SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 184
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÀM TRỌNG TÙNG
b¶o vÖ ®éc lËp d©n téc cña viÖt nam
tr­íc mèi ®e däa an ninh phi truyÒn thèng
tõ n¨m 2001 ®Õn n¨m 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Mã số: 62 22 03 12
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ
2. PGS.TS. THÁI VĂN LONG
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Đàm Trọng Tùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 6
1.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được nghiên cứu 6
1.2. Những vấn để luận án tiếp tục nghiên cứu 20
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA MỐI
ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 26
2.1. Một số vấn đề lý luận về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và
tác động của nó đến độc lập dân tộc 26
2.2. Thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ
năm 2001 đến 2015 46
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC
LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN
NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 72
3.1. Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe
dọa an ninh phi truyền thống 72
3.2. Quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trước
mối đe dọa an ninh phi truyền thống 87
Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT
NAM TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN
THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2015 VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI
VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 121
4.1. Đánh giá về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe
dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015 121
4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước mối
đe dọa an ninh phi truyền thống đối với các nước đang phát triển 139
KẾT LUẬN 160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt
ACDM
Tiếng Việt
Ủy ban quản lý thiên tai ASEAN
Tiếng Anh
ASEAN Committee on Disaster
Management
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian Development Bank
ADMM Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN
ASEAN Defence Ministers Meeting
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-
Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic Cooperation
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á The Association of Southeast Asian
Nations
ASEM Diễn đàn hợp tác Á- Âu The Asia-Europe Meeting
ARF Diễn đàn an ninh khu vực
ASEAN
ASEAN Regional Forum
ANTT
ANPTT
ANQG
An ninh truyền thống
An ninh phi truyền thống
An ninh quốc gia
Traditional Security
Non - Traditional Security
National Security
CNXH Chủ nghĩa xã hội Socialism
CNTB Chủ nghĩa tư bản Capitalism
EU Liên minh Châu Âu European Union
FAO
FNGO
Tổ chức Nông nghiệp và lương
thực Liên hợp quốc
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Food and Agriculture Organization
of the United Nations
Foreign-Non-GovernmentalOrganization
HDI Chỉ số phát triển con người Human Development Index
IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế The International Monetary Fund
LHQ Liên hợp quốc The United Nations
MDGs Mục tiêu thiên niên kỷ The Millennium Development Goals
ODA Viện trợ chính thức trực tiếp Official Development Assistance
UNDP
UNEP
Chương trình phát triển Liên hợp
quốc
Chương trình môi trường Liên
hợp quốc
United Nations Development
Programme
United Nations Environment
Programme
WB Ngân hàng thế giới World Bank
WMO Tổ chức Khí tượng thế giới The World Meteorological
Organization
WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization
WTO Tổ chức Thương mại thế giới. Worrld Trade Organnization
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, xu thế hòa bình
hợp tác phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, nền độc lập dân tộc của các quốc gia đang phải đối mặt với những
thách thức mới từ mối đe dọa “an ninh phi truyền thống”. Mối đe dọa an ninh
phi truyền thống (ANPTT) đã trở thành vấn đề toàn cầu, mang tính nguy hiểm
cao, có sức ảnh hưởng lớn. Tính chất nguy hiểm của mối đe dọa ANPTT không
chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con
người, mà còn đối với sự ổn định xã hội, đối với độc lập dân tộc (ĐLDT) của
các quốc gia, sự an nguy của chế độ chính trị, sự tồn vong của cộng đồng nhân
loại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Các thảm họa thiên tai, động đất,
sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu,
nước biển dâng… ngày càng thách đố các thành tựu của khoa học, kỹ thuật
hiện đại và sự nỗ lực cố gắng của con người. Khủng bố, tội phạm xuyên quốc
gia, tội phạm công nghệ cao, những vấn đề tài chính, năng lượng, lương thực…
ngày càng thử thách nghiệt ngã năng lực điều hành của các chính phủ, ĐLDT
của các nước, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền kinh tế, kể cả
nền kinh tế giàu mạnh nhất, cũng như tính khả thi của các liên kết quốc tế, làm
cho không một quốc gia nào có thể yên ổn xây dựng và phát triển.
Trong bối cảnh đó, thế giới đã và đang đẩy mạnh hợp tác, cùng nhau nỗ
lực đối phó với các mối đe doạ ANPTT. Nhiều diễn đàn, cơ chế song phương,
đa phương, những định ước, quy định giữa các nước, các nhóm nước, giữa
các châu lục và toàn cầu được hình thành nhằm khắc phục, chế ngự, đối phó
và giải quyết tình hình. Nhiều quốc gia đã có những thể chế, luật pháp, quy
định, thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo vệ
nền độc lập của mình, thúc đẩy đất nước phát triển.
Trong xu thế toàn cầu hoá, ĐLDT của các quốc gia bị đặt trước những
thách thức nghiêm trọng. Trước tác động mạnh mẽ cũng như tính chất nguy
hiểm của các mối đe dọa ANPTT và việc thực thi những định chế, cơ chế để
2
đối phó với các mối đe dọa ấy, vấn đề phát triển đất nước và bảo vệ, củng cố
nền ĐLDT của mỗi quốc gia vừa có thuận lợi vừa gặp nhiều khó khăn, phức
tạp. Việc bảo đảm sự phát triển bền vững và giữ vững tính độc lập tự chủ của
nền kinh tế; việc đảm bảo độc lập, tự chủ về chính trị; giữ gìn và bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ các quyền cơ bản của con
người... - những nội dung cơ bản bảo vệ ĐLDT của các nước trong bối cảnh
mới đang gặp nhiều khó khăn. Các nước trên thế giới đều đã thực hiện những
biện pháp cần thiết để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe doạ ANPTT ngày càng
diễn biến phức tạp. Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đề bảo vệ ĐLDT
trước mối đe doạ ANPTT càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn.
Đối với Việt Nam, mối đe doạ ANPTT ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Các yếu tố đe dọa
ANPTT, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu
như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí
hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp” [48, tr.28]. Mối đe
doạ ANPTT đã và đang thách thức nền ĐLDT của đất nước, đặc biệt là tính
độc lập tự chủ và sự vững chắc của nền kinh tế, sự ổn định chính trị - xã hội,
độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước và cuộc sống của nhân dân.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp không
chỉ để đối phó với mối đe doạ ANPTT, mà còn để bảo vệ, củng cố nền
ĐLDT, giữ vững chủ quyền quốc gia, thể chế chính trị, nền kinh tế đất nước
trước các mối đe dọa đó. Đây còn là một nội dung, yêu cầu quan trọng của
việc giải quyết mối quan hệ lớn “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”
[48, tr.73] mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, cần phải nhận thức đúng
và giải quyết tốt trong tình hình hiện nay.
Từ năm 2001 đến năm 2015, Việt Nam đã thực hiện nhiều nội dung, biện
pháp ứng phó với mối đe doạ ANPTT để bảo vệ ĐLDT, đạt được thành công
nhất định và thu được những kinh nghiệm có giá trị. Việc nhìn nhận, đánh giá
các mối đe doạ ANPTT; nghiên cứu, phân tích sự tác động, ảnh hưởng của nó
đối với ĐLDT của Việt Nam; làm rõ những nội dung, biện pháp mà Đảng và
Nhà nước Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe doạ ANPTT là đòi
3
hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Làm rõ các vấn đề đó sẽ có cơ sở để
rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho thời gian tới nhằm thực hiện tốt và hiệu
quả hơn việc bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT đối với Việt Nam, cũng
như các nước đang phát triển.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ độc lập dân tộc của
Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm
2015” để viết luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào Cộng
sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng về mối đe dọa an ninh phi
truyền thống, tác động của nó đến độc lập dân tộc và quá trình bảo vệ độc lập
dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa này. Qua đó, đánh giá những thành tựu,
hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống,
góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả
đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam; đồng thời rút ra những kinh
nghiệm đối với các nước đang phát triển hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích quan niệm, tác động của mối đe dọa an ninh phi truyền thống
đến độc lập dân tộc và thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt
Nam từ năm 2001 đến năm 2015.
- Phân tích làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, chủ thể,
các lực lượng bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền
thống và quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước các
mối đe dọa này từ năm 2001 đến năm 2015.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc của
Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến 2015,
góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả
đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam; đồng thời rút ra một số
kinh nghiệm trong cho các nước đang phát triển.
4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước
mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, nội
dung, biện pháp và sự triển khai của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ
độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
- Về không gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Việt
Nam trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: biến đổi khí
hậu; an ninh kinh tế, tài chính; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội
phạm công nghệ cao; tội phạm xuyên quốc gia.
- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt
Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến 2015. Đây
là giai đoạn các vấn đề về mối đe dọa an ninh phi truyền thống nổi lên được
xem như là nguy cơ đối với nền hòa bình, độc lập của các quốc gia dân tộc;
đồng thời, là quãng thời gian 15 năm Đảng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều
chủ trương, biện pháp và kinh nghiệm trong phòng ngừa, ứng phó với các mối
đe dọa này để bảo vệ độc lập dân tộc và con đường phát triển đất nước.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về độc lập dân tộc, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu
sinh sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai
phương pháp lịch sử, logic là chủ yếu; đồng thời sử dụng một số phương pháp
khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, .... để nghiên cứu.
5
5. Những đóng góp về khoa học
- Luận án làm rõ quan niệm về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và
luận giải tác động của nó đến độc lập dân tộc, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và thực trạng với tư cách là khung lý thuyết về bảo vệ độc lập dân tộc
của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
- Đã “khuôn” những vấn đề cụ thể trong nội hàm của mối đe dọa
ANPTT ở Việt Nam - những yếu tố phi truyền thống được xem là đe dọa trực
tiếp hoặc gián tiếp đến ĐLDT. Phân tích rõ thực trạng mối đe dọa ANPTT ở
Việt Nam, bao gồm cả việc nhận diện, làm rõ tính chất, đặc điểm, cũng như
sự phát triển của từng vấn đề trong khoảng thời gian theo phạm vi nghiên cứu.
- Luận án làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, chủ thể, các
lực lượng và quá trình triển khai của Việt Nam trong bảo vệ độc lập dân tộc
trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam
trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, đặc biệt luận án góp phần tìm
kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn
đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho các
nước đang phát triển.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả
và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Do vị trí và tầm quan trọng của vấn đề nên việc nghiên cứu về đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc, về ANPTT, cũng như mối đe dọa của ANPTT
đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và trên thế giới là
chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà chính trị, nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước. Mặc dù các cách tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, song
các công trình nghiên cứu đã phác họa được bức tranh tổng thể về vấn đề
quan trọng và phức tạp này. Các kết quả nghiên cứu đó là cơ sở cứ liệu, căn
cứ quan trọng để tác giả tập hợp nguồn tư liệu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
làm rõ nội dung của luận án.
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
- Về sách:
+ Cuốn sách: "Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động
đối với an ninh trật tự ở Việt Nam" của Nguyễn Văn Ngừng [111] đã tập trung
nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận
động trong thời gian tới; từ đó đánh giá những tác động của nó đối với kinh tế
Việt Nam và những ảnh hưởng đối với an ninh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và
giữ gìn trật tự an toàn xã hội dưới tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa.
+ Cuốn sách: "Chủ nghĩa khủng bố và chính sách đối ngoại của Mỹ" của
PaulPillar [114] đã đưa ra một số quan điểm về chủ nghĩa khủng bố, phân
tích, đánh gia chính sách đối ngoại hai mặt của Mỹ và việc chính quyền Mỹ lợi
dụng chống khủng bố để lôi kéo đồng minh, thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
+ Cuốn sách: "Chiến lược phòng thủ quốc gia chống vũ khí sinh học"
của Anthony H.Cordosman [34] đã phân tích việc sản xuất vũ khí sinh học và
7
chiến lược phòng thủ quốc gia bằng vũ khí sinh học của Mỹ và một số nước
khác, vũ khí này có thể rơi vào tay các tổ chức khủng bố.
+ Cuốn sách: "Bàn về an ninh phi truyền thống" của Lục Trung Vĩ [187]
đã trình bày nhân tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an
ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội. Trong đó, những vấn đề như
an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh khoa học kỹ thuật, an ninh môi
trường sinh thái đã ít nhiều liên quan đến an ninh kinh tế. Những vấn đề chủ
nghĩa chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố
thuộc về an ninh chính trị nhiều hơn. Những vấn đề như bệnh dịch truyền
nhiễm, buôn lậu ma tuý, an ninh dân số, cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ
chức về cơ bản thuộc vấn đề an ninh xã hội. Những hoạt động phạm tội như
phổ biến vũ khí hạt nhân, rửa tiền, tấn công vào mạng tin học trên mức độ khác
nhau mang đặc điểm hoạt động tội phạm xuyên quốc gia.
+ Cuốn sách "Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu
thế toàn cầu hoá" của Thái Văn Long [100] đã đề cập tới những nhân tố tác
động, nội dung bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển trước nguy cơ,
thách thức do toàn cầu hoá gây nên, và đặt ra những vấn đề đối với Việt Nam.
+ Cuốn sách: "An ninh kinh tế thời kỳ hội nhập và gia nhập WTO" của
Nguyễn Xuân Yêm [190] đã cho rằng vấn đề an ninh kinh tế chiếm một vị trí
trung tâm trong lĩnh vực an ninh quốc tế và ANQG hiện nay và sẽ chỉ đạo
hướng đi của an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI cũng như việc chế định chiến
lược an ninh của các nước. Tác giả hiểu an ninh kinh tế trên hai bình diện
quốc gia và quốc tế; vấn đề an ninh kinh tế trên bình diện quốc tế là sự kéo
dài của an ninh kinh tế ở bình diện quốc gia.
+ Cuốn sách: "Phòng chống buôn bán người" của Trung tâm Nghiên cứu
và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên [150] đã
cho thấy bức tranh buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ trẻ em, cả
môi giới hôn nhân bất hợp pháp tác động đến quyền của phụ nữ trẻ em.
8
+ Cuốn sách: "Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá và
vấn đề đặt ra với Việt Nam" của Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp [121] đã
đưa ra quan niệm về chủ quyền quốc gia dân tộc, những nội dung đảm bảo chủ
quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và rút ra những vấn đề mang
tính định hướng trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
+ Cuốn sách: "Hội nhập quốc tế và những vẩn đề đặt ra cho công tác
bảo vệ an ninh quốc gia" của Nguyễn Văn Hưởng [85] đã cho rằng, nội dung
của ANQG sẽ phải mang tính tổng hợp cao, không chỉ là ANTT (an ninh
chính trị và an ninh quân sự) mà cả ANPTT (an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội,
thông tin, môi trường...). Ranh giới giữa ANTT và ANPTT không phải là
tuyệt đối mà có thể tác động lẫn nhau.
+ Cuốn sách: "Quốc phòng an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam" của Nguyễn Vĩnh Thắng [131] đã tập trung làm rõ cơ sở
lý luận và thực tiễn, trình bày có hệ thống quan điểm cơ bản của Đảng Cộng
sản Việt Nam về quốc phòng, an ninh trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Cuốn sách "Hội nhập kinh tế quốc tế: Những vấn đề đặt ra đối với
công tác công an" của Phạm Ngọc Hiền [64] đã trình bày khá nhiều nghiên
cứu ở một số nước trên thế giới về ANPTT, đặc biệt là ở Mỹ, Nhật Bản và
Trung Quốc; nêu lên những vấn đề đặt ra đối với công tác công an trong đối
phó với các mối đe dọa ANPTT và hợp tác quốc tế về vấn đề này.
+ Cuốn sách "Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối
cảnh mới" của Nguyễn Xuân Thắng [132] đã làm rõ mối quan hệ giữa độc lập,
tự chủ và hội nhập quốc tế; kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này của một số quốc
gia trên thế giới; sự tiến triển trong nhận thức và kết quả thực tiễn xử lý mối
quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đề xuất những
định hướng chủ yếu và các giải pháp về xử lý mối quan hệ này đến năm 2020.
+ Cuốn sách "Hỏi - đáp về bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế" của Phạm Ngọc Hiền [65] đã nhận thức rõ về an
ninh và bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
9
tế; tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với ANQG
Việt Nam; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ ANQG trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
+ Cuốn sách: "Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay"
của Nguyễn Hoàng Giáp [58] đã đề cập tới những vấn đề chính trị quốc tế đang
được thế giới quan tâm, về mối quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ giữa các
nước phát triển với các nước đang phát triển, hay quan hệ giữa các tổ chức quốc
tế với các nước phát triển và với các nước đang phát triển; về một số vấn đề
nóng hiện nay như: vấn đề toàn cầu hóa, vấn đề dân chủ, tiến bộ xã hội trong
chính trị quốc tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, vấn đề khoảng cách
giàu nghèo giữa các nước, vấn đề ĐLDT, chủ quyền quốc gia, trật tự thế giới
mới trong đời sống chính trị thế giới cũng như thực tế ở khu vực Đông Á...
+ Cuốn sách: "An ninh môi trường" của Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn
Ngọc Sinh [75] đã trình bày tương đối rõ về lý luận và thực tiễn liên quan đến
vấn đề an ninh môi trường.
+ Cuốn sách: "Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh" của
Nguyễn Hữu Toàn [141] đã phân tích quá trình thực hiện đường lối đổi mới
và kinh nghiệm bảo vệ ĐLDT của Việt Nam; đóng góp của Việt Nam trong
bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh; đồng thời, đề
xuất chủ trương, nội dung, giải pháp tăng cường hiệu quả ĐLDT của Việt
Nam và các nước đang phát triển đến 2020.
+ Cuốn sách "Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" của Bế
Xuân Trường, Nguyễn Bá Dương [154] đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ trong lực
lượng vũ trang và nhân dân cả nước nhìn nhận rõ hơn bản chất khoa học, cách
mạng, tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong những năm đổi mới.
Qua đó, luận chứng rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
10
- Bài viết trên tạp chí:
+ Bài viết: "Nhận dạng chủ nghĩa khủng bố" của Hoàng Mạnh Chiến
[31] đã đề cập đến quan niệm của Mỹ về chủ nghĩa khủng bố và liên quan tới
luật pháp Việt Nam.
+ Bài viết: "Về khái niệm khủng bố và tội phạm khủng bố" của Hoàng
Kông Tư [163] đã đề cập khái niệm, luật pháp điều chỉnh tội phạm khủng bố
của một số nước và Việt Nam.
+ Bài viết: "Tác động của nhân tố an ninh phi truyền thống đối với văn
hóa và con người ở một số nước Đông Á" của Lê Văn Cương [35] đã cho rằng
từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, đối đầu quân sự trên quy mô toàn cầu không
còn, song nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự phát triển, ổn định chính trị và an
ninh xã hội, an ninh con người xuất phát từ những nhân tố phi quân sự lại càng
gay gắt. Các nhân tố đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, an
ninh tài chính tiền tệ, năng lượng, an ninh khoa học - kỹ thuật, hiệu ứng nhà
kính với sự nóng lên của trái đất và mất cân bằng sinh thái, buôn lậu ma túy,
dịch bệnh truyền nhiễm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền, tấn công
mạng, di dân bất hợp pháp, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn nước, cướp biển,...
Các nhân tố ANPTT nói trên hầu hết đã tồn tại trong thời kỳ đối đầu Đông -
Tây (1946 - 1991), một số đã có trước đây hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn
năm (như hoạt động khủng bố, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan, tội phạm
có tổ chức). Tác giả cho rằng toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ làm cho các vấn đề thuộc ANPTT có điều kiện phát triển
dưới biểu hiện mới, quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng gay gắt và gây
hậu quả ngày càng khó lường cho an ninh toàn cầu, an ninh quốc tế, an ninh
khu vực, an ninh quốc gia, an ninh xã hội và an ninh con người.
+ Bài viết: "Tiếp cận thách thức an ninh phi truyền thống" của Nguyễn
Vũ Tùng [162] đã tiếp cận quan niệm ANPTT dưới góc độ là thách thức, cho
rằng cần được hiểu trong bối cảnh so sánh với ANTT; ANPTT nổi lên trước
hết như một sự phê phán đối với cách tiếp cận ANTT. Sự phê phán này được
11
tiến hành cả từ lý luận và thực tiễn. Đồng thời, ANTT và ANPTT không hoàn
toàn có tính loại trừ nhau, bởi xét từ góc độ chung nhất, nếu ANQG được đảm
bảo thì an ninh của người dân sống trong quốc gia đó mới được đảm bảo.
Ngược lại, nếu một nước đảm bảo được quyền sống, quyền phát triển mọi mặt
của người dân, thì sức mạnh tổng hợp của nước đó được tăng cường và ngày
càng có khả năng bảo vệ an ninh và vị thế của mình trên trường quốc tế.
+ Bài viết: "An ninh phi truyền thống và một số vấn đề Việt Nam cần
quan tâm" của Hải Minh [105] đã cho rằng, sự thay đổi nhanh với tốc độ
nhiều khi không còn kiểm soát được của thế giới hiện đại đặt tất cả các quốc
gia, trong đó có Việt Nam trước thách thức an ninh hoàn toàn mới.
+ Bài viết: "Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động tới an ninh, quốc
phòng" của Đỗ Quốc Tuân [155] đã cho rằng, nhân loại đang phải đối mặt với
những vấn đề thời sự toàn cầu hiện nay như phát triển bền vững, khủng hoảng
tài chính và tín dụng, chiến tranh và xung đột vũ trang, đói nghèo, biến đổi
khí hậu... Biến đổi khí hậu có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ
yếu là do tác động chủ quan của chính con người, dẫn đến những ảnh hưởng
sâu rộng tới toàn bộ hành tinh cũng như mọi mặt đời sống xã hội con người.
+ Bài viết: "Những nội dung cơ bản của công tác bảo vệ an ninh quốc gia
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI" của Tô Lâm [92] đã khẳng
định tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung vào nghị quyết về mục
tiêu, nhiệm vụ của an ninh, quốc phòng là sẵn sàng ứng phó các mối đe dọa
ANPTT (khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, vũ khí
hủy diệt hàng loạt, thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu, tài chính - tiền tệ...).
+ Bài viết: "An ninh phi truyền thống - vấn đề mang tính toàn cầu" của
Nguyễn Mạnh Hưởng [84] đã cho rằng, trong lịch sử của mình, chưa có khi
nào nhân loại đạt được những bước tiến dài trên con đường phát triển như
ngày nay, nhưng cũng chưa bao giờ con người phải đối mặt với những nguy
cơ đe dọa đến chính sự tồn vong của mình như bây giờ. Cạn kiệt tài nguyên,
biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng
12
bố, tội phạm xuyên quốc gia... đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự
nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế để đối phó, vì sự an nguy của mỗi
quốc gia dân tộc cũng như của toàn nhân loại.
+ Bài viết: "Nhận dạng một số nguy cơ gây mất ổn định an ninh quốc gia
có nguyên nhân từ mất an ninh kinh tế" của Bùi Minh Tuyên [159] đã cho
rằng, trước đây sức mạnh của quốc gia là sự khẳng định bằng sức mạnh quân
sự; ngày nay lại được đánh giá bằng sức mạnh kinh tế. Tác giả phân tích một số
nguy cơ mất ổn định bắt nguồn từ mất an ninh kinh tế, an ninh nội bộ ở Việt
Nam, như tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ ở các ban, ngành Trung
ương đến địa phương; những bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô
và nguy cơ từ việc chuyển dịch sở hữu tài sản Nhà nước thành tư nhân.
+ Bài viết: "An ninh môi trường ở khu vực Đông Nam Á" của Đỗ Tiến
Dũng [42] đã cho rằng, vấn đề an ninh môi trường không chỉ mang tính quốc
gia mà còn mang tính khu vực và toàn cầu. Theo tác giả, thách thức an ninh
môi trường ở Đông Nam Á ngày càng nghiêm trọng, do đó bảo đảm an ninh
môi trường đòi hỏi chú trọng tìm kiếm một phương thức phát triển hợp lý dựa
trên cơ sở thống nhất lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo tồn thiên nhiên.
+ Bài viết: "Đấu tranh quốc phòng, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới" của Nguyễn Đình Chiến [30] đã cho
rằng, các thách thức ANPTT mang tính toàn cầu như thảm họa môi trường,
dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khủng bố, các loại tội phạm xuyên quốc gia; tập
đoàn kinh tế nước ngoài lợi dụng hỗ trợ nhân đạo, liên kết, liên doanh, đầu tư
kinh tế, để chi phối, khống chế nền kinh tế, làm tổn hại đến định hướng
XHCN của nền kinh tế thị trường, phá hoại tài nguyên, môi trường gây mất
ổn định ở nước ta.
+ Bài viết: "Ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang
tính toàn cầu" của Tô Lâm [93] đã phân tích quan điểm, chủ trương của
Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống nguy cơ đe dọa ANPTT; nêu ra các giải
pháp phòng ngừa, đối phó.
13
+ Bài viết: "Quan điểm của Việt Nam về một số thách thức ANPTT hiện
nay" của Nguyễn Thị Thúy Hà [61] đã trình bày những quan điểm của Đảng
và Nhà nước Việt Nam về ANPTT cũng như những giải pháp nhằm ứng phó
hiệu quả với các nguy cơ này.
+ Bài viết: "Tư duy mới về an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế" của Đặng Văn Hiếu [69] đã cho rằng, cần phải đổi mới
tư duy về ANQG nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trong đó đánh giá
đúng tính chất phức tạp của ANPTT đối với nước ta; trên cơ sở đó, nêu ra một
số nhiệm vụ trọng tâm đối với Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân
dân trong giai đoạn hiện nay.
- Bài báo:
+ Bài viết: "Tội phạm mạng đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu" của
Thủy Hoàng [74] đã thông tin về việc các chuyên gia Liên hợp quốc và nhiều
công ty năng lượng hàng đầu thế giới cảnh báo tội phạm mạng đã trở thành
mối đe dọa mới và lớn nhất đối với ngành công nghiệp năng lượng và an ninh
năng lượng toàn cầu.
+ Bài viết: "Châu Á trước những thách thức an ninh năng lượng và
lương thực" của Song Phương [115] đã dự báo sự phát triển quá nóng tại các
quốc gia châu Á đi kèm với nhu cầu về năng lượng và lương thực tăng cao.
Giải quyết bài toán này cần nỗ lực chung của toàn khu vực, mọi hành động
đơn phương đều bị coi là nguy hiểm.
+ Bài viết: "Chính sách năng lượng mới của Mỹ" của Nguyễn Thông
[133] đã coi trọng việc khai thác, tiết kiệm năng lượng và phát triển các
nguồn năng lượng kiểu mới, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng
lượng truyền thống.
+ Bài viết: "Vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Á: Thực trạng và giải
pháp" của Hoàng Minh Hằng [62] đã cho rằng, năng lượng có một vai trò hết
sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn làm cho
14
kinh tế và xã hội phát triển. Mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm
bảo nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình.
Đông Á hiện là một trong những khu vực có mức cầu về năng lượng lớn trên
thế giới. Trong tương lai, mức cầu này sẽ còn tăng hơn cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, đảm bảo an ninh năng
lượng đang ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn khu vực.
- Đề tài, luận văn, luận án:
+ Đề tài: "Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: Tác động
đối với ASEAN và Việt Nam" của Nguyễn Phương Bình [15] đã đề cập đến
những cách tiếp cận khác nhau về ANPTT; những thách thức ANPTT ở Đông
Nam Á cũng như quan điểm hợp tác của ASEAN và Việt Nam về ANPTT.
+ Đề tài: "Mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống và tác động của
nó đến quan hệ quốc tế hiện nay" của Hồ Châu [29] đã phân tích các mối đe
đọa ANPTT tác động đến quan hệ quốc tế và kinh nghiệm của Việt Nam
trong việc giải quyết các vấn đề ANPTT.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả nước ngoài
- Về sách:
+ Cuốn: "Khía cạnh môi trường đối với vấn đề an ninh" (The
environmental dimension to security issues) của Norman Myers [204] đã
chứng minh sự bần cùng hóa môi trường là nguyên nhân chính cho sự căng
thẳng và xung đột giữa các quốc gia. Tác giả cho rằng, các khái niệm an ninh
phải bao gồm thước đo của sự ổn định môi trường; sự tồn tại của chúng ta
không chỉ phụ thuộc vào sự cân bằng quân sự, mà còn là sự hợp tác toàn cầu
để đảm bảo một môi trường sinh thái bền vững.
+ Cuốn: "Đụng độ giữa các nền văn minh” (The Clash Of Civilizations)
của Samuel Hungtington [207] là một công trình nghiên cứu về học thuyết
chính trị - đối ngoại. Theo tác giả, sau chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang
một hệ thống với chủ thể là các nền văn minh khác nhau, khó có thể tránh
khỏi việc đụng độ nhau. Tác giả chia thế giới thành 2 nền văn minh là văn
15
minh phương Tây và văn minh không phải phương Tây; đưa ra kết luận là nền
dân chủ phương Tây sẽ phải đối mặt với chủ nghĩa cực đoan, trào lưu chính
thống của các nền văn minh khác và phải chuẩn bị sẵn sàng trước thách thức
mới của lịch sử. Công trình này mang tính “học thuyết” phù hợp với quan
điểm đối ngoại của Chính quyền Mỹ. Vì vậy, Tổng thống Mỹ G.Bush lúc đó đã
sử dụng để diễn thuyết nguyên nhân khủng bố; tiến hành cuộc chiến chống
khủng bố là “khách quan”, là “sứ mệnh” của Mỹ; việc Mỹ và phương Tây viện
trợ dân chủ, nhân quyền cho các nước có khủng bố là nhằm giải quyết mâu
thuẫn giữa các nền văn minh, từ đó giải quyết triệt để chủ nghĩa khủng bố.
+ Cuốn: "Môi trường và quan hệ quốc tế" (Environment & International
Relations) (1996) của Vogler, John, Mark F,Imber [213] đã nêu lên những
vấn đề chung về an ninh môi trường; kinh tế chính trị quốc tế và thay đổi môi
trường toàn cầu; lý thuyết về thực thể mới, chủ nghĩa thể chế mới và công ước
thay đổi khí hậu.
+ Cuốn: "Sách trắng Quốc phòng" của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc
[80] đã chỉ ra rằng những mối đe dọa ANPTT như tội phạm xuyên quốc gia,
môi trường xấu đi, ma túy ngày một nổi bật, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố
đã cấu thành uy hiếp đối với an ninh khu vực và quốc tế.
+ Cuốn: "An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa" của Vương Dật
Châu [28] đã phân tích dưới nhiều góc độ từ triết học đến kinh tế, chính trị,
ngoại giao, tạo nên bức tranh tổng thể về an ninh quốc tế trong thời đại toàn
cầu hóa; đã phân tích nội hàm của quan niệm ANPTT, đồng thời có sự phân
biệt giữa ANPTT với ANTT. Những đánh giá và nhận định trên lĩnh vực an
ninh quốc tế cũng như ảnh hưởng của nó đến độc lập và phát triển có giá trị
tham khảo đối với Việt Nam.
+ Cuốn: "Định nghĩa đe dọa an ninh phi truyền thống" (Defining non-
traditional security threats) của Saurabh Chaudhuri [209] đã lý giải khá sâu
sắc về mối đe dọa ANPTT khi cho rằng, sau chiến tranh lạnh với sự tác động
của toàn cầu hóa, đã mở ra những khía cạnh mới của an ninh. Bản chất của
16
các mối đe dọa an ninh không ngừng thay đổi và việc đảm bảo an ninh vượt
ra ngoài khuôn khổ nhà nước và an ninh quân sự. Với sự sụp đổ của mô hình
CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, môi trường quốc tế có sự chuyển
đổi, làm cho chiến lược an ninh toàn cầu cũng thay đổi theo, chuyển trọng
tâm từ sức mạnh quân sự - yếu tố quyết định chính trật tự thế giới trước đây
đến ANPTT với nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo tác
giả, kết thúc chiến tranh lạnh đã đánh dấu sự thay đổi trong nghiên cứu, phân
tích về an ninh thế giới từ khuôn khổ truyền thống sang phi truyền thống.
+ Cuốn: "Cộng đồng Đông Á và an ninh phi truyền thống- Một đề xuất từ
Trung Quốc" (East Asia Community and Nontraditional Security) của Wang
Yong [215] đã phân tích những yếu tố tác động đến sự xuất hiện ANPTT, tác
giả đã đưa ra 5 lĩnh vực thuộc nội hàm của khái niệm ANPTT ở Trung Quốc
hiện nay: Một là, vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm
bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm
soát phòng chống dịch bệnh; Hai là, mối đe dọa đến sự ổn định an ninh khu
vực và quốc tế, bao gồm an ninh kinh tế, an sinh xã hội, quyền con người và
người tị nạn; Ba là, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả buôn người
và buôn bán ma túy; Bốn là, tổ chức tồn tại ngoài nhà nước thách thức trật tự
quốc tế, lớn nhất là sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế; Năm là, vấn đề
an ninh gây ra bởi phát triển công nghệ và toàn cầu hóa, bao gồm cả an ninh
mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ thuật di truyền. Đồng với quan điểm
trên, nhà nghiên cứu Yong đã đưa ra luận điểm của mình về ANPTT trong
công trình An ninh phi truyền thống và Trung Quốc (2007). Tác giả đã đi sâu
cắt nghĩa nguồn gốc và bản chất của ANPTT xuất phát từ chính các mâu thuẫn
trong xã hội, các mâu thuẫn giữa con người với giới tự nhiên, nhất là tình trạng
người bóc lột người vẫn chưa bị xỏa bỏ, tình trạng dân tộc này chèn ép dân tộc
khác vẫn chưa được khắc phục, bản tính tước đoạt tự nhiên vẫn chưa được loại
trừ, tính nhân bản của con người chưa được khơi dậy. Điều đó đã dẫn tới tình
trạng nghèo đói và xung đột, khai thác tài nguyên kiệt quệ, buôn bán PNTE,
17
ma túy. Do đó, tác giả cho rằng ANPTT luôn mang trong nó bản chất chính trị
- xã hội và kinh tế - xã hội mà muốn giải quyết tận gốc phải bắt đầu từ các cải
biến chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội ở từng quốc gia, còn giải pháp hợp tác
quốc tế chỉ là ứng phó với tình huống đã xảy ra và trù liệu các kịch bản trong
tương lai. Tất nhiên, trong khi nhấn mạnh đến bản chất kinh tế - xã hội và
chính trị - xã hội, tác giả cũng không phủ nhận những biến đổi mang tính tự
nhiên của sinh giới, của xã hội đặt ra những mâu thuẫn mới mà loài người phải
giải quyết như dịch bệnh, thay đổi môi trường.
+ Cuốn: "Bàn về an ninh phi truyền thống" của Lục Trung Vĩ [187] đã
trình bày nhân tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an
ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội. Trong đó, những vấn đề như
an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, khoa học kỹ thuật, an ninh môi trường
sinh thái đã ít nhiều liên quan đến an ninh kinh tế. Những vấn đề chủ nghĩa
chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố thuộc về
an ninh chính trị nhiều hơn. Những vấn đề như bệnh dịch truyền nhiễm, buôn
lậu ma tuý, an ninh dân số, cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ chức về cơ
bản thuộc vấn đề an ninh xã hội. Những hoạt động phạm tội như phổ biến vũ
khí hạt nhân, rửa tiền, tấn công mạng tin học trên mức độ khác nhau mang
đặc điểm hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. Hàm ý của ANPTT có thể biểu
đạt là vấn đề xuyên quốc gia do nhân tố phi chính trị, quân sự gây ra, trực tiếp
ảnh hưởng, thậm chí uy hiếp tới sự phát triển, ổn định và an ninh của mỗi
quốc gia, khu vực và toàn cầu.
+ Cuốn: "Định nghĩa an ninh phi truyền thống và ảnh hưởng của nó đối
với Trung Quốc" (Defining Non - Traditional Security and Its Implications for
China ) của Yizhou Wang [217] đã cho rằng, thế giới ngày càng nhiều mối đe
dọa ANPTT trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như khủng hoảng tài chính,
tội phạm mạng, thoái hóa môi trường sinh thái, buôn bán ma túy, vũ khí hạt
nhân, chính sách khủng bố mới và thậm chí là cả SARS. Theo tác giả, việc ưu
tiên giải quyết hoặc giảm bớt các mối đe dọa ANPTT là rất khó khăn vì các
18
quốc gia còn quá nhiều các nhu cầu khác trong khi nguồn lực còn hạn chế.
Tác giả gợi ý các nghiên cứu về ANPTT phải dựa trên các khái niệm và ý
thức hệ mới, kết hợp các quan điểm mới. Đặc biệt, chúng ta cần phải xây
dựng mối quan hệ tương đối cân bằng và hài hòa giữa “an ninh quốc gia” và
“an ninh phi quốc gia” (an ninh toàn cầu, an ninh khu vực và an ninh giữa các
vùng trong một quốc gia ở các cấp độ khác nhau).
+ Cuốn: "Cộng đồng an ninh trong bối cảnh an ninh phi truyền thống"
(Security Community in the Context of Nontraditional Security) của Wang
Jiangli [214] đã đưa ra một khía cạnh lý thuyết khác khi trình bày các cộng
đồng an ninh trên phương diện chính trị, nhà nước và quốc tế, đồng thời đặt
nó trong bối cảnh mới khi thế giới đang phải ứng phó với mối đe dọa ANPTT.
+ Cuốn: "Mối liên hệ giữa kinh tế, an ninh và quan hệ quốc tế ở Đông Á"
(The Nexus of Economics, Security, and International Relations in East Asia)
của Avery Goldstein, Edward Mansflel [192] đã cho rằng, kinh tế và an ninh có
mối liên hệ với nhau chứ không phải là tách biệt và điều này có ảnh hưởng đến
quan hệ quốc tế ở Đông Á. Hai ông cho rằng bằng nhiều cách tiếp cận khác
nhau có thể giải thích sự năng động của khu vực Đông Á đã tác động đến kinh
tế chính trị và an ninh quốc tế và đánh giá độ bền vững của hòa bình và thịnh
vượng ở Đông Á.
- Bài viết trên tạp chí, báo mạng:
+ Bài: "Hội nghị Thượng đỉnh G7 là một tổ chức an ninh mới" của John
Kirton [89] đã cho rằng, sau chiến tranh thế giới thứ hai, đối với an ninh về cơ
bản có 3 mối đe dọa: mối đe dọa cũ, mối đe dọa mới và mối đe dọa đang xuất
hiện. Hiện nay, thế giới chủ yếu đối mặt với mối đe dọa mới và các mối đe
dọa đang xuất hiện. Trong trường hợp mối đe dọa cũ - ANTT, thì an ninh
quân sự là nền tảng với lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ đạo. Còn trong
mối đe dọa mới và mối đe dọa đang xuất hiện, thì các yếu tố có tính phi quân
sự chi phối và lực lượng vũ trang đóng một vai trò tối thiểu.
+ Bài: "Quan hệ đối tác về công nghệ tái tạo: Lối thoát cho an ninh năng
lượng" (Technology Partnerships for Renewables: Key to Energy Security)
19
của tác giả Bertrand Fort, Francis X.Johnson [193] đã đưa ra cách tiếp cận
riêng để giải quyết an ninh năng lượng và an ninh môi trường. Đáng chú ý,
tác giả đã chỉ ra giải pháp công nghệ cho đảm bảo an ninh năng lượng, nhờ đó
mới có thể tận dụng được năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng
mới. Điều đó tạo nên ý nghĩa kép: vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa đảm
bảo an ninh môi trường.
+ Bài: "Ba trụ cột bền vững của an ninh quốc gia trong thế giới xuyên
quốc gia" (The Three Pillars of Sustainable National Security in a
Transnational World) của Nayef Al-Rolhan [203] đã nhận định rằng, thế kỷ
XXI đòi hỏi phải có tư duy mới về ANQG. Các quốc gia hiện nay ngày càng
phụ thuộc vào nhau và phải đối mặt với các mối đe doạ an ninh từ nhiều
nguồn khác nhau; các mối đe dọa truyền thống mở đường cho các mối đe dọa
phi truyền thống. Theo tác giả, mối đe dọa ANPTT đã thể hiện vai trò ngày
càng lớn về an ninh, do sự suy giảm tương đối của các mối đe dọa ANTT,
một phần là do sự phụ thuộc, liên kết giữa các quốc gia dân tộc trong điều
kiện toàn cầu hóa ngày càng gia tăng.
+ Bài: "Mối đe dọa ANPTT ở châu Á: Đi tìm cách giải quyết của khu
vực" (Non-traditional security threats in Asia: Finding a regional way forward)
của Edidie Walsh [196] đã cho rằng các mối đe dọa ANPTT nổi lên ở châu Á
hiện nay như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, cứu trợ thiên tai, an ninh thông
tin, dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng - được xem là vấn đề cốt lõi của ANQG.
Do những biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới trong quá trình toàn cầu hóa
mà các mối đe dọa ANPTT ngày càng trở nên quan trọng, đe dọa trực tiếp đến
sự ổn định, phát triển bền vững của các quốc gia và toàn nhân loại.
+ Bài: "Năng lượng và An ninh phi truyền thống ở châu Á" (Energy and
Non-Traditional Security (NTS) in Asia) của Mely Caballero-Anthony,
Youngho Chang, Nur Azha Putra [202] đã đề cập đến an ninh năng lượng, tư
duy chính sách truyền thống đã tập trung vào việc bảo đảm cung cấp mà
không chú trọng nhiều đến tác động kinh tế, xã hội và môi trường.
20
+ Bài: "Chiến tranh thông tin: một hình thức mới của chiến tranh nhân
dân" (information war: a new form of people's war) của Wei Jincheng [216]
đã cho rằng, thông tin là một “con dao hai lưỡi” trong thời đại thông tin.
Thông tin không chỉ là một tin tức mà như vũ khí dẫn đường chính xác và vũ
khí chiến tranh điện tử. Hãng Enst &Young công bố công trình An ninh thông
tin: nguy cơ mới mà nhiều người chưa sẵn sàng đối phó, cho rằng bước sang
thế kỷ XXI với sự phát triển ngày càng mạnh của kinh tế tri thức và hội nhập
kinh tế toàn cầu, an ninh thông tin có những sắc thái hoàn toàn mới với những
biểu hiện rất đa dạng, nếu không quan tâm đúng mức sẽ phải gánh chịu tổn
thất kinh tế không nhỏ.
+ Bài: "Những vấn đề an ninh phi truyền thống: An ninh hóa tội phạm
xuyên quốc gia trong khu vực châu Á" (Non-Traditional Security Issues:
Securitisation of Transnational Crime in Asia) của James Laki [197] đã phản ánh
thực trạng buôn lậu thuốc phiện và buôn người trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với khu vực…
1.2. NHỮNG VẤN ĐỂ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được giải quyết
Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước nêu
trên đã cho thấy, liên quan đến đề tài luận án đã có khá nhiều công trình khoa
học nghiên cứu, đề cập với những góc độ và các cấp độ khác nhau, nhiều vấn
đề đã được giải quyết.
Một là, nghiên cứu lý luận chung về ANPTT thống với cách tiếp cận đa
diện về nội hàm khái niệm, luận giải bản chất, cấu trúc, tính chất, đặc điểm và
nhận dạng các dấu hiệu của an ninh phi truyền thống.
Tuy còn có sự khác nhau, đặc biệt là về nội hàm, nhưng các nghiên cứu,
về cơ bản, đã có sự thống nhất khi cho rằng, khái niệm ANPTT là khái niệm
mang tính chất “động”, cùng với thời gian, nội hàm của nó có thể còn được
mở rộng hơn. Do vậy, cách đặt vấn đề về mối đe dọa ANPTT của các quốc
gia, các khu vực và cộng đồng còn có sự khác nhau. Trong thời đại toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các mối quan hệ, các mặt của đời
21
sống xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập, đan xen, tác
động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì thế, việc khuôn những vấn đề cụ thể nào đó
trong nội hàm của mối đe dọa ANPTT là mang ý nghĩa tương đối.
Các vấn đề cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,
thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang đặt
ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để
đối phó, là nội hàm cụ thể của mối đe dọa ANPTT, được nhiều công trình
nghiên cứu đề cập.
Hai là, vấn đề ANPTT được nghiên cứu từ góc độ là thách thức đe dọa,
với những hình thái biểu hiện cụ thể, ngày càng nguy hiểm, khó kiểm soát tới
ổn định và phát triển của từng quốc gia, từng khu vực và toàn nhân loại với
nhiều tình huống, biểu hiện và xu hướng mới cần được nhận diện để quản trị
một cách có hiệu quả.
Tính chất nguy hiểm của mối đe dọa ANPTT không chỉ biểu hiện ở
mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà
còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của cả
cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập toàn cầu; thậm chí
còn làm nảy sinh các vấn đề về an ninh quân sự. Phạm vi tác động của
vấn đề ANPTT vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ và lợi ích an ninh quốc gia
dân tộc của một nước.
Nhiều công trình đã chỉ rõ, những mối đe dọa ANPTT đối với Việt Nam
không chỉ từ các vấn đề trong nước, mà còn từ các vấn đề khu vực và thế giới,
đặc biệt là các vấn đề khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, tội
phạm công nghệ cao. Nhiều công trình khẳng định rõ, yêu cầu đối phó với
mối đe dọa ANPTT hiện nay ở Việt Nam là phải trực tiếp phục vụ cho mục
tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ an ninh của
Việt Nam trong thời kỳ mới không chỉ là vấn đề giữ gìn an ninh, trật tự an
toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, mà còn phải góp phần làm thất bại mọi
sự chống phá của các thế lực thù địch, bảo đảm sự ổn định, phát triển bền
vững của chế độ, sự bất khả xâm phạm, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
22
thổ của Tổ quốc. Theo đó, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thực
hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa
học công nghệ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân
dân, tăng cường quốc phòng và an ninh... là những vấn đề cơ bản tạo nền gốc
vững chắc cho việc đối phó với mối đe dọa ANPTT.
Ba là, nhiều công trình đã nêu lên những vấn đề cơ bản về bảo vệ ĐLDT
của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT. Các công trình đã nghiên cứu kết
hợp đánh giá thực trạng với tìm kiếm cơ chế, phương thức, mô hình và giải
pháp ở tầm quốc gia và quốc tế nhằm đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo
vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, lịch sử và kinh nghiệm về bảo vệ
ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT đã được thể hiện trên những
nét cơ bản trong một số công trình khoa học ở trong nước. Các vấn đề: giữ
vững định hướng phát triển; ổn định chính trị xã hội đất nước; bảo đảm lợi ích
quốc gia dân tộc; độc lập, tự chủ; chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh
thổ; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội.. là những vấn đề được
khá nhiều công trình nghiên cứu đặt ra với tư cách là nội hàm của bảo vệ
ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, trong mối quan hệ gắn bó với mục tiêu,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Các công
trình đều khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa
ANPTT; đồng thời, tuy chưa hệ thống, nhưng đã bước đầu chỉ ra và phân tích
những quan điểm, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp Việt Nam thực hiện
bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT trong thời gian từ năm 2001 đến nay.
Bốn là, nhiều công trình đã xác định, việc tăng cường hợp tác quốc tế và
khu vực, cùng nhau phối hợp hành động là xu thế và giải pháp quan trọng
nhằm đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa
này trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian tới, các mối quan hệ hợp tác này càng cần được nâng cao
hơn nữa cả về hiệu quả và tính thiết thực. Mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực
hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với
23
tình trạng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác với các nước và các tổ chức
quốc tế, các cơ quan an ninh của các nước trong vấn đề đấu tranh chống
khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; thiết lập hành lang pháp lý,
xây dựng cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế, với các tổ
chức quốc tế có liên quan; chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước
ASEAN trong đối phó với mối đe dọa ANPTT, đặc biệt trong phòng chống
tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, bảo đảm an ninh biển, đối phó với tình
trạng biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, với các chương trình, kế hoạch
và cơ chế phù hợp... được xem xét là những vấn đề không chỉ nhằm mục đích
đối phó với các mối đe dọa ANPTT mà còn để góp phần vào việc bảo vệ
ĐLDT trước các mối đe dọa này.
Như vậy, mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó là
vấn đề rất phong phú và phức tạp. Các vấn đề về khái niệm, nội dung, tính
chất, đặc điểm của mối đe dọa ANPTT và Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối
đe dọa đó đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đặt ra, làm rõ với các góc độ
và cấp độ khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích nghiên cứu cụ thể.
Đề tài luận án sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả của các công trình trước, vận dụng
trong quá trình luận giải các nội dung và phát triển trong nghiên cứu đề tài
luận án, phục vụ cho việc làm rõ vấn đề Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe
dọa ANPTT giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015.
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Theo mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
luận án, từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan cho thấy còn có
sự thiếu hụt trên nhiều vấn đề, mà luận án phải tiếp tục đi sâu giải quyết. Một
loạt vấn đề lý luận, thực tiễn về mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam và Việt Nam
bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó từ năm 2001 đến năm 2015 cần được nhận
thức, nhận diện và thực hiện như thế nào, với những nội dung, giải pháp mang
tính đặc thù ra sao cho đến nay vẫn còn khá nhiều “khoảng trống”. Vấn đề
Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến
24
năm 2015 chưa có công trình nào đề cập trực tiếp, trực diện, chuyên sâu, có
hệ thống với tư cách là công trình khoa học độc lập.
Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà khoa học trong nước và nước
ngoài, tác giả làm rõ công cuộc bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa
ANPTT giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 trên những vấn đề chính sau:
Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ quan niệm về mối đe dọa ANPTT và
tác động của nó đến ĐLDT ở Việt Nam; cố gắng “khuôn” những vấn đề cụ
thể vào nội hàm của mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam một cách hợp lý nhất, có
cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Phân tích thực trạng mối đe dọa ANPTT
ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015, trên từng nội dung của mối đe dọa
ANPTT, bao gồm cả việc nhận diện, làm rõ tính chất, đặc điểm, cũng như sự
phát triển của từng vấn đề ANPTT trong khoảng thời gian theo phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
Thứ hai, luận án làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn Việt Nam bảo
vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015. Trên cơ sở
lý luận chung về ĐLDT và bảo vệ ĐLDT, luận án xây dựng quan niệm bảo vệ
ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, với nội hàm xác định, phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam và thế giới hiện nay. Luận án phân tích thực tiễn Việt Nam bảo
vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015 trên cơ sở
những chủ trương và biện pháp hoạt động cụ thể, chủ yếu là của Trung ương,
trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.
Thứ ba, luận án đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống những thành
tựu, hạn chế trong bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT từ
năm 2001 đến năm 2015, trên cơ sở khung lý luận và những nội dung đã trình
bày ở các phần trên. Luận án tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm
ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam;
đồng thời rút ra một số kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam
trong thời gian tới, mà quan trọng là đối với các nước đang phát triển trong
bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.
25
Tiểu kết chương 1
Tổng hợp tình hình của các công trình nghiên cứu liên quan cho thấy,
mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó là vấn đề rất phong
phú và phức tạp. Các công trình nghiên cứu rất đa dạng cả về nội dung, hình
thức và cách tiếp cận. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, làm rõ
với các góc độ và cấp độ khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích
nghiên cứu cụ thể khác nhau về các vấn đề cơ bản mối đe dọa ANPTT và Việt
Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó... Luận án sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả
của các công trình trước, vận dụng và phát triển trong nghiên cứu, phục vụ
cho việc làm rõ các vấn đề theo chủ đề của đề tài luận án.
Tổng quan tình hình nghiên cứu, theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu,
cho thấy còn thiếu hụt trên nhiều vấn đề, mà luận án phải tiếp tục giải quyết.
Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ quan niệm về mối đe dọa ANPTT và tác
động của nó đến ĐLDT ở Việt Nam. Thứ hai, luận án làm rõ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm
2001 đến năm 2015. Thứ ba, luận án đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống
những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa
ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015.
Luận án là công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu, có hệ thống về
bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT trong giai đoạn lịch sử
từ năm 2001 đến 2015, khi Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng, mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT của Việt Nam trở nên phức tạp.
26
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
CỦA MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN
THỐNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC
2.1.1. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Muốn làm rõ vấn đề bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, trước
hết phải nhận diện rõ ANPTT; đồng thời, làm rõ tác động của nó với tư cách
là các mối đe dọa, các mối nguy cơ đối với độc lập dân tộc.
2.1.1.1. Khái niệm về mối đe dọa an ninh phi truyền thống
An ninh là một khái niệm cơ bản thường được sử dụng trong ngôn ngữ
và thực tiễn chính trị quốc tế. An ninh là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu của
mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại; đồng thời, an ninh cũng là
điều kiện cơ bản và quan trọng số một đảm bảo cho sự phát triển của mỗi
quốc gia. Do sự khác biệt về lịch sử chính trị, văn hóa cũng như cách nhìn,
cách tiếp cận và quan niệm giá trị khác nhau của mỗi nước mà khái niệm an
ninh được hiểu, được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên,
hiểu theo nghĩa chung nhất của ngôn ngữ chính trị quốc tế, “An ninh” là khái
niệm dùng để chỉ “Trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm
đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của từng tổ chức,
của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội” [165, tr.25]. Mặt
khác, nội hàm của khái niệm an ninh không chỉ giới hạn ở tình trạng như đã
nêu, mà còn bao hàm cả những biện pháp để mang lại tình trạng đó, tức là
hành động để thực hiện an ninh. Cách hiểu về khái niệm an ninh như vậy
phản ánh nhu cầu và quan niệm chung của cộng đồng quốc tế đồng thời nó
bao hàm đầy đủ nội hàm của khái niệm an ninh trong giai đoạn hiện nay.
An ninh quốc gia (national security): An ninh quốc gia là sự ổn định và
phát triển bền vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. Ở Việt Nam, an
27
ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa
và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [117]. Trong quan
hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia và yếu tố
thời gian người ta chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và an ninh phi
truyền thống (ANPTT).
An ninh truyền thống (traditional security): lấy Nhà nước làm đơn vị
(quốc gia) và chủ yếu đề cập những quan hệ chính trị, tương quan sức mạnh
quân sự giữa các quốc gia. Các lợi ích đều phải đặt dưới lợi ích quốc gia. An
ninh truyền thống là để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, thể chế và giá trị
của đất nước, trong đó cốt lõi là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ bên
ngoài bằng tấn công quân sự. Do đó, quốc gia là chủ thể duy nhất đảm bảo sự
sống còn của mình thông qua việc tăng cường quyền lực quốc gia bằng sức
mạnh quân sự và khả năng phòng thủ.
An ninh phi truyền thống (non-traditional security): xuất hiện khá lâu sau
khái niệm ANTT. Từ năm 90 thế kỷ XX, tức là sau khi Chiến tranh lạnh kết
thúc, các học giả trên thế giới mới đề xuất khái niệm này. Từ đó đến
nay, ANPTT trở thành mối quan tâm lớn của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế
giới, là một trong những chủ đề quan trọng được các nhà khoa học nghiên cứu
và luôn là vấn đề nóng hổi được bàn luận trên nhiều diễn đàn khu vực, quốc tế,
cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa phương.
ANPTT là một quan niệm mới về một trạng thái an ninh khác với
ANTT, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở
rộng nội hàm khái niệm ANQG. Nếu ANTT coi ANQG là bảo vệ đất nước
các mối đe dọa hoặc tấn công bằng chính trị, quân sự từ bên ngoài và bên
trong thì ANPTT không chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con
người, bảo vệ cộng đồng, nó mang tính xuyên quốc gia do những mối uy
hiếp, đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi trường sinh
tồn và phát triển của cộng đồng xã hội và công dân của mỗi quốc gia trong
mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới.
28
Sự xuất hiện ANPTT không làm phai nhạt và biệt lập với ANTT vì hai
vấn đề này luôn đan xen nhau và có thể chuyền hóa lẫn nhau trong điều kiện
nhất định. Trong thế giới hiện đại, an ninh của mỗi quốc gia vừa bao hàm an
ninh chính trị, quân sự truyền thống và đang đối mặt với nhiều thách thức phi
truyền thống như kinh tế, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường, tài nguyên,
chủ nghĩa khủng bố, v.v… Từ đó ANQG được bổ xung những nội dung mới,
tạo ra những thay đổi mang tính lịch sử trên những bình diện sau:
Thứ nhất, tranh chấp quyền lực, lãnh thổ truyền thống đang từng bước
chuyển hóa thành tranh chấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn
lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tranh chấp quyền lực cứng và
quyền lực mềm để mở rộng không gian ảnh hưởng phục vụ cho lợi ích quốc
gia, dân tộc.
Thứ hai, tận dụng ưu thế đi trước, có trình độ khoa học công nghệ cao,
nắm giữ các nguồn lực kinh tế to lớn, các cường quốc phương Tây luôn chủ
động sử dụng các thủ đoạn, cơ hội làm sâu sắc thêm mâu thuẫn, trầm trọng
thêm những khó khăn nhằm đẩy nhanh việc cải tạo tiến tới lật đổ các quốc gia
có chế độ chính trị khác nhằm thu hút các quốc gia đó vào khu vực ảnh hưởng
của mình.
Thứ ba, tiến trình toàn cầu hóa không ngừng gia tăng và sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra
cơ hội phát triển mới của các quốc gia dân tộc, đồng thời cũng xuất hiện
những nguy cơ rất dễ đổ vỡ trong xã hội hiện đại. Nguy cơ mất an ninh mạng,
sự phát triển nhanh chóng của các thứ vũ khí thông minh có sức mạnh hủy
diệt, ô nhiễm môi trường trái đất và xung quanh trái đất, sự khốc liệt của thiên
tai, dịch bệnh hầu như đang tăng lên hàng ngày, sự băng hoại đạo đức hay rối
loạn tâm lý, khủng hoảng niềm tin của giới trẻ do mất gốc về văn hóa hoặc áp
lực quá nặng nề của cuộc sống vv… đang đẩy nhân loại đến ranh giới ngày
càng mỏng manh an toàn và rủi ro.
Thứ tư, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo cực
đoan ngày càng phát triển và luôn thực hiện các hoạt động chống phá xã hội
29
bằng các thủ đoạn bạo lực và nhiều thủ đoạn tinh vi khác. Đây chính là những
uy hiếp nghiêm trọng đối với anh ninh của mọi quốc gia.
Thứ năm, càng phát triển, càng tác động vào thiên nhiên với mục đích
cải tạo nó, hầu như con người càng dấn sâu vào vòng luẩn quẩn và gánh chịu
ngày càng nặng nề sự trả thù của thiên nhiên đúng như Ph.Ăngghen đã cảnh
báo. Trên thực tế, con người đang đối mặt những nguy cơ từ chính sự “phát
triển” của mình, đó là sự cạn kiệt tài nguyên, nhiệt độ trái đất tăng lên, nước
biển dâng, môi trường sống sấu đi, dịch bệnh đối với con người, cây trồng và
vật nuôi… ngày càng nặng nề phức tạp.
Thứ sáu, trong tiến trình toàn cầu hóa, khi “biên giới cứng” giữa các
quốc gia hầu như bị phá vỡ mà “ biên giới mềm” chưa thể tạo thành hàng rào
an ninh hiệu quả cao, an ninh của các quốc gia dân tộc trở nên phức tạp khó
lường do sự tác động của các yếu tố từ bên ngoài và nằm ngoài sự mong đợi
cũng như vượt qua sự cảnh giác, đề phòng của con người. Điều này cũng có
nghĩa là áp lực ngày càng lớn, nguy cơ ngày càng cao đối với an ninh quốc gia.
Đến nay, việc nhận thức và xác định khái niệm, cũng như nội dung vấn
đề ANPTT vẫn chưa có sự thống nhất.
- Mỹ và Phương Tây quan niệm ANPTT:
Ở Mỹ, từ sau Chiến tranh lạnh với sự phát triển của các lý thuyết triết
học, học thuyết chính trị và hoàn cảnh cụ thể về sự biến chuyển của khu vực
cũng như thế giới như học thuyết quyền lực mềm và quyền lực cứng, quyền
lực thông minh được phát triển ở Mỹ từ thời tổng thống Bill Clinton(quyền
lực mềm), George Bush (quyền lực cứng), B. Ôbama (quyền lực thông minh),
được vận dụng để phát triển chính thức thành học thuyết cho An Ninh Quốc
gia Hoa Kỳ. Trong bối cảnh những tranh chấp quốc tế, chủ nghĩa khủng bố
diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu cùng những diễn biến tác động từ
trong ngoài lãnh thổ quốc gia về biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng, kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa.... Mối đe dọa an ninh không chỉ kẻ thù truyền
thống như các nước khác, mà còn các tổ chức phi chính phủ bạo lực, các tập
đoàn ma túy, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, một số
30
đột biến bao gồm thiên tai và các sự kiện gây thiệt hại môi trường nghiêm
trọng. Do đó, để đảm bảo nguồn lực tối ưu cho quốc gia và giải quyết những
tranh chấp, biến cố của quốc gia hay củng cố hình ảnh quốc gia trước cộng
đồng thế giới một số nước đã thành lập và củng cố hội đồng (ủy ban) quốc gia
đánh dấu tầm quan trọng của nó là cơ quan tham mưu cố vấn cao nhất cho
lãnh đạo của quốc gia đó về tình hình trong nước xu hướng của khu vực và
thế giới phối hợp hiệu quả với các cơ quan khác.
Ở Phương Tây: Có nhiều nhận thức khác nhau về ANPTT nhưng một số
học giả phương Tây cho rằng khái niệm an ninh trước đây được giải thích
theo nghĩa quá hẹp; theo cách suy nghĩ truyền thống, khách thể của nó cần
được đảm bảo an ninh là quốc gia (nhà nước); an ninh chỉ liên quan đến việc
bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia hoặc những giá trị cơ bản của quốc
gia; phương tiện trước tiên được sử dụng là duy trì lực lượng quân sự; sự an
toàn của con người ít được quan tâm tới. Từ cách tiếp cận và lý giải đó các
học giả có xu hướng coi ANPTT là an ninh con người.
Theo Liên Hiệp Quốc, ANPTT bao gồm an ninh con người (cá nhân) và
an ninh cộng đồng. Trong báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên
Hiệp Quốc (được đa phần các học giả và nghị sĩ Châu Âu đồng thuận) các
mối đe dọa an ninh con người bao gồm: thất nghiệp, nghiện ngập, tội ác, ô
nhiễm, vi phạm nhân quyền, lo lắng về chiến tranh và bạo lực có tổ chức, v.v.
Báo cáo này định nghĩa an ninh con người là “sự an toàn của con người trước
những mối đe doạ kinh niên như nghèo đói, bệnh tật và đàn áp, và những sự
cố bất ngờ, bất lợi trong đời sống hàng ngày” [211, tr.23]. Báo cáo cũng đưa
ra 7 nội dung chủ yếu của an ninh con người, gồm: (1) an ninh kinh tế; (2) an
ninh lương thực; (3) an ninh sức khoẻ; (4) an ninh môi trường; (5) an ninh cá
nhân; (6) an ninh cộng đồng; và (7) an ninh chính trị.
Trên cơ sở định nghĩa và những nội dung trên, Báo cáo đã nêu ra những
đặc tính cơ bản của an ninh con người là: (1) an ninh con người là mối quan
tâm chung; (2) các nội dung của an ninh con người quan hệ mật thiết và phụ
thuộc lẫn nhau; (3) an ninh con người được đảm bảo dễ dàng bằng biện pháp
31
ngăn ngừa sớm hơn là bằng biện pháp can thiệp sau đó; và (4) an ninh con
người lấy con người làm trung tâm. An ninh con người nhấn mạnh tính chất
phụ thuộc lẫn nhau giữa các khía cạnh của an ninh. Mối đe dọa đối với an
ninh của con người ở một nơi trên thế giới có ý nghĩa đối với tất cả các quốc
gia. Nhiều mối đe dọa về an ninh hiện nay như nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm, tội
ác, khủng bố, xung đột sắc tộc và tan rã về xã hội không còn là những sự kiện
biệt lập. Những vấn đề toàn cầu khi trở thành mối đe doạ chung của nhân loại
cần có sự phối hợp hành động và hợp tác của nhiều quốc gia, thậm chí là tất
cả các quốc gia [211, tr.24-33].
Báo cáo còn chỉ rõ, an ninh con người không đồng nghĩa với phát triển
con người vì khái niệm sau mang ý nghĩa rộng hơn khái niệm trước; tuy
nhiên, giữa hai khái niệm này có mối liên quan chặt chẽ. Đồng thời, an
ninh con người cũng không đồng nghĩa với những vấn đề nhân quyền,
nhưng giữa chúng cũng có những mối liên quan với nhau. An ninh con
người về cơ bản mang tính tích cực vì có hiệu quả và khả thi hơn khi tiến
hành các biện pháp phòng ngừa hơn là can thiệp khi khủng hoảng đã nổ ra.
Ví dụ: chi phí cho ngăn chặn bệnh HIV/AIDS lây lan bằng cách đầu tư vào
chăm sóc sức khoẻ ban đầu hay giáo dục kế hoạch hoá gia đình ít hơn
nhiều khi bệnh này trở thành dịch bệnh. Về phương diện này, an ninh con
người được coi là phát triển con người. Do đó, bảo đảm phát triển con
người bền vững là nhằm đảm bảo an ninh con người và cũng chính là ứng
phó lại các mối đe dọa từ ANPTT.
- Phương Đông nhận thức về ANPTT:
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 giữa ASEAN và Trung Quốc
tại Phnôm Pênh (Campuchia) đã ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về
hợp tác trên lĩnh vực ANPTT, xác định những vấn đề ANPTT: tội phạm
xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ
khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao.
Một số học giả châu Âu, châu Á khi nghiên cứu vấn đề này đã đề cập
thêm một số vấn đề như an ninh lương thực, an ninh kinh tế - tài chính, tội
32
phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao. Hội nghị Bộ trưởng các nước
ASEAN (ADMM+) tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội đã xác định các mối nguy
cơ đe dọa ANPTT bao gồm: khủng bố, cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia,
ma túy, buôn bán vũ khí, rửa tiền, kinh tế, công nghệ cao.
Hội nghị cấp cao ASEM tổ chức tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
tháng 10 năm 2012, đề xuất những biện pháp nhằm đối phó với các nguy cơ,
thách thức ANPTT: biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh năng lượng, an ninh
hạt nhân, chống cướp biển, bảo vệ và sử dụng nguồn nước [110].
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2004 xác định:
Những vấn đề chưa được giải quyết, liên quan đến tranh chấp biên
giới, lãnh thổ trên bộ, trên biển cùng những vấn đề ANPTT khác
như buôn bán và vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái
phép, suy thoái môi trường, sinh thái... cũng là những mối quan tâm
an ninh của Việt Nam [22, tr.11].
Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Các yếu tố đe dọa
ANPTT, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu
như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí
hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp” [48, tr.28]. “Những
căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn
chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa
ANPTT, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử
- viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng” [48, tr.182-183].
Các quan niệm nêu trên dù không hoàn toàn giống nhau, nhưng đã xác
định được các vấn đề cơ bản về ANPTT. Kế thừa những quan niệm nêu trên,
với cách tiếp cận tổng hợp và bám sát vào sự phát triển của vấn đề, luận án
đưa ra khái niệm: An ninh phi truyền thống là khái niệm nhằm phân biệt với
an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa phi truyền thống đối với an
ninh quốc gia, cuộc sống con người và cộng đồng nhân loại, không xuất phát
trực tiếp từ yếu tố quân sự, nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên và xã hội, diễn ra
33
và tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, thông tin, môi trường..., mang tính tổng hợp, xuyên quốc gia và có tính
nguy hiểm cao đe dọa tới độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
Khái niệm ANPTT nêu trên phản ánh những vấn đề cơ bản, từ nội dung,
nguồn gốc nảy sinh, tính chất và mối quan hệ giữa ANPTT với ANTT.
ANPTT vừa là một bộ phận của ANQG vừa là sự mở rộng của khái niệm
ANQG. ANPTT theo các cách tiếp cận trên là xem xét nó với tư cách là “các
mối đe dọa”, “các nguy cơ đe dọa” đến con người, cộng đồng, đến quốc gia
dân tộc và toàn nhân loại. Nó bao gồm các vấn đề phát sinh từ tự nhiên, bởi tự
nhiên; và những vấn đề do con người gây nên, cũng như sự “cộng hưởng” của
cả tự nhiên và xã hội, có nội hàm rất phong phú, đa dạng. Từ nghững khái
niệm nêu trên chúng ta có thể hiểu:
Mối đe dọa an ninh phi truyền thống : là những thách thức trên mọi lĩnh
vực đối với không chỉ độc lập dân tộc,chủ quyền quốc gia, mà còn đối với vận
mệnh sống còn của loài người và môi trường sống trên trái đất.
Cũng như khái niệm ANPTT, các mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT có
nội hàm rộng, đa dạng, phức tạp nhưng lại tùy thuộc vào quan niệm, nhận
thức của mỗi quốc gia và bị chi phối, quyết định bởi lợi ích quốc gia, dân tộc
cùng các lợi ích chính trị, kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của từng
nước, nên cách tiếp cận, xem xét, đánh giá về mức độ, tính chất, sự cấu thành
và phạm vi ảnh hưởng của nó cũng khác nhau. Mặc dù còn nhiều quan niệm,
quan điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại, nhận thức về mối đe dọa ANPTT
của nhiều quốc gia, của khu vực Đông Nam Á có ba điểm chung cơ bản sau:
Thứ nhất, các mối đe dọa ANPTT xuất phát từ những vấn đề đe dọa
nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững, ổn định xã hội, môi trường sinh thái
và thể chế xã hội; làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, sức khoẻ con người, tác
động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của đông đảo nhân dân và làm gia tăng
các hiểm họa tự nhiên.
Thứ hai, các mối đe dọa ANPTT có phạm vi tác động rộng, liên quan
đến nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia, chủ thể, vượt ra khỏi lợi ích, phạm vi
34
ANTT và trở thành vấn đề toàn cầu, tác động cả trực tiếp, gián tiếp, cả trước
mắt và lâu dài đối với ANQG.
Thứ ba, giải quyết, ứng phó với các mối đe dọa ANPTT đòi hỏi sự quan
tâm, hợp tác, nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế và trách nhiệm của từng
quốc gia, với hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, pháp
luật, khoa học - kỹ thuật, ngoại giao và an ninh, quốc phòng…
Đối với Việt Nam, căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước; xuất
phát từ thực tiễn vấn đề ANPTT cùng các mối đe dọa của nó từ năm 2001 đến
nay, luận án tập trung vào các mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT của Việt
Nam trên sáu nội dung chính: biến đổi khí hậu; an ninh kinh tế, tài chính; an
ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội phạm công nghệ cao; tội phạm
xuyên quốc gia.
2.1.1.2. Tính chất của mối đe doạ an ninh phi truyền thống
Thứ nhất, các mối đe doạ ANPTT vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa có
nguồn gốc xã hội, mang tính tổng hợp; vừa mang tính phi bạo lực vừa mang
tính bạo lực,vừa đe dọa trực tiếp vừa đe dọa gián tiếp đến ĐLDT.
ANPTT nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên bao gồm: thảm hoạ thiên nhiên,
cạn kiệt tài nguyên, môi trường, bão lụt, nước biển dâng...; từ các yếu tố xã
hội gồm khủng bố, dịch bệnh, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc
gia... Tuy nhiên, cũng có vấn đề tác động “cộng hưởng” do cả tự nhiên và xã
hội. Nước biển dâng là do yếu tố tự nhiên, nhưng do sự xâm phạm và hủy
hoại môi trường của con người làm cho sự dâng lên của nước biển càng trở
nên nguy hiểm. Vì thế, các mối đe doạ ANPTT mang tính tổng hợp, nó còn
bao gồm an ninh trên các lĩnh vực như tài nguyên, kinh tế, tài chính tiền tệ,
khoa học kỹ thuật, thông tin, xã hội, văn hoá. ANPTT có thể chia làm hai
phương diện có tính chất bạo lực và tính chất phi bạo lực. Về tính chất bạo
lực, đó là các vấn đề đặc trưng như chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu ma tuý, tội
phạm có tổ chức; về tính chất phi bạo lực, đó là những vấn đề như ô nhiễm
môi trường, khủng hoảng tài chính tiền tệ, bệnh dịch.
35
Thứ hai, các mối đe doạ an ninh phi truyền thống lan tràn nhanh, mang
tính xuyên quốc gia.
Vấn đề toàn cầu hay toàn nhân loại được quan niệm là những vấn đề
mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của tất cả các quốc
gia dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, biên giới quốc gia.
ANPTT là vấn đề toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia do những uy hiếp và
nhân tố phi chính trị, phi quân sự gây ra và ảnh hưởng đến an ninh các nước,
sự “lan toả” hoặc ảnh hưởng từ vấn đề nội bộ của một nước mà gây ra mất an
ninh cho nước khác, hoặc khu vực đó và cả tính đa dạng trong cách thức giải
quyết vấn đề. Tính xuyên quốc gia, hoặc “mối uy hiếp xuyên quốc gia” của
ANPTT là rõ ràng, nó chỉ vấn đề ảnh hưởng đến an ninh của một số quốc gia,
khu vực và toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, bệnh dịch, buôn lậu ma tuý, di
dân phi pháp, ô nhiễm môi trường, tội phạm công nghệ cao. Những vấn đề đó
là một loại uy hiếp mới, vượt qua biên giới quốc gia của tư duy ANTT.
Những uy hiếp đó rất phức tạp, liên hệ lẫn nhau, đa tầng và phi quân sự. Các
hoạt động tội phạm, khủng bố quốc tế, nhất là khủng bố bằng vũ khí sinh học,
hóa học, bệnh dịch…, lây lan có quy mô xuyên biên giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
tăng lên, thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm soát hơn,
kém an toàn hơn bởi các mối đe dọa ANPTT có mức độ nguy hiểm cao hơn,
sức ảnh hưởng lớn hơn. Tính chất lan tràn nhanh và xuyên quốc gia đặt ra
những thách thức mới đối với việc bảo vệ ĐLDT của đất nước, đòi hỏi phải
có biện pháp phù hợp.
Thứ ba, các mối đe doạ ANPTT ảnh hưởng lẫn nhau, tác động cộng
hưởng; có thể bùng phát đột xuất, kích thích lây lan.
Các mối đe doạ ANPTT có đặc điểm tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Vấn đề an ninh của một phương diện nào đó đều có thể dẫn đến hoặc kích
thích sự bùng phát của vấn đề an ninh khác, khiến cho sự ảnh hưởng và mức
độ nguy hại của các mối đe doạ ANPTT ở cấp độ cao hơn, gay gắt hơn.
Chẳng hạn sự nghèo đói, xung đột bộ tộc ở một số khu vực châu Phi liên quan
36
đến vấn đề nạn di dân phi pháp; các hoạt động tội phạm và chủ nghĩa khủng
bố cũng như tin tặc dưới nhiều hình thức câu kết với nhau; những vấn đề như
buôn lậu ma túy và rửa tiền phi pháp, kinh tế ngầm; tội phạm có tổ chức và di
dân phi pháp; môi trường suy thoái và nạn nhân môi trường đều có liên hệ với
nhau. Trong một số vấn đề đã hình thành “chuỗi xích” của “vấn đề - khủng
hoảng - xung đột”, có thể kích thích lẫn nhau và tạo thành hiệu ứng nguy hại
mang tính dây chuyền với phạm vi lớn hơn, đồng thời tạo thành “uy hiếp”
song trùng hoặc nhiều hơn đối với ANQG và an ninh quốc tế, như vấn đề tôn
giáo dân tộc, vấn đề chủ nghĩa khủng bố... Các vấn đề ANPTT thường là
bùng phát đột xuất dưới hình thức khủng hoảng, từ đó tạo thành mối đe doạ
nghiêm trọng trực tiếp đối với ANQG, như khủng hoảng kinh tế, tiền tệ, bệnh
dịch, khủng bố, nên chúng càng trở nên khó kiểm soát, khó giải quyết.
Thứ tư, các mối đe doạ ANPTT mang tính nguy hiểm cao, phạm vi rộng,
trực tiếp uy hiếp, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh mệnh con người, đời
sống xã hội các nước và toàn nhân loại.
Các vấn đề ANPTT đều trực tiếp cấu thành uy hiếp đối với sinh mệnh
con người, đời sống xã hội của các nước và an ninh toàn nhân loại, ANQG, an
ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu, tuy có sự khác nhau về phương thức,
mức độ, thời gian và hậu quả. Tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa
ANPTT không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với
cuộc sống của con người, mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định
xã hội, sự tồn vong của cả cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội
nhập toàn cầu; thậm chí còn làm nảy sinh các vấn đề về an ninh quân sự.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ không chỉ trực tiếp đem đến nguy hại kinh
tế, như ngân hàng sụp đổ, doanh nghiệp phá sản, công nhân thất nghiệp, thâm
hụt tài chính, dự trữ ngoại hối tổn thất, GDP giảm sút, mà còn đem đến những
nguy hại chính trị, an ninh to lớn. Lịch sử cho thấy, hậu quả của khủng hoảng
tài chính tiền tệ là quyền lực của đảng cầm quyền bị giảm xuống; thậm chí
mất quyền lãnh đạo đất nước. Khủng hoảng tài chính tiền tệ còn làm nảy sinh
những nguy hại xã hội to lớn, khiến cho quốc gia đang phát triển có thể trở
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnMyLan2014
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nataliej4
 
Slide bai giang shtt
Slide bai giang shttSlide bai giang shtt
Slide bai giang shttvancarol2003
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Bình Hoàng
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...PinkHandmade
 
Hiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhHiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhphongnq
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfTThKimKhnh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmdreamteller
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1vietlod.com
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
 
Slide bai giang shtt
Slide bai giang shttSlide bai giang shtt
Slide bai giang shtt
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
 
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Hiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhHiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đình
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 

Similar a Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống

Pp3 tuyen bo thien nien ky 2000
Pp3 tuyen bo thien nien ky 2000Pp3 tuyen bo thien nien ky 2000
Pp3 tuyen bo thien nien ky 2000VU Tuan
 
Khoá Luận An Ninh Dầu Mỏ Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam Từ 19...
Khoá Luận An Ninh Dầu Mỏ Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam Từ 19...Khoá Luận An Ninh Dầu Mỏ Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam Từ 19...
Khoá Luận An Ninh Dầu Mỏ Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam Từ 19...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019TunAnh346
 
Địa lý kte semina.pptx
Địa lý kte semina.pptxĐịa lý kte semina.pptx
Địa lý kte semina.pptxThuTriu5
 
BG-C3-CNXH-và-thời-kỳ-quá-độ-lên-CNXH.pdf
BG-C3-CNXH-và-thời-kỳ-quá-độ-lên-CNXH.pdfBG-C3-CNXH-và-thời-kỳ-quá-độ-lên-CNXH.pdf
BG-C3-CNXH-và-thời-kỳ-quá-độ-lên-CNXH.pdfssuser8adc7c
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar a Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống (20)

Ljnhljnh
LjnhljnhLjnhljnh
Ljnhljnh
 
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
Luận án: Bảo vệ độc lập dân tộc của CHDCND Lào (1986 - 2012)
 
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt NamLuận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Kinh Tế Chính Trị.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Kinh Tế Chính Trị.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Kinh Tế Chính Trị.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Kinh Tế Chính Trị.
 
Pp3 tuyen bo thien nien ky 2000
Pp3 tuyen bo thien nien ky 2000Pp3 tuyen bo thien nien ky 2000
Pp3 tuyen bo thien nien ky 2000
 
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt NamLuận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
Khoá Luận An Ninh Dầu Mỏ Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam Từ 19...
Khoá Luận An Ninh Dầu Mỏ Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam Từ 19...Khoá Luận An Ninh Dầu Mỏ Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam Từ 19...
Khoá Luận An Ninh Dầu Mỏ Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế Của Việt Nam Từ 19...
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 
Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019
 
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh tháiLuận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
 
Địa lý kte semina.pptx
Địa lý kte semina.pptxĐịa lý kte semina.pptx
Địa lý kte semina.pptx
 
BG-C3-CNXH-và-thời-kỳ-quá-độ-lên-CNXH.pdf
BG-C3-CNXH-và-thời-kỳ-quá-độ-lên-CNXH.pdfBG-C3-CNXH-và-thời-kỳ-quá-độ-lên-CNXH.pdf
BG-C3-CNXH-và-thời-kỳ-quá-độ-lên-CNXH.pdf
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOTLuận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt NamMối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀM TRỌNG TÙNG b¶o vÖ ®éc lËp d©n téc cña viÖt nam tr­íc mèi ®e däa an ninh phi truyÒn thèng tõ n¨m 2001 ®Õn n¨m 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Mã số: 62 22 03 12 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ 2. PGS.TS. THÁI VĂN LONG HÀ NỘI - 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Đàm Trọng Tùng
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6 1.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được nghiên cứu 6 1.2. Những vấn để luận án tiếp tục nghiên cứu 20 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 26 2.1. Một số vấn đề lý luận về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến độc lập dân tộc 26 2.2. Thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2015 46 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 72 3.1. Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống 72 3.2. Quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống 87 Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2015 VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 121 4.1. Đánh giá về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015 121 4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống đối với các nước đang phát triển 139 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ACDM Tiếng Việt Ủy ban quản lý thiên tai ASEAN Tiếng Anh ASEAN Committee on Disaster Management ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian Development Bank ADMM Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ASEAN Defence Ministers Meeting APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương Asia-Pacific Economic Cooperation ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á The Association of Southeast Asian Nations ASEM Diễn đàn hợp tác Á- Âu The Asia-Europe Meeting ARF Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ASEAN Regional Forum ANTT ANPTT ANQG An ninh truyền thống An ninh phi truyền thống An ninh quốc gia Traditional Security Non - Traditional Security National Security CNXH Chủ nghĩa xã hội Socialism CNTB Chủ nghĩa tư bản Capitalism EU Liên minh Châu Âu European Union FAO FNGO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc Tổ chức phi chính phủ nước ngoài Food and Agriculture Organization of the United Nations Foreign-Non-GovernmentalOrganization HDI Chỉ số phát triển con người Human Development Index IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế The International Monetary Fund LHQ Liên hợp quốc The United Nations MDGs Mục tiêu thiên niên kỷ The Millennium Development Goals ODA Viện trợ chính thức trực tiếp Official Development Assistance UNDP UNEP Chương trình phát triển Liên hợp quốc Chương trình môi trường Liên hợp quốc United Nations Development Programme United Nations Environment Programme WB Ngân hàng thế giới World Bank WMO Tổ chức Khí tượng thế giới The World Meteorological Organization WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization WTO Tổ chức Thương mại thế giới. Worrld Trade Organnization
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, xu thế hòa bình hợp tác phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền độc lập dân tộc của các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức mới từ mối đe dọa “an ninh phi truyền thống”. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống (ANPTT) đã trở thành vấn đề toàn cầu, mang tính nguy hiểm cao, có sức ảnh hưởng lớn. Tính chất nguy hiểm của mối đe dọa ANPTT không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà còn đối với sự ổn định xã hội, đối với độc lập dân tộc (ĐLDT) của các quốc gia, sự an nguy của chế độ chính trị, sự tồn vong của cộng đồng nhân loại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Các thảm họa thiên tai, động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… ngày càng thách đố các thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện đại và sự nỗ lực cố gắng của con người. Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, những vấn đề tài chính, năng lượng, lương thực… ngày càng thử thách nghiệt ngã năng lực điều hành của các chính phủ, ĐLDT của các nước, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế giàu mạnh nhất, cũng như tính khả thi của các liên kết quốc tế, làm cho không một quốc gia nào có thể yên ổn xây dựng và phát triển. Trong bối cảnh đó, thế giới đã và đang đẩy mạnh hợp tác, cùng nhau nỗ lực đối phó với các mối đe doạ ANPTT. Nhiều diễn đàn, cơ chế song phương, đa phương, những định ước, quy định giữa các nước, các nhóm nước, giữa các châu lục và toàn cầu được hình thành nhằm khắc phục, chế ngự, đối phó và giải quyết tình hình. Nhiều quốc gia đã có những thể chế, luật pháp, quy định, thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo vệ nền độc lập của mình, thúc đẩy đất nước phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá, ĐLDT của các quốc gia bị đặt trước những thách thức nghiêm trọng. Trước tác động mạnh mẽ cũng như tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa ANPTT và việc thực thi những định chế, cơ chế để
  • 6. 2 đối phó với các mối đe dọa ấy, vấn đề phát triển đất nước và bảo vệ, củng cố nền ĐLDT của mỗi quốc gia vừa có thuận lợi vừa gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Việc bảo đảm sự phát triển bền vững và giữ vững tính độc lập tự chủ của nền kinh tế; việc đảm bảo độc lập, tự chủ về chính trị; giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ các quyền cơ bản của con người... - những nội dung cơ bản bảo vệ ĐLDT của các nước trong bối cảnh mới đang gặp nhiều khó khăn. Các nước trên thế giới đều đã thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe doạ ANPTT ngày càng diễn biến phức tạp. Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đề bảo vệ ĐLDT trước mối đe doạ ANPTT càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Đối với Việt Nam, mối đe doạ ANPTT ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Các yếu tố đe dọa ANPTT, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp” [48, tr.28]. Mối đe doạ ANPTT đã và đang thách thức nền ĐLDT của đất nước, đặc biệt là tính độc lập tự chủ và sự vững chắc của nền kinh tế, sự ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước và cuộc sống của nhân dân. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp không chỉ để đối phó với mối đe doạ ANPTT, mà còn để bảo vệ, củng cố nền ĐLDT, giữ vững chủ quyền quốc gia, thể chế chính trị, nền kinh tế đất nước trước các mối đe dọa đó. Đây còn là một nội dung, yêu cầu quan trọng của việc giải quyết mối quan hệ lớn “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” [48, tr.73] mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, cần phải nhận thức đúng và giải quyết tốt trong tình hình hiện nay. Từ năm 2001 đến năm 2015, Việt Nam đã thực hiện nhiều nội dung, biện pháp ứng phó với mối đe doạ ANPTT để bảo vệ ĐLDT, đạt được thành công nhất định và thu được những kinh nghiệm có giá trị. Việc nhìn nhận, đánh giá các mối đe doạ ANPTT; nghiên cứu, phân tích sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với ĐLDT của Việt Nam; làm rõ những nội dung, biện pháp mà Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe doạ ANPTT là đòi
  • 7. 3 hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Làm rõ các vấn đề đó sẽ có cơ sở để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho thời gian tới nhằm thực hiện tốt và hiệu quả hơn việc bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT đối với Việt Nam, cũng như các nước đang phát triển. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015” để viết luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào Cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng về mối đe dọa an ninh phi truyền thống, tác động của nó đến độc lập dân tộc và quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa này. Qua đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam; đồng thời rút ra những kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích quan niệm, tác động của mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến độc lập dân tộc và thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015. - Phân tích làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, chủ thể, các lực lượng bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống và quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước các mối đe dọa này từ năm 2001 đến năm 2015. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến 2015, góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam; đồng thời rút ra một số kinh nghiệm trong cho các nước đang phát triển.
  • 8. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, nội dung, biện pháp và sự triển khai của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống. - Về không gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: biến đổi khí hậu; an ninh kinh tế, tài chính; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội phạm công nghệ cao; tội phạm xuyên quốc gia. - Về thời gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến 2015. Đây là giai đoạn các vấn đề về mối đe dọa an ninh phi truyền thống nổi lên được xem như là nguy cơ đối với nền hòa bình, độc lập của các quốc gia dân tộc; đồng thời, là quãng thời gian 15 năm Đảng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, biện pháp và kinh nghiệm trong phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa này để bảo vệ độc lập dân tộc và con đường phát triển đất nước. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về độc lập dân tộc, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp lịch sử, logic là chủ yếu; đồng thời sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, .... để nghiên cứu.
  • 9. 5 5. Những đóng góp về khoa học - Luận án làm rõ quan niệm về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và luận giải tác động của nó đến độc lập dân tộc, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng với tư cách là khung lý thuyết về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống. - Đã “khuôn” những vấn đề cụ thể trong nội hàm của mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam - những yếu tố phi truyền thống được xem là đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp đến ĐLDT. Phân tích rõ thực trạng mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam, bao gồm cả việc nhận diện, làm rõ tính chất, đặc điểm, cũng như sự phát triển của từng vấn đề trong khoảng thời gian theo phạm vi nghiên cứu. - Luận án làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, chủ thể, các lực lượng và quá trình triển khai của Việt Nam trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015. - Đánh giá thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, đặc biệt luận án góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
  • 10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Do vị trí và tầm quan trọng của vấn đề nên việc nghiên cứu về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, về ANPTT, cũng như mối đe dọa của ANPTT đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và trên thế giới là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà chính trị, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Mặc dù các cách tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, song các công trình nghiên cứu đã phác họa được bức tranh tổng thể về vấn đề quan trọng và phức tạp này. Các kết quả nghiên cứu đó là cơ sở cứ liệu, căn cứ quan trọng để tác giả tập hợp nguồn tư liệu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội dung của luận án. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước - Về sách: + Cuốn sách: "Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam" của Nguyễn Văn Ngừng [111] đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận động trong thời gian tới; từ đó đánh giá những tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam và những ảnh hưởng đối với an ninh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội dưới tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa. + Cuốn sách: "Chủ nghĩa khủng bố và chính sách đối ngoại của Mỹ" của PaulPillar [114] đã đưa ra một số quan điểm về chủ nghĩa khủng bố, phân tích, đánh gia chính sách đối ngoại hai mặt của Mỹ và việc chính quyền Mỹ lợi dụng chống khủng bố để lôi kéo đồng minh, thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. + Cuốn sách: "Chiến lược phòng thủ quốc gia chống vũ khí sinh học" của Anthony H.Cordosman [34] đã phân tích việc sản xuất vũ khí sinh học và
  • 11. 7 chiến lược phòng thủ quốc gia bằng vũ khí sinh học của Mỹ và một số nước khác, vũ khí này có thể rơi vào tay các tổ chức khủng bố. + Cuốn sách: "Bàn về an ninh phi truyền thống" của Lục Trung Vĩ [187] đã trình bày nhân tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội. Trong đó, những vấn đề như an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh khoa học kỹ thuật, an ninh môi trường sinh thái đã ít nhiều liên quan đến an ninh kinh tế. Những vấn đề chủ nghĩa chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố thuộc về an ninh chính trị nhiều hơn. Những vấn đề như bệnh dịch truyền nhiễm, buôn lậu ma tuý, an ninh dân số, cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ chức về cơ bản thuộc vấn đề an ninh xã hội. Những hoạt động phạm tội như phổ biến vũ khí hạt nhân, rửa tiền, tấn công vào mạng tin học trên mức độ khác nhau mang đặc điểm hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. + Cuốn sách "Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá" của Thái Văn Long [100] đã đề cập tới những nhân tố tác động, nội dung bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển trước nguy cơ, thách thức do toàn cầu hoá gây nên, và đặt ra những vấn đề đối với Việt Nam. + Cuốn sách: "An ninh kinh tế thời kỳ hội nhập và gia nhập WTO" của Nguyễn Xuân Yêm [190] đã cho rằng vấn đề an ninh kinh tế chiếm một vị trí trung tâm trong lĩnh vực an ninh quốc tế và ANQG hiện nay và sẽ chỉ đạo hướng đi của an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI cũng như việc chế định chiến lược an ninh của các nước. Tác giả hiểu an ninh kinh tế trên hai bình diện quốc gia và quốc tế; vấn đề an ninh kinh tế trên bình diện quốc tế là sự kéo dài của an ninh kinh tế ở bình diện quốc gia. + Cuốn sách: "Phòng chống buôn bán người" của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên [150] đã cho thấy bức tranh buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ trẻ em, cả môi giới hôn nhân bất hợp pháp tác động đến quyền của phụ nữ trẻ em.
  • 12. 8 + Cuốn sách: "Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá và vấn đề đặt ra với Việt Nam" của Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp [121] đã đưa ra quan niệm về chủ quyền quốc gia dân tộc, những nội dung đảm bảo chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và rút ra những vấn đề mang tính định hướng trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. + Cuốn sách: "Hội nhập quốc tế và những vẩn đề đặt ra cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia" của Nguyễn Văn Hưởng [85] đã cho rằng, nội dung của ANQG sẽ phải mang tính tổng hợp cao, không chỉ là ANTT (an ninh chính trị và an ninh quân sự) mà cả ANPTT (an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường...). Ranh giới giữa ANTT và ANPTT không phải là tuyệt đối mà có thể tác động lẫn nhau. + Cuốn sách: "Quốc phòng an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Nguyễn Vĩnh Thắng [131] đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, trình bày có hệ thống quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về quốc phòng, an ninh trong thời kỳ quá độ lên CNXH. + Cuốn sách "Hội nhập kinh tế quốc tế: Những vấn đề đặt ra đối với công tác công an" của Phạm Ngọc Hiền [64] đã trình bày khá nhiều nghiên cứu ở một số nước trên thế giới về ANPTT, đặc biệt là ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc; nêu lên những vấn đề đặt ra đối với công tác công an trong đối phó với các mối đe dọa ANPTT và hợp tác quốc tế về vấn đề này. + Cuốn sách "Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới" của Nguyễn Xuân Thắng [132] đã làm rõ mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này của một số quốc gia trên thế giới; sự tiến triển trong nhận thức và kết quả thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đề xuất những định hướng chủ yếu và các giải pháp về xử lý mối quan hệ này đến năm 2020. + Cuốn sách "Hỏi - đáp về bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế" của Phạm Ngọc Hiền [65] đã nhận thức rõ về an ninh và bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
  • 13. 9 tế; tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với ANQG Việt Nam; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ ANQG trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. + Cuốn sách: "Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay" của Nguyễn Hoàng Giáp [58] đã đề cập tới những vấn đề chính trị quốc tế đang được thế giới quan tâm, về mối quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, hay quan hệ giữa các tổ chức quốc tế với các nước phát triển và với các nước đang phát triển; về một số vấn đề nóng hiện nay như: vấn đề toàn cầu hóa, vấn đề dân chủ, tiến bộ xã hội trong chính trị quốc tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, vấn đề khoảng cách giàu nghèo giữa các nước, vấn đề ĐLDT, chủ quyền quốc gia, trật tự thế giới mới trong đời sống chính trị thế giới cũng như thực tế ở khu vực Đông Á... + Cuốn sách: "An ninh môi trường" của Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Sinh [75] đã trình bày tương đối rõ về lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề an ninh môi trường. + Cuốn sách: "Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh" của Nguyễn Hữu Toàn [141] đã phân tích quá trình thực hiện đường lối đổi mới và kinh nghiệm bảo vệ ĐLDT của Việt Nam; đóng góp của Việt Nam trong bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh; đồng thời, đề xuất chủ trương, nội dung, giải pháp tăng cường hiệu quả ĐLDT của Việt Nam và các nước đang phát triển đến 2020. + Cuốn sách "Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" của Bế Xuân Trường, Nguyễn Bá Dương [154] đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước nhìn nhận rõ hơn bản chất khoa học, cách mạng, tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong những năm đổi mới. Qua đó, luận chứng rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
  • 14. 10 - Bài viết trên tạp chí: + Bài viết: "Nhận dạng chủ nghĩa khủng bố" của Hoàng Mạnh Chiến [31] đã đề cập đến quan niệm của Mỹ về chủ nghĩa khủng bố và liên quan tới luật pháp Việt Nam. + Bài viết: "Về khái niệm khủng bố và tội phạm khủng bố" của Hoàng Kông Tư [163] đã đề cập khái niệm, luật pháp điều chỉnh tội phạm khủng bố của một số nước và Việt Nam. + Bài viết: "Tác động của nhân tố an ninh phi truyền thống đối với văn hóa và con người ở một số nước Đông Á" của Lê Văn Cương [35] đã cho rằng từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, đối đầu quân sự trên quy mô toàn cầu không còn, song nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự phát triển, ổn định chính trị và an ninh xã hội, an ninh con người xuất phát từ những nhân tố phi quân sự lại càng gay gắt. Các nhân tố đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, an ninh tài chính tiền tệ, năng lượng, an ninh khoa học - kỹ thuật, hiệu ứng nhà kính với sự nóng lên của trái đất và mất cân bằng sinh thái, buôn lậu ma túy, dịch bệnh truyền nhiễm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền, tấn công mạng, di dân bất hợp pháp, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn nước, cướp biển,... Các nhân tố ANPTT nói trên hầu hết đã tồn tại trong thời kỳ đối đầu Đông - Tây (1946 - 1991), một số đã có trước đây hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm (như hoạt động khủng bố, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan, tội phạm có tổ chức). Tác giả cho rằng toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ làm cho các vấn đề thuộc ANPTT có điều kiện phát triển dưới biểu hiện mới, quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng gay gắt và gây hậu quả ngày càng khó lường cho an ninh toàn cầu, an ninh quốc tế, an ninh khu vực, an ninh quốc gia, an ninh xã hội và an ninh con người. + Bài viết: "Tiếp cận thách thức an ninh phi truyền thống" của Nguyễn Vũ Tùng [162] đã tiếp cận quan niệm ANPTT dưới góc độ là thách thức, cho rằng cần được hiểu trong bối cảnh so sánh với ANTT; ANPTT nổi lên trước hết như một sự phê phán đối với cách tiếp cận ANTT. Sự phê phán này được
  • 15. 11 tiến hành cả từ lý luận và thực tiễn. Đồng thời, ANTT và ANPTT không hoàn toàn có tính loại trừ nhau, bởi xét từ góc độ chung nhất, nếu ANQG được đảm bảo thì an ninh của người dân sống trong quốc gia đó mới được đảm bảo. Ngược lại, nếu một nước đảm bảo được quyền sống, quyền phát triển mọi mặt của người dân, thì sức mạnh tổng hợp của nước đó được tăng cường và ngày càng có khả năng bảo vệ an ninh và vị thế của mình trên trường quốc tế. + Bài viết: "An ninh phi truyền thống và một số vấn đề Việt Nam cần quan tâm" của Hải Minh [105] đã cho rằng, sự thay đổi nhanh với tốc độ nhiều khi không còn kiểm soát được của thế giới hiện đại đặt tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam trước thách thức an ninh hoàn toàn mới. + Bài viết: "Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động tới an ninh, quốc phòng" của Đỗ Quốc Tuân [155] đã cho rằng, nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề thời sự toàn cầu hiện nay như phát triển bền vững, khủng hoảng tài chính và tín dụng, chiến tranh và xung đột vũ trang, đói nghèo, biến đổi khí hậu... Biến đổi khí hậu có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tác động chủ quan của chính con người, dẫn đến những ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ hành tinh cũng như mọi mặt đời sống xã hội con người. + Bài viết: "Những nội dung cơ bản của công tác bảo vệ an ninh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI" của Tô Lâm [92] đã khẳng định tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung vào nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ của an ninh, quốc phòng là sẵn sàng ứng phó các mối đe dọa ANPTT (khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, vũ khí hủy diệt hàng loạt, thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu, tài chính - tiền tệ...). + Bài viết: "An ninh phi truyền thống - vấn đề mang tính toàn cầu" của Nguyễn Mạnh Hưởng [84] đã cho rằng, trong lịch sử của mình, chưa có khi nào nhân loại đạt được những bước tiến dài trên con đường phát triển như ngày nay, nhưng cũng chưa bao giờ con người phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa đến chính sự tồn vong của mình như bây giờ. Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng
  • 16. 12 bố, tội phạm xuyên quốc gia... đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế để đối phó, vì sự an nguy của mỗi quốc gia dân tộc cũng như của toàn nhân loại. + Bài viết: "Nhận dạng một số nguy cơ gây mất ổn định an ninh quốc gia có nguyên nhân từ mất an ninh kinh tế" của Bùi Minh Tuyên [159] đã cho rằng, trước đây sức mạnh của quốc gia là sự khẳng định bằng sức mạnh quân sự; ngày nay lại được đánh giá bằng sức mạnh kinh tế. Tác giả phân tích một số nguy cơ mất ổn định bắt nguồn từ mất an ninh kinh tế, an ninh nội bộ ở Việt Nam, như tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ ở các ban, ngành Trung ương đến địa phương; những bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và nguy cơ từ việc chuyển dịch sở hữu tài sản Nhà nước thành tư nhân. + Bài viết: "An ninh môi trường ở khu vực Đông Nam Á" của Đỗ Tiến Dũng [42] đã cho rằng, vấn đề an ninh môi trường không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính khu vực và toàn cầu. Theo tác giả, thách thức an ninh môi trường ở Đông Nam Á ngày càng nghiêm trọng, do đó bảo đảm an ninh môi trường đòi hỏi chú trọng tìm kiếm một phương thức phát triển hợp lý dựa trên cơ sở thống nhất lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo tồn thiên nhiên. + Bài viết: "Đấu tranh quốc phòng, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới" của Nguyễn Đình Chiến [30] đã cho rằng, các thách thức ANPTT mang tính toàn cầu như thảm họa môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khủng bố, các loại tội phạm xuyên quốc gia; tập đoàn kinh tế nước ngoài lợi dụng hỗ trợ nhân đạo, liên kết, liên doanh, đầu tư kinh tế, để chi phối, khống chế nền kinh tế, làm tổn hại đến định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường, phá hoại tài nguyên, môi trường gây mất ổn định ở nước ta. + Bài viết: "Ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu" của Tô Lâm [93] đã phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống nguy cơ đe dọa ANPTT; nêu ra các giải pháp phòng ngừa, đối phó.
  • 17. 13 + Bài viết: "Quan điểm của Việt Nam về một số thách thức ANPTT hiện nay" của Nguyễn Thị Thúy Hà [61] đã trình bày những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ANPTT cũng như những giải pháp nhằm ứng phó hiệu quả với các nguy cơ này. + Bài viết: "Tư duy mới về an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế" của Đặng Văn Hiếu [69] đã cho rằng, cần phải đổi mới tư duy về ANQG nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trong đó đánh giá đúng tính chất phức tạp của ANPTT đối với nước ta; trên cơ sở đó, nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm đối với Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay. - Bài báo: + Bài viết: "Tội phạm mạng đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu" của Thủy Hoàng [74] đã thông tin về việc các chuyên gia Liên hợp quốc và nhiều công ty năng lượng hàng đầu thế giới cảnh báo tội phạm mạng đã trở thành mối đe dọa mới và lớn nhất đối với ngành công nghiệp năng lượng và an ninh năng lượng toàn cầu. + Bài viết: "Châu Á trước những thách thức an ninh năng lượng và lương thực" của Song Phương [115] đã dự báo sự phát triển quá nóng tại các quốc gia châu Á đi kèm với nhu cầu về năng lượng và lương thực tăng cao. Giải quyết bài toán này cần nỗ lực chung của toàn khu vực, mọi hành động đơn phương đều bị coi là nguy hiểm. + Bài viết: "Chính sách năng lượng mới của Mỹ" của Nguyễn Thông [133] đã coi trọng việc khai thác, tiết kiệm năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng kiểu mới, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống. + Bài viết: "Vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Á: Thực trạng và giải pháp" của Hoàng Minh Hằng [62] đã cho rằng, năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn làm cho
  • 18. 14 kinh tế và xã hội phát triển. Mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm bảo nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình. Đông Á hiện là một trong những khu vực có mức cầu về năng lượng lớn trên thế giới. Trong tương lai, mức cầu này sẽ còn tăng hơn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, đảm bảo an ninh năng lượng đang ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn khu vực. - Đề tài, luận văn, luận án: + Đề tài: "Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: Tác động đối với ASEAN và Việt Nam" của Nguyễn Phương Bình [15] đã đề cập đến những cách tiếp cận khác nhau về ANPTT; những thách thức ANPTT ở Đông Nam Á cũng như quan điểm hợp tác của ASEAN và Việt Nam về ANPTT. + Đề tài: "Mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến quan hệ quốc tế hiện nay" của Hồ Châu [29] đã phân tích các mối đe đọa ANPTT tác động đến quan hệ quốc tế và kinh nghiệm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề ANPTT. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả nước ngoài - Về sách: + Cuốn: "Khía cạnh môi trường đối với vấn đề an ninh" (The environmental dimension to security issues) của Norman Myers [204] đã chứng minh sự bần cùng hóa môi trường là nguyên nhân chính cho sự căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia. Tác giả cho rằng, các khái niệm an ninh phải bao gồm thước đo của sự ổn định môi trường; sự tồn tại của chúng ta không chỉ phụ thuộc vào sự cân bằng quân sự, mà còn là sự hợp tác toàn cầu để đảm bảo một môi trường sinh thái bền vững. + Cuốn: "Đụng độ giữa các nền văn minh” (The Clash Of Civilizations) của Samuel Hungtington [207] là một công trình nghiên cứu về học thuyết chính trị - đối ngoại. Theo tác giả, sau chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang một hệ thống với chủ thể là các nền văn minh khác nhau, khó có thể tránh khỏi việc đụng độ nhau. Tác giả chia thế giới thành 2 nền văn minh là văn
  • 19. 15 minh phương Tây và văn minh không phải phương Tây; đưa ra kết luận là nền dân chủ phương Tây sẽ phải đối mặt với chủ nghĩa cực đoan, trào lưu chính thống của các nền văn minh khác và phải chuẩn bị sẵn sàng trước thách thức mới của lịch sử. Công trình này mang tính “học thuyết” phù hợp với quan điểm đối ngoại của Chính quyền Mỹ. Vì vậy, Tổng thống Mỹ G.Bush lúc đó đã sử dụng để diễn thuyết nguyên nhân khủng bố; tiến hành cuộc chiến chống khủng bố là “khách quan”, là “sứ mệnh” của Mỹ; việc Mỹ và phương Tây viện trợ dân chủ, nhân quyền cho các nước có khủng bố là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nền văn minh, từ đó giải quyết triệt để chủ nghĩa khủng bố. + Cuốn: "Môi trường và quan hệ quốc tế" (Environment & International Relations) (1996) của Vogler, John, Mark F,Imber [213] đã nêu lên những vấn đề chung về an ninh môi trường; kinh tế chính trị quốc tế và thay đổi môi trường toàn cầu; lý thuyết về thực thể mới, chủ nghĩa thể chế mới và công ước thay đổi khí hậu. + Cuốn: "Sách trắng Quốc phòng" của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc [80] đã chỉ ra rằng những mối đe dọa ANPTT như tội phạm xuyên quốc gia, môi trường xấu đi, ma túy ngày một nổi bật, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố đã cấu thành uy hiếp đối với an ninh khu vực và quốc tế. + Cuốn: "An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa" của Vương Dật Châu [28] đã phân tích dưới nhiều góc độ từ triết học đến kinh tế, chính trị, ngoại giao, tạo nên bức tranh tổng thể về an ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa; đã phân tích nội hàm của quan niệm ANPTT, đồng thời có sự phân biệt giữa ANPTT với ANTT. Những đánh giá và nhận định trên lĩnh vực an ninh quốc tế cũng như ảnh hưởng của nó đến độc lập và phát triển có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. + Cuốn: "Định nghĩa đe dọa an ninh phi truyền thống" (Defining non- traditional security threats) của Saurabh Chaudhuri [209] đã lý giải khá sâu sắc về mối đe dọa ANPTT khi cho rằng, sau chiến tranh lạnh với sự tác động của toàn cầu hóa, đã mở ra những khía cạnh mới của an ninh. Bản chất của
  • 20. 16 các mối đe dọa an ninh không ngừng thay đổi và việc đảm bảo an ninh vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước và an ninh quân sự. Với sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, môi trường quốc tế có sự chuyển đổi, làm cho chiến lược an ninh toàn cầu cũng thay đổi theo, chuyển trọng tâm từ sức mạnh quân sự - yếu tố quyết định chính trật tự thế giới trước đây đến ANPTT với nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo tác giả, kết thúc chiến tranh lạnh đã đánh dấu sự thay đổi trong nghiên cứu, phân tích về an ninh thế giới từ khuôn khổ truyền thống sang phi truyền thống. + Cuốn: "Cộng đồng Đông Á và an ninh phi truyền thống- Một đề xuất từ Trung Quốc" (East Asia Community and Nontraditional Security) của Wang Yong [215] đã phân tích những yếu tố tác động đến sự xuất hiện ANPTT, tác giả đã đưa ra 5 lĩnh vực thuộc nội hàm của khái niệm ANPTT ở Trung Quốc hiện nay: Một là, vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm soát phòng chống dịch bệnh; Hai là, mối đe dọa đến sự ổn định an ninh khu vực và quốc tế, bao gồm an ninh kinh tế, an sinh xã hội, quyền con người và người tị nạn; Ba là, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả buôn người và buôn bán ma túy; Bốn là, tổ chức tồn tại ngoài nhà nước thách thức trật tự quốc tế, lớn nhất là sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế; Năm là, vấn đề an ninh gây ra bởi phát triển công nghệ và toàn cầu hóa, bao gồm cả an ninh mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ thuật di truyền. Đồng với quan điểm trên, nhà nghiên cứu Yong đã đưa ra luận điểm của mình về ANPTT trong công trình An ninh phi truyền thống và Trung Quốc (2007). Tác giả đã đi sâu cắt nghĩa nguồn gốc và bản chất của ANPTT xuất phát từ chính các mâu thuẫn trong xã hội, các mâu thuẫn giữa con người với giới tự nhiên, nhất là tình trạng người bóc lột người vẫn chưa bị xỏa bỏ, tình trạng dân tộc này chèn ép dân tộc khác vẫn chưa được khắc phục, bản tính tước đoạt tự nhiên vẫn chưa được loại trừ, tính nhân bản của con người chưa được khơi dậy. Điều đó đã dẫn tới tình trạng nghèo đói và xung đột, khai thác tài nguyên kiệt quệ, buôn bán PNTE,
  • 21. 17 ma túy. Do đó, tác giả cho rằng ANPTT luôn mang trong nó bản chất chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội mà muốn giải quyết tận gốc phải bắt đầu từ các cải biến chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội ở từng quốc gia, còn giải pháp hợp tác quốc tế chỉ là ứng phó với tình huống đã xảy ra và trù liệu các kịch bản trong tương lai. Tất nhiên, trong khi nhấn mạnh đến bản chất kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội, tác giả cũng không phủ nhận những biến đổi mang tính tự nhiên của sinh giới, của xã hội đặt ra những mâu thuẫn mới mà loài người phải giải quyết như dịch bệnh, thay đổi môi trường. + Cuốn: "Bàn về an ninh phi truyền thống" của Lục Trung Vĩ [187] đã trình bày nhân tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội. Trong đó, những vấn đề như an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, khoa học kỹ thuật, an ninh môi trường sinh thái đã ít nhiều liên quan đến an ninh kinh tế. Những vấn đề chủ nghĩa chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố thuộc về an ninh chính trị nhiều hơn. Những vấn đề như bệnh dịch truyền nhiễm, buôn lậu ma tuý, an ninh dân số, cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ chức về cơ bản thuộc vấn đề an ninh xã hội. Những hoạt động phạm tội như phổ biến vũ khí hạt nhân, rửa tiền, tấn công mạng tin học trên mức độ khác nhau mang đặc điểm hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. Hàm ý của ANPTT có thể biểu đạt là vấn đề xuyên quốc gia do nhân tố phi chính trị, quân sự gây ra, trực tiếp ảnh hưởng, thậm chí uy hiếp tới sự phát triển, ổn định và an ninh của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu. + Cuốn: "Định nghĩa an ninh phi truyền thống và ảnh hưởng của nó đối với Trung Quốc" (Defining Non - Traditional Security and Its Implications for China ) của Yizhou Wang [217] đã cho rằng, thế giới ngày càng nhiều mối đe dọa ANPTT trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như khủng hoảng tài chính, tội phạm mạng, thoái hóa môi trường sinh thái, buôn bán ma túy, vũ khí hạt nhân, chính sách khủng bố mới và thậm chí là cả SARS. Theo tác giả, việc ưu tiên giải quyết hoặc giảm bớt các mối đe dọa ANPTT là rất khó khăn vì các
  • 22. 18 quốc gia còn quá nhiều các nhu cầu khác trong khi nguồn lực còn hạn chế. Tác giả gợi ý các nghiên cứu về ANPTT phải dựa trên các khái niệm và ý thức hệ mới, kết hợp các quan điểm mới. Đặc biệt, chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tương đối cân bằng và hài hòa giữa “an ninh quốc gia” và “an ninh phi quốc gia” (an ninh toàn cầu, an ninh khu vực và an ninh giữa các vùng trong một quốc gia ở các cấp độ khác nhau). + Cuốn: "Cộng đồng an ninh trong bối cảnh an ninh phi truyền thống" (Security Community in the Context of Nontraditional Security) của Wang Jiangli [214] đã đưa ra một khía cạnh lý thuyết khác khi trình bày các cộng đồng an ninh trên phương diện chính trị, nhà nước và quốc tế, đồng thời đặt nó trong bối cảnh mới khi thế giới đang phải ứng phó với mối đe dọa ANPTT. + Cuốn: "Mối liên hệ giữa kinh tế, an ninh và quan hệ quốc tế ở Đông Á" (The Nexus of Economics, Security, and International Relations in East Asia) của Avery Goldstein, Edward Mansflel [192] đã cho rằng, kinh tế và an ninh có mối liên hệ với nhau chứ không phải là tách biệt và điều này có ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế ở Đông Á. Hai ông cho rằng bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau có thể giải thích sự năng động của khu vực Đông Á đã tác động đến kinh tế chính trị và an ninh quốc tế và đánh giá độ bền vững của hòa bình và thịnh vượng ở Đông Á. - Bài viết trên tạp chí, báo mạng: + Bài: "Hội nghị Thượng đỉnh G7 là một tổ chức an ninh mới" của John Kirton [89] đã cho rằng, sau chiến tranh thế giới thứ hai, đối với an ninh về cơ bản có 3 mối đe dọa: mối đe dọa cũ, mối đe dọa mới và mối đe dọa đang xuất hiện. Hiện nay, thế giới chủ yếu đối mặt với mối đe dọa mới và các mối đe dọa đang xuất hiện. Trong trường hợp mối đe dọa cũ - ANTT, thì an ninh quân sự là nền tảng với lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ đạo. Còn trong mối đe dọa mới và mối đe dọa đang xuất hiện, thì các yếu tố có tính phi quân sự chi phối và lực lượng vũ trang đóng một vai trò tối thiểu. + Bài: "Quan hệ đối tác về công nghệ tái tạo: Lối thoát cho an ninh năng lượng" (Technology Partnerships for Renewables: Key to Energy Security)
  • 23. 19 của tác giả Bertrand Fort, Francis X.Johnson [193] đã đưa ra cách tiếp cận riêng để giải quyết an ninh năng lượng và an ninh môi trường. Đáng chú ý, tác giả đã chỉ ra giải pháp công nghệ cho đảm bảo an ninh năng lượng, nhờ đó mới có thể tận dụng được năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng mới. Điều đó tạo nên ý nghĩa kép: vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa đảm bảo an ninh môi trường. + Bài: "Ba trụ cột bền vững của an ninh quốc gia trong thế giới xuyên quốc gia" (The Three Pillars of Sustainable National Security in a Transnational World) của Nayef Al-Rolhan [203] đã nhận định rằng, thế kỷ XXI đòi hỏi phải có tư duy mới về ANQG. Các quốc gia hiện nay ngày càng phụ thuộc vào nhau và phải đối mặt với các mối đe doạ an ninh từ nhiều nguồn khác nhau; các mối đe dọa truyền thống mở đường cho các mối đe dọa phi truyền thống. Theo tác giả, mối đe dọa ANPTT đã thể hiện vai trò ngày càng lớn về an ninh, do sự suy giảm tương đối của các mối đe dọa ANTT, một phần là do sự phụ thuộc, liên kết giữa các quốc gia dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa ngày càng gia tăng. + Bài: "Mối đe dọa ANPTT ở châu Á: Đi tìm cách giải quyết của khu vực" (Non-traditional security threats in Asia: Finding a regional way forward) của Edidie Walsh [196] đã cho rằng các mối đe dọa ANPTT nổi lên ở châu Á hiện nay như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, cứu trợ thiên tai, an ninh thông tin, dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng - được xem là vấn đề cốt lõi của ANQG. Do những biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới trong quá trình toàn cầu hóa mà các mối đe dọa ANPTT ngày càng trở nên quan trọng, đe dọa trực tiếp đến sự ổn định, phát triển bền vững của các quốc gia và toàn nhân loại. + Bài: "Năng lượng và An ninh phi truyền thống ở châu Á" (Energy and Non-Traditional Security (NTS) in Asia) của Mely Caballero-Anthony, Youngho Chang, Nur Azha Putra [202] đã đề cập đến an ninh năng lượng, tư duy chính sách truyền thống đã tập trung vào việc bảo đảm cung cấp mà không chú trọng nhiều đến tác động kinh tế, xã hội và môi trường.
  • 24. 20 + Bài: "Chiến tranh thông tin: một hình thức mới của chiến tranh nhân dân" (information war: a new form of people's war) của Wei Jincheng [216] đã cho rằng, thông tin là một “con dao hai lưỡi” trong thời đại thông tin. Thông tin không chỉ là một tin tức mà như vũ khí dẫn đường chính xác và vũ khí chiến tranh điện tử. Hãng Enst &Young công bố công trình An ninh thông tin: nguy cơ mới mà nhiều người chưa sẵn sàng đối phó, cho rằng bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển ngày càng mạnh của kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế toàn cầu, an ninh thông tin có những sắc thái hoàn toàn mới với những biểu hiện rất đa dạng, nếu không quan tâm đúng mức sẽ phải gánh chịu tổn thất kinh tế không nhỏ. + Bài: "Những vấn đề an ninh phi truyền thống: An ninh hóa tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực châu Á" (Non-Traditional Security Issues: Securitisation of Transnational Crime in Asia) của James Laki [197] đã phản ánh thực trạng buôn lậu thuốc phiện và buôn người trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với khu vực… 1.2. NHỮNG VẤN ĐỂ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được giải quyết Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước nêu trên đã cho thấy, liên quan đến đề tài luận án đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu, đề cập với những góc độ và các cấp độ khác nhau, nhiều vấn đề đã được giải quyết. Một là, nghiên cứu lý luận chung về ANPTT thống với cách tiếp cận đa diện về nội hàm khái niệm, luận giải bản chất, cấu trúc, tính chất, đặc điểm và nhận dạng các dấu hiệu của an ninh phi truyền thống. Tuy còn có sự khác nhau, đặc biệt là về nội hàm, nhưng các nghiên cứu, về cơ bản, đã có sự thống nhất khi cho rằng, khái niệm ANPTT là khái niệm mang tính chất “động”, cùng với thời gian, nội hàm của nó có thể còn được mở rộng hơn. Do vậy, cách đặt vấn đề về mối đe dọa ANPTT của các quốc gia, các khu vực và cộng đồng còn có sự khác nhau. Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các mối quan hệ, các mặt của đời
  • 25. 21 sống xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập, đan xen, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì thế, việc khuôn những vấn đề cụ thể nào đó trong nội hàm của mối đe dọa ANPTT là mang ý nghĩa tương đối. Các vấn đề cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để đối phó, là nội hàm cụ thể của mối đe dọa ANPTT, được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Hai là, vấn đề ANPTT được nghiên cứu từ góc độ là thách thức đe dọa, với những hình thái biểu hiện cụ thể, ngày càng nguy hiểm, khó kiểm soát tới ổn định và phát triển của từng quốc gia, từng khu vực và toàn nhân loại với nhiều tình huống, biểu hiện và xu hướng mới cần được nhận diện để quản trị một cách có hiệu quả. Tính chất nguy hiểm của mối đe dọa ANPTT không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của cả cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập toàn cầu; thậm chí còn làm nảy sinh các vấn đề về an ninh quân sự. Phạm vi tác động của vấn đề ANPTT vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ và lợi ích an ninh quốc gia dân tộc của một nước. Nhiều công trình đã chỉ rõ, những mối đe dọa ANPTT đối với Việt Nam không chỉ từ các vấn đề trong nước, mà còn từ các vấn đề khu vực và thế giới, đặc biệt là các vấn đề khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, tội phạm công nghệ cao. Nhiều công trình khẳng định rõ, yêu cầu đối phó với mối đe dọa ANPTT hiện nay ở Việt Nam là phải trực tiếp phục vụ cho mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ an ninh của Việt Nam trong thời kỳ mới không chỉ là vấn đề giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, mà còn phải góp phần làm thất bại mọi sự chống phá của các thế lực thù địch, bảo đảm sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ, sự bất khả xâm phạm, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
  • 26. 22 thổ của Tổ quốc. Theo đó, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh... là những vấn đề cơ bản tạo nền gốc vững chắc cho việc đối phó với mối đe dọa ANPTT. Ba là, nhiều công trình đã nêu lên những vấn đề cơ bản về bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT. Các công trình đã nghiên cứu kết hợp đánh giá thực trạng với tìm kiếm cơ chế, phương thức, mô hình và giải pháp ở tầm quốc gia và quốc tế nhằm đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, lịch sử và kinh nghiệm về bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT đã được thể hiện trên những nét cơ bản trong một số công trình khoa học ở trong nước. Các vấn đề: giữ vững định hướng phát triển; ổn định chính trị xã hội đất nước; bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc; độc lập, tự chủ; chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội.. là những vấn đề được khá nhiều công trình nghiên cứu đặt ra với tư cách là nội hàm của bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, trong mối quan hệ gắn bó với mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Các công trình đều khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT; đồng thời, tuy chưa hệ thống, nhưng đã bước đầu chỉ ra và phân tích những quan điểm, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT trong thời gian từ năm 2001 đến nay. Bốn là, nhiều công trình đã xác định, việc tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, cùng nhau phối hợp hành động là xu thế và giải pháp quan trọng nhằm đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian tới, các mối quan hệ hợp tác này càng cần được nâng cao hơn nữa cả về hiệu quả và tính thiết thực. Mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với
  • 27. 23 tình trạng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, các cơ quan an ninh của các nước trong vấn đề đấu tranh chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế, với các tổ chức quốc tế có liên quan; chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ASEAN trong đối phó với mối đe dọa ANPTT, đặc biệt trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, bảo đảm an ninh biển, đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, với các chương trình, kế hoạch và cơ chế phù hợp... được xem xét là những vấn đề không chỉ nhằm mục đích đối phó với các mối đe dọa ANPTT mà còn để góp phần vào việc bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này. Như vậy, mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó là vấn đề rất phong phú và phức tạp. Các vấn đề về khái niệm, nội dung, tính chất, đặc điểm của mối đe dọa ANPTT và Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đặt ra, làm rõ với các góc độ và cấp độ khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích nghiên cứu cụ thể. Đề tài luận án sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả của các công trình trước, vận dụng trong quá trình luận giải các nội dung và phát triển trong nghiên cứu đề tài luận án, phục vụ cho việc làm rõ vấn đề Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015. 1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Theo mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan cho thấy còn có sự thiếu hụt trên nhiều vấn đề, mà luận án phải tiếp tục đi sâu giải quyết. Một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn về mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam và Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó từ năm 2001 đến năm 2015 cần được nhận thức, nhận diện và thực hiện như thế nào, với những nội dung, giải pháp mang tính đặc thù ra sao cho đến nay vẫn còn khá nhiều “khoảng trống”. Vấn đề Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến
  • 28. 24 năm 2015 chưa có công trình nào đề cập trực tiếp, trực diện, chuyên sâu, có hệ thống với tư cách là công trình khoa học độc lập. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, tác giả làm rõ công cuộc bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 trên những vấn đề chính sau: Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ quan niệm về mối đe dọa ANPTT và tác động của nó đến ĐLDT ở Việt Nam; cố gắng “khuôn” những vấn đề cụ thể vào nội hàm của mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam một cách hợp lý nhất, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Phân tích thực trạng mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015, trên từng nội dung của mối đe dọa ANPTT, bao gồm cả việc nhận diện, làm rõ tính chất, đặc điểm, cũng như sự phát triển của từng vấn đề ANPTT trong khoảng thời gian theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Thứ hai, luận án làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015. Trên cơ sở lý luận chung về ĐLDT và bảo vệ ĐLDT, luận án xây dựng quan niệm bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, với nội hàm xác định, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và thế giới hiện nay. Luận án phân tích thực tiễn Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015 trên cơ sở những chủ trương và biện pháp hoạt động cụ thể, chủ yếu là của Trung ương, trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT. Thứ ba, luận án đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015, trên cơ sở khung lý luận và những nội dung đã trình bày ở các phần trên. Luận án tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam; đồng thời rút ra một số kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam trong thời gian tới, mà quan trọng là đối với các nước đang phát triển trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.
  • 29. 25 Tiểu kết chương 1 Tổng hợp tình hình của các công trình nghiên cứu liên quan cho thấy, mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó là vấn đề rất phong phú và phức tạp. Các công trình nghiên cứu rất đa dạng cả về nội dung, hình thức và cách tiếp cận. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, làm rõ với các góc độ và cấp độ khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích nghiên cứu cụ thể khác nhau về các vấn đề cơ bản mối đe dọa ANPTT và Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó... Luận án sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả của các công trình trước, vận dụng và phát triển trong nghiên cứu, phục vụ cho việc làm rõ các vấn đề theo chủ đề của đề tài luận án. Tổng quan tình hình nghiên cứu, theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, cho thấy còn thiếu hụt trên nhiều vấn đề, mà luận án phải tiếp tục giải quyết. Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ quan niệm về mối đe dọa ANPTT và tác động của nó đến ĐLDT ở Việt Nam. Thứ hai, luận án làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015. Thứ ba, luận án đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015. Luận án là công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu, có hệ thống về bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT trong giai đoạn lịch sử từ năm 2001 đến 2015, khi Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT của Việt Nam trở nên phức tạp.
  • 30. 26 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC 2.1.1. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống Muốn làm rõ vấn đề bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, trước hết phải nhận diện rõ ANPTT; đồng thời, làm rõ tác động của nó với tư cách là các mối đe dọa, các mối nguy cơ đối với độc lập dân tộc. 2.1.1.1. Khái niệm về mối đe dọa an ninh phi truyền thống An ninh là một khái niệm cơ bản thường được sử dụng trong ngôn ngữ và thực tiễn chính trị quốc tế. An ninh là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại; đồng thời, an ninh cũng là điều kiện cơ bản và quan trọng số một đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Do sự khác biệt về lịch sử chính trị, văn hóa cũng như cách nhìn, cách tiếp cận và quan niệm giá trị khác nhau của mỗi nước mà khái niệm an ninh được hiểu, được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa chung nhất của ngôn ngữ chính trị quốc tế, “An ninh” là khái niệm dùng để chỉ “Trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của từng tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội” [165, tr.25]. Mặt khác, nội hàm của khái niệm an ninh không chỉ giới hạn ở tình trạng như đã nêu, mà còn bao hàm cả những biện pháp để mang lại tình trạng đó, tức là hành động để thực hiện an ninh. Cách hiểu về khái niệm an ninh như vậy phản ánh nhu cầu và quan niệm chung của cộng đồng quốc tế đồng thời nó bao hàm đầy đủ nội hàm của khái niệm an ninh trong giai đoạn hiện nay. An ninh quốc gia (national security): An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. Ở Việt Nam, an
  • 31. 27 ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [117]. Trong quan hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia và yếu tố thời gian người ta chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và an ninh phi truyền thống (ANPTT). An ninh truyền thống (traditional security): lấy Nhà nước làm đơn vị (quốc gia) và chủ yếu đề cập những quan hệ chính trị, tương quan sức mạnh quân sự giữa các quốc gia. Các lợi ích đều phải đặt dưới lợi ích quốc gia. An ninh truyền thống là để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, thể chế và giá trị của đất nước, trong đó cốt lõi là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ bên ngoài bằng tấn công quân sự. Do đó, quốc gia là chủ thể duy nhất đảm bảo sự sống còn của mình thông qua việc tăng cường quyền lực quốc gia bằng sức mạnh quân sự và khả năng phòng thủ. An ninh phi truyền thống (non-traditional security): xuất hiện khá lâu sau khái niệm ANTT. Từ năm 90 thế kỷ XX, tức là sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các học giả trên thế giới mới đề xuất khái niệm này. Từ đó đến nay, ANPTT trở thành mối quan tâm lớn của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, là một trong những chủ đề quan trọng được các nhà khoa học nghiên cứu và luôn là vấn đề nóng hổi được bàn luận trên nhiều diễn đàn khu vực, quốc tế, cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa phương. ANPTT là một quan niệm mới về một trạng thái an ninh khác với ANTT, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm ANQG. Nếu ANTT coi ANQG là bảo vệ đất nước các mối đe dọa hoặc tấn công bằng chính trị, quân sự từ bên ngoài và bên trong thì ANPTT không chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con người, bảo vệ cộng đồng, nó mang tính xuyên quốc gia do những mối uy hiếp, đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi trường sinh tồn và phát triển của cộng đồng xã hội và công dân của mỗi quốc gia trong mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới.
  • 32. 28 Sự xuất hiện ANPTT không làm phai nhạt và biệt lập với ANTT vì hai vấn đề này luôn đan xen nhau và có thể chuyền hóa lẫn nhau trong điều kiện nhất định. Trong thế giới hiện đại, an ninh của mỗi quốc gia vừa bao hàm an ninh chính trị, quân sự truyền thống và đang đối mặt với nhiều thách thức phi truyền thống như kinh tế, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường, tài nguyên, chủ nghĩa khủng bố, v.v… Từ đó ANQG được bổ xung những nội dung mới, tạo ra những thay đổi mang tính lịch sử trên những bình diện sau: Thứ nhất, tranh chấp quyền lực, lãnh thổ truyền thống đang từng bước chuyển hóa thành tranh chấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tranh chấp quyền lực cứng và quyền lực mềm để mở rộng không gian ảnh hưởng phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Thứ hai, tận dụng ưu thế đi trước, có trình độ khoa học công nghệ cao, nắm giữ các nguồn lực kinh tế to lớn, các cường quốc phương Tây luôn chủ động sử dụng các thủ đoạn, cơ hội làm sâu sắc thêm mâu thuẫn, trầm trọng thêm những khó khăn nhằm đẩy nhanh việc cải tạo tiến tới lật đổ các quốc gia có chế độ chính trị khác nhằm thu hút các quốc gia đó vào khu vực ảnh hưởng của mình. Thứ ba, tiến trình toàn cầu hóa không ngừng gia tăng và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra cơ hội phát triển mới của các quốc gia dân tộc, đồng thời cũng xuất hiện những nguy cơ rất dễ đổ vỡ trong xã hội hiện đại. Nguy cơ mất an ninh mạng, sự phát triển nhanh chóng của các thứ vũ khí thông minh có sức mạnh hủy diệt, ô nhiễm môi trường trái đất và xung quanh trái đất, sự khốc liệt của thiên tai, dịch bệnh hầu như đang tăng lên hàng ngày, sự băng hoại đạo đức hay rối loạn tâm lý, khủng hoảng niềm tin của giới trẻ do mất gốc về văn hóa hoặc áp lực quá nặng nề của cuộc sống vv… đang đẩy nhân loại đến ranh giới ngày càng mỏng manh an toàn và rủi ro. Thứ tư, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo cực đoan ngày càng phát triển và luôn thực hiện các hoạt động chống phá xã hội
  • 33. 29 bằng các thủ đoạn bạo lực và nhiều thủ đoạn tinh vi khác. Đây chính là những uy hiếp nghiêm trọng đối với anh ninh của mọi quốc gia. Thứ năm, càng phát triển, càng tác động vào thiên nhiên với mục đích cải tạo nó, hầu như con người càng dấn sâu vào vòng luẩn quẩn và gánh chịu ngày càng nặng nề sự trả thù của thiên nhiên đúng như Ph.Ăngghen đã cảnh báo. Trên thực tế, con người đang đối mặt những nguy cơ từ chính sự “phát triển” của mình, đó là sự cạn kiệt tài nguyên, nhiệt độ trái đất tăng lên, nước biển dâng, môi trường sống sấu đi, dịch bệnh đối với con người, cây trồng và vật nuôi… ngày càng nặng nề phức tạp. Thứ sáu, trong tiến trình toàn cầu hóa, khi “biên giới cứng” giữa các quốc gia hầu như bị phá vỡ mà “ biên giới mềm” chưa thể tạo thành hàng rào an ninh hiệu quả cao, an ninh của các quốc gia dân tộc trở nên phức tạp khó lường do sự tác động của các yếu tố từ bên ngoài và nằm ngoài sự mong đợi cũng như vượt qua sự cảnh giác, đề phòng của con người. Điều này cũng có nghĩa là áp lực ngày càng lớn, nguy cơ ngày càng cao đối với an ninh quốc gia. Đến nay, việc nhận thức và xác định khái niệm, cũng như nội dung vấn đề ANPTT vẫn chưa có sự thống nhất. - Mỹ và Phương Tây quan niệm ANPTT: Ở Mỹ, từ sau Chiến tranh lạnh với sự phát triển của các lý thuyết triết học, học thuyết chính trị và hoàn cảnh cụ thể về sự biến chuyển của khu vực cũng như thế giới như học thuyết quyền lực mềm và quyền lực cứng, quyền lực thông minh được phát triển ở Mỹ từ thời tổng thống Bill Clinton(quyền lực mềm), George Bush (quyền lực cứng), B. Ôbama (quyền lực thông minh), được vận dụng để phát triển chính thức thành học thuyết cho An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Trong bối cảnh những tranh chấp quốc tế, chủ nghĩa khủng bố diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu cùng những diễn biến tác động từ trong ngoài lãnh thổ quốc gia về biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.... Mối đe dọa an ninh không chỉ kẻ thù truyền thống như các nước khác, mà còn các tổ chức phi chính phủ bạo lực, các tập đoàn ma túy, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, một số
  • 34. 30 đột biến bao gồm thiên tai và các sự kiện gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo nguồn lực tối ưu cho quốc gia và giải quyết những tranh chấp, biến cố của quốc gia hay củng cố hình ảnh quốc gia trước cộng đồng thế giới một số nước đã thành lập và củng cố hội đồng (ủy ban) quốc gia đánh dấu tầm quan trọng của nó là cơ quan tham mưu cố vấn cao nhất cho lãnh đạo của quốc gia đó về tình hình trong nước xu hướng của khu vực và thế giới phối hợp hiệu quả với các cơ quan khác. Ở Phương Tây: Có nhiều nhận thức khác nhau về ANPTT nhưng một số học giả phương Tây cho rằng khái niệm an ninh trước đây được giải thích theo nghĩa quá hẹp; theo cách suy nghĩ truyền thống, khách thể của nó cần được đảm bảo an ninh là quốc gia (nhà nước); an ninh chỉ liên quan đến việc bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia hoặc những giá trị cơ bản của quốc gia; phương tiện trước tiên được sử dụng là duy trì lực lượng quân sự; sự an toàn của con người ít được quan tâm tới. Từ cách tiếp cận và lý giải đó các học giả có xu hướng coi ANPTT là an ninh con người. Theo Liên Hiệp Quốc, ANPTT bao gồm an ninh con người (cá nhân) và an ninh cộng đồng. Trong báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên Hiệp Quốc (được đa phần các học giả và nghị sĩ Châu Âu đồng thuận) các mối đe dọa an ninh con người bao gồm: thất nghiệp, nghiện ngập, tội ác, ô nhiễm, vi phạm nhân quyền, lo lắng về chiến tranh và bạo lực có tổ chức, v.v. Báo cáo này định nghĩa an ninh con người là “sự an toàn của con người trước những mối đe doạ kinh niên như nghèo đói, bệnh tật và đàn áp, và những sự cố bất ngờ, bất lợi trong đời sống hàng ngày” [211, tr.23]. Báo cáo cũng đưa ra 7 nội dung chủ yếu của an ninh con người, gồm: (1) an ninh kinh tế; (2) an ninh lương thực; (3) an ninh sức khoẻ; (4) an ninh môi trường; (5) an ninh cá nhân; (6) an ninh cộng đồng; và (7) an ninh chính trị. Trên cơ sở định nghĩa và những nội dung trên, Báo cáo đã nêu ra những đặc tính cơ bản của an ninh con người là: (1) an ninh con người là mối quan tâm chung; (2) các nội dung của an ninh con người quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau; (3) an ninh con người được đảm bảo dễ dàng bằng biện pháp
  • 35. 31 ngăn ngừa sớm hơn là bằng biện pháp can thiệp sau đó; và (4) an ninh con người lấy con người làm trung tâm. An ninh con người nhấn mạnh tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa các khía cạnh của an ninh. Mối đe dọa đối với an ninh của con người ở một nơi trên thế giới có ý nghĩa đối với tất cả các quốc gia. Nhiều mối đe dọa về an ninh hiện nay như nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm, tội ác, khủng bố, xung đột sắc tộc và tan rã về xã hội không còn là những sự kiện biệt lập. Những vấn đề toàn cầu khi trở thành mối đe doạ chung của nhân loại cần có sự phối hợp hành động và hợp tác của nhiều quốc gia, thậm chí là tất cả các quốc gia [211, tr.24-33]. Báo cáo còn chỉ rõ, an ninh con người không đồng nghĩa với phát triển con người vì khái niệm sau mang ý nghĩa rộng hơn khái niệm trước; tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có mối liên quan chặt chẽ. Đồng thời, an ninh con người cũng không đồng nghĩa với những vấn đề nhân quyền, nhưng giữa chúng cũng có những mối liên quan với nhau. An ninh con người về cơ bản mang tính tích cực vì có hiệu quả và khả thi hơn khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa hơn là can thiệp khi khủng hoảng đã nổ ra. Ví dụ: chi phí cho ngăn chặn bệnh HIV/AIDS lây lan bằng cách đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu hay giáo dục kế hoạch hoá gia đình ít hơn nhiều khi bệnh này trở thành dịch bệnh. Về phương diện này, an ninh con người được coi là phát triển con người. Do đó, bảo đảm phát triển con người bền vững là nhằm đảm bảo an ninh con người và cũng chính là ứng phó lại các mối đe dọa từ ANPTT. - Phương Đông nhận thức về ANPTT: Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 giữa ASEAN và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) đã ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực ANPTT, xác định những vấn đề ANPTT: tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao. Một số học giả châu Âu, châu Á khi nghiên cứu vấn đề này đã đề cập thêm một số vấn đề như an ninh lương thực, an ninh kinh tế - tài chính, tội
  • 36. 32 phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao. Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN (ADMM+) tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội đã xác định các mối nguy cơ đe dọa ANPTT bao gồm: khủng bố, cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, buôn bán vũ khí, rửa tiền, kinh tế, công nghệ cao. Hội nghị cấp cao ASEM tổ chức tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tháng 10 năm 2012, đề xuất những biện pháp nhằm đối phó với các nguy cơ, thách thức ANPTT: biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh năng lượng, an ninh hạt nhân, chống cướp biển, bảo vệ và sử dụng nguồn nước [110]. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2004 xác định: Những vấn đề chưa được giải quyết, liên quan đến tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên bộ, trên biển cùng những vấn đề ANPTT khác như buôn bán và vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái phép, suy thoái môi trường, sinh thái... cũng là những mối quan tâm an ninh của Việt Nam [22, tr.11]. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Các yếu tố đe dọa ANPTT, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp” [48, tr.28]. “Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa ANPTT, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng” [48, tr.182-183]. Các quan niệm nêu trên dù không hoàn toàn giống nhau, nhưng đã xác định được các vấn đề cơ bản về ANPTT. Kế thừa những quan niệm nêu trên, với cách tiếp cận tổng hợp và bám sát vào sự phát triển của vấn đề, luận án đưa ra khái niệm: An ninh phi truyền thống là khái niệm nhằm phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, cuộc sống con người và cộng đồng nhân loại, không xuất phát trực tiếp từ yếu tố quân sự, nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên và xã hội, diễn ra
  • 37. 33 và tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường..., mang tính tổng hợp, xuyên quốc gia và có tính nguy hiểm cao đe dọa tới độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Khái niệm ANPTT nêu trên phản ánh những vấn đề cơ bản, từ nội dung, nguồn gốc nảy sinh, tính chất và mối quan hệ giữa ANPTT với ANTT. ANPTT vừa là một bộ phận của ANQG vừa là sự mở rộng của khái niệm ANQG. ANPTT theo các cách tiếp cận trên là xem xét nó với tư cách là “các mối đe dọa”, “các nguy cơ đe dọa” đến con người, cộng đồng, đến quốc gia dân tộc và toàn nhân loại. Nó bao gồm các vấn đề phát sinh từ tự nhiên, bởi tự nhiên; và những vấn đề do con người gây nên, cũng như sự “cộng hưởng” của cả tự nhiên và xã hội, có nội hàm rất phong phú, đa dạng. Từ nghững khái niệm nêu trên chúng ta có thể hiểu: Mối đe dọa an ninh phi truyền thống : là những thách thức trên mọi lĩnh vực đối với không chỉ độc lập dân tộc,chủ quyền quốc gia, mà còn đối với vận mệnh sống còn của loài người và môi trường sống trên trái đất. Cũng như khái niệm ANPTT, các mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT có nội hàm rộng, đa dạng, phức tạp nhưng lại tùy thuộc vào quan niệm, nhận thức của mỗi quốc gia và bị chi phối, quyết định bởi lợi ích quốc gia, dân tộc cùng các lợi ích chính trị, kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của từng nước, nên cách tiếp cận, xem xét, đánh giá về mức độ, tính chất, sự cấu thành và phạm vi ảnh hưởng của nó cũng khác nhau. Mặc dù còn nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại, nhận thức về mối đe dọa ANPTT của nhiều quốc gia, của khu vực Đông Nam Á có ba điểm chung cơ bản sau: Thứ nhất, các mối đe dọa ANPTT xuất phát từ những vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững, ổn định xã hội, môi trường sinh thái và thể chế xã hội; làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, sức khoẻ con người, tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của đông đảo nhân dân và làm gia tăng các hiểm họa tự nhiên. Thứ hai, các mối đe dọa ANPTT có phạm vi tác động rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia, chủ thể, vượt ra khỏi lợi ích, phạm vi
  • 38. 34 ANTT và trở thành vấn đề toàn cầu, tác động cả trực tiếp, gián tiếp, cả trước mắt và lâu dài đối với ANQG. Thứ ba, giải quyết, ứng phó với các mối đe dọa ANPTT đòi hỏi sự quan tâm, hợp tác, nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế và trách nhiệm của từng quốc gia, với hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, ngoại giao và an ninh, quốc phòng… Đối với Việt Nam, căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước; xuất phát từ thực tiễn vấn đề ANPTT cùng các mối đe dọa của nó từ năm 2001 đến nay, luận án tập trung vào các mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT của Việt Nam trên sáu nội dung chính: biến đổi khí hậu; an ninh kinh tế, tài chính; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội phạm công nghệ cao; tội phạm xuyên quốc gia. 2.1.1.2. Tính chất của mối đe doạ an ninh phi truyền thống Thứ nhất, các mối đe doạ ANPTT vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa có nguồn gốc xã hội, mang tính tổng hợp; vừa mang tính phi bạo lực vừa mang tính bạo lực,vừa đe dọa trực tiếp vừa đe dọa gián tiếp đến ĐLDT. ANPTT nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên bao gồm: thảm hoạ thiên nhiên, cạn kiệt tài nguyên, môi trường, bão lụt, nước biển dâng...; từ các yếu tố xã hội gồm khủng bố, dịch bệnh, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia... Tuy nhiên, cũng có vấn đề tác động “cộng hưởng” do cả tự nhiên và xã hội. Nước biển dâng là do yếu tố tự nhiên, nhưng do sự xâm phạm và hủy hoại môi trường của con người làm cho sự dâng lên của nước biển càng trở nên nguy hiểm. Vì thế, các mối đe doạ ANPTT mang tính tổng hợp, nó còn bao gồm an ninh trên các lĩnh vực như tài nguyên, kinh tế, tài chính tiền tệ, khoa học kỹ thuật, thông tin, xã hội, văn hoá. ANPTT có thể chia làm hai phương diện có tính chất bạo lực và tính chất phi bạo lực. Về tính chất bạo lực, đó là các vấn đề đặc trưng như chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu ma tuý, tội phạm có tổ chức; về tính chất phi bạo lực, đó là những vấn đề như ô nhiễm môi trường, khủng hoảng tài chính tiền tệ, bệnh dịch.
  • 39. 35 Thứ hai, các mối đe doạ an ninh phi truyền thống lan tràn nhanh, mang tính xuyên quốc gia. Vấn đề toàn cầu hay toàn nhân loại được quan niệm là những vấn đề mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của tất cả các quốc gia dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, biên giới quốc gia. ANPTT là vấn đề toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia do những uy hiếp và nhân tố phi chính trị, phi quân sự gây ra và ảnh hưởng đến an ninh các nước, sự “lan toả” hoặc ảnh hưởng từ vấn đề nội bộ của một nước mà gây ra mất an ninh cho nước khác, hoặc khu vực đó và cả tính đa dạng trong cách thức giải quyết vấn đề. Tính xuyên quốc gia, hoặc “mối uy hiếp xuyên quốc gia” của ANPTT là rõ ràng, nó chỉ vấn đề ảnh hưởng đến an ninh của một số quốc gia, khu vực và toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, bệnh dịch, buôn lậu ma tuý, di dân phi pháp, ô nhiễm môi trường, tội phạm công nghệ cao. Những vấn đề đó là một loại uy hiếp mới, vượt qua biên giới quốc gia của tư duy ANTT. Những uy hiếp đó rất phức tạp, liên hệ lẫn nhau, đa tầng và phi quân sự. Các hoạt động tội phạm, khủng bố quốc tế, nhất là khủng bố bằng vũ khí sinh học, hóa học, bệnh dịch…, lây lan có quy mô xuyên biên giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên, thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm soát hơn, kém an toàn hơn bởi các mối đe dọa ANPTT có mức độ nguy hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng lớn hơn. Tính chất lan tràn nhanh và xuyên quốc gia đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ ĐLDT của đất nước, đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp. Thứ ba, các mối đe doạ ANPTT ảnh hưởng lẫn nhau, tác động cộng hưởng; có thể bùng phát đột xuất, kích thích lây lan. Các mối đe doạ ANPTT có đặc điểm tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vấn đề an ninh của một phương diện nào đó đều có thể dẫn đến hoặc kích thích sự bùng phát của vấn đề an ninh khác, khiến cho sự ảnh hưởng và mức độ nguy hại của các mối đe doạ ANPTT ở cấp độ cao hơn, gay gắt hơn. Chẳng hạn sự nghèo đói, xung đột bộ tộc ở một số khu vực châu Phi liên quan
  • 40. 36 đến vấn đề nạn di dân phi pháp; các hoạt động tội phạm và chủ nghĩa khủng bố cũng như tin tặc dưới nhiều hình thức câu kết với nhau; những vấn đề như buôn lậu ma túy và rửa tiền phi pháp, kinh tế ngầm; tội phạm có tổ chức và di dân phi pháp; môi trường suy thoái và nạn nhân môi trường đều có liên hệ với nhau. Trong một số vấn đề đã hình thành “chuỗi xích” của “vấn đề - khủng hoảng - xung đột”, có thể kích thích lẫn nhau và tạo thành hiệu ứng nguy hại mang tính dây chuyền với phạm vi lớn hơn, đồng thời tạo thành “uy hiếp” song trùng hoặc nhiều hơn đối với ANQG và an ninh quốc tế, như vấn đề tôn giáo dân tộc, vấn đề chủ nghĩa khủng bố... Các vấn đề ANPTT thường là bùng phát đột xuất dưới hình thức khủng hoảng, từ đó tạo thành mối đe doạ nghiêm trọng trực tiếp đối với ANQG, như khủng hoảng kinh tế, tiền tệ, bệnh dịch, khủng bố, nên chúng càng trở nên khó kiểm soát, khó giải quyết. Thứ tư, các mối đe doạ ANPTT mang tính nguy hiểm cao, phạm vi rộng, trực tiếp uy hiếp, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh mệnh con người, đời sống xã hội các nước và toàn nhân loại. Các vấn đề ANPTT đều trực tiếp cấu thành uy hiếp đối với sinh mệnh con người, đời sống xã hội của các nước và an ninh toàn nhân loại, ANQG, an ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu, tuy có sự khác nhau về phương thức, mức độ, thời gian và hậu quả. Tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa ANPTT không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của cả cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập toàn cầu; thậm chí còn làm nảy sinh các vấn đề về an ninh quân sự. Khủng hoảng tài chính tiền tệ không chỉ trực tiếp đem đến nguy hại kinh tế, như ngân hàng sụp đổ, doanh nghiệp phá sản, công nhân thất nghiệp, thâm hụt tài chính, dự trữ ngoại hối tổn thất, GDP giảm sút, mà còn đem đến những nguy hại chính trị, an ninh to lớn. Lịch sử cho thấy, hậu quả của khủng hoảng tài chính tiền tệ là quyền lực của đảng cầm quyền bị giảm xuống; thậm chí mất quyền lãnh đạo đất nước. Khủng hoảng tài chính tiền tệ còn làm nảy sinh những nguy hại xã hội to lớn, khiến cho quốc gia đang phát triển có thể trở