SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 110
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
CHU THỊ NHÀN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
CHU THỊ NHÀN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS NGUYỄN QUỐC SỬU
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Chu Thị Nhàn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Hành
chính Quốc gia, Khoa sau đại học cùng các thầy, cô giáo của Học viện Hành
chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy cho tôi học tập chƣơng trình Thạc sỹ Luật
Hiến pháp và Luật Hành chính.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu đã tận
tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Vụ Pháp chế, Vụ Vận tải - Bộ Giao
thông vận tải, Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu luận văn./.
Tác giả
Chu Thị Nhàn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ........................................ 6
QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ ..................................................................... 6
1.1. Quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.................................... 6
1.1.1. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ...................................... 6
1.1.2. Đặc điểm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ........................................ 9
1.1.3. Vai trò của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ................................... 11
1.2. Điều chỉnh pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ...................................... 13
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........... 13
1.2.2. Một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ .. 16
1.3. Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ18
1.3.1.Tính toàn diện, đồng bộ ............................................................................. 19
1.3.2. Tính thống nhất ......................................................................................... 20
1.3.3. Tính phù hợp ............................................................................................. 20
1.3.4. Tính khả thi ............................................................................................... 21
1.3.5. Tính phù hợp về kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật .............................................................................................................. 22
1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ........ 23
1.4.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................ 23
1.4.2. Ý thức của chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ ......................................... 24
1.4.3. Công tác tổ chức và ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật........... 24
1.4.4. Các yếu tố về: trình độ của đối tƣợng thi hành, thực hiện pháp luật; một số
điều kiện về vật chất, kỹ thuật cần thiết.............................................................. 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ................................. 27
VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY........................................... 27
2.1. Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ........................ 27
2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc
về hoạt động vận tải đƣờng bộ (chủ thể quản lý)................................................ 27
2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ, các chủ
thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ............................................................ 29
2.1.3. Nhóm quy phạm pháp luật đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật
về hoạt động vận tải đƣờng bộ............................................................................ 44
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta thời
gian qua ............................................................................................................... 52
2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật........................................................ 52
2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ trên một số lĩnh
vực....................................................................................................................... 54
2.3. Đánh giá chung............................................................................................. 71
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân.................................................. 71
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân................................................................ 73
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY.................. 79
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta
hiện nay ............................................................................................................... 79
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ............... 80
3.2.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.. 80
3.2.2. Tăng cƣờng năng lực thực thi pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.......... 89
3.2.3. Đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị thực hiện pháp luật về quản lý vận
tải đƣờng bộ......................................................................................................... 94
3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực
hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................................................ 95
3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia thực
hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................................................ 96
KẾT LUẬN....................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 101
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động vận tải nói chung và vận tải đƣờng bộ nói riêng có vai trò thiết
yếu đối với sản xuất và đời sống của con ngƣời. Hiện nay ở nƣớc ta, vận tải ô tô
đảm nhiệm trên 90% tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng
khối lƣợng vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, hoạt động vận tải đƣờng bộ có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta.
Kể từ khi nhà nƣớc chủ trƣơng xã hội hoá lực lƣợng vận tải đƣờng bộ, các
thành phần kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, các phƣơng tiện kinh doanh vận tải gia
tăng nhanh chóng cả về số l
đƣợc hoàn thiện.
Vấn đề quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ta quan tâm và các nội dung này đã đƣợc đƣa vào Luật Giao thông đƣờng bộ từ
năm 2001. Sau hơn 7 năm thực hiện, đã ban hành Luật Giao thông đƣờng bộ
năm 2008 sửa đổi và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn Luật để quản
lý hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ, đến nay
vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém tác động tiêu cực đến chất lƣợng dịch vụ vận tải
và an toàn giao thông, làm hạn chế những thành công trong quá trình phát triển
của vận tải đƣờng bộ. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chở quá tải…
diễn ra phổ biến. Hiện tƣợng “xe dù”, “bến cóc”, “cơm tù”, đón trả khách không
đúng nơi quy định, tranh giành khách, bán khách,… vẫn tồn tại; công tác quản lý
nhà nƣớc về vận tải tuy không ngừng đƣợc hoàn thiện và đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định nhƣng chƣa thật sự đƣợc đổi mới, chƣa theo kịp với sự phát triển và
những diễn biến của hoạt động vận tải; công tác quản lý của các đơn vị vận tải còn
nhiều yếu kém cần khắc phục.
2
Để có căn cứ hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ khắc phục những tồn tại, bất
cập nêu trên của hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ
vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đƣờng bộ thì việc nghiên cứu, nắm bắt
đƣợc cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật là vô cùng cần thiết vì suy
cho cùng, pháp luật đƣợc tạo ra cũng là để đi sâu vào cuộc sống thực tiễn. Đó
chính là lý do tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý hoạt động
vận tải đường bộ” để làm luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp - Luật Hành chính tại
Học viện Hành chính Quốc gia.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (1980), Xử lý vi phạm hành
chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội;
Đề tài đề cập đến một cách toàn diện về việc xây dựng một hệ thống
khoa học của việc xử phạt vi phạm hành chính. Đề tài làm nền tảng pháp lý áp
dụng cho việc xử phạt vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong
đó có cả lĩnh vực vận tải đƣờng bộ.
- Nguyễn Trọng Bình (2000),
Đại họ
áp dụng trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực xử phạt vi
phạm hành chính, trong đó bao gồm các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong
xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ.
- Đỗ Quốc Phong (2010), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô áp dụng cho tỉnh Nghệ An, Luận văn
thạc sỹ, Trƣờng Đại học Giao thông vận tải. Luận văn đã làm sang tỏ một số
vấn đề cơ bản về hoạt động vận tải nói chung và vận tải hành khách nói riêng
Luận văn đánh giá thực trạng việc xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về
3
vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô tô, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật về vận tải đƣờng bộ nói chung và vận tải hành khách
liên tỉnh bằng xe ô tô nói riêng.
- Trƣơng Thị Mỹ An (2014), Dịch vụ vận tải của Việt Nam, thực trạng và
giải pháp, luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị, Trƣờng Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã nghiên cứu và làm sang tỏ một số
cơ sở lý luận về dịch vụ vận tải trong đó bao gồm vận tải đƣờng bộ. Trên cơ sở
nghiên cứu thực trạng dịch vụ vận tải của Việt Nam, luận văn đã đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải trong đó có vận tải đƣờng
bộ.
Các công trình nghiên cứu trên, mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về
thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay, tuy
nhiên, các công trình đã nghiên cứu sâu sắc những khía cạnh về thực tiễn hoạt
động vận tải đƣờng bộ ở một số địa phƣơng cụ thể, trên phạm vi cả nƣớc, đƣa ra
đƣợc những hạn chế của các quy định pháp luật và công tác thi hành pháp luật
về vận tải, trong đó có vận tải đƣờng bộ. Đồng thời, các công trình nghiên cứu
cũng đã đƣa các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ. Những công trình này là nền tảng lý luận quan trọng, đi trƣớc mở
đƣờng cho những công trình nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên các công trình này
chƣa đi sâu nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt
Nam hiện nay. Vì vậy, việc tiếp tục hƣớng nghiên cứu xoay quanh thực trạng
pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, làm cơ
sở để soi chiếu lại, củng cố, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan, luận văn phân
tích thực trạng hệ thống nội dung cơ bản của quy định pháp luật về quản lý vận
tài đƣờng bộ, thực tiễn áp dụng hiện nay, để tìm ra những hạn chế, vƣớng mắc
và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận
tài đƣờng bộ ở nƣớc ta thời gian tới.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ
và thực tiễn thi hành ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài của luận văn đƣợc giới hạn trong việc nghiên
cứu pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ (trọng tâm là Luật Giao thông đƣờng
bộ năm 2008 và văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đƣờng
bộ) trong nƣớc giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp
nghiên cứu, trong đó có các phƣơng pháp cụ thể nhƣ:
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ, tác giả phân tích các quy định về hoạt động vận tải
đƣờng bộ…
Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu về các kết quả đạt đƣợc và
những hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định về quản lý vận tải đƣờng
bộ.
Phương pháp so sánh: để làm rõ vấn đề đang nghiên cứu, tác giả luận văn
đã so sánh pháp luật nƣớc ta với một số nƣớc trên thế giới để có cái nhìn bao
quát hơn.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp
lịch sử, tổng hợp, …
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa lý luận
5
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng
bộ nhằm làm rõ đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hƣởng và đánh giá
hiệu quả của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ những tồn tại, hạn
chế và bất cập trong các quy định cũng nhƣ việc triển khai, thực hiện pháp luật
về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu của đề tài
đã hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định điều chỉnh
đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng
bộ để rõ những mặt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và bất cập trong các quy định
cũng nhƣ việc triển khai, thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Từ
đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật
về hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Do đó, luận văn là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan
đến các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Đồng thời, là căn cứ
cho các nhà nƣớc lý về vận tải đƣờng bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về
quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc kết cấu bởi 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta
hiện nay.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ
1.1. Quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ
1.1.1. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
1.1.1.1. Khái niệm vận tải đường bộ
Lĩnh vực giao thông đƣờng bộ là một trong những lĩnh vực lớn trong lĩnh
vực giao thông vận tải. Có thể nói đây là lĩnh vực gắn liền và gần gữi với ngƣời
dân hơn hết. Hoạt động đƣờng bộ bao gồm 03 mảng lớn: kết cấu hạ tầng giao
thông đƣờng bộ, phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ và vận tải đƣờng bộ
(theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29].
Trong đó, vận tải đƣờng bộ có vai trò quan trọng đối với đời sống con
ngƣời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
bộ là hình thức vận tải phổ biến nhất hiện nay.
Vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là hoạt động sử dụng phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ để vận chuyển ngƣời, hàng hóa trên đƣờng bộ (theo khoản 30 Điều 3
Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. Phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ gồm: phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ, phƣơng tiện giao thông thô
sơ đƣờng bộ. Trong đó: Phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ (sau đây gọi là
xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đƣợc kéo bởi xe
ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy
điện) và các loại xe tƣơng tự. Phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ (sau đây
gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho
7
ngƣời khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tƣơng tự (theo Luật Giao thông
đường bộ năm 2008) [29].
Hoạt động vận tải đƣờng bộ đã có từ rất lâu và trở thành một trong một
trong những hoạt động không thể thiếu, hay nói cách khác là hoạt động gắn liền
với mỗi một ngƣời dân. Bất cứ một ngƣời dân nào khi tham gia vào các hoạt
động xã hội, tham gia các quan hệ xã hội gần nhƣ đều phải tham gia vào hoạt
động vận tải đƣờng bộ. Chƣa kể đến việc tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ
để kinh doanh, mà hiện nay hoạt động kinh doanh đang là một trong những hoạt
động phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bản thân hoạt động vận
tải đƣờng bộ có những đặc điểm sau đây:
- Hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động vận tải phổ biến, đa dạng và
gần gũi với ngƣời dân. Hiện nay ở nƣớc ta, hoạt động vận tải đƣờng bộ, trong đó
vận tải ô tô chiếm 90% tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách và trên 70%
tổng khối lƣợng vận chuyển hàng hóa. Hoạt động vận tải đƣờng bộ có sự tham
gia của nhiều loại hình phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ.
- Là hoạt động vận tải có tính chủ động cao. Chủ động về thời gian,
không bị quy định về thời gian đi và thời gian chờ đợi các tuyến tiếp theo
thƣờng ít, có thể vận chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau và đích cuối cùng, do
đặc điểm của hệ thống đƣờng xá là có ở khắp mọi nơi có ngƣời ở. Việc vận
chuyển kéo dài từ nơi đi tới tận đích đến cuối cùng với sự đa dạng của các
phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ.
- Là hoạt động vận tải có tính linh hoạt trong lựa chọn và kết hợp các
phƣơng tiện vận chuyển khác nhau, tƣơng ứng với các tuyến đƣờng và sự sẵn có
các phƣơng tiện vận tải.
- Là hoạt động vận tải có sự tiện lợi cao, đa dạng trong vận chuyển các
loại hàng hóa, do sự đa dạng hình thức vận chuyển, từ hàng hóa nhỏ lẻ, số lƣợng
lớn đến các hàng hóa cồng kềnh, dễ vỡ.
Có thể nói, đây là hoạt động vận tải có nhiều ƣu thế đƣợc nhiều ngƣời
dân, doanh nghiệp lựa chọn. Bên cạnh những lợi thế thì hoạt động vận tải đƣờng
8
bộ cũng có một số đặc điểm hạn chế nhƣng không đáng kể. Ví dụ nhƣ: Bị hạn
chế về khối lƣợng và kích thƣớc hàng hóa vận chuyển, nếu hàng hóa có số lƣợng
rất lớn thì hình thức vận tải này không phù hợp cho một vài chuyến hàng mà
phải chia nhỏ thành các lô để vận chuyển, dẫn tới chi phí tăng lên rất nhiều và
thời gian giao hàng bị chậm chễ, hơn nữa, các hàng hóa có khối lƣợng lớn và
cồng kềnh thì không phù hợp để vận chuyển đƣờng bộ do hệ thống đƣờng xá
không thể đáp ứng đƣợc, ít có phƣơng tiện đƣờng bộ có thể vận chuyển đƣợc
các loại hàng hóa trên, các hàng hóa trên chỉ phù hợp với đƣờng sắt hoặc đƣờng
thủy hoặc hay gặp sự cố trên quãng đƣờng vận chuyển, do tính chất đƣờng bộ có
nhiều phƣơng tiện tham gia giao thông, sự va chạm gây tai nạn là khó có thể
kiểm soát đƣợc, hơn nữa, các phƣơng tiện vận tải thƣờng hay gặp sự cố hỏng
hóc dọc đƣờng…
Vận tải đƣờng bộ có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống, sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi một vùng, miền, mỗi một đất nƣớc, cụ thể nhƣ sau:
- Vận
kinh tế quốc dân, là động lực phát triển kinh tế thúc đẩy hoạt động sản xuất phát
triển.
-
-
- Một số hoạt động vận tải đƣờng bộ nhƣ: vận tải hành khách liên tỉnh,
vận tải bằng xe buýt… sẽ góp phần giảm thiểu mật độ phƣơng tiện cá nhân lƣu
9
thông trên đƣờng bộ từ đó góp phần làm giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi
trƣờng.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định vận tải đƣờng bộ giữ vai trò quan trọng và có
tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nƣớc. Hệ thống vận tải đƣờng
bộ đƣợc ví nhƣ mạch máu trong cơ thể con ngƣời, nó phản ánh trình độ phát
triển của một nƣớc. Vận tải đƣờng bộ phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội: sản xuất, lƣu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc
cần chú trọng, quan tâm tới công tác quản lý đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ.
1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành do cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền ban hành để điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm đảm bảo
cho hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra liên tục, ổn định và phát triển [29].
Ngoài ra, pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ còn đƣợc hiểu
là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động vận tải đƣờng bộ
[29].
Các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ chủ yếu đƣợc đề
cập trong các văn bản nhƣ: Luật Giao thông đƣờng bộ, Nghị định của Chính phủ
và các Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
Mục tiêu cơ bản của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông, hạn chế tối đa tai nạn giao thông, tạo ra điều kiện cho
hoạt động vận tải đƣờng bộ phát triển đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế
đất nƣớc.
1.1.2. Đặc điểm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Từ việc nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động vận tải
đƣờng bộ, có thể nhận thấy pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ có một số
đặc điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam không chỉ
đƣợc quy định trong Luật Giao thông đƣờng bộ mà còn đƣợc quy định trong
10
nhiều văn bản pháp luật của nhà nƣớc. Ở Việt Nam, pháp luật về hoạt động vận
tải đƣờng bộ không chỉ đƣợc quy định trong Luật Giao thông đƣờng bộ và các
văn bản pháp luật nhằm quy định chi tiết, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các
quy định về hoạt động vận tải đƣờng bộ mà còn đƣợc quy định trong rất nhiều
văn bản khác nhau nhƣ Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh. Hiện nay, ngoài các quy
định tại Luật Giao thông đƣờng bộ và các văn bản quy định chi tiết Luật, còn có
nhiều văn bản Luật, Pháp lệnh có những quy định liên quan đến hoạt động vận
tải đƣờng bộ, ví dụ nhƣ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự, Luật phí và lệ phí,
Luật giá,…..Trong những văn bản này, đều có các quy định liên quan đến hoạt
động vận tải đƣờng bộ.
Thứ hai, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ là pháp luật mang tính
chuyên ngành cao, tuy nhiên cũng nhƣ hệ thống pháp luật khác thì pháp về về
vận tải đƣờng bộ cũng chịu sự tác động của một số văn bản pháp luật khác và
của một số cơ quan khác nhau. Ví dụ nhƣ: Hiến pháp, pháp luật về: dân sự, hình
sự, phí, lệ phí, về kết cấu hạ tầng giao thông….
Thứ ba, các quy định về hoạt động vận tải đƣờng bộ liên quan trực tiếp
đến tài sản và sinh mạng con ngƣời nên có tính bắt buộc cao. Các điều kiện kinh
doanh vận tải đƣờng bộ là những điều kiện mang tính bắt buộc thực hiện. Các tổ
chức, cá nhân chỉ đƣợc kinh doanh vận tải đƣờng bộ khi thỏa mãn các điều kiện
kinh doanh về vận tải đƣờng bộ và đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh.
Thứ tư, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ có tính quần chúng. Đặc
điểm này của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ xuất phát từ đặc điểm của
hoạt động vận tải đƣờng bộ. Hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động gần gũi
với ngƣời dân, là hoạt động có tính xã hội hóa cao. Vì vậy, các quy định của
pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc xây dựng, ban hành cần đảm bảo
tính rõ ràng, dễ hiểu, để quần chúng nhân dân nhân dễ tiếp thu các quy định để
tự giác thực hiện.
Từ đó, có thể thấy rằng, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung,
pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ nói riêng đến ngƣời dân là vô cùng
11
quan trọng. Chỉ có ngƣời dân hiểu và thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải
đƣờng bộ thì công tác này mới có hiệu quả cao.
1.1.3. Vai trò của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải
có sự quản lý có hiệu quả của nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc là một nhu cầu cần
thiết trong sự phát triển của xã hội, xu hƣớng chung của nền kinh tế quốc tế hiện
đại là vai trò quản lý kinh tế của Nhà nƣớc không ngừng tăng lên. Bởi vì chỉ có
Nhà nƣớc mới có thể sử dụng các công cụ nhƣ các chính sách và hệ thống pháp
luật để can thiệp nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi của nhà
sản xuất và ngƣời tiêu dùng, hạn chế sự độc quyền, cải thiện sự phân bố các
nguồn lực của nền kinh tế và tạo ra sự ổn định về chính trị cũng nhƣ xã hội. Có
thể nói, với điều kiện xã hội hiện nay thì pháp luật đƣợc xem là công cụ quản lý
mang lại hiệu quả cao nhất.
Vận tải cũng nhƣ nền kinh tế nói chung đều phải chịu sự tác động mang
tính tất yếu đó của quản lý nhà nƣớc. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động vận
tải là hoạt động lớn có nhiều chủ thể tham gia, có ảnh hƣởng lƣớn đến vấn đề
trật tự, an toàn giao thông, tài sản, tính mạng của con ngƣời và sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc, để hoạt động vận tải đƣờng bộ phát huy đƣợc những ƣu
điểm, mang lại hiệu quả cao thì cần phải có sự quản lý của nhà nƣớc bằng các
quy định pháp luật. Các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải
nhằm làm cho hoạt động này diễn ra có trật tự, quy củ hơn, đáp ứng đƣợc nhu
cầu vận tải của xã hội và tiến tới ngày càng thoả mãn hơn nữa về chất lƣợng và
số lƣợng nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế và đi lại của nhân dân. Có thể nói,
pháp luật về quản lý vận tải có những vai trò sau:
Thứ nhất, về phía nhà nƣớc, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là công
cụ hữu hiệu để nhà nƣớc quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đảm bảo cho các
hoạt động này đƣợc diễn ra một cách ổn định, đảm bảo trật tự, an toàn và mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nƣớc đồng thời đảm bảo cho hoạt động vận
tải đƣờng bộ phát triển theo đúng định hƣớng mà nhà nƣớc đặt ra. Trên thực tế,
12
hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động lớn, diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, có
sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với nhiều loại phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ là một
lĩnh vực có thể nói là rất phát triển và đa dạng. Vì vậy, để quản lý hoạt động vận
tải đƣờng bộ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ tài sản, tính mạng con
ngƣời nhà nƣớc phải đƣa ra các quy định bắt buộc các tổ chức, cá nhân khi tham
gia hoạt động vận tải đƣờng bộ phải tuân thủ một cách nghiêm túc. Nếu không
có pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thì nhà nƣớc không thể quản lý, điều
tiết hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Ngoài ra, vận tải đƣờng bộ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc việc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong chiến tranh, vận tải đƣờng bộ thực hiện
nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dƣợc, lƣơng thực, thực phẩm, quân trang, quân
dụng. Trong thời bình, vận tải đƣờng bộ cùng quân đội bảo vệ an ninh quốc
phòng, xây dựng lực lƣợng đồng thời thực hiện cả nhiệm vụ làm kinh tế. Do đó,
thông qua pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhằm đƣa các thành phần kinh
tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải đƣờng bộ vào khuôn khổ,
đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự. Điều này cũng gián tiếp
góp phần giữ vững sự ổn định về mặt chính trị của đất nƣớc.
Thứ hai, về mặt kinh tế, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ định ra
những quy định đối với hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ, đó chính là điều
kiện để thúc đẩy hoạt động vận tải đƣờng bộ phát triển cũng nhƣ tạo hành lang
pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải đƣờng bộ hoạt
động. Thông qua pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, giúp cho hoạt động vận
tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra trong khuôn khổ pháp luật và mang lại nhiều lợi ích
kinh tế cho đất nƣớc nhƣ :
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc thông qua việc thu thuế các
doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải đƣờng bộ;
- Góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân;
13
- Tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế
cùng tham gia, tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh hoạt động có hiệu quả.
- Đảm bảo lợi ích của hành khách đƣợc sử dụng các loại hình dịch vụ chất
lƣợng cao với đầy đủ các chỉ tiêu nhanh chóng, an toàn, tiện nghi và thuận lợi.
Thứ ba, về mặt xã hội, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng mang
tính xã hội sâu sắc. Thông qua các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động
vận tải đƣờng bộ đảm bảo cho hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra trong
khuôn khổ pháp luật từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, giữ gìn trật
tự, an toàn giao thông. Mặt khác, bản thân các quy định của pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ đều ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Thông qua hệ
thống pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ giúp cho hoạt động vận
tải đƣờng bộ đạt đƣợc một cách hiệu quả các mục tiêu xã hội cụ thể nhƣ:
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của ngƣời dân một cách thuận tiện, nhanh chóng,
an toàn trên cơ sở phát triển nhanh, đúng và hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng
phục vụ vận tải và phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ.
- Đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách.
Nhƣ vậy, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có vai trò hết sức quan
trọng. Nhà nƣớc cần ngiên cứu để đƣa ra những quy định pháp luật phù hợp với
thực tế hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm phát huy tối đa vai trò của pháp luật,
mang lại hiệu quà quản lý cao nhất.
1.2. Điều chỉnh pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Nguyên tắc của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là những tƣ tƣởng
chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ. Có bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, nguyên tắc Nhà nƣớc thống nhất quản lý về vận tải đƣờng bộ. Vận
tải đƣờng bộ là hoạt động có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong đời
sống, phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi
chiến lƣợc phát triển hoạt động vận tải đƣờng bộ. Giao thông vận tải nói chung
14
và hoạt động vận tải nói riêng đƣợc xem là một bộ phận quan trọng trong kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ƣu tiên đầu tƣ phát
triển đi trƣớc một bƣớc với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nƣớc về giao thông đƣờng bộ, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trƣớc
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ.
Nguyên tắc này luôn đƣợc thể chế hóa trong hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Ví dụ: tại khoản 3 Điều 4 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy
định: Quản lý hoạt động giao thông đƣờng bộ đƣợc thực hiện thống nhất trên cơ
sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng các cấp [29].
Điều 85 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, quy định trách nhiệm
quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ có quy định: Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Bộ Giao thông vận tải chịu trách
nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Bộ
Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực
hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ; Bộ Công an, Bộ Giao
thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu
hồi giấy phép lái xe; Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc
về giao thông đƣờng bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản
lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông
15
đƣờng bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan trong phạm vi địa phƣơng [29].
Hai là, nguyên tắc thực hiện pháp luật về quản lý vận tải là nghĩa vụ bắt
buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Nguyên tắc này đảm bảo cho các quy định của pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ đƣợc đƣợc hiện thực hóa, phát huy đầy đủ vai trò và giá trị thực tiễn.
Bên cạnh vấn đề đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc, các tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ cần có trách nhiệm thực hiện đúng
các nghĩa vụ của mình. Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đóng trên lãnh
thổ Việt Nam đều có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ theo pháp luật Việt Nam. Trƣờng hợp, các tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm thông qua các chế tài xử lý của cơ
quan quản lý. Ngoài ra, nguyên tắc này còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp
luật nói chung và pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nói riêng.
Tại khoản 6 khoản 4 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy định:
Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đƣờng bộ phải đƣợc phát hiện, ngăn
chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật [29].
Ba là, nguyên tắc quyền đi đôi với nghĩa vụ. Bên cạnh việc trao cho các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ các quyền cơ bản thì pháp
luật về quản lý vận tải đƣờng bộ các nghĩa vụ tƣơng ứng. Không thể tồn tại việc
chủ thể chỉ phải thực hiện nghĩa vụ mà không có các quyền hoặc ngƣợc lại. Ví
dụ nhƣ: Các công dân đƣợc quyền sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ
để tham gia giao thông đƣờng bộ, bên cạnh quyền này thì công dân có ngĩa vụ
phải tuân thủ các nguyên tắc tham gia giao thông theo quy định của Luật Giao
thông đƣờng bộ; Hoặc các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện, đƣợc nhà nƣớc cấp
giấy phép thì có quyền kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, ngƣợc lại các tổ chức, cá
nhân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô…
16
Ví dụ, tại các quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đều đƣa
ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời kinh doanh vận tải hành khách,
ngƣời kinh doanh vận tải hàng hóa, của hành khách (Điều 69, 71, 73),....[29].
Bốn là, nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm “Mọi công dân đều bình đẳng trƣớc
pháp luật”. Mọi đối tƣợng tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ bất kể họ mang
quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nƣớc ngoài hay không có quốc tịch… đều có
nghĩa vụ thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Mọi
công dân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ, không phân biệt giới tính, tôn
giáo…phải tuân thủ các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ.
Ví dụ, tại khoản 1 Điều 9 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy
định: Ngƣời tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi
đúng làn đƣờng, phần đƣờng quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu
đƣờng bộ [29]. Quy tắc này áp dụng cho tất cả các cá nhân tham gia giao thông
đƣờng bộ, không phân biệt giới tính, dân tộc,...
Có thể nói, việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trên chính là cơ sở
để xây dựng một hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phù hợp và
triển khai thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả trên thực
tế.
1.2.2. Một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải
đường bộ
1.2.2.1. Các quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước
Nhà nƣớc vừa là chủ thể ban hành các quy định của pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ đồng thời vừa là chủ thể thực thi các quy định này trên thực tế.
Vì vậy pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣa ra các quy định điều chỉnh về: trách
nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt
động vận tải đƣờng bộ. Cụ thể là: xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, thực
thi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ.
17
1.2.2.2. Các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ
Các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ gồm quy định
điều chỉnh: đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh; đối với hoạt
động kinh doanh vận tải đƣờng bộ (gồm: quy định về điều kiện kinh doanh vận
tải, quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, quyền, nghĩa vụ của người
kinh doanh; quy định cụ thể đối với từng hoạt động kinh doanh vận tải đường
bộ; quy định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; quy định về giá, cước, phí, lệ phí
liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ).
Bất cứ quy định pháp luật nào cũng có phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh
cụ thể. Pháp luật về vận tải đƣờng bộ cũng vậy, đối tƣợng điều chỉnh của pháp
luật về vận tải đƣờng bộ chính là hoạt động vận tải đƣờng bộ. Do đó, pháp luật
về vận tải đƣờng bộ cần đƣa ra các quy định điều chỉnh cụ thể đối với hoạt động
vận tải đƣờng bộ.
1.2.2.3. Các biện pháp đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về
hoạt động vận tải đường bộ
Các biện pháp đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động
vận tải đƣờng bộ cụ thể nhƣ: thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối
với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Trong đó, biện
pháp đảm bảo chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính.
Có thể nói, khi pháp luật đƣợc ban hành và triển khai thực hiện trên thực tế
thì không phải tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều có ý thức tuân thủ các quy định của
pháp luật. Do đó, cần có các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ để
đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Các quy định này mang tính răn đe đối với các cá nhân, tổ chức có hành
vi vi phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ từ đó góp phần nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật của ngƣời dân và chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ.
Có thể nói, so với Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001 thì Luật Giao
thông đƣờng bộ năm 2008 đã đƣa ra các quy định để điều chỉnh hoạt động vận
18
tải đƣờng bộ một cách đầy đủ, rõ ràng hơn, đây chính là cơ sở pháp lý cho hoạt
động vận tải đƣờng bộ vận hành và phát triển.
1.3. Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ
Muốn xây dƣng một hệ thống pháp luật đảm bảo yêu cầu hợp hiến, thống
nhất, đồng bộ, khả thi và đáp ứng yêu cầu hội nhập cần phải xây dựng các tiêu
chí để xác định một hệ thống pháp luật có chất lƣợng. Trong đó, chất lƣợng của
hệ thống pháp luật cần đƣợc thể hiện ở cả hình thức và nội dung của nó. Để có
chất lƣợng đòi hỏi các văn bản pháp luật phải đƣợc ban hành đúng thẩm quyền,
đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có
hình thức rõ ràng, có nội dung đƣợc kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp
lý đƣợc sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu,
phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân.
Chất lƣợng của hệ thống pháp luật là một trong những cơ sở để bảo đảm
cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt đƣợc kết quả cao trong thực tiễn,
đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật
trong đời sống xã hội. Nếu chất lƣợng của pháp luật thấp, tính khả thi kém thì
việc thực hiện chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có những quy định
pháp luật nhiều khi không thể thực hiện đƣợc trên thực tế.
Để đánh giá chất lƣợng của hệ thống pháp luật Việt Nam, xác định mức
độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chí đƣợc xác định về mặt lý
thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ
thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những
ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chí để xác định
chất lƣợng của hệ thống pháp luật Việt Nam trong đó có các tiêu chí cơ bản là:
tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ, kỹ thuật xây
dựng pháp luật và tính khả thi của hệ thống pháp luật.
Pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng vậy, để đánh giá sự hoàn thiện
của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, cần dựa trên những tiêu chí cơ bản là:
19
tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ, kỹ thuật xây
dựng pháp luật và tính khả thi của hệ thống pháp luật.
1.3.1.Tính toàn diện, đồng bộ
Pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đảm bảo tính toàn diện. Tính
toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thể hiện
sự thống nhất ở hai cấp độ. Ở cấp độ chung, sự đồng bộ giữa hệ thống pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác. Ví dụ: sự
đồng bộ giữa Luật Giao thông đƣờng bộ với các Luật chuyên ngành khác. Để
tạo đƣợc tính đồng bộ này thì cần xác định rõ ranh giới giữa hệ thống pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác và tạo ra
đƣợc một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản để tạo cơ sở củng cố tính thống
nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. Ở cấp độ cụ thể đó là thể hiện sự thống
nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo trong bản thân hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, trong mỗi chế định
pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau.
Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ toàn diện và đồng bộ thể
hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là hệ thống pháp luật phải có khả năng
đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực của hoạt
động vận tải đƣờng bộ, các quy định pháp luật phải có khả năng bao quát toàn
bộ hoạt động vận tải, để các quan hệ quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần
có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh.
Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng
bộ còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết Luật Giao
thông đƣờng bộ, các quy định pháp luật trong những trƣờng hợp cần có sự quy
định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều
kiện để có thể đƣợc tổ chức thực hiện ngay trên thực tế.
Tóm lại, bất kỳ một quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật nào cũng
đƣợc tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng
thể những mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất định. Do vậy, tính toàn diện
20
và đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu
quả của việc thực hiện pháp luật. Bởi tất cả những mối liên hệ, những sự ràng
buộc đó của các quy định, các văn bản pháp luật với những yếu tố và hiện tƣợng
khác nhau trong đời sống xã hội xét đến cùng đều có ảnh hƣởng tới sự tác động,
điều chỉnh của pháp luật. Việc thực hiện một quy phạm pháp luật hay một chế
định luật không tốt có thể sẽ làm việc thực hiện các quy phạm, các chế định
pháp luật khác gặp nhiều khó khăn thậm chí là không thể thực hiện đƣợc, tuỳ
theo vị trí, vai trò và các mối liên hệ của nó với các yếu tố, các bộ phận khác.
1.3.2. Tính thống nhất
Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải luôn thống nhất. Sự
thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống
nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật.
Tính thống nhất của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc thể
hiện trong cả hệ thống pháp luật về quản vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ trong từng
bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật vận tải đƣờng bộ ở các cấp độ khác
nhau, nghĩa là giữa hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống
pháp luật các lĩnh vực khác, giữa từng văn bản quy phạm pháp luật trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Không có các hiện tƣợng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau của
các quy phạm pháp luật trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật và giữa các văn
bản quy phạm pháp luật. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc
ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nội dung mà còn phải
bảo đảm tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng.
1.3.3. Tính phù hợp
Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành phù hợp.
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thể hiện ở nội
dung của hệ thống pháp luật luôn có sự tƣơng quan với trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc. Có thể nói pháp luật là những nhu cầu cơ bản, điển hình
và có tính phổ biến nhất của đời sống kinh tế - xã hội đƣợc khái quát hoá, mô
21
hình hoá dƣới hình thức pháp lý cụ thể thông qua hoạt động lý trí và ý chí của cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Do vậy, sự phù hợp của các văn bản quy phạm
pháp luật mà đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật khách quan của sự
phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả
thi và hiệu quả của pháp luật.
Phù hợp với các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ làm cho pháp
luật về quản lý vận tải đƣờng bộ dễ dàng đƣợc thực hiện, đồng thời cũng góp
phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trƣờng hợp
ngƣợc lại, pháp luật khó đƣợc thực hiện trên thực tế, thậm chí có thể cản trở
hoặc gây ra những thiệt hại nhất định cho sự phát triển đó.
Tiếp đến là sự phù hợp của pháp luật về vận tải đƣờng bộ với điều kiện
chính trị của đất nƣớc, mà quan trọng nhất là phù hợp với đƣờng lối, chính sách
của Đảng. Các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban
hành phải phù hợp với đƣờng lối, chính sách phát triển vận tải của Đảng và Nhà
nƣớc.
Phù hợp với lợi ích của nhân dân. Trong xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại
nhiều giai tầng khác nhau và lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, giai tầng
cũng có sự khác nhau. Do đó, nội dung của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ phải quy định sao cho phù hợp với lợi ích của các tầng lớp xã hội khác
nhau.
1.3.4. Tính khả thi
Các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải có khả năng
thực hiện đƣợc.
Một hệ thống pháp luật có chất lƣợng thì phải bảo đảm tính khả thi, nghĩa
là các quy định pháp luật về quản lý vận tải dƣờng bộ phải có khả năng thực
hiện đƣợc trong điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hiện tại. Điều này đòi hỏi
các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đƣợc ban hành phù hợp
với trình độ phát triển của đất nƣớc ở mỗi thời kỳ phát triển nhất định. Nếu các
quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành quá cao hoặc quá
22
thấp so với các điều kiện phát triển của đất nƣớc thì đều có ảnh hƣởng đến chất
lƣợng của pháp luật. Trong những trƣờng hợp đó hoặc là pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ không có khả năng thực hiện đƣợc hoặc là đƣợc thực hiện
không triệt để, không nghiêm, không phát huy hết vai trò tác dụng của nó trong
đời sống xã hội.
Tính khả thi của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thể
hiện ở việc các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đƣợc ban
hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt ra, đồng
thời phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành. Khi ban
hành phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc có cho
phép thực hiện đƣợc quy định hoặc văn bản pháp luật đó hay không, đồng thời
phải tính đến các điều kiện khác nhƣ tổ chức bộ máy nhà nƣớc, trình độ của đội
ngũ cán bộ, công chức có cho phép thực hiện đƣợc không, dƣ luận xã hội trong
việc tiếp nhận quy định hoặc văn bản pháp luật đó (ủng hộ hay không ủng hộ),
trình độ văn hoá và kiến thức pháp lý của nhân dân...
1.3.5. Tính phù hợp về kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật
Kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể
những phƣơng pháp, phƣơng tiện đƣợc sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ
thống hoá pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có đƣợc đầy đủ các khả năng
để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội.
Điều này đòi hỏi: Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý vận
tải đƣờng bộ phải tuân thủ dúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuân thủ các quy định về kỹ thuật trình
bày, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn
bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo tính
cô đọng, lôgíc và một nghĩa. Đối với những thuật ngữ chuyên ngành vận tải
đƣờng bộ cần xác định rõ nội dung đều đƣợc giải thích trong văn bản.
23
Nội dung các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc
xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lý cao có kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các
thuật ngữ pháp lý đƣợc sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn
gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân
dân. Sự chặt chẽ, rõ ràng, chính xác của các quy phạm pháp luật cũng tránh
đƣợc những thiếu sót, sơ hở có thể bị lợi dụng trong quá trình thực hiện và áp
dụng pháp luật. Để có chất lƣợng các văn bản pháp luật phải đƣợc xây dựng
đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội
dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ thực hiện.
Pháp luật có chất lƣợng phải là pháp luật đƣa ra đƣợc phƣơng án tốt nhất
với phƣơng pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp nhất để thông qua đó có thể đạt
đƣợc mục đích mong muốn trong những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại.
Chất lƣợng của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là một
trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt đƣợc
kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực
hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật đƣợc ban hành kịp
thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý cao: rõ ràng, chính xác và một nghĩa thì
tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác động pháp luật đạt đƣợc kết quả cao và ngƣợc lại.
1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ
1.4.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Trƣớc hết, hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có
liên quan rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả trƣớc hết phải có pháp luật tốt. Nói cụ
thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ hoàn
chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát
triển kinh tế-xă hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị,văn hóa xã
hội, tâm lí, tổ chức... mà trong đó pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ sẽ tác
24
động, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của đất nƣớc ở mỗi thời kì phát triển. Sau
khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hƣởng tới việc thực hiện ,
áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và
nhân dân để mọi ngƣời nắm đƣợc các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý tức
tự giác tuân theo pháp luật.
1.4.2. Ý thức của chủ thể tham gia vận tải đường bộ
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm
thịnh hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con ngƣời đối với pháp luât và
sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp với các hành vi pháp lí thực
tiễn.
Ý thức pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật.
Chủ thể tham gia pháp luật có ý thức tuân thủ pháp luật cao thì hoạt động thi
hành pháp luật sẽ mang lại hiệu quả cao và ngƣợc lại. Hoạt động vận tải đƣờng
bộ là hoạt động có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi,
giới tính, tầng lớp, tôn giáo, trình độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của
chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ chƣa cao. Dẫn đến, hiệu quả việc
thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thấp. Trong thời gian tới, để
nâng cao hơn nữa ý thức của chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ cần phải nâng
cao trình độ và tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ đến các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ.
1.4.3. Công tác tổ chức và ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật
Tổ chức thực hiện để pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đi vào cuộc
sống là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc, cụ thể là đội ngũ cán bộ, công
chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ muốn đƣợc thực hiện một
cách có hiệu quả thì cần đề cao công tác tổ chức thực hiện. Do mảng vận tải
đƣờng bộ là một mảng lớn, có sự tham gia của đông đảo của quần chúng nhân
dân và có vai trò hết sức to lớn đến đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội cho
nên pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cũng khá phức tạp và mang tính chất
25
quan trọng. Chính vì vậy các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện quản lý
về hoạt động vận tải đƣờng bộ cần đƣợc tổ chức một cách khoa học,có sự phân
công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan,
mỗi bộ phận để tránh hiện tƣợng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công
việc của các cơ quan này.
Hoạt động áp dụng áp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ của các cơ quan
áp dụng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đảm bảo tính năng động ,
chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm
bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng
tham gia áp dụng pháp luật cũng nhƣ sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp
dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nƣớc hoặc với các tổ chức xã hội .
Đặc biệt, hoạt động hiệu quả của các cơ quan áp dụng pháp luật về quản
lý vận tải đƣờng bộ còn thể hiện ở sự thông thạo các công việc mà họ đảm nhận
và thực hiện chúng với tinh thân trách nhiệm cao, tránh hiện tƣợng quan liêu,
cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số
phận, tính mạng con ngƣời, với tài sản của Nhà nƣớc và của nhân dân .
Ngoài ra, ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật cũng đóng vai
trò quan trọng. Chủ thể thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Khi các chủ thể này có ý
thức pháp luật cao thì họ sẽ tự nguyện thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật
dấn đến hiệu quả thi hành pháp luật cao và ngƣợc lại. Nhìn chung, ý thức pháp
luật của các chủ thể thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là chƣa cao,
trong thời gian tới cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản
pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ để nâng cao hơn nữa ý thức thi hành pháp
luật của nhân dân.
1.4.4. Các yếu tố về: trình độ của đối tượng thi hành, thực hiện pháp
luật; một số điều kiện về vật chất, kỹ thuật cần thiết
Hiệu quả thi hành pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ nói riêng không những có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xây dựng
26
pháp luật mà sự hoàn thiện của hoạt động thi hành pháp luật còn đòi hỏi trình độ
pháp lý của nhân dân trong xã hội. Có thể nói, đối tƣợng tham gia hoạt động
quản lý vận tải đƣờng bộ là đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi, giới
tính, tầng lớp, tôn giáo, trình độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của chủ
thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ chƣa cao.Vì vậy cần phải đẩy mạnh
công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhằm nâng
cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ
đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo
vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình cũng nhƣ không vi phạm pháp luật.
Hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn chịu ảnh
hƣởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất- kỹ thuật. Nhiều văn
bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn đƣợc thực hiện trong thực tế
đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức ngƣời và trang bị vật chất- kỹ thuật. Vì
thế kinh phí hoạt động cho hoạt động áp dụng pháp luật là một trong diều kện
cần thiết quan trọng để việc áp dụng pháp luật có hiệu quả. Ví dụ nhƣ: để xử
phạt hành vi sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông thì cần phải trang bị các
máy đo nồng độ cồn cho đội ngũ cảnh sát giao thông,…...
Trên đây là một số yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thi hành pháp luật về
quản lý vận tải đƣờng bộ. Qua việc nghiên cứu các yếu tố này giúp cho các cơ
quan quản lý có những biện pháp đúng đắn để hoạt động thi hành pháp luật về
quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả hơn.
Nhƣ vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ đã làm rõ phần nào đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu
quả của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Đây chính là cơ sở để luận văn
tiếp tục nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.
27
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
2.1. Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ
2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý
nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ (chủ thể quản lý)
Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ
4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2009 thay thế Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001 gồm 8 chƣơng, 89 điều.
Tại nội dung của Luật đã quy định rõ nội dung quản lý nhà nƣớc và trách nhiệm
quản lý nhà nƣớc về hoạt động giao thông vận tải, trong đó bao gồm cả hoạt
động vận tải đƣờng bộ.
Trên cơ sở các quy định về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nƣớc mà luật
giao thì Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây dựng
các văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Ngoài các quy định tại Luật thì tại một số văn
bản điều chỉnh cụ thể một số lĩnh vực về hoạt động vận tải đƣờng bộ đều quy
định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc đối với từng nội dung của hoạt
động vận tải đƣờng bộ. Ví dụ nhƣ: trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, các
Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009
của Chính phủ quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
sau đó là Nghị đinh thay thế số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ
về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô….
Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về vận tải đƣờng bộ, cơ
cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ và chức năng, nhiệm vụ của
từng tổ chức nhƣ sau:
28
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:
b) Chức năng, nhiệm vụ chính của từng cơ quan
- Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ, trong
đó bao gồm hoạt động vận tải đƣờng bộ.
- Bộ Giao thông vận tải:
Nhà nƣớc về giao thông vận tải trong phạm vi cả nƣớc.
- Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam:
+ Chức năng: Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao
thông vận tải, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Giao thông
vận tải quản lý nhà nƣớc chuyên ngành giao thông vận tải đƣờng bộ trong phạm
vi cả nƣớc.
Bộ Giao thông vận tải
Tổng cục ĐBVN
UBND cấp tỉnh
Sở GTVT các tỉnh,
thành phố
29
Giao thôn
- Sở Giao thông vận tải:
+ Chức năng: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ƣơng có chức năng tham mƣu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện
quản lý nhà nƣớc về giao thông vận tải, bao gồm: đƣờng bộ, vận tải, an toàn
giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo,
Đƣờng bộ Việt Nam.
Nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nƣớc trong quản
lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc thể chế tại các quy định pháp luật một
cách cụ thể, rõ ràng. Điều này sẽ giúp cho việc ban hành, triển khai thực hiện
các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc thực hiện có hiệu
quả.
2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đường
bộ, các chủ thể tham gia hoạt động vận tải đường bộ
2.1.2.1. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động vận tải đường bộ
không kinh doanh
Theo quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ thì hoạt động vận tải đƣờng
bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải.
Hoạt động vận tải không kinh doanh đƣợc hiểu là hoạt động sử dụng
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để vận chuyển ngƣời, hàng hóa trên đƣờng bộ
không nhằm mục đích kinh doanh. Đó có thể là: đi đến cơ quan làm việc, đi học,
đi đến các trung tâm thƣơng mại… Tùy theo từng mục đích, nhu cầu, điều kiện
mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn cho mình một loại phƣơng tiện phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ để tham gia giao thông.
30
Đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh thì các quy định
pháp luật để điều chỉnh hoạt động này đƣợc quy định khá cụ thể ở Luật Giao
thông đƣờng bộ.
Tại khoản 5 Điều 4 của Chƣơng 1 Luật Giao thông đƣờng bộ quy định
“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy
tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và
người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo
đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ” [29].
Tại Chƣơng II – Quy tắc giao thông đƣờng bộ của Luật Giao thông đƣờng
bộ năm 2008, đã đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời tham gia hoạt động vận tải
đƣờng bộ phải thực hiện, hay gọi cách khác là nghĩa vụ của ngƣời tham gia giao
thông.
Luật đã đƣa ra quy tắc chung khi tham gia giao thông, cụ thể: “người
tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường,
phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.; xe ô tô
có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong
xe ô tô phải thắt dây an toàn” (Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
[29].
Bên cạnh quy tắc chung, Luật còn đƣa ra các quy định về các quy tắc để
tham gia giao thông đƣờng bộ nhƣ: chấp hành báo hiệu đƣờng bộ; sử dụng làn
đƣờng, vƣợt xe, chuyển hƣớng xe, lùi xe, tránh xe đi ngƣợc chiều; dừng xe, đỗ
xe trên đƣờng bộ, đƣờng phố; quyền ƣu tiên của một số loại xe; quy định về
nhƣờng đƣờng tại nơi đƣờng giao nhau; quy định về số lƣợng ngƣời đƣợc phép
chở trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; quy định về việc tham gia giao thông
của ngƣời khuyết tật, ngƣời già…
Tại Chƣơng IV – Phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ của Luật đã
quy định các điều kiện tham gia giao thông đƣờng bộ, trong đó có các phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ bao gồm: phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ và
phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ. Ví dụ: Tại Điều 53 của Luật quy định
31
điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô đúng kiểu loại đƣợc phép tham gia
giao thông là: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hƣớng có
hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trƣờng hợp xe ô tô của ngƣời nƣớc
ngoài đăng ký tại nƣớc ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt
Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa,
đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gƣơng chiếu hậu và các trang bị, thiết
bị khác bảo đảm tầm nhìn cho ngƣời điều khiển; Kính chắn gió, kính cửa là loại
kính an toàn; có còi với âm lƣợng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm
thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo
quy chuẩn môi trƣờng; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận
hành ổn định [29].
Chƣơng V - Ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ
của Luật đƣa ra các quy định mà ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao
thông đƣờng bộ (trong đó có phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ) phải tuân thủ.
Đó là: điều kiện của ngƣời lái xe tham gia giao thông; tuổi, sức khỏe của ngƣời
lái xe; điều kiện của ngƣời điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông.
Ví dụ: tại Điều 58 của Luật Giao thông đƣờng bộ quy định điều kiện của
ngƣời lái xe tham gia giao thông, gồm: Ngƣời lái xe tham gia giao thông phải đủ
độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đƣờng bộ và có giấy
phép lái xe phù hợp với loại xe đƣợc phép điều khiển do cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền cấp. Ngƣời tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành
trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. Ngƣời lái xe khi điều khiển
phƣơng tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối
với ngƣời điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đƣờng
bộ; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với
xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Luật Giao thông đƣờng bộ; Giấy chứng
nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [29].
32
Bên cạnh đó Luật còn đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời lái xe, quy định
về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, vận chuyển một số hàng nhƣ: hàng nguy
hiểm…; hoạt động vận tải đƣờng bộ trong đô thị tại các Điều 68, 70, 72,
76,77,78,79 và Điều 80 [29].
Nhƣ vậy, Luật Giao thông đƣờng bộ đã đƣa ra các quy tắc giao thông đối
với các cá nhân tham gia giao thông đƣờng bộ và đối với phƣơng tiện tham gia
giao thông đƣờng bộ hay nói cách khác đó chính là các điều kiện, nghĩa vụ mà
chủ thể tham gia giao thông phải nghiêm túc thực hiện nhằm đảm trật tự, an toàn
giao thông. Tính đến nay, các quy định này đã đƣợc triển khai thực hiện 9 năm
trên thực tế và vẫn đang tiếp tục đƣợc thực hiện.
Các quy định nêu trên tại Luật Giao thông đƣờng bộ chỉ mang tính quy
tắc chung. Để triển khai thực hiện các quy định của Luật, trong thời gian qua
Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các văn bản quy định chi tiết
thi hành nhằm đảm bảo các quy định đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc
triển khai thực hiện trên thực tế, cụ thể:
- Thông tƣ số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải hƣớng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự để vận chuyển hành khách, hàng
hoá và Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06/10/2014.
Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/8/2009. Thông tƣ hƣớng dẫn những
nguyên tắc chung về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô
sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự và
áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tƣơng tự.
- Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành
xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển
hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông
33
đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ và các Thông tƣ sửa đổi, bổ
sung số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/02/2011; Thông tƣ 65/2013/TT-BGTVT
ngày 31/12/2013. Sau một thời gian triển khai thực hiện trên thực tế, số lƣợng
các phƣơng tiện vận chuyển hàng quá tải trọng, khổ giới hạn đã đƣợc kiểm soát,
có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, một số quy định về về tải trọng, khổ giới hạn của
đƣờng bộ, giới hạn xếp hàng hóa chƣa phù hợp với thực tế cần điều chỉnh, đồng
thời cần bổ sung thêm cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu
trọng là Cục Quản lý đƣờng bộ.
Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tƣ thay thế số
46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 quy định tải trọng, khổ giới hạn đƣờng bộ;
lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận
chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện khi
tham gia giao thông đƣờng bộ. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/12/2015 đƣợc ban hành nhằm khắc phục những bất cấp, tồn tại của Thông tƣ
số 07/2010/TT-BGTVT và đƣa ra một số quy định phù hợp với thực tế. Thông
tƣ đƣa ra các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; công bố tải
trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới
hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng và
giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ khi tham gia giao
thông trên đƣờng bộ. Có thể nói, các quy định của Thông tƣ đƣa ra là khá cụ thể,
ngày càng chặt chẽ để góp phần kiểm soát đối với xe quá tải trọng, xe quá khổ
giới hạn, vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng góp phần đảm bảo trật tự, an
toàn giao thông, bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
- Thông tƣ số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng
tham gia giao thông đƣờng bộ; Tiếp sau đó là Thông tƣ thay thế số 91/2015/TT-
BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc
độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
đƣờng bộ.
34
Thông tƣ đã đƣa ra quy định quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ
giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ (trừ các xe ƣu tiên đang đi làm nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật) và đƣợc áp dụng đối với ngƣời lái xe, cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan đến quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ và
khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ nhằm đảm
bảo an toàn cho ngƣời và xe khi tham gia giao thông.
- Thông tƣ số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về xếp hàng trên xe ô tô. Thông tƣ có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 15/12/2013. Thông tƣ đƣa ra các quy định về việc xếp hàng hóa
trên xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ;
Trách nhiệm của ngƣời vận tải, lái xe, ngƣời áp tải, ngƣời thuê vận tải, ngƣời
xếp hàng hóa và trách nhiệm của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam và Sở Giao
thông vận tải trong quản lý đối với hoạt động này.
Trên cơ cở quy định của Luật, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng ban hành các quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của phƣơng
tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ và việc tổ chức thực hiện Vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tƣơng tự tại địa phƣơng mình. Ví dụ:
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành: Quyết định số 24/2010/QĐ-
UBND ngày 27/10/2010 quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, gắn máy,
môtô hai bánh, môtô ba bánh, máy kéo nhỏ để vận chuyển hành khách, hàng hoá
và xe dùng làm phƣơng tiện đi lại của ngƣời khuyết tật tham gia giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành và Quyết
định thay thế số 20/2015/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 về Quy định quản lý hoạt
động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận
chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm
phƣơng tiện đi lại của ngƣời khuyết tật tham gia giao thông đƣờng bộ trên
địa bàn tỉnh Bến Tre.
35
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành: Quyết định số
3160/2009/QĐ-UBND ngày 17//9/2009 quy định về điều kiện, phạm vi hoạt
động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại
xe tƣơng tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và
Quyết định sửa đổi, bổ sung số 442/2015/QĐ-UBND ngày 05/02/2015.
Bên cạnh các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh đến hoạt động vận
tải đƣờng bộ không kinh doanh, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có
liên quan đã ban hành các quy định pháp luật có liên quan để hỗ trợ, đảm bảo
các quy định của pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣợc triển khai trên thực tế, nhƣ:
- Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định
niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở ngƣời. Bộ Giao thông
vận tải đã ban hành Thông tƣ số 21/2010/TT-BGTVT ngày 10/8/2010 hƣớng
dẫn Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở
hàng và chở ngƣời.
- Thông tƣ số 10/2009/TT-BGTVT ngày 06/10/2009 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng phƣơng
tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ; Tiếp theo là Thông tƣ 56/2012/TT-BGTVT
ngày 27/12/2012 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng
phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ và các Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số:
60/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013, 10/2014/TT-BGTVT ngày 23/4/2014;
Tiếp theo là Thông tƣ số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ trƣởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ. Thông tƣ số 53/2014/TT-
BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về bảo dƣỡng kỹ
thuật, sửa chữa phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ. Thông tƣ số
29/2012/TT-BCA ngày 18/5/2012 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về tổ chức
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng xe ô tô, xe máy chuyên dùng
trong công an nhân dân.
36
- Thông tƣ số 23/2013/TT-BGTVT ngày 26/8/2013 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị
giám sát hành trình của xe ô tô do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
Tiếp theo là Thông tƣ thay thay thế số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của
Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ
liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
- Thông tƣ số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đƣờng bộ;
Thông tƣ số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/06/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao
thông vận tải về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia biển chỉ dẫn trên đƣờng cao tốc do
Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Tiếp theo là Thông tƣ thay thế số
06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đƣờng bộ.
Nhìn chung, Luật Giao thông đƣờng bộ và các văn bản hƣớng dẫn thi
hành Luật đã quy định đầy đủ, cụ thể các yêu cầu, điều kiện, nghĩa vụ....tạo ra
hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh hoạt động
nhằm đảm bảo an toàn, trật tự an toàn giao thông. Hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật này đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc nghiên cứu, sửa đổi,
bổ sung, thay thế nhằm đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn hoạt động vận tải
đƣờng bộ trong từng giai đoạn, cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế -xã hội,
trình độ dân trí của nhân dân...nhằm đảm bảo tính phù hợp của các quy phạm
pháp luật đó.
2.1.2.2. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh vận tải
đường bộ
Kinh doanh vận tải đƣờng bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh
doanh vận tải hàng hóa. Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định pháp luật nhƣ
đối với hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ không kinh doanh thì hoạt động
kinh doanh vận tải còn đƣợc điều chỉnh bởi một số văn bản quy phạm pháp luật
khác. Xuất phát từ lý do hoạt động này có tính đa dạng và phức tạp hơn.
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận
Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhậnCác loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhậnHaiyen Nguyen
 
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayĐề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYĐề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyKhóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
 
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
 
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận
Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhậnCác loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận
 
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAYLuận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
 
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayĐề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.docLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
 
100 Câu hỏi về Hợp đồng Vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển
100 Câu hỏi về Hợp đồng Vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển100 Câu hỏi về Hợp đồng Vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển
100 Câu hỏi về Hợp đồng Vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển
 
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAYChất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
 
La01.023 “nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đườ...
La01.023 “nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đườ...La01.023 “nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đườ...
La01.023 “nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đườ...
 
BÀI MẪU khóa luận tốt nghiệp luật logistics, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận tốt nghiệp luật logistics, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận tốt nghiệp luật logistics, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận tốt nghiệp luật logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYĐề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
 
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyKhóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt NamLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
 
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biểnĐề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
 
Luận văn: Quản trị chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa, HAY
Luận văn: Quản trị chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa, HAYLuận văn: Quản trị chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa, HAY
Luận văn: Quản trị chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa, HAY
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
 

Similar a Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT

Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...jackjohn45
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...luanvantrust
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...luanvantrust
 
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật - Gửi miễn phí ...Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...luanvantrust
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ - Gửi mi...
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ  - Gửi mi...Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ  - Gửi mi...
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar a Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT (20)

Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
 
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng BìnhĐề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
 
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hotLuan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay.docx
Hoàn thiện pháp luật  về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay.docxHoàn thiện pháp luật  về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay.docx
Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay.docx
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
 
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật - Gửi miễn phí ...Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật - Gửi miễn phí ...
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Theo Pháp Luật
Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Theo Pháp LuậtĐiều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Theo Pháp Luật
Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Theo Pháp Luật
 
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng NinhĐề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
 
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộQuản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ - Gửi mi...
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ  - Gửi mi...Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ  - Gửi mi...
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ - Gửi mi...
 
Luận văn: Chế định về người thực hiện trợ giúp pháp lí, HOT
Luận văn: Chế định về người thực hiện trợ giúp pháp lí, HOTLuận văn: Chế định về người thực hiện trợ giúp pháp lí, HOT
Luận văn: Chế định về người thực hiện trợ giúp pháp lí, HOT
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 

Último (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU THỊ NHÀN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU THỊ NHÀN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN QUỐC SỬU HÀ NỘI – 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Chu Thị Nhàn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa sau đại học cùng các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy cho tôi học tập chƣơng trình Thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Vụ Pháp chế, Vụ Vận tải - Bộ Giao thông vận tải, Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu luận văn./. Tác giả Chu Thị Nhàn
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ........................................ 6 QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ ..................................................................... 6 1.1. Quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.................................... 6 1.1.1. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ...................................... 6 1.1.2. Đặc điểm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ........................................ 9 1.1.3. Vai trò của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ................................... 11 1.2. Điều chỉnh pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ...................................... 13 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........... 13 1.2.2. Một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ .. 16 1.3. Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ18 1.3.1.Tính toàn diện, đồng bộ ............................................................................. 19 1.3.2. Tính thống nhất ......................................................................................... 20 1.3.3. Tính phù hợp ............................................................................................. 20 1.3.4. Tính khả thi ............................................................................................... 21 1.3.5. Tính phù hợp về kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật .............................................................................................................. 22 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ........ 23 1.4.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................ 23 1.4.2. Ý thức của chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ ......................................... 24 1.4.3. Công tác tổ chức và ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật........... 24 1.4.4. Các yếu tố về: trình độ của đối tƣợng thi hành, thực hiện pháp luật; một số điều kiện về vật chất, kỹ thuật cần thiết.............................................................. 25 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ................................. 27 VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY........................................... 27 2.1. Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ........................ 27
  • 6. 2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải đƣờng bộ (chủ thể quản lý)................................................ 27 2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ, các chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ............................................................ 29 2.1.3. Nhóm quy phạm pháp luật đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ............................................................................ 44 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta thời gian qua ............................................................................................................... 52 2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật........................................................ 52 2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ trên một số lĩnh vực....................................................................................................................... 54 2.3. Đánh giá chung............................................................................................. 71 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân.................................................. 71 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân................................................................ 73 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY.................. 79 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay ............................................................................................................... 79 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ............... 80 3.2.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.. 80 3.2.2. Tăng cƣờng năng lực thực thi pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.......... 89 3.2.3. Đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ......................................................................................................... 94 3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................................................ 95 3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................................................ 96 KẾT LUẬN....................................................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 101
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hoạt động vận tải nói chung và vận tải đƣờng bộ nói riêng có vai trò thiết yếu đối với sản xuất và đời sống của con ngƣời. Hiện nay ở nƣớc ta, vận tải ô tô đảm nhiệm trên 90% tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng khối lƣợng vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, hoạt động vận tải đƣờng bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. Kể từ khi nhà nƣớc chủ trƣơng xã hội hoá lực lƣợng vận tải đƣờng bộ, các thành phần kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, các phƣơng tiện kinh doanh vận tải gia tăng nhanh chóng cả về số l đƣợc hoàn thiện. Vấn đề quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm và các nội dung này đã đƣợc đƣa vào Luật Giao thông đƣờng bộ từ năm 2001. Sau hơn 7 năm thực hiện, đã ban hành Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 sửa đổi và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn Luật để quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém tác động tiêu cực đến chất lƣợng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông, làm hạn chế những thành công trong quá trình phát triển của vận tải đƣờng bộ. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chở quá tải… diễn ra phổ biến. Hiện tƣợng “xe dù”, “bến cóc”, “cơm tù”, đón trả khách không đúng nơi quy định, tranh giành khách, bán khách,… vẫn tồn tại; công tác quản lý nhà nƣớc về vận tải tuy không ngừng đƣợc hoàn thiện và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng chƣa thật sự đƣợc đổi mới, chƣa theo kịp với sự phát triển và những diễn biến của hoạt động vận tải; công tác quản lý của các đơn vị vận tải còn nhiều yếu kém cần khắc phục.
  • 8. 2 Để có căn cứ hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên của hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đƣờng bộ thì việc nghiên cứu, nắm bắt đƣợc cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật là vô cùng cần thiết vì suy cho cùng, pháp luật đƣợc tạo ra cũng là để đi sâu vào cuộc sống thực tiễn. Đó chính là lý do tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ” để làm luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp - Luật Hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài - Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (1980), Xử lý vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội; Đề tài đề cập đến một cách toàn diện về việc xây dựng một hệ thống khoa học của việc xử phạt vi phạm hành chính. Đề tài làm nền tảng pháp lý áp dụng cho việc xử phạt vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có cả lĩnh vực vận tải đƣờng bộ. - Nguyễn Trọng Bình (2000), Đại họ áp dụng trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, trong đó bao gồm các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ. - Đỗ Quốc Phong (2010), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô áp dụng cho tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Giao thông vận tải. Luận văn đã làm sang tỏ một số vấn đề cơ bản về hoạt động vận tải nói chung và vận tải hành khách nói riêng Luận văn đánh giá thực trạng việc xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về
  • 9. 3 vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô tô, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải đƣờng bộ nói chung và vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô tô nói riêng. - Trƣơng Thị Mỹ An (2014), Dịch vụ vận tải của Việt Nam, thực trạng và giải pháp, luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị, Trƣờng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã nghiên cứu và làm sang tỏ một số cơ sở lý luận về dịch vụ vận tải trong đó bao gồm vận tải đƣờng bộ. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng dịch vụ vận tải của Việt Nam, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải trong đó có vận tải đƣờng bộ. Các công trình nghiên cứu trên, mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, các công trình đã nghiên cứu sâu sắc những khía cạnh về thực tiễn hoạt động vận tải đƣờng bộ ở một số địa phƣơng cụ thể, trên phạm vi cả nƣớc, đƣa ra đƣợc những hạn chế của các quy định pháp luật và công tác thi hành pháp luật về vận tải, trong đó có vận tải đƣờng bộ. Đồng thời, các công trình nghiên cứu cũng đã đƣa các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Những công trình này là nền tảng lý luận quan trọng, đi trƣớc mở đƣờng cho những công trình nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên các công trình này chƣa đi sâu nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc tiếp tục hƣớng nghiên cứu xoay quanh thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, làm cơ sở để soi chiếu lại, củng cố, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan, luận văn phân tích thực trạng hệ thống nội dung cơ bản của quy định pháp luật về quản lý vận tài đƣờng bộ, thực tiễn áp dụng hiện nay, để tìm ra những hạn chế, vƣớng mắc và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tài đƣờng bộ ở nƣớc ta thời gian tới.
  • 10. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ và thực tiễn thi hành ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài của luận văn đƣợc giới hạn trong việc nghiên cứu pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ (trọng tâm là Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ) trong nƣớc giai đoạn từ năm 2009 đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 4.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng các phƣơng pháp duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó có các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, tác giả phân tích các quy định về hoạt động vận tải đƣờng bộ… Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu về các kết quả đạt đƣợc và những hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định về quản lý vận tải đƣờng bộ. Phương pháp so sánh: để làm rõ vấn đề đang nghiên cứu, tác giả luận văn đã so sánh pháp luật nƣớc ta với một số nƣớc trên thế giới để có cái nhìn bao quát hơn. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp lịch sử, tổng hợp, … 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5.1. Ý nghĩa lý luận
  • 11. 5 Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhằm làm rõ đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hƣởng và đánh giá hiệu quả của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế và bất cập trong các quy định cũng nhƣ việc triển khai, thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định điều chỉnh đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ để rõ những mặt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và bất cập trong các quy định cũng nhƣ việc triển khai, thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Từ đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Do đó, luận văn là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan đến các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Đồng thời, là căn cứ cho các nhà nƣớc lý về vận tải đƣờng bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc kết cấu bởi 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay.
  • 12. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ 1.1. Quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ 1.1.1. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ 1.1.1.1. Khái niệm vận tải đường bộ Lĩnh vực giao thông đƣờng bộ là một trong những lĩnh vực lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải. Có thể nói đây là lĩnh vực gắn liền và gần gữi với ngƣời dân hơn hết. Hoạt động đƣờng bộ bao gồm 03 mảng lớn: kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ, phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ và vận tải đƣờng bộ (theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. Trong đó, vận tải đƣờng bộ có vai trò quan trọng đối với đời sống con ngƣời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. bộ là hình thức vận tải phổ biến nhất hiện nay. Vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là hoạt động sử dụng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để vận chuyển ngƣời, hàng hóa trên đƣờng bộ (theo khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. Phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ gồm: phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ, phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ. Trong đó: Phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đƣợc kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tƣơng tự. Phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho
  • 13. 7 ngƣời khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tƣơng tự (theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. Hoạt động vận tải đƣờng bộ đã có từ rất lâu và trở thành một trong một trong những hoạt động không thể thiếu, hay nói cách khác là hoạt động gắn liền với mỗi một ngƣời dân. Bất cứ một ngƣời dân nào khi tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia các quan hệ xã hội gần nhƣ đều phải tham gia vào hoạt động vận tải đƣờng bộ. Chƣa kể đến việc tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ để kinh doanh, mà hiện nay hoạt động kinh doanh đang là một trong những hoạt động phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bản thân hoạt động vận tải đƣờng bộ có những đặc điểm sau đây: - Hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động vận tải phổ biến, đa dạng và gần gũi với ngƣời dân. Hiện nay ở nƣớc ta, hoạt động vận tải đƣờng bộ, trong đó vận tải ô tô chiếm 90% tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng khối lƣợng vận chuyển hàng hóa. Hoạt động vận tải đƣờng bộ có sự tham gia của nhiều loại hình phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. - Là hoạt động vận tải có tính chủ động cao. Chủ động về thời gian, không bị quy định về thời gian đi và thời gian chờ đợi các tuyến tiếp theo thƣờng ít, có thể vận chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau và đích cuối cùng, do đặc điểm của hệ thống đƣờng xá là có ở khắp mọi nơi có ngƣời ở. Việc vận chuyển kéo dài từ nơi đi tới tận đích đến cuối cùng với sự đa dạng của các phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ. - Là hoạt động vận tải có tính linh hoạt trong lựa chọn và kết hợp các phƣơng tiện vận chuyển khác nhau, tƣơng ứng với các tuyến đƣờng và sự sẵn có các phƣơng tiện vận tải. - Là hoạt động vận tải có sự tiện lợi cao, đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa, do sự đa dạng hình thức vận chuyển, từ hàng hóa nhỏ lẻ, số lƣợng lớn đến các hàng hóa cồng kềnh, dễ vỡ. Có thể nói, đây là hoạt động vận tải có nhiều ƣu thế đƣợc nhiều ngƣời dân, doanh nghiệp lựa chọn. Bên cạnh những lợi thế thì hoạt động vận tải đƣờng
  • 14. 8 bộ cũng có một số đặc điểm hạn chế nhƣng không đáng kể. Ví dụ nhƣ: Bị hạn chế về khối lƣợng và kích thƣớc hàng hóa vận chuyển, nếu hàng hóa có số lƣợng rất lớn thì hình thức vận tải này không phù hợp cho một vài chuyến hàng mà phải chia nhỏ thành các lô để vận chuyển, dẫn tới chi phí tăng lên rất nhiều và thời gian giao hàng bị chậm chễ, hơn nữa, các hàng hóa có khối lƣợng lớn và cồng kềnh thì không phù hợp để vận chuyển đƣờng bộ do hệ thống đƣờng xá không thể đáp ứng đƣợc, ít có phƣơng tiện đƣờng bộ có thể vận chuyển đƣợc các loại hàng hóa trên, các hàng hóa trên chỉ phù hợp với đƣờng sắt hoặc đƣờng thủy hoặc hay gặp sự cố trên quãng đƣờng vận chuyển, do tính chất đƣờng bộ có nhiều phƣơng tiện tham gia giao thông, sự va chạm gây tai nạn là khó có thể kiểm soát đƣợc, hơn nữa, các phƣơng tiện vận tải thƣờng hay gặp sự cố hỏng hóc dọc đƣờng… Vận tải đƣờng bộ có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một vùng, miền, mỗi một đất nƣớc, cụ thể nhƣ sau: - Vận kinh tế quốc dân, là động lực phát triển kinh tế thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển. - - - Một số hoạt động vận tải đƣờng bộ nhƣ: vận tải hành khách liên tỉnh, vận tải bằng xe buýt… sẽ góp phần giảm thiểu mật độ phƣơng tiện cá nhân lƣu
  • 15. 9 thông trên đƣờng bộ từ đó góp phần làm giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trƣờng. Nhƣ vậy, có thể khẳng định vận tải đƣờng bộ giữ vai trò quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nƣớc. Hệ thống vận tải đƣờng bộ đƣợc ví nhƣ mạch máu trong cơ thể con ngƣời, nó phản ánh trình độ phát triển của một nƣớc. Vận tải đƣờng bộ phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lƣu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc cần chú trọng, quan tâm tới công tác quản lý đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ. 1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm đảm bảo cho hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra liên tục, ổn định và phát triển [29]. Ngoài ra, pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ còn đƣợc hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động vận tải đƣờng bộ [29]. Các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ chủ yếu đƣợc đề cập trong các văn bản nhƣ: Luật Giao thông đƣờng bộ, Nghị định của Chính phủ và các Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Mục tiêu cơ bản của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, hạn chế tối đa tai nạn giao thông, tạo ra điều kiện cho hoạt động vận tải đƣờng bộ phát triển đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế đất nƣớc. 1.1.2. Đặc điểm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Từ việc nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ, có thể nhận thấy pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam không chỉ đƣợc quy định trong Luật Giao thông đƣờng bộ mà còn đƣợc quy định trong
  • 16. 10 nhiều văn bản pháp luật của nhà nƣớc. Ở Việt Nam, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ không chỉ đƣợc quy định trong Luật Giao thông đƣờng bộ và các văn bản pháp luật nhằm quy định chi tiết, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đƣờng bộ mà còn đƣợc quy định trong rất nhiều văn bản khác nhau nhƣ Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh. Hiện nay, ngoài các quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ và các văn bản quy định chi tiết Luật, còn có nhiều văn bản Luật, Pháp lệnh có những quy định liên quan đến hoạt động vận tải đƣờng bộ, ví dụ nhƣ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự, Luật phí và lệ phí, Luật giá,…..Trong những văn bản này, đều có các quy định liên quan đến hoạt động vận tải đƣờng bộ. Thứ hai, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ là pháp luật mang tính chuyên ngành cao, tuy nhiên cũng nhƣ hệ thống pháp luật khác thì pháp về về vận tải đƣờng bộ cũng chịu sự tác động của một số văn bản pháp luật khác và của một số cơ quan khác nhau. Ví dụ nhƣ: Hiến pháp, pháp luật về: dân sự, hình sự, phí, lệ phí, về kết cấu hạ tầng giao thông…. Thứ ba, các quy định về hoạt động vận tải đƣờng bộ liên quan trực tiếp đến tài sản và sinh mạng con ngƣời nên có tính bắt buộc cao. Các điều kiện kinh doanh vận tải đƣờng bộ là những điều kiện mang tính bắt buộc thực hiện. Các tổ chức, cá nhân chỉ đƣợc kinh doanh vận tải đƣờng bộ khi thỏa mãn các điều kiện kinh doanh về vận tải đƣờng bộ và đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh. Thứ tư, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ có tính quần chúng. Đặc điểm này của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ xuất phát từ đặc điểm của hoạt động vận tải đƣờng bộ. Hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động gần gũi với ngƣời dân, là hoạt động có tính xã hội hóa cao. Vì vậy, các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc xây dựng, ban hành cần đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu, để quần chúng nhân dân nhân dễ tiếp thu các quy định để tự giác thực hiện. Từ đó, có thể thấy rằng, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ nói riêng đến ngƣời dân là vô cùng
  • 17. 11 quan trọng. Chỉ có ngƣời dân hiểu và thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ thì công tác này mới có hiệu quả cao. 1.1.3. Vai trò của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải có sự quản lý có hiệu quả của nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc là một nhu cầu cần thiết trong sự phát triển của xã hội, xu hƣớng chung của nền kinh tế quốc tế hiện đại là vai trò quản lý kinh tế của Nhà nƣớc không ngừng tăng lên. Bởi vì chỉ có Nhà nƣớc mới có thể sử dụng các công cụ nhƣ các chính sách và hệ thống pháp luật để can thiệp nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng, hạn chế sự độc quyền, cải thiện sự phân bố các nguồn lực của nền kinh tế và tạo ra sự ổn định về chính trị cũng nhƣ xã hội. Có thể nói, với điều kiện xã hội hiện nay thì pháp luật đƣợc xem là công cụ quản lý mang lại hiệu quả cao nhất. Vận tải cũng nhƣ nền kinh tế nói chung đều phải chịu sự tác động mang tính tất yếu đó của quản lý nhà nƣớc. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động vận tải là hoạt động lớn có nhiều chủ thể tham gia, có ảnh hƣởng lƣớn đến vấn đề trật tự, an toàn giao thông, tài sản, tính mạng của con ngƣời và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, để hoạt động vận tải đƣờng bộ phát huy đƣợc những ƣu điểm, mang lại hiệu quả cao thì cần phải có sự quản lý của nhà nƣớc bằng các quy định pháp luật. Các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải nhằm làm cho hoạt động này diễn ra có trật tự, quy củ hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu vận tải của xã hội và tiến tới ngày càng thoả mãn hơn nữa về chất lƣợng và số lƣợng nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế và đi lại của nhân dân. Có thể nói, pháp luật về quản lý vận tải có những vai trò sau: Thứ nhất, về phía nhà nƣớc, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là công cụ hữu hiệu để nhà nƣớc quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đảm bảo cho các hoạt động này đƣợc diễn ra một cách ổn định, đảm bảo trật tự, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nƣớc đồng thời đảm bảo cho hoạt động vận tải đƣờng bộ phát triển theo đúng định hƣớng mà nhà nƣớc đặt ra. Trên thực tế,
  • 18. 12 hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động lớn, diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với nhiều loại phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ là một lĩnh vực có thể nói là rất phát triển và đa dạng. Vì vậy, để quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ tài sản, tính mạng con ngƣời nhà nƣớc phải đƣa ra các quy định bắt buộc các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ phải tuân thủ một cách nghiêm túc. Nếu không có pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thì nhà nƣớc không thể quản lý, điều tiết hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ngoài ra, vận tải đƣờng bộ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong chiến tranh, vận tải đƣờng bộ thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dƣợc, lƣơng thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng. Trong thời bình, vận tải đƣờng bộ cùng quân đội bảo vệ an ninh quốc phòng, xây dựng lực lƣợng đồng thời thực hiện cả nhiệm vụ làm kinh tế. Do đó, thông qua pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhằm đƣa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải đƣờng bộ vào khuôn khổ, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự. Điều này cũng gián tiếp góp phần giữ vững sự ổn định về mặt chính trị của đất nƣớc. Thứ hai, về mặt kinh tế, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ định ra những quy định đối với hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ, đó chính là điều kiện để thúc đẩy hoạt động vận tải đƣờng bộ phát triển cũng nhƣ tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải đƣờng bộ hoạt động. Thông qua pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, giúp cho hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra trong khuôn khổ pháp luật và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nƣớc nhƣ : - Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc thông qua việc thu thuế các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải đƣờng bộ; - Góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân;
  • 19. 13 - Tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia, tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh hoạt động có hiệu quả. - Đảm bảo lợi ích của hành khách đƣợc sử dụng các loại hình dịch vụ chất lƣợng cao với đầy đủ các chỉ tiêu nhanh chóng, an toàn, tiện nghi và thuận lợi. Thứ ba, về mặt xã hội, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng mang tính xã hội sâu sắc. Thông qua các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đảm bảo cho hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra trong khuôn khổ pháp luật từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông. Mặt khác, bản thân các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đều ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Thông qua hệ thống pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ giúp cho hoạt động vận tải đƣờng bộ đạt đƣợc một cách hiệu quả các mục tiêu xã hội cụ thể nhƣ: - Đảm bảo nhu cầu đi lại của ngƣời dân một cách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn trên cơ sở phát triển nhanh, đúng và hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải và phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ. - Đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách. Nhƣ vậy, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có vai trò hết sức quan trọng. Nhà nƣớc cần ngiên cứu để đƣa ra những quy định pháp luật phù hợp với thực tế hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm phát huy tối đa vai trò của pháp luật, mang lại hiệu quà quản lý cao nhất. 1.2. Điều chỉnh pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Nguyên tắc của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là những tƣ tƣởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Có bốn nguyên tắc cơ bản sau đây: Một là, nguyên tắc Nhà nƣớc thống nhất quản lý về vận tải đƣờng bộ. Vận tải đƣờng bộ là hoạt động có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi chiến lƣợc phát triển hoạt động vận tải đƣờng bộ. Giao thông vận tải nói chung
  • 20. 14 và hoạt động vận tải nói riêng đƣợc xem là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển đi trƣớc một bƣớc với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ. Nguyên tắc này luôn đƣợc thể chế hóa trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Ví dụ: tại khoản 3 Điều 4 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy định: Quản lý hoạt động giao thông đƣờng bộ đƣợc thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng các cấp [29]. Điều 85 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ có quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ; Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông
  • 21. 15 đƣờng bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phƣơng [29]. Hai là, nguyên tắc thực hiện pháp luật về quản lý vận tải là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Nguyên tắc này đảm bảo cho các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc đƣợc hiện thực hóa, phát huy đầy đủ vai trò và giá trị thực tiễn. Bên cạnh vấn đề đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ cần có trách nhiệm thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đóng trên lãnh thổ Việt Nam đều có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ theo pháp luật Việt Nam. Trƣờng hợp, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm thông qua các chế tài xử lý của cơ quan quản lý. Ngoài ra, nguyên tắc này còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nói riêng. Tại khoản 6 khoản 4 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy định: Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đƣờng bộ phải đƣợc phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật [29]. Ba là, nguyên tắc quyền đi đôi với nghĩa vụ. Bên cạnh việc trao cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ các quyền cơ bản thì pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ các nghĩa vụ tƣơng ứng. Không thể tồn tại việc chủ thể chỉ phải thực hiện nghĩa vụ mà không có các quyền hoặc ngƣợc lại. Ví dụ nhƣ: Các công dân đƣợc quyền sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để tham gia giao thông đƣờng bộ, bên cạnh quyền này thì công dân có ngĩa vụ phải tuân thủ các nguyên tắc tham gia giao thông theo quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ; Hoặc các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện, đƣợc nhà nƣớc cấp giấy phép thì có quyền kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, ngƣợc lại các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô…
  • 22. 16 Ví dụ, tại các quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đều đƣa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời kinh doanh vận tải hành khách, ngƣời kinh doanh vận tải hàng hóa, của hành khách (Điều 69, 71, 73),....[29]. Bốn là, nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm “Mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật”. Mọi đối tƣợng tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ bất kể họ mang quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nƣớc ngoài hay không có quốc tịch… đều có nghĩa vụ thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Mọi công dân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ, không phân biệt giới tính, tôn giáo…phải tuân thủ các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ. Ví dụ, tại khoản 1 Điều 9 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy định: Ngƣời tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đƣờng, phần đƣờng quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đƣờng bộ [29]. Quy tắc này áp dụng cho tất cả các cá nhân tham gia giao thông đƣờng bộ, không phân biệt giới tính, dân tộc,... Có thể nói, việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trên chính là cơ sở để xây dựng một hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phù hợp và triển khai thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả trên thực tế. 1.2.2. Một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ 1.2.2.1. Các quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước Nhà nƣớc vừa là chủ thể ban hành các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đồng thời vừa là chủ thể thực thi các quy định này trên thực tế. Vì vậy pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣa ra các quy định điều chỉnh về: trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Cụ thể là: xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, thực thi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ.
  • 23. 17 1.2.2.2. Các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ Các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ gồm quy định điều chỉnh: đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh; đối với hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ (gồm: quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh; quy định cụ thể đối với từng hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ; quy định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; quy định về giá, cước, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ). Bất cứ quy định pháp luật nào cũng có phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh cụ thể. Pháp luật về vận tải đƣờng bộ cũng vậy, đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật về vận tải đƣờng bộ chính là hoạt động vận tải đƣờng bộ. Do đó, pháp luật về vận tải đƣờng bộ cần đƣa ra các quy định điều chỉnh cụ thể đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ. 1.2.2.3. Các biện pháp đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ Các biện pháp đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ cụ thể nhƣ: thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Trong đó, biện pháp đảm bảo chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính. Có thể nói, khi pháp luật đƣợc ban hành và triển khai thực hiện trên thực tế thì không phải tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật. Do đó, cần có các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ để đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Các quy định này mang tính răn đe đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ từ đó góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân và chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ. Có thể nói, so với Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001 thì Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đã đƣa ra các quy định để điều chỉnh hoạt động vận
  • 24. 18 tải đƣờng bộ một cách đầy đủ, rõ ràng hơn, đây chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động vận tải đƣờng bộ vận hành và phát triển. 1.3. Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ Muốn xây dƣng một hệ thống pháp luật đảm bảo yêu cầu hợp hiến, thống nhất, đồng bộ, khả thi và đáp ứng yêu cầu hội nhập cần phải xây dựng các tiêu chí để xác định một hệ thống pháp luật có chất lƣợng. Trong đó, chất lƣợng của hệ thống pháp luật cần đƣợc thể hiện ở cả hình thức và nội dung của nó. Để có chất lƣợng đòi hỏi các văn bản pháp luật phải đƣợc ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có hình thức rõ ràng, có nội dung đƣợc kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp lý đƣợc sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân. Chất lƣợng của hệ thống pháp luật là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt đƣợc kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Nếu chất lƣợng của pháp luật thấp, tính khả thi kém thì việc thực hiện chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có những quy định pháp luật nhiều khi không thể thực hiện đƣợc trên thực tế. Để đánh giá chất lƣợng của hệ thống pháp luật Việt Nam, xác định mức độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chí đƣợc xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chí để xác định chất lƣợng của hệ thống pháp luật Việt Nam trong đó có các tiêu chí cơ bản là: tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng pháp luật và tính khả thi của hệ thống pháp luật. Pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng vậy, để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, cần dựa trên những tiêu chí cơ bản là:
  • 25. 19 tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng pháp luật và tính khả thi của hệ thống pháp luật. 1.3.1.Tính toàn diện, đồng bộ Pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đảm bảo tính toàn diện. Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thể hiện sự thống nhất ở hai cấp độ. Ở cấp độ chung, sự đồng bộ giữa hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác. Ví dụ: sự đồng bộ giữa Luật Giao thông đƣờng bộ với các Luật chuyên ngành khác. Để tạo đƣợc tính đồng bộ này thì cần xác định rõ ranh giới giữa hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác và tạo ra đƣợc một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản để tạo cơ sở củng cố tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. Ở cấp độ cụ thể đó là thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo trong bản thân hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, trong mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau. Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ toàn diện và đồng bộ thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực của hoạt động vận tải đƣờng bộ, các quy định pháp luật phải có khả năng bao quát toàn bộ hoạt động vận tải, để các quan hệ quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh. Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết Luật Giao thông đƣờng bộ, các quy định pháp luật trong những trƣờng hợp cần có sự quy định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể đƣợc tổ chức thực hiện ngay trên thực tế. Tóm lại, bất kỳ một quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật nào cũng đƣợc tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất định. Do vậy, tính toàn diện
  • 26. 20 và đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện pháp luật. Bởi tất cả những mối liên hệ, những sự ràng buộc đó của các quy định, các văn bản pháp luật với những yếu tố và hiện tƣợng khác nhau trong đời sống xã hội xét đến cùng đều có ảnh hƣởng tới sự tác động, điều chỉnh của pháp luật. Việc thực hiện một quy phạm pháp luật hay một chế định luật không tốt có thể sẽ làm việc thực hiện các quy phạm, các chế định pháp luật khác gặp nhiều khó khăn thậm chí là không thể thực hiện đƣợc, tuỳ theo vị trí, vai trò và các mối liên hệ của nó với các yếu tố, các bộ phận khác. 1.3.2. Tính thống nhất Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải luôn thống nhất. Sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc thể hiện trong cả hệ thống pháp luật về quản vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật vận tải đƣờng bộ ở các cấp độ khác nhau, nghĩa là giữa hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác, giữa từng văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Không có các hiện tƣợng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau của các quy phạm pháp luật trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật và giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nội dung mà còn phải bảo đảm tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng. 1.3.3. Tính phù hợp Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành phù hợp. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thể hiện ở nội dung của hệ thống pháp luật luôn có sự tƣơng quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Có thể nói pháp luật là những nhu cầu cơ bản, điển hình và có tính phổ biến nhất của đời sống kinh tế - xã hội đƣợc khái quát hoá, mô
  • 27. 21 hình hoá dƣới hình thức pháp lý cụ thể thông qua hoạt động lý trí và ý chí của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Do vậy, sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật mà đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật. Phù hợp với các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ làm cho pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ dễ dàng đƣợc thực hiện, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trƣờng hợp ngƣợc lại, pháp luật khó đƣợc thực hiện trên thực tế, thậm chí có thể cản trở hoặc gây ra những thiệt hại nhất định cho sự phát triển đó. Tiếp đến là sự phù hợp của pháp luật về vận tải đƣờng bộ với điều kiện chính trị của đất nƣớc, mà quan trọng nhất là phù hợp với đƣờng lối, chính sách của Đảng. Các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành phải phù hợp với đƣờng lối, chính sách phát triển vận tải của Đảng và Nhà nƣớc. Phù hợp với lợi ích của nhân dân. Trong xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều giai tầng khác nhau và lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, giai tầng cũng có sự khác nhau. Do đó, nội dung của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải quy định sao cho phù hợp với lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau. 1.3.4. Tính khả thi Các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải có khả năng thực hiện đƣợc. Một hệ thống pháp luật có chất lƣợng thì phải bảo đảm tính khả thi, nghĩa là các quy định pháp luật về quản lý vận tải dƣờng bộ phải có khả năng thực hiện đƣợc trong điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hiện tại. Điều này đòi hỏi các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đƣợc ban hành phù hợp với trình độ phát triển của đất nƣớc ở mỗi thời kỳ phát triển nhất định. Nếu các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành quá cao hoặc quá
  • 28. 22 thấp so với các điều kiện phát triển của đất nƣớc thì đều có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của pháp luật. Trong những trƣờng hợp đó hoặc là pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ không có khả năng thực hiện đƣợc hoặc là đƣợc thực hiện không triệt để, không nghiêm, không phát huy hết vai trò tác dụng của nó trong đời sống xã hội. Tính khả thi của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thể hiện ở việc các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đƣợc ban hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt ra, đồng thời phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành. Khi ban hành phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc có cho phép thực hiện đƣợc quy định hoặc văn bản pháp luật đó hay không, đồng thời phải tính đến các điều kiện khác nhƣ tổ chức bộ máy nhà nƣớc, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức có cho phép thực hiện đƣợc không, dƣ luận xã hội trong việc tiếp nhận quy định hoặc văn bản pháp luật đó (ủng hộ hay không ủng hộ), trình độ văn hoá và kiến thức pháp lý của nhân dân... 1.3.5. Tính phù hợp về kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật Kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể những phƣơng pháp, phƣơng tiện đƣợc sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hoá pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có đƣợc đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Điều này đòi hỏi: Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải tuân thủ dúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuân thủ các quy định về kỹ thuật trình bày, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo tính cô đọng, lôgíc và một nghĩa. Đối với những thuật ngữ chuyên ngành vận tải đƣờng bộ cần xác định rõ nội dung đều đƣợc giải thích trong văn bản.
  • 29. 23 Nội dung các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lý cao có kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp lý đƣợc sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân. Sự chặt chẽ, rõ ràng, chính xác của các quy phạm pháp luật cũng tránh đƣợc những thiếu sót, sơ hở có thể bị lợi dụng trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Để có chất lƣợng các văn bản pháp luật phải đƣợc xây dựng đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ thực hiện. Pháp luật có chất lƣợng phải là pháp luật đƣa ra đƣợc phƣơng án tốt nhất với phƣơng pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp nhất để thông qua đó có thể đạt đƣợc mục đích mong muốn trong những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại. Chất lƣợng của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt đƣợc kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật đƣợc ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý cao: rõ ràng, chính xác và một nghĩa thì tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác động pháp luật đạt đƣợc kết quả cao và ngƣợc lại. 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ 1.4.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Trƣớc hết, hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có liên quan rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả trƣớc hết phải có pháp luật tốt. Nói cụ thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ hoàn chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế-xă hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị,văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức... mà trong đó pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ sẽ tác
  • 30. 24 động, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của đất nƣớc ở mỗi thời kì phát triển. Sau khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hƣởng tới việc thực hiện , áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân để mọi ngƣời nắm đƣợc các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý tức tự giác tuân theo pháp luật. 1.4.2. Ý thức của chủ thể tham gia vận tải đường bộ Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con ngƣời đối với pháp luât và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp với các hành vi pháp lí thực tiễn. Ý thức pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật. Chủ thể tham gia pháp luật có ý thức tuân thủ pháp luật cao thì hoạt động thi hành pháp luật sẽ mang lại hiệu quả cao và ngƣợc lại. Hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi, giới tính, tầng lớp, tôn giáo, trình độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ chƣa cao. Dẫn đến, hiệu quả việc thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thấp. Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa ý thức của chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ cần phải nâng cao trình độ và tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đến các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ. 1.4.3. Công tác tổ chức và ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật Tổ chức thực hiện để pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đi vào cuộc sống là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc, cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ muốn đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả thì cần đề cao công tác tổ chức thực hiện. Do mảng vận tải đƣờng bộ là một mảng lớn, có sự tham gia của đông đảo của quần chúng nhân dân và có vai trò hết sức to lớn đến đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội cho nên pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cũng khá phức tạp và mang tính chất
  • 31. 25 quan trọng. Chính vì vậy các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện quản lý về hoạt động vận tải đƣờng bộ cần đƣợc tổ chức một cách khoa học,có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tƣợng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc của các cơ quan này. Hoạt động áp dụng áp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ của các cơ quan áp dụng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đảm bảo tính năng động , chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng nhƣ sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nƣớc hoặc với các tổ chức xã hội . Đặc biệt, hoạt động hiệu quả của các cơ quan áp dụng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thể hiện ở sự thông thạo các công việc mà họ đảm nhận và thực hiện chúng với tinh thân trách nhiệm cao, tránh hiện tƣợng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con ngƣời, với tài sản của Nhà nƣớc và của nhân dân . Ngoài ra, ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng. Chủ thể thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Khi các chủ thể này có ý thức pháp luật cao thì họ sẽ tự nguyện thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật dấn đến hiệu quả thi hành pháp luật cao và ngƣợc lại. Nhìn chung, ý thức pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là chƣa cao, trong thời gian tới cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ để nâng cao hơn nữa ý thức thi hành pháp luật của nhân dân. 1.4.4. Các yếu tố về: trình độ của đối tượng thi hành, thực hiện pháp luật; một số điều kiện về vật chất, kỹ thuật cần thiết Hiệu quả thi hành pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nói riêng không những có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xây dựng
  • 32. 26 pháp luật mà sự hoàn thiện của hoạt động thi hành pháp luật còn đòi hỏi trình độ pháp lý của nhân dân trong xã hội. Có thể nói, đối tƣợng tham gia hoạt động quản lý vận tải đƣờng bộ là đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi, giới tính, tầng lớp, tôn giáo, trình độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ chƣa cao.Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình cũng nhƣ không vi phạm pháp luật. Hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn chịu ảnh hƣởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất- kỹ thuật. Nhiều văn bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn đƣợc thực hiện trong thực tế đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức ngƣời và trang bị vật chất- kỹ thuật. Vì thế kinh phí hoạt động cho hoạt động áp dụng pháp luật là một trong diều kện cần thiết quan trọng để việc áp dụng pháp luật có hiệu quả. Ví dụ nhƣ: để xử phạt hành vi sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông thì cần phải trang bị các máy đo nồng độ cồn cho đội ngũ cảnh sát giao thông,…... Trên đây là một số yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Qua việc nghiên cứu các yếu tố này giúp cho các cơ quan quản lý có những biện pháp đúng đắn để hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả hơn. Nhƣ vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đã làm rõ phần nào đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Đây chính là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.
  • 33. 27 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 2.1. Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ 2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ (chủ thể quản lý) Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 thay thế Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001 gồm 8 chƣơng, 89 điều. Tại nội dung của Luật đã quy định rõ nội dung quản lý nhà nƣớc và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động giao thông vận tải, trong đó bao gồm cả hoạt động vận tải đƣờng bộ. Trên cơ sở các quy định về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nƣớc mà luật giao thì Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Ngoài các quy định tại Luật thì tại một số văn bản điều chỉnh cụ thể một số lĩnh vực về hoạt động vận tải đƣờng bộ đều quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc đối với từng nội dung của hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ví dụ nhƣ: trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, các Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sau đó là Nghị đinh thay thế số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô…. Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về vận tải đƣờng bộ, cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ và chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức nhƣ sau:
  • 34. 28 a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy: b) Chức năng, nhiệm vụ chính của từng cơ quan - Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ, trong đó bao gồm hoạt động vận tải đƣờng bộ. - Bộ Giao thông vận tải: Nhà nƣớc về giao thông vận tải trong phạm vi cả nƣớc. - Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam: + Chức năng: Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nƣớc chuyên ngành giao thông vận tải đƣờng bộ trong phạm vi cả nƣớc. Bộ Giao thông vận tải Tổng cục ĐBVN UBND cấp tỉnh Sở GTVT các tỉnh, thành phố
  • 35. 29 Giao thôn - Sở Giao thông vận tải: + Chức năng: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có chức năng tham mƣu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông vận tải, bao gồm: đƣờng bộ, vận tải, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, Đƣờng bộ Việt Nam. Nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nƣớc trong quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc thể chế tại các quy định pháp luật một cách cụ thể, rõ ràng. Điều này sẽ giúp cho việc ban hành, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc thực hiện có hiệu quả. 2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ, các chủ thể tham gia hoạt động vận tải đường bộ 2.1.2.1. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh Theo quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ thì hoạt động vận tải đƣờng bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải. Hoạt động vận tải không kinh doanh đƣợc hiểu là hoạt động sử dụng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để vận chuyển ngƣời, hàng hóa trên đƣờng bộ không nhằm mục đích kinh doanh. Đó có thể là: đi đến cơ quan làm việc, đi học, đi đến các trung tâm thƣơng mại… Tùy theo từng mục đích, nhu cầu, điều kiện mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn cho mình một loại phƣơng tiện phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để tham gia giao thông.
  • 36. 30 Đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh thì các quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động này đƣợc quy định khá cụ thể ở Luật Giao thông đƣờng bộ. Tại khoản 5 Điều 4 của Chƣơng 1 Luật Giao thông đƣờng bộ quy định “Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ” [29]. Tại Chƣơng II – Quy tắc giao thông đƣờng bộ của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, đã đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ phải thực hiện, hay gọi cách khác là nghĩa vụ của ngƣời tham gia giao thông. Luật đã đƣa ra quy tắc chung khi tham gia giao thông, cụ thể: “người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn” (Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. Bên cạnh quy tắc chung, Luật còn đƣa ra các quy định về các quy tắc để tham gia giao thông đƣờng bộ nhƣ: chấp hành báo hiệu đƣờng bộ; sử dụng làn đƣờng, vƣợt xe, chuyển hƣớng xe, lùi xe, tránh xe đi ngƣợc chiều; dừng xe, đỗ xe trên đƣờng bộ, đƣờng phố; quyền ƣu tiên của một số loại xe; quy định về nhƣờng đƣờng tại nơi đƣờng giao nhau; quy định về số lƣợng ngƣời đƣợc phép chở trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; quy định về việc tham gia giao thông của ngƣời khuyết tật, ngƣời già… Tại Chƣơng IV – Phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ của Luật đã quy định các điều kiện tham gia giao thông đƣờng bộ, trong đó có các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ bao gồm: phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ và phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ. Ví dụ: Tại Điều 53 của Luật quy định
  • 37. 31 điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô đúng kiểu loại đƣợc phép tham gia giao thông là: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hƣớng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trƣờng hợp xe ô tô của ngƣời nƣớc ngoài đăng ký tại nƣớc ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gƣơng chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho ngƣời điều khiển; Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; có còi với âm lƣợng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trƣờng; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định [29]. Chƣơng V - Ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ của Luật đƣa ra các quy định mà ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ (trong đó có phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ) phải tuân thủ. Đó là: điều kiện của ngƣời lái xe tham gia giao thông; tuổi, sức khỏe của ngƣời lái xe; điều kiện của ngƣời điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông. Ví dụ: tại Điều 58 của Luật Giao thông đƣờng bộ quy định điều kiện của ngƣời lái xe tham gia giao thông, gồm: Ngƣời lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đƣờng bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đƣợc phép điều khiển do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp. Ngƣời tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. Ngƣời lái xe khi điều khiển phƣơng tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với ngƣời điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đƣờng bộ; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Luật Giao thông đƣờng bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [29].
  • 38. 32 Bên cạnh đó Luật còn đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời lái xe, quy định về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, vận chuyển một số hàng nhƣ: hàng nguy hiểm…; hoạt động vận tải đƣờng bộ trong đô thị tại các Điều 68, 70, 72, 76,77,78,79 và Điều 80 [29]. Nhƣ vậy, Luật Giao thông đƣờng bộ đã đƣa ra các quy tắc giao thông đối với các cá nhân tham gia giao thông đƣờng bộ và đối với phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ hay nói cách khác đó chính là các điều kiện, nghĩa vụ mà chủ thể tham gia giao thông phải nghiêm túc thực hiện nhằm đảm trật tự, an toàn giao thông. Tính đến nay, các quy định này đã đƣợc triển khai thực hiện 9 năm trên thực tế và vẫn đang tiếp tục đƣợc thực hiện. Các quy định nêu trên tại Luật Giao thông đƣờng bộ chỉ mang tính quy tắc chung. Để triển khai thực hiện các quy định của Luật, trong thời gian qua Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành nhằm đảm bảo các quy định đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc triển khai thực hiện trên thực tế, cụ thể: - Thông tƣ số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải hƣớng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá và Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06/10/2014. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/8/2009. Thông tƣ hƣớng dẫn những nguyên tắc chung về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự. - Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông
  • 39. 33 đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ và các Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/02/2011; Thông tƣ 65/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013. Sau một thời gian triển khai thực hiện trên thực tế, số lƣợng các phƣơng tiện vận chuyển hàng quá tải trọng, khổ giới hạn đã đƣợc kiểm soát, có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, một số quy định về về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ, giới hạn xếp hàng hóa chƣa phù hợp với thực tế cần điều chỉnh, đồng thời cần bổ sung thêm cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng là Cục Quản lý đƣờng bộ. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tƣ thay thế số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 quy định tải trọng, khổ giới hạn đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện khi tham gia giao thông đƣờng bộ. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015 đƣợc ban hành nhằm khắc phục những bất cấp, tồn tại của Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT và đƣa ra một số quy định phù hợp với thực tế. Thông tƣ đƣa ra các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ. Có thể nói, các quy định của Thông tƣ đƣa ra là khá cụ thể, ngày càng chặt chẽ để góp phần kiểm soát đối với xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ. - Thông tƣ số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đƣờng bộ; Tiếp sau đó là Thông tƣ thay thế số 91/2015/TT- BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đƣờng bộ.
  • 40. 34 Thông tƣ đã đƣa ra quy định quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ (trừ các xe ƣu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật) và đƣợc áp dụng đối với ngƣời lái xe, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời và xe khi tham gia giao thông. - Thông tƣ số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xếp hàng trên xe ô tô. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013. Thông tƣ đƣa ra các quy định về việc xếp hàng hóa trên xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ; Trách nhiệm của ngƣời vận tải, lái xe, ngƣời áp tải, ngƣời thuê vận tải, ngƣời xếp hàng hóa và trách nhiệm của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải trong quản lý đối với hoạt động này. Trên cơ cở quy định của Luật, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng ban hành các quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ và việc tổ chức thực hiện Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự tại địa phƣơng mình. Ví dụ: - Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành: Quyết định số 24/2010/QĐ- UBND ngày 27/10/2010 quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, gắn máy, môtô hai bánh, môtô ba bánh, máy kéo nhỏ để vận chuyển hành khách, hàng hoá và xe dùng làm phƣơng tiện đi lại của ngƣời khuyết tật tham gia giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành và Quyết định thay thế số 20/2015/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 về Quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phƣơng tiện đi lại của ngƣời khuyết tật tham gia giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
  • 41. 35 - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành: Quyết định số 3160/2009/QĐ-UBND ngày 17//9/2009 quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 442/2015/QĐ-UBND ngày 05/02/2015. Bên cạnh các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh đến hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan đã ban hành các quy định pháp luật có liên quan để hỗ trợ, đảm bảo các quy định của pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣợc triển khai trên thực tế, nhƣ: - Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở ngƣời. Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tƣ số 21/2010/TT-BGTVT ngày 10/8/2010 hƣớng dẫn Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và chở ngƣời. - Thông tƣ số 10/2009/TT-BGTVT ngày 06/10/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ; Tiếp theo là Thông tƣ 56/2012/TT-BGTVT ngày 27/12/2012 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ và các Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số: 60/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013, 10/2014/TT-BGTVT ngày 23/4/2014; Tiếp theo là Thông tƣ số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ. Thông tƣ số 53/2014/TT- BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về bảo dƣỡng kỹ thuật, sửa chữa phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ. Thông tƣ số 29/2012/TT-BCA ngày 18/5/2012 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng xe ô tô, xe máy chuyên dùng trong công an nhân dân.
  • 42. 36 - Thông tƣ số 23/2013/TT-BGTVT ngày 26/8/2013 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Tiếp theo là Thông tƣ thay thay thế số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. - Thông tƣ số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đƣờng bộ; Thông tƣ số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/06/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia biển chỉ dẫn trên đƣờng cao tốc do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Tiếp theo là Thông tƣ thay thế số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đƣờng bộ. Nhìn chung, Luật Giao thông đƣờng bộ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đã quy định đầy đủ, cụ thể các yêu cầu, điều kiện, nghĩa vụ....tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh hoạt động nhằm đảm bảo an toàn, trật tự an toàn giao thông. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, thay thế nhằm đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn hoạt động vận tải đƣờng bộ trong từng giai đoạn, cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế -xã hội, trình độ dân trí của nhân dân...nhằm đảm bảo tính phù hợp của các quy phạm pháp luật đó. 2.1.2.2. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ Kinh doanh vận tải đƣờng bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định pháp luật nhƣ đối với hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ không kinh doanh thì hoạt động kinh doanh vận tải còn đƣợc điều chỉnh bởi một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Xuất phát từ lý do hoạt động này có tính đa dạng và phức tạp hơn.