SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 129
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của riêng tôi, các số liệu
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU........................................................... vi
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................ 4
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG4
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khoản phải thu khách hàng ........................... 4
1.1.2.Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khoản phải thu khách hàng
................................................................................................................ 12
1.1.3 Quy trình hạch toán khoản phải thu khách hàng................................... 6
1.1.4 Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc ghi nhận khoản phải thu khách hàng
.................................................................................................................. 6
1.1.5 Đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng ảnh hưởng đến công tác
kiểm toán ................................................................................................. 11
1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................ 13
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo
tài chính................................................................................................... 13
1.2.2 Nguồn tài liệu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
toán báo cáo tài chính ............................................................................... 14
1.2.3 Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng
trong kiểm toán Báo cáo tài chính.............................................................. 15
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH
HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC....................................................... 16
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 16
1.3.2 Thực hiện kiểm toán......................................................................... 25
1.3.3 Kết thúc kiểm toán ........................................................................... 32
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
iii
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH
HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA......................................... 36
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY
ACA ........................................................................................................ 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn UHY ACA (UHY ACA LTD) ............................................................ 36
2.1.2 Nghiệp vụ, chức năng, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA (UHY ACA LTD)....................... 37
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA .................................................. 41
2.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn UHY ACA........................................................................ 43
2.1.5. Sơ lược quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn UHY ACA......................................................................................... 44
2.2.THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHYACA..................................................... 46
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 46
2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng................................ 63
2.2.3 Kết thúc kiểm toán .......................................................................... 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 91
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
UHY ACA ............................................................................................... 92
3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục PTKH trong kiểm toán
BCTC do UHY ACA thực hiện ................................................................. 92
3.1.1 Ưu điểm........................................................................................... 92
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
iv
3.1.2 Nhược điểm...................................................................................... 93
3.2.Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán VÀ tư vấn UHY ACA
thực hiện ...................................................................................................98
3.2.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY
ACA. ....................................................................................................... 98
3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
................................................................................................................ 98
3.3.Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
phải thu khách hàng...................................................................................99
3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện.....................................................................99
3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện.........................................................................100
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA THỰC HIỆN.............100
3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG.........................104
3.5.1Đối với các cơ quan nhà nước...........................................................104
3.5.2Đối với các hiệp hội nghề nghiệp ......................................................104
3.5.3Đối với Công ty kiểm toán................................................................105
3.5.4. Kiến nghị đối với KTV...................................................................105
KẾT LUẬN.............................................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................109
PHỤ LỤC ...............................................................................................110
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 UHYACA Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
UHYACA
2 KTV Kiểm toán viên
3 BCTC Báo cáo tài chính
4 BCĐKT Bảng cân đốikế toán
5 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
7 CP Cổ phần
8 KSNB Kiểm soát nội bộ
9 PTKH Phải thu khách hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG... 9
SƠ ĐỒ 2.1.BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA UHY ACA................................... 41
SƠ ĐỒ 2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN .................................................... 45
BẢNG 2.1: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
................................................................................................................ 49
BẢNG 2.2 XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU............................................ 57
BẢNG 2.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO............................................................... 59
BẢNG 2.4: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PTKH
CHO CÔNG TY ABC .............................................................................. 60
BẢNG 2.5 KHẢO SÁT KSNB ĐỐI VỚI NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 65
BẢNG 2.6: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KHOẢN PHẢI THU
KHÁCH HÀNG CÔNG TY CP CẦU ABC............................................... 68
BẢNG 2.7: TỔNG HỢP CÔNG NỢ THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG............. 71
BẢNG 2.8 : THEO DÕI XÁC NHẬN SỐ DƯ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
NGẮN/ DÀI HẠN.................................................................................... 75
BẢNG 2.9: KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ HÌNH THÀNH SỐ DƯ
CÔNG NỢ............................................................................................... 77
BẢNG 2.10: KIỂM TRA CÁC NGHIỆP VỤ BẤT THƯỜNG ................... 79
BẢNG 2.11: KIỂM TRA TÍNH ĐÚNG KỲ CÁC KHOẢN PHẢI THU
KHÁCH HANG ....................................................................................... 80
BẢNG 2.12: TÍNH LẠI DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI CÔNG TY CP
CẦU ABC................................................................................................ 83
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
vii
BẢNG 2.13. : TỔNG HỢP KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG SAU
ĐIỀU CHỈNH CÔNG TY CP CẦU ABC .................................................. 85
BẢNG 2.14.: BẢNG TỔNG HỢP CÁC PHÁT HIỆN CÔNG TY CP CẦU
ABC......................................................................................................... 86
BẢNG 2.15: TRÍCH BÁO CÁO KIỂM TOÁN.......................................... 87
BẢNG 2.16: TRÍCH THƯ QUẢN LÝ GỬI CÔNG TY CP CẦU ABC ...... 89
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Vào những năm của thập kỷ 90, khi nói đến nghề kiểm toán nhiều
người không biết đó là nghề gì và làm việc gì. Năm 1999, kiểm toán độc lập
đã xuất hiện ở Việt Nam; Mới đầu chỉ có 4 công ty trực thuộc Bộ tài chính,
sau khi nghị định số 105/2003 của chính phủ ra đời, chính thức đánh dấu cho
sự bùng nổ và phát triển của KTĐL ở Việt Nam.Từ 01/01/2012, hoạt động
KTĐL thực hiện theo Luật Kiểm toán Độc lập được Quốc hội khóa XII, kỳ
họp thứ 9 thông qua ngày 29/03/2011, Chính phủ đã có nghị định số
17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập. Theo
đó, Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm
toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra,
đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán
khác theo hợp đồng kiểm toán.
Kiểm toán có vai trò như một kênh hỗ trợ hoạt động, tư vấn cho các
doanh nghiệp, giúp làm minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp, đảm
bảo tương đối các thông tin được kiểm toán cho các bên thứ ba. Trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, lượng thông tin về các doanh nghiệp là rất đa
dạng, nên cần sự đảm bảo về tính trung thực và hợp lí của các thông tin này.
Kiểm toán ra đời và hoạt đồng nhằm mục đích đó.
BCTC hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và
ngoài doanh nghiệp quan tâm. Trong các thông tin tài chính trên BCTC, thông
tin về các khoản phải thu cũng là mối quan tâm của những người đọc BCTC.
Các khoản phải thu là một phần tài sản của doanh nghiệp do bên khác nắm
giữ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy nắm bắt được tình
hình của các khoản phải thu sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp cũng như các
nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
2
Mặt khác, Nợ phải thu khách hàng có khả năng chứa đựng nhiều gian lận
và sai sót. Do đó, kiểm toán Nợ phải thu khách hàng là một công việc tất yếu,
không thể bỏ qua trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY
ACA, em đã có cơ hội được tiếp cận thực tế với quy trình kiểm toán khoản
mục phải thu khách hàng do công ty thực hiện. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC, em đã lựa chọn và viết luận văn cuối khóa về đề tài: “Kiểm toán
khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA thực hiện ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là tổng kết, khái quát lý thuyết về khoản mục
phải thu khách hàng được kiểm toán bởi công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
UHY ACA.Đề cập đến thực tế kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
trong kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện bởi các KTV của công ty. Đánh
giá điểm mạnh và điểm còn hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục
phải thu khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA thực
hiện. Từ đó đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
phải thu khách hàng.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu quy trình kiểm
toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu
khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
UHY ACA với nội dung là một khoản mục kiểm toán trong cuộc kiểm toán
BCTC riêng biệt – khoản mục phải thu khách hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Với kiến thức được trang bị trên giảng đường, cùng với kinh nghiệm tự
học hỏi, luận văn tốt nghiệp của em bằng lý luận của chủ nghĩ duy vật biện
chứng, đi từ lý luận đến thực tiễn để kiểm tra lý luận. Đồng thời kết hợp với
phương pháp toán học của nghiệp vụ kế toán và phương pháp kiểm toán. Luận
văn được trình bày theo phương pháp kết hợp giữa tổng hợp và phân tích, cũng
như sự kết hợp giữa trình bày bằng luận văn kết hợp với sơ đồ bảng biểu.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của bài Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, Khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1:Lýluậnchungvềkiểm toánkhoảnphảithu kháchhàngtrong
kiểm toán Báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong
kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY
ACA .
Chương 3: Mộtsố nhận xét, kiến nghịnhằm hoàn thiện quy trình kiểm
toán khoản phảithu kháchhàngtrongkiểm toán Báocáo tài chính tại Công
ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHYACA
Mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết
của bản thân cùng kinh nghiệm thực tế nên Khóa luận của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, bổ sung đóng góp ý
kiến của thầy cô để bài Khóa luận được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH
HÀNG
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khoản phải thu khách hàng
a) Khái niệm
PTKHlà một trong những khoản mục quan trọng trên BCĐKT của doanh
nghiệp. Khoản mục này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình
thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về các sản
phẩm, hànghóa, bấtđộngsảnđầutưhaytài sảncố định, dịchvụ đã cung cấp hay
các khoản phải thu liên quan đến các công trình xây dựng cơ bản.
Theo Điều 17 Thông tư 200/2014/TT-BTC về Nguyên tắc kế toán các
khoản phải thu có ghi:
- Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất
thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về
bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT,
các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc
lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con,
liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền
bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác.
b) Đặc điểm
Các khoản phải thu trên BCTC là một phần tài sản của doanh nghiệp mà
doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai, do vậy việc hiểu và hạch toán đúng
đắn các khoản phải thu là vô cùng quan trọng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
5
Các khoản phải thu khách hàng là các khoản phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thời điểm thu tiền
không cùng một thời điểm. Các khoản phải thu khách hàng là một loại tài sản
của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải
thu hồi.
Bản chất của các khoản phải thu khách hàng là các khoản thu từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ nhưng chưa thu tiền ngay, đây là một hình thức tín
dụng trong mua bán hàng hóa. Thời hạn thanh toán của các khoản phải thu
khách hàng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của từng đơn vị và áp dụng đối
với từng khách hàng cụ thể. Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá
nhạy cảm với những gian lận như bị nhân viên chiếm dụng hay bị tham ô.
Mặt khác, nợ phải thu khách hàng là khoản mục liên quan mật thiết đến kết
quả kinh doanh. Chính vì vậy đây là một trong những cách thức để khai
khống doanh thu và lợi nhuận. Các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận
theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Song việc lập dự phòng các khoản
phải thu khó đòi cho nợ phải thu khách hàng dựa vào ước tính của các nhà
quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.
Bản chất của các khoản dự phòng phải thu khó đòi làm tăng chi phí quản
lý doanh nghiệp do đó làm giảm lợi nhuận trong kỳ báo cáo vì vậy việc lập dự
phòng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của chế độ tài chính hiện
hành. Các doanh nghiệp lập dự phòng cho các khoản phải thu để đề phòng nợ
phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ và nhằm xác định
giá trị thực của khoản tiền nợ phải thu.
Để theo dõi các khoản phải thu khách hàng, kế toán sử dụng TK 131 –
phải thu khách hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
6
1.1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sáchkế toánkhoảnphải thu kháchhàng
Để theo dõi phải thu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần có một hệ
thống sổ sách kế toán liên quan đến khoản phải thu khách hàng bao gồm: sổ
chi tiết theo dõi công nợ phải thu đối với từng khách hàng cụ thể, sổ cái tài
khoản phải thu khách hàng, bảng tổng hợp các khoản phải thu khách hàng,
bảng phân tích tuổi nợ, sổ theo dõi chi tiết dự phòng phải thu khó đòi... Cuối
kỳ cần có biên bản đối chiếu công nợ đối với từng khách hàng để phát hiện
chênh lệch nếu có.
Các chứng từ liên quan đến khoản phải thu khách hàng:
Hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu mua hàng
Phiếu xuất kho
Hoá đơn bán hàng
Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo Có Ngân hàng,
Phiếu kế toán (khi trích lập dự phòng)
Các biên bản liên quan đến xoá sổ một khoản nợ khó đòi.
1.1.3 Quytrình hạch toán khoảnphải thu kháchhàng
Nguyên tắc hạch toán khoản phải thu khách hàng
Theo cuốn “Chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài Chính ban hành
kèm theo Quyết định 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 có đưa ra những
nguyên tắc khi hạch toán khoản phải thu khách hàng:
a) Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng
đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12
tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng
lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với
doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả
TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
7
b) Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các
khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như
các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.
c) Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại
các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng
khôngthu hồiđược,đểcócăncứxác địnhsố tríchlập dựphòng phải thu khó đòi
hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
d) Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả
thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu
tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng
kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả
lại số hàng đã giao.
đ) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách
hàng theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì
thực hiện theo nguyên tắc:
- Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản
131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại
thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định
khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ
điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ
thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước;
- Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán
phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng
đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực
tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao
dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
8
của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ
giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước;
- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có
gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của
pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách
hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ
định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp
doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì
được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương
mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn
được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với
tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có
gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
Để theo dõi các khoản phải thu khách hàng, kế toán sử dụng TK 131
“Phải thu khách hàng”. Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ phản ánh số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ
phải thu khách hàng; Số tiền thừa mà doanh nghiẹp phải trả lại cho khách
hàng; Điều chỉnh khoản chênh lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản phải
thu khách hàng có nguồn gốc ngoại tệ.
Bên Có phản ánh số tiền đã thu ở khách hàng (kể cả tiền ứng trước của
khách hàng); Số chiết khấu thanh toán, số chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán và giá bán của hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào nợ phải thu; Các
nghiệp vụ khác làm giảm khoản phải thu khách hàng (như chênh lệch tỷ giá,
thanh toán bù trừ, xoá sổ nợ khó đòi…).
TK 131 có thể đồng thời vừa dư bên Nợ vừa dư bên Có.
Dư Nợ: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu khách hàng.
Dư Có: Phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
9
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu khách hàng
131: Phải thu của khách hàng
511
Doanh thu Tổng giá
Chưa thu tiền Phải thanh toán
635
Chiết khấu thanh toán
33311 521
Tổng số tiền
khách hàng phải
thanh toán
Thuế GTGT Chiết khấu thương mại giảm
giá, hàng bán bị trả lại
711
Thu nhập do
thanh lý
Nhượng bán
TSCĐ chưa
thu tiền
Thuế GTGT
111,112,113
331
33311
Khách hàng ứng trước
hoặc thanh toán tiền
Bù trừ nợ
111,112
Các khoản chi hộ khách hàng
337
Nợ khó đòi xử lý xóa sổ
Phải thu theo tiến độ
kế hoạch HĐXD
Thuế GTGT
3331
133
2293,642
413
152,153,156,611
Thuế GTGT
Khách hàng thanh toán
nợ bằng hàng tồn kho
Chênh lệch tỉ giá tăng khi đánh giá
các khoản phải thu của khách
hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ
Chênh lệch tỉ giá giảm khi đánh giá
các khoản phải thu của khách hàng
bằng ngoại tệ kỳ cuối
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
10
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 hướng dẫn chế độ
trích lập và sử dụng các khoản dự phòng có quy định và thông tư số
89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 sửa đổi bổ sung thông tư 228/2009/TT-
BTC ngày 07/12/2009 thì dự phòng nợ phải thu khó đòi là “dự phòng phần
giá trị bị tổn thấtcủa các khoản nợ phảithu quá hạn thanh toán, nợ phải thu
chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng nợ không có khả
năng thanh toán”.
Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu
khó đòi nêu trên, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc
tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản
nợ phải thu khó đòi kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi
nêu trên.
Đốivới khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dựphòng như sau:
30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
70% gái trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Đối với khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế
đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích,
bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án
hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức độ tổn thất không thu hồi được để
trích lập dự phòng.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp
tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn
cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
11
1.1.4 Hệ thống kiểm soátnộibộ với việc ghi nhận khoản phải thu kháchhàng
Hoạt động kiểm soát nội bộ ( KSNB) là một công việc tất yếu của
bản thân đơn vị đối với quá trình SXKD trong đơn vị nói chung và đối với
từng khoản mục nói riêng.Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho việc kiểm
soát các khoản phải thu khách hàng được thực thi đúng đắn và có hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu kiểm soát nói trên, đơn vị phải tiến hành các công
việc kiểm soát cụ thể, khái quát ở những việc chính sau đây:
1/ Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB
nói riêng cho khâu kiểm soát khoản mục phải thu khách hàng.Những quy
định này có thể chia thành 2 loại:
- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người
hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc như người xét duyệt và phê
chuẩn bán chịu, người chịu trách nhiệm thu hồi công nợ, ... Những quy định
này vừa thể hiện trách nhiệm công việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng
thể hiện trách nhiệm về góc độ kiểm soát: Kiểm soát khi chấp nhận đơn đặt
hàng, Kiểm soát phê chuẩn bán chịu, kiểm soát ghi nhận công nợ,...
- Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ tục
thực hiện xử lý công việc, như trình tự thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng, trình tự
xét duyệt bán chịu, trình tự ghi nhận, hạch toán...
2/ Đơnvị tổ chức triểnkhai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát
nóitrên gắn vớicác côngviệc:Tổ chứcphâncông,bố trí nhân sự, phổ biến quán
triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định...
Trong tổ chức hoạt động KSNB , cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
sau: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với
hệ thống; Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
12
1.1.5 Đặc điểm của khoảnmục phải thu kháchhàng ảnh hưởng đến công
tác kiểm toán.
Nợ PTKH là một phần quan trọng trong tổng thể các khoản phải thu của
doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, PTKH của doanh nghiệp ngày càng
mở rộng cả về số lượng các đối tượng phải thu và quy mô của các khoản nợ,
do đó tính phức tạp và tầm quan trọng của các khoản nợ phải thu tất yếu sẽ
tăng lên. Việc tăng cường bán chịu khiến cho doanh nghiệp phải ứng thêm
vốn làm tăng nhu cầu vốn, tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro
tài chính. Do vậy việc lựa chọn chính sách bán chịu hợp lý, quản lý và kiểm
soát tốt hơn các khoản nợ phải thu là một yêu cầu tất yếu của các doanh
nghiệp nhằm tránh các rủi ro như bị chiếm dụng vốn, bị ghi khống doanh thu
hay trích lập dự phòng không hợp lý. Việc quản lí phải thu khách hàng do đó
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tài chính cho
doanh nghiệp.
Mặt khác, trong mối liên hệ với các chỉ tiêu trong BCTC, PTKH có quan
hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu khác như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thuế
GTGT phải nộp, doanh thu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại...Sự thay đổi về số dư khoản phải thu khách hàng kéo theo sự
thay đổi số dư các chỉ tiêu khác trong mối quan hệ ràng buộc.
Nắm bắt được sự ảnh hưởng của Nợ PTKH tới các chỉ tiêu khác trong
BCTC giúp KTV xác định chính xác mức độ trọng yếu của khoản mục này, từ
đó đưa ra các thủ tục kiểm toán thích hợp để nhanh chóng phát hiện ra những
điểm bất hợp lý, các biến động không đương nhiên và xác định trọng tâm của
cuộc kiểm toán khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
toán BCTC.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
13
1.2. KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo
tài chính
Trong chu trình bán hàng - thu tiền, do độ trễ của quá trình bán hàng so
với quá trình thu tiền do đó hình thành nên khoản phải thu của khách hàng.
Cùng với thời hạn phát sinh và thời hạn thanh toán khác nhau, các khoản phải
thu còn liên quan đến nhiều người mua có đặc điểm, điều kiện kinh doanh,
quản lý và khả năng thanh toán khác nhau nên việc trình bày và thuyết minh
rõ các khoản phải thu này là công việc hết sức cần thiết và vì thế cũng chứa
đựng nhiều gian lận hay sai sót trong khoản mục này. Do vậy, để phát hiện
được những sai sót hay gian lận, KTV phải xác định được mục tiêu kiểm toán
đối với khoản mục phải thu khách hàng.
Mục tiêu của kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản phải thu khách
hàng nói riêng là thu thập các bằng chứng kiểm toán để chứng minh tính trung
thực và hợp lý của các khoản mục. Nói cách khác, các khoản phải thu khách
hàng trên BCTC được trình bày một cách trung thực và hợp lý xét trên khía
cạnh trọng yếu.
Mục tiêu kiểm toán đặc thù các khoản phải thu khách hàng được xác
định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục này, cùng với
việc xem xét hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục này.
Ngoài ra mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng phải dựa vào đặc
thù của từng công ty, xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mỗi mục tiêu chung có
ít nhất một mục tiêu đặc thù. Theo đó, với kiểm toán khoản phải thu khách
hàng, có thể khái quát thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù như sau:
Tính có thật: Các khoản phải thu khách hàng phải có thực, có đối tượng,
nội dung cụ thể. Khoản phải thu khách hàng được ghi nhận phải thực tế phát
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
14
sinh. Mục tiêu này được KTV đặc biệt quan tâm để phát hiện các khoản phải
thu khách hàng bị khai khống, không phát sinh nhưng vẫn hạch toán.
Phân loại và hạch toán đúng kỳ: Các nghiệp vụ bán hàng được ghi
nhận đúng thời gian phát sinh, các khoản thu tiền được ghi đúng thời gian.
Phân loại và hạch toán đầy đủ: Các khoản phải thu khách hàng thực tế
phát sinh phải được ghi nhận đầy đủ. Mục tiêu này nhằm phát phát hiện ra các
khoản phải thu khách hàng bị bỏ sót không được hạch toán.
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Các khoản phải thu khách hàng tại thời
điểm lập BCTC đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có
quyền sở hữu thực sự.
Tính toán đánhgiá: Các khoản phải thu khách hàng được ghi chép đúng
số tiền, các con số cộng sổ, chuyển sổ, sang trang phải chính xác, khớp đúng
giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Mục tiêu trình bày và công bố: Các khoản phải thu khách hàng được
trình bày đúng đắn. Các vấn đề liên quan đến các khoản phải thu khách hàng
được thuyết minh đầy đủ.
1.2.2. Nguồn tài liệu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong
kiểm toán báo cáo tài chính
Để đưa ra được ý kiến nhận xét về khoản mục phải thu khách hàng một
cách đúng đắn, KTV cần thu thập được các bằng chứng về quá trình xử lý kế
toán đối với các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu khách hàng. Cụ thể:
- BCTC của doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính…) đặc biệt là phần liên quan
đến các khoản phải thu khách hàng.
- Các sổ hạch toán có liên quan đến khoản phải thu khách hàng bao gồm
các sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán.
- Các chứng từ kế toán liên quan đến PTKH: hoá đơn bán hàng và cung
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
15
cấp dịch vụ, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền, giấy báo Có,..., các chứng từ liên
quan đến việc giảm PTKH: các chứng từ chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại.
- Các quy định, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc quản lý và
ghi nhận khoản phải thu khách hàng cũng như quá trình thanh toán của khách
hàng, quy định về trích lập dự phòng ...
- Tài liệu khác có liên quan: biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dư
các khoản nợ phải thu khách hàng tại ngày 31/12, hợp đồng kinh tế về bán
hàng và cung cấp dịch vụ, ...
1.2.3 Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng
trong kiểm toán Báo cáo tàichính
Khi thực hiện kiểm toán, các KTV cũng như các công ty kiểm toán đều
lưu tâm đến rủi ro kiểm toán. Rủi ro xảy ra là việc Báo cáo kiểm toán không
bày tỏ ý kiến đúng đắn về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu của bảng khai tài chính hay các khoản mục trên bảng khai ấy. Điều đó sẽ
gây ảnh hưởng lớn tới hình ảnh và uy tín của công ty kiểm toán nói chung và
uy tín của các KTV thực hiện kiểm toán nói riêng. Do vậy, khi thực hiện kiểm
toán cần phải hiểu rõ bản chất khoản mục, kiểm soát được rủi ro đối với
khoản mục kiểm toán.
Khi kiểm toán khoản phải thu khác hàng trong kiểm toán tài chính,
những rủi ro thường gặp phải như sau:
- Công ty khách hàng chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ, quy
trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ. Cụ thể chưa có quy định về
số nợ tối đa đối với một khách hàng; thời hạn tối đa khách hàng phải thanh
toán khi chuyển giao hàng hóa, dịch vụ; cách thức thanh toán…
- Công ty khách hàng chưa có sổ chi tiết công nợ theo dõi riêng cho từng
khách hàng hoặc cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản, dẫn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
16
đến bù trừ công nợ không cùng đối tượng, cuối kỳ chưa tiến hành đánh giá
các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ.
- Công ty khách hàng chưa tiến hành đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu
không đầy đủ tại thời điểm lập BCTC, chênh lệch số liệu giữa biên bản đối
chiếu công nợ với sổ kế toán chưa được giải thích rõ nguyên nhân và xử lý
kịp thời.
- Kế toán hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất nghiệp vụ khoản phải
thu khách hàng. Ví như hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất
thương mại vào TK 131 hay hạch toán các khoản phải thu khách hàng vào TK
138…
- Hạch toán giảm khoản phải thu khách hàng do hàng bán bị trả lại, giảm
giá hàng bán nhưng không có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ. Ghi nhận tăng
các khoản phải thu khách hàng không phù hợp với doanh thu.
- Khoản phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực
hiện được, giá trị này còn phụ thuộc vào việc trích lập dự phòng nợ phải thu
khó đòi. Tuy nhiên, công ty khách hàng chưa tiến hành phân tích tuổi nợ đối
với các khoản phải thu khách hàng. Do vậy dễ dẫn đến việc không trích lập dự
phòng đối với các khoản phải thu khó đòi hoặc đã lập dự phòng nhưng trích
thiếu hoặc trích quá tỉ lệ cho phép, hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy
định, không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi. Điều này dẫn đến việc
phản ánh không chính xác giá trị thuần các khoản phải thu trên BCĐKT.
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH
HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.3.1 Lậpkế hoạchkiểm toán
Kế hoạch kiểm toán là những định hướng và những công việc dự kiến
phải làm trong quá trình kiểm toán, đồng thời kế hoạch kiểm toán cũng chỉ ra
những điều kiện cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
17
một trình tự cụ thể nhất định.
Lập kế hoạch kiểm toán là việc kiểm toán viên và công ty kiểm toán căn
cứ vào mục tiêu, yêu cầu, thời gian, điều kiện cụ thể của mỗi khách hàng
kiểm toán, của công ty kiểm toán để lập ra một kế hoạch tối ưu cho cuộc kiểm
toán đó. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm
ba bộ phận đó là:
Lập chiến lược kiểm toán tổng thể
Lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán
Lập chương trình kiếm toán
Lập chiến lược kiểm toán tổng thể: là định hướng cơ bản, nội dung
trọng tâm và phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết
về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô,
tính chất phức tạp, địa bạn rộng hoặc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của
nhiều năm.
Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán: là toàn bộ những dự kiến chi
tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm
toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán.
Ở những doanh nghiệp kiểm toán đã lập kế hoạch kiểm toán chiến
lược thì kế hoạch kiểm toán tổng thể là sự cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và
phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến các
thủ tục kiểm toán.
Lập chương trình kiếm toán: là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục
kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm
toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
18
• Nội dung cơ bản, chủ yếu của kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm
toán đó là:
a) Chuẩn bị kiểm toán
Quy trình kiểm toán bắt đầu từ khi công ty kiểm toán tiếp nhận một
khách hàng mới hay duy trì khách hàng cũ. Trên cơ sở xác định được đối
tượng khách hàng có thể phục vụ trong tương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến
hành các những công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán.
Những công việc đó là: tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng kiểm toán, đánh giá rủi
ro và ký hợp đồng kiểm toán.
Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán
Thị trường kiểm toán rất đa dạng, phức tạp. Hiện nay có rất nhiều các
công ty kiểm toán, do vậy viêc khách hàng tìm đến và giữ được khách hàng
đối với một công ty kiểm toán hiện nay khá khó khăn. Tuy nhiên, công ty
kiểm toán cần cẩn trọng khi quyết định tiếp nhận một khách hàng mới hay
tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ. Vì nếu không được quan tâm đúng
mực sẽ có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay tổn hại đến uy tín
của công ty kiểm toán. Để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, công ty
kiểm toán cần thực hiện công việc sau:
Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng của khách hàng: Theo Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 220 về Kiểm soát chất lượng đối với việc thực
hiện một hợp đồng kiểm toán thì “KTV phải xem xét hệ thống kiểm soát chất
lượng khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán”. Các thủ tục nên được
thiết lập để quyết định có hay không việc chấp nhận hoặc tiếp tục quan hệ với
khách hàng.
Tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng: Theo Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 315 về Đánh giá rủi ro và hệ thống KSNB thì
“tính liêm chính của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của môi
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
19
trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống
KSNB”. Nếu ban quản trị thiếu liêm chính, KTV không thể dựa vào bất kỳ
cam kết nào của ban quản trị cũng như bộ phận kế toán.
Liên lạc với KTV tiền nhiệm: Với những khách hàng mới mà trước đây
được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác thì việc liên lạc với KTV tiền
nhiệm sẽ giúp KTV kế tục nắm bắt được những thông tin đầu tiên về khách
hàng. Những thông tin này có thể là tính chính trực của nhà quản lý đơn vị,
các bất đồng nếu có giữa hai bên, lý do khiến họ không tiếp tục cộng tác với
nhau…Bên cạnh đó, KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán năm kiểm toán
trước để hỗ trợ cho lập kế hoạch kiểm toán.
Xác địnhlý do kiểm toán của khách hàng: Thực chất là việc xác định ai
là người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng của họ. Đây là hai yếu tố chính
ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và mức độ ảnh
hưởng của các ý kiến đưa ra trong Báo cáo kiểm toán. Nếu BCTC được sử
dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC được
đòi hỏi cao, do đó số lượng bằng chứng cần thu thập cũng như quy mô và độ
phức tạp của các thủ tục kiểm toán sẽ tăng lên. Thông qua việc nhận diện lý
do kiểm toán của khách hàng, công ty kiểm toán sẽ có thêm cơ sở để lựa chọn
đội ngũ nhân viên thích hợp.
Đối với kiểm toán khoản phải thu khách hàng, lý do kiểm toán của các
khách hàng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các bước công việc của
KTV, ví như:
Với các khách hàng muốn kiểm toán trước khi cổ phần hóa hay vay vốn
ngân hàng, lý do kiểm toán thường là nhằm mục đích minh bạch tài chính, tạo
sự tin tưởng hơn cho những nhà đầu tư: KTV cần chú trọng hơn vào mục tiêu
tính hiệu lực, tính giá bởi khách hàng có xu hướng ghi khống các khoản
doanh thu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
20
Với khách hàng muốn kiểm toán nhằm xem xét tình hình hoạt động kinh
doanh các năm trước để báo cáo lên hội đồng quản trị, ban giám đốc: Khi
thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng, KTV phải chú trọng hơn tới
mục tiêu cho phép. Từ đó thu thập các bằng chứng lên quan tới hệ thống
KSNB như sự phê duyệt các lệnh bán hàng, phiếu xuất kho…
Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm
toán không những giúp đạt hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn phải tuân thủ
các chuẩn mực chung thừa nhận. Chuẩn mực kiểm toán chung có nêu: “Quá
trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào
tạo đầyđủ thành thạo như một KTV”. Việc lựa chọn nhân viên thực hiện kiểm
toán được tiến hành trên yêu cầu về số lượng cũng như yêu cầu về chất lượng
KTV và thường do giám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo. Trong quá
trình này, công ty kiểm toán cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Nhóm kiểm toán phải có người có khả năng giám sát một cách thích
đáng các nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm.
Công ty kiểm toán nên hạn chế việc thường xuyên thay đổi KTV trong
hai cuộc kiểm toán cho cùng một khách hàng trong nhiều năm, nhưng không
quá thời gian tối đa là ba năm theo quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP.
b) Thu thập thông tin cơ sở
Theo các hướng dẫn trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 Lập
kế hoạch kiểm toán, trong giai đoạn này KTV sẽ thu thập hiểu biết về ngành
nghề, hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống KSNB và các
bên liên quan. Đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu và thực hiện
thủ tục phân tích, xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và mở
rộng các thủ tục kiểm toán khác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
21
Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 Hiểu biết về tình hình kinh
doanh thì “Đểthực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết về tình hình
kinh doanh của khách hàng đủ để nhận thức và xác định các dữ kiện, nghiệp
vụ thực tiễn của đơn vị được kiểm toán mà theo đánh giá của KTV chúng có
thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến
báo cáo kiểm toán”. KTV có thể có được những hiểu biết này bằng nhiều
cách, cách thức được sử dụng nhiều nhất là trao đổi với các KTV tiền nhiệm
hoặc những KTV đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.
Liên quan đến khoản phải thu khách hàng, KTV khi tiến hành tìm hiểu
về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể đạt được
những đánh giá ban đầu liên quan đến chính sách bán chịu do ảnh hưởng của
đặc điểm ngành nghề và hoạt động kinh doanh của đơn vị đó.
Xem xét kết quả cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán
Xem xét sổ sáchcủa khách hàng được kiểm toán từ năm trước là cần thiết
giúp KTVhiểu được bảnchấtcácsốliệu trên BCTC nóichungvà khoản phải thu
kháchhàng nóiriêng. Hồ sơ kiểm toán từ những năm trước chứa đựng rất nhiều
thôngtin hữuích về khách hàng. Qua việc xem xét hồ sơ kiểm toán, KTV cũng
thu thập được nhữnghiểu biếtcùngcác tài liệu liên quan đến giả định quan trọng
mà Ban Giám đốc khách hàng sử dụng trong việc đánh giá giá trị của những
khoản phải thu khách hàng và khoản dự phòng nợ khó đòi.
Nhận diện các bên có liên quan
Trong giai đoạn này KTV cũng cần nhận diện các bên liên quan đến
khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kiểm toán khoản phải thu
khách hàng khi mà KTV cần đặc biệt lưu tâm đến các khách hàng mà công ty
khách hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì các bên liên quan và các nghiệp
vụ giữa các bên có liên quan có ảnh hưởng đến sự nhận định của những người
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
22
sử dụng BCTC nên KTV cần xác định các bên liên quan và có những nhận
định ban đầu về mối quan hệ này trong giai đoạn lập kế hoạch.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Công việc này giúp KTV nắm bắt được các quy định mang tính pháp lý
có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các thông tin này có
thể được thu thập qua: Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, BCTC, báo cáo
kiểm toán, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám
đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng…
Khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng, KTV cần đặc biệt quan tâm
đến chính sách bán chịu, các hợp đồng, cam kết bán hàng, cung cấp dịch vụ
lớn, hay các vụ tranh chấp đang diễn ra liên quan tới các hoạt động bán hàng
hay thu tiền.
c) Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Đánh giá trọng yếu
Trọng yếu là thuật ngữ dùng để chỉ tầm quan trọng của một thông tin
(hay một số liệu kế toán) trong BCTC (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
200 Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC). Thông tin
được coi là trọng yếu tức là nếu thiếu thông tin đó hoặc có thông tin nhưng
thông tin đó thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử
dụng BCTC.
Hai bước đánh giá tính trọng yếu:
Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu
về trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin tài
chính. Số tiền sai lệch tối đa này chính là mức sai sót có thể chấp nhận được
đối với toàn bộ BCTC. Ước lượng này không cố định mà có thể thay đổi
trong suốt cuộc kiểm toán.
Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
23
mục: Sau khi ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV
cần phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục trên BCTC. Việc phân
bổ giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải
thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất có thể, nhưng vẫn
đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban
đầu về tính trọng yếu. Cơ sở để phân bổ là bản chất của khoản mục, rủi ro
tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối
với từng khoản mục. Công việc này thường được phân công những cá nhân
có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
Đánh giá rủi ro
Các quyếtsáchtrongquátrình bán hàng - thu tiền và lập dự phòng nợ phải
thu thườngvề cơ bản thường gồm những đánh giá chủ quan của Ban Giám đốc
côngty khách hàng. Do đó, nó có thể chưa đựng rất nhiều rủi ro khi KTV thực
hiện kiểm toán. Rủi ro kiểm toán khoản phải thu khách hàng có thể tăng lên khi
các quyđịnhcủachuẩnmực, chếđộ kếtoánliên quanvà các quyết sách của Ban
Giám đốc khách hàng đến khoản mục này trở nên phức tạp.
Mức rủi ro được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố: Mức độ mà theo đó
người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC và Khả năng khách hàng gặp
khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố.
Có ba loại rủi ro cần quan tâm khi đánh giá rủi ro kiểm toán: rủi ro tiềm
tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong
BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp nếu
giả sử không có hệ thống KSNB.
Rủi ro kiểm soát (CR): rủi ro xảy ra trong từng nghiệp vụ, từng khoản
mục trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống KNSB không
ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
24
Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trên BCTC tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong
quá trình kiểm toán KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được.
Và mức rủi ro kiểm toán mong muốn (AR) được xác định: AR =
IR.CR.DR
d) Nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro
có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi
trường của đơn vị”: “KTV phảicó đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và KSNB
của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm
toán có hiệu quả”. Bởi vậy, tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh
giá rủi ro kiểm soát là công việc quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một
cuộc kiểm toán nào. Trong khuôn khổ kiểm toán BCTC, KTV chỉ quan tâm
đến các chính sách và thủ tục có liên quan của hệ thống KSNB có ảnh hưởng
đến các cơ sở dẫn liệu cho việc lập BCTC.
Khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng, việc tìm hiểu hệ thống KSNB
đối với khoản mục này, KTV sẽ tìm hiểu các nội dung, các yếu tố của hệ
thống KSNB như đã trình bày ở phần 1.1.4.
e) Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là toàn bộ các chỉ dẫn chi tiết cho các KTV khi
tham gia vào cuộc kiểm toán, là phương tiện để theo dõi và kiểm tra việc thực
hiện kiểm toán, là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực
hiện. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành,
lịch trình và phạm vi của cuộc kiểm toán cụ thể cùng thời gian ước tính cho
phần hành đó. Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp có tác dụng sắp
xếp công việc, nhân lực đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV nhằm đặt được
hiệu quả cao nhất trong công việc.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
25
Khi thiết kế chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về
rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được
thông qua thử nghiệm cơ bản.
Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng bao gồm các nội
dung sau:
Tên chương trình kiểm toán: ghi rõ là chương tình kiểm toán khoản phải
thu khách hàng.
Phân công công việc: chỉ rõ KTV nào chịu trách nhiệm kiểm toán khoản
phải thu khách hàng.
Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: các tài liệu cơ bản mà KTV
cần yêu cầu khách hàng cung cấp cho kiểm toán khoản phải thu khách hàng là
các sổ liên quan đến tài khoản 131, biên bản đối chiếu công nợ với khách
hàng cuối kỳ, các chứng từ (hóa đơn bán hàng, vận đơn, các giấy tờ ủy quyền
thanh toán…)
Các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết đối với khoản phải thu khách
hàng cũng như khoản dự phòng phải thu khó đòi.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Đây là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng
với đối tượng kiểm toán cụ thể để có thể thu thập đầy đủ những bằng chứng
kiểm toán đáng tin cậy phục vụ cho việc ra ý kiến kiểm toán. Khi thực hiện
kiểm toán nói chung cũng như thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách
hàng nói riêng, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
a) Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ
Sau khi tìm hiểu hệ thống KNSB của khách hàng với đánh giá ban đầu là
khách hàng có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực, thủ tục kiểm soát sẽ
được thực hiện nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán chứng minh cho việc
thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
26
Các nộidungvà kỹ thuật khảo sát về KSNB chủ yếu có thể khái quát gồm:
- Khảo sát về khâu thiết kế của hệ thống KSNB, mà cụ thể là việc thiết
kế các bước kiểm soát, các thủ tục kiểm soát đối với từng chu kỳ kinh doanh
hay đối với các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đơn vị.
Cách thức cơ bản chung mà kiểm toán viên thường áp dụng để thu thập
bằng chứng về khâu thiết kế của hệ thống KSNB là tiến hành thu thập thông
tin về các quy chế về quản lý nói chung, kiểm soát nội bộ nói riêng, các quy
chế này thường biểu hiện dưới dạng: Quy định về chức năng, trách nhiệm của
các cá nhân, bộ phận có liên quan trong đơn vị về các nhiệm vụ cụ thể (Ví
dụ: về người phê chuẩn bán hàng, xét duyệt và phê chuẩn thanh toán, chính
sách tín dụng thương mại của đơn vị..); Quy định về trình tự thủ tục phải đảm
bảo tính độc lập khi tiến hành từng công việc nói trên do lãnh đạo của đơn vị
được kiểm toán cung cấp bao gồm các văn bản quy chế mà đơn vị đã xây
dựng và ban hành phù hợp với quy định của Nhà nước hay cấp trên.
-Khảo sát về sự vận động (vận hành) của các bước kiểm soát, các thủ
tục kiểm soát gắn với từng khâu kiểm sát trong chu kỳ kinh doanh hay lĩnh
vực kinh doanh của đơn vị.
Cách thức chủ yếu áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán thường là:
Trực tiếp quan sát các hoạt động kiểm soát của cá nhân hay bộ phận có liên
quan (kiểm soát hàng xuất kho, phê chuẩn bán hàng..); Phỏng vấn những
người có liên quan đến hoạt động kiểm soát (bộ phận bán hàng, phê chuẩn
bán chịu…); Kiểm tra các tài liệu xem các dấu vết của sự kiểm soát còn lưu
lại trên đó (như lời phê, chữ ký…); có thể yêu cầu bộ phận kiểm soát nội bộ
lam lại các công việc kiểm soát đã xảy ra để đánh giá về độ tin cậy của sự vận
hành kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
Công việc khảo sát này phải được ghi chép vào giấy tờ làm việc và sau
này sẽ lưu trong hồ sơ kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
27
Đối với khoản phải thu khách hàng, dựa trên việc tìm hiểu về hệ thống
KSNB và các mục tiêu kiểm toán của khoản phải thu, KTV sẽ xác định các
thủ tục kiểm kiểm soát phù hợp. Công việc này nhằm đánh giá chính xác nhất
mức độ hiệu quả trong hoạt động của hệ thống KSNB cũng như có thể giảm
được các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ thực hiện sau đó. Thông thường, hệ thống
KSNB đối với khoản phải thu khách hàng có những đặc điểm sau:
Do trong quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh việc cung cấp hàng hóa
dịch vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy để tránh nhầm lẫn giữa các đối
tượng thì doanh nghiệp thường mở sổ theo dõi cho từng đối tượng, cả khách
hàng thường xuyên lần khách hàng vãng lai.
Khoản phải thu khách hàng là một tài sản khá nhạy cảm, lại phát sinh với
số lượng lớn, giá trị cao do vậy dễ dẫn đến những hành vi gian lận của nhân
viên… Do vậy, khoản phải thu khách hàng phải được theo dõi chặt chẽ, phải
có sự phê duyệt bán chịu trước khi bán hàng, ghi nhận phải thu các đối tượng
đúng số tiền trên hóa đơn, đúng thời gian, có đối chiếu công nợ với từng đối
tượng, có bảng phân tích theo dõi tuổi nợ…
Theo đó, tùy vào từng cuộc kiểm toán cụ thể, KTV sẽ thiết kế các thủ tục
kiểm soát riêng phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng kiểm toán. Khi kiểm
toánkhoảnphảithukháchhàng, KTV thường sử dụng một số thủ tục kiểm soát
như: Xem xét sự phù hợp của các quy chế tài chính liên quan với việc ghi nhận
các khoảnphảithu kháchhàng thông qua trao đổi với giám đốc tài chính; Thẩm
tra việc phâncáchtráchnhiệmgiữa người giữ sổ, người thu tiền, người xét duyệt
bánhàng thôngquaphỏngvấn, quansát;Kiểm tra việc tổ chức thực hiệnsơ đồ tài
khoản, quyđịnhvề đốiứng hay việc ghi chép trên các tài khoản chi tiết qua kiểm
tra, quan sát kết hợp với phỏng vấn nhân viên kế toán…
Kết quả của khảo sát về KSNB đối với khoản mục phải thu khách
hàng sẽ cho phép kiểm toán viên quyết định các khảo sát cơ bán tiếp theo
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
28
một cách phù hợp.
b) Thủ tục phân tích
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 Quy trình phân tích thì
phân tích các số liệu thông tin, các tỷ suất quan trọng sẽ giúp KTV “tìm ra xu
hướng biến động và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin
liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến
Thủ tục phân tích thường tiến hành phân tích các thông tin tài chính và
phân tích các thông tin phi tài chính trong mối quan hệ với các thông tin tài
chính có liên quan.
- Phân tích các thông tin tài chính:
+Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ
sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC. Đối với khoản mục
phải thu khách hàng, các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích gồm: so sánh số
liệu khoản phải thu khách hàng kỳ này với kỳ trước để xem xét xu hướng biến
động của khoản phải thu khách hàng, so sánh giá trị các khoản nợ quá hạn của
kỳ này với kỳ trước…Qua đó, KTV có cái nhìn sơ lược về chính sách bán
hàng mà khách hàng đang áp dụng, đánh giá sự hợp lý trong kiểm soát của
doanh nghiệp với khoản phải thu.
+ Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh
các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC.
Đối với các khoản phải thu khách hàng, các tỷ suất KTV cần phải xác định là:
Cơ cấu nợ phải thu ngắn hạn trong tổng số nợ phải thu (để xem xét các khoản
thu hồi trong thời gian gần của khách hàng), cơ cấu khoản phải thu khách
trong tổng số doanh thu. Bên cạnh đó, KTV cần phân tích ảnh hưởng của
khoản phải thu khách hàng đối với khả năng thanh toán của công ty khách
hàng, phân tích tỷ suất số vòng quay cùng thời gian một vòng quay các khoản
phải thu khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
29
- Phân tích các thông tin phi tài chính
Các thông tin phi tài chính có liên quan và ảnh hưởng trực tiệp hay gián
tiếp đến thông tin tài chính của khoản phải thu khách hàng như thông tin về
môi trường kinh doanh, về đặc thù kinh doanh, về giá cả thị trường, về chính
sách của Nhà nước,....
Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các yếu
tố gây sự biến động đương nhiên đối với phải thu khách hàng và chỉ ra các
nghi ngờ về sai phạm có thể có. Như sự thay đổi quy mô kinh doanh, sự biến
động của giá cả trên thị trường, có thể do quan hệ cung cầu thay đổi.Sự biến
động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường.
c) Thủ tục kiểm tra chi tiết
Đối với TK 131, có thể bao gồm các khoản nợ phải thu ở khách hàng (
số dư bên Nợ) và khoản tiền khách hàng đã đặt trước hay trả thừa ( các số dư
bên có), Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết số dư đầu kỳ, cuối kỳ của
khoản mục phải thu khách hàng, còn các nghiệp vụ phát sinh sẽ tham chiếu
kết quả của phần hành kiểm toán doanh thu bán hàng.
- Đối với số dư đầu kỳ:
Việc xem xét số dư đầu kỳ các khoản phải thu khách hàng ( ngắn hạn,
dài hạn) được tiến hành tùy thuộc vào BCTC năm trước của khách hàng đã
được kiểm toán hay chưa và nếu đã được kiểm toán thì do doanh nghiệp kiểm
toán nào thực hiện
+Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm
toán đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác
định là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
+ Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán
khác, kiểm toán viên phải xem xét báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ
kiểm toán năm trước. Nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
30
kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm
toán bổ sung.
+ Nếu BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc việc kiểm toán năm
trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểm toán viên không tin
tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trước
không chấp nhận toàn phần đối với số dư các khoản phải thu khách hàng, thì
kiểm toán viên phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn
phần. Sau đó thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các
chứng từ chứng minh số dư đầu năm, kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ
của năm trước, kiểm tra các thư xác nhận từ người mua cuối năm trước....
- Đối với số dư cuối kỳ
Trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ bán hàng và
thu tiền trong kỳ, kiểm toán viền cần kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết về
số dư các khoản phải thu khách hàng cuối kỳ.Các thủ tục kiểm toán thường
được thực hiện phổ biến như sau:
* Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Sự hiện hữu” và “ Quyền và nghĩa vụ”:
Thông thường, KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng
liệt kê chi tiết công nợ đối với từng người mua.Từ đó kiểm tra danh mục và
sự tồn tại của các người mua; Đồng thời làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu với
các chứng từ, tài liệu có liên quan.
- Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán với
các người mua và cũng cần lưu ý đặc biệt đối với trường hợp không có biên
bản đối chiếu công nợ này để có thủ tục kiểm toán thay thế.
- Tốt nhất, KTV tiến hành xin xác nhận các khoản nợ còn phải thu từ các
khách hàng.Thông thường KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các
bảng liệt kê nợ của các khách hàng, xét đoán khả năng có thể xin xác nhận và
sau đó thực hiện thủ tục gửi thư xin xác nhận của các khách hàng.Sự xác nhận
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
31
nợ từ chính các khách hàng sẽ đảm bảo tin cậy.Tuy nhiên, không phải khách
hàng nào cũng đều phúc đáp và phúc đáp tích cực. Bởi vậy, KTV còn phải áp
dụng thêm các thủ tục kiểm toán thay thế.
- Nếu không thể có được xác nhận từ khách hàng về nợ còn phải thu,
KTV cần tiến hành kiểm tra các căn cứ ghi sổ của các khoản nợ này, như hóa
đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ giao hàng... và các chứng
từ thu tiền ( phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng).Cần phải nắm rõ là :
Trường hợp toàn bộ chuyến hàng còn chưa thu tiền thì chủ yếu liên quan đến
các chứng từ tài liệu bán hàng, giao hàng; Trường hợp khách hàng đã thanh
toán một phần tiền hàng, còn phải xem xét thêm các chứng từ thanh toán cho
chuyến hàng tương ứng.Kiểm toán viên cũng có thể kiểm tra nghiệp vụ thu
tiền ở đầu kỳ hạch toán tiếp theo, điều này cũng có thể có bằng chứng về
khoản phải thu khách hàng cuối kỳ trước là có thật.
* Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Tính toán, đánh giá”
- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải thu
mà đơn vị đã thực hiện bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu
và đơn giá bán trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng
đã ghi trên hợp đồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm
yết giá của đơn vị... đã được phê chuẩn. Trường hợp nợ phải thu có gốc ngoại
tệ, cần kiểm tra, so sánh với thông tin về tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm báo cáo
để xem xét việc điều chỉnh có đảm bảo phù hợp hay không. Trường hợp nợ
phải thu chỉ là một phần còn lại của chuyến hàng đã bán, kiểm tra trên cơ sở
số tiền phải thu ghi trên hóa đơn và chứng từ đã thu tiền tương ứng của hóa
đơn đó.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ phải thu:
trong trường hợp xét thấy cần thiết, kiểm toán viên có thể tiến hành tính toán
lại và so sánh với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
32
- Cần lưu ý đến các trường hợp bán hàng có áp dụng các chính sách
giảm giá, chiết khấu thương mại sẽ có liên quan đến tính toán nợ phải thu, có
thể kiểm toán viên cần thảo luận với các nhà quản lý đơn vị để làm rõ các
trường hợp này.
* Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Cộng dồn”
- Kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách so sánh
danh mục với các người mua từ các sổ chi tiết phải thu khách hàng với bảng
kê chi tiết công nợ.
- Kiểm tra tính đúng đắn ( chính xác) của việc tổng hợp công nợ: Bằng
cách đối chiếu từng trang sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Bảng kê chi tiết
công nợ về các số liệu tương ứng, đặc biệt là số dư cuối kỳ.
- Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp( cộng dồn) số liệu trên Bảng
kê chi tiết công nợ .
* Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Trình bày và công bố”
- Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về khoản còn phải thu khách
hàng có phù hợp với quy định của chế độ kế toán
- Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán
của đơn vị
1.3.3 Kếtthúc kiểmtoán
a) Chuẩn bị hoàn thành cuộc kiểm toán
Giai đoạn này, KTV phải tiến hành những công việc cụ thể sau:
Xem xét các khoản công nợ phải thu bất thường (ngoài dự kiến):
Những khoản công nợ ngoài dự kiến có thể là các quyền lợi, các nghĩa vụ, các
khoản bồi thường nhưng đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thể kết luận là có
chắc chắn xảy ra hay không. KTV có thể trao đổi với nhà quản lý về khả năng
của các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét biên bản họp hội đồng quản trị, ban
giám đốc, liên lạc với luật sư hoặc tư vấn pháp lý của công ty khách hàng. Từ
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
33
các kết quả thu được, KTV tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
khoản công nợ dự kiến, nếu trọng yếu thì phải được công bố trên thuyết minh
báo cáo tài chính tài chính.
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ: KTV cần xem
xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đối với
việc trích lập dự phòng nợ khó đòi trên BCTC.
Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị: KTV cần kiểm tra các dấu
hiệu sau: đơn vị bị lỗ trong thời gian dài và không có khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn, đơn vị có liên quan đến các vụ kiện lớn có khả năng làm
ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của khách hàng, đơn vị gặp phải
những thiên tai hay những sự kiện khách quan sau ngày kết thúc niên độ như,
xem xét chính sách pháp luật của Nhà nước gây những bất lợi trong hoạt động
kinh doanh của khách hàng.
Đánh giá về kết quả kiểm toán: trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV
phải đánh giá tổng quát về kết quả thu thập được. KTV có thể áp dụng các thủ
tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ, tính xác thực, tính hiệu lực và tính đầy
đủ của các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Khi đánh giá về tính trung
thực và hợp lý của khoản phải thu khách hàng trình bày trong BCTC có phù
hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hay không, KTV cần đánh
giá sự nhất quán của các thông tin và các bằng chứng kiểm toán được thu thập
trong quá trình kiểm toán khi xem xét tổng thể BCTC.
b) Lập Báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán có thể hiểu là bảng tổng hợp kết luận cuối cùng của
kiểm toán viên mà trên đó kiểm toán viên đánh giá báo cáo tài chính của công
ty đã phản ánh trung thực, hợp lý hay chưa? Đã tuân thủ đúng theo Chuẩn
mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành hay chưa. Qua đó đưa ra
ý kiến kiểm toán viên về báo cáo tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
34
Có các loại ý kiến về báo cáo tài chính như sau:
*Ý kiến chấp nhận toàn phần: Được sử dụng trong trường hợp KTV
cho rằng BCTC của khách hàng đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, phù hợp với chuẩn mực
hay chế độ kế toán hiện hành. Khi đưa ra ý kiến này, BCTC của khách hàng
có thể có sai sót nhưng đã điều chính theo ý kiến của KTV. Số liệu trên
BCTC đính kèm Báo cáo kiểm toán là số liệu đã điều chỉnh theo ý kiến của
KTV.
* Ý kiến chấp nhận từng phần: Được sử dụng trong trường hợp KTV
cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố ngoại trừ hay phụ thuộc được nêu ra trong báo cáo kiểm toán.
Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra khi KTV giới hạn về phạm vi kiểm
toán hoặc bất đồng quan điểm với người quản lý về phương pháp kế toán. Ý
kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc sẽ được KTV sử dụng trong
trường hợp các sự kiện không chắc chắn và nằm ngoài khả năng kiểm soát
của KTV.
* Ý kiến trái ngược: Khi KTV có sự bất đồng nghiêm trọng với nhà
quản lý về việc lựa chọn và áp dụng các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
hoặc không phù hợp của thông tin ghi trên BCTC của khách hàng mà có liên
quan đến phần lớn các khoản mục.
* Ý kiến từ chối: KTV đưa ra ý kiến này khi việc giới hạn phạm vi kiểm
toánlàm KTVkhôngthể thu thập được cácthôngtinquantrọng hoặc thiếu thông
tin liên quan đến các khoản mục, nghiêm trọng tới mức mà KTV không thể thu
thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để đưa ra ý kiến.
c) Thư quản lý
KTV lập thư quản lý gửi cho khách hàng để giúp cho khách hàng có thể
nhận thấy rõ những yếu kém trong công tác quản lý tài chính, những nhược
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
35
điểm trong việc thiết kế hệ thống kế toán cũng như hệ thống KSNB. Từ đó,
giúp khách hàng khắc phục được những điểm yếu đó, qua đó cũng nâng cao
được vị thế, uy tín của công ty kiểm toán với khách hàng.
Thư quản lý mô tả về từng sự việc cụ thể gồm: tình hình thực tế, khả
năng rủi ro, kiến nghị cuả KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự
kiện đó. Công ty kiểm toán mà đại diện KTV trực tiếp kiểm toán tại công ty
khách hàng cần thông báo những vấn đề kiểm toán liên quan tới quản lý cho
người có thẩm quyền. Đối với khoản phải thu khách hàng, KTV cần phải
thông báo tất cả các khía cạnh, bao gồm cả bản chất của các giả thuyết quan
trọng sử dụng trong phương pháp xác định giá trị cũng như các khoản dự
phòng, mức độ khách quan của việc xây dựng các giả thuyết đó và giá trị
tương đối của khoản phải thu khách hàng được trình bày hợp lý trên BCTC.
Kết luận chương 1
Những lý luận chungnhấtvề quytrìnhkiểm toánkhoảnmục phải thu khách
hàng trongkiểm toánBCTC dotổ chứckiểmtoánđộclập thực hiện là nền tảng để
xây dựngnên mộtcuộc kiểmtoánBCTC nóichungvàkiểm toánkhoản mục phải
thu khách hàng nói riêng. Đây cũng là căn cứ để đánh giá thực trạng kiểm toán
khoản mục trên trong thực tế tại công ty kiểm toán độc lập.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TYTNHH
KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY
ACA
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn UHY ACA (UHY ACA LTD)
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA ( “UHY ACA”) là 1
trong 10 Công ty Kiểm toán và Tư vấn hàng đầu Việt Nam được thành lập
năm 2001. Hiện nay UHY ACA Việt Nam có gần 300 nhân viên chuyên
nghiệp có trụ sở Hà Nội và các văn phòng chi nhánh tại Hải Phòng, Vinh và
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, đã
được đào tạo và rèn luyện nhiều năm trong các hãng kiểm toán và Tư vấn
hàng đầu thế giới và Việt Nam, kết hợp với hơn 7.600 chuyên gia có bề dày
kinh nghiệm của UHY International trên toàn thế giới tại 275 văn phòng
thuộc 87 quốc gia và vùng lãnh thổ, UHY ACA luôn cam kết đảm bảo cung
cấp dịch vụ chất lượng cao và hiệu quả nhất cho khách hàng.
Sơ lược về công ty TNHH Kiềm toán và Tư vấn UHY ACA:
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA
Tên tiếng Anh: UHY ACA Auditing Company Limited.
Tên viết tắt: UHY ACA.
Trụ sở chính của công ty: tầng 9, tòa nhà HL, ngõ 82 Duy Tân, Phường
Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Mã số thuế: 0102021062
Tên giao dịch: UHY ACA CO., LTD
Hình Thức Sỡ Hữu: Công Ty TNHH
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
37
Điện thoại: 043 755 7466
Fax: 043 755 7448
Email: info@uhyaca.vn
Website: www.uhyaca.vn
2.1.2 Nghiệp vụ, chức năng, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA (UHY ACA LTD)
2.1.2.1 Các dịchvụ Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn UHY ACA cung cấp
UHY ACA là một trong số ít công ty kiểm toán đã được Ngân hàng Thế
giới (WB), Ngân hàng Pháttriển ChâuÁ (ADB) chấp thuậnkiểm toáncho các dự
án có vốn tài trợ của WB và ADB tại Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế
khác;đồngthờicũnglà mộttrongsố ítCôngtyđủđiều kiện để cung cấp dich vụ
kiểm toáncác doanhnghiệp niêm yết trên sàngiao dịchchứngkhoán, cáctổ chức
phát hành, các doanh nghiệp có lợi ích công chúng tại Việt Nam.
Qua 15 năm hoạt động, với sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo
cùng tập thể nhân viên trong Công ty, hệ thống dịch vụ do Công ty cung cấp
đã được phát triển, mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. UHY
ACA tự hào về khả năng cung cấp các dịch vụ tích hợp rộng rãi, chuyên
nghiệp “trọn gói”. Hiện nay, UHY ACA đang cung cấp các dịch vụ chính
sau: Kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm, dịch vụ thuế & tư vấn thuế, tư vấn
các giải pháp tài chính doanh nghiệp, dịch vụ doanh nghiệp, quản trị doanh
nghiệp và quản lý rủi ro, dịch vụ kế toán tài chính, tư vấn kinh doanh và công
nghệ, đào tạo…
a) Kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm
UHY ACA áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm soát rủi ro đối với các
dịch vụ kiểm toán và đảm bảo nhằm duy trì các chuẩn mực chuyên môn kiểm
toán cao và cung cấp dịch vụ kiểm toán phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng
cuộc kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
38
Dịch vụ kiểm toán chủ yếu của công ty bao gồm:
+ Kiểm toán BCTC theo luật định
+ Kiểm toán và soát xét theo mục đích đặc biệt
+ Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
+ Kiểm toán tuân thủ, theo yêu cầu
+ Soát xét, Kiểm toán chuẩn đoán
+ Hỗ trợ các giao dịch trên thị trường vốn
b) Dịch vụ thuế
- UHY ACA đưa ra chiến lược hiệu quả khi lập kế hoạch thuế trong khi
vẫn đảm bảo tuân thủ hiệu quả các quy định của nhà nước. UHY ACA cung
cấp đầy đủ các dịch vụ thuế giúp khách hàng tối ưu hóa các lợi ích về thuế và
giảm thiểu các rủi ro về thuế.
- Dịch vụ tư vấn lập kế hoạch thuế trong các lĩnh vực sau
+ Tư vấn chung về thuế
+ Đại lý thuế
+ Tư vấn tuân thủ và kê khai thuế
+ Hỗ trợ giải quyết, xử lý các câu hỏi và yêu cầu của Cơ quan thuế
+ Soát xét thuế
c) Tài chính doanh nghiệp
UHY ACA luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư, môi
giới đầu tư và các trung tâm tài chính khác. Vì vậy, UHY ACA có thể dễ dàng
giới thiệu các khách hàng tới các đối tác và các nhà tài chính tiềm năng. Các
chuyên gia tư vấn của UHY ACA làm việc trực tiếp tới khách hàng, áp dụng
các phương pháp thiết thực và linh hoạt nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua trở
ngại và cải thiện hiệu quả, năng suất và lợi nhuận kinh doanh.
- Dịch vụ bao gồm:
+ Tái cấu trúc doanh nghiệp và IPO
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06
39
+ Xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu
+ Thẩm định tài chính và thuế
+ Thẩm định giá
+ Sáp nhập và mua bán doanh nghiệp
+ Tư vấn thị trường vốn tư nhân
+ Nghiên cứu tính khả thi của dự án và lên kế hoạch kinh doanh
d) Dịch vụ doanh nghiệp
- Dịch vụ doanh nghiệp gồm:
+ Thành lập doanh nghiệp
+ Mua, bán công ty sở hữu công ty con
+ Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp nước ngoài
+ Lập và nộp hồ sơ, báo cáo theo quy định Nhà nước
+ Duy trì báo cáo bắt buộc
+ Xử lý các yêu cầu về chuyển nhượng cổ phiếu
+ Lập giấy chứng nhận cổ phần và các tài liệu chia cổ tức
e) Quản trị và quản lý rủi ro doanh nghiệp
UHY ACAlàm việc mộtcáchhiệuquảvớiquản lý cấp cao, Ban Kiểm toán
và Kiểm toánnộibộ. Bằngcáckiếnthức vàkinh nghiệm chuyênmôn, chúngtôitư
vấn kháchquanvàđộclập vềquảntrịrủi ro vàquytrìnhkinh doanh,đưara những
kiến nghị và giải pháp phùhợp giúp doanhnghiệp cải tiến và có thể nhanh chóng
đánh giá được thành công kinh doanh của mình.
- Các dịch vụ bao gồm:
+ Kiểm toán nội bộ
+ Soát xét và đánh giá rủi ro
+ Kiểm toán hệ thống kiểm soát và an ninh thông tin
+ Đánh giá tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp
+ Soát xét kiểm soát áp dụng quy trình
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Nguyễn Công Huy
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAYĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
 
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiệnKiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
 
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn khoKiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho
 
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACAKiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOTĐề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
 
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 

Similar a Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA

ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...Luận Văn 1800
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 

Similar a Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA (20)

Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An PhúKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giáKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Thu Khách Hàng.
Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Thu Khách Hàng.Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Thu Khách Hàng.
Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Thu Khách Hàng.
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty tiếp vận Mercury, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty tiếp vận Mercury, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty tiếp vận Mercury, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty tiếp vận Mercury, 9đ
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùngKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
 
Báo cáo thực tập kế toán tại California Fitness and Yoga
Báo cáo thực tập kế toán tại California Fitness and YogaBáo cáo thực tập kế toán tại California Fitness and Yoga
Báo cáo thực tập kế toán tại California Fitness and Yoga
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiệnKiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiĐề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuếKiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVAĐề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của riêng tôi, các số liệu kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Oanh
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU........................................................... vi MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................ 4 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG4 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khoản phải thu khách hàng ........................... 4 1.1.2.Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khoản phải thu khách hàng ................................................................................................................ 12 1.1.3 Quy trình hạch toán khoản phải thu khách hàng................................... 6 1.1.4 Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc ghi nhận khoản phải thu khách hàng .................................................................................................................. 6 1.1.5 Đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng ảnh hưởng đến công tác kiểm toán ................................................................................................. 11 1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................ 13 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính................................................................................................... 13 1.2.2 Nguồn tài liệu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................................... 14 1.2.3 Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.............................................................. 15 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC....................................................... 16 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 16 1.3.2 Thực hiện kiểm toán......................................................................... 25 1.3.3 Kết thúc kiểm toán ........................................................................... 32
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 iii KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA......................................... 36 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA ........................................................................................................ 36 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA (UHY ACA LTD) ............................................................ 36 2.1.2 Nghiệp vụ, chức năng, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA (UHY ACA LTD)....................... 37 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA .................................................. 41 2.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA........................................................................ 43 2.1.5. Sơ lược quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA......................................................................................... 44 2.2.THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHYACA..................................................... 46 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 46 2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng................................ 63 2.2.3 Kết thúc kiểm toán .......................................................................... 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 91 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA ............................................................................................... 92 3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục PTKH trong kiểm toán BCTC do UHY ACA thực hiện ................................................................. 92 3.1.1 Ưu điểm........................................................................................... 92
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 iv 3.1.2 Nhược điểm...................................................................................... 93 3.2.Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán VÀ tư vấn UHY ACA thực hiện ...................................................................................................98 3.2.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA. ....................................................................................................... 98 3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ................................................................................................................ 98 3.3.Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng...................................................................................99 3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện.....................................................................99 3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện.........................................................................100 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA THỰC HIỆN.............100 3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG.........................104 3.5.1Đối với các cơ quan nhà nước...........................................................104 3.5.2Đối với các hiệp hội nghề nghiệp ......................................................104 3.5.3Đối với Công ty kiểm toán................................................................105 3.5.4. Kiến nghị đối với KTV...................................................................105 KẾT LUẬN.............................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................109 PHỤ LỤC ...............................................................................................110
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 UHYACA Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHYACA 2 KTV Kiểm toán viên 3 BCTC Báo cáo tài chính 4 BCĐKT Bảng cân đốikế toán 5 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 CP Cổ phần 8 KSNB Kiểm soát nội bộ 9 PTKH Phải thu khách hàng
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG... 9 SƠ ĐỒ 2.1.BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA UHY ACA................................... 41 SƠ ĐỒ 2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN .................................................... 45 BẢNG 2.1: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ................................................................................................................ 49 BẢNG 2.2 XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU............................................ 57 BẢNG 2.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO............................................................... 59 BẢNG 2.4: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PTKH CHO CÔNG TY ABC .............................................................................. 60 BẢNG 2.5 KHẢO SÁT KSNB ĐỐI VỚI NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 65 BẢNG 2.6: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG CÔNG TY CP CẦU ABC............................................... 68 BẢNG 2.7: TỔNG HỢP CÔNG NỢ THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG............. 71 BẢNG 2.8 : THEO DÕI XÁC NHẬN SỐ DƯ PHẢI THU KHÁCH HÀNG NGẮN/ DÀI HẠN.................................................................................... 75 BẢNG 2.9: KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ HÌNH THÀNH SỐ DƯ CÔNG NỢ............................................................................................... 77 BẢNG 2.10: KIỂM TRA CÁC NGHIỆP VỤ BẤT THƯỜNG ................... 79 BẢNG 2.11: KIỂM TRA TÍNH ĐÚNG KỲ CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HANG ....................................................................................... 80 BẢNG 2.12: TÍNH LẠI DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI CÔNG TY CP CẦU ABC................................................................................................ 83
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 vii BẢNG 2.13. : TỔNG HỢP KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG SAU ĐIỀU CHỈNH CÔNG TY CP CẦU ABC .................................................. 85 BẢNG 2.14.: BẢNG TỔNG HỢP CÁC PHÁT HIỆN CÔNG TY CP CẦU ABC......................................................................................................... 86 BẢNG 2.15: TRÍCH BÁO CÁO KIỂM TOÁN.......................................... 87 BẢNG 2.16: TRÍCH THƯ QUẢN LÝ GỬI CÔNG TY CP CẦU ABC ...... 89
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Vào những năm của thập kỷ 90, khi nói đến nghề kiểm toán nhiều người không biết đó là nghề gì và làm việc gì. Năm 1999, kiểm toán độc lập đã xuất hiện ở Việt Nam; Mới đầu chỉ có 4 công ty trực thuộc Bộ tài chính, sau khi nghị định số 105/2003 của chính phủ ra đời, chính thức đánh dấu cho sự bùng nổ và phát triển của KTĐL ở Việt Nam.Từ 01/01/2012, hoạt động KTĐL thực hiện theo Luật Kiểm toán Độc lập được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/03/2011, Chính phủ đã có nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập. Theo đó, Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. Kiểm toán có vai trò như một kênh hỗ trợ hoạt động, tư vấn cho các doanh nghiệp, giúp làm minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo tương đối các thông tin được kiểm toán cho các bên thứ ba. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lượng thông tin về các doanh nghiệp là rất đa dạng, nên cần sự đảm bảo về tính trung thực và hợp lí của các thông tin này. Kiểm toán ra đời và hoạt đồng nhằm mục đích đó. BCTC hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm. Trong các thông tin tài chính trên BCTC, thông tin về các khoản phải thu cũng là mối quan tâm của những người đọc BCTC. Các khoản phải thu là một phần tài sản của doanh nghiệp do bên khác nắm giữ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy nắm bắt được tình hình của các khoản phải thu sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đúng đắn.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 2 Mặt khác, Nợ phải thu khách hàng có khả năng chứa đựng nhiều gian lận và sai sót. Do đó, kiểm toán Nợ phải thu khách hàng là một công việc tất yếu, không thể bỏ qua trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA, em đã có cơ hội được tiếp cận thực tế với quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do công ty thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC, em đã lựa chọn và viết luận văn cuối khóa về đề tài: “Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA thực hiện ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là tổng kết, khái quát lý thuyết về khoản mục phải thu khách hàng được kiểm toán bởi công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA.Đề cập đến thực tế kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện bởi các KTV của công ty. Đánh giá điểm mạnh và điểm còn hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA thực hiện. Từ đó đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA với nội dung là một khoản mục kiểm toán trong cuộc kiểm toán BCTC riêng biệt – khoản mục phải thu khách hàng
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 3 4. Phương pháp nghiên cứu Với kiến thức được trang bị trên giảng đường, cùng với kinh nghiệm tự học hỏi, luận văn tốt nghiệp của em bằng lý luận của chủ nghĩ duy vật biện chứng, đi từ lý luận đến thực tiễn để kiểm tra lý luận. Đồng thời kết hợp với phương pháp toán học của nghiệp vụ kế toán và phương pháp kiểm toán. Luận văn được trình bày theo phương pháp kết hợp giữa tổng hợp và phân tích, cũng như sự kết hợp giữa trình bày bằng luận văn kết hợp với sơ đồ bảng biểu. 5. Kết cấu của đề tài Kết cấu của bài Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1:Lýluậnchungvềkiểm toánkhoảnphảithu kháchhàngtrong kiểm toán Báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA . Chương 3: Mộtsố nhận xét, kiến nghịnhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phảithu kháchhàngtrongkiểm toán Báocáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHYACA Mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết của bản thân cùng kinh nghiệm thực tế nên Khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, bổ sung đóng góp ý kiến của thầy cô để bài Khóa luận được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều Oanh
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khoản phải thu khách hàng a) Khái niệm PTKHlà một trong những khoản mục quan trọng trên BCĐKT của doanh nghiệp. Khoản mục này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về các sản phẩm, hànghóa, bấtđộngsảnđầutưhaytài sảncố định, dịchvụ đã cung cấp hay các khoản phải thu liên quan đến các công trình xây dựng cơ bản. Theo Điều 17 Thông tư 200/2014/TT-BTC về Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu có ghi: - Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác. b) Đặc điểm Các khoản phải thu trên BCTC là một phần tài sản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai, do vậy việc hiểu và hạch toán đúng đắn các khoản phải thu là vô cùng quan trọng.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 5 Các khoản phải thu khách hàng là các khoản phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thời điểm thu tiền không cùng một thời điểm. Các khoản phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi. Bản chất của các khoản phải thu khách hàng là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng chưa thu tiền ngay, đây là một hình thức tín dụng trong mua bán hàng hóa. Thời hạn thanh toán của các khoản phải thu khách hàng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của từng đơn vị và áp dụng đối với từng khách hàng cụ thể. Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận như bị nhân viên chiếm dụng hay bị tham ô. Mặt khác, nợ phải thu khách hàng là khoản mục liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh. Chính vì vậy đây là một trong những cách thức để khai khống doanh thu và lợi nhuận. Các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Song việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi cho nợ phải thu khách hàng dựa vào ước tính của các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. Bản chất của các khoản dự phòng phải thu khó đòi làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp do đó làm giảm lợi nhuận trong kỳ báo cáo vì vậy việc lập dự phòng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của chế độ tài chính hiện hành. Các doanh nghiệp lập dự phòng cho các khoản phải thu để đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ và nhằm xác định giá trị thực của khoản tiền nợ phải thu. Để theo dõi các khoản phải thu khách hàng, kế toán sử dụng TK 131 – phải thu khách hàng
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 6 1.1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sáchkế toánkhoảnphải thu kháchhàng Để theo dõi phải thu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần có một hệ thống sổ sách kế toán liên quan đến khoản phải thu khách hàng bao gồm: sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu đối với từng khách hàng cụ thể, sổ cái tài khoản phải thu khách hàng, bảng tổng hợp các khoản phải thu khách hàng, bảng phân tích tuổi nợ, sổ theo dõi chi tiết dự phòng phải thu khó đòi... Cuối kỳ cần có biên bản đối chiếu công nợ đối với từng khách hàng để phát hiện chênh lệch nếu có. Các chứng từ liên quan đến khoản phải thu khách hàng: Hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu mua hàng Phiếu xuất kho Hoá đơn bán hàng Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo Có Ngân hàng, Phiếu kế toán (khi trích lập dự phòng) Các biên bản liên quan đến xoá sổ một khoản nợ khó đòi. 1.1.3 Quytrình hạch toán khoảnphải thu kháchhàng Nguyên tắc hạch toán khoản phải thu khách hàng Theo cuốn “Chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 có đưa ra những nguyên tắc khi hạch toán khoản phải thu khách hàng: a) Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 7 b) Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường. c) Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng khôngthu hồiđược,đểcócăncứxác địnhsố tríchlập dựphòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. d) Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. đ) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: - Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước; - Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 8 của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước; - Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. Để theo dõi các khoản phải thu khách hàng, kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu khách hàng”. Kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ phản ánh số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ phải thu khách hàng; Số tiền thừa mà doanh nghiẹp phải trả lại cho khách hàng; Điều chỉnh khoản chênh lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản phải thu khách hàng có nguồn gốc ngoại tệ. Bên Có phản ánh số tiền đã thu ở khách hàng (kể cả tiền ứng trước của khách hàng); Số chiết khấu thanh toán, số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá bán của hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào nợ phải thu; Các nghiệp vụ khác làm giảm khoản phải thu khách hàng (như chênh lệch tỷ giá, thanh toán bù trừ, xoá sổ nợ khó đòi…). TK 131 có thể đồng thời vừa dư bên Nợ vừa dư bên Có. Dư Nợ: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu khách hàng. Dư Có: Phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 9 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu khách hàng 131: Phải thu của khách hàng 511 Doanh thu Tổng giá Chưa thu tiền Phải thanh toán 635 Chiết khấu thanh toán 33311 521 Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán Thuế GTGT Chiết khấu thương mại giảm giá, hàng bán bị trả lại 711 Thu nhập do thanh lý Nhượng bán TSCĐ chưa thu tiền Thuế GTGT 111,112,113 331 33311 Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền Bù trừ nợ 111,112 Các khoản chi hộ khách hàng 337 Nợ khó đòi xử lý xóa sổ Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD Thuế GTGT 3331 133 2293,642 413 152,153,156,611 Thuế GTGT Khách hàng thanh toán nợ bằng hàng tồn kho Chênh lệch tỉ giá tăng khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ Chênh lệch tỉ giá giảm khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ kỳ cuối
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 10 Dự phòng nợ phải thu khó đòi Theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng có quy định và thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 sửa đổi bổ sung thông tư 228/2009/TT- BTC ngày 07/12/2009 thì dự phòng nợ phải thu khó đòi là “dự phòng phần giá trị bị tổn thấtcủa các khoản nợ phảithu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán”. Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi nêu trên, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nêu trên. Đốivới khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dựphòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% gái trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. Đối với khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức độ tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 11 1.1.4 Hệ thống kiểm soátnộibộ với việc ghi nhận khoản phải thu kháchhàng Hoạt động kiểm soát nội bộ ( KSNB) là một công việc tất yếu của bản thân đơn vị đối với quá trình SXKD trong đơn vị nói chung và đối với từng khoản mục nói riêng.Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho việc kiểm soát các khoản phải thu khách hàng được thực thi đúng đắn và có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu kiểm soát nói trên, đơn vị phải tiến hành các công việc kiểm soát cụ thể, khái quát ở những việc chính sau đây: 1/ Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB nói riêng cho khâu kiểm soát khoản mục phải thu khách hàng.Những quy định này có thể chia thành 2 loại: - Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc như người xét duyệt và phê chuẩn bán chịu, người chịu trách nhiệm thu hồi công nợ, ... Những quy định này vừa thể hiện trách nhiệm công việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm về góc độ kiểm soát: Kiểm soát khi chấp nhận đơn đặt hàng, Kiểm soát phê chuẩn bán chịu, kiểm soát ghi nhận công nợ,... - Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ tục thực hiện xử lý công việc, như trình tự thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng, trình tự xét duyệt bán chịu, trình tự ghi nhận, hạch toán... 2/ Đơnvị tổ chức triểnkhai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nóitrên gắn vớicác côngviệc:Tổ chứcphâncông,bố trí nhân sự, phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định... Trong tổ chức hoạt động KSNB , cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống; Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 12 1.1.5 Đặc điểm của khoảnmục phải thu kháchhàng ảnh hưởng đến công tác kiểm toán. Nợ PTKH là một phần quan trọng trong tổng thể các khoản phải thu của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, PTKH của doanh nghiệp ngày càng mở rộng cả về số lượng các đối tượng phải thu và quy mô của các khoản nợ, do đó tính phức tạp và tầm quan trọng của các khoản nợ phải thu tất yếu sẽ tăng lên. Việc tăng cường bán chịu khiến cho doanh nghiệp phải ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu vốn, tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính. Do vậy việc lựa chọn chính sách bán chịu hợp lý, quản lý và kiểm soát tốt hơn các khoản nợ phải thu là một yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp nhằm tránh các rủi ro như bị chiếm dụng vốn, bị ghi khống doanh thu hay trích lập dự phòng không hợp lý. Việc quản lí phải thu khách hàng do đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Mặt khác, trong mối liên hệ với các chỉ tiêu trong BCTC, PTKH có quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu khác như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thuế GTGT phải nộp, doanh thu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại...Sự thay đổi về số dư khoản phải thu khách hàng kéo theo sự thay đổi số dư các chỉ tiêu khác trong mối quan hệ ràng buộc. Nắm bắt được sự ảnh hưởng của Nợ PTKH tới các chỉ tiêu khác trong BCTC giúp KTV xác định chính xác mức độ trọng yếu của khoản mục này, từ đó đưa ra các thủ tục kiểm toán thích hợp để nhanh chóng phát hiện ra những điểm bất hợp lý, các biến động không đương nhiên và xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 13 1.2. KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính Trong chu trình bán hàng - thu tiền, do độ trễ của quá trình bán hàng so với quá trình thu tiền do đó hình thành nên khoản phải thu của khách hàng. Cùng với thời hạn phát sinh và thời hạn thanh toán khác nhau, các khoản phải thu còn liên quan đến nhiều người mua có đặc điểm, điều kiện kinh doanh, quản lý và khả năng thanh toán khác nhau nên việc trình bày và thuyết minh rõ các khoản phải thu này là công việc hết sức cần thiết và vì thế cũng chứa đựng nhiều gian lận hay sai sót trong khoản mục này. Do vậy, để phát hiện được những sai sót hay gian lận, KTV phải xác định được mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng. Mục tiêu của kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản phải thu khách hàng nói riêng là thu thập các bằng chứng kiểm toán để chứng minh tính trung thực và hợp lý của các khoản mục. Nói cách khác, các khoản phải thu khách hàng trên BCTC được trình bày một cách trung thực và hợp lý xét trên khía cạnh trọng yếu. Mục tiêu kiểm toán đặc thù các khoản phải thu khách hàng được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục này, cùng với việc xem xét hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục này. Ngoài ra mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng phải dựa vào đặc thù của từng công ty, xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mỗi mục tiêu chung có ít nhất một mục tiêu đặc thù. Theo đó, với kiểm toán khoản phải thu khách hàng, có thể khái quát thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù như sau: Tính có thật: Các khoản phải thu khách hàng phải có thực, có đối tượng, nội dung cụ thể. Khoản phải thu khách hàng được ghi nhận phải thực tế phát
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 14 sinh. Mục tiêu này được KTV đặc biệt quan tâm để phát hiện các khoản phải thu khách hàng bị khai khống, không phát sinh nhưng vẫn hạch toán. Phân loại và hạch toán đúng kỳ: Các nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận đúng thời gian phát sinh, các khoản thu tiền được ghi đúng thời gian. Phân loại và hạch toán đầy đủ: Các khoản phải thu khách hàng thực tế phát sinh phải được ghi nhận đầy đủ. Mục tiêu này nhằm phát phát hiện ra các khoản phải thu khách hàng bị bỏ sót không được hạch toán. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Các khoản phải thu khách hàng tại thời điểm lập BCTC đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền sở hữu thực sự. Tính toán đánhgiá: Các khoản phải thu khách hàng được ghi chép đúng số tiền, các con số cộng sổ, chuyển sổ, sang trang phải chính xác, khớp đúng giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Mục tiêu trình bày và công bố: Các khoản phải thu khách hàng được trình bày đúng đắn. Các vấn đề liên quan đến các khoản phải thu khách hàng được thuyết minh đầy đủ. 1.2.2. Nguồn tài liệu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính Để đưa ra được ý kiến nhận xét về khoản mục phải thu khách hàng một cách đúng đắn, KTV cần thu thập được các bằng chứng về quá trình xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu khách hàng. Cụ thể: - BCTC của doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính…) đặc biệt là phần liên quan đến các khoản phải thu khách hàng. - Các sổ hạch toán có liên quan đến khoản phải thu khách hàng bao gồm các sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. - Các chứng từ kế toán liên quan đến PTKH: hoá đơn bán hàng và cung
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 15 cấp dịch vụ, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền, giấy báo Có,..., các chứng từ liên quan đến việc giảm PTKH: các chứng từ chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại. - Các quy định, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc quản lý và ghi nhận khoản phải thu khách hàng cũng như quá trình thanh toán của khách hàng, quy định về trích lập dự phòng ... - Tài liệu khác có liên quan: biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dư các khoản nợ phải thu khách hàng tại ngày 31/12, hợp đồng kinh tế về bán hàng và cung cấp dịch vụ, ... 1.2.3 Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tàichính Khi thực hiện kiểm toán, các KTV cũng như các công ty kiểm toán đều lưu tâm đến rủi ro kiểm toán. Rủi ro xảy ra là việc Báo cáo kiểm toán không bày tỏ ý kiến đúng đắn về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của bảng khai tài chính hay các khoản mục trên bảng khai ấy. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hình ảnh và uy tín của công ty kiểm toán nói chung và uy tín của các KTV thực hiện kiểm toán nói riêng. Do vậy, khi thực hiện kiểm toán cần phải hiểu rõ bản chất khoản mục, kiểm soát được rủi ro đối với khoản mục kiểm toán. Khi kiểm toán khoản phải thu khác hàng trong kiểm toán tài chính, những rủi ro thường gặp phải như sau: - Công ty khách hàng chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ, quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ. Cụ thể chưa có quy định về số nợ tối đa đối với một khách hàng; thời hạn tối đa khách hàng phải thanh toán khi chuyển giao hàng hóa, dịch vụ; cách thức thanh toán… - Công ty khách hàng chưa có sổ chi tiết công nợ theo dõi riêng cho từng khách hàng hoặc cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản, dẫn
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 16 đến bù trừ công nợ không cùng đối tượng, cuối kỳ chưa tiến hành đánh giá các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ. - Công ty khách hàng chưa tiến hành đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu không đầy đủ tại thời điểm lập BCTC, chênh lệch số liệu giữa biên bản đối chiếu công nợ với sổ kế toán chưa được giải thích rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời. - Kế toán hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất nghiệp vụ khoản phải thu khách hàng. Ví như hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất thương mại vào TK 131 hay hạch toán các khoản phải thu khách hàng vào TK 138… - Hạch toán giảm khoản phải thu khách hàng do hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ. Ghi nhận tăng các khoản phải thu khách hàng không phù hợp với doanh thu. - Khoản phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị này còn phụ thuộc vào việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tuy nhiên, công ty khách hàng chưa tiến hành phân tích tuổi nợ đối với các khoản phải thu khách hàng. Do vậy dễ dẫn đến việc không trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi hoặc đã lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích quá tỉ lệ cho phép, hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định, không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi. Điều này dẫn đến việc phản ánh không chính xác giá trị thuần các khoản phải thu trên BCĐKT. 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.3.1 Lậpkế hoạchkiểm toán Kế hoạch kiểm toán là những định hướng và những công việc dự kiến phải làm trong quá trình kiểm toán, đồng thời kế hoạch kiểm toán cũng chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 17 một trình tự cụ thể nhất định. Lập kế hoạch kiểm toán là việc kiểm toán viên và công ty kiểm toán căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, thời gian, điều kiện cụ thể của mỗi khách hàng kiểm toán, của công ty kiểm toán để lập ra một kế hoạch tối ưu cho cuộc kiểm toán đó. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba bộ phận đó là: Lập chiến lược kiểm toán tổng thể Lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán Lập chương trình kiếm toán Lập chiến lược kiểm toán tổng thể: là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bạn rộng hoặc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm. Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán: là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán. Ở những doanh nghiệp kiểm toán đã lập kế hoạch kiểm toán chiến lược thì kế hoạch kiểm toán tổng thể là sự cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến các thủ tục kiểm toán. Lập chương trình kiếm toán: là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 18 • Nội dung cơ bản, chủ yếu của kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán đó là: a) Chuẩn bị kiểm toán Quy trình kiểm toán bắt đầu từ khi công ty kiểm toán tiếp nhận một khách hàng mới hay duy trì khách hàng cũ. Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong tương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các những công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán. Những công việc đó là: tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng kiểm toán, đánh giá rủi ro và ký hợp đồng kiểm toán. Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán Thị trường kiểm toán rất đa dạng, phức tạp. Hiện nay có rất nhiều các công ty kiểm toán, do vậy viêc khách hàng tìm đến và giữ được khách hàng đối với một công ty kiểm toán hiện nay khá khó khăn. Tuy nhiên, công ty kiểm toán cần cẩn trọng khi quyết định tiếp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ. Vì nếu không được quan tâm đúng mực sẽ có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay tổn hại đến uy tín của công ty kiểm toán. Để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, công ty kiểm toán cần thực hiện công việc sau: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng của khách hàng: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về Kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán thì “KTV phải xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán”. Các thủ tục nên được thiết lập để quyết định có hay không việc chấp nhận hoặc tiếp tục quan hệ với khách hàng. Tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 về Đánh giá rủi ro và hệ thống KSNB thì “tính liêm chính của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của môi
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 19 trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống KSNB”. Nếu ban quản trị thiếu liêm chính, KTV không thể dựa vào bất kỳ cam kết nào của ban quản trị cũng như bộ phận kế toán. Liên lạc với KTV tiền nhiệm: Với những khách hàng mới mà trước đây được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác thì việc liên lạc với KTV tiền nhiệm sẽ giúp KTV kế tục nắm bắt được những thông tin đầu tiên về khách hàng. Những thông tin này có thể là tính chính trực của nhà quản lý đơn vị, các bất đồng nếu có giữa hai bên, lý do khiến họ không tiếp tục cộng tác với nhau…Bên cạnh đó, KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán năm kiểm toán trước để hỗ trợ cho lập kế hoạch kiểm toán. Xác địnhlý do kiểm toán của khách hàng: Thực chất là việc xác định ai là người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng của họ. Đây là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và mức độ ảnh hưởng của các ý kiến đưa ra trong Báo cáo kiểm toán. Nếu BCTC được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC được đòi hỏi cao, do đó số lượng bằng chứng cần thu thập cũng như quy mô và độ phức tạp của các thủ tục kiểm toán sẽ tăng lên. Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, công ty kiểm toán sẽ có thêm cơ sở để lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp. Đối với kiểm toán khoản phải thu khách hàng, lý do kiểm toán của các khách hàng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các bước công việc của KTV, ví như: Với các khách hàng muốn kiểm toán trước khi cổ phần hóa hay vay vốn ngân hàng, lý do kiểm toán thường là nhằm mục đích minh bạch tài chính, tạo sự tin tưởng hơn cho những nhà đầu tư: KTV cần chú trọng hơn vào mục tiêu tính hiệu lực, tính giá bởi khách hàng có xu hướng ghi khống các khoản doanh thu.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 20 Với khách hàng muốn kiểm toán nhằm xem xét tình hình hoạt động kinh doanh các năm trước để báo cáo lên hội đồng quản trị, ban giám đốc: Khi thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng, KTV phải chú trọng hơn tới mục tiêu cho phép. Từ đó thu thập các bằng chứng lên quan tới hệ thống KSNB như sự phê duyệt các lệnh bán hàng, phiếu xuất kho… Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán không những giúp đạt hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn phải tuân thủ các chuẩn mực chung thừa nhận. Chuẩn mực kiểm toán chung có nêu: “Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầyđủ thành thạo như một KTV”. Việc lựa chọn nhân viên thực hiện kiểm toán được tiến hành trên yêu cầu về số lượng cũng như yêu cầu về chất lượng KTV và thường do giám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo. Trong quá trình này, công ty kiểm toán cần quan tâm đến những vấn đề sau: Nhóm kiểm toán phải có người có khả năng giám sát một cách thích đáng các nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Công ty kiểm toán nên hạn chế việc thường xuyên thay đổi KTV trong hai cuộc kiểm toán cho cùng một khách hàng trong nhiều năm, nhưng không quá thời gian tối đa là ba năm theo quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP. b) Thu thập thông tin cơ sở Theo các hướng dẫn trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 Lập kế hoạch kiểm toán, trong giai đoạn này KTV sẽ thu thập hiểu biết về ngành nghề, hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống KSNB và các bên liên quan. Đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu và thực hiện thủ tục phân tích, xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và mở rộng các thủ tục kiểm toán khác.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 21 Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 Hiểu biết về tình hình kinh doanh thì “Đểthực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng đủ để nhận thức và xác định các dữ kiện, nghiệp vụ thực tiễn của đơn vị được kiểm toán mà theo đánh giá của KTV chúng có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán”. KTV có thể có được những hiểu biết này bằng nhiều cách, cách thức được sử dụng nhiều nhất là trao đổi với các KTV tiền nhiệm hoặc những KTV đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan. Liên quan đến khoản phải thu khách hàng, KTV khi tiến hành tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể đạt được những đánh giá ban đầu liên quan đến chính sách bán chịu do ảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề và hoạt động kinh doanh của đơn vị đó. Xem xét kết quả cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán Xem xét sổ sáchcủa khách hàng được kiểm toán từ năm trước là cần thiết giúp KTVhiểu được bảnchấtcácsốliệu trên BCTC nóichungvà khoản phải thu kháchhàng nóiriêng. Hồ sơ kiểm toán từ những năm trước chứa đựng rất nhiều thôngtin hữuích về khách hàng. Qua việc xem xét hồ sơ kiểm toán, KTV cũng thu thập được nhữnghiểu biếtcùngcác tài liệu liên quan đến giả định quan trọng mà Ban Giám đốc khách hàng sử dụng trong việc đánh giá giá trị của những khoản phải thu khách hàng và khoản dự phòng nợ khó đòi. Nhận diện các bên có liên quan Trong giai đoạn này KTV cũng cần nhận diện các bên liên quan đến khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kiểm toán khoản phải thu khách hàng khi mà KTV cần đặc biệt lưu tâm đến các khách hàng mà công ty khách hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì các bên liên quan và các nghiệp vụ giữa các bên có liên quan có ảnh hưởng đến sự nhận định của những người
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 22 sử dụng BCTC nên KTV cần xác định các bên liên quan và có những nhận định ban đầu về mối quan hệ này trong giai đoạn lập kế hoạch. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Công việc này giúp KTV nắm bắt được các quy định mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các thông tin này có thể được thu thập qua: Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, BCTC, báo cáo kiểm toán, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng… Khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng, KTV cần đặc biệt quan tâm đến chính sách bán chịu, các hợp đồng, cam kết bán hàng, cung cấp dịch vụ lớn, hay các vụ tranh chấp đang diễn ra liên quan tới các hoạt động bán hàng hay thu tiền. c) Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Đánh giá trọng yếu Trọng yếu là thuật ngữ dùng để chỉ tầm quan trọng của một thông tin (hay một số liệu kế toán) trong BCTC (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC). Thông tin được coi là trọng yếu tức là nếu thiếu thông tin đó hoặc có thông tin nhưng thông tin đó thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC. Hai bước đánh giá tính trọng yếu: Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu về trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin tài chính. Số tiền sai lệch tối đa này chính là mức sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. Ước lượng này không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 23 mục: Sau khi ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục trên BCTC. Việc phân bổ giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất có thể, nhưng vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Cơ sở để phân bổ là bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục. Công việc này thường được phân công những cá nhân có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Đánh giá rủi ro Các quyếtsáchtrongquátrình bán hàng - thu tiền và lập dự phòng nợ phải thu thườngvề cơ bản thường gồm những đánh giá chủ quan của Ban Giám đốc côngty khách hàng. Do đó, nó có thể chưa đựng rất nhiều rủi ro khi KTV thực hiện kiểm toán. Rủi ro kiểm toán khoản phải thu khách hàng có thể tăng lên khi các quyđịnhcủachuẩnmực, chếđộ kếtoánliên quanvà các quyết sách của Ban Giám đốc khách hàng đến khoản mục này trở nên phức tạp. Mức rủi ro được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố: Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC và Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Có ba loại rủi ro cần quan tâm khi đánh giá rủi ro kiểm toán: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp nếu giả sử không có hệ thống KSNB. Rủi ro kiểm soát (CR): rủi ro xảy ra trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống KNSB không ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 24 Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trên BCTC tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được. Và mức rủi ro kiểm toán mong muốn (AR) được xác định: AR = IR.CR.DR d) Nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”: “KTV phảicó đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và KSNB của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”. Bởi vậy, tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là công việc quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào. Trong khuôn khổ kiểm toán BCTC, KTV chỉ quan tâm đến các chính sách và thủ tục có liên quan của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến các cơ sở dẫn liệu cho việc lập BCTC. Khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng, việc tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục này, KTV sẽ tìm hiểu các nội dung, các yếu tố của hệ thống KSNB như đã trình bày ở phần 1.1.4. e) Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là toàn bộ các chỉ dẫn chi tiết cho các KTV khi tham gia vào cuộc kiểm toán, là phương tiện để theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kiểm toán, là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, lịch trình và phạm vi của cuộc kiểm toán cụ thể cùng thời gian ước tính cho phần hành đó. Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp có tác dụng sắp xếp công việc, nhân lực đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV nhằm đặt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 25 Khi thiết kế chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản. Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng bao gồm các nội dung sau: Tên chương trình kiểm toán: ghi rõ là chương tình kiểm toán khoản phải thu khách hàng. Phân công công việc: chỉ rõ KTV nào chịu trách nhiệm kiểm toán khoản phải thu khách hàng. Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: các tài liệu cơ bản mà KTV cần yêu cầu khách hàng cung cấp cho kiểm toán khoản phải thu khách hàng là các sổ liên quan đến tài khoản 131, biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng cuối kỳ, các chứng từ (hóa đơn bán hàng, vận đơn, các giấy tờ ủy quyền thanh toán…) Các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết đối với khoản phải thu khách hàng cũng như khoản dự phòng phải thu khó đòi. 1.3.2 Thực hiện kiểm toán Đây là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để có thể thu thập đầy đủ những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy phục vụ cho việc ra ý kiến kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán nói chung cũng như thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng nói riêng, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán sau: a) Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ Sau khi tìm hiểu hệ thống KNSB của khách hàng với đánh giá ban đầu là khách hàng có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực, thủ tục kiểm soát sẽ được thực hiện nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán chứng minh cho việc thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 26 Các nộidungvà kỹ thuật khảo sát về KSNB chủ yếu có thể khái quát gồm: - Khảo sát về khâu thiết kế của hệ thống KSNB, mà cụ thể là việc thiết kế các bước kiểm soát, các thủ tục kiểm soát đối với từng chu kỳ kinh doanh hay đối với các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đơn vị. Cách thức cơ bản chung mà kiểm toán viên thường áp dụng để thu thập bằng chứng về khâu thiết kế của hệ thống KSNB là tiến hành thu thập thông tin về các quy chế về quản lý nói chung, kiểm soát nội bộ nói riêng, các quy chế này thường biểu hiện dưới dạng: Quy định về chức năng, trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận có liên quan trong đơn vị về các nhiệm vụ cụ thể (Ví dụ: về người phê chuẩn bán hàng, xét duyệt và phê chuẩn thanh toán, chính sách tín dụng thương mại của đơn vị..); Quy định về trình tự thủ tục phải đảm bảo tính độc lập khi tiến hành từng công việc nói trên do lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán cung cấp bao gồm các văn bản quy chế mà đơn vị đã xây dựng và ban hành phù hợp với quy định của Nhà nước hay cấp trên. -Khảo sát về sự vận động (vận hành) của các bước kiểm soát, các thủ tục kiểm soát gắn với từng khâu kiểm sát trong chu kỳ kinh doanh hay lĩnh vực kinh doanh của đơn vị. Cách thức chủ yếu áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán thường là: Trực tiếp quan sát các hoạt động kiểm soát của cá nhân hay bộ phận có liên quan (kiểm soát hàng xuất kho, phê chuẩn bán hàng..); Phỏng vấn những người có liên quan đến hoạt động kiểm soát (bộ phận bán hàng, phê chuẩn bán chịu…); Kiểm tra các tài liệu xem các dấu vết của sự kiểm soát còn lưu lại trên đó (như lời phê, chữ ký…); có thể yêu cầu bộ phận kiểm soát nội bộ lam lại các công việc kiểm soát đã xảy ra để đánh giá về độ tin cậy của sự vận hành kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Công việc khảo sát này phải được ghi chép vào giấy tờ làm việc và sau này sẽ lưu trong hồ sơ kiểm toán.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 27 Đối với khoản phải thu khách hàng, dựa trên việc tìm hiểu về hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm toán của khoản phải thu, KTV sẽ xác định các thủ tục kiểm kiểm soát phù hợp. Công việc này nhằm đánh giá chính xác nhất mức độ hiệu quả trong hoạt động của hệ thống KSNB cũng như có thể giảm được các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ thực hiện sau đó. Thông thường, hệ thống KSNB đối với khoản phải thu khách hàng có những đặc điểm sau: Do trong quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh việc cung cấp hàng hóa dịch vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy để tránh nhầm lẫn giữa các đối tượng thì doanh nghiệp thường mở sổ theo dõi cho từng đối tượng, cả khách hàng thường xuyên lần khách hàng vãng lai. Khoản phải thu khách hàng là một tài sản khá nhạy cảm, lại phát sinh với số lượng lớn, giá trị cao do vậy dễ dẫn đến những hành vi gian lận của nhân viên… Do vậy, khoản phải thu khách hàng phải được theo dõi chặt chẽ, phải có sự phê duyệt bán chịu trước khi bán hàng, ghi nhận phải thu các đối tượng đúng số tiền trên hóa đơn, đúng thời gian, có đối chiếu công nợ với từng đối tượng, có bảng phân tích theo dõi tuổi nợ… Theo đó, tùy vào từng cuộc kiểm toán cụ thể, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm soát riêng phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng kiểm toán. Khi kiểm toánkhoảnphảithukháchhàng, KTV thường sử dụng một số thủ tục kiểm soát như: Xem xét sự phù hợp của các quy chế tài chính liên quan với việc ghi nhận các khoảnphảithu kháchhàng thông qua trao đổi với giám đốc tài chính; Thẩm tra việc phâncáchtráchnhiệmgiữa người giữ sổ, người thu tiền, người xét duyệt bánhàng thôngquaphỏngvấn, quansát;Kiểm tra việc tổ chức thực hiệnsơ đồ tài khoản, quyđịnhvề đốiứng hay việc ghi chép trên các tài khoản chi tiết qua kiểm tra, quan sát kết hợp với phỏng vấn nhân viên kế toán… Kết quả của khảo sát về KSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng sẽ cho phép kiểm toán viên quyết định các khảo sát cơ bán tiếp theo
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 28 một cách phù hợp. b) Thủ tục phân tích Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 Quy trình phân tích thì phân tích các số liệu thông tin, các tỷ suất quan trọng sẽ giúp KTV “tìm ra xu hướng biến động và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến Thủ tục phân tích thường tiến hành phân tích các thông tin tài chính và phân tích các thông tin phi tài chính trong mối quan hệ với các thông tin tài chính có liên quan. - Phân tích các thông tin tài chính: +Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC. Đối với khoản mục phải thu khách hàng, các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích gồm: so sánh số liệu khoản phải thu khách hàng kỳ này với kỳ trước để xem xét xu hướng biến động của khoản phải thu khách hàng, so sánh giá trị các khoản nợ quá hạn của kỳ này với kỳ trước…Qua đó, KTV có cái nhìn sơ lược về chính sách bán hàng mà khách hàng đang áp dụng, đánh giá sự hợp lý trong kiểm soát của doanh nghiệp với khoản phải thu. + Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC. Đối với các khoản phải thu khách hàng, các tỷ suất KTV cần phải xác định là: Cơ cấu nợ phải thu ngắn hạn trong tổng số nợ phải thu (để xem xét các khoản thu hồi trong thời gian gần của khách hàng), cơ cấu khoản phải thu khách trong tổng số doanh thu. Bên cạnh đó, KTV cần phân tích ảnh hưởng của khoản phải thu khách hàng đối với khả năng thanh toán của công ty khách hàng, phân tích tỷ suất số vòng quay cùng thời gian một vòng quay các khoản phải thu khách hàng.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 29 - Phân tích các thông tin phi tài chính Các thông tin phi tài chính có liên quan và ảnh hưởng trực tiệp hay gián tiếp đến thông tin tài chính của khoản phải thu khách hàng như thông tin về môi trường kinh doanh, về đặc thù kinh doanh, về giá cả thị trường, về chính sách của Nhà nước,.... Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với phải thu khách hàng và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể có. Như sự thay đổi quy mô kinh doanh, sự biến động của giá cả trên thị trường, có thể do quan hệ cung cầu thay đổi.Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường. c) Thủ tục kiểm tra chi tiết Đối với TK 131, có thể bao gồm các khoản nợ phải thu ở khách hàng ( số dư bên Nợ) và khoản tiền khách hàng đã đặt trước hay trả thừa ( các số dư bên có), Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết số dư đầu kỳ, cuối kỳ của khoản mục phải thu khách hàng, còn các nghiệp vụ phát sinh sẽ tham chiếu kết quả của phần hành kiểm toán doanh thu bán hàng. - Đối với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ các khoản phải thu khách hàng ( ngắn hạn, dài hạn) được tiến hành tùy thuộc vào BCTC năm trước của khách hàng đã được kiểm toán hay chưa và nếu đã được kiểm toán thì do doanh nghiệp kiểm toán nào thực hiện +Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác định là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. + Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác, kiểm toán viên phải xem xét báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước. Nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 30 kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. + Nếu BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểm toán viên không tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trước không chấp nhận toàn phần đối với số dư các khoản phải thu khách hàng, thì kiểm toán viên phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần. Sau đó thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh số dư đầu năm, kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của năm trước, kiểm tra các thư xác nhận từ người mua cuối năm trước.... - Đối với số dư cuối kỳ Trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền trong kỳ, kiểm toán viền cần kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết về số dư các khoản phải thu khách hàng cuối kỳ.Các thủ tục kiểm toán thường được thực hiện phổ biến như sau: * Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Sự hiện hữu” và “ Quyền và nghĩa vụ”: Thông thường, KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt kê chi tiết công nợ đối với từng người mua.Từ đó kiểm tra danh mục và sự tồn tại của các người mua; Đồng thời làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ, tài liệu có liên quan. - Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán với các người mua và cũng cần lưu ý đặc biệt đối với trường hợp không có biên bản đối chiếu công nợ này để có thủ tục kiểm toán thay thế. - Tốt nhất, KTV tiến hành xin xác nhận các khoản nợ còn phải thu từ các khách hàng.Thông thường KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt kê nợ của các khách hàng, xét đoán khả năng có thể xin xác nhận và sau đó thực hiện thủ tục gửi thư xin xác nhận của các khách hàng.Sự xác nhận
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 31 nợ từ chính các khách hàng sẽ đảm bảo tin cậy.Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng đều phúc đáp và phúc đáp tích cực. Bởi vậy, KTV còn phải áp dụng thêm các thủ tục kiểm toán thay thế. - Nếu không thể có được xác nhận từ khách hàng về nợ còn phải thu, KTV cần tiến hành kiểm tra các căn cứ ghi sổ của các khoản nợ này, như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ giao hàng... và các chứng từ thu tiền ( phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng).Cần phải nắm rõ là : Trường hợp toàn bộ chuyến hàng còn chưa thu tiền thì chủ yếu liên quan đến các chứng từ tài liệu bán hàng, giao hàng; Trường hợp khách hàng đã thanh toán một phần tiền hàng, còn phải xem xét thêm các chứng từ thanh toán cho chuyến hàng tương ứng.Kiểm toán viên cũng có thể kiểm tra nghiệp vụ thu tiền ở đầu kỳ hạch toán tiếp theo, điều này cũng có thể có bằng chứng về khoản phải thu khách hàng cuối kỳ trước là có thật. * Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Tính toán, đánh giá” - Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải thu mà đơn vị đã thực hiện bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giá bán trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợp đồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị... đã được phê chuẩn. Trường hợp nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cần kiểm tra, so sánh với thông tin về tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm báo cáo để xem xét việc điều chỉnh có đảm bảo phù hợp hay không. Trường hợp nợ phải thu chỉ là một phần còn lại của chuyến hàng đã bán, kiểm tra trên cơ sở số tiền phải thu ghi trên hóa đơn và chứng từ đã thu tiền tương ứng của hóa đơn đó. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ phải thu: trong trường hợp xét thấy cần thiết, kiểm toán viên có thể tiến hành tính toán lại và so sánh với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 32 - Cần lưu ý đến các trường hợp bán hàng có áp dụng các chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại sẽ có liên quan đến tính toán nợ phải thu, có thể kiểm toán viên cần thảo luận với các nhà quản lý đơn vị để làm rõ các trường hợp này. * Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Cộng dồn” - Kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách so sánh danh mục với các người mua từ các sổ chi tiết phải thu khách hàng với bảng kê chi tiết công nợ. - Kiểm tra tính đúng đắn ( chính xác) của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách đối chiếu từng trang sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Bảng kê chi tiết công nợ về các số liệu tương ứng, đặc biệt là số dư cuối kỳ. - Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp( cộng dồn) số liệu trên Bảng kê chi tiết công nợ . * Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Trình bày và công bố” - Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về khoản còn phải thu khách hàng có phù hợp với quy định của chế độ kế toán - Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị 1.3.3 Kếtthúc kiểmtoán a) Chuẩn bị hoàn thành cuộc kiểm toán Giai đoạn này, KTV phải tiến hành những công việc cụ thể sau: Xem xét các khoản công nợ phải thu bất thường (ngoài dự kiến): Những khoản công nợ ngoài dự kiến có thể là các quyền lợi, các nghĩa vụ, các khoản bồi thường nhưng đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thể kết luận là có chắc chắn xảy ra hay không. KTV có thể trao đổi với nhà quản lý về khả năng của các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét biên bản họp hội đồng quản trị, ban giám đốc, liên lạc với luật sư hoặc tư vấn pháp lý của công ty khách hàng. Từ
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 33 các kết quả thu được, KTV tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của các khoản công nợ dự kiến, nếu trọng yếu thì phải được công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính tài chính. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ: KTV cần xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đối với việc trích lập dự phòng nợ khó đòi trên BCTC. Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị: KTV cần kiểm tra các dấu hiệu sau: đơn vị bị lỗ trong thời gian dài và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đơn vị có liên quan đến các vụ kiện lớn có khả năng làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của khách hàng, đơn vị gặp phải những thiên tai hay những sự kiện khách quan sau ngày kết thúc niên độ như, xem xét chính sách pháp luật của Nhà nước gây những bất lợi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đánh giá về kết quả kiểm toán: trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV phải đánh giá tổng quát về kết quả thu thập được. KTV có thể áp dụng các thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ, tính xác thực, tính hiệu lực và tính đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Khi đánh giá về tính trung thực và hợp lý của khoản phải thu khách hàng trình bày trong BCTC có phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hay không, KTV cần đánh giá sự nhất quán của các thông tin và các bằng chứng kiểm toán được thu thập trong quá trình kiểm toán khi xem xét tổng thể BCTC. b) Lập Báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán có thể hiểu là bảng tổng hợp kết luận cuối cùng của kiểm toán viên mà trên đó kiểm toán viên đánh giá báo cáo tài chính của công ty đã phản ánh trung thực, hợp lý hay chưa? Đã tuân thủ đúng theo Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành hay chưa. Qua đó đưa ra ý kiến kiểm toán viên về báo cáo tài chính.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 34 Có các loại ý kiến về báo cáo tài chính như sau: *Ý kiến chấp nhận toàn phần: Được sử dụng trong trường hợp KTV cho rằng BCTC của khách hàng đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành. Khi đưa ra ý kiến này, BCTC của khách hàng có thể có sai sót nhưng đã điều chính theo ý kiến của KTV. Số liệu trên BCTC đính kèm Báo cáo kiểm toán là số liệu đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV. * Ý kiến chấp nhận từng phần: Được sử dụng trong trường hợp KTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại trừ hay phụ thuộc được nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra khi KTV giới hạn về phạm vi kiểm toán hoặc bất đồng quan điểm với người quản lý về phương pháp kế toán. Ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc sẽ được KTV sử dụng trong trường hợp các sự kiện không chắc chắn và nằm ngoài khả năng kiểm soát của KTV. * Ý kiến trái ngược: Khi KTV có sự bất đồng nghiêm trọng với nhà quản lý về việc lựa chọn và áp dụng các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hoặc không phù hợp của thông tin ghi trên BCTC của khách hàng mà có liên quan đến phần lớn các khoản mục. * Ý kiến từ chối: KTV đưa ra ý kiến này khi việc giới hạn phạm vi kiểm toánlàm KTVkhôngthể thu thập được cácthôngtinquantrọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến các khoản mục, nghiêm trọng tới mức mà KTV không thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để đưa ra ý kiến. c) Thư quản lý KTV lập thư quản lý gửi cho khách hàng để giúp cho khách hàng có thể nhận thấy rõ những yếu kém trong công tác quản lý tài chính, những nhược
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 35 điểm trong việc thiết kế hệ thống kế toán cũng như hệ thống KSNB. Từ đó, giúp khách hàng khắc phục được những điểm yếu đó, qua đó cũng nâng cao được vị thế, uy tín của công ty kiểm toán với khách hàng. Thư quản lý mô tả về từng sự việc cụ thể gồm: tình hình thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị cuả KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. Công ty kiểm toán mà đại diện KTV trực tiếp kiểm toán tại công ty khách hàng cần thông báo những vấn đề kiểm toán liên quan tới quản lý cho người có thẩm quyền. Đối với khoản phải thu khách hàng, KTV cần phải thông báo tất cả các khía cạnh, bao gồm cả bản chất của các giả thuyết quan trọng sử dụng trong phương pháp xác định giá trị cũng như các khoản dự phòng, mức độ khách quan của việc xây dựng các giả thuyết đó và giá trị tương đối của khoản phải thu khách hàng được trình bày hợp lý trên BCTC. Kết luận chương 1 Những lý luận chungnhấtvề quytrìnhkiểm toánkhoảnmục phải thu khách hàng trongkiểm toánBCTC dotổ chứckiểmtoánđộclập thực hiện là nền tảng để xây dựngnên mộtcuộc kiểmtoánBCTC nóichungvàkiểm toánkhoản mục phải thu khách hàng nói riêng. Đây cũng là căn cứ để đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục trên trong thực tế tại công ty kiểm toán độc lập.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TYTNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA (UHY ACA LTD) Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA ( “UHY ACA”) là 1 trong 10 Công ty Kiểm toán và Tư vấn hàng đầu Việt Nam được thành lập năm 2001. Hiện nay UHY ACA Việt Nam có gần 300 nhân viên chuyên nghiệp có trụ sở Hà Nội và các văn phòng chi nhánh tại Hải Phòng, Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, đã được đào tạo và rèn luyện nhiều năm trong các hãng kiểm toán và Tư vấn hàng đầu thế giới và Việt Nam, kết hợp với hơn 7.600 chuyên gia có bề dày kinh nghiệm của UHY International trên toàn thế giới tại 275 văn phòng thuộc 87 quốc gia và vùng lãnh thổ, UHY ACA luôn cam kết đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao và hiệu quả nhất cho khách hàng. Sơ lược về công ty TNHH Kiềm toán và Tư vấn UHY ACA: Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA Tên tiếng Anh: UHY ACA Auditing Company Limited. Tên viết tắt: UHY ACA. Trụ sở chính của công ty: tầng 9, tòa nhà HL, ngõ 82 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Mã số thuế: 0102021062 Tên giao dịch: UHY ACA CO., LTD Hình Thức Sỡ Hữu: Công Ty TNHH
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 37 Điện thoại: 043 755 7466 Fax: 043 755 7448 Email: info@uhyaca.vn Website: www.uhyaca.vn 2.1.2 Nghiệp vụ, chức năng, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA (UHY ACA LTD) 2.1.2.1 Các dịchvụ Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn UHY ACA cung cấp UHY ACA là một trong số ít công ty kiểm toán đã được Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Pháttriển ChâuÁ (ADB) chấp thuậnkiểm toáncho các dự án có vốn tài trợ của WB và ADB tại Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế khác;đồngthờicũnglà mộttrongsố ítCôngtyđủđiều kiện để cung cấp dich vụ kiểm toáncác doanhnghiệp niêm yết trên sàngiao dịchchứngkhoán, cáctổ chức phát hành, các doanh nghiệp có lợi ích công chúng tại Việt Nam. Qua 15 năm hoạt động, với sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo cùng tập thể nhân viên trong Công ty, hệ thống dịch vụ do Công ty cung cấp đã được phát triển, mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. UHY ACA tự hào về khả năng cung cấp các dịch vụ tích hợp rộng rãi, chuyên nghiệp “trọn gói”. Hiện nay, UHY ACA đang cung cấp các dịch vụ chính sau: Kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm, dịch vụ thuế & tư vấn thuế, tư vấn các giải pháp tài chính doanh nghiệp, dịch vụ doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro, dịch vụ kế toán tài chính, tư vấn kinh doanh và công nghệ, đào tạo… a) Kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm UHY ACA áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm soát rủi ro đối với các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo nhằm duy trì các chuẩn mực chuyên môn kiểm toán cao và cung cấp dịch vụ kiểm toán phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng cuộc kiểm toán.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 38 Dịch vụ kiểm toán chủ yếu của công ty bao gồm: + Kiểm toán BCTC theo luật định + Kiểm toán và soát xét theo mục đích đặc biệt + Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành + Kiểm toán tuân thủ, theo yêu cầu + Soát xét, Kiểm toán chuẩn đoán + Hỗ trợ các giao dịch trên thị trường vốn b) Dịch vụ thuế - UHY ACA đưa ra chiến lược hiệu quả khi lập kế hoạch thuế trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ hiệu quả các quy định của nhà nước. UHY ACA cung cấp đầy đủ các dịch vụ thuế giúp khách hàng tối ưu hóa các lợi ích về thuế và giảm thiểu các rủi ro về thuế. - Dịch vụ tư vấn lập kế hoạch thuế trong các lĩnh vực sau + Tư vấn chung về thuế + Đại lý thuế + Tư vấn tuân thủ và kê khai thuế + Hỗ trợ giải quyết, xử lý các câu hỏi và yêu cầu của Cơ quan thuế + Soát xét thuế c) Tài chính doanh nghiệp UHY ACA luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư, môi giới đầu tư và các trung tâm tài chính khác. Vì vậy, UHY ACA có thể dễ dàng giới thiệu các khách hàng tới các đối tác và các nhà tài chính tiềm năng. Các chuyên gia tư vấn của UHY ACA làm việc trực tiếp tới khách hàng, áp dụng các phương pháp thiết thực và linh hoạt nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua trở ngại và cải thiện hiệu quả, năng suất và lợi nhuận kinh doanh. - Dịch vụ bao gồm: + Tái cấu trúc doanh nghiệp và IPO
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ50/22.06 39 + Xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu + Thẩm định tài chính và thuế + Thẩm định giá + Sáp nhập và mua bán doanh nghiệp + Tư vấn thị trường vốn tư nhân + Nghiên cứu tính khả thi của dự án và lên kế hoạch kinh doanh d) Dịch vụ doanh nghiệp - Dịch vụ doanh nghiệp gồm: + Thành lập doanh nghiệp + Mua, bán công ty sở hữu công ty con + Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp nước ngoài + Lập và nộp hồ sơ, báo cáo theo quy định Nhà nước + Duy trì báo cáo bắt buộc + Xử lý các yêu cầu về chuyển nhượng cổ phiếu + Lập giấy chứng nhận cổ phần và các tài liệu chia cổ tức e) Quản trị và quản lý rủi ro doanh nghiệp UHY ACAlàm việc mộtcáchhiệuquảvớiquản lý cấp cao, Ban Kiểm toán và Kiểm toánnộibộ. Bằngcáckiếnthức vàkinh nghiệm chuyênmôn, chúngtôitư vấn kháchquanvàđộclập vềquảntrịrủi ro vàquytrìnhkinh doanh,đưara những kiến nghị và giải pháp phùhợp giúp doanhnghiệp cải tiến và có thể nhanh chóng đánh giá được thành công kinh doanh của mình. - Các dịch vụ bao gồm: + Kiểm toán nội bộ + Soát xét và đánh giá rủi ro + Kiểm toán hệ thống kiểm soát và an ninh thông tin + Đánh giá tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp + Soát xét kiểm soát áp dụng quy trình