SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TƯỜNG MẠNH DŨNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH
TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH HƯNG YÊN
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHINH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Ngô Tuấn Nghĩa
Phản biện 1:.........................................................
.........................................................
Phản biện 2:.........................................................
.........................................................
Phản biện 3:.........................................................
.........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 4/13 khu công
nghiệp hoạt động đã đem lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp,
tỉnh còn nhiều khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao gắn với phát triển bền vững. Năm 2014 tỉnh Hưng Yên đã xây
dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với mục tiêu: “… xây dựng và phát triển
các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại,...”. Qua 5 năm
thực hiện các vùng chuyên canh đã hình thành và đi vào sản xuất nhưng còn nhiều
hạn chế. Do đó nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu luận án
tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị là phù hợp với nhu cầu cấp bách của địa
phương và mang tính thực tiễn cao.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018 để đưa ra
phương hướng, giải pháp đảm bảo phát huy tối đa lợi thế của tỉnh kết hợp với các
yếu tố đặc thù trong chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia
tăng của nông sản từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo sự phát triển cân đối
bền vững ngành nông nghiệp đến năm 2025 và thực hiện thành công mục tiêu tái
cơ cấu nông nghiệp Tỉnh đã đề ra.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng khung lý thuyết về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái
cơ cấu nông nghiệp của một tỉnh theo hướng khai thác lợi thế so sánh của địa
phương và ưu thế đặc thù của vùng để phát triển bền vững vùng chuyên canh đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới.
Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh để rút ra bài học kinh
nghiệm cho tỉnh Hưng Yên trong quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh
theo mục tiêu Đề án của tỉnh đã đề ra.
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong
tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018.
Đề xuất phương hướng và giải pháp đảm bảo cho nền nông nghiệp của tỉnh
Hưng Yên phát triển cân đối, bền vững tới năm 2025.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp tiếp cận dưới góc độ cơ chế vận hành, quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế đặt
trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển
kinh tế vùng chuyên canh bao gồm: cơ chế chính sách cho phát triển vùng
chuyên canh; quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và quan hệ phân phối gắn với các
hình thức tổ chức sản xuất; xác định rõ sản phẩm đóng vai trò động lực chủ yếu
của vùng chuyên canh để tập trung phát triển nhằm thực hiện thành công mục
tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và
bảo vệ môi trường.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế vùng chuyên canh
cây nhãn, cây vải, cây có múi và cây chuối trên phạm vi của các huyện Khoái
Châu, Kim Động, Phù Cừ, thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế
vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014 - 2018 và đề xuất giải pháp
đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để xem xét, đánh giá sự phát
triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp. Luận án cũng vận
dụng những lý thuyết kinh tế học hiện đại như chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, vai
trò của nhà nước địa phương, liên kết trong kinh doanh…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu kinh
tế chính trị gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp logic kết
hợp với lịch sử; phương pháp hệ thống; phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp phỏng vấn chuyên gia; phương pháp điều tra xã hội học để thu thập
số liệu, ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất tại các vùng chuyên canh làm cơ cở
nghiên cứu.
3
- Đối tượng điều tra: Hộ sản xuất cây ăn quả tại các vùng chuyên canh thuộc
4 huyện và thành phố Hưng Yên.
- Số lượng điều tra: số phiếu phát ra 300 phiếu, số phiếu thu về 300 phiếu.
Trong đó: Huyện Khoái Châu điều tra 9 xã, tổng số 180 phiếu (xã Hàm Tử, Đông
Kết, Bình Kiều, Đại Tập, Tân Châu, Tứ Dân, Tân Dân, Đông Tảo, An Vĩ); huyện
Kim Động điều tra 01 xã. tổng số 20 phiếu (xã Đồng Thanh); thành phố Hưng
Yên điều tra 02 xã, tổng số 40 phiếu (xã Hồng Nam, Tân Hưng); huyện Phù Cừ
điều tra 02 xã, tổng số 60 phiếu (xã Phan Sào Nam, xã Tam Đa).
- Thời gian điều tra: tháng 3/2019.
- Phân tích kết quả điều tra: kết quả được tổng hợp, xử lý trên bảng tính
Excel. Trên cơ sở kết quả cho phép phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế
vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên về quy mô sản
xuất, năng suất, sản lượng, trình độ tay nghề lao động…
5. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Hệ thống và làm rõ lý luận về phát triển kinh tế vùng, phát triển kinh tế
vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp đặt trong điều kiện mới của toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sự phát triển kinh tế của vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018, chỉ rõ
những mặt tích cực, hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực
hiện và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng
chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 làm cơ
sở cho hoạch định chiến lược và chính sách phát triển của tỉnh.
Luận án còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu
về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt ở các
tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng với Hưng Yên.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.
Nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới kinh tế vùng và phát
triển kinh tế vùng
Các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan tới kinh tế vùng và
phát triển kinh tế vùng gồm: Thái Bá Cẩn (2016), “Phát triển bền vững kinh tế
vùng, liên kết vùng”, Hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế vùng: những vấn đề
đặt ra về cơ chế chính sách; P.P.Combes, T.Mayer, J.F.Thisse (2008), Economic
Geography: The Integration of Regions and Nations1
, Nxb Đại học Princeton,
USA; Bùi Việt Cường (2013), Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
vùng theo hướng bền vững, Đề tài khoa học Viện nghiên cứu phát triển bền vững
vùng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2013; Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú
(1998), Tác động xã hội của cải cách kinh tế đối với sự phát triển vùng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Nguyễn Tiến Dũng (2009), Kinh tế và chính
sách phát triển vùng, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009; Lê Anh Đức (2014),
“Mấy vấn đề về liên kết kinh tế vùng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8); Lê Thu
Hoa (2007), Kinh tế vùng Việt Nam - Từ lý luận tới thực tiễn, Nxb Lao động Xã
hội, Tập 1, 2, Hà Nội 2007; Benjamin Higgins, Donal J.Savoie (1997), Regional
Development Theories and Their Application2,
Nxb Routledge, New York, USA,
1997; Nguyễn Thị Thanh Hoa (2014), “Phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam”, Tạp
chí Con số Sự kiện, (12); Nguyễn Văn Huân (2012), Liên kết vùng từ lý luận tới
thực tiễn” Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2012; Hoàng Khắc Lịch,
Nguyễn Quốc Việt (2014), “Phát triển kinh tế vùng Tây Bắc của Việt Nam: bài
học từ Trùng Khánh và Vân Nam Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
(10); Hà Hữu Nga (2007), Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các ưu
tiên trong phát triển bền vững vùng kinh tế, Đề tài khoa học cấp bộ - Viện nghiên
cứu phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,
2007; Nguyễn Văn Phú (2005), “Chệnh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó
khăn ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học ĐHSP Thành phố
Hồ Chí Minh, (5); A.Pike, A.R.Pose, J.Tomaney (2006), Local and Regional
1 Tạm dịch: Địa lý kinh tế. Sự hội nhập các vùng và các quốc gia
2 Tạm dịch: Các lý thuyết phát triển vùng và ứng dụng của chúng
5
Development3, Nxb Routledge, London England, 2006; Nguyễn Đình Tài (2016),
“Mở rộng liên kết vùng là yếu tố cốt lõi của phát triển kinh tế vùng”, Hội thảo
khoa học: Phát triển kinh tế vùng: những vấn đề đặt ra về cơ chế chính sách;
Đặng Văn Thanh (2016). “Cần có những chính sách đồng bộ cho phát triển kinh tế
vùng”, Hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế vùng: những vấn đề đặt ra về cơ chế
chính sách, Viện chiến lược và chính sách tài chính - Bộ tài chính; Dương Văn
Thịnh (2011), “Những quan hệ cơ bản cần giải quyết để phát triển bền vững vùng
trong bối cảnh quốc tế hiện nay”, Hội thảo khoa học: Cơ sở khoa học cho phát
triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội; Nguyễn Xuân
Thu (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Đề tài khoa học cấp nhà nước - KX.02.06, 2006; Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) (2008), How Regions Grow Trends and Analysis4
, Nxb OECD,
Pari, France, 2008; Lê Thanh Tùng (2010), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng
chính sách phát triển vùng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài khoa học -
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn
Trọng Xuân, Lê Văn Hùng (2011), “Phát triển kinh tế theo vùng của Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (403); Nguyễn Trọng Xuân
(2013), Phát triển kinh tế vùng của Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;
M.M. Fischer, G.J.D. Hewings, P. Nijkamp, F. Snickars (2009), New Directions in
Regional Economic Development5
, Nxb Springer, Berlin, Germany, 2009.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới tái cơ cấu nông nghiệp
Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn (2011), “Đa dạng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo vùng kinh tế ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học: Cơ sở
khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà
Nội; Vũ Trọng Bình (2017), “Liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng”, Trang điện tử Báo Nhân dân, 16/4/2017; Đặng Hiếu
(2019), “Tái cơ cấu nông nghiệp và vấn đề đặt ra”, Viện Khoa học Kỹ thuật nông
nghiệp miền Nam, 7/01/2019; Thu Hoa (2018), “Tăng cường tái cơ cấu để nông
nghiệp phát triển hiện đại, bền vững”, Đài tiếng nói Việt Nam VOV5, 27/11/2018;
La Hoàn (2015), “Giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp từ góc nhìn chuyên gia”, Tạp
chí điện tử Tài chính, 27/01/2015; Võ Đại Lược (2011), Kinh tế Việt Nam lý luận
và thực tiễn. Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội; Đặng Kim Sơn (2012) Tái cơ cấu
nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng cao. Nxb Chính trị quốc gia
3 Tạm dịch: Sự phát triển địa phương và vùng
4 Tạm dịch: Vùng tăng trưởng như thế nào, xu hướng và phân tích
5 Tạm dịch: Những định hướng mới trong phát triển kinh tế vùng
6
- Sự thật, Hà Nội; Hoàng Thị Tư (2017), “Vai trò của liên kết vùng trong tái cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, Tạp chí Tài chính, (1); Trần Văn
Việt (2014), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: đâu là nút thắt của các “nút thắt”?”,
Chính phủ - cổng thông tin điện tử, 04/3/2014; Đặng Hùng Võ (2017), “Con
đường tái cấu trúc nông nghiệp Việt Nam: Ngữ cảnh và những bài học kinh
nghiệm; Động lực mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp; Mô hình quan hệ sản
xuất nông nghiệp nào phù hợp?”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
08/3/2017.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới phát triển kinh tế vùng
chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
Nguyễn bá Dũng 2018), “Gây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản”,
Báo Nhân dân điện tử, 20/8/2018; Minh Hoàng (2017), “Hình thành các vùng
chuyên canh sản xuất nông nghiệp”, Báo điện tử Khánh Hòa, 25/7/2017; Vương
Đình Huệ (2013), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Tài
chính điện tử, 23/12/2013; Minh Vân (2016), “Mở rộng các vùng chuyên canh”,
Báo Nhân dân điện tử, 13/10/2016; Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2013), “Tái cơ cấu
nông nghiệp nên bắt đầu từ đâu?”, Chính phủ - cổng thông tin điện tử, 12/7/2013.
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHOẢNG
TRỐNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những vấn đề nghiên cứu đã được luận giải
Về cơ bản các công trình nghiên cứu trong nước đã nêu rõ được vị trí, vai
trò quan trọng của phát triển kinh tế vùng chuyên canh đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước; nhiều công trình tiếp cận làm rõ một số nội dung lý luận
chung về phát triển kinh tế vùng, tái cơ cấu kinh tế và sự cần thiết khách quan
của việc phát triển kinh tế vùng trong quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh
CNH,HĐH; một số công trình nghiên cứu các mô hình của các nước trong khu
vực và thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những khuyến nghị về cơ
chế, chính sách, về mô hình kinh tế trong nông nghiệp vận dụng cho phát triển
kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam; các công
trình nghiên cứu nước ngoài chủ yếu tiếp cận trên phương diện kinh tế học để
đánh giá sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tóm lại, phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
để phát triển một nền nông nghiệp bền vững có khả năng thích ứng với những biến
đổi khí hậu là khoảng trống chưa được nghiên cứu làm rõ và đề tài luận án hoàn
toàn có khả năng khai thác cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, chưa có công
7
trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp ở tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, đề tài “Phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên” là hoàn toàn mới, không trùng
lặp với các công trình khoa học, luận án tiến sĩ đã công bố trong nước và quốc tế
cho đến nay.
1.2.2. Những vấn đề cần được tiếp tục luận giải
Về lý luận:
Khái niệm phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp? bản chất, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh
giá phát triển kinh tế vùng chuyên canh đặt trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp.
Trong đó làm rõ các tiêu chí đánh giá để làm căn cứ phân tích thực trạng phát triển
kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Về thực tiễn:
Một là, đâu là kinh nghiệm phát triển vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp của một tỉnh để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên?
Hai là, thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu ngành
nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018 đã đạt được những thành tựu
gì? vấn đề đang đặt ra cần có giải pháp như thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế
vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG
TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở CẤP TỈNH
2.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG
CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp cấp tỉnh
2.1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đã được công bố, luận án này
rút ra khái niệm phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
như sau: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp là việc
tổ chức lại các hoạt động sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Trong đó các ngành công nghiệp
và dịch vụ được tổ chức theo hướng hỗ trợ cho ngành nông nghiệp chuyên canh
gắn với ưu thế về điều kiện tự nhiên của vùng, từ đó khai thác tối đa mọi lợi thế so
8
sánh của vùng nhằm nâng cao tính hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông
nghiệp, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
2.1.1.2. Đặc điểm
Phát triển kinh tế vùng chuyên canh có những đặc điểm sau: Phát triển kinh
tế vùng chuyên canh được đặt trong bối cảnh của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp
và tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế; phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ
cấu nông nghiệp phải thể hiện được sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với công
nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm để tạo lập chuỗi giá trị sản xuất
nông nghiệp; phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của vùng để sản xuất ra
các sản phẩm có tính đặc hữu, có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị
trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Sự cần thiết phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp
Sự cần thiết phát triển kinh tế vùng chuyên canh thể hiện ở chỗ: Phát triển
kinh tế vùng chuyên canh là yếu cầu tất yếu để nâng cao năng suất lao động cho
ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế vùng chuyên canh là phương thức tối ưu để
nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện tái cơ cấu nông
nghiệp; phát triển kinh tế vùng chuyên canh là giải pháp để nâng cao giá trị gia
tăng cho sản phẩm trong chuỗi giá trị của sản phẩm cung ứng ra thị trường; phát
triển kinh tế vùng chuyên canh để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm;
phát triển kinh tế vùng chuyên canh để giúp cho ngành nông nghiệp thích ứng tốt
với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững:
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG
NGHIỆP Ở CẤP TỈNH
2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp cấp tỉnh
Một là: Xây dựng cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
Cơ chế chính sách tạo lập khung pháp lý cho phát triển kinh tế vùng chuyên
canh; cơ chế chính sách thể hiện sự cụ thể hóa đường lối của Đảng; cơ chế chính
sách là cơ sở để huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh.
Hai là: Xác định vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển
kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
- Chủ thể thứ nhất, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Chủ thể thứ hai, các hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp trực
tiếp tham gia sản xuất tại các vùng chuyên canh.
9
- Chủ thể thứ ba, các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn.
- Chủ thể thứ tư, doanh nghiệp cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất và
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản.
Ba là: Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái
cơ cấu nông nghiệp
- Mô hình kinh tế gia trại, trang trại.
- Mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp cổ phần.
- Mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân (trang trại, gia trại) với doanh
nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Bốn là: Ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
Năm là: Xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp và xây dựng thương hiệu chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh
- Xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng
chuyên canh.
- Xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp trong phát
triển kinh tế vùng chuyên canh.
Sáu là: Tổ chức thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp trong phát
triển kinh tế vùng chuyên canh
Bảy là: Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp trong phát
triển kinh tế vùng chuyên canh
Tám là: Giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển kinh tế
vùng chuyên canh
- Giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong sử dụng đất nông
nghiệp cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh.
- Mối quan hệ lợi ích kinh tế trong liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm
nông nghiệp.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong
tái cơ cấu nông nghiệp
2.2.2.1. Các tiêu chí về kinh tế
Thứ nhất, tiêu chí về quy mô sản xuất của vùng chuyên canh: Đánh giá quy
mô dựa trên diện tích sản xuất; đánh giá quy mô dựa trên vốn đầu tư sản xuất.
Thứ hai, tiêu chí về sản lượng sản phẩm chuyên canh cung cấp ra thị trường.
Thứ ba, tiêu chí về năng suất cây trồng của vùng chuyên canh.
Thứ tư, tiêu chí về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của vùng chuyên canh.
Thứ năm, tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
10
2.2.2.2. Các tiêu chí về xã hội
Thứ nhất, nâng cao thu nhập cho người lao động và hiệu quả sử dụng lao
động trong sản xuất chuyên canh.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đời sống, giúp cho người dân tiếp cận được
với phúc lợi xã hội.
2.2.2.3. Các tiêu chí về môi trường
Thứ nhất, về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật cho phát triển kinh tế
vùng chuyên canh.
Thứ hai, về bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xây dựng nền nông
nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.
2.2.2.4. Các tiêu chí về gắn kết giữa phát triển kinh tế vùng chuyên canh
với tái cơ cấu nông nghiệp
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp
2.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài
Thứ nhất, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt các FTA đa phương,
song phương Việt Nam đã tham gia có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế
vùng chuyên canh.
Thứ hai, tác động của cách mạng khoa học công nghệ tới phát triển kinh tế
vùng chuyên canh.
2.2.3.2. Các nhân tố bên trong
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên, tính đặc hữu của vùng.
Thứ hai, tác động từ hệ thống các chính sách.
Thứ ba, nhân tố con người (trình độ tay nghề, sức khỏe,…).
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH
TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Bắc Giang và Hải Dương là các tỉnh đã thực hiện thành công phát triển
kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp với mô hình vùng
chuyên canh cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Từ đó cho phép
rút ra cho tỉnh Hưng Yên những bài học kinh nghiệm trong tái cơ cấu nông
nghiệp như sau:
Thứ nhất, chính quyền địa phương phải nhất quán trong việc xây dựng
quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và ban hành các chủ chương,
chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển vùng
chuyên canh nói riêng.
11
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào vào
sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gien để nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Thứ ba, tăng cường áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn
VietGAP, GlobalGAP.
Thứ tư, tích cực đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại.
Thứ năm, thực hiện liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH
TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN
GIAI ĐOẠN 2014-2018
3.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH
TẾ, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN
CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN
Qua phân tích ma trận SWOT cho ta đánh giá các nguồn lực và tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên về điểm mạnh (Strengths), điểm yếu
(Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) trong phát triển kinh tế
vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp.
3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH
TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN
2014-2018
3.2.1. Về xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế vùng
chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
Tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1854/QD-UBND, Ngày
12/11/2014 về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng
Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Để thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và thúc đẩy kinh tế vùng chuyên
canh phát triển, Tỉnh đã ban hành một số văn bản sau: Quyết định số 438/QĐ-
UBND ngày 03/02/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch khung về chuyển đổi từ
trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản trên đất trồng lúa đến năm 2020; Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày
29/12/2017 Quyết định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 142/QĐ-
UBND, ngày 22/01/2018 phê duyệt Đề án khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng
đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017-2020.
12
3.2.2. Về phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
Chủ thể thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên.
Chủ thể thứ hai, các hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp trực tiếp tham gia
sản xuất tại các vùng chuyên canh.
Chủ thể thứ ba, các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn.
Chủ thể thứ tư, doanh nghiệp cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất và
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản tại các vùng chuyên canh.
Tóm lại, các chủ thể đã phát huy được vai trò của mình, trong đó nổi bật là
vai trò kiến tạo của chính quyền tỉnh Hưng Yên và vai trò tổ chức sản xuất của hộ
sản xuất, hợp tác xã.
3.2.3. Kết quả xây dựng các mô hình phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
Thứ nhất, xây dựng mô hình kinh tế gia trại, trang trại:
Một là, đối với kinh tế gia trại (hộ sản xuất cá thể): Tính đến năm 2018, toàn
tỉnh có 110.919 hộ sản xuất cá thể tham gia sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản). Mô hình kinh tế gia trại đã có những đóng góp lớn cho phát triển
kinh tế vùng chuyên canh, đặc biệt trong chuyển đổi mô hình sản xuất từ sản xuất
truyền thống sang ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP… từ đó
nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường,
góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp.
Hai là, đối với kinh tế trang trại: Tính đến hết 31/12/2017 có tổng số 906
trang trại được hình thành. Các trang trại đã tạo ra trên 2500 việc làm và tổng
doanh thu đạt trên 2158 tỷ đồng/năm và góp phần quan trọng vào quá trình tái cơ
cấu nông nghiệp của tỉnh.
Thứ hai, xây dựng mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã và hợp tác xã nông
nghiệp cổ phần:
Một là, đối với mô hình tổ hợp tác: thống kê cho thấy trên địa bàn nông thôn
hiện có 1900 tổ hợp tác (có 1300 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp). Tổ hợp tác đã phát huy tốt vai trò của mình trong hỗ trợ sản xuất
của các hộ nông dân: trao đổi công lao động phục vụ gieo trồng, thu hoạch; trao
đổi kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất giữa các hộ; tìm kiếm thị trường tiêu
thụ sản phẩm…
Hai là, mô hình hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp cổ phẩn: tính đến hết
2018 toàn tỉnh có 194 hợp tác xã (tăng 9 hợp tác xã so với năm 2013), bao gồm:
13
152 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; 21 hợp tác xã chuyên ngành; 15 hợp tác xã
trồng trọt; 4 hợp tác xã thủy sản; 02 hợp tác xã chăn nuôi. Trong đó có 31 hợp tác
xã hoạt động dưới hình thức hợp tác xã nông nghiệp cổ phần.
Thứ ba, xây dựng mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân (trang trại, gia
trại) với doanh nghiệp.
3.2.4. Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế
vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
Trong giai đoạn 2012-2018, ngành khuyến nông đã xây dựng được 8 vùng
sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 198 ha; 60 vùng sản xuất
nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 647 ha; 2 vùng sản xuất vải theo tiêu
chuẩn VietGAP với diện tích 18 ha và các vùng mô hình đã phát huy tốt hiệu quả.
3.2.5. Kết quả xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp và xây dựng thương
hiệu chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng
chuyên canh
Thứ nhất, đối với xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp: cho đến nay liên kết
theo chuỗi giá trị nông nghiệp chưa được thực hiện tốt, có nhiều nguyên nhân
được chỉ ra, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành hợp đổng của
các bên tham gia liên kết thấp, chưa có chế tài hiệu quả để buộc các chủ thể phải
chịu trách nhiệm với các cam kết.
Thứ hai, đối với xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của
vùng chuyên canh: Tính đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng và
đăng ký được thương hiệu tập thể cho các sản phẩm như: nhãn lồng Hưng Yên,
chuối tiêu hồng, gà Đông Tảo. Ngoài ra, tỉnh đang tiếp tục triển khai xây dựng đề
án sản xuất và đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm như: tương Bần, nghệ Chí
Tân, bưởi Dạ Trạch…
3.2.6. Kết quả tổ chức thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp
trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh
Sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Tỉnh đã chức hội chợ
giới thiệu sản phẩm hàng năm tại địa phương và các địa bàn lớn như Thủ đô Hà
Nội, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Các thương hiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng
Yên, chuối tiêu hồng, gà Đông Tảo đã được người tiêu dùng đón nhận, đặt niềm
tin vào sản phẩm.
3.2.7. Kết quả xây dựng hệ thống cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp
trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh
Tính đến năm 2018, toàn tỉnh có 62 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo
quản, chế biến nông sản như: chế biến rau quả, chế biến thịt, gạo, thực phẩm. Tuy
14
nhiên, cho đến nay mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu thu hoạch và
bảo quản nông sản chỉ dừng lại ở mức sơ chế sản phẩm như: sấy khô, đóng gói
dưới dạng bao bì đơn giản và bảo quản kho khô, contener để đưa đi tiêu thụ. Chưa
có các công nghệ bảo quản hiện đại.
3.2.8. Kết quả giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát
triển kinh tế vùng chuyên canh
Thứ nhất, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong sử dụng đất
nông nghiệp cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh.
Thứ hai, mối quan hệ lợi ích kinh tế trong liên kết theo chuỗi giá trị
nông nghiệp.
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN
CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN
3.3.1. Những kết quả đạt được
3.3.1.1. Những kết quả đạt được về kinh tế:
Thứ nhất, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp xét về quy mô sản xuất
Một là, về diện tích đất sản xuất cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh:
- Đối với vùng chuyên canh nhãn: Tính đến năm 2018, các vùng chuyên
canh đã hình thành tại các huyện Khoái Châu 1527 ha, Tiên Lữ 385 ha, Kim Động
451 ha, Phù Cừ 423 ha và thành phố Hưng Yên 873 ha. Tổng diện tích của 5 vùng
chuyên canh nhãn là 3.653 ha, chiếm 84,17% diện tích nhãn và 34,8 % diện tích
cây ăn quả toàn tỉnh (diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2018 là 10.495 ha).
- Đối với vùng chuyên canh cây có múi: Tính đến năm 2018 các vùng
chuyên canh tập trung tại các huyện Khoái Châu 501 ha, Kim Động 430 ha,
Phù Cừ 184 ha, Văn Giang 233 ha, Yên Mỹ 205 ha. Tổng diện tích của 5 vùng
chuyên canh cây có múi là 1.553 ha, chiếm 93,95% diện tích cây có múi của
tỉnh và chiếm 14,79% tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh (diện tích cây ăn quả
toàn tỉnh năm 2018 là 10.495 ha).
- Đối với vùng chuyên canh chuối: Tính đến năm 2018, các vùng chuyên
canh tập trung tại các huyện Khoái Châu 871 ha, thành phố Hưng Yên 321 ha,
huyện Kim Động 377ha, huyện Ân Thi 243 ha, huyện Yên Mỹ 163 ha. Tổng
diện tích 5 vùng chuyên canh 1.975 ha chiếm 91,47% diện tích trồng chuối toàn
tỉnh và chiếm 18,81% tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh (diện tích cây ăn quả
toàn tỉnh năm 2018 là 10.495 ha).
- Đối với vùng chuyên canh vải: Tính đến năm 2018, các vùng chuyên
canh tập trung tại huyện Phù Cừ 521,2 ha, thành phố Hưng Yên 103 ha. Diện
15
tích của 2 vùng chuyên canh là 624,2 ha chiếm 65,7% diện tích trồng vải của
tỉnh và 5,94% diện tích cây ăn quả của tỉnh (diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm
2018 là 10.495 ha).
Hai là, về quy vốn đầu tư cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh: Thực
tế điều tra cho thấy: Hộ sản xuất có vốn đầu tư dưới 100 triệu VNĐ là 79 hộ,
chiếm 26,33%; hộ sản xuất có vốn đầu tư từ 100-500 triệu VNĐ là 170 hộ,
chiếm 56,67%; hộ có vốn đầu tư từ 500 triệu-1 tỷ VNĐ là 49 hộ, chiếm
16,33%; hộ có vốn đầu tư trên 1 tỷ VNĐ là 2 hộ, chiếm 0,67%.
Thứ hai, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp xét về năng suất cây trồng:
- Đối với năng suất vùng chuyên canh nhãn: Cây nhãn được chính quyền
tỉnh xác định là cây chủ lực đóng góp rất lớn vào giá trị ngành nông nghiệp của
tỉnh Hưng Yên và quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Năng suất nhãn thể hiện qua
bảng [Phụ lục 1, bảng 2].
- Đối với năng suất cây có múi: Các loại cây chủ yếu như cam đường canh,
cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi Hoàng cho thu nhập trung bình 300 triệu đồng/1ha/1
năm. Đặt biệt cam đường canh là đặc sản Hưng Yên cho chất lượng rất cao với giá
bán trung bình trên thị trường ở mức 70 - 100 nghìn đồng/1kg. Năng suất vùng
chuyên canh cây có múi được thể hiện qua bảng sau: [Phụ lục 1, bảng 3]
- Đối với năng suất chuối: Chuối là cây ăn quả có chu kỳ sinh trưởng ngắn,
mặc dù mới được đưa vào sản xuất chuyên canh nhưng cây chuối đã đem lại hiệu
quả kinh tế cao, nhất là đối với vùng đất trũng và đất bãi bồi ven sông. Năng suất
vùng chuyên canh chuối thể hiện qua bảng sau: [Phụ lục 1, bảng 4].
- Đối với năng suất vải: Qua điều tra thực tế: Ông Mai Văn Quyết, Chủ tịch
HĐQT hợp tác xã nông nghiệp Quyết Tiến, xã Phan Sào Nam cho biết: cây vải lai
trứng chín sớm cho năng suất rất tốt, trung bình 18-25 quả đạt 1kg (vải Thanh Hà,
vải Lục Ngạn khoảng 30-35 quả/1kg), năng suất trung bình đạt 13,5 tấn/1 ha
Thứ ba, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp xét về sản lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường:
- Đối với vùng chuyên canh nhãn: Năm 2018, vùng chuyên canh nhãn đã
sản xuất ra sản lượng ước đạt 44.200 tấn, chiếm 91,51% sản lượng nhãn toàn tỉnh
(sản lượng nhãn toàn tỉnh năm 2018 ước đạt 48.300 tấn).
- Đối với vùng chuyên canh cây có múi: Năm 2018 vùng chuyên canh cây
có múi đã cung cấp cho thị trường sản lượng ước đạt 30.800 tấn, chiếm 83,29%
sản lượng cây có múi toàn tỉnh (sản lượng cây có múi toàn tỉnh đạt 36.976 tấn).
- Đối với vùng chuyên canh chuối: Năm 2018 sản lượng chuối của vùng
chuyên canh cung cấp cho thị trường ước đạt 42.200 tấn, chiếm 91,37% (sản
lượng chuối toàn tỉnh ước đạt 46.181 tấn).
16
- Đối với vùng chuyên canh vải: Năm 2018 sản lượng vải toàn vùng chuyên
canh ước đạt 8.400 tấn quả (tổng diện tích vùng chuyên canh vải toàn tỉnh 624,2
ha/ tổng diện tích toàn tỉnh 950 ha).
Thứ tư, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp xét về hiệu quả sử dụng vốn cho canh tác nông nghiệp
Một là, trong tất cả các loại hình sản xuất chuyên canh thì vùng chuyên canh
cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn cả, cụ thể: vùng chuyên canh nhãn, vải cho
hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đạt 7,4 lần. Loại hình sản
xuất chuyên canh lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất, chỉ số của vùng sản xuất
chuyên canh lúa chỉ đạt 1,1 lần.
Hai là, trong vùng sản xuất chuyên canh rau - màu thì việc kết hợp sản xuất
giữa các loại rau khác nhau trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với
chỉ sản xuất một loại rau duy nhất.
Ba là, so sánh giữa khu vực chuyên canh và khu vực truyền thống cho ta
thấy: về cơ bản khu vực chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với
khu vực sản xuất truyền thống.
Thứ năm, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp xét về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh, cơ cấu ngành
nông nghiệp đã có một số chuyển biến tích cực. Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu
hướng giảm dần từ 53,9% năm 2013 xuống còn 48,1% năm 2017. Trong khi
ngành chăn nuôi có tỷ trọng tăng dần từ 44,4% năm 2013 lên 49,7% năm 2017,
3.3.1.2. Những kết quả đạt được về xã hội
Thứ nhất, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp xét về nâng cao thu nhập cho người lao động: Qua điều tra cho thấy: không
có hộ nào trong tổng số 300 hộ được điều tra có mức thu nhập trung bình dưới 50
triệu VNĐ/người/năm; số hộ có mức thu nhập từ 50-70 triệu VNĐ/người/năm
chiếm 2,67% số hộ được điều tra; số hộ có mức thu nhập đạt từ 70-100 triệu
VNĐ/người/năm chiếm 80,33% số hộ được điều tra; số hộ có mức thu nhập đạt
100-150 triệu VNĐ/người/năm chiếm 15,67%; số hộ có mức thu nhập đạt 150-200
triệu VNĐ/người/năm là 1,33%. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của vùng
chuyên canh có xu hướng đạt cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh
(thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Hưng Yên năm 2018 ước đạt 62 triệu
VNĐ/người/năm và mức thu nhập bình quân đầu người cả nước năm 2018 (thu
nhập bình quân đầu người cả nước năm 2018 ước đạt 58,5 triệu VNĐ/người/năm.
Thứ hai, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp xét về nâng cao chất lượng đời sống, giúp cho người dân tiếp cận được
với phúc lợi xã hội: Phát triển giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ học vấn
17
và trình độ tay nghề cho lực lượng lao động của vùng chuyên canh [Phụ lục 1,
bảng 10]; về chăm sóc sức khỏe nâng cao thể chất cho người lao động; về tiếp
cận với các dịch vụ để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại các vùng
chuyên canh (sử dụng điện, nước sạch, tivi, điện thoại, mạng Internet…).
3.3.1.3. Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế vùng chuyên canh
gắn với bảo vệ môi trường
Thứ nhất, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh xét về xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo nền tảng cho phát triển bền vững: kết quả về xây
dựng hệ thống thủy lợi; kết quả về phát triển hệ thống giao thông.
Thứ hai, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh xét về bảo vệ môi
trường sinh thái, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, thân thiện với
môi trường.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.3.2.1. Hạn chế
Qua đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ
cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên cho ta thấy những hạn chế cụ thể như sau:
Hạn chế về cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái
cơ cấu nông nghiệp; hạn chế về xây dựng mô hình cho phát triển kinh tế vùng
chuyên canh; hạn chế về phương thức tổ chức thực hiện; tác động của phát triển
kinh tế vùng chuyên canh tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh và tái cơ cấu ngành
nông nghiệp còn thấp, chưa bền vững; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
UBND cấp huyện chưa phát huy được vai trò của trong việc hỗ trợ cho phát
triển kinh tế vùng chuyên canh.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Về nguyên nhân khách quan: Do biến đổi khí hậu; diện tích đất bình quân
đầu người của tỉnh thấp do đó việc tập trung sản xuất để mở rộng quy mô của
các loại hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; do tác
động của các hiệp định thương mại và sự biến động của thị trường thế giới.
Về nguyên nhân chủ quan: Việc quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp
và quy hoạch chi tiết cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp chưa đồng bộ, phù hợp với thực tiễn phát triển sản xuất; phương
thức tổ chức các mô hình sản xuất chưa hiệu quả; trình độ học vấn và trình độ
tay nghề của của nông dân còn hạn chế nên chưa đủ khả năng tiếp thu hết các
tiến bộ khoa học công nghệ được chuyển giao; thiếu nguồn vốn cho phát triển
nông nghiệp và để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp; hệ
thống kết cấu hạ tầng như: thủy lợi, điện, đường giao thông chưa được quy
hoạch và xây dựng đồng bộ; thiếu thông tin dự báo về thị trường có độ tin cậy
cao và mang tính kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp.
18
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG
TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025
4.1. DỰ BÁO VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN
CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN
NĂM 2025
4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động tới phát triển nông nghiệp, và
phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025
4.1.1.1. Dự báo về tình hình trong nước có ảnh hưởng tới phát triển kinh
tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
Căn cứ các dự báo của ngân hàng thế giới về tình hình phát triển kinh tế xã
hội giai đoạn 2018-2025 và những cam kết trong lộ trình hội nhập quốc tế của Việt
Nam cho thấy có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh do tốc
độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nhiều cam kết thuận lợi cho sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn của thế giới. Bên cạnh đó cũng có
những thách thức đặt ra đối với các sản phẩm nông nghiệp như chất lượng, các
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm...
4.1.1.2. Dự báo về những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển
kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
Những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên gồm: quy mô tăng dân số của tỉnh
một mặt tạo ra lực lượng lao động bổ sung cho phát triển kinh tế, một mặt tạo ra
thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; thị trường tiêu thụ nông sản của
Việt Nam, đặc biệt của thành phố Hà Nội có tác động mạnh tới phát triển kinh tế
vùng chuyên canh của Hưng Yên; thị trường xuất khẩu nông sản có xu hướng mở
rộng nhờ các hiệp định thương mại mới được ký kết và đi vào thực tiễn.
Tóm lại, tình hình trong nước giai đoạn 2018-2025 có nhiều thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp của cả nước nói chung và cho tỉnh Hưng Yên nói riêng, đây
là cơ hội rất tốt để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển
các vùng chuyên canh. Thông qua đánh giá bối cảnh quốc tế và trong nước, tỉnh
Hưng Yên đã đề ra phương hướng và các mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp
trong giai đoạn này như sau.
4.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025
4.1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp hướng tới khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai gắn với
19
bảo vệ môi trường sinh thái; tập trung ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ,
đặc biệt công nghệ cao vào sản xuất, đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên
kết, phát triển thương mại - dịch vụ nông sản nhằm phát triển chuỗi giá trị nông
nghiệp hiện đại có giá trị gia tăng cao, an toàn, bền vững và khả năng cạnh
tranh các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người
tiêu dùng và xuất khẩu. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông
thôn; quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh thái
và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể: Căn cứ tình hình kinh tế trong nước và dự báo về các yếu
tố có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, mục tiêu phát triển kinh tế
vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2018-2025 như sau:
Về diện tích cây trồng: Tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn quả chủ lực
như Nhãn, vải, cây có múi, cải tạo và trồng mới thay thế những cây có giá trị kinh
tế thấp. Đến năm 2025 diện tích cây ăn quả đạt 14.000 ha, trong đó: Nhãn là cây
trồng chủ lực đạt 5.000 ha, vải 1.400 ha, cây có múi đạt 3.800 ha, chuối 2.000 ha.
Về giá trị sản xuất: Phấn đấu tới năm 2025 giá trị sản xuất của các vùng
chuyên canh đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh đạt 5.502,2 tỷ VND, đạt tỷ lệ đóng
góp vào tổng giá trị sản xuất trên địa bản tỉnh 6,2%.
4.1.2.2. Phương hướng
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu sinh đưa ra các phương
hướng cụ thể như sau:
Một là, phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên phải gắn bó
mật thiết với tái cơ cấu nông nghiệp.
Hai là, phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên phải hướng tới
mục tiêu tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.
Ba là, phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên phải hướng
tới mục tiêu sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên và thích ứng tốt với biến
đổi khí hậu.
Bốn là, phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở Hưng Yên phải gắn với thị
trường quốc tế.
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH
TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025
Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ
cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018, từ những hạn chế của
quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh và việc chỉ ra nguyên nhân của
những hạn chế. Để kinh tế vùng chuyên canh phát triển và trở thành động lực
mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng
20
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2018-2025, mà mục tiêu,
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đặt ra, nghiên cứu sinh đưa
ra một số nhóm giải pháp cụ thể như sau:
4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế vùng
chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
4.2.1.1. Về nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và giải quyết dứt
điểm các chồng chéo trong quy hoạch hiện hành
Để thực hiện giải pháp này cần xác định rõ các nội dung sau:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: Chính quyền tỉnh Hưng Yên với vai trò là
chủ thể quản lý nhà nước là chủ thể chính thực hiện công tác quy hoạch.
Thứ hai, giao cho các cơ quan chức năng phối hợp xây dựng quy hoạch
vùng chuyên canh phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh.
4.2.1.2. Về thực hiện tốt các chính sách đất đai
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;
hộ sản xuất, trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: về cơ quan quản lý nhà nước;
về nguồn lực tài chính.
4.2.1.3. Về thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư
Để huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: thực hiện tốt Quyết định số 26/2016/QĐ-
UBND, ngày 26/12/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc ban
hành quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Giao cho các cơ quan chức
năng phối hợp tổ chức thực hiện các chính sách nhằm thu hút được các doanh
nghiệp đầu tư vào vùng chuyên canh.
4.2.1.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ mô hình sản xuất
truyền thống sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
Để thực hiện chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình
sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên; hộ sản xuất, trang
trại, doanh nghiệp tham gia sản xuất trong nông nghiệp.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cho
21
UBND tỉnh về khung định mức hỗ trợ; xây dựng kế hoạch huy động vốn từ các
Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cho hộ sản xuất, trang trại, doanh nghiệp vay khi có nhu cầu.
4.2.2. Giải pháp về xây dựng các mô hình kinh tế trong phát triển kinh
tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
4.2.2.1. Xây dựng mô hình kinh tế gia trại, trang trại tại các vùng
chuyên canh
Để mô hình kinh tế gia trại, trang trại phát triển cần thực hiện tốt các nội
dung sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên là cơ quan chủ trì; hộ
kinh tế cá thể, trang trại là chủ thể trực tiếp của mô hình kinh tế này.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng
Yên chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với
UBND các huyện xây dựng mô hình thí điểm về kinh tế gia trại, trang trại tại
các vùng chuyên canh với các tiêu chí cụ thể. Khi mô hình thí điểm đạt kết
quả tốt tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn bộ
vùng chuyên canh.
4.2.2.2. Xây dựng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã tại các vùng chuyên canh
Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên là cơ quan chủ trì; hộ
sản xuất (gia trại, trang trại) là chủ thể trực tiếp.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn phối hợp với UBND cấp huyện đánh giá thực tế tại các vùng chuyên
canh, củng cố và phát triển mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã theo nhu cầu thực
tiễnvà quy định của pháp luật
4.2.2.3. Xây dựng mô hình doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tại các
vùng chuyên canh
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên là chủ thể quản lý
nhà nước trên địa bàn tỉnh; doanh nghiệp sản xuất trong nông nghiệp.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư với tư
cách cơ quan quản lý và cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động cần chủ
động tham mưu cho UBND tỉnh Hưng Yên ban hành và tổ chức thực hiện tốt
các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
4.2.2.4. Mô hình liên kết theo chuỗi giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ
Để kinh tế vùng chuyên canh phát triển bền vững cần tập trung thực hiện
các nội dung sau:
22
Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên giữ vai trò là người
kiến tạo môi trường để đảm bảo cho các bên tham gia được bình đẳng về quyền
là nghĩa vụ; nhà khoa học, nhà tư vấn giữ vai trò cung cấp các sản phẩm khoa
học cho sản xuất nông nghiệp; hộ nông dân tiếp nhận cây, con giống và tiến
hành sản xuất theo quy trình VietGAP dưới sự giám sát của nhà khoa học,
doanh nghiệp và hợp tác xã; hợp tác xã nông nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Để thực hiện mô hình này cần
giải quyết một số vấn đề sau: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cần giao cho các
cơ quan chức năng xây dựng một bộ hợp đồng chặt chẽ đảm bảo tính pháp lý,
quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, có chế tài xử lý nghiêm
khắc và đảm bảo được lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi giá trị...
4.2.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển vùng
chuyên canh nhãn, vải, chuối và cây có múi ở tỉnh Hưng Yên
Thực hiện giải pháp này gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Khoa học công
nghệ là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương; các viện nghiên cứu, trung
tâm nghiên cứu ứng dụng, nhà khoa học; nhà tư vấn; hộ sản xuất.
Thứ hai, nội dung chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ: giải pháp về
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; giải pháp ứng dụng công nghệ cao vào
chế biến, bảo quản nông sản:
Thứ ba, nguồn lực và tổ chức thực hiện: Sở Khoa học công nghệ xây dựng
hệ thống tiêu chí chung cho chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và máy móc
thiết bị cho sản xuất nông nghiệp. Tổ chức giám sát quá trình chuyển giao
KHCN của các tổ chức vào sản xuất tại các vùng chuyên canh trên địa bàn tỉnh.
Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu ứng dụng, nhà khoa học thực hiện
chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp dựa trên
tiêu chí quy định chung của tỉnh và hợp đồng ký kết với các đơn vị sản xuất.
Doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm
nông nghiệp để nâng cao hiệu quả của phát triển kinh tế vùng chuyên canh và
thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.
4.2.4. Giải pháp về xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường cho
các sản phẩm của vùng chuyên canh nhãn, vải, chuối và cây có múi ở tỉnh
Hưng Yên
Giải pháp về phát triển thị trường bao gồm một số nội dung sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Công thương, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp là chủ
23
thể trực tiếp thực hiện việc xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ
độc quyền thương hiệu nhà sản xuất và thương hiệu sản phẩm.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
giữ vai trò người quản lý, giao cho Sở Khoa học công nghệ phối hợp với các chủ
thể trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh xây dựng kế hoạch đăng ký thương
hiệu cho các sản phẩm. Hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng lộ trình
đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà sản xuất và thương hiệu cho từng sản phẩm.
4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển
vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Giáo dục và Đào
tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; người lao động trong độ tuổi đang
tham gia lao động sản xuất tại các vùng chuyên canh là chủ thể trực tiếp tham
gia hoạt động đào tạo, bổi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân của các vùng chuyên canh;
Người nông dân tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, trao đổi kinh
nghiệm để tiếp thu kỹ thuật sản xuất tiến bộ, đặc biệt là quy trình sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP.
4.2.6. Giải pháp về giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể
trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Để giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong liên
kết theo chuỗi sản phẩm nông nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Công Thương, Sở
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các chủ thể sản xuất tại các vùng
chuyên canh, các doanh nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, ngân
hàng thương mại, các chủ thể chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ cho
sản xuất, chủ thể chế biến và tiêu thụ nông sản tại các vùng chuyên canh.
Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Đối với UBND tỉnh Hưng
Yên và Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo lập cơ
chế và giám sát quá trình thực hiện các liên kết để đảm lợi ích kinh tế cho các
chủ thể; các chủ thể tham gia liên kết thực hiện quyền và nghĩa vụ để đảm bảo
lợi ích của mình và các chủ thể khác trong liên kết.
24
KẾT LUẬN
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một chủ chương lớn của Đảng nhằm
khắc phục tình trạng lạc hậu của ngành nông nghiệp nước ta để vừa nâng cao
giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, vừa góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái từ đó xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, có khả năng
thích ứng với những biến đổi của khí hậu.
Hưng Yên là tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhờ
có các chủ trương, chính sách phù hợp của chính quyền tỉnh trong những năm
qua nên các vùng chuyên canh của tỉnh đã bước đầu hình thành và có những
đóng góp quan trọng cho tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên,
qua nghiên cứu cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được, phát triển kinh tế
vùng chuyên canh vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa hình thành được mô hình
sản xuất hàng hóa tập chung quy mô lớn; việc ứng dụng các quy trình sản xuất
tiến bộ chậm được nhận rộng; liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế
và chưa mang tính bền vững, các mô hình tổ chức sản xuất tiến bộ chưa khẳng
định được vai trò của mình trong hỗ trợ nông dân... Các hạn chế đó xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau cả về mặt khách quan và chủ quan, trong đó có
những nguyên nhân cần nhanh chóng khắc phục để kinh tế vùng chuyên canh
phát triển ổn định, bền vững.
Giải quyết dứt điểm các hạn chế trên sẽ tạo điều kiện cho kinh tế vùng
chuyên canh phát triển mạnh mẽ và thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu
nông nghiệp của tỉnh đề ra. Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu tái cơ cấu nông
nghiệp của Tỉnh đến năm 2025, nghiên cứu sinh đã xây dựng 6 nhóm giải pháp
tập chung giải quyết từng hạn chế đã được đánh giá trong phần thực trạng.
Thông qua các giải pháp, nghiên cứu sinh tin rằng nếu được triển khai đồng bộ
và hiệu quả thì quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời
đảm bảo phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ
cấu nông nghiệp của tỉnh đã đề ra.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tường Mạnh Dũng (2018), “phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong
tái cơ cấu nông nghiệp: Bài học từ kinh nghiệm của Bắc Giang”, Tạp chí
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (529), tr.37-39.
2. Tường Mạnh Dũng (2019), “Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở
Hưng Yên: Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (02),
tr.49-51.
3. Tường Mạnh Dũng (2019), “Phát triển vùng chuyên canh trong tái cơ
cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí
Khoa học Xã hội Miền Trung, (01), tr.11-18.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chucBai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chucChính Duy
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

La actualidad más candente (20)

Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Bai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chucBai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chuc
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú VangLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại TừLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Sách Công, Dễ Làm
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Sách Công, Dễ LàmDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Sách Công, Dễ Làm
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Sách Công, Dễ Làm
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 

Similar a Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...sividocz
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docPhát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar a Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docPhát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận án: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Luận án: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọLuận án: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Luận án: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Último (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TƯỜNG MẠNH DŨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHINH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2019
  • 2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Ngô Tuấn Nghĩa Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 4/13 khu công nghiệp hoạt động đã đem lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh còn nhiều khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao gắn với phát triển bền vững. Năm 2014 tỉnh Hưng Yên đã xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với mục tiêu: “… xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại,...”. Qua 5 năm thực hiện các vùng chuyên canh đã hình thành và đi vào sản xuất nhưng còn nhiều hạn chế. Do đó nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị là phù hợp với nhu cầu cấp bách của địa phương và mang tính thực tiễn cao. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018 để đưa ra phương hướng, giải pháp đảm bảo phát huy tối đa lợi thế của tỉnh kết hợp với các yếu tố đặc thù trong chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo sự phát triển cân đối bền vững ngành nông nghiệp đến năm 2025 và thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp Tỉnh đã đề ra. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp của một tỉnh theo hướng khai thác lợi thế so sánh của địa phương và ưu thế đặc thù của vùng để phát triển bền vững vùng chuyên canh đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên trong quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh theo mục tiêu Đề án của tỉnh đã đề ra. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018. Đề xuất phương hướng và giải pháp đảm bảo cho nền nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên phát triển cân đối, bền vững tới năm 2025.
  • 4. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp tiếp cận dưới góc độ cơ chế vận hành, quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế đặt trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh bao gồm: cơ chế chính sách cho phát triển vùng chuyên canh; quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và quan hệ phân phối gắn với các hình thức tổ chức sản xuất; xác định rõ sản phẩm đóng vai trò động lực chủ yếu của vùng chuyên canh để tập trung phát triển nhằm thực hiện thành công mục tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế vùng chuyên canh cây nhãn, cây vải, cây có múi và cây chuối trên phạm vi của các huyện Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên. Phạm vi thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014 - 2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để xem xét, đánh giá sự phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp. Luận án cũng vận dụng những lý thuyết kinh tế học hiện đại như chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, vai trò của nhà nước địa phương, liên kết trong kinh doanh… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu kinh tế chính trị gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp logic kết hợp với lịch sử; phương pháp hệ thống; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp phỏng vấn chuyên gia; phương pháp điều tra xã hội học để thu thập số liệu, ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất tại các vùng chuyên canh làm cơ cở nghiên cứu.
  • 5. 3 - Đối tượng điều tra: Hộ sản xuất cây ăn quả tại các vùng chuyên canh thuộc 4 huyện và thành phố Hưng Yên. - Số lượng điều tra: số phiếu phát ra 300 phiếu, số phiếu thu về 300 phiếu. Trong đó: Huyện Khoái Châu điều tra 9 xã, tổng số 180 phiếu (xã Hàm Tử, Đông Kết, Bình Kiều, Đại Tập, Tân Châu, Tứ Dân, Tân Dân, Đông Tảo, An Vĩ); huyện Kim Động điều tra 01 xã. tổng số 20 phiếu (xã Đồng Thanh); thành phố Hưng Yên điều tra 02 xã, tổng số 40 phiếu (xã Hồng Nam, Tân Hưng); huyện Phù Cừ điều tra 02 xã, tổng số 60 phiếu (xã Phan Sào Nam, xã Tam Đa). - Thời gian điều tra: tháng 3/2019. - Phân tích kết quả điều tra: kết quả được tổng hợp, xử lý trên bảng tính Excel. Trên cơ sở kết quả cho phép phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên về quy mô sản xuất, năng suất, sản lượng, trình độ tay nghề lao động… 5. Ý nghĩa khoa học của luận án - Hệ thống và làm rõ lý luận về phát triển kinh tế vùng, phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp đặt trong điều kiện mới của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng sự phát triển kinh tế của vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018, chỉ rõ những mặt tích cực, hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn. - Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 làm cơ sở cho hoạch định chiến lược và chính sách phát triển của tỉnh. Luận án còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt ở các tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng với Hưng Yên. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
  • 6. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới kinh tế vùng và phát triển kinh tế vùng Các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan tới kinh tế vùng và phát triển kinh tế vùng gồm: Thái Bá Cẩn (2016), “Phát triển bền vững kinh tế vùng, liên kết vùng”, Hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế vùng: những vấn đề đặt ra về cơ chế chính sách; P.P.Combes, T.Mayer, J.F.Thisse (2008), Economic Geography: The Integration of Regions and Nations1 , Nxb Đại học Princeton, USA; Bùi Việt Cường (2013), Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh vùng theo hướng bền vững, Đề tài khoa học Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2013; Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1998), Tác động xã hội của cải cách kinh tế đối với sự phát triển vùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Nguyễn Tiến Dũng (2009), Kinh tế và chính sách phát triển vùng, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009; Lê Anh Đức (2014), “Mấy vấn đề về liên kết kinh tế vùng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8); Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng Việt Nam - Từ lý luận tới thực tiễn, Nxb Lao động Xã hội, Tập 1, 2, Hà Nội 2007; Benjamin Higgins, Donal J.Savoie (1997), Regional Development Theories and Their Application2, Nxb Routledge, New York, USA, 1997; Nguyễn Thị Thanh Hoa (2014), “Phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam”, Tạp chí Con số Sự kiện, (12); Nguyễn Văn Huân (2012), Liên kết vùng từ lý luận tới thực tiễn” Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2012; Hoàng Khắc Lịch, Nguyễn Quốc Việt (2014), “Phát triển kinh tế vùng Tây Bắc của Việt Nam: bài học từ Trùng Khánh và Vân Nam Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (10); Hà Hữu Nga (2007), Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các ưu tiên trong phát triển bền vững vùng kinh tế, Đề tài khoa học cấp bộ - Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2007; Nguyễn Văn Phú (2005), “Chệnh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, (5); A.Pike, A.R.Pose, J.Tomaney (2006), Local and Regional 1 Tạm dịch: Địa lý kinh tế. Sự hội nhập các vùng và các quốc gia 2 Tạm dịch: Các lý thuyết phát triển vùng và ứng dụng của chúng
  • 7. 5 Development3, Nxb Routledge, London England, 2006; Nguyễn Đình Tài (2016), “Mở rộng liên kết vùng là yếu tố cốt lõi của phát triển kinh tế vùng”, Hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế vùng: những vấn đề đặt ra về cơ chế chính sách; Đặng Văn Thanh (2016). “Cần có những chính sách đồng bộ cho phát triển kinh tế vùng”, Hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế vùng: những vấn đề đặt ra về cơ chế chính sách, Viện chiến lược và chính sách tài chính - Bộ tài chính; Dương Văn Thịnh (2011), “Những quan hệ cơ bản cần giải quyết để phát triển bền vững vùng trong bối cảnh quốc tế hiện nay”, Hội thảo khoa học: Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội; Nguyễn Xuân Thu (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp nhà nước - KX.02.06, 2006; Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (2008), How Regions Grow Trends and Analysis4 , Nxb OECD, Pari, France, 2008; Lê Thanh Tùng (2010), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách phát triển vùng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài khoa học - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Trọng Xuân, Lê Văn Hùng (2011), “Phát triển kinh tế theo vùng của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (403); Nguyễn Trọng Xuân (2013), Phát triển kinh tế vùng của Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; M.M. Fischer, G.J.D. Hewings, P. Nijkamp, F. Snickars (2009), New Directions in Regional Economic Development5 , Nxb Springer, Berlin, Germany, 2009. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới tái cơ cấu nông nghiệp Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn (2011), “Đa dạng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo vùng kinh tế ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học: Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội; Vũ Trọng Bình (2017), “Liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, Trang điện tử Báo Nhân dân, 16/4/2017; Đặng Hiếu (2019), “Tái cơ cấu nông nghiệp và vấn đề đặt ra”, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 7/01/2019; Thu Hoa (2018), “Tăng cường tái cơ cấu để nông nghiệp phát triển hiện đại, bền vững”, Đài tiếng nói Việt Nam VOV5, 27/11/2018; La Hoàn (2015), “Giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp từ góc nhìn chuyên gia”, Tạp chí điện tử Tài chính, 27/01/2015; Võ Đại Lược (2011), Kinh tế Việt Nam lý luận và thực tiễn. Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội; Đặng Kim Sơn (2012) Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng cao. Nxb Chính trị quốc gia 3 Tạm dịch: Sự phát triển địa phương và vùng 4 Tạm dịch: Vùng tăng trưởng như thế nào, xu hướng và phân tích 5 Tạm dịch: Những định hướng mới trong phát triển kinh tế vùng
  • 8. 6 - Sự thật, Hà Nội; Hoàng Thị Tư (2017), “Vai trò của liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, Tạp chí Tài chính, (1); Trần Văn Việt (2014), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: đâu là nút thắt của các “nút thắt”?”, Chính phủ - cổng thông tin điện tử, 04/3/2014; Đặng Hùng Võ (2017), “Con đường tái cấu trúc nông nghiệp Việt Nam: Ngữ cảnh và những bài học kinh nghiệm; Động lực mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp; Mô hình quan hệ sản xuất nông nghiệp nào phù hợp?”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 08/3/2017. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Nguyễn bá Dũng 2018), “Gây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản”, Báo Nhân dân điện tử, 20/8/2018; Minh Hoàng (2017), “Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp”, Báo điện tử Khánh Hòa, 25/7/2017; Vương Đình Huệ (2013), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Tài chính điện tử, 23/12/2013; Minh Vân (2016), “Mở rộng các vùng chuyên canh”, Báo Nhân dân điện tử, 13/10/2016; Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2013), “Tái cơ cấu nông nghiệp nên bắt đầu từ đâu?”, Chính phủ - cổng thông tin điện tử, 12/7/2013. 1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những vấn đề nghiên cứu đã được luận giải Về cơ bản các công trình nghiên cứu trong nước đã nêu rõ được vị trí, vai trò quan trọng của phát triển kinh tế vùng chuyên canh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nhiều công trình tiếp cận làm rõ một số nội dung lý luận chung về phát triển kinh tế vùng, tái cơ cấu kinh tế và sự cần thiết khách quan của việc phát triển kinh tế vùng trong quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh CNH,HĐH; một số công trình nghiên cứu các mô hình của các nước trong khu vực và thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những khuyến nghị về cơ chế, chính sách, về mô hình kinh tế trong nông nghiệp vận dụng cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam; các công trình nghiên cứu nước ngoài chủ yếu tiếp cận trên phương diện kinh tế học để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tóm lại, phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp để phát triển một nền nông nghiệp bền vững có khả năng thích ứng với những biến đổi khí hậu là khoảng trống chưa được nghiên cứu làm rõ và đề tài luận án hoàn toàn có khả năng khai thác cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, chưa có công
  • 9. 7 trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, đề tài “Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên” là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình khoa học, luận án tiến sĩ đã công bố trong nước và quốc tế cho đến nay. 1.2.2. Những vấn đề cần được tiếp tục luận giải Về lý luận: Khái niệm phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp? bản chất, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vùng chuyên canh đặt trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó làm rõ các tiêu chí đánh giá để làm căn cứ phân tích thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên. Về thực tiễn: Một là, đâu là kinh nghiệm phát triển vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp của một tỉnh để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên? Hai là, thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018 đã đạt được những thành tựu gì? vấn đề đang đặt ra cần có giải pháp như thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp cấp tỉnh 2.1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đã được công bố, luận án này rút ra khái niệm phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp như sau: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp là việc tổ chức lại các hoạt động sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ được tổ chức theo hướng hỗ trợ cho ngành nông nghiệp chuyên canh gắn với ưu thế về điều kiện tự nhiên của vùng, từ đó khai thác tối đa mọi lợi thế so
  • 10. 8 sánh của vùng nhằm nâng cao tính hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển. 2.1.1.2. Đặc điểm Phát triển kinh tế vùng chuyên canh có những đặc điểm sau: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh được đặt trong bối cảnh của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế; phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp phải thể hiện được sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm để tạo lập chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp; phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của vùng để sản xuất ra các sản phẩm có tính đặc hữu, có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. 2.1.2. Sự cần thiết phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Sự cần thiết phát triển kinh tế vùng chuyên canh thể hiện ở chỗ: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh là yếu cầu tất yếu để nâng cao năng suất lao động cho ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế vùng chuyên canh là phương thức tối ưu để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện tái cơ cấu nông nghiệp; phát triển kinh tế vùng chuyên canh là giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm trong chuỗi giá trị của sản phẩm cung ứng ra thị trường; phát triển kinh tế vùng chuyên canh để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm; phát triển kinh tế vùng chuyên canh để giúp cho ngành nông nghiệp thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: 2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở CẤP TỈNH 2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp cấp tỉnh Một là: Xây dựng cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Cơ chế chính sách tạo lập khung pháp lý cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh; cơ chế chính sách thể hiện sự cụ thể hóa đường lối của Đảng; cơ chế chính sách là cơ sở để huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh. Hai là: Xác định vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp - Chủ thể thứ nhất, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Chủ thể thứ hai, các hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất tại các vùng chuyên canh.
  • 11. 9 - Chủ thể thứ ba, các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn. - Chủ thể thứ tư, doanh nghiệp cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản. Ba là: Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp - Mô hình kinh tế gia trại, trang trại. - Mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp cổ phần. - Mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân (trang trại, gia trại) với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Bốn là: Ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Năm là: Xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp và xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh - Xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh. - Xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh. Sáu là: Tổ chức thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh Bảy là: Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh Tám là: Giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh - Giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh. - Mối quan hệ lợi ích kinh tế trong liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp 2.2.2.1. Các tiêu chí về kinh tế Thứ nhất, tiêu chí về quy mô sản xuất của vùng chuyên canh: Đánh giá quy mô dựa trên diện tích sản xuất; đánh giá quy mô dựa trên vốn đầu tư sản xuất. Thứ hai, tiêu chí về sản lượng sản phẩm chuyên canh cung cấp ra thị trường. Thứ ba, tiêu chí về năng suất cây trồng của vùng chuyên canh. Thứ tư, tiêu chí về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của vùng chuyên canh. Thứ năm, tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
  • 12. 10 2.2.2.2. Các tiêu chí về xã hội Thứ nhất, nâng cao thu nhập cho người lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong sản xuất chuyên canh. Thứ hai, nâng cao chất lượng đời sống, giúp cho người dân tiếp cận được với phúc lợi xã hội. 2.2.2.3. Các tiêu chí về môi trường Thứ nhất, về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh. Thứ hai, về bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. 2.2.2.4. Các tiêu chí về gắn kết giữa phát triển kinh tế vùng chuyên canh với tái cơ cấu nông nghiệp 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp 2.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài Thứ nhất, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt các FTA đa phương, song phương Việt Nam đã tham gia có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh. Thứ hai, tác động của cách mạng khoa học công nghệ tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh. 2.2.3.2. Các nhân tố bên trong Thứ nhất, điều kiện tự nhiên, tính đặc hữu của vùng. Thứ hai, tác động từ hệ thống các chính sách. Thứ ba, nhân tố con người (trình độ tay nghề, sức khỏe,…). 2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Bắc Giang và Hải Dương là các tỉnh đã thực hiện thành công phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp với mô hình vùng chuyên canh cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Từ đó cho phép rút ra cho tỉnh Hưng Yên những bài học kinh nghiệm trong tái cơ cấu nông nghiệp như sau: Thứ nhất, chính quyền địa phương phải nhất quán trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và ban hành các chủ chương, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển vùng chuyên canh nói riêng.
  • 13. 11 Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gien để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thứ ba, tăng cường áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Thứ tư, tích cực đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại. Thứ năm, thực hiện liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2014-2018 3.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN Qua phân tích ma trận SWOT cho ta đánh giá các nguồn lực và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên về điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp. 3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2014-2018 3.2.1. Về xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1854/QD-UBND, Ngày 12/11/2014 về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Để thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và thúc đẩy kinh tế vùng chuyên canh phát triển, Tỉnh đã ban hành một số văn bản sau: Quyết định số 438/QĐ- UBND ngày 03/02/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch khung về chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đến năm 2020; Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 Quyết định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 142/QĐ- UBND, ngày 22/01/2018 phê duyệt Đề án khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017-2020.
  • 14. 12 3.2.2. Về phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Chủ thể thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên. Chủ thể thứ hai, các hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất tại các vùng chuyên canh. Chủ thể thứ ba, các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn. Chủ thể thứ tư, doanh nghiệp cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản tại các vùng chuyên canh. Tóm lại, các chủ thể đã phát huy được vai trò của mình, trong đó nổi bật là vai trò kiến tạo của chính quyền tỉnh Hưng Yên và vai trò tổ chức sản xuất của hộ sản xuất, hợp tác xã. 3.2.3. Kết quả xây dựng các mô hình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Thứ nhất, xây dựng mô hình kinh tế gia trại, trang trại: Một là, đối với kinh tế gia trại (hộ sản xuất cá thể): Tính đến năm 2018, toàn tỉnh có 110.919 hộ sản xuất cá thể tham gia sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản). Mô hình kinh tế gia trại đã có những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh, đặc biệt trong chuyển đổi mô hình sản xuất từ sản xuất truyền thống sang ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP… từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp. Hai là, đối với kinh tế trang trại: Tính đến hết 31/12/2017 có tổng số 906 trang trại được hình thành. Các trang trại đã tạo ra trên 2500 việc làm và tổng doanh thu đạt trên 2158 tỷ đồng/năm và góp phần quan trọng vào quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Thứ hai, xây dựng mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp cổ phần: Một là, đối với mô hình tổ hợp tác: thống kê cho thấy trên địa bàn nông thôn hiện có 1900 tổ hợp tác (có 1300 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp). Tổ hợp tác đã phát huy tốt vai trò của mình trong hỗ trợ sản xuất của các hộ nông dân: trao đổi công lao động phục vụ gieo trồng, thu hoạch; trao đổi kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất giữa các hộ; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… Hai là, mô hình hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp cổ phẩn: tính đến hết 2018 toàn tỉnh có 194 hợp tác xã (tăng 9 hợp tác xã so với năm 2013), bao gồm:
  • 15. 13 152 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; 21 hợp tác xã chuyên ngành; 15 hợp tác xã trồng trọt; 4 hợp tác xã thủy sản; 02 hợp tác xã chăn nuôi. Trong đó có 31 hợp tác xã hoạt động dưới hình thức hợp tác xã nông nghiệp cổ phần. Thứ ba, xây dựng mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân (trang trại, gia trại) với doanh nghiệp. 3.2.4. Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Trong giai đoạn 2012-2018, ngành khuyến nông đã xây dựng được 8 vùng sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 198 ha; 60 vùng sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 647 ha; 2 vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 18 ha và các vùng mô hình đã phát huy tốt hiệu quả. 3.2.5. Kết quả xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp và xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh Thứ nhất, đối với xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp: cho đến nay liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp chưa được thực hiện tốt, có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành hợp đổng của các bên tham gia liên kết thấp, chưa có chế tài hiệu quả để buộc các chủ thể phải chịu trách nhiệm với các cam kết. Thứ hai, đối với xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của vùng chuyên canh: Tính đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng và đăng ký được thương hiệu tập thể cho các sản phẩm như: nhãn lồng Hưng Yên, chuối tiêu hồng, gà Đông Tảo. Ngoài ra, tỉnh đang tiếp tục triển khai xây dựng đề án sản xuất và đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm như: tương Bần, nghệ Chí Tân, bưởi Dạ Trạch… 3.2.6. Kết quả tổ chức thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh Sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Tỉnh đã chức hội chợ giới thiệu sản phẩm hàng năm tại địa phương và các địa bàn lớn như Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Các thương hiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, chuối tiêu hồng, gà Đông Tảo đã được người tiêu dùng đón nhận, đặt niềm tin vào sản phẩm. 3.2.7. Kết quả xây dựng hệ thống cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh Tính đến năm 2018, toàn tỉnh có 62 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản như: chế biến rau quả, chế biến thịt, gạo, thực phẩm. Tuy
  • 16. 14 nhiên, cho đến nay mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu thu hoạch và bảo quản nông sản chỉ dừng lại ở mức sơ chế sản phẩm như: sấy khô, đóng gói dưới dạng bao bì đơn giản và bảo quản kho khô, contener để đưa đi tiêu thụ. Chưa có các công nghệ bảo quản hiện đại. 3.2.8. Kết quả giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh Thứ nhất, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh. Thứ hai, mối quan hệ lợi ích kinh tế trong liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp. 3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.1.1. Những kết quả đạt được về kinh tế: Thứ nhất, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp xét về quy mô sản xuất Một là, về diện tích đất sản xuất cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh: - Đối với vùng chuyên canh nhãn: Tính đến năm 2018, các vùng chuyên canh đã hình thành tại các huyện Khoái Châu 1527 ha, Tiên Lữ 385 ha, Kim Động 451 ha, Phù Cừ 423 ha và thành phố Hưng Yên 873 ha. Tổng diện tích của 5 vùng chuyên canh nhãn là 3.653 ha, chiếm 84,17% diện tích nhãn và 34,8 % diện tích cây ăn quả toàn tỉnh (diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2018 là 10.495 ha). - Đối với vùng chuyên canh cây có múi: Tính đến năm 2018 các vùng chuyên canh tập trung tại các huyện Khoái Châu 501 ha, Kim Động 430 ha, Phù Cừ 184 ha, Văn Giang 233 ha, Yên Mỹ 205 ha. Tổng diện tích của 5 vùng chuyên canh cây có múi là 1.553 ha, chiếm 93,95% diện tích cây có múi của tỉnh và chiếm 14,79% tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh (diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2018 là 10.495 ha). - Đối với vùng chuyên canh chuối: Tính đến năm 2018, các vùng chuyên canh tập trung tại các huyện Khoái Châu 871 ha, thành phố Hưng Yên 321 ha, huyện Kim Động 377ha, huyện Ân Thi 243 ha, huyện Yên Mỹ 163 ha. Tổng diện tích 5 vùng chuyên canh 1.975 ha chiếm 91,47% diện tích trồng chuối toàn tỉnh và chiếm 18,81% tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh (diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2018 là 10.495 ha). - Đối với vùng chuyên canh vải: Tính đến năm 2018, các vùng chuyên canh tập trung tại huyện Phù Cừ 521,2 ha, thành phố Hưng Yên 103 ha. Diện
  • 17. 15 tích của 2 vùng chuyên canh là 624,2 ha chiếm 65,7% diện tích trồng vải của tỉnh và 5,94% diện tích cây ăn quả của tỉnh (diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2018 là 10.495 ha). Hai là, về quy vốn đầu tư cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh: Thực tế điều tra cho thấy: Hộ sản xuất có vốn đầu tư dưới 100 triệu VNĐ là 79 hộ, chiếm 26,33%; hộ sản xuất có vốn đầu tư từ 100-500 triệu VNĐ là 170 hộ, chiếm 56,67%; hộ có vốn đầu tư từ 500 triệu-1 tỷ VNĐ là 49 hộ, chiếm 16,33%; hộ có vốn đầu tư trên 1 tỷ VNĐ là 2 hộ, chiếm 0,67%. Thứ hai, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp xét về năng suất cây trồng: - Đối với năng suất vùng chuyên canh nhãn: Cây nhãn được chính quyền tỉnh xác định là cây chủ lực đóng góp rất lớn vào giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên và quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Năng suất nhãn thể hiện qua bảng [Phụ lục 1, bảng 2]. - Đối với năng suất cây có múi: Các loại cây chủ yếu như cam đường canh, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi Hoàng cho thu nhập trung bình 300 triệu đồng/1ha/1 năm. Đặt biệt cam đường canh là đặc sản Hưng Yên cho chất lượng rất cao với giá bán trung bình trên thị trường ở mức 70 - 100 nghìn đồng/1kg. Năng suất vùng chuyên canh cây có múi được thể hiện qua bảng sau: [Phụ lục 1, bảng 3] - Đối với năng suất chuối: Chuối là cây ăn quả có chu kỳ sinh trưởng ngắn, mặc dù mới được đưa vào sản xuất chuyên canh nhưng cây chuối đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là đối với vùng đất trũng và đất bãi bồi ven sông. Năng suất vùng chuyên canh chuối thể hiện qua bảng sau: [Phụ lục 1, bảng 4]. - Đối với năng suất vải: Qua điều tra thực tế: Ông Mai Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT hợp tác xã nông nghiệp Quyết Tiến, xã Phan Sào Nam cho biết: cây vải lai trứng chín sớm cho năng suất rất tốt, trung bình 18-25 quả đạt 1kg (vải Thanh Hà, vải Lục Ngạn khoảng 30-35 quả/1kg), năng suất trung bình đạt 13,5 tấn/1 ha Thứ ba, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp xét về sản lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường: - Đối với vùng chuyên canh nhãn: Năm 2018, vùng chuyên canh nhãn đã sản xuất ra sản lượng ước đạt 44.200 tấn, chiếm 91,51% sản lượng nhãn toàn tỉnh (sản lượng nhãn toàn tỉnh năm 2018 ước đạt 48.300 tấn). - Đối với vùng chuyên canh cây có múi: Năm 2018 vùng chuyên canh cây có múi đã cung cấp cho thị trường sản lượng ước đạt 30.800 tấn, chiếm 83,29% sản lượng cây có múi toàn tỉnh (sản lượng cây có múi toàn tỉnh đạt 36.976 tấn). - Đối với vùng chuyên canh chuối: Năm 2018 sản lượng chuối của vùng chuyên canh cung cấp cho thị trường ước đạt 42.200 tấn, chiếm 91,37% (sản lượng chuối toàn tỉnh ước đạt 46.181 tấn).
  • 18. 16 - Đối với vùng chuyên canh vải: Năm 2018 sản lượng vải toàn vùng chuyên canh ước đạt 8.400 tấn quả (tổng diện tích vùng chuyên canh vải toàn tỉnh 624,2 ha/ tổng diện tích toàn tỉnh 950 ha). Thứ tư, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp xét về hiệu quả sử dụng vốn cho canh tác nông nghiệp Một là, trong tất cả các loại hình sản xuất chuyên canh thì vùng chuyên canh cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn cả, cụ thể: vùng chuyên canh nhãn, vải cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đạt 7,4 lần. Loại hình sản xuất chuyên canh lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất, chỉ số của vùng sản xuất chuyên canh lúa chỉ đạt 1,1 lần. Hai là, trong vùng sản xuất chuyên canh rau - màu thì việc kết hợp sản xuất giữa các loại rau khác nhau trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chỉ sản xuất một loại rau duy nhất. Ba là, so sánh giữa khu vực chuyên canh và khu vực truyền thống cho ta thấy: về cơ bản khu vực chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với khu vực sản xuất truyền thống. Thứ năm, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp xét về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có một số chuyển biến tích cực. Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần từ 53,9% năm 2013 xuống còn 48,1% năm 2017. Trong khi ngành chăn nuôi có tỷ trọng tăng dần từ 44,4% năm 2013 lên 49,7% năm 2017, 3.3.1.2. Những kết quả đạt được về xã hội Thứ nhất, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp xét về nâng cao thu nhập cho người lao động: Qua điều tra cho thấy: không có hộ nào trong tổng số 300 hộ được điều tra có mức thu nhập trung bình dưới 50 triệu VNĐ/người/năm; số hộ có mức thu nhập từ 50-70 triệu VNĐ/người/năm chiếm 2,67% số hộ được điều tra; số hộ có mức thu nhập đạt từ 70-100 triệu VNĐ/người/năm chiếm 80,33% số hộ được điều tra; số hộ có mức thu nhập đạt 100-150 triệu VNĐ/người/năm chiếm 15,67%; số hộ có mức thu nhập đạt 150-200 triệu VNĐ/người/năm là 1,33%. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của vùng chuyên canh có xu hướng đạt cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh (thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Hưng Yên năm 2018 ước đạt 62 triệu VNĐ/người/năm và mức thu nhập bình quân đầu người cả nước năm 2018 (thu nhập bình quân đầu người cả nước năm 2018 ước đạt 58,5 triệu VNĐ/người/năm. Thứ hai, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp xét về nâng cao chất lượng đời sống, giúp cho người dân tiếp cận được với phúc lợi xã hội: Phát triển giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ học vấn
  • 19. 17 và trình độ tay nghề cho lực lượng lao động của vùng chuyên canh [Phụ lục 1, bảng 10]; về chăm sóc sức khỏe nâng cao thể chất cho người lao động; về tiếp cận với các dịch vụ để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại các vùng chuyên canh (sử dụng điện, nước sạch, tivi, điện thoại, mạng Internet…). 3.3.1.3. Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế vùng chuyên canh gắn với bảo vệ môi trường Thứ nhất, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh xét về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo nền tảng cho phát triển bền vững: kết quả về xây dựng hệ thống thủy lợi; kết quả về phát triển hệ thống giao thông. Thứ hai, kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh xét về bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.3.2.1. Hạn chế Qua đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên cho ta thấy những hạn chế cụ thể như sau: Hạn chế về cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp; hạn chế về xây dựng mô hình cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh; hạn chế về phương thức tổ chức thực hiện; tác động của phát triển kinh tế vùng chuyên canh tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh và tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn thấp, chưa bền vững; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện chưa phát huy được vai trò của trong việc hỗ trợ cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh. 3.3.2.2. Nguyên nhân Về nguyên nhân khách quan: Do biến đổi khí hậu; diện tích đất bình quân đầu người của tỉnh thấp do đó việc tập trung sản xuất để mở rộng quy mô của các loại hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; do tác động của các hiệp định thương mại và sự biến động của thị trường thế giới. Về nguyên nhân chủ quan: Việc quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và quy hoạch chi tiết cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp chưa đồng bộ, phù hợp với thực tiễn phát triển sản xuất; phương thức tổ chức các mô hình sản xuất chưa hiệu quả; trình độ học vấn và trình độ tay nghề của của nông dân còn hạn chế nên chưa đủ khả năng tiếp thu hết các tiến bộ khoa học công nghệ được chuyển giao; thiếu nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp; hệ thống kết cấu hạ tầng như: thủy lợi, điện, đường giao thông chưa được quy hoạch và xây dựng đồng bộ; thiếu thông tin dự báo về thị trường có độ tin cậy cao và mang tính kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • 20. 18 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025 4.1. DỰ BÁO VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025 4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động tới phát triển nông nghiệp, và phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 4.1.1.1. Dự báo về tình hình trong nước có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên Căn cứ các dự báo của ngân hàng thế giới về tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2018-2025 và những cam kết trong lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam cho thấy có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh do tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nhiều cam kết thuận lợi cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn của thế giới. Bên cạnh đó cũng có những thách thức đặt ra đối với các sản phẩm nông nghiệp như chất lượng, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm... 4.1.1.2. Dự báo về những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên Những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên gồm: quy mô tăng dân số của tỉnh một mặt tạo ra lực lượng lao động bổ sung cho phát triển kinh tế, một mặt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam, đặc biệt của thành phố Hà Nội có tác động mạnh tới phát triển kinh tế vùng chuyên canh của Hưng Yên; thị trường xuất khẩu nông sản có xu hướng mở rộng nhờ các hiệp định thương mại mới được ký kết và đi vào thực tiễn. Tóm lại, tình hình trong nước giai đoạn 2018-2025 có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của cả nước nói chung và cho tỉnh Hưng Yên nói riêng, đây là cơ hội rất tốt để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển các vùng chuyên canh. Thông qua đánh giá bối cảnh quốc tế và trong nước, tỉnh Hưng Yên đã đề ra phương hướng và các mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn này như sau. 4.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 4.1.2.1. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp hướng tới khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai gắn với
  • 21. 19 bảo vệ môi trường sinh thái; tập trung ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ cao vào sản xuất, đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết, phát triển thương mại - dịch vụ nông sản nhằm phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại có giá trị gia tăng cao, an toàn, bền vững và khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn; quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể: Căn cứ tình hình kinh tế trong nước và dự báo về các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, mục tiêu phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2018-2025 như sau: Về diện tích cây trồng: Tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn quả chủ lực như Nhãn, vải, cây có múi, cải tạo và trồng mới thay thế những cây có giá trị kinh tế thấp. Đến năm 2025 diện tích cây ăn quả đạt 14.000 ha, trong đó: Nhãn là cây trồng chủ lực đạt 5.000 ha, vải 1.400 ha, cây có múi đạt 3.800 ha, chuối 2.000 ha. Về giá trị sản xuất: Phấn đấu tới năm 2025 giá trị sản xuất của các vùng chuyên canh đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh đạt 5.502,2 tỷ VND, đạt tỷ lệ đóng góp vào tổng giá trị sản xuất trên địa bản tỉnh 6,2%. 4.1.2.2. Phương hướng Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu sinh đưa ra các phương hướng cụ thể như sau: Một là, phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên phải gắn bó mật thiết với tái cơ cấu nông nghiệp. Hai là, phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên phải hướng tới mục tiêu tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu. Ba là, phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên phải hướng tới mục tiêu sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Bốn là, phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở Hưng Yên phải gắn với thị trường quốc tế. 4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025 Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018, từ những hạn chế của quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh và việc chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Để kinh tế vùng chuyên canh phát triển và trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng
  • 22. 20 nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2018-2025, mà mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đặt ra, nghiên cứu sinh đưa ra một số nhóm giải pháp cụ thể như sau: 4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp 4.2.1.1. Về nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và giải quyết dứt điểm các chồng chéo trong quy hoạch hiện hành Để thực hiện giải pháp này cần xác định rõ các nội dung sau: Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: Chính quyền tỉnh Hưng Yên với vai trò là chủ thể quản lý nhà nước là chủ thể chính thực hiện công tác quy hoạch. Thứ hai, giao cho các cơ quan chức năng phối hợp xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh. 4.2.1.2. Về thực hiện tốt các chính sách đất đai Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; hộ sản xuất, trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: về cơ quan quản lý nhà nước; về nguồn lực tài chính. 4.2.1.3. Về thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư Để huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cần thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: thực hiện tốt Quyết định số 26/2016/QĐ- UBND, ngày 26/12/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Giao cho các cơ quan chức năng phối hợp tổ chức thực hiện các chính sách nhằm thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào vùng chuyên canh. 4.2.1.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP Để thực hiện chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cần thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên; hộ sản xuất, trang trại, doanh nghiệp tham gia sản xuất trong nông nghiệp. Thứ hai, nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cho
  • 23. 21 UBND tỉnh về khung định mức hỗ trợ; xây dựng kế hoạch huy động vốn từ các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hộ sản xuất, trang trại, doanh nghiệp vay khi có nhu cầu. 4.2.2. Giải pháp về xây dựng các mô hình kinh tế trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp 4.2.2.1. Xây dựng mô hình kinh tế gia trại, trang trại tại các vùng chuyên canh Để mô hình kinh tế gia trại, trang trại phát triển cần thực hiện tốt các nội dung sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên là cơ quan chủ trì; hộ kinh tế cá thể, trang trại là chủ thể trực tiếp của mô hình kinh tế này. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện xây dựng mô hình thí điểm về kinh tế gia trại, trang trại tại các vùng chuyên canh với các tiêu chí cụ thể. Khi mô hình thí điểm đạt kết quả tốt tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn bộ vùng chuyên canh. 4.2.2.2. Xây dựng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã tại các vùng chuyên canh Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên là cơ quan chủ trì; hộ sản xuất (gia trại, trang trại) là chủ thể trực tiếp. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với UBND cấp huyện đánh giá thực tế tại các vùng chuyên canh, củng cố và phát triển mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã theo nhu cầu thực tiễnvà quy định của pháp luật 4.2.2.3. Xây dựng mô hình doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tại các vùng chuyên canh Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên là chủ thể quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; doanh nghiệp sản xuất trong nông nghiệp. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư với tư cách cơ quan quản lý và cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động cần chủ động tham mưu cho UBND tỉnh Hưng Yên ban hành và tổ chức thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. 4.2.2.4. Mô hình liên kết theo chuỗi giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ Để kinh tế vùng chuyên canh phát triển bền vững cần tập trung thực hiện các nội dung sau:
  • 24. 22 Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên giữ vai trò là người kiến tạo môi trường để đảm bảo cho các bên tham gia được bình đẳng về quyền là nghĩa vụ; nhà khoa học, nhà tư vấn giữ vai trò cung cấp các sản phẩm khoa học cho sản xuất nông nghiệp; hộ nông dân tiếp nhận cây, con giống và tiến hành sản xuất theo quy trình VietGAP dưới sự giám sát của nhà khoa học, doanh nghiệp và hợp tác xã; hợp tác xã nông nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Để thực hiện mô hình này cần giải quyết một số vấn đề sau: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cần giao cho các cơ quan chức năng xây dựng một bộ hợp đồng chặt chẽ đảm bảo tính pháp lý, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, có chế tài xử lý nghiêm khắc và đảm bảo được lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi giá trị... 4.2.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển vùng chuyên canh nhãn, vải, chuối và cây có múi ở tỉnh Hưng Yên Thực hiện giải pháp này gồm những nội dung sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Khoa học công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương; các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu ứng dụng, nhà khoa học; nhà tư vấn; hộ sản xuất. Thứ hai, nội dung chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ: giải pháp về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; giải pháp ứng dụng công nghệ cao vào chế biến, bảo quản nông sản: Thứ ba, nguồn lực và tổ chức thực hiện: Sở Khoa học công nghệ xây dựng hệ thống tiêu chí chung cho chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và máy móc thiết bị cho sản xuất nông nghiệp. Tổ chức giám sát quá trình chuyển giao KHCN của các tổ chức vào sản xuất tại các vùng chuyên canh trên địa bàn tỉnh. Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu ứng dụng, nhà khoa học thực hiện chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp dựa trên tiêu chí quy định chung của tỉnh và hợp đồng ký kết với các đơn vị sản xuất. Doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp để nâng cao hiệu quả của phát triển kinh tế vùng chuyên canh và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. 4.2.4. Giải pháp về xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường cho các sản phẩm của vùng chuyên canh nhãn, vải, chuối và cây có múi ở tỉnh Hưng Yên Giải pháp về phát triển thị trường bao gồm một số nội dung sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp là chủ
  • 25. 23 thể trực tiếp thực hiện việc xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu nhà sản xuất và thương hiệu sản phẩm. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên giữ vai trò người quản lý, giao cho Sở Khoa học công nghệ phối hợp với các chủ thể trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh xây dựng kế hoạch đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm. Hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng lộ trình đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà sản xuất và thương hiệu cho từng sản phẩm. 4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; người lao động trong độ tuổi đang tham gia lao động sản xuất tại các vùng chuyên canh là chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động đào tạo, bổi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân của các vùng chuyên canh; Người nông dân tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, trao đổi kinh nghiệm để tiếp thu kỹ thuật sản xuất tiến bộ, đặc biệt là quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. 4.2.6. Giải pháp về giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên Để giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong liên kết theo chuỗi sản phẩm nông nghiệp cần thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Công Thương, Sở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các chủ thể sản xuất tại các vùng chuyên canh, các doanh nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, ngân hàng thương mại, các chủ thể chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất, chủ thể chế biến và tiêu thụ nông sản tại các vùng chuyên canh. Thứ hai, nguồn lực và cách thức thực hiện: Đối với UBND tỉnh Hưng Yên và Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo lập cơ chế và giám sát quá trình thực hiện các liên kết để đảm lợi ích kinh tế cho các chủ thể; các chủ thể tham gia liên kết thực hiện quyền và nghĩa vụ để đảm bảo lợi ích của mình và các chủ thể khác trong liên kết.
  • 26. 24 KẾT LUẬN Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một chủ chương lớn của Đảng nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu của ngành nông nghiệp nước ta để vừa nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái từ đó xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, có khả năng thích ứng với những biến đổi của khí hậu. Hưng Yên là tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhờ có các chủ trương, chính sách phù hợp của chính quyền tỉnh trong những năm qua nên các vùng chuyên canh của tỉnh đã bước đầu hình thành và có những đóng góp quan trọng cho tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được, phát triển kinh tế vùng chuyên canh vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa hình thành được mô hình sản xuất hàng hóa tập chung quy mô lớn; việc ứng dụng các quy trình sản xuất tiến bộ chậm được nhận rộng; liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và chưa mang tính bền vững, các mô hình tổ chức sản xuất tiến bộ chưa khẳng định được vai trò của mình trong hỗ trợ nông dân... Các hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau cả về mặt khách quan và chủ quan, trong đó có những nguyên nhân cần nhanh chóng khắc phục để kinh tế vùng chuyên canh phát triển ổn định, bền vững. Giải quyết dứt điểm các hạn chế trên sẽ tạo điều kiện cho kinh tế vùng chuyên canh phát triển mạnh mẽ và thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đề ra. Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh đến năm 2025, nghiên cứu sinh đã xây dựng 6 nhóm giải pháp tập chung giải quyết từng hạn chế đã được đánh giá trong phần thực trạng. Thông qua các giải pháp, nghiên cứu sinh tin rằng nếu được triển khai đồng bộ và hiệu quả thì quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đã đề ra.
  • 27. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tường Mạnh Dũng (2018), “phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp: Bài học từ kinh nghiệm của Bắc Giang”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (529), tr.37-39. 2. Tường Mạnh Dũng (2019), “Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở Hưng Yên: Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (02), tr.49-51. 3. Tường Mạnh Dũng (2019), “Phát triển vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học Xã hội Miền Trung, (01), tr.11-18.