SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 113
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
THẾ NGỌC MAI
QUYỀN CON NGƯỜI VÀ
GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế
Hà Nội – 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Thế Ngọc Mai
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
MỤC LỤC...................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO
DỤC QUYỀN CON NGƯỜI ............................................................ 5
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC
QUYỀN CON NGƯỜI ................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm quyền con người ........................................................................5
1.1.2. Tính chất của quyền con người ...................................................................9
1.1.3. Đặc điểm của quyền con người..................................................................11
1.1.4. Khái niệm giáo dục quyền con người.........................................................15
1.1.5. Mục đích giáo dục quyền con người..........................................................18
1.2. CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC QUYỀN CON
NGƯỜI; HÌNH THỨC, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN
CON NGƯỜI ................................................................................................ 20
1.2.1. Chủ thể giáo dục quyền con người.............................................................20
1.2.2. Khách thể, đối tượng giáo dục quyền con người .......................................22
1.2.3. Hình thức giáo dục quyền con người .........................................................25
1.2.4. Nội dung giáo dục quyền con người ..........................................................27
1.2.5. Phương pháp giáo dục quyền con người....................................................30
1.3. GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI – ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG ĐỐI
VỚI XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN........................................... 36
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI ........ 41
1.4.1. Ý thức pháp luật của mỗi người dân ..........................................................41
1.4.2. Hệ thống thể chế cầm quyền ......................................................................43
1.4.3.Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................44
1.5. CÁC TIỀN ĐỀ ĐẢM BẢO GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI ......... 44
1.5.1. Tiền đề, điều kiện chính trị.........................................................................44
iii
1.5.2. Tiền đề, điều kiện về kinh tế ......................................................................46
1.5.3. Tiền đề, điều kiện về xã hội và nhận thức xã hội.......................................46
1.5.4. Tiền đề, điều kiện pháp lý ..........................................................................47
1.5.5. Tiền đề, điều kiện về nguồn nhân lực và vật lực........................................50
1.6. KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CỦA LIÊN HỢP
QUỐC VÀ CHÂU ÂU ............................................................................. 53
1.6.1. Giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc.........................................53
1.6.2. Giáo dục quyền con người ở châu Âu....................................................... 56
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP GIÁO DỤC
QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................... 65
2.1. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY65
2.1.1. Hoạt động giáo dục quyền con người trong trường học ............................66
2.1.2. Hoạt động giáo dục quyền con người bên ngoài trường học .....................79
2.2. NHỮNG THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN RÚT RA TỪ THỰC
TIỄN GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA ........................................................................................................................................... 81
2.2.1. Những thành tựu.........................................................................................81
2.2.2. Những tồn tại..............................................................................................85
2.2.3. Nguyên nhân rút ra từ thực tiễn giáo dục quyền con người ở Việt Nam
trong thời gian qua................................................................................................90
2.3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC QUYỀN CON
NGƯỜI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ............................................................... 91
2.3.1. Phương hướng chung .................................................................................91
2.3.2. Các giải pháp tăng cường giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay .95
KẾT LUẬN ................................................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 105
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người, hay nhân quyền, là một giá trị cơ bản, quan trọng của nhân
loại. Đó là thành quả của sự phát triển lịch sử, là một đặc trưng của xã hội văn
minh. Quyền con người cũng là một quy phạm pháp luật, đương nhiên nó đòi hỏi tất
cả mọi thành viên của xã hội, không loại trừ bất cứ ai, đều có quyền và nghĩa vụ
phải tôn trọng các quyền và tự do của mọi người.
Được chính thức pháp điển hóa trong luật quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, quyền con người đã trở thành một hệ thống các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế có
tính chất bắt buộc với mọi quốc gia, và việc tôn trọng, bảo vệ các quyền con người
đã trở thành thước đo về trình độ văn minh của các nước và các dân tộc trên thế
giới. Ở Việt Nam, kể từ khi giành độc lập năm 1945, Đảng và Nhà nước ta luôn chú
trọng đến quyền con người. Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 được coi là một văn kiện có tính
lịch sử trên phương diện quốc tế về quyền con người. Trên cơ sở đó, quyền con
người đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp nước ta: Hiến pháp năm 1946,
Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và gần đây nhất là
Hiến pháp 1992 sửa đổi ngày 28 tháng 11 năm 2013 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội
Khóa XIII.
Mặc dù quyền con người có ứng dụng và ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến
mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội nhưng do một số nguyên nhân, hoạt
động giáo dục về quyền con người ở nước ta còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn tới
một số hệ quả tiêu cực đó là do thiếu kiến thức về quyền, người dân không biết tự
bảo vệ các quyền của mình, đồng thời thiếu ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện
các nghĩa vụ công dân, dẫn đến sự vi phạm các quyền hợp pháp của người khác
hoặc của cộng đồng.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, việc giáo dục nhân
quyền có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết vì nó thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt
Nam với thế giới và khu vực, góp phần xây dựng nền văn hóa nhân quyền toàn cầu.
2
Xuất phát từ những nhu cầu lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu làm rõ cơ
sở lý luận, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những khuyết điểm còn tồn tại
của giáo dục nhân quyền; đồng thời xác định phương hướng hoàn thiện hóa giáo
dục nhân quyền là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề giáo dục pháp luật nói chung đã nhận được sự quan tâm của nhiều cơ
quan, tổ chức và các nhà khoa học. Từ năm 1995 tới nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau:
+ Công trình đã viết thành sách:
Bàn về giáo dục pháp luật của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai,
NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995; Sống và làm việc theo pháp luật - Một số
vấn đề giáo dục pháp luật cho thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1997; Giáo
dục quyền con người, Những vấn đề lý luận và thực tiễn của GS.TS Võ Khánh Vinh
chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 2011...
+ Các đề tài khoa học cấp Nhà nước và cấp bộ:
Tìm kiếm mô hình giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người, Đề
tài khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1995;
Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta hiện nay,
Đề tài khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000; Cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình quốc gia về phổ biến giáo dục
pháp luật trong giai đoạn tới, Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp, 2004...
+ Các luận án, luận văn:
Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật
học của tác giả Dương Thanh Mai, 1996; Giáo dục pháp luật trong các trường đại
học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay,
Luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Đinh Xuân Thảo, 1996; Giáo dục quyền
con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Luận văn
3
thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Hữu Trí,, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội 2001 và một số luận văn thạc sĩ luật học, luận văn cử nhân của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở khác.
Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận và thực tiễn
trong hoạt động giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ. Tuy nhiên, có thể nói rằng,
hiện nay vẫn có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục quyền con
người. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu có hệ thống trên cơ sở kế thừa có chọn lọc
kết quả nghiên cứu của các công trình, tài liệu khoa học trên và các tài liệu khác có
liên quan về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng của vấn đề quyền con
người, giáo dục quyền con người để xác định được phương hướng, đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục quyền con người trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ:
- Tìm hiểu những khái niệm, tính chất và đặc điểm của quyền con người;
- Hệ thống hóa lý luận chung về giáo dục quyền con người;
- Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục quyền con người ở Việt Nam
hiện nay;
- Từ thực trạng đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường
hiệu quả công tác giáo dục quyền con người.
4
4. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Luận văn phân tích khái niệm, tính chất, đặc điểm của quyền con người, trên cơ
sở đó làm nền tảng để nghiên cứu vấn đề giáo dục quyền con người qua những kết
quả khảo sát thực tiễn vấn đề này ở nước ta thời gian qua. Do vấn đề giáo dục
quyền con người còn khá mới ở nước ta, nên tác giả xác định tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận cơ bản, thực trạng và giải pháp về giáo dục quyền con người.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác
– Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với
quyền con người, với giáo dục quyền con người ở nước ta.
- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng
hợp để đánh giá thực trạng giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay
nhằm phân tích, luận chứng một cách khoa học phương hướng, giải pháp
tăng cường giáo dục quyền con người ở nước ta.
6. Điểm mới của Luận văn
Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu tương đối có hệ thống về giáo dục
quyền con người ở nước ta hiện nay, trên cơ sở tính đặc thù của quyền con người và
hoạt động giáo dục quyền con người, Luận văn đánh giá thực trạng và phân tích
nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giáo dục quyền con người ở nước ta trong thời
gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt vấn đề giáo
dục quyền con người ở Việt Nam.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền con người và giáo dục quyền con người
Chương 2: Thực trạng và quan điểm, giải pháp giáo dục quyền con người ở
Việt Nam hiện nay
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC
QUYỀN CON NGƯỜI
1.1.1. Khái niệm quyền con người
Quyền con người, theo định nghĩa trong “Đại từ điển Tiếng Việt” của Viện
Ngôn ngữ học, cũng chính là “nhân quyền” [34]. Cho đến nay, chúng ta phải thừa
nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học “kinh điển” nào về quyền
con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ [John Locke (1632–1704)],
Rútxô [Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778)]… và sau này Mác [Karl Heinrich
Marx (1818 – 1883)], Engen [Friedrich Engels (1820 - 1895)], Lênin [Vladimir
Ilyich Lenin (1870 – 1924)] cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm
này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác. Nhìn lại
quá khứ và hiện tại, quyền con người thường được nhìn nhận theo các khuynh
hướng khác nhau, trong đó chủ yếu theo bốn khuynh hướng là: tự nhiên, thực định,
kinh tế và quan niệm [38].
 Khuynh hướng “quyền tự nhiên”:
Những tư tưởng coi quyền con người là quyền “tự nhiên”, “trời phú” đã xuất
hiện ngay từ thời cổ đại. Ở Trung Quốc, Mặc Tử (479-381 trước Công nguyên) đã
cho rằng quyền bình đẳng tự nhiên của con người đó là “ý trời”. Theo đó, mỗi
người đều có quyền tham gia công việc Nhà nước tuỳ theo đạo đức và tài năng của
họ, chứ không phải do dòng dõi quyết định. Cũng như vậy, mỗi người đều có các
quyền giống nhau và đều bị trừng phạt nếu phạm tội. Ở Hy Lạp cổ đại, các nhà triết
học cũng có những tư tưởng tương tự.
Giai cấp tư sản khi thực hiện cách mạng tư sản, đã coi quyền con người như một
vũ khí của mình để tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến, và để tập hợp lực
lượng trong xã hội; do đó ngay từ thế kỷ XVIII vấn đề nhân quyền đã được giai cấp
6
tư sản đề cập, tiêu biểu như trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
năm 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789.
Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ dựa trên Mười tu chính án do James Madison (1751
– 1836) đưa ra. Các tu chính án này hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang,
bảo vệ quyền của tất cả công dân, những người sinh sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Trong các quyền được liệt kê mà các tu chính án này đảm bảo có: tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do tôn giáo; quyền được mang vũ khí của người dân; quyền tự do
hội họp; quyền tự do kiến nghị; quyền không bị lục soát và tịch thu vô lý; quyền
không bị hình phạt tàn bạo và bất bình thường; quyền không bị tự buộc tội do bị ép
buộc. Đạo luật Nhân quyền cũng hạn chế quyền của Quốc hội bằng cách cấm Quốc
hội ban hành luật về thành lập tôn giáo và cấm chính quyền liên bang tước quyền
sống, quyền tự do hay tài sản của bất kỳ người nào mà không thông qua tố tụng
pháp luật.
Trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, quyền con người là
những quyền được bảo hộ “Quốc hội thừa nhận và tuyên bố, với sự chứng kiến và
sự bảo hộ của đấng tối cao, các quyền sau đây của con người là của con người và
của công dân” [19, tr.21].
Nội dung Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp được tiếp tục thể hiện
trong Hiến pháp của Cộng hòa Pháp năm 1958, với tư tưởng chủ đạo là “Hoạt động
tự do của con người là một quyền tự nhiên, vì vậy, không cần phải liệt kê lại những
quyền gì là được phép: tất cả những gì luật pháp không nghiêm cấm đều được phép
làm; ngược lại, cần phải xác định rõ những điều cần nghiêm cấm, dĩ nhiên là có xét
đến những quy định trong Hiến pháp”[15, tr.370].
Về mặt xã hội, thuyết quyền tự nhiên mang ý nghĩa phản kháng. Nó là tư tưởng
của các lực lượng tiến bộ chống lại trật tự xã hội bất công, bất bình đẳng. Vì thế,
không chỉ trong quá khứ, mà cả ngày nay thuyết này vẫn có ý nghĩa nhất định.
Thuyết quyền tự nhiên có điểm tích cực là đề cao con người với tư cách là sản
phẩm cao nhất, tinh tuý nhất của sự phát triển tự nhiên. Nhưng nhược điểm của nó
7
là ở chỗ, nó che lấp nguồn gốc xã hội của quyền con người và do đó, không thấy
tính lịch sử, tính giai cấp, sự phát triển trong những đòi hỏi về quyền con người.
 Khuynh hướng “thực định”:
Trái với khuynh hướng quyền tự nhiên – khuynh hướng không đề ý đến mặt
pháp luật và Nhà nước của quyền con người, khuynh hướng thực định lại coi quyền
con người là tất cả những gì mà Nhà nước thông qua pháp luật để quy định cho cá
nhân. Chỉ những gì pháp luật cho phép tự do làm hay không làm thì mới là quyền
con người, và chỉ được coi là quyền con người khi một hành vi hay một yêu cầu của
cá nhân là hợp pháp.
Khuynh hướng thực định có điểm hợp lý là đã gắn quyền con người với pháp
luật, với ý chí mà Nhà nước (mà điều này thì không thể bỏ qua được, vì quyền con
người tất nhiên phải tồn tại dưới hình thức pháp luật).
Nhưng, nó cũng có nhược điểm ở chỗ, chỉ coi ý chí Nhà nước là nguồn gốc của
quyền con người, coi trọng tính hợp pháp của quyền, song lại không để ý đến tính
hợp lý của nó – cái mà nhờ đó, ngay cả những đòi hỏi, những nhu cầu hợp lý cho
cuộc sống (nhưng chưa được pháp luật ghi nhận) cũng phải được coi là quyền con
người. Do đó, không thể coi quyền con người chỉ là cái được phép làm, được hưởng
theo pháp luật, mà còn cả cái đáng được làm, đáng được hưởng (những cái chưa
được pháp luật khẳng định, nhưng sẽ phải khẳng định).
 Khuynh hướng “kinh tế”:
Khuynh hướng kinh tế coi quyền con người là những quyền nảy sinh từ nhu cầu
của sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, khuynh hướng này coi nguồn gốc của
quyền con người là kinh tế. Không phải “trời phú” tự nhiên, cũng không phải do
Nhà nước ban phát, mà chính đời sống kinh tế của con người trao cho con người các
quyền. Giáo sư Viện khoa học xã hội Trung Quốc - Từ Sùng Ôn trong bài báo “Về
phương pháp luận nghiên cứu vấn đề nhân quyền” trích Tạp chí “Nghiên cứu triết
học”, số 12/1992 đã viết: “nhân quyền, suy cho cùng bắt nguồn từ điều kiện kinh tế
- xã hội, phản ánh lợi ích cơ bản của một giai cấp nhất định”.
8
Khuynh hướng kinh tế có điểm hợp lý ở chỗ, nó cho thấy nguồn gốc của quyền
con người là bản thân đời sống xã hội của con người. Nó tước bỏ cái vỏ “thần
thánh”, “tự nhiên”, không giải thích được của quyền con người, trả quyền con người
về với đời sống thực tại của con người. Theo khuynh hướng này, có thể đi đến quan
điểm duy vật lịch sử về vấn đề quyền con người. Nó cũng cho thấy tính giai cấp
trong những đòi hỏi về quyền con người.
Song, sẽ là không đầy đủ nếu coi quyền con người chỉ có nguồn gốc kinh tế. Quyền
con người còn bao hàm những yêu cầu về danh dự, nhân phẩm, về đời sống tinh thần,
tình cảm của con người…, nghĩa là những điều nằm ngoài phạm trù kinh tế.
 Khuynh hướng “quan niệm”:
Khuynh hướng quan niệm cho rằng quyền con người là tất cả những gì mà con
người cho là cần thiết và có giá trị đối với cuộc sống con người, tức là quyền lợi,
nhu cầu, lợi ích và những giá trị tinh thần đều có thể trở thành quyền con người.
Quyền con người là vấn đề phức tạp đa nghĩa, chứa đựng những mặt đối lập,
mâu thuẫn, nhưng không loại trừ nhau. Đó là các mặt khách quan và chủ quan, tự
nhiên và xã hội, kinh tế và tinh thần, văn hoá và chính trị, đạo lý và luật pháp. Nó
cũng là sự kết hợp giữa các yếu tố quốc tế và dân tộc, giai cấp và nhân loại, v.v…
Qua phân tích trên đây có thể rút ra kết luận: Quyền con người là những quyền
không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào; đó là: quyền sống, quyền tự
do, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được bảo vệ và bình đẳng trước pháp
luật, quyền an ninh thân thể, quyền không bị hình phạt tàn bạo và bất bình
thường…Đó cũng là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc
sống cơ bản cần được đáp ứng của con người, không bị phá hủy khi xã hội dân sự
được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc
chuyển nhượng các quyền này. Nói cách khác, quyền con người đóng vai trò “là cơ
sở để xác định tính điều chỉnh tự định đoạt của con người, khả năng độc lập của con
người trong việc giải quyết các nhu cầu cá nhân” [15,tr.21].
9
1.1.2. Tính chất của quyền con người
Quyền con người có các tính chất cơ bản sau đây:
 Tính phổ biến
Tính phổ biến của nhân quyền thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm
sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, không
có sự phân biệt đối xử vì màu da, chủng tộc, dân tộc, giới tính, độ tuổi, thành phần
xuất thân… Con người, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những
truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng
những quyền và sự tự do cơ bản.
Liên quan đến tính chất này, cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền
con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình
đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người.
 Tính đặc thù
Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức độ thụ
hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn
cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng,
mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng
riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đó. Ví dụ: ở các
nước Tây Âu, do điều kiện kinh tế phát triển nên con người ở đây được hưởng chế
độ an sinh xã hội tốt hơn nơi khác. Ngược lại, ở một số nước châu Á, do kinh tế còn
chậm phát triển nên mức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn.
 Tính không thể tước bỏ
Tính không thể tước bỏ của nhân quyền thể hiện ở chỗ các quyền con người
không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các
cơ quan và quan chức Nhà nước. Ở đây, khía cạnh “tùy tiện” nói đến giới hạn của
vấn đề. Nó cho thấy không phải lúc nào nhân quyền cũng “không thể tước bỏ”.
10
Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác
thì có thể bị tước tự do theo pháp luật, thậm chí bị tước quyền sống.
 Tính không thể phân chia
Tính không thể phân chia của nhân quyền bắt nguồn từ nhận thức rằng các
quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, nên về nguyên tắc không có
quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất
kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát
triển của con người.
Tuy nhiên, tính chất không thể phân chia không hàm ý rằng mọi quyền con
người đều cần phải được chú ý quan tâm với mức độ giống hệt nhau trong mọi hoàn
cảnh. Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất
định, miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của việc đảm bảo các quyền đó
chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị cá quyền đó. Ví dụ, trong bối cảnh
dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là
quyền được chăm sóc y tế; còn trong bối cảnh nạn đói, quyền được ưu tiên phải là
quyền về lương thực, thực phẩm. Ở góc độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần
ưu tiên thực hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn
trọng quyền của các nhóm khác. Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu
tiên thực hiện có giá trị cao hơn các quyền khác, mà là bởi các quyền đó trong thực
tế đang bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác.
 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của nhân quyền thể hiện ở chỗ việc đảm bảo
các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và
tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng
tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm
một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền
khác.
11
Thực tế cho thấy, để đảm bảo các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ
bản), cần đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên
quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống
thích đáng… vì nếu không, các quyền bầu cử, ứng cử có rất ít ý nghĩa với những
người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ. Tương tự, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã
hội, văn hóa đều gắn liền với sự phát triển của quyền dân sự, chính trị, bởi kết quả
của việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị chính là sự ổn định, lành mạnh và hiệu
quả trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội – yếu tố nền tảng để thúc đẩy các điều
kiện sống về kinh tế, xã hội, văn hóa của mọi người dân. [7]
1.1.3. Đặc điểm của quyền con người
Nhận thức chung cho rằng, quyền con người là một phạm trù đa diện, có thể
nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau như đạo đức, tôn giáo, chính trị, xã hội, pháp
luật… cụ thể như sau:
 Quyền con người từ góc độ đạo đức – tôn giáo
Những ý niệm đầu tiên về quyền con người có lẽ được nảy sinh từ quan niệm về
các chuẩn mực đạo đức – cách thức đối xử giữa người với người trong xã hội – mà
vốn có và hiện còn trong văn hóa truyền thống của hầu hết dân tộc trên trái đất. Cụ
thể, ở khắp nơi trên thế giới, người ta đều lưu truyền những quy tắc ứng xử, coi đó
là những quy luật vàng, kiểu như: nếu muốn người khác đối xử với mình như thế
nào thì hãy đối xử với người khác như thế, ác giả ác báo hoặc gieo gì gặt nấy… Rõ
ràng, ẩn chứa trong nội hàm các quy luật vàng này là yêu cầu tôn trọng các quyền,
tự do chính đáng và tự nhiên của người khác.
Những quy tắc đạo đức hàm chứa những ý tưởng về quyền con người như vậy
sau đó được đúc kết, khái quát, bổ sung và phát triển trong giáo lý của các tôn giáo.
Sức mạnh đức tin của các tôn giáo đó biến các ý tưởng về quyền con người trở
thành những quy phạm đạo đức – tôn giáo được tuân thủ rộng rãi ở nhiều xã hội,
trong đó đề cao và cổ vũ tình yêu thương đồng loại, sự công bằng, bình đẳng, tự do
và nhân phẩm – những yếu tố nền tảng của quyền con người.
12
Nhìn tổng thể, trong suốt quá trình phát triển của quyền con người, kể cả khi các
quyền con người đã được pháp điển hóa trong pháp luật quốc gia và quốc tế, nó vẫn
bị các phạm trù đạo đức và tôn giáo chi phối. Sự chi phối đó không bộc lộ, lặng lẽ,
ẩn tàng nhưng rất sâu sắc. Nói cách khác, trong suốt tiến trình phát triển của nó,
quyền con người luôn phản ánh và mang nặng dấu ấn của các giá trị và quy tắc đạo
đức, tôn giáo.
 Quyền con người từ góc độ lịch sử - xã hội
Xét tổng thể, lịch sử loài người thực chất là một quá trình phấn đấu không
ngừng để tồn tại và nâng cao các tiêu chuẩn sống, trong đó bao gồm việc phấn đấu
để xác lập và bảo vệ những giá trị tự do, bình đẳng, công bằng và nhân phẩm cho tất
cả các cá nhân thành viên của cộng đồng nhân loại. Theo dòng lịch sử, ảnh hưởng
và tác động của quyền con người ngày càng mở rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các
quy tắc, quy phạm và cơ chế; từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ quốc gia, khu vực và
quốc tế. Trong suốt quá trình phát triển này, quyền con người luôn mang những dấu
ấn về chính trị, kinh tế, văn hóa của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội
loài người.
 Quyền con người từ góc độ triết học
Trên phương diện triết học, sự hình thành, phát triển của quyền con người phản
ánh quy luật của xã hội loài người từ thấp đến cao. Cụ thể, nó phản ánh quá trình
phát triển mang tính quy luật trong nhận thức của loài người từ những khái niệm sơ
khai nhất về công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm cho đến những tư tưởng,
học thuyết và những quy phạm pháp lý về quyền con người.
Trong triết học, quyền con người từ lâu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu
với những tư tưởng, học thuyết được phát triển bởi nhiều nhà triết học nổi tiếng.
Những tư tưởng triết học về quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và
các quyền pháp lý là nền tảng lý luận cho việc pháp điển hóa các quyền con người
vào pháp luật quốc gia và quốc tế, cũng như trong việc bảo đảm thực hiện các
quyền này trên thực tế.
13
 Quyền con người từ góc độ chính trị
Ngay từ khi còn ở dưới dạng quan điểm, tư tưởng, quyền con người đã là một
vấn đề ảnh hưởng, chi phối quan hệ chính trị, cả ở phạm vi quyết định giúp giai cấp
tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến.
Sau đó, quyền con người đã trở thành một trong những vấn đề trung tâm của
cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ngay từ khi quyền con người bắt đầu được
pháp điển hóa trong luật quốc tế (kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai), vấn đề
quyền con người đã bị “chính trị hóa” một cách sâu sắc và hệ thống. Từ khi cuộc
Chiến tranh Lạnh kết thức cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù mức độ “chính trị
hóa” quyền con người đã ít nhiều giảm đi, tuy nhiên, đây vẫn là hiện thực không thể
tránh khỏi và sẽ cùng tồn tại lâu dài trong các hoạt động quốc tế về quyền con
người.
Xét ở phạm vi quốc tế, quyền con người đã trở thành một trong những vấn đề
chi phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) mạnh mẽ và toàn diện các quan hệ chính trị quốc
tế ở mọi cấp độ, từ toàn cầu, khu vực đến song phương. Xét ở phạm vi quốc gia, từ
lâu, các đảng phái chính trị trên thế giới đã nhanh chóng nhận thấy và nắm lấy
quyền con người như một thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giành và giữ
quyền lực Nhà nước. Quyền con người trở thành các tiêu chí được dùng để đánh giá
tính tiến bộ, phù hợp trong cương lĩnh tranh cử; trở thành cơ sở để các đảng phái
phê phán, chỉ trích lẫn nhau; thậm chí trở thành một yếu tố quyết định sự tồn vong
của một chính thể, một người đứng đầu Nhà nước hoặc một chế độ xã hội. Tại
nhiều nước trên thế giới hiện nay, quyền con người đã trở thành một trong các chủ
đề trung tâm không chỉ trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa các chính đảng, mà còn
trong các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia.
 Quyền con người từ góc độ pháp lý
Là một phạm trù đa diện, song quyền con người có mối liên hệ gần gũi hơn cả
với pháp luật. Điều này trước hết là bởi cho dù quyền con người có là bẩm sinh, vốn
14
có (nguồn gốc tự nhiên) hay phải do các nhà nước quy định (nguồn gốc pháp lý), thì
việc thực hiện các quyền vẫn cần có pháp luật. Hầu hết những nhu cầu vốn có, tự
nhiên của con người (các quyền tự nhiên) không thể được bảo đảm đầy đủ nếu
không được ghi nhận bằng pháp luật, mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực
thi các quyền không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức mà trở thành
những quy tắc ứng xử chugn, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất cho tất cả mọi chủ
thể trong xã hội. Chính vì vậy, quyền con người gắn liền với các quan hệ pháp luật
và là một phạm trù pháp lý.
Thực tế cho thấy, với tư cách là chủ thể của pháp luật, con người – cùng với
quyền, tự do và nghĩa vụ, những thuộc tính xã hội gắn liền với nó – luôn là đối
tượng phản ánh của các hệ thống pháp luật. Pháp luật xác lập và bảo vệ sự bình
đẳng giữa các cá nhân con người trong xã hội và sự độc lập tương đối của các cá
nhân với tập thể, cộng đồng, nhà nước, thông qua việc pháp điển hóa các quyền và
tự do tự nhiên, vốn có của cá nhân. Theo nghĩa này, pháp luật có vai trò đặc biệt,
không thay thế trong việc ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Vai
trò của pháp luật với quyền con người thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:
+ Pháp luật là phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa giá trị xã hội của các quyền
tự nhiên: Mặc dù được thừa nhận song thông thường các quyền tự nhiên không mặc
định được áp dụng trực tiếp trong xã hội. Về nguyên tắc, các nhà nước trên thế giới
chỉ bảo đảm thực hiện những quyền pháp lý – tức là có nhu cầu, lợi ích tự nhiên,
vốn có của con người đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Như vậy, chỉ khi
mang tính pháp lý, các quyền tự nhiên mới chuyển thành những quyền con người có
đầy đủ giá trị hiện thực. Pháp luật chính là phương tiện để thực hiện quá trình
chuyển hóa đó. Nó có sứ mệnh cao cả là biến những nghĩa vụ pháp lý (hay các quy
tắc cư xử chung do Nhà nước cưỡng chế thực hiện), từ đó xã hội hóa giá trị các
quyền tự nhiên của con người.
+ Pháp luật là phương tiện đảm bảo giá trị thực tế của các quyền con người: như đã
đề cập, chỉ khi được quy định trong pháp luật, việc tuân thủ và thực hiện các quyền
15
con người mới mang tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội. Ở đây, pháp luật
đóng vai trò là công cụ giúp Nhà nước bảo đảm sự tuân thủ, thực thi các quyền con
người của các chủ thể khác nhau trong xã hội, đồng thời cũng là công cụ của các cá
nhân trong việc bảo vệ các quyền con người của chính họ thông qua việc vận dụng
các quy phạm và cơ chế pháp lý quốc gia và quốc tế có liên quan.
Thực tế cho thấy, tư tưởng đề cao pháp luật, coi pháp luật là phương tiện hữu
hiệu để bảo đảm các quyền con người đã được khẳng định từ rất sớm. Từ nhiều thế
kỷ trước Công nguyên, một vị vua vĩ đại của xứ Babylon là Hammurabi (1810 –
1750 TCN) đã tuyên bố rằng, mục đích của ông trong việc ban hành đạo luật cổ nổi
tiếng (mang tên ông) là để “…ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức người yếu”. Vào
thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, một nhiếp chính quan La Mã là Arokhont Salon
đã tuyên bố ý định giải phóng cho tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật,
bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật. Trong giai đoạn sau này, tư tưởng đề cao
pháp luật với việc bảo đảm quyền con người cũng được phát triển nhiều bởi nhà tư
tưởng nổi tiếng của nhân loại, và được chứng minh bằng sự ra đời của ngày càng
nhiều các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền và tự do của con người,
từ Đại Hiến chương Magna Carta (the Magna Carta, 1251), Bộ luật về các quyền
(the Bill of Rights, 1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền của con người
và của công dân (the Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, 1789) của
nước Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (the Declaration of Independence, 1776) và Bộ luật
về các quyền (the Bill of Rights, 1789/1791) của Mỹ cho tới Tuyên ngôn toàn thế
giới về quyền con người năm 1948 và hệ thống đồ sộ hàng trăm văn kiện quốc tế về
quyền con người do Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác thông qua từ đầu
thế kỷ XX đến nay. Tất cả đã cho thấy vai trò không thể thay thế của pháp luật
trong việc bảo đảm các quyền con người.
1.1.4. Khái niệm giáo dục quyền con người
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị đập tan năm
1945, vấn đề nhân quyền đã trở thành mối quan tâm của cả Nhà nước xã hội chủ
16
nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nên khi tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời thì vấn đề cơ bản,
đầu tiên nêu ra của tổ chức này là vấn đề nhân quyền. Liên Hợp Quốc đã ban hành
hàng loạt các văn kiện khẳng định các quyền và tự do của tất cả mọi người, đặc biệt
khi Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
1948 ra đời thì vấn đề nhân quyền đã chuyển sang một bước ngoặt mới trong lịch sử
nhân loại, trở thành một quan hệ cơ bản được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế.
Trong thời gian qua, thuật ngữ “giáo dục quyền con người” cũng liên tục xuất hiện
trong các văn kiện của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực như Liên minh châu
Âu (EU), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu
Mỹ (OAS), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Đồng thời, thuật ngữ
“quyền con người” cũng xuất hiện trong văn bản của các bộ giáo dục và của các tổ
chức phi chính phủ. Tôn trọng và thúc đẩy việc bảo đảm quyền con người đã trở
thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, vấn đề giáo dục quyền con người, cũng vì
đó, trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về giáo dục quyền con người:
“Giáo dục quyền con người được định nghĩa là các nỗ lực về đào tạo, phổ biến
và thông tin nhằm tạo lập nền văn hóa toàn cầu về quyền con người thông qua
truyền đạt kiến thức, các kỹ năng, hình thành các thái độ và hướng tới: Tăng cường
tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản; Phát triển đầy đủ nhân cách con
người và ý thức về nhân phẩm; Tăng cường hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới
và tính hữu nghị giữa các dân tộc, người bản địa và các nhóm chủng tộc, quốc gia,
đạo đức, tôn giáo và ngôn ngữ...” [36, tr.33].
“Giáo dục quyền con người là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục
đích của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri
thức về quyền con người để biết tự mình bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền
của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực trong pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người” [2].
“Giáo dục quyền con người là tất cả quá trình học hỏi để phát triển kiến thức,
kỹ năng và các giá trị của quyền con người, nhằm thúc đẩy sự công bằng, khoan
17
dung, nhân phẩm, cũng như tôn trọng các quyền và nhân phẩm của người khác”
[36].
Trong cuốn sách Hướng dẫn giáo dục nhân quyền xuất bản tại Đại học
Minnesota của Mỹ năm 2000, bà Nancy Flowers – một nhà giáo, nhà hoạt động
nhân quyền của Mỹ đã định nghĩa giáo dục nhân quyền là “tất cả những hiểu biết
nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng và các giá trị của nhân quyền.” Theo bà, giáo
dục nhân quyền liên quan đến sự kết hợp xem xét giữa các yếu tố bên trong và bên
ngoài. Sự hiểu biết về nhân quyền tất yếu gắn với việc áp dụng hệ thống giá trị nhân
quyền trong mối quan hệ giữa con người với con người, trong gia đình và với các
thành viên trong cộng đồng. Trong đó, bà nói đến kỹ năng “phát triển con người”,
đó là những kỹ năng công nhận thiên hướng của bản thân mỗi người, chấp nhận
những khác biệt và chịu trách nhiệm bảo vệ quyền của những người khác. Tuy
nhiên, trong công việc của mình, những người lập chương trình giáo dục nhân
quyền phải tính đến bối cảnh xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và khả năng tác
động của việc giáo dục đó đối với chuyển biến của xã hội.
Còn theo bà Felisa Tibbitts – giám đốc Hiệp hội nhân quyền của Mỹ thì “về cơ
bản, giáo dục nhân quyền là hoạt động xây dựng các nền văn hóa nhân quyền trong
các cộng đồng của chúng ta.”
Theo một định nghĩa khác của ông Shulamith Koening – người sáng lập “Thập
kỷ giáo dục nhân quyền toàn dân” (PDHRE) thì giáo dục nhân quyền là “để mọi
người biết về nhân quyền và đưa ra đòi hỏi về nhân quyền” [36, tr.30].
Như vậy, nói một cách đơn giản, giáo dục quyền con người là một quá trình
nhằm truyền đạt các kiến thức, các kỹ năng để người học có những hiểu biết về
quyền con người, những giá trị phẩm giá, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, sự tôn trọng
và hiểu biết về quyền của người khác, tôn trọng pháp luật để từ đó thúc đẩy mọi
người tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội và cùng nhau xây dựng một “nền
văn hóa nhân quyền” chung [14]. Đó cũng là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cho mỗi cá nhân trong cộng đồng
18
hiểu rõ những quyền cơ bản của họ, đồng thời giúp họ hiểu được cách thức bảo vệ
các quyền đó cũng như đạt được các kỹ năng để có thể sử dụng các quyền này trong
cuộc sống.
1.1.5. Mục đích giáo dục quyền con người
Mục đích là cái nhằm đạt được sự mong muốn, hoài bão, ý chí của một con
người hay tổ chức thông qua suy nghĩ và các hoạt động cụ thể trong cuộc sống. Mục
đích giáo dục quyền con người là một vấn đề vô cùng quan trọng trong giáo dục
quyền con người, vì không những nó chi phối, ảnh hưởng một cách toàn diện và sâu
sắc đến những yếu tố quan trọng khác của xã hội, mà còn chi phối, ảnh hưởng một
cách toàn diện và sâu sắc về mọi mặt trong đời sống của con người – động lực và
mục tiêu phát triển của xã hội. Giáo dục quyền con người có nhiều mục đích khác
nhau, nhưng ta có thể dựa vào “bộ ba mục đích” của phổ biến giáo dục pháp luật
nói chung để xác định mục đích của việc giáo dục quyền con người. Mục đích giáo
dục pháp luật bao gồm ba tiêu chí:
Tiêu chí 1: đạt được mục đích nhận thức pháp luật
Tiêu chí 2: đạt được mục đích thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật
Tiêu chí 3: đạt được mục đích hành vi, phù hợp pháp luật [24, tr.3-8].
Giáo dục ý thức quyền con người, theo ba tiêu chí đó, cũng nhằm những mục
đích chính như sau:
Mục đích nhận thức: Giáo dục quyền con người nhằm hình thành và mở rộng tri
thức về quyền con người. Mục đích cảm xúc: giáo dục quyền con người nhằm
hình thành tình cảm và lòng tin đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền
con người. Mục đích hành vi: giáo dục quyền con người nhằm hình thành động
cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực để bảo đảm, bảo vệ và thực
hiện quyền con người.
Mục đích giáo dục quyền con người là nhằm khơi gợi biến đổi nhận thức, năng
lực, tình cảm và thái độ của đối tượng theo hướng tích cực, góp phần hoàn thiện
nhân cách đối tượng bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội, nhằm xây dựng nguồn lực con
19
người – động lực của sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, mục đích giáo dục quyền
con người còn tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của việc bảo vệ quyền con người và sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc.
Giáo dục quyền con người cũng đồng thời cung cấp một cơ sở cho việc giải
quyết xung đột và thúc đẩy các trật tự xã hội. Quyền của con người thường xuyên
xung đột, ví dụ khi một người vi phạm vào trật tự an toàn xã hội, họ đã xung đột với
quyền tự do của người khác. Vì vậy, hiểu biết về quyền con người cũng tạo ra một
khuôn khổ để phân tích và giải quyết các xung đột. Giáo dục quyền con người đồng
thời cũng là việc dạy các kỹ năng về đàm phán, thương lượng và đồng thuận. Mục
đích của giáo dục nhân quyền, theo Liên Hợp Quốc, cũng là “Xây dựng một nền
văn hóa nhân quyền toàn cầu và cho tất cả mọi người – xây dựng mối quan hệ hợp
tác trên toàn cầu vì nhân quyền – thúc đẩy sự khoan dung trong tư tưởng nhân
quyền rộng khắp thế giới” (theo Thông điệp các đại diện cao ủy Liên Hợp Quốc về
nhân quyền nhân ngày nhân quyền năm 1997).
Người ta vẫn thường kêu gọi thực hiện các phong trào giải phóng con người,
song có thể nói, chỉ có thể giải phóng con người dựa trên hiểu biết về quyền con
người. Giáo dục quyền con người thông qua chuyển giao kiến thức, xây dựng kỹ
năng và hình thành quan điểm được coi là nền tảng để thực hiện công tác phòng
ngừa các vi phạm và trao cho con người quyền năng để tự giải phóng mình.
Thúc đẩy quyền con người trước hết là làm cho con người nhận thức được
quyền con người để họ biết được các quyền của mình, hướng dẫn mọi người cách
sử dụng các quyền đó một cách tốt nhất. Để đạt được mục đích này cần có sự tham
gia của nhiều bên, trong đó có cả ngành giáo dục và các tổ chức phi chính phủ
(NGO).
Tổ chức Ân xá quốc tế tin rằng, học về quyền con người là bước đầu tiên hướng
tới sự tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Các chương trình giáo
20
dục về quyền con người được xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy việc giảng dạy về
quyền con người. Các chương trình này phải được thiết kế để giúp các giáo viên của
các trường từ mẫu giáo cho đến các trường đại học cũng như các nhà giáo dục làm
việc trong các tổ chức phi chính thức như là các tổ chức cộng đồng, các diễn đàn xã
hội, giáo dục nhân quyền… đều có thể sử dụng được nhằm để thúc đẩy các nguyên
tắc về quyền con người và hệ thống các giá trị được thiết lập bởi Tuyên ngôn thế
giới về quyền con người.
Giáo dục quyền con người giúp cho người dân cảm nhận được sự quan trọng của
quyền con người, tiếp thu các giá trị về quyền con người và hòa nhập vào nó theo
cách mà họ sống. Những giá trị và thái độ về quyền con người bao gồm:
- Củng cố sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản (Điều 30.2
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người);
- Giáo dục việc tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình;
- Hiểu về bản chất của phẩm giá con người và tôn trọng phẩm giá của người
khác;
- Cảm thông với những người bị vi phạm quyền và đoàn kết với họ;
- Công nhận rằng việc mọi công dân đều có quyền con người là một điều kiện
tiên quyết để có một xã hội công bằng và nhân đạo;
- Quan niệm rằng khía cạnh quyền con người về dân sự, xã hội, chính trị, kinh
tế và văn hóa là vấn đề gây xung đột ở khắp nơi trên thế giới;
- Tin tưởng rằng hợp tác thì tốt hơn là xung đột.
Tóm lại, mục đích của việc giáo dục quyền con người là để hướng con người
vào việc phát triển có đủ đức, đủ tài, nói cách khác là nhằm trang bị và hoàn thiện
cho con người, làm cho cá nhân con người trở nên hữu ích hơn với gia đình và cộng
đồng xã hội…
1.2. CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC QUYỀN CON
NGƯỜI; HÌNH THỨC, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN
CON NGƯỜI
1.2.1. Chủ thể giáo dục quyền con người
21
Theo từ điển tiếng Việt, có thể hiểu chủ thể “là đối tượng gây ra hành động
mang tính tác động trong quan hệ đối lập với đối tượng chi phối của hoạt động tác
động, gọi là khách thể.” Lý luận giáo dục cho rằng, chủ thể giáo dục là những thày,
cô giáo và tất cả những người làm công tác giáo dục khác.
Vận dụng quan niệm trên vào giáo dục quyền con người có thể thấy rằng, tuy
đây là một dạng của giáo dục, nhưng nó có những đối tượng, phương pháp, hình
thức giáo dục khác với giáo dục trong các nhà trường. Người thực hiện hành động
giáo dục quyền con người không phải chỉ có những người thày, cô giáo, những cá
nhân làm công tác giáo dục, mà còn cả các tổ chức, cơ quan được giao nhiệm vụ
hoặc tự nhận nhiệm vụ giáo dục quyền con người trước cộng đồng, xã hội; hoặc các
tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tham gia thực hiện qua các phương tiện
thông tin đại chúng, qua sách báo và ở mọi nơi, mọi lúc, vì thế nếu coi chủ thể của
giáo dục quyền con người chỉ là cá nhân những người làm công tác giáo dục thì sẽ
không đầy đủ. Ở đây, chủ thể của giáo dục quyền con người là những cá nhân,
những cơ quan, tổ chức làm công tác giáo dục trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao hoặc mang tính tự nguyện, mang tính trách nhiệm xã hội đã tham gia góp phần
vào việc thực hiện các mục tiêu giáo dục quyền con người [31].
Việc xác định chủ thể của giáo dục quyền con người có ý nghĩa rất quan trọng
trong lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục quyền con người. Trên cơ sở mối quan
hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể, đối tượng giáo dục trong hoạt
động giáo dục quyền con người – chủ yếu là các hoạt động có ý thức, có mục đích,
có kế hoạch của người giáo dục lên đối tượng giáo dục – cho phép xác định đúng
mức những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận tác động lên hoạt động giáo
dục quyền con người; cũng như cho phép xác định chính xác yêu cầu khách quan
của chủ thể giáo dục quyền con người trong việc xác định nội dung, hình thức,
phương tiện, biện pháp thích hợp để tiếp cận với đối tượng giáo dục quyền con
người một cách có hiệu quả nhất.
22
1.2.2. Khách thể, đối tượng giáo dục quyền con người
 Khách thể giáo dục quyền con người
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về khách thể. Tùy theo tính chất,
phương pháp, đối tượng nghiên cứu khác nhau mà các ngành khoa học khác nhau có
những quan niệm về các loại khách thể và đối tượng nghiên cứu của mình. Cụ thể:
Theo khoa học pháp luật: “Khách thể quan hệ pháp luật là những gì mà các bên
mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, là cái mà quan hệ pháp
luật hướng tới, tác động tới, đó là những lợi ích vật chất, chính trị, tinh thần [25].
Một số nhà nghiên cứu đồng nhất khách thể với đối tượng giáo dục pháp luật
dựa trên khái niệm về khách thể của Từ điển Tiếng Việt và quan niệm đồng nhất
giáo dục của khoa học sư phạm. Những người này cho rằng: “Khách thể (đối tượng)
giáo dục pháp luật ở đây không phải chỉ là những cá nhân, những nhóm người
chung chung mà còn bao hàm cả những yếu tố bên trong của họ như nhận thức tình
cảm, cảm xúc, hành vi, hành động cụ thể của họ phù hợp với pháp luật” [14, tr.16].
Theo tôi, khách thể của giáo dục quyền con người là ý thức/nhận thức, những
thói quen, nếp sống, hành vi ứng xử của công dân, của các nhóm cộng đồng và toàn
xã hội, thể hiện trình độ nhất định của nền văn hóa pháp lý. Còn đối tượng giáo dục
quyền con người là những cá nhân công dân, hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ
thể, tiếp nhận tác động của các loại hoạt động giáo dục quyền con người mà ý thức
và hành vi của họ là khách thể của giáo dục quyền con người. Nghĩa là khách thể và
đối tượng của giáo dục quyền con người là hai phạm trù mang ý nghĩa khác nhau.
Nếu đồng nhất hai phạm trù này, trước hết thể hiện sự xem nhẹ kết quả mong
muốn đạt được của hoạt động giáo dục quyền con người và không thấy hết sự khác
biệt về tính chất, vai trò, quan hệ tác động qua lại giữa khách thể và đối tượng của
giáo dục này. Trong quan hệ giữa đối tượng và khách thể thì đối tượng giáo dục
quyền con người có vai trò tiếp nhận sự tác động của hoạt động giáo dục và là cơ sở
của sự tồn tại của khách thể khi kết thúc hoạt động giáo dục quyền con người, và là
phương tiện để khách thể thông qua đó mà biểu đạt ra ngoài. Hơn nữa, nếu đồng
23
nhất khách thể với đối tượng giáo dục quyền con người sẽ không cho phép chúng ta
xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp vì mỗi đối tượng giáo dục khác
nhau luôn chứa đựng những yếu tố đặc thù đòi hỏi phải có nội dung, phương pháp
giáo dục thích hợp với yếu tố đặc thù đó, hoặc không thấy hết được vai trò tác động
trở lại của khách thể đối với đối tượng giáo dục khi nó đã hình thành và phát huy
hiệu quả.
 Đối tượng của giáo dục quyền con người
Đối tượng của giáo dục quyền con người là một trong những vấn đề cơ bản của
lý luận giáo dục. Cũng như các dạng giáo dục khác, việc xác định nội dung, phương
pháp, hình thức giáo dục thích hợp nhằm thu được hiệu quả giáo dục cao phụ thuộc
rất nhiều vào việc nghiên cứu, đánh giá đúng đắn, toàn diện về đối tượng giáo dục
nói chung và giáo dục quyền con người nói riêng.
Đối tượng giáo dục quyền con người trước hết là toàn bộ cá nhân đang tồn tại
trong cộng đồng nhân loại bao gồm tất cả các dân tộc trong mối quan hệ quốc tế.
Trong mỗi dân tộc cụ thể, đối tượng của giáo dục quyền con người là những cá
nhân công dân, những nhóm, cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận những tác động của
hoạt động giáo dục quyền con người, vừa mang tính quốc tế, vừa mang tính quốc
gia mà ý thức và hành vi của họ là khách thể của giáo dục quyền con người.
Đối tượng giáo dục quyền con người ở Việt Nam vừa mang những đặc điểm
chung của cộng đồng nhân loại, vừa có những đặc điểm riêng biệt. Đối tượng giáo
dục quyền con người ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng và có thể phân loại thành
các nhóm dựa trên các cơ sở, yếu tố, phản ánh trạng thái, địa vị pháp lý, điều kiện
kinh tế, môi trường sống, việc làm, truyền thống văn hóa, đạo đức, tôn giáo của đối
tượng giáo dục này. Các chủ thể giáo dục sẽ lựa chọn các nội dung, hình thức, giáo
dục phù hợp nhằm làm cho từng đối tượng giáo dục tiếp thu được những tri thức
cần thiết về quyền con người để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, thích
ứng với vai trò, địa vị của họ trong quan hệ với cộng đồng, với công dân khác.
24
Con người sống trong một xã hội, ai cũng cần có hiểu biết về quyền con người
vì đó là quyền của họ. Vì vậy, bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành đối tượng của
giáo dục quyền con người và ai cũng cần đến giáo dục quyền con người. Tuy nhiên,
vài nhóm người cũng cần có những hiểu biết đặc biệt về giáo dục quyền con người
vì họ đang sống trong hoàn cảnh đặc biệt, một vài người thường xuyên bị lạm dụng
và bị vi phạm nhân quyền, những người khác thì lại giữ trọng trách trong các cơ
quan Nhà nước và có trách nhiệm phải ủng hộ quyền con người, những người có
khả năng và có ảnh hưởng đến giáo dục quyền con người.
Như vậy, có thể chia đối tượng của giáo dục quyền con người thành các nhóm
chủ yếu như sau:
 Những người làm công tác hành pháp và tư pháp
- Những người thi hành pháp luật bao gồm cảnh sát, người làm công tác an
ninh;
- Những người làm công tác giam giữ tù nhân;
- Luật sư, thẩm phán và các kiểm sát viên;
- Công chức Nhà nước;
- Quân nhân.
 Những người làm công tác lập pháp
- Nhà lập pháp;
- Những người được bầu cử và được chỉ định đảm trách các công vụ.
 Những nghề nghiệp khác
- Những nhà giáo dục;
- Những người làm công tác xã hội;
- Những người làm công tác công đoàn;
- Những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
- Nhà báo và những đại diện của các cơ quan thông tin đại chúng.
 Các tổ chức, các hiệp hội và các nhóm
- Các tổ chức của phụ nữ;
25
- Các nhà hoạt động xã hội tại cộng đồng và những người lãnh đạo các khu
vực dân cư;
- Các nhóm người thiểu số;
- Các nhà lãnh đạo tôn giáo;
- Trẻ em và thanh niên;
- Sinh viên ở tất cả các cấp độ đào tạo;
- Người tị nạn;
- Những người nghèo cả ở thành phố và nông thôn;
- Người tàn tật;
- Người lao động nhập cư.
Có thể nói, giáo dục quyền con người cần phải đến được với mọi đối tượng
trong xã hội. Tuy nhiên, để giảm thiểu các vi phạm và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho các đối tượng dễ bị tổn thương, các nhóm đối tượng này cần phải được
chú trọng nhiều hơn trong công tác giáo dục quyền con người và phải đảm bảo cho
họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của mình cũng như các kỹ năng hành động liên quan
đến quyền con người.
Ngoài ra, ngày nay người ta cũng nhắc đến việc phải tăng cường giáo dục nhân
quyền cho giới lãnh đạo. Điều này là hoàn toàn hợp lý để tạo ra các chuyển biến
trong xã hội. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như các nhà lãnh đạo không ý thức được
về nhân quyền và ý thức về việc họ có một trách nhiệm to lớn trong việc bảo vệ
nhân quyền. Việc các nhà lãnh đạo có ý thức về quyền và biến nó thành các chiến
lược hành động hiệu quả sẽ là phần thưởng lớn nhất cho những người làm công tác
giáo dục nhân quyền.
1.2.3. Hình thức giáo dục quyền con người
Theo giáo dục học, hình thức giáo dục được hiểu là cách thức tổ chức hoạt động
phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh nội dung
giáo dục và đạt mục đích giáo dục. Ở khía cạnh này, giáo dục quyền con người
cũng giống như các dạng giáo dục khác, do đó, cũng là những phương thức chuyển
26
tải và tiếp nhận kiến thức (thông tin) nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục
quyền con người.
Hình thức giáo dục quyền con người là các dạng hoạt động cụ thể, có tổ chức,
phối hợp giữa các chủ thể giáo dục quyền con người và đối tượng giáo dục quyền
con người. Hình thức giáo dục quyền con người rất đa dạng và phong phú.
 Giáo dục quyền con người có thể dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp; qua
tranh ảnh, lời nói; qua phương pháp nêu gương, lên lớp, thảo luận, tham gia
các hoạt động thực hành, thực tế, tự học và tham gia các hoạt đông khác do
người dạy quy định…
 Giáo dục quyền con người cũng có thể được thực hiện một cách chính thức
hoặc không chính thức. Giáo dục chính thức được kéo dài từ giáo dục trẻ thơ,
qua bậc tiểu học và trung học đến giáo dục đại học. Nó là chương trình giảng
dạy cơ sở và nó bao gồm giáo dục học thuật chung, đào tạo kỹ thuật và nghề
nghiệp. Giáo dục không chính thức bao gồm những hoạt động giáo dục được
tổ chức và thường là bên ngoài hệ thống giáo dục chính thức. Nó được thiết
kế cho những nhóm học cụ thể với những mục tiêu học cụ thể. Giáo dục
không chính thức bao gồm giáo dục và đào tạo nghề cơ bản, giáo dục thanh
niên và cộng đồng.
Ngoài ra, có thể chia hình thức giáo dục quyền con người thành hai loại sau:
 Các hình thức giáo dục quyền con người mang tính phổ biến, truyền thống
như phổ biến, nói chuyện về quyền con người tại các Hội nghị, cuộc họp, hội
thảo, câu lạc bộ về quyền con người; các lớp giảng chuyên đề cho các đối
tượng chuyên biệt, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến qua sinh hoạt văn
hóa cộng đồng ở các cụm dân cư, làng xã, buôn làng, qua đoàn thể quần
chúng; các nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, tuyên truyền phổ biến giáo dục qua
các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác
văn học nghệ thuật về đề tài quyền con người, thông tin cổ động, dạy và học
về quyền con người.
27
 Các hình thức giáo dục quyền con người đặc thù. Đây là các hoạt động định
hướng giáo dục quyền con người thông qua các hoạt động hoạch định đường
lối, chính sách, hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan Nhà
nước, như Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân, Công an.
1.2.4. Nội dung giáo dục quyền con người
Việc xác định nội dung giáo dục quyền con người là yếu tố quan trọng hàng đầu
của quá trình giáo dục quyền con người. Nội dung giáo dục quyền con người dựa
trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, và xuất phát từ
đặc điểm, nhiệm vụ, mục đích của dạng giáo dục này. Phạm vi của dạng giáo dục
này là rất rộng, có những đặc điểm đặc thù riêng không đồng nhất, không lẫn với
các nội dung giáo dục khác, nhưng nó có thể lồng ghép, đan xen với nội dung giáo
dục khác như giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật.
Theo bà Nancy Flowers, giáo dục về quyền con người phải cung cấp cho mọi
người thông tin về quyền con người, bao gồm kiến thức về:
- Những giá trị cố hữu thuộc về tất cả mọi người và quyền của con người được
đối xử trong sự tôn trọng;
- Các nguyên tắc về quyền con người chẳng hạn như tính toàn thể, tính không
thể tách rời, tính phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người;
- Làm thế nào mà quyền con người thúc đẩy việc tham gia vào quá trình ra
quyết định và giải quyết hòa bình các tranh chấp;
- Về lịch sử và sự tiếp tục phát triển của quyền con người;
- Về pháp luật quốc tế, như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người hay về
các công ước quốc tế;
- Về pháp luật của khu vực, quốc gia, địa phương mà nó củng cố cho pháp luật
quốc tế về quyền con người;
- Về việc sử dụng luật về quyền con người để bảo vệ quyền con người và kêu
gọi những đối tượng vi phạm giải thích về hành vi của mình;
28
- Về sự vi phạm quyền con người như là tra tấn, diệt chủng hoặc bạo lực đối
với phụ nữ và các quyền lực mang tính xã hội, kinh tế, chính trị, dân tộc;
- Về con người và tổ chức phải có trách nhiệm để thúc đẩy, bảo vệ và tôn
trọng quyền con người.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tượng giáo dục nào cũng đòi hỏi được sự cung
cấp đầy đủ tất cả các thông tin về quyền con người nêu trên. Và cũng không thể
thực hiện giáo dục một cách máy móc, thuần túy chỉ là cung cấp thông tin, mà cần
phải lưu ý tới một thực tiễn, sự tồn tại mâu thuẫn của các thông tin, sự phủ định lẫn
nhau của các thông tin và những đặc điểm đặc thù của nội dung giáo dục quyền con
người để có nhận thức đầy đủ, khách quan, chính xác của chủ thể và đối tượng giáo
dục. Cần phải có sự phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan về các
thông tin để tạo ra nhận thức một cách đúng đắn về quyền con người, tránh tình
trạng áp đặt chủ quan, định kiến duy ý chí, dẫn đến sự nhận thức sai lệch hoặc
không đạt hiệu quả cao của giáo dục quyền con người. Vì thế, khi thực hiện giáo
dục quyền con người, cần phải xác định mục đích giáo dục cần đạt được của từng
đối tượng giáo dục, trên cơ sở đó xác định mức độ, từng cấp giáo dục khác nhau
cho từng đối tượng cụ thể.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Trí [31], nội dung giáo dục quyền con người được
chia thành ba cấp độ khau nhau sau:
- Yêu cầu tối thiểu về nội dung giáo dục quyền con người. Cấp độ này bao
gồm những nội dung tối thiểu nhất, phổ thông nhất về quyền con người, phù
hợp với đối tượng là quảng đại quần chúng nhân dân, nhằm giúp họ hình
thành những tri thức tối thiểu, hình thành tình cảm, thói quen đơn giản trong
việc thực hiện quyền con người.
- Yêu cầu riêng về giáo dục quyền con người theo nhu cầu về ngành, nghề, địa
vị xã hội, giới, nhóm xã hội. Nội dung giáo dục quyền con người ở cấp độ
này thường có tính tổng hợp, hệ thống, nền tảng, bao gồm: hệ thống các khái
niệm, phạm trù cơ bản của quyền con người; những tri thức về quyền con
người được ghi nhận trong pháp luật quốc gia, quốc tế, những tri thức cơ bản
29
về xây dựng và đảm bảo quyền con người; việc xử lý vi phạm quyền con
người.
- Yêu cầu giáo dục có tính chuyên ngành về quyền con người. Đây là cấp độ
cao nhất của giáo dục quyền con người, bao gồm những tri thức mang tính
chuyên sâu về quyền con người, những vấn đề mang tính chất kỹ năng, kỹ
xảo, thao tác nghề nghiệp về quyền con người. Nội dung giáo dục ở cấp độ
này chủ yếu dành cho các đối tượng trở thành chuyên gia nghiên cứu, giảng
dạy, các chuyên gia hoạt động trong các tổ chức quốc gia, quốc tế về quyền
con người.
Giáo dục về quyền con người đồng thời cũng đem đến cho con người cảm giác
về trách nhiệm để tôn trọng và bảo vệ quyền con người và trao cho họ các kỹ năng
để hành động phù hợp. Các kỹ năng hành động đó bao gồm:
- Nhận biết rằng quyền con người có thể được thúc đẩy và bảo vệ ở nhiều cấp,
thông qua từng cá nhân cụ thể, tập thể hay cấp độ thể chế;
- Phát triển các hiểu biết mang tính phê bình về hoàn cảnh sống;
- Phân tích các hoàn cảnh thông qua quan điểm đạo đức;
- Nhận thức rằng các hoàn cảnh không công bằng có thể được cải thiện;
- Nhận thức rằng mọi cá nhân và các thành phần xã hội đều có thể đóng góp
vào việc bảo vệ quyền con người;
- Phân tích các yếu tố tạo ra sự vi phạm nhân quyền;
- Nhận biết và có khả năng sử dụng các công cụ về quyền con người mang
tính toàn cầu, khu vực, quốc gia, địa phương và các cơ chế khác để bảo vệ
quyền con người;
- Có kế hoạch hành động phù hợp để đáp lại việc thiếu công bằng;
- Hành động để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Ở Việt Nam hiện nay, nội dung giáo dục quyền con người ngoài những nội dung
trên còn cần phải nhấn mạnh vào giáo dục Hiến pháp như một phần quan trọng của
giáo dục quyền con người, vì một mặt, Hiến pháp là đạo luật cao nhất, là hệ quy
chiếu cho tất cả những quy định pháp luật khác; mặt khác, Hiến pháp thể hiện đầy
30
đủ nội dung giáo dục quyền con người mà Nhà nước đảm bảo cam kết thực hiện. Ý
thức về Hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm các quyền, tự do của con người. Tư tưởng, nhận thức về hiệu lực trực tiếp của
hiến pháp liên quan đến các quyền con người cũng sẽ định hướng, dẫn dắt và kiểm
soát, kìm chế những sự lạm dụng pháp luật gây phương hại, làm sai lệch bản chất
của các quyền.
Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp, nâng cao
nhận thức và niềm tin về Hiến pháp để hình thành ý thức tự giác, tôn trọng và chấp
hành Hiến pháp; bảo đảm cho Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành
trong mọi tầng lớp nhân dân... sẽ góp phần cải thiện thực trạng về quyền con người
ở Việt Nam. Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ mục đích, ý
nghĩa và kết quả của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, những nét mới của Hiến
pháp (sửa đổi); tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội về
việc triển khai và thực thi Hiến pháp, pháp luật, ngày 17/1/2014, Ban Tuyên giáo
Trung ương cũng đã ban hành công văn số 102-HD/BTGTW về việc Hướng dẫn
tuyên truyền Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nội dung
chính như:
Một là, tuyên truyền khẳng định Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được thông
qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta; thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới
toàn diện đất nước. Hai là, tuyên truyền về những nội dung cơ bản, nêu lên những
điểm mới của bản Hiến pháp, đặc biệt là những nội dung về quyền con người. Ba
là, phổ biến, tuyên truyền về một số vấn đề cần lưu ý trong đấu tranh làm thất bại
những luận điệu kích động, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
1.2.5. Phương pháp giáo dục quyền con người
 Các căn cứ lựa chọn phương pháp giáo dục quyền con người
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “me todos”, có nghĩa là con
đường, cách thức tự vận động bên trong nội dung, nó gắn với hoạt động của con
người, giúp con người hoàn thành được những nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu đã
đề ra [30]. Phương pháp tạo nên hiệu quả của quá trình giáo dục quyền con người,
31
vì vậy, việc lựa chọn phương pháp luôn được đặt lên hàng đầu trong khi thiết kế,
xây dựng ý đồ triển khai một bài giảng cụ thể. Phương pháp bao giờ cũng xuất phát
từ một mục đích nhất định, nội dung giáo dục nhất định. Mục đích, nội dung giáo
dục quyền con người quy định phương pháp nhưng bản thân phương pháp có tác
dụng trở lại mục đích, nội dung, làm cho nội dung ngày càng hoàn thiện, làm cho
mục đích đạt được ngày càng cao. Phương pháp giáo dục quyền con người có mối
quan hệ qua lại mật thiết với các nhân tố khác của quá trình giáo dục mà trước hết là
hình thức giáo dục. Phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục quyền con người
là hai khái niệm độc lập, không đồng nhất, nhưng lại có mối quan hệ mất thiết với
nhau. Mỗi hình thức giáo dục nhất định luôn luôn gắn với những phương pháp giáo
dục nhất định, đặc thù của hình thức đó. Ngược lại, phương pháp giáo dục tác động
trở lại làm cho hình thức giáo dục phát triển ngày càng hướng đích, ngày càng hoàn
thiện hơn.
Do không có một phương pháp giáo dục quyền con người nào là tối ưu, mỗi
phương pháp đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm riêng nên người dạy phải
biết lựa chọn để phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của từng
phương pháp. Một phương pháp giáo dục quyền con người được coi là hợp lý và
hiệu quả khi đáp ứng được 3 yêu cầu sau:
Một là, phương pháp này phải có mục tiêu giáo dục quyền con người rõ ràng; tạo
ra khả năng cao nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục quyền con người;
phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ của người học; Hai là, phương pháp này
phải phù hợp với nội dung giáo dục quyền con người cụ thể, đặc thù của từng
môn học, bài học và phù hợp với từng vấn đề cụ thể, từng giai đoạn cụ thể trong
tiến trình giờ học. Ba là, phương pháp này phải phù hợp với năng lực, trình độ,
sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của người dạy, người học và các điều kiện giáo
dục quyền con người…
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc lựa chọn phương pháp giáo dục quyền con
người phải căn cứ vào: mục tiêu và nội dung giáo dục quyền con người (môn học,
chương, mục, bài học, từng nội dung cụ thể trong các giai đoạn triển khai giờ
32
học…); nguyên tắc giáo dục quyền con người; đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, trình
độ, hứng thú của người học và trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của người
dạy…
Để phát huy hết ưu điểm của các phương pháp giáo dục quyền con người, người
dạy cần kết hợp, xen kẽ nhiều phương pháp nhằm lấy ưu điểm của phương pháp
này, khắc phục nhược điểm của phương pháp kia, tạo ra sự linh hoạt, đa dạng trong
một giờ học.
 Các yêu cầu của phương pháp giáo dục quyền con người
Phương pháp giáo dục quyền con người phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Phương pháp giáo dục
quyền con người phải giúp và buộc đối tượng sử dụng tốt công cụ thông tin trên
mạng để bổ sung kiến thức còn thiếu. Mục tiêu và phương pháp giáo dục cũng phải
thay đổi. Chúng ta xem quá trình dạy và học thông qua ba tầng tiếp thu của đối
tượng như sau: Nếu chỉ dừng ở tầng 1 – tiếp nhận thông tin, thày giảng, trò nghe và
ghi nhớ. Trò cần học thuộc với hi vọng sử dụng kiến thức đó để kiếm sống. Điều
này thực sự nguy hiểm khi những kiến thức của người thày không được bổ sung,
cập nhật kịp thời trong điều kiện của một xã hội thay đổi từng ngày. Tầng 2 diễn ra
khi đã có sự trao đổi thông tin và tạo thông tin mới, tức là thày và trò có sự trao đổi
trong quá trình dạy và học nhằm bám sát thực trạng xã hội, giúp trò sau này dễ dàng
vận dụng được những điều đã học vào những môi trường thực tế hết sức đa dạng.
Tầng 3 là rèn luyện cách tiếp cận, hình thành phương pháp tư duy sáng tạo. Trong
quá trình giáo dục, với những bài học khác nhau, người thày phải chọn những nội
dung để kết cấu thành hệ thống bài giảng nhằm từng bước hình thành một phương
pháp tư duy, tạo nên kỹ năng sáng tạo cho trò. Kết quả là trò sẽ có phương pháp tiếp
cận thực tế độc đáo và hiệu quả, có kỹ năng giải quyết vấn đề ở tầm tư duy ngang
bằng thời đại. Như vậy, điều hết sức quan trọng mà thày cần rèn cho trò tại trường
là phương pháp tiếp cận thông tin, quan sát và nhận dạng vấn đề, hình thành nhận
33
thức mới đúng đắn và ngang bằng với trình độ chung của học sinh cùng bậc, ít nhất
là của các nước tiên tiến trong khu vực.
 Các phương pháp giáo dục quyền con người
Giáo dục quyền con người có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau,
có thể kể đến các phương pháp tiêu biểu như:
Phương pháp nêu vấn đề - tình huống: giúp người học vận dụng được các kỹ
năng để giải quyết những vấn đề của nội dung bài học. Phương pháp này có vai trò
là qua các tình huống có vấn đề, vụ án, người học khai thác các mâu thuẫn, chỉ ra
cách giải quyết chúng. Khi áp dụng, người dạy phải thiết kế, phân loại, chỉ ra các
vấn đề, tình huống của nội dung giáo dục quyền con người; điều khiển, hướng dẫn,
điều chỉnh các hướng giải quyết vấn đề và kiểm chứng tính đúng đắn của những kết
luận (quan điểm) mà người học đưa ra. Người học phải tìm kiếm, giải quyết mâu
thuẫn, đề ra giả thuyết và phương hướng giải quyết. Ưu điểm của phương pháp này
là giúp người đọc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hình thành tư duy
phê phán. Tuy nhiên, nhược điểm là khó triển khai, tốn nhiều công sức, thời gian…
Phương pháp thuyết trình – minh họa: phương pháp này có mục tiêu làm cho
người học ghi nhớ nên nó phù hợp với nội dung giáo dục quyền con người. Bản
chất của phương pháp này là cách thức tổ chức việc lĩnh hội tri thức thông qua con
đường thông báo, trình bày, diễn giải thông tin và nội dung giáo dục quyền con
người. Nó đóng vai trò là bước khởi đầu cho việc khám phá sự vật, hiện tượng, khái
niệm đơn giản về quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải thông báo, truyền
đạt thông tin bằng các phương tiện khác nhau, trong đó chủ yếu là ngôn ngữ,
phương tiện trực quan (sơ đồ, bảng biểu, ví dụ minh họa…); người học phải lĩnh hội
tư duy, ghi nhớ nội dung mà người dạy đã trình bày… Ưu điểm của phương pháp
này là dễ triển khai và có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa thời gian, không gian,
số lượng lớn người học với khối lượng thông tin truyền đạt. Tuy nhiên, nhược điểm
là làm cho người học thụ động, không hình thành được kỹ năng, thao tác, vận dụng
xử lý thông tin và thiếu sự tương tác, phản hồi từ phía người học.
34
Phương pháp sàng lọc: nhằm cung cấp thông tin để người học lựa chọn và sắp
xếp theo dạng đúng, sai. Phương pháp này buộc người học phải tìm hiểu, suy nghĩ,
lựa chọn vấn đề và xác định đúng sai qua đó ghi nhớ nội dung bài học, đồng thời
khuyến khích người học tính tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập. Khi
áp dụng người dạy phải cung cấp hàng loạt thông tin để người học chọn lựa, ghi to,
rõ thông tin lên bảng. Người dạy cùng người học sắp xếp thông tin theo dạng đúng
– sai. Các thông tin đưa ra để lựa chọn được chuẩn bị kỹ và không quá dễ.
Phương pháp tự nghiên cứu: phương pháp này có mục tiêu giúp người học phân
tích, tổng hợp, đánh giá, đưa ra quan điểm, ý kiến riêng về những vấn đề của nội
dung giáo dục quyền con người. Vai trò của phương pháp này giúp người học phát
huy các kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo, mềm dẻo và thích ứng nhanh trong việc
giải quyết các vấn đề mới. Khi áp dụng, người dạy phải đưa ra yêu cầu và nhiệm vụ
nghiên cứu vấn đề cụ thể của nội dung giáo dục quyền con người. Người học phải
độc lập tìm kiếm các phương pháp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Ưu điểm của
phương pháp này là giúp người học phát huy khả năng làm việc độc lập, khả năng
tìm tòi, phát hiện vấn đề và giải quyết chúng một cách sáng tạo. Tuy nhiên, nhược
điểm là hạn chế sự giao tiếp giữa người dạy với người học và khó tổ chức.
Phương pháp tái tạo: làm cho người học hiểu, bước đầu vận dụng, nên nó phù
hợp với nội dung giáo dục quyền con người các vấn đề chuyên sâu. Phương pháp
này có vai trò là giúp người học hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thao tác thuần thục với
thông tin và nội dung giáo dục quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải thiết
kế, đưa ra các “mẫu” (bài tập, bảng biểu, chỉ dẫn…) và phải chương trình hóa các
nội dung giáo dục quyền con người. Người học phải thao tác, lặp lại theo mẫu, theo
chỉ dẫn, sử dụng các kỹ thuật để nhận diện, hiểu rõ vấn đề, bước đầu hình thành,
phát triển kỹ năng thực hiện các thao tác đơn lẻ. Ưu điểm của phương pháp này là
giúp người học hiểu được bản chất vấn đề, hình thành kỹ năng vận dụng tri thức đã
lĩnh hội để giải quyết các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ dẫn
đến học “tủ”, rập khuôn, cứng nhắc.
35
Phương pháp khám phá, sáng tạo: là phương pháp giúp cho người học phân tích
được các vấn đề của nội dung đặt ra. Phương pháp này giúp người học hình thành
kỹ năng tự xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề chứa trong nội dung giáo
dục quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải hướng dẫn cách xác lập vấn đề,
tìm kiếm, thu nhập cứ liệu và lập kế hoạch giải quyết các vấn đề của nội dung.
Người học phải xác lập, phân tích, lên kế hoạch độc lập để tìm kiếm giải pháp, con
đường giải quyết vấn đề. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người học rèn
luyện, kích thích tư duy phê phán, sáng tạo, phát triển kỹ năng độc lập giải quyết
vấn đề, tìm kiếm giải pháp mới cho cùng một vấn đề. Tuy nhiên, nhược điểm là khó
tổ chức triển khai, tốn nhiều công sức, thời gian, đòi hỏi người dạy và người học
phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng [22].
Còn một số phương pháp khác như: phương pháp ghi ý kiến lên bảng, đóng vai,
hỏi chuyên gia... Khi áp dụng phương pháp ghi ý kiến lên bảng, người dạy phải cử 2
người học lên bảng ghi lại các ý kiến của lớp hoặc của nhóm và phải biết lồng ý
kiến của người học vào bài giảng. Phương pháp đóng vai là phương pháp biên soạn
kịch bản phù hợp với bài (xây dựng nhân vật, tình huống). Khi áp dụng phương
pháp này, người dạy phải chọn diễn viên và giao nhiệm vụ cho họ. Người học nhập
vai và diễn. Người dạy nêu câu hỏi để người học trả lời nhằm giải quyết tình huống
mà người dạy đã đưa ra. Phương pháp hỏi chuyên gia là phương pháp nêu chủ đề để
người học nghiên cứu và đưa ra câu hỏi. Khi áp dụng phương pháp này, người dạy
phải thu thập, sắp xếp và phân loại câu hỏi. Người học phải lựa chọn câu hỏi và trả
lời ngắn gọn (không tranh luận). Giáo dục quyền con người cũng cần chú trọng
phương pháp mới như phương pháp học trực tuyến trên mạng E- Learning. Phương
pháp này tuy không hoàn toàn thay thế được bằng phương thức đào tạo truyền
thống nhưng E-learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo
dục quyền con người đó là nhu cầu đào tạo tăng lên, quá tải so với khả năng của các
cơ sở đào tạo. Phương thức đào tạo này có sức lôi cuốn rất nhiều người học, rất phù
hợp với hoàn cảnh của những người đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ. Đặc
biệt, E – learning cho phép học viên tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp
Luận văn: Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệpLuận văn: Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp
Luận văn: Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong luật lao động, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAYLuận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 

Similar a Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT

Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxHoaMai738887
 

Similar a Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT (20)

Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOTLuận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
 
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂMKhóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
 
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAYVai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAYLuận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
 
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngườiVai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
 
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOTĐề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
 
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAYLuận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAYLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghềĐề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn TâyTuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THẾ NGỌC MAI QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế Hà Nội – 2014
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Thế Ngọc Mai
  • 3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i MỤC LỤC...................................................................................................... ii MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI ............................................................ 5 1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI ................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm quyền con người ........................................................................5 1.1.2. Tính chất của quyền con người ...................................................................9 1.1.3. Đặc điểm của quyền con người..................................................................11 1.1.4. Khái niệm giáo dục quyền con người.........................................................15 1.1.5. Mục đích giáo dục quyền con người..........................................................18 1.2. CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI; HÌNH THỨC, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI ................................................................................................ 20 1.2.1. Chủ thể giáo dục quyền con người.............................................................20 1.2.2. Khách thể, đối tượng giáo dục quyền con người .......................................22 1.2.3. Hình thức giáo dục quyền con người .........................................................25 1.2.4. Nội dung giáo dục quyền con người ..........................................................27 1.2.5. Phương pháp giáo dục quyền con người....................................................30 1.3. GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI – ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN........................................... 36 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI ........ 41 1.4.1. Ý thức pháp luật của mỗi người dân ..........................................................41 1.4.2. Hệ thống thể chế cầm quyền ......................................................................43 1.4.3.Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................44 1.5. CÁC TIỀN ĐỀ ĐẢM BẢO GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI ......... 44 1.5.1. Tiền đề, điều kiện chính trị.........................................................................44
  • 4. iii 1.5.2. Tiền đề, điều kiện về kinh tế ......................................................................46 1.5.3. Tiền đề, điều kiện về xã hội và nhận thức xã hội.......................................46 1.5.4. Tiền đề, điều kiện pháp lý ..........................................................................47 1.5.5. Tiền đề, điều kiện về nguồn nhân lực và vật lực........................................50 1.6. KINH NGHIỆM GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CỦA LIÊN HỢP QUỐC VÀ CHÂU ÂU ............................................................................. 53 1.6.1. Giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc.........................................53 1.6.2. Giáo dục quyền con người ở châu Âu....................................................... 56 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................... 65 2.1. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY65 2.1.1. Hoạt động giáo dục quyền con người trong trường học ............................66 2.1.2. Hoạt động giáo dục quyền con người bên ngoài trường học .....................79 2.2. NHỮNG THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN RÚT RA TỪ THỰC TIỄN GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ........................................................................................................................................... 81 2.2.1. Những thành tựu.........................................................................................81 2.2.2. Những tồn tại..............................................................................................85 2.2.3. Nguyên nhân rút ra từ thực tiễn giáo dục quyền con người ở Việt Nam trong thời gian qua................................................................................................90 2.3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ............................................................... 91 2.3.1. Phương hướng chung .................................................................................91 2.3.2. Các giải pháp tăng cường giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay .95 KẾT LUẬN ................................................................................................. 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 105
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người, hay nhân quyền, là một giá trị cơ bản, quan trọng của nhân loại. Đó là thành quả của sự phát triển lịch sử, là một đặc trưng của xã hội văn minh. Quyền con người cũng là một quy phạm pháp luật, đương nhiên nó đòi hỏi tất cả mọi thành viên của xã hội, không loại trừ bất cứ ai, đều có quyền và nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền và tự do của mọi người. Được chính thức pháp điển hóa trong luật quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quyền con người đã trở thành một hệ thống các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế có tính chất bắt buộc với mọi quốc gia, và việc tôn trọng, bảo vệ các quyền con người đã trở thành thước đo về trình độ văn minh của các nước và các dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, kể từ khi giành độc lập năm 1945, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến quyền con người. Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 được coi là một văn kiện có tính lịch sử trên phương diện quốc tế về quyền con người. Trên cơ sở đó, quyền con người đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp nước ta: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và gần đây nhất là Hiến pháp 1992 sửa đổi ngày 28 tháng 11 năm 2013 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII. Mặc dù quyền con người có ứng dụng và ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội nhưng do một số nguyên nhân, hoạt động giáo dục về quyền con người ở nước ta còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn tới một số hệ quả tiêu cực đó là do thiếu kiến thức về quyền, người dân không biết tự bảo vệ các quyền của mình, đồng thời thiếu ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ công dân, dẫn đến sự vi phạm các quyền hợp pháp của người khác hoặc của cộng đồng. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, việc giáo dục nhân quyền có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết vì nó thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới và khu vực, góp phần xây dựng nền văn hóa nhân quyền toàn cầu.
  • 6. 2 Xuất phát từ những nhu cầu lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những khuyết điểm còn tồn tại của giáo dục nhân quyền; đồng thời xác định phương hướng hoàn thiện hóa giáo dục nhân quyền là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề giáo dục pháp luật nói chung đã nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học. Từ năm 1995 tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau: + Công trình đã viết thành sách: Bàn về giáo dục pháp luật của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995; Sống và làm việc theo pháp luật - Một số vấn đề giáo dục pháp luật cho thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1997; Giáo dục quyền con người, Những vấn đề lý luận và thực tiễn của GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 2011... + Các đề tài khoa học cấp Nhà nước và cấp bộ: Tìm kiếm mô hình giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người, Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1995; Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000; Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn tới, Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp, 2004... + Các luận án, luận văn: Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Dương Thanh Mai, 1996; Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Đinh Xuân Thảo, 1996; Giáo dục quyền con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Luận văn
  • 7. 3 thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Hữu Trí,, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001 và một số luận văn thạc sĩ luật học, luận văn cử nhân của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở khác. Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ. Tuy nhiên, có thể nói rằng, hiện nay vẫn có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục quyền con người. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu có hệ thống trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình, tài liệu khoa học trên và các tài liệu khác có liên quan về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng của vấn đề quyền con người, giáo dục quyền con người để xác định được phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục quyền con người trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ: - Tìm hiểu những khái niệm, tính chất và đặc điểm của quyền con người; - Hệ thống hóa lý luận chung về giáo dục quyền con người; - Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay; - Từ thực trạng đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác giáo dục quyền con người.
  • 8. 4 4. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn Luận văn phân tích khái niệm, tính chất, đặc điểm của quyền con người, trên cơ sở đó làm nền tảng để nghiên cứu vấn đề giáo dục quyền con người qua những kết quả khảo sát thực tiễn vấn đề này ở nước ta thời gian qua. Do vấn đề giáo dục quyền con người còn khá mới ở nước ta, nên tác giả xác định tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, thực trạng và giải pháp về giáo dục quyền con người. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với quyền con người, với giáo dục quyền con người ở nước ta. - Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay nhằm phân tích, luận chứng một cách khoa học phương hướng, giải pháp tăng cường giáo dục quyền con người ở nước ta. 6. Điểm mới của Luận văn Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu tương đối có hệ thống về giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay, trên cơ sở tính đặc thù của quyền con người và hoạt động giáo dục quyền con người, Luận văn đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giáo dục quyền con người ở nước ta trong thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt vấn đề giáo dục quyền con người ở Việt Nam. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền con người và giáo dục quyền con người Chương 2: Thực trạng và quan điểm, giải pháp giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay
  • 9. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI 1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI 1.1.1. Khái niệm quyền con người Quyền con người, theo định nghĩa trong “Đại từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, cũng chính là “nhân quyền” [34]. Cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học “kinh điển” nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ [John Locke (1632–1704)], Rútxô [Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778)]… và sau này Mác [Karl Heinrich Marx (1818 – 1883)], Engen [Friedrich Engels (1820 - 1895)], Lênin [Vladimir Ilyich Lenin (1870 – 1924)] cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác. Nhìn lại quá khứ và hiện tại, quyền con người thường được nhìn nhận theo các khuynh hướng khác nhau, trong đó chủ yếu theo bốn khuynh hướng là: tự nhiên, thực định, kinh tế và quan niệm [38].  Khuynh hướng “quyền tự nhiên”: Những tư tưởng coi quyền con người là quyền “tự nhiên”, “trời phú” đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại. Ở Trung Quốc, Mặc Tử (479-381 trước Công nguyên) đã cho rằng quyền bình đẳng tự nhiên của con người đó là “ý trời”. Theo đó, mỗi người đều có quyền tham gia công việc Nhà nước tuỳ theo đạo đức và tài năng của họ, chứ không phải do dòng dõi quyết định. Cũng như vậy, mỗi người đều có các quyền giống nhau và đều bị trừng phạt nếu phạm tội. Ở Hy Lạp cổ đại, các nhà triết học cũng có những tư tưởng tương tự. Giai cấp tư sản khi thực hiện cách mạng tư sản, đã coi quyền con người như một vũ khí của mình để tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến, và để tập hợp lực lượng trong xã hội; do đó ngay từ thế kỷ XVIII vấn đề nhân quyền đã được giai cấp
  • 10. 6 tư sản đề cập, tiêu biểu như trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789. Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ dựa trên Mười tu chính án do James Madison (1751 – 1836) đưa ra. Các tu chính án này hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang, bảo vệ quyền của tất cả công dân, những người sinh sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong các quyền được liệt kê mà các tu chính án này đảm bảo có: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo; quyền được mang vũ khí của người dân; quyền tự do hội họp; quyền tự do kiến nghị; quyền không bị lục soát và tịch thu vô lý; quyền không bị hình phạt tàn bạo và bất bình thường; quyền không bị tự buộc tội do bị ép buộc. Đạo luật Nhân quyền cũng hạn chế quyền của Quốc hội bằng cách cấm Quốc hội ban hành luật về thành lập tôn giáo và cấm chính quyền liên bang tước quyền sống, quyền tự do hay tài sản của bất kỳ người nào mà không thông qua tố tụng pháp luật. Trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, quyền con người là những quyền được bảo hộ “Quốc hội thừa nhận và tuyên bố, với sự chứng kiến và sự bảo hộ của đấng tối cao, các quyền sau đây của con người là của con người và của công dân” [19, tr.21]. Nội dung Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp được tiếp tục thể hiện trong Hiến pháp của Cộng hòa Pháp năm 1958, với tư tưởng chủ đạo là “Hoạt động tự do của con người là một quyền tự nhiên, vì vậy, không cần phải liệt kê lại những quyền gì là được phép: tất cả những gì luật pháp không nghiêm cấm đều được phép làm; ngược lại, cần phải xác định rõ những điều cần nghiêm cấm, dĩ nhiên là có xét đến những quy định trong Hiến pháp”[15, tr.370]. Về mặt xã hội, thuyết quyền tự nhiên mang ý nghĩa phản kháng. Nó là tư tưởng của các lực lượng tiến bộ chống lại trật tự xã hội bất công, bất bình đẳng. Vì thế, không chỉ trong quá khứ, mà cả ngày nay thuyết này vẫn có ý nghĩa nhất định. Thuyết quyền tự nhiên có điểm tích cực là đề cao con người với tư cách là sản phẩm cao nhất, tinh tuý nhất của sự phát triển tự nhiên. Nhưng nhược điểm của nó
  • 11. 7 là ở chỗ, nó che lấp nguồn gốc xã hội của quyền con người và do đó, không thấy tính lịch sử, tính giai cấp, sự phát triển trong những đòi hỏi về quyền con người.  Khuynh hướng “thực định”: Trái với khuynh hướng quyền tự nhiên – khuynh hướng không đề ý đến mặt pháp luật và Nhà nước của quyền con người, khuynh hướng thực định lại coi quyền con người là tất cả những gì mà Nhà nước thông qua pháp luật để quy định cho cá nhân. Chỉ những gì pháp luật cho phép tự do làm hay không làm thì mới là quyền con người, và chỉ được coi là quyền con người khi một hành vi hay một yêu cầu của cá nhân là hợp pháp. Khuynh hướng thực định có điểm hợp lý là đã gắn quyền con người với pháp luật, với ý chí mà Nhà nước (mà điều này thì không thể bỏ qua được, vì quyền con người tất nhiên phải tồn tại dưới hình thức pháp luật). Nhưng, nó cũng có nhược điểm ở chỗ, chỉ coi ý chí Nhà nước là nguồn gốc của quyền con người, coi trọng tính hợp pháp của quyền, song lại không để ý đến tính hợp lý của nó – cái mà nhờ đó, ngay cả những đòi hỏi, những nhu cầu hợp lý cho cuộc sống (nhưng chưa được pháp luật ghi nhận) cũng phải được coi là quyền con người. Do đó, không thể coi quyền con người chỉ là cái được phép làm, được hưởng theo pháp luật, mà còn cả cái đáng được làm, đáng được hưởng (những cái chưa được pháp luật khẳng định, nhưng sẽ phải khẳng định).  Khuynh hướng “kinh tế”: Khuynh hướng kinh tế coi quyền con người là những quyền nảy sinh từ nhu cầu của sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, khuynh hướng này coi nguồn gốc của quyền con người là kinh tế. Không phải “trời phú” tự nhiên, cũng không phải do Nhà nước ban phát, mà chính đời sống kinh tế của con người trao cho con người các quyền. Giáo sư Viện khoa học xã hội Trung Quốc - Từ Sùng Ôn trong bài báo “Về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề nhân quyền” trích Tạp chí “Nghiên cứu triết học”, số 12/1992 đã viết: “nhân quyền, suy cho cùng bắt nguồn từ điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích cơ bản của một giai cấp nhất định”.
  • 12. 8 Khuynh hướng kinh tế có điểm hợp lý ở chỗ, nó cho thấy nguồn gốc của quyền con người là bản thân đời sống xã hội của con người. Nó tước bỏ cái vỏ “thần thánh”, “tự nhiên”, không giải thích được của quyền con người, trả quyền con người về với đời sống thực tại của con người. Theo khuynh hướng này, có thể đi đến quan điểm duy vật lịch sử về vấn đề quyền con người. Nó cũng cho thấy tính giai cấp trong những đòi hỏi về quyền con người. Song, sẽ là không đầy đủ nếu coi quyền con người chỉ có nguồn gốc kinh tế. Quyền con người còn bao hàm những yêu cầu về danh dự, nhân phẩm, về đời sống tinh thần, tình cảm của con người…, nghĩa là những điều nằm ngoài phạm trù kinh tế.  Khuynh hướng “quan niệm”: Khuynh hướng quan niệm cho rằng quyền con người là tất cả những gì mà con người cho là cần thiết và có giá trị đối với cuộc sống con người, tức là quyền lợi, nhu cầu, lợi ích và những giá trị tinh thần đều có thể trở thành quyền con người. Quyền con người là vấn đề phức tạp đa nghĩa, chứa đựng những mặt đối lập, mâu thuẫn, nhưng không loại trừ nhau. Đó là các mặt khách quan và chủ quan, tự nhiên và xã hội, kinh tế và tinh thần, văn hoá và chính trị, đạo lý và luật pháp. Nó cũng là sự kết hợp giữa các yếu tố quốc tế và dân tộc, giai cấp và nhân loại, v.v… Qua phân tích trên đây có thể rút ra kết luận: Quyền con người là những quyền không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào; đó là: quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật, quyền an ninh thân thể, quyền không bị hình phạt tàn bạo và bất bình thường…Đó cũng là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc sống cơ bản cần được đáp ứng của con người, không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc chuyển nhượng các quyền này. Nói cách khác, quyền con người đóng vai trò “là cơ sở để xác định tính điều chỉnh tự định đoạt của con người, khả năng độc lập của con người trong việc giải quyết các nhu cầu cá nhân” [15,tr.21].
  • 13. 9 1.1.2. Tính chất của quyền con người Quyền con người có các tính chất cơ bản sau đây:  Tính phổ biến Tính phổ biến của nhân quyền thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt đối xử vì màu da, chủng tộc, dân tộc, giới tính, độ tuổi, thành phần xuất thân… Con người, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự tự do cơ bản. Liên quan đến tính chất này, cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người.  Tính đặc thù Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đó. Ví dụ: ở các nước Tây Âu, do điều kiện kinh tế phát triển nên con người ở đây được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt hơn nơi khác. Ngược lại, ở một số nước châu Á, do kinh tế còn chậm phát triển nên mức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn.  Tính không thể tước bỏ Tính không thể tước bỏ của nhân quyền thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức Nhà nước. Ở đây, khía cạnh “tùy tiện” nói đến giới hạn của vấn đề. Nó cho thấy không phải lúc nào nhân quyền cũng “không thể tước bỏ”.
  • 14. 10 Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác thì có thể bị tước tự do theo pháp luật, thậm chí bị tước quyền sống.  Tính không thể phân chia Tính không thể phân chia của nhân quyền bắt nguồn từ nhận thức rằng các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, nên về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, tính chất không thể phân chia không hàm ý rằng mọi quyền con người đều cần phải được chú ý quan tâm với mức độ giống hệt nhau trong mọi hoàn cảnh. Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của việc đảm bảo các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị cá quyền đó. Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế; còn trong bối cảnh nạn đói, quyền được ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực phẩm. Ở góc độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền của các nhóm khác. Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn các quyền khác, mà là bởi các quyền đó trong thực tế đang bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác.  Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của nhân quyền thể hiện ở chỗ việc đảm bảo các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.
  • 15. 11 Thực tế cho thấy, để đảm bảo các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cần đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng… vì nếu không, các quyền bầu cử, ứng cử có rất ít ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ. Tương tự, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đều gắn liền với sự phát triển của quyền dân sự, chính trị, bởi kết quả của việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị chính là sự ổn định, lành mạnh và hiệu quả trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội – yếu tố nền tảng để thúc đẩy các điều kiện sống về kinh tế, xã hội, văn hóa của mọi người dân. [7] 1.1.3. Đặc điểm của quyền con người Nhận thức chung cho rằng, quyền con người là một phạm trù đa diện, có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau như đạo đức, tôn giáo, chính trị, xã hội, pháp luật… cụ thể như sau:  Quyền con người từ góc độ đạo đức – tôn giáo Những ý niệm đầu tiên về quyền con người có lẽ được nảy sinh từ quan niệm về các chuẩn mực đạo đức – cách thức đối xử giữa người với người trong xã hội – mà vốn có và hiện còn trong văn hóa truyền thống của hầu hết dân tộc trên trái đất. Cụ thể, ở khắp nơi trên thế giới, người ta đều lưu truyền những quy tắc ứng xử, coi đó là những quy luật vàng, kiểu như: nếu muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì hãy đối xử với người khác như thế, ác giả ác báo hoặc gieo gì gặt nấy… Rõ ràng, ẩn chứa trong nội hàm các quy luật vàng này là yêu cầu tôn trọng các quyền, tự do chính đáng và tự nhiên của người khác. Những quy tắc đạo đức hàm chứa những ý tưởng về quyền con người như vậy sau đó được đúc kết, khái quát, bổ sung và phát triển trong giáo lý của các tôn giáo. Sức mạnh đức tin của các tôn giáo đó biến các ý tưởng về quyền con người trở thành những quy phạm đạo đức – tôn giáo được tuân thủ rộng rãi ở nhiều xã hội, trong đó đề cao và cổ vũ tình yêu thương đồng loại, sự công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm – những yếu tố nền tảng của quyền con người.
  • 16. 12 Nhìn tổng thể, trong suốt quá trình phát triển của quyền con người, kể cả khi các quyền con người đã được pháp điển hóa trong pháp luật quốc gia và quốc tế, nó vẫn bị các phạm trù đạo đức và tôn giáo chi phối. Sự chi phối đó không bộc lộ, lặng lẽ, ẩn tàng nhưng rất sâu sắc. Nói cách khác, trong suốt tiến trình phát triển của nó, quyền con người luôn phản ánh và mang nặng dấu ấn của các giá trị và quy tắc đạo đức, tôn giáo.  Quyền con người từ góc độ lịch sử - xã hội Xét tổng thể, lịch sử loài người thực chất là một quá trình phấn đấu không ngừng để tồn tại và nâng cao các tiêu chuẩn sống, trong đó bao gồm việc phấn đấu để xác lập và bảo vệ những giá trị tự do, bình đẳng, công bằng và nhân phẩm cho tất cả các cá nhân thành viên của cộng đồng nhân loại. Theo dòng lịch sử, ảnh hưởng và tác động của quyền con người ngày càng mở rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế; từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong suốt quá trình phát triển này, quyền con người luôn mang những dấu ấn về chính trị, kinh tế, văn hóa của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người.  Quyền con người từ góc độ triết học Trên phương diện triết học, sự hình thành, phát triển của quyền con người phản ánh quy luật của xã hội loài người từ thấp đến cao. Cụ thể, nó phản ánh quá trình phát triển mang tính quy luật trong nhận thức của loài người từ những khái niệm sơ khai nhất về công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm cho đến những tư tưởng, học thuyết và những quy phạm pháp lý về quyền con người. Trong triết học, quyền con người từ lâu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu với những tư tưởng, học thuyết được phát triển bởi nhiều nhà triết học nổi tiếng. Những tư tưởng triết học về quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và các quyền pháp lý là nền tảng lý luận cho việc pháp điển hóa các quyền con người vào pháp luật quốc gia và quốc tế, cũng như trong việc bảo đảm thực hiện các quyền này trên thực tế.
  • 17. 13  Quyền con người từ góc độ chính trị Ngay từ khi còn ở dưới dạng quan điểm, tư tưởng, quyền con người đã là một vấn đề ảnh hưởng, chi phối quan hệ chính trị, cả ở phạm vi quyết định giúp giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến. Sau đó, quyền con người đã trở thành một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ngay từ khi quyền con người bắt đầu được pháp điển hóa trong luật quốc tế (kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai), vấn đề quyền con người đã bị “chính trị hóa” một cách sâu sắc và hệ thống. Từ khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thức cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù mức độ “chính trị hóa” quyền con người đã ít nhiều giảm đi, tuy nhiên, đây vẫn là hiện thực không thể tránh khỏi và sẽ cùng tồn tại lâu dài trong các hoạt động quốc tế về quyền con người. Xét ở phạm vi quốc tế, quyền con người đã trở thành một trong những vấn đề chi phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) mạnh mẽ và toàn diện các quan hệ chính trị quốc tế ở mọi cấp độ, từ toàn cầu, khu vực đến song phương. Xét ở phạm vi quốc gia, từ lâu, các đảng phái chính trị trên thế giới đã nhanh chóng nhận thấy và nắm lấy quyền con người như một thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực Nhà nước. Quyền con người trở thành các tiêu chí được dùng để đánh giá tính tiến bộ, phù hợp trong cương lĩnh tranh cử; trở thành cơ sở để các đảng phái phê phán, chỉ trích lẫn nhau; thậm chí trở thành một yếu tố quyết định sự tồn vong của một chính thể, một người đứng đầu Nhà nước hoặc một chế độ xã hội. Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay, quyền con người đã trở thành một trong các chủ đề trung tâm không chỉ trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa các chính đảng, mà còn trong các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia.  Quyền con người từ góc độ pháp lý Là một phạm trù đa diện, song quyền con người có mối liên hệ gần gũi hơn cả với pháp luật. Điều này trước hết là bởi cho dù quyền con người có là bẩm sinh, vốn
  • 18. 14 có (nguồn gốc tự nhiên) hay phải do các nhà nước quy định (nguồn gốc pháp lý), thì việc thực hiện các quyền vẫn cần có pháp luật. Hầu hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người (các quyền tự nhiên) không thể được bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật, mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức mà trở thành những quy tắc ứng xử chugn, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội. Chính vì vậy, quyền con người gắn liền với các quan hệ pháp luật và là một phạm trù pháp lý. Thực tế cho thấy, với tư cách là chủ thể của pháp luật, con người – cùng với quyền, tự do và nghĩa vụ, những thuộc tính xã hội gắn liền với nó – luôn là đối tượng phản ánh của các hệ thống pháp luật. Pháp luật xác lập và bảo vệ sự bình đẳng giữa các cá nhân con người trong xã hội và sự độc lập tương đối của các cá nhân với tập thể, cộng đồng, nhà nước, thông qua việc pháp điển hóa các quyền và tự do tự nhiên, vốn có của cá nhân. Theo nghĩa này, pháp luật có vai trò đặc biệt, không thay thế trong việc ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Vai trò của pháp luật với quyền con người thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau: + Pháp luật là phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa giá trị xã hội của các quyền tự nhiên: Mặc dù được thừa nhận song thông thường các quyền tự nhiên không mặc định được áp dụng trực tiếp trong xã hội. Về nguyên tắc, các nhà nước trên thế giới chỉ bảo đảm thực hiện những quyền pháp lý – tức là có nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Như vậy, chỉ khi mang tính pháp lý, các quyền tự nhiên mới chuyển thành những quyền con người có đầy đủ giá trị hiện thực. Pháp luật chính là phương tiện để thực hiện quá trình chuyển hóa đó. Nó có sứ mệnh cao cả là biến những nghĩa vụ pháp lý (hay các quy tắc cư xử chung do Nhà nước cưỡng chế thực hiện), từ đó xã hội hóa giá trị các quyền tự nhiên của con người. + Pháp luật là phương tiện đảm bảo giá trị thực tế của các quyền con người: như đã đề cập, chỉ khi được quy định trong pháp luật, việc tuân thủ và thực hiện các quyền
  • 19. 15 con người mới mang tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội. Ở đây, pháp luật đóng vai trò là công cụ giúp Nhà nước bảo đảm sự tuân thủ, thực thi các quyền con người của các chủ thể khác nhau trong xã hội, đồng thời cũng là công cụ của các cá nhân trong việc bảo vệ các quyền con người của chính họ thông qua việc vận dụng các quy phạm và cơ chế pháp lý quốc gia và quốc tế có liên quan. Thực tế cho thấy, tư tưởng đề cao pháp luật, coi pháp luật là phương tiện hữu hiệu để bảo đảm các quyền con người đã được khẳng định từ rất sớm. Từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, một vị vua vĩ đại của xứ Babylon là Hammurabi (1810 – 1750 TCN) đã tuyên bố rằng, mục đích của ông trong việc ban hành đạo luật cổ nổi tiếng (mang tên ông) là để “…ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức người yếu”. Vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, một nhiếp chính quan La Mã là Arokhont Salon đã tuyên bố ý định giải phóng cho tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật. Trong giai đoạn sau này, tư tưởng đề cao pháp luật với việc bảo đảm quyền con người cũng được phát triển nhiều bởi nhà tư tưởng nổi tiếng của nhân loại, và được chứng minh bằng sự ra đời của ngày càng nhiều các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền và tự do của con người, từ Đại Hiến chương Magna Carta (the Magna Carta, 1251), Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (the Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, 1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (the Declaration of Independence, 1776) và Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1789/1791) của Mỹ cho tới Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và hệ thống đồ sộ hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người do Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác thông qua từ đầu thế kỷ XX đến nay. Tất cả đã cho thấy vai trò không thể thay thế của pháp luật trong việc bảo đảm các quyền con người. 1.1.4. Khái niệm giáo dục quyền con người Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị đập tan năm 1945, vấn đề nhân quyền đã trở thành mối quan tâm của cả Nhà nước xã hội chủ
  • 20. 16 nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nên khi tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời thì vấn đề cơ bản, đầu tiên nêu ra của tổ chức này là vấn đề nhân quyền. Liên Hợp Quốc đã ban hành hàng loạt các văn kiện khẳng định các quyền và tự do của tất cả mọi người, đặc biệt khi Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 ra đời thì vấn đề nhân quyền đã chuyển sang một bước ngoặt mới trong lịch sử nhân loại, trở thành một quan hệ cơ bản được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế. Trong thời gian qua, thuật ngữ “giáo dục quyền con người” cũng liên tục xuất hiện trong các văn kiện của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Đồng thời, thuật ngữ “quyền con người” cũng xuất hiện trong văn bản của các bộ giáo dục và của các tổ chức phi chính phủ. Tôn trọng và thúc đẩy việc bảo đảm quyền con người đã trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, vấn đề giáo dục quyền con người, cũng vì đó, trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về giáo dục quyền con người: “Giáo dục quyền con người được định nghĩa là các nỗ lực về đào tạo, phổ biến và thông tin nhằm tạo lập nền văn hóa toàn cầu về quyền con người thông qua truyền đạt kiến thức, các kỹ năng, hình thành các thái độ và hướng tới: Tăng cường tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản; Phát triển đầy đủ nhân cách con người và ý thức về nhân phẩm; Tăng cường hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tính hữu nghị giữa các dân tộc, người bản địa và các nhóm chủng tộc, quốc gia, đạo đức, tôn giáo và ngôn ngữ...” [36, tr.33]. “Giáo dục quyền con người là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục đích của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức về quyền con người để biết tự mình bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người” [2]. “Giáo dục quyền con người là tất cả quá trình học hỏi để phát triển kiến thức, kỹ năng và các giá trị của quyền con người, nhằm thúc đẩy sự công bằng, khoan
  • 21. 17 dung, nhân phẩm, cũng như tôn trọng các quyền và nhân phẩm của người khác” [36]. Trong cuốn sách Hướng dẫn giáo dục nhân quyền xuất bản tại Đại học Minnesota của Mỹ năm 2000, bà Nancy Flowers – một nhà giáo, nhà hoạt động nhân quyền của Mỹ đã định nghĩa giáo dục nhân quyền là “tất cả những hiểu biết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng và các giá trị của nhân quyền.” Theo bà, giáo dục nhân quyền liên quan đến sự kết hợp xem xét giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài. Sự hiểu biết về nhân quyền tất yếu gắn với việc áp dụng hệ thống giá trị nhân quyền trong mối quan hệ giữa con người với con người, trong gia đình và với các thành viên trong cộng đồng. Trong đó, bà nói đến kỹ năng “phát triển con người”, đó là những kỹ năng công nhận thiên hướng của bản thân mỗi người, chấp nhận những khác biệt và chịu trách nhiệm bảo vệ quyền của những người khác. Tuy nhiên, trong công việc của mình, những người lập chương trình giáo dục nhân quyền phải tính đến bối cảnh xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và khả năng tác động của việc giáo dục đó đối với chuyển biến của xã hội. Còn theo bà Felisa Tibbitts – giám đốc Hiệp hội nhân quyền của Mỹ thì “về cơ bản, giáo dục nhân quyền là hoạt động xây dựng các nền văn hóa nhân quyền trong các cộng đồng của chúng ta.” Theo một định nghĩa khác của ông Shulamith Koening – người sáng lập “Thập kỷ giáo dục nhân quyền toàn dân” (PDHRE) thì giáo dục nhân quyền là “để mọi người biết về nhân quyền và đưa ra đòi hỏi về nhân quyền” [36, tr.30]. Như vậy, nói một cách đơn giản, giáo dục quyền con người là một quá trình nhằm truyền đạt các kiến thức, các kỹ năng để người học có những hiểu biết về quyền con người, những giá trị phẩm giá, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, sự tôn trọng và hiểu biết về quyền của người khác, tôn trọng pháp luật để từ đó thúc đẩy mọi người tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội và cùng nhau xây dựng một “nền văn hóa nhân quyền” chung [14]. Đó cũng là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cho mỗi cá nhân trong cộng đồng
  • 22. 18 hiểu rõ những quyền cơ bản của họ, đồng thời giúp họ hiểu được cách thức bảo vệ các quyền đó cũng như đạt được các kỹ năng để có thể sử dụng các quyền này trong cuộc sống. 1.1.5. Mục đích giáo dục quyền con người Mục đích là cái nhằm đạt được sự mong muốn, hoài bão, ý chí của một con người hay tổ chức thông qua suy nghĩ và các hoạt động cụ thể trong cuộc sống. Mục đích giáo dục quyền con người là một vấn đề vô cùng quan trọng trong giáo dục quyền con người, vì không những nó chi phối, ảnh hưởng một cách toàn diện và sâu sắc đến những yếu tố quan trọng khác của xã hội, mà còn chi phối, ảnh hưởng một cách toàn diện và sâu sắc về mọi mặt trong đời sống của con người – động lực và mục tiêu phát triển của xã hội. Giáo dục quyền con người có nhiều mục đích khác nhau, nhưng ta có thể dựa vào “bộ ba mục đích” của phổ biến giáo dục pháp luật nói chung để xác định mục đích của việc giáo dục quyền con người. Mục đích giáo dục pháp luật bao gồm ba tiêu chí: Tiêu chí 1: đạt được mục đích nhận thức pháp luật Tiêu chí 2: đạt được mục đích thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật Tiêu chí 3: đạt được mục đích hành vi, phù hợp pháp luật [24, tr.3-8]. Giáo dục ý thức quyền con người, theo ba tiêu chí đó, cũng nhằm những mục đích chính như sau: Mục đích nhận thức: Giáo dục quyền con người nhằm hình thành và mở rộng tri thức về quyền con người. Mục đích cảm xúc: giáo dục quyền con người nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người. Mục đích hành vi: giáo dục quyền con người nhằm hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực để bảo đảm, bảo vệ và thực hiện quyền con người. Mục đích giáo dục quyền con người là nhằm khơi gợi biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm và thái độ của đối tượng theo hướng tích cực, góp phần hoàn thiện nhân cách đối tượng bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội, nhằm xây dựng nguồn lực con
  • 23. 19 người – động lực của sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, mục đích giáo dục quyền con người còn tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của việc bảo vệ quyền con người và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục quyền con người cũng đồng thời cung cấp một cơ sở cho việc giải quyết xung đột và thúc đẩy các trật tự xã hội. Quyền của con người thường xuyên xung đột, ví dụ khi một người vi phạm vào trật tự an toàn xã hội, họ đã xung đột với quyền tự do của người khác. Vì vậy, hiểu biết về quyền con người cũng tạo ra một khuôn khổ để phân tích và giải quyết các xung đột. Giáo dục quyền con người đồng thời cũng là việc dạy các kỹ năng về đàm phán, thương lượng và đồng thuận. Mục đích của giáo dục nhân quyền, theo Liên Hợp Quốc, cũng là “Xây dựng một nền văn hóa nhân quyền toàn cầu và cho tất cả mọi người – xây dựng mối quan hệ hợp tác trên toàn cầu vì nhân quyền – thúc đẩy sự khoan dung trong tư tưởng nhân quyền rộng khắp thế giới” (theo Thông điệp các đại diện cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền nhân ngày nhân quyền năm 1997). Người ta vẫn thường kêu gọi thực hiện các phong trào giải phóng con người, song có thể nói, chỉ có thể giải phóng con người dựa trên hiểu biết về quyền con người. Giáo dục quyền con người thông qua chuyển giao kiến thức, xây dựng kỹ năng và hình thành quan điểm được coi là nền tảng để thực hiện công tác phòng ngừa các vi phạm và trao cho con người quyền năng để tự giải phóng mình. Thúc đẩy quyền con người trước hết là làm cho con người nhận thức được quyền con người để họ biết được các quyền của mình, hướng dẫn mọi người cách sử dụng các quyền đó một cách tốt nhất. Để đạt được mục đích này cần có sự tham gia của nhiều bên, trong đó có cả ngành giáo dục và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Tổ chức Ân xá quốc tế tin rằng, học về quyền con người là bước đầu tiên hướng tới sự tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Các chương trình giáo
  • 24. 20 dục về quyền con người được xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy việc giảng dạy về quyền con người. Các chương trình này phải được thiết kế để giúp các giáo viên của các trường từ mẫu giáo cho đến các trường đại học cũng như các nhà giáo dục làm việc trong các tổ chức phi chính thức như là các tổ chức cộng đồng, các diễn đàn xã hội, giáo dục nhân quyền… đều có thể sử dụng được nhằm để thúc đẩy các nguyên tắc về quyền con người và hệ thống các giá trị được thiết lập bởi Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Giáo dục quyền con người giúp cho người dân cảm nhận được sự quan trọng của quyền con người, tiếp thu các giá trị về quyền con người và hòa nhập vào nó theo cách mà họ sống. Những giá trị và thái độ về quyền con người bao gồm: - Củng cố sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản (Điều 30.2 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người); - Giáo dục việc tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình; - Hiểu về bản chất của phẩm giá con người và tôn trọng phẩm giá của người khác; - Cảm thông với những người bị vi phạm quyền và đoàn kết với họ; - Công nhận rằng việc mọi công dân đều có quyền con người là một điều kiện tiên quyết để có một xã hội công bằng và nhân đạo; - Quan niệm rằng khía cạnh quyền con người về dân sự, xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa là vấn đề gây xung đột ở khắp nơi trên thế giới; - Tin tưởng rằng hợp tác thì tốt hơn là xung đột. Tóm lại, mục đích của việc giáo dục quyền con người là để hướng con người vào việc phát triển có đủ đức, đủ tài, nói cách khác là nhằm trang bị và hoàn thiện cho con người, làm cho cá nhân con người trở nên hữu ích hơn với gia đình và cộng đồng xã hội… 1.2. CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI; HÌNH THỨC, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI 1.2.1. Chủ thể giáo dục quyền con người
  • 25. 21 Theo từ điển tiếng Việt, có thể hiểu chủ thể “là đối tượng gây ra hành động mang tính tác động trong quan hệ đối lập với đối tượng chi phối của hoạt động tác động, gọi là khách thể.” Lý luận giáo dục cho rằng, chủ thể giáo dục là những thày, cô giáo và tất cả những người làm công tác giáo dục khác. Vận dụng quan niệm trên vào giáo dục quyền con người có thể thấy rằng, tuy đây là một dạng của giáo dục, nhưng nó có những đối tượng, phương pháp, hình thức giáo dục khác với giáo dục trong các nhà trường. Người thực hiện hành động giáo dục quyền con người không phải chỉ có những người thày, cô giáo, những cá nhân làm công tác giáo dục, mà còn cả các tổ chức, cơ quan được giao nhiệm vụ hoặc tự nhận nhiệm vụ giáo dục quyền con người trước cộng đồng, xã hội; hoặc các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tham gia thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo và ở mọi nơi, mọi lúc, vì thế nếu coi chủ thể của giáo dục quyền con người chỉ là cá nhân những người làm công tác giáo dục thì sẽ không đầy đủ. Ở đây, chủ thể của giáo dục quyền con người là những cá nhân, những cơ quan, tổ chức làm công tác giáo dục trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mang tính tự nguyện, mang tính trách nhiệm xã hội đã tham gia góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu giáo dục quyền con người [31]. Việc xác định chủ thể của giáo dục quyền con người có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục quyền con người. Trên cơ sở mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể, đối tượng giáo dục trong hoạt động giáo dục quyền con người – chủ yếu là các hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của người giáo dục lên đối tượng giáo dục – cho phép xác định đúng mức những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận tác động lên hoạt động giáo dục quyền con người; cũng như cho phép xác định chính xác yêu cầu khách quan của chủ thể giáo dục quyền con người trong việc xác định nội dung, hình thức, phương tiện, biện pháp thích hợp để tiếp cận với đối tượng giáo dục quyền con người một cách có hiệu quả nhất.
  • 26. 22 1.2.2. Khách thể, đối tượng giáo dục quyền con người  Khách thể giáo dục quyền con người Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về khách thể. Tùy theo tính chất, phương pháp, đối tượng nghiên cứu khác nhau mà các ngành khoa học khác nhau có những quan niệm về các loại khách thể và đối tượng nghiên cứu của mình. Cụ thể: Theo khoa học pháp luật: “Khách thể quan hệ pháp luật là những gì mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, là cái mà quan hệ pháp luật hướng tới, tác động tới, đó là những lợi ích vật chất, chính trị, tinh thần [25]. Một số nhà nghiên cứu đồng nhất khách thể với đối tượng giáo dục pháp luật dựa trên khái niệm về khách thể của Từ điển Tiếng Việt và quan niệm đồng nhất giáo dục của khoa học sư phạm. Những người này cho rằng: “Khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật ở đây không phải chỉ là những cá nhân, những nhóm người chung chung mà còn bao hàm cả những yếu tố bên trong của họ như nhận thức tình cảm, cảm xúc, hành vi, hành động cụ thể của họ phù hợp với pháp luật” [14, tr.16]. Theo tôi, khách thể của giáo dục quyền con người là ý thức/nhận thức, những thói quen, nếp sống, hành vi ứng xử của công dân, của các nhóm cộng đồng và toàn xã hội, thể hiện trình độ nhất định của nền văn hóa pháp lý. Còn đối tượng giáo dục quyền con người là những cá nhân công dân, hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể, tiếp nhận tác động của các loại hoạt động giáo dục quyền con người mà ý thức và hành vi của họ là khách thể của giáo dục quyền con người. Nghĩa là khách thể và đối tượng của giáo dục quyền con người là hai phạm trù mang ý nghĩa khác nhau. Nếu đồng nhất hai phạm trù này, trước hết thể hiện sự xem nhẹ kết quả mong muốn đạt được của hoạt động giáo dục quyền con người và không thấy hết sự khác biệt về tính chất, vai trò, quan hệ tác động qua lại giữa khách thể và đối tượng của giáo dục này. Trong quan hệ giữa đối tượng và khách thể thì đối tượng giáo dục quyền con người có vai trò tiếp nhận sự tác động của hoạt động giáo dục và là cơ sở của sự tồn tại của khách thể khi kết thúc hoạt động giáo dục quyền con người, và là phương tiện để khách thể thông qua đó mà biểu đạt ra ngoài. Hơn nữa, nếu đồng
  • 27. 23 nhất khách thể với đối tượng giáo dục quyền con người sẽ không cho phép chúng ta xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp vì mỗi đối tượng giáo dục khác nhau luôn chứa đựng những yếu tố đặc thù đòi hỏi phải có nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp với yếu tố đặc thù đó, hoặc không thấy hết được vai trò tác động trở lại của khách thể đối với đối tượng giáo dục khi nó đã hình thành và phát huy hiệu quả.  Đối tượng của giáo dục quyền con người Đối tượng của giáo dục quyền con người là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục. Cũng như các dạng giáo dục khác, việc xác định nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp nhằm thu được hiệu quả giáo dục cao phụ thuộc rất nhiều vào việc nghiên cứu, đánh giá đúng đắn, toàn diện về đối tượng giáo dục nói chung và giáo dục quyền con người nói riêng. Đối tượng giáo dục quyền con người trước hết là toàn bộ cá nhân đang tồn tại trong cộng đồng nhân loại bao gồm tất cả các dân tộc trong mối quan hệ quốc tế. Trong mỗi dân tộc cụ thể, đối tượng của giáo dục quyền con người là những cá nhân công dân, những nhóm, cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận những tác động của hoạt động giáo dục quyền con người, vừa mang tính quốc tế, vừa mang tính quốc gia mà ý thức và hành vi của họ là khách thể của giáo dục quyền con người. Đối tượng giáo dục quyền con người ở Việt Nam vừa mang những đặc điểm chung của cộng đồng nhân loại, vừa có những đặc điểm riêng biệt. Đối tượng giáo dục quyền con người ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng và có thể phân loại thành các nhóm dựa trên các cơ sở, yếu tố, phản ánh trạng thái, địa vị pháp lý, điều kiện kinh tế, môi trường sống, việc làm, truyền thống văn hóa, đạo đức, tôn giáo của đối tượng giáo dục này. Các chủ thể giáo dục sẽ lựa chọn các nội dung, hình thức, giáo dục phù hợp nhằm làm cho từng đối tượng giáo dục tiếp thu được những tri thức cần thiết về quyền con người để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, thích ứng với vai trò, địa vị của họ trong quan hệ với cộng đồng, với công dân khác.
  • 28. 24 Con người sống trong một xã hội, ai cũng cần có hiểu biết về quyền con người vì đó là quyền của họ. Vì vậy, bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành đối tượng của giáo dục quyền con người và ai cũng cần đến giáo dục quyền con người. Tuy nhiên, vài nhóm người cũng cần có những hiểu biết đặc biệt về giáo dục quyền con người vì họ đang sống trong hoàn cảnh đặc biệt, một vài người thường xuyên bị lạm dụng và bị vi phạm nhân quyền, những người khác thì lại giữ trọng trách trong các cơ quan Nhà nước và có trách nhiệm phải ủng hộ quyền con người, những người có khả năng và có ảnh hưởng đến giáo dục quyền con người. Như vậy, có thể chia đối tượng của giáo dục quyền con người thành các nhóm chủ yếu như sau:  Những người làm công tác hành pháp và tư pháp - Những người thi hành pháp luật bao gồm cảnh sát, người làm công tác an ninh; - Những người làm công tác giam giữ tù nhân; - Luật sư, thẩm phán và các kiểm sát viên; - Công chức Nhà nước; - Quân nhân.  Những người làm công tác lập pháp - Nhà lập pháp; - Những người được bầu cử và được chỉ định đảm trách các công vụ.  Những nghề nghiệp khác - Những nhà giáo dục; - Những người làm công tác xã hội; - Những người làm công tác công đoàn; - Những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; - Nhà báo và những đại diện của các cơ quan thông tin đại chúng.  Các tổ chức, các hiệp hội và các nhóm - Các tổ chức của phụ nữ;
  • 29. 25 - Các nhà hoạt động xã hội tại cộng đồng và những người lãnh đạo các khu vực dân cư; - Các nhóm người thiểu số; - Các nhà lãnh đạo tôn giáo; - Trẻ em và thanh niên; - Sinh viên ở tất cả các cấp độ đào tạo; - Người tị nạn; - Những người nghèo cả ở thành phố và nông thôn; - Người tàn tật; - Người lao động nhập cư. Có thể nói, giáo dục quyền con người cần phải đến được với mọi đối tượng trong xã hội. Tuy nhiên, để giảm thiểu các vi phạm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng dễ bị tổn thương, các nhóm đối tượng này cần phải được chú trọng nhiều hơn trong công tác giáo dục quyền con người và phải đảm bảo cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của mình cũng như các kỹ năng hành động liên quan đến quyền con người. Ngoài ra, ngày nay người ta cũng nhắc đến việc phải tăng cường giáo dục nhân quyền cho giới lãnh đạo. Điều này là hoàn toàn hợp lý để tạo ra các chuyển biến trong xã hội. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như các nhà lãnh đạo không ý thức được về nhân quyền và ý thức về việc họ có một trách nhiệm to lớn trong việc bảo vệ nhân quyền. Việc các nhà lãnh đạo có ý thức về quyền và biến nó thành các chiến lược hành động hiệu quả sẽ là phần thưởng lớn nhất cho những người làm công tác giáo dục nhân quyền. 1.2.3. Hình thức giáo dục quyền con người Theo giáo dục học, hình thức giáo dục được hiểu là cách thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh nội dung giáo dục và đạt mục đích giáo dục. Ở khía cạnh này, giáo dục quyền con người cũng giống như các dạng giáo dục khác, do đó, cũng là những phương thức chuyển
  • 30. 26 tải và tiếp nhận kiến thức (thông tin) nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục quyền con người. Hình thức giáo dục quyền con người là các dạng hoạt động cụ thể, có tổ chức, phối hợp giữa các chủ thể giáo dục quyền con người và đối tượng giáo dục quyền con người. Hình thức giáo dục quyền con người rất đa dạng và phong phú.  Giáo dục quyền con người có thể dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp; qua tranh ảnh, lời nói; qua phương pháp nêu gương, lên lớp, thảo luận, tham gia các hoạt động thực hành, thực tế, tự học và tham gia các hoạt đông khác do người dạy quy định…  Giáo dục quyền con người cũng có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức. Giáo dục chính thức được kéo dài từ giáo dục trẻ thơ, qua bậc tiểu học và trung học đến giáo dục đại học. Nó là chương trình giảng dạy cơ sở và nó bao gồm giáo dục học thuật chung, đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp. Giáo dục không chính thức bao gồm những hoạt động giáo dục được tổ chức và thường là bên ngoài hệ thống giáo dục chính thức. Nó được thiết kế cho những nhóm học cụ thể với những mục tiêu học cụ thể. Giáo dục không chính thức bao gồm giáo dục và đào tạo nghề cơ bản, giáo dục thanh niên và cộng đồng. Ngoài ra, có thể chia hình thức giáo dục quyền con người thành hai loại sau:  Các hình thức giáo dục quyền con người mang tính phổ biến, truyền thống như phổ biến, nói chuyện về quyền con người tại các Hội nghị, cuộc họp, hội thảo, câu lạc bộ về quyền con người; các lớp giảng chuyên đề cho các đối tượng chuyên biệt, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến qua sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các cụm dân cư, làng xã, buôn làng, qua đoàn thể quần chúng; các nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, tuyên truyền phổ biến giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài quyền con người, thông tin cổ động, dạy và học về quyền con người.
  • 31. 27  Các hình thức giáo dục quyền con người đặc thù. Đây là các hoạt động định hướng giáo dục quyền con người thông qua các hoạt động hoạch định đường lối, chính sách, hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan Nhà nước, như Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an. 1.2.4. Nội dung giáo dục quyền con người Việc xác định nội dung giáo dục quyền con người là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình giáo dục quyền con người. Nội dung giáo dục quyền con người dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, và xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ, mục đích của dạng giáo dục này. Phạm vi của dạng giáo dục này là rất rộng, có những đặc điểm đặc thù riêng không đồng nhất, không lẫn với các nội dung giáo dục khác, nhưng nó có thể lồng ghép, đan xen với nội dung giáo dục khác như giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Theo bà Nancy Flowers, giáo dục về quyền con người phải cung cấp cho mọi người thông tin về quyền con người, bao gồm kiến thức về: - Những giá trị cố hữu thuộc về tất cả mọi người và quyền của con người được đối xử trong sự tôn trọng; - Các nguyên tắc về quyền con người chẳng hạn như tính toàn thể, tính không thể tách rời, tính phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người; - Làm thế nào mà quyền con người thúc đẩy việc tham gia vào quá trình ra quyết định và giải quyết hòa bình các tranh chấp; - Về lịch sử và sự tiếp tục phát triển của quyền con người; - Về pháp luật quốc tế, như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người hay về các công ước quốc tế; - Về pháp luật của khu vực, quốc gia, địa phương mà nó củng cố cho pháp luật quốc tế về quyền con người; - Về việc sử dụng luật về quyền con người để bảo vệ quyền con người và kêu gọi những đối tượng vi phạm giải thích về hành vi của mình;
  • 32. 28 - Về sự vi phạm quyền con người như là tra tấn, diệt chủng hoặc bạo lực đối với phụ nữ và các quyền lực mang tính xã hội, kinh tế, chính trị, dân tộc; - Về con người và tổ chức phải có trách nhiệm để thúc đẩy, bảo vệ và tôn trọng quyền con người. Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tượng giáo dục nào cũng đòi hỏi được sự cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin về quyền con người nêu trên. Và cũng không thể thực hiện giáo dục một cách máy móc, thuần túy chỉ là cung cấp thông tin, mà cần phải lưu ý tới một thực tiễn, sự tồn tại mâu thuẫn của các thông tin, sự phủ định lẫn nhau của các thông tin và những đặc điểm đặc thù của nội dung giáo dục quyền con người để có nhận thức đầy đủ, khách quan, chính xác của chủ thể và đối tượng giáo dục. Cần phải có sự phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan về các thông tin để tạo ra nhận thức một cách đúng đắn về quyền con người, tránh tình trạng áp đặt chủ quan, định kiến duy ý chí, dẫn đến sự nhận thức sai lệch hoặc không đạt hiệu quả cao của giáo dục quyền con người. Vì thế, khi thực hiện giáo dục quyền con người, cần phải xác định mục đích giáo dục cần đạt được của từng đối tượng giáo dục, trên cơ sở đó xác định mức độ, từng cấp giáo dục khác nhau cho từng đối tượng cụ thể. Theo tác giả Nguyễn Hữu Trí [31], nội dung giáo dục quyền con người được chia thành ba cấp độ khau nhau sau: - Yêu cầu tối thiểu về nội dung giáo dục quyền con người. Cấp độ này bao gồm những nội dung tối thiểu nhất, phổ thông nhất về quyền con người, phù hợp với đối tượng là quảng đại quần chúng nhân dân, nhằm giúp họ hình thành những tri thức tối thiểu, hình thành tình cảm, thói quen đơn giản trong việc thực hiện quyền con người. - Yêu cầu riêng về giáo dục quyền con người theo nhu cầu về ngành, nghề, địa vị xã hội, giới, nhóm xã hội. Nội dung giáo dục quyền con người ở cấp độ này thường có tính tổng hợp, hệ thống, nền tảng, bao gồm: hệ thống các khái niệm, phạm trù cơ bản của quyền con người; những tri thức về quyền con người được ghi nhận trong pháp luật quốc gia, quốc tế, những tri thức cơ bản
  • 33. 29 về xây dựng và đảm bảo quyền con người; việc xử lý vi phạm quyền con người. - Yêu cầu giáo dục có tính chuyên ngành về quyền con người. Đây là cấp độ cao nhất của giáo dục quyền con người, bao gồm những tri thức mang tính chuyên sâu về quyền con người, những vấn đề mang tính chất kỹ năng, kỹ xảo, thao tác nghề nghiệp về quyền con người. Nội dung giáo dục ở cấp độ này chủ yếu dành cho các đối tượng trở thành chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy, các chuyên gia hoạt động trong các tổ chức quốc gia, quốc tế về quyền con người. Giáo dục về quyền con người đồng thời cũng đem đến cho con người cảm giác về trách nhiệm để tôn trọng và bảo vệ quyền con người và trao cho họ các kỹ năng để hành động phù hợp. Các kỹ năng hành động đó bao gồm: - Nhận biết rằng quyền con người có thể được thúc đẩy và bảo vệ ở nhiều cấp, thông qua từng cá nhân cụ thể, tập thể hay cấp độ thể chế; - Phát triển các hiểu biết mang tính phê bình về hoàn cảnh sống; - Phân tích các hoàn cảnh thông qua quan điểm đạo đức; - Nhận thức rằng các hoàn cảnh không công bằng có thể được cải thiện; - Nhận thức rằng mọi cá nhân và các thành phần xã hội đều có thể đóng góp vào việc bảo vệ quyền con người; - Phân tích các yếu tố tạo ra sự vi phạm nhân quyền; - Nhận biết và có khả năng sử dụng các công cụ về quyền con người mang tính toàn cầu, khu vực, quốc gia, địa phương và các cơ chế khác để bảo vệ quyền con người; - Có kế hoạch hành động phù hợp để đáp lại việc thiếu công bằng; - Hành động để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Ở Việt Nam hiện nay, nội dung giáo dục quyền con người ngoài những nội dung trên còn cần phải nhấn mạnh vào giáo dục Hiến pháp như một phần quan trọng của giáo dục quyền con người, vì một mặt, Hiến pháp là đạo luật cao nhất, là hệ quy chiếu cho tất cả những quy định pháp luật khác; mặt khác, Hiến pháp thể hiện đầy
  • 34. 30 đủ nội dung giáo dục quyền con người mà Nhà nước đảm bảo cam kết thực hiện. Ý thức về Hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền, tự do của con người. Tư tưởng, nhận thức về hiệu lực trực tiếp của hiến pháp liên quan đến các quyền con người cũng sẽ định hướng, dẫn dắt và kiểm soát, kìm chế những sự lạm dụng pháp luật gây phương hại, làm sai lệch bản chất của các quyền. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp, nâng cao nhận thức và niềm tin về Hiến pháp để hình thành ý thức tự giác, tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm cho Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong mọi tầng lớp nhân dân... sẽ góp phần cải thiện thực trạng về quyền con người ở Việt Nam. Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và kết quả của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, những nét mới của Hiến pháp (sửa đổi); tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội về việc triển khai và thực thi Hiến pháp, pháp luật, ngày 17/1/2014, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã ban hành công văn số 102-HD/BTGTW về việc Hướng dẫn tuyên truyền Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nội dung chính như: Một là, tuyên truyền khẳng định Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Hai là, tuyên truyền về những nội dung cơ bản, nêu lên những điểm mới của bản Hiến pháp, đặc biệt là những nội dung về quyền con người. Ba là, phổ biến, tuyên truyền về một số vấn đề cần lưu ý trong đấu tranh làm thất bại những luận điệu kích động, xuyên tạc của các thế lực thù địch. 1.2.5. Phương pháp giáo dục quyền con người  Các căn cứ lựa chọn phương pháp giáo dục quyền con người Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “me todos”, có nghĩa là con đường, cách thức tự vận động bên trong nội dung, nó gắn với hoạt động của con người, giúp con người hoàn thành được những nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu đã đề ra [30]. Phương pháp tạo nên hiệu quả của quá trình giáo dục quyền con người,
  • 35. 31 vì vậy, việc lựa chọn phương pháp luôn được đặt lên hàng đầu trong khi thiết kế, xây dựng ý đồ triển khai một bài giảng cụ thể. Phương pháp bao giờ cũng xuất phát từ một mục đích nhất định, nội dung giáo dục nhất định. Mục đích, nội dung giáo dục quyền con người quy định phương pháp nhưng bản thân phương pháp có tác dụng trở lại mục đích, nội dung, làm cho nội dung ngày càng hoàn thiện, làm cho mục đích đạt được ngày càng cao. Phương pháp giáo dục quyền con người có mối quan hệ qua lại mật thiết với các nhân tố khác của quá trình giáo dục mà trước hết là hình thức giáo dục. Phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục quyền con người là hai khái niệm độc lập, không đồng nhất, nhưng lại có mối quan hệ mất thiết với nhau. Mỗi hình thức giáo dục nhất định luôn luôn gắn với những phương pháp giáo dục nhất định, đặc thù của hình thức đó. Ngược lại, phương pháp giáo dục tác động trở lại làm cho hình thức giáo dục phát triển ngày càng hướng đích, ngày càng hoàn thiện hơn. Do không có một phương pháp giáo dục quyền con người nào là tối ưu, mỗi phương pháp đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm riêng nên người dạy phải biết lựa chọn để phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp. Một phương pháp giáo dục quyền con người được coi là hợp lý và hiệu quả khi đáp ứng được 3 yêu cầu sau: Một là, phương pháp này phải có mục tiêu giáo dục quyền con người rõ ràng; tạo ra khả năng cao nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục quyền con người; phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ của người học; Hai là, phương pháp này phải phù hợp với nội dung giáo dục quyền con người cụ thể, đặc thù của từng môn học, bài học và phù hợp với từng vấn đề cụ thể, từng giai đoạn cụ thể trong tiến trình giờ học. Ba là, phương pháp này phải phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của người dạy, người học và các điều kiện giáo dục quyền con người… Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc lựa chọn phương pháp giáo dục quyền con người phải căn cứ vào: mục tiêu và nội dung giáo dục quyền con người (môn học, chương, mục, bài học, từng nội dung cụ thể trong các giai đoạn triển khai giờ
  • 36. 32 học…); nguyên tắc giáo dục quyền con người; đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, trình độ, hứng thú của người học và trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của người dạy… Để phát huy hết ưu điểm của các phương pháp giáo dục quyền con người, người dạy cần kết hợp, xen kẽ nhiều phương pháp nhằm lấy ưu điểm của phương pháp này, khắc phục nhược điểm của phương pháp kia, tạo ra sự linh hoạt, đa dạng trong một giờ học.  Các yêu cầu của phương pháp giáo dục quyền con người Phương pháp giáo dục quyền con người phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Phương pháp giáo dục quyền con người phải giúp và buộc đối tượng sử dụng tốt công cụ thông tin trên mạng để bổ sung kiến thức còn thiếu. Mục tiêu và phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi. Chúng ta xem quá trình dạy và học thông qua ba tầng tiếp thu của đối tượng như sau: Nếu chỉ dừng ở tầng 1 – tiếp nhận thông tin, thày giảng, trò nghe và ghi nhớ. Trò cần học thuộc với hi vọng sử dụng kiến thức đó để kiếm sống. Điều này thực sự nguy hiểm khi những kiến thức của người thày không được bổ sung, cập nhật kịp thời trong điều kiện của một xã hội thay đổi từng ngày. Tầng 2 diễn ra khi đã có sự trao đổi thông tin và tạo thông tin mới, tức là thày và trò có sự trao đổi trong quá trình dạy và học nhằm bám sát thực trạng xã hội, giúp trò sau này dễ dàng vận dụng được những điều đã học vào những môi trường thực tế hết sức đa dạng. Tầng 3 là rèn luyện cách tiếp cận, hình thành phương pháp tư duy sáng tạo. Trong quá trình giáo dục, với những bài học khác nhau, người thày phải chọn những nội dung để kết cấu thành hệ thống bài giảng nhằm từng bước hình thành một phương pháp tư duy, tạo nên kỹ năng sáng tạo cho trò. Kết quả là trò sẽ có phương pháp tiếp cận thực tế độc đáo và hiệu quả, có kỹ năng giải quyết vấn đề ở tầm tư duy ngang bằng thời đại. Như vậy, điều hết sức quan trọng mà thày cần rèn cho trò tại trường là phương pháp tiếp cận thông tin, quan sát và nhận dạng vấn đề, hình thành nhận
  • 37. 33 thức mới đúng đắn và ngang bằng với trình độ chung của học sinh cùng bậc, ít nhất là của các nước tiên tiến trong khu vực.  Các phương pháp giáo dục quyền con người Giáo dục quyền con người có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể kể đến các phương pháp tiêu biểu như: Phương pháp nêu vấn đề - tình huống: giúp người học vận dụng được các kỹ năng để giải quyết những vấn đề của nội dung bài học. Phương pháp này có vai trò là qua các tình huống có vấn đề, vụ án, người học khai thác các mâu thuẫn, chỉ ra cách giải quyết chúng. Khi áp dụng, người dạy phải thiết kế, phân loại, chỉ ra các vấn đề, tình huống của nội dung giáo dục quyền con người; điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh các hướng giải quyết vấn đề và kiểm chứng tính đúng đắn của những kết luận (quan điểm) mà người học đưa ra. Người học phải tìm kiếm, giải quyết mâu thuẫn, đề ra giả thuyết và phương hướng giải quyết. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người đọc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hình thành tư duy phê phán. Tuy nhiên, nhược điểm là khó triển khai, tốn nhiều công sức, thời gian… Phương pháp thuyết trình – minh họa: phương pháp này có mục tiêu làm cho người học ghi nhớ nên nó phù hợp với nội dung giáo dục quyền con người. Bản chất của phương pháp này là cách thức tổ chức việc lĩnh hội tri thức thông qua con đường thông báo, trình bày, diễn giải thông tin và nội dung giáo dục quyền con người. Nó đóng vai trò là bước khởi đầu cho việc khám phá sự vật, hiện tượng, khái niệm đơn giản về quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải thông báo, truyền đạt thông tin bằng các phương tiện khác nhau, trong đó chủ yếu là ngôn ngữ, phương tiện trực quan (sơ đồ, bảng biểu, ví dụ minh họa…); người học phải lĩnh hội tư duy, ghi nhớ nội dung mà người dạy đã trình bày… Ưu điểm của phương pháp này là dễ triển khai và có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa thời gian, không gian, số lượng lớn người học với khối lượng thông tin truyền đạt. Tuy nhiên, nhược điểm là làm cho người học thụ động, không hình thành được kỹ năng, thao tác, vận dụng xử lý thông tin và thiếu sự tương tác, phản hồi từ phía người học.
  • 38. 34 Phương pháp sàng lọc: nhằm cung cấp thông tin để người học lựa chọn và sắp xếp theo dạng đúng, sai. Phương pháp này buộc người học phải tìm hiểu, suy nghĩ, lựa chọn vấn đề và xác định đúng sai qua đó ghi nhớ nội dung bài học, đồng thời khuyến khích người học tính tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập. Khi áp dụng người dạy phải cung cấp hàng loạt thông tin để người học chọn lựa, ghi to, rõ thông tin lên bảng. Người dạy cùng người học sắp xếp thông tin theo dạng đúng – sai. Các thông tin đưa ra để lựa chọn được chuẩn bị kỹ và không quá dễ. Phương pháp tự nghiên cứu: phương pháp này có mục tiêu giúp người học phân tích, tổng hợp, đánh giá, đưa ra quan điểm, ý kiến riêng về những vấn đề của nội dung giáo dục quyền con người. Vai trò của phương pháp này giúp người học phát huy các kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo, mềm dẻo và thích ứng nhanh trong việc giải quyết các vấn đề mới. Khi áp dụng, người dạy phải đưa ra yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề cụ thể của nội dung giáo dục quyền con người. Người học phải độc lập tìm kiếm các phương pháp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người học phát huy khả năng làm việc độc lập, khả năng tìm tòi, phát hiện vấn đề và giải quyết chúng một cách sáng tạo. Tuy nhiên, nhược điểm là hạn chế sự giao tiếp giữa người dạy với người học và khó tổ chức. Phương pháp tái tạo: làm cho người học hiểu, bước đầu vận dụng, nên nó phù hợp với nội dung giáo dục quyền con người các vấn đề chuyên sâu. Phương pháp này có vai trò là giúp người học hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thao tác thuần thục với thông tin và nội dung giáo dục quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải thiết kế, đưa ra các “mẫu” (bài tập, bảng biểu, chỉ dẫn…) và phải chương trình hóa các nội dung giáo dục quyền con người. Người học phải thao tác, lặp lại theo mẫu, theo chỉ dẫn, sử dụng các kỹ thuật để nhận diện, hiểu rõ vấn đề, bước đầu hình thành, phát triển kỹ năng thực hiện các thao tác đơn lẻ. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người học hiểu được bản chất vấn đề, hình thành kỹ năng vận dụng tri thức đã lĩnh hội để giải quyết các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ dẫn đến học “tủ”, rập khuôn, cứng nhắc.
  • 39. 35 Phương pháp khám phá, sáng tạo: là phương pháp giúp cho người học phân tích được các vấn đề của nội dung đặt ra. Phương pháp này giúp người học hình thành kỹ năng tự xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề chứa trong nội dung giáo dục quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải hướng dẫn cách xác lập vấn đề, tìm kiếm, thu nhập cứ liệu và lập kế hoạch giải quyết các vấn đề của nội dung. Người học phải xác lập, phân tích, lên kế hoạch độc lập để tìm kiếm giải pháp, con đường giải quyết vấn đề. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người học rèn luyện, kích thích tư duy phê phán, sáng tạo, phát triển kỹ năng độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm giải pháp mới cho cùng một vấn đề. Tuy nhiên, nhược điểm là khó tổ chức triển khai, tốn nhiều công sức, thời gian, đòi hỏi người dạy và người học phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng [22]. Còn một số phương pháp khác như: phương pháp ghi ý kiến lên bảng, đóng vai, hỏi chuyên gia... Khi áp dụng phương pháp ghi ý kiến lên bảng, người dạy phải cử 2 người học lên bảng ghi lại các ý kiến của lớp hoặc của nhóm và phải biết lồng ý kiến của người học vào bài giảng. Phương pháp đóng vai là phương pháp biên soạn kịch bản phù hợp với bài (xây dựng nhân vật, tình huống). Khi áp dụng phương pháp này, người dạy phải chọn diễn viên và giao nhiệm vụ cho họ. Người học nhập vai và diễn. Người dạy nêu câu hỏi để người học trả lời nhằm giải quyết tình huống mà người dạy đã đưa ra. Phương pháp hỏi chuyên gia là phương pháp nêu chủ đề để người học nghiên cứu và đưa ra câu hỏi. Khi áp dụng phương pháp này, người dạy phải thu thập, sắp xếp và phân loại câu hỏi. Người học phải lựa chọn câu hỏi và trả lời ngắn gọn (không tranh luận). Giáo dục quyền con người cũng cần chú trọng phương pháp mới như phương pháp học trực tuyến trên mạng E- Learning. Phương pháp này tuy không hoàn toàn thay thế được bằng phương thức đào tạo truyền thống nhưng E-learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục quyền con người đó là nhu cầu đào tạo tăng lên, quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo. Phương thức đào tạo này có sức lôi cuốn rất nhiều người học, rất phù hợp với hoàn cảnh của những người đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ. Đặc biệt, E – learning cho phép học viên tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan