SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 170
0
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Thành ngữ, quán ngữ
trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay
Mã số đề tài: SV2016 - 12
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học cơ bản
Chủ nhiệm đề tài: Phan Hoàng Tấn
Thành viên tham gia:
1. Võ Minh Triệu Luân
2. Lê Duy Nhã
3. Tạ Uyên Vy
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thanh Thủy
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5/ 2017
1
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Bản tóm tắt
5
1. Lí do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
3. Mục tiêu 12
4. Phạm vi 12
5. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 13
7. Cấu trúc 13
Chương 1. Cơ sở lí luận
14
1.1. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ 14
1.2. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ 29
1.3. Vai trò của thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp 47
1.4. Ảnh hưởng của văn hóa xã hội trong việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ
trong hoạt động giao tiếp (tuổi tác, giới tính, chủ đề)
53
1.5. Quan niệm về “giới trẻ” 57
1.6. Lí thuyết về hoạt động giao tiếp 59
Chương 2. Thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao
tiếp của giới trẻ hiện nay
67
2.1. Thực trạng sử dụng thành ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay 67
2.2. Đánh giá việc sử dụng thành ngữ quán ngữ trong giao tiếp. 90
2
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện
nay
96
3.1. Đối với việc sử dụng hiệu quả thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động
giao tiếp
97
3.2. Đối với việc dạy và học thành ngữ, quán ngữ trong nhà trường phổ
thông
104
3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ tận
tình của:
- Quý thầy cô trong ban Chủ nhiệm khoa Sư phạm Khoa Học Xã Hội.
- Quý thầy cô giảng dạy ngành Ngữ văn.
- ThS Lê Thị Thanh Thủy - giảng viên hướng dẫn đề tài.
- Sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn học sinh:
+ Lớp 10 chuyên Văn, 10A1 trường trung học phổ thông Gia Định, quận Bình
Thạnh, TPHCM
+ Lớp 12 Ban D trường trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ, quận Gò Vấp,
TP.HCM
+ Lớp 12 Ban A trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM
+ Lớp 12 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hiền, quận 1, TP.HCM
- Sự giúp đỡ tận tình của các anh chị sinh viên:
+ Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
+ Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
+ Trường Đại học Văn Hiến
+ Trường Đại học Sài Gòn.
4
BẢN TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay
Mã số đề tài: SV2016 - 12
1. Vấn đề nghiên cứu
Khi nói đến bản sắc dân tộc được thể hiện trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ
thì không thể không nói đến thành ngữ, quán ngữ. Thành ngữ, quán ngữ (thành ngữ,
quán ngữ) là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân chứa đựng cả chiều sâu tư duy về
lao động sản xuất, quan hệ xã hội, đạo lí làm người, quan điểm thẩm mĩ... Ngoài ra,
thành ngữ, quán ngữ còn là phương tiện ngôn ngữ có giá trị độc đáo với lối diễn đạt
sinh động, tinh tế, nhiều hàm ý và giàu tính biểu cảm. Nó giúp ngôn ngữ giao tiếp của
con người vừa súc tích, gãy gọn, vừa ý nhị, sâu sắc, đậm tính trí tuệ. Nó cũng góp phần
hình thành và phát triển nhân cách, hướng con người đến những chuẩn mực đạo đức
của xã hội, nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử làm cho đời sống của mỗi người thêm
phong phú, tinh tế.
Giới trẻ hiện nay có còn quan tâm đến thành ngữ, quán ngữ? Thực trạng sử
dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ như thế nào trong bối
cảnh hội nhập quốc tế? Làm sao để nâng cao nhận thức và khai thác kho tàng các thành
ngữ, quán ngữ một cách triệt để giao tiếp có hiệu quả? Làm sao để việc sử dụng thành
ngữ, quán ngữ tránh được những sai sót, dùng sai mục đích, tránh gây ra sự nhàm
chán, phản cảm? Cách nhìn nhận và sử dụng những thành ngữ, quán ngữ mới trong
giai đoạn hiện nay như thế nào? Đó là lí do chọn đề tài của nhóm tác giả.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn ngữ liệu chúng tôi khảo sát, mục tiêu chính của đề tài này:
Một là, làm rõ vấn đề lí luận về thành ngữ, quán ngữ và vai trò của chúng
trong việc tạo phát ngôn.
5
Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng trong việc sử
dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
Ba là, đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thành
ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các lí thuyết về thành ngữ, quán ngữ.
- Làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa xã hội trong việc sử dụng thành ngữ,
quán ngữ trong hoạt động giao tiếp.
- Khảo sát thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp
hằng ngày của giới trẻ.
- Xác định cấu trúc một số thành ngữ, quán ngữ mới được ra đời trong quá
trình hiện đại hóa.
- Đánh giá việc sử dụng thành ngữ mới trong cuộc sống của giới trẻ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc
sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm khái
quát, hệ thống hoá, bổ sung về mặt lý thuyết về thành ngữ, tục ngữ, lí thuyết hội thoại
nói riêng và đặc biệt là việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp. Đây chính là
những lý thuyết cơ sở để đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải
pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
6
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này nhằm khảo sát trực tiếp
việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giáo tiếp của giới trẻ hiện nay. Phương pháp
này được thực hiện bằng cách phỏng vấn, phát phiếu điều tra.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để xác định tần số xuất
hiện, hiệu quả những cuộc giao tiếp có sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giới trẻ từ
cứ liệu điều tra xã hội học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thực hiện phương pháp này nhằm mục
đích phân tích, tổng hợp việc nhận diện, sử dụng thành ngữ, quán ngữ như thế nào
trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài góp phần tiếng nói chung trong việc nghiên cứu về thành ngữ, quán ngữ
hiện đại được ra đời trong xã hội ngày nay. Qua đề tài, chúng tôi nhận thấy được kiến
thức về thành ngữ, quán ngữ của giới trẻ còn hạn chế. Từ đó, chúng tôi đưa ra những
giải pháp để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thành ngữ, quán ngữ - một kho tàng phong
phú của ngôn ngữ dân tộc. Đồng thời, với những giải pháp này, chúng tôi mong muốn
giúp các bạn sử dụng triệt để thành ngữ, quán ngữ để mang đến những giá trị biểu cảm
cao trong việc giao tiếp.
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi nói đến bản sắc dân tộc được thể hiện trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ
thì không thể không nói đến thành ngữ, quán ngữ. Thành ngữ, quán ngữ là lời ăn tiếng
nói hàng ngày của nhân dân chứa đựng cả chiều sâu tư duy về lao động sản xuất, quan
hệ xã hội, đạo lí làm người, quan điểm thẩm mĩ... Ngoài ra, thành ngữ, quán ngữ còn là
phương tiện ngôn ngữ có giá trị độc đáo với lối diễn đạt sinh động, tinh tế, nhiều hàm
ý và giàu tính biểu cảm. Nó giúp ngôn ngữ giao tiếp của con người vừa súc tích, gãy
gọn, vừa ý nhị, sâu sắc, đậm tính trí tuệ. Nó cũng góp phần hình thành và phát triển
nhân cách, hướng con người đến những chuẩn mực đạo đức của xã hội, nâng cao khả
năng giao tiếp, ứng xử làm cho đời sống của mỗi người thêm phong phú, tinh tế.
Chẳng hạn, trong giao tiếp và diễn đạt, chúng ta thường hay sử dụng các cụm từ cố
định như nói cách khác, suy cho cùng, một mặt thì, mặt khác thì,... Đó chính là các
quán ngữ. Quán ngữ có chức năng vừa là phương tiện liên kết các đơn vị giao tiếp, lại
vừa như một tín hiệu có chức năng đưa đẩy, chêm xen làm cho lời nói tăng tính biểu
thị tình thái.
Và hàng loạt thành ngữ của nhân dân dù đơn giản nhất như những câu nói
thông thường nhưng khá tinh tế như “cao bay xa chạy”, thành ngữ “nói giăng nói
cuội” bị biến thành “nói nhăng nói cuội”,… làm cho lời nói thêm gợi hình, gợi cảm.
Việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ không phải chỉ với cái vốn sẵn có mà luôn
luôn thay đổi và sáng tạo theo mô hình nào đó. Ngôn ngữ càng phát triển tất yếu sẽ kéo
theo sự xuất hiện của các thành ngữ, quán ngữ mới. Chúng xuất hiện cùng với sự biến
đổi của đời sống xã hội và phản ánh chân thực nhất những nét mới, sự thay đổi trong
đời sống xã hội của người Việt. Trên các diễn đàn (forum), các trang mạng xã hội
(Facebook, zing,..), hay nói chuyện tán gẫu (chat, viber, zalo,….), chúng ta dễ dàng
thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi từ cách viết đến ngữ pháp câu, thậm chí cố
tình viết chệch âm, sai lỗi chính tả để tiết kiệm thời gian hay tạo sự vui vẻ, tinh nghịch
trong lời nói mà các bạn ấy thường gọi là “Teencode”. Đồng thời, trong giới trẻ đã
8
xuất hiện theo những cụm từ cố định mới với những ý nghĩa tương tự như những cụm
từ cố định truyền thống nhưng khác trong cách diễn đạt. Chính vì vậy, trong quá trình
sử dụng chất liệu này còn nảy sinh nhiều vấn đề cần thảo luận.
Thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ
hiện nay như thế nào? Làm sao để nâng cao nhận thức và khai thác kho tàng các thành
ngữ, quán ngữ truyền thống một cách triệt để để giao tiếp có hiệu quả? Làm sao để
việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ tránh được những sai sót, dùng sai mục đích, tránh
gây ra sự nhàm chán, phản cảm? Cách nhìn nhận và sử dụng những thành ngữ, quán
ngữ mới trong giai đoạn hiện nay như thế nào? Vai trò của nhà trường trong việc nhận
diện, sử dụng thành ngữ, quán ngữ của giới trẻ như thế nào? Đó là những câu hỏi cần
được làm sáng tỏ. Do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng
thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có thể nói, tiếng Việt được xem là một loại hình ngôn ngữ vô cùng phong phú,
đa dạng. Mỗi từ, mỗi cụm từ trong tiếng Việt đều có giá trị biểu đạt cao. Từ lâu, người
ta đã nhận thấy có những đơn vị trong tiếng Việt rất giàu hình ảnh biểu đạt, mang giá
trị tu từ thuộc những kiểu cấu trúc đặc biệt, có tiết tấu, âm điệu rõ ràng hoặc có sự hài
hòa với âm thanh khi diễn ngôn. Những đơn vị như thế thường được sử dụng không
chỉ trong văn chương mà còn được hiện diện thường xuyên trong lời ăn tiếng nói hằng
ngày. Chúng được sinh ra và lớn lên cùng với kho tàng ngôn ngữ dân tộc từ thời xa
xưa. Đó chính là thành ngữ. Ví dụ: Rút dây động rừng, của ăn của để, tấc đất tấc vàng,
mèo mả gà đồng, của thiên trả địa,… Cũng như tất cả những ngôn ngữ khác, chúng tồn
tại một cách khách quan trong ngôn ngữ và có giá trị tự nhiên về mặt diễn đạt.
Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trở lại đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ và
văn học dân gian nói chung, các lớp từ ngữ và thể loại văn học dân gian như ca dao,
dân ca, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ… nói riêng đã được rất nhiều người quan tâm
với những công trình nghiên cứu có giá trị. Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu về thành ngữ ở tất cả các phương diện hình thái cấu trúc, ngữ nghĩa và văn
9
hóa. Và công trình nghiên cứu thành ngữ đầu tiên trong tiếng Việt là “Về tục ngữ và ca
dao” của Phạm Quỳnh được công bố vào năm 1921. Có thể nói nhìn một cách tổng
thể, các tác giả đã có rất nhiều đóng góp quý báu, họ đã có công lớn trong việc khai
phá những vấn đề có liên quan đến thành ngữ và có nhiều phát hiện bất ngờ thú vị.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng trực tiếp của các nhà ngôn
ngữ học Nga, việc nghiên cứu thành ngữ học tiếng Việt mới có được cơ sở khoa học
nghiêm túc. Vào những năm 70, trong tạp chí Ngôn ngữ của Viện Ngôn ngữ học thuộc
Ủy ban Khoa học Xã hội có đăng một số bài đề cập đến việc nghiên cứu trong các
cuộc tranh luận của các học giả phương Tây và Nga về thành ngữ học, vấn đề được
bàn luận là việc xác định khối lượng của thành ngữ học, việc xem xét các đơn vị thành
ngữ trong tiếng Việt, nghiên cứu những thuộc tính của thành ngữ và những phương
thức khu biệt chúng với những đơn vị khác của ngôn ngữ. Mốc quan trọng trong việc
nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản cuốn từ điển “Thành ngữ tiếng
Việt” năm 1976 của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang [23]. Tuy không bao quát được hết
thành ngữ tiếng Việt, nhưng đã cung cấp chất liệu bổ ích cho những ai quan tâm. Bên
cạnh đó, năm 1989, cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân
[21] và bốn quyển trong loạt sách “Kể chuyện về thành ngữ và tục ngữ” được xuất bản
(1988-1990) do Viện ngôn ngữ biên soạn, Hoàng Văn Hành chủ biên.[15] đã giúp cho
những ai quan tâm đến có cái nhìn chi tiết và hệ thống hơn về thành ngữ.
Sau khi thành ngữ trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học, thì những câu hỏi
quan trọng nhất mà các nhà nghiên cứu đặt ra là: Thành ngữ tiếng Việt là gì? Chúng có
những thuộc tính và đặc điểm gì? Để trả lời những câu hỏi đó, các nhà ngôn ngữ học
Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu với mục đích tìm ra những phương thức và tiêu chí
phân biệt thành ngữ với những đơn vị ngữ khác có liên quan đến chúng, nghĩa là tìm
những tiêu chí khu biệt thành ngữ với từ phức, cụm từ tự do và tục ngữ...
Trong công trình của giáo sư Nguyễn Văn Tu “Từ và vốn tử tiếng Việt hiện
đại” [30], ông đã dành cả chương thứ 7 để khảo sát những vấn đề cụm từ cố định nói
chung và thành ngữ nói riêng. Tác giả viết thành ngữ là cụm từ cố định, trong đó phần
lớn đã mất đi tính độc lập ngữ nghĩa của chúng, và sau khi kết hợp với nhau chúng trở
10
thành một thể thốngn hất bền chặt. Nghĩa của kết hợp đó không được tạo nên từ nghĩa
của những thành tố nằm trong thành phần của nó. Hồ Lê cũng cho rằng thành ngữ là
một tổ hợp từ cố định về cấu trúc, có nghĩa bóng, được sử dụng để miêu tả những hình
ảnh, hiện tượng, tính cách hoặc quan hệ.
Nghiên cứu thành ngữ như một cương vị nhất định (trong sự phân định với các
đơn vị khác như tục ngữ, quán ngữ, từ ghép…). Đi theo hướng này, thành ngữ được
nghiên cứu ở hầu hết các công trình về từ vựng học, ngữ pháp học hoặc tách riêng
thành các bài nghiên cứu về vấn đề ranh giới giữa các đơn vị từ vựng. Các công trình
có thể kể ở đây như công trình của Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Kim Thản,
Nguyễn Thiện Giáp, Hồ Lê.
Nghiên cứu thành ngữ ở mặt riêng lẻ như nguồn gốc hình thành, ngữ nghĩa,
văn hóa, biến thể… phải kể đến các công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân, Phan
Xuân Thành, Vũ Quang Hào, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang…
Một số tác giả khác nghiên cứu thành ngữ về mặt cấu trúc, hình thái, ngữ
nghĩa như Trương Đông San, hoặc nghiên cứu thành ngữ so sánh như Hoàng Văn
Hành; Bùi Khắc Việt. Bên cạnh đó, cũng có các công trình thạc sĩ, tiến sĩ khác cũng
nghiên cứu về thành ngữ như: “Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành
ngữ tiếng Việt” năm 1995 của Nguyễn Công Đức [9].
Về phía quán ngữ, có thể thấy trong hàng chục đầu sách nghiên cứu về từ vựng
hiện đại chỉ có độ vài ba tác phẩm viết vài dòng về quán ngữ mà thôi. Nổi bật có các
tác giả như Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu. Đặc biệt là Hoàng
Trọng Phiến, bởi ông đã đề cập trực tiếp và định nghĩa quán ngữ trong công trình của
mình như những gợi mở cho các hướng nghiên cứu sâu hơn. Hơn hết, Hoàng Trọng
Phiến đã liệt kê được gần 500 quán ngữ trong công trình từ điển giải thích hư từ tiếng
Việt của tác giả cũng như Đỗ Thanh và các đồng sự đã bổ sung hàng trăm đơn vị nữa
trong tác phẩm từ điển nói về công cụ tiếng Việt của họ.
Có thể thấy, khi xã hội ngày càng phát triển, ngôn ngữ cũng phát triển theo dẫn
theo sự xuất hiện của các cụm từ cố định mới. Những cụm từ ấy trải qua một thời gian
11
dài sử dụng, nó dần dần hội tụ đủ các điều kiện để được xem là thành ngữ, quán ngữ.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ trong việc giao tiếp phải được
quan tâm hơn. Từ trước tới nay, các công trình nghiên cứu về thành ngữ, quán ngữ
tương đối nhiều song chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề thành ngữ, quán
ngữ được giới trẻ nhận diện và sử dụng như thế nào trong giao tiếp trong giai đoạn
hiện nay. Chính vì vậy, thiết nghĩ việc khảo sát thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp
của giới trẻ hiện nay là việc làm vô cùng cần thiết.
3. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chính của đề tài này:
Một là, làm rõ vấn đề lí luận về thành ngữ, quán ngữ và vai trò của chúng
trong việc tạo phát ngôn.
Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng trong việc sử
dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
Ba là, đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thành
ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ, quán ngữ là những bộ phận
chiếm số lượng lớn, rất đa dạng và phong phú về mặt nội dung và phạm vi sử dụng.
Trong khảo sát bước đầu chúng tôi chọn phạm vi nghiên cứu là thành ngữ, quán ngữ
trong hoạt động giao tiếp, trong mối quan hệ với phát ngôn của giới trẻ hiện nay tại
một số trường THPT, đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (như: Trường
THPT Nguyễn Công Trứ, Trường THPT Bùi Thị Xuân, Trường THPT Gia Định,
Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Trường Đại học Bách
Khoa TP.HCM,…)
12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm khái
quát, hệ thống hoá, bổ sung về mặt lý thuyết về thành ngữ, tục ngữ, lí thuyết hội thoại
nói riêng và đặc biệt là việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp. Đây chính là
những lý thuyết cơ sở để đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải
pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này nhằm khảo sát trực tiếp
việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giáo tiếp của giới trẻ hiện nay.Phương pháp
này được thực hiện bằng cách ghi âm, phỏng vấn, phát phiếu điều tra.
Phƣơng pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để xác định tần số xuất
hiện, hiệu quả những cuộc giao tiếp có sử dụng thành ngữ, quán ngữtrong giới trẻ từ cứ
liệu điều tra xã hội học.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Thực hiện phương pháp này nhằm mục
đích phân tích, tổng hợp việc nhận diện, sử dụng thành ngữ, quán ngữ như thế nào
trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung kiến thức về thành ngữ, quán ngữ
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lứa tuổi trung học phổ thông Gia Định,
Nguyễn Công Trứ, Bùi Thị Xuân, sinh viên đại học các trường Bách Khoa Tp.HCM,
Công nghệ TP.HCM, Đại học Sài Gòn.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề tài gồm 3 chương:
13
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp
của giới trẻ hiện nay
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
14
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ
1.1.1. Thành ngữ
Việc tìm một định nghĩa chính xác nhất về thành ngữ là vô cùng khó, mỗi nhà
nghiên cứu đều cố gắng đưa ra một định nghĩa hàm súc, dễ hiểu về bản chất của thành
ngữ. Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học, cũng như các nhà nghiên cứu văn
học, chưa thể nêu ra một khái niệm chính xác tuyệt đối và vẫn còn có nhiều tranh cãi,
mỗi người đầu có những định nghĩa riêng của mình:
Theo Dương Quảng Hàm thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã
lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói hoặc viết văn.
Theo Vũ Ngọc Phan: “Thành ngữ là một thành phần câu sẵn có, là một bộ phận của
câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý nghĩa
trọn vẹn”, nghĩa là tác giả cho rằng thành ngữ không phải một thành phần chính mà là
một bộ phận của câu và tự thành ngữ không diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa. Theo Cù
ĐinhTú: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi,
dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động” và “thành ngữ là những đơn vị tương
đương như từ”. Theo Hồ Lê: “Thành ngữ là tổ hợp từ - nhiều từ kết hợp lại và có tính
chất vững chắc về cấu tạo, bóng bẩy về ýnghĩa, dùng để miêu tả một hình ảnh, một
hình tượng một tính cách , một thái độ nào đó”. Quan điểm của ông góp phần làm cho
khái niệm thành ngữ thêm phần cụ thể nhưng vẫn chưa được đồng ý hoàn toàn.
Theo Nguyễn Văn Tu: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các từ trong đó đã
mất tính độc lập ở một trình độ cao về nghĩa, liên kết thành một khối vững chắc, hoàn
chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Những thành
ngữ này có tính hình tượng hoặc có thể không có.” [30]. Với định nghĩa này, ông đã đề
cập đến tính hình tượng của thành ngữ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học đều cố gắng đưa ra
những định nghĩa đúng nhất, thuyết phục nhất. Có thể do một phần vì cái nhìn chủ
15
quan nên mỗi người lại có những ý kiến khác nhau về định nghĩa thành ngữ nên đã gây
nhiều tranh cãi và thiếu nhất quán. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên có tầm
quan trọng và đóng góp lớn cho việc tìm ra định nghĩa chính xác và là nền tảng cho
những công trình nghiên cứu sau này.
Trên cơ sở đó, chúng tôi nhất trí khái niệm về thành ngữ: “Thành ngữ là một
cụm từ cố định có tính vững chắc về hình thức cấu trúc và hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý
nghĩa, dùng để biểu thị một cách hình ảnh các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động
hay một trạng thái nào đó”. Và nghĩa của thành ngữ là nghĩa của một chỉnh thể chứ
không phải của từng yếu tố trong chỉnh thể.
Ví dụ: Để biểu đạt việc “chạy rất nhanh”, chúng ta có các thành ngữ: chạy thục
mạng, chạy bán sống bán chết, chạy như, chạy như cờ long công,... Để biểu đạt vẻ đẹp
của một người con gái, chúng ta có thành ngữ: đẹp như tiên, đẹp hoa nhường nguyệt
thẹn, đẹp nghiêng nước nghiêng thành… Vậy, tuy cùng diễn tả một sự vật, hiện tượng,
nhưng thành ngữ biểu đạt một cách hình ảnh hơn, gợi hình, gợi cảm hơn, và nghĩa của
nó là của toàn bộ chỉnh thể chứ không phải các thành tố cộng lại. Chính vì vậy, việc
sưu tập và nghiên cứu thành ngữ lâu nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm
tới. Điều đó cũng thể hiện ở sự đa dạng trong quan niệm về thành ngữ: quan niệm của
Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Như Ý, Kiều Văn.
Trong gian đoạn hiện đại, thành ngữ có được giới trẻ quan tâm và có được
hiểu theo cách nhìn truyền thống? Và thành ngữ thời hiện đại, nếu có, nó là gì? Theo
quan điểm của chúng tôi, giới trẻ vẫn rất quan tâm đến việc sử dụng thành ngữ trong
hoạt động giao tiếp. Dĩ nhiên theo cách nhìn của giới trẻ hiện nay, chúng tôi tạm gọi là
thành ngữ thời hiện đại, thành ngữ thời @.
Thành ngữ thời hiện đại, chúng ta có thể hiểu là tổ hợp từ trước hết phải mang
những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, tức là tính ổn định về thành phần từ vựng và
cấu trúc, tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa; được dùng đi dùng lại nhiều lần do
thói quen của người sử dụng; chúng là đơn vị xuất hiện từ đầu thế kỷ hai mươi trở lại
đây nhằm phản ánh phẩm chất đạo đức, tư duy lối sống và cách nhìn của nhân dân
16
trong thời cuộc mới; và cũng không thể suy ra nghĩa của thành ngữ bằng cách tìm hiểu
nghĩa của các từ hợp thành.
Chẳng hạn, thành ngữ “mạt cưa, mướp đắng” có nghĩa là: tay đáo để lại gặp
tay đáo để khác; nghĩa đó không thể suy ra từ nghĩa của các từ mạt cưa và mướp đắng,
vốn là tên gọi của hai sự vật không có liên quan gì với nhau và lại càng không có liên
quan gì với nghĩa của thành ngữ.
Chính vì vậy, khi sử dụng một thành ngữ, người ta thường không để ý đến
nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà chỉ nghĩ đến ý nghĩa chung của cả tổ hợp mà thôi.
Và cũng chính vì không giải thích được lý do cấu tạo của thành ngữ mà người ta không
thể tùy tiện thay đổi cấu tạo của chúng.
1.1.2 Quán ngữ
Tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại gọi quán
ngữ là những từ cố định tổ hợp: “Trong tiếng Việt có rất nhiều từ giống với từ tố tự do
nhưng tương đối ổn định về viết câu được quen dùng mà các từ tạo nên chúng đều có
tính chất độc lập, có khi một từ trong số đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa
của từ tố được thể hiện qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của các thành tố của chúng. Sở
dĩ có thể quy những từ tố này vào cố định vì nếu so với các từ tố tự do, quan hệ giữa
các từ tương đối ổn định. Theo truyền thống, những từ trong những từ tố này được gắn
với nhau và quen dùng”. [30, tr.143]
Sau này tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học Tiếng Việt” [10]
cũng coi quán ngữ là một bộ phận trung gian giữa các cụm từ tự do và các kiểu cụm từ
cố định. Theo ông, về hình thức cũng như ý nghĩa, quán ngữ chẳng khác gì các cụm từ
tự do. Nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong suy nghĩ
và diễn đạt. Chúng được dung lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn. Phạm vi bao quát
của quán ngữ theo quan niệm của tác giả hẹp hơn quan niệm của tác giả Nguyễn Văn
Tu “Quán ngữ theo chúng tôi quan niệm là những cụm từ được lặp đi lặp lại trong các
loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón, hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào
đó. Mỗi phong cách thường có nhũng quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ: Nói
17
bỏ ngoài tai, của đáng tội” thường được dung trong phong cách hội thoại. Các quán
ngữ như đã nói, có thể nghĩ rằng, nói cách khác, trước hết, đáng chú ý, mặt khác là,
v.v. thường dùng trong phong cách sách vở. [10, tr.109]
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì quán ngữ là một bộ phận ngữ cố định. Trong
cuốn “Giáo trình Từ vựng học Tiếng Việt [8] tác giả đã viết “Quán ngữ là các ngữ cố
định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói
lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng
không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, họat động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là
để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là
đảm nhiệm chức năng rào đón” [8, tr.80]. Tác giả xếp tất cả các ngữ cố định có tác
dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, trạng thái như “chuột sa chĩnh gạo, chuột sa
lọ mỡ” hay các ngữ có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt
động, một tính chất.
Các tác giả Đặng Thị Lanh, Bùi Minh Toán, Lê Hữu Tỉnh trong Tiếng Việt tập
1 - Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP12+2 đã đưa ra
một quan niệm về quán ngữ gần với quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Quán
ngữ là những cụm từ cố định có những đặc trưng rất gần với cụm từ tự do. Đó là
những cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đích đưa đẩy, chuyển ý hay dẫn ý để mở đề
hoặc gây chú ý, tạo tình huống giao tiếp, không khí giao tiếp”. [20]
Cho đến bây giờ, những định nghĩa mà chúng tôi có được đa phần
tập trung ở địa hạt này. Đỗ Hữu Châu phát biểu: “Quán ngữ là những cách nói, cách
diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác
dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện
tượng, tính chất,...chưa có tên gọi. Ngoài các thí dụ đã nêu, có thể dẫn thêm các Quán
ngữ khác như : “ai cũng biết rằng”, “rõ ràng là”, “chắc chắn là” [5, tr.74]
Quán ngữ là một tổ hợp từ cố định được sản sinh trong quá trình giao tiếp. Vì
thế nó mang theo tất cả những đặc điểm được thể hiện trong giao tiếp và chịu sự chế
định từ các yếu tố lời nói.
18
Đó là những lối nói do sử dụng lâu ngày mà quen dần và trở lên ổn định về tổ
chức hình thức và nghĩa. Khác với thành ngữ, trong quán ngữ, các từ vẫn còn giữ được
tính độc lập tương đối của chúng, vì thế thường ta có thể suy ra nghĩa của quán ngữ
bằng cách tìm hiểu ý nghĩa của các từ hợp thành. Nói chung, ta đều có thể giải thích lý
do cấu tạo của quán ngữ. Và có thể thấy rằng mối quan hệ giữa các từ tạo thành quán
ngữ không vững chắc như trong thành ngữ, do đó nhiều khi các quán ngữ được sử
dụng giống như các cụm từ tự do.
1.1.3. Quan niệm thành ngữ, quán ngữ của đề tài
1.1.3.1. Thành ngữ
Qua trên có thể thấy rằng đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi trong
nhiều năm qua, và mỗi người có một cách hiểu, một khái niệm của riêng mình. Tuy
nhiên chúng tôi quyết định chọn khái niệm trong “Từ điển Tiếng Việt” bởi tính phổ
biến của nó. “Thành ngữ”: Là tập hợp từ ngữ cố định diễn đạt một ý nghĩa, một nội
dung trọn vẹn. Ví dụ : "tay xách nách mang", "một nắng hai sương",... [27, tr.882]
1.1.3.2. Quán ngữ
Quán ngữ là một vấn đề không mới lạ trong nghiên cứu tiếng Việt song với
nhiều người thì đây là một khái niệm lạ, ít được biết đến. Qua việc tìm hiểu các đề tài
nghiên cứu về quán ngữ từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều
cho rằng quán ngữ mang tính cố định hoặc nửa cố định.
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì quán ngữ là một bộ phận của ngữ cố định. Trong
cuốn “Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt'', tác giả đã viết: “Quán ngữ là các ngữ cố
định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói
lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng
không có tác dụng sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là
để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là
đảm nhiệm chức năng rào đón” [8, tr.80].
19
Tác giả Đỗ Hữu Châu xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật,
hoạt động tính chất, trạng thái như chuột sa chĩnh gạo, chuột sa lọ mỡ hay các ngữ có
tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động., một tính chất
một trạng thái như: mắt lươn, mắt phượng, dai như đỉa, chạy long tóc gáy vào một loại
gọi là ngữ danh hay thành ngữ. Còn các quán ngữ chỉ bao gồm các ngữ đảm nhiệm
chức năng ngoài nòng cốt câu như chức năng chuyển tiếp, chêm, xen kẽ.
Tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại gọi quán
ngữ là những từ tổ cố định tổ hợp “Trong tiếng Việt có một số từ rất gần với từ tổ tự do
nhưng tương đối ổn định về kết cấu, được quen dùng mà các từ tạo ra chúng còn giữ
tính chất độc lập, có khi một từ trong đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của
từ tổ được thể hiện qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của những từ thành tố của chúng.
Sở dĩ có thể quy những từ tổ này vào từ tổ cố định vì so với các loại từ tổ tự do, quan
hệ giữa các từ tương đối ổn định. Theo truyền thống những từ trong những từ tổ này
gắn với nhau và được quen dùng‟‟. [30]
Theo tác giả thì quán ngữ là bộ phận gần gũi với cụm từ tự do nhưng bởi có
tính ổn định tương đối nên có thể xếp chúng vào loại từ tổ cố định. Tác giả cho rằng
cụm từ “bạn nối khố‟‟ là một quán ngữ chỉ người bạn rất thân. Các danh từ như “cười
nụ‟‟ “bạn cố tri‟‟ “anh hùng rơm‟‟ “kỉ luật sắt‟‟ cũng được tác giả coi là quán ngữ.
Đồng thời các ngữ cố định như: lành như bụt, dốt đặc cán mai, giấu đầu hở đuôi, được
voi đòi tiên” cũng được coi là quán ngữ.
Sau này, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” [11]
cũng coi quán ngữ là một bộ phận trung gian giữa cụm từ tự do, và các kiểu cụm từ cố
định. Theo ông về hình thức cũng như về ý nghĩa, quán ngữ chẳng khác gì các cụm từ
tự do. Nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong suy nghĩ
và diễn đạt. Chúng được dùng lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn. Phạm vi bao quát
của quán ngữ theo quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp hẹp hơn quan niệm của
tác giả Nguyễn Văn Tu: ''Quán ngữ theo chúng tôi quan niệm là những cụm từ được
dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn
mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường có những quán ngữ riêng,
20
chẳng hạn các quán ngữ: Của đáng tội, nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, thường được
dùng trong phong cách hội thoại, các quán ngữ: như đã nói, thiết nghĩ, có thể nghĩ
rằng, nói cách khác, trước hết, một mặt thì, mặt khác thì, nghĩa là, đáng chú ý, thường
được dùng trong phong cách sách vở''. [30]
Trong Từ điển tiếng Việt, quán ngữ là ''Tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen,
nghĩa có thể suy ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành. ''Lên lớp'' “lên mặt'' '' lên tiếng”
đều là những quán ngữ trong tiếng Việt. [27, tr.801]
Nhìn chung, quan niệm về quán ngữ của các tác giả từ trước đến nay đã khá đầy
đủ, cụ thể. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi theo quan điểm quán ngữ của Nguyễn
Văn Tu, đồng thời tiếp thu những ý kiến của tác giả khác, chúng tôi tiến tới tìm hiểu
chức năng của quán ngữ; khảo sát, phân tích vai trò của quán ngữ trong hoạt động giao
tiếp nói chung, trong giao tiếp của giới trẻ nói riêng.
1.1.4. Phân biệt cụm từ cố định (thành ngữ, quán ngữ) với các đơn vị lân cận
Trước hết, nếu so sánh một từ ghép điển hình với một cụm từ cố định điển
hình ta thấy chúng đều giống nhau ở chỗ: Cùng có hình thức chặt chẽ, cấu trúc cố định;
cùng có tính thành ngữ; cùng là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ.
Ví dụ: sinh viên, học tập, đỏ rực, ngon lành, hoa hồng,… ăn ốc nói mò, mặt
trái xoan, vênh váo như bố vợ phải đấm,…
Ở đây, tính thành ngữ là khái niệm chưa phải là tuyệt đối rõ ràng. Nói chung,
thường gặp nhất là cách hiểu như nhau: Giả sử có một kết cấu X gồm các yếu tố a, b,
c,… hợp thành X = a + b + c +… Nếu ý nghĩa của X mà không thể giải thích được
bằng ý nghĩa của từng yếu tố a, b, c,… thì người ta bảo kết cấu X (hoặc tổ hợp X) có
tính thành ngữ. Vậy chứng tỏ rằng tính thành ngữ có các mức độ cao, thấp khác nhau
trong các tổ hợp, kết cấu khác nhau, bởi vì cách tổ chức nội dung và hình thức của
chúng theo những con đường, những phương sách rất khác nhau. Đối chiếu với các ví
dụ nêu trên, ta sẽ thấy điều đó.
Từ ghép với cụm từ cố định phân biệt, khác nhau ở chỗ:
21
+ Về thành tố cấu tạo: Thành tố cấu tạo của từ ghép là hình vị, còn thành tố
cấu tạo của cụm từ cố định là từ. So sánh:
VD: ễnh + ương -> ễnh ương (từ ghép)
bán + bò + tậu + ễnh + ương -> bán bò tậu ễnh ương (cụm từ cố định)
+ Về ý nghĩa: Nghĩa của cụm từ cố định được xây dựng và tổ chức theo lối tổ
chức nghĩa của cụm từ, và nói chung là mang tính hình tượng. Chính vì vậy, nếu chỉ
căn cứ vào bề mặt, vào nghĩa của từng thành tố cấu tạo thì nói chung là không thể hiểu
được đích thực của toàn cụm từ. Ví dụ: anh hùng rơm, đồng không mông quạnh, tiếng
bấc tiếng chì,… Trong khi đó, đối với từ ghép, thì nghĩa định danh (trực tiếp hoặc gián
tiếp) theo kiểu tổ chức nghĩa của từ lại là cái cốt lõi và nổi lên hàng đầu. Ví dụ: mắt
cá (chân), đầu ruồi, chân vịt, đen nhánh, xanh lè, tre pheo, thuyền trưởng,…
Đối với cụm từ tự do, cụm từ cố định cũng có những nét giống nhau và khác
nhau:
- Giống nhau:
+ Giống nhau do cả hai đều là cụm từ, được tạo lập bằng sự tổ hợp của các từ.
+ Giống nhau về hình thức ngữ pháp. Điều này dẫn đến hệ quả là quan hệ ngữ
nghĩa giữa các thành tố cấu tạo cũng giống nhau. Ví dụ: nhà ngói cây mít; nhà tranh
vách đất (cụm từ cố định); cháo gà cháo vịt; phở bò miến lươn (cụm từ tự do).
- Tuy vậy, quan sát kĩ thì thấy chúng khác nhau ở những mặt quan trọng:
+ Cụm từ cố định hiện diện với tư cách là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, ổn
định và tồn tại dưới dạng làm sẵn. Trong khi đó, cụm từ tự do được đặt ra trong lời nói,
trong diễn từ (discourse). Nó hợp thành đấy, rồi tan đấy, vì nó không tồn tại dưới dạng
một đơn vị làm sẵn. Cụm từ tự do chỉ là một sự lấp đầu từ vào một mô hình ngữ pháp
cho trước mà thôi. Vì tồn tại dưới dạng làm sẵn nên thành tố cấu tạo cụm từ cố định có
số lượng ổn định, không thay đổi. Ngược lại, số thành tố cấu tạo cụm từ tự do có thể
thay đổi tuỳ ý. Ví dụ: mẹ tròn con vuông, mồm năm miệng mười,… số thành tố cấu tạo
22
luôn luôn ổn định. Thế nhưng, một cụm từ tự do "những người cười" chẳng hạn, có thể
thêm bớt các thành tố một cách tuỳ ý để cho ta những cụm từ có kích thước khác
nhau: những người này – những người chưa nói đã cười này – những người vừa mới
đến mà chưa nói đã cười này,… Về ý nghĩa, cụm từ cố định có ý nghĩa như một chỉnh
thể tương ứng với một chỉnh thể cấu trúc vật chất của nó. Có nghĩa là nó có tính thành
ngữ rất cao, còn cụm từ tự do thì không như vậy. Ví dụ, chỉnh thể ý nghĩa của cụm từ
cố định: rán sành ra mỡ, méo miệng đòi ăn xôi vò, say như điếu đổ,… có tính thành
ngữ cao đến mức tối đa, còn những cụm từ tự do như rán mỡ, miệng cười, say thuốc
lào,… thì tính thành ngữ của chúng chỉ là zero.
1.1.5. Phân biệt quán ngữ với thành ngữ
Quán ngữ và thành ngữ đều là những cụm từ đã được cố định hoá, nhưng giữa
hai loại đơn vị này vẫn có điểm khác biệt. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu
thì việc phân chia rạch ròi ranh giới của hai loại cụm từ này rất phức tạp. Chúng tôi
tạm đặt ra một số tiêu chí phân biệt quán ngữ với thành ngữ để làm cơ sở nghiên cứu.
a) Về tính thành ngữ
Tính thành ngữ được tác giả Đỗ Hữu Châu định nghĩa như sau:
"Cho một tổ hợp có nghĩa S so các đơn vị A, B, C… mang ý nghĩa lần lượt s [1],
s [2], s [3]… tạo nên nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s [1]", s
[2]", s [3] thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ”. [5, tr.72]
Lẽ đương nhiên các thành ngữ sẽ mang tính thành ngữ cao hay thấp, còn quán
ngữ thì không có tính chất này. Nghĩa của cả tổ hợp giống tổng hợp số nghĩa của các
yếu tố cấu thành.
Ví dụ: Cụm từ "đi guốc trong bụng” là một thành ngữ vì nghĩa của các đơn vị
trong cụm từ không thể giải thích cho ý nghĩa cả cụm là "hiểu rất rõ suy nghĩ của
người khác". Cụm từ "Đáng chú ý là" là một quán ngữ vì nghĩa của cả cụm chính là
tổng số nghĩa của các từ đáng, chú ý, là.
23
Hay thành ngữ có nghĩa khái niệm. Và nghĩa của nó toát lên từ nghĩa của toàn
bộ tổ hợp, khác hơn, mới hơn so với tổng số nghĩa của các yếu tố trong tổ hợp.
Như vậy, ở thành ngữ, nghĩa thống nhất thành một khối, có tính biểu trưng, tính
hình tượng, bóng bẩy về mặt ý nghĩa. Thành ngữ Cá nằm trên thớt nói lên tình trạng
nguy hiểm có thể de dọa sự sống còn.
Còn nghĩa của phần lớn quán ngữ đều là nghĩa chức năng, nghĩa tình thái. Một
số quán ngữ có tính thành ngữ thấp, đã bị mờ đi, không còn được hiểu là tính thành
ngữ. Cách hiểu quán ngữ thường không theo cơ chế ẩn dụ, hoán dụ, so sánh như thành
ngữ mà gắn liền với từng cách dùng của nó.
b) Về kết cấu
Thành ngữ thường có bộ phận trung tâm và những thành phần phụ bổ sung ý
nghĩa của thành phần trung tâm những sắc thái phụ, ý nghĩa của thành phần trung tâm
cũng là ý nghĩa nòng cốt của cả cụm từ. Ví dụ: Thành phần trung tâm của thành ngữ
"Thần hồn nát thần tính" là "khủng hoảng", các thành phần phụ là "do chính những ảo
tưởng, những ý nghĩa ma quái nẩy sinh từ trong đầu óc mình gây ra nhân khi tâm hồn
mình không ổn định".
Thành ngữ thường có 3 thành tố trở lên (phổ biến là 4 thành tố), có đối, có điệp,
có vần điệu, kết hợp với nhau theo một số quy luật nhất định, có cấu trúc đối xứng.
Chẳng hạn: Xanh vỏ đỏ lòng. Trong cấu trúc thường có xuất hiện từ như (trong TN so
sánh).
Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu
câu. Chúng chỉ là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối ổn
định. Ví dụ: Các quán ngữ "tức là" "ngược lại" "nói tóm lại"… đều không có từ trung
tâm. Quán ngữ có khi dài như nói khí vô phép, khổ một nỗi là,…; cũng có khi ngắn
như: trước hết, tất nhiên,… Quán ngữ thường có cấu trúc không chặt chẽ như thành
ngữ. Do vậy, một số trường hợp nếu thêm vào, bớt đi trong kết cấu của chúng một đơn
vị hay thay thế một kết cấu tương đương khác cũng không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa
24
chức năng của chúng. Ví dụ: Các quán ngữ có động từ nói như: nói tóm lại có thể thay
thế bằng nói ngắn gọn, nói một cách ngắn gọn,, nói chung, ...
c) Về chức năng
Thành ngữ có chức năng định danh, chúng vừa có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt
động, tính chất, trạng thái… chưa có tên gọi cụ thể. Nghĩa của phần lớn quán ngữ đều
là nghĩa chức năng, nghĩa tình thái. Một số quán ngữ có tính thành ngữ thấp, đã bị mờ
đi, không còn được hiểu là tính thành ngữ. Cách kiểu quán ngữ thường không theo cơ
chế ẩn dụ, hoán dụ, so sánh như thành ngữ mà gắn liền với từng cách dùng của nó.
Ví dụ có trường hợp "chờ quá lâu, quá sức chịu đựng" được diễn đạt bằng ngữ
"chờ hết nước hết cái", vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật,
một hoạt động, một tính chất, một trạng thái vừa có thể định danh. Hoặc trường hợp
“dai dẳng, không dứt”, được diễn đạt bằng dai như đỉa, dai như chão, dai như chó
nhai giẻ rách… thể hiện tính chất dai của các sự vật, hoạt động khác nhau… Hay hiện
tượng chạy nhanh, ta có chạy long tóc gáy, chạy rống bãi công, chạy như cờ lông
công… miêu tả các tình thế, các dạng chạy khác nhau…
Nhìn chung các thành ngữ đều có chức năng miêu tả, sắc thái hoá sự vật, hoạt
động, tính chất, trạng thái được gọi tên, vừa thể hiện thái độ, tình cảm của người dùng
đối với các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
Trong khi đó, quán ngữ là các ngữ cố định không có tác dụng định danh cũng
không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để
đưa đẩy, để liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là
đảm nhiệm chức năng rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung nào đó cần truyền đạt. Quán
ngữ không làm thành phần chính trong nòng cốt câu mà đảm nhiệm các chức năng
ngoài nòng cốt như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tính thái. Ví dụ như các quán ngữ: Một
mặt là…, mặt khác là…, nói cách khác…, chắc chắn là…,dễ thường… xin bỏ ngoài
tai, khổ nỗi, suy cho cùng,……
1.1.6. Phân biệt quán ngữ với từ nối:
25
Trong tiếng Việt, từ nối (hay còn gọi là các quan hệ từ) có chức năng nối kết
các thành phần trong câu, nối các câu và các đoạn văn trong văn bản. Đó là các từ như:
tất nhiên, tuy vậy, do đó, vì vậy,…
a) Điểm giống nhau giữa quán ngữ và từ nối là chúng đều là các tổ hợp từ cố
định; đều có chức năng liên kết các câu, các đoạn văn.
b) Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là:
+ Quán ngữ vừa có chức năng liên kết vừa có chức năng đưa đẩy, rào đón; còn
từ nối đơn thuần chỉ mang chức năng liên kết.
Chẳng hạn ta so sánh ví dụ sau:
- Hơn nữa, xét theo góc độ “người dân được làm những gì pháp luật không
cấm”, thì nguyên tắc “im lặng là đồng ý” phải đƣơng nhiên được áp dụng rộng rãi chứ
không chỉ ở mức khuyến khích.
- Rõ ràng đó là món đồ hay nhất tôi mua được ở đây.
- Dù vậy, đất sống cho ca trù Sài Gòn thật sự không nhiều.
(Trích nguồn từ Báo Tuổi trẻ)
Ở đây, ta thấy: “Hơn nữa” “rõ ràng” là liên kết diễn giải, đệm thêm để hiểu rõ
hơn nội dung của mệnh đề. “Đương nhiên”, “Dù vậy” chỉ đơn thuần liên kết khi thể
hiện quan hệ nhân quả.
+ Quán ngữ liên kết thường là những tổ hợp có nhiều yếu tố. Như đã nói ở
trên, quán ngữ được tạo thành là do chúng ta dùng lâm thời rồi cố định hóa thành các
quán ngữ; còn từ nối thường ngắn gọn và cố định được tạo ra cùng với những đơn vị từ
tiếng Việt. So sánh hai ví dụ:
- Như anh đã nói đó thôi, nghề môi giới cầu thủ đòi hỏi mối quan hệ cực tốt
với giới bóng đá và cầu thủ, mà tôi thì chỉ mới tập chập chững vào nghề.
26
(Trích nguồn từ Báo Tuổi trẻ)
Ta thấy rằng với quán ngữ “như đã nói” hoặc “như đã nói trên”,…ta có thể
chêm xen hay tách ghép chúng (ta có thể nói “như anh đã nói đó thôi”, “như tôi đã nói
ở trên”) nhưng với các từ nối “bởi vì”, “sở dĩ”,…thì chúng ta không thể chêm xen hay
tách chúng ra được.
+ Quán ngữ liên kết thường là những tổ hợp có nhiều yếu tố. Như đã nói ở
trên, quán ngữ được tạo thành là do chúng ta dùng lâm thời mà cố định hóa; còn từ nối
thường ngắn gọn và cố định được tạo ra cùng với các đơn vị từ tiếng Việt. Chẳng hạn,
quán ngữ liên kết thường là các tổ hợp như: suy cho cùng, nói tóm lại, có thể nói rằng,
cam đoan rằng, cần phải nói thêm rằng, có thể tóm tắt như sau,…Còn từ nối thường
là: do đó, vì vậy, cho nên, tất nhiên, đương nhiên, bởi vì, sở dĩ, dù vậy,…
1.1.6. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong lời nói. Chúng được
sáng tạo ra trong quá trình sinh hoạt của xã hội. Chúng có tính cố định và cũng mang
tính sẵn có chính vì những nét chung đó làm cho nhiều người khó khăn trong việc nhận
diện thành ngữ với tục ngữ. Tuy nhiên, thành ngữ và tục ngữ là hai cấp độ khác nhau.
Cho nên mỗi loại có những đặc điểm riêng cần được xác định rõ ràng. Sự khác nhau
giữa thành ngữ với tục ngữ có thể dựa vào 3 cấp độ sau:
a) Cú pháp: xét về mặt cấu tạo sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ
là ở cấp độ. Thành ngữ nằm ở cấp độ thấp hơn tục ngữ. Bởi vì hầu hết thành ngữ có
cấu tạo là cụm từ, còn tục ngữ hầu hết có cấu tạo là câu.
Thành ngữ có cấu tạo là cụm danh từ: Anh hùng rơm; Bạn nối khố;
Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ: Chạy long tóc gáy; Ném đá dấu tay.
Thành ngữ có cấu tạo là cụm tính từ: Dai như đỉa đói; Chậm như rùa; Bầm
gan tím ruột;
27
Trong khi đó tục ngữ là câu: Cái nết đánh chết cái đẹp; Thật thà là cha quỷ
sứ; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây;
Do thành ngữ ở cấp độ thấp hơn tục ngữ nên trong nhiều trường hợp tục ngữ
lấy thành ngữ làm yếu tố cấu tạo nên nó.
Ví dụ: Mẹ gà con vịt chắt chiu/Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng (Tục
ngữ); Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon (Tục ngữ)
Trong nhiều trường hợp, thành ngữ và tục ngữ có sự lồng chéo. Nhiều thành
ngữ có cấu tạo là kết cấu chủ vị (c-v) thậm chí là hai kết cấu c-v, có điều chức năng
của nó vẫn là ngữ, hoạt động trong câu như từ.
Ví dụ : ăn nói nên cẩn thận coi chừng nhà có ngạch vách có tai; Nhà có
ngạch, vách có tai; Ông ăn chả, bà ăn nem; …
Nhưng có khi tục ngữ lại có cấu tạo là cụm từ
Ví dụ: Lời nói đọi máu
Như thế nếu chỉ dựa vào cấu tạo, trong nhiều trường hợp ta khó phân biệt đâu
là thành ngữ đâu là tục ngữ. Muốn vậy ta phải phân biệt chúng ở mặt thứ hai là mặt
chức năng ngữ nghĩa.
b) Ngữ nghĩa: Thành ngữ là đơn vị từ vựng mang tính hoàn chỉnh về nghĩa.
Nội dung của thành ngữ là những khái niệm. Do đó chức năng của nó là chức năng
định danh. Tục ngữ là câu với ý nghĩa trọn vẹn và hoàn chỉnh. Nội dung của tục ngữ là
những phán đoán. Do đó nó có chức năng thông báo. Nghĩa của thành ngữ tương
đương với nghĩa của từ, cụm từ; trong khi nghĩa của tục ngữ là một phán đoán, một sự
đánh giá, một sự khẳng định về chân lí, lẽ thường, tư tưởng hoàn chỉnh. Quan hệ nội
dung giữa thành ngữ và tục ngữ là quan hệ giữa khái niệm với phán đoán.
3) Hành chức: thành ngữ có nghĩa tương đương một từ, được sử dụng để cấu
tạo câu hoặc phát ngôn. Tục ngữ tạo câu một cách độc lập.
28
Ví dụ: Xét những câu có chữ "sống" và chữ "chết":
1- Sống lâu hơn giàu lâu (sức khỏe quý hơn của cải);
2- Sống chết có số (con người không làm chủ được sự sống chết của mình, vậy
nên an nhiên mà sống cho phải đạo làm người);
3- Sống cái nhà, già cái mồ (già ở đây có nghĩa là chết. Khi sống, người ta cần
ngôi nhà cho rộng rãi tiện nghi, khi chết đi, cần có ngôi mộ cho tươm tất. Câu này có ý
biện minh cho những việc cố công làm nhà cửa và xây sinh phần trong phong tục của
người Việt Nam. Cũng có ý khuyên con cháu nên lo cho cha mẹ, ông bà về nơi cư trú
khi sống và nơi an nghỉ khi qua đời);
4- Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách (tịch sàng là chiếu
giường; quan quách là hòm chôn người. Ca ngợi và khuyến khích tình nghĩa keo sơn);
5- Chết vinh hơn sống nhục = Sống đục sao bằng thác trong (mạng sống là
trọng, nhưng cũng có khi con người phải chọn cái chết để bảo toàn danh dự);
6- Chết bờ chết bụi = Chết đường chết chợ (cực tả cảnh khốn cùng không nhà
cửa, không người thân, lúc cuối đời của những người bất hạnh);
7- Thập tử nhất sinh (trong hoàn cảnh nguy hiểm, muời phần chết một phần
sống);
8- Chạy bán sống bán chết (chạy thoát thân trong hoàn cảnh vừa nguy hiểm vừa
khẩn cấp);
9- Chết đứng như Từ Hải (gặp chuyện bất ngờ khó xử, không biết phải nói năng
đối phó ra sao, chỉ đứng lặng thinh; cũng nói là "đứng chết trân");
10- Sống vất sống vưởng (cực tả cảnh sống khổ cực lê la của một người khốn
cùng).
29
Ở đây, ta thấy năm câu đầu (1-5) có ý khuyên bảo; năm câu sau (6-10) chỉ mô
tả. Những câu đầu là "tục ngữ"; những câu sau là "thành ngữ".
Thật ra, ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ không luôn luôn rõ ràng như đối
với những câu vừa nêu. Có thể khẳng định điểm giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
là ở tính cố định, có sẵn. Sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ chỉ có tính chất tương đối.
Bởi ở những điều kiện sử dụng cụ thể vẫn xảy ra hiện tượng đơn vị này được dùng như
đơn vị kia. Ví dụ: được voi đòi tiên, già kén kẹn hom,…
1.2. Cấu trúc thành ngữ, quán ngữ
1.2.1. Phân loại – cấu trúc thành ngữ
Có nhiều cách phân loại thành ngữ. Trước hết, có thể dựa vào cơ chế cấu tạo
(cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: thành ngữ so sánh
và thành ngữ miêu tả ẩn dụ.
1.2.1.1. Thành ngữ so sánh
Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh. Ví
dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt,… Mô hình tổng quát
của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác:
a) A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ so
sánh: như, bằng, tựa, hệt,…
Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng,
không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các
kiểu:
b) A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh.
Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ tựa lông hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói,
Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, Lừ đừ như ông từ vào đền,…
30
c) (A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có
mặt. Nó thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ
ở dạng toàn vẹn.
Ví dụ: (Rẻ) như bèo, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở cờ trong bụng,
(To) như bồ tuột cạp, (Khinh) như rác, (Khinh) như mẻ, (Chậm) như rùa,…
d) ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào
hoạt động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi,
nhưng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ.
Ví dụ:
Ăn ở với nhau
Xử sự với nhau
Giữ ý giữ tứ với nhau
như mẹ chồng với nàng dâu
Chúng nó suốt ngày cãi nhau như chó với mèo
Nó làm gì như gà mắc tóc chẳng đâu ra đâu
Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe
sấm, Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị,...
Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu trúc
của chúng như sau:
+ Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện trên
cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được "nhận
ra". A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành
động,... nào đó. Rất ít khi chúng ta gặp những khả năng khác.
+ Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như; còn những
từ so sánh khác, chẳng hạn như tựa, tựa như, như thể, bằng, tày,... (Gương tày liếp, Tội
tày đình, Cưới không bằng lại mặt,...) chỉ xuất hiện hết sức ít ỏi.
31
+ Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ
cho A, mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A,
thong qua A. Ví dụ: Ý nghĩa "lạnh" của tiền chỉ bộ lộ trong Lạnh như tiền mà thôi. Các
thành ngữ Nợ như chúa Chổm, Rách như tổ đỉa, Say như điếu đổ, Say khướt cò bợ,...
cũng tương tự như vậy.
Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái,... được nêu ở B phản ánh khá rõ
nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt. Đối chiếu
với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi ngôn
ngữ được thể hiện một phần ở đó.
+ Vế B có cấu trúc không thuần nhất:
B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như chúa Chổm,
Đắng như bồ hòn, Rẻ như bèo, Khinh như mẻ,...
B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải vôi, Như
chó nhai giẻ rách, Lừ đừ như ông từ vào đền, Như thầy bói xem voi, Như xầm sờ vợ,...
Ngoài những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc so
sánh thông thường của tiếng Việt, ta thấy:
Các cấu trúc so sánh thông thường có thể có so sánh bậc ngang hoặc so sánh
bậc hơn. Ví dụ: Anh yêu em như yêu đất nước (so sánh bậc ngang), Dung biết mình
đẹp hơn Mai (so sánh bậc hơn),...
Từ so sánh và các phương tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ phiếm
định hô ứng,...) được sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông thường, rất đa
dạng: như, bằng, tựa, hệt, giống, chẳng khác gì, y như là, hơn, hơn là,...
Một vế A trong cấu trúc so sánh thông thường có thể kết hợp với một hoặc hai,
thậm chí một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với từ so sánh. Ví dụ: Kết hợp
với một B: Cổ tay em trắng như ngà /Đôi mắt em liếc như là dao cau.
32
Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào (...) khuôn mặt trái xoan như e
thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng.
Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so sánh ít
biến dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị như đã nêu trên. Lí do
chính là ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền vững
về mặt cấu trúc và ý nghĩa.
1.2.1.2. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một
sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ.
Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh
không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa
đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa "sơ
khởi", "cấp một" nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này người ta mới rút ra,
nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ.
Ví dụ: Xét thành ngữ "Ngã vào võng đào". Cấu trúc của thành ngữ này cho
thấy: (Có người nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, không may. Ngã, nhưng rơi vào võng
đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức là vẫn được đỡ bằng cái
võng, êm, quý, sang, không mấy ai và không mấy lúc được ngồi, nằm ở đó. Từ các
hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt này, người ta rút ra và nhận lấy ý nghĩa thực
của thành ngữ như sau: Gặp tình huống tưởng như không may nhưng thực ra lại là rất
may (và thích gặp tình huống đó hơn là không gặp bởi vì có lợi hơn là không gặp).
Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc
của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau:
a) Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này,
chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một hình
ảnh được xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo, Nước đổ
33
đầu vịt, Chó có váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thưa che mắt thánh, Múa rìu
qua mắt thợ,...
b) Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng. Ở đây, trong
mỗi thành ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng được nêu, được phản ánh. Chúng
tương đồng hoặc tương hợp với nhau (hiểu một cách tương đối). Ví dụ: Ba đầu sáu
tay, Nói có sách mách có chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ tròn con vuông, Hòn đất ném đi
hòn chì ném lại,...
c) Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản. Ngược lại với
loại trên, mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương phản
nhau hoặc chí ít cũng không tương hợp nhau. Ví dụ: Các thành ngữ Một vốn bốn lời,
Méo miệng đòi ăn xôi vò, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ương, Xấu máu
đòi ăn của độc,...
Bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo và cấu trúc,
còn có thể phân loại chúng theo số tiếng. Một nét nổi bật đáng chú ý ở đây là các thành
ngữ có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm ưu thế áp đảo về số lượng.
Vì người Việt rất ưu lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hoà về âm điệu. Ngay ở bậc từ
ta cũng thấy rằng hiện nay các từ song tiết (hai tiếng) chiếm tỉ lệ hơn hẳn các loại khác
như: Trăng tủi hoa sầu, Tan cửa nát nhà, Tháng đợi năm chờ, Ăn gió nằm mưa, Lót đó
luồn đây, Gìn vàng giữ ngọc,... nhanh chóng mang dáng dấp của các thành ngữ và rất
hay được sử dụng.
1.2.2. Phân loại - cấu trúc quán ngữ
Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ
(discourse) thuộc phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón,
để nhấn mạnh hoặc để liên kết trong diễn từ. Ví dụ: Của đáng tội, (Nói) bỏ ngoài tai,
Nói tóm lại, Kết cục là, Nói cách khác,... Thật ra, tính thành ngữ và tính ổn định cấu
trúc của quán ngữ không được như thành ngữ. Dạng vẻ của cụm từ tự do còn in đậm
trong các cụm từ cố định thuộc loại này. Chỉ có điều, do nội dung biểu thị của chúng
34
được người ta thường xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự
nhiên ổn định dần lại và rồi người ta quen dùng như một đơn vị có sẵn.
Việc phân loại quán ngữ có thể tiến hành theo một số tiêu chí như sau:
- Căn cứ vào kiểu cấu tạo của quán ngữ
- Căn cứ vào vị trí ngữ pháp trong câu của quán ngữ
- Căn cứ vào mức độ tính cố định và tính thành ngữ của QN
- Căn cứ vào công dụng của QN
- Căn cứ vào phạm vi và tính chất phong cách
Cần nói thêm là mọi sự phân chia chỉ có tính chất tương đối, bởi luôn tồn tại
những đơn vị trung gian, đơn vị đa nghĩa, đa chức năng. Sự phân biệt từ ghép - thành
ngữ – quán ngữ – cụm từ tự do cùng với sự phân loại quán ngữ cũng không ngoại lệ.
Nguyễn Thị Thìn [29] đi sâu vào cách phân loại căn cứ vào công dụng của
quán ngữ. Theo đó, tác giả đã chia quán ngữ thành bốn loại: Quán ngữ dùng chủ yếu
trong chức năng nghĩa học; Quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng dụng học; Quán
ngữ dùng chủ yếu trong chức năng liên kết văn bản.
a) Quán ngữ chủ yếu dùng trong chức năng nghĩa học: Là những quán ngữ
thường chỉ là tên gọi bổ sung, không phải là tên gọi chính thức của hiện thực khách
quan được biểu thị như thực từ hay tổ hợp từ tự do. Những cái tên gọi bổ sung này,
trong một số ngữ cảnh cụ thể, lại tỏ ra đắc dụng hơn là tên gọi chính thức bởi tính có
cấu trúc và tính khẩu ngữ tự nhiên của nó. Ví dụ: ba xây, ba chống, hai tốt, ba đảm
đang, ba sôi hai lạnh, bằng được, phải lòng,…
b) Quán ngữ chủ yếu dùng trong chức năng dụng học: Còn gọi là quán ngữ
tính thái. Loại quán ngữ này khá phong phú về số lượng cũng như về khả năng thể hiện
ý nghĩa tình thái dụng học.
35
c) Quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng liên kết văn bản: Tuy tần số sử
dụng ít hơn so với một số loại phương tiện liên kết khác như quan hệ từ, đại từ nhưng
các QN thuộc loại này vẫn khẳng định được sự cần thiết của mình trong chức năng liên
kết văn bản, bởi khả năng biểu thị những mối quan hệ nghĩa mà những phương tiện
khác không thể thay thế được. Ví dụ: nhìn chung, trong khi đó, mặt khác, hơn nữa, nói
tóm lại, nói cách khác, trước hết,…
d) Quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng: Những quán ngữ thuộc loại đang
xét thường là hình thức thể hiện tổng hợp của một số thành phần nội dung khác nhau:
nội dung nghĩa học, nội dung quan hệ. Với chúng ranh giới giữa phạm trù nghĩa học -
phạm trù dụng học trở nên không hoàn toàn minh xác. Ví dụ: biết tay, chi phải, lấy
được, hết ý, biết đâu, biết đâu đấy,…
Cùng với tình thái từ, chúng thực sự trở thành loại phương tiện thông dụng và
hữu hiệu nhất trong chức năng dụng học. Ví dụ: nói bỏ ngoài tai, của đáng tội, công
bằng mà nói, chả trách (gì), xem chừng, có lẽ nào, may ra, chưa biết chừng,…
Có thể phân loại các quán ngữ của tiếng Việt dựa vào phạm vi và tính chất
phong cách của chúng, như sau:
+ Những quán ngữ hay dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ: Của đáng
tội, Khí vô phép, Khổ một nỗi là, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói dại đổ đi, Còn mồ ma, Nó
chết (một) cái là, Nói (...) bỏ quá cho, Cắn rơm cắn cỏ, Chẳng nước non gì, Đùng một
cái, Chẳng ra chó gì, Nói trộm bóng vía,
Ví dụ:
- Tôi về đây, mai có việc bận, không thể ở lại được (…) một cô đầu lê bước ra
hé cửa. Tối lắm, phải vạ gì mà đi bây giờ. (Tuyển tập Truyện ngắn Thạch Lam,
tr.162).
Với những quán ngữ dùng trong phong cách này, chức năng chủ yếu của
chúng là đưa đẩy, rào đón,… còn chức năng liên kết cũng có nhưng rất mờ nhạt.
36
+ Những quán ngữ hay dùng trong phong cách viết (khoa học, chính luận,...)
hoặc diễn giảng như: Nói tóm lại, Có thể nghĩ rằng, Ngược lại, Một mặt thì, Mặt khác
thì, Có nghĩa là, Như trên đã nói, Có thể cho rằng, Như sau, Như dưới đây, Như đã
nêu trên, Sự thực là, Vấn đề là ở chỗ,... Với những quán ngữ loại này, chúng ta gọi là
quán ngữ liên kết.
Ví dụ:
- Nhìn chung về kinh tế thế giới, hiện nay nhiều quốc gia vẫn còn khó khăn dù
có dấu hiệu phục hồi.
- Nói chung, trình độ chuyên nghiệp ở tất cả các mặt rất cao, làm thật ăn thật.
Trong quán ngữ loại này, ngoài chức năng liên kết, quán ngữ liên kết cũng
biểu thị chức năng rào đón, đưa đẩy,… nhưng chức năng đó của quán ngữ không nổi
rõ như loại quán ngữ dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ nói trên.
Dựa vào vị trí của quán ngữ trong liên kết ta chia làm ba loại như sau:
+ Quán ngữ liên kết được dùng để mở đầu câu được gọi là khởi ngữ: trước
tiên, một là, hai là, thứ nhất là,…
+ Quán ngữ đứng ở giữa câu thường mang nhiều chức năng khác nhau như:
nhấn mạnh, giải thích, chuyển ý, minh họa: tức là, nghĩa là, đặc biệt là, đáng chú ý là,
chẳng hạn như,…
+ Quán ngữ đứng ở cuối câu thường mang chức năng hồi cố, tức là đưa
người đọc trở lại với những vấn đề đã nhắc ở phần trước. Chín những quán ngữ này
giúp cho người viết có thể kết luận nhưng không cần thiết nhắc lại những vấn đề đó lại.
Dựa vào vị trí của quán ngữ trong câu, chúng ta có thể chia quán ngữ thành 3
loại như sau:
+ Quán ngữ nằm ở đầu câu (gọi là khởi ngữ) có chức năng liên kết câu: đầu
tiên, thứ nhất là, thứ hai là…
37
+ Quán ngữ nằm ở giữa câu có nhiều chức năng như nhấn mạnh, giải thích,
chuyển ý hay minh họa cho vấn đề được nói đến: tức là, nghĩa là, đặc biệt là, đáng chú
ý là, chẳng hạn như…
+ Quán ngữ nằm ở cuối câu thường có chức năng hồi quy, đưa người đọc quay
là vấn đề đã nói trước đó hay nói cách khác, quán ngữ này giúp ta kết luận lại, tóm ý
lại vấn đề, chẳng hạn như: nói tóm lại, nhìn chung…
Khó lòng có thể phân tích, phân loại quán ngữ theo cơ chế cấu tạo hoặc cấu
trúc nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những đơn vị gọi là quán ngữ không
thể bỏ qua được, và chức năng của chúng có thể chứng minh được. Tình trạng đa dạng
và đầy biến động của các quán ngữ cũng như những đặc trưng bản tính của chúng,
khiến cho ta phải nghĩ rằng: chúng đứng ở vị trí trung gian giữa cụm từ tự do với cụm
từ cố định chứ không hoàn toàn nghiêng hẳn về một bên nào, mặc dù ở từng quán ngữ
cụ thể, có thể nặng về bên này mà nhẹ về bên kia một chút hay ngược lại. Như vậy,
quán ngữ được nhiều nhà nghiên cứu coi là một loại cụm từ cố định bởi tính chất lặp
lại của nó. Tuy nhiên xét về hình thức và về ý nghĩa, quán ngữ lại chẳng khác gì các
cụm từ tự do nên có nhiều ý kiến cho rằng quán ngữ là bộ phận trung gian giữa cụm từ
tự do và cụm từ cố định. Thực tế thì vị trí của quán ngữ thực hiện chức năng liên kết
trong văn bản là rất linh hoạt. Cùng một quán ngữ nhưng có khi nó đứng đầu phát
ngôn, khi đứng giữa phát ngôn, khi lại đứng ở cuối phát ngôn. Điều này phụ thuộc vào
từng ngữ cảnh và nội dung văn bản thể hiện.
Cấu trúc của quán ngữ: Vì các quán ngữ đều xuất phát từ một cách nói tự do
và được tái sử dụng nhiều lần, dần dần ổn định về ngữ nghĩa và hình thức. Hay quán
ngữ chịu áp lực của nghĩa ban đầu, trong một vài tình huống cụ thể được lặp lại và sản
sinh nghĩa mới và về hình thức cũng có sự thay đổi đôi chút, nhưng có tính ổn định về
chỉnh thể, các thành tố không thể tách rời nhau, không thể thay thế. Nên cấu trúc của
quán ngữ vừa cố định vừa đa dạng. Quán ngữ được hiện thực chủ yếu bằng từ, cụm từ,
phần lớn khó xác định từ trung tâm, ít có kết cấu câu: Nói tóm lại là, Thực ra là, Một
là, Một mặt là, Nói cách khác, Chắc chắn là, Xin bỏ ngoài tai, Dễ thường… Nhìn
chung, chúng ta có thể khái quát cấu trúc của quán ngữ như sau:
38
- Quán ngữ có cấu trúc so sánh: như đã nói, như chúng ta đã biết, như đã
chứng minh, …
- Thành ngữ có cấu trúc cụm từ:
+ Quán ngữ có trung tâm là động từ: nói chung là, nhìn chung là, tóm lại là,
nói bỏ ngoài tai, nói khí vô phép, nói không phải, suy cho cùng, nói cho cùng, …
+ Quán ngữ có trung tâm là danh từ: một mặt thì, mặt khác thì, thứ nhất là, thứ
hai là, chung quy là, …
- Quán ngữ có cấu trúc câu: ai cũng biết rằng, chúng ta biết rằng, …
1.2.3. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại
Có thể thấy vấn đề thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại chưa dành được sự quan
tâm nhiệt tình của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Có lẽ vì thành ngữ, quán ngữ thời
hiện đại không có nhiều biến động trong cấu trúc. Thực tế, nếu đi sâu vào vấn đề này
sẽ cung cấp cho người đọc một vốn ngữ liệu liên quan đến thành ngữ, quán ngữ mới
cũng như hiểu được những biến chuyển trong đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân
trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Bởi đây là thời kỳ biến động trong lịch sử nước nhà.
Đồng thời đưa ra một số lời giải thích mang tính chất gợi mở về vấn đề này.
1.2.3.1. Cấu trúc của thành ngữ thời hiện đại
Chúng tôi cũng quan niệm rằng thành ngữ thời hiện đại là tổ hợp từ trước hết
phải mang những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, tức là tính ổn định về thành phần từ
vựng và cấu trúc, tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa. Thành ngữ thời hiện đại là
những tổ hợp từ cố định được dùng đi dùng lại nhiều lần do thói quen của người sử
dụng, chúng là đơn vị xuất hiện trong khoảng khoảng mấy chục thập kỷ trở lại đây,
phản ánh phẩm chất đạo đức, tư duy lối sống và cách nhìn của nhân dân trong thời
cuộc mới. Trước hết, chúng tôi tập trung chủ yếu xét cấu trúc của thành ngữ và phân
loại cấu tạo thành ngữ hiện đại thành những kiểu cấu tạo như sau dựa trên quan điểm
của các nhà ngôn ngữ học đi trước:
39
- Thành ngữ có cấu trúc đối xứng
- Thành ngữ có cấu trúc so sánh
- Thành ngữ có cấu trúc cụm từ
- Thành ngữ có cấu trúc câu.
a) Thành ngữ có cấu trúc đối xứng
Thành ngữ có cấu trúc đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong thành
ngữ tiếng Việt. Có thể nói đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đang xét là
có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ. Thành ngữ đối
xứng có hai vế đối xứng với nhau. Mỗi vế gồm hai yếu tố.
Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ được thiết lập nhờ vào những
thuộc tính nhất định về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế
đó. Phép đối xứng được xây dựng trên cả hai bình diện, bình diện đối ý và bình diện
đối lời.
Nếu ta gọi A là yếu tố đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố đầu của vế thứ hai, X là
yếu tố thứ hai của vế thứ nhất, Y là yếu tố thứ hai của vế thứ hai thì ta có mô hình tổng
quát sau: AXBY. Ví dụ: Ăn no ngủ kĩ
Có thể thấy hai vế của thành ngữ đối xứng thời hiện đại có sự đối xứng về cấu
trúc, từ loại và nghĩa nên khi xét cấu tạo, chúng tôi chỉ xét một vế và coi đó là phương
thức cấu tạo của cả hai vế cũng như của cả thành ngữ.
a 1. Vế của thành ngữ có cấu tạo theo cấu trúc: Cụm danh từ (Danh từ + định tố)
Ở kiểu cấu trúc này, chúng ta có thể phân chia thành những cấu tạo nhỏ hơn:
- Định tố là danh từ (Xd, Yd)
Vd: Má văn công, mông bộ đội
40
D Xd D Yd
- Định tố là động từ (Xđ, Yđ)
Vd: Bom rơi đạn nổ
D Xđ D Yđ
a.2. Vế của thành ngữ có cấu tạo theo cấu trúc: Cụm động từ (Động từ + Bổ ngữ
(Xd, Yd))
Thành ngữ có cấu trúc này, bổ ngữ có thể là danh từ: VD: Bó chân bó tay
Đ Xd Đ Yd
a.3. Vế của thành ngữ có cấu tạo theo kiểu: Cụm số từ
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thành ngữ thuộc kiểu này có
cấu tạo như sau: Số từ + danh từ. Vd: Nhất muối tiêu nhì Việt kiều
S Xd S Yd
a.4. Vế của thành ngữ có cấu trúc theo kiểu: Cụm tính từ:
Thành ngữ kiểu này được cấu tạo: Tính từ + danh từ
Vd: Chắc tay súng vững tay cày
T Xd T Y
Ngoài ra có một số thành ngữ đối xứng được cấu tạo theo cấu trúc cụm tính từ:
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền
a.5. Thành ngữ được cấu tạo theo cấu trúc: Chủ ngữ + Vị ngữ
Thành ngữ cấu tạo theo kiểu này được cấu tạo theo cấu trúc: Chủ ngữ + Vị ngữ
41
Vd: Đồn là nhà, biên cương là tổ quốc
C V C V
b) Thành ngữ có cấu trúc so sánh
Thành ngữ có kết cấu so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so
sánh với nghĩa biểu trưng kiểu:
Nhảy như loi choi; Như cá nằm trên thớt….
Những thành ngữ này đã được các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt
tới như Trương Đông San, Hoàng Văn Hành…
Ở đây, bên cạnh việc tiếp thu quan điểm của các nhà Việt ngữ học, chúng tôi
cũng coi những tổ hợp từ được dựng theo quan hệ so sánh hơn kém cũng có thể là
thành ngữ có kết cấu so sánh bởi những kiểu thành ngữ này cũng là một tổ hợp từ bền
vững, được xây dựng trên một khuôn mẫu nhất định và nghĩa của chúng cũng mang
đậm giá trị biểu trưng.
c) Thành ngữ so sánh quan hệ ngang bằng:
Thành ngữ có kết cấu so sánh theo quan hệ hơn kém là thành ngữ sử dụng các từ
so sánh “ bằng, là”.
Vd: Một bát nước rau bằng mười thau thuốc bổ
d) Thành ngữ so sánh theo quan hệ hơn kém
Thành ngữ có kết cấu so sánh theo quan hệ hơn kém là thành ngữ sử dụng các
từ so sánh “ không bằng, hơn”.
Có 15 thành ngữ thuộc loại này từ kết quả khảo sát và chúng có một số khuôn
hình cấu tạo cố định như sau:
42
+ A không bằng B
Vd: Đẹp trai không bằng chai mặt
A B
+ A (t) hơn B (t là thuộc tính đem ra so sánh)
Khuôn hình: A hơn B: Cắt cổ hơn đổ rượu
A B
Khuôn hình: A hơn B:
Vd: Chân ngoài dài hơn chân trong
A t B
Khuôn hình: t hơn B: Tệ hơn vợ thằng Đậu
t B
d) Thành ngữ có kết cấu cụm từ
Loại thành ngữ này được cấu tạo dựa trên hai bộ phận chính có thể mô hình
hóa là Ax (A là yếu tố đứng đầu, là đối tượng chính cần diễn đạt, x là yếu tố đứng sau
A, biểu thị thuộc tính của A).
d.1. Thành ngữ có có kết cấu cụm danh từ
Thành ngữ có kết cấu cụm danh từ như: Công tử Bac Liêu
A x B
d.2. Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ
Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ:
43
Ví dụ như: Ảo tung chảo
A x
d.3. Thành ngữ có kết cấu cụm động từ
Thành ngữ có kết cấu cụm động từ như:
Gãi đúng chỗ ngứa
A x
e) Thành ngữ có kết cấu câu
Thành ngữ có kết cấu câu là thành ngữ không được cấu tạo theo một mô hình
đặc biệt nào, chúng được cấu tạo như một cấu trúc ngữ pháp bình thường và nghĩa của
thành ngữ này thường được tạo thành bằng con đường ẩn dụ hóa.
Ví dụ: thịt chó có mắm tôm
C V
Cách phân loại của chúng tôi chủ yếu là tổng hợp từ cách phân loại của các tác
giả đi trước. Điều quan trọng chúng tôi nhấn mạnh quan tâm là mối quan hệ cấu tạo
hình thức và cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ.
1.2.3.2. Cấu trúc quán ngữ thời hiện đại
Quán ngữ thời hiện đại không biến động nhiều như thành ngữ, có lẽ vì không có
chức năng định danh, cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất,
trạng thái, không làm nòng cốt câu mà chỉ đảm nhiệm những chức năng mà chủ yếu để
đưa đẩy, liên kết, chuyển ý, rào đón. Nên quán ngữ thời hiện đại cũng như quán ngữ
nói chung có cấu trúc chủ yếu là cụm từ, ít có kết cấu chủ - vị. Quán ngữ thời hiện đại
vẫn có cấu trúc như quán ngữ nói chung, có khác chăng là sự thay đổi từ.
44
Ví dụ: Quán ngử có cấu trúc là cụm từ: Nói không phải, nói bỏ ngoài tai, nói
cho vui, dễ thường, cam đoan là, có ai dè đâu, nói tóm (túm) lại thì, ….
Ví dụ: Cấu trúc chủ vị: ai có ngờ đâu, ai có dè đâu,…
1.2.4. Ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại
Khi tìm hiểu về thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, chúng tôi nhận thấy thành
ngữ trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 có nhiều biến động phản ánh những vấn đề như
cuộc sống vất vả của người dân Việt Nam; thể hiện công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc; thể hiện những tiêu cực của xã hội,… Chẳng hạn:
Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc: Khi Pháp sang đô hộ nước ta và sau đó là
Nhật, cuộc sống của người dân Việt Nam lúc đó quả là “một cổ hai tròng”, bị đè nén,
áp bức nặng nề. Có thể nói ý niệm quyết tâm giải phóng đã được hiện lên rõ nét trong
những thành ngữ, quán ngữ sau: Xe chưa qua, nhà không tiếc. Những người lính đã
được nhân dân trìu mến gọi là “bộ đội cụ Hồ” và hình ảnh của họ được phản ánh trong
cách nói ví von, giàu biểu cảm: Nhất chân chì, nhì bốn túi Má văn công, mông bộ
đội,… Hình ảnh của họ còn gắn liền với người dân: Quân dân như cá với nước; Đi dân
nhớ ở dân thương,…
Phản ánh tiêu cực trong thành ngữ thể hiện trong cách suy nghĩ của mọi người
như: Thủ kho to hơn thủ trưởng; Làm thì láo báo cáo thì giỏi; Có tiền mua tiên cũng
được; Hạ cánh an toàn; Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; Lương tâm không bằng
lương tháng; Sạp báo lớn không bằng sạp báo nhỏ; Ban đêm cả nhà lo việc nước, bên
ngày cả nước lo việc nhà; Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết, liếc đồng hồ; Chưa đủ đô;
Giao thông đến đâu, tiền thông đến đó; Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý…
Thậm chí tiêu cực còn thể hiện ở trong lĩnh vực giáo dục, đời sống như: Dốt
như chuyên tu, ngu như tại chức; Kiến thức ăn đong; Lấy cơm chấm cơm; Học cho
lắm cũng mắm với cà; Học tài thi lý lịch; Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm
tiền; Thủ khoa thua xa hoa hậu; Một trăm lời nói không bằng là khói Honđa; Trăm lời
anh nói không bằng làn khói A còng; Nhất muối tiêu, nhì Việt kiều; Đại gia chân dài;
45
Chán cơm thèm phở; Chán phở thèm sushi; Tiền lương đưa đủ tối ngủ ở nhà; Một
trăm của ngon không bằng một gam của lạ;…
Như vậy có thể thấy tiêu cực của xã hội là một trong những vấn đề khá nhạy
cảm và thường xuyên nhận được sự quan tâm của các giai tầng trong xã hội. Qua
những thành ngữ, quán ngữ trên, người đọc, người nghe có thể hiểu được những vấn
đề tiêu cực của xã hội hiện đại ngày nay về công việc, giáo dục, tình yêu…
Đến thời kỳ mở cửa, xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường có định hướng đã
mang lại những thay đổi rõ rệt. Người dân bắt đầu chú ý đến cạnh tranh kinh tế, mang
lại lợi nhuận bằng việc nhất giá nhì mẫu mã, đối xử với khách hàng như với thượng
đế… Người dân còn biết đầu tư vào lĩnh vực bất động sản để làm giàu: Mua vàng thì
lỗ, mua thổ thì lời...
Tiếng Việt ở mọi thời đều nảy sinh những quán ngữ, thành ngữ mới như: Mút
mùa Lệ Thủy; Mút chỉ cà tha; Tan nát đời cô Lựu: Tệ hơn vợ thằng Đậu; Khổ như con
hổ; Hơi bị đẹp,… Đó là cách người Việt tạo ra quán ngữ, thành ngữ mới. Kỹ thuật ở
đây là chơi chữ, tức dựa vào sự đồng âm, đồng nghĩa, liên tưởng để diễn đạt một ý
nghĩ nào đó một cách châm biếm hoặc hài hước.
Tháng 8-2011, họa sĩ Thành Phong cho ra đời tập sách có tên “Sát thủ đầu
mưng mủ”, tập hợp những “thành ngữ sành điệu” đã được giới trẻ dùng làm câu nói
“cửa miệng”. Sách, tuy được đa số giới trẻ ủng hộ nhưng đã làm “dậy” lên một làn
sóng phản đối trong dư luận. Nhóm tác giả cùng đơn vị xuất bản sách, sau một thời
gian dài lắng nghe mọi ý kiến, nhất là những góp ý trực tiếp của một số chuyên gia
ngôn ngữ, giáo dục, đặc biệt là sau Tọa đàm “Ngôn ngữ giới trẻ thời @” tổ chức ngày
29-3-2012 do Trung tâm Văn hóa Pháp và Công ty Nhã Nam phối hợp thực hiện, đã có
những thay đổi tích cực. Toàn bộ danh mục các thành ngữ có minh hoạ trong Sát thủ
đầu mưng mủ đã được rà soát lại,… Tên của cuốn sách cũng được thay đổi thành Phê
như con tê tê để phù hợp với nội dung hơn. Chính động thái này đã cho thấy, thành
ngữ kiểu mới đang dần được xã hội chấp nhận. Khi mới xuất hiện, thành ngữ kiểu mới
khiến nhiều người lo giới trẻ đang dần đánh mất những giá trị của ngôn ngữ truyền
thống. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng bênh vực giới trẻ bằng cách đưa
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

한국어-베트남어 자음 비교(Vietnamese)
한국어-베트남어 자음 비교(Vietnamese)한국어-베트남어 자음 비교(Vietnamese)
한국어-베트남어 자음 비교(Vietnamese)Jae Hee Song
 
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdfNghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdfHanaTiti
 
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcTổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcCiel Bleu Translation
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9thu ha
 
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) 现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) nataliej4
 
Hệ thống âm vị tiếng việt
Hệ thống âm vị tiếng việtHệ thống âm vị tiếng việt
Hệ thống âm vị tiếng việtNhi Nguyễn
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtnataliej4
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...nataliej4
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxTuanPham84308
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữCaoThuNgan
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngôn Ngữ Trung Quốc, 9 Điểm Từ Sinh Viên ...
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngôn Ngữ Trung Quốc, 9 Điểm Từ Sinh Viên ...Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngôn Ngữ Trung Quốc, 9 Điểm Từ Sinh Viên ...
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngôn Ngữ Trung Quốc, 9 Điểm Từ Sinh Viên ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC nataliej4
 
Dan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocDan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocFrozania
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 

La actualidad más candente (20)

한국어-베트남어 자음 비교(Vietnamese)
한국어-베트남어 자음 비교(Vietnamese)한국어-베트남어 자음 비교(Vietnamese)
한국어-베트남어 자음 비교(Vietnamese)
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdfNghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
 
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcTổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
 
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) 现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
 
Hệ thống âm vị tiếng việt
Hệ thống âm vị tiếng việtHệ thống âm vị tiếng việt
Hệ thống âm vị tiếng việt
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAYLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngôn Ngữ Trung Quốc, 9 Điểm Từ Sinh Viên ...
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngôn Ngữ Trung Quốc, 9 Điểm Từ Sinh Viên ...Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngôn Ngữ Trung Quốc, 9 Điểm Từ Sinh Viên ...
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngôn Ngữ Trung Quốc, 9 Điểm Từ Sinh Viên ...
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
 
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Dan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocDan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hoc
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 

Similar a Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY

N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxEdot2
 
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfGiáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfMan_Ebook
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...nataliej4
 
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...hieu anh
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocDuy Vọng
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmLuận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boivandieunsg
 
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtNghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtnataliej4
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học nataliej4
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar a Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY (20)

N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOTLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
 
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfGiáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
 
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
 
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
 
Đề tài sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính, HAY
Đề tài  sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính, HAYĐề tài  sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính, HAY
Đề tài sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính, HAY
 
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyệnĐề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh ...
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmLuận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
 
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
 
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtNghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Último (20)

CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY

  • 1. 0 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay Mã số đề tài: SV2016 - 12 Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học cơ bản Chủ nhiệm đề tài: Phan Hoàng Tấn Thành viên tham gia: 1. Võ Minh Triệu Luân 2. Lê Duy Nhã 3. Tạ Uyên Vy Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thanh Thủy TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5/ 2017
  • 2. 1 MỤC LỤC Phần mở đầu Bản tóm tắt 5 1. Lí do chọn đề tài 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9 3. Mục tiêu 12 4. Phạm vi 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 13 7. Cấu trúc 13 Chương 1. Cơ sở lí luận 14 1.1. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ 14 1.2. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ 29 1.3. Vai trò của thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp 47 1.4. Ảnh hưởng của văn hóa xã hội trong việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp (tuổi tác, giới tính, chủ đề) 53 1.5. Quan niệm về “giới trẻ” 57 1.6. Lí thuyết về hoạt động giao tiếp 59 Chương 2. Thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay 67 2.1. Thực trạng sử dụng thành ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay 67 2.2. Đánh giá việc sử dụng thành ngữ quán ngữ trong giao tiếp. 90
  • 3. 2 Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay 96 3.1. Đối với việc sử dụng hiệu quả thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp 97 3.2. Đối với việc dạy và học thành ngữ, quán ngữ trong nhà trường phổ thông 104
  • 4. 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của: - Quý thầy cô trong ban Chủ nhiệm khoa Sư phạm Khoa Học Xã Hội. - Quý thầy cô giảng dạy ngành Ngữ văn. - ThS Lê Thị Thanh Thủy - giảng viên hướng dẫn đề tài. - Sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn học sinh: + Lớp 10 chuyên Văn, 10A1 trường trung học phổ thông Gia Định, quận Bình Thạnh, TPHCM + Lớp 12 Ban D trường trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ, quận Gò Vấp, TP.HCM + Lớp 12 Ban A trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM + Lớp 12 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hiền, quận 1, TP.HCM - Sự giúp đỡ tận tình của các anh chị sinh viên: + Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM + Trường Đại học Công nghệ TP.HCM + Trường Đại học Văn Hiến + Trường Đại học Sài Gòn.
  • 5. 4 BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay Mã số đề tài: SV2016 - 12 1. Vấn đề nghiên cứu Khi nói đến bản sắc dân tộc được thể hiện trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ thì không thể không nói đến thành ngữ, quán ngữ. Thành ngữ, quán ngữ (thành ngữ, quán ngữ) là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân chứa đựng cả chiều sâu tư duy về lao động sản xuất, quan hệ xã hội, đạo lí làm người, quan điểm thẩm mĩ... Ngoài ra, thành ngữ, quán ngữ còn là phương tiện ngôn ngữ có giá trị độc đáo với lối diễn đạt sinh động, tinh tế, nhiều hàm ý và giàu tính biểu cảm. Nó giúp ngôn ngữ giao tiếp của con người vừa súc tích, gãy gọn, vừa ý nhị, sâu sắc, đậm tính trí tuệ. Nó cũng góp phần hình thành và phát triển nhân cách, hướng con người đến những chuẩn mực đạo đức của xã hội, nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử làm cho đời sống của mỗi người thêm phong phú, tinh tế. Giới trẻ hiện nay có còn quan tâm đến thành ngữ, quán ngữ? Thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ như thế nào trong bối cảnh hội nhập quốc tế? Làm sao để nâng cao nhận thức và khai thác kho tàng các thành ngữ, quán ngữ một cách triệt để giao tiếp có hiệu quả? Làm sao để việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ tránh được những sai sót, dùng sai mục đích, tránh gây ra sự nhàm chán, phản cảm? Cách nhìn nhận và sử dụng những thành ngữ, quán ngữ mới trong giai đoạn hiện nay như thế nào? Đó là lí do chọn đề tài của nhóm tác giả. 2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nguồn ngữ liệu chúng tôi khảo sát, mục tiêu chính của đề tài này: Một là, làm rõ vấn đề lí luận về thành ngữ, quán ngữ và vai trò của chúng trong việc tạo phát ngôn.
  • 6. 5 Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng trong việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay. Ba là, đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ các lí thuyết về thành ngữ, quán ngữ. - Làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa xã hội trong việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp. - Khảo sát thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp hằng ngày của giới trẻ. - Xác định cấu trúc một số thành ngữ, quán ngữ mới được ra đời trong quá trình hiện đại hóa. - Đánh giá việc sử dụng thành ngữ mới trong cuộc sống của giới trẻ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hoá, bổ sung về mặt lý thuyết về thành ngữ, tục ngữ, lí thuyết hội thoại nói riêng và đặc biệt là việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp. Đây chính là những lý thuyết cơ sở để đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
  • 7. 6 - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này nhằm khảo sát trực tiếp việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giáo tiếp của giới trẻ hiện nay. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn, phát phiếu điều tra. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để xác định tần số xuất hiện, hiệu quả những cuộc giao tiếp có sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giới trẻ từ cứ liệu điều tra xã hội học. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thực hiện phương pháp này nhằm mục đích phân tích, tổng hợp việc nhận diện, sử dụng thành ngữ, quán ngữ như thế nào trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay. 5. Kết quả nghiên cứu Đề tài góp phần tiếng nói chung trong việc nghiên cứu về thành ngữ, quán ngữ hiện đại được ra đời trong xã hội ngày nay. Qua đề tài, chúng tôi nhận thấy được kiến thức về thành ngữ, quán ngữ của giới trẻ còn hạn chế. Từ đó, chúng tôi đưa ra những giải pháp để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thành ngữ, quán ngữ - một kho tàng phong phú của ngôn ngữ dân tộc. Đồng thời, với những giải pháp này, chúng tôi mong muốn giúp các bạn sử dụng triệt để thành ngữ, quán ngữ để mang đến những giá trị biểu cảm cao trong việc giao tiếp.
  • 8. 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi nói đến bản sắc dân tộc được thể hiện trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ thì không thể không nói đến thành ngữ, quán ngữ. Thành ngữ, quán ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân chứa đựng cả chiều sâu tư duy về lao động sản xuất, quan hệ xã hội, đạo lí làm người, quan điểm thẩm mĩ... Ngoài ra, thành ngữ, quán ngữ còn là phương tiện ngôn ngữ có giá trị độc đáo với lối diễn đạt sinh động, tinh tế, nhiều hàm ý và giàu tính biểu cảm. Nó giúp ngôn ngữ giao tiếp của con người vừa súc tích, gãy gọn, vừa ý nhị, sâu sắc, đậm tính trí tuệ. Nó cũng góp phần hình thành và phát triển nhân cách, hướng con người đến những chuẩn mực đạo đức của xã hội, nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử làm cho đời sống của mỗi người thêm phong phú, tinh tế. Chẳng hạn, trong giao tiếp và diễn đạt, chúng ta thường hay sử dụng các cụm từ cố định như nói cách khác, suy cho cùng, một mặt thì, mặt khác thì,... Đó chính là các quán ngữ. Quán ngữ có chức năng vừa là phương tiện liên kết các đơn vị giao tiếp, lại vừa như một tín hiệu có chức năng đưa đẩy, chêm xen làm cho lời nói tăng tính biểu thị tình thái. Và hàng loạt thành ngữ của nhân dân dù đơn giản nhất như những câu nói thông thường nhưng khá tinh tế như “cao bay xa chạy”, thành ngữ “nói giăng nói cuội” bị biến thành “nói nhăng nói cuội”,… làm cho lời nói thêm gợi hình, gợi cảm. Việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ không phải chỉ với cái vốn sẵn có mà luôn luôn thay đổi và sáng tạo theo mô hình nào đó. Ngôn ngữ càng phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự xuất hiện của các thành ngữ, quán ngữ mới. Chúng xuất hiện cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội và phản ánh chân thực nhất những nét mới, sự thay đổi trong đời sống xã hội của người Việt. Trên các diễn đàn (forum), các trang mạng xã hội (Facebook, zing,..), hay nói chuyện tán gẫu (chat, viber, zalo,….), chúng ta dễ dàng thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi từ cách viết đến ngữ pháp câu, thậm chí cố tình viết chệch âm, sai lỗi chính tả để tiết kiệm thời gian hay tạo sự vui vẻ, tinh nghịch trong lời nói mà các bạn ấy thường gọi là “Teencode”. Đồng thời, trong giới trẻ đã
  • 9. 8 xuất hiện theo những cụm từ cố định mới với những ý nghĩa tương tự như những cụm từ cố định truyền thống nhưng khác trong cách diễn đạt. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng chất liệu này còn nảy sinh nhiều vấn đề cần thảo luận. Thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay như thế nào? Làm sao để nâng cao nhận thức và khai thác kho tàng các thành ngữ, quán ngữ truyền thống một cách triệt để để giao tiếp có hiệu quả? Làm sao để việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ tránh được những sai sót, dùng sai mục đích, tránh gây ra sự nhàm chán, phản cảm? Cách nhìn nhận và sử dụng những thành ngữ, quán ngữ mới trong giai đoạn hiện nay như thế nào? Vai trò của nhà trường trong việc nhận diện, sử dụng thành ngữ, quán ngữ của giới trẻ như thế nào? Đó là những câu hỏi cần được làm sáng tỏ. Do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay”. 2. Lịch sử nghiên cứu Có thể nói, tiếng Việt được xem là một loại hình ngôn ngữ vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi từ, mỗi cụm từ trong tiếng Việt đều có giá trị biểu đạt cao. Từ lâu, người ta đã nhận thấy có những đơn vị trong tiếng Việt rất giàu hình ảnh biểu đạt, mang giá trị tu từ thuộc những kiểu cấu trúc đặc biệt, có tiết tấu, âm điệu rõ ràng hoặc có sự hài hòa với âm thanh khi diễn ngôn. Những đơn vị như thế thường được sử dụng không chỉ trong văn chương mà còn được hiện diện thường xuyên trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Chúng được sinh ra và lớn lên cùng với kho tàng ngôn ngữ dân tộc từ thời xa xưa. Đó chính là thành ngữ. Ví dụ: Rút dây động rừng, của ăn của để, tấc đất tấc vàng, mèo mả gà đồng, của thiên trả địa,… Cũng như tất cả những ngôn ngữ khác, chúng tồn tại một cách khách quan trong ngôn ngữ và có giá trị tự nhiên về mặt diễn đạt. Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trở lại đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học dân gian nói chung, các lớp từ ngữ và thể loại văn học dân gian như ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ… nói riêng đã được rất nhiều người quan tâm với những công trình nghiên cứu có giá trị. Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thành ngữ ở tất cả các phương diện hình thái cấu trúc, ngữ nghĩa và văn
  • 10. 9 hóa. Và công trình nghiên cứu thành ngữ đầu tiên trong tiếng Việt là “Về tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố vào năm 1921. Có thể nói nhìn một cách tổng thể, các tác giả đã có rất nhiều đóng góp quý báu, họ đã có công lớn trong việc khai phá những vấn đề có liên quan đến thành ngữ và có nhiều phát hiện bất ngờ thú vị. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng trực tiếp của các nhà ngôn ngữ học Nga, việc nghiên cứu thành ngữ học tiếng Việt mới có được cơ sở khoa học nghiêm túc. Vào những năm 70, trong tạp chí Ngôn ngữ của Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội có đăng một số bài đề cập đến việc nghiên cứu trong các cuộc tranh luận của các học giả phương Tây và Nga về thành ngữ học, vấn đề được bàn luận là việc xác định khối lượng của thành ngữ học, việc xem xét các đơn vị thành ngữ trong tiếng Việt, nghiên cứu những thuộc tính của thành ngữ và những phương thức khu biệt chúng với những đơn vị khác của ngôn ngữ. Mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản cuốn từ điển “Thành ngữ tiếng Việt” năm 1976 của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang [23]. Tuy không bao quát được hết thành ngữ tiếng Việt, nhưng đã cung cấp chất liệu bổ ích cho những ai quan tâm. Bên cạnh đó, năm 1989, cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân [21] và bốn quyển trong loạt sách “Kể chuyện về thành ngữ và tục ngữ” được xuất bản (1988-1990) do Viện ngôn ngữ biên soạn, Hoàng Văn Hành chủ biên.[15] đã giúp cho những ai quan tâm đến có cái nhìn chi tiết và hệ thống hơn về thành ngữ. Sau khi thành ngữ trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học, thì những câu hỏi quan trọng nhất mà các nhà nghiên cứu đặt ra là: Thành ngữ tiếng Việt là gì? Chúng có những thuộc tính và đặc điểm gì? Để trả lời những câu hỏi đó, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu với mục đích tìm ra những phương thức và tiêu chí phân biệt thành ngữ với những đơn vị ngữ khác có liên quan đến chúng, nghĩa là tìm những tiêu chí khu biệt thành ngữ với từ phức, cụm từ tự do và tục ngữ... Trong công trình của giáo sư Nguyễn Văn Tu “Từ và vốn tử tiếng Việt hiện đại” [30], ông đã dành cả chương thứ 7 để khảo sát những vấn đề cụm từ cố định nói chung và thành ngữ nói riêng. Tác giả viết thành ngữ là cụm từ cố định, trong đó phần lớn đã mất đi tính độc lập ngữ nghĩa của chúng, và sau khi kết hợp với nhau chúng trở
  • 11. 10 thành một thể thốngn hất bền chặt. Nghĩa của kết hợp đó không được tạo nên từ nghĩa của những thành tố nằm trong thành phần của nó. Hồ Lê cũng cho rằng thành ngữ là một tổ hợp từ cố định về cấu trúc, có nghĩa bóng, được sử dụng để miêu tả những hình ảnh, hiện tượng, tính cách hoặc quan hệ. Nghiên cứu thành ngữ như một cương vị nhất định (trong sự phân định với các đơn vị khác như tục ngữ, quán ngữ, từ ghép…). Đi theo hướng này, thành ngữ được nghiên cứu ở hầu hết các công trình về từ vựng học, ngữ pháp học hoặc tách riêng thành các bài nghiên cứu về vấn đề ranh giới giữa các đơn vị từ vựng. Các công trình có thể kể ở đây như công trình của Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Thiện Giáp, Hồ Lê. Nghiên cứu thành ngữ ở mặt riêng lẻ như nguồn gốc hình thành, ngữ nghĩa, văn hóa, biến thể… phải kể đến các công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân, Phan Xuân Thành, Vũ Quang Hào, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang… Một số tác giả khác nghiên cứu thành ngữ về mặt cấu trúc, hình thái, ngữ nghĩa như Trương Đông San, hoặc nghiên cứu thành ngữ so sánh như Hoàng Văn Hành; Bùi Khắc Việt. Bên cạnh đó, cũng có các công trình thạc sĩ, tiến sĩ khác cũng nghiên cứu về thành ngữ như: “Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt” năm 1995 của Nguyễn Công Đức [9]. Về phía quán ngữ, có thể thấy trong hàng chục đầu sách nghiên cứu về từ vựng hiện đại chỉ có độ vài ba tác phẩm viết vài dòng về quán ngữ mà thôi. Nổi bật có các tác giả như Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu. Đặc biệt là Hoàng Trọng Phiến, bởi ông đã đề cập trực tiếp và định nghĩa quán ngữ trong công trình của mình như những gợi mở cho các hướng nghiên cứu sâu hơn. Hơn hết, Hoàng Trọng Phiến đã liệt kê được gần 500 quán ngữ trong công trình từ điển giải thích hư từ tiếng Việt của tác giả cũng như Đỗ Thanh và các đồng sự đã bổ sung hàng trăm đơn vị nữa trong tác phẩm từ điển nói về công cụ tiếng Việt của họ. Có thể thấy, khi xã hội ngày càng phát triển, ngôn ngữ cũng phát triển theo dẫn theo sự xuất hiện của các cụm từ cố định mới. Những cụm từ ấy trải qua một thời gian
  • 12. 11 dài sử dụng, nó dần dần hội tụ đủ các điều kiện để được xem là thành ngữ, quán ngữ. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ trong việc giao tiếp phải được quan tâm hơn. Từ trước tới nay, các công trình nghiên cứu về thành ngữ, quán ngữ tương đối nhiều song chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề thành ngữ, quán ngữ được giới trẻ nhận diện và sử dụng như thế nào trong giao tiếp trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, thiết nghĩ việc khảo sát thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay là việc làm vô cùng cần thiết. 3. Mục tiêu đề tài Mục tiêu chính của đề tài này: Một là, làm rõ vấn đề lí luận về thành ngữ, quán ngữ và vai trò của chúng trong việc tạo phát ngôn. Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng trong việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay. Ba là, đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ, quán ngữ là những bộ phận chiếm số lượng lớn, rất đa dạng và phong phú về mặt nội dung và phạm vi sử dụng. Trong khảo sát bước đầu chúng tôi chọn phạm vi nghiên cứu là thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp, trong mối quan hệ với phát ngôn của giới trẻ hiện nay tại một số trường THPT, đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (như: Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Trường THPT Bùi Thị Xuân, Trường THPT Gia Định, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM,…)
  • 13. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hoá, bổ sung về mặt lý thuyết về thành ngữ, tục ngữ, lí thuyết hội thoại nói riêng và đặc biệt là việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp. Đây chính là những lý thuyết cơ sở để đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này nhằm khảo sát trực tiếp việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giáo tiếp của giới trẻ hiện nay.Phương pháp này được thực hiện bằng cách ghi âm, phỏng vấn, phát phiếu điều tra. Phƣơng pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để xác định tần số xuất hiện, hiệu quả những cuộc giao tiếp có sử dụng thành ngữ, quán ngữtrong giới trẻ từ cứ liệu điều tra xã hội học. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Thực hiện phương pháp này nhằm mục đích phân tích, tổng hợp việc nhận diện, sử dụng thành ngữ, quán ngữ như thế nào trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay. 6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung kiến thức về thành ngữ, quán ngữ Khách thể nghiên cứu: Học sinh lứa tuổi trung học phổ thông Gia Định, Nguyễn Công Trứ, Bùi Thị Xuân, sinh viên đại học các trường Bách Khoa Tp.HCM, Công nghệ TP.HCM, Đại học Sài Gòn. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
  • 14. 13 Chương 1. Cơ sở lí luận Chương 2. Thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay Chương 3. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
  • 15. 14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ 1.1.1. Thành ngữ Việc tìm một định nghĩa chính xác nhất về thành ngữ là vô cùng khó, mỗi nhà nghiên cứu đều cố gắng đưa ra một định nghĩa hàm súc, dễ hiểu về bản chất của thành ngữ. Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học, cũng như các nhà nghiên cứu văn học, chưa thể nêu ra một khái niệm chính xác tuyệt đối và vẫn còn có nhiều tranh cãi, mỗi người đầu có những định nghĩa riêng của mình: Theo Dương Quảng Hàm thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói hoặc viết văn. Theo Vũ Ngọc Phan: “Thành ngữ là một thành phần câu sẵn có, là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý nghĩa trọn vẹn”, nghĩa là tác giả cho rằng thành ngữ không phải một thành phần chính mà là một bộ phận của câu và tự thành ngữ không diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa. Theo Cù ĐinhTú: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động” và “thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ”. Theo Hồ Lê: “Thành ngữ là tổ hợp từ - nhiều từ kết hợp lại và có tính chất vững chắc về cấu tạo, bóng bẩy về ýnghĩa, dùng để miêu tả một hình ảnh, một hình tượng một tính cách , một thái độ nào đó”. Quan điểm của ông góp phần làm cho khái niệm thành ngữ thêm phần cụ thể nhưng vẫn chưa được đồng ý hoàn toàn. Theo Nguyễn Văn Tu: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập ở một trình độ cao về nghĩa, liên kết thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Những thành ngữ này có tính hình tượng hoặc có thể không có.” [30]. Với định nghĩa này, ông đã đề cập đến tính hình tượng của thành ngữ. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học đều cố gắng đưa ra những định nghĩa đúng nhất, thuyết phục nhất. Có thể do một phần vì cái nhìn chủ
  • 16. 15 quan nên mỗi người lại có những ý kiến khác nhau về định nghĩa thành ngữ nên đã gây nhiều tranh cãi và thiếu nhất quán. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên có tầm quan trọng và đóng góp lớn cho việc tìm ra định nghĩa chính xác và là nền tảng cho những công trình nghiên cứu sau này. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhất trí khái niệm về thành ngữ: “Thành ngữ là một cụm từ cố định có tính vững chắc về hình thức cấu trúc và hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để biểu thị một cách hình ảnh các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động hay một trạng thái nào đó”. Và nghĩa của thành ngữ là nghĩa của một chỉnh thể chứ không phải của từng yếu tố trong chỉnh thể. Ví dụ: Để biểu đạt việc “chạy rất nhanh”, chúng ta có các thành ngữ: chạy thục mạng, chạy bán sống bán chết, chạy như, chạy như cờ long công,... Để biểu đạt vẻ đẹp của một người con gái, chúng ta có thành ngữ: đẹp như tiên, đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, đẹp nghiêng nước nghiêng thành… Vậy, tuy cùng diễn tả một sự vật, hiện tượng, nhưng thành ngữ biểu đạt một cách hình ảnh hơn, gợi hình, gợi cảm hơn, và nghĩa của nó là của toàn bộ chỉnh thể chứ không phải các thành tố cộng lại. Chính vì vậy, việc sưu tập và nghiên cứu thành ngữ lâu nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm tới. Điều đó cũng thể hiện ở sự đa dạng trong quan niệm về thành ngữ: quan niệm của Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Như Ý, Kiều Văn. Trong gian đoạn hiện đại, thành ngữ có được giới trẻ quan tâm và có được hiểu theo cách nhìn truyền thống? Và thành ngữ thời hiện đại, nếu có, nó là gì? Theo quan điểm của chúng tôi, giới trẻ vẫn rất quan tâm đến việc sử dụng thành ngữ trong hoạt động giao tiếp. Dĩ nhiên theo cách nhìn của giới trẻ hiện nay, chúng tôi tạm gọi là thành ngữ thời hiện đại, thành ngữ thời @. Thành ngữ thời hiện đại, chúng ta có thể hiểu là tổ hợp từ trước hết phải mang những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, tức là tính ổn định về thành phần từ vựng và cấu trúc, tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa; được dùng đi dùng lại nhiều lần do thói quen của người sử dụng; chúng là đơn vị xuất hiện từ đầu thế kỷ hai mươi trở lại đây nhằm phản ánh phẩm chất đạo đức, tư duy lối sống và cách nhìn của nhân dân
  • 17. 16 trong thời cuộc mới; và cũng không thể suy ra nghĩa của thành ngữ bằng cách tìm hiểu nghĩa của các từ hợp thành. Chẳng hạn, thành ngữ “mạt cưa, mướp đắng” có nghĩa là: tay đáo để lại gặp tay đáo để khác; nghĩa đó không thể suy ra từ nghĩa của các từ mạt cưa và mướp đắng, vốn là tên gọi của hai sự vật không có liên quan gì với nhau và lại càng không có liên quan gì với nghĩa của thành ngữ. Chính vì vậy, khi sử dụng một thành ngữ, người ta thường không để ý đến nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà chỉ nghĩ đến ý nghĩa chung của cả tổ hợp mà thôi. Và cũng chính vì không giải thích được lý do cấu tạo của thành ngữ mà người ta không thể tùy tiện thay đổi cấu tạo của chúng. 1.1.2 Quán ngữ Tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại gọi quán ngữ là những từ cố định tổ hợp: “Trong tiếng Việt có rất nhiều từ giống với từ tố tự do nhưng tương đối ổn định về viết câu được quen dùng mà các từ tạo nên chúng đều có tính chất độc lập, có khi một từ trong số đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của từ tố được thể hiện qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của các thành tố của chúng. Sở dĩ có thể quy những từ tố này vào cố định vì nếu so với các từ tố tự do, quan hệ giữa các từ tương đối ổn định. Theo truyền thống, những từ trong những từ tố này được gắn với nhau và quen dùng”. [30, tr.143] Sau này tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học Tiếng Việt” [10] cũng coi quán ngữ là một bộ phận trung gian giữa các cụm từ tự do và các kiểu cụm từ cố định. Theo ông, về hình thức cũng như ý nghĩa, quán ngữ chẳng khác gì các cụm từ tự do. Nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong suy nghĩ và diễn đạt. Chúng được dung lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn. Phạm vi bao quát của quán ngữ theo quan niệm của tác giả hẹp hơn quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Tu “Quán ngữ theo chúng tôi quan niệm là những cụm từ được lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón, hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường có nhũng quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ: Nói
  • 18. 17 bỏ ngoài tai, của đáng tội” thường được dung trong phong cách hội thoại. Các quán ngữ như đã nói, có thể nghĩ rằng, nói cách khác, trước hết, đáng chú ý, mặt khác là, v.v. thường dùng trong phong cách sách vở. [10, tr.109] Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì quán ngữ là một bộ phận ngữ cố định. Trong cuốn “Giáo trình Từ vựng học Tiếng Việt [8] tác giả đã viết “Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, họat động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón” [8, tr.80]. Tác giả xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, trạng thái như “chuột sa chĩnh gạo, chuột sa lọ mỡ” hay các ngữ có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động, một tính chất. Các tác giả Đặng Thị Lanh, Bùi Minh Toán, Lê Hữu Tỉnh trong Tiếng Việt tập 1 - Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP12+2 đã đưa ra một quan niệm về quán ngữ gần với quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Quán ngữ là những cụm từ cố định có những đặc trưng rất gần với cụm từ tự do. Đó là những cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đích đưa đẩy, chuyển ý hay dẫn ý để mở đề hoặc gây chú ý, tạo tình huống giao tiếp, không khí giao tiếp”. [20] Cho đến bây giờ, những định nghĩa mà chúng tôi có được đa phần tập trung ở địa hạt này. Đỗ Hữu Châu phát biểu: “Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng, tính chất,...chưa có tên gọi. Ngoài các thí dụ đã nêu, có thể dẫn thêm các Quán ngữ khác như : “ai cũng biết rằng”, “rõ ràng là”, “chắc chắn là” [5, tr.74] Quán ngữ là một tổ hợp từ cố định được sản sinh trong quá trình giao tiếp. Vì thế nó mang theo tất cả những đặc điểm được thể hiện trong giao tiếp và chịu sự chế định từ các yếu tố lời nói.
  • 19. 18 Đó là những lối nói do sử dụng lâu ngày mà quen dần và trở lên ổn định về tổ chức hình thức và nghĩa. Khác với thành ngữ, trong quán ngữ, các từ vẫn còn giữ được tính độc lập tương đối của chúng, vì thế thường ta có thể suy ra nghĩa của quán ngữ bằng cách tìm hiểu ý nghĩa của các từ hợp thành. Nói chung, ta đều có thể giải thích lý do cấu tạo của quán ngữ. Và có thể thấy rằng mối quan hệ giữa các từ tạo thành quán ngữ không vững chắc như trong thành ngữ, do đó nhiều khi các quán ngữ được sử dụng giống như các cụm từ tự do. 1.1.3. Quan niệm thành ngữ, quán ngữ của đề tài 1.1.3.1. Thành ngữ Qua trên có thể thấy rằng đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi trong nhiều năm qua, và mỗi người có một cách hiểu, một khái niệm của riêng mình. Tuy nhiên chúng tôi quyết định chọn khái niệm trong “Từ điển Tiếng Việt” bởi tính phổ biến của nó. “Thành ngữ”: Là tập hợp từ ngữ cố định diễn đạt một ý nghĩa, một nội dung trọn vẹn. Ví dụ : "tay xách nách mang", "một nắng hai sương",... [27, tr.882] 1.1.3.2. Quán ngữ Quán ngữ là một vấn đề không mới lạ trong nghiên cứu tiếng Việt song với nhiều người thì đây là một khái niệm lạ, ít được biết đến. Qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu về quán ngữ từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều cho rằng quán ngữ mang tính cố định hoặc nửa cố định. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì quán ngữ là một bộ phận của ngữ cố định. Trong cuốn “Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt'', tác giả đã viết: “Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón” [8, tr.80].
  • 20. 19 Tác giả Đỗ Hữu Châu xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, trạng thái như chuột sa chĩnh gạo, chuột sa lọ mỡ hay các ngữ có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động., một tính chất một trạng thái như: mắt lươn, mắt phượng, dai như đỉa, chạy long tóc gáy vào một loại gọi là ngữ danh hay thành ngữ. Còn các quán ngữ chỉ bao gồm các ngữ đảm nhiệm chức năng ngoài nòng cốt câu như chức năng chuyển tiếp, chêm, xen kẽ. Tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại gọi quán ngữ là những từ tổ cố định tổ hợp “Trong tiếng Việt có một số từ rất gần với từ tổ tự do nhưng tương đối ổn định về kết cấu, được quen dùng mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính chất độc lập, có khi một từ trong đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của từ tổ được thể hiện qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của những từ thành tố của chúng. Sở dĩ có thể quy những từ tổ này vào từ tổ cố định vì so với các loại từ tổ tự do, quan hệ giữa các từ tương đối ổn định. Theo truyền thống những từ trong những từ tổ này gắn với nhau và được quen dùng‟‟. [30] Theo tác giả thì quán ngữ là bộ phận gần gũi với cụm từ tự do nhưng bởi có tính ổn định tương đối nên có thể xếp chúng vào loại từ tổ cố định. Tác giả cho rằng cụm từ “bạn nối khố‟‟ là một quán ngữ chỉ người bạn rất thân. Các danh từ như “cười nụ‟‟ “bạn cố tri‟‟ “anh hùng rơm‟‟ “kỉ luật sắt‟‟ cũng được tác giả coi là quán ngữ. Đồng thời các ngữ cố định như: lành như bụt, dốt đặc cán mai, giấu đầu hở đuôi, được voi đòi tiên” cũng được coi là quán ngữ. Sau này, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” [11] cũng coi quán ngữ là một bộ phận trung gian giữa cụm từ tự do, và các kiểu cụm từ cố định. Theo ông về hình thức cũng như về ý nghĩa, quán ngữ chẳng khác gì các cụm từ tự do. Nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong suy nghĩ và diễn đạt. Chúng được dùng lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn. Phạm vi bao quát của quán ngữ theo quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp hẹp hơn quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Tu: ''Quán ngữ theo chúng tôi quan niệm là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường có những quán ngữ riêng,
  • 21. 20 chẳng hạn các quán ngữ: Của đáng tội, nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, thường được dùng trong phong cách hội thoại, các quán ngữ: như đã nói, thiết nghĩ, có thể nghĩ rằng, nói cách khác, trước hết, một mặt thì, mặt khác thì, nghĩa là, đáng chú ý, thường được dùng trong phong cách sách vở''. [30] Trong Từ điển tiếng Việt, quán ngữ là ''Tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành. ''Lên lớp'' “lên mặt'' '' lên tiếng” đều là những quán ngữ trong tiếng Việt. [27, tr.801] Nhìn chung, quan niệm về quán ngữ của các tác giả từ trước đến nay đã khá đầy đủ, cụ thể. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi theo quan điểm quán ngữ của Nguyễn Văn Tu, đồng thời tiếp thu những ý kiến của tác giả khác, chúng tôi tiến tới tìm hiểu chức năng của quán ngữ; khảo sát, phân tích vai trò của quán ngữ trong hoạt động giao tiếp nói chung, trong giao tiếp của giới trẻ nói riêng. 1.1.4. Phân biệt cụm từ cố định (thành ngữ, quán ngữ) với các đơn vị lân cận Trước hết, nếu so sánh một từ ghép điển hình với một cụm từ cố định điển hình ta thấy chúng đều giống nhau ở chỗ: Cùng có hình thức chặt chẽ, cấu trúc cố định; cùng có tính thành ngữ; cùng là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Ví dụ: sinh viên, học tập, đỏ rực, ngon lành, hoa hồng,… ăn ốc nói mò, mặt trái xoan, vênh váo như bố vợ phải đấm,… Ở đây, tính thành ngữ là khái niệm chưa phải là tuyệt đối rõ ràng. Nói chung, thường gặp nhất là cách hiểu như nhau: Giả sử có một kết cấu X gồm các yếu tố a, b, c,… hợp thành X = a + b + c +… Nếu ý nghĩa của X mà không thể giải thích được bằng ý nghĩa của từng yếu tố a, b, c,… thì người ta bảo kết cấu X (hoặc tổ hợp X) có tính thành ngữ. Vậy chứng tỏ rằng tính thành ngữ có các mức độ cao, thấp khác nhau trong các tổ hợp, kết cấu khác nhau, bởi vì cách tổ chức nội dung và hình thức của chúng theo những con đường, những phương sách rất khác nhau. Đối chiếu với các ví dụ nêu trên, ta sẽ thấy điều đó. Từ ghép với cụm từ cố định phân biệt, khác nhau ở chỗ:
  • 22. 21 + Về thành tố cấu tạo: Thành tố cấu tạo của từ ghép là hình vị, còn thành tố cấu tạo của cụm từ cố định là từ. So sánh: VD: ễnh + ương -> ễnh ương (từ ghép) bán + bò + tậu + ễnh + ương -> bán bò tậu ễnh ương (cụm từ cố định) + Về ý nghĩa: Nghĩa của cụm từ cố định được xây dựng và tổ chức theo lối tổ chức nghĩa của cụm từ, và nói chung là mang tính hình tượng. Chính vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào bề mặt, vào nghĩa của từng thành tố cấu tạo thì nói chung là không thể hiểu được đích thực của toàn cụm từ. Ví dụ: anh hùng rơm, đồng không mông quạnh, tiếng bấc tiếng chì,… Trong khi đó, đối với từ ghép, thì nghĩa định danh (trực tiếp hoặc gián tiếp) theo kiểu tổ chức nghĩa của từ lại là cái cốt lõi và nổi lên hàng đầu. Ví dụ: mắt cá (chân), đầu ruồi, chân vịt, đen nhánh, xanh lè, tre pheo, thuyền trưởng,… Đối với cụm từ tự do, cụm từ cố định cũng có những nét giống nhau và khác nhau: - Giống nhau: + Giống nhau do cả hai đều là cụm từ, được tạo lập bằng sự tổ hợp của các từ. + Giống nhau về hình thức ngữ pháp. Điều này dẫn đến hệ quả là quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo cũng giống nhau. Ví dụ: nhà ngói cây mít; nhà tranh vách đất (cụm từ cố định); cháo gà cháo vịt; phở bò miến lươn (cụm từ tự do). - Tuy vậy, quan sát kĩ thì thấy chúng khác nhau ở những mặt quan trọng: + Cụm từ cố định hiện diện với tư cách là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, ổn định và tồn tại dưới dạng làm sẵn. Trong khi đó, cụm từ tự do được đặt ra trong lời nói, trong diễn từ (discourse). Nó hợp thành đấy, rồi tan đấy, vì nó không tồn tại dưới dạng một đơn vị làm sẵn. Cụm từ tự do chỉ là một sự lấp đầu từ vào một mô hình ngữ pháp cho trước mà thôi. Vì tồn tại dưới dạng làm sẵn nên thành tố cấu tạo cụm từ cố định có số lượng ổn định, không thay đổi. Ngược lại, số thành tố cấu tạo cụm từ tự do có thể thay đổi tuỳ ý. Ví dụ: mẹ tròn con vuông, mồm năm miệng mười,… số thành tố cấu tạo
  • 23. 22 luôn luôn ổn định. Thế nhưng, một cụm từ tự do "những người cười" chẳng hạn, có thể thêm bớt các thành tố một cách tuỳ ý để cho ta những cụm từ có kích thước khác nhau: những người này – những người chưa nói đã cười này – những người vừa mới đến mà chưa nói đã cười này,… Về ý nghĩa, cụm từ cố định có ý nghĩa như một chỉnh thể tương ứng với một chỉnh thể cấu trúc vật chất của nó. Có nghĩa là nó có tính thành ngữ rất cao, còn cụm từ tự do thì không như vậy. Ví dụ, chỉnh thể ý nghĩa của cụm từ cố định: rán sành ra mỡ, méo miệng đòi ăn xôi vò, say như điếu đổ,… có tính thành ngữ cao đến mức tối đa, còn những cụm từ tự do như rán mỡ, miệng cười, say thuốc lào,… thì tính thành ngữ của chúng chỉ là zero. 1.1.5. Phân biệt quán ngữ với thành ngữ Quán ngữ và thành ngữ đều là những cụm từ đã được cố định hoá, nhưng giữa hai loại đơn vị này vẫn có điểm khác biệt. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu thì việc phân chia rạch ròi ranh giới của hai loại cụm từ này rất phức tạp. Chúng tôi tạm đặt ra một số tiêu chí phân biệt quán ngữ với thành ngữ để làm cơ sở nghiên cứu. a) Về tính thành ngữ Tính thành ngữ được tác giả Đỗ Hữu Châu định nghĩa như sau: "Cho một tổ hợp có nghĩa S so các đơn vị A, B, C… mang ý nghĩa lần lượt s [1], s [2], s [3]… tạo nên nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s [1]", s [2]", s [3] thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ”. [5, tr.72] Lẽ đương nhiên các thành ngữ sẽ mang tính thành ngữ cao hay thấp, còn quán ngữ thì không có tính chất này. Nghĩa của cả tổ hợp giống tổng hợp số nghĩa của các yếu tố cấu thành. Ví dụ: Cụm từ "đi guốc trong bụng” là một thành ngữ vì nghĩa của các đơn vị trong cụm từ không thể giải thích cho ý nghĩa cả cụm là "hiểu rất rõ suy nghĩ của người khác". Cụm từ "Đáng chú ý là" là một quán ngữ vì nghĩa của cả cụm chính là tổng số nghĩa của các từ đáng, chú ý, là.
  • 24. 23 Hay thành ngữ có nghĩa khái niệm. Và nghĩa của nó toát lên từ nghĩa của toàn bộ tổ hợp, khác hơn, mới hơn so với tổng số nghĩa của các yếu tố trong tổ hợp. Như vậy, ở thành ngữ, nghĩa thống nhất thành một khối, có tính biểu trưng, tính hình tượng, bóng bẩy về mặt ý nghĩa. Thành ngữ Cá nằm trên thớt nói lên tình trạng nguy hiểm có thể de dọa sự sống còn. Còn nghĩa của phần lớn quán ngữ đều là nghĩa chức năng, nghĩa tình thái. Một số quán ngữ có tính thành ngữ thấp, đã bị mờ đi, không còn được hiểu là tính thành ngữ. Cách hiểu quán ngữ thường không theo cơ chế ẩn dụ, hoán dụ, so sánh như thành ngữ mà gắn liền với từng cách dùng của nó. b) Về kết cấu Thành ngữ thường có bộ phận trung tâm và những thành phần phụ bổ sung ý nghĩa của thành phần trung tâm những sắc thái phụ, ý nghĩa của thành phần trung tâm cũng là ý nghĩa nòng cốt của cả cụm từ. Ví dụ: Thành phần trung tâm của thành ngữ "Thần hồn nát thần tính" là "khủng hoảng", các thành phần phụ là "do chính những ảo tưởng, những ý nghĩa ma quái nẩy sinh từ trong đầu óc mình gây ra nhân khi tâm hồn mình không ổn định". Thành ngữ thường có 3 thành tố trở lên (phổ biến là 4 thành tố), có đối, có điệp, có vần điệu, kết hợp với nhau theo một số quy luật nhất định, có cấu trúc đối xứng. Chẳng hạn: Xanh vỏ đỏ lòng. Trong cấu trúc thường có xuất hiện từ như (trong TN so sánh). Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu câu. Chúng chỉ là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối ổn định. Ví dụ: Các quán ngữ "tức là" "ngược lại" "nói tóm lại"… đều không có từ trung tâm. Quán ngữ có khi dài như nói khí vô phép, khổ một nỗi là,…; cũng có khi ngắn như: trước hết, tất nhiên,… Quán ngữ thường có cấu trúc không chặt chẽ như thành ngữ. Do vậy, một số trường hợp nếu thêm vào, bớt đi trong kết cấu của chúng một đơn vị hay thay thế một kết cấu tương đương khác cũng không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa
  • 25. 24 chức năng của chúng. Ví dụ: Các quán ngữ có động từ nói như: nói tóm lại có thể thay thế bằng nói ngắn gọn, nói một cách ngắn gọn,, nói chung, ... c) Về chức năng Thành ngữ có chức năng định danh, chúng vừa có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái… chưa có tên gọi cụ thể. Nghĩa của phần lớn quán ngữ đều là nghĩa chức năng, nghĩa tình thái. Một số quán ngữ có tính thành ngữ thấp, đã bị mờ đi, không còn được hiểu là tính thành ngữ. Cách kiểu quán ngữ thường không theo cơ chế ẩn dụ, hoán dụ, so sánh như thành ngữ mà gắn liền với từng cách dùng của nó. Ví dụ có trường hợp "chờ quá lâu, quá sức chịu đựng" được diễn đạt bằng ngữ "chờ hết nước hết cái", vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật, một hoạt động, một tính chất, một trạng thái vừa có thể định danh. Hoặc trường hợp “dai dẳng, không dứt”, được diễn đạt bằng dai như đỉa, dai như chão, dai như chó nhai giẻ rách… thể hiện tính chất dai của các sự vật, hoạt động khác nhau… Hay hiện tượng chạy nhanh, ta có chạy long tóc gáy, chạy rống bãi công, chạy như cờ lông công… miêu tả các tình thế, các dạng chạy khác nhau… Nhìn chung các thành ngữ đều có chức năng miêu tả, sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái được gọi tên, vừa thể hiện thái độ, tình cảm của người dùng đối với các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất. Trong khi đó, quán ngữ là các ngữ cố định không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, để liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung nào đó cần truyền đạt. Quán ngữ không làm thành phần chính trong nòng cốt câu mà đảm nhiệm các chức năng ngoài nòng cốt như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tính thái. Ví dụ như các quán ngữ: Một mặt là…, mặt khác là…, nói cách khác…, chắc chắn là…,dễ thường… xin bỏ ngoài tai, khổ nỗi, suy cho cùng,…… 1.1.6. Phân biệt quán ngữ với từ nối:
  • 26. 25 Trong tiếng Việt, từ nối (hay còn gọi là các quan hệ từ) có chức năng nối kết các thành phần trong câu, nối các câu và các đoạn văn trong văn bản. Đó là các từ như: tất nhiên, tuy vậy, do đó, vì vậy,… a) Điểm giống nhau giữa quán ngữ và từ nối là chúng đều là các tổ hợp từ cố định; đều có chức năng liên kết các câu, các đoạn văn. b) Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là: + Quán ngữ vừa có chức năng liên kết vừa có chức năng đưa đẩy, rào đón; còn từ nối đơn thuần chỉ mang chức năng liên kết. Chẳng hạn ta so sánh ví dụ sau: - Hơn nữa, xét theo góc độ “người dân được làm những gì pháp luật không cấm”, thì nguyên tắc “im lặng là đồng ý” phải đƣơng nhiên được áp dụng rộng rãi chứ không chỉ ở mức khuyến khích. - Rõ ràng đó là món đồ hay nhất tôi mua được ở đây. - Dù vậy, đất sống cho ca trù Sài Gòn thật sự không nhiều. (Trích nguồn từ Báo Tuổi trẻ) Ở đây, ta thấy: “Hơn nữa” “rõ ràng” là liên kết diễn giải, đệm thêm để hiểu rõ hơn nội dung của mệnh đề. “Đương nhiên”, “Dù vậy” chỉ đơn thuần liên kết khi thể hiện quan hệ nhân quả. + Quán ngữ liên kết thường là những tổ hợp có nhiều yếu tố. Như đã nói ở trên, quán ngữ được tạo thành là do chúng ta dùng lâm thời rồi cố định hóa thành các quán ngữ; còn từ nối thường ngắn gọn và cố định được tạo ra cùng với những đơn vị từ tiếng Việt. So sánh hai ví dụ: - Như anh đã nói đó thôi, nghề môi giới cầu thủ đòi hỏi mối quan hệ cực tốt với giới bóng đá và cầu thủ, mà tôi thì chỉ mới tập chập chững vào nghề.
  • 27. 26 (Trích nguồn từ Báo Tuổi trẻ) Ta thấy rằng với quán ngữ “như đã nói” hoặc “như đã nói trên”,…ta có thể chêm xen hay tách ghép chúng (ta có thể nói “như anh đã nói đó thôi”, “như tôi đã nói ở trên”) nhưng với các từ nối “bởi vì”, “sở dĩ”,…thì chúng ta không thể chêm xen hay tách chúng ra được. + Quán ngữ liên kết thường là những tổ hợp có nhiều yếu tố. Như đã nói ở trên, quán ngữ được tạo thành là do chúng ta dùng lâm thời mà cố định hóa; còn từ nối thường ngắn gọn và cố định được tạo ra cùng với các đơn vị từ tiếng Việt. Chẳng hạn, quán ngữ liên kết thường là các tổ hợp như: suy cho cùng, nói tóm lại, có thể nói rằng, cam đoan rằng, cần phải nói thêm rằng, có thể tóm tắt như sau,…Còn từ nối thường là: do đó, vì vậy, cho nên, tất nhiên, đương nhiên, bởi vì, sở dĩ, dù vậy,… 1.1.6. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ Thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong lời nói. Chúng được sáng tạo ra trong quá trình sinh hoạt của xã hội. Chúng có tính cố định và cũng mang tính sẵn có chính vì những nét chung đó làm cho nhiều người khó khăn trong việc nhận diện thành ngữ với tục ngữ. Tuy nhiên, thành ngữ và tục ngữ là hai cấp độ khác nhau. Cho nên mỗi loại có những đặc điểm riêng cần được xác định rõ ràng. Sự khác nhau giữa thành ngữ với tục ngữ có thể dựa vào 3 cấp độ sau: a) Cú pháp: xét về mặt cấu tạo sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là ở cấp độ. Thành ngữ nằm ở cấp độ thấp hơn tục ngữ. Bởi vì hầu hết thành ngữ có cấu tạo là cụm từ, còn tục ngữ hầu hết có cấu tạo là câu. Thành ngữ có cấu tạo là cụm danh từ: Anh hùng rơm; Bạn nối khố; Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ: Chạy long tóc gáy; Ném đá dấu tay. Thành ngữ có cấu tạo là cụm tính từ: Dai như đỉa đói; Chậm như rùa; Bầm gan tím ruột;
  • 28. 27 Trong khi đó tục ngữ là câu: Cái nết đánh chết cái đẹp; Thật thà là cha quỷ sứ; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Do thành ngữ ở cấp độ thấp hơn tục ngữ nên trong nhiều trường hợp tục ngữ lấy thành ngữ làm yếu tố cấu tạo nên nó. Ví dụ: Mẹ gà con vịt chắt chiu/Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng (Tục ngữ); Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon (Tục ngữ) Trong nhiều trường hợp, thành ngữ và tục ngữ có sự lồng chéo. Nhiều thành ngữ có cấu tạo là kết cấu chủ vị (c-v) thậm chí là hai kết cấu c-v, có điều chức năng của nó vẫn là ngữ, hoạt động trong câu như từ. Ví dụ : ăn nói nên cẩn thận coi chừng nhà có ngạch vách có tai; Nhà có ngạch, vách có tai; Ông ăn chả, bà ăn nem; … Nhưng có khi tục ngữ lại có cấu tạo là cụm từ Ví dụ: Lời nói đọi máu Như thế nếu chỉ dựa vào cấu tạo, trong nhiều trường hợp ta khó phân biệt đâu là thành ngữ đâu là tục ngữ. Muốn vậy ta phải phân biệt chúng ở mặt thứ hai là mặt chức năng ngữ nghĩa. b) Ngữ nghĩa: Thành ngữ là đơn vị từ vựng mang tính hoàn chỉnh về nghĩa. Nội dung của thành ngữ là những khái niệm. Do đó chức năng của nó là chức năng định danh. Tục ngữ là câu với ý nghĩa trọn vẹn và hoàn chỉnh. Nội dung của tục ngữ là những phán đoán. Do đó nó có chức năng thông báo. Nghĩa của thành ngữ tương đương với nghĩa của từ, cụm từ; trong khi nghĩa của tục ngữ là một phán đoán, một sự đánh giá, một sự khẳng định về chân lí, lẽ thường, tư tưởng hoàn chỉnh. Quan hệ nội dung giữa thành ngữ và tục ngữ là quan hệ giữa khái niệm với phán đoán. 3) Hành chức: thành ngữ có nghĩa tương đương một từ, được sử dụng để cấu tạo câu hoặc phát ngôn. Tục ngữ tạo câu một cách độc lập.
  • 29. 28 Ví dụ: Xét những câu có chữ "sống" và chữ "chết": 1- Sống lâu hơn giàu lâu (sức khỏe quý hơn của cải); 2- Sống chết có số (con người không làm chủ được sự sống chết của mình, vậy nên an nhiên mà sống cho phải đạo làm người); 3- Sống cái nhà, già cái mồ (già ở đây có nghĩa là chết. Khi sống, người ta cần ngôi nhà cho rộng rãi tiện nghi, khi chết đi, cần có ngôi mộ cho tươm tất. Câu này có ý biện minh cho những việc cố công làm nhà cửa và xây sinh phần trong phong tục của người Việt Nam. Cũng có ý khuyên con cháu nên lo cho cha mẹ, ông bà về nơi cư trú khi sống và nơi an nghỉ khi qua đời); 4- Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách (tịch sàng là chiếu giường; quan quách là hòm chôn người. Ca ngợi và khuyến khích tình nghĩa keo sơn); 5- Chết vinh hơn sống nhục = Sống đục sao bằng thác trong (mạng sống là trọng, nhưng cũng có khi con người phải chọn cái chết để bảo toàn danh dự); 6- Chết bờ chết bụi = Chết đường chết chợ (cực tả cảnh khốn cùng không nhà cửa, không người thân, lúc cuối đời của những người bất hạnh); 7- Thập tử nhất sinh (trong hoàn cảnh nguy hiểm, muời phần chết một phần sống); 8- Chạy bán sống bán chết (chạy thoát thân trong hoàn cảnh vừa nguy hiểm vừa khẩn cấp); 9- Chết đứng như Từ Hải (gặp chuyện bất ngờ khó xử, không biết phải nói năng đối phó ra sao, chỉ đứng lặng thinh; cũng nói là "đứng chết trân"); 10- Sống vất sống vưởng (cực tả cảnh sống khổ cực lê la của một người khốn cùng).
  • 30. 29 Ở đây, ta thấy năm câu đầu (1-5) có ý khuyên bảo; năm câu sau (6-10) chỉ mô tả. Những câu đầu là "tục ngữ"; những câu sau là "thành ngữ". Thật ra, ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ không luôn luôn rõ ràng như đối với những câu vừa nêu. Có thể khẳng định điểm giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở tính cố định, có sẵn. Sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ chỉ có tính chất tương đối. Bởi ở những điều kiện sử dụng cụ thể vẫn xảy ra hiện tượng đơn vị này được dùng như đơn vị kia. Ví dụ: được voi đòi tiên, già kén kẹn hom,… 1.2. Cấu trúc thành ngữ, quán ngữ 1.2.1. Phân loại – cấu trúc thành ngữ Có nhiều cách phân loại thành ngữ. Trước hết, có thể dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. 1.2.1.1. Thành ngữ so sánh Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt,… Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác: a) A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt,… Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các kiểu: b) A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ tựa lông hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói, Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, Lừ đừ như ông từ vào đền,…
  • 31. 30 c) (A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có mặt. Nó thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn vẹn. Ví dụ: (Rẻ) như bèo, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở cờ trong bụng, (To) như bồ tuột cạp, (Khinh) như rác, (Khinh) như mẻ, (Chậm) như rùa,… d) ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào hoạt động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ. Ví dụ: Ăn ở với nhau Xử sự với nhau Giữ ý giữ tứ với nhau như mẹ chồng với nàng dâu Chúng nó suốt ngày cãi nhau như chó với mèo Nó làm gì như gà mắc tóc chẳng đâu ra đâu Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm, Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị,... Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu trúc của chúng như sau: + Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được "nhận ra". A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành động,... nào đó. Rất ít khi chúng ta gặp những khả năng khác. + Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như; còn những từ so sánh khác, chẳng hạn như tựa, tựa như, như thể, bằng, tày,... (Gương tày liếp, Tội tày đình, Cưới không bằng lại mặt,...) chỉ xuất hiện hết sức ít ỏi.
  • 32. 31 + Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ cho A, mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A, thong qua A. Ví dụ: Ý nghĩa "lạnh" của tiền chỉ bộ lộ trong Lạnh như tiền mà thôi. Các thành ngữ Nợ như chúa Chổm, Rách như tổ đỉa, Say như điếu đổ, Say khướt cò bợ,... cũng tương tự như vậy. Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái,... được nêu ở B phản ánh khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt. Đối chiếu với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi ngôn ngữ được thể hiện một phần ở đó. + Vế B có cấu trúc không thuần nhất: B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như chúa Chổm, Đắng như bồ hòn, Rẻ như bèo, Khinh như mẻ,... B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải vôi, Như chó nhai giẻ rách, Lừ đừ như ông từ vào đền, Như thầy bói xem voi, Như xầm sờ vợ,... Ngoài những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc so sánh thông thường của tiếng Việt, ta thấy: Các cấu trúc so sánh thông thường có thể có so sánh bậc ngang hoặc so sánh bậc hơn. Ví dụ: Anh yêu em như yêu đất nước (so sánh bậc ngang), Dung biết mình đẹp hơn Mai (so sánh bậc hơn),... Từ so sánh và các phương tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ phiếm định hô ứng,...) được sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông thường, rất đa dạng: như, bằng, tựa, hệt, giống, chẳng khác gì, y như là, hơn, hơn là,... Một vế A trong cấu trúc so sánh thông thường có thể kết hợp với một hoặc hai, thậm chí một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với từ so sánh. Ví dụ: Kết hợp với một B: Cổ tay em trắng như ngà /Đôi mắt em liếc như là dao cau.
  • 33. 32 Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào (...) khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng. Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so sánh ít biến dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị như đã nêu trên. Lí do chính là ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền vững về mặt cấu trúc và ý nghĩa. 1.2.1.2. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ. Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa "sơ khởi", "cấp một" nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này người ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ. Ví dụ: Xét thành ngữ "Ngã vào võng đào". Cấu trúc của thành ngữ này cho thấy: (Có người nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, không may. Ngã, nhưng rơi vào võng đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức là vẫn được đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và không mấy lúc được ngồi, nằm ở đó. Từ các hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt này, người ta rút ra và nhận lấy ý nghĩa thực của thành ngữ như sau: Gặp tình huống tưởng như không may nhưng thực ra lại là rất may (và thích gặp tình huống đó hơn là không gặp bởi vì có lợi hơn là không gặp). Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau: a) Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này, chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một hình ảnh được xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo, Nước đổ
  • 34. 33 đầu vịt, Chó có váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thưa che mắt thánh, Múa rìu qua mắt thợ,... b) Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng. Ở đây, trong mỗi thành ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng được nêu, được phản ánh. Chúng tương đồng hoặc tương hợp với nhau (hiểu một cách tương đối). Ví dụ: Ba đầu sáu tay, Nói có sách mách có chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ tròn con vuông, Hòn đất ném đi hòn chì ném lại,... c) Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản. Ngược lại với loại trên, mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương phản nhau hoặc chí ít cũng không tương hợp nhau. Ví dụ: Các thành ngữ Một vốn bốn lời, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ương, Xấu máu đòi ăn của độc,... Bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo và cấu trúc, còn có thể phân loại chúng theo số tiếng. Một nét nổi bật đáng chú ý ở đây là các thành ngữ có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm ưu thế áp đảo về số lượng. Vì người Việt rất ưu lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hoà về âm điệu. Ngay ở bậc từ ta cũng thấy rằng hiện nay các từ song tiết (hai tiếng) chiếm tỉ lệ hơn hẳn các loại khác như: Trăng tủi hoa sầu, Tan cửa nát nhà, Tháng đợi năm chờ, Ăn gió nằm mưa, Lót đó luồn đây, Gìn vàng giữ ngọc,... nhanh chóng mang dáng dấp của các thành ngữ và rất hay được sử dụng. 1.2.2. Phân loại - cấu trúc quán ngữ Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết trong diễn từ. Ví dụ: Của đáng tội, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói tóm lại, Kết cục là, Nói cách khác,... Thật ra, tính thành ngữ và tính ổn định cấu trúc của quán ngữ không được như thành ngữ. Dạng vẻ của cụm từ tự do còn in đậm trong các cụm từ cố định thuộc loại này. Chỉ có điều, do nội dung biểu thị của chúng
  • 35. 34 được người ta thường xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định dần lại và rồi người ta quen dùng như một đơn vị có sẵn. Việc phân loại quán ngữ có thể tiến hành theo một số tiêu chí như sau: - Căn cứ vào kiểu cấu tạo của quán ngữ - Căn cứ vào vị trí ngữ pháp trong câu của quán ngữ - Căn cứ vào mức độ tính cố định và tính thành ngữ của QN - Căn cứ vào công dụng của QN - Căn cứ vào phạm vi và tính chất phong cách Cần nói thêm là mọi sự phân chia chỉ có tính chất tương đối, bởi luôn tồn tại những đơn vị trung gian, đơn vị đa nghĩa, đa chức năng. Sự phân biệt từ ghép - thành ngữ – quán ngữ – cụm từ tự do cùng với sự phân loại quán ngữ cũng không ngoại lệ. Nguyễn Thị Thìn [29] đi sâu vào cách phân loại căn cứ vào công dụng của quán ngữ. Theo đó, tác giả đã chia quán ngữ thành bốn loại: Quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng nghĩa học; Quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng dụng học; Quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng liên kết văn bản. a) Quán ngữ chủ yếu dùng trong chức năng nghĩa học: Là những quán ngữ thường chỉ là tên gọi bổ sung, không phải là tên gọi chính thức của hiện thực khách quan được biểu thị như thực từ hay tổ hợp từ tự do. Những cái tên gọi bổ sung này, trong một số ngữ cảnh cụ thể, lại tỏ ra đắc dụng hơn là tên gọi chính thức bởi tính có cấu trúc và tính khẩu ngữ tự nhiên của nó. Ví dụ: ba xây, ba chống, hai tốt, ba đảm đang, ba sôi hai lạnh, bằng được, phải lòng,… b) Quán ngữ chủ yếu dùng trong chức năng dụng học: Còn gọi là quán ngữ tính thái. Loại quán ngữ này khá phong phú về số lượng cũng như về khả năng thể hiện ý nghĩa tình thái dụng học.
  • 36. 35 c) Quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng liên kết văn bản: Tuy tần số sử dụng ít hơn so với một số loại phương tiện liên kết khác như quan hệ từ, đại từ nhưng các QN thuộc loại này vẫn khẳng định được sự cần thiết của mình trong chức năng liên kết văn bản, bởi khả năng biểu thị những mối quan hệ nghĩa mà những phương tiện khác không thể thay thế được. Ví dụ: nhìn chung, trong khi đó, mặt khác, hơn nữa, nói tóm lại, nói cách khác, trước hết,… d) Quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng: Những quán ngữ thuộc loại đang xét thường là hình thức thể hiện tổng hợp của một số thành phần nội dung khác nhau: nội dung nghĩa học, nội dung quan hệ. Với chúng ranh giới giữa phạm trù nghĩa học - phạm trù dụng học trở nên không hoàn toàn minh xác. Ví dụ: biết tay, chi phải, lấy được, hết ý, biết đâu, biết đâu đấy,… Cùng với tình thái từ, chúng thực sự trở thành loại phương tiện thông dụng và hữu hiệu nhất trong chức năng dụng học. Ví dụ: nói bỏ ngoài tai, của đáng tội, công bằng mà nói, chả trách (gì), xem chừng, có lẽ nào, may ra, chưa biết chừng,… Có thể phân loại các quán ngữ của tiếng Việt dựa vào phạm vi và tính chất phong cách của chúng, như sau: + Những quán ngữ hay dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ: Của đáng tội, Khí vô phép, Khổ một nỗi là, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói dại đổ đi, Còn mồ ma, Nó chết (một) cái là, Nói (...) bỏ quá cho, Cắn rơm cắn cỏ, Chẳng nước non gì, Đùng một cái, Chẳng ra chó gì, Nói trộm bóng vía, Ví dụ: - Tôi về đây, mai có việc bận, không thể ở lại được (…) một cô đầu lê bước ra hé cửa. Tối lắm, phải vạ gì mà đi bây giờ. (Tuyển tập Truyện ngắn Thạch Lam, tr.162). Với những quán ngữ dùng trong phong cách này, chức năng chủ yếu của chúng là đưa đẩy, rào đón,… còn chức năng liên kết cũng có nhưng rất mờ nhạt.
  • 37. 36 + Những quán ngữ hay dùng trong phong cách viết (khoa học, chính luận,...) hoặc diễn giảng như: Nói tóm lại, Có thể nghĩ rằng, Ngược lại, Một mặt thì, Mặt khác thì, Có nghĩa là, Như trên đã nói, Có thể cho rằng, Như sau, Như dưới đây, Như đã nêu trên, Sự thực là, Vấn đề là ở chỗ,... Với những quán ngữ loại này, chúng ta gọi là quán ngữ liên kết. Ví dụ: - Nhìn chung về kinh tế thế giới, hiện nay nhiều quốc gia vẫn còn khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi. - Nói chung, trình độ chuyên nghiệp ở tất cả các mặt rất cao, làm thật ăn thật. Trong quán ngữ loại này, ngoài chức năng liên kết, quán ngữ liên kết cũng biểu thị chức năng rào đón, đưa đẩy,… nhưng chức năng đó của quán ngữ không nổi rõ như loại quán ngữ dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ nói trên. Dựa vào vị trí của quán ngữ trong liên kết ta chia làm ba loại như sau: + Quán ngữ liên kết được dùng để mở đầu câu được gọi là khởi ngữ: trước tiên, một là, hai là, thứ nhất là,… + Quán ngữ đứng ở giữa câu thường mang nhiều chức năng khác nhau như: nhấn mạnh, giải thích, chuyển ý, minh họa: tức là, nghĩa là, đặc biệt là, đáng chú ý là, chẳng hạn như,… + Quán ngữ đứng ở cuối câu thường mang chức năng hồi cố, tức là đưa người đọc trở lại với những vấn đề đã nhắc ở phần trước. Chín những quán ngữ này giúp cho người viết có thể kết luận nhưng không cần thiết nhắc lại những vấn đề đó lại. Dựa vào vị trí của quán ngữ trong câu, chúng ta có thể chia quán ngữ thành 3 loại như sau: + Quán ngữ nằm ở đầu câu (gọi là khởi ngữ) có chức năng liên kết câu: đầu tiên, thứ nhất là, thứ hai là…
  • 38. 37 + Quán ngữ nằm ở giữa câu có nhiều chức năng như nhấn mạnh, giải thích, chuyển ý hay minh họa cho vấn đề được nói đến: tức là, nghĩa là, đặc biệt là, đáng chú ý là, chẳng hạn như… + Quán ngữ nằm ở cuối câu thường có chức năng hồi quy, đưa người đọc quay là vấn đề đã nói trước đó hay nói cách khác, quán ngữ này giúp ta kết luận lại, tóm ý lại vấn đề, chẳng hạn như: nói tóm lại, nhìn chung… Khó lòng có thể phân tích, phân loại quán ngữ theo cơ chế cấu tạo hoặc cấu trúc nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những đơn vị gọi là quán ngữ không thể bỏ qua được, và chức năng của chúng có thể chứng minh được. Tình trạng đa dạng và đầy biến động của các quán ngữ cũng như những đặc trưng bản tính của chúng, khiến cho ta phải nghĩ rằng: chúng đứng ở vị trí trung gian giữa cụm từ tự do với cụm từ cố định chứ không hoàn toàn nghiêng hẳn về một bên nào, mặc dù ở từng quán ngữ cụ thể, có thể nặng về bên này mà nhẹ về bên kia một chút hay ngược lại. Như vậy, quán ngữ được nhiều nhà nghiên cứu coi là một loại cụm từ cố định bởi tính chất lặp lại của nó. Tuy nhiên xét về hình thức và về ý nghĩa, quán ngữ lại chẳng khác gì các cụm từ tự do nên có nhiều ý kiến cho rằng quán ngữ là bộ phận trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định. Thực tế thì vị trí của quán ngữ thực hiện chức năng liên kết trong văn bản là rất linh hoạt. Cùng một quán ngữ nhưng có khi nó đứng đầu phát ngôn, khi đứng giữa phát ngôn, khi lại đứng ở cuối phát ngôn. Điều này phụ thuộc vào từng ngữ cảnh và nội dung văn bản thể hiện. Cấu trúc của quán ngữ: Vì các quán ngữ đều xuất phát từ một cách nói tự do và được tái sử dụng nhiều lần, dần dần ổn định về ngữ nghĩa và hình thức. Hay quán ngữ chịu áp lực của nghĩa ban đầu, trong một vài tình huống cụ thể được lặp lại và sản sinh nghĩa mới và về hình thức cũng có sự thay đổi đôi chút, nhưng có tính ổn định về chỉnh thể, các thành tố không thể tách rời nhau, không thể thay thế. Nên cấu trúc của quán ngữ vừa cố định vừa đa dạng. Quán ngữ được hiện thực chủ yếu bằng từ, cụm từ, phần lớn khó xác định từ trung tâm, ít có kết cấu câu: Nói tóm lại là, Thực ra là, Một là, Một mặt là, Nói cách khác, Chắc chắn là, Xin bỏ ngoài tai, Dễ thường… Nhìn chung, chúng ta có thể khái quát cấu trúc của quán ngữ như sau:
  • 39. 38 - Quán ngữ có cấu trúc so sánh: như đã nói, như chúng ta đã biết, như đã chứng minh, … - Thành ngữ có cấu trúc cụm từ: + Quán ngữ có trung tâm là động từ: nói chung là, nhìn chung là, tóm lại là, nói bỏ ngoài tai, nói khí vô phép, nói không phải, suy cho cùng, nói cho cùng, … + Quán ngữ có trung tâm là danh từ: một mặt thì, mặt khác thì, thứ nhất là, thứ hai là, chung quy là, … - Quán ngữ có cấu trúc câu: ai cũng biết rằng, chúng ta biết rằng, … 1.2.3. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại Có thể thấy vấn đề thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại chưa dành được sự quan tâm nhiệt tình của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Có lẽ vì thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại không có nhiều biến động trong cấu trúc. Thực tế, nếu đi sâu vào vấn đề này sẽ cung cấp cho người đọc một vốn ngữ liệu liên quan đến thành ngữ, quán ngữ mới cũng như hiểu được những biến chuyển trong đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Bởi đây là thời kỳ biến động trong lịch sử nước nhà. Đồng thời đưa ra một số lời giải thích mang tính chất gợi mở về vấn đề này. 1.2.3.1. Cấu trúc của thành ngữ thời hiện đại Chúng tôi cũng quan niệm rằng thành ngữ thời hiện đại là tổ hợp từ trước hết phải mang những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, tức là tính ổn định về thành phần từ vựng và cấu trúc, tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa. Thành ngữ thời hiện đại là những tổ hợp từ cố định được dùng đi dùng lại nhiều lần do thói quen của người sử dụng, chúng là đơn vị xuất hiện trong khoảng khoảng mấy chục thập kỷ trở lại đây, phản ánh phẩm chất đạo đức, tư duy lối sống và cách nhìn của nhân dân trong thời cuộc mới. Trước hết, chúng tôi tập trung chủ yếu xét cấu trúc của thành ngữ và phân loại cấu tạo thành ngữ hiện đại thành những kiểu cấu tạo như sau dựa trên quan điểm của các nhà ngôn ngữ học đi trước:
  • 40. 39 - Thành ngữ có cấu trúc đối xứng - Thành ngữ có cấu trúc so sánh - Thành ngữ có cấu trúc cụm từ - Thành ngữ có cấu trúc câu. a) Thành ngữ có cấu trúc đối xứng Thành ngữ có cấu trúc đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong thành ngữ tiếng Việt. Có thể nói đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đang xét là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ. Thành ngữ đối xứng có hai vế đối xứng với nhau. Mỗi vế gồm hai yếu tố. Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ được thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó. Phép đối xứng được xây dựng trên cả hai bình diện, bình diện đối ý và bình diện đối lời. Nếu ta gọi A là yếu tố đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố đầu của vế thứ hai, X là yếu tố thứ hai của vế thứ nhất, Y là yếu tố thứ hai của vế thứ hai thì ta có mô hình tổng quát sau: AXBY. Ví dụ: Ăn no ngủ kĩ Có thể thấy hai vế của thành ngữ đối xứng thời hiện đại có sự đối xứng về cấu trúc, từ loại và nghĩa nên khi xét cấu tạo, chúng tôi chỉ xét một vế và coi đó là phương thức cấu tạo của cả hai vế cũng như của cả thành ngữ. a 1. Vế của thành ngữ có cấu tạo theo cấu trúc: Cụm danh từ (Danh từ + định tố) Ở kiểu cấu trúc này, chúng ta có thể phân chia thành những cấu tạo nhỏ hơn: - Định tố là danh từ (Xd, Yd) Vd: Má văn công, mông bộ đội
  • 41. 40 D Xd D Yd - Định tố là động từ (Xđ, Yđ) Vd: Bom rơi đạn nổ D Xđ D Yđ a.2. Vế của thành ngữ có cấu tạo theo cấu trúc: Cụm động từ (Động từ + Bổ ngữ (Xd, Yd)) Thành ngữ có cấu trúc này, bổ ngữ có thể là danh từ: VD: Bó chân bó tay Đ Xd Đ Yd a.3. Vế của thành ngữ có cấu tạo theo kiểu: Cụm số từ Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thành ngữ thuộc kiểu này có cấu tạo như sau: Số từ + danh từ. Vd: Nhất muối tiêu nhì Việt kiều S Xd S Yd a.4. Vế của thành ngữ có cấu trúc theo kiểu: Cụm tính từ: Thành ngữ kiểu này được cấu tạo: Tính từ + danh từ Vd: Chắc tay súng vững tay cày T Xd T Y Ngoài ra có một số thành ngữ đối xứng được cấu tạo theo cấu trúc cụm tính từ: Mạnh vì gạo, bạo vì tiền a.5. Thành ngữ được cấu tạo theo cấu trúc: Chủ ngữ + Vị ngữ Thành ngữ cấu tạo theo kiểu này được cấu tạo theo cấu trúc: Chủ ngữ + Vị ngữ
  • 42. 41 Vd: Đồn là nhà, biên cương là tổ quốc C V C V b) Thành ngữ có cấu trúc so sánh Thành ngữ có kết cấu so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh với nghĩa biểu trưng kiểu: Nhảy như loi choi; Như cá nằm trên thớt…. Những thành ngữ này đã được các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt tới như Trương Đông San, Hoàng Văn Hành… Ở đây, bên cạnh việc tiếp thu quan điểm của các nhà Việt ngữ học, chúng tôi cũng coi những tổ hợp từ được dựng theo quan hệ so sánh hơn kém cũng có thể là thành ngữ có kết cấu so sánh bởi những kiểu thành ngữ này cũng là một tổ hợp từ bền vững, được xây dựng trên một khuôn mẫu nhất định và nghĩa của chúng cũng mang đậm giá trị biểu trưng. c) Thành ngữ so sánh quan hệ ngang bằng: Thành ngữ có kết cấu so sánh theo quan hệ hơn kém là thành ngữ sử dụng các từ so sánh “ bằng, là”. Vd: Một bát nước rau bằng mười thau thuốc bổ d) Thành ngữ so sánh theo quan hệ hơn kém Thành ngữ có kết cấu so sánh theo quan hệ hơn kém là thành ngữ sử dụng các từ so sánh “ không bằng, hơn”. Có 15 thành ngữ thuộc loại này từ kết quả khảo sát và chúng có một số khuôn hình cấu tạo cố định như sau:
  • 43. 42 + A không bằng B Vd: Đẹp trai không bằng chai mặt A B + A (t) hơn B (t là thuộc tính đem ra so sánh) Khuôn hình: A hơn B: Cắt cổ hơn đổ rượu A B Khuôn hình: A hơn B: Vd: Chân ngoài dài hơn chân trong A t B Khuôn hình: t hơn B: Tệ hơn vợ thằng Đậu t B d) Thành ngữ có kết cấu cụm từ Loại thành ngữ này được cấu tạo dựa trên hai bộ phận chính có thể mô hình hóa là Ax (A là yếu tố đứng đầu, là đối tượng chính cần diễn đạt, x là yếu tố đứng sau A, biểu thị thuộc tính của A). d.1. Thành ngữ có có kết cấu cụm danh từ Thành ngữ có kết cấu cụm danh từ như: Công tử Bac Liêu A x B d.2. Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ:
  • 44. 43 Ví dụ như: Ảo tung chảo A x d.3. Thành ngữ có kết cấu cụm động từ Thành ngữ có kết cấu cụm động từ như: Gãi đúng chỗ ngứa A x e) Thành ngữ có kết cấu câu Thành ngữ có kết cấu câu là thành ngữ không được cấu tạo theo một mô hình đặc biệt nào, chúng được cấu tạo như một cấu trúc ngữ pháp bình thường và nghĩa của thành ngữ này thường được tạo thành bằng con đường ẩn dụ hóa. Ví dụ: thịt chó có mắm tôm C V Cách phân loại của chúng tôi chủ yếu là tổng hợp từ cách phân loại của các tác giả đi trước. Điều quan trọng chúng tôi nhấn mạnh quan tâm là mối quan hệ cấu tạo hình thức và cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ. 1.2.3.2. Cấu trúc quán ngữ thời hiện đại Quán ngữ thời hiện đại không biến động nhiều như thành ngữ, có lẽ vì không có chức năng định danh, cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái, không làm nòng cốt câu mà chỉ đảm nhiệm những chức năng mà chủ yếu để đưa đẩy, liên kết, chuyển ý, rào đón. Nên quán ngữ thời hiện đại cũng như quán ngữ nói chung có cấu trúc chủ yếu là cụm từ, ít có kết cấu chủ - vị. Quán ngữ thời hiện đại vẫn có cấu trúc như quán ngữ nói chung, có khác chăng là sự thay đổi từ.
  • 45. 44 Ví dụ: Quán ngử có cấu trúc là cụm từ: Nói không phải, nói bỏ ngoài tai, nói cho vui, dễ thường, cam đoan là, có ai dè đâu, nói tóm (túm) lại thì, …. Ví dụ: Cấu trúc chủ vị: ai có ngờ đâu, ai có dè đâu,… 1.2.4. Ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại Khi tìm hiểu về thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, chúng tôi nhận thấy thành ngữ trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 có nhiều biến động phản ánh những vấn đề như cuộc sống vất vả của người dân Việt Nam; thể hiện công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thể hiện những tiêu cực của xã hội,… Chẳng hạn: Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc: Khi Pháp sang đô hộ nước ta và sau đó là Nhật, cuộc sống của người dân Việt Nam lúc đó quả là “một cổ hai tròng”, bị đè nén, áp bức nặng nề. Có thể nói ý niệm quyết tâm giải phóng đã được hiện lên rõ nét trong những thành ngữ, quán ngữ sau: Xe chưa qua, nhà không tiếc. Những người lính đã được nhân dân trìu mến gọi là “bộ đội cụ Hồ” và hình ảnh của họ được phản ánh trong cách nói ví von, giàu biểu cảm: Nhất chân chì, nhì bốn túi Má văn công, mông bộ đội,… Hình ảnh của họ còn gắn liền với người dân: Quân dân như cá với nước; Đi dân nhớ ở dân thương,… Phản ánh tiêu cực trong thành ngữ thể hiện trong cách suy nghĩ của mọi người như: Thủ kho to hơn thủ trưởng; Làm thì láo báo cáo thì giỏi; Có tiền mua tiên cũng được; Hạ cánh an toàn; Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; Lương tâm không bằng lương tháng; Sạp báo lớn không bằng sạp báo nhỏ; Ban đêm cả nhà lo việc nước, bên ngày cả nước lo việc nhà; Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết, liếc đồng hồ; Chưa đủ đô; Giao thông đến đâu, tiền thông đến đó; Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý… Thậm chí tiêu cực còn thể hiện ở trong lĩnh vực giáo dục, đời sống như: Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức; Kiến thức ăn đong; Lấy cơm chấm cơm; Học cho lắm cũng mắm với cà; Học tài thi lý lịch; Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền; Thủ khoa thua xa hoa hậu; Một trăm lời nói không bằng là khói Honđa; Trăm lời anh nói không bằng làn khói A còng; Nhất muối tiêu, nhì Việt kiều; Đại gia chân dài;
  • 46. 45 Chán cơm thèm phở; Chán phở thèm sushi; Tiền lương đưa đủ tối ngủ ở nhà; Một trăm của ngon không bằng một gam của lạ;… Như vậy có thể thấy tiêu cực của xã hội là một trong những vấn đề khá nhạy cảm và thường xuyên nhận được sự quan tâm của các giai tầng trong xã hội. Qua những thành ngữ, quán ngữ trên, người đọc, người nghe có thể hiểu được những vấn đề tiêu cực của xã hội hiện đại ngày nay về công việc, giáo dục, tình yêu… Đến thời kỳ mở cửa, xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường có định hướng đã mang lại những thay đổi rõ rệt. Người dân bắt đầu chú ý đến cạnh tranh kinh tế, mang lại lợi nhuận bằng việc nhất giá nhì mẫu mã, đối xử với khách hàng như với thượng đế… Người dân còn biết đầu tư vào lĩnh vực bất động sản để làm giàu: Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời... Tiếng Việt ở mọi thời đều nảy sinh những quán ngữ, thành ngữ mới như: Mút mùa Lệ Thủy; Mút chỉ cà tha; Tan nát đời cô Lựu: Tệ hơn vợ thằng Đậu; Khổ như con hổ; Hơi bị đẹp,… Đó là cách người Việt tạo ra quán ngữ, thành ngữ mới. Kỹ thuật ở đây là chơi chữ, tức dựa vào sự đồng âm, đồng nghĩa, liên tưởng để diễn đạt một ý nghĩ nào đó một cách châm biếm hoặc hài hước. Tháng 8-2011, họa sĩ Thành Phong cho ra đời tập sách có tên “Sát thủ đầu mưng mủ”, tập hợp những “thành ngữ sành điệu” đã được giới trẻ dùng làm câu nói “cửa miệng”. Sách, tuy được đa số giới trẻ ủng hộ nhưng đã làm “dậy” lên một làn sóng phản đối trong dư luận. Nhóm tác giả cùng đơn vị xuất bản sách, sau một thời gian dài lắng nghe mọi ý kiến, nhất là những góp ý trực tiếp của một số chuyên gia ngôn ngữ, giáo dục, đặc biệt là sau Tọa đàm “Ngôn ngữ giới trẻ thời @” tổ chức ngày 29-3-2012 do Trung tâm Văn hóa Pháp và Công ty Nhã Nam phối hợp thực hiện, đã có những thay đổi tích cực. Toàn bộ danh mục các thành ngữ có minh hoạ trong Sát thủ đầu mưng mủ đã được rà soát lại,… Tên của cuốn sách cũng được thay đổi thành Phê như con tê tê để phù hợp với nội dung hơn. Chính động thái này đã cho thấy, thành ngữ kiểu mới đang dần được xã hội chấp nhận. Khi mới xuất hiện, thành ngữ kiểu mới khiến nhiều người lo giới trẻ đang dần đánh mất những giá trị của ngôn ngữ truyền thống. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng bênh vực giới trẻ bằng cách đưa