SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 185
Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia hå chÝ minh
Lª hång phong
¶nh h­ëng cña ®¹o tin lµnh ®èi víi
®êi sèng tinh thÇn cña ®ång bµo d©n téc
thiÓu sè ë t©y nguyªn hiÖn nay
luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc
Hµ Néi - 2014
Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia hå chÝ minh
Lª hång phong
¶nh h­ëng cña ®¹o tin lµnh ®èi víi
®êi sèng tinh thÇn cña ®ång bµo d©n téc
thiÓu sè ë t©y nguyªn hiÖn nay
Chuyªn ngµnh: CNDVBC&CNDVLS
M· sè: 62 22 80 05
luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc
Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: GS, TS. Lª h÷u nghÜa
Hµ Néi - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận án
Lê Hồng Phong
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh
thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 6
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành
đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 16
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành
đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 19
Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26
2.1. Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 26
2.2. Đạo Tin lành ở Tây Nguyên 54
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN
NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG 70
3.1. Thực trạng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 70
3.2. Nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời
sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 97
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 121
4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 121
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống
tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 127
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 167
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời trong những điều kiện
lịch sử nhất định. Trong quá trình phát triển, tôn giáo luôn có ảnh hưởng khá
sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa, đạo đức, lối sống… Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn
hóa lâu đời và là một quốc gia có nhiều tôn giáo, số lượng người theo đạo khá
đông. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta
có hơn 25 triệu tín đồ, chiếm hơn ¼ dân số. Hơn nữa, tôn giáo cũng đang là
một vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm liên quan đến chính sách đối nội,
đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo
là vấn đề quan trọng không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân mà còn tác động không nhỏ tới tình hình chính trị,
kinh tế - xã hội của đất nước.
Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và
Lâm Đồng) có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế và an ninh – quốc phòng hết sức
quan trọng, là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh không chỉ đối với
khu vực mà còn đối với cả nước. Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là nơi có
nhiều diễn biến phức tạp về dân tộc và tôn giáo. Vì vậy, qua các giai đoạn
cách mạng, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về chính sách kinh tế - xã hội,
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt. Nhờ vậy, những năm qua kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã có
nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, đạo Tin
lành ở Tây Nguyên phát triển nhanh và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên
2
cạnh những mặt tích cực và hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định, tuân thủ
pháp luật, tình hình đạo Tin lành ở Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp. Lợi
dụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của
đồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính
sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch đã tăng
cường hoạt động tuyên truyền, lừa phỉnh, phát triển đạo trái phép, kích động
tư tưởng ly khai, lôi kéo người vượt biên trái phép; lợi dụng việc phát triển
“Tin lành Đêga” để lôi kéo chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người
có tôn giáo và không tôn giáo, tách Tin lành của người Kinh ra khỏi Tin lành
của đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt âm mưu chia rẽ đồng bào tôn giáo với
Đảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, điển hình là các vụ
bạo loạn mang tính chất chính trị vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004.
Ở bên ngoài, các phần tử phản động, cực đoan vu cáo Đảng và Nhà nước ta
đàn áp dân tộc thiểu số, tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền chống phá ta
gây mất ổn định chính trị xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống
tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Trong khi đó, việc giải quyết một số vấn đề của đạo Tin lành theo chủ
trương của Đảng ở một số nơi còn hạn chế trên nhiều mặt, vẫn còn có nhận
thức, quan điểm và cách giải quyết chưa thật sự thống nhất. Điều đó dẫn đến
một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu đúng đắn về
chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, làm cho tình hình các
mặt ở Tây Nguyên có nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở Tây Nguyên, và ổn định
chính trị của cả nước. Bên cạnh đó, do yêu cầu phải xây dựng đời sống văn
hóa tinh thần phong phú, lành mạnh làm cơ sở, động lực để phát triển kinh tế
- xã hội; tăng cường, củng cố tính thống nhất trong đa dạng ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; chống lại những tiêu cực trong quá trình hội
nhập và giao lưu văn hóa hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.
3
Trong bối cảnh đó, việc tập trung nghiên cứu đạo Tin lành, nhất là
nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay nhằm tìm ra giải pháp khắc phục
ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đạo
Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ Triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng
của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm
phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm đời sống tinh thần và những đặc trưng đời sống tinh
thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Trình bày khái quát về đạo Tin lành, về quá trình du nhập, phát triển
của đạo Tin lành ở Tây Nguyên.
- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và nguyên nhân gia
tăng ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
- Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp
nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Luận án tập trung nghiên cứu đạo Tin lành ở Tây Nguyên, ảnh hưởng
của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa truyền thống; tín ngưỡng
truyền thống.
- Phạm vi nghiên cứu: Các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong thời kỳ đổi mới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, tôn
giáo, đường lối văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
- Luận án dựa vào các văn kiện của các đại hội Đảng, các nghị quyết của
Trung ương, các tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh Tây
Nguyên hiện nay có liên quan đến đề tài.
- Cơ sở thực tiễn là tình hình kinh tế- xã hội, đời sống tinh thần của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể như: phân
tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; so sánh; phương pháp điều tra xã hội
học, khảo sát thực tiễn… ngoài ra, luận án còn sử dụng kết quả nghiên
cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liên
quan đến đề tài.
5. Đóng góp mới của luận án
- Làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những
nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
5
- Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ
bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan Đảng và
Nhà nước trong việc xây dựng chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo ở
nước ta nói chung và ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy
trong các trường chính trị tỉnh và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
các khu vực.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học được
công bố có liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời
sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành
Tác giả Nguyễn Xuân Hùng với bài viết "Về Nguồn gốc và sự xuất hiện
tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam"[102 ] cho rằng, chỉ đến năm 1911, khi các
giáo sĩ của Hội Liên hiệp Cơ Đốc và Truyền giáo (CMA) lập trụ sở truyền
giáo thì việc truyền đạo Tin lành cho người Việt Nam mới được bắt đầu và
đến đầu những năm 30 tên gọi đạo Tin lành được phổ biến và trở thành tên
gọi phổ thông. Ngày nay, tên gọi đạo Tin lành trở thành tên riêng phổ biến tại
Việt Nam.
Nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói
riêng, tác giả Nguyễn Thanh Xuân chủ biên hai cuốn sách “Bước đầu tìm hiểu
đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam” [130] và “Đạo Tin lành ở Việt
Nam” [11]. Tác giả đã khái quát về quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin
lành trên thế giới; các giáo lý, luật lệ, các lễ nghi, tổ chức giáo hội, sự giống
và khác nhau giữa Tin lành và Công giáo. Trên cở sở đó tác giả đã trình bày
quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam. Đây là những cuốn
sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về
đạo Tin lành và quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở nước ta nói
chung, ở Tây Nguyên nói riêng.
Bài viết “Vài nhận biết về Tin lành Mỹ” của tác giả Đỗ Quang Hưng
[66] cho rằng, tôn giáo có vị trí lớn trong đời sống nước Mỹ. Hơn nữa, khi
thực hiện chính sách bành trướng, người Mỹ đã sử dụng vũ khí tôn giáo
không chỉ như là một “kinh nghiệm” của các thế lực thực dân xưa kia, mà hơn
thế, nó còn vì, tôn giáo là một “căn tính” của họ. Trên cơ sở làm rõ đặc điểm
7
tôn giáo liên quan đến sự hình thành cộng đồng Tin lành Mỹ, tác giả đã đi sâu
làm rõ một số đặc trưng của Tin lành Mỹ và đưa ra bốn nhận xét về Tin lành
Mỹ. Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý cho quá trình nghiên
cứu sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với nước ta nói chung, ở
Tây Nguyên nói riêng.
Cuốn sách “Lịch sử đạo Tin lành” của tác giả Jean Bau Bérot [71] đã đề
cập đến về vấn đề cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI và cùng với nó là
sự ra đời đạo Tin lành. Buổi đầu hình thành, nó là một “tôn giáo phản kháng”,
phản đối một số tục lệ, truyền thống hoặc cấu trúc của nhà thờ Công giáo La
Mã. Do bị đàn áp dữ dội, nhiều tín đồ Tin lành phải di cư sang châu Mỹ, lập
nên nhiều giáo phái khác nhau. Trên cơ sở đó tác giả đã trình bày tính hiện đại
và thực trạng đạo Tin lành đương thời. Lịch sử đạo Tin lành cho thấy rõ tính
chất phức tạp, không ngừng cải cách, hiện đại hóa và đa giáo phái của nó.
Tìm hiểu lịch sử ấy giúp chúng ta lý giải rõ hơn một số hiện tượng thực tế
đang diễn ra hiện nay của đạo Tin lành.
Cuốn sách "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" tác
giả Max Weber (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu
Quang dịch) [80]. Đây là công trình nghiên cứu công phu, trong đó tác giả đi
tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại, bằng
cách khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc
các giáo phái Tin lành, phác họa một cái khung phương pháp luận nhằm tìm
hiểu những động lực văn hóa - tinh thần vốn luôn được chi phối, thúc đẩy,
hoặc cản trở quá trình biến đổi kinh tế - xã hội. Từ những vấn đề nghiên cứu,
tác giả cho rằng nền đạo đức Tin lành có mối liên hệ với tinh thần của chủ
nghĩa tư bản và tạo ra động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát
triển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Mã Phúc Thanh Tươi trong bài “Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin
lành và đạo đức truyền thống” [121], trên cơ sở trình bày tổng quan về đạo
8
Tin lành, đã đi sâu luận giải làm rõ sự tương đồng giữa đạo đức Tin lành
với đạo đức truyền thống trên cơ sở lý giải những đặc trưng văn hóa, giá trị
nhân văn tương đồng giữa các nền văn hóa để hướng tới sự hòa đồng và
hội nhập.
Bài viết "Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin
lành hiện nay" của tác giả Nguyễn Hồng Dương [34], trên cơ sở phân tích
tính đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành và đặc thù về sự
đa dạng tổ chức đạo Tin lành ở Việt Nam, đã làm rõ mối quan hệ giữa Nhà
nước Việt Nam với các tổ chức đạo Tin lành, mối quan hệ này được thể
hiện qua đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với đạo Tin lành.
Theo tác giả, với nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân
dân, đặc biệt là những quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Chỉ
thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành
mà trọng tâm là việc công nhận tổ chức Hội Thánh Tin lành thì quan hệ
giữa Nhà nước Việt Nam với các hệ phái Tin lành vì vậy được cải thiện
một cách cơ bản. Giáo sĩ, tín đồ đạo Tin lành tin tưởng vào đường lối,
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tích cực thực hiện
đường hướng hành đạo: Sống Phúc Âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ
quốc và Dân tộc.
Cuốn sách “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn
đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Dương [35],
trong chương IV, phần II, những vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành;
trên cơ sở đưa ra hai đặc thù quan trọng quy định vấn đề công nhận các tổ
chức Tin lành ở Việt Nam là đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo
Tin lành ở Việt Nam và đặc thù về sự đa dạng tổ chức Tin lành ở Việt Nam;
tác giả đã trình bày đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn
đề công nhận các tổ chức Tin lành tại Việt Nam và những kết quả đạt được
trong thời gian qua.
9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Cuốn sách "Nếp sống - Phong tục Tây Nguyên" [26]. Đây là tập Kỷ yếu
hội thảo khoa học của Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức tháng 5 năm 1994.
Các nhà khoa học cho rằng, Tây Nguyên là miền đất chiến lược quan trọng,
là vùng có kho tàng văn hóa dân gian truyền thống phong phú đa dạng, đa
sắc và hết sức độc đáo. Trong các lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào
chứa đựng bao cái hay, lòng nhân ái, tính nhân văn, khiếu thẩm mỹ, khả
năng diễn đạt tình cảm tinh tế... song đang bị mai một đi một cách nhanh
chóng. Nguyên nhân do sự thấp kém của đời sống kinh tế và trình độ dân trí;
cách cư xử của chúng ta không thích hợp với vốn văn hóa cổ truyền; sự xâm
nhập nhanh chóng của đạo Tin lành ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên... Trên cơ sở đánh giá thực trạng nếp sống, phong tục Tây
Nguyên, những cái cần khai thác, phát huy; những hủ tục, lạc hậu cần ngăn
chặn, loại bỏ, các tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm gìn giữ và phát
huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên. Như: bài viết "Hãy cứu lấy những dòng văn hóa của các dân
tộc ít người" của tác giả Hoàng Quốc Hải; "Những phong tục tập quán nên
giữ và nên bỏ ở Tây Nguyên" của tác giả Hoàng Bích Nga; "Vài suy nghĩ về
nếp sống và phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên" của tác giả Linh
Nga Niêk Đam... Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoa
học, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nhằm tìm ra các giải
pháp có tính đồng bộ cho vùng đất có những đặc thù như Tây Nguyên. Đồng
thời, công trình cũng là cơ sở để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp
phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Cuốn sách “Một số nét đặc trưng của Phong tục các dân tộc Tây
Nguyên” do Lâm Tâm - Linh Nga Niêk Đam chủ biên [104], đã khắc họa
những nét đặc trưng của Tây Nguyên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
10
như: tổ chức xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân và về lễ hội. Đây là những
tài liệu quý giúp nghiên cứu sinh hiểu được những nét đặc trưng về phong tục
các dân tộc Tây Nguyên, để có căn cứ khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp
xây dựng đời sống tinh thần ở Tây Nguyên hiện nay.
Cuốn sách "Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên" của tác giả Lưu Hùng [65]
đã giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa cổ truyền của Tây Nguyên như:
văn hóa vật chất (gồm sinh hoạt kinh tế - sản xuất; tập quán ăn, hút; nhà cửa
và hình thức cư trú; công cụ, dụng cụ, vũ khí), văn hóa xã hội (gồm các quan
hệ họ hàng thân thuộc; làng; truyền thống sở hữu; phong tục trong chu kỳ đời
người), văn hóa tinh thần (gồm tín ngưỡng - tôn giáo; văn học dân gian; ca
múa nhạc dân gian và nghệ thuật tạo hình trang trí dân gian). Qua tác phẩm
này tác giả đã cho thấy mối quan hệ biện chứng và vai trò quyết định của tồn
tại xã hội đối với ý thức xã hội; của đời sống vật chất đối với đời sống tinh
thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đây là cuốn sách tham khảo
có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trên cơ sở đó làm rõ sự ảnh
hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu
số Tây Nguyên.
Cuốn sách “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên” do
Nguyễn Hồng Sơn và Trương Minh Dục chủ biên [60] là công trình của tập
thể tác giả nghiên cứu và giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính Khu
vực III, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung
cuốn sách đề cập đến cơ sở hình thành các giá trị văn hóa Tây Nguyên và ảnh
hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay như: ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội, ổn định chính
trị ở Tây Nguyên... trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu giữ
gìn và nâng cao giá trị văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Tây Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Cuốn
sách là tư liệu quý để tham khảo, đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát
11
huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên hiện nay.
Đề cập đến đời sống văn hóa ở Tây Nguyên, tác giả Ngô Đức Thịnh đã
có một loạt các công trình nghiên cứu như: "Bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên"; "Buôn làng, luật tục và vấn
đề quản lý cộng đồng của các tộc người ở Tây Nguyên hiện nay"; "Một số đặc
trưng trang phục Tây Nguyên"; "Định hướng sản xuất và phân công lao động
trong các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên"[110]; "Một số vấn đề về bảo tồn và
phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên"[109]. Những công trình nghiên
cứu của tác giả tập trung đi sâu làm rõ văn hóa truyền thống của đồng bào các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các khuynh hướng biến đổi và đưa ra một số
giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các tộc
người ở Tây Nguyên. Những phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả vừa
cụ thể, vừa tổng quát sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển Tây Nguyên.
Bài tham luận "Mất, còn của văn hóa dân gian Tây Nguyên; vấn đề bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa và tác giả người dân tộc" của tác giả Linh Nga
Niêk Đam, được trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Văn
học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1997[63]. Theo tác giả,
văn hóa dân tộc Tây Nguyên đang ngày càng mất dần, bởi xu hướng đô thị
hóa buôn làng, ý thức của con người có lỗi khi đã không có sự giáo dục
truyền thống một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề cập đến việc xem
xét cái gì nên giữ? cái gì nên bỏ? Điều đó cần phải có một đội ngũ cán bộ văn
hóa người dân tộc tại chỗ, có tri thức. Tham luận là tài liệu tham khảo tốt để
góp phần nghiên cứu về thực trạng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
Cuốn sách "Giữ gìn và phát huy tài sản văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc
và Tây Nguyên" của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam[64] là cuốn sách tập
hợp những bài viết của các nhà khoa học am hiểu về văn hóa các dân tộc Tây
Bắc và Tây Nguyên thuộc hai Hội thảo khoa học của Hội Văn nghệ dân gian
12
Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Sở Văn hóa Thông
tin Thể thao Đắk Lắk tổ chức năm 1994 và 1995. Công trình đã làm nổi bật
tính phong phú, độc đáo của văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên như:
ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục tập quán, tín ngưỡng, trang phục...
nhiều bài viết đã khẳng định, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên có tác dụng to
lớn đối với đời sống nhân dân Tây Nguyên xưa và nay. Trong những năm
qua, mặc dù đã được sưu tầm, phát huy nhưng do điều kiện xã hội và nhận
thức chưa đúng đắn đối với văn hóa dân tộc nên đang có nguy cơ mai một và
pha tạp làm mất đi tính nguyên sơ của nó. Trong bài tham luận "Hãy bảo vệ
bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc người Tây Nguyên trong đời sống hiện
nay"[64], tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định, nhân loại nhận ra văn hóa
dân tộc mới là động lực của phát triển. Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên
chính là bảo vệ con người Tây Nguyên, và đồng thời là bảo vệ bản sắc văn
hóa của cư dân toàn khu vực trong đó có cả các tộc người trong quốc gia, dân
tộc Việt Nam. Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên không có nghĩa là chối từ
sự du nhập yếu tố văn hóa nhân loại, mà ngược lại cùng với việc nâng cao dân
trí, việc trau dồi văn hóa của bản thân, thấy đúng và tự hào về văn hóa của
chính mình, mới là con đường chắc chắn nhất để tiếp thu khoa học và công
nghệ, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân.
Trong bài "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây
Nguyên", của tác giả Tô Ngọc Thanh [64] cho rằng: vấn đề giữ gìn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc đang là mối quan tâm của toàn thế giới. Nền văn
hóa các dân tộc Tây Nguyên rất phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tác giả cũng nhấn mạnh, cần phải thẳng thắn nói rằng, việc làm của chúng ta
chưa thật hiểu thấu đáo những giá trị của vốn di sản đó; chúng ta chưa hiểu
cái giá trị căn cốt, xuất phát từ vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của
đồng bào, mà từ đó họ sáng tạo ra toàn bộ các sản phẩm và giá trị văn hóa.
Một số số bài viết khác lại đi sâu vào các lĩnh vực như: âm nhạc, cồng chiêng,
lễ hội... của các dân tộc Tây Nguyên. Trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra
13
những việc cần làm ngay trong những năm tới và đề xuất những giải pháp
nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên hiện nay.
Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn
đầy đủ hơn về vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên hiện nay.
Cuốn sách “Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên - thực trạng và những vấn
đề đặt ra” do Trần Văn Bính chủ biên[16], là công trình tập hợp bài nghiên
cứu của nhiều tác giả am hiểu về Tây Nguyên thuộc nhóm Đề tài khoa học
cấp Nhà nước KX.05-04 giai đoạn 2001 - 2005. Công trình đã phân tích, đánh
giá khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinh
thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới;
đồng thời đã đưa ra những dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc Tây Nguyên dưới
sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bài
"Văn hóa các tộc người Tây Nguyên thành tựu và thực trạng", tác giả Tô
Ngọc Thanh khẳng định[16]: chính những tiến bộ vượt bậc trong kinh tế và
xã hội đang đặt ra những thách thức lớn cho việc tiếp nối, phát triển truyền
thống văn hóa các tộc người Tây Nguyên. Ở các tộc người Tây Nguyên đã có
một bước nhảy vọt, nhảy xa với tốc độ lớn, tạo ra những đột biến lớn lao
trong đời sống văn hóa của các tộc người Tây Nguyên. Thay đổi lớn nhất về
mặt này là sự xuất hiện con người Tây Nguyên thời đổi mới. Các hình thức
hoạt động văn hóa xưa đã mất đi cơ sở xã hội mà từ đó và vì đó, chúng được
sinh ra và tồn tại. Nền văn hóa cổ truyền đang bị thử thách trong tình trạng
của một thực thể bị giải thể vì bị mất đi cơ sở kinh tế - xã hội vốn có của
mình. Thêm nữa, những yếu tố văn hóa ngoại sinh lại đang tràn ngập đời sống
hàng ngày của đồng bào. Tất cả những nhân tố đó đang đặt văn hóa cổ truyền
các tộc người Tây Nguyên bên bờ vực của sự mai một. Trong bài viết "Xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên", tác
giả Trương Minh Dục[16] cũng đưa ra 4 hiệu ứng tiêu cực của đời sống văn
hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Theo tác giả, sự
14
tăng trưởng khá nhanh về kinh tế ở Tây Nguyên bên cạnh mặt tích cực nhưng
cũng tạo ra sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, việc mất rừng với tốc
độ nhanh đã phá vỡ cấu trúc văn hóa truyền thống, làm đứt gãy truyền thống
văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên... Những số liệu, cứ liệu của các
tác giả là phong phú và có giá trị. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để
nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về thực trạng và những vấn
đề đặt ra đối với văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
Kỷ yếu hội thảo khoa học "Nhà Rông - Nhà Rông văn hóa" do Viện Văn
hóa- Thông tin, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, Sở Văn hóa Thông tin Kon
Tum tổ chức năm 2004[126] đã khẳng định những giá trị của nhà rông cổ
truyền, vai trò của nhà rông trong tâm thức người dân các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên. Các tham luận đã đi sâu làm rõ những vấn đề bức xúc đang đặt
ra từ thực tiễn khoa học của nhà rông, với tư cách là một thiết chế văn hóa
đương đại, là di sản văn hóa cả phương diện vật thể lẫn phương diện phi vật
thể. Khẳng định việc tu bổ, sửa chữa để giữ gìn thiết chế văn hóa cổ truyền
này là cần thiết. Công trình mặc dù đi sâu nghiên cứu về nhà rông nhưng nhà
rông với tư cách là một thiết chế văn hóa nên có vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Những đánh giá, nhận
định của các nhà nghiên cứu là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác định
quan điểm, nội dung và phương thức xây dựng đời sống tinh thần của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
Bài viết “Thử bàn về xã hội và gia đình các tộc người ở Tây Nguyên”
của tác giả Đặng Nghiêm Vạn[122], trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tác giả cho rằng: xã hội các tộc người ở Tây Nguyên trước
đây là xã hội ở thời kỳ dân chủ quân sự, thuộc mạt kỳ nguyên thuỷ, chưa
chuyển hoá thành xã hội có giai cấp. Các cư dân Tây Nguyên nhất là những
vùng hẻo lánh còn duy trì khá chặt chẽ chế độ công hữu. Một số tộc người
vẫn còn chế độ mẫu hệ, có một số lại đang chuyển dần sang chế độ phụ hệ.
Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý, cho quá trình nghiên cứu
15
để đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống
tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ đó đưa ra những giải
pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của
đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên hiện nay.
Cuốn sách "Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên" do Nguyễn Tấn
Đắc chủ biên[46] đã mô tả và phân tích xã hội truyền thống Tây Nguyên từ:
thể chất con người Tây Nguyên, đời sống vật chất, phương thức sản xuất, tổ
chức xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, những hệ thống công cụ
sản xuất và tư duy... Tác giả đưa ra 6 hằng số giá trị của văn hoá Tây Nguyên,
4 vấn đề đặt ra đối với Tây Nguyên, và 8 vấn đề cần làm trước tiên đối với
Tây Nguyên để đưa Tây Nguyên hòa nhập và phát triển. Những số liệu, cứ
liệu đưa ra của Tác giả là phong phú và có sức thuyết phục. Cuốn sách là tài
liệu có ý nghĩa để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp phát huy những giá
trị đời sống tình thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các
giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" do Nguyễn Ngọc
Hòa làm chủ nhiệm[57], đã đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa
của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian qua; phân tích
những thành tựu, hạn chế và đưa ra những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong
quá trình nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa ở Tây
Nguyên. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản, đồng thời
đề xuất 7 giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa
tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Cuốn sách "Một số vấn đề về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên hiện nay" do Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam
đồng chủ biên[70], đã tập hợp những bài viết của các nhà khoa học nghiên
cứu về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, đặc biệt
là đánh giá tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của
16
đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, sự chuyển biến trong văn hóa cổ
truyền, sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội đối với sự ổn định và phát
triển ở Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất các giải
pháp phát triển đời sống văn hóa - xã hội Tây Nguyên trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong cuốn “Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên
trong phát triển bền vững” [72], đã trình bày tổng quan những vấn đề cơ bản
về văn hóa, xã hội Tây Nguyên, những giá trị cơ bản của văn hóa Tây Nguyên
tại chỗ và vai trò của nó đối với phát triển bền vững. Tác giả cho rằng, trước
sự biến đổi nhanh chóng của cuộc sống hiện đại, văn hóa Tây Nguyên trong
thời gian tới cần được định hướng: bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống,
kết hợp giữa truyền thống với hiện đại; giao lưu và ảnh hưởng, hội nhập và
thích ứng văn hóa. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng văn hóa cổ truyền Tây
Nguyên, tác giả đã đưa ra 3 đề xuất, 3 kiến nghị và những giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong phát triển bền vững.
Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn
đầy đủ hơn về những vấn đề cơ bản của văn hóa Tây Nguyên, những đề xuất,
kiến nghị và giải pháp trong cuốn sách là những gợi ý bổ ích khi giải quyết
các vấn đề văn hóa xã hội ở vùng đất này.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin
lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Bài viết "Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin lành đối với
văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam" của tác giả Nguyễn
Xuân Hùng[102], đề cập đến sự va chạm của việc truyền giáo Tin lành đối
với các tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền và các tôn giáo khác tại
Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả đã làm rõ hệ quả từ sự va chạm của việc
truyền giáo Tin lành, lý giải nguyên nhân và những tác động trở lại của văn
hóa truyền thống dân tộc vào cộng đồng Tin lành Việt Nam. Theo tác giả, hội
nhập với văn hóa dân tộc, đó không chỉ là mong muốn của riêng cộng đồng
17
Tin lành mà còn là mong muốn chung của nhiều tín đồ các tôn giáo khác tại
Việt Nam.
Bài viết “Kitô giáo trước buôn làng”, in trong cuốn sách Một số vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên của tác giả Đỗ
Quang Hưng[115], là kết quả của cuộc hội thảo "Luật tục hương ước và những
vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của buôn làng các dân tộc Tây Nguyên" do
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia phối hợp với UBND tỉnh
Gia Lai tổ chức. Tác giả đã cho rằng, sự hiện diện Kitô giáo ở Tây Nguyên
luôn là một nhân tố chính trị, xã hội và tôn giáo hết sức phức tạp. Thiên chúa
giáo và Tin lành không chỉ là vấn đề thuần túy tín ngưỡng mà còn là vấn đề
giành giật quần chúng của các giáo hội với chính quyền cách mạng ở cơ sở.
Đây là vấn đề có quan hệ chặt chẽ đối với việc thực hiện chính sách dân tộc,
tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta ở Tây Nguyên.
Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Đạo Tin lành ở Tây Nguyên đặc điểm và
các giải pháp thực hiện chính sách", do Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm[84],
đã chú trọng nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và những biến động của
đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để từ đó đưa ra những kiến nghị về việc
quản lý Nhà nước đối với tôn giáo này. Theo tác giả, đạo Tin lành còn tồn tại
lâu dài, do đó không nên có ý định nhanh chóng giải quyết vấn đề Tin lành.
Tuy nhiên cũng không vì thế mà không phê phán gay gắt những biểu hiện tiêu
cực trong đạo Tin lành, những ý đồ muốn biến đạo Tin lành thành công cụ của
các thế lực đế quốc và bọn phản động. hướng người dân vào thực hiện cái
thiện, tránh cái ác, giúp họ thấy đạo đức tôn giáo phù hợp với đạo đức của xã
hội mà chúng ta đang xây dựng.
Tác giả Vũ Dũng trong bài “Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện
nay: nhìn từ góc độ của Tâm lý học” [32], dưới góc độ Tâm lý học, tác giả
đã đưa ra bốn nguyên nhân dẫn tới sự phát triển nhanh chóng đạo Tin lành
trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả ở khu vực phía bắc lẫn Tây
Nguyên) trong thời gian vừa qua, đó là: về bản than đạo Tin lành; về những
18
người truyền đạo; về tài liệu tuyên truyền; về phía đồng bào (các tín đồ). Tác
giả khẳng định: đạo Tin lành có liên quan trực tiếp đến các cuộc gây rối ở
Tây Nguyên vừa qua. Hầu hết những người chống đối chính quyền và tham
gia các cuộc gây rối với những hành vi chống đối quyết liệt đều là tín đồ của
đạo Tin lành. Chính kẻ thù ở trong và ngoài nước đã sử dụng Tin lành như
một phương tiện để lôi kéo đồng bào. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá khái
quát những mặt tích cực và tiêu cực của đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện
nay. Những nghiên cứu của tác giả là tài liệu tham khảo quý, giúp nghiên
cứu sinh nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng của đạo
Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên hiện nay.
Tác giả Hồ Tấn Sáng với bài viết “Đạo Tin lành và ảnh hưởng của nó
đối với một số lĩnh vực xã hội ở Tây Nguyên” [100] cho rằng, trên thực tế,
đạo Tin lành ở Tây Nguyên không đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng – tôn giáo,
cũng không hoàn toàn chỉ là vấn đề âm mưu lợi dụng tự do tín ngưỡng để
thực hiện mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch. Theo tác giả, nghiên
cứu giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên cần quán triệt quan điểm
phức hợp mà trục căn bản là nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa tôn giáo và
chính trị trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ. Trên cơ sở
đó tác giả đã trình bày sự ảnh hưởng của đạo Tin lành tới một số lĩnh vực xã
hội Tây Nguyên- phân tích từ phương diện quá trình thực hiện chính sách tôn
giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và đưa ra năm giải pháp đối với công
tác đạo Tin lành ở Tây Nguyên.
Tác giả Nguyễn Văn Nam trong bài “Ảnh hưởng của đạo Tin lành với
thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên”[86], trên cơ sở nghiên cứu Thiết chế xã hội truyền thống của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tác giả đã trình bày sự ảnh hưởng của
đạo Tin lành đối với thiết chế truyền thống xã hội như: sự phức tạp về chính
trị với thiết chế xã hội truyền thống; sự phức tạp về xã hội, tập quán văn
19
hóa; với tín ngưỡng truyền thống. Từ đó tác giả đã đưa ra một số vấn đề đặt
ra đối với đạo Tin lành ở Tây Nguyên trong quá trình thực hiện công tác. Bài
viết có giá trị tham khảo khi nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu sự ảnh
hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
Cuốn sách “Giữ "lý cũ" hay theo "lý mới"? bản chất của những cách
phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo
Tin lành” do tác giả Nguyễn Văn Thắng làm chủ biên[106], đã làm rõ bản
chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông với ảnh hưởng
của đạo Tin lành, hay nói cách khác tác giả đã làm rõ sự ảnh hưởng của đạo
Tin lành đối với người Hmông ở nước ta, từ đó tác giả đã đưa ra những kiến
nghị, giải pháp cho việc giải quyết và quản lý vấn đề cải đạo theo đạo Tin
lành của người Hmông.
Tác giả Đỗ Quang Hưng với bài viết "Một số vấn đề về Tin lành ở Tây
Nguyên"[69], trên cơ sở phác họa những nét chung nhất về đạo Tin lành ở
Tây Nguyên, đã đi sâu phân tích một số vấn đề có liên quan trong quan hệ với
phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực này như: Thực tại Tin lành ở
Tây Nguyên hôm nay; Tin lành ở Tây Nguyên: cái nhìn lịch sử về phương
diện chính trị - xã hội và tâm lý; Tin lành ở Tây Nguyên hôm nay: mấy vấn đề
phía trước. Tác giả cho rằng, ảnh hưởng của tôn giáo nói chung, đạo Tin lành
nói riêng đối với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
là điều rất đáng lưu tâm, không chỉ trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài.
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin
lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Từ góc độ quản lý nhà nước, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk đã có
một số nghiên cứu về thực trạng phát triển đạo Tin lành và Tin lành "Đềga" ở
địa phương như: "Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin lành
20
trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm 1989 - 1994" do công an
tỉnh Gia Lai tiến hành nghiên cứu năm 1995[23]; "Thực trạng và giải pháp
đối với sự phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon
Tum" do Công an tỉnh Kon Tum nghiên cứu năm 1998[24]; "Thực trạng và
những biện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên truyền và phát triển đạo
Tin lành trái phép ở địa bàn biên phòng Kon Tum" do Bộ chỉ huy Biên phòng
tỉnh Kon Tum thực hiện nghiên cứu năm 1999[17]; "Nghiên cứu thực chất
phát triển đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk" do
Công an tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu năm 1999[25]... Các công trình trên đã
nghiên cứu làm rõ hiện trạng phát triển đạo Tin lành và đánh giá mức độ tín
ngưỡng của quần chúng ở địa phương. Trên cơ sở đó đánh giá sơ bộ việc thực
hiện công tác đối với đạo Tin lành, đề xuất phương hướng chung và một số
giải pháp giải quyết trước mắt đối với đạo Tin lành.
Dưới góc độ an ninh, Bộ Công an đã có các công trình nghiên cứu như:
"Đạo Tin lành - Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện
nay" do ThS. Lại Đức Hạnh thực hiện năm 2000[56]; "Thực trạng tình hình
phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước
ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh" do Nông Văn Lưu thực
hiện năm 1995[74]; "Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển
đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn
đề đặt ra đối với công tác an ninh" do Vương Thị Kim Oanh thực hiện năm
2006[94]… Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu khai thác, tìm hiểu quá
trình xâm nhập và chỉ ra những nguyên nhân phục hồi và phát triển đạo Tin
lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi cả nước nói chung, ở đồng
bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng. Những tác động của đạo Tin lành
ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những hoạt động của đạo Tin lành liên
quan đến công tác an ninh trật tự. Trên cơ sở đó, các công trình đã đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninh
trật tự ở vùng có đạo Tin lành.
21
Đề tài nhánh cấp nhà nước "Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu
hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác lãnh đạo,
quản lý" do Hoàng Minh Đô chủ nhiệm[48], đã khái quát được thực trạng đạo
Tin lành trong cả nước, chỉ ra 5 nguyên nhân phục hồi và phát triển đạo Tin
lành và khai thác sâu mối quan hệ giữa đạo Tin lành với các lĩnh vực của đời
sống chính trị xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở
đó, đề tài đã chỉ ra 5 xu hướng phát triển của đạo Tin lành và những giải pháp
giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở nước ta.
Báo cáo tổng quan đề tài nhánh "Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối
với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính Phủ" do Hoàng Minh Đô làm
chủ nhiệm[50]. Tác giả đã chú trọng nghiên cứu thực trạng đạo Tin lành ở Tây
Nguyên, những chủ trương chính sách tôn giáo và thực hiện chủ trương, chính
sách tôn giáo đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên. Trên cơ sở đó tác giả đã đề ra những giải pháp, kiến nghị về phương
hướng, mục tiêu, quan điểm, chính sách và cơ chế tổ chức thực hiện phục vụ
trực tiếp cho công tác chỉ đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ đối với
vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý để nghiên cứu sinh tham
khảo, nhìn toàn cảnh về đạo Tin lành ở nước ta nói chung, Tây Nguyên nói
riêng, xem xét và đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích
cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống
tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
Tác giả Lưu Văn Sùng "Nhìn lại sự kiện Tây Nguyên năm 2001 và
2004"[101] cho rằng sự kiện bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2001 và
2004 là do một số nguyên nhân như: trước hết là do lực lượng phản động
được chính quyền Mỹ nuôi dưỡng, sử dụng nhằm chống phá cách mạng
nước ta; thứ hai, nguyên nhân từ việc khai thác phát triển kinh tế - xã hội ở
Tây Nguyên không thật sự phù hợp với phương thức, điều kiện sinh sống và
canh tác của đồng bào dân tộc tại chỗ; thứ ba, nguyên nhân từ sự chủ quan,
22
mất cảnh giác từ phía chúng ta, trong đó nguy hại nhất là buông lỏng “trận
địa lòng dân”. Trên cơ sở đó tác giả rút ra 5 bài học kinh nghiệm từ việc xử
lý các điểm nóng ở Tây Nguyên. Đây là tài liệu quý giúp cho các nhà hoạt
động lý luận cũng như thực tiễn tham khảo, đồng thời cũng là tài liệu giúp
cho nghiên cứu sinh xây dựng giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực,
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay ở góc độ củng cố hệ
thống chính trị.
Tác giả Trương Minh Dục có các cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên"[28]; "Xây dựng và củng
cố khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên”[29]; "Thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới"[30]. Các
công trình trên đã đề cập đến đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên; vấn đề xây dựng đời sống văn hóa và đào tạo đội ngũ trí thức các
dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống chính trị và làm rõ truyền thống đoàn kết
các dân tộc ở Tây Nguyên qua các thời kỳ lịch sử. Tác giả đồng thời cũng phân
tích những xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộc, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện các chủ trương, bổ sung các chính sách đối với
vấn đề dân tộc thiểu số, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc ở Tây
Nguyên. Các cuốn sách trên là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh đưa ra
các giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu
cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên hiện nay.
Tác giả Vương Thị Kim Oanh với công trình "Nhận thức và niềm tin đối
với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai"[93], đã hệ
thống hóa vấn đề lý luận và đi sâu làm rõ những nhận thức và niềm tin đối với
đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai như nhận thức đối
với giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 6 kiến
nghị về phương hướng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo
23
niềm tin đúng đắn đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở
Gia Lai.
Cuốn sách "Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây
Nguyên hiện nay", do Phạm Hảo chủ biên[55], là kết quả nghiên cứu của các
nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị- Hành chính khu vực III và các nhà
hoạt động thực tiễn ở Tây Nguyên. Cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng
chiến lược cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của vùng đất Tây
Nguyên. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời và đã
có nhiều chủ trương, nghị quyết và những giải pháp trước mắt cũng như lâu
dài nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Tây Nguyên. Công trình
là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác định ảnh hưởng của đạo Tin lành
đối với ý thức chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Cuốn sách " Tổ chức và Hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững
vùng Tây Nguyên" do Bùi Minh Đạo chủ biên[44]. Đây là cuốn sách được tác
giả điều tra, nghiên cứu trong nhiều năm về vấn đề biến đổi tổ chức và hoạt
động buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến ngày nay. Từ thực trạng biến
đổi tổ chức và hoạt động buôn làng, tác giả đã đưa ra những tác động của biến
đổi đó đến phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên. Trong bối cảnh dân
cư, dân tộc và tôn giáo Tây Nguyên hiện nay, tác giả đã đưa ra 6 quan điểm
và 8 kiến nghị, giải pháp cho việc xây dựng buôn làng Tây Nguyên hiện nay.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ toàn
diện hơn về thực trạng biến đổi tổ chức hoạt động buôn làng Tây Nguyên như
không gian sinh tồn kinh tế, không gian sinh tồn xã hội, không gian sinh tồn
tự nhiên, không gian sinh tồn văn hóa...
Cuốn sách "Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát
triển bền vững" do Bùi Minh Đạo chủ biên[45], trên cơ sở các nguyên tắc và
nguyên lý phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững vùng lãnh thổ
nói riêng, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường Tây Nguyên thời gian qua. Tác
24
giả đưa ra 6 quan điểm, 4 nhóm giải pháp góp phần phát triển bền vững vùng
Tây Nguyên trong thới gian tới. Những số liệu, cứ liệu đưa ra của tác giả là
phong phú và có tính thuyết phục. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có ý nghĩa
để nghiên cứu sinh nghiên cứu thực trạng một số vấn đề về kinh tế, xã hội,
văn hóa...
Đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ
ở Tây Nguyên có các công trình như: "Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc Tây Nguyên", do tác giả Lê
Hữu Nghĩa chủ biên[88]; "Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây
Nguyên", do Phạm Hảo và Trương Minh Dục đồng chủ biên[54]; "Chính
quyền cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên thực trạng và giải pháp" Báo cáo
tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ do Vũ Anh Tuấn làm chủ nhiệm,
năm 2008[120]; "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cán
bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên", đề tài khoa học do
Văn phòng Chính phủ là cơ quan chủ quản, Trần Thái Học làm chủ nhiệm
năm 2006[61]. Bằng các số liệu thu được qua khảo sát, các công trình trên đã
khái quát thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở các tỉnh
Tây Nguyên; thực trạng đội ngũ cán bộ cấp huyện người dân tộc thiểu số, chất
lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trên cơ sở
đó đề xuất các quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở các tỉnh Tây Nguyên.
Tuy các công trình này đề cập chủ yếu đến việc xây dựng hệ thống chính trị,
đến xây dựng đội ngũ cán bộ, nhưng nó là tài liệu tham khảo tốt về những đặc
điểm: kinh tế, văn hoá, xã hội của Tây Nguyên, là cơ sở để nghiên cứu sinh
đưa ra những giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh
hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Ngoài các tài liệu nêu trên, do vị trí và tầm quan trọng của vùng địa lý -
dân tộc học, từ lâu Tây Nguyên đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
25
cứu trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí; đề cập đến
nhiều vấn đề, nhiều giác độ khác nhau có liên quan gián tiếp, hoặc trực tiếp
đến nội dung của luận án như: phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống
chính trị, về quan hệ dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, an ninh quốc
phòng… Tuy nhiên, nghiên cứu có tính hệ thống sự ảnh hưởng của đạo Tin
lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
thì cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp đề cập đến.
Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây là nguồn
tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện đề
tài luận án.
26
Chương 2
ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN –
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI
SỐNGTINHTHẦNCỦAĐỒNGBÀODÂNTỘCTHIỂUSỐỞTÂYNGUYÊN
2.1.1. Khái niệm đời sống tinh thần
Quan niệm về đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội,
có phạm vi rộng lớn và phức tạp. Việc xác định nội dung khái niệm đời sống
tinh thần phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu mà có cách nhìn và cách tiếp cận
khác nhau, do đó có những quan niệm khác nhau về khái niệm đời sống tinh
thần. Có quan niệm cho rằng: “ý thức xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ
toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng,
lý luận cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, thói quen, sở thích… phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định”[90, tr.659]. Quan
niệm này đã đồng nhất đời sống tinh thần của xã hội với ý thức xã hội.
Có quan điểm lại cho rằng, “Đời sống tinh thần của xã hội, về bản chất là
quá trình tồn tại hiện thực của mọi người, còn thực tế thì đó là cách thức hoạt
động sống có tính chất xã hội và là lĩnh vực độc lập tương đối, có liên quan tới
sản xuất và truyền bá ý thức, tới việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của
mọi người”[trích theo 107, tr.13]. Quan điểm này đã xem tính chất, đặc trưng
của đời sống tinh thần là một hệ thống những hoạt động tinh thần mang tính xã
hội. Các Tác giả L.I. Kadakôva và N.I. Pốtgornức coi đời sống tinh thần với tư
cách là sự thống nhất giữa các hoạt động tinh thần, các quan hệ tinh thần và ý
thức (3 nhân tố cấu thành hệ thống: hoạt động tinh thần – quan hệ tinh thần – ý
thức)[ trích theo 107, tr.13]. Quan điểm này đã chỉ ra tính chất đặc trưng của
đời sống tinh thần là một hệ thống hoạt động mang tính xã hội thông qua sự tác
động giữa các nhân tố cấu thành hệ thống của đời sống tinh thần xã hội.
27
Như vậy, phạm trù đời sống tinh thần vẫn còn có những cách hiểu khác
nhau. Để làm rõ vấn đề này cần xem xét nó trong mối quan hệ với các khái
niệm ý thức xã hội và văn hóa tinh thần.
Ý thức xã hội là dấu hiệu quan trọng để xác định nội dung cơ bản của
đời sống tinh thần xã hội. “Ý thức xã hội là một bộ phận thuộc đời sống tinh
thần của xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm cùng những tình cảm,
tâm trạng, phong tục, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh
tồn tại xã hội”[127, tr.171]. Nói rõ hơn, ý thức xã hội là một bộ phận của đời
sống tinh thần xã hội chứ không phải là toàn bộ đời sống tinh thần. Ý thức xã
hội phản ánh tồn tại xã hội, do đó ý thức xã hội là kết quả của quá trình phản
ánh, và thông qua hoạt động tinh thần, ý thức xã hội tác động trở lại đối với
tồn tại xã hội. Còn đời sống tinh thần của xã hội phản ánh đời sống vật chất
của xã hội và tác động tích cực đến đời sống vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người. Như vậy, đời sống tinh thần của xã hội cũng là cái
phản ánh đời sống vật chất của xã hội. Tuy nhiên, đời sống tinh thần không
chỉ phản ánh đời sống vật chất của xã hội, mà còn bao gồm tất cả những hoạt
động và quan hệ tinh thần của chủ thể phản ánh, tức là những hoạt động tinh
thần và quan hệ tinh thần của con người và cộng đồng người mang tính lịch
sử – xã hội. Do vậy, ý thức xã hội có nội dung hẹp hơn so với đời sống tinh
thần xã hội. Cái làm cho khái niệm đời sống tinh thần của xã hội rộng hơn
khái niệm ý thức xã hội chính là hoạt động tinh thần. Đời sống tinh thần xã
hội bao gồm tất cả những cái gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần từ những giá
trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần; từ những
hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh
thần,…) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần,…).
Bên cạnh đó, nói đến đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến tính liên
tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng,
những quá trình tinh thần. Như vậy, ý thức xã hội là sự phản ánh kết quả của
28
hoạt động thực tiễn của con người, còn đời sống tinh thần bao hàm toàn bộ quá
trình sản xuất, bảo quản, phổ biến, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các giá trị tinh
thần. Những quan điểm, tư tưởng cùng những tâm trạng, tình cảm… tức ý thức
xã hội chỉ là một mặt của đời sống tinh thần. Do đó, phạm trù đời sống tinh
thần có nội dung rộng hơn phạm trù ý thức xã hội. Tuy nhiên, xét đến cùng, kết
cấu của đời sống tinh thần hay của ý thức xã hội đều thể hiện trong mối quan
hệ với tồn tại xã hội hay đời sống vật chất của xã hội, tức là chúng đều do tồn
tại xã hội hay chức năng phản ánh của nó đối với tồn tại xã hội quyết định.
Liên quan đến khái niệm đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến khái
niệm văn hóa tinh thần.
Văn hóa tinh thần cũng là một dấu hiệu để xác định nội dung cơ bản của
đời sống tinh thần xã hội. Văn hóa là một khái niệm có nội dung rất phong
phú và phức tạp, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy theo từng góc độ
của lĩnh vực nghiên cứu. Nhưng, dù được xem xét từ góc độ nào thì văn hóa
cũng đều gắn với con người và trình độ phát triển của con người, do loài
người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống. Như vậy, có thể
hiểu văn hóa theo nghĩa chung nhất là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,
bao gồm tất cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong đời sống con
người, là phương thức hay cách thức mà con người tồn tại.
Từ góc độ tiếp cận trên, có thể hiểu văn hóa tinh thần là tổng thể các giá
trị tinh thần của xã hội, trong đó biểu hiện rõ nhất là giá trị chân – thiện –
mỹ,v.v.. thông qua hoạt động và quan hệ tinh thần, từ sản xuất, sử dụng, tiêu
dùng, cho đến việc bảo tồn và phát triển tinh thần. Như vậy, giống như đời
sống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần không chỉ bao gồm những giá trị tinh
thần mà còn bao gồm cả những hoạt động và quan hệ tinh thần của con người.
Tuy nhiên, khác với đời sống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần chỉ bao gồm
một phần chứ không phải tất cả những giá trị, những hoạt động và quan hệ
tinh thần nói chung. Bởi lẽ, mọi giá trị văn hóa tinh thần, trên thực tế đều
29
thuộc về đời sống tinh thần xã hội, song mọi giá trị tinh thần không thể quy
hết về văn hóa tinh thần. Chỉ những giá trị tinh thần nào có tính bền vững, ổn
định, là chuẩn mực chung có khả năng thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của cộng
đồng xã hội mới nằm trong văn hoá tinh thần của một dân tộc, hay một quốc
gia. Còn đời sống tinh thần xã hội, ngoài những yếu tố của văn hóa tinh thần,
nó còn bao hàm một dung lượng, một phạm vi tinh thần rộng lớn khác. Chẳng
hạn, những giá trị tinh thần cá nhân, nhóm người hoặc sự du nhập những giá
trị tinh thần từ bên ngoài không liên quan gì đến tính đặc thù dân tộc thì
chúng không thuộc về văn hóa tinh thần của dân tộc đó, nhưng vẫn thuộc về
đời sống tinh thần xã hội. Đời sống văn hóa tinh thần của một xã hội, một dân
tộc là do các giá trị tinh thần được sàng lọc, kết tinh từ các hoạt động tinh
thần của xã hội tạo thành hệ giá trị chuẩn mực của một xã hội, một dân tộc đó,
phản ánh trình độ, đặc điểm và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc ấy.
Mặc dù đời sống văn hóa tinh thần có mối quan hệ với đời sống tinh
thần, nhưng đời sống tinh thần và đời sống văn hóa tinh thần không phải là
đồng nhất với nhau, mà quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa quá trình hoạt
động tinh thần và chất lượng đã đạt tới của quá trình đó, trong đó khi ta đề
cập đến khái niệm đời sống tinh thần là đề cập đến tất cả các bộ phận, quá
trình hoạt động của các lĩnh vực tinh thần, còn khi nói đến khái niệm đời sống
văn hóa tinh thần là nói đến mặt chất lượng của đời sống tinh thần.
Từ những luận cứ trên có thể khẳng định, phạm trù đời sống tinh thần xã
hội là một phạm trù rộng, nó bao gồm ý thức xã hội, văn hóa tinh thần và
nhiều hoạt động, quan hệ tinh thần khác nữa. Ý thức xã hội và văn hóa tinh
thần chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội.
Như vậy, đời sống tinh thần với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, một
hệ thống đang hoạt động, bao gồm nhiều lĩnh vực hợp thành được biểu hiện
trong đời sống xã hội. Đời sống tinh thần xã hội “phản ánh” đời sống vật chất
xã hội, chịu sự quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Khi đời sống
30
vật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần, như
Mác- Ăngghen đã viết: “Lịch sử tư tưởng chứng minh gì, nếu không phải là
chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất”[79,
tr.625]. Nhưng nhân tố sản xuất, tái sản xuất ra đời sống hiện thực là nhân tố
xét đến cùng quyết định, chứ không phải là nhân tố quyết định duy nhất. Đời
sống tinh thần có tính độc lập tương đối, các lĩnh vực của đời sống tinh thần
đều có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và thông qua chỉ đạo hoạt động thực
tiễn cùng tác động và cải tạo thế giới vật chất.
Theo hướng nghiên cứu trên, đời sống tinh thần là một phạm trù của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, được xem xét trong mối tương quan với đời sống vật
chất của xã hội.“Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, những sản
phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ
tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện
như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong
những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định”[53, tr.34].
Cấu trúc của đời sống tinh thần.
Cũng như đời sống vật chất, đời sống tinh thần là một chỉnh thể thống
nhất bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và
tuân theo những quy luật vận động và phát triển riêng. Đời sống tinh thần bao
trùm toàn bộ hiện thực tinh thần của xã hội, từ ý thức cá nhân đến ý thức tập
đoàn, giai cấp, dân tộc. Nó vừa phản ánh mặt hoạt động tinh thần của con
người, vừa phản ánh kết quả hoạt động đó. Nó vừa nói lên được mặt sống
động của cả quá trình sản xuất, trao đổi, lưu giữ, tiêu dùng các sản phẩm tinh
thần vừa nói lên được các thiết chế xã hội để vận hành các quá trình, các lĩnh
vực của đời sống tinh thần. Việc phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh
vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, có những yếu tố vừa
thuộc lĩnh vực này lại vừa thuộc lĩnh vực khác. Có thể có nhiều cách phân
chia khác nhau về đời sống tinh thần. Song, trong giới hạn nghiên cứu của đề
tài, đời sống tinh thần xã hội bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau:
31
Với tính cách là một quá trình vận động và phát triển, đời sống tinh thần
được biểu hiện qua các yếu tố cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản xuất tinh thần,
giao tiếp và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần. Các yếu tố này luôn tác động
lẫn nhau làm cho đời sống tinh thần tồn tại, vận động, phát triển sinh động,
phong phú và phức tạp. Nếu như trong hoạt động sản xuất vật chất thì sản
xuất vật chất chịu sự chi phối bởi mục đích, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất
nhất định và nhờ việc tiêu dùng chúng mà việc sản xuất tiếp theo có thể được
thực hiện, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sản xuất, thì trong hoạt động
sản xuất tinh thần lại không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào việc tiêu
dùng các giá trị tinh thần do nó tạo ra. Sản xuất tinh thần lại là nhân tố quyết
định chi phối nhu cầu tinh thần và các yếu tố khác. Các yếu tố khác có vai trò
tác động trở lại sản xuất tinh thần.
Xét với tính cách là một hệ thống đang vận động và biến đổi, thì đời
sống tinh thần xã hội được xem xét ở các lĩnh vực: đời sống tư tưởng, đạo
đức, lối sống, hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật, tín ngưỡng
tôn giáo, phương pháp tư duy, giao tiếp. Mỗi lĩnh vực của đời sống tinh thần
có tính đặc thù riêng, chúng đều đáp ứng một dạng nhu cầu tinh thần nào đó
của đời sống xã hội và đều bao gồm cả hoạt động sáng tạo, trao đổi, tiêu dùng
các giá trị tinh thần. Các lĩnh vực ấy liên quan chặt chẽ với nhau, luôn tác
động và đan xen vào nhau, nằm trong một chỉnh thể thống nhất, trong đó lĩnh
vực đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ đạo chi phối, quy định tính chất, nội
dung, phương hướng phát triển của đời sống tinh thần. Trong xã hội có giai
cấp, đời sống tinh thần mang tính giai cấp. Giai cấp nào thống trị về kinh tế
thì cũng thống trị về đời sống tinh thần xã hội.
2.1.2. Một số nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vừa
mang bản chất chung của đời sống tinh thần xã hội, vừa có những nét đặc thù.
32
Nghiên cứu đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
chính là sự tiếp cận lịch sử cụ thể đời sống tinh thần xã hội, nhằm đảm bảo
tính tương ứng của quan niệm khoa học vào nghiên cứu một phạm vi cụ thể,
với một chủ thể xác định. Đây là quá trình hạn định phạm vi nghiên cứu, chỉ
ra đặc trưng cụ thể của đời sống tinh thần gắn với chủ thể là đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, đời sống tinh thần của đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tổng hòa những giá trị, những sản phẩm, những
hoạt động, những quá trình, những quan hệ tinh thần của đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên. Nó phản ánh đời sống vật chất của đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
Với những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một đời
sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó
thể hiện ở các lĩnh vực như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa; tín
ngưỡng...của từng dân tộc, từng con người Tây Nguyên.
Về lối sống, phong tục, tập quán.
Ở Tây Nguyên tính cố kết cộng đồng là một trong những đặc trưng cơ
bản, tiêu biểu hình thành nên giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên. Tính cộng đồng không chỉ thể hiện trong cư trú mà còn gắn bó
qua lại chặt chẽ, khăng khít với nhau trong lao động sản xuất, chiến đấu, tới
sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Tính cộng đồng đã kết
nối những cá nhân riêng lẻ thành một khối thống nhất, đoàn kết gắn bó. Sinh
hoạt cộng đồng dù của chung toàn buôn hay của riêng lẻ từng nhà như các lễ
hội, cúng cầu mưa, cúng bến nước, cúng trừ bệnh, lễ đặt tên, cưới xin, ma chay,
mừng nhà mới… đều là công việc chung của mọi người, của toàn buôn thì mọi
người cùng làm, cùng hưởng, cùng chung lo gánh vác, cùng nhau chia sẻ, đùm
bọc nương tựa vào nhau. Chính trong môi trường cộng đồng bình đẳng ấy đã
khơi dậy sự nhiệt tình của mọi người, mỗi người đều cảm thấy mình là người
chủ trong sáng tạo và hưởng thụ, làm cho lối sống mang tính cộng đồng sâu
sắc, có sức lan toả rộng, bám rễ sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những đặc
33
điểm này đã phản ánh rõ nét hình thức kinh tế – xã hội công xã nguyên thuỷ mà
ở đó phương thức sản xuất nông nghiệp nương rẫy giữ vai trò chủ đạo.
Nếu như phương thức sinh sống là nguyên nhân trực tiếp hình thành tính
cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì buôn làng chính là
không gian nuôi dưỡng, duy trì giá trị truyền thống ấy. Hình thái tổ chức xã
hội cơ bản phổ biến của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là các buôn, plei. Đây
là một thiết chế xã hội tương đối khép kín về khu vực cư trú, khu vực canh
tác. Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủ
những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản điều hành.
Mỗi làng là một đơn vị tự quản riêng biệt và hoàn chỉnh, trong đó đứng
đầu là trưởng buôn và các già làng. Trong quan hệ xã hội, già làng có vai trò
rất quan trọng. Tiếng nói của già làng là tiếng nói mang tính đại diện cho dân
làng, được dân làng tin tưởng, nghe theo. Trên cương vị của mình, trưởng
làng quán xuyến mọi mặt đời sống trong cộng đồng. Tuy vậy, trưởng làng chỉ
đại diện cho cộng đồng, thực hiện ý nguyện của dân làng chứ không độc đoán
chuyên quyền. Tất cả mọi sinh hoạt tập thể trong làng đều quy tụ quanh
trưởng làng. Mọi thành viên trong xã hội đều xem buôn làng là nơi quyết định
sinh mệnh của mình.
Chế độ tự quản vận hành trên cơ sở Luật tục của các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên. Nội dung của Luật tục đề cập đến những quy ước, quy tắc xã hội
theo truyền thống văn hóa của cư dân, nhất là qua việc tuân thủ luật tục mà
điều hoà các quan hệ xã hội, bảo tồn tính thống nhất cao và kỷ cương cần
thiết trong từng cộng đồng cư trú, như quan hệ sở hữu, quan hệ chủ làng với
dân làng và ngược lại, các quan hệ gia đình, các phong tục và nghi lễ… Ngày
nay, về cơ bản, thiết chế xã hội cổ truyền vẫn được duy trì. Vì trong thực tế,
nó vẫn còn phù hợp với phương thức sản xuất lạc hậu mang tính tự cung, tự
cấp, với tâm lý, nếp sống của xã hội cổ truyền.
Hợp thành buôn, plây là những gia đình, thường là những đại gia đình
mẫu hệ sinh sống trong những ngôi nhà dài. Tuy hiện nay ở Tây Nguyên, có
34
một số dân tộc bắt đầu chuyển sang hình thức gia đình phụ hệ như BaNa, Giẻ
Triêng, Xơ Đăng…, nhưng hình thức gia đình mẫu hệ như một kiểu gia đình
mang tính đặc thù vẫn phổ biến ở Tây Nguyên. Các thành viên sống dưới nóc
nhà dài có quan hệ thân thuộc với nhau. Trong sinh hoạt của mỗi gia đình
nhất thiết phải tuân theo những nguyên tắc và tập tục nhất định. Đứng đầu gia
đình là người phụ nữ cao tuổi, có uy tín nhất, đứng ra trông nom tài sản,
hướng dẫn sản xuất, nuôi dạy con cái, điều hoà quan hệ mọi mặt giữa các
thành viên, thay mặt gia đình quan hệ với xã hội. Trong một số trường hợp,
người chồng bà chủ nhà có thể đại diện cho vợ, nhưng quyền quyết định vẫn
là bà chủ gia đình. Ở Tây Nguyên dấu ấn “hằng số mẹ” in đậm trong nền văn
hóa các dân tộc được biểu hiện như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai…, con
cái theo dòng họ mẹ. Trong các lễ thức, đồng bào gọi thần sông, thần núi,
thần lúa… đều là bà Ya Pôm. Phụ nữ chính là người bắt chồng, cướp chồng
về như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Mnông, Cơ Ho… Mọi của cải trong gia đình
là của chung và kế thừa được tính theo dòng họ mẹ. Với đặc điểm gia đình
như vậy thì tính cộng đồng, bình đẳng, công bằng và sự nhường nhịn lẫn nhau
giữa các thành viên đã chi phối quan hệ trong một gia đình. Trong xã hội cổ
truyền Tây Nguyên, dòng họ đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, những
thành viên trong buôn làng không chỉ có mối quan hệ láng giềng mà còn có
mối quan hệ họ hàng với những mức độ xa gần khác nhau, điều đó càng củng
cố tính cố kết cộng đồng bền chặt.
Bên cạnh ngôi nhà sàn, nhà dài truyền thống để cư trú của mỗi gia đình,
hầu như mỗi buôn làng ở Tây Nguyên đều có ngôi nhà chung (nhà rông). Đó
là nơi tiến hành các nghi thức tôn giáo, chỗ hội họp, sinh hoạt chung của cả
làng. Nhà rông còn là nơi lưu giữ những vật thiêng, những sản phẩm thành
tích trong sản xuất, săn bắn của làng…
Như vậy, tính cộng đồng là nét đặc trưng của văn hóa các dân tộc tại chỗ
Tây Nguyên. Mỗi thành viên đều “tắm mình” trong không khí cộng đồng, và
suốt đời bị chi phối bởi lối sống mang tính cộng đồng, cả cống hiến cũng như
35
hưởng thụ. Mỗi thành viên không được và không thể tách rời, đối chọi lại
cộng đồng, và cộng đồng không chấp nhận những nhân tố phá vỡ tập tính
thống nhất của nó. Cá nhân và tập thể luôn hoà vào nhau một cách hữu cơ
trong đời sống. Bởi vậy, buôn làng trở thành chỗ dựa chủ yếu cả về vật chất
và tình cảm cho mọi thành viên ở đây.
Tính cố kết cộng đồng không chỉ thể hiện trong lao động sản xuất, chinh
phục thiên nhiên mà còn kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm
bảo vệ buôn làng, bảo vệ từng tấc đất của cha ông, giữ gìn truyền thống văn
hóa của dân tộc. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Nơ Trang Lơng. Đây là
phong trào chống thực dân Pháp kéo dài nhất ở Tây Nguyên và mang tính
nhân dân sâu sắc vì đã lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Phong trào đã chứng tỏ tinh thần bất khuất kiên cường, tình đoàn kết keo sơn,
truyền thống cộng đồng của buôn làng của các dân tộc miền núi Tây Nguyên.
Về tín ngưỡng truyền thống.
Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, tín ngưỡng, tôn giáo gắn bó chặt
chẽ với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình tồn
tại và phát triển. Nó phản ánh thế giới quan sơ khai, đó là quan niệm vạn vật
hữu linh. Tín ngưỡng đa thần, sùng bái tự nhiên với nhiều hình thức tôn giáo
nguyên thuỷ, truyền thống là nét đặc trưng tín ngưỡng của cộng đồng các dân
tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên. Họ tin rằng vạn vật hữu linh, đều có linh hồn
và tin vào các loại thần linh ma quỷ. Theo họ có hai thế giới tồn tại, thế giới
của cuộc sống thực tế đó là thế giới của người sống, muôn vật trên trái đất,
những cái có thể cảm nhận được và thế giới hư vô đó là thế giới của người
chết, của thần linh ma quỷ, những lực lượng siêu nhiên. Quan niệm về thần
linh – giàng (yang) là khái niệm chung, cao nhất để chỉ đa số các thần. Có loại
thần thiện phù hộ và đem lợi ích cho con người, có loại thần ác gây tai họa
cho con người. Có rất nhiều giàng như Giàng H’ma (thần rẫy), Giàng Lon
(thần đất), Giàng Pên Ia (thần nước), Giàng Ala bôn (thần làng), Giàng Ktăn
(thần sét),…
36
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, các “giàng” hầu như ở trong
mọi vật, như bao bọc lấy thế giới người sống, chi phối đời sống hiện thực con
người, buộc con người phải cầu xin để đời sống được yên ổn và sản xuất như
ý muốn. Ở trong mỗi con người đang sống đều có hồn. Song, mỗi người có
thể có một hoặc nhiều hồn cư trú trong thân thể. Khi chết hồn sẽ biến hoá
khác nhau theo tín ngưỡng của từng dân tộc, như người Brâu cho rằng hồn là
(phau) ở đỉnh đầu, sau khi người chết thì hồn hoá ra ma (kdooc) gây họa cho
người sống, người Ba Na thì tin mỗi người có ba hồn, trong đó hồn chính ở
chân tóc (b’ngol xốc chải) còn hai hồn phụ ở trán và ở thân thể (b’ngol kpal,
b’ngol pha đang), người Ê Đê tin mỗi người có ba hồn (Mngat, Mngah và
Tlang hên)… Thế giới của người chết tồn tại giống như thế giới của người
sống, người chết chỉ sang thế giới khác sau khi có lễ bỏ mả và việc thờ cúng
người chết chỉ diễn ra trong thời gian trước lễ bỏ mả. Số phận mỗi con người
đều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người đó với thế giới thần linh vây
quanh, có thể phù trợ hoặc trừng phạt, bắt tội. Vì vậy, họ thường viện xin thần
linh kết thân với mình để tăng thêm sức mạnh cho bản thân. Việc kết thân
được tiến hành qua giấc mơ và được thần cho vật thiêng, rìu đá, rìu đồng…và
thần về trú ngụ trong những vật thiêng đó. Những vật thiêng đó được đặt ở
nơi trang trọng trong ngôi nhà cộng đồng hoặc trong mỗi gia đình.
Tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
mang đậm dấu ấn quan niệm của cư dân nông nghiệp nương rẫy. Ngoài
những kinh nghiệm sản xuất đã được tích luỹ qua nhiều năm, đồng bào còn
tin vào các lực lượng siêu nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản
xuất, mùa màng của họ. Vì vậy, hàng năm phải tổ chức cúng lễ, cầu xin các vị
thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Nghi lễ quan trọng
nhất, phức tạp nhất của cư dân nông nghiệp nói chung và cư dân Tây Nguyên
nói riêng là những nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Gắn liền với nó là hình
thành nên một đội ngũ thầy cúng, thầy mo trong các buôn làng. Có thể nói, tín
ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã trở thành
37
chỗ dựa về tinh thần cho đồng bào khi phải đối mặt với thiên nhiên và xã hội.
Nó có vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ gia đình, dòng họ, cố kết
cộng đồng, góp phần vào việc bảo lưu, giữ gìn các giá trị đạo đức truyền
thống và bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
Về văn hóa truyền thống
Với quá trình lịch sử văn hóa lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên đã xây dựng và bảo tồn được một hệ thống những giá trị văn hóa tinh
thần đặc sắc và độc đáo, tạo nên những nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên.
Nói đến văn hóa truyền thống Tây Nguyên phải kể đến những bản trường ca,
đến văn hóa cồng chiêng, kiến trúc nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ,
những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc Tây Nguyên lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Những nét văn hóa truyền thống đó đã in dấu trong tất cả mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, nó thể hiện sự ứng xử của con người với thiên nhiên.
Văn học dân gian.
Có thể nói kho tàng văn học dân gian Tây Nguyên vô cùng phong phú và
đa dạng, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào các
dân tộc Tây Nguyên. Do chữ viết ở các dân tộc Tây Nguyên hình thành muộn,
nên nói về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là nói đến văn
học truyền miệng. Kho tàng văn học dân gian Tây Nguyên bao gồm các thể
loại khác nhau, sống động lâu đời trong đời sống dân cư như: tục ngữ, ca dao,
câu đố, các loại truyện kể huyền thoại, truyền thuyết, truyện sinh hoạt, truyện
cười, và đặc biệt là trường ca hay sử thi.
Qua mỗi tác phẩm đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên gửi gắm vào
đó những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, và những khát khao, mơ ước cho
một cuộc sống tốt đẹp. Chẳng hạn ở “người Ê Đê, Ae Điê và Ae Đu là hai vị
thần toàn năng tạo nên muôn loài muôn vật, và thế giới được người ÊĐê chia
ra tầng trời và tầng đất… Truyện cổ của người Mạ cho rằng, K’Bung chỉ ra
cách đốn gỗ làm nỏ, bốn chị em Bri, Bre, Srê, Đdiêng dạy nghề dệt, hai anh
em Tiơng, Tang truyền bảo nghề rèn, K’Yae dạy chặt củi, K’Hum dạy khơi
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...Man_Ebook
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfMan_Ebook
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

La actualidad más candente (20)

Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk LắkLuận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công anLuận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
 
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
 
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOTQuyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
 
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sựLuận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã HộiLuận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
 
Luận văn: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội hiện nay
Luận văn: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội hiện nayLuận văn: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội hiện nay
Luận văn: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội hiện nay
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCMLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
 

Similar a Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào

Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...nataliej4
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào (20)

Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây NguyênẢnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
 
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.docLuận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh HoáLuận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
 
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đLuận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 

Último (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào

  • 1. Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia hå chÝ minh Lª hång phong ¶nh h­ëng cña ®¹o tin lµnh ®èi víi ®êi sèng tinh thÇn cña ®ång bµo d©n téc thiÓu sè ë t©y nguyªn hiÖn nay luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc Hµ Néi - 2014
  • 2. Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia hå chÝ minh Lª hång phong ¶nh h­ëng cña ®¹o tin lµnh ®èi víi ®êi sèng tinh thÇn cña ®ång bµo d©n téc thiÓu sè ë t©y nguyªn hiÖn nay Chuyªn ngµnh: CNDVBC&CNDVLS M· sè: 62 22 80 05 luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: GS, TS. Lª h÷u nghÜa Hµ Néi - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Lê Hồng Phong
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 6 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 16 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 19 Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26 2.1. Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 26 2.2. Đạo Tin lành ở Tây Nguyên 54 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG 70 3.1. Thực trạng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 70 3.2. Nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 97 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 121 4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 121 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 127 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 167
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định. Trong quá trình phát triển, tôn giáo luôn có ảnh hưởng khá sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, lối sống… Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia có nhiều tôn giáo, số lượng người theo đạo khá đông. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta có hơn 25 triệu tín đồ, chiếm hơn ¼ dân số. Hơn nữa, tôn giáo cũng đang là một vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo là vấn đề quan trọng không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân mà còn tác động không nhỏ tới tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế và an ninh – quốc phòng hết sức quan trọng, là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh không chỉ đối với khu vực mà còn đối với cả nước. Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là nơi có nhiều diễn biến phức tạp về dân tộc và tôn giáo. Vì vậy, qua các giai đoạn cách mạng, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về chính sách kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ vậy, những năm qua kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, đạo Tin lành ở Tây Nguyên phát triển nhanh và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên
  • 6. 2 cạnh những mặt tích cực và hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định, tuân thủ pháp luật, tình hình đạo Tin lành ở Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp. Lợi dụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, lừa phỉnh, phát triển đạo trái phép, kích động tư tưởng ly khai, lôi kéo người vượt biên trái phép; lợi dụng việc phát triển “Tin lành Đêga” để lôi kéo chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người có tôn giáo và không tôn giáo, tách Tin lành của người Kinh ra khỏi Tin lành của đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt âm mưu chia rẽ đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, điển hình là các vụ bạo loạn mang tính chất chính trị vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004. Ở bên ngoài, các phần tử phản động, cực đoan vu cáo Đảng và Nhà nước ta đàn áp dân tộc thiểu số, tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền chống phá ta gây mất ổn định chính trị xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trong khi đó, việc giải quyết một số vấn đề của đạo Tin lành theo chủ trương của Đảng ở một số nơi còn hạn chế trên nhiều mặt, vẫn còn có nhận thức, quan điểm và cách giải quyết chưa thật sự thống nhất. Điều đó dẫn đến một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu đúng đắn về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, làm cho tình hình các mặt ở Tây Nguyên có nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở Tây Nguyên, và ổn định chính trị của cả nước. Bên cạnh đó, do yêu cầu phải xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh làm cơ sở, động lực để phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường, củng cố tính thống nhất trong đa dạng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; chống lại những tiêu cực trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.
  • 7. 3 Trong bối cảnh đó, việc tập trung nghiên cứu đạo Tin lành, nhất là nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay nhằm tìm ra giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ khái niệm đời sống tinh thần và những đặc trưng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Trình bày khái quát về đạo Tin lành, về quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên. - Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và nguyên nhân gia tăng ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. - Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.
  • 8. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án tập trung nghiên cứu đạo Tin lành ở Tây Nguyên, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa truyền thống; tín ngưỡng truyền thống. - Phạm vi nghiên cứu: Các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong thời kỳ đổi mới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, tôn giáo, đường lối văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. - Luận án dựa vào các văn kiện của các đại hội Đảng, các nghị quyết của Trung ương, các tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên hiện nay có liên quan đến đề tài. - Cơ sở thực tiễn là tình hình kinh tế- xã hội, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; so sánh; phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn… ngoài ra, luận án còn sử dụng kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp mới của luận án - Làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
  • 9. 5 - Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo ở nước ta nói chung và ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy trong các trường chính trị tỉnh và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh các khu vực. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học được công bố có liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành Tác giả Nguyễn Xuân Hùng với bài viết "Về Nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam"[102 ] cho rằng, chỉ đến năm 1911, khi các giáo sĩ của Hội Liên hiệp Cơ Đốc và Truyền giáo (CMA) lập trụ sở truyền giáo thì việc truyền đạo Tin lành cho người Việt Nam mới được bắt đầu và đến đầu những năm 30 tên gọi đạo Tin lành được phổ biến và trở thành tên gọi phổ thông. Ngày nay, tên gọi đạo Tin lành trở thành tên riêng phổ biến tại Việt Nam. Nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, tác giả Nguyễn Thanh Xuân chủ biên hai cuốn sách “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam” [130] và “Đạo Tin lành ở Việt Nam” [11]. Tác giả đã khái quát về quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin lành trên thế giới; các giáo lý, luật lệ, các lễ nghi, tổ chức giáo hội, sự giống và khác nhau giữa Tin lành và Công giáo. Trên cở sở đó tác giả đã trình bày quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam. Đây là những cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về đạo Tin lành và quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở nước ta nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng. Bài viết “Vài nhận biết về Tin lành Mỹ” của tác giả Đỗ Quang Hưng [66] cho rằng, tôn giáo có vị trí lớn trong đời sống nước Mỹ. Hơn nữa, khi thực hiện chính sách bành trướng, người Mỹ đã sử dụng vũ khí tôn giáo không chỉ như là một “kinh nghiệm” của các thế lực thực dân xưa kia, mà hơn thế, nó còn vì, tôn giáo là một “căn tính” của họ. Trên cơ sở làm rõ đặc điểm
  • 11. 7 tôn giáo liên quan đến sự hình thành cộng đồng Tin lành Mỹ, tác giả đã đi sâu làm rõ một số đặc trưng của Tin lành Mỹ và đưa ra bốn nhận xét về Tin lành Mỹ. Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý cho quá trình nghiên cứu sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với nước ta nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng. Cuốn sách “Lịch sử đạo Tin lành” của tác giả Jean Bau Bérot [71] đã đề cập đến về vấn đề cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI và cùng với nó là sự ra đời đạo Tin lành. Buổi đầu hình thành, nó là một “tôn giáo phản kháng”, phản đối một số tục lệ, truyền thống hoặc cấu trúc của nhà thờ Công giáo La Mã. Do bị đàn áp dữ dội, nhiều tín đồ Tin lành phải di cư sang châu Mỹ, lập nên nhiều giáo phái khác nhau. Trên cơ sở đó tác giả đã trình bày tính hiện đại và thực trạng đạo Tin lành đương thời. Lịch sử đạo Tin lành cho thấy rõ tính chất phức tạp, không ngừng cải cách, hiện đại hóa và đa giáo phái của nó. Tìm hiểu lịch sử ấy giúp chúng ta lý giải rõ hơn một số hiện tượng thực tế đang diễn ra hiện nay của đạo Tin lành. Cuốn sách "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" tác giả Max Weber (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch) [80]. Đây là công trình nghiên cứu công phu, trong đó tác giả đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại, bằng cách khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc các giáo phái Tin lành, phác họa một cái khung phương pháp luận nhằm tìm hiểu những động lực văn hóa - tinh thần vốn luôn được chi phối, thúc đẩy, hoặc cản trở quá trình biến đổi kinh tế - xã hội. Từ những vấn đề nghiên cứu, tác giả cho rằng nền đạo đức Tin lành có mối liên hệ với tinh thần của chủ nghĩa tư bản và tạo ra động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Mã Phúc Thanh Tươi trong bài “Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin lành và đạo đức truyền thống” [121], trên cơ sở trình bày tổng quan về đạo
  • 12. 8 Tin lành, đã đi sâu luận giải làm rõ sự tương đồng giữa đạo đức Tin lành với đạo đức truyền thống trên cơ sở lý giải những đặc trưng văn hóa, giá trị nhân văn tương đồng giữa các nền văn hóa để hướng tới sự hòa đồng và hội nhập. Bài viết "Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành hiện nay" của tác giả Nguyễn Hồng Dương [34], trên cơ sở phân tích tính đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành và đặc thù về sự đa dạng tổ chức đạo Tin lành ở Việt Nam, đã làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức đạo Tin lành, mối quan hệ này được thể hiện qua đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với đạo Tin lành. Theo tác giả, với nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đặc biệt là những quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành mà trọng tâm là việc công nhận tổ chức Hội Thánh Tin lành thì quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các hệ phái Tin lành vì vậy được cải thiện một cách cơ bản. Giáo sĩ, tín đồ đạo Tin lành tin tưởng vào đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tích cực thực hiện đường hướng hành đạo: Sống Phúc Âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc. Cuốn sách “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Dương [35], trong chương IV, phần II, những vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành; trên cơ sở đưa ra hai đặc thù quan trọng quy định vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành ở Việt Nam là đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam và đặc thù về sự đa dạng tổ chức Tin lành ở Việt Nam; tác giả đã trình bày đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành tại Việt Nam và những kết quả đạt được trong thời gian qua.
  • 13. 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Cuốn sách "Nếp sống - Phong tục Tây Nguyên" [26]. Đây là tập Kỷ yếu hội thảo khoa học của Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức tháng 5 năm 1994. Các nhà khoa học cho rằng, Tây Nguyên là miền đất chiến lược quan trọng, là vùng có kho tàng văn hóa dân gian truyền thống phong phú đa dạng, đa sắc và hết sức độc đáo. Trong các lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào chứa đựng bao cái hay, lòng nhân ái, tính nhân văn, khiếu thẩm mỹ, khả năng diễn đạt tình cảm tinh tế... song đang bị mai một đi một cách nhanh chóng. Nguyên nhân do sự thấp kém của đời sống kinh tế và trình độ dân trí; cách cư xử của chúng ta không thích hợp với vốn văn hóa cổ truyền; sự xâm nhập nhanh chóng của đạo Tin lành ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên... Trên cơ sở đánh giá thực trạng nếp sống, phong tục Tây Nguyên, những cái cần khai thác, phát huy; những hủ tục, lạc hậu cần ngăn chặn, loại bỏ, các tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm gìn giữ và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Như: bài viết "Hãy cứu lấy những dòng văn hóa của các dân tộc ít người" của tác giả Hoàng Quốc Hải; "Những phong tục tập quán nên giữ và nên bỏ ở Tây Nguyên" của tác giả Hoàng Bích Nga; "Vài suy nghĩ về nếp sống và phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên" của tác giả Linh Nga Niêk Đam... Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nhằm tìm ra các giải pháp có tính đồng bộ cho vùng đất có những đặc thù như Tây Nguyên. Đồng thời, công trình cũng là cơ sở để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cuốn sách “Một số nét đặc trưng của Phong tục các dân tộc Tây Nguyên” do Lâm Tâm - Linh Nga Niêk Đam chủ biên [104], đã khắc họa những nét đặc trưng của Tây Nguyên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
  • 14. 10 như: tổ chức xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân và về lễ hội. Đây là những tài liệu quý giúp nghiên cứu sinh hiểu được những nét đặc trưng về phong tục các dân tộc Tây Nguyên, để có căn cứ khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng đời sống tinh thần ở Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách "Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên" của tác giả Lưu Hùng [65] đã giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa cổ truyền của Tây Nguyên như: văn hóa vật chất (gồm sinh hoạt kinh tế - sản xuất; tập quán ăn, hút; nhà cửa và hình thức cư trú; công cụ, dụng cụ, vũ khí), văn hóa xã hội (gồm các quan hệ họ hàng thân thuộc; làng; truyền thống sở hữu; phong tục trong chu kỳ đời người), văn hóa tinh thần (gồm tín ngưỡng - tôn giáo; văn học dân gian; ca múa nhạc dân gian và nghệ thuật tạo hình trang trí dân gian). Qua tác phẩm này tác giả đã cho thấy mối quan hệ biện chứng và vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội; của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trên cơ sở đó làm rõ sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cuốn sách “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên” do Nguyễn Hồng Sơn và Trương Minh Dục chủ biên [60] là công trình của tập thể tác giả nghiên cứu và giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực III, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách đề cập đến cơ sở hình thành các giá trị văn hóa Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay như: ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội, ổn định chính trị ở Tây Nguyên... trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu giữ gìn và nâng cao giá trị văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Cuốn sách là tư liệu quý để tham khảo, đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát
  • 15. 11 huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên hiện nay. Đề cập đến đời sống văn hóa ở Tây Nguyên, tác giả Ngô Đức Thịnh đã có một loạt các công trình nghiên cứu như: "Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên"; "Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của các tộc người ở Tây Nguyên hiện nay"; "Một số đặc trưng trang phục Tây Nguyên"; "Định hướng sản xuất và phân công lao động trong các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên"[110]; "Một số vấn đề về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên"[109]. Những công trình nghiên cứu của tác giả tập trung đi sâu làm rõ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các khuynh hướng biến đổi và đưa ra một số giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên. Những phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả vừa cụ thể, vừa tổng quát sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển Tây Nguyên. Bài tham luận "Mất, còn của văn hóa dân gian Tây Nguyên; vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa và tác giả người dân tộc" của tác giả Linh Nga Niêk Đam, được trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1997[63]. Theo tác giả, văn hóa dân tộc Tây Nguyên đang ngày càng mất dần, bởi xu hướng đô thị hóa buôn làng, ý thức của con người có lỗi khi đã không có sự giáo dục truyền thống một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề cập đến việc xem xét cái gì nên giữ? cái gì nên bỏ? Điều đó cần phải có một đội ngũ cán bộ văn hóa người dân tộc tại chỗ, có tri thức. Tham luận là tài liệu tham khảo tốt để góp phần nghiên cứu về thực trạng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách "Giữ gìn và phát huy tài sản văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên" của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam[64] là cuốn sách tập hợp những bài viết của các nhà khoa học am hiểu về văn hóa các dân tộc Tây Bắc và Tây Nguyên thuộc hai Hội thảo khoa học của Hội Văn nghệ dân gian
  • 16. 12 Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Đắk Lắk tổ chức năm 1994 và 1995. Công trình đã làm nổi bật tính phong phú, độc đáo của văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên như: ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục tập quán, tín ngưỡng, trang phục... nhiều bài viết đã khẳng định, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên có tác dụng to lớn đối với đời sống nhân dân Tây Nguyên xưa và nay. Trong những năm qua, mặc dù đã được sưu tầm, phát huy nhưng do điều kiện xã hội và nhận thức chưa đúng đắn đối với văn hóa dân tộc nên đang có nguy cơ mai một và pha tạp làm mất đi tính nguyên sơ của nó. Trong bài tham luận "Hãy bảo vệ bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc người Tây Nguyên trong đời sống hiện nay"[64], tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định, nhân loại nhận ra văn hóa dân tộc mới là động lực của phát triển. Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên chính là bảo vệ con người Tây Nguyên, và đồng thời là bảo vệ bản sắc văn hóa của cư dân toàn khu vực trong đó có cả các tộc người trong quốc gia, dân tộc Việt Nam. Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên không có nghĩa là chối từ sự du nhập yếu tố văn hóa nhân loại, mà ngược lại cùng với việc nâng cao dân trí, việc trau dồi văn hóa của bản thân, thấy đúng và tự hào về văn hóa của chính mình, mới là con đường chắc chắn nhất để tiếp thu khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân. Trong bài "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên", của tác giả Tô Ngọc Thanh [64] cho rằng: vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc đang là mối quan tâm của toàn thế giới. Nền văn hóa các dân tộc Tây Nguyên rất phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả cũng nhấn mạnh, cần phải thẳng thắn nói rằng, việc làm của chúng ta chưa thật hiểu thấu đáo những giá trị của vốn di sản đó; chúng ta chưa hiểu cái giá trị căn cốt, xuất phát từ vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào, mà từ đó họ sáng tạo ra toàn bộ các sản phẩm và giá trị văn hóa. Một số số bài viết khác lại đi sâu vào các lĩnh vực như: âm nhạc, cồng chiêng, lễ hội... của các dân tộc Tây Nguyên. Trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra
  • 17. 13 những việc cần làm ngay trong những năm tới và đề xuất những giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên hiện nay. Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách “Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên - thực trạng và những vấn đề đặt ra” do Trần Văn Bính chủ biên[16], là công trình tập hợp bài nghiên cứu của nhiều tác giả am hiểu về Tây Nguyên thuộc nhóm Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.05-04 giai đoạn 2001 - 2005. Công trình đã phân tích, đánh giá khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới; đồng thời đã đưa ra những dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc Tây Nguyên dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bài "Văn hóa các tộc người Tây Nguyên thành tựu và thực trạng", tác giả Tô Ngọc Thanh khẳng định[16]: chính những tiến bộ vượt bậc trong kinh tế và xã hội đang đặt ra những thách thức lớn cho việc tiếp nối, phát triển truyền thống văn hóa các tộc người Tây Nguyên. Ở các tộc người Tây Nguyên đã có một bước nhảy vọt, nhảy xa với tốc độ lớn, tạo ra những đột biến lớn lao trong đời sống văn hóa của các tộc người Tây Nguyên. Thay đổi lớn nhất về mặt này là sự xuất hiện con người Tây Nguyên thời đổi mới. Các hình thức hoạt động văn hóa xưa đã mất đi cơ sở xã hội mà từ đó và vì đó, chúng được sinh ra và tồn tại. Nền văn hóa cổ truyền đang bị thử thách trong tình trạng của một thực thể bị giải thể vì bị mất đi cơ sở kinh tế - xã hội vốn có của mình. Thêm nữa, những yếu tố văn hóa ngoại sinh lại đang tràn ngập đời sống hàng ngày của đồng bào. Tất cả những nhân tố đó đang đặt văn hóa cổ truyền các tộc người Tây Nguyên bên bờ vực của sự mai một. Trong bài viết "Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên", tác giả Trương Minh Dục[16] cũng đưa ra 4 hiệu ứng tiêu cực của đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Theo tác giả, sự
  • 18. 14 tăng trưởng khá nhanh về kinh tế ở Tây Nguyên bên cạnh mặt tích cực nhưng cũng tạo ra sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, việc mất rừng với tốc độ nhanh đã phá vỡ cấu trúc văn hóa truyền thống, làm đứt gãy truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên... Những số liệu, cứ liệu của các tác giả là phong phú và có giá trị. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Kỷ yếu hội thảo khoa học "Nhà Rông - Nhà Rông văn hóa" do Viện Văn hóa- Thông tin, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, Sở Văn hóa Thông tin Kon Tum tổ chức năm 2004[126] đã khẳng định những giá trị của nhà rông cổ truyền, vai trò của nhà rông trong tâm thức người dân các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Các tham luận đã đi sâu làm rõ những vấn đề bức xúc đang đặt ra từ thực tiễn khoa học của nhà rông, với tư cách là một thiết chế văn hóa đương đại, là di sản văn hóa cả phương diện vật thể lẫn phương diện phi vật thể. Khẳng định việc tu bổ, sửa chữa để giữ gìn thiết chế văn hóa cổ truyền này là cần thiết. Công trình mặc dù đi sâu nghiên cứu về nhà rông nhưng nhà rông với tư cách là một thiết chế văn hóa nên có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Những đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác định quan điểm, nội dung và phương thức xây dựng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Bài viết “Thử bàn về xã hội và gia đình các tộc người ở Tây Nguyên” của tác giả Đặng Nghiêm Vạn[122], trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tác giả cho rằng: xã hội các tộc người ở Tây Nguyên trước đây là xã hội ở thời kỳ dân chủ quân sự, thuộc mạt kỳ nguyên thuỷ, chưa chuyển hoá thành xã hội có giai cấp. Các cư dân Tây Nguyên nhất là những vùng hẻo lánh còn duy trì khá chặt chẽ chế độ công hữu. Một số tộc người vẫn còn chế độ mẫu hệ, có một số lại đang chuyển dần sang chế độ phụ hệ. Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý, cho quá trình nghiên cứu
  • 19. 15 để đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ đó đưa ra những giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách "Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên" do Nguyễn Tấn Đắc chủ biên[46] đã mô tả và phân tích xã hội truyền thống Tây Nguyên từ: thể chất con người Tây Nguyên, đời sống vật chất, phương thức sản xuất, tổ chức xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, những hệ thống công cụ sản xuất và tư duy... Tác giả đưa ra 6 hằng số giá trị của văn hoá Tây Nguyên, 4 vấn đề đặt ra đối với Tây Nguyên, và 8 vấn đề cần làm trước tiên đối với Tây Nguyên để đưa Tây Nguyên hòa nhập và phát triển. Những số liệu, cứ liệu đưa ra của Tác giả là phong phú và có sức thuyết phục. Cuốn sách là tài liệu có ý nghĩa để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp phát huy những giá trị đời sống tình thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" do Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ nhiệm[57], đã đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian qua; phân tích những thành tựu, hạn chế và đưa ra những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong quá trình nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa ở Tây Nguyên. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản, đồng thời đề xuất 7 giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cuốn sách "Một số vấn đề về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay" do Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam đồng chủ biên[70], đã tập hợp những bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, đặc biệt là đánh giá tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của
  • 20. 16 đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, sự chuyển biến trong văn hóa cổ truyền, sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội đối với sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển đời sống văn hóa - xã hội Tây Nguyên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong cuốn “Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững” [72], đã trình bày tổng quan những vấn đề cơ bản về văn hóa, xã hội Tây Nguyên, những giá trị cơ bản của văn hóa Tây Nguyên tại chỗ và vai trò của nó đối với phát triển bền vững. Tác giả cho rằng, trước sự biến đổi nhanh chóng của cuộc sống hiện đại, văn hóa Tây Nguyên trong thời gian tới cần được định hướng: bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại; giao lưu và ảnh hưởng, hội nhập và thích ứng văn hóa. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, tác giả đã đưa ra 3 đề xuất, 3 kiến nghị và những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong phát triển bền vững. Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về những vấn đề cơ bản của văn hóa Tây Nguyên, những đề xuất, kiến nghị và giải pháp trong cuốn sách là những gợi ý bổ ích khi giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội ở vùng đất này. 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Bài viết "Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam" của tác giả Nguyễn Xuân Hùng[102], đề cập đến sự va chạm của việc truyền giáo Tin lành đối với các tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền và các tôn giáo khác tại Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả đã làm rõ hệ quả từ sự va chạm của việc truyền giáo Tin lành, lý giải nguyên nhân và những tác động trở lại của văn hóa truyền thống dân tộc vào cộng đồng Tin lành Việt Nam. Theo tác giả, hội nhập với văn hóa dân tộc, đó không chỉ là mong muốn của riêng cộng đồng
  • 21. 17 Tin lành mà còn là mong muốn chung của nhiều tín đồ các tôn giáo khác tại Việt Nam. Bài viết “Kitô giáo trước buôn làng”, in trong cuốn sách Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên của tác giả Đỗ Quang Hưng[115], là kết quả của cuộc hội thảo "Luật tục hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của buôn làng các dân tộc Tây Nguyên" do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức. Tác giả đã cho rằng, sự hiện diện Kitô giáo ở Tây Nguyên luôn là một nhân tố chính trị, xã hội và tôn giáo hết sức phức tạp. Thiên chúa giáo và Tin lành không chỉ là vấn đề thuần túy tín ngưỡng mà còn là vấn đề giành giật quần chúng của các giáo hội với chính quyền cách mạng ở cơ sở. Đây là vấn đề có quan hệ chặt chẽ đối với việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Đạo Tin lành ở Tây Nguyên đặc điểm và các giải pháp thực hiện chính sách", do Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm[84], đã chú trọng nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và những biến động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để từ đó đưa ra những kiến nghị về việc quản lý Nhà nước đối với tôn giáo này. Theo tác giả, đạo Tin lành còn tồn tại lâu dài, do đó không nên có ý định nhanh chóng giải quyết vấn đề Tin lành. Tuy nhiên cũng không vì thế mà không phê phán gay gắt những biểu hiện tiêu cực trong đạo Tin lành, những ý đồ muốn biến đạo Tin lành thành công cụ của các thế lực đế quốc và bọn phản động. hướng người dân vào thực hiện cái thiện, tránh cái ác, giúp họ thấy đạo đức tôn giáo phù hợp với đạo đức của xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Tác giả Vũ Dũng trong bài “Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay: nhìn từ góc độ của Tâm lý học” [32], dưới góc độ Tâm lý học, tác giả đã đưa ra bốn nguyên nhân dẫn tới sự phát triển nhanh chóng đạo Tin lành trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả ở khu vực phía bắc lẫn Tây Nguyên) trong thời gian vừa qua, đó là: về bản than đạo Tin lành; về những
  • 22. 18 người truyền đạo; về tài liệu tuyên truyền; về phía đồng bào (các tín đồ). Tác giả khẳng định: đạo Tin lành có liên quan trực tiếp đến các cuộc gây rối ở Tây Nguyên vừa qua. Hầu hết những người chống đối chính quyền và tham gia các cuộc gây rối với những hành vi chống đối quyết liệt đều là tín đồ của đạo Tin lành. Chính kẻ thù ở trong và ngoài nước đã sử dụng Tin lành như một phương tiện để lôi kéo đồng bào. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá khái quát những mặt tích cực và tiêu cực của đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay. Những nghiên cứu của tác giả là tài liệu tham khảo quý, giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Tác giả Hồ Tấn Sáng với bài viết “Đạo Tin lành và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực xã hội ở Tây Nguyên” [100] cho rằng, trên thực tế, đạo Tin lành ở Tây Nguyên không đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng – tôn giáo, cũng không hoàn toàn chỉ là vấn đề âm mưu lợi dụng tự do tín ngưỡng để thực hiện mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch. Theo tác giả, nghiên cứu giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên cần quán triệt quan điểm phức hợp mà trục căn bản là nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ. Trên cơ sở đó tác giả đã trình bày sự ảnh hưởng của đạo Tin lành tới một số lĩnh vực xã hội Tây Nguyên- phân tích từ phương diện quá trình thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và đưa ra năm giải pháp đối với công tác đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Tác giả Nguyễn Văn Nam trong bài “Ảnh hưởng của đạo Tin lành với thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”[86], trên cơ sở nghiên cứu Thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tác giả đã trình bày sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với thiết chế truyền thống xã hội như: sự phức tạp về chính trị với thiết chế xã hội truyền thống; sự phức tạp về xã hội, tập quán văn
  • 23. 19 hóa; với tín ngưỡng truyền thống. Từ đó tác giả đã đưa ra một số vấn đề đặt ra đối với đạo Tin lành ở Tây Nguyên trong quá trình thực hiện công tác. Bài viết có giá trị tham khảo khi nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cuốn sách “Giữ "lý cũ" hay theo "lý mới"? bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành” do tác giả Nguyễn Văn Thắng làm chủ biên[106], đã làm rõ bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông với ảnh hưởng của đạo Tin lành, hay nói cách khác tác giả đã làm rõ sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với người Hmông ở nước ta, từ đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho việc giải quyết và quản lý vấn đề cải đạo theo đạo Tin lành của người Hmông. Tác giả Đỗ Quang Hưng với bài viết "Một số vấn đề về Tin lành ở Tây Nguyên"[69], trên cơ sở phác họa những nét chung nhất về đạo Tin lành ở Tây Nguyên, đã đi sâu phân tích một số vấn đề có liên quan trong quan hệ với phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực này như: Thực tại Tin lành ở Tây Nguyên hôm nay; Tin lành ở Tây Nguyên: cái nhìn lịch sử về phương diện chính trị - xã hội và tâm lý; Tin lành ở Tây Nguyên hôm nay: mấy vấn đề phía trước. Tác giả cho rằng, ảnh hưởng của tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng đối với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên là điều rất đáng lưu tâm, không chỉ trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài. 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Từ góc độ quản lý nhà nước, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk đã có một số nghiên cứu về thực trạng phát triển đạo Tin lành và Tin lành "Đềga" ở địa phương như: "Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin lành
  • 24. 20 trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm 1989 - 1994" do công an tỉnh Gia Lai tiến hành nghiên cứu năm 1995[23]; "Thực trạng và giải pháp đối với sự phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum" do Công an tỉnh Kon Tum nghiên cứu năm 1998[24]; "Thực trạng và những biện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên truyền và phát triển đạo Tin lành trái phép ở địa bàn biên phòng Kon Tum" do Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum thực hiện nghiên cứu năm 1999[17]; "Nghiên cứu thực chất phát triển đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk" do Công an tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu năm 1999[25]... Các công trình trên đã nghiên cứu làm rõ hiện trạng phát triển đạo Tin lành và đánh giá mức độ tín ngưỡng của quần chúng ở địa phương. Trên cơ sở đó đánh giá sơ bộ việc thực hiện công tác đối với đạo Tin lành, đề xuất phương hướng chung và một số giải pháp giải quyết trước mắt đối với đạo Tin lành. Dưới góc độ an ninh, Bộ Công an đã có các công trình nghiên cứu như: "Đạo Tin lành - Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay" do ThS. Lại Đức Hạnh thực hiện năm 2000[56]; "Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh" do Nông Văn Lưu thực hiện năm 1995[74]; "Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh" do Vương Thị Kim Oanh thực hiện năm 2006[94]… Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu khai thác, tìm hiểu quá trình xâm nhập và chỉ ra những nguyên nhân phục hồi và phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi cả nước nói chung, ở đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng. Những tác động của đạo Tin lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những hoạt động của đạo Tin lành liên quan đến công tác an ninh trật tự. Trên cơ sở đó, các công trình đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự ở vùng có đạo Tin lành.
  • 25. 21 Đề tài nhánh cấp nhà nước "Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác lãnh đạo, quản lý" do Hoàng Minh Đô chủ nhiệm[48], đã khái quát được thực trạng đạo Tin lành trong cả nước, chỉ ra 5 nguyên nhân phục hồi và phát triển đạo Tin lành và khai thác sâu mối quan hệ giữa đạo Tin lành với các lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài đã chỉ ra 5 xu hướng phát triển của đạo Tin lành và những giải pháp giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở nước ta. Báo cáo tổng quan đề tài nhánh "Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính Phủ" do Hoàng Minh Đô làm chủ nhiệm[50]. Tác giả đã chú trọng nghiên cứu thực trạng đạo Tin lành ở Tây Nguyên, những chủ trương chính sách tôn giáo và thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trên cơ sở đó tác giả đã đề ra những giải pháp, kiến nghị về phương hướng, mục tiêu, quan điểm, chính sách và cơ chế tổ chức thực hiện phục vụ trực tiếp cho công tác chỉ đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ đối với vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý để nghiên cứu sinh tham khảo, nhìn toàn cảnh về đạo Tin lành ở nước ta nói chung, Tây Nguyên nói riêng, xem xét và đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Tác giả Lưu Văn Sùng "Nhìn lại sự kiện Tây Nguyên năm 2001 và 2004"[101] cho rằng sự kiện bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004 là do một số nguyên nhân như: trước hết là do lực lượng phản động được chính quyền Mỹ nuôi dưỡng, sử dụng nhằm chống phá cách mạng nước ta; thứ hai, nguyên nhân từ việc khai thác phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên không thật sự phù hợp với phương thức, điều kiện sinh sống và canh tác của đồng bào dân tộc tại chỗ; thứ ba, nguyên nhân từ sự chủ quan,
  • 26. 22 mất cảnh giác từ phía chúng ta, trong đó nguy hại nhất là buông lỏng “trận địa lòng dân”. Trên cơ sở đó tác giả rút ra 5 bài học kinh nghiệm từ việc xử lý các điểm nóng ở Tây Nguyên. Đây là tài liệu quý giúp cho các nhà hoạt động lý luận cũng như thực tiễn tham khảo, đồng thời cũng là tài liệu giúp cho nghiên cứu sinh xây dựng giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay ở góc độ củng cố hệ thống chính trị. Tác giả Trương Minh Dục có các cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên"[28]; "Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên”[29]; "Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới"[30]. Các công trình trên đã đề cập đến đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên; vấn đề xây dựng đời sống văn hóa và đào tạo đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống chính trị và làm rõ truyền thống đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên qua các thời kỳ lịch sử. Tác giả đồng thời cũng phân tích những xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các chủ trương, bổ sung các chính sách đối với vấn đề dân tộc thiểu số, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên. Các cuốn sách trên là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh đưa ra các giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Tác giả Vương Thị Kim Oanh với công trình "Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai"[93], đã hệ thống hóa vấn đề lý luận và đi sâu làm rõ những nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai như nhận thức đối với giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 6 kiến nghị về phương hướng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo
  • 27. 23 niềm tin đúng đắn đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Cuốn sách "Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay", do Phạm Hảo chủ biên[55], là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị- Hành chính khu vực III và các nhà hoạt động thực tiễn ở Tây Nguyên. Cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của vùng đất Tây Nguyên. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời và đã có nhiều chủ trương, nghị quyết và những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Tây Nguyên. Công trình là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác định ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với ý thức chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cuốn sách " Tổ chức và Hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên" do Bùi Minh Đạo chủ biên[44]. Đây là cuốn sách được tác giả điều tra, nghiên cứu trong nhiều năm về vấn đề biến đổi tổ chức và hoạt động buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến ngày nay. Từ thực trạng biến đổi tổ chức và hoạt động buôn làng, tác giả đã đưa ra những tác động của biến đổi đó đến phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên. Trong bối cảnh dân cư, dân tộc và tôn giáo Tây Nguyên hiện nay, tác giả đã đưa ra 6 quan điểm và 8 kiến nghị, giải pháp cho việc xây dựng buôn làng Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ toàn diện hơn về thực trạng biến đổi tổ chức hoạt động buôn làng Tây Nguyên như không gian sinh tồn kinh tế, không gian sinh tồn xã hội, không gian sinh tồn tự nhiên, không gian sinh tồn văn hóa... Cuốn sách "Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững" do Bùi Minh Đạo chủ biên[45], trên cơ sở các nguyên tắc và nguyên lý phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững vùng lãnh thổ nói riêng, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường Tây Nguyên thời gian qua. Tác
  • 28. 24 giả đưa ra 6 quan điểm, 4 nhóm giải pháp góp phần phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong thới gian tới. Những số liệu, cứ liệu đưa ra của tác giả là phong phú và có tính thuyết phục. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có ý nghĩa để nghiên cứu sinh nghiên cứu thực trạng một số vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa... Đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ ở Tây Nguyên có các công trình như: "Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc Tây Nguyên", do tác giả Lê Hữu Nghĩa chủ biên[88]; "Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên", do Phạm Hảo và Trương Minh Dục đồng chủ biên[54]; "Chính quyền cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên thực trạng và giải pháp" Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ do Vũ Anh Tuấn làm chủ nhiệm, năm 2008[120]; "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên", đề tài khoa học do Văn phòng Chính phủ là cơ quan chủ quản, Trần Thái Học làm chủ nhiệm năm 2006[61]. Bằng các số liệu thu được qua khảo sát, các công trình trên đã khái quát thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên; thực trạng đội ngũ cán bộ cấp huyện người dân tộc thiểu số, chất lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở các tỉnh Tây Nguyên. Tuy các công trình này đề cập chủ yếu đến việc xây dựng hệ thống chính trị, đến xây dựng đội ngũ cán bộ, nhưng nó là tài liệu tham khảo tốt về những đặc điểm: kinh tế, văn hoá, xã hội của Tây Nguyên, là cơ sở để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Ngoài các tài liệu nêu trên, do vị trí và tầm quan trọng của vùng địa lý - dân tộc học, từ lâu Tây Nguyên đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
  • 29. 25 cứu trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí; đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều giác độ khác nhau có liên quan gián tiếp, hoặc trực tiếp đến nội dung của luận án như: phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, về quan hệ dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, an ninh quốc phòng… Tuy nhiên, nghiên cứu có tính hệ thống sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thì cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp đề cập đến. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
  • 30. 26 Chương 2 ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNGTINHTHẦNCỦAĐỒNGBÀODÂNTỘCTHIỂUSỐỞTÂYNGUYÊN 2.1.1. Khái niệm đời sống tinh thần Quan niệm về đời sống tinh thần Đời sống tinh thần là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, có phạm vi rộng lớn và phức tạp. Việc xác định nội dung khái niệm đời sống tinh thần phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu mà có cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau, do đó có những quan niệm khác nhau về khái niệm đời sống tinh thần. Có quan niệm cho rằng: “ý thức xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng, lý luận cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, thói quen, sở thích… phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định”[90, tr.659]. Quan niệm này đã đồng nhất đời sống tinh thần của xã hội với ý thức xã hội. Có quan điểm lại cho rằng, “Đời sống tinh thần của xã hội, về bản chất là quá trình tồn tại hiện thực của mọi người, còn thực tế thì đó là cách thức hoạt động sống có tính chất xã hội và là lĩnh vực độc lập tương đối, có liên quan tới sản xuất và truyền bá ý thức, tới việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của mọi người”[trích theo 107, tr.13]. Quan điểm này đã xem tính chất, đặc trưng của đời sống tinh thần là một hệ thống những hoạt động tinh thần mang tính xã hội. Các Tác giả L.I. Kadakôva và N.I. Pốtgornức coi đời sống tinh thần với tư cách là sự thống nhất giữa các hoạt động tinh thần, các quan hệ tinh thần và ý thức (3 nhân tố cấu thành hệ thống: hoạt động tinh thần – quan hệ tinh thần – ý thức)[ trích theo 107, tr.13]. Quan điểm này đã chỉ ra tính chất đặc trưng của đời sống tinh thần là một hệ thống hoạt động mang tính xã hội thông qua sự tác động giữa các nhân tố cấu thành hệ thống của đời sống tinh thần xã hội.
  • 31. 27 Như vậy, phạm trù đời sống tinh thần vẫn còn có những cách hiểu khác nhau. Để làm rõ vấn đề này cần xem xét nó trong mối quan hệ với các khái niệm ý thức xã hội và văn hóa tinh thần. Ý thức xã hội là dấu hiệu quan trọng để xác định nội dung cơ bản của đời sống tinh thần xã hội. “Ý thức xã hội là một bộ phận thuộc đời sống tinh thần của xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm cùng những tình cảm, tâm trạng, phong tục, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội”[127, tr.171]. Nói rõ hơn, ý thức xã hội là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội chứ không phải là toàn bộ đời sống tinh thần. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do đó ý thức xã hội là kết quả của quá trình phản ánh, và thông qua hoạt động tinh thần, ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Còn đời sống tinh thần của xã hội phản ánh đời sống vật chất của xã hội và tác động tích cực đến đời sống vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Như vậy, đời sống tinh thần của xã hội cũng là cái phản ánh đời sống vật chất của xã hội. Tuy nhiên, đời sống tinh thần không chỉ phản ánh đời sống vật chất của xã hội, mà còn bao gồm tất cả những hoạt động và quan hệ tinh thần của chủ thể phản ánh, tức là những hoạt động tinh thần và quan hệ tinh thần của con người và cộng đồng người mang tính lịch sử – xã hội. Do vậy, ý thức xã hội có nội dung hẹp hơn so với đời sống tinh thần xã hội. Cái làm cho khái niệm đời sống tinh thần của xã hội rộng hơn khái niệm ý thức xã hội chính là hoạt động tinh thần. Đời sống tinh thần xã hội bao gồm tất cả những cái gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần; từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần,…) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần,…). Bên cạnh đó, nói đến đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng, những quá trình tinh thần. Như vậy, ý thức xã hội là sự phản ánh kết quả của
  • 32. 28 hoạt động thực tiễn của con người, còn đời sống tinh thần bao hàm toàn bộ quá trình sản xuất, bảo quản, phổ biến, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các giá trị tinh thần. Những quan điểm, tư tưởng cùng những tâm trạng, tình cảm… tức ý thức xã hội chỉ là một mặt của đời sống tinh thần. Do đó, phạm trù đời sống tinh thần có nội dung rộng hơn phạm trù ý thức xã hội. Tuy nhiên, xét đến cùng, kết cấu của đời sống tinh thần hay của ý thức xã hội đều thể hiện trong mối quan hệ với tồn tại xã hội hay đời sống vật chất của xã hội, tức là chúng đều do tồn tại xã hội hay chức năng phản ánh của nó đối với tồn tại xã hội quyết định. Liên quan đến khái niệm đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến khái niệm văn hóa tinh thần. Văn hóa tinh thần cũng là một dấu hiệu để xác định nội dung cơ bản của đời sống tinh thần xã hội. Văn hóa là một khái niệm có nội dung rất phong phú và phức tạp, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy theo từng góc độ của lĩnh vực nghiên cứu. Nhưng, dù được xem xét từ góc độ nào thì văn hóa cũng đều gắn với con người và trình độ phát triển của con người, do loài người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống. Như vậy, có thể hiểu văn hóa theo nghĩa chung nhất là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, bao gồm tất cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong đời sống con người, là phương thức hay cách thức mà con người tồn tại. Từ góc độ tiếp cận trên, có thể hiểu văn hóa tinh thần là tổng thể các giá trị tinh thần của xã hội, trong đó biểu hiện rõ nhất là giá trị chân – thiện – mỹ,v.v.. thông qua hoạt động và quan hệ tinh thần, từ sản xuất, sử dụng, tiêu dùng, cho đến việc bảo tồn và phát triển tinh thần. Như vậy, giống như đời sống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần không chỉ bao gồm những giá trị tinh thần mà còn bao gồm cả những hoạt động và quan hệ tinh thần của con người. Tuy nhiên, khác với đời sống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần chỉ bao gồm một phần chứ không phải tất cả những giá trị, những hoạt động và quan hệ tinh thần nói chung. Bởi lẽ, mọi giá trị văn hóa tinh thần, trên thực tế đều
  • 33. 29 thuộc về đời sống tinh thần xã hội, song mọi giá trị tinh thần không thể quy hết về văn hóa tinh thần. Chỉ những giá trị tinh thần nào có tính bền vững, ổn định, là chuẩn mực chung có khả năng thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của cộng đồng xã hội mới nằm trong văn hoá tinh thần của một dân tộc, hay một quốc gia. Còn đời sống tinh thần xã hội, ngoài những yếu tố của văn hóa tinh thần, nó còn bao hàm một dung lượng, một phạm vi tinh thần rộng lớn khác. Chẳng hạn, những giá trị tinh thần cá nhân, nhóm người hoặc sự du nhập những giá trị tinh thần từ bên ngoài không liên quan gì đến tính đặc thù dân tộc thì chúng không thuộc về văn hóa tinh thần của dân tộc đó, nhưng vẫn thuộc về đời sống tinh thần xã hội. Đời sống văn hóa tinh thần của một xã hội, một dân tộc là do các giá trị tinh thần được sàng lọc, kết tinh từ các hoạt động tinh thần của xã hội tạo thành hệ giá trị chuẩn mực của một xã hội, một dân tộc đó, phản ánh trình độ, đặc điểm và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc ấy. Mặc dù đời sống văn hóa tinh thần có mối quan hệ với đời sống tinh thần, nhưng đời sống tinh thần và đời sống văn hóa tinh thần không phải là đồng nhất với nhau, mà quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa quá trình hoạt động tinh thần và chất lượng đã đạt tới của quá trình đó, trong đó khi ta đề cập đến khái niệm đời sống tinh thần là đề cập đến tất cả các bộ phận, quá trình hoạt động của các lĩnh vực tinh thần, còn khi nói đến khái niệm đời sống văn hóa tinh thần là nói đến mặt chất lượng của đời sống tinh thần. Từ những luận cứ trên có thể khẳng định, phạm trù đời sống tinh thần xã hội là một phạm trù rộng, nó bao gồm ý thức xã hội, văn hóa tinh thần và nhiều hoạt động, quan hệ tinh thần khác nữa. Ý thức xã hội và văn hóa tinh thần chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội. Như vậy, đời sống tinh thần với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, một hệ thống đang hoạt động, bao gồm nhiều lĩnh vực hợp thành được biểu hiện trong đời sống xã hội. Đời sống tinh thần xã hội “phản ánh” đời sống vật chất xã hội, chịu sự quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Khi đời sống
  • 34. 30 vật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần, như Mác- Ăngghen đã viết: “Lịch sử tư tưởng chứng minh gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất”[79, tr.625]. Nhưng nhân tố sản xuất, tái sản xuất ra đời sống hiện thực là nhân tố xét đến cùng quyết định, chứ không phải là nhân tố quyết định duy nhất. Đời sống tinh thần có tính độc lập tương đối, các lĩnh vực của đời sống tinh thần đều có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và thông qua chỉ đạo hoạt động thực tiễn cùng tác động và cải tạo thế giới vật chất. Theo hướng nghiên cứu trên, đời sống tinh thần là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, được xem xét trong mối tương quan với đời sống vật chất của xã hội.“Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định”[53, tr.34]. Cấu trúc của đời sống tinh thần. Cũng như đời sống vật chất, đời sống tinh thần là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và tuân theo những quy luật vận động và phát triển riêng. Đời sống tinh thần bao trùm toàn bộ hiện thực tinh thần của xã hội, từ ý thức cá nhân đến ý thức tập đoàn, giai cấp, dân tộc. Nó vừa phản ánh mặt hoạt động tinh thần của con người, vừa phản ánh kết quả hoạt động đó. Nó vừa nói lên được mặt sống động của cả quá trình sản xuất, trao đổi, lưu giữ, tiêu dùng các sản phẩm tinh thần vừa nói lên được các thiết chế xã hội để vận hành các quá trình, các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Việc phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, có những yếu tố vừa thuộc lĩnh vực này lại vừa thuộc lĩnh vực khác. Có thể có nhiều cách phân chia khác nhau về đời sống tinh thần. Song, trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, đời sống tinh thần xã hội bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau:
  • 35. 31 Với tính cách là một quá trình vận động và phát triển, đời sống tinh thần được biểu hiện qua các yếu tố cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản xuất tinh thần, giao tiếp và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần. Các yếu tố này luôn tác động lẫn nhau làm cho đời sống tinh thần tồn tại, vận động, phát triển sinh động, phong phú và phức tạp. Nếu như trong hoạt động sản xuất vật chất thì sản xuất vật chất chịu sự chi phối bởi mục đích, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất nhất định và nhờ việc tiêu dùng chúng mà việc sản xuất tiếp theo có thể được thực hiện, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sản xuất, thì trong hoạt động sản xuất tinh thần lại không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào việc tiêu dùng các giá trị tinh thần do nó tạo ra. Sản xuất tinh thần lại là nhân tố quyết định chi phối nhu cầu tinh thần và các yếu tố khác. Các yếu tố khác có vai trò tác động trở lại sản xuất tinh thần. Xét với tính cách là một hệ thống đang vận động và biến đổi, thì đời sống tinh thần xã hội được xem xét ở các lĩnh vực: đời sống tư tưởng, đạo đức, lối sống, hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo, phương pháp tư duy, giao tiếp. Mỗi lĩnh vực của đời sống tinh thần có tính đặc thù riêng, chúng đều đáp ứng một dạng nhu cầu tinh thần nào đó của đời sống xã hội và đều bao gồm cả hoạt động sáng tạo, trao đổi, tiêu dùng các giá trị tinh thần. Các lĩnh vực ấy liên quan chặt chẽ với nhau, luôn tác động và đan xen vào nhau, nằm trong một chỉnh thể thống nhất, trong đó lĩnh vực đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ đạo chi phối, quy định tính chất, nội dung, phương hướng phát triển của đời sống tinh thần. Trong xã hội có giai cấp, đời sống tinh thần mang tính giai cấp. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng thống trị về đời sống tinh thần xã hội. 2.1.2. Một số nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vừa mang bản chất chung của đời sống tinh thần xã hội, vừa có những nét đặc thù.
  • 36. 32 Nghiên cứu đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chính là sự tiếp cận lịch sử cụ thể đời sống tinh thần xã hội, nhằm đảm bảo tính tương ứng của quan niệm khoa học vào nghiên cứu một phạm vi cụ thể, với một chủ thể xác định. Đây là quá trình hạn định phạm vi nghiên cứu, chỉ ra đặc trưng cụ thể của đời sống tinh thần gắn với chủ thể là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tổng hòa những giá trị, những sản phẩm, những hoạt động, những quá trình, những quan hệ tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nó phản ánh đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Với những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một đời sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó thể hiện ở các lĩnh vực như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa; tín ngưỡng...của từng dân tộc, từng con người Tây Nguyên. Về lối sống, phong tục, tập quán. Ở Tây Nguyên tính cố kết cộng đồng là một trong những đặc trưng cơ bản, tiêu biểu hình thành nên giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tính cộng đồng không chỉ thể hiện trong cư trú mà còn gắn bó qua lại chặt chẽ, khăng khít với nhau trong lao động sản xuất, chiến đấu, tới sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Tính cộng đồng đã kết nối những cá nhân riêng lẻ thành một khối thống nhất, đoàn kết gắn bó. Sinh hoạt cộng đồng dù của chung toàn buôn hay của riêng lẻ từng nhà như các lễ hội, cúng cầu mưa, cúng bến nước, cúng trừ bệnh, lễ đặt tên, cưới xin, ma chay, mừng nhà mới… đều là công việc chung của mọi người, của toàn buôn thì mọi người cùng làm, cùng hưởng, cùng chung lo gánh vác, cùng nhau chia sẻ, đùm bọc nương tựa vào nhau. Chính trong môi trường cộng đồng bình đẳng ấy đã khơi dậy sự nhiệt tình của mọi người, mỗi người đều cảm thấy mình là người chủ trong sáng tạo và hưởng thụ, làm cho lối sống mang tính cộng đồng sâu sắc, có sức lan toả rộng, bám rễ sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những đặc
  • 37. 33 điểm này đã phản ánh rõ nét hình thức kinh tế – xã hội công xã nguyên thuỷ mà ở đó phương thức sản xuất nông nghiệp nương rẫy giữ vai trò chủ đạo. Nếu như phương thức sinh sống là nguyên nhân trực tiếp hình thành tính cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì buôn làng chính là không gian nuôi dưỡng, duy trì giá trị truyền thống ấy. Hình thái tổ chức xã hội cơ bản phổ biến của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là các buôn, plei. Đây là một thiết chế xã hội tương đối khép kín về khu vực cư trú, khu vực canh tác. Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủ những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản điều hành. Mỗi làng là một đơn vị tự quản riêng biệt và hoàn chỉnh, trong đó đứng đầu là trưởng buôn và các già làng. Trong quan hệ xã hội, già làng có vai trò rất quan trọng. Tiếng nói của già làng là tiếng nói mang tính đại diện cho dân làng, được dân làng tin tưởng, nghe theo. Trên cương vị của mình, trưởng làng quán xuyến mọi mặt đời sống trong cộng đồng. Tuy vậy, trưởng làng chỉ đại diện cho cộng đồng, thực hiện ý nguyện của dân làng chứ không độc đoán chuyên quyền. Tất cả mọi sinh hoạt tập thể trong làng đều quy tụ quanh trưởng làng. Mọi thành viên trong xã hội đều xem buôn làng là nơi quyết định sinh mệnh của mình. Chế độ tự quản vận hành trên cơ sở Luật tục của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nội dung của Luật tục đề cập đến những quy ước, quy tắc xã hội theo truyền thống văn hóa của cư dân, nhất là qua việc tuân thủ luật tục mà điều hoà các quan hệ xã hội, bảo tồn tính thống nhất cao và kỷ cương cần thiết trong từng cộng đồng cư trú, như quan hệ sở hữu, quan hệ chủ làng với dân làng và ngược lại, các quan hệ gia đình, các phong tục và nghi lễ… Ngày nay, về cơ bản, thiết chế xã hội cổ truyền vẫn được duy trì. Vì trong thực tế, nó vẫn còn phù hợp với phương thức sản xuất lạc hậu mang tính tự cung, tự cấp, với tâm lý, nếp sống của xã hội cổ truyền. Hợp thành buôn, plây là những gia đình, thường là những đại gia đình mẫu hệ sinh sống trong những ngôi nhà dài. Tuy hiện nay ở Tây Nguyên, có
  • 38. 34 một số dân tộc bắt đầu chuyển sang hình thức gia đình phụ hệ như BaNa, Giẻ Triêng, Xơ Đăng…, nhưng hình thức gia đình mẫu hệ như một kiểu gia đình mang tính đặc thù vẫn phổ biến ở Tây Nguyên. Các thành viên sống dưới nóc nhà dài có quan hệ thân thuộc với nhau. Trong sinh hoạt của mỗi gia đình nhất thiết phải tuân theo những nguyên tắc và tập tục nhất định. Đứng đầu gia đình là người phụ nữ cao tuổi, có uy tín nhất, đứng ra trông nom tài sản, hướng dẫn sản xuất, nuôi dạy con cái, điều hoà quan hệ mọi mặt giữa các thành viên, thay mặt gia đình quan hệ với xã hội. Trong một số trường hợp, người chồng bà chủ nhà có thể đại diện cho vợ, nhưng quyền quyết định vẫn là bà chủ gia đình. Ở Tây Nguyên dấu ấn “hằng số mẹ” in đậm trong nền văn hóa các dân tộc được biểu hiện như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai…, con cái theo dòng họ mẹ. Trong các lễ thức, đồng bào gọi thần sông, thần núi, thần lúa… đều là bà Ya Pôm. Phụ nữ chính là người bắt chồng, cướp chồng về như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Mnông, Cơ Ho… Mọi của cải trong gia đình là của chung và kế thừa được tính theo dòng họ mẹ. Với đặc điểm gia đình như vậy thì tính cộng đồng, bình đẳng, công bằng và sự nhường nhịn lẫn nhau giữa các thành viên đã chi phối quan hệ trong một gia đình. Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, dòng họ đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, những thành viên trong buôn làng không chỉ có mối quan hệ láng giềng mà còn có mối quan hệ họ hàng với những mức độ xa gần khác nhau, điều đó càng củng cố tính cố kết cộng đồng bền chặt. Bên cạnh ngôi nhà sàn, nhà dài truyền thống để cư trú của mỗi gia đình, hầu như mỗi buôn làng ở Tây Nguyên đều có ngôi nhà chung (nhà rông). Đó là nơi tiến hành các nghi thức tôn giáo, chỗ hội họp, sinh hoạt chung của cả làng. Nhà rông còn là nơi lưu giữ những vật thiêng, những sản phẩm thành tích trong sản xuất, săn bắn của làng… Như vậy, tính cộng đồng là nét đặc trưng của văn hóa các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Mỗi thành viên đều “tắm mình” trong không khí cộng đồng, và suốt đời bị chi phối bởi lối sống mang tính cộng đồng, cả cống hiến cũng như
  • 39. 35 hưởng thụ. Mỗi thành viên không được và không thể tách rời, đối chọi lại cộng đồng, và cộng đồng không chấp nhận những nhân tố phá vỡ tập tính thống nhất của nó. Cá nhân và tập thể luôn hoà vào nhau một cách hữu cơ trong đời sống. Bởi vậy, buôn làng trở thành chỗ dựa chủ yếu cả về vật chất và tình cảm cho mọi thành viên ở đây. Tính cố kết cộng đồng không chỉ thể hiện trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên mà còn kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ buôn làng, bảo vệ từng tấc đất của cha ông, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Nơ Trang Lơng. Đây là phong trào chống thực dân Pháp kéo dài nhất ở Tây Nguyên và mang tính nhân dân sâu sắc vì đã lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Phong trào đã chứng tỏ tinh thần bất khuất kiên cường, tình đoàn kết keo sơn, truyền thống cộng đồng của buôn làng của các dân tộc miền núi Tây Nguyên. Về tín ngưỡng truyền thống. Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, tín ngưỡng, tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình tồn tại và phát triển. Nó phản ánh thế giới quan sơ khai, đó là quan niệm vạn vật hữu linh. Tín ngưỡng đa thần, sùng bái tự nhiên với nhiều hình thức tôn giáo nguyên thuỷ, truyền thống là nét đặc trưng tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên. Họ tin rằng vạn vật hữu linh, đều có linh hồn và tin vào các loại thần linh ma quỷ. Theo họ có hai thế giới tồn tại, thế giới của cuộc sống thực tế đó là thế giới của người sống, muôn vật trên trái đất, những cái có thể cảm nhận được và thế giới hư vô đó là thế giới của người chết, của thần linh ma quỷ, những lực lượng siêu nhiên. Quan niệm về thần linh – giàng (yang) là khái niệm chung, cao nhất để chỉ đa số các thần. Có loại thần thiện phù hộ và đem lợi ích cho con người, có loại thần ác gây tai họa cho con người. Có rất nhiều giàng như Giàng H’ma (thần rẫy), Giàng Lon (thần đất), Giàng Pên Ia (thần nước), Giàng Ala bôn (thần làng), Giàng Ktăn (thần sét),…
  • 40. 36 Theo quan niệm của người Tây Nguyên, các “giàng” hầu như ở trong mọi vật, như bao bọc lấy thế giới người sống, chi phối đời sống hiện thực con người, buộc con người phải cầu xin để đời sống được yên ổn và sản xuất như ý muốn. Ở trong mỗi con người đang sống đều có hồn. Song, mỗi người có thể có một hoặc nhiều hồn cư trú trong thân thể. Khi chết hồn sẽ biến hoá khác nhau theo tín ngưỡng của từng dân tộc, như người Brâu cho rằng hồn là (phau) ở đỉnh đầu, sau khi người chết thì hồn hoá ra ma (kdooc) gây họa cho người sống, người Ba Na thì tin mỗi người có ba hồn, trong đó hồn chính ở chân tóc (b’ngol xốc chải) còn hai hồn phụ ở trán và ở thân thể (b’ngol kpal, b’ngol pha đang), người Ê Đê tin mỗi người có ba hồn (Mngat, Mngah và Tlang hên)… Thế giới của người chết tồn tại giống như thế giới của người sống, người chết chỉ sang thế giới khác sau khi có lễ bỏ mả và việc thờ cúng người chết chỉ diễn ra trong thời gian trước lễ bỏ mả. Số phận mỗi con người đều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người đó với thế giới thần linh vây quanh, có thể phù trợ hoặc trừng phạt, bắt tội. Vì vậy, họ thường viện xin thần linh kết thân với mình để tăng thêm sức mạnh cho bản thân. Việc kết thân được tiến hành qua giấc mơ và được thần cho vật thiêng, rìu đá, rìu đồng…và thần về trú ngụ trong những vật thiêng đó. Những vật thiêng đó được đặt ở nơi trang trọng trong ngôi nhà cộng đồng hoặc trong mỗi gia đình. Tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang đậm dấu ấn quan niệm của cư dân nông nghiệp nương rẫy. Ngoài những kinh nghiệm sản xuất đã được tích luỹ qua nhiều năm, đồng bào còn tin vào các lực lượng siêu nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, mùa màng của họ. Vì vậy, hàng năm phải tổ chức cúng lễ, cầu xin các vị thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Nghi lễ quan trọng nhất, phức tạp nhất của cư dân nông nghiệp nói chung và cư dân Tây Nguyên nói riêng là những nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Gắn liền với nó là hình thành nên một đội ngũ thầy cúng, thầy mo trong các buôn làng. Có thể nói, tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã trở thành
  • 41. 37 chỗ dựa về tinh thần cho đồng bào khi phải đối mặt với thiên nhiên và xã hội. Nó có vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ gia đình, dòng họ, cố kết cộng đồng, góp phần vào việc bảo lưu, giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Về văn hóa truyền thống Với quá trình lịch sử văn hóa lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã xây dựng và bảo tồn được một hệ thống những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc và độc đáo, tạo nên những nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên. Nói đến văn hóa truyền thống Tây Nguyên phải kể đến những bản trường ca, đến văn hóa cồng chiêng, kiến trúc nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc Tây Nguyên lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những nét văn hóa truyền thống đó đã in dấu trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó thể hiện sự ứng xử của con người với thiên nhiên. Văn học dân gian. Có thể nói kho tàng văn học dân gian Tây Nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Do chữ viết ở các dân tộc Tây Nguyên hình thành muộn, nên nói về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là nói đến văn học truyền miệng. Kho tàng văn học dân gian Tây Nguyên bao gồm các thể loại khác nhau, sống động lâu đời trong đời sống dân cư như: tục ngữ, ca dao, câu đố, các loại truyện kể huyền thoại, truyền thuyết, truyện sinh hoạt, truyện cười, và đặc biệt là trường ca hay sử thi. Qua mỗi tác phẩm đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên gửi gắm vào đó những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, và những khát khao, mơ ước cho một cuộc sống tốt đẹp. Chẳng hạn ở “người Ê Đê, Ae Điê và Ae Đu là hai vị thần toàn năng tạo nên muôn loài muôn vật, và thế giới được người ÊĐê chia ra tầng trời và tầng đất… Truyện cổ của người Mạ cho rằng, K’Bung chỉ ra cách đốn gỗ làm nỏ, bốn chị em Bri, Bre, Srê, Đdiêng dạy nghề dệt, hai anh em Tiơng, Tang truyền bảo nghề rèn, K’Yae dạy chặt củi, K’Hum dạy khơi