SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 99
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị
thực tập.
Sinh viên
Đỗ Thị Ngọc Ánh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MỤC
HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH............. 4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO ....... 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác
kiểm toán............................................................................................. 4
1.1.1.1. Khái niệm ........................................................................... 4
1.1.1.2. Đặc điểm khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác kiểm toán 5
1.2. Kiểm soát nội bộ khoản mục HTK.................................................. 7
1.3. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG
KIỂM TOÁN BCTC ..............................................................................12
1.3.1. Ý nghĩa của Kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC12
1.4. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục HTK..............................12
1.4.1.1. Mục tiêu kiểm toán.............................................................12
1.4.1.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục HTK .....................................14
1.5. Các sai sót thường gặp khi kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán
báo cáo tài chính.....................................................................................14
1.6. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH......................................15
1.6.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán........................................15
1.6.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.............................................19
1.6.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán...............................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC
HIỆN ........................................................................................................30
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03iii
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC ..30
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty..........................................................30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý..................................................................31
2.1.3. Các loại hình dịch vụ của công ty..................................................32
2.1.4. Quy trình kiểm toán BCTC chung của công ty...............................33
2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK
DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN TẠI
CÔNG TY ABC.....................................................................................34
2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán công ty ABC..................................................34
2.2.1.1. Khảo sát và chấp nhận kiểm toán .........................................34
2.2.1.2. Bố trí nhân sự, thời gian và tiến hành kiểm toán. ..................40
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán................................................................40
2.2.2.1. Thu thập thông tin cơ sở về công ty ABC..............................40
2.2.2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC...........42
2.2.2.3. Chương trình kiểm toán HTK đối với công ty ABC..............48
2.2.3. Thực hiện kiểm toán......................................................................51
2.2.3.1. Chứng kiến kiểm kê HTK.....................................................51
2.2.3.2. Lập biểu tổng hợp................................................................55
2.2.3.3. Thủ tục phân tích.................................................................56
2.2.3.4. Kiểm tra chi tiết ...................................................................59
2.2.4. Kết thúc kiểm toán .......................................................................72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN....................76
3.1. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
THỰC HIỆN..........................................................................................76
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03iv
3.1.1. Ưu điểm.......................................................................................76
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................77
3.1.3. Nguyên nhân của thực trạng ..........................................................80
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK ...........81
3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK do công
ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện. ...........................................81
3.2.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
HTK do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện. ......................81
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO...............84
KẾT LUẬN...............................................................................................88
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AASC Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
BCĐKT Bảng cân đốikế toán
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
CSDL Cơ sở dẫn liệu
HTK Hàng tồn kho
HTKSNB Hệ thống kiểm soátnội bộ
KTV Kiểm toán viên
KSNB Kiểm soát nội bộ
NVL Nguyên, vật liệu
TK Tài khoản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03v
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của AASC ........................................................ 30
Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán tại AASC .................................................. 31
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. KSNB đối với HTK........................................................................10
Bảng 1.2. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho ....................................................13
Bảng 1.3. Cở sở đánh giá mức trọng yếu............................................................16
Bảng 1.4. Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăngsảnphẩn, vật tư, hàng hóa..............23
Bảng 1.5. Kỹ thuật quan sát vậtchất hàng tồn kho ..............................................27
Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty trong 8 năm gần đây................................31
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của AASC .............................................................32
Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán tại AASC .......................................................34
Biểu 2.2. Trích giấy làm việc 4.01của KTV ....................................................39
Biểu 2.4. Trích giấy làm việc 5.03 của KTV ...................................................42
Biểu 2.5. Trích giấy làm việc 4.05 của KTV ...................................................46
Biểu 2.6. Trích giấy làm việc 4.06 của KTV ...................................................47
Biểu 2.7. Trích giấy làm việc C14của KTV.......................................................48
Biểu 2.8. Trích giấy làm việc C17.1 của KTV.................................................52
Biểu 2.9. Trích giấy làm việc C17.11 của KTV...............................................54
Biểu 2.10. Trích giấy làm việc C11 của KTV..................................................55
Biểu 2.11. Trích giấy làm việc C16 của KTV..................................................56
Biểu 2.12. Trích giấy làm việc C16.1 của KTV...............................................58
Biểu 2.13. Trích giấy làm việc C16.32 của KTV .............................................59
Biểu 2.14. Trích giấy làm việc C16.31 của KTV .............................................61
Biểu 2.15. Trích giấy làm việc C18.21 của KTV .............................................62
Biểu 2.16. Trích giấy làm việc C18.22 của KTV.............................................64
Biểu 2.17. Trích giấy làm việc C18.3 của KTV...............................................65
Biểu 2.18. Trích giấy làm việc C18.1 của KTV...............................................66
Biểu 2.19. Trích giấy làm việc C17của KTV...................................................71
Biểu 2.20. Trích giấy tờ làm việc C11 của KTV..............................................73
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03vii
Biểu 2.21. Trích giấy làm việc C12 của KTV..................................................74
Biểu 2.22. Trích giấy tờ làm việc C13 của KTV..............................................75
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.031
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập kinh tế quốc
tế, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp.
Kiểm toán không những giúp cho xác nhận độ trung thực hợp lý của các thông
tin trên báo cáo tài chính mà còn tư vấn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho doanh nghiệp.
Trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, hàng tồn kho thường là một
khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh hàng tồn kho rất
phong phú, phức tạp. Sự phức tạp này ảnh hưởng đến công tác tổ chức hạch
toán cũng như việc ghi chép hàng ngày, làm tăng khả năng xảy ra sai phạm đối
với hàng tồn kho. Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp thường có xu
hướng phản ánh tăng giá trị hàng tồn kho so với thực tế nhằm mục đích tăng
giá trị tài sản doanh nghiệp, minh chứng cho việc mở rộng quy mô sản xuất
hay tiềm năng sản xuất trong tương lai… Các sai phạm xảy ra đối với hàng tồn
kho có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác nhau trên Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm toán hàng tồn kho được đánh giá là một
trong những phần hành quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, em đã
có điều kiện tốt để tiếp cận với thực tế, vận dụng kiến thức đã được trang bị
trong nhà trường vào thực tế từ đó củng cố kiến thức, đi sâu tìm hiểu và nắm
bắt cách thức tổ chức kiểm toán. Trên cơ sở đó em đã nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện quytrình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.032
Mục đích chính của đề tài là hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
hàng tồn kho (HTK) trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) do Công ty
TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện.
Mục tiêu cụ thể:
 Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục
HTK trong kiểm toán BCTC;
 Làm rõ thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục HTK trong
kiểm toán BCTC do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện;
 Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục HTK do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục HTK
trong kiểm toán BCTC.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn
kho tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC” bao gồm các hồ sơ tài liệu,
chương trình kiểm toán của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, kết hợp
với quá trình quan sát và thực tiễn thực hiện kiểm toán tại các khách hàng của
công ty.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về ý nghĩa khoa học, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng và
đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.033
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để làm rõ lý luận và thực trạng của quy trình kiểm toán khoản mục HTK
trong kiểm toán BCTC đề tài có sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
sau:
 Phương pháp luận chung: chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử;
 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, so
sánh, phân tích, tổng hợp.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục
sơ đồ bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong
kiểm toán Báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán
Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm
toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Hãng kiểm toán
AASC.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS.NCS Đỗ Thị Thoa và Ban
giám đốc Học viện Tài chính cùng tất cả các anh chị trong phòng kiểm toán 3
công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá
trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập có
hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài viết của em khó tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.034
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MỤC HÀNG TỒN
KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác
kiểm toán
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Chuẩn mực kế toánquốc tế về hàng tồn kho (IAS 02) và Chuẩn mực
kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, thì hàng tồn kho là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ để sử dụng trong qúa trình
sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
HTK là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật
chất với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức hàng tồn kho ở từng doanh
nghiệp cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp đó.
Hàng tồn kho bao gồm:
– Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
– Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
– Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn
thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
– Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi trên đường;
– Chi phí dịch vụ dở dang.
Trên BCTC, HTK được trình bày tại bảng cân đối kế toán và thuyết
minh báo cáo tài chính. Cụ thể:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.035
Thứ nhất trên BCĐKT, HTK là chỉ tiêu số “IV- Hàng tồn kho”- mã số
140 thuộc phần “A. Tài sản ngắn hạn” bao gồm:
+ “1- Hàng tồn kho”- mã số 141 là chỉ tiêu thể hiện tổng số dư Nợ của
các Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”, 152 “Nguyên liệu, vật
liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”,
155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa”, 157 “Hàng gửi đi bán” và TK 158
“Hàng hóa kho bảo thuế”;
+ “2- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” – mã số 149 là chỉ tiêu thể hiện
số dư Có của TK 2294 (ghi âm).
Thứ hai trên thuyết minh BCTC, HTK là chỉ tiêu số “7- Hàng tồn kho”
thuộc mục “VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong
BCĐKT”. Chỉ tiêu này thể hiện số dư cuối năm, đầu năm của tất cả các tài
khoản thuộc khoản mục HTK.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể
thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được. Khoản mục HTK được trình bày trên BCTC theo giá trị thuần có
thể thực hiện được tại thời điểm lập báo cáo.
1.1.1.2. Đặc điểm khoản mụcHTK ảnhhưởng tới công tác kiểm toán
Cũng như các khoản mục khác trên BCTC, Khoản mục HTK có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với BCTC. HTK trong mỗi doanh nghiệp gồm nhiều
loại, có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên nhìn chung, HTK đều có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, HTK là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp,
chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, dễ xảy
ra những sai sót và gian lận. Do đó, khối lượng công việc kiểm toán khoản
mục này cũng nhiều hơn so với các khoản mục khác;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.036
Hai là, HTK trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn, với chi
phí cấu thành nên giá gốc HTK khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố chi
phí cấu thành nên giá gốc HTK sẽ góp phần tính toán, hạch toán đúng, đủ,
hợp lý giá gốc HTK và chi phí HTK. Việc xác định giá trị HTK ảnh hưởng
trực tiếp tới giá vốn hàng bán do đó ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần
trong năm của doanh nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
kiểm toán, các kiểm toán viên phải hiểu rõ về phương pháp tính giá thành,
tiến hành kiểm tra lại việc tính toán một cách kỹ lưỡng;
Ba là, quá trình hạch toán HTK phụ thuộc vào phương pháp định giá
HTK, với mỗi loại HTK doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khác
nhau với các hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo tính
thống nhất giữa các kỳ. Đồng thời kế toán cũng sử dụng nhiều nguyên tắc để
phản ánh HTK như nguyên tắc giá gốc, thận trọng, trọng yếu... Có những
nguyên tắc phụ thuộc vào tính chủ quan của doanh nghiệp nên khả năng xảy
ra sai phạm là rất cao, điển hình như nguyên tắc thận trọng trong việc trích lập
dự phòng giảm giá HTK của doanh nghiệp;
Bốn là, công việc kiểm tra chất lượng, xác định tình hình, giá trị HTK
luôn là công việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác. Nhiều
khoản mục HTK rất khó phân loại và định giá như các linh kiện điện tử phức
tạp, các công trình xây dựng dở dang...Trong quá trình kiểm toán cần phải có
các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như vàng, đá quý, hóa chất, xây
dựng...Việc sử dụng ý kiến chuyên gia cũng làm tăng chi phí kiểm toán;
Năm là, HTK được bảo quản, cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiều
người quản lý. Do đó, công việc kiểm soát, kiểm kê, quản lý và sử dụng HTK
gặp nhiều khó khăn, đôi khi sẽ bị nhầm lẫn, sai sót và gian lận. Các KTV
trong quá trình kiểm toán cũng gặp khó khăn đặc biệt là quá trình tham gia
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.037
chứng kiến kiểm kê. Việc di chuyển đi lại giữa các địa điểm cũng như khối
lượng công việc do đó cũng nhiều hơn so với các khoản mục khác;
Cuối cùng, khoản mục HTK thường đa dạng và có thể chịu ảnh hưởng
lớn bởi hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình như bị hư hỏng trong thời gian
nhất định, dễ bị lỗi thời… gây khó khăn nhất định đối với kiểm toán viên
trong quá trình quan sát, đánh giá và thực hiện các khảo sát cần thiết khi kiểm
toán khoản mục HTK.
Do vậy, việc hiểu rõ về đặc điểm của khoản mục HTK giúp KTV nhận
biết các rủi ro có thể xảy ra liên quan tới HTK. Từ đó, KTV có thể xác định
được khối lượng công việc kiểm toán cũng như mục tiêu kiểm toán phù hợp.
1.2. Kiểm soát nội bộ khoản mục HTK
Quá trình KSNB khoản mục HTK được cụ thể hóa thông qua các khâu
vận hành chủ yếu của HTK đó là:
Thứ nhất:Quá trình mua hàng
Một nghiệp vụ mua bắt đầu khi bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu cầu
viết phiếu yêu cầu mua. Phiếu yêu cầu mua được kiểm tra và thông qua bởi
cấp có thẩm quyền, phải đảm bảo được tính hợp lý, có thật của nhu cầu mua.
Sau đó chuyển tới phòng thu mua để lập đơn đặt mua hàng trong đó nêu rõ số
lượng, chủng loại, quy cách sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ yêu cầu.
Cần tách biệt giữa nhiệm vụ viết phiếu yêu cầu và phê chuẩn, căn cứ vào
dự toán đã xây dựng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ đối với loại HTK đó
tránh việc mua quá nhiều hoặc mua các mặt hàng không cần thiết.
Đơn đặt hàng mua cần được đánh số thứ tự sau đó chuyển đến các bộ
phận có liên quan như: Bộ phận kế toán để hạch toán, bộ phận nhận hàng để
làm căn cứ đối chiếu.
Thứ hai: Quá trình nhận hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.038
Quá trình nhận hàng do phòng nhận hàng đảm nhiệm với nhiệm vụ xác
định số lượng hàng nhận; kiểm định chất lượng hàng xem có phù hợp với yêu
cầu trong đơn đặt hàng không, loại bỏ các hàng không đúng quy cách. Kết
thúc công việc, phòng nhận hàng lập biên bản nhận hàng và chuyển hàng
nhận tới bộ phận kho. Bộ phận này được tổ chức độc lập với bộ phận mua
hàng, lưu hàng và bộ phận vận chuyển.
Thứ ba: Quá trình lưu kho
Khi bộ phận nhận hàng chuyển hàng tới bộ phận kho, hàng nhận lại phải
qua sự kiểm tra của bộ phận kho. Hàng chỉ nhập kho khi thỏa mãn yêu cầu về
số lượng và chất lượng. Mỗi khi nhập kho, thủ kho phải lập phiếu nhập kho
và sau đó phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng đã thực nhập. Bộ
phận lưu kho cần độc lập với các bộ phận khác như thu mua, nhận hàng,
thanh tra, thanh toán. Đồng thời, doanh nghiệp cần tiến hành đối chiếu thường
xuyên giữa ghi chép của thủ kho với kế toán vật tư để đảm bảo sự khớp đúng,
kịp thời phát hiện những chênh lệch nếu có.
Thứ tư: Quá trình xuất kho vật tư, hàng hóa
Hàng hóa, vật tư trong kho chịu sự quản lý của bộ phận kho. Chỉ được
xuất khỏi kho khi có yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hóa đã được phê duyệt bởi
cấp có thẩm quyền. Khi xuất kho, thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất
kho và phiếu yêu cầu được lập thành ba liên: Đơn vị có yêu cầu sẽ giữ một
liên; một liên sẽ giao cho bộ phận kho làm căn cứ hạch toán kho và liên còn
lại chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ.
Thứ năm: Quá trình sản xuất
Việc sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ để có thể đảm bảo rằng công
ty sản xuất hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng ứ
đọng hàng hóa hoặc khó tiêu thụ đối với một số hàng hóa cụ thể, ngoài ra nó
cũng giúp công ty tạo ra sự chủ động trong khâu nguyên vật liệu và nhân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.039
công. Kể từ khi nguyên vật liệu được chuyển tới cho đến lúc được tạo ra các
sản phẩm hoàn thành, nhập kho thì người giám sát (đốc công, quản lý phân
xưởng) phải kiểm soát và nắm chắc tình hình, quá trình sản xuất. Sản phẩm
hoàn thành bao giờ cũng được kiểm định chất lượng trước khi nhập kho thành
phẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ. Hoạt động kiểm soát này nhằm phát hiện
những sản phẩm hỏng, lỗi và đồng thời giúp doanh nghiệp tránh tình trạng ghi
giá trị HTK cao hơn giá trị thực của nó.
Thứ sáu: Quá trình lưu kho thành phẩm
Sản phẩm hoàn thành từ bộ phận sản xuất sau khi được kiểm định về
chất lượng nếu không tiêu thụ ngay thì được nhập kho chờ bán. Việc kiểm
soát đối với thành phẩm lưu kho được xem như một phần của chu trình bán
hàng - thu tiền. Việc lưu kho cần đảm bảo yêu cầu bảo quản sản phẩm, điều
kiện an ninh, phòng chống hỏa hoạn. Cách thức bố trí kho cũng phải hợp lý,
dễ kiểm soát. Việc ghi chép ở kho do thủ kho thực hiện và chịu trách nhiệm.
Thứ bảy: Quá trình xuất thành phẩm đi tiêu thụ
Bất cứ việc xuất thành phẩm đi tiêu thụ cũng chỉ được thực hiện khi bộ
phận kho nhận được sự phê chuẩn hoặc căn cứ xuất kho. Thông thường, khi
đơn đặt mua hàng của khách hàng đã được phòng kiểm soát tín dụng phê
chuẩn thì thủ kho tiến hành xuất kho và lập phiếu xuất kho. Chứng từ này
được lưu ở thủ kho, bộ phận tiêu thụ và phòng kế toán, bộ phận vận chuyển…
Bên cạnh đó HTK còn có việc ghi sổ đối với chi phí sản xuất và ghi sổ
về hàng lưu kho.
Để thực hiện tốt các bước công việc phải tiến hành đối với các nghiệp
vụ HTK thì hệ thống KSNB của đơn vị khi xây dựng phải được tuân thủ theo
các nguyên tắc cơ bản sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0310
+ Thực hiện nguyên tắc phân công phân nhiệm: Đơn vị cần có quy định,
quy chế rõ ràng trong phân công quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng
cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hàng tồn kho.
+ Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: Nguyên tắc
này đòi hỏi phải có sự tách biệt giữa công tác quản lý sử dụng hàng tồn kho
với công tác ghi chép HTK; giữa bộ phận quản lý sử dụng hàng tồn kho với
chức năng quyết định và phê chuẩn các nghiệp vụ mua, bán HTK; giữa bộ
phận quản lý việc mua vào với bộ phận tiếp nhận hàng tồn kho…
+ Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy
định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý và
sử dụng HTK trong doanh nghiệp.
Mục tiêu kiểm soát chủ yếu, nội dung và các thể thức tự kiểm soát của
đơn vị được khái quát trong bảng sau:
Bảng 1.1. KSNB đối với HTK
Mục tiêu KSNB Nội dung và thể thức thủ tục kiểm soát
- Đảm bảo nghiệp
vụ HTK được phê
chuẩn đúng đắn
- Có một quy định cụ thể, chặt chẽ về phê chuẩn các nghiệp vụ và
phải tuân thủ tuyệt đối các quy định đối này;
- Quá trình kiểm soát độc lập đối với sự phê chuẩn.
- Đảm bảo cho
các nghiệp vụ
HTK có căn cứ
hợp lý và HTK
tồn tại thực tế tại
đơn vị.
- Quy trình kiểm soát để đảm bảo các nghiệp vụ về HTK được người
có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với hoạt động của đơn vị;
- Có đầy đủ chứng từ, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: đề nghị
về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận, hóa đơn mua
bán, chứng từ liên quan đến vận chuyển, các phiếu nhập/xuất kho…
- Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo
không bị tẩy xóa, sửa chữa và đã được kiểm soát nội bộ;
- Các chứng từ và tài liệu liên quan phải được đánh số và quản lý
theo số trên các sổ chi tiết;
- Có các quy định, quy trình kiểm kê đầy đủ, phù hợp và thực hiện
đúng các quy trình này, đảm bảo HTK được kiểm kê ít nhất 1 lần
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0311
trong một niên độ (đặc biệt là tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo).
- Đảm bảo sự
đánh giá đúng
đắn, hợp lý của
nghiệp vụ HTK
- Kiểm soát nội bộ các chính sách đánh giá, phân bổ của đơn vị đối
với HTK, chi phí, giá thành;
- Kiểm soát nội bộ đối với quá trình kiểm kê sản phẩm làm dở, vật
liệu không sử dụng hết ở bộ phận sản xuất cuối kỳ.
- Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn mua bán với số liệu trên hợp
đồng, chứng từ nhập/xuất; số liệu trên biên bản giao nhận với số liệu
trên chứng từ nhập kho và số liệu của bộ phận quản lý sản xuất…
- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ để quy đổi với các nghiệp vụ
phát sinh bằng ngoại tệ;
- Kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với việc phát hiện HTK chậm luân
chuyển, lỗi thời, bị tăng giá; việc xác định nhu cầu dự phòng và trích
lập dự phòng tăng giá HTK;
- Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán, đánh giá các nghiệp vụ và số
dư HTK, phân bổ chi phí và giá thành sản phẩm.
- Đảm bảo cho
việc phân loại và
hạch toán đúng
đắn các nghiệp vụ
HTK
- Có chính sách phân loại HTK, chi phí phù hợp với các quy định có
liên quan và đặc điểm quản lý, sử dụng của đơn vị;
- Có đầy đủ sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ HTK, cho phí, kết chuyển
giá thành sản phẩm và giá vốn của sản phẩm tiêu thụ…
- Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan
đến HTK từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp.
- Đảm bảo cho
việc hạch toán
đầy đủ, đúng kỳ
các nghiệp vụ
HTK
- Mỗi tài liệu, chứng từ liên quan tới HTK đều phải được đánh số, và
quản lý theo dõi chặt chẽ;
- Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp thời
ngay sau khi các nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành; (các thủ tục này
thường được kết hợp với các thủ tục KSNB của chu kỳ Bán hàng thu
tiền và chu kỳ Mua vào thanh toán);
- Đảm bảo sự
cộng dồn đúng
đắn
- Số liệu phải được tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác;
- Có quá trình KSNB các kết quả tính toán;
- So sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với sổ tổng hợp.
( Nguồn: Giáo trình kiểm toán BCTC – Học Viện Tài Chính)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0312
1.3. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG
KIỂM TOÁN BCTC
1.3.1. Ý nghĩa của Kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC
Quy trình Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho bao gồm các bước công
việc kiểm toán liên quan đến Khoản mục HTK, nhằm giúp KTV thu thập
bằng chứng đúng đắn, thích hợp về HTK. Kiểm toán HTK trong kiểm toán
BCTC có vai trò quan trọng:
Thứ nhất: đối với đơn vị được kiểm toán: Kiểm toán HTK sẽ giúp cho
các doanh nghiệp phát hiện ra các gian lận và sai sót liên quan tới HTK của
mình. Quan trọng hơn, việc kiểm toán này còn giúp doanh nghiệp nhận thấy
được ưu, nhược điểm của công tác kế toán HTK, các thủ tục kiểm soát đối với
HTK đang áp dụng, từ đó có những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt
động này.
Thứ hai: HTK là khoản mục có quan hệ chặt chẽ với nhiều chu trình
khác như: Mua hàng – thanh toán, bán hàng – thu tiền… Do đó, đối với bản
thân kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán khoản mục này họ có liên hệ với
các phần khác như: giá vồn hàng bán, doanh thu… nhằm nâng cao hiệu quả
công việc. Ngoài ra, kết quả của khoản mục này có ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả chung của cuộc kiểm toán. Do đó, thực hiện kiểm toán HTK một cách
thận trọng sẽ giúp cho kiểm toán viên tránh được những rủi ro trong kiểm
toán.
1.4. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục HTK
1.4.1.1. Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu chung
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC, mục tiêu chung
của kiểm toán khoản mục HTK là KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng
thích hợp làm cơ sở nhận xét về độ tin cậy của khoản mục HTK. Qua đó,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0313
KTV có thể sử dụng kết quả kiểm toán này để tham chiếu kiểm toán các tài
khoản khác. Để đạt được mục đích chung này, KTV phải đạt được các mục
tiêu cụ thể về kiểm toán khoản mục HTK.
Mục tiêu cụ thể
Đối với khoản mục HTK, do tính chất đặc thù của khoản mục kiểm toán
viên đưa ra các mục tiêu kiểm toán cụ thể để đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ
thể như sau:
Bảng 1.2. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho
Cơ sở
dẫn liệu
Mục tiêu đối với nghiệp vụ HTK Mục tiêu đối với số dư HTK
Sự hiện
hữu hoặc
phát sinh
Tất cả các nghiệp vụ HTK được ghi sổ
trong kỳ là phát sinh thực tế, không có
nghiệp vụ ghi khống đặc biệt là các
nghiệp vụ liên quan đến các khoản chi
phí phát sinh.
Tất cả HTK được doanh nghiệp
trình bày trên BCTC phải tồn tại
thực tế tại thời điểm báo cáo,
phải khớp đúng với số liệu kiểm
kê thực tế.
Quyền và
nghĩa vụ
HTK được báo cáo phải thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Tính toán
và đánh
giá
Các nghiệp vụ HTK được xác định theo
đúng nguyên tắc, chế độ kế toán hiện
hành và được tính đúng đắn.
Số dư HTK được đánh giá đúng
theo quy định của Chuẩn mực,
chế độ kế toán và doanh nghiệp;
Tính
đầy đủ
Các nghiệp vụ HTK phát sinh trong kỳ
đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên
các sổ kế toán.
Toàn bộ HTK cuối kỳ được
trình bày đầy đủ trên các Báo
cáo tài chính;
Tính
đúng đắn
Các nghiệp vụ HTK được phân loại đúng
đắn, được hạch toán theo đúng trình tự và
phương pháp kế toán.
HTK phải được phân loại đúng
đắn để trình bày trên báo cáo tài
chính;
Tính
đúng kỳ
Các nghiệp vụ đều được hạch toán đúng
kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn
tích.
Cộng dồn
và báo
cáo
Tính toán tổng hợp số dư HTK
đảm bảo đầy đủ, chính xác. Các
chỉ tiêu liên quan đến HTK trên
các BCTC được xác định đúng
theo các quy định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0314
1.4.1.2. Căn cứ kiểm toán khoản mụcHTK
Để có thể tiến hành kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên
phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:
- Luật và thông tư, nghị định hướng dẫn liên quan đến quản lý hàng tồn
kho;
- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý hàng tồn
kho;
- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí,
giá thành như: các hợp đồng mua bán, các kế hoạch sản xuất, các kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm…
- Các chứng từ phát sinh liên quan tới hàng tồn kho như: hóa đơn mua
bán, các chứng từ nhập xuất kho, lắp đặt, các chứng từ thanh toán có liên
quan như: phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thu, giấy báo có…
- Các tài liệu kiểm kê thực tế, các bảng kê. Các tài liệu trích lập và hoàn
nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi…
- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: sổ
chi tiết các tài khoản hàng tồn kho, thẻ và sổ kho;
- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan
như: báo cáo hàng tồn kho, báo cáo sản xuất, báo cáo tiêu thụ, báo cáo sản
phẩm hoàn thành, báo cáo thanh toán…
- Các BCTC khác có liên quan.
1.5. Các saisót thường gặp khi kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán
báo cáo tài chính
- Không tiến hành kiểm kê HTK tại thời điểm 31/12 năm tài chính.
- Ghinhận HTK khôngcó đầyđủhóađơn, chứng từ hợp lệ: mua hàng với
số lượnglớn nhưngkhôngcó hợp đồng,hóađơnmuahàngkhôngđúng quy định,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0315
khôngghi phiếu nhập kho, khôngcó biênbảngiao nhận hàng, không có biên bản
đánh giá chất lượng hàng tồn kho.
- Xác định và ghi nhận saigiá gốc HTK.
- Phươngpháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa
phù hợp hoặc không nhất quán.
- HạchtoánHTKgiữ hộ vào tài khoản 152 mà không theo dõi trên sổ chi
tiết hàng nhận giữ hộ.
- Khôngtríchlập dựphòngtănggiá HTK hoặc tríchlập không dựa trên cơ
sở giá thị trường, lập dự phòng cho hàng hóa giữ hộ không thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp. Trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ.
- Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê.
- Chênhlệch kiểm kê thực tế và sổ kếtoán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết,
sổ cái, bảng cân đối kế toán.
- Hạch toán nhập, xuất HTK không đúng kỳ.
1.6. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.6.1.1. Giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán
Theo VAS 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán”, lập kế hoạch kiểm toán đối
với khoản mục HTK bao gồm: lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế
chương trình kiểm toán về HTK.
 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát về HTK
Thứnhất:Thuthậpthôngtincơsởvề khách hàng liên quan đến hàng
tồn kho
Công việc này là một quá trình được tiến hành thường xuyên tại tất cả
các giai đoạn của quá trình kiểm toán. KTV cần thực hiện:
Một là, xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung
hoặc trao đổi với KTV tiền nhiệm về các vấn đề HTK của khách hàng;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0316
Hai là, kiểm toánviên trao đổitrực tiếp vớibangiám đốc và các nhân viên
củacôngtykháchhàng về các vấnđềliên quanđếnkhoảnmục hàng tồn kho của
công ty;
Ba là, tham quannhà xưởng, kho bãi. Phương pháp này rất hữu dụng, cho
phép KTVcó được bức tranh khái quát về cách tổ chức sản xuất, quản lý HTK
của công ty khách hàng.
Thứhai:Thựchiệncácthủtụcphântíchđốivớikhoảnmụchàngtồn kho
Các thủ tục phân tích ở đây chủ yếu được thực hiện cho các số liệu trên
BCTC.Đốivới khoản mục HTK, KTV thường: so sánh số liệu về mức độ biến
độngsố dư HTKcuốiniên độ nàyvới cuốiniên độ trước ; so sánh số liệu thực tế
và kế hoạch;so sánhgiá bánbìnhquânsản phẩm công ty với giá bán bình quân
của ngành...
Quaviệc thực hiện các thủtục phântíchtronggiaiđoạnlập kế hoạch KTV
sẽphát hiện ra các biến động bất thường. Trên cơ sở đó xác định những khoản
mục cầnphảitiến hành các thủtục kiểm toánkhác nhằm phát hiện những sai sót.
Thứba:Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với hàng tồn kho
 Đánh giá trọng yếu
Trọng yếu ở đây được hiểu là tầm cỡ (hay quy mô) và bản chất các sai
phạm của các thông tin tài chính mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các
thông tin này để xét đoán thì sẽ rút ra kết luận sai lầm.
Về mặt định lượng, trọng yếu thường được đánh giá trong giới hạn nằm
giữa mức tối thiểu và mức tối đa. Khi đó mức trọng yếu của một sai phạm
được đánh giá như sau:
Bảng 1.3. Cở sở đánh giá mức trọng yếu
Sai phạm < giới hạn tối
thiểu
Giới hạn tối thiểu < sai
phạm < giới hạn tối đa
Sai phạm > giới hạn tối đa
Không trọng yếu Trọng yếu Rất trọng yếu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0317
Về mặt định tính, những sai phạm luôn được coi là trọng yếu gồm: mọi
hành vi gian lận, các sai sót có quy mô nhỏ nhưng mang tính hệ thống, các sai
phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập.
Sau khi đã ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC,
kiểm toán viên sẽ phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC.
Việc phân bổ này chủ yếu dựa trên bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm
tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục. Hàng tồn
kho với đặc điểm đa dạng về chủng loại nên các ước lượng ban đầu còn được
kiểm toán viên phân bổ chi tiết cho từng loại hàng tồn kho.
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ
hoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ.
Riêng đối với khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên cần quan tâm tới
những nhân tố chủ yếu sau:
Trên phương diện BCTC: Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của
ban giám đốc, thay đổi thành phần ban quản lý trong niên độ kế toán (nếu có);
Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán; Đặc điểm hoạt động của
đơn vị như cơ cấu vốn, công nghệ…; Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động
như biến động về kinh tế, sự thay đổi thị trường, sự cạnh tranh…
Ngoài ra khi lập kế hoạch kiểm toán HTK, KTV cần phải chú ý rằng
rủi ro tiềm tàng thường xảy ra đối với cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phát
sinh, đo lường và tính giá trị. Do doanh nghiệp thường có xu hướng trình bày
giá trị hàng tồn kho cao hơn so với thực tế bằng cách ghi tăng số lượng hoặc
đơn giá, việc này dễ thực hiện hơn so với các tài sản khác (tiền, phải thu
khách hàng...) vì thiếu bằng chứng độc lập từ bên thứ ba.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0318
Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ: BCTC có thể chứa
đựng những sai sót như có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước,
trong năm tài chính có những thay đổi những chính sách kế toán; mức độ dễ
mất mát, biển thủ tài sản do hàng tồn kho được bảo quản ở nhiều nơi khác
nhau; cơ hội xảy ra các sai phạm cao do số lượng, các nghiệp vụ mua, sản
xuất, tiêu thụ thường xảy ra nhiều; sự phức tạp trong đo lường và tính toán.
Thứ tư: Đánh giá hệ thống KSNB đối với hàng tồn kho
Quá trình đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng gồm hai bước:
Bước 1: Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với hàng tồn kho
Kiểm toán viên cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
Một là, môi trường kiểm soát hàng tồn kho
KTV cần xem xét các thủ tục, quyđịnh đốivới chức năng của HTK, cũng
như việc kiểm soát đối với sản xuất, xem xét việc ban hành quyết định, triển
khai, giám sátvà kiểm tra việc thực hiện có được xuyên suốt không. KTV cũng
phảixem xét quyđịnh về quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí quản lý cũng
như tính trung thực, trình độ, tư cách của từng nhân viên....
Hai là, hệ thống kế toán hàng tồn kho
KTV cần kiểm tra chính sách kế toán mà khách hàng áp dụng và khách
hàng có tuân theo chínhsáchđó không. Hệ thống kế toán HTK của khách hàng
có hữu hiệu không, tức là: việc xác định và ghi sổ tất cả các nghiệp vụ về HTK
là có thực; phản ánh các nghiệp vụ kịp thời và đầy đủ; định giá các nghiệp vụ
phản ánh chính xác; trình bày các nghiệp vụ HTK và các khoản liên quan một
cách chính xác trong BCTC.
Ba là, thủ tục kiểm soát hàng tồn kho
KTV kiểm tra và đánh giá mức độ phùhợp, đầy đủ của các quy chế kiểm
soát khoản mục HTK. KTV phải khẳng định được các quy chế đó được xây
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0319
dựng đúng nguyên tắc: bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm, ủy quyền phê
chuẩn. Cuốinăm HTK phải được kiểm kê, đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách.
Bốn là, kiểm toán nội bộ
KTV xem xét khách hàng có bộ phậnkiểm toánnội bộ không. Nếu có, bộ
phận này có nhiệm vụ gì, có tiến hành các cuộc kiểm toán nội bộ thường xuyên
hoặc bấtthường đối với HTK của công ty không (KTV tiến hành quan sát thực
tế, phỏng vấn nhân viên và ban giám đốc...).
Bước 2: Mô tả hệ thống KSNB và áp dụng cho khoản mục
Để mô tả hệ thống KSNB đối với HTK, kiểm toán viên sử dụng riêng lẻ
hoặc kết hợp cả baphươngpháp sau tùy đặc điểm của khách hàng kiểm toán và
quy mô kiểm toán: bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, bảng tường thuật, lưu đồ.
Dựa vào các thông tin thu thập được trong giai đoạn lập kế hoạch, bước
tiếp theo kiểm toán viên sẽ thiết kế và soạn thảo chương trình kiểm toán.
 Thiết kế chương trình kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán HTK là đưa ra các hướng dẫn về mục
tiêu kiểm toán cụ thể, nội dung kiểm toán, các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm
toáncần áp dụng, những tài liệu cầnthu thập ...nhằmgiúp KTV kiểm toán khoản
mục HTK đạt được mục tiêu kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế
dựatrên kế hoạchkiểm toántổng thể và là căncứ đểphân côngcôngviệc, hỗ trợ
côngtác kiểm tra chấtlượng công việc trong nhóm kiểm toán do đó cầnđảmbảo
các thủ tục kiểm toán chi tiết, hữu hiệu.
1.6.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục HTK là quá
trình sử dụng các kỹ thuật kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm
toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của
khoản mục HTK trên BCTC. Các bước công việc chính của KTV trong
giai đoạn này bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0320
 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát được triển khai dựa trên hai giác độ: hệ thống
KSNB được thiết kế có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và
quá trình thực hiện có đảm báo tính liên tục, duy trì tính hiệu lực của hệ thống
hay không nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát đối với HTK.
Các thử nghiệm kiểm soát thường được áp dụng là kiểm tra tài liệu, các
quy định của đơn vị về xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống, quan sát
sự vận hành, phỏng vấn người có trách nhiệm trong đơn vị khách hàng...
Ngoài các tìm hiểu, đánh giá sơ bộ ban đầu về hệ thống KSNB của
khách hàng liên quan đến HTK; KTV còn thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
cụ thể cho từng khâu trong hệ thống KSNB của đơn vị bao gồm:
Đối với quá trình mua hàng
Các thủ tục kiểm soát cụ thể mà KTV sẽ thực hiện:
- Quan sát quá trình lập phiếu yêu cầu mua, kiểm tra chữ ký...
- Thực hiện phỏng vấn các nhân viên để kiểm tra tính độc lập của các bộ
phận như người mua hàng với người nhận hàng, thủ kho…
Đối với quá trình nhập, xuất kho hàng
- Kiểm tra xem các thủ tục nhập, xuất kho hàng có đúng nguyên tắc và
thủ tục quy định không (của thủ kho và các bộ phận liên quan)
- Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc kiểm tra chất lượng hàng nhập, xuất
- Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa thủ kho, người
giao nhận hàng, kế toán, người kiểm tra chất lượng...
Đối với quá trình sản xuất
- Kiểm tra việc theo dõi sản xuất ở các bộ phận có chặt chẽ không.
- Kiểm tra việc ghi chép nhật ký, lập báo cáo sản xuất tại các bộ phận.
- Kiểm tra quy trình làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0321
- Quan sát việc bảo quản vật liệu, sản phẩm dở dang; xem xét quy trình
kiểm kê của đơn vị.
Đối với quá trình bảo quản hàng ở kho
- Xem xét hệ thống kho hàng, bến bãi, nhà xưởng sản xuất của đơn vị.
- Kiểm tra xem xét các quy chế, quy định liên quan đến việc bảo vệ HTK
tại đơn vị; kiểm tra trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ HTK ( phòng
cháy chữa cháy, đảm bảo chất lượng hàng hóa...)
- Kiểm tra việc tổ chức sắp xếp hàng trong kho, bộ phận sản xuất.
- Xem xét năng lực, tinh thần trách nhiệm và độ tin cậy của thủ kho.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá về KSNB, KTV sẽ xác định phạm
vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản và lựa chọn các thử nghiệm cơ bản phù
hợp đặc biệt là các thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản.
 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
a) Thủ tục phân tích
Cũng như khi kiểm toán các khoản mục khác, quá trình kiểm toán
khoản mục HTK cũng bắt đầu từ các thủ tục phân tích nhằm đánh giá sơ bộ
về các chỉ tiêu liên quan đến nội dung kiểm toán, phát hiện những dấu hiệu
bất thường, xét đoán khả năng xảy ra các sai phạm đối với các nghiệp vụ có
liên quan, định hướng cho việc kiểm tra chi tiết.
Thủ tục phân tích thường tiến hành gồm: phân tích các thông tin tài
chính và phân tích các thông tin phi tài chính liên quan.
 Phân tích các thông tin tài chính
Các kỹ thuật phân tích chủ yếu có thể sử dụng bao gồm:
-Kỹ thuật phântíchxuhướng:So sánhsố dưcủaHTKcuối kỳ với đầu năm
(hoặc cáckỳtrước);Sosánh giáthành phẩmkỳ này với kỳ trước...Việcsosánhcó
thể tiến hành vớitừng tháng, từngquý. Kỹ thuật phântíchngang thường được sử
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0322
dụng để xem xét xu hướng biến động của các chỉ tiêu nhằm xác định các biến
động bất thường, dự đoán trước các rủi ro có thể xảy ra.
-Kỹ thuật phântíchtỷsuất:Một số tỷ suất chủ yếu thường được phân tích
như:
+ So sánh số vòng luân chuyển HTK với các kỳ trước và với số liệu bình
quân ngành....
Trong đó:
+ So sánh tỷ lệ lãi gộp với các kỳ trước với số liệu bình quân ngành.
Việc so sánhhaitỷ suấttrêncó thểđược thực hiện cho toàn bộ HTK hoặc
từng loạiHTK cho phép KTVđánhgiáđược cácbiếnđộngvàkhảnăng saisótcó
thể có liên quan đến HTK của đơn vị.
 Phân tích các thông tin phi tài chính
Các thôngtin phitàichínhcó liên quanvà ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến thông tin tài chính của HTK rất đa dạng như: thông tin về môi trường kinh
doanh, đặc thù kinh doanh, giá cả thị trường, công tác quản lý, KSNB của đơn
vị...Việc phântíchcácthôngtinphitàichínhcũng giúp cho các KTV đưa ra các
kết luận chính xác hơn trong quá trình kiểm toán HTK.
b) Thủ tục kiểm tra chi tiết
 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ HTK
Số vòng luân chuyển HTK=
Giá vốn hàng bán trong
kỳ
Số dư bìnhquân HTK
Số dư bìnhquân HTK =
Số dư HTK đầu kỳ + Số dư HTK cuối kỳ
2
Tỷ lệ lãi gộp =
Tổng lãi gộp
Tổng doanh thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0323
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng sản phẩm, vật tư, hàng hóa
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng HTK (do mua ngoài cũng như do
đơn vị tự sản xuất) đều bám sát các mục tiêu kiểm toán cụ thể, được thực hiện
theo các thủ tục như sau:
Bảng 1.4. Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng sản phẩn, vật tư, hàng hóa
Mục tiêu Các khảo sát nghiệp vụ thông thường
Đảm bảo cơ
sở dẫn liệu sự
phát sinh
- Kiểm tra tính đầyđủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp
vụ tăng HTK do mua ngoài và nhập kho sản phẩm do đơn vị tự sản xuất
- Đối chiếu ghi chép nghiệp vụ trên sổ kế toán với chứng từ
- Xem xét tính cân đối của vật liệu dùng sản xuất với số lượng sản phẩm nhập
kho và số lượng sảnphẩm dở dang.
Đảm bảo sự
đánh giá đúng
đắn, hợp lý
của nghiệp vụ
tăng HTK
- Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp, nhất quán của chính sách xác định giá trị
HTK nhập kho trong kỳ
- Đối chiếu số liệu trên các chứng từ liên quan đếntăng HTK như hóa đơn,
phiếu nhập kho, chứng từ vận chuyển bốc dỡ...
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ để tính toán lại trên cơ sở chứng từ đã kiểm tra
- HTK tăng do tự sảnxuất việc xem xét phải dựa trênkết quả tính giá thành sản
phẩm sảnxuất trong kỳ.
Đảm bảo tính
phân loại và
hạch toán
đúng đắn
- Kiểm tra chính sáchphân loại, sơ đồ hạch toántăng HTK của đơn vị đảm bảo
hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành
- Chọn mẫu các nghiệp vụ tăng HTK để kiểm tra việc phân loại, đối chiếu bút
toán ghi sổ với chứng từ
Đảm bảo cơ
sở dẫn liệu
hạch tóan đầy
đủ, đúng kỳ
- Đối chiếu chứng từ với sổ kế toán chi tiết đảm bảo việc hạch toánkhông bị bỏ
sót ( số lượng, tính liên tục của chứng từ)
- Kiểm tra tính hợp lý về chia cắt niên độ, kiểm tra ngày tháng chứng từ với
ngày ghi sổ ( đặc biệt các nghiệp vụ cuối niên độ trước và đầuniên độ sau)
Đảm bảo sự
cộng dồn
- Kiểm tra tính đầyđủ, đúng đắn của việc cộng dồnsố liệu trên các sổ
- Đối chiếu số liệu giữa các sổ, nếu cầnthiết tiến hành cộng lại số liệu.
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm sản phẩm, vật tư, hàng hóa
Đốivới cácnghiệpvụ xuấtkhosảnphẩm,vậttư, hànghóa đểtiêuthụ,nhằm
khẳng định kế toáncủađơnvị đã phản ánh giá vốn hàng bán phù hợp với doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0324
thu ghi nhận trong kỳ, kiểm tra việc xác định giá vốn hàng bán của đơn vị trong
kỳ là phù hợp và đúng đắn, KTV có thể thực hiện các thủ tục sau:
+ Thu thập số liệu về số lượngHTK được tiêu thụ trong kỳ từ kết quả kiểm
toánchukỳ Bán hàng và thu tiền, tiến hành xác định số ước tính về giá vốn hàng
bán và so sánh với tổng giá vốn hàng bán đã xác định của đơn vị;
+ Tiến hành kiểm tra phươngpháp màđơnvị đã áp dụng để xác định trị giá
xuất kho của sản phẩm, vật tư, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp, nhất quán của
phương pháp đó;
+ Đối chiếu số liệu để đảm bảo sự phù hợp về số lượng HTK đã xuất bán
trongkỳ trên các sổchitiết vớisố liệu củabộ phậnkếtoánbánhàng, bộ phận bán
hàng;
+ Chọnmẫu mộtsố mặthàng, hoặc mộtsố nghiệp vụ để kiểm tra lại kết quả
tính toán;
+ Kiểm tra nghiệp vụ phát sinh vào cuối niên độ kế toán và đầu niên độ
kế toán sau để đảm bảo sự đúng kỳ và phù hợp với việc ghi nhận doanh thu
của đơn vị.
Đối với các nghiệp vụ xuất kho vật tư phục vụ quá trình sản xuất, kinh
doanh,mục tiêukiểm toánđối với các nghiệp vụ này là đảm bảo tính đúng đắn,
đầyđủ, phùhợp đốivớicác khoảnchiphí đượctập hợp trong kỳ của đơn vị. Thủ
tục kiểm toán mà KTV có thể áp dụng:
+ Đối chiếu số liệu trên bảng kê xuất vật tư với bảng phân bổ vật tư, các
sổ chi tiết để đảm bảo các nghiệp vụ được phản ánh đầy đủ vào các Sổ kế
toán chi phí;
+ Đốichiếu mục đíchxuấtdùngvậttư trêncác phiếu xuất kho, các yêu cầu
lĩnh vật tưđược phêduyệtvàsổ chitiết chiphí, bảng phân bổ vật tư để đảm bảo
giá trị các khoảnvậttưxuất dùngđược phản ảnh đúng vào các tài khoản chi phí
liên quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0325
- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tập hợp chi phí HTK
Đốivới quátrìnhkiểm toán các nghiệp vụ tập hợp chi phí, mục tiêu cụ thể
của KTV là:
+ Xác minh về sựđảmbảo việc phânloạicác khoảnchiphí củađơnvị được
thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu.
+ Xác minh về sựđảmbảo cáckhoảnchiphí phátsinhđềđược tập hợp đầy
đủ, đúngkỳ, đúngđốitượngtập hợp. Quátrìnhphânbổchiphí chocácđối tượng
được thực hiện hợp lý, nhất quán với các kỳ trước.
+ Việc tínhgiá thành sảnphẩmsảnxuất trong kỳ được thực hiện đúng đắn,
nhất quán với các kỳ trước.
Đểthực hiện các mục tiêu kiểm toánnày, KTVthườngthực hiện các thủ tục
kiểm toán sau:
Đối với quá trình tập hợp chi phí
+Kiểm tra việc phân loại chi phí của đơn vị nhằm đảm bảo các khoản chi
phí được phân loại là đúng đắn, phù hợp.
+Xem xét, đánh giá tính hợp lý và nhất quán của đơn vị trong việc xác
định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
+Xem xét việc hạch toán các khoản chi phí có đầy đủ, đúng phạm vi của
từng khoản mục chi phí đã xác định hay không.
+ Kiểm tra các phương pháp tính toán, phân bổ chi phí cho các đối tượng
nhằm đảm bảo việc tính toán là đúng đắn và nhất toán.
Đối với quá trình tính giá thành sản phẩm
+ Kiểm tra, xem xét nội dung và phạm vi các khoản chi phí mà đơn vị
xác định để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
+ Lưu ý đến các khoản chi phí vượt mức bình thường phát sinh, các
khoản chi phí sản xuất chung hoạt động dưới công xuất...
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0326
+ Kiểm tra lại nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm bằng cách đối
chiếu số liệu trên các bảng tính giá thành với số liệu kế toán chi phí.
+ Kiểm tra phương pháp tính giá thành mà đơn vị áp dụng, đánh giá tính
hợp lý, nhất quán. Có thể chọn mẫu một số loại sản phẩm để tính toán lại....
 Kiểm tra chi tiết số dư HTK
Saukhi thực hiện các thủtục khảo sátnghiệp vụ đốivớiHTK. Đểcó thểđưa
ra kết luận về các chỉtiêucó liên quanđếnHTKtrên BCTC củađơnvị, KTVphải
tiến hành các thủtục kiểm toánsố dưHTK. Việc kiểm tra chi tiết số dư tài khoản
bao gồm số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
Đốivới số dư đầu kỳ, việc xem xét số dư đầu kỳ HTK được tiến hành tùy
thuộc vào BCTCnămtrước củakhách hàng đã được kiểm toán hay chưa và nếu
đãđược kiểmtoánthì do doanhnghiệp kiểm toán nào thực hiện. Nếu chưa được
kiểm toán, KTVchưatin tưởngvào kết quảkiểm toánnăm trước thì KTVphải áp
dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung.
Đốivới số dư cuối kỳ, KTV cần xác minh cho các CSDL cơ bản như: Sự
hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, cộng dồn và báo cáo.
Sau đây là một số thủ tục kiểm toán có tính đặc thù đối với HTK:
- Quan sát kiểm kê hàng tồn kho
Quan sát kiểm kê HTK là công việc đòi hỏi KTV phải có mặt vào thời
điểm kiểm kê củadoanhnghiệp. Bằngcác biệnpháp quansát, khảo sát, thẩm vấn
thích hợp để xác định sự tồn tại vật chất, quyền sở hữu hàng tồn kho và những
thông tin liên quan đến chất lượng hàng tồn kho.
Các kỹthuật quansátvật chấthàngtồnkho có thểkhái quáttheo bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0327
Bảng 1.5. Kỹ thuật quan sát vật chất hàng tồn kho
Mục tiêu Kỹ thuật kiểm toán áp dụng Phương pháp
1. Hiện hữu
Chọn mẫu ngẫu nhiên một số thẻ kho đối
chiếu với hàng tồn kho thực tế
-Đối chiếu.
-Quan sát.
2. Đầy đủ
- Kiểm tra HTK đã được ghi vào thẻ kho
chưa.
- Quan sát xem liệu hàng tồn kho có
được di chuyển trong quá trình kiểm kê
hay không.
-Đối chiếu trực tiếp về
số lượng hàng tồn kho.
-Quan sát
3. Quyền và
nghĩa vụ
- Điều tra về hàng ký gửi, hàng nhận giữ
hộ, hàng đại lý, cầm cố.
- Quan sát HTK không thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp đảm bảo các hàng
đó không được kiểm kê.
-Điều tra (phỏng vấn
nhân viên, gửi thư xác
nhận với bên thứ ba).
-Quan sát.
4. Phân loại
Kiểm tra HTK trên các thẻ kho, so sánh
với HTK thực tế
-Kiểm tra.
-Đối chiếu.
5. Tính đúng
kỳ
- Kiểm tra một chuỗi các hàng tồn kho
được ghi tăng trong sổ kho trước và sau
ngày lập bảng cân đối kế toán.
- Kiểm tra sự liên tục số thứ tự các thẻ
kho đã được sử dụng và chưa được sử
dụng.
-Đối chiếu trực tiếp.
-Quan sát nơi giữ hàng
gửi bán.
-Phỏng vấn về hàng gửi
bán.
6. Trình bày và
công khai
Xem xét thành phần tham dự, kiểm kê và
công bố kết quả kiểm kê hàng tồn kho.
- Quan sát
- Kiểm tra việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Kiểm tra lại các chính sách mà đơn vị áp dụng để xác định hàng tồn
kho bị giảm giá và mức độ dự phòng trích lập cho số hàng tồn kho bị giảm
giá. Đánh giá tính hợp lý và nhất quán của các chính sách này.
+ Xem xét và kiểm tra cách thưucs đơn vị nhận dạng và tách biệt những
hàng hóa chậm lưu chuyển, mất phẩm chất hoặc lỗi thời.
+ Xem xét giá bán của các sản phẩm, hàng hóa sau ngày khóa sổ để
chứng minh cho sự giảm giá của hàng tồn kho.
+ Thực hiện ước tính độc lập đối với mức dự phòng được trích lập.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0328
+ Kiểm tra lại kết quả xác định mức dự phòng cần trích lập đối với hàng
tồn kho giảm giá của đơn vị. Kiểm tra quá trình hạch toán dự phòng giảm giá
hàng tồn kho.
1.6.1.3. Giai đoạn kếtthúc kiểm toán
- Đánh giá các sự kiện phátsinh sau ngàykết thúc niên độ liên quan HTK
Đánh giá sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới HTK là
thủ tục cần thiết trước khi KTV đưa ra ý kiến kiểm toán, nhằm mục đích khẳng
định lại sự tin cậy của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.
- Đánh giá tính hoạt động liên tục
Saukhi thực hiện các thủtục kiểm toán bổ sungđảmbảo tínhhoạt động liên
tục là có cơ sở, KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với HTK.
- Tổng hợp các kết quả kiểm toán hàng tồn kho
Tronggiai đoạnnày, trưởngnhómkiểm toánsẽ tổng hợp kết quả kiểm toán
liên quantới HTK, tiến hành thảo luận vớibangiám đốc củakháchhàngđể thống
nhất búttoánđiềuchỉnh. Nếukháchhàng đồng ý với những điều chỉnh của kiểm
toánviên thì các búttoánnàysẽđượctổnghợp trêngiấytờ làm việc và tínhsố dư
các khoảnmục hàngtồnkho trên BCTC.Ngược lại, nếu khách hàng không đồng
ý với các búttoánđiều chỉnh đó và kiểm toán viên cho rằng các sai lệch đó ảnh
hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính thì công ty kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến từ
chối đưa ra ý kiến về khoản mục hàng tồn kho.
- Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi sau kiểm toán
+ Việc thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được
phản ánh đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không
+ Giải pháp của đơn vị đối với những vấn đề tồn tại mà KTV phát hiện
+ Các saisótđãđược phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lý
không và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0329
Những nộidungtrình bày ở trên chỉ là những nội dung cơ bản mang tính
chấtlý luận. Trongthực tếkiểm toán, kiểm toánviên có thể có sự điều chỉnh các
bước công việc thực hiện cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể mà vẫn đảm
bảo tính tuân thủ các chuẩn mực cũng như các quy định hiện hành.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0330
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK
DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC được chuyển đổi từ doanh
nghiệp nhà nước, với tiền thân là Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán - thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp được
thành lập đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm
toán, kế toán, tư vấn tài chính, thuế và xác định giá trị doanh nghiệp.
Hiện tại, AASC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ Chí
Minh và Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh.
Năm 2007, AASC chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Tài
chính thành Công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
Năm 2009, AASC đã đạt giải thưởng Cúp Vàng “Thương hiệu Chứng
khoán Uy tín – 2009” và Danh hiệu “Tổ chức Trung gian và hỗ trợ dịch vụ
tiêu biểu” dành cho các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Năm 2010, AASC vinh dự nhận Cờ Thi đua “Đơn vị dẫn đầu Phong trào
Thi đua” của Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao
tặng, nhận Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu 2010” và Cúp Thăng Long của
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Năm 2011, AASC bắt đầu gia nhập HLB - mạng lưới quốc tế các hãng
kiểm toán và tư vấn quản trị doanh nghiệp.
Năm 2013, AASC đổi tên thành Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC,
công bố Logo mới, ra mắt Công ty TNHH Tư vấn AASC và Cộng sự (ACG).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0331
Logo mới này của AASC đã được nghiên cứu trong
nhiều năm bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu và marketing, đồng
thời cũng là ý tưởng của nhiều thế hệ Lãnh đạo, Kiểm toán viên và cán bộ
nhân viên AASC. Logo mới được xây dựng trên các giá trị cốt lõi, giá trị
truyền thống đã làm nên thương hiệu của AASC trong suốt 22 năm qua, bao
gồm: Minh bạch – Độc lập – Am hiểu – Tin cậy – Bền vững
Về kết quả hoạt động kinh doanh , doanh thu, lợi nhuận của Công ty
ngày càng tăng và tương đối ổn định qua các năm.
Biểu 2.1: Doanh thu qua 8 năm kể từ khi chuyển đổi thành Công ty TNHH
ĐVT: Triệu đồng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Hiện tại, AASC có đội ngũ cán bộ gồm trên 400 cán bộ, KTV, kỹ thuật
viên, trợ lý kiểm toán, được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài
chính, ngân hàng - kế toán và kiểm toán ở trong nước và ở nước ngoài. Trong
đó có 84 KTV được cấp chứng chỉ kiểm toán, 04 KTV có chứng chỉ ACCA,
01 KTV có chứng chỉ CPA Hoa Kỳ, 01 KTV có chứng chỉ CPA Úc, 18
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu 58,095 77,384 87,395 108,055 121,100 130,372 136,000 150,414
-
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
TriệuVNĐ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty trong 8 năm gần đây
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0332
Thẩm định viên quốc gia về giá và hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo
sư, Tiến sỹ, Kiểm toán viên.
Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm:
- Hội đồng Thành viên
- Ban kiểm soát
- Ban giám đốc
- Ban thư ký
- Phòng tổng hợp
- Phòng kiểm soát chất lượng
- Các phòng nghiệp vụ: Phòng kiểm toán 1, phòng kiểm toán 2,
phòng kiểm toán 3, phòng kiểm toán 5, phòng kiểm toán 6, phòng kiểm toán
7, phòng kiểm toán dự án, phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài, phòng kiểm toán
đầu tư xây dựng cơ bản.
- Chi nhánh công ty tại Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh.
2.1.3. Các loại hình dịch vụ của công ty
 Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo
 Dịch vụ tư vấn
 Dịch vụ kế toán
 Dịch vụ định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của AASC
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0333
 Dịch vụ đào tạo
Trong đó, thế mạnh của AASC là dịch vụ kiểm toán BCTC. Khách hàng
của công ty rất đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, các thành phần
kinh tế.
2.1.4. Quy trình kiểm toán BCTC chung của công ty
Một cuộc kiểm toán của AASC cũng giống các cuộc kiểm toán điển
hình khác gồm ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết
thúc kiểm toán. AASC luôn tuân thủ theo quy định của HLB, tiến hành kiểm
toán theo phương pháp tiếp cận rủi ro.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0334
Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán tại AASC
Quy trình kiểm toán khoản mục HTK cũng tuân theo các bước trong quy
trình kiểm toán BCTC nói chung của AASC.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
TẠI CÔNG TY ABC
2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán công ty ABC
2.2.1.1. Khảosát và chấp nhận kiểm toán
Khi nhận được lời mời kiểm toán BCTC năm 2015 của công ty ABC là
khách hàng thường xuyên, để đưa ra quyết định có tiếp tục chấp nhận kiểm
toán hay không, KTV của AASC tiến hành nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các
năm trước đồng thời cập nhật những thay đổi về thành phần ban lãnh đạo, tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty ABC trong năm 2015.
CHUẨN
BỊ
KIỂM
TOÁN
Khảo sát, đánh giá và chấp nhận khách hàng
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:
Thu thập thông tin cơ sở
Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát
Bám sát thực trạng khách hàng đánh giá rủi ro kiểm toán
Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng
Lập chương trình kiểm toán chi tiết
HỰC
HIỆN
KIỂM
TOÁN
Thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết
Đánh giá kết quả
Soát xét báo cáo tài chính
KẾT
THÚC
KIỂM
TOÁN
Kết luận kiểm toán và lập BCTC :
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng
Soát xét sự kiện sau ngày phát hành BCTC
Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán
Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0335
Để đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, AASC giao cho KTV có
kinh nghiệm, đã từng kiểm toán công ty ABC năm trước thực hiện bước công
việc này. Các phương pháp được KTV sử dụng gồm: đọc hồ sơ kiểm toán
năm trước, phỏng vấn khách hàng, kiểm tra các văn bản chính sách mới của
công ty ABC... Kết thúc công việc, KTV hoàn thành bảng đánh giá về công ty
khách hàng ABC. Nhận định công ty ABC luôn có thái độ hợp tác trong quá
trình nhóm kiểm toán tới đơn vị thực hiện kiểm toán, cũng như thực hiện theo
các đề xuất của KTV nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ của công ty. Tình hình công ty không có gì thay đổi so với các năm
trước. KTV đưa ra kết luận, chấp nhận kiểm toán BCTC năm 2015. Sau đây
là giấy tờ làm việc 4.01 của KTV:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0336
2 Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước
Không có vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước
HÃNG KIỂM TOÁN AASC
THÀNH VIÊN HLB QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện:LDM
Niên độ kế toán: 31/12/2015Người thực hiệ Ngày thực hiện:05/7/2015
Bước công việc: Đánh giá việc chấp nhận khách hàng hiện tại Người soát xét: VXB
Ngày thực hiện:25/7/2015
1 Mục tiêu
Đảm bảo các thông tin đầy đủ đã được thu thập để cho phép Công ty quyết định xem có nên tiếp tục hợp đồng kiểmtoán không. Cá c thông tin và các câu hỏi hàng
năm dựa trên kết luận của cuộc kiểm toán nămtrước.
Các thay đổi so với năm trước Chi tiết các thay đổi
Các cổ đông/ thành viên chính Không có thay đối
Hội đồng quản trị Không có thay đối
Ban giám đốc Không có thay đối
Các đơn vị trực thuộc Không có thay đối
Các công ty con Không có c ng ty con
Các công ty liên kết Không có thêm công ty liên kết
Giao dịch với các bên liên quan Không có giao dịch với các bên liên quan
4.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0337
3 Các câu hỏi đánh giá
Câu hỏi đánh giá Yes/No Ghi chú
Quyền sở hữu và quản lý
1. Có vấn đề trong việc nhận biết người chủ thực sự của đơn vị không? No
2. Đã hoặc có khả năng thay đổi trong sở hữu của đơn vị, các thành viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc thay đổi về quản trị mà đưa đến
sự nghi ngờ về tính chính trực của khách hàng không?
No
3. Có bất cứ vấn đề nào về tính chính trực hoặc danh tiếng kinh doanh của người chủ, các thành viên chủ chốt của Ban điều hàn h hoặc
những người quản trị đơn vị không?
No
4. Có thành viên trong Ban điều hành hoặc HĐQT/HĐTV có khả năng ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm toán không? No
5. Có vấn đề liên quan đến thái độ của các chủ sở hữu chính, các thành viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc những người quản trị đơn vị
có xu hướng coi thường các chuẩn mực kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ không?
No
Pháp luật và các qui định
6. Hiện tại hoặc trong quá khứ khách hàng có liên quan đến kiện tụng,tranh chấp quan trọng không? No
7. Công ty có liên quan đến kiện tụng,tranh chấp với khách hàng hoặc có sự cảnh báo về việc phát sinh kiện tụng,tranh chấp không? No
8. Có dấu hiệu cho thấy khách hàng liên quan đến việc rửa tiền hoặc các hoạt động tội phạm không? No
9. Có vấn đề liên quan đến phương thức hoạt động hoặc kinh doanh của khách hàng đưa đến sự nghi ngờ về danh tiếng và tính chính trực
không?
No
10. Có thay đổi trong các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu bổ sung đối với Kiểm toán viên không? No
11. Có các vấn đề quan trọng liên quan đến các cơ quan pháp luật không? No
Điều kiện về tài chính
12. Có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động kinh doanh liên tục không? No
13. Khả năng tài chính của khách hàng có phụ thuộc vào các kế hoạch trong tương lai như giảm chi phí qua việc tái cấu trúc, mua hoặc sáp
nhập, niêm yết hoặc sắp xếp cá nhân không?
No
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0338
14. Có các chính sách kế toán đặc biệt yêu cầu sử dụng các đánh giá và các ước tính phức tạp không? Nếu có, có các đánh giá v à các ước
tính gì chung cho ngành kinh doanh không?
No
15. Báo cáo kiểm toán năm trước có bị ngoại trừ không? No
16. Có các chính sách kế toán hay cách xử lý các nghiệp vụ cụ thể gây nên sự nghi ngờ về tính chính trực của thông tin tài ch ính không? No
17. Khách hàng có phải là một phần trong Tập đoàn có cấu trúc phức tạp không? No
18. Có các nghiệp vụ quan trọng với các bên liên quan và các nghiệp vụ này có đúng nội dung thực tế không? No
19. Khách hàng có mua bán hoặc có các lợi ích ở nước ngoài không? No
20. Có các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán bao gồm các thay đổi quan trọng trong giả định không? No
21. Có các cấn đề phức tạp liên quan đến thuế từ các xử lý kế toán hay các nghiệp vụ không? No
22. Có bất cứ dấu hiệu nào về giới hạn phạmvi công việc một cách không phù hợp không? No
23. Phí có chiếm 15% hoặc hơn trong tổng doanh thu của khách hàng không? No
24. Phí kiểm toán của khách hàng này có chiếm khoảng 10% hoặc hơn trong tổng doanh thu của Công ty không? No
25. Có phí kiểm toán quá hạn chưa được thanh toán không? No
26. Có sức ép lớn về thời gian hoặc chi phí trong công việc được thực hiện hay không? No
27. Có bất cứ Partner nào trong AASC có người nhà, có các quan hệ cá nhân hoặc có lợi ích tài chính trực tiếp hay gián tiếp với khách
hàng không?
No
28. Có bất cứ nhân viên nào mà sẽ là thành viên trong nhóm kiểm toán có người nhà, có các quan hệ cá nhân hoặc có lợi ích tài chính với
khách hàng không?
No
29. Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) nắm giữ cổ phần của khách hàng không? No
30. Nếu chấp nhận khách hàng,có sự xung đột về lợi ích với các khách hàng khác không? Nếu có, liệt kê các xung đột này No
31. Hiện AASC có cung cấp dịch vụ nào cho khách hàng không? No
32. Có bất cứ Partner hay nhân viên mà sẽ là thành viên của nhóm kiểm toán có khả năng sẽ làm việc cho khách hàng hoặc đã làm cho
khách hàng trong 2 năm vừa qua không?
No
33. Có bất cứ Partner nào của AASC là nhân viên hoặc người quản lý của khách hàng không? No
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0339
34. Có yêu cầu chọn nhân viên, kiểm toán viên hay Partner ký báo cáo từ phía khách hàng không ? No
Năng lực
35. Có cần bổ sung tăng số lượng hay chất lượng nhân sự so với cuộc kiểm toán năm trước không? No
4 Đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng
Thấp/ low
5 Kết luận
Tiếp tục chấp nhận khách hàng Công ty ABC
Biểu 2.2. Trích giấy làm việc 4.01của KTV
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0340
2.2.1.2. Bốtrí nhân sự, thời gian và tiến hành kiểm toán.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, hồ sơ kiểm toán năm
trước cũng như dự trù về chi phí cho cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán được
lựa chọn là những người có kinh nghiệm hoặc đã tham gia thực hiện kiểm
toán công ty ABC trong các năm trước. Nhóm kiểm toán được lựa chọn có 5
thành viên trong đó có 1 KTV đồng thời là trưởng nhóm kiểm toán và 4 trợ lý
kiểm toán.
Đặc điểm của cuộc kiểm toán được thực hiện bởi AASC là kiểm toán
theo từng khoản mục, vì vậy trưởng nhóm kiểm toán dựa trên đặc điểm doanh
nghiệp và mức độ trọng yếu để phân công nhóm khoản mục cho từng thành
viên trong nhóm kiểm toán. Các thành viên sẽ hoàn thành công việc kiểm
toán các khoản mục theo chỉ đạo của trưởng nhóm, trưởng nhóm có nhiệm vụ
tổng hợp các kết quả kiểm toán của KTV để đưa ra kết luận kiểm toán cuối
cùng.
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2.1. Thu thập thông tin cơ sở về công ty ABC
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập các thông tin cơ sở công
ty ABC như: ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chính, biến động của hoạt
động kinh doanh, thông tin yếu tố đầu vào.... nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng
phục vụ cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Các thông tin trên được KTV
tìm hiểu bằng cách nghiên cứu hồ sơ kiểm toán cũ, phỏng vấn khách hàng,
tìm hiểu các bên liên quan, nghiên cứu thị trường.....
Kiểm toán viên tổng hợp thông tin về khách hàng theo bảng mẫu quy
định tại Công ty AASC, trong đó bao gồm các thông tin cơ sở về HTK của
công ty ABC. Sau đây là mẫu giấy làm việc 5.01 của KTV:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0341
Biểu 2.3. Trích giấy làm việc 5.01của KTV
HÃNG KIỂM TOÁN AASC
THÀNH VIÊN HLB QUỐC TẾ
Khách hàng: Công ty ABC
Niên độ kế toán:31/12/2015 Tham chiếu:
Khoản mục thực hiện:Hàng tồn kho Người thực hiện: LDM
Bước công việc: Thu thập thông tin chung về khách hàng. Ngày thực hiện:11/1/2016
Thông tin chung :
Khách hàng: Chủ yếu là các nhà thầu công trình, mua với khối lượng trung bình hoặc lớn.
Không kinh doanh bán lẻ
Trụ sở chính: Thành phố Hà Nội; Chi nhánh: Hải Phòng, Hưng Yên
Lĩnh vực hoạt động:
- Là doanh nghiệp nhập khẩu thép hàng đầu Việt Nam.
- Chuyên doanh xuất nhập khẩu và phân phối chuyên nghiệp các mặt hàng thép hình, thép tấm,
thép lá....
- Là cắt pha băng chỉnh phẳng các loại thép cuộn độ dày từ 0.2- 25mm
- Kinh doanh các sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng Composite cao cấp
- Kinh doanh các loại phụ tùng và ô tô cao cấp nhập khẩu
- Kinh doanh hạ tầng các khu đô thị , kinh doanh địa ốc và văn phòng cho thuê, nhà hàng…
Tình hình hoạt động kinh doanh:
Nền kinh tế khó khăn cùng với tính chất cạnh tranh của ngành thép làm cho tình hình kinh doanh
của công ty có đôi chút biến động. Giá cả các yếu tố đầu vào tăng nhẹ cũng ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Mục tiêu kinh doanh:
Tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh, tiêu thụ tăng doanh thu, lợi nhuận. Đẩy lượng hàng tồn
kho ra thị trường 1 cách tối đa.
Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được hạch toán theo giá thực tế - giá gốc.
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Chỉ tiêu HTK trên BCTC cũng giảm so với năm trước, phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Kết luận: KTV nhận thấy rủi ro tiềmtàng đối với HTK của công ty ABC nằmở mức trung
bình.Rủi ro tập trung vào hoạt động tính giá HTK.
5.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0342
2.2.2.2. Đánhgiáhệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC
Sau khi thu thập thông tin chung về khách hàng ABC , KTV tiến hành
đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị ABC nhằm xét đoán mức rủi ro kiểm
soát dự kiến để đưa ra phương pháp kiểm toán thích hợp.
Đối với khoản mục HTK, KTV tiến hành phỏng vấn các thủ kho và
kế toán HTK với các câu hỏi có dạng Yes/No về các thông tin liên quan đến
cách thức bảo quản, cách thức ghi chép, công tác kế toán HTK… Bên cạnh
đó, KTV cũng tiến hành quan sát tình hình thực tế việc bảo quản, lưu trữ
HTK, tìm hiểu quy trình hạch toán, nhập, xuất. Từ đó, KTV sẽ tiến hành đánh
giá mức độ hoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB đối với khoản mục HTK.
Sau đây là giấy tờ làm việc 5.03 của KTV:
Biểu 2.4. Trích giấy làm việc 5.03 của KTV
HÃNG KIỂM TOÁN AASC
THÀNH VIÊN HLB QUỐC TẾ
Tên khách hàng:Công ty ABC Thực hiện bởi:NTA Ngày: 11/1/2016
Ngày kết thúc niên độ: 31/12/2015 Soát xét bởi: LDM Ngày: 11/1/2016
Công việc: Tìm hiểu và đánh giá HTKSNB đối với HTK
1.Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động KSNB đối với HTK
 Quy trình mua hàng:
Tại công ty đề nghị mua được giám đốc phê duyệt và chậm nhất sau 5 ngày. Đề nghị mua
được chuyển xuống phòng cung ứng hàng hóa. Phòng cung ứng chịu trách nhiệm thu mua
hàng hóa. Hàng hóa sau khi Hoàn thành các thủ tục nhập kho, chứng từ sẽ được chuyển lên
cho Phòng kế toán, kế toán HTK tiến hàng hạch toán, ghi sổ hàng nhập kho.
 Quy trình nhập xuất hàng hóa:
Hàng hóa được chuyển đến kho công ty, thủ kho và đại diện phòng cung ứng làm thủ tục
giao nhận, kiểm tra mẫu mã chủng loại hàng hóa, lập Biên bản giao nhận hàng rồi tiến hành
chuyển hàng vào kho.Thủ kho ghi sổ theo dõi rồi chuyển các chứng từ liên quan lên phòng
kế toán.
Khi có quyết đinh của giám đốc về xuất kho, kế toán viết phiếu xuất kho trình giám đốc, kế
toán trưởng ký sau đó làm thủ tục xuất kho hàng hóa. Các chứng từ có liên quan được
chuyển lên phòng kế toán để kế toán HTK ghi sổ và tính giá thành xuất kho.
2. Đánh giá
Câu hỏi Có Không Ghi chú
5.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0343
Nhập hàng
1. Các phiếu nhập kho được đánh số trước có được
thực hiện cho tất cả các lần nhập hàng không?
Có
2. Hệ thống kho của Công ty có đáp ứng được yêu
cầu bảo quản đối với những loại hàng hóa có điều
kiện bảo quản đặc biệt không?
3. Có sự kiểm tra để có sự đảm bảo là chỉ có các
mặt hàng đã được duyệt thì mới được nhận và mặt
hàng phù hợp với đặc điểm kỹ thuật trong đơn đặt
hàng không?
Có Phòng kinh doanh
XNK và các xí
nghiệp chịu trách
nhiệm kiểm tra hàng
trước khi nhập kho
4. Các phiếu nhập kho có được sử dụng để cập nhật
các ghi chép về kho hàng không?
Có
5. Hàng bán trả lại được ghi chép qua phiếu nhập
kho không?
Có
6. Các phiếu nhập kho có được thủ kho lưu trữ đầy
đủ, khoa học để có thể kiểm tra các số liệu ghi trên
thẻ kho cũng như đối chiếu với bộ phận kế toán
không?
Có
Xuất hàng
7. Các phiếu xuất kho được đánh số trước có được
thực hiện cho tất cả các lần giao hàng không?
Có
8. Các phiếu xuất kho có được sử dụng để cập nhật
các ghi chép về kho hàng hay không?
Có
9. Các phiếu xuất kho có được thủ kho lưu trữ đầy
đủ, khoa học để có thể kiểm tra các số liệu ghi trên
thẻ kho cũng như đối chiếu với bộ phận kế toán
không?
Các kiểm soát về hiện vật
10. Hàng tồn kho có được bảo quản an toàn để tránh
hư hỏng và có được mua bảo hiểm không?
Có Điều kiện hàng tồn
kho được bảo quản
tốt tuy nhiên không
mua bảo hiểm cho
hàng tồn kho.
11. Thủ tục về mã hàng tồn kho có phù hợp để đảm
bảo tất cả các mặt hàng tồn kho bao gồm trong bảng
liệt kê hàng tồn kho không?
Có
12. Hàng tồn kho hư hỏng/lỗi thời có được tách
riêng không?
Có
13. Có chính sách đối với hàng tồn kho giảm giá,
chậm luân chuyển và hư hỏng hay không?
Không Khi có sẽ trình ban
Giám đốc để có biện
pháp xử lý thích hợp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0344
14. Có quy định thủ kho chỉ được xuất hàng ra khỏi
kho khi đã có phê duyệt (lệnh) xuất kho của người
nhận hàng không?
Có
15. Việc kiểm kê định kì hàng tồn kho có :
-Xác định số lượng tồn kho thực tế không?
-Xác định hàng tồn kho hư hỏng hoặc lỗi thời
không?
-So sánh tồn kho thực tế với sổ sách để xem HTK bị
tổn thất hoặc mất cắp không?
Có
Có
Có
Kiểm kê mỗi tháng
16. Các thủ tục kiểm tra việc chia cắt niên độ có phù
hợp để đảm bảo:
-Hàng tồn kho để bán hoặc trả lại có được để riêng
không?
-Hàng tồn kho đã bán và khách hàng gửi tại kho
được để riêng không?
Có
Có
17. Việc kiểm kê có được phối hợp một cách đúng
đắn, kết quả được ghi chép, các chênh lệch được
xem xét và xóa sổ sau khi có sự phê duyệt không?
Có
Đánh giá
18.Chính sách hàng tồn kho có nhất quán và phù
hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 không?
Có
19. Có quy định thủ kho chỉ được nhập những hàng
hóa đã qua kiểm tra của bộ phận chịu trách nhiệm
về chất lượng hàng mua hoặc phải có phê duyệt cho
phép nhập kho không?
Có
20. Công ty có quy định về mức dự trữ hàng tồn kho
tối thiểu không?
Không
21. Nhân viên quản lý kho có thường xuyên đối
chiếu lượng hàng tồn kho thực tế và mức dự trữ quy
định kịp thời đễ xuất những mặt hàng cần phải mua
không?
Có
Đánh giá của KTV sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống
Dựa trên các công việc đã thực hiện, theo ý kiến của tôi: các thủ tục kiểm soát có
vẻ được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách khá hiệu quả
Kết luận: Rủi ro kiểm soát đối với kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của công ty
ABC là trung bình. Kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của
đơn vị.
Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu đối với hàng tồn kho:
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...luanvantrust
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnhuynhducnhut
 

La actualidad más candente (20)

Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
 
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASCKiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kiểm Toán, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kiểm Toán, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kiểm Toán, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kiểm Toán, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho, HOT
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiền
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAYĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
 

Similar a Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC

ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...Luận Văn 1800
 
Đề tài: Kế hoạch kiểm toán do công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - Gửi miễ...
Đề tài: Kế hoạch kiểm toán do công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - Gửi miễ...Đề tài: Kế hoạch kiểm toán do công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - Gửi miễ...
Đề tài: Kế hoạch kiểm toán do công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar a Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC (20)

ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiệnKiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
 
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPAKiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toánĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
 
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Đề tài: Kế hoạch kiểm toán do công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - Gửi miễ...
Đề tài: Kế hoạch kiểm toán do công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - Gửi miễ...Đề tài: Kế hoạch kiểm toán do công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - Gửi miễ...
Đề tài: Kế hoạch kiểm toán do công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - Gửi miễ...
 
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty ascode tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
 
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuếKiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Khoản mục Phải thu khách hàng do Công ty Định giá Thăng Long thực hiện
Khoản mục Phải thu khách hàng do Công ty Định giá Thăng Long thực hiệnKhoản mục Phải thu khách hàng do Công ty Định giá Thăng Long thực hiện
Khoản mục Phải thu khách hàng do Công ty Định giá Thăng Long thực hiện
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOTĐề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&CĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Đỗ Thị Ngọc Ánh
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH............. 4 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO ....... 4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác kiểm toán............................................................................................. 4 1.1.1.1. Khái niệm ........................................................................... 4 1.1.1.2. Đặc điểm khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác kiểm toán 5 1.2. Kiểm soát nội bộ khoản mục HTK.................................................. 7 1.3. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC ..............................................................................12 1.3.1. Ý nghĩa của Kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC12 1.4. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục HTK..............................12 1.4.1.1. Mục tiêu kiểm toán.............................................................12 1.4.1.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục HTK .....................................14 1.5. Các sai sót thường gặp khi kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính.....................................................................................14 1.6. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH......................................15 1.6.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán........................................15 1.6.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.............................................19 1.6.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán...............................................28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN ........................................................................................................30
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03iii 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC ..30 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty..........................................................30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý..................................................................31 2.1.3. Các loại hình dịch vụ của công ty..................................................32 2.1.4. Quy trình kiểm toán BCTC chung của công ty...............................33 2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC.....................................................................................34 2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán công ty ABC..................................................34 2.2.1.1. Khảo sát và chấp nhận kiểm toán .........................................34 2.2.1.2. Bố trí nhân sự, thời gian và tiến hành kiểm toán. ..................40 2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán................................................................40 2.2.2.1. Thu thập thông tin cơ sở về công ty ABC..............................40 2.2.2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC...........42 2.2.2.3. Chương trình kiểm toán HTK đối với công ty ABC..............48 2.2.3. Thực hiện kiểm toán......................................................................51 2.2.3.1. Chứng kiến kiểm kê HTK.....................................................51 2.2.3.2. Lập biểu tổng hợp................................................................55 2.2.3.3. Thủ tục phân tích.................................................................56 2.2.3.4. Kiểm tra chi tiết ...................................................................59 2.2.4. Kết thúc kiểm toán .......................................................................72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN....................76 3.1. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN..........................................................................................76
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03iv 3.1.1. Ưu điểm.......................................................................................76 3.1.2. Hạn chế .......................................................................................77 3.1.3. Nguyên nhân của thực trạng ..........................................................80 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK ...........81 3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện. ...........................................81 3.2.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện. ......................81 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO...............84 KẾT LUẬN...............................................................................................88
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AASC Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC BCĐKT Bảng cân đốikế toán BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính CSDL Cơ sở dẫn liệu HTK Hàng tồn kho HTKSNB Hệ thống kiểm soátnội bộ KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ NVL Nguyên, vật liệu TK Tài khoản
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của AASC ........................................................ 30 Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán tại AASC .................................................. 31
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. KSNB đối với HTK........................................................................10 Bảng 1.2. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho ....................................................13 Bảng 1.3. Cở sở đánh giá mức trọng yếu............................................................16 Bảng 1.4. Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăngsảnphẩn, vật tư, hàng hóa..............23 Bảng 1.5. Kỹ thuật quan sát vậtchất hàng tồn kho ..............................................27 Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty trong 8 năm gần đây................................31 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của AASC .............................................................32 Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán tại AASC .......................................................34 Biểu 2.2. Trích giấy làm việc 4.01của KTV ....................................................39 Biểu 2.4. Trích giấy làm việc 5.03 của KTV ...................................................42 Biểu 2.5. Trích giấy làm việc 4.05 của KTV ...................................................46 Biểu 2.6. Trích giấy làm việc 4.06 của KTV ...................................................47 Biểu 2.7. Trích giấy làm việc C14của KTV.......................................................48 Biểu 2.8. Trích giấy làm việc C17.1 của KTV.................................................52 Biểu 2.9. Trích giấy làm việc C17.11 của KTV...............................................54 Biểu 2.10. Trích giấy làm việc C11 của KTV..................................................55 Biểu 2.11. Trích giấy làm việc C16 của KTV..................................................56 Biểu 2.12. Trích giấy làm việc C16.1 của KTV...............................................58 Biểu 2.13. Trích giấy làm việc C16.32 của KTV .............................................59 Biểu 2.14. Trích giấy làm việc C16.31 của KTV .............................................61 Biểu 2.15. Trích giấy làm việc C18.21 của KTV .............................................62 Biểu 2.16. Trích giấy làm việc C18.22 của KTV.............................................64 Biểu 2.17. Trích giấy làm việc C18.3 của KTV...............................................65 Biểu 2.18. Trích giấy làm việc C18.1 của KTV...............................................66 Biểu 2.19. Trích giấy làm việc C17của KTV...................................................71 Biểu 2.20. Trích giấy tờ làm việc C11 của KTV..............................................73
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.03vii Biểu 2.21. Trích giấy làm việc C12 của KTV..................................................74 Biểu 2.22. Trích giấy tờ làm việc C13 của KTV..............................................75
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.031 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp. Kiểm toán không những giúp cho xác nhận độ trung thực hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính mà còn tư vấn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, hàng tồn kho thường là một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh hàng tồn kho rất phong phú, phức tạp. Sự phức tạp này ảnh hưởng đến công tác tổ chức hạch toán cũng như việc ghi chép hàng ngày, làm tăng khả năng xảy ra sai phạm đối với hàng tồn kho. Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp thường có xu hướng phản ánh tăng giá trị hàng tồn kho so với thực tế nhằm mục đích tăng giá trị tài sản doanh nghiệp, minh chứng cho việc mở rộng quy mô sản xuất hay tiềm năng sản xuất trong tương lai… Các sai phạm xảy ra đối với hàng tồn kho có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác nhau trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm toán hàng tồn kho được đánh giá là một trong những phần hành quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, em đã có điều kiện tốt để tiếp cận với thực tế, vận dụng kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tế từ đó củng cố kiến thức, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt cách thức tổ chức kiểm toán. Trên cơ sở đó em đã nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quytrình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.032 Mục đích chính của đề tài là hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho (HTK) trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện. Mục tiêu cụ thể:  Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC;  Làm rõ thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện;  Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC. Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC” bao gồm các hồ sơ tài liệu, chương trình kiểm toán của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, kết hợp với quá trình quan sát và thực tiễn thực hiện kiểm toán tại các khách hàng của công ty. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về ý nghĩa khoa học, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện. Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.033 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để làm rõ lý luận và thực trạng của quy trình kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC đề tài có sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp luận chung: chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;  Phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, so sánh, phân tích, tổng hợp. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục sơ đồ bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS.NCS Đỗ Thị Thoa và Ban giám đốc Học viện Tài chính cùng tất cả các anh chị trong phòng kiểm toán 3 công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.034 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác kiểm toán 1.1.1.1. Khái niệm Theo Chuẩn mực kế toánquốc tế về hàng tồn kho (IAS 02) và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, thì hàng tồn kho là những tài sản: (a) Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường; (b) Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang; (c) Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ để sử dụng trong qúa trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. HTK là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức hàng tồn kho ở từng doanh nghiệp cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp đó. Hàng tồn kho bao gồm: – Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; – Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; – Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; – Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; – Chi phí dịch vụ dở dang. Trên BCTC, HTK được trình bày tại bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính. Cụ thể:
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.035 Thứ nhất trên BCĐKT, HTK là chỉ tiêu số “IV- Hàng tồn kho”- mã số 140 thuộc phần “A. Tài sản ngắn hạn” bao gồm: + “1- Hàng tồn kho”- mã số 141 là chỉ tiêu thể hiện tổng số dư Nợ của các Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”, 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, 155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa”, 157 “Hàng gửi đi bán” và TK 158 “Hàng hóa kho bảo thuế”; + “2- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” – mã số 149 là chỉ tiêu thể hiện số dư Có của TK 2294 (ghi âm). Thứ hai trên thuyết minh BCTC, HTK là chỉ tiêu số “7- Hàng tồn kho” thuộc mục “VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCĐKT”. Chỉ tiêu này thể hiện số dư cuối năm, đầu năm của tất cả các tài khoản thuộc khoản mục HTK. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Khoản mục HTK được trình bày trên BCTC theo giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm lập báo cáo. 1.1.1.2. Đặc điểm khoản mụcHTK ảnhhưởng tới công tác kiểm toán Cũng như các khoản mục khác trên BCTC, Khoản mục HTK có vai trò đặc biệt quan trọng đối với BCTC. HTK trong mỗi doanh nghiệp gồm nhiều loại, có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nhìn chung, HTK đều có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, HTK là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, dễ xảy ra những sai sót và gian lận. Do đó, khối lượng công việc kiểm toán khoản mục này cũng nhiều hơn so với các khoản mục khác;
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.036 Hai là, HTK trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn, với chi phí cấu thành nên giá gốc HTK khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc HTK sẽ góp phần tính toán, hạch toán đúng, đủ, hợp lý giá gốc HTK và chi phí HTK. Việc xác định giá trị HTK ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán do đó ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm của doanh nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên phải hiểu rõ về phương pháp tính giá thành, tiến hành kiểm tra lại việc tính toán một cách kỹ lưỡng; Ba là, quá trình hạch toán HTK phụ thuộc vào phương pháp định giá HTK, với mỗi loại HTK doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau với các hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất giữa các kỳ. Đồng thời kế toán cũng sử dụng nhiều nguyên tắc để phản ánh HTK như nguyên tắc giá gốc, thận trọng, trọng yếu... Có những nguyên tắc phụ thuộc vào tính chủ quan của doanh nghiệp nên khả năng xảy ra sai phạm là rất cao, điển hình như nguyên tắc thận trọng trong việc trích lập dự phòng giảm giá HTK của doanh nghiệp; Bốn là, công việc kiểm tra chất lượng, xác định tình hình, giá trị HTK luôn là công việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác. Nhiều khoản mục HTK rất khó phân loại và định giá như các linh kiện điện tử phức tạp, các công trình xây dựng dở dang...Trong quá trình kiểm toán cần phải có các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như vàng, đá quý, hóa chất, xây dựng...Việc sử dụng ý kiến chuyên gia cũng làm tăng chi phí kiểm toán; Năm là, HTK được bảo quản, cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiều người quản lý. Do đó, công việc kiểm soát, kiểm kê, quản lý và sử dụng HTK gặp nhiều khó khăn, đôi khi sẽ bị nhầm lẫn, sai sót và gian lận. Các KTV trong quá trình kiểm toán cũng gặp khó khăn đặc biệt là quá trình tham gia
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.037 chứng kiến kiểm kê. Việc di chuyển đi lại giữa các địa điểm cũng như khối lượng công việc do đó cũng nhiều hơn so với các khoản mục khác; Cuối cùng, khoản mục HTK thường đa dạng và có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình như bị hư hỏng trong thời gian nhất định, dễ bị lỗi thời… gây khó khăn nhất định đối với kiểm toán viên trong quá trình quan sát, đánh giá và thực hiện các khảo sát cần thiết khi kiểm toán khoản mục HTK. Do vậy, việc hiểu rõ về đặc điểm của khoản mục HTK giúp KTV nhận biết các rủi ro có thể xảy ra liên quan tới HTK. Từ đó, KTV có thể xác định được khối lượng công việc kiểm toán cũng như mục tiêu kiểm toán phù hợp. 1.2. Kiểm soát nội bộ khoản mục HTK Quá trình KSNB khoản mục HTK được cụ thể hóa thông qua các khâu vận hành chủ yếu của HTK đó là: Thứ nhất:Quá trình mua hàng Một nghiệp vụ mua bắt đầu khi bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu cầu viết phiếu yêu cầu mua. Phiếu yêu cầu mua được kiểm tra và thông qua bởi cấp có thẩm quyền, phải đảm bảo được tính hợp lý, có thật của nhu cầu mua. Sau đó chuyển tới phòng thu mua để lập đơn đặt mua hàng trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại, quy cách sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ yêu cầu. Cần tách biệt giữa nhiệm vụ viết phiếu yêu cầu và phê chuẩn, căn cứ vào dự toán đã xây dựng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ đối với loại HTK đó tránh việc mua quá nhiều hoặc mua các mặt hàng không cần thiết. Đơn đặt hàng mua cần được đánh số thứ tự sau đó chuyển đến các bộ phận có liên quan như: Bộ phận kế toán để hạch toán, bộ phận nhận hàng để làm căn cứ đối chiếu. Thứ hai: Quá trình nhận hàng
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.038 Quá trình nhận hàng do phòng nhận hàng đảm nhiệm với nhiệm vụ xác định số lượng hàng nhận; kiểm định chất lượng hàng xem có phù hợp với yêu cầu trong đơn đặt hàng không, loại bỏ các hàng không đúng quy cách. Kết thúc công việc, phòng nhận hàng lập biên bản nhận hàng và chuyển hàng nhận tới bộ phận kho. Bộ phận này được tổ chức độc lập với bộ phận mua hàng, lưu hàng và bộ phận vận chuyển. Thứ ba: Quá trình lưu kho Khi bộ phận nhận hàng chuyển hàng tới bộ phận kho, hàng nhận lại phải qua sự kiểm tra của bộ phận kho. Hàng chỉ nhập kho khi thỏa mãn yêu cầu về số lượng và chất lượng. Mỗi khi nhập kho, thủ kho phải lập phiếu nhập kho và sau đó phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng đã thực nhập. Bộ phận lưu kho cần độc lập với các bộ phận khác như thu mua, nhận hàng, thanh tra, thanh toán. Đồng thời, doanh nghiệp cần tiến hành đối chiếu thường xuyên giữa ghi chép của thủ kho với kế toán vật tư để đảm bảo sự khớp đúng, kịp thời phát hiện những chênh lệch nếu có. Thứ tư: Quá trình xuất kho vật tư, hàng hóa Hàng hóa, vật tư trong kho chịu sự quản lý của bộ phận kho. Chỉ được xuất khỏi kho khi có yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hóa đã được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Khi xuất kho, thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho và phiếu yêu cầu được lập thành ba liên: Đơn vị có yêu cầu sẽ giữ một liên; một liên sẽ giao cho bộ phận kho làm căn cứ hạch toán kho và liên còn lại chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ. Thứ năm: Quá trình sản xuất Việc sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ để có thể đảm bảo rằng công ty sản xuất hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa hoặc khó tiêu thụ đối với một số hàng hóa cụ thể, ngoài ra nó cũng giúp công ty tạo ra sự chủ động trong khâu nguyên vật liệu và nhân
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.039 công. Kể từ khi nguyên vật liệu được chuyển tới cho đến lúc được tạo ra các sản phẩm hoàn thành, nhập kho thì người giám sát (đốc công, quản lý phân xưởng) phải kiểm soát và nắm chắc tình hình, quá trình sản xuất. Sản phẩm hoàn thành bao giờ cũng được kiểm định chất lượng trước khi nhập kho thành phẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ. Hoạt động kiểm soát này nhằm phát hiện những sản phẩm hỏng, lỗi và đồng thời giúp doanh nghiệp tránh tình trạng ghi giá trị HTK cao hơn giá trị thực của nó. Thứ sáu: Quá trình lưu kho thành phẩm Sản phẩm hoàn thành từ bộ phận sản xuất sau khi được kiểm định về chất lượng nếu không tiêu thụ ngay thì được nhập kho chờ bán. Việc kiểm soát đối với thành phẩm lưu kho được xem như một phần của chu trình bán hàng - thu tiền. Việc lưu kho cần đảm bảo yêu cầu bảo quản sản phẩm, điều kiện an ninh, phòng chống hỏa hoạn. Cách thức bố trí kho cũng phải hợp lý, dễ kiểm soát. Việc ghi chép ở kho do thủ kho thực hiện và chịu trách nhiệm. Thứ bảy: Quá trình xuất thành phẩm đi tiêu thụ Bất cứ việc xuất thành phẩm đi tiêu thụ cũng chỉ được thực hiện khi bộ phận kho nhận được sự phê chuẩn hoặc căn cứ xuất kho. Thông thường, khi đơn đặt mua hàng của khách hàng đã được phòng kiểm soát tín dụng phê chuẩn thì thủ kho tiến hành xuất kho và lập phiếu xuất kho. Chứng từ này được lưu ở thủ kho, bộ phận tiêu thụ và phòng kế toán, bộ phận vận chuyển… Bên cạnh đó HTK còn có việc ghi sổ đối với chi phí sản xuất và ghi sổ về hàng lưu kho. Để thực hiện tốt các bước công việc phải tiến hành đối với các nghiệp vụ HTK thì hệ thống KSNB của đơn vị khi xây dựng phải được tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0310 + Thực hiện nguyên tắc phân công phân nhiệm: Đơn vị cần có quy định, quy chế rõ ràng trong phân công quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hàng tồn kho. + Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự tách biệt giữa công tác quản lý sử dụng hàng tồn kho với công tác ghi chép HTK; giữa bộ phận quản lý sử dụng hàng tồn kho với chức năng quyết định và phê chuẩn các nghiệp vụ mua, bán HTK; giữa bộ phận quản lý việc mua vào với bộ phận tiếp nhận hàng tồn kho… + Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý và sử dụng HTK trong doanh nghiệp. Mục tiêu kiểm soát chủ yếu, nội dung và các thể thức tự kiểm soát của đơn vị được khái quát trong bảng sau: Bảng 1.1. KSNB đối với HTK Mục tiêu KSNB Nội dung và thể thức thủ tục kiểm soát - Đảm bảo nghiệp vụ HTK được phê chuẩn đúng đắn - Có một quy định cụ thể, chặt chẽ về phê chuẩn các nghiệp vụ và phải tuân thủ tuyệt đối các quy định đối này; - Quá trình kiểm soát độc lập đối với sự phê chuẩn. - Đảm bảo cho các nghiệp vụ HTK có căn cứ hợp lý và HTK tồn tại thực tế tại đơn vị. - Quy trình kiểm soát để đảm bảo các nghiệp vụ về HTK được người có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với hoạt động của đơn vị; - Có đầy đủ chứng từ, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận, hóa đơn mua bán, chứng từ liên quan đến vận chuyển, các phiếu nhập/xuất kho… - Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và đã được kiểm soát nội bộ; - Các chứng từ và tài liệu liên quan phải được đánh số và quản lý theo số trên các sổ chi tiết; - Có các quy định, quy trình kiểm kê đầy đủ, phù hợp và thực hiện đúng các quy trình này, đảm bảo HTK được kiểm kê ít nhất 1 lần
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0311 trong một niên độ (đặc biệt là tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo). - Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của nghiệp vụ HTK - Kiểm soát nội bộ các chính sách đánh giá, phân bổ của đơn vị đối với HTK, chi phí, giá thành; - Kiểm soát nội bộ đối với quá trình kiểm kê sản phẩm làm dở, vật liệu không sử dụng hết ở bộ phận sản xuất cuối kỳ. - Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn mua bán với số liệu trên hợp đồng, chứng từ nhập/xuất; số liệu trên biên bản giao nhận với số liệu trên chứng từ nhập kho và số liệu của bộ phận quản lý sản xuất… - Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ để quy đổi với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ; - Kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với việc phát hiện HTK chậm luân chuyển, lỗi thời, bị tăng giá; việc xác định nhu cầu dự phòng và trích lập dự phòng tăng giá HTK; - Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán, đánh giá các nghiệp vụ và số dư HTK, phân bổ chi phí và giá thành sản phẩm. - Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ HTK - Có chính sách phân loại HTK, chi phí phù hợp với các quy định có liên quan và đặc điểm quản lý, sử dụng của đơn vị; - Có đầy đủ sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ HTK, cho phí, kết chuyển giá thành sản phẩm và giá vốn của sản phẩm tiêu thụ… - Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến HTK từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp. - Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ HTK - Mỗi tài liệu, chứng từ liên quan tới HTK đều phải được đánh số, và quản lý theo dõi chặt chẽ; - Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp thời ngay sau khi các nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành; (các thủ tục này thường được kết hợp với các thủ tục KSNB của chu kỳ Bán hàng thu tiền và chu kỳ Mua vào thanh toán); - Đảm bảo sự cộng dồn đúng đắn - Số liệu phải được tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác; - Có quá trình KSNB các kết quả tính toán; - So sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với sổ tổng hợp. ( Nguồn: Giáo trình kiểm toán BCTC – Học Viện Tài Chính)
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0312 1.3. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.3.1. Ý nghĩa của Kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC Quy trình Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho bao gồm các bước công việc kiểm toán liên quan đến Khoản mục HTK, nhằm giúp KTV thu thập bằng chứng đúng đắn, thích hợp về HTK. Kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC có vai trò quan trọng: Thứ nhất: đối với đơn vị được kiểm toán: Kiểm toán HTK sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát hiện ra các gian lận và sai sót liên quan tới HTK của mình. Quan trọng hơn, việc kiểm toán này còn giúp doanh nghiệp nhận thấy được ưu, nhược điểm của công tác kế toán HTK, các thủ tục kiểm soát đối với HTK đang áp dụng, từ đó có những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Thứ hai: HTK là khoản mục có quan hệ chặt chẽ với nhiều chu trình khác như: Mua hàng – thanh toán, bán hàng – thu tiền… Do đó, đối với bản thân kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán khoản mục này họ có liên hệ với các phần khác như: giá vồn hàng bán, doanh thu… nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra, kết quả của khoản mục này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của cuộc kiểm toán. Do đó, thực hiện kiểm toán HTK một cách thận trọng sẽ giúp cho kiểm toán viên tránh được những rủi ro trong kiểm toán. 1.4. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục HTK 1.4.1.1. Mục tiêu kiểm toán Mục tiêu chung Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC, mục tiêu chung của kiểm toán khoản mục HTK là KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp làm cơ sở nhận xét về độ tin cậy của khoản mục HTK. Qua đó,
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0313 KTV có thể sử dụng kết quả kiểm toán này để tham chiếu kiểm toán các tài khoản khác. Để đạt được mục đích chung này, KTV phải đạt được các mục tiêu cụ thể về kiểm toán khoản mục HTK. Mục tiêu cụ thể Đối với khoản mục HTK, do tính chất đặc thù của khoản mục kiểm toán viên đưa ra các mục tiêu kiểm toán cụ thể để đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể như sau: Bảng 1.2. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ HTK Mục tiêu đối với số dư HTK Sự hiện hữu hoặc phát sinh Tất cả các nghiệp vụ HTK được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có nghiệp vụ ghi khống đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến các khoản chi phí phát sinh. Tất cả HTK được doanh nghiệp trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo, phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế. Quyền và nghĩa vụ HTK được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tính toán và đánh giá Các nghiệp vụ HTK được xác định theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn. Số dư HTK được đánh giá đúng theo quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và doanh nghiệp; Tính đầy đủ Các nghiệp vụ HTK phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán. Toàn bộ HTK cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các Báo cáo tài chính; Tính đúng đắn Các nghiệp vụ HTK được phân loại đúng đắn, được hạch toán theo đúng trình tự và phương pháp kế toán. HTK phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên báo cáo tài chính; Tính đúng kỳ Các nghiệp vụ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Cộng dồn và báo cáo Tính toán tổng hợp số dư HTK đảm bảo đầy đủ, chính xác. Các chỉ tiêu liên quan đến HTK trên các BCTC được xác định đúng theo các quy định.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0314 1.4.1.2. Căn cứ kiểm toán khoản mụcHTK Để có thể tiến hành kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau: - Luật và thông tư, nghị định hướng dẫn liên quan đến quản lý hàng tồn kho; - Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý hàng tồn kho; - Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí, giá thành như: các hợp đồng mua bán, các kế hoạch sản xuất, các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm… - Các chứng từ phát sinh liên quan tới hàng tồn kho như: hóa đơn mua bán, các chứng từ nhập xuất kho, lắp đặt, các chứng từ thanh toán có liên quan như: phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thu, giấy báo có… - Các tài liệu kiểm kê thực tế, các bảng kê. Các tài liệu trích lập và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi… - Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: sổ chi tiết các tài khoản hàng tồn kho, thẻ và sổ kho; - Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: báo cáo hàng tồn kho, báo cáo sản xuất, báo cáo tiêu thụ, báo cáo sản phẩm hoàn thành, báo cáo thanh toán… - Các BCTC khác có liên quan. 1.5. Các saisót thường gặp khi kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính - Không tiến hành kiểm kê HTK tại thời điểm 31/12 năm tài chính. - Ghinhận HTK khôngcó đầyđủhóađơn, chứng từ hợp lệ: mua hàng với số lượnglớn nhưngkhôngcó hợp đồng,hóađơnmuahàngkhôngđúng quy định,
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0315 khôngghi phiếu nhập kho, khôngcó biênbảngiao nhận hàng, không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho. - Xác định và ghi nhận saigiá gốc HTK. - Phươngpháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa phù hợp hoặc không nhất quán. - HạchtoánHTKgiữ hộ vào tài khoản 152 mà không theo dõi trên sổ chi tiết hàng nhận giữ hộ. - Khôngtríchlập dựphòngtănggiá HTK hoặc tríchlập không dựa trên cơ sở giá thị trường, lập dự phòng cho hàng hóa giữ hộ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ. - Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê. - Chênhlệch kiểm kê thực tế và sổ kếtoán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán. - Hạch toán nhập, xuất HTK không đúng kỳ. 1.6. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.6.1.1. Giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán Theo VAS 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán”, lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục HTK bao gồm: lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán về HTK.  Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát về HTK Thứnhất:Thuthậpthôngtincơsởvề khách hàng liên quan đến hàng tồn kho Công việc này là một quá trình được tiến hành thường xuyên tại tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán. KTV cần thực hiện: Một là, xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung hoặc trao đổi với KTV tiền nhiệm về các vấn đề HTK của khách hàng;
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0316 Hai là, kiểm toánviên trao đổitrực tiếp vớibangiám đốc và các nhân viên củacôngtykháchhàng về các vấnđềliên quanđếnkhoảnmục hàng tồn kho của công ty; Ba là, tham quannhà xưởng, kho bãi. Phương pháp này rất hữu dụng, cho phép KTVcó được bức tranh khái quát về cách tổ chức sản xuất, quản lý HTK của công ty khách hàng. Thứhai:Thựchiệncácthủtụcphântíchđốivớikhoảnmụchàngtồn kho Các thủ tục phân tích ở đây chủ yếu được thực hiện cho các số liệu trên BCTC.Đốivới khoản mục HTK, KTV thường: so sánh số liệu về mức độ biến độngsố dư HTKcuốiniên độ nàyvới cuốiniên độ trước ; so sánh số liệu thực tế và kế hoạch;so sánhgiá bánbìnhquânsản phẩm công ty với giá bán bình quân của ngành... Quaviệc thực hiện các thủtục phântíchtronggiaiđoạnlập kế hoạch KTV sẽphát hiện ra các biến động bất thường. Trên cơ sở đó xác định những khoản mục cầnphảitiến hành các thủtục kiểm toánkhác nhằm phát hiện những sai sót. Thứba:Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với hàng tồn kho  Đánh giá trọng yếu Trọng yếu ở đây được hiểu là tầm cỡ (hay quy mô) và bản chất các sai phạm của các thông tin tài chính mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ rút ra kết luận sai lầm. Về mặt định lượng, trọng yếu thường được đánh giá trong giới hạn nằm giữa mức tối thiểu và mức tối đa. Khi đó mức trọng yếu của một sai phạm được đánh giá như sau: Bảng 1.3. Cở sở đánh giá mức trọng yếu Sai phạm < giới hạn tối thiểu Giới hạn tối thiểu < sai phạm < giới hạn tối đa Sai phạm > giới hạn tối đa Không trọng yếu Trọng yếu Rất trọng yếu
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0317 Về mặt định tính, những sai phạm luôn được coi là trọng yếu gồm: mọi hành vi gian lận, các sai sót có quy mô nhỏ nhưng mang tính hệ thống, các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập. Sau khi đã ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, kiểm toán viên sẽ phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Việc phân bổ này chủ yếu dựa trên bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục. Hàng tồn kho với đặc điểm đa dạng về chủng loại nên các ước lượng ban đầu còn được kiểm toán viên phân bổ chi tiết cho từng loại hàng tồn kho.  Đánh giá rủi ro tiềm tàng Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ. Riêng đối với khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên cần quan tâm tới những nhân tố chủ yếu sau: Trên phương diện BCTC: Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của ban giám đốc, thay đổi thành phần ban quản lý trong niên độ kế toán (nếu có); Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán; Đặc điểm hoạt động của đơn vị như cơ cấu vốn, công nghệ…; Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động như biến động về kinh tế, sự thay đổi thị trường, sự cạnh tranh… Ngoài ra khi lập kế hoạch kiểm toán HTK, KTV cần phải chú ý rằng rủi ro tiềm tàng thường xảy ra đối với cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phát sinh, đo lường và tính giá trị. Do doanh nghiệp thường có xu hướng trình bày giá trị hàng tồn kho cao hơn so với thực tế bằng cách ghi tăng số lượng hoặc đơn giá, việc này dễ thực hiện hơn so với các tài sản khác (tiền, phải thu khách hàng...) vì thiếu bằng chứng độc lập từ bên thứ ba.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0318 Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ: BCTC có thể chứa đựng những sai sót như có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước, trong năm tài chính có những thay đổi những chính sách kế toán; mức độ dễ mất mát, biển thủ tài sản do hàng tồn kho được bảo quản ở nhiều nơi khác nhau; cơ hội xảy ra các sai phạm cao do số lượng, các nghiệp vụ mua, sản xuất, tiêu thụ thường xảy ra nhiều; sự phức tạp trong đo lường và tính toán. Thứ tư: Đánh giá hệ thống KSNB đối với hàng tồn kho Quá trình đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng gồm hai bước: Bước 1: Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với hàng tồn kho Kiểm toán viên cần quan tâm đến các khía cạnh sau: Một là, môi trường kiểm soát hàng tồn kho KTV cần xem xét các thủ tục, quyđịnh đốivới chức năng của HTK, cũng như việc kiểm soát đối với sản xuất, xem xét việc ban hành quyết định, triển khai, giám sátvà kiểm tra việc thực hiện có được xuyên suốt không. KTV cũng phảixem xét quyđịnh về quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí quản lý cũng như tính trung thực, trình độ, tư cách của từng nhân viên.... Hai là, hệ thống kế toán hàng tồn kho KTV cần kiểm tra chính sách kế toán mà khách hàng áp dụng và khách hàng có tuân theo chínhsáchđó không. Hệ thống kế toán HTK của khách hàng có hữu hiệu không, tức là: việc xác định và ghi sổ tất cả các nghiệp vụ về HTK là có thực; phản ánh các nghiệp vụ kịp thời và đầy đủ; định giá các nghiệp vụ phản ánh chính xác; trình bày các nghiệp vụ HTK và các khoản liên quan một cách chính xác trong BCTC. Ba là, thủ tục kiểm soát hàng tồn kho KTV kiểm tra và đánh giá mức độ phùhợp, đầy đủ của các quy chế kiểm soát khoản mục HTK. KTV phải khẳng định được các quy chế đó được xây
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0319 dựng đúng nguyên tắc: bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm, ủy quyền phê chuẩn. Cuốinăm HTK phải được kiểm kê, đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách. Bốn là, kiểm toán nội bộ KTV xem xét khách hàng có bộ phậnkiểm toánnội bộ không. Nếu có, bộ phận này có nhiệm vụ gì, có tiến hành các cuộc kiểm toán nội bộ thường xuyên hoặc bấtthường đối với HTK của công ty không (KTV tiến hành quan sát thực tế, phỏng vấn nhân viên và ban giám đốc...). Bước 2: Mô tả hệ thống KSNB và áp dụng cho khoản mục Để mô tả hệ thống KSNB đối với HTK, kiểm toán viên sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cả baphươngpháp sau tùy đặc điểm của khách hàng kiểm toán và quy mô kiểm toán: bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, bảng tường thuật, lưu đồ. Dựa vào các thông tin thu thập được trong giai đoạn lập kế hoạch, bước tiếp theo kiểm toán viên sẽ thiết kế và soạn thảo chương trình kiểm toán.  Thiết kế chương trình kiểm toán Thiết kế chương trình kiểm toán HTK là đưa ra các hướng dẫn về mục tiêu kiểm toán cụ thể, nội dung kiểm toán, các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toáncần áp dụng, những tài liệu cầnthu thập ...nhằmgiúp KTV kiểm toán khoản mục HTK đạt được mục tiêu kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế dựatrên kế hoạchkiểm toántổng thể và là căncứ đểphân côngcôngviệc, hỗ trợ côngtác kiểm tra chấtlượng công việc trong nhóm kiểm toán do đó cầnđảmbảo các thủ tục kiểm toán chi tiết, hữu hiệu. 1.6.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục HTK là quá trình sử dụng các kỹ thuật kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của khoản mục HTK trên BCTC. Các bước công việc chính của KTV trong giai đoạn này bao gồm:
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0320  Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát được triển khai dựa trên hai giác độ: hệ thống KSNB được thiết kế có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và quá trình thực hiện có đảm báo tính liên tục, duy trì tính hiệu lực của hệ thống hay không nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát đối với HTK. Các thử nghiệm kiểm soát thường được áp dụng là kiểm tra tài liệu, các quy định của đơn vị về xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống, quan sát sự vận hành, phỏng vấn người có trách nhiệm trong đơn vị khách hàng... Ngoài các tìm hiểu, đánh giá sơ bộ ban đầu về hệ thống KSNB của khách hàng liên quan đến HTK; KTV còn thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cụ thể cho từng khâu trong hệ thống KSNB của đơn vị bao gồm: Đối với quá trình mua hàng Các thủ tục kiểm soát cụ thể mà KTV sẽ thực hiện: - Quan sát quá trình lập phiếu yêu cầu mua, kiểm tra chữ ký... - Thực hiện phỏng vấn các nhân viên để kiểm tra tính độc lập của các bộ phận như người mua hàng với người nhận hàng, thủ kho… Đối với quá trình nhập, xuất kho hàng - Kiểm tra xem các thủ tục nhập, xuất kho hàng có đúng nguyên tắc và thủ tục quy định không (của thủ kho và các bộ phận liên quan) - Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc kiểm tra chất lượng hàng nhập, xuất - Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa thủ kho, người giao nhận hàng, kế toán, người kiểm tra chất lượng... Đối với quá trình sản xuất - Kiểm tra việc theo dõi sản xuất ở các bộ phận có chặt chẽ không. - Kiểm tra việc ghi chép nhật ký, lập báo cáo sản xuất tại các bộ phận. - Kiểm tra quy trình làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0321 - Quan sát việc bảo quản vật liệu, sản phẩm dở dang; xem xét quy trình kiểm kê của đơn vị. Đối với quá trình bảo quản hàng ở kho - Xem xét hệ thống kho hàng, bến bãi, nhà xưởng sản xuất của đơn vị. - Kiểm tra xem xét các quy chế, quy định liên quan đến việc bảo vệ HTK tại đơn vị; kiểm tra trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ HTK ( phòng cháy chữa cháy, đảm bảo chất lượng hàng hóa...) - Kiểm tra việc tổ chức sắp xếp hàng trong kho, bộ phận sản xuất. - Xem xét năng lực, tinh thần trách nhiệm và độ tin cậy của thủ kho. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá về KSNB, KTV sẽ xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản và lựa chọn các thử nghiệm cơ bản phù hợp đặc biệt là các thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản.  Thực hiện các thử nghiệm cơ bản a) Thủ tục phân tích Cũng như khi kiểm toán các khoản mục khác, quá trình kiểm toán khoản mục HTK cũng bắt đầu từ các thủ tục phân tích nhằm đánh giá sơ bộ về các chỉ tiêu liên quan đến nội dung kiểm toán, phát hiện những dấu hiệu bất thường, xét đoán khả năng xảy ra các sai phạm đối với các nghiệp vụ có liên quan, định hướng cho việc kiểm tra chi tiết. Thủ tục phân tích thường tiến hành gồm: phân tích các thông tin tài chính và phân tích các thông tin phi tài chính liên quan.  Phân tích các thông tin tài chính Các kỹ thuật phân tích chủ yếu có thể sử dụng bao gồm: -Kỹ thuật phântíchxuhướng:So sánhsố dưcủaHTKcuối kỳ với đầu năm (hoặc cáckỳtrước);Sosánh giáthành phẩmkỳ này với kỳ trước...Việcsosánhcó thể tiến hành vớitừng tháng, từngquý. Kỹ thuật phântíchngang thường được sử
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0322 dụng để xem xét xu hướng biến động của các chỉ tiêu nhằm xác định các biến động bất thường, dự đoán trước các rủi ro có thể xảy ra. -Kỹ thuật phântíchtỷsuất:Một số tỷ suất chủ yếu thường được phân tích như: + So sánh số vòng luân chuyển HTK với các kỳ trước và với số liệu bình quân ngành.... Trong đó: + So sánh tỷ lệ lãi gộp với các kỳ trước với số liệu bình quân ngành. Việc so sánhhaitỷ suấttrêncó thểđược thực hiện cho toàn bộ HTK hoặc từng loạiHTK cho phép KTVđánhgiáđược cácbiếnđộngvàkhảnăng saisótcó thể có liên quan đến HTK của đơn vị.  Phân tích các thông tin phi tài chính Các thôngtin phitàichínhcó liên quanvà ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thông tin tài chính của HTK rất đa dạng như: thông tin về môi trường kinh doanh, đặc thù kinh doanh, giá cả thị trường, công tác quản lý, KSNB của đơn vị...Việc phântíchcácthôngtinphitàichínhcũng giúp cho các KTV đưa ra các kết luận chính xác hơn trong quá trình kiểm toán HTK. b) Thủ tục kiểm tra chi tiết  Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ HTK Số vòng luân chuyển HTK= Giá vốn hàng bán trong kỳ Số dư bìnhquân HTK Số dư bìnhquân HTK = Số dư HTK đầu kỳ + Số dư HTK cuối kỳ 2 Tỷ lệ lãi gộp = Tổng lãi gộp Tổng doanh thu
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0323 - Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng sản phẩm, vật tư, hàng hóa Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng HTK (do mua ngoài cũng như do đơn vị tự sản xuất) đều bám sát các mục tiêu kiểm toán cụ thể, được thực hiện theo các thủ tục như sau: Bảng 1.4. Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng sản phẩn, vật tư, hàng hóa Mục tiêu Các khảo sát nghiệp vụ thông thường Đảm bảo cơ sở dẫn liệu sự phát sinh - Kiểm tra tính đầyđủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng HTK do mua ngoài và nhập kho sản phẩm do đơn vị tự sản xuất - Đối chiếu ghi chép nghiệp vụ trên sổ kế toán với chứng từ - Xem xét tính cân đối của vật liệu dùng sản xuất với số lượng sản phẩm nhập kho và số lượng sảnphẩm dở dang. Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của nghiệp vụ tăng HTK - Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp, nhất quán của chính sách xác định giá trị HTK nhập kho trong kỳ - Đối chiếu số liệu trên các chứng từ liên quan đếntăng HTK như hóa đơn, phiếu nhập kho, chứng từ vận chuyển bốc dỡ... - Chọn mẫu một số nghiệp vụ để tính toán lại trên cơ sở chứng từ đã kiểm tra - HTK tăng do tự sảnxuất việc xem xét phải dựa trênkết quả tính giá thành sản phẩm sảnxuất trong kỳ. Đảm bảo tính phân loại và hạch toán đúng đắn - Kiểm tra chính sáchphân loại, sơ đồ hạch toántăng HTK của đơn vị đảm bảo hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành - Chọn mẫu các nghiệp vụ tăng HTK để kiểm tra việc phân loại, đối chiếu bút toán ghi sổ với chứng từ Đảm bảo cơ sở dẫn liệu hạch tóan đầy đủ, đúng kỳ - Đối chiếu chứng từ với sổ kế toán chi tiết đảm bảo việc hạch toánkhông bị bỏ sót ( số lượng, tính liên tục của chứng từ) - Kiểm tra tính hợp lý về chia cắt niên độ, kiểm tra ngày tháng chứng từ với ngày ghi sổ ( đặc biệt các nghiệp vụ cuối niên độ trước và đầuniên độ sau) Đảm bảo sự cộng dồn - Kiểm tra tính đầyđủ, đúng đắn của việc cộng dồnsố liệu trên các sổ - Đối chiếu số liệu giữa các sổ, nếu cầnthiết tiến hành cộng lại số liệu. - Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm sản phẩm, vật tư, hàng hóa Đốivới cácnghiệpvụ xuấtkhosảnphẩm,vậttư, hànghóa đểtiêuthụ,nhằm khẳng định kế toáncủađơnvị đã phản ánh giá vốn hàng bán phù hợp với doanh
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0324 thu ghi nhận trong kỳ, kiểm tra việc xác định giá vốn hàng bán của đơn vị trong kỳ là phù hợp và đúng đắn, KTV có thể thực hiện các thủ tục sau: + Thu thập số liệu về số lượngHTK được tiêu thụ trong kỳ từ kết quả kiểm toánchukỳ Bán hàng và thu tiền, tiến hành xác định số ước tính về giá vốn hàng bán và so sánh với tổng giá vốn hàng bán đã xác định của đơn vị; + Tiến hành kiểm tra phươngpháp màđơnvị đã áp dụng để xác định trị giá xuất kho của sản phẩm, vật tư, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp, nhất quán của phương pháp đó; + Đối chiếu số liệu để đảm bảo sự phù hợp về số lượng HTK đã xuất bán trongkỳ trên các sổchitiết vớisố liệu củabộ phậnkếtoánbánhàng, bộ phận bán hàng; + Chọnmẫu mộtsố mặthàng, hoặc mộtsố nghiệp vụ để kiểm tra lại kết quả tính toán; + Kiểm tra nghiệp vụ phát sinh vào cuối niên độ kế toán và đầu niên độ kế toán sau để đảm bảo sự đúng kỳ và phù hợp với việc ghi nhận doanh thu của đơn vị. Đối với các nghiệp vụ xuất kho vật tư phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh,mục tiêukiểm toánđối với các nghiệp vụ này là đảm bảo tính đúng đắn, đầyđủ, phùhợp đốivớicác khoảnchiphí đượctập hợp trong kỳ của đơn vị. Thủ tục kiểm toán mà KTV có thể áp dụng: + Đối chiếu số liệu trên bảng kê xuất vật tư với bảng phân bổ vật tư, các sổ chi tiết để đảm bảo các nghiệp vụ được phản ánh đầy đủ vào các Sổ kế toán chi phí; + Đốichiếu mục đíchxuấtdùngvậttư trêncác phiếu xuất kho, các yêu cầu lĩnh vật tưđược phêduyệtvàsổ chitiết chiphí, bảng phân bổ vật tư để đảm bảo giá trị các khoảnvậttưxuất dùngđược phản ảnh đúng vào các tài khoản chi phí liên quan.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0325 - Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tập hợp chi phí HTK Đốivới quátrìnhkiểm toán các nghiệp vụ tập hợp chi phí, mục tiêu cụ thể của KTV là: + Xác minh về sựđảmbảo việc phânloạicác khoảnchiphí củađơnvị được thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu. + Xác minh về sựđảmbảo cáckhoảnchiphí phátsinhđềđược tập hợp đầy đủ, đúngkỳ, đúngđốitượngtập hợp. Quátrìnhphânbổchiphí chocácđối tượng được thực hiện hợp lý, nhất quán với các kỳ trước. + Việc tínhgiá thành sảnphẩmsảnxuất trong kỳ được thực hiện đúng đắn, nhất quán với các kỳ trước. Đểthực hiện các mục tiêu kiểm toánnày, KTVthườngthực hiện các thủ tục kiểm toán sau: Đối với quá trình tập hợp chi phí +Kiểm tra việc phân loại chi phí của đơn vị nhằm đảm bảo các khoản chi phí được phân loại là đúng đắn, phù hợp. +Xem xét, đánh giá tính hợp lý và nhất quán của đơn vị trong việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. +Xem xét việc hạch toán các khoản chi phí có đầy đủ, đúng phạm vi của từng khoản mục chi phí đã xác định hay không. + Kiểm tra các phương pháp tính toán, phân bổ chi phí cho các đối tượng nhằm đảm bảo việc tính toán là đúng đắn và nhất toán. Đối với quá trình tính giá thành sản phẩm + Kiểm tra, xem xét nội dung và phạm vi các khoản chi phí mà đơn vị xác định để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. + Lưu ý đến các khoản chi phí vượt mức bình thường phát sinh, các khoản chi phí sản xuất chung hoạt động dưới công xuất...
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0326 + Kiểm tra lại nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm bằng cách đối chiếu số liệu trên các bảng tính giá thành với số liệu kế toán chi phí. + Kiểm tra phương pháp tính giá thành mà đơn vị áp dụng, đánh giá tính hợp lý, nhất quán. Có thể chọn mẫu một số loại sản phẩm để tính toán lại....  Kiểm tra chi tiết số dư HTK Saukhi thực hiện các thủtục khảo sátnghiệp vụ đốivớiHTK. Đểcó thểđưa ra kết luận về các chỉtiêucó liên quanđếnHTKtrên BCTC củađơnvị, KTVphải tiến hành các thủtục kiểm toánsố dưHTK. Việc kiểm tra chi tiết số dư tài khoản bao gồm số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ. Đốivới số dư đầu kỳ, việc xem xét số dư đầu kỳ HTK được tiến hành tùy thuộc vào BCTCnămtrước củakhách hàng đã được kiểm toán hay chưa và nếu đãđược kiểmtoánthì do doanhnghiệp kiểm toán nào thực hiện. Nếu chưa được kiểm toán, KTVchưatin tưởngvào kết quảkiểm toánnăm trước thì KTVphải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung. Đốivới số dư cuối kỳ, KTV cần xác minh cho các CSDL cơ bản như: Sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, cộng dồn và báo cáo. Sau đây là một số thủ tục kiểm toán có tính đặc thù đối với HTK: - Quan sát kiểm kê hàng tồn kho Quan sát kiểm kê HTK là công việc đòi hỏi KTV phải có mặt vào thời điểm kiểm kê củadoanhnghiệp. Bằngcác biệnpháp quansát, khảo sát, thẩm vấn thích hợp để xác định sự tồn tại vật chất, quyền sở hữu hàng tồn kho và những thông tin liên quan đến chất lượng hàng tồn kho. Các kỹthuật quansátvật chấthàngtồnkho có thểkhái quáttheo bảng sau:
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0327 Bảng 1.5. Kỹ thuật quan sát vật chất hàng tồn kho Mục tiêu Kỹ thuật kiểm toán áp dụng Phương pháp 1. Hiện hữu Chọn mẫu ngẫu nhiên một số thẻ kho đối chiếu với hàng tồn kho thực tế -Đối chiếu. -Quan sát. 2. Đầy đủ - Kiểm tra HTK đã được ghi vào thẻ kho chưa. - Quan sát xem liệu hàng tồn kho có được di chuyển trong quá trình kiểm kê hay không. -Đối chiếu trực tiếp về số lượng hàng tồn kho. -Quan sát 3. Quyền và nghĩa vụ - Điều tra về hàng ký gửi, hàng nhận giữ hộ, hàng đại lý, cầm cố. - Quan sát HTK không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đảm bảo các hàng đó không được kiểm kê. -Điều tra (phỏng vấn nhân viên, gửi thư xác nhận với bên thứ ba). -Quan sát. 4. Phân loại Kiểm tra HTK trên các thẻ kho, so sánh với HTK thực tế -Kiểm tra. -Đối chiếu. 5. Tính đúng kỳ - Kiểm tra một chuỗi các hàng tồn kho được ghi tăng trong sổ kho trước và sau ngày lập bảng cân đối kế toán. - Kiểm tra sự liên tục số thứ tự các thẻ kho đã được sử dụng và chưa được sử dụng. -Đối chiếu trực tiếp. -Quan sát nơi giữ hàng gửi bán. -Phỏng vấn về hàng gửi bán. 6. Trình bày và công khai Xem xét thành phần tham dự, kiểm kê và công bố kết quả kiểm kê hàng tồn kho. - Quan sát - Kiểm tra việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Kiểm tra lại các chính sách mà đơn vị áp dụng để xác định hàng tồn kho bị giảm giá và mức độ dự phòng trích lập cho số hàng tồn kho bị giảm giá. Đánh giá tính hợp lý và nhất quán của các chính sách này. + Xem xét và kiểm tra cách thưucs đơn vị nhận dạng và tách biệt những hàng hóa chậm lưu chuyển, mất phẩm chất hoặc lỗi thời. + Xem xét giá bán của các sản phẩm, hàng hóa sau ngày khóa sổ để chứng minh cho sự giảm giá của hàng tồn kho. + Thực hiện ước tính độc lập đối với mức dự phòng được trích lập.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0328 + Kiểm tra lại kết quả xác định mức dự phòng cần trích lập đối với hàng tồn kho giảm giá của đơn vị. Kiểm tra quá trình hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.6.1.3. Giai đoạn kếtthúc kiểm toán - Đánh giá các sự kiện phátsinh sau ngàykết thúc niên độ liên quan HTK Đánh giá sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới HTK là thủ tục cần thiết trước khi KTV đưa ra ý kiến kiểm toán, nhằm mục đích khẳng định lại sự tin cậy của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được. - Đánh giá tính hoạt động liên tục Saukhi thực hiện các thủtục kiểm toán bổ sungđảmbảo tínhhoạt động liên tục là có cơ sở, KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với HTK. - Tổng hợp các kết quả kiểm toán hàng tồn kho Tronggiai đoạnnày, trưởngnhómkiểm toánsẽ tổng hợp kết quả kiểm toán liên quantới HTK, tiến hành thảo luận vớibangiám đốc củakháchhàngđể thống nhất búttoánđiềuchỉnh. Nếukháchhàng đồng ý với những điều chỉnh của kiểm toánviên thì các búttoánnàysẽđượctổnghợp trêngiấytờ làm việc và tínhsố dư các khoảnmục hàngtồnkho trên BCTC.Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý với các búttoánđiều chỉnh đó và kiểm toán viên cho rằng các sai lệch đó ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính thì công ty kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến từ chối đưa ra ý kiến về khoản mục hàng tồn kho. - Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi sau kiểm toán + Việc thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không + Giải pháp của đơn vị đối với những vấn đề tồn tại mà KTV phát hiện + Các saisótđãđược phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lý không và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có).
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0329 Những nộidungtrình bày ở trên chỉ là những nội dung cơ bản mang tính chấtlý luận. Trongthực tếkiểm toán, kiểm toánviên có thể có sự điều chỉnh các bước công việc thực hiện cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể mà vẫn đảm bảo tính tuân thủ các chuẩn mực cũng như các quy định hiện hành.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0330 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, với tiền thân là Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính. AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp được thành lập đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, thuế và xác định giá trị doanh nghiệp. Hiện tại, AASC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh. Năm 2007, AASC chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Tài chính thành Công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Năm 2009, AASC đã đạt giải thưởng Cúp Vàng “Thương hiệu Chứng khoán Uy tín – 2009” và Danh hiệu “Tổ chức Trung gian và hỗ trợ dịch vụ tiêu biểu” dành cho các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2010, AASC vinh dự nhận Cờ Thi đua “Đơn vị dẫn đầu Phong trào Thi đua” của Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, nhận Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu 2010” và Cúp Thăng Long của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Năm 2011, AASC bắt đầu gia nhập HLB - mạng lưới quốc tế các hãng kiểm toán và tư vấn quản trị doanh nghiệp. Năm 2013, AASC đổi tên thành Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, công bố Logo mới, ra mắt Công ty TNHH Tư vấn AASC và Cộng sự (ACG).
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0331 Logo mới này của AASC đã được nghiên cứu trong nhiều năm bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu và marketing, đồng thời cũng là ý tưởng của nhiều thế hệ Lãnh đạo, Kiểm toán viên và cán bộ nhân viên AASC. Logo mới được xây dựng trên các giá trị cốt lõi, giá trị truyền thống đã làm nên thương hiệu của AASC trong suốt 22 năm qua, bao gồm: Minh bạch – Độc lập – Am hiểu – Tin cậy – Bền vững Về kết quả hoạt động kinh doanh , doanh thu, lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng và tương đối ổn định qua các năm. Biểu 2.1: Doanh thu qua 8 năm kể từ khi chuyển đổi thành Công ty TNHH ĐVT: Triệu đồng 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Hiện tại, AASC có đội ngũ cán bộ gồm trên 400 cán bộ, KTV, kỹ thuật viên, trợ lý kiểm toán, được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng - kế toán và kiểm toán ở trong nước và ở nước ngoài. Trong đó có 84 KTV được cấp chứng chỉ kiểm toán, 04 KTV có chứng chỉ ACCA, 01 KTV có chứng chỉ CPA Hoa Kỳ, 01 KTV có chứng chỉ CPA Úc, 18 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu 58,095 77,384 87,395 108,055 121,100 130,372 136,000 150,414 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 TriệuVNĐ Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty trong 8 năm gần đây
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0332 Thẩm định viên quốc gia về giá và hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, Kiểm toán viên. Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: - Hội đồng Thành viên - Ban kiểm soát - Ban giám đốc - Ban thư ký - Phòng tổng hợp - Phòng kiểm soát chất lượng - Các phòng nghiệp vụ: Phòng kiểm toán 1, phòng kiểm toán 2, phòng kiểm toán 3, phòng kiểm toán 5, phòng kiểm toán 6, phòng kiểm toán 7, phòng kiểm toán dự án, phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài, phòng kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản. - Chi nhánh công ty tại Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. 2.1.3. Các loại hình dịch vụ của công ty  Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo  Dịch vụ tư vấn  Dịch vụ kế toán  Dịch vụ định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của AASC
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0333  Dịch vụ đào tạo Trong đó, thế mạnh của AASC là dịch vụ kiểm toán BCTC. Khách hàng của công ty rất đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, các thành phần kinh tế. 2.1.4. Quy trình kiểm toán BCTC chung của công ty Một cuộc kiểm toán của AASC cũng giống các cuộc kiểm toán điển hình khác gồm ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. AASC luôn tuân thủ theo quy định của HLB, tiến hành kiểm toán theo phương pháp tiếp cận rủi ro.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0334 Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán tại AASC Quy trình kiểm toán khoản mục HTK cũng tuân theo các bước trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung của AASC. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC 2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán công ty ABC 2.2.1.1. Khảosát và chấp nhận kiểm toán Khi nhận được lời mời kiểm toán BCTC năm 2015 của công ty ABC là khách hàng thường xuyên, để đưa ra quyết định có tiếp tục chấp nhận kiểm toán hay không, KTV của AASC tiến hành nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước đồng thời cập nhật những thay đổi về thành phần ban lãnh đạo, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ABC trong năm 2015. CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN Khảo sát, đánh giá và chấp nhận khách hàng Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: Thu thập thông tin cơ sở Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát Bám sát thực trạng khách hàng đánh giá rủi ro kiểm toán Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng Lập chương trình kiểm toán chi tiết HỰC HIỆN KIỂM TOÁN Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết Đánh giá kết quả Soát xét báo cáo tài chính KẾT THÚC KIỂM TOÁN Kết luận kiểm toán và lập BCTC : Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng Soát xét sự kiện sau ngày phát hành BCTC Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0335 Để đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, AASC giao cho KTV có kinh nghiệm, đã từng kiểm toán công ty ABC năm trước thực hiện bước công việc này. Các phương pháp được KTV sử dụng gồm: đọc hồ sơ kiểm toán năm trước, phỏng vấn khách hàng, kiểm tra các văn bản chính sách mới của công ty ABC... Kết thúc công việc, KTV hoàn thành bảng đánh giá về công ty khách hàng ABC. Nhận định công ty ABC luôn có thái độ hợp tác trong quá trình nhóm kiểm toán tới đơn vị thực hiện kiểm toán, cũng như thực hiện theo các đề xuất của KTV nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Tình hình công ty không có gì thay đổi so với các năm trước. KTV đưa ra kết luận, chấp nhận kiểm toán BCTC năm 2015. Sau đây là giấy tờ làm việc 4.01 của KTV:
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0336 2 Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước Không có vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước HÃNG KIỂM TOÁN AASC THÀNH VIÊN HLB QUỐC TẾ Tên khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện:LDM Niên độ kế toán: 31/12/2015Người thực hiệ Ngày thực hiện:05/7/2015 Bước công việc: Đánh giá việc chấp nhận khách hàng hiện tại Người soát xét: VXB Ngày thực hiện:25/7/2015 1 Mục tiêu Đảm bảo các thông tin đầy đủ đã được thu thập để cho phép Công ty quyết định xem có nên tiếp tục hợp đồng kiểmtoán không. Cá c thông tin và các câu hỏi hàng năm dựa trên kết luận của cuộc kiểm toán nămtrước. Các thay đổi so với năm trước Chi tiết các thay đổi Các cổ đông/ thành viên chính Không có thay đối Hội đồng quản trị Không có thay đối Ban giám đốc Không có thay đối Các đơn vị trực thuộc Không có thay đối Các công ty con Không có c ng ty con Các công ty liên kết Không có thêm công ty liên kết Giao dịch với các bên liên quan Không có giao dịch với các bên liên quan 4.01
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0337 3 Các câu hỏi đánh giá Câu hỏi đánh giá Yes/No Ghi chú Quyền sở hữu và quản lý 1. Có vấn đề trong việc nhận biết người chủ thực sự của đơn vị không? No 2. Đã hoặc có khả năng thay đổi trong sở hữu của đơn vị, các thành viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc thay đổi về quản trị mà đưa đến sự nghi ngờ về tính chính trực của khách hàng không? No 3. Có bất cứ vấn đề nào về tính chính trực hoặc danh tiếng kinh doanh của người chủ, các thành viên chủ chốt của Ban điều hàn h hoặc những người quản trị đơn vị không? No 4. Có thành viên trong Ban điều hành hoặc HĐQT/HĐTV có khả năng ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm toán không? No 5. Có vấn đề liên quan đến thái độ của các chủ sở hữu chính, các thành viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc những người quản trị đơn vị có xu hướng coi thường các chuẩn mực kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ không? No Pháp luật và các qui định 6. Hiện tại hoặc trong quá khứ khách hàng có liên quan đến kiện tụng,tranh chấp quan trọng không? No 7. Công ty có liên quan đến kiện tụng,tranh chấp với khách hàng hoặc có sự cảnh báo về việc phát sinh kiện tụng,tranh chấp không? No 8. Có dấu hiệu cho thấy khách hàng liên quan đến việc rửa tiền hoặc các hoạt động tội phạm không? No 9. Có vấn đề liên quan đến phương thức hoạt động hoặc kinh doanh của khách hàng đưa đến sự nghi ngờ về danh tiếng và tính chính trực không? No 10. Có thay đổi trong các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu bổ sung đối với Kiểm toán viên không? No 11. Có các vấn đề quan trọng liên quan đến các cơ quan pháp luật không? No Điều kiện về tài chính 12. Có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động kinh doanh liên tục không? No 13. Khả năng tài chính của khách hàng có phụ thuộc vào các kế hoạch trong tương lai như giảm chi phí qua việc tái cấu trúc, mua hoặc sáp nhập, niêm yết hoặc sắp xếp cá nhân không? No
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0338 14. Có các chính sách kế toán đặc biệt yêu cầu sử dụng các đánh giá và các ước tính phức tạp không? Nếu có, có các đánh giá v à các ước tính gì chung cho ngành kinh doanh không? No 15. Báo cáo kiểm toán năm trước có bị ngoại trừ không? No 16. Có các chính sách kế toán hay cách xử lý các nghiệp vụ cụ thể gây nên sự nghi ngờ về tính chính trực của thông tin tài ch ính không? No 17. Khách hàng có phải là một phần trong Tập đoàn có cấu trúc phức tạp không? No 18. Có các nghiệp vụ quan trọng với các bên liên quan và các nghiệp vụ này có đúng nội dung thực tế không? No 19. Khách hàng có mua bán hoặc có các lợi ích ở nước ngoài không? No 20. Có các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán bao gồm các thay đổi quan trọng trong giả định không? No 21. Có các cấn đề phức tạp liên quan đến thuế từ các xử lý kế toán hay các nghiệp vụ không? No 22. Có bất cứ dấu hiệu nào về giới hạn phạmvi công việc một cách không phù hợp không? No 23. Phí có chiếm 15% hoặc hơn trong tổng doanh thu của khách hàng không? No 24. Phí kiểm toán của khách hàng này có chiếm khoảng 10% hoặc hơn trong tổng doanh thu của Công ty không? No 25. Có phí kiểm toán quá hạn chưa được thanh toán không? No 26. Có sức ép lớn về thời gian hoặc chi phí trong công việc được thực hiện hay không? No 27. Có bất cứ Partner nào trong AASC có người nhà, có các quan hệ cá nhân hoặc có lợi ích tài chính trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng không? No 28. Có bất cứ nhân viên nào mà sẽ là thành viên trong nhóm kiểm toán có người nhà, có các quan hệ cá nhân hoặc có lợi ích tài chính với khách hàng không? No 29. Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) nắm giữ cổ phần của khách hàng không? No 30. Nếu chấp nhận khách hàng,có sự xung đột về lợi ích với các khách hàng khác không? Nếu có, liệt kê các xung đột này No 31. Hiện AASC có cung cấp dịch vụ nào cho khách hàng không? No 32. Có bất cứ Partner hay nhân viên mà sẽ là thành viên của nhóm kiểm toán có khả năng sẽ làm việc cho khách hàng hoặc đã làm cho khách hàng trong 2 năm vừa qua không? No 33. Có bất cứ Partner nào của AASC là nhân viên hoặc người quản lý của khách hàng không? No
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0339 34. Có yêu cầu chọn nhân viên, kiểm toán viên hay Partner ký báo cáo từ phía khách hàng không ? No Năng lực 35. Có cần bổ sung tăng số lượng hay chất lượng nhân sự so với cuộc kiểm toán năm trước không? No 4 Đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng Thấp/ low 5 Kết luận Tiếp tục chấp nhận khách hàng Công ty ABC Biểu 2.2. Trích giấy làm việc 4.01của KTV
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0340 2.2.1.2. Bốtrí nhân sự, thời gian và tiến hành kiểm toán. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, hồ sơ kiểm toán năm trước cũng như dự trù về chi phí cho cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán được lựa chọn là những người có kinh nghiệm hoặc đã tham gia thực hiện kiểm toán công ty ABC trong các năm trước. Nhóm kiểm toán được lựa chọn có 5 thành viên trong đó có 1 KTV đồng thời là trưởng nhóm kiểm toán và 4 trợ lý kiểm toán. Đặc điểm của cuộc kiểm toán được thực hiện bởi AASC là kiểm toán theo từng khoản mục, vì vậy trưởng nhóm kiểm toán dựa trên đặc điểm doanh nghiệp và mức độ trọng yếu để phân công nhóm khoản mục cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán. Các thành viên sẽ hoàn thành công việc kiểm toán các khoản mục theo chỉ đạo của trưởng nhóm, trưởng nhóm có nhiệm vụ tổng hợp các kết quả kiểm toán của KTV để đưa ra kết luận kiểm toán cuối cùng. 2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.2.1. Thu thập thông tin cơ sở về công ty ABC Trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập các thông tin cơ sở công ty ABC như: ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chính, biến động của hoạt động kinh doanh, thông tin yếu tố đầu vào.... nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng phục vụ cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Các thông tin trên được KTV tìm hiểu bằng cách nghiên cứu hồ sơ kiểm toán cũ, phỏng vấn khách hàng, tìm hiểu các bên liên quan, nghiên cứu thị trường..... Kiểm toán viên tổng hợp thông tin về khách hàng theo bảng mẫu quy định tại Công ty AASC, trong đó bao gồm các thông tin cơ sở về HTK của công ty ABC. Sau đây là mẫu giấy làm việc 5.01 của KTV:
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0341 Biểu 2.3. Trích giấy làm việc 5.01của KTV HÃNG KIỂM TOÁN AASC THÀNH VIÊN HLB QUỐC TẾ Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán:31/12/2015 Tham chiếu: Khoản mục thực hiện:Hàng tồn kho Người thực hiện: LDM Bước công việc: Thu thập thông tin chung về khách hàng. Ngày thực hiện:11/1/2016 Thông tin chung : Khách hàng: Chủ yếu là các nhà thầu công trình, mua với khối lượng trung bình hoặc lớn. Không kinh doanh bán lẻ Trụ sở chính: Thành phố Hà Nội; Chi nhánh: Hải Phòng, Hưng Yên Lĩnh vực hoạt động: - Là doanh nghiệp nhập khẩu thép hàng đầu Việt Nam. - Chuyên doanh xuất nhập khẩu và phân phối chuyên nghiệp các mặt hàng thép hình, thép tấm, thép lá.... - Là cắt pha băng chỉnh phẳng các loại thép cuộn độ dày từ 0.2- 25mm - Kinh doanh các sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng Composite cao cấp - Kinh doanh các loại phụ tùng và ô tô cao cấp nhập khẩu - Kinh doanh hạ tầng các khu đô thị , kinh doanh địa ốc và văn phòng cho thuê, nhà hàng… Tình hình hoạt động kinh doanh: Nền kinh tế khó khăn cùng với tính chất cạnh tranh của ngành thép làm cho tình hình kinh doanh của công ty có đôi chút biến động. Giá cả các yếu tố đầu vào tăng nhẹ cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mục tiêu kinh doanh: Tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh, tiêu thụ tăng doanh thu, lợi nhuận. Đẩy lượng hàng tồn kho ra thị trường 1 cách tối đa. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo giá thực tế - giá gốc. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Chỉ tiêu HTK trên BCTC cũng giảm so với năm trước, phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Kết luận: KTV nhận thấy rủi ro tiềmtàng đối với HTK của công ty ABC nằmở mức trung bình.Rủi ro tập trung vào hoạt động tính giá HTK. 5.01
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0342 2.2.2.2. Đánhgiáhệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC Sau khi thu thập thông tin chung về khách hàng ABC , KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị ABC nhằm xét đoán mức rủi ro kiểm soát dự kiến để đưa ra phương pháp kiểm toán thích hợp. Đối với khoản mục HTK, KTV tiến hành phỏng vấn các thủ kho và kế toán HTK với các câu hỏi có dạng Yes/No về các thông tin liên quan đến cách thức bảo quản, cách thức ghi chép, công tác kế toán HTK… Bên cạnh đó, KTV cũng tiến hành quan sát tình hình thực tế việc bảo quản, lưu trữ HTK, tìm hiểu quy trình hạch toán, nhập, xuất. Từ đó, KTV sẽ tiến hành đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB đối với khoản mục HTK. Sau đây là giấy tờ làm việc 5.03 của KTV: Biểu 2.4. Trích giấy làm việc 5.03 của KTV HÃNG KIỂM TOÁN AASC THÀNH VIÊN HLB QUỐC TẾ Tên khách hàng:Công ty ABC Thực hiện bởi:NTA Ngày: 11/1/2016 Ngày kết thúc niên độ: 31/12/2015 Soát xét bởi: LDM Ngày: 11/1/2016 Công việc: Tìm hiểu và đánh giá HTKSNB đối với HTK 1.Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động KSNB đối với HTK  Quy trình mua hàng: Tại công ty đề nghị mua được giám đốc phê duyệt và chậm nhất sau 5 ngày. Đề nghị mua được chuyển xuống phòng cung ứng hàng hóa. Phòng cung ứng chịu trách nhiệm thu mua hàng hóa. Hàng hóa sau khi Hoàn thành các thủ tục nhập kho, chứng từ sẽ được chuyển lên cho Phòng kế toán, kế toán HTK tiến hàng hạch toán, ghi sổ hàng nhập kho.  Quy trình nhập xuất hàng hóa: Hàng hóa được chuyển đến kho công ty, thủ kho và đại diện phòng cung ứng làm thủ tục giao nhận, kiểm tra mẫu mã chủng loại hàng hóa, lập Biên bản giao nhận hàng rồi tiến hành chuyển hàng vào kho.Thủ kho ghi sổ theo dõi rồi chuyển các chứng từ liên quan lên phòng kế toán. Khi có quyết đinh của giám đốc về xuất kho, kế toán viết phiếu xuất kho trình giám đốc, kế toán trưởng ký sau đó làm thủ tục xuất kho hàng hóa. Các chứng từ có liên quan được chuyển lên phòng kế toán để kế toán HTK ghi sổ và tính giá thành xuất kho. 2. Đánh giá Câu hỏi Có Không Ghi chú 5.03
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0343 Nhập hàng 1. Các phiếu nhập kho được đánh số trước có được thực hiện cho tất cả các lần nhập hàng không? Có 2. Hệ thống kho của Công ty có đáp ứng được yêu cầu bảo quản đối với những loại hàng hóa có điều kiện bảo quản đặc biệt không? 3. Có sự kiểm tra để có sự đảm bảo là chỉ có các mặt hàng đã được duyệt thì mới được nhận và mặt hàng phù hợp với đặc điểm kỹ thuật trong đơn đặt hàng không? Có Phòng kinh doanh XNK và các xí nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra hàng trước khi nhập kho 4. Các phiếu nhập kho có được sử dụng để cập nhật các ghi chép về kho hàng không? Có 5. Hàng bán trả lại được ghi chép qua phiếu nhập kho không? Có 6. Các phiếu nhập kho có được thủ kho lưu trữ đầy đủ, khoa học để có thể kiểm tra các số liệu ghi trên thẻ kho cũng như đối chiếu với bộ phận kế toán không? Có Xuất hàng 7. Các phiếu xuất kho được đánh số trước có được thực hiện cho tất cả các lần giao hàng không? Có 8. Các phiếu xuất kho có được sử dụng để cập nhật các ghi chép về kho hàng hay không? Có 9. Các phiếu xuất kho có được thủ kho lưu trữ đầy đủ, khoa học để có thể kiểm tra các số liệu ghi trên thẻ kho cũng như đối chiếu với bộ phận kế toán không? Các kiểm soát về hiện vật 10. Hàng tồn kho có được bảo quản an toàn để tránh hư hỏng và có được mua bảo hiểm không? Có Điều kiện hàng tồn kho được bảo quản tốt tuy nhiên không mua bảo hiểm cho hàng tồn kho. 11. Thủ tục về mã hàng tồn kho có phù hợp để đảm bảo tất cả các mặt hàng tồn kho bao gồm trong bảng liệt kê hàng tồn kho không? Có 12. Hàng tồn kho hư hỏng/lỗi thời có được tách riêng không? Có 13. Có chính sách đối với hàng tồn kho giảm giá, chậm luân chuyển và hư hỏng hay không? Không Khi có sẽ trình ban Giám đốc để có biện pháp xử lý thích hợp.
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Đỗ Thị Ngọc Ánh CQ50/22.0344 14. Có quy định thủ kho chỉ được xuất hàng ra khỏi kho khi đã có phê duyệt (lệnh) xuất kho của người nhận hàng không? Có 15. Việc kiểm kê định kì hàng tồn kho có : -Xác định số lượng tồn kho thực tế không? -Xác định hàng tồn kho hư hỏng hoặc lỗi thời không? -So sánh tồn kho thực tế với sổ sách để xem HTK bị tổn thất hoặc mất cắp không? Có Có Có Kiểm kê mỗi tháng 16. Các thủ tục kiểm tra việc chia cắt niên độ có phù hợp để đảm bảo: -Hàng tồn kho để bán hoặc trả lại có được để riêng không? -Hàng tồn kho đã bán và khách hàng gửi tại kho được để riêng không? Có Có 17. Việc kiểm kê có được phối hợp một cách đúng đắn, kết quả được ghi chép, các chênh lệch được xem xét và xóa sổ sau khi có sự phê duyệt không? Có Đánh giá 18.Chính sách hàng tồn kho có nhất quán và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 không? Có 19. Có quy định thủ kho chỉ được nhập những hàng hóa đã qua kiểm tra của bộ phận chịu trách nhiệm về chất lượng hàng mua hoặc phải có phê duyệt cho phép nhập kho không? Có 20. Công ty có quy định về mức dự trữ hàng tồn kho tối thiểu không? Không 21. Nhân viên quản lý kho có thường xuyên đối chiếu lượng hàng tồn kho thực tế và mức dự trữ quy định kịp thời đễ xuất những mặt hàng cần phải mua không? Có Đánh giá của KTV sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống Dựa trên các công việc đã thực hiện, theo ý kiến của tôi: các thủ tục kiểm soát có vẻ được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách khá hiệu quả Kết luận: Rủi ro kiểm soát đối với kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của công ty ABC là trung bình. Kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu đối với hàng tồn kho: