SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 119
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ XUÂN
QUY TR×NH Tè TôNG THEO QUY CHÕ CñA ICC
Vµ KINH NGHIÖM CHO VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hµ néi - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ XUÂN
QUY TR×NH Tè TôNG THEO QUY CHÕ CñA ICC
Vµ KINH NGHIÖM CHO VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN
Hµ néi - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin
cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Thị Xuân
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNGVỀ TOÀ Á N HÌNH SỰ QUỐ C TẾ(ICC).........6
1.1. Lịch sử hình thành ICC..............................................................................6
1.1.1. Giai đoạn trước Hội nghị ngoại giao 1998 thành lập ICC ............................6
1.1.2. Giai đoạn từ Hội nghị ngoại giao 1998 thành lập ICC đến nay....................8
1.2. Đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, cơ cấu tổ chứ c của Tòa án Hình
sựquốc tế theo quy chế Rome..................................................................12
1.2.1. Đặc điểm của Tòa án hình sự quốc tế theo quy chế Rome .........................12
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Tòa án Hình sự quốc tế ...............................................14
1.2.3. Thẩm quyền của ICC...................................................................................18
1.2.4. Cơ cấu tổ chứ c của ICC...............................................................................25
1.3. Định nghĩa về quy trình tố tụng và vai trò của quy trình tố tụng
của ICC.......................................................................................................31
1.3.1. Đi ̣nh nghĩa về quy trình tố tụng ..................................................................31
1.3.2. Vai trò của các quy trình tố tụng của ICC ...................................................32
1.4. Cơ sở pháp lý về quy trình tố tụng của ICC...........................................36
Chương 2: CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG CỦA ICC THEO QUY CHẾ ROME.......38
2.1. Giai đoa ̣n điều tra, truy tố ........................................................................38
2.1.1. Thẩm quyền điều tra, truy tố .......................................................................38
2.1.2. Thủ tục điều tra và truy tố ...........................................................................45
2.2. Giai đoa ̣n xét xử .........................................................................................51
2.2.1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo quy đi ̣nh của Quy chế Rome .................51
2.2.2. Quyền của bi ̣cáo, người bi ̣ha ̣i, nhân chứ ng...............................................52
2.2.3. Thủ tục phiên tòa Sơ thẩm ..........................................................................54
2.3. Giai đoa ̣n Phú c thẩm và xét la ̣i bản ản ...................................................61
2.3.1. Phúc thẩm....................................................................................................61
2.3.2. Xét lại bản án...............................................................................................69
2.4. Giai đoa ̣n thi hành án................................................................................72
2.4.1. Cơ quan thi hành án.....................................................................................72
2.4.2. Thủ tục thi hành án......................................................................................75
Chương 3: THỰC TRẠNG Á P DỤNG CÁ C QUY ĐI ̣NH PHÁ P LUẬT VỀ
QUY TRÌNH TỐ TỤNG CỦ A ICC VÀ KIẾ NNGHỊ HOÀN THIỆN.........80
3.1. Thực tra ̣ng áp dụng Quy chế Rome trong hoa ̣t đô ̣ng tố tụng củ a ICC.......80
3.1.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tố tụng của ICC .........................80
3.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với ICC trong hoa ̣t động tố tụng.............94
3.1.3. Kiến nghị khắc phục những tồn tại của Quy chế Rome về ICC .................95
3.2. Quy trình tố tụng của ICC, tương quan so sánh với Việt Nam ............96
3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp lu ật tố tụng hình s ự của Việt Nam
trên cơ sở kế thừa thành tựu của ICC.....................................................98
3.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quy trình tố tụng .............................98
3.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng của Việt Nam.......103
KẾT LUẬN............................................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................107
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
ICC International Criminal Court
LHQ Liên hợp quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tòa án hình sự quốc tế (ICC) là cơ quan tư pháp quốc tế thường trực được
các quốc gia thành lập theo quy chế Rome để truy tố và xét xử những cá nhân phạm
các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng quốc tế,
như tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội xâm lược. Mục tiêu
của ICC là hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm, ngăn ngừa tội phạm trong tương lai
và góp phần tăng cường hòa bình, an ninh trên thế giới. ICC không thay thế mà chỉ
là sự bổ sung cho hệ thống tư pháp quốc gia. ICC có tư cách pháp lý quốc tế và
năng lực pháp lý để thực hiện các chức năng và mục tiêu nêu trên.
Quy chế Rome có hiệu lực từ 01/7/2002 và đến nay đã có khoảng 123 quốc
gia phê chuẩn. Là bộ quy chế hoàn chỉnh nhất, tiến bộ nhất, văn minh nhất trong
lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự quốc tế từ trước đến nay. Việt Nam cũng như
nhiều quốc gia khác cũng đang nghiên cứu, xem xét gia nhập quy chế này. Trong
điều kiện thế giới đang đứng trước các thời cơ và thách thức, nền chính trị quốc tế
còn nhiều yếu tố không ổn định, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có những đóng góp
vào việc chống lại các tội ác nghiêm trọng, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động
tiêu cực của chiến tranh và xung đột vũ trang.
Hơn nữa, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đang bộc lộ một số quy định
chưa thực sự đồng nhất với pháp luật tố tụng hình sự quốc tế, điều đó làm cho nhiều
quốc gia, nhiều chuyên gia, nhiều luật gia có uy tín trên thế giới cũng như trong
nước còn quan ngại và có nhiều quan điểm khác nhau trong việc nhìn nhận về vấn
đề đảm bảo quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự tại Việt Nam, ví dụ
như vấn đề quyền được im lặng của bị can, bị cáo; hay nguyên tắc suy đoán vô tội
trong tố tụng hình sự,… là những vấn đề đang được thảo luận sôi nổi tại các phiên
họp của Chính phủ và các diễn đàn pháp luật hiện nay.
Do đó việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và khoa học về quy trình
tố tụng theo quy chế của ICC là cần thiết từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam
2
trong việc xây dựng và thực thi trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền
tài phán quốc gia, góp phần làm cho pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật
quốc tế và vẫn đảm bảo được yếu tố chủ quyền quốc gia trong hoạt động tố tụng
hình sự, có ý nghĩa quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm
bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự được chính xác, khách quan, toàn diện, xét xử
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Vì các lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Quy trình tố tụng theo quy chế của
ICC và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi quốc tế, đã có nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về
Quy chế Rome và Tòa án hình sự quốc tế, mỗi công trình, mỗi đề tài đều có một cách
tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Có thể kể tên một số công trình khoa học như:
+ Douglass Casel “Tại sao chúng ta lại cần Tòa án hình sự quốc tế - Tòa án
Liên hợp quốc xét xử tội ác chống lại loài người”;
+ Anna Rosen và Veronica Jormeus Gruner, "Các hiệp định theo Điều 98 -
Hợp pháp hay không hợp pháp”;
+ Ruth Wedgwood "Các vấn đề đặt ra từ Hội nghị Roma”;
+ Michael P. Scharf; “Quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế đối với
công dân của quốc gia không phải là thành viên - Phê bình quan điểm của Hoa Kỳ”
….
Ở Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền đang tích cực nghiên cứu Quy chế
Rome một cách toàn diện nhằm xem xét khả năng gia nhập của Việt Nam vào quy
chế này. Giới nghiên cứu luật học của Việt Nam cũng rất quan tâm đến Quy chế
Rome. Đã có nhiều hội thảo khoa học liên quan đến Tòa án hình sự quốc tế được tổ
chức thành công như:
+ Hội thảo “Giới và Tòa án hình sự quốc tế” của Trung tâm nghiên cứu giới
và phát triển thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội,
tháng 3 năm 2002;
+ Hội thảo “Những văn kiện pháp lý về Tòa án Hình sự quốc tế” và “Những vấn
đề cơ bản về Tòa án Hình sự quốc tế” của Hội luật gia Việt Nam tháng 3 năm 2006;
3
+ Hội thảo “Tòa án Hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam” của
Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
tháng 10 năm 2006.
+ Hội thảo “Thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án hình sự quốc tế và kinh
nghiệm của một số nước khu vực ASEAN trong việc gia nhập quy chế Rome” của
Bộ tư pháp, tháng 07 năm 2012.
Bên cạnh các hội thảo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân
dân, Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí Luật học còn cho đăng nhiều bài
nghiên cứu, giới thiệu về Quy chế Rome và ICC của TS. Lê Mai Anh, TS. Dương
Tuyết Miên; Ths. Nguyễn Tuyết Mai…
Gần đây, có công trình đáng chú ý của Phạm Bá Quyền “Một số vấn đề pháp
lý về Tòa án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam” (năm 2010); Nguyễn
Thị Xuân Sơn: “Thẩm quyền của Tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của
Việt Nam” (năm 2013), …
Đây là những tài liệu vô cùng quý giá giúp các luật gia, các nhà nghiên cứu
tìm hiểu thêm về ICC cũng như Quy chế Rome.
Tuy nhiên với một Điều ước quốc tế chứa đựng nhiều nội dung pháp lý quan
trọng và có chuyên môn cao như Quy chế Rome thì những hoạt động nghiên cứu
nêu trên còn khá khiêm tốn. Điều này đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu
hơn nữa những công trình nghiên cứu công phu về Quy chế Rome và ICC, để không
chỉ giúp cho việc đánh giá một cách toàn diện những vấn đề pháp lý cơ bản về quy
chế này mà còn tạo nền tảng lý luận cơ bản cho việc tiếp cận với Quy chế Rome và
ICC ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án hình sự quốc
tế theo quy chế Rome. Từ đó đưa ra quan điểm nhận định, đánh giá về hiệu quả hoạt
động của Tòa án hình sự quốc tế trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế.
Trên cơ sở đó phát hiện những điểm hạn chế còn tồn tại của quy chế Rome về Tòa án
hình sự quốc tế để kiến nghị hoàn thiện, đặc biệt là về quy trình tố tụng.
4
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có
chọn lọc những ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của quy chế Rome về Tòa
án hình sự quốc tế; loại bỏ những quy định tố tụng không còn phù hợp nhằm hoàn
thiện pháp luật tố tụng Việt Nam tương thích với pháp luật quốc tế, tạo cơ sở thuận lợi
cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc xem xét gia nhập quy chế Rome.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát đề cập trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, khát quát chung về quy trình tố
tụng của ICC: nghiên cứu về sự ra đời của ICC, nguyên tắc tố tụng, cơ cấu tổ chức
ICC, thẩm quyền tố tụng và các bước trong quy trình tố tụng theo quy chế của ICC.
Phân tích và đánh giá các quy định liên quan của ICC về quy trình tố tụng.
Từ đó rút ra một số ưu điểm, nhược điểm và kiến nghị hoàn thiện.
Phân tích quy trình tố tụng hình sự của pháp luật Việt Nam, so sánh với quy
trình tố tụng của ICC, qua đó tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý, thiếu tính
khoa học để làm cơ sở cho các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt
Nam về vấn đề này.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan
đến Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC và kinh nghiệm cho Việt Nam, thể hiện
ở các nội dung cơ bản sau đây:
Đưa ra định nghĩa về quy trình tố tụng theo quy chế của ICC;
Khái quát về Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC;
Phân tích và giải thích về mặt lý luận nội dung, quy phạm thực định và thực
tiễn áp dụng quy trình tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự quốc tế.
Phân tích và đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả cách thức áp dụng quy
định tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam trên cơ sở vận dụng những ưu điểm của quy trình tố tụng của ICC.
Luận văn có ý nghĩa góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về quy trình tố tụng
của ICC, tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật, đưa ra các kiến
5
nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn thi hành các quy định của luật
tố tụng hình sự Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trình tự, thủ tục tố tụng theo quy chế của
ICC; Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam. Tương quan so sánh
để phát hiện điểm bất cập, hạn chế và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Tuy vậy, do
giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề
cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài như khái quát chung về sự ra đời của ICC, tập
chung nghiên cứu sâu về một số nguyên tắc cơ bản trong tố tụng; trình tự, thủ tục tố
tụng trong việc thu thập chứng cứ; các quy định liên quan đến điều tra, truy tố, xét
xử và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử
và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền,
về chính sách tố tụng hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp. Trong quá trình nghiên
cứu đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học pháp lý như:
phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp
diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng
hợp các tri thức khoa học pháp lý và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên
cứu trong luận văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)
Chương 2: Các giai đoạn tố tụng theo quy chế Rome của ICC
Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quy trình tố tụng
của ICC và kiến nghị hoàn thiện
6
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀ ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ (ICC)
1.1. Lịch sử hình thành ICC
1.1.1. Giai đoạn trước Hội nghị ngoại giao 1998 thành lập ICC
Khi chiến tranh thế giới hai kết thúc, năm 1945 “Thỏa thuận London” thiết
lập Tòa án quốc tế dưới tên gọi Tòa án Nuremberg nhằm xét xử các thành viên của
Đức Quốc xã và đến năm 1946 quân đồng minh phê chuẩn Hiến chương thiết lập
Tòa án Tokyo xét xử tội phạm chiến tranh quốc tế cho vùng Viễn Đông nhằm truy
tố tội phạm chiến tranh người Nhật [79], sự phát triển của ý tưởng thành lập tòa án
quốc tế để giải quyết vấn đề tội ác chống lại con người đã được thúc đẩy xuất phát
từ những hành động mà Đức Quốc xã và Nhật Bản đã gây ra. Những tòa án đó
chứng tỏ rằng cấu trúc pháp luật quốc tế đang tồn tại lúc đó không có cơ quan
thường trực theo đúng nghĩa hay không có cơ quan tòa án có thẩm quyền để xét xử
loại tội phạm này [7, tr.83].
Năm 1947, Hiệp định của Đại hội đồng LHQ về ngăn ngừa và trừng trị tội
phạm diệt chủng đã được thông qua. Trong một Nghị quyết tương tự, Đại hội đồng
LHQ yêu cầu Hội đồng Luật gia quốc tế “nghiên cứu nguyện vọng và khả năng thành
lập một cơ quan tòa án để xét xử những cá nhân liên quan đến tội diệt chủng” [79].
Năm 1949 - 1954, ủy ban Pháp luật quốc tế (ILC - International Law Commission) đã
chuẩn bị một số dự thảo quy chế cho ICC theo yêu cầu của Đại hội đồng LHQ, nhưng
sự khác biệt về ý kiến đã ngăn không cho dự án này tiến xa hơn [9, tr.84].
Năm 1989, nhằm đáp lại yêu cầu của Trinidad and Tobago, Đại hội đồng
LHQ đã yêu cầu ủy ban Pháp luật quốc tế tiếp tục việc thiết lập Tòa án quốc tế đồng
thời có thẩm quyền xét xử tội phạm buôn bán ma túy [79].
Năm 1993, HĐBA LHQ đã thiết lập Tòa án quốc tế đặc biệt dành cho cựu
nhân viên của Chính quyền Nam Tư cũ, nhằm luận tội các cá nhân có liên quan đến
các hành động tàn bạo đã thực hiện được biết đến như là một phần của cuộc “thanh
lọc sắc tộc” [79].
7
Năm 1994, Đại hội đồng LHQ quyết định theo đuổi việc thành lập một tòa án
hình sự quốc tế và lấy dự thảo quy chế Tòa án hình sự quốc tế của Ủy ban Pháp luật
quốc tế làm tài liệu cơ sở [39]. Đại hội đồng LHQ đã quyết định thành lập ủy ban ad
hoc (ad hoc Committee) để xem xét các vấn đề liên quan đến ICC [27, tr. 12-13]. Các
cuộc thảo luận tại ủy ban ad hoc về dự thảo Quy chế ICC cho thấy những khác biệt
sâu sắc trong quan điểm của các quốc gia về mô hình tòa án tương lai. Dự thảo của
ủy ban Pháp luật quốc tế đã dựng lên một tòa án gần giống với các Tòa án hình sự
ad hoc ICTY và ICTR. Trong khuôn khổ thảo luận của ủy ban ad hoc, một khái
niệm mới Nguyên tắc bổ sung được đưa ra, theo đó ICC chỉ có quyền tài phán khi
các tòa án quốc gia không muốn, hoặc không thể truy tố kẻ phạm tội [52]. Ủy ban
ad hoc cũng khẳng định các quyền tài phán của ICC cần phải được định nghĩa chi
tiết, chứ không chỉ nêu tên như trong dự thảo của ủy ban Pháp luật quốc tế [52]. Ủy
ban ad hoc không muốn để nội dung dự thảo Quy chế của ICC lệ thuộc vào kết quả
của ủy ban Pháp luật quốc tế, do đó đã cố gắng đưa vào dự thảo Quy chế ICC
những quy định chi tiết về các tội phạm, cũng như các nguyên tắc chung của pháp
luật và các nội dung thực chất khác, ủy ban ad hoc đã kết luận rằng tòa án mới cần
tuân theo những nguyên tắc và quy định có thể đảm bảo những chuẩn mực công lý
cao nhất và những vấn đề này cần được thể hiện đầy đủ trong Quy chế [60, tr.7].
Năm 1995, Đại hội đồng LHQ thành lập một ủy ban trù bị (Preparatory
Committee) với sự tham gia của các quốc gia thành viên LHQ, các tổ chức quốc tế
và các tổ chức phi chính phủ. Nhiệm vụ của ủy ban trù bị này là xây dựng một văn
bản pháp lý hoàn chỉnh, được chấp nhận rộng rãi, chuẩn bị cho Hội nghị ngoại giao
thông qua Quy chế ICC [27, tr.14]. Ủy ban trù bị đã họp hai phiên trong năm 1996
đưa ra một báo cáo dày với những đề xu ất sửa đổi dự thảo của Ủ y ban Pháp lu ật
quốc tế [54]. Ủy ban trù bị cũng họp ba phiên nữa trong năm 1997 và nhiều phiên
họp không chính thức giữa các kỳ khác, quan trọng nhất là phiên họp Zutphen tại
Hà Lan vào tháng 01 năm 1998. Dự thảo Quy chế ICC được thông qua tại Zutphen
đã kết hợp được các ý kiến khác nhau vào một văn bản tương đối hoàn chỉnh [70].
Dự thảo này sau đó đã được chỉnh sửa tại phiên họp cuối cùng của ủy ban trù bị để
8
trình lên Hội nghị ngoại giao các Đại diện toàn quyền của các quốc gia [54]. Hầu
hết các điều khoản trong bản dự thảo cuối cùng đều có nhiều phương án lựa chọn
khác nhau, thể hiện kết quả của một quá trình đàm phán căng thẳng với nhiều ý kiến
bất đồng [50, tr.379]. Một số vấn đề quan trọng như nguyên tắc bổ sung đã được
giải quyết gần xong trong các cuộc thảo luận của ủy ban trù bị. Thách thức đặt ra
cho các đại biểu Hội nghị ngoại giao là phải làm sao ghi nhận được kết quả này.
Những vấn đề khác, chẳng hạn như hình phạt tử hình đã được các quốc gia cố tình
né tránh trong các phiên thảo luận của ủy ban trù bị và đã đi đến bế tắc trong các
cuộc đàm phán cuối cùng.
1.1.2. Giai đoạn từ Hội nghị ngoại giao 1998 thành lập ICC đến nay
Ngày 15 tháng 6 năm 1998, Hội nghị ngoại giao về thành lập Tòa án hình sự
quốc tế (ICC - International Criminal Court) đã được khai mạc tại Roma (Italy).
Hơn 160 quốc gia đã cử đại biểu tham gia Hội nghị, cùng với sự có mặt của đại diện
nhiều tổ chức quốc tế và hơn 100 tổ chức phi chính phủ. Tất cả các đoàn đại biểu
đều bày tỏ sự ủng hộ việc thành lập một tòa án hình sự quốc tế thường trực, chuyên
xét xử và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân phạm các tội ác nghiêm
trọng theo pháp luật quốc tế [67, tr.15].
Hội nghị ngoại giao năm 1998 nhằm hoàn chỉnh thông qua dự thảo Quy chế
ICC. Các nhóm làm việc chịu trách nhiệm về từng cụm vấn đề nội dung trong dự
thảo Quy chế được thành lập. Lần lượt các quy định của Quy chế được các nhóm
làm việc thông qua với sự nhất trí chung. Tuy nhiên, các quốc gia hầu như không
tìm được tiếng nói chung về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm của ủy ban
toàn thể, như quyền tài phán của ICC đối với công dân của quốc gia không thành
viên, cơ chế khởi kiện, danh mục tội phạm. Điều đó khiến cho dự thảo Quy chế
dường như khó có thể đạt được sự ủng hộ của 2/3 các quốc gia tham dự Hội nghị
trong trường hợp phải biểu quyết [67, tr.15].
Ngày 17 tháng 7 năm 1998 là ngày cuối cùng của Hội nghị, Ủy ban toàn thể
đưa ra một bản dự thảo như là một “Thỏa hiệp cả gói” (Package deal). Nhiều nước đã
bày tỏ sự ủng hộ đối với dự thảo cả gói này và phản đối bất kỳ cố gắng nào nhằm
9
thay đổi hoặc điều chỉnh nó, vì quan ngại rằng điều đó có thể làm hỏng toàn bộ kết
quả thỏa hiệp [67, tr.15]. Phái đoàn Hoa Kỳ đã cố gắng tập hợp các nước có cùng
quan điểm phản đối việc thông qua bản dự thảo cả gói này, nhưng đã không thành
công. Cuối cùng, dự thảo được thông qua với 120 phiếu thuận, 21 phiếu trắng và 07
phiếu chống [64]. Hoa Kỳ, Israen và Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm phản đối [63].
Ngoài việc thông qua Quy chế Rome, Hội nghị ngoại giao cũng thông qua
Văn kiện cuối cùng quyết định thành lập một ủy ban trù bị để soạn thảo các văn bản
phụ trợ phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của Tòa án [56]. Cho đến nay,
những văn bản này đều đã được thông qua, gồm Quy tắc và thủ tục chứng cứ (Rules
of Procedure and Evidence), Các yếu tố cấu thành tội phạm (Elements of Crimes),
Hiệp định ưu đãi miễn trừ của ICC (Agreement on the Priviledges and Immunities
of the International Criminal Court) [48].
Quy chế Rome cần có 60 quốc gia phê chuẩn để có hiệu lực. Thời điểm có
hiệu lực sẽ rất quan trọng vì ICC không thể truy tố những tội phạm xảy ra trước thời
điểm đó. Đây là thời điểm để tiến hành các bước cụ thể cho việc thành lập Tòa án,
như bầu các Thẩm phán và Trưởng Công tố [27, tr.16].
Sau khi Quy chế Rome được thông qua, EU và các tổ chức phi chính phủ đã
ráo riết vận động các nước sớm ký và phê chuẩn Quy chế này. Đến cuối năm 2000,
đã có 139 quốc gia ký Quy chế [47]. Ngay cả các quốc gia đã bỏ phiếu chống tại
Hội nghị Rome, như Hoa Kỳ và Israen, cuối cùng cũng ký Quy chế Rome. Trong số
các nước ASEAN, Thái Lan, Lào, Cambodia và Philippine đã ký Quy chế. Những
quốc gia chưa ký Quy chế này trước thời hạn 31 tháng 12 năm 2000 cũng được vận
động gia nhập Quy chế.
Senegal là quốc gia đầu tiên phê chuẩn Quy chế Roma vào ngày 02 tháng 2
năm 1999, tiếp đó là Trinidat và Tobago. Trong vòng hai năm kể từ khi thông qua,
Quy chế đã có 14 quốc gia phê chuẩn, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 là thời
điểm hết thời hạn ký, Quy chế Rome đã có 27 quốc gia thành viên. Năm 2001, con
số này lên đến 37 [82]. Thời hạn từ lúc ký Quy chế Rome đến lúc phê chuẩn ở mỗi
quốc gia đều khá dài. Lý do chủ yếu liên quan đến thực tế sau khi ký, các quốc gia
10
đều phải sửa đổi hoặc ban hành nội luật để có thể thực hiện các nghĩa vụ được quy
định trong Quy chế Rome. Ngoài ra, do ICC chỉ thực hiện quyền tài phán theo
nguyên tắc bổ sung, nên các quốc gia cần đưa vào pháp luật của mình những quy
định để thực hiện trách nhiệm truy tố những người bị tình nghi phạm tội có mặt trên
lãnh thổ nước mình, ban hành định nghĩa về các tội diệt chủng, tội ác chống nhân
loại, tội ác chiến tranh như được quy đinh trong Quy chế Rome để hướng dẫn các
tòa án quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với những tội này [69, tr.157].
Tháng 8 năm 2002 cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quốc gia thành viên
thông qua ngân sách 30 triệu Euro cho giai đoạn đầu của ICC và thông qua một loạt
các Văn kiện bao gồm “Luật về thủ tục chứng cứ” và “Yếu tố cấu thành tội phạm”.
Ngoài ra, Giám đốc phụ trách đơn vị Common Servies được chỉ định trở thành quan
chức đầu tiên củ a ICC chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý cho ICC hoạt động,
đồng thời chính thức tiếp quản nhiệm vụ của nhóm chuyên gia. Ngày 03 - 07 tháng
10 năm 2002 là giai đoạn bỏ phiếu bầu 18 Thẩm phán [79].
Ngày 11 tháng 4 năm 2003 chính thức thành lập ICC tại Hague và các Thẩm
phán tuyên thệ trước sự hiện diện của Chủ tịch Hội đồng quốc gia thành viên. Tham
dự buổi lễ có Nữ Hoàng Beatrix của Vương quốc Hà Lan với vai trò là người đứng
đầu nước chủ nhà và Tổng thư ký LHQ Kofi Annan [79].
Ngày 21 - 23 tháng 4 năm 2003, giai đoạn của Hội đồng quốc gia thành viên.
Ông Luis Moreno - Ocampo người Argentina được bầu làm ủy viên Công tố. Ngày
24 tháng 6 năm 2003, ông Bruno Cathala người Pháp được bầu làm Thư ký đầu tiên
của ICC với đa số phiếu của các Thẩm phán trong phiên họp toàn thể. Ngày 01
tháng 7 năm 2003, ICC kỷ niệm một năm thi hành Đạo luật Rome. Ngày 03 tháng 7
năm 2003, ông Serge Brammertz người Belgium đã tuyên thệ nhậm chức Phó ủy
viên Công tố [79].
Ngày 20 - 22 tháng 4 năm 2004, buổi họp đầu tiên của Hội đồng quản trị quỹ
Trust fund for Victims tại ICC. Ngày 25 tháng 6 năm 2004, thành lập ủy ban tiền
xét xử của ICC. Ngày 01 tháng 11 năm 2004, bà Fatou Bensouda người Gambia
tuyên thệ nhậm chức Phó ủy viên Công tố của ICC [79].
11
Ngày 10 tháng 3 năm 2006, 6 Thẩm phán tuyên thệ nhậm chức trong một
phiên họp mở rộng. Ngày 17 tháng 01 năm 2008, 3 Thẩm phán mới được bầu bởi
Hội đồng quốc gia thành viên vào cuối năm 2007 đã tuyên thệ nhậm chức là Judge
Daniel David Ntanda Nsereko người Uganda, Judge Fumiko Saiga người Nhật Bản
và Judge Bruno Cotte người Pháp. Ngày 29 tháng 02 năm 2008, các Thẩm phán gặp
nhau trong buổi họp toàn thể và bầu bà Silvana Arbia người Italy là Thư ký của ICC
trong nhiệm kỳ 5 năm. Ngày 17 tháng 4 năm 2008, bà Silvana Arbia tuyên thệ
nhậm chức Thư ký ICC. Ngày 09 tháng 9 năm 2008, các Thẩm phán của ICC họp
phiên họp toàn thể đã bầu bà Didier Preira người Senegal làm Phó Reigistrar cho
nhiệm kỳ 5 năm [79].
Ngày 19 tháng 01 năm 2009, diễn ra kỳ họp thứ VII của Hội đồng quốc gia
thành viên, Hội đồng bầu 6 Thẩm phán mới thay thế nhiệm kỳ của người tiền
nhiệm. Ngày 26 tháng 01 năm 2009, ICC mở phiên xét xử đầu tiên, vụ Thomas
Lubanga Dyilo. Ngày 11 tháng 3 năm 2009, Hội đồng quốc gia thành viên bầu 5
trong 6 Thẩm phán của ICC trong tháng 01 năm 2009 cho nhiệm kỳ 9 năm và nhậm
chức trong buổi lễ trọng thể tại ICC, bao gồm Judge Fumiko Saiga người Nhật Bản,
Judge Joyce Aluoch người Kenya, Judge Sanji Mmasenono Monageng người
Botswana, Judge Christine van den Wyngaert người Belgium và Judge Cuno
Tarfusser người Italy. Ông Mohamed Shahabuddeen người Guyana được bầu tháng
01 năm 2009 đã từ chức vào ngày 16 tháng 02 năm 2009. Ngày 16 tháng 3 năm
2009, các Thẩm phán ICC bầu Chủ tịch mới là ông Sang Hyun Song người Hàn
Quốc. Ông Judge Fatoumata Dembele Diarra người Mali và ông Hans Peter Kaul
người Germany lần lượt là Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thứ hai [79].
Tính đ ến ngày 27 tháng 5 năm 2015, Quy chế Roma đã có 123 quốc gia
thành viên. Trong đó có 34 quốc gia đến từ Châu Phi , 19 quốc gia đến từ Châu Á
Thái Bình Dương, 18 quốc gia đến từ Đông Âu, 27 quốc gia từ Châu Mỹ La tinh và
Caribe, 25 quốc gia đến từ Tây Âu và các quốc gia khá c [91].
12
1.2. Đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, cơ cấu tổ chứ c của Tòa án Hình sự
quốc tế theo quy chế Rome
1.2.1. Đặc điểm của Tòa án hình sự quốc tế theo quy chế Rome
1.2.1.1. Tính chất thường trực của Tòa án hình sự quốc tế
Tòa án hình sự quốc tế (ICC) là thiết chế tư pháp hình sự có tính chất thường
trực, Điều 1 Quy chế Rome khẳng định: Tòa án hình sự quốc tế là một cơ quan
thường trực. Tính thường trực của ICC thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: ICC chỉ có thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm xảy ra vào
thời điểm sau khi Quy chế Roma có hiệu lực. Thẩm quyền của ICC không có hiệu
lực hồi tố đối với những tội phạm xảy ra trước khi nó được thành lập
Thứ hai: tính chất hoạt động thường xuyên của ICC là đặc điểm nổi bật thể
hiện tính chất thường trực của thiết chế tư pháp hình sự quốc tế này.
Thứ ba: ICC có đội ngũ thẩm phán, công tố viên, nhân viên có năng lực
chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt và trách nhiệm làm việc theo chế độ toàn
thời gian, đủ khả năng giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của ICC.
Thứ tư: là một cơ quan thường trực nên ngay từ khi được thành lập ICC đã
đặt quan hệ lâu dài với Liên hợp quốc, với các quốc gia thành viên và các tổ chức
quốc tế khác để thực hiện chức năng của mình.
Thứ năm: ICC có trụ sở thường trực đặt tại Lahay – Hà Lan (nước chủ nhà)
theo quy định tại Điều 3 Quy chế Rome. Tòa án sẽ ký kết thỏa thuận về trụ sở chính
thức với nước chủ nhà. Thỏa thuận có sự phê duyệt của Hội đồng các quốc gia
thành viên của Quy chế và sau đó được Chánh án nhân danh Tòa án ký.
Như vậy với những căn cứ này ICC đã có đầy đủ các biểu hiện của một thiết
chế tư pháp hình sự quốc tế mang tính chất thường trực, một điểm khác biệt để phân
biệt nó với các Tòa án hình sự quốc tế khác.
1.2.1.2. Tính chất độc lập của ICC
Lời mở đầu của Quy chế Rome có đoạn viết: Vì mục đích này và hạnh phúc
của các thế hệ hiện tại và tương lai, thành lập một Tòa án hình sự quốc tế thường
trực, độc lập. Định hướng đó là cơ sở cho tất cả các quy phạm của Quy chế Rome
13
và là phương châm hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của
Tòa án. Tính chất độc lập của ICC được thể hiện trong các mối quan hệ sau:
Độc lập trong mối quan hệ với Liên hợp quốc: ICC có tư cách pháp nhân
quốc tế, có năng lực pháp lý cần thiết để thực hiện các chức năng và hoàn thành
mục tiêu của mình. ICC không chịu sự chi phối và điều hành của Liên hợp quốc mà
chỉ quan hệ với Liên hợp quốc thông qua thỏa thuận hợp tác.
Độc lập với Tòa án hình sự quốc tế khác: ICC là thiết chế tư pháp hình sự do
các quốc gia thành viên lập ra có vị trí độc lập không những với Liên hợp quốc mà
còn đối với các Tòa án hình sự Ad hoc do Liên hợp quốc lập ra như Tòa án Nam Tư
(cũ), Tòa Ruanđa, Tòa án Campuchia. Những tòa án này có thẩm quyền riêng biệt
được quy định trong quy chế thành lập do Liên hợp quốc ban hành nên độc lập về
tư pháp đối với ICC.
Độc lập với các quốc gia thành viên: Mặc dù đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của
các quốc gia thành viên trong quá trình thực hiện quyền tài phán của mình nhưng
ICC độc lập với quốc gia thành viên, được thể hiện:
+ ICC tôn trọng chủ quyền của các quốc gia thành viên ;
+ ICC không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ;
+ Những tội phạm thuộc thẩm quyền của ICC thì các quốc gia thành viên
phải tự thực hiện việc truy tố, xét xử. Những phán quyết của các quốc gia thành
viên đối với 04 loại tội phạm được quy định trong Quy chế Rome thì ICC không có
quyền can thiệp. ICC chỉ thực hiện quyền tài phán của mình khi quốc gia thành viên
không muốn hoặc không có khả năng thực hiện quyền tài phán của mình.
1.2.1.3. Tính chất tự nguyên của ICC
ICC được thành lập bởi 1 điều ước quốc tế (Quy chế Roma) dựa trên sự tự
nguyện của các quốc gia sau quá trình bàn thảo tại Hội nghị thành lập. Trên tinh
thần đó, các quy định của Quy chế Roma không trói buộc các quốc gia trừ khi
các quốc gia chấp nhận tham gia quy chế, tự nguyện gánh vác trách nhiệm quốc
tế. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng để phân biệt ICC với các Tòa án hình
sự quốc tế khác.
14
1.2.1.4. Tính chất hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, các tổ chức trong hoạt
động của ICC
Để thực sự hiệu quả, ICC cần đến sự hợp tác chặt chẽ với các bên có liên
quan, bao gồm các quốc gia, các tổ chức quốc tế, khu vực liên chính phủ và phi
chính phủ. Tòa án không có lực lượng cảnh sát riêng để thực thi các quyết định và
phán quyết của mình như các quốc gia hoặc có lực lượng riêng để tiến hành như các
Tòa án Adhoc do Liên hợp quốc thành lập. Do vậy, Tòa án yêu cầu sự hợp tác của
các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thu thập chứng cứ, bắt giữ, giao nộp các
tội phạm và thực thi các bản án của mình. Quy chế cũng định ra những nghĩa vụ cụ
thể đối với các quốc gia thành viên trong việc hợp tác với Tòa án.
1.2.1.5. Thẩm quyền bổ sung của ICC
ICC không phải là cấp trên của Tòa án quốc gia và cũng không phải là Tòa
phúc thẩm. ICC không có thẩm quyền bác bỏ hay xem xét lại của bất kỳ Tòa án quốc
gia nào và cũng không có thẩm quyền vượt trội hơn Tòa án quốc gia. Quy chế đã quy
định rằng các quốc gia có trách nhiệm hàng đầu trong việc điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền của ICC mà họ tự nguyện tham
gia trừ khi họ không muốn hoặc không có khả năng thực hiện quyền tài phán đối với
các tội phạm đó. Nhiều quốc gia đã cho rằng, sự quy định về thẩm quyền bổ sung là
sự bảo đảm đầy đủ nhất về việc Tòa án hình sự quốc tế không xâm phạm đến chủ
quyền quốc gia. Đây là điểm khác biệt quan trọng so với các Tòa án hình sự khác.
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Tòa án Hình sự quốc tế
Tòa án Hình sự quốc tế theo Quy chế Rome ra đời không những đáp ứ ng
được yêu cầu cấp thi ết của việc ngăn chặn xung đột , bảo vệ hòa bình, an ninh quốc
tế mà còn thực thi trách nhiê ̣m đó một cách có hiê ̣u quả với một nền tư pháp công
bằng, khách quan mang lại niềm tin cho nhân loại . Tính ưu việt này đã khẳng đị nh
vai trò, ý nghĩa của Tòa án hình sự quốc tế trong đời sống chính trị quốc tế.
1.2.2.1. Tòa án Hình sự quốc tế góp phần trừng trị và ngăn ngừa tội phạm
quốc tế
Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế ra đời và hình thành trong bối cảnh:
15
“hà ng triệu trẻ em, phụ nữ và nam giới đã trở thành nạn nhân của những hành động
tàn ác chưa từng thấy, gây chấn động lương tri nhân loại… cá c tội á c đó đe dọa hòa
bình và an ninh thế giớ i…” [13] và Quy chế cũng đặt ra trách nhiệm choTòa án Hình
sự quốc tế: “cá c tội á c đó phải bi ̣trừ ng tri ̣và cầnbảo đảm truy tố hiệu quả bằng việc
thực thi cá c biện phá p ở cấp độ quốc gia và tăng cườ ng hợp tá c quốc tế” [13]. Như
vâ ̣y, với mục tiêu ngăn chă ̣n, giải quyết các xung đột vũ trang thông qua việc trừng trị
những cá nhân thực hiê ̣n tội pha ̣m một cách có hiê ̣u quả đã khẳng đi ̣nh vai trò củaTòa
án Hình sự quốc tế đối với “Quyết tâm chấm dứt tình trạng lọt lưới pháp luật của
những kẻ gây tội á c nói trên và do vậy góp phần ngăn ngừ a những tội á c đó”[13].
Tòa án Hình sự quốc tế còn có vai trò phòng ngừa đối với các tội phạm thuộc
thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế trên toàn thế giới.
Sự ra đời của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là một sự kiê ̣n có vai trò quan
trọng trong quan hê ̣qu ốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử có một Tòa án hình sự quốc
tế thường trực, hoạt động độc lập theo nguyên tắc bổ sung cho pháp luật quốc gia,
nhằm xét xử những cá nhân phạm tội ác nghiêm trọng trên bình diện quốc tế. Từ
nay, những kẻ thực hiện tội ác dã man nhất, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế
sẽ bị đem ra trước công lý “… sẽ bị trừng phạt , các tội ác sẽ không bị lãng quên
hoặc thậm chí bi ̣che đậy , mà sự thật đó phải được đưa ra ánh sáng một cách rõ
ràng và không thể tranh cãi” [41].
1.2.2.2. Quy chế Rome về Tòa á n Hình sự quốc tế đóng góp cho sự phá t tri ển
của luật hình sự quốc tế
Có thể khẳng định rằng, Quy chế Rome là một văn bản pháp lý có tính tổng
hợp trong lĩnh vực Tư pháp hình sự quốc tế vì nó chứa đựng các quy phạm không
chỉ về luật nội dung (Luật hình sự) mà còn cả về luật hình thức (Luật Tố tụng hình
sự). Quy chế Rome ra đời là một bước hoàn thiê ̣n , phát triển “Luật Quốc tế” hướng
tới mục đích bảo vê ̣hòa bình, an ninh quốc tế. Vai trò của Quy chế Rome thông qua
hoạt động của Tòa án Hình sự quốc tế đ ối với sự phát triển của Khoa học Luật hình
sự tương ứng với các chế định truyền thống của Luật hình sự được thể hiện:
Thứ nhất, về các nguyên tắc chung của Luật hình sự, Quy chế Rome dành
16
hẳn Phần 3 (từ Điều 22 đến Điều 33) để quy định về vấn đề này. Quy chế như một
sự tổng hợp của các nguyên tắc được ghi nhận trong các văn bản pháp luật liên quan
trước đó, và trở thành "sợi chỉ đỏ xuyên suốt các quy định của Pháp luật hình sự”.
Thứ hai, về tội phạm, Quy chế Rome được đánh giá là văn bản pháp lý quy
đi ̣nh khá rõ ràng, cụ thể những khái niệm và hành vi cấu thành tội phạm thuộc
quyền tài phán của Tòa án (tội phạm chiến tranh, tội diệt chủng, tội ác chống nhân
loại). Quy chế không chỉ là sự pháp điển hoá từ các công ước trước đó mà còn có sự
mở rộng với nhiều luận điểm mới, tiến bộ (điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần
thẩm quyền tài phán của ICC).
Thứ ba, về các căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự, Quy chế Rome quy định
thành hai nhóm căn cứ chính
Nhóm 1: Loại trừ tính chất tội phạm của hành vi bao gồm các quy định tại
khoản 1, Điều 31, có thể được gọi một cách ngắn gọn là tình trạng mất năng lực hành
vi hình sự (do bị bệnh hoặc đang trong tình trạng say), phòng vệ chính đáng và tình thế
cấp thiết. Như vậy khi hành vi tội phạm được thực hiện mà chủ thể đang trong tình
trạng mất năng lực hành vi hình sự hoặc hành vi đó không bị luật hình sự cấm, thì hành
vi đó không cấu thành tội phạm và do đó không thể chịu trách nhiệm hình sự.
Nhóm 2: Loại trừ lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi. Nhóm này bao gồm
những trường hợp do sai lầm về sự việc hoặc sai lầm về pháp luật (Điều 32), tội
phạm được thực hiện theo mệnh lệnh (Điều 33). Điều này có nghĩa là khi chủ thể
thực hiện hành vi không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, về hình phạt và quyết định hình phạt, Quy chế Rome không quy định
hình phạt tử hình mà hình phạt cao nhất là tù chung thân. Đây có thể nói là một
quan điểm nhân đạo, tiến bộ phù hợp với xu thế hiện nay đó là các nước dần bãi bỏ
hình phạt tử hình. Bên cạnh hình phạt tù, Tòa án có thể áp dụng hình phạt bổ sung
như phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.
Như vậy, Quy chế Rome với sự ra đời của Tòa án Hình sự quốc tế đã góp
phần xây dựng và phát triển những lý luâ ̣n trong Khoa học Luật hình sự quốc tế. Từ
đây, có thể khẳng định một lần nữa rằng Luật hình sự quốc tế là một ngành luật độc
17
lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh riêng. Quy chế Rome cũng sẽ góp phần bổ sung và làm phong phú kho tàng lí
luận của Khoa học Luật hình sự quốc gia.
1.2.2.3. ICC góp phần bảo vệquyền con ngườ i một cá ch có hiệu quả
Quyền con người là một chế định của pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi
quốc gia ngày nay, nó phản ánh mức độ văn minh của từng hệ thống pháp luật. Xã
hội càng văn minh thì quyền con người càng có điều kiện được tôn trọng và bảo vệ.
Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế là sự tiếp tục của các công cụ hữu hiệu
bảo vệ quyền con người mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế đã xây dựng lên. Vai
trò bảo vệ quyền con người của ICC được biểu hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Quy chế Rome khẳng định việc trừng trị các tội ác xâm phạm đến
quyền cơ bản của con người.
Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế là một trong những văn bản pháp
luật quốc tế về quyền con người, là sự kế thừa, tái khẳng định và cụ thể hóa các
quyền cơ bản quan trọng nhất của con người trong các Công ước có trước đó, đó là
quyền được sống trong hòa bình, an ninh và hạnh phúc. Với mục tiêu bảo vệ quyền
con người, Tòa án Hình sự quốc tế được quy định là cơ quan tư pháp quốc tế
thường trực, độc lập do cộng đồng các quốc gia trên thế giới đồng thuận thành lập
nhằm xét xử Tội ác diệt chủng; Tội chống loài người; Tội ác chiến tranh và Tội xâm
lược. Đây là những tội ác nghiêm trọng nhất xâm phạm đến quyền cơ bản của con
người đã và đang diễn ra trên thế giới.
Thứ hai, Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế xây dựng cơ chế trừng
phạt cá nhân thực hiện các tội phạm nghiêm trọng nhất xâm phạm quyền con người.
So với các Tòa án Hình sự quốc tế khác và Tòa án quốc gia thì Tòa án Hình
sự quốc tế có những khác biệt ở tính thường trực, độc lập của nó và do vậy có cơ
cấu hợp lý, hiệu quả để xử lý những tội phạm nghiêm trọng nhất theo quy định của
pháp luật quốc tế. Quy chế Rome đã thiết kế một cơ cấu hợp lý trong việc thực hiện
quyền tài phán nhằ m mang lại hiệu quả cao. Cơ chế này trước hết thể hiện bằ ng
việc nỗ lực hợp tác của các quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế và cả đối với
những quốc gia không phải thành viên trong những trường hợp nhất định.
18
Quyền tài phán của ICC do các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế
trao quyền, các cơ quan của Tòa án Hình sự quốc tế chỉ thực hiện quyền tài phán
khi quốc gia thành viên không có khả năng hoặc không muốn truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người thực hiện tội phạm. Cơ cấu tổ chức của Tòa án Hình sự quốc
tế, theo Điều 34 Quy chế Rome , thì Tòa án Hình sự quốc tế bao gồm các cơ quan
sau: Ban Chánh án, Các bộ phận; Văn phòng Công tố; Văn phòng thư ký và Hội
đồng các quốc gia thành viên. Các cơ quan này hoạt động thường xuyên giải quyết
các vụ việc phát sinh nên bảo đảm tính thường trực trong việc ngăn chặn, giải quyết
và phòng ngừa tội phạm bảo vệ quyền con người một cách có hiệu quả.
Thứ ba, Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế quy định thủ tục chặt chẽ
bảo đảm trừng phạt cá nhân thực hiện tội ác nghiêm trọng xâm phạm quyền cơ bản
của con người đồng thời tránh làm oan người vô tội.
Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế đã giải quyết tốt yêu cầu này thể
hiện bằng những quy định về thủ tục giải quyết vụ án như: Thông báo và phát hiện
tội phạm; điều tra, truy tố; thủ tục tố tụng sơ bộ tại Tòa án (tiền xét xử); xét xử và
thi hành án hướng tới việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng, tôn trọng công
lý. Điều 85 Quy chế Rome quy định phạm vi, mức độ và cách thức bồi thường thiệt
hại cho người bị oan nhằm khắc phục sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng gây
ra trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời, khôi phục những thiệt hại về vật chất,
tinh thần cho người bị oan. Thông qua việc bồi thường này, khẳng định công lý mà
ICC theo đuổi và đề cao quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án.
1.2.3. Thẩm quyền của ICC
1.2.3.1. Một số nguyên tắc chi phối thẩm quyền xét xử của ICC
Nguyên tắc thẩm quyền xét xử tự động của Tòa án (Exofficio)
Theo quy đi ̣nh ta ̣i khoản 1, Điều 12, Quy chế Rome: "A State which becomes
a Party to this Statute thereby accepts the jurisdiction of the Court with respect to
the crimes referred to in article 5” [13].
Tất cả những quốc gia nào đã là thành viên của Quy chế sẽ chấp nhận một
cách mặc nhiên thẩm quy ền xét xử của ICC đ ối với những tội phạm mà ICC có
thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt được chấp thuận trên cơ
19
sở đề nghị của Pháp gọi là điều khoản chuyển tiếp (Transitional Provision). Nội
dung của điều khoản này là các quốc gia thành viên của Quy chế có quyền lựa chọn
không chấ p nhận thẩ m quyền của ICC khi xét xử những kẻ phạm tội là công dân
hoặc hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia mình trong một
khoảng thời gian là 7 năm kể từ ngày Quy chế bắt đầ u có hiệu lực đối với mình
(Điều 124- Quy chế Rome).
Nguyên tắc không hồi tố (Jurisdiction ratione temporis)
Theo điều 126 quy chế Rome thì ICC chỉ có quyền xét xử đối với những tội
phạm được thực hiện sau khi Quy chế đã bắt đầu có hiệu lực.
Trong trường hợp một quốc gia trở thành thành viên của Quy chế sau ngày
Quy chế có hiệu lực thì ICC chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực
hiện sau ngày Quy chế bắt đầu có hiệu lực với những quốc gia đó, trừ khi quốc gia
này có những tuyên bố khác chấp nhận thẩm quyền xét xử của Toà như những quốc
gia không phải là thành viên của Quy chế (Điều 11- Quy chế Rome).
Nguyên tắc không xét xử hai lần (Ne bis in idem)
Căn cứ theo khoản 1, Điều 20 Quy chế Rome , một người chỉ bị kết án hoặc
được tha bổng vì những hành vi cấu thành tội phạm căn cứ vào những quy định
trong Quy chế. Không ai có thể bị xét xử tại một tòa án khác vì những hành vi phạm
tội thuộc thẩm quyền xét xử của ICC nếu người đó đã bị ICC kết án hoặc tha bổng.
Ngược lại, nếu một người đã bị xét xử về một tội phạm thuộc thẩm quyền xét
xử của ICC tại một tòa án khác thì sẽ không bị xét xử trước ICC, trừ trường hợp
những trình tự tố tụng tại một tòa án khác nhằm mục đích bảo vệ cho người này
khỏi trách nhiệm hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của ICC,
hoặc việc xét xử của một Tòa án khác được tiến hành không độc lập và khách quan
theo những thủ tục quy định được luật quốc tế thừa nhận và được thực hiện theo
những cách thức và trong những hoàn cảnh cụ thể là mâu thuẫn với ý định đưa
người này ra xét xử.
Nguyên tắc bổ sung (Principle of Complementarity)
Nguyên tắc này được khẳng định ngay trong lời nói đầu “các quốc gia thành
20
viên... nhấn mạnh rằng Tòa hình sự quốc tế được thành lập theo Quy chế sẽ bổ sung
cho thẩm quyền xét xử của các Tòa án quốc gia”.
Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 1 của Quy chế Rome, khẳng định: "Tòa hình sự quốc
tế là một thiết chế thường trực và có quyền xét xử đối với những cá nhân đã thực
hiện những tội phạm quốc tế nguy hiểm nhất và sẽ là sự bổ sung cho thẩm quyền xét
xử của các tòa án quốc gia…” [13]. Do vậy, ICC sẽ không thay thế thẩm quyền xét
xử của Tòa án các quốc gia mà là sự bổ sung cho thẩm quyền Tòa án của các quốc
gia trong việc xét xử những loại tội phạm nguy hiểm cho cộng đồng, đảm bảo rằng
những loại tội phạm như thế sẽ phải bị trừng trị một cách đích đáng trên cơ sở luật
pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền quốc gia.
Trên cơ sở của nguyên tắc này, căn cứ theo Điều 17 Quy chế Rome thì ICC
sẽ xem xét và từ chối thực hiện quyền xét xử của mình nếu: Vụ việc đã hoặc đang
được một quốc gia điều tra hoặc truy tố; kẻ phạm tội đã bị xét xử về những tội phạm
được đề cập ở trên theo tinh thần của nguyên tắc ne bis in idem; hoặc là vụ việc
chưa đến mức độ nghiêm trọng để ICC có thể đặt vấn đề xét xử đối với tội phạm đó.
Tuy nhiên, ICC sẽ thực hiện quyền xét xử của mình trong trường hợp: Vụ
việc đang được Tòa án trong nước của một quốc gia điều tra hoặc truy tố nhưng
quốc gia này lại không muốn hoặc thực sự không có khả năng tiến hành điều tra
hoặc truy tố ; hoặc vụ việc đã được Tòa án trong nước củ a một quốc gia điều tra
nhưng quốc gia này đã quyết định không truy tố kẻ phạm tội vì không muốn hoặc
thực sự không có khả năng thực hiện điều đó.
Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây khi đặt ra vấn đề ICC có thẩm quyền xét xử
một hành vi phạm tội khi mà Tòa án trong nước cũng có thẩm quyền tương tự là
quốc gia có có khả năng hoặc mong muốn thực hiện việc truy tố và xét xử kẻ phạm
tội hay không.
1.2.3.2. Những tội phạm thuộc quyền xét xử của ICC
Theo Điều 1, Quy chế Rome thì ICC có quyền xét xử đối với những cá nhân
về những tội phạm hình sự quốc tế nguy hiểm nhất được quy định trong Quy chế.
Theo Điều 5 thì ICC sẽ xét xử đối với hầ u hết những tội phạm nguy hiểm
nhất do các cá nhân thực hiện, đó là tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác
21
chiến tranh và tội gây chiến tranh xâm lược. Ba loại tội phạm đầu tiên đã được định
nghĩa một cách cẩn thận nhằm tránh sự tối nghĩa, chung chung.
Tội diệt chủng (genocide) được quy định tại Điều 6 của Quy chế Rome
Quy chế Rome không ghi nhận định nghĩa pháp lý của tội diệt chủng là gì
mà trên cơ sở kế thừa những nội dung của định nghĩa “tội diệt chủng” của Công ước
quốc tế về ngăn ngừa tội diệt chủng năm 1948, đã quy định “diệt chủng” là bất kỳ
một hành vi nào trong số những hành vi được thực hiện nhằm hủy diệt toàn bộ hoặc
từng phần một nhóm người của dân tộc, chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo nào đó
được liệt kê tại 5 điểm – từ điểm “a” đến “e” Điều 6 Quy chế Rome.
Tội diệt chủng bao gồm những hành vi cụ thể bị cấm đoán được liệt kê, ví dụ
như giết chóc, gây ra những sự đe doạ nghiêm trọng được thực hiện với sự cố ý,
toàn bộ hoặc một phần nhằm vào một quốc gia, dân tộc, một nhóm sắ c tộc hoặc tôn
giáo nhằm mục đích cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một cộng đồng người
hoặc một dân tộc.
Theo mục b, khoản 3, Điều 25 của Quy chế Rome, bất kỳ người nào ra lệnh,
gạ gẫm hoặc xúi giục người khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện các hành vi diệt
chủng sẽ phạm tội diệt chủng. Những người: trực tiếp và công khai kích động người
khác thực hiện hành vi diệt chủng cũng sẽ bị coi là phạm tội diệt chủng (mục b,
Điều 23). Mục c, khoản 3, Điều 25 nhấn mạnh rằ ng những người trợ giúp, tiếp tay
hoặc những hình thức giúp đỡ khác nhằm thực hiện hoặc cố gắng thực hiện hành vi
diệt chủng sẽ bị coi là tội phạm diệt chủng.
Tội phạm chống lại loài người (crimes against humanity)
Tội phạm chống l ại loài người được quy định tại Điều 7 Quy chế Rome, đã
phân biệt giữa tội phạm thông thường và tội phạm chống lại loài người thuộc thẩm
quyền xét xử của ICC theo ba tiêu chí:
Thứ nhất, những hành vi cấu thành loại tội phạm này, ví dụ như hành vi tàn
sát, phải là hành vi được thực hiện ở quy mô lớn hoặc một cách có hệ thống
(widespread or systematicattack). Tuy nhiên, từ “tấn công” ở đây không chỉ bao
gồm sự tấn công quân sự mà còn bao gồm những biện pháp về luật pháp hoặc hành
chính như là trục xuất hoặc cưỡng bức di dời chỗ ở.
22
Thứ hai, đó phải là những hành vi trực tiếp chống la ̣i một cộng đồng dân cư
(against a civilian population ). Do đó những hành vi đơn lẻ , cá thể, tản mác hoặc
tình cờ sẽ không được coi là những tội phạm chống lại loài người và không thể bị
truy tố về những tội đó .
Cuối cùng, những hành vi này phải được thực hiện theo chính sách củ a nhà
nước hoặc chính sách của tổ chức (a state or organizational policy). Theo đó,
những hành vi này có thể do những viên chức nhà nước hoặc những cá nhân hành
động do bị cưỡng bức, tự nguyện hoặc chấp nhận. Tội phạm chống lại loài người có
thể được thực hiện theo chính sách của một tổ chức nào đó, chẳng hạn những nhóm
phiến loạn mà không có sự liên hệ nào với nhà nước.
Tội phạm chiến tranh (war crimes)
Quy chế Rome không ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm “tội phạm
chiến tranh” là gì, mà chỉ đơn giản quy định “tội phạm chiến tranh” là bất kỳ một
hành vi nào trong số những hành vi nêu tại các khoản từ khoản 2 đến khoản 6 Điều
8 của Quy chế. Bao gồm 2 nhóm chính:
Thứ nhất, nhóm tội phạm được thực hiện bởi những cá nhân bị cáo buộc là vi
phạm nghiêm trọng 4 Công ước Genevơ 1949, bao gồm những hành vi sau nhằm chống
lại những loại người được Công ước bảo vệ, bao gồm thương binh, bệnh binh, các thủy
thủ của tàu bị đánh chìm hoặc hư hại, tù binh và những thường dân trong các vùng lãnh
thổ bị chiếm đóng. Đó là những hành vi giết chóc, tra tấn hoặc đối xử tàn bạo phi nhân
tính, bao gồm cả việc dùng con người để thực hiện những thí nghiệm sinh học; gây ra
những tổn hại to lớn hoặc những đau đớn về thể xác hoặc sức khỏe một cách có chủ
đích; chiếm đoạt và hủy hoại trên diện rộng đối với tài sản mà không thể biện hộ bằng
các yêu cầu về quân sự và được thực hiện một cách bất hợp pháp và trái đạo lý; ép buộc
những tù binh hoặc những người được bảo hộ khác; trục xuất, di chuyển, giam giữ một
cách bất hợp pháp và bắt làm con tin.
Thứ hai, ICC cũng có quyền xét xử đối với một phạm vi rộng những hành vi
khác vi phạm luật quốc tế về nhân đạo, bao gồm những vi phạm được ghi nhận tại Quy
tắc LaHaye và Nghị định thư I của Công ước Genevơ và luật tập quán quốc tế liên
23
quan; những tấn công vào thường dân; sự tấn công có chủ định vào cộng đồng dân cư,
các mục tiêu dân sự, các đơn vị trợ giúp nhân đạo hoặc gìn giữ hòa bình cũng như sự
tấn công vào các mục tiêu mà biết rõ rằng sự tấn công đó sẽ gây ra thiệt mạng hoặc
thương vong cho thường dân hoặc thiệt hại cho các mục tiêu dân sự; đe dọa những
người không có khả năng tự vệ như giết hoặc gây thương tích cho các binh sĩ đã đầu
hàng; sử dụng các biện pháp bị cấm trong thời chiến như lợi dụng ngừng bắn, cờ, phù
hiệu của Liên hợp quốc cũng như Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, sử dụng các
vũ khí bị cấm như đầu độc hoặc vũ khí độc, khí độc, cố ý sử dụng sự đói khát của
thường dân làm công cụ chiến tranh, tuyển mộ hoặc cưỡng bức nhập ngũ đối với trẻ
em dưới 15 tuổi hoặc sử dụng trẻ em trong chiến đấu. Đồng thời các hành vi vi phạm
pháp luật và tập quán khác (áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang không mang tính
quốc tế) nhằm vào những người không trực tiếp tham gia chiến đấu, kể cả những người
thuộc lực lượng vũ trang đã hạ vũ khí hoặc không tham chiến do bị ốm, bị thương, bị
giam giữ hoặc vì lý do khác, cũng đều bị coi là tội phạm chiến tranh và thuộc thẩm
quyền xét xử của ICC.
Tội xâm lược
Mặc dù tội xâm lược đã được đưa vào danh mục các tội phạm thuộc thẩm
quyền của ICC, nhưng định nghĩa tội ác xâm lược chỉ mới được thông qua bởi đại
hội đồng các quốc gia thành viên trong hội nghị kiểm điểm quy chế Rome được tổ
chức tại Kampala (Uganda) từ 31/5-11/6/2010.
Theo đó, tội ác xâm lược có nghĩa là hành vi lập kế hoạch, chuẩn bị, bắt đầu
hoặc thực hiện hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Nhà nước xâm phạm độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập về chính trị của một quốc gia khác.
Các hành vi được coi là xâm lược là xâm chiếm, tấn công bằng lực lượng vũ trang
từ lãnh thổ của một quốc gia đến một quốc gia khác, chiếm đóng quân sự, thôn tính
bằng vũ lực, phong tỏa cảng hoặc bờ biển, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng và
quy mô thể hiện rõ vi phạm hiến chương của Liên hợp quốc. Thủ phạm của cuộc
gây hấn là một người có chức vụ thực hiện kiểm soát hoặc chỉ đạo các hoạt động
chính trị hoặc quân sự của nhà nước nêu trên.
24
Tuy nhiên thỏa thuận này hiện chưa có hiệu lực, nó chỉ có hiệu lực sau một
năm có ít nhất 30 nước thành viên phê chuẩn điều khoản sửa đổi nói trên.
1.2.3.3. Một số ngoại lệ về thẩm quyền xét xử của toà ICC
Quy chế Rome có quy định một số ngoại lệ về thẩm quyền xét xử của ICC,
cụ thể là ở điều 12, 25, 26, 27 và 31. Trong đó:
Khoản 2 Điều 12 quy chế Rome quy định về điều kiện thực hiện quyền tài
phán: Trong trường hợp quy định tại điều 13 khoản a hoặc c, toà án có thể thực hiện
quyền tài phán nếu một hoặc nhiều quốc gia sau là thành viên của quy chế này hoặc
đã chấp nhận quyền tài phán của Toà án theo quy đinh tại khoản 3:
a, Quốc gia mà trên lãnh thổ có hành vi tội phạm xảy ra hoặc quốc gia nơi
đăng kí tàu thuyền hoặc tàu bay, nếu tội phạm được thực hiện trên tàu thuyền hay
máy bay;
b, Quốc gia mà người bị buộc tội là công dân.
Điều khoản này có quy định về thẩm quyền của ICC với các nước không
phải là thành viên của công ước là trái với quy định của Điều 34 công ước Viên
về luật điều ước 1969. Tuy nhiên, khi giải thích về vấn đề này người ta nói rằng
ICC ra đời là nhằm thực thi công lý, nếu bỏ quy định về thẩm quyền tài phán của
ICC ở điều 12 đi thì trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến việc bỏ sót tội phạm,
do đó vẫn để điều khoản 12 trong Quy chế Rome 1998 như vậy coi như là một
trường hợp ngoại lệ.
ICC chỉ có thẩm quyền xét xử đối với cá nhân, do đó mà những quy định về
năng lực hành vi và năng lực pháp luật của cá nhân đều được quy định, cụ thể từ
Điều 25 đến Điều 27 của Quy chế. Trong đó, Điều 26 quy định trường hợp ICC
không có quyền tài phán đó là với người dưới 18 tuổi tại thời điểm cho là phạm tội.
Đồng thời ở Điều 27 cho thấy “các miễn trừ hay thủ tục đặc biệt với người có thân
phận chính thức theo luật quốc gia hay luật quốc tế đều không cản trở Toà án thực
hiện quyền tài phán”.
Điều 31 quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự. Trong điều khoản
này có quy định những căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm các lý do về
25
năng lực hành vi như trong trường hợp bị tâm thần hay say, tự vệ hay bả o vệ người
khác, do bị ép buộc trong trường hợp bị doạ giết hay sắp bị gây thương tích.
1.2.4. Cơ cấu tổ chứ c của ICC
Theo Điều 34 Quy chế Rome , Toà án Hình sự quốc tế gồm có 4 cơ quan
chính: Ban chánh án (The Presidency); Bộphâ ̣n phúc thẩm (Appeals Division); Bộ
phâ ̣n xét xử (Trial Division) và Bộ phâ ̣n tiền xét xử (Pre – Trial Division); Văn
phòng Công tố viên (The Office of the Prosecutor) và Thư ký Toà (Registrar).
1.2.4.1. Ban chá nh á n (The Presidency)
Ban chánh án là một trong bốn cơ quan chính của Toà án Hình sự quốc tế
(ICC). Điều 38, Quy chế Rome quy đi ̣nh : Ban chánh án bao gồm chánh án , phó
chánh án thứ nhất và phó chánh án thứ hai . Những người này sẽ được bầu trong
số các thẩm phán với đa số phiếu tuyê ̣t đối với nhiê ̣m kỳ 3 năm và đư ợc quyền
tái ứng cử một lần . Ban chánh án là cơ quan chi ̣u trách nhiê ̣m về các công viê ̣c
hành chính của Toà trừ những chức năng thuộc về Văn phòng công tố viên , cũng
như những chứ c năng khác được quy đi ̣nh trong Quy chế (điểm b, khoản 3, Điều
38 Quy chế Rome ). Để thực hiê ̣n tất cả những tránh nhiê ̣m của mình , Ban chánh
án toà án sẽ hợp tác với sự nhất trí của công tố viên về tất cả các vấn đề liên
quan tới chứ c năng của nhau .
Với chứ c năng điều hành của toà án , Ban chánh án chi ̣u trách nhiê ̣m trên ba
lĩnh vực chính: hành chính, tư pháp và các quan hê ̣đối nội.
Chứ c năng hành chính của Ban chánh án bao gồm làm đầu mối cho mọi
hoạt động của Toà án ; ban hành và thông qua các quy đi ̣nh , quy chế cho hoa ̣t động
của Toà án…
Chứ c năng đối nội của Ban chánh án bao gồm : đàm phán , ký kết các hiệp
đi ̣nh nhân danh toà án và thúc đẩy sự hiểu biết , quan tâm của cộng đồng quốc tế
với toà á n.
Chứ c năng tư pháp của Ban chánh án tâ ̣p trung vào các hoa ̣t động như : tiến
hành các chức năng chuyên biệt của mình trong lĩnh vực tư pháp , tổ chứ c các hoa ̣t
động tố tụng của các bộphâ ̣n của toà án theo các quy đi ̣nh của Quy chế Rome, quy
tắc về thủ tục, chứ ng cứ pháp lý và các quy đi ̣nh khác có liên quan của Toà án.
26
Bên ca ̣nh các chứ c năng trên , Ban chánh án còn thực hiê ̣n nhiê ̣m vụgiám sát
hoạt động của Ban thư ký toà án và đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của ban thư ký
đối với các cơ quan của Toà án . Để thực hiê ̣n chứ c năng giám sát của mình , Ban
chánh án chủ yếu tập trung vào những vấn đề như : các quy định đối với nhân viên
của toà án, bảo đảm an nin h về thông tin , thực hiê ̣n trách nhiê ̣m liên quan đến lĩnh
vực tài chính.
1.2.4.2. Các bộ phận của Toà (Bộ phận xét xử , Bộ phận tiền xét xử , Bộ phận
phúc thẩm)
Theo điều 39, Quy chế Rome quy đi ̣nh : Ngay sau khi bầu ra các thẩ m phán,
Toà sẽ tự lập ra các bộ phận cụ thể theo quy định tại Điều 34. Các chức năng tư
pháp của Toà sẽ do các Hội đồng tương ứ ng trong từ ng bộphâ ̣n thực hiê ̣n.
- Bộphâ ̣n phúc thẩm(Appeals Division) sẽ bao gồm chánh án toà án và bốn thẩm
phán; tương ứ ng với nó là Hội đồng phúc thẩm(Appeals chamber) bao gồm tất cả các
thẩm phán của Bộphâ ̣n phúc thẩm(điểm b, khoản2, mục i, Điều39, Quy chế Rome)
- Bộphâ ̣n xét xử (Trial Division ) bao gồm ít nhất sáu thẩm phán ; tương
ứng với nó là Hội đồng sơ thẩm . Các chức năng của Hội đồng sơ thẩm (Trial
chamber) do ba thẩm phán của Bộphâ ̣n sơ thẩm thực hiê ̣n (điểm b, khoản 2, mục
ii, Điều 39, Quy chế Rome )
- Bộphâ ̣n tiền xét xử (Pre-Trial Division) bao gồm ít nhất sáu thẩm phán ;
tương ứng với nó là Hội đồng dự thẩm (Pre-Trial chamber). Để thực hiê ̣n chứ c năng
dự thẩm sẽ do một hoă ̣c ba thẩm phán đảm nhiê ̣m (điểm b, khoản 2, mục iii, Điều 39,
Quy chế Rome)
Nhiê ̣m vụcụthể của các thẩm phán trong từ ng bộphâ ̣n nói trên sẽ căn cứ
vào tính chất của từng loại bộ phận , tiêu chuẩn và kinh nghiê ̣m của các thẩm phán .
Do đó, thành phần của mỗi bộ phận sẽ bao gồm một tỷ lệ thích hợp các nhà chuyên
môn trong lĩnh vực luâ ̣t hình sự và tố tụng hình sự quốc tế . Đặc biệt, các bộ phận
xét xử và tiền xét xử sẽ bao gồm chủ yếu các thẩm phán có kinh nghiệm trong lĩnh
vực xét xử tội pha ̣m hình sự. Trong khi, các thẩm phán, được chỉ đi ̣nh vào Bộphâ ̣n
sơ thẩm và Bộphâ ̣n dự thẩm sẽ làm viê ̣c ta ̣i các bộphâ ̣n này trong thời ha ̣n 3 năm,
27
và sau đó cho đến khi kết thúc các vụ việc đang được các bộ phận này gi ải quyết
(điểm a, khoản 3, Điều 39, Quy chế Rome ). Các thẩm phán, được chỉ đi ̣nh vào Bộ
phâ ̣n phúc thẩm sẽ làm viê ̣c ta ̣i bộphâ ̣n này suốt nhiê ̣m kỳ của mình .Về mă ̣t nguyên
tắc, các thẩm phán được phân công vào bộ phận nào thì chỉ làm việc trong bộ phận
đó. Nhưng trong một số trường hợp : (1) Ban chánh án cho rằng viê ̣c điều chuyển là
cần thiết để đảm bảo xử lý ki ̣p thời , hiê ̣u quả khối lượng công viê ̣c của Toà án ; (2)
Viê ̣c điều chuyển không ảnh hưởng đến công việc của thẩm phán ; (3) Đảm bảo tính
công bằng, vô tư của toà án không vi phạm điều kiện : “Một thẩm phán đã tham gia
giai đoa ̣n dự thẩm của vụviê ̣c sẽ không được xét xử vụviê ̣c đó ta ̣i Hội đồng sơ
thẩm”, các thẩm phán có thể đảm nhiệm công tác ở bộ phận khác (khoản 4, Điều 39,
Quy chế Rome). Thí dụ, thẩm phán từ Bộphâ ̣n sơ thẩm sang làm viê ̣c ở Bộphâ ̣n dự
thẩm hoă ̣c ngược la ̣i.
Các chức năng tư pháp của Toà án sẽ docác Hội đồng trong từng bộ phận thực
hiê ̣n. Tương ứ ng với các bộphâ ̣n của toà án là một hội đồng. Tuy nhiên, trong mỗi bộ
phâ ̣n có thể có nhiều hơn một hội đồng tuỳ thuộc vào nhu cầu việc thực hiện có hiệu
quả khối lượng công việc của bộ phận (điểm c, khoản 2, Điều 39, Quy chế Rome).
Chứ c năng và thẩm quyền của các Hội đồng được quy đi ̣nh một cách cụthể trong
nhiều điều khoản tương ứ ng chủ yếu ta ̣i phần II, III, V và VIII của Quy chế Rome.
1.2.4.3. Văn phòng công tố (The Office of the Prosecutor)
Văn phòng công tố là một trong những bộphâ ̣n trong cơ cấu của ICC và hoa ̣t
động như một cơ quan riêng biê ̣t của Toà án . Văn phòng công tố được đă ̣t dưới sự
lãnh đạo của Trưởng công tố và Trưởng văn phòng công tố có toàn quyền quản lý ,
điều hành văn phòng kể cả các vấn đề nhân sự, thiết bi ̣và các nguồn lực khác của văn
phòng. Có một hoặc một số phó giúp việc cho Trưởng công tố và có quyền tiến hành
các hoạt động như đối với Trưởng công tố theo Quy chế Rome . Trưởng Công tố và
Phó Công tố là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực cao và có kinh
nghiệm thực tiễn sâu rộng trong lĩnh vực truy tố, xét xử các loại vụ án hình sự. Họ
phải thành thạo một trong ít nhất một ngoại ngữ làm việc của Tòa án. Trưởng Công
tố do Hội đồng Quốc gia thành viên bầu theo đa số tuyệt đối. Phó Công tố được bầu
28
theo thể thức tương tự từ danh sách ứng cử viên do Trưởng Công tố đề xuất, Trưởng
Công tố và Phó Công tố làm việc với nhiệm kỳ 9 năm và không được tái ứng cử, trừ
khi nhiệm kỳ được bầu trước đó ngắn hơn. Trưởng Công tố và Phó Công tố phải có
quốc tịch khác nhau. Họ không được tham gia bất kỳ hoạt động nào mà chắc chắn có
thể ảnh hưởng đến chức năng công tố hoặc sự độc lập của họ. Họ cũng không được
tham gia vào bất kỳ công việc nào có tính chất nghề nghiệp (khoản 5 Điều 42). Ngoài
ra, Trưởng Công tố cũng như Phó Công tố không được tham gia vào bất kỳ vụ kiện
nào khi có căn cứ nghi ngờ vế sự không vô tư của họ (khoản 7 Điều 42). Mọi vấn đề
liên quan đến việc tuyên bố không đủ tư cách đối với Trưởng Công tố và Phó Công tố
sẽ do Hội đồng Quốc gia thành viên quyết định (khoản 8 Điều 42). Khi thực hiê ̣n
nhiê ̣m vụcủa mình về quản lý văn phòng công tố, Trưởng công tố phải ban hành quy
đi ̣nh để điều chỉnh hoa ̣t động của văn phòng [13, Điều 42, Khoản 1, 2].
Văn phòng công tố có chứ c năng tiến hành điều tra và truy tố người ph ạm tội
ra trước toà án thông qua viê ̣c:
Tiếp nhâ ̣n tin báo và tất cả các thông tin quan trọng về những tội pha ̣m thuộc
thẩm quyền tài phán của Toà án Hình sự quốc tế ;
Bằng các biê ̣n pháp hợp pháp được quy đi ̣nh ta ̣i Quy chế Rome kiểm tra tính
khách quan có căn cứ của các tin báo và thông tin về tội phạm đã tiếp nhận;
Tiến hành điều tra làm rõ tội pha ̣m và truy tố người pha ̣m tội trước toà án .
Như vâ ̣y , Văn phòng công tố có trách nhiê ̣m tiếp nhâ ̣n và phân tích tình
huống và các thông tin xác định cơ sở cho hoạt động điều tra ; thực hiê ̣n hoa ̣t động
điều tra đối với tội diê ̣t chủng , tội chống loài người , tội pha ̣m chiến tranh và thực
hiê ̣n hoa ̣t động truy tố ra toà án đối với những người pha ̣m những tội ác trên.
1.2.4.4. Ban thư ký toà á n (The Registry)
Ban thư ký của toà án chi ̣u trách nhiê ̣m về những vấn đề không thuộc chứ c
năng tư pháp liên quan đến viê ̣c quản lý hành chính và phục vụcủa toà . Đứng đầu
là thư ký toà (Registrar) là viên chức hành chính của toà hoạt động dưới quyền của
chánh án toà. Thư ký toà được các thẩm phán bầu ra bằng bỏ phiếu kín có lưu ý đến
sự giới thiê ̣u của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên (The Assembly of
States Parties). Trong trường hợp cần thiết và theo sự giới thiê ̣u của thư ký , các
29
thẩm phán bầu ra phó thư ký theo cách thức tương tự nếu thấy cần thiết. Chánh Thư
ký và Phó Thư ký ph ải là người có đạo đức tốt, năng lực cao, có kiến thức xuất sắc
và thông thạo ít nhất một trong những ngôn ngữ làm việc của Toà án. Chánh Thư ký
làm việc với nhiệm kỳ 5 năm, phục vụ toàn thời gian (full – time basis) và được
quyền tái ứng cử một nhiệm kỳ. Phó Thư ký làm viê ̣c v ới nhiệm kỳ 5 năm hoặc ít
hơn theo quyết định của đa số tuyệt đối các Thẩm phán (khoản 5 Điều 43). Chánh
Thư ký thành l ập phòng Nạn nhân và Nhân chứng để đưa ra các biện pháp bảo vệ
và bảo đảm an ninh, tư vấn và các trợ giúp thích hợp khác cho người làm chứng và
người bị hại tham gia tố tụng tại toà án và những người gặp nguy hiểm do lời khai
của người làm chứng (khoản 6 Điều 43). Mọi hoạt động tác nghiệp của phòng này
được thực hiện sau khi đã thống nhất với phòng công tố
1.2.4.5. Những tiêu chuẩn, sự đề cử và bầu chọn của cá c thẩm phá n
Thẩm phán chính là nhân tố không thể thiếu được cho sự hoa ̣t động bình
thường của toà án. Theo khoản 1, Điều 36 Quy chế Rome quy đi ̣nh : Toà án hình sự
quốc tế có 18 thẩm phán do quốc gia thành viên đề cử. Tuy nhiên, Ban chánh án có
thể đề xuất một số lượng nhiều hơn 18 thẩm phán nhằm đáp ứ ng các yêu cầu công
viê ̣c của toà . Ban chánh án toà án sẽ phải giải trình lý do để đề xuất số lượng đó tại
một kỳ họp của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên với điều kiện phải đạt
được 2/3 số thành viên chấp thuâ ̣n . Ngược la ̣i, Ban chánh án sau đó cũng có thể đề
xuất một số lượng các thẩm phán ít hơn căn cứ vào số lượng cô ng viê ̣c thực tế của
toà. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thẩm phán không thể ít hơn 18 người. Ban
Chánh án vào bất kỳ thời điểm nào, căn cứ vào khối lượng công việc có thể đề nghị
giảm số lượng Thẩm phán. Nếu đề nghị này được Hội đồng Quốc gia thành viên
thông qua thì số lượng Thẩm phán sẽ giảm dần khi nhiệm kỳ của các Thẩm phán
kết thúc cho tới khi đạt được số lượng cần thiết và không được ít han 18 Thẩm phán
(khoản 2 Điều 36). Đây là một thủ tục đơn giản và tương đối mềm dẻo ch o phép
điều chỉnh quy mô của Toà án căn cứ vào công viê ̣c thực tế của Toà mà không cần
thiết phải sử a đổi Quy chế.
Mỗi quốc gia thành viên có thể đề cử một ứng cử viên cho bất kỳ cuộc bầu
30
chọn nào mà người đó không nhất thiết phải là công dân quốc gia mình nhưng trong
bất kỳ trường hợp nào cũng phải là công dân của một quốc gia thành viên. Tiêu
chuẩn của Thẩm phán được quy đi ̣nh khá c ụ thể trong Quy chế Rome. Các thẩm
phán được chọn trong số những người có phẩm chất đạo đức cao, vô tư và chính
trực, hội đủ các điều kiện theo yêu cầu để được bổ nhiệm vào các chức vụ cao nhất
của ngành tư pháp tại quốc gia họ. Không chỉ có vậy, mỗi ứng cử viên để bầu chọn
vào Tòa án phải:
+ Có năng lực về mặt Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự và kinh nghiệm
liên quan cần thiết như là Thẩm phán, công tố viên, luật sư bào chữa hoặc các chức
vụ tương tự, trong hoạt động tố tụng hình sự;
+ Có năng lực trong những lĩnh vực liên quan của Luật pháp quốc tế, như
Luật Nhân đạo quốc tế, Luật Nhân quyền và kinh nghi ệm sâu rộng trong lĩnh vực
pháp lý chuyên môn, liên quan đến công tác xét xử của Toà án.
Việc bầu Thẩm phán phải dựa trên nguyên tắc có sự đại diện của các hệ
thống pháp luật chính trên thế giới, sự đại diện công bằng v ề khu vực địa lý và sự
đại diện công bằng giữa Thẩm phán nam và Thẩm phán nữ (khoản 8 Điều 36).
Không cho phép hai Thẩm phán cùng là công dân của một quốc gia. Trong trường
hợp một người là công dân của nhiều quốc gia thì người đó sẽ được coi là công dân
của quốc gia mà ở đó người này thực hiện thường xuyên các quyền dân sự, chính
trị. Các Thẩm phán sẽ được bầu bằng bỏ phiếu kín tại phiên họp của Hội đồng Quốc
gia thành viên. Thẩm phán được bầu là người đạt số phiếu cao nhất và phải đủ 2/3
số phiếu của đại diện các nước có mặt và bỏ phiếu.
Tại khoản 9 Điều 36 quy đinh về nhi ệm kỳ của Thẩm phán. Theo đó, tại lần
bầu chọn đầu tiên, 1/3 số Thẩm phán trúng cử sẽ được lựa chọn bằng rút thăm để
làm việc với nhiệm kỳ 3 năm, 1/3 làm việc với nhiệm kỳ 6 năm, và số còn lại sẽ làm
việc với nhiệm kỳ 9 năm. Thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm được quyền tái ứng cử
một nhiệm kỳ đầy đủ. Còn Thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm không được tái ứng cử.
Các Thẩm phán độc lập trong khi thực hiện chức năng của mình. Họ không
được tham gia những hoạt động mà chắc chắn có thể gây ảnh hưởng đến các chức
31
năng xét xử hoặc sự độc lập của mình. Họ phải làm việc chuyên trách tại trụ sở và
không được tham gia công việc khác mang tính chất nghề nghiệp.
Để đảm bảo tính khách quan khi xét xử, một Thẩm phán sẽ không được tham
gia vào các vụ kiện trong các trường hợp: Có căn cứ hợp lý nghi ngờ sự vô tư của
thẩm phán; Thẩm phán đó trước đây đã tham gia với bất kỳ tư cách nào trong vụ án
đó trước Toà hình sự quốc tế, hoặc trong một vụ án hình sự có liên quan đến vụ án
nói trên được giải quyết ở quốc gia liên quan đến người đang bị điều tra, truy tố.
1.3. Đi ̣nh nghĩa về quy trìnhtố tụng và vai trò củaquy trìnhtố tụng của ICC
1.3.1. Đi ̣nh nghĩa về quy trình tố tụng
Từ điển Luâ ̣t học của Viê ̣n Khoa học pháp lý , BộTư pháp Việt Nam đi ̣nh
nghĩa “Thủ tục tố tụng là cách thức trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ
việc hoặc giải quyết một vụ á n đã được thụ lí hoặc khởi tố theo các quy định của
pháp luật” [2, tr. 729].
Do các vụ việc có tính đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục
tố tụng khác nhau tương ứ ng . Thủ tục tố tụng hình sự được quy định áp dụng cho
viê ̣c giải quyết các vụán hình sự . Theo trình tự thì thủ tục tố tụ ng hình sự phân
thành các giai đoạn : thủ tục khởi tố , thủ tục điều tra , thủ tục truy tố , thủ tục xét xử
và thủ tục thi hành án.
Các văn bản pháp luật tố tụng hình sự bên cạnh việc quy định về các điểm
khác biệt của mỗi thủ tục tố tụng, luôn quy đi ̣nh về các vấn đề chung của các vụ án
như: thẩm quyền xét xử của tòa án , nguyên tắc xét xử , thành phần của Hội đồng xét
xử , những người tham gia tố tụng và quyền và nghĩa vụcủa họ , viê ̣c áp dụng các
biê ̣n pháp khẩn cấp, tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn.
Quy trình tố tụng không được đi ̣nh nghĩa trong Quy chế Rome . Tuy nhiên,
căn cứ vào nội dung và mục đích của Quy chế Rome và những lý luận chung về thủ
tục tố tụng được định nghĩa theo pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam , để nghiên
cứu quy trình tố tụng của ICC theo quy chế Rome, tác giả xin được tự rút ra được
đi ̣nh nghĩa về quy trình tố tụng của ICC là: trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án hình sự;
32
1.3.2. Vai trò của cá c quy trình tố tụng của ICC
Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế quy định thủ tục chặt chẽ bảo đảm
cho viê ̣c phát hiê ̣n , xác định tội phạm và người phạm tội được ch ính xác , xử lý
nghiêm minh, không để lọt tội pha ̣m , không làm oan người vô tội đồng thời bảo vê ̣
các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội không bị hoạt động xét xử của
Tòa án Hình sự quốc tế xâm hại và tước bỏ . Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc
tế đã giải quyết tốt các yêu cầu này thể hiện bằng những quy định về thủ tục giải
quyết vụ án như: Thông báo và phát hiện tội phạm; điều tra, truy tố; thủ tục tố tụng
sơ bộ tại Tòa án (tiền xét xử); xét xử và thi hành án hướng tới việc giải quyết vụ án
khách quan, công bằng, tôn trọng công lý. Quy chế Rome (Điều 85) quy định phạm
vi, mức độ và cách thức bồi thường thiệt hại cho người bị oan nhằm khắc phục sai
lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong quá trình giải quyết vụ án, đồng
thời, khôi phục những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người bị oan. Sau khi xét
xử , tòa án ra bản án tuyên bố bị cáo có tội hoặc không có tội và các quyết định
khác. Bản án và quyết định của tòa án đã có hiê ̣u lực phải được thi hành và được
các cơ quan, các quốc gia có liên quan tôn trọng.
Như đã phân tích ở trên , hoạt động tố tụng của ICC phải trải qua nhiều giai
đoa ̣n, quy trình khác nhau . Mỗi giai đoa ̣n , mỗi quy trình thể hiê ̣n một hướng nhất
đi ̣nh của hoa ̣t động tố tụng . Quy trình tố tụng hình sự của ICC là những bước trong
trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng mang đặc thù về phạm vi chủ thể , hành vi tố tụng
và theo nội dung và mục đ ích, Quy chế Rome có thể chia quá trình tố tụng thành
các giai đoạn: điều tra, truy tố; xét xử; thi hành án.
1.3.2.1. Giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự
Hoạt động điều tra, truy tố được quy định cụ thể trong phần 5 của Quy chế
Rome, từ Điều 53 đến Điều 61 và một số điều khoản có liên quan nằm rải rác trong
các phần khác của Quy chế. Theo đó,
Điều tra là giai đoa ̣n quan trọng trong quá trình giải quyết vụán thuộc thẩm
quyền của ICC nhằm thu thâ ̣p chứ ng cứ làm rõ tội phạm và hành vi của bị can làm
cơ sở cho viê ̣c truy tố và xét xử đối với họ.
33
Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Trưởng công tố quyết định
mở điều tra và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của Văn phòng
công tố truy tố bị can trước Tòa án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ vụ
án hình sự tương ứng.
Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn này được thể hiện trên các bình diện chủ yếu
như sau:
Một mặt, điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư
pháp hình sự của cơ quan (người) tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi
phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc
thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một
trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách
nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;
Mặt khác, điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ một thái cực khác
trong hoạt động tố tụng của ICC , có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo
xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự (như:
Truy tố của Văn phòng công tố ho ặc xét xử của Tòa án không khách quan, vô căn
cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội);
- Và cuối cùng, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ
bản và quan trọng để bảo vệ các quyền và nghĩa vụcủa người pha ̣m tội trong các
giai đoạn trước khi khởi tố của Văn phòng công tố và xét x ử của Tòa án, cùng với
các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng
và chống tội phạm trên toàn cầu.
Với tính chất là một giai đoạn độc lập của hoạt động tố tụng hình sự, giai
đoạn truy tố về hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được quy định
trong Quy chế Rome nhằm ki ểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các
hành vi tố tụng mà Văn phòng công tố và các cá nhân có thẩm quyền đã áp d ụng để
bảo đảm cho các quyết định đó đư ợc chính xác và khách quan góp phần truy cứu
trách nhiệm hình sự đúng tội, đúng người và đúng pháp luật. Thời điểm của giai
đoạn này được bắt đầu từ khi Văn phòng công tố nh ận được các tài liệu của vụ án
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT
Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 

La actualidad más candente (18)

Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOTLuận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
 
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sựLuận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, HOTLuận văn thạc sĩ: Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, HOT
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
 
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAYLuận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
 
Tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, HAY
Tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, HAYTranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, HAY
Tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, HAY
 
Đề tài: Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, HAY
Đề tài: Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, HAYĐề tài: Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, HAY
Đề tài: Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, HAY
 

Similar a Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT

Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28 Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar a Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT (20)

Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Luận văn: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam, HOTLuận văn: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc nhân tạo trong quy chế Rome 1998, HOT
Luận văn: Nguyên tắc nhân tạo trong quy chế Rome 1998, HOTLuận văn: Nguyên tắc nhân tạo trong quy chế Rome 1998, HOT
Luận văn: Nguyên tắc nhân tạo trong quy chế Rome 1998, HOT
 
Luận án: Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAYĐề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luậtLuận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
 
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù, HAY
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù, HAYĐề tài: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù, HAY
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOTPhòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAYĐề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAYLuận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sựLuận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
 
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Último (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Đề tài: Pháp luật về phương thức nhờ thu trong thanh toán, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ XUÂN QUY TR×NH Tè TôNG THEO QUY CHÕ CñA ICC Vµ KINH NGHIÖM CHO VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hµ néi - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ XUÂN QUY TR×NH Tè TôNG THEO QUY CHÕ CñA ICC Vµ KINH NGHIÖM CHO VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN Hµ néi - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Xuân
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Bảng ký hiệu các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNGVỀ TOÀ Á N HÌNH SỰ QUỐ C TẾ(ICC).........6 1.1. Lịch sử hình thành ICC..............................................................................6 1.1.1. Giai đoạn trước Hội nghị ngoại giao 1998 thành lập ICC ............................6 1.1.2. Giai đoạn từ Hội nghị ngoại giao 1998 thành lập ICC đến nay....................8 1.2. Đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, cơ cấu tổ chứ c của Tòa án Hình sựquốc tế theo quy chế Rome..................................................................12 1.2.1. Đặc điểm của Tòa án hình sự quốc tế theo quy chế Rome .........................12 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Tòa án Hình sự quốc tế ...............................................14 1.2.3. Thẩm quyền của ICC...................................................................................18 1.2.4. Cơ cấu tổ chứ c của ICC...............................................................................25 1.3. Định nghĩa về quy trình tố tụng và vai trò của quy trình tố tụng của ICC.......................................................................................................31 1.3.1. Đi ̣nh nghĩa về quy trình tố tụng ..................................................................31 1.3.2. Vai trò của các quy trình tố tụng của ICC ...................................................32 1.4. Cơ sở pháp lý về quy trình tố tụng của ICC...........................................36 Chương 2: CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG CỦA ICC THEO QUY CHẾ ROME.......38 2.1. Giai đoa ̣n điều tra, truy tố ........................................................................38 2.1.1. Thẩm quyền điều tra, truy tố .......................................................................38 2.1.2. Thủ tục điều tra và truy tố ...........................................................................45 2.2. Giai đoa ̣n xét xử .........................................................................................51 2.2.1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo quy đi ̣nh của Quy chế Rome .................51 2.2.2. Quyền của bi ̣cáo, người bi ̣ha ̣i, nhân chứ ng...............................................52
  • 5. 2.2.3. Thủ tục phiên tòa Sơ thẩm ..........................................................................54 2.3. Giai đoa ̣n Phú c thẩm và xét la ̣i bản ản ...................................................61 2.3.1. Phúc thẩm....................................................................................................61 2.3.2. Xét lại bản án...............................................................................................69 2.4. Giai đoa ̣n thi hành án................................................................................72 2.4.1. Cơ quan thi hành án.....................................................................................72 2.4.2. Thủ tục thi hành án......................................................................................75 Chương 3: THỰC TRẠNG Á P DỤNG CÁ C QUY ĐI ̣NH PHÁ P LUẬT VỀ QUY TRÌNH TỐ TỤNG CỦ A ICC VÀ KIẾ NNGHỊ HOÀN THIỆN.........80 3.1. Thực tra ̣ng áp dụng Quy chế Rome trong hoa ̣t đô ̣ng tố tụng củ a ICC.......80 3.1.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tố tụng của ICC .........................80 3.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với ICC trong hoa ̣t động tố tụng.............94 3.1.3. Kiến nghị khắc phục những tồn tại của Quy chế Rome về ICC .................95 3.2. Quy trình tố tụng của ICC, tương quan so sánh với Việt Nam ............96 3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp lu ật tố tụng hình s ự của Việt Nam trên cơ sở kế thừa thành tựu của ICC.....................................................98 3.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quy trình tố tụng .............................98 3.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng của Việt Nam.......103 KẾT LUẬN............................................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................107
  • 6. BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự ICC International Criminal Court LHQ Liên hợp quốc
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tòa án hình sự quốc tế (ICC) là cơ quan tư pháp quốc tế thường trực được các quốc gia thành lập theo quy chế Rome để truy tố và xét xử những cá nhân phạm các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng quốc tế, như tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội xâm lược. Mục tiêu của ICC là hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm, ngăn ngừa tội phạm trong tương lai và góp phần tăng cường hòa bình, an ninh trên thế giới. ICC không thay thế mà chỉ là sự bổ sung cho hệ thống tư pháp quốc gia. ICC có tư cách pháp lý quốc tế và năng lực pháp lý để thực hiện các chức năng và mục tiêu nêu trên. Quy chế Rome có hiệu lực từ 01/7/2002 và đến nay đã có khoảng 123 quốc gia phê chuẩn. Là bộ quy chế hoàn chỉnh nhất, tiến bộ nhất, văn minh nhất trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự quốc tế từ trước đến nay. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác cũng đang nghiên cứu, xem xét gia nhập quy chế này. Trong điều kiện thế giới đang đứng trước các thời cơ và thách thức, nền chính trị quốc tế còn nhiều yếu tố không ổn định, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có những đóng góp vào việc chống lại các tội ác nghiêm trọng, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực của chiến tranh và xung đột vũ trang. Hơn nữa, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đang bộc lộ một số quy định chưa thực sự đồng nhất với pháp luật tố tụng hình sự quốc tế, điều đó làm cho nhiều quốc gia, nhiều chuyên gia, nhiều luật gia có uy tín trên thế giới cũng như trong nước còn quan ngại và có nhiều quan điểm khác nhau trong việc nhìn nhận về vấn đề đảm bảo quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự tại Việt Nam, ví dụ như vấn đề quyền được im lặng của bị can, bị cáo; hay nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự,… là những vấn đề đang được thảo luận sôi nổi tại các phiên họp của Chính phủ và các diễn đàn pháp luật hiện nay. Do đó việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và khoa học về quy trình tố tụng theo quy chế của ICC là cần thiết từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam
  • 8. 2 trong việc xây dựng và thực thi trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền tài phán quốc gia, góp phần làm cho pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế và vẫn đảm bảo được yếu tố chủ quyền quốc gia trong hoạt động tố tụng hình sự, có ý nghĩa quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự được chính xác, khách quan, toàn diện, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vì các lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong phạm vi quốc tế, đã có nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về Quy chế Rome và Tòa án hình sự quốc tế, mỗi công trình, mỗi đề tài đều có một cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Có thể kể tên một số công trình khoa học như: + Douglass Casel “Tại sao chúng ta lại cần Tòa án hình sự quốc tế - Tòa án Liên hợp quốc xét xử tội ác chống lại loài người”; + Anna Rosen và Veronica Jormeus Gruner, "Các hiệp định theo Điều 98 - Hợp pháp hay không hợp pháp”; + Ruth Wedgwood "Các vấn đề đặt ra từ Hội nghị Roma”; + Michael P. Scharf; “Quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế đối với công dân của quốc gia không phải là thành viên - Phê bình quan điểm của Hoa Kỳ” …. Ở Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền đang tích cực nghiên cứu Quy chế Rome một cách toàn diện nhằm xem xét khả năng gia nhập của Việt Nam vào quy chế này. Giới nghiên cứu luật học của Việt Nam cũng rất quan tâm đến Quy chế Rome. Đã có nhiều hội thảo khoa học liên quan đến Tòa án hình sự quốc tế được tổ chức thành công như: + Hội thảo “Giới và Tòa án hình sự quốc tế” của Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3 năm 2002; + Hội thảo “Những văn kiện pháp lý về Tòa án Hình sự quốc tế” và “Những vấn đề cơ bản về Tòa án Hình sự quốc tế” của Hội luật gia Việt Nam tháng 3 năm 2006;
  • 9. 3 + Hội thảo “Tòa án Hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam” của Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 10 năm 2006. + Hội thảo “Thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án hình sự quốc tế và kinh nghiệm của một số nước khu vực ASEAN trong việc gia nhập quy chế Rome” của Bộ tư pháp, tháng 07 năm 2012. Bên cạnh các hội thảo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí Luật học còn cho đăng nhiều bài nghiên cứu, giới thiệu về Quy chế Rome và ICC của TS. Lê Mai Anh, TS. Dương Tuyết Miên; Ths. Nguyễn Tuyết Mai… Gần đây, có công trình đáng chú ý của Phạm Bá Quyền “Một số vấn đề pháp lý về Tòa án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam” (năm 2010); Nguyễn Thị Xuân Sơn: “Thẩm quyền của Tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam” (năm 2013), … Đây là những tài liệu vô cùng quý giá giúp các luật gia, các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về ICC cũng như Quy chế Rome. Tuy nhiên với một Điều ước quốc tế chứa đựng nhiều nội dung pháp lý quan trọng và có chuyên môn cao như Quy chế Rome thì những hoạt động nghiên cứu nêu trên còn khá khiêm tốn. Điều này đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa những công trình nghiên cứu công phu về Quy chế Rome và ICC, để không chỉ giúp cho việc đánh giá một cách toàn diện những vấn đề pháp lý cơ bản về quy chế này mà còn tạo nền tảng lý luận cơ bản cho việc tiếp cận với Quy chế Rome và ICC ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án hình sự quốc tế theo quy chế Rome. Từ đó đưa ra quan điểm nhận định, đánh giá về hiệu quả hoạt động của Tòa án hình sự quốc tế trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế. Trên cơ sở đó phát hiện những điểm hạn chế còn tồn tại của quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế để kiến nghị hoàn thiện, đặc biệt là về quy trình tố tụng.
  • 10. 4 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế; loại bỏ những quy định tố tụng không còn phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng Việt Nam tương thích với pháp luật quốc tế, tạo cơ sở thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc xem xét gia nhập quy chế Rome. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát đề cập trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, khát quát chung về quy trình tố tụng của ICC: nghiên cứu về sự ra đời của ICC, nguyên tắc tố tụng, cơ cấu tổ chức ICC, thẩm quyền tố tụng và các bước trong quy trình tố tụng theo quy chế của ICC. Phân tích và đánh giá các quy định liên quan của ICC về quy trình tố tụng. Từ đó rút ra một số ưu điểm, nhược điểm và kiến nghị hoàn thiện. Phân tích quy trình tố tụng hình sự của pháp luật Việt Nam, so sánh với quy trình tố tụng của ICC, qua đó tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý, thiếu tính khoa học để làm cơ sở cho các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC và kinh nghiệm cho Việt Nam, thể hiện ở các nội dung cơ bản sau đây: Đưa ra định nghĩa về quy trình tố tụng theo quy chế của ICC; Khái quát về Quy trình tố tụng theo quy chế của ICC; Phân tích và giải thích về mặt lý luận nội dung, quy phạm thực định và thực tiễn áp dụng quy trình tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự quốc tế. Phân tích và đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả cách thức áp dụng quy định tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở vận dụng những ưu điểm của quy trình tố tụng của ICC. Luận văn có ý nghĩa góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về quy trình tố tụng của ICC, tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật, đưa ra các kiến
  • 11. 5 nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn thi hành các quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trình tự, thủ tục tố tụng theo quy chế của ICC; Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam. Tương quan so sánh để phát hiện điểm bất cập, hạn chế và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Tuy vậy, do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài như khái quát chung về sự ra đời của ICC, tập chung nghiên cứu sâu về một số nguyên tắc cơ bản trong tố tụng; trình tự, thủ tục tố tụng trong việc thu thập chứng cứ; các quy định liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách tố tụng hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp. Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học pháp lý như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học pháp lý và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Chương 2: Các giai đoạn tố tụng theo quy chế Rome của ICC Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quy trình tố tụng của ICC và kiến nghị hoàn thiện
  • 12. 6 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀ ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ (ICC) 1.1. Lịch sử hình thành ICC 1.1.1. Giai đoạn trước Hội nghị ngoại giao 1998 thành lập ICC Khi chiến tranh thế giới hai kết thúc, năm 1945 “Thỏa thuận London” thiết lập Tòa án quốc tế dưới tên gọi Tòa án Nuremberg nhằm xét xử các thành viên của Đức Quốc xã và đến năm 1946 quân đồng minh phê chuẩn Hiến chương thiết lập Tòa án Tokyo xét xử tội phạm chiến tranh quốc tế cho vùng Viễn Đông nhằm truy tố tội phạm chiến tranh người Nhật [79], sự phát triển của ý tưởng thành lập tòa án quốc tế để giải quyết vấn đề tội ác chống lại con người đã được thúc đẩy xuất phát từ những hành động mà Đức Quốc xã và Nhật Bản đã gây ra. Những tòa án đó chứng tỏ rằng cấu trúc pháp luật quốc tế đang tồn tại lúc đó không có cơ quan thường trực theo đúng nghĩa hay không có cơ quan tòa án có thẩm quyền để xét xử loại tội phạm này [7, tr.83]. Năm 1947, Hiệp định của Đại hội đồng LHQ về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm diệt chủng đã được thông qua. Trong một Nghị quyết tương tự, Đại hội đồng LHQ yêu cầu Hội đồng Luật gia quốc tế “nghiên cứu nguyện vọng và khả năng thành lập một cơ quan tòa án để xét xử những cá nhân liên quan đến tội diệt chủng” [79]. Năm 1949 - 1954, ủy ban Pháp luật quốc tế (ILC - International Law Commission) đã chuẩn bị một số dự thảo quy chế cho ICC theo yêu cầu của Đại hội đồng LHQ, nhưng sự khác biệt về ý kiến đã ngăn không cho dự án này tiến xa hơn [9, tr.84]. Năm 1989, nhằm đáp lại yêu cầu của Trinidad and Tobago, Đại hội đồng LHQ đã yêu cầu ủy ban Pháp luật quốc tế tiếp tục việc thiết lập Tòa án quốc tế đồng thời có thẩm quyền xét xử tội phạm buôn bán ma túy [79]. Năm 1993, HĐBA LHQ đã thiết lập Tòa án quốc tế đặc biệt dành cho cựu nhân viên của Chính quyền Nam Tư cũ, nhằm luận tội các cá nhân có liên quan đến các hành động tàn bạo đã thực hiện được biết đến như là một phần của cuộc “thanh lọc sắc tộc” [79].
  • 13. 7 Năm 1994, Đại hội đồng LHQ quyết định theo đuổi việc thành lập một tòa án hình sự quốc tế và lấy dự thảo quy chế Tòa án hình sự quốc tế của Ủy ban Pháp luật quốc tế làm tài liệu cơ sở [39]. Đại hội đồng LHQ đã quyết định thành lập ủy ban ad hoc (ad hoc Committee) để xem xét các vấn đề liên quan đến ICC [27, tr. 12-13]. Các cuộc thảo luận tại ủy ban ad hoc về dự thảo Quy chế ICC cho thấy những khác biệt sâu sắc trong quan điểm của các quốc gia về mô hình tòa án tương lai. Dự thảo của ủy ban Pháp luật quốc tế đã dựng lên một tòa án gần giống với các Tòa án hình sự ad hoc ICTY và ICTR. Trong khuôn khổ thảo luận của ủy ban ad hoc, một khái niệm mới Nguyên tắc bổ sung được đưa ra, theo đó ICC chỉ có quyền tài phán khi các tòa án quốc gia không muốn, hoặc không thể truy tố kẻ phạm tội [52]. Ủy ban ad hoc cũng khẳng định các quyền tài phán của ICC cần phải được định nghĩa chi tiết, chứ không chỉ nêu tên như trong dự thảo của ủy ban Pháp luật quốc tế [52]. Ủy ban ad hoc không muốn để nội dung dự thảo Quy chế của ICC lệ thuộc vào kết quả của ủy ban Pháp luật quốc tế, do đó đã cố gắng đưa vào dự thảo Quy chế ICC những quy định chi tiết về các tội phạm, cũng như các nguyên tắc chung của pháp luật và các nội dung thực chất khác, ủy ban ad hoc đã kết luận rằng tòa án mới cần tuân theo những nguyên tắc và quy định có thể đảm bảo những chuẩn mực công lý cao nhất và những vấn đề này cần được thể hiện đầy đủ trong Quy chế [60, tr.7]. Năm 1995, Đại hội đồng LHQ thành lập một ủy ban trù bị (Preparatory Committee) với sự tham gia của các quốc gia thành viên LHQ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Nhiệm vụ của ủy ban trù bị này là xây dựng một văn bản pháp lý hoàn chỉnh, được chấp nhận rộng rãi, chuẩn bị cho Hội nghị ngoại giao thông qua Quy chế ICC [27, tr.14]. Ủy ban trù bị đã họp hai phiên trong năm 1996 đưa ra một báo cáo dày với những đề xu ất sửa đổi dự thảo của Ủ y ban Pháp lu ật quốc tế [54]. Ủy ban trù bị cũng họp ba phiên nữa trong năm 1997 và nhiều phiên họp không chính thức giữa các kỳ khác, quan trọng nhất là phiên họp Zutphen tại Hà Lan vào tháng 01 năm 1998. Dự thảo Quy chế ICC được thông qua tại Zutphen đã kết hợp được các ý kiến khác nhau vào một văn bản tương đối hoàn chỉnh [70]. Dự thảo này sau đó đã được chỉnh sửa tại phiên họp cuối cùng của ủy ban trù bị để
  • 14. 8 trình lên Hội nghị ngoại giao các Đại diện toàn quyền của các quốc gia [54]. Hầu hết các điều khoản trong bản dự thảo cuối cùng đều có nhiều phương án lựa chọn khác nhau, thể hiện kết quả của một quá trình đàm phán căng thẳng với nhiều ý kiến bất đồng [50, tr.379]. Một số vấn đề quan trọng như nguyên tắc bổ sung đã được giải quyết gần xong trong các cuộc thảo luận của ủy ban trù bị. Thách thức đặt ra cho các đại biểu Hội nghị ngoại giao là phải làm sao ghi nhận được kết quả này. Những vấn đề khác, chẳng hạn như hình phạt tử hình đã được các quốc gia cố tình né tránh trong các phiên thảo luận của ủy ban trù bị và đã đi đến bế tắc trong các cuộc đàm phán cuối cùng. 1.1.2. Giai đoạn từ Hội nghị ngoại giao 1998 thành lập ICC đến nay Ngày 15 tháng 6 năm 1998, Hội nghị ngoại giao về thành lập Tòa án hình sự quốc tế (ICC - International Criminal Court) đã được khai mạc tại Roma (Italy). Hơn 160 quốc gia đã cử đại biểu tham gia Hội nghị, cùng với sự có mặt của đại diện nhiều tổ chức quốc tế và hơn 100 tổ chức phi chính phủ. Tất cả các đoàn đại biểu đều bày tỏ sự ủng hộ việc thành lập một tòa án hình sự quốc tế thường trực, chuyên xét xử và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân phạm các tội ác nghiêm trọng theo pháp luật quốc tế [67, tr.15]. Hội nghị ngoại giao năm 1998 nhằm hoàn chỉnh thông qua dự thảo Quy chế ICC. Các nhóm làm việc chịu trách nhiệm về từng cụm vấn đề nội dung trong dự thảo Quy chế được thành lập. Lần lượt các quy định của Quy chế được các nhóm làm việc thông qua với sự nhất trí chung. Tuy nhiên, các quốc gia hầu như không tìm được tiếng nói chung về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm của ủy ban toàn thể, như quyền tài phán của ICC đối với công dân của quốc gia không thành viên, cơ chế khởi kiện, danh mục tội phạm. Điều đó khiến cho dự thảo Quy chế dường như khó có thể đạt được sự ủng hộ của 2/3 các quốc gia tham dự Hội nghị trong trường hợp phải biểu quyết [67, tr.15]. Ngày 17 tháng 7 năm 1998 là ngày cuối cùng của Hội nghị, Ủy ban toàn thể đưa ra một bản dự thảo như là một “Thỏa hiệp cả gói” (Package deal). Nhiều nước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự thảo cả gói này và phản đối bất kỳ cố gắng nào nhằm
  • 15. 9 thay đổi hoặc điều chỉnh nó, vì quan ngại rằng điều đó có thể làm hỏng toàn bộ kết quả thỏa hiệp [67, tr.15]. Phái đoàn Hoa Kỳ đã cố gắng tập hợp các nước có cùng quan điểm phản đối việc thông qua bản dự thảo cả gói này, nhưng đã không thành công. Cuối cùng, dự thảo được thông qua với 120 phiếu thuận, 21 phiếu trắng và 07 phiếu chống [64]. Hoa Kỳ, Israen và Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm phản đối [63]. Ngoài việc thông qua Quy chế Rome, Hội nghị ngoại giao cũng thông qua Văn kiện cuối cùng quyết định thành lập một ủy ban trù bị để soạn thảo các văn bản phụ trợ phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của Tòa án [56]. Cho đến nay, những văn bản này đều đã được thông qua, gồm Quy tắc và thủ tục chứng cứ (Rules of Procedure and Evidence), Các yếu tố cấu thành tội phạm (Elements of Crimes), Hiệp định ưu đãi miễn trừ của ICC (Agreement on the Priviledges and Immunities of the International Criminal Court) [48]. Quy chế Rome cần có 60 quốc gia phê chuẩn để có hiệu lực. Thời điểm có hiệu lực sẽ rất quan trọng vì ICC không thể truy tố những tội phạm xảy ra trước thời điểm đó. Đây là thời điểm để tiến hành các bước cụ thể cho việc thành lập Tòa án, như bầu các Thẩm phán và Trưởng Công tố [27, tr.16]. Sau khi Quy chế Rome được thông qua, EU và các tổ chức phi chính phủ đã ráo riết vận động các nước sớm ký và phê chuẩn Quy chế này. Đến cuối năm 2000, đã có 139 quốc gia ký Quy chế [47]. Ngay cả các quốc gia đã bỏ phiếu chống tại Hội nghị Rome, như Hoa Kỳ và Israen, cuối cùng cũng ký Quy chế Rome. Trong số các nước ASEAN, Thái Lan, Lào, Cambodia và Philippine đã ký Quy chế. Những quốc gia chưa ký Quy chế này trước thời hạn 31 tháng 12 năm 2000 cũng được vận động gia nhập Quy chế. Senegal là quốc gia đầu tiên phê chuẩn Quy chế Roma vào ngày 02 tháng 2 năm 1999, tiếp đó là Trinidat và Tobago. Trong vòng hai năm kể từ khi thông qua, Quy chế đã có 14 quốc gia phê chuẩn, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 là thời điểm hết thời hạn ký, Quy chế Rome đã có 27 quốc gia thành viên. Năm 2001, con số này lên đến 37 [82]. Thời hạn từ lúc ký Quy chế Rome đến lúc phê chuẩn ở mỗi quốc gia đều khá dài. Lý do chủ yếu liên quan đến thực tế sau khi ký, các quốc gia
  • 16. 10 đều phải sửa đổi hoặc ban hành nội luật để có thể thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Quy chế Rome. Ngoài ra, do ICC chỉ thực hiện quyền tài phán theo nguyên tắc bổ sung, nên các quốc gia cần đưa vào pháp luật của mình những quy định để thực hiện trách nhiệm truy tố những người bị tình nghi phạm tội có mặt trên lãnh thổ nước mình, ban hành định nghĩa về các tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh như được quy đinh trong Quy chế Rome để hướng dẫn các tòa án quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với những tội này [69, tr.157]. Tháng 8 năm 2002 cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quốc gia thành viên thông qua ngân sách 30 triệu Euro cho giai đoạn đầu của ICC và thông qua một loạt các Văn kiện bao gồm “Luật về thủ tục chứng cứ” và “Yếu tố cấu thành tội phạm”. Ngoài ra, Giám đốc phụ trách đơn vị Common Servies được chỉ định trở thành quan chức đầu tiên củ a ICC chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý cho ICC hoạt động, đồng thời chính thức tiếp quản nhiệm vụ của nhóm chuyên gia. Ngày 03 - 07 tháng 10 năm 2002 là giai đoạn bỏ phiếu bầu 18 Thẩm phán [79]. Ngày 11 tháng 4 năm 2003 chính thức thành lập ICC tại Hague và các Thẩm phán tuyên thệ trước sự hiện diện của Chủ tịch Hội đồng quốc gia thành viên. Tham dự buổi lễ có Nữ Hoàng Beatrix của Vương quốc Hà Lan với vai trò là người đứng đầu nước chủ nhà và Tổng thư ký LHQ Kofi Annan [79]. Ngày 21 - 23 tháng 4 năm 2003, giai đoạn của Hội đồng quốc gia thành viên. Ông Luis Moreno - Ocampo người Argentina được bầu làm ủy viên Công tố. Ngày 24 tháng 6 năm 2003, ông Bruno Cathala người Pháp được bầu làm Thư ký đầu tiên của ICC với đa số phiếu của các Thẩm phán trong phiên họp toàn thể. Ngày 01 tháng 7 năm 2003, ICC kỷ niệm một năm thi hành Đạo luật Rome. Ngày 03 tháng 7 năm 2003, ông Serge Brammertz người Belgium đã tuyên thệ nhậm chức Phó ủy viên Công tố [79]. Ngày 20 - 22 tháng 4 năm 2004, buổi họp đầu tiên của Hội đồng quản trị quỹ Trust fund for Victims tại ICC. Ngày 25 tháng 6 năm 2004, thành lập ủy ban tiền xét xử của ICC. Ngày 01 tháng 11 năm 2004, bà Fatou Bensouda người Gambia tuyên thệ nhậm chức Phó ủy viên Công tố của ICC [79].
  • 17. 11 Ngày 10 tháng 3 năm 2006, 6 Thẩm phán tuyên thệ nhậm chức trong một phiên họp mở rộng. Ngày 17 tháng 01 năm 2008, 3 Thẩm phán mới được bầu bởi Hội đồng quốc gia thành viên vào cuối năm 2007 đã tuyên thệ nhậm chức là Judge Daniel David Ntanda Nsereko người Uganda, Judge Fumiko Saiga người Nhật Bản và Judge Bruno Cotte người Pháp. Ngày 29 tháng 02 năm 2008, các Thẩm phán gặp nhau trong buổi họp toàn thể và bầu bà Silvana Arbia người Italy là Thư ký của ICC trong nhiệm kỳ 5 năm. Ngày 17 tháng 4 năm 2008, bà Silvana Arbia tuyên thệ nhậm chức Thư ký ICC. Ngày 09 tháng 9 năm 2008, các Thẩm phán của ICC họp phiên họp toàn thể đã bầu bà Didier Preira người Senegal làm Phó Reigistrar cho nhiệm kỳ 5 năm [79]. Ngày 19 tháng 01 năm 2009, diễn ra kỳ họp thứ VII của Hội đồng quốc gia thành viên, Hội đồng bầu 6 Thẩm phán mới thay thế nhiệm kỳ của người tiền nhiệm. Ngày 26 tháng 01 năm 2009, ICC mở phiên xét xử đầu tiên, vụ Thomas Lubanga Dyilo. Ngày 11 tháng 3 năm 2009, Hội đồng quốc gia thành viên bầu 5 trong 6 Thẩm phán của ICC trong tháng 01 năm 2009 cho nhiệm kỳ 9 năm và nhậm chức trong buổi lễ trọng thể tại ICC, bao gồm Judge Fumiko Saiga người Nhật Bản, Judge Joyce Aluoch người Kenya, Judge Sanji Mmasenono Monageng người Botswana, Judge Christine van den Wyngaert người Belgium và Judge Cuno Tarfusser người Italy. Ông Mohamed Shahabuddeen người Guyana được bầu tháng 01 năm 2009 đã từ chức vào ngày 16 tháng 02 năm 2009. Ngày 16 tháng 3 năm 2009, các Thẩm phán ICC bầu Chủ tịch mới là ông Sang Hyun Song người Hàn Quốc. Ông Judge Fatoumata Dembele Diarra người Mali và ông Hans Peter Kaul người Germany lần lượt là Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thứ hai [79]. Tính đ ến ngày 27 tháng 5 năm 2015, Quy chế Roma đã có 123 quốc gia thành viên. Trong đó có 34 quốc gia đến từ Châu Phi , 19 quốc gia đến từ Châu Á Thái Bình Dương, 18 quốc gia đến từ Đông Âu, 27 quốc gia từ Châu Mỹ La tinh và Caribe, 25 quốc gia đến từ Tây Âu và các quốc gia khá c [91].
  • 18. 12 1.2. Đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, cơ cấu tổ chứ c của Tòa án Hình sự quốc tế theo quy chế Rome 1.2.1. Đặc điểm của Tòa án hình sự quốc tế theo quy chế Rome 1.2.1.1. Tính chất thường trực của Tòa án hình sự quốc tế Tòa án hình sự quốc tế (ICC) là thiết chế tư pháp hình sự có tính chất thường trực, Điều 1 Quy chế Rome khẳng định: Tòa án hình sự quốc tế là một cơ quan thường trực. Tính thường trực của ICC thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất: ICC chỉ có thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm xảy ra vào thời điểm sau khi Quy chế Roma có hiệu lực. Thẩm quyền của ICC không có hiệu lực hồi tố đối với những tội phạm xảy ra trước khi nó được thành lập Thứ hai: tính chất hoạt động thường xuyên của ICC là đặc điểm nổi bật thể hiện tính chất thường trực của thiết chế tư pháp hình sự quốc tế này. Thứ ba: ICC có đội ngũ thẩm phán, công tố viên, nhân viên có năng lực chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt và trách nhiệm làm việc theo chế độ toàn thời gian, đủ khả năng giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của ICC. Thứ tư: là một cơ quan thường trực nên ngay từ khi được thành lập ICC đã đặt quan hệ lâu dài với Liên hợp quốc, với các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế khác để thực hiện chức năng của mình. Thứ năm: ICC có trụ sở thường trực đặt tại Lahay – Hà Lan (nước chủ nhà) theo quy định tại Điều 3 Quy chế Rome. Tòa án sẽ ký kết thỏa thuận về trụ sở chính thức với nước chủ nhà. Thỏa thuận có sự phê duyệt của Hội đồng các quốc gia thành viên của Quy chế và sau đó được Chánh án nhân danh Tòa án ký. Như vậy với những căn cứ này ICC đã có đầy đủ các biểu hiện của một thiết chế tư pháp hình sự quốc tế mang tính chất thường trực, một điểm khác biệt để phân biệt nó với các Tòa án hình sự quốc tế khác. 1.2.1.2. Tính chất độc lập của ICC Lời mở đầu của Quy chế Rome có đoạn viết: Vì mục đích này và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai, thành lập một Tòa án hình sự quốc tế thường trực, độc lập. Định hướng đó là cơ sở cho tất cả các quy phạm của Quy chế Rome
  • 19. 13 và là phương châm hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tính chất độc lập của ICC được thể hiện trong các mối quan hệ sau: Độc lập trong mối quan hệ với Liên hợp quốc: ICC có tư cách pháp nhân quốc tế, có năng lực pháp lý cần thiết để thực hiện các chức năng và hoàn thành mục tiêu của mình. ICC không chịu sự chi phối và điều hành của Liên hợp quốc mà chỉ quan hệ với Liên hợp quốc thông qua thỏa thuận hợp tác. Độc lập với Tòa án hình sự quốc tế khác: ICC là thiết chế tư pháp hình sự do các quốc gia thành viên lập ra có vị trí độc lập không những với Liên hợp quốc mà còn đối với các Tòa án hình sự Ad hoc do Liên hợp quốc lập ra như Tòa án Nam Tư (cũ), Tòa Ruanđa, Tòa án Campuchia. Những tòa án này có thẩm quyền riêng biệt được quy định trong quy chế thành lập do Liên hợp quốc ban hành nên độc lập về tư pháp đối với ICC. Độc lập với các quốc gia thành viên: Mặc dù đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia thành viên trong quá trình thực hiện quyền tài phán của mình nhưng ICC độc lập với quốc gia thành viên, được thể hiện: + ICC tôn trọng chủ quyền của các quốc gia thành viên ; + ICC không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ; + Những tội phạm thuộc thẩm quyền của ICC thì các quốc gia thành viên phải tự thực hiện việc truy tố, xét xử. Những phán quyết của các quốc gia thành viên đối với 04 loại tội phạm được quy định trong Quy chế Rome thì ICC không có quyền can thiệp. ICC chỉ thực hiện quyền tài phán của mình khi quốc gia thành viên không muốn hoặc không có khả năng thực hiện quyền tài phán của mình. 1.2.1.3. Tính chất tự nguyên của ICC ICC được thành lập bởi 1 điều ước quốc tế (Quy chế Roma) dựa trên sự tự nguyện của các quốc gia sau quá trình bàn thảo tại Hội nghị thành lập. Trên tinh thần đó, các quy định của Quy chế Roma không trói buộc các quốc gia trừ khi các quốc gia chấp nhận tham gia quy chế, tự nguyện gánh vác trách nhiệm quốc tế. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng để phân biệt ICC với các Tòa án hình sự quốc tế khác.
  • 20. 14 1.2.1.4. Tính chất hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, các tổ chức trong hoạt động của ICC Để thực sự hiệu quả, ICC cần đến sự hợp tác chặt chẽ với các bên có liên quan, bao gồm các quốc gia, các tổ chức quốc tế, khu vực liên chính phủ và phi chính phủ. Tòa án không có lực lượng cảnh sát riêng để thực thi các quyết định và phán quyết của mình như các quốc gia hoặc có lực lượng riêng để tiến hành như các Tòa án Adhoc do Liên hợp quốc thành lập. Do vậy, Tòa án yêu cầu sự hợp tác của các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thu thập chứng cứ, bắt giữ, giao nộp các tội phạm và thực thi các bản án của mình. Quy chế cũng định ra những nghĩa vụ cụ thể đối với các quốc gia thành viên trong việc hợp tác với Tòa án. 1.2.1.5. Thẩm quyền bổ sung của ICC ICC không phải là cấp trên của Tòa án quốc gia và cũng không phải là Tòa phúc thẩm. ICC không có thẩm quyền bác bỏ hay xem xét lại của bất kỳ Tòa án quốc gia nào và cũng không có thẩm quyền vượt trội hơn Tòa án quốc gia. Quy chế đã quy định rằng các quốc gia có trách nhiệm hàng đầu trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền của ICC mà họ tự nguyện tham gia trừ khi họ không muốn hoặc không có khả năng thực hiện quyền tài phán đối với các tội phạm đó. Nhiều quốc gia đã cho rằng, sự quy định về thẩm quyền bổ sung là sự bảo đảm đầy đủ nhất về việc Tòa án hình sự quốc tế không xâm phạm đến chủ quyền quốc gia. Đây là điểm khác biệt quan trọng so với các Tòa án hình sự khác. 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Tòa án Hình sự quốc tế Tòa án Hình sự quốc tế theo Quy chế Rome ra đời không những đáp ứ ng được yêu cầu cấp thi ết của việc ngăn chặn xung đột , bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế mà còn thực thi trách nhiê ̣m đó một cách có hiê ̣u quả với một nền tư pháp công bằng, khách quan mang lại niềm tin cho nhân loại . Tính ưu việt này đã khẳng đị nh vai trò, ý nghĩa của Tòa án hình sự quốc tế trong đời sống chính trị quốc tế. 1.2.2.1. Tòa án Hình sự quốc tế góp phần trừng trị và ngăn ngừa tội phạm quốc tế Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế ra đời và hình thành trong bối cảnh:
  • 21. 15 “hà ng triệu trẻ em, phụ nữ và nam giới đã trở thành nạn nhân của những hành động tàn ác chưa từng thấy, gây chấn động lương tri nhân loại… cá c tội á c đó đe dọa hòa bình và an ninh thế giớ i…” [13] và Quy chế cũng đặt ra trách nhiệm choTòa án Hình sự quốc tế: “cá c tội á c đó phải bi ̣trừ ng tri ̣và cầnbảo đảm truy tố hiệu quả bằng việc thực thi cá c biện phá p ở cấp độ quốc gia và tăng cườ ng hợp tá c quốc tế” [13]. Như vâ ̣y, với mục tiêu ngăn chă ̣n, giải quyết các xung đột vũ trang thông qua việc trừng trị những cá nhân thực hiê ̣n tội pha ̣m một cách có hiê ̣u quả đã khẳng đi ̣nh vai trò củaTòa án Hình sự quốc tế đối với “Quyết tâm chấm dứt tình trạng lọt lưới pháp luật của những kẻ gây tội á c nói trên và do vậy góp phần ngăn ngừ a những tội á c đó”[13]. Tòa án Hình sự quốc tế còn có vai trò phòng ngừa đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế trên toàn thế giới. Sự ra đời của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là một sự kiê ̣n có vai trò quan trọng trong quan hê ̣qu ốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử có một Tòa án hình sự quốc tế thường trực, hoạt động độc lập theo nguyên tắc bổ sung cho pháp luật quốc gia, nhằm xét xử những cá nhân phạm tội ác nghiêm trọng trên bình diện quốc tế. Từ nay, những kẻ thực hiện tội ác dã man nhất, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế sẽ bị đem ra trước công lý “… sẽ bị trừng phạt , các tội ác sẽ không bị lãng quên hoặc thậm chí bi ̣che đậy , mà sự thật đó phải được đưa ra ánh sáng một cách rõ ràng và không thể tranh cãi” [41]. 1.2.2.2. Quy chế Rome về Tòa á n Hình sự quốc tế đóng góp cho sự phá t tri ển của luật hình sự quốc tế Có thể khẳng định rằng, Quy chế Rome là một văn bản pháp lý có tính tổng hợp trong lĩnh vực Tư pháp hình sự quốc tế vì nó chứa đựng các quy phạm không chỉ về luật nội dung (Luật hình sự) mà còn cả về luật hình thức (Luật Tố tụng hình sự). Quy chế Rome ra đời là một bước hoàn thiê ̣n , phát triển “Luật Quốc tế” hướng tới mục đích bảo vê ̣hòa bình, an ninh quốc tế. Vai trò của Quy chế Rome thông qua hoạt động của Tòa án Hình sự quốc tế đ ối với sự phát triển của Khoa học Luật hình sự tương ứng với các chế định truyền thống của Luật hình sự được thể hiện: Thứ nhất, về các nguyên tắc chung của Luật hình sự, Quy chế Rome dành
  • 22. 16 hẳn Phần 3 (từ Điều 22 đến Điều 33) để quy định về vấn đề này. Quy chế như một sự tổng hợp của các nguyên tắc được ghi nhận trong các văn bản pháp luật liên quan trước đó, và trở thành "sợi chỉ đỏ xuyên suốt các quy định của Pháp luật hình sự”. Thứ hai, về tội phạm, Quy chế Rome được đánh giá là văn bản pháp lý quy đi ̣nh khá rõ ràng, cụ thể những khái niệm và hành vi cấu thành tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án (tội phạm chiến tranh, tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại). Quy chế không chỉ là sự pháp điển hoá từ các công ước trước đó mà còn có sự mở rộng với nhiều luận điểm mới, tiến bộ (điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần thẩm quyền tài phán của ICC). Thứ ba, về các căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự, Quy chế Rome quy định thành hai nhóm căn cứ chính Nhóm 1: Loại trừ tính chất tội phạm của hành vi bao gồm các quy định tại khoản 1, Điều 31, có thể được gọi một cách ngắn gọn là tình trạng mất năng lực hành vi hình sự (do bị bệnh hoặc đang trong tình trạng say), phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. Như vậy khi hành vi tội phạm được thực hiện mà chủ thể đang trong tình trạng mất năng lực hành vi hình sự hoặc hành vi đó không bị luật hình sự cấm, thì hành vi đó không cấu thành tội phạm và do đó không thể chịu trách nhiệm hình sự. Nhóm 2: Loại trừ lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi. Nhóm này bao gồm những trường hợp do sai lầm về sự việc hoặc sai lầm về pháp luật (Điều 32), tội phạm được thực hiện theo mệnh lệnh (Điều 33). Điều này có nghĩa là khi chủ thể thực hiện hành vi không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ tư, về hình phạt và quyết định hình phạt, Quy chế Rome không quy định hình phạt tử hình mà hình phạt cao nhất là tù chung thân. Đây có thể nói là một quan điểm nhân đạo, tiến bộ phù hợp với xu thế hiện nay đó là các nước dần bãi bỏ hình phạt tử hình. Bên cạnh hình phạt tù, Tòa án có thể áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền hoặc tịch thu tài sản. Như vậy, Quy chế Rome với sự ra đời của Tòa án Hình sự quốc tế đã góp phần xây dựng và phát triển những lý luâ ̣n trong Khoa học Luật hình sự quốc tế. Từ đây, có thể khẳng định một lần nữa rằng Luật hình sự quốc tế là một ngành luật độc
  • 23. 17 lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Quy chế Rome cũng sẽ góp phần bổ sung và làm phong phú kho tàng lí luận của Khoa học Luật hình sự quốc gia. 1.2.2.3. ICC góp phần bảo vệquyền con ngườ i một cá ch có hiệu quả Quyền con người là một chế định của pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi quốc gia ngày nay, nó phản ánh mức độ văn minh của từng hệ thống pháp luật. Xã hội càng văn minh thì quyền con người càng có điều kiện được tôn trọng và bảo vệ. Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế là sự tiếp tục của các công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền con người mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế đã xây dựng lên. Vai trò bảo vệ quyền con người của ICC được biểu hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, Quy chế Rome khẳng định việc trừng trị các tội ác xâm phạm đến quyền cơ bản của con người. Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế là một trong những văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người, là sự kế thừa, tái khẳng định và cụ thể hóa các quyền cơ bản quan trọng nhất của con người trong các Công ước có trước đó, đó là quyền được sống trong hòa bình, an ninh và hạnh phúc. Với mục tiêu bảo vệ quyền con người, Tòa án Hình sự quốc tế được quy định là cơ quan tư pháp quốc tế thường trực, độc lập do cộng đồng các quốc gia trên thế giới đồng thuận thành lập nhằm xét xử Tội ác diệt chủng; Tội chống loài người; Tội ác chiến tranh và Tội xâm lược. Đây là những tội ác nghiêm trọng nhất xâm phạm đến quyền cơ bản của con người đã và đang diễn ra trên thế giới. Thứ hai, Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế xây dựng cơ chế trừng phạt cá nhân thực hiện các tội phạm nghiêm trọng nhất xâm phạm quyền con người. So với các Tòa án Hình sự quốc tế khác và Tòa án quốc gia thì Tòa án Hình sự quốc tế có những khác biệt ở tính thường trực, độc lập của nó và do vậy có cơ cấu hợp lý, hiệu quả để xử lý những tội phạm nghiêm trọng nhất theo quy định của pháp luật quốc tế. Quy chế Rome đã thiết kế một cơ cấu hợp lý trong việc thực hiện quyền tài phán nhằ m mang lại hiệu quả cao. Cơ chế này trước hết thể hiện bằ ng việc nỗ lực hợp tác của các quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế và cả đối với những quốc gia không phải thành viên trong những trường hợp nhất định.
  • 24. 18 Quyền tài phán của ICC do các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế trao quyền, các cơ quan của Tòa án Hình sự quốc tế chỉ thực hiện quyền tài phán khi quốc gia thành viên không có khả năng hoặc không muốn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm. Cơ cấu tổ chức của Tòa án Hình sự quốc tế, theo Điều 34 Quy chế Rome , thì Tòa án Hình sự quốc tế bao gồm các cơ quan sau: Ban Chánh án, Các bộ phận; Văn phòng Công tố; Văn phòng thư ký và Hội đồng các quốc gia thành viên. Các cơ quan này hoạt động thường xuyên giải quyết các vụ việc phát sinh nên bảo đảm tính thường trực trong việc ngăn chặn, giải quyết và phòng ngừa tội phạm bảo vệ quyền con người một cách có hiệu quả. Thứ ba, Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế quy định thủ tục chặt chẽ bảo đảm trừng phạt cá nhân thực hiện tội ác nghiêm trọng xâm phạm quyền cơ bản của con người đồng thời tránh làm oan người vô tội. Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế đã giải quyết tốt yêu cầu này thể hiện bằng những quy định về thủ tục giải quyết vụ án như: Thông báo và phát hiện tội phạm; điều tra, truy tố; thủ tục tố tụng sơ bộ tại Tòa án (tiền xét xử); xét xử và thi hành án hướng tới việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng, tôn trọng công lý. Điều 85 Quy chế Rome quy định phạm vi, mức độ và cách thức bồi thường thiệt hại cho người bị oan nhằm khắc phục sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời, khôi phục những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người bị oan. Thông qua việc bồi thường này, khẳng định công lý mà ICC theo đuổi và đề cao quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án. 1.2.3. Thẩm quyền của ICC 1.2.3.1. Một số nguyên tắc chi phối thẩm quyền xét xử của ICC Nguyên tắc thẩm quyền xét xử tự động của Tòa án (Exofficio) Theo quy đi ̣nh ta ̣i khoản 1, Điều 12, Quy chế Rome: "A State which becomes a Party to this Statute thereby accepts the jurisdiction of the Court with respect to the crimes referred to in article 5” [13]. Tất cả những quốc gia nào đã là thành viên của Quy chế sẽ chấp nhận một cách mặc nhiên thẩm quy ền xét xử của ICC đ ối với những tội phạm mà ICC có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt được chấp thuận trên cơ
  • 25. 19 sở đề nghị của Pháp gọi là điều khoản chuyển tiếp (Transitional Provision). Nội dung của điều khoản này là các quốc gia thành viên của Quy chế có quyền lựa chọn không chấ p nhận thẩ m quyền của ICC khi xét xử những kẻ phạm tội là công dân hoặc hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia mình trong một khoảng thời gian là 7 năm kể từ ngày Quy chế bắt đầ u có hiệu lực đối với mình (Điều 124- Quy chế Rome). Nguyên tắc không hồi tố (Jurisdiction ratione temporis) Theo điều 126 quy chế Rome thì ICC chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực hiện sau khi Quy chế đã bắt đầu có hiệu lực. Trong trường hợp một quốc gia trở thành thành viên của Quy chế sau ngày Quy chế có hiệu lực thì ICC chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực hiện sau ngày Quy chế bắt đầu có hiệu lực với những quốc gia đó, trừ khi quốc gia này có những tuyên bố khác chấp nhận thẩm quyền xét xử của Toà như những quốc gia không phải là thành viên của Quy chế (Điều 11- Quy chế Rome). Nguyên tắc không xét xử hai lần (Ne bis in idem) Căn cứ theo khoản 1, Điều 20 Quy chế Rome , một người chỉ bị kết án hoặc được tha bổng vì những hành vi cấu thành tội phạm căn cứ vào những quy định trong Quy chế. Không ai có thể bị xét xử tại một tòa án khác vì những hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của ICC nếu người đó đã bị ICC kết án hoặc tha bổng. Ngược lại, nếu một người đã bị xét xử về một tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của ICC tại một tòa án khác thì sẽ không bị xét xử trước ICC, trừ trường hợp những trình tự tố tụng tại một tòa án khác nhằm mục đích bảo vệ cho người này khỏi trách nhiệm hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của ICC, hoặc việc xét xử của một Tòa án khác được tiến hành không độc lập và khách quan theo những thủ tục quy định được luật quốc tế thừa nhận và được thực hiện theo những cách thức và trong những hoàn cảnh cụ thể là mâu thuẫn với ý định đưa người này ra xét xử. Nguyên tắc bổ sung (Principle of Complementarity) Nguyên tắc này được khẳng định ngay trong lời nói đầu “các quốc gia thành
  • 26. 20 viên... nhấn mạnh rằng Tòa hình sự quốc tế được thành lập theo Quy chế sẽ bổ sung cho thẩm quyền xét xử của các Tòa án quốc gia”. Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 1 của Quy chế Rome, khẳng định: "Tòa hình sự quốc tế là một thiết chế thường trực và có quyền xét xử đối với những cá nhân đã thực hiện những tội phạm quốc tế nguy hiểm nhất và sẽ là sự bổ sung cho thẩm quyền xét xử của các tòa án quốc gia…” [13]. Do vậy, ICC sẽ không thay thế thẩm quyền xét xử của Tòa án các quốc gia mà là sự bổ sung cho thẩm quyền Tòa án của các quốc gia trong việc xét xử những loại tội phạm nguy hiểm cho cộng đồng, đảm bảo rằng những loại tội phạm như thế sẽ phải bị trừng trị một cách đích đáng trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền quốc gia. Trên cơ sở của nguyên tắc này, căn cứ theo Điều 17 Quy chế Rome thì ICC sẽ xem xét và từ chối thực hiện quyền xét xử của mình nếu: Vụ việc đã hoặc đang được một quốc gia điều tra hoặc truy tố; kẻ phạm tội đã bị xét xử về những tội phạm được đề cập ở trên theo tinh thần của nguyên tắc ne bis in idem; hoặc là vụ việc chưa đến mức độ nghiêm trọng để ICC có thể đặt vấn đề xét xử đối với tội phạm đó. Tuy nhiên, ICC sẽ thực hiện quyền xét xử của mình trong trường hợp: Vụ việc đang được Tòa án trong nước của một quốc gia điều tra hoặc truy tố nhưng quốc gia này lại không muốn hoặc thực sự không có khả năng tiến hành điều tra hoặc truy tố ; hoặc vụ việc đã được Tòa án trong nước củ a một quốc gia điều tra nhưng quốc gia này đã quyết định không truy tố kẻ phạm tội vì không muốn hoặc thực sự không có khả năng thực hiện điều đó. Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây khi đặt ra vấn đề ICC có thẩm quyền xét xử một hành vi phạm tội khi mà Tòa án trong nước cũng có thẩm quyền tương tự là quốc gia có có khả năng hoặc mong muốn thực hiện việc truy tố và xét xử kẻ phạm tội hay không. 1.2.3.2. Những tội phạm thuộc quyền xét xử của ICC Theo Điều 1, Quy chế Rome thì ICC có quyền xét xử đối với những cá nhân về những tội phạm hình sự quốc tế nguy hiểm nhất được quy định trong Quy chế. Theo Điều 5 thì ICC sẽ xét xử đối với hầ u hết những tội phạm nguy hiểm nhất do các cá nhân thực hiện, đó là tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác
  • 27. 21 chiến tranh và tội gây chiến tranh xâm lược. Ba loại tội phạm đầu tiên đã được định nghĩa một cách cẩn thận nhằm tránh sự tối nghĩa, chung chung. Tội diệt chủng (genocide) được quy định tại Điều 6 của Quy chế Rome Quy chế Rome không ghi nhận định nghĩa pháp lý của tội diệt chủng là gì mà trên cơ sở kế thừa những nội dung của định nghĩa “tội diệt chủng” của Công ước quốc tế về ngăn ngừa tội diệt chủng năm 1948, đã quy định “diệt chủng” là bất kỳ một hành vi nào trong số những hành vi được thực hiện nhằm hủy diệt toàn bộ hoặc từng phần một nhóm người của dân tộc, chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo nào đó được liệt kê tại 5 điểm – từ điểm “a” đến “e” Điều 6 Quy chế Rome. Tội diệt chủng bao gồm những hành vi cụ thể bị cấm đoán được liệt kê, ví dụ như giết chóc, gây ra những sự đe doạ nghiêm trọng được thực hiện với sự cố ý, toàn bộ hoặc một phần nhằm vào một quốc gia, dân tộc, một nhóm sắ c tộc hoặc tôn giáo nhằm mục đích cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một cộng đồng người hoặc một dân tộc. Theo mục b, khoản 3, Điều 25 của Quy chế Rome, bất kỳ người nào ra lệnh, gạ gẫm hoặc xúi giục người khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện các hành vi diệt chủng sẽ phạm tội diệt chủng. Những người: trực tiếp và công khai kích động người khác thực hiện hành vi diệt chủng cũng sẽ bị coi là phạm tội diệt chủng (mục b, Điều 23). Mục c, khoản 3, Điều 25 nhấn mạnh rằ ng những người trợ giúp, tiếp tay hoặc những hình thức giúp đỡ khác nhằm thực hiện hoặc cố gắng thực hiện hành vi diệt chủng sẽ bị coi là tội phạm diệt chủng. Tội phạm chống lại loài người (crimes against humanity) Tội phạm chống l ại loài người được quy định tại Điều 7 Quy chế Rome, đã phân biệt giữa tội phạm thông thường và tội phạm chống lại loài người thuộc thẩm quyền xét xử của ICC theo ba tiêu chí: Thứ nhất, những hành vi cấu thành loại tội phạm này, ví dụ như hành vi tàn sát, phải là hành vi được thực hiện ở quy mô lớn hoặc một cách có hệ thống (widespread or systematicattack). Tuy nhiên, từ “tấn công” ở đây không chỉ bao gồm sự tấn công quân sự mà còn bao gồm những biện pháp về luật pháp hoặc hành chính như là trục xuất hoặc cưỡng bức di dời chỗ ở.
  • 28. 22 Thứ hai, đó phải là những hành vi trực tiếp chống la ̣i một cộng đồng dân cư (against a civilian population ). Do đó những hành vi đơn lẻ , cá thể, tản mác hoặc tình cờ sẽ không được coi là những tội phạm chống lại loài người và không thể bị truy tố về những tội đó . Cuối cùng, những hành vi này phải được thực hiện theo chính sách củ a nhà nước hoặc chính sách của tổ chức (a state or organizational policy). Theo đó, những hành vi này có thể do những viên chức nhà nước hoặc những cá nhân hành động do bị cưỡng bức, tự nguyện hoặc chấp nhận. Tội phạm chống lại loài người có thể được thực hiện theo chính sách của một tổ chức nào đó, chẳng hạn những nhóm phiến loạn mà không có sự liên hệ nào với nhà nước. Tội phạm chiến tranh (war crimes) Quy chế Rome không ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm “tội phạm chiến tranh” là gì, mà chỉ đơn giản quy định “tội phạm chiến tranh” là bất kỳ một hành vi nào trong số những hành vi nêu tại các khoản từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 8 của Quy chế. Bao gồm 2 nhóm chính: Thứ nhất, nhóm tội phạm được thực hiện bởi những cá nhân bị cáo buộc là vi phạm nghiêm trọng 4 Công ước Genevơ 1949, bao gồm những hành vi sau nhằm chống lại những loại người được Công ước bảo vệ, bao gồm thương binh, bệnh binh, các thủy thủ của tàu bị đánh chìm hoặc hư hại, tù binh và những thường dân trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Đó là những hành vi giết chóc, tra tấn hoặc đối xử tàn bạo phi nhân tính, bao gồm cả việc dùng con người để thực hiện những thí nghiệm sinh học; gây ra những tổn hại to lớn hoặc những đau đớn về thể xác hoặc sức khỏe một cách có chủ đích; chiếm đoạt và hủy hoại trên diện rộng đối với tài sản mà không thể biện hộ bằng các yêu cầu về quân sự và được thực hiện một cách bất hợp pháp và trái đạo lý; ép buộc những tù binh hoặc những người được bảo hộ khác; trục xuất, di chuyển, giam giữ một cách bất hợp pháp và bắt làm con tin. Thứ hai, ICC cũng có quyền xét xử đối với một phạm vi rộng những hành vi khác vi phạm luật quốc tế về nhân đạo, bao gồm những vi phạm được ghi nhận tại Quy tắc LaHaye và Nghị định thư I của Công ước Genevơ và luật tập quán quốc tế liên
  • 29. 23 quan; những tấn công vào thường dân; sự tấn công có chủ định vào cộng đồng dân cư, các mục tiêu dân sự, các đơn vị trợ giúp nhân đạo hoặc gìn giữ hòa bình cũng như sự tấn công vào các mục tiêu mà biết rõ rằng sự tấn công đó sẽ gây ra thiệt mạng hoặc thương vong cho thường dân hoặc thiệt hại cho các mục tiêu dân sự; đe dọa những người không có khả năng tự vệ như giết hoặc gây thương tích cho các binh sĩ đã đầu hàng; sử dụng các biện pháp bị cấm trong thời chiến như lợi dụng ngừng bắn, cờ, phù hiệu của Liên hợp quốc cũng như Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, sử dụng các vũ khí bị cấm như đầu độc hoặc vũ khí độc, khí độc, cố ý sử dụng sự đói khát của thường dân làm công cụ chiến tranh, tuyển mộ hoặc cưỡng bức nhập ngũ đối với trẻ em dưới 15 tuổi hoặc sử dụng trẻ em trong chiến đấu. Đồng thời các hành vi vi phạm pháp luật và tập quán khác (áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang không mang tính quốc tế) nhằm vào những người không trực tiếp tham gia chiến đấu, kể cả những người thuộc lực lượng vũ trang đã hạ vũ khí hoặc không tham chiến do bị ốm, bị thương, bị giam giữ hoặc vì lý do khác, cũng đều bị coi là tội phạm chiến tranh và thuộc thẩm quyền xét xử của ICC. Tội xâm lược Mặc dù tội xâm lược đã được đưa vào danh mục các tội phạm thuộc thẩm quyền của ICC, nhưng định nghĩa tội ác xâm lược chỉ mới được thông qua bởi đại hội đồng các quốc gia thành viên trong hội nghị kiểm điểm quy chế Rome được tổ chức tại Kampala (Uganda) từ 31/5-11/6/2010. Theo đó, tội ác xâm lược có nghĩa là hành vi lập kế hoạch, chuẩn bị, bắt đầu hoặc thực hiện hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Nhà nước xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập về chính trị của một quốc gia khác. Các hành vi được coi là xâm lược là xâm chiếm, tấn công bằng lực lượng vũ trang từ lãnh thổ của một quốc gia đến một quốc gia khác, chiếm đóng quân sự, thôn tính bằng vũ lực, phong tỏa cảng hoặc bờ biển, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng và quy mô thể hiện rõ vi phạm hiến chương của Liên hợp quốc. Thủ phạm của cuộc gây hấn là một người có chức vụ thực hiện kiểm soát hoặc chỉ đạo các hoạt động chính trị hoặc quân sự của nhà nước nêu trên.
  • 30. 24 Tuy nhiên thỏa thuận này hiện chưa có hiệu lực, nó chỉ có hiệu lực sau một năm có ít nhất 30 nước thành viên phê chuẩn điều khoản sửa đổi nói trên. 1.2.3.3. Một số ngoại lệ về thẩm quyền xét xử của toà ICC Quy chế Rome có quy định một số ngoại lệ về thẩm quyền xét xử của ICC, cụ thể là ở điều 12, 25, 26, 27 và 31. Trong đó: Khoản 2 Điều 12 quy chế Rome quy định về điều kiện thực hiện quyền tài phán: Trong trường hợp quy định tại điều 13 khoản a hoặc c, toà án có thể thực hiện quyền tài phán nếu một hoặc nhiều quốc gia sau là thành viên của quy chế này hoặc đã chấp nhận quyền tài phán của Toà án theo quy đinh tại khoản 3: a, Quốc gia mà trên lãnh thổ có hành vi tội phạm xảy ra hoặc quốc gia nơi đăng kí tàu thuyền hoặc tàu bay, nếu tội phạm được thực hiện trên tàu thuyền hay máy bay; b, Quốc gia mà người bị buộc tội là công dân. Điều khoản này có quy định về thẩm quyền của ICC với các nước không phải là thành viên của công ước là trái với quy định của Điều 34 công ước Viên về luật điều ước 1969. Tuy nhiên, khi giải thích về vấn đề này người ta nói rằng ICC ra đời là nhằm thực thi công lý, nếu bỏ quy định về thẩm quyền tài phán của ICC ở điều 12 đi thì trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến việc bỏ sót tội phạm, do đó vẫn để điều khoản 12 trong Quy chế Rome 1998 như vậy coi như là một trường hợp ngoại lệ. ICC chỉ có thẩm quyền xét xử đối với cá nhân, do đó mà những quy định về năng lực hành vi và năng lực pháp luật của cá nhân đều được quy định, cụ thể từ Điều 25 đến Điều 27 của Quy chế. Trong đó, Điều 26 quy định trường hợp ICC không có quyền tài phán đó là với người dưới 18 tuổi tại thời điểm cho là phạm tội. Đồng thời ở Điều 27 cho thấy “các miễn trừ hay thủ tục đặc biệt với người có thân phận chính thức theo luật quốc gia hay luật quốc tế đều không cản trở Toà án thực hiện quyền tài phán”. Điều 31 quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự. Trong điều khoản này có quy định những căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm các lý do về
  • 31. 25 năng lực hành vi như trong trường hợp bị tâm thần hay say, tự vệ hay bả o vệ người khác, do bị ép buộc trong trường hợp bị doạ giết hay sắp bị gây thương tích. 1.2.4. Cơ cấu tổ chứ c của ICC Theo Điều 34 Quy chế Rome , Toà án Hình sự quốc tế gồm có 4 cơ quan chính: Ban chánh án (The Presidency); Bộphâ ̣n phúc thẩm (Appeals Division); Bộ phâ ̣n xét xử (Trial Division) và Bộ phâ ̣n tiền xét xử (Pre – Trial Division); Văn phòng Công tố viên (The Office of the Prosecutor) và Thư ký Toà (Registrar). 1.2.4.1. Ban chá nh á n (The Presidency) Ban chánh án là một trong bốn cơ quan chính của Toà án Hình sự quốc tế (ICC). Điều 38, Quy chế Rome quy đi ̣nh : Ban chánh án bao gồm chánh án , phó chánh án thứ nhất và phó chánh án thứ hai . Những người này sẽ được bầu trong số các thẩm phán với đa số phiếu tuyê ̣t đối với nhiê ̣m kỳ 3 năm và đư ợc quyền tái ứng cử một lần . Ban chánh án là cơ quan chi ̣u trách nhiê ̣m về các công viê ̣c hành chính của Toà trừ những chức năng thuộc về Văn phòng công tố viên , cũng như những chứ c năng khác được quy đi ̣nh trong Quy chế (điểm b, khoản 3, Điều 38 Quy chế Rome ). Để thực hiê ̣n tất cả những tránh nhiê ̣m của mình , Ban chánh án toà án sẽ hợp tác với sự nhất trí của công tố viên về tất cả các vấn đề liên quan tới chứ c năng của nhau . Với chứ c năng điều hành của toà án , Ban chánh án chi ̣u trách nhiê ̣m trên ba lĩnh vực chính: hành chính, tư pháp và các quan hê ̣đối nội. Chứ c năng hành chính của Ban chánh án bao gồm làm đầu mối cho mọi hoạt động của Toà án ; ban hành và thông qua các quy đi ̣nh , quy chế cho hoa ̣t động của Toà án… Chứ c năng đối nội của Ban chánh án bao gồm : đàm phán , ký kết các hiệp đi ̣nh nhân danh toà án và thúc đẩy sự hiểu biết , quan tâm của cộng đồng quốc tế với toà á n. Chứ c năng tư pháp của Ban chánh án tâ ̣p trung vào các hoa ̣t động như : tiến hành các chức năng chuyên biệt của mình trong lĩnh vực tư pháp , tổ chứ c các hoa ̣t động tố tụng của các bộphâ ̣n của toà án theo các quy đi ̣nh của Quy chế Rome, quy tắc về thủ tục, chứ ng cứ pháp lý và các quy đi ̣nh khác có liên quan của Toà án.
  • 32. 26 Bên ca ̣nh các chứ c năng trên , Ban chánh án còn thực hiê ̣n nhiê ̣m vụgiám sát hoạt động của Ban thư ký toà án và đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của ban thư ký đối với các cơ quan của Toà án . Để thực hiê ̣n chứ c năng giám sát của mình , Ban chánh án chủ yếu tập trung vào những vấn đề như : các quy định đối với nhân viên của toà án, bảo đảm an nin h về thông tin , thực hiê ̣n trách nhiê ̣m liên quan đến lĩnh vực tài chính. 1.2.4.2. Các bộ phận của Toà (Bộ phận xét xử , Bộ phận tiền xét xử , Bộ phận phúc thẩm) Theo điều 39, Quy chế Rome quy đi ̣nh : Ngay sau khi bầu ra các thẩ m phán, Toà sẽ tự lập ra các bộ phận cụ thể theo quy định tại Điều 34. Các chức năng tư pháp của Toà sẽ do các Hội đồng tương ứ ng trong từ ng bộphâ ̣n thực hiê ̣n. - Bộphâ ̣n phúc thẩm(Appeals Division) sẽ bao gồm chánh án toà án và bốn thẩm phán; tương ứ ng với nó là Hội đồng phúc thẩm(Appeals chamber) bao gồm tất cả các thẩm phán của Bộphâ ̣n phúc thẩm(điểm b, khoản2, mục i, Điều39, Quy chế Rome) - Bộphâ ̣n xét xử (Trial Division ) bao gồm ít nhất sáu thẩm phán ; tương ứng với nó là Hội đồng sơ thẩm . Các chức năng của Hội đồng sơ thẩm (Trial chamber) do ba thẩm phán của Bộphâ ̣n sơ thẩm thực hiê ̣n (điểm b, khoản 2, mục ii, Điều 39, Quy chế Rome ) - Bộphâ ̣n tiền xét xử (Pre-Trial Division) bao gồm ít nhất sáu thẩm phán ; tương ứng với nó là Hội đồng dự thẩm (Pre-Trial chamber). Để thực hiê ̣n chứ c năng dự thẩm sẽ do một hoă ̣c ba thẩm phán đảm nhiê ̣m (điểm b, khoản 2, mục iii, Điều 39, Quy chế Rome) Nhiê ̣m vụcụthể của các thẩm phán trong từ ng bộphâ ̣n nói trên sẽ căn cứ vào tính chất của từng loại bộ phận , tiêu chuẩn và kinh nghiê ̣m của các thẩm phán . Do đó, thành phần của mỗi bộ phận sẽ bao gồm một tỷ lệ thích hợp các nhà chuyên môn trong lĩnh vực luâ ̣t hình sự và tố tụng hình sự quốc tế . Đặc biệt, các bộ phận xét xử và tiền xét xử sẽ bao gồm chủ yếu các thẩm phán có kinh nghiệm trong lĩnh vực xét xử tội pha ̣m hình sự. Trong khi, các thẩm phán, được chỉ đi ̣nh vào Bộphâ ̣n sơ thẩm và Bộphâ ̣n dự thẩm sẽ làm viê ̣c ta ̣i các bộphâ ̣n này trong thời ha ̣n 3 năm,
  • 33. 27 và sau đó cho đến khi kết thúc các vụ việc đang được các bộ phận này gi ải quyết (điểm a, khoản 3, Điều 39, Quy chế Rome ). Các thẩm phán, được chỉ đi ̣nh vào Bộ phâ ̣n phúc thẩm sẽ làm viê ̣c ta ̣i bộphâ ̣n này suốt nhiê ̣m kỳ của mình .Về mă ̣t nguyên tắc, các thẩm phán được phân công vào bộ phận nào thì chỉ làm việc trong bộ phận đó. Nhưng trong một số trường hợp : (1) Ban chánh án cho rằng viê ̣c điều chuyển là cần thiết để đảm bảo xử lý ki ̣p thời , hiê ̣u quả khối lượng công viê ̣c của Toà án ; (2) Viê ̣c điều chuyển không ảnh hưởng đến công việc của thẩm phán ; (3) Đảm bảo tính công bằng, vô tư của toà án không vi phạm điều kiện : “Một thẩm phán đã tham gia giai đoa ̣n dự thẩm của vụviê ̣c sẽ không được xét xử vụviê ̣c đó ta ̣i Hội đồng sơ thẩm”, các thẩm phán có thể đảm nhiệm công tác ở bộ phận khác (khoản 4, Điều 39, Quy chế Rome). Thí dụ, thẩm phán từ Bộphâ ̣n sơ thẩm sang làm viê ̣c ở Bộphâ ̣n dự thẩm hoă ̣c ngược la ̣i. Các chức năng tư pháp của Toà án sẽ docác Hội đồng trong từng bộ phận thực hiê ̣n. Tương ứ ng với các bộphâ ̣n của toà án là một hội đồng. Tuy nhiên, trong mỗi bộ phâ ̣n có thể có nhiều hơn một hội đồng tuỳ thuộc vào nhu cầu việc thực hiện có hiệu quả khối lượng công việc của bộ phận (điểm c, khoản 2, Điều 39, Quy chế Rome). Chứ c năng và thẩm quyền của các Hội đồng được quy đi ̣nh một cách cụthể trong nhiều điều khoản tương ứ ng chủ yếu ta ̣i phần II, III, V và VIII của Quy chế Rome. 1.2.4.3. Văn phòng công tố (The Office of the Prosecutor) Văn phòng công tố là một trong những bộphâ ̣n trong cơ cấu của ICC và hoa ̣t động như một cơ quan riêng biê ̣t của Toà án . Văn phòng công tố được đă ̣t dưới sự lãnh đạo của Trưởng công tố và Trưởng văn phòng công tố có toàn quyền quản lý , điều hành văn phòng kể cả các vấn đề nhân sự, thiết bi ̣và các nguồn lực khác của văn phòng. Có một hoặc một số phó giúp việc cho Trưởng công tố và có quyền tiến hành các hoạt động như đối với Trưởng công tố theo Quy chế Rome . Trưởng Công tố và Phó Công tố là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực cao và có kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng trong lĩnh vực truy tố, xét xử các loại vụ án hình sự. Họ phải thành thạo một trong ít nhất một ngoại ngữ làm việc của Tòa án. Trưởng Công tố do Hội đồng Quốc gia thành viên bầu theo đa số tuyệt đối. Phó Công tố được bầu
  • 34. 28 theo thể thức tương tự từ danh sách ứng cử viên do Trưởng Công tố đề xuất, Trưởng Công tố và Phó Công tố làm việc với nhiệm kỳ 9 năm và không được tái ứng cử, trừ khi nhiệm kỳ được bầu trước đó ngắn hơn. Trưởng Công tố và Phó Công tố phải có quốc tịch khác nhau. Họ không được tham gia bất kỳ hoạt động nào mà chắc chắn có thể ảnh hưởng đến chức năng công tố hoặc sự độc lập của họ. Họ cũng không được tham gia vào bất kỳ công việc nào có tính chất nghề nghiệp (khoản 5 Điều 42). Ngoài ra, Trưởng Công tố cũng như Phó Công tố không được tham gia vào bất kỳ vụ kiện nào khi có căn cứ nghi ngờ vế sự không vô tư của họ (khoản 7 Điều 42). Mọi vấn đề liên quan đến việc tuyên bố không đủ tư cách đối với Trưởng Công tố và Phó Công tố sẽ do Hội đồng Quốc gia thành viên quyết định (khoản 8 Điều 42). Khi thực hiê ̣n nhiê ̣m vụcủa mình về quản lý văn phòng công tố, Trưởng công tố phải ban hành quy đi ̣nh để điều chỉnh hoa ̣t động của văn phòng [13, Điều 42, Khoản 1, 2]. Văn phòng công tố có chứ c năng tiến hành điều tra và truy tố người ph ạm tội ra trước toà án thông qua viê ̣c: Tiếp nhâ ̣n tin báo và tất cả các thông tin quan trọng về những tội pha ̣m thuộc thẩm quyền tài phán của Toà án Hình sự quốc tế ; Bằng các biê ̣n pháp hợp pháp được quy đi ̣nh ta ̣i Quy chế Rome kiểm tra tính khách quan có căn cứ của các tin báo và thông tin về tội phạm đã tiếp nhận; Tiến hành điều tra làm rõ tội pha ̣m và truy tố người pha ̣m tội trước toà án . Như vâ ̣y , Văn phòng công tố có trách nhiê ̣m tiếp nhâ ̣n và phân tích tình huống và các thông tin xác định cơ sở cho hoạt động điều tra ; thực hiê ̣n hoa ̣t động điều tra đối với tội diê ̣t chủng , tội chống loài người , tội pha ̣m chiến tranh và thực hiê ̣n hoa ̣t động truy tố ra toà án đối với những người pha ̣m những tội ác trên. 1.2.4.4. Ban thư ký toà á n (The Registry) Ban thư ký của toà án chi ̣u trách nhiê ̣m về những vấn đề không thuộc chứ c năng tư pháp liên quan đến viê ̣c quản lý hành chính và phục vụcủa toà . Đứng đầu là thư ký toà (Registrar) là viên chức hành chính của toà hoạt động dưới quyền của chánh án toà. Thư ký toà được các thẩm phán bầu ra bằng bỏ phiếu kín có lưu ý đến sự giới thiê ̣u của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên (The Assembly of States Parties). Trong trường hợp cần thiết và theo sự giới thiê ̣u của thư ký , các
  • 35. 29 thẩm phán bầu ra phó thư ký theo cách thức tương tự nếu thấy cần thiết. Chánh Thư ký và Phó Thư ký ph ải là người có đạo đức tốt, năng lực cao, có kiến thức xuất sắc và thông thạo ít nhất một trong những ngôn ngữ làm việc của Toà án. Chánh Thư ký làm việc với nhiệm kỳ 5 năm, phục vụ toàn thời gian (full – time basis) và được quyền tái ứng cử một nhiệm kỳ. Phó Thư ký làm viê ̣c v ới nhiệm kỳ 5 năm hoặc ít hơn theo quyết định của đa số tuyệt đối các Thẩm phán (khoản 5 Điều 43). Chánh Thư ký thành l ập phòng Nạn nhân và Nhân chứng để đưa ra các biện pháp bảo vệ và bảo đảm an ninh, tư vấn và các trợ giúp thích hợp khác cho người làm chứng và người bị hại tham gia tố tụng tại toà án và những người gặp nguy hiểm do lời khai của người làm chứng (khoản 6 Điều 43). Mọi hoạt động tác nghiệp của phòng này được thực hiện sau khi đã thống nhất với phòng công tố 1.2.4.5. Những tiêu chuẩn, sự đề cử và bầu chọn của cá c thẩm phá n Thẩm phán chính là nhân tố không thể thiếu được cho sự hoa ̣t động bình thường của toà án. Theo khoản 1, Điều 36 Quy chế Rome quy đi ̣nh : Toà án hình sự quốc tế có 18 thẩm phán do quốc gia thành viên đề cử. Tuy nhiên, Ban chánh án có thể đề xuất một số lượng nhiều hơn 18 thẩm phán nhằm đáp ứ ng các yêu cầu công viê ̣c của toà . Ban chánh án toà án sẽ phải giải trình lý do để đề xuất số lượng đó tại một kỳ họp của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên với điều kiện phải đạt được 2/3 số thành viên chấp thuâ ̣n . Ngược la ̣i, Ban chánh án sau đó cũng có thể đề xuất một số lượng các thẩm phán ít hơn căn cứ vào số lượng cô ng viê ̣c thực tế của toà. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thẩm phán không thể ít hơn 18 người. Ban Chánh án vào bất kỳ thời điểm nào, căn cứ vào khối lượng công việc có thể đề nghị giảm số lượng Thẩm phán. Nếu đề nghị này được Hội đồng Quốc gia thành viên thông qua thì số lượng Thẩm phán sẽ giảm dần khi nhiệm kỳ của các Thẩm phán kết thúc cho tới khi đạt được số lượng cần thiết và không được ít han 18 Thẩm phán (khoản 2 Điều 36). Đây là một thủ tục đơn giản và tương đối mềm dẻo ch o phép điều chỉnh quy mô của Toà án căn cứ vào công viê ̣c thực tế của Toà mà không cần thiết phải sử a đổi Quy chế. Mỗi quốc gia thành viên có thể đề cử một ứng cử viên cho bất kỳ cuộc bầu
  • 36. 30 chọn nào mà người đó không nhất thiết phải là công dân quốc gia mình nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải là công dân của một quốc gia thành viên. Tiêu chuẩn của Thẩm phán được quy đi ̣nh khá c ụ thể trong Quy chế Rome. Các thẩm phán được chọn trong số những người có phẩm chất đạo đức cao, vô tư và chính trực, hội đủ các điều kiện theo yêu cầu để được bổ nhiệm vào các chức vụ cao nhất của ngành tư pháp tại quốc gia họ. Không chỉ có vậy, mỗi ứng cử viên để bầu chọn vào Tòa án phải: + Có năng lực về mặt Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự và kinh nghiệm liên quan cần thiết như là Thẩm phán, công tố viên, luật sư bào chữa hoặc các chức vụ tương tự, trong hoạt động tố tụng hình sự; + Có năng lực trong những lĩnh vực liên quan của Luật pháp quốc tế, như Luật Nhân đạo quốc tế, Luật Nhân quyền và kinh nghi ệm sâu rộng trong lĩnh vực pháp lý chuyên môn, liên quan đến công tác xét xử của Toà án. Việc bầu Thẩm phán phải dựa trên nguyên tắc có sự đại diện của các hệ thống pháp luật chính trên thế giới, sự đại diện công bằng v ề khu vực địa lý và sự đại diện công bằng giữa Thẩm phán nam và Thẩm phán nữ (khoản 8 Điều 36). Không cho phép hai Thẩm phán cùng là công dân của một quốc gia. Trong trường hợp một người là công dân của nhiều quốc gia thì người đó sẽ được coi là công dân của quốc gia mà ở đó người này thực hiện thường xuyên các quyền dân sự, chính trị. Các Thẩm phán sẽ được bầu bằng bỏ phiếu kín tại phiên họp của Hội đồng Quốc gia thành viên. Thẩm phán được bầu là người đạt số phiếu cao nhất và phải đủ 2/3 số phiếu của đại diện các nước có mặt và bỏ phiếu. Tại khoản 9 Điều 36 quy đinh về nhi ệm kỳ của Thẩm phán. Theo đó, tại lần bầu chọn đầu tiên, 1/3 số Thẩm phán trúng cử sẽ được lựa chọn bằng rút thăm để làm việc với nhiệm kỳ 3 năm, 1/3 làm việc với nhiệm kỳ 6 năm, và số còn lại sẽ làm việc với nhiệm kỳ 9 năm. Thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm được quyền tái ứng cử một nhiệm kỳ đầy đủ. Còn Thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm không được tái ứng cử. Các Thẩm phán độc lập trong khi thực hiện chức năng của mình. Họ không được tham gia những hoạt động mà chắc chắn có thể gây ảnh hưởng đến các chức
  • 37. 31 năng xét xử hoặc sự độc lập của mình. Họ phải làm việc chuyên trách tại trụ sở và không được tham gia công việc khác mang tính chất nghề nghiệp. Để đảm bảo tính khách quan khi xét xử, một Thẩm phán sẽ không được tham gia vào các vụ kiện trong các trường hợp: Có căn cứ hợp lý nghi ngờ sự vô tư của thẩm phán; Thẩm phán đó trước đây đã tham gia với bất kỳ tư cách nào trong vụ án đó trước Toà hình sự quốc tế, hoặc trong một vụ án hình sự có liên quan đến vụ án nói trên được giải quyết ở quốc gia liên quan đến người đang bị điều tra, truy tố. 1.3. Đi ̣nh nghĩa về quy trìnhtố tụng và vai trò củaquy trìnhtố tụng của ICC 1.3.1. Đi ̣nh nghĩa về quy trình tố tụng Từ điển Luâ ̣t học của Viê ̣n Khoa học pháp lý , BộTư pháp Việt Nam đi ̣nh nghĩa “Thủ tục tố tụng là cách thức trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ á n đã được thụ lí hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật” [2, tr. 729]. Do các vụ việc có tính đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau tương ứ ng . Thủ tục tố tụng hình sự được quy định áp dụng cho viê ̣c giải quyết các vụán hình sự . Theo trình tự thì thủ tục tố tụ ng hình sự phân thành các giai đoạn : thủ tục khởi tố , thủ tục điều tra , thủ tục truy tố , thủ tục xét xử và thủ tục thi hành án. Các văn bản pháp luật tố tụng hình sự bên cạnh việc quy định về các điểm khác biệt của mỗi thủ tục tố tụng, luôn quy đi ̣nh về các vấn đề chung của các vụ án như: thẩm quyền xét xử của tòa án , nguyên tắc xét xử , thành phần của Hội đồng xét xử , những người tham gia tố tụng và quyền và nghĩa vụcủa họ , viê ̣c áp dụng các biê ̣n pháp khẩn cấp, tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn. Quy trình tố tụng không được đi ̣nh nghĩa trong Quy chế Rome . Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung và mục đích của Quy chế Rome và những lý luận chung về thủ tục tố tụng được định nghĩa theo pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam , để nghiên cứu quy trình tố tụng của ICC theo quy chế Rome, tác giả xin được tự rút ra được đi ̣nh nghĩa về quy trình tố tụng của ICC là: trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự;
  • 38. 32 1.3.2. Vai trò của cá c quy trình tố tụng của ICC Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế quy định thủ tục chặt chẽ bảo đảm cho viê ̣c phát hiê ̣n , xác định tội phạm và người phạm tội được ch ính xác , xử lý nghiêm minh, không để lọt tội pha ̣m , không làm oan người vô tội đồng thời bảo vê ̣ các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội không bị hoạt động xét xử của Tòa án Hình sự quốc tế xâm hại và tước bỏ . Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế đã giải quyết tốt các yêu cầu này thể hiện bằng những quy định về thủ tục giải quyết vụ án như: Thông báo và phát hiện tội phạm; điều tra, truy tố; thủ tục tố tụng sơ bộ tại Tòa án (tiền xét xử); xét xử và thi hành án hướng tới việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng, tôn trọng công lý. Quy chế Rome (Điều 85) quy định phạm vi, mức độ và cách thức bồi thường thiệt hại cho người bị oan nhằm khắc phục sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời, khôi phục những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người bị oan. Sau khi xét xử , tòa án ra bản án tuyên bố bị cáo có tội hoặc không có tội và các quyết định khác. Bản án và quyết định của tòa án đã có hiê ̣u lực phải được thi hành và được các cơ quan, các quốc gia có liên quan tôn trọng. Như đã phân tích ở trên , hoạt động tố tụng của ICC phải trải qua nhiều giai đoa ̣n, quy trình khác nhau . Mỗi giai đoa ̣n , mỗi quy trình thể hiê ̣n một hướng nhất đi ̣nh của hoa ̣t động tố tụng . Quy trình tố tụng hình sự của ICC là những bước trong trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng mang đặc thù về phạm vi chủ thể , hành vi tố tụng và theo nội dung và mục đ ích, Quy chế Rome có thể chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn: điều tra, truy tố; xét xử; thi hành án. 1.3.2.1. Giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự Hoạt động điều tra, truy tố được quy định cụ thể trong phần 5 của Quy chế Rome, từ Điều 53 đến Điều 61 và một số điều khoản có liên quan nằm rải rác trong các phần khác của Quy chế. Theo đó, Điều tra là giai đoa ̣n quan trọng trong quá trình giải quyết vụán thuộc thẩm quyền của ICC nhằm thu thâ ̣p chứ ng cứ làm rõ tội phạm và hành vi của bị can làm cơ sở cho viê ̣c truy tố và xét xử đối với họ.
  • 39. 33 Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Trưởng công tố quyết định mở điều tra và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của Văn phòng công tố truy tố bị can trước Tòa án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng. Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn này được thể hiện trên các bình diện chủ yếu như sau: Một mặt, điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan (người) tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm; Mặt khác, điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tố tụng của ICC , có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự (như: Truy tố của Văn phòng công tố ho ặc xét xử của Tòa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội); - Và cuối cùng, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để bảo vệ các quyền và nghĩa vụcủa người pha ̣m tội trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Văn phòng công tố và xét x ử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trên toàn cầu. Với tính chất là một giai đoạn độc lập của hoạt động tố tụng hình sự, giai đoạn truy tố về hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được quy định trong Quy chế Rome nhằm ki ểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà Văn phòng công tố và các cá nhân có thẩm quyền đã áp d ụng để bảo đảm cho các quyết định đó đư ợc chính xác và khách quan góp phần truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tội, đúng người và đúng pháp luật. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Văn phòng công tố nh ận được các tài liệu của vụ án