SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 199
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO
CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội – 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO
CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY
Ngành: Văn hoá học
Mã số: 9.22.90.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHÂM
Hà Nội – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ: Hành hƣơng Phật giáo chùa
Hƣơng hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu
và kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Những nội
dung nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Loan
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng hiện nay, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm – Cô
giáo luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi từ lúc bắt đầu xây dựng đề
cương của luận án và trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các Thầy/Cô giáo Khoa
Văn hóa học, Học Viện Khoa học xã hội đã luôn góp ý, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cán bộ Ban quản lý khu di tích
chùa Hương, Thượng Tọa Thích Minh Hiền, những Sư Tăng Ni trong các
đoàn hành hương ở Hà Nội, Đại Đức Thích Quảng Hiếu và Sư Tăng trụ trì
chùa Tân Hải. Đại diện các Bác, cô, chú là tổ trưởng, người hành hương trong
đoàn hành hương An Lạc và những người làm các loại hình dịch vụ kinh tế tại
chùa Hương đã giúp đỡ, cung cấp thông tin qua những lần điền dã để tôi có ý
tưởng, có kiến thức thực tế để tôi hoàn thành luận án của mình.
Hà nội, ngày tháng năm
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Loan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................. 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 10
1.1.1. Những nghiên cứu về hành hương và hành hương tôn giáo.............. 10
1.1.2. Những nghiên cứu về hành hương Phật giáo..................................... 14
1.1.3. Đánh giá về các nghiên cứu đã công bố ........................................... 20
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 21
1.2.1. Khái niệm......................................................................................... 21
1.2.2. Hướng tiếp cận cơ sở lý thuyết của luận án....................................... 28
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 33
1.3.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành...................................................... 33
1.3.2. Chùa Hương, không gian thiêng cho người hành hương ................... 37
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG
HIỆN NAY...................................................................................................... 46
2.1. Khái quát các đoàn hành hƣơng Phật giáo về chùa Hƣơng hiện nay.... 46
2.2. Đoàn hành hƣơng Phật giáo An Lạc, Hà Nội ......................................... 51
2.2.1. Sự hình thành ................................................................................... 51
2.2.2. Thành phần, năng lực người hành hương trong đoàn An Lạc hiện nay . 60
2.3. Mục đích ngƣời hành hƣơng đến chùa Hƣơng hiện nay........................ 63
2.3.1. Niềm tin tâm linh.............................................................................. 63
2.3.2. Chiêm bái cảnh quan và học triết lý đạo Phật ................................... 67
Chƣơng 3: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG: KHÍA
CẠNH KẾT NỐI MẠNG LƢỚI XÃ HỘI ..................................................... 72
3.1. Duy trì và kết nối quan hệ xã hội............................................................ 72
3.1.1. Duy trì, gắn kết mối quan hệ gia đình ............................................... 72
3.1.2. Mở rộng quan hệ xã hội – tìm kiếm bạn bè, đối tác làm ăn ............... 75
3.2. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Sự cộng cảm duy trì mạng lƣới
ngƣời hành hƣơng .......................................................................................... 78
3.2.1. Tính cộng cảm qua quá trình trải nghiệm hành hương ...................... 78
3.2.2. Cộng cảm: yếu tố kết nối và duy trì mạng lưới người hành hương
trong thực hành nghi lễ............................................................................... 88
Chƣơng 4: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG: KHÍA
CẠNH KINH TẾ ............................................................................................ 99
4.1. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng và chức năng kinh tế .................... 99
4.1.1. Hành hương Phật giáo: Môi trường phát triển các dịch vụ tâm linh .. 99
4.1.2. Mở rộng môi trường kinh doanh, trao đổi kinh tế của người hành hương ..110
4.2. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Hoạt động tiết kiệm kinh tế và
phát triển quỹ công đức thiện nguyện xã hội ...............................................116
4.2.1. Hoạt động tiết kiệm kinh tế cho người hành hương và xã hội ..........116
4.2.2. Hành hương Phật giáo chùa Hương và hoạt động thiện nguyện .......119
4.3. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Hoạt động sinh kế cho ngƣời dân....122
Chƣơng 5: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
ĐƢƠNG ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................125
5.1. Xã hội đƣơng đại và sự nổi lên của những thực hành tôn giáo và
hành hƣơng Phật giáo ...................................................................................125
5.2. Vai trò của hành hƣơng Phật giáo trong xã hội đƣơng đại ..................130
5.2.1. Gắn đạo với đời trong cuộc sống của con người ..............................130
5.2.2. Hành hương Phật giáo đáp ứng niềm tin tôn giáo trong đời sống
người Việt..................................................................................................133
5.2.3. Hành hương Phật giáo và sự mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội..........136
5.3. Những vấn đề đặt ra đối với hành hƣơng Phật giáo trong đời sống
đƣơng đại........................................................................................................141
5.3.1. Vấn đề lợi dụng đời sống tâm linh ...................................................141
5.3.2. Mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo, Sư Tăng Ni............................143
5.3.3. Thị trường dịch vụ tâm linh .............................................................144
KẾT LUẬN ....................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................152
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. HN
2. HCM
3. MLXH
4. Nxb
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Mạng lưới xã hội
Nhà xuất bản
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Người hành hương từ các vùng địa cư .......................................... 52
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhóm xã hội tham gia hành hương....................................... 53
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tỷ lệ độ tuổi tham gia hành hương ................................... 54
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nam, nữ trong đoàn hành hương .......................................... 55
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây 5 năm, Hường1
một người bạn thân của tôi rủ tôi hành hương về
Yên Tử và chùa Hương cùng một đoàn hành hương Phật giáo ở Hà Nội (HN) có tên
gọi An Lạc2
. Tôi đã đồng ý đi cùng và đã quan sát được đoàn hành hương này. Hiện
nay, đoàn hành hương An Lạc có 10 tổ và số người hành hương lên đến gần 3000
người với nhiều nghề nghiệp khác nhau như: có tổ gồm các công chức viên chức, có
tổ gồm những doanh nhân, có tổ gồm những người về hưu, có tổ là những Phật tử
trong pháp hội của chùa Hải Tân … Mỗi năm, người hành hương trong đoàn này
cùng nhau hành hương tới một số ngôi chùa như Yên Tử, chùa Dâu… trong đó đều
đặn nhất năm nào cũng đi hai lần là chùa Hương3
. Qua thời gian gần 5 năm là thành
viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, vượt qua những sự khác biệt về tuổi,
giới tính, tính cách, nghề nghiệp, địa vị xã hội tôi có thêm nhiều bạn bè, mối quan
hệ với những người hành hương. Chúng tôi cùng nhau đến chiêm bái, thực hành
nghi lễ ở những không gian thiêng. Bên cạnh đó, tôi được giao lưu, kết bạn, trao đổi
công việc và chứng kiến trong quá trình hành hương những người hành hương luôn
có sự tương trợ giúp đỡ nhau về thực hành nghi lễ và tìm kiếm các cách thức mưu
sinh. Những hoạt động trao đổi kinh tế tự nguyện, những sự đóng góp, những mối
quan hệ qua lại, những hoạt động từ thiện, … tạo nên sự kết nối mạng xã hội đa
thành phần, nhiều tầng lớp ngay trong đoàn hành hương. Đoàn hành trở thành môi
trường thân thiện giữa các chủ thể hành hương, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân
với nhóm và các nhóm/tổ với nhau. Trưởng đoàn hành hương và người hành hương
tự nguyện cùng đồng thuận tổ chức hoạt động tâm linh và hoạt động kinh tế tạo
nguồn vật chất qua hình thức đóng góp, trao đổi, hợp tác, hoạt động dịch vụ, hỗ trợ
sản xuất. Quan hệ xã hội vận hành hòa hợp giữa tinh thần và vật chất trong đoàn
hành hương khiến hoạt động hành hương trở nên hấp dẫn thu hút các tầng lớp trí
1
Từ đây trở đi, tên thật của các nhận vật tôi phỏng vấn được đổi theo nguyên tắc ẩn danh.
2
Để đảm bảo đạo đức nghiên cứu và đảm bảo danh tính, an toàn cho các thành viên, tên Sư Tăng Ni, tên
đoàn hành hương tham gia đã được thay đổi trong luận án.
3
Chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội nơi có thời gian diễn ra lễ hội truyền thống dài nhất Việt Nam
cùng hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo cổ kết hợp hài hòa với những hang động, thung lũng suối đã
tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam.
2
thức, doanh nhân, sinh viên từ khắp nơi. Qua 5 năm theo chân các Phật tử và những
người cảm mến đạo Phật đi hành hương ở nhiều điểm khác nhau như Yên Tử, Tây
Thiên… tôi đã dừng tại chùa Hương và chọn nơi này là địa bàn nghiên cứu cho luận
án của mình. Trong quá trình hành hương, ngoài tư cách là một thành viên của đoàn
hành hương Phật giáo An Lạc, tôi còn tham gia thêm nhiều đoàn hành hương khác
nữa như hành hương đất Phật, Hoa Từ Bi, Hạnh Phúc… đến chùa Hương chiêm bái,
thực hành nghi lễ và nghiên cứu về thực hành văn hóa này. Hiện nay, qua những lần
hành hương về chùa Hương tôi nhận thấy nơi đây đón nhiều người hành hương từ
khắp nơi, nhưng đa phần họ đi theo các nhóm/đoàn. Họ đến lễ và kết hợp du lịch
văn hóa do công ty du lịch tổ chức, hay do Sư Tăng Ni một ngôi chùa nào đó hoặc
do ông bà đồng tổ chức chuyến hành hương. Những đoàn hành hương Phật giáo
thường đi với số lượng từ 5, 10, 500 đến hàng nghìn người đi, họ đi theo tần suất là
2,3 năm liên tục, có khi 10 - 20 năm liền năm nào cũng đi, vừa đi lễ Phật, tự học
triết lý Phật giáo. Mỗi năm, nhiều người hành hương lại rủ thêm nhiều bạn bè,
người thân của mình cùng tham gia hành hương và họ cùng ăn, ở với nhau trong
thời gian từ 1 đến 3 ngày.
Hành hương đến chùa Hương hiện nay, so với trước đây diễn ra nhiều hơn,
sôi nổi hơn, qui mô lớn hơn và điều này gợi lên nhiều vấn đề nghiên cứu như sự kết
nối, duy trì mạng lưới xã hội, kết nối việc làm ăn kinh tế và những mối quan hệ
khác cần quan tâm nghiên cứu. Nhiều người hành hương cho rằng, việc họ đi theo
nhóm/đoàn, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu tâm linh họ còn cảm cảm thấy không
cô đơn, luôn vui vẻ và có thêm nhiều mối quan hệ làm ăn khác. Mỗi chuyến hành
hương, người hành hương được đáp ứng nhu cầu về niềm tin tâm linh, học giáo lý
cuộc sống, sự cộng cảm tin tưởng vào những người bạn đồng hành. Hành hương
Phật giáo trong xã hội đương đại là một hiện tượng văn hóa thú vị hàm chứa nhiều
thông điệp xã hội. Nếu như, trong quá khứ hành hương đến một không gian thiêng
chỉ đơn giản là hoạt động đi lễ chùa, thực hành nghi lễ, đi chơi thì trong bối cảnh
chuyển đổi hiện nay, hành hương phật giáo đang đặt ra vấn đề về khoa học và
thực tiễn khi nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu niềm tin tôn giáo mà còn có thể tìm
kiếm những phương thức mưu sinh và duy trì MLXH. Chính vì những lý do khoa
học và thực tiễn như vậy, chúng tôi thực hiện luận án Hành hương Phật giáo chùa
3
Hương hiện nay để tìm hiểu xem các đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương
được hình thành và kết nối như thế nào? Hành hương Phật giáo chùa Hương giúp
người hành hương kết nối mạng xã hội ra sao, họ vận dụng mạng lưới ấy vào làm
ăn kinh tế thế nào? Qua hành hương Phật giáo chúng ta hiểu gì về đời sống văn
hóa, xã hội đương đại?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu trường hợp đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, luận
án muốn tìm hiểu về sự thay đổi thực hành tôn giáo hiện nay. Trên cơ sở đó luận án
đóng góp vào cuộc thảo luận về hành hương tôn giáo với những cách thức kết nối,
tạo dựng, duy trì và sử dụng việc mạng xã hội trong làm ăn kinh tế của các
nhóm/đoàn hành hương hiện nay. Qua đó, luận án đưa đến góc nhìn đa chiều về bức
tranh văn hóa xã hội đương đại qua việc hành hương tôn giáo trong cuộc sống của
chúng ta hôm nay.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính:
Thứ nhất: Đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương được hình thành và kết nối như
thế nào?
Thứ hai: Hành hương Phật giáo chùa Hương giúp người hành hương kết nối mạng
xã hội ra sao và họ vận dụng mạng lưới ấy vào làm ăn kinh tế thế nào?
Thứ ba: Qua hành hương Phật giáo chùa Hương, chúng ta hiểu gì về đời sống văn
hóa, xã hội đương đại?
Đối với câu hỏi thứ nhất, luận án sẽ trình bày về sự hình thành, kết nối của
các đoàn hành hương đến chùa Hương, những yếu tố nào của chùa Hương hấp dẫn
và kết nối con người kết nối hành hương về chùa Hương. Qua mô tả sự hình thành
và kết nối của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc luận án nhận diện về hành hương
Phật giáo chùa Hương trong xã hội hiện nay.
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, NCS đã trải nghiệm cùng một số đoàn hành
hương và là thành viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở Hà Nội (HN) để
tìm hiểu những yếu tố tạo nên sự kết nối mạng xã hội của những người hành hương.
4
Họ tham gia các nhóm/đoàn hành hương để kết nối nhiều mối quan hệ xã hội để
trao đổi kinh tế, tìm kiếm việc làm.
Đối với câu hỏi thứ 3 luận án sẽ bàn luận về hành hương Phật giáo trong bối
cảnh xã hội đương đại. Qua hành hương Phật giáo chùa Hương, NCS bàn về đời
sống chính trị, văn hóa, kinh tế hiện nay để thấy rằng hành hương Phật giáo là một
hiện tượng tôn giáo gắn liền với những chuyển đổi trong đời sống xã hội.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành hương Phật giáo,
từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đi
trước và xác định rõ vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Làm rõ cơ sở lý luận của hành hương Phật giáo, minh định khái niệm hành
hương, hành hương Phật giáo, niềm tin tâm linh, không gian thiêng, vốn xã hội,
cộng cảm, mạng lưới xã hội và đưa ra những quan điểm mang tính lý luận để làm
nền tảng cho những phân tích và diễn giải của nội dung luận án.
- Nhận diện hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay ở cả chiều cạnh người
hành hương và địa bàn hành hương.
- Tìm hiểu hành hương Phật giáo chùa Hương ở khía cạnh kết nối, duy trì mạng
lưới xã hội và khía cạnh kinh tế cũng như cách thức người hành hương sử dụng
mạng lưới xã hội vào các hoạt động kinh tế.
- Bàn luận một số vấn đề đặt ra xung quanh việc hành hương Phật giáo hiện nay
– một thực hành văn hóa gắn với các động thái kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
trong đời sống của con người đương đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiện tượng hành hương Phật giáo chùa
Hương (Mỹ Đức, HN) qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận án tập trung nhận diện sự hình thành, cơ cấu tổ chức,
hoạt động của đoàn hành hương Phật giáo đến chùa Hương qua đoàn hành hương
Phật giáo An Lạc ở HN. Trong đó, nội dung trọng tâm tập trung vào sự hình thành,
5
sự tham gia, các sinh hoạt và thực hành của thành viên tham gia đoàn hành hương.
Qua đó nhìn nhận cách thức tạo lập, duy trì mạng lưới xã hội và việc vận dụng
MLXH trong việc trao đổi kinh tế giữa các thành viên trong đoàn, những thông điệp
văn hóa xã hội từ quá trình thực hành hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay.
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu hành hương Phật giáo chùa Hương
qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở HN hành hương đến chùa Hương.
+Về thời gian: Luận án sẽ tập trung phân tích thực hành hành hương tại chùa
Hương trong 5 năm trở lại đây vì theo quan sát của chúng tôi trong 5 năm gần đây
có sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các đoàn hành hương Phật giáo
chùa Hương4
.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Về cách tiếp cận, luận án sử dụng cách tiếp cận nhân học văn hóa để có cái
nhìn sâu hơn về “quan điểm của người trong cuộc”, đó là “quan điểm của các Sư
Tăng Ni tổ chức hành hương”, “quan điểm của những người hành hương” trong
một số đoàn hành hương nhiều nhất là đoàn hành hương An Lạc ở HN. Qua đó,
tìm hiểu quá trình kết nối MLXH, quá trình thực hành tín ngưỡng cũng như quá
trình tạo dựng cơ sở cho sự trao đổi kinh tế và thực tế việc trao đổi kinh tế trong
đoàn hành hương.
4.2. Về phương pháp cụ thể, tôi đã sử dụng ba phương pháp chính:
- Phương pháp thu thập, phân tích tư liệu thứ cấp: gồm tài liệu, các công trình
nghiên cứu được in ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại các thư viện. Những tài liệu
này giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát, hệ thống hơn về vấn đề tôn giáo, thực hành
nghi lễ, về hành hương Phật giáo hiện nay. Những tư liệu này cũng giúp chúng tôi có
cái nhìn tổng thể về sự hình thành đoàn hành hương, mục đích của hành hương, những
dạng thức biểu hiện tâm lý, niềm tin xã hội của con người về Phật giáo trong bối cảnh
hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sưu tập những báo cáo của các cơ quan quản lý
4
Theo thống kê của Ban quản lý chùa Hương 5 năm trở lại đây số lượng người hành hương tăng đáng kể,
năm 2014 là 1.287401 người, 2015 là 1.269.469 người, năm 2016 là 1.417.725 người, năm 2017 là
1.418.063, năm 2018 là 1.441.140 người theo thống kê từ ngày mùng 3 âm lịch đến mùng 3 tháng 3 âm lịch
năm 2019 đã có khoảng hơn 30 vạn du khách từ khắp nới đến tham quan, hành hương về nơi đất Phật tăng
500 người so với cùng kỳ năm 2018. Và năm nào cũng vậy, vào mùa lễ hội luôn diễn ra sự sôi nổi của hành
hương, nhiều người đi hành hương đến đây phải vái vọng từ xa vì quá đông.
6
địa phương như chùa Hương, Ban quản lý di tích chùa Hương và các gia đình tại địa
bàn nghiên cứu. Sau khi thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành công tác phân tích, đánh
giá từng loại tư liệu và kết nối các vấn đề đặt ra từ tư liệu đó với nội dung nghiên cứu
chính của luận án.
- Khảo sát thực địa với quan sát tham dự và phỏng vấn sâu: NCS đã thực hiện nhiều
đợt khảo sát thực tế, cùng đồng hành với đoàn hành hương An Lạc cũng như một số
đoàn hành hương khác để tiến hành quan sát tham dự, phỏng vấn. Khảo sát thực địa đã
giúp cho NCS mô tả được sự hình thành, kết nối và hoạt động hành hương Phật chùa
Hương giáo hiện nay. Ban đầu, NCS đã gặp rất nhiều khó khăn tìm đoàn, nhóm hành
hương nào phù hợp, dễ tiếp cận những người hành hương trong một đoàn hành hương
cụ thể vì số lượng người hành hương thay đổi và liên tục tăng. Trong quá trình khảo sát
thực địa, NCS đã sử dụng phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu như là
những phương pháp chủ yếu để thu thập tư liệu.
+ Quan sát tham dự: NCS đã tham dự, quan sát, trải nghiệm hành trình hành
hương của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc. Trong quá trình tham gia, NCS đã
cùng những người hành hương ăn uống, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và
cùng nhau thực hành nghi lễ như lễ cầu an đầu năm, lễ tạ cuối năm. NCS chứng
kiến nhiều mối quan hệ được kết nối từ sự trao đổi mua bán, tìm kiếm cũng như giới
thiệu công việc của những người tham gia hành hương; quan sát và tham dự các
hoạt động du lịch tâm linh và công tác thiện nguyện tại các địa phương mà đoàn
hành hương Phật giáo thực hiện trong và sau mỗi chuyến hành hương. Thời gian
đầu, NCS cũng gặp rất nhiều khó khăn vì họ không dễ dàng chia sẻ tâm tư, tình
cảm… NCS đã nhận được những ứng xử với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bất hợp tác
của các thành viên trong đoàn. Nhiều người hành hương thể hiện rõ thái độ là họ
không muốn trả lời bất kỳ các câu hỏi của NCS, trong đó câu trả lời NCS hay nhận
được nhất là “Chị cứ hỏi trưởng đoàn Đại Đức Thích Minh Hà trụ trì chùa Hải Tân,
Trưởng đoàn An Lạc… là biết hết”. Với sự kiên trì chia sẻ tình cảm, trao đổi kinh
tế, giúp đỡ về vật chất cuối cùng NCS cũng hòa đồng và nói chuyện được với người
hành hương. Qua mỗi chặng đường chiêm bái, thực hành nghi lễ dần dần NCS đã có
sự kết nối với nhiều người hành hương hơn, họ coi NCS như bạn và không còn xem
NCS là người làm nghiên cứu hay nhà báo nữa.
7
Bên cạnh đó, NCS đã trực tiếp tham dự vào các đoàn hành hương khác như
Phật Tử Hà Đông, Hành hương Đất Phật, Hoa Từ Bi… để có thêm thông tin từ
người tổ chức, người hành hương. Qua những câu chuyện họ chia sẻ với nhiều đoàn
hành hương, NCS hiểu thêm về mục đích của người hành hương đến chùa Hương
và từ đó có cái nhìn khách quan hơn. Cuối cùng, NCS chọn một đoàn hành hương
năm nào cũng về chùa Hương để nghiên cứu sâu đó là đoàn hành hương Phật giáo An
Lạc do Đại Đức Thích Minh Hà tổ chức với số lượng Phật tử khoảng 1000 đến hơn
3000 người cho mỗi lần hành hương hiện nay.
+ Phỏng vấn sâu: Trong quá trình tham gia và trải nghiệm cùng đoàn hành
hương Phật giáo An Lạc NCS đã phỏng vấn các đối tượng sau:
* Đại Đức Thích Minh Hà: Thầy là người tạo lập, duy trì và tổ chức các hoạt
động hành hương của đoàn hành hương An Lạc.
* Người tham gia hành hương: Chúng tôi đã phỏng vấn 100 người hành hương
(những thành viên đại diện của 5 tổ trong đoàn) với các độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau,
5 tổ này chiếm khoảng 60 % những người tham gia hành hương của đoàn hành hương
Phật giáo An Lạc. Những tổ chúng tôi phỏng vấn là tổ 1, 3, 5, 7, 8 với sự khác biệt về
thành phần rõ nét, như tổ 1 đa số là những người làm kinh doanh, tổ 3 chủ yếu là công
chức, viên chức đang đi làm, tổ 5 là các bạn trẻ thường là các bạn sinh viên mới ra trường,
sinh viên tình nguyện ở các trường đại học, tổ 7 là phần lớn là những người nhiều tuổi đa
phần là những cán bộ về hưu, tổ 8 là những Phật tử trong đạo tràng chùa Hải Tân.
* Nhóm đệ tử: Nhóm đệ tử này, chúng tôi phỏng vấn 5 người thường là các bạn
trẻ đi theo giúp đỡ, hỗ trợ nhà sư và những công việc ở chùa, những công việc tham gia
chuẩn bị cho mỗi chuyến hành hương (với độ tuổi thường từ 15 – 30).
* Nhóm Sư Tăng Ni: Nhóm này chúng tôi phỏng vấn 5 người bao gồm những
Sư Tăng Ni trụ trì tại chùa Hương, trong đó cụ thể người được phỏng vấn nhiều nhất là
Thầy Thích Minh Hiền trụ trì chùa Hương và một số Sư Tăng Ni của những nơi tổ
chức các đoàn hành hương về chùa Hương như Thái Bình, An Lạc, Hoa Từ Bi, Hạnh
Phúc, hành hương đất Phật …
* Nhóm cán bộ, người dân địa phương làm dịch vụ tại chùa Hương: Nhóm này
chúng tôi phỏng vấn 10 người đến từ nhiều thành phần, từ cán bộ quản lý di tích chùa
Hương đến người làm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ an ninh, thuyền đò, nhà nghỉ…
8
- Phương pháp thống kê
Trên cơ sở những số liệu đã có, tôi thống kê lại số liệu về thành phần, độ tuổi, hình
thức đi theo cá nhân, nhóm, đoàn, những người hành hương đến từ đâu và mục đích
của người hành hương Phật giáo là gì? Những số liệu đó hỗ trợ thêm cho việc đánh giá,
phân tích để hiểu thêm việc hành hương diễn ra như thế nào và đặt ra những vấn đề gì
từ điểm chung là niềm tin tâm linh. Người hành hương hướng đến những mục đích gì
khi họ đi hành hương, các khía cạnh kết nối MLXH và trao đổi kinh tế thể hiện thế nào.
Cơ cấu 100 người hành hương đại diện tổ 1,3,5,7,8 được chúng tôi nói chuyện như
sau: Giới tính 31% (Nam), 69% (Nữ); Độ tuổi 21% (dưới 30 tuổi), 39% (trên 35
tuổi), 40% (trên 45 tuổi); Nghề nghiệp nông dân (15%), công chức viên chức
(24%), kinh doanh, lao động tự do (22%), người nghỉ hưu (28%), người làm dịch vụ
tâm linh (11%); nơi đến Hà Nội (71%), Hòa Bình (6%), Thái Bình, Ninh Bình
(9%), Thanh Hóa, Nghệ An (8%), các tỉnh thành khác (6%).
Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này NCS còn dùng
phương pháp phân tích và tổng hợp, kiểm tra độ tin cậy của thông tin, … tất cả nhằm
mục đích tạo ra bộ công cụ hữu hiệu nhất cho việc hoàn thành luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần nghiên cứu hành hương Phật giáo như một thực hành tôn
giáo đang nổi lên trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại.
- Luận án bổ sung thêm một hướng tiếp cận về hành hương Phật giáo với
chức năng kết nối mạng lưới xã hội và quá trình vận hành chức năng đó trong làm
ăn kinh tế của những người tổ chức và người hành hương.
- Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu
về tín ngưỡng tôn giáo và kinh tế du lịch. Luận án gợi mở cho những nhà quản lý
tôn giáo tín ngưỡng, quản lý văn hóa, kinh tế du lịch, … trong việc hoạch định
chính sách và quản lý hành hương Phật giáo nói riêng và hoạt động về tín ngưỡng,
tâm linh nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
- Từ cách tiếp cận Nhân học văn hóa, luận án góp phần nhận diện về hiện
tượng hành hương Phật giáo chùa Hương trong bối cảnh xã hội đương đại; Phân
9
tích các khía cạnh kết nối mạng lưới xã hội và khía cạnh trao đổi kinh tế trong đoàn
hành hương. Điều này tạo ra đóng góp về mặt lý luận cho hướng nghiên cứu hành
hương Phật giáo hiện nay, đóng góp vào sự ổn định đời sống tinh thần, phát triển
kinh tế xã hội.
- Luận án góp thêm luận cứ về vai trò của thực hành Phật giáo với chức năng
kết nối xã hội và kinh tế trong xã hội hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và
giảng dạy về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và công tác xã hội.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo tốt cho công tác hoạch định chính
sách và quản lý văn hóa. Luận án có thể gợi mở cho các nhà quản lý tôn giáo, Sư Tăng
Ni trụ trì trong hoạt động thực hành tôn giáo của các nhà chùa, giáo Hội Phật giáo nói
riêng và hoạt động tôn giáo nói chung trong xã hội hiện nay.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết
cấu thành 5 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nhận diện hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay
Chương 3: Hành hương Phật giáo chùa Hương: Khía cạnh kết nối mạng lưới xã hội
Chương 4: Hành Hương Phật giáo chùa Hương: Khía cạnh kinh tế
Chương 5: Hành hương Phật giáo trong đời sống xã hội đương đại và những vấn đề
đặt ra
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về hành hương và hành hương tôn giáo
Hành hương là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trong
nước và nước ngoài, trong đó có các nhà nhân học. Nhiều nhà nhân học nước ngoài
đã nghiên cứu về các trung tâm hành hương - điểm đến của các đoàn hành hương,
hành hương được nhìn nhận như những chuyến du hành nhiều cảm xúc gắn với địa
điểm hành hương, cộng đồng hành hương, mục đích hành hương... Bên cạnh đó,
những nghiên cứu này cũng quan tâm đến thái độ của người dân, giới tính người
hành hương, bối cảnh chính trị, việc quản lý hoạt động hành hương, sự kết nối giữa
du lịch với hành hương… Đó là những nghiên cứu đáng chú ý sau: Jill Dubisch,
Pilgrimage, gender, and politics at a greek island shrine [hành hương, giới tính,
và chính trị tại một ngôi đền hòn đảo Hy Lạp] (1995) [117], Nigel D. Morpeth,
Religious Tourism and pilgrimage festivals management An International
Perspective [Du lịch tôn giáo và quản lý lễ hội hành hương – Một viễn cảnh
quốc tế] (2008) [118]; Badone, Ellen and Sharon R. Roseman, “Approaches to
the Anthropology of Pilgrimage and Tourism” in: Intersecting Journeys: The
Anthropology of Pilgrimage and Tourism [Tiếp cận nhân học về hành hương và
du lịch, trong Hành trình kết nối: Hành hương và du lịch] (2004) [112], Cohen,
Erik “Pilgrimage and Tourism: Convergence and Divergence” in: Sacred
Journeys: The Anthropology of Pilgrimage. Alan Morinis, ed. [Hành hương và
du lịch: sự hội tụ và chia tách] (1992) [113]. Philip Taylor, Goddess on the rise-
Pilgrimage and popular religion in Việt Nam [Sự phát triển tục thờ nữ thần và hành
hương tôn giáo phổ biến ở Việt Nam] (2004) [122]… Trong đó, tác giả Philip
Taylor5
(2004) trong công trình Goddess on the rise-Pilgrimage and popular
religion in Việt Nam [Sự phát triển tục thờ nữ thần và hành hương tôn giáo phổ biến
5
Tác giả là tiến sĩ nhân học thuộc Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương và châu Á, Đại học Quốc gia Australia
(ANU), từng nghiên cứu điền dã nhiều năm tại đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết Chính sách yếu kém,
nông dân giàu có: hành trình cong của quá trình phát triển nông thôn ở Việt Nam đã được đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Việt Nam (Journal of Vietnamese Studies).
11
ở Việt Nam] (2004) [122] đã đề cập đến các mối quan hệ giữa tôn giáo/thực hành
tôn giáo và điều kiện kinh tế qua việc hành hương về miếu Bà Chúa Xứ. Qua những
trải nghiệm và phân tích, học giả này đã kết nối hành hương Bà Chúa Xứ với những
tín ngưỡng như thờ các anh hùng dân tộc, thờ nữ thần, thờ mẫu ở Việt Nam. Theo
tác giả hiện tượng này phản ánh sự thay đổi kinh tế, chính trị xã hội ở Việt Nam từ
sau đổi mới (1986). Hành hương về miếu Bà Chúa Xứ là một phần trong sự hồi sinh
các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, một ví dụ cho việc thờ nữ thần ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm hơn của xã hội. Bên cạnh đó tác giả nghiên cứu về địa điểm
hành hương, nhóm, đoàn hành hương, mục đích hành hương gắn với bối cảnh tộc
người, kinh tế và du lịch. Qua nghiên cứu này, tác giả cho thấy sự quan tâm của
hành hương tới các tập tục tôn giáo sinh ra và như một phương thức để con người
tìm cách đương đầu với những khủng hoảng phát sinh từ phương thức kinh tế mới.
Xét ở khía cạnh người hành hương, tác giả cũng đã chia sẻ tâm thức người hành hương
và phân tích thái độ của người dân trong vùng Nam Bộ với việc phụng thờ Bà chúa Xứ
để từ đó xác định sự biến đổi của tín ngưỡng trong đời sống xã hội hôm nay.
Một số công trình nghiên cứu khẳng định các truyền thống tôn giáo, các
giáo phái được nhận diện thông qua hành hương trong những cuộc tọa đàm lớn về
tôn giáo. Một quan niệm phổ biến cho rằng hành hương đến những trung tâm tôn
giáo, nơi tạo nên tính thiêng được hiểu như một công cụ hấp dẫn việc hành hương.
Hành hương và hành hương tôn giáo như một hành trình có tính chất gắn kết cộng
đồng với nhau và khẳng định bản sắc dân tộc, qua đó đề cao những địa điểm tôn
giáo điển hình. Ví như trong nghiên cứu của Reader, Ian. 1993. “Introduction” in:
Pilgrimage in Popular Culture [“Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại
chúng] cho rằng ở một số tôn giáo như Hồi giáo, hành hương là giáo lý cơ bản của
đức tin và được coi là nghĩa vụ tôn giáo, điển hình như việc hành hương về thánh
địa Mecca (vào tháng cuối cùng của năm), trong khuôn khổ của văn hóa địa phương
người dân theo đạo Hồi đã phát triển hành hương tự nguyện và các trung tâm hành
hương cho nhiều dân tộc, giáo phái và các vùng nội địa. Nhiều người tập trung ở
những nơi có sự gắn kết tới các thánh chiến và nghĩa sĩ: địa danh tử đạo của
Hussain ở Karbala, I-Rắc là một trung tâm hành hương chính của những người Hồi
giáo Shiite trong khi mộ của các thánh đã có ở khắp các nơi trong thế giới Hồi giáo.
12
Tác giả này đã ví Glastonbury như là một trung tâm, một vùng đất thiêng thu hút
một số lượng khách hành hương của nhiều giáo phái và giáo hội. Glastonbury trở
nên có ý nghĩa vì sự kết nối tôn giáo, hay sự gắn liền với huyền thoại về vua Arthur,
cuộc săn tìm Chén thánh Holy Granil, sự bình yên trong bí thuật để thiền định tốt…
(1993) [121; tr.39-tr.40].
Nghiên cứu của Eade, John và Michael Sallnow, “Introduction” in:
Contesting the Sacred: The Anthropology of Christian Pilgrimage [“Giới thiệu”
trong: Tranh cãi về tính thiêng: Nhân học về hành hương Công giáo] (1991) [114]
cũng cho rằng hành hương được xem như là “một đấu trường cho các cuộc đàm đạo
về tôn giáo và thế tục” và đó cũng là mục đích của những cuộc hành hương. Tác giả
cũng quan tâm phân tích một trong nhiều khía cạnh để đàm luận trong chủ đề hành
hương đó là trải nghiệm về sự cộng cảm được sinh ra ở một số thời điểm giữa
những người hành hương.
Trong nghiên cứu của Victor và Edith Turner (1978), Image and
Pilgrimage in Christian Culture: Anthropological Perspective [Hình ảnh và hành
hương trong văn hóa Kitô giáo: Quan điểm nhân học] mang tính phản cấu trúc, thể
hiện rõ quan điểm coi việc hành hương là tạo một trật tự xã hội, liên kết cấu trúc xã
hội tạm thời dựa trên lý tưởng của cộng đồng người hành hương. Cuốn sách không
chứng minh cho một lý thuyết lịch sử mà đưa ra thông tin về sự vay mượn và biểu
tượng văn hóa, ví như việc làm thế nào để một tôn giáo như Kitô giáo có thể tồn tại
và phát triển được ở Mexico khi nó nhận được sự phản ứng đa chiều của người dân
Ấn Độ về vấn đề này. Tác giả nghiên cứu về sự phát triển của hành hương từ sự
tưởng tượng tới việc trở thành thói quen sinh hoạt thường ngày, từ sự phản cấu trúc
tới cấu trúc và các chiều kích có thể nhận thức rõ được (so sánh của V. Turner
1974a:275-94) thể hiện sự liên kết xã hội, sự thay đổi khi hệ thống hành hương trở
nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng “Đức tin” thường được sử
dụng cho các mục đích chính trị và kinh tế, hành hương giống như viên đá nam
châm của văn hóa, thu hút nhiều loại biểu tượng bằng lời và không bằng lời, đa
nghĩa và đơn nghĩa. Mục đích của tác giả là khám phá sự thay đổi của hệ thống biểu
tượng trong mối quan hệ với hệ thống hành hương và làm rõ ảnh hưởng của chúng
tới cá nhân hoặc tập thể những người hành hương. (1978) [124].
13
Nghiên cứu của Reader, Ian. 1993. “Introduction” in: Pilgrimage in
Popular Culture [“Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại chúng] đã đưa
ra các quan niệm khác nhau về hành hương của các nhà nghiên cứu, trong đó có
quan niệm của Victor và Edith Turner‟s cho rằng “nếu người hành hương là một du
khách, thì một khách du lịch cũng sẽ là một người hành hương”. Điều đó ám chỉ mối
quan hệ mật thiết giữa khách du lịch và người hành hương, những người hành hương
này đều cùng chung một mục đích là đều muốn bước ra khỏi thế giới riêng để cùng
nhau tìm hiểu sự mới lạ, phong phú cho cuộc sống của họ (1993) [121; tr.6].
Bên cạnh đó, một số nhà nhân học khác tập trung chủ yếu vào việc mô tả các
trung tâm hành hương hoặc các địa điểm thiêng. Nhìn chung, các nghiên cứu này
tập trung chủ yếu vào các tu sĩ, sự tổ chức các trung tâm hành hương và những
người tới trung tâm hành hương; nói cách khác, các nghiên cứu này hướng về các
địa điểm thiêng hơn là tập trung vào người hành hương. Ví dụ như các tài liệu về
hành hương ở Nam Á nhìn chung ủng hộ cho các quan điểm hành hương ý nghĩa
như những cuộc đàm đạo về tôn giáo và thế tục hơn là cách tiếp cận của Turner về
hành hương. Đa số các nghiên cứu học thuật về hành hương ở Nam Á đều tập trung
vào lĩnh vực tôn giáo một cách rõ ràng, các truyền thống tôn giáo lớn và về các giáo
phái hành hương địa phương. Các nghiên cứu này ít chú trọng tới hành hương trong
các bối cảnh thế tục hóa, phát triển quanh các trung tâm hành hương ví như tính
chính trị, chủ nghĩa dân tộc, tính cách sắc tộc, giới tính, các điểm hành hương gắn
với các anh hùng văn hóa, các khía cạnh về du lịch của hành hương, các chuyến đi
mang tính giáo dục tới các di tích lịch sử và các vùng đất thiêng, hoặc đơn giản là
các chuyến đi hành hương để tìm kiếm niềm vui cá nhân. Về mặt lý thuyết, có thể ví
dụ một nghiên cứu nhân học về hành hương ở Sri Lanka từ cách tiếp cận theo chức
năng luận (Obeyesekere, 1966, 1978, 1981; Evers, 1972; Seneviratne, 1978). Tuy
nhiên, các nghiên cứu gần đây của Pfaffenberger (1979), Nissan (1985, 1988),
Stirrat (1982, 1991, 1992), Whitaker (1999), and Bastin (2002) lại chủ yếu đưa ra
những lý lẽ chống lại quan điểm mang tính phổ quát và nhấn mạnh vào tầm quan
trọng của các trung tâm hành hương Phật giáo ở Sri Lanka hơn là tập trung nghiên
cứu chúng dưới dạng một truyền thống hợp nhất. Các nghiên cứu nổi bật về hành
hương ở Ấn Độ phải kể đến Appadurai (1981), Eck (1982), Fuller (1984, 1992,
14
2003), Good (1987, 2004), Van der Veer (1988, 1994), Parry (1994) và Sax (1995),
ở Sri Lanka có Obeyesekere (1978, 1981), Seneviratne (1978), Stirrat (1982, 1992),
Nissan (1985, 1988), (2016) [120]. Nhìn chung, có rất nhiều nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào việc mô tả các trung tâm hành hương hoặc các địa điểm linh thiêng. Bên
cạnh đó, những nghiên cứu này thường tập trung vào các tu sĩ, sự tổ chức điểm đến
gọi là các trung tâm hành hương và những người sử dụng các trung tâm hành hương
đó; nói cách khác, các nghiên cứu này tập trung và các “địa điểm linh thiêng” hơn là
chú ý đến bản thân người hành hương
1.1.2. Những nghiên cứu về hành hương Phật giáo
Những nghiên cứu về niềm tin Phật giáo
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về chủ đề Phật giáo, triết lý đạo Phật,
niềm tin của con người gắn với đạo Phật, hành hương Phật giáo như: Thích Thanh
Từ, Hoa vô ưu (2006) [78], Đại Sư Tinh Vân, Phật giáo và xã hội (2014) [97],
Nguyễn Tấn Tô, Con đường của đời sống (2007) [80], Đức Pháp Vương Gyalwang
Drukpa, Giác ngộ mỗi ngày (2016) [101], Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa,
Tâm linh thời hiện đại (2011) [102], Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Hóa giải
stress và các chướng ngại trong cuộc sống (2011) [103], Nguyễn Lang, Việt Nam
Phật giáo sử luận (Vietnamese Buddhist history) (1994) [50]… Những công trình
nghiên cứu trên nói về niềm tin Phật giáo, sự chia sẻ tâm linh thời hiện đại của con
người qua những giáo lý Phật giáo giúp con người được hiểu thuyết nhân quả, thiện
– ác, tu dưỡng đạo đức … dựa trên nền tảng giáo lý của Đạo Phật. Những nghiên
cứu trên cũng hướng đến ý nghĩa chân thực của văn hóa tâm linh, thực hành tâm
linh trong Đạo Phật giúp con người chia sẻ, cộng cảm và xóa nhòa khoảng cách xã
hội như là một trong những mục đích của những cuộc hành hương Phật giáo.
Nghiên cứu về hành hương Phật giáo
Theo nhà nghiên cứu Garry Ferraro và Susan Andreatta (2011) thì “Văn hóa
là tất cả những gì con người có, con người nghĩ và con người làm với tư cách là
thành viên của một xã hội”. Do vậy văn hóa không phải là một thực thể ổn định,
riêng biệt, cố định, bao kín mà là những thực hành luôn thay đổi và luôn có sự
tương tác với xã hội bởi con người. Theo Reader, Ian “Introduction” in: Pilgrimage
in Popular Culture [“Lời Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại chúng]
15
thì hành hương là một trong những thực hành phổ biến có từ thời xa xưa, nó xuất
hiện ở tất cả các tôn giáo lớn như; Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo và ở một số
hoạt động tôn giáo khác hành hương là những giáo lý cơ bản được coi là nghĩa vụ
tôn giáo (1993) [121; tr.2].
Xuất phát từ niềm tin, lòng cảm mến đạo Phật, một thực hành văn hóa xuất
hiện phổ biến hiện nay là hành hương. Hành hương Phật giáo tạo ra sự cộng cảm
trong khoảng khắc nào đó, tạo nên sự bình đẳng là cơ hội tạo dựng các quan hệ xã
hội. Những hình ảnh đa dạng của các trung tâm hành hương lớn nhỏ, các cuộc hành
hương và cuộc sống của người hành hương xuất hiện ở nhiều tôn giáo khác nhau.
Trong Phật giáo những chuyến hành hương mang tính toàn dân tộc gắn với sự ra
đời, khai sáng, giáo huấn và sự qua đời của Thích Ca Mâu Ni tới 4 thánh địa ở tiểu
lục địa Ấn Độ và những nền văn hóa mà Phật giáo phát triển. Ấn Độ, cái nôi của tục
lệ hành hương với nhiều trung tâm lớn nhỏ mang đậm màu sắc văn hóa và tôn giáo
(1993) [121; tr.5]. Ở Việt Nam, phần lớn dân số nước ta theo đạo Phật hoặc cảm tình
với đạo Phật, do vậy nước ta có nhiều chùa chiền. Trong tâm thức mỗi người Việt thì
chùa là không gian mang tính thiêng, nơi họ được học tập triết lý đạo Phật, thực hành
nghi lễ và là nơi con người có thể gửi gắm niềm tin về cuộc sống và cái chết.
Trong tuyển tập Modernity and Re-enchantment Religion in Post-
revolutionary Vietnam [Hiện đại và hồi sinh tôn giáo ở Việt Nam sau cách mạng]
của Philip Taylor có bài viết The 2005 Pilgrimage and Return to Vietnam of Exiled
Zen Master Thích Nhất Hạnh [Hành hương năm 2005 và sự trở về Việt Nam của
thiền sư Thích Nhất Hạnh6
] của John Chapman7
đã bàn luận về cuộc hành hương
vào mùa xuân năm 2005 và sự trở về Việt Nam của thiền sư 79 tuổi Thích Nhất
6
Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo) sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926 tại làng Trung Xá,
tỉnh Quảng Trị thuộc miền Trung nước Việt Nam. Tổ đình Từ Hiếu (Huế) là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh
xuất gia tu hành khi ở độ tuổi 16, nơi đây Thích Nhất Hạnh nhận được sự dìu dắt của Thiền sư Thanh Quý
Chân Thật thuộc thế hệ thứ 43 của thiền viện Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của Thiền Đường Liễu Quán. Ông
nghiên cứu về Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada) và Phật giáo Đại Thừa (Mahayana), đặc biệt là trong
Thế giới cực lạc và Thiền Tông (King, S.B., ibid.). Sau 3 năm sơ tu, Thích Nhất Hạnh theo học tại Viện Phật
học Bảo Quốc ở một tỉnh miền Trung của Việt Nam; ông tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật
giáo và trở thành một nhà sư vào năm 1949.
7
John Chapman là một người xuất gia của Tăng đoàn Làng Mai và cũng là thành viên trong phái đoàn hộ
tống thiền sư Thích Nhất Hạnh trong giai đoạn đầu của chuyến hành hương năm 2005. Sau đó ông tham gia
toàn bộ chuyến đi năm 2007. Những quan sát cá nhân của ông góp thêm phần giá trị nhờ có những trích đoạn
từ nhật ký trực tuyến được lưu giữ bởi các thành viên khác trong phái đoàn, qua sự trao đổi thông tin giữa các
cá nhân và trên trang web tnhvntrip/oi-discussion yahoogroups.com.
16
Hạnh. Bài viết nghiên cứu về mục đích, kết quả của chuyến đi và phân tích tầm quan
trọng vai trò của niềm tin tâm linh Phật giáo trong bối cảnh xã hội đương đại.8
Trong
suốt cuộc hành hương, thiền sư Thích Nhất Hạnh mong muốn tạo ra một xã hội đoàn
kết, có sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng và hỗ trợ xây dựng các
mối quan hệ xã hội lành mạnh. Hơn thế, hòa thượng Nhất Hạnh cũng chủ ý nhấn mạnh
cho tất cả mọi người thuộc mọi tín ngưỡng thấy được nhu cầu thực hành hành hương
và tầm quan trọng của việc “trở lại cội nguồn” (2007) [123; tr.297-tr.341].
Bên cạnh đó, nghiên cứu về hành hương Phật giáo còn có Buddhism
Pilgrimage [Hành hương Phật giáo] của tác giả Chan Khoan San (2011) [11], Hành
hương xứ Phật tác giả Phạm Kim Khánh (1997) [48] đã ghi lại cuộc hành trình của
các nhóm hành hương Phật giáo đến Ấn Độ. Qua những chuyến hành hương trên
mảnh đất Phật giáo này, có thể thấy hoạt động hành hương từ năm 1991 đến 2001
đã góp phần tạo nên niềm tin Phật giáo để gửi gắm tinh thần tự học, tự đại bi, đại
hỷ, đại xả của Phật với tất cả mọi loài sinh vật. Trong quá trình hành hương, người
hành hương được chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, kiến thức và lợi ích trong
việc thực hiện một chuyến hành hương chiêm bái các Thánh Địa thiêng liêng với
niềm tin, lòng thanh. Theo Phật giáo, việc thực hiện một chuyến hành hương đóng
một vai trò quan trọng củng cố niềm tin xã hội về mặt tâm linh của con người.
Ở một nghiên cứu khác về hành hương Phật giáo, tác giả Trần Mạnh Đức
trong Tìm hiểu Phật giáo Việt cho rằng hành hương là một trong những thực
hành tôn giáo phổ biến khi hàng năm có tới hàng trăm, hàng nghìn người hành
hương về các miếu thờ khác nhau trên khắp đất nước (1996) [23]. Sự sôi nổi của
các tín đồ đạo Phật hành hương đến những không gian thiêng mang sắc màu Phật
giáo sau thời kỳ Đổi mới tại Việt Nam được đề cập đến trong nghiên cứu Buddhist
8
Trong suốt hành trình thiền sư Thích Nhất Hạnh và đoàn tùy tùng của mình có một lịch trình tới thăm nhiều
ngôi chùa trong nước như một số di tích lịch sử Văn Miếu, bảo tàng lịch sử, Viện Phật học ... Bên cạnh đó
thiền sư Thích Nhất Hạnh có nhiều buổi giảng pháp tại nhiều nơi như Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Chùa Bồ
Đề cách thuyết giảng và thông điệp Thầy gửi hoàn toàn khác so với những trải nghiệm về đạo Phật mà người
Việt từng có; họ từng nghĩ Đạo Phật là thứ người ta sùng bái, nhưng Thầy đã hướng dẫn họ cách để áp dụng
triệt lý đạo Phật trong cuộc sống thường ngày, sự thu hẹp lại khoảng cách giữa phương Đông và phương Tây.
Thầy đề cập đến hành hương Phật giáo và chùa chiền như một giải pháp mang tính tâm linh cho các vấn đề
về lòng tham, sự ham muốn, chứng nghiện rượu, ma túy, tình dục và bạo lực. Đối với những người dân sinh
sống tại Việt Nam, việc chứng kiến những ảnh hưởng từ các bài thuyết pháp của ông ở những nơi đó như tiếp
thêm hiệu lực tới thông điệp mà Thiền sư đang cố gắng truyền tải về sự thích hợp của Phật giáo trong xã hội
đương đại.
17
Pilgrimage and Religious Resurgence in Contemporary Viet Nam [Hành hương
Phật giáo và sự hồi sinh tôn giáo trong xã hội Việt Nam đương đại] của nhà nghiên
cứu Đào Thế Đức (2008) [22]. Tác giả này đã nói đến sự hồi sinh và sự trở lại của
các tín đồ tạo thành đoàn, nhóm hành hương Phật giáo ở miền bắc Việt Nam qua
nghiên cứu tại Yên Tử. Tác giả chỉ ra một trong những nguyên nhân của sự hồi sinh
hành hương Phật giáo có thể do những thay đổi trong bối cảnh chính trị, nền kinh tế
của Việt Nam khi Chính phủ áp dụng chính sách "Đổi mới" cuối những năm 1980.
Sự mở rộng của nền kinh tế từ "Đổi mới" giúp nhiều người tăng thu nhập; nguồn
thu nhập tăng thêm này được sử dụng cho nhiều hoạt động tín ngưỡng khiến nhiều
người tìm đến với tôn giáo hơn. Sự gia tăng rõ rệt của những người, đoàn hành
hương tới các đền thờ vùng sâu vùng xa đã khôi phục mối quan hệ giữa người ngoài
và người dân địa phương tại các khu vực điện thờ. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra
sự căng thẳng giữa những người quản lý, những Sư Tăng Ni sư trụ trì, Phật tử,
những người có cảm tình với đạo Phật luôn xuất hiện mâu thuẫn về mặt quyền lực
kiểm soát và cạnh tranh số lượng Phật tử. Với quan điểm của mình, qua nghiên cứu
về hành hương Phật giáo nhà nghiên cứu Đào Thế Đức còn nói lên mối quan hệ của
cộng đồng hành hương, ban quản lý di tích, mối quan hệ giới… Bên cạnh đó, tác
giả đã miêu tả nhiều nhóm hành hương như nhóm vãi, nhóm công chức, nhóm kinh
doanh hành hương về Yên Tử. Qua hành hương nhiều mối quan hệ được thiết lập
được gắn kết với nhau như giữa người dân địa phương, cán bộ quản lý và các nhà
sư… dựa trên tâm lý niềm tin, sự chia sẻ vào tôn giáo. Hành hương Phật giáo thường
được thực hiện bởi số lượng lớn nhưng nó không phải là một nghĩa vụ tôn giáo mà do
tự phát, một hoạt động tôn giáo phổ biến nhất, được thực hiện bởi số lượng người lớn
tại những không gian thiêng.
Nghiên cứu về tính thiêng và ý nghĩa của chùa Hương trong hành hương
Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về chùa Hương đã mô tả vẻ đẹp phong
cảnh và tính thiêng Phật Giáo nơi đây song các nghiên cứu này chủ yếu giới thiệu
về thắng cảnh, lịch sử khu di tích Hương Sơn. Những nghiên cứu viết riêng về chùa
Hương chủ yếu viết về việc đi lễ hội chùa Hương và chủ yếu tập trung ở phần giá trị
văn hóa của lễ hội hay, miêu tả, giới thiệu lễ hội. Tiêu biểu là các công trình Văn
hóa tâm linh của Nguyễn Đắc Duy (chủ biên) (2008) [20]; Chùa Hương Tích, Cảnh
18
quan và Tín ngưỡng của Phạm Đức Hiếu (2013) [41]; Hương Sơn Quán Âm xưng
tán tác giả Sơn Nam (2012) [54]; Chùa Hương ngày nay của Thích Viên Thành
(1996) [71]; …
Bên cạnh đó chùa Hương luôn được người hành hương coi là đất Phật với
quần thể di tích chùa tháp, chùa hang rất đa dạng. Mỗi ngôi chùa nơi đây ghi lại
dấu ấn văn hoá, dấu ấn lịch sử huyền thoại về bà Chúa Ba hoá thân thành Bồ tát
Quán Thế Âm9
để cứu khổ, cứu nạn cho tất thảy chúng sinh, những câu chuyện
truyền thuyết tương truyền trong dân gian về niềm tin tâm linh được giới thiệu rõ
qua các tài liệu: Thích Thanh Hiền, Truyện Đức Chúa Ba (Phật Bà Quán Thế
Âm) (2013) [38]; Sơn Nam, Hương Sơn Quán Âm xưng tán (2012) [54]; …
Từ thế kỷ 19, Phan Huy Chú đã nói “Chùa Hương hội vui nhất trời Nam”
hay trên bia thời Lê nói về chùa Hương, về đất Phật, Chu Mạnh Trinh cũng đã viết
“Bầu trời cảnh bụt, thú chùa Hương ao ước bấy lâu nay” miêu tả sự nhộn nhịp của
hành hương chùa Hương. Đối với các nhà tu hành đạo Phật và cả những người thiện
cảm với đạo Phật họ tin vào tính thiêng của Phật bà Quán Thế Âm ở Hương Tích.
Trước đây, người Việt nô nức kéo nhau đến đó trẩy hội cầu mong sự an khang thịnh
vượng, sự sinh sôi nẩy nở… nhưng muốn cầu gì là đi kín, đi riêng không ồn ào tạo
nhóm đoàn lớn thực hành nghi lễ công khai như bây giờ hoặc đơn giản lấy lý do đi
lễ là đi chơi như: Đường lên bảo sở Hương Sơn của Thích Viên Thành (2000) [70];
Thắng cảnh Hương Sơn của Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình (1989) [84]; Hội xuân
của người Việt – Những lễ hội xuân đặc sắc của Ngọc Hà (2009) [28]; …
Qua thực tế, trước đây những nghiên cứu về hành hương chùa Hương chưa
nhiều vì những thực hành tôn giáo này hay bị cho là mê tín dị đoan, nên được loại
bỏ trong quá trình xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mới kể từ khi miền
Bắc Việt Nam giành được độc lập vào năm 1954. Trước đây hành hương cũng đã
được người Việt thực hành từ lâu nhưng thường đi theo cá nhân, nhóm nhỏ và đi
kín đáo theo kiểu đi trẩy hội, không thực hành nghi lễ nhiều. Do vậy những nghiên
cứu, những bài viết về hành hương chùa Hương chưa được viết hay nghiên cứu một
9
Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát được phụng thờ rộng rãi trong Phật giáo Đại thừa. Quán: có nghĩa là
quán chiếu, lắng nghe, quan sát, quan tâm đến; Thế: thế gian, cõi trần; Âm: âm thanh, ở đây có nghĩa là tiếng
kêu đau khổ trần gian.
19
cách công khai, mở rộng như hiện nay. Có thể nói các nghiên cứu về chùa Hương
vẫn chủ yếu tập trung mô tả những giá trị lịch sử của lễ hội truyền thống, của di tích
chứ chưa nghiên cứu sâu về hành hương và họ cũng dường như chưa nhận thấy rõ
tầm quan trọng của những người hành hương trong hoạt động tôn giáo nơi đây.
Trong những năm gần đây, viết về hành hương Phật giáo ở chùa Hương, Hà
Nội có 2 bài viết đáng chú ý là “Chùa Tân Hải hành hương về Hương Tích tu tập
đầu xuân”, (2017) [35] “Phật tử chùa Tân Hải về Hương Tích lễ Ngũ Bách Danh”
của tác giả Thích Quảng Hiếu (2017) [34]. Các bài viết đã miêu tả về số lượng
người hành hương về chùa Hương rất đông hơn 3.000 người hành hương. Nội dung
mỗi chuyến hành hương là lễ cầu an, lễ tạ (tụng kinh, phóng sinh và thả đèn hoa
đăng) nhằm tri ân công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, cầu nguyện Quốc Thái, dân
an nhân dịp đầu năm. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến việc hành hương
nghi lễ qua các hoạt động phóng sinh, thả đèn hoa đăng trên dòng suối Yến để cầu
nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, nhà nhà, người người được ấm no,
hạnh phúc, một năm mới vô lượng an lạc… Nhưng bài viết chỉ dừng lại miêu tả,
chưa tập trung vào người hành hương. Những tài liệu trên chủ yếu nói lên sự hấp
dẫn của không gian thiêng chùa Hương, triết lý Phật pháp vào những sinh hoạt tín
ngưỡng thường ngày ở đây.
Các công trình, tài liệu nghiên cứu về hành hương tôn giáo, hành hương
Phật giáo tuy nhiều nhưng những công trình nghiên cứu đó thiên về hành hương
dưới góc nhìn tôn giáo, xem đó là một nghĩa vụ tôn giáo, một hình thức du lịch
tâm linh đến một không gian thiêng... mà chưa quan tâm đến hành hương từ khía
cạnh thực hành văn hóa xã hội. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là
những gợi ý quan trọng, cung cấp cho luận án quan điểm nền tảng để nghiên cứu
mối quan hệ của những người tổ chức hành hương, người hành hương và những
hoạt động hành hương hiện nay. Người hành hương không chỉ đơn thuần là người
đi trải nghiệm đi chiêm bái, thực hành nghi lễ hay du lịch tâm linh mà họ còn
tham gia vào quá trình tạo dựng mạng lưới xã hội, quá trình trao đổi về vật chất
và tinh thần. Hành hương Phật giáo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội, đời sống tâm linh mà còn có chức năng kinh tế và nó được nhìn
nhận như một loại hình: vốn con người, vốn tài nguyên, vốn kinh tế tạo nên vốn
20
xã hội… Tất cả những điều đó đều chưa được nghiên cứu sâu và chuyên biệt ở
một công trình nào về hành hương tôn giáo từ trước đến nay.
1.1.3. Đánh giá về các nghiên cứu đã công bố
Nhìn lại quá trình nghiên cứu về hành hương Phật giáo, về hành hương Phật
giáo chùa Hương chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
- Các học giả trong và ngoài nước đã quan tâm nhiều đến niềm tin tôn giáo
qua hành hương và vai trò của nó trong đời sống xã hội đương đại. Nhìn chung,
nghiên cứu về hành hương Phật giáo có số lượng đáng kể nhưng chủ yếu là những
công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Các công trình nghiên cứu, các
tài liệu trên thế giới và Việt Nam về hành hương tuy cũng đã đề cập đến những
hành trình hành hương Phật giáo với nhiều khía cạnh như thực hành nghi lễ, quan
hệ giới, du lịch tâm linh... Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung chủ yếu
phân tích các yếu tố thiêng tại các trung tâm hành hương, những người tới trung tâm
hành hương như một nghĩa vụ tôn giáo. Các công trình nghiên cứu trên chưa tập
trung nghiên cứu rõ mục đích hành hương, những hoạt động trải nghiệm của người
hành hương và vai trò của hành hương với đời sống xã hội hiện tại. Bên cạnh đó các
nghiên cứu trên ít chú trọng tới việc kết nối MLXH của hành hương trong các bối
cảnh xã hội, việc vận dụng MLXH đó trong hoạt động kinh tế, các khía cạnh đa
chiều của người tổ chức, người hành hương mà chủ yếu miêu tả những hành trình
tới các di tích lịch sử và các trung tâm hành hương, hoặc đơn giản là các chuyến đi
tìm kiếm niềm tin cá nhân với Phật giáo.
Qua quá trình tìm hiểu, có thể thấy những công trình nghiên cứu về hành
hương Phật giáo ở Việt Nam chưa nhiều, về hành hương Phật giáo tại chùa Hương
lại càng ít, trong đó đa số các nghiên cứu này quan tâm đến việc miêu tả những thực
hành và văn hóa trong lễ hội tại chùa Hương. Chùa Hương với quần thể di tích danh
thắng cảnh thiên nhiên đẹp gắn liền với sự linh thiêng, nơi đây luôn giữ kỷ lục về lễ
hội diễn ra lâu nhất, số lượng người hành hương chiêm bái và thực hành nghi lễ
nhiều nhất. Luận án mong muốn nhận diện được những yếu tố kiến tạo chùa Hương
trở thành trung tâm hành hương hấp dẫn nhiều đoàn hành hương đến chiêm bái và
thực hành nghi lễ. Luận án muốn chỉ ra những chiều cạnh kết nối trong hoạt động
của một đoàn hành hương Phật giáo đến chùa Hương để tìm hiểu về cách thức tạo
21
dựng và duy trì MLXH của hành hương Phật giáo hiện nay. Từ sự hình thành
MLXH các nhóm, đoàn hành hương thì những người hành hương có thể từ trao đổi
tình cảm, quan hệ đồng đạo đến trao đổi kinh tế. Luận án hướng đến việc tìm hiểu
về thực hành hành hương trong đời sống văn hóa của con người đương đại bổ sung
thêm một góc nhìn về hành hương vào tình hình nghiên cứu chung về hành hương
Phật giáo và thực hành tín ngưỡng hiện nay.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm
+ Niềm tin tâm linh, không gian thiêng
Theo Từ điển Tiếng Việt thì môi trường tâm linh là 1. Nơi xảy ra một hiện
tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng, quá trình ấy. 2. Toàn
bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sự vật tồn tại, phát
triển trong mối quan hệ với con người, với sự vật ấy” [104; tr. 639 - 640]. Theo Lê
Thanh Hà thì niềm tin tôn giáo là một dạng thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho
con người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp con người có thể nhận thấy được
những sự vật mà người thường không thấy được, niềm tin sẽ cho ta sức mạnh đặc
biệt của sự thăng hoa tác động đến cuộc sống trần tục. Niềm tin tôn giáo là một là
niềm tin mang tính chủ quan, không cần lý giải một cách khoa học và đó là điều
kiện để con người đến với tôn giáo. Để có niềm tin đó, người theo đạo phải có một
sự hiểu biết nhất định về giáo lý, tuân thủ những hành vi, phép tắc tôn giáo, đạo đức
tôn giáo… Niềm tin tôn giáo có tính thiêng thể hiện qua những vật thể, lời thề, sự
kiêng kị, sám hối, mong ước đạt mục đích nào đó… Tác giả cũng cho rằng niềm tin
tôn giáo phải là một niềm tin siêu lý, không dựa vào lý tính, thực nghiệm, một niềm
tin được cảm nhận hoặc theo truyền thống kinh nghiệm, hoặc do tu luyện dần để
khẳng định vững chắc [29].
Nguyễn Đăng Duy cho rằng “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc
sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái
thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, những
hình ảnh, ý niệm” [20; tr.11]. Trong luận án này, tác giả quan niệm không gian
thiêng là nơi diễn ra những hoạt động tâm linh, là nơi diễn ra thực hành nghi lễ tạo
nên sự đồng cảm giữa con người cùng có niềm tin tôn giáo.
22
Theo E.Durkheim trong tác phẩm Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn
giáo: “Tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đã được biết tới, dù đơn giản hay phức tạp
đều có cùng một tính chất chung: Chúng giả định một sự phân loại về các sự vật
hiện thực hay tâm tưởng mà con người hình dung được thành hai loại đối lập nhau,
thể hiện khá chính xác ở hai từ “cái thế tục” (Frofane) và “cái thiêng liêng” (Sacré).
Sự phân chia thế giới thành hai lĩnh vực: lĩnh vực này bao gồm tất cả những gì
thiêng liêng và lĩnh vực kia bao gồm tất cả những gì thế tục, là nét khu biệt của tư
duy tôn giáo, tín ngưỡng, huyền thoại, chuyện ma quỷ, truyền thuyết, là những biểu
tượng hay hệ thống biểu tượng thể hiện bản chất của các sự vật thiêng liêng, các
tính năng và quyền năng được gán cho chúng, lịch sử của chúng, các quan hệ của
chúng với nhau hoặc với các sự vật thế tục” (1994) [106; tr.139].
Theo từ điển Việt – Pháp – Bồ Đào Nha của Alexandre de Rhodes thì Thiêng
là một từ thuần Việt có từ rất lâu, người Việt đã dùng thiêng và liêng kết hợp thành
từ láy thiêng liêng. Theo A. A. Radugin, Từ điển văn hóa học (2002) thì “Trong thế
giới tôn giáo, cái “thiêng liêng” được coi là một lĩnh vực đặc biệt của tồn tại được
con người coi là những thứ có uy thế và uy quyền, là đối tượng để tôn thờ, là những
thứ nằm trong phạm vi cấm kỵ và bắt buộc”. Trong bài viết Về yếu tố thiêng trong
văn hóa Việt Nam của tác giả Hồ Liên viết “Cảm xúc thiêng liêng vừa là sản phẩm
của phản ứng bản năng tự vệ, vừa là khát vọng hòa hợp với tự nhiên vì cuộc sống
của con người tốt đẹp hơn” (2004) [53; tr.12].
Một trong những nơi tồn tại và lưu truyền yếu tố thiêng liêng trong văn hóa
của người Việt đó là ngôi chùa. Phạm Quỳnh Phương (1998) trong luận văn thạc sĩ
Tìm hiểu tín ngưỡng đức thánh Trần đã phân tích những không gian thiêng trong
việc thờ Trần Hưng Đạo phản ánh vị trí đặc biệt của ông trong lịch sử xã hội và sự
tôn kính ông, điều đó đã lý giải vì sao không gian ấy lại có ý nghĩa thiêng với địa
phương và khu vực. Bên cạnh đó, tác giả cũng lý giải sự tác động qua lại giữa yếu
tố thiêng và các mối lo vật chất thường ngày trong bối cảnh mở cửa kinh tế, cũng
như phân tích các hiện tượng thiêng hóa các lãnh tụ dân tộc như Hồ Chí Minh và
quá trình thiêng hóa họ trong các điện thờ của Tứ Phủ [59]. Phạm Quỳnh Phương
trong một bài viết khác Những nghiên cứu không gian thiêng (Một nghiên cứu thực
địa về các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Việt Nam) cũng đã nhận định khái quát về
23
không gian thiêng qua hành trình tác giả được trải nghiệm tìm hiểu về việc thờ cúng
Trần Hưng Đạo ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Theo tác giả, việc thờ Đức Thánh
Trần cho ta hiểu về nhu cầu của xã hội về không gian thiêng cũng như tính thiêng
của những di tích tùy thuộc vào vùng và khu vực luôn là không gian thiêng cho
nhiều người hành hương đến đây. Trong bài viết, tác giả cũng cho rằng một không
gian thiêng không thể trở thành một nơi chốn cụ thể nếu nó không được gắn với ý
nghĩa mà con người gán cho nó. Sự tồn tại của một không gian thiêng thường gắn
bó chặt chẽ với yếu tố bản sắc và nó có tính hợp pháp về chính trị, văn hóa và xã
hội [60]. Chùa mang dấu ấn Phật giáo, nơi chứa đựng những hình thức sinh hoạt
văn hóa đạo Phật, nơi con người gửi gắm niềm tin tâm linh, nơi đây đáp ứng nhu
cầu tâm linh xác lập tính “hợp pháp” về mặt văn hóa của một không gian thiêng
được trao truyền từ đời này sang đời khác.
Trong luận án này, tác giả quan niệm không gian “thiêng” là nơi con người
hành hương đến vì niềm tin tâm linh, nơi diễn ra thực hành nghi lễ liên quan đến
Phật giáo mà con người được trải nghiệm và thực hành. Không gian thiêng luôn có
trong tâm thức của người Việt, những không gian này không chỉ là nơi thực hành
nghi lễ mà còn là không gian giúp con người kết nối xã hội và dẫn dắt những thực
hành trao đổi kinh tế. Hành hương Phật giáo có thể hướng đến nhiều chùa song luận
án chọn chùa Hương, một không gian thiêng gắn với Phật giáo và hoạt động hành
hương từ truyền thống đến hiện tại.
+ Hành hương và hành hương Phật giáo
Thuật ngữ hành hương trong tiếng Anh là từ “Pilgrimage” vừa có nghĩa là Cuộc
hành trình đặc biệt, chuyến đi dài ngày đến một địa điểm thiêng liêng nào đó nhằm
mục đích lễ bái. Từ điển Oxford Reference English Dictionary (1996) cho rằng
“pilgrim” là một người du hành tới một vùng đất thiêng thể hiện lòng mộ đạo, còn
“Pilgrimage” là một cuộc hành hương. Hành hương là “chuyến đi nhằm mục đích hoài
niệm quá khứ hay tình cảm. Bách khoa thư Do Thái định nghĩa hành hương là “một
chuyến đi tới vùng đất thánh hoặc một nơi thiêng liêng để làm tròn lời thệ ước hoặc để
cầu phước lành”.
Victor Turner có quan điểm khác về hành hương, ông nhấn mạnh các Nghi thức
chuyển tiếp (rite de passage) trong quá trình hành hương và coi hành hương là một
24
dạng thể chế hóa hoặc “biểu tượng”, “phản cấu trúc”. Do vậy mà quan điểm của
Turner về cộng cảm trong hành hương là yếu tố đưa con người ra khỏi cấu trúc xã
hội thông thường, không phụ thuộc vào sự ràng buộc của cấu trúc, mọi thứ đều hoàn
toàn tự nguyện. Ngưỡng kích thích dưới của nó kéo dài hơn ngưỡng kích thích dưới
của lễ thụ pháp và tạo ra những cửa ngõ thế tục và cộng cảm mới. (1973) [126; tr.204].
Trong thực tế thì có rất nhiều đoàn hành hương được tạo lập để hành hương đến
những không gian thiêng, khái niệm hành hương luôn được nhắc tới để nói về một
nhóm, đoàn được thành lập như thường nhật tổ chức những cuộc đăng trình từ nhà
đến một chốn linh thiêng10
. Hành hương là đến một quần thể hay một địa điểm thiêng
liêng với một mục đích thiêng liêng. Hành hương theo truyền thống Phật giáo là nghi
thức thắp hương đi quanh tháp đường, điện Phật cũng như lễ bái trước tượng Phật, Bồ
tát11
… Đây là ý nghĩa nguyên thủy của từ “hành hương”, sau này nội hàm của “hành
hương” mở rộng hơn như hành hương được gắn với du lịch tâm linh. Thuật ngữ “hành
hương” đối với xã hội truyền thống của người Việt là kết quả được tích lũy từ
những hoạt động thường ngày như đi cầu nguyện (sức khỏe, vật chất, địa vị xã
hội…), học những bài đạo đức triết lý đạo Phật và đôi khi là sự trải nghiệm đa dạng
về cuộc sống12
. Bên cạnh đó thuật ngữ “hành hương” còn được dùng để chỉ khách
du lịch “khách hành hương”. Ở Việt Nam, trước đây thuật ngữ “hành hương” thường
được dùng để chỉ tập tục đi lễ, đi trẩy hội ở các di tích có sức lan tỏa về tính thiêng
trong nước như Chùa Hương, Yên Tử hoặc các Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ, Thái
Lan và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, có nhiều người tham gia hành hương Phật
giáo mặc dù đây không phải là một nghi lễ tôn giáo bắt buộc nhưng nhiều người Việt
cho rằng họ cần duy trì thực hành tôn giáo này. Người hành hương ngoài mục đích tới
những đền, chùa thiêng Phật giáo để lễ cầu may, cầu lộc, cầu con... còn có những mục
đích khác như đi du lịch tâm linh, kết nối xã hội, tìm kiếm bạn bè, trao đổi kinh tế.
Theo Thích Đức Trường trong bài viết Hành hương tâm linh con đường
Hoằng Pháp thì Hành hương Phật giáo là hành trình mà tâm thức trong mỗi người
10
Nhiều cụ trong cộng đồng hành hương An Lạc, Hà Nội mà tác giả gặp đã cho rằng “ hành hương có từ xưa
chúng tôi được nghe các cụ gọi rồi, giờ đây chúng tôi dùng nó để chỉ tổ chức hành hương có nhiều người cho
cuộc đăng trình từ nhà đến một chốn linh thiêng ”.
11
Qua lời kể của một số Sư Tăng Ni mà tác giả có cơ hội trò chuyện khi tìm hiểu về khái niệm “Hành
hương”.
12
Ý kiến của Thượng Tọa Thích Minh Hiền (Trụ trì chùa Hương), trong cuộc trao đổi tại chùa Ngoài (Thiên
Trù), chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội tháng 10/2018.
25
luôn bị đánh động để hình thành một niềm tin chân thật về địa điểm hay di tích linh
thiêng chứa đầy những biểu tượng và dấu vết lịch sử. Tác giả cũng khái quát hành
hương theo truyền thống Phật giáo là nghi thức thắp hương đi diễu quanh tháp
đường và điện Phật và cũng như lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là ý nghĩa
nguyên thủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở
rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch
văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín
ngưỡng (2017) [81]. Điểm qua những quan niệm về hành hương và hành hương
Phật giáo, có thể thấy đây là thực hành truyền thống Phật giáo hướng tới một địa
điểm thiêng và mục đích thiêng. Mỗi chuyến đi hành hương tới những không
gian thiêng, người hành hương được kết nối với nhau trong những khoảng khắc
đặc biệt khi họ có chung ý tưởng, niềm tin, hướng về giá trị nhân văn tạo nên sự
gắn kết, kết nối giữa cá nhân với cộng đồng. Trong khuôn khổ của luận án này,
chúng tôi hiểu về Hành hương Phật giáo như sau: Hành hương Phật giáo là hành
trình đến những vùng đất thiêng của Phật giáo để chiêm bái, tự học triết lý đạo
Phật và thực hành nghi lễ. Hành hương Phật giáo là sự kết nối những con người có
chung niềm tin với Đức Phật, sự cộng cảm và những mong muốn thực hành niềm tin
đó. Từ đây, mạng lưới xã hội, các mối quan hệ xã hội, nhiều thực hành trao đổi
kinh tế và tôn giáo được hình thành và duy trì.
+ Cộng cảm
Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh thì cộng cảm và cộng mệnh hiểu một
cách đơn giản là các thành viên trong cộng đồng gắn bó, chia sẻ tình cảm và cùng
chung trách nhiệm và nghĩa vụ về sự gắn kết và pháp triển của cộng đồng. Từ cộng
mệnh đến cộng cảm biểu thị sự hòa đồng giữa các thành viên tạo ra tính cố kết trong
cộng đồng [72].
Theo Victor Turner thì cộng cảm (Communitas) là một đặc tính của sự tương
tác, thậm chí là sự chia sẻ trực tiếp giữa những cá tính cụ thể và rõ ràng, được phát
sinh trong mọi nhóm đối tượng, hoàn cảnh và tình huống (V.Turner 1978). Sự khác
biệt giữa cấu trúc và sự cộng cảm không giống như sự khác nhau giữa thế tục và
thần thánh; cộng cảm là sự liên kết thiết yếu của loài người (V. Turner 1969:96, 97)
[124; tr.250]. Tác giả cho rằng cộng cảm mang tính tự phát, trực tiếp, cụ thể chứ
26
không mang tính trừu tượng, nó là một phần của “đời sống tôn giáo”. Cộng cảm
không hợp nhất các cá thể lại với nhau mà giải phóng người hành hương ra khỏi
những quy tắc thông thường mặc dù chỉ là tạm thời. Cộng cảm thực sự mang lại
điều kỳ diệu cho người hành hương khi chính cộng cảm khiến họ gắn kết với nhau.
Cộng cảm là sự trải nghiệm của mỗi cá thể, nhưng hầu như chưa bao giờ được các
nhà khoa học xã hội coi như là một đối tượng nghiên cứu rõ ràng hoặc có giá trị.
Tuy nhiên, sự cộng cảm lại tập trung vào tôn giáo, văn học, kịch và nghệ thuật, và
người ta có thể tìm thấy sự hiện hữu của cộng cảm trong điều lệ, đạo đức, mối quan
hệ họ hàng, thậm chí là kinh tế. (V.Turner 1974a:231) (1978) [124; tr.250]. Dựa
theo những quan niệm cơ bản của Victor Turner về cộng cảm, chúng tôi nhận thấy
cộng cảm xuất hiện qua trải nghiệm hành hương đến những không gian thiêng, qua
những thực hành nghi lễ. Sự xuất hiện này dù trong một khoảng khắc nào đó đã
giúp con người không còn sợ hãi mà hòa quyện cảm xúc đồng đạo gắn kết những
người hành hương gần lại với nhau. Sự cộng cảm xuất hiện khi người hành hương
cùng tư tưởng hướng đến sự che chở, được giúp đỡ (ở trạng thái tâm lý) thể hiện
mong muốn của mình về một vấn đề nào đó và vì vậy họ tạo nên sự gắn kết với
nhau. Mối quan hệ giữa cái hiện hữu cùng tư tưởng, đồng đạo trong một không gian
tâm linh và cái không hiện hữu mang tính thiêng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của
người hành hương. Sự lan rộng của nhóm/đoàn hành hương khiến những địa điểm
hành hương trở thành trung tâm kết nối người hành hương lại với nhau qua sự cộng
cảm, khiến họ xóa bỏ sự khác biệt, mâu thuẫn, trong cuộc sống thường ngày.
+ Mạng lưới xã hội
Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Châm thì “Mạng lưới xã hội là một
cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức) được gắn kết
bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua mối quan hệ như quan hệ bạn bè, quan hệ
họ hàng, quan hệ niềm tin, quan hệ về kiến thức,… và những chia sẻ về sở thích,
về tài chính, về các vấn đề xã hội,…” [12; tr.6]. Tác giả Trần Thị Phương Hoa
cho rằng “Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội mang tính phi chính thức theo
nghĩa nó không hàm chứa các vị trí và luật lệ xã hội định hình thành cũng như
không chính thức phân bổ quyền lực cho các thành viên. Trong mạng lưới xã
27
hội, các vị trí, quyền lực, luật lệ, thủ tục mang tính linh hoạt, dễ thay đổi” [33;
tr.44]. Tác giả Nguyễn Giáo lại cho rằng “Mạng lưới xã hội là mô hình liên kết các
quan hệ xã hội của cá nhân, nhóm và tập thể” [28; tr.33].
Trong nghiên cứu của mình tôi cho rằng MLXH trong nhóm/đoàn hành
hương được hình thành, tạo dựng và duy trì từ yếu tố cộng cảm, qua quá trình trải
nghiệm và thực hành nghi lễ của những người hành hương. Yếu tố cộng cảm, sự
đồng đạo của những người hành hương tạo sự vững chắc trong việc duy trì MLXH
vì nó được mở rộng và vận hành cơ cấu tổ chức của các thành viên dựa trên sự tin
cậy và trông đợi về mối quan hệ “có đi có lại”. MLXH được hình thành và vận hành
qua sự trao đổi lợi ích tình cảm, kinh tế trong cộng đồng, nhóm, đoàn hành hương.
+ Vốn xã hội
Từ góc độ chính trị, Fukuyama Francis đã nghiên cứu về quan hệ xã hội
thông qua vốn xã hội ở khía cạnh kinh tế qua những bài viết: “Social capital and
civil society” [Vốn xã hội và xã hội dân sự ] (1999) [115] cho rằng vốn xã hội chính
là được sản sinh ra từ những thành tố văn hóa của xã hội hiện đại, được phát sinh
ngẫu nhiên và có tác động tích cực khi nó được đặt trên nền tảng của sự tin cậy
trong xã hội (social trust) qua quá trình liên kết những thành viên cùng chung tham
gia vào một tổ chức nhóm hay cộng đồng. Tác giả Lưu Bành trong nghiên cứu “Vốn
xã hội của các đoàn thể tôn giáo Mỹ” (2010) đã chỉ ra hàng triệu người dân Mỹ
thuộc các hình thức tôn giáo khác nhau với các hoàn cảnh khác nhau nhưng khi
tham gia vào dù bất cứ hoạt động tôn giáo nào cũng đều nhận được sự an toàn, an ủi
động viên về mặt tinh thần. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra chính sự tham gia và
hoạt động của người dân vào các tổ chức tôn giáo làm lớn mạnh thêm vốn xã hội
cho tổ chức tôn giáo đó. Tổ chức giáo hội là nơi tạo ra hứng thú, giao lưu tiếp xúc,
giữ gìn các quy tắc, biết được cách giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống. Kết
quả khi tham gia các hoạt động trong các tổ chức giáo hội là hình thành được nhiều
mối quan hệ và đó chính là vốn xã hội [3; tr.64]. Bên cạnh đó vốn xã hội còn thể
hiện cả trong mối quan hệ con người và đem lại lợi ích kinh tế.
Trong nghiên cứu về tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi, tác giả
Mai Thị Hạnh cho rằng “Vốn xã hội là nguồn lực mà một người nào đó có được
thông qua việc tham gia vào một cộng đồng và sở hữu các mối quan hệ, sử dụng
28
chúng để đem lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần)” (2016) [31; tr.30]. Theo tác giả
này vốn xã hội không phải tự nhiên mà có, nó phải được đầu tư, xây dựng và để có
vốn xã hội các thành viên trong bản hội đã kết nối lại với nhau. Họ đã phải đầu tư
thời gian thực hành nghi lễ và đi lễ xa tới những không gian thiêng như miền đất
Thánh. Qua mỗi chuyến đi, các buổi thực hành nghi lễ các thành viên thêm sự gắn
bó, mở rộng các quan hệ xã hội và đã đem lại nhiều lợi ích về văn hóa, lợi ích về tín
ngưỡng, lợi ích về kinh tế đó được gọi là vốn xã hội.
Vận dụng các khái niệm, lý thuyết và cách tiếp cận trong những nghiên cứu
trên, luận án nhận diện sự hình thành, kết nối theo kiểu “bắc cầu” các quan hệ xã
hội và vấn đề kinh tế được hình thành trong đoàn hành hương. Các cá nhân tham gia
hành hương tạo được sự kết nối thông qua những sinh hoạt, thực hành nghi lễ, tìm
kiếm đối tác trong kinh doanh, kết bạn... Thực hành hành hương Phật giáo là hiện
tượng văn hóa đa dạng, cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về đời sống văn hóa của con
người hiện nay. MLXH được nghiên cứu trong đề tài được đề cập đến từ những kiểu
“bắc cầu” từ các quan hệ xã hội – tâm linh và kinh tế được tạo ra từ quá trình hình
thành, trải nghiệm và thực hành nghi lễ của những người tổ chức và đi hành hương.
1.2.2. Hướng tiếp cận cơ sở lý thuyết của luận án
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về hành hương Phật giáo,
trong luận án này chúng tôi quan tâm đến quan điểm lý thuyết cấu trúc chức năng
và mạng lưới xã hội.
Liên quan đến phương diện tạo lập mạng lưới xã hội từ các quan hệ xã hội
được thiết lập trong đoàn hành hương, Radcliffe Brown đại diện của trường phái
chức năng cấu trúc cho rằng trong bất kỳ xã hội nào cũng đều phải đòi hỏi các mối
quan hệ xã hội. Những mối quan hệ này được tạo dựng và duy trì trong quá trình
người hành hương cùng nhau thực hành nghi lễ, cùng chung niềm tin tâm linh, chia
sẻ những tình cảm và sự gắn kết được tạo dựng trên cơ sở các thành viên cùng
thuộc về một nhóm/đoàn hành hương. Radcliffe Brown coi chức năng cơ bản của
văn hóa và xã hội là nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, cả vật chất (sinh kế,
ăn, ở…) lẫn tâm lý thông qua (tôn giáo, nghi lễ…) [130]. Cách tiếp cận của ông một
phần nào đó phụ thuộc nhiều vào trường phái Durkheim đó là quan tâm chủ yếu tới
29
việc xem xét tư tưởng, nhu cầu của các cá nhân qua thực hành nghi lễ trong các bối
cảnh xã hội khác nhau và đóng góp của nó trong việc duy trì trật tự xã hội.
Qua những công trình nghiên cứu về hành hương, tuy nhiều tác giả cũng phê
bình quan điểm của Turner nhấn mạnh sự gia tăng của các giới hạn và khác biệt xã
hội trong bối cảnh hành hương hơn là sự cải thiện hoặc sự biến mất của các khác
biệt và giới hạn đó. Điển hình như John Eade and Michael Sallnow (1991) cho rằng
hành hương nên được xem như là “một đấu trường cho các cuộc đàm đạo về tôn
giáo và thế tục” và trải nghiệm về sự cộng cảm chỉ là một trong nhiều khía cạnh để
đàm luận trong chủ đề về hành hương (1991) [114]. Các học giả vẫn sẽ tiếp tục
tranh luận về việc liệu cộng cảm hay sự bất đồng mới là nét đặc thù của hành hương
bởi tính cộng cảm không phải lúc nào cũng tìm thấy ở mỗi cuộc hành hương.
Premakumara de Silva (2016) Anthropological Studies on South Asian
Pilgrimage: Case of Buddhist Pilgrimage in Sri Lanka [Nghiên cứu các nhà nhân
loại học về hành hương Nam Á] trong bài viết của mình cũng đề cập đến điều đó và
cho đến tận bây giờ, cuốn sách Contesting the Sacred (1991) của Eade và Sallnow
là sự phản hồi liên tục nhất với mô hình nghiên cứu của Turner. Họ không những
không thừa nhận giả thuyết phản cấu trúc mà còn đưa ra một cách tiếp cận mới (hậu
hiện đại) với nghiên cứu về hành hương. Một trong những ý kiến đó là sự phê bình
trong việc nhìn nhận sự cộng cảm không chú trọng tới các mâu thuẫn thế tục hiện
hữu ở hành hương – điều này được sử dụng như là nền tảng của bước tiếp cận mới.
Họ cho rằng ý tưởng về sự phản cấu trúc không những vội vàng đánh giá tính phức
tạp của hiện tượng này mà còn đặt lên tập tục hành hương một sự đồng nhất không
xác thực trong bối cảnh văn hóa – lịch sử khác nhau (Eade & Sallnow 1991:5). Bởi
vậy, họ giới thiệu hành hương là một lĩnh vực rộng lớn có khả năng đàm luận về thế
tục và tôn giáo. Mặc dù cách tiếp cận này dựa trên những phân tích về hành hương
Cơ đốc giáo, luận điểm của họ có nhiều sự tương đồng với nhân học nghiên cứu
hành hương (2016) [120].
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình tôi lại quan tâm đến quan điểm cộng
cảm trong hành hương của Victor Turner13
vì quan điểm này ảnh hưởng đến các
13
Victor Turner sinh ngày 28 tháng 5 năm 1920 và mất ngày 18 tháng 12 năm 1983 ở Glassgow, Scotland là
nhà nhân loại học xã hội Hoa Kỳ. Ông là con trai của Norman và Violet Turner tốt nghiệp cử nhân văn
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamPham Long
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
03 bao cao 3 vung 2013
03 bao cao 3 vung 201303 bao cao 3 vung 2013
03 bao cao 3 vung 2013duanesrt
 

La actualidad más candente (20)

LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
 
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên QuangLuận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, 9đ
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồngĐề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
03 bao cao 3 vung 2013
03 bao cao 3 vung 201303 bao cao 3 vung 2013
03 bao cao 3 vung 2013
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà NộiLuận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
 
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
 
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
 
Luận văn: Chùa Ông của người Hoa thành phố Cần Thơ, HAY
Luận văn: Chùa Ông của người Hoa thành phố Cần Thơ, HAYLuận văn: Chùa Ông của người Hoa thành phố Cần Thơ, HAY
Luận văn: Chùa Ông của người Hoa thành phố Cần Thơ, HAY
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ du lịch, HAYĐề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ du lịch, HAY
 

Similar a Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY

KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...OnTimeVitThu
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...OnTimeVitThu
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄLUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄOnTimeVitThu
 
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...KhoTi1
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN OnTimeVitThu
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019KhoTi1
 

Similar a Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY (20)

Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAYLuận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
 
60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄLUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
 
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
 
Luận văn: Đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ từ khởi đầu đến nay
Luận văn: Đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ từ khởi đầu đến nayLuận văn: Đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ từ khởi đầu đến nay
Luận văn: Đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất Sĩ từ khởi đầu đến nay
 
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
 
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH LOAN HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội – 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH LOAN HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY Ngành: Văn hoá học Mã số: 9.22.90.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHÂM Hà Nội – 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ: Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Những nội dung nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Loan
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng hiện nay, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm – Cô giáo luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi từ lúc bắt đầu xây dựng đề cương của luận án và trong suốt quá trình thực hiện luận án. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các Thầy/Cô giáo Khoa Văn hóa học, Học Viện Khoa học xã hội đã luôn góp ý, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cán bộ Ban quản lý khu di tích chùa Hương, Thượng Tọa Thích Minh Hiền, những Sư Tăng Ni trong các đoàn hành hương ở Hà Nội, Đại Đức Thích Quảng Hiếu và Sư Tăng trụ trì chùa Tân Hải. Đại diện các Bác, cô, chú là tổ trưởng, người hành hương trong đoàn hành hương An Lạc và những người làm các loại hình dịch vụ kinh tế tại chùa Hương đã giúp đỡ, cung cấp thông tin qua những lần điền dã để tôi có ý tưởng, có kiến thức thực tế để tôi hoàn thành luận án của mình. Hà nội, ngày tháng năm Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Loan
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................. 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 10 1.1.1. Những nghiên cứu về hành hương và hành hương tôn giáo.............. 10 1.1.2. Những nghiên cứu về hành hương Phật giáo..................................... 14 1.1.3. Đánh giá về các nghiên cứu đã công bố ........................................... 20 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 21 1.2.1. Khái niệm......................................................................................... 21 1.2.2. Hướng tiếp cận cơ sở lý thuyết của luận án....................................... 28 1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 33 1.3.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành...................................................... 33 1.3.2. Chùa Hương, không gian thiêng cho người hành hương ................... 37 Chƣơng 2: NHẬN DIỆN HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY...................................................................................................... 46 2.1. Khái quát các đoàn hành hƣơng Phật giáo về chùa Hƣơng hiện nay.... 46 2.2. Đoàn hành hƣơng Phật giáo An Lạc, Hà Nội ......................................... 51 2.2.1. Sự hình thành ................................................................................... 51 2.2.2. Thành phần, năng lực người hành hương trong đoàn An Lạc hiện nay . 60 2.3. Mục đích ngƣời hành hƣơng đến chùa Hƣơng hiện nay........................ 63 2.3.1. Niềm tin tâm linh.............................................................................. 63 2.3.2. Chiêm bái cảnh quan và học triết lý đạo Phật ................................... 67 Chƣơng 3: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG: KHÍA CẠNH KẾT NỐI MẠNG LƢỚI XÃ HỘI ..................................................... 72 3.1. Duy trì và kết nối quan hệ xã hội............................................................ 72 3.1.1. Duy trì, gắn kết mối quan hệ gia đình ............................................... 72 3.1.2. Mở rộng quan hệ xã hội – tìm kiếm bạn bè, đối tác làm ăn ............... 75 3.2. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Sự cộng cảm duy trì mạng lƣới ngƣời hành hƣơng .......................................................................................... 78
  • 6. 3.2.1. Tính cộng cảm qua quá trình trải nghiệm hành hương ...................... 78 3.2.2. Cộng cảm: yếu tố kết nối và duy trì mạng lưới người hành hương trong thực hành nghi lễ............................................................................... 88 Chƣơng 4: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG: KHÍA CẠNH KINH TẾ ............................................................................................ 99 4.1. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng và chức năng kinh tế .................... 99 4.1.1. Hành hương Phật giáo: Môi trường phát triển các dịch vụ tâm linh .. 99 4.1.2. Mở rộng môi trường kinh doanh, trao đổi kinh tế của người hành hương ..110 4.2. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Hoạt động tiết kiệm kinh tế và phát triển quỹ công đức thiện nguyện xã hội ...............................................116 4.2.1. Hoạt động tiết kiệm kinh tế cho người hành hương và xã hội ..........116 4.2.2. Hành hương Phật giáo chùa Hương và hoạt động thiện nguyện .......119 4.3. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Hoạt động sinh kế cho ngƣời dân....122 Chƣơng 5: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................125 5.1. Xã hội đƣơng đại và sự nổi lên của những thực hành tôn giáo và hành hƣơng Phật giáo ...................................................................................125 5.2. Vai trò của hành hƣơng Phật giáo trong xã hội đƣơng đại ..................130 5.2.1. Gắn đạo với đời trong cuộc sống của con người ..............................130 5.2.2. Hành hương Phật giáo đáp ứng niềm tin tôn giáo trong đời sống người Việt..................................................................................................133 5.2.3. Hành hương Phật giáo và sự mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội..........136 5.3. Những vấn đề đặt ra đối với hành hƣơng Phật giáo trong đời sống đƣơng đại........................................................................................................141 5.3.1. Vấn đề lợi dụng đời sống tâm linh ...................................................141 5.3.2. Mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo, Sư Tăng Ni............................143 5.3.3. Thị trường dịch vụ tâm linh .............................................................144 KẾT LUẬN ....................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................152
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. HN 2. HCM 3. MLXH 4. Nxb Hà Nội Hồ Chí Minh Mạng lưới xã hội Nhà xuất bản
  • 8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Người hành hương từ các vùng địa cư .......................................... 52 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhóm xã hội tham gia hành hương....................................... 53 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tỷ lệ độ tuổi tham gia hành hương ................................... 54 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nam, nữ trong đoàn hành hương .......................................... 55
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cách đây 5 năm, Hường1 một người bạn thân của tôi rủ tôi hành hương về Yên Tử và chùa Hương cùng một đoàn hành hương Phật giáo ở Hà Nội (HN) có tên gọi An Lạc2 . Tôi đã đồng ý đi cùng và đã quan sát được đoàn hành hương này. Hiện nay, đoàn hành hương An Lạc có 10 tổ và số người hành hương lên đến gần 3000 người với nhiều nghề nghiệp khác nhau như: có tổ gồm các công chức viên chức, có tổ gồm những doanh nhân, có tổ gồm những người về hưu, có tổ là những Phật tử trong pháp hội của chùa Hải Tân … Mỗi năm, người hành hương trong đoàn này cùng nhau hành hương tới một số ngôi chùa như Yên Tử, chùa Dâu… trong đó đều đặn nhất năm nào cũng đi hai lần là chùa Hương3 . Qua thời gian gần 5 năm là thành viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, vượt qua những sự khác biệt về tuổi, giới tính, tính cách, nghề nghiệp, địa vị xã hội tôi có thêm nhiều bạn bè, mối quan hệ với những người hành hương. Chúng tôi cùng nhau đến chiêm bái, thực hành nghi lễ ở những không gian thiêng. Bên cạnh đó, tôi được giao lưu, kết bạn, trao đổi công việc và chứng kiến trong quá trình hành hương những người hành hương luôn có sự tương trợ giúp đỡ nhau về thực hành nghi lễ và tìm kiếm các cách thức mưu sinh. Những hoạt động trao đổi kinh tế tự nguyện, những sự đóng góp, những mối quan hệ qua lại, những hoạt động từ thiện, … tạo nên sự kết nối mạng xã hội đa thành phần, nhiều tầng lớp ngay trong đoàn hành hương. Đoàn hành trở thành môi trường thân thiện giữa các chủ thể hành hương, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm và các nhóm/tổ với nhau. Trưởng đoàn hành hương và người hành hương tự nguyện cùng đồng thuận tổ chức hoạt động tâm linh và hoạt động kinh tế tạo nguồn vật chất qua hình thức đóng góp, trao đổi, hợp tác, hoạt động dịch vụ, hỗ trợ sản xuất. Quan hệ xã hội vận hành hòa hợp giữa tinh thần và vật chất trong đoàn hành hương khiến hoạt động hành hương trở nên hấp dẫn thu hút các tầng lớp trí 1 Từ đây trở đi, tên thật của các nhận vật tôi phỏng vấn được đổi theo nguyên tắc ẩn danh. 2 Để đảm bảo đạo đức nghiên cứu và đảm bảo danh tính, an toàn cho các thành viên, tên Sư Tăng Ni, tên đoàn hành hương tham gia đã được thay đổi trong luận án. 3 Chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội nơi có thời gian diễn ra lễ hội truyền thống dài nhất Việt Nam cùng hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo cổ kết hợp hài hòa với những hang động, thung lũng suối đã tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam.
  • 10. 2 thức, doanh nhân, sinh viên từ khắp nơi. Qua 5 năm theo chân các Phật tử và những người cảm mến đạo Phật đi hành hương ở nhiều điểm khác nhau như Yên Tử, Tây Thiên… tôi đã dừng tại chùa Hương và chọn nơi này là địa bàn nghiên cứu cho luận án của mình. Trong quá trình hành hương, ngoài tư cách là một thành viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, tôi còn tham gia thêm nhiều đoàn hành hương khác nữa như hành hương đất Phật, Hoa Từ Bi, Hạnh Phúc… đến chùa Hương chiêm bái, thực hành nghi lễ và nghiên cứu về thực hành văn hóa này. Hiện nay, qua những lần hành hương về chùa Hương tôi nhận thấy nơi đây đón nhiều người hành hương từ khắp nơi, nhưng đa phần họ đi theo các nhóm/đoàn. Họ đến lễ và kết hợp du lịch văn hóa do công ty du lịch tổ chức, hay do Sư Tăng Ni một ngôi chùa nào đó hoặc do ông bà đồng tổ chức chuyến hành hương. Những đoàn hành hương Phật giáo thường đi với số lượng từ 5, 10, 500 đến hàng nghìn người đi, họ đi theo tần suất là 2,3 năm liên tục, có khi 10 - 20 năm liền năm nào cũng đi, vừa đi lễ Phật, tự học triết lý Phật giáo. Mỗi năm, nhiều người hành hương lại rủ thêm nhiều bạn bè, người thân của mình cùng tham gia hành hương và họ cùng ăn, ở với nhau trong thời gian từ 1 đến 3 ngày. Hành hương đến chùa Hương hiện nay, so với trước đây diễn ra nhiều hơn, sôi nổi hơn, qui mô lớn hơn và điều này gợi lên nhiều vấn đề nghiên cứu như sự kết nối, duy trì mạng lưới xã hội, kết nối việc làm ăn kinh tế và những mối quan hệ khác cần quan tâm nghiên cứu. Nhiều người hành hương cho rằng, việc họ đi theo nhóm/đoàn, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu tâm linh họ còn cảm cảm thấy không cô đơn, luôn vui vẻ và có thêm nhiều mối quan hệ làm ăn khác. Mỗi chuyến hành hương, người hành hương được đáp ứng nhu cầu về niềm tin tâm linh, học giáo lý cuộc sống, sự cộng cảm tin tưởng vào những người bạn đồng hành. Hành hương Phật giáo trong xã hội đương đại là một hiện tượng văn hóa thú vị hàm chứa nhiều thông điệp xã hội. Nếu như, trong quá khứ hành hương đến một không gian thiêng chỉ đơn giản là hoạt động đi lễ chùa, thực hành nghi lễ, đi chơi thì trong bối cảnh chuyển đổi hiện nay, hành hương phật giáo đang đặt ra vấn đề về khoa học và thực tiễn khi nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu niềm tin tôn giáo mà còn có thể tìm kiếm những phương thức mưu sinh và duy trì MLXH. Chính vì những lý do khoa học và thực tiễn như vậy, chúng tôi thực hiện luận án Hành hương Phật giáo chùa
  • 11. 3 Hương hiện nay để tìm hiểu xem các đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương được hình thành và kết nối như thế nào? Hành hương Phật giáo chùa Hương giúp người hành hương kết nối mạng xã hội ra sao, họ vận dụng mạng lưới ấy vào làm ăn kinh tế thế nào? Qua hành hương Phật giáo chúng ta hiểu gì về đời sống văn hóa, xã hội đương đại? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu trường hợp đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, luận án muốn tìm hiểu về sự thay đổi thực hành tôn giáo hiện nay. Trên cơ sở đó luận án đóng góp vào cuộc thảo luận về hành hương tôn giáo với những cách thức kết nối, tạo dựng, duy trì và sử dụng việc mạng xã hội trong làm ăn kinh tế của các nhóm/đoàn hành hương hiện nay. Qua đó, luận án đưa đến góc nhìn đa chiều về bức tranh văn hóa xã hội đương đại qua việc hành hương tôn giáo trong cuộc sống của chúng ta hôm nay. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính: Thứ nhất: Đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương được hình thành và kết nối như thế nào? Thứ hai: Hành hương Phật giáo chùa Hương giúp người hành hương kết nối mạng xã hội ra sao và họ vận dụng mạng lưới ấy vào làm ăn kinh tế thế nào? Thứ ba: Qua hành hương Phật giáo chùa Hương, chúng ta hiểu gì về đời sống văn hóa, xã hội đương đại? Đối với câu hỏi thứ nhất, luận án sẽ trình bày về sự hình thành, kết nối của các đoàn hành hương đến chùa Hương, những yếu tố nào của chùa Hương hấp dẫn và kết nối con người kết nối hành hương về chùa Hương. Qua mô tả sự hình thành và kết nối của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc luận án nhận diện về hành hương Phật giáo chùa Hương trong xã hội hiện nay. Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, NCS đã trải nghiệm cùng một số đoàn hành hương và là thành viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở Hà Nội (HN) để tìm hiểu những yếu tố tạo nên sự kết nối mạng xã hội của những người hành hương.
  • 12. 4 Họ tham gia các nhóm/đoàn hành hương để kết nối nhiều mối quan hệ xã hội để trao đổi kinh tế, tìm kiếm việc làm. Đối với câu hỏi thứ 3 luận án sẽ bàn luận về hành hương Phật giáo trong bối cảnh xã hội đương đại. Qua hành hương Phật giáo chùa Hương, NCS bàn về đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế hiện nay để thấy rằng hành hương Phật giáo là một hiện tượng tôn giáo gắn liền với những chuyển đổi trong đời sống xã hội. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành hương Phật giáo, từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đi trước và xác định rõ vấn đề nghiên cứu của luận án. - Làm rõ cơ sở lý luận của hành hương Phật giáo, minh định khái niệm hành hương, hành hương Phật giáo, niềm tin tâm linh, không gian thiêng, vốn xã hội, cộng cảm, mạng lưới xã hội và đưa ra những quan điểm mang tính lý luận để làm nền tảng cho những phân tích và diễn giải của nội dung luận án. - Nhận diện hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay ở cả chiều cạnh người hành hương và địa bàn hành hương. - Tìm hiểu hành hương Phật giáo chùa Hương ở khía cạnh kết nối, duy trì mạng lưới xã hội và khía cạnh kinh tế cũng như cách thức người hành hương sử dụng mạng lưới xã hội vào các hoạt động kinh tế. - Bàn luận một số vấn đề đặt ra xung quanh việc hành hương Phật giáo hiện nay – một thực hành văn hóa gắn với các động thái kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong đời sống của con người đương đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiện tượng hành hương Phật giáo chùa Hương (Mỹ Đức, HN) qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận án tập trung nhận diện sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động của đoàn hành hương Phật giáo đến chùa Hương qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở HN. Trong đó, nội dung trọng tâm tập trung vào sự hình thành,
  • 13. 5 sự tham gia, các sinh hoạt và thực hành của thành viên tham gia đoàn hành hương. Qua đó nhìn nhận cách thức tạo lập, duy trì mạng lưới xã hội và việc vận dụng MLXH trong việc trao đổi kinh tế giữa các thành viên trong đoàn, những thông điệp văn hóa xã hội từ quá trình thực hành hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay. + Về không gian: Luận án nghiên cứu hành hương Phật giáo chùa Hương qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở HN hành hương đến chùa Hương. +Về thời gian: Luận án sẽ tập trung phân tích thực hành hành hương tại chùa Hương trong 5 năm trở lại đây vì theo quan sát của chúng tôi trong 5 năm gần đây có sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương4 . 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Về cách tiếp cận, luận án sử dụng cách tiếp cận nhân học văn hóa để có cái nhìn sâu hơn về “quan điểm của người trong cuộc”, đó là “quan điểm của các Sư Tăng Ni tổ chức hành hương”, “quan điểm của những người hành hương” trong một số đoàn hành hương nhiều nhất là đoàn hành hương An Lạc ở HN. Qua đó, tìm hiểu quá trình kết nối MLXH, quá trình thực hành tín ngưỡng cũng như quá trình tạo dựng cơ sở cho sự trao đổi kinh tế và thực tế việc trao đổi kinh tế trong đoàn hành hương. 4.2. Về phương pháp cụ thể, tôi đã sử dụng ba phương pháp chính: - Phương pháp thu thập, phân tích tư liệu thứ cấp: gồm tài liệu, các công trình nghiên cứu được in ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại các thư viện. Những tài liệu này giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát, hệ thống hơn về vấn đề tôn giáo, thực hành nghi lễ, về hành hương Phật giáo hiện nay. Những tư liệu này cũng giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể về sự hình thành đoàn hành hương, mục đích của hành hương, những dạng thức biểu hiện tâm lý, niềm tin xã hội của con người về Phật giáo trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sưu tập những báo cáo của các cơ quan quản lý 4 Theo thống kê của Ban quản lý chùa Hương 5 năm trở lại đây số lượng người hành hương tăng đáng kể, năm 2014 là 1.287401 người, 2015 là 1.269.469 người, năm 2016 là 1.417.725 người, năm 2017 là 1.418.063, năm 2018 là 1.441.140 người theo thống kê từ ngày mùng 3 âm lịch đến mùng 3 tháng 3 âm lịch năm 2019 đã có khoảng hơn 30 vạn du khách từ khắp nới đến tham quan, hành hương về nơi đất Phật tăng 500 người so với cùng kỳ năm 2018. Và năm nào cũng vậy, vào mùa lễ hội luôn diễn ra sự sôi nổi của hành hương, nhiều người đi hành hương đến đây phải vái vọng từ xa vì quá đông.
  • 14. 6 địa phương như chùa Hương, Ban quản lý di tích chùa Hương và các gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Sau khi thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành công tác phân tích, đánh giá từng loại tư liệu và kết nối các vấn đề đặt ra từ tư liệu đó với nội dung nghiên cứu chính của luận án. - Khảo sát thực địa với quan sát tham dự và phỏng vấn sâu: NCS đã thực hiện nhiều đợt khảo sát thực tế, cùng đồng hành với đoàn hành hương An Lạc cũng như một số đoàn hành hương khác để tiến hành quan sát tham dự, phỏng vấn. Khảo sát thực địa đã giúp cho NCS mô tả được sự hình thành, kết nối và hoạt động hành hương Phật chùa Hương giáo hiện nay. Ban đầu, NCS đã gặp rất nhiều khó khăn tìm đoàn, nhóm hành hương nào phù hợp, dễ tiếp cận những người hành hương trong một đoàn hành hương cụ thể vì số lượng người hành hương thay đổi và liên tục tăng. Trong quá trình khảo sát thực địa, NCS đã sử dụng phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu như là những phương pháp chủ yếu để thu thập tư liệu. + Quan sát tham dự: NCS đã tham dự, quan sát, trải nghiệm hành trình hành hương của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc. Trong quá trình tham gia, NCS đã cùng những người hành hương ăn uống, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và cùng nhau thực hành nghi lễ như lễ cầu an đầu năm, lễ tạ cuối năm. NCS chứng kiến nhiều mối quan hệ được kết nối từ sự trao đổi mua bán, tìm kiếm cũng như giới thiệu công việc của những người tham gia hành hương; quan sát và tham dự các hoạt động du lịch tâm linh và công tác thiện nguyện tại các địa phương mà đoàn hành hương Phật giáo thực hiện trong và sau mỗi chuyến hành hương. Thời gian đầu, NCS cũng gặp rất nhiều khó khăn vì họ không dễ dàng chia sẻ tâm tư, tình cảm… NCS đã nhận được những ứng xử với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bất hợp tác của các thành viên trong đoàn. Nhiều người hành hương thể hiện rõ thái độ là họ không muốn trả lời bất kỳ các câu hỏi của NCS, trong đó câu trả lời NCS hay nhận được nhất là “Chị cứ hỏi trưởng đoàn Đại Đức Thích Minh Hà trụ trì chùa Hải Tân, Trưởng đoàn An Lạc… là biết hết”. Với sự kiên trì chia sẻ tình cảm, trao đổi kinh tế, giúp đỡ về vật chất cuối cùng NCS cũng hòa đồng và nói chuyện được với người hành hương. Qua mỗi chặng đường chiêm bái, thực hành nghi lễ dần dần NCS đã có sự kết nối với nhiều người hành hương hơn, họ coi NCS như bạn và không còn xem NCS là người làm nghiên cứu hay nhà báo nữa.
  • 15. 7 Bên cạnh đó, NCS đã trực tiếp tham dự vào các đoàn hành hương khác như Phật Tử Hà Đông, Hành hương Đất Phật, Hoa Từ Bi… để có thêm thông tin từ người tổ chức, người hành hương. Qua những câu chuyện họ chia sẻ với nhiều đoàn hành hương, NCS hiểu thêm về mục đích của người hành hương đến chùa Hương và từ đó có cái nhìn khách quan hơn. Cuối cùng, NCS chọn một đoàn hành hương năm nào cũng về chùa Hương để nghiên cứu sâu đó là đoàn hành hương Phật giáo An Lạc do Đại Đức Thích Minh Hà tổ chức với số lượng Phật tử khoảng 1000 đến hơn 3000 người cho mỗi lần hành hương hiện nay. + Phỏng vấn sâu: Trong quá trình tham gia và trải nghiệm cùng đoàn hành hương Phật giáo An Lạc NCS đã phỏng vấn các đối tượng sau: * Đại Đức Thích Minh Hà: Thầy là người tạo lập, duy trì và tổ chức các hoạt động hành hương của đoàn hành hương An Lạc. * Người tham gia hành hương: Chúng tôi đã phỏng vấn 100 người hành hương (những thành viên đại diện của 5 tổ trong đoàn) với các độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau, 5 tổ này chiếm khoảng 60 % những người tham gia hành hương của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc. Những tổ chúng tôi phỏng vấn là tổ 1, 3, 5, 7, 8 với sự khác biệt về thành phần rõ nét, như tổ 1 đa số là những người làm kinh doanh, tổ 3 chủ yếu là công chức, viên chức đang đi làm, tổ 5 là các bạn trẻ thường là các bạn sinh viên mới ra trường, sinh viên tình nguyện ở các trường đại học, tổ 7 là phần lớn là những người nhiều tuổi đa phần là những cán bộ về hưu, tổ 8 là những Phật tử trong đạo tràng chùa Hải Tân. * Nhóm đệ tử: Nhóm đệ tử này, chúng tôi phỏng vấn 5 người thường là các bạn trẻ đi theo giúp đỡ, hỗ trợ nhà sư và những công việc ở chùa, những công việc tham gia chuẩn bị cho mỗi chuyến hành hương (với độ tuổi thường từ 15 – 30). * Nhóm Sư Tăng Ni: Nhóm này chúng tôi phỏng vấn 5 người bao gồm những Sư Tăng Ni trụ trì tại chùa Hương, trong đó cụ thể người được phỏng vấn nhiều nhất là Thầy Thích Minh Hiền trụ trì chùa Hương và một số Sư Tăng Ni của những nơi tổ chức các đoàn hành hương về chùa Hương như Thái Bình, An Lạc, Hoa Từ Bi, Hạnh Phúc, hành hương đất Phật … * Nhóm cán bộ, người dân địa phương làm dịch vụ tại chùa Hương: Nhóm này chúng tôi phỏng vấn 10 người đến từ nhiều thành phần, từ cán bộ quản lý di tích chùa Hương đến người làm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ an ninh, thuyền đò, nhà nghỉ…
  • 16. 8 - Phương pháp thống kê Trên cơ sở những số liệu đã có, tôi thống kê lại số liệu về thành phần, độ tuổi, hình thức đi theo cá nhân, nhóm, đoàn, những người hành hương đến từ đâu và mục đích của người hành hương Phật giáo là gì? Những số liệu đó hỗ trợ thêm cho việc đánh giá, phân tích để hiểu thêm việc hành hương diễn ra như thế nào và đặt ra những vấn đề gì từ điểm chung là niềm tin tâm linh. Người hành hương hướng đến những mục đích gì khi họ đi hành hương, các khía cạnh kết nối MLXH và trao đổi kinh tế thể hiện thế nào. Cơ cấu 100 người hành hương đại diện tổ 1,3,5,7,8 được chúng tôi nói chuyện như sau: Giới tính 31% (Nam), 69% (Nữ); Độ tuổi 21% (dưới 30 tuổi), 39% (trên 35 tuổi), 40% (trên 45 tuổi); Nghề nghiệp nông dân (15%), công chức viên chức (24%), kinh doanh, lao động tự do (22%), người nghỉ hưu (28%), người làm dịch vụ tâm linh (11%); nơi đến Hà Nội (71%), Hòa Bình (6%), Thái Bình, Ninh Bình (9%), Thanh Hóa, Nghệ An (8%), các tỉnh thành khác (6%). Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này NCS còn dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, kiểm tra độ tin cậy của thông tin, … tất cả nhằm mục đích tạo ra bộ công cụ hữu hiệu nhất cho việc hoàn thành luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần nghiên cứu hành hương Phật giáo như một thực hành tôn giáo đang nổi lên trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại. - Luận án bổ sung thêm một hướng tiếp cận về hành hương Phật giáo với chức năng kết nối mạng lưới xã hội và quá trình vận hành chức năng đó trong làm ăn kinh tế của những người tổ chức và người hành hương. - Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo và kinh tế du lịch. Luận án gợi mở cho những nhà quản lý tôn giáo tín ngưỡng, quản lý văn hóa, kinh tế du lịch, … trong việc hoạch định chính sách và quản lý hành hương Phật giáo nói riêng và hoạt động về tín ngưỡng, tâm linh nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án - Từ cách tiếp cận Nhân học văn hóa, luận án góp phần nhận diện về hiện tượng hành hương Phật giáo chùa Hương trong bối cảnh xã hội đương đại; Phân
  • 17. 9 tích các khía cạnh kết nối mạng lưới xã hội và khía cạnh trao đổi kinh tế trong đoàn hành hương. Điều này tạo ra đóng góp về mặt lý luận cho hướng nghiên cứu hành hương Phật giáo hiện nay, đóng góp vào sự ổn định đời sống tinh thần, phát triển kinh tế xã hội. - Luận án góp thêm luận cứ về vai trò của thực hành Phật giáo với chức năng kết nối xã hội và kinh tế trong xã hội hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Kết quả của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và công tác xã hội. - Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo tốt cho công tác hoạch định chính sách và quản lý văn hóa. Luận án có thể gợi mở cho các nhà quản lý tôn giáo, Sư Tăng Ni trụ trì trong hoạt động thực hành tôn giáo của các nhà chùa, giáo Hội Phật giáo nói riêng và hoạt động tôn giáo nói chung trong xã hội hiện nay. 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương sau đây: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Nhận diện hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay Chương 3: Hành hương Phật giáo chùa Hương: Khía cạnh kết nối mạng lưới xã hội Chương 4: Hành Hương Phật giáo chùa Hương: Khía cạnh kinh tế Chương 5: Hành hương Phật giáo trong đời sống xã hội đương đại và những vấn đề đặt ra
  • 18. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về hành hương và hành hương tôn giáo Hành hương là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trong nước và nước ngoài, trong đó có các nhà nhân học. Nhiều nhà nhân học nước ngoài đã nghiên cứu về các trung tâm hành hương - điểm đến của các đoàn hành hương, hành hương được nhìn nhận như những chuyến du hành nhiều cảm xúc gắn với địa điểm hành hương, cộng đồng hành hương, mục đích hành hương... Bên cạnh đó, những nghiên cứu này cũng quan tâm đến thái độ của người dân, giới tính người hành hương, bối cảnh chính trị, việc quản lý hoạt động hành hương, sự kết nối giữa du lịch với hành hương… Đó là những nghiên cứu đáng chú ý sau: Jill Dubisch, Pilgrimage, gender, and politics at a greek island shrine [hành hương, giới tính, và chính trị tại một ngôi đền hòn đảo Hy Lạp] (1995) [117], Nigel D. Morpeth, Religious Tourism and pilgrimage festivals management An International Perspective [Du lịch tôn giáo và quản lý lễ hội hành hương – Một viễn cảnh quốc tế] (2008) [118]; Badone, Ellen and Sharon R. Roseman, “Approaches to the Anthropology of Pilgrimage and Tourism” in: Intersecting Journeys: The Anthropology of Pilgrimage and Tourism [Tiếp cận nhân học về hành hương và du lịch, trong Hành trình kết nối: Hành hương và du lịch] (2004) [112], Cohen, Erik “Pilgrimage and Tourism: Convergence and Divergence” in: Sacred Journeys: The Anthropology of Pilgrimage. Alan Morinis, ed. [Hành hương và du lịch: sự hội tụ và chia tách] (1992) [113]. Philip Taylor, Goddess on the rise- Pilgrimage and popular religion in Việt Nam [Sự phát triển tục thờ nữ thần và hành hương tôn giáo phổ biến ở Việt Nam] (2004) [122]… Trong đó, tác giả Philip Taylor5 (2004) trong công trình Goddess on the rise-Pilgrimage and popular religion in Việt Nam [Sự phát triển tục thờ nữ thần và hành hương tôn giáo phổ biến 5 Tác giả là tiến sĩ nhân học thuộc Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương và châu Á, Đại học Quốc gia Australia (ANU), từng nghiên cứu điền dã nhiều năm tại đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết Chính sách yếu kém, nông dân giàu có: hành trình cong của quá trình phát triển nông thôn ở Việt Nam đã được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam (Journal of Vietnamese Studies).
  • 19. 11 ở Việt Nam] (2004) [122] đã đề cập đến các mối quan hệ giữa tôn giáo/thực hành tôn giáo và điều kiện kinh tế qua việc hành hương về miếu Bà Chúa Xứ. Qua những trải nghiệm và phân tích, học giả này đã kết nối hành hương Bà Chúa Xứ với những tín ngưỡng như thờ các anh hùng dân tộc, thờ nữ thần, thờ mẫu ở Việt Nam. Theo tác giả hiện tượng này phản ánh sự thay đổi kinh tế, chính trị xã hội ở Việt Nam từ sau đổi mới (1986). Hành hương về miếu Bà Chúa Xứ là một phần trong sự hồi sinh các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, một ví dụ cho việc thờ nữ thần ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của xã hội. Bên cạnh đó tác giả nghiên cứu về địa điểm hành hương, nhóm, đoàn hành hương, mục đích hành hương gắn với bối cảnh tộc người, kinh tế và du lịch. Qua nghiên cứu này, tác giả cho thấy sự quan tâm của hành hương tới các tập tục tôn giáo sinh ra và như một phương thức để con người tìm cách đương đầu với những khủng hoảng phát sinh từ phương thức kinh tế mới. Xét ở khía cạnh người hành hương, tác giả cũng đã chia sẻ tâm thức người hành hương và phân tích thái độ của người dân trong vùng Nam Bộ với việc phụng thờ Bà chúa Xứ để từ đó xác định sự biến đổi của tín ngưỡng trong đời sống xã hội hôm nay. Một số công trình nghiên cứu khẳng định các truyền thống tôn giáo, các giáo phái được nhận diện thông qua hành hương trong những cuộc tọa đàm lớn về tôn giáo. Một quan niệm phổ biến cho rằng hành hương đến những trung tâm tôn giáo, nơi tạo nên tính thiêng được hiểu như một công cụ hấp dẫn việc hành hương. Hành hương và hành hương tôn giáo như một hành trình có tính chất gắn kết cộng đồng với nhau và khẳng định bản sắc dân tộc, qua đó đề cao những địa điểm tôn giáo điển hình. Ví như trong nghiên cứu của Reader, Ian. 1993. “Introduction” in: Pilgrimage in Popular Culture [“Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại chúng] cho rằng ở một số tôn giáo như Hồi giáo, hành hương là giáo lý cơ bản của đức tin và được coi là nghĩa vụ tôn giáo, điển hình như việc hành hương về thánh địa Mecca (vào tháng cuối cùng của năm), trong khuôn khổ của văn hóa địa phương người dân theo đạo Hồi đã phát triển hành hương tự nguyện và các trung tâm hành hương cho nhiều dân tộc, giáo phái và các vùng nội địa. Nhiều người tập trung ở những nơi có sự gắn kết tới các thánh chiến và nghĩa sĩ: địa danh tử đạo của Hussain ở Karbala, I-Rắc là một trung tâm hành hương chính của những người Hồi giáo Shiite trong khi mộ của các thánh đã có ở khắp các nơi trong thế giới Hồi giáo.
  • 20. 12 Tác giả này đã ví Glastonbury như là một trung tâm, một vùng đất thiêng thu hút một số lượng khách hành hương của nhiều giáo phái và giáo hội. Glastonbury trở nên có ý nghĩa vì sự kết nối tôn giáo, hay sự gắn liền với huyền thoại về vua Arthur, cuộc săn tìm Chén thánh Holy Granil, sự bình yên trong bí thuật để thiền định tốt… (1993) [121; tr.39-tr.40]. Nghiên cứu của Eade, John và Michael Sallnow, “Introduction” in: Contesting the Sacred: The Anthropology of Christian Pilgrimage [“Giới thiệu” trong: Tranh cãi về tính thiêng: Nhân học về hành hương Công giáo] (1991) [114] cũng cho rằng hành hương được xem như là “một đấu trường cho các cuộc đàm đạo về tôn giáo và thế tục” và đó cũng là mục đích của những cuộc hành hương. Tác giả cũng quan tâm phân tích một trong nhiều khía cạnh để đàm luận trong chủ đề hành hương đó là trải nghiệm về sự cộng cảm được sinh ra ở một số thời điểm giữa những người hành hương. Trong nghiên cứu của Victor và Edith Turner (1978), Image and Pilgrimage in Christian Culture: Anthropological Perspective [Hình ảnh và hành hương trong văn hóa Kitô giáo: Quan điểm nhân học] mang tính phản cấu trúc, thể hiện rõ quan điểm coi việc hành hương là tạo một trật tự xã hội, liên kết cấu trúc xã hội tạm thời dựa trên lý tưởng của cộng đồng người hành hương. Cuốn sách không chứng minh cho một lý thuyết lịch sử mà đưa ra thông tin về sự vay mượn và biểu tượng văn hóa, ví như việc làm thế nào để một tôn giáo như Kitô giáo có thể tồn tại và phát triển được ở Mexico khi nó nhận được sự phản ứng đa chiều của người dân Ấn Độ về vấn đề này. Tác giả nghiên cứu về sự phát triển của hành hương từ sự tưởng tượng tới việc trở thành thói quen sinh hoạt thường ngày, từ sự phản cấu trúc tới cấu trúc và các chiều kích có thể nhận thức rõ được (so sánh của V. Turner 1974a:275-94) thể hiện sự liên kết xã hội, sự thay đổi khi hệ thống hành hương trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng “Đức tin” thường được sử dụng cho các mục đích chính trị và kinh tế, hành hương giống như viên đá nam châm của văn hóa, thu hút nhiều loại biểu tượng bằng lời và không bằng lời, đa nghĩa và đơn nghĩa. Mục đích của tác giả là khám phá sự thay đổi của hệ thống biểu tượng trong mối quan hệ với hệ thống hành hương và làm rõ ảnh hưởng của chúng tới cá nhân hoặc tập thể những người hành hương. (1978) [124].
  • 21. 13 Nghiên cứu của Reader, Ian. 1993. “Introduction” in: Pilgrimage in Popular Culture [“Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại chúng] đã đưa ra các quan niệm khác nhau về hành hương của các nhà nghiên cứu, trong đó có quan niệm của Victor và Edith Turner‟s cho rằng “nếu người hành hương là một du khách, thì một khách du lịch cũng sẽ là một người hành hương”. Điều đó ám chỉ mối quan hệ mật thiết giữa khách du lịch và người hành hương, những người hành hương này đều cùng chung một mục đích là đều muốn bước ra khỏi thế giới riêng để cùng nhau tìm hiểu sự mới lạ, phong phú cho cuộc sống của họ (1993) [121; tr.6]. Bên cạnh đó, một số nhà nhân học khác tập trung chủ yếu vào việc mô tả các trung tâm hành hương hoặc các địa điểm thiêng. Nhìn chung, các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào các tu sĩ, sự tổ chức các trung tâm hành hương và những người tới trung tâm hành hương; nói cách khác, các nghiên cứu này hướng về các địa điểm thiêng hơn là tập trung vào người hành hương. Ví dụ như các tài liệu về hành hương ở Nam Á nhìn chung ủng hộ cho các quan điểm hành hương ý nghĩa như những cuộc đàm đạo về tôn giáo và thế tục hơn là cách tiếp cận của Turner về hành hương. Đa số các nghiên cứu học thuật về hành hương ở Nam Á đều tập trung vào lĩnh vực tôn giáo một cách rõ ràng, các truyền thống tôn giáo lớn và về các giáo phái hành hương địa phương. Các nghiên cứu này ít chú trọng tới hành hương trong các bối cảnh thế tục hóa, phát triển quanh các trung tâm hành hương ví như tính chính trị, chủ nghĩa dân tộc, tính cách sắc tộc, giới tính, các điểm hành hương gắn với các anh hùng văn hóa, các khía cạnh về du lịch của hành hương, các chuyến đi mang tính giáo dục tới các di tích lịch sử và các vùng đất thiêng, hoặc đơn giản là các chuyến đi hành hương để tìm kiếm niềm vui cá nhân. Về mặt lý thuyết, có thể ví dụ một nghiên cứu nhân học về hành hương ở Sri Lanka từ cách tiếp cận theo chức năng luận (Obeyesekere, 1966, 1978, 1981; Evers, 1972; Seneviratne, 1978). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây của Pfaffenberger (1979), Nissan (1985, 1988), Stirrat (1982, 1991, 1992), Whitaker (1999), and Bastin (2002) lại chủ yếu đưa ra những lý lẽ chống lại quan điểm mang tính phổ quát và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các trung tâm hành hương Phật giáo ở Sri Lanka hơn là tập trung nghiên cứu chúng dưới dạng một truyền thống hợp nhất. Các nghiên cứu nổi bật về hành hương ở Ấn Độ phải kể đến Appadurai (1981), Eck (1982), Fuller (1984, 1992,
  • 22. 14 2003), Good (1987, 2004), Van der Veer (1988, 1994), Parry (1994) và Sax (1995), ở Sri Lanka có Obeyesekere (1978, 1981), Seneviratne (1978), Stirrat (1982, 1992), Nissan (1985, 1988), (2016) [120]. Nhìn chung, có rất nhiều nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc mô tả các trung tâm hành hương hoặc các địa điểm linh thiêng. Bên cạnh đó, những nghiên cứu này thường tập trung vào các tu sĩ, sự tổ chức điểm đến gọi là các trung tâm hành hương và những người sử dụng các trung tâm hành hương đó; nói cách khác, các nghiên cứu này tập trung và các “địa điểm linh thiêng” hơn là chú ý đến bản thân người hành hương 1.1.2. Những nghiên cứu về hành hương Phật giáo Những nghiên cứu về niềm tin Phật giáo Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về chủ đề Phật giáo, triết lý đạo Phật, niềm tin của con người gắn với đạo Phật, hành hương Phật giáo như: Thích Thanh Từ, Hoa vô ưu (2006) [78], Đại Sư Tinh Vân, Phật giáo và xã hội (2014) [97], Nguyễn Tấn Tô, Con đường của đời sống (2007) [80], Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Giác ngộ mỗi ngày (2016) [101], Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Tâm linh thời hiện đại (2011) [102], Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Hóa giải stress và các chướng ngại trong cuộc sống (2011) [103], Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (Vietnamese Buddhist history) (1994) [50]… Những công trình nghiên cứu trên nói về niềm tin Phật giáo, sự chia sẻ tâm linh thời hiện đại của con người qua những giáo lý Phật giáo giúp con người được hiểu thuyết nhân quả, thiện – ác, tu dưỡng đạo đức … dựa trên nền tảng giáo lý của Đạo Phật. Những nghiên cứu trên cũng hướng đến ý nghĩa chân thực của văn hóa tâm linh, thực hành tâm linh trong Đạo Phật giúp con người chia sẻ, cộng cảm và xóa nhòa khoảng cách xã hội như là một trong những mục đích của những cuộc hành hương Phật giáo. Nghiên cứu về hành hương Phật giáo Theo nhà nghiên cứu Garry Ferraro và Susan Andreatta (2011) thì “Văn hóa là tất cả những gì con người có, con người nghĩ và con người làm với tư cách là thành viên của một xã hội”. Do vậy văn hóa không phải là một thực thể ổn định, riêng biệt, cố định, bao kín mà là những thực hành luôn thay đổi và luôn có sự tương tác với xã hội bởi con người. Theo Reader, Ian “Introduction” in: Pilgrimage in Popular Culture [“Lời Giới thiệu” trong: Hành hương trong văn hóa đại chúng]
  • 23. 15 thì hành hương là một trong những thực hành phổ biến có từ thời xa xưa, nó xuất hiện ở tất cả các tôn giáo lớn như; Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo và ở một số hoạt động tôn giáo khác hành hương là những giáo lý cơ bản được coi là nghĩa vụ tôn giáo (1993) [121; tr.2]. Xuất phát từ niềm tin, lòng cảm mến đạo Phật, một thực hành văn hóa xuất hiện phổ biến hiện nay là hành hương. Hành hương Phật giáo tạo ra sự cộng cảm trong khoảng khắc nào đó, tạo nên sự bình đẳng là cơ hội tạo dựng các quan hệ xã hội. Những hình ảnh đa dạng của các trung tâm hành hương lớn nhỏ, các cuộc hành hương và cuộc sống của người hành hương xuất hiện ở nhiều tôn giáo khác nhau. Trong Phật giáo những chuyến hành hương mang tính toàn dân tộc gắn với sự ra đời, khai sáng, giáo huấn và sự qua đời của Thích Ca Mâu Ni tới 4 thánh địa ở tiểu lục địa Ấn Độ và những nền văn hóa mà Phật giáo phát triển. Ấn Độ, cái nôi của tục lệ hành hương với nhiều trung tâm lớn nhỏ mang đậm màu sắc văn hóa và tôn giáo (1993) [121; tr.5]. Ở Việt Nam, phần lớn dân số nước ta theo đạo Phật hoặc cảm tình với đạo Phật, do vậy nước ta có nhiều chùa chiền. Trong tâm thức mỗi người Việt thì chùa là không gian mang tính thiêng, nơi họ được học tập triết lý đạo Phật, thực hành nghi lễ và là nơi con người có thể gửi gắm niềm tin về cuộc sống và cái chết. Trong tuyển tập Modernity and Re-enchantment Religion in Post- revolutionary Vietnam [Hiện đại và hồi sinh tôn giáo ở Việt Nam sau cách mạng] của Philip Taylor có bài viết The 2005 Pilgrimage and Return to Vietnam of Exiled Zen Master Thích Nhất Hạnh [Hành hương năm 2005 và sự trở về Việt Nam của thiền sư Thích Nhất Hạnh6 ] của John Chapman7 đã bàn luận về cuộc hành hương vào mùa xuân năm 2005 và sự trở về Việt Nam của thiền sư 79 tuổi Thích Nhất 6 Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo) sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926 tại làng Trung Xá, tỉnh Quảng Trị thuộc miền Trung nước Việt Nam. Tổ đình Từ Hiếu (Huế) là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu hành khi ở độ tuổi 16, nơi đây Thích Nhất Hạnh nhận được sự dìu dắt của Thiền sư Thanh Quý Chân Thật thuộc thế hệ thứ 43 của thiền viện Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của Thiền Đường Liễu Quán. Ông nghiên cứu về Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada) và Phật giáo Đại Thừa (Mahayana), đặc biệt là trong Thế giới cực lạc và Thiền Tông (King, S.B., ibid.). Sau 3 năm sơ tu, Thích Nhất Hạnh theo học tại Viện Phật học Bảo Quốc ở một tỉnh miền Trung của Việt Nam; ông tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và trở thành một nhà sư vào năm 1949. 7 John Chapman là một người xuất gia của Tăng đoàn Làng Mai và cũng là thành viên trong phái đoàn hộ tống thiền sư Thích Nhất Hạnh trong giai đoạn đầu của chuyến hành hương năm 2005. Sau đó ông tham gia toàn bộ chuyến đi năm 2007. Những quan sát cá nhân của ông góp thêm phần giá trị nhờ có những trích đoạn từ nhật ký trực tuyến được lưu giữ bởi các thành viên khác trong phái đoàn, qua sự trao đổi thông tin giữa các cá nhân và trên trang web tnhvntrip/oi-discussion yahoogroups.com.
  • 24. 16 Hạnh. Bài viết nghiên cứu về mục đích, kết quả của chuyến đi và phân tích tầm quan trọng vai trò của niềm tin tâm linh Phật giáo trong bối cảnh xã hội đương đại.8 Trong suốt cuộc hành hương, thiền sư Thích Nhất Hạnh mong muốn tạo ra một xã hội đoàn kết, có sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng và hỗ trợ xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh. Hơn thế, hòa thượng Nhất Hạnh cũng chủ ý nhấn mạnh cho tất cả mọi người thuộc mọi tín ngưỡng thấy được nhu cầu thực hành hành hương và tầm quan trọng của việc “trở lại cội nguồn” (2007) [123; tr.297-tr.341]. Bên cạnh đó, nghiên cứu về hành hương Phật giáo còn có Buddhism Pilgrimage [Hành hương Phật giáo] của tác giả Chan Khoan San (2011) [11], Hành hương xứ Phật tác giả Phạm Kim Khánh (1997) [48] đã ghi lại cuộc hành trình của các nhóm hành hương Phật giáo đến Ấn Độ. Qua những chuyến hành hương trên mảnh đất Phật giáo này, có thể thấy hoạt động hành hương từ năm 1991 đến 2001 đã góp phần tạo nên niềm tin Phật giáo để gửi gắm tinh thần tự học, tự đại bi, đại hỷ, đại xả của Phật với tất cả mọi loài sinh vật. Trong quá trình hành hương, người hành hương được chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, kiến thức và lợi ích trong việc thực hiện một chuyến hành hương chiêm bái các Thánh Địa thiêng liêng với niềm tin, lòng thanh. Theo Phật giáo, việc thực hiện một chuyến hành hương đóng một vai trò quan trọng củng cố niềm tin xã hội về mặt tâm linh của con người. Ở một nghiên cứu khác về hành hương Phật giáo, tác giả Trần Mạnh Đức trong Tìm hiểu Phật giáo Việt cho rằng hành hương là một trong những thực hành tôn giáo phổ biến khi hàng năm có tới hàng trăm, hàng nghìn người hành hương về các miếu thờ khác nhau trên khắp đất nước (1996) [23]. Sự sôi nổi của các tín đồ đạo Phật hành hương đến những không gian thiêng mang sắc màu Phật giáo sau thời kỳ Đổi mới tại Việt Nam được đề cập đến trong nghiên cứu Buddhist 8 Trong suốt hành trình thiền sư Thích Nhất Hạnh và đoàn tùy tùng của mình có một lịch trình tới thăm nhiều ngôi chùa trong nước như một số di tích lịch sử Văn Miếu, bảo tàng lịch sử, Viện Phật học ... Bên cạnh đó thiền sư Thích Nhất Hạnh có nhiều buổi giảng pháp tại nhiều nơi như Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Chùa Bồ Đề cách thuyết giảng và thông điệp Thầy gửi hoàn toàn khác so với những trải nghiệm về đạo Phật mà người Việt từng có; họ từng nghĩ Đạo Phật là thứ người ta sùng bái, nhưng Thầy đã hướng dẫn họ cách để áp dụng triệt lý đạo Phật trong cuộc sống thường ngày, sự thu hẹp lại khoảng cách giữa phương Đông và phương Tây. Thầy đề cập đến hành hương Phật giáo và chùa chiền như một giải pháp mang tính tâm linh cho các vấn đề về lòng tham, sự ham muốn, chứng nghiện rượu, ma túy, tình dục và bạo lực. Đối với những người dân sinh sống tại Việt Nam, việc chứng kiến những ảnh hưởng từ các bài thuyết pháp của ông ở những nơi đó như tiếp thêm hiệu lực tới thông điệp mà Thiền sư đang cố gắng truyền tải về sự thích hợp của Phật giáo trong xã hội đương đại.
  • 25. 17 Pilgrimage and Religious Resurgence in Contemporary Viet Nam [Hành hương Phật giáo và sự hồi sinh tôn giáo trong xã hội Việt Nam đương đại] của nhà nghiên cứu Đào Thế Đức (2008) [22]. Tác giả này đã nói đến sự hồi sinh và sự trở lại của các tín đồ tạo thành đoàn, nhóm hành hương Phật giáo ở miền bắc Việt Nam qua nghiên cứu tại Yên Tử. Tác giả chỉ ra một trong những nguyên nhân của sự hồi sinh hành hương Phật giáo có thể do những thay đổi trong bối cảnh chính trị, nền kinh tế của Việt Nam khi Chính phủ áp dụng chính sách "Đổi mới" cuối những năm 1980. Sự mở rộng của nền kinh tế từ "Đổi mới" giúp nhiều người tăng thu nhập; nguồn thu nhập tăng thêm này được sử dụng cho nhiều hoạt động tín ngưỡng khiến nhiều người tìm đến với tôn giáo hơn. Sự gia tăng rõ rệt của những người, đoàn hành hương tới các đền thờ vùng sâu vùng xa đã khôi phục mối quan hệ giữa người ngoài và người dân địa phương tại các khu vực điện thờ. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra sự căng thẳng giữa những người quản lý, những Sư Tăng Ni sư trụ trì, Phật tử, những người có cảm tình với đạo Phật luôn xuất hiện mâu thuẫn về mặt quyền lực kiểm soát và cạnh tranh số lượng Phật tử. Với quan điểm của mình, qua nghiên cứu về hành hương Phật giáo nhà nghiên cứu Đào Thế Đức còn nói lên mối quan hệ của cộng đồng hành hương, ban quản lý di tích, mối quan hệ giới… Bên cạnh đó, tác giả đã miêu tả nhiều nhóm hành hương như nhóm vãi, nhóm công chức, nhóm kinh doanh hành hương về Yên Tử. Qua hành hương nhiều mối quan hệ được thiết lập được gắn kết với nhau như giữa người dân địa phương, cán bộ quản lý và các nhà sư… dựa trên tâm lý niềm tin, sự chia sẻ vào tôn giáo. Hành hương Phật giáo thường được thực hiện bởi số lượng lớn nhưng nó không phải là một nghĩa vụ tôn giáo mà do tự phát, một hoạt động tôn giáo phổ biến nhất, được thực hiện bởi số lượng người lớn tại những không gian thiêng. Nghiên cứu về tính thiêng và ý nghĩa của chùa Hương trong hành hương Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về chùa Hương đã mô tả vẻ đẹp phong cảnh và tính thiêng Phật Giáo nơi đây song các nghiên cứu này chủ yếu giới thiệu về thắng cảnh, lịch sử khu di tích Hương Sơn. Những nghiên cứu viết riêng về chùa Hương chủ yếu viết về việc đi lễ hội chùa Hương và chủ yếu tập trung ở phần giá trị văn hóa của lễ hội hay, miêu tả, giới thiệu lễ hội. Tiêu biểu là các công trình Văn hóa tâm linh của Nguyễn Đắc Duy (chủ biên) (2008) [20]; Chùa Hương Tích, Cảnh
  • 26. 18 quan và Tín ngưỡng của Phạm Đức Hiếu (2013) [41]; Hương Sơn Quán Âm xưng tán tác giả Sơn Nam (2012) [54]; Chùa Hương ngày nay của Thích Viên Thành (1996) [71]; … Bên cạnh đó chùa Hương luôn được người hành hương coi là đất Phật với quần thể di tích chùa tháp, chùa hang rất đa dạng. Mỗi ngôi chùa nơi đây ghi lại dấu ấn văn hoá, dấu ấn lịch sử huyền thoại về bà Chúa Ba hoá thân thành Bồ tát Quán Thế Âm9 để cứu khổ, cứu nạn cho tất thảy chúng sinh, những câu chuyện truyền thuyết tương truyền trong dân gian về niềm tin tâm linh được giới thiệu rõ qua các tài liệu: Thích Thanh Hiền, Truyện Đức Chúa Ba (Phật Bà Quán Thế Âm) (2013) [38]; Sơn Nam, Hương Sơn Quán Âm xưng tán (2012) [54]; … Từ thế kỷ 19, Phan Huy Chú đã nói “Chùa Hương hội vui nhất trời Nam” hay trên bia thời Lê nói về chùa Hương, về đất Phật, Chu Mạnh Trinh cũng đã viết “Bầu trời cảnh bụt, thú chùa Hương ao ước bấy lâu nay” miêu tả sự nhộn nhịp của hành hương chùa Hương. Đối với các nhà tu hành đạo Phật và cả những người thiện cảm với đạo Phật họ tin vào tính thiêng của Phật bà Quán Thế Âm ở Hương Tích. Trước đây, người Việt nô nức kéo nhau đến đó trẩy hội cầu mong sự an khang thịnh vượng, sự sinh sôi nẩy nở… nhưng muốn cầu gì là đi kín, đi riêng không ồn ào tạo nhóm đoàn lớn thực hành nghi lễ công khai như bây giờ hoặc đơn giản lấy lý do đi lễ là đi chơi như: Đường lên bảo sở Hương Sơn của Thích Viên Thành (2000) [70]; Thắng cảnh Hương Sơn của Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình (1989) [84]; Hội xuân của người Việt – Những lễ hội xuân đặc sắc của Ngọc Hà (2009) [28]; … Qua thực tế, trước đây những nghiên cứu về hành hương chùa Hương chưa nhiều vì những thực hành tôn giáo này hay bị cho là mê tín dị đoan, nên được loại bỏ trong quá trình xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mới kể từ khi miền Bắc Việt Nam giành được độc lập vào năm 1954. Trước đây hành hương cũng đã được người Việt thực hành từ lâu nhưng thường đi theo cá nhân, nhóm nhỏ và đi kín đáo theo kiểu đi trẩy hội, không thực hành nghi lễ nhiều. Do vậy những nghiên cứu, những bài viết về hành hương chùa Hương chưa được viết hay nghiên cứu một 9 Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát được phụng thờ rộng rãi trong Phật giáo Đại thừa. Quán: có nghĩa là quán chiếu, lắng nghe, quan sát, quan tâm đến; Thế: thế gian, cõi trần; Âm: âm thanh, ở đây có nghĩa là tiếng kêu đau khổ trần gian.
  • 27. 19 cách công khai, mở rộng như hiện nay. Có thể nói các nghiên cứu về chùa Hương vẫn chủ yếu tập trung mô tả những giá trị lịch sử của lễ hội truyền thống, của di tích chứ chưa nghiên cứu sâu về hành hương và họ cũng dường như chưa nhận thấy rõ tầm quan trọng của những người hành hương trong hoạt động tôn giáo nơi đây. Trong những năm gần đây, viết về hành hương Phật giáo ở chùa Hương, Hà Nội có 2 bài viết đáng chú ý là “Chùa Tân Hải hành hương về Hương Tích tu tập đầu xuân”, (2017) [35] “Phật tử chùa Tân Hải về Hương Tích lễ Ngũ Bách Danh” của tác giả Thích Quảng Hiếu (2017) [34]. Các bài viết đã miêu tả về số lượng người hành hương về chùa Hương rất đông hơn 3.000 người hành hương. Nội dung mỗi chuyến hành hương là lễ cầu an, lễ tạ (tụng kinh, phóng sinh và thả đèn hoa đăng) nhằm tri ân công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, cầu nguyện Quốc Thái, dân an nhân dịp đầu năm. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến việc hành hương nghi lễ qua các hoạt động phóng sinh, thả đèn hoa đăng trên dòng suối Yến để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, nhà nhà, người người được ấm no, hạnh phúc, một năm mới vô lượng an lạc… Nhưng bài viết chỉ dừng lại miêu tả, chưa tập trung vào người hành hương. Những tài liệu trên chủ yếu nói lên sự hấp dẫn của không gian thiêng chùa Hương, triết lý Phật pháp vào những sinh hoạt tín ngưỡng thường ngày ở đây. Các công trình, tài liệu nghiên cứu về hành hương tôn giáo, hành hương Phật giáo tuy nhiều nhưng những công trình nghiên cứu đó thiên về hành hương dưới góc nhìn tôn giáo, xem đó là một nghĩa vụ tôn giáo, một hình thức du lịch tâm linh đến một không gian thiêng... mà chưa quan tâm đến hành hương từ khía cạnh thực hành văn hóa xã hội. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý quan trọng, cung cấp cho luận án quan điểm nền tảng để nghiên cứu mối quan hệ của những người tổ chức hành hương, người hành hương và những hoạt động hành hương hiện nay. Người hành hương không chỉ đơn thuần là người đi trải nghiệm đi chiêm bái, thực hành nghi lễ hay du lịch tâm linh mà họ còn tham gia vào quá trình tạo dựng mạng lưới xã hội, quá trình trao đổi về vật chất và tinh thần. Hành hương Phật giáo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đời sống tâm linh mà còn có chức năng kinh tế và nó được nhìn nhận như một loại hình: vốn con người, vốn tài nguyên, vốn kinh tế tạo nên vốn
  • 28. 20 xã hội… Tất cả những điều đó đều chưa được nghiên cứu sâu và chuyên biệt ở một công trình nào về hành hương tôn giáo từ trước đến nay. 1.1.3. Đánh giá về các nghiên cứu đã công bố Nhìn lại quá trình nghiên cứu về hành hương Phật giáo, về hành hương Phật giáo chùa Hương chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau: - Các học giả trong và ngoài nước đã quan tâm nhiều đến niềm tin tôn giáo qua hành hương và vai trò của nó trong đời sống xã hội đương đại. Nhìn chung, nghiên cứu về hành hương Phật giáo có số lượng đáng kể nhưng chủ yếu là những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Các công trình nghiên cứu, các tài liệu trên thế giới và Việt Nam về hành hương tuy cũng đã đề cập đến những hành trình hành hương Phật giáo với nhiều khía cạnh như thực hành nghi lễ, quan hệ giới, du lịch tâm linh... Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung chủ yếu phân tích các yếu tố thiêng tại các trung tâm hành hương, những người tới trung tâm hành hương như một nghĩa vụ tôn giáo. Các công trình nghiên cứu trên chưa tập trung nghiên cứu rõ mục đích hành hương, những hoạt động trải nghiệm của người hành hương và vai trò của hành hương với đời sống xã hội hiện tại. Bên cạnh đó các nghiên cứu trên ít chú trọng tới việc kết nối MLXH của hành hương trong các bối cảnh xã hội, việc vận dụng MLXH đó trong hoạt động kinh tế, các khía cạnh đa chiều của người tổ chức, người hành hương mà chủ yếu miêu tả những hành trình tới các di tích lịch sử và các trung tâm hành hương, hoặc đơn giản là các chuyến đi tìm kiếm niềm tin cá nhân với Phật giáo. Qua quá trình tìm hiểu, có thể thấy những công trình nghiên cứu về hành hương Phật giáo ở Việt Nam chưa nhiều, về hành hương Phật giáo tại chùa Hương lại càng ít, trong đó đa số các nghiên cứu này quan tâm đến việc miêu tả những thực hành và văn hóa trong lễ hội tại chùa Hương. Chùa Hương với quần thể di tích danh thắng cảnh thiên nhiên đẹp gắn liền với sự linh thiêng, nơi đây luôn giữ kỷ lục về lễ hội diễn ra lâu nhất, số lượng người hành hương chiêm bái và thực hành nghi lễ nhiều nhất. Luận án mong muốn nhận diện được những yếu tố kiến tạo chùa Hương trở thành trung tâm hành hương hấp dẫn nhiều đoàn hành hương đến chiêm bái và thực hành nghi lễ. Luận án muốn chỉ ra những chiều cạnh kết nối trong hoạt động của một đoàn hành hương Phật giáo đến chùa Hương để tìm hiểu về cách thức tạo
  • 29. 21 dựng và duy trì MLXH của hành hương Phật giáo hiện nay. Từ sự hình thành MLXH các nhóm, đoàn hành hương thì những người hành hương có thể từ trao đổi tình cảm, quan hệ đồng đạo đến trao đổi kinh tế. Luận án hướng đến việc tìm hiểu về thực hành hành hương trong đời sống văn hóa của con người đương đại bổ sung thêm một góc nhìn về hành hương vào tình hình nghiên cứu chung về hành hương Phật giáo và thực hành tín ngưỡng hiện nay. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Khái niệm + Niềm tin tâm linh, không gian thiêng Theo Từ điển Tiếng Việt thì môi trường tâm linh là 1. Nơi xảy ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng, quá trình ấy. 2. Toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sự vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người, với sự vật ấy” [104; tr. 639 - 640]. Theo Lê Thanh Hà thì niềm tin tôn giáo là một dạng thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp con người có thể nhận thấy được những sự vật mà người thường không thấy được, niềm tin sẽ cho ta sức mạnh đặc biệt của sự thăng hoa tác động đến cuộc sống trần tục. Niềm tin tôn giáo là một là niềm tin mang tính chủ quan, không cần lý giải một cách khoa học và đó là điều kiện để con người đến với tôn giáo. Để có niềm tin đó, người theo đạo phải có một sự hiểu biết nhất định về giáo lý, tuân thủ những hành vi, phép tắc tôn giáo, đạo đức tôn giáo… Niềm tin tôn giáo có tính thiêng thể hiện qua những vật thể, lời thề, sự kiêng kị, sám hối, mong ước đạt mục đích nào đó… Tác giả cũng cho rằng niềm tin tôn giáo phải là một niềm tin siêu lý, không dựa vào lý tính, thực nghiệm, một niềm tin được cảm nhận hoặc theo truyền thống kinh nghiệm, hoặc do tu luyện dần để khẳng định vững chắc [29]. Nguyễn Đăng Duy cho rằng “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, những hình ảnh, ý niệm” [20; tr.11]. Trong luận án này, tác giả quan niệm không gian thiêng là nơi diễn ra những hoạt động tâm linh, là nơi diễn ra thực hành nghi lễ tạo nên sự đồng cảm giữa con người cùng có niềm tin tôn giáo.
  • 30. 22 Theo E.Durkheim trong tác phẩm Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo: “Tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đã được biết tới, dù đơn giản hay phức tạp đều có cùng một tính chất chung: Chúng giả định một sự phân loại về các sự vật hiện thực hay tâm tưởng mà con người hình dung được thành hai loại đối lập nhau, thể hiện khá chính xác ở hai từ “cái thế tục” (Frofane) và “cái thiêng liêng” (Sacré). Sự phân chia thế giới thành hai lĩnh vực: lĩnh vực này bao gồm tất cả những gì thiêng liêng và lĩnh vực kia bao gồm tất cả những gì thế tục, là nét khu biệt của tư duy tôn giáo, tín ngưỡng, huyền thoại, chuyện ma quỷ, truyền thuyết, là những biểu tượng hay hệ thống biểu tượng thể hiện bản chất của các sự vật thiêng liêng, các tính năng và quyền năng được gán cho chúng, lịch sử của chúng, các quan hệ của chúng với nhau hoặc với các sự vật thế tục” (1994) [106; tr.139]. Theo từ điển Việt – Pháp – Bồ Đào Nha của Alexandre de Rhodes thì Thiêng là một từ thuần Việt có từ rất lâu, người Việt đã dùng thiêng và liêng kết hợp thành từ láy thiêng liêng. Theo A. A. Radugin, Từ điển văn hóa học (2002) thì “Trong thế giới tôn giáo, cái “thiêng liêng” được coi là một lĩnh vực đặc biệt của tồn tại được con người coi là những thứ có uy thế và uy quyền, là đối tượng để tôn thờ, là những thứ nằm trong phạm vi cấm kỵ và bắt buộc”. Trong bài viết Về yếu tố thiêng trong văn hóa Việt Nam của tác giả Hồ Liên viết “Cảm xúc thiêng liêng vừa là sản phẩm của phản ứng bản năng tự vệ, vừa là khát vọng hòa hợp với tự nhiên vì cuộc sống của con người tốt đẹp hơn” (2004) [53; tr.12]. Một trong những nơi tồn tại và lưu truyền yếu tố thiêng liêng trong văn hóa của người Việt đó là ngôi chùa. Phạm Quỳnh Phương (1998) trong luận văn thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng đức thánh Trần đã phân tích những không gian thiêng trong việc thờ Trần Hưng Đạo phản ánh vị trí đặc biệt của ông trong lịch sử xã hội và sự tôn kính ông, điều đó đã lý giải vì sao không gian ấy lại có ý nghĩa thiêng với địa phương và khu vực. Bên cạnh đó, tác giả cũng lý giải sự tác động qua lại giữa yếu tố thiêng và các mối lo vật chất thường ngày trong bối cảnh mở cửa kinh tế, cũng như phân tích các hiện tượng thiêng hóa các lãnh tụ dân tộc như Hồ Chí Minh và quá trình thiêng hóa họ trong các điện thờ của Tứ Phủ [59]. Phạm Quỳnh Phương trong một bài viết khác Những nghiên cứu không gian thiêng (Một nghiên cứu thực địa về các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Việt Nam) cũng đã nhận định khái quát về
  • 31. 23 không gian thiêng qua hành trình tác giả được trải nghiệm tìm hiểu về việc thờ cúng Trần Hưng Đạo ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Theo tác giả, việc thờ Đức Thánh Trần cho ta hiểu về nhu cầu của xã hội về không gian thiêng cũng như tính thiêng của những di tích tùy thuộc vào vùng và khu vực luôn là không gian thiêng cho nhiều người hành hương đến đây. Trong bài viết, tác giả cũng cho rằng một không gian thiêng không thể trở thành một nơi chốn cụ thể nếu nó không được gắn với ý nghĩa mà con người gán cho nó. Sự tồn tại của một không gian thiêng thường gắn bó chặt chẽ với yếu tố bản sắc và nó có tính hợp pháp về chính trị, văn hóa và xã hội [60]. Chùa mang dấu ấn Phật giáo, nơi chứa đựng những hình thức sinh hoạt văn hóa đạo Phật, nơi con người gửi gắm niềm tin tâm linh, nơi đây đáp ứng nhu cầu tâm linh xác lập tính “hợp pháp” về mặt văn hóa của một không gian thiêng được trao truyền từ đời này sang đời khác. Trong luận án này, tác giả quan niệm không gian “thiêng” là nơi con người hành hương đến vì niềm tin tâm linh, nơi diễn ra thực hành nghi lễ liên quan đến Phật giáo mà con người được trải nghiệm và thực hành. Không gian thiêng luôn có trong tâm thức của người Việt, những không gian này không chỉ là nơi thực hành nghi lễ mà còn là không gian giúp con người kết nối xã hội và dẫn dắt những thực hành trao đổi kinh tế. Hành hương Phật giáo có thể hướng đến nhiều chùa song luận án chọn chùa Hương, một không gian thiêng gắn với Phật giáo và hoạt động hành hương từ truyền thống đến hiện tại. + Hành hương và hành hương Phật giáo Thuật ngữ hành hương trong tiếng Anh là từ “Pilgrimage” vừa có nghĩa là Cuộc hành trình đặc biệt, chuyến đi dài ngày đến một địa điểm thiêng liêng nào đó nhằm mục đích lễ bái. Từ điển Oxford Reference English Dictionary (1996) cho rằng “pilgrim” là một người du hành tới một vùng đất thiêng thể hiện lòng mộ đạo, còn “Pilgrimage” là một cuộc hành hương. Hành hương là “chuyến đi nhằm mục đích hoài niệm quá khứ hay tình cảm. Bách khoa thư Do Thái định nghĩa hành hương là “một chuyến đi tới vùng đất thánh hoặc một nơi thiêng liêng để làm tròn lời thệ ước hoặc để cầu phước lành”. Victor Turner có quan điểm khác về hành hương, ông nhấn mạnh các Nghi thức chuyển tiếp (rite de passage) trong quá trình hành hương và coi hành hương là một
  • 32. 24 dạng thể chế hóa hoặc “biểu tượng”, “phản cấu trúc”. Do vậy mà quan điểm của Turner về cộng cảm trong hành hương là yếu tố đưa con người ra khỏi cấu trúc xã hội thông thường, không phụ thuộc vào sự ràng buộc của cấu trúc, mọi thứ đều hoàn toàn tự nguyện. Ngưỡng kích thích dưới của nó kéo dài hơn ngưỡng kích thích dưới của lễ thụ pháp và tạo ra những cửa ngõ thế tục và cộng cảm mới. (1973) [126; tr.204]. Trong thực tế thì có rất nhiều đoàn hành hương được tạo lập để hành hương đến những không gian thiêng, khái niệm hành hương luôn được nhắc tới để nói về một nhóm, đoàn được thành lập như thường nhật tổ chức những cuộc đăng trình từ nhà đến một chốn linh thiêng10 . Hành hương là đến một quần thể hay một địa điểm thiêng liêng với một mục đích thiêng liêng. Hành hương theo truyền thống Phật giáo là nghi thức thắp hương đi quanh tháp đường, điện Phật cũng như lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát11 … Đây là ý nghĩa nguyên thủy của từ “hành hương”, sau này nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn như hành hương được gắn với du lịch tâm linh. Thuật ngữ “hành hương” đối với xã hội truyền thống của người Việt là kết quả được tích lũy từ những hoạt động thường ngày như đi cầu nguyện (sức khỏe, vật chất, địa vị xã hội…), học những bài đạo đức triết lý đạo Phật và đôi khi là sự trải nghiệm đa dạng về cuộc sống12 . Bên cạnh đó thuật ngữ “hành hương” còn được dùng để chỉ khách du lịch “khách hành hương”. Ở Việt Nam, trước đây thuật ngữ “hành hương” thường được dùng để chỉ tập tục đi lễ, đi trẩy hội ở các di tích có sức lan tỏa về tính thiêng trong nước như Chùa Hương, Yên Tử hoặc các Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ, Thái Lan và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, có nhiều người tham gia hành hương Phật giáo mặc dù đây không phải là một nghi lễ tôn giáo bắt buộc nhưng nhiều người Việt cho rằng họ cần duy trì thực hành tôn giáo này. Người hành hương ngoài mục đích tới những đền, chùa thiêng Phật giáo để lễ cầu may, cầu lộc, cầu con... còn có những mục đích khác như đi du lịch tâm linh, kết nối xã hội, tìm kiếm bạn bè, trao đổi kinh tế. Theo Thích Đức Trường trong bài viết Hành hương tâm linh con đường Hoằng Pháp thì Hành hương Phật giáo là hành trình mà tâm thức trong mỗi người 10 Nhiều cụ trong cộng đồng hành hương An Lạc, Hà Nội mà tác giả gặp đã cho rằng “ hành hương có từ xưa chúng tôi được nghe các cụ gọi rồi, giờ đây chúng tôi dùng nó để chỉ tổ chức hành hương có nhiều người cho cuộc đăng trình từ nhà đến một chốn linh thiêng ”. 11 Qua lời kể của một số Sư Tăng Ni mà tác giả có cơ hội trò chuyện khi tìm hiểu về khái niệm “Hành hương”. 12 Ý kiến của Thượng Tọa Thích Minh Hiền (Trụ trì chùa Hương), trong cuộc trao đổi tại chùa Ngoài (Thiên Trù), chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội tháng 10/2018.
  • 33. 25 luôn bị đánh động để hình thành một niềm tin chân thật về địa điểm hay di tích linh thiêng chứa đầy những biểu tượng và dấu vết lịch sử. Tác giả cũng khái quát hành hương theo truyền thống Phật giáo là nghi thức thắp hương đi diễu quanh tháp đường và điện Phật và cũng như lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là ý nghĩa nguyên thủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng (2017) [81]. Điểm qua những quan niệm về hành hương và hành hương Phật giáo, có thể thấy đây là thực hành truyền thống Phật giáo hướng tới một địa điểm thiêng và mục đích thiêng. Mỗi chuyến đi hành hương tới những không gian thiêng, người hành hương được kết nối với nhau trong những khoảng khắc đặc biệt khi họ có chung ý tưởng, niềm tin, hướng về giá trị nhân văn tạo nên sự gắn kết, kết nối giữa cá nhân với cộng đồng. Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi hiểu về Hành hương Phật giáo như sau: Hành hương Phật giáo là hành trình đến những vùng đất thiêng của Phật giáo để chiêm bái, tự học triết lý đạo Phật và thực hành nghi lễ. Hành hương Phật giáo là sự kết nối những con người có chung niềm tin với Đức Phật, sự cộng cảm và những mong muốn thực hành niềm tin đó. Từ đây, mạng lưới xã hội, các mối quan hệ xã hội, nhiều thực hành trao đổi kinh tế và tôn giáo được hình thành và duy trì. + Cộng cảm Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh thì cộng cảm và cộng mệnh hiểu một cách đơn giản là các thành viên trong cộng đồng gắn bó, chia sẻ tình cảm và cùng chung trách nhiệm và nghĩa vụ về sự gắn kết và pháp triển của cộng đồng. Từ cộng mệnh đến cộng cảm biểu thị sự hòa đồng giữa các thành viên tạo ra tính cố kết trong cộng đồng [72]. Theo Victor Turner thì cộng cảm (Communitas) là một đặc tính của sự tương tác, thậm chí là sự chia sẻ trực tiếp giữa những cá tính cụ thể và rõ ràng, được phát sinh trong mọi nhóm đối tượng, hoàn cảnh và tình huống (V.Turner 1978). Sự khác biệt giữa cấu trúc và sự cộng cảm không giống như sự khác nhau giữa thế tục và thần thánh; cộng cảm là sự liên kết thiết yếu của loài người (V. Turner 1969:96, 97) [124; tr.250]. Tác giả cho rằng cộng cảm mang tính tự phát, trực tiếp, cụ thể chứ
  • 34. 26 không mang tính trừu tượng, nó là một phần của “đời sống tôn giáo”. Cộng cảm không hợp nhất các cá thể lại với nhau mà giải phóng người hành hương ra khỏi những quy tắc thông thường mặc dù chỉ là tạm thời. Cộng cảm thực sự mang lại điều kỳ diệu cho người hành hương khi chính cộng cảm khiến họ gắn kết với nhau. Cộng cảm là sự trải nghiệm của mỗi cá thể, nhưng hầu như chưa bao giờ được các nhà khoa học xã hội coi như là một đối tượng nghiên cứu rõ ràng hoặc có giá trị. Tuy nhiên, sự cộng cảm lại tập trung vào tôn giáo, văn học, kịch và nghệ thuật, và người ta có thể tìm thấy sự hiện hữu của cộng cảm trong điều lệ, đạo đức, mối quan hệ họ hàng, thậm chí là kinh tế. (V.Turner 1974a:231) (1978) [124; tr.250]. Dựa theo những quan niệm cơ bản của Victor Turner về cộng cảm, chúng tôi nhận thấy cộng cảm xuất hiện qua trải nghiệm hành hương đến những không gian thiêng, qua những thực hành nghi lễ. Sự xuất hiện này dù trong một khoảng khắc nào đó đã giúp con người không còn sợ hãi mà hòa quyện cảm xúc đồng đạo gắn kết những người hành hương gần lại với nhau. Sự cộng cảm xuất hiện khi người hành hương cùng tư tưởng hướng đến sự che chở, được giúp đỡ (ở trạng thái tâm lý) thể hiện mong muốn của mình về một vấn đề nào đó và vì vậy họ tạo nên sự gắn kết với nhau. Mối quan hệ giữa cái hiện hữu cùng tư tưởng, đồng đạo trong một không gian tâm linh và cái không hiện hữu mang tính thiêng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người hành hương. Sự lan rộng của nhóm/đoàn hành hương khiến những địa điểm hành hương trở thành trung tâm kết nối người hành hương lại với nhau qua sự cộng cảm, khiến họ xóa bỏ sự khác biệt, mâu thuẫn, trong cuộc sống thường ngày. + Mạng lưới xã hội Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Châm thì “Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức) được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua mối quan hệ như quan hệ bạn bè, quan hệ họ hàng, quan hệ niềm tin, quan hệ về kiến thức,… và những chia sẻ về sở thích, về tài chính, về các vấn đề xã hội,…” [12; tr.6]. Tác giả Trần Thị Phương Hoa cho rằng “Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội mang tính phi chính thức theo nghĩa nó không hàm chứa các vị trí và luật lệ xã hội định hình thành cũng như không chính thức phân bổ quyền lực cho các thành viên. Trong mạng lưới xã
  • 35. 27 hội, các vị trí, quyền lực, luật lệ, thủ tục mang tính linh hoạt, dễ thay đổi” [33; tr.44]. Tác giả Nguyễn Giáo lại cho rằng “Mạng lưới xã hội là mô hình liên kết các quan hệ xã hội của cá nhân, nhóm và tập thể” [28; tr.33]. Trong nghiên cứu của mình tôi cho rằng MLXH trong nhóm/đoàn hành hương được hình thành, tạo dựng và duy trì từ yếu tố cộng cảm, qua quá trình trải nghiệm và thực hành nghi lễ của những người hành hương. Yếu tố cộng cảm, sự đồng đạo của những người hành hương tạo sự vững chắc trong việc duy trì MLXH vì nó được mở rộng và vận hành cơ cấu tổ chức của các thành viên dựa trên sự tin cậy và trông đợi về mối quan hệ “có đi có lại”. MLXH được hình thành và vận hành qua sự trao đổi lợi ích tình cảm, kinh tế trong cộng đồng, nhóm, đoàn hành hương. + Vốn xã hội Từ góc độ chính trị, Fukuyama Francis đã nghiên cứu về quan hệ xã hội thông qua vốn xã hội ở khía cạnh kinh tế qua những bài viết: “Social capital and civil society” [Vốn xã hội và xã hội dân sự ] (1999) [115] cho rằng vốn xã hội chính là được sản sinh ra từ những thành tố văn hóa của xã hội hiện đại, được phát sinh ngẫu nhiên và có tác động tích cực khi nó được đặt trên nền tảng của sự tin cậy trong xã hội (social trust) qua quá trình liên kết những thành viên cùng chung tham gia vào một tổ chức nhóm hay cộng đồng. Tác giả Lưu Bành trong nghiên cứu “Vốn xã hội của các đoàn thể tôn giáo Mỹ” (2010) đã chỉ ra hàng triệu người dân Mỹ thuộc các hình thức tôn giáo khác nhau với các hoàn cảnh khác nhau nhưng khi tham gia vào dù bất cứ hoạt động tôn giáo nào cũng đều nhận được sự an toàn, an ủi động viên về mặt tinh thần. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra chính sự tham gia và hoạt động của người dân vào các tổ chức tôn giáo làm lớn mạnh thêm vốn xã hội cho tổ chức tôn giáo đó. Tổ chức giáo hội là nơi tạo ra hứng thú, giao lưu tiếp xúc, giữ gìn các quy tắc, biết được cách giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống. Kết quả khi tham gia các hoạt động trong các tổ chức giáo hội là hình thành được nhiều mối quan hệ và đó chính là vốn xã hội [3; tr.64]. Bên cạnh đó vốn xã hội còn thể hiện cả trong mối quan hệ con người và đem lại lợi ích kinh tế. Trong nghiên cứu về tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi, tác giả Mai Thị Hạnh cho rằng “Vốn xã hội là nguồn lực mà một người nào đó có được thông qua việc tham gia vào một cộng đồng và sở hữu các mối quan hệ, sử dụng
  • 36. 28 chúng để đem lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần)” (2016) [31; tr.30]. Theo tác giả này vốn xã hội không phải tự nhiên mà có, nó phải được đầu tư, xây dựng và để có vốn xã hội các thành viên trong bản hội đã kết nối lại với nhau. Họ đã phải đầu tư thời gian thực hành nghi lễ và đi lễ xa tới những không gian thiêng như miền đất Thánh. Qua mỗi chuyến đi, các buổi thực hành nghi lễ các thành viên thêm sự gắn bó, mở rộng các quan hệ xã hội và đã đem lại nhiều lợi ích về văn hóa, lợi ích về tín ngưỡng, lợi ích về kinh tế đó được gọi là vốn xã hội. Vận dụng các khái niệm, lý thuyết và cách tiếp cận trong những nghiên cứu trên, luận án nhận diện sự hình thành, kết nối theo kiểu “bắc cầu” các quan hệ xã hội và vấn đề kinh tế được hình thành trong đoàn hành hương. Các cá nhân tham gia hành hương tạo được sự kết nối thông qua những sinh hoạt, thực hành nghi lễ, tìm kiếm đối tác trong kinh doanh, kết bạn... Thực hành hành hương Phật giáo là hiện tượng văn hóa đa dạng, cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về đời sống văn hóa của con người hiện nay. MLXH được nghiên cứu trong đề tài được đề cập đến từ những kiểu “bắc cầu” từ các quan hệ xã hội – tâm linh và kinh tế được tạo ra từ quá trình hình thành, trải nghiệm và thực hành nghi lễ của những người tổ chức và đi hành hương. 1.2.2. Hướng tiếp cận cơ sở lý thuyết của luận án Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về hành hương Phật giáo, trong luận án này chúng tôi quan tâm đến quan điểm lý thuyết cấu trúc chức năng và mạng lưới xã hội. Liên quan đến phương diện tạo lập mạng lưới xã hội từ các quan hệ xã hội được thiết lập trong đoàn hành hương, Radcliffe Brown đại diện của trường phái chức năng cấu trúc cho rằng trong bất kỳ xã hội nào cũng đều phải đòi hỏi các mối quan hệ xã hội. Những mối quan hệ này được tạo dựng và duy trì trong quá trình người hành hương cùng nhau thực hành nghi lễ, cùng chung niềm tin tâm linh, chia sẻ những tình cảm và sự gắn kết được tạo dựng trên cơ sở các thành viên cùng thuộc về một nhóm/đoàn hành hương. Radcliffe Brown coi chức năng cơ bản của văn hóa và xã hội là nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, cả vật chất (sinh kế, ăn, ở…) lẫn tâm lý thông qua (tôn giáo, nghi lễ…) [130]. Cách tiếp cận của ông một phần nào đó phụ thuộc nhiều vào trường phái Durkheim đó là quan tâm chủ yếu tới
  • 37. 29 việc xem xét tư tưởng, nhu cầu của các cá nhân qua thực hành nghi lễ trong các bối cảnh xã hội khác nhau và đóng góp của nó trong việc duy trì trật tự xã hội. Qua những công trình nghiên cứu về hành hương, tuy nhiều tác giả cũng phê bình quan điểm của Turner nhấn mạnh sự gia tăng của các giới hạn và khác biệt xã hội trong bối cảnh hành hương hơn là sự cải thiện hoặc sự biến mất của các khác biệt và giới hạn đó. Điển hình như John Eade and Michael Sallnow (1991) cho rằng hành hương nên được xem như là “một đấu trường cho các cuộc đàm đạo về tôn giáo và thế tục” và trải nghiệm về sự cộng cảm chỉ là một trong nhiều khía cạnh để đàm luận trong chủ đề về hành hương (1991) [114]. Các học giả vẫn sẽ tiếp tục tranh luận về việc liệu cộng cảm hay sự bất đồng mới là nét đặc thù của hành hương bởi tính cộng cảm không phải lúc nào cũng tìm thấy ở mỗi cuộc hành hương. Premakumara de Silva (2016) Anthropological Studies on South Asian Pilgrimage: Case of Buddhist Pilgrimage in Sri Lanka [Nghiên cứu các nhà nhân loại học về hành hương Nam Á] trong bài viết của mình cũng đề cập đến điều đó và cho đến tận bây giờ, cuốn sách Contesting the Sacred (1991) của Eade và Sallnow là sự phản hồi liên tục nhất với mô hình nghiên cứu của Turner. Họ không những không thừa nhận giả thuyết phản cấu trúc mà còn đưa ra một cách tiếp cận mới (hậu hiện đại) với nghiên cứu về hành hương. Một trong những ý kiến đó là sự phê bình trong việc nhìn nhận sự cộng cảm không chú trọng tới các mâu thuẫn thế tục hiện hữu ở hành hương – điều này được sử dụng như là nền tảng của bước tiếp cận mới. Họ cho rằng ý tưởng về sự phản cấu trúc không những vội vàng đánh giá tính phức tạp của hiện tượng này mà còn đặt lên tập tục hành hương một sự đồng nhất không xác thực trong bối cảnh văn hóa – lịch sử khác nhau (Eade & Sallnow 1991:5). Bởi vậy, họ giới thiệu hành hương là một lĩnh vực rộng lớn có khả năng đàm luận về thế tục và tôn giáo. Mặc dù cách tiếp cận này dựa trên những phân tích về hành hương Cơ đốc giáo, luận điểm của họ có nhiều sự tương đồng với nhân học nghiên cứu hành hương (2016) [120]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình tôi lại quan tâm đến quan điểm cộng cảm trong hành hương của Victor Turner13 vì quan điểm này ảnh hưởng đến các 13 Victor Turner sinh ngày 28 tháng 5 năm 1920 và mất ngày 18 tháng 12 năm 1983 ở Glassgow, Scotland là nhà nhân loại học xã hội Hoa Kỳ. Ông là con trai của Norman và Violet Turner tốt nghiệp cử nhân văn