SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 103
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA - 3PL
I. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
1.1. Khái niệm về logistics
Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ
“Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác.
Vì bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền
tải được hết ý nghĩa của nó.
Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu. Logistics lần đầu tiên
được phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng
dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng
quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng
tham chiến. Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người
chuyên nghiệp bàn về logistics” vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt
động để duy trì lực lượng quân đội”.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân
đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế
thời hậu chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau
khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về
logistics hay hệ thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên
cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau, mà
hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics.
- Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US
Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”:
1
“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một
hoạt động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies
and service for any complex operation)”.
- Theo cuốn “An Intergrated Approach to logistics Management” của Viện kỹ
thuật công nghệ Florida - Mỹ:
“Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu giữ của nguyên vật liệu
vào trong doanh nghiệp của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh
nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp”.
- Theo Tài liệu của Liên hợp quốc sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận
tải đa phương thức và quản lý logistics tại trường Đại học Ngoại Thương Hà
Nội tháng 10/2002:
“ Logisics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu
qua các khâu lưu kho, sản xuất ra thành phẩm cho tới tay người tiêu
dùng theo yêu cầu của khách hàng”.
- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of
Logistics Management):
“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả
và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ
điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu
của khách hàng”.
- Theo quan điểm “5 đúng” (“5 rights”):
“Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vào
đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu
dùng sản phẩm”.
- Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”:
“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và
dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho
2
đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động
kinh tế”.
- Theo PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong cuốn “Logistics - khả năng ứng dụng
và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam”:
“Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật
liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối
cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng”.
Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng
trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động
quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình
lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích
giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất
trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như
phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just-in-Time). Tuy nhiên ở đây không
chỉ có sự vận động của “nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồm
thêm cả dòng luân chuyển “dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ hạn chế
trong sản xuất mà nó còn liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh
viện, ngân hàng, người bán lẻ, người bán buôn…
Ngày nay thuật ngữ logistics đã được phát triển, mở rộng và được hiểu
với nghĩa là quản lý “management”. Trong khi nghiên cứu lĩnh vực này, tuỳ
thuộc giác độ tiếp cận, các học giả có thể sử dụng các thuật ngữ như: logistics
kinh doanh, logistics in bound – logistics out bound, phân phối vật chất, quản
lý nguyên vật liệu, kỹ thuật phân phối hay quản lý logistics…thì đây đều là
các thuật ngữ dùng để diễn tả cùng một chủ đề, đó chính là cái mà chúng ta
gọi là logistics.
Logistics diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản
phẩm đi vào – qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay
3
người tiêu dùng. Nó là một quy trình nhằm tối ưu hoá các hoạt động để đảm
bảo việc giao hàng từ nơi gửi đến nơi nhận thông qua một dây chuyền vận tải.
1.2 Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa
phương thức
Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận,
vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics
Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hoá khái
niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực
hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng,
tái chế, làm thủ tục thông quan…cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến
kho (Door-to-Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được uỷ thác trở thành
một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu
trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện
nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ
giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh,
bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc, sử
dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra…Như vậy, người giao nhận vận
tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider).
Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức
Trước đây, hàng hoá đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang
nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác
suất rủi ro mất mát đối với hàng hoá là rất cao, và người gửi hàng phải ký
nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ
giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm
60 – 70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo
an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề và cơ sở cho sự ra
đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời,
chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa
4
phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator). Người kinh doanh vận
tải đa phương thức sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận
chuyển hàng hoá từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ
vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người vận chuyển thực tế (Actual
Carrier). Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh vận tải đa
phương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch cung
ứng, mua hàng hoá, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hoá để đảm bảo đúng
loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian. Người giúp chủ hàng chính là
người tổ chức dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi
phí cũng như thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa
phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp
đồng vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hoá do
người tổ chức dịch vụ logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sở
nhiều hợp đồng mua bán, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở
của từng người bán, gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi
xếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên các phương
thức vận tải khác nhau. Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ
thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để
phân phối đi đến những địa chỉ cuối cùng theo yêu cầu khách hàng.
1.3. Phân loại logistics
1.3.1. Phân loại theo hình thức logistics
Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh
nghiệp có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics
Service Provider) như sau:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics)
Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động
logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào
5
các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để
quản lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to
quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh
nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn
để quản lý và vận hành hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics)
Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch
vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho
bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa
tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường
biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê
hải quan, trung gian thanh toán…
- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics)
Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ
logistics cho từng bộ phận chức năng, như: thay mặt cho người gửi hàng thực
hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập
khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đến quy
định. Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc
luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây
chuyền cung ứng của khách hàng.
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics)
Người tích hợp (integrator) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực
tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác
để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu
trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền
cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải…4PL hướng đến quản
trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất,
nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
6
- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics)
Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các
nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân
phối trên nền tảng thương mại điện tử.
1.3.2 Phân loại theo quá trình
- Logistics đầu vào (in bound logistics)
Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu,
thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho
quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (out bound logistics)
Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu
dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi
nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược (reverse logistics)
Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh
hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu
dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
1.3.3 Phân loại theo đối tượng hàng hoá
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics)
Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như:
quần áo, giày dép, thực phẩm…
- Logistics ngành ô tô (automotive logistics)
Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô.
- Logistics hoá chất (chemical logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàng
độc hại, nguy hiểm.
- Logistics hàng điện tử (electronic logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử.
7
- Logistics dầu khí (petroleum logistics)
Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí.
1.4 Vai trò của logistics
1.4.1 Vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã
hội. Ở tầm của nền kinh tế, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần
như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá. Nghiên cứu
của Viện Nomura (Nhật Bản) cho thấy chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm
khoảng 15% GDP của mỗi nước. Do đó, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động
logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ
có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động
liên tục, nhịp nhàng.
Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia
trên trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia
được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn
đa quốc gia. Những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống
cảng biển tốt…sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế
giới. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung
Quốc đã là những minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài
nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ
tầng và dịch vụ logistics.
1.4.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, logistics đóng vai trò rất to lớn. Logistics giúp
giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có
thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu
chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Có nhiểu doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và
8
hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó
khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt
động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự
trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay để tìm
được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các
công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được
nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ,
môi trường kinh doanh…tốt nhất và dẫn tới việc hoạt động logistics mang
tính toàn cầu hình thành và phát triển.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ hoạt động logistics mà
doanh nghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp
nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu
thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…Đồng thời, có thể chủ động
trong việc lên kế hoạch sản xuất cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng
đúng hạn với một mức tổng chi phí là thấp nhất.
Logistics còn giúp giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ.
Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí
không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Logistics đã cung cấp các
dịch vụ đa dạng trọn gói có tác dụng giảm rất nhiều các chi phícho giấy tờ,
chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người
kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy
tờ thủ tục, chuẩn hoá và nâng cấp chứng từ cũng như giảm khối lượng công
việc văn phòng trong lưu thông hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán
quốc tế.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trị
cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics
9
được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự
khác biệt hoá và tập trung.
Bằng những ưu điểm vượt trội của mình, logistics đã đóng vai trò then
chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích
hợp. Vì vậy, cũng có thể nói rằng logistics là “trợ thủ đắc lực” cho hoạt động
marketing hỗn hợp 4P (right product, right price, proper promotion and right
place - sản phẩm đúng yêu cầu, giá cả đúng mực, quảng bá đúng độ, địa điểm
đúng chỗ).
Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận
như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.
Logistics với mục tiêu là “cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho khách hàng với
tổng chi phí nhỏ nhất” – cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định
kinh doanh chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
II. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
2.1. Khái niệm dịch vụ logistics
Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chưa được đề
cập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới. Ngược lại, ở Việt Nam, khái
niệm logistics lại không được bàn tới, Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều
233) chỉ đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” như sau:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ
chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển,
lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.
Khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ
vận tải đa phương thức (MTO) bởi theo cách định nghĩa này logistics có bản
chất là một hoạt động tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản
10
phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Đồng thời, cụm từ “một hoặc nhiều
công đoạn” dễ gây hiểu nhầm. Vì nếu như một doanh nghiệp chỉ tham gia
kinh doanh bất kỳ một trong nhiều công việc trên (dịch vụ vận chuyển, lưu
kho, làm thủ tục hải quan…) thì trên nguyên tắc cũng bị xem là kinh doanh
dịch vụ logistics và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đặt ra
đối với việc kinh doanh dịch vụ logistics (mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).
Khái niệm dịch vụ logistics được sử dụng như hiện nay để chỉ các doanh
nghiệp có khả năng kết hợp lại thành một đầu mối đứng ra cung cấp một
chuỗi các dịch vụ liên hoàn nêu trên. Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ
về giao nhận hàng hoá như: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, đóng gói
bao bì, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá tới các địa chỉ
khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) luôn ở
trạng thái sẵn sàng nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory
level).
2.2. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu
Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS – The
General Agreement on Trade in Services) của Tổ chức thương mại thế giới
WTO thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau:
• Các dịch vụ logistics lõi (Core Freight Logistics Services)
Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và
mang tính quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics chủ yếu bao
gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh
kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá;
11
- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản
lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt
cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại,
hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá
đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
• Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics
Services):
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ;
- Dịch vụ vận tải đường ống.
• Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Freight Logistics
Services)
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng;
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Hiệp định này đã được các nhà làm luật Việt Nam tham khảo để xây dựng
điều khoản về phân loại dịch vụ logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
2.3 Nội dung của hoạt động logistics
2.3.1 Mua sắm nguyên vật liệu
Mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình logistics. Hoạt động
này tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến khách hàng nhưng lại có vai trò quyết
12
định đối với toàn bộ hoạt động logistics. Không có nguyên liệu tốt thì không
thể cho ra được sản phẩm tốt.
Các hoạt động của khâu mua sắm nguyên vật liệu gồm: tìm nguồn cung
cấp, tiến hành mua sắm vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho, lưu kho, bảo
quản và cung cấp cho người sử dụng, quản lý hệ thống thông tin có liên quan,
lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu, phế phẩm.
Hoạt động mua hàng/mua sắm (Purchasing) là một trong những chức
năng cơ bản, không thể thiếu của mọi tổ chức. Mua hàng gồm những hoạt
động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị…để
phục vụ cho hoạt động của tổ chức.
Hoạt động thu mua (Procurement) là sự phát triển, mở rộng chức năng
mua hàng. So với mua hàng thì trong thu mua người ta chú trọng nhiều hơn
đến các vấn đề mang tính chiến lược. Thu mua bao gồm các công việc: mua
sắm, vận chuyển, dự trữ và tất cả các hoạt động có liên quan đến việc nhập
vật tư đầu vào.
Bước phát triển cao hơn của hoạt động thu mua là quản trị cung ứng
(Supply Management). Hoạt động mua hàng và thu mua chủ yếu là các hoạt
động mang tính chiến thuật, còn quản trị cung ứng tập trung chủ yếu vào các
chiến lược. Hoạt động này khi được mở rộng, sâu chuỗi giữa nhiều tổ chức sẽ
hình thành khái niệm Chuỗi cung ứng/Dây chuyền cung ứng (Supply
Chain). Dây chuyền cung ứng là quy trình phối hợp, tổ chức và kiểm soát sự
chu chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và các thông tin từ
nhà cung cấp đầu tiên qua các khâu trung gian đến người tiêu dùng cuối cùng
nhằm thoả mãn nhu cầu của họ.
2.3.2 Dịch vụ khách hàng
Thị trường ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh về giá cả của cùng một loại
sản phẩm trở nên gay gắt hơn. Lúc này, dịch vụ khách hàng có vai trò vô
cùng quan trọng, nó có thể giúp doanh nghiệp không chỉ giữ chân được
13
khách hàng cũ mà còn có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới.
Dịch vụ khách hàng là tập hợp những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp
nhằm giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng. Mục đích của hoạt động
này là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và làm tăng giá
trị của sản phẩm trao đổi.
Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng bao gồm: tìm hiểu thị
trường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ
khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy
trì uy tín với khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác;
theo dõi sản phẩm.
Dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống logistics nhằm
tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá ở mức độ cao nhất với tổng chi phí thấp
nhất. Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, là hiệu số
giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh
tế có mối quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Dịch vụ khách hàng
có ảnh hưởng lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trước, trong và sau khi
giao dịch với khách hàng. Muốn có các dịch vụ khách hàng tốt cần nghiên
cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng.
Tóm lại, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistics, là
thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó, muốn phát triển logistics thì
phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Hoạt động logistics
tích hợp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch vụ
khách hàng.
14
2.3.3 Quản lý hoạt động dự trữ
Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động
logistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng
hoá trong sản xuất lưu thông.
Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho
sản xuất. lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề
phòng rủi ro, bất trắc. Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong
hoạt động logistics bao gồm: thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng
(số lượng, quy mô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất
nhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê
liên quan đến nghiệp vụ kho hàng…Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có
thể hoạt động liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả được.
Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics.
Hình 1: Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics
Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, Nhà xuất bản thống
kê, TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp cần phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, phù hợp
với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn. Quản trị dự trữ trong
logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ logistics, nhất là
kiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết
kế hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí các kênh
phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải…
Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của
chuỗi logistics. Nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí
Dự trữ
nguyên vật
liệu
Dự trữ bán
thành phẩm
Dự trữ sản
phẩm trong
khâu sản xuất
Dự trữ sản
phẩm trong
lưu thông
15
logistics khác. Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống
logistics. Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật; phân tích dự báo,
mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng.
2.3.4 Dịch vụ vận tải
Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động
logistics, nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hoá đúng thời
hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng.
Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong logistics gồm có: chọn
người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức
vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao
nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng.
Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề liên quan
đến mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá, xảy ra trong toàn bộ quá trình
vận chuyển bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn
phương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:
- Chi phí vận tải;
- Tốc độ vận chuyển;
- Tính linh hoạt;
- Khối lượng/trọng lượng giới hạn;
- Khả năng tiếp cận.
Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thoả mãn cao nhất cho nhu cầu
của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung
ứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao
nhận, xếp dỡ, lưu kho…Nếu để hàng hoá phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá
lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này
bằng nhiều những biện pháp khác nhau:
- Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ;
- Chọn vị trí kho hàng;
16
- Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics;
- Quản lý quá trình vận chuyển…
Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối với
mặt hàng nhất định, và có được lợi nhuận cao. Cùng với những hoạt động
logistics khác, vận tải cũng đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm
và dịch vụ. Nó đảm bảo cho yêu cầu đúng nơi, đúng lúc (JIT – Just In Time).
Người kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệm đối với hàng
hoá trong thời gian hàng hoá được lưu kho nằm trong sự quản lý của mình
theo các quy định của pháp luật.
Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hoá là các hoạt động về dán nhãn,
dán mác, kẻ ký mã hiệu, tái đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản lý đơn đặt
hàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối…
Một công việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng là
quả lý hệ thống thông tin. Phải thường xuyên cập nhật thông tin về mức độ dự
trữ, lượng hàng nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí, tình trạng hàng
hoá, các yêu cầu của khách hàng…
2.4 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Điều 234 Luật
Thương mại năm 2005 và được chi tiết hoá tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP
ngày 05/09/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics.
2.4.1 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ
logistics chủ yếu
- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam
- Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ
thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
17
- Thương nhân nước ngoài, ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên, chỉ
được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể
sau đây:
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập
công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không
quá 50%;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn
chế này chấm dứt vào năm 2014;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%,
được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư
nước ngoài kể từ năm 2014;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
2.4.2 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ
logistics liên quan đến vận tải
- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt
Nam.
- Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
- Thương nhân nước ngoài ngoài việc đáp ứng các điều kiện như trên chỉ
được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể
sau đây:
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập
công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của
nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp
18
dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành
lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
không quá 49%;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo
quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập
công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không
quá 49%;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập
công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không
quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;
+ Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác.
2.4.3 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ
logistics liên quan khác
- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt
Nam.
- Thương nhân nước ngoài chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi
tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:
• Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của
Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau 3 năm hoặc
dưới các hình thức khác sau 5 năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép
kinh doanh các dịch vụ đó;
19
• Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận
cho các phương tiện vận tải;
• Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt
động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an
ninh quốc phòng.
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn,
dịch vụ thương mại bán lẻ thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
+ Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp
điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác.
Do các điều kiện khách quan và chủ quan mà Việt Nam chưa hoàn toàn
mở cửa thị trường này cho các thương nhân nước ngoài. Các thương nhân
nước ngoài hiện nay chỉ được phép kinh doanh một số khâu trong dịch vụ này
mà thôi và kèm theo là các điều kiện kinh doanh rất chặt chẽ. Tuy nhiên, theo
cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ dần mở cửa thị trường này theo lộ trình
đã cam kết nêu trên, tiến tới mở cửa tự do cho các thương nhân nước ngoài.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước
phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh để từng bước cạnh tranh bình
đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài.
III. TỔNG QUAN VỀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN
THỨ BA – 3PL
3.1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics
Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ
logistics nhưng tựu chung đều coi nhà cung cấp dịch vụ logistics (Logisics
Service Provider – LSP) là các công ty độc lập, tự thiết kế, thực hiện và quản
lý những nhu cầu logistics trong chuỗi cung cấp của khách hàng.
Qua khái niệm trên ta nhận thấy được sự khác biệt giữa dịch vụ logistics
với các dịch vụ giao nhận vận tải thông thường. Đồng thời, các công ty kinh
20
doanh dịch vụ logistics thu được lợi nhuận từ việc cung cấp thông tin và
chuyên môn nghề nghiệp của chính mình chứ không phải là một nhà cung cấp
dịch vụ vận tải giao nhận đơn thuần. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện nay
có thể là các hãng tham gia hoạt động vận tải (freight carrier); các công ty vận
tải biển; các công ty vận tải đường sắt; các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi
(warehouse firms); người giao nhận (freight forwarder); các nhà kinh doanh
logistics bên thứ ba (third party logistics). Nói một cách giản đơn thì những
nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói door-to-door cho hàng hoá xuất nhập
khẩu là những người tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận, thông
quan hàng hoá xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hoá
được vận chuyển door to door. Để có thể thực hiện những nghĩa vụ như vậy,
trước hết họ phải là nhà kinh doanh vận tải đa phương thức, và trong quá trình
phát triển, với việc đảm nhận thêm một số hoạt động khác như lắp ráp, bảo
quản phân phối họ sẽ dần chuyển hoá thành nhà cung cấp dịch vụ logistics
thực sự.
Luật Thương mại Việt Nam 2005, Điều 234 có đưa ra khái niệm về nhà
cung cấp dịch vụ logistics như sau: “thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo
quy định của pháp luật”.
“Các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”
nêu trên được quy định trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết
về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định đã chia người kinh
doanh dịch vụ logistics ra làm hai đối tượng gồm thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics nói chung và thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ
logistics:
21
“Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực
hiện dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê
lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó.”
“Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân
thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước
quốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics”.
Theo cách chia như thế này, những đối tượng kinh doanh dịch vụ logistics
khác nhau lại phải tuân theo những điều kiện khác nhau. Các thương nhân
nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng đủ các điều
kiện của một thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung, còn phải
đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ góp vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài; thêm
vào đó còn không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống.
3.2. Dịch vụ logistics do các LSP cung cấp
Các dịch vụ logistics do các LSP cung cấp càng ngày càng đa dạng và
phát triển theo hướng thoả mãn tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Bên
cạnh các dịch vụ logistics cơ bản, ngày càng có nhiều các loại hình dịch vụ
mới được các LSP cạnh tranh nhau đưa ra mang tính chuyên nghiệp cao, được
thiết kế dành riêng cho từng loại khách hàng (specialized hay tailor – made).
Có các nhóm dịch vụ chủ yếu sau:
• Nhóm dịch vụ thiết kế và hoạch định chiến lược logistics cho các
doanh nghiệp (Designing/Planning)
Các công ty cung cấp dịch vụ logistics theo yêu cầu của khách hàng sẽ
tiến hành thiết kế hoặc cơ cấu lại chuỗi cung ứng của khách hàng sao cho đạt
kết quả tối ưu nhất và phát huy các lợi thế cạnh tranh. Dựa trên thực trạng tổ
chức sản xuất của khách hàng, LSP sẽ xây dựng cho khách hàng một chuỗi
cung ứng phù hợp, quy trình sản xuất hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa thời gian
và tiết kiệm chi phí.
• Nhóm dịch vụ logistics đầu vào (Inbound logistics)
22
+ Kitting: Quản lý công đoạn lựa chọn, đóng gói và chuyên chở các bộ
phận, linh kiện chưa lắp ráp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp;
+ Quality Control/Quality Assuarance: Tiến hành kiểm tra chất lượng tại
kho và loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, chuyên chở ngược lại cho
nhà sản xuất để thay thế các linh kiện không đảm bảo chất lượng;
+ Sequencing: Sắp xếp các bộ phận, vật tư cho một dây chuyền sản xuất
theo thứ tự cụ thể để tiện sản xuất và đóng gói;
+ Milk Runs: Tối ưu hoá dòng vận chuyển hàng hoá bằng cách gom hàng
và giao hàng cho nhiều khách hàng trong cùng một ngành. Thay vì vận
chuyển hàng hoá từ A tới B và ngược lại, các LSP sẽ thiết kế một lộ trình
phức hợp với nhiều điểm bốc xếp hàng, kết hợp nhiều đơn hàng từ nhiều
khách hàng tại cùng một thời điểm. Mục đích là sử dụng tối đa năng lực
chuyên chở của phương tiện và tiết kiệm chi phí vận tải;
+ VIM (Vendor Inventory Management): Tiến hành gom hàng từ nhiều nhà
cung cấp nhỏ lẻ mặt hàng hay vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất và kinh
doanh của khách hàng, lưu kho, và phân phối tới khách hàng.
• Nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất (Manufacturing Support)
+ Sub-Assembly: Áp dụng đối với các ngành điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng
nhanh. Công ty logistics sẽ đảm nhận luôn công việc lắp ráp các bộ phận cơ
bản của sản phẩm từ các linh kiện đơn lẻ.
+ Inventory Planning: Lên kế hoạch và kiểm soát quá trình lưu kho với
các hệ thống quản lý kho hiện đại nhất đảm bảo tối ưu lượng dự trữ và giảm
thiểu chi phí.
+ JIT, Kitting, Sequencing…
+ Packing/Labeling: Đóng gói và dán nhãn hàng hoá.
• Nhóm dịch vụ logistics đầu ra (Outbound Logistics/Warehousing and
Distribution)
23
Với hệ thống kho hiện đại và quy mô lớn, các công ty logistics có thể đảm
nhiệm lưu kho thành phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng với chi phí
thấp. Ngoài ra, theo yêu cầu của khách hàng các công ty này còn cung cấp
một số dịch vụ kho đặc biệt như:
+ Contract warehousing (kho thuê hợp đồng);
+ Dedicated warehousing (kho thuê chuyên dụng);
+ Multi – user warehousing (kho công cộng);
+ Bonded warehousing (kho ngoại quan);
+ Automated warehousing (kho tự động);
+ Cross – docking (kho đa năng)…
• Nhóm dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng liên quan đến toàn bộ
dòng lưu chuyển của vật tư và hàng hoá
+ Ocean/Air freight (vận tải đường biển, đường hàng không),
FCL/LCL;
+ Dedicated contract carriage (chuyên chở theo hợp đồng chuyên
dụng);
+ Intermodal services (vận chuyển đường bộ bằng xe tải và đường sắt);
+ Merge – in – Transit: Áp dụng cho các công ty nhập bộ phận hoàn
chỉnh từ nhiều nhà cung cấp, công ty logistics sẽ kết hợp đầu vào và đầu ra
của dây chuyền cung ứng một cách ăn khớp và hiệu quả, tiến hành lắp ráp
thành sản phẩm cuối cùng và giao trực tiếp cho khách hàng;
+ Customer services (dịch vụ hải quan).
• Nhóm dịch vụ sau bán hàng (Aftermarket Logistics)
Các LSP có thể giúp khách hàng quản lý các yếu tố phát sinh sau giao
dịch, bao gồm một số dịch vụ:
+ Return logistics: Quản lý quá trình thu hổi các hàng phế phẩm, tái
chế hoặc huỷ bỏ giúp khách hàng;
+ Repair: Tiếp nhận và sửa chữa thành phẩm hoặc bộ phận;
24
+ Reverse logistics: Thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bị
không sử dụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng;
+ Call centres: Tiếp nhận đơn hàng và đăng ký giao hàng giúp khách
hàng.
• Dịch vụ logistics hàng đầu (Lead logistics provider)
Thay mặt khách hàng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc khi cần thiết
thuê lại dịch vụ của một số công ty logistics, khách hàng chỉ phải giao dịch
với một số nhà cung cấp dịch vụ duy nhất.
3.3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL
3.3.1 Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL
Theo Protrans, EU định nghĩa thì“Third-party logistics (3PL) are
activities carried out by an external company on behalf of a shipper and
consisting of at least the provision of management of multiple logistics
services. These activities are offered in an integrated way, not on a
standalonebasis. The co-operation between the shipper and the external
company is an intended continuous relationship”.
Nghĩa là “Dịch vụ logistics bên thứ ba là những hoạt động được thực
hiện bởi một công ty bên ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảm
bảo thực hiện được việc quản lý nhiều hoạt động logistics. Các hoạt động này
được cung cấp theo hướng tích hợp chứ không phải là một loại riêng rẽ. Sự
hợp tác giữa chủ hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có
chủ định”.
Như vậy, có thể hiểu “Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL
là người có thể cung cấp một dịch vụ tích hợp trọn gói cho khách hàng (one
stop shop logistics service).
Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL), theo như website Supply
Chain Vision, nơi đưa ra một định nghĩa được hậu thuẫn bởi Tổ chức những
nhà quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, “là một công ty cung cấp các dịch vụ
25
logistics mang tính chiến thuật đa chiều cho khách hàng”. Những công ty này
sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng chảy thiết bị và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà
sản xuất, và sản phẩm cuối cùng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà
bán lẻ. Các dịch vụ mang tính chiến thuật này thường cơ bản gồm vận tải,
dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh (cross-docking), quản lý tồn kho, đóng gói
hay giao nhận vận tải. So với 2PL chỉ cung cấp dịch vụ cho một hoạt động
đơn lẻ trong chuỗi logistics thì dịch vụ logistics do 3PL cung cấp gồm nhiều
hoạt động và có sự tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng.
Đạo luật HR 4040 (Consumer Product Safety Act - Đạo luật an toàn sản
phẩm tiêu dùng) được Mỹ thông qua năm 2008 đã đưa ra định nghĩa chính
thức về thuật ngữ 3PL là “người chịu trách nhiệm nhận, giữ hoặc vận chuyển
hàng tiêu dùng theo phương thức kinh doanh thông thường nhưng không sở
hữu hàng”. Đạo luật này đã xác nhận vai trò của 3PL như là một trung gian
trong chuỗi cung ứng, tương tự như người vận chuyển hoặc giao nhận.
Thị trường cho các 3PL được gọi là thị trường 3PL hoặc thị trường
contract logistics (chỉ các quan hệ hợp đồng dài hạn giữa 3PL và khách hàng),
để phân biệt với các thị trường chuyên biệt như thị trường giao nhận, thị
trường vận tải biển, vận tải đường bộ.
Các nhà kinh doanh dịch vụ logistics bên thứ 3 – 3PL xuất hiện là một
quá trình tiến hoá từ các nhà vận tải, nhà giao nhận, nhà cung cấp kho bãi,
đồng thời cả những công ty tư vấn, cung cấp giải pháp công nghệ…Ta có thể
thấy xu hướng này qua các dẫn chứng sau:
+ Phần lớn các hãng tàu lớn đều mở thêm mảng dịch vụ logistics (3PL)
như Maersk Logistics (của Maersk Line), APL Logistics (của APL Line-
NOL), MOL Logistics (của MOL)…
+ Phần lớn các nhà giao nhận lớn cũng vậy: Kuehne-Nagel mở thêm bộ
phận Contract logistics, DHL cũng vậy…
26
+ Phần lớn các hãng vận tải đường bộ lớn cũng mở rộng hoạt động
logistics của mình như Ryder, YRC Logistics…
3.3.2 Phân loại các nhà 3PL
• Các công ty 3PL hoạt động chính về kho vận – phân phối
Tiền thân của các công ty 3PL này là những người kinh doanh hợp đồng
kho bãi hoặc kho vận nói chung, đồng thời họ cũng mở thêm những dịch vụ
logistics khác. Điển hình cho loại hình này là DSC Logistics, USCO và Excel.
Các công ty này có những hoạt động logistics liên quan đến việc quản lý hàng
tồn kho, kho vận, phân phối…dựa trên hoạt động truyền thống của mình. So
với nhà cung cấp vận tải thì việc chuyển đổi từ làm kho vận sang dịch vụ
logistics tích hợp (intergrated logistics) ít phức tạp hơn. Bên cạnh đó cũng có
một số công ty 3PL hình thành từ sát nhập của những tổ chức logistics lớn
hơn.
• Các công ty 3PL hoạt động chính về vận tải
Phần lớn các công ty này đều là chi nhánh hoặc bộ phận của các công ty
vận tải lớn. Một số dịch vụ do công ty cung cấp trên cơ sở sử dụng tài sản của
công ty ngoài và một số thì sử dụng cơ sở vận tải của công ty mẹ. Ngoài hoạt
động vận tải, các công ty này còn mở rộng cung cấp thêm những dịch vụ
logistics khác toàn diện hơn. Điển hình gồm các công ty: Menlo Logistics,
Ryder, FedEx Logistics, UPS Logistics…
• Các công ty 3PL hoạt động chính về giao nhận
Những công ty này hoạt động độc lập, không có tài sản và thường liên kết
với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác. Họ có đủ khả năng để
gộp những gói dịch vụ logistics lại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nhóm
này gồm có: Kuehne&Nagel, Fritz, C.H Robinson và Hub Group.
• Các công ty 3PL hoạt động chính về tài chính
27
Những công ty này cung cấp các dịch vụ như kiểm toán và thanh toán
cước, kiểm sát và hạch toán chi phí, và những công cụ quản lý logistics để
giám sát, kiểm tra, theo dõi, nhận đặt và quản lý hàng tồn kho.
• Các công ty 3PL hoạt động chính về thông tin
Sự phát triển của thương mại điện tử, B2B, Internet đã tác động rất lớn
đến ngành dịch vụ logistics và vận tải. Những nguồn lực này là một sự thay
đổi đầy hiệu quả cho những nguồn lực đang sử dụng mua bán dịch vụ
logistics và vận tải nên chúng được coi là một loại hình nhà cung cấp dịch vụ
3PL mới và tiên tiến.
Tóm lại, có thể thấy, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba là một bộ phận
không tách rời, nằm trong công ty, phụ thuộc về mặt tài sản, cung cấp các
dịch vụ vận tải kho vận, giao nhận, công nghệ thông tin hoặc những dịch vụ
liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics khác. Loại
hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu tăng lợi
nhuận kinh doanh và tất cả những hoạt động của 3PL đều phải sử dụng những
dịch vụ của công ty mẹ. Điều này khác với những nhà cung cấp dịch vụ
logistics nói chung. Những công ty cung cấp dịch vụ logistics nói chung
thường là một thực thể riêng biệt, hoạt động độc lập, được thành lập như là
một liên doanh hay trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính
và một số đối tác chính.
3.4 Phân biệt mô hình 3PL và 4PL
Sự khác biệt giữa nhà cung cấp dịch vụ 3PL và 4PL trong ngành quản lý
chuỗi cung ứng đã trở thành những mẫu đối thoại ngày càng lớn trong và
ngoài ngành này đã từ nhiều năm nay.
Điểm cơ bản và quan trọng nhất đối với 4PL chính là các hoạt động mang
tính chiến lược không chỉ cho chuỗi cung ứng của khách hàng mà còn cho sự
phát triển của chuỗi cung ứng ấy phù hợp với tầm nhìn chung của công ty.
Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL thì ngược lại, chỉ cung cấp dịch vụ mang tầm
28
chiến thuật hoặc hơn một chút, thông thường vào một số mắt xích nào đó
trong chuỗi cung ứng.
Dịch vụ logistics thứ tư (4PL) thì khác hẳn so với dịch vụ 3PL, về cơ bản
chính là một hoạt động hợp tác chiến lược với khách hàng chứ không phải là
các hoạt động mang tính chiến thuật trong toàn chuỗi cung ứng.
Theo chuyên gia hàng đầu của hãng tư vấn Accenture John Gattorna thì
4PL khác với 3PL vì những lý do sau: các công ty cung cấp dịch vụ 4PL
thường là một thực thể riêng biệt được thành lập như là một liên doanh hay
trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và một hoặc một số
đối tác khác. Các công ty 4PL đóng vai trò là cầu nối duy nhất giữa khách
hàng và các nhà cung cấp dịch vụ khác. Mọi phương diện trong chuỗi cung
ứng của khách hàng đều được quản lý bởi công ty 4PL. Trong nhiều trường
hợp, các công ty 4PL cũng được coi là những nhà cung cấp dịch vụ logistics
dẫn đầu (Lead Logistics Providers) - một định nghĩa về công ty liên kết với
các công ty 3PL khác để cung cấp, hoàn tất toàn bộ các chức năng logistics
được thuê ngoài.
Từ những phân tích và định nghĩa trên, có thể nhận thấy vai trò của 4PL
trong logistics là vai trò quản lý. Bất kỳ hay toàn bộ quy trình vận động dòng
chảy vật chất trong chuỗi logistics mà có thể được thuê ngoài cho các công ty
3PL dựa trên Thỏa thuận về cung cấp dịch vụ (Service Level Agreement), thì
theo định nghĩa trên 3PL sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành những mục tiêu
mang tính chiến thuật. Còn 4PL, thì ngược lại, đảm nhận vai trò quản trị chiến
lược và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng, nghĩa là
tập chung cải tiến hiệu quả quy trình và vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng và
logistics. Điều này lý giải cho việc tại sao định nghĩa trên lại đề cập đến thỏa
thuận “đối tác chiến lược” với công ty khách hàng, do các công ty 4PL đang
ngày càng trở thành một bộ phận không tách rời trong hoạt động kinh doanh
của khách hàng. Vai trò này thậm chí còn mở rộng đến mức thay đổi lại tổ
29
chức trong hoạt động kinh doanh của khách hàng nếu cần thiết để cải tiến
toàn bộ chuỗi cung ứng. Rõ ràng, các công ty 4PL cần nhiều kĩ năng, nguồn
lực để quản lý những thay đổi này một cách hiệu quả và đem lại lợi ích cho
khách hàng. Là một phần trong quy trình quản lý của khách hàng, các công ty
4PL cũng có thể tham gia vào việc quản lý một hoặc nhiều công ty 3PL tham
gia vào cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng. Điều này đã làm 4PL trở
thành nhà cung cấp dịch vụ logistics dẫn đầu. Đồng thời, để hoàn thành vai
trò ấy, các 4PL cũng cần phải thực hiện một số chức năng của 3PL ngay trong
mạng lưới chuỗi cung ứng của khách hàng, nều điều này là giải pháp khả thi
(hiệu quả và hiệu năng) trong kế hoạch đánh giá nhà cung cấp 4PL.
Chúng ta cần quan tâm đến sự khác nhau giữa 3PL và 4PL là bởi vì: việc
thuê một công ty 3PL có thể mang lại lợi ích cho một số mắt xích trong chuỗi
cung ứng, nhưng hoạt động mang tính chiến thuật này không thể là giá trị cốt
lõi của khách hàng và thường được quản lí bằng cách thuê ngoài để đảm bảo
chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, thực tế lại làm tăng chi phí, hoặc làm giảm chất
lượng dịch vụ ở đâu đó trong chuỗi cung ứng. Việc quản lí tất cả các hoạt
động phức tạp trong chuỗi cung ứng chính là giá trị cốt lõi mà các công ty
4PL có thể đem lại cho khách hàng của mình. Chính những giá trị mà các
công ty 4PL đem lại có tác động trên toàn hệ thống chuỗi cung ứng, chứ
không chỉ là các hoạt động cắt giảm chi phí đơn lẻ.
30
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO
I. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY
TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA
1.1 Tổng quan về Công ty TNHH tiếp vận Vinafco
Công ty Cổ phần VINAFCO được thành lập năm 1987 theo Quyết định
số 2339A/TCCB của Bộ Giao thông vận tải với tên Công ty Dịch vụ Vận tải
Trung ương. Sau nhiều lần cơ cấu lại, năm 2001, Công ty đã cổ phần hoá theo
Quyết định 211/2001/QĐ/BGTVT với tên giao dịch Công ty Cổ phần
VINAFCO. Hiện nay Công ty Cổ phần VINAFCO đang hoạt động trên các
lĩnh vực: vận tải, dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức, trung tâm tiếp vận,
sản xuất công nghiệp, thương mại…Cùng với xu thế toàn cầu hóa, ngày
26/06/2006 theo giấy phép niêm yết số 53/GPNY do Chủ tịch Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước cấp, cổ phiếu của Công ty cổ phần VINAFCO được niêm yết
tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã giao dịch là VFC,
chính thức giao dịch ngày 24/07/2006 với giá khớp lệnh phiên giao dịch đầu
tiên là 30.000VNĐ/1 CP.
• Tên công ty: Công ty Cổ phần VINAFCO
• Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION
• Tên viết tắt:VINAFCO
• Biểu tượng của công ty:
31
• Vốn điều lệ hiện tại: 55.756.270.000 đồng (Năm mươi lăm tỷ, bảy
trăm năm mươi sáu triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng).
• Trụ sở chính: Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
• Điện thoại: (84 – 4) 7684464/7684469
• Fax: (84 – 4) 7684465
• Website: www.vinafco.net
• Email: vinafco@vnn.vn
• Giấy phép thành lập: Quyết định số 211/2001/QĐ – BGTVT ngày
18/01/2001 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án cổ phần hoá và
Quyết định chuyền Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương thành công ty cổ
phần.
• Giấy CNĐKKD: Số 0103000245 đăng ký lần đầu ngày 12/02/2001.
Đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 09/06/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp.
Trải qua 22 năm hoạt động và phát triển VINAFCO đã phát triển không
ngừng từ một đơn vị với 40 CBCNV, cùng số vốn và tài sản ít ỏi, đến nay
VINAFCO đã tạo dựng được khối tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng, tổng số
CBCNV gần 600 người, tổng doanh thu hàng năm gần 400 tỷ.
Hiện nay, VINAFCO đang quản lý hoạt động của 5 công ty con do
VINAFCO đầu tư 100% vốn gồm: Công ty TNHH tiếp vận Vinafco (Vinafco
Logistics), Công ty vận tải biển Vinafco (Vinafco Shipping), Công ty Thép
Việt – Nga (Vinafco Steel), Công ty thương mại và vận tải quốc tế Vinafco
(Vinafco IFTC), Công ty Vinafco Sài Gòn. Ngoài ra, Công ty cũng tham gia
liên doanh góp vốn với số vốn góp chiếm từ 25% đến 50% tại các đơn vị:
Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long (DRACO), Công ty cổ phần khoáng sản
Vinafco (Nghệ An), Công ty cổ phần khoáng sản Tân Uyên (Bình Dương).
32
Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO (VINAFCO Logistics) tiền thân là
Xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật - đơn vị thành viên của Công ty dịch
vụ vận tải Trung ương trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (nay là Công ty Cổ
phần VINAFCO); được thành lập ngày 15/11/1990 với nhiệm vụ: làm đại lý
vận tải, liên hiệp vận chuyển hàng hoá từ kho đến kho, tổ chức cung ứng vật tư
kỹ thuật cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài ngành giao thông vận tải.
• Trụ sở chính: 33C Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
• Điện thoại: 04.37365422
• Fax: 04.37365975
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104000089 ngày
22/07/2003, thay đổi lần 5 ngày 13/03/2006 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà
Nội cấp.
• Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Hệ thống cơ sở vật chất của Công ty không ngừng được đầu tư và nâng
cao nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh gồm: hàng trăm phương
tiện vận tải, hơn 40.000m² kho bãi hiện đại đạt tiêu chuẩn kho hàng quốc tế
tại khu vực Hà Nội và KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh, hệ thống công nghệ thông
tin, phần mềm quản lý kho hàng hiện đại. Bên cạnh đó, việc kết hợp cùng với
hệ thống phương tiện của nhà thầu phụ, sử dụng phương thức kinh doanh
outsourcing giúp tăng cao khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và phương tiện,
hướng tới đáp ứng yêu cầu lớn của khách hàng trong dịch vụ logistics hiện
đại.
Minh chứng cho sự trưởng thành và hoạt động dịch vụ tốt là việc Công
ty đã xây dựng được hệ thống khách hàng ổn định. Đặc biệt, có nhiều khách
hàng lớn tin tưởng sử dụng dịch vụ của Công ty và đánh giá cao về chất lượng
dịch vụ cung cấp như: Công ty sữa Dutch Lady, Công ty Exxon Mobil, Công
ty Sơn ICI Việt Nam, Công ty sơn Nippon, Công ty Huawei, Công ty xe máy
YAMAHA, Công ty Bellco, Công ty LG…;kết quả hoạt động kinh doanh liên
33
tục tăng trưởng cao. Với phương châm hoạt động "Phục vụ tối đa nhu cầu
khách hàng", thương hiệu và hình ảnh VINAFCO Logistics - một danh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đã dần được khẳng định trên thị trường.
1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco
trong thời gian qua
1.2.1 Các dịch vụ cung cấp
Các dịch vụ mà VINAFCO Logistics kinh doanh được chia thành ba
nhóm: dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ giao nhận
quốc tế.
1.2.1.1 Dịch vụ logistics
- Dịch vụ cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá
Hệ thống kho bãi của VINAFCO Logistics vào khoảng 40.000m² diện
tích mặt bằng, nằm chủ yếu ở các đường vành đai Hà Nội và khu công nghiệp
Tiên Sơn, Bắc Ninh; thuận lợi cho việc lưu giữ, phân phối hàng hoá vào khu
vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hiện nay hệ thống các kho này đang là kho
trung chuyển trong các kênh phân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trong
nước và trên thế giới với các mặt hàng như: sữa, sơn, dầu nhờn, sôđa, thiết bị
viễn thông, hàng xe máy….
- Dịch vụ 3PL (Third-Party Logistics)
Thời gian gần đây dịch vụ logistics phát triển khá mạnh mẽ; cùng với
đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã nhận thức được rằng,
“outsourcing” các công đoạn trong logistics sẽ là hướng phát triển tất yếu
trong việc hoàn thiện khâu tổ chức quản lý chuỗi cung ứng, góp phần hạ giá
thành sản phẩm. Dự đoán được điều này, từ năm 2000 VINAFCO
Logistics đã đầu tư hàng loạt hệ thống kho bãi quy mô, hiện đại tại 2 Trung
tâm: Trung Tâm Tiếp Vận Tiên Sơn (diện tích hơn 35.000m2
) - KCN Tiên
Sơn, Bắc Ninh; Trung Tâm Tiếp Vận Bạch Đằng (hơn 10.000m2
) - Hà Nội.
Chủ trương của Công ty là tiếp cận với những khách hàng chuyên nghiệp,
34
thông qua đó để được cọ sát với cách tổ chức, quản lý chuyên nghiệp, trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao.
Nhờ những cố gắng và kế hoạch hợp lý mà Công ty đã đạt được sự phát
triển vượt bậc trong thời gian ngắn hoạt động, đặc biệt là việc đàm phán, ký
kết, thực hiện thành công các hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics với các
khách hàng lớn, yêu cầu dịch vụ cao, điển hình như:
+ Công ty TNHH Dutch Lady Việt Nam;
+ Công ty TNHH Dầu nhớt Exxon Mobil Việt Nam;
+ Công ty TNHH Nestle Việt Nam;
+ Công ty TNHH Sơn ICI Việt Nam;
+ Công ty TNHH Honda Việt Nam;
+ Công ty TNHH Yamaha Việt Nam;
……
1.2.1.2 Dịch vụ vận tải đa phương thức
- Dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa
Gần 20 năm kinh nghiệm vận chuyển và nhận được sự tín nhiệm của
nhiều công ty lớn, VINAFCO Logistics hiện đang cung cấp dịch vụ vận tải đa
phương thức các loại hàng thông thường và hàng hoá đặc biệt bằng đường
bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, dịch vụ vận chuyển trong nước; đặc
biệt là vận chuyển đường bộ Nam - Bắc. Công ty có mạng lưới văn phòng đại
diện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước; hệ thống xe tải lớn nhỏ từ 1,25 tấn, 2,5
tấn; các container 20’, 40’; đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm, thông thuộc mọi
tuyến đường mạng lưới các nhà thầu phụ ở khắp mọi miền. Đồng thời, Công
ty còn hợp tác với các hãng vận tải biển và các công ty vận tải đường sắt để
cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa từ kho đến kho như: vận
tải từ kho – ga/cảng – ga/cảng – kho đối với những hàng hoá vận chuyển lớn
về số lượng và trọng lượng; đảm bảo thuận tiện và chi phí thấp.
35
Có thể kể đến một số khách hàng lớn của Công ty như: Phân lân Văn
Điển, Viglacera, Kính nổi Bắc Ninh VFG, Cao su Sao Vàng, Điện Quang,
Honda, Huawei, Lavie...
- Vận tải quốc tế, vận tải quá cảnh Lào, Trung Quốc, Campuchia
Cũng như vận tải đa phương thức nội điạ, đây là loại hình dịch vụ truyền
thống của Công ty. Do đó, chất lượng hệ thống cơ sở vật chất và nhân lực đã
được củng cố, khẳng định trên thị trường nhiều năm qua.. Hiện nay Công ty
đang cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế từ kho đến kho, vận tải quá cảnh
Lào - Việt và hoà chung với xu thế hội nhập, tuyến vận chuyển hàng quá cảnh
liên kết các nước theo hành lang Đông - Tây (Việt Nam - Lào - Thái Lan -
Myanma), Bắc - Nam (Campuchia - Việt Nam - Trung Quốc) cũng dần được
mở rộng.
- Vận tải hàng công trình, hàng siêu trường, siêu trọng và hàng nguy
hiểm
Loại hình dịch vụ này được cung cấp dựa trên các nguồn lực đặc thù của
Công ty như: phương tiện vận tải đặc chủng, đội ngũ nhân lực lái xe giàu kinh
nghiệm. Nhờ vậy, Công ty đã và đang được tín nhiệm phụ trách vận chuyển
hàng siêu trường, siêu trọng cho nhiều công trình tại Việt Nam cũng như vận
chuyển hàng nguy hiểm, độc hại đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt theo quy trình
chuẩn xác.
1.2.1.3 Dịch vụ giao nhận quốc tế
- Dịch vụ thông quan và xuất nhập khẩu hàng hoá
Tính đến thời điểm hiện tại, VINAFCO Logistics có 2 điểm thông quan
nội địa nằm tại Bạch Đằng - Hà Nội (Trung tâm tiếp vận Bạch Đằng - 936
Bạch Đằng) và Tiên Sơn - Bắc Ninh (Trung tâm tiếp vận Tiên Sơn - Khu
công nghiệp Tiên Sơn). Tại 2 Trung tâm tiếp vận này, Công ty cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ: khai thuê hải quan; giao nhận quốc tế; uỷ thác XNK
hàng hoá đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không qua các cửa
36
khẩu trong nội địa và biên giới trên cả nước; tiến hành dịch vụ kiểm hoá tại
điểm thông quan.
- Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế (bằng đường bộ, đường biển và
hàng không)
Công ty chủ yếu trợ giúp cho khách hàng các dịch vụ giao nhận
đường hàng không và đường biển, gồm có:
- Tư vấn chứng từ xuất/nhập khẩu;
- Hệ thống lưu kho hàng (ngắn hạn và dài hạn);
- Thu hồi tiền đại lý;
- Bốc vác, lưu kho và kiểm kê;
- Giám định tiền trạm;
- Điện thoại/fax xác báo kế hoạch xuất khẩu miễn phí;
- Dịch vụ vận chuyển và đón hàng hàng ngày;
- Đóng thùng và dán nhãn;
- Dịch vụ giao nhận những lô hàng đặc biệt như hàng nặng, quá cỡ,
dễ vỡ, nguy hiểm và có giá trị cao;
- Dịch vụ vận chuyển chứng từ.
1.2.2 Tình hình kinh doanh của Công ty
Trong giai đoạn 5 năm gần đây, tình hình kinh doanh của VINAFCO
Logistics không có nhiều bước đột phá, thể hiện ở số liệu của doanh thu cũng
như lợi nhuận không thay đổi nhiều. Các dịch vụ cung cấp chỉ giữ được tiến
độ hiện có chứ không nâng cao được doanh thu, riêng đến năm 2008 là có sự
thay đổi trong khối dịch vụ vận tải đa phương thức vì ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế thế giới nói chung. Để có được cái nhìn tổng quát cho toàn bộ
hoạt động kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần đây, ta có bảng giá trị
doanh thu và lợi nhuận dưới đây:
37
Bảng 1. Bảng cơ cấu doanh thu (thuần) của VINAFCO Logistics
STT
2004 2005 2006 2007 2008
Doanh thu
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
1. Dịch vụ vận
tải đa phương
thức
50,86 40 56,61 41,2 54,18 39,8 46,94 38,9 44,83 32
2. Dịch vụ
logistics
46,03 36,2 44,52 32,4 45,61 33,5 43,08 35,7 48,13 34,4
3. Dịch vụ giao
nhận quốc tế
30,27 23,8 36,27 26,4 36,45 26,7 30,65 25,4 47,11 33,6
Tổng doanh
thu
127,16 137,40 136,24 120,67 140,07
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics
38
Bảng 2. Bảng cơ cấu lợi nhuận của VINAFCO Logistics
STT
2004 2005 2006 2007 2008
Lợi nhuận
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
Lợi nhuận
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
Lợi nhuận
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
Lợi nhuận
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
Lợi nhuận
(tỷ VND)
Tỷ
trọng
(%)
1. Dịch vụ
logistics
1,45 55,4 1,91 50,8 1,93 53,4 2,12 57,2 2,97 52,7
2. Dịch vụ giao
nhận quốc tế
0,64 24,2 1,12 29,7 0,89 24,8 0,82 22 1,21 20,9
3. Dịch vụ vận
tải đa phương
thức
0,54 20,4 0,74 19,5 0,79 21,8 0,77 20,8 1,51 26,8
Tổng lợi nhuận 2,63 3,77 3,61 3,71 5.69
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics
39
Xét trên phương diện doanh thu của Công ty, có thể nhận thấy, mảng dịch
vụ truyền thống - dịch vụ vận tải đa phương thức vẫn chiếm được ưu thế khá
cao, vào khoảng 38 - 41% tổng doanh thu. Dịch vụ logistics xếp thứ hai, giai
đoạn 2004 - 2007 vào khoảng 32 - 36%, tổng doanh thu cao hơn dịch vụ giao
nhận quốc tế.
Nhìn từ khía cạnh lợi nhuận thì lại có sự khác biệt so với nhìn từ khía
cạnh doanh thu mặc dù sự ổn định trong từng loại hình dịch vụ vẫn được giữ
nguyên. Cụ thể, dịch vụ logistics luôn chiếm vị trí số 1 về tỷ trọng lợi nhuận,
tiếp theo đó là dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ giao nhận quốc tế
xếp thứ ba. Doanh thu của dịch vụ logistics ở vào mức 32 – 36% tổng doanh
thu nhưng lợi nhuận thu được thì lại đạt trên 50%, chứng tỏ dịch vụ logistics
do Công ty cung cấp đạt hiệu quả rất tốt và giữ mức ổn định. Bên cạnh đó thì
mảng dịch vụ truyền thống là dịch vụ vận tải đa phương thức, tính trên cơ cấu
lợi nhuận chỉ khiêm tốn ở mức 20 – 26% tổng lợi nhuận. Điều này cho thấy
chi phí phải chi cho dịch vụ này là khá lớn, mặc dù là dịch vụ truyền thống
nhưng lại không đạt hiệu quả cao như dịch vụ logistics. Dịch vụ giao nhận
quốc tế thì lại ở vào tình trạng khác hẳn so với hai dịch vụ kể trên. Mức doanh
thu ở vào khoảng 24 – 26% và lợi nhuận cũng ở vào mức đó, trung bình từ 20
– 29% lợi nhuận toàn Công ty. Dịch vụ giao nhận quốc tế ổn định ở cả hai
mặt là doanh thu và lợi nhuận.
Dịch vụ vận tải đa phương thức trong năm 2008 đạt tỷ lệ doanh thu tới
32% nhưng tỷ lệ lợi nhuận lại chỉ đạt 26,8% và sụt giảm đáng kể so với 4 năm
trước. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động thất thường của giá nguyên
liệu trong năm khiến cho chi phí dịch vụ tăng cao. Thêm vào đó, từ tháng
7/2008, do thị trường sụt giảm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới mảng dịch vụ
vận tải Bắc Nam. Điều này phần nào cũng là một trong số những nguyên nhân
khiến cho doanh thu cũng như lợi nhuận của dịch vụ vận tải đa phương thức
giảm hẳn so với những năm trước đó.
40
Toàn Công ty có gần 40 đầu xe các loại, trong đó 26 chiếc chủ yếu
phục vụ, hỗ trợ cho các đơn vị trong Công ty, 15 đầu xe trong số này được
đầu tư từ tháng 9/2008, thời điểm giá phương tiện, giá nhiên liệu, lãi vay ngân
hàng cao. Chính vì thế mà chi phí khấu trừ cao, khiến cho lợi nhuận của các
nhóm dịch vụ liên quan giảm. Trừ đội xe vận tải container tại Văn phòng đại
diện Sài Gòn ít chịu ảnh hưởng xấu của thị trường trong những tháng cuối
năm, tuyến vận tải container Bắc Nam bị ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến vòng
quay giảm. Từ tháng 8/2008, dự án vận chuyển kính VFG kết thúc đã ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trong năm qua, thành
tích đáng kể của Công ty là đã tổ chức khớp nối, vận chuyển trên 65.00 tấn
phân bón cho các tỉnh miền Trung và miền Nam thông qua việc khai thác tầu
hàng hàng rời; trên 5000 TEU container tuyến Bắc Nam (bằng đường bộ và
đường biển, đường sắt) sang Lào và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tổng doanh thu cũng như tổng lợi nhuận năm 2008 của Công ty sở dĩ
tăng hơn so với những năm trước là do có sự sáp nhập thêm 2 đơn vị khác của
công ty mẹ - Công ty Cổ phần Vinafco vào. Hai đơn vị này là phòng kinh tế
và đội xe vận chuyển thuộc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong năm 2008, tổng số khách hàng của Công ty là 290, trong đó
khách hàng mới khai thác trong năm là 157. Số khách hàng có doanh thu lớn
(trên 500 triệu/năm) không nhiều. Những khách hàng lớn của khối dịch vụ nói
chung có doanh thu ổn định, thuộc vào những nhóm hàng ít chịu tác động của
sụt giảm thị trường (so sánh từ thời điểm tháng 7/2008 đến tháng 3/2009) như
sản phẩm sữa, sơn dân dụng, sản phẩm dầu nhớt các loại, linh kiện xe máy,
phân bón, các dự án lắp đặt thiết bị viễn thông…. Những tháng đầu năm
2009, Công ty đã ký lại hợp đồng với tất cả các khách hàng lớn trong năm
2008, đồng thời đàm phán và ký tiếp hợp đồng với ICI kể từ tháng 4/2009.
Năm 2009 hiện tại được xác định là một năm đầy khó khăn cho tất cả
các loại hình dịch vụ. Vận tải container tuyến Bắc Nam sẽ vẫn tiếp tục gặp
41
khó khăn do bất bình hành về hàng hoá dẫn đến vòng quay phương tiện không
đạt so với phương án đầu tư đã đặt ra. Vận tải đường ngắn tuyến phía Bắc từ
đầu năm 2009 bắt đầu khó khăn do các khu công nghiệp giảm đến 40% sản
lượng. Mặt hàng NH3 do Công ty vận chuyển trong năm 2008 đã giảm 40%
khiến cho lợi nhuận giảm gần 1 tỷ dồng so với kế hoạch, tuy nhiên theo tình
hình hiện tại thì năm 2009 có thể khối lượng vận chuyển mặt hàng này sẽ tăng
khoảng 50% so với năm 2008.
Trước mắt, Công ty đặt mục tiêu kế hoạch cho năm 2009 thấp hơn kết
quả của năm 2008, cụ thể, kế hoạch doanh thu sẽ ở mức 138 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế ước đạt 4,66 tỷ đồng.
Tóm lại, từ những kết quả đã đạt được và trên cơ sở phân tích chặt chẽ
thị trường, khách hàng, VINAFCO Logistics cần phải nỗ lực thật nhiều để
đảm bảo kế hoạch đề ra, đồng thời phát triển thế mạnh dịch vụ của mình.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY
TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Các dịch vụ logistics hiện có
2.1.1 Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại
lý, khách hàng
• Hệ thống kho bãi
Công ty hiện sở hữu hệ thống trung tâm tiếp vận tại Hà Nội, Bắc Ninh
có hàng chục ngàn m² kho bãi hiện đại và cung cấp các dịch vụ: lưu trữ, bảo
quản, bốc xếp, vận tải, phân phối. Đồng thời kết hợp với mạng lưới các văn
phòng đại diện, chi nhánh trong và ngoài nước, đảm bảo thoả mãn tối đa nhu
cầu của khách hàng và mức chi phí tối thiểu trong dây chuyền cung ứng dịch
vụ theo chiều thuận - chiều ngược.
Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích kho bãi của VINAFCO Logistics
tại các tỉnh thành cụ thể như sau:
+ Diện tích kho tại Hà Nội: 700m² (Thuê tại cảng Hà Nội)
42
+ Diện tích kho bãi tại Bắc Ninh: 35.000m²
+ Diện tích kho tại Đà Nẵng: 3.500m² (kho thuê)
+ Diện tích kho tại TP. HCM: 3000m² (kho thuê)
• Thực hiện sắp xếp hàng hoá theo sơ đồ bố trí (W/h layout)
Công ty tổ chức nghiên cứu và sắp xếp kho hàng theo hệ phân định
hàng luân chuyển nhanh, hàng luân chuyển chậm, phân định hàng hoá theo
các nhóm sản phẩm (product groups), hàng quảng cáo - khuyến mại
(POP/POS), mã hoá các vị trí kho hàng theo phương pháp hiện đại.
• Tư vấn thiết kế giá kệ, lắp đặt hệ thống chiếu sáng kho hàng
Tuỳ theo nhu cầu và sức chứa của kho hàng; Công ty cho tiến hành lắp
đặt, vận hành hệ thống giá kệ phù hợp với từng đặc điểm kho hàng; thiết kế
lắp đặt hệ thống chiếu sáng sao cho phù hợp với hệ thống giá kệ trong kho
hàng; giảm thiểu những tác hại do sức nóng của đèn hoặc các tia bức xạ lên
sản phẩm.
• Quản lý kho hàng bằng phần mềm
VINAFCO Logistics đang thực hiện quản lý kho hàng bằng phần mềm
theo mô hình quản lý tiên tiến (Warehouse Management System -
WMS), giúp khách hàng các thông tin liên quan đến hoạt động của hàng hoá,
tính toán tỉ lệ dự trữ, tối ưu hoá công cụ quản lý kho thông qua hệ thống báo
cáo được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Công ty tiến hành quản lý xuất
nhập hàng hoá bằng phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp, lập các báo cáo
xuất nhập tồn về hàng hoá theo yêu cầu quản lý của khách hàng.
- Đào tạo và chuyển giao nghiệp vụ: đội ngũ chuyên gia giỏi đào tạo và
chuyển giao về tổ chức quản lý, vận hành kho hàng theo phong cách
chuyên nghiệp.
- Xếp dỡ hàng hoá: bằng thủ công, xe nâng, cầu âm và cầu bánh lốp.
- Hoàn thiện sản phẩm: phân loại, đóng gói và dán tem hàng hoá theo
yêu cầu của khách hàng.
43
- Bảo hiểm: gồm bảo hiểm kho hàng và bảo hiểm hàng lưu trữ trong kho.
- An ninh kho hàng: bảo vệ 24/24 giờ, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa
cháy đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt.
2.1.2 Dịch vụ phân phối hàng hoá
Trong mảng dịch vụ này, năng lực vận chuyển là yếu tố để đánh giá
chất lượng dịch vụ. Công ty hiện có: đội xe với hàng trăm xe tải từ 0,5 tấn đến
5 tấn; đội ngũ nhân viên điều hành vận tải chuyên nghiệp và năng động. Hiện
nay, Công ty đang thực hiện vận chuyển, phân phối hàng nghìn tấn hàng hóa
từ các trung tâm tiếp vận, các nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng trên
khắp mọi miền đất nước và thu gom hàng hoá theo chiều ngược lại với tiến độ
đảm bảo, chất lượng và thông tin thông suốt trong quá trình phân phối.
Trong các loại hàng hoá được phân phối tại Công ty TNHH tiếp vận
Vinafco, phải kể đến NH3 - loại hàng có số lượng các nhà vận chuyển ở Việt
Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và Công ty VINAFCO Logistics là một
trong số ít ỏi những doanh nghiệp vận chuyển khá thành công các chuyến
hàng NH3 nhằm mục đích sản xuất mì chính.
Đặc biệt, Công ty đã áp dụng và trở thành một trong số các công ty tại
Việt Nam thực hiện mô hình phân phối hàng hóa 3PL (Third Party Logistics);
phân phối hàng hóa trọn gói từ khâu bảo quản, lưu giữ hàng hóa, đến khâu
vận chuyển, giao nhận tận nơi khách hàng yêu cầu bằng các hình thức vận
chuyển như ôtô, xe máy được khách hàng sơn ICI đánh giá cao. Ngoài ra,
Công ty đang hướng đến việc cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao nhận phân
phối hàng hóa theo thời gian mà khách hàng yêu cầu.
Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập, dịch vụ logistics luôn luôn có xu thế
biến động và liên tục được cải tiến chất lượng, nhằm tìm ra các giải pháp tối
ưu nhất. Trên cơ sở đó, Công ty đã không ngừng tìm tòi các giải pháp nhằm
hướng tới việc hoàn thiện tất cả các quy trình, công đoạn trong việc cung ứng
dịch vụ logistics cho khách hàng. Như vậy, VINAFCO Logistics đã và đang
44
hướng tới một quy trình đó là giao hàng từ kho (distribution
centre/warehouse/depot) đến các nhà phân phối (shops/agents/distributors...)
với phương châm “Liên tục nghiên cứu cải tiến quy trình nhằm rút ngắn thời
gian giao hàng và đảm bảo việc giao hàng đúng giờ, an toàn hàng hoá ”.
Hiện nay Công ty đã áp dụng cho mô hình 3PL (Third Party Logistics)
trọn gói được thực hiện theo quy trình các bước như sau:
1. Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/email/fax…
công việc được thực hiện bởi các nhân viên trực điện thoại chuyên nghiệp
thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng (Customer Service Team).
2. Các nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng tiếp nhận yêu cầu
khách hàng (sales order), tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm
quản lý chuyên nghiệp (BPCS, WMS software…). Các công đoạn xử lý bao
gồm xác lập đơn hàng trên hệ thống (key – in), kiểm tra về tình trạng công nợ,
xử lý công nợ, kiểm tra tình trạng sẵn sàng của đơn hàng (tình trạng thiếu - đủ
của đơn hàng), xác nhận đơn hàng hoàn tất…
3. Chuyển đơn gom hàng (picking list) cho bộ phận kho và bộ phận vận tải.
a. Bộ phận kho nhận lệnh gom hàng sẽ tiến hành gom hàng và xác nhận
tình trạng thực tế chắc chắn của đơn hàng có thể được giao hay không, báo
cáo lại cho bộ phận dịch vụ khách hàng để tiến hành in hoá đơn.
b. Bộ phận vận tải nhận lệnh gom hàng và tiến hành các hoạt động điều
phối vận tải/sắp xếp phương tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.
4. Sau khi nhận được xác nhận từ kho, bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ
in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho.
5. Tuỳ theo phương thức giao hàng :
a. Khách hàng tự đến lấy (Self Pick Up)
b. Giao hàng ra các bến xe trung chuyển (Bus station)
c. Giao hàng đến các đại lý hoặc trực tiếp tới người tiêu
dùng.
45
Bộ phận vận tải căn cứ vào hình thức giao hàng sẽ điều phương tiện
hợp lý để chuyển hàng ra khỏi kho và giao đến các đại lý/hoặc trực
tiếp người tiêu dùng.
Sơ đồ 1: Quy trình giao hàng
Nguồn: www.vlc.com.vn
Trong các công đoạn được liệt kê ở trên, công đoạn thông thường sẽ phải
hứng chịu hậu quả dây chuyền nếu xảy ra việc giao hàng chậm chính là công
đoạn cuối cùng trong mắt xích cung ứng – công đoạn vận chuyển hàng hoá.
Xác định điểm mấu chốt của công đoạn này, Công ty đã chủ động biên
soạn các quy trình vận chuyển giao nhận hàng hoá của bộ phận điều hành vận
tải, giao hàng. Các mắt xích trong công đoạn này được tính toán và hạch định
46
từng thời lượng chính xác, mỗi công đoạn đều có gắn liền với từng chức danh
công việc cụ thể. Để có thể tận dụng tối đa thời gian hoạt động vận chuyển và
giao nhận hàng hoá, tránh giờ cao điểm cấm ôtô tải, các tuyến đường cấm,
Công ty tổ chức linh hoạt mô hình phương tiện vận chuyển kết hợp cả ôtô tải
và vận chuyển bằng xe máy.
Quy trình giao hàng từ kho phân phối đến các đại lý như sơ đồ 2:
Sơ đồ 2: Nhân viên giao nhận áp tải/lái xe thông tin về Trung tâm phân
phối khi gặp sự cố bất thường
Nguồn: www.vlc.com.vn
Với từng công đoạn của quá trình giao hàng, Công ty tổ chức giám sát
chặt chẽ, cải tiến nhằm rút ngắn những khoảng thời gian không cần thiết để
hàng hoá đến tay khách hàng ngày một đúng giờ và an toàn hơn nữa.
47
2.1.3 Cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu
Ngoài việc cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi và phân phối hàng hoá,
Công ty TNHH tiếp vận Vinafco còn là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm
trong quản trị vật tư. Công ty hiện đang cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu
vào cho các nhà máy, các cơ sở sản xuất trong cả nước đáp ứng các yêu cầu
về chất lượng, giá cả, vị trí và tiến độ giao hàng, hiệu quả tối đa trong sử
dụng.
Bên cạnh đó, Công ty còn mua bán nguyên vật liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị phụ tùng, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cũng như buôn
bán vật liệu xây dựng các loại.
Đồng thời với việc cung cấp nguyên vật liệu, Công ty còn thực hiện
chuyên chở nguyên vật liệu đến tận địa điểm của khách hàng nếu như khách
hàng của Công ty có yêu cầu, đảm bảo kịp thời đầu vào cho sản xuất.
2.2 Tình hình kinh doanh
Dù 2008 là năm thị trường có nhiều biến động nhưng tình hình kinh
doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco vẫn giữ được
tính ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Do đặc thù của những loại hình dịch
vụ mà kết quả kinh doanh không chịu ảnh hưởng lớn. Đơn cử như dịch vụ cho
thuê kho bãi, loại hình dịch vụ này dựa trên cơ sở hợp đồng kho bãi dài hạn từ
1 - 3 năm và không điều chỉnh lớn như các hợp đồng vận tải, nên mức doanh
thu đạt được không chịu nhiều biến động.
Ta có các bảng giá trị cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của các loại hình
dịch vụ logistics như sau:
Trong đó:
48
Bảng 3. Bảng cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics
STT 2004 2005 2006 2007 2008
Doanh
thu (tỷ
VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
thu (tỷ
VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
thu (tỷ
VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
thu (tỷ
VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
thu (tỷ
VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Dịch vụ 3PL (Third Party
Logistics)
15,69 34,09 18,57 41,71 20,16 44,21 19,67 45,67 22,36 46,39
Cho thuê kho, bốc xếp,
vận tải và phân phối hàng
hoá từ kho đến đại lý,
khách hàng
20,59 44,73 16,99 38,16 15,36 33,66 11,56 26,85 14,27 29,6
Cung ứng vật tư, nguyên
nhiên liệu
9,75 21,18 8,96 20,13 10,09 22,13 11,84 27,48 11,57 24,01
Tổng doanh thu 46,03 44,52 45,61 43,08 48,18
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics
49
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...jackjohn45
 
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm caoĐề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm caoDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận quản trị cung ứng đề tài logistics maersk quốc tế và việt nam
Tiểu luận quản trị cung ứng đề tài logistics maersk quốc tế và việt namTiểu luận quản trị cung ứng đề tài logistics maersk quốc tế và việt nam
Tiểu luận quản trị cung ứng đề tài logistics maersk quốc tế và việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineBáo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...nataliej4
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...honghanh103
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngIESCL
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...luanvantrust
 
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngKhóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quanBáo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quanDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

La actualidad más candente (20)

Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...
 
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm caoĐề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
 
Giải Pháp Marketing Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Logistic Cho Triển Lãm, Hội Chợ ...
Giải Pháp Marketing Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Logistic Cho Triển Lãm, Hội Chợ ...Giải Pháp Marketing Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Logistic Cho Triển Lãm, Hội Chợ ...
Giải Pháp Marketing Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Logistic Cho Triển Lãm, Hội Chợ ...
 
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảngLuận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tiểu luận quản trị cung ứng đề tài logistics maersk quốc tế và việt nam
Tiểu luận quản trị cung ứng đề tài logistics maersk quốc tế và việt namTiểu luận quản trị cung ứng đề tài logistics maersk quốc tế và việt nam
Tiểu luận quản trị cung ứng đề tài logistics maersk quốc tế và việt nam
 
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineBáo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
 
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngKhóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
 
BÀI MẪU khóa luận tốt nghiệp luật logistics, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận tốt nghiệp luật logistics, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận tốt nghiệp luật logistics, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận tốt nghiệp luật logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quanBáo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
 
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.docKhóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
 

Similar a Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9

Phan Tra Giang 2225106050892.pdf
Phan Tra Giang 2225106050892.pdfPhan Tra Giang 2225106050892.pdf
Phan Tra Giang 2225106050892.pdfGiangPhanTra
 
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động Logistics trong dịch vụ kho Tân Cảng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạt động Logistics trong dịch vụ kho Tân Cảng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoạt động Logistics trong dịch vụ kho Tân Cảng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạt động Logistics trong dịch vụ kho Tân Cảng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfNguynN84
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhIESCL
 
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanhTổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanhmrson Nun
 
Giáo trình Quản trị Logistics.doc
Giáo trình Quản trị Logistics.docGiáo trình Quản trị Logistics.doc
Giáo trình Quản trị Logistics.docSangNgoc7
 
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu NguynThMinhHin3
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.docsividocz
 
giao-trinh-logistics.pdf
giao-trinh-logistics.pdfgiao-trinh-logistics.pdf
giao-trinh-logistics.pdfVHongHiMy
 

Similar a Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9 (20)

Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tiếp vận vinafco...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tiếp vận vinafco...Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tiếp vận vinafco...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tiếp vận vinafco...
 
Phan Tra Giang 2225106050892.pdf
Phan Tra Giang 2225106050892.pdfPhan Tra Giang 2225106050892.pdf
Phan Tra Giang 2225106050892.pdf
 
Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
 
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC.docx
 
Luận văn: Hoạt động Logistics trong dịch vụ kho Tân Cảng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạt động Logistics trong dịch vụ kho Tân Cảng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoạt động Logistics trong dịch vụ kho Tân Cảng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạt động Logistics trong dịch vụ kho Tân Cảng, 9 ĐIỂM!
 
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
 
Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần.doc
Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần.docHoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần.doc
Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần.doc
 
Phân tích dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics tại công ty Viettel Pos...
Phân tích dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics tại công ty Viettel Pos...Phân tích dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics tại công ty Viettel Pos...
Phân tích dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics tại công ty Viettel Pos...
 
Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics và kinh doanh dịch vụ logistics.docx
Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics và kinh doanh dịch vụ logistics.docxCơ sở lý luận về dịch vụ logistics và kinh doanh dịch vụ logistics.docx
Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics và kinh doanh dịch vụ logistics.docx
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanhTổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh
 
Giáo trình Quản trị Logistics.doc
Giáo trình Quản trị Logistics.docGiáo trình Quản trị Logistics.doc
Giáo trình Quản trị Logistics.doc
 
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
 
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI ...QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI ...
 
Cơ sở lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng hoá quốc tế bằng đườn...
Cơ sở lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng hoá quốc tế bằng đườn...Cơ sở lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng hoá quốc tế bằng đườn...
Cơ sở lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng hoá quốc tế bằng đườn...
 
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Cho Triển Lãm, Hội Chợ Cho Công Ty Tran...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Cho Triển Lãm, Hội Chợ Cho Công Ty Tran...Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Cho Triển Lãm, Hội Chợ Cho Công Ty Tran...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Cho Triển Lãm, Hội Chợ Cho Công Ty Tran...
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.doc
 
giao-trinh-logistics.pdf
giao-trinh-logistics.pdfgiao-trinh-logistics.pdf
giao-trinh-logistics.pdf
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Último (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9

  • 1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA - 3PL I. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1.1. Khái niệm về logistics Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác. Vì bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu. Logistics lần đầu tiên được phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics” vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau, mà hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics. - Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”: 1
  • 2. “Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and service for any complex operation)”. - Theo cuốn “An Intergrated Approach to logistics Management” của Viện kỹ thuật công nghệ Florida - Mỹ: “Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu giữ của nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp”. - Theo Tài liệu của Liên hợp quốc sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội tháng 10/2002: “ Logisics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra thành phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”. - Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of Logistics Management): “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”. - Theo quan điểm “5 đúng” (“5 rights”): “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”. - Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”: “Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho 2
  • 3. đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. - Theo PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong cuốn “Logistics - khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam”: “Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng”. Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just-in-Time). Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của “nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển “dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ hạn chế trong sản xuất mà nó còn liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán lẻ, người bán buôn… Ngày nay thuật ngữ logistics đã được phát triển, mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý “management”. Trong khi nghiên cứu lĩnh vực này, tuỳ thuộc giác độ tiếp cận, các học giả có thể sử dụng các thuật ngữ như: logistics kinh doanh, logistics in bound – logistics out bound, phân phối vật chất, quản lý nguyên vật liệu, kỹ thuật phân phối hay quản lý logistics…thì đây đều là các thuật ngữ dùng để diễn tả cùng một chủ đề, đó chính là cái mà chúng ta gọi là logistics. Logistics diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào – qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay 3
  • 4. người tiêu dùng. Nó là một quy trình nhằm tối ưu hoá các hoạt động để đảm bảo việc giao hàng từ nơi gửi đến nơi nhận thông qua một dây chuyền vận tải. 1.2 Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phương thức Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hoá khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan…cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door-to-Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được uỷ thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra…Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider). Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức Trước đây, hàng hoá đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hoá là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa 4
  • 5. phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator). Người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hoá từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người vận chuyển thực tế (Actual Carrier). Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hoá, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hoá để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian. Người giúp chủ hàng chính là người tổ chức dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hoá do người tổ chức dịch vụ logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán, gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên các phương thức vận tải khác nhau. Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa chỉ cuối cùng theo yêu cầu khách hàng. 1.3. Phân loại logistics 1.3.1. Phân loại theo hình thức logistics Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service Provider) như sau: - Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics) Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào 5
  • 6. các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics. - Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics) Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán… - Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đến quy định. Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. - Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics) Người tích hợp (integrator) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải…4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. 6
  • 7. - Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics) Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. 1.3.2 Phân loại theo quá trình - Logistics đầu vào (in bound logistics) Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. - Logistics đầu ra (out bound logistics) Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. - Logistics ngược (reverse logistics) Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 1.3.3 Phân loại theo đối tượng hàng hoá - Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics) Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm… - Logistics ngành ô tô (automotive logistics) Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô. - Logistics hoá chất (chemical logistics) Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm. - Logistics hàng điện tử (electronic logistics) Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử. 7
  • 8. - Logistics dầu khí (petroleum logistics) Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí. 1.4 Vai trò của logistics 1.4.1 Vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội. Ở tầm của nền kinh tế, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá. Nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản) cho thấy chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm khoảng 15% GDP của mỗi nước. Do đó, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng. Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt…sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc đã là những minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics. 1.4.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, logistics đóng vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiểu doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và 8
  • 9. hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh…tốt nhất và dẫn tới việc hoạt động logistics mang tính toàn cầu hình thành và phát triển. Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ hoạt động logistics mà doanh nghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…Đồng thời, có thể chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng hạn với một mức tổng chi phí là thấp nhất. Logistics còn giúp giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ. Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói có tác dụng giảm rất nhiều các chi phícho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, chuẩn hoá và nâng cấp chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics 9
  • 10. được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hoá và tập trung. Bằng những ưu điểm vượt trội của mình, logistics đã đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Vì vậy, cũng có thể nói rằng logistics là “trợ thủ đắc lực” cho hoạt động marketing hỗn hợp 4P (right product, right price, proper promotion and right place - sản phẩm đúng yêu cầu, giá cả đúng mực, quảng bá đúng độ, địa điểm đúng chỗ). Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Logistics với mục tiêu là “cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất” – cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định kinh doanh chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. II. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 2.1. Khái niệm dịch vụ logistics Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chưa được đề cập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới. Ngược lại, ở Việt Nam, khái niệm logistics lại không được bàn tới, Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều 233) chỉ đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”. Khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO) bởi theo cách định nghĩa này logistics có bản chất là một hoạt động tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản 10
  • 11. phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Đồng thời, cụm từ “một hoặc nhiều công đoạn” dễ gây hiểu nhầm. Vì nếu như một doanh nghiệp chỉ tham gia kinh doanh bất kỳ một trong nhiều công việc trên (dịch vụ vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan…) thì trên nguyên tắc cũng bị xem là kinh doanh dịch vụ logistics và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đặt ra đối với việc kinh doanh dịch vụ logistics (mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics). Khái niệm dịch vụ logistics được sử dụng như hiện nay để chỉ các doanh nghiệp có khả năng kết hợp lại thành một đầu mối đứng ra cung cấp một chuỗi các dịch vụ liên hoàn nêu trên. Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá như: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, đóng gói bao bì, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) luôn ở trạng thái sẵn sàng nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory level). 2.2. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS – The General Agreement on Trade in Services) của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau: • Các dịch vụ logistics lõi (Core Freight Logistics Services) Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm: - Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; - Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; - Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá; 11
  • 12. - Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. • Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics Services): - Dịch vụ vận tải hàng hải; - Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; - Dịch vụ vận tải hàng không; - Dịch vụ vận tải đường sắt; - Dịch vụ vận tải đường bộ; - Dịch vụ vận tải đường ống. • Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Freight Logistics Services) - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; - Dịch vụ bưu chính; - Dịch vụ thương mại bán buôn; - Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng; - Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Hiệp định này đã được các nhà làm luật Việt Nam tham khảo để xây dựng điều khoản về phân loại dịch vụ logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP. 2.3 Nội dung của hoạt động logistics 2.3.1 Mua sắm nguyên vật liệu Mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình logistics. Hoạt động này tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến khách hàng nhưng lại có vai trò quyết 12
  • 13. định đối với toàn bộ hoạt động logistics. Không có nguyên liệu tốt thì không thể cho ra được sản phẩm tốt. Các hoạt động của khâu mua sắm nguyên vật liệu gồm: tìm nguồn cung cấp, tiến hành mua sắm vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho, lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng, quản lý hệ thống thông tin có liên quan, lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu, phế phẩm. Hoạt động mua hàng/mua sắm (Purchasing) là một trong những chức năng cơ bản, không thể thiếu của mọi tổ chức. Mua hàng gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị…để phục vụ cho hoạt động của tổ chức. Hoạt động thu mua (Procurement) là sự phát triển, mở rộng chức năng mua hàng. So với mua hàng thì trong thu mua người ta chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược. Thu mua bao gồm các công việc: mua sắm, vận chuyển, dự trữ và tất cả các hoạt động có liên quan đến việc nhập vật tư đầu vào. Bước phát triển cao hơn của hoạt động thu mua là quản trị cung ứng (Supply Management). Hoạt động mua hàng và thu mua chủ yếu là các hoạt động mang tính chiến thuật, còn quản trị cung ứng tập trung chủ yếu vào các chiến lược. Hoạt động này khi được mở rộng, sâu chuỗi giữa nhiều tổ chức sẽ hình thành khái niệm Chuỗi cung ứng/Dây chuyền cung ứng (Supply Chain). Dây chuyền cung ứng là quy trình phối hợp, tổ chức và kiểm soát sự chu chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và các thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên qua các khâu trung gian đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. 2.3.2 Dịch vụ khách hàng Thị trường ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh về giá cả của cùng một loại sản phẩm trở nên gay gắt hơn. Lúc này, dịch vụ khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng, nó có thể giúp doanh nghiệp không chỉ giữ chân được 13
  • 14. khách hàng cũ mà còn có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Dịch vụ khách hàng là tập hợp những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng. Mục đích của hoạt động này là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và làm tăng giá trị của sản phẩm trao đổi. Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng bao gồm: tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm. Dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống logistics nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá ở mức độ cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, là hiệu số giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có mối quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trước, trong và sau khi giao dịch với khách hàng. Muốn có các dịch vụ khách hàng tốt cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng. Tóm lại, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistics, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó, muốn phát triển logistics thì phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Hoạt động logistics tích hợp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch vụ khách hàng. 14
  • 15. 2.3.3 Quản lý hoạt động dự trữ Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hoá trong sản xuất lưu thông. Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất. lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất trắc. Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng…Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạt động liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả được. Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics. Hình 1: Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp cần phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, phù hợp với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn. Quản trị dự trữ trong logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết kế hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải… Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi logistics. Nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí Dự trữ nguyên vật liệu Dự trữ bán thành phẩm Dự trữ sản phẩm trong khâu sản xuất Dự trữ sản phẩm trong lưu thông 15
  • 16. logistics khác. Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống logistics. Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật; phân tích dự báo, mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng. 2.3.4 Dịch vụ vận tải Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hoá đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng. Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong logistics gồm có: chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng. Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề liên quan đến mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng: - Chi phí vận tải; - Tốc độ vận chuyển; - Tính linh hoạt; - Khối lượng/trọng lượng giới hạn; - Khả năng tiếp cận. Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thoả mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, lưu kho…Nếu để hàng hoá phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng nhiều những biện pháp khác nhau: - Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ; - Chọn vị trí kho hàng; 16
  • 17. - Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics; - Quản lý quá trình vận chuyển… Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối với mặt hàng nhất định, và có được lợi nhuận cao. Cùng với những hoạt động logistics khác, vận tải cũng đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ. Nó đảm bảo cho yêu cầu đúng nơi, đúng lúc (JIT – Just In Time). Người kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong thời gian hàng hoá được lưu kho nằm trong sự quản lý của mình theo các quy định của pháp luật. Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hoá là các hoạt động về dán nhãn, dán mác, kẻ ký mã hiệu, tái đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản lý đơn đặt hàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối… Một công việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng là quả lý hệ thống thông tin. Phải thường xuyên cập nhật thông tin về mức độ dự trữ, lượng hàng nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí, tình trạng hàng hoá, các yêu cầu của khách hàng… 2.4 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Điều 234 Luật Thương mại năm 2005 và được chi tiết hoá tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. 2.4.1 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu - Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam - Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. 17
  • 18. - Thương nhân nước ngoài, ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên, chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây: + Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014. 2.4.2 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải - Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. - Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Thương nhân nước ngoài ngoài việc đáp ứng các điều kiện như trên chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây: + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp 18
  • 19. dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010; + Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 2.4.3 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan khác - Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. - Thương nhân nước ngoài chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây: + Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật: • Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau 3 năm hoặc dưới các hình thức khác sau 5 năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó; 19
  • 20. • Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải; • Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng. + Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ. + Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Do các điều kiện khách quan và chủ quan mà Việt Nam chưa hoàn toàn mở cửa thị trường này cho các thương nhân nước ngoài. Các thương nhân nước ngoài hiện nay chỉ được phép kinh doanh một số khâu trong dịch vụ này mà thôi và kèm theo là các điều kiện kinh doanh rất chặt chẽ. Tuy nhiên, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ dần mở cửa thị trường này theo lộ trình đã cam kết nêu trên, tiến tới mở cửa tự do cho các thương nhân nước ngoài. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh để từng bước cạnh tranh bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài. III. TỔNG QUAN VỀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA – 3PL 3.1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics nhưng tựu chung đều coi nhà cung cấp dịch vụ logistics (Logisics Service Provider – LSP) là các công ty độc lập, tự thiết kế, thực hiện và quản lý những nhu cầu logistics trong chuỗi cung cấp của khách hàng. Qua khái niệm trên ta nhận thấy được sự khác biệt giữa dịch vụ logistics với các dịch vụ giao nhận vận tải thông thường. Đồng thời, các công ty kinh 20
  • 21. doanh dịch vụ logistics thu được lợi nhuận từ việc cung cấp thông tin và chuyên môn nghề nghiệp của chính mình chứ không phải là một nhà cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận đơn thuần. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện nay có thể là các hãng tham gia hoạt động vận tải (freight carrier); các công ty vận tải biển; các công ty vận tải đường sắt; các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi (warehouse firms); người giao nhận (freight forwarder); các nhà kinh doanh logistics bên thứ ba (third party logistics). Nói một cách giản đơn thì những nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói door-to-door cho hàng hoá xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận, thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hoá được vận chuyển door to door. Để có thể thực hiện những nghĩa vụ như vậy, trước hết họ phải là nhà kinh doanh vận tải đa phương thức, và trong quá trình phát triển, với việc đảm nhận thêm một số hoạt động khác như lắp ráp, bảo quản phân phối họ sẽ dần chuyển hoá thành nhà cung cấp dịch vụ logistics thực sự. Luật Thương mại Việt Nam 2005, Điều 234 có đưa ra khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics như sau: “thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”. “Các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật” nêu trên được quy định trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định đã chia người kinh doanh dịch vụ logistics ra làm hai đối tượng gồm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics: 21
  • 22. “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó.” “Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics”. Theo cách chia như thế này, những đối tượng kinh doanh dịch vụ logistics khác nhau lại phải tuân theo những điều kiện khác nhau. Các thương nhân nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng đủ các điều kiện của một thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung, còn phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ góp vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài; thêm vào đó còn không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống. 3.2. Dịch vụ logistics do các LSP cung cấp Các dịch vụ logistics do các LSP cung cấp càng ngày càng đa dạng và phát triển theo hướng thoả mãn tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh các dịch vụ logistics cơ bản, ngày càng có nhiều các loại hình dịch vụ mới được các LSP cạnh tranh nhau đưa ra mang tính chuyên nghiệp cao, được thiết kế dành riêng cho từng loại khách hàng (specialized hay tailor – made). Có các nhóm dịch vụ chủ yếu sau: • Nhóm dịch vụ thiết kế và hoạch định chiến lược logistics cho các doanh nghiệp (Designing/Planning) Các công ty cung cấp dịch vụ logistics theo yêu cầu của khách hàng sẽ tiến hành thiết kế hoặc cơ cấu lại chuỗi cung ứng của khách hàng sao cho đạt kết quả tối ưu nhất và phát huy các lợi thế cạnh tranh. Dựa trên thực trạng tổ chức sản xuất của khách hàng, LSP sẽ xây dựng cho khách hàng một chuỗi cung ứng phù hợp, quy trình sản xuất hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và tiết kiệm chi phí. • Nhóm dịch vụ logistics đầu vào (Inbound logistics) 22
  • 23. + Kitting: Quản lý công đoạn lựa chọn, đóng gói và chuyên chở các bộ phận, linh kiện chưa lắp ráp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp; + Quality Control/Quality Assuarance: Tiến hành kiểm tra chất lượng tại kho và loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, chuyên chở ngược lại cho nhà sản xuất để thay thế các linh kiện không đảm bảo chất lượng; + Sequencing: Sắp xếp các bộ phận, vật tư cho một dây chuyền sản xuất theo thứ tự cụ thể để tiện sản xuất và đóng gói; + Milk Runs: Tối ưu hoá dòng vận chuyển hàng hoá bằng cách gom hàng và giao hàng cho nhiều khách hàng trong cùng một ngành. Thay vì vận chuyển hàng hoá từ A tới B và ngược lại, các LSP sẽ thiết kế một lộ trình phức hợp với nhiều điểm bốc xếp hàng, kết hợp nhiều đơn hàng từ nhiều khách hàng tại cùng một thời điểm. Mục đích là sử dụng tối đa năng lực chuyên chở của phương tiện và tiết kiệm chi phí vận tải; + VIM (Vendor Inventory Management): Tiến hành gom hàng từ nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ mặt hàng hay vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất và kinh doanh của khách hàng, lưu kho, và phân phối tới khách hàng. • Nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất (Manufacturing Support) + Sub-Assembly: Áp dụng đối với các ngành điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng nhanh. Công ty logistics sẽ đảm nhận luôn công việc lắp ráp các bộ phận cơ bản của sản phẩm từ các linh kiện đơn lẻ. + Inventory Planning: Lên kế hoạch và kiểm soát quá trình lưu kho với các hệ thống quản lý kho hiện đại nhất đảm bảo tối ưu lượng dự trữ và giảm thiểu chi phí. + JIT, Kitting, Sequencing… + Packing/Labeling: Đóng gói và dán nhãn hàng hoá. • Nhóm dịch vụ logistics đầu ra (Outbound Logistics/Warehousing and Distribution) 23
  • 24. Với hệ thống kho hiện đại và quy mô lớn, các công ty logistics có thể đảm nhiệm lưu kho thành phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp. Ngoài ra, theo yêu cầu của khách hàng các công ty này còn cung cấp một số dịch vụ kho đặc biệt như: + Contract warehousing (kho thuê hợp đồng); + Dedicated warehousing (kho thuê chuyên dụng); + Multi – user warehousing (kho công cộng); + Bonded warehousing (kho ngoại quan); + Automated warehousing (kho tự động); + Cross – docking (kho đa năng)… • Nhóm dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng liên quan đến toàn bộ dòng lưu chuyển của vật tư và hàng hoá + Ocean/Air freight (vận tải đường biển, đường hàng không), FCL/LCL; + Dedicated contract carriage (chuyên chở theo hợp đồng chuyên dụng); + Intermodal services (vận chuyển đường bộ bằng xe tải và đường sắt); + Merge – in – Transit: Áp dụng cho các công ty nhập bộ phận hoàn chỉnh từ nhiều nhà cung cấp, công ty logistics sẽ kết hợp đầu vào và đầu ra của dây chuyền cung ứng một cách ăn khớp và hiệu quả, tiến hành lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng và giao trực tiếp cho khách hàng; + Customer services (dịch vụ hải quan). • Nhóm dịch vụ sau bán hàng (Aftermarket Logistics) Các LSP có thể giúp khách hàng quản lý các yếu tố phát sinh sau giao dịch, bao gồm một số dịch vụ: + Return logistics: Quản lý quá trình thu hổi các hàng phế phẩm, tái chế hoặc huỷ bỏ giúp khách hàng; + Repair: Tiếp nhận và sửa chữa thành phẩm hoặc bộ phận; 24
  • 25. + Reverse logistics: Thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bị không sử dụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng; + Call centres: Tiếp nhận đơn hàng và đăng ký giao hàng giúp khách hàng. • Dịch vụ logistics hàng đầu (Lead logistics provider) Thay mặt khách hàng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc khi cần thiết thuê lại dịch vụ của một số công ty logistics, khách hàng chỉ phải giao dịch với một số nhà cung cấp dịch vụ duy nhất. 3.3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL 3.3.1 Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL Theo Protrans, EU định nghĩa thì“Third-party logistics (3PL) are activities carried out by an external company on behalf of a shipper and consisting of at least the provision of management of multiple logistics services. These activities are offered in an integrated way, not on a standalonebasis. The co-operation between the shipper and the external company is an intended continuous relationship”. Nghĩa là “Dịch vụ logistics bên thứ ba là những hoạt động được thực hiện bởi một công ty bên ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảm bảo thực hiện được việc quản lý nhiều hoạt động logistics. Các hoạt động này được cung cấp theo hướng tích hợp chứ không phải là một loại riêng rẽ. Sự hợp tác giữa chủ hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định”. Như vậy, có thể hiểu “Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL là người có thể cung cấp một dịch vụ tích hợp trọn gói cho khách hàng (one stop shop logistics service). Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL), theo như website Supply Chain Vision, nơi đưa ra một định nghĩa được hậu thuẫn bởi Tổ chức những nhà quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, “là một công ty cung cấp các dịch vụ 25
  • 26. logistics mang tính chiến thuật đa chiều cho khách hàng”. Những công ty này sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng chảy thiết bị và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, và sản phẩm cuối cùng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ. Các dịch vụ mang tính chiến thuật này thường cơ bản gồm vận tải, dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh (cross-docking), quản lý tồn kho, đóng gói hay giao nhận vận tải. So với 2PL chỉ cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi logistics thì dịch vụ logistics do 3PL cung cấp gồm nhiều hoạt động và có sự tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng. Đạo luật HR 4040 (Consumer Product Safety Act - Đạo luật an toàn sản phẩm tiêu dùng) được Mỹ thông qua năm 2008 đã đưa ra định nghĩa chính thức về thuật ngữ 3PL là “người chịu trách nhiệm nhận, giữ hoặc vận chuyển hàng tiêu dùng theo phương thức kinh doanh thông thường nhưng không sở hữu hàng”. Đạo luật này đã xác nhận vai trò của 3PL như là một trung gian trong chuỗi cung ứng, tương tự như người vận chuyển hoặc giao nhận. Thị trường cho các 3PL được gọi là thị trường 3PL hoặc thị trường contract logistics (chỉ các quan hệ hợp đồng dài hạn giữa 3PL và khách hàng), để phân biệt với các thị trường chuyên biệt như thị trường giao nhận, thị trường vận tải biển, vận tải đường bộ. Các nhà kinh doanh dịch vụ logistics bên thứ 3 – 3PL xuất hiện là một quá trình tiến hoá từ các nhà vận tải, nhà giao nhận, nhà cung cấp kho bãi, đồng thời cả những công ty tư vấn, cung cấp giải pháp công nghệ…Ta có thể thấy xu hướng này qua các dẫn chứng sau: + Phần lớn các hãng tàu lớn đều mở thêm mảng dịch vụ logistics (3PL) như Maersk Logistics (của Maersk Line), APL Logistics (của APL Line- NOL), MOL Logistics (của MOL)… + Phần lớn các nhà giao nhận lớn cũng vậy: Kuehne-Nagel mở thêm bộ phận Contract logistics, DHL cũng vậy… 26
  • 27. + Phần lớn các hãng vận tải đường bộ lớn cũng mở rộng hoạt động logistics của mình như Ryder, YRC Logistics… 3.3.2 Phân loại các nhà 3PL • Các công ty 3PL hoạt động chính về kho vận – phân phối Tiền thân của các công ty 3PL này là những người kinh doanh hợp đồng kho bãi hoặc kho vận nói chung, đồng thời họ cũng mở thêm những dịch vụ logistics khác. Điển hình cho loại hình này là DSC Logistics, USCO và Excel. Các công ty này có những hoạt động logistics liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho, kho vận, phân phối…dựa trên hoạt động truyền thống của mình. So với nhà cung cấp vận tải thì việc chuyển đổi từ làm kho vận sang dịch vụ logistics tích hợp (intergrated logistics) ít phức tạp hơn. Bên cạnh đó cũng có một số công ty 3PL hình thành từ sát nhập của những tổ chức logistics lớn hơn. • Các công ty 3PL hoạt động chính về vận tải Phần lớn các công ty này đều là chi nhánh hoặc bộ phận của các công ty vận tải lớn. Một số dịch vụ do công ty cung cấp trên cơ sở sử dụng tài sản của công ty ngoài và một số thì sử dụng cơ sở vận tải của công ty mẹ. Ngoài hoạt động vận tải, các công ty này còn mở rộng cung cấp thêm những dịch vụ logistics khác toàn diện hơn. Điển hình gồm các công ty: Menlo Logistics, Ryder, FedEx Logistics, UPS Logistics… • Các công ty 3PL hoạt động chính về giao nhận Những công ty này hoạt động độc lập, không có tài sản và thường liên kết với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác. Họ có đủ khả năng để gộp những gói dịch vụ logistics lại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nhóm này gồm có: Kuehne&Nagel, Fritz, C.H Robinson và Hub Group. • Các công ty 3PL hoạt động chính về tài chính 27
  • 28. Những công ty này cung cấp các dịch vụ như kiểm toán và thanh toán cước, kiểm sát và hạch toán chi phí, và những công cụ quản lý logistics để giám sát, kiểm tra, theo dõi, nhận đặt và quản lý hàng tồn kho. • Các công ty 3PL hoạt động chính về thông tin Sự phát triển của thương mại điện tử, B2B, Internet đã tác động rất lớn đến ngành dịch vụ logistics và vận tải. Những nguồn lực này là một sự thay đổi đầy hiệu quả cho những nguồn lực đang sử dụng mua bán dịch vụ logistics và vận tải nên chúng được coi là một loại hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL mới và tiên tiến. Tóm lại, có thể thấy, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba là một bộ phận không tách rời, nằm trong công ty, phụ thuộc về mặt tài sản, cung cấp các dịch vụ vận tải kho vận, giao nhận, công nghệ thông tin hoặc những dịch vụ liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics khác. Loại hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu tăng lợi nhuận kinh doanh và tất cả những hoạt động của 3PL đều phải sử dụng những dịch vụ của công ty mẹ. Điều này khác với những nhà cung cấp dịch vụ logistics nói chung. Những công ty cung cấp dịch vụ logistics nói chung thường là một thực thể riêng biệt, hoạt động độc lập, được thành lập như là một liên doanh hay trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và một số đối tác chính. 3.4 Phân biệt mô hình 3PL và 4PL Sự khác biệt giữa nhà cung cấp dịch vụ 3PL và 4PL trong ngành quản lý chuỗi cung ứng đã trở thành những mẫu đối thoại ngày càng lớn trong và ngoài ngành này đã từ nhiều năm nay. Điểm cơ bản và quan trọng nhất đối với 4PL chính là các hoạt động mang tính chiến lược không chỉ cho chuỗi cung ứng của khách hàng mà còn cho sự phát triển của chuỗi cung ứng ấy phù hợp với tầm nhìn chung của công ty. Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL thì ngược lại, chỉ cung cấp dịch vụ mang tầm 28
  • 29. chiến thuật hoặc hơn một chút, thông thường vào một số mắt xích nào đó trong chuỗi cung ứng. Dịch vụ logistics thứ tư (4PL) thì khác hẳn so với dịch vụ 3PL, về cơ bản chính là một hoạt động hợp tác chiến lược với khách hàng chứ không phải là các hoạt động mang tính chiến thuật trong toàn chuỗi cung ứng. Theo chuyên gia hàng đầu của hãng tư vấn Accenture John Gattorna thì 4PL khác với 3PL vì những lý do sau: các công ty cung cấp dịch vụ 4PL thường là một thực thể riêng biệt được thành lập như là một liên doanh hay trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và một hoặc một số đối tác khác. Các công ty 4PL đóng vai trò là cầu nối duy nhất giữa khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ khác. Mọi phương diện trong chuỗi cung ứng của khách hàng đều được quản lý bởi công ty 4PL. Trong nhiều trường hợp, các công ty 4PL cũng được coi là những nhà cung cấp dịch vụ logistics dẫn đầu (Lead Logistics Providers) - một định nghĩa về công ty liên kết với các công ty 3PL khác để cung cấp, hoàn tất toàn bộ các chức năng logistics được thuê ngoài. Từ những phân tích và định nghĩa trên, có thể nhận thấy vai trò của 4PL trong logistics là vai trò quản lý. Bất kỳ hay toàn bộ quy trình vận động dòng chảy vật chất trong chuỗi logistics mà có thể được thuê ngoài cho các công ty 3PL dựa trên Thỏa thuận về cung cấp dịch vụ (Service Level Agreement), thì theo định nghĩa trên 3PL sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành những mục tiêu mang tính chiến thuật. Còn 4PL, thì ngược lại, đảm nhận vai trò quản trị chiến lược và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng, nghĩa là tập chung cải tiến hiệu quả quy trình và vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng và logistics. Điều này lý giải cho việc tại sao định nghĩa trên lại đề cập đến thỏa thuận “đối tác chiến lược” với công ty khách hàng, do các công ty 4PL đang ngày càng trở thành một bộ phận không tách rời trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vai trò này thậm chí còn mở rộng đến mức thay đổi lại tổ 29
  • 30. chức trong hoạt động kinh doanh của khách hàng nếu cần thiết để cải tiến toàn bộ chuỗi cung ứng. Rõ ràng, các công ty 4PL cần nhiều kĩ năng, nguồn lực để quản lý những thay đổi này một cách hiệu quả và đem lại lợi ích cho khách hàng. Là một phần trong quy trình quản lý của khách hàng, các công ty 4PL cũng có thể tham gia vào việc quản lý một hoặc nhiều công ty 3PL tham gia vào cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng. Điều này đã làm 4PL trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics dẫn đầu. Đồng thời, để hoàn thành vai trò ấy, các 4PL cũng cần phải thực hiện một số chức năng của 3PL ngay trong mạng lưới chuỗi cung ứng của khách hàng, nều điều này là giải pháp khả thi (hiệu quả và hiệu năng) trong kế hoạch đánh giá nhà cung cấp 4PL. Chúng ta cần quan tâm đến sự khác nhau giữa 3PL và 4PL là bởi vì: việc thuê một công ty 3PL có thể mang lại lợi ích cho một số mắt xích trong chuỗi cung ứng, nhưng hoạt động mang tính chiến thuật này không thể là giá trị cốt lõi của khách hàng và thường được quản lí bằng cách thuê ngoài để đảm bảo chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, thực tế lại làm tăng chi phí, hoặc làm giảm chất lượng dịch vụ ở đâu đó trong chuỗi cung ứng. Việc quản lí tất cả các hoạt động phức tạp trong chuỗi cung ứng chính là giá trị cốt lõi mà các công ty 4PL có thể đem lại cho khách hàng của mình. Chính những giá trị mà các công ty 4PL đem lại có tác động trên toàn hệ thống chuỗi cung ứng, chứ không chỉ là các hoạt động cắt giảm chi phí đơn lẻ. 30
  • 31. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO I. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA 1.1 Tổng quan về Công ty TNHH tiếp vận Vinafco Công ty Cổ phần VINAFCO được thành lập năm 1987 theo Quyết định số 2339A/TCCB của Bộ Giao thông vận tải với tên Công ty Dịch vụ Vận tải Trung ương. Sau nhiều lần cơ cấu lại, năm 2001, Công ty đã cổ phần hoá theo Quyết định 211/2001/QĐ/BGTVT với tên giao dịch Công ty Cổ phần VINAFCO. Hiện nay Công ty Cổ phần VINAFCO đang hoạt động trên các lĩnh vực: vận tải, dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức, trung tâm tiếp vận, sản xuất công nghiệp, thương mại…Cùng với xu thế toàn cầu hóa, ngày 26/06/2006 theo giấy phép niêm yết số 53/GPNY do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp, cổ phiếu của Công ty cổ phần VINAFCO được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã giao dịch là VFC, chính thức giao dịch ngày 24/07/2006 với giá khớp lệnh phiên giao dịch đầu tiên là 30.000VNĐ/1 CP. • Tên công ty: Công ty Cổ phần VINAFCO • Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION • Tên viết tắt:VINAFCO • Biểu tượng của công ty: 31
  • 32. • Vốn điều lệ hiện tại: 55.756.270.000 đồng (Năm mươi lăm tỷ, bảy trăm năm mươi sáu triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng). • Trụ sở chính: Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. • Điện thoại: (84 – 4) 7684464/7684469 • Fax: (84 – 4) 7684465 • Website: www.vinafco.net • Email: vinafco@vnn.vn • Giấy phép thành lập: Quyết định số 211/2001/QĐ – BGTVT ngày 18/01/2001 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án cổ phần hoá và Quyết định chuyền Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương thành công ty cổ phần. • Giấy CNĐKKD: Số 0103000245 đăng ký lần đầu ngày 12/02/2001. Đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 09/06/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Trải qua 22 năm hoạt động và phát triển VINAFCO đã phát triển không ngừng từ một đơn vị với 40 CBCNV, cùng số vốn và tài sản ít ỏi, đến nay VINAFCO đã tạo dựng được khối tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng, tổng số CBCNV gần 600 người, tổng doanh thu hàng năm gần 400 tỷ. Hiện nay, VINAFCO đang quản lý hoạt động của 5 công ty con do VINAFCO đầu tư 100% vốn gồm: Công ty TNHH tiếp vận Vinafco (Vinafco Logistics), Công ty vận tải biển Vinafco (Vinafco Shipping), Công ty Thép Việt – Nga (Vinafco Steel), Công ty thương mại và vận tải quốc tế Vinafco (Vinafco IFTC), Công ty Vinafco Sài Gòn. Ngoài ra, Công ty cũng tham gia liên doanh góp vốn với số vốn góp chiếm từ 25% đến 50% tại các đơn vị: Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long (DRACO), Công ty cổ phần khoáng sản Vinafco (Nghệ An), Công ty cổ phần khoáng sản Tân Uyên (Bình Dương). 32
  • 33. Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO (VINAFCO Logistics) tiền thân là Xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật - đơn vị thành viên của Công ty dịch vụ vận tải Trung ương trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (nay là Công ty Cổ phần VINAFCO); được thành lập ngày 15/11/1990 với nhiệm vụ: làm đại lý vận tải, liên hiệp vận chuyển hàng hoá từ kho đến kho, tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài ngành giao thông vận tải. • Trụ sở chính: 33C Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội • Điện thoại: 04.37365422 • Fax: 04.37365975 • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104000089 ngày 22/07/2003, thay đổi lần 5 ngày 13/03/2006 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp. • Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng Hệ thống cơ sở vật chất của Công ty không ngừng được đầu tư và nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh gồm: hàng trăm phương tiện vận tải, hơn 40.000m² kho bãi hiện đại đạt tiêu chuẩn kho hàng quốc tế tại khu vực Hà Nội và KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh, hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kho hàng hiện đại. Bên cạnh đó, việc kết hợp cùng với hệ thống phương tiện của nhà thầu phụ, sử dụng phương thức kinh doanh outsourcing giúp tăng cao khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và phương tiện, hướng tới đáp ứng yêu cầu lớn của khách hàng trong dịch vụ logistics hiện đại. Minh chứng cho sự trưởng thành và hoạt động dịch vụ tốt là việc Công ty đã xây dựng được hệ thống khách hàng ổn định. Đặc biệt, có nhiều khách hàng lớn tin tưởng sử dụng dịch vụ của Công ty và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cung cấp như: Công ty sữa Dutch Lady, Công ty Exxon Mobil, Công ty Sơn ICI Việt Nam, Công ty sơn Nippon, Công ty Huawei, Công ty xe máy YAMAHA, Công ty Bellco, Công ty LG…;kết quả hoạt động kinh doanh liên 33
  • 34. tục tăng trưởng cao. Với phương châm hoạt động "Phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng", thương hiệu và hình ảnh VINAFCO Logistics - một danh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đã dần được khẳng định trên thị trường. 1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco trong thời gian qua 1.2.1 Các dịch vụ cung cấp Các dịch vụ mà VINAFCO Logistics kinh doanh được chia thành ba nhóm: dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ giao nhận quốc tế. 1.2.1.1 Dịch vụ logistics - Dịch vụ cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá Hệ thống kho bãi của VINAFCO Logistics vào khoảng 40.000m² diện tích mặt bằng, nằm chủ yếu ở các đường vành đai Hà Nội và khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh; thuận lợi cho việc lưu giữ, phân phối hàng hoá vào khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hiện nay hệ thống các kho này đang là kho trung chuyển trong các kênh phân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trong nước và trên thế giới với các mặt hàng như: sữa, sơn, dầu nhờn, sôđa, thiết bị viễn thông, hàng xe máy…. - Dịch vụ 3PL (Third-Party Logistics) Thời gian gần đây dịch vụ logistics phát triển khá mạnh mẽ; cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã nhận thức được rằng, “outsourcing” các công đoạn trong logistics sẽ là hướng phát triển tất yếu trong việc hoàn thiện khâu tổ chức quản lý chuỗi cung ứng, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Dự đoán được điều này, từ năm 2000 VINAFCO Logistics đã đầu tư hàng loạt hệ thống kho bãi quy mô, hiện đại tại 2 Trung tâm: Trung Tâm Tiếp Vận Tiên Sơn (diện tích hơn 35.000m2 ) - KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh; Trung Tâm Tiếp Vận Bạch Đằng (hơn 10.000m2 ) - Hà Nội. Chủ trương của Công ty là tiếp cận với những khách hàng chuyên nghiệp, 34
  • 35. thông qua đó để được cọ sát với cách tổ chức, quản lý chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nhờ những cố gắng và kế hoạch hợp lý mà Công ty đã đạt được sự phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn hoạt động, đặc biệt là việc đàm phán, ký kết, thực hiện thành công các hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics với các khách hàng lớn, yêu cầu dịch vụ cao, điển hình như: + Công ty TNHH Dutch Lady Việt Nam; + Công ty TNHH Dầu nhớt Exxon Mobil Việt Nam; + Công ty TNHH Nestle Việt Nam; + Công ty TNHH Sơn ICI Việt Nam; + Công ty TNHH Honda Việt Nam; + Công ty TNHH Yamaha Việt Nam; …… 1.2.1.2 Dịch vụ vận tải đa phương thức - Dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa Gần 20 năm kinh nghiệm vận chuyển và nhận được sự tín nhiệm của nhiều công ty lớn, VINAFCO Logistics hiện đang cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức các loại hàng thông thường và hàng hoá đặc biệt bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, dịch vụ vận chuyển trong nước; đặc biệt là vận chuyển đường bộ Nam - Bắc. Công ty có mạng lưới văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước; hệ thống xe tải lớn nhỏ từ 1,25 tấn, 2,5 tấn; các container 20’, 40’; đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm, thông thuộc mọi tuyến đường mạng lưới các nhà thầu phụ ở khắp mọi miền. Đồng thời, Công ty còn hợp tác với các hãng vận tải biển và các công ty vận tải đường sắt để cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa từ kho đến kho như: vận tải từ kho – ga/cảng – ga/cảng – kho đối với những hàng hoá vận chuyển lớn về số lượng và trọng lượng; đảm bảo thuận tiện và chi phí thấp. 35
  • 36. Có thể kể đến một số khách hàng lớn của Công ty như: Phân lân Văn Điển, Viglacera, Kính nổi Bắc Ninh VFG, Cao su Sao Vàng, Điện Quang, Honda, Huawei, Lavie... - Vận tải quốc tế, vận tải quá cảnh Lào, Trung Quốc, Campuchia Cũng như vận tải đa phương thức nội điạ, đây là loại hình dịch vụ truyền thống của Công ty. Do đó, chất lượng hệ thống cơ sở vật chất và nhân lực đã được củng cố, khẳng định trên thị trường nhiều năm qua.. Hiện nay Công ty đang cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế từ kho đến kho, vận tải quá cảnh Lào - Việt và hoà chung với xu thế hội nhập, tuyến vận chuyển hàng quá cảnh liên kết các nước theo hành lang Đông - Tây (Việt Nam - Lào - Thái Lan - Myanma), Bắc - Nam (Campuchia - Việt Nam - Trung Quốc) cũng dần được mở rộng. - Vận tải hàng công trình, hàng siêu trường, siêu trọng và hàng nguy hiểm Loại hình dịch vụ này được cung cấp dựa trên các nguồn lực đặc thù của Công ty như: phương tiện vận tải đặc chủng, đội ngũ nhân lực lái xe giàu kinh nghiệm. Nhờ vậy, Công ty đã và đang được tín nhiệm phụ trách vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng cho nhiều công trình tại Việt Nam cũng như vận chuyển hàng nguy hiểm, độc hại đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt theo quy trình chuẩn xác. 1.2.1.3 Dịch vụ giao nhận quốc tế - Dịch vụ thông quan và xuất nhập khẩu hàng hoá Tính đến thời điểm hiện tại, VINAFCO Logistics có 2 điểm thông quan nội địa nằm tại Bạch Đằng - Hà Nội (Trung tâm tiếp vận Bạch Đằng - 936 Bạch Đằng) và Tiên Sơn - Bắc Ninh (Trung tâm tiếp vận Tiên Sơn - Khu công nghiệp Tiên Sơn). Tại 2 Trung tâm tiếp vận này, Công ty cung cấp cho khách hàng các dịch vụ: khai thuê hải quan; giao nhận quốc tế; uỷ thác XNK hàng hoá đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không qua các cửa 36
  • 37. khẩu trong nội địa và biên giới trên cả nước; tiến hành dịch vụ kiểm hoá tại điểm thông quan. - Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế (bằng đường bộ, đường biển và hàng không) Công ty chủ yếu trợ giúp cho khách hàng các dịch vụ giao nhận đường hàng không và đường biển, gồm có: - Tư vấn chứng từ xuất/nhập khẩu; - Hệ thống lưu kho hàng (ngắn hạn và dài hạn); - Thu hồi tiền đại lý; - Bốc vác, lưu kho và kiểm kê; - Giám định tiền trạm; - Điện thoại/fax xác báo kế hoạch xuất khẩu miễn phí; - Dịch vụ vận chuyển và đón hàng hàng ngày; - Đóng thùng và dán nhãn; - Dịch vụ giao nhận những lô hàng đặc biệt như hàng nặng, quá cỡ, dễ vỡ, nguy hiểm và có giá trị cao; - Dịch vụ vận chuyển chứng từ. 1.2.2 Tình hình kinh doanh của Công ty Trong giai đoạn 5 năm gần đây, tình hình kinh doanh của VINAFCO Logistics không có nhiều bước đột phá, thể hiện ở số liệu của doanh thu cũng như lợi nhuận không thay đổi nhiều. Các dịch vụ cung cấp chỉ giữ được tiến độ hiện có chứ không nâng cao được doanh thu, riêng đến năm 2008 là có sự thay đổi trong khối dịch vụ vận tải đa phương thức vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung. Để có được cái nhìn tổng quát cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần đây, ta có bảng giá trị doanh thu và lợi nhuận dưới đây: 37
  • 38. Bảng 1. Bảng cơ cấu doanh thu (thuần) của VINAFCO Logistics STT 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ VND) Tỷ trọng (%) 1. Dịch vụ vận tải đa phương thức 50,86 40 56,61 41,2 54,18 39,8 46,94 38,9 44,83 32 2. Dịch vụ logistics 46,03 36,2 44,52 32,4 45,61 33,5 43,08 35,7 48,13 34,4 3. Dịch vụ giao nhận quốc tế 30,27 23,8 36,27 26,4 36,45 26,7 30,65 25,4 47,11 33,6 Tổng doanh thu 127,16 137,40 136,24 120,67 140,07 Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics 38
  • 39. Bảng 2. Bảng cơ cấu lợi nhuận của VINAFCO Logistics STT 2004 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Lợi nhuận (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Lợi nhuận (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Lợi nhuận (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Lợi nhuận (tỷ VND) Tỷ trọng (%) 1. Dịch vụ logistics 1,45 55,4 1,91 50,8 1,93 53,4 2,12 57,2 2,97 52,7 2. Dịch vụ giao nhận quốc tế 0,64 24,2 1,12 29,7 0,89 24,8 0,82 22 1,21 20,9 3. Dịch vụ vận tải đa phương thức 0,54 20,4 0,74 19,5 0,79 21,8 0,77 20,8 1,51 26,8 Tổng lợi nhuận 2,63 3,77 3,61 3,71 5.69 Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics 39
  • 40. Xét trên phương diện doanh thu của Công ty, có thể nhận thấy, mảng dịch vụ truyền thống - dịch vụ vận tải đa phương thức vẫn chiếm được ưu thế khá cao, vào khoảng 38 - 41% tổng doanh thu. Dịch vụ logistics xếp thứ hai, giai đoạn 2004 - 2007 vào khoảng 32 - 36%, tổng doanh thu cao hơn dịch vụ giao nhận quốc tế. Nhìn từ khía cạnh lợi nhuận thì lại có sự khác biệt so với nhìn từ khía cạnh doanh thu mặc dù sự ổn định trong từng loại hình dịch vụ vẫn được giữ nguyên. Cụ thể, dịch vụ logistics luôn chiếm vị trí số 1 về tỷ trọng lợi nhuận, tiếp theo đó là dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ giao nhận quốc tế xếp thứ ba. Doanh thu của dịch vụ logistics ở vào mức 32 – 36% tổng doanh thu nhưng lợi nhuận thu được thì lại đạt trên 50%, chứng tỏ dịch vụ logistics do Công ty cung cấp đạt hiệu quả rất tốt và giữ mức ổn định. Bên cạnh đó thì mảng dịch vụ truyền thống là dịch vụ vận tải đa phương thức, tính trên cơ cấu lợi nhuận chỉ khiêm tốn ở mức 20 – 26% tổng lợi nhuận. Điều này cho thấy chi phí phải chi cho dịch vụ này là khá lớn, mặc dù là dịch vụ truyền thống nhưng lại không đạt hiệu quả cao như dịch vụ logistics. Dịch vụ giao nhận quốc tế thì lại ở vào tình trạng khác hẳn so với hai dịch vụ kể trên. Mức doanh thu ở vào khoảng 24 – 26% và lợi nhuận cũng ở vào mức đó, trung bình từ 20 – 29% lợi nhuận toàn Công ty. Dịch vụ giao nhận quốc tế ổn định ở cả hai mặt là doanh thu và lợi nhuận. Dịch vụ vận tải đa phương thức trong năm 2008 đạt tỷ lệ doanh thu tới 32% nhưng tỷ lệ lợi nhuận lại chỉ đạt 26,8% và sụt giảm đáng kể so với 4 năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động thất thường của giá nguyên liệu trong năm khiến cho chi phí dịch vụ tăng cao. Thêm vào đó, từ tháng 7/2008, do thị trường sụt giảm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới mảng dịch vụ vận tải Bắc Nam. Điều này phần nào cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho doanh thu cũng như lợi nhuận của dịch vụ vận tải đa phương thức giảm hẳn so với những năm trước đó. 40
  • 41. Toàn Công ty có gần 40 đầu xe các loại, trong đó 26 chiếc chủ yếu phục vụ, hỗ trợ cho các đơn vị trong Công ty, 15 đầu xe trong số này được đầu tư từ tháng 9/2008, thời điểm giá phương tiện, giá nhiên liệu, lãi vay ngân hàng cao. Chính vì thế mà chi phí khấu trừ cao, khiến cho lợi nhuận của các nhóm dịch vụ liên quan giảm. Trừ đội xe vận tải container tại Văn phòng đại diện Sài Gòn ít chịu ảnh hưởng xấu của thị trường trong những tháng cuối năm, tuyến vận tải container Bắc Nam bị ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến vòng quay giảm. Từ tháng 8/2008, dự án vận chuyển kính VFG kết thúc đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trong năm qua, thành tích đáng kể của Công ty là đã tổ chức khớp nối, vận chuyển trên 65.00 tấn phân bón cho các tỉnh miền Trung và miền Nam thông qua việc khai thác tầu hàng hàng rời; trên 5000 TEU container tuyến Bắc Nam (bằng đường bộ và đường biển, đường sắt) sang Lào và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Tổng doanh thu cũng như tổng lợi nhuận năm 2008 của Công ty sở dĩ tăng hơn so với những năm trước là do có sự sáp nhập thêm 2 đơn vị khác của công ty mẹ - Công ty Cổ phần Vinafco vào. Hai đơn vị này là phòng kinh tế và đội xe vận chuyển thuộc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2008, tổng số khách hàng của Công ty là 290, trong đó khách hàng mới khai thác trong năm là 157. Số khách hàng có doanh thu lớn (trên 500 triệu/năm) không nhiều. Những khách hàng lớn của khối dịch vụ nói chung có doanh thu ổn định, thuộc vào những nhóm hàng ít chịu tác động của sụt giảm thị trường (so sánh từ thời điểm tháng 7/2008 đến tháng 3/2009) như sản phẩm sữa, sơn dân dụng, sản phẩm dầu nhớt các loại, linh kiện xe máy, phân bón, các dự án lắp đặt thiết bị viễn thông…. Những tháng đầu năm 2009, Công ty đã ký lại hợp đồng với tất cả các khách hàng lớn trong năm 2008, đồng thời đàm phán và ký tiếp hợp đồng với ICI kể từ tháng 4/2009. Năm 2009 hiện tại được xác định là một năm đầy khó khăn cho tất cả các loại hình dịch vụ. Vận tải container tuyến Bắc Nam sẽ vẫn tiếp tục gặp 41
  • 42. khó khăn do bất bình hành về hàng hoá dẫn đến vòng quay phương tiện không đạt so với phương án đầu tư đã đặt ra. Vận tải đường ngắn tuyến phía Bắc từ đầu năm 2009 bắt đầu khó khăn do các khu công nghiệp giảm đến 40% sản lượng. Mặt hàng NH3 do Công ty vận chuyển trong năm 2008 đã giảm 40% khiến cho lợi nhuận giảm gần 1 tỷ dồng so với kế hoạch, tuy nhiên theo tình hình hiện tại thì năm 2009 có thể khối lượng vận chuyển mặt hàng này sẽ tăng khoảng 50% so với năm 2008. Trước mắt, Công ty đặt mục tiêu kế hoạch cho năm 2009 thấp hơn kết quả của năm 2008, cụ thể, kế hoạch doanh thu sẽ ở mức 138 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 4,66 tỷ đồng. Tóm lại, từ những kết quả đã đạt được và trên cơ sở phân tích chặt chẽ thị trường, khách hàng, VINAFCO Logistics cần phải nỗ lực thật nhiều để đảm bảo kế hoạch đề ra, đồng thời phát triển thế mạnh dịch vụ của mình. II. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Các dịch vụ logistics hiện có 2.1.1 Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng • Hệ thống kho bãi Công ty hiện sở hữu hệ thống trung tâm tiếp vận tại Hà Nội, Bắc Ninh có hàng chục ngàn m² kho bãi hiện đại và cung cấp các dịch vụ: lưu trữ, bảo quản, bốc xếp, vận tải, phân phối. Đồng thời kết hợp với mạng lưới các văn phòng đại diện, chi nhánh trong và ngoài nước, đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và mức chi phí tối thiểu trong dây chuyền cung ứng dịch vụ theo chiều thuận - chiều ngược. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích kho bãi của VINAFCO Logistics tại các tỉnh thành cụ thể như sau: + Diện tích kho tại Hà Nội: 700m² (Thuê tại cảng Hà Nội) 42
  • 43. + Diện tích kho bãi tại Bắc Ninh: 35.000m² + Diện tích kho tại Đà Nẵng: 3.500m² (kho thuê) + Diện tích kho tại TP. HCM: 3000m² (kho thuê) • Thực hiện sắp xếp hàng hoá theo sơ đồ bố trí (W/h layout) Công ty tổ chức nghiên cứu và sắp xếp kho hàng theo hệ phân định hàng luân chuyển nhanh, hàng luân chuyển chậm, phân định hàng hoá theo các nhóm sản phẩm (product groups), hàng quảng cáo - khuyến mại (POP/POS), mã hoá các vị trí kho hàng theo phương pháp hiện đại. • Tư vấn thiết kế giá kệ, lắp đặt hệ thống chiếu sáng kho hàng Tuỳ theo nhu cầu và sức chứa của kho hàng; Công ty cho tiến hành lắp đặt, vận hành hệ thống giá kệ phù hợp với từng đặc điểm kho hàng; thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng sao cho phù hợp với hệ thống giá kệ trong kho hàng; giảm thiểu những tác hại do sức nóng của đèn hoặc các tia bức xạ lên sản phẩm. • Quản lý kho hàng bằng phần mềm VINAFCO Logistics đang thực hiện quản lý kho hàng bằng phần mềm theo mô hình quản lý tiên tiến (Warehouse Management System - WMS), giúp khách hàng các thông tin liên quan đến hoạt động của hàng hoá, tính toán tỉ lệ dự trữ, tối ưu hoá công cụ quản lý kho thông qua hệ thống báo cáo được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Công ty tiến hành quản lý xuất nhập hàng hoá bằng phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp, lập các báo cáo xuất nhập tồn về hàng hoá theo yêu cầu quản lý của khách hàng. - Đào tạo và chuyển giao nghiệp vụ: đội ngũ chuyên gia giỏi đào tạo và chuyển giao về tổ chức quản lý, vận hành kho hàng theo phong cách chuyên nghiệp. - Xếp dỡ hàng hoá: bằng thủ công, xe nâng, cầu âm và cầu bánh lốp. - Hoàn thiện sản phẩm: phân loại, đóng gói và dán tem hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. 43
  • 44. - Bảo hiểm: gồm bảo hiểm kho hàng và bảo hiểm hàng lưu trữ trong kho. - An ninh kho hàng: bảo vệ 24/24 giờ, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. 2.1.2 Dịch vụ phân phối hàng hoá Trong mảng dịch vụ này, năng lực vận chuyển là yếu tố để đánh giá chất lượng dịch vụ. Công ty hiện có: đội xe với hàng trăm xe tải từ 0,5 tấn đến 5 tấn; đội ngũ nhân viên điều hành vận tải chuyên nghiệp và năng động. Hiện nay, Công ty đang thực hiện vận chuyển, phân phối hàng nghìn tấn hàng hóa từ các trung tâm tiếp vận, các nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước và thu gom hàng hoá theo chiều ngược lại với tiến độ đảm bảo, chất lượng và thông tin thông suốt trong quá trình phân phối. Trong các loại hàng hoá được phân phối tại Công ty TNHH tiếp vận Vinafco, phải kể đến NH3 - loại hàng có số lượng các nhà vận chuyển ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và Công ty VINAFCO Logistics là một trong số ít ỏi những doanh nghiệp vận chuyển khá thành công các chuyến hàng NH3 nhằm mục đích sản xuất mì chính. Đặc biệt, Công ty đã áp dụng và trở thành một trong số các công ty tại Việt Nam thực hiện mô hình phân phối hàng hóa 3PL (Third Party Logistics); phân phối hàng hóa trọn gói từ khâu bảo quản, lưu giữ hàng hóa, đến khâu vận chuyển, giao nhận tận nơi khách hàng yêu cầu bằng các hình thức vận chuyển như ôtô, xe máy được khách hàng sơn ICI đánh giá cao. Ngoài ra, Công ty đang hướng đến việc cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao nhận phân phối hàng hóa theo thời gian mà khách hàng yêu cầu. Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập, dịch vụ logistics luôn luôn có xu thế biến động và liên tục được cải tiến chất lượng, nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu nhất. Trên cơ sở đó, Công ty đã không ngừng tìm tòi các giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện tất cả các quy trình, công đoạn trong việc cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng. Như vậy, VINAFCO Logistics đã và đang 44
  • 45. hướng tới một quy trình đó là giao hàng từ kho (distribution centre/warehouse/depot) đến các nhà phân phối (shops/agents/distributors...) với phương châm “Liên tục nghiên cứu cải tiến quy trình nhằm rút ngắn thời gian giao hàng và đảm bảo việc giao hàng đúng giờ, an toàn hàng hoá ”. Hiện nay Công ty đã áp dụng cho mô hình 3PL (Third Party Logistics) trọn gói được thực hiện theo quy trình các bước như sau: 1. Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/email/fax… công việc được thực hiện bởi các nhân viên trực điện thoại chuyên nghiệp thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng (Customer Service Team). 2. Các nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng tiếp nhận yêu cầu khách hàng (sales order), tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp (BPCS, WMS software…). Các công đoạn xử lý bao gồm xác lập đơn hàng trên hệ thống (key – in), kiểm tra về tình trạng công nợ, xử lý công nợ, kiểm tra tình trạng sẵn sàng của đơn hàng (tình trạng thiếu - đủ của đơn hàng), xác nhận đơn hàng hoàn tất… 3. Chuyển đơn gom hàng (picking list) cho bộ phận kho và bộ phận vận tải. a. Bộ phận kho nhận lệnh gom hàng sẽ tiến hành gom hàng và xác nhận tình trạng thực tế chắc chắn của đơn hàng có thể được giao hay không, báo cáo lại cho bộ phận dịch vụ khách hàng để tiến hành in hoá đơn. b. Bộ phận vận tải nhận lệnh gom hàng và tiến hành các hoạt động điều phối vận tải/sắp xếp phương tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. 4. Sau khi nhận được xác nhận từ kho, bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho. 5. Tuỳ theo phương thức giao hàng : a. Khách hàng tự đến lấy (Self Pick Up) b. Giao hàng ra các bến xe trung chuyển (Bus station) c. Giao hàng đến các đại lý hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng. 45
  • 46. Bộ phận vận tải căn cứ vào hình thức giao hàng sẽ điều phương tiện hợp lý để chuyển hàng ra khỏi kho và giao đến các đại lý/hoặc trực tiếp người tiêu dùng. Sơ đồ 1: Quy trình giao hàng Nguồn: www.vlc.com.vn Trong các công đoạn được liệt kê ở trên, công đoạn thông thường sẽ phải hứng chịu hậu quả dây chuyền nếu xảy ra việc giao hàng chậm chính là công đoạn cuối cùng trong mắt xích cung ứng – công đoạn vận chuyển hàng hoá. Xác định điểm mấu chốt của công đoạn này, Công ty đã chủ động biên soạn các quy trình vận chuyển giao nhận hàng hoá của bộ phận điều hành vận tải, giao hàng. Các mắt xích trong công đoạn này được tính toán và hạch định 46
  • 47. từng thời lượng chính xác, mỗi công đoạn đều có gắn liền với từng chức danh công việc cụ thể. Để có thể tận dụng tối đa thời gian hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hoá, tránh giờ cao điểm cấm ôtô tải, các tuyến đường cấm, Công ty tổ chức linh hoạt mô hình phương tiện vận chuyển kết hợp cả ôtô tải và vận chuyển bằng xe máy. Quy trình giao hàng từ kho phân phối đến các đại lý như sơ đồ 2: Sơ đồ 2: Nhân viên giao nhận áp tải/lái xe thông tin về Trung tâm phân phối khi gặp sự cố bất thường Nguồn: www.vlc.com.vn Với từng công đoạn của quá trình giao hàng, Công ty tổ chức giám sát chặt chẽ, cải tiến nhằm rút ngắn những khoảng thời gian không cần thiết để hàng hoá đến tay khách hàng ngày một đúng giờ và an toàn hơn nữa. 47
  • 48. 2.1.3 Cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu Ngoài việc cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi và phân phối hàng hoá, Công ty TNHH tiếp vận Vinafco còn là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong quản trị vật tư. Công ty hiện đang cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho các nhà máy, các cơ sở sản xuất trong cả nước đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, giá cả, vị trí và tiến độ giao hàng, hiệu quả tối đa trong sử dụng. Bên cạnh đó, Công ty còn mua bán nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phụ tùng, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cũng như buôn bán vật liệu xây dựng các loại. Đồng thời với việc cung cấp nguyên vật liệu, Công ty còn thực hiện chuyên chở nguyên vật liệu đến tận địa điểm của khách hàng nếu như khách hàng của Công ty có yêu cầu, đảm bảo kịp thời đầu vào cho sản xuất. 2.2 Tình hình kinh doanh Dù 2008 là năm thị trường có nhiều biến động nhưng tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco vẫn giữ được tính ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Do đặc thù của những loại hình dịch vụ mà kết quả kinh doanh không chịu ảnh hưởng lớn. Đơn cử như dịch vụ cho thuê kho bãi, loại hình dịch vụ này dựa trên cơ sở hợp đồng kho bãi dài hạn từ 1 - 3 năm và không điều chỉnh lớn như các hợp đồng vận tải, nên mức doanh thu đạt được không chịu nhiều biến động. Ta có các bảng giá trị cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của các loại hình dịch vụ logistics như sau: Trong đó: 48
  • 49. Bảng 3. Bảng cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics STT 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Dịch vụ 3PL (Third Party Logistics) 15,69 34,09 18,57 41,71 20,16 44,21 19,67 45,67 22,36 46,39 Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng 20,59 44,73 16,99 38,16 15,36 33,66 11,56 26,85 14,27 29,6 Cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu 9,75 21,18 8,96 20,13 10,09 22,13 11,84 27,48 11,57 24,01 Tổng doanh thu 46,03 44,52 45,61 43,08 48,18 Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics 49