SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 25
i
ĐẠI HỌC TỔNG HỢP
SOUTHERN LUZON
Cộng hòa Philippin
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
NCS. ĐỖ KHẮC THANH
NÂNG CAO BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG,
PHÚ THỌ, VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, 2014
ii
Công trình nghiên cứu đƣợc hoàn thành tại
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ………………………..
Phản biện 1: ...................................................................................
Phản biện 2: ...................................................................................
Phản biện 3: ...................................................................................
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp đại
học họp tại: .........................................................................
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện quốc gia;
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên;
- Thư viện Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippin.
1
LỜI NÓI ĐẦU
Đối với bậc đào tạo đại học, yêu cầu về phương pháp giáo dục
trong Điều 40 Luật Giáo dục ( 2005) đã chỉ rõ: “ Phương pháp đào
tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng
ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát
triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho
người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”
Trường Đại học Hùng Vương ( HVU ) được thành lập ngày 29
tháng tư năm 2003 trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ.
Nhà trường có tổng số hơn 400 cán bộ giảng viên, trong đó , có 10
phó giáo sư, 30 tiến sĩ, 80 thạc sĩ và 110 giáo viên đang học Tiến sĩ
và Thạc sĩ . Số lượng sinh viên trong năm 2013 là 12000. Mục tiêu
của Nhà trường là trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành một
trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Phú Thọ và các
tỉnh trong khu vực. Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều cố
gắng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và khu vực, tuy
nhiên trước yêu cầu ngày càng cao về trình độ nguồn nhân lực đòi
hỏi nhà trường cần phải có các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất
lượng đào tạo. Những giải pháp này phải hướng đến sinh viên - chủ
thể của quá trình đào tạo. Từ những vấn đề trên, việc xác định các
biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường
Đại học Hùng Vương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường là một vấn đề cấp thiết.
2
Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ XXI, loài người đứng trước những thay
đổi mạnh mẽ của thế giới văn minh hiện đại do những thành tựu của
khoa học và công nghệ tạo ra sự đột phá đến tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Giáo dục với tư cách là yếu tố quan trọng cho sự
phát triển của xã hội cần phải đáp ứng được xu thế thay đổi ấy. Với
sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng tri thức của loài người
được tăng lên từng ngày, từng giờ, thời gian học tập trong các nhà
trường chỉ có hạn, do vậy vấn đề trang bị cho người học có được
phương pháp tự học để chiếm lĩnh tri thức là xu thế tất yếu.
Trường Đại học Hùng Vương ( HVU ) được thành lập năm 2003
trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ. Mục tiêu của Nhà trường
là trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành một trung tâm nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,
văn hóa và xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực. Trong
những năm qua nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho tỉnh và khu vực, tuy nhiên trước yêu cầu ngày càng
cao về trình độ nguồn nhân lực đòi hỏi nhà trường cần phải có các giải
pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo. Những giải pháp này phải
hướng đến sinh viên - chủ thể của quá trình đào tạo. Thực tế cho
thấy, sinh viên khi vào trường hầu hết chưa có thói quen chủ động và
tích cực trong việc tự học, chưa có kỹ năng tự học, việc học tập chủ
yếu trông chờ vào việc truyền thụ kiến thức của giảng viên. Ngoài ra,
các yếu tố như cơ sở vật chất, sách vở, giáo trình phục vụ cho việc
3
dạy và học còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của
nhà trường. Từ những vấn đề trên, việc xác định các biện pháp tổ chức,
quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là một vấn đề cấp thiết.
Từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Nâng cao các biện
pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hùng
Vương" nhằm đề xuất các biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng về hoạt động tự học của sinh viên trên các
phương diện: Ý thức tự học, kỹ năng tự học, thói quen tự học, các
điều kiện phục vụ tự học, sáng kiến của giảng viên, địa điểm tự học,
công tác quản lý.
2. Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học: (1)Yếu tố
khách quan, (2) Yếu tố chủ quan
3. Xác định mối quan hệ giữa hoạt động tự học và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động tự học.
4. Nhận biết các biện pháp quản lý hoạt động tự học khác nhau
với các nội dung: Lập kế hoạch; tổ chức định hướng; tổ chức việc bồi
dưỡng kỹ năng; quản lý công tác sử dụng thiết bị cho việc tự học.
5. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý
hoạt động tự học
6. Phát triển các biện pháp quản lý hoạt động tự học dựa trên tính
cần thiết và tính khả thi.
4
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Không có mối liên hệ đáng kể giữa các hoạt động tự học và các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học.
Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ mang lại lợi ích như sau:
Với sinh viên: Đề tài này rất có ý nghĩa đối với sinh viên bởi vì
họ là đối tượng chính của quá trình đào tạo trong nhà trường. Từ kết
quả của đề tài sẽ giúp cho sinh viên nhận biết được thực trạng hoạt
động tự học ở cả điểm mạnh, điểm yếu, qua đó mỗi sinh viên cần xác
định được động cơ, thái độ và phương pháp tự học để đạt được kết
quả cao trong học tập.
Giáo viên: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho giảng viên thấy được
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên. Từ đó mỗi
giáo viên sẽ có biện pháp để nâng cao ý thức và kỹ năng tự học cho
sinh viên, làm cho sinh viên tích cực và chủ động hơn trong hoạt
động tự học.
Với các nhà quản lý: Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp cho
các nhà quản lý thấy được thực trạng về hoạt động tự học, công tác
quản lý hoạt động tự học của nhà trường, đồng thời cung cấp cho họ
những biện pháp quản lý để tham khảo trong việc quản lý hoạt động
tự học của sinh viên trong trường đại học.
Các nhà nghiên cứu trong tƣơng lai: Nghiên cứu này có thể
cung cấp tài liệu tham khảo và nguồn thông tin có giá trị.
PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được giới hạn trong việc tăng cường các biện pháp
quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương
tỉnh Phú Thọ. Người được hỏi bao gồm 206 giảng viên và cán bộ quản
lý thuộc 18 khoa, phòng; 328 sinh viên của 8 của Đại học Hùng Vương.
5
Thời gian nghiên cứu này từ tháng 12/2012 đến tháng 11/ 2013.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Đầu vào Xử lý Đầu ra
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
Hoạt động tự học
Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm và tiếp cận vấn đề tự học ở các
góc độ khác nhau. Quan điểm của chúng tôi, tự học là hình thức hoạt
động nhận thức của cá nhân. Nó là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực
phát huy nội lực của bản thân nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Tự học cũng là một phương pháp học tập mà người học với sự tự
nhận thức, tích cực, chủ động, độc lập để biến tri thức, kinh nghiệm
của loài người thành tri thức, kinh nghiệm của bản thân.
Đặc điểm của hoạt động tự học của sinh viên
Với sinh viên đại học, tự học là hình thức học tập cơ bản. Có thể
nói tự học là hoạt động của chủ thể (sinh viên) và nó có ý nghĩa rất
lớn khi chúng ta chủ trương học thường xuyên, học suốt đời. Để hoàn
Định hướng
về tự học
Tập trung
vào các hoạt
động liên
quan đến tự
học
Các biện
pháp QL
hoạt động
tự học
6
thành tốt nhiệm vụ của người học, sinh viên cần quan tâm đến những
vấn đề sau: phương pháp nghe giảng, cách đọc giáo trình, sách, tài
liệu tham khảo và tự xây dựng kế hoạch học tập cá nhân.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
Quản lý hoạt động tự học được xem là một trong những nội dung
quan trọng của quá trình dạy học và quản lý trường đại học. Trên cơ
sở các khái niệm về tự học, về quản lý, quản lý nhà trường ta có thể
hiểu: Quản lý hoạt động tự học là hệ thống những tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lý đến tất cả các khâu
của quá trình tự học, giúp cho sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học
tập của mình. Quản lý hoạt động tự học cũng chính là để đảm bảo các
điều kiện cho người học tích cực tự học.
Đặc điểm của công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên
Quản lý hoạt động tự học bao gồm chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý. Chủ thể quản lý là những bộ phận chịu trách nhiệm tác động
vào quá trình học tập của sinhh viên. Đối tượng quản lý trong giáo
dục là những người thực hiện hoặc tiếp nhận sự giáo dục đào tạo.
Bản chất của quản lý hoạt động tự học
Bản chất của quản lý hoạt động tự học là quá trình thực hiện hàng
loạt các chức năng của quản lý bao gồm các chức năng từ kế hoạch
hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra.
Mục tiêu của quản lý hoạt động tự học
Mục tiêu cao nhất của quản lý hoạt động tự học làm cho chất
lượng đào tạo được âng lên, tức là phải đáp ứng được yêu cầu của xã
hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, nó cần phải có các biện pháp
quản lý được vận hành một cách đồng bộ.
Nội dung của quản lý hoạt động tự học
+ Quảnlý việc xâydựngvàthựchiệnkếhoạchtựhọccủasinhviên
7
+ Quản lý nội dung tự học của sinh viên
+ Quản lý việc tổ chức thực hiện tự học của sinh viên
Biện pháp quản lý hoạt động tự học
Biện pháp quản lý hoạt động tự học là các phương pháp hoặc
nhóm các phương pháp của nhà quản lý tác động đến đối tượng quản
lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra. Các biện pháp phải
làm cho sinh viên chủ động, tích cực, tự giác trong học tập và nghiên
cứu nhằm lĩnh hội và làm chủ tri thức của mình. Biện pháp quản lý
không phải là cái bất biến mà nó phải được sử dụng linh hoạt tùy
thuộc vào các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhằm đạt được hiệu
quả tối ưu trong quản lý.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tự học, bao yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan.
Yếu tố khách quan, bao gồm: Chính sách của Nhà nước về giáo
dục; Chương trình đào tạo; Yêu cầu của ngành đào tạo; Sức hấp dẫn
của ngành học; Phương pháp giảng dạy; Cơ sở vật chất phục vụ cho
học tập; Thi, kiểm tra, đánh giá; Điều kiện sống; Cơ sở vật chất của
cơ sở đào tạo
Các yếu tố chủ quan (bên trong) bao gồm: Yếu tố thể chất; Yếu
tố tâm lý; Phương pháp tự học; Kỹ năng tự học.
8
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Luận án được tiến hành tại Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh
Phú Thọ, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả, điều tra, phân tích
các vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế để thu thập dữ liệu
kiểm tra các giả thuyết và trả lời câu hỏi liên quan đến thực trạng của
đối tượng.
3. PHƢƠNG PHÁP LẦY MẪU
206 cán bộ giảng viên (chiếm 65 %) của 10 phòng ban chức năng
và 328 (10 %) sinh của 8 khoa đào tạo trong trường được chọn để lấy
phiếu khảo sát.
4. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Bảng hỏi là công cụ chính trong thu thập dữ liệu. Các câu hỏi
được chia thành các phần cụ thể, bao gồm câu hỏi khảo sát thực
trạng, khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất.
5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Phương pháp kiểm định Trung bình chung, sử dụng thang đo
Likert 4 cấp.
- Phương pháp kiểm định Chi- bình phương ( Chi- square)
Phương pháp này dùng để tìm ra mối quan hệ giữa các hoạt động
tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học.
- Phương pháp kiểm định giá trị trung bình ( One- way Anova)
- Phương pháp tính tương quan thứ bậc của Spiecman để đánh giá
tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
9
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
1. Kết quả nhận thức hoạt động tự học đạt kết quả trung bình theo
thang đo Likert đạt 3,12, tức là sinh viên đều nhận thức được tầm
quan trọng của việc tự học. Tiêu chí số 5 đạt ở mức điểm 3.36 tức là
sinh viên nhận thức được ích lợi của việc tự học ở mức cao nhất.
2. Kết quả đánh giá tác dụng của việc tự học đối với việc nâng cao
kỹ năng học tập. Kết quả trung bình đạt 3,32. Kỹ năng được đánh giá
ở mức điểm cao nhất là kỹ năng thứ 2, tức là kỹ năng lĩnh hội tri thức
đạt mức điểm trung bình trọng số 3,40, kỹ năng được đánh giá ở mức
thấp nhất là kỹ năng ghi chép.
3. Kết quả đánh giá về 7 thói quen trong khi tự học, kết quả trung
bình đạt 3,19, tức là đạt ở mức khá, nội dung đạt mức điểm cao nhất
là nội dung thứ 7 đạt 3,47 tức là sinh viên có thói quen chuẩn bị dụng
cụ học tập tốt. Thói quen ở mức phổ biến nhất trong khi tự học là
xem lại các ghi chép ở trên lớp.
4. Khảo sát về các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học trên 6
nội dung. Kết quả trung bình các nội dung trên được đánh giá ở mức
điểm là 3,27, tức là về cơ bản các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự
học là đáp ứng được nhu cầu tự học của sinh viên. Trong số đó, yếu
tố sự phục vụ của thư viện được đánh giá cao nhất ở mức 3,38, yếu tố
về phương tiện truyền thông được đánh giá ở mức thấp nhất 3,17.
Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế của nhà trường hiện nay.
5. Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên trên 7 nội
dung, kết quả trung bình đạt 3,31, tức là các tiêu chí đều được đánh
10
giá ở mức cao, tức là hoạt động của giảng viên có ảnh hưởng lớn hoạt
động tự học của sinh viên.
6. Khảo sát về địa điểm tự học của sinh viên, kết quả cho thấy
sinh viên học ở nhà là phổ biến nhất ở mức điểm trung bình là 3,63,
tiếp đến tự học ở những nơi yên tĩnh ở mức 3,30. Kết quả chung 2,77,
tức là sinh viên không lựa chọn những địa điểm nào cố định.
7. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường
trên gồm 6 nội dung, kết quả trung bình của các nội dung quản lý trên
đạt ở mức 3,02 tức là các hoạt động này được nhà trường thực hiện
thường xuyên. Trong đó nội dung thứ nhất đạt ở mức cao nhất đạt
3,20 là nội dung quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên để có sự
tác động đến việc tự học của sinh viên. Nội dung đạt ở mức điểm
thấp nhất là quản lí các hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp đạt ở mức
điểm 2,80, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của nhà
trường.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC.
1. Yếu tố khách quan: Đánh giá 10 yếu tố bao gồm: các chính
sách liên quan đến việc dạy và học; nội dung của chương trình đào
tạo, sự hấp dẫn của môn học/ khóa học; yêu cầu đào tạo; phương
pháp giảng dạy; cơ sở vật chất của nhà trường; cơ sở vật chất cho
việc học tập; môi trường học tập; công tác kiệc kiểm tra và đánh giá;
điều kiện sống. Kết quả cho thấy cả 10 yếu tố trên đều có ảnh hưởng
đến hoạt động tự học của sinh viên ở các mức độ khác nhau. Yếu tố
có ảnh hưởng lớn nhất là phương pháp giảng dạy của giảng viên ở
mức điểm 3,45; yếu tố có ảnh hưởng ít nhất là công tác kiểm tra đánh
giá đạt ở mức điểm 3,13.
2. Yếu tổ chủ quan: Đánh giá 10 yếu tố chủ quan bao gồm: động
lực của bản thân, sức khỏe cá nhân, tình trạng thể chất, phương pháp
11
học tập, khả năng nhận thức, tự điều chỉnh bản thân, hoạt động thể
chất, việc đào tạo nghiên cứu, kế hoạch quản lí việc tự học. Kết quả
trung bình 3,29, điều này có ý nghĩa là 10 yếu tố trên đều ảnh hưởng
đến hoạt động tự học ở các mức độ khác nhau. Yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất là yếu tố động lực bản thân đạt mức điểm là 3,47, yếu tố có ảnh
hưởng ít nhất là yếu tố hoạt động thể chất. Từ đó cho thấy, động lớn
của bản thân có vai trò và ý nghĩa rất lớn đến hoạt động tự học của
sinh viên, chính họ mới là người quyết định đến chất lượng và kết
quả tự học.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỰ HỌC
1. Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động tự học
Kết quả trung bình đạt 3,55, có nghĩa là các bộ phận trong trường
có liên quan đã xây dựng được kế hoạch ở các mức độ khác nhau. Ở
mức thường xuyên nhất là kế hoạch của nhà trường đạt mức điểm
3,85, đạt ở mức thấp nhất là Đoàn TN- Hội SV đạt 3,29.
2. Tổ chức định hƣớng cho các hoạt động tự học
Kết quả trung bình đạt 3,59 trong đó nội dung đạt ở mức thường
xuyên nhất đạt 3,84 là công tác phổ biến quy chế vào đầu năm học.
3. Tổ chức các hoạt động quản lý để nâng cao các kỹ năng tự học
Kết quả trung bình đạt 3,55 các hoạt động để nâng cao kỹ năng
tự học đều được tiến hành, trong đó nội dung quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên được đánh giá ở mức điểm cao nhất 3,72.
4. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt
động tự học
Kết quả trung bình đạt 3,54, có nghĩa là nhà trường đã có quan
tâm đến công tác này. Xếp ở mức cao nhất là điều kiện về phòng học,
giảng đường đây là điều kiện tối thiểu cho việc tự học đạt mở mức
điểm số 3,72.
12
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học
1. Những căn cứ để đề xuất biện pháp
Sứ mạng của Trường Đại học Hùng Vương là một trường đại học
đa cấp, đa ngành, một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Phú Thọ và
các tỉnh trong khu vực Trung Bắc.
Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường là đào tạo nguồn
nhân lực có phẩm chất năng lực, trình độ chuyên môn tốt để đáp ứng
nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.
Do đó, việc trang bị cho sinh viên tri thức, phương pháp và kỹ năng
tự học là nhiệm vụ hàng đầu, đồng thời nhà trường cần có những biện
pháp tác động tích cực vào quá trình tự học của sinh viên nhằm giúp
cho học hình thành phương pháp và thói quen tự học.
2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học
Biện pháp 1. Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động tự học
của sinh viên
* Mục đích - ý nghĩa của biện pháp
Kế hoạch hoá là một trong bốn chức năng của quản lý. Đối với
hoạt động tự học, kế hoạch hoá là chương trình hành động mà nhà
quản lý hoạch định nhằm định hướng cho các hoạt động học tập của
sinh viên. Đây là biện pháp có tính định hướng của nhà trường
đến tất cả các bộ phận chức năng trong nhà trường tham gia quản
lý hoạt động tự học của sinh viên.
* Cách tiến hành: Trên cơ sở kế hoạch hoạt động chung trong
năm học của nhà trường, các bộ phận có trách nhiệm cụ thể hoá
thành chương trình hoạt động của đơn vị mình; căn cứ chức năng
13
nhiệm vụ của mình để chủ động xây dựng kế hoạch riêng đảm bảo
phù hợp với thực tế của đơn vị mình.
Biện pháp 2. Đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận
thức, xây dựng động cơ, bồi dƣỡng kỹ năng tự học cho sinh viên
* Mục đích- ý nghĩa của biện pháp:
Hoạt động tự học chỉ đạt được hiệu quả khi bản thân mỗi sinh
viên tự giác phát huy khả năng và sự nỗ lực của bản thân. Từ việc
có được sự nhận thức đúng đắn, sinh viên sẽ tự giác, chủ động
trong quá trình học tập, còn nếu học vì sự thúc ép nào đó từ bên
ngoài thì kết quả tự học sẽ không cao.
Đây là biện pháp tác động trực tiếp đến nhận thức của sinh viên
thông qua các hoạt động do nhà trường, các bộ phận có liên quan đến
công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên tổ chức.
* Cách tiến hành:
+ Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng
động cơ thái độ học tập cho sinh viên
+ Giáo dục và rèn luyện ý thức tự giác, tích cực trong học tập
+ Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng
+ Tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên
Biện pháp 3. Tổ chức việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp
giảng dạy theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm nhằm phát
huy tính tích cực tự học của sinh viên
* Mục đích - ý nghĩa của biện pháp
Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên nhằm tạo
điều kiện, môi trường, cơ hội và dẫn dắt, điều khiển để sinh viêntích
cực chủ động tìm đến các nguồn tri thức, tự chọn lọc, tự lĩnh hội tri
thức và cao hơn nữa là tự mình quyết định sử dụng tri thức vào giải
quyết nhiệm vụ học tập và những vấn đề trong thực tiễn. Quá trình
14
học như vậy gọi là tự học - tự nghiên cứu và quá trình dạy như thế
gọi là qúa trình dạy tự học.
Đây là biện pháp tác động trực tiếp đến giáo viên, từ đó tác động
gián tiếp đến sinh viên làm thay đổi thái độ, động cơ và phương pháp
tự học của sinh viên, làm cho sinh viên tích cực và chủ động hơn
trong quá trình tự học.
* Cách tiến hành biện pháp:
+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương
pháp giảng dạy trong cán bộ, giáo viên.
+ Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn.
+ Tăng cường quản lý nền nếp sinh hoạt chuyên môn.
Biện pháp 4. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học trong
sinh viên tạo động lực thúc đẩy sinhh viên tích cực tự học.
* Mục đích - ý nghĩa của biện pháp
Việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong
các trường đại học sẽ tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động
sáng tạo, tích cực trang bị cho mình những cách thức độc lập, trau dồi
tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học, tăng cường khả
năng học tập suốt đời, hình thành ở sinh viên những phẩm chất của
nhà nghiên cứu.
* Cách thức tiến hành biện pháp
+ Nâng cao ý thức thái độ cho của sinh viên đối với hoạt động
NCKH:
+ Xác định nhiệm vụ của sinh viên:
Bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho mình theo tuần, theo học kỳ, năm
học với mục đích, nội dung, yêu cầu cụ thể và phải thực hiện tốt các
kế hoạch đặt ra.
15
+ Tổ chức rèn luyện cho SV từng kỹ năng nghiên cứu riêng biệt,
giao nhiệm vụ cho các nhóm, hoặc cá nhân lựa chọn vấn đề nghiên
cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu.
+ Nhà trường phát động và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học
trong sinh viên:
Biện pháp 5. Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động tự học trên
lớp và ngoài giờ lên lớp cho sinh viên
* Mục đích- ý nghĩa của biện pháp
Tạo môi trường để sinh viên phát huy tinh thần tự giác, chủ động
trong học tập.
Biện pháp này tác động trực tiếp đến sinh viên nhằm hình thành ý
thức tự học, tự quản trong và ngoài giờ lên
* Biện pháp tiến hành
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện bài giảng trên lớp theo đúng kế
hoạch đề ra, hướng dẫn SV tự học tự nghiên cứu, định hướng cho SV
giải quyết vấn đề, giới thiệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
- Tổ chức cho SV hoạt động theo nhóm: hình thức này được áp
dụng cho khi có các hoạt động thảo luận, liên hệ thực tiễn, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo viên cần hướng dẫn cho SV
chuẩn bị và tham gia tốt vấn đề để thảo luận.
- Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn
cho SV trong quá trình học tập trên lớp, là người trọng tài trong quá
trình thảo luận của SV; giải đáp các thắc mắc của SV.
- Tổ chức các hoạt động cho SV tự kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của mình, quá đó SV sẽ có biện pháp để điều chỉnh khả năng tự
học của mình.
16
- Xây dựng mô hình sinh viên tự quản ngoài giờ lên lớp, có sự
tham gia định hướng tư vấn của các đơn vị chức năng, các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường.
Biện pháp 6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất
phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên
* Mục đích- ý nghĩa của biện pháp
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình dạy- học trong nhà trường, là yếu tố không thể
thiếu trong việc quyết định chất lượng dạy và học. Để nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường cần có sự quản lý, đầu tư và khai thác
sử dụng cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học.
Biện pháp này là điều kiện quan trọng, có tác động, chi phối đến
tất cả các hoạt động giảng dạy, học tập, sinh hoạt văn hoá tinh thần trong
nhà trường.
* Cách tiến hành biện pháp
- Nhà trường xây dựng kế hoạch mua sắm đầu tư trang thiết bị vào
đầu năm học trên cơ sở đề xuất của các đơn vị.
- Thành lập Tổ tư vấn mua sắm trang thiết bị, thực hiện đúng quy
trình đấu thầu theo quy định, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả
phù hợp.
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn giáo viên sử dụng các trang thiết bị,
khuyến khích giảng viên sử dụng CNTT trong dạy học. Tổ chức tập
huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý thiết bị.
- Xây dựng hệ thống các nội quy, quy định về quản lý, sử dụng cơ
sở vật chất, trang thiết thị dạy học: Lớp học, thư viện, phòng học đa
phương tiện, các phương tiện dạy học....
- Duy trì thường xuyên việc bảo dưỡng, sữa chữa, kiểm tra trang
thiết bị theo định kỳ.
17
Kết quả khảo nghiệm
Biện pháp 1. Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động tự học,
tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,95 xếp thứ bậc 5; tính
khả thi X = 2,87 thứ bậc 5.
Biện pháp 2. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức,
xây dựng động cơ thái độ và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên,
tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,98 xếp thứ bậc 1; tính
khả thi X = 2,96 thứ bậc 2.
Biện pháp 3. Tổ chức việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng
dạy nhằm phát huy tính tích cực tự học, tính cần thiết đánh giá điểm
trung bình X = 2,97 xếp thứ bậc 2; tính khả thi X = 2,96 thứ bậc 2.
Biện pháp 4. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học
nhằm phát huy động cơ tự học, tính cần thiết đánh giá điểm trung
bình X = 2,97 xếp thứ bậc 2; tính khả thi X = 2,97 thứ bậc 1
Biện pháp 5. Tổ chức và quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp
cho sinh viên, tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,97 xếp
thứ bậc 2; tính khả thi X = 2,91 thứ bậc 3.
Biện pháp 6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục
vụ cho hoạt động tự học, tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X =
2,97 xếp thứ bậc 2; tính khả thi X = 2,88 thứ bậc 4.
Xếp ở vị trí thứ nhất về tính cần thiết là biện pháp 1 với điểm
trung bình X = 2,98, Biện pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng
cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ và bồi dưỡng kỹ năng tự
học cho sinh viên là biện pháp có ý nghĩa tác động trực tiếp đến sinh
viên.
Xếp ở vị trí thứ nhất về tính khả thi là biện pháp 4 với điểm trung
bình X = 2,97, biện pháp tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa
18
học nhằm phát huy động cơ tự học là biện có ý nghĩa khơi dậy tính
độc lập, sáng tạo của người học.
Để thấy được sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lý hoạt động tự học nêu trên, tác giả sử dụng
công thức tính hệ số tương quan thứ bậc của Spiecman để tính. Kết
quả tính được R = 0,88 cho thấy như sau:
- Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý là tương quan thuận vì R = 0,88 mang dấu (+), đây là tương
quan chặt chẽ, tức là giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý có độ phù hợp cao.
- Các biện pháp có tính cần thiết ở mức độ nào thì tính khả thi ở
mức độ tương ứng. Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, các cán bộ
giáo viên được hỏi đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất. Điều này cho thấy các biện
pháp đề xuất trong luận án này có cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn
trong công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại
học Hùng Vương.
19
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÓM TẮT
Luận án đã xác định được thực trạng của hoạt động tự học của
sinh viên về các phương diện: nhận thức, kỹ năng, các điều kiện phục
vụ cho tự học, phương pháp giảng dạy, công tác quản lý. Xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học bao gồm cả yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan. Tìm ra mối quan hệ giữa hoạt động tự học
và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học, đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động tự học.
Tác gải đã sử dụng phương pháp mô tả, phân tích để tìm ra được
sự liên quan đến nhận thức giữa các nhóm đối tượng, đồng thời tìm
ra những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên.
Công tác điều tra được tiến hành trên 534 mẫu trong đó cán bộ giảng
viên là 206, sinh viên là 328.
KẾT QUẢ LUẬN ÁN
Thực trạng về hoạt động tự học
1. Thực trạng nhận thức hoạt động tự học đạt kết quả trung bình
theo thang đo Likert 4 mức đạt 3,12.
2. Kỹ năng tự học đạt 3,32
3. Thói quen trong khi tự học, kết quả trung bình đạt 3,19.
4. Các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học đạt mức điểm là
3,27.
5. Phương pháp giảng dạy của giảng viên trên 7 nội dung, kết quả
trung bình đạt 3,31.
20
6. Địa điểm tự học của sinh viên đạt 2,77.
7. Công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường đạt ở mức
3,02.
Biện pháp quản lý hoạt động tự học
1. Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động tự học kết quả đạt
3,55
2. Tổ chức định hướng cho các hoạt động tự học đạt 3,59
3. Tổ chức các hoạt động quản lý để nâng cao các kỹ năng tự học
đạt 3,55
4. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động
tự học đạt 3,54
KẾT LUẬN
1. Về nhận thức hoạt động tự học: Đa số sinh viên đều nhận thức
được tầm quan trọng của việc tự học.
2. Kỹ năng tự học: sinh viên có nhận thức tốt về tầm quan trọng
của kỹ năng tự học đối với kết quả học tập.
3. Kết quả đánh giá về 7 thói quen tự học, về cơ bản sinh viên có
thói quen chuẩn bị dụng cụ học tập tốt. Thói quen ở mức phổ biến
nhất trong khi tự học là xem lại các ghi chép ở trên lớp.
4. Khảo sát về các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học trên 6
nội dung. Kết quả trung bình các nội dung trên được đánh giá ở mức
điểm là 3,27, tức là về cơ bản các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự
học là đáp ứng được nhu cầu tự học của sinh viên. Điều này phản ánh
đúng tình hình thực tế của nhà trường hiện nay.
21
5. Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên trên 7 nội
dung, kết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức cao, tức là hoạt động
của giảng viên có ảnh hưởng lớn hoạt động tự học của sinh viên.
6. Khảo sát về địa điểm tự học của sinh viên, kết quả cho thấy
sinh viên học ở nhà là phổ biến nhất. Kết quả chung 2,77, tức là sinh
viên không lựa chọn những địa điểm nào cố định.
7. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường trên
gồm 6 nội dung, kết quả trung bình của các nội dung quản lý trên đạt ở
mức 3,02 tức là các hoạt động này được nhà trường thực hiện thường
xuyên, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC.
1. Yếu tố khách quan: Có 05 yếu tố có ảnh hưởng lớn, bao gồm:
(1) các chính sách liên quan đến việc dạy và học; (2) nội dung của
chương trình đào tạo; (3) sự hấp dẫn của môn học/ khóa học; (4)
phương pháp giảng dạy; (5) môi trường học tập.
2. Yếu tổ chủ quan: Các yếu tố có ảnh hưởng lớn bao gồm (1)
động lực của bản thân, (2) sức khỏe cá nhân, (3) phương pháp học
tập, (4) khả năng nhận thức, (5) tự điều chỉnh bản thân, (6) kế hoạch
quản lí việc tự học.
3. Có mối liên hệ đáng kể giữa hoạt động tự học và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động tự học.( Sig. < 0.05)
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học
1. Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên
22
2. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng
động cơ, bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên
3.Tổ chức việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo
hướng lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực tự
học của sinh viên
4. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên tạo
động lực thúc đẩy sinhh viên tích cực tự học.
5. Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động tự học trên lớp và ngoài
giờ lên lớp cho sinh viên
6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động tự học của sinh viên
ĐỀ XUẤT
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số kiến nghị sau:
- Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn
hơn nữa đến công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Cụ thể
hoá bằng văn bản các nội dung, tư tưởng chỉ đạo của nhà trường để
các bộ phận có liên quan làm cơ sở thực hiện.
- Tăng cường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm
tra đánh giá của giảng viên theo hướng phát huy tính tích cực của
người học; tổ chức thường xuyên các hoạt động thực tế, rèn nghề cho
sinh viên.
- Quan tâm đến việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác giảng dạy và học tập theo hướng đồng bộ, hiện đại. Khai
thác có hiệu quả của Trung tâm thông tin tư liệu thư viện trường để
cung cấp đầy đủ, kịp thời về tư liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập.
23
- Tăng cường bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp và kỹ năng tự
học, tự nghiên cứu, khơi dậy trong sinh viên lòng ham học, làm cho
sinh viên hứng thú hơn với việc học tập.
- Tổ chức nhiều sân chơi, diễn đàn bổ ích cho sinh viên như: sinh
viên nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ môn học, các hội nghị, hội thảo
về phương pháp tự học trong sinh viên; cổ vụ mạnh mẽ phong trào tự
quản trong học tập; phát động phong trào đề xuất sáng kiến trong học
tập và các ý tưởng sáng tạo.
- Tổ chức cho sinh viên các hoạt động tiếp cận thực tế, phát huy
tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng như: phong trào thanh
niên tình nguyện; ứng dụng các tiến bộ khoa học vào cuộc sống, gắn
lý thuyết với thực tiễn để qua đó sinh viên không ngừng cố gắng
trong học tập và rèn luyện, có ý thức trách nhiệm hơn với bản thân,
cộng đồng và xã hội.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hoc
Trung Huynh
 
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdfGiáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Man_Ebook
 

La actualidad más candente (20)

Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAYLuận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAYĐề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
 
Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hoc
 
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdfGiáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCBÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Cửu LongLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Cửu Long
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 

Similar a Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương

Similar a Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương (20)

Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái NguyênLuận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...
 
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAYQuản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương

  • 1. i ĐẠI HỌC TỔNG HỢP SOUTHERN LUZON Cộng hòa Philippin ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam NCS. ĐỖ KHẮC THANH NÂNG CAO BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG, PHÚ THỌ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2014
  • 2. ii Công trình nghiên cứu đƣợc hoàn thành tại ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ……………………….. Phản biện 1: ................................................................................... Phản biện 2: ................................................................................... Phản biện 3: ................................................................................... Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp đại học họp tại: ......................................................................... Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm luận án tại: - Thư viện quốc gia; - Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippin.
  • 3. 1 LỜI NÓI ĐẦU Đối với bậc đào tạo đại học, yêu cầu về phương pháp giáo dục trong Điều 40 Luật Giáo dục ( 2005) đã chỉ rõ: “ Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” Trường Đại học Hùng Vương ( HVU ) được thành lập ngày 29 tháng tư năm 2003 trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ. Nhà trường có tổng số hơn 400 cán bộ giảng viên, trong đó , có 10 phó giáo sư, 30 tiến sĩ, 80 thạc sĩ và 110 giáo viên đang học Tiến sĩ và Thạc sĩ . Số lượng sinh viên trong năm 2013 là 12000. Mục tiêu của Nhà trường là trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực. Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và khu vực, tuy nhiên trước yêu cầu ngày càng cao về trình độ nguồn nhân lực đòi hỏi nhà trường cần phải có các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo. Những giải pháp này phải hướng đến sinh viên - chủ thể của quá trình đào tạo. Từ những vấn đề trên, việc xác định các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là một vấn đề cấp thiết.
  • 4. 2 Chƣơng 1 GIỚI THIỆU CHUNG LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Bước sang thế kỷ XXI, loài người đứng trước những thay đổi mạnh mẽ của thế giới văn minh hiện đại do những thành tựu của khoa học và công nghệ tạo ra sự đột phá đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục với tư cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội cần phải đáp ứng được xu thế thay đổi ấy. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng tri thức của loài người được tăng lên từng ngày, từng giờ, thời gian học tập trong các nhà trường chỉ có hạn, do vậy vấn đề trang bị cho người học có được phương pháp tự học để chiếm lĩnh tri thức là xu thế tất yếu. Trường Đại học Hùng Vương ( HVU ) được thành lập năm 2003 trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ. Mục tiêu của Nhà trường là trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực. Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và khu vực, tuy nhiên trước yêu cầu ngày càng cao về trình độ nguồn nhân lực đòi hỏi nhà trường cần phải có các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo. Những giải pháp này phải hướng đến sinh viên - chủ thể của quá trình đào tạo. Thực tế cho thấy, sinh viên khi vào trường hầu hết chưa có thói quen chủ động và tích cực trong việc tự học, chưa có kỹ năng tự học, việc học tập chủ yếu trông chờ vào việc truyền thụ kiến thức của giảng viên. Ngoài ra, các yếu tố như cơ sở vật chất, sách vở, giáo trình phục vụ cho việc
  • 5. 3 dạy và học còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Từ những vấn đề trên, việc xác định các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là một vấn đề cấp thiết. Từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Nâng cao các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương" nhằm đề xuất các biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng về hoạt động tự học của sinh viên trên các phương diện: Ý thức tự học, kỹ năng tự học, thói quen tự học, các điều kiện phục vụ tự học, sáng kiến của giảng viên, địa điểm tự học, công tác quản lý. 2. Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học: (1)Yếu tố khách quan, (2) Yếu tố chủ quan 3. Xác định mối quan hệ giữa hoạt động tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học. 4. Nhận biết các biện pháp quản lý hoạt động tự học khác nhau với các nội dung: Lập kế hoạch; tổ chức định hướng; tổ chức việc bồi dưỡng kỹ năng; quản lý công tác sử dụng thiết bị cho việc tự học. 5. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động tự học 6. Phát triển các biện pháp quản lý hoạt động tự học dựa trên tính cần thiết và tính khả thi.
  • 6. 4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Không có mối liên hệ đáng kể giữa các hoạt động tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sẽ mang lại lợi ích như sau: Với sinh viên: Đề tài này rất có ý nghĩa đối với sinh viên bởi vì họ là đối tượng chính của quá trình đào tạo trong nhà trường. Từ kết quả của đề tài sẽ giúp cho sinh viên nhận biết được thực trạng hoạt động tự học ở cả điểm mạnh, điểm yếu, qua đó mỗi sinh viên cần xác định được động cơ, thái độ và phương pháp tự học để đạt được kết quả cao trong học tập. Giáo viên: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho giảng viên thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên. Từ đó mỗi giáo viên sẽ có biện pháp để nâng cao ý thức và kỹ năng tự học cho sinh viên, làm cho sinh viên tích cực và chủ động hơn trong hoạt động tự học. Với các nhà quản lý: Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được thực trạng về hoạt động tự học, công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường, đồng thời cung cấp cho họ những biện pháp quản lý để tham khảo trong việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong trường đại học. Các nhà nghiên cứu trong tƣơng lai: Nghiên cứu này có thể cung cấp tài liệu tham khảo và nguồn thông tin có giá trị. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được giới hạn trong việc tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ. Người được hỏi bao gồm 206 giảng viên và cán bộ quản lý thuộc 18 khoa, phòng; 328 sinh viên của 8 của Đại học Hùng Vương.
  • 7. 5 Thời gian nghiên cứu này từ tháng 12/2012 đến tháng 11/ 2013. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Đầu vào Xử lý Đầu ra Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Hoạt động tự học Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm và tiếp cận vấn đề tự học ở các góc độ khác nhau. Quan điểm của chúng tôi, tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân. Nó là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Tự học cũng là một phương pháp học tập mà người học với sự tự nhận thức, tích cực, chủ động, độc lập để biến tri thức, kinh nghiệm của loài người thành tri thức, kinh nghiệm của bản thân. Đặc điểm của hoạt động tự học của sinh viên Với sinh viên đại học, tự học là hình thức học tập cơ bản. Có thể nói tự học là hoạt động của chủ thể (sinh viên) và nó có ý nghĩa rất lớn khi chúng ta chủ trương học thường xuyên, học suốt đời. Để hoàn Định hướng về tự học Tập trung vào các hoạt động liên quan đến tự học Các biện pháp QL hoạt động tự học
  • 8. 6 thành tốt nhiệm vụ của người học, sinh viên cần quan tâm đến những vấn đề sau: phương pháp nghe giảng, cách đọc giáo trình, sách, tài liệu tham khảo và tự xây dựng kế hoạch học tập cá nhân. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC Quản lý hoạt động tự học được xem là một trong những nội dung quan trọng của quá trình dạy học và quản lý trường đại học. Trên cơ sở các khái niệm về tự học, về quản lý, quản lý nhà trường ta có thể hiểu: Quản lý hoạt động tự học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lý đến tất cả các khâu của quá trình tự học, giúp cho sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Quản lý hoạt động tự học cũng chính là để đảm bảo các điều kiện cho người học tích cực tự học. Đặc điểm của công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Quản lý hoạt động tự học bao gồm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý là những bộ phận chịu trách nhiệm tác động vào quá trình học tập của sinhh viên. Đối tượng quản lý trong giáo dục là những người thực hiện hoặc tiếp nhận sự giáo dục đào tạo. Bản chất của quản lý hoạt động tự học Bản chất của quản lý hoạt động tự học là quá trình thực hiện hàng loạt các chức năng của quản lý bao gồm các chức năng từ kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra. Mục tiêu của quản lý hoạt động tự học Mục tiêu cao nhất của quản lý hoạt động tự học làm cho chất lượng đào tạo được âng lên, tức là phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, nó cần phải có các biện pháp quản lý được vận hành một cách đồng bộ. Nội dung của quản lý hoạt động tự học + Quảnlý việc xâydựngvàthựchiệnkếhoạchtựhọccủasinhviên
  • 9. 7 + Quản lý nội dung tự học của sinh viên + Quản lý việc tổ chức thực hiện tự học của sinh viên Biện pháp quản lý hoạt động tự học Biện pháp quản lý hoạt động tự học là các phương pháp hoặc nhóm các phương pháp của nhà quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra. Các biện pháp phải làm cho sinh viên chủ động, tích cực, tự giác trong học tập và nghiên cứu nhằm lĩnh hội và làm chủ tri thức của mình. Biện pháp quản lý không phải là cái bất biến mà nó phải được sử dụng linh hoạt tùy thuộc vào các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong quản lý. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tự học, bao yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố khách quan, bao gồm: Chính sách của Nhà nước về giáo dục; Chương trình đào tạo; Yêu cầu của ngành đào tạo; Sức hấp dẫn của ngành học; Phương pháp giảng dạy; Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập; Thi, kiểm tra, đánh giá; Điều kiện sống; Cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo Các yếu tố chủ quan (bên trong) bao gồm: Yếu tố thể chất; Yếu tố tâm lý; Phương pháp tự học; Kỹ năng tự học.
  • 10. 8 Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Luận án được tiến hành tại Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả, điều tra, phân tích các vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế để thu thập dữ liệu kiểm tra các giả thuyết và trả lời câu hỏi liên quan đến thực trạng của đối tượng. 3. PHƢƠNG PHÁP LẦY MẪU 206 cán bộ giảng viên (chiếm 65 %) của 10 phòng ban chức năng và 328 (10 %) sinh của 8 khoa đào tạo trong trường được chọn để lấy phiếu khảo sát. 4. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU Bảng hỏi là công cụ chính trong thu thập dữ liệu. Các câu hỏi được chia thành các phần cụ thể, bao gồm câu hỏi khảo sát thực trạng, khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 5. XỬ LÝ SỐ LIỆU - Phương pháp kiểm định Trung bình chung, sử dụng thang đo Likert 4 cấp. - Phương pháp kiểm định Chi- bình phương ( Chi- square) Phương pháp này dùng để tìm ra mối quan hệ giữa các hoạt động tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học. - Phương pháp kiểm định giá trị trung bình ( One- way Anova) - Phương pháp tính tương quan thứ bậc của Spiecman để đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
  • 11. 9 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC 1. Kết quả nhận thức hoạt động tự học đạt kết quả trung bình theo thang đo Likert đạt 3,12, tức là sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học. Tiêu chí số 5 đạt ở mức điểm 3.36 tức là sinh viên nhận thức được ích lợi của việc tự học ở mức cao nhất. 2. Kết quả đánh giá tác dụng của việc tự học đối với việc nâng cao kỹ năng học tập. Kết quả trung bình đạt 3,32. Kỹ năng được đánh giá ở mức điểm cao nhất là kỹ năng thứ 2, tức là kỹ năng lĩnh hội tri thức đạt mức điểm trung bình trọng số 3,40, kỹ năng được đánh giá ở mức thấp nhất là kỹ năng ghi chép. 3. Kết quả đánh giá về 7 thói quen trong khi tự học, kết quả trung bình đạt 3,19, tức là đạt ở mức khá, nội dung đạt mức điểm cao nhất là nội dung thứ 7 đạt 3,47 tức là sinh viên có thói quen chuẩn bị dụng cụ học tập tốt. Thói quen ở mức phổ biến nhất trong khi tự học là xem lại các ghi chép ở trên lớp. 4. Khảo sát về các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học trên 6 nội dung. Kết quả trung bình các nội dung trên được đánh giá ở mức điểm là 3,27, tức là về cơ bản các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học là đáp ứng được nhu cầu tự học của sinh viên. Trong số đó, yếu tố sự phục vụ của thư viện được đánh giá cao nhất ở mức 3,38, yếu tố về phương tiện truyền thông được đánh giá ở mức thấp nhất 3,17. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế của nhà trường hiện nay. 5. Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên trên 7 nội dung, kết quả trung bình đạt 3,31, tức là các tiêu chí đều được đánh
  • 12. 10 giá ở mức cao, tức là hoạt động của giảng viên có ảnh hưởng lớn hoạt động tự học của sinh viên. 6. Khảo sát về địa điểm tự học của sinh viên, kết quả cho thấy sinh viên học ở nhà là phổ biến nhất ở mức điểm trung bình là 3,63, tiếp đến tự học ở những nơi yên tĩnh ở mức 3,30. Kết quả chung 2,77, tức là sinh viên không lựa chọn những địa điểm nào cố định. 7. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường trên gồm 6 nội dung, kết quả trung bình của các nội dung quản lý trên đạt ở mức 3,02 tức là các hoạt động này được nhà trường thực hiện thường xuyên. Trong đó nội dung thứ nhất đạt ở mức cao nhất đạt 3,20 là nội dung quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên để có sự tác động đến việc tự học của sinh viên. Nội dung đạt ở mức điểm thấp nhất là quản lí các hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp đạt ở mức điểm 2,80, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC. 1. Yếu tố khách quan: Đánh giá 10 yếu tố bao gồm: các chính sách liên quan đến việc dạy và học; nội dung của chương trình đào tạo, sự hấp dẫn của môn học/ khóa học; yêu cầu đào tạo; phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất của nhà trường; cơ sở vật chất cho việc học tập; môi trường học tập; công tác kiệc kiểm tra và đánh giá; điều kiện sống. Kết quả cho thấy cả 10 yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên ở các mức độ khác nhau. Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là phương pháp giảng dạy của giảng viên ở mức điểm 3,45; yếu tố có ảnh hưởng ít nhất là công tác kiểm tra đánh giá đạt ở mức điểm 3,13. 2. Yếu tổ chủ quan: Đánh giá 10 yếu tố chủ quan bao gồm: động lực của bản thân, sức khỏe cá nhân, tình trạng thể chất, phương pháp
  • 13. 11 học tập, khả năng nhận thức, tự điều chỉnh bản thân, hoạt động thể chất, việc đào tạo nghiên cứu, kế hoạch quản lí việc tự học. Kết quả trung bình 3,29, điều này có ý nghĩa là 10 yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hoạt động tự học ở các mức độ khác nhau. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố động lực bản thân đạt mức điểm là 3,47, yếu tố có ảnh hưởng ít nhất là yếu tố hoạt động thể chất. Từ đó cho thấy, động lớn của bản thân có vai trò và ý nghĩa rất lớn đến hoạt động tự học của sinh viên, chính họ mới là người quyết định đến chất lượng và kết quả tự học. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỰ HỌC 1. Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động tự học Kết quả trung bình đạt 3,55, có nghĩa là các bộ phận trong trường có liên quan đã xây dựng được kế hoạch ở các mức độ khác nhau. Ở mức thường xuyên nhất là kế hoạch của nhà trường đạt mức điểm 3,85, đạt ở mức thấp nhất là Đoàn TN- Hội SV đạt 3,29. 2. Tổ chức định hƣớng cho các hoạt động tự học Kết quả trung bình đạt 3,59 trong đó nội dung đạt ở mức thường xuyên nhất đạt 3,84 là công tác phổ biến quy chế vào đầu năm học. 3. Tổ chức các hoạt động quản lý để nâng cao các kỹ năng tự học Kết quả trung bình đạt 3,55 các hoạt động để nâng cao kỹ năng tự học đều được tiến hành, trong đó nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên được đánh giá ở mức điểm cao nhất 3,72. 4. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động tự học Kết quả trung bình đạt 3,54, có nghĩa là nhà trường đã có quan tâm đến công tác này. Xếp ở mức cao nhất là điều kiện về phòng học, giảng đường đây là điều kiện tối thiểu cho việc tự học đạt mở mức điểm số 3,72.
  • 14. 12 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học 1. Những căn cứ để đề xuất biện pháp Sứ mạng của Trường Đại học Hùng Vương là một trường đại học đa cấp, đa ngành, một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực Trung Bắc. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất năng lực, trình độ chuyên môn tốt để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực. Do đó, việc trang bị cho sinh viên tri thức, phương pháp và kỹ năng tự học là nhiệm vụ hàng đầu, đồng thời nhà trường cần có những biện pháp tác động tích cực vào quá trình tự học của sinh viên nhằm giúp cho học hình thành phương pháp và thói quen tự học. 2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học Biện pháp 1. Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên * Mục đích - ý nghĩa của biện pháp Kế hoạch hoá là một trong bốn chức năng của quản lý. Đối với hoạt động tự học, kế hoạch hoá là chương trình hành động mà nhà quản lý hoạch định nhằm định hướng cho các hoạt động học tập của sinh viên. Đây là biện pháp có tính định hướng của nhà trường đến tất cả các bộ phận chức năng trong nhà trường tham gia quản lý hoạt động tự học của sinh viên. * Cách tiến hành: Trên cơ sở kế hoạch hoạt động chung trong năm học của nhà trường, các bộ phận có trách nhiệm cụ thể hoá thành chương trình hoạt động của đơn vị mình; căn cứ chức năng
  • 15. 13 nhiệm vụ của mình để chủ động xây dựng kế hoạch riêng đảm bảo phù hợp với thực tế của đơn vị mình. Biện pháp 2. Đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, bồi dƣỡng kỹ năng tự học cho sinh viên * Mục đích- ý nghĩa của biện pháp: Hoạt động tự học chỉ đạt được hiệu quả khi bản thân mỗi sinh viên tự giác phát huy khả năng và sự nỗ lực của bản thân. Từ việc có được sự nhận thức đúng đắn, sinh viên sẽ tự giác, chủ động trong quá trình học tập, còn nếu học vì sự thúc ép nào đó từ bên ngoài thì kết quả tự học sẽ không cao. Đây là biện pháp tác động trực tiếp đến nhận thức của sinh viên thông qua các hoạt động do nhà trường, các bộ phận có liên quan đến công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên tổ chức. * Cách tiến hành: + Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ học tập cho sinh viên + Giáo dục và rèn luyện ý thức tự giác, tích cực trong học tập + Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng + Tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên Biện pháp 3. Tổ chức việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực tự học của sinh viên * Mục đích - ý nghĩa của biện pháp Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên nhằm tạo điều kiện, môi trường, cơ hội và dẫn dắt, điều khiển để sinh viêntích cực chủ động tìm đến các nguồn tri thức, tự chọn lọc, tự lĩnh hội tri thức và cao hơn nữa là tự mình quyết định sử dụng tri thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập và những vấn đề trong thực tiễn. Quá trình
  • 16. 14 học như vậy gọi là tự học - tự nghiên cứu và quá trình dạy như thế gọi là qúa trình dạy tự học. Đây là biện pháp tác động trực tiếp đến giáo viên, từ đó tác động gián tiếp đến sinh viên làm thay đổi thái độ, động cơ và phương pháp tự học của sinh viên, làm cho sinh viên tích cực và chủ động hơn trong quá trình tự học. * Cách tiến hành biện pháp: + Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong cán bộ, giáo viên. + Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn. + Tăng cường quản lý nền nếp sinh hoạt chuyên môn. Biện pháp 4. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên tạo động lực thúc đẩy sinhh viên tích cực tự học. * Mục đích - ý nghĩa của biện pháp Việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong các trường đại học sẽ tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động sáng tạo, tích cực trang bị cho mình những cách thức độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học, tăng cường khả năng học tập suốt đời, hình thành ở sinh viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu. * Cách thức tiến hành biện pháp + Nâng cao ý thức thái độ cho của sinh viên đối với hoạt động NCKH: + Xác định nhiệm vụ của sinh viên: Bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho mình theo tuần, theo học kỳ, năm học với mục đích, nội dung, yêu cầu cụ thể và phải thực hiện tốt các kế hoạch đặt ra.
  • 17. 15 + Tổ chức rèn luyện cho SV từng kỹ năng nghiên cứu riêng biệt, giao nhiệm vụ cho các nhóm, hoặc cá nhân lựa chọn vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu. + Nhà trường phát động và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên: Biện pháp 5. Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động tự học trên lớp và ngoài giờ lên lớp cho sinh viên * Mục đích- ý nghĩa của biện pháp Tạo môi trường để sinh viên phát huy tinh thần tự giác, chủ động trong học tập. Biện pháp này tác động trực tiếp đến sinh viên nhằm hình thành ý thức tự học, tự quản trong và ngoài giờ lên * Biện pháp tiến hành - Xây dựng kế hoạch và thực hiện bài giảng trên lớp theo đúng kế hoạch đề ra, hướng dẫn SV tự học tự nghiên cứu, định hướng cho SV giải quyết vấn đề, giới thiệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. - Tổ chức cho SV hoạt động theo nhóm: hình thức này được áp dụng cho khi có các hoạt động thảo luận, liên hệ thực tiễn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo viên cần hướng dẫn cho SV chuẩn bị và tham gia tốt vấn đề để thảo luận. - Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho SV trong quá trình học tập trên lớp, là người trọng tài trong quá trình thảo luận của SV; giải đáp các thắc mắc của SV. - Tổ chức các hoạt động cho SV tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình, quá đó SV sẽ có biện pháp để điều chỉnh khả năng tự học của mình.
  • 18. 16 - Xây dựng mô hình sinh viên tự quản ngoài giờ lên lớp, có sự tham gia định hướng tư vấn của các đơn vị chức năng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Biện pháp 6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên * Mục đích- ý nghĩa của biện pháp Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy- học trong nhà trường, là yếu tố không thể thiếu trong việc quyết định chất lượng dạy và học. Để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cần có sự quản lý, đầu tư và khai thác sử dụng cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học. Biện pháp này là điều kiện quan trọng, có tác động, chi phối đến tất cả các hoạt động giảng dạy, học tập, sinh hoạt văn hoá tinh thần trong nhà trường. * Cách tiến hành biện pháp - Nhà trường xây dựng kế hoạch mua sắm đầu tư trang thiết bị vào đầu năm học trên cơ sở đề xuất của các đơn vị. - Thành lập Tổ tư vấn mua sắm trang thiết bị, thực hiện đúng quy trình đấu thầu theo quy định, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả phù hợp. - Tổ chức đào tạo, hướng dẫn giáo viên sử dụng các trang thiết bị, khuyến khích giảng viên sử dụng CNTT trong dạy học. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý thiết bị. - Xây dựng hệ thống các nội quy, quy định về quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết thị dạy học: Lớp học, thư viện, phòng học đa phương tiện, các phương tiện dạy học.... - Duy trì thường xuyên việc bảo dưỡng, sữa chữa, kiểm tra trang thiết bị theo định kỳ.
  • 19. 17 Kết quả khảo nghiệm Biện pháp 1. Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động tự học, tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,95 xếp thứ bậc 5; tính khả thi X = 2,87 thứ bậc 5. Biện pháp 2. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên, tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,98 xếp thứ bậc 1; tính khả thi X = 2,96 thứ bậc 2. Biện pháp 3. Tổ chức việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực tự học, tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,97 xếp thứ bậc 2; tính khả thi X = 2,96 thứ bậc 2. Biện pháp 4. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phát huy động cơ tự học, tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,97 xếp thứ bậc 2; tính khả thi X = 2,97 thứ bậc 1 Biện pháp 5. Tổ chức và quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên, tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,97 xếp thứ bậc 2; tính khả thi X = 2,91 thứ bậc 3. Biện pháp 6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học, tính cần thiết đánh giá điểm trung bình X = 2,97 xếp thứ bậc 2; tính khả thi X = 2,88 thứ bậc 4. Xếp ở vị trí thứ nhất về tính cần thiết là biện pháp 1 với điểm trung bình X = 2,98, Biện pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên là biện pháp có ý nghĩa tác động trực tiếp đến sinh viên. Xếp ở vị trí thứ nhất về tính khả thi là biện pháp 4 với điểm trung bình X = 2,97, biện pháp tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa
  • 20. 18 học nhằm phát huy động cơ tự học là biện có ý nghĩa khơi dậy tính độc lập, sáng tạo của người học. Để thấy được sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự học nêu trên, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc của Spiecman để tính. Kết quả tính được R = 0,88 cho thấy như sau: - Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý là tương quan thuận vì R = 0,88 mang dấu (+), đây là tương quan chặt chẽ, tức là giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có độ phù hợp cao. - Các biện pháp có tính cần thiết ở mức độ nào thì tính khả thi ở mức độ tương ứng. Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, các cán bộ giáo viên được hỏi đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất. Điều này cho thấy các biện pháp đề xuất trong luận án này có cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.
  • 21. 19 Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÓM TẮT Luận án đã xác định được thực trạng của hoạt động tự học của sinh viên về các phương diện: nhận thức, kỹ năng, các điều kiện phục vụ cho tự học, phương pháp giảng dạy, công tác quản lý. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Tìm ra mối quan hệ giữa hoạt động tự học và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học. Tác gải đã sử dụng phương pháp mô tả, phân tích để tìm ra được sự liên quan đến nhận thức giữa các nhóm đối tượng, đồng thời tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên. Công tác điều tra được tiến hành trên 534 mẫu trong đó cán bộ giảng viên là 206, sinh viên là 328. KẾT QUẢ LUẬN ÁN Thực trạng về hoạt động tự học 1. Thực trạng nhận thức hoạt động tự học đạt kết quả trung bình theo thang đo Likert 4 mức đạt 3,12. 2. Kỹ năng tự học đạt 3,32 3. Thói quen trong khi tự học, kết quả trung bình đạt 3,19. 4. Các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học đạt mức điểm là 3,27. 5. Phương pháp giảng dạy của giảng viên trên 7 nội dung, kết quả trung bình đạt 3,31.
  • 22. 20 6. Địa điểm tự học của sinh viên đạt 2,77. 7. Công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường đạt ở mức 3,02. Biện pháp quản lý hoạt động tự học 1. Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động tự học kết quả đạt 3,55 2. Tổ chức định hướng cho các hoạt động tự học đạt 3,59 3. Tổ chức các hoạt động quản lý để nâng cao các kỹ năng tự học đạt 3,55 4. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động tự học đạt 3,54 KẾT LUẬN 1. Về nhận thức hoạt động tự học: Đa số sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học. 2. Kỹ năng tự học: sinh viên có nhận thức tốt về tầm quan trọng của kỹ năng tự học đối với kết quả học tập. 3. Kết quả đánh giá về 7 thói quen tự học, về cơ bản sinh viên có thói quen chuẩn bị dụng cụ học tập tốt. Thói quen ở mức phổ biến nhất trong khi tự học là xem lại các ghi chép ở trên lớp. 4. Khảo sát về các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học trên 6 nội dung. Kết quả trung bình các nội dung trên được đánh giá ở mức điểm là 3,27, tức là về cơ bản các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học là đáp ứng được nhu cầu tự học của sinh viên. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế của nhà trường hiện nay.
  • 23. 21 5. Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên trên 7 nội dung, kết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức cao, tức là hoạt động của giảng viên có ảnh hưởng lớn hoạt động tự học của sinh viên. 6. Khảo sát về địa điểm tự học của sinh viên, kết quả cho thấy sinh viên học ở nhà là phổ biến nhất. Kết quả chung 2,77, tức là sinh viên không lựa chọn những địa điểm nào cố định. 7. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường trên gồm 6 nội dung, kết quả trung bình của các nội dung quản lý trên đạt ở mức 3,02 tức là các hoạt động này được nhà trường thực hiện thường xuyên, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC. 1. Yếu tố khách quan: Có 05 yếu tố có ảnh hưởng lớn, bao gồm: (1) các chính sách liên quan đến việc dạy và học; (2) nội dung của chương trình đào tạo; (3) sự hấp dẫn của môn học/ khóa học; (4) phương pháp giảng dạy; (5) môi trường học tập. 2. Yếu tổ chủ quan: Các yếu tố có ảnh hưởng lớn bao gồm (1) động lực của bản thân, (2) sức khỏe cá nhân, (3) phương pháp học tập, (4) khả năng nhận thức, (5) tự điều chỉnh bản thân, (6) kế hoạch quản lí việc tự học. 3. Có mối liên hệ đáng kể giữa hoạt động tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học.( Sig. < 0.05) Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học 1. Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên
  • 24. 22 2. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên 3.Tổ chức việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực tự học của sinh viên 4. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên tạo động lực thúc đẩy sinhh viên tích cực tự học. 5. Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động tự học trên lớp và ngoài giờ lên lớp cho sinh viên 6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên ĐỀ XUẤT Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số kiến nghị sau: - Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn hơn nữa đến công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Cụ thể hoá bằng văn bản các nội dung, tư tưởng chỉ đạo của nhà trường để các bộ phận có liên quan làm cơ sở thực hiện. - Tăng cường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của giảng viên theo hướng phát huy tính tích cực của người học; tổ chức thường xuyên các hoạt động thực tế, rèn nghề cho sinh viên. - Quan tâm đến việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập theo hướng đồng bộ, hiện đại. Khai thác có hiệu quả của Trung tâm thông tin tư liệu thư viện trường để cung cấp đầy đủ, kịp thời về tư liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập.
  • 25. 23 - Tăng cường bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, khơi dậy trong sinh viên lòng ham học, làm cho sinh viên hứng thú hơn với việc học tập. - Tổ chức nhiều sân chơi, diễn đàn bổ ích cho sinh viên như: sinh viên nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ môn học, các hội nghị, hội thảo về phương pháp tự học trong sinh viên; cổ vụ mạnh mẽ phong trào tự quản trong học tập; phát động phong trào đề xuất sáng kiến trong học tập và các ý tưởng sáng tạo. - Tổ chức cho sinh viên các hoạt động tiếp cận thực tế, phát huy tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng như: phong trào thanh niên tình nguyện; ứng dụng các tiến bộ khoa học vào cuộc sống, gắn lý thuyết với thực tiễn để qua đó sinh viên không ngừng cố gắng trong học tập và rèn luyện, có ý thức trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng và xã hội.