SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 108
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ THÙY
Gi¸o dôc ph¸p luËt cho sinh viªn tr­êng cao ®¼ng nghÒ
qua thùc tiÔn TØnh Thanh Hãa
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ THÙY
Gi¸o dôc ph¸p luËt cho sinh viªn tr­êng cao ®¼ng nghÒ
qua thùc tiÔn TØnh Thanh Hãa
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. CHU HỒNG THANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Thùy
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP PHÁP
LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ......7
1.1. Tổng quan về giáo dục pháp luật....................................................7
1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật.............................................................7
1.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật...................................................... 10
1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật..........................................................11
1.1.4. Nội dung của giáo dục pháp luật...................................................... 14
1.2. Giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề ......................... 16
1.2.1. Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề....... 16
1.2.2. Mục đích của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề .... 20
1.2.3. Vai trò của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường
cao đẳng nghề.................................................................................. 26
1.2.4. Nội dung của giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề......... 28
Kết luận chương 1 ...................................................................................... 36
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH
VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TỈNH THANH HÓA....37
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục pháp luật cho sinh
viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa ........37
2.2. Thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa ....................................... 49
2.2.1. Thực trạng trong công tác giáo dục pháp luật ở các trường cao
đảng nghề Tỉnh Thanh Hóa dưới nội dung là một môn học.............. 49
2.2.2. Thực trạng trong công tác giáo dục pháp luật dưới góc độ tiếp
thu ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động
đoàn thể khác...................................................................................61
2.3. Những hạn chế yếu kém trong công tác giáo dục pháp luật
cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa .......... 67
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác
giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề ở
Thanh Hóa...................................................................................... 71
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 75
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY ................................................. 76
3.1. Các quan điểm bảo đảm giáo dục pháp luật trong các trường
cao đẳng nghề Thanh Hóa.............................................................76
3.2. Một số giải pháp đối với công tác giáo dục pháp luật cho sinh
viên các trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa...............................81
3.2.1. Đối với nội dung, chương trình giáo dục pháp luật ..........................81
3.2.2. Nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng giáo dục pháp luật ở các
trường cao đẳng nghề Thanh Hóa .................................................... 88
3.2.3. Đối với hình thức và phương pháp giảng dạy pháp luật ...................92
3.2.4. Từng bước đổi mới, hiện đại hóa về cơ sở vật chất phục vụ công
tác giáo dục pháp luật của các trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa..... 94
Kết luận chương 3 ...................................................................................... 96
KẾT LUẬN................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................99
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTHPT: Bổ túc trung học phổ thông
CĐN: Cao đẳng nghề
SCN: Sơ cấp nghề
TCN: Trung cấp nghề
THPT: Trung học phổ thông
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Chương trình môn học dành cho hệ cao đẳng nghề 2014 51
Bảng 2.2: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ trung cấp
nghề năm 2014 51
Bảng 2.3: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ trung cấp nghề 52
Bảng 2.4: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ cao đẳng nghề 53
Bảng 2.5: Chương trình môn học luật kinh tế 53
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường cao
đẳng nghề góp phần đào tạo nhân lực, hình thành một cách vững chắc những
thế hệ công nhân đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do
đó, Đảng và Chính phủ đã ra những nghị quyết, chỉ thị trong đó đã khẳng định
rằng để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần đưa việc
giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học,
trung học chuyên nghiệp cùng toàn thể nhân dân. Đại hội đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ V, khẳng định “các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các
đoàn thể phải thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân,
đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức
sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật” [6].
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: “coi
trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp
luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ
thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân” [7].
Trên tinh thần ấy, các cơ quan chức năng đã phối hợp, từng bước triển
khai việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường học thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân, đổi mới chương trình, mục tiêu giáo dục ở các hệ đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong chương trình chính khóa, giáo
dục pháp luật trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học các môn
học pháp luật hoặc lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan. Bên
cạnh đó, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên được nhà trường thực hiện
thông qua các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hiện trong thời kỳ hội nhập, nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên
2
trong học tập, có hoài bão khát khao lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của nền
kinh tế thị trường, kinh tế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch
chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi
phạm pháp luật của sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm
giao thông, đua xe trái phép, cờ bạc, rượu chè, quay cóp bài… có lối sống
hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập.
Những phẩm chất ấy là kết quả của giáo dục không đồng bộ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, trong thời gian khá dài, công tác giáo dục
pháp luật cho sinh viên còn hạn chế dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật trong
giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có chiều hướng gia tăng. Một tỷ lệ
không nhỏ học sinh, sinh viên con hiểu về pháp luật một cách sơ sài, hời hợt.
Nhiều sinh viên coi các môn học pháp luật trong trường đại học, cao đẳng chỉ
là môn học phụ, thậm chí có những sinh viên chưa phân biệt được hành vi hợp
pháp với hành vi không hợp pháp giữa các loại vi phạm pháp luật hành chính,
dân sự, hình sự… dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật một cách đáng tiếc.
Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân tác động, thể hiện ở việc
nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật ở
một số trường chưa đúng mức, chương trình nội dung giáo dục pháp luật còn
dàn trải chưa thống nhất giữa các trường, hình thức và phương thức giáo dục
còn chậm đổi mới, hoạt động giáo dục ngoại khóa còn đơn điệu, thiếu hấp
dẫn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật còn thiếu về
số lượng, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu trong công
việc, cơ chế phối hợp giữa các chủ thể giáo dục pháp luật còn chưa đồng bộ…
chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường
cao đẳng nghề qua thực tiễn Tỉnh Thanh Hóa” nhằm đưa ra một số giải
pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh viên các trường cao đẳng nghề
Tỉnh Thanh Hóa.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục pháp luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Trong
công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay việc giáo dục pháp luật càng có vai trò
quan trọng trong nhiều lĩnh vực do đó, giáo dục pháp luật là một trong những
nội dung mà các nhà khoa học pháp lý quan tâm và là một vấn đề mang tính
cấp thiết ở nước ta hiện nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu như:
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong thời ký
đổi mới. Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92 - 98 - 223 - ĐT của viện nghiên
cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp.
- Bàn về giáo dục pháp luật, của hai tác giả Trần Ngọc Đường và
Dương Thanh Mai.
- Giáo dục pháp luật trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ của Đinh Xuân Thảo, 1996.
- Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong đào tạo sỹ quan hậu
cần hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học Lê Hồng Sơn, 2004.
- Xây dựng ý thức và lối sống pháp luật, do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ
biên, 1995.
- Giáo dục pháp luật trong nhà trường, của tác giả Nguyễn Đình Đình
Đặng Lục, 2008, Nxb Giáo dục Hà Nội.
- Suy nghĩ từ những lời dạy của Bác đối với việc trồng người, của tác
giả Đỗ Thắng, Tạp chí giáo dục, 2003.
- Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
- Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta
hiện nay, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Hoàng, 2000.
- Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước
ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hoàng Thị Kim Quế chủ nhiệm, năm 2002.
4
- Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nguyễn
Đặng Đình Lục, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2005.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật,
Trần Thị Sáu, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, năm 2008.
Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề về giáo
dục pháp luật cho sinh viên. Mỗi đề tài nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu
khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu cơ bản về giáo dục
pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Thanh Hóa. Luận văn là
chuyên khảo nghiên cứu có hệ thống và tương đối hoàn thiện về giáo dục
pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích: luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nhu cầu thực
tiễn về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề trên địa bàn
Tỉnh Thanh Hóa và nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên.
Nhiệm vụ: để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần có những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
Phân tích làm rõ các khái niệm và tính chất của giáo dục pháp luật cho
sinh viên.
Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên
trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, luận văn tập chung
nghiên cứu: những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và nguyên nhân của
nó từ thực trạng của việc giáo dục pháp luật của các trường cao đẳng nghề
trong Tỉnh Thanh Hóa.
Trên cơ sở thực trạng thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa, cùng với những quan điểm chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao
đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận về
công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các Trường Cao đẳng nghề
trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát phân tích thực trạng giáo dục
pháp luật ở một số Trường Cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, phát
hiện và phân tích những điểm chưa hợp lý hiện nay và đề xuất một số biện
pháp, phương hướng, có thể vận dụng để tiến tới hoàn thiện
và nâng cao chất lượng đối với công tác giáo dục pháp luật cho sinh
viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao ý
thức pháp luật cho cho sinh viên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là lý luận Mác –
Lê nin với phép biện chứng duy vật khoa học và biện chứng khoa học lịch sử,
tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng
sản Việt Nam về việc đề cao vai trò của pháp luật trong xây dựng nhà nước
pháp quyền; đề cao nhân tố con người, đào tạo con người phát triển toàn diện
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Luận văn kết hợp các nghiên cứu biện chứng duy vật, lịch sử, phân
tích, so sánh, tổng hợp các phương pháp điều tra xã hội học pháp luật, phương
pháp thí điểm và phương pháp phân tích tổng hợp để chọn lọc, kế thừa và
phát huy những kinh nghiệm cũ và mới trong và ngoài nước để đánh giá phân
tích thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
cho công tác giáo dục pháp luật đối với sinh viên
6. Những đóng góp mới của luận văn
Cho đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục pháp luật
6
cho sinh viên, mỗi đề tài nghiên cứu có cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cơ bản về giáo dục pháp luật cho
sinh viên trường cao đẳng nghề tỉnh Thanh Hóa, luận văn là chuyên khảo
nghiên cứu có hệ thống và tương đối hoàn thiện về giáo dục pháp luật cho
sinh viên trường cao đẳng nghề Thanh Hóa và có những đóng góp khoa học
cụ thể sau:
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động giáo dục
pháp luật của các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh.
Cần phải nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể về công tác
giáo dục pháp luật cho sinh viên.
Đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên
các trường cao đẳng nghề Thanh Hóa, thông qua đó có nội dung, phương
pháp như: đổi mới chương trình dạy và học bộ môn pháp luật, hoàn thành hệ
thống giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật, nâng cao
chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Lựa chọn phát huy
những hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa phù hợp, đạt hiệu quả nhằm
nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa
bàn Tỉnh Thanh Hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao
đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật ở
các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
7
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP PHÁP LUẬT
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Tổng quan về giáo dục pháp luật
1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật
- Trong thực tiễn hiện nay đang tồn tại một số quan niệm khác nhau về
giáo dục pháp luật:
+ Có quan điểm cho rằng giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo
dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức. Nếu biết tiến hành quá trình giáo
dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức tốt thì sẽ đem lại ý thức pháp luật
cao, có sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật ở con người. Hay nói một cách
khác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức hình thành ý thức pháp
luật ở con người.
+ Bên cạnh đó, pháp luật là qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Mọi
công dân đều phải tuân thủ pháp luật, do đó không cần phải đặt vấn đề về giáo
dục pháp luật, bởi vì bản thân pháp luật sẽ tự thực hiện chức năng của mình
bằng các qui định về quyền và nghĩa vụ thông qua các chế tài đối với những
người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
+ Mặt khác cũng có người coi giáo dục pháo luật đồng nhất với việc
tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu pháp luật bằng các biện pháp khác nhau để
mọi người tuân thủ làm theo pháp luật.
+ Ngoài quan điểm trên, một số tác giả còn cho rằng chính điều kiện
kinh tế kém, lạc hậu, kỷ cương pháp luật bị buông lỏng, đặc điểm lối sống
trong xã hội chạy theo xu hướng “đồng tiền” như hiện nay khiến cho giáo dục
pháp luật trở nên khó khăn và không đạt được mục đích ban đầu của nó.
Các quan niệm trên đều mang tính phiến diện, chưa thấy hết được tác
8
động, vai trò của giáo dục pháp luật nên đã hạ thấp vai trò, giá trị của giáo dục
pháp luật và có tác động không nhỏ đến việc triển khai và nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục pháp luật.
Để xác định được đầy đủ và đúng đắn khái niệm giáo dục pháp luật,
trước hết cần phải xem xét dưới góc độ của khoa học sư phạm: nghiên cứu
các tài liệu hiện hành cho thấy, giáo dục trong khoa học sư phạm được tiếp
cận dưới hai nghĩa khác nhau:
+ Nghĩa rộng, giáo dục là quá trình ảnh hưởng của nhiều điều kiện
khách quan như: trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, chế
độ xã hội… và sự tác động của nhân tố chủ quan của ý thức, mục đích, kế
hoạch và định hướng của con người lên việc hình thành những phẩm chất kỹ
năng nhất định của đối tượng giáo dục.
+ Theo nghĩa hẹp, giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể giáo dục, tác động lên khách thể giáo dục nhằm đạt được
mục tiêu nhất định.
Trên cơ sở khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm, kết hợp với
thực tiễn, thì giáo dục pháp luật vẫn luôn là một hoạt động mang đầy đủ
những tính chất chung của giáo dục, song nó vẫn có một số điểm khác biệt
tương đối với các dạng giáo dục khác đó là:
+ Giáo dục pháp luật có mục đích riêng của mình, giáo dục pháp luật
nhằm hình thành tri thức và tình cảm, thói quen ứng xử của con người phù
hợp với quy định của pháp luật.
+ Nội dung của giáo dục pháp luật là truyền tải tri thức của nhân loại
nói chung, của Nhà nước nói riêng về hai hiện tượng Nhà nước và pháp luật.
+ Các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức của giáo dục pháp
luật cũng có những đặc thù cơ bản.
Tóm lại: khái niệm giáo dục pháp luật dù được tiếp cận dưới góc độ
9
nào thì trong khoa học pháp lý, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa hẹp
của khái niệm giáo dục, theo đó, giáo dục pháp luật trong khoa học pháp lý
được xem là hoạt động có tính định hướng của các cơ quan Đảng, Nhà nước
và các tổ chức xã hội, trong đó người giáo dục và người được giáo dục luôn
tác động qua lại lẫn nhau, thiết lập những hành vi xử sự phù hợp với các quy
phạm pháp luật. Hoạt động của giáo dục pháp luật nhằm hình thành ở con
người thói quen xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật. Giáo dục pháp luật
là quá trình tác động có tính liên tục lâu dài, thường xuyên. Vì thế, giáo dục
pháp luật phải thông qua nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, nhưng cần
phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan nhằm mục đích
hướng dẫn hành vi của con người xử sự phù hợp với các quy định pháp luật.
Ở Việt Nam, thực tế gần đây cho thấy sự coi nhẹ và thiếu năng động
trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật là nguyên nhân quan trọng dẫn đến
tình trạng ý thức pháp luật của nhân dân cũng như học sinh, sinh viên còn
thấp, vì vậy việc trang bị tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm và thói quen
pháp luật cho mọi công dân là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức
chính trị, chính trị xã hội. Đối với sinh viên trách nhiệm của nhà trường lại
càng quan trọng, giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và sinh viên nói
riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền Xã Hội Chủ Nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đồng thời có ý mang lại hiệu quả trong việc tăng cường pháp
chế Xã Hội Chủ Nghĩa, chính giáo dục pháp luật tạo nên ý thức tôn trọng,
tuân thủ pháp luật cho công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp
luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều đó cho chúng ta thấy
sự cần thiết và ý nghĩa mang tầm chiến lược của công tác giáo dục pháp luật
trong suốt cả quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân, đặt biệt là đối với sinh viên, những “chủ nhân” tương lai của đất nước.
10
Nhìn chung chúng ta có thể đưa ra khái niệm về giáo dục pháp luật như
sau: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định
của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ
tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các quy định của
pháp luật hiện hành.
1.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật
Để xác định được mục đích của giáo dục pháp luật cho sinh viên, trước
hết chúng ta cần tìm hiểu về mục đích chung của giáo dục pháp luật. Theo
quan điểm chung của các nhà khoa học, giáo dục pháp luật bao gồm những
mục đích sau:
- Mục đích nhận thức: tri thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với
việc hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Tri
thức pháp luật còn giúp con người tổ chức một cách có ý thức hành động của
mình và tự đánh giá kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật.
- Mục đích cảm xúc: đây là mục đích quan trọng của giáo dục pháp
luật, vì mục đích này mang lại tình cảm lòng tin và thái độ đúng đắn đối với
pháp luật. Nội hàm của mục đích cảm xúc chính là giáo dục tình cảm,công
bằng, ý thức, biết tuân thủ các tiêu chuẩn công bằng của pháp luật. Đồng thời
phải biết ủng hộ, tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, bài
trừ thái độ coi thường, không tuân thủ pháp luật. Niềm tin pháp luật đóng vai
trò quan trọng trong việc định hướng hành vi. Lòng tin vững chắc vào pháp
luật là cơ sở để hình thành động cơ của hành vi hợp pháp. Có lòng tin vào
pháp luật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một
cách tự nguyện. Lòng tin đối với pháp luật được xây dựng trên cơ sở:
Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết cách đánh
giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về
tính công bằng của pháp luật để tự đánh giá về hành vi của mình, biết quan hệ
với người khác và với chính mình bằng các quy phạm pháp luật
11
Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục ý thức về nghĩa vụ pháp lý.
Giáo dục ý thức đấu tranh không khoan nhượng đối với những biểu
hiện vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi
phạm pháp luật và tội phạm.
- Mục đích hành vi: động cơ và hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng
của hành động giáo dục pháp luật. Thói quen xử sự hợp pháp chính là tuân
thủ và thực hiện một cách đúng đắn, tận tâm đối với các quy định của pháp
luật. Chính giáo dục pháp luật là phương tiện, công cụ cung cấp những tri
thức pháp luật, giáo dục lòng tin sâu sắc, dẫn tới sự tuân theo pháp luật một
cách tự nguyện tạo nên động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật.
Mục tiêu của giáo dục đại học chính là tạo ra những con người phát
triển toàn diện, nhiều người lao động có tri thức, có trí tuệ, có khả năng thích
ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, có đủ sức
mạnh để cạnh tranh trong quá trình phân công lao động. Mục tiêu quan trọng
hàng đầu của giáo dục sinh viên đại học nói chung và sinh viên cao đẳng nghề
nói riêng là giáo dục nhân cách, phát huy và phát triển hệ thống giá trị của dân
tộc, nâng cao dân trí làm cơ sở để đào tạo nhân lực và là nguồn gốc để đạo
tạo, bồi dưỡng nhân tài trên nền tảng nhân cách tốt đẹp. Mục tiêu chung của
giáo dục đại học được quy định chung trong luật giáo dục 2005 là “đào tạo
người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có
kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào
tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21].
1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật
- Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật
trong đời sống Nhà nước, đời sống xã hội là cơ sở để thiết lập, củng cố và
tăng cường quyền lực của Nhà nước. Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu
12
pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có
sức mạnh của bộ máy Nhà nước. Thông qua quyền lực Nhà nước, pháp luật
mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội.
Hệ thống pháp luật là “con đường” là cái “khung pháp lý” do Nhà nước
đặt ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, dựa vào đó để
phát triển. Giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho con người có tri thức
pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết
sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, tạo điều kiện cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Đặc biệt
là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, từng
bước tham gia hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, cùng với xây dựng Nhà nước
pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì giáo
dục pháp luật được nâng lên một tầm cao mới. Khi nói đến nhà nước pháp
quyền Xã Hội Chủ Nghĩa, là nhà nước đó phải có một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh, quản lý xã hội bằng pháp luật và hoạt động của Nhà nước đó
cũng phải tuân theo quy định của pháp luật và không ngừng tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Nhưng để quản lý xã hội bằng pháp luật và không
ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi công dân phải sống
và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến
lợi ích thiết thực của họ, những vấn đề liên quan đến cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay thì trình độ dân trí
còn thấp, dẫn đến trình độ pháp luật trong một số bộ phận nhân dân còn hạn
chế. Vì vậy muốn luật thực sự đi vào cuộc sống, muốn mọi người sống và làm
việc theo Hiến Pháp và Pháp luật thì công tác giáo dục pháp luật là một yêu
cầu cấp thiết, đòi hỏi các cấp các ngành cần phải quan tâm và nâng cao hơn
nữa công tác giáo dục pháp luật góp phần vào việc nâng cao hiệu lực quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
13
- Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp
lý của mọi thành viên trong xã hội, trong đó có học sinh, sinh viên. Trong giai
đoạn hiện nay, vấn đề củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước
ta đang là một vấn đề cấp thiết. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định “điều
kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật, tăng cường pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ
hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân” [7]. Để củng cố và tăng
cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có
việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi
người dân. Chỉ khi nào trong xã hội, mọi công dân đều có ý thức pháp luật,
luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ
thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng
pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến
hành giáo dục pháp luật.
- Giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò to lớn đối với sự phát
triển toàn diện của con người Việt Nam. Bác Hồ đã dạy: “có tài mà không có
đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Xét trên mọi phương diện, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật
đóng góp một phần quan trọng tạo nên nhân cách của mỗi con người. Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng công tác giáo dục pháp luật nhất là từ khi
có đường lối đổi mới của Đảng từ đại hội lần thứ VII đến nay, văn kiện lần
thứ VII của Đảng đã xác định rõ:
Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường học của Đảng
của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể
nhân dân. Các cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở
phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về quản lý pháp
luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng
cao ý pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân [7].
14
Trường học là một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân,
là nơi thực hiện chức năng dạy học có tổ chức. Giáo dục pháp luật trong nhà
trường là hoạt động mang tính có định hướng, thực hiện mục tiêu chung của
giáo dục. Các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong Nhà
nước được lựa chọn và có độ tin cậy cao. Giáo dục nhà trường cũng như giáo
dục pháp luật trong nhà trường nói riêng giữ một vai trò trọng yếu trong việc
giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách cho người học, tạo ra
nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu và phát triển của xã hội tiên tiến, văn
minh. Hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường là một hoạt động giáo
dục cụ thể, gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục
pháp luật là một phần của nội dung chương trình đào tạo của hệ thống giáo dục
quốc dân, giáo dục pháp luật tốt không chỉ góp phần ổn định hoạt động ngành
mà còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần
quan trọng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
1.1.4. Nội dung của giáo dục pháp luật
- Nội dung của giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng của qúa trình
giáo dục pháp luật. Chỉ khi xác định đúng nội dung giáo dục pháp luật mới
đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác giáo dục pháp luật. Khi nói đến nội
dung giáo dục pháp luật là nói đến một số vấn đề: phạm vi của nội dung giáo
dục, nội dung cơ bản giáo dục pháp luật và các yêu cầu thực tế đối với việc
thực hiện các nội dung giáo dục pháp luật. Nội dung cơ bản của giáo dục pháp
luật bao gồm:
Thông tin về pháp luật.
Thông tin về thực hiện pháp luật.
Thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân.
Thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện pháp
luật đối với xã hội, từ đó đưa ra nhu cầu, nguyện vọng, ý kiến của xã hội
15
- Từ nội dung của giáo dục pháp luật nêu trên, có thể xác định được các
cấp độ sau trong giáo dục pháp luật:
Cấp độ tối thiểu về nội dung giáo dục pháp luật cho mỗi công dân. Đây
là mức độ đơn giản nhất, đối với xã hội quản lý bằng pháp luật thì mỗi người
dân phải có hiểu biết nhất định về pháp luật và có những kĩ năng cơ bản nhằm
thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của mình. Nội
dung tối thiểu của giáo dục pháp luật phổ cập bao gồm:
. Một số thông tin cơ bản về Nhà nước và pháp luật, về bộ máy tổ chức
Nhà nước thực thi pháp luật, đặc biệt là cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân do Hiến Pháp và một số
đạo luật quy định.
. Một số thủ tục và trình tự pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp và thực hiện các nhiệm vụ công dân.
Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm
pháp luật. Trên cơ sở kiến thức pháp luật được trang bị đã hình thành, mở
rộng và làm sâu sắc tri thức pháp luật, giúp người học am hiểu hơn về pháp
luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn và các giá trị pháp luật, tạo cơ
sở hình thành hành vi hợp pháp cho mỗi công dân.
- Cấp độ giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề. Trong các lĩnh
vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Mỗi người có nhu cầu hiểu biết và kỹ
năng sử dụng các phương tiện pháp luật khác nhau ở mức độ cao hơn và
mang tính định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. Vì vậy ngoài những khái
niệm pháp lý cơ bản thường gặp trong thực tiễn, nội dung giáo dục pháp luật
theo ngành nghề còn bao gồm một số luật thực định, liên quan trực tiếp đến
lĩnh vực hoạt động và vùng quan tâm của các đối tượng. Các quyền và nghĩa
vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động ngành
16
nghề, quá trình tố tụng và vị trí của các chủ thể tố tụng để thực hiện, bảo về
các quyền và nghĩa vụ đó.
- Cấp độ giáo dục pháp luật chuyên ngành: đây là cấp độ cao nhất của
giáo dục pháp luật (đào tạo chuyên luật) nhằm mục đích đào tạo các luật gia
cho bộ máy Nhà nước và các tổ chức mang tính chất nghề nghiệp về pháp
luật. Tri thức pháp luật của đối tượng này gồm cả những quan điểm, những
học thuyết về Nhà nước và pháp luật trong lịch sử và hiện tại, hiểu biết tương
đối toàn diện về hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực
chuyên sâu khác nhau của từng người. Kỹ năng của họ không chỉ dừng ở việc
tuân thủ pháp luật mà chủ yếu là vận dụng chính xác, linh hoạt các quan hệ
pháp luật vào việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật (hoặc
tư vấn cho việc giải quyết các vấn đề về pháp luật, như các tranh chấp, các vi
phạm pháp luật). Kỹ năng quan trọng và đặc thù của đối tượng là sáng tạo
pháp luật, là khả năng tham gia vào việc hoàn thiện pháp luật.
1.2. Giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề
1.2.1. Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng
khóa VIII và lần thứ 6 khóa IX đã nêu rõ mục tiêu cơ bản của giáo dục nhằm
xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân
tộc và Chủ nghĩa Xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng
và bảo về tổ quốc, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng
đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ
hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công
nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dặn của bác Hồ. Mục đích cao
17
nhất của giáo dục là “đào tạo các em thành những người công dân hữu ích cho
nước Việt Nam”. Hiến pháp nước ta ghi nhận:
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu [26, Điều 61].
Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài;
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động
có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức,
có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng
nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc [20, Điều 35].
Mục tiêu của giáo dục là đạo tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp. trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã
hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công
dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [21, Điều 2].
Đảng ta đã khẳng định trong cương lĩnh của mình đó là: giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, quyết tâm đưa sự nghiệp giáo dục, khoa học và
công nghệ phát triển lên tầm cao mới để xây dựng đất nước Việt Nam phồn
vinh và hạnh phúc. Hội nghị trung ương 4 khóa VII đã chỉ đạo: “cùng với
khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” [8]. Đó
là động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện những
mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Theo quy định của luật giáo dục đại học, mục tiêu chung của giáo dục
đại học là:
Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài,
nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục
vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh
và hội nhập quốc tế;
18
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến
thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát
triển ứng dụng khoa học và công nghệ tưng xứng với trình độ đào tạo
sức khỏe, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi
với môi trường làm việc, có ý thức phục vụ nhân dân [25, Điều 5].
Trong đó mục tiêu cụ thể của giáo dục cao đẳng là:
Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên
môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động
của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có
khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được
đào tạo [25, Điều 5].
Như vậy nhiệm vụ đào tạo của giáo dục đại học giúp sinh viên nắm
vững kiến thức chuyên môn và có khả năng thực hành thành thạo, có khả
năng làm việc độc lập sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên
ngành được đào tạo. Còn đối với cao đẳng, mục đích đào tạo và giúp sinh
viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết
những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Yêu cầu đào tạo trình độ cao đẳng là phải đảm bảo cho sinh viên có
những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú
trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.
Trong đó mục tiêu của dạy nghề nói chung, cao đẳng nghề nói riêng theo quy
định của Luật dạy nghề:
Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp
trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với
trinh độ đào tạo, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỹ
luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm đào tạo điều kiện
cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự
19
tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [23, Điều 4].
Mục tiêu của dạy nghề trình độ cao đẳng:
Nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và
năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm
việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo,
ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình
huống phức tạp trong thực tế, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý
thức kỹ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho
người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn [23, Điều 4].
Trên cơ sở các mục tiêu của giáo dục đại học và giáo dục cao đẳng
nghề thì nội dung của giáo dục cao đẳng nghề bao gồm hai mặt cơ bản:
+ Giáo dục cho sinh viên các trường cao đẳng nghề có những kiến thức
khoa học cơ bản tức là giáo dục khoa học (giáo dục tri thức khoa học cơ bản).
+ Đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng và năng lực thực hiện công
tác chuyên môn của nghề nhất định.
Hai nội dung này gắn kết với nhau làm cơ sở để tiếp cận vấn đề giáo dục
pháp luật trong trường cao đẳng nghề. Trước những thách thức mới của thời
đại, đặc biệt là thách thức do thời đại công nghệ đặt ra, trước những đòi hỏi của
việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa, năng động và hiệu quả hơn, nền giáo dục quốc dân nước ta nói chung
trong đó có giáo dục đại học, cao đẳng nghề đòi hỏi phải có những chuyển biến
chiến lược, cơ bản và toàn diện để thật sự cùng với khoa học, công nghệ trở
thành quốc sách hàng đầu. Vì vậy nền giáo dục đại học (trong đó cả cao đẳng
nghề) đã và đang trong giai đoạn đổi mới cơ bản và toàn diện. Chiến lược phát
triển trong giai đoạn 2014-2020 nêu 4 quan điểm chỉ đạo gồm:
20
- Thứ nhất, phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là
sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
- Thứ hai, xây dựng nền giáo dục có tính chất nhân dân, dân tộc, tiên
tiến, hiện đại, Xã hội Chủ nghĩa, lấy Chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng.
- Thứ ba, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích hợp với
nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, gắn với phát triển khoa
học và công nghệ.
- Thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát
huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ, định hướng Xã hội Chủ nghĩa
Mục tiêu cụ thể của ngành giáo dục vào năm 2020 hướng tới tỉ lệ lao
động đào tạo đại học và trung cấp chuyên nghiệp 70% đạt 350 đến 400 sv/
vạn dân. Theo xu hướng đó, giáo dục đại học nói chung hay giáo dục cao
đẳng nghề nói riêng sẽ phải đổi mới cơ cấu trình độ, nội dung đào tạo. Đối
với các trường cao đẳng nghề, bản thân nó thiên về đào tạo nghề nghiệp. Vì
vậy giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề cũng cần có sự đổi mới cả
nội dung và phương pháp để mang lại hiệu quả cao, góp phần giáo dục đạo
đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ
ngay từ trên ghế nhà trường, tạo nếp sống hành động “sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật”.
1.2.2. Mục đích của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Qúa trình đổi mới đất nước, xây dựng “ nhà nước pháp quyền XHCN”
và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, xây dựng
một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện
21
tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật,
sống và làm việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, cùng với việc xây
dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề
có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh giáo dục pháp luật cho học sinh,
sinh viên những công dân trẻ luôn chiếm gần 1/4 dân số cả nước. Đây là yêu
cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục
tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là:
Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức
có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và XHCN; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [21, Điều 2].
Để thực hiện việc đào tạo, phát triển toàn diện con người Việt Nam,
giáo dục pháp luật là nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở
các cấp học nói chung và cao đẳng nghề nói riêng.
Giáo dục pháp luật với ý nghĩa là một dạng giáo dục đặc thù, một môn
học có vị trí độc lập tương đối, được hiểu là hoạt động cung cấp tri thức pháp
luật, bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn với pháp luật một cách có định
hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm mục tiêu chung là tác động tới việc hình
thành tri thức pháp luật, làm cơ sở cho hành vi và lối sống theo pháp luật của
mọi công dân.
Mục đích của việc giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng
nghề là hình thành ở sinh viên ý thức pháp luật, làm cơ sở cho hành vi xử
sự phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần đào tạo nên đội ngũ kỹ sư
trong tương lai.
Xác định mục đích giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng
nghề là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc xây dựng nội dung giáo dục
22
pháp luật và toàn bộ công tác tổ chức thực hiện. Trong thực tiễn những năm
gần đây cho thấy chính vì việc xác định mục đích giáo dục pháp luật cho sinh
viên trường cao đẳng nghề chưa được cụ thể và thống nhất, tính định hướng
chưa rõ ràng và phần nhiều thụ động. Có thể thấy rõ điều đó trong việc xây
dựng chương trình, xác định các hình thức giáo dục pháp luật. Căn cứ vào
mục đích yêu cầu đào tạo hệ cao đẳng nghề, xuất phát từ hiện thực khách
quan, phù hợp với đối tượng sinh viên tránh khuynh hướng áp đặt chủ quan vì
vậy cần phải căn cứ theo các tiêu chí sau:
- Căn cứ từ nhu cầu giáo dục và đào tạo toàn diện cho sinh viên.
- Căn cứ từ thực trạng tình hình hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng
pháp của sinh viên hiện nay.
- Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Từ những tiêu chí cơ bản trên, ta có thể nhận thấy mục tiêu của giáo
dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề cần phải đạt được:
- Cần phải hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri
thức về pháp luật cho sinh viên. Thông qua giáo dục pháp luật để sinh viên
được trang bị những tri thức cơ bản về pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp
luật, các chuẩn mực của pháp luật trong từng lĩnh vực đời sống.
Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm
pháp luật, giúp sinh viên hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách
đúng đắn các hành vi pháp lý. Tri thức pháp luật góp phần định hướng cho
lòng tin đúng đắn vào các giá trị pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành vi hợp
pháp cho sinh viên, đồng thời giúp sinh viên điều khiển hành vi của mình trên
cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được. Các hành
vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình thành trên cơ sở các chuẩn mực pháp
lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được.
- Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho sinh viên.
23
Niềm tin pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành
vi, lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ hợp pháp.
Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp những người có kiến thức pháp luật
nhưng không có niềm tin vào pháp luật, sẵn sàng trà đạp lên pháp luật, lợi
dụng kẻ hở của pháp luật để trục lợi. Khi con người tin vào tính công bằng
của những đòi hỏi của quy phạm pháp luật thì không cần một sự tác động bổ
sung nào của Nhà nước để thực hiện những đòi hỏi đó. Có lòng tin và tính
công bằng của pháp luật con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của
pháp luật một cách độc lập, tự nguyện.
Có tri thức về pháp luật chưa có nghĩa là đã có tình cảm đúng đắn và
lòng tin vào pháp luật. Đó mới chỉ là cơ sở nhận thức, tạo niềm tin bên trong
ở mỗi sinh viên. Do vậy, việc biến nhận thức thành niềm tin, động cơ bên
trong cho sinh viên là yêu cầu quan trọng. Thiếu tự tin, thiếu tình cảm sẽ
không tạo ra được các hành vi hợp pháp và khả năng chấp hành pháp luật
nghiêm chỉnh.
Ý thức pháp luật của sinh viên chưa đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Sinh viên
là tầng lớp xã hội trẻ tuổi, đang trong quá trình học tập và rèn luyện, chưa có
điều kiện và khả năng để có tư tưởng, quan niệm về các hiện tượng pháp luật
trong đời sống xã hội một cách đầy đủ, hệ thống và sâu sắc. Đặc biệt đối với
sinh viên các trường cao đẳng nghề tại Thanh Hóa, các em mới rời ghế nhà
trường trung học phổ thông và có cả các đối tượng học sinh được xét tuyển từ
hệ đào trung học cơ sở nên còn nhiều bỡ ngỡ, có phần nhận thức lệch lạc về
pháp luật. Bên cạnh đó sinh viên còn gánh chịu những đặc tính, tập quán của
vùng miền khiến cho sự hiểu biết pháp luật của sinh viên chỉ là đang từng bước
được hình thành, bồi đắp và làm sâu sắc thêm qua quá trình học tập và sinh
hoạt dưới sự tác động của gia đình, nhà trường và xã hội. Thêm vào đó ý thức
pháp luật của sinh viên dễ biến động, dễ chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp
24
từ môi trường và tác động xung quanh các em, ý thức pháp luật của sinh viên
còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của
bố mẹ, những người thân trong gia đình cũng như dư luận của xã hội. Sinh viên
hầu hết vẫn còn phụ thuộc vào gia đình về kinh tế, do đó chịu ảnh hưởng trực
tiếp các tư tưởng, đời sống của bố mẹ và người thân trong gia đình kể cả về
nhận thức và ý thức pháp luật. Mặt khác, do khả năng bản thân và phát triển
quan hệ xã hội của sinh viên ngày càng lớn phù hợp với việc học tập và sinh
hoạt của mình cho nên cùng với ảnh hưởng của gia đình, sinh viên còn chịu sự
tác động của xã hội, nhà trường, tổ chức đoàn, bạn bè… trong môi trường đó,
nếu trình độ am hiểu pháp luật càng cao, ý thức chấp hành tuân thủ pháp luật
càng nghiêm thì sẽ giúp sinh viên hiểu biết pháp luật đầy đủ hơn, sâu sắc hơn
và càng hướng họ đi vào đúng quỹ đạo cuộc sống theo yêu cầu pháp luật, tránh
được sự xa ngã, sai lầm một cách thiếu tự giác của sinh viên. Vì thế, việc giáo
dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên không chỉ quan tâm
tập trung cho mỗi đối tượng này mà phải đồng thời tác động thường xuyên giao
tiếp với sinh viên bằng các chương trình với nội dung, hình thức, phương pháp,
phương tiện thích hợp, đồng bộ.
Thực tế hiện nay cho thấy, ý thức pháp luật của sinh viên còn thấp, với
biểu hiện như sự hiểu biết pháp luật còn hạn hẹp, thiếu chính xác và hệ thống
chưa đầy đủ để bước vào cuộc sống, chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm cũng
như quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật, chưa thấy hết được vai
trò của pháp luật đối với đời sống xã hội nói chung, từng công dân nói riêng,
chưa có thói quen xử sự và đối chiếu những quy định của pháp luật... với tính
chất đặc thù của sinh viên cao đẳng nghề tại Thanh Hóa, hầu hết các em đều
thuộc đối tượng đào tạo mà ở đó là học nghề, xuất phát còn thấp so với hệ đào
tạo đại học, thêm vào đó là phong tục tập quán địa phương từ bao đời thấm sâu
trong nếp sống sinh hoạt, cộng với sự phức tạp của cuộc sống hiện tại dễ khiến
25
sinh viên có những biểu hiện lệch lạc, không tuân thủ pháp luật. Vì vậy đối với
sinh viên các trường cao đẳng nghề tại Thanh Hóa việc tạo dựng cho các em có
niềm tin, có thái độ đúng đắn và hành vi xử sự hợp pháp là vô cùng quan trọng
góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên.
- Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp
luật cho sinh viên.
Giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức pháp luật cho mỗi sinh
viên. Kết quả cuối cùng của giáo dục pháp luật phải được thể hiện ở hành vi
xử sự phù hợp với pháp luật của sinh viên. Giáo dục tri thức pháp luật, bồi
dưỡng niềm tin pháp luật là tiền đề để giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện
thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật, hình thành động cơ và hành vi tích cực
hợp pháp. Những hành vi hợp pháp của mỗi người, thường được biểu hiện
qua các việc làm: tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ quyền và
nghĩa vụ pháp lý của công dân, biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp
luật.... mục đích cuối cùng của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao
đẳng nghề chính là hình thành ở mỗi sinh viên ý thức pháp luật bền vững.
Trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới
hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách nâng cao chất lượng người lao
động, đào tạo nhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội
mới. Đặc biệt là đối với sinh viên trường cao đẳng nghề - những kỹ sư lành
nghề trong tương lai, để có được điều đó cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng,
đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường: gia đình- nhà trường và xã hội tác động
mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho sinh viên. Muốn tạo ra mối
quan hệ chặt chẽ đó, nhà trường cần phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối
hợp, dẫn dắt nội dung phương pháp, giáo dục của gia đình và các lực lượng
trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo
dục pháp luật, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước, nắm vững
26
quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ
nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn có đội ngũ thầy cô giáo chuyên gia sư
phạm, có trình độ năng lực đạo đức... đã được đào tạo có hệ thống, đã được
tuyển chọn kỹ càng. Giáo dục pháp luật ở nhà trường trong mọi thời đại có
chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức pháp luật, niềm tin và hành vi xử sự
hợp pháp cho sinh viên.
Trên cơ sở đó, đối với sinh viên trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa
hiện nay việc đào tạo các em có thói quen, có hành vi tuân thủ pháp luật, biết
kiềm chế bản thân để hành động đúng với quy định pháp luật là một phần cơ
bản của giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng đào tạo nghề, để các em
trở thành những người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
1.2.3. Vai trò của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường
cao đẳng nghề
- Góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nghị quyết
của Nhà nước. Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ vai trò quan trọng, xét
trên bình diện chung nhất pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối
chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu
quả trên quy mô toàn xã hội, là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời
sống xã hội, là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ,
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Để thực hiện đường lối chủ của Đảng và Nhà nước thể chế hóa thành
pháp luật thì một yếu tố quan trọng hàng đầu là phải quán triệt cụ thể nó vào
trong đời sống thực tiễn. Để các chủ chương đường lối đó được sinh viên am
hiểu và chấp hành cần phải có sự tác động của giáo dục pháp luật và để thực
hiện tốt được nội dung trên thì công tác giáo dục pháp luật tại các trường cao
đẳng nghề ở Thanh Hóa cần phải làm tốt được việc thực hiện đường lối, chủ
chương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho sinh viên.
27
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật cho sinh viên. Sinh viên
là những người gánh vác trên vai tương lai của đất nước, là nhân tố quyết
định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để có kiến thức về pháp
luật vững vàng, có hành vi xử sự phù hợp với các chuẩn mực pháp luật trong
cuộc sống thì sinh viên phải được đào tạo, thông qua việc giáo dục pháp luật
ở trường học. Trách nhiệm giáo dục pháp luật của nhà trường cao đẳng nghề
là cung cấp cho sinh viên tri thức pháp luật, am hiểu được quyền và nghĩa vụ
của mình về việc mà pháp luật quy định, được phép làm những việc mà pháp
luật cho phép và không làm những việc mà pháp luật nghiêm cấm từ đó áp
dụng vào công tác thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản
thân, gia đình và xã hội.
Vì vậy có thể nói, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng
nghề ở Thanh Hóa chính là hình thành ở sinh viên, tri thức pháp luật, lòng tin,
tình cảm đối với pháp luật để có hành vi xử sự hợp pháp, tích cực, có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng tạo nên nếp sống văn hóa pháp lý.
- Góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống của sinh viên. Giáo
dục pháp luật cho sinh viên trong trường cao đẳng nghề, không chỉ nâng cao
nhận thức pháp luật cho sinh viên để sinh viên chấp hành pháp luật trong đời
sống thực tiễn cho chính mình mà thông qua việc học tập đó sinh viên có thể áp
dụng vào trong công việc cũng như có khả năng giáo dục pháp luật trong cộng
đồng mà sinh viên sinh sống, tuyên truyền pháp luật cho những người xung
quanh và như vậy cho thấy giáo dục pháp luật được thực hiện trong trường cao
đẳng nghề cũng đem lại kết quả đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn.
- Góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
và nâng cao năng lực quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Hiến pháp 1992 đã xác định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân cho dân, vì nhân
dân”, “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” [20, Điều 2]. Như vậy căn
28
cứ vào Hiến pháp, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, quản lý xã
hội bằng pháp luật, mọi người trong xã hội sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật.
Để thực hiện được quan điểm này thì yếu tố quan trọng là phải hiểu
biết pháp luật, từ đó mới nâng cao ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật,
cho nên phải tổ chức việc giáo dục pháp luật cho sinh viên cũng chính là
một trong những hoạt động góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Giáo dục pháp luật đến mọi người. Sinh viên là một bộ
phận của xã hội nên việc giáo dục pháp luật cho sinh viên cũng chính là một
trong những hoạt động góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
1.2.4. Nội dung của giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề
1.2.4.1. Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề thông
qua môn học thuộc phần giáo dục đại cương
- Sinh viên là thế hệ trẻ của đất nước, họ là nguồn lực rất quan trọng
đáp ứng cho nhu cầu phát triển mới của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ
mới đó là: tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì một
đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vững
bước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh:
Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp
luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của
Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể
nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở
phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật,
cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý
thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân;
29
Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa,
nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ
pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây
dựng ý thức, sống và làm việc theo pháp luật trong người dân [7].
Với quan niệm giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các nhà trường
là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hóa các nghị
quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp
luật trong nhà trường:
- Chỉ thị số 274 CT ngày 25/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
về việc thi hành Hiến pháp 1992: Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với bộ tư
pháp tổ chức rà soát, hoàn chỉnh lại toàn bộ chương trình, giáo trình, tài liệu
giảng dạy pháp luật tại các trường phổ thông, đại học, trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề bảo đảm đúng tinh thần và nội dung Hiến pháp và Pháp
luật mới ban hành đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục
pháp luật trong nhà trường.
- Trên tinh thần quán triệt Nghị quyết trung ương II về “tăng cường
giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, Chủ nghĩa
Mac-Lenin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường, phù
hợp với lứa tuổi và với từng bậc học” ngày 7/1/1998 Thủ tướng Chính phủ ra
chỉ thị số 2/1998/CT-TT về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp
luật trong giai đoạn hiện nay, nhấn mạnh tầm quan trọng của môn học pháp
luật trong việc góp phần hình thành và xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh
viên thế hệ tương lai của đất nước, của dân tộc. Chỉ thị khẳng định:
Bộ giáo dục đào tạo chủ trì phối hợp với bộ tư pháp đẩy mạnh
công tác giáo dục pháp luật trong các trường học. Sớm nghiên cứu,
30
hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật với tỷ lệ đơn
vị học trình hợp lý, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu
môn học pháp luật cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương
pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong
các trường học. Phải xác định rõ ràng pháp luật là môn học chính
khóa trong mọi cấp học, bậc học, phải có kiểm tra tiến tới thi hết
môn. Kết quả học tập môn này được xem là một trong những căn
cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách đạo đức của
học sinh, sinh viên [27].
Với chương trình hệ cao đẳng nghề, giáo dục pháp luật ở phần giáo dục
đại cương, vì thế nó được xem như là một môn học chính khóa, được giảng
dạy nội dung cơ bản và cơ sở lý thuyết về pháp luật nhằm hình thành tri thức
ở trình độ cao đẳng nghề về pháp luật, hình thành tình cảm, lòng tin đối với
pháp luật (mục đích cảm xúc) và xây dựng thói quen thực hiện hành vi hợp
pháp (mục đích hành vi).
Đối với trường cao đẳng nghề, giáo dục pháp luật được thực hiện thông
qua việc tổ chức giảng dạy và học tập về nội dung pháp luật, cung cấp cho
sinh viên những kiến thức khoa học cơ bản về nhà nước và pháp luật nhằm
hình thành tri thức pháp luật, ý thức trách nhiệm, văn hóa pháp luật làm cơ sở
cho hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần tạo nên đội
ngũ sinh viên có tay nghề trong tương lai.
Nhìn từ góc độ là một môn học, giáo dục pháp luật ở chương trình hệ
cao đẳng nghề với khung giới hạn lượng chương trình ba mươi tiết tương
đương với hai tín chỉ. Trong đó 80% kiếm thức bắt buộc, bao gồm các nội
dung: lí luận về nhà nước và pháp luật, các ngành luật cơ bản như Luật Hiến
pháp, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố
31
tụng…; 20% là kiến thức tự chọn (phần này chủ yếu dành cho các trường tự
lựa chọn phần kiến thức pháp luật cần thiết cho sinh viên của các trường phù
hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo). Như vậy với khung chương trình
được giới hạn đã khiến cho lượng kiến thức pháp luật được truyền tải tới sinh
viên còn nhiều hạn chế do thời lượng có hạn.
Trang bị những tri thức pháp luật cần thiết cho sinh viên là, đích đầu
tiên của giáo dục pháp luật, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
hình thành ý thức pháp luật, hành vi tích cực, hợp pháp của sinh viên. Những
hành động đúng đắn, tình cảm bền vững và những hành vi tích cực sẽ không
thể có hoặc có nhưng không đầy đủ nếu không được dựa trên những tri thức
về pháp luật của sinh viên. Kiến thức pháp luật mà sinh viên có được càng
đầy đủ bao nhiêu thì tình cảm pháp luật càng mạnh mẽ bấy nhiêu, bởi tình
cảm đó dựa trên những khái niệm, tư tưởng, quan điểm, những quy phạm
pháp luật. Mặt khác, chính những kiến thức pháp luật giúp sinh viên ứng xử
theo đúng các chuẩn mực của pháp luật. Do vậy cần phải cung cấp những
kiến thức pháp luật cho sinh viên không chỉ là sự am hiểu một cách giản đơn
về những quy phạm pháp luật nào đó mà nó còn là sự nhận thức và hiểu biết
thấu đáo nội dung, ý nghĩa về quyền và nghĩa vụ của sinh viên trong các mối
quan hệ pháp luật.
Từ thực tế việc xác định nội dung và yêu cầu đối với công tác giáo dục
pháp luật trong các trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa cũng chỉ được giới
hạn trong một mức độ nhất định, không thể cao hơn điều kiện cho phép. Ở
mỗi trường, thậm trí ngay trong các ngành của một trường cũng có những đặc
điểm yêu cầu đào tạo riêng, trong đó nhu cầu về giáo dục pháp luật cũng có
những yêu cầu khác nhau, nhưng dù ở trường cao đẳng nghề nào, ở góc độ ở
ngành nào thì nhu cầu hiểu biết pháp luật của sinh viên để rèn luyện, hình
thành nhân cách của sinh viên, để sinh viên chủ động trong ứng xử và tham
32
gia một cách tích cực vào các quan hệ của đời sống pháp luật nhà nước, đời
sống xã hội với tư cách sinh viên- công dân là rất cần thiết.
Như đã trình bày ở trên, nội dung của chương trình giáo dục pháp luật
ở trường cao đẳng nghề bao gồm hai phần bắt buộc và tự chọn. Với hệ thống
chương trình như thế, đã mang một số mặt tích cực đó là tính hệ thống và ổn
định trong việc xây dựng dạy và học cũng như biên soạn sách giáo khoa,
trong việc đào, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên cũng như thực hiện định
hướng mục đích giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, nó cũng cũng có những nhược
điểm nhất định đó là: nội dung của chương trình ít được sửa đổi, bổ sung để
phù hợp với các thay đổi thường xuyên của pháp luật… đặc biệt trong điều
kiện xã Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật vừa thiếu, vừa chồng chéo,
vừa kém hiệu quả, kém hiệu lực, thời gian tồn tại của các văn bản không
cao… luôn trong trạng thái phải sửa đổi bổ sung. Trong quá tình đổi mới toàn
diện của đất nước, nhiều quan điểm khái niệm đang được nhận thức lại một
cách cơ bản. Đó là sự phát triển tất yếu phù hợp với yêu cầu khách quan,
mang ý nghĩa tích cực, nhưng về góc độ giáo dục, đó cũng là nét đặc thù đòi
hỏi người giáo dục phải lựa chọn các nội dung giáo dục pháp luật sao cho vừa
có phần “cứng” mang tính đầy đủ, ổn định, vừa có phần” mềm” mang tính
chất linh hoạt để đảm bảo cả hai yêu cầu của quá trình giáo dục pháp luật là
tinh hệ thống và tính cập nhật. Bên cạnh đó cần có nội dung giáo dục pháp
luật luôn luôn phát triển, luôn luôn biến động, chính vì vậy mà quá trình dạy
và học phải thường xuyên đổi mới đối với mỗi người, nếu không sẽ khiến cho
nó trở nên lạc hậu, lỗi thời, không bắt kịp với tri thức pháp luật mới.
Tóm lại: Nội dung của giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng
nghề chính là nội dung chương trình dạy môn học pháp luật, tuy đây là nội
dung cơ bản, góp phần quan trọng trong tính quyết định hiệu quả của quá
trình giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề. Có nhiều ưu
33
điểm tích cực như có tính hệ thống, có mục đích giáo dục pháp luật được định
hướng cơ bản nhưng lại chậm bổ sung, chưa bắt kịp được với thực tế, do đó
cần được bổ trợ bằng các chương trình giáo dục pháp luật mang tính cập nhật
cao như giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường
các hoạt động ngoại khóa, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà
trường và xã hội.
1.2.4.2. Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề
thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đối với trường cao đẳng nghề, đối tượng giáo dục pháp luật là những
sinh viên, họ là những người thành niên, đã trải qua học tập và rèn luyện
trong suốt quá trình học phổ thông. Khi tốt nghiệp ở trường cao đẳng nghề họ
trở thành những người lao động có tri thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
theo nghề ở trình độ được đào tạo cao đẳng. Sinh viên của trường cao đẳng
nghề nói chung và sinh viên của trường cao đẳng nghề Thanh Hóa nói riêng
thì quá trình giáo dục pháp luật chịu sự tác động có tổ chức, có định hướng, vì
thế sự hiểu biết về trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, nghề nghiệp của người
được giáo dục là yêu cầu hàng đầu. Đồng thời, người giáo dục phải nắm vững
tri thức pháp luật, biết cách giáo dục, phải là tấm gương mẫu mực về sự tôn
trọng và chấp hành pháp luật. Ưu điểm của sinh viên là tầng lớp xã hội tiến
bộ, được tiếp thu có hệ thống tri thức tinh túy của nhân loại nói chung và của
dân tộc, đất nước nói riêng. Sinh viên là những người có khả năng sáng tạo,
tích cực nhạy bén năng động trong học tập, nghiên cứu ứng dụng cũng như
các quan hệ xã hội. Sinh viên có khả năng mong muốn trở thành lao động trí
óc, do đó luôn tò mò, ham hiểu biết, chịu khó học hỏi, thích cái mới và
thường có quyết tâm cao để thực hiện các quyết định của mình.
Trong xã hội ngày nay, với những cơ hội mới, sinh viên không chỉ đơn
thuần chỉ có học mà còn rất năng động, sáng tạo trong việc vận dụng những
34
tri thức đã học vào cuộc sống phục vụ bản thân và xã hội, góp phần nhỏ bé
của mình vào sự nghiệp” dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh”. Tuy vậy, sinh viên cũng có những hạn chế nhất định như nông
nổi, bồng bột, dễ bị kích động, khó kềm chế, đôi khi tự cao tự mãn, thích đua
đòi, phóng khoáng… chính vì vậy mà việc giáo dục pháp luật cho sinh viên
cho sinh viên ở trường cao đẳng nghề không chỉ thông qua chương trình đào
tạo dưới góc độ của môn học mà còn phải biết kết hợp với các hoạt động
ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để đem lại kết quả cao nhất.
Song song với việc đưa nội dung kiến thức pháp luật vào chương trình
giáo dục chính khóa qua các môn học, hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh
viên ở trường cao đẳng nghề thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt
động đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên được triển khai trong
các trường học và góp phần quan trọng tạo nên ý thức pháp luật của sinh viên.
Phải khẳng định rằng việc giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động
ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp là một trong những giải pháp hữu hiệu trong
điều kiện đưa các nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục
chính khóa gặp nhiều khó khăn do việc phải đảm bảo chương trình, thời
lượng học tập của sinh viên, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều kiến thức
gây quá tải cho sinh viên. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài
giờ lên lớp, sinh viên sẽ tiếp thu được kiến thức pháp luật một cách tự nhiên
sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp đẫn tạo nên sân chơi lành mạnh
thu hút được nhiều học sinh tham gia.
Các nội dung pháp luật được giáo dục trong các trường Cao đẳng nghề
thường gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách sinh viên tập
trung vào nhiều lĩnh vực như: giáo dục về quyền trẻ em, bảo vệ môi trường,
chấp hành luật giao thông, phòng chống ma túy, tội phạm và các tệ nạn xã hội
trong học đường, phòng chống HIV/AIDS, Luật nghĩa vụ quân sự, giáo dục
giới tính và kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình…
35
Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi
và nhận thức của người học như: lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt
động như sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn theo chủ đề pháp luật; xây dựng và tổ
chức các câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, nghe nói chuyện về pháp luật (tình
hình vi phạm trật tự an toàn giao thông địa phương, tình hình an ninh, trật tự an
toàn xã hội…); tổ chức tham dự phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm
tội, tham quan trụ sở các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, học tập nội
quy, quy chế nhà trường; tổ chức các trò chơi, thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn
cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến pháp luật (sổ tay phòng chống tội phạm,
phòng chống ma túy, HIV/ AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu
giáo dục giới tính…), giáo dục pháp luật trong trường học dưới các hình thức
ngoại khóa đã tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút
được đông đảo học sinh tham gia đã góp một phần không nhỏ trong việc giáo
dục đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật cho sinh viên.
Trong quá trình giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề,
nội dung của nó phải bao gồm hai mặt chính: một là giảng dạy kiến thức pháp
luật trong chương trình chính khóa với tư cách là môn học bắt buộc nhằm
đem lại kiến thức cơ bản về pháp luật cho sinh viên, có định hướng giáo dục
ổn định lâu dài, mang tính tự chủ và có sự bền vững về kiến thức pháp luật;
hai là thông qua các chương trình hoạt động ngoại khóa để tạo nên sự thích
thú năng động, linh hoạt cho sinh viên đối với việc tiếp cận tri thức pháp luật
để có những hành vi, ứng xử cho phù hợp với chuẩn mực pháp luật mà sinh
viên tham gia trong quan hệ xã hội đó.
36
Kết luận chương 1
Trong nội dung chương một luận văn chủ yếu nêu lên cơ sở lý luận về
giáo dục pháp luật và giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng nghề tỉnh
Thanh Hóa, toàn bộ nội dung được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:
- Nêu lên khái niệm, vai trò nội dung của giáo dục pháp luật nói chung
và giáo dục pháp luật ở trường cao đẳng nghề.
- Phân tích nội dung, vai trò giáo dục pháp luật cho sinh viên ở các
trường cao đẳng nghề.
Qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật nói
chung và giáo dục pháp luật cho cho sinh viên trong các trường cao đẳng
nghề Thanh Hóa nói riêng để từ đó làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
thực trạng và nêu lên quan điểm, giải pháp ở chương hai và chương ba.
37
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TỈNH THANH HÓA
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục pháp luật cho
sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa
* Yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên
- Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực bắc của Trung Bộ Việt Nam, có đường
biên giới với Lào và có bờ biển thuộc Vịnh Bắc Bộ. Với vị trí nằm ở vĩ tuyến
19o
18’Bắc đến 20o
40’ Bắc, kinh tuyến 104o
22’Đông đến 106o
05’ Đông. Phía
bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp
tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới
192km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển
Đông với bờ biển dài hơn 102km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là
11.106km2
, đứng thứ sáu trong cả nước, chia làm ba vùng: đồng bằng ven
biển, trung du, miền núi.Thanh Hóa có thềm lục dài 18.000km.
Khí hậu: Thanh Hóa nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa
rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô,
nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa. Thanh Hóa có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ
trung bình năm 230
c – 240
c độ ẩm không khí biến đổi theo mùa là không lớn.
Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85% lượng mưa lớn, thường
xuất hiện bão lũ thất thường không theo tính quy luật, mức độ ngày càng
nhiều, cường độ ngày càng tăng, phạm vi xảy ra khắp vùng miền gây hậu quả
nghiêm trọng đến người dân.
Bên cạnh đó Thanh Hóa có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong
phú. Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng theo phương pháp của FAO –
UNESCO Thanh Hóa có tới 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau như:
38
đất cát, đất phù sa, đất đen, đất xám, đất đỏ… tài nguyên nước mặn tương đối
phong phú và đa dạng với 4 hệ thống sông chính là: sông Hoạt, sông Chu,
sông Yên, sông Lạch Bạng. Với 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tài nguyên
rừng (theo kết quả kiểm tra 2010) có diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng
600627,66 ha, tỷ lệ che phủ đạt 54% với hệ động vật rừng phong phú nhưng
do nhiều năm bị săn bắn nên giảm sút nhiều. Tuy nhiên hiện nay vẫn phong
phú so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ. Trong một số khu rừng còn xuất hiện bò
rừng, nai, hoẳng, vượn, khỉ, lợn rừng và nhiều loại chim thú, bò sát khác trong
đó có nhiều loại quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả thế giới.
Trữ lượng rừng của Thanh Hóa thoải loại dưới trung bình, ước tính
khoảng 16,6 triệu m3
gỗ và hơn 900 triệu cây tre nứa. Hơn 90% rừng gỗ là
rừng non, rừng nghèo. Rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 6,6% diện tích
rừng gỗ trong tỉnh
Với rừng bờ biển dài 102km (từ Cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nầm, Tỉnh
Gia) vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km2
.Vùng và ven biển Thanh Hóa có tài
nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên hàng hải.
Vùng biển Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu nóng và lạnh tạo
thành những bãi cá, tôm có trữ lượng lớn so với các tỉnh phía Bắc. Tại vùng
biển Thanh Hóa đã xác định có hơn 120 loài cá, tổng trữ lượng hải sản ước
khoảng 140.000 – 165.000 tấn, khả năng khai thác từ 60.000 – 70.000
tấn/năm, trong đó cá nổi chiếm hơn 60% và cá đáy chiếm gần 40%. Bờ biển
dài, nhiều cửa lạch, Thanh Hóa có tiềm năng lớn về xây dựng cảng và phát
triển vận tải biển, trong đó đáng chú ý nhất là khu vực Nghi Sơn, Lạch Hới,
Lạch Ghép, Lạch Bạng đã và đang là tụ điểm giao lưu kinh tế và là những
trung tâm nghề cá của tỉnh đồng thời cũng là những khu vực thuận lợi cho xây
dựng cảng biển với quy mô khác nhau.
Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa khá phong phú về chủng loại và
39
đa dạng về cấp trữ lượng. Hiện toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42
loại khoáng sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như
crôm, đá ốp lát, đôlômít, chì kẽm, thiếc, vônfram, antimoan, đá quý. Nhiều
mỏ có trữ lượng lớn và phân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô
công nghiệp như đá vôi, đất sét làm xi măng. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh
trong việc phát triển công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất xi măng,
công nghiệp vật liệu xây dựng…
Bên cạnh những mặt tích cực về điều kiện tự nhiên, hiện nay Thanh
Hóa đang đối mặt với những khó khăn thách thức trước sự suy kiệt về tài
nguyên và ô nhiễm môi trường. Nguồn nước ở dưới đất bị nhiễm bẩn bởi
những vi sinh vật và asen, tình hình xâm nhập của cường triều và ngập mặn từ
biển vào các sông. Chất lượng môi trường không khí trong những năm gần
đây có chiều hướng gia tăng ô nhiễm. Tuy vấn đề ô nhiễm mới chỉ xảy ra cục
bộ tại một số điểm. Nền kinh tế của Thanh Hóa đang có những tăng trưởng
đáng kể nhưng đồng thời cũng gây nên áp lực đối với môi trường. Bên cạnh
đó, Thanh Hóa đang phải đối mặt với nhiều tác động đến cuộc sống, kinh kế,
tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế, những
ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, nắng hạn làm tăng tính tiêu cực, tính ác liệt
của thiên tai làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân đặc biệt là
cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu
vực dễ bị tổn thương) các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ
em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị.
* Yếu tố về văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là miền đất có nền văn hóa rất lâu đời. Các nền văn hóa
Đông Sơn, văn hóa Đa Bút…Cùng với những địa danh gắn liền với những tên
tuổi của các anh hùng hào kiệt, các danh nhân như Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn
Hưu, Triệu Trinh Nương, dòng họ Trịnh, dòng họ Nguyễn (thời kỳ Hậu Lê)…
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...nataliej4
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nayLuận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAYLuận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
 
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 

Similar a Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề

pbien giao duc cho sinh vien mới.docx
pbien giao duc cho sinh vien  mới.docxpbien giao duc cho sinh vien  mới.docx
pbien giao duc cho sinh vien mới.docxNguyenThuy160937
 
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...Luận Văn 1800
 
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...Luận Văn 1800
 

Similar a Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề (20)

Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
 
pbien giao duc cho sinh vien mới.docx
pbien giao duc cho sinh vien  mới.docxpbien giao duc cho sinh vien  mới.docx
pbien giao duc cho sinh vien mới.docx
 
Giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề, 9đ
Giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề, 9đGiáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề, 9đ
Giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề, 9đ
 
Giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề Tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề Tỉnh Đăk Lăk, 9đGiáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề Tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề Tỉnh Đăk Lăk, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOTĐề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOTLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
 
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình PhướcQuản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thôngLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk LắkLuận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
 
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệpTổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho học viên trường sĩ quan, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho học viên trường sĩ quan, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho học viên trường sĩ quan, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho học viên trường sĩ quan, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan, HOT
 
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
 
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOTLuận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
 
Luận án: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
Luận án: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giamLuận án: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
Luận án: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
 
Luận án: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
Luận án: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giamLuận án: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
Luận án: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giamLuận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Último (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THÙY Gi¸o dôc ph¸p luËt cho sinh viªn tr­êng cao ®¼ng nghÒ qua thùc tiÔn TØnh Thanh Hãa LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THÙY Gi¸o dôc ph¸p luËt cho sinh viªn tr­êng cao ®¼ng nghÒ qua thùc tiÔn TØnh Thanh Hãa Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. CHU HỒNG THANH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Thùy
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ......7 1.1. Tổng quan về giáo dục pháp luật....................................................7 1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật.............................................................7 1.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật...................................................... 10 1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật..........................................................11 1.1.4. Nội dung của giáo dục pháp luật...................................................... 14 1.2. Giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề ......................... 16 1.2.1. Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề....... 16 1.2.2. Mục đích của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề .... 20 1.2.3. Vai trò của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề.................................................................................. 26 1.2.4. Nội dung của giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề......... 28 Kết luận chương 1 ...................................................................................... 36 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TỈNH THANH HÓA....37 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa ........37 2.2. Thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa ....................................... 49
  • 5. 2.2.1. Thực trạng trong công tác giáo dục pháp luật ở các trường cao đảng nghề Tỉnh Thanh Hóa dưới nội dung là một môn học.............. 49 2.2.2. Thực trạng trong công tác giáo dục pháp luật dưới góc độ tiếp thu ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động đoàn thể khác...................................................................................61 2.3. Những hạn chế yếu kém trong công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa .......... 67 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa...................................................................................... 71 Kết luận chương 2 ...................................................................................... 75 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY ................................................. 76 3.1. Các quan điểm bảo đảm giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng nghề Thanh Hóa.............................................................76 3.2. Một số giải pháp đối với công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa...............................81 3.2.1. Đối với nội dung, chương trình giáo dục pháp luật ..........................81 3.2.2. Nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng giáo dục pháp luật ở các trường cao đẳng nghề Thanh Hóa .................................................... 88 3.2.3. Đối với hình thức và phương pháp giảng dạy pháp luật ...................92 3.2.4. Từng bước đổi mới, hiện đại hóa về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục pháp luật của các trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa..... 94 Kết luận chương 3 ...................................................................................... 96 KẾT LUẬN................................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................99
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTTHPT: Bổ túc trung học phổ thông CĐN: Cao đẳng nghề SCN: Sơ cấp nghề TCN: Trung cấp nghề THPT: Trung học phổ thông XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Chương trình môn học dành cho hệ cao đẳng nghề 2014 51 Bảng 2.2: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ trung cấp nghề năm 2014 51 Bảng 2.3: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ trung cấp nghề 52 Bảng 2.4: Chương trình môn học pháp luật dành cho hệ cao đẳng nghề 53 Bảng 2.5: Chương trình môn học luật kinh tế 53
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường cao đẳng nghề góp phần đào tạo nhân lực, hình thành một cách vững chắc những thế hệ công nhân đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, Đảng và Chính phủ đã ra những nghị quyết, chỉ thị trong đó đã khẳng định rằng để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên nghiệp cùng toàn thể nhân dân. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V, khẳng định “các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật” [6]. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: “coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân” [7]. Trên tinh thần ấy, các cơ quan chức năng đã phối hợp, từng bước triển khai việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đổi mới chương trình, mục tiêu giáo dục ở các hệ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong chương trình chính khóa, giáo dục pháp luật trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học các môn học pháp luật hoặc lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan. Bên cạnh đó, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên được nhà trường thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiện trong thời kỳ hội nhập, nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên
  • 9. 2 trong học tập, có hoài bão khát khao lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, kinh tế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, cờ bạc, rượu chè, quay cóp bài… có lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập. Những phẩm chất ấy là kết quả của giáo dục không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, trong thời gian khá dài, công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên còn hạn chế dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có chiều hướng gia tăng. Một tỷ lệ không nhỏ học sinh, sinh viên con hiểu về pháp luật một cách sơ sài, hời hợt. Nhiều sinh viên coi các môn học pháp luật trong trường đại học, cao đẳng chỉ là môn học phụ, thậm chí có những sinh viên chưa phân biệt được hành vi hợp pháp với hành vi không hợp pháp giữa các loại vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, hình sự… dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật một cách đáng tiếc. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân tác động, thể hiện ở việc nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật ở một số trường chưa đúng mức, chương trình nội dung giáo dục pháp luật còn dàn trải chưa thống nhất giữa các trường, hình thức và phương thức giáo dục còn chậm đổi mới, hoạt động giáo dục ngoại khóa còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật còn thiếu về số lượng, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu trong công việc, cơ chế phối hợp giữa các chủ thể giáo dục pháp luật còn chưa đồng bộ… chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề qua thực tiễn Tỉnh Thanh Hóa” nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa.
  • 10. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Giáo dục pháp luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay việc giáo dục pháp luật càng có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực do đó, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung mà các nhà khoa học pháp lý quan tâm và là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta hiện nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu như: - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong thời ký đổi mới. Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92 - 98 - 223 - ĐT của viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp. - Bàn về giáo dục pháp luật, của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai. - Giáo dục pháp luật trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ của Đinh Xuân Thảo, 1996. - Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong đào tạo sỹ quan hậu cần hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học Lê Hồng Sơn, 2004. - Xây dựng ý thức và lối sống pháp luật, do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, 1995. - Giáo dục pháp luật trong nhà trường, của tác giả Nguyễn Đình Đình Đặng Lục, 2008, Nxb Giáo dục Hà Nội. - Suy nghĩ từ những lời dạy của Bác đối với việc trồng người, của tác giả Đỗ Thắng, Tạp chí giáo dục, 2003. - Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Tư pháp, Hà Nội. - Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Hoàng, 2000. - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hoàng Thị Kim Quế chủ nhiệm, năm 2002.
  • 11. 4 - Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nguyễn Đặng Đình Lục, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2005. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật, Trần Thị Sáu, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, năm 2008. Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề về giáo dục pháp luật cho sinh viên. Mỗi đề tài nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu cơ bản về giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Thanh Hóa. Luận văn là chuyên khảo nghiên cứu có hệ thống và tương đối hoàn thiện về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích: luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa và nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên. Nhiệm vụ: để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Phân tích làm rõ các khái niệm và tính chất của giáo dục pháp luật cho sinh viên. Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, luận văn tập chung nghiên cứu: những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và nguyên nhân của nó từ thực trạng của việc giáo dục pháp luật của các trường cao đẳng nghề trong Tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở thực trạng thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa, cùng với những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
  • 12. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các Trường Cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát phân tích thực trạng giáo dục pháp luật ở một số Trường Cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, phát hiện và phân tích những điểm chưa hợp lý hiện nay và đề xuất một số biện pháp, phương hướng, có thể vận dụng để tiến tới hoàn thiện và nâng cao chất lượng đối với công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cho sinh viên. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là lý luận Mác – Lê nin với phép biện chứng duy vật khoa học và biện chứng khoa học lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc đề cao vai trò của pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền; đề cao nhân tố con người, đào tạo con người phát triển toàn diện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Luận văn kết hợp các nghiên cứu biện chứng duy vật, lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp các phương pháp điều tra xã hội học pháp luật, phương pháp thí điểm và phương pháp phân tích tổng hợp để chọn lọc, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm cũ và mới trong và ngoài nước để đánh giá phân tích thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục pháp luật đối với sinh viên 6. Những đóng góp mới của luận văn Cho đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục pháp luật
  • 13. 6 cho sinh viên, mỗi đề tài nghiên cứu có cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cơ bản về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề tỉnh Thanh Hóa, luận văn là chuyên khảo nghiên cứu có hệ thống và tương đối hoàn thiện về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề Thanh Hóa và có những đóng góp khoa học cụ thể sau: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động giáo dục pháp luật của các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh. Cần phải nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên. Đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Thanh Hóa, thông qua đó có nội dung, phương pháp như: đổi mới chương trình dạy và học bộ môn pháp luật, hoàn thành hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Lựa chọn phát huy những hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa phù hợp, đạt hiệu quả nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Lý luận chung về giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Quan điểm và giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật ở các trường cao đẳng nghề Tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
  • 14. 7 Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1. Tổng quan về giáo dục pháp luật 1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật - Trong thực tiễn hiện nay đang tồn tại một số quan niệm khác nhau về giáo dục pháp luật: + Có quan điểm cho rằng giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức. Nếu biết tiến hành quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức tốt thì sẽ đem lại ý thức pháp luật cao, có sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật ở con người. Hay nói một cách khác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức hình thành ý thức pháp luật ở con người. + Bên cạnh đó, pháp luật là qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, do đó không cần phải đặt vấn đề về giáo dục pháp luật, bởi vì bản thân pháp luật sẽ tự thực hiện chức năng của mình bằng các qui định về quyền và nghĩa vụ thông qua các chế tài đối với những người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. + Mặt khác cũng có người coi giáo dục pháo luật đồng nhất với việc tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu pháp luật bằng các biện pháp khác nhau để mọi người tuân thủ làm theo pháp luật. + Ngoài quan điểm trên, một số tác giả còn cho rằng chính điều kiện kinh tế kém, lạc hậu, kỷ cương pháp luật bị buông lỏng, đặc điểm lối sống trong xã hội chạy theo xu hướng “đồng tiền” như hiện nay khiến cho giáo dục pháp luật trở nên khó khăn và không đạt được mục đích ban đầu của nó. Các quan niệm trên đều mang tính phiến diện, chưa thấy hết được tác
  • 15. 8 động, vai trò của giáo dục pháp luật nên đã hạ thấp vai trò, giá trị của giáo dục pháp luật và có tác động không nhỏ đến việc triển khai và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật. Để xác định được đầy đủ và đúng đắn khái niệm giáo dục pháp luật, trước hết cần phải xem xét dưới góc độ của khoa học sư phạm: nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy, giáo dục trong khoa học sư phạm được tiếp cận dưới hai nghĩa khác nhau: + Nghĩa rộng, giáo dục là quá trình ảnh hưởng của nhiều điều kiện khách quan như: trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, chế độ xã hội… và sự tác động của nhân tố chủ quan của ý thức, mục đích, kế hoạch và định hướng của con người lên việc hình thành những phẩm chất kỹ năng nhất định của đối tượng giáo dục. + Theo nghĩa hẹp, giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục, tác động lên khách thể giáo dục nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Trên cơ sở khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm, kết hợp với thực tiễn, thì giáo dục pháp luật vẫn luôn là một hoạt động mang đầy đủ những tính chất chung của giáo dục, song nó vẫn có một số điểm khác biệt tương đối với các dạng giáo dục khác đó là: + Giáo dục pháp luật có mục đích riêng của mình, giáo dục pháp luật nhằm hình thành tri thức và tình cảm, thói quen ứng xử của con người phù hợp với quy định của pháp luật. + Nội dung của giáo dục pháp luật là truyền tải tri thức của nhân loại nói chung, của Nhà nước nói riêng về hai hiện tượng Nhà nước và pháp luật. + Các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức của giáo dục pháp luật cũng có những đặc thù cơ bản. Tóm lại: khái niệm giáo dục pháp luật dù được tiếp cận dưới góc độ
  • 16. 9 nào thì trong khoa học pháp lý, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục, theo đó, giáo dục pháp luật trong khoa học pháp lý được xem là hoạt động có tính định hướng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó người giáo dục và người được giáo dục luôn tác động qua lại lẫn nhau, thiết lập những hành vi xử sự phù hợp với các quy phạm pháp luật. Hoạt động của giáo dục pháp luật nhằm hình thành ở con người thói quen xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật. Giáo dục pháp luật là quá trình tác động có tính liên tục lâu dài, thường xuyên. Vì thế, giáo dục pháp luật phải thông qua nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, nhưng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan nhằm mục đích hướng dẫn hành vi của con người xử sự phù hợp với các quy định pháp luật. Ở Việt Nam, thực tế gần đây cho thấy sự coi nhẹ và thiếu năng động trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật của nhân dân cũng như học sinh, sinh viên còn thấp, vì vậy việc trang bị tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm và thói quen pháp luật cho mọi công dân là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Đối với sinh viên trách nhiệm của nhà trường lại càng quan trọng, giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời có ý mang lại hiệu quả trong việc tăng cường pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa, chính giáo dục pháp luật tạo nên ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều đó cho chúng ta thấy sự cần thiết và ý nghĩa mang tầm chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong suốt cả quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, đặt biệt là đối với sinh viên, những “chủ nhân” tương lai của đất nước.
  • 17. 10 Nhìn chung chúng ta có thể đưa ra khái niệm về giáo dục pháp luật như sau: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. 1.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật Để xác định được mục đích của giáo dục pháp luật cho sinh viên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về mục đích chung của giáo dục pháp luật. Theo quan điểm chung của các nhà khoa học, giáo dục pháp luật bao gồm những mục đích sau: - Mục đích nhận thức: tri thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Tri thức pháp luật còn giúp con người tổ chức một cách có ý thức hành động của mình và tự đánh giá kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật. - Mục đích cảm xúc: đây là mục đích quan trọng của giáo dục pháp luật, vì mục đích này mang lại tình cảm lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Nội hàm của mục đích cảm xúc chính là giáo dục tình cảm,công bằng, ý thức, biết tuân thủ các tiêu chuẩn công bằng của pháp luật. Đồng thời phải biết ủng hộ, tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, bài trừ thái độ coi thường, không tuân thủ pháp luật. Niềm tin pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi. Lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của hành vi hợp pháp. Có lòng tin vào pháp luật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cách tự nguyện. Lòng tin đối với pháp luật được xây dựng trên cơ sở: Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết cách đánh giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về tính công bằng của pháp luật để tự đánh giá về hành vi của mình, biết quan hệ với người khác và với chính mình bằng các quy phạm pháp luật
  • 18. 11 Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục ý thức về nghĩa vụ pháp lý. Giáo dục ý thức đấu tranh không khoan nhượng đối với những biểu hiện vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. - Mục đích hành vi: động cơ và hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng của hành động giáo dục pháp luật. Thói quen xử sự hợp pháp chính là tuân thủ và thực hiện một cách đúng đắn, tận tâm đối với các quy định của pháp luật. Chính giáo dục pháp luật là phương tiện, công cụ cung cấp những tri thức pháp luật, giáo dục lòng tin sâu sắc, dẫn tới sự tuân theo pháp luật một cách tự nguyện tạo nên động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật. Mục tiêu của giáo dục đại học chính là tạo ra những con người phát triển toàn diện, nhiều người lao động có tri thức, có trí tuệ, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, có đủ sức mạnh để cạnh tranh trong quá trình phân công lao động. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục sinh viên đại học nói chung và sinh viên cao đẳng nghề nói riêng là giáo dục nhân cách, phát huy và phát triển hệ thống giá trị của dân tộc, nâng cao dân trí làm cơ sở để đào tạo nhân lực và là nguồn gốc để đạo tạo, bồi dưỡng nhân tài trên nền tảng nhân cách tốt đẹp. Mục tiêu chung của giáo dục đại học được quy định chung trong luật giáo dục 2005 là “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21]. 1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật - Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống Nhà nước, đời sống xã hội là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực của Nhà nước. Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu
  • 19. 12 pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy Nhà nước. Thông qua quyền lực Nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hệ thống pháp luật là “con đường” là cái “khung pháp lý” do Nhà nước đặt ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, dựa vào đó để phát triển. Giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho con người có tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, từng bước tham gia hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, cùng với xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì giáo dục pháp luật được nâng lên một tầm cao mới. Khi nói đến nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa, là nhà nước đó phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, quản lý xã hội bằng pháp luật và hoạt động của Nhà nước đó cũng phải tuân theo quy định của pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhưng để quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi công dân phải sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của họ, những vấn đề liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay thì trình độ dân trí còn thấp, dẫn đến trình độ pháp luật trong một số bộ phận nhân dân còn hạn chế. Vì vậy muốn luật thực sự đi vào cuộc sống, muốn mọi người sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật thì công tác giáo dục pháp luật là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi các cấp các ngành cần phải quan tâm và nâng cao hơn nữa công tác giáo dục pháp luật góp phần vào việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
  • 20. 13 - Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của mọi thành viên trong xã hội, trong đó có học sinh, sinh viên. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân” [7]. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào trong xã hội, mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật. - Giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Bác Hồ đã dạy: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Xét trên mọi phương diện, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật đóng góp một phần quan trọng tạo nên nhân cách của mỗi con người. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng công tác giáo dục pháp luật nhất là từ khi có đường lối đổi mới của Đảng từ đại hội lần thứ VII đến nay, văn kiện lần thứ VII của Đảng đã xác định rõ: Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường học của Đảng của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Các cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về quản lý pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân [7].
  • 21. 14 Trường học là một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi thực hiện chức năng dạy học có tổ chức. Giáo dục pháp luật trong nhà trường là hoạt động mang tính có định hướng, thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong Nhà nước được lựa chọn và có độ tin cậy cao. Giáo dục nhà trường cũng như giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng giữ một vai trò trọng yếu trong việc giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách cho người học, tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu và phát triển của xã hội tiên tiến, văn minh. Hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường là một hoạt động giáo dục cụ thể, gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung chương trình đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục pháp luật tốt không chỉ góp phần ổn định hoạt động ngành mà còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 1.1.4. Nội dung của giáo dục pháp luật - Nội dung của giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng của qúa trình giáo dục pháp luật. Chỉ khi xác định đúng nội dung giáo dục pháp luật mới đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác giáo dục pháp luật. Khi nói đến nội dung giáo dục pháp luật là nói đến một số vấn đề: phạm vi của nội dung giáo dục, nội dung cơ bản giáo dục pháp luật và các yêu cầu thực tế đối với việc thực hiện các nội dung giáo dục pháp luật. Nội dung cơ bản của giáo dục pháp luật bao gồm: Thông tin về pháp luật. Thông tin về thực hiện pháp luật. Thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân. Thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện pháp luật đối với xã hội, từ đó đưa ra nhu cầu, nguyện vọng, ý kiến của xã hội
  • 22. 15 - Từ nội dung của giáo dục pháp luật nêu trên, có thể xác định được các cấp độ sau trong giáo dục pháp luật: Cấp độ tối thiểu về nội dung giáo dục pháp luật cho mỗi công dân. Đây là mức độ đơn giản nhất, đối với xã hội quản lý bằng pháp luật thì mỗi người dân phải có hiểu biết nhất định về pháp luật và có những kĩ năng cơ bản nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của mình. Nội dung tối thiểu của giáo dục pháp luật phổ cập bao gồm: . Một số thông tin cơ bản về Nhà nước và pháp luật, về bộ máy tổ chức Nhà nước thực thi pháp luật, đặc biệt là cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. . Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân do Hiến Pháp và một số đạo luật quy định. . Một số thủ tục và trình tự pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nhiệm vụ công dân. Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm pháp luật. Trên cơ sở kiến thức pháp luật được trang bị đã hình thành, mở rộng và làm sâu sắc tri thức pháp luật, giúp người học am hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn và các giá trị pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành vi hợp pháp cho mỗi công dân. - Cấp độ giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề. Trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Mỗi người có nhu cầu hiểu biết và kỹ năng sử dụng các phương tiện pháp luật khác nhau ở mức độ cao hơn và mang tính định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. Vì vậy ngoài những khái niệm pháp lý cơ bản thường gặp trong thực tiễn, nội dung giáo dục pháp luật theo ngành nghề còn bao gồm một số luật thực định, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động và vùng quan tâm của các đối tượng. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động ngành
  • 23. 16 nghề, quá trình tố tụng và vị trí của các chủ thể tố tụng để thực hiện, bảo về các quyền và nghĩa vụ đó. - Cấp độ giáo dục pháp luật chuyên ngành: đây là cấp độ cao nhất của giáo dục pháp luật (đào tạo chuyên luật) nhằm mục đích đào tạo các luật gia cho bộ máy Nhà nước và các tổ chức mang tính chất nghề nghiệp về pháp luật. Tri thức pháp luật của đối tượng này gồm cả những quan điểm, những học thuyết về Nhà nước và pháp luật trong lịch sử và hiện tại, hiểu biết tương đối toàn diện về hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực chuyên sâu khác nhau của từng người. Kỹ năng của họ không chỉ dừng ở việc tuân thủ pháp luật mà chủ yếu là vận dụng chính xác, linh hoạt các quan hệ pháp luật vào việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật (hoặc tư vấn cho việc giải quyết các vấn đề về pháp luật, như các tranh chấp, các vi phạm pháp luật). Kỹ năng quan trọng và đặc thù của đối tượng là sáng tạo pháp luật, là khả năng tham gia vào việc hoàn thiện pháp luật. 1.2. Giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề 1.2.1. Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII và lần thứ 6 khóa IX đã nêu rõ mục tiêu cơ bản của giáo dục nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo về tổ quốc, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa Xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dặn của bác Hồ. Mục đích cao
  • 24. 17 nhất của giáo dục là “đào tạo các em thành những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam”. Hiến pháp nước ta ghi nhận: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu [26, Điều 61]. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc [20, Điều 35]. Mục tiêu của giáo dục là đạo tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [21, Điều 2]. Đảng ta đã khẳng định trong cương lĩnh của mình đó là: giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, quyết tâm đưa sự nghiệp giáo dục, khoa học và công nghệ phát triển lên tầm cao mới để xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh và hạnh phúc. Hội nghị trung ương 4 khóa VII đã chỉ đạo: “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” [8]. Đó là động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Theo quy định của luật giáo dục đại học, mục tiêu chung của giáo dục đại học là: Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế;
  • 25. 18 Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tưng xứng với trình độ đào tạo sức khỏe, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc, có ý thức phục vụ nhân dân [25, Điều 5]. Trong đó mục tiêu cụ thể của giáo dục cao đẳng là: Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo [25, Điều 5]. Như vậy nhiệm vụ đào tạo của giáo dục đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có khả năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Còn đối với cao đẳng, mục đích đào tạo và giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Yêu cầu đào tạo trình độ cao đẳng là phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn. Trong đó mục tiêu của dạy nghề nói chung, cao đẳng nghề nói riêng theo quy định của Luật dạy nghề: Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trinh độ đào tạo, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỹ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm đào tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự
  • 26. 19 tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [23, Điều 4]. Mục tiêu của dạy nghề trình độ cao đẳng: Nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỹ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn [23, Điều 4]. Trên cơ sở các mục tiêu của giáo dục đại học và giáo dục cao đẳng nghề thì nội dung của giáo dục cao đẳng nghề bao gồm hai mặt cơ bản: + Giáo dục cho sinh viên các trường cao đẳng nghề có những kiến thức khoa học cơ bản tức là giáo dục khoa học (giáo dục tri thức khoa học cơ bản). + Đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng và năng lực thực hiện công tác chuyên môn của nghề nhất định. Hai nội dung này gắn kết với nhau làm cơ sở để tiếp cận vấn đề giáo dục pháp luật trong trường cao đẳng nghề. Trước những thách thức mới của thời đại, đặc biệt là thách thức do thời đại công nghệ đặt ra, trước những đòi hỏi của việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, năng động và hiệu quả hơn, nền giáo dục quốc dân nước ta nói chung trong đó có giáo dục đại học, cao đẳng nghề đòi hỏi phải có những chuyển biến chiến lược, cơ bản và toàn diện để thật sự cùng với khoa học, công nghệ trở thành quốc sách hàng đầu. Vì vậy nền giáo dục đại học (trong đó cả cao đẳng nghề) đã và đang trong giai đoạn đổi mới cơ bản và toàn diện. Chiến lược phát triển trong giai đoạn 2014-2020 nêu 4 quan điểm chỉ đạo gồm:
  • 27. 20 - Thứ nhất, phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. - Thứ hai, xây dựng nền giáo dục có tính chất nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, Xã hội Chủ nghĩa, lấy Chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. - Thứ ba, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích hợp với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, gắn với phát triển khoa học và công nghệ. - Thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ, định hướng Xã hội Chủ nghĩa Mục tiêu cụ thể của ngành giáo dục vào năm 2020 hướng tới tỉ lệ lao động đào tạo đại học và trung cấp chuyên nghiệp 70% đạt 350 đến 400 sv/ vạn dân. Theo xu hướng đó, giáo dục đại học nói chung hay giáo dục cao đẳng nghề nói riêng sẽ phải đổi mới cơ cấu trình độ, nội dung đào tạo. Đối với các trường cao đẳng nghề, bản thân nó thiên về đào tạo nghề nghiệp. Vì vậy giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề cũng cần có sự đổi mới cả nội dung và phương pháp để mang lại hiệu quả cao, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường, tạo nếp sống hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. 1.2.2. Mục đích của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề Qúa trình đổi mới đất nước, xây dựng “ nhà nước pháp quyền XHCN” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện
  • 28. 21 tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, cùng với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên những công dân trẻ luôn chiếm gần 1/4 dân số cả nước. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và XHCN; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [21, Điều 2]. Để thực hiện việc đào tạo, phát triển toàn diện con người Việt Nam, giáo dục pháp luật là nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học nói chung và cao đẳng nghề nói riêng. Giáo dục pháp luật với ý nghĩa là một dạng giáo dục đặc thù, một môn học có vị trí độc lập tương đối, được hiểu là hoạt động cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn với pháp luật một cách có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm mục tiêu chung là tác động tới việc hình thành tri thức pháp luật, làm cơ sở cho hành vi và lối sống theo pháp luật của mọi công dân. Mục đích của việc giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng nghề là hình thành ở sinh viên ý thức pháp luật, làm cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần đào tạo nên đội ngũ kỹ sư trong tương lai. Xác định mục đích giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc xây dựng nội dung giáo dục
  • 29. 22 pháp luật và toàn bộ công tác tổ chức thực hiện. Trong thực tiễn những năm gần đây cho thấy chính vì việc xác định mục đích giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề chưa được cụ thể và thống nhất, tính định hướng chưa rõ ràng và phần nhiều thụ động. Có thể thấy rõ điều đó trong việc xây dựng chương trình, xác định các hình thức giáo dục pháp luật. Căn cứ vào mục đích yêu cầu đào tạo hệ cao đẳng nghề, xuất phát từ hiện thực khách quan, phù hợp với đối tượng sinh viên tránh khuynh hướng áp đặt chủ quan vì vậy cần phải căn cứ theo các tiêu chí sau: - Căn cứ từ nhu cầu giáo dục và đào tạo toàn diện cho sinh viên. - Căn cứ từ thực trạng tình hình hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng pháp của sinh viên hiện nay. - Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Từ những tiêu chí cơ bản trên, ta có thể nhận thấy mục tiêu của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề cần phải đạt được: - Cần phải hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức về pháp luật cho sinh viên. Thông qua giáo dục pháp luật để sinh viên được trang bị những tri thức cơ bản về pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật, các chuẩn mực của pháp luật trong từng lĩnh vực đời sống. Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm pháp luật, giúp sinh viên hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý. Tri thức pháp luật góp phần định hướng cho lòng tin đúng đắn vào các giá trị pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành vi hợp pháp cho sinh viên, đồng thời giúp sinh viên điều khiển hành vi của mình trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được. Các hành vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình thành trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được. - Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho sinh viên.
  • 30. 23 Niềm tin pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi, lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ hợp pháp. Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp những người có kiến thức pháp luật nhưng không có niềm tin vào pháp luật, sẵn sàng trà đạp lên pháp luật, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để trục lợi. Khi con người tin vào tính công bằng của những đòi hỏi của quy phạm pháp luật thì không cần một sự tác động bổ sung nào của Nhà nước để thực hiện những đòi hỏi đó. Có lòng tin và tính công bằng của pháp luật con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cách độc lập, tự nguyện. Có tri thức về pháp luật chưa có nghĩa là đã có tình cảm đúng đắn và lòng tin vào pháp luật. Đó mới chỉ là cơ sở nhận thức, tạo niềm tin bên trong ở mỗi sinh viên. Do vậy, việc biến nhận thức thành niềm tin, động cơ bên trong cho sinh viên là yêu cầu quan trọng. Thiếu tự tin, thiếu tình cảm sẽ không tạo ra được các hành vi hợp pháp và khả năng chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh. Ý thức pháp luật của sinh viên chưa đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Sinh viên là tầng lớp xã hội trẻ tuổi, đang trong quá trình học tập và rèn luyện, chưa có điều kiện và khả năng để có tư tưởng, quan niệm về các hiện tượng pháp luật trong đời sống xã hội một cách đầy đủ, hệ thống và sâu sắc. Đặc biệt đối với sinh viên các trường cao đẳng nghề tại Thanh Hóa, các em mới rời ghế nhà trường trung học phổ thông và có cả các đối tượng học sinh được xét tuyển từ hệ đào trung học cơ sở nên còn nhiều bỡ ngỡ, có phần nhận thức lệch lạc về pháp luật. Bên cạnh đó sinh viên còn gánh chịu những đặc tính, tập quán của vùng miền khiến cho sự hiểu biết pháp luật của sinh viên chỉ là đang từng bước được hình thành, bồi đắp và làm sâu sắc thêm qua quá trình học tập và sinh hoạt dưới sự tác động của gia đình, nhà trường và xã hội. Thêm vào đó ý thức pháp luật của sinh viên dễ biến động, dễ chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp
  • 31. 24 từ môi trường và tác động xung quanh các em, ý thức pháp luật của sinh viên còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của bố mẹ, những người thân trong gia đình cũng như dư luận của xã hội. Sinh viên hầu hết vẫn còn phụ thuộc vào gia đình về kinh tế, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp các tư tưởng, đời sống của bố mẹ và người thân trong gia đình kể cả về nhận thức và ý thức pháp luật. Mặt khác, do khả năng bản thân và phát triển quan hệ xã hội của sinh viên ngày càng lớn phù hợp với việc học tập và sinh hoạt của mình cho nên cùng với ảnh hưởng của gia đình, sinh viên còn chịu sự tác động của xã hội, nhà trường, tổ chức đoàn, bạn bè… trong môi trường đó, nếu trình độ am hiểu pháp luật càng cao, ý thức chấp hành tuân thủ pháp luật càng nghiêm thì sẽ giúp sinh viên hiểu biết pháp luật đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và càng hướng họ đi vào đúng quỹ đạo cuộc sống theo yêu cầu pháp luật, tránh được sự xa ngã, sai lầm một cách thiếu tự giác của sinh viên. Vì thế, việc giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên không chỉ quan tâm tập trung cho mỗi đối tượng này mà phải đồng thời tác động thường xuyên giao tiếp với sinh viên bằng các chương trình với nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện thích hợp, đồng bộ. Thực tế hiện nay cho thấy, ý thức pháp luật của sinh viên còn thấp, với biểu hiện như sự hiểu biết pháp luật còn hạn hẹp, thiếu chính xác và hệ thống chưa đầy đủ để bước vào cuộc sống, chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật, chưa thấy hết được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội nói chung, từng công dân nói riêng, chưa có thói quen xử sự và đối chiếu những quy định của pháp luật... với tính chất đặc thù của sinh viên cao đẳng nghề tại Thanh Hóa, hầu hết các em đều thuộc đối tượng đào tạo mà ở đó là học nghề, xuất phát còn thấp so với hệ đào tạo đại học, thêm vào đó là phong tục tập quán địa phương từ bao đời thấm sâu trong nếp sống sinh hoạt, cộng với sự phức tạp của cuộc sống hiện tại dễ khiến
  • 32. 25 sinh viên có những biểu hiện lệch lạc, không tuân thủ pháp luật. Vì vậy đối với sinh viên các trường cao đẳng nghề tại Thanh Hóa việc tạo dựng cho các em có niềm tin, có thái độ đúng đắn và hành vi xử sự hợp pháp là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên. - Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho sinh viên. Giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức pháp luật cho mỗi sinh viên. Kết quả cuối cùng của giáo dục pháp luật phải được thể hiện ở hành vi xử sự phù hợp với pháp luật của sinh viên. Giáo dục tri thức pháp luật, bồi dưỡng niềm tin pháp luật là tiền đề để giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật, hình thành động cơ và hành vi tích cực hợp pháp. Những hành vi hợp pháp của mỗi người, thường được biểu hiện qua các việc làm: tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân, biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.... mục đích cuối cùng của giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề chính là hình thành ở mỗi sinh viên ý thức pháp luật bền vững. Trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới. Đặc biệt là đối với sinh viên trường cao đẳng nghề - những kỹ sư lành nghề trong tương lai, để có được điều đó cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường: gia đình- nhà trường và xã hội tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho sinh viên. Muốn tạo ra mối quan hệ chặt chẽ đó, nhà trường cần phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung phương pháp, giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục pháp luật, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước, nắm vững
  • 33. 26 quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn có đội ngũ thầy cô giáo chuyên gia sư phạm, có trình độ năng lực đạo đức... đã được đào tạo có hệ thống, đã được tuyển chọn kỹ càng. Giáo dục pháp luật ở nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức pháp luật, niềm tin và hành vi xử sự hợp pháp cho sinh viên. Trên cơ sở đó, đối với sinh viên trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa hiện nay việc đào tạo các em có thói quen, có hành vi tuân thủ pháp luật, biết kiềm chế bản thân để hành động đúng với quy định pháp luật là một phần cơ bản của giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng đào tạo nghề, để các em trở thành những người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 1.2.3. Vai trò của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề - Góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Nhà nước. Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ vai trò quan trọng, xét trên bình diện chung nhất pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội, là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Để thực hiện đường lối chủ của Đảng và Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật thì một yếu tố quan trọng hàng đầu là phải quán triệt cụ thể nó vào trong đời sống thực tiễn. Để các chủ chương đường lối đó được sinh viên am hiểu và chấp hành cần phải có sự tác động của giáo dục pháp luật và để thực hiện tốt được nội dung trên thì công tác giáo dục pháp luật tại các trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa cần phải làm tốt được việc thực hiện đường lối, chủ chương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho sinh viên.
  • 34. 27 - Nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật cho sinh viên. Sinh viên là những người gánh vác trên vai tương lai của đất nước, là nhân tố quyết định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để có kiến thức về pháp luật vững vàng, có hành vi xử sự phù hợp với các chuẩn mực pháp luật trong cuộc sống thì sinh viên phải được đào tạo, thông qua việc giáo dục pháp luật ở trường học. Trách nhiệm giáo dục pháp luật của nhà trường cao đẳng nghề là cung cấp cho sinh viên tri thức pháp luật, am hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình về việc mà pháp luật quy định, được phép làm những việc mà pháp luật cho phép và không làm những việc mà pháp luật nghiêm cấm từ đó áp dụng vào công tác thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy có thể nói, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa chính là hình thành ở sinh viên, tri thức pháp luật, lòng tin, tình cảm đối với pháp luật để có hành vi xử sự hợp pháp, tích cực, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng tạo nên nếp sống văn hóa pháp lý. - Góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống của sinh viên. Giáo dục pháp luật cho sinh viên trong trường cao đẳng nghề, không chỉ nâng cao nhận thức pháp luật cho sinh viên để sinh viên chấp hành pháp luật trong đời sống thực tiễn cho chính mình mà thông qua việc học tập đó sinh viên có thể áp dụng vào trong công việc cũng như có khả năng giáo dục pháp luật trong cộng đồng mà sinh viên sinh sống, tuyên truyền pháp luật cho những người xung quanh và như vậy cho thấy giáo dục pháp luật được thực hiện trong trường cao đẳng nghề cũng đem lại kết quả đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn. - Góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và nâng cao năng lực quản lý nhà nước bằng pháp luật. Hiến pháp 1992 đã xác định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân cho dân, vì nhân dân”, “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” [20, Điều 2]. Như vậy căn
  • 35. 28 cứ vào Hiến pháp, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi người trong xã hội sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Để thực hiện được quan điểm này thì yếu tố quan trọng là phải hiểu biết pháp luật, từ đó mới nâng cao ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật, cho nên phải tổ chức việc giáo dục pháp luật cho sinh viên cũng chính là một trong những hoạt động góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo dục pháp luật đến mọi người. Sinh viên là một bộ phận của xã hội nên việc giáo dục pháp luật cho sinh viên cũng chính là một trong những hoạt động góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.2.4. Nội dung của giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng nghề 1.2.4.1. Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề thông qua môn học thuộc phần giáo dục đại cương - Sinh viên là thế hệ trẻ của đất nước, họ là nguồn lực rất quan trọng đáp ứng cho nhu cầu phát triển mới của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới đó là: tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì một đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vững bước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân;
  • 36. 29 Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức, sống và làm việc theo pháp luật trong người dân [7]. Với quan niệm giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các nhà trường là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường: - Chỉ thị số 274 CT ngày 25/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc thi hành Hiến pháp 1992: Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với bộ tư pháp tổ chức rà soát, hoàn chỉnh lại toàn bộ chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật tại các trường phổ thông, đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề bảo đảm đúng tinh thần và nội dung Hiến pháp và Pháp luật mới ban hành đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. - Trên tinh thần quán triệt Nghị quyết trung ương II về “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, Chủ nghĩa Mac-Lenin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường, phù hợp với lứa tuổi và với từng bậc học” ngày 7/1/1998 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 2/1998/CT-TT về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, nhấn mạnh tầm quan trọng của môn học pháp luật trong việc góp phần hình thành và xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên thế hệ tương lai của đất nước, của dân tộc. Chỉ thị khẳng định: Bộ giáo dục đào tạo chủ trì phối hợp với bộ tư pháp đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong các trường học. Sớm nghiên cứu,
  • 37. 30 hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật với tỷ lệ đơn vị học trình hợp lý, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong các trường học. Phải xác định rõ ràng pháp luật là môn học chính khóa trong mọi cấp học, bậc học, phải có kiểm tra tiến tới thi hết môn. Kết quả học tập môn này được xem là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh, sinh viên [27]. Với chương trình hệ cao đẳng nghề, giáo dục pháp luật ở phần giáo dục đại cương, vì thế nó được xem như là một môn học chính khóa, được giảng dạy nội dung cơ bản và cơ sở lý thuyết về pháp luật nhằm hình thành tri thức ở trình độ cao đẳng nghề về pháp luật, hình thành tình cảm, lòng tin đối với pháp luật (mục đích cảm xúc) và xây dựng thói quen thực hiện hành vi hợp pháp (mục đích hành vi). Đối với trường cao đẳng nghề, giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua việc tổ chức giảng dạy và học tập về nội dung pháp luật, cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học cơ bản về nhà nước và pháp luật nhằm hình thành tri thức pháp luật, ý thức trách nhiệm, văn hóa pháp luật làm cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần tạo nên đội ngũ sinh viên có tay nghề trong tương lai. Nhìn từ góc độ là một môn học, giáo dục pháp luật ở chương trình hệ cao đẳng nghề với khung giới hạn lượng chương trình ba mươi tiết tương đương với hai tín chỉ. Trong đó 80% kiếm thức bắt buộc, bao gồm các nội dung: lí luận về nhà nước và pháp luật, các ngành luật cơ bản như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố
  • 38. 31 tụng…; 20% là kiến thức tự chọn (phần này chủ yếu dành cho các trường tự lựa chọn phần kiến thức pháp luật cần thiết cho sinh viên của các trường phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo). Như vậy với khung chương trình được giới hạn đã khiến cho lượng kiến thức pháp luật được truyền tải tới sinh viên còn nhiều hạn chế do thời lượng có hạn. Trang bị những tri thức pháp luật cần thiết cho sinh viên là, đích đầu tiên của giáo dục pháp luật, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hình thành ý thức pháp luật, hành vi tích cực, hợp pháp của sinh viên. Những hành động đúng đắn, tình cảm bền vững và những hành vi tích cực sẽ không thể có hoặc có nhưng không đầy đủ nếu không được dựa trên những tri thức về pháp luật của sinh viên. Kiến thức pháp luật mà sinh viên có được càng đầy đủ bao nhiêu thì tình cảm pháp luật càng mạnh mẽ bấy nhiêu, bởi tình cảm đó dựa trên những khái niệm, tư tưởng, quan điểm, những quy phạm pháp luật. Mặt khác, chính những kiến thức pháp luật giúp sinh viên ứng xử theo đúng các chuẩn mực của pháp luật. Do vậy cần phải cung cấp những kiến thức pháp luật cho sinh viên không chỉ là sự am hiểu một cách giản đơn về những quy phạm pháp luật nào đó mà nó còn là sự nhận thức và hiểu biết thấu đáo nội dung, ý nghĩa về quyền và nghĩa vụ của sinh viên trong các mối quan hệ pháp luật. Từ thực tế việc xác định nội dung và yêu cầu đối với công tác giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng nghề ở Thanh Hóa cũng chỉ được giới hạn trong một mức độ nhất định, không thể cao hơn điều kiện cho phép. Ở mỗi trường, thậm trí ngay trong các ngành của một trường cũng có những đặc điểm yêu cầu đào tạo riêng, trong đó nhu cầu về giáo dục pháp luật cũng có những yêu cầu khác nhau, nhưng dù ở trường cao đẳng nghề nào, ở góc độ ở ngành nào thì nhu cầu hiểu biết pháp luật của sinh viên để rèn luyện, hình thành nhân cách của sinh viên, để sinh viên chủ động trong ứng xử và tham
  • 39. 32 gia một cách tích cực vào các quan hệ của đời sống pháp luật nhà nước, đời sống xã hội với tư cách sinh viên- công dân là rất cần thiết. Như đã trình bày ở trên, nội dung của chương trình giáo dục pháp luật ở trường cao đẳng nghề bao gồm hai phần bắt buộc và tự chọn. Với hệ thống chương trình như thế, đã mang một số mặt tích cực đó là tính hệ thống và ổn định trong việc xây dựng dạy và học cũng như biên soạn sách giáo khoa, trong việc đào, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên cũng như thực hiện định hướng mục đích giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, nó cũng cũng có những nhược điểm nhất định đó là: nội dung của chương trình ít được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các thay đổi thường xuyên của pháp luật… đặc biệt trong điều kiện xã Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật vừa thiếu, vừa chồng chéo, vừa kém hiệu quả, kém hiệu lực, thời gian tồn tại của các văn bản không cao… luôn trong trạng thái phải sửa đổi bổ sung. Trong quá tình đổi mới toàn diện của đất nước, nhiều quan điểm khái niệm đang được nhận thức lại một cách cơ bản. Đó là sự phát triển tất yếu phù hợp với yêu cầu khách quan, mang ý nghĩa tích cực, nhưng về góc độ giáo dục, đó cũng là nét đặc thù đòi hỏi người giáo dục phải lựa chọn các nội dung giáo dục pháp luật sao cho vừa có phần “cứng” mang tính đầy đủ, ổn định, vừa có phần” mềm” mang tính chất linh hoạt để đảm bảo cả hai yêu cầu của quá trình giáo dục pháp luật là tinh hệ thống và tính cập nhật. Bên cạnh đó cần có nội dung giáo dục pháp luật luôn luôn phát triển, luôn luôn biến động, chính vì vậy mà quá trình dạy và học phải thường xuyên đổi mới đối với mỗi người, nếu không sẽ khiến cho nó trở nên lạc hậu, lỗi thời, không bắt kịp với tri thức pháp luật mới. Tóm lại: Nội dung của giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng nghề chính là nội dung chương trình dạy môn học pháp luật, tuy đây là nội dung cơ bản, góp phần quan trọng trong tính quyết định hiệu quả của quá trình giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề. Có nhiều ưu
  • 40. 33 điểm tích cực như có tính hệ thống, có mục đích giáo dục pháp luật được định hướng cơ bản nhưng lại chậm bổ sung, chưa bắt kịp được với thực tế, do đó cần được bổ trợ bằng các chương trình giáo dục pháp luật mang tính cập nhật cao như giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường các hoạt động ngoại khóa, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 1.2.4.2. Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp Đối với trường cao đẳng nghề, đối tượng giáo dục pháp luật là những sinh viên, họ là những người thành niên, đã trải qua học tập và rèn luyện trong suốt quá trình học phổ thông. Khi tốt nghiệp ở trường cao đẳng nghề họ trở thành những người lao động có tri thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo nghề ở trình độ được đào tạo cao đẳng. Sinh viên của trường cao đẳng nghề nói chung và sinh viên của trường cao đẳng nghề Thanh Hóa nói riêng thì quá trình giáo dục pháp luật chịu sự tác động có tổ chức, có định hướng, vì thế sự hiểu biết về trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, nghề nghiệp của người được giáo dục là yêu cầu hàng đầu. Đồng thời, người giáo dục phải nắm vững tri thức pháp luật, biết cách giáo dục, phải là tấm gương mẫu mực về sự tôn trọng và chấp hành pháp luật. Ưu điểm của sinh viên là tầng lớp xã hội tiến bộ, được tiếp thu có hệ thống tri thức tinh túy của nhân loại nói chung và của dân tộc, đất nước nói riêng. Sinh viên là những người có khả năng sáng tạo, tích cực nhạy bén năng động trong học tập, nghiên cứu ứng dụng cũng như các quan hệ xã hội. Sinh viên có khả năng mong muốn trở thành lao động trí óc, do đó luôn tò mò, ham hiểu biết, chịu khó học hỏi, thích cái mới và thường có quyết tâm cao để thực hiện các quyết định của mình. Trong xã hội ngày nay, với những cơ hội mới, sinh viên không chỉ đơn thuần chỉ có học mà còn rất năng động, sáng tạo trong việc vận dụng những
  • 41. 34 tri thức đã học vào cuộc sống phục vụ bản thân và xã hội, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp” dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Tuy vậy, sinh viên cũng có những hạn chế nhất định như nông nổi, bồng bột, dễ bị kích động, khó kềm chế, đôi khi tự cao tự mãn, thích đua đòi, phóng khoáng… chính vì vậy mà việc giáo dục pháp luật cho sinh viên cho sinh viên ở trường cao đẳng nghề không chỉ thông qua chương trình đào tạo dưới góc độ của môn học mà còn phải biết kết hợp với các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để đem lại kết quả cao nhất. Song song với việc đưa nội dung kiến thức pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học, hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên ở trường cao đẳng nghề thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên được triển khai trong các trường học và góp phần quan trọng tạo nên ý thức pháp luật của sinh viên. Phải khẳng định rằng việc giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp là một trong những giải pháp hữu hiệu trong điều kiện đưa các nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa gặp nhiều khó khăn do việc phải đảm bảo chương trình, thời lượng học tập của sinh viên, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều kiến thức gây quá tải cho sinh viên. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, sinh viên sẽ tiếp thu được kiến thức pháp luật một cách tự nhiên sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp đẫn tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều học sinh tham gia. Các nội dung pháp luật được giáo dục trong các trường Cao đẳng nghề thường gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách sinh viên tập trung vào nhiều lĩnh vực như: giáo dục về quyền trẻ em, bảo vệ môi trường, chấp hành luật giao thông, phòng chống ma túy, tội phạm và các tệ nạn xã hội trong học đường, phòng chống HIV/AIDS, Luật nghĩa vụ quân sự, giáo dục giới tính và kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình…
  • 42. 35 Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và nhận thức của người học như: lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động như sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn theo chủ đề pháp luật; xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, nghe nói chuyện về pháp luật (tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông địa phương, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội…); tổ chức tham dự phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội, tham quan trụ sở các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, học tập nội quy, quy chế nhà trường; tổ chức các trò chơi, thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến pháp luật (sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/ AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính…), giáo dục pháp luật trong trường học dưới các hình thức ngoại khóa đã tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút được đông đảo học sinh tham gia đã góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật cho sinh viên. Trong quá trình giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề, nội dung của nó phải bao gồm hai mặt chính: một là giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa với tư cách là môn học bắt buộc nhằm đem lại kiến thức cơ bản về pháp luật cho sinh viên, có định hướng giáo dục ổn định lâu dài, mang tính tự chủ và có sự bền vững về kiến thức pháp luật; hai là thông qua các chương trình hoạt động ngoại khóa để tạo nên sự thích thú năng động, linh hoạt cho sinh viên đối với việc tiếp cận tri thức pháp luật để có những hành vi, ứng xử cho phù hợp với chuẩn mực pháp luật mà sinh viên tham gia trong quan hệ xã hội đó.
  • 43. 36 Kết luận chương 1 Trong nội dung chương một luận văn chủ yếu nêu lên cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật và giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng nghề tỉnh Thanh Hóa, toàn bộ nội dung được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau: - Nêu lên khái niệm, vai trò nội dung của giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật ở trường cao đẳng nghề. - Phân tích nội dung, vai trò giáo dục pháp luật cho sinh viên ở các trường cao đẳng nghề. Qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho cho sinh viên trong các trường cao đẳng nghề Thanh Hóa nói riêng để từ đó làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng và nêu lên quan điểm, giải pháp ở chương hai và chương ba.
  • 44. 37 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TỈNH THANH HÓA 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa * Yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên - Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực bắc của Trung Bộ Việt Nam, có đường biên giới với Lào và có bờ biển thuộc Vịnh Bắc Bộ. Với vị trí nằm ở vĩ tuyến 19o 18’Bắc đến 20o 40’ Bắc, kinh tuyến 104o 22’Đông đến 106o 05’ Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106km2 , đứng thứ sáu trong cả nước, chia làm ba vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi.Thanh Hóa có thềm lục dài 18.000km. Khí hậu: Thanh Hóa nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa. Thanh Hóa có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm 230 c – 240 c độ ẩm không khí biến đổi theo mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85% lượng mưa lớn, thường xuất hiện bão lũ thất thường không theo tính quy luật, mức độ ngày càng nhiều, cường độ ngày càng tăng, phạm vi xảy ra khắp vùng miền gây hậu quả nghiêm trọng đến người dân. Bên cạnh đó Thanh Hóa có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng theo phương pháp của FAO – UNESCO Thanh Hóa có tới 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau như:
  • 45. 38 đất cát, đất phù sa, đất đen, đất xám, đất đỏ… tài nguyên nước mặn tương đối phong phú và đa dạng với 4 hệ thống sông chính là: sông Hoạt, sông Chu, sông Yên, sông Lạch Bạng. Với 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tài nguyên rừng (theo kết quả kiểm tra 2010) có diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng 600627,66 ha, tỷ lệ che phủ đạt 54% với hệ động vật rừng phong phú nhưng do nhiều năm bị săn bắn nên giảm sút nhiều. Tuy nhiên hiện nay vẫn phong phú so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ. Trong một số khu rừng còn xuất hiện bò rừng, nai, hoẳng, vượn, khỉ, lợn rừng và nhiều loại chim thú, bò sát khác trong đó có nhiều loại quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả thế giới. Trữ lượng rừng của Thanh Hóa thoải loại dưới trung bình, ước tính khoảng 16,6 triệu m3 gỗ và hơn 900 triệu cây tre nứa. Hơn 90% rừng gỗ là rừng non, rừng nghèo. Rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 6,6% diện tích rừng gỗ trong tỉnh Với rừng bờ biển dài 102km (từ Cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nầm, Tỉnh Gia) vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km2 .Vùng và ven biển Thanh Hóa có tài nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên hàng hải. Vùng biển Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu nóng và lạnh tạo thành những bãi cá, tôm có trữ lượng lớn so với các tỉnh phía Bắc. Tại vùng biển Thanh Hóa đã xác định có hơn 120 loài cá, tổng trữ lượng hải sản ước khoảng 140.000 – 165.000 tấn, khả năng khai thác từ 60.000 – 70.000 tấn/năm, trong đó cá nổi chiếm hơn 60% và cá đáy chiếm gần 40%. Bờ biển dài, nhiều cửa lạch, Thanh Hóa có tiềm năng lớn về xây dựng cảng và phát triển vận tải biển, trong đó đáng chú ý nhất là khu vực Nghi Sơn, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Bạng đã và đang là tụ điểm giao lưu kinh tế và là những trung tâm nghề cá của tỉnh đồng thời cũng là những khu vực thuận lợi cho xây dựng cảng biển với quy mô khác nhau. Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa khá phong phú về chủng loại và
  • 46. 39 đa dạng về cấp trữ lượng. Hiện toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoáng sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như crôm, đá ốp lát, đôlômít, chì kẽm, thiếc, vônfram, antimoan, đá quý. Nhiều mỏ có trữ lượng lớn và phân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đất sét làm xi măng. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng… Bên cạnh những mặt tích cực về điều kiện tự nhiên, hiện nay Thanh Hóa đang đối mặt với những khó khăn thách thức trước sự suy kiệt về tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Nguồn nước ở dưới đất bị nhiễm bẩn bởi những vi sinh vật và asen, tình hình xâm nhập của cường triều và ngập mặn từ biển vào các sông. Chất lượng môi trường không khí trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng ô nhiễm. Tuy vấn đề ô nhiễm mới chỉ xảy ra cục bộ tại một số điểm. Nền kinh tế của Thanh Hóa đang có những tăng trưởng đáng kể nhưng đồng thời cũng gây nên áp lực đối với môi trường. Bên cạnh đó, Thanh Hóa đang phải đối mặt với nhiều tác động đến cuộc sống, kinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế, những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, nắng hạn làm tăng tính tiêu cực, tính ác liệt của thiên tai làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân đặc biệt là cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương) các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị. * Yếu tố về văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là miền đất có nền văn hóa rất lâu đời. Các nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đa Bút…Cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh hùng hào kiệt, các danh nhân như Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Triệu Trinh Nương, dòng họ Trịnh, dòng họ Nguyễn (thời kỳ Hậu Lê)…