SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 109
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Đình Trường
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................vii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC....................... 5
1.1. Khái quát chung về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT......................... 5
1.1.1. Khái niệm thuế GTGT và đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế. 5
1.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT................................................................ 6
1.1.3 Phương pháp tính thuế GTGT:...................................................... 9
1.1.4 Đặc điểm kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:........... 11
1.2. Khái quát về kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC
......................................................................................................... 15
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán .................................................................... 16
1.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục thuế GTGT.................................... 17
1.2.3. Quá trình KSNB và khảo sát KSNB khoản mục thuế GTGT........ 18
1.2.4. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục thuế GTGT... 22
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT....................................... 24
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................. 24
1.3.2 Thực hiện kiểm toán:.................................................................. 27
1.3.3. Kết thúc kiểm toán..................................................................... 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (AVA) ................................... 34
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
iii
2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt
Nam (AVA): ............................................................................................ 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và
Thẩm định giá Việt Nam (AVA).......................................................... 34
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................... 35
2.1.3. Các dịch vụ do AVA cung cấp:.................................................. 36
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý AVA.......................................... 38
2.1.5. Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định
giá Việt Nam ...................................................................................... 40
2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán
BCTC tại AVA......................................................................................... 43
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................. 43
2.2.2. Thực hiện kiểm toán .................................................................. 58
2.2.3. Kết thúc kiểm toán........................................................................
CHƯƠNG 3PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN
BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT
NAM (AVA)............................................................................................ 78
3.1. Nhận xét về thực trạng ....................................................................... 78
3.1.1. Ưu điểm:................................................................................... 79
3.1.2. Hạn chế..................................................................................... 84
3.1.3. Nguyên nhân thực trạng ............................................................. 85
3.1.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng .......................... 86
3.2. Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán
BCTC tại Công ty AVA............................................................................ 88
3.2.1. Định hướng phát triển của AVA trong thời gian tới..................... 88
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
iv
3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế
GTGT trong BCTC của Công ty AVA ................................................. 88
3.3. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện....................................................... 90
3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện................................................................ 90
3.3.2. Yêu cầu hoàn thiện .................................................................... 90
3.4. Giải pháp hoàn thiện .......................................................................... 92
3.4.1. Về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục thuế GTGT....... 92
3.4.2. Về xác định mức trọng yếu......................................................... 94
3.4.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết ......................................................... 96
3.4.4. Về vấn đề ghi chép của Kiểm toán viên ...................................... 97
3.4.5. Về vấn đề sử dụng ý kiến chuyên gia và nhân sự trong mùa kiểm
toán………………………………………………………………………97
3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp........................................................ 97
3.5.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng............................... 97
3.5.2. Đối với các Hiệp hội nghề nghiệp............................................... 98
3.5.3. Đối với Công ty Kiểm toán AVA và các kiểm toán viên.............. 99
3.5.4. Đối với khách hàng.................................................................... 99
KẾT LUẬN.............................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AVA Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt
Nam
BCTC Báo cáo tài chính
BCĐKT Bảng cân đốikế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BGĐ Ban giám đốc
CSDL Cơ sở dẫn liệu
DN Doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
HĐ Hóa đơn
KTV Kiểm toán viên
NSNN Ngân sách Nhà nước
KSNB Kiểm soát nội bộ
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................... 35
Bảng 2.2: Khảo sát và đánh giá khách hàng ............................................... 44
Bảng 2.3: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động........................... 48
Bảng 2.4: Xác định mức trọng yếu ............................................................ 53
Bảng 2.5: Chương trình kiểm toán khoản mục thuế gtgt tại ava................... 55
Bảng 2.6: Bố trí thành viên nhóm kiểm toán .............................................. 58
Bảng 2.7: Giấy tờ làm việc khảo sát hệ thống ksnb..................................... 60
Bảng 2.8: Phân tích khoản mục thuế gtgt đầu vào được khấu trừ của kh abc 63
Bảng 2.9:Phân tích khoản mục thuế gtgtđầu raphảinộp của kh abc ................. 64
Bảng 2.10:Tổng hợp số dư khoản mục thuế gtgt đầu vào được khấu trừ tính
đến hết ngày 31/12/2013 ........................................................................... 66
Bảng 2.11: Dưới đây là một phần trích dẫn mẫu giấy tờ làm việc của ktv như
sau:.......................................................................................................... 67
Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc của ktv được trình bày như sau:...................... 69
Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết chứng từ thuế gtgt đầu vào của kh cty cp abc... 69
Bảng 2.14: Mẫu giấy tờ làm việc tổng hợp thuế gtgt đầu ra của công ty cp abc
tính đến 31/12/2013 .................................................................................. 72
Bảng 2.15: Bảng th số thuế gtgt đầu ra theo từng tháng năm 2013 của kh công
ty cp abc................................................................................................... 72
Bảng 2.16: Tính toán lại số thuế gtgt phải nộp............................................ 74
Bảng 2.17: Kiểm tra chi tiết thuế gtgt đầu ra của kh công ty cp abc............. 75
Bảng 2.18: Bảng th bút toán điều chỉnh khoản mục thuế gtgt của kh công ty
cp ABC............................................................................................................75
Bảng 3.1: Ký hiệu tham chiếu ................................................................... 82
Bảng 3.2: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thông kiểm soát nội bộ đối với khoản
mục thuế gtgt............................................................................................ 93
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ lược quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ:........................................................................................................... 14
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty AVA ..................................... 38
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán ra đời, phát triển do yêu cầu quản lý và phục vụ cho quản lý.
Kiểm toán là một công cụ quản lý phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với hoạt
động kinh tế của con người. Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội càng phát
triển, nền kinh tế thị trường càng phức tạp, thông tin kinh tế càng có nguy cơ
chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch, thiếu tin cậy, mà đối tượng sử dụng thông tin
tài chính rất đa dạng, có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của họ thì kiểm toán
với hai chức năng chính là xác minh và tư vấn ngày càng có vị trí đặc biệt
quan trọng trong xã hội.
Ở nước ta, mặc dù hoạt động kiểm toán mới chỉ xuất hiện khoảng hơn
chục năm nhưng với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như sự khuyến
khích phát triển của Nhà nước, các dịch vụ kiểm toán đã góp phần không nhỏ
vào việc cải thiện và làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế và trợ giúp đắc
lực công tác quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo niềm tin cho những người
sử dụng thông tin tài chính.
Thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN là trách nhiệm của tất cả các doanh
nghiệp trong mối quan hệ pháp lý với Nhà nước. Nhưng trong thực tế các đơn
vị SXKD lại luôn tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ của mình thông qua các
hành vi gian lận, trốn thuế. Do vậy, việc kiểm tra thực hiện nghĩa vụ với
NSNN là một nội dung quan trọng, thường xuyên trong hoạt động của các cơ
quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán. Có nhiều loại thuế phải nộp nhưng ở
đây có thể đề cập đến thuế GTGT, một loại thuế có đối tượng áp dụng rộng
rãi và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tiền phải nộp cho NSNN.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
2
Trong quá trình thực tập ở Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt
Nam em đã có cơ hội tìm hiểu quy trình kiểm toán BCTC và đi sâu vào tìm
hiểu phần hành kiểm toán khoản mục thuế GTGT. Kiểm toán khoản mục thuế
đòi hỏi KTV phải có hiểu biết sâu sắc về hệ thống thuế hiện hành cũng như
các quy định có liên quan của nhà nước. Trong đó, thuế GTGT là loại thuế
được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các doanh nghiệp và có một hệ thống văn bản
quy định và hướng dẫn đồ sộ, phức tạp và đang dần được hoàn thiện.
Được sự hướng dấn nhiệt tình của thầy giáo – PGS.TS Thịnh Văn Vinh
và sự giúp đỡ từ công ty AVA em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề
tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcthuế Giá trị gia tăng trong
kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm địnhgiá Việt Nam
(AVA)”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
+ Hệ thống hóa những lập luận cơ bản về quy trình kiểm toán BCTC và
kiểm toán khoản mục thuế GTGT.
+ Nhằm tăng thêm hiểu biết thực tế về quy trình kiểm toán khoản mục
thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và
Thẩm định giá Việt Nam.
+ Đánh giá đúng thực trạng kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng,
đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản thuế
giá trị gia tăng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm
toán và Thẩm định giá Việt Nam.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán
và Thẩm định giá Việt Nam.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản
mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Thuế GTGT và quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong một
cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam
AVA, từ đó phân tích và đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện kiểm
toán khoản mục thuế GTGT. Thuế GTGT là một bộ phận trong một cuộc
kiểm toán BCTC, khi kết thúc kiểm toán không lập báo cáo kiểm toán mà lập
biên bản kiểm toán.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích, đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong
kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AVA, em đã sử dụng phương pháp:
duy vật biện chứng, logic kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích,
mô tả… Từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm và những vấn đề còn tồn tại
cần hoàn thiện tại công ty.
5. Nội dung kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài, nội dung chính của luận văn tốt
nghiệp được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục
thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia
tăng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá
Việt Nam (AVA).
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
4
Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA).
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến
thức, bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được sự giúp đỡ và góp ý quý báu của các thầy cô để bài luận văn của em
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô trong khoa đã
nhiệt tình giúp đỡ em để em hoàn thành tốt kỳ thực tập vừa qua. Đặc biệt, em
xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Thịnh Văn Vinh - Người đã trực tiếp
hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám
đốc, cùng với các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá
Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.
Hà Nội, ngày23 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Đình Trường
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1. Khái quát chung về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT
1.1.1. Khái niệm thuế GTGT và đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế
Ở Việt Nam, thuế GTGT được bắt đầu nghiên cứu từ cải cách thuế
bước 1 (năm 1990). Luật thuế GTGT được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11
thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999, thay
cho thuế doanh thu trước đây. Việc ra đời của thuế GTGT là một bước cải
thiện đáng kể hệ thống chính sách Thuế của Nhà nước trong điều kiện nền
kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
Căn cứ vào Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và Nghị định số 158/2003/NĐ-
CP ban hành ngày 10/12/2003 thuế GTGT được định nghĩa như sau:
"Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá,
dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng."
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế (đã được quy
định trong luật thuế GTGT và hướng dẫn trong nghị định và thông tư ban
hành kèm theo).
Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình
thức tổ chức kinh doanh và tổ chức tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
6
thuế GTGT. Như vậy, xét trong mối quan hệ giữa Nhà nước, người chịu thuế
và người nộp thuế thì người nộp thuế đóng vai trò trung gian thu thuế hộ Nhà
nước và nộp thuế hộ người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và NSNN.
Đặc điểm của thuế GTGT:
 Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh
vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên
phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các
giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
 Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao.
 Thuế GTGT là 1 sắc thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người
cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.
 Thuế GTGT có tính chất lũy thái so với thu nhập.
1.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT
Từ khi ra đời đến nay, thuế GTGT đã trải qua nhiều lần thay đổi, bổ
sung, ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Một số văn
bản pháp quy hiện hành liên quan đến thuế GTGT bao gồm:
 Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008.
 Nghị định của Chính phủ số 123/2008/NĐ - CP ban hành ngày
08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thuế GTGT.
 Thông tư 129/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị
định số 123/2008/NĐ- CP của Chính phủ.
 Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ v/v sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
7
08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT được tính dựa trên hai căn cứ là giá tính thuế và thuế suất.
 Giá tính thuế:
Giá tính thuế: là giá chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng
của người bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi
trên chứng từ cua hàng hóa nhập khẩu.
 Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá
bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có
thuế giá trị gia tăng
 Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế
nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập
tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập
khẩu
 Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng
cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
 Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá
trị gia tăng.
- Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả
trước tiền thuê cho một thời hạn thuê: giá tính thuế là tiền cho thuê trả
từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng
- Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước
ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế
được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
8
 Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính
theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó,
không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm
 Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng
 Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục
công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị
gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao
gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị
 Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản
chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc
tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước
 Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng
hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế
giá trị gia tăng
 Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá
thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác
định theo công thức sau:
𝐺𝑖á 𝑐ℎư𝑎 𝑡ℎ𝑢ế 𝐺𝑇𝐺𝑇 =
𝐺𝑖á 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
1 + 𝑡ℎ𝑢ế 𝑠𝑢ấ𝑡 ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎, 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ (%)
 Thuế suất:
Hiện nay theo quy định hiện hành thì ở Việt Nam có 3 mức thuế suất
khác nhau là 0%, 5% và 10% được áp dụng cho những nhóm hàng hóa dịch
vụ thuộc diện chịu thuế GTGT khác nhau:
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
9
- Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động
xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất, vận tải quốc tế, hàng
hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.
- Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần được ưu đãi
về thuế suất như phân bón, nước sạch, thiết bị y tế…
- Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ nằm ngoài 2 mức thuế
suất trên.
1.1.3 Phương pháp tính thuế GTGT:
Có hai phương pháp tính thuế GTGT là tính thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp khấu trừ:
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các doanh
nghiệp. Đối tượng áp dụng phương pháp này là các cơ sở kinh doanh thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về
kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên
GTGT. Cụ thể:
Số thuế GTGT
phải nộp =
Số thuế
GTGT đầu ra
_ Số thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra
của HHDV =
Giá tính thuế
GTGT của HHDV
bán ra
_ Thuế suất thuế
GTGT
Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT
mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
10
nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho
phía nước ngoài áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách
pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát
sinh tại Việt Nam.
Trường hợp hành hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc
thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở để căn cứ vào là giá
đã có thuế đểxác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải đáp ứng được các
điều kiện sau:
1. Đơn vị phải có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ
nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
2. Đơn vị phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa,
dịch vụ mua vào có hóa đơn hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
3. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần có hợp đồng ký kết với bên
nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán
hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu. Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình
thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa dịch vụ
nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.
 Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp được tính như sau:
Thuế GTGT
phải nộp
= GTGT của HHDV
chịu thuế bán ra
x Thuế suất thuế GTGT
của HHDV đó
GTGT của
HHDV
= Giá thanh toán của
HHDV bán ra
_ Giá thanh toán của
HHDV mua vào tương
ứng
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
11
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên ghi trên
hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu,
phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa
thu đươc tiền.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá
trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khầu đã có thuế GTGT dùng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp đối với thuế GTGT bao gồm:
1. Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo
Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
3. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.
1.1.4 Đặc điểm kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
1.1.4.1 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng:
 Chứng từ:
Chứng từ sử dụng để hạch toán, kê khai thuế GTGT là hóa đơn GTGT.
Hóa đơn GTGT do Bộ Tài chính phát hành (được cấp bởi cơ quan Thuế) phải
có đầy đủ mã số thuế, chủng loại hàng hóa, số lượng, số tiền chưa Thuế, số
thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Đối với các hóa đơn có giá trị dưới
200.000 VNĐ, đơn vị phải lập bảng kê hàng bán lẻ để làm căn cứ tính thuế.
 Tài khoản:
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
12
Theo chế độ kế toán hiện này, để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên
quan tới thuế GTGT, kế toán đơn vị kinh doanh sử dụng 2 tài khoản sau đây:
Tài khoản 133 - ThuếGTGT được khấu trừ. TK này dùng để phản ánh số
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của DN.
TK 133 chỉ áp dụng đối với DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hóa không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT. Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài
khoản cấp 2:
- TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.
- TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp. TK 3331 phản ánh số thuế
GTGT đầu ra phải nộp cho hàng hóa, trong nước và hàng hóa xuất khẩu. Tài
khoản này được sử dụng cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp. TK3331- Thuế GTGT phải nộp, được
chi tiết thành:
-TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng
hóa; cung cấp dịch vụ.
-TK 33312 – Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
 Sổ kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau trong việc hạch toán và ghi sổ
kế toán đối với khoản mục thuế GTGT:
 Sổ chi tiết thuế GTGT:
-Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra;
-Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại;
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
13
-Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm;
 Sổ tổng hợp thuế GTGT:
Tùy vào hình thức ghi sổ kế toán DN áp dụng, sổ tổng hợp sẽ bao gồm
Nhật kí chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật kí sổ cái, Nhật kí chứng từ,… kết hợp
với theo dõi tổng hợp trên sổ Cái TK 133 và TK 3331.
 BCTC:
Vào cuối niên độ kế toán, số dư TK thuế GTGT sẽ được phản ánh trên
TK 133 ở bên Tài sản và TK 3331 ở bên Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế
toán.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
14
1.1.4.2. Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Sơ đồ 1.1. Sơ lược quy trình hạch toán thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ:
TK 133 TK 3331
TK 111, 112TK 711
(1)
(2)
(5)
(3)
(4)
(7)
(6)
(8)
(9)
TK 331, 111, 112 TK 151, 152, 211 TK 511, 515, 711 TK 131, 111, 112
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
15
(1): Giá mua vật tư, tài sản, hàng hóa chưa có thuế GTGT
(2): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
(3): Doanh thu bán hàng và thu nhập hoạt động khác
(4): Tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT
(5): Đối trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ với số đầu ra
phải nộp
(6): Thuế GTGT được hoàn lại bằng tiền
(7): Nộp thuế GTGT cho NSNN
(8): Thuế GTGT được miến giảm nhận lại bằng tiền
(9): Số thuế GTGT được miến giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ
1.2. Khái quát về kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán
BCTC
Trong mối quan hệ pháp lý với Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ đối với
NSNN là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế các
đơn vị SXKD lại luôn tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ của mình thông
qua các hành vi gian lận, trốn thuế. Do vậy, việc kiểm tra thực hiện nghĩa vụ
với NSNN là một nội dung quan trọng, thường xuyên trong hoạt động của các
cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán. Mặt khác hệ thống luật, quy định về
thuế GTGT thường xuyên có những thay đổi bổ sung, nên việc nắm bát đầy
đủ, rõ ràng không phải vấn đề đơn giản. Chính vì vậy khoản mục thuế GTGT
luôn được phụ trách bởi KTV có kinh nghiệm, và nắm bắt được những quy
định về thuế GTGT cho ngành nghề đặc thù cho đơn vị khách hàng để có thể
đưa ra nhận xét về thuế GTGT của doanh nghiệp, đồng thời có thể tư vấn để
doanh nghiệp hoàn thiện công tác hạch toán và kê khai thuế.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
16
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC là giúp cho
KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập
trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có
tuân thủ pháp luật liên quan và phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu không” (VSA 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối
kiểm toán BCTC).
Mục tiêu kiểm toán khoảnmục thuế GTGT
Cơ sở
dẫn liệu
Mục tiêu kiểm toán
Tính tuân
thủ
Việc tính toán, ghi chép, trình bày, thanh toán thuế
GTGT phải trả phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Tính đầy đủ Mọi giao dịch liên quan đến thuế GTGT phát sinh
trong kỳ phải được ghi chép đầy đủ và chính xác trên sổ kế
toán.
Tính hiện
hữu
Tất cả các giao dịch liên quan đến thuế GTGT được
ghi chép trong sổ kế toán phải thực tế phát sinh và có đầy
đủ các hoá đơn chứng từ chứng minh đi kèm.
Tính chính
xác
Các khoản thuế GTGT được khấu trừ, phải nộp, được
hoàn lại phải được tính toán một cách chính xác phù hợp
với sổ sách kế toán, BCTC, tờ khai, quyết toán thuế.
Tính toán Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu
ra phải phản ánh trung thực đúng giá trị ghi trên các hoá
đơn chứng từ đi kèm, phải được tính toán đúng thuế suất và
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
17
giá tính thuế.
Quyền sở
hữu
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu
ra phải nộp được phân rõ ràng, tránh nhầm lẫn giữa tài sản
và nợ. Khi mua tài sản thì phát sinh thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ. Khi ghi nhận nợ mới có thuế GTGT đầu ra
phải nộp.
Trình bày Các giao dịch liên quan đến thuế GTGT phải được
phân loại, trình bày rõ ràng chính xác trên sổ sách kế toán
và BCTC.
1.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục thuế GTGT
Để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra nhận xét chính xác về các chỉ
tiêu liên quan đến GTGT trình bày trên BCTC, KTV có thể dựa vào các thông
tin tài liệu:
- Các chính sách, chế độ có liên quan đến quản lý và hạch toán thuế
GTGT (như Luật doanh nghiệp, luật thuế, chế độ quản lý thuế GTGT của
doanh nghiệp, quy định của Nhà nước về thuế…), Các chính sách, các quy
chế KSNB đối với thuế GTGT quy định về hạch toán VAT đầu vào, VAT đầu
ra, VAT đầu vào được khấu trừ, VAT phải nộp, các nội quy, quy chế nội bộ
của đơn vị về trách nhiệm, quyền hạn, trình tự, thủ tục phê chẩn, xét duyệt…
- Báo cáo tài chính của đơn vị: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
18
- Các sổ hạch toán bao gồm sổ hạch toán nghiệp vụ (sổ theo dõi,…) và
các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản có liên quan trong
hạch toán thuế GTGT (TK133, 333, 131, 331, 511, 152…)
- Các chứng từ kế toán: hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường mua và
bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy nộp tiền vào NSNN, ủy nhiệm chi, Giấy
báo Nợ của Ngân hàng …
- Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến thuế GTGT như tờ khai thuế
GTGT, quyết toán thuế GTGT, hồ sơ hoàn thuế GTGT…
1.2.3. Quá trình KSNB và khảo sát KSNB khoản mục thuế GTGT
1.2.3.1 Quá trình KSNB về thuế GTGT của đơn vị được kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định, các thủ tục kiểm soát do
đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo đơn vị tuân thủ pháp
luật và các quy định, và để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian
lận, sai sót, để lập BCTC trung thực hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng
có hiệu quả tài sản của đơn vị.
Kiểm soát nội bộ trong hệ thống kế toán thuế GTGT nhằm đảm bảo:
- Kế toán ghi nhận thuế GTGT kịp thời, đầy đủ chính xác, đúng đối
tượng, đúng mức thuế suất.
- Hóa đơn GTGT phải được ghi đúng quy định, đủ chữ ký cần thiết, có
giấy tờ kèm theo thể hiện bằng chứng sự phê duyệt của quan hệ phát sinh.
- Tờ khai thuế hàng tháng có sự xét duyệt của kế toán trưởng và giám
đốc trước khi nộp cho cơ quan thuế.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
19
Quy trình kiểm soát nội bộ chủ yếu với kế toán thuế GTGT
Mục tiêu kiểm soát Quá trình KSNB chủ yếu
1. Có căn cứ hợp lý - Có đầy đủ chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp
vụ mua bán trên HĐ GTGT: như hợp đồng mua bán,
biên bản giao nhận…
- Các chứng từ phải hợp pháp hợp lệ, đủ chữ ký cần
thiết.
2. Phân loại và hạch
toán đúng đắn
- Có hệ thống sổ kế toán chi tiết ghi chép thuế GTGT
theo thuế suất của từng nhóm hang hóa dịch vụ, tránh
sự nhầm lẫn và dễ kiểm soát
- Có đầy đủ quy định về trình tự ghi sổ thuế GTGT từ
sổ kế toán chi tiết tới sổ kế toán tổng hợp.
3. Hạch toán đầy đủ,
đúng kỳ
- HĐGTGT đầu ra được đánh số và không gián đoạn
- HĐGTGT phát sinh phải đảm bảo được hạch toán
đầy đủ trong sổ kế toán và được kê khai đúng thời
hạn.
4. Sự đánh giá đúng
đắn, hợp lý
- Số liệu trên hợp đồng, chứng từ nhập xuất với số liệu
trên HĐ GTGT phải khớp nhau.
- Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp thuế GTGT là
chính xá và được kiểm tra đầy đủ
5. Cộng dồn - Định kỳ có sự kiểm tra đối chiếu việc ghi chép, kê
khai thuế GTGT, số cộng dồn để kịp thời xử lý chênh
lệch
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
20
1.2.3.2. Khảo sát KSNB đối với khoản mục thuế GTGT
Khi tiến hành kiểm toán khoản mục thuế GTGT, thông thường để có cơ
sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, KTV cần thực hiện
khảo sát quá trình KSNB đối với khoản mục thuế GTGT của đơn vị được
kiểm toán.
 Mục tiêu khảo sát KSNB
Mục tiêu cụ thể và chủ yếu của khảo sát KSNB đối với khoản mục thuế
GTGT là hiểu rõ được cơ cấu kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT; tính
hiện hữu, tính hiệu lực và sự liên tục của các quy chế và thủ tục KSNB đã
được thiết lập; từ đó đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát. Trên cơ sở kết quả
khảo sát về KSNB, kiểm toán viên sẽ xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế
các khảo sát cơ bản thích hợp.
 Nội dung khảo sát KSNB khoản mục thuế GTGT
- Khảo sát về việc thiết kế KSNB: tìm hiểu, đánh giá tính đầy đủ, chặt chẽ
thích hợp về việc thiết kế các quy chế và thủ tục KSNB.
- Khảo sát về việc vận hành KSNB: tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực
của các quy chế và thủ tục KSNB đã được thiết lập .
Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát ở đây là về tính hữu hiệu trong vận
hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường
xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát.
Cách thức khảo sát thu thập bằng chứng làm cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất
đa dạng.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
21
 Phương pháp khảo sát kiểm soát nội bộ khoản mục thuế GTGT
Cách thức KTV tiến hành khảo sát thu thập bằng chứng về KSNB làm
cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất đa dạng. KTV có thể thực hiện kết hợp bốn
phương pháp sau:
- Trực tiếp quan sát: các hoạt động kiểm soát của cá nhân hay bộ phận có
liên quan (ví dụ: kiểm toán viên có thể trực tiếp quan sát công việc của nhân
viên trong việc kiểm soát hồ sơ, tài liệu có liên quan đến ghi chép, theo dõi và
hạch toán khoản mục thuế GTGT).
KTV yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về
KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
bộ phận hay cá nhân có liên quan đến thuế GTGT.
- Phương pháp phỏng vấn: Để tìm hiểu sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu
quả của các quy chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế, KTV thường sử
dụng kỹ thuật phỏng vấn. KTV có thể thực hiện kỹ thuật phỏng vấn những
người có liên quan đến việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát bằng
cách sử dụng bảng câu hỏi để thu thập bằng chứng có liên quan đến việc phân
chia trách nhiệm trong quản lý, hạch toán, kê khai thuế GTGT, về sự hiện hữu
của các bước kiểm soát, kể cả tính thường xuyên hiện hữu trong vận hành của
nó. Bằng chứng thu được giúp KTV kết luận về sự tồn tại, tính thích hợp và
đầy đủ của các quy chế, thủ tục KSNB đã được đặt ra với khoản mục thuế
GTGT.
- Kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB lưu lại trên hồ sơ, tài liệu
có liên quan (như: Dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán; Chữ ký của
người kiểm tra việc ghi sổ kế toán,...). Dấu hiệu của KSNB lưu lại trên hồ sơ,
tài liệu là bằng chứng có tính thuyết phục cao về sự hiện hữu và tính thường
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
22
xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát (sự vận hành của quy chế kiểm soát
nội bộ) trên thực tế.
- Yêu cầu thực hiện lại: Kiểm toán viên có thể yêu cầu các bộ phận kiểm
soát nội bộ làm lại các công việc kiểm soát để đánh giá về độ tin cậy, về sự
vận hành của kiểm soát nội bộ doanh nghiệp.
1.2.4. Cácsai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục thuế GTGT
Việc nhận diện các sai sót có thể xảy ra giúp KTV đánh giá rủi ro tiềm
tàng đối với khoản mục thuế GTGT, đồng thời tập trung vào những vấn đề
trọng yếu, nhiều khả năng xảy ra sai sót.
1.2.4.1. Đối với khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Hạch toán không đúng thuế suất thuế GTGT
- Ghi chép, trình bày, thanh toán thuế chậm hơn so với thời hạn quy định
trong luật thuế
- Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với hóa đơn thông thường,
hóa đơn khống
- Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với hóa đơn GTGT không
hợp lệ: không ghi mã số thuế, không ghi giá chưa thuế, không ghi tổng giá
thanh toán,… hoặc hóa đơn không theo quy định của Bộ Tài chính và cơ quan
thuê, hóa đơn đã hết hạn khấu trừ
- Với những trường hợp hàng bán bị giảm giá, hàng bán bị trả lại, kế toán
không hạch toán giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Với những hàng hóa dịch vụ sử dụng để sản xuất hàng hóa dịch vụ chịu
thuế GTGT hoặc không sử dụng để sản xuất thì số thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
23
- Khấu trừ giữa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế phải nộp
giữa các chi nhanh khi lập báo cáo tài chính hợp nhất không chính xác
- Sự khác nhau về số liệu giữa các tờ khai thuế và Báo cáo thuế GTGT
không giải thích được nguyên nhân
- Tính toán không chính xác giữa GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế
GTGT đầu ra, không hạch toán rõ ràng các mức thuế suất, không thể phân
thành các mức thuế suất cụ thể
1.2.4.2. Đối với khoản mục thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Kiểm soát, quản lý và ghi nhận thuế GTGT đầu ra không phù hợp với
luật định: không phát hành hóa đơn khi bán hàng, áp dụng sai thuế suât, tính
toán sai giá tính thuế,…
- Không hạch toán tách biệt giữa hàng hóa dịch vụ không chịu thuế và
hàng hóa dịch vụ áp dụng mức thuế suất 0%
- Những chứng từ, tài liệu như hóa đơn, hợp đồng, phiếu thu,… và các
tìa liệu đặc thù cho những giao dịch kinh tế như hợp đồng thuê tài sản, hơp
đồng xây dựng, hợp đồng xuất nhập khẩu… không phù hợp với luật định.
- Khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, thuế GTGT đầu ra được
ghi giảm khi chưa có các chứng từ cần thiết như: biên bản thỏa thuận hàng
bán bị trả lại, hóa đơn xuất lại hàng hóa,…
Trên góc độ kiểm toán, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần đảm bảo khoản
mục thuế GTGT được trình bày trên BCTC một cách trung thực, hợp lý,
phản ánh đúng số thuế GTGT, nắm vững quy trình hạch toán kế toán, đồng
thời, phối hợp chặt chẽ với KTV phần hành khác trong quá trình làm việc tại
đơn vị khách thể kiểm toán.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
24
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, là cơ sở để
thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên
phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và
chuyên gia khác về công việc kiểm toán.
Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải
được lập cho mọi cuộc kiểm toán nhằm giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm
toán đầy đủ và thích hợp, giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và để tránh
những bất đồng với khách hàng.
Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và
phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa
trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đon vị
được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chiến lược được lập chung cho cả cuộc
kiểm toán chứ không phải riêng cho khoản mục thuế GTGT.
Vì vậy KTV kiểm toán khoản mục thuế sẽ bỏ qua bước lập kế hoạch
chiến lược, thực hiện lập kế hoạch tổng thể:
1.3.1.1. Lập kế hoạch tổng thể:
 Tìm hiểu tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán:
- Tìm hiểu các thông tin tổng quan về doanh nghiệp, lập được danh
sách các mặt hàng kinh doanh, từ đó kiểm toán viên nắm bắt được với đặc thù
của doanh nghiệp như vậy sẽ chịu những loại thuế gì, mức thuế suất ra sao,
doanh nghiệp có nằm trong đối tượng được miễn giảm thuế hay không, doanh
nghiệp thực hiện tính thuế theo phương pháp nào…
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
25
- Ngoài thu thập xem xét BCTC, các biên bản quyết toán thuế, Báo cáo
kiểm toán năm trước, biên bản của thanh tra thuế giúp kiểm toán viên khoanh
vùng được rủ ro, đánh giá được việc quản lý thuế của khách hàng và định
hướng được cách thức sẽ kiểm tra.
 Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội bộ:
- Tìm hiểu xem doanh nghiệp đã thiết kế hệ thống KSNB như thế nào, với
các quy chế kiểm soát gì để có thể ngăn chặn, phát hiện các gian lận, sai sót
về thuế GTGT. Tìm hiểu trình tự hạch toán kế toán khoản mục thuế GTGT từ
việc hạch toán các hoá đơn GTGT đầu vào, lập hoá đơn GTGT đầu ra và hạch
toán thuế GTGT, đến khi lập tờ khai thuế GTGT, quyết toán và nộp thuế
GTGT. Tìm hiểu các hoạt động kiểm soát trong suốt quá trình đó và dấu hiệu
sự phê chuẩn của cấp trên.
 Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV:
Trong bước này, công ty kiểm toán và KTV phải xác định được rủi ro
kiểm toán với thuế GTGT bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro
phát hiện.
- Rủi ro tiềm tàng (IR): Rủi ro tiềm tàng với thuế GTGT bao gồm: khai
tăng thuế GTGT dầu vào, khai giảm thuế GTGT đầu ra, khai khống hàng mua
nông lâm thuỷ sản hoặc hàng xuất khẩu để được hoàn thuế...
- Rủi ro kiểm soát (CR): Rủi ro kiểm soát đối với thuế GTGT liên quan
đến hiệu quả hoạt động của bộ phận KSNB, các quy chế kiểm soát thuế
GTGT được ban hành, chẳng hạn việc rà soát lại các nghiệp vụ hạch toán thuế
của bộ phận KSNB, hoạt động đối chiếu, soát xét của công ty chủ quản với
các chi nhánh...
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
26
- Rủi ro phát hiện (DR): là khả năng những gian lận, sai sót về thuế
GTGT không được bộ phận KSNB hoặc KTV ngăn chặn hoặc phát hiện.
Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân
bổ cho khoản mục thuế GTGT, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót
trọng yếu ở mức toàn bộ BCTC cũng như đối với khoản mục thuế GTGT để
phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình
kiểm toán cho khoản mục này.
1.3.1.2. Lập chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm
toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ
thể được sắp xếp một trình tự nhất định.
Chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT thường bao gồm: mục
tiêu kiểm toán cụ thể của khoản mục thuế GTGT, các thủ tục kiểm toán cần
áp dụng gắn với việc kiểm tra số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư
cuối kỳ: xem xét số dư đầu kỳ có khớp với sổ sách kế toán kỳ trước, với tờ
khai thuế hay không, xem xét các khoản thuế phát sinh trong kỳ, tìm nguyên
nhân chênh lệch, kiểm tra số thuế phải nộp trong kỳ báo cáo, kiểm tra số dư
cuối kỳ để đảm báo tính đúng đắn, chính xác trong cân đối giữa dư đầu kỳ và
phát sinh trong kỳ.
Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù
hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện
được trước đó.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
27
1.3.2 Thực hiện kiểm toán:
1.3.2.1 Khảo sát về KSNB với thuế GTGT:
Thử nghiệm kiểm soát sẽ bao gồm việc thực hiện việc đánh giá hệ thống
KSNB trên 3 mặt: có tồn tại hay không, có hiệu quả hay không và có được
duy trì liên tục hay không. Kết thúc giai đoạn này, KTV sẽ đưa ra đánh giá về
rủi ro kiểm soát.
Khảo sát kiểm soátchủ yếu đối với khoản mục thuế GTGT
Mục tiêu
kiểm soát
nội bộ
Thủ tục khảo sát kiểm soát
Tính tuân
thủ
- Kiểm tra biên bản quyết toán thuế của các năm gần nhất,
kiểm tra các phần giảm trừ khai báo, tăng lượng phải nộp, thuế
GTGT được khấu trừ, thuế GTGT không được khấu trừ, thuế
GTGT hoàn lại.
Phỏng vấn kế toán thuế về chính sách thuế áp dụng so sánh
với chính sách thuế hiện hành.
- Kiểm tra việc phê chuẩn có đúng thẩm quyền hay không,
đồng thời, KTV kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ,
biên bản liên quan đến thuế GTGT.
Tính đúng
đắn
- KTV xem xét các hoá đơn GTGT, bảng kê khai thuế
GTGT, các phiếu chi tiền nộp thuế GTGT… có được sự giám
sát và phê duyệt của những người có thẩm quyền ở đơn vị
được kiểm toán thông qua con dấu và chữ ký. Xem xét dấu
hiệu KSNB trên các chứng từ liên quan.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
28
Tính đầy
đủ
- Xem xét sự liên tục của các hoá đơn GTGT (liên xanh và
liên đen) do doanh nghiệp lập khi bán hàng hoá, dịch vụ.
- Đảm bảo việc thanh toán, hoàn thuế GTGT thực hiện cho
từng kỳ, việc phân bổ thuế GTGT đã được thực hiện.
- Việc kê khai thuế GTGT phát sinh trong kỳ kế toán và
những kê khai thuế GTGT sau ngày kết thúc kỳ kế toán được
thực hiện đầy đủ, đúng hạn.
Tính hiện
hữu
- Kiểm tra so sánh ngày tháng trên giấy tờ sổ sách kế toán
với ngày tháng phát sinh nghiệp vụ thuế GTGT.
- Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ đối với các chứng từ
như chữ ký, dấu của người có thẩm quyền của đơn vị.
Tính chính
xác
- Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài khoản cho một số nghiệp
vụ phức tạp.
- Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ về việc ghi
sổ đúng phương pháp và đúng sự phân loại một số chứng từ
nghi vấn.
Tính trình
bày
- Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ cơ bản, số liệu tổng quát.
- Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát.
Để thực hiện được các thủ tục này công cụ mà KTV sử dụng là các
Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB (Questionaire), Bảng tường thuật
(Narrative), Lưu đồ (Flowchart) thông qua các phương pháp phỏng vấn, điều
tra và các phương pháp khác để hoàn thành các bảng và lưu đồ trên. Việc sử
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
29
dụng kết hợp các công cụ trên sẽ giúp KTV hiểu biết tốt hơn về hệ thống
KSNB của khách hàng với khoản mục thuế GTGT.
 Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
Sau khi tìm hiểu đánh giá về các quy chế KSNB phải tiếp tục khảo sát
để đánh giá sự vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát bằng
cách sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như:
- Phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị bằng việc thiết lập
hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB khoản mục thuế GTGT;
- Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản mục thuế
GTGT. Khi khảo sát quá trình kiểm soát của khoản mục này ở DN, ta cần
phải lưu ý đến các cơ sở dẫn liệu của quy chế kiểm soát nội bộ như tính hiện
hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của quy chế kiểm soát nội bộ trong DN.
Đồng thời, KTV cũng luôn phải đặt ra các câu hỏi nghi ngờ về tính hiệu lực,
hiệu quả và liên tục của quy trình kiểm soát nội bộ. Những lưu ý phát sinh do
sự đặc thù và khác biệt trong kiểm soát nội bộ của DN.
- Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm
tra ngược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất
vì thực hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.
 Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt
động KSNB đối với khoản thuế GTGT
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản:
+ Phân công, phân nhiệm
+ Bất kiêm nhiệm
+ Phê chuẩn, ủy quyền
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
30
Cụ thể, đối với khoản mục thuế GTGT: người chịu trách nhiệm ghi sổ
kế toán theo dõi các khoản mục thuế GTGT có tham gia vào việc bán hàng,
lập hóa đơn hay không;
Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vào
kết quả đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ đối với khoản thuế
GTGT ở mức độ cao, trung bình, thấp. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và
vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và kiểm toán viên
có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB và ngược lại. Trên cơ sở đó, KTV sẽ
thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục
tiêu kiểm toán.
1.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
 Thực hiện thủ tục phân tích:
Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục thuế GTGT bao gồm kiểm tra
tính hợp lý, phân tích xu hướng hướng, phân tích tỉ suất.
Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm các so sánh cơ bản:
- So sánh số thuế GTGT phải nộp thực tế với số thuế GTGT do doanh
nghiệp lập kế hoạch, dự toán.
- So sánh số thuế GTGT của doanh nghiệp phải nộp với số liệu về thuế
GTGT của toàn ngành.
- So sánh số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp với số liệu dự kiến
của kiểm toán.
Phân tích xu hướng: là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của
các số dư của khoản mục thuế GTGT được khấu trừ, phải nộp hoặc được hoàn
lại. Cụ thể:
- So sánh số thuế GTGT được khấu trừ giữa kỳ này với kỳ trước, hoặc
giữa các tháng với nhau.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
31
- So sánh số thuế GTGT phải nộp giữa kỳ này với kỳ trước, hoặc giữa
các tháng với nhau.
Phân tích tỉ suất: là cách thức so sánh số dư tài khoản thuế GTGT với
số dư các tài khoản khác giữa các kỳ kế toán với nhau để tìm ra các biến động
bất thường. Các tỷ suất sử dụng là: tỷ suất thuế GTGT phải nộp/doanh thu, tỷ
lệ thuế GTGT đầu vào/các khoản chi phí tương ứng…
 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ:
Giai đoạn này, KTV tiến hành kiểm tra soát xét chi tiết đối với khoản
mục thuế GTGT, bước công việc này gồm một số thủ tục sau:
- Kiểm tra xem xét số dư đầu kỳ của thuế GTGT bằng cách đối chiếu số
dư thuế GTGT đầu kỳ phản ánh trên BCTC có thống nhất với số dư của báo
cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước hay không.
- Sau đó, xem xét số dư cuối kì và phát sinh tăng giảm trong kì của
khoản mục thuế GTGT trên bảng cân đối phát sinh và bảng cân đối kế toán có
đồng nhất với sổ cái hay không.
- Đối với thuế GTGT được khấu trừ và phải nộp kiểm toán viên cần phải
thực hiện tính toán lại để kiểm tra tính hợp lý dựa trên doanh thu hàng hóa
dịch vụ bán ra và chi phí hàng hóa dịch vụ mua vào từ đó so sánh với số thuế
kê khai của doanh nghiệp để xác định việc kê khai tính thuế đã được thực hiện
đầy đủ chưa? Nếu có chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân
- Đối chiếu lượng thuế phải nộp hàng tháng với số liệu trên tờ khai thuế
GTGT hàng tháng và với biên bản quyết toán thuế.
- Kiểm tra chi tiết sổ sách, chứng từ nộp tiền thuế GTGT vào NSNN
(Phiếu chi tiền mặt, Phiếu thu của Kho bạc Nhà nước, giấy báo nợ của ngân
hàng)
- Xem xét lượng thuế còn phải nộp (hoặc sẽ được khấu trừ) cuối kì có
khớp với số phải nộp và đã nộp trong kì hay không.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
32
- Chọn mẫu hóa đơn chứng từ các nghiệp vụ hạnh toán thuế GTGT để kiểm
tra chi tiết
Đối với từng mẫu chọn, kiểm toán viên sẽ xem xét hàng hóa mua (bán ra)
chịu mức thuế suất nào, có chứng từ kế toán đầy đủ cho việc ghi nhận hay
không. Trongđó, kiểm toán viên cần đặc biệt lưu ý tới những hàng hóa có mức
thuế suất thấp (0% hoặc 5%)đốichiếu với danh mục các hàng hóanày trong luật
và quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu hàng hóa được miễn thuế thì cần có
chứngtừ phêchuẩn củacơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu hàng xuất khẩu
(hoặc nhập khẩu) thì bên cạnhhóa đơncần phải có đầy đủ hồ sơ và chứng từ đi
kèm như: hợp đồng, phiếu xuất kho (với hàng bánra), tờ khai hải quan, vận đơn.
Khi kiểm tra, KTV cũng cầnlưu ý tới sựphê chuẩntrên chứngtừ, tínhhợp pháp
hợp lệ củachứng từ. Đặc biệt với khoản mục thuế GTGT thì sựphêchuẩnvà mã
số thuế củakhách hàng, của nhà cung cấp là rất quan trọng vì nếu các yếu tố đó
không đầyđủ hoặc chính xác thì có thể dẫn đến khả năng thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ khi cơ quan thuế kiểm tra.
1.3.3. Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn KTV thực hiện các công việc nhằm hoàn tất cuộc
kiểm toán, bao gồm: tổng hợp, đánh giá, soát xét lại các công việc đã thực
hiện với khoản mục thuế GTGT, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập
BCTC có ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán thuế GTGT (như những rắc rối
hoặc khiếu nại của doanh nghiệp về vấn đề thuế GTGT…).
Sau khi thực hiện các việc trên, KTV yêu cầu đơn vị khách hàng thực
hiện các bút toán điều chỉnh (nếu có) và đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý
của các dữ liệu và số dư khoản mục thuế GTGT. KTV thực hiện việc tổng
hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận
về toàn bộ cuộc kiểm toán trong đó có kiểm toán thuế GTGT.
 Các công việc trong giai đoạn này, bao gồm:
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
33
- Đánh giá về các bằng chứng kiểm toán: KTV xem xét lại chương trình
kiểm toán để đảm bảo tất cả các nội dung đã được hoàn thành và có đầy đủ
bằng chứng. Nếu nhận thấy các bằng chứng kiểm toán thu thập vẫn chưa đầy
đủ thì KTV tiếp tục thu thập thêm bằng chứng hoặc đưa ra ý kiến ngoại trừ
trong kết luận kiểm toán.
- KTV cần tổng hợp sai sót trọng yếu phát hiện được để đánh giá mức độ
trọng yếu, từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp.
- KTV tập hợp lại các bút toán điểu chỉnh phát sinh trong quá trình kiểm
toán thuế GTGT và lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh này.
- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư
tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm.
- Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm.
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa).
- Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ
đối với khoản mục thuế GTGT
- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).
Tóm lại, chương I đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về kiểm toán
thuế GTGT trong kiểm toán BCTC: từ khái quát nội dung thuế GTGT, luật
thuế GTGT, việc tổ chức hạch toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp đến
nội dung chính là tổng quan về BCTC, khái niệm, mục tiêu, đối tượng, phạm
vi và đặc biệt là quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC. Tuy
nhiên, lí luận phải gắn liền với thực tiễn và phải áp dụng vào thực tiễn. Vì
vậy, nội dung của chương này sẽ là cơ sở cho việc tìm hiểu, khảo sát thực
trạng quy trình kiểm toán thuế GTGT ở chương sau.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT
TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (AVA)
2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá
Việt Nam (AVA):
2.1.1. Lịchsử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm
định giá Việt Nam (AVA)
Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) là công
ty tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán, thẩm định giá chuyên nghiệp, các sáng
lập viên là những kiểm toán viên thuộc thế hệ kiểm toán viên đầu tiên của
Việt Nam, được đào tạo từ Dự án EURO - TAPVIET, dự án khởi đầu cho
hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
AVA được thành lập vào năm 2006 theo yêu cầu của Chính phủ tại
Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004, hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102028384, đăng ký lần đầu ngày
10/10/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 28/8/2007của Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội; và các Văn bản chấp thuận hành nghề của các tổ
chức:Vụ chế độ kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính, Hội Kiểm toán viên
Hành nghề Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam,Vụ Tài
chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính - Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá -
Bộ Tài chính.
 Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ
VIỆT NAM
 Tên giao dịch: VIETNAM AUDITING AND VALUATION CO. LTD
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
35
 Tên viết tắt: AVA
 Trụ sở chính: Tầng 14, Tòa nhà HH3, Khu đô thị Mễ Trì - Mỹ Đình,
Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: + 84 (4) 38689566 / 38689588
Fax: + 84 (4) 38686248
 Văn phòng đại diện khu vực miền Trung:
Địa chỉ: 23 Mai Hắc Đế - TP Vinh - Ngệ An
Số điện thoại: 0383.541.046
 Vốn điều lệ khi thành lập: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ Việt Nam đồng);
 Hình thức sở hữu: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
+/_ %
Doanh thu 31.588.000.000 37.132.000.000 5.562.000.000 17,61
Lợi nhuận sau thuế 209.613.081 262.523.710 52.919.629 25,25
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu
0.67 0.71 0,04 5,97
Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận của công ty
tăng khá nhanh trong các năm qua. Doanh thu năm 2013 (hơn 37 tỷ) tăng
17,61% (hơn 5,5 tỷ) so với năm 2012 và lợi nhuận sau thuế năm 2013 cũng
tăng 25,25% so với năm 2012. AVA mới đi vào hoạt động được 7 năm nhưng
doanh thu đạt mức khá lớn và tăng dần qua các năm chứng tỏ AVA đang dần
lấy được uy tín trên thị trường Việt Nam nhằm cung cấp các dịch vụ đạt chất
lượng cao nhất với mức chi phí hợp lý.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
36
2.1.3. Các dịch vụ do AVA cung cấp:
Dịch vụ kiểm toán:
 Kiểm toán các Báo cáo tài chính
 Kiểm toán hoạt động các Dự án
 Kiểm toán Báo cáo Quyết toán công trình xây dựng cơ bản
 Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh
 Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp
Dịch vụ Kế toán
 Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán - tài chính.
 Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy - tổ chức công tác kế toán
 Mở, ghi sổ kế toán và lập các Báo cáo tài chính
 Lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán.
Dịch vụ Tư vấn
 Tư vấn về thuế
 Tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý tài chính
 Tư vấn về xây dựng Quy chế tài chính
 Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư.
 Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh
 Tư vấn về thẩm định giá tài sản
 Tư vấn thẩm định dự toán đầu tư XDCB
Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn cổ phần hoá
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
37
 Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa
 Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp
 Tư vấn đề xuất phương án xử lý lao động sau khi chuyển sang Công ty
cổ phần ; Tư vấn xây dựng phương án kinh doanh sau khi chuyển sang
Công ty cổ phần ; Tư vấn xây dựng điều lệ Công ty cổ phần;
 Tư vấn tổ chức đại hội CNVC ; Tư vấn các vấn đề sau khi có quyết
định chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
38
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý AVA
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty AVA
CN VP
Quảng
Ninh &
Nghệ An
KT XDCB
Phòng
Kế
toán
Phòng
Hành
chính
Phó TGĐ
Nguyễn BảoTrung
Phó TGĐ
Ngô Quang Tiến
Phó TGĐ
Ngô Đạt Vinh
Phòng
NV1
XDCB
Phó TGĐ
Nguyễn SơnThanh
Phòng
NV2
KTBC
TC
Phó TGĐ
Lưu Quốc Thái
Phòng
NV4
KTB
CTC
Phòng
NV3
KTB
CTC
Phòng
NV5
KTBC
TC
Phó TGĐ
Bùi Đức Vinh
Phòng
NV6
KTBC
TC
Phó TGĐ
Phạm Thị Hường
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Tổng Giám Đốc
Nguyễn Minh Hải
Phòng
NV7
KTBC
TC
Phòng
NV8
KTB
CTC
Phòng
NV9
KTBC
TC
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
39
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm Tổng Giám đốc, các phó Tổng
Giám đốc và các phòng ban khác chịu trách nhiệm quản lý công ty. Mỗi
phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt chịu trách nhiệm trước Hội
đồng thành viên và BGĐ về các công việc trong nhiệm vụ và quyền hạn của
mình. Bộ máy quản lý bao gồm các cơ quan sau:
- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền
quyết định cao nhất trong công ty, các quyết định được thông qua bằng hình
thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
- BGĐ: BGĐ của AVA có số lượng thành viên là 8 người, trong đó có
một Tổng giám đốc và 7 phó tổng giám đốc phụ trách vấn đề và công việc
khác nhau của công ty. Các phó Tổng Giám đốc của AVA phụ trách những
nhiệm vụ khác nhau và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực
hiện các nhiệm vụ đó.
- Các phòng nghiệp vụ: AVA có 9 phòng nghiệp vụ, trong đó một
phòng nghiệp vụ có chuyên môn về kiểm toán XDCB và tám phòng nghiệp
vụ Kiểm toán BCTC. Mỗi phòng nghiệp vụ có một trưởng phòng là người
chịu trách nhiệm trực tiếp về nhân sự cũng như phân công công tác cho từng
thành viên trong phòng.
- Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận trực thuộc BGĐ công ty,
tham mưu giúp BGĐ điều hành công tác cán bộ, tổ chức nhân sự, công tác
hành chính quản trị; xây dựng và thiết lập mô hình quản lý công tyt....
- Phòng kế toán: Gồm một kế toán trưởng và một thủ quỹ. Cũng như
các doanh nghiệp khác, chức năng của phòng kế toán trong công ty Kiểm toán
AVA là tiến hành ghi chép, tính toán chính xác và kịp thời mọi hoạt động và
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, hàng tháng xác định kết quả kinh
doanh và lập kế hoạch tài chính cho hoạt động của công ty.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
40
2.1.5. Đặcđiểm tổ chức kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá
Việt Nam
2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Việc phân công nhân sự cho cuộc kiểm toán đối với đơn vị khách hàng
được thực hiện bởi BGĐ AVA, yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức đoàn kiểm
toán của công ty là kết hợp tối đa hiệu quả làm việc của KTV giàu kinh
nghiệm và đội ngũ trợ lý kiểm toán trẻ nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng
kế cận, hạt giống của công ty cũng như cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng. Thông thường, đoàn kiểm toán được tổ chức như sau:
+ Chủ nhiệm kiểm toán: thường là trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ.
+ Trưởng nhóm kiểm toán: thường là kiểm toán viên có kinh nghiệm thực
hiện kiểm toán năm trước khách hàng.
+ Trợ lý kiểm toán viên.
+ Các nhân viên khác.
2.1.5.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
AVA đã xây dựng một quy trình kiểm toán và tiến hành kiểm toán phù
hợp với các hoạt động đặc thù của khách hàng. Cụ thể:
 Khảo sát, tìm hiều và chấp nhận khách hàng.
 Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán, trong đó đưa ra tất cả
các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp của tất cả các phần hành kế toán.
 Quan sát kiểm kê (nếu có).
 Tiến hành kiểm toán tại khách hàng theo tất cả các thủ tục kiểm toán đã
lập kế hoạch.
 Lập Báo cáo kiểm toán và đưa ra các khuyến nghị trong Thư quản lý.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
41
Một nguyên tắc làm việc của công ty là tất cả các thông tin phải được
thảo luận và thống nhất với khách hàng trước khi Báo cáo kiểm toán và Thư
quản lý được phát hành chính thức.
2.1.5.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, KTV phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi
tiết sao cho KTV khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soát xét) đọc sẽ
hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán. Tổ chức hồ sơ đối với một khách hàng
bao gồm hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm.
* Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin
chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều
năm tài chính của một khách hàng. Trong năm kiểm toán đầu tiên, các tài liệu
thu thập được lưu trong phần XI của Hồ sơ kiểm toán năm. Nội dung chủ yếu
trong hồ sơ kiểm toán chung gồm:
 Thông tin chung:tổng hợp các thông tin cơ bản về khách hàng, sơ đồ tổ
chức bộ, ban lãnh đạo, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên và
các khoản đầu tư của khách hàng.
 Các tài liệu pháp luật: điều lệ công ty, giấy phép kinh doanh, hợp đồng
liên doanh, ...
 Các tài liệu về thuế: quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế.
 Các tài liệu nhân sự: hợp đồng lao động, hồ sơ quản lý nhân sự, ...
 Các tài liệu kế toán: chế độ chính sách kế toán áp dụng, báo cáo kiểm
toán và BCTC các năm, thư quản lý các năm, những vấn đề cần lưu ý
cho cuộc kiểm toán sau, ...
 Tài liệu về hợp đồng: hợp đồng kiểm toán, bản nhận xét sau kiểm toán
các năm, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm, ...
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
42
 Tài liệu về các thủ tục liên quan đến TSCĐ, kho vận (hàng tồn kho ),
mua hàng, bán hàng, ngân quỹ, nhân sự, tính giá thành, ...
* Hồ sơ kiểm toán năm: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về
khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính. Hồ sơ kiểm
toán năm nhằm lưu giữ thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán năm hiện
hành. Bộ hồ sơ này thường gồm có những mục sau:
 Báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
 Dự thảo, báo cáo tổng kết công việc kiểm toán trong niên độ.
 Báo cáo những sự kiện phát sinh sau phát hành báo cáo kiểm toán năm
trước và sau năm kiểm toán hiện hành, những vấn đề cần giải quyết và
những lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau.
 Giải trình của Ban quản lý doanh nghiệp.
 Kế hoạch kiểm toán.
 Biên bản họp với BGĐ và hội đồng quản trị khách hàng.
 Giấy tờ làm việc và các kết luận của KTV về các phần hành được kiểm
toán tại đơn vị khách hàng của công ty: Báo cáo năm tài chính của
khách hàng; Khái quát và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ; Các
khoản mục Tiền, Hàng tồn kho, Chi phí sản xuất, Doanh thu, Thuế, ...
2.1.5.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán
và Thẩm định giá Việt Nam
Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thừa nhận như một chức năng của
quản lý hoạt động kiểm toán, là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chuyên môn
nghề nghiệp của mọi tổ chức kiểm toán, là một trong những chuẩn mực kiểm
toán quan trọng trong hoạt động kiểm toán. AVA đã xây dựng những quy
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
43
định cụ thể đối với các chính sách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
và những thủ tục kiểm soát đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể như sau:
 Khi thực hiện lập kế hoạch kiểm toán và thành lập nhóm kiểm toán, các
KTV tiến hành lựa chọn và phân công công việc sao cho phù hợp với
năng lực của từng trợ lý kiểm toán. Các trợ lý tuyệt đối tuân thủ theo các
bước công việc trong chương trình kiểm toán và phân công của các
trưởng nhóm kiểm toán.
 Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, KTV sẽ hướng dẫn các trợ lý trong
đoàn kiểm toán những vấn đề liên quan đến khách hàng kiểm toán, yêu
cầu các trợ lý tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh và ngành nghề của khách hàng.
 Các bước công việc kiểm toán được giao cho trợ lý kiểm toán thực hiện
nhưng các KTV và các trưởng nhóm kiểm toán vẫn phải đảm bảo kiểm
soát được công việc của các trợ lý thực hiện.
 Kết thúc các cuộc kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán thu thập được đều
phải trải qua các cấp soát xét, kiểm tra của KTV và các cấp quản lý cao
hơn trước khi KTV xây dựng kết luận kiểm toán và phát hành báo cáo,
người soát xét thường là giám đốc công ty.
2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm
toán BCTC tại AVA
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán
Công ty CP ABC là khách hàng cũ của AVA. AVA đã tiến hành kiểm
toán năm trước đó của ABC. Năm nay AVA tiếp tục ký hợp đồng với Công ty
CP ABC để thực hiện kiểm toán cho năm tài chính 2013.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
44
Bảng 2.2: Khảo sát và đánh giá khách hàng
Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2013
Nội dung: Khảo sát và đánh giá khách hàng
A120 44/109
Tên Ngày
Người thực hiện NDT 01/07/13
Người soát xét 1 NTD 01/07/13
Người soát xét 2 MQH 01/07/13
I. THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Tên KH: CÔNGTY CỔ PHẦN ABC
2. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Phan Huy Tâm – Kế toán trưởng
3. Địa chỉ: Đại lộ Bình Dương, P.Thuận Giao, Tx. Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650 3718031 Fax: 0650 3718026
Email: info@tac.com.vn Website: http://www.tac.com.vn
4. Loại hình DN
Cty CP niêm yết Cty cổ phần DNNN Cty TNHH Loại hình DN khác
DN có vốn
ĐTNN
DN tư nhân Cty hợp danh HTX
5. Năm tài chính: 2013 từ ngày: 01/01 đến ngày: 31/12
6. Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ (tham chiếu A310):
*Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
Họ và tên Vị trí Ghi chú
Lê Minh Châu Chủ tịch
Ngô Trường Kỳ Ủy viên
Nguyễn Văn Ngọc Ủy viên
Nguyễn Sỹ Thụy Ủy viên
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
45
Trần Văn Đá Giám đốc
Lê Thị Xuyến Ủy viên Kiêm Phó Giám đốc
Đặng Quốc Cường Phó Giám đốc
7. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập như thế nào:
Khách hàng tự tìm đến.
8. Họ và tên người đạidiện cho DN: Phan Huy Tâm
Địa chỉ Xã Phước Hòa,huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
10. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt
động độc lập hoặc liên kết.
Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; Khai thác và sơ chế gỗ; Cưa, xẻ gỗ thành ván; Bảo quản gỗ; Sản
suất gỗ dán; Sản xuất đồ gỗ xây dựng; Xây dựng công trình dân dụng; Xây dựng công trình kỹ
thuật; Lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng; Mua bán giường, tủ, bàn, ghế; Mua bán gỗ các loại; Mua
bán thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp và xây dựng; Mua bán mủ cao su
11. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)
12. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành.
9. Tên ngân hàng DN có quan hệ: Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Thuận An Bình Dương
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Bình Dương
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – CN Bình Dương
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – CN Tân Bình TP HCM
Ngân hàng Á Châu – CN Bình Dương
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Bình Dương
Ngân hàng HSBC Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Tôn Đức Thắng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – CN Bình Dương
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
46
Kiểm toán báo cáo tài chính năm 2012. Ngày hoàn thành trước 31/03/2013
13. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó.
Doanh nhiệp muốn có BCTC được kiểm toán phục vụ cung cấp thông tin minh bạch cho nhà đầu tư
và cổ đông công ty; và nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN
Có Không Không
áp dụng
Các sự kiện của năm hiện tại
Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn
lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.
Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính
chính trực của BGĐ.
Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên BCKT
năm nay
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như vậy trong
tương lai không.
BCKT năm trước có bị ngoại trừ.
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.
Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Cty.
Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ
trách hợp đồng kiểm toán.
Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.
Quan hệ với KH
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn có
tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH.
Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán
có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp.
Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ
gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên
hoặc BGĐ của KH.
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ
phiếu của KH.
Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của
KH:
- thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
- thành viên BGĐ của Cty
- cựu thành viên BGĐ của Cty
- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
47
Có Không Không
áp dụng
người nêu trên
Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở thành
nhân viên của KH.
Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động kinh
doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán.
Mẫu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác.
Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến tính
độc lập.
Khác
Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm làm
kiểm toán.
III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG
Cao Trung bình Thấp
Mức độ rủi ro của hợp đồng thấp
Chấp nhận duy trì khách hàng: Có Không
2.2.1.2. Thu thập thông tin về khách hàng sau khi ký hợp đồng kiểm toán
Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập
những thông tin chi tiết cần thiết ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm toán.
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn xem xét, đánh giá, cập
nhất và bổ sung thêm các thông tin mới về khách hàng có liên quan đến cuộc
kiểm toán.
Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán
SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07
48
Bảng 2.3: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2013
Nội dung: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI
TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
A310
Tên Ngày
Người thực hiện NDT
Người soát xét 1 NTD
Người soát xét 2 NBT
A. MỤC TIÊU:
Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao
dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác
định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1. HIỂU BIẾT MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN DN:
1.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHUNG
Các thông tin về môi trường kinh doanh chung của DN trong năm hiện hành bao gồm,
nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái,
tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát...); Biến động về lãi suất cơ bản, tỷ giá
ngoại tệ, và lạm phát; Biến động thị trường mà DN đang kinh doanh; Các nội dung khác
…
Năm 2012 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển
biến tích cực song nhìn chung chưa ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động
đến các doanh nghiệp Việt Nam như: Giá cả hàng hóa thiết yếu tiếp tục tăng cao (dầu thô,
xăng, gas, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng trên 10%) , giá vàng biến động mạnh.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2012 (đặc biệt
trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12 năm 2012. chỉ số CPI 9
tháng đầu năm 2013 tăng khoảng 5%.Tỷ giá hối đoái ít thay đổi.Thị trường vàng không ổn
định, tăng giảm bất thường.Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm.Cán cân thanh toán quốc
tế trong 9 tháng ước thặng dư khoảng8 tỷ USD.Lao động, việc làm trong 9 tháng đầu năm
2013 ước giải quyết được khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng khoảng 3,3% so với cùng kỳ
năm 2012 và đạt 72,8% kế hoạch năm 2013. Số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng
10 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 46.000 doanh nghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ
năm 2012. Số doanh nghiệp đã giải thể và dừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2013 là
hơn 35.483 doanh nghiệp (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2012).
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La actualidad más candente (20)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chínhLuận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
 
Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty, 2022
Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty, 2022Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty, 2022
Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty, 2022
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thương mại quốc tế, HAY
 
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đKiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giáĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
 
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng BàngĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
 

Similar a Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ

Similar a Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ (20)

Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đKế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây dựng Hoàng Hải Đông, 9đ
 
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam Huy
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam HuyKế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam Huy
Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Nam Huy
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công ty ô tô Nisun, 9đ
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công ty ô tô Nisun, 9đKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công ty ô tô Nisun, 9đ
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại Công ty ô tô Nisun, 9đ
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon VinaĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVAĐề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
 
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&CĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khíĐề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

Último (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ

  • 1. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Đình Trường
  • 2. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................vii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC....................... 5 1.1. Khái quát chung về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT......................... 5 1.1.1. Khái niệm thuế GTGT và đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế. 5 1.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT................................................................ 6 1.1.3 Phương pháp tính thuế GTGT:...................................................... 9 1.1.4 Đặc điểm kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:........... 11 1.2. Khái quát về kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC ......................................................................................................... 15 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán .................................................................... 16 1.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục thuế GTGT.................................... 17 1.2.3. Quá trình KSNB và khảo sát KSNB khoản mục thuế GTGT........ 18 1.2.4. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục thuế GTGT... 22 1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT....................................... 24 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................. 24 1.3.2 Thực hiện kiểm toán:.................................................................. 27 1.3.3. Kết thúc kiểm toán..................................................................... 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (AVA) ................................... 34
  • 3. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 iii 2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA): ............................................................................................ 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA).......................................................... 34 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................... 35 2.1.3. Các dịch vụ do AVA cung cấp:.................................................. 36 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý AVA.......................................... 38 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam ...................................................................................... 40 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại AVA......................................................................................... 43 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................. 43 2.2.2. Thực hiện kiểm toán .................................................................. 58 2.2.3. Kết thúc kiểm toán........................................................................ CHƯƠNG 3PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (AVA)............................................................................................ 78 3.1. Nhận xét về thực trạng ....................................................................... 78 3.1.1. Ưu điểm:................................................................................... 79 3.1.2. Hạn chế..................................................................................... 84 3.1.3. Nguyên nhân thực trạng ............................................................. 85 3.1.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng .......................... 86 3.2. Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại Công ty AVA............................................................................ 88 3.2.1. Định hướng phát triển của AVA trong thời gian tới..................... 88
  • 4. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 iv 3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong BCTC của Công ty AVA ................................................. 88 3.3. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện....................................................... 90 3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện................................................................ 90 3.3.2. Yêu cầu hoàn thiện .................................................................... 90 3.4. Giải pháp hoàn thiện .......................................................................... 92 3.4.1. Về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục thuế GTGT....... 92 3.4.2. Về xác định mức trọng yếu......................................................... 94 3.4.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết ......................................................... 96 3.4.4. Về vấn đề ghi chép của Kiểm toán viên ...................................... 97 3.4.5. Về vấn đề sử dụng ý kiến chuyên gia và nhân sự trong mùa kiểm toán………………………………………………………………………97 3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp........................................................ 97 3.5.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng............................... 97 3.5.2. Đối với các Hiệp hội nghề nghiệp............................................... 98 3.5.3. Đối với Công ty Kiểm toán AVA và các kiểm toán viên.............. 99 3.5.4. Đối với khách hàng.................................................................... 99 KẾT LUẬN.............................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102
  • 5. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AVA Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đốikế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BGĐ Ban giám đốc CSDL Cơ sở dẫn liệu DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng HĐ Hóa đơn KTV Kiểm toán viên NSNN Ngân sách Nhà nước KSNB Kiểm soát nội bộ SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  • 6. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................... 35 Bảng 2.2: Khảo sát và đánh giá khách hàng ............................................... 44 Bảng 2.3: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động........................... 48 Bảng 2.4: Xác định mức trọng yếu ............................................................ 53 Bảng 2.5: Chương trình kiểm toán khoản mục thuế gtgt tại ava................... 55 Bảng 2.6: Bố trí thành viên nhóm kiểm toán .............................................. 58 Bảng 2.7: Giấy tờ làm việc khảo sát hệ thống ksnb..................................... 60 Bảng 2.8: Phân tích khoản mục thuế gtgt đầu vào được khấu trừ của kh abc 63 Bảng 2.9:Phân tích khoản mục thuế gtgtđầu raphảinộp của kh abc ................. 64 Bảng 2.10:Tổng hợp số dư khoản mục thuế gtgt đầu vào được khấu trừ tính đến hết ngày 31/12/2013 ........................................................................... 66 Bảng 2.11: Dưới đây là một phần trích dẫn mẫu giấy tờ làm việc của ktv như sau:.......................................................................................................... 67 Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc của ktv được trình bày như sau:...................... 69 Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết chứng từ thuế gtgt đầu vào của kh cty cp abc... 69 Bảng 2.14: Mẫu giấy tờ làm việc tổng hợp thuế gtgt đầu ra của công ty cp abc tính đến 31/12/2013 .................................................................................. 72 Bảng 2.15: Bảng th số thuế gtgt đầu ra theo từng tháng năm 2013 của kh công ty cp abc................................................................................................... 72 Bảng 2.16: Tính toán lại số thuế gtgt phải nộp............................................ 74 Bảng 2.17: Kiểm tra chi tiết thuế gtgt đầu ra của kh công ty cp abc............. 75 Bảng 2.18: Bảng th bút toán điều chỉnh khoản mục thuế gtgt của kh công ty cp ABC............................................................................................................75 Bảng 3.1: Ký hiệu tham chiếu ................................................................... 82 Bảng 3.2: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thông kiểm soát nội bộ đối với khoản mục thuế gtgt............................................................................................ 93
  • 7. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ lược quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:........................................................................................................... 14 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty AVA ..................................... 38
  • 8. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm toán ra đời, phát triển do yêu cầu quản lý và phục vụ cho quản lý. Kiểm toán là một công cụ quản lý phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với hoạt động kinh tế của con người. Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội càng phát triển, nền kinh tế thị trường càng phức tạp, thông tin kinh tế càng có nguy cơ chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch, thiếu tin cậy, mà đối tượng sử dụng thông tin tài chính rất đa dạng, có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của họ thì kiểm toán với hai chức năng chính là xác minh và tư vấn ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Ở nước ta, mặc dù hoạt động kiểm toán mới chỉ xuất hiện khoảng hơn chục năm nhưng với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như sự khuyến khích phát triển của Nhà nước, các dịch vụ kiểm toán đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện và làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế và trợ giúp đắc lực công tác quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin tài chính. Thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp trong mối quan hệ pháp lý với Nhà nước. Nhưng trong thực tế các đơn vị SXKD lại luôn tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ của mình thông qua các hành vi gian lận, trốn thuế. Do vậy, việc kiểm tra thực hiện nghĩa vụ với NSNN là một nội dung quan trọng, thường xuyên trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán. Có nhiều loại thuế phải nộp nhưng ở đây có thể đề cập đến thuế GTGT, một loại thuế có đối tượng áp dụng rộng rãi và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tiền phải nộp cho NSNN.
  • 9. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 2 Trong quá trình thực tập ở Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam em đã có cơ hội tìm hiểu quy trình kiểm toán BCTC và đi sâu vào tìm hiểu phần hành kiểm toán khoản mục thuế GTGT. Kiểm toán khoản mục thuế đòi hỏi KTV phải có hiểu biết sâu sắc về hệ thống thuế hiện hành cũng như các quy định có liên quan của nhà nước. Trong đó, thuế GTGT là loại thuế được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các doanh nghiệp và có một hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn đồ sộ, phức tạp và đang dần được hoàn thiện. Được sự hướng dấn nhiệt tình của thầy giáo – PGS.TS Thịnh Văn Vinh và sự giúp đỡ từ công ty AVA em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcthuế Giá trị gia tăng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm địnhgiá Việt Nam (AVA)” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài + Hệ thống hóa những lập luận cơ bản về quy trình kiểm toán BCTC và kiểm toán khoản mục thuế GTGT. + Nhằm tăng thêm hiểu biết thực tế về quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam. + Đánh giá đúng thực trạng kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam.
  • 10. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thuế GTGT và quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong một cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA, từ đó phân tích và đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện kiểm toán khoản mục thuế GTGT. Thuế GTGT là một bộ phận trong một cuộc kiểm toán BCTC, khi kết thúc kiểm toán không lập báo cáo kiểm toán mà lập biên bản kiểm toán. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích, đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AVA, em đã sử dụng phương pháp: duy vật biện chứng, logic kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả… Từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm và những vấn đề còn tồn tại cần hoàn thiện tại công ty. 5. Nội dung kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài, nội dung chính của luận văn tốt nghiệp được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA).
  • 11. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 4 Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA). Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý quý báu của các thầy cô để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ em để em hoàn thành tốt kỳ thực tập vừa qua. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Thịnh Văn Vinh - Người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cùng với các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty. Hà Nội, ngày23 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Đình Trường
  • 12. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1. Khái quát chung về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT 1.1.1. Khái niệm thuế GTGT và đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế Ở Việt Nam, thuế GTGT được bắt đầu nghiên cứu từ cải cách thuế bước 1 (năm 1990). Luật thuế GTGT được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999, thay cho thuế doanh thu trước đây. Việc ra đời của thuế GTGT là một bước cải thiện đáng kể hệ thống chính sách Thuế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Căn cứ vào Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và Nghị định số 158/2003/NĐ- CP ban hành ngày 10/12/2003 thuế GTGT được định nghĩa như sau: "Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng." Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế (đã được quy định trong luật thuế GTGT và hướng dẫn trong nghị định và thông tư ban hành kèm theo). Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và tổ chức tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu
  • 13. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 6 thuế GTGT. Như vậy, xét trong mối quan hệ giữa Nhà nước, người chịu thuế và người nộp thuế thì người nộp thuế đóng vai trò trung gian thu thuế hộ Nhà nước và nộp thuế hộ người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và NSNN. Đặc điểm của thuế GTGT:  Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.  Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao.  Thuế GTGT là 1 sắc thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.  Thuế GTGT có tính chất lũy thái so với thu nhập. 1.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT Từ khi ra đời đến nay, thuế GTGT đã trải qua nhiều lần thay đổi, bổ sung, ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Một số văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến thuế GTGT bao gồm:  Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008.  Nghị định của Chính phủ số 123/2008/NĐ - CP ban hành ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.  Thông tư 129/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ- CP của Chính phủ.  Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày
  • 14. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 7 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT được tính dựa trên hai căn cứ là giá tính thuế và thuế suất.  Giá tính thuế: Giá tính thuế: là giá chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ cua hàng hóa nhập khẩu.  Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng  Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu  Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này  Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng. - Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê: giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng - Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài
  • 15. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 8  Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm  Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng  Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị  Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước  Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng  Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: 𝐺𝑖á 𝑐ℎư𝑎 𝑡ℎ𝑢ế 𝐺𝑇𝐺𝑇 = 𝐺𝑖á 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 1 + 𝑡ℎ𝑢ế 𝑠𝑢ấ𝑡 ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎, 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ (%)  Thuế suất: Hiện nay theo quy định hiện hành thì ở Việt Nam có 3 mức thuế suất khác nhau là 0%, 5% và 10% được áp dụng cho những nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT khác nhau:
  • 16. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 9 - Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. - Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần được ưu đãi về thuế suất như phân bón, nước sạch, thiết bị y tế… - Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ nằm ngoài 2 mức thuế suất trên. 1.1.3 Phương pháp tính thuế GTGT: Có hai phương pháp tính thuế GTGT là tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.  Phương pháp khấu trừ: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp. Đối tượng áp dụng phương pháp này là các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Cụ thể: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra _ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra của HHDV = Giá tính thuế GTGT của HHDV bán ra _ Thuế suất thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ
  • 17. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 10 nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Trường hợp hành hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở để căn cứ vào là giá đã có thuế đểxác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải đáp ứng được các điều kiện sau: 1. Đơn vị phải có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu. 2. Đơn vị phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. 3. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.  Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp được tính như sau: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của HHDV chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của HHDV đó GTGT của HHDV = Giá thanh toán của HHDV bán ra _ Giá thanh toán của HHDV mua vào tương ứng
  • 18. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 11 Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu đươc tiền. Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khầu đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng. Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp đối với thuế GTGT bao gồm: 1. Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 3. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý. 1.1.4 Đặc điểm kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: 1.1.4.1 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng:  Chứng từ: Chứng từ sử dụng để hạch toán, kê khai thuế GTGT là hóa đơn GTGT. Hóa đơn GTGT do Bộ Tài chính phát hành (được cấp bởi cơ quan Thuế) phải có đầy đủ mã số thuế, chủng loại hàng hóa, số lượng, số tiền chưa Thuế, số thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Đối với các hóa đơn có giá trị dưới 200.000 VNĐ, đơn vị phải lập bảng kê hàng bán lẻ để làm căn cứ tính thuế.  Tài khoản:
  • 19. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 12 Theo chế độ kế toán hiện này, để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới thuế GTGT, kế toán đơn vị kinh doanh sử dụng 2 tài khoản sau đây: Tài khoản 133 - ThuếGTGT được khấu trừ. TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của DN. TK 133 chỉ áp dụng đối với DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2: - TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ. - TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp. TK 3331 phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp cho hàng hóa, trong nước và hàng hóa xuất khẩu. Tài khoản này được sử dụng cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp. TK3331- Thuế GTGT phải nộp, được chi tiết thành: -TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hóa; cung cấp dịch vụ. -TK 33312 – Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.  Sổ kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau trong việc hạch toán và ghi sổ kế toán đối với khoản mục thuế GTGT:  Sổ chi tiết thuế GTGT: -Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra; -Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại;
  • 20. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 13 -Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm;  Sổ tổng hợp thuế GTGT: Tùy vào hình thức ghi sổ kế toán DN áp dụng, sổ tổng hợp sẽ bao gồm Nhật kí chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật kí sổ cái, Nhật kí chứng từ,… kết hợp với theo dõi tổng hợp trên sổ Cái TK 133 và TK 3331.  BCTC: Vào cuối niên độ kế toán, số dư TK thuế GTGT sẽ được phản ánh trên TK 133 ở bên Tài sản và TK 3331 ở bên Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán.
  • 21. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 14 1.1.4.2. Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Sơ đồ 1.1. Sơ lược quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: TK 133 TK 3331 TK 111, 112TK 711 (1) (2) (5) (3) (4) (7) (6) (8) (9) TK 331, 111, 112 TK 151, 152, 211 TK 511, 515, 711 TK 131, 111, 112
  • 22. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 15 (1): Giá mua vật tư, tài sản, hàng hóa chưa có thuế GTGT (2): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (3): Doanh thu bán hàng và thu nhập hoạt động khác (4): Tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT (5): Đối trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ với số đầu ra phải nộp (6): Thuế GTGT được hoàn lại bằng tiền (7): Nộp thuế GTGT cho NSNN (8): Thuế GTGT được miến giảm nhận lại bằng tiền (9): Số thuế GTGT được miến giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ 1.2. Khái quát về kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC Trong mối quan hệ pháp lý với Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế các đơn vị SXKD lại luôn tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ của mình thông qua các hành vi gian lận, trốn thuế. Do vậy, việc kiểm tra thực hiện nghĩa vụ với NSNN là một nội dung quan trọng, thường xuyên trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán. Mặt khác hệ thống luật, quy định về thuế GTGT thường xuyên có những thay đổi bổ sung, nên việc nắm bát đầy đủ, rõ ràng không phải vấn đề đơn giản. Chính vì vậy khoản mục thuế GTGT luôn được phụ trách bởi KTV có kinh nghiệm, và nắm bắt được những quy định về thuế GTGT cho ngành nghề đặc thù cho đơn vị khách hàng để có thể đưa ra nhận xét về thuế GTGT của doanh nghiệp, đồng thời có thể tư vấn để doanh nghiệp hoàn thiện công tác hạch toán và kê khai thuế.
  • 23. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 16 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu không” (VSA 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC). Mục tiêu kiểm toán khoảnmục thuế GTGT Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Tính tuân thủ Việc tính toán, ghi chép, trình bày, thanh toán thuế GTGT phải trả phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành. Tính đầy đủ Mọi giao dịch liên quan đến thuế GTGT phát sinh trong kỳ phải được ghi chép đầy đủ và chính xác trên sổ kế toán. Tính hiện hữu Tất cả các giao dịch liên quan đến thuế GTGT được ghi chép trong sổ kế toán phải thực tế phát sinh và có đầy đủ các hoá đơn chứng từ chứng minh đi kèm. Tính chính xác Các khoản thuế GTGT được khấu trừ, phải nộp, được hoàn lại phải được tính toán một cách chính xác phù hợp với sổ sách kế toán, BCTC, tờ khai, quyết toán thuế. Tính toán Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra phải phản ánh trung thực đúng giá trị ghi trên các hoá đơn chứng từ đi kèm, phải được tính toán đúng thuế suất và
  • 24. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 17 giá tính thuế. Quyền sở hữu Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra phải nộp được phân rõ ràng, tránh nhầm lẫn giữa tài sản và nợ. Khi mua tài sản thì phát sinh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Khi ghi nhận nợ mới có thuế GTGT đầu ra phải nộp. Trình bày Các giao dịch liên quan đến thuế GTGT phải được phân loại, trình bày rõ ràng chính xác trên sổ sách kế toán và BCTC. 1.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục thuế GTGT Để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra nhận xét chính xác về các chỉ tiêu liên quan đến GTGT trình bày trên BCTC, KTV có thể dựa vào các thông tin tài liệu: - Các chính sách, chế độ có liên quan đến quản lý và hạch toán thuế GTGT (như Luật doanh nghiệp, luật thuế, chế độ quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp, quy định của Nhà nước về thuế…), Các chính sách, các quy chế KSNB đối với thuế GTGT quy định về hạch toán VAT đầu vào, VAT đầu ra, VAT đầu vào được khấu trừ, VAT phải nộp, các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị về trách nhiệm, quyền hạn, trình tự, thủ tục phê chẩn, xét duyệt… - Báo cáo tài chính của đơn vị: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • 25. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 18 - Các sổ hạch toán bao gồm sổ hạch toán nghiệp vụ (sổ theo dõi,…) và các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản có liên quan trong hạch toán thuế GTGT (TK133, 333, 131, 331, 511, 152…) - Các chứng từ kế toán: hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường mua và bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy nộp tiền vào NSNN, ủy nhiệm chi, Giấy báo Nợ của Ngân hàng … - Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến thuế GTGT như tờ khai thuế GTGT, quyết toán thuế GTGT, hồ sơ hoàn thuế GTGT… 1.2.3. Quá trình KSNB và khảo sát KSNB khoản mục thuế GTGT 1.2.3.1 Quá trình KSNB về thuế GTGT của đơn vị được kiểm toán Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định, các thủ tục kiểm soát do đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, và để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập BCTC trung thực hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Kiểm soát nội bộ trong hệ thống kế toán thuế GTGT nhằm đảm bảo: - Kế toán ghi nhận thuế GTGT kịp thời, đầy đủ chính xác, đúng đối tượng, đúng mức thuế suất. - Hóa đơn GTGT phải được ghi đúng quy định, đủ chữ ký cần thiết, có giấy tờ kèm theo thể hiện bằng chứng sự phê duyệt của quan hệ phát sinh. - Tờ khai thuế hàng tháng có sự xét duyệt của kế toán trưởng và giám đốc trước khi nộp cho cơ quan thuế.
  • 26. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 19 Quy trình kiểm soát nội bộ chủ yếu với kế toán thuế GTGT Mục tiêu kiểm soát Quá trình KSNB chủ yếu 1. Có căn cứ hợp lý - Có đầy đủ chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ mua bán trên HĐ GTGT: như hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận… - Các chứng từ phải hợp pháp hợp lệ, đủ chữ ký cần thiết. 2. Phân loại và hạch toán đúng đắn - Có hệ thống sổ kế toán chi tiết ghi chép thuế GTGT theo thuế suất của từng nhóm hang hóa dịch vụ, tránh sự nhầm lẫn và dễ kiểm soát - Có đầy đủ quy định về trình tự ghi sổ thuế GTGT từ sổ kế toán chi tiết tới sổ kế toán tổng hợp. 3. Hạch toán đầy đủ, đúng kỳ - HĐGTGT đầu ra được đánh số và không gián đoạn - HĐGTGT phát sinh phải đảm bảo được hạch toán đầy đủ trong sổ kế toán và được kê khai đúng thời hạn. 4. Sự đánh giá đúng đắn, hợp lý - Số liệu trên hợp đồng, chứng từ nhập xuất với số liệu trên HĐ GTGT phải khớp nhau. - Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp thuế GTGT là chính xá và được kiểm tra đầy đủ 5. Cộng dồn - Định kỳ có sự kiểm tra đối chiếu việc ghi chép, kê khai thuế GTGT, số cộng dồn để kịp thời xử lý chênh lệch
  • 27. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 20 1.2.3.2. Khảo sát KSNB đối với khoản mục thuế GTGT Khi tiến hành kiểm toán khoản mục thuế GTGT, thông thường để có cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, KTV cần thực hiện khảo sát quá trình KSNB đối với khoản mục thuế GTGT của đơn vị được kiểm toán.  Mục tiêu khảo sát KSNB Mục tiêu cụ thể và chủ yếu của khảo sát KSNB đối với khoản mục thuế GTGT là hiểu rõ được cơ cấu kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT; tính hiện hữu, tính hiệu lực và sự liên tục của các quy chế và thủ tục KSNB đã được thiết lập; từ đó đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát. Trên cơ sở kết quả khảo sát về KSNB, kiểm toán viên sẽ xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế các khảo sát cơ bản thích hợp.  Nội dung khảo sát KSNB khoản mục thuế GTGT - Khảo sát về việc thiết kế KSNB: tìm hiểu, đánh giá tính đầy đủ, chặt chẽ thích hợp về việc thiết kế các quy chế và thủ tục KSNB. - Khảo sát về việc vận hành KSNB: tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực của các quy chế và thủ tục KSNB đã được thiết lập . Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát ở đây là về tính hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát. Cách thức khảo sát thu thập bằng chứng làm cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất đa dạng.
  • 28. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 21  Phương pháp khảo sát kiểm soát nội bộ khoản mục thuế GTGT Cách thức KTV tiến hành khảo sát thu thập bằng chứng về KSNB làm cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất đa dạng. KTV có thể thực hiện kết hợp bốn phương pháp sau: - Trực tiếp quan sát: các hoạt động kiểm soát của cá nhân hay bộ phận có liên quan (ví dụ: kiểm toán viên có thể trực tiếp quan sát công việc của nhân viên trong việc kiểm soát hồ sơ, tài liệu có liên quan đến ghi chép, theo dõi và hạch toán khoản mục thuế GTGT). KTV yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân có liên quan đến thuế GTGT. - Phương pháp phỏng vấn: Để tìm hiểu sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế, KTV thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn. KTV có thể thực hiện kỹ thuật phỏng vấn những người có liên quan đến việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để thu thập bằng chứng có liên quan đến việc phân chia trách nhiệm trong quản lý, hạch toán, kê khai thuế GTGT, về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thường xuyên hiện hữu trong vận hành của nó. Bằng chứng thu được giúp KTV kết luận về sự tồn tại, tính thích hợp và đầy đủ của các quy chế, thủ tục KSNB đã được đặt ra với khoản mục thuế GTGT. - Kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB lưu lại trên hồ sơ, tài liệu có liên quan (như: Dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán; Chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán,...). Dấu hiệu của KSNB lưu lại trên hồ sơ, tài liệu là bằng chứng có tính thuyết phục cao về sự hiện hữu và tính thường
  • 29. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 22 xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát (sự vận hành của quy chế kiểm soát nội bộ) trên thực tế. - Yêu cầu thực hiện lại: Kiểm toán viên có thể yêu cầu các bộ phận kiểm soát nội bộ làm lại các công việc kiểm soát để đánh giá về độ tin cậy, về sự vận hành của kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. 1.2.4. Cácsai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục thuế GTGT Việc nhận diện các sai sót có thể xảy ra giúp KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục thuế GTGT, đồng thời tập trung vào những vấn đề trọng yếu, nhiều khả năng xảy ra sai sót. 1.2.4.1. Đối với khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Hạch toán không đúng thuế suất thuế GTGT - Ghi chép, trình bày, thanh toán thuế chậm hơn so với thời hạn quy định trong luật thuế - Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với hóa đơn thông thường, hóa đơn khống - Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với hóa đơn GTGT không hợp lệ: không ghi mã số thuế, không ghi giá chưa thuế, không ghi tổng giá thanh toán,… hoặc hóa đơn không theo quy định của Bộ Tài chính và cơ quan thuê, hóa đơn đã hết hạn khấu trừ - Với những trường hợp hàng bán bị giảm giá, hàng bán bị trả lại, kế toán không hạch toán giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Với những hàng hóa dịch vụ sử dụng để sản xuất hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc không sử dụng để sản xuất thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
  • 30. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 23 - Khấu trừ giữa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế phải nộp giữa các chi nhanh khi lập báo cáo tài chính hợp nhất không chính xác - Sự khác nhau về số liệu giữa các tờ khai thuế và Báo cáo thuế GTGT không giải thích được nguyên nhân - Tính toán không chính xác giữa GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra, không hạch toán rõ ràng các mức thuế suất, không thể phân thành các mức thuế suất cụ thể 1.2.4.2. Đối với khoản mục thuế GTGT đầu ra phải nộp - Kiểm soát, quản lý và ghi nhận thuế GTGT đầu ra không phù hợp với luật định: không phát hành hóa đơn khi bán hàng, áp dụng sai thuế suât, tính toán sai giá tính thuế,… - Không hạch toán tách biệt giữa hàng hóa dịch vụ không chịu thuế và hàng hóa dịch vụ áp dụng mức thuế suất 0% - Những chứng từ, tài liệu như hóa đơn, hợp đồng, phiếu thu,… và các tìa liệu đặc thù cho những giao dịch kinh tế như hợp đồng thuê tài sản, hơp đồng xây dựng, hợp đồng xuất nhập khẩu… không phù hợp với luật định. - Khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, thuế GTGT đầu ra được ghi giảm khi chưa có các chứng từ cần thiết như: biên bản thỏa thuận hàng bán bị trả lại, hóa đơn xuất lại hàng hóa,… Trên góc độ kiểm toán, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần đảm bảo khoản mục thuế GTGT được trình bày trên BCTC một cách trung thực, hợp lý, phản ánh đúng số thuế GTGT, nắm vững quy trình hạch toán kế toán, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với KTV phần hành khác trong quá trình làm việc tại đơn vị khách thể kiểm toán.
  • 31. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 24 1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là giai đoạn đầu tiên trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, là cơ sở để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán. Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán nhằm giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và để tránh những bất đồng với khách hàng. Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đon vị được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chiến lược được lập chung cho cả cuộc kiểm toán chứ không phải riêng cho khoản mục thuế GTGT. Vì vậy KTV kiểm toán khoản mục thuế sẽ bỏ qua bước lập kế hoạch chiến lược, thực hiện lập kế hoạch tổng thể: 1.3.1.1. Lập kế hoạch tổng thể:  Tìm hiểu tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán: - Tìm hiểu các thông tin tổng quan về doanh nghiệp, lập được danh sách các mặt hàng kinh doanh, từ đó kiểm toán viên nắm bắt được với đặc thù của doanh nghiệp như vậy sẽ chịu những loại thuế gì, mức thuế suất ra sao, doanh nghiệp có nằm trong đối tượng được miễn giảm thuế hay không, doanh nghiệp thực hiện tính thuế theo phương pháp nào…
  • 32. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 25 - Ngoài thu thập xem xét BCTC, các biên bản quyết toán thuế, Báo cáo kiểm toán năm trước, biên bản của thanh tra thuế giúp kiểm toán viên khoanh vùng được rủ ro, đánh giá được việc quản lý thuế của khách hàng và định hướng được cách thức sẽ kiểm tra.  Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội bộ: - Tìm hiểu xem doanh nghiệp đã thiết kế hệ thống KSNB như thế nào, với các quy chế kiểm soát gì để có thể ngăn chặn, phát hiện các gian lận, sai sót về thuế GTGT. Tìm hiểu trình tự hạch toán kế toán khoản mục thuế GTGT từ việc hạch toán các hoá đơn GTGT đầu vào, lập hoá đơn GTGT đầu ra và hạch toán thuế GTGT, đến khi lập tờ khai thuế GTGT, quyết toán và nộp thuế GTGT. Tìm hiểu các hoạt động kiểm soát trong suốt quá trình đó và dấu hiệu sự phê chuẩn của cấp trên.  Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV: Trong bước này, công ty kiểm toán và KTV phải xác định được rủi ro kiểm toán với thuế GTGT bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. - Rủi ro tiềm tàng (IR): Rủi ro tiềm tàng với thuế GTGT bao gồm: khai tăng thuế GTGT dầu vào, khai giảm thuế GTGT đầu ra, khai khống hàng mua nông lâm thuỷ sản hoặc hàng xuất khẩu để được hoàn thuế... - Rủi ro kiểm soát (CR): Rủi ro kiểm soát đối với thuế GTGT liên quan đến hiệu quả hoạt động của bộ phận KSNB, các quy chế kiểm soát thuế GTGT được ban hành, chẳng hạn việc rà soát lại các nghiệp vụ hạch toán thuế của bộ phận KSNB, hoạt động đối chiếu, soát xét của công ty chủ quản với các chi nhánh...
  • 33. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 26 - Rủi ro phát hiện (DR): là khả năng những gian lận, sai sót về thuế GTGT không được bộ phận KSNB hoặc KTV ngăn chặn hoặc phát hiện. Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho khoản mục thuế GTGT, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức toàn bộ BCTC cũng như đối với khoản mục thuế GTGT để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục này. 1.3.1.2. Lập chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp một trình tự nhất định. Chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT thường bao gồm: mục tiêu kiểm toán cụ thể của khoản mục thuế GTGT, các thủ tục kiểm toán cần áp dụng gắn với việc kiểm tra số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ: xem xét số dư đầu kỳ có khớp với sổ sách kế toán kỳ trước, với tờ khai thuế hay không, xem xét các khoản thuế phát sinh trong kỳ, tìm nguyên nhân chênh lệch, kiểm tra số thuế phải nộp trong kỳ báo cáo, kiểm tra số dư cuối kỳ để đảm báo tính đúng đắn, chính xác trong cân đối giữa dư đầu kỳ và phát sinh trong kỳ. Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện được trước đó.
  • 34. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 27 1.3.2 Thực hiện kiểm toán: 1.3.2.1 Khảo sát về KSNB với thuế GTGT: Thử nghiệm kiểm soát sẽ bao gồm việc thực hiện việc đánh giá hệ thống KSNB trên 3 mặt: có tồn tại hay không, có hiệu quả hay không và có được duy trì liên tục hay không. Kết thúc giai đoạn này, KTV sẽ đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm soát. Khảo sát kiểm soátchủ yếu đối với khoản mục thuế GTGT Mục tiêu kiểm soát nội bộ Thủ tục khảo sát kiểm soát Tính tuân thủ - Kiểm tra biên bản quyết toán thuế của các năm gần nhất, kiểm tra các phần giảm trừ khai báo, tăng lượng phải nộp, thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT không được khấu trừ, thuế GTGT hoàn lại. Phỏng vấn kế toán thuế về chính sách thuế áp dụng so sánh với chính sách thuế hiện hành. - Kiểm tra việc phê chuẩn có đúng thẩm quyền hay không, đồng thời, KTV kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ, biên bản liên quan đến thuế GTGT. Tính đúng đắn - KTV xem xét các hoá đơn GTGT, bảng kê khai thuế GTGT, các phiếu chi tiền nộp thuế GTGT… có được sự giám sát và phê duyệt của những người có thẩm quyền ở đơn vị được kiểm toán thông qua con dấu và chữ ký. Xem xét dấu hiệu KSNB trên các chứng từ liên quan.
  • 35. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 28 Tính đầy đủ - Xem xét sự liên tục của các hoá đơn GTGT (liên xanh và liên đen) do doanh nghiệp lập khi bán hàng hoá, dịch vụ. - Đảm bảo việc thanh toán, hoàn thuế GTGT thực hiện cho từng kỳ, việc phân bổ thuế GTGT đã được thực hiện. - Việc kê khai thuế GTGT phát sinh trong kỳ kế toán và những kê khai thuế GTGT sau ngày kết thúc kỳ kế toán được thực hiện đầy đủ, đúng hạn. Tính hiện hữu - Kiểm tra so sánh ngày tháng trên giấy tờ sổ sách kế toán với ngày tháng phát sinh nghiệp vụ thuế GTGT. - Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ đối với các chứng từ như chữ ký, dấu của người có thẩm quyền của đơn vị. Tính chính xác - Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài khoản cho một số nghiệp vụ phức tạp. - Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ về việc ghi sổ đúng phương pháp và đúng sự phân loại một số chứng từ nghi vấn. Tính trình bày - Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ cơ bản, số liệu tổng quát. - Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát. Để thực hiện được các thủ tục này công cụ mà KTV sử dụng là các Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB (Questionaire), Bảng tường thuật (Narrative), Lưu đồ (Flowchart) thông qua các phương pháp phỏng vấn, điều tra và các phương pháp khác để hoàn thành các bảng và lưu đồ trên. Việc sử
  • 36. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 29 dụng kết hợp các công cụ trên sẽ giúp KTV hiểu biết tốt hơn về hệ thống KSNB của khách hàng với khoản mục thuế GTGT.  Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB Sau khi tìm hiểu đánh giá về các quy chế KSNB phải tiếp tục khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát bằng cách sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như: - Phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị bằng việc thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB khoản mục thuế GTGT; - Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản mục thuế GTGT. Khi khảo sát quá trình kiểm soát của khoản mục này ở DN, ta cần phải lưu ý đến các cơ sở dẫn liệu của quy chế kiểm soát nội bộ như tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của quy chế kiểm soát nội bộ trong DN. Đồng thời, KTV cũng luôn phải đặt ra các câu hỏi nghi ngờ về tính hiệu lực, hiệu quả và liên tục của quy trình kiểm soát nội bộ. Những lưu ý phát sinh do sự đặc thù và khác biệt trong kiểm soát nội bộ của DN. - Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra ngược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.  Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối với khoản thuế GTGT Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản: + Phân công, phân nhiệm + Bất kiêm nhiệm + Phê chuẩn, ủy quyền
  • 37. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 30 Cụ thể, đối với khoản mục thuế GTGT: người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theo dõi các khoản mục thuế GTGT có tham gia vào việc bán hàng, lập hóa đơn hay không; Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vào kết quả đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ đối với khoản thuế GTGT ở mức độ cao, trung bình, thấp. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB và ngược lại. Trên cơ sở đó, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm toán. 1.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản  Thực hiện thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục thuế GTGT bao gồm kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng hướng, phân tích tỉ suất. Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm các so sánh cơ bản: - So sánh số thuế GTGT phải nộp thực tế với số thuế GTGT do doanh nghiệp lập kế hoạch, dự toán. - So sánh số thuế GTGT của doanh nghiệp phải nộp với số liệu về thuế GTGT của toàn ngành. - So sánh số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp với số liệu dự kiến của kiểm toán. Phân tích xu hướng: là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của các số dư của khoản mục thuế GTGT được khấu trừ, phải nộp hoặc được hoàn lại. Cụ thể: - So sánh số thuế GTGT được khấu trừ giữa kỳ này với kỳ trước, hoặc giữa các tháng với nhau.
  • 38. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 31 - So sánh số thuế GTGT phải nộp giữa kỳ này với kỳ trước, hoặc giữa các tháng với nhau. Phân tích tỉ suất: là cách thức so sánh số dư tài khoản thuế GTGT với số dư các tài khoản khác giữa các kỳ kế toán với nhau để tìm ra các biến động bất thường. Các tỷ suất sử dụng là: tỷ suất thuế GTGT phải nộp/doanh thu, tỷ lệ thuế GTGT đầu vào/các khoản chi phí tương ứng…  Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ: Giai đoạn này, KTV tiến hành kiểm tra soát xét chi tiết đối với khoản mục thuế GTGT, bước công việc này gồm một số thủ tục sau: - Kiểm tra xem xét số dư đầu kỳ của thuế GTGT bằng cách đối chiếu số dư thuế GTGT đầu kỳ phản ánh trên BCTC có thống nhất với số dư của báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước hay không. - Sau đó, xem xét số dư cuối kì và phát sinh tăng giảm trong kì của khoản mục thuế GTGT trên bảng cân đối phát sinh và bảng cân đối kế toán có đồng nhất với sổ cái hay không. - Đối với thuế GTGT được khấu trừ và phải nộp kiểm toán viên cần phải thực hiện tính toán lại để kiểm tra tính hợp lý dựa trên doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra và chi phí hàng hóa dịch vụ mua vào từ đó so sánh với số thuế kê khai của doanh nghiệp để xác định việc kê khai tính thuế đã được thực hiện đầy đủ chưa? Nếu có chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân - Đối chiếu lượng thuế phải nộp hàng tháng với số liệu trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng và với biên bản quyết toán thuế. - Kiểm tra chi tiết sổ sách, chứng từ nộp tiền thuế GTGT vào NSNN (Phiếu chi tiền mặt, Phiếu thu của Kho bạc Nhà nước, giấy báo nợ của ngân hàng) - Xem xét lượng thuế còn phải nộp (hoặc sẽ được khấu trừ) cuối kì có khớp với số phải nộp và đã nộp trong kì hay không.
  • 39. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 32 - Chọn mẫu hóa đơn chứng từ các nghiệp vụ hạnh toán thuế GTGT để kiểm tra chi tiết Đối với từng mẫu chọn, kiểm toán viên sẽ xem xét hàng hóa mua (bán ra) chịu mức thuế suất nào, có chứng từ kế toán đầy đủ cho việc ghi nhận hay không. Trongđó, kiểm toán viên cần đặc biệt lưu ý tới những hàng hóa có mức thuế suất thấp (0% hoặc 5%)đốichiếu với danh mục các hàng hóanày trong luật và quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu hàng hóa được miễn thuế thì cần có chứngtừ phêchuẩn củacơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu hàng xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) thì bên cạnhhóa đơncần phải có đầy đủ hồ sơ và chứng từ đi kèm như: hợp đồng, phiếu xuất kho (với hàng bánra), tờ khai hải quan, vận đơn. Khi kiểm tra, KTV cũng cầnlưu ý tới sựphê chuẩntrên chứngtừ, tínhhợp pháp hợp lệ củachứng từ. Đặc biệt với khoản mục thuế GTGT thì sựphêchuẩnvà mã số thuế củakhách hàng, của nhà cung cấp là rất quan trọng vì nếu các yếu tố đó không đầyđủ hoặc chính xác thì có thể dẫn đến khả năng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ khi cơ quan thuế kiểm tra. 1.3.3. Kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn KTV thực hiện các công việc nhằm hoàn tất cuộc kiểm toán, bao gồm: tổng hợp, đánh giá, soát xét lại các công việc đã thực hiện với khoản mục thuế GTGT, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC có ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán thuế GTGT (như những rắc rối hoặc khiếu nại của doanh nghiệp về vấn đề thuế GTGT…). Sau khi thực hiện các việc trên, KTV yêu cầu đơn vị khách hàng thực hiện các bút toán điều chỉnh (nếu có) và đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý của các dữ liệu và số dư khoản mục thuế GTGT. KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận về toàn bộ cuộc kiểm toán trong đó có kiểm toán thuế GTGT.  Các công việc trong giai đoạn này, bao gồm:
  • 40. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 33 - Đánh giá về các bằng chứng kiểm toán: KTV xem xét lại chương trình kiểm toán để đảm bảo tất cả các nội dung đã được hoàn thành và có đầy đủ bằng chứng. Nếu nhận thấy các bằng chứng kiểm toán thu thập vẫn chưa đầy đủ thì KTV tiếp tục thu thập thêm bằng chứng hoặc đưa ra ý kiến ngoại trừ trong kết luận kiểm toán. - KTV cần tổng hợp sai sót trọng yếu phát hiện được để đánh giá mức độ trọng yếu, từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp. - KTV tập hợp lại các bút toán điểu chỉnh phát sinh trong quá trình kiểm toán thuế GTGT và lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh này. - Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm. - Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa). - Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục thuế GTGT - Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có). Tóm lại, chương I đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC: từ khái quát nội dung thuế GTGT, luật thuế GTGT, việc tổ chức hạch toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp đến nội dung chính là tổng quan về BCTC, khái niệm, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và đặc biệt là quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, lí luận phải gắn liền với thực tiễn và phải áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, nội dung của chương này sẽ là cơ sở cho việc tìm hiểu, khảo sát thực trạng quy trình kiểm toán thuế GTGT ở chương sau.
  • 41. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (AVA) 2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA): 2.1.1. Lịchsử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) là công ty tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán, thẩm định giá chuyên nghiệp, các sáng lập viên là những kiểm toán viên thuộc thế hệ kiểm toán viên đầu tiên của Việt Nam, được đào tạo từ Dự án EURO - TAPVIET, dự án khởi đầu cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. AVA được thành lập vào năm 2006 theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102028384, đăng ký lần đầu ngày 10/10/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 28/8/2007của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội; và các Văn bản chấp thuận hành nghề của các tổ chức:Vụ chế độ kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính, Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam,Vụ Tài chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính - Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.  Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM  Tên giao dịch: VIETNAM AUDITING AND VALUATION CO. LTD
  • 42. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 35  Tên viết tắt: AVA  Trụ sở chính: Tầng 14, Tòa nhà HH3, Khu đô thị Mễ Trì - Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: + 84 (4) 38689566 / 38689588 Fax: + 84 (4) 38686248  Văn phòng đại diện khu vực miền Trung: Địa chỉ: 23 Mai Hắc Đế - TP Vinh - Ngệ An Số điện thoại: 0383.541.046  Vốn điều lệ khi thành lập: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ Việt Nam đồng);  Hình thức sở hữu: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch +/_ % Doanh thu 31.588.000.000 37.132.000.000 5.562.000.000 17,61 Lợi nhuận sau thuế 209.613.081 262.523.710 52.919.629 25,25 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0.67 0.71 0,04 5,97 Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng khá nhanh trong các năm qua. Doanh thu năm 2013 (hơn 37 tỷ) tăng 17,61% (hơn 5,5 tỷ) so với năm 2012 và lợi nhuận sau thuế năm 2013 cũng tăng 25,25% so với năm 2012. AVA mới đi vào hoạt động được 7 năm nhưng doanh thu đạt mức khá lớn và tăng dần qua các năm chứng tỏ AVA đang dần lấy được uy tín trên thị trường Việt Nam nhằm cung cấp các dịch vụ đạt chất lượng cao nhất với mức chi phí hợp lý.
  • 43. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 36 2.1.3. Các dịch vụ do AVA cung cấp: Dịch vụ kiểm toán:  Kiểm toán các Báo cáo tài chính  Kiểm toán hoạt động các Dự án  Kiểm toán Báo cáo Quyết toán công trình xây dựng cơ bản  Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh  Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp Dịch vụ Kế toán  Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán - tài chính.  Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy - tổ chức công tác kế toán  Mở, ghi sổ kế toán và lập các Báo cáo tài chính  Lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán. Dịch vụ Tư vấn  Tư vấn về thuế  Tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý tài chính  Tư vấn về xây dựng Quy chế tài chính  Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư.  Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh  Tư vấn về thẩm định giá tài sản  Tư vấn thẩm định dự toán đầu tư XDCB Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn cổ phần hoá
  • 44. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 37  Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa  Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp  Tư vấn đề xuất phương án xử lý lao động sau khi chuyển sang Công ty cổ phần ; Tư vấn xây dựng phương án kinh doanh sau khi chuyển sang Công ty cổ phần ; Tư vấn xây dựng điều lệ Công ty cổ phần;  Tư vấn tổ chức đại hội CNVC ; Tư vấn các vấn đề sau khi có quyết định chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần
  • 45. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 38 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý AVA Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty AVA CN VP Quảng Ninh & Nghệ An KT XDCB Phòng Kế toán Phòng Hành chính Phó TGĐ Nguyễn BảoTrung Phó TGĐ Ngô Quang Tiến Phó TGĐ Ngô Đạt Vinh Phòng NV1 XDCB Phó TGĐ Nguyễn SơnThanh Phòng NV2 KTBC TC Phó TGĐ Lưu Quốc Thái Phòng NV4 KTB CTC Phòng NV3 KTB CTC Phòng NV5 KTBC TC Phó TGĐ Bùi Đức Vinh Phòng NV6 KTBC TC Phó TGĐ Phạm Thị Hường HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Tổng Giám Đốc Nguyễn Minh Hải Phòng NV7 KTBC TC Phòng NV8 KTB CTC Phòng NV9 KTBC TC
  • 46. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 39 Bộ máy quản lý của công ty bao gồm Tổng Giám đốc, các phó Tổng Giám đốc và các phòng ban khác chịu trách nhiệm quản lý công ty. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và BGĐ về các công việc trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Bộ máy quản lý bao gồm các cơ quan sau: - Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong công ty, các quyết định được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. - BGĐ: BGĐ của AVA có số lượng thành viên là 8 người, trong đó có một Tổng giám đốc và 7 phó tổng giám đốc phụ trách vấn đề và công việc khác nhau của công ty. Các phó Tổng Giám đốc của AVA phụ trách những nhiệm vụ khác nhau và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực hiện các nhiệm vụ đó. - Các phòng nghiệp vụ: AVA có 9 phòng nghiệp vụ, trong đó một phòng nghiệp vụ có chuyên môn về kiểm toán XDCB và tám phòng nghiệp vụ Kiểm toán BCTC. Mỗi phòng nghiệp vụ có một trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về nhân sự cũng như phân công công tác cho từng thành viên trong phòng. - Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận trực thuộc BGĐ công ty, tham mưu giúp BGĐ điều hành công tác cán bộ, tổ chức nhân sự, công tác hành chính quản trị; xây dựng và thiết lập mô hình quản lý công tyt.... - Phòng kế toán: Gồm một kế toán trưởng và một thủ quỹ. Cũng như các doanh nghiệp khác, chức năng của phòng kế toán trong công ty Kiểm toán AVA là tiến hành ghi chép, tính toán chính xác và kịp thời mọi hoạt động và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, hàng tháng xác định kết quả kinh doanh và lập kế hoạch tài chính cho hoạt động của công ty.
  • 47. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 40 2.1.5. Đặcđiểm tổ chức kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam 2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán Việc phân công nhân sự cho cuộc kiểm toán đối với đơn vị khách hàng được thực hiện bởi BGĐ AVA, yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức đoàn kiểm toán của công ty là kết hợp tối đa hiệu quả làm việc của KTV giàu kinh nghiệm và đội ngũ trợ lý kiểm toán trẻ nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng kế cận, hạt giống của công ty cũng như cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Thông thường, đoàn kiểm toán được tổ chức như sau: + Chủ nhiệm kiểm toán: thường là trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ. + Trưởng nhóm kiểm toán: thường là kiểm toán viên có kinh nghiệm thực hiện kiểm toán năm trước khách hàng. + Trợ lý kiểm toán viên. + Các nhân viên khác. 2.1.5.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán AVA đã xây dựng một quy trình kiểm toán và tiến hành kiểm toán phù hợp với các hoạt động đặc thù của khách hàng. Cụ thể:  Khảo sát, tìm hiều và chấp nhận khách hàng.  Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán, trong đó đưa ra tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp của tất cả các phần hành kế toán.  Quan sát kiểm kê (nếu có).  Tiến hành kiểm toán tại khách hàng theo tất cả các thủ tục kiểm toán đã lập kế hoạch.  Lập Báo cáo kiểm toán và đưa ra các khuyến nghị trong Thư quản lý.
  • 48. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 41 Một nguyên tắc làm việc của công ty là tất cả các thông tin phải được thảo luận và thống nhất với khách hàng trước khi Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý được phát hành chính thức. 2.1.5.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, KTV phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết sao cho KTV khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soát xét) đọc sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán. Tổ chức hồ sơ đối với một khách hàng bao gồm hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm. * Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng. Trong năm kiểm toán đầu tiên, các tài liệu thu thập được lưu trong phần XI của Hồ sơ kiểm toán năm. Nội dung chủ yếu trong hồ sơ kiểm toán chung gồm:  Thông tin chung:tổng hợp các thông tin cơ bản về khách hàng, sơ đồ tổ chức bộ, ban lãnh đạo, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên và các khoản đầu tư của khách hàng.  Các tài liệu pháp luật: điều lệ công ty, giấy phép kinh doanh, hợp đồng liên doanh, ...  Các tài liệu về thuế: quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế.  Các tài liệu nhân sự: hợp đồng lao động, hồ sơ quản lý nhân sự, ...  Các tài liệu kế toán: chế độ chính sách kế toán áp dụng, báo cáo kiểm toán và BCTC các năm, thư quản lý các năm, những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán sau, ...  Tài liệu về hợp đồng: hợp đồng kiểm toán, bản nhận xét sau kiểm toán các năm, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm, ...
  • 49. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 42  Tài liệu về các thủ tục liên quan đến TSCĐ, kho vận (hàng tồn kho ), mua hàng, bán hàng, ngân quỹ, nhân sự, tính giá thành, ... * Hồ sơ kiểm toán năm: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán năm nhằm lưu giữ thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán năm hiện hành. Bộ hồ sơ này thường gồm có những mục sau:  Báo cáo kiểm toán và thư quản lý.  Dự thảo, báo cáo tổng kết công việc kiểm toán trong niên độ.  Báo cáo những sự kiện phát sinh sau phát hành báo cáo kiểm toán năm trước và sau năm kiểm toán hiện hành, những vấn đề cần giải quyết và những lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau.  Giải trình của Ban quản lý doanh nghiệp.  Kế hoạch kiểm toán.  Biên bản họp với BGĐ và hội đồng quản trị khách hàng.  Giấy tờ làm việc và các kết luận của KTV về các phần hành được kiểm toán tại đơn vị khách hàng của công ty: Báo cáo năm tài chính của khách hàng; Khái quát và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ; Các khoản mục Tiền, Hàng tồn kho, Chi phí sản xuất, Doanh thu, Thuế, ... 2.1.5.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thừa nhận như một chức năng của quản lý hoạt động kiểm toán, là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chuyên môn nghề nghiệp của mọi tổ chức kiểm toán, là một trong những chuẩn mực kiểm toán quan trọng trong hoạt động kiểm toán. AVA đã xây dựng những quy
  • 50. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 43 định cụ thể đối với các chính sách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và những thủ tục kiểm soát đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể như sau:  Khi thực hiện lập kế hoạch kiểm toán và thành lập nhóm kiểm toán, các KTV tiến hành lựa chọn và phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực của từng trợ lý kiểm toán. Các trợ lý tuyệt đối tuân thủ theo các bước công việc trong chương trình kiểm toán và phân công của các trưởng nhóm kiểm toán.  Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, KTV sẽ hướng dẫn các trợ lý trong đoàn kiểm toán những vấn đề liên quan đến khách hàng kiểm toán, yêu cầu các trợ lý tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ngành nghề của khách hàng.  Các bước công việc kiểm toán được giao cho trợ lý kiểm toán thực hiện nhưng các KTV và các trưởng nhóm kiểm toán vẫn phải đảm bảo kiểm soát được công việc của các trợ lý thực hiện.  Kết thúc các cuộc kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán thu thập được đều phải trải qua các cấp soát xét, kiểm tra của KTV và các cấp quản lý cao hơn trước khi KTV xây dựng kết luận kiểm toán và phát hành báo cáo, người soát xét thường là giám đốc công ty. 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại AVA 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán Công ty CP ABC là khách hàng cũ của AVA. AVA đã tiến hành kiểm toán năm trước đó của ABC. Năm nay AVA tiếp tục ký hợp đồng với Công ty CP ABC để thực hiện kiểm toán cho năm tài chính 2013.
  • 51. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 44 Bảng 2.2: Khảo sát và đánh giá khách hàng Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2013 Nội dung: Khảo sát và đánh giá khách hàng A120 44/109 Tên Ngày Người thực hiện NDT 01/07/13 Người soát xét 1 NTD 01/07/13 Người soát xét 2 MQH 01/07/13 I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Tên KH: CÔNGTY CỔ PHẦN ABC 2. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Phan Huy Tâm – Kế toán trưởng 3. Địa chỉ: Đại lộ Bình Dương, P.Thuận Giao, Tx. Thuận An, Tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0650 3718031 Fax: 0650 3718026 Email: info@tac.com.vn Website: http://www.tac.com.vn 4. Loại hình DN Cty CP niêm yết Cty cổ phần DNNN Cty TNHH Loại hình DN khác DN có vốn ĐTNN DN tư nhân Cty hợp danh HTX 5. Năm tài chính: 2013 từ ngày: 01/01 đến ngày: 31/12 6. Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ (tham chiếu A310): *Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Họ và tên Vị trí Ghi chú Lê Minh Châu Chủ tịch Ngô Trường Kỳ Ủy viên Nguyễn Văn Ngọc Ủy viên Nguyễn Sỹ Thụy Ủy viên
  • 52. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 45 Trần Văn Đá Giám đốc Lê Thị Xuyến Ủy viên Kiêm Phó Giám đốc Đặng Quốc Cường Phó Giám đốc 7. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập như thế nào: Khách hàng tự tìm đến. 8. Họ và tên người đạidiện cho DN: Phan Huy Tâm Địa chỉ Xã Phước Hòa,huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 10. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết. Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; Khai thác và sơ chế gỗ; Cưa, xẻ gỗ thành ván; Bảo quản gỗ; Sản suất gỗ dán; Sản xuất đồ gỗ xây dựng; Xây dựng công trình dân dụng; Xây dựng công trình kỹ thuật; Lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng; Mua bán giường, tủ, bàn, ghế; Mua bán gỗ các loại; Mua bán thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp và xây dựng; Mua bán mủ cao su 11. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...) 12. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành. 9. Tên ngân hàng DN có quan hệ: Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Thuận An Bình Dương Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Bình Dương Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – CN Bình Dương Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – CN Tân Bình TP HCM Ngân hàng Á Châu – CN Bình Dương Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Bình Dương Ngân hàng HSBC Việt Nam Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Tôn Đức Thắng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – CN Bình Dương
  • 53. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 46 Kiểm toán báo cáo tài chính năm 2012. Ngày hoàn thành trước 31/03/2013 13. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó. Doanh nhiệp muốn có BCTC được kiểm toán phục vụ cung cấp thông tin minh bạch cho nhà đầu tư và cổ đông công ty; và nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kế toán của doanh nghiệp. II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN Có Không Không áp dụng Các sự kiện của năm hiện tại Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH. Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ. Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên BCKT năm nay Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như vậy trong tương lai không. BCKT năm trước có bị ngoại trừ. Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH. Mức phí Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Cty. Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán. Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài. Quan hệ với KH Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH. Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp. Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH. Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH. Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của KH: - thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ) - thành viên BGĐ của Cty - cựu thành viên BGĐ của Cty - các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những
  • 54. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 47 Có Không Không áp dụng người nêu trên Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở thành nhân viên của KH. Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán. Mẫu thuẫn lợi ích Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác. Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến tính độc lập. Khác Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm làm kiểm toán. III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG Cao Trung bình Thấp Mức độ rủi ro của hợp đồng thấp Chấp nhận duy trì khách hàng: Có Không 2.2.1.2. Thu thập thông tin về khách hàng sau khi ký hợp đồng kiểm toán Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập những thông tin chi tiết cần thiết ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn xem xét, đánh giá, cập nhất và bổ sung thêm các thông tin mới về khách hàng có liên quan đến cuộc kiểm toán.
  • 55. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên ngành Kiểm toán SV: Nguyễn Đình Trường Lớp: CQ48/22.07 48 Bảng 2.3: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2013 Nội dung: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG A310 Tên Ngày Người thực hiện NDT Người soát xét 1 NTD Người soát xét 2 NBT A. MỤC TIÊU: Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. B. NỘI DUNG CHÍNH: 1. HIỂU BIẾT MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN DN: 1.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHUNG Các thông tin về môi trường kinh doanh chung của DN trong năm hiện hành bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát...); Biến động về lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ, và lạm phát; Biến động thị trường mà DN đang kinh doanh; Các nội dung khác … Năm 2012 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực song nhìn chung chưa ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam như: Giá cả hàng hóa thiết yếu tiếp tục tăng cao (dầu thô, xăng, gas, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng trên 10%) , giá vàng biến động mạnh. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2012 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12 năm 2012. chỉ số CPI 9 tháng đầu năm 2013 tăng khoảng 5%.Tỷ giá hối đoái ít thay đổi.Thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường.Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm.Cán cân thanh toán quốc tế trong 9 tháng ước thặng dư khoảng8 tỷ USD.Lao động, việc làm trong 9 tháng đầu năm 2013 ước giải quyết được khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 72,8% kế hoạch năm 2013. Số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng 10 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 46.000 doanh nghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2012. Số doanh nghiệp đã giải thể và dừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2013 là hơn 35.483 doanh nghiệp (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2012).