SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 43
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA LUẬT
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐIỂM CAO, TRỌN GÓI DẤU CÔNG TY
ZALO: 0934 573 149
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Ngành: LUẬT
TP. HCM, Ngày…Tháng…Năm
1
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Trong thời kỳ hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành xu thế chung của thời đại
mà các quốc gia, dân tộc không thể nào bỏ qua được. Qúa trìnhtoàn cầu hóatác động mạnh
mẽ đế nền kinh tế của các nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi nước ta
ngày càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng chính vì lí do trên, hàng
loạt doanh nghiệp được thành lập, nhưng các mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam rất đa
dạng, mỗi mô hình đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Vì vậy, việc lựa chọn loại hình
nào để phát triểndoanh nghiệp ổn định, thuận tiện, có rất nhiều lý do khác nhau để quyết
định lựa chọn một mô hình thành lập. Hiện nay, Công ty tráchnhiệm hữu hạn hiệnđang là
loại hình doanh nghiệp được ưu tiênlựa chọn nhất hiện nay với những ưu điểm về vốn và
hình thức tổ chức côngty. Mô hình này rất thíchhợp cho các côngty, doanh nghiệp các mô
hình công tyconvà các cá nhân tự xây dựng doanh nghiệp cho mình với cơ cấu tổ chức của
mình, đặc biệt là Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên. Đây là một loại hình doanh
nghiệp mới được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Với tính chất
gọn nhẹ về cơ cấu tổ chức và quản lý, hiện nay loại hình côngty tráchnhiệm hữu hạn một
thành viên đãvà đang thu hút một lượng lớnnhà đầu tư. Loại hình doanh nghiệp này ra đời
đã đáp ứng lại sự kỳ vọng của các nhà kinh doanh cũng như các nhà nghiên cứu luật.
Chính vì lý do đó thôi thúc người viết muốn biết về cơ cấu tổ chức quản lý của loại
hình Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên như thế nào mà lại là ưu điểm để nhiều
doanh nghiệp lựa chọnhoạt động. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật Doanh nghiệp về cơ
cấu tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn cũng được quan tâm một cách đáng kể.
Nhằm tìm hiểu thêm về pháp luật và thực tiễn, người viết chọn đề tài “Quy địnhpháp luật
về cơ cấu tổ chức quản lýcủa Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viênvà thực
tiễn áp dụng” để làm báo cáo tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêucủa người viết khi nghiên cứu đề này nhằm: (1) Trình bày những quy định
của pháp xoay quanh đề tài về Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên; (2) Tiếp cận những vấn đề thực tế, từ đó đối chiếu, so sánh để nhận thấy
được nét tương đồng, sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết, giữa các mô hình khác nhau
của Côngty tráchnhiệm hữu hạn; (3)Thông qua những nội dung đó,người viết sẽcónhững
đề xuất hợp lý nhằm khắc phục những hạn chế đang mắc phải từ thực tiễn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
2
Công ty tráchnhiệm một thành viên là một vấn đề còn rất mới mẽ trong xã hội Việt
Nam những năm gần đây, được xã hội và cả nhà đầu tư rất quan tâm vào loại hình doanh
nghiệp này, cho nên trong phạm vi nghiên cứu người viết sẽ tập trung nghiên cứu về Cơ
cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong quá trình hoạt
động. Người viết sẽ dựa trêncơ sở của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc Hội
ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, các văn bản pháp luật khác có liênquan, các trang
web có nguồn tin chính thống và các văn bản tại nơi thực tập từ năm 2015 – 2018 nhằm
làm rõ nội dung người viết nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ bài viết, người viết vận dụng những phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm
đáp ứng yêu cầu của bài viết.
Phương pháp phân tích để làm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề của đề tài.
Phương pháp thống kê nhằm thu thập những dữ liệu về cơ cấu tổ chức quản lý của
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Phương pháp so sánh giữa lýthuyết pháp luật và thực tiễnđểđưara giải pháp tốtnhất.
Phương pháp tổng hợp nhằm hệ thống lại toàn bộ các nội dung đã phân tích và so
sánh, cũng như trình bày vấn đề.
1.5. Kết cấu chuyên đề
Đề tài gồm 5 phần:
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH MTV Chánh Sâm
Chương 2:Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lýcủa côngty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
Chương 3:Thực tiễn cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên và kiến nghị
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM
1.1. Lịch sử hình thành
Việt Nam đang từng bước hình thành và phát triển về mọi mặt. Để đạt được thành quả như vậy
cần phải có chủ trương đúng đắn của nhà nước cũng như sự cố gắng của tất cả các thành phần kinh tế
nhà nước lẫn tư nhân. Theo xu hướng trên, các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy sản xuất ngày càng
mọc lên nhiều, song song đó, nhu cầu về hàng hoá phục vụ cho máy móc sản xuất cũng gia tăng.
Nắm bắt được tình hình đó, vào năm 2011 ông Lê Ngọc Sang đã thành lập nên Công ty TNHH
MTV Chánh Sâm. Và qua hơn 4 năm hoạt động Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực cung
cấp dây curoa,băng tải, đai truyền cho các nhà máy sản xuất. Mặc dù còn gặp không ít những khó khăn
về vốn, thiết bị, nhân lực… nhưng với tinh thần tích cực,Công ty đã từng bước vượt qua để cung cấp
cho thị trường những sản phẩm mới, chất lượng và uy tín. Công ty TNHH MTV Chánh Sâm có tiền
thân là cửa hàng Lê Sang. Vào ngày 11/08/2011, Công ty TNHH MTV Chánh Sâm được thành lập.
Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0311059528, ngày 11/08/2011 của Sở Kế
Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15/09/2011.
 Tên tiếng việt: Công ty TNHH MTV Chánh Sâm
 Tên giao dịch: CHANHSAM CO., LTD.
 Tên viết tắt: CS CO., LTD.
 MST: 0311059528
 Người đại diện theo pháp luật: Lê Ngọc Sang
 Địa chỉ trụ sở chính: D56 Lê Thị Riêng, Phường Thới An , Quận 12, TP.HCM
 Email: ctychanhsam@gmail.com
 Điện thoại: 028.62568253
 Fax: 028.62568353
 Số tài khoản: 0331000403798 tại Ngân hàng Vietcombank Chi Nhánh Bến Thành.
1.2. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi
1.2.1. Sứ mệnh của Chánh Sâm
Chánh Sâm phấn đấu xây dựng và hợp tác phát triển để mang đến cho cộng đồng những giá trị
4
tốt đẹp nhất về:
Môi trường sống;
Môi trường học tập;
Môi trường làm việc.
1.2.2. Tầm nhìn
Chánh Sâm tập trung trí tuệ và nguồn lực “Hợp tác phát triển” nhằm không ngừng nâng cao “Uy
tín, chất lượng và hiệu quả” trong kinh doanh, trong hoạt động xã hội, xây dựng Chánh Sâm thành một
doanh nghiệp kinh tế tư nhân hàng đầu có vị trí vững chắc trong các lĩnh vực dầu nhớt
1.2.3. Định hướng phát triển
Từ tâm điểm của hoạt động kinh doanh là dầu nhớt, Chánh Sâm mở rộng kinh doanh với các
ngành nghề thích hợp, tương tác thúc đẩy kinh doanh phụ tùng xe. Song song với chiến lược chủ đạo là
kinh doanh dầu nhớt, Chánh Sâm đã xác lập và thực thi các chiến lược bổ trợ Đầu tư tài chính,...
1.3. Bộ máy tổ chức của công ty
1.3.1. Cơ cấu chung
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
 Giám đốc
Là người đạidiện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của
công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh, có quyền quyết định tổ chức bộ
máy quản lý tại công ty để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quan hệ đối nội, đối ngoại và giải quyết
các công việc liên quan đến toàn thể công ty, tìm kiếm đối tác cho công ty. Khi vắng mặt giám đốc được
ủy quyền cho người khác trong bộ phận của công ty và cũng chịu trách nhiệm cho những sự ủy quyền
này.
 Phó Giám đốc
Giám đốc
Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng vật tư
Phòng kinh doanh
Phó Giám Đốc
5
Là người tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc, có quyền hạn sau Giám đốc, điều hành, quản lý và
phân công công việc cho nhân viên. Phó giám đốc được ủy quyền của Giám đốc giải quyết những vấn
đề của công ty. Mọi hoạt động của Phó giám đốc phải thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn đã được giám đốc giao hoặc ủy quyền, những hoạt động phát sinh vượt ra khỏi phạm vi trên đều
phải báo cáo cho Giám đốc để có hướng giải quyết.
 Phòng Kế Toán
- Chức năng:
 Quản lý Tài chính – Kế toán cho công ty
 Tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về lĩnh vực tài chính
- Nhiệm vụ:
 Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty như: Kế toán tiền mặt, kế toán tài sản cố định,
kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán chi phí, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương,..
 Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của công ty.
 Làm việc với cơ quan thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
 Tính toán, cân đối tài chính cho công ty nhằm đảm an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
 Kết hợp với phòng quản trị thực hiện công tác kiểm kê tài sản trong toàn công ty.
 Phòng Kinh Doanh
Khai thác khách hàng, ký kết các hợp đồng, phụ trách việc hoàn thiện các công nợ cũng như các
tài liệu công nợ, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; đồng thời phối hợp với kế toán trong việc xác
định chính xác công nợ của khách hàng, để có kế hoạch thu, trả nợ và khai thác tốt hơn khách hàng; tư
vấn và hỗ trợ cho khách hàng về chất lượng cũng như công dụng của vật tư hàng hoá của công ty; tìm
kiếm khách hàng mới; xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty.
 Phòng Vật Tư
- Chịu trách nhiệm tìm nguồn đầu vào của vật tư, hàng hoá
- Nghiên cứu giá mua trên thị trường và đề xuất giá mua hàng cho Giám đốc công ty phê
duyệt
- Làm thủ tục nhập khẩu, khai báo hải quan, …
- Bảo quản, lưu trữ hàng hoá tại các kho và cửa hàng
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá mua về
- Lên lịch thanh toán cho nhà cung cấp
- Lập chiến lược, kế hoạch dự trữ và thu mua hàng hóa
 Phòng Tổng Hợp
6
Thực hiện công tác hành chính, tổ chức và bố trí công tác đề bạt nâng lương, thi đua khen
thưởng, tuyển dụng hoặc cho thôi việc, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao
động (nghỉ hưu, ốm đau,thai sản,…). Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm
xã hội,…
1.3.3. Nhận xét bộ máy của công ty
Ưu điểm
Bộ máy quản lý của công ty đa phần là những cán bộ ưu tú của công ty sau thời gian cống hiến
và nâng cao tay nghề và được đề bạt,họ là những cán bộ có kinh nghiệm và uy tín trong công tác quản
lý và sản xuất kinh doanh.
Công ty thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức, nâng cao tay nghề cho
đội ngũ cán bộ nhân viên và công nhân sản xuất, chịu khó nghiên cứu và bố trí lao động tương đối phù
hợp với quy trình kinh doanh, nhờ vậy đã tạo điều kiện và cơ sở để tăng năng suất lao động tại công ty.
Đông thời có sự quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động tạo sự gắn bó
mật thiết giữa người lao động với công ty.
Nhược điểm
Chưa có các bộ phận phòng ban cần thiết trong nền kinh tế hiện nay ngoài bộ phận hành chính
nhân sự, bộ phận kinh doanh, kế toán, công ty cần bổ sung bộ phận marketing, bộ phận trợ lý thư ký
giúp việc cho Giám đốc. Công ty còn thiếu phòng bảo vệ. Số lượng nhân viên hành chính còn ít so với
khối lượng công việc. Giám đốc phải trực tiếp xử lý tất cả các tình huống, báo cáo dẫn đến tình trạng
khi nhận nhiều thầu công trình cùng một thời gian thì Giám đốc phải xử lý một số lượng lớn công việc
nên đôi khi kết quả công việc không đạt được như mong muốn, gây ùn tắc,điều đó có thể dẫn đến việc
hạn chế cho việc phát triển và hội nhập của công ty.
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh
Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2016, 2017 và 2018 ta lập bảng phân
tích sau:
7
Bảng 1.1. Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016, 2017 và 2018.
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU Mã
số
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền
Tỉ
trọng
( +/-) % ( +/-) %
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
10 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56
4. Giá vốn hàng bán 11 4.209.185.041 84,92 6.726.911.893 89,75 6.462.317.911 88,49 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 – 11)
20 747.243.471 15,08 767.962.602 10,25 840.652.029 11,51 +20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
21 660.639 0,01 975.064 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,13
7. Chi phí tài chính 22 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56
− Trong đó: Chi phí lãi
vay
23 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56
8. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
24 578.190.651 11,67 657.104.453 8,77 592.824.627 8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh (30
= 20 + 21 – 22 – 24)
30 72.239.042 1,46 -12.878.973 -0,17 -63.959.683 -0,88 -85.118.015 -117,83 -51.080.710 +396,62
9. Thu nhập khác 31 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66
10. Lợi nhuận khác (40 =
31 - 32)
40
7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66
11. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế (50 = 30+
40)
50
79.685.727 1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63
12. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
51
22.312.004 0,45 28.925.268 0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63
8
13. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 – 51)
60
57.373.723 1,16 86.775.804 1,16 73.212.988 1,00 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63
(Nguồn: Phòng kế toán)
1
Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu
qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2016 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng,
năm 2017 đạt mức 7.494.874.495 đồng và năm 2018 đạt 7.302.969.940 đồng,
điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc
dù năm 2018 doanh thu có giảm so với năm 2017 nhưng không đáng kể. Nguyên
nhân do công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
Doanh thu thuần của công ty năm 2017 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương
ứng mức tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng
tương ứng tăng 59,82% so với năm 2016. Qua năm 2018 doanh thu thuần giảm
so với năm 2016 là 191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán
cũng giảm 3,93%.Ta thấy năm 2017 so với năm 2016, tốc độ tăng của giá vốn
hàng bán nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều
này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh
hưởng. Nguyên nhân tăng là do giá cả một số nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn
đến giá vốn hàng bán tăng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 đạt 767.962.602
đồng, tăng so với năm 2016 là 20.719.131 đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm
2018 chỉ tiêu này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương ứng tăng
9,47% so với năm 2017. Nguyên nhân do trong năm 2016 và năm 2017sản lượng
tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng. Tuy nhiên, quy mô lợi nhuận gộp cònchiếm
tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu, kết quả công ty đạt được chưa cao. Cụ thể, năm
2016 lợi nhuận gộp chiếm 15,08%, năm 2016 là 10,25% và năm 2017 chiếm
11,51% trên tổng doanh thu.
Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu,
tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2016chiếm 11,67%, năm
2017 chiếm 8,77% và năm 2018 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ
trọng này giảm qua các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy
quản lý, giảm nhân sự ở những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp
của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận.
Bên cạnh đó năm 2016 lợi nhuận khác của công ty đạt 7.446.685đồng, năm
2
2016 là 128.580.045 đồng và năm 2017 là 161.577.000 đồng.
1.5. Phương hướng phát triển chung của công ty
- Xây dựng công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công ăn việc làm
ổn định, môi trường làm việc chuyên ngành, năng động, thu nhập cao cho toàn
bộ cán bộ công nhân viên công ty, mục tiêu tăng lương 10 – 20% cho nhân viên
mỗi năm.
- Công ty hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo.
- Sử dụng những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và
sản phẩm công ty đến với khách hàng.
- Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần, thị
trường, uy tín và trình độ nhân lực.
- Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viê n
nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc.
- Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
- Đầu tư thay đổi phương tiện cũng như áp dụng công nghệ, hoàn thiện các giải
pháp tích hợp.
- Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của công ty, phát triển mở rộng đi kèm với
quản lý chặt chẽ, xây dựng thêm các chiến lược kinh doanh nhập khẩu trong từng
giai đoạn trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối tác, xây dựng công
ty ngày càng lớn mạnh.
- Về loại hình nhập khẩu: Chú trọng phát triển hình thức nhập khẩu trực tiếp để
tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.
- Về quan hệ kinh doanh: Củng cố mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp
truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nguồn hàng mới, nhà cung cấp mới.
3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp
Khái niệm
Doanh nghiệp hay đúng ra là doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh1
Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích, Kinh doanh là việc thực hiệnliêntục
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịchvụ trênthị trườngnhằm mục đíchsinhlợi.Như vậy doanh nghiệp
là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động
không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.2
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn
định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt
động kinh doanh trên trị trường.3
Trong quá trìnhhoạt động của mình dù có kinh doanh ở lĩnh vực nào và nhằm mục
đíchgì thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Theo Luật DN được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam thôngqua ngày 12 tháng 12năm 2014
xác định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các
hoạt động kinh doanh.
Như vậy theo định nghĩa pháp lý trênthì DN phải là những đơn vị tồn tại trước hết
vì mục đíchkinh doanh. Những thực thể pháp lý, không lấy kinh doanh làm mục tiêuchính
cho hoạt động của mình thì không được coi là doanh nghiệp.
Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định,
xuất hiện nhu cầu cần phải mở mang kinh doanh. Từ nhu cầu mở mang quy mô kinh doanh,
xuất hiện các nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà kinh doanh phải liên kết
với nhau. Đầu tiên, những người quen biết nhau, tin cẩn nhau liênkết với nhau, tạo ra các
1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p
2 Luật Doanh nghiệp 2005 60/2005/QH11
3 Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014
4
công ty đối nhân. Sau đó sự liên kết này được mở rộng tới các thành viên có thể không
quen biết nhau mà chỉ cần có vốn, có tài sản. Trên cơ sở đó, các côngty đối vốn xuất hiện.
Như vậy, một mô hình tổ chức kinh doanh mới đã ra đời - đó là các công ty.
Đặc điểm pháp lý
Thứ nhất, công ty có thể do một hoặc hai chủ thể trở lên góp vốn thành lập, chủ thể
ở đây là pháp nhân hoặc cá nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa liênkết giữa hai hay
nhiều thể nhân với nhau, hoặc giữa thể nhân với pháp nhân, hoặc cũng có thể giữa các pháp
nhân với nhau. Vấn dề này dường như làm người ta rất phân vân khi giải thích về công ty
TNHH một thành viên. Nhiều quan điểm xem việc ra đời củahình thức côngtynày là một
hiện tượng ngoại lệ mà khó lý giải được từ phương diện lý thuyết, chí ít xuất phát từ đặc
điểm thứ nhất mang tínhnguyên tắc này. Điềuđó làm cho người tadễ lầm tưởng rằng công
ty TNHH một thành viên không phản ánh được bản chất, đặc điểm của công ty, không thể
coi là một loại hình công ty.4
Thứ hai, các thành viên phải góp một cái gì đó có tính chất tài sản vào công ty. Tài
sản ở đây có thể là của cải như tiền, vàng, nhà cửa, ruộng đất hoặc có thể là công sức hay
giá trị tinh thần (ví dụ: quyền sở hữu công ty, uy tín kinh doanh...). Tuy nhiên, nếu tất cả
các thành viên đều chỉ góp công sức thôi thì không thể thành lập được công ty; cần phải có
ít nhiều phần tài sản được đem đóng góp mới có thể thành lập được công ty.
Thứ ba, các thành viên liênkết nhau lại để thành lập côngty với mục đíchkiếm lời.
Đây là dấu hiệu để phân biệt công ty với các tổ chức khác như hội từ thiện, các hội đoàn
chuyên nghiệp được thành lập và hoạt độngnhằm mục đíchphi kinh doanh. Những sự liên
kết không nhằm mục đích kinh doanh được gọi là hiệp hội chứ không gọi là công ty. Ở
Cộng hòa Liênbang Đức, các loại hội không có mục đíchkinh doanh tuy được gọi là công
ty nhưng đó đều là công ty dân sự, chịu sự điềuchỉnh của Bộ luật Dân sự chứ không phải
Bộ luật Thương mại5
2.1.2. Phân loại các mô hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân với khái niệm là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Mô hình doanh nghiệp tư nhân
4 Luật Doanh nghiệp 2014, 68/2014/QH113
5 Luật Doanh nghiệp 2014, 68/2014/QH113
5
Chủ doanh nghiệp của mô hình doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết địnhđối
với tất cả hoạt độngkinh doanh và tài chính của doanh nghiệp cũng như có quyền cho thuê
toàn bộ doanh nghiệp của mình. Có quyền bán doanh nghiệp của mình cho một người khác
hoặc có quyền tự ngừng hoạt động kinh doanh.
Việc thựchiệncho thuê hay bán doanh nghiệphoặc tạm ngừng hoạt độngkinh doanh
của doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật hiện hành.
Lợi nhuận sau thuế là tài sản hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu và sử dụng của chủ
doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động. Điều đó cũng có nghĩa là về mặt tài chính, chủ
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Đây
cũng là điều bất lợi đối với mô hình doanh nghiệp này.
Công ty hợp danh
Mô hình công ty hợp danh với ít nhất hai thành viên hợp danh
Công ty hợp danh là một mô hình doanh nghiệp, trong đó:
Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có các
thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cánhân, có trìnhđộ chuyênmôn và uy tín nghề nghiệp
và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ công ty.
Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến
hành cáchoạt độngkinh doanh nhân danh côngty. Các thành viên hợp danh cóquyền ngang
sau khi quyết định các vấn đề quản lý côngty, cùng liênđới chịu tráchnhiệm về các nghĩa
vụ của công ty.
Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều
lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và các hoạt động kinh doanh nhân
danh công ty.
Ngoài vốn điềulệ,côngty hợp danh có quyền lựa chọnhình thức huy độngvốn theo
quy định của pháp luật nhưng không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để huy
động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
6
Theo luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiệnhành, mô hình doanh nghiệp Công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) được chia thành 2 loại: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
và Công ty TNHH một thành viên.6
Mô hình Công ty TNHH được chia thành 2 loại
a/ Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Thành viên chịutráchnhiệm về các khoản nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong đó phạm vi số vốn đã cam kết đóng góp vào doành nghiệp.
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm
mươi.
Thành viên của công ty có quyền biểu quyết tương ứng với phần góp vốn. Thành
viên phải góp vốn đầy đủ và đúng thời gian theo như cam kết.
Ngoài phần góp vốn của thành viên, công ty có quyền lựa chọn hình thức và cách
thức huy độngvốn theoquy địnhcủa pháp luật nhưng côngty không được quyền phát hành
cổ phiếu.
Trong quá trình hoạt động, theo quyết định của hội đồng thành viên, công y có thể
tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của công ty, việc phân phối lợi nhuận
do các thành viên quyết định, số lợi nhuận mỗi thành viên được hưởng tương ứng với phần
vốn góp vào công ty.
b/ Công ty TNHH một thành viên
Đây là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu
công ty chịu trách nhiệm toàn bộ với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với công ty TNHH một thành viên, cần phải xác định và tách biệt tài sản của
chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty: Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các
chi tiêucủacá nhân và gia đìnhmình với chi tiêutrêncươngvị là Chủ tịchcông ty và Giám
đốc.
Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phiếu.
Công ty cổ phần
6 Luật Doanh nghiệp 2014, 68/2014/QH113
7
Công ty cổ phần với sự thành lập của nhiều cổ đông
Đây là doanh nghiệp với vốn điềulệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi
là cổ phần.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đối với doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp có quy định của pháp luật.
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân… Số lượng cổ đông tối thiểulà 3 và không hạn
chế về số lượng tối đa.
Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, công ty cổ phần có thể phát hành
các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn nếu đủ tiêu
chuẩn theo quy định của luật pháp.
Việc phân phối lợinhuận sau thuế thuộc quyền quyết địnhcủa Đại hội cổđôngcông
ty.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, loại hình công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp
chiếm số lượng chủ yếu và đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân do những ưu thế của nó.
Cụ thể hơn các ưu điểm của mô hình doanh nghiệp Công ty cổ phần bao gồm:
Công ty cổ phần có khả năng huy động nguồn vốn lớn: Loại hình này có thể phát
hành chứng khoán để huy động vốn trực tiếp trên thị trường tài chính.
Khả năng tự giám sát rất cao trong các hoạt động của công ty: Công ty cổ phần là
loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, chính vì vậy tất yếu các chủ sở hữu phải xác lập sự giám
sát của mình đối với các hoạt độngcủa côngty. Đặc biệt làđối với hoạt độngtài chính, điều
này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triểnlành manh, ổn định và minh bạch của công ty cổ
phần.
Cổ đôngcó thể chuyển nhượng khoản đầu tư dễ dàng, điềuđó tạo tính thanh khoản,
linh hoạt và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đối với công ty cổ phần có sự tách biệt giữa
quyền sử dụng và quyền sở hữu đối với tài sản của công ty nên các cổ đôngcủa côngty có
thể chuyển nhượng tự do cổ phần cho người khác (cổ đông sáng lập có thể sẽ bị hạn chế).
Ngoài ra, thu nhập của cổ đông bao gồm cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế và
chênh lệchgiá cổ phần. Chính điềunày đã làm cho các quyết định tài chính trở nên quan
trọng, có tác động không chỉ đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà xa hơn còn là tác động
đếngiá cổ phiếu của côngty trênthị trường. Khi đó, lợi íchcủa chủ sở hữu tác động bởi sự
thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường.
8
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN
2.2.1. Khái niệm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Để hiểu rõ hơn về công ty TNHH một thành viên, trước hết cần tìm hiểu công ty
TNHH truyền thống, có nghĩa là côngty TNHH nhiều thành viên, bởi công ty TNHH một
thành viên là một biến tướng khá đặc biệt của công ty TNHH nhiều thành viên.
Theo quy định tại điều 73 Luật Doanh nghiệp số Luật số 68/2014/QH13củaQuốc
hội cóhiệu lựctừ ngày 01tháng 07năm 2015,Côngtytrách nhiệm hữu hạn một thành viên
là Doanh nghiệp, trong đó:7
a) Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên làdoanh nghiệp do một tổchức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu.
b) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Pháp luật Việt Nam trước đây cũng không ghi nhận côngty TNHH một thành viên
[27]. Bởi vì, ở giai đoạn này công ty vẫn được hiểu theo nghĩa truyền thống, gồm ba đặc
trưng: sự liênkết của nhiều người thể hiện thông qua việc góp vốn bằng tài sản hoặc bằng
giá trị tinh thần; sự liênkết phải thông qua một sự kiện pháp lý đó là hợp đồng thành lập
công ty; mục đích của sự liênkết đó là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, trongba điều
kiện thì công ty TNHH một thành viên không thỏa mãn hai điều kiện, bởi vì, nếu chỉ có
một cá nhân hay một tổ chức thì không thể thực hiện được hành vi “liên kết”, không thể có
sự góp vốn vì vậy không thể chấp nhận một hợp đồngđơnphương chỉ cómột bêntham gia.
2.2.2. Đặc điểm pháp lý của Công ty trách nhiệm hữa hạn một thành viên
Về thành viên: Công ty chỉ có một thành viên duy nhất làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
Về vốn điềulệ: Vốn điềulệ của công ty thuộc do chủ sở hữu duy nhất của côngty đầu tư.
Trong côngty không có sự liên kết góp vốn của nhiều thành viên như những loại hình công
ty khác.
7 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
9
Về chế độ chịutráchnhiệm: Chủ sở hữu của CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty.
Về chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu côngty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ vốn điềulệ của côngty cho tổ chức, cá nhân khác. Sau khi chuyển nhượng vốn, côngty
có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc DN tư nhân.
Về phát hành chứng khoán: Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần.
Về tư cáchpháp lý: CôngtyTNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN
2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của Cơ cấu tổ chức quản lý
Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý là quá trìnhxác định các chức năng, các bộ phận tạo
thành, nhằm thực hiện các chức năng quản lý. Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý có nhiệm vụ
bố trí sắp xếp các bộ phận, các khâu, qui trình hoạt động của bộ máy, cũng như việc bố trí
hợp lý số lượng và chất lượng, cơ cấu conngười trong từng bộ phận, để thực hiện và phối
hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của tồ chức.8
Như vậy, nội dung quan trọngnhất của Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý là xây dựng
cơ cấu Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ
chức đó. Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý được hình thành bởi nhiều bộ phận, mỗi bộ phận
có tính độc lập tương đối, được qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm nhất định, có mục tiêu riêng nhưng phục vụ mục tiêu chung của tổ chức
Tổ chức BMQL là hình thức thể hiện sự phân công LĐ trong lĩnh vực QL, vì bản thân QL
đã trở thành chức năng xã hội, mỗi chức năng QL được chuyên môn hoá sâu thành những
nghề. Như vậy, tiền đề khách quan của việc hình thành cơ cấu TCBMQL là sự phân công
LĐ xã hội, điềuđó thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa cơ cấu TCBMQL với cơ
cấu các các đối tượng QL. Vì vậy, đối tượng QL sẽ quyết định cơ cấu TCBMQL và việc
hoàn thiện TCBMQL phải dựa trên việc đánh giá các vấn đề thuộc đối tượng QL.
2.3.2. Quy định pháp luật về Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên
2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do tổ chức làm chủ sở hữu
8 Luật Doanh nghiệp 2014, 68/2014/QH113
10
Hình 1.1: Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
(Nguồn: Theo luật doanh nghiệp2014)
Cơ cấu tổ chức quản lý được quy định tại điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014:9
Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ
chức làm chủ sở hữu
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức
quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịchHội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Trường hợp Điều lệ côngty không quy địnhkhác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của
Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
thực hiện theo quy định của Luật này.
Với trường hợp côngty được tổ chức quản lýtheo mô hình có hội đồngthành viên thì chức
năng , quyền hạn, nghĩa vụ của hội đồng thành viên được quy định cụ thể tại điều79 Luật
doanh nghiệp 2014:
Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm gồm từ 03
đến07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồngthành viên nhân danh chủ sở
hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc;chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện
9 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
CHỦ SỞ HỮU
HỘI ĐỒNG TV BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC/ TỔNG GĐ
11
các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Quyền, nghĩa vụ và quan hệ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty
được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng
thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trìnhtự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của
Chủ tịchHội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 và quy định khác có liên
quan của Luật này.
Thẩm quyền, cách thức triệutập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều
58 của Luật này.
Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiếnhành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành
viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên có
một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định
theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Nghị quyết của Hội đồngthành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự
họp tán thành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên
dự họp tán thành.
Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày
ghi tại nghị quyết đó, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản, có thể được ghi âm hoặc
ghi và lưu giữ dưới hình thức điệntử khác. Nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên áp
dụng theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
Như vậy, việc tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như phan bổ quyền và nhĩa vụ của các
thành viên tronghội đồng thành viên khá chặt chẽ và rõ ràng. Việc bổ nhiệm lại hội đồng
thành viên theo nhiệm kì 5 năm thể hiện quyền kiểm soát của chủ sở hữu đối với các hoạt
động của công ty. Ngoài ra đó cũng là cách kiểm soát chất lượng làm việc của các thành
viên trong hội đồng thành viên, tránh tình trạng năng lực không phù hợp.
Với trường hợp công ty được tổ chức, quản lý theo mô hình có chủ tịch công ty10
:
Chủ tịch công ty
10
Khoản 18 điều 3 của Luật doanh nghiệp 2014
12
– Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịchcông ty nhân danh chủ sở hữu thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh côngty thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;chịu
tráchnhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ
được giao theo quy địnhcủa Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.11
– Quyền, nghĩa vụ và chế độlàm việc của Chủ tịchcôngty đốivới chủ sở hữu côngtyđược
thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và pháp luật có liên quan.
– Quyết định của Chủ tịchcông ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty
có quy định khác.
Như vậy, chếđộ làm việc của chủ tịchcôngtycũng phụ thuộcvào chủ sởhữu côngtythông
qua các điềulệ côngty do chủ sở hữu đặt ra. Qua đó cũng thể hiện rõ ràng được quyền làm
chủ của chủ sở hữu đối với công ty.
Giám đốc, Tổng giám đốc
– Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng
giám đốcvới nhiệm kỳ không quá 05 năm để điềuhành hoạt động kinh doanh hằng ngày
của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu tráchnhiệm trước pháp luật và Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịchcông ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch
Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có
thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy
định khác.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc
thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịchHội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
11
Điều 80 của Luật doanh nghiệp 2014
13
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lênHội đồngthành viên hoặc Chủ tịchcông
ty;
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Tuyển dụng lao động;
+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
Kiểm soát viên
– Chức năng cũng như quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên cũng được quy định khá cụ
thể trong Điều 82 Luật doanh nghiệp 2014:
– Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên với
nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát viên chịu trách
nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình.
– Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọngcủa Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty
và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trongtổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý
điều hành công việc kinh doanh của công ty;
+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác
quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có
liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;
+ Kiến nghị chủ sở hữu côngty các giải pháp sửađổi, bổ sung, cơ cấutổ chức quản lý, điều
hành công việc kinh doanh của công ty;
+ Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệunào của côngty tại trụsở chính hoặc chi nhánh, văn phòng
đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin
về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điềuhành và hoạt động kinh doanh của côngty
theo yêu cầu của Kiểm soát viên;
+ Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong
công ty;
+ Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của
chủ sở hữu công ty.
– Chức năng của kiểm soát viên là chức năng tối quan trọng và không thể thiếu trongmô
hình công ty TNHH 1 thành viên. Kiểm soát viên thực hiện chức năng giúp chủ sở hữu
14
công ty kiểm soát mọi hoạt động về tài chính, kinh doanh của công ty, là cánh tay đắc lực
của chủ sở hữu trong việc quản lý công ty theo mô hình 1 chủ sở hữu.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp do kiểm soát viên là người kiểm tra, rà soát các kẽ hở
trongcông ty nên có nhiều thế lực trongcông tyđã mua chuộc lực lượng kiểm soát viên để
thực hiện hành vi chuộc lợi. Và thực tế cho thấy , nhiều công ty vẫn sa vào tình trạng thất
thoát tài sản do những thế lực đó. Như vậy, kiểm soát viên đã không thực hiệntốt nhiệm vụ
của mình.
2.3.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do cá nhân làm chủ sở hữu
Hình 1.2: Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở
Đây là loại hình công ty TNHH đặc thù, và được pháp luật Việt Nam công nhận trong bộ
luật doanh nghiệp từ năm 2014 thể hiện xu thế hội nhập với pháp luật thế giới.
Cơ cấu tổ chức quản lý côngty gồm chủ tịchcôngty và giám đốc hoặc tổnggiám đốc. Chủ
tịchcông ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm tổng giám đốc, giám đốc. Tổng
giám đốc, giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại điềulệ côngty hoặc tại
hợp đồng lao động mà chủ tịc công ty ký với họ.
Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Họ
phải tuân thủ pháp luật, điềulệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty. Đồng thời các
cá nhân này phải trung thành với lợi íchcủa côngty và chủ sở hữu côngty. Không sử dụng
thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục
vụ lợi ích cho tổ chức khác.
Như vậy, xét về khía cạnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên thì Luật doanh
nghiệp 2014 có sự mở rộng và toàn diện hơn so với luật doanh nghiệp các năm trước, tạo
điềukiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, đầu tư tham gia vào nền kinh tế thị trường một
cách tự tin, thoải mái hơn.
CHỦ SỞ HỮU
CHỦ TỊCH CÔNG TY
GIÁM ĐỐC/ TỔNG GĐ
15
Một vấn đề nữa có liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên là hợp
đồnggiao dịchcủa côngtyvới những người có liênquan được quy định khá chi tiếttạiđiều
78Luật doanh nghiệp 2014.Theo đó:giao dịchgiữa côngtyTNHH 1thành viên do tổ chức
làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được hội đồngthành viên hoặc chủ tịchcông
ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc và kiểm soát viên xem xét quyết định:
a, Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
b) Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
c) Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;
d) Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người
quản lý đó;
đ) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này
Quy định này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện một cách
khách quan, chính xác, tránh tìnhtrạng lợidụng chức vụ, quyền hạn đểtư lợilàm ảnh hưởng
đến lợi nhuận của công ty.
Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2014 đãcó quyđịnh về các đối tượng liênquan tronggiao dịch
tư lợi nhưng sự quy định chưa chặt chẽ. Tình huống sau đây sẽ làm rõ điều đó.
16
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Phân tíchthực tiễnáp dụng pháp luật về Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chia làm 2 loại bao gồm: Công
tytráchnhiệm hữu hạn một thành viên làtổ chức và côngty tráchnhiệm hữu hạn một thành
viên là cá nhân, điềunày được quy định cụ thể tại Điều 78 Luật doanh nghiệp 2014, sau
đây ta sẽ đi vào phân tíchloại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức.
3.1.1. Cơ cấu tổ chức và quản lýcủa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêndo
tổ chức làm chủ sở hữu
Theo luật doanh nghiệp 2014, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên bổ nhiệm một hoặc một số người làm người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ
không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp
luật. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ năng lực hành vi dân sự không thuộc đối
tượng bị cấm thành lập và quản lý công ty và phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
trongquản lý kinh doanh, hoặc trongngành nghề kinh doanh chủ yếucủa công ty. Như vậy
đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức trước tiênchủ sở hữu phải lựa chọn cho mình người
đại diện theo ủy quyền nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ công ty giao cho
người đại diện thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền thay thế người
đại diệnbất cứ lúc nào điềunày cónghĩa là chủsỡ hữu côngtyphân bố cho người uỷ quyền
thực hiện một số công việc trong phạm vi nhất định của công ty nhưng người đại diện cho
chủ sở hữu tiếnhành côngviệc không như mong muốn ấy là chưa nói đếntráchnhiệm làm
việc thiếu năng lực của người đại diện hay vì một lý do chủ quan hay khách quan nào đó
mà chủ sở hữu công ty nhận thấy không mang lại kết quả cho công ty thì chủ sở hữu công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền thay thế người đại diện bất cứ lúc nào.
Tiêu chuẩn, quyền hạn, nghĩa vụ của người đại diện theo uỷ quyền của côngty tráchnhiệm
một thành viên được quy định rõ trong Điều 13 của Luật doanh nghiệp 201412
. Cụ thể là:
- Việc chỉ định người đại diện theo uỷ quyền phải bằng văn bản, được thông báo đếncông
12 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
17
ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định.
Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc
đăng ký kinh doanh.
+ Họ, tên, địachỉ thường trú, quốc tịch,sốgiấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếuhoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền được chỉ định.
+ Thời hạn uỷ quyền.
+ Họ, tên, chử ký người đại diện theo pháp luật của thành viên, của người đại diện theo uỷ
quyền của thành viên.
- Việc thay thế người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản cho công
ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trongthời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định
có hiệu lực và có hiệu lực kể từ ngày công ty nhận được thông báo.
Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ
chức quản lý công ty sẽ theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
và Kiểm soát viên, Hội đồng thành viên gồm tấc cả người đại diện theo ủy quyền.
Trường hợp một người được bổ nhiệm làm làm người đại diện theo ủy quyền thì người đó
làm chủ tịch công ty. Trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc làngười đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo
pháp luật của côngty phải thường trúở Việt Nam, nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt
Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện theo pháp luật của công
ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy ta có thể thấy rằng ngoài việc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên bổ nhiệm một hay một số người làm đại diện theo ủy quyền thì bên cạnh đó cũng phải
cần thêm một vị trí để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty, việc làm trên là rất
cần thiết đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nhằm tạo
ra cơ cấu tổ chức quản lý công ty một cách chặt chẽ, hoạt động công khai minh bạch có sự
phân công nhiệm vụ cụ thể rỏ ràng đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động của công ty trong
nền kinh tế thị trường và nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý công ty do các cơ quan
Nhà Nước đặt ra.
Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền nhân danh
chủ sở hữu côngty tổchức thực hiệnquyết địnhchiếnlược phát triểnphát triểnvà kế hoạch
18
kinh doanh hằng năm của công ty vấn đề này đã được quy định cụ thể khoản 1 và khoản 2
Điều 13 Luật doanh nghiệp 201413
, cụ thể:
- Hội đồngthành viên nhân danh chủ sở hữu côngty tổ chức thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu côngty, có quyền nhân danh côngty thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của công ty, Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công
ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp
và pháp luật có liên quan.
- Cơ cấu tổ chức, quản lý côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình
Hội đồng thành viên bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
Kiểm soát viên. Cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụng trongtrường hợp chủ sở hữu công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm nhiều người đại diện theo uỷ quyền, tức là từ hai
người trở lên được ủy quyền. Trường hợp một người đại diện theo ủy quyền sẽ theo mô
hình Chủ tịch công ty.
- Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên đối
với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
- Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ quyền hạn
nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng thành viên áp dụng theo các quy định như sau: Hội đồng
thành viên bầu mộtthành viên làm chủ tịch.Chủ tịchhội đồngthành viên có thể kiêm Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau:
+ Chuẩn bị hoặc tổ chức chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành
viên. Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng
thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên triệutập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ
chức việc lấy ý kiến của các thành viên, giám sát hoặc tổ chức giám sát thực hiện các quyết
định của Hội đồng thành viên. Chủ tịchHội đồng thành viên thay mặt Hội đồngthành viên
ký các quyết định của Hội đồng thành viên.
+ Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch hội đồng
thành viên có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế.
- Hội đồngthành viên gồm tấc cảcác thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của
công ty. Đối với thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia vào
Hội đồngthành viên. Điềulệ côngty quy định cụthể thời gian định kỳ hợp Hội đồng thành
13 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
19
viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải nộp một lần.
- Cuộc hợp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành
viên tham dự. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì mỗi thành viên có một
phiếu biểuquyết cógiá trịnhư nhau. Hội đồngthành viên cóthể thông qua quyết định theo
hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
- Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số
thành viên dự hợp chấp nhận. Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty,
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn Điều lệ của công ty phải được ít nhất ¾ số
thành viên dự hợp chấp nhận. Quyết địnhcủa Hội đồngthành viên có giá trị pháp lý kể từ
ngày được thôngqua, trừ trường hợp Điềulệ công tyquy địnhphải được chủ sở hữu công
ty chấp nhận.
- Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản. Nội dung
họp biên bản của Hội đồng thành viên được áp dụng theo Điều 61 của Luật doanh nghiệp.
+ Các cuộc họp hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty.
+ Biên bản hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua ngay trước khi kết thúc
cuộc họp. Nội dung của biên bản bao gồm:
- Thời gian địa điểm họp, mục đích chương trình họp;
- Họ, tên, tỷ lệ góp vốn, ngày cấp giấy chứng nhận phần góp vốn, người đại diện
theo uỷ quyền dự họp.
- Vấn đề thảo luận và biểuquyết, tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng
vấn đề thảo luận.
- Tổng số biểu quyết tán thành, không tán thành, không ý kiến đối với từng vấn
đề biểu quyết.
- Các quyết định được thông qua.
- Họ tên chử ký của thành viên dự họp.
 Thẩm quyền, cáchthức triệutập Hội đồng thành viên công ty tráchnhiệm hữu
hạn một thành viên
Thẩm quyền, cách thức triệutập Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên áp dụng theo Điều 58 Luật doanh nghiệp 2014.
Hội đồng thành viên được triệu tập hợp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch
Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên
25% vốn điềulệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp
công ty có một thành viên sở hữu trên75% vốn điềulệ và Điềulệ công ty không quy định
một tỷ lệ khác nhỏ hơn 25% vốn điềulệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty
20
quy định thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như thành viên
hoặc nhóm thành viên sở hữu trên25% vốn điềulệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điềulệ
công ty quy định.
Cuộc hợp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty,
trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Chủ tịchHội đồngthành viên chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội
dung tài liệu và triệutậphọp Hội đồngthành viên. Thành viên côngty tráchnhiệm hữu hạn
một thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình hợp. Kiến nghị phải có
các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Họ, tên, địachỉ thường trú, quốc tich, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếuhoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân;
+ Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh
đối với thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền.
+Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
+ Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình hợp.
+ Lý do kiến nghị.
Chủ tịch Hội đồng thành viên phải chấp nhận kiến nghị và bổ sung chương trìnhhọp Hội
đồng thành viên nếu kiến nghị có đủnội dung theo quy địnhđược gửi đến trụsở chính của
côngty chậm nhất một ngày làm việc trướcngày họp của Hội đồngthành viên. Trường hợp
kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các
thành viên dự hợp đồng ý.
Thông báo mời họp của Hội đồng thành viên có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax,
telexhoặc các phương tiên điệntử khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp
từng thành viên Hội đồng thành viên. Nội dung thông báo mời hợp phải xác định rõ thời
gian, địa điểm và chương trình hợp.
Chương trình, tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài
liệusử dụng trong cuộc họp liên quan đếnquyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty,
thông qua phương hướng phát triểncôngty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổ chức
lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất là hai ngày làm việc
trước ngày họp. Thời gian gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp Chủ tịchHội đồng thành viên không triệutập họp Hội đồng thành viên
theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điềulệ hoặc một
tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp công ty có một thành viên
sở hữu trên75% vốn điềulệ và Điềulệ côngty không quy địnhmột tỷ lệ khác nhỏ hơn hơn
21
25% vốn điềulệ hoặc một tỷlệ khác nhỏ hơn do Điềulệ côngtyquy định thì các thành viên
thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu
trên25% vốn điềulệ hoặc một tỷlệ khác nhỏ hơn do Điềulệ côngty quy định thì trongthời
hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên hoặc nhóm thành viên đó
triệutập họp Hội đồng thành viên; Trong trường hợp này nếu xét thấy cần thiết thì yêu cầu
cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc tổ chức và tiếnhành họp Hội đồng thành viên.
Đồng thời có quyền nhân danh mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện Chủ tịchHội đồng
thành viên về việc thực hiện không đúng nghĩa vụ quản lý, gây thiệt hại đến lợi ích hợp
pháp của công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì yêu cầu triệutập họp Hội đồng thành viên
theo quy định trên phải bằng văn bản, có nội dung chủ yếu sau đây:
+ Họ, tên, địachỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếuhoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân.
+ Họ tênđịa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh
đối với thành viên là tổ chức. Tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
của từng thành viên yêu cầu.
+ Lý do yêu cầu triệu tập Hội đồng thành viên và vấn đề cần giải quyết.
+ Dự kiến chương trình hợp.
+ Họ, tên, chữ ký của từng thành viên theo yêu cầu hoặc người đại diện theo ủy quyền của
họ.
Trường hợp yêu cầu triệutập Hội đồng thành viên không có đủ nội dung theo quy
định thì Chủ tịchHội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản cho thành viên, nhóm
thành viên có liên quan biết trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn
yêu cầu.
Trong trường hợp khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên phải triệutập họp Hội đồng
thành viên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trường hợp Chủ tịchHội đồng thành viên không triệutập họp Hội đồng thành viên
theo quy địnhthì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra với công
ty và thành viên công ty. Trong trường hợp này thành viên hoặc nhóm thành viên đã yêu
cầu có quyền triệutập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệutập và tiến
hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.
Chủ tịch công ty
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm một người đại
diệntheo uỷ quyền thì người đó làChủ tịchcôngty. Chủ tịchcông ty nhân danh chủ sở hữu
22
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh côngty thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của công
ty và chịu tráchnhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu côngty về nhiệm vụ được giao theo quy
định của Luật doanh nghiệp 2014 và pháp luật có liên quan.
Quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với
chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên
quan.
Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ
công ty có quy định khác.
Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình
chủ tịchcông ty bao gồm: Chủ tịchcông ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát
viên. Cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu công ty chỉ bổ nhiệm
một người đại diện theo uỷ quyền. Chủ tịch công ty có trách nhiệm trợ giúp chủ sở hữu
công ty trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định, cụ thể theo Điều 75 Luật
doanh nghiệp 2014.
Nói một cách khác, Chủ tịchcông ty là người được chủ sở hữu công ty uỷ nhiệm
để thay mặt chủ sở hữu công ty quyết định, trực tiếpnhận nhiệm vụ từ chủ sở hữu công ty
để thực hiệnmột số côngviệc nhất định trongphạm vi quyền hạn của mình, thực hiện mọi
vấn đề liênquan đếnhoạt độngcủa côngty và chịu tráchnhiệm trực tiếpđối với chủsở hữu
côngty về các hành độngmà chínhmình đãthực hiện. Chủ tịchcôngty có thể là thành viên
của pháp nhân chủ sở hữu hay một người ngoài nào đó cókhả năng quản lý chochủ sở hữu,
do chủ sở hữu thuê và trả lương.
Chủ sở hữu công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên theo đề nghị của Chủ tịch
công ty có thể bổ nhiệm một Giám đốc để điều hành các công việc thường nhật của công
ty, tổ chức và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu côngty trách nhiệm một thành viên.
Tuỳ theoquy địnhtrongĐiềulệ, người đại diệntheopháp luật cho côngty tráchnhiệm hữu
hạn một thành viên có thể là Chủ tịchcông ty hoặc Giám Đốc. Giám đốc đó có thể là một
thành viên của pháp nhân chủ sở hữu côngty hoặc một người nào đó ngoài công ty do chủ
sở hữu công ty thuê và trả lương.
Tóm lại mô hình chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định rất
chặt chẽ và hợp lý, đầy đủ theo tin thần Luật doanh nghiệp 2014.
3.1.1.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm, thuê Giám đốc hoặc Tổng
23
Giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điềuhành hoạt độngkinh doanh hàng ngày
cuả công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu tráchnhiệm trước pháp luật và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình. Như vậy một người có thể làm Giám đốc của bao nhiêu công ty. Có
phải một người có thể làm Giám đốc hai công ty được không.
Việc bổ nhiệm, thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp là công việc nội bộ
của doanh nghiệp, do đó việc thuê ai làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phụ thuộc vào hợp
đồng lao động giữa doanh nghiệp với người đó. Luật doanh nghiệp 2014 không quy định
cũng như không hạn chế số lượng doanh nghiệp tối đamà một người có thể làm Giám đốc,
có nghĩa một người có thể làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cho nhiều doanh nghiệp nếu
họ có khả năng và được doanh nghiệp đồng ý. Trong tương lai làm Giám đốc hoặc tổng
giám đốc có thể cũng trở thành một ngành nghề nghề.
 Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc có các quyền sau đây:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
- Quyết định các vấn đề liênquan đếnhoạt đôngkinh doanh hằng ngày của côngty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc
thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty.
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử lý lỗi trong kinh doanh.
- Tuyển dụng lao động.
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty hợp đồng lao động mà Giám
đốc hoặc Tổng giám Đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
 Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh
nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
- Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền hoặc
24
Chủ tịch công ty.
- Có trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh
hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn điều kiện khác theo
quy định tại Điều lệ côngty. Vấn đề trìnhđộ chuyên môn ở đây luật không quy định cụ thể
mà chỉ nói một cách chung chung không rỏ ràng, vấn đề ở đây là trình độ chuyên môn là
được hiểu như thế nào. Mặc khác theo quy định tại Điều 57 của Luật doanh nghiệp 2014,
tiêuchuẩn của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc làcó trìnhđộ chuyênmôn, kinh nghiệm thực
tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
Như vây quy địnhtại điềuluật này liệucó sự mâu thuẩn, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có
bắt buộc phải có đầy đủ các chứng chỉ hành nghề của các ngành nghề mà công ty kinh
doanh. Thực tế cho thấy Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không nhất thiết phải là người nắm
vững các kiến thức về chuyên ngành.Vấn đề quan trọnglà họ phải có năng lực quản lý, biết
cách sử dụng đúng người đúng việc. Như vậy với quy định này, liệu đây có phải là một
hành vi gây cản trở hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp.
Cùng với những quy định như hiện nay buộc các doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề
phải có chứng chỉ hành nghề trước dễ tạo ra tình huống cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp
rơi vào tình trạng “lạng lách” pháp luật. Chủ doanh nghiệp có thể sẽ lợi dụng những quy
địnhnày đểthuê, mướn chứng chỉ thậm chí là ngay cảthuê bằng cấp.v..v..Vì vậy nên chăng
pháp luật cần có những biện pháp siết chặt quản lý ngay từ đầu. Trong các lĩnh vực đồi hỏi
phải có chứng chỉ hành nghề trước thì bên cạnh doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề đó,
đối với mỗi côngviệc đềuđòi hỏi những người tham gia phải có chứng chỉ trìnhđộ chuyên
môn - có chứng chỉ hành nghề, và phải chịu trách nhiệm đối với công việc của mình.
Điềumà luật yêu cầulà Giám đốchoặc Tổng giám đốcphải có chứng chỉhành nghề.
Nếu như ai đó trongdoanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề đầy đủ thì cấp. Trong thực tế có
nhiều trường hơp phải thuê người có chứng chỉ hành nghề tương ứng với ngành nghề kinh
doanh đăng ký tronghồ sơ. Các doanh nghiệp nên lưu ý ở trường hợp này, khi thuê người
có chứng chỉ tương ứng với ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì phải có
một hợp đồng ràng buộc thật rỏ ràng, trongđó nêurõ nếu người được thuê nghĩ việc vì một
lý do nào đó do mâu thuẫn hay đi tìm một công việc tốt hơn thì phải báo trước cho doanh
nghiệp trong một thời gian hợp lý để doanh nghiệp có thể sớm tìm được người có chứng
chỉ hành nghề tương ứng thay thế. Nếu người được thuê nghĩ việc ngay, doanh nghiệp chưa
tìm được người thay thế thì doanh nghiệp sẽ không được thay đổi hay bổ sung ngành nghề
kinh doanh, thậm chí cóthể bị rút ngành nghề đã đăng ký. Trong trườnghợp này, khi doanh
nghiệp đã bị rút ngành nghề đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp đã bị coi như là kinh
25
doanh bất hợp pháp và những hợp đồng đã ký với các đối tác sẽ không thực hiện được.
Kiểm soát viên
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm Kiểm soát viên
theo các tiêu chuẩn và điều kiện nào. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm một thành viên bổ
nhiệm từ một đếnba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên chịu
tráchnhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu công tyvề việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ
của mình
 Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:
+ Kiểm tratính hợp pháp trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty
và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trongtổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trongquản lý
và điều hành công việc kinh doanh của công ty.
+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác
quản lý và các báo cáo khác trước khi trìnhchủ sở hữu công ty hoặc cơ quan Nhà Nước có
liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo, thẩm định;
+ Kiến nghị Chủ sở hữu côngty các giải pháp sửađổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành công việc kinh doanh của công ty;
+ Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của Chủ
sở hữu công ty.
Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ tài liệu nào của công ty tại trụ sở
chính hoặc chi nhánh, Văn phòng đại diện của công ty. Như vậy với những quy định như
trênthì chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã trao cho kiểm soát cái
quyền cực lớntức là “có quyền kiểm trabất cứ tài liệunào” với cái quyền được trao ấy liệu
có quá liềulĩnh không. Trong khi đó khả năng tài liệu mật của công ty có thể bị tiết lộ ra
bên ngoài bất cứ lúc nào. Làm sao có thể xác định được chính xác tư cách trung thực của
hội đồng thành viên. vấn đề ở đây cũng không cần phải quan tâm lắm nếu như Kiểm soát
viên không làm trònhết trách nhiệm của mình thì họ sẽ chịu tráchnhiệm trước chủ sở hữu
công ty và đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình đã gây ra.
Thành viên hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện
quyền sở hữu, về quản lý, điềuhành và hoạt độngkinh doanh của Công tytheo yêu cầu của
Kiểm soát viên.
Kiểm soát viên là người được chủ sở hữu công ty bổ nhiệm nhằm thực hiện chức
năng theogiỏi, kiểm travề việc thực hiện côngviệc của Hộiđồng thành viên, Chủ tịchcông
ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhằm tạo nên cơ cấu công ty chặt chẽ nhằm trách những
26
trường hợp không trung thực của thành viên trongcôngty và mục đíchvụ lợi cho bản thân
qua đó Kiểm soát viên tiếnhành hoạt độngkiểm tra nếu phát hiện dấu hiệuvi phạm trênthì
Kiểm soát viên trực tiếpbáo cáo cho Chủ sở hữu công tykịp thời ngăn chặn. Qua đó ta thấy
được Kiểm soát viên có vai trò vô cùng quan trọngtrongviệc tổ chức quản lýcông ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên. Vai trò củakiểm soát viên không thể thiếuđối với loại hình
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
 Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh
nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp.
- Không phải là người có liên quan đến thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
côngty, Giám đốchoặc Tổng giám đốc,người cóquyền trựctiếpbổ nhiệm Kiểm soát viên;
- Có trìnhđộ chuyên mônhoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc
trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trongngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công
ty hoặc tiêu chuẩn điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Luật quy định rất chặt chẽ trong việc bảo vệ tài sản của công ty đó là việc hạn chế không
cho những người thân của Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty, Giám đốc, Tổng giám
đốc, người trực tiếpbổ nhiệm kiểm soát viên làm chức danh kiểm soát viên. Mục đích quy
định ở điềuluật này là nhằm tạo ra sự khách quan trongviệc tổ chức và điềuhành công ty,
mục đíchcuối cùnglà cũng cố bảo vệ tối đatài sản của công tykhông bị tư lợi trước những
hành vi của thành viên có liên quan.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêndo
cá nhân làm chủ sở hữu
Bên cạnh việc tiếptục quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, chuyển đổi đại bộ phận doanh nghiệp 100% vốn
sở hữu Nhà Nước hoặc sở hữu của các tổ chức chínhtrị, tổ chức chínhtrị - xãhội sang công
ty tráchnhiệm hữu hạn như quy định trongLuật doanh nghiệp 200514
, thì một trongnhững
điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 cho phép một cá nhân có quyền thành lập và điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo Luật
doanh nghiệp 2014quy định“Công tytráchnhiệmhữuhạnmộtthànhviênlàdoanhnghiệp
do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)...”
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
14 Nhiều tác giả, (2014). Luật doanh nghiệp 2005. Nhà Xuất bản Giao thông vận tải
27
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
không được quyền phát hành cổ phần
Với những quy định như vậy xuất phát từ những lý do sau đây:
Việc thừa nhận công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân sẽ mỡ rộng
thêm quyền tự chủ kinh doanh, hạn chế rủi ro, tăng mức độ an toàn cho nhà đầu tư, nhờ đó
số người đầu tư và số vốn huy động cũng sẽ tăng lên.
Người Việt Nam hiện nay nói chung vấn có tâm lý thích kinh doanh một mình, tức
một mình làm chủ và trực tiếp tổ chức và quản lý kinh doanh. Đa số công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên hiện nay về thực chất là sở hữu của một cá nhân; một hay
một số thành viên tham gia chỉ là hình thức để phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế
hiện nay, theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng có rất nhiều doanh
nghiệp 100% vốn Nước ngoài do một cá nhân thành lập và làm chủ sở hữu.
Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có một số quốc gia như: Cộng hòa Liên bang
Đức; Đan Mạch; Thụy Điển.... đãthừa nhận và cho phép các nhân được thành lập và quản
lý vận hành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.15
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồngthời là Chủ tịchcôngty. Chủ tịchcông
ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được
quy định tại Điều lệ công ty
Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty,
hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.
Quyền của Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hanh một thành viên là cá nhân:
Được ghi nhận trong Điều 75 của Luật doanh nghiệp 2014 cụ thể:16
Quyết định nội dung và Điều lệ công ty, sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty;
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân là người quyết
định nội dung và Điều lệ công ty đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và ngành
nghề kinh doanh. Điều lệ công ty là bản cam kết của chủ sở hữu về thành lập, tổ chức, tổ
chức và hoạt độngcôngty. Điềulệ phải có nội dung chủyếu theo quy định tại Điều22 Luật
doanh nghiệp. Mặc khác trong quá trình hoạt động chủ sở hữu có thể sửa đổi, bổ sung nội
dung Điều lệchohoàn cảnh thực tạicủa doanh nghiệp. Việc sửađổi,bổsung Điềulệthường
15
Những nội dung cơ bản của Luật Doanh Nghiệp 2005. Nhà Xuất Bản Tư Pháp.Trang 41, 42, 43
16 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
28
đặt ra khi chủ sở hữu quyết định tăng vốn điềulệ (Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên không được quyền giảm vốn Điều lệ), sửa đổi bổ sung cơ cấu tổ chức và
quản lý công ty, điềuhành công việc kinh doanh của công ty (thường có sự tham vấn của
Kiểm soát viên) những trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Nhìn chung quyết
định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty là hoạt độngmang tính nội bộ của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Những quyết định này có vai trò quan trọng đặt nền
tảng cho hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh và hoàn cảnh
thực tế trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
+ Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ
công ty có quy dịnh khác.
+ Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn Điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân
khác.
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể rút vốn bằng cách chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điềulệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, sau đó công
ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong
thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày chuyển nhượng.
+ Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ
tài chính khác của công ty.
Sau khi thanh toán theo định kỳ, doanh nghiêp xác định có lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh. Thì chủ sở hữu công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên quyết định việc sử
dụng lợi nhận. Thông thường việc sử dụng lợi nhuận vào việc tái đầu tư các dự án, kế hoạch
phát triển của doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ...Quyết định sử dụng lợi nhuận nhằm tạo ra
sức doanh cho doanh nghiệp trongtương lai. Đây đượcxem làyếu tố quyết định quan trọng
thể hiện quyền hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu.
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
Hoạt động doanh nghiệp đôi lúc phải đương đầu với những khó khăn do nhiều yếu
tố mang lại như sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường, chiếnlược của doanh nghiệp chưa
phù hợp, thị trường bị ngưng trệ, do các lý do khách quan khác. Lúc này chủ sở hữu công
ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên phải đương đầu với tình trạng hoạt động không hiệu
quả củadoanh nghiệp và dần dần doanh nghiệp kinh doanh thua lỗkéo dài. Thậm chí doanh
nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Trong trường hợp này, pháp luật
cho phép chủ sở hữu côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra các quyết định như: tổ
chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Mục đíchcủa việc tổ chức lại côngty là nhằm giúp cho doanh nghiệp vượt qua tình
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

Más contenido relacionado

Similar a QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Tnhh Minh H...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Tnhh Minh H...Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Tnhh Minh H...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Tnhh Minh H...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện ihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.docLuận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.docsividocz
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Dương Hà
 

Similar a QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149 (20)

Công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dự...
Công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dự...Công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dự...
Công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dự...
 
Vốn Lưu Động Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty.
Vốn Lưu Động Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty.Vốn Lưu Động Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty.
Vốn Lưu Động Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty.
 
Thực trạng kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Minh Hò...
Thực trạng kế  toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Minh Hò...Thực trạng kế  toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Minh Hò...
Thực trạng kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Minh Hò...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty.
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty.Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty.
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty.
 
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Tnhh Minh H...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Tnhh Minh H...Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Tnhh Minh H...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Tnhh Minh H...
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
 
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty Chiếu Sáng & TBDT Hưng Đạo.docx
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty Chiếu Sáng & TBDT Hưng Đạo.docxPhân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty Chiếu Sáng & TBDT Hưng Đạo.docx
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty Chiếu Sáng & TBDT Hưng Đạo.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty In
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty InLuận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty In
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty In
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Th...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Th...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Th...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Th...
 
Chuyên Đề Thực Tập Công Tác Marketing – Mix Sản Phẩm Thép Tại Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Công Tác Marketing – Mix Sản Phẩm Thép Tại Công TyChuyên Đề Thực Tập Công Tác Marketing – Mix Sản Phẩm Thép Tại Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Công Tác Marketing – Mix Sản Phẩm Thép Tại Công Ty
 
Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty chánh sâ...
Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty chánh sâ...Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty chánh sâ...
Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty chánh sâ...
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Đông Tây Land.docx
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Đông Tây Land.docxHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Đông Tây Land.docx
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Đông Tây Land.docx
 
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Bánh Kẹo.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Bánh Kẹo.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Bánh Kẹo.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Bánh Kẹo.
 
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.docLuận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA LUẬT DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỂM CAO, TRỌN GÓI DẤU CÔNG TY ZALO: 0934 573 149 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Ngành: LUẬT TP. HCM, Ngày…Tháng…Năm
  • 2. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu Trong thời kỳ hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể nào bỏ qua được. Qúa trìnhtoàn cầu hóatác động mạnh mẽ đế nền kinh tế của các nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi nước ta ngày càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng chính vì lí do trên, hàng loạt doanh nghiệp được thành lập, nhưng các mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam rất đa dạng, mỗi mô hình đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Vì vậy, việc lựa chọn loại hình nào để phát triểndoanh nghiệp ổn định, thuận tiện, có rất nhiều lý do khác nhau để quyết định lựa chọn một mô hình thành lập. Hiện nay, Công ty tráchnhiệm hữu hạn hiệnđang là loại hình doanh nghiệp được ưu tiênlựa chọn nhất hiện nay với những ưu điểm về vốn và hình thức tổ chức côngty. Mô hình này rất thíchhợp cho các côngty, doanh nghiệp các mô hình công tyconvà các cá nhân tự xây dựng doanh nghiệp cho mình với cơ cấu tổ chức của mình, đặc biệt là Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên. Đây là một loại hình doanh nghiệp mới được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Với tính chất gọn nhẹ về cơ cấu tổ chức và quản lý, hiện nay loại hình côngty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên đãvà đang thu hút một lượng lớnnhà đầu tư. Loại hình doanh nghiệp này ra đời đã đáp ứng lại sự kỳ vọng của các nhà kinh doanh cũng như các nhà nghiên cứu luật. Chính vì lý do đó thôi thúc người viết muốn biết về cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên như thế nào mà lại là ưu điểm để nhiều doanh nghiệp lựa chọnhoạt động. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật Doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn cũng được quan tâm một cách đáng kể. Nhằm tìm hiểu thêm về pháp luật và thực tiễn, người viết chọn đề tài “Quy địnhpháp luật về cơ cấu tổ chức quản lýcủa Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viênvà thực tiễn áp dụng” để làm báo cáo tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêucủa người viết khi nghiên cứu đề này nhằm: (1) Trình bày những quy định của pháp xoay quanh đề tài về Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; (2) Tiếp cận những vấn đề thực tế, từ đó đối chiếu, so sánh để nhận thấy được nét tương đồng, sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết, giữa các mô hình khác nhau của Côngty tráchnhiệm hữu hạn; (3)Thông qua những nội dung đó,người viết sẽcónhững đề xuất hợp lý nhằm khắc phục những hạn chế đang mắc phải từ thực tiễn. 1.3. Phạm vi nghiên cứu
  • 3. 2 Công ty tráchnhiệm một thành viên là một vấn đề còn rất mới mẽ trong xã hội Việt Nam những năm gần đây, được xã hội và cả nhà đầu tư rất quan tâm vào loại hình doanh nghiệp này, cho nên trong phạm vi nghiên cứu người viết sẽ tập trung nghiên cứu về Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong quá trình hoạt động. Người viết sẽ dựa trêncơ sở của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc Hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, các văn bản pháp luật khác có liênquan, các trang web có nguồn tin chính thống và các văn bản tại nơi thực tập từ năm 2015 – 2018 nhằm làm rõ nội dung người viết nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ bài viết, người viết vận dụng những phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của bài viết. Phương pháp phân tích để làm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề của đề tài. Phương pháp thống kê nhằm thu thập những dữ liệu về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn. Phương pháp so sánh giữa lýthuyết pháp luật và thực tiễnđểđưara giải pháp tốtnhất. Phương pháp tổng hợp nhằm hệ thống lại toàn bộ các nội dung đã phân tích và so sánh, cũng như trình bày vấn đề. 1.5. Kết cấu chuyên đề Đề tài gồm 5 phần: Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH MTV Chánh Sâm Chương 2:Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lýcủa côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chương 3:Thực tiễn cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và kiến nghị
  • 4. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM 1.1. Lịch sử hình thành Việt Nam đang từng bước hình thành và phát triển về mọi mặt. Để đạt được thành quả như vậy cần phải có chủ trương đúng đắn của nhà nước cũng như sự cố gắng của tất cả các thành phần kinh tế nhà nước lẫn tư nhân. Theo xu hướng trên, các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy sản xuất ngày càng mọc lên nhiều, song song đó, nhu cầu về hàng hoá phục vụ cho máy móc sản xuất cũng gia tăng. Nắm bắt được tình hình đó, vào năm 2011 ông Lê Ngọc Sang đã thành lập nên Công ty TNHH MTV Chánh Sâm. Và qua hơn 4 năm hoạt động Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực cung cấp dây curoa,băng tải, đai truyền cho các nhà máy sản xuất. Mặc dù còn gặp không ít những khó khăn về vốn, thiết bị, nhân lực… nhưng với tinh thần tích cực,Công ty đã từng bước vượt qua để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới, chất lượng và uy tín. Công ty TNHH MTV Chánh Sâm có tiền thân là cửa hàng Lê Sang. Vào ngày 11/08/2011, Công ty TNHH MTV Chánh Sâm được thành lập. Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0311059528, ngày 11/08/2011 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15/09/2011.  Tên tiếng việt: Công ty TNHH MTV Chánh Sâm  Tên giao dịch: CHANHSAM CO., LTD.  Tên viết tắt: CS CO., LTD.  MST: 0311059528  Người đại diện theo pháp luật: Lê Ngọc Sang  Địa chỉ trụ sở chính: D56 Lê Thị Riêng, Phường Thới An , Quận 12, TP.HCM  Email: ctychanhsam@gmail.com  Điện thoại: 028.62568253  Fax: 028.62568353  Số tài khoản: 0331000403798 tại Ngân hàng Vietcombank Chi Nhánh Bến Thành. 1.2. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi 1.2.1. Sứ mệnh của Chánh Sâm Chánh Sâm phấn đấu xây dựng và hợp tác phát triển để mang đến cho cộng đồng những giá trị
  • 5. 4 tốt đẹp nhất về: Môi trường sống; Môi trường học tập; Môi trường làm việc. 1.2.2. Tầm nhìn Chánh Sâm tập trung trí tuệ và nguồn lực “Hợp tác phát triển” nhằm không ngừng nâng cao “Uy tín, chất lượng và hiệu quả” trong kinh doanh, trong hoạt động xã hội, xây dựng Chánh Sâm thành một doanh nghiệp kinh tế tư nhân hàng đầu có vị trí vững chắc trong các lĩnh vực dầu nhớt 1.2.3. Định hướng phát triển Từ tâm điểm của hoạt động kinh doanh là dầu nhớt, Chánh Sâm mở rộng kinh doanh với các ngành nghề thích hợp, tương tác thúc đẩy kinh doanh phụ tùng xe. Song song với chiến lược chủ đạo là kinh doanh dầu nhớt, Chánh Sâm đã xác lập và thực thi các chiến lược bổ trợ Đầu tư tài chính,... 1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 1.3.1. Cơ cấu chung Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban  Giám đốc Là người đạidiện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh, có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý tại công ty để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quan hệ đối nội, đối ngoại và giải quyết các công việc liên quan đến toàn thể công ty, tìm kiếm đối tác cho công ty. Khi vắng mặt giám đốc được ủy quyền cho người khác trong bộ phận của công ty và cũng chịu trách nhiệm cho những sự ủy quyền này.  Phó Giám đốc Giám đốc Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng vật tư Phòng kinh doanh Phó Giám Đốc
  • 6. 5 Là người tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc, có quyền hạn sau Giám đốc, điều hành, quản lý và phân công công việc cho nhân viên. Phó giám đốc được ủy quyền của Giám đốc giải quyết những vấn đề của công ty. Mọi hoạt động của Phó giám đốc phải thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được giám đốc giao hoặc ủy quyền, những hoạt động phát sinh vượt ra khỏi phạm vi trên đều phải báo cáo cho Giám đốc để có hướng giải quyết.  Phòng Kế Toán - Chức năng:  Quản lý Tài chính – Kế toán cho công ty  Tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về lĩnh vực tài chính - Nhiệm vụ:  Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty như: Kế toán tiền mặt, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán chi phí, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương,..  Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của công ty.  Làm việc với cơ quan thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.  Tính toán, cân đối tài chính cho công ty nhằm đảm an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  Kết hợp với phòng quản trị thực hiện công tác kiểm kê tài sản trong toàn công ty.  Phòng Kinh Doanh Khai thác khách hàng, ký kết các hợp đồng, phụ trách việc hoàn thiện các công nợ cũng như các tài liệu công nợ, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; đồng thời phối hợp với kế toán trong việc xác định chính xác công nợ của khách hàng, để có kế hoạch thu, trả nợ và khai thác tốt hơn khách hàng; tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng về chất lượng cũng như công dụng của vật tư hàng hoá của công ty; tìm kiếm khách hàng mới; xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty.  Phòng Vật Tư - Chịu trách nhiệm tìm nguồn đầu vào của vật tư, hàng hoá - Nghiên cứu giá mua trên thị trường và đề xuất giá mua hàng cho Giám đốc công ty phê duyệt - Làm thủ tục nhập khẩu, khai báo hải quan, … - Bảo quản, lưu trữ hàng hoá tại các kho và cửa hàng - Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá mua về - Lên lịch thanh toán cho nhà cung cấp - Lập chiến lược, kế hoạch dự trữ và thu mua hàng hóa  Phòng Tổng Hợp
  • 7. 6 Thực hiện công tác hành chính, tổ chức và bố trí công tác đề bạt nâng lương, thi đua khen thưởng, tuyển dụng hoặc cho thôi việc, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động (nghỉ hưu, ốm đau,thai sản,…). Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội,… 1.3.3. Nhận xét bộ máy của công ty Ưu điểm Bộ máy quản lý của công ty đa phần là những cán bộ ưu tú của công ty sau thời gian cống hiến và nâng cao tay nghề và được đề bạt,họ là những cán bộ có kinh nghiệm và uy tín trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. Công ty thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ nhân viên và công nhân sản xuất, chịu khó nghiên cứu và bố trí lao động tương đối phù hợp với quy trình kinh doanh, nhờ vậy đã tạo điều kiện và cơ sở để tăng năng suất lao động tại công ty. Đông thời có sự quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động tạo sự gắn bó mật thiết giữa người lao động với công ty. Nhược điểm Chưa có các bộ phận phòng ban cần thiết trong nền kinh tế hiện nay ngoài bộ phận hành chính nhân sự, bộ phận kinh doanh, kế toán, công ty cần bổ sung bộ phận marketing, bộ phận trợ lý thư ký giúp việc cho Giám đốc. Công ty còn thiếu phòng bảo vệ. Số lượng nhân viên hành chính còn ít so với khối lượng công việc. Giám đốc phải trực tiếp xử lý tất cả các tình huống, báo cáo dẫn đến tình trạng khi nhận nhiều thầu công trình cùng một thời gian thì Giám đốc phải xử lý một số lượng lớn công việc nên đôi khi kết quả công việc không đạt được như mong muốn, gây ùn tắc,điều đó có thể dẫn đến việc hạn chế cho việc phát triển và hội nhập của công ty. 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2016, 2017 và 2018 ta lập bảng phân tích sau:
  • 8. 7 Bảng 1.1. Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016, 2017 và 2018. Đvt: Đồng CHỈ TIÊU Mã số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng ( +/-) % ( +/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 4. Giá vốn hàng bán 11 4.209.185.041 84,92 6.726.911.893 89,75 6.462.317.911 88,49 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 20 747.243.471 15,08 767.962.602 10,25 840.652.029 11,51 +20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 660.639 0,01 975.064 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,13 7. Chi phí tài chính 22 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56 − Trong đó: Chi phí lãi vay 23 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 578.190.651 11,67 657.104.453 8,77 592.824.627 8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 – 22 – 24) 30 72.239.042 1,46 -12.878.973 -0,17 -63.959.683 -0,88 -85.118.015 -117,83 -51.080.710 +396,62 9. Thu nhập khác 31 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66 10. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66 11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+ 40) 50 79.685.727 1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63 12. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 22.312.004 0,45 28.925.268 0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63
  • 9. 8 13. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51) 60 57.373.723 1,16 86.775.804 1,16 73.212.988 1,00 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63 (Nguồn: Phòng kế toán)
  • 10. 1 Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2016 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng, năm 2017 đạt mức 7.494.874.495 đồng và năm 2018 đạt 7.302.969.940 đồng, điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc dù năm 2018 doanh thu có giảm so với năm 2017 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Doanh thu thuần của công ty năm 2017 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương ứng mức tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng tương ứng tăng 59,82% so với năm 2016. Qua năm 2018 doanh thu thuần giảm so với năm 2016 là 191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán cũng giảm 3,93%.Ta thấy năm 2017 so với năm 2016, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng là do giá cả một số nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 đạt 767.962.602 đồng, tăng so với năm 2016 là 20.719.131 đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm 2018 chỉ tiêu này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương ứng tăng 9,47% so với năm 2017. Nguyên nhân do trong năm 2016 và năm 2017sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng. Tuy nhiên, quy mô lợi nhuận gộp cònchiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu, kết quả công ty đạt được chưa cao. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận gộp chiếm 15,08%, năm 2016 là 10,25% và năm 2017 chiếm 11,51% trên tổng doanh thu. Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2016chiếm 11,67%, năm 2017 chiếm 8,77% và năm 2018 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ trọng này giảm qua các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy quản lý, giảm nhân sự ở những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó năm 2016 lợi nhuận khác của công ty đạt 7.446.685đồng, năm
  • 11. 2 2016 là 128.580.045 đồng và năm 2017 là 161.577.000 đồng. 1.5. Phương hướng phát triển chung của công ty - Xây dựng công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc chuyên ngành, năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty, mục tiêu tăng lương 10 – 20% cho nhân viên mỗi năm. - Công ty hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. - Sử dụng những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với khách hàng. - Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực. - Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viê n nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc. - Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. - Đầu tư thay đổi phương tiện cũng như áp dụng công nghệ, hoàn thiện các giải pháp tích hợp. - Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của công ty, phát triển mở rộng đi kèm với quản lý chặt chẽ, xây dựng thêm các chiến lược kinh doanh nhập khẩu trong từng giai đoạn trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối tác, xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh. - Về loại hình nhập khẩu: Chú trọng phát triển hình thức nhập khẩu trực tiếp để tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu. - Về quan hệ kinh doanh: Củng cố mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nguồn hàng mới, nhà cung cấp mới.
  • 12. 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp Khái niệm Doanh nghiệp hay đúng ra là doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh1 Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích, Kinh doanh là việc thực hiệnliêntục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịchvụ trênthị trườngnhằm mục đíchsinhlợi.Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.2 Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường.3 Trong quá trìnhhoạt động của mình dù có kinh doanh ở lĩnh vực nào và nhằm mục đíchgì thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Theo Luật DN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam thôngqua ngày 12 tháng 12năm 2014 xác định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy theo định nghĩa pháp lý trênthì DN phải là những đơn vị tồn tại trước hết vì mục đíchkinh doanh. Những thực thể pháp lý, không lấy kinh doanh làm mục tiêuchính cho hoạt động của mình thì không được coi là doanh nghiệp. Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định, xuất hiện nhu cầu cần phải mở mang kinh doanh. Từ nhu cầu mở mang quy mô kinh doanh, xuất hiện các nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. Đầu tiên, những người quen biết nhau, tin cẩn nhau liênkết với nhau, tạo ra các 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p 2 Luật Doanh nghiệp 2005 60/2005/QH11 3 Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014
  • 13. 4 công ty đối nhân. Sau đó sự liên kết này được mở rộng tới các thành viên có thể không quen biết nhau mà chỉ cần có vốn, có tài sản. Trên cơ sở đó, các côngty đối vốn xuất hiện. Như vậy, một mô hình tổ chức kinh doanh mới đã ra đời - đó là các công ty. Đặc điểm pháp lý Thứ nhất, công ty có thể do một hoặc hai chủ thể trở lên góp vốn thành lập, chủ thể ở đây là pháp nhân hoặc cá nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa liênkết giữa hai hay nhiều thể nhân với nhau, hoặc giữa thể nhân với pháp nhân, hoặc cũng có thể giữa các pháp nhân với nhau. Vấn dề này dường như làm người ta rất phân vân khi giải thích về công ty TNHH một thành viên. Nhiều quan điểm xem việc ra đời củahình thức côngtynày là một hiện tượng ngoại lệ mà khó lý giải được từ phương diện lý thuyết, chí ít xuất phát từ đặc điểm thứ nhất mang tínhnguyên tắc này. Điềuđó làm cho người tadễ lầm tưởng rằng công ty TNHH một thành viên không phản ánh được bản chất, đặc điểm của công ty, không thể coi là một loại hình công ty.4 Thứ hai, các thành viên phải góp một cái gì đó có tính chất tài sản vào công ty. Tài sản ở đây có thể là của cải như tiền, vàng, nhà cửa, ruộng đất hoặc có thể là công sức hay giá trị tinh thần (ví dụ: quyền sở hữu công ty, uy tín kinh doanh...). Tuy nhiên, nếu tất cả các thành viên đều chỉ góp công sức thôi thì không thể thành lập được công ty; cần phải có ít nhiều phần tài sản được đem đóng góp mới có thể thành lập được công ty. Thứ ba, các thành viên liênkết nhau lại để thành lập côngty với mục đíchkiếm lời. Đây là dấu hiệu để phân biệt công ty với các tổ chức khác như hội từ thiện, các hội đoàn chuyên nghiệp được thành lập và hoạt độngnhằm mục đíchphi kinh doanh. Những sự liên kết không nhằm mục đích kinh doanh được gọi là hiệp hội chứ không gọi là công ty. Ở Cộng hòa Liênbang Đức, các loại hội không có mục đíchkinh doanh tuy được gọi là công ty nhưng đó đều là công ty dân sự, chịu sự điềuchỉnh của Bộ luật Dân sự chứ không phải Bộ luật Thương mại5 2.1.2. Phân loại các mô hình doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân với khái niệm là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình doanh nghiệp tư nhân 4 Luật Doanh nghiệp 2014, 68/2014/QH113 5 Luật Doanh nghiệp 2014, 68/2014/QH113
  • 14. 5 Chủ doanh nghiệp của mô hình doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết địnhđối với tất cả hoạt độngkinh doanh và tài chính của doanh nghiệp cũng như có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Có quyền bán doanh nghiệp của mình cho một người khác hoặc có quyền tự ngừng hoạt động kinh doanh. Việc thựchiệncho thuê hay bán doanh nghiệphoặc tạm ngừng hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Lợi nhuận sau thuế là tài sản hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động. Điều đó cũng có nghĩa là về mặt tài chính, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Đây cũng là điều bất lợi đối với mô hình doanh nghiệp này. Công ty hợp danh Mô hình công ty hợp danh với ít nhất hai thành viên hợp danh Công ty hợp danh là một mô hình doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cánhân, có trìnhđộ chuyênmôn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ công ty. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến hành cáchoạt độngkinh doanh nhân danh côngty. Các thành viên hợp danh cóquyền ngang sau khi quyết định các vấn đề quản lý côngty, cùng liênđới chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Ngoài vốn điềulệ,côngty hợp danh có quyền lựa chọnhình thức huy độngvốn theo quy định của pháp luật nhưng không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để huy động vốn. Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • 15. 6 Theo luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiệnhành, mô hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được chia thành 2 loại: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên và Công ty TNHH một thành viên.6 Mô hình Công ty TNHH được chia thành 2 loại a/ Công ty TNHH hai thành viên trở lên Thành viên chịutráchnhiệm về các khoản nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong đó phạm vi số vốn đã cam kết đóng góp vào doành nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên của công ty có quyền biểu quyết tương ứng với phần góp vốn. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng thời gian theo như cam kết. Ngoài phần góp vốn của thành viên, công ty có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy độngvốn theoquy địnhcủa pháp luật nhưng côngty không được quyền phát hành cổ phiếu. Trong quá trình hoạt động, theo quyết định của hội đồng thành viên, công y có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của công ty, việc phân phối lợi nhuận do các thành viên quyết định, số lợi nhuận mỗi thành viên được hưởng tương ứng với phần vốn góp vào công ty. b/ Công ty TNHH một thành viên Đây là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm toàn bộ với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với công ty TNHH một thành viên, cần phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty: Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêucủacá nhân và gia đìnhmình với chi tiêutrêncươngvị là Chủ tịchcông ty và Giám đốc. Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phiếu. Công ty cổ phần 6 Luật Doanh nghiệp 2014, 68/2014/QH113
  • 16. 7 Công ty cổ phần với sự thành lập của nhiều cổ đông Đây là doanh nghiệp với vốn điềulệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đối với doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp có quy định của pháp luật. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân… Số lượng cổ đông tối thiểulà 3 và không hạn chế về số lượng tối đa. Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, công ty cổ phần có thể phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định của luật pháp. Việc phân phối lợinhuận sau thuế thuộc quyền quyết địnhcủa Đại hội cổđôngcông ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, loại hình công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng chủ yếu và đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân do những ưu thế của nó. Cụ thể hơn các ưu điểm của mô hình doanh nghiệp Công ty cổ phần bao gồm: Công ty cổ phần có khả năng huy động nguồn vốn lớn: Loại hình này có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn trực tiếp trên thị trường tài chính. Khả năng tự giám sát rất cao trong các hoạt động của công ty: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, chính vì vậy tất yếu các chủ sở hữu phải xác lập sự giám sát của mình đối với các hoạt độngcủa côngty. Đặc biệt làđối với hoạt độngtài chính, điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triểnlành manh, ổn định và minh bạch của công ty cổ phần. Cổ đôngcó thể chuyển nhượng khoản đầu tư dễ dàng, điềuđó tạo tính thanh khoản, linh hoạt và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đối với công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu đối với tài sản của công ty nên các cổ đôngcủa côngty có thể chuyển nhượng tự do cổ phần cho người khác (cổ đông sáng lập có thể sẽ bị hạn chế). Ngoài ra, thu nhập của cổ đông bao gồm cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế và chênh lệchgiá cổ phần. Chính điềunày đã làm cho các quyết định tài chính trở nên quan trọng, có tác động không chỉ đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà xa hơn còn là tác động đếngiá cổ phiếu của côngty trênthị trường. Khi đó, lợi íchcủa chủ sở hữu tác động bởi sự thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường.
  • 17. 8 2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 2.2.1. Khái niệm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Để hiểu rõ hơn về công ty TNHH một thành viên, trước hết cần tìm hiểu công ty TNHH truyền thống, có nghĩa là côngty TNHH nhiều thành viên, bởi công ty TNHH một thành viên là một biến tướng khá đặc biệt của công ty TNHH nhiều thành viên. Theo quy định tại điều 73 Luật Doanh nghiệp số Luật số 68/2014/QH13củaQuốc hội cóhiệu lựctừ ngày 01tháng 07năm 2015,Côngtytrách nhiệm hữu hạn một thành viên là Doanh nghiệp, trong đó:7 a) Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên làdoanh nghiệp do một tổchức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. b) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Pháp luật Việt Nam trước đây cũng không ghi nhận côngty TNHH một thành viên [27]. Bởi vì, ở giai đoạn này công ty vẫn được hiểu theo nghĩa truyền thống, gồm ba đặc trưng: sự liênkết của nhiều người thể hiện thông qua việc góp vốn bằng tài sản hoặc bằng giá trị tinh thần; sự liênkết phải thông qua một sự kiện pháp lý đó là hợp đồng thành lập công ty; mục đích của sự liênkết đó là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, trongba điều kiện thì công ty TNHH một thành viên không thỏa mãn hai điều kiện, bởi vì, nếu chỉ có một cá nhân hay một tổ chức thì không thể thực hiện được hành vi “liên kết”, không thể có sự góp vốn vì vậy không thể chấp nhận một hợp đồngđơnphương chỉ cómột bêntham gia. 2.2.2. Đặc điểm pháp lý của Công ty trách nhiệm hữa hạn một thành viên Về thành viên: Công ty chỉ có một thành viên duy nhất làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Về vốn điềulệ: Vốn điềulệ của công ty thuộc do chủ sở hữu duy nhất của côngty đầu tư. Trong côngty không có sự liên kết góp vốn của nhiều thành viên như những loại hình công ty khác. 7 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
  • 18. 9 Về chế độ chịutráchnhiệm: Chủ sở hữu của CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Về chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu côngty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điềulệ của côngty cho tổ chức, cá nhân khác. Sau khi chuyển nhượng vốn, côngty có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc DN tư nhân. Về phát hành chứng khoán: Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần. Về tư cáchpháp lý: CôngtyTNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của Cơ cấu tổ chức quản lý Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý là quá trìnhxác định các chức năng, các bộ phận tạo thành, nhằm thực hiện các chức năng quản lý. Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý có nhiệm vụ bố trí sắp xếp các bộ phận, các khâu, qui trình hoạt động của bộ máy, cũng như việc bố trí hợp lý số lượng và chất lượng, cơ cấu conngười trong từng bộ phận, để thực hiện và phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của tồ chức.8 Như vậy, nội dung quan trọngnhất của Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý là xây dựng cơ cấu Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. Tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý được hình thành bởi nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có tính độc lập tương đối, được qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định, có mục tiêu riêng nhưng phục vụ mục tiêu chung của tổ chức Tổ chức BMQL là hình thức thể hiện sự phân công LĐ trong lĩnh vực QL, vì bản thân QL đã trở thành chức năng xã hội, mỗi chức năng QL được chuyên môn hoá sâu thành những nghề. Như vậy, tiền đề khách quan của việc hình thành cơ cấu TCBMQL là sự phân công LĐ xã hội, điềuđó thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa cơ cấu TCBMQL với cơ cấu các các đối tượng QL. Vì vậy, đối tượng QL sẽ quyết định cơ cấu TCBMQL và việc hoàn thiện TCBMQL phải dựa trên việc đánh giá các vấn đề thuộc đối tượng QL. 2.3.2. Quy định pháp luật về Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu 8 Luật Doanh nghiệp 2014, 68/2014/QH113
  • 19. 10 Hình 1.1: Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu (Nguồn: Theo luật doanh nghiệp2014) Cơ cấu tổ chức quản lý được quy định tại điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014:9 Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. 2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịchHội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. 3. Trường hợp Điều lệ côngty không quy địnhkhác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này. Với trường hợp côngty được tổ chức quản lýtheo mô hình có hội đồngthành viên thì chức năng , quyền hạn, nghĩa vụ của hội đồng thành viên được quy định cụ thể tại điều79 Luật doanh nghiệp 2014: Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm gồm từ 03 đến07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồngthành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện 9 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM. CHỦ SỞ HỮU HỘI ĐỒNG TV BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC/ TỔNG GĐ
  • 20. 11 các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Quyền, nghĩa vụ và quan hệ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trìnhtự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịchHội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 và quy định khác có liên quan của Luật này. Thẩm quyền, cách thức triệutập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 58 của Luật này. Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiếnhành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Nghị quyết của Hội đồngthành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp tán thành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp tán thành. Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày ghi tại nghị quyết đó, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản, có thể được ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điệntử khác. Nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 61 của Luật này. Như vậy, việc tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như phan bổ quyền và nhĩa vụ của các thành viên tronghội đồng thành viên khá chặt chẽ và rõ ràng. Việc bổ nhiệm lại hội đồng thành viên theo nhiệm kì 5 năm thể hiện quyền kiểm soát của chủ sở hữu đối với các hoạt động của công ty. Ngoài ra đó cũng là cách kiểm soát chất lượng làm việc của các thành viên trong hội đồng thành viên, tránh tình trạng năng lực không phù hợp. Với trường hợp công ty được tổ chức, quản lý theo mô hình có chủ tịch công ty10 : Chủ tịch công ty 10 Khoản 18 điều 3 của Luật doanh nghiệp 2014
  • 21. 12 – Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịchcông ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh côngty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;chịu tráchnhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ được giao theo quy địnhcủa Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.11 – Quyền, nghĩa vụ và chế độlàm việc của Chủ tịchcôngty đốivới chủ sở hữu côngtyđược thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và pháp luật có liên quan. – Quyết định của Chủ tịchcông ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy, chếđộ làm việc của chủ tịchcôngtycũng phụ thuộcvào chủ sởhữu côngtythông qua các điềulệ côngty do chủ sở hữu đặt ra. Qua đó cũng thể hiện rõ ràng được quyền làm chủ của chủ sở hữu đối với công ty. Giám đốc, Tổng giám đốc – Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốcvới nhiệm kỳ không quá 05 năm để điềuhành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu tráchnhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịchcông ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác. – Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịchHội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; 11 Điều 80 của Luật doanh nghiệp 2014
  • 22. 13 + Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lênHội đồngthành viên hoặc Chủ tịchcông ty; + Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Tuyển dụng lao động; + Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Kiểm soát viên – Chức năng cũng như quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên cũng được quy định khá cụ thể trong Điều 82 Luật doanh nghiệp 2014: – Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. – Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọngcủa Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trongtổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty; + Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định; + Kiến nghị chủ sở hữu côngty các giải pháp sửađổi, bổ sung, cơ cấutổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty; + Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệunào của côngty tại trụsở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điềuhành và hoạt động kinh doanh của côngty theo yêu cầu của Kiểm soát viên; + Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty; + Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty. – Chức năng của kiểm soát viên là chức năng tối quan trọng và không thể thiếu trongmô hình công ty TNHH 1 thành viên. Kiểm soát viên thực hiện chức năng giúp chủ sở hữu
  • 23. 14 công ty kiểm soát mọi hoạt động về tài chính, kinh doanh của công ty, là cánh tay đắc lực của chủ sở hữu trong việc quản lý công ty theo mô hình 1 chủ sở hữu. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp do kiểm soát viên là người kiểm tra, rà soát các kẽ hở trongcông ty nên có nhiều thế lực trongcông tyđã mua chuộc lực lượng kiểm soát viên để thực hiện hành vi chuộc lợi. Và thực tế cho thấy , nhiều công ty vẫn sa vào tình trạng thất thoát tài sản do những thế lực đó. Như vậy, kiểm soát viên đã không thực hiệntốt nhiệm vụ của mình. 2.3.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu Hình 1.2: Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở Đây là loại hình công ty TNHH đặc thù, và được pháp luật Việt Nam công nhận trong bộ luật doanh nghiệp từ năm 2014 thể hiện xu thế hội nhập với pháp luật thế giới. Cơ cấu tổ chức quản lý côngty gồm chủ tịchcôngty và giám đốc hoặc tổnggiám đốc. Chủ tịchcông ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm tổng giám đốc, giám đốc. Tổng giám đốc, giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại điềulệ côngty hoặc tại hợp đồng lao động mà chủ tịc công ty ký với họ. Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Họ phải tuân thủ pháp luật, điềulệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty. Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợi íchcủa côngty và chủ sở hữu côngty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác. Như vậy, xét về khía cạnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên thì Luật doanh nghiệp 2014 có sự mở rộng và toàn diện hơn so với luật doanh nghiệp các năm trước, tạo điềukiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, đầu tư tham gia vào nền kinh tế thị trường một cách tự tin, thoải mái hơn. CHỦ SỞ HỮU CHỦ TỊCH CÔNG TY GIÁM ĐỐC/ TỔNG GĐ
  • 24. 15 Một vấn đề nữa có liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên là hợp đồnggiao dịchcủa côngtyvới những người có liênquan được quy định khá chi tiếttạiđiều 78Luật doanh nghiệp 2014.Theo đó:giao dịchgiữa côngtyTNHH 1thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được hội đồngthành viên hoặc chủ tịchcông ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc và kiểm soát viên xem xét quyết định: a, Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty; b) Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; c) Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này; d) Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó; đ) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này Quy định này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện một cách khách quan, chính xác, tránh tìnhtrạng lợidụng chức vụ, quyền hạn đểtư lợilàm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2014 đãcó quyđịnh về các đối tượng liênquan tronggiao dịch tư lợi nhưng sự quy định chưa chặt chẽ. Tình huống sau đây sẽ làm rõ điều đó.
  • 25. 16 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. Phân tíchthực tiễnáp dụng pháp luật về Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chia làm 2 loại bao gồm: Công tytráchnhiệm hữu hạn một thành viên làtổ chức và côngty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, điềunày được quy định cụ thể tại Điều 78 Luật doanh nghiệp 2014, sau đây ta sẽ đi vào phân tíchloại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức. 3.1.1. Cơ cấu tổ chức và quản lýcủa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêndo tổ chức làm chủ sở hữu Theo luật doanh nghiệp 2014, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm một hoặc một số người làm người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ năng lực hành vi dân sự không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý công ty và phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trongquản lý kinh doanh, hoặc trongngành nghề kinh doanh chủ yếucủa công ty. Như vậy đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức trước tiênchủ sở hữu phải lựa chọn cho mình người đại diện theo ủy quyền nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ công ty giao cho người đại diện thực hiện theo các quy định của pháp luật. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền thay thế người đại diệnbất cứ lúc nào điềunày cónghĩa là chủsỡ hữu côngtyphân bố cho người uỷ quyền thực hiện một số công việc trong phạm vi nhất định của công ty nhưng người đại diện cho chủ sở hữu tiếnhành côngviệc không như mong muốn ấy là chưa nói đếntráchnhiệm làm việc thiếu năng lực của người đại diện hay vì một lý do chủ quan hay khách quan nào đó mà chủ sở hữu công ty nhận thấy không mang lại kết quả cho công ty thì chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền thay thế người đại diện bất cứ lúc nào. Tiêu chuẩn, quyền hạn, nghĩa vụ của người đại diện theo uỷ quyền của côngty tráchnhiệm một thành viên được quy định rõ trong Điều 13 của Luật doanh nghiệp 201412 . Cụ thể là: - Việc chỉ định người đại diện theo uỷ quyền phải bằng văn bản, được thông báo đếncông 12 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
  • 26. 17 ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây: + Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. + Họ, tên, địachỉ thường trú, quốc tịch,sốgiấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếuhoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền được chỉ định. + Thời hạn uỷ quyền. + Họ, tên, chử ký người đại diện theo pháp luật của thành viên, của người đại diện theo uỷ quyền của thành viên. - Việc thay thế người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản cho công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trongthời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực và có hiệu lực kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty sẽ theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, Hội đồng thành viên gồm tấc cả người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm làm người đại diện theo ủy quyền thì người đó làm chủ tịch công ty. Trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc làngười đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của côngty phải thường trúở Việt Nam, nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Như vậy ta có thể thấy rằng ngoài việc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm một hay một số người làm đại diện theo ủy quyền thì bên cạnh đó cũng phải cần thêm một vị trí để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty, việc làm trên là rất cần thiết đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nhằm tạo ra cơ cấu tổ chức quản lý công ty một cách chặt chẽ, hoạt động công khai minh bạch có sự phân công nhiệm vụ cụ thể rỏ ràng đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động của công ty trong nền kinh tế thị trường và nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý công ty do các cơ quan Nhà Nước đặt ra. Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền nhân danh chủ sở hữu côngty tổchức thực hiệnquyết địnhchiếnlược phát triểnphát triểnvà kế hoạch
  • 27. 18 kinh doanh hằng năm của công ty vấn đề này đã được quy định cụ thể khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 201413 , cụ thể: - Hội đồngthành viên nhân danh chủ sở hữu côngty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu côngty, có quyền nhân danh côngty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. - Cơ cấu tổ chức, quản lý côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình Hội đồng thành viên bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụng trongtrường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm nhiều người đại diện theo uỷ quyền, tức là từ hai người trở lên được ủy quyền. Trường hợp một người đại diện theo ủy quyền sẽ theo mô hình Chủ tịch công ty. - Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. - Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ quyền hạn nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng thành viên áp dụng theo các quy định như sau: Hội đồng thành viên bầu mộtthành viên làm chủ tịch.Chủ tịchhội đồngthành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau: + Chuẩn bị hoặc tổ chức chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên. Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên. + Chủ tịch Hội đồng thành viên triệutập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến của các thành viên, giám sát hoặc tổ chức giám sát thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên. Chủ tịchHội đồng thành viên thay mặt Hội đồngthành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên. + Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế. - Hội đồngthành viên gồm tấc cảcác thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đối với thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia vào Hội đồngthành viên. Điềulệ côngty quy định cụthể thời gian định kỳ hợp Hội đồng thành 13 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
  • 28. 19 viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải nộp một lần. - Cuộc hợp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểuquyết cógiá trịnhư nhau. Hội đồngthành viên cóthể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. - Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự hợp chấp nhận. Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn Điều lệ của công ty phải được ít nhất ¾ số thành viên dự hợp chấp nhận. Quyết địnhcủa Hội đồngthành viên có giá trị pháp lý kể từ ngày được thôngqua, trừ trường hợp Điềulệ công tyquy địnhphải được chủ sở hữu công ty chấp nhận. - Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản. Nội dung họp biên bản của Hội đồng thành viên được áp dụng theo Điều 61 của Luật doanh nghiệp. + Các cuộc họp hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. + Biên bản hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Nội dung của biên bản bao gồm: - Thời gian địa điểm họp, mục đích chương trình họp; - Họ, tên, tỷ lệ góp vốn, ngày cấp giấy chứng nhận phần góp vốn, người đại diện theo uỷ quyền dự họp. - Vấn đề thảo luận và biểuquyết, tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận. - Tổng số biểu quyết tán thành, không tán thành, không ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết. - Các quyết định được thông qua. - Họ tên chử ký của thành viên dự họp.  Thẩm quyền, cáchthức triệutập Hội đồng thành viên công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên Thẩm quyền, cách thức triệutập Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên áp dụng theo Điều 58 Luật doanh nghiệp 2014. Hội đồng thành viên được triệu tập hợp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điềulệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên75% vốn điềulệ và Điềulệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 25% vốn điềulệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty
  • 29. 20 quy định thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên25% vốn điềulệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điềulệ công ty quy định. Cuộc hợp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Chủ tịchHội đồngthành viên chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệutậphọp Hội đồngthành viên. Thành viên côngty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình hợp. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây: + Họ, tên, địachỉ thường trú, quốc tich, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếuhoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; + Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền. +Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. + Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình hợp. + Lý do kiến nghị. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải chấp nhận kiến nghị và bổ sung chương trìnhhọp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủnội dung theo quy địnhđược gửi đến trụsở chính của côngty chậm nhất một ngày làm việc trướcngày họp của Hội đồngthành viên. Trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự hợp đồng ý. Thông báo mời họp của Hội đồng thành viên có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telexhoặc các phương tiên điệntử khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp từng thành viên Hội đồng thành viên. Nội dung thông báo mời hợp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình hợp. Chương trình, tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài liệusử dụng trong cuộc họp liên quan đếnquyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua phương hướng phát triểncôngty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất là hai ngày làm việc trước ngày họp. Thời gian gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp Chủ tịchHội đồng thành viên không triệutập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điềulệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên75% vốn điềulệ và Điềulệ côngty không quy địnhmột tỷ lệ khác nhỏ hơn hơn
  • 30. 21 25% vốn điềulệ hoặc một tỷlệ khác nhỏ hơn do Điềulệ côngtyquy định thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên25% vốn điềulệ hoặc một tỷlệ khác nhỏ hơn do Điềulệ côngty quy định thì trongthời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên hoặc nhóm thành viên đó triệutập họp Hội đồng thành viên; Trong trường hợp này nếu xét thấy cần thiết thì yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc tổ chức và tiếnhành họp Hội đồng thành viên. Đồng thời có quyền nhân danh mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện Chủ tịchHội đồng thành viên về việc thực hiện không đúng nghĩa vụ quản lý, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì yêu cầu triệutập họp Hội đồng thành viên theo quy định trên phải bằng văn bản, có nội dung chủ yếu sau đây: + Họ, tên, địachỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếuhoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân. + Họ tênđịa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức. Tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên yêu cầu. + Lý do yêu cầu triệu tập Hội đồng thành viên và vấn đề cần giải quyết. + Dự kiến chương trình hợp. + Họ, tên, chữ ký của từng thành viên theo yêu cầu hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ. Trường hợp yêu cầu triệutập Hội đồng thành viên không có đủ nội dung theo quy định thì Chủ tịchHội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu. Trong trường hợp khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên phải triệutập họp Hội đồng thành viên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp Chủ tịchHội đồng thành viên không triệutập họp Hội đồng thành viên theo quy địnhthì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra với công ty và thành viên công ty. Trong trường hợp này thành viên hoặc nhóm thành viên đã yêu cầu có quyền triệutập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệutập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại. Chủ tịch công ty Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm một người đại diệntheo uỷ quyền thì người đó làChủ tịchcôngty. Chủ tịchcông ty nhân danh chủ sở hữu
  • 31. 22 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh côngty thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của công ty và chịu tráchnhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu côngty về nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và pháp luật có liên quan. Quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình chủ tịchcông ty bao gồm: Chủ tịchcông ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu công ty chỉ bổ nhiệm một người đại diện theo uỷ quyền. Chủ tịch công ty có trách nhiệm trợ giúp chủ sở hữu công ty trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định, cụ thể theo Điều 75 Luật doanh nghiệp 2014. Nói một cách khác, Chủ tịchcông ty là người được chủ sở hữu công ty uỷ nhiệm để thay mặt chủ sở hữu công ty quyết định, trực tiếpnhận nhiệm vụ từ chủ sở hữu công ty để thực hiệnmột số côngviệc nhất định trongphạm vi quyền hạn của mình, thực hiện mọi vấn đề liênquan đếnhoạt độngcủa côngty và chịu tráchnhiệm trực tiếpđối với chủsở hữu côngty về các hành độngmà chínhmình đãthực hiện. Chủ tịchcôngty có thể là thành viên của pháp nhân chủ sở hữu hay một người ngoài nào đó cókhả năng quản lý chochủ sở hữu, do chủ sở hữu thuê và trả lương. Chủ sở hữu công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên theo đề nghị của Chủ tịch công ty có thể bổ nhiệm một Giám đốc để điều hành các công việc thường nhật của công ty, tổ chức và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu côngty trách nhiệm một thành viên. Tuỳ theoquy địnhtrongĐiềulệ, người đại diệntheopháp luật cho côngty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên có thể là Chủ tịchcông ty hoặc Giám Đốc. Giám đốc đó có thể là một thành viên của pháp nhân chủ sở hữu côngty hoặc một người nào đó ngoài công ty do chủ sở hữu công ty thuê và trả lương. Tóm lại mô hình chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định rất chặt chẽ và hợp lý, đầy đủ theo tin thần Luật doanh nghiệp 2014. 3.1.1.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm, thuê Giám đốc hoặc Tổng
  • 32. 23 Giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điềuhành hoạt độngkinh doanh hàng ngày cuả công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu tráchnhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Như vậy một người có thể làm Giám đốc của bao nhiêu công ty. Có phải một người có thể làm Giám đốc hai công ty được không. Việc bổ nhiệm, thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp là công việc nội bộ của doanh nghiệp, do đó việc thuê ai làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phụ thuộc vào hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người đó. Luật doanh nghiệp 2014 không quy định cũng như không hạn chế số lượng doanh nghiệp tối đamà một người có thể làm Giám đốc, có nghĩa một người có thể làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cho nhiều doanh nghiệp nếu họ có khả năng và được doanh nghiệp đồng ý. Trong tương lai làm Giám đốc hoặc tổng giám đốc có thể cũng trở thành một ngành nghề nghề.  Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc có các quyền sau đây: - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; - Quyết định các vấn đề liênquan đếnhoạt đôngkinh doanh hằng ngày của côngty. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. - Ban hành các quy chế quản lý nội bộ công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. - Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty. - Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. - Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử lý lỗi trong kinh doanh. - Tuyển dụng lao động. - Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám Đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.  Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau: - Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. - Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền hoặc
  • 33. 24 Chủ tịch công ty. - Có trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ côngty. Vấn đề trìnhđộ chuyên môn ở đây luật không quy định cụ thể mà chỉ nói một cách chung chung không rỏ ràng, vấn đề ở đây là trình độ chuyên môn là được hiểu như thế nào. Mặc khác theo quy định tại Điều 57 của Luật doanh nghiệp 2014, tiêuchuẩn của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc làcó trìnhđộ chuyênmôn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty. Như vây quy địnhtại điềuluật này liệucó sự mâu thuẩn, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có bắt buộc phải có đầy đủ các chứng chỉ hành nghề của các ngành nghề mà công ty kinh doanh. Thực tế cho thấy Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không nhất thiết phải là người nắm vững các kiến thức về chuyên ngành.Vấn đề quan trọnglà họ phải có năng lực quản lý, biết cách sử dụng đúng người đúng việc. Như vậy với quy định này, liệu đây có phải là một hành vi gây cản trở hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. Cùng với những quy định như hiện nay buộc các doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề trước dễ tạo ra tình huống cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp rơi vào tình trạng “lạng lách” pháp luật. Chủ doanh nghiệp có thể sẽ lợi dụng những quy địnhnày đểthuê, mướn chứng chỉ thậm chí là ngay cảthuê bằng cấp.v..v..Vì vậy nên chăng pháp luật cần có những biện pháp siết chặt quản lý ngay từ đầu. Trong các lĩnh vực đồi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề trước thì bên cạnh doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề đó, đối với mỗi côngviệc đềuđòi hỏi những người tham gia phải có chứng chỉ trìnhđộ chuyên môn - có chứng chỉ hành nghề, và phải chịu trách nhiệm đối với công việc của mình. Điềumà luật yêu cầulà Giám đốchoặc Tổng giám đốcphải có chứng chỉhành nghề. Nếu như ai đó trongdoanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề đầy đủ thì cấp. Trong thực tế có nhiều trường hơp phải thuê người có chứng chỉ hành nghề tương ứng với ngành nghề kinh doanh đăng ký tronghồ sơ. Các doanh nghiệp nên lưu ý ở trường hợp này, khi thuê người có chứng chỉ tương ứng với ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì phải có một hợp đồng ràng buộc thật rỏ ràng, trongđó nêurõ nếu người được thuê nghĩ việc vì một lý do nào đó do mâu thuẫn hay đi tìm một công việc tốt hơn thì phải báo trước cho doanh nghiệp trong một thời gian hợp lý để doanh nghiệp có thể sớm tìm được người có chứng chỉ hành nghề tương ứng thay thế. Nếu người được thuê nghĩ việc ngay, doanh nghiệp chưa tìm được người thay thế thì doanh nghiệp sẽ không được thay đổi hay bổ sung ngành nghề kinh doanh, thậm chí cóthể bị rút ngành nghề đã đăng ký. Trong trườnghợp này, khi doanh nghiệp đã bị rút ngành nghề đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp đã bị coi như là kinh
  • 34. 25 doanh bất hợp pháp và những hợp đồng đã ký với các đối tác sẽ không thực hiện được. Kiểm soát viên Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm Kiểm soát viên theo các tiêu chuẩn và điều kiện nào. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm một thành viên bổ nhiệm từ một đếnba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên chịu tráchnhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu công tyvề việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của mình  Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây: + Kiểm tratính hợp pháp trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trongtổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trongquản lý và điều hành công việc kinh doanh của công ty. + Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trìnhchủ sở hữu công ty hoặc cơ quan Nhà Nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo, thẩm định; + Kiến nghị Chủ sở hữu côngty các giải pháp sửađổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty; + Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của Chủ sở hữu công ty. Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, Văn phòng đại diện của công ty. Như vậy với những quy định như trênthì chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã trao cho kiểm soát cái quyền cực lớntức là “có quyền kiểm trabất cứ tài liệunào” với cái quyền được trao ấy liệu có quá liềulĩnh không. Trong khi đó khả năng tài liệu mật của công ty có thể bị tiết lộ ra bên ngoài bất cứ lúc nào. Làm sao có thể xác định được chính xác tư cách trung thực của hội đồng thành viên. vấn đề ở đây cũng không cần phải quan tâm lắm nếu như Kiểm soát viên không làm trònhết trách nhiệm của mình thì họ sẽ chịu tráchnhiệm trước chủ sở hữu công ty và đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình đã gây ra. Thành viên hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền sở hữu, về quản lý, điềuhành và hoạt độngkinh doanh của Công tytheo yêu cầu của Kiểm soát viên. Kiểm soát viên là người được chủ sở hữu công ty bổ nhiệm nhằm thực hiện chức năng theogiỏi, kiểm travề việc thực hiện côngviệc của Hộiđồng thành viên, Chủ tịchcông ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhằm tạo nên cơ cấu công ty chặt chẽ nhằm trách những
  • 35. 26 trường hợp không trung thực của thành viên trongcôngty và mục đíchvụ lợi cho bản thân qua đó Kiểm soát viên tiếnhành hoạt độngkiểm tra nếu phát hiện dấu hiệuvi phạm trênthì Kiểm soát viên trực tiếpbáo cáo cho Chủ sở hữu công tykịp thời ngăn chặn. Qua đó ta thấy được Kiểm soát viên có vai trò vô cùng quan trọngtrongviệc tổ chức quản lýcông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vai trò củakiểm soát viên không thể thiếuđối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.  Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp. - Không phải là người có liên quan đến thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch côngty, Giám đốchoặc Tổng giám đốc,người cóquyền trựctiếpbổ nhiệm Kiểm soát viên; - Có trìnhđộ chuyên mônhoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trongngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Luật quy định rất chặt chẽ trong việc bảo vệ tài sản của công ty đó là việc hạn chế không cho những người thân của Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty, Giám đốc, Tổng giám đốc, người trực tiếpbổ nhiệm kiểm soát viên làm chức danh kiểm soát viên. Mục đích quy định ở điềuluật này là nhằm tạo ra sự khách quan trongviệc tổ chức và điềuhành công ty, mục đíchcuối cùnglà cũng cố bảo vệ tối đatài sản của công tykhông bị tư lợi trước những hành vi của thành viên có liên quan. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêndo cá nhân làm chủ sở hữu Bên cạnh việc tiếptục quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, chuyển đổi đại bộ phận doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà Nước hoặc sở hữu của các tổ chức chínhtrị, tổ chức chínhtrị - xãhội sang công ty tráchnhiệm hữu hạn như quy định trongLuật doanh nghiệp 200514 , thì một trongnhững điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 cho phép một cá nhân có quyền thành lập và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo Luật doanh nghiệp 2014quy định“Công tytráchnhiệmhữuhạnmộtthànhviênlàdoanhnghiệp do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)...” Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp 14 Nhiều tác giả, (2014). Luật doanh nghiệp 2005. Nhà Xuất bản Giao thông vận tải
  • 36. 27 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần Với những quy định như vậy xuất phát từ những lý do sau đây: Việc thừa nhận công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân sẽ mỡ rộng thêm quyền tự chủ kinh doanh, hạn chế rủi ro, tăng mức độ an toàn cho nhà đầu tư, nhờ đó số người đầu tư và số vốn huy động cũng sẽ tăng lên. Người Việt Nam hiện nay nói chung vấn có tâm lý thích kinh doanh một mình, tức một mình làm chủ và trực tiếp tổ chức và quản lý kinh doanh. Đa số công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hiện nay về thực chất là sở hữu của một cá nhân; một hay một số thành viên tham gia chỉ là hình thức để phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế hiện nay, theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp 100% vốn Nước ngoài do một cá nhân thành lập và làm chủ sở hữu. Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có một số quốc gia như: Cộng hòa Liên bang Đức; Đan Mạch; Thụy Điển.... đãthừa nhận và cho phép các nhân được thành lập và quản lý vận hành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.15 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồngthời là Chủ tịchcôngty. Chủ tịchcông ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty. Quyền của Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hanh một thành viên là cá nhân: Được ghi nhận trong Điều 75 của Luật doanh nghiệp 2014 cụ thể:16 Quyết định nội dung và Điều lệ công ty, sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty; Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân là người quyết định nội dung và Điều lệ công ty đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và ngành nghề kinh doanh. Điều lệ công ty là bản cam kết của chủ sở hữu về thành lập, tổ chức, tổ chức và hoạt độngcôngty. Điềulệ phải có nội dung chủyếu theo quy định tại Điều22 Luật doanh nghiệp. Mặc khác trong quá trình hoạt động chủ sở hữu có thể sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệchohoàn cảnh thực tạicủa doanh nghiệp. Việc sửađổi,bổsung Điềulệthường 15 Những nội dung cơ bản của Luật Doanh Nghiệp 2005. Nhà Xuất Bản Tư Pháp.Trang 41, 42, 43 16 Nguyễn Hữu Đại (hệ thống),(2016).Luật doanh nghiệp 2014. Và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà Xuất Bản Kinh Tế TpHCM.
  • 37. 28 đặt ra khi chủ sở hữu quyết định tăng vốn điềulệ (Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền giảm vốn Điều lệ), sửa đổi bổ sung cơ cấu tổ chức và quản lý công ty, điềuhành công việc kinh doanh của công ty (thường có sự tham vấn của Kiểm soát viên) những trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Nhìn chung quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty là hoạt độngmang tính nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Những quyết định này có vai trò quan trọng đặt nền tảng cho hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh và hoàn cảnh thực tế trong khuôn khổ quy định của pháp luật. + Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy dịnh khác. + Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn Điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điềulệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, sau đó công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày chuyển nhượng. + Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. Sau khi thanh toán theo định kỳ, doanh nghiêp xác định có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Thì chủ sở hữu công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên quyết định việc sử dụng lợi nhận. Thông thường việc sử dụng lợi nhuận vào việc tái đầu tư các dự án, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ...Quyết định sử dụng lợi nhuận nhằm tạo ra sức doanh cho doanh nghiệp trongtương lai. Đây đượcxem làyếu tố quyết định quan trọng thể hiện quyền hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu. + Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty. Hoạt động doanh nghiệp đôi lúc phải đương đầu với những khó khăn do nhiều yếu tố mang lại như sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường, chiếnlược của doanh nghiệp chưa phù hợp, thị trường bị ngưng trệ, do các lý do khách quan khác. Lúc này chủ sở hữu công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên phải đương đầu với tình trạng hoạt động không hiệu quả củadoanh nghiệp và dần dần doanh nghiệp kinh doanh thua lỗkéo dài. Thậm chí doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Trong trường hợp này, pháp luật cho phép chủ sở hữu côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra các quyết định như: tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Mục đíchcủa việc tổ chức lại côngty là nhằm giúp cho doanh nghiệp vượt qua tình