũ khí hạt nhân.
+ Phóng xạ hay nhiễm phóng xạ.
+ Thiết bị điện chạy quá tải, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện của chính máy
móc.
+ Ô nhiễm.
+ Thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ tiền thuê nhà
có thể được bảo hiểm.
1.1.3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảohiểm
a) Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản được
bảo hiểm. Có nghĩa là đối với các tài sản mới mua chưa qua sử dụng, thì GTBH của tài
sản đó chính là giá trị mua mới của tài sản đó trên thị trường. Còn đối với các tài sản đã
đi vào sử dụng thì GTBH của nó được tính bằng giá trị thực tế hay giá trị còn lại của tài
sản đó tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
Giá trị thực tế = Giá trị mua mới ( Nguyên giá) – Hao mòn
Những tài sản tham gia loại bảo hiểm này thường có giá trị rất lớn, như: các
công trình lớn, nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp, phương tiện vận tải, hàng hóa trong kho…
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc GTBH được xác định theo giá trị mua mới hoặc
21
giá trị còn lại.
+ Giá trị mới là giá trị là giá trị ban đầu khi đưa những loại TS này vào sử dụng
(giá trị mới xây của ngôi nhà) bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế.
+ Giá trị còn lại là giá trị mua mới trừ đi hao mòn đã sử dụng theo thời gian (đối
với TS đã qua sử dụng).
- Đối với máy móc, thiết bị và các loại TS cố định khác: GTBH được xác định
trên cơ sở giá trị mua mới cộng chi phí chuyên chở lắp đặt (nếu có) hoặc giá trị còn lại.
- Đối với thành phẩm, bán thành phẩm, GTBH được xác định trên cơ sở giá
thành sản xuất.
- Đối với hàng hóa mua về để trong kho, để trong cửa hàng GTBH được xác
định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại hàng hoá có mặt trong thời
gian bảo hiểm.
b) Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của Nhà bảo hiểm trong
trường hợp tài sản được bảo hiểm gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và bị tổn thất
toàn bộ. STBH cũng là căn cứ để xác định chính xác phí bảo hiểm . Do đó, xác định
chính xác STBH có nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở kiểm tra đối tượng bảo hiểm
của Người được bảo hiểm và các giấy tờ sổ sách có liên quan, Công ty bảo hiểm và
người được bảo hiểm thỏa thuận STBH của tài sản.
Đối với các tài sản cố định, việc xác định STBH căn cứ vào GTBH của tài sản.
Đối với các tài sản lưu động, giá trị thường xuyên biến động thì có thể bảo hiểm theo
giá trị bình quân (trung bình) hoặc giá trị tối đa (còn gọi là giá trị điều chỉnh).
* Bảo hiểm theo giá trị trung bình:
Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị của số
hàng hóa trung bình có trong kho, trong cửa hàng, … trong thời hạn bảo hiểm. Giá trị
trung bình này được coi là STBH. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình
22
khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, hoặc công ty bảo hiểm bồi thường thiệt
hại thực tế nhưng không vượt quá giá trung bình đã khai báo.
* Bảo hiểm theo giá trị tối đa (hay còn gọi là giá trị điều chỉnh)
Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị của số
hàng hóa tối đa vào một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm. Phí bảo hiểm được
tính trên cơ sở giá trị tối đa này nhưng chỉ thu trước 75%. Khi tổn thất xảy ra thuộc
trách nhiệm bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt
quá giá trị tối đa đã khai báo.
Đầu mỗi tháng hoặc mỗi quý (tuỳ hai bên thỏa thuận), Người được bảo hiểm
thông báo cho công ty bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong tháng (trong quý) trước
đó.
Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông báo công ty bảo hiểm
tính giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm
trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này.
Nếu số phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số
phí bảo hiểm đã nộp, thì người được bảo hiểm trả thêm cho công ty bảo hiểm số phí
còn thiếu. Ngược lại, nếu số phí bảo hiểm đã nộp nhiều hơn số phí bảo hiểm tính được
trên cơ sở giá trị tối đa bình quân thì công ty bảo hiểm hoàn trả số chênh lệch cho
người được bảo hiểm. Tuy nhiên, số phí bảo hiểm chính thức phải nộp không được
thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp đầu năm.
Nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất được công ty bảo hiểm bồi thường
và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân tính được thì phí bảo hiểm được
tính trên cơ sở số tiền bồi thường đã trả (trong trường hợp này, số tiền được bồi thường
coi như STBH). Công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm xuất trình sổ
sách kế toán để kiểm tra số liệu được thông báo.
Việc áp dụng bảo hiểm theo giá trị tối đa rất phức tạp đòi hỏi công ty bảo hiểm
phải biết giá trị hàng hóa được bảo hiểm, theo dõi chặt ché số hàng hóa đó trong suốt
23
thời gian bảo hiểm. Những tài sản lớn công ty bảo hiểm khó có thể tái bảo hiểm được
vì tính phí phức tạp và khó khăn. Ngược lại, bảo hiểm theo giá trị trung bình lại đơn
giản, dễ theo dõi. Đối với các loại hàng hóa có giá trị ít biến động trên thị trường thì áp
dụng phương pháp này rất thuận tiện.
1.1.3.4. Phí Bảo hiểm
Phí bảo hiểm là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Tính toán mức giá vừa phải, phù
hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh không phải đơn giản.
Bảo hiểm cháy có đối tượng là tài sản rất đa dạng về chủng loại, giá trị và mức độ rủi
ro khác nhau do đó phí bảo hiểm cũng khác nhau
Phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo
hiểm:
P = Sb x R
Trong đó: Sb là số tiền bảo hiểm.
R là tỉ lệ phí bảo hiểm.
P là phí bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt rất đa dạng về chủng loại và
mức độ rủi ro. Một ngôi nhà ở giữa một vùng đất trống và một ngôi nhà ở cạnh là cây
xăng... thì không thể có cùng một mức phí bảo hiểm như nhau. Bởi vậy tỷ lệ phí sẽ
được quy định riêng cho từng loại rủi ro hay được tính theo từng loại đối tượng và
ngành nghề kinh doanh.
- Số tiền bảo hiểm (Sb).
Với số tiền bảo hiểm xác định theo giá trị trung bình thì phí bảo hiểm được tính
trên cơ sở giá trị trung bình đó.
Với số tiền bảo hiểm xác định theo giá trị tối đa thì khi giao ký kết hợp đồng,
phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa theo thông báo của bên mua bảo hiểm.
Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu trước 75%.
Cuối thời hạn bảo hiểm, căn cứ vào các giá trị tối đa đã thông báo, doanh nghiệp
24
bảo hiểm tính giá trị tài sản tối đa bình quân của cả thời gian bảo hiểm và tính lại phí
bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu phí bảo hiểm tính được trên cơ sở
số giá trị tối đa bình quân nhiều hơn phí bảo hiểm đã nộp thì bên mua bảo hiểm phải trả
thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm số phí bảo hiểm còn thiếu. Nếu số phí bảo hiểm tính
được này, thấp hơn phí bảo hiểm đã nộp thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả số
chênh lệch cho bên mua bảo hiểm. Nhưng số phí bảo hiểm chính thức phải nộp không
được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp.
Nếu trong thời hạn bảo hiểm, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm được người bảo
hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân thì phí bảo
hiểm được tính dựa vào số tiền được bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm.
- Tỷ lệ phí bảo hiểm (R).
Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy thường được chia làm hai bộ phận: Tỷ lệ phí thuần và
tỷ lệ phụ phí.
R = R1+R2
Trong đó: R1 là tỷ lệ phí thuần.
R2 là tỷ lệ phụ phí.
Tỷ lệ phụ phí (R2) được kế hoạch hóa bằng cách căn cứ vào tài liệu thống kê của
một số năm trước đó, gồm các loại chi phí: phí quảng cáo, tuyên truyền, kể cả hoa
hồng bảo hiểm...
Tỷ lệ phí thuần (R1) được xác định tương đối phức tạp. Về mặt lý thuyết phải
căn cứ vào số liệu thống kê trong một số năm trước đó như: tổng số đơn vị rủi ro tham
gia bảo hiểm cháy; số đơn vị rủi ro bị cháy; tổng số tiền bảo hiểm cháy; số tiền bồi
thường bảo hiểm cháy…
Có 2 phương pháp xác định tỷ lệ phí thuần: xác định theo phân loại và theo
danh mục .
* Xác định Tỷ lệ phí thuần theo phân loại.
25
Theo phương pháp này, các đơn vị rủi ro có thể so sánh được sẽ được kết hợp
lại với nhau. Các tiêu chí dùng để so sánh mức độ rủi ro của các đơn vị rủi ro này là:
- Vật liệu xây dựng bằng gì?
- Khả năng phòng cháy, chữa cháy.
- Những vật hay công trình bố trí xung quanh, bên ngoài.
- Người sử dụng (chủ ở hay cho thuê).
Phương pháp này phù hợp với những tài sản tương đối đồng nhất với nhau, như:
nhà ở, văn phòng,...
* Xác định Tỷ lệ phí thuần theo danh mục.
Phương pháp này được thực hiện theo một quy trình gồm 3 bước:
Bước 1: Rà soát lại danh mục tài sản tham gia bảo hiểm rồi phân loại theo danh
mục khác nhau.
Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỷ lệ phí phù
hợp trong bảng tỷ lệ phí có sẵn.
Bước 3: Điều chỉnh Tỷ lệ đã chọn theo các yếu tố làm tăng (giảm).
+ Để xác định mức độ tăng giảm Tỷ lệ phí, trước hết phải xem đối tượng tham
gia bảo hiểm thuộc loại công trình nào sau đây:
- Loại D: Giảm tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí. Các công trình thuộc
loại này phải được xây dựng bằng các vật liệu chịu lửa.
-Loại N: Giữ nguyên tỷ lệ phí. Khi kết cấu chính của công trình được xây dựng
bằng vật liệu chịu lửa.
- Loại L: Tăng tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí. Khi công trình không
đáp ứng được tiêu chuẩn gì ở trên.
+ Các nhân tố làm tăng phí:
-Công tác phòng cháy, chữa cháy chưa đảm bảo: thiếu thốn về kiến thức và
phương tiện trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
26
- Đối tượng tham gia bảo hiểm chứa đựng yếu tố làm tăng khả năng cháy: sản
xuất sơn, sản xuất gỗ, kho lưu trữ vải vóc, xăng, dầu...
+ Các nhân tố làm giảm phí:
- Công trình có hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt, đặc biệt có hệ thống báo
cháy và chữa cháy tự động.
-Tình hình tổn thất quá khứ: nếu trong quá khứ không có hay ít bị tổn thất về
cháy nổ, đình công, bạo loạn, bão lũ...
Trường hợp thời gian bảo hiểm nhỏ hơn 1 năm, phí bảo hiểm được tính tương
ứng theo tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm, theo công thức sau:
P = Sb × R × t / T
Trong đó: t là thời hạn bảo hiểm.
T là thời gian 1 năm (12 tháng).
1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
1.2.1. Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm
Hoạt động khai thác bảo hiểm được hiểu là hoạt động tuyên truyền, quảng cáo,
vận động mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm, bán sản phẩm bảo hiểm do doanh
nghiệp bảo hiểm trực tiếp tiến hành hay thông qua đại lý, cộng tác viên bảo hiểm, tổ
chức môi giới bảo hiểm.
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó có ý
nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và từng
nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, đặc biệt là những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai,
những sản phẩm mới tung ra trên thị trường. Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt
động kinh doanh bảo hiểm là “lấy số đông bù số ít”, nhằm tạo lập nguồn quỹ bảo hiểm
đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt khâu khai thác.
1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm
1.2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm
27
a) Lập kế hoạch tiếp cận khách hàng
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động tìm kiếm khách hàng là hoạt
động không thể thiếu được.Do đó, bước đầu tiên trong quy trình khai thác bảo hiểm là
cần phải lập ra một kế hoạch để tìm kiếm khách hàng, hướng tới những từng nhóm
khách hàng mục tiêu riêng của từng nghiệp vụ bảo hiểm. Vì vậy khi lập ra kế hoạch
khai thác một nghiệp vụ bảo hiểm, cần chú trọng đến các vấn đề sau:
* Quan tâm đến những đối tượng có thể trở thành khách hàng của Công ty.
Mỗi sản phẩm bảo hiểm có một đặc tính riêng, phù hợp với từng nhóm khách
hàng khác nhau, do đó với một nghiệp vụ bảo hiểm công ty bảo hiểm khó có thể hướng
tới toàn bộ thị trường. Vì vậy cần phải nghiên cứu đặc điểm các nhóm khách hàng, so
sánh với khả nǎng đáp ứng của doanh nghiệp và quyết định chọn nhóm khách hàng
mục tiêu để lập kế hoạch chinh phục.
* Quan tâm tới những khách hàng có quan hệ rộng.
Báo chí là nguồn cung cấp các thông tin quan trọng về khách hàng tiềm nǎng.
Doanh nghiệp cần quan tâm đến những người mới được thǎng chức, những người đã
giành được các giải thưởng, những người đã mới mở tiệm kinh doanh, hoặc những
người theo bất kì cách nào có thể sẽ trở thành khách hàng tiềm nǎng. Hãy gửi tới
những người đó những bức thư cá nhân để họ biết về lợi ích của những gì mà doanh
nghiệp có thể mang lại. Doanh nghiệp cần cố gắng để có mặt tại các cuộc gặp mặt mà
những người đó sẽ đến. Khi gặp họ hoặc gửi thư cho họ, hãy để họ biết rằng doanh
nghiệp đã đọc những thông tin về họ và chúc mừng họ về thành công hoặc hãy đề cập
đến sự thú vị của những bài báo viết về họ. Nếu doanh nghiệp khiến những người trên
trở thành khách hàng của mình, doanh nghiệp sẽ được biết đến nhiều hơn.
* Chú ý đến các sự kiện.
Cần liên lạc với những người tổ chức và đề nghị đưa sản phẩm hay dịch vụ của
doanh nghiệp vào tham gia như là một phần thưởng trong sự kiện đó. Tham gia các
cuộc mít tinh hay các cuộc hội thảo mà các khách hàng tương lai của doanh nghiệp có
28
lẽ sẽ tham dự. Khách hàng tương lai biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng
nhiều cách khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau. Họ càng nghe thường xuyên về
doanh nghiệp bao nhiêu thì họ càng quan tâm tới những gì doanh nghiệp cung cấp khi
họ sẵn sàng mua bấy nhiêu.
* Dùng quảng cáo nhỏ thay vì những quảng cáo lớn.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lập kế hoạch vung tiền qua cửa sổ bằng
một quảng cáo lớn là một điều không hoàn toàn cần thiết. Tốt hơn hãy xây dựng kế
hoạch quảng cáo nhỏ để sử dụng trong thời gian dài trên nhiều xuất bản phẩm mà các
đối thủ của doanh nghiệp đang quảng cáo ở đó. Sự nhắc lại sẽ làm cho tên tuổi của
doanh nghiệp trở nên quen thuộc. Và vì theo tính toán của các chuyên gia makerting,
khách hàng chỉ ghi nhớ hình ảnh, tên... của doanh nghiệp khi họ đọc, nhìn, xem ít nhất
3 lần ngoại trừ quảng cáo của của doanh nghiệp cực kì ấn tượng. Nếu doanh nghiệp
chọn quảng cáo trên những trang Vàng, hãy đặt quảng cáo trong nhiều loại đề mục
khác nhau. Điều này sẽ làm tăng lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp bảo hiểm,
yếu tố cốt lõi để khách hàng chọn nhà bảo hiểm cho mình.
b) Xác định các biệnpháp khai thác
Khi đã lập ra một kế hoạch khai thác bảo hiểm hợp lý, bước thực hiện khai thác
sẽ được các chuyên viên khai thác bảo hiểm thực hiện. Nhiệm vụ của khai thác viên
bảo hiểm là:
- Tư vấn cho khách hàng hiểu họ đang có các nguy cơ gặp phải những rủi ro
nào, từ đó giới thiệu cho khách hàng sản phẩm bảo hiểm họ cần.
- Đánh giá mỗi rủi ro của từng đơn vị rủi ro khác nhau.
- Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro và chấp nhận rủi ro đó tới
mức nào.
- Xác định các điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm.
- Tính toán mức phí bảo hiểm thích hợp.
c) Đánh giá rủi ro
29
Giám định viên sẽ chuẩn bị biên bản giám định cho khai thác viên bảo hiểm và
vẽ sơ đồ trong trường hợp có nhiều rủi ro tài sản. Biên bản sẽ bao gồm các nội dung
sau đây:
* Miêu tả đầy đủ về rủi ro: Phần này có thể bao gồm sơ đồ của các cơ sở trong
trường hợp có rủi ro tài sản, tính chất của công việc được thực hiện ở các cơ sở này,
những chi tiết về vấn đề bảo vệ đối tượng bảo hiểm, như: hệ thống phòng cháy chữa
cháy, hệ thống chống trộm...
* Đánh giá mức độ rủi ro: Phần này tập trung vào mọi yếu tố của nguy cơ
liên quan tới cả tinh thần và vật chất, cũng như cung cấp cho khai thác viên bảo
hiểm khái niệm về mức độ rủi ro mà anh ta được nhận được yêu cầu bảo hiểm.
Giám định viên có thể nhận xét về tài sản xung quanh, như trong trường hợp bảo
hiểm hỏa hoạn. Điều này có thể ảnh hưởng tới mức độ rủi ro.
* Xác định mức độ tổn thất lớn nhất có thể xảy ra: Tổn thất có thể xảy ra chính
là tổn thất tối đa của đối tượng được bảo hiểm theo đành giá của giám định viên.
* Ngăn ngừa tổn thất: Giám định viên sẽ thông báo mọi người được bảo hiểm
những bước cần thiết phải thực hiện để phòng ngừa rủi ro. Trong một số trường hợp,
những đề nghị này được trình bày dưới hình thức yêu cầu mà người được bảo hiểm
phải thực hiện nếu muốn được bảo hiểm.
* Bảo hiểm đủ giá trị: Giám định viên sẽ đưa ra một con số thẩm định chính xác
về GTBH. Trong mọi trường hợp, người được bảo hiểm có trách nhiệm đảm bảo rằng
mình đã mua bảo hiểm đủ giá trị mong muốn, tuy nhiên STBH mong muốn không thể
vượt quá GTBH. Và người được bảo hiểm có thể tham khảo ý kiến của môi giới bảo
hiểm hoặc của một chuyên gia khác về vấn đề này.
Giả sử rủi ro được chấp nhận bảo hiểm, và việc quyết định chấp nhận rủi ro ở
mức nào và STBH bao nhiêu còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp
bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ đưa ra một giới hạn nào đó cho một rủi ro cụ thể phù
hợp với khả năng của công ty bảo hiểm cũng như khả năng tái bảo hiểm.
30
d) Đề ra các biệnpháp hỗ trợ
Nhiệm vụ cơ bản của một khai thác viên bảo hiểm là phải đánh giá nguy cơ có
liên quan tới rủi ro được yêu cầu bảo hiểm. Đối với những trường hợp đơn bảo hiểm có
giá trị nhỏ, khai thác viên bảo hiểm có thể thực hiện nhiệm vụ trên thông qua nghiên
cứu đơn yêu cầu bảo hiểm và trao đổi thư từ với người yêu cầu bảo hiểm. Có thể công
ty bảo hiểm sẽ cử một nhân viên bán bảo hiểm tại địa phương tới địa điểm yêu cầu bảo
hiểm để đánh giá đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng được với
các trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị lớn và phức tạp. Bởi vì, các chi tiết về rủi ro
không chỉ giới hạn trong một đơn yêu cầu bảo hiểm, cho dù công ty cần bảo hiểm đến
đâu cũng không chứa đựng đầy đủ thông tin.
Đây là lúc cần tới sự giúp đỡ của môi giới bảo hiểm. Đối với những trường hợp
đơn bảo hiểm có giá trị lớn, công ty môi giới sẽ đại diện cho người được bảo hiểm đảm
đương nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ cho khai thác viên bảo hiểm. Điều này có nghĩa là môi
giới bảo hiểm sẽ thực hiện kiểm tra tại chỗ cũng như chuẩn bị các hồ sơ và biên bản
giám định về những vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác của rủi ro. Tài liệu này có
thể rất đầy đủ và sẽ được chuyển cho khai thác viên bảo hiểm để tiến hành thương
thuyết về các điều khoản, điều kiện, phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm.
e) Đánh giá rút kinh nghiệm.
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, do đó quan tâm chăm sóc khách hàng là một
nhiệm vụ không thể thiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Biết được mức độ thỏa
mãn của khách hàng, nhu cầu cụ thể của họ sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm xem xét
xem kế hoạch khai thác bảo hiểm của mình đã hoạn thiện chưa, hay còn những thiếu
sót gì cần sửa chữa để dần dần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả khai thác bảo hiểm.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm.
Khai thác bảo hiểm có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm,
nhất là trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay.
31
Kết quả khâu khai thác thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu: Số lượng khách hàng
tham gia bảo hiểm (Số hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, Số giấy chứng nhận bảo
hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp), doanh thu phí bảo hiểm,...
a) Phân tíchtình hình thực hiện kế hoạch khai thác
Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều lập kế hoạch khai thác cho từng
nghiệp vụ, từng loại sản phẩm bảo hiểm. Và để đánh giá tình hình thực hiện các kế
hoạch đó, có thể dùng các chỉ số sau:
- Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch (iNK): iNK = yk/yo
- Chỉ số hoàn thành kế hoạch (iHK): iHK = y1/yk
- Chỉ số thực hiện kế hoạch (i): i = y1/yo
Ba loại chỉ số trên có quan hệ mật thiết với nhau:
i = iNK x iHK = y1/yo = yk/yo x y1/yk
Trong đó: y1 là Mức độ khai thác kỳ báo cáo,
yo là Mức độ khai thác kỳ gốc,
yk là Mức độ khai thác kỳ kế hoạch.
Mức độ khai thác có thể là số hợp đồng, doanh thu phí bảo hiểm, số đơn bảo
hiểm, số giấy chứng nhận bảo hiểm.
b) Phân tíchcơ cấu khai thác
Một doanh nghiệp bảo hiểm thường triển khai nhiều nghiệp vụ hay nhiều sản
phẩm bảo hiểm khác nhau. Để xác định và đánh giá nghiệp vụ bảo hiểm nào là chủ
yếu, là thế mạnh của doanh nghiệp bảo hiểm đó và hướng phát triển của chúng trong
tương lai, cần phải tính toán và phân tích cơ cấu khai thác từng nghiệp vụ.
Phân tích cơ cấu khai thác bảo hiểm chủ yếu được thực hiện với các chỉ tiêu:
Tổng số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm.
Những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai thường có tỷ trọng doanh thu thấp.
Nhưng nếu tính toán theo dõi và so sánh trong nhiều năm thì có thể thấy được xu
hướng biến động và triển vọng của nghiệp vụ trong thời gian tới.
32
c) Phân tíchtính thời vụ trong khâu khai thác
Trong quá trình khai thác, có một số nghiệp vụ và một số sản phẩm bảo hiểm
phát sinh tính thời vụ, như: Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm cháy, ....
Việc xác định và vạch rõ tính thời vụ cho mỗi nghiệp vụ và mỗi loại sản phẩm
bảo hiểm là rất cần thiết. Bởi ta có thể dựa vào đó để lập ra một kế hoạch tổ chức khai
thác hợp lý, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để ký kết hợp đồng bảo hiểm, đáp ứng
đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng.
Để phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác có thể sử dụng chỉ số thời vụ theo
tháng (ki):
ki = Xi/ X
Trong đó: ki là Chỉ số thời vụ tháng thứ i,
Xi là Mức độ khai thác tháng thứ i,
X là Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm.
X =
12
12
1
i
iX
Chỉ số thời vụ theo tháng phản ảnh mối quan hệ giữa mức độ khai thác bình
quân một tháng trong năm. Kết quả tính ra càng gần 1 thì tính thời vụ của nghiệp vụ
trong tháng đó càng ít và ngược lại. Nếu tính toán và so sánh kết quả nhiều năm liên
tục thì sẽ nhìn thấy rất rõ quy luật trong khâu khai thác đối với từng nghiệp vụ hay từng
loại sản phẩm đó.
1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải qua một số khâu công việc
cụ thể như: Khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường, khâu đề phòng và hạn chế
tổn thất… Để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của
từng khâu công việc. Điều đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng khâu, sau đó so
33
sánh và đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và
hướng khắc phục. Đối với khâu khai thác, để đánh giá hiệu quả của khâu này, phải xác
định chỉ tiêu: kết quả khai thác, và chi phí khai thác trong kỳ.
Trong đó: - Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm, hoặc
cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ…
- Chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc
cũng có thể là số đại lý khai thác trong kỳ.
Hiệu quả khai thác =
Kết quả khai thác trong kỳ
Chi phí khai thác trong kỳ
34
CHƯƠNG 2:
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2010 -2012)
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Bảo Minh Thăng Long được thành lập ngày 05/05/2006 - Quyết
định số 27/GPĐC/KDBH ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Bảo Minh Thăng Long được thành lập trên cơ sở chia tách bộ máy từ Bảo Minh
Hà Nội, Bảo Minh Hà Nội thành lập từ năm 1995.
Sự ra đời của Công ty Cổ phần Bảo Minh Thăng Long nằm trong phương châm
đa dạng hóa hoạt động của Tổng công ty, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao năng
lực cũng như thị phần của Bảo Minh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Bảo Minh Thăng Long được Tổng công ty giao nhiệm vụ kinh doanh các nghiệp
vụ bảo hiểm, đầu tư vốn và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm theo đúng Pháp luật
hiện hành và phân cấp của Tổng công ty. BMTL chịu sự quản lí của tổng công ty với
tư cách là chủ sở hữu, có trách nhiệm hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở
tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước.
Khi mới chia tách bộ máy của Bảo Minh Thăng Long còn thiếu hụt: thiếu phòng
tổng hợp, phòng bảo hiểm con người, xe cơ giới, phòng khai thác trên địa bàn huyện
Đông Anh và huyện Từ Liêm.
Trong thời gian ngắn công ty đã cùng một lúc đẩy mạnh nhiều hoạt động: tuyển
dụng bổ sung cán bộ, xây dựng bộ máy tổ chức, ổn định văn phòng làm việc ở trụ sở
chính song song với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, xây dựng được một bộ
máy với cơ cấu tổ chức hoàn thiện.
Hiện nay Bảo Minh Thăng Long đang tiến hành những nghiệp vụ bảo hiểm sau:
- Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm con người.
35
- Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
- Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.
- Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản- kĩ thuật.
Ngoài ra còn có một số loại hình bảo hiểm khác đang được triển khai thực hiện
như:
- Bảo hiểm hộ gia đình là sự kết hợp của ba loại hình: Bảo hiểm sức khỏe gia
đình, Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân và Bảo hiểm xe mô tô.
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh…
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Minh Thăng Long
+ Ban Giám Đốc bao gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
+ Các phòng quản lý bao gồm: Phòng Tổng hợp và phòng Tài chính kế toán.
Phòng
quản lí
P khai
thác BH
Phòng
nghiệp vụ
Phòng
tổng hợp
Phòng
BH Xe
cơ giới
Phòng
BH
Hàng
hải
Phòng
BH
con
người
Phòng
BH
TS KT
Phòng
GĐ
BT
Ban giám đốc
Phòng khai thác các khu vực
P khai
thác BH
Phòng
nghiệp vụ
Phòng
quản lí
Phòng tài
chính kế
toán
36
+ Các phòng nghiệp vụ bao gồm: Phòng bảo hiểm Xe cơ giới, phòng bảo hiểm Con
Người phi nhân thọ, phòng bảo hiểm Hàng hải, và phòng bảo hiểm Tài sản – Kĩ thuật
và phòng Giám định bồi thường.
+ Các phòng khai thác bảo hiểm bao gồm 09 phòng: Phòng khai thác số 20, phòng
khai thác số 21, phòng khai thác số 22, phòng khai thác số 24, phòng khai thác số 25,
phòng khai thác số 26, phòng khai thác số 28, phòng khai thác số 29 và phòng khai
thác số 30
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012
Năm 2010 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế
giới. Đặc biệt, năm 2010 Bảo Minh Thăng Long chịu ảnh hưởng nặng nề của việc cạnh
tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm, do các công ty bảo hiểm mới ra đời mở
rộng phạm vi hoạt động; nhu cầu lao động, nhất là lao động có trình độ và có kinh
nghiệm rất lớn. Sử dụng các chiêu tuyển dụng người như đãi ngộ và trả lương cao, hứa
hẹn sắp xếp vị trí, môi trường làm việc tốt hơn, chi phí khai thác giao cao hơn… họ đã
lôi kéo được 1 số lãnh đạo phòng và nhân viên khai thác của Bảo Minh Thăng Long.
Do đó hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Thăng Long trong những năm gần đây gặp
nhiều khó khăn và doanh thu sụt giảm hơn so với những năm trước. Tuy nhiên doanh
thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long năm 2012 vẫn tăng
lên so với năm 2011. Kết quả kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long được
thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm
của Bảo Minh Thăng Long (2010- 2012)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nghiệp vụ bảo hiểm 2010 2011 2012
1 BH Xe cơ giới 14.906 12.967 10.815
2 BH Con người 6.445 7.671 10.179
37
3 BH Tài sản & Kĩ thuật 6.853 5.861 14.363
Trong đó: BH Cháy và các RRĐB 1.565 1.846 3.234,5
4 BH Hàng hải 33.843 19.706 26.920
Tổng 62.047 46.205 62.277
Tốc độ tăng trưởng doanh
thu (%)
- -25,53% 34,78%
Nguồn: Bảo Minh Thăng Long
Bảng số liệu 2.1 cho thấy doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long
năm 2011 bị sụt giảm 25,53% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 34.78% so với năm
2011. Tại địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012, cạnh tranh trong lĩnh vực bảo
hiểm vẫn tiếp tục diễn ra quyết liệt, chi phí để khai thác dịch vụ được các Công ty Bảo
hiểm đẩy lên cao. Việc thành lập mới nhiều các Công ty, các Chi nhánh Công ty bảo
hiểm trong nước và các công ty 100% vốn nước ngoài làm chia sẻ thị phần bảo hiểm,
dẫn đến việc chia sẻ khách hàng, nhất là là các khách hàng trong ngành và khách hàng
là các cổ đông.
Hơn nữa, Bảo Minh Thăng Long do mới ra đời nên bộ máy còn thiếu hụt và đa
phần là cán bộ mới nên gặp rất nhiều khó khăn tại thị trường Thủ đô cạnh tranh gay
gắt. Tính đến hết ngày 31/12/2010 doanh thu thực hiện của Bảo Minh Thăng Long đạt
62.047 triệu đồng , đạt 65 % kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty giao, bằng 72% so
với thực hiện năm 2009. Tỷ lệ bồi thường được cải thiện đáng kể (ở mức 40%). Trong
điều kiện đặc biệt khó khăn của năm 2010, đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực
phấn đấu của toàn thể CBNV của Bảo Minh Thăng Long và được sự quan tâm chỉ đạo
38
giúp đỡ sát sao của ban điều hành và các ban nghiệp vụ của Tổng công ty; Công ty
cũng nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban
ngành của thành phố.
Năm 2011 Bảo Minh Thăng Long tiếp tục chịu ảnh hưởng của việc cạnh tranh
nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm, do các công ty bảo hiểm mới ra đời mở rộng
phạm vi hoạt động; nhu cầu lao động, nhất là lao động có trình độ và có kinh nghiệm
rất lớn. Sử dụng các chiêu tuyển dụng người như đãi ngộ và trả lương cao, hứa hẹn sắp
xếp vị trí, môi trường làm việc tốt hơn, chi phí khai thác giao cao hơn… họ đã lôi kéo
được 1 số lãnh đạo phòng và nhân viên khai thác của Bảo Minh Thăng Long. Công ty
đánh giá đây là một khó khăn lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
năm 2011 của Bảo Minh Thăng Long. Do vậy, tính đến hết ngày 31/12/2011 doanh thu
thực hiện của Bảo Minh Thăng Long đạt 46.205 triệu đồng , đạt 48,60 % kế hoạch
kinh doanh do Tổng Công ty giao, bằng 70,50% so với thực hiện năm 2010. Tỷ lệ bồi
thường được duy trì ở mức thấp (ở mức 35,00%).
Mặc dù có nhiều khó khăn song tình hình kinh tế năm 2012 của Việt Nam đã có
những điểm sáng nhất định: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiềm chế dự báo CPI năm
2012 ở mức 7,5%; Lãi suất giảm, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tăng tín
dụng cho nông nghiệp, xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tỷ giá ổn định, dự trữ
ngoại hối tăng; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 29,2% GDP; Kim
ngạch xuất khẩu 2012 tăng cao hơn kế hoạch, ước tăng 16,6%; Kim ngạch nhập khẩu
ước tăng 6,8%; Ước nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất
khẩu (việc giảm mạnh nhập khẩu, tăng xuất khẩu góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ
ngoại tệ của nhà nước); Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền
kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540
USD/người/năm.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn nhưng thị trường bảo hiểm vẫn có
mức tăng trưởng, theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thị trường (phi nhân
39
thọ) tuy mức độ tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 11,5% so với
năm 2011. Tính đến hết ngày 31/12/2012 doanh thu thực hiện của Bảo Minh Thăng
Long đạt 62277 triệu đồng, đạt 80,9% kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty giao,
bằng 134,8% so với thực hiện năm 2011. Tỷ lệ bồi thường được duy trì ở mức thấp (ở
mức 33,3%). Với kết quả này, xét dưới khía cạnh tăng trưởng thì Bảo Minh Thăng
Long là một trong những đơn vị có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hệ thống các đơn
vị của Tổng Công ty.
2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC
BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2010-2012)
2.2.1. Quy trình khai thác
Nhận thức được tác dụng to lớn của khâu khai thác, Bảo Minh Thăng Long đã
đưa ra một qui trình khai thác rất hợp lý. Thực tiễn triển khai quy trình khai thác
nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Bảo Minh Thăng Long được
tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Buớc 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng
Ở bước này, công ty đã thực hiện khá tốt. Cán bộ khai thác được hướng dẫn đào
tạo một cách tỉ mỉ trước khi tiếp xúc với khách hàng, mọi thứ liên quan đến kỹ thuật
nghiệp vụ đều được thông qua phòng Đầu tư kỹ thuật của chi nhánh. Công ty đã
thường xuyên cử cán bộ xuống từng xí nghiệp và các đơn vị kinh doanh để giải thích
cho họ mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng hoặc do môi giới đưa
lại. Cán bộ công ty cũng chủ động đến gặp các đơn vị để cùng họ đến các cơ sở kinh
doanh, xem xét quy trình sản xuất…chỉ ra những rủi ro mà họ có thể gặp phải.
Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến việc xác định tỷ lệ phí.
Một số điểm các khai thác viên cần chú ý đến khi xác định các yếu tố rủi ro liên
quan đến việc tính phí bảo hiểm :
- Yêu cầu bảo hiểm cho các rủi ro.
40
- Cấu trúc xây dựng của nhà xưởng.
- Ngành nghề kinh doanh.
- Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Công tác an ninh bảo vệ.
Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết
định là công ty bảo hiểm sẽ áp dụng tỷ lệ phí nào đối với doanh nghiệp. Do vậy, nhất
thiết các khai thác viên cần nắm rõ các yếu tố này.
Bước 3: Điều tra rủi ro.
Tại Bảo Minh Thăng Long, đối với các dịch vụ có số tiền bảo hiểm lớn hơn
300.000 USD thì trước khi chào phí bảo hiểm, các khai thác viên cần phải tiến hành lập
phiếu điều tra rủi ro.
Trong quá trình sản xuất có thể phát sinh các rủi ro, vì vậy đánh giá rủi ro trong
quá trình này là rất cần thiết. Quy trình sản xuất cần phải được mô tả chi tiết đến mức
tối đa có thể đánh giá được rủi ro một cách tốt nhất. Trong biên bản đánh giá rủi ro
này, các khai thác viên nên đưa ra một sơ đồ đơn giản về quy trình sản xuất, nhờ đó mà
ta có thể có được đánh giá rủi ro tổng quát về quy trình sản xuất này.Trong biên bản
đánh giá rủi ro này, các khai thác viên cũng cần phải đưa ra và mô tả sơ qua các hoạt
động, hay yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro (nếu có). Đặc biệt, một số sản phẩm sản
xuất trong các quy trình sản xuất mang tính rủi ro cao như: phun, nhúng, mạ …. cần
được mô tả chi tiết.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều sử dụng điện và đây cũng là một nguy cơ
tiềm tàng gây hoả hoạn rất lớn. Điện có thể được cung cấp bằng nguồn điện công cộng
qua hệ thống dây cáp ngầm, đường cáp điện ở trên cao, hoặc từ trạm phát điện tự động
riêng của cơ sở đặt ngay ở cơ sở. Và các trạm phát điện riêng này chính là hiểm hoạ
gây ra cháy nổ lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, các tuabin phát điện cũng
có khả năng gây ra hỏa hoạn. Trong những trục trặc chính xảy ra đối với hệ thống điện
cần lưu ý đến các đường ống, rãnh đặt dây và đường dây cáp bị hư hỏng hay được đặt
41
không phù hợp. Do vậy, khi đánh giá rủi ro, các khai thác viên cần quan tâm đến các
yếu tố đó để có thể bước đầu đánh giá được mức độ rủi ro mà khách hàng có thể gặp
phải.
Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm.
Trong thực tế, Bảo Minh Thăng Long cũng áp dụng hai phương pháp tính tỷ lệ
phí là: theo danh mục và theo phân loại.
Cụ thể ở Bảo Minh Thăng Long, biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng đối
với các loại tài sản, ngành nghề sau:
Biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng
tại Bảo Minh Thăng Long
Loại tài sản/ nghành nghề Loại rủi ro Tỷ lệ phí Ghi chú
Toà nhà văn phòng, khách sạn,
căn hộ cho thuê cao cấp, các
dịch vụ công cộng, vui chơi giải
trí
Khó cháy và
trung bình
0,1- 0,2%
Xây dựng sau
năm 1990
Kho chứa xăng dầu Dễ cháy 0,4 - 0,5%
Kho chứa đồ gỗ, giấy, bao bì,
nhựa đường, sơn.
Dễ cháy và
trung bình
0,24 – 0,3%
Mức độ an toàn,
phòng cháy chữa
cháy tốt.
Kho chứa các sản phẩm khó
cháy như vật liệu xây dựng,
hàng nông sản.
Khó cháy 0,15- 0,22% Như trên
Trung tâm thương mại, siêu thị,
cửa hàng đồ nhựa, sơn, chất
dẻo.
Trung bình 0,15- 0,20% Như trên
42
Cửa hàng vật liệu xây dựng,
dược, y khoa.
Khó cháy 0,1- 0,13% Như trên
Cửa hàng gas, bình gas (trừ
chiết xuất gas)
Dễ cháy 0,25- 0,3% Như trên
Sản phẩm chế biến nông sản,
thực phẩm, đồ uống
Trung bình 0,16- 0,25% Như trên
Nhà máy, xưởng dệt may Dễ cháy 0,22- 0,28% Như trên
Nhà máy, xưởng thủ công mỹ
nghệ, cao su, nhựa
Dễ cháy 0,28- 0,38% Như trên
Nhà máy, xưởng sản xuất giấy,
in ấn
Trung bình 0,2- 0,25% Như trên
Ngành điện, nước, kinh doanh ô
tô, kỹ thuật kim loại và các
nghành tương tự.
Khó cháy 0,12- 0,18% Như trên
(Nguồn: Bảo Minh Thăng Long)
Còn đối với các rủi ro đặc biệt, Bảo Minh Thăng long chỉ chấp nhận bảo hiểm cho
nếu khách hàng đã tham gia rủi ro hoả hoạn (A). Tỷ lệ phí rủi ro phụ được tính bằng tỷ
lệ % trên tỷ lệ phí của rủi ro hỏa hoạn (A) thuần tuý.Tỷ lệ % của rủi ro phụ được quy
định như sau:
Biểu phí các rủi ro đặc biệt
STT Tên rủi ro phụ Tỷ lệ (%) Ký hiệu
1 Nổ 3 B
2 Máy bay và phương tiện hàng không rơi 1 C
3 Bạo động đình công, bế xưởng 2 D
43
4 Hành động ác ý 2 E
5 Động đất hay núi lửa phun 1 F
6 Giông, bão 5 G
7 Giông, bão và lũ lụt 10 H
8 Vỡ tràn nước từ bể và thiết bị đường ống 2 I
9 Đâm va do xe cộ hay súc vật 1 J
(Nguồn: Bảo Minh Thăng Long)
Nếu khách hàng tham gia tất cả các rủi ro phụ nêu trên thì chỉ thu thêm 15%
trên tỷ lệ phí hoả hoạn (A) thuần tuý. Trong trường hợp bảo hiểm cho đơn bảo hiểm
mọi rủi ro thì thu thêm 20% trên tỷ lệ phí của các rủi ro hoả hoạn (A) thuần tuý.
Đối với các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro tại Bảo Minh Thăng Long có quy định
như sau:
- Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng thêm khả năng xảy ra tổn
thất như có các thiết bị sấy khô, chiết xuất, chế biến gỗ… thì tỷ lệ phí tăng tối đa là
15%. Nhưng nếu các thiết bị phụ trợ trên được lắp trong phòng ngăn cách bằng tường
chống cháy, có máy báo cháy … thì phụ phí này sẽ không tính thêm vào phí bảo hiểm.
- Đối với các công trình có các điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với rủi ro
được bảo hiểm như có nguồn cháy không được tách biệt hoàn toàn, lò sưởi ấm bằng tia
hồng ngoại…thì phí bảo hỉêm tăng thêm tối đa là 10%.
- Các công trình có trung tâm máy tính nhưng không có hệ thống phòng cháy
chữa cháy riêng biệt và phù hợp thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%.
- Có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%.
Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro Bảo minh Thăng long có quy định giảm tối
đa là 45%, cụ thể:
- Có đầy đủ các thiết bị phòng cháy, báo cháy thì giảm tối đa là 8%.
44
- Có đầy đủ các thiết bị và phương tiện chữa cháy như: Có hệ thống chữa cháy
Spinkler thì giảm tối đa 35%, có hệ thống phun nước tự động thì giảm 20%, hệ thống
phun nước thủ công thì giảm 10%...
Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm.
Cũng như các công ty bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long
cũng bao gồm đầy đủ các chứng từ sau:
- Giấy yêu cầu bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Sửa đổi bổ sung (nếu có).
- Điều khoản, điều kiện.
2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB từ năm 2010-2012.
Năm 2010 kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006 -2010, Việt
Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN, cả nước thi đua chào mừng ngày lễ lớn 80 năm
thành lập Đảng, 35 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 65 năm ngày Quốc
khánh, 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, tiến hành Đại hội Đảng các cấp và Đại hội
Đảng toàn quốc. Với khí thế trên, nền kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục vượt qua khó
khăn thách thức ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu hoàn thành thắng lợi các chỉ
tiêu đề ra. GDP vượt mốc 100 tỉ USD tăng trưởng trên 6,7%, bình quân đầu người
1.160 USD, Tăng trưởng nông nghiệp 2,6%, công nghiệp và xây dựng 7,6%, dịch vụ
7,5%, xuất khẩu trên 70 tỉ USD chiếm 70% GDP trong đó một số mặt hàng nông lâm
hải sản có giá trị cao như gỗ và đồ gỗ 3,4 tỉ USD, gạo3,23 tỉ USD, cao su 2,32 tỉ USD,
tôm 2 tỉ USD, hạt điều 1,14 tỉ USD. Quốc tế ghi nhận cố gắng giảm hộ nghèo của Việt
Nam từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Những thuận lợi trên là tiền đề
cho ngành bảo hiểm tăng trưởng.
Tuy nhiên, ngành bảo hiểm cũng gặp không ít khó khăn từ nền kinh tế xã hội, sự
kiện Vinashin làm cho một số DNBH tồn đọng phí bảo hiểm chưa thu được. Giá vàng,
tỉ giá ngoại hối và lãi suất thay đổi ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động kinh doanh bảo
45
hiểm nhân thọ. Lũ lụt liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miềnTrung làm gia tăng bồi thường
bảo hiểm nhưng không đáng kể so với tổng thiệt hại khoảng 16.050 tỉ đồng của nhiều
đối tượng chưa mua bảo hiểm. Những tổn thất do bão lũ miền Trung để lại hậu quả
nghiêm trọng với 260 người chết, 96 ngườimất tích, 491 người bị thương, 6.000 ngôi
nhà bị sập đổ trôi, 471.985 nhà ngập, hư hại, tốc mái, 312.000 ha lúa hoa màu bị hư
hỏng.
Năm 2010, ngành bảo hiểm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Chiến lược phát
triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 được Thủ tướng chính phủ
phê duyệt và kế hoạch 5 năm phát triển thị trường bảo hiểm 2006 – 2010 của Bộ Tài
chính.
Doanh thu bảo hiểm năm 2010 đạt 30.844 tỉ đồng xấp xỉ chỉ tiêu chiến lược đề
ra trong đó tổng doanh thu phí BH phi nhân thọ đạt 17.052 tỉ đồng tăng 24,9% so với
năm 2009. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 4.198 tỉ đồng, PVI 3.512tỉ đồng, Bảo Minh
1.942 tỉ đồng, PJICO 1.592 tỉ đồng, PTI 679 tỉ đồng. Các DNBH có tỉ lệ tăng trưởng
doanh thu cao là MSIG 327,2%, Groupama 228%, ACE 198,6%, Fubon 98,3%, Bảo
Ngân 96,6%, Hùng Vương 94,8%, SVIC 93%. Các nghiệp vụ BH thuộc nhóm trên
1.000 tỉ đồng là Xe cơ giới 5.378 tỉ đồng, Tài sản và thiệt hại 3.698 tỉ đồng, Sức khỏe
và tai nạn con người 2.501 tỉ đồng, Xây dựng lắp đặt 2.051 tỉ đồng, Thân tàu và trách
nhiệm dân sự chủ tàu 1.796 tỉ đồng, Cháy nổ và mọi rủi ro 1.436 tỉ đồng, Hàng hóa vận
chuyển 1.248 tỉ đồng, Bảo hiểm dầu khí 1.204 tỉ đồng. Các DNBH có tỉ lệ bồi thường
cao là SVI 74,7%, Bảo Long 70,1%, Liberty 64%, Bảo Minh 42,6%,PJICO 42%, Các
nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là BH xe cơ giới 49,9%, BH Sứckhỏe con người
43,1%. BH mọi rủi ro tài sản 40,1%,
BH cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt doanh thu 1.436 tỉ đồng, tăng trưởng 23%,
trong đó BH cháy nổ bắt buộc đạt doanh thu 304 tỉ đồng tăng 67,5%, Các DNBH có
doanh thu cao là PVI 367 tỉ đồng, Bảo Minh 291 tỉ đồng, Bảo Việt 157 tỉ đồng, PJICO
97 tỉ đồng, BIC 78 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 466 tỉ đồng chiếm 32,4% doanh
46
thu. Các DNBH có tỉ lệ bồi thường cao là ABIC355,9%, BIC 119,2%, PJICO 74,6%,
Bảo Long 55,3%, Groupama 53,1%, VASS 48,3%,Bảo Việt 47,6%. Những khó khăn
về rủi ro cao với BH gián đoạn kinh doanh đi kèm với BH cháy nổ và mọi rủi ro đối
với các resort, nguy cơ cháy nổ cao với cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ, giầy da, may
mặc cũng chưa được nhiều DNBH chú ý nên tình trạng cạnh tranh hạ phí mở rộng điều
kiện điều khoản không tương xứng với rủi ro BH vẫn diễn ra gay gắt.
Năm 2011 nền kinh tế xã hội Việt Nam gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao và
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng GDP 5,89%,
trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 4%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, dịch vụ
tăng 6,99%. Đầu tư toàn xã hội 877,9 nghìn tỉ đồng tăng 5,7% bằng 34,6% GDP, thu
ngân sách 674,5 nghìn tỉ đồng tăng 20,6%, dư nợ tín dụng tăng 12%, xuất khẩu đạt
96,3 tỉ USD tăng 33,3%, nhập khẩu đạt 105,8 tỉ đồng tăng 24,7%, FDI đạt 11 tỉ USD.
Đó là điều kiện thuận lợi để tăng nhu cầu bảo hiểm tác động tới sự phát triển
của thị trường bảo hiểm. Song những khó khăn thách thức tác động tới ngành bảo hiểm
không nhỏ. Chỉ số giá cả tăng 18,13% trong đó giá cả hàng tiêu dùng thiết yếu có
nhóm tăng từ 50% đến 100% ảnh hưởng đời sống xã hội làm giảm số tiền tiết kiệm
trong dân cư, giảm khả năng tham gia bảo hiểm hoặc duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ đối với người trước đây có thu nhập trung bình trở xuống, làm tăng chi phí bồi
thường của bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2011 Nghị quyết của Chính phủ thực hiện thắt
chặt tín dụng, thắt chặt chi tiêu và đầu tư công đã giảm nhu cầu bảo hiểm tài sản, xây
dựng lắp đặt và tài sản mới mua.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 20.497 tỉ đồng trong đó các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đạt doanh thu 18.484 tỉ đồng tăng trưởng 17,56%,
các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài đạt doanh thu 2.013 tỉ đồng tăng trưởng
55,23%. Các nghiệp vụ đều tăng trưởng trong đó bảo hiểm nông nghiệp tăng 193%,
bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 87%, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tăng
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểmLuận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểmLuanvan84
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)Skillful_KimChi
 
Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bảo hiểm hoả hoạn thực trạng- giải pháp
Bảo hiểm hoả hoạn thực trạng- giải phápBảo hiểm hoả hoạn thực trạng- giải pháp
Bảo hiểm hoả hoạn thực trạng- giải phápLuanvan84
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThanh Hoa
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểmLuận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
 
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt NamTiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
 
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAYKhóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
 
Bảo hiểm hoả hoạn thực trạng- giải pháp
Bảo hiểm hoả hoạn thực trạng- giải phápBảo hiểm hoả hoạn thực trạng- giải pháp
Bảo hiểm hoả hoạn thực trạng- giải pháp
 
Đề tài: Giám định hàng hoá tại công ty giám định kỹ thuật công nghệ
Đề tài: Giám định hàng hoá tại công ty giám định kỹ thuật công nghệĐề tài: Giám định hàng hoá tại công ty giám định kỹ thuật công nghệ
Đề tài: Giám định hàng hoá tại công ty giám định kỹ thuật công nghệ
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt nam
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
Đề tài thực trạng công tác quản lý các đại lý bảo hiểm rất hay
Đề tài  thực trạng công tác quản lý các đại lý bảo hiểm rất hay Đề tài  thực trạng công tác quản lý các đại lý bảo hiểm rất hay
Đề tài thực trạng công tác quản lý các đại lý bảo hiểm rất hay
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Bưu Điện ( Pti )
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Bưu Điện ( Pti )Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Bưu Điện ( Pti )
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Bưu Điện ( Pti )
 
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty xổ số kiến thiết Lâm Đồng, HAY!
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty xổ số kiến thiết Lâm Đồng, HAY!Phân tích báo cáo tài chính tại công ty xổ số kiến thiết Lâm Đồng, HAY!
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty xổ số kiến thiết Lâm Đồng, HAY!
 
Đề tài: Bảo hiểm con người kết hợp tại công ty Bảo Minh Hà Nội
Đề tài: Bảo hiểm con người kết hợp tại công ty Bảo Minh Hà NộiĐề tài: Bảo hiểm con người kết hợp tại công ty Bảo Minh Hà Nội
Đề tài: Bảo hiểm con người kết hợp tại công ty Bảo Minh Hà Nội
 
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
 

Similar a Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Khai thác bảo hiểm tai nạn dân sự bắt buộc của chủ xe giới - Gửi miễn...
Đề tài: Khai thác bảo hiểm tai nạn dân sự bắt buộc của chủ xe giới - Gửi miễn...Đề tài: Khai thác bảo hiểm tai nạn dân sự bắt buộc của chủ xe giới - Gửi miễn...
Đề tài: Khai thác bảo hiểm tai nạn dân sự bắt buộc của chủ xe giới - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mạ...Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng NinhQuản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất nataliej4
 

Similar a Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAYĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ ...
 
Đề tài: Khai thác bảo hiểm tai nạn dân sự bắt buộc của chủ xe giới - Gửi miễn...
Đề tài: Khai thác bảo hiểm tai nạn dân sự bắt buộc của chủ xe giới - Gửi miễn...Đề tài: Khai thác bảo hiểm tai nạn dân sự bắt buộc của chủ xe giới - Gửi miễn...
Đề tài: Khai thác bảo hiểm tai nạn dân sự bắt buộc của chủ xe giới - Gửi miễn...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mạ...Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mạ...
 
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY 018
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY 018Đề tài nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY 018
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY 018
 
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng NinhQuản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
 
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
 
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Último (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Đề tài: Thúc đẩy khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BMTL : Bảo Minh Thăng Long TC - KT : Tài chính – Kế toán BHXCG : Bảo hiểm xe cơ giới BHCN : Bảo hiểm con người BH TS& KT : Bảo hiểm Tài sản và kỹ thuật KTBH : Khai thác bảo hiểm RRĐB : Rủi ro đặc biệt PCCC : Phòng Cháy chữa Cháy KV : Khu vực ĐL : Đại lý MG : Môi giới CBKT : Cán bộ khai thác GTBH : Giá trị bảo hiểm STBH : Số tiền bảo hiểm MTN : Mức trách nhiệm
  • 2. 2 Mục lục LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………….5 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………..6 3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...6 4. Kết cấu khóa luận……………………………………………………………..6 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM…………………………………………...7 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM……………………………….7 1.1.1 Sơ lược về lịchsử hình thành và phát triểncủa nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt……………….………………………………………………….…7 1.1.1.1 Trên thế giới……………………………………………………………..…….7 1.1.1.2 Tại Việt Nam…………………………………………………………….……..9 1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt...…………..……….……10 1.1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt..........................14 1.1.3.1. Đối tượng bảo hiểm.............................................................................................14 1.1.3.2. Phạm vi bảohiểm................................................................................................17 a) Rủi ro được bảo hiểm..............................................................................................17 b) Rủi ro loại trừ..........................................................................................................19 1.1.3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảohiểm..................................................................20 a) Giá trị bảo hiểm.......................................................................................................20 b) Số tiền bảo hiểm......................................................................................................21 1.1.3.4. Phí Bảo hiểm.......................................................................................................23 1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM..............26
  • 3. 3 1.2.1. Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm........................26 1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm...........................................................................26 1.2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm.........................................................................26 a) Lập kế hoạch tiếp cận khách hàng.........................................................................27 b) Xác định các biệnpháp khai thác..............................................................................28 c) Đánh giá rủi ro............................................................................................................28 d) Đề ra các biệnpháp hỗ trợ.........................................................................................30 e) Đánh giá rút kinh nghiệm………..….………………………..………….………30 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm................30 a) Phân tíchtình hình thực hiện kế hoạch khai thác...................................................31 b) Phân tíchcơ cấu khai thác.........................................................................................31 c) Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác..............................................................32 1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác............................................32 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2010-2012)…………………………..34 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG………………….34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................35 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012............................36 2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2010-2012)...........................39 2.2.1. Quy trình khai thác............................................................................................39 2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB từ năm 2010-2012........................44 2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo Minh Thăng Long trong giai đoạn 2010-2012.....................................................................51 2.2.3.1. Tình hình khai thác.............................................................................................51
  • 4. 4 2.2.3.2. STBH và STBH bình quân một hợp đồng qua các năm................................53 2.2.3.3. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB ............................................55 2.2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác............................................................56 2.2.3.5. Kết quả và hiệu quả khai thác............................................................................58 2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo Minh Thăng Long giai đoạn 2010-2012..............................................................60 2.2.4.1. Những mặt đạt được...........................................................................................60 2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại.................................................................................62 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................64 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY..................64 3.1.1. Mục tiêu..............................................................................................................64 3.1.2. Định hướng chiếnlược ......................................................................................64 3.2.1. Về phía công ty bảo hiểm..................................................................................65 3.2.1.1. Đối với Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh..........................................................65 3.2.1.2. Đối với Công ty Bảo Minh Thăng Long.............................................................66 3.2.2. Về phía Nhà nước..............................................................................................70 3.2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm................................................................................71 KẾT LUẬN…………………………………………………….………………….….73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................75 Danh mục bảng và sơ đồ.............................................................................................76
  • 5. 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu rõ vai trò quan trọng của lửa, lửa dùng để xua đuổi thú dữ, để thắp sáng, để nấu chín thức ăn, để sưởi ấm khi trời trở lạnh,… để làm rất nhiều công việc khác phục vụ trong sinh hoạt và dường như lửa là người bạn rất nồng ấm của con người chúng ta. Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của con người, nó sẽ gây ra những vụ cháy lớn, những vụ thảm họa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta do đó nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả cộng đồng dân cư và môi trường khí hậu. Mặc dù có rất nhiều biện pháp Phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng hàng năm vẫn xảy ra trên 10.000 vụ cháy, làm thiệt hại hàng nghìn các khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, làm bao nhiêu người lâm vào cảnh lầm than, mất nhà, mất người thân. Cụ thể như trong năm 2012, trên toàn quốc đã xảy ra 1.751 vụ cháy tại cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và 155 vụ cháy rừng; làm chết 73 người, bị thương 136 người, thiệt hại về tại sản do các vụ cháy nổ gây nên đã lên tới hơn 1.100 tỷ đồng và 652 ha rừng. Không chỉ có Cháy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta còn luôn phải đương đầu với rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn gây hại khác cho con người, như một cơn bão có tên là “Kẻ giết người tàn bạo nhất” ở bờ biển phía Đông Pakistan chỉ trong 2 ngày 12, 13 tháng 11 năm 1970, đã làm chết hơn 200 ngàn người, đó là chưa kể đến thiệt hại về vật chất và kinh tế. Ngoài ra, còn rất nhiều đợt bão, lũ thường xuyên càn quét nước ra vào những tháng mùa mưa… Để bù đắp cho những mất mát đó Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt đã ra đời. Tuy không thể bù đắp được những sự mất mát về tinh thần, nhưng nó sẽ phần nào giúp ta vực dậy được để lấy lại được những gì đã mất. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Trong thời gian thực tập tại Công ty Bảo Minh Thăng Long – một trong những doanh nghiệp
  • 6. 6 bảo hiểm có triển khai Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, em đã nghiên cứu về loại hình bảo hiểm này với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo Minh Thăng Long trong giai đoạn 2010- 2012”. Trong thời gian thực tâp ở BMTL, được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể ban lãnh đạo công ty cũng như các anh chị phòng Tài sản – Kỹ thuật nói riêng và sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trịnh Hữu Hạnh đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tài liệu và kiến thức có hạn, luận văn của em còn có nhiều khiếm khuyết và sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các anh chị để bài viết hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2. Mục đích nghiên cứu Từ những vấn đề lý luận chung về hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt để thấy được ý nghĩa thiết thực của bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt. Đồng thời thông qua việc phân tích cụ thể tình hình khai thác nghiệp vụ này ở Công ty Bảo Minh Thăng Long để nhằm tìm ra những mặt còn hạn chế trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo Minh Thăng Long trong thời gian tiếp theo. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Một số phương pháp khác: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu kết hợp phân tích lý luận và thực tiễn. 4. Kết cấu khóa luận Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo còn được trình bày trong ba chương sau:
  • 7. 7 Chương 1: Lý luận chung về Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt & hoạt động khai thác bảo hiểm. Chương 2: Hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo Minh Thăng Long (giai đoạn 2010-2012) Chương 3: Một số đề xuất làm tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt của Công ty Bảo Minh Thăng Long. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 1.1.1 Sơ lược về lịchsử hình thành và phát triểncủa nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt. 1.1.1.1 Trên thế giới Tại những thành phố đông đúc của thế kỷ XVII ở châu Âu, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ, trong khi đó mọi người dùng lửa để sưởi ấm, chiếu sáng và đun nấu. Do đó mà rủi ro nhà bị bắt lửa là rất dễ xảy ra. Để đề phòng nguy cơ xảy ra rủi ro này thì vào ban đêm ở các thành phố thị trấn đều có đội tuần tra để nhắc nhở các nhà về nguy cơ cháy đồng thời nhà nào cũng dự trữ các xô chứa nước để kịp thời dập những đám cháy nhỏ. Còn khi có ngôi nhà nào đó bị cháy rụi thì tất cả các hàng xóm sẽ hợp sức với nhau để giúp xây dựng lại ngôi nhà. Hoạt động này chỉ mang tính chất tương hỗ, giúp đỡ nhau chứ không mang tính chất bảo hiểm. Hiệp hội bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời ở Đức năm 1591 mang tên Feuer Casse, một thời gian ngắn sau đó đã xuất hiện thêm một vài công ty nữa nhưng không để lại
  • 8. 8 dấu ấn gì lớn cho tới giữa thế kỷ XXVII. Phải đến năm 1666, sau khi chứng kiến Đại hỏa hoạn ở thủ đô Luân Đôn kéo dài gần 1 tuàn lễ (bắt đầu từ chủ nhật 2/9/1666) thiêu hủy hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 137 văn phòng, 87 nhà thờ, 6 nhà nguyện, 4 nhà tù trong đó có cả nhà thờ Saint Paul và trụ sở của Lloyd’s người ta mới ý thức được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hiệu quả. Như vậy, thảm họa này đã kích thích sự ra đời của một nghiệp vụ bảo hiểm mới – Bảo hiểm Cháy. Năm 1667 ở Anh, văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên được thành lập lấy tên gọi là “The fire office” với tiền thân là những người lính cứu hỏa Luân Đôn. Năm 1684, công ty bảo hiểm cháy đầu tiên (Công ty Friendly Society) ra đời, hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ và hệ thống chi phí cố định, tức là người được bảo hiểm phải chịu một phần tổn thất khi rủi ro xảy ra. Sau đó hàng loạt các công ty bảo hiểm cháy khác ra đời ở Anh như: Amicable (1696), Hand in hand (1696), Sun Fire Office (1710), Union (1714) và các công ty này vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Sau nước Anh, bảo hiểm cháy đã lan dần sang các nước khác trên lục địa Châu Âu: ngay từ năm 1677, tại Hambourg (Đức) đã thành lập quỹ hỏa hoạn đầu tiên của thành phố; năm 1684, công ty bảo hiểm đầu tiên ở Pháp chính thức đi vào hoạt động. Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới: Công ty bảo hiểm đầu tiên thành công ở Mỹ là công ty bảo hiểm tương hỗ do Benfamir Franklin và một số thành viên khác sáng lập năm 1752, mang tên The Philadenphia Contributionship chuyên bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà cửa. Công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ở Mỹ mang tên là The insurance company of North America được thành lập năm 1792. Tại Nhật, bảo hiểm cháy đã phát triển mạnh mẽ và trở thành nghiệp vụ truyền thống với doanh thu phí hàng năm rất cao, năm 1993 doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy đạt 1.017.008 triệuYên chiếm 15,5% tổng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
  • 9. 9 Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm cháy ngoài các rủi ro chính như cháy, nổ, sét đánh còn bao gồm các rủi ro phụ hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, lũ lụt, cháy ngầm dưới đất, hệ thống phòng cháy, chữa cháy bị rò rỉ nước, máy bay và các phương tiện hàng không rơi vào làm tài sản bị cháy, nổ hay thiệt hại do bạo loạn, đình công… từ đó hình thành nên nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. 1.1.1.3 Tại Việt Nam Ở Việt Nam thì đây cũng là một nghiệp vụ được triển khai sớm vào cuối những năm 1989 sau khi có quyết định 06/ TCQĐ ngày 17/1/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Sau một thời gian thực hiện để phù hợp hơn với thực tế Bộ Tài Chính đã ban hành thêm một số quyết định: quyết định số 142/TCQĐ về quy tắc và biểu phí mới và quyết định số 212/TCQĐ ngày 12/4/1993 ban hành biều phí bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ với mức phí tối đa thay cho biểu phí cũ theo quyết định số 142/TCQĐ và mới nhất là quyết định 28/2007/QĐ- BTC ngày 24/04/2007 về quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy bắt buộc. Với việc ban hành nghị định 130/2006/NĐ - CP ngày 08/11/2006 củaChính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã làm cho thị trường bảo hiểm cháy trở nên là chiếc bánh hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Tính đến năm 1990 thì nước ta đã có khoảng 16 doanh nghiệp triển khai nghiệp vụ này với giá trị bảo hiểm lên tới 6200 tỷ đồng. Mặc dù đối tượng bảo hiểm chủ yếu của doanh nghiệp là các kho xăng dầu, còn phần lớn các khách sạn, chợ, nhà máy … có giá trị lớn vẫn chưa được bảo hiểm xong năm 1994 thì loại hình này đã được triển khai ở hầu hết 53 tỉnh thành phố với tổng giá trị bảo hiểm 27.000 tỷ đồng . Còn giai đoạn 1994-1995 thì có sự xuất hiện của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Minh, Pjico, Bảo Long… đã hâm nóng thị trường bảo hiểm cháy. Từ đó cho đến nay thì chúng ta tiếp tục chứng kiến sự phát triển đa dạng và sôi động của thị trường bảo hiểm cháy với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như VASS, PTI, BIC, MIC, ABIC…Và từ ngày 01/01/2008 cuộc cạnh trạnh trong thị trường bảo hiểm cháy càng
  • 10. 10 diễn ra khốc liệt hơn, khi Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình cam kết WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài sẽ được khai thác sản phẩm bảo hiểm trong đó có bảo hiểm cháy nổ. 1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Cháy, theo luật Phòng cháy chữa cháy, Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Khi Cháy xảy ra thì thường để lại những hậu quả rất nặng nề cho chúng ta. 10 năm qua, cả nước xảy ra khoảng 20.000 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan và nhà dân (trung bình mỗi năm 2000 vụ). Trong gần 2000 vụ cháy mỗi năm thì có đến 85% số vụ cháy xảy ra tại nơi sản xuất, kinh doanh, chợ, khu chung cư cao tầng… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vụ cháy như nguyên nhân do chập điện, nổ gas, do sét, do bất cẩn của con người… Để đối phó với cháy con người đã dùng rất nhiều các biện pháp tuyên truyền nhằm tăng ý thức của con người về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng thiết kế nhà cửa, công trình...bằng các vật liệu an toàn, chịu được nhiệt, chịu dược lửa. Tuy nhiên, để đối phó với cháy và những hậu quả do nó gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Bảo hiểm Cháy là một loại hình bảo hiểm tài sản, trong đó đối tượng được bảo hiểm có giá trị bảo hiểm thường rất lớn. Từ khi ra đời cho đến nay vai trò của bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt luôn được đề cao và có tác dụng rất lớn với không chỉ các cá nhân, tổ chức mà còn cho toàn xã hội. Điều đó được thể hiện như sau: + Góp phần khắc phục tổn thất từ đó góp phần ổn định cuộc sống sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • 11. 11 Đối với các cá nhân, hộ gia đình, giá trị tài sản đều nằm trong phạm vi ngôi nhà của họ vì vậy khi hoả hoạn xảy ra thì họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ở các doanh nghiệp, quy mô sản xuất càng mở rộng, giá trị tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Giá trị tài sản càng lớn thì khi rủi ro xảy ra họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, gián đoạn sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, trường hợp xấu nhất là phá sản, ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp và cá nhân khác có liên quan. Việc tham gia bảo hiểm Cháy cho những tài sản của mình với việc đóng góp một khoản phí có tỷ lệ không lớn, các cá nhân và doanh nghiệp nhận được cam kết bồi thường từ phía các công ty bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Thông qua việc bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời bảo hiểm sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp ổn định cuộc sống và tình hình sản xuất. + Góp phần tích cực vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Phòng cháy bao giờ cũng hơn là chữa cháy. Tham gia bảo hiểm Cháy cũng đồng thời thực hiện những biện pháp phòng cháy, chữa cháy hữu hiệu nhất. Cháy có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, rất khó kiểm soát, đặc biệt là nguyên nhân của Cháy thì rất nhiều, gây nên thiệt hại lớn, nhiều lúc còn mang tính thảm họa. Trong quá trình bảo hiểm, các công ty bảo hiểm rất quan tâm đến công tác quản trị rủi ro. Các công ty phối hợp với khách hàng thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất: Tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy, hỗ trợ khách hàng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy... Để làm tốt công tác này, công ty bảo hiểm có những cán bộ chuyên môn giỏi về đánh giá và quản lí rủi ro và dành cho công tác này một khoản kinh phí đáng kể. + Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng cháy, chữa cháy và tham gia bảo hiểm:
  • 12. 12 Khi triển khai các nghiệp vụ, công tác thống kê đóng vai trò rất quan trọng vì có làm tốt công tác này thì việc tính toán tỷ lệ phí, tỷ lệ tổn thất, tỷ lệ bồi thường mới chính xác được. Thông qua thống kê bảo hiểm về các vụ cháy ở quá khứ, cũng như xác xuất xảy ra vụ cháy để xác định được thông tin đảm bảo, nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro này. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng cáo, truyền thông, phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy và sự nguy hiểm của loại rủi ro này góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng. +Mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và nhà nước. Khi nghiệp vụ bảo hiểm Cháy được thực hiện ngày càng mở rộng, khoản phí thu được từ khách hàng hình thành nên quỹ bảo hiểm Cháy lớn. Các công ty bảo hiểm chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định trong nguồn quỹ này để đảm bảo khả năng thanh toán, số còn lại sẽ được mang đi đầu tư sinh lợi.
  • 13. 13 Các công ty đầu tư vào nhiều hạng mục khác nhau như: bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiền ngân hàng…và lợi nhuận đầu tư thu được rất lớn, đôi khi còn lớn hơn lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang lại. Khi mà nhận thức tham gia bảo hiểm cháy của người dân càng cao, nghiệp vụ này càng phát triển, góp phần tạo ra nguồn quỹ đầu tư dồi dào kích thích thị trường vốn phát triển. Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra bàn tay vô hình thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hậu quả của hoả hoạn để lại thường rất nặng nề, số tiền để có thể khắc phục được hậu quả là rất lớn, không một tổ chức, cá nhân nào có khả năng gánh chịu mà phải việ n tới sự trợ giúp từ ngân sách Nhà nước.Như vậy,bảo hiểm Cháy góp phần giảm bớt gánh nặng của ngân sách Quốc gia trong việc chi khắc phục hậu quả. Ngoài ra Nhà nước còn thu thêm được từ các doanh nghiệp 1 khoản thuế bổ sung vào Ngân sách Nhà nước. Bảo hiểm Cháy còn góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước. Nghiệp vụ bảo hiểm Cháy là nghiệp vụ mà đối tượng bảo hiểm có giá trị rất lớn và để đảm bảo khả năng thanh toán bồi thường, các công ty bảo hiểm phải tiến hành tái bảo hiểm. Như vậy, thị trường bảo hiểm hoả hoạn càng phát triển, càng có nhiều đơn tái bảo hiểm, từ đó mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Từ khi gia nhập WTO, cơ hội mở cửa cho nước ta là rất lớn, nền kinh tế phát triển hơn trong quá trình hội nhập, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất an tâm khi đầu tư vào Việt Nam vì các công ty bảo hiểm trong nước có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ để bảo hiểm đối với lĩnh vực mà họ hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy quá trình mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại trong công cuộc xây dựng đất nước. Trước nhu cầu của nhiều khách hàng muốn được bảo hiểm chống lại các rủi ro đặc biệt, có mức độ tổn thất tương tự Cháy với giá phí thấp và thể thức đơn giản, các
  • 14. 14 công ty bảo hiểm đã phải thiết kế các bản HĐBH phối hợp giữa rủi ro Cháy và các rủi ro khác như: đa rủi ro nhà ở, đa rủi ro doanh nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp,... Do đó bảo hiểm cháy dần dần đã được kết hợp thêm bảo hiểm cho các rủi ro về đặc biệt. Ở Việt Nam, Nghiệp vụ bảo hiểm Cháy được triển khai từ cuối năm 1989. Ngày nay đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh sản phẩm bảo hiểm cháy và còn mở rộng thêm phạm vi bảo hiểm là các rủi ro đặc biệt cho thuận tiện trong việc tham gia bảo hiểm và bảo vệ an toàn cho mọi người. Ngày 24/04/2007 thấy rõ sự cần thiết của bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, Bộ tài chính đã ban hành quyết định 28/2007/QĐ-BTC, trong đó quy định nêu rõ biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, quyết định này có hiệu lực từ ngày 28/07/2007. Từ năm 2008 trở đi, khi các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ sẽ được công khai minh bạch, được cấp Giấy chứng nhận an toàn về phòng cháy chữa cháy và đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước được cấp kinh phí mua bảo hiểm, thì doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt sẽ tăng nhiều, và sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. 1.1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 1.1.3.1. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt bao gồm các tài sản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng - lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm: - Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai). - Các máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. - Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho. - Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trêndây chuyền sản xuất. - Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn....
  • 15. 15 Việc phân loại này nhằm mục đích xác định phí bảo hiểm cho chính xác và dễ dàng hơn; làm cho công tác đánh giá và quản lý rủi ro có lợi hơn, làm cho công tác giám định và bồi thường chuẩn xác hơn, hạn chế tối đa sự khiếu nại bồi thường không cần thiết. Theo nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủư, danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại phụ lục 1 là những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm Cháy, nổ. 1. Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 2. Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng. 3. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng. 4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên. 5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 6. Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 7. Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên. 8. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên.
  • 16. 16 9. Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2. 10. Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 11. Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên. 12. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực. 13. Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên. 14. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên. 15. Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 16. Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây : a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên;
  • 17. 17 b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên; c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên; d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên; đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên. 1.1.3.2. Phạm vi bảohiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm. Trong bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại và những chi phí sau: * Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. * Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy: Chi phí chữa cháy, chị phí trả cho Giám định viên... * Chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy. a) Rủi ro được bảo hiểm Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm Các rủi ro cơ bản và các rủi ro đặc biệt. Rủi ro cơ bản (rủi ro A, trong các đơn bảo hiểm thường ghi là hỏa hoạn): gồm ba rủi ro : hỏa hoạn, sét và nổ. - Hỏa hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/ hoặc tài sản.
  • 18. 18 Rủi ro “hỏa hoạn” sẽ được bảo hiểm nếu hội tụ đủ ba yếu tố: Phải thực sự có phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng, việc phát sinh nguồn lửa phải bất ngờ hay ngẫu nhiên chứ không phải do cố ý, chủ định. Tuy nhiên, nếu cháy xảy ra do bất cẩn của người được bảo hiểm thì vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường. Khi có đủ 3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất do những nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị cháy, do nhiệt hay do khói gây nên. - Sét: Là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động vào đối tượng bảo hiểm. Với rủi ro này, Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Nếu sét đánh mà không làm biến dạng hoặc gây ra hỏa hoạn cho tài sản được bảo hiểm thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Công ty bảo hiểm. Ví dụ: Khi sét đánh làm phá hủy trực tiếp các thiết bị điện tử thì sẽ được bồi thường, còn nếu sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì sẽ không được bồi thường. - Nổ: Là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất rắn, lỏng hoặc khí. Nổ do những nguyên nhân sau thì người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. + Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt như: nồi áp suất,... + Nổ hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà (không phải nhà xưởng) làm các công việc sử dụng hơi đốt, ví dụ như: Nổ khí gas,… + Bất kỳ thiệt hại nào do nổ gây ra cháy. Trường hợp tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy thì thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường, còn thiệt hại do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi hoặc hơi đốt phục vụ sinh hoạt, không được bồi thường. Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ mà không gây cháy thì không được bồi thường trừ trường hợp nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt, với điều kiện là sự nổ đó không phải do các nguyên nhân bị loại trừ.
  • 19. 19 Các rủi ro đặc biệt (rủi ro phụ) Ngoài những rủi ro cơ bản đã kể ở trên, trong các đơn bảo hiểm cháy còn có thêm các rủi ro đặc biệt. Nhà bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho các rủi ro đặc biệt khi người tham gia bảo hiểm đã tham gia các rủi ro cơ bản. Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn các rủi ro đặc biệt mà họ thấy cần thiết. Họ phải trả thêm phí cho các rủi ro đặc biệt này. Các rủi ro đặc biệt bao gồm: - Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào gây ra cháy. - Nổi loạn, đình công, bế xưởng, bạo động dân sự hoặc hành động của những người tham gia các cuộc gây rối hay những người có ác ý không mang tính chất chính trị. - Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả của động đất và núi lửa phun. - Lửa ngầm dưới đất. - Cháy mà nguyên nhân là do bản thân tài sản tự lên men, tỏa nhiệt hay bốc cháy. - Giông tố, bão táp và lũ lụt. - Vỡ, tràn nước từ các bể chứa, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn. - Xe cộ, súc vật không thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào. - Nước chảy hoặc rò rỉ ra từ thiết bị vòi phun sprinkler tự động lắp sẵn trong nhà... b) Rủi ro loại trừ Mặc dù loại bảo hiểm này có bao gồm cả một số rủi ro đặc biệt, tuy nhiên cũng như các loại bảo hiểm khác, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau gây ra: + Tổn thất do hành động cố ý hay đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra
  • 20. 20 nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm. + Những tổn thất có liên quan đến hàng hóa nhận ủy thác hoặc kí gửi, trừ khi những hàng hóa đó được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định. + Tiền, chứng khoán, kim loại quý, đá quý, thư bảo lãnh, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm. + Chiến tranh. + Vũ khí hạt nhân. + Phóng xạ hay nhiễm phóng xạ. + Thiết bị điện chạy quá tải, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện của chính máy móc. + Ô nhiễm. + Thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ tiền thuê nhà có thể được bảo hiểm. 1.1.3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảohiểm a) Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản được bảo hiểm. Có nghĩa là đối với các tài sản mới mua chưa qua sử dụng, thì GTBH của tài sản đó chính là giá trị mua mới của tài sản đó trên thị trường. Còn đối với các tài sản đã đi vào sử dụng thì GTBH của nó được tính bằng giá trị thực tế hay giá trị còn lại của tài sản đó tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Giá trị thực tế = Giá trị mua mới ( Nguyên giá) – Hao mòn Những tài sản tham gia loại bảo hiểm này thường có giá trị rất lớn, như: các công trình lớn, nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp, phương tiện vận tải, hàng hóa trong kho… - Đối với nhà cửa, vật kiến trúc GTBH được xác định theo giá trị mua mới hoặc
  • 21. 21 giá trị còn lại. + Giá trị mới là giá trị là giá trị ban đầu khi đưa những loại TS này vào sử dụng (giá trị mới xây của ngôi nhà) bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế. + Giá trị còn lại là giá trị mua mới trừ đi hao mòn đã sử dụng theo thời gian (đối với TS đã qua sử dụng). - Đối với máy móc, thiết bị và các loại TS cố định khác: GTBH được xác định trên cơ sở giá trị mua mới cộng chi phí chuyên chở lắp đặt (nếu có) hoặc giá trị còn lại. - Đối với thành phẩm, bán thành phẩm, GTBH được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất. - Đối với hàng hóa mua về để trong kho, để trong cửa hàng GTBH được xác định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại hàng hoá có mặt trong thời gian bảo hiểm. b) Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của Nhà bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và bị tổn thất toàn bộ. STBH cũng là căn cứ để xác định chính xác phí bảo hiểm . Do đó, xác định chính xác STBH có nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở kiểm tra đối tượng bảo hiểm của Người được bảo hiểm và các giấy tờ sổ sách có liên quan, Công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận STBH của tài sản. Đối với các tài sản cố định, việc xác định STBH căn cứ vào GTBH của tài sản. Đối với các tài sản lưu động, giá trị thường xuyên biến động thì có thể bảo hiểm theo giá trị bình quân (trung bình) hoặc giá trị tối đa (còn gọi là giá trị điều chỉnh). * Bảo hiểm theo giá trị trung bình: Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị của số hàng hóa trung bình có trong kho, trong cửa hàng, … trong thời hạn bảo hiểm. Giá trị trung bình này được coi là STBH. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình
  • 22. 22 khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, hoặc công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trung bình đã khai báo. * Bảo hiểm theo giá trị tối đa (hay còn gọi là giá trị điều chỉnh) Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị của số hàng hóa tối đa vào một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa này nhưng chỉ thu trước 75%. Khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo. Đầu mỗi tháng hoặc mỗi quý (tuỳ hai bên thỏa thuận), Người được bảo hiểm thông báo cho công ty bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong tháng (trong quý) trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông báo công ty bảo hiểm tính giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu số phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp, thì người được bảo hiểm trả thêm cho công ty bảo hiểm số phí còn thiếu. Ngược lại, nếu số phí bảo hiểm đã nộp nhiều hơn số phí bảo hiểm tính được trên cơ sở giá trị tối đa bình quân thì công ty bảo hiểm hoàn trả số chênh lệch cho người được bảo hiểm. Tuy nhiên, số phí bảo hiểm chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp đầu năm. Nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất được công ty bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân tính được thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bồi thường đã trả (trong trường hợp này, số tiền được bồi thường coi như STBH). Công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm xuất trình sổ sách kế toán để kiểm tra số liệu được thông báo. Việc áp dụng bảo hiểm theo giá trị tối đa rất phức tạp đòi hỏi công ty bảo hiểm phải biết giá trị hàng hóa được bảo hiểm, theo dõi chặt ché số hàng hóa đó trong suốt
  • 23. 23 thời gian bảo hiểm. Những tài sản lớn công ty bảo hiểm khó có thể tái bảo hiểm được vì tính phí phức tạp và khó khăn. Ngược lại, bảo hiểm theo giá trị trung bình lại đơn giản, dễ theo dõi. Đối với các loại hàng hóa có giá trị ít biến động trên thị trường thì áp dụng phương pháp này rất thuận tiện. 1.1.3.4. Phí Bảo hiểm Phí bảo hiểm là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Tính toán mức giá vừa phải, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh không phải đơn giản. Bảo hiểm cháy có đối tượng là tài sản rất đa dạng về chủng loại, giá trị và mức độ rủi ro khác nhau do đó phí bảo hiểm cũng khác nhau Phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm: P = Sb x R Trong đó: Sb là số tiền bảo hiểm. R là tỉ lệ phí bảo hiểm. P là phí bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt rất đa dạng về chủng loại và mức độ rủi ro. Một ngôi nhà ở giữa một vùng đất trống và một ngôi nhà ở cạnh là cây xăng... thì không thể có cùng một mức phí bảo hiểm như nhau. Bởi vậy tỷ lệ phí sẽ được quy định riêng cho từng loại rủi ro hay được tính theo từng loại đối tượng và ngành nghề kinh doanh. - Số tiền bảo hiểm (Sb). Với số tiền bảo hiểm xác định theo giá trị trung bình thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình đó. Với số tiền bảo hiểm xác định theo giá trị tối đa thì khi giao ký kết hợp đồng, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa theo thông báo của bên mua bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu trước 75%. Cuối thời hạn bảo hiểm, căn cứ vào các giá trị tối đa đã thông báo, doanh nghiệp
  • 24. 24 bảo hiểm tính giá trị tài sản tối đa bình quân của cả thời gian bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu phí bảo hiểm tính được trên cơ sở số giá trị tối đa bình quân nhiều hơn phí bảo hiểm đã nộp thì bên mua bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm số phí bảo hiểm còn thiếu. Nếu số phí bảo hiểm tính được này, thấp hơn phí bảo hiểm đã nộp thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả số chênh lệch cho bên mua bảo hiểm. Nhưng số phí bảo hiểm chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp. Nếu trong thời hạn bảo hiểm, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm được người bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân thì phí bảo hiểm được tính dựa vào số tiền được bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm. - Tỷ lệ phí bảo hiểm (R). Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy thường được chia làm hai bộ phận: Tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phụ phí. R = R1+R2 Trong đó: R1 là tỷ lệ phí thuần. R2 là tỷ lệ phụ phí. Tỷ lệ phụ phí (R2) được kế hoạch hóa bằng cách căn cứ vào tài liệu thống kê của một số năm trước đó, gồm các loại chi phí: phí quảng cáo, tuyên truyền, kể cả hoa hồng bảo hiểm... Tỷ lệ phí thuần (R1) được xác định tương đối phức tạp. Về mặt lý thuyết phải căn cứ vào số liệu thống kê trong một số năm trước đó như: tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm cháy; số đơn vị rủi ro bị cháy; tổng số tiền bảo hiểm cháy; số tiền bồi thường bảo hiểm cháy… Có 2 phương pháp xác định tỷ lệ phí thuần: xác định theo phân loại và theo danh mục . * Xác định Tỷ lệ phí thuần theo phân loại.
  • 25. 25 Theo phương pháp này, các đơn vị rủi ro có thể so sánh được sẽ được kết hợp lại với nhau. Các tiêu chí dùng để so sánh mức độ rủi ro của các đơn vị rủi ro này là: - Vật liệu xây dựng bằng gì? - Khả năng phòng cháy, chữa cháy. - Những vật hay công trình bố trí xung quanh, bên ngoài. - Người sử dụng (chủ ở hay cho thuê). Phương pháp này phù hợp với những tài sản tương đối đồng nhất với nhau, như: nhà ở, văn phòng,... * Xác định Tỷ lệ phí thuần theo danh mục. Phương pháp này được thực hiện theo một quy trình gồm 3 bước: Bước 1: Rà soát lại danh mục tài sản tham gia bảo hiểm rồi phân loại theo danh mục khác nhau. Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỷ lệ phí phù hợp trong bảng tỷ lệ phí có sẵn. Bước 3: Điều chỉnh Tỷ lệ đã chọn theo các yếu tố làm tăng (giảm). + Để xác định mức độ tăng giảm Tỷ lệ phí, trước hết phải xem đối tượng tham gia bảo hiểm thuộc loại công trình nào sau đây: - Loại D: Giảm tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí. Các công trình thuộc loại này phải được xây dựng bằng các vật liệu chịu lửa. -Loại N: Giữ nguyên tỷ lệ phí. Khi kết cấu chính của công trình được xây dựng bằng vật liệu chịu lửa. - Loại L: Tăng tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí. Khi công trình không đáp ứng được tiêu chuẩn gì ở trên. + Các nhân tố làm tăng phí: -Công tác phòng cháy, chữa cháy chưa đảm bảo: thiếu thốn về kiến thức và phương tiện trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • 26. 26 - Đối tượng tham gia bảo hiểm chứa đựng yếu tố làm tăng khả năng cháy: sản xuất sơn, sản xuất gỗ, kho lưu trữ vải vóc, xăng, dầu... + Các nhân tố làm giảm phí: - Công trình có hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt, đặc biệt có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động. -Tình hình tổn thất quá khứ: nếu trong quá khứ không có hay ít bị tổn thất về cháy nổ, đình công, bạo loạn, bão lũ... Trường hợp thời gian bảo hiểm nhỏ hơn 1 năm, phí bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm, theo công thức sau: P = Sb × R × t / T Trong đó: t là thời hạn bảo hiểm. T là thời gian 1 năm (12 tháng). 1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 1.2.1. Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm Hoạt động khai thác bảo hiểm được hiểu là hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, vận động mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm, bán sản phẩm bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp tiến hành hay thông qua đại lý, cộng tác viên bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm. Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, đặc biệt là những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai, những sản phẩm mới tung ra trên thị trường. Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là “lấy số đông bù số ít”, nhằm tạo lập nguồn quỹ bảo hiểm đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt khâu khai thác. 1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm 1.2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm
  • 27. 27 a) Lập kế hoạch tiếp cận khách hàng Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động tìm kiếm khách hàng là hoạt động không thể thiếu được.Do đó, bước đầu tiên trong quy trình khai thác bảo hiểm là cần phải lập ra một kế hoạch để tìm kiếm khách hàng, hướng tới những từng nhóm khách hàng mục tiêu riêng của từng nghiệp vụ bảo hiểm. Vì vậy khi lập ra kế hoạch khai thác một nghiệp vụ bảo hiểm, cần chú trọng đến các vấn đề sau: * Quan tâm đến những đối tượng có thể trở thành khách hàng của Công ty. Mỗi sản phẩm bảo hiểm có một đặc tính riêng, phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau, do đó với một nghiệp vụ bảo hiểm công ty bảo hiểm khó có thể hướng tới toàn bộ thị trường. Vì vậy cần phải nghiên cứu đặc điểm các nhóm khách hàng, so sánh với khả nǎng đáp ứng của doanh nghiệp và quyết định chọn nhóm khách hàng mục tiêu để lập kế hoạch chinh phục. * Quan tâm tới những khách hàng có quan hệ rộng. Báo chí là nguồn cung cấp các thông tin quan trọng về khách hàng tiềm nǎng. Doanh nghiệp cần quan tâm đến những người mới được thǎng chức, những người đã giành được các giải thưởng, những người đã mới mở tiệm kinh doanh, hoặc những người theo bất kì cách nào có thể sẽ trở thành khách hàng tiềm nǎng. Hãy gửi tới những người đó những bức thư cá nhân để họ biết về lợi ích của những gì mà doanh nghiệp có thể mang lại. Doanh nghiệp cần cố gắng để có mặt tại các cuộc gặp mặt mà những người đó sẽ đến. Khi gặp họ hoặc gửi thư cho họ, hãy để họ biết rằng doanh nghiệp đã đọc những thông tin về họ và chúc mừng họ về thành công hoặc hãy đề cập đến sự thú vị của những bài báo viết về họ. Nếu doanh nghiệp khiến những người trên trở thành khách hàng của mình, doanh nghiệp sẽ được biết đến nhiều hơn. * Chú ý đến các sự kiện. Cần liên lạc với những người tổ chức và đề nghị đưa sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp vào tham gia như là một phần thưởng trong sự kiện đó. Tham gia các cuộc mít tinh hay các cuộc hội thảo mà các khách hàng tương lai của doanh nghiệp có
  • 28. 28 lẽ sẽ tham dự. Khách hàng tương lai biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau. Họ càng nghe thường xuyên về doanh nghiệp bao nhiêu thì họ càng quan tâm tới những gì doanh nghiệp cung cấp khi họ sẵn sàng mua bấy nhiêu. * Dùng quảng cáo nhỏ thay vì những quảng cáo lớn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lập kế hoạch vung tiền qua cửa sổ bằng một quảng cáo lớn là một điều không hoàn toàn cần thiết. Tốt hơn hãy xây dựng kế hoạch quảng cáo nhỏ để sử dụng trong thời gian dài trên nhiều xuất bản phẩm mà các đối thủ của doanh nghiệp đang quảng cáo ở đó. Sự nhắc lại sẽ làm cho tên tuổi của doanh nghiệp trở nên quen thuộc. Và vì theo tính toán của các chuyên gia makerting, khách hàng chỉ ghi nhớ hình ảnh, tên... của doanh nghiệp khi họ đọc, nhìn, xem ít nhất 3 lần ngoại trừ quảng cáo của của doanh nghiệp cực kì ấn tượng. Nếu doanh nghiệp chọn quảng cáo trên những trang Vàng, hãy đặt quảng cáo trong nhiều loại đề mục khác nhau. Điều này sẽ làm tăng lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp bảo hiểm, yếu tố cốt lõi để khách hàng chọn nhà bảo hiểm cho mình. b) Xác định các biệnpháp khai thác Khi đã lập ra một kế hoạch khai thác bảo hiểm hợp lý, bước thực hiện khai thác sẽ được các chuyên viên khai thác bảo hiểm thực hiện. Nhiệm vụ của khai thác viên bảo hiểm là: - Tư vấn cho khách hàng hiểu họ đang có các nguy cơ gặp phải những rủi ro nào, từ đó giới thiệu cho khách hàng sản phẩm bảo hiểm họ cần. - Đánh giá mỗi rủi ro của từng đơn vị rủi ro khác nhau. - Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro và chấp nhận rủi ro đó tới mức nào. - Xác định các điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm. - Tính toán mức phí bảo hiểm thích hợp. c) Đánh giá rủi ro
  • 29. 29 Giám định viên sẽ chuẩn bị biên bản giám định cho khai thác viên bảo hiểm và vẽ sơ đồ trong trường hợp có nhiều rủi ro tài sản. Biên bản sẽ bao gồm các nội dung sau đây: * Miêu tả đầy đủ về rủi ro: Phần này có thể bao gồm sơ đồ của các cơ sở trong trường hợp có rủi ro tài sản, tính chất của công việc được thực hiện ở các cơ sở này, những chi tiết về vấn đề bảo vệ đối tượng bảo hiểm, như: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống trộm... * Đánh giá mức độ rủi ro: Phần này tập trung vào mọi yếu tố của nguy cơ liên quan tới cả tinh thần và vật chất, cũng như cung cấp cho khai thác viên bảo hiểm khái niệm về mức độ rủi ro mà anh ta được nhận được yêu cầu bảo hiểm. Giám định viên có thể nhận xét về tài sản xung quanh, như trong trường hợp bảo hiểm hỏa hoạn. Điều này có thể ảnh hưởng tới mức độ rủi ro. * Xác định mức độ tổn thất lớn nhất có thể xảy ra: Tổn thất có thể xảy ra chính là tổn thất tối đa của đối tượng được bảo hiểm theo đành giá của giám định viên. * Ngăn ngừa tổn thất: Giám định viên sẽ thông báo mọi người được bảo hiểm những bước cần thiết phải thực hiện để phòng ngừa rủi ro. Trong một số trường hợp, những đề nghị này được trình bày dưới hình thức yêu cầu mà người được bảo hiểm phải thực hiện nếu muốn được bảo hiểm. * Bảo hiểm đủ giá trị: Giám định viên sẽ đưa ra một con số thẩm định chính xác về GTBH. Trong mọi trường hợp, người được bảo hiểm có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đã mua bảo hiểm đủ giá trị mong muốn, tuy nhiên STBH mong muốn không thể vượt quá GTBH. Và người được bảo hiểm có thể tham khảo ý kiến của môi giới bảo hiểm hoặc của một chuyên gia khác về vấn đề này. Giả sử rủi ro được chấp nhận bảo hiểm, và việc quyết định chấp nhận rủi ro ở mức nào và STBH bao nhiêu còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ đưa ra một giới hạn nào đó cho một rủi ro cụ thể phù hợp với khả năng của công ty bảo hiểm cũng như khả năng tái bảo hiểm.
  • 30. 30 d) Đề ra các biệnpháp hỗ trợ Nhiệm vụ cơ bản của một khai thác viên bảo hiểm là phải đánh giá nguy cơ có liên quan tới rủi ro được yêu cầu bảo hiểm. Đối với những trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị nhỏ, khai thác viên bảo hiểm có thể thực hiện nhiệm vụ trên thông qua nghiên cứu đơn yêu cầu bảo hiểm và trao đổi thư từ với người yêu cầu bảo hiểm. Có thể công ty bảo hiểm sẽ cử một nhân viên bán bảo hiểm tại địa phương tới địa điểm yêu cầu bảo hiểm để đánh giá đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng được với các trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị lớn và phức tạp. Bởi vì, các chi tiết về rủi ro không chỉ giới hạn trong một đơn yêu cầu bảo hiểm, cho dù công ty cần bảo hiểm đến đâu cũng không chứa đựng đầy đủ thông tin. Đây là lúc cần tới sự giúp đỡ của môi giới bảo hiểm. Đối với những trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị lớn, công ty môi giới sẽ đại diện cho người được bảo hiểm đảm đương nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ cho khai thác viên bảo hiểm. Điều này có nghĩa là môi giới bảo hiểm sẽ thực hiện kiểm tra tại chỗ cũng như chuẩn bị các hồ sơ và biên bản giám định về những vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác của rủi ro. Tài liệu này có thể rất đầy đủ và sẽ được chuyển cho khai thác viên bảo hiểm để tiến hành thương thuyết về các điều khoản, điều kiện, phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm. e) Đánh giá rút kinh nghiệm. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, do đó quan tâm chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ không thể thiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Biết được mức độ thỏa mãn của khách hàng, nhu cầu cụ thể của họ sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm xem xét xem kế hoạch khai thác bảo hiểm của mình đã hoạn thiện chưa, hay còn những thiếu sót gì cần sửa chữa để dần dần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả khai thác bảo hiểm. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm. Khai thác bảo hiểm có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay.
  • 31. 31 Kết quả khâu khai thác thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu: Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm (Số hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, Số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp), doanh thu phí bảo hiểm,... a) Phân tíchtình hình thực hiện kế hoạch khai thác Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều lập kế hoạch khai thác cho từng nghiệp vụ, từng loại sản phẩm bảo hiểm. Và để đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch đó, có thể dùng các chỉ số sau: - Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch (iNK): iNK = yk/yo - Chỉ số hoàn thành kế hoạch (iHK): iHK = y1/yk - Chỉ số thực hiện kế hoạch (i): i = y1/yo Ba loại chỉ số trên có quan hệ mật thiết với nhau: i = iNK x iHK = y1/yo = yk/yo x y1/yk Trong đó: y1 là Mức độ khai thác kỳ báo cáo, yo là Mức độ khai thác kỳ gốc, yk là Mức độ khai thác kỳ kế hoạch. Mức độ khai thác có thể là số hợp đồng, doanh thu phí bảo hiểm, số đơn bảo hiểm, số giấy chứng nhận bảo hiểm. b) Phân tíchcơ cấu khai thác Một doanh nghiệp bảo hiểm thường triển khai nhiều nghiệp vụ hay nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau. Để xác định và đánh giá nghiệp vụ bảo hiểm nào là chủ yếu, là thế mạnh của doanh nghiệp bảo hiểm đó và hướng phát triển của chúng trong tương lai, cần phải tính toán và phân tích cơ cấu khai thác từng nghiệp vụ. Phân tích cơ cấu khai thác bảo hiểm chủ yếu được thực hiện với các chỉ tiêu: Tổng số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm. Những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai thường có tỷ trọng doanh thu thấp. Nhưng nếu tính toán theo dõi và so sánh trong nhiều năm thì có thể thấy được xu hướng biến động và triển vọng của nghiệp vụ trong thời gian tới.
  • 32. 32 c) Phân tíchtính thời vụ trong khâu khai thác Trong quá trình khai thác, có một số nghiệp vụ và một số sản phẩm bảo hiểm phát sinh tính thời vụ, như: Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm cháy, .... Việc xác định và vạch rõ tính thời vụ cho mỗi nghiệp vụ và mỗi loại sản phẩm bảo hiểm là rất cần thiết. Bởi ta có thể dựa vào đó để lập ra một kế hoạch tổ chức khai thác hợp lý, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để ký kết hợp đồng bảo hiểm, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng. Để phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác có thể sử dụng chỉ số thời vụ theo tháng (ki): ki = Xi/ X Trong đó: ki là Chỉ số thời vụ tháng thứ i, Xi là Mức độ khai thác tháng thứ i, X là Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm. X = 12 12 1 i iX Chỉ số thời vụ theo tháng phản ảnh mối quan hệ giữa mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm. Kết quả tính ra càng gần 1 thì tính thời vụ của nghiệp vụ trong tháng đó càng ít và ngược lại. Nếu tính toán và so sánh kết quả nhiều năm liên tục thì sẽ nhìn thấy rất rõ quy luật trong khâu khai thác đối với từng nghiệp vụ hay từng loại sản phẩm đó. 1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải qua một số khâu công việc cụ thể như: Khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất… Để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của từng khâu công việc. Điều đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng khâu, sau đó so
  • 33. 33 sánh và đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Đối với khâu khai thác, để đánh giá hiệu quả của khâu này, phải xác định chỉ tiêu: kết quả khai thác, và chi phí khai thác trong kỳ. Trong đó: - Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm, hoặc cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ… - Chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc cũng có thể là số đại lý khai thác trong kỳ. Hiệu quả khai thác = Kết quả khai thác trong kỳ Chi phí khai thác trong kỳ
  • 34. 34 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2010 -2012) 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Bảo Minh Thăng Long được thành lập ngày 05/05/2006 - Quyết định số 27/GPĐC/KDBH ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Bảo Minh Thăng Long được thành lập trên cơ sở chia tách bộ máy từ Bảo Minh Hà Nội, Bảo Minh Hà Nội thành lập từ năm 1995. Sự ra đời của Công ty Cổ phần Bảo Minh Thăng Long nằm trong phương châm đa dạng hóa hoạt động của Tổng công ty, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao năng lực cũng như thị phần của Bảo Minh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bảo Minh Thăng Long được Tổng công ty giao nhiệm vụ kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm, đầu tư vốn và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm theo đúng Pháp luật hiện hành và phân cấp của Tổng công ty. BMTL chịu sự quản lí của tổng công ty với tư cách là chủ sở hữu, có trách nhiệm hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước. Khi mới chia tách bộ máy của Bảo Minh Thăng Long còn thiếu hụt: thiếu phòng tổng hợp, phòng bảo hiểm con người, xe cơ giới, phòng khai thác trên địa bàn huyện Đông Anh và huyện Từ Liêm. Trong thời gian ngắn công ty đã cùng một lúc đẩy mạnh nhiều hoạt động: tuyển dụng bổ sung cán bộ, xây dựng bộ máy tổ chức, ổn định văn phòng làm việc ở trụ sở chính song song với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, xây dựng được một bộ máy với cơ cấu tổ chức hoàn thiện. Hiện nay Bảo Minh Thăng Long đang tiến hành những nghiệp vụ bảo hiểm sau: - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm con người.
  • 35. 35 - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản- kĩ thuật. Ngoài ra còn có một số loại hình bảo hiểm khác đang được triển khai thực hiện như: - Bảo hiểm hộ gia đình là sự kết hợp của ba loại hình: Bảo hiểm sức khỏe gia đình, Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân và Bảo hiểm xe mô tô. - Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh… 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Minh Thăng Long + Ban Giám Đốc bao gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. + Các phòng quản lý bao gồm: Phòng Tổng hợp và phòng Tài chính kế toán. Phòng quản lí P khai thác BH Phòng nghiệp vụ Phòng tổng hợp Phòng BH Xe cơ giới Phòng BH Hàng hải Phòng BH con người Phòng BH TS KT Phòng GĐ BT Ban giám đốc Phòng khai thác các khu vực P khai thác BH Phòng nghiệp vụ Phòng quản lí Phòng tài chính kế toán
  • 36. 36 + Các phòng nghiệp vụ bao gồm: Phòng bảo hiểm Xe cơ giới, phòng bảo hiểm Con Người phi nhân thọ, phòng bảo hiểm Hàng hải, và phòng bảo hiểm Tài sản – Kĩ thuật và phòng Giám định bồi thường. + Các phòng khai thác bảo hiểm bao gồm 09 phòng: Phòng khai thác số 20, phòng khai thác số 21, phòng khai thác số 22, phòng khai thác số 24, phòng khai thác số 25, phòng khai thác số 26, phòng khai thác số 28, phòng khai thác số 29 và phòng khai thác số 30 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 Năm 2010 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Đặc biệt, năm 2010 Bảo Minh Thăng Long chịu ảnh hưởng nặng nề của việc cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm, do các công ty bảo hiểm mới ra đời mở rộng phạm vi hoạt động; nhu cầu lao động, nhất là lao động có trình độ và có kinh nghiệm rất lớn. Sử dụng các chiêu tuyển dụng người như đãi ngộ và trả lương cao, hứa hẹn sắp xếp vị trí, môi trường làm việc tốt hơn, chi phí khai thác giao cao hơn… họ đã lôi kéo được 1 số lãnh đạo phòng và nhân viên khai thác của Bảo Minh Thăng Long. Do đó hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Thăng Long trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn và doanh thu sụt giảm hơn so với những năm trước. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long năm 2012 vẫn tăng lên so với năm 2011. Kết quả kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long được thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long (2010- 2012) Đơn vị tính: triệu đồng STT Nghiệp vụ bảo hiểm 2010 2011 2012 1 BH Xe cơ giới 14.906 12.967 10.815 2 BH Con người 6.445 7.671 10.179
  • 37. 37 3 BH Tài sản & Kĩ thuật 6.853 5.861 14.363 Trong đó: BH Cháy và các RRĐB 1.565 1.846 3.234,5 4 BH Hàng hải 33.843 19.706 26.920 Tổng 62.047 46.205 62.277 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) - -25,53% 34,78% Nguồn: Bảo Minh Thăng Long Bảng số liệu 2.1 cho thấy doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long năm 2011 bị sụt giảm 25,53% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 34.78% so với năm 2011. Tại địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012, cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra quyết liệt, chi phí để khai thác dịch vụ được các Công ty Bảo hiểm đẩy lên cao. Việc thành lập mới nhiều các Công ty, các Chi nhánh Công ty bảo hiểm trong nước và các công ty 100% vốn nước ngoài làm chia sẻ thị phần bảo hiểm, dẫn đến việc chia sẻ khách hàng, nhất là là các khách hàng trong ngành và khách hàng là các cổ đông. Hơn nữa, Bảo Minh Thăng Long do mới ra đời nên bộ máy còn thiếu hụt và đa phần là cán bộ mới nên gặp rất nhiều khó khăn tại thị trường Thủ đô cạnh tranh gay gắt. Tính đến hết ngày 31/12/2010 doanh thu thực hiện của Bảo Minh Thăng Long đạt 62.047 triệu đồng , đạt 65 % kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty giao, bằng 72% so với thực hiện năm 2009. Tỷ lệ bồi thường được cải thiện đáng kể (ở mức 40%). Trong điều kiện đặc biệt khó khăn của năm 2010, đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBNV của Bảo Minh Thăng Long và được sự quan tâm chỉ đạo
  • 38. 38 giúp đỡ sát sao của ban điều hành và các ban nghiệp vụ của Tổng công ty; Công ty cũng nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành của thành phố. Năm 2011 Bảo Minh Thăng Long tiếp tục chịu ảnh hưởng của việc cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm, do các công ty bảo hiểm mới ra đời mở rộng phạm vi hoạt động; nhu cầu lao động, nhất là lao động có trình độ và có kinh nghiệm rất lớn. Sử dụng các chiêu tuyển dụng người như đãi ngộ và trả lương cao, hứa hẹn sắp xếp vị trí, môi trường làm việc tốt hơn, chi phí khai thác giao cao hơn… họ đã lôi kéo được 1 số lãnh đạo phòng và nhân viên khai thác của Bảo Minh Thăng Long. Công ty đánh giá đây là một khó khăn lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh năm 2011 của Bảo Minh Thăng Long. Do vậy, tính đến hết ngày 31/12/2011 doanh thu thực hiện của Bảo Minh Thăng Long đạt 46.205 triệu đồng , đạt 48,60 % kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty giao, bằng 70,50% so với thực hiện năm 2010. Tỷ lệ bồi thường được duy trì ở mức thấp (ở mức 35,00%). Mặc dù có nhiều khó khăn song tình hình kinh tế năm 2012 của Việt Nam đã có những điểm sáng nhất định: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiềm chế dự báo CPI năm 2012 ở mức 7,5%; Lãi suất giảm, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 29,2% GDP; Kim ngạch xuất khẩu 2012 tăng cao hơn kế hoạch, ước tăng 16,6%; Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 6,8%; Ước nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm mạnh nhập khẩu, tăng xuất khẩu góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ của nhà nước); Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540 USD/người/năm. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn nhưng thị trường bảo hiểm vẫn có mức tăng trưởng, theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thị trường (phi nhân
  • 39. 39 thọ) tuy mức độ tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 11,5% so với năm 2011. Tính đến hết ngày 31/12/2012 doanh thu thực hiện của Bảo Minh Thăng Long đạt 62277 triệu đồng, đạt 80,9% kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty giao, bằng 134,8% so với thực hiện năm 2011. Tỷ lệ bồi thường được duy trì ở mức thấp (ở mức 33,3%). Với kết quả này, xét dưới khía cạnh tăng trưởng thì Bảo Minh Thăng Long là một trong những đơn vị có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hệ thống các đơn vị của Tổng Công ty. 2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2010-2012) 2.2.1. Quy trình khai thác Nhận thức được tác dụng to lớn của khâu khai thác, Bảo Minh Thăng Long đã đưa ra một qui trình khai thác rất hợp lý. Thực tiễn triển khai quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Bảo Minh Thăng Long được tiến hành tuần tự theo các bước sau: Buớc 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng Ở bước này, công ty đã thực hiện khá tốt. Cán bộ khai thác được hướng dẫn đào tạo một cách tỉ mỉ trước khi tiếp xúc với khách hàng, mọi thứ liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ đều được thông qua phòng Đầu tư kỹ thuật của chi nhánh. Công ty đã thường xuyên cử cán bộ xuống từng xí nghiệp và các đơn vị kinh doanh để giải thích cho họ mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng hoặc do môi giới đưa lại. Cán bộ công ty cũng chủ động đến gặp các đơn vị để cùng họ đến các cơ sở kinh doanh, xem xét quy trình sản xuất…chỉ ra những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến việc xác định tỷ lệ phí. Một số điểm các khai thác viên cần chú ý đến khi xác định các yếu tố rủi ro liên quan đến việc tính phí bảo hiểm : - Yêu cầu bảo hiểm cho các rủi ro.
  • 40. 40 - Cấu trúc xây dựng của nhà xưởng. - Ngành nghề kinh doanh. - Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Công tác an ninh bảo vệ. Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định là công ty bảo hiểm sẽ áp dụng tỷ lệ phí nào đối với doanh nghiệp. Do vậy, nhất thiết các khai thác viên cần nắm rõ các yếu tố này. Bước 3: Điều tra rủi ro. Tại Bảo Minh Thăng Long, đối với các dịch vụ có số tiền bảo hiểm lớn hơn 300.000 USD thì trước khi chào phí bảo hiểm, các khai thác viên cần phải tiến hành lập phiếu điều tra rủi ro. Trong quá trình sản xuất có thể phát sinh các rủi ro, vì vậy đánh giá rủi ro trong quá trình này là rất cần thiết. Quy trình sản xuất cần phải được mô tả chi tiết đến mức tối đa có thể đánh giá được rủi ro một cách tốt nhất. Trong biên bản đánh giá rủi ro này, các khai thác viên nên đưa ra một sơ đồ đơn giản về quy trình sản xuất, nhờ đó mà ta có thể có được đánh giá rủi ro tổng quát về quy trình sản xuất này.Trong biên bản đánh giá rủi ro này, các khai thác viên cũng cần phải đưa ra và mô tả sơ qua các hoạt động, hay yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro (nếu có). Đặc biệt, một số sản phẩm sản xuất trong các quy trình sản xuất mang tính rủi ro cao như: phun, nhúng, mạ …. cần được mô tả chi tiết. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều sử dụng điện và đây cũng là một nguy cơ tiềm tàng gây hoả hoạn rất lớn. Điện có thể được cung cấp bằng nguồn điện công cộng qua hệ thống dây cáp ngầm, đường cáp điện ở trên cao, hoặc từ trạm phát điện tự động riêng của cơ sở đặt ngay ở cơ sở. Và các trạm phát điện riêng này chính là hiểm hoạ gây ra cháy nổ lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, các tuabin phát điện cũng có khả năng gây ra hỏa hoạn. Trong những trục trặc chính xảy ra đối với hệ thống điện cần lưu ý đến các đường ống, rãnh đặt dây và đường dây cáp bị hư hỏng hay được đặt
  • 41. 41 không phù hợp. Do vậy, khi đánh giá rủi ro, các khai thác viên cần quan tâm đến các yếu tố đó để có thể bước đầu đánh giá được mức độ rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải. Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm. Trong thực tế, Bảo Minh Thăng Long cũng áp dụng hai phương pháp tính tỷ lệ phí là: theo danh mục và theo phân loại. Cụ thể ở Bảo Minh Thăng Long, biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng đối với các loại tài sản, ngành nghề sau: Biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng tại Bảo Minh Thăng Long Loại tài sản/ nghành nghề Loại rủi ro Tỷ lệ phí Ghi chú Toà nhà văn phòng, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp, các dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí Khó cháy và trung bình 0,1- 0,2% Xây dựng sau năm 1990 Kho chứa xăng dầu Dễ cháy 0,4 - 0,5% Kho chứa đồ gỗ, giấy, bao bì, nhựa đường, sơn. Dễ cháy và trung bình 0,24 – 0,3% Mức độ an toàn, phòng cháy chữa cháy tốt. Kho chứa các sản phẩm khó cháy như vật liệu xây dựng, hàng nông sản. Khó cháy 0,15- 0,22% Như trên Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng đồ nhựa, sơn, chất dẻo. Trung bình 0,15- 0,20% Như trên
  • 42. 42 Cửa hàng vật liệu xây dựng, dược, y khoa. Khó cháy 0,1- 0,13% Như trên Cửa hàng gas, bình gas (trừ chiết xuất gas) Dễ cháy 0,25- 0,3% Như trên Sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống Trung bình 0,16- 0,25% Như trên Nhà máy, xưởng dệt may Dễ cháy 0,22- 0,28% Như trên Nhà máy, xưởng thủ công mỹ nghệ, cao su, nhựa Dễ cháy 0,28- 0,38% Như trên Nhà máy, xưởng sản xuất giấy, in ấn Trung bình 0,2- 0,25% Như trên Ngành điện, nước, kinh doanh ô tô, kỹ thuật kim loại và các nghành tương tự. Khó cháy 0,12- 0,18% Như trên (Nguồn: Bảo Minh Thăng Long) Còn đối với các rủi ro đặc biệt, Bảo Minh Thăng long chỉ chấp nhận bảo hiểm cho nếu khách hàng đã tham gia rủi ro hoả hoạn (A). Tỷ lệ phí rủi ro phụ được tính bằng tỷ lệ % trên tỷ lệ phí của rủi ro hỏa hoạn (A) thuần tuý.Tỷ lệ % của rủi ro phụ được quy định như sau: Biểu phí các rủi ro đặc biệt STT Tên rủi ro phụ Tỷ lệ (%) Ký hiệu 1 Nổ 3 B 2 Máy bay và phương tiện hàng không rơi 1 C 3 Bạo động đình công, bế xưởng 2 D
  • 43. 43 4 Hành động ác ý 2 E 5 Động đất hay núi lửa phun 1 F 6 Giông, bão 5 G 7 Giông, bão và lũ lụt 10 H 8 Vỡ tràn nước từ bể và thiết bị đường ống 2 I 9 Đâm va do xe cộ hay súc vật 1 J (Nguồn: Bảo Minh Thăng Long) Nếu khách hàng tham gia tất cả các rủi ro phụ nêu trên thì chỉ thu thêm 15% trên tỷ lệ phí hoả hoạn (A) thuần tuý. Trong trường hợp bảo hiểm cho đơn bảo hiểm mọi rủi ro thì thu thêm 20% trên tỷ lệ phí của các rủi ro hoả hoạn (A) thuần tuý. Đối với các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro tại Bảo Minh Thăng Long có quy định như sau: - Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng thêm khả năng xảy ra tổn thất như có các thiết bị sấy khô, chiết xuất, chế biến gỗ… thì tỷ lệ phí tăng tối đa là 15%. Nhưng nếu các thiết bị phụ trợ trên được lắp trong phòng ngăn cách bằng tường chống cháy, có máy báo cháy … thì phụ phí này sẽ không tính thêm vào phí bảo hiểm. - Đối với các công trình có các điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với rủi ro được bảo hiểm như có nguồn cháy không được tách biệt hoàn toàn, lò sưởi ấm bằng tia hồng ngoại…thì phí bảo hỉêm tăng thêm tối đa là 10%. - Các công trình có trung tâm máy tính nhưng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng biệt và phù hợp thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%. - Có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%. Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro Bảo minh Thăng long có quy định giảm tối đa là 45%, cụ thể: - Có đầy đủ các thiết bị phòng cháy, báo cháy thì giảm tối đa là 8%.
  • 44. 44 - Có đầy đủ các thiết bị và phương tiện chữa cháy như: Có hệ thống chữa cháy Spinkler thì giảm tối đa 35%, có hệ thống phun nước tự động thì giảm 20%, hệ thống phun nước thủ công thì giảm 10%... Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm. Cũng như các công ty bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm của Bảo Minh Thăng Long cũng bao gồm đầy đủ các chứng từ sau: - Giấy yêu cầu bảo hiểm. - Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Sửa đổi bổ sung (nếu có). - Điều khoản, điều kiện. 2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB từ năm 2010-2012. Năm 2010 kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006 -2010, Việt Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN, cả nước thi đua chào mừng ngày lễ lớn 80 năm thành lập Đảng, 35 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 65 năm ngày Quốc khánh, 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, tiến hành Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc. Với khí thế trên, nền kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn thách thức ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đề ra. GDP vượt mốc 100 tỉ USD tăng trưởng trên 6,7%, bình quân đầu người 1.160 USD, Tăng trưởng nông nghiệp 2,6%, công nghiệp và xây dựng 7,6%, dịch vụ 7,5%, xuất khẩu trên 70 tỉ USD chiếm 70% GDP trong đó một số mặt hàng nông lâm hải sản có giá trị cao như gỗ và đồ gỗ 3,4 tỉ USD, gạo3,23 tỉ USD, cao su 2,32 tỉ USD, tôm 2 tỉ USD, hạt điều 1,14 tỉ USD. Quốc tế ghi nhận cố gắng giảm hộ nghèo của Việt Nam từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Những thuận lợi trên là tiền đề cho ngành bảo hiểm tăng trưởng. Tuy nhiên, ngành bảo hiểm cũng gặp không ít khó khăn từ nền kinh tế xã hội, sự kiện Vinashin làm cho một số DNBH tồn đọng phí bảo hiểm chưa thu được. Giá vàng, tỉ giá ngoại hối và lãi suất thay đổi ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động kinh doanh bảo
  • 45. 45 hiểm nhân thọ. Lũ lụt liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miềnTrung làm gia tăng bồi thường bảo hiểm nhưng không đáng kể so với tổng thiệt hại khoảng 16.050 tỉ đồng của nhiều đối tượng chưa mua bảo hiểm. Những tổn thất do bão lũ miền Trung để lại hậu quả nghiêm trọng với 260 người chết, 96 ngườimất tích, 491 người bị thương, 6.000 ngôi nhà bị sập đổ trôi, 471.985 nhà ngập, hư hại, tốc mái, 312.000 ha lúa hoa màu bị hư hỏng. Năm 2010, ngành bảo hiểm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và kế hoạch 5 năm phát triển thị trường bảo hiểm 2006 – 2010 của Bộ Tài chính. Doanh thu bảo hiểm năm 2010 đạt 30.844 tỉ đồng xấp xỉ chỉ tiêu chiến lược đề ra trong đó tổng doanh thu phí BH phi nhân thọ đạt 17.052 tỉ đồng tăng 24,9% so với năm 2009. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 4.198 tỉ đồng, PVI 3.512tỉ đồng, Bảo Minh 1.942 tỉ đồng, PJICO 1.592 tỉ đồng, PTI 679 tỉ đồng. Các DNBH có tỉ lệ tăng trưởng doanh thu cao là MSIG 327,2%, Groupama 228%, ACE 198,6%, Fubon 98,3%, Bảo Ngân 96,6%, Hùng Vương 94,8%, SVIC 93%. Các nghiệp vụ BH thuộc nhóm trên 1.000 tỉ đồng là Xe cơ giới 5.378 tỉ đồng, Tài sản và thiệt hại 3.698 tỉ đồng, Sức khỏe và tai nạn con người 2.501 tỉ đồng, Xây dựng lắp đặt 2.051 tỉ đồng, Thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 1.796 tỉ đồng, Cháy nổ và mọi rủi ro 1.436 tỉ đồng, Hàng hóa vận chuyển 1.248 tỉ đồng, Bảo hiểm dầu khí 1.204 tỉ đồng. Các DNBH có tỉ lệ bồi thường cao là SVI 74,7%, Bảo Long 70,1%, Liberty 64%, Bảo Minh 42,6%,PJICO 42%, Các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là BH xe cơ giới 49,9%, BH Sứckhỏe con người 43,1%. BH mọi rủi ro tài sản 40,1%, BH cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt doanh thu 1.436 tỉ đồng, tăng trưởng 23%, trong đó BH cháy nổ bắt buộc đạt doanh thu 304 tỉ đồng tăng 67,5%, Các DNBH có doanh thu cao là PVI 367 tỉ đồng, Bảo Minh 291 tỉ đồng, Bảo Việt 157 tỉ đồng, PJICO 97 tỉ đồng, BIC 78 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 466 tỉ đồng chiếm 32,4% doanh
  • 46. 46 thu. Các DNBH có tỉ lệ bồi thường cao là ABIC355,9%, BIC 119,2%, PJICO 74,6%, Bảo Long 55,3%, Groupama 53,1%, VASS 48,3%,Bảo Việt 47,6%. Những khó khăn về rủi ro cao với BH gián đoạn kinh doanh đi kèm với BH cháy nổ và mọi rủi ro đối với các resort, nguy cơ cháy nổ cao với cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ, giầy da, may mặc cũng chưa được nhiều DNBH chú ý nên tình trạng cạnh tranh hạ phí mở rộng điều kiện điều khoản không tương xứng với rủi ro BH vẫn diễn ra gay gắt. Năm 2011 nền kinh tế xã hội Việt Nam gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng GDP 5,89%, trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 4%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, dịch vụ tăng 6,99%. Đầu tư toàn xã hội 877,9 nghìn tỉ đồng tăng 5,7% bằng 34,6% GDP, thu ngân sách 674,5 nghìn tỉ đồng tăng 20,6%, dư nợ tín dụng tăng 12%, xuất khẩu đạt 96,3 tỉ USD tăng 33,3%, nhập khẩu đạt 105,8 tỉ đồng tăng 24,7%, FDI đạt 11 tỉ USD. Đó là điều kiện thuận lợi để tăng nhu cầu bảo hiểm tác động tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Song những khó khăn thách thức tác động tới ngành bảo hiểm không nhỏ. Chỉ số giá cả tăng 18,13% trong đó giá cả hàng tiêu dùng thiết yếu có nhóm tăng từ 50% đến 100% ảnh hưởng đời sống xã hội làm giảm số tiền tiết kiệm trong dân cư, giảm khả năng tham gia bảo hiểm hoặc duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đối với người trước đây có thu nhập trung bình trở xuống, làm tăng chi phí bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2011 Nghị quyết của Chính phủ thực hiện thắt chặt tín dụng, thắt chặt chi tiêu và đầu tư công đã giảm nhu cầu bảo hiểm tài sản, xây dựng lắp đặt và tài sản mới mua. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 20.497 tỉ đồng trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đạt doanh thu 18.484 tỉ đồng tăng trưởng 17,56%, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài đạt doanh thu 2.013 tỉ đồng tăng trưởng 55,23%. Các nghiệp vụ đều tăng trưởng trong đó bảo hiểm nông nghiệp tăng 193%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 87%, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tăng